You are on page 1of 13

Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

CHƯƠNG III: XÃ HỘI CỔ ĐẠI


BÀI 6. AI CẬP CỔ ĐẠI
(2 tiết)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS tự học nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Ai Cập cổ
đại.
- Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập
- Nêu được những thành tựu chủ yếu vể văn hoá ở Ai Cập
2.Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Biết quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong
bài học.
+ Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực
hành, vận dụng.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Ai Cập cổ đại.
+ Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập.
+ Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa ở Ai Cập.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:
+ Biết cách tính toán chiều cao của lớp học, chiều cao của Kim Tự Tháp Kê Ốp để hình
dung ra sự kỳ vĩ to lớn của Kim Tự Tháp.
3. Phẩm chất
- Tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại.
- Tôn trọng những giá trị nhân bản của loài người như sự bình đẳng trong xã hội.
- Tôn trọng di sản văn hoá của tổ tiên để lại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình ảnh thành tựu Ai Cập cổ đại.
- Video giới thiệu về sông Nin của Ai Cập cổ đại, video giới thiệu về Kim Tự Tháp .

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

2. Chuẩn bị của học sinh


- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
TIẾT 1
1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (thực hiện ở nhà, trước giờ học) 5 phút
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ
năng trong bài học mới.
b) Nội dung: Xem video và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Cách thức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS nộp sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước khi diễn ra
buổi học trên Zalo nhóm lớp.
Xem đoạn video: Youtube/KHTG: Sông Nile: Dòng sông của những vị vua. Trả lời câu
hỏi sau:
1. Nền văn minh nào được đề cập đến trong đoạn phim?
2. Nhân tố nào giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành nền văn minh này?
3. Vai trò của nền văn minh này đối với nhân loại như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và ghi câu trả lời vào vở. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ
và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Sản phẩm của HS được ghi vào vở:
Dự kiến sản phẩm của học sinh.
1.Nền văn minh được đề cập đến trong đoạn phim là Ai Cập.
2. Nhân tố giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành nền văn minh này là điều kiện tự
nhiên của sông Nin.
3. Vai trò của nền văn minh này đối với nhân loại hình thành nên các giá trị văn hóa còn
tồn tại cho đến ngày nay.
B3: Báo cáo thảo luận
Mỗi cá nhân HS đã có những câu trả lời cho riêng mình, gửi kết quả lên Zalo nhóm lớp
(nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập của bộ môn). GV theo dõi, hỗ trợ những HS
gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật).

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

B4: Kết luận, nhận định.


GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có các vấn đề chưa rõ hoặc có
tình huống phát sinh để trao đổi, thảo luận trước lớp. Đầu buổi học trực tuyến GV kết luận
những vấn đề chính trong phần khởi động và dẫn dắt vào hoạt động 2.
Để lý giải được vì sao mà sử gia Hê-rô-đốt lại cho rằng: “ Ai Cập là tặng phẩm của sông
Nin’’, cũng như để hiểu rõ hơn những giá trị to lớn mà nền văn Minh Ai Cập đã để lại cho
nhân loại thì cô và các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 6: Ai Cập cổ đại.
2.HOAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG I. TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (Tự học ở nhà) 2 phút

- GV hướng dẫn học sinh tự học ở nhà


HOẠT ĐỘNG II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI (28p)
a) Mục tiêu:- HS hiểu được quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát sơ đồ, tranh ảnh để trả lời các câu
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động
GV chiếu slide

