You are on page 1of 12

Lớp 10A12(tổ 4)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC


DÂN GIAN.
MỤC LỤC:
I/ ĐỀ CƯƠNG.
1/ Đặt vấn đề
1. Lí do chọn tác phẩm.
2. Xuất xứ của tác phẩm.
2/ Giải quyết vấn đề
1. Tóm tắt và phân tích cốt truyện.
2. Đặc điểm nhân vật.
2.1 Đặc điểm của nhân vật Tấm.
2.2 Đặc điểm của nhân vật Cám.
2.3 Đặc điểm của nhân vật dì ghẻ.
2.4 Đặc điểm của nhân vật ông bụt.
3. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện tấm cám.
4. Ý nghĩa và giá trị truyện tấm cám.
5. Các phiên bản khác của tấm cám.
5.1 Phiên bản Trung Quốc.
5.2 Phiên bản Châu Phi.
5.3 Phiên bản Anh.
3/ Kết luận.
II/ BÀI VIẾT.
1/ Đặt vấn đề.
2/ Giải quyết vấn đề.
3/ Kết luận.
4/ Tài liệu tham khảo.
1
I/ ĐỀ CƯƠNG.
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. LÍ DO CHỌN TÁC PHẨM.
Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, tạo ra sức hấp
dẫn cho người đọc và người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức lâu bền cùng năm tháng.
Quan trọng hơn nữa nó còn giúp chúng ta giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống,
của bản sắc dân tộc. Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích đã được đưa vào chương trình giáo dục
từ rất lâu, và nó không còn xa lạ gì với bất cứ học sinh nào. Hình ảnh cô Tấm hiền lành, mụ dì
ghẻ độc ác đã trở thành biểu tượng trong văn học và trong cả cuộc sống. Khi chúng ta tìm hiểu
một tác phẩm văn học dân gian theo đúng nghĩa của nó sẽ tạo ra cho học sinh sự hứng thú, kích
thích sự tò mò để học sinh tiếp nhận tác phẩm với một tâm thế mới, giúp cho học sinh thấy được
màu sắc dân gian qua một câu chuyện cổ tích.
2. XUẤT XỨ CỦA TÁC PHẨM.
Tấm Cám là một truyện cổ tích đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Câu chuyện
này được truyền miệng từ bao đời nay, là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, gắn bó mật thiết
với các sinh hoạt tinh thần trong đời sống cộng đồng.

2/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.


