You are on page 1of 13

Chương 1 : Đại cương về lịch sử toán

1. Khoa học toán học và khoa học lịch sử toán học


1.1. Khoa học toán học:
1.1.1. Hai định nghĩa Toán học:
*Toán học là khoa học nghiên cứu về các quan hệ số lượng, hình dạng và lôgic trong
thế giới khách quan. Có thể nói gọn: Toán học là khoa học nghiên cứu về các quan
hệ số lượng của thế giới khách quan.
*Toán học là khoa học nghiên cứu về cấu trúc số lượng mà người ta có thể trang
bị cho một tập hợp bằng một hệ tiên đề.
Theo Ăngghen: “Đối tượng của toán học thuần tuý là những hình dạng không gian và
những quan hệ số lượng của thế giới khách quan”. Do đó toán học là khoa học về
quan hệ số lượng và hình dạng không gian của thế giới khách quan, được hình thành
và phát triển trên cơ sở những hoạt động thực tiễn của xã hội loài người.
1.1.2. Đặc điểm môn Toán
- Thứ nhất là Tính trừu tượng cao độ và tính thực tiễn phổ dụng:
+ Tính trừu tượng của toán học và của môn toán trong nhà trường được quy định do
chính đối tượng và phương pháp của toán học thể hiện ở hai định nghĩa vừa nêu:
*Toán học là khoa học nghiên cứu về các quan hệ số lượng, hình dạng và lôgic trong
thế giới khách quan. Có thể nói gọn: Toán học là khoa học nghiên cứu về các quan
hệ số lượng của thế giới khách quan.
*Toán học là khoa học nghiên cứu về cấu trúc số lượng mà người ta có thể trang
bị cho một tập hợp bằng một hệ tiên đề.
Như vậy, những quan hệ số lượng được hiểu theo một nghĩa rất tổng quát và
rất trừu tượng. Chúng ta có thể diễn tả cả quan hệ hình dạng và quan hệ lôgic không
chỉ trong không gian thực tế ba chiều mà cả trong những không gian trừu tượng khác
nữa như không gian n chiều hoặc vô hạn, không gian mà phần tử là các hàm số, định
thức, v.v…. Quan hệ số lượng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các tập hợp số mà
được hiểu như những phép toán và những tính chất của chúng trên những tập hợp có
các phần tử là những đối tượng tùy ý như tập hợp, ma trận, định thức, hàm số, mệnh
đề, phép biến hình.
Đương nhiên tính chất trừu tượng không phải chỉ có trong toán học mà là đặc
điểm của mọi khoa học. Nhưng trong toán học, cái trừu tượng tách ra khỏi mọi
chất liệu của đối tượng, chỉ giữ lại những quan hệ số lượng dưới dạng cấu trúc
mà thôi. Như vậy, Toán học có tính chất trừu tượng cao độ.
Sự trừu tượng hóa trong Toán học diễn ra trên những bình diện khác
nhau. Có những khái niệm Toán học là kết quả của sự trừu tượng hóa những đối
tượng vật chất cụ thể, chẳng hạn khái niệm số tự nhiên, hình bình hành, …. Nhưng
cũng có những khái niệm là kết quả của sự trừu tượng hóa những cái trừu tượng đã
đạt được trước đó, chẳng hạn khái niệm nhóm, vành, trường, không gian véc tơ,…
Tính trừu tượng cao độ chỉ che lấp chứ không hề làm mất tính thực tiễn
của toán học. Toán học có nguồn gốc thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Số học ra
đời trước hết do nhu cầu đếm. Hình học phát sinh do sự cần thiết phải đo ruộng đất
bên bờ sông Nin sau những trân lụt lội hàng năm. Lênin viết: Những hình thức và
quy luật lôgic không phải là cái vỏ trống rỗng mà là sự phản ánh thế giới khách quan,
.. thực tiễn của con người …
Tính trừu tượng cao độ làm cho Toán học có tính thực tiễn phổ dụng, có
thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống thực tế, có thể ứng dụng vào
nhiều ngành khoa học như: Vật lý, Hóa học, Thiên văn học, Địa lý, Sinh học, …và
trở thành công cụ có hiệu lực của các ngành đó.
- Thứ hai là tính lôgic và tính thực nghiệm của toán học
+ Khi xây dựng toán học, người ta dùng suy diễn lôgic, cụ thể là phương pháp tiên
đề. Theo phương pháp đó, xuất phát từ khái niệm nguyên thủy và các tiên đề rồi dùng
các quy tắc lôgic để định nghĩa các khái niệm khác và chứng minh các mệnh đề khác.
Khi trình bày môn toán trong nhà trường phổ thông, do đặc điểm lứa tuổi và yêu cầu
từng cấp học, bậc học, người ta có phần châm chước, nhân nhượng về tính lôgic. Tuy
nhiên nhìn chung giáo trình toán phổ thông vẫn mang tính lôgic, hệ thống.
+ Toán học có thể xét theo hai phương diện. Nếu chỉ trình bày lại những kết quả toán
học đã đạt được thì nó là một khoa học suy diễn và tính lôgic được nổi bật lên.
Nhưng nếu nhìn toán học trong quá trình hình thành và phát triển, trong quá trình tìm
tòi phát minh, thì trong phương pháp của nó vẫn có tìm tòi, dự đoán, vẫn có thực
nghiệm và quy nạp. Ví dụ số pi được phát hiện và hoàn chỉnh qua quá trình thực
nghiệm:
- Từ xưa, qua thực nghiệm, con người đã phát hiện ra rằng “tỉ số giữa chu vi và
đường kính của mọi đường tròn đều bằng nhau”. Người Babilon coi chu vi đường là
chu vi lục giác đều nội tiếp (pi = 3), Người Ai Cập cổ tính diện tích hình tròn bằng
8/9 lần bình phương đường kính (pi = 32/9. Người Trung Quốc thời cổ đại lấy pi = 3,
sau đó lấy pi = 3,15. Việt nam từ xưa lấy pi = 3,2.
Như vậy sự thống nhất giữa suy đoán và suy diễn là một đặc điểm của tư duy
toán học. Phải chú ý cả hai phương diện đó mới có thể hướng dẫn học sinh học toán,
mới khai thác được đầy đủ tiềm năng môn toán để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện.
