You are on page 1of 73

BÀI MỞ ĐẦU.

MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

I. Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông và vai trò của môn Địa lí đối
với đời sống
1. Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí
- Môn Địa lí ở trường phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội, bao gồm: Địa lí đại
cương, Địa lí kinh tế xã hội thế giới, Địa lí Việt Nam.
- Môn Địa lí có tính tích hợp giữa nhiều nội dung: kiến thức địa lí (tự nhiên, dân cư, kinh
tế xã hội), nhiều môn học, lồng ghép các nội dung giáo dục khác nhau…
2. Vai trò của môn Địa lí đối với đời sống
- Giúp học sinh có những hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Giúp học sinh định hướng và điều chỉnh hành vi phù hợp với sự thay đổi của xã hội.
- Hình thành các kĩ năng sử dụng bản đồ, bảng số liệu…
II. Định hướng nghề nghiệp
- Cung cấp kiến thức nền tảng cho học sinh về tình hình phát triển các ngành kinh tế, giúp
học sinh có những hiểu biết cơ bản về ngành nghề, từ đó định hướng nghề nghiệp trong
tương lai.


CHƯƠNG 1. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ


BÀI 1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

I. Phương pháp kí hiệu


- Đối tượng biểu hiện: các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu
được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
- Kí hiệu thường dùng: hình học, chữ, tượng hình…
- Khả năng biểu hiện: vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát
triển của đối tượng.
II. Phương pháp đường chuyển động
- Đối tượng biểu hiện: các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian.
- Kí hiệu thường dùng: các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.
1
- Khả năng biểu hiện: hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của đối tượng.
III. Phương pháp chấm điểm
- Đối tượng biểu hiện: biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều trong không
gian.
- Kí hiệu thường dùng: các điểm chấm có giá trị khác nhau.
- Khả năng biểu hiện: giá trị, sự phân bố và số lượng của đối tượng.
IV. Phương pháp khoanh vùng
- Đối tượng biểu hiện: không gian phân bố của các đối tượng địa lí.
- Kí hiệu thường dùng: đường viền, tô màu, kẻ vạch…
- Khả năng biểu hiện: vị trí và quy mô của đối tượng.
V. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
- Đối tượng biểu hiện: biểu hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn
vị lãnh thổ.
- Kí hiệu thường dùng: các loại biểu đồ khác nhau.
- Khả năng biểu hiện: số lượng, chất lượng, sự phân bố, cơ cấu của đối tượng.


BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ


VÀ TRONG ĐỜI SỐNG

I. Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí


- Bản đồ là phương tiện giúp học sinh học tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí.
- Để sử dụng hiệu quả bản đồ cần phải:
+ Xác định mục đích và yêu cầu của việc sử dụng bản đồ.
+ Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.
+ Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ thông qua việc tìm hiểu hệ
thống kí hiệu, tỉ lệ, phương hướng bản đồ.
II. Sử dụng bản đồ trong đời sống
- Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Trong sinh hoạt: xác định vị trí, tìm đường đi, tính khoảng cách địa lí…
+ Trong sản xuất: lập dự án, quy hoạch phát triển vùng, xây dựng công trình thủy lợi,
thiết kế chương trình du lịch…

2
+ Trong quân sự: xây dựng kế hoạch tác chiến, phòng thủ…
BÀI 3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG

I. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)


1. Khái niệm
- GPS là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh
nhân tạo.
- Cấu tạo gồm: bộ phận không gian, bộ phận điều khiển mặt đất và bộ phận sử dụng.
2. Một số ứng dụng của GPS
- Trong đời sống GPS trở thành công cụ định vị và dẫn đường có độ chính xác tương đối
cao.
- Định vị các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…
- Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai…
II. Bản đồ số
1. Khái niệm
- Là loại bản đồ được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí các số liệu
nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc
số hóa các bản đồ truyền thống.
2. Ứng dụng của bản đồ số trong đời sống
- Tìm đường đi, tiếp cận các tiện ích xung quanh…
- Tạo các bản đồ riêng cho mình về các tuyến đường đi, địa điểm yêu thích…
- Lưu địa chỉ nhà, trường học, phóng to, thu nhỏ bản đồ…


CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT


BÀI 4. TRÁI ĐẤT. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

I. Nguồn gốc hình thành Trái Đất


- Theo quan niệm chung nhất, các hành tinh trong hệ Mặt Trời được hình thành từ một
đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.

3
- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với
nhau. Khối bụi lớn nhất ở trung tâm hình thành Mặt Trời. Những vành xoắn ốc ở phía
ngoài kết tụ lại trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
II. Vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
1. Đặc điểm vỏ Trái Đất
- Là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày từ 5km dưới đáy đại dương tới 70km ở
lục địa.
- Cấu tạo từ ngoài vào trong:
+ Tầng trầm tích: không liên tục và có độ dày mỏng không đều.
+ Tầng granit: làm thành nền các lục địa.
+ Tầng bazan: thường lộ ra dưới đáy đại dương.
- Vỏ Trái đất gồm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương, khác nhau về cấu tạo và độ dày.
2. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo từ nhiều nguyên tố hóa học (chủ yếu là silic và nhôm).
Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
+ Khoáng vật là những nguyên tố hoặc hợp chất hóa học được hình thành do các quá
trình địa chất.
+ Đá là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật. Dựa vào sự khác biệt về nguồn gốc
hình thành, người ta chia ra: đá macma, đá trầm tích, đá biến chất.
III. Thuyết kiến tạo mảng
1. Nội dung thuyết kiến tạo mảng
- Sự hình thành các mảng kiến tạo: trong quá trình hình thành, vỏ Trái Đất bị biến dạng,
gãy vỡ, tách ra thành các mảng cứng gọi là mảng kiến tạo.
- Đặc điểm: các mảng kiến tạo nhẹ, nổi, dịch chuyển do các dòng đối lưu vật chất quánh
dẻo và nhiệt độ cao trong lớp Manti trên.
- Cách thức dịch chuyển: tách rời nhau, xô vào nhau, hút chờm lên nhau, dịch chuyển
ngang…
2. Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa
- Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau xảy ra hiện tượng phun trào macma tạo ra các dãy
núi ngầm, kèm theo động đất, núi lửa. Ví dụ: sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương.
- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra các
dãy núi cao, vực biển, sinh ra động đất, núi lửa. Ví dụ: dãy Himalaya, vực Mariana.

4
- Khi mảng đại dương tiến sát vào mảng lục địa, nó bị hút chìm xuống dưới mảng lục
địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp lớp đá trầm tích dưới dáy đại dương, hình thành nên
các dãy núi, kèm theo động đất, núi lửa. Ví dụ: dãy Cooc-đi-e, dãy An-đét.
- Khi hai mảng kiến tạo gặp nhau rồi dịch chuyển ngang nhau gọi là trượt bằng tạo nên
các vết nứt lớn trên vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc. Ví dụ: vịnh Ca-li-phooc-ni-a.


BÀI 5. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất


1. Sự luân phiên ngày đêm
- Trái Đất có dạng hình cầu, một nửa được chiếu sáng là ngày, một nửa không được
chiếu sáng là đêm.
- Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông -> hiện tượng luân phiên ngày đêm.
2. Giờ trên Trái Đất
- Thời gian Trái Đất quay hết một vòng là 24 giờ.
- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ
khác nhau.
- Giờ quốc tế: bề mặt Trái Đất chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
Múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
- Đường chuyển ngày quốc tế là kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình
Dương.
+ Đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 1800: lùi lại một ngày lịch.
+ Đi từ đông sang tây qua kinh tuyến 1800: tăng thêm một ngày lịch.
II. Hệ quả chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất
1. Mùa trong năm
- Mùa là một phần thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên
quỹ đạo nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời -> Thời gian
chiếu sáng và thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm.
- Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
2. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ

5
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh
Mặt Trời nên tùy vị trí Trái Đất mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Hệ quả:
+ Ở xích đạo: ngày đêm dài bằng nhau. Càng xa xích đạo về 2 cực độ dài ngày và đêm
càng chênh lệch.
+ Từ 2 vòng cực về 2 cực: ngày hoặc đêm dài 24 giờ.
+ Tại 2 cực: 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.


CHƯƠNG 3. THẠCH QUYỂN


BÀI 6. THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC

I. Khái niệm thạch quyển


- Là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và lớp Manti trên.
- Cấu tạo: thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau, chuyển
động trên lớp Manti quánh dẻo.
II. Nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
1. Nội lực
- Khái niệm: là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
- Nguyên nhân sinh ra nội lực:
+ Sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ.
+ Sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực.
+ Do nguồn năng lượng các phản ứng hóa học trong lòng Trái Đất.
- Kết quả: tạo núi, động đất, núi lửa...
2. Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
a. Vận động theo phương thẳng đứng
- Khái niệm: là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất, xảy ra rất chậm
trên một diện tích lớn.
- Hệ quả:
+ Mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực, gây ra hiện tượng biển tiến và biển
thoái.
+ Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

6
b. Vận động theo phương nằm ngang
- Khái niệm: là hiện tượng vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách giãn ở khu vực kia.
- Hệ quả:
+ Hiện tượng uốn nếp:
 Do các lực nép ép theo phương nằm ngang ở các vùng đá có độ dẻo cao.
 Các lớp đá bị uốn thành nếp, nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng.
 Gọi là vận động tạo núi.
+ Hiện tượng đứt gãy:
 Do tác động các lực theo phương nằm ngang ở các vùng đá cứng.
 Các lớp đá bị đứt, gãy và dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương thẳng
đứng hay nằm ngang.
 Tạo ra hẻm vực hay thung lũng.
* Khi sự dịch chuyển với biên độ lớn:
- Các lớp đá có bộ phận trồi lên: địa lũy.
- Các lớp đá có bộ phận sụt xuống: địa hào.