1. Tóm tắt và phân tích cốt truyện.
“Tấm Cám” là một trong những truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam. Tác phẩm kể về cuộc đời và quá trình đấu tranh của Tấm để giành lại sự sống, hạnh phúc
cho bản thân. Qua tác phẩm còn thể hiện những quan điểm, triết lí của ông cha ta. Tấm và Cám
là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm sớm mồ côi và sống cùng dì ghẻ và cô em tên Cám. Tấm
luôn bị ngược đãi còn Cám chỉ biết rong chơi. Hằng ngày, Tấm phải chăm chỉ làm lụng, hiền
lành được bụt giúp đỡ và trong ngày hội đã trở thành hoàng hậu. Đến ngày giỗ cha, nàng về nhà
thì bị mẹ con Cám bức hại, và từ đó nàng phải trải qua hết kiếp hóa thân này đến kiếp hóa thân
khác mới được trở về sống cùng nhà vua, hưởng hạnh phúc trọn đời. Còn mẹ con Cám bị trừng
phạt thích đáng. Ta có thể thấy mâu thuẫn chính, chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn mẹ ghẻ,
con chồng. Ông cha ta vẫn thường có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương mấy đời dì ghẻ lại
thương con chồng”, đây là mâu thuẫn cơ bản dẫn đến hàng loạt các xung đột biến cố phía sau.
Từ đó nâng lên thành xung đột giữa thiện - ác, tốt - xấu mang ý nghĩa xã hội to lớn. Trước hết
mâu thuẫn nảy sinh là do sự đối xử bất công của dì ghẻ với Tấm. Hàng ngày Tấm phải làm lụng
vất vả từ sáng đến tối, ngày nàng chăn trâu, cắt cỏ, đêm thì giã gạo, xay thóc… cô phải luôn chân
luôn tay làm việc, không có lúc nào nghỉ ngơi. Còn Cám lại suốt ngày rong chơi, hái hoa bắt
bướm. Và đỉnh điểm của sự việc là khi Tấm bị Cám lừa lấy hết giỏ tép vào giỏ mình về nhà trước
nhận phần
2
thưởng là chiếc yếm đỏ. Chiếc yếm đỏ không đơn thuần chỉ là một phần thưởng mà nó còn
tượng trưng cho sự trưởng thành, là khát khao của cô gái mới lớn. Mẹ Cám hoàn toàn biết sự thật
nhưng vẫn mặc kệ trao thưởng cho Cám, Tấm bất lực chỉ biết ngồi khóc. Như vậy, Tấm trước hết
bị Cám tước đoạt quyền lợi về mặt vật chất. Ông Bụt xuất hiện, ban thưởng cũng là bù đắp cho
số phận của những người con gái bị lừa gạt. Cá bống xuất hiện làm bạn, xua tan những cô đơn,
tủi cực của Tấm. Nhưng đồng thời, chính lúc này Tấm phải đối diện với lần lừa gạt thứ hai. Cá
bống là người bạn duy nhất tâm tình cùng Tấm, Tấm “nhường cơm sẻ áo” cho người bạn ấy. Mẹ
con Cám khi biết chuyện đã lừa Tấm “đi chăn trâu đồng xa, chớ chăn gần nhà người ta bắt mất
trâu” để giết cá bống. Không chỉ tước đoạt phần thưởng vật chất, mẹ con Cám còn tước đoạt
niềm vui tinh thần của Tấm. Mâu thuẫn tiếp tục đẩy lên cao hơn, trong ngày hội mẹ Cám trộn
một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo nhằm ngăn Tấm không
được hưởng niềm vui tinh thần - dự hội cùng mọi người. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác
đối xử bất công với Tấm, ngăn cản niềm vui, hạnh phúc của Tấm. Đó là biểu hiện của sự độc ác,
tàn nhẫn và bất công. Trước sự đối xử bất công, Tấm chỉ có duy nhất một phản ứng chính là ôm
mặt khóc. Cô chỉ mới dừng lại ở việc ý thức được sự đau khổ, chứ chưa có hành động quyết liệt
để thoát nỗi đau khổ đó. Tâm luôn cam chịu, nhẫn nhục một cách thụ động. Và để giải quyết
những nỗi ấm ức, bất hạnh của Tấm, Bụt xuất hiện sau mỗi tiếng khóc của cô, Bụt ban cho Tấm:
cá bống - làm bạn, quần áo - dự hội, đây đồng thời cũng là cơ hội để Tấm có được hạnh phúc. Và
kết quả cô đã trở thành hoàng hậu. Đây là mô típ quen thuộc trong văn học dân gian thể hiện
quan điểm “Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta. Nhưng nếu câu chuyện mới chỉ dừng lại ở đó thì
“Tấm Cám” sẽ nhòe mờ trong vô vàn truyện cổ tích có mô típ tương tự. Câu chuyện tiếp tục phát
triển với những mâu thuẫn mới xuất hiện. Khi trở thành hoàng hậu, nàng vẫn giữ trọn vẹn đạo
hiếu, ngày giỗ cha trở về nhà làm giỗ. Và cũng chính từ đây hàng loạt biến cố trong đời nàng tiếp
tục xảy ra. Dì ghẻ bảo Tấm trèo lên cây hái cau. Còn mụ ta thì ở dưới chặt cây. Tấm thấy động,
hỏi thì dì ghẻ bảo đuổi kiến, nhưng kỳ thực mẹ con Cám đang chặt cây cau, cây đổ. Tấm chết và
Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Như vậy Tấm bị cướp đoạt mạng sống và ngôi vị, đây là
