You are on page 1of 519

'NG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HI
MGT.0000000226 KHOATHỐNG KÊ
Dông chủ biên: PGS. TS. TRAN NGỌC PHÁC - TS. TRAN THỊ KIM THU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ QUỐC DÁN
KHOA THỐNG KÊ
PGS. TRẰN NGỌC PHÁC - TS. NGUYÊN THỊ KIM THU

G I Á O T R Ì N H

L Ý T H U Y Ế T T H Ố N G K Ê

TRƯỜNGMỈRTẾ&QT.KD

n ơ m i ư O N

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG KẺ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
LÒI NÓI ĐẨU

Lý thuyết thống kê là môn học cơ sở của sinh viên tất cả


các chuyên ngành khối kinh tế. Môn học đã được xuất bản
thành bài giảng và giáo trình nhiều lần. Lần này "Giáo trình
Lý thuyết Thống kê" được biên soạn trên cơ sở tiếp thu
những nội dung và kinh nghiệm giảng dạy môn Lý thuyết
Thống kê trong nhiều năm qua, những ý kiến của Hội đong
thẩm định giáo trình của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
và Hội đồng khoa học Khoa Thốn" kẽ.
Giáo trình này nhựm phục vụ giảng dạy và học tập của
giáo viên uà sinh viên chuyên ngành Thống kẽ - Khoa Thống
kê - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đồng thời là tài liệu
học tập và tham khảo cho sinh viên của tát cả các chuyên
ngành khác và là tài liệu tham khảo cho tất cả những người
quan tâm đến lĩnh vực thống kê.
Giáo trình này do PGS. TS. Trần Ngọc Phác và TS. Trần
Thị Kim Thu làm đồng chủ biên. Tham gia biên soạn gồm có:
- PGS. TS. Trần Ngọc Phác biên soạn chương V VII vin X
- TS. Trần Thị Kim Thu biên soạn chương HI Tự VI
- TS. Phạm Đại Đồng biên soạn chương ì li
- Thạc sĩ Nguyễn Hữu Chi biên soạn chương ĨX
- GS, TS. Phạm Ngọc Kiểm và Thạc sĩ Trần Thỉ Bích
biên soạn chương XI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Mặc dầu đã có rất nhiều cố gắng song không thê tránh
khỏi những thiếu sót uà hạn chế nhất định, tập thể tác giả rát
mong nhận được những ý kiên đóng góp cùa bạn đọc đê lãn
xuảt bản sau sẽ hoàn thiện hơn.

TẬP THỂ TÁC GIẢ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương ì
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỀ" T H Ố N G KÊ H Ọ C

ì. ĐỐI TƯỢNG CửA THỐNG KÈ HỌC

1.1. Sơ lược lịch sử phát triển và vai trò của thống


kê trong đời sông xã hội
Thống kê học ra đời, phát triển từ nhu cầu thực tiễn của
xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội có lịch sử
lâu dài nhất. Đó là một quá trình phát triển không ngừng từ
đòn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành lý luận khoa
học và ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập.
Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết chú ý tới việc đăng
ký, ghi chép và tính toán số'người trong bộ tộc, số súc vật, sô
người có thê huy động phục vụ các cuộc chiến tranh giữa các
bộ tộc, số người được (.ham gia ăn chia phân phối của cải thu
được... Mặc dù việc ghi chép còn rất giàn đơn với phạm vi
hẹp, nhưng đó chính là nhũng cơ sở thực tiễn ban đầu của
thống kê học. Trong xã hội phong kiến, hầu hết các quốc gia ở
châu Á châu Âu đều có tổ chức việc đăng ký, kê khai về số
dân. về ruộng đất, tài sản... với phạm vi rộng hơn, cọ tính
chất thống kê rõ hơn. Tuy nhiên, các đăng ký này còn mang
tính tự phát, thiếu khoa học. Thống kê đã có một bưâc phát
triển quan trọng, nhưng van chưa thực sự hình thành một
môn khoa hoe dóc lập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Sự ra đòi và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản
xuất tù bản chủ nghĩa đòi hỏi các nhà khoa học phải
nghiên cứu lý luận cũng như phương pháp thu thập, tính
toán và phân tích về mặt lượng các hiện tượng kinh tế - xã
hội. Năm 1660, nhà kinh tế học người Đức; H. Conhring
(1606-1681) đã giảng về phương pháp nghiên cứu hiện
tượng xã hội dựa vào các số liệu điều tra cụ thể. Năm 1682,
VVilliam Petty (1623 - 1687), nhà kinh tế học người Anh đã
xuất bản cuốn "Số học chính trị". Đáy là tác phẩm có tính
phân tích thông kê đầu tiên, trong đó tác giả nghiên cứu các
hiện tượng xã hội bằng cách tổng hợp và so sánh các con sô'.
Kark Mark đã gọi William Petty là người sáng lập ra món
thống kê học'". Năm 1750, giáo sư người Đức G. Achemvall
(1710 - 1772), lần đầu tiên dùng danh từ "Statistik" để chì
phương pháp nghiên cứu nói trên và quan niệm đó là môn
học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt qua các số liệu
thu thập được.
Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên trong
thế kỷ thứ XVIII, đặc biệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất
và thống kê toán đã cóảnh hưởng lỏn đến sự phát triển của
thống kê học. Kể từ đó, thống kẽ có sự phát triển rất mạnh
mẽ và ngày càng hoàn thiện, gắn liền vối tên tuổi của nhiều
nhà toán học - thống kê học nổi tiếng, như: M.v. Lomonoxop
(Nga, 1711 - 1765); A. Quetelet (Bì, 1796 - 1874); Laplace
(Pháp, 1749 - 1827); ì. Fisher; W.M. Pearsons, w. Far (Anh,
1807 - 1883)...
Kê từ khi ra đời, thống kê ngày-càng đóng vai trò quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


trọng trong đòi sống xã hội. Thông qua việc phát hiện, phản
ánh những quy luật về lượng của hiện tượng, các con số
thông kê giúp cho việc kiêm tra, giám sát, đánh giá các
chương trình, kế hoạch và định hướng sự phát triển kinh tế-
xã hội trong tương lai. Do vai trò quan trọng của thông kê,
nên V. ì. Lê - nin đã khẳng định rằng "thống kê kinh tế - xã
hội là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức
xã hội"'".
Ngày nay, thống kê được coi là một trong những còng cụ
quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin
thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời
phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo
tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xảy dựng kê
hoạch phát triển kinh tê - xã hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng
thòi, các con số thông kê cũng là những cơ sở quan trọn?
nhất để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các kẽ
hoạch, chiến lược và các chính sách đó. Trên giác độ quản lý
vi mô, thõng kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu
thông tin thống kê của các tó chức, cá nhân trong xã hội, mà
còn phải xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích
đánh giá về mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội cùa các
tô chức, đơn vị.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của
thống kê cho thấy: Thông kẽ học là một môn khoa học xã hội.
Tuy nhiên, khác với các môn khoa học xã hội khác, thống kê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất cùa hiện tượng, mà
nó chì phản ánh bản chất, tính quy luật của hiện tượng
thông qua các con số, các biểu hiện về lượng của hiện tượng.
Điều đó có nghĩa là thống kê học phải sử dụng các con số về
quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh, trình độ
phát triển, trình độ phổ biến... của hiện tượng để phàn ánh,
biêu thị bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu
trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Như vậy các con số
thống kê không phải chung chung, trừu tượng, mà bao giò
cũng chứa đựng một nội dung kinh tế, chính trị, xã hội nhất
• định, giúp ta nhận thức được bản chất và quy luật của hiện
tượng nghiên cứu.
Theo quan điểm của triết học. chất và lượng là hai mặt
không thể tách rời của mọi sự vật, hiện tượng, giữa chúng
luôn tồn tại mối liên hệ biện chứng vói nhau. Trong môi quan
hệ đó, sự thay đổi về lượng quyết định sự biến đổi về chất.
Quy luật lượng - chất của triết học đã chỉ rõ: Mỗi lượng cụ
thể đều gắn vối một chất nhất định, khi lượng thay đổi và
tích lũy đến một chừng mực nhất định thì chất thay đổi theo.
Vì vậy, nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp cho việc
nhận thức bản chất của hiện tượng. Có thể đánh giá thành
tích sản xuất của một doanh nghiệp qua các con số thống kê
về tông sô sản phẩm làm ra, giá trị sản xuất đạt được, tỳ lẽ
hoàn thành kê hoạch về sản xuất, giá thành đơn vị sàn
phẩm, năng suất lao động và thu nhập của người công
nhân...
Tuy nhiên, để có thể phản ánh được bàn chất và quỵ luãt
phát triển của hiện tượng, các con số thống kẽ phải được táp
hợp, thu thập (.rên một số lớn các hiện tượng cá biệt. Thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt như một thể hoàn
chỉnh và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu. Mặt lượng của
hiện tượng cá biệt thường chịu tác động của nhiều yêu tố,
trong đó có cả những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên. Mức độ
và chiều hướng tác động của từng yếu tố này trên mỗi hiện
tượng cá biệt rất khác nhau. Nếu chỉ thu thập số liệu trên
một số ít hiện tượng thì khó có thể rút ra bản chất chung cua
hiện tượng, mà nhiều khi người ta chỉ tìm thấy những yếu tố
ngẫu nhiên, không bản chất. Ngược lại, khi nghiên cứu trên
một số lân các hiện tượng cá biệt, các yếu tố ngẫu nhiên sẽ bù
trừ, triệt tiêu nhau và khi đó, bản chất, quy luật phát triển
của hiện tượng mỏi được bộc lộ rõ. Chẳng hạn, nghiên cứu
tình hình sinh đẻ trong một tổng thể dân cư, ta thây có nhiều
cặp vợ chồng sinh toàn con trai, ngược lại cũng có nhiều gia
dinh chỉ có con gái. Nếu nghiên cứu trên một số ít gia đình
có thể thấy số bé trai được sinh ra nhiều hơn số bé gái hoặc
ngược lại. Nhưng khi nghiên cứu trong cả tông thể dán cư
vối một số lớn cặp vợ chồng, những trương hợp sinh toàn con
trai sẽ bị bù trừ bởi những cặp sinh toàn con gái. Khi đó quy
luật tự nhiên: số sinh trai và số sinh gái xấp xỉ bằng nhau
theo tỷ lệ khoảng 103 • 104 bé trai trên 100 bé gái mới được
bộc lộ rõ.
Hiện tượng số lớn trong thống kê được hiểu là một tập
hợp các hiện tượng cá biệt đủ bù trừ, triệt tiêu tác động của
các yếu tố ngẫu nhiên. Giữa hiện tượng số lớn (tổng the) và
các hiện tượng cá biệt (đơn vị tổng thể) luôn tồn tại mối quan
hệ biện chứng. Muốn nghiên cứu tổng thể, phải dựa trên cơ
sở nghiên cứu ^từng đơn vị tổng thể. Mặt khác, trong qua
trình phát triển không ngừng của xã hội, luôn nảy sinh
""~ -
u i A f , M n ơ
- "hững điển hình tiên tiên hoặc
r ắ h i ê t m ớ l

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


lạc hậu. Sự nghiên cứu các hiện tượng cá biệt nàv sẽ giúp cho
sự nhận thức bàn chất của hiện tượng đầy đủ, toàn diện và
sâu sắc hơn. Vì vậy trong thống kê, nhất là thống kê kinh tế -
xã hội, người ta thường kết hợp nghiên cứu hiện tượng số lớn
với việc nghiên cứu hiện tượng cá biệt.
Đôi tượng nghiên cứu của thống kê học bao giờ cũng tồn
tại trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Trong điếu
kiện lịch sử khác nhau, các đạc điểm về chất và biểu hiện về
lượng của hiện tượng cũng khác nhau, nhất là vói các hiện
tượng kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, trình độ hiện đại hóa, một
trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao
động của người công nhân, lại rất khác nhau giữa các doanh
nghiệp. Ngay trong cùng một đơn vị, cũng lại có thể khác
nhau giữa các giai đoạn, các thời kỳ,... Thậm chí, giữa các bộ
phận trong cùng một đơn vị, nhiều khi cũng tồn tại những
khác biệt đáng kể. Vì vậy, các con số về năng suất lao động
của người công nhân trong từng doanh nghiệp, từng thời ky
khác nhau cũng có ý nghĩa khác nhau. Như vậy khi sử dụng
các số liệu thống kê phải luôn gắn nó trong điều kiện thời
gian, địa điểm cụ thể của hiện tượng mà số liệu phản ánh.
Từ các phân tích trên, có thể rút ra kết luận: Đối tượng
nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong sự liên hê
mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn trong điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

li. CÁC KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ

2.1. Tông thê thông kê


Tổng thể thống kê là một khái niệm quan trọng của
thống ké học. Nó giúp ta xác định rõ phạm vi cùa hiện tượng

10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


đang là đối tượng của một nghiên cứu thống kê cụ thê nào
đó. Như vậy, tổng thể thống ké là hiện tượng số lớn, bao
gồm những dơn vị, hoặc phần tủ cấu thành hiện tượng,
cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng.
Các đơn vị, phần tử tạo nên hiện tượng được gọi là các đơn vị
tông thê.
Như vậy. muốn xác định được một tổng thể thống ké, ta
can phái xác định được tất cà các đơn vị tông thể của nó,
Thực chất của việc xác định tông thể thống kê là việc xác
định các đơn vị tống thể.
Trong nhiều trường hợp, các đơn vị của một tông thể
được biêu hiện một cách rõ ràng, dễ xác định. Ta gọi đó là
tông thê bộc lộ. Vi dụ như số nhân khẩu của một địa phương,
sô xe máy được cấp đăng ký trong một tháng... Ngược lại,
một tông thê mà các đơn vị của nó không được nhận biết một
cách trực tiếp, ranh giới của tông thê không rõ ràng được gọi
là tỏng thê tiềm ân. Loại này thường gặp nhiều trong lĩnh vực
xã hội, vi 'dụ: Tông thể những người say mê nhạc cô điên
tông thể người mê tín dị đoan... Việc phân chia này có liên
quan trực tiẽp đôn việc xác định tông thể. Thông thường, việc
xác định các đơn vị của một tông thể bộc lộ không gặp nhiêu
khó khăn do chúng được định nghĩa rõ ràng, có ranh giới xác
định vói các đơn vị khác. Trong khi đó, việc tìm được đầy đủ
chính xác các đơn vị của một tông thể tiềm ẩn lại gặp nhiều
khó khăn hơn do không có sự phân biệt rạch ròi, chuẩn xác
giữa chúng voi các đơn vị không thuộc tông thể. Vì vậy việc
nhầm lẫn, bò xót cấc đơn vị trong tống thể dễ xảy ra.
Nếu xét theo mục đích nghiên cứu, ta có thể phản biệt
hai loại tống thể. Tông thê đồng chất bao gồm những đơn vi
có cùng chung những đặc điểm chù yếu có liên quan đến mục

11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


đích nghiên cứu. Tổng thể không đồng chất bao gồm những
đơn vị khác nhau về loại hình, khác nhau về những đặc điểm
chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Sự phân chia
này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tính đại
diện của các thông số thống kê tinh được. Các thông số này
chỉ có ý nghĩa, đảm bảo tính đại diện khi dược tính ra từ một
tông thê đồng chất. Nếu chúng được tính ra từ một tông thê
không đồng chất thì ý nghĩa, tính đại diện cùa chúng cho
tông thê giảm đi rất nhiều, thậm chí không sử dụng được. Ví
dụ, khi nghiên cứu về thu nhập, ta thường sử dụng thông số
thống kê là "thu nhập trung bình". Tuy nhiên thu nhập
trung bình chỉ có ý nghĩa và cũng chì đảm bảo tính đại diện
khi dược tính ra từ một tông thể chỉ bao gồm những người có
cùng chung những điều kiện làm việc, tính chất công việc,
như những người nóng dân, những thương nhân... Nếu ta
trộn cả nông dân và thương nhân lại với nhau, thì ý ní*hĩa
tính đại diện của "thu nhập trung bình" đã giảm đi rất
nhiều.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt tổng thể chung bao
gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu; tổng thể
bô phân chỉ chứa đựng một phần cùa tổng thổ chung
Trong thực tế thống kê, nhiều khi ranh giới của tổnc thể
còn có chỗ mập mờ, khó xác định chính xác, người ta phải
quv ưâc một số loại đơn vi nào đó được đưa vào tông thể mót
sô khác không được tính là đơn vị tông thể.
2.2. Tiêu thức thống kê
Các đơn vị tổng thể thường có nhiều đặc điểm khác
nhau. Ví dụ, mỗi người dân trong tổng thể dân cư có các đác
điểm như độ tuổi, giới tính, trình độ vãn hóa, nghề nghiép..

12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong nghiên cứu thống kê, người ta chỉ chọn ra một số đặc
điểm để nghiên cứu. Các đặc điểm này được gọi là tiêu thức
thống kê. Như vậy, tiêu thức thống kê là một khái niệm chi
đặc điểm của các đơn ui tổng thể được chọn ra đê nghiên cứu.
Tiêu thức thống kê đươc chia thành hai loại, tùy theo
cách biêu hiện của nó.
• Tiêu thức thuộc túm. ba loại tiêu mức không được biểu
hiện trực tiếp bằng con số, mà các biểu hiện của nó được
dùng đê phản ánh loại hoặc tính chất của các đơn vị tông thê.
Ví dụ: Giới tính, dàn tộc, thành phần kinh tê... Giới tính có
hai biêu hiện: nam và nữ. Các biếu hiện nà}' được dùng đê
chỉ rõ người này là nam giới, còn người kia là nữ giới.
• Tiêu thức số lượng: Là loại tiêu thức có biêu hiện trực
tiếp bàng con số. Đây là những con sô phản ánh đặc trúng có
thể cân, đong, đo, đếm được của từng đơn vị tông thể. Ví dụ:
Chiều dài của cây cầu, số nhân khau trong gia đình, tiền
lương tháng của mỗi người lao động... Mỗi con số này được
gọi là một lượng biến. Các lượng biến chính là cơ sở để thực
hiện các phép tính thống kê, như: Cộng, trừ, nhân, chia,
trung bình, tỷ lệ...
Một tiêu thức chỉ có hai biêu hiện không trùng nhau trôn
một đơn vị tổng thể (ví dụ: Tiêu thức giới tính chỉ có hai biểu
hiện không trùng nhau là nam và nữ) được gọi là tiêu thức
thay phiên. Loại tiêu thức này có đặc điểm quan trọng là nếu
một đơn vị tổng thê nào đó đã nhận biểu hiện này thì không
nhận biểu hiện kia. Nói cách khác, xác suất để một đơn vị
tổng thể bất kỳ nhặn biểu hiện này bằng Ì, thì xác suất để nó
nhận biểu hiện kia sẽ bằng 0 (xác suất để một người bất kỳ

13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


là nam bàng Ì, thì xác suất để người đó là nữ sẽ bàng 0). Vì
vậy, đây là loại tiêu thức có nhiều ứng dụng trong thực tẽ.
Tiêu thức giúp xác định rõ từng đơn vị tổng thê cũng như
tông thể thống kê, nhờ đó ta có thể phàn biệt đơn vị này với
đơn vị khác, tông thể nàv vối tổng thể khác.
2.3. Chỉ tiêu thông kê
Đê biểu hiện rõ bàn chất, quy luật của hiện tượng, thống
kê phải tông hợp các đặc điểm về lượng thành những con số
của một sô lớn hiện tượng trong điều kiện thời gian, không
gian cụ thổ. Ta gọi đó là chỉ tiêu thống kẽ. Như vậy, chỉ tiêu
thống kè là những con số chỉ mặt lượng gắn với mặt chất của
hiện tượng số lớn trong điểu kiện thời gian, không gian cụ
thể.
Khoản 3, điều 3 Luật Thống kẽ (được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3
thõng qua ngày 17 tháng 6 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ
ngày OI tháng OI năm 2004) đã quy định cụ thể hơn: "Chỉ
tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bựng số của nó phản
ánh quỵ mỏ, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện
tương kinh tế- xã hội trong điều kiện không gian và thời gian
cụ thê"'".
Ví dụ: Tổng sàn phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam
nám 2004 theo giá thực tế là 715.307 tỷ đồng' '.
2

14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chỉ tiêu thống kê thường mang tính tổng hợp biêu hiện
mặt lượng của nhiều đơn vị, hiện tượng cá biệt. Do đó, chì
tiêu phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả các đơn
vị tông thê. Chì tiêu thống kê có khái niệm và mức độ. Khái
niệm có tên gọi, điều kiện thời gian và không gian. Múc độ
phản ánh quy mõ hoặc cường độ của hiện tượng với các loại
thang đo khác nhau.
IU. THANG ĐO TRONG THỐNG KẺ
Tùy theo tính chất của dữ liệu thông kê thu được, ta có
the sử dụng các loại thang đo khác nhau. Có bốn loại thang
đo chủ yếu sau:
3.1. Thang đo định danh
Thang đo định danh là loại thang đo sử dụng cho các tiêu
thức thuộc tính, mà các biểu hiện của dữ liệu không có sự
hơn kém, khác biệt về thứ bậc, không theo một trật tự xác
định nào như: Giới tính, khu vực địa lý, nghề nghiệp, tôn
giáo... Trong trường họp này, các biểu hiện cùng loại của tiêu
thức được đánh số giống nhau.
Ví dụ: Tiêu thức giới tính có hai loại nam và nữ và không
có trật tự nào giữa hai loại này; vì vậy Nam có thê được đánh
số là Ì và Nữ là 2 hoặc ngược lại.
Đặc điểm: Các con số không có quan hộ hơn kém, không
thực hiện dược các phép tính thống kẽ. Chỉ đếm được tần số
xuất hiện của từng biểu hiện.
3.2. Thang do thứ bậc
Loại thang đo này cũng được sử dụng cho các tiêu thức
thuộc tính, mà các biểu hiện của dữ liệu có sự hơn kém, khác

15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


biệt về thứ bậc. Vì vậy, ta có thế nói đây là thang đo định danh
nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém.
Ví dụ: trình độ thành thạo của người công nhân được
chia theo các bậc thợ Ì, 2, 3, 4,...; chất lượng sản phẩm được
chia thành sản phẩm loại ì, loại li, loại III...; đánh giá chất
lượng đào tạo trong nhà trường, ta chia học sinh thành các
loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... Sau đó lần
lượt gán các số Ì, 2, 3... cho mỗi biểu hiện. Những số này thê
hiện trật tự hơn kém giữa các biểu hiện của tiêu thức.
Thang đo này có ưu điểm là cho thấy sự khác biệt, sự
hơn kém giữa các biêu hiện của tiêu thức, nhưng sự hơn kém
đó không nhất thiết phải bằng nhau và không biết cụ thể là
bằng bao nhiêu. Do chưa biết được khoảng cách cụ thể giữa
các số, nên không thực hiện được các phép tính thống kê đối
vđi chúng, mà chỉ dựa vào đó để nói lên dặc trưng chung của
tông thê một cách tương đối căn cứ trên sự giải thích "lớn
hơn" hay "nhỏ hơn" mà thôi.
3.3. Thang đo khoảng
Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách
đêu nhau nhưng không có điểm gốc là 0. Ví dụ như thang đo
nhiệt độ không khí,...
Nếu ở thang đo thứ bậc, ta chỉ có thể so sánh sự hơn kém
về chất giữa các đơn vị theo một tiêu thức nào đó, thì thang
đo khoảng, nhờ có tiêu chuẩn đo được quy định chính xác ta
có thể đánh giá được mức độ hơn kém cụ thể về mặt lượng.
Do vậy, thang đo này luôn có đơn vị đo và được sử dụng cho
các tiêu thức số lượng. Từ đó, ta có thể thực hiện các phép
tính cộng, trừ, tính được các đặc trưng thống kê như trung
bình, phương sai, tỳ lệ.

16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hạn chế: Thang đo này không có điểm 0 trên thực tế, mà
chỉ có những điểm xác định các khoảng theo trật tự nào đó,
nếu có điểm 0 thì đó chỉ là quy ưốc. Ví dụ nhiệt độ không khí
đo theo độ c. Điểm 0°c chỉ là điểm quy ưốc tại đó nước đóng
băng. Do chưa có điểm gốc là số 0, nên không so sánh được tỷ
lệ giữa các trị sô đo.
3.4. Thang đo tỷ lệ
Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng vối giá trị 0 tuyệt đối
(một trị số thật) được coi như là điểm xuất phát của độ dài đo
lường trên thang. Do có điểm gốc 0, nên có thể giúp so sánh
được tỳ lệ giữa các trị số đo. Ví dụ: Các đơn vị đo lường vật lý
thông thường (kg, mét...), thu nhập, số con...
Đây là loại thang đo định lượng chặt chẽ nhất (có đơn vị
đo và giá trị 0 tuyệt đối). Với thang đo này, ta có thể thực
hiện được tất cả các công cụ toán thống kê để tính toán và
phân tích số liệu.
Theo tuần tự, thang đo sau có chất lượng đo lường cao
hơn thang đo trước, đồng thời việc xây. dựng thang đo cũng
phức tạp hơn. Hai loại đầu được sử dụng để.đo lường các dấu
hiệu định tính và được gọi là thang định tính."Hai loại sau là
thang định lượng. Song không phải lúc nào sử dụng thang đo
có chất lượng cao hơn là tốt hơn, mà phải tuy thuộc vào đặc
điểm của hiện tượng và tiêu thức nghiên cứu đê quyết định
sử dụng thang đo cho thích hợp.

IV. HOẠT ĐỘNG THỐNG KÊ VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN


CỨU THỐNG KÊ
Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là
thu thập những thông tin định lượng vế hiện tượng nghiên
IHXTU TÍ f. ÍYP VTĨI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó phát hiện
bàn chất, quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết được
một vấn đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất định của thực
tiễn. Tất cả các công việc đó đều được gọi là hoạt động thống
kê. Hoạt động thống kê thường được chia thành hai loại: hoạt
động thống kê nhà nưổc và hoạt động thống kê của các tổ
chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức nhà nước. ở Việt Nam,
"hoạt động thống kê nhà nước là điều tra, báo cáo, tổng hợp,
phân tích và công bố các thông tin phàn ánh bản chất và tính
quy luật của các hiện tượng kỉnh tế- xã hội trong điều kiện
không gian và thời gian cụ thể do cơ quan nhà nước tiến
hành""' và được điều chỉnh bởi Luật Thống kê.
Hoạt động thống kê nhả nước Việt Nam phải tuân theo 7
nguyên tắc cơ bản sau:' 21

(1) Đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác đầy
đủ và kịp thời.
(2) Đảm bảo tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vu
thống kệ.
(3) Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính
bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống ke và tinh so
sánh quốc tế.
(4) Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra
thống kê, các chế độ báo cáo thống kê.
(5) Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông
tin thống kê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


(6) Đảm bảo quyển bình đẳng trong việc tiếp cận và sử
dụng thông tin thống kê nhà nưốc đã được còng bố công khai.
(7) Những thông tin thống kê về từng tổ chức, cá nhân
chỉ được sử dụng cho mục đích tổng hợp thống kê.
Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc Ì là quan trọng
nhất. Nó liên quan đến tất cả các hoạt động thống kê, từ điều
tra, thực hiện chế độ báo cáo thống kẽ cơ sỏ, chế độ báo cáo
thông kê tổng hợp, đến phân tích và công bố thông tin thống
kẽ.
Ngoài ra, Luật Thống kê còn quy định 5 hành vi bị
nghiêm cấm trong hoạt động thống kê, như: Không thực hiện
hoặc càn trở việc thực hiện chế độ báo cáo, điều tra thống kế
tự thực hiện hoặc ép buộc người khác khai man, thông báo
sai thông tin, tiết lộ thông tin sai quy định; thực hiện các
hoạt động thống kê trái pháp luật...
Các hoạt động thống kê đều phải trải qua một quá trình
gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước công việc kế tiếp nhau, có
liên quan chặt chẽ vối nhau. Có thể khái quát quá trình này
bằng một sơ đồ hết sức đơn giản như sau:

Thu thập thõng tin Xử lý thông tin Diễn giải, phẫn tích thõng tin
(Điêu tra thống kê) (Tổna hợp thống ké) (Phân tích và dự đoán (hóng kẽ)
Điều tra thống kê.
Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học với
một kê hoạch thòng nhát việc thu thập, ghi chép nguồn tài
liệu ban đầu uể hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thề
vé thời gian, không gian.

.19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Như vậy, nhiệm vụ chù .yếu của giai đoạn này là thu
thập được đầy đủ thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
Người ta thường gọi đây là những thông- tin sơ cấp, hay
nguồn tài liệu ban đầu. Đây là giai đoạn khởi đầu rất quan
trọng. Có làm tốt giai đoạn này các thông tin, số liệu mỏi
được thu thập một cách trung thực, khách quan, chính xác,
đầy đủ và kịp thòi, tạo điểu kiện để thực hiện tốt các giai
đoạn tiếp theo. Để thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn này,
người ta thường vận dụng nhiễu hình thức tổ chức, nhiều
phương pháp điều tra khác nhau, tùy thuộc mục đích nghiên
cứu, nhu cầu thông tin, điều kiện cụ thể của người nghiên
cứu và đặc điểm cờ bản của hiện tượng nghiên cứu.
Tổng hợp thống kê.
Tổng hợp thống kẽ được hiểu là quá trinh tập trung,
chỉnh lý, hệ thống hóa các tài liệu thu được trong điều tra
thống kê để làm cho các đặc trứng riêng biệt cùa lừng đơn vị
điều tra bước đẩu chuyên, thành những thông tin chung của
toàn bộ hiện tượng nghiên cứu, làm cơ sờ cho việc phân tích
tiếp theo...
Do đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng
số lớn, phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị có những đặc điểm
khác nhau, nên việc tổng hợp thường được thực hiện đến
từng tổ, từng nhóm đại diện cho các loại hình khác nhau. Vì
vậy, phương pháp phân tô thống kê được coi là quan trọng
nhất của tổng hợp thống kê.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mê của công nghệ thông
tin đã làm cho tổng hợp thống kê càng có vai trò quan trọng.
phục vụ được nhiều yêu cầu của phân tích thống kê. Việc
tổng hợp bàng máy thay thế cho tổng hợp thủ công chẳng

20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


những rút ngắn được thời gian tổng hợp, nâng cao độ chính
xác của việc xử lý thông tin, mà còn đáp ứng đự££_các yêu
cầu khác nhau về thông tin. Tuv nhiên, muốn thực hiện được
việc tổng hợp bằng máy, cần phải xây dựng được chương
trình phần mềm nhập số liệu và xác định rõ phẩn mềm phân
tích sẽ sử dụng.
Phán tích và dự báo thống ké.
Phản tích uà dự báo thống kẽ được hiểu là việc nêu lẽn
một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện
tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện ạch
sử cụ thể qua các biểu hiện về lượng và tinh toán các mức dô
trong tương lai nhựm đưa ra những căn cứ cho quyết định
quàn lý.
Như vậy, phản tích và dự báo thống kê là biểu hiện tập
trung kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu thông kê.
Phân tích và dự báo thống kê giúp ta thấy rõ bản chất, quy
luật phát triển của hiện tượng trong quá khứ, hiện tại, giúp
tiên đoán được các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Đồng thời, nó còn giúp chì rõ mối liên hệ nội tại giữa các bộ
phận của tổng thể, mối liên hệ, tác động qua lại giữa hiện
tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan. Trên cơ sở
đó giúp ta có nhận thức đúng đắn về hiện tượng, tìm các
biện pháp thích hợp thúc đẩy hiện tượng phát triển theo
hưón" tốt nhất, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã
hội hiện tại.
Tuy nhiên, để phân tích và dự báo thống kê thực hiện
được nhiệm vụ của mình, mang lại những kết quả nghiên
cứu chính xác, cần phải chú ý một số yêu cầu cơ bản sau:

21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Thứ nhất: Phân tích và dự báo thống kẽ phải được tiên
hành trên cơ sỏ phân tích lý luận kinh tế - xã hội.
- Thứ hai: Phân tích và dự báo thống kê phải căn cứ vào
toàn bộ sự kiện thực tế và phải luôn đặt --húng trong môi liên
hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Không được bỏ qua
hay xom nhẹ bất kỳ một sự kiện nào, dù là nhỏ nhất
- Đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức khác
nhau, phải áp dụng phương pháp phân tích và dự báo khác
nhau, phù hợp với bản thân chúng, phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể. Không có phương pháp phân tích và dự
báo vạn năng, áp dụng cho mọi trường hợp.

V. TỔ CHỨC THỐNG KÊở VIỆT NAM

5.1. Hệ thống tổ chức thống kê nhà nướcở Việt Nam


Theo quy định của "Luật Thống kê" được Quốc hội nưâc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ
ngày OI tháng OI năm 2004 và Nghị định so 40/2004/NĐ-CP,
ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết
và hưâng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê, hệ
thống thống kê ở Việt Nam được tổ chức theo 2 hình thức: (i)
Thống kê nhà nước và (ii) Thống kê của các tổ chức, cá nhân
ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.
• Hệ thống tô chức thống kê nhà nước bao gồm:
Hệ thống tổ chức thống kẽ tập trung được tô chức theo
ngành dọc, gồm cơ quan thống kê trung ương và các cơ quan
thống kê địa phương, ở cấp Trung ương có cơ quan Tông cục
Thống kê. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có

22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


các Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục; Ở huyện, quận, thị xã,
thành phô thuộc tỉnh có Phòng Thống kê trực thuộc Cục
Thông kê tình. Những cơ quan này chịu trách nhiệm thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nướcỏ
từng cấp về mặt thống kê. Tại các xã, phường, thị trấn cũng
có cán bộ làm công tác thống kê chịu sự quản lý trực tiếp của
Uy ban nhân dân cùng cấp và sự hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Phòng Thống kê cấp huyện.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Tòa án nhân dân tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân tôi cao đều
phải có cơ quan (thường là Phòng Thống kê) thực hiện công
tác thống kê theo quy định của Luật. Cơ quan này do Thủ
trưởng các Bộ, cớ quan ngang Bộ... tổ chức và quyết định.
• Các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có tô chức thống kê
hoặc bô trí cán bộ làm công tác thống kê đặt dưới sự quản lý,
chì đạo trực tiêp của thủ trưởng đơn vị. Thống kê của các cơ
quan, đơn vị này có trách nhiệm tô chức thực hiện công tác
thòng kê phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ quan
đơn vị mình; gửi báo cáo tài chính cho Cục Thống kê tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sỏ của đơn vị;
thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống
kê nhà nước theo quy định. Để hoàn thành được các chức
nâng này, các đơn vị nói trên cũng phải bố trí nhân sự làm
nhiệm vụ thống kê trong đơn vị mình.
5.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thống kê
nhà nước Việt Nam
Nghị định số 101/2003/NĐ-CP, ngày 03 tháng 09 năm
2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


hạn và cũ cấu tổ chức của Tổng cục 'Thống kê đã quy định ro
chức nàng và nhiệm vụ của ngành Thống kê Việt Nam. Theo
đó, Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức
năng thực hiện một sô nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà
nước về thống kê; tò chức thực hiện hoạt động thông tó va
cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan,
tổ chức và cá nhân theo ouy dinh của pháp luật;...
Như vậy, hai chức năng chủ yếu của các cơ quan thông
kê nhà nước Việt Nam hiện nay là:
- Quản lý nhà nước về thống kê trong toàn bộ các hoạt
động kinh tê - xã hội của đất nước.
- Tổ chức thực hiện hoạt động thống kê, sản xuất và cưng
cấp thông tin thốnẹ kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ
chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 101/2003/NĐ-CP, ngày 03 tháng 09 năm
2003 của Chính phủ đã chi tiết hóa các nhiệm vụ này thành
22 nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan thông kê nhà
nưác. Trong đó, các nhiệm vụ chủ yếu có liên quan đến
nghiệp vụ thống kê là:
- Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về thống
kê, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thống kê...
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sờ, thống kê
tổng hợp, chướng trình điều tra thống kê...
- Chì đạo, hướng dẫn và thẩm định về chuyên môn thống
kê đối vối các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố...
- Tổ chức thu thập thông tin thống kê kinh tế - xã hội
xây dựng và quản lý cơ sỏ dữ liệu quốc gia về thông tin thống
kê kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Báo cáo Chính phủ các số liệu 'hống kê tổng hợp tình
hình thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các kê
hoạch nhà nước và các báo cáo phân tích, dự báo về tình hình
phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
• Công bố và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội
cho người sử dụng.

Ị, Tómỉẳí chương

Thống kê học ra đòi, phát triển từ nhu cầu thực tiễn của
xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội có lịch sử
lâu dài nhất. Đó ià một quá trình phát triển không ngừng từ
đơn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành lý luận khoa
học và nay đã trỏ thành một môn khoa học độc lập.
Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ
quản lý vĩ mô quan trọng. Đồng thời, thống kê còn^đáp ứng
nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã
hội, xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá
vi mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức,
đơn vị. Đối tương nghiên cứu của thống kê hoe là mặt
lương trong sư liên hê mát thiết vói mát chát của các
hiện tượng số lởn, trong diêu kiện thời gian và đìa
điểm cu thê.
Trong quá trình nghiên cứu thống kê, ta thường sử dụng
các khái niệm (i) Tông thế thông kê tó hiện tượng số lân,
bao gồm những đơn vị, hoặc phần tử cấu thành hiện tượng,
cần được quan sát, phân tích mặt lượng cùa chúng. Tông thể
thống kê được chia thành nhiều loại, như: Tổng thể bộc lộ.
thà in, tểraa thể đồng chất, tổng thể không đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chất... (li) Tiêu thức thống kê tò một khái niệm chỉ đặc
điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. Tùy
theo cách biểu hiện, tiêu thức thống kê được chia thành hai
loại: tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng (iii) Chỉ tiêu
thông kê tò những con số chỉ mặt lượng gắn với chất của
hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian không gian cụ
thê. Chỉ tiêu thống kê tổng hợp biểu hiện mặt lượng của
nhiều đơn vị, hiện tượng cá biệt. Do đó, nó phản ánh những
mối quan hệ chung của tất cả các đơn vị tổng thể.
Tùy theo tính chất của dữ liệu thống kê thu được, ta có
thể sử dụng các loại thang đo khác nhau. Có bốn loại thang
đo chủ yếu là: T hang đo định danh, thang đo thứ bậc,
thang đo khoảng và thang đo tỳ lệ.
Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là
thu thập những thông tin định lượng về hiện tượng nghiên
cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó phát hiên
bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết đươc
mỷt vấn đề- lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất định của thực
tiễn. Tất cả các công việc đó được gọi là hoạt động thống ke
ờ Việt Nam, "hoạt động thống kê nhà nước là điều tra báo
cáo, tổng hợp, phàn tích và công bố các thông tin phản ánh
bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế- xã hôi
trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do cơ quan
nhà nước tiến hành" " và được điểu chỉnh bải Luật Thong
1

kê. Hoạt động thống kê nhà nưốc Việt Nam phải tuân theo
7 nguyên tắc cơ bản. Trong đó, nguyên tắc Ì (đảm bảo tính
trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời) là
quan trọng nhất.

