You are on page 1of 3

“ Nhà văn tồn tại trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc

cho những
người cùng đường, tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận dồn đến chân tường bênh vực cho
những con người không còn được ai bênh vực.” Nhà văn trước hết phải nói lên được
tiếng nói nằm ở nơi sâu thẳm nhất, ở khóc khuất nhất của xã hội loài người, hay là tiếng
thì thầm than oán đầy nghẹn ngào của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Sau
đó mới là sự cảm thông và bênh vực cho tiếng nói ấy, tiếng nói giúp bóc tách từng lớp vỏ
của xã hội, phản ánh hiện thực có thể tối tăm có thể tươi sáng mà xã hội đã ôm ấp một
thời.

Ta thấy điều đó qua rất nhiều tác phẩm văn học, nhưng một trong những tác phẩm khiến
ta thấm thía nhất về bối cảnh xã hội phong kiến đương thời là Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Đọc Tắt đèn, ta thấy rằng xã hội lúc bấy giờ rất tăm tối, người dân sống trong áp lực sưu
thuế, dưới sự chà đạp của những kẻ cậy quyền, tất cả đã chặn đi tiếng nói của con người,
và vòng xoáy ấy vẫn cứ thế quay cho đến khi “tiếng nói” của một người phụ nữ bị dày
xéo quá lâu cất lên, người phụ nữ ấy chính là chị Dậu, nhân vật chính của tác phẩm.
Trong chương IV, chị Dậu và anh Dậu đã bị đẩy vào một cuộc đấu tranh tâm lí dữ dội về
việc có nên bán con cho nhà Nghị Quế hay không, và rồi sau những lần khổ sở vì thấy
chồng bị đánh tưởng chừng như đến chết đi, thấy những đứa con phải chịu đói khổ, chị
đã quyết định bán đúa con đầu. Tuy nhiên, đến cuối tác phẩm, lúc ấy hoàn cảnh gia đình
chị Dậu đã bị đẩy vào khốn cùng, chị lại kiên quyết giữ phẩm giá của mình khi bị quan
cụ, người tỏ ý muốn giúp chồng chị lên làm quan, giúp gia đình chị thoát khổ, mò vào
định cưỡng hiếp. Nói đến đây, chắc chắn quan điểm độc giả sẽ rẽ hướng. Và đúng như
vậy, ở đoạn này, có ý kiến cho rằng việc chị Dậu thà bán con còn hơn bán mình là hành
động hoàn toàn có thể hiểu, thậm chí đầy nhân văn và thể hiện tấm lòng người mẹ,
Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng cách hành xử của chị Dậu là không đúng, làm dập
tắt đi tình mẫu tử và gây ra sự mâu thuẫn với sự tần tảo, đức hi sinh và yêu thương của
chị dành cho gia đình trong tác phẩm. Vậy, quan điểm nào mới thực sự là đúng?
Đầu tiên, trong vị trí của những độc giả phản đối việc chị Dậu quyết bán con nhưng lại gạt hết
những lợi lộc có thể có mà từ chối quan cụ, kiên quyết giữ mình mà bỏ chạy trong đêm tối, có
thể thấy rằng hoàn toàn có những lí do để thể giải thích cho cách nhìn nhận này. Việt Nam luôn
tự hào về quá khứ hào hùng của dân tốc, về những chiến công lừng lẫy, về những con người bình
thường nhưng không tầm thường, đặc biệt là những người phụ nữ, với một lòng bao dung lớn
lao, cũng như đức hi sinh ở họ dưới thời kì chế độ phong kiến đang bao trùm lên đất nước. Họ
dường là những người thấm thía sự khắc nghiệt của xã hội thời bấy giờ nhất, khi mà họ không có
tiếng nói, không có quyền quyết định số phận của mình và bị coi như thú vui cho đàn ông thưởng
thức, như Hồ Xuân Hương đã viết trong bài BTN: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba
chìm với nc non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ mà em vẫn giữ tấm lòng son” Đúng như thế, dẫu
số phận có bị thả trôi lênh đênh, vô định, những người phụ nữ ấy vẫn giữ trọn tấm lòng mình với
vẹn nguyên đức tính cao quý: “Họ hi sinh chính bản thân mình, tự đẩy mình vào những con
đường nhơ nhớp, đau khổ để người thân yêu được an toàn, hạnh phúc". Âý vậy mà người phụ nữ
trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố lại làm điều ngược lại: chấp nhận bán con cho một nhà
ông lớn để có tiền cứu sống gia đình, nhưng không chấp nhận bán mình cho quan cụ để giúp gia
đình thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, cơ cực. Không phủ nhận rằng việc giữ mình trong sạch và gìn
giữ đức hạnh đối với người phụ nữ rất quan trọng. Tuy nhiên, mọi việc quan trọng đối với bản
thân không thể và không nên đặt lên bàn cân với gia đình trong hoàn cảnh chông liên tục bị đánh
đập vì không có tiền nộp sưu, những đứa con hằng ngày phải đối mặt với cảnh tượng bố mẹ bị
chà đạp, cuộc sống của bản thân chúng vốn cũng đã chẳng khấm khá về vật chất, nay lại bị tổn
thương về cả mặt tinh thần. Là một người mẹ trong hoàn cảnh ấy sẽ chấp nhận giao mình cho
quan để mở ra lối thoát cho cả gia đình, vì đối với họ, thà mất đi chính họ và đức hạnh của họ
còn hơn để chồng con mãi kẹt trong vòng luẩn quẩn, không thể sống đúng nghĩa một ngày. Như
trong tác phẩm kinh điển của văn học nước ngoài “Những người khốn khổ” của nhà văn Victor
Hugo, trong đó có một nhân vật nữ phụ tên Fantine, cô có con ngoài giá thú với một gã chơi bời
và phải đi làm ở nhà máy để kiếm tiền nuôi con. Nhưng cũng vì bối cảnh xã hội nước Pháp lúc
bấy giờ, việc cô nỗ lực kiếm tiền nuôi con vì con gái cô không có bố là một việc không thể chấp
nhận được, và thế là Fantine bị đuổi việc ở nhà máy. Để tiếp tục nuôi con, cô bán tóc, bán răng,
rồi đến lúc quẫn quá, cô bán rẻ thân mình cho đàn ông, chấp nhận cho họ biến cô thành trò đùa
và khinh thường. Huống gì là chị Dậu, người cũng đã bị dồn vào đường cùng, mà lại dã tâm bán
đi đứa con ruột của mình, nhưng quyết giữ mình trong sạch, không vì tiênf bạc mà bán thân.
Có lẽ chị Dậu đã quá ích kỉ chăng khi bán đi đứa con gái của mình ở cái tuổi mà đang cần
sự đùm bọc của gia đình nhất. Chị đánh đổi con mình, đánh đổi tình mẫu tử, chấp nhận hi
sinh những năm tháng đáng lẽ ra được ở bên con gái mình để đổi lấy đồng tiền, miếng
cơm manh áo cho gia đình. Chấp nhận đánh đổi con chứ không bán thân mình, đó thực sự
đã là tình mẫu tử ? Thực sự đã là đức hi sinh của một người mẹ ?

