You are on page 1of 8

CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

(TRƯỚC NĂM 1858)


BÀI 12: VĂN MINH CHĂM PA, VĂN MINH PHÙ NAM
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Tìm hiểu lịch sử: thông qua đọc thông tin, tư liệu và khai thác tranh ảnh để nêu được
cơ sở hình thành và trình bành được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm
pa, văn minh Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà
nước.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu để nhận thức được
giá trị trường tồn của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng: thông qua kiến thức đã học biết vận dụng hiểu biết về
các nền văn minh Chăm pa, văn minh Phù Nam để giới thiệu về đất nước, con người
Việt Nam. Có ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù sáng tạo của cộng đồng
các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo
tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
- Tự học, tự chủ; giao tiếp, hợp tác: thông qua ý thức tự giác, chủ động khai thác tư
liệu về văn minh Chăm pa, Phù Nam; hợp tác làm việc nhóm, trao đổi đàm thoại và
giải quyết các nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất

- Yêu nước: Phát huy lòng yêu nước và ý thức dân tộc, tự hào về thành tựu xây dựng và
phát triển đất nước của tổ tiên.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm công dân trong quá trình học tập để góp phần gìn
giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
- Chăm chỉ: Có ý thức tự học, tích cực tham gia các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ
được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


- Bài dạy được soạn thảo trên máy tính, sử dụng giáo án điện tử kết nối máy chiếu,…
- Những học liệu cơ bản: SGK, tài liệu tham khảo, sách giáo viên, phiếu học tập,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, vui vẻ cho học sinh trước khi học bài mới; học sinh
được huy động được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để tham gia trò chơi
“Mảnh ghép lịch sử”; HS tiếp nhận nhiệm vụ của bài mới; HS được kích thích trí tưởng
tượng, tính tò mò, mong muốn được tìm hiểu nội dung bài mới.
b, Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV giới thiệu luật chơi và mời HS tham gia trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.
HS được quyền chọn 1 mảnh ghép (bất kì) để trả lời câu hỏi liên quan đến mảnh ghép
đó. Nếu câu trả lời đúng, hình ảnh trong mảnh ghép sẽ được mở ra.
 Mảnh ghép 1: Đây là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt
Nam, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
 Mảnh ghép 2: “Miền Trung khúc ruột yêu thương, sông gì chứa cả mùa thu đấy
trời” – con sông?
 Mảnh ghép 3: Đây là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ?
 Mảnh ghép 4: Đây được coi là vị thần sáng tạo và hủy diệt trong Hindu giáo?
- Bước 2,3: HS chọn mảnh ghép, giáo viên nêu câu hỏi để HS trả lời. Hình ảnh của
mảnh ghép được mở ra khi HS trả lời đúng, giúp HS hình dung về kiến thức liên quan
tới bài học.
- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, cho điểm HS, sau đó dẫn dắt vào bài học mới;
chuyển giao nhiệm vụ và định hướng cho HS phương pháp học tập để giải quyết bài
học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Mục 1. Văn minh Chăm - pa
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ sở hình thành của văn minh Chăm pa
a. Mục tiêu: Nêu được cơ sở hình thành của văn minh Chăm pa

b. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân trong thời gian 5
phút để hoàn thành phiếu học tập (phụ lục), theo nhiệm vụ cụ thể.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: đọc SGK (trang 88, 89), kết hợp quan sát hình 13.3,
để tìm hiểu cơ sở hình thành của văn minh Chăm pa, hoàn thành phiếu học tập theo
mẫu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh khai thác thông tin, tư liệu để hoàn thành phiếu
học tập theo định hướng. Giáo viên giám sát, theo dõi và hỗ trợ học sinh.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện học sinh báo cáo sản phẩm bằng phiếu học tập,
các nhóm khác lắng nghe, trao đổi.
- Bước 4: Nhận xét, kết luận: Sau khi đại diện HS báo cáo, giáo viên nhận xét nội dung
đã báo cáo, trình bày, bổ sung, làm rõ thông tin cơ sở điều kiện tự nhiên và dân cư.
hình thành nền văn minh Chăm – pa. GV chốt lại nội dung kiến thức cần đạt, học sinh
lắng nghe và tự ghi chép.
* Điều kiện tự nhiên
 Hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam
ngày nay.
 Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
 Có những cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn.
=> Tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.
 Đường bờ biển dài.
=> Là nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hoá từ bên ngoài.
* Dân cư
 Cư dân bản địa sinh sống ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung
là những người nói tiếng Môn cổ.
 Một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.
=> Nhóm cư dân cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm – pa.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm – pa
a. Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu của văn minh Chăm - pa về đời sống vật
chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước.
b. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV có thể cho HS làm việc theo nhóm trong thời
gian 10 phút, đọc thông tin và khai thác lược đồ trong SGK, kết hợp xem di tích
Thánh địa Mỹ Sơn theo đường link: https://vtv.vn/doi-song/vtvtrip-kham-pha-bieu-
tuong-dac-trung-cho-nen-van-hoa-cham-pa-2017072617023797.htm. Để tìm hiểu
thêm về thành tựu văn minh Chăm pa. Nhiệm vụ mỗi nhóm như sau:
 Nhóm 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 13.4, hãy trình bày những thành
tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của nền văn minh Chăm – pa.
 Nhóm 2: Đọc thông tin và tư liệu, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời
sống tinh thần trong nền văn minh Chăm - Pa
 Nhóm 3: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 13, hãy trình bày những thành
tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm – pa.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh khai thác thông tin, tư liệu để hoàn thành
câu hỏi theo nhóm theo định hướng. Giáo viên giám sát, theo dõi và hỗ trợ học sinh
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện học sinh báo cáo sản phẩm, các nhóm khác
lắng nghe, trao đổi.
- Bước 4: Nhận xét, kết luận: Sau khi HS báo cáo kết quả, GV nhận xét, bổ sung để
HS hiểu rõ những thành tựu của văn minh Chăm - pa về đời sống vật chất, đời sống
tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước, rồi chốt lại những ý chính (bám sát SGK).
* Đời sống vật chất
- Gạo nếp, gạo tẻ là nguồn lương thực chính của cư dân Chăm-pa, bên cạnh còn có
các loại kê, đậu,…
- Nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,…
- Trang phục của người Chăm-pa: cả nam và nữ thường quấn ngang tấm vải từ
lưng trở xuống, tai đeo trang sức.
- Người dân sống trong các nhà sàn dựng bằng gỗ.
- Thuyền đi biển phổ biến là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu để lái và
mũi thuyền uốn cong.
- Kỹ thuật làm đồ gốm phát triển: sản phẩm từ nghề gốm đa dạng, như tượng phù
điêu trang trí kiến trúc đền tháp, gốm tráng men, gốm gia dụng.
- Sử dụng chất nhựa thảo mộc trộn với bột gạch tạo thành chất kết dính trong các
công trình.
* Đời sống tinh thần
- Chữ viết Chăm ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn và dần được phổ biến trên
các văn bia.
- Văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, văn bi ký, sử thi,…) và văn học viết
(thơ, trường ca,…) cùng tồn tại.
- Chăm- pa có tục thờ cúng tổ tiên và chôn người chết trong các mộ chum.
- Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, cư dân Chăm-pa cũng sùng bái các vị thần
Hin-du giáo và Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp xã hội.
- Âm nhạc và ca múa phát triển ở các loại nhạc cụ như đàn cầm, trống, kèn,...
cũng nhiều kiểu múa trong cung đình, lễ hội, đền miếu
* Tổ chức xã hội và nhà nước
- Chủ yếu sinh sống trong các làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.
- Từng gia đình trong làng nhận ruộng đất cày cấy và thực hiện nghĩa vụ thuế, lao
dịch với nhà nước.
- Nhà nước Chăm pa ra đời vào thế kỷ thứ II, tổ chức theo mô hình quân chủ
chuyên chế.
- Nhà vua đứng đầu đất nước cai quản mọi việc, sở hữu ruộng đất.
- Giúp việc cho nhà vua là quan lại ở trung ương và địa phương: phân cấp thành 3
hạng: tôn quan là chức quan cao nhất trong triều đình dưới tôn quan là quan văn
và quan võ. Cấp cuối cùng là ngoại quan là chức quan cai trị ở địa phương.
- Cả nước chia thành châu, huyện và làng.

