You are on page 1of 64

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM


(15 tiết)

I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ


1. Kiến thức
Sau chuyên đề này, HS sẽ:
- Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lý, thời Trần và thời Lê sơ về
kiến trúc, điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm
tranh, ảnh, tài liệu,…
- Liệt kê được những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc và nêu được những
điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.
- Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc,
điêu khắc, mĩ thuật thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh
ảnh, tài liệu. Phân tích được những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.
- Mô tả được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu
khắc, mĩ thuật, âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm
tranh ảnh, tài liệu. Nêu được những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập
hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn,
nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

1
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình
ảnh,…); biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu liên quan đến lịch sử nghệ thuật
truyền thống Việt Nam trong học tập.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: phân tích được những điểm mới về nghệ thuật qua
các thời kì (như phân tích được điểm khác biệt trong nghệ thuật điêu khắc, kiến
trúc thời Nguyễn, thời Lê trung hưng với các triều đại trước đó).
- Vận dụng kiến thức: thông qua việc vận dụng kiến thức đã học để giới thiệu
được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyền thống qua các thời kì với bạn
bè; tăng cường kết nối quá khứ với hiện tại; vận dụng kiến thức lịch sử để nhận
biết về xu hướng bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống Việt
Nam.
3. Phẩm chất
- Có ý thức trân trọng các thành tựu, giá trị và tinh hoa của nghệ thuật thuật
truyền thống Việt Nam.
- Biết ơn và tự hào về sự tài hoa của những nghệ nhân đã đóng góp phần sáng tạo
ra các thành tựu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Xây dựng kế hoạch theo định hướng phát triển năng lực.
- Tư liệu lịch sử: hình ảnh, tư liệu về các thành tựu nghệ thuật truyền thống tiêu
biểu liên quan đến các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc qua các
thời kì (đã có trong SGK, có thể phóng to qua máy chiếu).
- Một số video, đường link của Bảo tàng ảo giới thiệu về các thành tựu tiêu biểu
trong nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua các thời kì.

2
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu về một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của các
thời kì: Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích HS muốn khám phá về các thành tựu của
nghệ thuật truyền thống Việt Nam ngay từ đầu bài học.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.6, dẫn dắt và yêu cầu HS
trả lời câu hỏi: Việt Nam còn có những thành tựu tiêu biểu nào khác về kiến trúc, điêu
khắc, mĩ thuật, âm nhạc? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một trong các thành
tựu đó.
c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về một trong các thành tựu tiêu biểu về kiến trúc,
điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc truyền thống Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.6 và dẫn dắt: Hình dưới đây là một
trong những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc và điêu khắc truyền thống Việt Nam. Trải
qua các thời kì từ Lý, Trần đến Nguyễn, Việt Nam còn có rất nhiều những thành tựu
tiêu biểu khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật và âm nhạc.

3
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Việt Nam còn có những thành tựu tiêu biểu nào khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ
thuật, âm nhạc?
+ Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một trong các thành tựu đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu
hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và nêu ví dụ:
CHÙA MỘT CỘT – HÀ NỘI
+ Chùa Một Cột còn có các tên gọi khác là Diên Hựu Tự hay Liên Hoa Đài. Chùa
được xây dựng vào năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết, vua
Lý Thái Tông mơ thấy Phật Bà Quan Âm đang toạ trên đài sen toả ánh hào quang và
mời nhà vua lên đài sen. Tỉnh giấc, nhà vua kể với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên
vua nên dựng chùa trên trụ đá như trong giấc mơ, làm toà sen để Phật Bà ngự ở trên.
+ Dưới thời Lý, chùa toạ lạc trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, ở phía tây
Hoàng thành Thăng Long. Ngày nay, chùa nằm tại công viên phía sau phố Ông Ích
4
Khiêm, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
+ Chùa Một Cột đã được phục dựng, trùng tu nhiều lần qua các thời Trần, Hậu Lê,
Nguyễn. Đến năm 1954, trước khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội đã đặt thuốc nổ phá
chùa. Năm 1955, Bộ Văn hoá cho dựng lại theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá
Lăng nhưng quy mô chỉ gói gọn trong một ngôi chùa nhỏ.

https://www.youtube.com/watch?v=tYXe1AnQQxk
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy lịch sử truyền thống Việt Nam qua các triều đại có
sự phát triển, khác biệt như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề
này – Chuyên đề 1 – Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. NGHỆ THUẬT THỜI LÝ, THỜI TRẦN
Hoạt động 1. Tìm hiểu nghệ thuật thời Lý
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành tựu và một số đặc trưng
cơ bản của kiến trúc và nghệ thuật thời Lý.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm (2 nhóm cùng thảo luận một
nhiệm vụ), khai thác Hình 2 – Hình 4, mục Em có biết, mục Kết nối internet, thông tin
trong mục 1a, 1b SGK tr.7, 8 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:
- Nêu những nét chính về kiến trúc và điêu khắc thời Lý.

5
- Kể tên một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu thời Lý mà em biết.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Tìm hiểu nghệ thuật
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực thời Lý
hiện chung một nhiệm vụ). Kết quả Phiếu học tập số
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: 1 đính kèm bên dưới
+ Nhóm 1, 3: Khai thác Hình 2, 3, mục Em có biết, mục Hoạt động 1.
Kết nối internet, thông tin mục 1a SGK tr.7 và hoàn thành
Phiếu học tập số 1:
 Nêu những nét chính về kiến trúc thời Lý.
 Kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý
mà em biết (nét đặc trưng về quy mô, cấu trúc,
nguyên liệu, hoa văn,…).

+ Nhóm 2, 4: Khai thác Hình 4, mục Em có biết, thông


tin mục 1b SGK tr.8 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:
 Nêu những nét chính về điêu khắc thời Lý.
 Kể tên một số công trình điêu khắc tiêu biểu thời
Lý mà em biết (nét đặc trưng về quy mô, cấu trúc,
nguyên liệu, hoa văn,…).