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

Sơ đồ quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Ai Cập

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

Hoạt động thầy - trò Yêu cầu cần đạt


Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: II. Quá trình thành lập nhà
GV yêu cầu hs quan sát hình 6.4 sgk và sơ đồ quá trình nước Ai Cập cổ đại
hình thành và phát triển của nhà nước Ai Cập, kết hợp
thông tin phần 2 sgk, trả lời các câu hỏi sau đây.
Câu 1: Trình bày quá trình thành lập nhà nước Ai Cập.
Câu 2: Quá trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng
chiến tranh được thể hiện như thế nào trên phiến đá Na-
mơ?
Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động
GV quan sát và hỗ trợ hs nếu cần bằng các câu hỏi gợi
mở
Dự kiến sản phẩm của HS
1.- Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông
Nin. - Cư trú ở vùng lưu vực sông
- Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm. Từ thiên niên Nile. Họ sống theo từng công
kỉ IV, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập. xã, gọi là Nôm.
- Khoảng năm 3000 TCN, vua Namerđã thống nhất - Từ thiên niên kỉ IV, các
Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời. Nôm miền Bắc hợp thành Hạ
2. Hình ảnh vua Namer đội cả hai vương miện. Vương Ai Cập, các Nôm miền Nam
miện Thượng Ai Cập ở mặt 1 màu trắng, vương miện hợp thành Thượng Ai Cập.
hạ Ai Cập mặt 2, màu đỏ. - Khoảng năm 3000 TCN, vua
Hình ảnh vua Namer chỉ tay vào một người đang quỳ Namer, hay vua Menes theo
xuống bên dưới - mặt 1 thể hiện quyền lực của Pha-ra-
huyền thoại, đã thống nhất
ông, hình ảnh vua Namer dẫn đầu một hàng quân có vũ
Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà
khí - mặt 2 thể hiện sức mạnh về mặt quân sự và quyền
lực của Pha-ra-ông. nước Ai Cập ra đời.
Bước 3. HS báo cáo
GV điều khiển gọi hs trình bày, học sinh khác nhận xét.
Bước 4: GV Nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận).
Học sinh ghi bài.
TIẾT 2
GV dẫn dắt vào bài: Hôm trước chúng ta đã học về quá trình thành lập nhà nước Ai Cập
cổ đại. Vậy nhà nước Ai Cập cổ đại có những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào?
Cô và các em cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU (20 phút)
a) Mục tiêu:- HS biết được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập và trân trọng
những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hoá của
nhân loại.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh để hoàn thành bảng thống kê.
c) Sản phẩm: Học sinh lập được bảng thống những thành tựu tiêu biểu của Ai Cập.
d. Tổ chức hoạt động
GV chiếu slide hình ảnh.

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

Hình 6.5.Băng đá khắc chữ tượng hình Hình 6.6. Kim tự tháp Kê-ốp (Ai
(niên đại 2332 TCN – 2287TCN) Cập)

Hoạt động thầy - trò Sản phẩm cần đạt


Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ III.Những thành tựu văn hóa
GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, hoàn thành tiêu biểu
những nhiệm vụ sau.
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bảng thống kê về những
thành tựu của Ai Cập (mẫu sẵn)
Ai Cập cổ đại
Lĩnh vực Thành tựu Ảnh minh
văn hóa họa (ST)
?
?

Nhận xét chung:
Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần bằng các định
hướng gợi mở:
Dự kiến sản phẩm của HS
Nhiệm vụ 1
Ai Cập cổ đại
Lĩnh vực Thành tựu
Ảnh minh họa (st)
văn hóa

Chữ tượng
Chữ viết
hình…

Giỏi hình
Toán học
học

Lĩnh
Thành tựu
Kim Tự vực
Kiến trúc -Chữ tượng hình
Tháp, tượng Chữ
– Điêu trên đá và giấy pa-
bán thân Nê- viết:
khắc pi-rút
phéc-ti-ti,…
Toán
-Giỏi về hình học
Kĩ thuật ướp học:
xác: Kiến
-Kim Tự Tháp,
+ Giỏi về trúc –
tượng bán thân
giải phẫu Điêu
Nê-phéc-ti-ti,…
Y học học. khắc:
+ Có kiến -Kĩ thuật ướp xác:
thức về các giỏi về giải phẫu
loại thuốc Y học: học và có kiến
thảo mộc. thức về các loại
Nhận xét - Phong phú, đa dạng, sáng tạo và có thuốc thảo mộc….