 Mục 2: Văn minh Phù Nam


Hoạt động 4: Tìm hiểu cơ sở hình thành của nhà nước Phù Nam
a, Mục tiêu: Nêu được cơ sở hình thành của văn minh Phù Nam
b, Tổ chức thực hiện: GV cho học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin trang 91, 92
trong sgk để tìm hiểu về cơ sở hình thành của văn minh Phù Nam.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm: GV cho học sinh trao đổi một số câu hỏi sau:
 Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành văn minh Phù Nam?
 Hãy nêu cơ sở dân cư hình thành văn minh Phù Nam?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh khai thác thông tin, tư liệu để trả lời câu hỏi.
Giáo viên giám sát, theo dõi và hỗ trợ học sinh
- Bước 3: Báo cáo thảo luận: Đại diện học sinh trả lời câu hỏi, các học sinh khác lắng
nghe, nhận xét
- Bước 4: Nhận xét, kết luận: Sau khi đại diện HS báo cáo, giáo viên nhận xét nội dung
đã báo cáo, trình bày, bổ sung, làm rõ thông tin cơ sở điều kiện tự nhiên và dân cư
hình thành nền văn minh Phù Nam. GV chốt lại nội dung kiến thức cần đạt, học sinh
lắng nghe và tự ghi chép.
* Cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Phù Nam:
- Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực châu thổ sông Cửu Long, hệ thống
sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
- Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho canh tác nông nghiệp
trồng lúa nước.
- Có vị trí địa lý tiếp giáp biển và thuận lợi cho các thuyền buôn vào đất liền buôn
bán.
- Là nơi giao lưu văn hóa, đặc biệt là văn hóa Ấn Độ.
* Cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Phù Nam:
- Chủ yếu là cư dân bản địa, người Mông cổ kết hợp với một bộ phận cư dân đến
từ bên ngoài. Họ cùng nhau thiết lập một quốc gia mới.

Hoạt động 5: Tìm hiểu thành những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam
a, Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu của văn minh Phù Nam về đời sống vật
chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước
b, Tổ chức thực hiện: GV cho học sinh làm việc theo cặp, yêu cầu học sinh đọc thông
tin trang 92, 93 trong sgk và quan sát hình 13.5, 13.6, 13.7 và 13.8 để tìm hiểu về thành
tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu bài tập
PHIẾU HỌC TẬP
Ăn
Đời sống vật Ở
chất Mặc
Di chuyển
Tín ngưỡng,
Đời sống tinh tôn giáo
thần Phong tục
tập quán
Nghệ thuật
Tổ chức xã
Tổ chức xã hội hội
và nhà nước Tổ chức nhà
nước

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh khai thác thông tin, tư liệu để hoàn thành phiếu
học tập theo định hướng. Giáo viên giám sát, theo dõi và hỗ trợ học sinh
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện học sinh báo cáo sản phẩm bằng phiếu học tập,
các nhóm khác lắng nghe, trao đổi
- Bước 4: Nhận xét, kết luận: Sau khi đại diện HS báo cáo, giáo viên nhận xét nội dung
đã báo cáo, trình bày, bổ sung, làm rõ thông tin những thành tựu của văn MINH Phù
Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước. GV chốt lại
nội dung kiến thức cần đạt, học sinh lắng nghe và tự ghi chép.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học để tự củng cố kiến thức, thực hành kĩ năng học
tập bộ môn thông qua các dạng câu hỏi, bài tập.
b. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức cho HS tự củng cố, ôn lại kiến thức qua các câu hỏi
trắc nhiệm sau:
Câu 1: Tên gọi ban đầu của nước Chăm – pa tên gì?
A. Phù Nam
B. Cửu Chân
C. Lâm Ấp.
D. Nhật Nam.
Câu 2: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm – pa là gì?
A. thủ công nghiệp.
B. thương nghiệp.
C. nông nghiệp trồng lúa nước.
D. công thương nghiệp hàng hóa.
Câu 3: Nội dung nào không phản ánh đúng đời sống văn hóa của cư dân Chăm – pa
từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
A. Tục xăm mình, chôn cất người chết
B. Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật
C. Có tục hỏa táng người chết
D. Ở nhà sàn và ăn trầu cau
Câu 4: Xã hội Chăm – pa bao gồm những tầng lớp nào?
A. Tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.
B. Địa chủ, tá điền, dân tự do, thương nhân.
C. Địa chủ, nông dân lĩnh canh, nô tì.
D. Quan lại, nhà sư, địa chủ, nông dân.
4. Hoạt động vận dụng  
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để kết nối kiến thức.
b. Tổ chức thực hiện 
- Giáo viên giao cho HS về nhà thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một
công trình kiến trúc của văn minh Chăm – pa, văn minh Phù Nam (tên công trình, quốc
gia, thời gian xây dựng, đặc điểm nổi bật, giá trị của công trình, đề xuất biện pháp bảo
tồn công trình đó).
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm vào tiết học sau.
IV. Phụ lục
 Phiếu học tập

You might also like