You are on page 1of 5

1

PHẦN DÀNH CHO CÁN BỘ CHẤM THI


Họ và tên cán bộ chấm thi:
Điểm đã chấm thành phần theo từng câu:
Câu 1: … điểm
Câu 2: … điểm
…..
Tổng điểm toàn bài: … điểm (Điểm bằng chữ: … )
Nhận xét chung nếu có: ……………………………………….……………….……

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN DÀNH CHO SINH VIÊN LÀM BÀI


(Sinh viên điền thông tin phía dưới và lưu ý không được đặt tên File bài làm có dấu, nhớ thường
xuyên lưu file và cuối giờ nộp bài trên hệ thống LMS.
Cú pháp đặt tên File: MSSV-HOVATEN, Ví dụ đặt tên file: 1556010001-NGUYENVANBINH)
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Thiên Hươngg
Mã số sinh viên: 2056110061
Môn thi: Lịch sử văn minh thế giới
Mã đề thi nếu có:

BÀI LÀM
(Sinh viên gõ, đánh máy trực tiếp phần trả lời bằng tiếng Việt có dấu, cỡ chữ 13 ở phía dưới)

Câu 1: Trình bày khái niệm văn minh và cách tiếp cận của sử học trong nghiên cứu văn
minh? Anh/chị đã vận dụng phương pháp cụ thể nào trong tiếp cận một nền văn minh?

* Khái niệm văn minh:


Văn minh là một lát cắt đồng đại, chỉ xuất hiện ở giai đoạn nhất định của lịch sử.
Văn minh thường mang tính siêu dân tộc - quốc tế; thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật.
Ví dụ như văn minh lúa nước của Việt Nam, văn minh tin học hay văn minh hậu nông
nghiệp Việt Nam,…Được hình thành trên các cơ sở là điều kiện tự nhiên, dân cư, các giai
đoạn lịch sử, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý xã hội. Văn minh thực hiện 3
chức năng. Một là, chức năng sản xuất ra của cải vật chất. Hai là, chức năng điều chỉnh,
tổ chức và phát triển xã hội. Ba là chức năng tạo ra các sản phẩm tinh thần.

* Cách tiếp cận của sử học trong nghiên cứu văn minh:
Trong một thời gian dài trong khoa học trong nước, cách tiếp cận chính để nghiên
cứu quá trình lịch sử là lý thuyết về sự hình thành, được xây dựng và thiết kế khoa học
2

bởi K.Marx. Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Liên Xô, mô hình khoa học chính đã trải qua
những thay đổi lớn. Hầu hết các nhà khoa học đã quen với thực tế là một hoặc một mô
hình khác cung cấp cho họ các công cụ cần thiết để nghiên cứu một hiện tượng nhất định.
Ở giai đoạn hiện tại không có một lý thuyết nào, và bản thân cách tiếp cận này không là
gì ngoài sự kết hợp của các nguyên tắc phương pháp luận và phương pháp tương tự. Đặc
biệt, hiện nay, quan điểm của những nhà tư tưởng như Toynbee, Spengler, Sorokin,
người coi nghiên cứu lịch sử thế giới là tổng hợp phát triển của các dân tộc và quốc gia
riêng lẻ, là cơ sở cơ bản của nghiên cứu của họ, chiếm ưu thế trong lĩnh vực này. Cách
tiếp cận văn minh, mặc dù có sự khác biệt rất lớn trong các khái niệm, kết hợp các
nguyên tắc sau. Thứ nhất là hiểu biết về các quy trình. Thứ hai, sự lạc quan, vốn có trong
công việc của các thời kỳ trước, dần dần được thay thế bằng sự thất vọng và áp đặt chủ
nghĩa duy lý thời nay. Thứ ba, nếu đối với những người ủng hộ cách tiếp cận đội hình, sự
thống nhất của lịch sử thế giới không bị nghi ngờ, thì đối thủ về ý thức hệ của họ phần
lớn khăng khăng đòi kiểm tra tại địa phương một số dân tộc. Cuối cùng, thứ tư, cách tiếp
cận văn minh để nghiên cứu lịch sử tập trung chủ yếu vào sự hình thành và phát triển văn
hóa của các vùng lãnh thổ, sự hình thành của một không gian văn hóa duy nhất.
Tôi đã vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu tập trung chủ yếu vào sự hình thành và
phát triển văn hóa để tiếp cận một nền văn minh. Thông qua nhiều phương diện: sách,
báo, tạp chí khoa học, những bài giảng của giảng viên và tự tìm hiểu qua các trang thông
tin về vùng lãnh thổ và con người ở đó.

