You are on page 1of 4

CHỦ ĐIỂM THÁNG 4: HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Học sinh hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên
sức mạnh, sẽ duy trì và phát triển được nền hoà bình trên hành tinh, từ đó học sinh sẽ
nhận thức được trách nhiệm của mỗi người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị.
2. Kĩ năng: - Học sinh được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân
thiện trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
3. Năng lực: + HS thực hiện nhiệm vụ học cá nhân, nhóm trên lớp.
4. Phẩm chất: - Học sinh biết tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý
thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
II. NỘI DUNG - HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Nội dung
- Học sinh hiểu được: Đoàn kết hữu nghị là gì?
- Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào?
- Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị?
- Làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị?
2. Hình thức hoạt động: Hái hoa dân chủ
Thảo luận
Văn nghệ
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1. Về phương tiện hoạt động
- Tranh ảnh, tư liệu....
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện kể về tình đoàn kết hữu nghị.
- Cây hoa, phiếu câu hỏi, khăn bàn, lọ hoa
- Phần thưởng.
2. Về tổ chức
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
+ Phát động cả lớp sưu tầm tài liệu, sách báo, tranh ảnh liên quan đến hoạt động để
chuẩn bị cho nội dung cuộc thi.
+ Phối hợp với giáo viên dạy môn học khác để xây dựng hệ thống câu hỏi cho hoạt
động hái hoa dân chủ.
+ Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
- Nhiệm vụ của học sinh:
+ Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lớp trưởng
+ Thư ký: bạn Lớp phó học tập.
+ Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
+ Phân công ban giám khảo
+ Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Hoạt động Mở đầu: (3-5’)
* Khởi động :
- Bạn Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu:
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Trẻ em hôm nay, thế giới - HS hát
ngày mai” của nhạc sĩ: Lê Mây – Phùng Ngọc Hùng.
B. Hoạt động luyện tập thực hành: (30-32’)
- Các tổ về vị trí dự thi. - HS nghe
- Bạn Lớp trưởng nêu rõ yêu cầu của cuộc thi, cách thi và giới
thiệu ban giám khảo.
- Bạn Lớp trưởng lần lượt mời đại diện các tổ lên hái hoa và - HS giao lưu
trả lời các câu hỏi trong mỗi bông hoa đó.
- Cả lớp trao đổi thảo luận, bổ sung câu trả lời của từng tổ.
Ban cố vấn nhận xét và điều chỉnh làm phong phú thêm ý
kiến của học sinh.
- Ban giám khảo lần lượt chấm điểm từng câu hỏi theo mặt
méo, mặt cười.
- Bạn Trâm ghi lên bảng.
- Xen kẽ giữa phần thi là các tiết mục văn nghệ
- Bạn Lớp trưởng công bố đội thắng cuộc.
Kết thúc hoạt động:
C. Hoạt động củng cố, dặn dò: (2-3’)
- GV chủ nhiệm trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động - HS nghe
của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia
nhiệt tình và đạt hiệu quả.

Chủ đề : HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ


TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức : - HS có hiểu biết về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- HS biết yêu tổ quốc Việt Nam và tự hào là con cháu của các Vua
Hùng.
2.Kỹ năng : Tích cực góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ các di sản
văn hóa.
3. Năng lực: + HS thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.
+ Biết trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần
trao đổi.
4. Phẩm chất : Giáo dục HS tầm quan trọng của các di sản văn hóa của
nước ta và
thế giới.
II. ĐỒ DÙNG: - Tranh, ảnh , tư liệu về ngày giỗ Tổ.
- Các câu hỏi để thi hiểu biết về lịch sử ngày giỗ tổ và các Vua Hùng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Hoạt động Mở đầu: (3-5’)
* Khởi động: H hát một bài hát
B. Hoạt động khám phá :(20-25’)
1. Ổn định tổ chức
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến trước kế hoạch hoạt động, - Mỗi tổ cử một đại diện
hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin về các tham dự cuộc thi.
Vua Hùng. - Các tổ có người tham
- YC mỗi lớp cử một đại diện tham dự cuộc thi. dự thi chuẩn bị bài dự
- Phổ biến yêu cầu của cuộc giao lưu theo ba phần: thi và tập nói trước.
. Thi năng khiếu. - HS chuẩn bị một số
. Thi hiểu biết. tiết mục văn nghệ
- Các tổ có người tham dự thi chuẩn bị bài dự
thi và tập nói trước.
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số tiết mục văn
nghệ dặc sắc thể hiện tình yêu quê hương, đất
nước và ḷòng tự hào dân tộc.
- Thành lập BGK. trường.
2. Tổ chức
Bước 2: Tổ chức thực hiện HS tham gia
- Người điểu khiển tuyên bố lí do của hội thi.
- Các thi sinh tham dự bước vào vi trí thi đă
được bố trí sẵn.
- Công bố thể lệ hôi thi, thơi gian thi là 5 phút
cho mỗi thí sinh trong một phần thi
- Hiệu lênh cho cuộc thi bắt đầu.
- BGK nghe và chấm điểm cho các thí sinh.
- Chương tŕnh văn nghệ.
Bước 3: Tổng kết đánh giá hội thi
- Công bố giải thưởng cho những thi sinh đạt điểm
- HS chú ý lắng nghe
cao
- Trao giải cho những thi sinh thi tốt.
- Tuyên bố kết thúc hội thi.
C. Hoạt động củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét giờ học

You might also like