BÀI 7. NGOẠI LỰC

I. Ngoại lực
- Khái niệm: là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân:
+ Do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
+ Do nước, sinh vật và con người.
II. Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
1. Quá trình phong hóa
- Khái niệm: là quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác dụng của các nhân tố ngoại
lực.
- Các dạng phong hóa:
Phong hóa lí học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học
Nguyên Do sự thay đổi nhiệt độ, sự Do tác động của Do sự lớn lên của rễ
nhân đóng băng của nước, tác nước và các chất khí cây, sự bài tiết của
7
động ma sát hay va đập của dễ hòa tan trong sinh vật, vi khuẩn
sóng, gió, nước chảy, hoạt nước như khí CO2, và nấm.
động sản xuất. O2 …
Kết Đá và khoáng vật bị phá hủy Đá và khoáng vật bị Đá và khoáng vật bị
quả thành mảnh vụn, nhưng biến đổi tính chất và phá hủy về mặt cơ
không làm thay đổi về thành thành phần hóa học. giới và hóa học.
phần hóa học của chúng. Tạo thành các dạng
địa hình cacxto.
2. Quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
* Quá trình bóc mòn
- Khái niệm: là quá trình chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó
nhờ các tác nhân ngoại lực.
- Các dạng bóc mòn:
Xâm thực Thổi mòn Mài mòn
Nguyên Do tác động của nước chảy trên Do gió. Do tác động của
nhân bề mặt địa hình, băng hà. sóng biển.
Kết Nước chảy tạo ra: rãnh nông, Hình thành các dạng Hình thành các
quả khe rãnh xói mòn, thung lũng địa hình: cột đá, dạng địa hình:
sông suối. tháp đá, nấm đá… hàm ếch, nền mài
Băng hà tạo ra: vịnh hẹp, cao mòn…
nguyên, đá lưng cừu.
* Quá trình vận chuyển
- Khái niệm: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Nguyên nhân: do mưa lớn kéo dài, nước chảy, gió thổi, băng hà.
- Hình thức vận chuyển:
+ Vật liệu nhỏ, nhẹ: hòa tan, trôi theo dòng nước, di chuyển theo chiều gió.
+ Vật liệu nặng: lăn trên bề mặt dốc.
* Quá trình bồi tụ
- Khái niệm: là quá trình tích tụ các vật liệu.
- Kết quả:
+ Bồi tụ do băng hà: đồi băng tích, cánh đồng băng tích.
+ Bồi tụ do nước: bãi bồi, đồng bằng châu thổ.
8
+ Bồi tụ do gió: đồi cát, cồn cát, cao nguyên hoàng thổ.
+ Bồi tụ do sóng biển: bãi biển, cồn cát, đồi cát.


CHƯƠNG 4. KHÍ QUYỂN


BÀI 8. KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ
KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. Khái niệm
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước
hết là Mặt Trời.
- Ý nghĩa: có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật, lớp vỏ bảo
vệ Trái Đất.
II. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
1. Phân bố theo vĩ độ
- Từ xích đạo về cực: nhiệt độ trung bình năm giảm dần, biên độ nhiệt tăng dần.
- Nguyên nhân: do Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất nghiêng nên góc nhập xạ nhỏ dần từ
xích dạo về hai cực.
2. Phân bố theo lục địa và đại dương
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.
- Nguyên nhân: do sự hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, ảnh hưởng của dòng
biển.
3. Phân bố theo địa hình
- Ở tầng đối lưu, nhiệt độ không khí giảm theo độ cao. Do càng lên cao không khí càng
loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. Do ảnh hưởng
của góc nhập xạ.


9
BÀI 9. KHÍ ÁP VÀ GIÓ

I. Khí áp
1. Sự hình thành các đai khí áp
- Khái niệm: khí áp là sức nén của không khí xuống mặt đất.
- Biểu hiện: trên bề mặt Trái Đất tồn tại 7 đai khí áp (4 đai khí áp cao và 3 đai khí áp
thấp).
- Nguyên nhân:
+ Xích đạo có nhiệt độ cao, bốc hơi mạnh, sức nén giảm -> áp thấp.
+ Vùng cực Bắc và Nam có nhiệt độ thấp, sức nén tăng -> áp cao.
+ Chí tuyến: không khí ở xích đạo thăng lên, di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm
khí áp tăng -> áp cao.
+ Ôn đới: không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về ôn đới, không khí
thăng lên làm khí áp giảm -> áp thấp.
- Phân bố: các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
- Theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ -> khí áp giảm.
- Theo nhiệt độ: nhiệt độ tăng, không khí nở, tỉ trọng giảm -> khí áp giảm và ngược lại.
- Theo thành phần không khí: không khí chứa nhiều hơi nước -> khí áp giảm.
II. Gió
1. Các loại gió chính trên Trái Đất
* Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
a. Gió Đông cực, gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch
Gió Đông cực Gió Tây ôn đới Gió Mậu dịch
Phạm vi hoạt Thổi từ áp cao cực Thổi từ áp cao cận Thổi từ hai áp cao cận
động về áp thấp ôn đới. nhiệt về áp thấp ôn nhiệt về áp thấp xích
đới. đạo.
Thời gian Quanh năm Quanh năm Quanh năm
hoạt động
Hướng gió - BBC: đông bắc - BBC: tây nam - BBC: đông bắc
- NBC: đông nam - NBC: tây bắc - NBC: đông nam
10
Tính chất Lạnh, khô Độ ẩm cao, mưa Khô, ít mưa
quanh năm.
b. Gió mùa
Gió mùa mùa hè Gió mùa mùa đông
Phạm vi hoạt động Đới nóng và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình.
Thời gian hoạt Mùa hè Mùa đông
động
Hướng gió Tây nam Đông bắc
Tính chất Nóng ẩm Lạnh khô
Nguyên nhân Sự chênh lệch nhiệt độ, khí áp giữa lục địa và đại dương, giữa
BBC và NBC.
2. Các loại gió địa phương
a. Gió đất, gió biển
Gió đất Gió biển
Phạm vi hoạt động Vùng ven biển
Thời gian hoạt Ban đêm Ban ngày
động
Hướng gió Từ đất liền thổi ra biển. Từ biển thổi vào đất liền.
Tính chất Khô Ẩm
Nguyên nhân Sự chênh lệch nhiệt độ, khí áp giữa lục địa và đại dương.
b. Gió phơn
Sườn đón gió Sườn khuất gió
Phạm vi hoạt động Gió thổi vượt qua một dãy núi.
Hướng gió Từ chân núi lên đỉnh núi. Từ đỉnh núi xuống chân núi.
Tính chất Ẩm, mưa Khô, nóng
Nguyên nhân Không khí ẩm bị đẩy lên cao, Hơi nước không còn, nhiệt độ
nhiệt độ giảm, hơi nước tăng dần.
ngưng tụ.

c. Gió thung lũng, gió núi


11
Gió thung lũng Gió núi
Phạm vi hoạt động Vùng đồi núi.
Thời gian hoạt Ban ngày Ban đêm
động
Hướng gió Gió thổi từ thung lũng theo Gió thổi theo sườn núi đi
sườn núi đi lên. xuống.
Tính chất Oi bức (nóng ẩm) Mát dịu
Nguyên nhân Sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.


BÀI 10. MƯA

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa


Lượng mưa Nguyên nhân
1. Khí áp - Thấp: mưa nhiều -> Áp thấp hút gió, không khí ẩm bị
- Cao: mưa ít đẩy lên cao, sinh ra mây, gây mưa.
-> không khí ẩm không bốc lên được.
2. Frông - Frông hội tụ: mưa nhiều -> Frông nóng nước bốc hơi, gặp Frông
lạnh nước ngưng tụ gây mưa.
3. Gió - Gió mùa, gió biển: mưa nhiều -> tính chất ẩm, nước bốc hơi nhiều.
- Gió đất, gió mậu dịch: mưa ít -> tính chất khô, nước bốc hơi ít.
4. Dòng - Nóng: mưa nhiều -> nước bốc hơi nhiều.
biển - Lạnh: mưa ít -> nước bốc hơi ít.
5. Địa hình - Sườn đón gió: mưa nhiều -> lên cao nhiệt độ giảm, hơi nước
- Sườn khuất gió: mưa ít ngưng tụ, gây mưa.
-> xuống thấp nhiệt độ tăng, không khí
khô.
II. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1. Phân bố không đều theo vĩ độ
- Khu vực xích đạo: mưa nhiều nhất.
- Hai khu vực chí tuyến: mưa ít.
- Hai khi vực ôn đới: mưa nhiều.
12
- Hai khu vực cực: mưa ít nhất.
2. Phân bố không đều theo khu vực
- Nguyên nhân: ảnh hưởng của dòng biển, vị trí xa hay gần đại dương.
- Các khu vực tiếp giáp hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều và
ngược lại.


BÀI 11. THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ CÁC ĐỚI VÀ KIỂU KHÍ HẬU
TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU.

I. Đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu


- Giới thiệu khái quát: sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt độ của Mặt Trời tới bề mặt
Trái Đất không đều theo vĩ độ do góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng khác nhau. Các
yếu tố của khí hậu có sự khác nhau ở các nơi nên người ta chia bề mặt Trái Đất thành 7
vòng đai nhiệt khác nhau (các vòng đai nhiệt là cơ sở để phân ra các đới khí hậu).
- Mỗi nửa bán cầu có 7 đới khí hậu.
- Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua xích đạo.
- Trong một đới khí hậu lại có những kiểu khí hậu khác nhau do ảnh hưởng của lục địa
và đại dương, độ cao, hướng của địa hình…
- Sự phân hóa các kiểu khí hậu ở nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở ôn đới chủ yếu theo kinh
độ.
II. Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- Quan sát 4 biểu đồ trong GSK và hoàn thành các bảng sau:
Bảng 1. Đặc điểm nhiệt độ của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm
Địa điểm Kiểu khí hậu Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Biên độ
bình tháng thấp bình tháng cao nhiệt
nhất nhất năm (0C)
Tháng Nhiệt độ Tháng Nhiệt độ
(0C) (0C)
Hà Nội Nhiệt đới gió mùa
(Việt Nam)
U-lan Ba-to Ôn đới lục địa
13
(Mông Cổ)
Luân Đôn Ôn đới hải dương
(Anh)
Lix-bon (Bồ Cận nhiệt
Đào Nha) Địa Trung Hải

Bảng 2. Đặc điểm lượng mưa của một số kiểu khí hậu tại các địa điểm
Địa điểm Kiểu khí hậu Mưa nhiều Mưa ít Lượng
Các Lượng Các Lượng mưa trung
tháng mưa (>100 tháng mưa (<100 bình năm
mm) mm) (mm)
Hà Nội Nhiệt đới gió
(Việt Nam) mùa
U-lan Ba-to Ôn đới lục địa
(Mông Cổ)
Luân Đôn Ôn đới hải dương
(Anh)
Lix-bon Cận nhiệt
(Bồ Đào Địa Trung Hải
Nha)
III. Giải thích được một số hiện tượng thời tiết trong thực tế
- Sương mù được sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo
chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
- Mưa đá xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng về mùa hạ. Khi các luồng không khí đối
lưu từ mặt đất bốc lên rất mạnh, khiến cho các hạt nước bị đẩy lên xuống nhiều lần, gặp
lạnh trở thành các hạt băng. Các hạt băng lớn dần qua mỗi lần bị đẩy lên xuống, cuối
cùng rơi xuống đất thành mưa đá.
- Tuyết rơi xảy ra khi nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 0 0C trong điều kiện không khí yên
tĩnh.