26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Các hoạt động thống kê đều phải trải qua một quá trình
gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, có liên quan chặt chẽ vối
nhau, từ điều tra thống kê đến tổng hợp thống kê và phân
tích, dự báo thống kê. Điều tra thống kê là việc tổ chức một
cách khoa học vãi một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi
chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong
điều kiện cụ thể về thòi gian, không gian. Nhiệm vụ chủ yếu
của giai đoạn này là thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết
cho việc nghiên cứu. Tổng hợp thống kê là quá trình tập
trung, chỉnh lý, hệ thống hóa các tài liệu thu được trong điều
tra thống kê để làm cho các đặc trưng riêng biệt của từng
đơn vị điều tra bước đầu chuyển thành những thông tin
chung của toàn bộ hiện tượng nghiên cứu, làm cơ sỏ cho việc
phân tích tiếp theo. Phân tích và dự báo thống kê là việc nêu
lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện
tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lốn trong điều kiện lịch
sử cụ thể qua các biểu hiện về lượng và tính toán các mức độ
trong tương lai nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định
quản lý.
Theo quy định của "Luật Thống kê" được Quốc hội nưốc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003 và Nghị định số
40/2004/NĐ-CP, ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ
quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Thống kê hệ thống thống kê ở Việt Nam được tổ chức theo 2
hình thức: (i) thống kê nhà nước và (ii) thống ké của các tô
chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.
Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước bao gồm: (i) Hệ
thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành
Hon trầm rét ni tan thống kê trung ương và các cơ quan thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


kê địa phương, (ii) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao đều phải có cơ quan thực hiện công tác thống kê theo
quy định của Luật.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang phải bố trí cán bộ
làm công tác thống kê để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị
mình và thực hiện chế độ báo cáo thống kê nhà nước theo
quy định.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích vai trò của thống kẽ trong quản lý nhà nước,
quản lý thông tin kinh tế - xã hội. Liên hệ với tình hình cụ
thể ở Việt Nam.
2. Phân tích đối tượng nghiên cứu của thống kê học.
3. Trình bày các khái niệm thường dùng trong thống kê.
Y nghĩa của các khái niệm này, cho ví dụ cụ thể. Phân biệt
hai khái niệm: Tiêu thức và chỉ tiêu thống kê. '
4. Trình bày các loại thang đo trong tbặ&g kê. Cho ví dụ
cụ thể về việc sử dụng các loại thang đo này trong thực tế.
5. Phân tích các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống
kê nhà nước ở Việt Nam.
6. Phân tích các nhiệm vụ chủ yếu, vai trò và những yêu
cầu của từng giai đoạn trong quá trình nghiên cứu thống kê.
7. Trình bày cơ cấu tổ chức thống kê ở Việt Nam. Chức
năng, nhiệm vụ chủ yếu của thống kê nhà nước Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương li
ĐIỂU TRA THỐNG KÊ

ì. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CửA ĐIỂU TRA THỐNG KÊ

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê


Nhiệm vụ chủ yếu của điều tra thống kê là thu thập được
đầy đủ thông tin cần thiết về hiện tượng nghiên cứu, làm cơ
sở cho việc tổng hợp và phân tích. Tuy nhiên, đối tượng của
thống kê thường là những hiện tượng số lân, phức tạp bao
gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau. Mặt khác, các hiện
tượng này lại luôn biến động theo thời gian và không gian
Do sự đa dạng, phong phú và phức tạp của đối tượng nghiên
cứu nên muốn đáp ứng được mục đích nghiên cứu, muốn giải
quyết được một vấn đề lý thuyết hoặc thực tế đả được định
trước đòi hỏi các cuộc điều tra thống kê phải được tô chức
một cách khoa học, có kế hoạch tập trung, thống nhất, có
chuẩn bị chu đáo theo những nguyên tắc khoa học nhất định.
Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo
một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài
liệu ban đầu uế hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thê
về thời gian, không gian.
Điều 3, Luật Thống kê của nước Cộng hòa xã hội chủ
'- VT
------ nghĩa: "Điều tra thống kê. là hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điểu tra"'".
Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với khái niệm nêu trên,
bởi lẽ phương án điều tra thống kê sẽ quy định rõ về mục
đích, ý nghĩa, toàn bộ quá trình tổ chức, điều kiện thời gian,
không gian... của cuộc điều tra. Tính khoa học, tính kế hoạch
của cuộc điều tra được thể hiện rõ trong phương án này.
Điều tra thống kê, nếu được tổ chức theo những nguyên
tác khoa học, chặt chẽ, sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu khác
nhau cả về lý thuyết cũng như thực tế đặt ra. Trưâc hết, tài
liệu do điều tra thống kê thu được là căn cứ tin cậy để kiểm
tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của từng đơn vị, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh
tế quốc dân. Thứ hai, điểu tra thống kê cung cấp những luận
cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện, tìm ra những yếu tố
tác động, những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng
nghiên cứu. Trên cơ sỏ đồ, tìm biện pháp thích hợp thúc đẩy
hiện tượng phát triển theo huống có lợi nhất. Thứ ba" những tài
liệu điều trạ thống kê cung cấp một cách có hệ thống còn là căn
cứ vững chắc cho việc phát hiện, xác định xu hưởng, quy luật
biến động của hiện tượng và dự đoán xu hướng biên động cua
hiện tượng trong tương lai. Trong quá trình điều hành, quan ly
kinh tế - xã hội, các tài liệu này giúp cho việc xây dựng các định
huống, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai
quản lý quá trình thực hiện các kế hoạch đó.
Theo cách thức tổ chức các hoạt động thống kê nhà nước
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay điểu

' Luật Thống kê và ... (Sách đã dai! trang M

30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tra thống kê được tổ chức thành hai cấp độ: Tông điêu tra
thống kê và điều tra thống kê.
Tông điểu tra thống kê đê thu thỆD những thông tin
thông kê cơ bàn, trên phạm vi cả nước theo chu kỳ dài, quy
mô lân, phạm vi rộng liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp,
có sử dụng lực lượng và kinh phí rất lớn. Các cuộc Tổng điều
tra dán số được tó chức theo chu kỳ 10 năm một lần là một ví
dụ điển hình thuộc loại này.
Điều tra thống kê được thực hiện đối với các tổ chức, hộ
gia đình và cá nhàn trong các trường hợp:
- Thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức
không phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê.
- Khi cần bô sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện
chê độ báo cáo thông kê.
- Thu thập thông tin từ các hộ hoặc cơ sỏ kinh doanh cá
thể, hộ gia đình, cá nhân.
- Thu thập thông tin thống kẽ khi có nhu cầu đột xuất.
1.2. Các yêu cầu cơ bản của diều tra thống kê
Muốn thực hiện được nhiệm vụ và các mục đích nghiên
cứu nói trên, điều tra thống kê cần đảm bảo được các yêu cầu
cơ bản của một hoạt động thống kê nói chung là: Trung thực,
khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời. Đây cũng chính là
những vấn đề được quy định rõ trong nguyên tắc thứ nhất -
nguyên tắc quan trọng nhất của hoạt động thống ké. Chúng
không chỉ là những y".u cầu cơ bản của điếu tra thống kê, mà
nó còn liên quan đèn tất cả các đối tượng áp dụng Luật Thống
kê, liên quan đến mọi hoạt. động thống kê, từ điều tra, thực
" <•"»<"'>Ig-kê cơ sở, chế độ báo cáo thống

31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


kê tổng hợp đến xử lý số liệu, phân tích và công bố các thõng
tin thống kê.
Yêu cầu trung thực được đặt ra cho cả người tố chức điều
tra và người cung cấp thông tin. Yêu cầu này đòi hỏi người
thu thập thông tin phải tuyệt đối trung thực, ghi chép đúng
những điều đã được nghe, được thấy. Ngay trong việc đặt câu
hòi cũng phải hết sức khách quan, không áp đặt ý muốn chủ
quan, thậm chí không được đưa ra những gợi ý có thể gây
ảnh hường đối vối người trả lòi... nhằm giúp thu được những
thông tin trung thực. Đối với người cung cấp thòng tin, yêu
cầu này đòi hỏi họ phải cung cấp những thông tin xác thực,
không được che dấu và đặc biệt nghiêm cấm việc khai man
thông tin...
Chính xác • khách quan trong điều tra thống kê nghĩa là
các tài liệu thu thập được phải phản ánh đúng đắn tình hình
thực tê khách quan của hiện tượng nghiên cứu. Điều này đòi
hỏi việc ghi chép phải được thực hiện một cách trùn"- thực
không được tùy tiện thêm bót, không được sao chép một cách
tùy hứng, không được suy luận, "sáng tạo" ra các con số theo
ý muôn chủ quan của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào
nhăm bất cứ mục đích nào. Đây được coi là yêu cầu cơ bản
nhất của điều tra thống kê. Tài liệu được điểu tra chính xác
mới có thể dùng làm căn cứ tin cậy cho việc tổng hợp phân
tích và rút ra kết luận đúng đắn về hiện trạng, các yêu tố
ảnh hường đến biến động của hiện tượng, đến quy luật xu
hướng biến động của nó. Chỉ có trên cơ sơ tài liệu được điêu
tra chính xác - khách quan mói có thể tính toán, lập ke hoạch
và quàn lý tốt các mặt, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc
dân. Chính yêu cầu này cũng lại trở thành một yếu tố cơ bản
quyết định chất lượng của công tác thốne kê-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Yêu cầu kịp thời của điều tra thống kẽ được hiểu theo hai
nghĩa. Trước hết, các tài liệu của điểu tra thống kê phải có
tính nhạy bén, phản ánh được mọi sự biến đổi của hiện tượng
nghiên cứu đúng lúc cần thiết, đúng lúc hiện tượng có sự
thay đổi về chất và phải phản ánh đầy đủ những bước ngoặt
quan trọng nhất trong sự biến đổi của hiện tượng mà ta cần
theo dõi. Tức là các tài liệu ghi chép được phải mang tính
thời sự. Thứ hai, thống kê phải cung cấp tài liệu phục vụ các
yêu cầu nghiên cứu đúng lúc cần thiết. Trong quản lý kinh
tê, yêu cầu kịp thời của điều tra thống kê giúp cho nhà quản
lý ra các quyết định, mệnh lệnh có tính chuẩn xác, mang lại
lợi ích kinh tê cao. Yêu cầu này cũng đòi hỏi việc cung cấp
thông tin phải đảm bảo đúng hạn theo quy định của phương
án điều tra.
Đầy đủ có nghĩa là tài liệu điều tra phải được thu thập
theo đúng nội dung cần thiết cho việc nghiên cứu hoặc đã
được quy định trong phương án điều tra. Đầy đủ cũng còn có
nghĩa là phải thu tháp thông tin đối với tất cả số đơn vị của
hiện tượng nghiên cứu, không được đếm trùng hay bỏ sót bất
kỳ một đơn vị nào. Trong các cuộc điều tra không toàn bộ thì
phải thu thập thông tin trên tất cả các đơn vị đã được quy
định. Tài liệu điều tra đầy đủ sẽ không những giúp cho việc
tông hợp, phân tích chính xác mà còn giúp cho việc đánh giá
phân tích hiện tượng nghiên cứu một cách chính xác, tránh
phiến diện, tránh đưa ra những kết luận phiến diện chủ
quan.
Ngoài ra, điều tra thống kê muốn phản ánh đúng bản
chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu cần phải dựa
~M (»A nv.tn nát rà lán Quan sát số lớn trong điều tra

33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thống kê có nghĩa là phải đảm bảo thu thập số liệu trên
nhiều đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt. Chì khi đó, các yếu tố
ngẫu nhiên mái bị bù trừ, triệt tiêu lẫn nhau, bản chất và
quy luật của hiện tượng mối được bộc lộ rõ qua tổng hợp và
phân tích thống kê. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất
định, nhất là với những điển hình tiên tiến, lạc hậu, điều tra
thống kê cũng có thể chỉ tiến hành trên một số đơn vị cá biệt,
nhưng các đơn vị này phải được lựa chọn và xem xét trong
mối quan hệ vối tổng thể nghiên cứu.

li. CÁC LOẠI ĐIỂU TRA THỐNG KÊ


Điều tra thống kê có nhiều loại khác nhau, tùy theo mục
đích nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều
kiện thực tế mà người ta có thể sử dụng loại nào cho phù hợp.
Sau đây là một số cách phân loại điều tra chủ yếu:
2.1. Điều tra thường xuyên và không thường xuyên
Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuôc điều
tra, ta có thể phân biệt hai loại điều tra thống kê: Điều tra
thường xuyên và điều tra không thường xuyên.
Điều tra thường xuyên là việc tiến hành thu thập ghi
chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu một cách
liên tục, có hệ thống và thường là theo sát quá trình nhát
sinh, phát triển của hiện tượng. Ví dụ, việc tổ chức chấm
công lao động, theo dõi số công nhân đi làm hàng ngày tại các
doanh nghiệp, việc ghi chép số sản phẩm nhập, xuất kho
hàng ngày tại các kho hàng...
Điều tra thường xuyên giúp ta thu thập được những số
liệu theo dõi tỷ mỹ tình hình phát triển của hiện tượng theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thời gian, đánh giả. được sự phát triển, tích lũy của hiện
tượng. Tài liệu của điều tra thường xuyên là cơ sỏ chủ yếu đê
lặp các báo cáo thống kê định kỳ, là công cụ quan trọng đê
theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch. Loại điều tra này phù
hợp với những hiện tượng có quá trình phát triển liên tục cần
phải theo dõi.
Hình thức tổ chức chủ yếu và quan trọng nhất của các
cuộc điều tra thống kê thường xuyên là "báo cáo thống kê
định kỳ". Đây là một hình thức thu thập số liệu dựa vào các
biểu mẫu báo cáo thống kê được lập sẵn. Theo đó, các đơn vị
báo cáo ghi số liệu vào biểu mẫu và gửi lên cấp trên. Các báo
cáo này được thực hiện một cách thường xuyên, định kỳ, theo
nội dung, phương pháp, biểu mẫu và chế độ báo cáo dã được
quy định sẵn. Trong nhiều năm trước kia, đây là hình thức
thu thập thông tin thống kê chủ yếu ở nước ta và thường
được áp dụng cho các đơn vị kinh tế, cơ quan, tô chức của nhà
nước. Ngày nay, trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kê
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì hình
thức thu thập thông tin thống kê này ít được sử dụng hơn.
Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi
chép tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách không liên
tục không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện
tượng.
Điểu tra không thường xuyên thường được tiến hành đối
vái những hiện tượng ít biến động, biến động chậm hoặc
khôn" cần theo dõi thường xuyên, liên tục. Chỉ khi nào cần
nghiên cứu người ta mới tổ chức điều tra. Do đó, các cuộc
điểu tra không thường xuyên thường được tiến hành với mục
-Í--..U „A; HnniT Dham vi, đối tượng và phương pháp điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


không giống nhau. Tuy nhiên, để tiện cho việc theo dõi, so
sánh, phân tích sự biến động của hiện tượng theo thời gian,
nhiều cuộc điều tra không thường xuyên cũng được tiến hành
lặp đi lặp lại theo chu kỳ nhất định và người ta thương cô
gắng kế thừa những gì đã được thực hiện tại cuộc điều tra
trước, nay vẫn còn có ý nghĩa. Chảng hạn, các cuộc Tông điêu
tra dân số được tiến hành 10 năm một lầnở nước ta hiện nay
thuộc loại điều tra này.
Hình thức chủ yếu của điều tra không thường xuyên là
các cuộc điều tra chuyên môn. Khác vối báo cáo thống kê
định kỳ, điều tra chuyên môn chỉ được tô chức khi có nhu
cầu. Mỗi cuộc điều tra thường được tiến hành theo kế hoạch
và phương pháp quy định riêng. Các cuộc điều tra chuyên
môn ngày càng được sử dụng rộng rãi và phục vụ được nhiều
yêu cầu nghiên cứu khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tê
thị trường, vai trò của các cuộc điều tra chuyên môn trong
việc thu thập các số liệu thông kê càng quan trọng. Do đó, nó
càng được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt
các cuộc điều tra chuyên môn, cần xây dựng được phương án
'điều tra tỷ mỷ, toàn diện và chi tiết.
2.2. Diều tra toàn bộ và không toàn bộ
Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế
điều tra thống kè được phân thành điều tra toàn bộ và điều
tra không toàn bộ.
• Điều tra toàn bộ
Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu
trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không loại
trừ bất kỳ đơn vị nào. Ví dụ: Các CHÓC. "~~~"
r
*

36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


được tiến hành vào ngày 1/10/1979, ngày 1/4/1989 và
1/4/1999 ở nước ta.
Điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất
cho các nghiên cứu thống kê. Do tài liệu được thu thập trên
toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu, nên nó vừa là
cơ sở để tính được các chỉ tiêu tổng hợp cho cả tông thể, lại
vừa cung cấp số liệu chi tiết cho từng đơn vị. Có thể nói, điểu
tra toàn bộ là nguồn cung cấp thõng tin thống kê đầy đủ,
toàn diện và trực tiếp, nên nó có thể đáp ứng được nhiều yêu
cầu nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là trong điều tra nắm bắt
tình hình cơ bản về hiện tượng. Tuy nhiên, vối những hiện
tượng lớn và phức tạp, điều tra toàn bộ thường đòi hỏi phải
có nguồn tài chính lốn, số người tham gia đông, thời gian dài.
Vì vậy điều tra toàn bộ ít được tiến hành thường xuyên và
thường được giới hạn ở một số nội dung chủ yếu.
• Điều tra không toàn bộ
Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban
đầu. trên một số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của
tổng thể chung.
Do chì tiến hành điều tra trên một số đơn vị của hiện
tượng nghiên cứu, nên điều tra không toàn bộ có thê rút
ngắn được thời gian, tiết kiệm công sức, giảm chi phí. Đặc
biệt là loại điều tra này vừa có điều kiện mỏ rộng nội dung
điều tra thu thập số liêu chi tiết trên nhiều mặt của hiện
tương vừa có thể kiểm tra, đánh giá độ chính xác của số liệu
thu được một cách thuận lợi. Do những ưu điểm trẽn, nên
điều tra không toàn bộ được sử dụng ngày càng nhiều trong
thực tế kịp thòi đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh
tế - xã hội quản lý nhà nước... Tuy nhiên, điều tra không

37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


toàn bộ cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế lán nhất
của nó là luôn phát sinh sai số do chì dựa trẽn cơ sở sô liệu
của một số ít đơn vị để nhận định, đánh giá cho toàn bộ hiện
tượng nghiên cứu. Hạn chế này có thể được khắc phục băng
cách áp dụngỉ/nững nhương nháp khoa học, phù hợp với hiện
tượng nghiên cứu trong quá trình tổ chức điều tra.
Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra.
ta có thế phân chia điều tra không toàn bộ thành 3 loại khác
nhau:
- Điều tra chọn mẫu: Là một loại điều tra không toàn bộ,
trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị để điều tra thực
tê. Các đơn vị này được chọn theo những nguyên tắc khoa
học nhất định (thường là theo nguyên tắc ngẫu nhiên) để
đảm bảo tính đại diện của chúng cho tổng thể chung. Kết quả
điểu tra được dùng để đánh giá, suy rộng cho toàn bộ hiện
tượng.
- Điều tra trọng điểm: Trong điều tra trọng điểm, người
ta chỉ tiến hành điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất của tổng thể
chung. Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng thành
các đặc điểm chung của toàn bộ tổng thể, nhưng vẫn giúp
nắm được tình hình cơ bản của hiện tượng. Loại điều tra này
thích hợp với những đối tượng có những bộ phận -tương đối
tập trung, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể. Ví dụ, nghiên
cứu tình hình trồng chè ở Thái Nguyên, Cà phê ở Tây
Nguyên...
- Điều tra chuyên đề chỉ được tiến hành trên một số rất
ít, thậm chí chỉ một đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu
nghiên cứu chi tiết nhiều khứa cạnh khác nhau của đơn vị đó
nhằm rút ra vấn đề cốt lõi, tìm nhữriP'. bài hoe kinh nsĩhịSrr.

38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chung để chỉ đạo phong trào. Tài liệu thu được trong điều tra
chuyên đề không dùng để suy rộng hoặc làm cân cứ đánh giá
tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. Loại điều tra này
thường được dùng để nghiên cứu những vấn đề mói phát sinh,
để nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiên hoặc phân
tích tìm nguyên nhân yếu kém của các đơn vị lạc hậu... ,

IU. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN TRONG


ĐIỂU TRA THỐNG KÊ
Để thu thập thông tin trong điều tra thống kê, người ta
có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo điều
kiện thực tế về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, khả
năng về tài chính, thời gian, kinh nghiệm, trình độ của người
tổ chức và điều tra viên... để lựa chọn phương pháp điều tra
thích hợp. Phần này sẽ trình bày những vấn đề chung của
một số phương pháp chủ yếu trong điều tra thống kê.
3.1. Phương pháp đăng ký trực tiếp
Theo phương pháp này, nhân viên điều tra phải trực tiếp
tiếp xúc vái đối tượng điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám
sát việc cân, đong, đo, đếm và sau đó ghi chép những thông
tin thu được vào phiếu điều tra. Như trong điều tra tồn kho
vật tư hàng hóa: Nhân viên điều tra trực tiếp cân, đong, đo,
đếm phân loại số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa còn tồn
trong kho, rồi ghi chép kết quả vào phiếu điều tra. Phương
pháp đăng ký trực tiếp thường được thực hiện gắn liền với
quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.
Tài liệu ghi chép ban đầu thu được qua đăng ký trực tiếp
V* An fViín>i vác khá cao, nhưng lại đòi hỏi nhiều nhân lực và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thòi gian. Mặt khác, trong thực cế có rất nhiều hiện tượng
không cho nhép quan sát, cân đe trực tiếp quá trình phát
sinh, phát triển của nó được, như nghiên cứu thu chi, mức
sống dân cư, những nội dung chủ yếu trong các cuộc Tông
điểu tra dân số... Vì vậy, phạm vi áp dụng của phương pháp
này rất hạn chế.
3.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp điều tra thống kê được sử
dụng nhiều nhất, theo đó việc ghi chép, thu thập tài liệu ban
đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi - đáp giữa nhân
viên điều tra và người cung cấp thông tin.
Trong điều tra thống kê, phỏng vấn không phải là một
cuộc nói chuyện, hỏi đáp thông thường, cũng không phải là
cuộc phòng vấn lấy tin của các nhà báo, càng không phải là
cuộc thẩm vấn giữa nhân viên điều tra và người bị nghi vấn,
can phạm... Phòng vấn trong thống kê phải tuân thủ theo
mục tiêu nghiên cứu, theo đối tượng, khách thể, nội dung
nghiên cứu đã được xác định rõ trong chương trình, phương
án điều tra. Điều tra viên bắt buộc phải tuân thủ phương án
điểu tra, đặc biệt là các nội dung điều tra được thể hiện cụ
thể trong phiếu điều tra. Do đó cần phải có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng về kỹ năng phỏng vấn, về năng lực chuyên môn, sự am
hiểu về các nội dung, về đối tượng điều tra. Ngay việc ghi
chép cũng phải được thực hiện nghiêm chỉnh theo tất cả các
hướng dẫn, các quy định của phiếu điều tra để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xử lý, tổng hợp thông tin sau này.
Trong thực tế, phỏng vấn có thể thích ứng với nhiều
hoàn cảnh khác nhau mà khôrơ cằn nhải bám sát Quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


phát sinh, phát triển của hiện tượng. Mặt khác, thông tin
thu được qua phỏng vấn thường có độ tin cậy cao, dê tông
hợp, lại tập trung vào những nội dung chủ yếu nhò có bảng
hỏi hoặc phiếu điều tra. Do đó, phỏng vấn được sử dụng rộng
rãi nhất trong điều tra thống kê nhằm thu nhận nguồn tài
liệu ghi chép ban đầu.
Nếu căn cứ vào tính chất của sự tiếp xúc giữa người hỏi
và người trả lời, ta phân biệt 2 loại: Phỏng vấn trực tiếp và
phỏng vấn gián tiếp.
• Phỏng vấn trực tiếp
Đây là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu
được thực biện thong qua quá trình hỏi - đáp trực tiếp giữa
nhan viên điều tra và người cung cấp thông tin. Tức là nhân
viên điều tra trực tiếp đến địa bàn điều tra, tìm gặp đôi
tượng phỏng vấn, trực tiếp hỏi và ghi chép thông tin mà đôi
tượng trả lời vào phiếu điều tra. Do việc tiếp xúc trực tiếp
giữa người hỏi và nguôi trà lòi, nên phương pháp này tạo ra
những điều kiện đặc biệt để hiểu đối tượng sâu sắc, giúp điều
tra viên có thể kết hợp việc phỏng vấn vói việc quan sát đôi
tượng từ dáng vẻ bề ngoài, đến những cử chỉ biểu lộ tình
cảm thái độ, nên có thể phát hiện ngay những sai sót và uốn
nắn kịp thòi. Mặt khác, nhân viên điều tra có thể giải thích
kỹ các câu hỏi và rà soát tại chỗ các câu trả lời. Do đó, có thế
đảm bảo chất lượng của các tài liệu thu được. Tuy nhiên,
phỏng vấn trực tiếp cũng có những nhược điểm là: Tốn kém
về thối gian chi phí, số cán bộ điều tra; nó đòi hỏi phải có sự
chuẩn bi kỹ càng về điều tra viên, địa điểm phỏng vấn và cần
có sự tổ chức các cuộc gặp gỡ sao cho người trả lời không cảm
thấy bị gò bó, miễn cưdng. Ngoài ra cần có sự lựa chọn, tập

41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


huấn thật tốt cho điều tra viên để thu được những sô liệu
thật sự khách quan.
• Phỏng vấn gián tiếp
Đây là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực
hiện bàng cách người được hòi nhận phiếu điều tra, tự mình
ghi câu trả lời vào phiếu rồi gửi trả lại cho cơ quan điêu tra.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là người hỏi và
người trả lời không trực tiếp gặp nhau. Quá trình hỏi - đáp
diễn ra thông qua một vật trung gian là phiếu điều tra.
Muốn nâng cao chất lượng các thông tin thu dược cần chú ý
đến một số điều kiện cơ bản:
- Ngưè . được hỏi phải có trình độ văn hóa cao, có ý thức
:

trách nhiệm và tự giác.


- Phiếu điều tra phải ngắn gọn.
- Các câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời.
- Phải thiết lập được một mạng lưái phân phát và thu hồi
phiếu điều tra hợp lý, hoạt động có kết quả, không để bị thất
lạc phiếu.
Ưu điểm cơ bản của phương pháp là dễ tô chức, tiết kiệm
chi phí và điều tra viên. Tuy nhiên, lại khó có thể kiểm tra,
đánh giá được độ chuẩn xác của Qác cáu trả lòi, tỷ lệ thu hồi
phiếu trong nhiều trường hợp là không cao, nội dung điều tra
bị hạn chế. Phương pháp nài' cũng chỉ có thể sử dụng được
trong điều kiện trình độ dân trí cao. ,
Ngoài ra, trong điều tra thống kê, người ta còn sử dụng
nhiều phương pháp khấc để thu thập nguồn tài liệu ghi chép
ban đầu, như: Phương pháp mian sát: Phương pháp thu thân

42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thông tin qua những nguồn sẵn có; Phương pháp đăng ký
qua chứng từ sổ sách...
IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỂU TRA
Để tổ chức tốt một cuộc điểu tra chuyên môn, đòi hỏi
phải xây dựng được phương án điều tra thật chi tiết, tỷ mỷ,
cụ thể và toàn diện. Đây chính là văn kiện hướng dẫn thực
hiện cuộc điều tra, trong đó xác định rõ những bước tiến
hành, những vấn đề cần phải giải quyết, cần được hiểu thống
nhất trong suốt quá trình thực hiện. Đối vói các cuộc điều tra
lổn, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, như Tổng điều
tra dân số, việc xây dựng phương án điều tra cần có sự phối
hợp, bàn bạc thống nhất giữa cơ quan thống kê và các ngành
có liên quan và phải được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phương án điều tra
thường được xây dựng dưới dạng "đề xuất kỹ thuật" và "đề
xuất tài chính" cho cuộc nghiên cứu. Đây chính là căn cứ để
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc là căn cứ để cơ quan
chủ quàn tiến hành xét chọn thầu theo quy định chung của
nhà nưóc.
Phương án của mỗi cuộc điều tra có thể khác nhau, tùy
thuộc điều kiện cụ thể của nó. Nhưng nhìn chung, mỗi
phương án điều tra thường gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Xác định mục đích điều tra.
- Xác định phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra.
- Xác định nội dung điểu tra và thiết lập phiếu điều tra.
- Chọn thời điểm, thời kỳ và thòi hạn điềụ tra.
- Lựa chọn phương pháp điều tra, tổng hợp số liệu và
điều tra.

43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Xây dựng phương án tài chính cho cuộc điều tra.
- Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điểu tra.
4.1. Xác định mục đích điều tra
Bất kỳ một hiện tượng kinh tế - xã hội nào cũng đều có
thể được quan sát, xem xét, nghiên cứu trên nhiều mặt,
nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu trên
mỗi mặt, mỗi khía cạnh khác nhau sẽ cho ta đưa ra những
kết luận khác nhau về hiện tượng và phục vụ những yêu cầu
nghiên cửu cũng khác nhau. Vì vậy, trước khi tiến hành điêu
tra, cần xác định rõ xem cuộc điều tra này nhằm tìm hiếu
vấn đề gì, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào. Đó chính là
mục đích của cuộc điêu tra.
Mục đích điều tra còn là một trong những căn cứ quan
trọng để xác định đối tượng, đơn vị điều tra, xây dựng kê
hoạch và nội dung điều tra. Vì vậy, việc xác định đúng, rõ
ràng mục đích điều tra sẽ là cơ sỏ quan trọng cho việc thu
thập số liệu ban đầu đầy đủ, hợp lý, đáp ứng yêu cầu nghiên
cứu đặt ra.
Căn cứ dể xác định mục đích điều tra thường là những
nhu cầu thực tế cuộc sống, hoặc những nhu cầu hoàn chình
lý luận... Những nhu cầu này được biểu hiện trực tiếp bằng
các yêu cầu, đề nghị, mong muốn của cd quan chủ quản
(người sử dụng thông tin). Đôi vối những cuộc điều tra lánở
nước ta, có liên quan đến toàn bộ đất nước, như Tông điều tra
dân số, việc xác định mục đích điều tra cần phải cân cứ vào
định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, vào
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà RUỐC trong
từng thời kỳ cụ thể. Mục đích của cuộc tông điều tra dân số
năm 1999 nhằm phục vụ hai yêu cầu cơ bản là:

44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Làm căn cứ chính xác phục vụ công tác nghiên cứa,
phân tích quá trình phát triển kinh'tế - xã hội và dân sốnưốc
ta. ... r-
- Kiếm điếm tình hình thực hiện các nhiệm vụ "hên quan
đến dân số, lao động. Trên cơ sờ đó, đáp ứng^yêu cầu xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000 - 2010.
4.2. Xác định phàm vi, dối tượng và dơn vị điều tra
Xác định đối tượng điều tra là xác định xem những đơn
vị tông thể nào thuộc phạm vi điều tra, cần được thu thập
thông tin. Như vậy, khi các đối tượng điều tra được chỉ rõ,
cũng có nghĩa là phạm vi nghiên cứu đã được xác định, ranh
giói giữa hiện tượng nghiên cứu với các tông thể khác, hiện
tượng khác cũng được phân biệt rõ ràng, tránh được tình
trạng trùng lặp hay bỏ sót khi tiến hành điều tra.
Muốn xác định chính xác đối tượng điều tra, một mặt
phải dựa vào sự phân tích lý luận, nêu lên những tiêu chuẩn
cơ bản phân biệt hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng
liên quan, phân biệt đơn vị tông thê này vối các đơn vị tông
thể khác, đồng thòi cũng còn phải căn cứ vào mục đích
nghiên cứu. Trong cuộc Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 ở
nước ta, đối tượng điều tra được xác định là "nhân khẩu
thường trú". Điều này, vừa giúp thực hiện tốt các mục đích
điều tra đã được nêu rõ trong mục trên, vừa giúp cho quá
trình điều tra không bị trùng hay bỏ sót bất kỳ một nhân
khẩu nào của nưốc ta. Tuy nhiên, trong phương án điều tra
cũng cần phải có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn xác
định "nhân khẩu thường trú" để tránh nhầm lẫn.
Đơn vi điều tra là đơn vi thuôc.đốị .tượng điều tra và được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


điều tra thực tế. Đơn vị điều tra chính là nơi phát sinh các
tài liệu ban đẩu, điêu tra viên cần đến đó để thu thập trong
mỗi cuộc điều tra. Như vậy, nếu việc xác định đôi tượng điêu
tra là trả lời câu hỏi "điều tra ai?", thì việc xác định đơn vị
điều tra là trả lời câu hòi "điều tra ở đâu?". Trong một số
trường hợp, đơn vị điều tra và đối tượng điều tra có thể trùnj;
nhau. Ví dụ, trong cuộc điều tra nghiên cứu tình hình phát
triển của các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thành phố
Hà Nội, thì cả đối tượng và đơn vị điều tra đều là các doanh
nghiệp công nghiệp nhà nước của thành phố. Nhưng cũng có
nhiều trường hợp, chúng lại khác nhau. Ví dụ, trong Tổng
điều tra dân sốở nước ta ngày 1/4/1999, đối tượng điều tra là
"nhân khẩu thường trú", còn đơn vị điều tra lại được xác định
là các "hộ gia đình" và các "hộ tập thể". Trong các cuộc điều
tra chọn mẫu, đơn vị điều tra chỉ bao gồm những đối tượng
được chọn vào mẫu.
Cần phân biệt đơn vị điều tra và đơn vị tổng thể. Đơn vị
tổng thê là các phần tử, các đơn vị cấu thành hiện tượng, mà
qua đó ta có thể xác định được quy mô tổng thể. Việc xác
định số đơn vị tổng thể liên quan đến việc lập phương án
điều tra, chọn phương pháp điều tra, ước lượng kinh phí điều
tra... còn việc xác định số đơn vị điều tra lại liên quan đến
việc tổ chức ghi chép, đăng ký tài liệu, phân bổ cán bộ...
4.3. Xác định nội dung điều tra và thiết láp phiếu
điều tra
Xác định nội dung điều tra là việc trả lời cáu hỏi "điều
tra cái gì?". Nội dung điểu tra là toàn bộ các đặc điểm cơ bản
của từng đôi tượng, từng đơn vị điều tra, mà ta cần thu đươc
thông tin. Trong thực tế, các đơn vị của hiện tượng nghiên

46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


cứu thường có rất nhiều đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, ta
không thê và cũng không cần thiết phải thu thập thông tin
của toàn bộ các tiêu thức đó, mà chỉ cần những tiêu thức có
liên quan đến mục đích nghiên cứu, phục vụ được cho việc
nghiên cứu. Vì vậy, bất kỳ cuộc điều tra nào cũng cần phải
xác định rõ, thật cụ thể nội dung điều tra.
Việc xác định nội dung điều tra, cần căn cứ vào các yếu
tố sau: ' •
- Mục đích điều tra: Mục đích điều tra chỉ rõ cần thu
thập những thông tin nào để đáp ứng yêu cầu của nó. Mục
đích điều tra khác nhau, nhu cầu thông tin cũng khác nhau.
Mục đích càng nhiều, nội dung điều tra càng phải rộng, càng
phải phong phú.
- Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu: Tất cả những
hiện tượng mà thống kê nghiên cứu đều tồn tại trong những
điều kiện cụ thể về thời gian và không gian. Khi điều kiện
này thay đổi, đặc điểm của hiện tượng cũng thay đôi. Khi đó,
các biểu hiện của chúng cũng khác nhau. Vì vậy, việc lựa
chọn tiêu thức nghiên cứu cũng phải khác nhau.
- Năng lực, trình độ thực tế của đơn vị, của người tổ chức
điều tra. Điều này biểu hiệnở khả năng về tài chính, về thời
gian về kinh nghiệm và trình độ tô chức điều tra. Nếu tất cả
các yếu tố này được đảm bảo tốt, có thê mở rộng nội dung
điều tra nhưng vẫn đảm bào chất lượng của các thông tin
thu được. Trường hợp ngược lại, cần kiên quyết loại bỏ những
nội dung chưa thực sự cần thiết.
Ngoài ra, nội dung điều tra cũng chỉ nên bao gồm những
tiêu thức có liên hệ chặt chẽ vối nhau, để có thể kiểm tra tính
chính xác của những thông tin thu được.

