You are on page 1of 5

UBND QUẬN NGŨ HÀNH SƠN ĐỀ THAM KHẢO

TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2021- 2022

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9


Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG


Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua,
ốc bé nhỏ. Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất
hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
  Một năm nọ, trời mửa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch
nghênh ngang đi lại khắp nới và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bấu trời,
chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Ngữ Văn 6, tập 1, NXB Giáo dục, 2002, trang 100)
a. Xác định phép liên kết và phương tiện liên kết trong phần trích sau: “Có con ếch sống
lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.”
(1.0 điểm)
b. Em hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” ? (0.5 điểm)
c. Qua văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân mình. (0.5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm) Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về đức tính
khiêm tốn trong cuộc sống.
Câu 3: ( 5 điểm)
Cảm nhận của em về diển biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
“ Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở
được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn
đi:
- Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ tại...
- Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây
vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè,
đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dàu tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà nắng gớm, về nào...
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người
mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho
con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái
giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét
đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian
đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông
lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước
để nhục nhã thế này.”
(Kim Lân, Làng, Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

---------Hết-----------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Câu Nội dung Điểm
a) - Phép liên kết: Phép thế 0.5
1
- Phương tiện liên kết: Nó 0.5
b) HS có thể trả lời theo ý sau: Chỉ những người ít hiểu biết, tầm nhìn 0,5
hạn hẹp nhưng lúc nào cũng chủ quan, kiêu ngạo..
c) HS có thể rút ra những bài học sau: 0.5
- Không nên kiêu ngạo, chủ quan
- Phải luôn mở rộng hiểu biết, khiêm tốn

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn hoặc bài văn ngắn: Hs có 0,25
thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp,
móc xích hoặc song hành.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: khiêm tốn 0,25
3. Vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận: 2,0
a) Giải thích:
Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình
có và luôn coi trọng người khác.
b) Bàn luận:
- Con người phải khiêm tốn vì cá nhân dù có tài giỏi đến đâu cũng chỉ
là những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la. Phải luôn học hỏi,
học nữa, học mãi.
- Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người.
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn, biết nhìn xa trông
2 rộng được mọi người yêu quý.
- Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người.
- Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin.
c) Rút ra bài học nhận thức và hành động:
- Trân trọng những người khiêm tốn, phê phán những người thiếu
khiêm tốn luôn tự cao, tự đại cho mình là nhất và coi thường người
khác.
- Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không
ngừng phấn đấu vươn lên để thành công trong cuộc sống.

3. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ 0.25
pháp tiếng Việt
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0,25
đề nghị luận.
3 Yêu cầu về kĩ năng:
-Biết cách làm nghị luận văn học
-Lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, cảm nhận chân
thành, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu.
- Bố cục bài làm cân đối, rõ ràng.

Yêu cầu về nội dung


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng bài viết cần có những
ý cơ bản sau:

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích 0.5

Thân bài: Cảm nhận nhận về diễn biến tâm trạng của nhân vật 4.0
qua đoạn trích
1.5
* Luận điểm 1: Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai bàng
hoàng, sững sờ.
- Cái tin dữ khiến ông bàng hoàng, chết lặng: “cổ ông lão nghẹn ắng
lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được.”
- Ông còn chưa tin, cố gặng hỏi nhưng người ta trả lời quá rõ khiến
ông không thể không tin.
- Đau đớn, tủi hổ quá, ông Hai đánh trống lảng “ Hà, nắng gớm, về
nào...” rồi bước ra khỏi quán nước. Ông Hai “ cúi gằm mặt xuống mà
đi”. Ông không còn dám ngẩng mặt nhìn ai nữa. Cái giọng chua lanh
lảnh của người đàn bà đưa tin vẫn xoắn lấy tâm trí ông: “Cha mẹ tiên
sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn
thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!”
Câu nói đã khiến ông Hai khiếp hãi khi nghĩ đến mụ chủ nhà. Hơn ai
hết, ông Hai hiểu điều gì đang đợi mình, đợi chờ gia đình ông ở phía 1.5
trước
* Luận điểm 2: Về đến nhà, ônh Hai đau đớn, day dứt, ám ảnh.
- Hành động “ nằm vật ra giường” đã cho thấy tâm trạng chán nản,
mệt mỏi của ông Hai sau khi nghe tin đồn. Hành động ấy đã cho thấy
nỗi đau tinh thần lan sang thể xác.
- Ông tủi thân, thương cho những đứa con của lão cũng bị người ta hắt
hủi, coi khinh.
- Đau đớn, căm phẫn nắm chặt hai tay lại mà rít lên: : “Chúng bay ăn
miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán
nước để nhục nhã thế này.” Lời độc thoại đã bộc lộ sự căm giận tột 1.0
cùng của ông Hai với những kẻ đã theo Tây mà phản bội làng.
*. Đánh giá tổng hợp
- Với sự sáng tạo trong nghệ thuật, miêu tả tâm lí tinh tế sâu sắc cùng
với sự khắc họa nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại, đối thoại. Kim Lân
đã thể hiện thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi
nghe tin làng Chợ Dầu theoTây.
- Đoạn trích giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn
người nông dân sau cách mạng: yêu làng, yêu nước sâu sắc.
- Đoạn trích cũng cho thấy sự am hiểu của Kim Lân về người nông
dân và góp phần khẳng định tài năng của ông trong quá trình sáng tạo
truyện ngắn.

Kết bài: 0.5


- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ, mở rộng
Lưu ý: Khuyến khích những bài viết hay, có sáng tạo.

You might also like