You are on page 1of 13

BÀI:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


ĐÔ THỊ THĂNG LONG – HÀ NỘI
Thời lượng: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà
Nội qua tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử
2. Năng lực chung
 Năng lực tự học, tự chủ: Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan đến
bài học.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công hợp lí và thực hiện các nhiệm vụ
cá nhân hoặc nhóm.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua hoạt động mở đầu và
hình thành kiến thức mới góp phần hình thành và phát triển năng lực đó.
3. Phẩm chất
 Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực
hiện các nhiệm vụ được phân công.
 Nhân ái: Biết chia sẻ thông tin với thành viên trong tổ, nhóm, lớp học.
 Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.
 Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công;
 Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước qua việc giữ gìn và phát huy truyền thống
văn hóa Thăng Long – Hà Nội
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
 Giáo án
 Máy tính
 Máy chiếu
b. Đối với HS
 Vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho người học, kích thích khám phá nội dung bài học.
b) Nội dung hoạt động:
 Giáo viên đặt vấn đề đưa ra tình huống gợi mở, dẫn dắt vào bài.
c) Sản phẩm: Là các câu trả lời và ý kiến thảo luận của các nhóm học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh


Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi dựa trên các kiến thức thực - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập,
tiễn, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. thảo luận, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
 Hình dưới gợi cho em sự tích nào liên
quan đến Hà Nội?
 Chia sẻ những hiểu biết của em về thủ
đô Hà Nội.

Thực hiện nhiệm vụ học tập


-Quan sát HS thảo luận, hỗ trợ các nhóm khi - Thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ
gặp khó khăn, hoặc cần sự hỗ trợ học tập.
Báo cáo thảo luận
- GV gọi đại diện học sinh báo cáo - Đại diện học sinh báo cáo, các học
sinh còn lại lắng nghe, bổ sung.
Kết luận, nhận định
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây -HS lắng nghe.
dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới:
Hình ảnh trên là Sự tích Hồ Hoàn Kiếm”.
Sự tích kể rằng trong một lần vua Lê Lợi
dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa
vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh
gươm mà Long Vương cho mượn để đánh
đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả
gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước
biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn
Kiếm.Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Đây
là thành phố nổi tiếng với lịch sử lâu đời,
giàu bản sắc, văn hóa truyền thống dân tộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.

2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới


Hoạt động 2.1: Tìm hiểu lịch sử tên gọi Thăng Long – Hà Nội

a) Mục tiêu: - Tìm hiểu được vị trí, tên gọi Thăng Long – Hà Nội

b) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

c) Tổ chức thực hiện


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ

 Chia lớp thành 4 nhóm Lắng nghe tiếp nhận nhiệm


 Giáo viên yêu cầu HS xem video và trả lời vụ học tập.
câu hỏi:
Tên gọi Thăng Long – Hà Nội qua các thời
kì lịch sử?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

 Trả lời câu hỏi và


 Quan sát học sinh thảo luận, hỗ trợ các hoàn thành câu hỏi
nhóm đọc tìm kiếm thông tin để trả lời câu theo hướng dẫn của
hỏi giáo viên.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Gọi đại diện các nhóm báo cáo, chia sẻ về Đại diện nhóm HS báo cáo,
câu trả lời. HS các nhóm còn lại lắng
Giáo viên yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét.
nghe nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Kết luận, chốt kiến thức. Học sinh lắng nghe, ghi
chép bài vở.

Kết luận:

Tên gọi Thăng Long – Hà Nội qua các thời kì lịch sử: Thăng Long – Hà Nội có
nhiều tên gọi khác nhau, như: Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh,... Mỗi tên gọi
gắn với những sự kiện lịch sử cụ thể.

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) vẽ thành Đại La (Hà
Nội ngày nay) và đổi tên là Thăng Long.

+ Đông Đô được Hồ Quý Ly đặt khi xây dựng thành Tây Đô ở Thanh Hoá.

+ Năm 1408, nhà Minh đô hộ nước ta và đổi tên gọi Đông Đô thành Đông Quan.