6
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NGHỆ THUẬT THỜI LÝ

Nội dung chính Công trình tiêu biểu

Kiến trúc

Điêu khắc
- GV cung cấp cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên
quan đến nghệ thuật thời Lý (Đính kèm phía dưới Hoạt
động 1).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm khai thác hình ảnh, video, thông tin và hoàn
thành nội dung trong Phiếu học tập số 1 của nhóm mình.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày những nét
chính và tên một số công trình kiến trúc, điêu khắc của
nghệ thuật thời Lý theo Phiếu học tập số 1.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu
hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ nhóm có phần trình bày
thông tin đầy đủ, hình ảnh minh họa phong phú, thuyết

7
trình tự tin,…
- GV hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.
- GV chuyển sang nội dung mới.
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ NGHỆ THUẬT THỜI LÝ
Kiến trúc

Kiến trúc điện Càn Nguyên thời Lý


(Hình ảnh phục dừng của Viện Nghiên cứu Kinh thành)

Dấu tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long
https://www.youtube.com/watch?v=zWVfC4ZraO0

8
Chùa Phật Tích
https://www.youtube.com/watch?v=-QTr4_1OkHs

Chùa Một Cột


https://vni.pro.vn/true360/sen

Đền Bà Chúa Kho Tháp Báo Thiên

9
Điêu khắc

Hình tượng rồng thời Lý Lá đề bằng đất nung


trên đất nung chạm hình rồng thời Lý

Chuông Quy Điền Chùa Quỳnh Lâm

Điêu khắc rồng thời Lý Đầu ngói trang trí hoa sen
(chùa Phật Tích , Bắc Ninh) (Hoàng thành Thăng Long,
Hà Nội)

10
Tượng tiên nữ đầu người mình Tượng uyên ương gắn trên mái
chim (chùa Phật Tích, Bắc ngói (Bảo tàng lịch sử quốc gia
Ninh) Hà Nội)

Rồng trên mi cửa tháp Tháp cột đá chùa Dạm


chùa Phật Tích thời Lý

Đầu rồng khai quật Điêu khắc đá rồng thời Lý


ở Hoàng thành Thăng Long
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

11
NGHỆ THUẬT THỜI LÝ

Nội dung chính Công trình tiêu biểu


Kiến trúc - Phát triển mạnh, chịu ảnh hưởng sâu - Kinh thành Thăng Long
đậm của Phật giáo. (Hoàng thành, Đại la
- Các công trình cung điện, chùa, tháp: + thành).
+ Được xây dựng nhiều với quy mô lớn. - Chùa: chùa Phật Tích,
+ Do triều đình đứng ra xây dựng, có sự chùa Dạm, chùa Đọi Sơn
đóng góp của nhân dân. (chùa Long Đọi Sơn),
+ Hầu hết các công trình có quy mô đồ chùa Diên Hựu, chùa Một
sộ. Cột, chùa Thắng Nghiêm,

+ Là nơi thờ Phật chứ không phải mộ chùa Chân Giáo,…


của các nhà sư. - Tháp: tháp Báo Thiên

+ Các chùa thường có tháp lớn nhiều (12 tầng), tháp Chiêu Ân
tầng, cao vài chục mét. (9 tầng), tháp Phật Tích

+ Các tháp được trang trí bằng tượng và (10 tầng), tháp Sùng Thiện
phù điêu làm từ đá, đất nung. Diên Linh (13 tầng),…
- Đền: đền Đồng Cổ, đền
Bà Chúa Kho,…
Điêu khắc - Đề tài chủ yếu được thể hiện trên: - Đỉnh tháp Báo Thiên.
+ Gỗ, gốm, đá với các đề tài về mây, - Chuông Quy Điền.
sóng, nước, hoa sen, lá đề,… - Tượng Phật Di Lặc chùa
+ Hình tượng rồng: Quỳnh Lâm,…
 Nhiều nếp cong mềm mại, uyển
chuyển, chân chỉ có 3 móng, vẩy
mờ, không có sừng.
 Tượng trưng cho quyền lực hoàng
gia, nguồn nước, niềm mơ ước
12
cho cư dân trồng lúa.
 Đây là phong cách nghệ thuật tạo
hình đặc trưng khác biệt với các
triều đại ở giai đoạn sau.
- Sư khắc họa chân thật, đơn giản, uyển
chuyển, mềm mại, khỏe mạnh với tượng
tròn, phù điêu sống động, thể hiện sự kế
thừa truyền thống của dân tộc.
- Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật điêu
khắc bên ngoài: Trung Quốc, Ấn Độ,…
+ Nhiều linh vật chịu ảnh hưởng của
triết lí Trung Quốc, nhưng hoàn toàn
khác biệt về hình thức.
+ Kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật
Chăm-pa và Ấn Độ: hình uyên ương, sư
tử, tiên nữ Áp-sa-ra,…
Hoạt động 2. Tìm hiểu nghệ thuật thời Trần
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được thành tựu và một số đặc trưng cơ bản của kiến trúc và nghệ thuật
thời Lý.
- So sánh được sự phát triển của thời Trần so với thời Lý.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm (2 nhóm cùng thảo luận một nhiệm vụ), khai
thác Hình 5 – Hình 8, mục Em có biết, mục Kết nối internet, thông tin trong mục 2a,
1b SGK tr.8, 9, 10 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Nêu những nét chính về kiến
trúc và điêu khắc thời Trần.

13
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi mở rộng: So sánh về nghệ thuật
kiến trúc, điêu khắc giữa thời Trần và thời Lý.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, câu trả lời của HS về nghệ thuật thời Trần và chuẩn
kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Tìm hiểu nghệ thuật
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo 4 nhóm đã được thời Trần
phân công ở Hoạt động 1. Kết quả Phiếu học tập số
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: 2 đính kèm bên dưới
+ Nhóm 1, 3: Khai thác Hình 5 - 7, mục Em có biết, Hoạt động 2.
thông tin mục 2a SGK tr.8, 9 và hoàn thành Phiếu học
tập số 2:
 Nêu những nét chính về kiến trúc thời Trần.
 Kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời
Trần.