sự tước đoạt cả về quyền lợi vật chất lẫn tinh thần. Nhưng ở giai đoạn này không còn là cô Tấm
cam chịu, Tấm không cam lòng và trở về hoàng cung với nhiều hình dạng khác nhau: chim vàng
anh, cây xoan đào, khung cửi và đều bị mẹ con Cám sát hại dã man. Qua hai chặng từ Tấm bị đối
xử bất công đến bị mẹ con Cám hại chết cho thấy mâu thuẫn giữa hai tuyến nhân vật càng ngày
càng quyết liệt hơn, gay cấn hơn. Không còn là một nàng Tấm cam chịu trước những bất công, ở
chặng thứ hai này, Tấm đã vùng lên phản kháng, đấu tranh một cách quyết liệt. Bởi Tấm không
chỉ bị tước quyền lợi vật chất, tinh thần mà còn bị cướp đi cả mạng sống hết lần này đến lần
khác, nó đã quá giới hạn chịu đựng của con người. Bởi vậy nàng phải vùng lên đấu tranh, quay
trở về tuyên chiến với Cám bằng lời đe dọa: Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra
Không chỉ tuyên chiến mà Tấm còn trừng trị Cám một cách thích đáng và quay lại ngôi vị hoàng
hậu hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Câu chuyện đến đây còn thêm nhiều ý nghĩa, đó là bài học
về: “Ác giả ác báo”, khẳng định cái thiện sẽ luôn giành chiến thắng. Đồng thời qua quá trình đấu
tranh của Tấm cũng cho thấy hạnh phúc chỉ thực sự bền lâu khi mỗi chúng ta biết đấu tranh và
3
giữ lấy nó. Thành công của tác phẩm không chỉ ở nội dung đặc sắc mà còn ở hình thức nghệ
thuật. Tấm Cám xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, giàu kịch tính theo chiều tăng tiến. Sử
dụng linh hoạt các yếu tố thần kì: Ông Bụt là nhân vật trợ giúp; sự thân liên tiếp của Tấm thể
hiện ý thức đấu tranh giành hạnh phúc. Nhân vật không đơn nhất một chiều mà có sự phát triển
về tính cách.
2. Đặc điểm nhân vật.
2.1 Đặc điểm của nhân vật Tấm.
Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả,
nặng nhọc và bị đối xử bất công. Hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng
trong chuyện cổ tích. Nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Là
con riêng, lại là phận gái, Tấm phải chịu bao cay đắng, tủi nhục. Hoàn cảnh của Tấm thương
tâm, tội nghiệp phải Sống với cái ác, vẻ đẹp của Tấm càng nổi bật. Quá trình chiến đấu với cái ác
của Tấm là cuộc đấu tranh để giành và giữ lấy hạnh phúc. Tấm bị mẹ con Cám tước đoạt trắng
trợn cả vật chất và tinh thần. Nhưng Tấm chỉ biết cam chịu, bật khóc mỗi lần bị ức hiếp, trà đạp.
Tấm luôn trong thế bị động và không có ý thức phản kháng. Sự xuất hiện của Bụt là yếu tố kì ảo,
là sự hóa thân của nhân dân bênh vực, bảo vệ kẻ yếu, đứng về phía cái thiện Tấm vẫn luôn ở
cạnh nhà vua, thực hiện bổn phận của một người vợ. Quá trình đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ,
quyết liệt không khoan nhượng của Tấm. Tấm không còn nhu mì, yếu đuối, chỉ biết khóc khi bị
bắt nạt, biết trông cậy vào sự giúp đỡ của Bụt mà đã kiên cường chống lại. Những lần hóa thân
của Tấm cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện trước cái ác. Hành động trừng phạt này phù
hợp với quá trình trưởng thành, đấu tranh của Tấm chỉ biết khóc mỗi lần bị hãm hại.
2.2 Đặc điểm của nhân vật Cám.
Cám là một nhân vật đại diện cho cái ác, Cám có mọi đức tính xấu, lười lao động, thích hưởng
thụ, thường xuyên nghĩ ra những mưu mô xảo quyệt để bóc lột thành quả của những người lương
thiện tốt bụng như Tấm. Cám may mắn hơn Tấm khi sinh ra có cả bố và mẹ. Cám lại luôn được
mẹ nuông chiều, yêu thương. Về tính cách nhân vật: Cám lười lao động, thích hưởng thụ. Khi mẹ
của Cám cùng sai hai chị em đi xúc tép thì Cám chỉ mải chơi. Không chịu lao động nhưng lại
muốn giành lấy giải thưởng của mẹ, cô gái mưu mô, toan tính và xảo quyệt vờ quan tâm Tấm
“Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm. Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Lợi dụng sự tin tưởng của
Tấm, Cám đã trút hết tôm tép trong giỏ chị về trước nhận thưởng từ mẹ. Cô gái ích kỉ và độc ác
ghen tỵ với sự hạnh phúc của chị khi thấy Tấm được vua yêu thương. Âm mưu giết Tấm để cướp
ngôi hoàng hậu. Cám đã thừa cơ hội vào ngày giỗ cha, lợi dụng lòng tin và sự thật thà của Tấm,
Cám đã cùng mẹ chặt gốc cây trực tiếp giết Tấm, hại Tấm hết lần này đến lần khác.
2.3 Đặc điểm của nhân vật dì ghẻ.
4

