You are on page 1of 13

Câu 1. Lịch sử phát triển của bản đồ học trải qua bao nhiêu thời kì?

Nêu
những đặc điểm nổi bật của bản đồ ở các thời kì đó?

3 thời kỳ:
* Bdh thời cổ đại:
- Đặc điểm nổi bật: Bản vẽ sơ khai của ng ngthuy: ng Tahiti trên các
đảo TBD; ng Exkimo vùng Bắc Cực; ng du mục ở các sa mạc Trung Á

+ Xuất hiện những bd phức tạp hơn; pvi lãnh thổ rộng hơn của các nhà
KH Thiên văn - Địa lý - Bản đồ

+ BDTG dc xếp vào loại CỔ NHẤT khoảng 2500y TCN - bản vẽ trên tấm
đất sét ở tpho Gasur ( pB Babylone )

+ BD các mỏ kthac vàng ở AC 1400y TCN thể hiện rõ những: núi quặng;
hố kthac, dg GT

+ Biểu hiện bd cổ nhất còn trên các vật liệu:


Bình = bạc chạm các sông chảy từ dãy Capcado ra biển đã đào dc
trong: ngôi mộ cổ ở Maikop ( miền Cuban ) ; 9 đỉnh cổ của TQ từ thời Hạ
Vũ có khắc bd

+ BD đạc điền đầu tiên dc những ng ACcd là ở vùng thung lũng sông Nile
( nơi ngập lụt hàng năm )
=> Ra đời bd ruộng đất - bản đồ địa chính ngày nay
=> Từ những phép đo đạc bdrd lưu vực sN => NBHCD Eratosphen đã ud
vào đo đạc kcach giữa Alecxandri ( Ixcandaria ) & Xyen ( Axuan ) để tính
ra cdai của 1 độ kinh tuyến

+ Sự ptr của bdh tky này thuộc về ng cổ Hi La: Để pvu vc bành trướng
đất đai, dq LM cần ptr mạng lưới dg sá
=> BD dg sá ra đời ( dài 6.32m, rộng 0,33m ) kco lưới chiếu, kinh, vĩ
tuyến nhưng có gtri về qsu & hchinh - Tấm bd vĩ đại nhất thời cổ đại

+ Nhiều nhà dly - bd - những ng sáng lập nên KHBD. Ng có ý niệm đầu
tiện biểu hiện toàn bộ TGCD: Aximan ( 610 - 546 TCN ); Eratosphen ( 271
- 195 TCN ) & Xtrabon ( 63TCN - 21SCN) - XD phép chiếu hình trụ giữ
đều kcach & đưa ra cách thể hiện các dtg dly ( Nngu bd )

+ Ng có công lớn nhất ptr môn BDCD: K. Ptoleme ( 87 - 150 ) - Nhà TVH
. Tpham nổi tiếng: 8 tập DLH ( dc dịch ra tiếng Ltinh, in năm 1472 );
nhiều trang viết về BDH
. Đã lập ra 27 bdtg, trong đó về châu Â, Á, P có hình dạng bờ biển
tương đối cxac, nhất là vùng DTH & TNA. Các bdtg đưa ra 1 số dg K,VT &
cho r k thể kco biến dạng. Đến nay vẫn còn nguyên gtri

+ TK III, nbh TQ - Bùi Tú ( 234 - 271 ) đã tlap bd lãnh thổ TQ & đề ra 6


ngtac đo vẽ bd: Chuẩn vọng ( phg hg ) - Đạo lý ( kcach ) - Cao hạ ( cao
thấp ) - Phương tà ( góc độ ) - Vu trực ( Cong thẳng )
=> Có yn thực tiễn rất lớn , dbiet vs vc đo vẽ các bình đồ
Năm 105, TQ lm ra giấy viết - góp phần đáng kể vào sự ptr của bdh

* BDH thời trung cổ & thời kỳ Phục Hưng:


Đặc điểm nổi bật:
- Sau khi đq LM sụp đổ, ở c. Âu chế độ nông nô thay = cdpk, xh loài ng
rơi vào đêm dài Trung cổ vs sự thống trị của nhà thờ
=> TG quan tôn giáo ngự trị , chỉ tin vào ‘ Điều kpha của Nhà thờ ’ - Quả
đất là hình tròn ovan or dạng đĩa có cạnh - bd dc bhien ở giữa là
Jeruzalem, trên là Thiên đường

- Cuối TK XIII, TQ pminh ra ĐỊA BÀN - mở ra bc ptr mới cho các phát kiến
dly & sự ptr của BDH => Ngành hàng hải ptr
+ Portulan - BD địa bàn, BD biển. Trên bd có các tâm dc xem như các ‘
bóng hồng ’, từ các bóng hồng tỏa ra 16 tia có ghi hướng
+ Dần dần dc bổ sung lưới K, VT, tỉ lệ tuyến tính
+ BDDB ptr chủ yếu ở: Italia, vùng bờ biển DTH, tr.tam bban bấy giờ
+ BDDB thịnh hành đến tk XVII, XVIII - tiền thân của bd hàng hải & là bc
quá độ chuyển từ BDHCD sang BDHtPH

- TK XV - XVI: Các cuộc thám hiểm lớn của các nhà dly như:
+ Cristop Columbus ( 1492 - 1540, tìm ra c.mỹ )
+ Vaxco do Gama ( 1497 - 1499, phien thêm nhiều chi tiết vùng bờ biển
N. Phi trên dg sang AD
+ Magienlanh ( 1519 - 1522, thám hiểm vquanh tg )
=> đã cho nhiều hiểu biết để vẽ bd các châu lục và tgioi

- Sự p.minh ra ngành in ( 1456 ) đã tạo ra sự ptr mạnh mẽ của BDH.


TK XV, Italia xd bd c. Phi = những kí hiệu quy ước thay cho những dấu
hiệu hình tượng phức tạp
=> Tạo ra biến đổi về chất trong sự biểu hiện bd
- NBDH ng Hà Lan - G. Mercator ( TK XVI ) - Người sáng lập ra bản đồ
học hiện đại
+ Công trình lớn: bd c. Âu; chữa những chỗ sai trên bd của Ptoleme
( DTH ); cải tiến hệ thống chữ viết; đưa kiểu chữ in vào bd thay thế kiểu
chữ Gotich
+ 2 ctrinh nổi tiếng:
Đưa toán học vào bdh
Chuyển mạng lưới kinh, vĩ tuyến từ mặt hình cầu quả đất sang mp bd &
tlap TẬP BD
Tiêu biểu: Bản đồ Hàng hải tg ( 1569 ), vẽ theo phép chiếu hình trụ
thẳng đồng góc, đảm bảo vẽ các đường tà hành là đg thẳng
Tuyển tập bd vs tên ATLAT ( tên của nhà vua huyền thoại xứ
Libi ) gồm 107 bd dc xuất bản đầy đủ năm 1602

* BDH hiện đại:


- Cuối TK XVII, nền kt & kh - kt bước vào tky ptr mới. Nhiều Viện Hàn
Lâm KH đc tlap ở: P ( Paris, 1666 ); Đức ( Berlin, 1700 ); Nga ( Peterburg,
1724 )

- Sự tlap bd trở thành n/c KH, KT, QS

- Phạm vi biểu hiện ngày càng mr vào sâu trong ld, địa hình phức tạp

- 1 số nc c. Âu tlap ‘ Cơ quan bd nhà nc ’: Anh-1791, Pháp-1817


=> Xuất hiện các loại bd TOPO
+ Bắt đầu = vc xd hệ thống Tam giác nhà nc
+ Làm cơ sở khống chế tọa độ thống nhất qgia: Nauy ( 1779 - 1882 );
Thụy Điển ( 1805 - 1919 ); Phần Lan ( 1830 - 1913 ),...
+ Thành lập bd tỉ lệ lớn toàn quốc: NB ( 1: 50000 ), P ( 1: 80000 ), Nauy
( 1: 100.000 )