14
+ Nhóm 2, 4: Khai thác Hình 8, mục Kết nối internet,
thông tin mục 2b SGK tr.9, 10 và hoàn thành Phiếu học
tập số 2:
 Nêu những nét chính về điêu khắc thời Trần.
 Kể tên một số công trình điêu khắc tiêu biểu thời
Trần mà em biết (nét đặc trưng về quy mô, cấu
trúc, nguyên liệu, hoa văn,…).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

NGHỆ THUẬT THỜI TRẦN

Nội dung chính Công trình tiêu biểu

Kiến trúc

Điêu khắc

15
- GV cung cấp cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên
quan đến nghệ thuật thời Trần (Đính kèm phía dưới Hoạt
động 2).
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi mở
rộng: So sánh về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc giữa thời
Trần và thời Lý.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm khai thác hình ảnh, video, thông tin và hoàn
thành nội dung trong Phiếu học tập số 2 của nhóm mình.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày những nét
chính và tên một số công trình kiến trúc, điêu khắc của
nghệ thuật thời Trần theo Phiếu học tập số 2.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (đính
kèm bảng phía dưới Hoạt động 2).
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu
hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ nhóm có phần trình bày
thông tin đầy đủ, hình ảnh minh họa phong phú, thuyết
trình tự tin,…
- GV hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2.
- GV chuyển sang nội dung mới.
HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ NGHỆ THUẬT THỜI TRẦN

16
Kiến trúc

Chùa Thái Lạc (Hưng Yên) Chùa Bối Khê (Hà Nội)
https://www.youtube.com/watch?v=46yNiBPnTD4
https://www.youtube.com/watch?v=XnY9ANhbiiE

Tượng đầu chim phượng


Nền kiến trúc cung điện thời
(Bảo tàng lịch sử quốc gia, Trần (Hố khai quật B16,
Hà Nội) Hoàng thành Thăng Long)
Điêu khắc

17
Vũ nữ múa Cánh cửa rồng
– Bệ đá chùa Hoa Long – chùa Phổ Minh

Tượng hổ đá ở lăng Trần Thủ Hình tượng rồng thời Trần


Độ (trưng bày tại Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia, Hà Nội)
https://www.youtube.com/watch?v=lWVd3oN__6Y
https://baovatquocgia.baotangso.vn

Tượng Đệ nhất Tổ Trần Nhân Tượng quan hầu tại lăng Trần
Tông trong tháp Tổ (Yên Tử, Hiến Tông (Đông Triều –
Quảng Ninh) Quảng Ninh)

18
Rồng trên bức cốn Đầu rồng (Con Bồ Lao) ở quai
chùa Thái Lạc chuông chùa Vân Bản

Rồng trên bức cốn chùa Rồng trên cánh cửa chùa Phổ
Thái Lạc (tiếp theo) Minh

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

NGHỆ THUẬT THỜI TRẦN

Nội dung chính Công trình tiêu biểu


Kiến trúc - Có sự kế thừa, phát triển phong cách kiến - Cung: Tức Mặc –
trúc thời Lý, đạt được nhiều thành tựu. Thiên Trường, hành

19
- Tu sửa các công trình nghệ thuật thời Lý cung Lỗ Giang –
và xây dựng mới một số công trình tại Thái Bình, hành
Hoàng cung Thăng Long và các nơi khác cung Vũ Lâm – Ninh
với quy mô nhỏ hơn thời Lý. Bình.
- Kiến trúc cung điện: - Chùa, tháp: chùa
+ Công trình xây trên các bệ cao, đa số là tháp Phổ Minh (Nam
hai tầng có gác, có công trình cao 3 – 4 Định), tháp Bình Sơn
tầng. (Vĩnh Phúc), chùa
+ Tầng dưới gọi là “điện”, tầng trên gọi là Thái Lạc (Hưng
“các”, có hành lang bao quanh. Yên), chùa Bối Khê
+ Các công trình được nối với nhau và nối (Hà Nội), chùa tháp
với cửa Hoàng thành. Yên Tử (Quảng

- Kiến trúc cung điện ngoài kinh thành: làm Ninh),…


nơi làm việc, nghỉ ngơi, tu thiền của vua
khi ra khỏi kinh thành.
- Chùa, tháp được xây dựng rải rác ở vùng
Đông Bắc, Tây Bắc, mở rộng về phía nam,
đến Thanh Hóa, Nghệ An, tập trung nhất ở
ven các triền sông vùng Đồng bằng Bắc Bộ
ngày nay.
- Một số trung tâm Phật giáo được mở
mang, xây dựng hoàn chỉnh.
Điêu khắc - Là sự tiếp nối thời Lý nhưng cách tạo hình - Tiên nữ dâng hoa –
hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. Tấu nhạc (chùa Thái
- Các tác phẩm điêu khắc của thời kì này là Lạc, Hưng Yên).
bệ, tượng, điêu khắc trang trí, đồ gốm. - Vũ nữ múa (bệ đá
- Hoa văn trang trí được sử dụng nhiều trên chùa Hoa Long,

20
đồ gốm, đình chùa: hoa văn hoa sen, hoa Thanh Hóa).
cúc; hoa văn rồng, phượng; hoa văn hình - Rồng chùa Phổ
voi, ngựa, hổ; hoa văn hình người,… Minh (Nam Định).
- Tượng người và
động vật: lăng vua
Trần Hiến Tông,
lăng Trần Thủ Độ.
Trả lời câu hỏi thảo luận
- So sánh nghệ thuật kiến trúc thời Lý và thời Trần:
+ Giống nhau:
 Chịu ảnh hưởng của Phật giáo.
 Có sự phát triển và đạt được nhiều thành tựu ở cả 2 loại hình: kiến trúc
cung đình và kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian.
+ Khác nhau:
 Kiến trúc thời Trần phát triển dựa trên sự kế thừa phong cách kiến trúc thời
Lý.
 So với thời Lý, phạm vi xây dựng chùa, tháp thời Trần đã được mở rộng về
phía nam, đến Thanh Hóa, Nghệ An.
- So sánh nghệ thuật điêu khắc thời Lý và thời Trần:
+ Giống nhau:
 Các tác phẩm hoặc hiện vật điêu khắc được thể hiện trên nhiều chất liệu, ví
dụ như: gỗ, gốm, đá,…
 Đa dạng, phong phú về đề tài và hoa văn trang trí.
 Dù chịu ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa, Ấn Độ, song các
tác phẩm điêu khắc thể hiện rõ tính bản địa.
+ Khác nhau:
 Thời Lý: phong cách điêu khắc thể hiện sự chân thực, đơn giản, uyển
21
chuyển, mềm mại.
 Thời Trần: phong cách tạo hình thể hiện sự khoáng đạt, khỏe khoắn.
II. NGHỆ THUẬT THỜI LÊ SƠ, THỜI MẠC
Hoạt động 3. Tìm hiểu nghệ thuật thời Lê sơ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được một số thành tựu về kiến trúc, điêu khắc của thời Lê sơ.
- Nhận biết được những nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thế kỉ
XVI – XVI cũng như thấy được sự khác biệt giữa nghệ thuật thời kì này so với thời kì
trước.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 9 – 11, mục Em có
biết, thông tin mục 1a, 1b SGK tr.10 – 12 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét
chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ và nêu nhận xét.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thành tựu kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ và
chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 1: Kiến trúc 3. Tìm hiểu nghệ thuật thời
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Lê sơ
- GV yêu cầu HS khai thác Hình 9, mục Em có biết, a. Kiến trúc
thông tin trong mục 1a SGK tr.10, 11, thảo luận cặp * Nội dung chính
đôi và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về - Các công trình kiến trúc tập
nghệ thuật kiến trúc thời Lê sơ và nêu nhận xét. trung chủ yếu ở Đông Đô
(Thăng Long), Tây Đô
(Thanh Hóa).
- Việc xây dựng mới các
chùa, tháp bị hạn chế nhưng
hoạt động tu bổ vẫn được coi
22
trọng.
* Các thành tựu kiến trúc
tiêu biểu:
+ Cung điện: điện Quang
Đức, điện Sùng Hiếu, điện
Diễn Khánh,…
+ Chùa: chùa Minh Khánh
(Hải Dương), chùa Thiên
Phúc (chùa Thầy), chùa Kim
Liên (Hà Nội),…
- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin phần chữ nhỏ,
+ Tháp: tháp chùa Hoa Yên
trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên
(Quảng Ninh),…
quan đến nghệ thuật kiến trúc thời Lê sơ.