1.2. Khoa học lịch sử toán học:
Khoa học lịch sử toán học là ngành khoa học nghiên cứu quá trình hình
thành và phát triển của toán học, nhằm rút ra các quy luật. Người ta dựa trên các
di vật khảo cổ, các tài liệu nghiên cứu, dựa trên quan sát, thực tiễn, … để nghiên cứu
lịch sử toán học. Khoa học lịch sử toán học gắn liền với các ngành khoa học khác như
toán học, khảo cổ học, triết học, xã hội học, sinh vật học, …
Nghiên cứu sơ bộ các giai đoạn phát triển của toán học, chúng ta sẽ thấy được
phần nào đó các phương pháp, khái niệm và tư tưởng toán học đã phát sinh như thế
nào, các lý thuyết toán học khác nhau đã hình thành ra sao trong lịch sử. Chúng ta sẽ
có những hiểu biết về nguyên nhân lịch sử về cấu trúc logic của toán học hiện đại và
nắm được phần nào mối quan hệ giữa các bộ phận của toán học, nhận ra ít nhiều
những điều đã qua, những bước đang đi, con đường sẽ tới của toán học.
Hơn nữa, toán học là một trong những hình thái ý thức xã hội của loài người.
Mặc dù có những đặc điểm riêng biệt nhất định về chất, song về cơ bản các quy luật
chi phối sự phát triển của toán học chủ yếu vẫn là những quy luật chung của mọi hình
thái xã hội. Nghiên cứu sơ bộ những giai đoạn phát triển của toán học, chúng ta còn
nắm được mối liên hệ của toán học với những nhu cầu và hoạt động thực tiễn của con
người, mối liên hệ của toán học với sự phát triển của các ngành khoa học khác, các
ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế xã hội, của đấu tranh giai cấp (đặc biệt là trong lĩnh vực
tư tưởng), đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới đến nội dung và tính chất của sự
phát triển toán học, vai trò của nhân dân, của tập thể và cá nhân các nhà toán học, …
Bản thân toán học không có tính giai cấp nhưng chế độ xã hội cũng có tác dụng đối
với sự phát triển của nó, có thái độ của giai cấp đối với nó, có quan điểm duy tâm,
duy vật và có tính giai cấp trong việc xây dựng, giảng dạy và sử dụng nó. Sự hiểu
biết như vậy sẽ giúp chúng ta có thế giới quan, cũng như nhân sinh quan đúng đắn.
Chẳng hạn, ảnh hưởng của xã hội, của các tư tưởng triết học đối với sự phát
triển của toán học. Ở Ấn Độ hồi đầu công lịch, dưới chế độ phong kiến, đã coi trọng
tính toán. Người con trai muốn làm rể ở một gia đình nào thì phải làm thử tài một bài
tính số học do chủ gia đình đó đề ra. Bởi vậy mà phương pháp tính toán khá phát
triển. Hay ở Hy Lạp vào đầu thế kỷ thứ IV trước công nguyên, chính sách suy đồi của
giai cấp thống trị Aten cùng với chủ nghĩa duy tâm đã làm toán học xa rời thực tế và
bị kìm hãm. Lúc đó các kết quả khoa học phải được bí mật, nếu bị tiết lộ ra ngoài sẽ
bị giảm sút giá trị khoa học. Tục truyền rằng nhà toán học đương thời là Hipaxxut đã
bị trôi sông vì đã công bố tìm ra được một hình đa diện 12 mặt. Vào thế kỷ thứ VII,
VI trước công nguyên, với tư tưởng mê tín con số, Py – ta – go xem các con số là
thần bí, mỗi con số có một ý nghĩa nhất định: Số 1 biểu thị cho lẽ phải, số lẻ là số
nam, số chẵn là số nữ, số 5 là kết duyên, số 7 biểu thị cho sức khỏe, số 8 là số tình
yêu, số toàn mỹ bằng tổng các ước của nó, cặp số bạn bè (số này bằng tổng các ước
của số kia), … Tư tưởng mê tín về con số còn ảnh hưởng mãi về sau: Cho đến thế kyr
thứ XVI, ở châu Âu có nơi còn dán một bảng số thiêng liêng vào ngực để làm bùa
chống dịch tả. Trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc hiện nay còn nhiều dấu vết của một
thời làm may, gây rủi của một vài con số. Ví dụ ở Việt Nam, ngày bảy, ngày ba, số
13, …
Qua nghiên cứu lịch sử toán học, người thầy dạy toán có thể lựa chọn phương
pháp giảng dạy thích hợp, suy nghĩ cách giáo dục con người sao cho gây được hưng
thú học tập cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên có thể đọc thêm, kết hợp đúng lúc vào
bài giảng của mình và giới thiệu ngắn gọn những nét lịch sử của vấn đề, những tấm
gương lao động của các nhà toán học làm cho giờ học thêm sinh động, khơi dậy thêm
nguồn vui học tập, công tác và tu dưỡng ở học sinh.
1.3. Vai trò của lịch sử toán học
a) Đối với các nhà nghiên cứu
Việc tìm hiểu lịch sử toán học không thể tách rời việc đào tạo các nhà chuyên
môn về toán học, giúp họ hiểu đúng thực chất của toán học, từ đó lựa chọn chính xác
phương hướng và hình thức hoạt động của bản thân.
b) Đối với giáo viên giảng dạy toán
Đối với người làm công tác giáo dục, việc hiểu rõ các sự kiện lịch sử cơ bản
của khoa học mình giảng dạy, hiểu rõ các quy luật phát triển của khoa học ấy là điều
tuyệt đối cần thiết. Lịch sử toán học giúp các giáo viên trong quá trình giảng dạy có
thể biến toán học thành một môn khoa học hấp dẫn, thích thú đối với học sinh, làm
cho các giờ học toán trở lên sôi nổi, hứng thú hơn đối với học sinh.
2. Sơ lược về các giai đoạn phát triển của toán học.
Lịch sử toán học có thể chia ra thành nhiều giai đoạn dựa trên một số đặc điểm
nào đó. Việc phân chia đó là cần thiết, giúp chúng ta hiểu một cách tường tận các sự
kiện phong phú trong lịch sử phát triển của toán học.