Mụ ghì ghẻ đại diện cho cái ác chính là mẹ con nhà Cám. nhân vật cực kỳ dã tâm độc ác đó
chính là bà dì ghẻ. Tính cách dì ghẻ của Tấm là người đáng ghét mụ ta là hiện thân của thói xấu,
sự vô đạo đức,… Mụ hành hạ Tấm, không cho Tấm được hưởng cuộc sống bình đẳng với con
mình. Mụ trực tiếp giết Tấm để Cám được thay thế vị trí của Tấm. Mụ bày kế cho con mình hãm
hại Tấm. Bà là một người đàn bà độc ác, một tay bà ta đã tạo nên bao đau khổ, bất hạnh cho cuộc
đời của cô Tấm để con gái mình có được cuộc sống vinh hoa, phú quý bà ta đã nhẫn tâm tước
đoạt mọi thứ tốt đẹp của Tấm, thậm chí hết lần này đến lần khác đẩy Tấm vào con đường chết
một cách vô tình, tàn nhẫn, độc ác, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích.
2.4 Đặc điểm của nhân vật ông bụt.
Trong truyện cổ tích Việt Nam, ông Bụt xuất hiện trong Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thằng
Bờm…. Trong các tác phẩm này, ông Bụt hiện ra với râu tóc bạc phơ và dài, gương mặt phúc
hậu, đẹp lão, dáng đi khoan thai, đôi mắt sáng ngời… Và đặc biệt Bụt có rất nhiều phép màu.
thường xuất hiện khi những người nghèo khổ gặp chuyện chẳng lành. Ông hiện ra bất ngờ và
thường hỏi: Làm sao con khóc, làm sao ngươi khóc, sao con lại khóc? Bụt trong truyện "Tấm
Cám" xuất hiện nhiều lần, che chở cho cô Tấm hiền lành, tội nghiệp. Bụt bày cho Tấm nuôi cá
bống, chỉ Tấm chôn xương cá vào hũ, để sau này biến thành áo quần, giày dép cho Tấm mặc đi
hội. Bụt còn hoá phép cho Tấm biến thành chim, thành cây xoan đào, thành quả thị thơm tho,
thành cô gái xinh đẹp biết thêm trầu cánh phượng… Phép màu nhiệm của Bụt đã giúp cô Tấm
trải qua bao gian nan kiếp nạn để đến bến bờ hạnh phúc.
3. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám.
Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với
dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đến cao. Ban đầu chỉ là những
mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng trong
cuộc sống gia đình thường ngày. Về sau, mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn,
tiêu diệt lẫn nhau. Đây là mâu thuẫn về quyền lợi xã hội. Truyện “Tấm Cám” phản ánh mâu
thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ giữa dì ghẻ và con chồng. Bên cạnh đó,
truyện còn có ý nghĩa xã hội cao hơn là thể hiện mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Tấm là đại
diện cho cái thiện, mẹ con Cám là hình ảnh của cái ác, của kẻ bất lương. Mâu thuẫn này được tác
giả dân gian giải quyết theo hướng thiện thắng ác.
4. Ý nghĩa và giá trị truyện cổ tích Tấm Cám.
Ý nghĩa Truyện cổ tích Tấm Cám là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng
được hư cấu có chủ định, kể về số phận của con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh
thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì.
Thông qua cuộc đời và số phận nhân vật Tấm, nhân dân ta muốn khẳng định chân lí cái thiện
luôn chiến thắng cái ác và khuyên nhủ con người nên làm những điều tố đẹp, tránh những việc
xấu xa, hại
5
người. So với các truyện cùng nội dung ở các nước khác. Nó có những nét Việt Nam đặc sắc và
rất hấp dẫn. Truyện biểu hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao
vươn tới cái đẹp cùng điều thiện của nhân dân lao động.
5. các phiên bản khác của tác phẩm Tấm Cám.
5.1 Phiên bản Trung Quốc.
Đây cũng là một trong những phiên bản cổ nhất, xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ 9. Chuyện kể
về Tây An một cô bé xinh xắn mồ côi mẹ từ nhỏ, phải sống cùng dì ghẻ. Tây An chỉ có duy nhất
một người bạn là con cá trên khúc sông gần nhà. Nhưng cũng giống như Tấm, con cá bị dì ghẻ
giết chết, và Bụt xuất hiện. Bụt khuyên cô thu lại xương cá rồi ban cho cô một điều ước. Tây An
ước được tham dự lễ hội mùa xuân do triều đình tổ chức và cô được toại nguyện. Nhưng tại lễ
hội, cô bị dì ghẻ phát hiện và buộc phải chạy trốn. Trong lúc đó, một chiếc hài rơi ra và thật "tình
cờ", người nhặt được chính là nhà vua. Nhà vua sau đó tổ chức một cuộc thi tuyển chọn, ai đi
vừa chiếc hài sẽ trở thành hoàng hậu. Dĩ nhiên, chỉ Tây An đi vừa và rồi nàng sống hạnh phúc
trọn đời bên đức vua. Còn một điểm tương đồng nữa giữa 2 phiên bản Trung - Việt, đó là mẹ con
dì ghẻ trong câu chuyện đều bị trừng phạt. Chỉ khác là với phiên bản Trung Quốc, họ bị xử ném
đá đến chết.
5.2 Phiên bản Châu Phi.
Phiên bản "Tấm Cám châu Phi" kể về cô gái Chinye sống cùng dì ghẻ và chị gái. Đây là phiên
bản duy nhất không đề cập đến hoàng tử. Khi sống cùng dì ghẻ, Chinye luôn bị ngược đãi. Đến
một ngày, dì ghẻ sai cô vào rừng giữa đêm khuya để lấy nước. May mắn thay, nhờ vào trái tim
lương thiện, thú rừng đã bảo vệ Chinye khỏi những hiểm nguy. Trên đường quay về, cô gặp và
giúp đỡ một bà lão. Để trả ơn, bà lão cho cô lựa chọn một trong số các hũ sành trong chòi của bà.
Vốn khiêm tốn, Chinye chọn hũ nhỏ nhất, nhưng hóa ra bên trong chứa một kho báu khổng lồ.
Chinye và bà lão Nghe chuyện, dì ghẻ và chị gái... ghen lồng lộn, lao vào rừng tìm cho được bà
lão. Trời chiều ý người, cô cũng gặp được bà, nhưng khác với Chinye, cô chị chọn hũ to nhất.
Rất tiếc, trong hũ lại là một cơn bão, cuốn sạch gia sản của 2 mẹ con. Vì sự kiêu ngạo quá cao,
cả 2 không muốn phải nhờ đến Chinye nên đành bỏ xứ mà đi. Còn Chinye, cô sử dụng toàn bộ
gia sản để giúp đỡ dân làng.
5.3 Phiên bản Anh.
Phiên bản của Anh là "Cô bé áo rách"(Tattercoats), hơi giống với cô bé Lọ Lem, chỉ khác ở
việc nhân vật phản diện ở đây là người ông, còn hoàng tử xuất hiện từ trước khi lễ hội diễn ra.
Cô bé Tattercoats sống cùng người ông ghẻ lạnh. Ông cho rằng vì Tattercoats ra đời mà con gái
ông phải bỏ mạng nên ghét cô đến cay đắng. Mang tiếng có nhà, nhưng cô phải ở trong chuồng
bò, phải đi xin ăn mỗi ngày trên phố. Một ngày, hoàng tử của vương quốc tổ chức dạ tiệc để
tuyển vợ, Tattercoats và bạn cô rủ nhau đi xem. Trên đường đi, cô gặp một chàng công tử điển
trai,
6
giàu có. Anh ta yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên, thậm chí còn ngỏ lời cầu hôn. Tuy nhiên,
Tattercoats từ chối nhưng đồng ý gặp anh tại cung điện vào nửa đêm. Đến giờ hẹn, cô xuất hiện
tại cung điện với một chiếc áo rách. Tất cả mọi người đều cười, nhưng riêng chàng công tử thì
không. Hóa ra, chàng chính là hoàng tử và chàng quyết định chọn cô làm vợ. Kết cục thì chắc ai
cũng đoán được, họ sống bên nhau hạnh phúc suốt đời.