47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Để có thể thu được những thông tin một cách chính xác
và đầy đủ, nội dung của mỗi cuộc điểu tra phải được diên đạt
thành những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và mọi ngươi
đều hiểu theo một nghĩa thống nhất. về mặt hình thức, các
câu hỏi này có thể được diễn đạt theo hai cách: Câu hỏi đóng
là các câu hỏi đã có sẵn các phương án trả lời (thang điếm) có
thể, người trả lời chỉ cần chọn Ì trong những cách trả lời đã
được đưa ra; Câu hòi mở không có trước những phương án
trả lời, người được hỏi tự diễn đạt câu trả lòi. Các cuộc điêu
tra thống kê ít sử dụng loại câu hỏi thứ hai này. Trong cuộc
Tổng điều tra dân số được tiến hành vào 1/4/1999ở nước ta,
nội dung điều tra được thể hiện trong 18 câu hỏi. Những nội
dung chủ yếu của cuộc tổng điều tra này là: Họ tên, quan hệ
với chủ hộ, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nơi thực tế thường trú,
tình trạng đi học và trình độ học vấn cao nhất đã đạt được,
trình độ chuyên môn kỹ thuật, tình trạng hôn nhân, tình
trạng việc làm, lĩnh vực làm việc...
Phiếu điều tra (hay còn gọi là biểu điều tra hay bảng hỏi)
là tập hợp các câu hỏi của nội dung điều tra, được sắp xép
theo một trật tự logic nhất định. Tùy theo yêu cầu, nội dung
và đối tượng, mỗi cuộc điều tra có thê phải xây dựng nhiều
loại phiếu khác nhau. Trong tổng điều tra dân số, người ta
xây dựng hai loại phiêu: Phiếu hộ và phiêu cá nhân. Trong
hai cuộc điêu tra mức sống dân cư Việt Nam (1997 - 1998 và
2002 - 2003) do Tổng cục Thống kê thực hiện, ngoài việc thu
thập những thông tin chủ yếu từ các hộ gia đình, còn cần
những thông tin về cộng đồng, về giá cả thị trường có ảnh
hưởng trực tiếp đến mức sống của người dân, nên người ta
phải sử dụng đến 5 loại phiếu khác nhau: Bảng cáu hỏi hộ
gia đình, bảng câu hỏi xã/thôn, bảng câu hòi trường học
bảng câu hỏi ..trạm y tế và bản- u
~ ;
""

48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thông thường, trong các văn kiện của cuộc điểu tra,
người ta còn ban hành bản giải thích cách ghi phiếu điều tra.
Bản giải thích này thương đi kèm theo phiếu điều tra nhằm
giúp cho nhân viên điều tra và người trả lòi nhận thức thống
nhất các câu hỏi được đặt ra, cách thu thập và ghi chép số
liệu. Đối với những câu hỏi phức tạp, khó trả lời người ta còn
đặt ra những ví dụ cụ thê và những quy định về các trường
hợp ngoại lệ...
4.4. Chọn thời điểm, thời kỳ và quyết định thời hạn
điểu tra
Các hiện tượng kinh tế - xã hội mà thống kê nghiên cứu
luôn thay đôi theo thời gian và không gian. Muốn thu thập
được chính xác các thông tin về chúng, cần có quy định thống
nhất về thời điểm, thời kỳ và thài hạn điều tra.
Thời điểm điều tra: Là mốc thời gian được quy định
thống nhất mà cuộc điều tra phải thu thập thông tin về hiện
tượng tồn tại đúng thời điếm đó. Nếu cuộc điều tra được tiến
hành vào thời điểm sau đó, thì người trả lời phải hồi tưởng
lại để "miêu tả trạng thái của hiện tượng" vào đúng thời
điểm điêu tra. Ví dụ, thời điểm của cuộc tổng điểu tra dân sô
lần thứ ba ở nước ta được xác định vào 0 giờ ngày 1/4/1999.
Như vậy, số dân nưốc ta có tại cuộc điều tra này chỉ tính
những người sinh trước 0 giờ 1/4/1999 và đến thời điểm này
đang còn sóng.
Thời kỳ điều tra: Là khoảng thòi gian (tuần, tháng,
năm...) được quy định để thu thập số liệu về lượng của hiện
tương đước tích lũy trong cả thời kỳ đó.

49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thời hạn điều tra: Là khoảng thời gian dành cho việc
thực hiện nhiệm vụ thu thập số liệu. Thòi hạn dài hay ngắn
phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp của hiện tượng nghiên
cứu và nội dung điều tra, vào khả nàng, kinh nghiệm của
điều tra viên. Nhìn chung, thời hạn điều tra không nên quá
dài, cách quá xa thời điểm điểu tra vì có thể làm mất thông
tin do người trả lòi không nhổ đầy đủ các sự kiện đã xảy ra.

4.5. Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra


Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra là một vấn đề
trọng yếu của điều tra thống kê. Kế hoạch này quy định cụ
thê từng bưác công việc phải tiến hành trong quá trình từ
khâu tó chức đến triển khai điều tra thực tế. Vì vậy, nó được
xây dựng cảng chi tiết, tỷ mỳ, rõ ràng, cụ thể thì càng dỗ
thực thi, chất lượng của cuộc điều tra càng được nâng cao.
Tuy nhiên, đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi người lập
kế hoạch phải có kinh nghiệm và am hiểu tình hình thực tế.
Một kê hoạch tô chức và tiến hành điều tra gồm rất nhiều
khâu công việc. Thông thường, nó có thể gồm một số khâu
chủ yếu là:
- Thành lập Ban chì đạo điều tra và quy định nhiêm vu
cụ thể cho cơ quan điều tra các cấp.
- Chuẩn bị lực lượng cán bộ điều tra, phân công trách
nhiệm, địa bàn cho từng cán bộ và tiến hành tập huấn
nghiệp vụ cho họ.
- Lựa chọn phương pháp điều tra thích hợp.
- Định các bước tiến hành điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Phân chia khu vực và địa bàn điều tra.
• Tô chức các cuộc hội nghị chuẩn bị.
- Tiên hành điều tra thử để rút kinh nghiệm, nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho cán bộ điều tra và hoàn thiện phương
án điều tra, phiếu điêu tra.
- Xây dựng phương án tài chính và chuẩn bị các phương
tiện vật chất khác.
- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra.

V. XÂY DỰNG BẢNG HỎI TRONG ĐIỂU TRA THỐNG KÊ

5.1. Bảng hỏi và yêu cầu cùa việc xây dựng bảng
hòi trong điều tra thông kê
Bảng hỏi (hay còn gọi là phiếu điều tra) là hệ thống các
câu hòi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic
và theo nội dung nhất định nhằm giúp cho người điều tra có
thể thu được thông tin về hiện tượng nghiên cứu một cách
đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập.
Trong điều tra nói chung, bảng hỏi chính là sự thể hiện
cụ thể toàn bộ nội dung nghiên cứu. Nó là công cụ quan trọng
giúp truyền tải thông tin từ người nghiên cứu đến đối tượng
(câu hỏi) và thu nhận thông tin ngược lại (câu trả lời). Việc
đo lường, nhận thức hiện tượng có đầy đủ hay không phụ
thuộc chặt chẽ vào chỗ các câu hỏi bao quát nội dung nghiên
cứu đến mức độ nào. Chính vì vậy, nhìn vào bảng hỏi, ta có
thể biết cuộc điều tra được tiến hành nhằm giải quyết vấn đề
gì, chương trình nghiên cứu như thế nào.

51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bảng hỏi là một công cụ đo lường quan trọng. Nhò đó, ta
có thể đo lường được các biến số nhất định có liên quan đến
chủ đề cần nghiên cứu. Vì vậy, bảng hỏi được soạn thảo tốt sẽ
cho ta những thông tin đầy đủ, tin cậy và việc đo lường sẽ đạt
độ chính xác, khoa học. Ngược lại, nếu các câu hỏi không đáp
ứng được các yêu cầu đề ra thì khả năng thu thập thông tin
sẽ giảm, thậm chí ta có thể nhận được các thông tin méo mó,
xuyên tạc sự thật.
Bảng hỏi còn giữ vai trò cầu nối giữa người nghiên cứu
và người trả lòi. Một mặt, nó chịu tác động của người
nghiên cứu khi chuyển các nội đung cần thiết thành các câu
hỏi cụ thể với mong muốn thu được những thông tin chính
xác, đầy đủ theo chủ đề đã định và mong muốn sử dụng
bảng hỏi như một công cụ để đo lường. Mặt khác, các câu
hỏi trong bảng hỏi cũng phải phù hợp với trình độ, khả
năng của người trả lời để họ có thể dễ dàng hiểu chính xác
từng câu hỏi và đưa ra những câu trả lời thật sự khách
quan. Muốn vậy, bảng các câu hỏi phải phản ánh đầy đủ nội
dung điều tra. Việc thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu về mỹ
thuật, tiết kiệm và tiện dụng. về mặt mỹ thuật phiếu hỏi
phải được thiết kế đẹp, dễ đọc, có khả năng lôi kéo duy trì
sự quan tâm của người trà lời. Việc sắp xếp các hàng các
cột, bố trí khổ giấy... sao cho phải đảm bảo yêu cầu tiết
kiệm, nhưng lại thuận lợi cho việc ghi chép, mã hóa nháp
số liệu và kiểm trạ lại sau này. Các câu hỏi cũng phải đươc
sắp xếp theo trình tự logic nhất định. Từng câu hỏi phải rõ
ràng, đơn giản, dễ hiểu và đảm bảo cho mọi người đều hiểu
theo một nghĩa thống nhất.

52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


5.2. Các loại câu hỏi và kỹ thuật đặt các loại câu hỏi
5.2.1. Câu hỏi theo nội dung
Cơ sở đê phân loại câu hỏi theo nội dung là thực tế kinh
tê - xã hội mà các câu hỏi này để cập đến và có thể truyền tải
được. Đó chính là các yếu tố, các khía cạnh, các quá trình
kinh tế - xã hội ta muốn thu nhận thông tin qua các câu trả
lời của đối tượng. Do đó, theo nội dung, ta có thể chia chi tiết
thành các câu hỏi về kinh tế, về văn hóa, "về xã hội. về kinh
tê, có thể phân biệt các câu hỏi về từng ngành: Công nghiệp,
nông nghiệp, về xây dựng cơ bản... trong từng ngành này ta
lại có thê phân biệt chi tiết hơn... Tuy nhiên, theo cách hiểu
chung hơn, ta có thê phân biệt hai nhóm câu hỏi theo nội
dung như sau:
Nhóm thứ nhất: Câu hỏi về sự kiện
Là những câu hỏi về một sự kiện hiện thực nào đó đã và
đang tồn tại trong không gian, thời gian. Những câu hỏi này
được đặt ra nhằm để nám tình hình hiện thực khách quan,
bao gồm cả tình hình về đôi tượng điều tra.
Ví dụ: Bạn có phải là sinh viên của Đại học Kinh tế quốc
dân không? Bạn đã xây dựng gia đình chưa? Hoặc những câu
hỏi về đặc trưng của người trả lời, như: Giói tính, độ tuổi,
trình độ vãn hóa, nghề nghiệp, thành phần gia đình,...
Loại câu hỏi này thường có mặt trong hầu hết các phiếu
điểu tra, các bàng hỏi diều tra thống kê cũng như điều tra xã
hội học, nếu thiếu nó, cuộc nghiên cứu thực tế sẽ khó có ý
nghĩa đầy đủ. Ngoại trừ những câu hỏi có tính chất riêng tư,
:âu hỏi vế sự kiện, nói chung thường dễ trả lòi: Vì vậy, người

53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ta thường dùng câu hỏi về sự kiện dể bắt đầu hỏi trong
phỏng vấn nhầm giúp người trả lòi quen dần vối cuộc toa
đàm hoặc để chuyển ý giữa những câu hỏi về thái độ, quan
điểm, động cơ... Thông tin thu được từ những câu hỏi này
thường có độ tin cậy và độ xác thực cao nhất so vối các câu
hòi về nội dung khác.
Cần chú ý: Voi câu hòi về những sự kiện xảy ra trong
quá khứ Quá xa, cần đề phòng những sai lầm có thể xảy ra do
đối tượng đã bị quên. Có thể giúp đõ người trả lời bằng cách
gợi ý lại bối cảnh lịch sử, địa lý mà sự kiện đó xảy ra để họ
tái hiện thông tin cần thiết. Vối những câu hòi mang tính
chất riêng tư, kín đáo hoặc có thể gợi cho đối tượng những ký
ức không vui, những câu hỏi thuộc những chủ đề nhạy cảm...
thì cần có cách diễn đạt tế nhị, hoặc sử dụng cách hỏi gián
tiếp để tránh cho đối tượng phải gặp những tình huống khó
xử, bối rối và làm ảnh hưởng đến độ chính xác của câu trà
lòi.
Nhám thứ hai:
Nhóm thứ hai bao gồm những câu hỏi dùng để đo lường
mức độ của vấn đề nghiên cứu, như: Trạng thái của hiện
tượng, trình độ nhận thức, mong muốn, thái độ, tình cảm
iộng cơ... Tuy nhiên, tính chuẩn xác của các câu trả lời đối
vối loại câu hỏi này phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ khả
năng nhận thức, đánh giá và mong muốn của người trả lời
Ví dụ: "Bạn hiểu biết gì về chuyên ngành đào tạo mà bạn
lang theo học?", "Trình độ tiếng Anh của bạn ở mức đô
lào?",...
Việc phân chia hai nhóm C"" "A , Ỉ A
"

54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


đến phương pháp thu thập thông tin. Đối với nhóm thứ nhất,
các sự kiện được hòi luôn tồn tại và gắn liền vối hiện thực
cuộc sống, chúng có tính khách quan, nên thường dễ trả lời,
thông tin thu được thường có độ chính xác cao và ôn định.
Đối với nhóm thứ hai, nó liên quan đến sự đánh giá chủ
quan, vào nhận thức cá nhân của người trả lòi. Nó đòi hỏi
người trà lời không chỉ "biết" mà còn phải "hiểu" vấn đề. Mặt
khác, những mong muốn, đánh giá thường nằm trong ý thức
của cá nhân con người, dễ bị thay đổi và đôi khi gặp phải
những khó khăn nhất định trong việc diễn đạt (không tìm
được từ ngữ diễn đạt phù hợp hoặc diễn đạt không hết ý...).
Hơn nữa, nhiều đánh giá, nhận định liên quan đến những
vấn đề riêng tư, những vấn đề nhạy cảm biểu hiện lập
trường, quan điểm làm cho việc trả lời gặp nhiều khó khăn,
không chính xác. Thậm chí có trường hợp ta không thể thu
thập được thông tin. Vì vậy, khi sử dụng nhóm câu hỏi thứ
hai này cần đặc biệt quan tâm đến cách đặt câu hỏi, sử dụng
từ ngữ, hình thức câu hỏi...
5.2.2. Cáu hỏi chức năng.
Trên thực tế, để chuyển tải những nội dung của thông
tin trong điều tra, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp
phỏng vấn cần phải có những câu hỏi mang tính chất kỹ
thuật đó là các câu hỏi chức năng (gồm: Câu hỏi tâm lý, câu
hỏi lọc và câu hỏi kiểm tra).
* Câu hỏi tâm lý:
Câu hỏi tâm lý có thể là câu hỏi tiếp xúc để gạt bỏ những
n<*hi ngờ có thể nảy sinh, để giảm bớt sự căng thẳng, hoặc

55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chuyển tù chủ đề này sang chủ đề khác... thường dùng trong
ũhỏng vấn trực diện.
• Để tiếp xúc, làm quen, người ta thường đưa ra những
cảu hồi rất dơn giản, dễ trả lời, thậm chí có thể đã biết trước
câu trả lời. Mục đích của việc đặt những câu hỏi này không
nhất thiết là để thu thập thông tin, mà chủ yếu là mang tính
chất làm ouen, tạo không khí thoải mái, gạt bỏ nghi ngờ đê
thúc đẩy người được hỏi và lôi cuốn họ vào vấn đề nghiên
cứu.
- Để giảm bớt sự căng thẳng, có thể biểu thị sự quan tâm
tới người được hỏi. người ta thường đặt chen vào giữa những
câu hỏi nội dung một số câu hỏi về đời sống hàng ngày, về gia
đình, về nhũn? nét đẹp trong truyền thống cùa địa phương...
(có hoặc không liên quan đến lĩnh vực đang quan tám) rồi
sau đó tiếp tục trờ lại vấn đề cần hỏi.
- Đe chuyển từ nội dung này sang nội dung khác khá
cách biệt nhau, có thế sử dụng những câu chuyến tiếp đê làm
cho người trả lời không cảm thấy bị hụt han? hoặc không bị
đảo lộn về tư duy. không cảm thấy nghi ngờ, thắc mắc về
tính hợp lý của các câu hỏi, Những chiếc "cầu nối" này làm
cho trật tự các câu hỏi trở nên nhịp nhàng hơn, háo dẫn
người trả lời hơn. Chẳng hạn: "Bây giờ ta bắt đầu vào
chuyện...", hoặc "Còn bây giờ ta nói chuyện một chút vê vấn
đề...". Việc chuyển tiếp cần nhịp nhàng, tế nhị và đác biêt
không gảy nên sự thác mắc vê tính họp lý của tiến trình C U 5

chuyện.
Những câu hỏi tâm lý có thê không có Hên quan rõ ràng
đến nội dung nghiên cứu, vì vậy sử dụng nó phải khéo léo và
rrức đô. Có thể ví nó như gia vi trong mót món ăn. nếu .-!*?

56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


dụng nhiều hoặc không đúng chỗ có thể gây phản tác dụng.
Chẳng hạn, cần tránh những câu hỏi về nhân khẩu học, các
câu hòi gây phiền hà về nguyên tắc, những câu hỏi về quan
hệ nội bộ trong tập thể, những xích mích trong gia đình, mất
mát, tổn thương... mà họ không muốn nhác đèn.
* Câu hỏi lọc:
Câu hỏi lọc có tác dụng tìm hiểu xem người được hỏi có
thuộc nhóm người dành cho những câu hỏi tiếp theo hay
không. Trường hợp ngược lại, những câu hỏi tiếp sau có được
trả lời cũng không có giá trị đích thực, thậm chí bị xuyên tạc.
Câu hòi lọc có thổ dùng trưốc khi tiến hành cuộc phỏng vấn
hoặc trước khi đi tiếp vào một nội dung nào đó. Như vậy. loại
câu hỏi này có tác đụng phân chia những người tham gia trả
lời thành các nhóm khác nhau, để sau đó sẽ có các câu hỏi
dành riêng cho môi nhóm.
Khi xây dựng bảng hỏi, người ta thường sử dụng kỹ
thuật "bước nhảy" vói ý nghĩa là cho phép "chuyển đến" hoặc
"được phép chuyển đến" vì nếu không chuyên ngay vào mà
vẫn theo trình tự bình thường thì các câu trả lòi sẽ không có
giá trị đích thực hay nói khác đi là vô nghĩa đối vài người
đang được hỏi, thậm chí có thể làm sai lệch kết quả nghiên
cứu.
Vi dụ: Trong phiếu điểu tra của cuộc Tổng điều tra dân
số 1/4/1999, có câu hòi:
Câu 6. a. Ông (bà) có theo tôn giáo (đạo) nào không?
Ì Có •
2 Không Ũ —
ĩ Xin chuyển hỏi cáu 7

57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


b. Nếu có, thì theo tôn
giáo nào sau đây?
1. Phật giáo •
2. Công giáo •
3. Tin lành •
4. Cao đài •
5. Hòa hảo •
Câu 7. Vào đêm Tổng điểu tra (31/3/1999), ông (bà)
đang có mặt ở đâu?

Như vậy, câu hỏi số 6a giúp phân chia số đối tượng


thành 2 nhóm: (i) nhóm không theo tôn giáo nào và (ii) nhóm
theo một tôn giáo nào đó. Nếu có theo một tôn giáo nào đó
thì trả lời tiếp câu 6b theo đúng trình tự của câu hỏi để xác
định tôn giáo cụ thể của mỗi người. Trường hợp không theo
tôn giáo nào, thì việc trả lời câu 6b theo đúng trình tự sẽ làm
cho câu trả lời sai về logic và làm hỏng kết quả nghiên cứu.
Mũi tên với lời hướng dẫn "xin chuyển hỏi câu 7" la một bưốc
nhảy giúp điếu tra viên biết để chuyển ngay sang câu. số 7
đối với người trả lòi "không" trong câu 6a, ma bỏ qua câu 6b
Như vậy, câu hỏi lọc với kỹ thuật bước nhảy còn giúp tiết
kiệm được thời gian cho một cuộc phỏng vấn và tạo thuan lơi
cho việc xử lý số liệu sau này. Trong phiếu điều tra cua cuốc
Tổng điểu tra dân số 1/4/1999, người ta đã sử dụng tối 8 bước
nhảy cho 18 câu hỏi.
* Câu hỏi kiểm tra:
Loại câu hỏi này có tác dụng kiểm tra độ chính xác của
những tháng tin thu thập được. Nó được sử dụng khi gặp mót

58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


câu trả lòi bị nghi ngờ về tính xác thực, độ chính xác, người ta
có thế đặt một câu hỏi khác, theo cách diễn đạt khác có liên
quan đến vấn đề bị nghi ngờ nhằm kiểm tra lại thông tin trên.
Câu hỏi kiểm tra có thể được sử dụng để kiểm tra những
câu trả lời vẽ một vấn đề, xác định mức tin cà}' đối vài từng
câu hỏi hoặc toàn bộ bảng hỏi. Phương thức thực hiện có thể
khác nhau, rất linh hoạt. Chẳng hạn có thê nêu câu hỏi, tiếp
sau đó đưa phương án trả lời mà trong đó đã gài một câu biết
chắc đúng một trăm phần trăm (hoặc không có thật) đê thử.
Người ta cũng có thể đưa ra một tình tiết, một vấn đề hoàn
toàn hư cấu, nhưng về hình thức lại rất gần với thực tê để
xem đôi tượng có nhận ra được không, qua đó đê kiêm tra
tính xác thực của các thông tin đã được cung cấp trước đó...
Trong thực tế, có nhiều vấn để có liên quan chặt chẽ với
nhau, mà khi trả lòi người ta ít để ý đến. Ví dụ, thám niên
còng tác có liên quan đến tuổi, mức lương... của người trả lời.
Vì vậy, ta cũng có thế sử dụng chính các câu hỏi đã có, kiêm
tra chéo lẫn nhau để xác định tính chân thực của các thông
tin đã được cung cấp.
Một số ván đề cần chú ý khi sử dụng các câu hỏi kiểm tra:
- Các câu hỏi kiểm tra thường làm tăng số câu hỏi cho
một cuộc nghiên cứu. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng của cuộc điều tra. Vì vậy, chỉ nên sử dụng câu
hỏi kiểm tra đôi với các nội dung nghiên cứu chủ yếu và hay
gặp sai sót. Đồng thời nó cũng phải được chuẩn bị, kiểm
nghiệm trong thực tiễn là có thể dùng để kiêm tra được.
- Câu hỏi kiểm tra không bao giò được đi liền với câu trả
lòi mà nó kiểm tra và thường đặt cách xa khoảng 3 đến 4 câu
hòi khác nếu không có thể phát sinh sự nghi ngờ ở người
ítến HaV, trình phòng vấn tiếp theo.

59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Sử dụng câu hỏi kiểm tra cũng phải hết sức khéo léo,
cần tránh cho người trả lời cảm giác tự ái, chạnh lòng, cam
thấy bị xúc phạm khi phải trả lòi các câu hỏi này. Điều đó sẽ
ảnh hưỏng đến việc cung cấp thông tinỏ các câu hỏi tiêp
theo.
5.2.3. Câu hỏi theo cách biểu hiện
Có thể phân loại câu hỏi theo hình thức biểu hiện của
câu trả lời cũng như cách hỏi.
a. Theo biểu hiện của câu trả lời
Mở một bảng hỏi ra, điều dễ nhận thấy nhất là hình thức
biểu hiện câu trả lời. Tuy theo cách thức đưa ra câu trả lời,
người ta chia thành loại câu hỏi đóng, càu hỏi mở và kết hợp
giữa hai loại này.
ai. Câu hỏi đóng
Là dạng câu hỏi đã có trưốc những phương án trả lời cụ
thể mà người trả lời chỉ việc chọn một hoặc một số phương án
họ cho là phù hợp nhất.

Ví dụ: Câu hỏi số 15 trong phiếu điều tra của Tổng điều
tra dân số 1/4/1999
Câu 15. Tình trạng hôn nhân hiện nay của ông (bà)' ,

1. Chưa vợ/chồng •
2. Có vợ/chồng ũ
3. Góa •
4. Ly hôn ũ
5. Ly thân ũ

60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ta có thể phân biệt hai loại câu hỏi đóng khác nhau:
Câu hỏi đóng lưa chọn (câu hỏi loai trừ). Đặc điểm
chính của loại câu hỏi này là các phương án trà lời được đưa
ra mang tính chất loại trừ nhau, tức là người trả lời chỉ có
thể lựa chọn một trong số các phương án trả lòi được nêu ra.
Khi đã chọn phương án này, thì đương nhiên, các phương án
khác đã bị loại trừ. Câu hỏi 15 trong phiếu điều tra của Tổng
điều tra dân số 1/4/1999 là một ví dụ về loại câu hỏi này. ở
đây. việc lựa chọn từ 2 phương án trả lòi trỏ lên làm cho tự
câu trả lời bị mâu thuẫn nhau, không hợp logic.
Trong loại này, có một dạng câu hỏi khá đặc biệt là chỉ có
hai phương án trả lời loại trừ nhau: Có hoặc không, đúng
hoặc sai, đã hoặc chưa... (còn gọi là câu hỏi "lưỡng cực" hay
cảu hỏi đóng "có - không"). Chang hạn "Bạn lập gia đình
chưa?", "Anh chị có thích sinh con trai không?"... Trong thực
tế, do đặc điểm tâm lý của con người, nên câu trả lòi dễ bị
thiên về theo hướng "tích cực" của câu hỏi. Để người trả lòi có
trách nhiệm hơn và muốn trả lời hơn có thể thay đổi cách
diễn đạt cho nhẹ nhàng, tế nhị hơn. Hoặc người ta có thể
chuyển thành dạng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn hơn.
Ví dụ, câu hỏi "Ong (bà) có hài lòng với mức lương hiện nay
của mình không?" với hai lựa chọn là có hoặc không được
thay thế bằng câu hỏi "Mức độ hài lòng của ông (bà) về mức
lương hiện tại của mình?" với nhiều phương án lựa chọn từ
rất hài lòng đến rất không hài lòng.
Câu hải đóng tuy chon (câu hỏi tuyên). Đặc điểm của
loại câu hỏi nàv là các phương án trà lời không loại trừ nhau,
người được hỏi có thể chọn một số khả năng nào đó họ cho là
( ViiVỉi hrírt nhất

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ví dụ: Ông (bà) có khả năng tư vấn cho các lĩnh vực nào
kể ra dưới đây?
1. Kỹ thuật • 2. Kinh tế •
3. Tài chính • 4. Pháp lý •
5. Môi trường • 6. Xã hội •
7. Giáo dục • 8. Y tế •
Trong câu hỏi này, người trả lời có thể lựa chọn một,
hoặc hai, hoặc nhiều phương án trả lời khác nhau, tùy theo
năng lực và chuyên môn của họ. Các phương án này không
loại trừ nhau.
Ưu điếm của câu hỏi đóng:
Loại càu hỏi này tạo điều kiện thuận tiện, dễ dàng cho
người trả lòi vì chỉ cần lựa chọn một hoặc một số phương án
được nêu ra. Mặt khác nó còn giúp cho người được hỏi hiểu
câu hỏi một cách thống nhất, theo cùng một nghĩa. Hơn nữa,
nó cũng làm cho việc xử lý thông tin thống kê, đo lường hiện
tượng nghiên cứu được thuận lợi, rõ ràng hơn. Vì vậy, loại
câu hỏi này luôn chiếm vị trí chủ đạo trong bảng hỏi của các
cuộc điều tra thống kê.
Hạn chế lớn nhất của câu hỏi đóng là đã bó hẹp tư duy
gò ép đối tượng theo cách lập luận chủ quan của người
nghiên cứu vói các phương án trả lời được nêu ra. Điều đó
hạn chế khả năng sáng tạo và hướng tư duy, suy nghĩ của đô']
tượng. Nếu không cẩn thận sẽ vi phạm nguyên tắc khách
quan, khoa học. Khi sử dụng phải chùy:
- Phải đặt mình vào vị trí của người được hỏi sẽ hiểu vấn
để và trả lời như thế nào, từ đó có cách diễn đạt, sắp xếp câu
trà lời.

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Phải lường trước các phương án trà lời có thể có. Tức là
tất cà các khía cạnh, các yếu tố của vấn đề được hỏi phải
được thể hiện đầy đủ trong các phương án trả lời.
- Các phương án trả lòi phải có mức độ đồng nhất tương
đôi với nhau theo một cách phân chia nào đó. Việc sắp xếp
trật tự các phương án trả lòi cũng phải tuân theo những
nguyên tắc nhất định để giúp cho người trả lòi hiểu vấn để
một cách dễ dàng.
- Số lượng các phương án trả lời cũng nên giới hạn trong
một chừng mực nhất định. sử dụng quá ít hoặc quá nhiều
phương án trả lời đều làm việc lựa chọn gặp khó khàn mà
còn làm cho việc đo lường hiện tượng nghiên cứu không
chuẩn xác.
a2. Câu hỏi mở
Là câu hỏi không có phương án trả lòi được nêu trước mà
nó hoàn toàn do người trả lòi tự nghĩ ra. Chúng cho phép
người được hỏi tự thông tin một cách tốt nhất những suy
nghĩ của họ.
Tác dụng của câu hỏi mở: Đe tìm hiểu vấn đề, thu thập ý
kiến, quan điếm một cách đầy đủ nhất theo chủ đề hoặc
trong phạm vi vấn đề đã nêu ra. Chúng có thể làm tăng tính
tích cực, chủ động của người được hỏi. Vì vậy, loại câu hỏi
này rất thuận tiện cho những nghiên cứu định tính.
Khó khăn đối với câu hỏi mở là ở vấn đề xử lý số liệu.
Nguyên tắc của việc xử lý là phải tách thành các nhóm mà
theo đó có thê thu thập tư liệu từ những cáu trả lòi. Các
nhóm này do người trả lòi hình thành nên (ngược vối câu hỏi
đnnp-ì vì thế nhà nghiên cứu trở nên bị động -hơn. Chính vì

63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


vậy, loại câu hỏi này ít được sử dụng trong các cuộc điều tra
thống kê thuần túy.
a3. Câu hỏi hỗn hợp (câu hỏi nửa đóng)
Về hình thức, đây là loại câu hỏi kết hợp giữa câu hòi
đóng và câu hỏi mở. Xét về nội dung nó được sử dụng trong
những trường hợp sau:
- Khi không tìm hết được phường án diễn đạt theo câu
hỏi đóng, cần để người trà lời tự diễn đạt.
- Khi chỉ cần xử lý, tổng hợp theo những phương án trà
lòi nhưng không để người trả lời bị rơi vào thế bí, hụt hẫng.
6. Theo biêu hiện cùa câu hỏi
Tuy theo cách hỏi, các câu hỏi được biểu hiện dưới dạng
trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Câu hỏi trực tiếp: Là cách hỏi thẳng nga}' vào nội dung
vân để, người được hỏi không bị câu nệ và có thể trả lời vào
chính nội dung đó.
- Câu hỏi gián tiếp: Là cách hỏi khôn khéo, không đi trực
tiêp vào vấn đề, mà có thể hỏi vòng vo, thông qua những vấn
đê có liên quan đê thu thập thông tin về vấn để cần nghiên
cứu. Cách hỏi này thường được dùng cho những vấn đề mà xã
hội thường gắn cho nó tính "tiêu cực", những chủ đề nhạy
cảm, riêng tư sâu kín.

VI. SAI SỐ TRONG ĐIỂU TRA THỐNG KÊ


Các cuộc điểu tra thống kê, dù có cố gắng làm thật tốt
vẫn thường gặp những trường hợp mà số liệu điều tra không
trùng khớp với sô liệu .'hực t" ™« Viiôn tiírincr ncrtiiÂn O.V.

64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Người ta gọi là sai số. Sai sô trong điều tra thống kê là chênh
lệch giữa trị sô thực của hiện tượng nghiên cứu so với trị số
của nó mà điều tra thống kẽ thu được. Sai số này làm giảm
chất lượng của các cuộc điêu tra, ảnh hưởng đến kết quả của
tổng hợp và phân tích. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng của
toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Trong các cuộc điều
tra thống kê, người ta phải cố gắng áp dụng nhiều biện pháp
đê hạn chế sai sô này.
Căn cứ vào tính chất của các sai số, ta có thê phân biệt
hai loại: Sai sô do đăng ký và sai số do tính đại diện.
Sai số do đăng ký xảy ra đối với mọi cuộc điều tra thống
kê. Nó phát sinh do việc đăng ký số liệu ban đầu không chính
xác. Nguyên nhân gây ra loại sai số này rất đa dạng, có thê
do cân, đong, đo, đếm sai, tính toán sai, ghi chép sai, do dụng
cụ đo lường không chuẩn xác... Nếu phân chia chi tiết hờn, ta
có thể chia loại sai số này thành sai số ngẫu nhiên và sai số
có hệ thống, do cố ý, có chủ định của người điều tra và người
trả lời. Sai số ngẫu nhiên là những sai số phát sinh một cách
tình cờ, không có chủ định, không có bất kỳ một sự sắp đặt
trước nào của người điểu tra. Nó xảy ra hoàn toàn ngẫu
nhiên. Loại sai số này chịu sự chi phối của quy luật số lớn,
tức là nếu ta điểu tra càng nhiều đơn vị, các sai lệch ngẫu
nhiên sẽ có khả năng bù trừ, triệt tiêu nhau làm cho sai số
chung càng nhỏ. Sai số có hệ thống, có chủ định thường xảy
ra do chủ định của người điều tra, người trả lời hoặc sai sô
một cách có hệ thống do lỗi của hệ thống đo lường, hệ thông
thang đo được thiết kế không chuẩn xác... Loại sai số này
không chịu sự chi phối của quy luật số lớn, nên điều tra càng
nhiều, khả năng xảy ra sai số sẽ càng lớn.

65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Sai số do tính đại diện chi xảy ra trong điều tra chọn
mẫu. Nguyên nhân là do trong các cuộc điểu tra này, người
ta chi chọn một số đơn vị để điều tra thực tế. Các đơn vị này
không đù đảm bảo đại diện cho toàn bộ tổng thể, nên phát
sinh sai số, ngay cà trong trường hợp việc lựa chọn số đen vị
để điều tra được thực hiện một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Để đảm bào các kết quà điều tra đạt độ chính xác cao,
cần áp dụng một số biện pháp đế hẹn chê sai sô.
- Làm tốt công tác chuán bị điều tra: Thông thường,
trong các cuộc điều tra thống kê, công tác chuẩn bị chiếm vị
trí rất quan trọng, nó đòi hỏi một sự đầu tư chất xám khá
lốn. Công tác chuẩn bị càng chu đáo, tỷ mỹ, thận trọng và chi
tiết, đặc biệt là trong việc thiết lập phương án điểu tra, xây
dựng phiếu điều tra, lựa chọn và tập huấn cán bộ điều tra
càng làm tốt, sai số điều tra càng giảm.
- Tiến hành kiểm tra có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra:
Kiểm tra ìà biện pháp có hiệu quả để sửa chữa, uốn nắn kịp
thời các sai lầm có thế mắc Dhải trong quá trình điều tra.
Việc kiểm tra có thể được tiến hành theo nhiều giai đoạn
khác nhau. Trước hết, cần tiến hành kiểm tra ngay từ giai
đoạn chuẩn bị xem các kháu cần chuẩn bị đã được đầy đủ,
chu đáo chưa. Việc kiểm tra trong giai đoạn thu thập thông
tin, việc ghi chép sô liệu ban đầu nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm của nhân viên điều tra cũng có ý nghĩa quan trọng.
Nghiệm thu phiếu điều tra là một khâu kiểm tra có ý nghĩa
Quyết định. Trong giai đoạn này, người ta cần kiêm tra xem
các phiếu điểu tra có đầy đủ không; Các câu trả lời. các con
số được ghi chép trong từng phiêu có được tính toán đúng. đủ
khôn**, có hạp ìogic không cỗ in Su thuẫn vói nhau không...

66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nhìn chung, việc kiểm tra, nghiệm thu chiếu điều tra có tác
dụng rất lổn, nhưng nó đòi hỏi người kiểm tra phải có trình
độ, kinh nghiệm, hiểu biết thực tê và rất nhạy cảm. Tiếp
theo, việc nhập số liệu vào máy cũng cần được kiểm tra thật
kỹ lưỡng. Thực tế cho thấy đây cũng là một khâu dễ làm phát
sinh sai số. Nhiều cuộc điều tra, người ta yêu cầu nhập hai
lần độc lập nhau, để khắc phục những sai sót có thể xảy ra
trong quá trình nhập số liệu.
Ngoài ra, trong các cuộc điều tra không toàn bộ, người ta
còn tiến hành kiểm tra tính đại diện của các đơn vị được chọn
đê điều tra..

Tóm tối chuông

Điểu tra thông kê là việc tô chức một cách khoa học theo
một kê hoạch thống nhất việc thu. thập, ghi chép ncuồn tài
liệu ban đẩu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể
về thời gian, không gian.
Điều 3, Luật Thống kê của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cũng định nghĩa: "Điều tra thống kẽ là hình
thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra".
Trong đó, phương án điều tra thống kê quy định rõ mục đích,
ý nghĩa, toàn bộ quá trình tô chức, điều kiện thời gian, không
gian... của cuộc điều tra. Tính khoa học, tính kế hoạch của
cuộc điểu tra được thê hiện rõ trong phương án này. Nếu
được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ, điều tra thống kê
sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau cả về lý thuyết
cũng như thực tế đặt ra.