Có nhiều cách chia các giai đoạn lịch sử của toán học: chia theo các quốc gia;
chia theo các chế độ kinh tế, xã hội; chia theo các phát minh lớn có tác dụng quyết
định tính chất của sự phát triển của toán học trong một thời gian nhất định, … Việc
phân chia các giai đoạn là cần thiết và phải được xác định bằng các yêu cầu của mục
đích nghiên cứu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác định từ yêu cầu mục đích
nhằm vạch rõ được các quy luật của sự phát triển khách quan của toán học.
Ở đây, chúng ta tiếp cận vấn đề theo cách phân chia của Kôn-mô-gô-rốp trong
mục “Toán học” ở tập XXVI của bộ “Đại từ điển bách khoa Xô Viết”. Cách phân
chia này dựa trên cơ sở đánh giá nội dung của toán học: Các phương pháp, quan điểm
và các kết quả quan trọng nhất, đã chia lịch sử phát triển của toán học thành 4 giai
đoạn là: giai đoạn phát sinh toán học; giai đoạn phát triển toán học sơ cấp; giai đoạn
phát triển toán học cao cấp cổ điển; giai đoạn phát triển toán học hiện đại.
2.1. Giai đoạn I: Phát sinh toán học
a) Thời gian: Bắt đầu từ thời xa xưa, trong lịch sử của loài người nguyên thủy (vào
khoảng thời kỳ đồ đá cũ) cho đến khoảng thế kỷ VII, V trước công nguyên. Tức là
cho đến khi toán học đã bắt đầu trở thành một khoa học độc lập, có đối tượng và
phương pháp nghiên cứu riêng.
b) Đặc điểm: Việc tích lũy các sự kiện toán học cụ thể ở trong khuôn khổ của một
khoa học chung (khoa học tự nhiên), chỉ được phân chia ở cuối thời kỳ.
2.2. Giai đoạn II: Toán học sơ cấp
a) Thời gian: Bắt đầu thừ thế kỷ thứ VII, V trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ
XVI.
b) Đặc điểm: Đặc trưng bằng những thành tựu trong việc nghiên cứu các đại lượng
không đổi (mà thành tựu chủ yếu được trình bày trong môn toán ở trường phổ thông).
Đó là các khái niệm cơ sở về số và hình, các tính chất và quan hệ của chúng, khái
niệm phương trình và cách giải một số phương trình, … Nhiều kiến thức mà chúng ta
giảng dạy cho học sinh ở nhà trường phổ thông hiện nay là thành tựu nghiên cứu toán
học của giai đoạn này.
Giai đoạn này kết thúc khi đối tượng chủ yếu của toán học là các quá trình, các
chuyển động và khi hình học giải tích và giải tích của các đại lượng vô cùng bé bắt
đầu được phát triển.
2.3. Giai đoạn III: Toán học cao cấp cổ điển
a) Thời gian: Giai đoạn này bắt đầu từ thế kỷ thứ XVII cho đến giữa thế kỷ thứ XIX.
b) Đặc điểm: Sáng tạo ra toán học của các đại lượng biến thiên. Đối tượng chủ yếu
của giai đoạn này là các quá trình, các chuyển động. Giai đoạn này mở đầu với việc
đưa các đại lượng biến thiên vào hình học giải tích của Đề Các và dẫn đến phép tính
vi phân được hoàn thành bới Niutơn và Lepsnit; kết thúc vào giữa thế kỷ thứ XIX,
khi mà toán học đã có những thay đổi căn bản.
Giai đoạn này có nhiều sự kiện toán học quan trọng, mà nó đặt nền móng cho sự ra
đời của hai phép tính quan trọng của toán học: Phép tính vi phân và phép tính tích
phân. Toán học cao cấp (coi như cơ sở cổ điển của toán học hiện đại) được dạy cho
sinh viên trong những năm đầu ở các trường cao đẳng và đại học hiện nay chính là
những kết quả, thành tựu chủ yếu của giai đoạn này.
2.4. Giai đoạn IV: Toán học hiện đại
a) Thời gian: Bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX cho đến nay (Người ta thường coi mở đầu
giai đoạn này là phát minh của Lobasepski và Bolyai về hình học Phi Ơclit).
b) Đặc điểm:
Đối tượng của toán học đã mở ra rất rộng. Hiện đại đã trở thành một khoa học về
những quan hệ số lượng và hình dạng không gian tổng quát hơn mà các số, các đại
lượng và các hình học thông thường chỉ là những trường hợp rất đặc biệt.
Toán học có uy lực chưa từng thấy về phương diện ứng dụng (mở ra khả năng và
phạm vi ứng dụng rộng lớn).
Vấn đề xây dựng cơ sở của toán học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhiều lý
thuyết mới được xuất hiện. Toán học đã trở thành một khối thống nhất với những
phương pháp chung:
Nội dung đối tượng của toán học đã trở nên phong phú đến mức cần xây dựng lại và
thay đổi toàn bộ các vấn đề quan trọng nhất của toán học. Trong đó vấn đề xây dựng
cơ sở của toán học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là một hệ thống các vấn đề
lịch sử, vê logic, về triết học và hệ thống các lý thuyết toán học. Đặc biệt, người ta
nhận định lại một cách có phê phán hệ thống các tiên đề của toán học và toàn bộ các
phương tiện logic của các chứng minh toán học. Sự nhận định này nhằm mục đích
xây dựng một hệ thống chặt chẽ các cơ sở của toán học, tương ứng với kinh nghiệm
tiên tiến tích lũy được của tư tưởng loài người, làm cho toán học ngày càng tiên tiến
hơn nữa, nâng cao thêm tư duy toán học của loài người.

Chương II. Giai đoạn phát sinh toán học


I. Hoàn cảnh lịch sử xã hội
1.1. Thời gian
Qua trình phát sinh toán học diễn ra rất lâu dài, từ xa xưa (thời kỳ đồ đã cũ)
đến khoảng thế kỉ thứ VII – V trước công nguyên ở châu Phi (lưu vực sông Nil), Ấn
Độ, Anh, Scotland, Ai Cập, …
1.2. Căn cứ xác định
- Tài liệu về lịch sử văn hóa của loài người: Khảo cổ, những sự kiện về lịch sử
ngôn ngữ.
