You are on page 1of 12

PHÒNG GD VÀ ĐT SƠN TỊNH

KẾ HOẠCH DẠY HỌC


MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP 6
( Phân môn: Lịch sử)

CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?


BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?
( Thời lượng: 3 tiết)

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ
- Giải thích được vì sao cần thiết phải học môn lịch sử.
- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu
2. Năng lực:
- Giao tiếp, hợp tác để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh để
nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử; Vì sao cần thiết phải học lịch sử; Giải
thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Khai thác kênh hình, thông tin trong bài học
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong thực tiễn
3. Phẩm chất:
- Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho học sinh đối với môn lịch sử
- Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại.
- Yêu nước: thể hiện qua việc tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình.
- Có thái độ đúng đắn khi tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Video/clip về tư liệu lịch sử, di tích lịch sử…
- Bộ tranh thể hiện các hình ảnh sử liệu viết;
- Bộ tranh thể hiện hình ảnh một vài sử liệu hiện vật;
- Tranh, ảnh từ H1.1 đến 1.6
2. Học sinh:
-Sưu tầm tầm tranh ảnh liên quan đến bài học, các tư liệu hiện vật
III. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh khi bước vào bài học
b) Tổ chức thực hiện (thông qua hệ thống quản lí học tập)
Bước
1
GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS nộp sản chậm nhất vào buổi tối trước khi diễn
ra buổi học:
Nội dung:

* Chuyển giao nhiệm vụ:


- Đoạn phim đã cung cấp cho các em biết về sự kiện gì?
- Vậy những sự kiện mà đoạn phim đề cập đến đã diễn ra ở quá khứ, hiện tại hay
tương lai?
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS xem Đoạn phim lịch sử để thực hiện các nhiệm vụ
Bước
2
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và ghi câu trả lời vào vở. GV theo dõi tiến độ thực hiện
nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn
Dự kiến sản phẩm:
(1) Đoạn phim trên nói về sự kiện lịch sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và thế
trận trên sông Bạch Đằng.
(2) Sự kiện này diễn ra trong quá khứ. Đó là lịch sử trận Bạch Đằng năm 1288.

Bước
3
HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp
khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
Bước
4
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có các vấn đề chưa rõ
hoặc có tình huống phát sinh để trao đổi, thảo luận trước lớp.
* GV kết luận những vấn đề chính trong phần mở đầu và dẫn dắt vào bài học.
Từ xa xưa, con người đã ý thức được tầm quan trọng của lịch sử. Xi-tê-rông
triết gia của La Mã cổ đại đã từng nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Bài học
này sẽ truyền cảm hứng cho các em về tầm quan trọng của lịch sử và việc học lịch
sử, giúp các em biết dựa vào đâu để dựng lại lịch sử.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu lịch sử và môn lịch sử I. Lịch sử và môn lịch sử
(25 phút)
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được lịch sử và
môn lịch sử nghiên cứu những nội dung gì.
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS quan sát tranh ảnh lịch sử và và giao
nhiệm vụ cho cá nhân
Câu 1: Bức tranh này nói đến sự kiện lịch sử
nào ? Trong các sự kiện trên, sự kiện nào là sự
kiện lịch sử, Vì sao?

(Xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập năm 1975)

(Cam - pu- chia đang tuyên truyền chuẩn bị


cho SEA GAMES 32 vào năm 2023)
- Câu 2: Theo em, những câu hỏi nào có thể được
đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình
1.1
Điện Kính Thiên là gì ? Rồng đá trước thềm Điện
Kính Thiên có ý nghĩa gì với hiện tại ?
- Môn lịch sử là môn khoa học nhằm nghiên cứu
những nội dung gì?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ cá nhân