Điện Kính Thiên thời Lê sơ

Mô hình kết cấu đấu củng thời Lê sơ (chất liệu gốm

23
xanh men lục) khai quật
tại khu vực điện Kính Thiên năm 2021

Cặp rồng đá ở bậc thềm Điện Kính Thiên


(Hà Nội)

Tòa chính điện trong Khu di tích Lam Kinh


(Thọ Xuân, Thanh Hóa)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, khai thác hình ảnh, video,
thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

24
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu những nét chính
về nghệ thuật kiến trúc thời Lê sơ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Nhiệm vụ 2: Điêu khắc b. Điêu khắc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Bao gồm điêu khắc lăng
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, khai thác mộ, văn bia, thành bậc bằng
Hình 10, 11, mục Em có biết, thông tin trong mục 1b đá.
SGK tr.11, 12 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét - Các pho tượng ở lăng mộ
chính về nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ và nêu nhận được sắp xếp với bố cục và
xét. kích thước đều nhau, phỏng
theo hình mẫu của bia Vĩnh
Lăng ở Lam Kinh. Từ thời
vua Lê Thánh Tông, phong
cách điêu khắc có sự thay
đổi theo chiều hướng hoa mĩ,
cầu kì hơn.
- Văn bia trong lăng mộ phản
ánh rõ phong cách điêu khắc
thời kì này.
+ Bia Vĩnh Lăng là một
trong những tấm bia mộ
hoàng đế tiêu biểu, còn

25
Bia Vĩnh Lăng (tại Khu di tích nguyên vẹn đến ngày nay.
Lam Kinh – Thanh Hóa) - Nghệ thuật chạm khắc,
trang trí tinh xảo: các thành
bậc đá, bia được chạm khắc
các cảnh sinh hoạt (đấu vật,
đánh cờ, chèo thuyền, trai
gái vui đùa, uống rượu,…).

https://vr3d.vn/trienlam/rong-san-sau-dien-kinh-thien
- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin phần chữ nhỏ,
trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh, video liên
quan đến nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ.

Đôi rồng đá ở Điện Kính Thiên

26
Bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Bình gốm, đĩa gốm Chu Đậu

Tượng voi chầu ở lăng vua Lê Thái Tổ

27
Ngói rồng men vàng và men xanh thời Lê sơ
(Trưng bày tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long)

Rồng trên trán bia Lam Sơn Dụ Lăng


Lăng vua Lê Hiến Tông

Rồng Lê sơ trên đĩa men lam

28
Tượng rồng Lê sơ ở Điện Kính Thiên
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, khai thác hình ảnh, video,
thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu những nét chính
về nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 4. Tìm hiểu nghệ thuật thời Mạc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được một số thành tựu về kiến trúc, điêu khắc của thời Mạc.

29
- Nhận biết được những nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thế kỉ
XVI – XVI cũng như thấy được sự khác biệt giữa nghệ thuật thời kì này so với thời kì
trước.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 12 – 13, mục Em có
biết, thông tin mục 2a, 2b SGK tr.12, 13 và hoàn thành thành Sơ đồ tư duy: Trình bày
những nét chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Mạc.
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy những nét chính về nghệ thuật, kiến trúc thời Mạc và
chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Tìm hiểu nghệ thuật thời
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình Mạc
12 – 13, mục Em có biết, thông tin mục 2a, 2b SGK Sơ đồ tư duy những nét chính
tr.12, 13 và hoàn thành thành Sơ đồ tư duy: Trình về nghệ thuật thời Mạc Đính
bày những nét chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu kèm phía dưới Hoạt động 4.
khắc thời Mạc.

30
- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về nghệ
thuật kiến trúc, điêu khắc thời Mạc:

Chùa Trăm Gian (Hà Nội)

Đình Tây Đằng (Hà Nội)

31
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
tại chùa Đa Tốn (Hà Nội)

Hình tượng rồng thời Mạc trên chân đèn

Khai quật khu lăng mộ ở Dương Kinh (Hải Phòng)

32
Cổng thành nhà Mạc (Lạng Sơn)

tượng thái tổ mạc đăng dung


tại chùa Trà Phương (Hải Phòng)

Phù điêu thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn


tại chùa Trà Phương (Hải Phòng)

33
Mảnh chạm khắc gỗ hình người nuôi gia súc
ở đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)

Mảnh chạm khắc gỗ hình mẹ gánh con ở đình Tây


Đằng (Ba Vì, Hà Nội)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS thảo luận theo cặp, khai thác hình ảnh, video,
thông tin trong mục và hoàn thành Sơ đồ tư duy.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu những nét chính
về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Mạc theo sơ