67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ỏ Việt Nam hiện nay, điểu tra thống kê được tô chức
thành hai cấp độ: Tổng điều tra và điều tra thống kê. Tông
điều tra thống kê để thu thập những thông tin cơ bản, trên
phạm vi cả nưâc theo chu kỳ dài, quy mô lớn, phạm vi rộng
liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Điều tra thông kê
được thực hiện đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
nhằm đáp ứng các nhu cầu thông tin thống kê cục bộ của đơn
vị này.
Các cuộc điều tra thống kê phải đảm bảo được các yêu
cầu cơ bản là: Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và
kịp thời. Đây cũng chính là những vấn đề được quy định rõ
trong nguyên tắc thứ nhất - nguyên tấc quan trọng nhất của
hoạt động thống kê.
Căn cứ vào sự liên tục, tính chất hệ thống của các cuộc
điều tra, ta có thể chia các cuộc điều tra thống kê thành hai
loại (i) Điều tra thống kê thường xuyên được thực hiện một
cách liên tục, có hệ thống và thường là theo sát quá trình
phát sinh, phát triển của hiện tượng. Hình thức tổ chức chủ
yếu và quan trọng nhất của điều tra thống kê thường xuyên
là "báo cáo thông kê định kỳ". Đây là một hình thức thu thập
số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo thống kê được lập sẵn.
(ii) Điều tra không thường xuyên được thực hiện một cách
không liên tục, không gắn vối quá trình phát sinh, phát triển
của hiện tượng. Hình thức chủ yêu của loại này là các cuộc
''điều tra chuyên môn". Điều tra chuyên môn chì được tố chức
khi có nhu cầu, theo kê hoạch và phương pháp quy định
riêng cho từng cuộc điêu tra.
Càn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tê
Ui tỏ diiu tre toàn bộ và điề *••• r '- *—
u
ÙA r>ư.,.

68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


toàn bộ được tiến hành trên toan thể các đơn vị thuộc đối
tượng điều tra. Đây là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất
cho các nghiên cứu thống kê. Điều tra không toàn bộ được
tiến hành trên một số đơn vị của tổnq thê chung. Căn cứ vào
phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra, ta có thể phân
chia điều tra không toàn bộ thành 3 loại: Điều tra chọn mẫu;
điều tra trọng điểm và điểu tra chuyên để.
Trong điều tra thống kê, người ta có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Phương pháp đăng ký trực tiếp:
Theo phương pháp này, nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp
xúc vối đôi tượng điều tra, trực tiếp tiến hành. hoặc giám sát
việc cân, đong, đo, đếm và ghi chép những thông tin thu được
vào phiếu điều tra. Phương pháp nhông vấn là việc ghi
chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá
trình hỏi - đáp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp
thông tin. Căn cứ vào tính chất của sự tiếp xúc giữa người
hỏi và người trả lời, ta phân biệt hai loại: phỏng vấn trực tiếp
và phỏng vấn gián tiếp.
Để tô chức tốt một cuộc điều tra chuyên môn, đòi hỏi
phải xây dựng được phương án điều tra thật chi tiết, tỷ mỷ,
cụ thè và toàn diện. Đây chính là văn kiện hướng dẫn thực
hiện cuộc điêu tra, trong đó xác định rõ những bước tiên
hành, những vấn đê cần phải giải quyết, cần được hiểu thống
nhất trong suốt quá trình thực hiện. Nhìn chung, một
phương án điểu tra thường gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Xác định mục đích điều tra.
- Xác định phạm vi, đối tượng và đơn vị điêu tra.
• Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiêu điêu tra.

69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Chọn thời điểm, thòi kỳ và thòi hạn điều tra.
- Lựa chọn phương pháp điều tra, tổng hợp số liệu và
phương pháp tính các chỉ tiêu điều tra.
- Xây dựng phương án tài chính cho cuộc điều tra.
- LậD kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra.
Công cụ để thực hiện một cuộc điểu tra là bảng hỏi (hay
còn gọi là phiếu điều tra). Đây là hệ thống các câu hỏi được
sắp xếp trên cơ. sỏ các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội
dung nhất định nhằm giúp cho người điểu tra có thể thu
được thông tin về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ,
đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Đây chính là sự thể hiện cụ
thể toàn bộ nội dung nghiên cứu. Nó là công cụ quan trọng
giúp truyền tải thông tin từ người nghiên cứu đến đối tượng
(câu hỏi) và thu nhận thông tin ngược lại (câu trả lời). Việc
đo lường, nhận thức hiện tượng có đầy đủ hay không phụ
thuộc chặt chẽ vào chỗ các câu hỏi bao quát nội dung nghiên
cứu đến mức độ nào. Chính vì vậy, nhìn vào bảng hỏi, ta có
thê biết cuộc điều tra được tiên hành nhằm giải quyết vấn đề
gì, chương trình nghiên cứu như thế nào.
Các cuộc điều tra thông kê, dù có cố gắng làm thật tốt
vẫn gặp sai số. Đó là chênh lệch giữa trị số thực của hiện
tượng nghiên cứu so với trị sô của nó mà điều tra thông kê
thu được. Căn cứ vào tính chất của các sai số, ta có thể phân
biệt hai loại: (ĩ) Sai sô do đăng ký, ghi chép xảy ra đối với moi
cuộc điểu tra thống kè. Nó phát sinh do việc đăng ký số liêu
ban đầu không chính xác. Nguyên nhân gây ra loại sai số
này rất đa dạng, có thê do cân, đong, đo, đếm sai, tính toán
sai ghi CiiwìJ sai; do dụnơ cụ đo hihmĩ* hhrr.- = - --- - ^'

70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thể chia loại sai số này thành sai số ngẫu nhiên và sai số có
hệ thống. Sai số ngẫu nhiên là những sai số phát sinh một
cách tình cờ, không có chủ định, không có bất kỳ một sự sắp
đặt trước nào của người điều tra. Loại sai sổ này chịu sự chi
phối của quy luật số lán. Sai số có hệ thống, có chủ định
thường xảy ra do chủ định của người điều tra, người trả lòi
hoặc sai số một cách có hệ thống do lỗi của hệ thống đo lường,
hệ thống thang đo. Nếu điều tra càng nhiều, sai số sẽ càng
lớn. (ii) Sai số do tính đại diện (hay sai số chọn mẫu) chỉ xảy
ra trong điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân là do các đơn vị
được chọn vào mẫu không đủ đảm bảo đại diện cho toàn bộ
tông thế, nên phát sinh sai số, ngay cả trong trường hợp việc
lựa chọn số đơn vị đổ điều tra được thực hiện một cách hoàn
toàn ngẫu nhiên.
Sai số làm giảm chất lượng của các cuộc điều tra, ảnh
hưởng đến chất lượng của toàn bộ quá trình nghiên cứu
thống kê. Vì vậy, cần phải cố gắng áp dụng nhiều biện pháp
để hạn chế sai sô trong điều tra, như: Làm tốt công tác chuân
bị điều tra; tiến hành kiêm tra có hệ thống toàn bộ cuộc điều
tra... Ngoài ra, trong các cuộc điều tra không toàn bộ, người
ta còn tiến hành kiểm tra tính đại diện của các đơn vị được
chọn để điều tra.

71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


C â u hỏi ôn t ậ p

1. Phân tích những vấn đề chung của điều tra thống kê ở


Việt Nam: Khái niệm, vai trò, hình thức tổ chức.
2. Phân tích các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê.
Cho ví dụ minh họa.
3. Phân biệt các loại điều tra thống kê. Cho ví dụ minh
họa.
4. Trình bày những nội dung chủ yếu của một phương án
điều tra thống kê.
5. Giới thiệu về một cuộc điều tra thống kê cụ thể ở nước
ta mà bạn biết. Qua đó, hãy xác định rõ mục đích, phạm vi,
đối tượng, đơn vị điều tra và nội dung của cuộc điều tra này.
6. Để phục vụ cho việc đấu tranh trên thị trường, một
hãng sàn xuất xe máy trong nưâc dự định tô chức một cuộc
điều tra thống kê để nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu củ?.
khách hàng. Hãy xây dựng phương án điều tra cho cuộc điều
tra này.
7. Sử dụng các loại câu hỏi để lập một bảng hỏi đơn giàn
cho cuộc điều tra nói trên.
8. Trình bày các loại sai số trong điều tra thông kẽ và các
biện pháp khác phục.

72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương in
TỔNG HỢP THỐNG KỄ

ì. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG CửA TONG HỢP THỐNG KÊ

1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiêm vụ của tong hợp


thống kê
Quá trình diều tra thống kê đã thu thập được những tài
liệu vê từng đơn vị tòng thể theo các tiêu thức điều tra.
Những tài liệu này mới chỉ phản ánh được các đặc trưng cá
biệt của từng đơn vị, có tính chất rời rạc, lẻ tè, cho nên chưa
thê sử dụng được ngay vào mọi công tác nghiên cứu và phán
tích thông kẽ. Để có thể bước đầu nêu lên một số đặc trưng
chung của toàn bộ tông thể nghiên cứu, cần tiên hành giai
đoạn tiôp sau của quá trình nghiên cứu thông kê, là giai
đoạn tông hợp thống kê.
Tông hợp thông kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ
thống hoa một cách khoa học các tài liệu ban đầu thu thập
được trong điều tra thống ké.
Nhiệm vụ cứ bản của tông hợp thống kê là làm cho các
đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tống thể bưốc đầu
chuyên thành các đặc trưng chung.của toàn bộ tông thể, làm
cho các biểu hiện riêng của tiêu thức điều tra bước đầu
chuyên thành các biêu hiện chung về đặc điểm của hiện

73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tông hợp thống kê là giai đoạn thứ hai của toàn bộ quá
trình nghiên cứu thống kê. Việc tổ chức tổng hợp một cách
đúng đản và khoa học có ý nghĩa rất lòn đối với kết quả cùa
nghiên cứu thống kê, bởi vì các đặc trưng chung của tổng thể
là những cản cứ cho phân tích dự đoán thống kê; tổng hợp
thông kê đúng đắn làm cho kết quả điều tra trở nên có giá trị
và tạo điểu kiện cho phân tích sâu sắc bản chất và tính quy
luật của hiện tượng. Tài liệu của điều tra thống kê dù co
phong phú và chính xác, mà tổng hợp thống kê không khoa
học thì cũng không rút ra được số liệu chính xác để làm căn
cứ vững chắc cho phân tích, dự đoán thống kê.
Tông hợp thống kê không phải đơn giản chỉ là một công
tác kỹ thuật nhằm sắp xếp lại cho có thứ tự các tài liệu ban
đầu, cũng không phải chỉ là việc dùng máy tính để có một vài
con số cộng và tổng cộng. Tổng hợp thống kê đòi hỏi phải có
kỹ thuật tổng hợp thành thạo, phải dựa trên cơ sở lý luận
kinh tế - xã hội để giải thích một cách rõ ràng, đúng đan bản
chất và quy luật phát triển chung của hiện tượng nghiên
cứu.
Tổng hợp thống kê là một công tác phức tạp, bao gồm
nhiều công việc cụ thể như: phân chia tổng thể ra thành các
tô có tính chất khác nhau, xác định các chỉ tiêu nói rõ đác
trưng của từng tổ cũng như của toàn bộ tổng thể áp dụng
một số biện pháp kỹ thuật để,tính toán các con số cọng va
tổng cộng. trinh bày kết quả tổng hợp thành các bảng thống
kê hoặc đồ thị thống kê. SỐ đơn vị điều tra càng nhiều nội
dung điều tra càng phong phú thì công tác tổng hợp càng
phức tạp và khó khăn, cho nên, khi tông hợp phải tiến hành
theo một ké hoạch nhất định-

74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong kế hoạch tổng hợp cần nêu rõ mục đích, yêu cầu
cần đạt được, quy định rõ nội dung tổng hợp, hình thức và
phương pháp tống hợp cùng những vấn đề có tính chất
nguyên tắc cần tuân theo, nhằm đảm bảo tính thống nhất
của kết quả tổng hợp... Tóm lại, tổng hợp thống kê phải giải
quyết một loạt vấn đề, trong đó những vấn đề chủ yếu cần
được quan tâm thích đáng.
1.2. Các vân đề chủ yếu của tông hợp thông kê
1.2.1. Mục đích của tổng hợp thống ké
Phân tích và dự đoán thống kê phải dựa vào những tài
liệu biểu hiện hình ảnh thực của tổng thể nghiên cứu. Kết
quả tông hợp là căn cứ cho phân tích và dự đoán. Cho nên
mục đích của tông hợp thống kê là khái <^uát hoa những đặc
trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt
của tông thể nghiên cứu bằng các chì tiêu thống kê. Khi xác
định mục đích của tông hợp thống kẽ phải căn cứ vào mục
đích yêu cầu tìm hiểu và phân tích những mặt nào của hiện
tượng nghiên cứu, để nêu khái quát những chỉ tiêu cần đạt
được trong tông hợp.
1.2.2. Nội dung tổng hợp
Nội dung tông hợp được xác định để đáp ứng mục đích
tổng hợp. Nội dung tổng hợp là danh mục các biểu hiện của
những tiêu thức mà chúng được xác định trong nội dung điều
tra. Tuy nhiên, không phải tất cả các biểu hiện của tiêu thức
điều tra đêu dựa vào nội dung tông hợp, mà phải chọn lọc để
nội dung tổng hợp vừa đủ đáp ứng mục đích nghiên cứu. Nói
• v.ig hợp là danh mục các biểu

75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


hiện của tiêu thức điều tra được chọn lọc và theo itiỗi biểu
hiện được phân chia thành các nhóm khác nhau dể đáp ứng
yêu cầu phản ánh các cơ cấu khác nhau phù hợp với mục đích
nghiên cứu. Nội dung tổng hợp cũng là danh mục cùa một hệ
thống chì tiêu tổng hợp.
1.2.3. Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp
Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp là một việc làm
không thê thiếu, vì chất lượng kết quả tổng hợp phụ thuộc
vào chất lượng tài liệu dùng vào tổng hợp.
Kiểm tra tài liệu đã được thực hiện trong khâu điều tra.
Việc kiểm tra này được tiến hành trên nhiều mặt và kiểm tra
toàn bộ, do những người trực tiếp tham gia điêu tra làm. Tuy
vậy, khi tông hợp vẫn phải kiểm tra tài liệu một lần nữa, để
đảm bảo tính chính xác của tài liệu, loại bỏ hẳn cả hay một
phần nội dung của những phiếu điều tra không đúng, nếu
không có điều kiện điều tra lại.
Đối vói các cuộc điểu tra lớn, khối lượng phiêu điều tra
nhiều, không thể kiểm tra toàn bộ được, người ta chọn mẫu
một sô phiếu điều tra đê kiểm tra. Khi kiểm tra phải xét xem
các tài liệu thu thập được có chính xác không (nội dung kiểm
tra cụ thể như trong khâu điều tra).
1.2.4. Phương pháp tông hợp
Yêu cầu quan trọng nhất của tổng hợp là phải nêu lên
được cơ cấu theo các mặt cùa tổng thể nghiên cứu. Để đáp
ứng yêu cầu này, người ta sử dụng phương pháp phàn tổ
thống kê.
Phán tổ thông kê ỉa phv"inơ nhãn nhân chia các đơn vi

76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


của tổng thê vào các tổ (và tiểu tổ) khác nhau theo từng tiêu
thức nghiên cứu. Trị số được tính toán ở mỗi tổ cho ta một cơ
cấu về lượng cụ thể của tông thể. Việc phán chia các đơn vị
tông thê vào các tổ không đơn giản mà phải tuân theo những
căn cứ lý luận nhất định. Phương pháp phân tổ có nội dung
phong phú, sẽ được trình bày đầy đủ trong phần tiếp theo.
1.2.5. Tô chức và kỹ thuật tổng hơp
a. Chuẩn bị tài liệu đê tổng hợp
Trưổc khi thực hiện tong hợp thống kê cần phải làm một
số cóng việc chuẩn bị sau:
- Tập trung đầy đủ số lượng phiếu điều tra hoặc tài liệu
khác để có thể đápứng việc thực hiện nhiệm vụ tổng hợp. Tài
liệu tập trung không đầy đủ từ đầu mà tiến hành tổng hợp,
sau đó phải tiên hành tông hợp bô sung sẽ làm cho khối
lượng công việc tông hợp tăng thêm gần như một lần, mỗi khi
tông hợp bô sung.
• Khi tài liệu đã được tập trung đầy đủ, phải đóng các
câu hỏi mở, đối với những nội dung điều tra mở. Trong một
số cuộc điều tra, ngoài những nội dung điều tra đã cố định
các khả năng trả lời, còn có nội dung không cố định các khả
năng trả lời, đơn vị điểu tra có thê trả lời tự do. Điều đó dẫn
đến nội dung cũng như số lượng trả lời không tương tự nhau.
Khi tổng hợp phải xác định sử dụng những nội dung trả lời
nào vào tổng hợp, đó là đóng câu hỏi mở. Thường các nội dung
này chưa được mã hoa trên phiếu điêu tra, nên sau khi đóng
câu hỏi mở, phải mã hoa chúng để thuận lợi cho tông hợp.
- ĨAídnp hóa CÁC. biêu hiên của các tiêu thức thuộc tính.
- ó các tiêu thức sô lượng mà còn

77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


có tiêu thức thuộc tính, mà biểu hiện của nó là các đặc điểm
tính chất hoặc tên gọi... Khi tổng hợp và phân tích thống kê
cần nêu rõ mức độ khác nhau của các biểu hiện này và tính
toán được đặc.trưng chung của tổng thể theo tiêu thức, như
tần số hoặc số bình quân, cho nên phải lượng hoa các biểu
hiện của nó. Muốn vậy, người ta dùng các thang đo khác
nhau phù hợp với những tiêu thức khác nhau như đã trình
bày trong chương ì.
b. Hình thức tổ chức tổng hợp
Có hai hình thức tổ chức tổng hợp thống kê chủ yếu:
Tông hợp từng cấp và tổng hợp tập trung.
• Tổng hợp từng cấp là tổ chức tổng hợp tài liệu điều tra
theo từng bước, từ cấp dưới lên cấp trên theo kế hoạch đã
vạch sẵn. Cơ quan phụ trách tổng hợp các cấp tiến hành tông
hợp tài liệu trong phạm vi được phân công, sau đó gửi két
quả lên cấp cao hơn để tiến hành tổng hợp theo phạm VI rạng
hơn. Theo trình tự như vậy, cuối cùng các tài liệu được gửi về
trung ương, ỏ đây sẽ tiến hành tổng hợp lần cuối, tính ra các
chỉ tiêu chung nêu rõ tình hình của toàn bộ hiện tượng
nghiên cứu. Tổng hợp từng cấp thường áp dụng trong báo cáo
thống kê định kỳ và một số cuộc điều tra chuyên môn. Sô liệu
do từng cấp tổng hợp, mỗi cấp nói chung đều hiểu biết tình
hình địa phương hoặc đơn vị mình, có thể tự kiểm tra phát
hiện sai sót trong tài liệu điều tra. Mặt khác tổng hợp từng
cấp tương đối gọn, phục vụ kịp thời cho yêu cầu về thông tin
của từng cấp. Tuy nhiên, phạm vi tổng hợp từng cấp thường
nhỏ, kết quả tổng hợp chỉ gồm một số chỉ tiêu nhất định.
- Tổng hợp tập trung là toàn bộ tài liệu điều tra được táp
trung về một noi để tiến hàn - 1 1
f.v Ai,, ,*£-„ „.,!•;

78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong tổng hợp tập trung, thường người ta phải sử dụng
những phương tiện hiện đại để tính toán nhanh chóng va
chính xác những chỉ tiêu phức tạp. Do đó, tổng hợp tập trung
giảm bớt được nhiều công việc thủ công vất vả. Nhưng việc
cung cấp kết quả tổng hợp để phục vụ cho các cấp dưới
thường không nhanh.
Trên thực tế, người ta có thể kết hợp hai hình thức tổ
chức tông hợp với nhĩ u. Căn cứ vào yêu cầu nghiên cứu của
các cấp, cơ quan tổng hợp trung ương giao cho các cấp tổng
hợp một số chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trước mắt.
Sau đó gửi kết quà và toàn bộ tài liệu về cơ quan tổng hóp
trung ương để tổng hợp theo kế hoạch đã định. Với hình thức
tông hợp này, kết quả tổng hợp phục vụ kịp thời cho các cấp
dưới và trung ương.
li. PHÂN TỔ THỐNG KÊ

2.1. Khái niệm chung về phân tổ thống kê


2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiêm vụ của phản tổ
thống kê
Ta đã biết, hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội mà
thông kê học nghiên cứu thường rất phức tạp, vì chúng tồn
tại và phát triển dưới nhiều loại hình cá quy mô và đặc điểm
khác nhau. Trong kết cấu nội bộ của hiện tượng nghiên cứu
thường bao gồm nhiều tổ, nhiều bộ phận có tính chất khác
nhau. Muốn phản ánh được bàn chất và quy luật phát triển
của hiện tượng, nếu chỉ dựa vào những con số tổng cộng
chung chung thì không thể nêu được vấn đề một cách sâu
đặc trưng của từng loại hình.

79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


của từng bộ phận cấu thành hiện tượng phức tạp, đánh giá
tầm quan trọng của mỗi bộ phận, nêu lên mối liên hệ giữa
các bộ phận, rồi từ đó nhận thức được các đặc trưng chung
của toàn bộ. Yêu cầu nói trên chỉ có thể giải quyết được bằng
phương pháp phân tổ thống kê.
Phân tô thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức
nào đó đê tiến hành phản chia các đơn vị của hiện tượng
nghiên cứu thành các tô (và các tiểu tổ) có tinh chất khác
nhau.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu tình hình nhân khẩu, căn cứ
vào tiêu thức "giới tính" để chia tổng số nhân khẩu thành hai
tổ: nam và nữ; còn căn cứ vào tiêu thức "tuổi" để chia số nhân
khẩu này thành nhiều tổ có độ tuổi khác nhau. Hay khi
nghiên cứu tình hình sản xuất của các doanh nghiệp công
nghiệp, có thô chia tông số doanh nghiệp thành các nhóm
theo các tiêu thức như: thành phần kinh tế, ngành sản xuất
số lượng lao động, giá trị sản xuất công nghiệp...
Khi phân tô thống kê, trưóc hết ta thực hiện được việc
nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp. Các đơn
vị tông thể được tập hợp lại thành một số tổ (và tiểu tổ): giữa
các tô đều có sự khác nhau rõ rệt về tính chất còn trong
phạm vi môi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau (hay gần
giống nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ
phân tổ.
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành
tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thốn" hoa
một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng
phương pháp này. Tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên
cừu dõi hủi phải tông hợp theo từng tể từ"? b* " M i Vì „ ặ v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


khi tông hợp thống kê, trước hết, người ta thường sắp xếp các
đơn vị vào từng tổ, từng bộ phận, tính toán các đặc điểm của
mỗi tô hoặc bộ phận, rồi sau đó mối tính các đặc điểm chung
của cả tông thể.
Phân tô thống kê là một trong các phương pháp quan
trọng của phân tích thống kẽ, đồng thời là cơ sở đẽ vận dụng
các phương pháp phân tích thống kẽ khác. Chỉ sau khi đã
phân chia tông thể nghiên cứu thành các tô có quy mô và đặc
điểm khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình
hình biến động, mối liên hệ giữa các hiện tượng mới có ý
nghĩa đúng đắn. Nếu việc phân tổ không chính xác, tổng the
được chia thành những bộ phận không đúng với thực tế, thì
mọi chì tiêu tính ra cũng không giúp ta rút ra được những
kết luận đúng đắn. Phương pháp phân to được vận dụng phô
biến nhất trong mọi trường hợp nghiên cửu kinh tế, vì không
những phương pháp này đơn giản, dễ hiểu mà lại có tác dụng
phản tích sâu sắc. Các phương pháp phân tích thông kê khác
như: phương pháp số tương đối, phương pháp số bình quân,
phương pháp chì số, phương pháp bảng cân đối, phương pháp
tương quan... thường cũng phải dựa trên các kết quả phân tô
thống kê chính xác.
Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai
đoạn điểu tra thông kê, nhằm phân tô đối tượng điều tra
thành những bộ phận có đặc điểm, tính chất khác nhau từ đó
chọn các đơn vị điêu tra sao cho có tính đại biểu cho tông thể
chung.
Phân tô thống kê giải quyêt những nhiệm vụ nghiên cứu
cơ bản sau đây:
' * ' í):rvịẹo ph;'.n chia các loại hình

81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


kinh tế - xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Hiện tượng kinh
tẽ, xã hội mà thống kê học nghiên cửu thường không phải là
tông thê đồng chất, mà là tổng thể bao gồm nhiều đơn vị
thuộc các loại hình rất khác nhau, phát triển theo những xu
hướng không giống nhau. Vì vậy phương pháp nghiên cứu
khoa học là phải nêu lên các đặc trưng riêng biệt của từng
loại hình và mối quan hệ giữa các loại hình đó với nhau.
Muốn vậy. trước hết phải dựa trên lý luận kinh tế, chính trị
xã hội đê phân biệt các bộ phận khác nhau về tính chất đang
tồn tại khách quan trong nội bộ hiện tượng.
Thứ hai, phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện
tượng nghiên cứu. Ta biết rằng một hiện tượng kinh tế - xã
hội do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác
nhau hợp thành. Các bộ phận hay nhóm này chiếm nhũng tỷ
trọng khác nhau trong tổng thể và nói lên tầm quan trọng
của mình trong tổng thể đó. Mặt khác, tỷ trọng của các bọ
phận còn nói lên kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào
đó. Muốn nghiên cứu được kết cấu của tổng thể phải dựa
trên cơ sở phân tổ thống kê.
Thứ ba, phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa
các tiêu thức. Hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh và biến
động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời với các hiện
tượng xung quanh, mà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn
nhau theo những quy luật nhất định. Giữa các tiêu thức mà
thống kê nghiên cữu cũng thường có mối liên hệ với nhau: sự
thay đổi của tiêu thức này sẽ đưa đến sự thay đổi của tiêu
thức kia theo một quy luật nhất định. Tìm hiểu tính chất va
trình độ của môi liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và
giữa các tiêu Lbức nói riêng là --- "í" nua™ V,, m „ „

82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


trọng của nghiên cứu thống kê. Phân tố thống kê là một
trong các phương pháp có thể giúp ta thực hiện nhiệm vại
nghiên cứu này.
2.1.2. Các loai phán tổ thống kê
Trong thống kê thường có các cách phân loại phân tổ
thống kê như sau:
ã. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê
Tương ứng vói ba nhiệm vụ nói trên của phân tổ thống
kê, có ba loại phân tổ : Phân tổ phân loại; phân tổ kết cấu và
phân tô liên hệ
* Phàn tô phân loại:
Phân tô phân loại giúp ta nghiên cứu một cách có phân
biệt các loại hình kinh tế - xã hội, nêu lên đặc trưng và mối
quan hệ giữa chúng với nhau. Từ việc nghiên cứu riêng biệt
mói loại hình đó, tiến thêm một bước nghiên cứu các đặc
trưng của toàn bộ hiện tượng phức tạp, giải thích một cách
sâu sắc bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng
trong điếu kiện thòi gian và địa điểm cụ thể.
Tuy theo mục đích nghiên cứu, có thể phân loại các đơn
vị theo nhiều tiêu thức khác nhau. Chẳng hạn, các doanh
nghiệp công nghiệp móc. ta có thể được phân loại theo thành
phần kinh tế, theo cấp quản lý, theo nhóm, theo ngành theo
quy mô...
* Phân tó kết câu:
Trong cõng tác nghiên cứu thống kê, các bảng phân tổ
kết cấu được sử dụng rất phổ biến, nhằm mục đích nêu lên

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


bản chất của hiện tượng trong điêu kiện nhất định và đê
nghiên cứu xu hướng phát triển cùa hiện tượng qua thời gian.
Kết cấu của tông thể phàn ánh một trong các đặc trưng cơ
bàn của hiện tượng trong điều kiện thòi gian và địa điểm cụ
thể. Sự thay đôi kết cấu của tổng thể qua thời gian có thê
giúp ta thấy được xu hưâng phát triển của hiện tượng. Chăng
hạn sự thay đôi kết cấu về tong sàn phẩm trong nước phân
theo nhóm ngành (khu vực kinh tể) phản ánh sự chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tê trong quá trình phát triển của Việt
Nam như sau:

Bẻna 3.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo nhóm ngành
giai đoạn 2000 - 2004
Oan vị: %
Tổng sàn phẩm trong nước
2000 2001 2002 2003 2004
phàn theo nhóm ngành
Nông, lãm nghiệp và thúy sản 24,53 23,24 23,03 22.54 21.76
Công nghiệp và xây dựng 36.73 38,13 38,49 39,47 40.09
Dịch vụ 38,74 38,63 38,48 37,99 38,15
Công 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2004 trang 71)
Qua bảng phân tổ kết cấu trên, sự thay đổi về tỳ trọng
của 3 nhóm ngành đã nói lên một phẩn quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam, cụ thể nhóm ngành công
nghiệp và xây dựng chiếm tỳ trọng lốn và đang có xu hướng
tăng, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thúy sản chiếm tỷ
trọng nhỏ lại đang có xu hướng - ' -••
:

84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phân tô kết cấu giúp ta có thể so sánh được bản chất của
các hiện tượng cùng loại trong điều kiện không gian khác
nhau. Ví dụ, có thể so sánh cơ cấu cóng nhân của hai nhà
máy, cơ cấu giông lúa của hai hợp tác xã. Phân tô kết cấu còn
được vận dụng trong phân tích thực hiện kế hoạch để thấy rõ
tỷ trọng các bộ phận chưa hoàn thành, hoàn thành và hoàn
thành vượt mức kế hoạch. Từ đó có thể đánh giá việc thực
hiện kế hoạch; xem xét lại việc đặt kê hoạch như vậy có hợp
lý không và có thê tính được khả năng tiềm tàng vượt mức kế
hoạch, trên cơ sỏ kết hợp vối các giả thiết khác.
Trong nhiều trường hợp nghiên cứu, phân tổ kết cấu có
thê được xác định ngay trên cơ sở phân tổ phân loại, như vậy
là hai loại phân tổ này thường kết hợp chặt chẽ vôi nhau.
Mặt khác, ngay cả đối vài một tông thể đồng chất cũng vẫn
thường bao gom các bộ phận khác nhau do nhiêu nguyên
nhân cụ thể, cho nên vẫn cần phân tô kết cấu. Như tông thể
còng nhân thuộc cùng một nghê trong cùng một doanh
nghiệp, số công nhân này vẫn khác nhau vê giới tính, về tuổi
nghề, về bậc thợ và vê nhiều đặc điểm khác. Như vậy là phân
tổ kết cấu rất cần thiết đối vối bất kỳ công tác nghiên cứu
thống kê nào.
* Phân tổ liên hệ
Khi tiến hành phân tô liên hệ, các tiêu thức có liên hệ VỐI
nhau được phân biệt thành hai loại: tiêu thức nguyên nhân
và tiêu thức kết quả. Tiêu thức nguyên nhãn là tiêu thức gây
ảnh hướng; sự biến động của tiêu thức này sẽ dẫn đến sự
thay đối (tăng hoặc giảm) của tiêu thức phụ thuộc mà ta gọi
là tiêu thức kết quà - một cách có hệ thông. Như vậy, các đơn
vị tổn§' thể trước hết được phân tổ theo một tiêu thức (thường

85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


là tiêu thức nguyên nhẫn), sau đó trong mỗi tổ tiếp tục tính
các trị số bình quân của tiêu thức còn lại (thường là tiêu thức
kết quả). Quan sát sự biến thiên của hai tiêu thức này có thể
giúp ta kết luận về tính chất của mối liên hệ giữa hai tiêu
thúc. Như trong nhiều doanh nghiệp công nghiệp, ta thường
nhận thấy có mối liên hệ giữa năng suất lao động và giá
thành đơn vị sản phẩm: năng suất lao động càng tăng thì giá
thành đơn vị sản phẩm càng có điều kiện giảm. Nếu ta phân
tô các doanh nghiệp trong cùng một ngành theo năng suất
lao động, sau đó từ mỗi tổ tính ra giá thành bình quân đơn vị
sản phẩm, thì các kết quả tính toán sẽ cho thấy rõ mối liên
hệ giữa năng suất lao động (trong trường hợp này là tiêu
thức nguyên nhân) và giá thành đơn vị sản phẩm (trong
trường hợp này là tiêu thức kết quả).
Phân tổ liên hệ còn có the được vận dụng để nghiên cứu
mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức. Có thể nghiên cứu mối liên
hệ giữa năng suất lúa với lượng phân bón, lượng nước tưới,
mật độ cấy...; hoặc nghiên cứu mối liên hệ giữa năng suất lao
động của công nhân với tuổi nghề, -bậc thợ, trình độ trang bị
kỹ thuật...
Khi phân tổ liên hệ giữa nhiều tiêu thức (ví dụ, 3 tiêu
thức) trước hết tổng thể được phân tổ theo một tiêu thức
nguyên nhân, sau đó mỗi tổ lại được chia thành các tiểu tổ
theo tiêu thức nguyên nhân thứ hai, cuối cùng tính trị số
tông hoặc bình quân của tiêu thức kết quả cho từng tổ và
tiêu tô đó. Sau đây là ví dụ về mối liên hệ giữa năng suất lao
động với trình độ kỹ thuật và tuổi nghề của công nhân trong
một doanh nghiệp, được trình bày thành bảng phân tổ kết
hợp như sau:

86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Báng 3.2. Mõi liên hệ giữa năng suăỉ lao dộng
với trình độ kỹ thuật và tuổi nghề
Phân tố công nhân Số Sản lượng Năng suất
Theo trinh độ Theo tuổi nghé còng nhân cả năm lao động binh
kỹ thuật (năm) (tấn) quân năm (tấn)
Đã được Dưới 5 15 1125 75
đào tạo 5-10 40 3750 94
kỹ thuật 10-15 40 4200 105
15-20 15 1725 115
20 trờ lẽn 10 1200 120
Cà tổ - 120 • 12000 100
Chưa được Dưới 5 10 510 51
đào tạo 5-10 30 2140 71
kỹ thuật 10-15 20 1580 79
15-20 10 860 86
20 trỏ lèn 10 910 91
Cả tổ - 80 6000 75
Chung cho cả
doanh nghiệp - 200 18000 90

b. Căn cứ vào sô lượng tiêu thức của phân tô


Theo định nghĩa phân tổ thống kê, chúng ta có thể căn
cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân tổ. Vì
vậy, có thể phân thành hai loại: Phân tổ theo một tiêu thức
và phân tổ theo nhiều tiêu thức.
* Phân tô theo một tiêu thức: Là tiến hành phân chia các
đơn vi thuôc hiên tương nghiên cứu thành các tổ có tính chất

87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


khác r>hau trên cơ sả một tiêu thức thống kê hay còn gọi là
phân tổ giản đơn. Chảng hạn, theo tiêu thức giới tính, tổng
thể dán số được chia thành 2 tổ: Nam và nữ hoặc theo tiêu
'thức thành phần kinh tế, tổng sản phẩm được chia thành 6
tể tươngứng với 6 thành phần kinh tế hiện nay...
* Phân tổ theo nhiều tiêu thức: Là tiến hành phân chia
các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các
tiểu tổ có tính chất khác nhau trên cơ sở nhiều tiêu thức
thống kê (từ hai tiêu thức trở lên). Tuy thuộc vào mục đích
nghiên cứu, đặc điểm của hiện tượng và các tiêu thức phân tô
mà phân tổ theo nhiều tiêu thức được chia thành hai loại:
Phân tổ kết hợp và phân tổ nhiều chiều.
Phân tổ kết hợp là tiến hành phân tổ lần lượt theo từng
tiêu thức một. Các tiêu thức được sắp xếp theo thứ tự phù
hợp với mục đích nghiên và đặc điếm của hiện tượng. Thông
thường người ta hay phân tổ theo tiêu thức liên quan trực
tiếp đến mục đích nghiên cứu và có ít biểu hiện trước. Chang
hạn, tông thể dân số trước hết được phân tô tHéớ tiêu thức
giói tính , sau đó theo tiêu thức độ tuổi và đó là cơ sở đế xây
dựng tháp dán số, hoặc phân tô tổng thể một loại lao động
nào đó của một doanh nghiệp theo mức lương và số năm kinh
nghiệm... Tuy nhiên theo cách này số tiêu thức phân tổ
không nên quá nhiều (thường 2 hoặc 3) vi nếu như vá}' sẽ
chia- tông thể thành quá nhiều bộ phận nhỏ có thể gây khó
khăn cho việc phân tích.
Phân tô nhiều chiều là cùng một lúc phân tô theo nhiêu
tiêu thức khác nhau nhưng có vai trò như nhau trohg việc
đánh giá hiện tượng. Chảng hạn, để phản ánh quy mô của
một doanh nghiệp có thể biểu hiện qua các tiêu thức: Doanh

88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thu, số lượng lao động, tổng vốn... Các tiêu thức này khác
nhau về đô lượng và đơn vị tính nhưng đều biểu hiện quy mô
của doanh nghiệp và việc sắp xếp thứ tự trước sau các tiêu
thức này trong phân tổ các doanh nghiệp trong mót ngành là
không có ý nghĩa. Vì vậy phải cùng một lúc phân tổ theo tất
cà các tiêu thức bằng cách đưa các tiêu thức này về một tiêu
thức tổng hợp chung gọi là phân tổ nhiều chiều.
2.1.3. Tiêu thức phân tổ và chỉ tiêu giải thích
a. Tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tô là tiêu thức được chọn làm căn cứ để
tiến hành phân tổ thống kê. Lựa chọn tiêu thức phân tổ là
vấn đề quan trọng đầu tiên phải đề ra và giải quyết chính
xác. Tuy các đơn vị tổng thể có rất nhiều tiêu thức khác
nhau, nhưng chúng ta không thể tuy tiện chọn bất kỳ tiêu
thức nào làm căn cứ phân tổ.
Tiêu thức phân tổ khác nhau sẽ nói lên những mặt khác
nhau của hiện tượng. Có tiêu thức phân tổ nói rõ được bản
chất của hiện tượng, nhưng cũng có tiêu thức, nếu được chọn
làm căn cứ phân tổ, sẽ không đáp ứng mục đích nghiên cửu
thậm chí còn làm cho ta hiểu sai lệch bản chất của hiện
tượng. Bởi vì cũng những tài liệu như nhau mà cách sắp xếp
khác nhau, lại đưa đến những kết luận trái ngược hẳn vói
nhau. Như vậy, việc phân tổ chính xác và khoa học trước hết
phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Có thể nêu ra
những yêu cẩu sau đây về lựa chọn tiêu thức phân tổ:
Thứ nhất, phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách
sâu sắc đê chọn ra tiêu thức bàn chất nhất, phù hớp với múc
đính nơhipn ríliì

89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tiêu thức bản chất là tiêu thức nói lên được bàn chất của
hiện tượng nghiên cứu, phản ánh đặc trưng cơ bản của hiện
tượng trong điều kiện thòi gian và địa điểm cụ thể. Bản chất
của mỗi hiện tượng có thể được phản ánh qua nhiều tiêu thức
khác nhau, cho nên phải tuy theo mục đích nghiên cứu mà
dùng lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất nhất. Chẳng hạn,
muốn phân tổ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp để
biêu hiện quy mô lân nhỏ, ta phải căn cứ vào thực tế của các
doanh nghiệp đó, để xét xem tiêu thức nào có khả năng phản
ánh quy mô của chúng như: số lượng lao động, giá trị sản
xuất, giá trị thiết bị chủ yếu, diện tích doanh nghiệp... Đối
vối nhũng doanh nghiệp mà quá trình sản xuất chủ yếu còn
dựa vào sức lao động thì có thể chọn tiêu thức "số lượng lao
động" để tiến hành phân tổ, vì số lượng lao động nhiều hay ít
sẽ nói lên quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhò. Nhưng đối
với doanh nghiệp mà quá trình sản xuất đã được cơ giới hoa
hoặc tự động hoa cao, thì muốn biểu hiện quy mô của chúng
phải phân tổ theo các tiêu thức như: giá trị sản xuất giá tri
thiết bị sản xuất chủ yếu... Đó là các tiêu thức bản chát nhất
có thể đápứng được mục đích nghiên cứu.
Thứ hai, phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện
tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp.
Cùng một loại hiện tượng nghiên cứu, nhưng phát sinh
trong những điều kiện thời gian và địa điểm khác nhau thì
bản chất có thể thay đổi khác nhau. Vì vậy, tiêu thức phân tồ
cũng mang ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ dùng một tiêu thức
phân tổ chung cho mọi trường hợp, thì tiêu thức đó trong
điều kiện này có thể giúp ta nghiên cứu chính xác, nhưng
trong điều kiện khác lại không có tác đun" tì cả.