- Những hiểu biết từ kết quả khảo sát các bộ lạc người cổ đại còn tồn tại.
- Những thành tựu mới nhất về sinh lí học, tâm lí lứa tuổi và các quy luật nhận
thức.
II. Tình hình phát triển
2.1. Đặc điểm chung
Đây là giai đoạn phát sinh các khái niệm và phương pháp toán học đầu tiên.
Ở giai đoạn này, các kiến thức toán học, các khái niệm, các phương pháp tính
toán còn ít ỏi, lẻ tẻ, chưa thành một hệ thống, toán học chưa phải là một khoa học độc
lập mà còn nằm trong một khoa học chung (khoa học tự nhiên – xã hội).
Sự phát sinh, phát triển của toán học ở các dân tộc có khác nhau về thời gian,
hình thức và con đường, song có đặc điểm chung là:
+ Sự tích lũy các sự kiện toán học cụ thể nằm trong khuôn khổ của một khoa
học chung (chưa được phân chia)
+ Các khái niệm cơ bản của toán học đều phát sinh từ thực tiễn và trải qua một
quá trình hoàn thiện khá lâu dài.
+ Các khái niệm toán học chỉ có thể có khi loài người đã có công cụ lao động.
Khi đó, nhờ lao động mới có ngôn ngữ và mới phát triển bộ óc người; trên cơ sở đó
mới có khả năng trừu tượng hóa để đếm và đo…
Đây là điểm khác biệt giữa con người và loài vật: đối với con người trước khi xây
dựng một cái gì thì học đã xây dựng nó ở trong óc rồi.
2.2. Minh họa thông qua sự hình thành khái niệm số, phép tính, phép đo các hình.
Các khái niệm ban đầu về số và hình nảy sinh do nhu cầu thực tiễn đếm và đo
các đồ vật.
a) Sự hình thành khái niệm số: Chữ số là một trong những khái niệm đầu tiên
của toán học. Phép đếm và cách ghi số là một trong những phương pháp toán học đầu
tiên của loài người. Tuy nhiên, khái niệm số phát triển khá chậm về sau, khi đã phát
triển khá đầy đủ khái niệm tập hợp trong tư duy trừu tượng và được phát sinh từ nhu
cầu thực tiễn của phép đếm các đối tượng.
Xã hội loài người phát triển, người ta sống thành bộ lạc ngày càng đông và
việc săn bắn thú vật để kiếm ăn có tổ chức hơn. Khi đi săn, muốn kiểm tra đồ dùng có
đủ hay không, người ta phân phát đá ném, cung tên cho từng người một. Từ đó nảy
sinh nhu cầu đếm và thiết lập (một cách trực tiếp) sự tương ứng một đối một giữa hai
tập hợp: Người và công cụ. Phép tương ứng đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu dài
con người dần dần nhận ra có một cái gì chung cho những tập hợp như vậy, đi đến
việc đặt tên cho cái chung đó…
Ban đầu loài người chỉ biết đếm trong tập hợp chỉ có ít phần tử. Người cổ xưa
đếm bằng đá, bằng que, bằng cách thắt nút dây, bằng ngón tay, … Sau đó, do nhu cầu
cần dùng các số ngày càng lớn, các ký hiệu ghi số xuất hiện và phát triển, còn chính
các số thì lập thành các hệ thống. Dãy số tự nhiên cứ ngày một dài ra. Nhận thức
được dãy số tự nhiên kéo dài vô hạn là dấu hiệu của một bước tiến khá dài về văn hóa
và kiến thức.
Khái niệm trừu tượng về số, xem như là tính chất chung của mọi tập hợp đối
tượng hữu hạn tương đương được củng cố dần qua ngôn ngữ, trước hết bằng lời, sau
bằng những dấu hiệu, tức là chữ số.
Như vậy, lịch sử hình thành số tự nhiên có thể chia làm 4 giai đoạn lớn:
Giai đoạn I: Đếm chính là việc thiết lập sự tương ứng của các tập hợp vật thể
khác nhau. Khi đó tính chất chung của các tập hợp được phản ánh đầy đủ bằng chính
bản chất cụ thể của các đối tượng đem so sánh. Con số có tính chất vật lý; con người
nhận thức được một cách trực giác.
Giai đoạn II: Tính đếm được của một tập hợp xác định được biểu thị qua các
yếu tố tương đương của một tập hợp khác. Lúc này, tính chất chung của các tập hợp
tương đương bắt đầu được quan niệm khác với bản chất cụ thể của từng tập hợp.
Người ta thường goi tên con số qua tên các vật cụ thể khác: “1 – mặt trời; 2 – cánh
chim; 4 – chân chó; 5 – bàn tay”.
Giai đoạn III: Người ta chọn được một tập hợp xác định làm tập hợp mẫu về số
lượng (sỏi, que, đá, các bộ phận cơ thể, …) để đếm. Khi đó, tính chất chung của các
tập hợp được phân biệt rõ rệt với tập hợp cần đếm.
Giai đoạn IV: Tính chất chung của mọi tập hợp tương đương được tách khỏi
mọi tập hợp đối tượng cụ thể và xuất hiện dưới dạng thuần túy “khái niệm trừu tượng
về số tự nhiên”.
Từ chỗ “muốn đếm con người phải biết “bỏ đi” tất cả các tính chất khác của
đối tượng để chỉ giữ lại con số thôi” (Ăng-ghen) đến chỗ cần dùng các số ngày càng
lớn, các ký hiệu ghi số xuất hiện và phát triển, các số lập thành một hệ thống.
b) Các hệ thống ghi số: Hệ thống ghi số ban đầu ở các dân tộc tuy có khác
nhau nhưng cũng có điểm giống nhau. Trong thời kỳ đầu của lịch sử văn hóa có rất
nhiều hệ thống số.