34
đồ tư duy.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
SƠ ĐỒ TƯ DUY NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NGHỆ THUẬT THỜI MẠC

III. NGHỆ THUẬT THỜI LÊ TRUNG HƯNG


Hoạt động 5. Tìm hiểu kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thời Lê trung hưng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
35
- Trình bày được một số thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật của thời Lê trung
hưng.
- Nhận biết được những nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và mĩ thuật
thế kỉ XVI – XVI cũng như thấy được sự khác biệt giữa nghệ thuật thời kì này so với
thời kì trước.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 3 nhóm, khai thác Hình 14 – 17, đọc
thông tin trong mục III SGK tr.13 – 15, hoàn thành Phiếu học tập số 3, thực hiện
nhiệm vụ theo nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc thời Lê trung hưng.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc thời Lê trung hưng.
- Nhóm 3: Tìm hiểu về nghệ thuật mĩ thuật thời Lê trung hưng.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 5. Tìm hiểu kiến trúc, điêu
- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. khắc, mĩ thuật thời Lê trung
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: hưng
Khai thác Hình 14 – 17, đọc thông tin trong mục III Kết quả Phiếu học tập số 3
SGK tr.13 – 15, hoàn thành Phiếu học tập số 3, thực đính kèm bên dưới Hoạt động
hiện theo từng nhóm: 5.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc thời Lê
trung hưng.

36
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc thời Lê
trung hưng.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nghệ thuật mĩ thuật thời Lê


trung hưng.

37
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Kiến trúc Điêu khắc Mĩ thuật

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video


về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thời Lê
trung hưng:

Một góc sân chầu ở phủ chúa Trịnh


(tranh vẽ, thế kỉ XVIII)

38
Quang cảnh chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế)

Chuông chùa Thiên Mụ Tranh dân gian Hàng


(Thừa Thiên Huế) Trống (Hà Nội)

Trang trí tạo hoa văn nổi ở


chùa Long Thiền (Đồng Nai)
https://vr3d.vn/trienlam/so-hoa-3d-di-tich-dien-tien-
le

39
https://vrtour.vn/bai-dang/tuong-phat-ba-nghin-mat-
nghin-tay-model-3d-chua-but-thap.html

Tượng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương (Hà Nội)

Mảng chạm khắc gỗ cảnh đi săn


ở đình Hương Canh (Vĩnh Phúc)

Mảng chạm khắc gỗ cảnh hát cửa quan


ở đình Ngọc Canh (Vĩnh Phúc)

40
Hai mảng chạm khắc gỗ hình rồng ở đình Chu
Quyến (Hà Nội)

Rồng trên bia đá chùa Đồng Dương, niên hiệu Đức


Long, thế kỉ XVII

Rồng trên sắc Cảnh Hưng, năm thứ 3 (1742)

41
Rồng trên án thờ Văn Miếu, cuối thế kỉ XVIII

Rồng trên bia “Nam Giao điện bi ký”, thế kỉ XVII

Cánh cửa chạm rồng, chùa Keo


(Thái Bình)

42
Đầu dư chạm rồng, đình Chu Quyến, thế kỉ XVII
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Nêu những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung
hưng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, thông
tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 3.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm nêu nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc, mĩ thuật thời Lê trung hưng theo
Phiếu học tập số 3.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng
(đính kèm phía dưới Hoạt động 5).
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập

43
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Kiến trúc Điêu khắc Mĩ thuật


* Nội dung chính: * Nội dung chính: * Nội dung chính:
- Kiến trúc cung đình cơ - Điêu khắc cung đình có - Bên cạnh dòng tranh
bản mô phỏng thời kì xu hướng giản lược hoá, khắc in trên giấy, còn xuất
trước và không có những kết hợp với điêu khắc dân hiện nhiều dòng tranh vẽ
nét mới so với thời Lê sơ gian. trên lụa, giấy bồi và trên
và Mạc. ván.
- Điêu khắc dân gian có
- Kiến trúc dân gian phát
sự phát triển rực rỡ, đạt - Hoa tiết mĩ thuật có
triển theo hướng mang
đến đỉnh cao của việc phần đơn giản nhưng rất
tính cởi mở, phóng
phản ánh hiện thực đời sinh động và giàu tính
khoáng.
sống và thể hiện ước mơ, hiện thực.
- Kiến trúc đình làng khá
khát vọng về một xã hội * Các công trình mĩ
phổ biến, hầu như làng xã
yên ổn của nhân dân. thuật tiêu biểu:
nào ở khu vực Đồng bằng
- Kĩ thuật đạt đến trình độ + Tranh lụa: tranh vẽ về
Bắc Bộ cũng có đình với
khá điêu luyện, nhất là Nguyễn Trãi, Phùng Khắc
kiến trúc đặc trưng về
điêu khắc gỗ. Khoan, Trịnh Đình Kiên,
kiểu dáng, vòm mái, hệ
thống cột mạng đậm yếu * Các công trình điêu Phan Huy Ích.
tố văn hóa dân gian. khắc tiêu biểu: Tượng + Tranh dân gian: tranh
- Nhiều ngôi chùa được Phật bà nghìn mắt nghìn đông hồ, tranh Hàng
xây mới hoặc trùng tu, tay (chùa Bút Tháp, Bắc Trống, tranh Kim Hoàng,
sửa chữa trên cơ sở những Ninh), tượng Phật Tuyết tranh làng Sình.
ngôi chùa được xây dựng Sơn và 18 vị La Hán
từ đời trước với kiến trúc (chùa Tây Phương, Hà