3/ Kết luận.
Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện
trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin cá nhân của nhân dân vào công lí
và chính nghĩa. Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người
và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin cá nhân của nhân dân
vào công lí và chính nghĩa. Truyện biểu hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và
niềm khát khao vươn tới cái đẹp cùng điều thiện của nhân dân lao động. Thành công của tác
phẩm không chỉ ở nội dung đặc sắc mà còn ở hình thức nghệ thuật. Tấm Cám xây dựng tình
huống truyện hấp dẫn, giàu kịch tính theo chiều tăng tiến. Đồng thời qua quá trình đấu tranh của
Tấm cũng cho thấy hạnh phúc chỉ thực sự bền lâu khi mỗi chúng ta biết đấu tranh và giữ lấy nó.

II/ BÀI VIẾT.


1/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. Kho tri thức này
là phần lớn các kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc rút từ thực tế, thông qua sự mã hóa
bằng ngôn từ và hình tượng nghệ thuật, tạo ra sức hấp dẫn cho người đọc và người nghe, dễ phổ
biến, dễ tiếp thu và có sức lâu bền cùng năm tháng. Văn học dân gian có giá trị to lớn và vai trò
quan trọng trong nền văn học dân tộc. Nó có tác dụng giáo dưỡng và giáo dục tốt đối với thế hệ
trẻ trong nhà trường, nó góp phần bồi đắp tâm hồn học sinh, hướng học sinh tới những ước mơ,
suy nghĩ cao đẹp, niềm tin vào cái tốt, cái thiện, làm những việc xấu nhất định sẽ bị trừng trị.
Quan trọng hơn nữa nó còn giúp chúng ta giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống,
của bản sắc dân tộc. Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích đã được đưa vào chương trình giáo dục
từ rất lâu, và nó không còn xa lạ gì với bất cứ học sinh nào. Hình ảnh cô Tấm hiền lành, mụ dì
ghẻ độc ác đã trở thành biểu tượng trong văn học và trong cả cuộc sống. Khi chúng ta tìm hiểu
một tác phẩm văn học dân gian theo đúng nghĩa của nó sẽ tạo ra cho học sinh sự hứng thú, kích
thích sự tò mò để học sinh tiếp nhận tác phẩm với một tâm thế mới, giúp cho học sinh thấy được
màu sắc dân gian qua một câu chuyện cổ tích. Tấm Cám là một truyện cổ tích đặc sắc trong kho
tàng truyện cổ tích Việt Nam. Câu chuyện này được truyền miệng từ bao đời nay, là kết quả của
quá trình sáng tác tập thể, gắn bó mật thiết với các sinh hoạt tinh thần trong đời sống cộng đồng.
2/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
7

“Tấm Cám” là một trong những truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam. Tác phẩm kể về cuộc đời và quá trình đấu tranh của Tấm để giành lại sự sống, hạnh phúc
cho bản thân. Qua tác phẩm còn thể hiện những quan điểm, triết lí của ông cha ta. Tấm và Cám
là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm sớm mồ côi và sống cùng dì ghẻ và cô em tên Cám. Tấm
luôn bị ngược đãi còn Cám chỉ biết rong chơi. Hằng ngày, Tấm phải chăm chỉ làm lụng, hiền
lành được bụt giúp đỡ và trong ngày hội đã trở thành hoàng hậu. Đến ngày giỗ cha, nàng về nhà
thì bị mẹ con Cám bức hại, và từ đó nàng phải trải qua hết kiếp hóa thân này đến kiếp hóa thân
khác mới được trở về sống cùng nhà vua, hưởng hạnh phúc trọn đời. Còn mẹ con Cám bị trừng
phạt thích đáng. Ta có thể thấy mâu thuẫn chính, chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn mẹ ghẻ,
con chồng. Ông cha ta vẫn thường có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương mấy đời dì ghẻ lại
thương con chồng”, đây là mâu thuẫn cơ bản dẫn đến hàng loạt các xung đột biến cố phía sau.
Từ đó nâng lên thành xung đột giữa thiện - ác, tốt - xấu mang ý nghĩa xã hội to lớn. Trước hết
mâu thuẫn nảy sinh là do sự đối xử bất công của dì ghẻ với Tấm. Hàng ngày Tấm phải làm lụng
vất vả từ sáng đến tối, ngày nàng chăn trâu, cắt cỏ, đêm thì giã gạo, xay thóc… cô phải luôn chân
luôn tay làm việc, không có lúc nào nghỉ ngơi. Còn Cám lại suốt ngày rong chơi, hái hoa bắt
bướm. Và đỉnh điểm của sự việc là khi Tấm bị Cám lừa lấy hết giỏ tép vào giỏ mình về nhà
trước nhận phần thưởng là chiếc yếm đỏ. Chiếc yếm đỏ không đơn thuần chỉ là một phần thưởng
mà nó còn tượng trưng cho sự trưởng thành, là khát khao của cô gái mới lớn. Mẹ Cám hoàn toàn
biết sự thật nhưng vẫn mặc kệ trao thưởng cho Cám, Tấm bất lực chỉ biết ngồi khóc. Như vậy,
Tấm trước hết bị Cám tước đoạt quyền lợi về mặt vật chất. Ông Bụt xuất hiện, ban thưởng cũng
là bù đắp cho số phận của những người con gái bị lừa gạt. Cá bống xuất hiện làm bạn, xua tan
những cô đơn, tủi cực của Tấm. Nhưng đồng thời, chính lúc này Tấm phải đối diện với lần lừa
gạt thứ hai. Cá bống là người bạn duy nhất tâm tình cùng Tấm, Tấm “nhường cơm sẻ áo” cho
người bạn ấy. Mẹ con Cám khi biết chuyện đã lừa Tấm “đi chăn trâu đồng xa, chớ chăn gần nhà
người ta bắt mất trâu” để giết cá bống. Không chỉ tước đoạt phần thưởng vật chất, mẹ con Cám
còn tước đoạt niềm vui tinh thần của Tấm. Mâu thuẫn tiếp tục đẩy lên cao hơn, trong ngày hội
mẹ Cám trộn một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo nhằm ngăn
Tấm không được hưởng niềm vui tinh thần - dự hội cùng mọi người. Mẹ con Cám hết lần này
đến lần khác đối xử bất công với Tấm, ngăn cản niềm vui, hạnh phúc của Tấm. Đó là biểu hiện
của sự độc ác, tàn nhẫn và bất công. Trước sự đối xử bất công, Tấm chỉ có duy nhất một phản
ứng chính là ôm mặt khóc. Cô chỉ mới dừng lại ở việc ý thức được sự đau khổ, chứ chưa có hành
động quyết liệt để thoát nỗi đau khổ đó. Tâm luôn cam chịu, nhẫn nhục một cách thụ động. Và
để giải quyết những nỗi ấm ức, bất hạnh của Tấm, Bụt xuất hiện sau mỗi tiếng khóc của cô, Bụt
ban cho Tấm: cá bống - làm bạn, quần áo - dự hội, đây đồng thời cũng là cơ hội để Tấm có được
hạnh phúc. Và kết quả cô đã trở thành hoàng hậu. Đây là mô típ quen thuộc trong văn học dân
gian thể hiện quan điểm “Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta. Nhưng nếu câu chuyện mới chỉ dừng
lại ở đó thì “Tấm Cám” sẽ nhòe mờ trong vô vàn truyện cổ tích có mô típ tương tự. Câu chuyện
tiếp tục phát
8

