You are on page 1of 14

Đề thi giữa kì 1 Văn 8 năm 2021

PHÒNG GD &ĐT ………. ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KÌ I NĂM HỌC


TRƯỜNG THCS …….. 2021 – 2022
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc- hiểu ( 3đ): Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc ;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ .
( Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ)
Câu 1. Xác định từ tượng hình có trong hai khổ thơ trên? Tìm và gọi tên
một trường từ vựng có trong khổ thơ thứ nhất trong phần trích trên?
Câu 2. Chỉ ra các yếu tố miêu tả có trong đoạn thơ? Nêu nội dung của
đoạn thơ?
Phần II: Làm văn ( 7đ):
Tưởng tượng sau một thời gian con trai lão Hạc trở về và có cuộc trò
chuyện với ông giáo. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy?
-------------------------------Hết--------------------------------
Chú ý: Giám thị không giải thích gì thêm

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Văn


I. Yêu cầu chung
1. Có kiến thức văn học về tác phẩm và xã hội mang tính cơ bản, bước
đầu thể hiện chiều sâu; kĩ năng làm văn khá tốt, bố cục rõ ràng, kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi
về chính tả, ngữ pháp…
2 Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu một số nội dung cơ bản, giám khảo cần
hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá
kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của
người viết. Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội
dung và hình thức bài làm.
3. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm
II. Yêu cầu cụ thể
Phần I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) 3,0
Các từ tượng hình: lon xon, lom khom, ôm ấp, tưng
Câu 1. bừng 0,75

Xanh, đỏ, trắng, hồng, lam: Trường từ vựng chỉ màu


0,75
sắc
Yếu tố miêu tả : dải mây trắng đỏ, sương hồng lam
ôm ấp, con đường viền trắng, người các ấp tưng 0,75
Câu 2
bừng, cỏ biếc, áo đỏ chạy lon xon, bước lom khom,
che môi cười lặng lẽ
- Nội dung: Đoạn thơ thể hiện niềm vui mừng, phấn
0,75
khởi của mọi người trong buổi chợ Tết.
II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc viết bài văn Tự sự kết hợp với MT + BC. 0,25
b. Xác định đúng kiểu bài, nhân vật, sự việc: 0,25
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, miêu tả và biểu cảm
phù hợp với nhân vật, có suy nghĩ sâu sắc về số phận nhân 0.25
vật…
d,Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả,
0.25
dùng từ, đặt câu
HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm 0,5
bảo yêu cầu sau:
1, Mở bài: 5
Giới thiệu được hoàn cảnh trở về của con trai Lão Hạc .
2, Thân bài:
- Kể về nội dung cuộc trò chuyện: Xoay quanh cuộc sống neo
đơn, cô độc của lão Hạc kể từ sau khi con trai ra đi; kể về nỗi
đau đớn, bế tắc của lão…
- Kể về tâm trạng và thái độ của người con trong cuộc gặp gỡ
với ông Giáo.
0.5
- Kể về nỗi ân hận của bản thân: để lại cha già một mình, phải
sống trong cô đơn, buồn tủi, chịu cái chết đau đớn…
- Rút ra bài học cho mình, lời khuyên…
=> Trong quá trình kể phải kết hợp được các yếu tố MT + BC
hợp lí, gây ấn tượng.
3, Kết bài:
Suy nghĩ của mình sau cuộc trò chuyện với ông giáo…
TL Câu 1: Biểu cảm+ Miêu tả.
TL Câu 2: Số phận đau thương bi thảm của người nhân dân trước cách
mạng và cái chết đau đớn quằn quại của lão hạc đáng tran trọng của
người nông dân.
TL Câu 3: Lão Hạc đang vật vả trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo
xọc xệt, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người
chốc chốc, lại bị dật mạnh một cái, nảy lên.
TL Câu 4: “ Tôi đi học” “Tức nước vỡ bờ” Trong lòng mẹ”

II.TẬP LÀM VĂN:

Câu 1:
Bài làm:
Lão Hạc có cái chết thật đau đớn . Lão chết vì ăn bả chó . Cái chết của
lão xuất phát từ hai nguyên nhân . Lão chết vì không muốn sống thêm ,
sợ rằng có một ngày sẽ phải đụng đến số tiền mà lão để dành cho con
trai . Lão ăn bả chó chết là vì lão cảm thấy ân hận , nhục nhã khi lừa cậu
Vàng . Có thể nói , cái chết  của lão Hạc giống với cách chết của một
con chó . Qua cái chết của lão , ta thấy và hiểu rằng lão là một người cha
có lòng yêu thương con mãnh liệt  , sẵn sàng hy sinh để con có cuộc
sống tốt đẹp . Không chỉ vậy , lão còn là con người Có lòng tự trọng .
Có thể nói rằng  , lão đã được chết để giải thoát cho chính bản thân khỏi
hoàn cảnh cùng cực. Đó chính là kết cục của một người nông dân sống
trong xã hội phong kiến.
Bài tham khảo:
Nếu chúng ta đọc tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao chắc hẳn sẽ nhớ
mãi đến cái chết của lão. Lão Hạc là một con người lương thiện, được
mọi người xung quanh yêu quý. Không những vậy ông lại còn là một
người cha thương con. Nhưng vì nghèo khó mà lão đã chọn cho mình
cái chết dữ dội. Mát mùa không kiếm được tiền để trang trải cuộc sống,
người bạn duy nhất là Cậu Vàng cũng vì nghèo đói mà lão đã bán đi.
Lão rất ân hận vì việc làm của mình, nếu tiếp túc sống như vậy thì chắc
chắn lão phải dùng hết tiền dành dụm và ngay cả mảnh đất cho con trai
cũng phải bán. Lõa Hạc chọn cái chết để giữ lại trọn vẹn nhất mảnh đất
cho con. Lão sang nhà Binh Tư xin bả chó, khiến cho nhiều người nghi
ngờ về lão. Nhưng không ai ngờ rằng lão lại chết dữ dội như vậy.  Đó
chính là kết cục của một người nông dân sống trong xã hội lúc bấy giờ.