Học sinh quan sát một số bức tranh do giáo viên
đưa ra trong vòng vài phút và trả lời câu hỏi của
giáo viên đưa ra.
* Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Dự kiến sản phẩm :
- Sự kiện Xe tăng ta tiến vào Dinh Độc lập là sự
kiện lịch sử vì nó đã xảy ra trong quá khứ, còn
sự kiện Cam - pu- chia đang tuyên truyền chuẩn
bị cho SEA GAMES 32 vào năm 2023 không phải
là sự kiện lịch sử vì sự kiện này chưa xảy ra.
* GV nhận xét và nêu thêm vấn đề:
-Vậy Lịch sử là gì? Nêu ví dụ ?(Học sinh tự học) -Lịch sử là gì?(Học sinh tự học)
-Môn lịch sử khác với lịch sử ở điểm nào?
-Môn lịch sử là một môn khoa học tìm hiểu về - Môn lịch sử là một môn khoa
lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt học tìm hiểu về lịch sử loài
động của con người và xã hội loài người trong người, bao gồm toàn bộ những
quá khứ hoạt động của con người và xã
*GV kết luận và chốt kiến thức, HS lắng nghe và hội loài người trong quá khứ
ghi nội dung vào vở. Sau đó, GV dẫn dắt vào hoạt
động 2.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải học lịch sử II. Vì sao phải học lịch sử?
(25 phút)
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được vì sao cần thiết
phải học môn lịch sử.
b. Tổ chức thực hiện :
* Chuyển giao nhiệm vụ :
- GV chia 6 nhóm trên phần mềm MS Teams và
giao nhiệm vụ cho HS theo phiếu học tập như
sau:
Nội dung : Tìm hiểu thông tin mục II kết hợp
quan sát hình 1.2 và tả lời các câu hỏi sau :
( Nhóm 1,2,3 Câu 1. Nhóm 3,4,5 Câu 2)
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì
đã qua, không thể thay đổi được nên không cần
thiết phải học môn lịch sử. Em có đồng ý với ý
kiến đó không ? Tại sao ?
Câu 2 : Em hiểu thế nào về từ « gốc tích » trong
câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Nêu ý nghĩa
câu thơ đó ?
* HS xác định nhiệm vụ, vào phòng thảo luận
nhóm và trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của
nhóm. GV quan sát, điều hành và lần lượt vào các
nhóm để hỗ trợ.
Dự kiến sản phẩm :
- Câu 1: Lịch sử là những gì đã qua không thể
thay đổi được, nhưng học lịch sử là để chúng ta
biết về quê hương, nguồn cội, hiểu được ông cha
ta đã lao động, sáng tạo đấu tranh như thế nào để
có được đất nước ngày nay đồng thời đúc rút được
những kinh nghiệm quý báu của ông cha.
- Câu 2 : « Gốc tích »  nghĩa là cội nguồn, tổ tiên,
quê hương, nguồn cội.

Ý nghĩa câu thơ Bác muốn mỗi một người dân


Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh cần phải
học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể
gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam, biết được
nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc, biết được quá
trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta, trân
trọng và tự hào lịch sử dân tộc.
* HS trình bày kết quả
GV yêu cầu HS quay trở lại phòng học chung,
chọn 2 nhóm HS cử đại diện chia sẻ màn hình để
trình bày kết quả thảo luận, đồng thời yêu cầu các
nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả
Sau phần trình bày kết quả của HS. GV tiếp tục
nêu vấn đề :
-Tại sao cần phải học lịch sử ?

GV cho Hs quan sát hình 1.2 Giỗ tổ Hùng Vương

- Tại sao ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được xem


như một ngày lễ lớn của dân tộc ta?
* HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi
Dự kiến sản phẩm :
Câu 1: Là Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng
Vương được tổ chức hằng năm vào ngày mùng
mười tháng ba âm lịch. Ngày Giỗ Tổ Hùng
Vương là ngày Quốc lễ của dân tộc ta - Lễ hội
tôn vinh chiến công, công sức dựng nước của
mười tám vị vua Hùng- những người đã xây
những nền móng đầu tiên của đất nước Việt Nam
chúng ta. Lễ hội Đền Hùng là một phong tục rất
đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc người
Việt. 

Học lịch sử để:


* Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức :
- Biết được cội nguồn của tổ tiên
Học lịch sử để:
quê hương, đất nước,
- Biết được cội nguồn của tổ tiên quê hương, đất
- Biết được ông cha ta phải lao
nước,
động sáng tạo như thế nào để có
- Biết được ông cha ta phải lao động sáng tạo như
thế nào để có cuộc sống như hôm nay cuộc sống như hôm nay
- Đúc kết các bài học kinh nghiệm của quá khứ - Đúc kết các bài học kinh
để phục vụ cho hiện tại và tương lai. nghiệm của quá khứ để phục vụ
HS lắng nghe và ghi nội dung vào vở. cho hiện tại và tương lai.

III. Khám phá quá khứ từ các


nguồn sử liệu
* Hoạt động 3: Tìm hiểu khám phá quá khứ từ
các nguồn sử liệu ( 25 phút)

a. Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các nguồn


sử liệu cơ bản, ý nghĩa của các nguồn sử liệu
b. Tổ chức thực hiện :

* GV chia sẻ màn hình, cho HS quan sát tranh


ảnh từ các nguồn sử liệu, kết hợp quan sát hình
1.3. đến 1.6 và giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung:
Câu 1: Dựa vào những nguồn tư liệu nào để biết
và dựng lại lịch sử? Có mấy loại tư liệu lịch sử ?
Câu 2: Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử
xác thực nhất? Hãy lấy một ví dụ chứng minh
cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu cụ thể có
trong bài?
* HS xác định nhiệm vụ, để trả lời câu hỏi.
- Dự kiến sản phẩm :
Câu 1: Dựa vào các nguồn tư liệu: Tư liệu gốc,
Tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết, tư liệu Dựa vào chứng cứ lịch sử và tư
hiện vật liệu lịch sử: Tư liệu gốc, tư liệu
Câu 2: Tư liệu gốc có giá trị lịch sử xác thực truyền miệng, tư liệu chữ viết, tư
nhất vì đây là loại tư liệu liên quan trực tiếp đến liệu hiện vật.
sự kiện, phản ánh sự kiện ấy một cách tin cậy.
Ví dụ: Bản thảo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng
chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
ngày 19/12/1946.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chọn HS trình bày kết quả của minh, lớp
nhận xét, bổ sung.
GV nêu thêm vấn đề cần thảo luận:
- Tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết, tư liệu
hiện vật có ý nghĩa và giá trị gì ?
*GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. HS
lắng nghe và ghi nội dung vào vở

* GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức :


+ Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Học sinh suy nghĩ
* Dự kiến sản phẩm :
- C1 : Ý nghĩa của các nguồn tư liệu: Quá khứ đã
qua và không thể quay lại, chỉ có nguồn sử liệu
chứa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại
với chúng ta. Giúp chúng ta có những thông tin
xác thực, chính xác hơn về quá khứ, là cơ sở giúp
chúng ta nghiên cứu về bức tranh quá khứ của
loài người
+ Trình bày kết quả, nhận xét
+ Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức :

3. Hoạt động luyện tập; ( 15 phút)


a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung, kiến thức đã học
b. Tổ chức thực hiện: Giáo viên cho HS làm bài tập trắc nghiệm
* Chuyển giao nhiệm vụ:
I. Bài tập trắc nghiệm: Các em quan sát câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Lịch sử là những gì đã xảy ra ở
A. Quá khứ
B. Hiện tại
C. Tương lai
D. Cả hiện tại và tương lai
Câu 2. Môn lịch sử là môn học nghiên cứu những nội dung gì?
A. Là quá khứ của loài người
B. Là những gì sẽ xảy ra của loài người
C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người
D. Là toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Câu 1. Vì sao cần học lịch sử?
A. Để biết về quá khứ, dự đoán những điều trong tương lai
B. Biết đất nước mình trong tương lai sẽ như thế nào
C. Tô điểm cho cuộc sống, có thêm kinh nghiệm nếu có chiến tranh xảy ra.
D. Hiểu về cội nguồn của tổ tiên, cha ông, đúc kết bài học kinh nghiệm cho hiên
tại và tương lai.
Câu 2. Chọn câu em cho là đúng về lịch sử.
A. Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết Lịch sử của dân tộc mình.
B. Học Lịch sử giúp ta hiểu biết được cội nguồn của dân tộc, biết được công lao
sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.
C. Nhờ có học Lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên ta
để lại, ta có thêm kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
D. Lịch sử là chuyện xa xưa chẳng cần biết, không cần tìm hiểu làm gì vì nó đã đi
qua.
* HS suy nghĩ và làm bài
* HS trình bày kết quả
* Giáo viên nhận xét và chốt lại đáp án đúng
II. GV chuẩn bị trước bảng hỏi K-W-L-H. Ở bảng hỏi này thì trước đó GV yêu cầu
học sinh điền trước cột K (những điều em đã biết về bài này) và cột W (các câu hỏi
mà em muốn đặt ra (muốn biết thêm) khi học bài này). Phần củng cố thì GV yêu
cầu HS viết vào cột L (học sinh học được những gì qua bài học này). Cột H là học
sinh muốn biết thêm, mở rộng hiểu biết xung quanh vấn đề.
4. Vận dụng (thực hiện ở nhà, hướng dẫn thực hiện: (15 phút)
a) Mục tiêu: HS thể hiện được lòng tự hào đối với đất nước, dân tộc Việt Nam
b. Tổ chức thực hiện:
Bước
1
GV chia sẻ màn hình, giới thiệu phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sinh sống? Hãy kể
cho cả lớp nghe về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó?
Câu 2: Hãy viết một đoan văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học (trường
được thành lập khi nào, nó thay đổi như thế nào theo thời gian)
Câu 3: Cửa Bắc, một công trình kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà
Nội. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khi đánh
chiếm thành Hà Nội năm 1882. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xóa
cả những vết đạn pháo đó. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Bước
2
HS thực hiện nhiệm vụ. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách
thực hiện đối với những HS gặp khó khăn.
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Kể được di tích đó ở đâu? Có từ khi nào? Nó liên quan đến ai?Di tích đó có
ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện tại.
Câu 2: HS tập làm công việc của một nhà sử học nhỏ tuổi viết về ngôi trường ở quá
khứ và hiện tại. Giúp HS tôn trọng quá khứ, yêu quý ngôi trường thể hiện trách
nhiệm tôn trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống của ngôi trường đang học.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 3: Em không đồng ý với ý kiến cho rằng nên trùng tu và xóa đi những vết đạn
pháo đó. Vì: những vết đạn đó có giá trị lịch sử minh chứng lại quá trình đấu tranh
và bảo vệ của nhân dân Hà Nội. Việc trùng tu và xóa bỏ đi những vết đạn pháo đó
là chúng ta sẽ làm mất dần đi những vết tích của lịch sử. Vì thế,chúng ta có thể
trùng tu lại những di tích lịch sử để nó tồn tại lâu hơn, nhưng không thể xóa đi
những vết đạn đó vì nó là một minh chứng lịch sử.
Bước Bước
&
3 4
GV yêu cầu HS nộp sản phẩm qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài
làm. GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời
điểm thích hợp.
* GV nhận xét, dặn dò

You might also like