90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thứ ba, phải tuy theo mục đích nghiên cứu và điều kiện
tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một
hay nhiều tiêu thức.
Nói chung, hiện tượng nghiên cứu thường phức tạp, cho
nên việc phân tổ theo một tiêu thức, dù là tiêu thức bản chất
nhất cũng chỉ phản ánh được một mặt nào đó của hiện tượng.
Nếu phân tổ kết hợp theo nhiều tiêu thức, sẽ phản ánh được
nhiều mặt khác nhau của hiện tượng,-các mặt này có thê bò
sung cho nhau và giúp cho việc nghiên cứu thêm sâu sắc.
Trong nhiều trường hợp phân tô kết hợp giúp ta nghiên cứu
mối liên hệ giữa các tiêu thức. Ví dụ, có thể phân tô nhân
khẩu theo giới tính và theo độ tuổi (kết hợp hai tiêu thức),
phán tổ các doanh nghiệp theo nhóm, theo ngành, và theo
thành phần kinh tế (kết hợp ba tiêu thức). Tuy nhiên, cũng
cần chú ý là không nên phân tô két hợp theo quá nhiều tiêu
thức (trên ba tiêu thức) vì làm như vậy số tổ và tiểu tổ sẽ
tăng lên nhiều, tông thể bị chia nhỏ nhiều quá sẽ trở ngại
cho việc nghiên cứu. Thường người ta chỉ phân tô kết hợp
theo hai hay ba tiêu thức và nếu thấy cần thiết, có thể lập
nhiều bảng phân tổ kết hợp khác nhau.
b. Các chỉ tiêu giải thích
Trong phân tô thống kê, sau khi đã lựa chọn được tiêu
thức phân tổ, xác định số tô cần thiết và khoảng cách tổ, còn
phải xác định các chỉ tiêu giải thích đê nói rõ đặc trưng của
các tổ cũng như của toàn bộ tông thê. Chang hạn, sau khi
phân tổ các doanh nghiệp công nghiệp theo khu vực và thành
phần kinh tế, có thể đưa ra một số chỉ tiêu giải thích như

91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bàng 3.3: Bảng phân tổ các doanh nghiệp công nghiệp
theo khu vực và thành phần kinh tế năm 2003
Số Số lao Doanh Dĩ thuần
Phân tổ các doanh nghiệp
doanh động thu thuần b/quãn 11đ
theo thành phán kinh lé
nghiệp (Người) (Tỳ đóng) (Tr.đ/ngưởi)
I.Khu vực DN Nhà nước 4.845 2.264.942 678.735 300
Trong đó:
- DN Nhà nước trung ương 1.898 1.463.954 513.509 351
- DN Nhà nước địa phương 2.947 800.988 165.226 206
2. Khu vực DN ngoài Nhà nước 64.526 2.049.891 485.104 237
Trong đó:
- DN tệp thể 4.150 160.949 12.705 79
- DN tư nhãn 25.653 378.087 104.043 275
- Còng ty hợp danh 18 655 10.409 15.892
- Công ty TNH.H tư nhãn 30.164 1.143.055 270.993 237
- CTy cổ phẩn có vón Nhà nước 669 160.879 43.298 269
3.872 206.266 43.656
- CTy cố phẩn không có vốn Nhà nước 212
3. Khu vực có vốn dầu tư nước ngoài2.641 860.259 292.932 341
Trong đó:
- DN 100% vốn nước ngoải 1.869 687.725 131.158 191
- DN liên doanh với nước ngoài 772 172.534 161.774 938
Chung 72.012 5.175.092 1.456.771 281
(Nguồn: Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm
2002, 2003. 2004 - Nhà xuất bản Thống kê)

92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Mỗi chỉ tiêu giải thích có ý nghĩa quan trọng riêng giúp
ta thấy rõ các đặc trưng số lượng của từng tổ cũng như của
toàn bộ tổng thể, làm căn cứ để so sánh các tổ với nhau và đê
tính ra hàng loạt chì tiêu phân tích khác. Tuy nhiên, cũng
không nền đề ra quá nhiều chỉ tiêu, mà phải lựa chọn một sô
chì tiêu nào thích hợp nhất đối vối mục đích nghiên cứu.
Muốn xác định các chỉ tiêu giải thích, chủ yếu phải căn
cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của phân tô đế chọn
ra các chỉ tiêu có liên hệ vái nhau và bổ sung cho nhau. Mục
đích nghiên cứu có thể tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác
nhau nên chì tiêu giải thích chọn ra phải hợp lý mói thoa
mãn được mục đích nghiên cứu. Phải chọn các chỉ tiêu giải
thích có liên hệ với nhau và bô sung cho nhau, vì một chỉ tiêu
chỉ có thể nói lên biểu hiện số lượng về một mặt nào đó của
hiện tượng nghiên cứu, cho nên cần có các chỉ tiêu giải thích
bổ sung cho nhau mối giúp cho việc nghiên cứu được sâu sắc.
Cũng cần chú ý tới mối quan hệ nhất định giữa tiêu thức
phân tổ với các chỉ tiêu giải thích. Chẳng hạn, khi phân tổ
các xí nghiệp theo quy mô, thì các chỉ tiêu giải thích như: sô
lượng lao động, giá trị tài sản cố định, giá trị sản xuất là
những chỉ tiêu giúp ta hiểu rõ thêm về quy mô của xí nghiệp.
Trái lại nếu chọn các chỉ tiêu giải thích như: Mức độ hoàn
thành kế hoạch, tiền lương bình quân... thì các chỉ tiêu này
thường không trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi quy mô của xí
nghiệp.
Các chỉ tiêu giải thích có ý nghĩa quan trọng trong việc
so sánh với nhau cần được bô trí gần nhau. Chang hạn, nên
bố trí chỉ tiêu thực hiện gần chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu tương
ArCì rrẨ—vỉ iiĩ. ..ú 'lân quan:.. •

93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.2. Các bước phân tổ thống kê
2.2.1. Lựa chọn tiêu thức phán tổ
Lựa chọn tiêu thức phân tổ là bưác đầu tiên làm cơ sở để
tiên hành phân tổ. Lựa chọn tiêu thức chính xác, phù hợp vói
mục đích nghiên cứu thì kết quả phân tổ mới thực sự có ích
cho việc phân tích đặc điểm và bản chất của hiện tượng. Việc
lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu đã trình bàyỏ trên.
2.2.2. Xác định số tổ và khoảng cách tổ
Sau khi đã chọn được tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề
tiếp theo là xét xem cần phân chia hiện tượng nghiên cứu
thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tố cần
thiết đó.
Sô tô cần thiết thường được xác định tuy theo tiêu thức
phân tổ là tiêu thức thuộc tính hay tiêu thức số lượng. Đối
vối môi loại tiêu thức này, vấn đề xác định số tổ cần thiết
được giải quyết khác nhau.
a. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính:
Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính, các tổ được hình
thành không phải do sự khác nhau về lượng biến của tiêu thức
mà thường do các loại hình khác nhau, tuy nhiên không nhất
thiết lúc nào mỗi loại hình cũng phải hình thành nên.Ì tổ.
t Trường hợp các loại hình tương đối ít thì mỗi loại hình có
thể hình thành nên Ì tổ, như khi phân tổ tổng thể nhân
khâu theo giới tính thì sẽ chia tổng thể đó thành 2 tổ là Nam
và Nữ; hoặc phân tổ các doanh nghiệp theo thành phần kinh
tế...

94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trường hợp số loại hình thực tế nhiều, nếu coi mỗi loại
hình là một tổ thì số tổ sẽ quá nhiều, không thê khái quát
chung được và cũng không nêu rõ được sự khác nhau giữa
các tổ, nên cần ghép những loại hình giống nhau hoặc gần
giống nhàu vào cùng một tô. Chẳng hạn khi phân tổ tông thê
nhân khẩu theo nghề nghiệp, phân tô các loại sản phàm
công, nông nghiệp, phân tổ các mặt hàng theo giá trị sử
dụng, phân tổ các ngành kinh tế quốc dân..., số tô thực tế có
thể rất nhiều, có khi tới hàng nghìn, hàng vạn, nếu cứ phân
chia tổng thể theo số tổ thực tế đó thì việc phân tô gặp rất
nhiều khó khăn và có thể không giúp gì được cho phân tích
thống kê. Trong những trường hợp này phải giải quyết bằng
cách ghép nhiều tổ nhỏ lại thành một số tô lốn, theo nguyên
tắc các tổ nhỏ ghép lại vói nhau phải giống nhau (hoặc gần
giống nhau) về tính chất, về giá trị sử dụng, về loại hình...
Yêu cầu của việc ghép nhiều tổ nhỏ thành một sô tô lốn
nhằm rút bót số tổ thực tế quá nhiều, tạo điều kiện cho việc
phân tổ được gọn và hợp lý. Trên thực tế, người ta thường
tiến hành sắp xếp và trình bày trong những văn bản gọi là
bảng phân loại hay bảng danh mục do Nhà nước quy định
thống nhất và cố định trong một thời gian tương đôi dài,
nhằm bảo đảm tính chất so sánh được của tài liệu thống kê.
b. Phân tổ theo tiêu thức số lượng:
Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng tuy theo lượng biến
của tiêu thức thay đổi nhiều hay ít mà cách phân tổ được giải
quyết khác nhau. Mặt khác, cũng cần chú ý đến số lượng đơn
vi tổng thể nhiều hay ít mà xác định số tô thích hợp.
- Trường hợp lượng biến của tiêu thức thay đổi ít, tức là
sư biến thiên về mát liMncr eií.Tro các đơn vị không chênh lệch

95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


nhiều lắm, biến động rời rạc và số lượng các lượng biển ít,
như sô người trong gia đình, sô máy do một công nhân phụ
trách... thì ở đây, số tổ có một giới hạn nhất định và thường
cử mỗi lượng biến là cơ sỏ để hình thành một tổ. Ví dụ: phân
tô công nhân trong một nhà máy dệt theo số máy do mỗi
người phụ trách như sau:

Báng 3.4: Phân tổ cõng nhân theo số máy


do mỗi người phụ trách

Số máy dệt mỗi cõng nhân phụ trách (Máy) Sỏ cõng nhân (Người)
11 3
12 7
13 20
14 50
15 35
16 15
Cộng 130

Việc phân tổ trên đây rất đơn giản, vì lượng biến của tiêu
thức phân tô (số máy dệt) chì thay đổi trong phạm vi từ l i
đèn 16 máy. Khi người công nhân đứng thêm được một máy,
biểu hiện chất lượng công tác cùa họ đã thay đổi. Vì vậy, có
thể căn cứ vào mỗi lượng biến để thành lập một tổ. Việc phân
tô như trên gọi là phân tổ không có khoảng cách tổ. .
• Trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên rất lớn
ta không thê áp dụng cách phân tổ nói trên được, nghĩa là
không thể căn cứ vào mỗi lượn '-- - -
A
'"lò™

96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


như vậy số tổ sẽ quá nhiều và không nói rõ sự khác nhau về
chất giữa các tổ. Trong trường hợp này ta cần chú ý mối liên
hệ giữa lượng và chất trong phân tổ, xét cụ thể xem lượng
biên tích lũy đến một mức độ nào đó thì chất của hiện tượng
mới thay đôi và làm nảy sinh ra một tổ khác. Như vậy, mỗi tổ
sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến, với hai giới hạn: giói hạn
dưới là lượng biến nhỏ nhất để làm cho tổ đó được hình
thành và giới hạn trẽn là lượng biến lốn nhất của tổ đó, nếu
vượt quá giới Hạn đó thì chất của tổ thay đổi và chuyển
thành tô khác. Trị số chênh lệch giữa giói hạn trên và giói
hạn dưói của mỗi tổ gọi là khoảng cách tổ. Việc phàn tể theo
các giới hạn như vậy gọi là phân tổ có khoảng cách tổ. Các
khoảng cách tô có thể đều nhau hoặc không đều nhau.
Chẳng hạn, theo tiêu thức "tiền lương" vái đơn vị tính.
nghìn đồng của cán bộ công nhân viên trong một doanh
nghiệp, có thê chia thành các tổ có khoảng cách tổ là:
< 500
Từ -500 đếndưỏi 1.000
Từ 1.000 đến dưới 1.500
Từ 1.500 đến đuôi 2.000
Từ 2.000 đến dưới 2.500
Từ 2.500 đến dưới 3.000
Từ 3.000 trỏ lên
Trong trường hợp trên, lượng biến của tiều thức tiền
lương được sắp xếp thành 7 tổ, các tổ có khoảng cách tổ đểu
nhau là 500 nghìn đồng, tô đầu tiên và tổ cuối cùng gọi là tổ
có khoảng cách tô mở.

97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hoặc có tiêu thức "số lượng lao động" của Ì doanh
nghiệp, có thể chia thành các tổ có khoảng cách tổ là:
Ì -100
loi - 200
201 - 500
501 - 1000
1001 - 3000
Trong trường hợp trên, các tổ có khoảng cách tổ không
đều nhau.
Như vậy, cần phân biệt khi nào phân tổ theo khoảng
cách tổ đều nhau và khi nào dùng khoảng cách tổ không đều
nhau? Nội chung, việc xác định khoảng cách tổ đều nhau hay
không đêu nhau là phải căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng
nghiên cứu. Phải bảo đảm các đơn vị được phân phối vào mỗi
tổ đều có cùng một tính chất và sự khác nhau về chất giữa
các tổ đó. Trong thực tế, sự thay đổi về lượng của các bộ phận
trong hiện tượng xã hội thường không diễn biến một cách
đều đặn, bởi vì sự khác nhau về chất của chúng cũng không
đêu nhau, do vậy có nhiều trường hợp nghiên cứu, phải phân
tô theo khoảng cách tổ không đều nhau.
Riêng đối VỚI các hiện tượng tương đối đồng nhất về mặt
loại hình kinh tế - xã hội và lượng biến trên các đơn vị thay
đổi một cách tương đối đều đặn, có thể áp dụng việc phân to
theo khoảng cách tổ đều nhau. Cách phân tổ này.tạo điêu
kiện dễ dàng cho việc vận dụng các công thức toán học và đe
trình bày số liệu trên các đồ thị thống ke.
Việc phân tổ theo khoảng - ~ ***x u
"1,,.,

98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


đơn giản và trị số khoảng cách tô được xác định theo công
thức:
y Y
Jj max mìn
A

n
Trong đó:
d - trị số khoảng cách tổ
x - lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tô
maj(

x - lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tô


min

n - số tô định chia
Chẳng hạn, năng suất lao động trong một tháng của một
doanh nghiệp cao nhất là 300 sản phẩm, thấp nhất là 200
sản phẩm. Chênh lệch là 300 - 200 = 100 sản phẩm. Dự kiến
chia tổng thể lao động của doanh nghiệp thành 5 tô, thì
khoảng cách tổ sẽ bằng 100 : 5 = 20 sản phẩm.
Trên đây là lý luận về xác định số tổ cần thiết và khoảng
cách tổ đối vói các trương hợp phân tổ. Nói chung, khi tiên
hành phân tổ cần chú ý sắp xếp làm sao cho sô tố đặt ra
không quá nhiều hay quá ít, gáy khó khăn cho việc nghiên
cứu. Nếu số tổ quá nhiều, tổng thể bị xé lẻ, số đơn vị tông thể
bị phân tán vào nhiều tổ có tính chất giống nhau hoặc gần
giống nhau; ngược lại, nếu số tô quá ít thì các đơn vị có tính
chất khác nhau sẽ được phân phối vào cùng một tổ, điều đó
làm cho mọi kết luận rút ra sẽ kém chính xác. Mặt khác,
cũng cần bảo đảm phân phối cho mỗi tổ một số lượng đơn vị
cần thiết. Có như vậy, việc phân tích đặc trưng và môi liên
hệ giữa các loại hình mài có ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng không
nên loại trừ những trường hợp đặc biệt, khi cần phân tô đe
vách rõ nhữne đơn vi điển hình tiên tiến. Các đơn vị này khi

99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


mối phát sinh tuy chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong toàn bộ,
nhưng lại có ý nghĩa rất lân đối với việc động viên, thúc đẩy
phong trào chung.
2.2.3. Phân phối các đơn vị vào từng tổ
Sau khi xác định số tô và khoảng cách tổ, bước cuối cùng
là phân phối các đơn vị vào từng tổ và tính toán trị số của các
chỉ tiêu giải thích (nếu có).
Việc phân phối các đơn vị vào từng tổ căn cứ vào lượng
biến của từng đơn vị tổng thể, vào số tổ và khoảng cách tổ đã
xác định ở trên. số lượng đơn vị của từng tổ nhiều hay ít
phân phối theo dạng nào là cơ sở để biểu hiện và phân tích
đặc điểm cơ bản của hiện tượng cũng như tính toán các chỉ
tiêu giải thích có liên quan hoặc các chỉ tiêu phản ánh bản
chất của hiện tượng.
Các chỉ tiêu giải thích được tính toán cho từng tổ và
chung trên cơ sở số lượng các đơn vị trong từng tổ. Tuy theo
các chì tiêu đó là chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối hay bình quân
mà xác định phương pháp tổng hợp hay tính toán cho phù
hợp.
2.3. Dãy số phân phối

2.3.1. Khái niệm và các loại dãy số phân phối


Sau khi phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó các
đơn vị tổng thể được phân phối vào trong các tổ và ta sẽ có
một dãy sô phân phôi.
Dãy sô phân phối có nhiều tác dụng trong nghiên cứu
thống kê. Người ta thường dùng các dãy số này để khảo sát
tình hình nhân nhối các đơn vị (-k„„ ~A+ *u.-„_

100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


nghiên cứu, qua đó thấy được kết cấu của tổng thể và sự biến
động két cấu đó. Dãy số phân phối còn được dùng để tính ra
nhiêu dù tiêu nêu lên các đặc trưng của từng tổ và của tổng
thê, biêu hiện mối liên hệ giữa các bộ phận hoặc giữa các tiêu
thức. Trong phần này bước đầu nêu lên những nét chung về
một dãy số phân phối, còn việc phân tích dãy số đó sẽ được
nói tới trong các chương sau. Có thể phân biệt hai loại dãy số
phân phối sau đây:
a. Dãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính:
Dãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính - còn gọi lả
dãy số thuộc tinh phản ánh kết cấu của tổng thể theo một
tiêu thức thuộc tính nào đó. Ví dụ: Dãy số phần phối giá trị
sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, dãy số phân
phối các doanh nghiệp công nghiệp theo ngành... Có một số
trường hợp tiêu thức thuộc tính chì có hai biểu hiện (tiêu
thức thay phiên), do đó dãy số phân phối theo tiêu thức này
chỉ có 2 tô, chẳng hạn khi phân tổ tổng thể dân số theo tiêu
thức giới tính thì dãy số phân phối chỉ có hai tổ.
b. Dãy số phân phối theo tiêu thức sô lượng:
Dãy số phân phối theo tiêu thức số lượng - còn gọi là dãy
số lượng biến phản ánh kết cấu của tổng thể theo một tiêu
thức số lượng nào đó. Ví dụ: Dãy số phân phối một tổng thể
lao động theo mức lương, dãy số phân phối nhân. khẩu theo
độ tuổi... ';!
2.3.2. Dãy số lượng biến
Dãy số lượng biến là kết quả của việc phân tổ theo tiêu
thức số lượng. Một dãy số lượng biến có các thành phần chủ

101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Thành phần thứ nhất là lượng biến: Lượng biến là các
trị số nói lên biểu hiện cụ thể của tiêu thức số lượng, thường
được ký hiệu là Xi. Lượng biến của tiêu thức số lượng được
chia làm hai loại: Lượng biến rời rạc và lượng biên liên tục.
Lượng biến ròi rạc là lượng biến chỉ có các biểu hiện bằng
số nguyên, như: Lượng biến của tiêu thức độ tuổi, số học sinh
trong một lớp học, số lao động trong một doanh nghiệp... Khi
tiêu thức phân tổ có lượng biến rời rạc thì dãy số lượng biến
có thể có khoảng cách tổ hoặc không có khoảng cách tổ. Nếu
lượng biên của dãy số này biên thiên ít và chì có một vài trị
số (như số nhân khau trong một gia đình, số máy dệt do mỗi
công nhân phụ trách...) thì dãy số lượng biến không cần có
khoảng cách tổ. Nếu lượng biến của dãy số này biến thiên
trong phạm vi lớn (như số lao động của các xí nghiệp, số học
sinh của các trường học.) thì dãy số lượng biến cần phải có
khoảng cách tổ. Trong trường hợp này giới hạn trên của tổ
đứng trước và giãi hạn dưâi của tổ kế tiếp sau là khác nhau,
chang hạn như khi phân tô các doanh nghiệp theo số lượng
lao động, giả sử có các tổ: từ Ì đến 100, từ l ũ i đến 500, từ
501 đến 1000, từ 1001 đến 2000 ngươi... thì ỏ đây giới hạn
trên và giới hạn dưới của các tổ liền nhau không giống nhau
về trị số.
Lượng biến liên tục là lượng biến có thể được biểu hiện
bằng những trị số bất kỳ (cả số nguyên và số thập phân), như
lượng biến của tiêu thức năng suất thu hoạch lúa (đơn vị tính
tạ/ha), tỳ lệ % hoàn thành kế hoạch... Khi tiêu thức phân tổ
có lượng biên liên tục thì dãy số phân phối của nó phải có
khoảng cách tổ, bởi vì không thể căn cứ vào mỗi lượng biên
bất kỳ đê xác định một tổ, mà cầr, nhĩ.ị *~ ~ - ~ ••' ""—
Af u 1

102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


biên nhất định. Chẳng hạn như khi phân tổ lao động trong
một doanh nghiệp theo mức lương, nhân tô các đơn vị sản
xuất theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch, phân tổ các hợp tác
xã theo năng suất thu hoạch...ở đây, các lượng biến liên tục
cho nên phải phân tô có khoảng cách tô. Trong trường hợp
này, giãi hạn trên và giới hạn dưới của các tổ kế tiếp nhau có
thê giông nhau. Chẳng hạn, khi phân tổ các doanh nghiệp
theo tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch, giả sử có các tổ: dưới 80%,
từ 80% đến 90%, từ 90% đến 100%, từ 100% đến 110%, từ
110% đến 120%... thì ở đây ta thấy một lượng biến nào đó có
thê vừa là giói hạn trên của tổ này, lại vừa có thể là giới hạn
dưới của tô khác (như trong tổ thứ ba và tổ thứ tư, lượng biến
100% là giới hạn chung của cả 2 tổ). Vấn đề đặt ra là: nếu có
một xi nghiệp hoàn thành đúng 100% kế hoạch, thì nên xén
vào tổ thứ ba hay tổ thứ tư? Ta thấy ràng trong một dãy số
phân phôi có lượng biên liên tục, việc sắp xếp của tổ có giới
hạn trùng nhau như trên là hợp lý và cần thiết vì nó bảo đảm
không còn một chỗ trống nào giữa các tô. Mặt khác, cách sắp
xép như trên nói lên rằng mỗi tổ phải bao gồm giới hạn dưới
của khoảng cách tô, là lượng biến tối thiểu để cho tổ đó được
hình thành. Như vậy, có nghĩa là doanh nghiệp nào hoàn
thành đúng 100% kế hoạch phải được xếp vào tổ thứ tư (từ
100% đến 110%), là tô bao gồm các doanh nghiệp hoàn thành
và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đây chỉ là vấn đề có tính
chất quy ưốc, phù hợp với tính chất của hiện tượng nghiên
cứu. Để quy ưốc thông nhất cho mọi đối tượng sử dụng tài
liệu có thể dùng khoảng cách tổ mở để biểu diễn ý nghĩa đó,
khi đó cần lưu ý rằng dấu "=" chỉ nằm ở một cận dưới hoặc
trên tuy theo đặc điểm của hiện tượng và ý tưởng của người
nghiên cứu.

103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Thành, phần chứ hai của dãy số lượng biến là tần số.
Tần số là số đơn vị được phân phối vào trong mỗi tổ, tức là số
lần một lượng biến nhận một trị số nhất định trong một tổng
thế. Tần số thường được ký hiệu bằng ỉị và Efi là tổng tần số
hay tông số đơn vị của tông thể. Khi tần số được biểu hiện
bằng số tương đối gọi là tần suất, với đơn vị tính là lần hoặc
% và ký hiệu bằng dị (di = fj/ Zf;). Tần suất biểu hiện tỷ trọng
của từng tô trong tông thể, vì vậy tổng tần suất (Xdị) sẽ bằng
Ì nếu tính theo đơn vị lần và bằng 100 nếu tính theo đơn vị
%. Trong phân tích thống kê, tần suất cho phép phân tích
đặc điểm cấu thành của tổng thể nghiên cứu và quan sát sự
biến động tần suất qua thòi gian cho thấy xu hướng biến
động về kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức đang nghiên
cứu. Vối tác dụng đó nó thường được sử dụng trong việc phân
tích chuyển dịch cơ cấu như phân tích chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu sản phẩm...
Ngoài hai thành phần trên, người ta thường tính tần số
(hoặc tần suất) tích lũy tức là cộng dồn tần số (hoặc tần
suất). Tần số tích lũy (ký hiệu là Si) cho biết số đơn vị có
lượng biến lốn hơn hoặc nhỏ hơn một lượng biến cụ thể nào
đó và là cơ sở để xác định một đơn vị đứng ở vị trí nào đó
trong dãy số có lượng biến là bao nhiêu.
Trường hợp dãy số phân phối có các khoảng cách tổ không
bằng nhau thì tần số của các tổ không thể so sánh được vối
nhau vì các trị số đó phụ thuộc vào trị số khoảng cách' tổ. Khi
đó người ta thường tính mật độ phân phối - là tỷ số giữa tần số
vè ÍT? sô khoảng cách tổ - và ký hiệu là m. (m. = c /h \

104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tóm .lại, có thể biểu diễn các thành phần của day số
lượng biến như sau:
Lương biến Tần số Tẩn suất Tần số tích lũy
(Xi) ơi) (di) (S,)
Xi f, di f,
x2 u d 2
f,+f 2

x3 li d 3 f, + f + f 2 3

X„-1 ti 4-t f, f - - - f a - i
+
2
+ +

x„ f„ d„ f, + f + ... +f„., +f„


2

Cộng Si Zd = 1 hoặc 100%


r

2.4. Phân tổ l ạ i
'2.4.1. Khái niêm, ý nghĩa của phàn tô lai
Trong nghiên cứu thống kê, đôi khi phải tiến hành phân
tô lại các tài liệu thống kê đã được phân tô. Phân to lại là lập
ra một số tô mới trên cơ sở các tô cũ đã có sẵn từ trước, nhằm
đáp ứng một mục đích nghiên cứu nào đó. Phân tô lại được
áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Các tài liệu trước được phân tô không thống nhất vói
nhau vê số tô và khoảng cách tô, làm cho việc so sánh gặp
khó khăn.
- Các tài liệu trươc được phân thành nhiều tổ nhỏ, mà
các tổ này chưa phản ánh rõ được các loại hình kinh tế - xã
hội. Cần phân tô lại bằng cách kết hợp nhiều tô nhỏ ban đầu
nhằm nêu rõ các loại hình.
- Các tài liệu phân tô cũ chưa hợp lý, không phản ánh
đúng đắn tình hình thực tế.
irv; - ' . h ư ơ n g vẫn"sử dụng tiêu thức

105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


phân tổ cũ. Nếu muốn so sánh đối chiếu một vài phân tổ cũ,
có thể lấy một trong những phân tổ cũ làm chuẩn, tức là giữ
nguyên không thay đổi, còn các phân tổ khác phải được phân
tô lại cho phù hợp. Cũng có trường hợp các phân tổ cũ đều
không thoa mãn mục đích nghiên cứu và đều phải được phán
tô lại theo mẫu thống nhất.
2.4.2. Phương pháp phán tổ lại
Có hai phương pháp phân tổ lại;
a. Lập các tô mới bựng cách thay đổi các khoảng cách tổ
của phân tô củ
Vói phương pháp này việc thay đổi các khoảng cách tổ
được thực hiện bằng cách mở rộng hoặc thu hẹp các khoảng
cách tổ cũ. Ta hãy xét thí dụ về tài liệu phân tổ lao động theo
thám niên công tác của hai doanh nghiệp thuộc cùng một
ngành sản xuất trong năm 2005, biểu hiện à bảng sau:
Bảng 3.5: Phân tổ lao động theo thâm niên năm 2005
Doanh nghiép A Doanh nghiệp B
Phân tổ lao Tỷ lệ % trong tổng sổ véPhân tổ lao Tỷ lệ % trong tổng số vé
đông theo thâm Lao đống Tiên lương dộng theo thâm Lao động Tiến lương
niên (Năm) niên (Năm)
Dưới 2 15 10 Dưới' 1 8 5
2-5 20 16 1-2 10 8
5-10 30 30 2-5 22 22
10-15 20 24 5-7 26 27
15-20 10 12 7-10 20 20
20 trò lẽn 5 8 10-15 8 10
15-20 4 5
20 trờ lên 2 3
Tông cộng •ton 100 Tống cộng 100 100

106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Muốn so sánh kết cấu lao động theo thâm niên công tác
của hai 'doanh nghiệp trên đây, cần phải phân tô lại cho
thống nhất. Theo phương pháp thứ nhất, có thể thay đổi các
khoảng cách tổ của hai phân tổ nói trên cho phù hợp với mục
đích nghiên cứu. Giả sử định phân tổ hai tổng thể lao động
trên đây thành 5 tổ có khoảng cách tổ đều nhau: Đuôi 5 năm,
5 đến l ũ năm, 10 đến 15 năm, 15 đến 20 năm và 20 năm trở
lên. Như vậy, đối vài doanh nghiệp A chỉ cần kết hợp 2 tô đầu
tiên vào với nhau. Còn đối với doanh nghiệp B, phải kết
hợp 3 tổ đầu tiên vào vãi nhau (dưới 5 năm). Các tô thứ 4
và thứ 5 cũng được kết hợp vối nhau (5 đến 10 năm). Các
chỉ tiêu về tỷ lệ phần trăm công nhân và tiền lương của hai
xí nghiệp cũng được tính theo cách kết hợp nói trên. Ta có
bảng phân tô lại như sau:

Bàng 3.6: Phân tổ lao động theo thâm niên năm 2005
Phản lổ Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B
công nhân theo Tỷ lệ % ừong tổng số về Tỷ lệ % trong tổng số vê
thâm niên (năm) Cõng nhãn Tiên lương Cõng nhãn Tiên lương
Dưới 5 35 26 40 35
5-10 30 30 46 47
10-15 20 24 8 10
15-20 10 12 4 5
20 trờ lẽn 5 8 2 3
Cộng 100 100 100 100
Với tài liệu phân tô lại ta có thể dễ dàng .đối chiếu, so
sánh và phân tích tình hình lao động của 2 doanh nghiệp
trên.

107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


6. Lập cấc tô mới theo tỷ trọng của mỗi tổ chiếm trong
tổng thể
Phương pháp thứ hai được tiến hành bằng cách xác định
các tổ mới theo tỷ trọng mỗi tổ chiếm trong tọng thể. Ta xét
thí dụ: Có tài liệu phân tô các trường học của một tình theo
số học sinh như sau:

Báng 3.7: Phân tổ các trường học theo số học sinh

Phân tổ các trường Tỷ lệ % chiếm trong tổng số vé:


theo số học sinh (HS) Số trường Số giáo viên Số lớp học
500 trở xuống 4,0 1.8 1,4
501 - 700 6,0 3,2 2,8
701 - 900 15,0 10,1 9,5
901-1100 18,0 16,8 16,2
1101-1300 27,0 27,2 27,6
1301 - 1500 15,0 16,8 17,7
1501 - 1700 8,0 11,1 11,1
Trên 1700 7,0 15,0 13,7
Cộng 100,0 100,0 100,0

Bây giò ta cần phân tổ lại số trường học nói trên thảnh 3
tổ: Trường loại nhò, trường loại trung bình, trường loại lớn.
Theo những tỷ lệ đã được xác định từ trưâc của tình này, số
trường loại nhỏ chiếm 35% tổng số trường, loại trung bình
chiêm 50%, còn loại lớn chiếm 15%. Ta Kẽ tính toán như san:

108

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


+ Tô mới thứ nhất • truồng nhỏ, gồm 35% tổng số trường,
sẽ bao gồm toàn bộ số trường của 3 tổ cũ đầu tiên, tức là
4 + 6 + 15 = 25(%) và còn phải lấy thêm 10% của tổ cũ thứ tư
nhập vào cho đủ 35%. Từ đó tính:
Tỷ lệ % chiếm trong tổng số giáo viên của tổ mới thứ
nhất là:
1,8 + 3,2 + 10,1 + ' ° = 24,3 (%);
16 8xl

18
Tỷ lệ % chiếm trong tổng sốlỏp học là:
1,4 + 2,8 + 9,5 + ' ° = 22,7 (%)
16 2xl

18
+ Tô mới thứ hai - trường trung bình, gồm 50% tông số
trường, sẽ bao gồm 8% số trường còn lại của tổ 4 cũ và các
trường của tổ 5 và 6 cũ, tức là 8 + 27 + 15 = 50 (%), từ đó
tính:
Tỷ lệ % chiếm trong tổng số giáo viên của tổ mứi thứ hai
là:
Ì^Ềll + 27,2 + 16,8 = 51,6 (%)
18
Tỷ lệ % chiếm trong tổng số lớp học là:
+ 27,6 + 17,7 = 52,5 (%)
16,2x8

18
+ Tổ mới thứ ba • trường lốn, gồm 15% tổng số trường, sẽ
tính theo các tỷ lệ % còn lại:
Tỷ lệ % chiếm trong tông số giáo viên của tổ mói thứ hai
là:
- 1 1
= 24,l (%)
1 L 1 Q n

109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tỳ lệ % chiếm trong tổng số lớp học là:
11,1 + 13,7 = 24,8 (%)
Cuối cùng ta sẽ có kết quà như sau:

Bàng 3.8: Phân tổ các trường học theo quy mô

Phân tổ các ừường Tỷ lệ % chiếm trong tổng số vé:


theo quy mõ Số trướng Số giảo viên Số lớp học
Loại nhỏ 35,0 24,3 22,7
Loại ừung bình 50,0 51.6 52,5
Loại lớn 15.0 24,1 24,8
Cộng 100,0 100,0 100,0

Phương pháp phân tổ lại trên đây tương đối phức tạp, và
phải dựa trên một số tính toán giả thiết. Tuy nhiên, trong
những điều kiện tài liệu hạn chế, phương pháp này cũng
giúp ta nghiên cứu được vấn đề. :
2.5. Phân tổ nhiều chiều
2.5.1. Khái niêm, tác dụng của phán tổ nhiều chiêu
Phân tổ nhiều chiều là cùng một lúc phân tô theo nhiều
tiêu thức có vai trò như nhau trong việc đánh giá hiện tượng.
Phân tổ nhiều chiều có các tác dụng sau:
+ Nghiên cứu kết cấu của tổng thể theo một số tiêu thức
cơ bàn có mối liên hệ vối nhau. Thí dụ: Nghiên cứu kết cấu
các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất theo giá trị
sản xuất, số lượng lao động, giá trị thiết bị sản xuất, giá
thành đơn vị sản phẩm, năng suất lao đông, lợi nhuận...

