You are on page 1of 71

Chủ đề: Mái trường thân yêu của em

Hoạt động 1: Mời bạn đến thăm trường tôi

I.Mục tiêu:
- HS biết giới thiệu về trường ,lớp của mình
- HS biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
- Các tư liệu về trường, lớp, thầy cô và HS của trường
- Ảnh chụp quang cảnh trường ,lớp trong những ngày lễ hội hay sinh hoạt tập thể
- Kịch bản Mời bạn đến thăm trường tôi
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần GV phổ biến để HS nắm được kế hoạch hoạt động,cung cấp cho HS 1 số tư
liệu về trường ,lớp , thầy cô và HS của trường ,yêu cầu HS chuẩn bị nội dung giới thiệu về
mái trường, thầy cô và bạn bè
-HS đọc tư liệu GV cung cấp ,sưu tầm,tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan và chuẩn
bị thi hùng biện
-Đăng kí dự thi với GV,Ban tổ chức
-Nhóm kịch của lớp chuẩn bị tiểu phẩm Mời bạn đến thăm trường tôi
Bước 2:Thi giới thiệu Mời bạn đến thăm trường tôi
-HS hát tập thể 1 bài hát về nhà trường hoặc bài hát truyền thống của trường
-GV/ người dẫn chương trình giới thiệu ý nghĩa yêu cầu của cuộc thi
-Giới thiệu Ban giám khảo
-Lần lượt giới thiệu các thí sinh lên trình bày.Mỗi bài trình bày không quá 5 phút.Yêu cầu
phải nêu được nét đặc trung của trường mình,các thành tíchd nổi bật về từng mặt.tình cảm
yêu quý của các em với trường lớp..
-Cuối mỗi phần trình bày của HS ,Ban giám khảo hoặc khán giả có thể đặt câu hỏi cho thí
sinh trả lời
Bước 3: Tổng kết trao giải
- Ban giám khảo công bố kết quả
-Trao giải cho thí sinh có phần giới thiệu hay nhất
-GV NX chung và nhắc nhở HS phải biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý
thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
Hoạt động 2: Chúng em vẽ về: “Mái trường thân yêu”

I.Mục tiêu:
-Qua những bức tranh tự vẽ HS thể hiện tình cảm của mình với trường ,lớp với thầy cô và
bạn bè.
-Giáo dục HS tình cảm yêu quý,gắn bó với môi trường thân yêu của mình
-Phát huy năng khiếu vẽ và khả năng biểu cảm của HS qua tranh vẽ
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Các bức tranh vẽ về trường ,lớp , thầy cô và bạn bè của HS năm trước.
-Phần thưởng cho HS vẽ đẹp (Nếu có điều kiện)
-Bút chì,bút màu,giấy vẽ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1-2 tuần GV phổ biến yêu cầu vẽ tranh:Trong chương trình học lớp 2 các em đã tập
vẽ vườn cây,sân trường trong giờ ra chơi,phong cảnh. Để phát huy khả năng quan sát,phát
triển năng khiếu vẽ của các em,lớp ta sẽ tổ chức một cuộc triển lãm tranh với yêu cầu sau:
+Nội dung: Vẽ về chủ đề “ Mái trường” Bức tranh thể hiện khung cảnh trường ,lớp ;hoạt
động của thầy cô và bạn bè trong trường
+Hình thức trình bày:Vẽ tranh màu trên khổ giấy A4 hoặc khổ giấy to hơn.Góc cuối phía
bên phải ghi rõ họ tên người vẽ.Có thể đặt tên cho bức tranh
+Cả lớp đều tham gia vẽ tranh.Mỗi tổ sẽ được phân một khu vực triển lãm
-Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ
-Công bố danh sách Ban tổ chức(gồm GV CN, lớp trưởng,lớp phónên mời GV Mĩ thuật cố
vấn cho triển lãm)
-Chọn người dẫn chương trình
Bước 2:Vẽ tranh
-HS lựa chon nội dung tiến hành vẽ (có thể xin ý kiến đóng góp của GV Mĩ thuật hoặc
nguời thân)
-Nộp tranh cho tổ trưởng trước 2-3 ngày
-Mỗi tổ cử một đại diện thuyết minh cho các bức tranh của tổ mình.Tác giả của các bức
tranh giới thiệu cho bạn biết nội dung tranh mình vẽ để bạn thay mặt cả tổ thuyết minh
trong triển lãm
Bước 3:trưng bày tranh
-Bàn ghế kê thành hình chữ U.Trên bảng kẻ hàng chữ :Triển lãm tranh về chủ đề“ Mái
trường thân yêu”
-Ban tổ chức bố trí khu vực trình bày tranh cho các tổ
-Các tổ trưng bày tranh vễ của tổ mình
Bước 4 :Triển lãm tranh
-Các tiết mục văn nghệ chào mừng
-GV khai mạc giới thiệu ý nghĩa của cuộc triển lãm
-Đại biểu,Ban tổ chức và các tổ lần lượt tham quan từng khu vực triển lãm tranh.Đoàn đến
tổ nào thành viên tổ đó đứng vòng quanh đón đoàn.Bạn thuyết minh sẽ giới thiêụ ngắn gọn
từng tranh vẽ của tổ
-Cả lớp bình chọn những bức tranh đẹp treo lên phía bảng.GV ,Ban tổ chức cùng GV Mĩ
thuật hội ý nhanh ,chọn và trao giả cho 1 số tranh xứng đáng đạt giải thưởng(nếu có)
HĐNGLL 3
Bước 5 : Nhận xét -Đánh giá
-GV phát biểu động viên ,khen ngợi ý thức tham gia và tinh thần cố gắng của cả lớp. Nhấn
mạnh là qua tranh vẽ các em thể hiện tình cảm với mái trường,thầy cô và bạn bè....
-Tuyên bố kết thúc triển lãm

HĐNGLL 3
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
Hoạt động 3: Vui trung thu

I.Mục tiêu hoạt động:


-HS hiểu Tết Trung thu là ngày tết của trẻ em
Trong ngày tết Trung thu người lơnd thường bày cỗ,treo đèn,kết hoa,múa sư tử,múa lân…
tưng bừng náo nhiệt.Trẻ em vui sướng rước đèn,phá cỗ dưới trăng
-HS biết cách làm đèn xếp đơn giản
-Rèn đôi bàn tay khéo léo và thói quen tự làm đồ chơi cho mình,cho em bé...
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Một số loại đèn xếp (nếu có điều kiện)
-Các nguyên liệu để làm đền xếp:Giấy màu(giấy gói tặng phẩm),kéo,keo dán,kim,chỉ
-ảnh về các loại đèn xếp,đèn lồng
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS nắm được: Để góp vui trong ngày Tết Trung thu chúng
ta sẽ tự làm 1 loại đèn xếp đơn giản để tham gia rước đèn trong đêm Trung thu
-Khuyến khích HS có tranh ảnh mô hình đèn xếp mang đến lớp để cả lớp được quan sát
-Làm đèn xếp cần có: Giấy màu(giấy gói tặng phẩm),kéo,keo dán,kim,chỉ
-GV treo 2 sản phẩm đèn xếp do cô làm
-HS lựa chọn loại đèn mình sẽ làm
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn HS tập làm ra nháp
*Đèn xếp1:
-Bước 1:Cắt giấy hình chữ nhật( kích thước tùy ý do kích cỡ to, nhỏ của đèn) Loại đèn nhỏ
(20x15cm)
- Bước2: Gập đôi tờ giấy theo chiều dài(gập mặt màu vào trong,nếu giấy màu có kẻ ô sẵn
càng dễ làm).Miết mạnh đường gấp tạo dáng cho lồng đèn.
- Bước3: Kẻ 1 đường thẳng theo chiều dài giấy,cách mép giấy khoảng 1 ô rưỡi(vạch này
đánh dấu khi cắt các nan lồng đèn,không cắt quá đường kẻ này)
- Bước4:Dùng kéo cắt các đường song song từ đường gập cho tới sát vạch vừa kẻ ở mép
giấy(các nan cắt đều,khỏang 1 ô kẻ sẵn của giấy màu)
- Bước5:Mở tờ giấy,quây tròn lại,dãn đè 2 nan giấy đầu,tạo được lồng đèn
- Bước6:Dùng dây chỉ ,chập vài lần cho chắc,buộc vào làm quai xách cho đèn.Có thể xách
tay hoặc buộc que cầm
*Đèn xếp2:( Loại này khó hơn khuyến khích HS khá ,giỏi làm)
-Bước 1:Cắt giấy hình chữ nhật( kích thước tùy ý do kích cỡ to, nhỏ của đèn) Loại đèn nhỏ
(30x20cm)
- Bước2: Gập đôi tờ giấy theo chiều dài(gập mặt màu vào trong,nếu giấy màu có kẻ ô sẵn
càng dễ làm).Miết mạnh đường gấp tạo dáng cho lồng đèn.
- Bước3: Gấp các nếp gấp song song(giống gấp quạt ,lọ hoa)
- Bước4:Dùng tay kéo nhẹ về hai phía để tách hai tờ giâý ra
Lưu ý :Kéo từ từ, đều tay,không kéo thẳng tuột hết mép giấy,tạo được nếp gấp hình chữ V
dừng tay
- Bước5:Gầp thêm 1-2 chữ V như vậy .Dán các mép giấy lại với nhau.Mở ra quây tròn
lại,dùng chỉ xâu qua hai đầu,buộc lại ta có lồng đèn(nên dùng nhiều giấy có màu khác
nhau ,múi đèn đẹp ,vui mắt)
HĐNGLL 3
- Bước6:Dùng dây chỉ ,chập vài lần cho chắc,buộc vào que cầm
Bước 3 :Hoàn thành sản phẩm
-HS ngồi theo nhóm:nhóm làm đèn1, nhóm làm đèn 2.Dùng giấy màu để làm sản
phẩm( trong nhóm giúp nhau nếu có bạn chưa hiểu cách làm)
-GV giúp đỡ HS
-Các sản phẩm được treo trên dây quanh lớp học
Bước 4 :Nhận xét-Đánh giá
-GVNX kết quả làm việc của HS ,khen ngợi HS ,khuyến khích các em làm lồng đèn thứ 2
để tặng em bé.Cả lớp dùng sản phẩm này tham gia lễ rước đèn của toàn trường.
-GV NX giờ học 

HĐNGLL 3
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
Hoạt động 4: Tiểu phẩm “đụng xe ”

I.Mục tiêu hoạt động:


-Thông qua tiểu phẩm HS hiểu người đi bộ cũng cần tôn trọng Luật Giao thông để đảm
bảo an toàn cho mình,cho mọi người khi tham gia giao thông
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Kịch bản “ Đụng xe”
-Tranh ảnh về mạng lưới giao thông thể hiện rõ đường vạch dành cho người đi bộ
-Những đoạn phim về tai nạn giao thông hoặc người bị tai nạn giao thông (nếu có)
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS giờ sinh hoạt tới lớp sẽ tổ chức trình diễn tiểu phẩm “
Đụng xe”
GV đọc cho HS nghe nội dung kịch bản và nhắc HS đọc nhớ câu chuyện
-Tiểu phẩm có 4 nhân vật,ai thích chọn đóng nhân vật nào sẽ xung phong nhận vai
-Chuẩn bị tiết mục văn nghệ
-Cử bạn điều khiển chương trình
Bước 2: HS tập tiểu phẩm
-GV hình thành các nhóm luyện tập tiểu phẩm theo danh sách xung phong của HS
-Các nhóm cử nhóm trưởng để luyện tập
-Dựa vào kết quả luyện tập GV chọn 3-4 nhóm trình diễn trước lớp
- Kê bàn ghế theo hình chữ U, khoảng không gian ở giữa lớp học làm nơi trình diễn
Bước 3: Trình diễn tiểu phẩm
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu cuộc thi
- Giới thiệu chương trình gồm 2 phần :
+Phần 1 :Các nhóm trình diễn tiểu phẩm
+Phần 2 :trao đổi về nội dung và ý nghĩa của tiểu phẩm
-Các nhóm trình diễn tiểu phẩm
-Cả lớp chọn nhóm diễn hay nhất ,vai diễn hay nhất
-Người dẫn chương trình mời GV HD lớp trao đổi về nội dung ý nghĩa tiểu phẩm
-Văn nghệ xen kẽ
Bước 4:NX đánh giá
-Khen ngợi các HS đã thể hiện được cử chỉ,điệu bộ của các nhân vật khi đóng vai tăng
phần hóm hỉnh cho câu chuyện.Cô mong cả lớp không ai mắc phải sai lầm như bạn Thắng
trong câu chuyện khi tham gia giao thông.
-Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt
Tư liệu tham khảo : Một số câu hỏi và đáp án trả lời
1.Vì sao Thắng đau đớn rên rỉ ? (Vì Thắng bị đụng xe,chân bị thương rất đau..)
2.Theo bạn Thắng có lỗi hay người lái xe có lỗi? (Thắng có lỗi,bạn không chờ đèn tín hiệu
xanh đã chạy qua đường nên bị va vào xe của người đi đúng làn đường)
3.Người đi bộ cần chú ý những gì khi qua đường? (Quan sát kĩ,chờ có tín hiệu đèn xanh,đi
khẩn trương trên vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ.)

