You are on page 1of 5

Họ tên: Trần Trọng Đông

Lớp: 19KTT1 MSV:1951015013

BÁO CÁO THỰCHÀNH


“On cultural and environmental diversity in Asia2019”
“Nghiên cứu khoa học 2021-2022” “Thailand workshop 2022”

1- On cultural and environmental diversity in Asia2019

a) Nội dung hoạtđộng

Giao lưu và học tập, được giảng dạy bởi 15 giáo sư uy tín trong và ngoài nước (Mỹ, Ý, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Lào, Campuchia) vào sáng thứ 6 hàng tuần

Tại các buổi học, các bạn sinh viên được giảng dạy những kiến thức nằm nâng cao năng lực toàn
cầu đối với thế giới và thúc đẩy ý thức cộng đồng giữa người Châu Á. Đồng thời cung cấp cho
sinh viên những kiến thức bổ ích về đa dạng văn hóa và môi trường ở Châu Á

Bao gồm 15 chuyên đề thuộc nhiều lĩnh vực: Kiến trúc, Văn hóa & Xã Hội, Lịch sử, Kinh tế, Kỹ
Thuật, Ngoại Giao, ….

Với mục tiêu tạo ra một cộng đồng Châu Á hòa bình và thịnh vượng, nơi mọi người dân có thể
sống hòa thuận với nhau. Chia sẻ ước mơ và hy vọng để hướng đến sự phát triển bền vững trong
tươnglai.
Địa điểm: Hội trường I901 – Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Thời gian: 19/09/2019 – 20/12/2019

b) Thuhoạch

Trong thời gian tham gia khóa học ONE ASIA – On cultural environmental diversity Asia 2019,
cùng với sự trao đổi nhiệt tình thân thiện của các thầy cô đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhiều
lĩnh vực khác nhau, đã giúp em hiểu thêm được phần nào về những đất nước xung quanh,
những kiến thức về văn hóa, kiến trúc, xã hội, kinh tế, …Qua đó, khơi dậy sự tò mò và muốn đặt
chân lên những quốc gia, tạo ra niềm cảm hứng muốn trực tiếp trải nghiệm những điều tốt đẹp
về kiến trúc, văn hóa xã hội của những quốc gia đó. Ngoài ra, nhờ sự thân thiện và cởi mở của các
thầy cô trong suốt khóa học đã khiến em có thêm nhiều thiện cảm với những quốc gia khác
trong khu vực ASIA cũng như toàn thế giới

Dự kiến của em sau khi được trải nghiệm khóa học là sẽ tìm kiếm cơ hội du học các quốc gia như
Ý, hoặc Nhật. Do đã được thầy cô truyền cảm hứng về các lý thuyết kiến trúc của người ý, từ thiết
kế những thứ to lớn như một thành phố, hay nhỏ hơn là một khu phố, một căn nhà,
một căn phòng,… tất cả đều là một phần của kiến trúc. Ngoài ra em cũng muốn trải nghiệm thực
tế về triết lý sống về “vẻ đẹp của thời gian và sự hao mòn” của người nhật thông qua phong cách
kiến trúc nổi tiếng “Wabi Sabi”

2- Nghiên cứu khoa học năm học2021-2022

a) Nội dung hoạtđộng

Chủ đề nghiên cứu của nhóm: “Nghiên cứu phương án thiết kế tăng
cường các không gian cộng đồng trong các khu chung cư cũ”
Phạm vi nghiên cứu: Khu tập thể cũ Kim liên

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Nhất

Thành viên nhóm :

- Trần Trọng Đông


- Nguyễn Phú Ngọc Nam
- Nguyễn Thị Hồng Anh
- Lại Văn Khoa
Tính cấp thiết của đề tài:
- Hiện nay hà nội còn rất nhiều các khu chung cư, khu tập thể cũ với cơ
sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng. Không gian quy hoạch chung
bị phá vỡ so vơi thiết kế ban đầu, hệ thống giao thông nội bộ bị quá
tải, tuyến giao thông nội bộ của các khu tập thể trở thành những
tuyến đường giao thông chung. Mật độ xây dựng ở các khu tập thể
hầu hết đều tăng gấp đôi. Mật độ xây dựng tăng từ 35% lên đến 75%-
80% tại các khu tập thể Văn Chương, Thanh Xuân Bắc. Nhiều nơi, diện
tích cơi nới tăng gần bằng diện tích xây dựng ban đầu như khu tập
thể Nguyễn Công Trứ. Dẫn đến sự thiếu hụt về không gian cộng đồng
của người dân đô thị.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng không gian cộng đồng tại một dự án chung cư cũ
cụ thể tại Hà Nội.
- Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học đã và đang thực
hiện về vấn đề không gian công cộng trong các khu chungcư.

- Xây dựng phương án thiết kế tăng cường các không gian cộng
đồng trong một khu
chung cư cũ cụ thể tại Hà Nội.

- Đề xuất giải pháp chung nhằm tăng cường các không gian cộng
đồng trong các khu
chung cưcũ.
Giải pháp: cải biến không gian sân sinh hoạt chung tại các chung cư
cũ thành khu vực có thể linh hoạt, tổ chức các trò chơi, sự kiện cộng
đồng cho người dân.

Kết quả của hoạt động: Nhóm đã hoàn thành bài nghiên cứu và hoàn
thành nghiệm thu kết quả đúng thời hạn.

b) Thuhoạch

Đối với nhóm: sau những nhận xét và phản biện của buổi bảo vệ kết
quả nghiên cứu, nhóm đã rút ra được những bài học bổ ích về:

- Cách khảo sát một dự án nghiên cứu


- Cách thu thập số liệu khách quan
- Cách xây dựng bố cục bài báo cáo logic và tườngminh
Đối với cá nhân: dựa trên những góp ý riêng của thầy cô trong buổi bảo
vệ, em đã rút ra được nhiều bài học:

- Đối với một bài báo khoa học, hạn chế đưa những nhận định cá nhân
vào bài
- Mọi số liệu, quan điểm đều phải được trích dẫn từ những nguồn, cá
nhân uy tín, có trình
độ và hiểu biết cao trong ngành, lĩnh vực mà mình đang nghiêncứu
Dự định: do đây là lần đầu em tham gia làm nghiên cứu khoa học sinh viên
nên còn nhiều điểm hạn chế và thiếu sót, sau khi nhận những lời góp ý vô
cùng ý nghĩa của thầy cô, em và các bạn quyết định sẽ tích cực tham gia
nghiên cứu khoa học những năm sau đó nữa, để trau dồi thêm vốn hiểu biết
và kiến thức thực tế, nâng cao kỹ năng cá nhân và giải quyết vấn đề

You might also like