CHƯƠNG 5. THỦY QUYỂN

14
BÀI 12. THỦY QUYỂN. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA

I. Khái niệm thủy quyển


- Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước
trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
II. Nước trên lục địa
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
a. Nguồn cung cấp nước sông
Tùy thuộc vào nguồn cung cấp nước mà chế độ nước của sông đơn giản hay phức tạp.
- Chế độ mưa:
+ Vùng có mưa quanh năm: chế độ nước sông điều hòa.
+ Vùng có mưa theo mùa: chế độ nước sông theo mùa.
- Băng tuyết: Chế độ nước sông phụ thuộc vào mùa băng tuyết tan, mùa xuân là mùa lũ.
- Nước ngầm:
+ Vùng đất đá dễ thấm nước: nguồn dự trữ và cung cấp nước cho sông.
+ Vùng đất đá khó thấm nước: điều tiết dòng chảy kém.
b. Các nhân tố tự nhiên khác
- Địa hình: Sông miền núi có tốc độ dòng chảy nhanh hơn sông ở đồng bằng.
- Thực vật giúp điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm:
+ Mùa mưa: nước sông đổ vào hồ, đầm.
+ Mùa khô: nước hồ, đầm chảy ra sông.
2. Hồ
- Khái niệm: hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa không thông trực tiếp với
biển.
- Phân loại:
+ Hồ có nguồn gốc nội sinh: hồ kiến tạo, hồ núi lửa.
+ Hồ có nguồn gốc ngoại sinh: hồ do băng hà, hồ bồi tụ do sông.
3. Nước băng tuyết
- Khái niệm: trên các đỉnh núi cao và vùng cực, do khí hậu quanh năm lạnh giá nên
nước tồn tại ở thể rắn gọi là nước băng tuyết.

15
- Tác dụng: điều hòa nhiệt độ Trái Đất, cung cấp nước ngọt (chiếm gần 70% tổng lượng
nước ngọt trên Trái Đất).
4. Nước ngầm
- Khái niệm: là lượng nước tồn tại trong vỏ Trái Đất.
- Nước ngầm phụ thuộc vào: mưa, sông ngòi, địa hình, cấu tạo đất đá, thực vật…
- Tác dụng: cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, ổn định dòng chảy, chống sụt
lún…
III. Bảo vệ nguồn nước ngọt
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.
- Sử dụng nguồn nước hợp lí.
- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước.


BÀI 13. NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

I. Tính chất của nước biển và đại dương


- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt biển và đại dương là khoảng 17 0C. Nhiệt độ thay đổi
phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác.
- Độ muối là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra. Độ muối
trung bình là 35%0, độ muối thay đổi phụ thuộc vào lượng nước sông đổ ra biển, độ bốc
hơi và lượng mưa.
II. Sóng biển và thủy triều
1. Sóng biển
- Khái niệm: là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân:
+ Chủ yếu do gió.
+ Động đất, núi lửa dưới đáy đại dương, bão sinh ra sóng thần.
2. Thủy triều
- Khái niệm: là hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định.
- Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
- Đặc điểm:

16
+ Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất (triều
cường).
+ Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc thì dao động thủy triều nhỏ nhất (triều
kém).
- Ý nghĩa: sản xuất điện, giao thông đường thủy, thau chua rửa mặn, làm muối, hạn chế
ngập lụt…
III. Dòng biển
- Khái niệm: là dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông
trong lục địa.
- Phân loại: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Đặc điểm:
+ Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao, dòng biển lạnh
ngược lại.
+ Dòng biển thay đổi theo mùa hoạt động ở vùng có gió mùa.
IV. Vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế xã hội
- Đối với kinh tế: cung cấp TNTN, không gian phát triển các ngành kinh tế…
- Đối với xã hội: giao lưu kinh tế, nguồn sinh kế cho cư dân ven biển…


CHƯƠNG 6. SINH QUYỂN


BÀI 14. ĐẤT

I. Đất và lớp vỏ phong hóa


- Đất là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực
vật sinh trưởng và phát triển.
- Vỏ phong hóa là lớp vật chất vụn thô ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất, kết quả của các
quá trình phong hóa.
II. Các nhân tố hình thành đất
1. Đá mẹ
- Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc.

17
- Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành
phần cơ giới và ảnh hưởng nhiều tới tính chất đất.
2. Địa hình
- Độ cao địa hình: càng lên cao nhiệt độ càng giảm -> quá trình phong hóa diễn ra chậm -
> đất hình thành yếu.
- Địa hình dốc -> đất dễ bị xói mòn -> lớp đất mỏng.
- Hướng sườn núi khác nhau -> lượng nhiệt ẩm nhận được khác nhau -> đất khác nhau.
3. Khí hậu
- Nhiệt độ, mưa, các chất khí -> phá hủy đá gốc -> sản phẩm phong hóa -> đất.
- Nơi có nhiệt, ẩm cao -> hình thành đất mạnh mẽ -> lớp đất dày và ngược lại.
- Các đới khí hậu khác nhau, sinh vật sinh trưởng và phát triển khác nhau -> thành phần
hữu cơ của đất khác nhau.
4. Sinh vật
- Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá.
- Động vật: giúp đất tơi xốp, góp phần tạo cấu trúc đất.
- Vi sinh vật: phân giải xác vật chất hữu cơ thành mùn.
5. Thời gian
- Thời gian hình thành đất gọi là tuổi đất.
- Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.
6. Con người
- Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt làm biến đổi tính chất đất.
+ Tích cực: bón phân, canh tác đúng cách -> đất mau phục hồi và tốt hơn.
+ Tiêu cực: đốt rừng, canh tác không đúng cách -> đất xói mòn, rửa trôi…


BÀI 15. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG


TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT

I. Sinh quyển
1. Khái niệm và giới hạn của sinh quyển
- Sinh quyển là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất, chứa toàn bộ các sinh vật
sinh sống.

18
- Giới hạn trên: nơi tiếp giáp với tầng ozon của khí quyển.
- Giới hạn dưới: xuống tận đáy đại dương, đáy lớp vỏ phong hóa (ở lục địa).
2. Đặc điểm của sinh quyển
- Khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với các quyển khác.
- Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất
vô cơ.
- Sinh quyển tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu và nguồn nước
- Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí
của cơ thể.
- Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định, quyết định
sự phân bố các loài.
- Nước, độ ẩm: quyết định sự sống của sinh vật.
2. Đất
- Là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho sinh vật.
- Mỗi loại đất thích hợp cho một loại thực vật nhất định.
3. Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc -> vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.
4. Sinh vật
- Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua
chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và nơi cư trú.
-> Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Do nhu cầu sinh sống con người đã làm thu hẹp hay mở rộng phạm vi phân bố của các
loài.


BÀI 16. THỰC HÀNH. PHÂN TÍCH SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐẤT


VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

I. Sự phân bố của đất và sinh vật theo vĩ độ

19
Dựa vào hình 16.2, hình 16.2 và kiến thức đã học, em hãy:
- Nhận xét đặc điểm phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thưc vật chính theo vĩ
độ.
- Giải thích tại sao lại có sự phân bố như vậy.
- Kể tên các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

20
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao
Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng sau:
Độ cao Sườn Tây Độ cao Sườn Đông
(m) Vành đai Đất (m) Vành đai Đất
thực vật thực vật
0 - 500 0 – 500

500 - 1200 500 – 1000

1200 - 1000 –
1600 2300
1600 - 2300 –
2000 2800
2000 -
2800 2800 – Băng tuyết
2800 – 4500
4500


CHƯƠNG 7. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA VỎ ĐỊA LÍ


BÀI 17. VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT
VÀ HOÀN CHỈNH CỦA VỎ ĐỊA LÍ

I. Vỏ địa lí

21
- Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận như khí quyển, thạch quyển, thủy
quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Chiều dày khoảng 30 – 35km, tính từ giới hạn dưới tầng ozon đến đáy vực thẳm đại
dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa.
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
1. Khái niệm
- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng
như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân là do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác
động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
2. Biểu hiện
- Chỉ cần một thành phần của lớp vỏ địa lí thay đổi, các thành phần khác sẽ thay đổi theo.
3. Ý nghĩa thực tiễn
- Cần phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào trước
khi sử dụng chúng.
BÀI 18. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI

I. Quy luật địa đới


1. Khái niệm
- Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ
độ.
2. Nguyên nhân
- Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tới bề mặt đất nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực -> lượng
bức xạ Mặt Trời cũng giảm theo.
3. Biểu hiện
* Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất (có 7 vòng đai nhiệt)
- Vòng đai nóng (nhiệt đới)
- 2 vòng đai ôn hòa (ôn đới)
- 2 vòng đai lạnh (hàn đới)
- 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu
* Các đai áp và các đới gió trên Trái Đất
- Có 7 đai khí áp:

22
+ 3 đai áp thấp: 1 ở Xích Đạo, 2 ở ôn đới
+ 4 đai áp cao: 2 ở chí tuyến, 2 ở cực
- Có 6 đới gió:
+ 2 đới gió Tín phong
+ 2 đới gió Tây ôn đới.
+ 2 đới gió Đông cực
* Các đới khí hậu trên Trái Đất (mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu)
- Đới khí hậu cực
- Đới khí hậu cận cực
- Đới khí hậu ôn đới.
- Đới khí hậu cận nhiệt
- Đới khí hậu nhiệt đới.
- Đới khí hậu cận xích đạo.
- Đới khí hậu xích đạo.
* Các đới đất và các thảm thực vật
- Có 10 kiểu thảm thực vật
- Có 10 nhóm đất
II. Quy luật phi địa đới
1. Khái niệm
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành
phần địa lí và cảnh quan.
2. Nguyên nhân
- Do ảnh hưởng bởi độ cao địa hình và sự phân bố lục địa, đại dương.
3. Biểu hiện
a. Quy luật đai cao
- Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao của địa
hình.
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt, ẩm, lượng mưa theo độ cao.
- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.
b. Quy luật địa ô
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo
kinh độ.

23
- Nguyên nhân:
+ Do sự phân bố đất liền, biển và đại dương.
+ Do các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
- Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.
III. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
- Quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương
hỗ lẫn nhau.
- Hiểu được biểu hiện của các quy luật này giúp chúng ta giải thích được sự đa dạng,
phong phú của các thành phần địa lí và cảnh quan trên Trái Đất.
- Là cơ sở để phân chia các khu vực địa lí -> phân vùng phát triển kinh tế -> áp dụng các
biện pháp quy hoạch và phát triển phù hợp.
- Con người sinh sống trên các lãnh thổ khác nhau cần có các biện pháp sử dụng hợp lí
và hiệu quả sự đa dạng của tự nhiên.