+ Hệ thống ghi số không theo vị trí mà ghi bằng chữ tượng hình: Khi trình bộ
đếm còn sơ khai thì loài người ghi số rất đơn giản: Số bao nhiêu thì ghi bấy nhiêu lần
một skis hiệu, gọi là chữ tượng hình. Sau đó người ta biết ghép thành nhóm để đếm
và dùng mỗi kí hiệu cho một nhóm: dùng những dấu chấm; nét gạch đứng, gạch
ngang, gạch chéo, … theo nguyên tắc cộng, trừ. Tiêu biểu là các hệ thống số Ai Cập,
Trung Quốc, La mã, …
+ Hệ thống ghi số bằng chữ cái: Dùng chữ cái (có thêm kí hiệu để phân biệt
với chữ trong ngôn ngữ viết) và kí hiệu phụ để biểu thị các số. Tiêu biểu là các hệ
thống ghi số của Hy Lạp, Do Thái, Slavo, Gruzia, Acsmenia, …
Chẳng hạn, chữ số Hy Lạp cổ được lấy từ các chữ cái có thêm dấu vạch ngang
phía trên:
+ Hệ thống ghi số theo vị trí: Các số ta dùng ngày nay được tạo ra từ 10 chữ số
bằng nguyên tắc ghi theo vị trí. Ta thường gọi đây là chữ số Ả Rập nhưng thực ra nó
có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hệ thống ghi số thập phân theo vị trí hiện nay được dùng ở
tất cả các nước trên thế giới là kết quả của một quá trình hoàn thiện và thống nhất rất
lâu dài.
Hệ thống ghi số cơ số 60 của người Babylon là bước khởi đầu của cách ghi số
từ quy tắc cộng sang quy tắc nhân; bao gồm 2 ký hiệu cơ sở là “” có giá trị là 1 và “”
có giá trị là 10, dùng để viết các số từ 1 đến 59. Cách viết này cho phép viết được các
số khá lớn (xác định được bởi điều kiện cụ thể của bài toán), nhưng không tiện tính
toán với các số khá lớn. Chẳng hạn, người ta có thể viết số tự nhiên trong hệ cơ số 60
là: k = dưới dạng gần như ngày nay…
Sau đó người cổ Ấn Độ đã biết ghi số theo vị trí thập phân. Chẳng hạn, trong
hệ cơ số 10, số tự nhiên k = được viết dưới dạng … Cách ghi số theo nguyên tắc vị
trí với chữ số không xuất hiện ở Ấn Độ vào vào thế kỉ thứ I đến thế kỉ thứ V. Người
Ả Rập đã phổ biến cách ghi của Ấn Độ sang châu Âu (cho mãi đến thế kỉ thứ XIV ở
châu Âu vẫn dùng chữ số La tinh, chữ số Hy Lạp rất bất tiện trong tính toán).
Lúc đầu, loài người chưa biết đến số không, sau đó đến thế kỉ thứ V – VI, ở Ấn
Độ, do nhu cầu tính toán và việc dùng bàn tính, người ta đã đưa thêm số không vào
hệ thống số. Từ “sunya” nghĩa là trống không, không có gì trên bàn tính được dùng
để chỉ số không.
c) Cùng với khái niệm số, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các số tự
nhiên có điều kiện hình thành, phát triển.
d) Những kiến thức về hình học, thiên văn, lượng giác cũng được hình
thành từ nhu cầu quan sát, đo đạc, …
Tóm lại, như Ăng ghen đã viết: “Toán học xuất phát từ việc đo đạc ruộng đất,
đo dung tích bình chậu, từ tính toán thời gian, từ cơ học”.
III. Toán học cổ Ai Cập và Babylon
3.1. Toán học cổ Ai Cập
Nền văn minh Ai Cập xuất phát từ sự hòa nhập dần dần của các cộng đồng và
phân chia thành hai lãnh địa: Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Vị vua đầu tiên thống
nhất hai lãnh địa đó là Menes (3100 TCN) và vị vua cuối cùng của Ai Cập đồng thời
là vị Hoàng Đế chinh phục cả Hy Lạp là Hoàng đế Alexandre le Grand (khoảng 332
TCN). Ai Cập từ lâu đã là mảnh đất lý tưởng cho công cuộc tìm kiếm khảo cổ vì thời
tiết khô ráo. Sông Nin là con sông thiêng liêng đối với người Ai Cập. Hai bên bờ
sông Nin có một loại cây gọi là papirut được người cổ đại dùng làm “giấy viết”.
Người cổ Ai Cập đã có một trình độ kỹ thuật và toán học khá so với đương
thời từ mấy nghìn năm trước công lịch. Những kim thự tháp còn cho đến ngày nay là
bằng chứng về điều đó.
Tư liệu lịch sử về toán học cổ Ai Cập chủ yếu dựa trên khảo cổ học. Hiện có 2
di thảo gọi là papirut còn được lưu giữ và một số ít tài liệu khác.
+ Papiruts Rhind (Henry Rhind tìm ra nó năm 1850, hiện đang lưu giữ ở
Luân Đôn) có chiều dài 5,5m. rộng 32cm gồm 84 bài toán mang tính thực tiễn: diện
tích một số hình phẳng (chữ nhật, tam giác, hình thang, hình tròn với S = (8d/9) 2 ứng
với pi xấp xỉ 3,1605; thể tích hình hộp, hình trụ, …; các bài toán tính toán với phân
số, chia tỉ lệ %, tính tổng của cấp số nhân, giải hệ phương trình tuyến tính bậc nhất
một vài ẩn, …
+ Papiruts Matscova (Golenishev phát hiện năm 1893, hiện đang lưu giữ ở
Matscova dài khoảng 5,5m, rộng 8cm gồm 25 bài toán tương tự như ở papiruts
Rhind, ngoài ra còn bài toán số 10 có công thức tính diện tích mặt cong (mặt bên của
hình viên trụ có đường cao bằng đường kính đáy). Đặc biệt, bài toán số 14 tính được
đúng thể tích hình chóp cụt đáy vuông theo công thức V = h(a 2 + b2 + ab)/3 như hiện
nay: “Nếu bạn biết: một hình chóp cụt có chiều cao 6, đáy lớn 4, đáy nhỏ 2. Bạn sẽ
bình phương số 4 này, được 16. Bạn sẽ nhân đôi 4, được 8. Bạn sẽ bình phương 2,
được 4. Bạn sẽ cộng 16, 8 và 4 được 28. Bạn sẽ lấy một phần ba của 6, được 2. Bạn
nhân 28 với 2 được 56. Và 56 là số cần tìm.”
