You are on page 1of 5

TẬP NGHIÊN CỨU

VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ


VĂN HỌC DÂN GIAN

Tìm hiểu về những điều thiện lành trong truyện Tấm Cám

Học sinh thực hiện: Phạm Trọng Nghĩa


Lớp: 10 Anh
Phần I: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Có lẽ khi còn nhỏ, ai cũng từng được ông bà hay bố mẹ kể truyện cổ tích
cho nghe. Những câu chuyện thú vị ấy thật sự đã khắc sâu trong tim mỗi con
người, ngay cả trong tôi, nổi bật nhất vẫn là câu chuyện Tấm Cám. Thật biết
ơn tác giả vô danh đã tạo ra một tác phẩm, thứ mà đã thực sự dạy cho chúng
ta ý nghĩa của câu nói “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Tác phẩm luôn nhắc
nhở ta rằng phải sống tốt như nhân vật Tấm và đừng bao giờ để bản thân trở
thành mẹ con Cám, đó chính là trở thành người tốt hay kẻ xấu.

2. Cơ sở lí luận
Cổ tích là một phần không thể thiếu của văn học dân gian, tập hợp những
câu chuyện hư cấu, mang hơi hướng của đại chúng và kể lại những mẩu
chuyện ngắn xảy ra trong đời sống thường ngày của con người. Sử dụng màu
sắc huyền ảo kết hợp với trí tưởng tượng, cổ tích là những áng văn xuôi thể
hiện khát khao sống hướng thiện cùng tư duy bài trừ cái ác của con người. Sự
xuất hiện của các yếu tố kì ảo như phép màu, thần linh cũng phản ánh được
niềm tin của con người, rằng ở hiền thì sẽ gặp lành. Các tác giả của cổ tích
không được xác định rõ ràng bởi lẽ chúng là sản phẩm của cả tập thể hình
thành cùng nhau phát triển.
Bởi mang tư tưởng thời đại là thế, các chi tiết về nơi chốn và nhân vật
không được nêu cụ thể, cộng với tính chất truyền miệng của văn học dân gian
đã khiến những câu chuyện cổ tích trở thành thể loại văn học dân gian có
nhiều dị bản nhất. Mỗi vùng miền lại có một phiên bản cổ tích khác nhau, tạo
ra sự đa dạng về văn học dân gian Việt Nam.
3. Cơ sở thực tiễn
Truyện cổ tích luôn cho ta nhiều bài học quý giá. Thật vậy, trong mỗi câu
chuyện là cả một bầu trời ý nghĩa, những triết lí khó bác bỏ. Đó có thể là về
cái đẹp của sự trung thực hay là sự lạc quan, yêu đời bất tận của nhân vật,
hơn cả đó là sự thiện lành, cuối cùng sẽ nhận được điều tốt. Ngoài ra truyện
còn lên án hành vi xấu xa, gian xảo, bỉ ổi,… của phản diện là nội dung bên
cạnh việc khen ngợi nhân vật anh hùng. Việc tốt luôn được đề cao. Do đó để
có cái nhìn khái quát hơn về những điều tích cực trong truyện cổ tích, Tấm
Cám sẽ là cái tên sáng giá nhất. Ở đây nhân vật Tấm sẽ là tâm điểm của bài
luận, cùng với ông Bụt, ta sẽ thấy hai nhân vật này thật sự là những điểm
sáng duy nhất trong câu chuyện.
Phần II: Tìm hiểu chung
1. Kiến thức chung
Tấm cám là một câu chuyện cổ tích Việt Nam thuộc thể loại truyện cổ tích
thần kì. Dù có nhiều dị bản, câu chuyện này phản ánh những mâu thuẫn trong
gia đình, đặc biệt là mối quan hệ mẹ kế - con chồng; cuộc đấu tranh giữa và
cái thiện thắng cái ác của người Việt.
Giống như những câu chuyện cổ tích khác, tác giả của Tấm Cám vẫn là
một dấu chấm hỏi lớn, bởi lẽ tác phẩm là sản phẩm chung của cả tập thể chứ
không riêng gì một người. Tấm Cám cũng có vô số dị bản, nhưng nhiều
người vẫn cho câu chuyện sau là bản thể chính và vô cùng phỏ biến.
Xoay quanh nhân vật Tấm – một cô gái hiền lành nhưng số phận lại vô
cùng bi đát, bất hạnh. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai, cuộc sống Tấm từ đấy trở
nên ngột ngạt, bị hành hạ đến đáng thương. Dì ghẻ ghét bỏ, bắt Tấm làm đủ
thứ việc còn người em cùng cha khác mẹ lại sống sung sướng, không đụng
tay đụng chân làm bất cứ công việc nào. Vì quá khổ, quá tủi thân, Tấm khóc.
Chính lúc này, Bụt xuất hiện, thường xuyên cho Tấm những phép màu. Tấm
thay đổi đời, lấy được vua.
Bên cạnh đó ông Bụt cũng sẽ thường xuất hiện với hình dáng là một ông
lão, râu tóc bạc phơ, dáng điệu khoan thai, gương mặt phúc hậu. Ông Bụt chỉ
xuất hiện khi một người tốt đang cần được giúp đỡ. Khi cô Tấm trong truyện
cảm thấy tuyệt vọng nhất thì ông Bụt chính là nơi cuối cùng để cô bám víu
vào. Đau đớn trước số phận của bản thân mình, nên các nhân vật nhìn chung
thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
2. Nội dung chính
a. Phân tích các diễn biến của Tấm