Nhưng đối với ý kiến cho rằng việc chị Dậu bán con chứ không bán thân đầy nhân văn,
thể hiện tấm lòng sâu xa của ngươì mẹ.Chị Dậu bán con không phải vì bị cái đói, cái
nghèo làm cho mờ mắt. Không bán con- nhà chị sẽ bớt đi một số phận phải sống trong
cảnh nghèo đói, túng quẫn, ở bên nhà Nghị Quế, dẫu nó sẽ phải bưng bê để hầu hạ người
ngoài, nhưng chí ít người ta còn cho nó cái để bỏ bụng, có chỗ nghỉ ấm cúng hơn là gian
nhà đơn sơ rách rưới của ba má nó.Nhưng không chỉ vì có vậy, mà hơn hết, nhà chị đã bị
dồn đến đường cùng, xã hội phong kiến không cho người nông dân, nhất là người phụ nữ
có con đường khác, hoj buộc phải cúi đầu trước những tên tay sai của chế độ phong kiến,
bị thúc sưu là phải nộp, bị chúng đánh là phải chịu, lời chúng nói là lời bề trên không
được trái lệnh. Bản thân chị Dậu cũng đã bị liệt vào hạng bần cùng về mọi phương diện,
lo làm lụng để trả sưu thuế đến rạc người, đến mức NTT miêu tả mạch vú của chị cho con
ti mà “vú nổi gân xanh lè”, chị không còn cách nào khác ngoài bán con để có tiền trả nợ,
cứu lấy chồng và để các con không phải thấy cảnh cha mẹ chúng bị đòn thừa sống thiếu
chết, thậm chí còn chịu đòn chung mỗi khi cai lệ đến tận nhà thúc sưu. Có người mẹ nào
lại bằng lòng bán đứa con mình dứt ruột đẻ ra mà không đau lòng, có người phụ nữ nào
được ban cho thiên chức làm mẹ mà lại muốn bán đi đứa con của mình để đổi lấy đồng
tiền, miếng ăn. Chị đau dứt gan dứt ruột, còn đau hơn những cái thụi vào ngực từ tên cai
lệ, sau hôm chị giao cái Tý cho nhà Nghị Quế, chị trằn trọc cả đêm không ngủ được vì
cắn rứt, chị lo cho con gái bên nhà người ta sẽ ra sao. Bản năng người mẹ của chị còn
được miêu tả rất chân thực trong những giây phút chị ôm đứa con lớn rồi hai mẹ con
khóc.

You might also like