Thành tựu về toán học cổ Ai Cập cổ đại là:
1) Hệ thống đếm cổ Ai Cập:
Người Ai Cập cổ đại có một hệ thống ghi số dựa vào phương pháp tượng hình:
- Ngón tay trỏ: dụng để chỉ số 10.000
- Con nòng nọc: dùng để chỉ số 100.000
- Người ngạc nhiên: dùng để chỉ số 1.000.000
Hệ thống ghi số cơ số 10, không viết theo vị trí, dùng nguyên tắc cộng. Ví dụ
số 12.105 được viết là 10.000 + 2 x 1000 + 100 + 5
Để diễn tả phân số có tử số là 1, mẫu số là một số nguyên nào đó, người Ai
Cập cổ đại dùng một hình ô van dưới là ký hiệu diễn tả số nguyên. Ví dụ 1/7 được
viết là ; 1/10 được viết là:
Như vậy, cho tới khi viết các papirut trên thì người Ai Cập đã có một hệ thống
ghi số xác định là hệ thập phân tượng hình. Với những số chính các dạng 10 k (k = o,
1, 2, …,7) thì dùng những ký hiệu tượng hình riêng. Với hệ thống ghi số này, người
Ai Cập cổ đại có thể thực hiện được mọi phép tính về số tự nhiên.
2) Số học cổ Ai Cập
Số học cổ Ai Cập dựa vào một số nguyên tắc xác định
Nguyên tắc thứ nhất dựa vào khả năng nhân với 2 hoặc chia cho 2
Nguyên tắc thứ hai dựa vào tính chất cộng: mọi quá trình tính toán, nếu có thể,
đều đưa về phép cộng.
Chẳng hạn khi nhân, người ta thường sử dụng phương pháp nhân đôi liên tiếp
một thừa số rồi cộng. Ví dụ: 12.12 được tính như sau: (viết theo hàng dọc):
1 12
2 24
4 48
8 96
cộng 144 (tức là: 12.12 = (4 + 8).12 = 48 + 96 = 144
24.37 được tính như sau:
1 37
2 74
4 148
8 296
16 592
cộng 888 (tức là: 24.37 = (8 + 16).37 = 296 + 592 = 888
Như vậy khi tiến hành phép nhân, họ đã dựa vào nhận xét: “mọi số được biểu
diễn bằng tổng của các lũy thừa của 2 và phần còn lại”. Nhận xét này cũng được sử
dụng khi tiến hành phép chia cùng với phương pháp nhân đôi và chia đôi liên tiếp.
Phép chia có lẽ là phép tính khó nhất đối với người cổ Ai Cập. Ta thấy họ sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là một phương pháp:
Chia 847 cho 33, họ đặt: 847 = 528 + 319 = 528 + 264 + 55 = 258 + 264 + 33
+ 22 và kết luận rằng phép chia 847 cho 33 có thương là 25 và có số dư là 22. Phép
chia được viết như sau:
* 33 1
66 2
132 4
*264 8
*528 16
825 25
Người Cổ Ai Cập nhận thức phân số chỉ là những phần của đơn vị. Vì vậy họ
chỉ dùng các phân số dạng 1/n và một số phân số đặc biệt như 2/3 và ¾. Mọi kết quả
mà ngày nay viết dưới dạng m/n thì được viết thành tổng các phân số dạng 1/n
Ví dụ 2: a) Hãy biến đổi phân số 2/7 thành tổng của 1/28 và 1/4
Cách giải như sau: 2/7 = 1/7 + 1/7 = 1/14 + 1/14 + 1/7 = 1/28 + 1/28 + 1/14 + 1/7 =
1/28 + ( 1/28 + 2/28 + 4/28) = 1/28 + 1/4
b) chứng minh rằng 2/13 = 1/8 + 1/52 + 1/104.
Cách giải: 2/13 = 1/13 + 1/13 = 1/26 + 1/26 + 1/13 = 1/52 + 1/52 + 1/26 + 1/13 =
1/104 + 1/104 +1/52 + 1/26 + 1/13 = 1/104 + 1/52 + 1/8
Các ví dụ trên cho thấy người Cổ Ai Cập sử dụng cách phân tích 2/n = 1/n +
1/n do tính chất hiển nhiên của công thức đó. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong
papirut:
+ “Qui tắc lấy 2/3 của một phân số mà tử là 1” theo công thức: 2/3 của 1/n là
1/2n + 1/6n. Chẳng hạn: 2/3 của 1/3 bằng 1/6 + 1/18 còn 2/3 của 1/9 bằng 1/18 +
1/54.
+ “qui tắc lấy 1/3 của một phân số mà tử là 1” theo công thức: 1/3 của 1/n là
1/4n + 1/12n. Chẳng hạn: 1/3 của 1/5 là 1/20 + 1/60 còn 1/3 của 1/8 bằng 1/32 +
1/96.
Các qui tắc trên cũng được vận dụng vào phép chia. Chẳng hạn phép chia 16
cho 3 được thực hiện như sau:
3. Đại số Cổ Ai Cập
Trong papirut Matscova còn lưu lại một bài toán có cách giải số học hoặc cách
giải phương trình tuyến tính dạng x + ax = b hay dạng x + ax + cx = b.
Bài toán số 40 là một ví dụ chứng tỏ họ biết cấp số cộng: “Chia 100 cái bánh
cho 5 người sao cho 1/7 số bánh của 3 người đầu bằng phần bánh của 2 người còn lại.
Hỏi phần bánh của người này khác phần người tiếp theo là bao nhiêu?”.
Cách giải như sau: Giả sử phần bánh của người này khác phần bánh của người
tiếp theo là 5.1/2 cái. Khi đó nếu người thứ nhất có 1 cái bánh thì phần bánh của các
người liên tiếp nhau là 6.1/2, 12, 17.1/2; 23 (tổng số bánh là 60) như vậy cần thêm 40
cái bánh nữa (tức 2/3 của 60) mới được 100,… và họ thêm vào phần từng người 2/3
phần nữa và được kết quả.