- Cuối TK XIX, hầu hết các ltho c. Âu, phần lớn c. Mỹ & 1p c. Á, Phi dc vẽ
lên bd & nhiều nc đã in ấn trọn bộ các bd địa hình qs tỉ lệ lớn

- TK XVIII - TK xuất hiện nhiều ctrinh ‘ toán bd ’ của Bonn; J. Lambert


( 1728 - 1777 ); K. Wollweide ( 1774 - 1825 ); Fr. Gauss ( 1775 - 1855 )
góp phần nâng cao tính cxac toán học của bd
- Cuối TK XIX - nửa đầu TK XX, sự ptr của các ngành KH n/cứu TD: Địa
chất học; Khí hậu học; Địa mạo học,... => Đặt ra cho KHBD những nvu
mới, nội dung bhien bd k chỉ ghan ở đtg pbo trên mặt đất mà còn dtg
nằm sâu trong lòng đất và cả htinh khác

- Thành tựu KH-KT mới: chụp ảnh máy bay, ảnh vệ tinh, các máy chụp
nhiều màu, mtinh, cnghe tin học,... ); cv đo vẽ; biên tập; vẽ & sx bd atlat
dc tloi, nhanh chóng

Câu 2. Nêu các tiêu chí phân loại bản đồ?


Phân loại theo các đối tượng thể hiện
Phân loại theo các đối tượng thể hiện, bản đồ được chia thành 2
nhóm:
+ Nhóm bản đồ địa lý biểu thị bề mặt trái đất về lãnh thổ, điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội
+ Nhóm bản đồ thiên văn gồm các bản đồ bầu trời, sao, các bản đồ thiên
thể và các bản đồ hành tinh.
- Phân loại theo nội dung chủ đạo của bản đồ
Phân loại theo nội dung, bản đồ được chia thành 2 nhóm:
Nhóm bản đồ địa lý chung bao gồm:
Bản đồ biểu thị toàn bộ các yếu tố cơ bản của lãnh thổ (thủy văn, dáng
đất, các đường ranh giới, dân cư, giao thông,…). Mức độ tỷ mỉ khi biểu
thị nội dung phụ thuộc vào tỷ lệ và mục đích của bản đồ hướng tới. Các
bản đồ địa hình chính là các bản đồ địa lý chung tỷ lệ lớn.
Nhóm bản đồ chuyên đề bao gồm:
+ Bản đồ phản ánh về từng hiện tượng, đối tượng tự nhiên, xã hội,..
+ Bản đồ chuyên đề phân nhóm theo các chủ đề như: địa chất, khí hậu,
cảnh quan, cư dân, kinh tế,…
- Trong thực tiễn và trong tài liệu khoa học, kỹ thuật còn dùng thuật ngữ
bản đồ chuyên môn để chỉ bản đồ chuyên đề mặc dù thuật ngữ đó chỉ
dùng cho các bản đồ có mục đích và tính chất chuyên dụng như bản đồ
hàng hải, bản đồ hàng không,…
- Bản đồ chuyên đề thể hiện những yếu tố nào đó trong số các yếu tố nội
dung của bản đồ chung như những đối tượng, hiện tượng không được
thể hiện trên bản đồ địa lý chung: cấu trúc địa chất, lượng mưa, nhiệt
độ, khí hậu, mật độ dân số,…
Ví dụ: Bản đồ thổ nhưỡng phản ánh sự phân bố, cấu trúc lớp phủ thổ
nhưỡng theo các đặc trưng nguồn gốc hình thành, thành phần cơ giới và
nham thạch tạo thành thổ nhưỡng. Bản đồ nông lâm nghiệp phản ánh
tình hình phân bố nông lâm nghiệp theo những nội dung khác nhau. Bản
đồ quy hoạch thủy lợi phản ánh một vùng lãnh thổ thể hiện các mặt địa
lý, địa giới hệ thống phân vùng thủy lợi với độ cao mặt đất khác nhau,…