+ Năm 1428, nhà Lê sơ đổi thành Đông Kinh.


+ Năm 1831, trong cuộc cải cách của Minh Mạng, kinh thành Thăng Long xưa
hợp với các phủ, huyện xung quanh như: huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý
Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng
Long xưa làm tỉnh lị của Hà Nội.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu lịch sử Thăng Long – Hà Nội


a) Mục tiêu: Trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội qua
tư liệu viết, tranh ảnh.
b) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
c) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS sau khi xem video,  Học sinh lắng nghe tiếp nhận nhiệm
thảo luận nhóm, mỗi nhóm thực hiện vụ học tập
một nhiệm vụ:
+ Nêu một số sự kiện lịch sử tiêu biểu
gắn với Thăng Long – Hà Nội.
+ Kể câu chuyện liên quan đến Thăng
Long – Hà Nội mà em ấn tượng nhất.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

 Quan sát học sinh thảo luận, hỗ trợ  Học sinh thảo luận, hoàn thành nhiệm
các nhóm đọc tìm kiếm thông tin để vụ học tập.
trả lời câu hỏi.  Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của
 GV hướng dẫn HS kể tên các sự kiện giáo viên.
lịch sử tiêu biểu như: vua Lý Thái Tổ
dời đô, Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa
Vàng ở hồ Hoàn Kiếm, cuộc chiến
đấu chống quân Pháp ở thành Hà Nội
dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng
Diệu,... và kể được một câu chuyện
gắn với Thăng Long – Hà Nội.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

 GV gọi đại diện 1-2 HS trả lời,  Đại diện nhóm HS báo cáo, HS các
các HS khác lắng nghe nhận xét nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung
bổ sung.  HS nhận xét đánh giá theo kĩ thuật 3-
2-1.
Bước 4: Kết luận nhận định

 Kết luận, chốt kiến thức.  Học sinh lắng nghe, ghi chép bài
vở.

Kết luận:
Từ ghi chép của Ðại Việt sử ký toàn thư: " Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010),
vua từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ thành Ðại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có
rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long".
Chữ Thăng Long khi ấy có nghĩa là Rồng bay. Năm 1802, nhà Nguyễn đóng đô ở
Huế, với quan niệm "vua " là "rồng", "rồng" không ở Hà Nội, nên đổi chữ "Long" là
"Thịnh vượng".

Năm 1397, Thăng Long đổi thành Ðông Ðô. "Mùa hạ, tháng 4 năm Ðinh Sửu
(1397) lấy phó tướng Lê Hán Thương (Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Ðông Ðô
(Ðại Việt sử ký toàn thư). "Ðông Ðô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây
Ðô, Thăng Long là Ðông Ðô (Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Năm
1408 quân Minh xâm lược nước ta, đổi tên Ðông Ðô là Ðông Quan với ý là cửa
quan phía đông của nhà Minh. Sau 10 năm khởi nghĩa, năm 1428, Lê Lợi giải
phóng đất nước đổi tên Ðông Quan thành Ðông Kinh, người châu Âu phiên là
Tonkin. Ðại Việt sử ký toàn thư chép: "Mùa hạ, tháng 4 năm Ðinh Mùi, Vua (Lê
Lợi) từ điện tranh ở Bồ Ðề, vào đóng ở thành Ðông Kinh, đại xá, đổi niên hiệu là
Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Ðại Việt, đóng đô ở Ðông Kinh, tức là thành Thăng
Long. Vì Thanh Hóa có Tây Ðô, cho nên gọi thành Thăng Long là Ðông Kinh".

Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. Nghĩa của từ Hà Nội là nằm giữa hai
con sông, sông Hồng và sông Ðáy.

Từ năm 1887 - 1945, Hà Nội là thủ phủ của Ðông Dương thuộc Pháp.
Năm 1945, Hà Nội là nơi làm việc của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa.

