You are on page 1of 5

Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

TỔNG HỢP LIÊN HỆ VĂN HỌC CHO TỪNG TÁC PHẨM


Dành cho tất cả các tác phẩm:

1. “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con
người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường (…) Nhà văn tồn
tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu)
=> Vai trò của một nhà văn. Có thể liên hệ cho “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ nhặt”, “Chiếc thuyền ngoài
xa” về tư tưởng nhân đạo.
2. “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là
cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình.” (Ivan Tuốc Ghê Nhiép)
=> Liên hệ đến phần đánh giá khi có ý “tạo một tiếng nói riêng”.
3. “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che
lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam)
=> Liên hệ với người vợ nhặt, với người đàn bà hàng chài.
4. “Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm.” (Pauxtopxki)
“Chi tiết như những con mắt mở những cửa sổ để người ta nhìn vào linh hồn của nhân vật.”
(Heghen)
=> Liên hệ đến các chi tiết đắt giá như “tiếng sáo”, “giọt nước mắt của A Phủ”, “bát cháo cám”.

5. “Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt, trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan
hệ đời sống.” (Thầy Chu Văn Sơn”
6. “Tình huống truyện là một lát cắt, một khúc cua của đời sống. Qua đó, ta thấy được trăm năm của
đời thảo mộc.” (Nguyễn Minh Châu)
7. “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống
được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút.” (Puskin)

1. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài


● “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sự
sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.” (Tô Hoài)
● “Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm.” (Pauxtopxki)
● “Chén rượu đưa hương say lại tỉnh” (Hồ Xuân Hương)
Chí Phèo càng uống rượu lại càng tỉnh.
● “Tiếng sáo kia quá tha thiết, quá mạnh mẽ. Nó địu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh. Nó là biểu tượng
của niềm khát sống, khát khao yêu.” (Tô Hoài)
● “Một tia lửa nhỏ hôm nay báo hiệu đám cháy ngày mai.” (Lỗ Tấn)

@nhattra.dayyy
Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

● “Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn


Đã bước dưới mặt trời cách mạng
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao - Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!”
(Ta đi tới – Tố Hữu)

2. Truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân


● “Sự kết hợp của Tràng và cô vợ nhặt là sự kết hợp của hai cái liều: một người thì liều mạng còn
một ả thì liều thân.” (G.S. Nguyễn Đăng Mạnh)
● Chí Phèo: “Giá mà cứ thế này mãi thì thích nhỉ? Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.”
● “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ.” (Bernard Shaw)
● “Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.”
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
● “Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương
Những thây ma thất thểu ngoài đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì… đói!”
(Đói – Bàng Bá Lân)
● “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết. Hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ. Ở đời
này, không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước
qua những ranh giới ấy…” (Mùa lạc – Nguyễn Khải)
● “Ba đồng một mớ đàn ông
Mang bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mang về mà rải chiếu hoa cho ngồi.”
(Ca dao)
● “Nhà văn dùng “Vợ nhặt” làm đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ
nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng.” (Trần Đồng Minh)

3. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu


● “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ
thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than…” (Nam Cao)
● “Đó là bản năng chăm lo bảo vệ lấy sự sống của con người do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau
sinh ra. Đó là tình thương bẩm sinh của nữ tính – sợi dây thần kinh đặc biệt của nữ giới chúng tôi.”

@nhattra.dayyy
Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

(Nhân vật Quỳ trong “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” – Nguyễn Minh
Châu)
● Người đàn bà đột ngột thay đổi cách xưng hô với Đẩu và Phùng (…) Sự thay đổi đó, theo giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh, chính là “cuộc cách mạng trong xưng hô”, từ đó dẫn đến “cuộc cách mạng
trong nhận thức.”
● “Cuộc sống tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết
bao khi cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn, cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” (Liệt sĩ
Nguyễn Văn Thạc – Nhật kí “Mãi mãi tuổi hai mươi”)

4. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân


● “Nguyễn Tuân như người họa sĩ tài năng, có nhiều bút pháp linh hoạt, đã tạo nên những tuyệt
tác mĩ thuật đầy màu sắc mà lung linh, huyền ảo.” (Đoàn Trọng Huy, “Nguyễn Tuân – Bậc kì tài sáng
láng văn chương”)
● “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” (Nguyễn Quang Bích)
● Con sông Hương “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

5. Bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh


● “Với bài thơ “Sóng”, mỗi câu thơ là một con sóng nhỏ, mỗi khổ thơ là một con sóng lớn và cả
bài thơ là một đại dương tình yêu bao la sóng tình.”
● “Có những khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên”
(Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)
● “Những người đàn bà ở đâu hầu như cũng thế
Hay nói ngược những gì đã nghĩ
Hay làm ngược những việc đã làm
Yêu đến chết vẫn nói chẳng thèm yêu
Ghen xốc ngược vẫn làm bộ ngơ… thanh thản”
(Về ngược trái tim mình – Đinh Trần Toán)
● “Yêu nhau con mắt liếc qua
Sợ chúng bạn biết, sợ cha mẹ ngờ”

“Ngó anh không dám ngó lâu


Ngó qua một chút bớt sầu mà thôi”
● “Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào”
@nhattra.dayyy
Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

(Xuân Diệu)
● “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để cho bà nói má thơm của cháu
Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu”
(Đôi mắt xanh non – Xuân Diệu)
● “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”
(Xuân Diệu)
● “Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu đưa trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu”
(Hàn Mặc Tử)
● “Bởi vì em đã buộc cuộc đời em vào cuộc đời anh rồi, cắt đi làm sao nổi.” (Xuân Quỳnh)
● “Khi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quá
Mạnh đến nỗi em tưởng là nghe rõ
Tiếng tim anh đang đập vì em
Em yêu anh, yêu anh như điên…”
(Xuân Quỳnh)
● “Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm vui sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh”
(Xuân Quỳnh – Chỉ có sóng và em)
● “Trái tim có những lý lẽ riêng mà lý trí không thể nào cắt nghĩa được.” (Pascal)
● “Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến
cố, những kỉ niệm; có khi là một nỗi nhớ quặn lòng.” (Puskin)

6. Bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng


● “Nhà thơ Quang Dũng như “bóng mây qua đỉnh Việt” và là một áng mây bay qua sông núi
nước Việt. Mây Quang Dũng bay đến đâu, hoa lá, cỏ cây và núi sông như có hồn theo đến đấy.” (Nhà
thơ Vân Long)
● “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì con chi Tổ quốc?”
(Thanh Thảo – Khúc bảy)

@nhattra.dayyy
Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

● “Nếu phải chọn mười bài thơ hay nhất của nền thơ ca cách mạng, chắc chắn phải có “Tây
Tiến”, và nếu rút xuống năm bài, vẫn không thể thiếu “Tây Tiến”. Thậm chí, chỉ ba bài vẫn có thể có
“Tây Tiến”. (Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên)
● “Bài thơ có sức hút mãnh liệt giống như một loại từ trường khiến “Tây Tiến” cứ băng băng đi
vào lòng độc giả.” (G.S. Hà Minh Đức)
● “Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những
biến cố, những kỉ niệm; có khi là một nỗi nhớ quặn lòng.” (Puskin)
● “Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ.”
● “Đọc Tây Tiến, ta như đang ngậm âm nhạc trong miệng.” (Xuân Diệu)
● “Thi nhân phổ nhạc cho thơ, tiếng thơ vang ngân trong không gian, tạo thành các “bước sóng” gõ
cửa tâm hồn độc giả.” (Trần Thiện Khanh)
● “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” – Phạm Ngũ Lão
● “Đất Nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về, mình mẹ lặng im…”
(Tạ Hữu Yên)
● “Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”
(Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu)
● “Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”
(Giang Nam – Bài thơ ấy)

ÔN THI CŨNG NHỚ NGỦ ĐỦ GIẤC NHA~

@nhattra.dayyy

You might also like