Phân loại theo tỷ lệ


Phân chia theo tỷ lệ, các bản đồ được chia ra làm 3 loại bao gồm tỷ lệ
lớn, tỷ lệ trung bình, tỷ lệ nhỏ. Trên thực tế, ranh giới của các nhóm này
không được cố định. Đối với bản đồ địa lý chung thì ranh giới phân chia
được cố định như sau:
Bản đồ tỷ lệ lớn: ≥1125.000.
Bản đồ tỷ lệ trung bình: 1/50.000 – 1/500.000.
Bản đồ tỷ lệ nhỏ: ≤ 1/1.000.000.
Phân loại theo mục đích sử dụng
Hiện nay, cách thức phân loại theo mục đích sử dụng bản đồ chưa có
sự phân loại rõ ràng bởi, đa số các bản đồ được sử dụng rộng rãi cho
nhiều mục đích khác nhau. Có thể phân thành 2 nhóm:
+ Các bản đồ được sử dụng cho nhiều mục đích
+ Các bản đồ chuyên môn.
Các bản đồ nhiều mục đích thường đáp ứng cho nhiều đối tượng ử dụng
khác nhau để giải quyết những nhiệm vụ có ý nghĩa kinh tế đất nước,
quốc phòng; để nghiên cứu lãnh thổ; để thu nhận những tư liệu tra
cứu,.. Các bản đồ chuyên môn là các bản đồ được dùng để giải quyết
những nhiệm vụ nhất định nào đó như bản đồ phục vụ cho học tập, bản
đồ hàng hải, bản đồ hàng không,..
Phân loại theo lãnh thổ
Phân loại theo lãnh thổ, các bản đồ được phân thành bản đồ thế giới,
bản đồ bán cầu, bản đồ châu lục, bản đồ các nước, bản đồ vùng,…
Câu 3. Trái Đất có hình dạng như thế nào? Những nguyên nhân
nào làm cho Trái Đất có hình dạng như thế?

- Trái Đất có dạng hình cầu, có kích thước rất lớn, R: 6370km
VÌ: Hàng ngàn quan điểm và nghiên cứu trái ngược nhau đã được thảo
luận. Cho đến khi Magellan bắt đầu chuyến lưu diễn vòng quanh thế
giới. Đồng thời, khi Colombo khám phá và phát hiện ra châu Mỹ, mọi lập
luận cho rằng Trái đất là một mặt phẳng mới hoàn toàn bị bác bỏ. Sau
này, với sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật, hình dạng
thực sự của trái đất đã được khẳng định.
Tương ứng, dựa trên phân tích vị trí vệ tinh trong không gian và các
thuật toán thông minh, con người đã chứng minh chân thực về hình
dạng của Trái đất. Tất cả các giả thuyết về hình tròn, quả cam, quả dưa…
đều không chính xác.
Trên thực tế, hành tinh xanh của chúng ta là một hình cầu hơi dài. Dọc
theo các cực đến xích đạo, Trái đất bị nén theo một đường thẳng, với
các cực nam và bắc phẳng, nhưng con người không bị rơi khỏi bề mặt vì
lực hút của Trái đất.
Hiện nay, lịch chúng ta sử dụng được tính dựa trên chuyển động quay
quanh trục của mặt trời. Như chúng ta đã biết, có 365 ngày trong năm.
Tuy nhiên, con số chính xác mà các nhà khoa học chứng minh là
365,2564 ngày. Phần lẻ, 0,2564, là cơ sở để hình thành chu kỳ năm
nhuận. Do đó, tháng Hai của năm nhuận có 29 ngày.
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng Mặt Trăng được hình thành do sự va
chạm của Trái Đất với một vật thể lớn. Chính vụ va chạm ngoài không
gian đã khiến một phần nhỏ của Trái đất bị tách ra và trở thành mặt
trăng ngày nay.

