You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I H

NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 10

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


STT Chủ đề Kiến thức trọng tâm
Bài 1: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp
- Đặc điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông.
- Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp.
Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Phương pháp kí hiệu.
1 Sử dụng bản đồ - Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
- Phương pháp chấm điểm.
- Phương pháp bản đồ biểu đồ.
- Phương pháp khoanh vùng.
Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
- Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
Bài 4: Sự hình thành Trái Đất. Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
- Đặc điểm của vỏ Trái Đất.
- Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
2 Địa lí tự nhiên
Bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng.
- Khái niệm, giới hạn của thạch quyển.
- Nội dung của thuyết kiến tạo mảng.
Bài 7: Nội lực và ngoại lực.
- Nội lực (khái niệm, nguồn gốc, các vận động).
- Ngoại lực (khái niệm, nguồn gốc, các quá trình).

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN MINH HỌA


Câu 1: Trình bày nội dung của thuyết kiến tạo mảng.
Câu 2: Trình bày các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Câu 3: Trình bày nguyên nhân, biểu hiện của hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất.
Vì sao tại xích đạo quanh năm có ngày dài bằng đêm?
Câu 4: Trình bày khái niệm, tác nhân, kết quả của các quá trình phong hóa, bóc mòn.
Câu 5: Phân tích mối quan hệ giữa các quá trình phong hóa - bóc mòn - vận chuyển và bồi tụ.
Câu 6: Phân tích tác động của nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 7: Một cuộc họp online sẽ diễn ra tại Tô-ky-ô (Nhật Bản) vào lúc 15h ngày 30/9/2023. Hỏi nguyên
thủ các quốc gia sau sẽ tham gia cuộc họp vào lúc mấy giờ, ngày nào của đất nước mình, biết rằng Nhật
Bản ở múi giờ GMT+9?
Địa điểm Việt Nam Ca-na-đa Pháp Liên bang Nga Hoa Kỳ
Kinh độ 1050Đ 1200T 170Đ 1700Đ 750T

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA


Câu 1: Trong phương pháp bản đồ - biểu đồ, để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên
các đơn vị lãnh thổ, người ta dùng cách nào sau đây?
A. Đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
B. Đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
C. Đặt các điểm chấm vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
D. Khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.
Câu 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện các đối tượng, hiện tượng
A. có sự di chuyển trong không gian. B. phân bố theo những điểm cụ thể.
C. phân bố theo ranh giới rõ rệt. D. phân bố phân tán trong không gian.
Câu 3: Tác nhân của quá trình phong hóa là
A. nhiệt độ, nước, gió. B. nhiệt độ, nước, sinh vật.
C. sóng biển, băng hà, gió. D. nhiệt độ, băng hà, gió.
Câu 4: Những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở
A. trên các lục địa. B. giữa các đại dương.
C. các vùng gần cực. D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Câu 5: Hướng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là
A. từ tây sang đông. B. từ đông sang tây.
C. từ bắc xuống nam. D. từ nam lên bắc.
Câu 6: Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết một vòng là
A. 24 giờ. B. 12 giờ. C. 365 ngày 6 giờ. D. 365 ngày.
Câu 7: Thạch quyển được giới hạn bởi
A. vỏ Trái Đất và lớp Manti. B. lớp Manti.
C. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti. D. vỏ Trái Đất và phần dưới của lớp Manti.
Câu 8: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào sau
đây?
A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
B. Xuất hiện các vực thẳm, hố sâu khổng lồ.
C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.
Câu 9: Kết quả của quá trình tách giãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á là hình thành
A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương. B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương.
C. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương. D. sống núi ngầm ở Thái Bình Dương.
Câu 10: Nguyên nhân các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do
A. nằm trên dòng đối lưu vật chất có trạng thái quánh dẻo của manti trên.
B. sức hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là Mặt Trời.
C. Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó.
D. Trái Đất bị nghiêng và quay quanh Mặt Trời.
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác động của nội lực?
A. Tạo ra các hang động. B. Hình thành các dãy núi cao.
C. Hình thành các vùng núi uốn nếp. D. Thành tạo các đồng bằng châu thổ.
Câu 12: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
A. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. B. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ.
C. Các mùa trong năm. D. Các khu vực giờ trên Trái Đất.
Câu 13: Khu vực có sự chênh lệch thời gian ngày đêm lớn nhất là
A. Xích đạo. B. chí tuyến. C. cực. D. ôn đới.
Câu 14: Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do
A. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời.
B. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong quá trình tự quay quanh trục.
C. Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa quay xung quanh Mặt Trời trong suốt cả năm.
D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình e-lip gần tròn.
Câu 15: Xu hướng chung của các quá trình nội lực là
A. làm cho địa hình bề mặt Trái Đất bằng phẳng hơn.
B. làm cho địa hình bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.
C. làm cho địa hình bề mặt Trái Đất phức tạp hơn.
D. làm cho các lục địa được nâng cao hơn.
Câu 16: Để thể hiện các khu vực trồng trọt, chăn nuôi trên bản đồ, phương pháp thích hợp nhất là
A. chấm điểm. B. bản đồ - biểu đồ. C. kí hiệu. D. khoanh vùng.
Câu 17: Xu hướng chung của các quá trình ngoại lực không phải là
A. làm cho địa hình Trái Đất bằng phẳng hơn.
B. làm đa dạng, phức tạp hóa các dạng địa hình.
C. làm cho các lục địa nâng lên hoặc hạ xuống.
D. tạo ra những dạng địa hình đặc biệt ở quy mô nhỏ.
Câu 18: Nội lực và ngoại lực có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Nội lực làm cho địa hình nâng cao, còn ngoại lực làm cho địa hình hạ thấp.
B. Nội lực làm cho địa hình gồ ghề hơn, còn ngoại lực phá hủy, san bằng sự gồ ghề.
C. Nội lực và ngoại lực cùng làm cho địa hình gồ ghề, mấp mô hơn.
D. Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời nhưng tác động độc lập lên địa hình.
Câu 19: Vì sao khu vực Tây Bắc của Việt Nam thường xảy ra hiện tượng động đất?
A. Do nằm ở ranh giới giữa 2 mảng kiến tạo, vỏ Trái Đất không ổn định.
B. Do nằm gần vận động tạo núi Hi-ma-lay-a, vỏ Trái Đất không ổn định.
C. Do nằm trên lớp vật chất quánh dẻo, nóng chảy của Manti.
D. Do nằm ở khu vực có các quá trình phong hóa, bóc mòn xảy ra mạnh.
Câu 20: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ quay xung quanh Mặt Trời thì
A. trên Trái Đất không còn hiện tượng ngày đêm.
B. trên Trái Đất không còn hiện tượng mùa.
C. trên Trái Đất không còn hiện tượng ngày đêm luân phiên.
D. trên Trái Đất không còn hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ.

----- HẾT -----

You might also like