CHƯƠNG 8. ĐỊA LÍ DÂN CƯ


BÀI 19. DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ THẾ GIỚI

I. Dân số thế giới


1. Đặc điểm dân số thế giới
- Năm 2020 dân số thế giới khoảng 7,79 tỉ người.
- Năm 2020 có 14 nước đông dân nhất thế giới (> 100 triệu người) và 33 nước thấp dân
nhất thế giới (< 0,1 triệu người).
- Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia có dân số đông nhất thế giới, Vatican là quốc gia
có dân số ít nhất thế giới.
2. Tình hình phát triển dân số thế giới
- Từ đầu thế kỉ XIX – giữa thế kỉ XX dân số thế giới tăng nhanh -> bùng nổ dân số.
- Dự báo năm 2037 dân số thế giới đạt khoảng 9 tỉ người.
II. Gia tăng dân số
1. Gia tăng tự nhiên

24
- Là gia tăng dân số do hai nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh
thô và tử thô.
a. Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô
TỈ SUẤT SINH THÔ TỈ SUẤT TỬ THÔ
Khái Tương quan giữa số trẻ em sinh ra Tương quan giữa số người chết
niệm còn sống trong một năm so với số trong một năm so với số dân trung
dân trung bình cùng thời điểm. bình cùng thời điểm.
Công
thức s.1000 t .1000
S (‰) = Dtb T (‰) = Dtb
Đặc điểm - Thay đổi theo thời gian và - Thay đổi theo không gian và có
không gian. xu hướng giảm theo thời gian.
- Giai đoạn 2015 – 2020, châu Phi - Giai đoạn 2015 – 2020, châu Âu
có tỉ suất sinh thô cao nhất, châu có tỉ suất tử thô cao nhất, châu Đại
Âu thấp nhất. Dương thấp nhất.
b. Tỉ suất tăng dân số tự nhiên (Tg)
- Khái niệm: là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
- Công thức: Tg (%) = S – T
- Đặc điểm: Nếu Tg > 0: dân số tăng
Tg = 0: dân số ổn định
Tg < 0: dân số giảm
+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
+ Năm 2020, Tg của thế giới là 1,2%, châu Phi có Tg cao nhất, châu Âu có Tg thấp nhất.
2. Gia tăng dân số cơ học (Tc)
- Là sự biến động dân số do người dân thay đổi chỗ ở, gồm 2 bộ phận xuất cư và nhập
cư.
- Công thức: Tc (%) = X – N
- Tc chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển dân số ở từng quốc gia, từng khu
vực.
3. Gia tăng dân số thực tế
- Là thước đo phản ánh trung thực và đầy đủ tình hình biến động dân số của một nước,
một vùng.

25
- Công thức: T ds (%) = Tg + Tc
- Gia tăng dân số thực tế của thế giới có xu hướng giảm, châu Phi có gia tăng dân số thực
tế cao nhất, châu Âu thấp nhất.
III. Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số thế giới
- Nhân tố kinh tế xã hội: trình độ phát triển kinh tế, chính sách dân số, phong tục tập
quán, tâm lí xã hội, độ tuổi kết hôn...
- Nhân tố tự nhiên sinh học: điều kiện tự nhiên, cơ cấu sinh học của dân số, thiên tai, dịch
bệnh...


BÀI 20. CƠ CẤU DÂN SỐ

I. Cơ cấu sinh học


1. Cơ cấu dân số theo giới
- Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số
dân.
- Có 2 cách tính: một là phân chia tổng dân số thành tỉ lệ giới nam và nữ, hai là tương
quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.
- Đặc điểm: có sự biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu
lục.
- Ý nghĩa:
+ Ảnh hưởng tới sự phân bố sản xuất.
+ Tổ chức đời sống xã hội.
+ Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi
- Khái niệm: là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Phân loại:
+ Độ tuổi có khoảng cách bằng nhau.
+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau chia thành 3 nhóm tuổi:
Dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi
Trong tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (nữ), 15 – 64 tuổi (nam)

26
Quá tuổi lao động: > 60 tuổi (nữ), > 65 tuổi (nam)
- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của 3 nhóm tuổi, các nước trên thế giới phân chia thành 2 nhóm:
Nhóm tuổi Dân số già (%) Dân số trẻ (%)
0 -> 14 tuổi < 25 > 35
15 -> 59 tuổi 60 55
Trên 59 tuổi >15 < 10
Thuận lợi Kinh tế xã hội phát triển nhanh. Tương lai dồi dào nguồn lao động.
Khó khăn Tương lai thiếu hụt nguồn lao động. Kinh tế xã hội phát triển chậm.
- Để thể hiện cơ cấu sinh học của dân số, người ta thường sử dụng tháp dân số. Có 3 kiểu
tháp dân số:
+ Kiểu mở rộng: Sinh cao, tử thấp => tuổi thọ trung bình thấp => các nước chậm phát
triển.
+ Kiểu thu hẹp: Sinh cao, tử thấp => tuổi thọ trung bình đang tăng dần => các nước đang
phát triển.
+ Kiểu ổn định: Sinh thấp, tử thấp => tuổi thọ trung bình cao => các nước phát triển.
II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động
a. Nguồn lao động
- Là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, bao gồm dân số trong độ tuổi quy định
có khả năng tham gia lao động.
- Nguồn lao động chia thành 2 nhóm: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt
động kinh tế.
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
- Là sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo 3 khu vực: khu vực I (nông – lâm –
ngư nghiệp), khu vực II (công nghiệp – xây dựng), khu vực III (dịch vụ) -> phản ánh
trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
- Các nước đang phát triển, tỉ lệ lao động trong khu vực I chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng
giảm, tỉ lệ lao động khu vực II, III có xu hướng tăng.
- Các nước phát triển, tỉ lệ lao động khu vực III chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng.
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn, đồng thời đánh giá chất lượng cuộc sống của dân
cư một nước.
27
- Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, người ta dựa vào:
+ Tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên).
+ Số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.

BÀI 21. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
I. Phân bố dân cư
1. Tình hình phân bố dân cư trên thế giới
- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian và biến động theo thời
gian.
- Mật độ dân số: số dân trung bình trên một đơn vị diện tích nhất định (người/km2).
+ Nơi có mật độ dân số đông nhất là Monaco là 26 338 người/km2.
+ Nơi có mật độ dân số thưa nhất là Greenland – Đan Mạch là chưa đến 1 người/km2.
- Trong một lục địa, khu vực, quốc gia và trong một vùng lãnh thổ của từng quốc gia
phân bố dân cư cũng không đều.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư trên thế giới
a. Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế có vai trò
quyết định đến sự phân bố dân cư.
- Lịch sự khai thác lãnh thổ và chuyển cư: khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông
đúc và ngược lại.
b. Các nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước, địa hình, đất đai,...) tạo thuận lợi
hoặc khó khăn đến sự phân bố dân cư.
II. Đô thị hóa
1. Khái niệm
- Là quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy
mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các
thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
* Đặc điểm
- Tỉ lệ dân thành thị là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ đô thị hóa.
- Tỉ lệ dân thành thị thế giới ngày càng tăng (các nước phát triển có tỉ lệ dân thành
thị cao hơn các nước đang phát triển).

28
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn  số lượng các thành phố lớn
ngày càng nhiều.
2. Các nhân tố tác động đến đô thị hóa
a. Nhân tố kinh tế - xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hóa.
- Quá trình công nghiệp hóa trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản  Hình
thành các đô thị ở nông thôn và các vùng ven biển.
- Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước  Cơ sở pháp lí tạo điều kiện thu hút
nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị.
b. Nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lí: ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối
sống đô thị.
- Điều kiện tự nhiên: những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư 
Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.
* Điều kiện kinh tế - xã hội: quyết định quá trình đô thị hóa.
3. Ảnh hưởng của độ thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
a. Tích cực
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập,... cho
người lao động.
- Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng.
b. Tiêu cực
- Đô thị hóa tự phát không gắn liền với công nghiệp hóa:
+ Nông thôn: dân cư di chuyển lên thành phố  thiếu lao động ở nông thôn.
+ Thành thị: gây quá tải cơ sở hạ tầng, phân hóa giàu nghèo, thiếu việc làm, nhà ở
+ Môi trường: suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, ô nhiễm môi
trường,…

BÀI 22. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH THÁP DÂN SỐ,
VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI
I. Phân tích một số kiểu tháp dân số tiêu biểu
Dựa vào hình 22 và kiến thức đã học, em hãy so sánh tháp dân số của châu Phi, châu Á,

29
châu Âu về cơ cấu dân số theo tuổi, cơ cấu dân số theo giới tính.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. Vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát
triển và nhận xét, giải thích.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

30
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

31
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
CHƯƠNG 9. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ,
MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BÀI 23. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. Khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường,… ở cả
trong và ngoài nước có thể khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một
quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định. Nguồn lực thay đổi theo không gian và thời gian.
II. Phân loại và vai trò của nguồn lực phát triển kinh tế
1. Dựa vào nguồn gốc
a. Phân loại
Vị trí địa lí Tự nhiên Kinh tế - xã hội
- Tự nhiên - Địa hình, đất đai, - Dân cư và lao động, vốn, thị
- Kinh tế, chính trị, khí hậu, nước, biển, trường, chính sách và xu thế phát
giao thông sinh vật, khoáng sản triển, khoa học kĩ thuật và công
nghệ, giá trị lịch sử văn hóa
b. Vai trò
+ Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế.
+ Nguồn lực tự nhiên: cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất, tạo lợi thế quan trọng
cho sự phát triển kinh tế.
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, là cơ sở lựa
chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
32
2. Dựa vào phạm vi lãnh thổ
a. Phân loại
- Nguồn lực trong nước: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội…
- Nguồn lực ngoài nước: thị trường, KHKT, nguồn vốn…
b. Vai trò
+ Nguồn lực trong nước: có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế mỗi quốc
gia.
+ Nguồn lực ngoài nước: vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch
sử cụ thể.
BÀI 24. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ,
MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. Cơ cấu kinh tế
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
- Là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.
2. Phân loại cơ cấu kinh tế

CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

CƠ CẤU CƠ CẤU CƠ CẤU


NGÀNH KINH TẾ THÀNH PHẦN KINH TẾ LÃNH THỔ KINH TẾ

Nông – Công Dịch vụ Khu Khu Toàn Quốc Vùng


lâm – nghiệp vực vực cầu và gia
ngư – xây kinh tế kinh tế khu vực
nghiệp dựng trong có vốn
nước đầu tư
nước
ngoài

Là bộ phận cơ bản của cơ cấu Được hình thành dựa trên Là sản phẩm của quá trình
kinh tế, phản ánh trình độ cơ sở chế độ sở hữu về tư phân công lao động theo lãnh
phân công lao động xã hội và liệu sản xuất , gồm nhiều thổ, có sự phát triển không
trình độ phát triển của lực thành phần kinh tế có tác giống nhau giữa các vùng.
lượng sản xuất. động qua lại với nhau.

II. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế


Tiêu chí Cách tính Người tạo ra Vai trò

33
Bằng tổng giá trị sản phẩm Người trong nước và Thể hiện số lượng
GDP hàng hóa + dịch vụ được sản người nước ngoài tạo nguồn của cải tạo
(tổng sản xuất trong phạm vi lãnh thổ 1 ra trong phạm vi lãnh ra bên trong quốc
phẩm nước thường trong 1 năm. thổ nước đó. gia và tiêu chí quan
trong trọng để đánh giá
nước) sự tăng trưởng kinh
tế.
Bằng tổng thu nhập từ sản Công dân mang quốc Sử dụng để đánh
GNI
phẩm hàng hóa + dịch vụ do tịch quốc gia đó, bao giá thực lực kinh tế
(tổng thu
tất cả công dân 1 quốc gia tạo gồm công dân cư trú ở mỗi quốc gia.
nhập quốc
ra thường trong 1 năm. trong nước và ở nước
gia)
ngoài.
GDP bình Bằng GDP/tổng số dân quốc Phản ánh trình độ
quân đầu gia đó ở 1 thời điểm nhất định. phát triển kinh tế
người của các quốc gia và
Bằng GNI/tổng số dân quốc được coi là một
GNI bình gia đó ở 1 thời điểm nhất định trong những tiêu
quân đầu chí quan trọng
người đánh giá chất
lượng cuộc sống.


CHƯƠNG 10. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
BÀI 25. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. Vai trò, đặc điểm
1. Vai trò
- Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm và lâm sản cho xã hội.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
- Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
34
- Khai thác tốt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
2. Đặc điểm
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích
mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thủy sản.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp thường có tính mùa vụ.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. Sự biến động các điều
kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp có nhiều thay đổi.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông, lâm nghiệp, thủy sản

Nhân tố Ảnh hưởng

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Sự phân bố của hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản.
Mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy
sản.

2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Địa hình (dạng địa hình, độ Quy mô, phương hướng sản xuất.
cao, độ dốc,…)

Đất đai (quỹ đất, độ phì,..) Quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

Khí hậu (nhiệt, ẩm,..) Cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất

Nguồn nước (đặc biệt là Sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất.
nguồn nước ngọt) Là tư liệu của ngành thủy sản.

Sinh vật (giống cây, vật Là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi .


nuôi)

3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Dân cư (quy mô dân số, cơ Thị trường tiêu thụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
cấu dân số, mật độ,..)

Nguồn lao động Quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất.

Cơ sở vật chất – kĩ thuật Quy mô, hiệu quả sản xuất.

35
Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.



36
BÀI 26. ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. Địa lí ngành nông nghiệp
1. Ngành trồng trọt
a. Vai trò và đặc điểm
* Vai trò: là ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp lương thực - thực phẩm cho người dân.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Cơ sở phát triển chăn nuôi
- Nguồn xuất khẩu có giá trị.
- Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
* Đặc điểm:
- Đối tượng là cây trồng, tư liệu sản xuất là đất.
- Phụ thuộc vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.
- Có tính mùa vụ.
- Trong nền sản xuất hiện đại, trồng trọt trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
b. Một số cây trồng chính trên thế giới
* Cây lương thực: mỗi loại cây lương thực có đặc điểm sinh thái và vùng phân bố khác
nhau:
Cây lương thực Đặc điểm sinh thái Phân bố
Khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa và Cây lương thực chính của
cần nhiều phân bón. miền nhiệt đới (nhất là châu Á
Lúa gạo gió mùa).
Các nước trồng nhiều: Trung
Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,…
Khí hậu ấm, khô. Cần nhiệt độ Cây lương thực chính của
thấp vào thời kì đầu sinh trưởng miền ôn đới và cận nhiệt
Lúa mì
Đất màu mỡ, nhiều phân bón. Các nước trồng nhiều: Trung
Quốc, Ấn Độ, Nga,..
Ngô Khí hậu nóng, đất ẩm, dễ thoát Cây lương thực quan trọng của
nước. miền nhiệt đới, cận nhiệt và
Thích nghi với sự dao động khí ôn đới nóng.
hậu. Các nước trồng nhiều: Hoa
37
Kỳ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-
a,..
* Cây công nghiệp
- Một số loại cây công nghiệp chủ yếu: SGK
2. Ngành chăn nuôi
a. Vai trò và đặc điểm
* Vai trò:
- Cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa).
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm.
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường.
* Đặc điểm:
- Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
- Hình thức chăn nuôi đa dạng: chăn thả, nửa chuồng trại và chăn nuôi công nghiệp.
- Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ vào chăn nuôi.
- Liên kết chăn nuôi từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
b. Một số vật nuôi chính trên thế giới (SGK)
II. Địa lí ngành lâm nghiệp
1. Vai trò và đặc điểm
a. Vai trò
- Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu xã hội.
- Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
- Phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
b. Đặc điểm
- Bao gồm các hoạt động: trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sản xuất dài.
- Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm
nghiệp.
- Chủ yếu được tiến hành trên quy mô rộng, ngoài trời, trên những đại bàn có điều kiện tự
nhiên đa dạng.

38
- Nhờ những thành tựu của khoa học – kỹ thuật công nghệ khiến việc trồng và phát triển
rừng ngày càng thuận lợi.
2. Phân bố sản xuất lâm nghiệp trên thế giới
- Diện tích rừng trên thế giới ngày càng suy giảm nên trồng từng là vấn đề rất cấp bách.
- Ở một số quốc gia trồng rừng đã trở thành nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho
ngành lâm nghiệp.
- Một số quốc gia có diện tích rừng trồng lên trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì,
Liên Bang Nga,..
III. Địa lí ngành thủy sản
1. Vai trò và đặc điểm
a. Vai trò
- Cung cấp thực phẩm cho con người.
- Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.
b. Đặc điểm
- Bao gồm: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ thủy sản.
- Diện tích mặt nước và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng.
- Công nghệ nuôi trồng ngày càng hiện đại góp phần tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ nguồn
lợi thủy sản.
2. Phân bố sản xuất thủy sản trên thế giới
- Sản lượng thủy sản khai thác trên thế giới ngày càng tăng nhờ vào ứng dụng khoa học
và kĩ thuật công nghệ.
- Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức đã và đang đe dọa đến nguồn lợi thủy sản.
- Nhiều quốc gia đã chú trọng vào việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ,
nước mặn) để đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.


BÀI 27. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP,


VẤN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
1. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

39
a. Quan niệm
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở
sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất,
chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu
quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ và điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo
năng suất lao động xã hội cao nhất.
b. Vai trò
- Sử dụng hợp lí nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ và các nước
trên thế giới.
- Thúc đẩy chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động
xã hội.
- Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và kinh
tế khác nhau.
2. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới rất đa dạng, với nhiều quy mô
và cấp độ khác nhau.
Hình Vai trò Đặc điểm
thức
- Là hình thức sản xuất cơ sở. - Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản
- Khai thác hiệu quả tài nguyên hàng hóa.
Trang thiên nhiên và góp phần bảo vệ - Quy mô sản xuất tương đối lớn.
trại môi trường. - Các hình thức tổ chức và quản lí sản
xuất tiến bộ.
- Có thuê lao động để phục vụ sản xuất.
Thể tổng - Là hình thức tổ chức lãnh thổ - Là vùng sản xuất nông nghiệp được
hợp nông nông nghiệp ở mức độ cao nhằm hình thành dựa trên thế mạnh về vị trí
nghiệp tạo điều kiện liên kết trong sản địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
xuất nông nghiệp. hội.
- Khai thác hiệu quả các thế - Có mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở sản
mạnh theo lãnh thổ, đẩy mạnh xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến
công nghiệp hóa – hiện đại hóa và dịch vụ nông nghiệp.
nông nghiệp. - Sản xuất mang tính chất tập trung, áp
40
dụng cơ giới hóa, có trình độ chuyên
môn hóa cao.
- Là hình thức cao nhất của tổ - Có lãnh thổ rộng lớn và ranh giới xác
chức lãnh thổ nông nghiệp. định.
Vùng
- Là cơ sở hình thành vùng - Sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa
nông
chuyên môn hóa nông nghiệp, trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng.
nghiệp
thúc đẩy phân công lao động
theo lãnh thổ.
II. Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại
- Tổ chức sản xuất: hình thành nhiều hình thức như những cánh đồng lớn, vùng chuyên
canh, trang trại, khu nông nghiệp…
- Đối tượng lao động trong nông nghiệp: ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Việc ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được chú trọng.
- Liên kết giữa các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp: liên kết giữa khâu sản xuất, chế
biến và tiêu thụ nông sản ngày càng được chú trọng.
III. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
- Nông nghiệp xanh: tối đa hóa khai thác các nguồn tài nguyên sạch dẫn đến một mô
hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
- Nông nghiệp công nghệ cao: góp phần tăng năng suất, sản lượng, hạn chế sức lao động
của con người.

BÀI 28. THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. Đọc bản đồ phân bố ngành nông nghiệp thế giới
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

41
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
II. Vẽ biểu đồ
Dựa vào bảng 28.2 vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản theo châu lục năm 2000 và 2019. Nhận xét.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

42
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
BÀI 29. CƠ CẤU, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP, CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Cơ cấu, vai trò và đặc điểm ngành công nghiệp
1. Cơ cấu
- Khái niệm: Cơ cấu ngành công nghiệp thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất từng ngành
(nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
- Phân loại:

Dựa theo tính chất tác động đến đối Dựa theo công dụng
tượng lao động, ngành công nghiệp kinh tế của sản phẩm

công nghiệp công nghiệp công nghiệp sản xuất công nghiệp sản xuất
khai thác chế biến tư liệu sản xuất vật phẩm tiêu dùng

- Ở nước ta, dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động chia thành: công nghiệp
khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí
đốt,...
2. Vai trò
- Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Nhiều quốc gia, công nghiệp
chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Cung cấp tư liệu sản xuất và nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế, xuất khẩu.
- Giải quyết việc làm cho người lao động.
- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng cho đất nước.
3. Đặc điểm
- Sản xuất công nghiệp gắn với máy móc, gồm nhiều công đoạn phức tạp.
- Các cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành công nghiệp và
hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
- Có sự tập trung hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá.
- Ngày càng tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Sản xuất công nghiệp ngày càng chú trọng đến bảo vệ môi trường.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp
* Vị trí địa lí
43
- Ảnh hướng đến sự lựa chọn địa điểm và phân bố cơ sở xuất sản công nghiệp (vị trí tiếp
giáp biển, đầu mối giao thông, các mỏ khoáng sản, các đô thị,..)
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đây là nhóm nhân tố giữa vai trò quyết định, bao gồm: dân cư và nguồn lao động, thị
trường tiêu thụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, sự tiến bộ khoa học – công
nghệ,...
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến cơ cấu, quy mô phát triển và phân bố công
nghiệp,...