Hướng dẫn học


HĐNGLL 3
-Cho HS hoàn thành các bài buổi sáng
-GV nhắc nhở giúp đỡ HS yếu,bồi dưỡng HS giỏi
-NX giờ học

HĐNGLL 3
Chủ đề: Vòng tay bạn bè
Hoạt động 1: Trò chơi “đất - biển - trời”

I.Mục tiêu:
-Hướng dẫn HS tham gia 1 trò chơi tập thể.
-Trò chơi giúp HS củng cố ,mở rộng vốn kiến thức,rèn luyện phản xạ nhanh nhạy
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Các dụng cụ phục vụ trò chơi: bảng phụ,bút dạ
-Tranh ảnh về thiên nhiên ,đất nước
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV phổ biến cho HS nắm được trong giờ sinh hoạt tập thể tới các em sẽ được chơi 1 trò
chơi vui khỏe và rèn trí thông minh. Trò chơi “Đất-Biển –Trời”. Trò chơi giúp các em
củng cố kiến thức về tự nhiên xã hội trong 1 không gian vui vẻ thoải mái cộng với tinh
thần đồng đội cao
-Đối tượng chơi cả lớp (chia vào các đội đều 3 đối tượng giỏi,khá,TB,yếu)
-Chuẩn bị 3-4 bảng phụ ,bút dạ,Sân chơi rộng kẻ vạch sẵn vị trí,đường chạy của các đội,kê
bàn để người chơi viết
-Cử 1 quản trò(có thể là GVCN) 2 giám sát viên giúp việc cho quản trò
Bước 2: Tiến hành chơi
GV HD cách chơi
-Các đội đứng ở vị trí được vạch sẵn
-Khi quản trò giơ biển nêu chủ đềVD :Cây ăn quả trên mặt đất
Các đội có 3 phút thảo luận,nêu tên các loại cây ăn quả (lưu ý cần nói nhỏ tránh để đội
khác nghe được)
- Khi quản trò phát lệnh ô Viết)) Hoặc thổi còi báo hiệu thì người chơi đầu tiên của các đội
chạy lên bàn của đội mình viết tên một loại cây.Viết xong người thứ nhất chạy về đội bắt
tay tiếp sức cho người thứ hai để người này tiếp tục chạy lên viết tên một loại cây khác.Cứ
như vậy vòng chơi tiếp nối các thành viên còn lại của đội
- Khi quản trò thổi còi báo hết giờ cả lớp cùng tham gia chấm kết quả trên bảng của các
đội theo luật chơi(được viết sẵn trên bảng) như sau
+Từ viết không đúng
+Chữ viết sai lỗi chính tả bị loại
+Chữ viết quá xấu,không đọc được,bị loại
+Bạn đang viết, nhắc bạn,bị loại
-Giám sát của quản trò ghi kết quả lên bảng
-Trò chơi được tiếp tục,VD:
+Những sự vật nhìn thấy trên trời
+Các loài cá sống trên biển
+Các loại rau trồng trên mặt đất
Bước 3 :Nhận xét ,đánh gía

-Giám sát viên đọc kết quả tổng số bàn thắng của các đội chơi đã được ghi trên bảng ,mời
GV CN lên NX

HĐNGLL 3
-GV khen ngợi cả lớp đã tham gia 1 trò chơi tập thể vui,bổ ích.Trò chơi góp phần cung cấp
vốn từ ngữ phong phú về tự nhiên xã hội ,giúp các em có phản xạ nhanh,sức bật tốt.Hoan
nghênh đội ghi được nhiều bàn thắng nhất
-GV tuyên bố kết thúc cuộc chơi

HĐNGLL 3
Chủ đề: Vòng tay bạn bè
Hoạt động 2: Nghe Kể chuyện “Màu của Cầu Vồng”

I.Mục tiêu:
-Qua câu chuyện “Màu của cầu vồng” ,HS hiểu dù có tài giỏi đến đâu nếu sống đơn lẻ(một
mình) sẽ không thể tỏa sáng được
-HS nhận thức được sức mạnh của đoàn kết,hợp tác với bạn bè trong một btập thể
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Câu chuyện “Màu của cầu vồng”
-ảnh chụp về hoạt động tập thể của trường,của lớp
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Nghe kể chuyện
GV Trong cuộc sống có một số người thông minh,tài giỏi họ luôn cho mình là giỏi
nhất,quan trọng nhất.Các em hãy lắng nghe câu chuyện cô sắp kể và trình bày ý kiến của
mình đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên?
-GV kể lần 1(kết hợp giải nghĩa từ)
- GV kể lần 2(theo gợi ý đã viết sẵn trên bảng phụ)
1.Màu xanh lá cây đã nói gì với các bạn?
2.Vì sao màu xanh da trời lại phản đối màu xanh lá cây?
3. Màu vàng đã nói gì với hai bạn?
4. Màu da cam ca ngợi mình ntn?
5. Vì sao màu tím lại nói mình là người có quyền lực?
6.Cầu vồng xuất hiện đẹp ntn?
7.Hãy nêu 1 câu nói về ý nghĩa câu chuyện?
Bước 2: HS kể chuyện
-7HS khá, giỏi xung phong kể mẫu nối tiếp câu chuyện trên
- Kể theo nhóm (7 em)
-HS thi kể trước lớp:
+Hai bạn cùng thi kể 1 đoạn
HS nêu những gì mình thích trong cách kể của từng bạn (lưu ý không bình chọn ai hay
hơn ai,chỉ nêu những ưu điểm trong cách kể của hai bạn)
+Cả nhóm(7 em) thi kể nối tiếp câu chuyện(hoặc 7 bạn xung phong kể)
+1 HS giỏi kể toàn bộ câu chuyện
Bước 3: Nhận xét-Đánh giá
-GV Có người tự cho mình là giỏi nhất ,quan trọng nhất.Em tán thành hay không tán thành
suy nghĩ đó ?vì sao?
HS phát biểu
-GV :Cô cũng không tán thành với suy nghĩ của người đó.Trong một tập thể mỗi người
đều có mặt mạnh,mặt yếu.Không ai tài giỏi tất cả mọi mặt. Nếu chúng ta biết học tập
nhau,biết kết hợp những mặt mạnh,mới tạo nên sự thành công trong công việc....
-GV khen HS nắm được nội dung, ý nghĩa câu chuyện

ưỡng HS giỏi
-NX giờ học

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Vòng tay bạn bè
Hoạt động 3: Kể chuyện về tấm gương bạn tốt

I.Mục tiêu:
-HS biết sưu tầm và kể chuyện tấm gương người bạn tốt
-Giáo dục HS tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm đến bạn bè
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Các mẩu chuyện sưu tầm qua sách,báo,mạng Internet..về gương những người bạn tốt
-Băng hình minh họa(nếu có điều kiện)
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 2 tuần GV phổ biến cho HS nắm được:
+Qua thực tế ở lớp,ở trường qua GV CN hay các nguồn thông tin sách,báo,mạng internet
các em hãy sưu tầm tấm gương 1 người bạn tốt để thi đọc(kể) trước lớp
-Tiêu chí chấm thi:
+Giọng kể rõ ràng,truyền cảm,kết hợp cử chỉ,điệu bộ..khi kể :loại A
+Giọng kể chưa rõ ràng, chưa kết hợp cử chỉ,điệu bộ..khi kể :loại B
-Các giải thưởng cho cá nhân kể chuyện hay.
-Trước 1ngày GV nắm danh sách HS xung phong kể chuyện để sắp xếp chương trình
-Chọn (cử) người dẫn chương trình
-Mỗi tổ tập 1-2 tiết mục văn nghệ
Bước 2: HS kể chuyện
-Mở đầu người dẫn chương trình bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài và trình bày 1 số tiết mục
văn nghệ khởi động buổi sinh hoạt
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do ,thông qua chương trình
-Tiến hành kể chuyện
+HS lần lượt lên kể chuyện theo thứ tự của chương trình
-Sau mỗi lần kể, người dẫn chương trình(GV) điều khiển cả lớp đánh giá xếp loại cho
người vừa kể, người dẫn chương trình viết kết quả lên bảng
+GV đặt câu hỏi cho cả lớp cùng trao đổi về nội dung câu chuyện
Bước 3: Nhận xét-Đánh giá
-Người dẫn chương trình đọc kết quả do cả lớp bình chọn mời GV lên phát biểu trao quà
(Nếu có)
-GV phát biểu khen HS bằng giọng kể rõ ràng, truyền cảm,kết hợp cử chỉ,điệu bộ đã cho
cả lớp được nghe những câu chuyện xúc động về tình bạn.
-Nhắc nhở HS học tập những tấm lòng nhân hậu,giúp đỡ các bạn trong trường trong lớp
gặp khó khăn.

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Vòng tay bạn bè
Hoạt động 4: Trò chơi “kết thân”

I.Mục tiêu:
- HS biết giới thiệu tên và tính cách của các bạn trong lớp, tạo bầu không khí thân
thiện,cởi mở trong lớp học.
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Khoảng không gia đủ rộng để tiến hành trò chơi(ngoài sân)
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV phổ biến cách chơi và luật chơi
*Cách chơi
-Tất cả đứng thành vòng tròn.Quản trò đứng ở tâm vòng tròn.
-Quản trò chỉ vào một người bất kì và hô : “ Kết thân! Kết thân!”
-Cả lớp hỏi: “Thân ai? Thân ai?”
- Quản trò chỉ vào một người nào đó hô ,chẳng hạn tên là Hoavà hô: “Thân Hoa! Thân
Hoa!”
-Cả lớp hô: “Vì sao? Vì sao?”
- Quản trò : “Bạn hiền! Bạn hiền!”
(hoặc bạn tốt,bạn lễ phép,bạn chăm ngoan,bạn vui tính,bạn chăm chỉ,bạn xinh,bạn đáng
yêu..)
-Người vừa đựơc chỉ lên bắt tay quản trò và đứng vào giữa vòng tròn tiếp tục hô:“ Kết
thân! Kết thân!” .Cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến hết thời gian.
*Luật chơi:
Người chơi chỉ định 1 bạn đã lên chơi rồi là phạm luật,phảI nhảy lò cò về vị trí.Quản trò
được quyền chỉ định bạn khác lên chơi.
-Sau khi nghe cả lớp hô “Thân ai? Thân ai?” ,người chơi phải nêu nhanh tên bạn,nếu đếm
đến 5 mà chưa nói được là phạm luật ,phải nhảy lò cò về vị trí.
Bước 2: Tiến hành chơi
-Tổ chức cho cả lớp chơi thử 1-3 lần
-HS chơi thật
Bước 3 :Nhận xét ,đánh gía
-GV khen những HS đã tham gia trò chơi vui và bổ ích .Trò chơi này giúp các em hiểu
biết và thân thiết nhau hơn.Mong các em sẽ phát huy những mặt tốt,xứng đáng với tình
cảm các bạn giành cho mình.
-GV tuyên bố kết thúc cuộc chơi

Hướng dẫn học


-Cho HS hoàn thành các bài buổi sáng
-GV nhắc nhở giúp đỡ HS yếu,bồi dưỡng HS giỏi
-NX giờ học

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Biết ơn thầy, cô giáo
Hoạt động 1: Vẽ tranh chủ đề “Thầy cô giáo của em”

I.Mục tiêu hoạt động:


- Khuyến khích khả năng sáng tạo của HS
-Hình thành và bồi dưỡng cảm xúc của HS trong việc thể hiện sự kính trọng, biết ơn công
lao to lớn của thầy giáo,cô giáo qua tranh vẽ
-Bồi dưỡng tình cảm yêu trường,yêu lớp
-Rỡn kĩ năng tự nhận thức,kĩ năng trình bày,chia sẻ,hợp tác cho HS
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp ,khối lớp hoặc trường
III.Tài liệu và phương tiện
-Giá vẽ,giấy vẽ
-Bút chì,bút chì màu, bút sáp và các loại màu vẽ
-Micro,loa,ampli
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 2tuần nhà trường phổ biến cho HS nắm được
-Nội dung,chương trình,kế hoạch thời gian tổ chức cuộc giao lưu
- Yêu cầu: Tranh vẽ phải thể hiện được các nội dung sau:
+ Kính trọng, biết ơn thầy giáo,cô giáo
+Học tập tốt,rèn luyện tốt
+Yêu trường,yêu lớp
+Chia sẻ khó khăn,giúp đỡ bạn
-Hình thức giao lưu:Cá nhân và tập thể
-Địa điểm tổ chức giao lưu: sân trường(nếu thời tiết thuận lợi) trong hội trường (Nếu điều
kiện cơ sở vật chất cho phép) hoặc tại 1 vị trí thuận tiện,phù hợp
-Thông tin,tuyên truyền,quảng bá,cổ vũ về buổi giao lưu đến các HS và các thầy giáo,cô
giáo,phụ huynh HS
-GV CN lớp thông báo chi tiết cho HS về nội dung,chương trình,kế hoạch cuộc giao lưu
-Thành lập Ban giám khảo và ban tổ chức triển lãm các cấp (trường,lớp)
- Ban giám khảo và ban tổ chức họp thống nhất tiêu chí chấm tranh vẽ có thể là:
+Đáp ứng yêu cầu về nội dung
+Bố cục ,phối màu của tranh
+T ác phẩm được đánh giá dựa trên khả năng sáng tạo,trí tưởng tượng và thể hiện được
chủ đề ’’Chúng em biết ơn thầy giáo, cô giáo’’ 
+Tác giả các tranh phải có phần thuyết trình về ý tưởng,nội dung tranh
-Cơ cấu giải thưởng : 2 giải nhất,2 giải nhì,4 giải ba,6 giải khuyến khích và nhiều giải
khen từng mặt
Bước 2: Tiến hành vẽ tranh
-Các giá vẽ(vị trí ngồi vẽ) được sắp xếp trước tại khu vực tổ chức thi
-Người dẫn chương trình:
+Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
+Mời trưởng Ban tổ chức lên khai mạc,giới thiệu về chủ đề,ý nghĩa của cuộc giao lưu
+Giới thiệu Ban giám khảo và danh sách cá nhân tham dự
- Ban tổ chức công bố nội dung,chương trình,thể lệ, thời gian tiến hành vẽ tranh
- Ban tổ chức đọc tên và mời các thí sinh vào vị trí đã định trước để chuẩn bị tiến hành vẽ
tranh
HĐNGLL 3
-Các HS vẽ tranh
Bước 3 Chấm thi
-Ban giám khảo tiến hành chấm các tranh theo tiêu chí đã công bố
-Họp thống nhất kết quả và báo cáo trưởng ban tổ chức
-Trong thời gian Ban giám khảo chấm tranh,để tạo không khí vui tươi,phấn khởi các lớp
trình diễn các tiết mục văn nghệ dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương trình
Bước 4 Công bố kết quả và trao giải
- Trưởng ban tổ chức lên công bố các cá nhân đoạt giải
-Đại diện lãnh đạo nhà trường,khách mời,đại diện cha mẹ HS và các đại biểu khác lên
trao giải thưởng cho các cá nhân ,tập thể đoạt giải
- Trưởng ban tổ chức cảm ơn các vị đại biểu cùng tất cả các em HS đã nhiệt tình tham gia
cuộc thi và tuyên bố kết thúc cuộc thi
-HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Ngày nhà giáo Việt Nam

HĐNGLL 3
Chủ đề: Biết ơn thầy, cô giáo
Hoạt động 2: Tặng hoa chúc mừng thầy, cô giáo

I.Mục tiêu hoạt động:


Hoạt động nhằm :
-Giáo dục sự kính trọng,lòng biết ơn của HS đối với công lao to lớn của thầy giáo,cô giáo.
-Bồi dưỡng tình cảm yêu trường,yêu lớp của HS
-Rèn kĩ năng tự nhận thức,tự xác định mục tiêu,bày tỏ,chia sẻ,hợp tác.
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Các bài viết chúc mừng các thầy ,cô giáo
-Sân khấu,micrô,loa,âm li(với đối hội thi khối lớp,trường)
-Hoa quả,bánh kẹo để liên hoan
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV CN thông báo cho HS trong lớp về nội dung(giới hạn nội dung,chương trình theo các
tuần phù hợp với kế hoạch năm học) kế hoạch tổ chức Hội vui học tập
-Họp ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho Hội vui học tập.Hình thức tổ chức
Hội vui học tập rất phong phú ,đa dạng.Tùy theo quy mô tổ chức mà Ban tổ chức lựa chọn
các hình thức phù hợp.Có thể theo một trong các hình thức sau :
1.Hái hoa dân chủ :(nếu sử dụng theo quy mô lớp) Người dẫn chương trình trực tiếp công
bốđáp án mỗi câu hỏi,tình huống (đã được Ban tổ chức chuẩn bị trước)Cách tiến hành có
thể là :
a.Tất cả các HS trong lớp đều phải tham gia một cách tự do (lên hái hoa dân chủ và trả lời
câu hỏi)
b.Hình thức tham gia là các tổ .Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hoạt động dưới sự điều
khiển của người dẫn chương trình
2.Thi tìm hiểu kiến thức Rút thăm trả lời câu hỏi của Ban tổ chức (nếu sử dụng theo quy
mô khối lớp)
a.Mỗi lớp/khối lớp thành lập một đội thi ,luân phiên trả lời câu hỏi dưới nhiều hình
thức ,...
b.Các đội thi cùng tham gia trả lời các câu hỏi ,tình huống hoặc các trò chơi
Trò chơi Rung chuông vàng
Nội dung thi có thể bao gồm khoảng 20 câu hỏi liên quan đến các kiến thức.Mỗi câu hỏi
sẽ có 15 giây để HS suy nghĩ trả lời.Sau khi mỗi câu hỏi được chiếu trên màn hình,các HS
sẽ ghi kết quả ra bảng và giơ lên.HS nào sai bị loại khỏi vòng chơi thứ nhất.Sau 10 câu hỏi
sẽ có phần cứu trợ của các thầy cô để các em HS bị loaị có thể được tham gia chơi vòng
thứ hai
ở vòng thứ hai,luật chơi tương tự như vòng trước.HS còn trụ lại đến câu hỏi cuối cùng là
người thắng cuộc
Lưu ý :
+Tất cả các HS trong lớp trong lớp đều có thể tham gia trò chơi Rung chuông vàng.
+Những HS bị loại vì trả lời sai sẽ ra ngoài cổ vũ cho các bạn đang chơi
-GV CN và các GV khác chuẩn bị nội dung câu hỏi,bài tập đáp án phù hợp với mỗi môn
học.Nội dung Hội vui học tập giới hạn trong 1 môn hoặc nhiều môn

HĐNGLL 3
-Yêu cầu các câu hỏi ,bài tập cần nhẹ nhàng,đa dạng (có câu hỏi đóng,câu hỏi mở,câu hỏi
kiến thức,câu đố vui)phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức,kĩ năng môn học.Đáp án
các câu hỏi và bài tập phải chính xác phù hợp với nội dung chương trình môn học
-Dự kiến khách mời (Đại diện lãnh đạo nhà trường,Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền
phong,đại diện GV phụ trách khối lớp,đại diện Ban cha mẹ HS)
-Lựa chọn người dẫn chương trình(nên là 2 HS nam ,nữ trong ban cán sự lớp)
Bước 2:Tiến hành
-Trang trí không gian hội thi: Kê bàn ghế hình chữ U( quy mô lớp),hội trường có sân khấu
( quy mô khối lớp),.Chuẩn bị các vị trí cho các đội thi, khách mời,dự kiến đại biểu phát
biểu,..Các vị trí cho cổ động viên các lớp
-Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu,thông báo nội dung chương
trình
-Đại diện Ban tổ chức lên phát biểu khai mạc hội thi.
-Thực hiện các phần thi:
+ Người dẫn chương trình lên điều khiển hội thi:lần lượt mời các cá nhân,đội thi lên thực
hiện phần thi của đội mình.
+Nên tổ chức xen kẽ các phần thi,các phần chơi các hoạt động văn nghệ tạo không khí nhẹ
nhàng, vui tươi,hào hứng.
+Ban giám khảo đánh giá cho điểm ngay sau khi các phần thi kết thúc nhằm tạo không khí
thi đua và rượt đuổi giữa các cá nhân và các đội thi
Bước 3: tổng kết hội thi
-Tổng kết ,đánh giá,xếp loại,trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Các đại biểu phát biểu ý kiến
- Các đại biểu trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.

HĐNGLL 3
Chủ đề: Biết ơn thầy, cô giáo
Hoạt động 3: Hội vui học tập

I.Mục tiêu hoạt động:


Hoạt động nhằm :
-Góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng các môn học.
-Hình thành và phát triển vai trò chủ động,tích cực của HS
-Tạo không khí thi đua vui tươi,phấn khởi trong học tập
-Rèn kĩ năng giao tiếp,ra quyết định cho HS
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Địa điểm,trang trí sân khấu,hệ thống trang âm,micrô(với đối hội thi khối lớp,trường)
-Chuẩn bị hệ thống câu hỏi,tình huống,bài tập,trò chơi và đáp án
-Các phương tiện(phù hợp với các hình thức hoạt động)sử dụng trong Hội vui học tập(cây
xanh để cài câu hỏi, bài tập trong hình thức hái hoa dân chủ)
-Quà tặng ,phần thưởng và hoa tươi phục vụ hội thi.
-Các tiết mục văn nghệ phục vụ cho Hội vui học tập
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV CN thông báo cho HS trong lớp về nội dung(giới hạn nội dung,chương trình theo các
tuần phù hợp với kế hoạch năm học) kế hoạch tổ chức Hội vui học tập
-Họp ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho Hội vui học tập.Hình thức tổ chức
Hội vui học tập rất phong phú ,đa dạng.Tùy theo quy mô tổ chức mà Ban tổ chức lựa chọn
các hình thức phù hợp.Có thể theo một trong các hình thức sau :
1.Hái hoa dân chủ :(nếu sử dụng theo quy mô lớp) Người dẫn chương trình trực tiếp công
bốđáp án mỗi câu hỏi,tình huống (đã được Ban tổ chức chuẩn bị trước)Cách tiến hành có
thể là :
a.Tất cả các HS trong lớp đều phải tham gia một cách tự do (lên hái hoa dân chủ và trả lời
câu hỏi)
b.Hình thức tham gia là các tổ .Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hoạt động dưới sự điều
khiển của người dẫn chương trình
2.Thi tìm hiểu kiến thức Rút thăm trả lời câu hỏi của Ban tổ chức (nếu sử dụng theo quy
mô khối lớp)
a.Mỗi lớp/khối lớp thành lập một đội thi ,luân phiên trả lời câu hỏi dưới nhiều hình
thức ,...
b.Các đội thi cùng tham gia trả lời các câu hỏi ,tình huống hoặc các trò chơi
Trò chơi Rung chuông vàng
Nội dung thi có thể bao gồm khoảng 20 câu hỏi liên quan đến các kiến thức.Mỗi câu hỏi
sẽ có 15 giây để HS suy nghĩ trả lời.Sau khi mỗi câu hỏi được chiếu trên màn hình,các HS
sẽ ghi kết quả ra bảng và giơ lên.HS nào sai bị loại khỏi vòng chơi thứ nhất.Sau 10 câu hỏi
sẽ có phần cứu trợ của các thầy cô để các em HS bị loaị có thể được tham gia chơi vòng
thứ hai
ở vòng thứ hai,luật chơi tương tự như vòng trước.HS còn trụ lại đến câu hỏi cuối cùng là
người thắng cuộc
Lưu ý :
+Tất cả các HS trong lớp trong lớp đều có thể tham gia trò chơi Rung chuông vàng.
+Những HS bị loại vì trả lời sai sẽ ra ngoài cổ vũ cho các bạn đang chơi
HĐNGLL 3
-GV CN và các GV khác chuẩn bị nội dung câu hỏi,bài tập đáp án phù hợp với mỗi môn
học.Nội dung Hội vui học tập giới hạn trong 1 môn hoặc nhiều môn
-Yêu cầu các câu hỏi ,bài tập cần nhẹ nhàng,đa dạng (có câu hỏi đóng,câu hỏi mở,câu hỏi
kiến thức,câu đố vui)phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức,kĩ năng môn học.Đáp án
các câu hỏi và bài tập phải chính xác phù hợp với nội dung chương trình môn học
-Dự kiến khách mời (Đại diện lãnh đạo nhà trường,Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền
phong,đại diện GV phụ trách khối lớp,đại diện Ban cha mẹ HS)
-Lựa chọn người dẫn chương trình(nên là 2 HS nam ,nữ trong ban cán sự lớp)
Bước 2:Tiến hành
-Trang trí không gian hội thi: Kê bàn ghế hình chữ U( quy mô lớp),hội trường có sân khấu
( quy mô khối lớp),.Chuẩn bị các vị trí cho các đội thi, khách mời,dự kiến đại biểu phát
biểu,..Các vị trí cho cổ động viên các lớp
-Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu,thông báo nội dung chương
trình
-Đại diện Ban tổ chức lên phát biểu khai mạc hội thi.
-Thực hiện các phần thi:
+ Người dẫn chương trình lên điều khiển hội thi:lần lượt mời các cá nhân,đội hti lên thực
hiện phần thi của đội mình.
+Nên tổ chức xen kẽ các phần thi,các phần chơi các hoạt động văn nghệ tạo không khí nhẹ
nhàng, vui tươi,hào hứng.
+Ban giám khảo đánh giá cho điểm ngay sau khi các phần thi kết thúc nhằm tạo không khí
thi đua và rượt đuổi giữa các cá nhân và các đội thi
Bước 3: tổng kết hội thi
-Tổng kết ,đánh giá,xếp loại,trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Các đại biểu phát biểu ý kiến
- Các đại biểu trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.