Ngày 2-7-1976, Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hà Nội trong lịch sử còn có các tên là Phụng Thành (thế kỷ 16, Hà Nội có tên phủ
Phụng Thiên); Bắc Thành (thời Tây Sơn), Long Thành, Hà Thành, Thành Hoàng
Diệu (tên gọi thời kháng chiến chống thực dân Pháp để nêu cao khí tiết yêu nước)...

Hoạt động 2.3. Giữ gìn văn hóa Thăng Long


a) Mục tiêu: Thể hiện sự tôn trọng và có ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống.
b) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
c) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn  Học sinh lắng nghe tiếp nhận nhiệm
câu hỏi: “Những việc em cần làm để giữ vụ học tập
gìn văn hóa Thăng Long?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

 Quan sát học sinh thảo luận, hỗ trợ  Học sinh thảo luận, hoàn thành nhiệm
các nhóm đọc tìm kiếm thông tin để vụ học tập.
trả lời câu hỏi.  Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của
giáo viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

 GV gọi đại diện 1-2 HS trả lời,  Đại diện nhóm HS báo cáo, HS các
các HS khác lắng nghe nhận xét nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung
bổ sung.  HS nhận xét đánh giá theo kĩ thuật 3-
2-1.
Bước 4: Kết luận nhận định

 Kết luận, chốt kiến thức.  Học sinh lắng nghe, ghi chép bài
vở.
Kết luận:
Góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam yêu nước.

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các
kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Sau khi lên ngôi mở đầu triều đại nhà
 HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập,
Lý, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là
Thăng Long. Bạn cho biết, tên gọi Thăng
Long xuất hiện vào năm nào?
a. Năm 1009.

b. Năm 1010.

c. Năm 1011.

Đáp án: b
Câu 2: Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ
Hoa Lư ra Thăng Long do những lợi thế
nhiều mặt cho sự phát triển đất nước của
vùng đất này. Trong “Chiếu dời đô”, vua Lý
Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của
đất Thăng Long?
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.

b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.

c. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.

d. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: d
Câu 3: Năm 2010, khu di tích Hoàng thành
Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế
giới với những giá trị nổi bật toàn cầu nào?
a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng
nhất.

b. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm


quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài.

c. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan


trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ
thuật của quá trình hình thành và phát triển
quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ.

d. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: d
Câu 4: Bốn di tích của kinh thành Thăng
Long là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ 4
phương của kinh thành, còn được gọi là
“Thăng Long tứ trấn” gồm những di tích
nào?
a. Đền Đồng Cổ, Đền Đồng Nhân, Đền Kim
Ngưu, Đền Vệ Quốc.

b. Đền Ngọc Sơn, Đền Ngọc Liên, Đền Phù


Ủng, Đền Yên Thành.

c. Quán Trấn Vũ (nay là Đền Quán Thánh) ,


Đền-Đình Kim Liên, Đền Bạch Mã, Đền Voi
Phục.

Đáp án: c
Câu 5: Tháng 5-2011, Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) đã công nhận bia Tiến sĩ tại Văn
Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là Di sản Tư
liệu thế giới trong danh mục Ký ức toàn cầu.
Bạn hãy cho biết hiện nay ở Văn Miếu -
Quốc Tử Giám (Hà Nội) có bao nhiêu bia
Tiến sĩ?
a. 81 bia.

b. 82 bia.

c. 84 bia.

Đáp án: b
Câu 6: Hồ Tây là một danh thắng của Thủ
đô, là dấu tích của đoạn sông Hồng chuyển
dòng. Hồ Tây trước đây có nhiều tên gọi
khác nhau, trong đó có những tên gọi nào?
a. Hồ Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Hồ Dâm
Đàm.

b. Tây Hồ, Hồ Lãng Bạc, Đoái Hồ (Đoài


Hồ).

c. Cả 2 đáp án trên.

Đáp án: c
Câu 7: Ông là người Thăng Long, anh hùng
dân tộc kiệt xuất đã góp phần quan trọng vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Tống ở thế kỷ XI. Bạn cho biết ông
là ai?
a. Lý Đạo Thành.

b. Lý Thường Kiệt.

c. Tông Đản.

