You are on page 1of 6

Bài tập

* Tóm tắt tác phẩm:


Một bữa no kể về một bà lão chồng mất sớm, cả đời cặm cụi nuôi con. Khi lớn
lênthì đứa con nó lại bỏ bà ra đi. Vợ con trai bà sau khi chịu tang chồng cũng bỏ
bà cùng con gái đi tìm hạnh phúc mới. Bà đã nuôi đứa cháu trong nhiều năm
liền. Nhưng rồi do quá khó khăn bà đã phải bán đứa cháu gái duy nhất cho nhà
bà Phó làm con nuôi. Nhưng sau khi bán cháu gái thì cuộc sống của bà không
mấy dễ dàng hơn. Đã nghèo mà còn ốm một trận thập tử nhất sinh. Hôm ấy bà
ra thăm cái đĩ, nhưng bà lại bị bà phó thụ trà đạp lên lòng tự trọng của bà, bà
được đãi một bữa ăn nhưng lại là một bữa ăn của sự khinh thường. Bà nén lại
lòng tự trọng do quá đói mà ăn bán sống bán chết. Đó là bữa cơm no nhất của bà
cũng chính là bữa cơm cuối cùng của đời bà.
Câu 1: Truyện ngắn “Một bữa no” viết về đề tài gì? Nông dân
Câu 2: Nhân vật bà cụ trong truyện rơi vào tình cảnh như thế nào?
Nghèo, chồng chết, đứa con duy nhất cũng chết, phải một mình nuôi đứa cháu
gái, cuối cùng cũng bán đứa cháu duy nhất cho bà phó Thụ mà vẫn không hết
nghèo, số phận khổ đau khiến bà gạt đi cả lòng tự trọng để chết bằng “một bữa
no”
Câu 3: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Điểm nhìn được đặt vào nhân vật
nào? Chỉ ra và nêu tác dụng của sự dịch chuyển điểm nhìn trong tác phẩm.
Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn có sự kết hợp giữa người kể chuyện và nhân vật bà
lão.
- Điểm nhìn của người kể chuyện có sự chuyển dịch
+ sang điểm nhìn nhân vật bà lão: Bà đoán rằng họ khảnh ăn; Bây giờ thì bà lão
hiểu; Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì khí tiếc. Vả đã đi ăn
chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà
đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi.
Bà vẫn tiếc..
+ sang điểm nhìn nhân vật cháu gái: Cái đĩ vừa trông thấy bà, mừng rối rít. Nó
cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó
Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt
bà nó nữa; Cái đĩ hiểu nên chỉ nhìn xuống đất. Nó giận bà nó lắm. Nó đã bảo bà
nó về đi mà bà nó không chịu về..
+ sang điểm nhìn nhân vật bà phó Thụ: Trông bà so đũa mà ngứa mắt! Bà phó
muốn giật xoét lấy làm thật nhanh cho đỡ bực. Nhưng bà nhịn đuợc. Bà chỉ chép
miệng và lừ lừ đôi mắt, tỏ ý khó chịu.
- Tác dụng của sự thay đổi điểm nhìn:
+ Sự thay đổi điểm nhìn giúp tác giả có điều kiện nhập vào các vai, đi sâu vào
nội tâm từng nhân vật, giúp nhân vật hiện lên chân thực, sống động hơn, cảm
xúc nhân vật cũng được miêu tả cụ thể, trọn vẹn hơn.
+ Sự thay đổi điểm nhìn giúp câu chuyện trở nên tự nhiên, linh hoạt, giọng điệu
đan xen, biến hóa, hấp dẫn người đọc.
Câu 4: Từ “hờ” trong câu Bà lão ấy hờ con suốt một đêm nghĩa là gì?
Khóc và kể lể bằng giọng thảm thiết (thường là khóc người chết)

1
Câu 5: Qua nhân vật bà lão trong câu chuyện, Nam Cao muốn phản ánh điều gì
về người nông dân?
Người nông dân vốn là những người lương thiện, nhưng sự hà khắc của chế độ
phong kiến cùng với sự bóc lột của bọn thực dân đã đẩy họ vào con đường tha
hóa, bần tiện
Câu 6: Giọng văn của Nam Cao được thể hiện trong câu chuyện:
Chua xót, mỉa mai
Câu 7. Văn Nam Cao có một đặc điểm nổi bật về mặt nghệ thuật đó là ông
thường sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp ( sự kết hợp giữa ngôn ngữ tác giả,
người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật) nhằm bộc lộ thế giới nội tâm, ý thức của
nhân vật, cho phép người đọc thâm nhập sâu vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật.
Em hãy tìm những câu văn theo hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp trong tác
phẩm “Một bữa no” và cho biết tác dụng của hình thức ngôn ngữ ấy.
Theo lệ, mỗi người chỉ được ăn có ba vực cơm, mà phải ăn nhanh để còn làm.
Nhưng bà lão nhà nghèo, đã quen sống vô tổ chức, sẽ không hiểu trong những
nhà thừa thóc, thừa tiền, lại có sự hạn chế miệng ăn như vậy. Bà đoán họ khảnh
ăn. No dồn, đói góp. Người đói mãi, vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa
thấm tháp. Nhưng người no mãi, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà
cứ ăn. Ăn đến kì no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng
rồi thì dại gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật…
- Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt thật! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà
trộn mắm. Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no
quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào
vách để thở cho thỏa thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà
xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao!
Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã.
Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!...
* Tác dụng
- Diễn tả được đời sống nội tâm của nhân vật bà lão
- Thể hiện quan niệm, cách nhìn nhận đánh giá của nhà văn Nam Cao
Câu 8. Đặt địa vị em là cái Đĩ – đứa cháu gái duy nhất của bà lão trong câu
chuyện, em nghĩ như thế nào về người bà của mình? Viết đoạn văn (khoảng 2/3
trang giấy) bày tỏ suy nghĩ đó của em.
- Đồng tình, thương hại vì dù sao bà cũng là bà nội, là người bà duy nhất đang
khốn khổ lâm vào bước đường cùng,…
- Không đồng tình vì bà làm mất thể diện, làm bà phó Thụ sẽ ghét mình hơn…