- Nguyên nhân:
+ Lực hấp dẫn: TD tồn tại 1 lhd lớn từ tr.tam hành tinh. LHD này tác
động đồng đều vào toàn bộ bề mặt TD, kéo 1 vật liệu đến tr.tam. Do đó
vật liệu trên TD sẽ trải đều xquanh tr.tam và tạo ra hình dạng cầu. Trong
quá trình lực hấp dẫn tác động lên các tầng vật chất, nó kéo các lớp đất
đá vào trung tâm và tạo ra những kiến tạo địa chất khiến cho bề mặt
không được bằng phẳng. Bên cạnh đó với các lớp vật chất nằm ngoài
cùng, trên bề mặt thì lực hấp dẫn đã bị giảm đi rất nhiều so với các lớp ở
dưới. Ngoài ra nhiệt độ trên bề mặt cũng giảm đáng kể, do đó các lớp
đất đá giữ nguyên được trạng thái rắn và khó bị làm biến dạng do lực
hấp dẫn hơn.
+ Yếu tố quyết định sự khác biệt đó chính là các hành tinh kích thước
lớn thì có thể giữ được hình cầu trong khi đó các tiểu hành tinh khối
lượng nhỏ hơn thì không thể.
CÂU 4: Tìm hiểu các kinh tuyến và vĩ tuyến đặc biệt trên trái đất?

1. Kinh tuyến là gì ?
Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai địa cực, có độ dài khoảng
20000 km, chỉ hướng Bắc - Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Đường kinh tuyến chạy
qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich ở Luân Đôn là kinh tuyến 0 độ hay còn được gọi là kinh
tuyến gốc. Mặt phẳng của kinh tuyến 0 độ và kinh tuyến 180 độ chia Trái Đất ra làm hai bán cầu,
đó là bán cầu đông và bán cầu tây.
Các kinh tuyến bao gồm:
- Kinh tuyến từ là các kinh tuyến nối liền các cực từ
- Kinh tuyến địa lý là những kinh tuyến nối liền các Địa cực
- Kinh tuyến hoạ đồ là các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ.

2. Vĩ tuyến là gì?
Trên Trái Đất, các hành tinh hay là những thiên thể hình cầu, vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng
tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái đất, vĩ tuyến là vòng tròn có hướng từ đông
sang tây.Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh
tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến càng gần điểm cực Trái Đất thì đường kính lại càng
nhỏ.
Trên Trái Đất có 5 vĩ tuyến đặc biệt: 4 vĩ tuyến trong số đó được định nghĩa dựa vào mối liên hệ
giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt trời; vĩ tuyến thứ năm
là xích đạo, nằm giữa hai vòng cực. Cụ thể các vĩ tuyến đó là:
- Vòng Bắc cực
- Hạ chí tuyến
- Xích đạo
- Đông chí tuyến
Vòng Nam cực
Hạ chí tuyến và đông chí tuyến là các ranh giới ở phía bắc và phía nam của vùng đất trên Trái Đấ
có thể thấy được mặt trời đi qua đỉnh đầu ít nhất một thời điểm trong năm. Vòng cực bắc và vòng
cuẹc nam là ranh giới của vùng xung quanh cực Trái Đất, nơi có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt
ít nhất một ngày giữa mùa hè trong năm.
Các vĩ tuyến là các đường tà hành, ngoại trừ xích đạo thì chúng không phải là vòng tròn lớn nên
không chứa các cung đường là quãng đường ngắn nhất giữa các điểm, ngược với những gì
chúng ta nhìn thấy trên một số bản đồ. Các chuyến bay trên bắc bán cầu giữa các điểm có cùng cĩ
độ sẽ đi theo đường ngắn nhất trông giống như một đường cong lệch về phía bắc trên các bản
đồ.
Các cung trên vĩ tuyến Trái Đất đôi khi được dùng làm biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh
thổ. Một vài vĩ tuyến được dùng như đường biên giới:
- Biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ hầu như nằm hoàn toàn trên vĩ tuyến 49 độ bắc, ngoại trừ
phần giữa Quebec và Vermont nằm trên vĩ tuyến 45 độ bắc
- Triều Tiên và Hàn Quốc được dùng vĩ tuyến 38 độ bắc để phân chia
- Vĩ tuyến 17 độ bắc được dùng để phân chia Việt Nam theo Hiệp ước Gionevo
- Vĩ tuyến 60 độ nam được dùng để phân định biên giới cho châu Nam Cực
>> Xem thêm: Kinh tuyến tây là gì? Các kinh tuyến Tây nằm ở đâu? Địa lí lớp 6