44
có xu hướng hoà mình Nội)
vào cảnh sắc thiên nhiên,
gần gũi với cuộc sống đời
thường.
- Xuất hiện loại hình kiến
trúc mới là nhà thờ Công
giáo.
* Các công trình kiến
trúc tiêu biểu:
- Đình làng Tiền Lệ, đình
làng Chu Quyến (Hà Nội),
đình Thổ Tang (Vĩnh
Phúc), đình Đình Bảng
(Bắc Ninh).
- Chùa Keo (Thái Bình),
chùa Bút Tháp (Bắc
Ninh), Chùa Thái Lạc
(Hưng Yên)
* Trả lời câu hỏi mở rộng:
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NGHỆ THUẬT THỜI LÊ TRUNG HƯNG
Điểm mới Dấu hiệu, biểu hiện cơ bản
Sự mở rộng của Đây là thời kì có cả cung vua (nhà Lê) và phủ chúa (chúa
kiến trúc cung Trịnh, chúa Nguyễn). Kiến trúc ở phủ chúa Trịnh và phủ chúa
đình Nguyễn ngày càng được xây dựng và mở rộng ở nhiều nơi.
Kiến trúc tôn giáo Nhiều ngôi chùa, tháp, đình làng được tu sửa hoặc xây dựng
và tín ngưỡng dân mới; kĩ thuật điêu khắc, chạm trổ có nhiều nét hoa văn tinh
gian phát triển rực xảo, có nhiều chủ đề gắn với đời sống dân dã, bối cảnh làng

45
rỡ, độc đáo, sáng quê,...
tạo
Mĩ thuật xuất hiện Sự phong phú, đa dạng của tranh lụa; sự ra đời và nở rộ của
yếu tố mới và trở bốn
nên đa dạng dòng tranh dân gian chính (Đông Hồ, Hàng Trống, Kim
Hoàng và tranh làng Sình) gắn với đời sống, tín ngưỡng của
người dân.
Nghệ thuật có sự Các loại hình nghệ thuật có sự kế thừa các thời kì trước đó,
kế thừa và giao đồng thời có hướng đi mới, kết hợp giao thoa văn hoá giữa
thoa mạnh mẽ các vùng, miền và văn hoá Đông - Tây,...
IV. NGHỆ THUẬT THỜI NGUYỄN
Hoạt động 6. Tìm hiểu kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc thời Nguyễn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được một số thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc của thời
Nguyễn.
- Nhận biết được những nét đặc trưng của các loại hình nghệ thuật truyền thống thời
Nguyễn cũng như thấy được sự khác biệt giữa nghệ thuật thời Nguyễn so với các thời
kì trước.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 18 – 21, mục Em
có biết, đọc thông tin trong mục IV SGK tr.15 – 18, hoàn thành Phiếu học tập số 4,
thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn.
- Nhóm 3: Tìm hiểu về nghệ thuật mĩ thuật thời Nguyễn.
- Nhóm 4: Tìm hiểu về nghệ thuật âm nhạc thời Nguyễn.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 4 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

46
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 6. Tìm hiểu kiến trúc, điêu
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. khắc, mĩ thuật, âm nhạc thời
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác Hình 18 Nguyễn
– 21, mục Em có biết, đọc thông tin trong mục IV Kết quả Phiếu học tập số 4
SGK tr.15 – 18, hoàn thành Phiếu học tập số 4, thực đính kèm bên dưới Hoạt động
hiện nhiệm vụ theo nhóm: 6.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc thời
Nguyễn.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc thời


Nguyễn.

Hình 19. Cửu đỉnh ở Đại Nội Huế


+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nghệ thuật mĩ thuật thời
Nguyễn.

47
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về nghệ thuật âm nhạc thời
Nguyễn.

Hình 21. Phục dựng và biển diễn


Nhã nhạc cung đình Huế
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Kiến Điêu khắc Mĩ thuật Âm nhạc


trúc

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video


về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc
thời Nguyễn:

48
Thành Cửa Bắc (Hà Nội)

Đàn Xã Tắc (Huế)

Đền Bà Triệu (Thanh Hóa)

49
Cửu vị thần công (Huế)

Nghệ thuật khảm sành sứ trong lăng Khải Định


(Thừa Thiên Huế)

Hình tượng rồng được chạm khắc trên kim bảo,


đúc năm Minh Mạng thứ 4 (1823)

50
Cửu Đỉnh ở Hoàng thành Huế

Hoa văn trên bộ chén trà đời vua Minh Mạng

Tượng rồng cổ vật thời Nguyễn

51
Rồng trên cao đỉnh trong bộ Cửu đỉnh đặt tại Thế
Tổ Miếu, làm thời Minh Mạng

Rồng ở lăng Thiệu Trị

Rồng ở Hoàng cung Huế

52
Tranh gương minh họa thơ

Cảnh cày ruộng (tranh làng Sình)

Các nhạc công ở Bắc Kì (thời thuộc Pháp)


đang biểu diễn

53
https://www.youtube.com/watch?v=-xI0V7QLYbM

Bên trong Duyệt Thị đường (Thừa Thiên Huế)

Biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ


- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Nêu những điểm mới về nghệ thuật thời Nguyễn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, video
thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số
4.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

54
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm nêu nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc thời Nguyễn theo
Phiếu học tập số 4.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng
(đính kèm phía dưới Hoạt động 6).
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Kiến trúc Điêu khắc Mĩ thuật Âm nhạc


* Nội dung chính: * Nội dung chính: * Nội dung chính: * Nội dung chính:
- Kiến trúc có sự - Nghệ thuật điêu - Mĩ thuật gồm mĩ - Âm nhạc cung
tiếp nối, phát triển khắc chủ yếu thể thuật cung đình đình có vai trò
của kiến trúc hiện qua các tác (trang trí cung quan trọng trong
truyền thống và phẩm chạm khắc điện, đền đài, lăng các nghi lễ của
chịu ảnh hưởng tinh xảo, đa dạng tẩm,...) và mĩ thuật triều đình, đời
của kiến trúc trong các lăng tẩm dân gian (trang trí sống của quan lại,
phương Tây. và di tích. đình, chùa, nhà thờ quý tộc. Đạt đến
- Tiêu biểu nhất - Điêu khắc lăng họ, tranh dân gian, trình độ uyên bác,
cho phong cách tẩm khá chặt chẽ đồ mĩ nghệ,...). thể hiện bước phát
kiến trúc cung đình về quy phạm, các Ảnh hưởng, tác triển vượt bậc so
là kinh thành Huế; chi tiết được làm động qua lại giữa với các thời kì
hệ thống lăng tẩm giống như thật, đặc mĩ thuật dân gian trước.
với kiến trúc, điêu tả hiện thực. và mĩ thuật cung - Âm nhạc dân