110

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


+ Dùng phân tổ nhiều chiều để nghiên cứu mối liên hệ
giữa nhiều tiêu thức mà khi dùng phân tổ kết hợp không giải
quyết được, chẳng hạn như khi việc sắp xếp thứ tự phân tổ
theo tiêu thức nào trưỏc và tiêu thức nào sau là không có ý
nghĩa hoặc khi có nhiều tiêu thức nguyên nhân cùng tác
động đến một tiêu thức kết quả.
+ Xây dựng tài liệu đồng nhất của thông tin ban đầu đê
vận dụng các phương pháp thống kê: Phân tích tương quan ơ . 2

+ Trường hợp dựa vào những cân cứ chung ở các phần


trên mà vẫn không phân tổ được.
2.5.2. Tiêu thức phân tổ trong phân tô nhiêu chiều
Trong phân tổ nhiều chiều, các tiêu thức nguyên nhân
đồng thời làm tiêu thức phân tô, vì vậy người ta phải đưa các
tiêu thức phân tổ về dạng một tiêu thức tông hớp rồi căn.cứ
vào tiêu thức tông hợp này dê phân tô như phân tô theo Ì
tiêu thức.
Nếu gọi các lượng biến của các tiêu thức phân tô là Xjj
(ĩ = Ì, n ; j = Ì, k), trong đó: i là thứ tự của lượng biến; j là thứ
tự của tiêu thức; tiêu thức tổng hợp được tính như sau:
- Đưa các lượng biến của các tiêu thức (vòn khác nhau)
vê dạng tỷ lệ bằng cách lấy các lượng biến chia cho số bình
quân của các lượng biến của mỗi tiêu thức:

- ỉ"
x

.p„ = = ; Trong đó: X - ^ —J=

X j n
- Sau đó cộng các Pjj có cùng thứ tự của tiêu .thức, ta có:
Y, p hoặc tính bình quân các tý sô băng cách lây XPij chia cho k:

111

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


k
ì —
Coi ^Pịị hoặc Pị là tiêu thức phân tô.
- Ý nghĩa của tiêu thức tổng hợp:
Lượng biến của các tiêu thức khác nhau có trị số (khối
lương) và đơn vị tính toán khác nhau. Khi (nó được) đưa về
dạng tỷ số, nó đã xoa bỏ được sự khác nhau đó. Vì vậy, mặc
dù các tiêu thức khác nhau, nhưng các tỷ số của nó khi có
cùng Ì trị số thì sẽ có vai trò như nhau trong việc biểu hiện
tính chất của hiện tượng.
Người ta thường dùng bảng để tính tiêu thức tổng hợp
như sau:
Bảng 3.9. Bảng tính tiêu thức tổng hợp

SÍT cùa Tiếu thức Tiêu thức Tiêu thức Tiêu thức
lượng thứ! thứ 2 thứ)... thứk
biến Xi, P,1 Xi, Pii Xu p* P| '
= >

' k
1
2
3

n
ÍXii

112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thí dụ: Có tài liệu của 10 doanh nghiệp cùng Ì ngành
sản xuất như nhau:

Bảng 3.10. I ình hình sản xuất của các doanh nghiệp
năm 2005

Thứ tự Giá trị thiết bị Số lượng Giá trị


doanh sx chủ yếu lao động sản xuất năm
nghiệp (Tỷ đổng) (Tỳ đồng)
1 10,6 2730 191
2 0,6 200 10
3 5,9 3000 161
4 0,9 366 12
5 4,7 1210 62
6 3,5 990 30
7 0,8 880 27
8 4,3 960 48
9 7,3 1910 103
10 1.3 854 24

Để nghiên cứu mối quan hệ của 2 tiêu thức giá trị thiết
bị sản xuất và số lượng lao động với giá trị sần xuất cần phân
tô các doanh nghiệp trên cùng một lúc theo cả 2 .tiêu thức.
Trưốc hết cần đưa 2 tiêu thức này về một tiêu thức tông hợp
với bảng tính sau:

113

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bảng 3.11. Bảng tính tiêu thức tổng hợp từ 2 tiêu thức
giá trị thiết bị sàn xuất và số lượng lao động

• TT Già trị TBSX Số lượng k k Giá tri


doanh chủ yếu lao động p, = — sàn
nghiệp k xuất
Xi, p -Ì! Xa
n r X
2
*1
1 10,6 2.6566 2730 2,0826 4,7392 2,3696 191
2 0,6 0.1503 200 0,1525 0,3028 0,1514 10
3 5.9 1,4786 3000 2,2886 3,7672 1.8836 161
4 0.9 0.2255 366 0,2792 0.5047 0.2524 12
5 4,7 1.1779 1210 0,9231 2.1010 1.0505 62
6 3,5 0,8771 990 0.7552 1,6323 0.8162 30
7 0.8 0,2005 880 0.6774 0,8779 0,4390 27
8 4.3 1,0776 960 0.7323 1.8099 0.9050 48
9 7,3 1,8295 1910 1,4571 3,2866 1,6433 103
10 1,3 0.3258 854 0,6515 0,9773 0.4887 24
ĩ. 33,9 10 13108 10 20 10

*i 3,99 131,08

Bây giò có thể dùng pị làm tiêu thức phân tổ.

114

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.5.3. Phương pháp phán tổ nhiêu chiêu
Trình tự các bưâc trong phân tổ nhiều chiều cũng theo
các buỏc của quá trình phân tổ nói chung đã trình bàyở trên.
Tuy nhiên, vấn đề xác định số tổ và khoảng cách tổ theo tiêu
thức tổng hợp phức tạp hơn. Cụ thể, có 2 cách xác định: Thứ
nhát, có thê xác định số tổ và khoảng cách tổ như ở trên đã
trình bày nhưng tiêu thức phân tổ lúc này là tiêu thức tổng
hợp nên khó phân biệt lượng biến tích lũy tối mức nào thì
chất mới thay dôi, vì vậy sau khi phân tô phải kiểm tra tính
đông nhất và bền vững của các tô. Thứ hai, xác định số tô và
khoảng cách tô bằng phương pháp toán thông qua các hàm
kiểm tra. Các hàm kiểm tra thường được dùng như sau:
a. Hàm kiểm tra tính đồng nhất
Trong phân tô thống kê, các đơn vị trong từng tổ phải
giông nhau hoặc gần giông nhau về tính chất theo tiêu thức
phân tổ, vì vậy phải dùng hàm kiểm tra để kiểm tra tính
đồng nhát của từng tổ. Hàm kiểm tra tính đồng nhất có dạng
sau:

(n-L)2X-L£x s

u(p') = n(n-L)L . ự. Ý
2 X - 7 2X !

Trong đó:
x : Lượng biến của tiêu thức trong Ì tổ (s = l,n)
s

n: Số đơn vị trong Ì tổ
L: Thứ tự lượng biến trong Ì tổ (đã được sắp xếp theo thứ
tự tàng dần)

115

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


£ x : Lượng biến tích lũy tiến
s

n ỊL
£ x : Lượng biến tích lũy lùi
s

V à
Jx=|x-Ếx,
S=L+I s=l soi
_ Hàm kiểm tra trên được tính cho tất cả các đại lượng
ngầu nhiên và được so sánh vói tiêu chuẩn x'ì ca thể

Trong đó:
a: Mức ý nghĩa
M: Bậc tự do
Nếu U(p ) của một trong tất cả các đại lượng ngẫu nhiên
2

không thoa mãn điều kiện trên thi già thiết về sự đồng nhất
cùa tông thể không được thừa nhận và khi đó, tống thỉ kiểm
tra được chia làm hai phần: Lấy giá trị UCp) lán nhất làm
2

giòi hạn của phần đầu và mỗi phần lại tiếp tục được kiểm tra
theo tiêu chuẩn U(p*) Chay mỗi phần lại tính v ỹ ) riêng đê
tiến hành kiểm tra). Nếu phần nào đó thoa mãn điều kiện thì
coi như tổ đó có tính đồng nhất, nếu không thoa mãn thi lại
chia làm 2 và làm tương tự như trên.
Trỏ lại ví dụ trên, tiêu thức phân tố bây giờ là tiêu thức
tong hợp p., ta sắp xếp các lượng biến của tiêu thức tổng hơp
theo thứ tự tàng dần rồi tính toán giá trị cùa các U(p ) theo
2

bảng sau:

116

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Báng 3.12. Bảng tính hàm kiểm tra tính đống nhất U(p ) 2

SÍT ÉP; tích ÉP, tích


Pị L n-L U(p) 2

XN lũy tiến lũy lùi


2 0,1514 0,1514 10 0,02292 1 9 1,4487
4 0,2524 0,4038 9,8486 0,06370 2 8 2,8836
7 0,4390 0,8428 9,5962 0,19272 3 7 4,0129
10 0,4887 1,3315 9,1572 0,23883 4 6 5,3739
6 0,8162 2,1477 8,6685 0,66618 5 5 5,8934
8 0,9050 3,0527 7,8523 0,81902 6 4 6,5548
5 1,0505 4,1032 6,9473 1,10355 -Ị 3 7,2363
9 1,6433 5,7465 5,8968 2,70043 8í 2 5.7472
3 1,8836 7,6301 4,2535 3,54795 9 1 3,7749
ì 2,3696 10 2,3699 5,61500 10 0 -
Cộng 10 14,97025
Vói mức ý nghĩa 0,05 tra bảng ta có: xỉ 05,1 3,841 =

Qua bảng trên ta thấy có rất nhiều giá trị U(p ) không 2

thoa mãn điều kiện U(p ) <xầm> vì vậy không thể gộp 10
z

doanh nghiệp thành Ì tô.


Lấy U(p ) lớn nhất làm <ĩiới hạn tô đầu, như vậy tô đầu
2

gồm 7 doanh nghiệp đầu, tô thứ 2 gồm 3 doanh nghiệp còn lại.
Việc kiểm tra được tiến hành tương tự như trên vối 2 tổ đó.
Kết quả cuối cùng 10 doanh nghiệp trên được phân thành 3 tổ:
Tổ Ì gồm 4 doanh nghiệp số: 2, 4, 7 và lũ
Tổ 2 gồm 3 doanh nghiệp số: 6, 8, 5
«•»"••' ' ' - số: 9, 3, Ì

117

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


b. Hàm kiểm tra tính bền vững
Sau khi dùng hàm kiểm tra để kiểm tra tính đồng nhất
của từng tổ, người ta còn phải kiểm tra sự bền vững cùa các
tổ đó. Hàm kiểm tra tính bền vững của giói hạn giữa hai tổ
gần nhau có dạng sau:

Trong đó:
k: Số thứ tự của tô
n : Số đcỉn vị của tô thứ k
k

n : Số đơn vị của tổ tiếp theo tổ k


k+1

: Tổng lượng biến của tổ thứ k

£'x : Tổng lượng biến của tổ thứ k+1


s

: Tổng của bình phương các lượng biến trong 2 tô k


s.v
và k+1
1+1
£ x : Tông các lượng biến trong 2 to k và k+1
s

s-k
Sau khi tính toán cũng đem so sánh vối X 2:

Nếu U(s , s „) <xầ,, thì giới hạn giữa 2 tổ gần nhau không
k k

bền vững. Vì vậy, 2 tổ đó nhập làm Ì và coi như ả tổ trên rồi


lại tiếp tục Linh Luân vối tô tiẽp

118

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


HI. BẢNG THỐNG KÊ VÀ Đổ THỊ THỐNG KÊ

3.1. Bảng thống kê


Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn
phát huy tác dụng của nó đối vối giai đoạn phân tích thống
kê, cần thiết phải trình bày kết quả tổng hợp theo một hình
thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng sau này. Có thể trình
bày các kết quả tổng hợp bằng các hình thức: Bảng thống kê,
đồ thị thống kê, bài viết...'
3.1.1. Ý nghĩa và tác dụng của bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống
kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các
đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm
chung của tất cả các bảng thống ké là bao giờ cũng có những
con số của từng bộ phận và chung có liên hệ mật thiết với nhau.
Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi
công tác nghiên cứu kinh tế nói chung và trong phân tích
thống kê nói riêng. Các tài liệu trong bảng thống kê đã được
sắp xếp lại một cách khoa học, nên có thể giúp ta tiến hành
mọi việc so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương pháp
khác nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện tượng
nghiên cứu. Nếu biết trình bày và sử dụng thích đáng các
bảng thống kê, thì việc chứng minh vấn đề sẽ trở nên rất
sinh động, có sức thuyết phục hơn cả những bài vãn dài.
3.1.2. Cấu thành bảng thống kê
a. Về hình thức: Bỉrtg thống kê bao gồm các hàng ngang,
"ót ỏoc các tiêu để, tiêu mục và các tài liệu con số.

119

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Các hàng ngang, cột dọc phản ánh quy mô cùa bảng
thống ké vì số hàng và cột càng nhiều thì bảng thống kê càng
lốn và phức tạp. Các hàng ngang và cột dọc cắt nhau tạo
thành các ộ. đùng để điền các số liệu thống kê vào đó. Các
hàng và cột thường được đánh số thứ tự để tiện cho việc sử
dụng và trình bày vấn đề.
Tiêu đề của bảng thống kê phản ánh nội dung, ý nghĩa
của bảng và của từng chi tiết trong bảng. Trước hết ta có tiêu
đề chung, tức là tên gọi chung của bảng thống kê, thưởng
được viết ngắn gọn, dễ hiểu và đặt ở phía trên đầu bảng
thống kê. Còn các tiêu đề nhỏ (hay còn gọi là tiêu mục) là tên
riêng của mỗi hàng ngang và cột đọc, phản ánh rõ nội dung,
ý nghĩa của hàng và cột đó.
Các tài liệu con số, thu thập được do kết quả tổng hợp
thống kê được ghi vào các ô của bảng thống kê, mỗi con số
phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên
cứu.
ỏ. về nội dung: Bảng thống kê gồm 2 phần: Phần chủ đề
và phần giải thích
Phần chủ đề (còn gọi là phần chủ từ) nói lên tổng thể
hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê, tông thể này
được phân thành những đơn vị nào, bộ phận nào? Nó giải đáp
vấn đề: Đối tượng nghiên cứu của bảng thống kê là những
đơn vị nào, những loại hình gì? Có khi phần chủ đề phản ánh
các địa phương hoặc các thòi gian nghiên cứu khác nhau của
một hiện tượng nào đó.
Phần giải thích (còn gọi là phần tân từ) gồm các chỉ tiêu
giải thích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, tức là giải
thích phần chủ đề của bảng.

120

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phần chủ đề thường được đặtở vị trí bên trái của bảng
thống kê, còn phần giải thích được đặtở phía trên của bảng.
Cũng có trường hợp người ta thay đổi vị trí của các phẫn chủ
đề và phẩn giải thích, tức là phần giải thích ở bên trái còn
phần chủ đềở phía trên của bảng.
Cấu thành của bảng thống kê có thể biêu hiện bằng sơ đồ
sau:

Bảng 3.13: Tên bảng thống kê (tiêu để chung)

^\^Phần^giải thích
Các chì tiêu giải thích (tên cột)
Phần chủ đế
(a) (1) (2) (3) (4)
Tên chủ đè (tên hàng)

3.1.3. Các loại bảng thống kê


Căn cứ theo kết cấu của phần chủ đề, có thê chia làm ba
loại bảng thống kê: Bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết
hợp.
a. Bảng giản đơn: Là loại bảng thống kê, trong đó phần
chủ đề không phân tổ. Trong phần chủ đề của bảng giàn đơn
có Hét kê các đơn vị tổng thể, tên gọi các địa phương hoặc các
thòi gian khác nhau của quá trình nghiên cứu. Ví dụ có bảng
giản đơn sau: . . . -

121

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bàng 3.14:T\nh hình sàn xuất kinh doanh năm 2005
của các doanh nghiệp thuộc một ngành X

Tên Số Giả tri sản xuất Năng suất lao dộng


doanh nghiệp- lao động (ÍOOOđ) binh quân
(a) (1) (2) (3)
Doanh nghiệp A
Doanh nghiệp B
Doanh nghiệp c

Cộng

b. Bảng phân tô
Bảng phân tổ là loại bảng thống kê, trong đó đối tượng
nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các
tô theo một tiêu thức nào đó. Ví dụ, bảng phân tổ các doanh
nghiệp công nghiệp theo khu vực và thành phần kinh tế năm
2003 (bảng 3). Các bảng phân tổ là kết quả của việc áp dụng
phương pháp phân tổ thống kê. Bảng phân tổ cho ta thấy rõ
các loại hình kinh tế - xã hội tồn tại trong bản thân hiện
tượng nghiên cứu, nêu lên kết cấu và biến động kết cấu của
hiện tượng; trong nhiều trường hợp còn giúp ta phân tích
được mối liên hệ giữa các hiện tượng.
c. Bảng kết hợp
Bảng kết hợp là loại bảng thống kê, trong đó đối tượng
nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phản tô theo hai, ba...
tiêu thức két hợp vái nhau. Ví dụ: Bảng thống kê công nhân
trong xí nghiệp, được phân tô thèo trình độ kỹ thuật và theo

122

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tuổi nghề (bảng 4). Loại bảng kết hợp như trên giúp ta
nghiên cứu được sâu sắc bản chất của hiện tượng, đi sâu vào
két cấu nội bộ của hiện tượng, thấy rõ mối quan hệ giữa cấc
tô, bộ phận của hiện tượng trong quá trình phát triển.
3.1.4. Yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê
Một bảng thống kê được xây dựng một cách khoa học sẽ
trở nên gọn, rõ, đáp ứng được mục đích nghiên cứu. Việc xây
đựng bảng thống kê cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Thứ nhất, quy mô của bảng thống kê không nên quá
lốn, tức là quá nhiều hàng, cột và nhiều phân tô két hợp. Một
bảng thống kê ngắn, gọn một cách hớp lý sẽ tạo điều kiện dê
dàng cho việc phân tích. Nếu thấy cần thiết nên xây dựng
hai, ba... bảng thống kê nhỏ thay cho một bảng quá lớn.
- Thứ hai, các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thông kê
cần được ghi chính xác, gọn và dễ hiểu. Tiêu đề chung không
những nói rõ nội dung chủ yếu của bảng thống kê, mà còn
cần chỉ rõ hiện tượng nghiên cứu vào thời gian và địa điểm
nào? Nhiều khi ỏ phần tiêu đề chung còn quy định đơn vị
tính toán chung cho các số liệu trong bảng thống kê (nếu đơn
vị tính toán không thống nhất cho các số liệu, thì chỉ quy
định riêng cho mỗi hàng và cột).
- Thứ ba, các hàng và cột thường được ký hiệu bằng chữ
hoặc bằng số để tiện cho việc trình bày hoặc giai thích nội
dung. Các cột của phần chủ đề thường được ký hiệu bằng các
chữ a b c... còn các cột của phần giải thích được ký hiệu
bằng các số Ì, 2, 3... Tuy nhiên, nếu một bảng thống kê chỉ có
ít hàng cột và nội dung các hàng, cột đã rõ ràng, dễ hiểu thì
l.LS ~V.AV Ỉ-Viirif r\Vioĩ HViTirT rìV*F hiêu

123

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Thứ íuf các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần
được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên
cứu. Giả sử muốn lập một bảng thống kê nêu rõ mối liên hệ
giữa mức năng suất lao động và giá trị sản lượng của các xí
nghiệp. Như vậy, trước hết trong phần chủ đề ta có thể phân
tổ các xí nghiệp theo giá trị sản lượng từ thấp đến cao (phân
tổ có khoảng cách tổ). Còn các chỉ tiêu giải thích được bố trí
theo thứ tự sau: Số xí nghiệp mỗi tô, giá trị sản lượng của các
xí nghiệp trong tổ, số công .nhân bình quân trong kỳ của mỗi
tổ, năng suất lao động bình quân của mỗi công nhân trong tô.
Nếu bây giờ ta đảo ngược trật tự các chỉ tiêu nói trên, thì việc
nhận thức và tính toán sẽ khó khăn hơn.
Trong mỗi bảng thống kê, các chì tiêu có ý nghĩa quan
trọng trong việc so sánh với nhau thì nôn bố trí gần nhau,
như chỉ tiêu thực hiện bố trí gần chỉ tiêu kế hoạch, chì tiêu
tường đối bố trí gần chỉ tiêu tuyệt đối...
- Thứ năm, cách ghi các số liệu vào bảng thống kê: Các ô
trong bảng thống ké đều có ghi số liệu hoặc bằng các ký hiệu
quy ưóc thay thế. Thường dùng các ký hiệu quy ước sau:
+ Nêu hiện tượng không có số liệu đó, thì trong ô sẽ ghi
một dấu gạch ngang (-)
+ Nếu số liệu còn thiếu, sau này có thể bổ sung, thì trong
ô có ký hiệu 3 chấm (...)
+ Ký hiệu gạch chéo (x) trong một ô nào dó nói lên rằng
hiện tượng không có liên quan đến chỉ tiêu đó, nếu viết số
liệu vào ô đó sẽ vô nghĩa.
Các số liệu trong cùng một cột, có đơn vị tính toán giống
nhau, phải ghi theo trình độ chính xác như nhau (số lẻ đến 0,1
hay 0,01...), đơn vị tính phải ghi t.bốne nhất theo quy định.

124

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nêu mục đích của bàng thông kê chỉ nhằm nêu lên
những nét chung về bản chất hiện tượng, không cần quá chi
li sô lẻ thì các số liệu trong bàng có thể ghi theo số tròn.
Chang hạn, các đơn vị đo lường tính lẻ đến kilôgam có thể
tính tròn đến tạ, tấn; đơn vị đo lường tính lẻ đến từng mét có
thể tính tròn đến kilômét; tiền tệ có thể tính tròn đến nghìn
hoặc triệu đồng... Bằng cách tính tròn như vậy, có thể thay
những sô liệu có 6, 7... chữ số thành những số liệu chì có gọn
2, 3... chữ số. Việc tính tròn cũng theo nguyên tắc toán học.
Các số cộng và tông cộng có thể được ghi ỏ đầu hoặcỏ
cuối hàng và cột tuy theo mục đích nghiên cứu. Các số này
được ghi ở đầu hàng, đầu cột khi ta cần nghiên cứu chủ yêu
các đặc trưng của hiện tượng, còn các đặc trưng từng bộ phận
chì có tác dụng phân tích thêm. Các số cộng và tông được
được ghi ở cuối hàng, cuối cột là khi ta nghiên cứu di sâu
từng tô, từng bộ phận là chủ yếu.
- Thứ sáu, phần ghi chú ở cuối bảng thống kê được dùng
để giải thích rõ nội dung của một số chỉ tiêu trong bảng, để
nói rõ nguồn số liệu đã được sử dụng trong bảng hoặc các chi
tiết cần thiết khác.
3.2. Đổ thị thống kê
3.2.1. Ý nghĩa và tác dung của đồ thi thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học
dùng để miêu tả có tính chất quy ưóc các tài liệu thống kê.
Khác với các bảng thống kê chỉ dùng con số, các đồ thị thống
kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đưòng nét và màu
sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của hiện
tượng. Vì vậy, người xem không cần mất nhiều công đọc con
số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng.

125

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


nhanh chóng.-Mặt khác, các đồ thị thống kê không trình bày
chi tiết, tỷ mì các đặc trưng số lượng của hiện tượng, mà chì
nêu lên một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bàn chất
và xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Vì vậy, đồ thị
thông kê có tĩnh quần chúng, có sức hấp dẫn và sinh động
làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn lĩnh hội được vân
đề chủ yếu một các dễ dàng, đồng thời giữ được ấn tượng sâu
đối vối người đọc.
Các đồ thị thống kê được sử dụng rộng rãi trong mọi công
tác nghiên cứu kinh tế, nhằm mục đích hình tượng hóa:
• Sự phát triển của hiện tượng qua thòi gian
- Két cấu và biến động kết cấu của hiện tượng
- Trình độ phô biên của hiện tượng
- Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng
• Mối liên hệ giữa các hiện tượng
- Tình hình thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra, đồ thị thống kê còn được coi là một phương tiện
tuyên truyền rất mạnh mẽ, một công cụ dùng để biểu dương
các thành tích sản xuất và hoạt động vãn hoa, xã hội.
3.2.2. Các loại đồ thị thống kê
Trong thống kê thường dùng các loại đồ thị sau đây:
3.2.2.1. Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có thể phân chia
đồ thị thống kê thành các loại sau:
- Biểu đồ hình cột
• Biểu đổ tượng hình
- Biêu đồ diện tích (vuông, chữ nhật, tròn)

126

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Biêu đồ ra đa (mạng nhện)
- Đồ thị đường gấp khúc
- Bản đồ thống kê.
3.2.2.2. Căn cứ vào nội dung phản ánh, có thể phân chia
đo thị thông kê thành các loại sau:
a. Đổ thị phát triển
Đồ thị này dùng để biểu hiện tình hình phát triển của
hiện tượng và so sánh giữa các hiện tượng, có thể dùng các
loại biếu đồ hình cột, hình tròn và đồ thị tuyến tính.
Ví dụ: Có tài liệu về tốc độ phát triển giá trị sản xuất
công nghiệp tỉnh A từ 2001 đến 2005 như sau (lấy năm 2001
là 100%):
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Tốc độ phát triển (%) 100,0 116,3 135,4 157,0 190.5
Theo tài liệu trên, có thể vẽ biểu đồ hình cột sau đây:

•ễ 2 5 0
190,5
s 200 135.4 157.0
s 150 100 1 3£,3 ĩ H Ế
,ự- 100 n 1 ai
ra
Hỉ 1 ầ 1

2001 2002 2003 2004 2005
Năm

Hình 1: Biểu đồ về tốc độ phát triển giá trị sản xuất


công nghiệp tỉnh A từ 2001 đến 2005

127

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong biểirđồ trên, các cột đứng nói lên sự phát triển của
sản xuất công nghiệp tỉnh A từ năm 2001 đến 2005. Các cột
có bê rộng bằng nhau, còn chiều cao tương ứng vối các đại
lượng được biểu hiện.
Các đồ thị tuyến tính cũng thường được dùng để biểu
hiện sự phát triển của hiện tượng. Theo ví dụ trên, ta vẽ
thành đồ thị sau:

Hình 2: Đồ thị gấp khúc về tốc độ phát triển giá trị sản xuất
công nghiệp tỉnh A từ 2001 đến 2005

Trên đồ thị tuyến tính, trục hoành thường được dùng để


biêu hiện thời gian, còn trục tung biểu hiện các mức độ của
chì tiêu nghiên cứu. Một chú ý quan trọng khi vẽ loại đồ thị
này là phải xác định độ khắc trên các trục toa độ cho thích
hợp, vì độ khắc cóảnh hưởng trực tiếp đến độ dốc của đường
gấp khúc. Nêu độ khắc trên trục tung quá nhỏ so vối độ khắc
trên trục hoành, đường gấp khúc sẽ vươn dài một cách quá

128

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


mức, độ dốc của đường sẽ không thấy rõ. Ngược lại, nếu độ
khắc trên trục tung quá lốn so với độ khác trên trục hoành,
đường gấp khúc sẽ vươn cao quá mức, độ dóc quá lỏn gây cho
người xem ấn tượng phóng đại sự phát triển của hiện tượng.
b. Đồ thị kết cấu
Đê* biểu hiện kết cấu và biến động kết cấu của hiện
tượng, thường dùng các loại biểu đồ hình cột và hình tròn (có
chia nhỏ thành các hình quạt).
Ví dụ: Có biểu đồ hình cột về kết cấu giá trị sản xuất của
một doanh nghiệp từ năm 2001 đến 2004, vối 2 loại sản
phẩm A và B như sau:

ra Nhóm B
• Nhóm A

2001 2002 2003 2004

Hình 3: Biểu đồ tỷ trọng các nhóm sàn phẩm A và B trong giá


trị sản xuất của doanh nghiệp X từ năm 2001 đến 2004
(với 2 nhóm sản phẩm A và B)

129

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


c. Đô thị liên hệ
Để biểu' hiện mối liên hệ giữa 2 tiêu thức, người ta
thường dùng đồ thị đường gấp khúc. Trục hoành" của đồ thị
được dùng để biểu hiện trị số của tiêu thức nguyên nhân
(tiêu thức gây ảnh hưởng); trục tung của đồ thị được dùng để
biểu hiện trị số của tiêu thức kết quả (tiêu thức chịu ảnh
hưởng).
2.3. Những yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ
thị thống ké
Một đồ thị thống kê phải bảo đảm các yêu cầu: Chính
xác, dễ xem, dễ hiểu và có thể trình bày mỹ thuật. Để đảm
bảo những yêu cầu này, ta phải chú ý đến các yếu tố chính
của đồ thị, quy mô, các ký hiệu hình học hoặc các hình vẽ hệ
tọa độ, thang và tỷ lệ xích, phần giải thích.
- Quy mô của đồ thị được quyết định bởi chiều dài, chiều
cao và quan hệ tỷ lệ giữa hai chiều đó. Quy mô của đồ thị to
hay nhỏ còn phải căn cứ vào mực đích sử dụng. Trong các báo
cáo phân tích không nên vẽ các đồ thị quá lòn. Quan hệ tỷ lệ
giữa chiều rao và chiều dài của đồ thị thông thường được
dùng từ 1:1,33 đến 1:1,5.
- Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ quyết định hình
dáng của đồ thị. Các ký hiệu hình học có nhiều loại như: Các
chấm, các đường thẳng hoặc cong, các hình cột, hình vuông,
hình chữ nhật, hình tròn... Các hình vẽ khác trên đồ thị cũng
có thê thay đổi nhiều loại tùy theo tính chất của hiện tượng
nghiên cứu. Việc lựa chọn các ký hiệu hình học hoặc hình ve
của đồ thị là vấn để quan trọng, vì mỗi hình có khả năng
, diên tả riêng. Ví dụ, khi cần biểu hiên kết cấu của hiện tượng

130

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


nghiên cứu, ta có thể vẽ các hình cột (có chia thành nhiều
đoạn) hoặc các hình tròn (có chia thành các hình quạt), hoặc
hình vuông, hình chữ nhật... Nhưng người ta thường dùng
hình tròn, vì loại này biểu hiện được rõ nhất kết cấu và biến
động kết cấu của hiện tượng.
- Hệ tọa độ giúp cho việc xác định chính xác vị trí các ký
hiệu hình học trên đồ thị. Các đồ thị thống kê thường dùng
hệ tọa độ vuông góc. Trong các bản đồ thống kê, người ta
dùng các đường cong để làm căn cứ xác định vị trí các ký
hiệu hình học. Các đưùng cong này có thể là đường biên giới,
đường bờ biên, các con sông lớn... Trên hệ tọa độ vuông góc,
trục hoành thường được dùng để biểu thị thời gian, trục tung
biểu thị trị số của chỉ tiêu. Trong trường hợp phân tích mối
liên hệ giữa hai biểu thức, thì biểu thức hguyên nhân được
đêở trục hoành, biểu thức kết quả được ghi trên trục tung.
- Thang và tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các đại
lượng lên đồ thị theo các khoảng cách thích hợp. Người ta
thường dùng các thang đường thẳng, được phân bố theo các
trục tọa độ. Cũng có khi dùng thang đường cong, ví dụ thang
tròn (ở đồ thị hình tròn) được chia thành 360°. Các thang tỷ
lệ có thể có khoảng cách bằng nhau hoặc không bằng nhau.
Các thang tỷ lệ có các khoảng cách không bằng nhau (ví dụ
thang lôgarit) chì dùng để biểu hiện các tốc độ khi khoảng
biến thiên của các mức độ quá lỏn mà người ta chỉ chú ý đến
biến động tương đôi của chúng.
- Phần giải thích bao gồm tên đồ thị, các con số và ghi
chú dọc theo thang tỷ lệ, các con số bên cạnh từng bô phân
của đồ thị, giải thích các ký hiệu quy ước... cần được ghi rõ,
gòn, dễ hiểu.

131

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tóm tắt c h ư ơ n g

Tổng hập thống kê là giai đoạn thứ hai của toàn bộ quá
trình nghiên cứu thống kê. Việc tổ chức tổng hợp một cách
đúng đắn và khoa học có ý nghĩa rất lớn dối vái kết quả của
nghiên cứu thống kê bởi vì các đặc trưng chung của tổng thể
là những căn cứ cho phân tích dự đoán thống kê; tông hợp
thống kê đúng đắn làm cho kết quả điều tra trờ nên có giá trị
và tạo điều kiện cho phân tích sâu sắc bẳn chất và tính quy
luật của hiện tượng. Nhiệm vụ cơ bản của tông hợp thống kê
là làm cho các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tông thể
bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của toàn hộ tông
thể, làm cho các biểu hiện riêng của tiêu thức điểu tra bước
đầu chuyển thành các biểu hiện chung về đặc điểm của hiện
tượng nghiên oứu.
Phương pháp cơ bàn của tông hợp thống kê là phương
pháp phân tổ thống kê. Phân tổ thống kê là phương pháp có
ý nghĩa quan trọng trong cả quá trình nghiên cứu thống kê
và có các nhiệm vụ: Phân chia loại hình kinh tế - xã hội của
hiện tượng nghiên cứu, biểu hiện kết cấu của hiện tượng và
biểu hiện, phân tích mối liên hệ giữa các tiêu thức.
Để thực hiện phương pháp phân tổ thống kê, cần nắm
vững một số nội dung chủ yêu sau:
- Các loại phân tổ
- Tiêu thức phân tổ và việc lựa chọn tiêu thức phân tổ
- Các bước của quá trình phân tổ thống kê

132

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Phương pháp phân tổ lại
• Phương pháp phân tổ nhiều chiều
- Dãy số phân phôi.
Két quả của quá trình phân tổ thống kê có thể biểu diễn
bằng bàng thống kê và đồ thị thống kê.
Bảng thông kê là một hình thức trình bày các tài liệu
thông kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu
lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công
tác nghiên cứu kinh tế nói chung và trong phân tích thống kê
nói riêng. Các tài liệu trong bảng thống kê đã được sắp xếp
lại một cách khoa học, nên có thể giúp ta tiên hành mọi việc
so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương pháp khác
nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất cùa hiện tượng nghiên
cứu. Có 3 loại bảng: Bảng giản đơn, bảng phàn tổ và bảng kết
hợp. Khi xây dựng bàng thống kê phải đảm bảo những yêu
cầu nhất định đê có được bảng thông kê khoa học, đáp ứng
được mục đích nghiên cứu.
Đồ thị thông kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học
dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê.
Đó là sự kết hợp giữa con số với các hình vẽ, đường nét và
màu sắc để trình bày và phân tích các đặc điểm số lượng của
hiện tượng. Đồ thị thống kê có tính quần chúng, có sức hấp
dẫn và sinh động, làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn
lĩnh hội được vấn đẽ chủ yếu một các dễ dàng, đồng thời giữ
đước ấn tượng sâu đối với người đọc.

133

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


C â u hỏi ôn t ậ p

Ì, Trinh "bầy khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và các vấn đề


chủ yếu của tổng hợp thống kê.
2. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ
thống kê.
3. Khái niệm tiêu thức phân tổ và vấn đề lựa chọn tiêu
thức phân tổ.
4, Trình bày các loại phân tổ thống kê.
5. Trình bày nội dung các bước phân tổ thống kê.
6. Các phương pháp phân tổ lại.
7. Khái niệm, tác dụng của phân tổ nhiêu chiều.
8. Khái niệm, ý nghĩa và cách xác định tiêu thức tổng
hợp trong phân tổ nhiều chiều.
9. Khái niệm, tác dụng và các loại bảng thống kê, các yêu
cầu khi xây dựng bảng thống kê.
lo. Khái niệm, tác dụng và các loại đồ thị thống kê, các
yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ thị thống kê.

Bài tập
1. Một cơ quan bào vệ môi trường lấy các mẫu nước từ 12
sông và suối khác nhau, sau đó đưa vào phòng thí nghiệm để
xác định tỷ lệ ô nhiễm cho từng mẫu nưỏc. Kết quà xét
nghiệm như sau:

134

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Mẫu nước Tỷ lệ ó nhiễm (%) Mẫu nước Tỷ lệ ô nhiễm (%)
1 35,4 7 41,2
2 45,3 8 50,7
3 67,3 9 60,8
4 57,4 10 47,3
5 52,9 11 38,6
6 32,1 12 46,2

Yêu cầu:
a. Sắp xếp sô liệu theo thứ tự giảm dần
b. Xác định số mẫu nước có tỷ lệ nhiễm bẩn trong khoảng
30 - 40; 40 - 50; 50 - 60; 60 - 70
c. Nếu theo các nhà khoa học tỷ lệ nhiễm bẩn 45% trở lên
là quá mức thì có bao nhiêu mẫu rơi vào trưòng hợp này.
2. Một công ty sản xuất xe đạp có số liệu về thời gian từ
khi đặt hàng cho đến khi giao hàng như sau (Đơn vị tính: Ngày)

4 12 8 14 11 6 7 13 13 11
11 20 5 19 10 15 24 7 28 6

Hãy xây dựng bảng tần số phân bố và tính tần suất. sử


dụng khoảng cách tổ là 6 ngày.
a. Dựa vào bảng tần số phân bố có kết luận gì về tính
hiệu quả cùa việc sản xuất theo đơn đặt hàng
b. Công ty muốn đảm bảo một nửa số chuyến giao hàng
được thực hiện trong vòng 10 ngày. Vậy công ty đó có đạt
mục tiêu này không?

135

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


c. Hãy cho biết lợi thế của việc sử dụng tần suất so với
tần số phân bố.