3. Có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến trên Trái Đất


Hiện nay trên Trái Đất nếu như tính cả đường xích đạo thì có tất cả 181 đường vĩ tuyến. Các
đường vĩ tuyến song song với nhau và không bao giờ cắt nhau.
Đối với đường kinh tuyến, có tất cả 360 đường kinh tuyến trên Trái Đất. Đường kinh tuyến gốc là
đường kinh tuyến 0 độ và chạy qua đài thiên văn Greenwich ở Luân Đôn (Anh). Các kinh tuyến sẽ
gặp nhau ở cực Bắc và cực Nam.

4. Tác dụng của việc xác định đường kinh vĩ tuyến


Khi xem bản đồ hoặc mô hình quả địa cầu ta có thể nhìn thấy trên đó có những vạch ngang dọc
theo quy luật, một số là đường thẳng, một số lại là đường cong. Những đường này được gọi là
kinh vĩ tuyến.
Những đường này có công dụng rất lớn trong việc biểu thị bất kì vị trí ở một khu vực nào. Đặc
biệt, khi ngồi máy bay đi qua vùng biển rộng lớn, sa mạc toàn cát hay những khu rừng rậm thì để
xác định được vị trí hiện tại một cách chính xác thì nhất định phải dựa vào đường kinh tuyến và
đường vĩ tuyến.

5. Phân biệt vĩ tuyến và kinh tuyến


Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm kinh tuyến và vĩ tuyến nên gặp không ít khó
khăn trong việc xác định vị trí trên bản đồ. Để có thể phân biệt một cách đơn giản, chúng ta cần
nhớ các yếu tố sau:
- CÓ 360 kinh tuyến, trong khi đó chỉ có 181 vĩ tuyến
- Các kinh tuyến sẽ gặp nhau ở Cực Bắc và Cực Nam, còn vĩ tuyến thì sẽ song song và không
bao giờ cắt nhau.

6. Cách xác định vị trí dựa trên kinh tuyến, vĩ tuyến


Cách xác định vị trí dựa trên kinh tuyến và vĩ tuyến thật sự rất đơn giản. Việc đầu tiên là chúng ta
cần xác định được đâu là cực Bắc, cực Nam cũng như vị trí của xích đạo, kinh vĩ tuyến.
Vĩ tuyến thì sẽ song song với xích đạo; xích đạo là vĩ tuyến 0 độ, mỗi hướng về phía Nam và Bắc
đề là 90 độ. Đường xích đạo xuôi về phía Nam sẽ gọi là vĩ độ Nam và xuôi về hướng Bắc gọi là vĩ
độ Bắc
Kinh tuyến gốc sẽ được tính là đuòng chạy qua đài thiên văn Greenwich, xác định là kinh độ 0.
Tính từ đường này về phía Đông và Tây sẽ chia đều 180 độ, phía Đông sẽ gọi là kinh Đông, phía
Tây sẽ gọi là kinh Tây.
Ví dụ, khi cho bạn biết vĩ độ của Bắc Kinh là 39054' vĩ độ Bắc, kinh độ là 16609' kinh độ Đông thì
ngay lập tức chúng ta sẽ xác định được vị trí của Bắc Kinh.