55
khắc tinh xảo và - Ở khu vực Bắc đình. gian tiếp tục phát
hài hoà với thiên Bộ, các công trình - Về phong cách triển mạnh mẽ với
nhiên. điêu khắc Phật mĩ thuật cung sự hoàn thiện của
- Đền, chùa được giáo tiếp tục phát đình: Hầu hết các các loại hình âm
xây dựng mới triển với nhiều bộ phận bằng gỗ nhạc truyền thống
không quá nhiều, chùa, tượng,...tính trong cung điện như: lí, hò, hát
nhưng vẫn có một sinh động giảm sút đều được sơn son bội,...
số công trình tiêu so với thời kì thếp vàng và trở - Trong quá trình
biểu. trước. thành phong cách phát triển, âm nhạc
* Các công trình * Các công trình trang trí chủ đạo dân gian và âm
kiến trúc tiêu điêu khắc tiêu của kiến trúc cung nhạc cung đình đã
biểu: biểu: đình. có sự dung hoà
- Kinh thành Huế: Cửu đỉnh được coi - Về phong cách nhất định, tiêu biểu
Ngọ Môn, điện là kiệt tác tiêu biểu mĩ thuật dân gian: như loại hình ca
Thái Hòa, điện nhất. Có sự kế thừa và Huế.
Cần Chánh, điện phát triển mĩ thuật * Các công trình
Càn Thành, điện của các thời kì âm nhạc tiêu
Kiên Trung, cửa trước. Ngoài các biểu: nhã nhạc
Hòa Bình. dòng tranh dân cung đình.
- Chùa Thiên Mụ, gian đã có, thời kì
tháp Phước Duyên. này còn xuất hiện
dòng tranh Làng
Sình (Huế). Một số
bức vẽ trên các
công trình kiến
trúc cho thấy bước
đầu có sự ảnh

56
hưởng của hội hoạ
phương Tây.
- Tiếp thu tinh hoa
trong nghệ thuật
Chăm-pa, Trung
Hoa, những yếu tố
tạo hình trong
nghệ thuật phương
Tây (Pháp).
* Các công trình
mĩ thuật tiêu biểu:
Tranh làng Sình.
* Trả lời câu hỏi mở rộng
Những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn:
- Kiến trúc cung đình Huế có quy mô lớn và kiên cố nhất so với các triều đại quân
chủ khác trong lịch sử Việt Nam. Trải qua hàng thế kỉ chịu sự tác động của thời tiết
khắc nghiệt, nhiều công trình kiến trúc của Kinh thành Huế và thành quân sự ở các
địa phương vẫn đứng vững, được lưu giữ gân như nguyên vẹn.
- Xuất hiện một số loại hình nghệ thuật mới và đặc sắc, độc đáo, đặc biệt là nghệ
thuật khảm sành sứ và Nhã nhạc cung đình Huế. Biểu tượng “cá hoá rồng” được
đắp nồi bằng sành, sứ là chủ đề trang trí phổ biến trên các công trình kiến trúc cung
đình hoặc các công trình kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.
- Có sự kết hợp văn hoá Đông - Tây, đặc biệt là văn hoá Việt - Pháp. Các công trình
kiến trúc như Kinh thành Huế, lăng tẩm, thành quân sự ở các địa phương.... có sự kết
hợp văn hoá Đông - Tây, vừa phát huy được những thành tựu nghệ thuật của các
thời kì trước, vừa vận dụng được hiệu quả thành tựu của Kiến trúc Trung Hoa và
kiến trúc thành quân sự của Pháp.

57
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tổng hợp các thông tin, tư liệu lịch sử qua
hoạt động thực tế, sưu tầm tư liệu để nhận biết được những thành tựu chính về nghệ
thuật truyền thống Việt Nam qua các thời kì, đặc điểm mới của nghệ thuật điêu khắc
truyền thống Việt Nam qua các thời kì.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học, hoàn
thành câu hỏi bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.19.
c. Sản phẩm:
- Bảng thống kê những thành tựu chính về nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua các
thời kì.
- Điểm mới của nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam qua các thời kì về chủ đề
và họa tiết trang trí.
d. Tổ chức thực hiện:
Bài tập 1 – SGK tr.19
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ: Thông qua hoạt động thực tế,
sưu tầm tư liệu, hoàn thành bảng thống kê những thành tựu chính về nghệ thuật
truyền thống Việt Nam qua các thời kì (theo gợi ý dưới đây vào vở).

Thời kì Công trình kiến trúc tiêu biểu Công trình (tác phẩm)
điêu khắc tiêu biểu
Thời Lý ? ?
Thời Trần ? ?
Thời Lê sơ ? ?
Thời Mạc ? ?
Thời Lê trung hưng ? ?
Thời Nguyễn ? ?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
58
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và hoàn thành bảng theo mẫu.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 cặp đôi nêu những thành tựu chính về nghệ thuật truyền thống
Việt Nam qua các thời kì theo bảng mẫu.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Thời kì Công trình kiến trúc tiêu biểu Công trình (tác phẩm)
điêu khắc tiêu biểu
Thời Lý Hoàng thành Thăng Long, chùa Lá đề chim phượng, gạch
Một Cột (Hà Nội), chùa Dạm trang trí hình rồng trong
(Bắc Ninh), chùa Long Đọi Sơn Khu di tích Hoàng thành
(Hà Nam),… Thăng Long,…
Thời Trần Cung Tức Mặc – Thiên Trường, Tiên nữ dâng hoa – Tấu
chùa tháp Phổ Minh (Nam nhạc (chùa Thái Lạc,
Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Hưng Yên), bộ cánh cửa
Phúc), chùa Thái Lạc (Hưng chạm rồng (chùa Phổ
Yên),… Minh, Nam Định), tượng
người và động vật (lăng
vua Trần Hiến Tông, lăng
Trần Thủ Độ),…
Thời Lê sơ Điện Kính Thiên, điện Cần Bia Vĩnh Lăng, Rồng đá
Chánh, điện Vạn Thọ tại Đông thềm điện Kính Thiên,…
Kinh và Lam Kinh tại Tây Đô
(Thanh Hóa),…
Thời Mạc Thành nhà Mạc (Lạng Sơn), đình Chân đèn gốm hoa lam,…

