You are on page 1of 9

Trắc nghiệm

Câu 1: Cho câu sau: “Nam cố gắng lên nhé!”, từ “nhé” được gọi là:

A. Tình thái từ 

B. Trợ từ 

C. Thán từ 

D. Quan hệ từ

Câu 2: Đoạn trích Trong lòng mẹ được trích trong:

A. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

B. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. 

C. Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. 

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 3: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. Lom khom 

B. Móm mém 

C. Xộc xệch 

D. Hu hu

Câu 5: “Lão Hạc” là tác phẩm của tác giả nào?

A. Nam Cao
B. Văn Cao
C. Thanh Tịnh
D. Quang Dũng

Câu 6: Đâu là đáp án sử dụng hoàn toàn từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội?

A. Bố, má, con heo


B. Trúng tủ, bầm, tía
C. Cây bắp, hoa, cái đầm
D. Béo, gầy, mập

Câu 7: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

A. Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn
bản. 

B. Phản ánh trung thành nội dung cần tóm tắt. 

C. Lựa chọn nội dung và nhân vật chính để tóm tắt. 

D. Sắp xếp các nội dung cần tóm tắt theo một thứ tự thích hợp. 

Câu 8: An- đéc- xen là tác giả của tác phẩm nào?

A. Chiếc lá cuối cùng


B. Đánh nhau với cối xay gió
C. Cô bé bán diêm
D. Hai cây phong

Câu 9: Đâu là những từ thuộc cùng một trường từ vựng

A. Mắt, mũi, miệng


B. Hoa đào, ngôi nhà, quả ổi
C. The thé, êm dịu, thơm
D. Ngọt, mặn, dịu dàng

Câu 10: Trợ từ là gì?

A. Là từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp
B. Là từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ
đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
C. Là từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm than
và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Giáo trình ngày 25/10/2021
Làm quen: hỏi tuổi, tên, tâm sự về tầm quan trọng học văn
Test trình độ: có thể dựa vào câu hỏi lúc giảng bài
- Trắc nghiệm
- Một bài tóm tắt
- Trường từ vựng
Chữa đề
Hỏi đã học đến đâu
Tự luận

Câu 1: Em thấy nhân vật Lão Hạc là người như thế nào? (nêu ít nhất 3 điều)

Câu 2: Em có thể tóm tắt truyện “Tức nước vỡ bờ” trong 15 câu không?

CHỮA ĐỀ
Câu 1: Cho câu sau: “Nam cố gắng lên nhé!”, từ “nhé” được gọi là:

A. Tình thái từ 

B. Trợ từ (những

C. Thán từ (

D. Quan hệ từ

Câu 2: Đoạn trích Trong lòng mẹ được trích trong:

A. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

B. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. 

C. Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. 

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 3: Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

A. Lom khom 

B. Móm mém 

C. Xộc xệch 

D. Hu hu -> tượng thanh: miêu tả âm thanh

Câu 5: “Lão Hạc” là tác phẩm của tác giả nào?


A. Nam Cao
B. Văn Cao-> tác giả tiến quân ca
C. Thanh Tịnh-> tác giả tôi đi học
D. Quang Dũng-> tác giả tiểu đội xe không kính

Câu 6: Đâu là đáp án sử dụng hoàn toàn từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội?

A. Bố, má, con heo (bố là từ toàn dân)

B. Trúng tủ, bầm, tía (trúng tủ: biệt ngữ xã hội-> từ dùng cho một tầng lớp nào đó,
hai từ còn lại là từ địa phương: từ dùng ở một vùng miền)

C. Cây bắp, hoa, cái đầm (hoa là từ toàn dân)

D. Béo, gầy, mập

Câu 7: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

A. Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn
bản. 

B. Phản ánh trung thành nội dung cần tóm tắt. 

C. Lựa chọn nội dung và nhân vật chính để tóm tắt. 

D. Sắp xếp các nội dung cần tóm tắt theo một thứ tự thích hợp. 

Câu 8: An- đéc- xen là tác giả của tác phẩm nào?

A. Chiếc lá cuối cùng

B. Đánh nhau với cối xay gió- Xéc van tét

C. Cô bé bán diêm

D. Hai cây phong

Câu 9: Đâu là những từ thuộc cùng một trường từ vựng

A. Mắt, mũi, miệng

B. Hoa đào, ngôi nhà, quả ổi


C. The thé, êm dịu, thơm (hai từ đầu thuộc trường âm thanh, từ sau thuộc trường
từ vựng mùi hương)

D. Ngọt, mặn, dịu dàng (hai từ đầu thuộc trường từ vựng mùi vị, từ cuối thuộc
trường từ vựng tính cách)

Câu 10: Trợ từ là gì?