7. Các chí tuyến và vòng cực trên Trái Đất


7.1. Chí tuyến
Chí tuyến là tên gọi của hai vĩ tuyến có vĩ độ là +23026'22" và -23026'22" ở phía Bắc và phía Nam
xích đạo Trái Đất, là ranh giới của các vành đai ôn đới và nhiệt đới. Như vậy, trên Trái Đất có hai
đường chí tuyến là chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Vào ngày Hạ chí (21- 22/6) lúc chính trưa Mặt Trời sẽ ở trên đỉnh đầu của chí tuyến Bắc, vào ngày
Đông chí (21 -22/12) lúc chính trưa Mặt Trời sẽ ở trên đỉnh đầu của chí tuyến Nam. Trong một
năm, Mặt Trời sẽ có hai lần ở đỉnh của vùng nằm giữa hai chí tuyến.
7.2. Vòng cực
Vòng cực là các đường tưởng tượng trên bề mặt Trái Đất. Các điểm từ các đường này đến hai
địa cực đôi khi xảy ra hiện tượng ngày hay đêm vùng cực (đêm trắng hay ngày không có mặt trời).
Trên Trái Đất có hai vòng cực đó là vòng cực Bắc và vòng cực Nam
Kết lại, bài viết trên đã cho chúng ta biết các kiến thức về đường kinh tuyến, đường vĩ tuyến và
cách phân biệt chúng. Bên cạnh đó bài viết cũng chỉ ra cách xác định đường kinh tuyến, vĩ tuyến.

Câu 5. Trình bày xác định năm nhuận và tính số ngày trong một
tháng dương lịch?

Trong một năm nhuận, chỉ có 1 ngày nhuận là 366 ngày. Tuy nhiên, nếu tính theo âm
lịch thì một năm chỉ có 354 ngày, ngắn hơn 11 ngày so với dương lịch. Cứ 3 năm âm
lịch sẽ ngắn hơn 33 ngày so với dương lịch. Có nghĩa là 3 năm âm lịch sẽ là 1 tháng
nhuận.
Để tính năm âm lịch có phải là năm nhuận hay không, bạn chỉ cần chia năm dương
lịch cho 19. Nếu năm đó bị chia hết hoặc dư một trong các số 3, 6, 9, 11, 14 và 17 thì
năm đó sẽ là một năm nhuận âm lịch.

Cách tính tháng nhuận âm lịch


Để có lịch không những tuân theo tuần trăng mà còn phù hợp với thời tiết khí hậu,
người xưa đưa vào lịch cả các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo
quanh Mặt trời (hay vị trí của Mặt trời di chuyển trên Hoàng đạo nếu nhìn từ Trái
đất). Do vậy lịch chúng ta đang dùng, gọi chính xác là lịch âm dương, thay vì âm lịch,
vì người xưa ví Mặt trăng đại diện cho âm và Mặt trời là dương.
Các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời được thể hiện
qua khái niệm gọi là Khí, mà con người hay gọi là Tiết khí. Có 24 khí trong năm
dương lịch tương ứng với 24 vị trí của Trái đất quanh Mặt trời, 24 khí bao gồm 12 tiết
khí và 12 trung khí xen kẽ nhau như xuân phân là trung khí, tiếp theo thanh minh là
tiết khí, kế đến cốc vũ lại là trung khí...
Trong 24 khí thì 12 trung khí đặc biệt dùng để tính lịch, còn 12 tiết khí kia chỉ đánh
dấu thêm thời tiết, mùa vụ trong năm. 12 trung khí tính từ Đông chí (khoảng 21/12
dương lịch) của năm này đến Đông chí năm sau tròn một vòng quay của Trái đất
quanh Mặt trời.
Người xưa so sánh 12 tháng âm lịch với 12 trung khí để cho năm âm lịch không bị
lệch với thời tiết khí hậu. Nếu trong khoảng giữa hai Đông chí chỉ có 12 điểm Sóc
tương ứng với 12 tháng âm thì năm đó không có tháng nhuận. Còn nếu trong khoảng
thời gian này có 13 điểm Sóc thì sẽ xuất hiện một tháng âm dư ra không tương ứng
với trung khí nào và tháng đó sẽ là tháng nhuận.
Như vậy tính các điểm Sóc thì ta biết được các ngày trong tháng, nhưng để biết tháng
đó là tháng mấy thì phải tính thêm các trung khí để biết có tháng nhuận trong năm hay
không. Ngoài ra tháng 11 âm luôn luôn chứa trung khí có tên là Đông chí, đây là cơ
sở để đánh số các tháng khác.