59
Lỗ Hạnh (Bắc Giang), đình Tây
Đằng (Hà Nội),…
Thời Lê trung hưng Đình Chu Quyến (Hà Nội), đình Tượng Phật Bà nghìn mắt
Thổ Tang, Ngọc Canh (Vĩnh nghìn tay (chùa Bút Tháp,
Phúc), đình Thạch Lỗi (Văn Bắc Ninh), tượng Phật
Giang, Hưng Yên), đình Đình Tuyết Sơn và 18 vị La
Bảng (Bắc Ninh),… Hán (chùa Tây Phương,
Hà Nội).
Thời Nguyễn Kinh thành Huế, Hoàng thành Cửu đỉnh, Điêu khắc trong
Thăng Long,… lăng tẩm các vua triều
Nguyễn (Hiếu Lăng,
Khiêm Lăng, Ứng Lăng),

- GV chuyển sang bài tập mới.
Bài tập 2 – SGK tr.19
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Nêu điểm mới của nghệ thuật điêu
khắc truyền thống Việt Nam qua các thời kì về chủ đề và họa tiết trang trí.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 cặp đôi nêu điểm mới của nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt
Nam qua các thời kì về chủ đề và họa tiết trang trí.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

60
+ Thời Lý: Đề tài thường là thiên nhiên như mây, sóng nước, hoa sen, hoa cúc nhiều
cánh, lá đề và đặc biệt là hình tượng rồng mình trơn, uốn lượn nhiều khúc.
+ Thời Trần: Có sự nối tiếp thời Lý, nhưng phong cách tạo hình thể hiện sự khoáng
đạt, khoẻ khoắn hơn. Hoa văn trang trí điêu khắc chủ yếu trên đồ gốm, đình, chùa là
hoa sen, hoa cúc, hình rồng, chim phượng, hổ, hình người,...
+Thời Lê sơ: Điêu khắc bao gồm điêu khắc lăng mộ, văn bia, thành bậc bằng đá,...
Nghệ thuật chạm khắc, trang trí rất tinh xảo. Các thành bậc bằng đá, bia đá được
chạm khắc các cảnh sinh hoạt như: đấu vật, đánh cờ, chèo thuyền....
+ Thời Mạc: Điêu khắc rất phát triển với chất liệu gỗ, đá. Các loại hình tượng
thường có tượng Phật, Thánh được tiện bằng gỗ như: tượng nhân vật, tượng Quan
Âm, Ngọc Hoàng, Kim Đồng, Ngọc Nữ...
+ Thời Lê trung hưng: Loại hình hoa văn trong điêu khắc phản ánh sinh động trí
tưởng
tượng của dân gian với hình tiên nữ, hình các loài vật (rồng, phượng, hươu, lân, hổ,
voi) và hình ảnh sóng nước, mây trời, hoa lá (hoa sen, hoa cúc, hoa dây),... thể hiện
sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc.
+ Thời Nguyễn: Nghệ thuật điêu khắc chủ yếu thể hiện qua các tác phẩm chạm khắc
tinh xảo, đa dạng trong các lăng tẩm và di tích.
 Ở Huế: Điêu khắc lăng tẩm thời Nguyễn nhìn chung khá chặt chẽ về quy phạm,
các chi tiết được làm giống như thật, đặc tả hiện thực.
 Ở khu vực Bắc Bộ, các công trình điêu khắc Phật giáo tiếp tục phát triển với
nhiều chùa, tượng,... song tính sinh động giảm sút so với thời kì trước.
- GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

61
- Chủ động sưu tầm được tư liệu từ sách, báo, internet; rèn luyện được kĩ năng viết
đoạn văn giới thiệu về một bảo vật quốc gia, qua đó thêm trân trọng, tự hào về các di
sản, bảo vật quốc gia.
- Biết cách tổng hợp thông tin từ hoạt động thực tế, sưu tầm tư liệu để thực hành thiết
kế một bài giới thiệu để quảng bá giá trị của một công trình (tác phẩm) nghệ thuật
truyền thống theo ý tưởng riêng của mình.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học, hoàn
thành câu hỏi bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.19.
c. Sản phẩm:
- Đoạn văn về tác phẩm điêu khắc (hội họa) đã được công nhận là bảo vật quốc gia mà
em ấn tượng nhất.
- Bài giới thiệu quảng bá trị của một công trình (tác phẩm) nghệ thuật truyền thống
theo ý tưởng riêng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bài tập 1 – SGK tr.19
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo,
internet, hãy viết đoạn văn ngắn (dưới 300 chữ) về một tác phẩm điêu khắc, hội họa
đã được công nhận là bảo vật quốc gia mà em ấn tượng nhất.
- GV gợi ý cho HS đoạn văn cần có những nội dung sau:
+ Tên hiện vật, nơi lưu giữ, năm được công nhận là bảo vật quốc gia.
+ Niên đại của hiện vật (thuộc về thời kì hoặc triều đại).
+ Nét đặc trưng và giá trị lịch sử của nghệ thuật hiện vật.
+ Ý nghĩa và tính biểu tượng của hiện vật.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS sưu tầm tư liệu, hình ảnh từ sách, báo, internet, hoàn thành đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

62
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang bài tập mới.
Bài tập 2 – SGK tr.19
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế một bài giới thiệu để
quảng bá giá trị của một công trình (tác phẩm) nghệ thuật truyền thống (thể hiện
dưới dạng poster, infogrphic,…).
- GV gợi ý cho HS nội dung cần thực hiện:
+ Nội dung thông tin cần nêu được: tên công trình (tác phẩm); niên đại xây dựng (ra
đời); nét nổi bật về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật; ý nghĩa và giá trị lịch sử, nghệ
thuật.
+ Hình thức trình bày cần đảm bảo: ngắn gọn, súc tích, ấn tượng (về kiểu dáng, màu
sắc, kiểu chữ,...).
+ Phần mềm sử dụng: tuỳ chọn (Canva; Microsoft Powerpoint hoặc phần mềm thiết
kế chuyên dụng khác (nếu biết)).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS sưu tầm tư liệu, hình ảnh từ sách, báo, internet, hoàn thành bài giới thiệu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lý, thời Trần và thời Lê sơ về kiến trúc, điêu
khắc.

63
+ Những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc những điểm chính của nghệ thuật kiến
trúc thời Mạc.
+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc, điêu khắc, mĩ
thuật. Những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.
+ Những nét cơ bản của nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm
nhạc. Những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.
- Hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.19.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Chuyên đề 2 – Chiến tranh và hòa bình
trong thế kỉ XX.

64

You might also like