You are on page 1of 10

Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2024

Họ và tên: Trần Hoàng Hải Yến


Ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử

KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Bậc Trung học)


TÊN BÀI DẠY:
Bài 18: CÁC CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH
ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC THẾ KỈ X (Tiết 4)
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Giải thích được nguyên nhân của khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa
Phùng Hưng.
- Trình bày được những diễn biến chính, nêu được kết quả và ý nghĩa của
khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.
- Nêu được kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa
Phùng Hưng.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
a. Năng lực tự chủ và tự học:
- Học sinh rèn luyện ý thức tự giác thông qua hoạt động tự tìm hiểu và chuẩn
bị trước nội dung và tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
b. Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Hiểu rõ, nắm bắt và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của cá nhân thành viên
được giao trong nhóm (tổ) thông qua các vấn đề, hoạt động nhiệm được giáo viên
giao trong tiết học.
- Học sinh sử dụng ngôn ngữ của bản thân để trình bày và trả lời câu hỏi học
tập trước lớp, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

c. Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo:


- Khả năng tổng hợp kiến thức, thảo luận nhóm. Tư duy logic, sáng tạo khi
giải quyết yêu cầu của giáo viên về bài học và xây dựng sơ đồ tư duy cá nhân.
2.2. Năng lực riêng:
a. Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử:
- Khai thác và sử dụng được thông tin các lược đồ, sơ đồ khởi nghĩa trong bài
dưới sự hướng dẫn của GV.
b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
- Giải thích được nguyên nhân khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa
Phùng Hưng ở mức độ hiểu.
- Trình bày được những diễn biến chính của khởi nghĩa Mai Thúc Loan và
khởi nghĩa Phùng Hưng ở mức độ biết.
- Nêu được kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa
Phùng Hưng ở mức độ vận biết.
c. Phát triển năng lực vận dụng:
- HS vận dụng kiến thức đã học, kĩ năng đã học để lập được sơ đồ tư duy cuộc
khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí căm thù giặc
ngoại xâm.
- Nhân ái: Tinh thần yêu nước, thương dân thông qua quá trình giành lại độc lập
của cha ông xưa.
- Trách nhiệm: Ý thức tự giác bảo vệ tổ quốc, lên án những hành động xuyên
tạc lịch sử đất nước.
II. THIÊT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo viên Chân trời sáng tạo Lịch sử và Địa lý lớp 6.
- Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo Lịch sử và Địa lý lớp 6.
- Kế hoạch bài dạy.
- Ppt dạy học, máy tính, máy chiếu
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Phiếu nhận xét, đánh giá sản phẩm học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK Chân trời sáng tạo Lịch sử và Địa lý lớp 6.
- Tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Tạo tâm thế và không khí học tập trong lớp nhằm tạo ra hứng thú để dẫn dắt
học sinh vào nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Giáo viên trình bày vấn đề và dẫn nhập học sinh vào bài học, HS giải đáp
vấn đề.
- Câu hỏi: Dựa trên nội dung các tiết học vừa qua, em hãy cho cô biết
điểm tương đồng giữa các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu và Lý Bí?
c) Sản phẩm:
Học sinh trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – HS Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên trình chiếu slide câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh hiểu và trả lời câu hỏi dựa trên nội dung
đã học ở các tiết trước.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Giáo viên yêu cầu các học sinh khác lắng nghe và
nhận xét, thảo luận (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn
đáp án nếu học sinh trả lời đúng, dẫn dắt học sinh vào
bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức cho học sinh.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


HOẠT ĐỘNG 1:
II. KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN (Năm 713 – 722)
a) Mục tiêu:
- Trình bày những nét chính trong diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa
Mai Thúc Loan.
b) Nội dung:
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ trên slide tiến hành thảo luận, giảng giải
lược đồ cho HS.
- GV đặt ra vấn đề:
“Dựa vào lược đồ 18.10, em hãy trình bày lại diễn biến chính và kết quả
của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan theo cách mà em hiểu.”
a) Sản phẩm:
HS hoạt động theo nhóm và đưa ra câu trả lời đáp ứng đúng yêu cầu kiến thức
của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động GV – HS Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Năm 713, Mai Thúc
- GV sơ lược bối cảnh lịch sử, nguyên nhân và Loan đã kêu gọi, mộ
binh nổi dậy.
nhân vật Phùng Hưng.
- Nghĩa quân nhanh
- Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân trả chóng chiếm thành
lời vấn đề thông qua lược đồ chiến trên slide và Hoan Châu. Nhân dân
Ái Châu, Diễn Châu
thông tin mà học sinh đã tìm hiểu trước buổi học. nổi dậy hưởng ứng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Mai Thúc Loan chọn
vùng Sa Nam (Nam
Học sinh quan sát lược đồ trên slide trình Đàn) xây thành Vạn
chiếu, hiểu được nội dung câu hỏi và đại diện nhóm An. Ông xưng đế, nhân
dân gọi là Mai Hắc Đế
trả lời. (vua Đen)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Mai Hắc Đế liên kết
Giáo viên mời các nhóm nhận xét câu trả lời, với nhân dân khắp
Giao Châu và Cham pa
đóng góp ý kiến bổ sung và thảo luận (nếu có). kéo quân sang tấn công
Bước 4: Kết luận, nhận định: thành Tống Bình. Viên
đô hộ Giao Châu là
Giáo viên ghi nhận câu trả lời của các HS, nhận xét Quang Sở Khách phải
và tổng kết lại nội dung kiến thức, giáo viên dẫn dắt chạy về Trung Quốc.
- Năm 722, nhà Đường
học sinh đến hoạt động tiếp theo.
cử Dương Tư Húc đem
10 vạn quân sang đàn
áp. Mai Hắc Đế thua
trận. Quân giặc điên
cuồng tàn sát nghĩa
quân và nhân dân