Nắm bàn tay lại và đếm các tháng theo các khớp nối, bắt đầu ở khớp nối của ngón tay
trỏ (tương ứng với tháng 1). Mỗi khớp nổi lên và đoạn lõm xuống nối khoảng cách
giữ các khớp được tính là một tháng riêng biệt. Sau khi hết lượt, ta đếm ngược lại cho
đến tháng 12. Tháng nằm trên khớp nối (chỗ lồi) thì có 31 ngày, còn nằm ở
khoảng cách (chỗ lõm) thì có 30 ngày hoặc ít hơn
có 7 tháng nằm ở chỗ lồi sẽ có 31 ngày gồm: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7,
tháng 8, tháng 10, tháng 12.
Bốn tháng có 30 ngày gồm: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.

Riêng tháng 2 dương lịch: năm thường sẽ có 28 ngày, năm nhuận sẽ có 29 ngày. Để
tính năm nhuận ta lấy 2 chữ số cuối chia cho 4. Nếu chia hết thì năm đó là năm nhuận.
(Có ngoại lệ, những năm có 2 chữ số cuối là 00 thì phải chia hết cho 400 mới nhuận).
Ví dụ năm 2024 có hai số cuối là 24 chia hết cho 4 nên nó là năm nhuận. Vì vậy tháng
2/2024 sẽ có 29 ngày. Các năm 2025, 2026, 2027 không phải năm nhuận nên tháng 2
chỉ có 28 ngày.

Câu 2. Phân biệt thước tỉ lệ thẳng và thước tỉ lệ xiên?

-Thể hiện bằng thước tỷ lệ.


Để thuận tiện cho sử dụng bản đồ, ở cuối các tờ bản đồ có in sẵn thước tỷ lệ, có 2 loại thước tỷ lệ
đó là thước tỷ lệ thẳng và thước tỷ lệ xiên

* Thước tỷ lệ thẳng thường được cấu tạo gồm 2 phần được ngăn cách bởi vạch số không
- Phần bên trái của thước thường có chiều dài bằng 1 đơn vị độ dài của thước và được chi chi tiết
đến 1/10 đơn vị của thước
- Phần bên phải thước thường có chiều dài bằng 2 hoặc 3 đơn vị độ dài của thước và được chia
thành các khoảng rộng bằng đơn vị độ dài của thước

Thước tỷ lệ thẳng cho độ chính xác đến 1/10 giá trị khoảng chia của thước

Cấu tạo của thước tỷ lệ xiên: (xem hình)


* Thước tỷ lệ xiên:

Thước tỷ lệ xiên cho độ chính xác đến 1/100 giá trị khoảng chia của thước
Câu 6: Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực?

- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời):


+Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm,
người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các
địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt
Trời).
+ Là giờ riêng của mỗi địa điểm dựa vào vị trí của Mặt Trời làm tiêu chuẩn.
+ Mỗi kinh tuyến có một giờ mặt trời.
+ Các địa phương nằm trên cùng kinh tuyến có cùng một giờ Mặt Trời.
+ Có ý nghĩa trong từng địa phương cụ thể.

- Giờ quốc tế (khu vực):


+ Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định về giờ quốc tế.
+ Là giờ mặt trời trung bình của các kinh tuyến trong cùng một khu vực giờ. Người ta chia bề mặt
Trái Đất thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến và đánh số thứ tự từ 0 đến
24.
+ Các địa phương nằm trong cùng khu vực giờ sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ khu vực (giờ quốc
tế).
+ Giờ của mỗi khu vực được tính theo kinh tuyến đi qua giữa khu vực đó

Câu 7: Phân biệt thước tỉ lệ thẳng và thước tỉ lệ xiên?

You might also like