2
Câu 9: Xác định chủ đề chính, chủ đề phụ của văn bản.
Chủ đề chính: Tình cảnh thê thảm, đáng thương của người nông dân trong nạn
đói: Vì đói mà con người đánh mất cả lòng tự trọng để được ăn.
- Chủ đề phụ: Phản ánh mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giàu nghèo/ lên án sự tàn
nhẫn, cay nghiệt của tầng lớp thống trị..
Câu 10: Em hiểu như thế nào về nhan đề "Một bữa no"?
Nhan đề "Một bữa no" được hiểu là bữa cơm no duy nhất trong chuỗi ngày đói
đằng đẵng của bà lão nghèo khổ; "Một bữa no" cũng là một bữa ăn đầy tủi hờn,
nhục nhã, là nguyên nhân gây nên cái chết của người bà: Chết vì no nhưng thực
ra là chết vì đói.
Câu 11: Thái độ của bà phó đối với bà lão già là thái độ gì?
Thái độ của bà phó đối với bà lão già là thái độ khinh bỉ, coi thường, miệt thị:
Bà chỉ chép miệng và lừ lừ đôi mắt, tỏ ý khó chịu; Mặt bà vẫn hầm hầm;
Bà phó đã cau mặt quát; Bà phó lại cau mặt, gắt; Bà phó đã mắng át đi;
Bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt; Ăn cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì? -
Bà phó vội gắt gỏng bảo thế..
Câu 12: Để có được một bữa ăn, bà lào đã phải hạ mình như thế nào? Qua đó,
em hiểu được điều gì về triết lí nhân sinh mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm?
- Để có được một bữa ăn, bà lào đã phải hạ mình:
+ Cố nán lại để được ăn cơm;
+ Bà ngồi xón vén vào một xó ngay xuống đất để chờ cơm;
+ Bị quát, bà lão "vội vàng ăn ngay";
+ Mọi người đã đứng cả lên, bà lão vẫn ngồi ăn trong ánh mắt lườm nguýt của
bà phó Thụ;
+ Bị gắt gỏng, sỉ nhục "ăn cho nứt bụng ra", bà lão vẫn trệu trạo "rấm" nốt mấy
hạt cơm cháy.
- Triết lí nhân sinh mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm: Cái đói có thể khiến con
người đánh mất cả lòng tự trọng để được ăn.
Câu 13. Xác định lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn:
Cái đĩ vừa trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả.
Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên
ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó cúi đầu, khẽ hỏi:
- Bà đi đâu đấy?
- Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm.
Câu 14: Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật
người bà như thế nào? Có phải nhà văn "bôi nhọ" bà lão già khi để bà phải chết
vì một bữa no?

3
- Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật người bà:
Đồng cảm, xót thương,

- Không phải nhà văn "bôi nhọ" bà lão già khi để bà phải chết vì một bữa no.
Đây là một cách để tố cáo xã hội, bênh vực người nông dân, thể hiện nỗi đau xót
tận cùng trước bi kịch của người nông dân: Vì bị đẩy đến bước đường cùng mà
phải đánh đổi lòng tự trọng lấy miếng ăn, cuối cùng vẫn phải chết - chết vì no
nhưng thực chất là chết vì đói.