BÀI 30. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT PHÂN BỐ


- Cung cấp nguyên, - Xuất hiện từ sớm. - Sản lượng tiếp tục
nhiên liệu cho các - Quá trình khai thác gây tăng, đạt 7,7 tỉ tấn (năm
CÔNG
ngành kinh tế và đời tác động xấu đến môi 2020)
NGHIỆP
sống xã hội. trường. - Nước khai thác nhiều là
KHAI
- Cung cấp hàng xuất những nước có trữ lượng
THÁC
khẩu ở một số quốc lớn: Hoa Kì, LB Nga,
THAN
gia. Trung Quốc, Ba lan,
CHLB Đức, Ôxtrâylia…
- Nhiên liệu quan trọng - Xuất hiện sau công - Sản lượng dầu khai thác
cho nhiều ngành, sản nghiệp khai thác than. tiếp tục tăng và đạt 4,1 tỉ
xuất hóa phẩm, dược - Gây tác động lớn đến tấn (năm 2020).
CÔNG phẩm. môi trường. - Các nước có lượng khai
NGHIỆP - Nguồn thu ngoại tệ thác lớn: Hoa Kì, LB
KHAI chủ yếu của nhiều quốc Nga, Ca-na-đa,..
THÁC gia. - Sản lượng khí tự nhiên
DẦU tiếp tục tăng và đạt 3
KHÍ 853,7 tỉ m3.
- Các quốc gia có lượng
khai thác lớn: Hoa Kì,
LB Nga, Trung Quốc,...

44
KHAI - Nguyên liệu cho - Chủ yếu khai thác: - Các quốc gia khai thác
THÁC ngành công nghiệp quặng bô-xít, đồng, sắt, nhiều: Úc, Bra-xin,
QUẶNG luyện kim. vàng,... Trung Quốc, LB Nga,...
KIM - Nguồn hàng xuất khẩu - Thường gây ô nhiễm
LOẠI ở một số quốc gia. môi trường.
- Là cơ sở để phát triển - Cơ cấu sản lượng đa - Sản lượng điện không
nền công nghiệp hiện dạng và có sự thay đổi ngừng tăng.
CÔNG
đại. theo thời gian. - Các quốc gia có sản
NGHIỆP
- Cơ sở đẩy mạnh công - Điện sản xuất từ khí tự lượng điện lớn: Trung
ĐIỆN
cuộc hiện đại hóa, nâng nhiên và nguồn năng Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ,..
LỰC
cao đời sống. lượng tái tạo có xu
hướng tăng tỉ trọng.
- Có vị trí then chốt - Là ngành công nghiệp - Phân bố ở hầu hết các
trong nền kinh tế. trẻ, bùng nổ từ năm 1990 nước và nhiều ở các
CÔNG
- Thúc đẩy sự xuất hiện đến nay. nước phát triển: Hoa Kì,
NGHIỆP
của nhiều ngành có hàm - Sản phẩm đa dạng. châu Âu, Nhật Bản, Hàn
ĐIỆN
lượng khoa học- kĩ - Yêu cầu nguồn lao Quốc, Ấn Độ,...
TỬ -
thuật cao. động có trình độ chuyên
TIN
- Thay đổi cơ cấu lao môn kĩ thuật cao.
HỌC
động và trình độ lao - Hoạt động sản xuất ít
động trên thế giới. gây ô nhiễm môi trường.
- Sản phẩm chủ yếu - Đa dạng về sản phẩm, - Phân bố rộng khắp thế
CÔNG
phục vụ cho nhu cầu vốn đầu tư ít, quy trình giới.
NGHIỆP
của người dân. sản xuất đơn giản. - Các nước đang phát
SẢN
- Nhiều mặt hàng xuất - Gây ô nhiễm môi triển có ngành này phát
XUẤT
khẩu có giá trị. trường. triển mạnh: Việt Nam,
HÀNG
- Giải quyết việc làm và Ấn Độ, Trung Quốc…
TIÊU
nâng cao thu nhập cho
DÙNG
người dân.
CÔNG - Đáp ứng nhu cầu ăn, - Đa dạng về cơ cấu - Phát triển mạnh và
NGHIỆP uống của con người. ngành. phân bố rộng rãi trên thế
THỰC - Thúc đẩy nông - Vốn đầu tư ít, thời giới.
45
nghiệp phát triển. gian thu hồi vốn nhanh.
- Tạo việc làm cho - Phụ thuộc vào lao
PHẨM
người dân, mặt hàng động, thị trường, nguyên
xuất khẩu. liệu.

BÀI 31. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP, TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP
TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. Quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
* Quan niệm
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và
sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên
thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học - công nghệ,... nhằm
đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội - môi trường và đảm bảo an ninh quốc
phòng.
* Vai trò
- Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về tự nhiên và kinh tế - xã hội và thu
hút nguồn lực từ bên ngoài.
- Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc
đẩy hội nhập kinh tế, quốc tế.
II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
TCLTCN VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM LIÊN HỆ VN
- Đơn vị cơ sở cho các - Hình thức tổ chức
hình thức khác. công nghiệp đơn giản - Các xí nghiệp khai
ĐIỂM - Giải quyết việc làm tại nhất, đồng nhất hoặc xa thác - chế biến thuỷ
CÔNG địa phương. điểm dân cư. sản ở ĐBSCL.
NGHIỆP - Đóng góp nguồn thu - Các cơ sở sản xuất - Các xí nghiệp khai
địa phương. phân bố gần nguồn thác – chế biến gỗ ở
- Thực hiện CNH-HĐH nguyên liệu, không có Tây Nguyên.
tại địa phương. mối liên hệ sản xuất.
KHU - Thu hút đầu tư trong - Có ranh giới rõ ràng, - Các khu công
CÔNG và ngoài nước. không có dân cư sinh nghiệp: Tân Bình,
NGHIỆP - Chuyển giao công nghệ sống. Hiệp Phước...
46
- Có vị trí thuận lợi.
hiện đại. - Các khu chế xuất:
- Tập trung nhiều cơ sở
- Giải quyết việc làm, Tân Thuận, Linh
sản xuất công nghiệp.
nâng cao chất lượng lao Trung 1, Linh Trung
TẬP - Có các cơ sở sản xuất
động. 2, Đà Nẵng...
TRUNG nòng cốt và hỗ trợ.
- Tạo nguồn hàng tiêu - Các khu công nghệ
- Các hình thức khác:
dùng trong nước và xuất cao: Hòa Lạc, quận
đặc khu kinh tế, khu chế
khẩu. 9...
xuất, khu CN cao...
- Hình thức TCLT CN ở
trình độ cao, gắn với
các đô thị, vị trí thuận
- Định hướng chuyên lợi. - Các trung tâm công
TRUNG
môn hóa cho vùng và - Gồm điểm CN, khu nghiệp: thành phố Hồ
TÂM
lãnh thổ tạo động lực CN và cơ sở sản xuất Chí Minh, Hà Nội,
CÔNG
phát triển cho khu vực CN, có mối liên hệ chặt Hải Phòng, Cần
NGHIỆP
phụ cận. chẽ về sản xuất, kĩ thuật, Thơ...
công nghệ.
- Có các cơ sở sản xuất
nòng cốt và hỗ trợ.
- Hình thức cao nhất
- Các vùng CN: trung
của TCLT CN.
du miền núi phía
- Thúc đẩy hướng - Gồm nhiều điểm CN,
Bắc, Đồng bằng sông
VÙNG chuyên môn hóa cho khu CN và cơ sở sản
Hồng và Bắc Trung
CÔNG vùng lãnh thổ, góp phần xuất CN, có mối liên hệ
Bộ, ven biển Trung
NGHIỆP khai thác có hiệu quả các chặt chẽ về sản xuất.
Bộ, Tây Nguyên,
nguồn lực theo lãnh thổ. - Có một vài ngành CN
Đông Nam Bộ, Đồng
chủ đạo tạo hướng
bằng sông Cửu Long.
chuyên môn hóa.
III. Tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công
nghiệp trong tương lai
1. Tác động

47
- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại để khai thác hợp lí nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Tiêu cực: ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên => Cần phát triển mạnh các nguồn
năng lượng tái tạo.
2. Định hướng phát triển
- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm
lượng kĩ thuật - công nghệ cao.
- Đẩy mạnh sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.
- Khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh.

BÀI 32. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
I. Tìm hiểu sự phát triển một số ngành công nghiệp
Dựa vào bảng 32, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên
thế giới giai đoạn 1990 – 2020 và nhận xét.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

48
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
II. Viết báo cáo về một vấn đề ngành công nghiệp
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

49
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

BÀI 33. CƠ CẤU, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ


ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ DỊCH VỤ
I. Cơ cấu, vai trò và đặc điểm ngành dịch vụ
1. Cơ cấu
- Cơ cấu ngành dịch vụ thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành)
trong toàn bộ hệ thống các ngành dịch vụ.
- Cơ cấu hết sức phức tạp, bao gồm:
+ Dịch vụ kinh doanh: GTVT – TTLL, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh, bất động sản,
dịch vụ nghề nghiệp…
+ Dịch vụ tiêu dùng: bán buôn, bán lẻ, du lịch, dịch vụ cá nhân…
+ Dịch vụ công: hành chính, hoạt động đoàn thể…
2. Vai trò
- Thúc đẩy sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế khác, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Sử dụng tốt hơn nguồn lực tự nhiên, KTXH, thúc đẩy liên kết ngành và vùng.
- Tạo việc làm cho người dân, nâng cao đời sống văn hóa.
3. Đặc điểm
- Sản phẩm của ngành dịch vụ không phải là vật chất cụ thể.
- Liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác.
- Cơ cấu đa dạng, có sự thay đổi liên tục để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học – công nghệ.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
* Vị trí địa lí
- Ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm phân bố, sự liên kết, sự hội nhập quốc tế.
* Điều kiện kinh tế - xã hội: có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và phân bố
ngành dịch vụ.
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định.

50
+ Dân số đông ảnh hưởng đến quy mô phát triển ngành dịch vụ.
+ Phân bố dân cư ảnh hưởng đến mạng lưới phân bố ngành dịch vụ.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Là tiền đề vật chất cho sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

BÀI 34. ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Vai trò và đặc điểm
1. Vai trò
- Là ngành dịch vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu trong sản xuất  Giúp cho các
quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.
- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân  Giúp các hoạt động sinh hoạt diễn ra thuận tiện
và thông suốt.
- Tạo các mối liên hệ kinh tế xã hội giữa các địa phương, các nước.
- Khai thác hiệu quả các nguồn lực có sẵn.
2. Đặc điểm
SẢN PHẨM THƯỚC ĐO

51
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận
tải
1. Vị trị địa lí
- Quy định sự có mặt của loại hình vận tải.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT.


2. Nhân tố tự nhiên
- Địa hình:
+ Quy định sự có mặt của loại hình vận tải.
+ Ảnh hưởng đến công tác thiết kế, khai thác các công trình GTVT.
- Thời tiết, khí hậu:
+ Ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện GTVT.
2. Nhân tố kinh tế - xã hội: có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển, phân bố và hoạt
động của giao thông vận tải.