HĐNGLL 3
Chủ đề: Biết ơn thầy, cô giáo
Hoạt động 4: Em làm kế hoạch nhỏ

I.Mục tiêu hoạt động:


- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm,thân thiện với môi trường
-Xây dựng tinh thần đoàn kết,giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên trong học tập và hoạt động
-Tạo khônh khí thi đua nhẹ nhàng ,phấn khởi
-Rèn kĩ năng giao tiếp,ra quyết định cho HS
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp,khối lớp hoặc trường
III.Tài liệu và phương tiện
-Các bài hát chủ đề “Thiếu nhi làm kế hoạch nhỏ”
-Bao tải,dây buộc
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Nhà trường phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập Ban chỉ
đạođợt thi đua “Em làm kế hoạch nhỏ” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
-Ban chỉ đạo phát động đợt thi đua “Em làm kế hoạch nhỏ” tới toàn bộ HS nhà
trường.Thông báo cho HS biết nội dung ,chương trình, kế hoạch, thời gian tổ chức hoạt
động “Kế hoạch nhỏ”.Chỉ đạo việc thành lập các tiểu ban chỉ đạo khối lớp.
-GVCN phối hợp với phụ trách (nhi đồng) chi đội các lớp xây dựng kế hoạch chi tiết (nội
dung,chỉ tiêu,phương thức tổ chức …) cho hoạt động
-Triển khai công việc tới các thành viên của tổ(phân đội) .Các thành viên trong tổ(phân
đội) trao đổi thống nhất chỉ tiêu kế hoạch nhỏ và giao ước thi đua ,cam kết thực hiện các
chỉ tiêu đã thống nhất.
-Tổ chức tuyên truyền vận động
Hàng ngày,hàng tuần trong giờ ra chơi Ban tổ chức tuyên truyền qua Đội tuyên truyền
măng non,qua hệ thống phát thanh của nhà trườngbằng các bài viết,lời ca tiếng hát về vai
trò,ý nghĩa thiết thực của phong trào kế hoạch nhỏ,từ đó tạo cho các em nhận thức,động
lực thực hiện tốt phong trào.
Bước 2:Thực hiện
-Trên cơ sở nội dung ,chương trình, kế hoạch đã thống nhất ,các tiểu ban các lớp ,khối lớp
tổ chức cho cá nhân,tập thể đăng kí các chỉ tiêu thi đua
-Các tiểu bạn đôn đốc các đội viên,HS tích cực thực hiện kế hoạch đã đăng kí.
-Báo cáo kết quả:
+Các lớp tổ chức cân các sản phẩm thu được,báo cáo kết quả về Tiểu ban chỉ đạo của khối
lớp
+ Tiểu ban chỉ đạo khối lớp báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo của nhà trường
- Ban chỉ đạo phong trào thi đua toàn trường căn cứ vào báo cáo và đăng kí chỉ tiêu thi đua
của các khối lớp ,thống kê kết quả và chuẩn bị tổ chức lễ tổng kết phong trào thi đua
Bước 3:Lễ tổng kết phong trào thi đua:Em làm kế hoạch nhỏ- chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam
-Lễ tổng kết cần được tổ chức trang trọng vào trước hoặc trong ngày Nhà giáo Việt Nam
-Trong lễ tổng kết chú ý mời các đại biểu lãnh đạo địa phương,Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tại địa phương,các ban ngành,đoàn thể có liên quan trong khu vực
-Chương trình buổi lễ có thể là:
+Ca múa nhạc chào mừng
+Chào cờ,nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
HĐNGLL 3
+Tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu,khách mời
+Trưởng bạn chỉ đạo phong trào thi đua đọc Báo cáo tổng kết ,công bố kết quả :Kế hoạch
nhỏ của các lớp, của khối.
+Ban chỉ đạo phong trào thi đua tuyên dương, khen thưởng các cá nhân,tập thể có thành
tích tốt trong phong trào thi đua.
+Báo cáo điển hình của phong trào thi đua
+Phát biểu của đại biểu cấp trên,khách mời
+Ca nhạc kết thúc lễ tổng kết

HĐNGLL 3
Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện về các anh hùng dân tộc

I.Mục tiêu hoạt động:


- Giúp HS biết được tên tuổi và những chiến công vẻ vang của các vị anh hùng dân tộc
-Tự hào,kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc
-Tích cực học tập ,rèn luyện theo gương các vị anh hùng dân tộc
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Các tư liệu,truyện kể về các anh hùng dân tộc
-Các câu hỏi,câu đố,trò chơi liên quan
-Giấy A4,bút dạ,bảng nhóm
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
*Đối với GV
-Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về các anh hùng dân tộc qua sách,báo.người lớn tuổi trong gia
đình
-Chuẩn bị nội dung câu hỏi,HD HS thảo luận
-Phân công HS chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ,trò chơi..
*Đối với HS
-Tự sưu tầm các câu chuyện về các anh hùng dân tộc theo sự HD của GV
-Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ,trò chơi..
Bước 2:Kể chuyện
-Mở đầu HS biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề
-GV có thể đưa ra 1 số câu hỏi để hướng vào nội dung các câu chuyện sẽ kể
+Những người ntn được gọi là anh hùng dân tộc?
(anh hùng dân tộc là những người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường
tồn và phát triển của dân tộc,được nhân dân suy tôn và lịch sử dân tộc ghi nhận. Anh hùng
dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc (thời đại) trở thành biểu tượng
và niềm tự hào bất diệt của dân tộc)
+Kể tên 1 số anh hùng dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ?
-GV mời HS kể 1 số thông tin về các anh hùng dân tộc mà các em đã sưu tầm được
-GV kể cho HS nghe những câu chuyện nói lên chiến công vẻ vang, sự mưu trí dũng cảm
của các anh hùng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước
-Sau mỗi câu chuyện kể,GV đưa ra 1 số câu hỏi,yêu cầu HS thảo luận như:
+Người anh hùng dân tộc vừa được kể trong câu chuyện vừa rồi là ai?
+Những chiến công nổi bật được nhắc đến trong chuyện là gì?
-Y/c HS thảo luận nhóm 2 hoặc nhóm 4
+Kết quả thảo luận được ghi ra giấy A4 hoặc bảng nhóm
+Sau thời gian quy định (3-5 phút) GV y/c đại diện nhóm trình bày,nhóm khác NX,bổ
sung
+GV KL
Bước 3:Tổng kết đánh giá
-GV NX ý thức thái độ của HS
-Tuyên dương những cá nhân,nhóm đã sưu tầm,kể chuyện hay,thảo luận tích cực

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
Hoạt động 2: Em học tập tác phong anh bộ đội

I.Mục tiêu hoạt động:


- HS được rèn luyện tác phong nhanh nhẹn dứt khoát,gọn gàng, ngăn nắp,kỉ luật như các
anh bộ đội
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Mũ bộ đội,thắt lưng,giày thể thao
-Ba lô,chăn màn(bán trú)
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước khoảng 1 tuần GV phổ biến kế hoạch tới HS:
+Chủ đề:Em học tập tác phong anh bộ đội
+Nội dung thi:tập hợp theo đội hình hàng dọc,hàng ngang,tư thế đứng nghiêm,tư thế
nghỉ,quay phải,quay trái,quay đằng sau,đi đều,xếp ba lô,gấp chăn màn.. theo tác phong
nhanh nhẹn dứt khoát,gọn gàng, ngăn nắp,kỉ luật như các anh bộ đội.Mỗi động tác làm
hoàn hảo được 10 điểm
+Hình thức thi: 2 vòng
Vòng1:Thi trong tổ chọn ra 3 bạn khá nhất vào thi vòng hai
Vòng 2:Thi giữa các đội đại diẹn cho các tổ trong lớp
Lưu ý HS cần ăn mặc gọn gàng,đi giày thể thao,cắm thùng,có thắt lưng
-HS chuẩn bị trang phục và luyện tập các động tác như GV phổ biến
-Các tổ tiến hành thi vòng1 chọn ra 3 thành viên tham gia thi vòng
-Đăng kí dự thi
-Thành lập Ban giám khảo.GV có thể mời thêm các cựu chiến binh hoặc đại diện cho 1
đơn vị bộ đội tham gia vào Ban giám khảo
Bước 2:Vòng thi2(Tiến hành ở ngoài sân)
-Mở đầu HS hát bài “Chú bộ đội “ của Hoàng Hà
-Người dẫn chương trình mời từng đội thi bước lên phía trước và thực hiện các động tác
theo lệnh của GV(nghiêm, nghỉ,quay phải,quay trái,quay đằng sau,đi đều,xếp ba lô,gấp
chăn màn.. Ban giám khảo giám sát,chấm điểm từng động tác của mỗi đội
Bước 3:Tổng kết và trao thưởng
-Ban giám khảo công bố kết quả và trao giải thưởng cho các đội thi có thành tích cao nhất
-GV nhắc nhở HS tiếp tục học tập ,rèn luyện theo tác phong của anh bộ đội trong các hoạt
động hằng ngày
-Cả lớp hát tập thể bài “Cháu yêu chú bộ đội” của Hoàng Văn Yến
-Chuẩn bị tiết sau

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
Hoạt động 3: Viếng nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương

I.Mục tiêu hoạt động:


- Giáo dục HS truyền thống uống nước nhớ nguồn,đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta.
-Biết trân trọng,giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó
-Giáo dục các em lòng biết ơn,tự hào,kính trọng anh bộ đội,gia đình thương binh liệt sĩ.
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Tư liệu,truyện kể về các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu ở địa phương
-Nội dung câu hỏi giao lưu(nếu có)
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
*Với GV
-Xây dựng kế hoạch thăm viếng nghiã trang liệt sĩ, thông qua ban giám hiệu nhà trường
-Thành lập Ban tổ chức:mời đại diện cha mẹ HS của lớp làm thành viên ban tổ chức
-Liên hệ với Ban quản lí nghĩa trang hoặc đại diện hội cựu chiến binh để giao lưu, kể
chuyện về những chiến công vẻ vang và sự hi sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ tiêu
biểu
-Thống nhất thời gian,chương trình,nội dung buổi thăm viếng,giao lưu
-Chuẩn bị phương tiện đi lại(nếu có)
-Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về những tấm gương anh dũng, hi sinh dũng cảm của các anh
hùng liệt sĩngười địa phương qua:người lớn trong gia đình, tư liệu,sách báo.
*Với HS:
-Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ:đọc thơ,hát,trò chơi trong buổi giao lưu
-Hướng dẫn HS viết lời phát biểu cảm tưởng
Bước 2:Tiến hành hoạt động viếng thăm
-HD HS xếp thành hàng đôI trước đài tưởng niệm
-Đại diện HS phát biểu cảm tưởng thể hiện lòng biết ơn về sự hi sinh to lớn của các anh
hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập,tự do của quê hương,đất nước và hứa quyết tâm học
tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
Bước 3:Vệ sinh nghĩa trang,giao lưu
-HS tiến hành vệ sinh:nhặt cỏ,quét dọn trong khuôn viên nghĩa trang
-Giao lưu,kể chuyện về các anh hùng,liệt sĩ ở địa phương
+Đại diện hội cựu chiến binh tham gia giao lưu cùng các em,kể cho các em về các tấm
gương anh hùng liệt sĩ tiêu biểu gắn với những chiến công và sự hi sinh anh dũng, quả
cảm trong chiến đấu chống quân thù
+Tổ chức trò chơi, hát,múa ca ngợi công ơn anh bộ đội và sự hi sinh của các anh hùng liệt