triển với những mâu thuẫn mới xuất hiện. Khi trở thành hoàng hậu, nàng vẫn giữ trọn vẹn đạo
hiếu, ngày giỗ cha trở về nhà làm giỗ. Và cũng chính từ đây hàng loạt biến cố trong đời nàng tiếp
tục xảy ra. Dì ghẻ bảo Tấm trèo lên cây hái cau. Còn mụ ta thì ở dưới chặt cây. Tấm thấy động,
hỏi thì dì ghẻ bảo đuổi kiến, nhưng kỳ thực mẹ con Cám đang chặt cây cau, cây đổ. Tấm chết và
Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Như vậy Tấm bị cướp đoạt mạng sống và ngôi vị, đây là
sự tước đoạt cả về quyền lợi vật chất lẫn tinh thần. Nhưng ở giai đoạn này không còn là cô Tấm
cam chịu, Tấm không cam lòng và trở về hoàng cung với nhiều hình dạng khác nhau: chim vàng
anh, cây xoan đào, khung cửi và đều bị mẹ con Cám sát hại dã man. Qua hai chặng từ Tấm bị đối
xử bất công đến bị mẹ con Cám hại chết cho thấy mâu thuẫn giữa hai tuyến nhân vật càng ngày
càng quyết liệt hơn, gay cấn hơn. Không còn là một nàng Tấm cam chịu trước những bất công, ở
chặng thứ hai này, Tấm đã vùng lên phản kháng, đấu tranh một cách quyết liệt. Bởi Tấm không
chỉ bị tước quyền lợi vật chất, tinh thần mà còn bị cướp đi cả mạng sống hết lần này đến lần
khác, nó đã quá giới hạn chịu đựng của con người. Bởi vậy nàng phải vùng lên đấu tranh, quay
trở về tuyên chiến với Cám bằng lời đe dọa: Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra
Không chỉ tuyên chiến mà Tấm còn trừng trị Cám một cách thích đáng và quay lại ngôi vị hoàng
hậu hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Câu chuyện đến đây còn thêm nhiều ý nghĩa, đó là bài học
về: “Ác giả ác báo”, khẳng định cái thiện sẽ luôn giành chiến thắng. Đồng thời qua quá trình đấu
tranh của Tấm cũng cho thấy hạnh phúc chỉ thực sự bền lâu khi mỗi chúng ta biết đấu tranh và
giữ lấy nó. Thành công của tác phẩm không chỉ ở nội dung đặc sắc mà còn ở hình thức nghệ
thuật. Tấm Cám xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, giàu kịch tính theo chiều tăng tiến. Sử
dụng linh hoạt các yếu tố thần kì: Ông Bụt là nhân vật trợ giúp; sự thân liên tiếp của Tấm thể
hiện ý thức đấu tranh giành hạnh phúc. Nhân vật không đơn nhất một chiều mà có sự phát triển
về tính cách. Về đặc điểm tính cách của nhân vật Tấm. Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải
sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Hoàn cảnh
Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Nhưng Tấm lại có phẩm
chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Là con riêng, lại là phận gái, Tấm phải chịu bao
cay đắng, tủi nhục. Hoàn cảnh của Tấm thương tâm, tội nghiệp phải Sống với cái ác, vẻ đẹp của
Tấm càng nổi bật. Quá trình chiến đấu với cái ác của Tấm là cuộc đấu tranh để giành và giữ lấy
hạnh phúc. Tấm bị mẹ con Cám tước đoạt trắng trợn cả vật chất và tinh thần. Nhưng Tấm chỉ
biết cam chịu, bật khóc mỗi lần bị ức hiếp, trà đạp. Tấm luôn trong thế bị động và không có ý
thức phản kháng. Sự xuất hiện của Bụt là yếu tố kì ảo, là sự hóa thân của nhân dân bênh vực, bảo
vệ kẻ yếu, đứng về phía cái thiện Tấm vẫn luôn ở cạnh nhà vua, thực hiện bổn phận của một
người vợ. Quá trình đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt không khoan nhượng của Tấm.
Tấm không còn nhu mì, yếu đuối, chỉ biết khóc khi bị bắt nạt, biết trông cậy vào sự giúp đỡ của
Bụt mà đã kiên cường chống lại. Những lần hóa thân của Tấm cho thấy sức sống mãnh liệt của
cái thiện trước cái ác. Hành động trừng phạt này phù hợp với quá trình trưởng thành, đấu tranh
của Tấm chỉ biết khóc mỗi lần bị hãm hại. còn Cám là một nhân vật đại diện cho cái ác, Cám có
mọi đức tính xấu,
9