Câu 2: Trình bày những thành tựu khoa học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại? Chỉ ra những
tương đồng và khác biệt của khoa học tự nhiên Hy Lạp với khoa học tự nhiên Ai Cập cổ
đại?
* Những thành tựu khoa học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại:
- Toán học: Toán học Hi Lạp với Talét (thế kỉ VI TCN), Pitago (580 – 500 TCN),
Ơcơlít, Acsimét (285 – 212 TCN)… đã vượt qua cách tính nhân, chia, cộng, trừ sơ cấp,
vươn tới sự khái quát thành những định lí, định đề, nguyên lí vẫn được sử dụng trong
toán học hiện đại: Định lí Pitago, định lí Talét, định luật Acsimét, định đề Ơcơlít… Các
nhà toán học Hi Lạp cổ đại đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Họ đã tính được
3

độ dài của chu vi quả đất (39.700 km), đường kính, diện tích và chu vi các hình với việc
tìm ra giá trị của số đo pi = 3,132,..
+ Talét (Thế kỉ VI TCN) nhà toán học, thiên văn học và triết học Hi Lạp, quê ở
Milê. Người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ phương pháp đo và tính
bóng của nó trên mặt đất. Talét cũng là nhà thiên văn học đầu tiên tính toán và dự báo
chính xác ngày xảy ra nhật thực ở Milê – ngày 28 – 5 – 585 TCN. Pitago (580 – 500
TCN) nhà số học nổi tiếng, quê ở đảo gamốt (thuộc biển Êgiê) người theo chủ trương xây
dựng nền chính trị bảo thủ nên đã bỏ Xamốt sang sống ở Nam Hi Lạp, đã từng mở trường
dạy học.
+ Pitago (và những học trò của ông) đã có công tổng kết những tri thức về số học,
thiết lập nhiều công thức, định lí toán học trong đó có định lí Pitago “Tổng bình phương
của hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác”. Pitago
còn là nhà thiên văn học tiến bộ thừa nhận trái đất hình cầu, chuyển động theo một quỹ
đạo nhất định
+ Acsimét (285 – 212 TCN) – nhà vật lí có tên tuổi nhất, người chế tạo ra những hệ
thống máy móc đầu tiên ở Hi Lạp – quê ở Xixin (thành bang Xiracudơ) tác giả của định
luật Acsimét, người phát hiện ra sức đẩy của nước (bằng chính trọng lượng của vật ở
trong nước), phát hiện ra nguyên lí của phép đòn bẩy. Khi Rôma tấn công Xiracudơ,
Acsimét đã phát minh ra nhiều vũ khí, máy móc bảo vệ thành: kính hội tụ để sử dụng ánh
nắng mặt trời đốt cháy thuyền Rôma; máy bơm nước sử dụng tay để hút nước cho các
chiến thuyền Hi Lạp. Acsimet cũng là người tìm ra giá trị của số pi = 3,1324. Acsimét bị
quân Rôma giết chết ngay trong phòng thí nghiệm của ông ở Xiracudơ.
+ Ơcơlít (nửa đầu thế kỉ III TCN), nhà toán học quê ở Alexandria (Ai Cập) người
có công tập hợp nhiều nhà toán học và nhiều công trình toán học về Alexandria; người
đầu tiên biên soạn sách giáo khoa hình học.
- Về thiên văn học, người Hi Lạp cũng có những thành tựu và đóng góp đáng kể với
tên tuổi của các nhà thiên văn sáng giá: Talét (thế kỉ VI TCN), Pitago (580 – 500 TCN),
Arixtác (khoảng thế kỉ III TCN), Eraxtôten (281 – 192 TCN), Hecataút. Các nhà thiên
văn Hi Lạp đã nghiên cứu và công bố những bản đồ thiên văn Babylon; dự đoán được
ngày nguyệt thực, nhật thực (Talét); thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo một
quỹ đạo nhất định (Pitago); đề ra thuyết về hệ thống mặt trời và thuyết trái đất tự xoay
4

