You are on page 1of 3

Bài văn phân tích những lần hóa thân của cô Tấm

Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian được truyền miệng với những
câu truyện được sáng tác dựa theo các nhân vật hư cấu như: bà tiên, ông bụt, các
con vật, phù thủy. Câu chuyện “Tấm Cám” thuộc thể loại cổ tích thần kỳ kể về
cuộc đời của Tấm qua đó người dân muốn gửi gắm những ước mơ, khát vọng về
cuộc sống hạnh phúc, công lí cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” kể về Tấm- một cô gái hiền lành nết na.Mẹ
Tấm chết khi còn nhỏ. Cha Tấm cưới dì ghẻ sau đó vài năm thì cha Tấm cũng mất.
Tấm phải sống chung với mẹ con Cám trong mối quan hệ dì ghẻ con chồng. Hằng
ngày Tấm phải làm lụng vất vả trong khi mẹ con Cám ăn chơi, lười biếng. Nàng
luôn bị mẹ con Cám tham lam, độc ác tìm mưu kế hãm hại. Tấm đã may mắn
trong hôn nhân và cưới được nhà vua. Với sự ganh ghét ghen tị của Cám đã nghĩ
ra nhiều cách để hại chết cô Tấm. Những vật bình dị quen thuộc trong dân gian đã
được cô Tấm gửi gắm linh hồn và hóa thân thành: chim vàng anh, cây xoan đào,
khung cửi, quả thị.
Tuy sống sung sướng trong hoàng cung nhưng Tấm cũng không quên
ngày dỗ cha. Mẹ con Cám lừa Tấm trèo lên cây cau trong ngày dỗ cha để giết
Tấm. Với ý chí mãnh liệt Tấm đã hóa thành chim vàng anh.Ngày ngày ở bên
quất quýt, cất lên tiếng hót trong trẻo đem lại niềm vui cho nhà vua. Chim vàng
anh là hiện thân của sự trong trắng, thánh thiện của Tấm. Thấy Cám đang giặt
áo cho nhà vua Tấm dạy bảo:”Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ
rào, rách áo chồng tao”. Tấm không còn cam chịu, ở thế bị động không dám cất
lên tiếng nói như trước nữa. Từ ngày có chim vàng anh vua chỉ mê mải với chim
không tưởng đến Cám. Một lần nữa Cám nảy sinh lòng ghen ghét về mách mẹ.
Mụ dì ghẻ sai Cám giết thịt vàng anh rồi kiếm điều nói dối vua. Lông chim ở
vườn đã hóa thành cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cây xoan đào sà
cành lá che kín thành bóng tròn. Vua thấy cây đẹp rợp bóng đã sai lính hầu mắc
võng vào cây rồi nằm hóng mát. Dù hóa thành cây xoan đào Tấm vẫn một lòng
quan tâm chăm sóc cho nhà vua, và đó cũng là tấm lòng thủy chung son sắc của
nàng. Điều dó làm cho ta thấy cây xoan đào như đang trêu tức Cám vậy Cám
biết chuyện lại về nhà mách mẹ. Nhân ngày gió bão, Cám sai thợ chặt cây xoan
đào rồi đổ điều là cây đổ do gió bão. Bị hãm hại lần thứ ba nàng vẫn mạnh mẽ
quyết liệt hóa thân thành khung cửi và đưa ra lời cảnh báo:” Cót ca cót két, lấy
tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Cám cảm thấy vô cùng lo sợ nên vội vàng về
nhà mách mẹ. Lần này, Cám đã đốt luôn khung cửi rồi đổ ra lề đường thật xa
nơi hoàng cung. Vẫn ý chí khát vọng được sống, bảo vệ hạnh phúc của mình, từ
chỗ tro của khung cửi Tấm đã hóa thân thành cây thị. Lạ thay, cây thị này chỉ có
duy nhất một quả. Có bà lão bán nước ở gần đó, một hôm đi qua dưới gốc cây
thị đã bị hấp dẫn bởi mùi hương của nó. Bà bèn bảo:” Thị ơi thị à, rụng vào bị
bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Từ đó ngày nào nhà cửa của bà lão cũng
sạch tinh tươm, cơm ngon canh ngọt thì được chuẩn bị sẵn sàng. Đó là nhờ có
Cô Tấm bước ra từ quả thị. Cô Tấm vẫn là một cô gái đảm đang, xinh đẹp như
ngày nào. Đó là ước mơ của nhân dân mong rằng những người lương thiện như
Tấm sẽ “ ở hiền gặp lành” còn những kẻ độc ác như mẹ con nhà Cám sẽ chịu
cảnh:”ác giả ác báo”. Hình ảnh hóa thân cuối cùng của Tấm là trở về làm
người. Đây là quan niệm hạnh phúc của nhân dân rằng được sống giữa cuộc
đời trần thế, với những người mình yêu thương thì không có gì có thể sánh
bằng. Nếu đem so sánh với các câu chuyện cổ tích nước ngoài thì đây là nét đặc
biệt trong thi pháp truyện cổ tích Á Đông mà phương Tây không có: sự luân hồi
chuyên kiếp của Tấm. Có lẽ sự khác biệt về kết cấu xuất phát từ tư tưởng dân
gian mỗi vùng khác nhau. Ở Tấm Cám có thể thấy rằng cộng đồng người Việt
tin vào sự luân hồi chuyển kiếp mang hơi hướng của Phật giáo. Về mục tiêu hóa
thân của Tấm ta thấy được Tấm đã khắc phục mọi khó khăn để trở về đoàn tụ
với gia đình. Đó là ý chí, mong muốn đoàn tụ của người dân Việt Nam. Đối
tượng hóa thân của Tấm rất đa dạng cho thấy rõ tín ngưỡng bái vật linh trong
tính dân tộc Việt Nam. Đây là điều không thể có ở trong Cinderela( cô bé lọ
lem) – câu chuyên mang mô tuýp quen thuộc giống với Tấm Cám.
Cái hiện thực với xã hội bất công vẫn cứ hiện ra thông qua số phận
nhân vật Tấm, những cũng gửi gắm ước mơ khát vọng cuộc sống hạnh phúc,
công bằng vào Tấm. Những chi tiết kì ảo xuất hiện như ông bụt, chiếc giày đã
thực hiện hóa ước mơ của nhân dân về sự đổi đời, ở hiền gặp lành, người
lương thiện ắt sẽ được đối đáp tốt. Những hình ảnh gần gũi, vật dụng dân gian
thời xưa được Tấm gửi gắm linh hồn vào để thể hiện sự gần gũi, hiền lành, thân
thuộc của người dân Việt Nam thời xưa.
Qua truyện cổ tích thần ký “ Tấm Cám” ta thấy được quá trình
trường thành, chống lại cái ác để giành lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho
mình. Đồng thời nó thể hiện những khát vọng, ước mơ của ông cha ta thời xưa
là ở hiền thì gặp lành, còn những người xấu xa ắt sẽ gặp quả báo.

You might also like