3. Tại một toa báo, người ta thu thập thông tin ve thời
gian cần thiết để hoàn thành trang nhất của tờ báo. Thu
thập trong 50 ngày liền và được số liệu sau (Đơn vị tính: Phút)

23,8 20,3 23,6 19,0 25,1 25,0 19,5 24.1 24,2 21,8

20,8 22,8 21,9 22,0 20,7 20,9 25,0 22,2 22,8 20,1

25,3 20,7 22,5 21,2 23,8 23,3 20,9 22.9 23,5 19,5
21,3 21,5 23,1 19,9 24,2 24,1 19,8 23,9 22,8 23,9

19.7 24,2 23,8 20,7 23,8 24,3 21.1 20,9 21,6 22,7

Yêu cầu:
a. Sắp xếp số liệu theo thứ tự từ nhỏ đến lốn
b. Phân số liệu thành 7 tổ vài khoảng cách tổ đều nhau.
Tính tần số và tần số tích lũy
c. Vẽ đồ thị tần số và tần số tích lũy
d. Dựa vào đường cong tần số tích lũy, hãy ước tính tỷ lệ
% của những sô báo mà trang nhất được thiết kế trong vòng
24 phút.

136

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


4. Có tài liệu sau đây của so công nhân đúc bê tông của
một xí nghiệp bê tông
s ư Bác Tuổi Mức độ Năng SÍT Bác Tuổi Mức độ Năng
thợ nghé cơ giới suất lao thợ nghé cơ giời suất lao
(năm) hoa lao động (năm) hoa lao động
đông ngày đông ngày
1 2 2 (%)
35 im
3,0) 26 3
1
4 (%)
69 (mi
5,0
2 3 3 59 6,5 27 2 3 48 2,5
3 3 2 44 4,8 28 4 7 82 6.8
4 3 4 55 5,7 29 4 6 98 6,6
5 2 2 39 2,8 30 ' 3' 5 63 6,3
6 3 3 56 4,7 31 4 10 79 7,9
7 2 3 78 4,2 32 3 5 41 4,6
8 4 3 44 5,3 33 3 4 45 4.2
9 3 2 43 2,0 34 2 5 75 4.8
10 3 5 76 6,5 35 3 4 "45 5,8
11 3 4 58 5,1 36 4 3 51 4,9
12 4 2 41 5,5 37 3 4 55 4,3
13 2 2 49 3,0 38 4 8 95 6,4
14 2 3 58 3.6 39 4 10 90 7,0
15 4 6 58 4,5 40 4 9 70 7,1
16 4 7 61 6,7 41 3 6 56 4,4
17 3 5 42 5,6 42 3 5 57 5,1
18 3 3 46 5,2 43 2 3 48 5,0
19 2 2 35 32 44 3 8 72 61
20 4 4 55 5,4 45 3 6 52 5,9
21 3 2 38 4,5 46 2 4 33 3.8
22 3 3 35 5,5 47 3 2 55 4,6
23 3 2 25 2,5 48 2 2 30 3,4
24 4 8 90 6,2 49 ĩ 4 - 67 5,5
25 2 4 47 4,1 50 3 3 57 5,9

137

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hãy phân tổ công nhân để nghiên cứu mối liên hệ:
a) Giữa năng suất lao động và bậc thợ (3 tổ)
b) Giữa năng suất lao động và tuổi nghề (3 tổ)
c) Giữa năng suất lao động và mức độ cơ giói hoa lao
động (3 tổ) '-
Mỗi phân tổ rút ra nhận xét.
5. Phân tổ công nhân theo tài liệu bài 4 để nghiên cứu
mối liên hệ:
a) Giữa năng suất lao động với tuổi nghề, mức độ cơ giới
hoa lao động
b) Giữa năng suất lao động với tuổi nghề, bậc thợ
c) Giữa năng suất lao động với mức độ cơ giới hoa lao động
bậc thợ
Rút ra nhận xét qua mỗi bản phân tổ.
l i Sử dụng phương pháp phân tổ nhiều chiều để nghiên
cứu mối liên hệ giữa năng suất lao động với bậc thợ, tuổi
nghê, mức độ cơ giới hoa lao động theo tài liệu ở bài 4 và rút
ra nhận xét?

138

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương rv
NGHIỀN CỨU THỐNG KẼ CÁC múc ĐỘ
CửA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Các hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trong những điều
kiện thời gian và địa điểm nhất định. Mỗi đặc điểm cơ bản
của hiện tượng thường có thể được biểu hiện bằng các mức độ
IÍỊỈp
k h á c

Ccự^mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội trưóc hết cho


ta một! Vihận thức cụ thể về quy mô, khối lượng của hiện
i H .. . , , -'
tượng' tịrpng điêu kiện lịch sử nhất định. chăng hạn, muôn
nghiên cứu tình hình sản xuất của một doanh nghiệp trong
một thời gian nào đó, trưốc hết phải tính được số lượng lao
động, số má}' móc, thiết bị, số nguyên, vật liệu đưa vào sản
xuất, sốsản phẩm đã sản xuất ra...
Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội có thổ phản
ánh các quan hệ tỷ lệ khác nhau, như quan hệ giữa bộ phận
với tổng thê, quan hệ giữa thực tế vối kế hoạch, quan hệ giữa
kỳ này với kỳ trước, quan hệ giữa hiện tượng này với hiện
tượng khác.:. Như trong việc nghiên cứu tình hình sản xuất
nông nghiệp của một địa phương, cần tính tỷ lệ mỗi loại sản
phẩm trong toàn bộ giá trị sản xuất nông nghiệp, sản lượng
lương thực tính theo đầu người...
Thông qua việc nghiên cứu các mức độ, còn có thể nêu

139

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


lẽn đặc điểm chung nhất, đại diện nhất về từng mặt của hiện
tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Các mức độ như giá
thành bình quân, năng suất lao động bình quân, giá cả bình
quân, năng suất thu hoạch bình quân... thường được tính đến
trong khi nghiên cứu thống kê.
Ngoài ra, các mức độ của hiện tượng nghiên cứu còn giúp
ta đánh giá trình độ đổng đều của tổng thể, khảo sát độ biến
thiên của tiêu thức, khảo sát tình hình phân phối các đơn vị
tông thê. Đây là những yêu cầu về nhận thức không thể
thiếu được trong phân tích thống kẽ.
Như vậy, việc nghiên cứu các mức độ của hiện tượng
kinh tế - xã hội là một trong những vấn để nội dung của
phân tích thống kê, nhằm vạch rõ mặt lượng trong mối quan
hệ mật thiết vối mặt chất của hiện tượng nghiên cứu trong
điều kiện thòi gian và địa điểm cụ thể. Đây cũng là cơ sở xuất
phát của nhiều nội dung phán tích thống kê khác. Trong mọi
hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong cõng tác quản lý kinh
tế, đều cần thiết nắm được các mức độ của hiện tượng nghiên
cứu.
Trong phân tích thống kê các mức độ của hiện tượng bao
gồm:
• Số tuyệt đối
• Số tương đối
• Số bình quân
• Các chỉ tiêu đo độ biên thiên của tiêu thức
o Các chỉ tiêu biểu hiện hình dáng phản phối của tổng
thể.

140

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ì. số TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

1.1. Khái niệm và ý nghĩa số tuyệt đối


Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô,
khối lượng của hiện tượng trong điêu kiện thời gian và địa
điểm cụ thể.
Số tuyệt đối nói lên số đơn vị của tổng thê hay của bộ
phận (số doanh nghiệp, số nông trường, số công nhân, số học
sinh, sinh viên...) hoặc các trị số của một tiêu thức nào đó
(giá trị sản xuất công nghiệp, tổng chi phí sản xuất, tông số
tiền lương...). Thí dụ: năm 2005, số lao động của doanh
nghiệp X là 750 người và doanh thu của doanh nghiệp là
120,5 tỷ đồng. Các con số thống kê trên đều là số tuyệt đối.
Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng cho mọi công tác
nghiên cứu kinh tế, vì thõng qua các số tuyệt đối ta sẽ có một
nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế cùa hiện
tượng nghiên cửu. Nhờ các số tuyệt đối, có thể biết cụ thể
nguồn tài nguyên, các khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế
quốc dân, các kết quả phát triển kinh tế, văn hoa, các thành
quả lao động mà mọi người đã phấn đấu đạt được. Sô tuyệt
đối chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục
không ai có thể phụ nhận được.
Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích
thống kê, đồng thòi còn là cơ sở để tính các mức độ khác.
Số tuyệt đối là căn cứ không thể thiếu được trong việc
xây dựng các kế hoạch kinh tế quốc dân và chỉ đạo thực hiện
kế hoạch.
Do ý nghĩa quan trọng như vậy, thống kê học coi số tuyệt
đôi là loại chỉ tiêu cơ bản nhất.

141

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


1.2. Đặc điểm của số tuyệt dối
Mỗi số tuyệt đối trong thống kể đều bao hàm một nội
dung kinh tế - xã hội cụ thể trong điều kiện thời gian và địa
điểm nhất định. Nó khác với các đại lượng tuyệt đối trong
toán học, vì các đại lượng này thường có tính chất trừu
tượng, không nhất thiết phải gắn liền vối một hiện tượng cụ
thê nào. Do đặc điểm nói trên, điều kiện chủ yếu để có số
tuyệt đối chính xác là phải xác định được'một cách cụ thể
đúng đắn nội dung kinh tế mà chỉ tiêu phản ánh. Ví dụ
muốn tính được tiền lương của lao động phải hiểu rõ bản
chất của tiền lương, nội dung của tiền lương bao gồm những
khoản mục nào trong tất cả các khoản tiền mà người lao
động có thể nhận được tại doanh nghiệp.
Các số tuyệt đối trong thống kê cũng không phải là con
số được lựa chọn tuy ý mà phải qua điều tra thực tế và tổng
hợp một cách khoa học. Cũng có khi còn phải dùng các
phương pháp tính toán khác nhau mối có được các số tuyệt
đối, như muốn biết số nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ phải
lập bảng cân đối đồng thời kết hợp với kiểm kê thực tế.
1.3. Đơn vị tính số tuyệt đối
Các số tuyệt đối trong thống kê đều có đơn vị tính cụ thể.
Tuy theo tính chất của hiện tượng và mục đích nghiên cứu
số tuyệt đối có thể được tính bằng đơn vị tự nhiên, đơn vị thời
gian lao động và đơn vị tiền tệ.
Đơn vị tự nhiên là đơn vị tính toán phù hợp với đặc điểm
vật lý của hiện tượng. Các hiện tượng này có thể được tính
theo chiều dài (mét, kilômét...), theo diện tích (mét vuông
hécta, kilômét. "nông...), theo trọng lương (kilôeam. ta. tấn...).

142

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


theo dung tích (lít, mét khối...) - Đơn vị tự nhiên cũng có tb í
là số đơn vị tổng thể (cái, con, chiếc...), số người, số sự kiệi.,
số trường hợp.
Trong nhiều trường hợp phải dùng đơn vị kép đê tính
toán, như sản lượng điện tính bàng kilô-oát giò, khối lượng
vận chuyển tính bằng tấn-kilômét. Trong sản xuất những
sản phẩm giống nhau về giá trị sử dụng, nhưng khác nhau
về kích thước, trọng lượng, công suất..., do đó muốn tông hợp
được những sản phẩm này, người ta dùng đơn vị hiện vật
tiêu chuẩn. Ví dụ: Máy kéo có công suất tiêu chuẩn là 15 mã
lực, đồ hộp có trọng lượng 400 găm hay đồ hộp có dung tích
350 em , chất đốt có nhiệt lượng 7000 kilôcalo...
3

Đơn vị thời gian lao động, như giò công, ngày công...
thường được dùng để tính lượng lao động hao phí để sản xuất
ra những sản phẩm không thể tông hợp hoặc so sánh được
vài nhau bằng các đơn vị tính toán khác, hoặc những sản
phẩm phức tạp do nhiều người cùng thực hiện qua nhiều giai
đoạn khác nhau.
Đơn vị tiền tệ, chủ yếu là hai loại đơn vị: Đồng Việt Nam
và đôla Mỹ vì nó có thể giúp cho việc tông hợp, so sánh nhiều
sản phẩm có giá trị sử dụng và đơn vị đo lường khác nhau và
so sánh quôc tế.
1.4. Các loại số tuyệt đối --Ị.
Tuy theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu và khả
năng thu thập tài liệu trong những điều kiện thòi gian khác
nhau, cá thể phân biệt hai loại số tuyệt đối sau đây:
- Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của
hiện tượng trong một độ dài thòi gian nhất định. Ví dụ:

143

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Doanh thu của doanh nghiệp X năm 2005 là 120 tỷ đồng, đó
là số tuyệt đối thời kỳ. Nhiều chì tiêu khác như: chi phí sản
xuất, lượng hàng hoa tiêu thụ... đều là số tuyệt đối thời kỳ, vì
đó là kết quả tông hợp mật lượng của hiện tượng trong một
độ dài thời gfân nhất định. Các số tuyệt đối thời kỳ của cùng
một chỉ tiêu có thê cộng được với nhau; thòi kỳ càng dài thì
trị số của nó càng lớn.
- Số tuyệt đối thòi điểm phản ánh quy mô, khối lượng của
hiện tượng nghiên cứu vào một thòi điểm nhất định. Ví dụ:
Dân số thành phố A vào 0 giờ ngày 1/4/1999 là 2,5 triệu
người, đó là sô tuyệt đôi thời điểm. Nhiêu chì tiêu khác như:
số công nhân ngày đầu tháng, số nguyên, vật liệu tồn kho
ngày cuối tháng... đều được biểu hiện bằng số tuyệt đối thòi
điểm. Số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh tình hình của hiện
tượng vào một thời điểm nào đó; trước hoặc sau thời điểm đó,
trạng thái của hiện tượng có thể khác. Do đó, muốn có số
tuyệt đối thời điểm chính xác, phải quy định thời điểm hợp lý
và phải tổ chức điều tra kịp thời.

li. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

2.1. Khái niệm và ý nghĩa số tương đối


Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh
giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng. Đó có thế là két quả
của việc so sánh giữa hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau
về điểu kiện thời yian hoặc không gian, hoặc giữa hai mức độ
khác loại nhưng có liên quan với nhau. Trong hai mức độ
này, một được chọn làm gốc để so sánh.
Thí dụ: Giá trị sản xuất công nghiệp của tình À năm

144

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2005 so với năm 2004 bằng 112% (tăng 12%), còn so với kế
hoạch đạt 104,3%; cơ cấu dân số nước Việt Nam năm 2003,
nữ chiếm 50,86% và nam chiếm 49,14%... Những con số
thống kê trên đều là số tương đôi.
Trong phân tích thông kê, các số tương đối được sử dụng
rộng rãi đê nêu lên két cấu, quan hệ so sánh, trình độ phát
triển, trình độ phô biến... của hiện tượng nghiên cứu trong
điều kiện lịch sử nhất định.
Cũng như các số tuyệt đối, số tướng đôi trong thống kê
nói lên mặt lượng trong quan hệ mật thiết vối mặt chất của
hiện tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong khi các số tuyệt đối
chỉ mối khái quát được về quy mô, khối lượng của hiện tượng,
thì các sô tương đối tính được bằng các phương pháp so sánh
có thê giúp ta đi sâu vào đặc điểm của hiện tượng một cách
có phân tích phê phán. Thí dụ, biết giá trị sản xuất nông
nghiệp của tỉnh A năm 2005 là 1530 tỷ đồng. Muốn phân tích
xem con số đạt được như vậy là nhiều hay ít, đã thỏa mãn
được nhu cầu tiêu dùng của xã hội chưa, có hoàn thành kẽ
hoạch không, so với các năm trước hơn hay kém..., cần đem
so sánh chỉ tiêu nói trên với nhiều chỉ tiêu khác. Như đem so
sánh với cùng chỉ tiêu này năm 2002, ta thấy nó bằng 107,2%
(tăng 7,2%); có thê kết luận rằng sản xuất nông nghiệp của
tình có tăng lên. Nhưng cũng thời kỳ nói trên, dân số của địa
phương đã tăng 7,8%, nghĩa là tăng nhanh hơn tốc độ sản
xuất nông nghiệp, có thể nhận định rằng mức sống vật chất
của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra thực. hiện kế
hoạch, số tương đối cũng giữ vai trò quan trọng: Nhiều chỉ
tiêu kế hoạch dược để ra bằng số tương đối, còn khi kiểm tra

145

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thực hiện kế hoạch thì ngoài việc tính toán chính xác các sô
tuyệt đối, bao giờ cũng phải đánh giá trình độ hoàn thành kế
hoạch bằng các số tương đối.
Ngoài ra, n^ười ta còn dùng các số tương đối để nêu rõ
tình hình thực tế trong khi cần bảo đảm được tính chất bí
mật của các số tuyệt đối.
2.2. Đặc điểm và hình thức biểu hiện số tương đối
Các số tương đối trong thống kẽ không phải là con số thu
thập được qua điều tra, mà là kết quả so sánh giữa hai chì
tiêu thống kê đã có. Bởi vậy, mỗi số tương đối đều phải có gốc
dùng đe so sánh. Tuy theo mục đích nghiên cứu, góc dùng để
so sánh có thể lấy khác nhau: Đổ nêu lên sự phát triển thì
gốc được chọn.là mức độ kỳ trước, đê kiểm tra thực hiện kế
hoạch thì gốc được chọn là mức độ kế hoạch, dê biểu hiện
quan hệ giữa bộ phận vối tông thể thì gốc là mức độ của tổng
thể... Như vậy, do khả Dăng sử dụng gốc so sánh khác nhau,
việc tính. toán số tương đối khá phong phú.
Kình thức biểu hiện của số tương đối là số lần, số phần
trăm (%) hay số phần nghìn (%o). Ba hình thức biểu hiện này
căn bản không có gì khác nhau về nội dung, nhưng việc sử
dụng hình thức nào là do tính chất cùa hiện tượng và mục
đích nghiên cứu. số phẩn trăm thường được dùng trong các
trường hợp mức độ đem so sánh vối mức độ dùng làm gốc
không chênh lệch nhau nhiều lắm. Nếu sự chênh lệch quá
lớn, số tương đối thường dược biểu hiện bằng số lần; ngược lại
sô phần nghìn được dùng khi sư chênh lệch quá nhỏ. Ngoài
ra, khi dànc; sô Lương đôi để nói lẽn trình độ phô biến của
một hiện tượng nào dó, hình thức biểu hiện có thể là đơn vị
kép: Người/km , sản phẩm/ngtíời...
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.3. Các loại số tương dối
Căn cứ theo nội dung mà số tương đối phản ánh, có thê
chia thành 5 loại số tương đối sau đây: Số tương đối động
thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối kết cấu, số tương đối
cường độ, số tương đối không gian.
a. Số tương đối động thái
Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để
biêu hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu
qua một thòi gian nào đó. Số tương đối này tính được bằng
cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ồ hai thời
kỳ (hay thòi điểm) khác nhau và dược biểu hiện bằng số lần
hay số phần trăm. Mức độ được đem ra nghiên cứu được gọi
là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ được dùng làm cơ sỏ so
sánh được gọi là mức độ kỳ gốc. Nếu ký hiệu t là số tương đối
dộng thái, y là mức độ kỳ nghiên cứu, y là mức độ kỳ gốc, ta
t 0

có công thức tính như sau:


t = i-
y 0

Ví dụ: Vốn đầu tư xây dựng của một địa phương năm
2003 là 250 tỳ đồng và năm 2005 là 300 tỷ đồng. Nếu đem so
sánh vốn đầu tư xây dựng năm 2005 vối năm 2003, ta sẽ có
sô tương đối động thái:

— = 1,2 lần (hay 120%) , •


250
vốn đầu tư xây dựng năm 2005 so vối năm 2003 bằng
1,2 lẩn hay 120%. Trong thực tế số tương đối động thái này
thường được gọi là tốc độ phát triển hay chỉ số phát triển.

147

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Theo ví dụ trên, có thể tính cách khác: Vốn đầu tư xây dựng
năm 2005 tăng 50 tý đồng so vối năm 2003; đem so sánh mức
tăng này với mức kỳ gốc 2003, tính ra bằng 50 : 250 = 0,2 lần
hay 20%. Đây cũng là số tương đối vì chì tiêu này tính được
bằng cách lấy lượng tăng tuyệt đối (tức là hiệu giữa mức độ
kỳ nghiên cứu và mức độ kỳ gốc) đem so sánh với mức độ kỳ
gốc, người ta thường gọi là tốc độ tăng. Như vậy, tốc độ tăng
cũng được kể vào loại số tương đôi động thái nói trên.
Muốn tính số tương đối động thái chính xác, cần chú ý
bào đảm tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ kỳ
nghiên cứu và kỳ gốc. Cụ thể là phải bào đảm giống nhau về
nội dung kính tế, về phương pháp tính, về đơn vị tính, về
phạm vi và độ dài thời gian mà mức độ phản ánh.
b. Số tương dối kếhoach
Số tương đối kế hoạch được dùng để lập và kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch. Có hai loại số tương dối kế hoạch:
- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là quan hệ tỷ lệ giữa
mức độ kỳ kê hoạch (tức là mức độ cần đạt tới của một chì
tiêu kinh tê nào đó trong kỳ kê hoạch) với mức độ thực tê của
chỉ tiêu này đạt được ở trước kỳ kê hoạch hoặcở một kỳ nào
đó được chọn làm gốc so sánh, thường được biểu hiện bằng
đơn vị phần trăm. Công thức tính như sau:

Trong đó:
y - Mức độ kỳ kế hoạch
K

y - Mức độ thực tếỏ một kỳ nào đó được chọn làm gốc so


0

sánh.

148

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Số tương đối thực hiện kế hoạch là quan hệ tỷ lệ giữa
mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ kế hoạch với mức độ kế
hoạch đã đề ra về một chì tiêu kinh tế nào đó, thường được
biểu hiện bắng đơn vị phần trăm. Công thức tính như sau:

Đối vói những chỉ tiêu kinh tế mà kế hoạch dự kiến phải


tăng lên mới là chiều hướng tốt, thì số tương đối hoàn thành
kế hoạch tính ra trên 100% là vượt kế hoạch, còn dưới 100%
là không hoàn thành kế hoạch. Nhưng cũng có một số chỉ
tiêu kinh tế mà kế hoạch dự kiến phải giảm đi mới là chiều
hướng tốt (như giá thành, tiêu hao nguyên, vật. liệu cho một
đơn vị sản phẩm...) thì số tương đối hoàn thành kế hoạch
tinh ra dưỏi 100% mỏi là vượt mức, còn trên 100% là không
hoàn thành kế hoạch.
Khi tính các số tương đối kế hoạch cũng phải chú ý bào
đàm tính chất có thế so sánh được giữa các mức độ kê hoạch
và thực tế về nội dung, phương pháp tính toán.
Giữa các loại số tương đối động thái, số tương đối nhiệm
vụ kê hoạch và sô tương đôi hoàn thành kế hoạch (của cùng
một chỉ tiêu) có mối quan hệ với nhau. Nêu đã biết hai loại sộ
tương đối, có thê tính được số tương đối thứ ba. Cụ thể là:
+ Số tương đối động thái bằng tích của số tương đối
nhiệm vụ kế hoạch với số tương đối hoàn thành kế hoạch.

y y y
0 0 K

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch bằng.' tỷ sô giữa số


tương đối động thái vói số tương đối nhiệm vụ kế hoạch. -

149

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


1Ị_ = Z Ì Z K
: h a y K T = t:K„
yx yo y 0

+ Số tương đôi nhiệm vụ kế hoạch bằng tỳ số giữa số


tương đối dộng thái vối số tương đối hoàn thành kế hoạch.

IỊÍL ZL 2I_. hay K_ = t:K


= : T

Yo >"o YK

Các quan hệ toán học trên đây được vận dụng rộng rãi
trong các tính toán của thống kê. Ví dụ, kế hoạch của doanh
nghiệp tăng năng suất lao động 10% so vói kỳ gốc, thực tế
năng suất lao động đã tăng 15% so với kỳ gốc. Tỳ lệ hoàn
thành kế hoạch tăng năng suất lao động bằng:

— X100 = 104,5% (vượt kế hoạch 4,5%)


HO •
c. Sô tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu được dùng để xác định tỷ trọng của
mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể. số tương đối này
thường biểu hiện bằng số phần trâm và tính được bằng cách
so sánh mức độ của từng bộ phận (tổ) vối mức độ của cả tổng
thổ.
• Mức độ của bộ phận
Sô tương dối kết câu = — — —^— X 100
Mức độ của tổng thể
Vi dụ: Giá trị sàn xuất nông nghiệp của tình B năm 2005
là 1600 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt chiếm 1280 tỷ
đồng và ngành chăn nuôi chiếm 320 tỳ đồng. Tính ra các số
tương đối kết cấu:

150

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt:

1600
- Tỷ trọng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi:
320
— - x l 0 0 = 20%
1600
Muốn tính các số tương đối kết cấu được chính xác, chủ
yêu phải phân biệt rõ các bộ phận có tính chất khác nhau
trong tổng thể nghiên cứu. Vì vậy, việc tính số tương đôi kết
cấu có quan hệ mật thiết voi phương pháo phân tổ thông kê.
ã. Số tương đôi cường đô
Số tương đối cường độ được dùng để biếu hiện trình độ
phô biến của hiện tượng nghiên cứa trong một điều kiện lịch
sử nhất định. số tương đôi này tính được bằng cách so sánh
chỉ tiêu của hai hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan với
nhau. Ví dụ:
Mát đô Tổng số dân (Người)
Mạt dọ = _^_ỉì—rĩLIỊĨì (Đon vị: Người/km)
=
2

dân số Diện tích đất đai (Km)


2

Số trẻ em sinh ra
Hệ số sinh trong năm (Người) (Q vị-
ơn

của nhân khẩu Số nhãn khẩu trung bình Nguởi/1000 người)


trong năm (1000 người)
Qua các ví dụ trên, ta thấy hình thức biểu hiện của số
tương đối cường độ là đơn vị kép, do đơn vị tính toán của tử
số và của mẫu sô hợp thành. Vấn để quan trọn^ khi tính số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tường đối cường độ là phải xét các hiện tượng nào có liên
quan với nhau và khi so sánh thì hiện tượng nào để ỏ tử sô
hoặc ở mẫu số. Phải tuy theo mục đích nghiên cứu và môi
quan hệ giữa hai hiện tượng mà giải quyết vấn đề so sánh
cho thích hợp, bảo đảm số tương đối cường độ tính ra có ý
nghĩa thực tê.
Số tương đối cường độ được sử dụng rộng rãi để nói lên
trình độ phát triển sản xuất, trình độ bảo dám về mức sông
vật chất và văn hoa của nhân dân một nước. Đó là các chỉ
tiêu như: GDP bình quân đầu người, sản lượng lương thực
hay thực phẩm tính theo đầu người, số bác sĩ và giường bệnh
phục vụ cho Ì vạn dân và nhiều chì tiêu khác... số tương đối
cường độ còn có thổ được đùng đe so sánh trình độ phát triển
sản xuất giữa các nước khác nhau.
e. Sô tương đôi không gian
Là loại số tương đối biểu hiện sự so sánh về mức độ giữa
hai bộ phận trong một tông thê, hoặc giữa hai hiện tượng
cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian.
Vi dụ: So sánh giá cả một loại hàng hóa giữa hai thị
trường, so sánh khối lượng sàn phẩm của hai xí nghiệp trong
cùng một ngành, so sánh dân số cùa hai địa phương..., tác
dụng của sự so sánh này nhầm nêu lên ảnh hưởng của các
điều kiện khác nhau đôi với mức độ của hiện tượng nghiên
cứu.
Ngoài ra, còn có thể so sánh các chì tiêu cùng loại của
hai nước khác nhau trong so sánh quốc tế.
Khi tính các số tương đối so sánh, cũng cẩn chú ý đến
tính chất có thê so sánh được giữa các chỉ tiêu.

152

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.4. Một số vấn đề vận dụng chung số tương đối và
tuyệt đối
a. Khi sử dụng số tương đói và tuyêt dôi phải xét
đèn đác điểm của hiện tượng nghiên cứu đê rút ra kết
luân cho đúng
Các hiện tượng kinh tế - xã hội khác nhau về nhiều mặt,
quan hệ sô lượng của chúng có thê thay đổi tuy theo điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Có khi do đặc điểm của
hiện tượng luôn luôn thay đôi, cho nên cùng một biểu hiện về
mặt lượng nhưng có thể mang ý nghĩa khác nhau. Vì thế, khi
so sánh, ta có thê gặp các đơn vị tuy giống nhau về mặt lượng
nhưng lại khác nhau về mặt chất, ngược lại, cũng có khi các
đơn vị có cùng một tính chất nhưng biểu hiện về mặt lượng
có thê khác nhau do nhiều nguyên nhân. Tỷ lệ lao động nữ
cao hơn lao động nam trong ngành giáo dục phô thông và y tế
là hợp lý, nhưng cũng tỷ lệ đó trong ngành khai thác than
hay ngành vận tài lại là không hợp lý. Như vậy, khi sử dụng
số tương đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng thì các kết
luận rút ra mới đúng đắn.
6. Phải vận dụng một cách kết hợp các số tương dối
với số tuyệt đối
Phần lớn các số tương đối là kết quả so sánh giữa hai số
tuyệt đối, do đó, số tuyệt đối là cơ sờ bảo đảm tính chất chính
xác của số tương đối. Khi phân tích thống kê nếu chì dùng
các số tương đối thì không nêu lên được tình hình thực tế của
hiện tượng. Mặt khác, các nhiệm vụ phân tích thống kê cũng
không thể giải quyết được tốt, nếu chì dùng các số tuyệt đối.
Nếu sử dụng kết hợp giữa các số tương dối và số tuyệt đối thì

153

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


các quan hệ hơn kém, to nhỏ, nhanh chậm, tốc độ tăng giảm,
trình độ phổ biến mới được biểu hiện rõ ràng.
Hơn nữa, ý nghĩa của số tương đối còn phụ thuộc vào trị
số tuyệt đối mà nó phàn ánh. Thường có nhữnp- trường hợp
tính toán vái cùng một số tuyệt đối, nhưng số tương đôi tính
ra có thê rất khác nhau tuy thuộc vào việc lựa chọn kỳ gốc so
sánh. Có khi số tương đối tính ra rất lốn, nhưng ý nghĩa của
nó không đáng là bao vì số tuyệt đối tương ứng vối nó rất
nhỏ, ngược lại có khi số tương đối tính ra rất nhỏ nhưng lại
có ý nghĩa quan trọng, bởi vì số tuyệt đốiứng vói nó có quy
mô đáng kể.

ni, số BÌNH QUÂN TRONG THỐNG KÊ

3.1. Khái niệm, ý nghĩa số bình quân trong thống kê


Số bình quân trong thống kê là mức độ biểu hiện tri số
đại biêu theo một tiêu thức nào đó của một tổng thể bao gồm
nhiều đơn vị cùng loại.
Việc tính toán số bình quân trong thống kê xuất phát từ
tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Các tổng thể thống kẽ
bao gồm nhiều đơn vị cấu thành, tuy về cơ bản các đơn vị này
có thể cùng một tính chất, nhưng biểu hiện cụ thể về mặt
lượng theo các tiêu thức thường chênh lệch nhau. Những
chênh lệch này quyết định bởi nhiều nguyên nhân, bên cạnh
những nguyên nhân chung tác động đến xu hướng phát triển
cơ bản của hiện tượng, còn có những nguyên nhân riêng ảnh
hưởng đến mặt lượng của từng đơn vị cá biệt. Điều đó tạo
nên cho mỗi đơn vị tổng thể một số đặc điểm riêng, tuy chúng
vân tôn lại Cúc..; trong cùng một tổng thể và cùng mang một

154

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


sô đặc điểm chung nhất. Khi nghiên cứu thống kê ta không
thê nêu lên tất cả các đặc điểm riêng biệt mà cần tìm một
mức độ có tính chất đại biểu nhất, có khả năng khái quát đặc
điểm chung của cả tổng thể. Mức độ đó chính là số bình
quân.
Chẳng hạn, nhiệm vụ nghiên cứu là nêu lên tình hình
chung về tiền lương của lao động trong một doanh nghiệp, để
phân tích tình hình đời sống, để đối chiếu và biểu hiện mối
liên hệ với các chì tiêu sản xuất khác và để so sánh vối các
doanh nghiệp cùng loại. Ta đã biết các mức lương chênh lệch
nhau do rất nhiều nguyên nhân, do đó không thể lấy mức
lương của một lao động cá biệt nào làm mức lương đại biểu,
vì các mức lương cá biệt bị ảnh hưởng bồi các nhân tố ngẫu
nhiên và do đó, không giống với mức lương chung của thần bộ
lao động. Cũng không thể căn cứ vào tổng mức tiền lương
trong tháng của tất cả lao động, vì số tiền này nhiều hay ít
phụ thuộc vào số lượng lao động.
Có thê gạt bỏ được ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu
nhiên cá biệt cũng như ảnh hưởng của số lượng đơn vị tổng
thể, bằng cách tính chỉ tiêu tiền lương bình quân, tức là đem
tổng mức tiền lương trong tháng chia cho số lao động. Khi
tính toán như vậy, đã coi như là tất cả mọi nguôi cùng có một
mức lương như nhau, tức là bằng mức lương bình quân. Thực
ra, mức lương bình quân này có thể giống hay không giống
vói một mức lương cụ thể nào đó. Tuy vậy, mức lương bình
quân tính ra vẫn là một chi tiêu có tính chất khái quát có
khả nàng đại diện được cho tất cả các mức lương khác nhau
của lao động trong doanh nghiệp này trong điều kiện thời
gian nhất định.

155

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Như vậy, qua việc tính số bình quân, ta chỉ cần một trị
số để nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất, có tính chất
đại biêu nhất của tiêu thức nghiên cứu, không kể đến chênh
lệch thực tế giữa các đơn vị tổng thể. SỐ bình quân không
biểu hiện một mức độ cá biệt, mà là mức độ tính chung cho
mỗi đơn vị tổng thể (tiền lương bình quân mỗi lao động, năng
suất lao động bình quân mỗi công nhân, giá thành bình quân
mỗi đơn vị sản phẩm...).
Do số bình quân chì biểu hiện đặc điểm chung của cà
tổng thể nghiên cứu, cho nên các nét riêng biệt có tính chất
ngẫu nhiên cùa từng đơn vị cá biệt bị loại trừ đi. Có nghĩa là
số bình quân có đặc điểm san bằng mọi chênh lệch giữa các
đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu. Nhưng sự san bằng
này chi có ý nghĩa khi ta tinh cho một số khá lớn đơn vị. Nếu
sô bình quân được tính ra từ một số khá lớn đơn vị cùng loại,
nó thực sự trờ thành mức độ đại biểu của các đơn vị đó. Còn
nếu số đơn vị quá ít, các kết luận rút ra sẽ kém chính xác.
Như vậy, việc tính số bình quân là một trường hợp vận dụng
định luật số lốn.
Sô bình quân có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng
trong lý luận và trong công tác nghiên cứu thực tế. Nó được
dùng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế, nhằm nêu lên
đặc điểm chung cùa hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn trong
điều kiện thòi gian và địa điểm cụ thể. Ta thường gặp các chì
tiêu như: Giá thành bình quân, giá cả bình quân, tốc độ chu
chuyển vốn bình quân, năng suất lao động bình quân, năng
suất thu hoạch bình quân và rất nhiều chì tiêu bình quân
khác, là những chỉ tiêu rất cần thiết trong phân tích hoạt
động kinh tế.