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

giá trị thực tiễn đã nói lên được tài


năng, sự lao động nghiêm túc với trình
độ cao của con người hồi đó.
chung
- Đặt nền móng cho nhiều ngành khoa
học và sự phát triển của văn minh
nhân loại sau này….
GV mở rộng
– Trong các thành tựu văn hoá của người Ai Cập, em
có ấn tượng với thành tựu nào nhất? Tại sao?
– Tại sao hình học lại phát triển ở Ai Cập cổ đại?
Gợi ý trả lời:
- Hs trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Hằng năm, nước sông Nile dâng cao khiến ranh giới
giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút,
người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích.
Vì vậy, họ rất giỏi về hình học.
Bước 3. HS báo cáo
GV điều khiển học sinh trình bày, học sinh khác lắng
nghe rồi nhận xét bổ sung nếu cần
Bước 4: GV Nhận xét phần trình bày và bổ sung của
học sinh sau đó chốt ý (kết luận), học sinh ghi bài.
GV: Cho học sinh xem clip: Bí ẩn về cách xây dựng
Kim Tự Tháp.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh
hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Ai cập cổ đại.
b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

Bài tập 1: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau ( Tiết 1)
Câu 1. Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
A. Sông Ấn. B. Sông Hằng. C. Sông Nin. D. Sông Nhị.
Câu 2. Người đứng đầu nhà nước ở Ai Cập cổ đại là ai?
A. Pha-ra-ông. B. Thiên tử. C. En-xi. D. Địa chủ.
Câu 3. Tại sao nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông
Nin?
A. Đây là địa bàn cư trù của người nguyên thủy.
B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ bằng kim loại.
C. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.
D. Do có điều kiện thuận lợi để con người sinh sống và sản xuất.
Câu 4. Việc nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành ở lưu vực các con sông gây ra khó khăn
gì cho cư dân ở đây?
A. Sự chia cắt về mặt lãnh thổ. B. Tình trạng hạn hán kéo dài.
C. Sự tranh chấp lãnh thổ xả ra. D. Tình trạng lũ lụt xả ra vào mùa mưa.
Bài tập 2: Nếu em được đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ giới thiệu những
gì cho du khách về đất nước Ai Cập. (Tiết 2)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo thảo luận
- Học sinh trả lời . Học sinh khác lắng nghe và nhận xét bài làm của bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

Gợi ý trả lời:


Bài 1:
Câu 1 2 3 4
Đáp án C A D D
Bài 2: Ai Cập là nơi ra đời nền văn minh rất sớm: chữ viết, toán học, kỹ thuật ướp xác, nơi
có công trình kiến trúc nổi tiếng là Kim Tự Tháp mà cho đến ngày nay vẫn được xem là
công trình kiến trúc vĩ đại của con người và là một trong những kì quan của thế giới...
HOẠT ĐÔNG 4 VẬN DỤNG ( Thực hiện ở nhà) 5 phút.
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập.
b) Nội dung: Học sinh tìm hiểu thêm về những giá trị mà nền văn hóa cổ đại Ai Cập để lại
đến ngày nay.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Cách thức thực hiện
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Câu 1: Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở nào? ( Tiết 1)
Câu 2. Dựa vào bảng chữ số của người Ai Cập dưới đây em hãy làm phép tính: (Tiết 2)
124 + 321 = ? và 1565 – 1243 = ? Theo cách viết của người Ai Cập cổ đại.

Câu 3 . Giả sử lớp học của em có chiều cao 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu
xem chiều cao của kim tự tháp Kê-ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao của lớp học?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS trình bày kết quả vào vở ghi/giấy nháp...

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

Bước 3. Báo cáo, thảo luận


GV yêu cầu các nhóm HS nộp sản phẩm qua hệ thống quản lý lớp học, nhóm Zalo.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm chọn 1 vài bài tiêu biểu của nhóm HS để giới thiệu trước lớp vào
thời điểm thích hợp.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở chiến tranh.
Câu 2:
- Thực hiện phép tính: 124 + 321

- Thực hiện phép tính: 1565 – 1243

Câu 3: HS tính được:


+ Chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp là 147m.
+ Chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp gấp 49 lần chiều cao lớp học.

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022


Phòng GD Sơn Tịnh Nhóm Trà-Bình-Hiệp-Sơn

Kế hoạch bài dạy Năm 2021-2022

You might also like