You are on page 1of 1

Thi học sinh giỏi

Câu 1: Hiện tượng ngày đêm ở (Xích Đạo, Chí tuyến Bắc Nam, Vòng cực
Bắc Nam, cực Bắc Nam) vào ngày (21/3, 22/6, 23/9, 22/12). Giải thích?

_Do Trái Đất và chuyển động quanh trục tưởng tượng nối liền 2 cực Bắc Nam theo hướng từ Tây sang
Đông nên ở ...... có hiện tượng ngày đêm luân phiên/luân phiên kế tiếp nhau.

_Do Trái Đất hình cầu và chuyển động quanh Mặt Trời. Trong khi chuyển động, trục Trái Đất luôn
nghiêng 66°33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương gọi là chuyển động tịnh tiến. Vòng phân
chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất, càng xa Xích Đạo về phía cực (Bắc/Nam) thời gian có
(ngày/đêm) càng dài, số ngày có (ngày/đêm) càng ngắn.

_Vào ngày 21/3 và 23/9, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Xích Đạo, đường phân chia sáng tối và trục Trái Đất
lại gặp nhau tại Xích Đạo, chia Trái Đất thành 2 phần bằng nhau nên có ngày đêm dài bằng nhau.

_Ngày 22/6 là thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Chí tuyến Bắc nên hiện tượng ngày đêm diễn ra như
sau:

-Ngày và đêm bằng nhau ở Xích Đạo.

-Ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm ở Chí tuyến Bắc.

-Ngày dài suốt 24h, không có đêm tại Vòng cực Bắc.

-Ngày dài suốt 6 tháng ở cực Bắc.

=> Ngược lại ở nửa cầu Nam.

You might also like