A. Là từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp -> Thán từ:
gồm hai loại: than từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, than ôi, trời ơi và
than từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ,…

B. Là từ chuyên đi kèm một từ nghữ trog câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ
đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: những, có chính đích,
ngay,.. nó ăn những 5 bát cơm. Nó ăn có 1 bát cơm

C. Là từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán
và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. (tình thái từ nhé, quá, phải
chăng, …) trang 81

TỰ LUẬN
Câu 1: Em thấy nhân vật Lão Hạc là người như thế nào? (nêu ít nhất 3 điều)

- Nông dân nghèo, lam lũ, bất hạnh


- Chất phác, hiền lành, nhân hậu
- Giàu lòng tự trọng

Luận điểm 1: Lão Hạc - một người nông dân nghèo khổ, lam lũ, bất hạnh.
Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân
Việt Nam

- Hoàn cảnh gia đình:


+ Vợ chết sớm, phải nuôi con một mình.
+ Tài sản trong nhà chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó.
+ Không có tiền cưới vợ cho con, con trai ông bỏ đi làm đồn điền cao su.
- Tai họa dồn dập:
+ Ốm hơn 2 tháng
+ Trận bão phá tan cây cối, hoa lợi trong vườn.
+ Làng thì mất mùa sợi -> giá gạo ngày một cao.
+ Lão không có việc làm -> cuộc sống càng túng thiếu, cùng quẫn.
+ Phải bán con chó yêu quý nhất vì không có tiền nuôi nó.
+ Cuộc sống đói khổ, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không
chết thì lão ăn, nhưng cuối cùng lại ăn bả chó để tự vẫn.
* Luận điểm 2: Lão Hạc - một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu
- Lão rất yêu con:
+ Thương con, đau khổ vì không lấy được vợ cho con
+ Không muốn con phải khổ, không muốn tiêu vào tiền dành dụm cho con.
+ Dù có nghèo khó đến mấy, nhưng vẫn ko chịu bán đi mảnh vườn mà ông
đã kiên quyết giữ cho con trai.
+ Luôn nhớ tới con nơi phương xa qua những lá thư con gửi về
+ Tiền bán hoa lợi và mảnh vườn đều giữ lại cho con
=> Hình ảnh người cha điển hình trong văn học Việt Nam.
-  Lão yêu con chó Vàng:
+ Yêu quý cậu Vàng như người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự
+ Lão gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
+ Cho nó ăn trong bát sứ như nhà giàu
+ Bắt rận và tắm cho nó
+ Vừa uống rượu vừa tâm sự yêu thương
+ Khi phải bán nó đi thì lão đau khổ, cảm thấy tội lỗi : vuốt ve, tâm sự với
nó trước khi bán nó đi, để ý ánh mắt nó nhìn mình...
+ Xấu hổ vì đã già rồi “còn đánh lừa một con chó"…
-> Con người nhân hậu ấy đã đau lòng biết bao khi phải bán đi người bạn
thân duy nhất.
=> Lão Hạc là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ,
một xã hội tha hóa về đạo đức và lối sống, thờ ơ với nỗi đau của người xung
quanh mình.
* Luận điểm 3: Lão Hạc nghèo nhưng sống trong sạch, giàu lòng tự trọng
- - Ông giáo mời ăn khoai, lão khước từ
- - Quá lúng quẫn, chỉ ăn củ chuối, sung luộc…, nhưng lại từ chối “một cách
gần như hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão.
- - Lão thà chết chứ không bán đi một sào.
- - Dành dụm tiền bán chó, giấy tờ nhà để gửi nhờ ông giáo giữ giúp, chờ dịp
trao lại cho đứa con trai.
- - Gửi lại ông giáo 30 đồng bạc để lỡ lão có chết thì “gọi là của lão có tí chút,
còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả”.
- - Tìm đến Binh Tư - một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả
chó tự giải thoát mình
- -> Lão không muốn cái chết dữ dội của mình ảnh hưởng đến hàng xóm láng
giềng => Tấm lòng cao cả của một người nông dân bé nhỏ trong xã hội.
=> Tố cáo tội ác của chế độ xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng.
=> Lối viết chân thành, mộc mạc, giản dị của Nam Cao đã góp phần xây
dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi
tráng.
Câu 2: Em có thể tóm tắt truyện “Tức nước vỡ bờ” trong 10 câu không?

Chuyện kể về gia đình chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Anh Dậu vừa bị đánh
được khiêng về từ tối hôm qua, vừa mới mở mắt. Chị Dậu được nhà hàng xóm
thương cho bát gạo nấu cháo cho anh Dậu. Vừa mới cầm bát lên húp, bọn cai lệ
xông vào đòi nộp sưu thuế. Ban đầu, chị còn van xin bọn chúng cho khất nhưng
chúng không chịu, tên cai lệ cướp lấy dây thừng muốn đánh anh Dậu. Chị van xin
nhưng lại bị đánh vào ngực mấy bịch, vẫn sấn đến trói anh Dậu. Chị liều mạng cự
lại nhưng vẫn bị đánh vào mặt. Vì thế chị Dậu nghiến hàm răng, ấn dúi hắn ra cửa,
xưng hô cũng chuyển thành “mày-bà”. Hai người đánh nhau, anh Dậu muốn can
lại nhưng không được, chị Dậu không nghe theo.