Đáp án: b
Câu 8: Tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện
vào năm nào?
a. Năm 1830.

b. Năm 1831.

c. Năm 1832.

Đáp án: b
Câu 9: Có hai vị Tổng đốc Hà Nội đã quên
mình chiến đấu khi quân Pháp đánh thành Hà
Nội lần thứ 1 (năm 1873) và lần thứ 2 (năm
1882). Sự hy sinh của hai ông tượng trưng
cho tinh thần chống thực dân Pháp của người
Hà Nội. Hai vị Tổng đốc đó là ai?
a. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

b. Đặng Văn Hòa và Nguyễn Đăng Giai.

c. Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản.

Đáp án: a
Câu 10: Nhà hát lớn Hà Nội là một trong
những công trình tiêu biểu cho kiến trúc
Pháp thời thuộc địa. Nhà hát lớn Hà Nội
được khánh thành vào năm nào?
a. Năm 1909.

b. Năm 1910.

c. Năm 1911.

Đáp án: c
Câu 11: Ngày 17-3-1930, tại số nhà 42, phố
Hàng Thiếc, Hà Nội đã diễn ra một sự kiện
quan trọng trong lịch sử Đảng bộ Thành phố
Hà Nội, đó là sự kiện gì?
a. Thành lập Thành ủy lâm thời Đảng bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà
Nội.
b. Thành lập Ban chấp hành chính thức của
Đảng bộ Hà Nội.

c. Thành lập Thành ủy Đảng Cộng sản Việt


Nam Thành phố Hà Nội.

Đáp án: a
Câu 12: Có một địa chỉ ở Hà Nội sẽ mãi đi
vào lịch sử dân tộc. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó
là địa chỉ nào?
a. 90 Thợ Nhuộm.

b. 5D Hàm Long.

c. 48 Hàng Ngang.

Đáp án: c
Câu 13: Sau chiến thắng “Hà Nội - Điện
Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972,
Hà Nội được ngợi ca là “Thủ đô của lương
tri và phẩm giá con người”. Bạn hãy cho
biết, trận “Điện Biên Phủ trên không” của
quân dân Hà Nội diễn ra trong khoảng thời
gian nào?
a. Từ đêm ngày 18-12 đến đêm 29 rạng sáng
ngày 30-12-1972.

b. Từ chiều ngày 18-12 đến đêm 29 rạng


sáng ngày 30-12-1972.

c. Từ sáng ngày 19-12 đến rạng sáng ngày


31-12-1972.

Đáp án: a
Câu 14: Thành phố Hà Nội trở thành thủ đô
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
vào năm nào?
a. Năm 1975.

b. Năm 1976.

c. Năm 1977.

Đáp án: b
Câu 15: Một làng cổ nằm ở phía Tây thủ đô
Hà Nội, còn được gọi là “Làng hai Vua” -
quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng
Hưng và Ngô Vương Quyền, được nhà nước
công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia
năm 2006 có tên là gì?
a. Làng Nhị Khê.

b. Làng Mai Động.

c. Làng Đường Lâm.

Đáp án: c

Thực hiện nhiệm vụ học tập

 Quan sát hỗ trợ HS.  Suy nghĩ trả lời câu hỏi
 Báo cáo thảo luận

 Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.  HS trả lời câu hỏi.
 Kết luận, nhận định

 Gv nhận xét, chốt các đáp án.  HS lắng nghe.

4. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng


a) Mục tiêu:
b) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
c) Tổ chức thực hiện
Hoat động giáo viên Hoạt động học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV yêu cầu về nhà 4 nhóm chuẩn bị: Vẽ -HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
tranh, sơ đồ tư duy về lịch sử hình thành
cà phát triển đô thị Thăng Long – Hà Nội
trên giấy A3 sáng tạo.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Hỗ trợ HS trả lời các câu hỏi - Đặt câu hỏi (nếu có)
Báo cáo thảo luận
-GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài HS chia sẻ bài tập vào tiết sau.
tập.

You might also like