lười lao động, thích hưởng thụ, thường xuyên nghĩ ra những mưu mô xảo quyệt để bóc lột thành
quả của những người lương thiện tốt bụng như Tấm. Cám may mắn hơn Tấm khi sinh ra có cả bố
và mẹ. Cám lại luôn được mẹ nuông chiều, yêu thương. Về tính cách nhân vật: Cám lười lao
động, thích hưởng thụ. Khi mẹ của Cám cùng sai hai chị em đi xúc tép thì Cám chỉ mải chơi.
Không chịu lao động nhưng lại muốn giành lấy giải thưởng của mẹ, cô gái mưu mô, toan tính và
xảo quyệt vờ quan tâm Tấm “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm. Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ
mắng”. Lợi dụng sự tin tưởng của Tấm, Cám đã trút hết tôm tép trong giỏ chị về trước nhận
thưởng từ mẹ. Cô gái ích kỉ và độc ác ghen tỵ với sự hạnh phúc của chị khi thấy Tấm được vua
yêu thương. Âm mưu giết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Cám đã thừa cơ hội vào ngày giỗ cha,
lợi dụng lòng tin và sự thật thà của Tấm, Cám đã cùng mẹ chặt gốc cây trực tiếp giết Tấm, hại
Tấm hết lần này đến lần khác. Mụ ghì ghẻ đại diện cho cái ác chính là mẹ con nhà Cám. nhân vật
cực kỳ dã tâm độc ác đó chính là bà dì ghẻ. Tính cách dì ghẻ của Tấm là người đáng ghét mụ ta
là hiện thân của thói xấu, sự vô đạo đức,… Mụ hành hạ Tấm, không cho Tấm được hưởng cuộc
sống bình đẳng với con mình. Mụ trực tiếp giết Tấm để Cám được thay thế vị trí của Tấm. Mụ
bày kế cho con mình hãm hại Tấm. Bà là một người đàn bà độc ác, một tay bà ta đã tạo nên bao
đau khổ, bất hạnh cho cuộc đời của cô Tấm để con gái mình có được cuộc sống vinh hoa, phú
quý bà ta đã nhẫn tâm tước đoạt mọi thứ tốt đẹp của Tấm, thậm chí hết lần này đến lần khác đẩy
Tấm vào con đường chết một cách vô tình, tàn nhẫn, độc ác, không từ thủ đoạn để đạt được mục
đích. Ngược lại với sự độc ác của mẹ con nhà Cám, trong truyện cổ tích Việt Nam, ông Bụt xuất
hiện trong Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thằng Bờm…. Trong các tác phẩm này, ông Bụt hiện ra
với râu tóc bạc phơ và dài, gương mặt phúc hậu, đẹp lão, dáng đi khoan thai, đôi mắt sáng
ngời… Và đặc biệt Bụt có rất nhiều phép màu. thường xuất hiện khi những người nghèo khổ gặp
chuyện chẳng lành. Ông hiện ra bất ngờ và thường hỏi: Làm sao con khóc, làm sao ngươi khóc,
sao con lại khóc? Bụt trong truyện "Tấm Cám" xuất hiện nhiều lần, che chở cho cô Tấm hiền
lành, tội nghiệp. Bụt bày cho Tấm nuôi cá bống, chỉ Tấm chôn xương cá vào hũ, để sau này biến
thành áo quần, giày dép cho Tấm mặc đi hội. Bụt còn hoá phép cho Tấm biến thành chim, thành
cây xoan đào, thành quả thị thơm tho, thành cô gái xinh đẹp biết thêm trầu cánh phượng… Phép
màu nhiệm của Bụt đã giúp cô Tấm trải qua bao gian nan kiếp nạn để đến bến bờ hạnh phúc.
Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với dì
ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đến cao. Ban đầu chỉ là những
mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng trong
cuộc sống gia đình thường ngày. Về sau, mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn,
tiêu diệt lẫn nhau. Đây là mâu thuẫn về quyền lợi xã hội. Truyện “Tấm Cám” phản ánh mâu
thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ giữa dì ghẻ và con chồng. Bên cạnh đó,
truyện còn có ý nghĩa xã hội cao hơn là thể hiện mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Tấm là đại
diện cho cái thiện, mẹ con Cám là hình ảnh của cái ác, của kẻ bất lương. Mâu thuẫn này được tác
giả dân gian giải quyết theo hướng thiện thắng ác. Ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám là tác phẩm
tự sự dân gian mà
10

cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận của con người bình thường
trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Truyện Tấm Cám
thuộc loại cổ tích thần kì. Thông qua cuộc đời và số phận nhân vật Tấm, nhân dân ta muốn
khẳng định chân lí cái thiện luôn chiến thắng cái ác và khuyên nhủ con người nên làm những
điều tố đẹp, tránh những việc xấu xa, hại người. So với các truyện cùng nội dung ở các nước
khác. Nó có những nét Việt Nam đặc sắc và rất hấp dẫn. Truyện biểu hiện tâm hồn lãng mạn,
tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp cùng điều thiện của nhân dân lao
động. Ngoài ra, còn có các phiên bản Tấm Cám khác nhau ở nhiều quốc gia như của Trung
Quốc, Châu Phi, Anh, Pháp,…. Ví dụ như những phiên bản sau:
1. Phiên bản Trung Quốc.
Đây cũng là một trong những phiên bản cổ nhất, xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ 9. Chuyện kể
về Tây An một cô bé xinh xắn mồ côi mẹ từ nhỏ, phải sống cùng dì ghẻ. Tây An chỉ có duy nhất
một người bạn là con cá trên khúc sông gần nhà. Nhưng cũng giống như Tấm, con cá bị dì ghẻ
giết chết, và Bụt xuất hiện. Bụt khuyên cô thu lại xương cá rồi ban cho cô một điều ước. Tây An
ước được tham dự lễ hội mùa xuân do triều đình tổ chức và cô được toại nguyện. Nhưng tại lễ
hội, cô bị dì ghẻ phát hiện và buộc phải chạy trốn. Trong lúc đó, một chiếc hài rơi ra và thật "tình
cờ", người nhặt được chính là nhà vua. Nhà vua sau đó tổ chức một cuộc thi tuyển chọn, ai đi
vừa chiếc hài sẽ trở thành hoàng hậu. Dĩ nhiên, chỉ Tây An đi vừa và rồi nàng sống hạnh phúc
trọn đời bên đức vua. Còn một điểm tương đồng nữa giữa 2 phiên bản Trung - Việt, đó là mẹ con
dì ghẻ trong câu chuyện đều bị trừng phạt. Chỉ khác là với phiên bản Trung Quốc, họ bị xử ném
đá đến chết.
2. Phiên bản Châu Phi.
Phiên bản "Tấm Cám châu Phi" kể về cô gái Chinye sống cùng dì ghẻ và chị gái. Đây là phiên
bản duy nhất không đề cập đến hoàng tử. Khi sống cùng dì ghẻ, Chinye luôn bị ngược đãi. Đến
một ngày, dì ghẻ sai cô vào rừng giữa đêm khuya để lấy nước. May mắn thay, nhờ vào trái tim
lương thiện, thú rừng đã bảo vệ Chinye khỏi những hiểm nguy. Trên đường quay về, cô gặp và
giúp đỡ một bà lão. Để trả ơn, bà lão cho cô lựa chọn một trong số các hũ sành trong chòi của bà.
Vốn khiêm tốn, Chinye chọn hũ nhỏ nhất, nhưng hóa ra bên trong chứa một kho báu khổng lồ.
Chinye và bà lão Nghe chuyện, dì ghẻ và chị gái... ghen lồng lộn, lao vào rừng tìm cho được bà
lão. Trời chiều ý người, cô cũng gặp được bà, nhưng khác với Chinye, cô chị chọn hũ to nhất.
Rất tiếc, trong hũ lại là một cơn bão, cuốn sạch gia sản của 2 mẹ con. Vì sự kiêu ngạo quá cao,
cả 2 không muốn phải nhờ đến Chinye nên đành bỏ xứ mà đi. Còn Chinye, cô sử dụng toàn bộ
gia sản để giúp đỡ dân làng.
3. Phiên bản Anh.
Phiên bản của Anh là "Cô bé áo rách"(Tattercoats), hơi giống với cô bé Lọ Lem, chỉ khác ở
việc
11
nhân vật phản diện ở đây là người ông, còn hoàng tử xuất hiện từ trước khi lễ hội diễn ra. Cô bé
Tattercoats sống cùng người ông ghẻ lạnh. Ông cho rằng vì Tattercoats ra đời mà con gái ông
phải bỏ mạng nên ghét cô đến cay đắng. Mang tiếng có nhà, nhưng cô phải ở trong chuồng bò,
phải đi xin ăn mỗi ngày trên phố. Một ngày, hoàng tử của vương quốc tổ chức dạ tiệc để tuyển
vợ, Tattercoats và bạn cô rủ nhau đi xem. Trên đường đi, cô gặp một chàng công tử điển trai,
giàu có. Anh ta yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên, thậm chí còn ngỏ lời cầu hôn. Tuy nhiên,
Tattercoats từ chối nhưng đồng ý gặp anh tại cung điện vào nửa đêm. Đến giờ hẹn, cô xuất hiện
tại cung điện với một chiếc áo rách. Tất cả mọi người đều cười, nhưng riêng chàng công tử thì
không. Hóa ra, chàng chính là hoàng tử và chàng quyết định chọn cô làm vợ. Kết cục thì chắc ai
cũng đoán được, họ sống bên nhau hạnh phúc suốt đời.
3/ KẾT LUẬN.
Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện
trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin cá nhân của nhân dân vào công lí
và chính nghĩa. Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người
và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin cá nhân của nhân dân
vào công lí và chính nghĩa. “Tấm Cám” là truyện cổ tích phổ biến sâu rộng nhất trong dân gian
xưa nay. So với các truyện cùng nội dung ở các nước khác. Nó có những nét Việt Nam đặc sắc
và rất hấp dẫn. Truyện biểu hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát
khao vươn tới cái đẹp cùng điều thiện của nhân dân lao động. Thành công của tác phẩm không
chỉ ở nội dung đặc sắc mà còn ở hình thức nghệ thuật. Tấm Cám xây dựng tình huống truyện hấp
dẫn, giàu kịch tính theo chiều tăng tiến. Sử dụng linh hoạt các yếu tố thần kì: Ông Bụt là nhân
vật trợ giúp; sự thân liên tiếp của Tấm thể hiện ý thức đấu tranh giành hạnh phúc. Nhân vật
không đơn nhất một chiều mà có sự phát triển tính cách. Không chỉ tuyên chiến mà Tấm còn
trừng trị Cám một cách thích đáng và quay lại ngôi vị hoàng hậu hưởng hạnh phúc bên nhà vua.
Câu chuyện đến đây còn thêm nhiều ý nghĩa, đó là bài học về: “Ác giả ác báo”, khẳng định cái
thiện sẽ luôn giành chiến thắng. Đồng thời qua quá trình đấu tranh của Tấm cũng cho thấy hạnh
phúc chỉ thực sự bền lâu khi mỗi chúng ta biết đấu tranh và giữ lấy nó.
4/ TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. https://vndoc.com/phan-tich-y-nghia-va-gia-tri-truyen-co-tich-tam-cam-234839?
fbclid=IwAR3cCEl-ncZ4TxxX-xz3x5mzWHTA9i8V2H24YlqXKzPcZi3uFBAJoBYCN8E
2. https://luattreem.vn/phan-tich-nhan-vat-cam-trong-truyen-tam-cam/?
fbclid=IwAR0CImYXpchsDr8oxmrtI8oQF8N9xcU2gckMZX1Dk0P-C_SUftPD6GTDMqs
3. https://hoanhap.vn/chi-tiet/5-phien-ban-tam-cam-trong-kho-tang-truyen-co-tich-cua-cac-nuoc-
tren-the-gioi-12288.html?fbclid=IwAR0ABrOxN0ciqYe-rQdXBPwI4E6z379rI0cpMHXUI-
87VJDzGrFLuF1uu48
12

Thành viên nhóm:


Trương Thị Thảo Lệ.
Võ Ngọc Như Ý.
Nguyễn Thị DIễm Hương.
Đinh Nhật Thảo Vi.

13

You might also like