quanh nó và xoay quanh mặt trời (Arixtác, người ở đảo Xamốt); tính được độ dài của chu
vi quả đất với con số tương đối chính xác 39.700 km (Eraxtôten, người ở Alexandria); vẽ
được bản đồ đầu tiên của thế giới (Hêcataút); tính được một năm có 365 ngày và 5/19 của
ngày (Mêtôn, thế kỉ V TCN).
- Về y học, Híppôcơrát (460 – 377 TCN) được coi là “ông tổ của khoa học y
dược”, là người đả phá mạnh những tư tưởng mê tín, dị đoan trong chữa bệnh, đề ra việc
chữa bệnh bằng phương pháp khoa học và yêu cầu đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp đối
với các thầy thuốc. Hêrôphin (đầu thế kỉ III TCN) là người đầu tiên nêu ra luận điểm não
là trung tâm hệ thần kinh, chỉ huy các hoạt động của con người. Ông cũng là người đầu
tiên đưa ra học thuyết về sự tuần hoàn của máu và phương pháp khám bệnh thông qua
việc bắt mạch (nhanh, chậm) của bệnh nhân. Hêracơlít – người xứ Tarentum – nổi tiếng
trong giới phẫu thuật Hi Lạp. Tương truyền, khi mổ xẻ, Hêracơlít đã sử dụng thuốc mê để
giảm sự đau đớn cho bệnh nhân.

* Những tương đồng và khác biệt của khoa học tự nhiên Hy Lạp với khoa học tự nhiên Ai
Cập cổ đại
- Khác biệt: sự phát triển của khoa học gắn liền với điều kiện tự nhiên.
+ Ở Ai Cập, gắn với dòng sông Nil. Đúng như K. Marx đã nói: “Ở Ai Cập, trước
hết là do sự cần thiết mới biết được mực nước sông Nil lên xuống nên đã đẻ ra thiên văn
học Ai Cập…”. Vì muốn biết thời tiết và mực nước của sông Nil để sắp xếp công việc
đồng áng  nên người Ai Cập cổ đã sớm chú ý quan sát thiên văn. Các nhà thiên văn Ai
Cập đã phát hiện các chòm sao và đã soạn ra bản đồ thiên thể được vẽ trên các cửa đền
đài cổ. Còn truyền lại cho chúng ta ngày nay là bản đồ 12 cung hoàng đạo. Người ta đã
vẽ chòm sao Bắc cực thành đầu một con bò. Họ cũng biết sao Kim, sao Mộc, sao Thủy,
sao Hỏa, sao Thổ và các hành tinh khác. Người Ai Cập cũng đã phát minh ra chiếc đồng
hồ đo bóng mặt trời để tính thời gian trong một ngày. Họ chia một ngày ra làm 24 giờ rồi
chiếu theo vị trí của bóng mặt trời ở trên đồng hồ đó mà đọc giờ, phút. Việc gieo trồng có
quan hệ mật thiết với việc hiểu biết thời gian lên xuống của mực nước sông Nil. Muốn
biết chắc chắn lúc nào nước sông Nil lên cao, người Ai Cập cổ phải quan sát bầu trời và
làm lịch. Người Ai Cập nhận thấy đến một ngày nào đó, lúc sáng sớm mà có sao Lang
(Sirius) mọc đúng ở đường chân trời thì đúng là lúc nước sông Nil bắt đầu dâng lên. Ở Ai
5

Cập cổ đại, việc cần biết thời gian nào nước sông Nil lên cao, việc quan sát bầu trời để từ
đó có tri thức về thiên văn học, việc làm lịch, ba việc đó có quan hệ mật thiết với nhau.
Đơn vị “năm” trong lịch cổ Ai Cập là thời gian giữa hai lần lúc sáng sớm có sao Lang
xuất hiện ở đường chân trời. Điều kiện tự nhiên cũng có liên quan với sự phát triển hình
học Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cổ đại xây dựng môn hình học khá khoa học. Các tài
liệu papyrut đã chứng minh điều đó. Herodote từng giải thích sự xuất hiện của môn hình
học Ai Cập là do nhu cầu phải đo đạc lại ruộng đất hàng năm bị nước lụt của sông Nil
đem phù sa vào xóa lấp bờ ruộng.

- Nét tương đồng: Hy Lạp và Ai Cập đều là cái nôi văn minh của nhân loại, sản sinh ra
biết bao nhiêu thành tựu lưu truyền nghìn đời. Với sự gần gũi về điều kiện tự nhiên và xã
hội mà nền khoa học tự nhiên cũng có những nét tương đồng nhau.

You might also like