Câu 15: Có người cho rằng, bà lão chết no nhưng thực ra là chết vì đói. Em hiểu
điều này như thế nào?
Ý kiến trên nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến cái chết của người bà: Người ta
ngỡ rằng bà chết vì no nhưng thực chất, chính những ngày phải chịu đói thê
thảm mới là nguyên nhân khiến bà phải chết. Vì đói, thấy cơm thừa, bà tiếc, bà
phải ăn "cho tộ", ăn để bù lấp cái dạ dầy trống toác, ăn để dự trữ cho những
ngày đói sắp tới. Nếu không đói khổ đói sở, bà đâu phải ăn trong nhục nhã như
thế, đâu phải chết thảm như thế.
Câu 16: Những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao: Cách kể
chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn:
- Chọn ngôi kể thứ 3, điểm nhìn khách quan. Điểm nhìn nhiều lúc được chuyển
dịch sang nhân vật giúp cảm xúc nhân vật được miêu tả cụ thể, sâu sắc, giọng
điệu đa thanh xen kẽ..
- Cách xây dựng nhân vật sắc nét: Qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ, sắc mặt, đặc biệt
qua ngòi bút miêu tả tâm lí bậc thầy.
- Dựng tình huống đặc sắc: Tình huống đói gặp được bữa ăn "sang" - tình huống
giúp nhân vật bộc lộ tính cách và thể hiện được tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
- Dựng đối thoại sinh động, ngôn ngữ bình dân, phù hợp với nhân vật người
nông dân.
- Giọng điệu linh hoạt, khi lạnh lùng, khi đầy chua xót, khi lại bông đùa, hóm
hỉnh.
- Từ một tình huống nhỏ nhặt, nhà văn đã khái quát lên những vấn đề xã hội lớn
lao hơn, vấn đề miếng ăn và lòng tự trọng.
* Nội dung:
- Câu chuyện đã đề cập đến vấn đề rất bình thường trong xã hội xưa khi con
người ta quá khó khăn mà phải đánh đổi nhiều thứ. Đó là bà lão nghèo khổ vì
một bữa ăn mà đánh đổi cả cuộc sống của mình.
* Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cho số phan người nôgn dân trước
cách mạng tháng 8
- Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi, bình dị
- Giọng điệu chua xót khiến con người cảm nhận rõ được số phận bất công.
II. VIẾT
Đề 1. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc
sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn Một bữa no (Nam Cao)
Mở bài
4
- Giới thiệu tác phẩm “Một bữa no” ( Nam Cao)
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích và đánh giá: những đặc sắc về hình thức
nghệ thuật của truyện và những đánh giá về nội dung, chủ đề của tác phẩm
Thân bài
- Xác định đề tài, chủ đề của truyện: đề tài người nông dân, chủ đề người nông
dân vốn là những người lương thiện, nhưng sự hà khắc của chế độ phong kiến
cùng với sự bóc lột của bọn thực dân đã đẩy họ vào con đường tha hóa, bần tiện
- Phân tích đánh giá chủ đề của truyện được thể hiện trong những sự kiện và tình
tiết nào đáng chú ý?
- Đánh giá những đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện: sử dụng tình
huống truyện nào? (hoàn cảnh éo le của bà lão, bà lão đến xin ăn nhà chủ cái Đĩ
– đứa cháu nội), hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp, ngôn ngữ giản dị, ngòi bút đi
sâu vào thế giới nội tâm, ngôi kể thứ ba đặt điểm nhìn vào bà lão…
Kết bài
- Khẳng định những giá trị của truyện trong đề tài về người nông dân của Nam
Cao nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung
- Bài học nhận thức: bài học về ứng xử, bài học về lòng nhân ái…
Đề 2. Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật truyện
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát nội dung, và nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong
truyện.
B. Thân bài
1. Tóm tắt tác phẩm.
2. Phân tích
a. Tình huống truyện
- Tình huống truyện xoay quanh người bà có chồng mất sớm, con trai mắt, con
dâu cũng bỏ bà đi
+ Đói nghèo, bà không giữ được phẩm giá của mình và phải xin ăn từ chợ với
tấm thân già yếu và mệt mỏi.
+ Mặc dù bị khinh bỉ và chê cười trong suốt bữa ăn, bà không cảm thấy xấu hổ
và ăn với niềm vui
+ Cái chết của bà no, nhưng đáng thương và đáng xấu hổ
b. Xây dựng nhân vật
- Xây dựng nhân vật "Người Bà" luôn gặp những vận rủi trong cuộc sống. Sớm
góa bụa, một mình gà mái nuôi con, nhưng niềm hi vọng duy nhất cũng sớm tắt
liệm. Đứa con mà bấy lâu nay bà đã thắt lưng buộc bụng chăm lo cho nó nhưng
chưa được nhờ cậy gì nó đã vội ra đi bỏ bà bơ vơ.
- Trong lúc cùng quẫn nhất, tuyệt vọng nhất bà chợt nhớ mình còn đứa cháu.
Như buồn ngủ gặp chiếu manh, bà hồ hởi ra đi. Tuổi già sức yếu, lại nhịn đói
mấy hôm rày nên cuộc hành trình của bà vô cùng khó nhọc. Tuy nhiên nghĩ đến
miếng ăn, được ăn nên bà phải cố gắng.
- Sau bữa ăn huy hoàng, bà về nhà với cái bụng căng tròn đầy mệt nhọc. Có lẽ vì
bà ăn quá nhiều, lại ăn mặn (ăn mắm) nên bà uống rất nhiều nước mà vẫn còn
thấy khát. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đã khát. Bà
5
chỉ càng thêm tức bụng. Điều đó làm cho bà khó chịu vô cùng, bà đau bụng, bà
thổ, bà tả,…kéo dài nữa tháng thì bà chết. Cái chết no nhưng hèn hạ, tủi nhục.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
***************

You might also like