SỰ PHÂN BỐ, PHÁT TRIỂN


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỐN ĐẦU TƯ
CÁC NGÀNH KINH TẾ
- Có ý nghĩa quyết định đối - Ảnh hưởng đến tốc độ vận - Ảnh hưởng tới sự
với sự phát triển, phân bố chuyển, hiện đại hóa và nâng phát triển mạng
và hoạt động của GTVT. cao chất lượng phương tiện lưới và mức độ hiện
vận tải, quản lí giao thông. đại hóa hệ thống hạ
tầng GTVT.
III. Tình hình phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải trên thế giới
NGÀNH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN PHÂN BỐ
- Ra đời sớm, phát triển mạnh và hệ - Tập trung nhiều ở Hoa
thống đường ngày càng được cải tiến, Kì, Trung Quốc, Ấn Độ,
hiện đại, tiện nghi, độ an toàn cao và thân EU,...
Đường ô tô thiện với môi trường.
- Số lượng ô tô không ngừng tăng.
- Mạng lưới đường xá ngày càng phát
triển, nhất là đường cao tốc.
Đường sắt - Ra đời sớm, có nhiều sự đổi mới về sức - Mạng lưới đường sắt tập
kéo, đường ray tải trọng, tốc độ di trung nhiều ở Tây Âu, Bắc

52
chuyển,... Mĩ, Đông Á...
- Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km
đường sắt (năm 2020), đa dạng các loại
hình.
- Phát triển rất sớm để vận chuyển người - Phát triển mạnh ở một số
và hàng hóa trên các hệ thống sông. hệ thống sông lớn như sông
Đường sông,
- Cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ Đa-nuýp, sông Rai-nơ, sông
hồ
thống sông  nâng cao năng lực vận Trường Giang, sông Mê
chuyển sông, hồ, kết nối với cảng biển. Kông, sông Hằng...
- Phát triển từ rất sớm chủ yếu là vận tải - Các nước Nhật Bản, Trung
ven biển, khối lượng nhỏ, cự li ngắn. Quốc, Xin-ga-po, Hàn
Ngày nay được mở rộng để kết nối các Quốc... sở hữu đội tàu nhiều
quốc gia, châu lục. nhất thế giới.
Đường biển
- Các tàu biển có trọng lượng ngày càng - Các tuyến đường biển
lớn, tốc độ ngày càng cao, chú trọng đến quan trọng: châu Âu - Ấn
bảo vệ môi trường biển. Độ Dương, châu Á - Thái
Bình Dương...
- Ngành non trẻ nhưng có tốc độ phát- - Các sân bay dân dụng tập
triển nhanh chóng nhờ tiến bộ khoa học trung chủ yếu ở Bắc Mĩ,
– công nghệ. Tây Âu, Đông Á.
Đường hàng
- Số lượng máy bay ngày càng tăng lên,
- - Các tuyến đường bay nhộn
không
hiện đại, vận chuyển được khối lượng nhịp: tuyến Đại Tây Dương
lớn, bay quãng đường xa. nối với châu Mỹ, châu Á,
Thái Bình Dương.


BÀI 35. ĐỊA LÍ NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I. Vai trò và đặc điểm
1. Vai trò
- Hoạt động bưu chính đảm nhận vai trò chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo... => Các
thông tin của xã hội được truyền đi thông suốt và liên tục.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
53
- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc
tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
2. Đặc điểm
- Gồm 2 ngành: bưu chính và viễn thông.
+ Ngành bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát qua mạng bưu chính. Sản phẩm
là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,...
+ Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền
thông tin.
- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời
gian giao nhận,…), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi…).
- Phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học – công nghệ.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn
thông
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Trình độ phát triển kinh tế và mức sống Quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng
dân cư. dịch vụ.
Sự phân bố các ngành kinh tế và mạng Mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ.
lưới quần cư.
Sự phát triển của khoa học – công Chất lượng hoạt động và phát triển của
nghệ. ngành.
Vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách Sự phát triển và phân bố của ngành.
phát triển.
III. Tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới
1. Ngành bưu chính
- Ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới.
- Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới.
- Các nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản... có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới.
2. Ngành viễn thông: nổi bật nhất là điện thoại và internet.
- Điện thoại: phương tiện sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hiện nay có hơn 5 tỉ người
đang sử dụng điện thoại cá nhân. Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất
là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Bra-xin, Liên Bang Nga,...
- Internet: sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông
thế giới.


54
BÀI 36. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
I. Vai trò và đặc điểm
1. Vai trò
- Ngành thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương.
- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân
công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.
- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới,
tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế thị
trường.
- Sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác
quốc tế.
2. Đặc điểm
- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua. Thị trường hoạt
động theo quy luật cung và cầu  Sự biến động về giá.
- Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:
+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu
+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.
- Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ => thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong
giao dịch toàn cầu.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành thương mại
(SGK)
III. Tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại trên thế giới
1. Nội thương
- Ngày càng phát triển mạnh, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú
và đa dạng.
- Phân bố: diễn ra sôi động ở các nước có nền kinh tế phát triển; các nước kém phát triển
hoặc bất ổn chính trị thì hoạt động nội thương bị hạn chế.
2. Ngoại thương
- Hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên.

55
- Nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
các tổ chức kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN),…
- Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô,
lương thực và dược phẩm.
- Phân bố:
+ Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới: Bắc Mỹ, Tây Âu và
Đông Á.
+ Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kì, Trung
Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,…

BÀI 37. ĐỊA LÍ NGÀNH DU LỊCH VÀ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
I. Du lịch
1. Vai trò
- Tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
- Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
- Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, tạo sự gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc
gia, dân tộc.
- Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe người dân.
2. Đặc điểm
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch thường được tiến hành đồng thời.
- Khách du lịch đến những nơi có tài nguyên du lịch để tham quan, trải nghiệm.
- Tại một số địa điểm, dịch vụ có tính thời vụ.
- Các thành tựu khoa học – công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Vị trí địa lí Sự liên kết, đầu tư phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch TN và văn hóa Cơ sở hình thành các điểm du lịch.
Cơ sở vật chất – kĩ thuật Điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động du
lịch.
Nguồn nhân lực du lịch Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Đặc điểm thị trường Khai thác tài nguyên du lịch, doanh thu du lịch.
56
Nhân tố khác (an ninh, chính trị, Tạo môi trường thuận lợi, khó khăn cho sự
dịch bệnh,...) phát triển và phân bố du lịch.
4. Tình hình phát triển và phân bố
- Hoạt động du lịch thế giới đã tăng mạnh từ thập niên 90 của thế kỉ XX.
- Một số quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh: Pháp, Trung Quốc, Hoa Kì, Ý...
- Một số quốc gia đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
II. Tài chính – ngân hàng
1. Vai trò
- Cung cấp các dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng các nhu cầu người dân.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
- Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.
- Giúp cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế diễn ra liên tục.
2. Đặc điểm
- Ngành kinh tế năng động nhưng dễ bị tác động của sự suy thoái kinh tế, các cuộc khủng
hoảng năng lượng, thảm họa toàn cầu,…
- Các thành tựu khoa học – công nghệ ngày càng ứng dụng mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo
(AI), tư vấn tự động (Chatbot), công nghệ chuỗi khối (Blockchain),...
- Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng thường gắn với các trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hoá.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Vị trí địa lí Lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch
tài chính - ngân hàng.
Trình độ phát triển kinh tế và Mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính –
mức sống của người dân ngân hàng.
Cơ sở hạ tầng, đặc điểm dân số, Sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính -
quần cư ngân hàng.
Thành tựu khoa học – công Liên kết giữa ngành tài chính – ngân hàng với các
nghệ ngành kinh tế khác.
4. Tình hình phát triển và phân bố

57
- Ngành tài chính – ngân hàng không ngừng phát triển, gia tăng nhanh số lượng trung
tâm tư vấn và giao dịch tài chính, số lượng ngân hàng, cây ATM, số người có tài khoản
của tổ chức tài chính,...
- Ở các nước phát triển ngành tài chính – ngân hàng phát triển lâu đời. Ở các nước đang
phát triển phát triển muộn hơn, đang từng bước hoàn thiện.
- Ngành tài chính – ngân hàng ngày càng được mở rộng xuyên quốc gia nhờ vào sự phát
triển khoa học – công nghệ.
- Các trung tâm tài chính hàng đầu: Niu Ióoc, Luân Đôn, Thượng Hải,…


BÀI 38. THỰC HÀNH TÌM HIỂU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
I. Vẽ và nhận xét biểu đồ
Vẽ biểu đồ thể hiện số lượt khách quốc tế và doanh thu du lịch quốc tế trên thế giới, giai
đoạn 1990-2020.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

58
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
II. Viết báo cáo
Dựa vào bảng 38 và dữ liệu đã thu thập được, hãy viết một báo cáo ngắn về tình hình phát
triển ngành du lịch trên thế giới.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

59
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
CHƯƠNG 11. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH
BÀI 39. MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Môi trường
1. Khái niệm và đặc điểm môi trường
a. Khái niệm
- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và tự nhiên.
b. Đặc điểm
- Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và
môi trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,...
+ Môi trường nhân tạo: các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi
phối của con người (nhà ở, công viên, thành phố,…)
+ Môi trường xã hội: các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp
với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau.
- Cả ba môi trường trên cùng tồn tại đan xen và tương tác với nhau rất chặt chẽ tạo thành
một thể thống nhất, tác động và ảnh hưởng đến con người.

60
2. Vai trò của môi trường
- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
a. Khái niệm
- Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể
khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người.
b. Đặc điểm
- Phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí
hậu,...của các lãnh thổ.
- Đại bộ phận được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ.
- Cơ sở phân loại dựa vào thuộc tính tự nhiên, dựa vào công dụng kinh tế và khả năng bị
hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người.
- Một số loại không thể khôi phục được, đặc biệt là khoáng sản.
2. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên
- Là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế  Góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế ổn định và tích luỹ vốn:
+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định cho sản xuất trong nước  Giảm phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
+ Khai thác để xuất khẩu, tích luỹ vốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá, xây dựng cơ
sở hạ tầng,…

BÀI 40. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, TĂNG TRƯỞNG XANH
I. Phát triển bền vững
1. Khái niệm
- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài
hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

61
2. Sự cần thiết của phát triển bền vững
Phải phát triển bền vững nhằm đảm bảo các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, môi
trường, cụ thể là:
- Về kinh tế:
+ Một số hoạt động kinh tế tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm
không khí, nước, đất,...
+ Cần chú ý phát triển kinh tế nhưng phải gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên
nhiên  Phát triển bền vững tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương
lai.
- Về xã hội:
+ Tình trạng giàu nghèo, bùng nổ dân số, bất bình đẳng trong thu nhập  Thất nghiệp, tệ
nạn xã hội, khả năng tiếp cận các điều kiện sống khó khăn.
+ Cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo giải quyết tốt các vấn đề xã hội  Phát triển văn
hóa hài hòa với kinh tế.
- Về môi trường:
+ Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật
có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,…
+ Cần áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường
và tài nguyên  Môi trường sống lành mạnh.
II. Tăng trưởng xanh
1. Khái niệm
- Tăng trưởng xanh là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, có
vai trò trong giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thúc đẩy
tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thay đổi mô hình tăng trưởng; nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.
2. Biểu hiện của tăng trưởng xanh
a. Tăng trưởng xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
b. Xanh hóa trong sản xuất
c. Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững

62
63
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ĐỊA LÍ
1. GPS (Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật
thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.

