You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6


I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Phân môn Lịch sử
- Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (sông ngòi, đất đai) đối với sự hình thành nền văn
minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
- Nêu được quá trình lập quốc của người Ai Cập, Lưỡng Hà
- Nêu được nét chính về chế độ xã hội cổ đại ở Ấn Độ.
- Trình bày được những nét chính về quá trình thống nhất và sự xác lập của chế độ phong kiến
Trung Quốc.
2. Phân môn Địa lí
- Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất, chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động
quanh Mặt Trời của Trái Đất
- So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất. Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân
phiên nhau và mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. Trình
bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp. Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và
nêu được nguyên nhân của hiện tượng này. Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh. Trình
bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. Phân
biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
- Sử dụng được bản đồ, sơ đồ, hình ảnh đơn giản.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- 100 % trắc nghiệm (40 câu)
III. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI GỢI Ý
1. Phân môn Lịch sử
Câu 1. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực sông
A. Nin.
B. Trường Giang.
C. Ti-grơ.
D. Ơ-phrát.
Câu 2. Quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại được xây dựng trên nền tảng kinh tế
A. nông nghiệp trồng lúa nước.
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. mậu dịch hàng hải quốc tế.
D. thủ công nghiệp hàng hóa.
Câu 3. Con sông gắn liền với nên văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là
A. sông Hồng.
C. sông Hằng.
C. sông Gô-đa-va-ri.
D. sông Na-ma-da.
Câu 4. Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, tộc người nào đã sinh sống ở lưu vực sông Ấn?
A. Người A-ri-a.
B. Người Do Thái.
C. Người Đra-vi-đa.
D. Người Khơ-me.
Câu 5. Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập chế độ
A. quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa quý tộc.
C. đẳng cấp Vác-na.
D. phân biệt tôn giáo.

Câu 6. Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là
A. Nin.
B. Ti-grơ và Ơ-phrát.
C. Hằng và Ấn.
D. Trường Giang và Hoàng Hà.
Câu 7. Vào năm 221 TCN, ai là người có vai trò quan trọng trong việc thống nhất Trung
Quốc?
A. Tần Thủy Hoàng.
B. Lưu Bang.
C. Tư Mã Viêm.
D. Lý Uyên
Câu 8. Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được hình thành dưới thời
A. Tần.
B. Hán.
C. Tấn.
D. Tùy.
2. Phân môn Địa lí
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm và hệ quả của vận động Trái Đất quay quanh trục và quay quanh
Mặt Trời bằng cách điền vào bảng dưới
Trái Đất quay quanh trục Trái Đất quay quanh Mặt
Trời
Đặc Quỹ đạo Hình ê-lip
điểm Hướng chuyển động Từ Tây sang Đông Từ Tây sang Đông
Thời gian 24 giờ 365 ngày 6 giờ
Trục Trái Đất trong - Nghiêng 1 góc không đổi
khi chuyển động là 66 độ 33’ so với mặt
Nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 66 độ phẳng quỹ đạo.
33’ - Hướng nghiêng của trục
không đổi trong suốt quá
trình chuyển động.

Hệ quả
- Sự luân phiên ngày đêm - Hiện tượng mùa trên Trái Đất
- Giờ trên Trái Đất.
- Sự lệch hướng của các vật thể - Hiện tượng ngày đêm.
chuyển động.

Câu 2: Hãy chọn đáp án đúng cho những câu sau


1. Trái Đất có dạng hình gì?
A. Cầu
B. Vuông.
C. Tròn.
D. Elip.
2. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của các vật theo chiều kinh tuyến?
A. Lệch về bên phải ở bán cầu Bắc. B. Lệch về bên trái ở bán cầu Nam.
C. Giữ nguyên hướng chuyển động. D. Bị lệch so với hướng ban đầu.
3. Nguyên nhân nào sau đây làm cho mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm luân phiên
nhau?
A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào một nửa Trái Đất.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong 365 ngày.
C. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.
D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.
4. Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, vậy mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh
tuyến?
A. 10 độ kinh tuyến.
B. 15 độ kinh tuyến.
C. 20 độ kinh tuyến.
D. 25 độ kinh tuyến.
5. Khi Hà Nội là 12 giờ thì ở Luân Đôn là mấy giờ?
A. 5 giờ.
B. 7 giờ.
C. 12 giờ.
D. 19 giờ.
6. Cấu tạo của Trái Đất gồm bao nhiêu lớp?
A. 2 lớp
B. 3 lớp
C. 4 lớp
D. 5 lớp
Câu 3. Hãy điền tên mùa vào chỗ chấm (...) trong các câu sau cho phù hợp.
- Khi bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời thì bán cầu Bắc sẽ là mùa hè . còn bản cầu Nam sẽ là mùa
đông
- Khi bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời thì bán cầu Bắc sẽ là mùa đông còn bán cầu Nam sẽ là
mùa hè
Câu 4. Hãy điền từ ngắn/dài vào chỗ chấm trong sơ đồ sau

Ngày dài
Mùa nóng

Đêm ngắn .
Mùa trong năm
Ngày ngắn
Mùa lạnh

Đêm dài

Câu 5. Hãy ghi đúng/ sai vào các câu sau


Nội dung Đúng/Sai
1. Nội sinh là quá trình xảy ra bên ngoài Trái Đất. Sai
2. Ngoại sinh làm cho bề mặt Trái Đất bị san bằng và hạ thấp. Đúng
3. Động đất, núi lửa là kết quả của quá trình ngoại sinh. sai
4. Quá trình tạo núi là tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực đúng

Câu 6. Điền tên các dạng địa hình vào hình ảnh bên dưới
Địa hình
núi

Đồng bằng

Đồi

Cao nguyên

You might also like