Bài toán số 79 trong papirut là một ví dụ về cấp số nhân.
4. Hình học Cổ Ai Cập
Phần lớn các bài toán hình học được ghi trong papirut là các bài toán tính diện
tích các hình phẳng và thể tích các khối.
Bài toán số 14 (đã nêu ở trên) ghi cách tính thể tích hình chóp cụt có đáy là
hình vuông.
Ngày nay, ta sử dụng công thức V = h(a 2 + b2 + ab)/3 nhưng thời đó không
hiểu người Cổ Ai Cập đã lí luận thế nào mà đạt được kết quả như vậy.
Ngoài ra có bài toán số 10 là ví dụ cổ nhất về tính diện tích mặt cong.
Trong ngôi mộ cổ vua Ai Cập Seti đệ nhất (vào thế kỉ thứ XIII TCN) người ta
thấy trên tường phòng ngủ của vua có vẽ hai hình đồng dạng. Có lẽ người Cổ Ai Cập
đã có một số hiểu biết về tính đồng dạng.
Nhà sử học Hê – rê – đốt (sống vào khoảng 2500 năm trước) khi viets về phát
sinh hình học đã ghi lại: “Xêđôtơric, nhà vua Ai Cập, chia đất thành từng mét, rút
thăm chia đất của dân Ai Cập, tùy diện tích mảnh đất mà thu thuế. Nếu nước sông
Nin tràn lên mảnh đất nào thì chủ mảnh đất ấy gặp vua và báo cáo công việc xảy ra.
Bấy giờ vua phải phái thợ đến đo lại và nếu diện tích mảnh đất ấy giảm đi thì hạ thuế
xuống, do đó môn hình học xuất hiện ở Ai Cập và từ Ai Cập tràn qua Hi Lạp.
Như vậy, ở thời kì này, khoa học nói chung và toán học đã phát triển đến một
trình độ khá cao ở Ai Cập.
3.2. Toán học Babilon
Nền văn minh Babilon bao gồm nền văn minh của các dân tộc đã từng sống
trên mảnh đất Lưỡng Hà là vùng đất giữa sông Tigre và sông Euphrate, nghĩa là
thuộc vùng đất của Iran, Irac, Xiri ngày nay. Người ta đã tìm thấy vết tích kinh thành
Babilon cổ cách thủ đô Bát Đa của Irac 160 km về phía đông nam. Babilon là trung
tâm văn hóa vào khoảng từ năm 2000 đến 550 năm TCN. Ở đây, toán học cổ đại đã
từng một thời huy hoàng.
Ngày nay, sự hiểu biết của chúng ta về thời kỳ huy hoàng này nhờ công việc
khai quật ở thế kỷ thứ XIX. Còn lưu lại của các quốc gia đó gần nửa triệu cổ vật bằng
đất sét nung, trên đó có ghi chữ bằng mũi dao. Trong số đó có trên 300 mảnh có ghi
dấu vết toán học của người xưa và hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng ở Pari, Beclin
và ở một số trường đại học, khoảng 100 bảng có lời văn với nội dung toán học và
khoảng 200 bảng toán học không có lời văn.
Nếu so sánh các cổ vật bằng đất sét nung này với papirut của người Ai Cập hay
những thanh tre của người Trung Quốc xưa thì cổ vật bằng đất sét nung bền hơn. Phải
đợi đến giữa thế kỉ thứ XX, nhờ sự đóng góp của nhà khảo cổ người Pháp, Thureau
Dangin, và nhà nghiên cứu người Đức Otto Neugebauer, những công trình toán học
cổ nói trên mới được làm sáng tỏ dần. Về sau, nhờ thêm sự cố gắng giải mã của các
nhà khoa học như Grotenfen và Rawwlinson người ta đã khám phá ra vốn hiểu biết
của các dân tộc sống trên mảnh đất Lưỡng Hà có nền văn minh Babilon độc đáo này.
1. Số học Babilon:
Để giúp cho việc tính toán, người Babilon lập các bảng nhân:
- Khi nhân các số lớn, người ta dùng bảng nhân để tìm các tích riêng, sau đó
cộng lại.
- Phép chia được thực hiện nhờ bảng các số nghịch đảo (a:b = a.1/b).
Ta hãy xem bảng nhân với 9 dưới đây. Theo bảng này, ta thấy sáng kiến của
người xưa thể hiện từ hàng thứ bảy trở đi về cách ghi số. (Người Babilon sử dụng hệ
thống ghi số cơ số 60 một cách không tuyệt đối).
Bảng nhân với 9
Ngoài bảng nhân và bảng nghịch đảo, người Babilon còn dùng bảng bình
phương các số nguyên, bảng lập phương, bảng căn bậc hai, bảng các số dạng n 3 + n2.
Trong nhiều bài toán, có phép chia phần theo tỉ lệ, lãi phần trăm, … nói chung người
Babilon đã biết áp dụng vốn kiến thức số học của mình vào việc buôn bán, sinh hoạt
hàng ngày.
2. Đại số Babilon
Người Babilon đã biết đặt bài toán đại số và giải theo cách riêng vì họ chưa
biết sử dụng có hệ thống các kí hiệu đại số.
Ví dụ bài toán: “Tìm chiều dài một cạnh của hình vuông cho biết diện tích của
nó trừ đi chiều dài của một cạnh thì bằng 870”. Ngày nay, ta dễ dàng đặt phương
trình x2 – x = 870 và tìm ra kết quả 30. Cách giải của người Babilon thì phức tạp hơn
nhưng cũng ra kết quả 30.
Nhà toán học Vande Vacsden (người Đức) đã phân loại các phương pháp giải
toán trong một số bảng đất sét Babilon và đi đến kết luận rằng các phương pháp đó
tương đương với phương pháp giải mười loại phương trình và hệ phương trình sau
đây:
- Phương trình một ẩn: ax = b; x 2 = a; x2 + ax = b; x2 – ax = b; x3 = a;
x2(x+1)=a.