-Đại diện HS cảm ơn cựu chiến binh,hứa chăm ngoan,học giỏi.
Bước4:NX đánh giá
-GV NX đánh giá ý thức thái độ của HS trong buổi tham quan
-Cảm ơn Ban quản lí nghĩa trang liệt sĩ,đại diện hội cựu chiến binh,nhắc nhở HS quyết tâm
học tập xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của các anh hùng liệt sĩ
-Chuẩn bị tiết sau

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
Hoạt động 4: Viếng nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương

I.Mục tiêu hoạt động:


- Giáo dục HS truyền thống uống nước nhớ nguồn,đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta.
-Biết trân trọng,giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó
-Giáo dục các em lòng biết ơn,tự hào,kính trọng anh bộ đội,gia đình thương binh liệt sĩ.
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Tư liệu,truyện kể về các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu ở địa phương
-Nội dung câu hỏi giao lưu(nếu có)
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
*Với GV
-Xây dựng kế hoạch thăm viếng nghiã trang liệt sĩ, thông qua ban giám hiệu nhà trường
-Thành lập Ban tổ chức:mời đại diện cha mẹ HS của lớp làm thành viên ban tổ chức
-Liên hệ với Ban quản lí nghĩa trang hoặc đại diện hội cựu chiến binh để giao lưu, kể
chuyện về những chiến công vẻ vang và sự hi sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ tiêu
biểu
-Thống nhất thời gian,chương trình,nội dung buổi thăm viếng,giao lưu
-Chuẩn bị phương tiện đi lại(nếu có)
-Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về những tấm gương anh dũng, hi sinh dũng cảm của các anh
hùng liệt sĩngười địa phương qua:người lớn trong gia đình, tư liệu,sách báo.
*Với HS:
-Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ:đọc thơ,hát,trò chơi trong buổi giao lưu
-Hướng dẫn HS viết lời phát biểu cảm tưởng
Bước 2:Tiến hành hoạt động viếng thăm
-HD HS xếp thành hàng đôI trước đài tưởng niệm
-Đại diện HS phát biểu cảm tưởng thể hiện lòng biết ơn về sự hi sinh to lớn của các anh
hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập,tự do của quê hương,đất nước và hứa quyết tâm học
tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
Bước 3:Vệ sinh nghĩa trang,giao lưu
-HS tiến hành vệ sinh:nhặt cỏ,quét dọn trong khuôn viên nghĩa trang
-Giao lưu,kể chuyện về các anh hùng,liệt sĩ ở địa phương
+Đại diện hội cựu chiến binh tham gia giao lưu cùng các em,kể cho các em về các tấm
gương anh hùng liệt sĩ tiêu biểu gắn với những chiến công và sự hi sinh anh dũng, quả
cảm trong chiến đấu chống quân thù
+Tổ chức trò chơi, hát,múa ca ngợi công ơn anh bộ đội và sự hi sinh của các anh hùng liệt

-Đại diện HS cảm ơn cựu chiến binh,hứa chăm ngoan,học giỏi.
Bước4:NX đánh giá
-GV NX đánh giá ý thức thái độ của HS trong buổi tham quan
-Cảm ơn Ban quản lí nghĩa trang liệt sĩ,đại diện hội cựu chiến binh,nhắc nhở HS quyết tâm
học tập xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của các anh hùng liệt sĩ
-Chuẩn bị tiết sau

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Ngày Tết quê em
Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Lì xì”

I.Mục tiêu hoạt động:


- HS hiểu Lì xì(mừng tuổi) là phong tục cổ truyền của ngày Tết.Người lớn thường tặng trẻ
em tiền ,bỏ trong 1 bao giấy đỏ,kèm theo những lời chúc sức khỏe, chúc học hành tiến bộ
- Giáo dục HS biết sử dụng tiền lì xì 1 cách hợp lí
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Kịch bản “Lì xì”
-Tranh ảnh quang cảnh ngày Tết
-ảnh chụp cảnh con cháu đang nhận tiền lì xì của gia đình(nếu có)
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1-2 tuần GV phổ biến cho HS
-Giới thiệu tục lì xì ,tiểu phẩm lì xì
-Mỗi tổ tập diễn tiểu phẩm theo kịch bản chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ có nội dung về
ngày Tết
-Cử bạn điều khiển chương trình
-Công bố tiêu chí chấm thi :
+ăn mặc đẹp,lời nói rõ ràng,kết hợp được điệu bộ ,cử chỉ : Loại A
+ăn mặc chưa đẹp,lời nói chưa rõ ràng, chưa kết hợp được điệu bộ ,cử chỉ : Loại B
-GV công bố các giải thưởng(nếu có điều kiện)
-GV cung cấp kịch bản cho HS trước 1 tuần,GV cho HS luyện đọc kịch bản theo hình thức
phân vai
-Các tổ chọn,phân vai các nhân vật đóng tiểu phẩm đại diện cho tổ dự thi
-HS tiến hành tập diễn tiểu phẩm,tập văn nghệ
Bước 2:Tiến hành cuộc thi
- Kê bàn ghế theo hình chữ U,sân khấu ở giữa
-Các tổ trưởng bốc thăm thứ tự tiết mục
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu cuộc thi
-Thông qua chương trình cuộc thi
-Tiến hành thi: HS lên trình diễn theo thứ tự bốc thăm
-Văn nghệ xen kẽ
-Người dẫn chương trình mời GV lên hướng dẫn HS trao đổi nội dung tiểu phẩm
1.Vì sao bạn Bốp muốn bố mẹ đưa hết tiền mừng tuổi cho mình?
(Bạn muốn có tiền để tha hồ chơi game)
2.Dưới đây là cách nghĩ của bạn ỉn,bạn Cún;Em đồng ý với cách nghĩ nào?
a.Trẻ em không nên giữ tiền
b.Chơi game hại sức khỏe,học tập giảm sút.
c.Khi cần tiền làm gì xin phép bố mẹ
d.Cả 3 cách a,b,c
3.Em tán thành cách dùng tiền lì xì của bạn nào? (Bạn ỉn,bạn Bốp)
4.Em đã sử dụng tiền mừng tuổi vào việc gì?
- Người dẫn chương trình mời lớp trưởng lên phát động đợt “Nuôi heo” đầu xuân để gây
quỹ từ thiện giúp đỡ HS khó khăn
-GV và HS lần lượt lên cho “heo ăn” cả lớp hát bài Con heo đất
HĐNGLL 3
Bước 3:NX đánh giá
-Hướng dẫn cả lớp bình chọn đội(bạn) trình diễn hay nhất bằng cách bỏ phiếu
-GV công bố đội(bạn) đựoc bình chọn trao thưởng (Nếu có)
-Khen ngợi các tổ tích cực luyện tập.Khuyên HS học tập 3 bạn trong tiểu phẩm

HĐNGLL 3
Chủ đề: Ngày Tết quê em
Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc tết, làm hoa giấy

I.Mục tiêu hoạt động:


- Hướng dẫn HS biết làm bưu thiếp chúc Tết (hoặc làm hoa giấy) để chúc,tặng bạn
bè,người thân..nhân dịp năm mới
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Bìa màu khổ A4 hoặc giấy trắng loại mỏng
-Giấy thủ công các màu,kéo,hồ dán,dây thép,que làm cành
-Giấy vẽ,bút màu,bút viết
-Các loại bưu thiếp cũ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS
-Giờ sinh hoạt tuần tới lớp ta làm bưu thiếp chúc Tết để chúc mừng bạn bè , người
thân.Mỗi HS cần chuẩn bị :
+Bìa màu khổ A4 hoặc giấy trắng loại mỏng
+Giấy thủ công các màu,kéo,hồ dán,dây thép,que làm cành
+Giấy vẽ,bút màu,bút viết
+Các loại bưu thiếp cũ để học cách trình bày, trang trí
Bước 2: GV cùng HS làm bưu thiếp và hoa giấy
GV chia HS ngồi theo nhóm
*Phần 1: làm bưu thiếp chúc Tết
-Chọn kích cỡ bưu thiếp theo ý thích
-Trình bày trang đầu bưu thiếp : Dùng bút màu trang trí đừơng diềm có thể tự vẽ,tô
màu,cắt xé dán bằng giấy màu hay những hình ảnh mình thích,viết chữ
-Trang giữa tờ bưu thiếp viết những lời chúc mừng
HS trong nhóm giúp nhau hoàn thành sản phẩm và tập nói lời khi trao tặng bưu thiếp
*Phần 2: Làm hoa giấy tặng ngày Tết
-HS cắt các cánh hoa dưới sự giúp đỡ của các bạn,GV
-Làm từng lớp hoa:
+ Dùng que đũa(cán bút) vuốt nhẹ vào cánh hoa làm cánh hoa cong lên
+Làm bông hoa: Đặt và dán các lớp cánh hoa chồng lên nhau(2-3 lớp)
+ Làm nhị hoa:lấy giấy trắng hoặc vàng cắt nhị hoa
+ Làm đài hoa: Cắt 1 bông hoa 5 cánh màu xanh để làm đài hoa,dán đài hoa vào bông
hoa
+Cột hoa vào cành:Luồn sợi dây vào tâm của hoa.Thắt nút đầu dây cho dây không bị
tuột.Dán nhị lên che nút thắt.Sợi dây này để cột bông hoa vào cành(que).Cắt tờ giấy màu
xanh rộng 1 ô để dán, quấn vào que tạo thành cành hoa
-Cắt 2-3 lá cây màu xanh,dán vào cành
Bước 3:Trưng bày sản phẩm
-HS đặt sản phẩm lên bàn,GV chọn 1 số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát.
Bước 4 :Nhận xét-đánh giá
-GV khen ngợi HS có bàn tay kheó léo.Khuyến khích HS làm hoa,bưu thiếp tặng bạn
bè,người thân

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Ngày Tết quê em
Hoạt động 3: Kể chuyện món ăn ngày tết quê em

I.Mục tiêu hoạt động:


- HS biết 1 số món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền dân tộc ,giới thiệu món ăn
ngày Tết ở địa phương mình
- HS tự hào về các món ăn truyền thống trong ngày Tết của quê hương của dân tộc .
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Hình ảnh về các món ăn truyền thống trong ngày Tết
-ảnh chụp quang cảnh trường
-Bánh kẹo,món ăn ngày Tết (do GV,HS mang đến)
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS
-Buổi đầu tiên sau ngày nghỉ Tết ,lớp sẽ tổ chức gặp mặt đầu xuân.Trong ngày họp mặt đó
mỗi bạn sẽ giới thiệu cho nhau 1 món ăn ngày Tết mà mình yêu thích.Bạn nào có điều
kiện mang quà Tết đến góp vui liên hoan
-Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
-Cử bạn điều khiển chương trình
Bước 2:Họp mặt đầu xuân
-Cán bộ lớp,tổ hướng dẫn các bạn kê bàn ghế
-GV mang quà tặng cho lớp
-Tập trung toàn bộ quà chia đều ra các bàn trong lớp
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do
-Văn nghệ chúc mừng năm mới
-Người dẫn chương mời GV lên chúc mừng năm mới
-Đại diện cán bộ lớp chúc Tết GV và các bạn
-Liên hoan
-Kể chuyện món ăn ngày Tết
-HS giới thiệu những món mình được ăn trong ngày Tết
-GV giới thiệu thêm 1 số món ăn truyền thống nếu HS chưa kể hết
-GV KL
Bước 3:NX giờ học
………………………………………..