2. GDP (Gross Domestic Product) là tổng giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người
trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm.
3. GNI (Gross National Income) là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu
dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và
ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm.
4. WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới. Đây là một tổ chức
quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương
mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO
nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương
mại. Tính đến ngày 29 tháng 07 năm 2016, WTO có 164 thành viên. Mọi thành viên của
WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong
thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi
một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên
của WTO (WTO, 2004c). Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO tháng 1 năm
2007.
5. ASEAN (Association of South East Asian Nations) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á. Đây là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành
viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, nhằm biểu
hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác
chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Hàng năm, các nước
thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác.
Hiện nay, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor chưa kết nạp, hiện
giữ vai trò quan sát viên). Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á.
6. AI (Artificial Intelligence) Trí tuệ nhân tạo là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy
tính. Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động
hóa các hành vi thông minh như con người. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có
được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết
giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, … Công nghệ AI tạo ra
máy móc và hệ thống thông minh thông qua việc sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và
công nghệ liên quan, giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người.
Nhìn chung, đây là một ngành học rất rộng, bao gồm các yếu tố tâm lý học, khoa học
máy tính và kỹ thuật. Một số ví dụ phổ biến về AI có thể kể đến ô tô tự lái, phần mềm
dịch thuật tự động, trợ lý ảo trên điện thoại hay đối thủ ảo khi chơi trò chơi trên điện
thoại. 

64
HƯỚNG DẪN VẼ MỘT SỐ BIỂU ĐỒ CƠ BẢN

1. Biểu đồ cột
a. Hướng dẫn và lưu ý khi vẽ
- Vẽ hệ trục tọa độ, chia tỉ lệ cân đối giữa các trục, đánh dấu mũi tên cuối trục
- Đánh số đơn vị trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ (tránh ghi lung tung, không
cách đều).
- Vẽ đúng trình tự đề bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp đến cao hay ngược lại, trừ
khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại.
- Không nên vạch chấm ngang từ trục tung vào đầu cột, vì sẽ làm biểu đồ trở nên thiếu
thẩm mỹ.
- Cột đầu tiên phải cách trục tung từ 1 đến 2 ô tập (không vẽ dính trục như dạng biểu đồ
đường).
b. Cách nhận xét biểu đồ
- Khái quát về đối tượng (đều tăng, có thay đổi, chênh lệch…).
- Nhận xét sự thay đổi giá trị của từng thành phần tăng hay giảm qua các năm.
- So sánh xem thành phần nào tăng hay giảm nhanh hơn hoặc thành phần nào lớn hơn.
- Kết luận.
c. Ví dụ minh họa
Cho bảng số liệu sau:
GDP của Liên Bang Nga giai đoạn 1990 đến 2015. Đơn vị: tỉ USD

Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015


GDP 967,3 363,9 259,7 582,4 1524,9 1326,0

- Vẽ biểu đồ cột thể hiện


giá trị GDP của Liên
Bang Nga qua các năm
và nhận xét.
Bài giải
- Vẽ biểu đồ:

65
- Nhận xét:
Nhìn chung, GDP của Liên Bang Nga từ 1990 - 2015 tăng không liên tục.
+ Từ 1990 - 2015, GDP của LB Nga tăng, tăng 358,7 tỉ USD (tăng 1,37 lần). Trong đó:
Từ 1990 đến 2000, GDP của Liên Bang Nga giảm, giảm 707,6 tỉ USD.
Từ 2000 đến 2010, GDP của Liên Bang Nga tăng, tăng 1265,2 tỉ USD.
Từ 2000 đến 2015, GDP của Liên Bang Nga giảm, giảm 198,9 tỉ USD.
+ Năm 2000, GDP của Liên Bang Nga thấp nhất, 259,7 tỉ USD.
+ Năm 2010, GDP của Liên Bang Nga cao nhất, 1524,9 tỉ USD.
2. Biểu đồ đường (còn gọi là biểu đồ đồ thị hoặc đường biểu diễn)
a. Hướng dẫn và lưu ý khi vẽ
- Trục tung thể hiện đơn vị.
- Trục hoành biểu hiện thời gian (cần độ chính xác cao).
- Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục thời gian và trục
đơn vị (chấm như xác định tọa độ điểm A, điểm B trong toán học, nhưng không có chấm
ngang từ trục đến điểm A hoặc B như ở môn toán).
- Chỉ nên chấm nhẹ (không đậm, không quá to) và trên hoặc dưới các chấm ghi giá trị của
năm tương ứng (ghi số).
- Ghi tên biểu đồ và nên ghi chữ IN HOA.
- Nếu có 2 đường biểu diễn trở lên, phải có chú thích.
b. Cách nhận xét biểu đồ
- Ghi ngắn gọn, xúc tích, không lan man, dài dòng.
- Nhận xét sự thay đổi giá trị của từng thành phần tăng hay giảm qua các năm.
- So sánh xem thành phần nào tăng hay giảm nhanh hơn hoặc thành phần nào lớn hơn.

66
- Kết luận.
c. Ví dụ minh họa
Cho bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng trưởng đàn bò và đàn lợn trên thế giới thời kì 1980 – 2014. Đơn vị: %

Năm 1980 1992 1996 2002 2014


Vật nuôi

Bò 100 100,0 103, 106,2 121,7


0

- Trên Lợn 100 111,0 118, 120,6 126,7 cùng một


hệ trục tọa 5 độ, hãy vẽ
2 đường biểu diễn
thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng bò và lợn qua các năm.
- Nhận xét.
Bài giải
- Vẽ biểu đồ:

- Nhận xét:
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng đàn bò và đàn lợn trên thế giới thời kì 1980 – 2014 có
biến động.
+ Từ 1980 – 2014, đàn bò tăng liên tục, tăng 21,7% (tăng 1,217 lần).
+ Từ 1980 – 2014, đàn lợn tăng liên tục, tăng 26,7% (tăng 1,267 lần).

67
+ Đàn lợn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đàn bò.
+ Từ 1980 – 2014, tốc độ tăng trưởng của đàn lợn luôn cao hơn đàn bò.
3. Biểu đồ tròn
a.. Cách vẽ biểu đồ tròn
- Chọn trục gốc: để thống nhất và dễ so sánh, ta chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm
vòng tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ.
- Vẽ theo trình tự đề bài cho và vẽ theo chiều kim đồng hồ, mỗi % tương ứng với 3,60.
- Ghi chú, kí hiệu: không nên ghi chữ, vẽ trái tim, vẽ mũi tên… sẽ làm rối biểu đồ. Nên
dùng các đường thẳng đậm, nhạt, để trắng, …
- Ghi % ở giữa mỗi phần trong biểu đồ.
- Ghi tên biểu đồ và nên ghi chữ IN HOA.
b. Cách nhận xét biểu đồ
- Ghi ngắn gọn, xúc tích, không lan man, dài dòng.
- Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của từng thành phần tăng hay giảm qua các năm.
- So sánh xem thành phần nào tăng hay giảm nhanh hơn hoặc thành phần nào lớn hơn.
- Kết luận.
c. Ví dụ minh họa
Cho bảng số liệu sau:
GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm. Đơn vị: Tỉ USD
Năm 1990 2015
Nông, lâm, ngư nghiệp 143,0 278,0
Công nghiệp và xây dựng 340,4 1109,6
Dịch vụ 214,2 1442,1
- Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung
Quốc qua các năm.
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các
năm.
Bài giải
- Xử lí số liệu:
Tính cơ cấu:
+ Tính theo từng năm
+ Năm 1990:
68
% NLNN = NLNN : (NLNN + CN XD + DV) * 100
% CN XD = CN XD : (NLNN + CN XD + DV) * 100
% DV = 100% - (% NLNN + % CN XD)
+ Năm 2015 tính tương tự.
Bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm.
Đơn vị: %
Năm 1990 2015
Nông, lâm, ngư nghiệp 20,5 9,8
Công nghiệp và xây dựng 48,8 39,2
Dịch vụ 30,7 51,0
- Vẽ biểu đồ:

- Nhận xét:
Nhìn chung từ năm 1990 – 2015 ta thấy:
+ Tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm 10,7%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 9,6%.
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng 20,3%.
=> Kinh tế Trung Quốc đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch
vụ.
4. Biểu đồ miền
a. Cách vẽ biểu đồ miền
- Vẽ một khung hình chữ nhật, trục đơn vị thẳng đứng chia thành 100%, trục nằm ngang
chia các năm. Năm đầu và năm cuối chính là trục tung hai bên (lưu ý khoảng cách năm
không đều nhau).
69
- Yếu tố đầu tiên vẽ như đồ thị (đường), yếu tố thứ hai vẽ tiếp lên trên bằng cách cộng số
liệu của yếu tố thứ nhất và thứ hai, các yếu tố còn lại vẽ tương tự.
- Ghi số liệu của mỗi yếu tố vào đúng miền của chúng.
- Ghi tên biểu đồ và nên ghi chữ IN HOA.
b. Cách nhận xét biểu đồ
- Ghi ngắn gọn, xúc tích, không lan man, dài dòng.
- Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của từng yếu tố tăng hay giảm qua các năm.
- So sánh xem yếu tố nào tăng hay giảm nhanh hơn hoặc yếu tố nào lớn hơn.
- Kết luận.
c. Ví dụ minh họa
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2005 – 2016. Đơn vị: Tỉ USD

Năm 2005 2008 2010 2016

Xuất khẩu 594,9 714,3 767,8 897,8

Nhập khẩu 514,9 597,6 602,6 698,2

- Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2005 -
2016.
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn trên.
Bài giải
- Xử lí số liệu:
Tính cơ cấu:
+ Tính theo từng năm
+ Năm 2005:
% XK = XK : (XK + NK) * 100
% NK = 100% - % XK
+ Các năm còn lại tính tương tự.
Bảng số liệu cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2005 – 2016

70
Đơn vị: %

Năm 2005 2008 2010 2016

Xuất khẩu 53,6 54,1 55,0 56,1

Nhập khẩu 46,4 45,9 45,0 43,9

Tổng 100 100 100 100

- Vẽ biểu đồ:

BIỀU ĐỔ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN
GIAI ĐOẠN 2005 - 2016
- Nhận xét:
Nhìn chung từ năm 2005 – 2016 ta thấy:
+ Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 2,5%.
+ Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm 2,5%.
+ Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn tỉ trọng giá trị nhập khẩu.
 Nhật Bản là nước xuất siêu.

71
PHẦN GHI CHÚ CỦA HỌC SINH
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

72
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

73

You might also like