- Hệ phương trình hai ẩn: x + y = a, xy = b; x – y = a, xy = b; x + y = a, x 2 + y2
= b ; x – y = a, x2 + y2 = b .
Ví dụ với hệ phương trình x2 + y2 = 21,15, y = 6x/7 người Babilon đã thay
phương trình 2 vào phương trình 1 và có kết quả.
Ở phòng lưu trữ của trường đại học Yale (Mĩ) ta còn đọc được dạng hệ phương
trình sau của người Babilon xy = a , mx2/y + ny2/x + b = 0
Khi giải hệ này, họ đưa về một phương trình bậc 6 nhưng có dạng trùng
phương đối với x3.
Khi khai quật ở Suse (Iran) người ta đã tìm thấy những cổ vật chứng tỏ người
Babilon đã biết giải phương trình bậc 8 dưới dạng toàn phương đối với x4.
Neugebauer đã phát hiện rong bộ sưu tập ở Louvre (Phap) một tài liệu từ thời
vua Nabuchodonosor (vua Babilon từ năm 605 đến 562 TCN) trong đó có ghi hai
chuỗi số lí thú : 1 + 2 + 22 + 23 + … + 29  = 29 + 29 – 1
1 + 22 + 32 + … + 102 = [1(1/3) + 10(2/3)]55 = 385
Chứng tỏ người Babilon đã biết tính tổng của cấp số cộng và các tổng dạng:
1 + 2 + 22 + 23 + … + 2k  và 1 + 22 + 32 + … + k2
Người Babilon đã dùng một quy trình hữu hiệu để tính căn bậc hai của một số
nguyên. Qui trình này tiếp diễn vô tận và cho kết quả gần đúng. Di vật ở trường đại
học Yale ghi kết quả gần đúng của căn bậc hai của 2 bằng 1 + 24/60 + 51/602 +
10/603 = 1,414213
Người Babilon cũng tính được (a + b)2 = a2 + 2ab + b2; (a = b)(a – b) = a2 – b2.
Người ta cho rằng sở dĩ người Babilon đạt được thành tựu cao về đại số vì họ
biết dựa vào số học.
3. Hình học Babilon
Năm 1945, O. Neugebauer và Sat-xơ đã công bố kết quả của việc đọc bảng
Plimton 322. Đó là bảng đất sét nung được đánh số 322 trong bộ sưu tập cổ vật của
trường đại học Columbia (Mĩ). Lối viết trong đó là lối viết rất cổ vào khoảng 1900 –
1600 TCN, vì thế việc giải mã thật công phu. Kết quả giải mã cho ba cột số sau:
I II III
120 119 169
3456 3367 4825
4800 4601 6649
13500 12709 18541
… … …
Ban đầu người ta chưa hiểu mối liên hệ giwax ba cột số này. về sau thì thấy
169 = 1192 + 1202.
2

Bảng này liệt kê những tam giác vuông có cạnh là các số nguyên, tức bộ ba số
x, y, z thỏa mãn x2 + y2 = z2. Việc xây dựng lại phương pháp lựa chọn các số này có
lẽ đưa đến công thức x = p2 – q2, y = 2pq, z = p2 + q2 mà trong số luận gọi là công
thức Điôphăng.
Kiến thức hình học của người Babilon có thể là cao hơn người Cổ Ai cập, vì
còn có khái niệm sơ bộ về đo góc và các hệ thức lượng giác. Tuy vậy, về căn bản
cũng chỉ gồm các phép tính diện tích các đa giác và thể tích các hình đa diện thông
thường trong hình học sơ cấp. Họ đã biết định lý Pitago, định lý Talet và định lý
“Đường vuông góc hạ từ đỉnh của một tam giác cân cạnh đối diện thì chia cạnh ấy
thành hai đoạn thẳng bằng nhau”. Diện tích hình tròn được tính theo công thức S =
C2/12 (dùng pi = 3)
Họ cũng trình bày phương pháp tính gần đúng thể tích các hình bằng cách lấy
giá trị trung bình của các kích thước một cách độc đáo. Phát triển các kiến thức về
thiên văn và tam giác lượng như lập các tỉ số thực nghiệm về thiên văn, bảng tỉ số
lượng giác, …
Nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý và thích thú tính chất thuật toán trong các tài
liệu toán Babilon, nhưng cũng có người đánh giá những thành tựu toán Babilon một
cách khiêm tốn hơn.
Những kiến thức toán học Babilon được truyền sang Hi Lạp và các quốc gia ở
Cận đông vào khoảng thế kỉ VII TCN và có thể là đã được kế thừa ở đây cho mãi đến
khoảng năm 300 TCN; Từ đó toán học phát triển sang giai đoạn 2 (toán sơ cấp)
IV. Kết luận về giai đoạn phát sinh toán học
Quá trình tích lũy một số lớn các sự kiện toán học cụ thể dưới dạng phương
tiện tính toán số học, phương pháp xác định diện tích và thể tích, phương pháp giải
một số bài toán, … đã diễn ra lâu dài và khác nhau. Sự tích lũy các kiến thức về số
cũng như về hình học đã tạo ra những tiền đề cho sự hình thành các kĩ thuật toán học:
a) Khả năng chuyển từ việc nghiên cứu trên các vật cụ thể sang việc nghiên
cứu trên các hình ảnh thu gọn, trên sơ đồ và kí hiệu của chúng. Về sau điều này đưa
đến sự phát triển hệ thống ghi số và các phép dựng hình.
b) Biết thay thế những bài toán cụ thể bằng những bài toán có dạng tổng quát
hơn, giải theo những qui tắc xác định, bao gồm một loại các trường hợp riêng. Đây là
những hình thức đầu tiên tạo nên những thuật toán và các phép tính có liên quan.
Chỉ khi nào các tiền đề trên đã phát huy tác dụng một cách rõ rệt và trong xã
hội có một lớp người biết sử dụng một số nhất định những phương tiện toán học, thì
lúc đó mới có căn cứ để nói rằng: đã bắt đầu trở thành một khoa học độc lập.
Giai đoạn phát sinh toán học kết thúc khi toán học đã tích lũy đủ điều kiện để
có thể trở thành một khoa học độc lập.

You might also like