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Ngày Tết quê em
Hoạt động 4: Cây “ Kết nghĩa”

I.Mục tiêu hoạt động:


-Thông qua trò chơi,giúp HS có thêm hiểu biết về quê hương,Tổ quốc Việt Nam
-Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp,khả năng ứng phó nhanh nhạy,chính xác
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
-Tranh ảnh phong cảnh đẹp của đất nước(có nhiều cây xanh)
-ảnh chụp quang cảnh trường
-Cây cối trồng trong trường
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS
-Các tổ sưu tầm tranh ảnh phong cảnh đẹp của đất nước(có nhiều cây xanh)
-Cả lớp quan sát, tìm hiểu các loại cây trong vườn trường để biết :Đó là cây gì? Nó được
trồng từ bao giờ ?
-Cử chọn người điều khiển chương trình
Bước 2:HS sưu tầm tranh ảnh
-HS sưu tầm tranh ảnh tập trung về tổ trước 1-2 ngày để dán vào tờ giấy khổ to
-Tiến hành thảo luận nhóm để hiểu rõ tác dụng của cây cối đã tô điểm cho phong cảnh tươi
đẹp của đất nước
-Cử đại diện lên giới thiệu trang sưu tầm của tổ
-Tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ tham quan cây cối trong trường.Hỏi các bác lao
công,bảo vệ,các thầy cô giáo về :Tên cây đó? Nó được trồng từ bao giờ?
Bước 3:Nhận và thực hành chăm sóc Cây kết nghĩa
-Người dẫn chương trình lên giới thiệu chương trình của buổi nhận “Cây kết nghĩa”
-Mở đầu chương trình,lần lượt các tổ giới thiệu trang sưu tầm của tổ về: Cây cối tô điểm
cho vẻ đẹp của đất nước
GV hướng dẫn thảo luận:Ngoài ý nghĩa tô đẹp cho đất nước,cây cối còn có tác dụng nào
khác? hãy chọn ý trả lời đúng:
a.Che nắng
b. Che mưa
c.Làm sạch không khí
d.Trang trí nhà cửa
e.Chống xói mòn đất nhờ có lá cây đỡ khi nước mưa rơi thẳng xuống mặt đất
g.Làm ra đất màu để trồng trọt
h.Làm giàu cho đất nước(Đáp án a,c,d,e,h)
-GV nêu ý nghĩa và việc làm phù hợp với sức của mình để chăm sóc,bảo vệ cây cối trong
trường
-Người dẫn chương trình đọc danh sách phân công chăm sóc,bảo vệ “Cây kết nghĩa” của
từng tổ
-1 đại diện 1 tổ lên hứa chăm sóc tốt “Cây kết nghĩa”
-Cả lớp hát bài Ai trồng cây
-Tổ trưởng đưa các thành viên của tổ ra thực hành chăm sóc “Cây kết nghĩa”
Bước 4:Nhận xét-đánh giá

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam
Hoạt động 1: Tìm hiểu những làn điệu dân ca quê hương

I.Mục tiêu hoạt động:


- HS biết sưu tầm những làn điệu dân ca của quê hương mình
-Hát đúng tiết tấu,giai điệu của bài dân ca
-Yêu thích và có thái độ trân trọng,giữ gìn những sản phẩm tinh thần của ông cha
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.Tài liệu và phương tiện
- Các bài dân ca quen thuộc của quê hương
- Chuẩn bị 1 số câu hỏi thảo luận
-Các tư liệu, truyện kể về về sự hình thành và phát triển của các làn điệu dân ca quê
hương
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
*Đối với GV
-Hướng dẫn HS tự tìm hiểu,sưu tầm các bài hát,làn điệu dân ca của địa phương qua
ông ,bà,bố mẹ và những người thân
-Xây dựng nội dung những câu hỏi,câu đố liên quan đến các làn điệu dân ca
-GV định hướng nội dung,hình thức hoạt động,chương trình thi :
+ Nội dung hoạt động : tìm hiểu các làn điệu dân ca quê hương
+ Hình thức hoạt động: thi hát và tìm hiểu các làn điệu dân ca quê hương theo tổ .Mỗi tổ
cử ra một đội tham gia tìm hiểu các làn điệu dân ca gồm từ 5-7 người,trong đó có 1 đội
trưởng và các thành viên
+Chương trình của buổi thi
Phần 1: Các tổ tự giới thiệu về tổ mình và hát 1 bài dân ca
Phần 2:Thi kiến thức và hát dân ca(cá nhân,nhóm)
-GV hướng dẫn HS xây dựng,tiến hnàh hỏi và trả lời theo hình thức giải ô chữ
+Mỗi ô chữ hàng ngang gắn với tên một bài dân ca,thuộc làn điệu nào, cách hát
+Các đội thi sẽ chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm
+Mỗi ô hàng ngang sẽ chứa 1 từ khóa. Thời gian cho mỗi câu trả lời là 15 giây
*Đối với HS
-Sưu tầm các bài hát, tư liệu và các làn điệu dân ca theo sự hướng dẫn của GV
-Chọn người dẫn chương trình văn nghệ những làn điệu dân ca của quê hương
-Phân công trang trí lớp học,kê bàn ghế,viết giấy mời đại biểu,phụ trách tặng phẩm cho
các tiết mục tiêu biểu
- Bước 2: Tiến hành cuộc thi
-Đội văn nghệ biểu diễn 1 tiết mục dân ca hướng vào nội dung chủ đề
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,mục đích buổi thi tìm hiểu những làn điệu dân ca
của quê hương
-Giới thiệu đại biểu,khách mời
-Các đội tự giới thiệu về đội của mình và hát 1 làn điệu dân ca
-Người dẫn chương trình đưa ra hệ thống các câu hỏi về
+Tên bài dân ca
+Xuất xứ của làn điệu dân ca đó
+Hát 1 làn điệu dân ca về 1 chủ đề nhất định

HĐNGLL 3
-Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả lời.Nừu
câu trả lời không đúng cơ hội dành cho đội còn lại.Trường hợp các đội không có câu trả
lời khi hết giờ hoặc các câu trả lời đều chưa chính xác thì cơ hội trả lời sẽ giành cho cổ
động viên
+Mỗi câu trả lời đúng(ô chữ hàng ngang )sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai không tính
điểm
+Nếu đội nào tìm được từ khóa(ô chữ hàng dọc ) được cộng 30 điểm, trả lời sai mất quyền
chơi
Bước 3:Tổng kết và đánh giá
-GV NX ý thức thái độ của HS
-Tuyên dương, trao phần thưởng cho cá nhân, đội thi đạt kết quả tốt

HĐNGLL 3
Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam
Hoạt động 2:Trò chơi: “Du lịch vòng quanh đất nước”

I.Mục tiêu hoạt động:


-Thông qua trò chơi,giúp HS có thêm hiểu biết về quê hương,Tổ quốc Việt Nam
-Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp,khả năng ứng phó nhanh nhạy,chính xác
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp .
III.Tài liệu và phương tiện
-Bản đồ Việt Nam
-Các thăm trên mỗi thăm có ghi tên 1 địa phương ở Việt Nam
-Các tranh ảnh,tư liệu về các di sản thế giới,các danh lam thắng cảnh,các di tích lịch sử,di
tích văn hóa,các nét văn hóa truyền thống của các địa phương trên cả nước
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần GV phổ biến kế hoạch hoạt động và thể lệ cuộc chơi tới HS
-Mỗi tổ/lớp cử ra 1 đội chơi gồm 3 HS .Mỗi lượt chơi chỉ gồm từ 3-4 đội chơi
-Những HS tham gia trò chơi chuẩn bị nghiên cứu trước các tài liệu tham khảo về thiên
nhiên,con người và văn hóa của 1 số địa phương trên đất nước Việt Nam
- Bước 2: Tiến hành chơi
-Mở đầu cả lớp hát bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam
-Trưởng ban tổ chức lên công bố nội dung và thể lệ cuộc thi
-Các đội về vị trí quy định của mình
-Người dẫn chương trình mời đại diện các đội lên rút thăm.Trên mỗi thăm có ghi tên 1 địa
phương ở Việt Nam.Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là sau 5 phút chuẩn bị phải xác định được:
+Vị trí của địa phương đó trên bản đồ Việt Nam? (10 điểm)
+Một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,di tích văn hóa hoặc công trình kiến trúc nổi
tiếng của địa phương đó? (10 điểm)
+Một món ăn truyền thống của địa phương? (10 điểm)
+Hãy hát 1 làn điệu dân ca của địa phương hoặc trình bày 1 bài hát ,bài thơ mà em biết về
địa phương đó ? (10 điểm)
-Đại diện các đội lên rút thăm và chuẩn bị trình bày các nội dung theo yêu cầu
-Từng đội trình bày
-Ban giám khảo hội ý cho điểm các đội chơi
Bước 3:Tổng kết và trao thưởng
-Công bố kết quả cuộc chơi
-Tặng phần thưởng cho đội chơi có số điểm cao nhất
-Kết thúc cả lớp vừa nghe băng vừa hát bài Việt Nam- Tổ quốc tôi

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam
Hoạt động 3: Tham quan một số di tích lịch sử, di tích văn hóa ở địa phương

I.Mục tiêu hoạt động:


-Giúp HS biết được những di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa ở địa phương
-Có ý thức bảo vệ,giữ gìn những di tích lịch sử,danh thắng của quê hương
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp .
III.Tài liệu và phương tiện
-Các tư liệu về di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa ở địa phương
-Chuẩn bị nội dung 1 số câu hỏi trong buổi giao lưu
-Sưu tầm 1 số bài hát,bài thơ,câu chuyện về di tích lịch sử ,di tích văn hóa ở địa phương
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
* Đối với GV
-Xây dựng kế hoạch buổi tham quan và thông qua Ban giám hiệu nhà trường
-Thành lập ban tổ chức tham quan:GV chủ nhiệm,đại diện Hội phụ huynh lớp
-Ban tổ chức liên hệ trước với Ban quản lí di tích lịch sử ,di tích văn hóa ở địa phương để
thống nhất thời gian,nội dung,chương trình buổi tham quan
-Chuẩn bị phương tiện tham quan nếu có điều kiện
-Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về di tích lịch sử ,di tích văn hóa ở địa phương thông qua
sách, báo,ngưòi lớn…
-Chuẩn bị nội dung 1 số câu hỏi, câu đố ..liên quan đến di tích lịch sử ,di tích văn hóa
* Đối với HS
-Chuẩn bị 1 số tiết mục múa,hát, trò chơi,câu hỏi, câu đố ..
- Bước 2: Tiến hành tham quan
-GV giới thiệu lí do ,mục đích của buổi tham quan
- Giới thiệu hướng dẫn viên (đại diện ban quản lí danh lam thắng cảnh) hướng dẫn HS
tham quan
-Kể chuyện về quá trình hình thành,phát triển của danh lam đó
-Các sự kiện lịch sử,danh nhân văn hóa có liên quan
Bước 3: Giao lưu văn nghệ
-Kết thúc buổi tham quan GV chủ nhiệm hoặc người hướng dẫn có thể đưa ra 1 số trò
chơI,câu đố, bài thơ..tạo sự thoải mái thư giãn cho các em.
-Biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ do tổ,nhóm,cá nhân chuẩn bị
Bước 4:Nhận xét,đánh giá
-GV NX thái độ,ý thức của HS rtong buổi tham quan
-Dặn dò những nội dung chuẩn bị cho buổi học sau

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam
Hoạt động 4: Tham quan một số di tích lịch sử, di tích văn hóa ở địa phương

I.Mục tiêu hoạt động:


-Giúp HS biết được những di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa ở địa phương
-Có ý thức bảo vệ,giữ gìn những di tích lịch sử,danh thắng của quê hương
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp .
III.Tài liệu và phương tiện
-Các tư liệu về di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa ở địa phương
-Chuẩn bị nội dung 1 số câu hỏi trong buổi giao lưu
-Sưu tầm 1 số bài hát,bài thơ,câu chuyện về di tích lịch sử ,di tích văn hóa ở địa phương
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
* Đối với GV
-Xây dựng kế hoạch buổi tham quan và thông qua Ban giám hiệu nhà trường
-Thành lập ban tổ chức tham quan:GV chủ nhiệm,đại diện Hội phụ huynh lớp
-Ban tổ chức liên hệ trước với Ban quản lí di tích lịch sử ,di tích văn hóa ở địa phương để
thống nhất thời gian,nội dung,chương trình buổi tham quan
-Chuẩn bị phương tiện tham quan nếu có điều kiện
-Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về di tích lịch sử ,di tích văn hóa ở địa phương thông qua
sách, báo,ngưòi lớn…
-Chuẩn bị nội dung 1 số câu hỏi, câu đố ..liên quan đến di tích lịch sử ,di tích văn hóa
* Đối với HS
-Chuẩn bị 1 số tiết mục múa,hát, trò chơi,câu hỏi, câu đố ..
- Bước 2: Tiến hành tham quan
-GV giới thiệu lí do ,mục đích của buổi tham quan
- Giới thiệu hướng dẫn viên (đại diện ban quản lí danh lam thắng cảnh) hướng dẫn HS
tham quan
-Kể chuyện về quá trình hình thành,phát triển của danh lam đó
-Các sự kiện lịch sử,danh nhân văn hóa có liên quan
Bước 3: Giao lưu văn nghệ
-Kết thúc buổi tham quan GV chủ nhiệm hoặc người hướng dẫn có thể đưa ra 1 số trò
chơI,câu đố, bài thơ..tạo sự thoải mái thư giãn cho các em.
-Biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ do tổ,nhóm,cá nhân chuẩn bị
Bước 4:Nhận xét,đánh giá
-GV NX thái độ,ý thức của HS rtong buổi tham quan
-Dặn dò những nội dung chuẩn bị cho buổi học sau

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Yêu quý mẹ và cô giáo
Hoạt động 1: Kể chuyện về mẹ, bà và các chị em gái của em

I.Mục tiêu:
-HS biết về bà,mẹ,chị em gái của mình
-HS hiểu được sự yêu thương,quan tâm chăm sóc mà bà,mẹ,chị em gái đã dành cho em
-Giáo dục HS tình cảm yêu thương,thái độ tôn trọng đối với những người phụ nữ trong
gia đình các em
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Băng hình,ảnh về bà,mẹ,chị em gái của HS (nếu có điều kiện)
-Một món quà mà HS được mẹ,bà,chị em gái tặng
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS chuẩn bị:
+Nội dung: kể về bà,mẹ,chị em gái của mình Ví dụ:Bà em năm nay bao nhiêu tuổi?Bà còn
đi làm hay đã nghỉ hưu? Mẹ của em tên là gì? Mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ hiện nay làm nghề
gì?ở đâu? Hàng ngày bà,mẹ đã yêu thương chăm sóc em như thế nào? Các chị em gái hiện
đang học lớp mấy?Tại trường nào?Em có yêu bà,mẹ ,các chị em gái của mình không? Em
làm gì để bày tỏ tình cảm yêu thương đó?
+Hình thức : Kể bằng lời kết hợp với giới thiệu bằng ảnh,băng hình,các vật kỉ niệm và
bà,mẹ,các chị em gái 
-HS chuẩn bị kể theo yêu cầu của GV
Bước 2: Kể chuyện
-Mở đầu GV hoặc người dẫn chương trình nêu vấn đề:Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
chúng ta sẽ cùng kể cho nhau nghe về những người phụ nữ thân yêu trong gia đình mình
là: bà,mẹ,chị em gái.Bây giờ bạn nào sẽ xung phong kể trước
-HS lần lượt xung phong lên kể chuyện, vừa kể vừa giới thiệu ảnh,băng hình,các vật kỉ
niệm và bà,mẹ,các chị em gái 
- Sau mỗi HS kể ,các bạn khác trong lớp ngồi nghe và có thể nêu ý kiến bình luận hoặc đặt
câu hỏi.
- GV có thể kể về bà,mẹ,các chị em gái  của mình cho HS tham khảo
Bước 3: Thảo luận chung
Sau khi HS kể xong GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
-Em nghĩ gì khi kể chuyện và nghe các bạn kể chuyện về bà,mẹ,các chị em gái  của mình?
-Chúng ta cần thể hiện tình cảm yêu thương đối với bà,mẹ,các chị em gái trong cuộc sống
hàng ngày như thế nào?
Bước 4: Tổng kết
-GV NX đánh giá chung về kết quả buổi kể chuyện khen các HS kể hay,thể hiện được
cảm xúc của mình đối với bà,mẹ,các chị em gái qua câu chuyện.
-GV nhắc nhở HS hãy luôn yêu quý và thể hiện tình cảm của mình đối với bà,mẹ,các chị
em gái bằng thái độ quan tâm và những việc làm cụ thể trong cuộc sống.
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Yêu quý mẹ và cô giáo
Hoạt động 2: Trò chơi “giúp mẹ việc gì ?”

I.Mục tiêu:
-Thông qua trò chơi, giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với mẹ và mong muốn giúp đỡ mẹ
bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Khoảng không gia đủ rộng để tiến hành trò chơi.
IV.Các bước tiến hành:
-GV phổ biến cách chơi và luật chơi
+Cả lớp đứng thành vòng tròn,quản trò đứng ở giữa vòng tròn.Bắt đầu chơi cả lớp vừa
nắm tay nhau,vừa hát tập thể 1 bài hát về mẹ
+Quản trò hô:Giúp mẹ! Giúp mẹ!
+ Cả lớp đồng thanh:Việc gì? Việc gì?
+Quản trò hô một việc nào đó phù hợp với khả năng của HS chẳng hạn:Quét nhà! Quét
nhà!(hay rửa chén,tưới cây,vo gạo,rửa rau)
+ Cả lớp làm động tác như quét nhà (hay rửa chén,tưới cây,vo gạo,rửa rau)Bạn nào làm
chậm hoặc làm sai động tác, bạn đó sẽ bị phạt
GV phải quy định rõ động tác của từng việc nhà cho HS nắm được trước khi chơi.Nên
chọn một số việc nhà phù hợp với khả năng của HS và dễ thể hiện bằng các động tác,cử
chỉ,điệu bộ.
-Tổ chức cho HS chơi thử 1-2 lần
-Tổ chức cho HS chơi thật
-Thảo luận sau trò chơi:
+Trò chơi muốn nhắc nhở các em điều gì?
+Hàng ngày em đã làm được ngững việc gì để giúp đỡ mẹ?
+Sau buổi sinh hoạt ngày hôm nay,em còn muốn được giúp mẹ thêm những việc làm nào
nữa?
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV khen những HS đã biết thương yêu,giúp đỡ mẹ làm việc nhà phù hợp với khả năng và
nhắc nhở HS cả lớp học tập theo các bạn
-GV NX giờ học 

……………………………………….

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Yêu quý mẹ và cô giáo
Hoạt động 3: Kể chuyện về những tấm gương nữ sinh tiêu biểu

I.Mục tiêu:
-HS biết về bà,mẹ,chị em gái của mình
-HS hiểu được sự yêu thương,quan tâm chăm sóc mà bà,mẹ,chị em gái đã dành cho em
-Giáo dục HS tình cảm yêu thương,thái độ tôn trọng đối với những người phụ nữ trong
gia đình các em
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Băng hình,ảnh về bà,mẹ,chị em gái của HS (nếu có điều kiện)
-Một món quà mà HS được mẹ,bà,chị em gái tặng
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS chuẩn bị:
+Nội dung: kể về bà,mẹ,chị em gái của mình Ví dụ:Bà em năm nay bao nhiêu tuổi?Bà còn
đi làm hay đã nghỉ hưu? Mẹ của em tên là gì? Mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ hiện nay làm nghề
gì?ở đâu? Hàng ngày bà,mẹ đã yêu thương chăm sóc em như thế nào? Các chị em gái hiện
đang học lớp mấy?Tại trường nào?Em có yêu bà,mẹ ,các chị em gái của mình không? Em
làm gì để bày tỏ tình cảm yêu thương đó?
+Hình thức : Kể bằng lời kết hợp với giới thiệu bằng ảnh,băng hình,các vật kỉ niệm và
bà,mẹ,các chị em gái 
-HS chuẩn bị kể theo yêu cầu của GV
Bước 2: Kể chuyện
-Mở đầu GV hoặc người dẫn chương trình nêu vấn đề:Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
chúng ta sẽ cùng kể cho nhau nghe về những người phụ nữ thân yêu trong gia đình mình
là: bà,mẹ,chị em gái.Bây giờ bạn nào sẽ xung phong kể trước
-HS lần lượt xung phong lên kể chuyện, vừa kể vừa giới thiệu ảnh,băng hình,các vật kỉ
niệm và bà,mẹ,các chị em gái 
- Sau mỗi HS kể ,các bạn khác trong lớp ngồi nghe và có thể nêu ý kiến bình luận hoặc đặt
câu hỏi.
- GV có thể kể về bà,mẹ,các chị em gái  của mình cho HS tham khảo
Bước 3: Thảo luận chung
Sau khi HS kể xong GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
-Em nghĩ gì khi kể chuyện và nghe các bạn kể chuyện về bà,mẹ,các chị em gái  của mình?
-Chúng ta cần thể hiện tình cảm yêu thương đối với bà,mẹ,các chị em gái trong cuộc sống
hàng ngày như thế nào?
Bước 4: Tổng kết
-GV NX đánh giá chung về kết quả buổi kể chuyện khen các HS kể hay,thể hiện được
cảm xúc của mình đối với bà,mẹ,các chị em gái qua câu chuyện.
-GV nhắc nhở HS hãy luôn yêu quý và thể hiện tình cảm của mình đối với bà,mẹ,các chị
em gái bằng thái độ quan tâm và những việc làm cụ thể trong cuộc sống.
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Yêu quý mẹ và cô giáo
Hoạt động 4: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái

I.Mục tiêu:
-HS biết được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
-HS biết thể hiện sự kính trọng,biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng,quý mến các bạn gái
trong lớp,trong trường.
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Khăn bàn,lọ hoa,phấn màu.
-Giấy mời cô giáo và các bạn gái
-Hoa, bưu thiếp, quà tặng cô giáo và các bạn gái trong lớp.Lời chúc mừng
-Các bài thơ ,bài hát,..về phụ nữ,về ngày 8-3
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần ,các HS nam trong lớp bàn kế hoạchvà phân công chuẩn bị cho các các
nhân,nhóm HS nam
-Trang trí lớp học
+Trên bảng viết hàng chữ bằng phấn màu “Chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3”
+Bàn GV trải khăn,bày lọ hoa,bàn ghế kê ngay ngắn
-Gửi giấy mời hoặc có lời mời cô giáo hoặc các bạn gái đến dự
Bước 2: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái
-Trước khi buổi lễ bắt đầu,các HS nam ra cưả đón cô giáo và các bạn gái.Mời cô giáo và
các bạn gái ngồi vào hàng ghế danh dự
-Mở đầu đại diện HS nam lên nói 1 câu chúc mừng ngắn và tặng hoặc quà cho cô giáo và
các bạn gái (theo phân công mỗi em nam tặng quà cho 1 bạn nữ)
-Cô giáo và các bạn nữ nói lời cảm ơn các HS nam
-Tiếp theo là phần liên hoan văn nghệ.Các HS nam lên hát,đọc thơ ,trình bày tiểu phẩm..về
chủ đề ngày 8-3.Các HS nữ và cô giáo cùng tham gia các tiết mục vời các HS nam
-Kết thúc cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
Bước 3 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 
V.Tư liệu tham khảo:
-Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết
-Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Hòa bình và hữu nghị
Hoạt động 1: Vẽ tranh chủ đề: “chúng em yêu hòa bình”

I.Mục tiêu:
-HS biết thể hiện tình yêu hòa bình thông qua hình vẽ
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Bút chì,bút màu,giấy vẽ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS về chủ đề vẽ tranh.Yêu cầu HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ
phác thảo trước ở nhà.
GV có thể gợi ý cho HS một số nội dung tranh
- HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ phác thảo trước ở nhà.
Bước 2:Vẽ và hoàn thiện tranh
-Đến lớp GV yêu cầu HS tô màu hoàn thiện tranh các em đã vẽ.
Bước 3:trưng bày tranh
-Sau khi HS tô màu hoàn thiện tranh của mình,GV hướng dẫn HS trưng bày tranh xung
quanh lớp học
-HS cùng đi xem tranh và nghe tác gỉa trình bày nội dung tranh
Bước 4 :Đánh giá
-GV cùng HS cả lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp nhất,những bức tranh có ý nghĩa
sâu sắc nhất.
-Khen ngợi HS đã biết thể hiện lòng yêu hòa bình qua tranh vẽ.
Bước 5 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 

...........................................................