MB:Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm của nhà văn bậc thầy người mĩ, nhà
văn o.hen-ri, người đã được hội nghệ thuật và khoa học ở mĩ lấy tên đặt
cho giải thưởng truyện ngắn hàng năm.
TB:Chiếc lá cuối cùng là "bức thông điệp màu xanh" tác giả gửi đến
người đọc, ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người
hãy thương yêu con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người.
Xiu và bơ-men là hai họa sĩ nghèo khác nhau về tuổi tác nhưng lại có
chung mối lo lắng: làm sao cứu sống giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của
thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm
tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn… Nuôi bạn và chữa bệnh cho
bạn. Cô chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo, nấu súp tới việc
dỗ dành bạn ăn. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan, hoạn
nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được
giôn-xi. Bị viêm phổi nặng nhưng nguy nhất là tâm trạng tuyệt vọng của
giôn-xi. Cô tin rằng mình không thế sống được khi chiếc lá cuối cùng
của cây thường xuân bên kia cửa sổ rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được nhưng chữa tâm trạng
tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu
lòng nhân ái, bác bơ-men đã nhận ra chìa khóa mở cánh cửa đưa giôn-xi
trở về với cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức tranh kiệt tác của
mình – cũng chính là bức tranh cuối cùng để mang lại cho giôn-xi niềm
tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người, xiu và bơ-men là hình ảnh
tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình thương yêu con người.
Thông qua bức vẽ cuối cùng, gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của bơ-
men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật.
Suốt bốn mươi năm lao động nghệ thật, bác bơ-men luôn thất bại, chưa
bao giờ ngòi bút của bác chạm tới tà áo của nữ thần nghệ thuật. Tấm vải
chờ đợi bức vẽ kiệt tác của bác từ hai mươi lăm năm nay vẫn trống trơn
ở góc buồng. Nhưng đến khi không định làm nghệ thuật, nhưng vì mục
đích giành lại sự sống cho một người, bác đã hoàn thành bức tranh kiệt
tác của mình trong một hoàn cảnh khắc nghiệt: đêm đông, gió lạnh,
tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh.
Tác phẩm của bác tuy chỉ là một chiếc lá thường xuân bình thường
nhưng lại trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người
(cô xiu) và biết đâu, nó là sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của chiếc lá cuối cùng đơn giản. Câu chuyện sống được với
thời gian không chỉ vì ý nghĩa nhân bản sâu sắc của nó mà còn vì ngòi
bút dựng truyện, khắc họa nhân vật đầy tài năng của tác giả. Về mặt kết
cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một
cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Lần thứ nhất là khi giôn-xi
đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết
đưa lưỡi hái cắt đứt đời mình. Cô đã tâm niệm một ý nghĩ tuyệt vọng:
"trên cây thường xuân, khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi
thôi. Em biết điều đó đã ba ngày nay rồi". Ba lần liền cô nhắc lại suy
nghĩ này. Nghe lời khuyên của xiu, giôn-xi trả lời "em đợi mãi ngán lắm
rồi, em nghĩ mãi mệt lắm rồi. Em muốn buông trôi hết thảy và dong
buồm xuôi dòng như một trong những chiếc lá mệt mỏi và tội nghiệp
kia". Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa
trước một con người không còn chút hi vọng nào vào cuộc sống. Nhưng
kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng lại không rụng. Nó còn đó mãi mãi như
sự bất tử của cuộc đời. Giôn-xi lấy lại được lòng tin yêu vào cuộc sống.
Cô bình phục dần.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi giôn-xi bình phục, ở đoạn
trên, ông già bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp
dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong giôn-xi cũng đã quên mất
ông. Chính lúc ấy lời kể chuyện của xiu làm cho cả giôn-xi và người
đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn
lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến
cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa bơ-men
thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của truyện.
KB:Đọc truyện, em thấy cảm phục tình bạn của Xiu với Giôn-xi của bác
Bơ-men. Em đâu ngờ đằng sau vẻ khắc khổ, thói nát rượu, bơ-men lại
có tấm lòng thương yêu con người mãnh liệt đến như vậy. Bác đã tìm ra
phương thuốc thần diệu để thắp lên trong lòng giôn-xi ngọn lửa yêu đời
quyết giành lại cuộc sống với tử thần. Bác đã chết nhưng em thấy bác
như còn đang sống. Đó là một vị thánh thần khoác bên ngoài dáng vẻ
khắc khổ. Gấp trang sách lại, em mãi mãi nhớ tới bức thông điệp màu
xanh kêu gọi sự thương yêu giữa con người với con người, kêu gọi nghệ
thuật hướng về con người.
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng trong
truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
                                          Bài làm :
Chiếc lá cuối cùng chính là một kiệt tác nghệ thuật, nó đã cứu sống
Giôn-xi, tạo nên kiệt tác bất tử cho cụ Bơ-men. Chiếc lá mà cụ vẽ sống
động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa
lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của
chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô
gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của
bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ
Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự
sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua
hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống
cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời
những sáng tác nghệ thuật.
ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2021
Phần I: Văn bản
Nắm được nội dung Đề cương, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và
nghệ thuật nổi bật của các văn bản:
- Tôi đi học – Thanh Tịnh
- Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng
- Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố
- Lão Hạc – Nam Cao
Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành:
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
2. Trường từ vựng
3. Từ tượng hình, tượng thanh
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
5. Trợ từ, thán từ
6. Tình thái từ
Phần III: Tập làm văn
- Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
VD: Kể lại một kỉ niệm ấn tượng sâu sắc với em.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần I: Văn bản
- Tôi đi học – Thanh Tịnh
+ Giá trị nội dung: Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong những ngày
đầu đến trường. Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi
tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.
+ Giá trị nghệ thuật:
 Phối hợp tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm.
 Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu
tiên đi học.
 Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc
đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “tôi”.
 Giọng điệu trữ tình trong sáng.
- Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng
+ Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc
động thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ
luôn khao khát tình yêu thương. Qua đó thể hiện tình cảm đáng thương
của chú bé Hồng và lên án những hủ tục phong kiến.
+ Giá trị nghệ thuật:
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhân
vật.
Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm
chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc, giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố
+ Giá trị nội dung: Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong
kiến đương thời khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân
vô tội. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân,
vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
+ Giá trị nghệ thuật:
 Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.
 Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ
thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật.
 Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
+ Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có
lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó và kết quả cuối cùng là bờ sẽ
phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi
đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng
mạnh mẽ”. Tuy rằng sự chống cự của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm
tối trở nên sáng hơn nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần
chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng
mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị
bóc lột nữa.
- Lão Hạc – Nam Cao
+ Giá trị nội dung:
Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua
tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái
chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm.
Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong
cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu
thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn
Nam Cao.
+ Giá trị nghệ thuật:
 Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng
kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
 Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu
sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.
Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành:
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Mô ̣t từ được coi là có nghĩa rô ̣ng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao
hàm phạm vi nghĩa của mô ̣t số từ ngữ khác.
- Mô ̣t từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó
được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mô ̣t từ ngữ khác.
- Mô ̣t từ ngừ có nghĩa rô ̣ng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể
có nghĩa hẹp đối với mô ̣t từ ngữ khác.
VD: Giáo dục:
+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn…
+ Học sinh: Học sinh giỏi, HS yếu…
2. Trường từ vựng
- Là tâ ̣p hợp của những từ có ít nhất mô ̣t nét chung về nghĩa.
VD: Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón…
3. Từ tượng hình, tượng thanh
- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vâ ̣t.
VD: gập ghềnh.
- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
VD: ầm ầm.
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở mô ̣t hoă ̣c mô ̣t số địa phương
nhất định. VD: cha, ba, bố,…
- Biê ̣t ngữ xã hô ̣i: chỉ được dùng trong mô ̣t tầng lớp xã hô ̣i nhất định.
VD: trẫm, khanh,…
5. Trợ từ, thán từ
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm mô ̣t từ ngữ trong câu để nhấn mạnh
hoă ̣c biểu thị thái đô ̣ đánh giá sự vâ ̣t, sự viê ̣c được nói đến ở từ ngữ đó.
VD: những, có, chính, đích, ngay…
- Thán từ là những từ dùng để bô ̣c lô ̣ tình cảm, cảm xúc của người nói
hoă ̣c dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính:
+ Thán từ bô ̣c lô ̣ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…
+ Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ…
6. Tình thái từ
- Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến,
câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
- Tình thái từ gồm mô ̣t số loại đáng chú ý:
+ Tình thái từ nghi vấn.
+ Tình thái từ cầu khiến.
+ Tình thán từ cảm thán.
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
Phần III: Tập làm văn
- Văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
VD: Kể lại một kỉ niệm ấn tượng sâu sắc với em.
DÀN Ý
A. Mở bài: Tình huống, hoàn cảnh khiến em nhớ về kỉ niệm mà em nhớ
mãi không quên.
B. Thân bài:
- Kỉ niệm đó xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu? Cùng với ai?
- Kể lại toàn bộ câu chuyện một cách chi tiết, theo trình tự rõ ràng
(nguyên nhân, diễn biến, kết thúc).
- Sau khi sự kiện ấy kết thúc, em có những suy nghĩ, cảm xúc gì? Thái
độ, hành động, cuộc sống của em thay đổi ra sao?
- Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người, đặc biệt là nhân
vật chính của sự kiện ra sao?
C. Kết bài:
- Thời gian trôi qua, những suy nghĩ, cảm nhận của em ở hiện tại về kỉ
niệm đó.

You might also like