Câu 3: Trong truyện “Cô bé bán diêm”, em hãy đóng vai nhân vật cô bé bán diêm
để kể lại câu chuyện

Đêm giao thừa năm nay tuyết rơi xối xả, thời tiết ngoài trời bởi vậy mà cũng rất lạnh.
Tôi bước trên đường phố cùng với một cái đầu trần, đôi bàn chân đất và cùng những
gói diêm chưa bán được. Dù trời lạnh thật đấy nhưng tôi lại chẳng dám trở về nhà,
ngày hôm nay chưa bán được chút diêm nào, tôi không có tiền mang về nhà để bố mua
rượu. Chắc chắn ông ấy sẽ tức giận mà đánh tôi, từ ngày mẹ rồi đến bà mất đi thì tôi
chẳng còn chút ý nghĩ nào gọi nơi đó là nhà nữa.

Những căn nhà trên phố đã sáng đèn, mùi thơm của ngỗng quay tỏa ra. Tôi cuộn người
lại giữa hai ngôi nhà, nhưng làm như vậy cũng không thể khiến cho chân tay tôi ấm
hơn, tôi chợt nghĩ nếu mình quẹt diêm lên thì liệu rằng có ấm hơn hay không? Chắc là
có đấy. Tôi quyết định bật diêm để sưởi ấm đôi tay và đôi chân đang cóng vì tuyết.

Que diêm thứ nhất được châm lên, tôi hơ tay trên ngọn lửa nhỏ, bỗng chợt tôi thấy
mình đang ngồi trước một chiếc lò sưởi, cảm giác thật ấm áp biết bao nhưng tiếc rằng
đó chỉ là tưởng tượng, Khi que diêm vụt tắt thì tôi cũng quay về với thực tại.

Tiếp tục châm que diêm thứ hai, trước mặt tôi không còn phải bức tường lạnh lẽo,
trống vắng nữa mà là một bàn ăn phủ khăn trắng, trên bàn là con ngỗng quay thơm
lừng. Nhưng điều kì lạ là con ngỗng quay này lại biết đi, nó từ trên đĩa nhảy xuống rồi
tiến lại chỗ tôi với con dao được cắm trên lưng. Que diêm thứ hai lại vụt tắt, thực tại
của tôi là không bàn trải khăn trắng, không ngỗng quay mà chỉ có bức tường lạnh lẽo vì
tuyết rơi.

Châm thêm que diêm tiếp theo, tôi thấy mình đang ngồi trước cây thông noel đã được
trang hoàng lộng lẫy. Nhưng có phải hụt hẫng không khi đúng lúc tôi đưa tay về phía
cây thông cũng là lúc mà que diêm lịm tắt đi. Tôi thấy một vì sao rơi xuống, tôi nghĩ
chắc có ai đó vừa từ giã khỏi cõi đời này, nghĩ vậy bởi tôi nhớ đến bà, bà là người duy
nhất yêu quý và quan tâm tôi ở cõi đời này.

Lần này đã là que diêm thứ tư, ánh sáng bao trùm, trước mắt tôi hiện ta một vầng sáng
và người bà tôi vừa nghĩ tới đang đứng đó, mỉm cười hiền lành và âu yếm như ngày
nào còn ở cạnh tôi. Tôi thấy ấm áp hơn bao giờ hết.

Tôi cất tiếng gọi "Bà ơi! Bà mang cháu đi cùng nhé!". Tôi khóc nức nở, quẹt hết que
diêm này đến que diêm khác vì muốn níu giữ bà ở lại, tôi không muốn bà rời đi những
thứ tôi đã thấy ở phía trước.

Bà trông thật đẹp và cao lớn, bà đưa tay ôm tôi vào lòng và rồi chúng tôi cùng nhau bay
lên, trong ánh sáng và niềm hân hoan, tôi xa dần với mặt đất, có thể nói rằng tôi đã đến
được nơi mà không còn đói khát và đau khổ.

Cho đến sáng hôm sau, những người trên đường phố thấy tôi đang ngồi dựa vào
tường, đôi má ứng hồng, nụ cười vẫn còn vương trên môi. Ai đó cũng đều nghĩ tôi đốt
những que diêm đó để sưởi ấm mà không hay biết rằng những điều kì diệu đã xảy ra
khi quẹt những que diêm đó vào đêm ngày hôm qua.

You might also like