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”
Thật vậy, Tấm phải làm lụng ngày đêm, còn Cám thì thảnh thơi chơi đùa.
Không những thế, Tấm còn bị Cám lừa mất giỏ cá mà Tấm đã chăm chỉ bắt
ngoài đồng. Việc mất giỏ cá đồng nghĩa với việc Cám sẽ không nhận được
phần thưởng của dì ghẻ. Về Tấm cũng tiếp tục bị ghẻ lạnh mà không nhận
được tình yêu thương như của mẹ mà Tấm khao khát bấy lâu.
Nhẫn tâm hơn, khi trong giếng chỉ còn con cá bống bầu bạn cùng Tấm,
nhưng mẹ con Cám cũng bắt và giết thịt. Lúc này ta thấy cuộc đời Tấm bị
bao vây bởi dã tâm hãm hại của mẹ con Cám. Cá bống được Tấm xem là
người bạn tâm sự, sẻ chia mỗi ngày nhưng cuối cùng người bạn cũng bị lấy
mất. Có thể nói, nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám là tiêu biểu cho
số phận bị đày đọa, vì thấp cổ bé họng mà chịu nhiều thiệt thòi, bị tước đoạt
ngay cả những quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cơ bản nhất. Đó cũng
là lý do tại sao, tiếng khóc của Tấm trong lúc bị áp bức đã khơi dậy lòng cảm
thông, trái tim nhân từ, thương người của mọi người mà trước hết ở đây là
ông Bụt.
Mẹ con Cám không những không cho Tấm đi dã hội mà còn trộn một đấu
thóc với một đấu gạo bắt Tấm ngồi nhặt. Điều này chứng minh rằng người
con gái trong xã hội xưa không hề có chút tiếng nói, chỉ có thể chịu sự dày
vò, vô cùng bi thương. Tấm bị bắt làm một việc vô cùng mất thời gian, cho
thấy khi phải làm lụng vất vả cũng không hề được trả công. Sau cùng vẫn là
ông Bụt giúp đỡ Tấm, cho Tấm một bộ váy lộng lẫy, giúp Tấm lấy được vua.
Thật cảm ơn những người tốt hiếm có như ông Bụt đã giúp đỡ người con gái
ấy nói riêng và phụ nữ thời xưa nói chung, giúp họ phần nào cảm thấy cuộc
sống vẫn còn rất tươi đẹp.
b. Sự giúp đỡ của Bụt
Trong câu chuyện, ông Bụt đã xuất hiện rất nhiều lần, mở rộng tình
thương che chở cho cô Tấm tội nghiệp. Bụt đã bày cho Tấm nuôi con cá bống
để cho đời Tấm đỡ cô quạnh hơn. Nào ngờ cá bống lại bị mẹ con mụ dì ghẻ
giết chết, Tấm chỉ biết khóc thương cho cá bống. Rồi Bụt lại xuất hiện bày
cho Tấm mang xương bống chôn vào hũ để ở bốn góc giường, để sau này
xương sẽ biến thành quần áo, giày dép đẹp cho Tấm mặc đi dự hội.
Ông Bụt là đại diện của cái thiện lành. Ông
toả ra ánh hào quang như thể là tia sáng mong
manh cứu vớt cuộc đời của những con người bất
hạnh. Gương mặt phúc hậu kia, cùng với lời nói
chậm rãi toát lên vẻ hiền từ đặc trưng, là cái để
ta có thể vừa nhìn vào đã muốn tin tưởng họ. Sự
giúp đỡ của ông là không thể đong đếm, nó thật
sự ý nghĩa, nhất là với những con người bất hạnh
kia, họ cần một người để có thể dựa dẫm khi họ
yếu đuối nhất. Ông bụt đã làm tốt việc ấy.
“Có phúc có phận”
Phần III: Kết luận
1. Đánh giá nhận xét
Có thể nói Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu nhất nói về sự đối đầu
giữa cái thiện và cái ác. Cô Tấm và ông Bụt là hai nhân vật mà khi nói về cái
lành, ta sẽ nghĩ đến ngay. Tấm có dung nhan tốt bụng, nhưng bất hạnh, được
ông Bụt – mang yếu tố kỳ ảo thể hiện khao khát sống và làm điều lành – che
chở, giúp đỡ.
Thật không ngoa khi nói rằng hình ảnh “Tấm” cũng đã được dùng để chỉ
những cô gái có tính cách tốt bụng, chăm chỉ, giống như mục đích ông Bụt
được tạo ra, là ủng hộ con người nên làm điều tốt. Tác giả vô danh đã thành
công trong việc hình thành nên cả một hệ tư tưởng cho rằng hình ảnh cô Tấm
sẽ mãi là đại diện cho điều thiện lành. Bằng cách sử dụng nhân vật đối lập là
mẹ con Cám, Tấm hiện lên sẽ luôn khắc ghi cho chúng ta về một cô gái đảm
đang, tốt bụng, cái thiện sẽ thắng cái ác.
2. Đề xuất
Truyện cổ tích Tấm Cám dù đã rất quen thuộc với chúng ta nhưng lại
mang rất nhiều giá trị nhân văn. Ta nên học tập và đúc kết cái tốt trong câu
chuyện để từ đó rút ra việc mình nên làm hoặc không nên. Đó sẽ là những bài
học khó quên trong suốt cuộc đời còn lại của ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Hữu Tòng - Văn chương khởi nguồn từ cái thiện
2. Lưu Thị Hồng Việt – Các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích
3. Thu Hà - Độc đáo hình tượng ông Bụt trong truyện cổ tích
4. Wikipedia - Tấm Cám

You might also like