HOẠT ĐỘNG 2:
a) Mục tiêu:
- Trình bày nguyên nhân, những nét chính trong diễn biến và kết quả của cuộc
khởi nghĩa Phùng Hưng.
b) Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK trang 94, quan sát lược đồ trên slide
tiến hành thảo luận, giảng giải lược đồ cho HS.
- GV đặt ra vấn đề:
“Dựa vào lược đồ 18.12, em hãy trình bày lại diễn biến chính và kết quả
của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng theo cách mà em hiểu.”
c) Sản phẩm:
HS hoạt động cá nhân và đưa ra câu trả lời đáp ứng đúng yêu cầu kiến thức
của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động GV – HS Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Khoảng năm 776,
- Giáo viên sơ lược bối cảnh lịch sử, nguyên nhân Phùng Hưng cùng em là
Phùng Hải đã họp quân
và nhân vật Phùng Hưng. khởi nghĩa ở Đường
- Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời Lâm. Nhân dân các
vùng xung quanh nổi
vấn đề thông qua lược đồ chiến trên slide và thông tin dậy hưởng ứng và giành
mà học sinh đã tìm hiểu trước buổi học. được quyền làm chủ
vùng đất của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Phùng Hưng kéo
Học sinh quan sát lược đồ trên slide trình chiếu, quân về bao vây phủ
thành Tống Bình. Viên
hiểu được nội dung câu hỏi và đại diện nhóm trả lời. đô lộ là Cao Chính
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Giáo viên mời các nhóm Bình phải rút vào thành
cố thủ, rồi sinh bệnh
nhận xét câu trả lời, đóng góp ý kiến bổ sung và thảo chết. Phùng Hưng
luận (nếu có). chiếm được thành, sắp
đặt việc cai trị.
Bước 4: Kết luận, nhận định: - Phùng Hưng mất,
Giáo viên ghi nhận câu trả lời của các HS, nhận con trai là Phùng An
nối nghiệp cha.
xét và tổng kết lại nội dung kiến thức, giáo viên dẫn - Năm 791, nhà
dắt học sinh đến hoạt động tiếp theo. Đường đem đại quân
sang đàn áp, Phùng An
ra hàng.
IV. LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
Kiểm tra kiến thức mà học sinh đã nắm được qua buổi học thông qua hoạt
động điền khuyết.
a) Nội dung:
Học sinh sử dụng kiến thức đã học, điền vào chỗ trống của sơ đồ tư duy.
b) Sản phẩm:
Câu trả lời đúng của học sinh và phiếu học tập đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – HS Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Câu 1:
Giáo viên yêu cầu đóng hết sách vở và cất hết tài Tinh Thiều
liệu rồi cho 1 học sinh bất kì đứng lên điền vào chỗ Triệu Quang
trống trên sơ đồ tư duy. Phục
Lý Phục Man
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Phạm Tu
- Học sinh điền đáp án đúng vào chỗ trống.
Lý Công Tuấn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Câu 2:
- Học sinh trả lời đáp án của chỗ trống.
Niên hiệu là Thiên
- Giáo viên yêu cầu các học sinh khác lắng nghe, Đức; Đóng đô ở
vùng cửa sông Tô
nhận xét và đóng góp ý kiến bổ sung (nếu có).
Lịch
Bước 4: Kết luận, nhận định: Câu 3:
Giáo viên ghi nhận câu trả lời của các nhóm, nhận Nhà Tùy
xét và tổng kết lại nội dung kiến thức, giáo viên dẫn dắt
học sinh đến hoạt động tiếp theo.

V. VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở bài 18 và đưa ra so sánh giữa các cuộc
khởi nghĩa giành độc lập dân tộc trước thế kỷ X.
b) Nội dung:
Học sinh vận dụng kiến thức đã học và so sánh điểm giống nhau và khác
nhau của các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan
và Phục Hưng.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời đúng của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên hướng dẫn và cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời vấn đề được
đưa ra.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh vận dụng kiến thức đã học và hiểu nội dung vấn đề được đưa ra.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Học sinh trả lời câu.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh, tuyên dương và cộng
điểm cho những học sinh làm bài tốt.

VI. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ


Hình thức Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú
đánh giá
Đánh giá Đánh giá câu trả lời cá Các câu trả lời cá
thường xuyên nhân của HS nhân của học sinh.
(GV đánh giá Đánh giá bài tập về nhà. GV chuẩn bị bảng
HS, HS đánh đánh giá HS
giá HS)
VII. PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU HỌC TẬP


Phụ lục 2: LƯỢC ĐỒ

Phụ lục 3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Nội dung Hình thức Trình bày

Đầy đủ nội dung phù Trình bày sạch, đẹp, gọn Tự tin, mạch lạc, rõ ràng
hợp với câu trả lời dự gàng (Đối với phiếu học
kiến của giáo viên tập)

1 điểm 8 điểm 1 điểm

You might also like