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Hòa bình và hữu nghị
Hoạt động 2: Gấp chim hòa bình

I.Mục tiêu hoạt động:


Thông qua hoạt động gấp chim hòa bình bằng giấy,nhằm:
-Giáo dục HS lòng yêu hòa bình
-Rèn cho HS tính kheó léo kiên nhẫn
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Giấy trắng hoặc giấy màu hình vuông khổ 22x22cm để gấp chim hòa bình,mỗi HS có 2-4
tờ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Gấp chim hòa bình
-GV giới thiệu ý nghĩa của chim hòa bình và việc gấp chim hòa bình bằng giấy
-Giới thiệu cho HS quan sát 1 con chim hòa bình bằng giấy hoàn chỉnh
-GV gấp mẫu trước 1 lần để HS quan sát
-GVyêu cầu HS đặt giấy trên bàn và hướng dẫn HS thực hiện từng thao tác gấp chim giấy
-HS thực hành gấp chim giấy theo sự hướng dẫn của GV
-Sau khi đã gấp xong chim hòa bình lần thứ nhất,HS tiếp tục gấp tiếp các con chim khác
Bước 2: Trưng bày sản phẩm
-HS trưng bày sản phẩm đã gấp được của mình lên bàn
-Cả lớp đi tham quan và bình chọn chim hòa bình đẹp nhất
Bước 3 :Đánh giá
-GVNX kết quả làm việc của HS ,khen ngợi HS đã gấp được các chim giấy đẹp.
-Nhắc HS những lúc rỗi tranh thủ gấp nhiều chim hòa bình mang lại điều may mắn và
hạnh phúc cho mình và mọi người
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 

Hướng dẫn học


-Cho HS hoàn thành các bài buổi sáng
-GV nhắc nhở giúp đỡ HS yếu,bồi dưỡng HS giỏi
-NX giờ học

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Hòa bình và hữu nghị
Hoạt động 3: Ngày hội hóa trang

I.Mục tiêu hoạt động:


-HS biết hóa trang thành các con thú,các nhân vật trong truyện cổ tích,thần thoại,..mà các
em yêu thích
-Phát triển tư duy sáng tạo ,óc thẩm mĩ cho HS
-Tạo không khí vui vẻ ,phấn khởi trong lớp học,trường học
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Các trang phục hóa trang(mặt nạ,quần áo,mũ,tóc giả,kính..)
-Một số tiết mục văn nghệ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS kế hoạch tổ chức Lễ hội hóa trang.Yêu cầu HS chuẩn
bị trang phục hóa trang mà các em thích.GV có thể gợi ý,giới thiệu cho HS một số hướng
hóa trang như:
+Hóa trang thành các con thú như:vịt Donan,chuột Micky,thỏ,mèo,sư tử,gấu,hổ
+ Hóa trang thành các nhân vật trong truyện cổ tích như:Bạch Tuyết,các chú lùn,cô
Tấm,Bụt,công chúa,hoàng tử
+ Hóa trang thành các nhân vật theo truyền thuyết dân gian như:chú Cuội,Hằng
Nga,Thạch Sanh,Sơn Tinh
-HS cùng phụ huynh HS chuẩn bị trang phục hóa trang các nhân vật mà các em yêu thích.
Bước 2: Lễ hội hóa trang
-Cả lớp cùng hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết nhạc và lời Mộng Lân
-Tuyên bố lí do,giới thiệu chương trình Lễ hội
-Lần lượt các HS /nhóm lên trình diễn trang phục hóa trang của mình.HS cả lớp đoán xem
đó là nhân vật nào.Sau đó chủ nhân giới thiệu về nhân vật mà mình hóa trang
-GV hướng dẫn cả lớp bình chọn 3 bộ trang phục hóa trang đẹp nhất và bộ trang phục hóa
trang ấn tượng nhất
-HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ
-Kết thúc Lễ hội hóa trang,GV có thể tổ chức cho HS xếp hàng đi biểu diễn 1 vòng xung
quanh sân trường hoặc khu vực trường đóng.
Bước 3 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Hòa bình và hữu nghị
Hoạt động 4: Nghe kể chuyện về chiến thắng 30/4/1975,
giải phóng miền nam , thống nhất đất nước

I.Mục tiêu hoạt động:


-HS biết được diễn biến cơ bản và ý nghĩa quan trọng của chiến thắng 30/4/1975 giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước.
-HS biết tự haò về chiến thắng 30/4 của quân và dân ta
-Hiểu được trách nhiệm của bản thân phải học tập,rèn luyện để xứng đáng là con cháu của
một dân tộc anh hùng
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Tư liệu về chiến thắng 30/4/1975 (tranh ảnh,băng hình ,nội dung thông tin)
-Máy chiếu đa năng,các phương tiện nghe nhìn khác (nếu có điều kiện)
-Một số tiết mục văn nghệ về chủ đề hoạt động
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV có thể liên hệ với các cựu chiến binh hoặc cơ quan quân sự địa phương để mời họ nói
chuyện với HS trường hợp không mời được GV cần tìm kiếm thông tin và chuẩn bị kể cho
HS
-HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ về chiến thắng 30/4
Bước 2:Kể chuyện về chiến thắng 30/4/1975
-Văn nghệ chào mừng
-Tuyên bố lí do ,giới thiệu đại biểu
-Báo cáo viên kể chuyện cho HS nghe chú ý kết hợp giữa trình bày bằng lời với sử dụng
tranh ảnh,băng hình minh họa
-HS nêu các câu hỏi muốn tìm hiểu thêm về chiến thắng 30/4/1975,báo cáo viên trả lời câu
hỏi của HS
-HS biểu diễn một số bài hát,điệu múa ca ngợi chiến thắng 30/4/1975
Bước 3 Kết thúc
-HS phát biểu suy nghĩ của em sau khi nghe kể chuyện về chiến thắng 30/4/1975
-GV cảm ơn đại biểu.Nhắc nhở HS học tập,rèn luyện tốt để xứng đáng là con em của một
dân tộc anh hùngđã làm nên chiến công lịch sử 30/4/1975 lừng lẫy thế giới
-Cả lớp hát bài:Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ

I.Mục tiêu hoạt động:


-HS biết được một số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ
-Kính yêu Bác Hồ và có ý thức học tập theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Các mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ
-Tranh ảnh minh họa
-Một số bài hát,bài thơ về Bác Hồ
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV tìm kiếm và chuẩn bị một số mẩu chuyện, tranh ảnh về tấm gương đạo đức của Bác
Hồ phù hợp với lứa tuổi HS
-HS sưu tầm số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để có thể tham gia kể cùng
GV
Bước 2:Kể chuyện
-Lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
-Giáo viên kể chuyện cho HS nghe chú ý kết hợp giữa trình bày bằng lời với sử dụng
tranh ảnh minh họa
-Sau mỗi lần kể GV dừng lại hỏi HS :Câu chuyện các em vừa nghe nói về đức tính gì của
Bác Hồ? Đồng thời GV hỏi HS xem có câu chuyện nào khác nói về đức tính này không
-GV mời 1 số HS thêm những câu chuyện khác nói về về tấm gương đạo đức của Bác Hồ
mà các em sưu tầm cho cả lớp nghe
-HS trình bày một số tiết mục văn nghệ về Bác Hồ
Bước 3 Kết thúc
-HS phát biểu suy nghĩ của em sau khi nghe kể chuyện về Bác Hồ
-GV nhắc nhở HS học tập,rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ
Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học
-GV NX giờ học 
V.Tư liệu tham khảo
-Bác Hồ tự học ngoaị ngữ
-Giữ luật lệ chung
-Đôi dép của Bác
-Câu chuyện “gần dân”

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
Hoạt động 2: Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ

I.Mục tiêu hoạt động:


-Động viên ,khuyến khích,ghi nhận thành tích của các cháu ngoan Bác Hồ
-Tạo điều kiện cho các cháu ngoan Bác Hồ có thể chia sẻ,học hỏi các kinh nghiệm trong
học tập,rèn luyện
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô trường.
III.Tài liệu và phương tiện
-Sân khấu,màn,cờ,hoa,khăn trải bàn
-Phần thưởng dành cho các cháu ngoan Bác Hồ
Bản báo cáo thành tích của một số cháu ngoan Bác Hồ
-Một số tiết mục văn nghệ
-Giấy mời đại biểu
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Nhà trường phổ biến kế hoạch tổ chức hoạt động tới HS các lớp
-Mỗi lớp bình chọn 3-5 HS xuất sắc đi dự Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ
-HS chuẩn bị viết báo cáo chia sẻ kinh nghiệm học tập,rèn luyện và các tiết mục để tham
gia trong liên hoan
Bước 2: Liên hoan
-Sân trườngtrang trí đẹp với nhiều cờ,hoa và phông lớn mang dòng chữ "Liên hoan cháu
ngoan Bác Hồ ằ
-GV tổng phụ trách lên đọc danh sách các cháu ngoan Bác Hồ của trường năm học
này.Đọc đến tên em nào em đó bước lên sân khấu
-Mời các vị đại biểu lên trao giấy chứng nhận và phần thưởng cho các cháu ngoan Bác Hồ
-Đại diện cháu ngoan Bác Hồ phát biểu cảm tưởng và chia sẻ kinh nghiệm học tập,rèn
luyện của bản thân
-Phát biểu của đại diện phụ huynh HS và nhà trường
-Chương trình liên hoan văn nghệ

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
Hoạt động 3: Tham quan nhà tưởng niệm Bác Hồ ở địa phương

I.Mục tiêu hoạt động:


-Thông qua hoạt động này giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối.
III.Tài liệu và phương tiện
-Hương,hoa
-Lời hứa trước bàn thờ Bác Hồ
-Phương tiện đi lại nếu Nhà tưởng niệm ở xa
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV liên hệ trước với Ban quản lí Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở địa phương
-Phổ biến trước kế hoạch hoạt động cho HS và phân công HS chuẩn bị hương hoa và viết
lời hứa trước bàn thờ Bác Hồ
Bước 2: Tiến hành hoạt động
-HS tập trung ở sân trường,nghe GV dặn dò về việc tuân thủ các quy định của Nhà tưởng
niệm Bác Hồ và lên xe ô tô để đến Nhà tưởng niệm
-Đến Nhà tưởng niệm,HS xếp hàng thứ tự đến trước bàn thờ Bác Hồ dâng hoa,thắp hương
và 1 bạn thay mặt cả lớp đọc lời hứa học tập, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy.
-Sau khi dâng hoa xong,HS có thể đi tham quan Nhà tưởng niệm nghe các cán bộ nhân
viên ở đây giới thiệu thêm về Bác Hồ.

……………………………………………..

HĐNGLL 3
HĐNGLL 3
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
Hoạt động 4: Chia tay nghỉ hè

I.Mục tiêu hoạt động:


-HS biết chia tay với bạn bè,thầy cô giáo trước khi về nghỉ hè
-Trao nhiệm vụ cho HS trong dịp nghỉ hè
II.quy mô hoạt động
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.Tài liệu và phương tiện
-Sổ lưu niệm của HS
-Các tiết mục văn nghệ
-Bánh,kẹo hoa quả nếu có điều kiện
-Giấy giới thiệu sinh hoạt hè cho HS
-Giấy mời phụ huynh HS
IV.Các bước tiến hành:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần GV phổ biến trước kế hoạch hoạt động cho HS
-HS chuẩn bị sổ lưu niệm ,bánh kẹo, hoa quả, các tiết mục văn nghệ
-GV chuẩn bị giấy giới thiệu sinh hoạt hè cho HS và giấy mời phụ huynh HS
Bước 2: Chia tay
- GV mở đầu: Sau một năm học tập miệt mài chúng ta đã hoàn thành năm học với nhiều
thành tích xuất sắc.Hôm nay chúng ta sẽ liên hoan,chia tay nhau trước khi về nghỉ hè với
gia đình
-HS phát biểu ý kiến tự do về cảm xúc của các em trước khi về nghỉ hè,về dự kiến những
việc các em sẽ làm trong dịp nghỉ hè
-Cả lớp vừa liên hoan văn nghệ vừa ăn hoa quả,bánh kẹo
-HS viết lưu niệm cho nhau
-GV phát giấy giới thiệu sinh hoạt hè cho HS ,nhắc nhở HS về tham gia các hoạt động sinh
hoạt hè ở địa phương,dặn dò HS ngày giờ tập trung tại trường sau hè
-Bàn giao HS cho các phụ huynh
-HS lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết và chia tay ra về.

HĐNGLL 3

You might also like