156

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Việc sử dụng số bình quân tạo điều kiện để so sánh giữa
các hiện tượng không có cùng một quy mô, như so sánh năng
suất lao động và tiền lương bình quân của công nhân hai xí
nghiệp, so sánh năng suất thu hoạch lúa giữa hai địa
phương... Trong các trường hợp trên, việc so sánh giữa hai số
tuyệt đối không thực hiện được hoặc đôi khi không có ý
nghĩa.
Số bình quân còn được dùng để nghiên cứu các quá trình
biến động qua thời gian, nhất là các quá trình sản xuất. Sự
biến động của số bình quân qua thời gian có thể cho ta thấy
được xu hướng phát triển cơ bàn của hiện tượng số lân, tức là
của đại bộ phận các đơn vị tổng thể, trong khi từng đơn vị cá
biệt không thể giúp ta thấy rõ điều đó.
Sô bình quán không những chỉ dùng trong công tác
thống kê mà còn cả trong công tác kế hoạch. Rất nhiêu chỉ
tiêu kê hoạch được biểu hiện bằng số bình quân. Khi phân
tích thực hiện kế hoạch cũng có thể lấy số bình quân làm cơ
sở so sánh, phân biệt các đơn vị tiên tiên và lạc hậu, phát
triển các khả năng tiềm tàng trong sản xuất.
Số bình quân chiêm một vị trí quan trọng trong việc vận
dụng nhiều phương pháp phân tích thống kê. Các trường hợp
phân tích biến động, phân tích mối liên hệ, dự đoán thống kê,
điểu tra chọn mẫu... đều sử dụng rất nhiều số bình quân
trong các còng thức tính toán.
3.2. Các loại số bình quân
Trên thực tế, có nhiều loại số bình quân, mỗi loại có
- "''" "' ' " -" ệc sử dụng loại nào không phải
v fí H L hà nVl v Vi

157

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chì căn cứ vào mục đích nghiên cứu, ý nghĩa kinh tế của chì
tiêu bình quân mà còn phải căn cứ vào đặc điểm của hiện
tượng và nguồn tài liệu sẵn có để chọn công thức tính toán
thích hợp. Thống kê học thường dùng các loại số bình quân
sau đây: Số bình quân cộng, số bình quân nhân, mốt và
trung vị.

a. Sô bình quân công


Số bình quân cộng là số bình quân được tính bằng công
thức số trung bình cộng trong toán học. số bình quân cộng
được dùng nhiều nhất trong nghiên cứu thống kê. Các số liệu
can thiết để tính toán số bình quân này thường có sẵn trong
các nguồn tài liệu thống kê hoặc kế toán. Số bình quân cộng
tính được bằng cách đem tổng các lượng biến của tiêu thức
chia cho số đơn vị tổng thể. Có các trường hợp tính toán cụ
thể như sau:
• Số bình quân cộng giản đơn (hay trung bình cộng giản
đơn): Được vận dụng khi các lượng biến có tần số bằng nhau
và bằng 1. Công thức tính như sau:
_ X, + X, +... + x„ , _ Yx,
x= 1 2
_ B- haylà X = ^ - -
J
(4 1)
n n
Trong đó;
X, (i - Ì, 2,..., n) - Các lượng biến
X - Số bình quân
n - Số đơn vị tông thể.
Thí dụ: Tính năng suất lao động bình quân của một tổ

158

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


cõng nhân gồm 6 người, trong đó người công nhân thứ nhất
đã sản xuất được 50 sản phẩm, người thứ hai: 55, người thứ
ba: 60, người thứ tư: 65, người thứ năm: 70. và người thứ sáu:
72 sản phẩm.
Theo công thức trên:
_ 50 + 55 + 60 + 65 + 70 + 72 372 „ n

X= =—— =62 sán phàm


6 6
- Sô bình quân cộng gia quyền (hay trung bình cộng gia
quyền): Vận dụng khi các lượng biến có tần số khác nhau.
Trong trường hợp này, mỗi lượng biến có thể gặp nhiều lần,
muốn tính được số bình quân cộng, trước hết phải đem nhân
mỗi lượng biến Xj với tần số tươngứng f„ rồi mối đem cộng lại
và chia cho số đơn vị công thể. Trong thông kê, việc nhân các
lượng biến Xi với các tần số tươngứng f, được gọi là gia quyền,
còn các tần số được gọi là quyên số.
Công thức sô bình quân cộng gia Quyền:

f +f +- + f„ Z .
1 2
f

Trong đó:
Xi (i = Ì, 2,..., n) - Các lượng biến
X - Sô bình quân
fị (i - Ì, 2,..., n) - Các quyền số (tần sô).
Thí dụ: Tính năng suất lao động bình quân của công
nhân theo tài liệu sau:

159

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bảng 4.1

Năng suất lao động Số công nhân Nhân lượng biến


(Sản phẩm) (Xi) (lã với quyền số (x,f,)
50 3 150
55 5 275
60 10 600
65 12 780
70 7 490
72 3 216
Cộng Ĩ.Í; =40 IXjf| =2511

Theo công thức (4.2) tính ra:


(50 X 3) + (55 X 5) + (60 X10) + (65 X12) + (70 X 7) + (72 X 3)
3+5+10+12+7+3
150 + 275 + 600 + 780 + 490 + 216 2511
62,8sản phẩm
40 40
Qua hai công thức trên, ta thấy sô bình quân cộng giản
đơn và số bình quân cộng gia quyền khác nhau ở chỗ có hay
không có quyền số trong quá trình tính toán. Thực ra, số
bình quân cộng giản đơn chỉ là một trường hợp của số bình
quân cộng gia quyền, vì khi các quyền sô f, = f = f = ... = f ,
2 3 n

có thể giản đơn đi trong quá trình tính toán. Công thức số
bình quán cộng gia quyền được dùng nhiều hơn, do tính chất
phức tạp của hiện tượng nghiên cứu. Quyền số của sô bình
quân có một vai trò quan trọng, bởi vì trị sô bình quân không

160

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


những phụ thuộc vào các lượng biên, mà còn phụ thuộc cả
vào quyên sô cửa các lượng biến này (xem hai kết quả tính
toán ở trên).
Đôi khi, nguồn tài liệu đã có sẵn các đại lượng M; = x,f,
thì việc vận dụng côr g thức sô bình quân cộng gia quyển sẽ
dễ dàng hơn.
Thí dụ, tính năng suất lao động bình quân từ tài liệu
sau:

Bảng 4.2
Tố Số công nhân (f,) Sản lượng (M; = Xjfi)
1 3 150
2 5 275
3 10 600
4 12 780
5 7 490
6 3 216
Cộng ì tị =40 n ự i = IMj =2511

Dựa theo công thức (5.2), ta có:


_ EXỊESMỊ 2611 , ,
X = ệ= — =-==— = = 6z,8 san phàm
£fi ỵi\ 40
• Tính số bình quân cộng từ một dãy sốìượng biến có
khoảng cách tô.
Trường hợp này trong mỗi tổ có một phạm vi lượng biến,
cho nên cần có một lượng biên đại diện để làm căn cứ tính

161

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


toán. Ngưòi ta thường lấy các trị số giũa làm lượng biến đại
diện cho từng tổ và tính theo công thức:

Trị số giữa mỗi tổ = "'" - " "


x x

2
Trong đó: và x „ là giãi hạn dưới và giỏi hạn trên
m

của khoảng cách tôỏ mỗi tổ.


Trị số này được coi là lượng biến (Xị) đại diện của mỗi tô.
Ta lấy thí dụ tính toán sau:

Bảng 4.3
Năng suất Tri số giữa Số công nhàn Nhân trị sổ giữa
lao động (Kg) ' (Xi) ơi) với quyền số (x,f,)
400 - 500 450 10 4500
500 - 600 550 30 16500
600 - 700 650 45 29250
700 - 800 750 80 60000
800 - 900 850 30 25500
900- 1000 950 5 4750
Cộng 200 (Ifị ) 140500 ( ì Xịt, )

Trong bảng trên, trị số giữa của các tô tính như sau:
T-^-v _ 400 + 500 _ „ . K r t

Tô thứ nhất: X, = = 4õ0kg


.. , . _ 500 + 600 _ . c n l

lô thứ hai: X, = :
= 550 kg

162

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nàng suất lao động bình quân được tính theo công thức
(4.2):
- _ S^i i _ 140500
f

= 702,5 kg

Việc thay thế các phạm vi lượng biến bằng trị sô giữa
dựa trên cơ sỏ giả định rằng các lượng biến được phân phối
đều đặn trong phạm vi mỗi tổ, và do đó trị số giữa mỗi tổ
được coi như số bình quân cộng giản đơn của các đơn vị trong
tô đó. Trong thực tế, sự phân phối đều đặn này ít có, cho nên
thường có một sai số nhất định giữa số bình quân của tổ và
trị số giữa của tổ, cóảnh hưởng đến tính chất chính xác của
số bình quân chung. Những sai sô đó lớn hay nhỏ phụ thuộc
vào khoảng cách tổ lớn hay nhỏ và sự phân phối nội bộ các tổ
có đều đặn hay không. Tuy nhiên, dưới tác dụng tính toán •
của số bình quần chung, các sai số được bù trừ lẫn nhau và
vẫn cho kết quả sử dụng được.
Trường hợp các khoảng cách tổ được hình thành theo các
lượng biên liên tục nhưng không có giới hạn trên và dưói
trùng nhau, như: 600 - 699,99; 700 - 799,99; 800 - 899,99...
thì trị số giữa tính theo các giỏi hạn dưối của hai tổ kế tiếp
, 600 + 700 700 + 800
nhau. Ví dụ: Xi = ;x =
2 : .
Đôi với những dãy số lượng biến có khoảng cách tổ mở
(tức là tổ thứ nhất và tổ cuối cùng không có giới hận dưới và
giới hạn trên), việc tính trị số giữa của các tô này phải căn cứ
vào các khoảng cách tổ gần chúng nhất mà tính toán cho hợp
lý. . -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Tính số bình quân chung từ các số bình quân tổ
Trường hợp này thương gặp trong nghiên cứu thống kê,
như: Tính năng suất lúa bình quân của toàn hợp tác xã trên
cơ sở năng suất lúa bình quân của từng loại ruộng, tính năng
suất lao động bình quân chung của cà xí nghiệp trên cơ sờ đã
có năng suất lao động bình quân của các tổ, đội sản xuất... Sô
bình quân chung sẽ là số bình quân cộng gia quyền của các
số bình quân tổ, trong đó quyền số là số đơn vị mỗi tổ.
Giả sử có các số bình quân tô:

Xj —— ; x -— x -——2 n

n nl 2 n t

Suyra: £x, =x n,; £x =x n ;...; £x = x,n,


t 2 2 2 t

Số bình quân cộng chung sẽ bằng:


-^Z 1 +Z 2 "- + Z t _x n +x n +... + ...x n
X X + x
ĩ 1 2 2 t t

rij + n + ... + n 2 t

=
(4.3)
In:
6. sốbỉnh quân điều hoa
Số bình quân điều hoa cũng có nội dung kinh tế như số
bình quân cộng, tính được bằng cách đem chia tổng các lượng
biến của tiêu thức cho số đơn vị tổng thể. Nhưng ờ đây vì
không có sẵn tài liệu về số đơn vị tổng thể, nên phải dựa vào
các tài liệu khác để tính ra.
- Số bình quân điểu hoa gia quyền được tính theo công
thức:

164

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


__ M Ị +M +... + M„
2 ẸM, =
x
Mi M 2 M„ " M i
~ - + — - + ...+—
zi ỉ
>-—-
JL

Ì ^2
YM:
hay là: x= ^—ĩ (4.4)
LÌM,
Trong đó:
Xi (i = Ì, 2,..., n) - Các lượng biến
X - Sô bình quân
Mị = x,fj - Tông các lượng biến của tiêu thức trong từng tổ
là quyển số của số bình quân điểu hoa.
Ví dụ: Tài liệu về năng suất lao động của các tổ công
nhẵn trong một xí nghiệp như sau:

Bảng 4.4

Nănq suất lao động mỗi Sản lượng (Tấn)


Tổ công nhân
công nhân (Tấn) (Xi) (NI,)
1 11 220
li 12 264
HI 13 312

Muốn tính được nâng suất lao động bình quân (chung
cho cả ba tổ) phải lấy tông sản lượng chia cho tổng sổ công
nhân. Ở đây không có tài liệu về số công nhân nhưng dựa vào
nár tài liêu khác có thể tính ra như sau:

165

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Số công Sản lượng tổ Ị 220
7 = —- — = =20 người
nhân to I N5LĐ mỗi CN lổ I 11
Cũng theo cách tính trên, số công nhân tổ li bằng 22 người
và tổ Hỉ bằng 24 người. Vì vậy, năng suất lao động bình quân
của công nhân toàn xí nghiệp tính như sau:
Tổng sản lượng
Năng suất lao động bình quân
Tổng sô công nhân
Tổng sả n lượng
Sả n lương môi tổ
Tống NSLĐ của CN mỗi tổ
220 + 264 + 312 796 796
12,06 tấn
220 264 312 20+22 + 24 66
li+
12 13
- Số bình quân điêu hoa giản đơn
Trường hợp các quyền số Mị bằng nhau, tức là khi Mị — M 2

. = M„ = M, công thức (4.4) có thể thay đôi như sau:

(4.5)

Công thức (4.5) được gọi là số bình quân điều hoa giản
đơn, trong đó n là số lượng biến.
Thí dụ: Một nhóm 3 công nhân cùng sản xuất với thời
gian lao động như nhau. Người thứ nhất sản xuất một sản
phẩm hết 15 phút, người thứ hai 20 phút và người thứ ba là
30 phút. Muốn tính được. thòi gian hao phí bình quân để sản

166

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


xuất ra một đon vị sàn phẩm, cần phải đem tổng số thòi gian
sản xuất chia cho số sản phẩm đã sản xuất ra. ơ đây, lượng
biên X, là thoi gian hao phí của mỗi còng nhân đe sàn xuất ra
một đơn vị sàn phẩm, còn thòi gian sản xuất của mỗi cóng
nhân bằng nhau, tức là Mi = M = M .
2 3

Vì vậy, quá trình tính toán có thể đơn giản và ta có:


x=—— = = 20 phút
V, Ì Ì Ì Ì y

> —- — + — + •—
^ X ; 15 20 30
Qua các ví dụ trên, ta nhận thấy quyển số của số bình quân
điêu hoa thực ra không phải là một đại lượng giản đơn, mà là
tích của 2 nhân tô: lượng biến (xj vói tần số các lượng biến
đó fị, tức là Mị = Xjfj. Do đó, khi đem chia các quyền SÒ M, cho
các lượng biến Xi, ta tính ra được số đơn vị tổng thể của mỗi tổ:
x
ii x

Như khi chia sản lượng mỗi tổ cho nàng suất lao động
mỗi tô, sẽ được số công nhân tổ đó, chia số thời gian lao động
cho số thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm, sẽ
tính được số sản phẩm.
Như vậy, sô bình quân điều hoa thường được vận dụng
khi nào không có tài liệu về số đơn vị tổng thể, mà chỉ có tài
liệu về các lượng biến và chỉ tiêu về tổng các lượng biến của
tiêu thức.
c. Số bình quân nhân
Sô bình quân nhân là sô bình quân của những đại lượng
có quan hệ tích số vối nhau. Có hai công thức tính toán như sau:

167

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Sô bình quân nhân giản đơn được tính theo công thức:

x^*! XI, x...xx = n/fỊ (4.6)


n Xi

Trong đó:
X, (i = Ì, 2,..., n) - Các lượng biến
X - Số bình quân
n - Ký hiệu của tích.
Thi dụ: Tóc độ phát triển của chỉ tiêu giá trị sản xuất tại
một doanh nghiệp như sau:
Năm 2000 so với năm 1999 bằng 116%
Năm 2001 so vói năm 2000 bàng 111%
Năm 2002 so vói năm 2001 bằng 112%
Năm 2003 so vói năm 2002 bằng 113%
Năm 2004 so với năm 2003 bằng 112%
Năm 2005 so vói năm 2004 bằng 111%;
ơ đây, các tốc độ phát triển của chỉ tiêu giá trị sản xuất
(tức là số tương đối động thái) không cộng được vối nhau để
tính tốc độ phát triển bình quân, vì chúng là các số tương đối
có gốc so sánh khác nhau. Nhưng chúng lại có quan hệ tích
số với nhau, bởi vì tích của chúng sẽ cho ta một số tương đoi
động thái mới, nói lên tốc độ phát triển sản xuất của doanh
nghiệp trong thời kỳ dài hơn (xem chương vĩ, phần dãy số
thời gian). Vì vậy, muốn tính tốc độ phát triển bình quán
hàng năm về sản xuất của xí nghiệp, trước hết ta phải nhân
các tốc độ phát triển sản xuất hàng năm, sau đó khai căn
theo cống thức (4.6).

168

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Cụ thể là:
X = ^ / l , 16 x j , l Ì xi,12 xi, 13 xi,12 x i , l i
Ta có: X = 1,125, có nghĩa là tốc độ phát triển sản xuất
bình quân hàng năm của doanh nghiệp là 1,125 lần (hay
112,5%).
- Số bình quân nhân gia quyền
Khi các lượng biến (Xi) có các tẩn số (Q khác nhau, ta có
công thức số bình quân nhân gia quyền (lúc này fj là quyền
sô):
Z (4 7)
x = ^/x[' xx|x...xx^ = VĨK -
Thí dụ: Trong thời gian 10 năm, tốc độ phát triển của giá
trị sản xuất của một doanh nghiệp như sau: Có 5 năm phát
triển với tốc độ mỗi năm là 110%, có hai năm với tốc độ 125%
và ba năm với tốc độ 115%. Để tính tốc độ phát triển bình
quân hàng năm của giá trị sản xuất ta dùng công thức (4.7):

X =>ự(l,l) x(l,25) x(l,15)


5 2 3

Ta có: X = 1,144 (hay 114,4%)


Số bình quân nhản được dùng trong trường hợp các
lượng biến có quan hệ tích số với nhau.ứng dụng trong thông
kê kinh tế - xã hội, công thức số bình quân này thường chỉ
dùng để tính các tốc độ phát triển bình quân.
3.3. Mốt
Mốt là biểu hiện của một tiêu thức được gặp nhiều nhất
trong một tổng thể hay trong một dãy số phân phôi. Đôi vài

169

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


một dãy số lượng biến, mốt là lượng biến có tần số lớn nhất.
Trị số của mốt không phụ thuộc vào trị số của tất cà các
lượng biến trong dãy số, mà được xác định do sự sắp xếp các
lượng biến trong dãy số này.
Vi dụ: Có tài liệu phân tổ các gia đình công nhân viên
chức trong một khu tập thể như sau:

Bảng 4.5
Số nhân khẩu Số gia đình
1 10
2 30
3 75
4 45
5 20
6 15
7 trờ lên 5
200

Theo định nghĩa, ta có thể nhanh chóng xác định: Mốt là


số gia đình có 3 nhân khẩu, vì lượng biến này có tần số lớn
nhất.
Đối với một dãy số lượng biến có khoảng cách tổ, muốn
tìm mốt trước hết cần xác định tổ có mốt, tức là tổ có tần số
lớn nhất. Sau đó, trị số gần đúng của mốt tính theo công
thức:

M
° « »ã ĩ^uT-ỉ^) -
=x +hM (4 8)

UM " M -l ) + ^- M u *\ Ì
O
I
0 c
l
a

170

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong đó:
Mo - Ký hiệu của mốt
M (min) " Giới hạn dưới của to có mốt
X

h - Trị số khoảng cách tổ có mốt


M

f - Tần số của tổ có mốt


Mo

f _, - Tần số của tô đứng trước tổ có mốt


Mo

f M o + l - Tần số của tổ đứng sau tổ có mốt.


Ví dụ: Theo tài liệu phân tổ công nhân theo năng suất
lao động trong bảng 3, trưốc hết có thể xác định mốtở vào tổ
thứ tư (700 - 800 tấn), vì tổ này có tần số lốn nhất (80 công
nhân). Từ đó xác định tiếp:
XM.tata, =700; h =100; f =80; 4^ = 45; f =30
Mo Mo Mo+I

Thay số liệu vào công thức (5.10):

Mo = 700 +100 5LiẼ = 700 + 100—


0
(80-45)+ (80-30) 85
= 700 + 41,2
Mo = 741,2 tấn
Trong trường hợp dãy số lượng biên có khoảng cách tổ
không đểu nhau, mốt vẫn được tính theo công thức (4.8).
Nhưng việc xác địnn tổ có mốt và tính toán không căn cứ vào
tần số lỏn nhất, mà căn cứ vào mật độ phân phối (tức là tỳ sô
giữa các tần số hoặc tần suất chia cho trị số khoảng cách tổ).
Thí dụ:

171

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bảng 4.6
Năng suất Trị số khoảng Số Mệt độ
lao động (Tấn) cách tổ (Tấn) công nhân phân phối
(1) (2) (3) (4)
400 - 450 50 10 0,2
450 - 500 50 15 0,3
500 - 600 100 15 0,15
600 - 800 200 30 0,15
800- 1200 400 5 0,0125

Như vậy, mốt ở tổ thứ hai là tô có mật độ phân phối lớn


nhất. Tính theo công thức (4.8) ta có:

M =450 + 50 0,3-0,2 0,1


= 450 + 50
0
(0,3-0,2)+(0,3-0,15) 0,25
Mo = 450 + 20 = 470 tấn
Trong nghiên cứu thống kê, mốt là mức độ có tác dụng bổ
sung hoặc thay thê cho việc tính số bình quân cộng, trong
trường hợp việc tính số bình quân này gặp khó khăn, không
bảo đàm chính xác hoặc không có ý nghĩa. Mốt có khả năng
nêu lên mức độ phổ biến nhất của hiện tượng, đồng thời bản
thân nó lại không san bằng, bù trừ chênh lệch giữa các lượng
biến. Như khi đăng ký giá cả một mặt hàng trên thị trường,
có thê không cần tính theo số bình quân cộng, mà chỉ cần ghi
giá phô biến của mặt hàng trong thời gian đó. Có thể dùng
mốt để xác định mức lương phổ biến nhất trong một xí
nghiệp, tìm loại điểm nào của học sinh đạt được nhiều nhất
sau một kỳ thi.

172

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Cũng có trường hợp việc tìm mốt bảo đảm được ý nghĩa
thực tê hơn các tính toán khác, vì nó không chịu ảnh hưởng
của tất cả các lượng biến, nhất là các lượng biến đột xuất
(quá lớn hay quá nhỏ). Như một mức lương cao đột xuất có
thể làm ảnh hưởng đến việc tính số bình quân cộng, nhung
không ảnh hưởng đến mốt. Nhưng cũng vì lý do trên, mốt có
nhược điểm là kém nhạy bén đôi với sự biên thiên của tiêu
thức. Cho nên mốt chì được vận dụng đôi với một tông the
tương đối nhiều đơn vị. Mặt khác, nếu dãy số lượng biến có
đặc điểm phân phối không bình thường (có quá nhiều điểm
tập trung hoặc không có điểm chính tập trung các trị sô) thì
cũng không nên xác định mót.
Mốt còn có nhiều tác dụng trong việc tô chức phục vụ
nhu cầu của nhân dân được hợp lý. Các tổ chức sản xuất và
thương nghiệp cần điều tra và cungứng đầy đủ các mặt hàng
tiêu thụ nhiều nhất, như cỡ sô giầy, cỡ kiểu quần áo...
Cuối cùng, mốt còn được dùng làm một trong các chỉ tiêu
nêu lên đặc trưng của dãy số phân phối (xem phần sau của
chương này).
3.4. Trung vị
Số trung vị là một lượng biến tiêu thức của đơn vị đứngỏ
vị trí giữa trong một dãy số lượng biến. số trung vị phân chia
dãy số lượng biển thành hai phần (phần trên và phần dưởi sô
trung vị) mỗi phần có cùng một số đơn vị tông thô bằng
nhau.
Nếu số đơn vị tổng thể lè (ri = 2m + 1), số trung vị sẽ là
lượng biến cùa đơn vị đứng ĩ rí thử m + Ì, tức là lượng
biến X Ị. Giả sử có mức năn lao động của õ công nhân:

173

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


40, 45, 50, 05 và 60 sản phẩm. số trung vị là mức năng suất
t " 5 —1
lao động của người công nhân thứ 3 (m + Ì = + 1 = 3),
tức là 50 sản phẩm.
Nếu số đơn vị tổng thể chẵn (n = 2m), số trung vị căn cứ
vào lượng biến của hai đơn vị đứngở vị trí giữa nhất (đơn vị
thứ m và m + 1) công lai và chia đôi, tức là ™ H-' _ Ví du,
x + X|T

2
có mức năng suất lao động của 6 công nhân: 40, 45, 50, 55, 60
« * 50 + 55
và 65 sản phẩm. số trung vị bằng = 52,5 sàn phẩm.
Trong một dãy số lượng biến có khoảng cách tổ, muôn
tìm số trung vị, trước hết phải xác định tổ có số trung vị. Đó
là tô có chứa lượng biến của đơn vịở vị trí giữa trong tổng số
các đơn vị của dãy số. Dùng phương pháp cộng dồn các tần số
của các tổ thứ nhất, thứ hai, thứ ba... sẽ tìm ra được tần số
tích lũy bằng hoặc vượt một nửa tổng các tần số. Tổ tương
ứng với tần số tích lũy nảy chính là tổ có số trung vị. Sau đó,
trị số gần đúng của số trung vị được tính theo công thức sau-

V- s
Me = x Me(min , +h Mc é-ỳ- (4.9)
Trong đó:
Me - Ký hiệu số trung vị
Me(mii.) - Giới hạn dưới của tổ có số trung vị
x

h - Trị số khoảng cách tổ có số trung vị


Me

Zf - Tống các tần số của dãy số lượng biến (số đơn vi tổng
thể)

174

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


S(M«-1) • Tống các tần số của các tổ đứng trưốc tổ có số
trung vị
f - Tần số của tô có số trung vị.
Me

Lấy ví dụ theo tài liêu trong bảng 3. Tông số công nhân


là 200, vậy người công nhân ỏ vị trí giữa là công nhân thứ
100 và l o i . Cộng dồn các tần số (xem bảng 7) ta xác định
người công nhân thứ 100 và l o i thuộc vào tổ thứ tư và đó
chính là tổ có số trung vị. Từ đó, tiếp tục xác định các ký
hiệu:
XM*mm)= ° ; M. = 100; lĩ = 200; s . = .85; tu, = 80
7 0 h
afc u

Thay số liệu vào công thức (4.9) tính ra:

222.-85 15

Me = 700 + 100 -2 = 700 + 100 = 700 + 18,75


80 80
Me = 718,75 tấn

Bàng 4.7

Năng suất lao động (Kg) Số cõng nhân Tần số tích lũy
400 - 500 10 10
500 - 600 30 40
600 - 700 45 85
700 - 800 80 165
800 - 900 30 195
900 - 1000 5 200
Cộng 200

175

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Việc tính sô trung vị, chủ yêu căn cứ vào sự sắp xếp theo
thứ tự các lượng biến. số trung vị cũng nêu lên mức độ đại
biêu của hiện tượng, mà không san bằng bù trừ chênh lệch
giữa các lượng biến. Cho nên nó có khả năng bổ sung hoặc
thay thế cho số bình quân cộng, khi ta không có một cách
chính xác toàn bộ các lượng biến. Chỉ cần bảo đảm được sự
phân phối các đơn vị theo thứ tự lượng biến là có thể tính số
trung vị, nhất là đôi với các dãy số lượng biến có khoảng cách
tô mở và không đều đặn, việc tính số trung vị tỏ ra thuận lợi
hơn. Giả sử ta có dãy số sau:

Bàng 4.8
Năng suất lao động (Tấn) Số công nhản
Dưới 50 10
50-60 30
60-85 40
85-110 15
110 trờ lên 5

Mọi dãy số như trên làm cho việc tính số bình quân cộng
phải dựa trên cơ sở giả định rất lớn, nhưng có thể thoạt trông
mà xác định ngay rằng số trung vị nằm ỏ tổ thử ba và nhanh
chóng tính ra Me = 66,25 tấn.
Việc tính số trung vị cũng còn có tác dụng loại trừ ảnh
hưởng của những lượng biến đột xuất. Chẳng hạn, một mức
lương cao cá biệt trong dãy số lượng biến không làm ảnh
hưởng đến việc đánh giá mức lương chung. Vì vậy, ta có thể
dùng số trung vị khi tiêu thức nghiên cứu biến thiên quá
nhiều, hoặc đôi vôi một dãy số có quá ít đơn vị.

176

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Sô trung vị cũng là một trong các dù tiêu dùng để nêu
lên đặc trưng của rrrột dẫy số phân phối (xem phần sau của
chương này).
Một tính chất toán học đáng chú ý cùa số trung vị là:
Tông các độ lệch tuyệt đối giữa các lượng biến với số trung vị
là một trị số nhỏ nhất (so với bất kỳ tổng các độỉệch giữa các
hiện tượng biến với một đại lượng nào khác - kể cà số bình
quân cộng). Tức là:
£|xi-Me| =min hay: ^Ịx—Mel^ = min
Tính chất trên đây đượcứng dụng trong nhiều công tác
kỹ thuật và phục vụ công cộng, như bố trí các nhà câu lạc bộ,
nhà trẻ, cửa hàng, ống dẫn nước, trạm đỗ xe, ô tô buýt... sao
cho được ở vị tri thuận lợi để có thể phục vụ được nhiều người
mà tiết kiệm nhất.
3.5. Điều kiện vận dụng số bình quân trong thống
kê một cách khoa học và chính xác
Việc dùng số bình quân có tác dụng tiết kiệm lời, đơn
giản hoa sự giải thích đặc điểm của hiện tượng. Nhưng việc
lạm dụng số bình quân sẽ dẫn đến việc dùng số bình quân có
tính chất giả tạo và không có căn cứ khoa học.
Thực ra, tuy rằng số bình quân có nhiều tác dụng quan
trọng đối với nghiên cứu thống kê, nhưng bản thân nó cũng
có nhược điểm đáng chú ý: số bình quân thường mang một ý
nghĩa chung rất khái quát cho toàn bộ tông thê nghiên cứu,
vì nó đã san bằng mọi chênh lệch thực tế giữa các đơn vị cá
biệt và tông thể phức tạp trỏ thành hết sức đơn giản. Chính
đây là chỗ dễ bị lợi dụng trong thống kẽ. Số bình quân cũng

177

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


không thể là chỉ tiêu vạn năng, một mức độ "tiêu chuẩn" có
tính chất ổn định. Cho nên vấn đề đặt ra là phải biết cách
vận dụng một cách khoa học và chính xác số bình quân, phát
huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của nó, bảo đảm phân
tích thống kê đạt kết quả cao nhất. Sau đây là các điều kiện
vận dụng số bình quân trong thống kê.
a. Số binh quân chỉ được tính ra từ tông thê đồng
chất
Tông thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị, phần tử hoặc
hiện tượng có cùng chung một tính chất, thuộc cùng một loại
hình kinh tế - xã hội, xét theo một tiêu thức nào đó. Ví dụ,
một tổng thể còng nhân sản xuất công nghiệp phải bao gồm
những người lao động trong xí nghiệp trực tiếp sáng tạo ra
sản phẩm công nghiệp hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất công nghiệp. Đây là một tổng thể đồng chất, mặc dù
các công nhân có thể khác nhau về các mặt: Tuổi tác, giới
tính, tuổi nghề, trình độ kỹ thuật, trình độ văn hoa..., nhưng
đều có mặt cơ bản giống nhau là cùng tham gia sản xuất sản
phẩm công nghiệp trong một xí nghiệp nhất định.
Các đơn vị trong tổng thể đồng chất có cùng một tính
chất, cho nên mới có thể có cùng một lượng tương ứng đại
diện cho các đơn vị. số bình quân tính được từ tổng thể đồng
chất như vậy mới có đầy đủ ý nghĩa là mức độ đại biểu, có thể
thay thế cho các mức độ khác nhau trong tổng thể và mới cho
ta một nhận thức đúng đắn về bản chất của hiện tượng. Trái
lại, không được tính số bình quân từ tổng thể bao gồm các
đơn vị khác nhau về tính chất, phát triển trong các điều kiện
khác nhau, vì mức độ này không những không có ý nghĩa
thực tê mà còn có khi làm clio ta hiểu sai lệch bản chất của

178

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


hiện tượng. Người ta gọi đó là những số bình auân giả tạo,
không dầy đủ tính chất đại biểu.
Những điều phân tích trên cho thấy: Muốn tính số bình
quân chính xác và có ý nghĩa thực tế, trước hết phải xác định
được tông thể đồng chất. Thống kê học dựa trên cơ sở phân
tích lý luận kinh tế - chính trị, dùng phương pháp phân tô
khoa học để phân chia những hiện tượng phức tạp thành ra
các tô, bộ phận đại diện cho các loại hình khác nhau. Như
vậy, việc tính toán số bình quân có quan hệ chặt chẽ với
phương pháp phân tổ thống kê.
b. Sổ bình quân chung cần được vận dụng kết hợp
với các số bình quăn tổ hoặc dãy sô phân phôi
Số bình quân chung chỉ phản ánh đặc trưng chung của
toàn bộ tổng thể nghiên cứu, bỏ qua những chênh lệch thực
tế giữa các đơn vị tổng thể. Khi cần so sánh tổng thê giữa hai
thòi gian hoặc địa điểm, bản thân số bình quân chung cũng
không thể giải thích được hết nguyên nhân và xu hướng phát
triển của hiện tượng.
Mặt khác, nếu ta chì xét hiện tượng qua mức độ bình
quân, các chênh lệch thực tế coi như bị san bằng, do đó
những đơn vị có mức độ cao thấp khác nhau đều bị sô bình
quân che lấp. Điều đó hạn chế tác dụng của phân tích thống
kê thậm chí nếu không chú ý còn có thể rút ra kết luận sai
lệch. Nhiệm vụ nghiên cứu cùa thống kê là, đi đôi với việc
tính số bình quân để tìm hiểu mức đại biểu chung, còn phải
nêu được những đơn vị hoặc bộ phận đạt mức độ cao hơn
hoặc thấp hơn mức bình quân, tức là vạch ra được những đơn
vị tiên tiến và lạc hậu. Diều đó rất cần cho công tác lãnh đạo

179

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chung và chì đạo riêng, phát hiện các mầm mông mỏi phát
sinh, vạch ra những bộ phận lạc hậu đang kìm hãm sự phát
triển chung.
Vì những lý do trên, khi phân tích thống kê ta không thể
chỉ thoa mãn với con số bình quăn chung, mà cần bổ sung
phân tích bằng các số bình quân tổ hoặc dãy số phân phối,
tuy theo mục đích nghiên cứu. Số bình quân tổ là số bình
quân tính riêng cho từng tổ, từng bộ phận cấu thành tổng
thể. Nó giúp ta đi sâu nghiên cứu đặc điểm riêng từng tổ
hoặc bộ phận, giải thích được nguyên nhân phát triển chung
của hiện tượng. Còn dãy số phân phối giúp ta đi sâu vào từng
đơn vị hoặc bộ phận có mức độ khác nhau. Cũng trên cơ sở
dãy số phân phổi còn có thể xác định được mức bình quàn
tiên tiến, là mức bình quân của những đơn vị đã vượt mức
bình quân chung.
Sau đây là thí dụ về năng suất và sản lượng lúa của 2 hợp
tác xã nông nghiệp.

Bảng 4.9

Hợp tác xã A Hợp tấc xã B


Vụ lúa Diên lích Sản lương Năng suất Diên tích Sản lương Năng suất
(Ha) (Tạ) (Tạýha) (Ha) (Tạ) (Tạ/ha)
Vụ đòng xuân 100 3000 30 300 9600 32
Vụ hè thu 300 40500 35 100 3700 37
Cả năm 400 13500 33,75 400 13300 33,25
Qua bảng trên, ta thấy: Năng suất lúa bình quân từng
vụ (số bình quân tổ) của hợp tác xã B đều cao hơn của hợp

~180 '

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tác xã A. Nhưng năng suất bình quân chung cả năm (số bình
quàn chung) của hợp tác xã A lại cao hơn của hợp tác xã B.
Sở dĩ có tình trạng trái ngược như vậy là do kết cấu diện tích
gieo trồng của 2 hợp tác xã khác nhau: hợp tác xã A tuy có
năng suất từng vụ thấp hơn nhưng vì tỷ trọng diện tích cấy
lúa hè - thu (ró năng suất cao hơn) chiếm tối 75% tổng diện
tích gieo trồng cả năm, cho nên năng suất bình quân chung
vân cao. Còn hợp tác xã B, tuy có năng suất từng vụ cao hơn,
nhưng tỷ trọng diện tích cấy lúa hề - thu (có năng suất cao
hơn) chì chiếm tỷ trọng 25% tổng diện tích gieo trồng cả năm,
nên năng suất bình quân chung vẫn thấp hơn của hợp tác xã
A. Xem vậy, ta thấy năng suất bình quân chung cả năm, tính
ra không những chịu ảnh hưởng bởi năng suất từng vụ (tiêu
thức nghiên cứu) mà còn chịu ảnh hưởng của kết cấu diện
tích gieo trồng (kết cấu tổng thể). Nếu khi phân tích thống kê
chì căn cứ theo sô bình quân chung để đánh giá tình hình
sản xuất của 2 hợp tác xã, thì kết luận rút ra chưa phản ánh
đúng thực chất của vấn đề.
Thí dụ trên cho thấy cần vận dụng số bình quân chung
kết hợp với các số bình quân tổ hoặc dãv số phân phối. Một
lần nữa ở đây ta thấy sự két hợp chặt chẽ và bổ sung lẫn
nhau giữa phương pháp số bình quân và phương pháp phân
tổ thống kê.

IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐO ĐỘ BIẾN THIÊN CửA TIÊU THỨC

4.Ỉ. Ý nghĩa nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức


Số bình quân chỉ nêu lên mức độ đại biểu có tính chất
chung nhất của toàn bộ tổng thê nghiên cứu. Mức độ này
không phản ánh chênh lệch thực tế giữa các mức độ cá biệt

Té™

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


và do đó không chú ý tới từng đơn vị tổng thể. Có khi bản
thín nội bộ hiận tượng đã có nhiều thay đổi đáng kê về mặt
lượng, nhưng số bình auân tính ra có thể không thay đôi
hoặc thav đổi rất ít. Vì vậy, trong phân tích thống ké không
nên chỉ hạn ché trong việc nghiên cứu hiện tượng qua các
mức đệ bình quân, mà cần chú Ý quan sát, đánh giá độ biên
thiên của tiêu thức.
Việc nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức có nhiều tác
dụng quan trọng về mặt lý luận cũng như đối vối thực tiễn
công tác:
- Các ch; tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức giúp
ta xét trình độ đại biểu của số bình quân. Trị số của chỉ tiêu
tính ra càng lớn, độ biến thiên của tiêu thức càng nhiều, do
đó trình độ đại biểu của số bình quân càng thấp và ngược lại.
- Quan sát độ biến thiên của tiêu thức trong một dãy số
lượng biến, ta sẽ thấy rõ được nhiều đặc trưng của dãy số,
như đặc trưng về phân phối, về kết cấu, tính chất đồng đều
của tông thể nghiên cứu.
- Trong phân tích hoàn thành kế hoạch, các chỉ tiêu đánh
giá độ biến thiên của tiêu thức giúp ta thấy rõ được chất
lượng công tác và nhịp điệu hoàn thành kế hoạch chung cũng
như của từng bộ phận, phát hiện khả năng tiềm tàng của các
đơn vị.
- Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức còn
được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu thống kê
khác, như: Phân tích biến động, phân tích mối liên hệ, dự
ĩ-.;,:lì '.hống kê...

182

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


4.2. Các chì tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức
a. Khoảng biên thiên: Là độ lệch giữa lượng biên lớn
nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu, biểu
hiện bằng công thức:
R = x „-m Xmin (4.10)
Trong đó:
R - Khoảng biến thiên
x
m«> Xmin • Lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất
của tiêu thức nghiên cứu.
Thi dụ: Mức năng suất lao động của công nhàn hai tổ
sản xuât như sau:
Tổ Ì: 40, 50, 60, 70, 80 kg
Tổ 2: 58, 59, 60, 61, 62 kg
Mức năng suất lao độn? bình quán của mỗi tô đều là
60 kg nhưng thực ra 2 tổ công nhân này không đồng đều về
chất lượng, vì năng suất lao động thực tế trong nội bộ tô Ì
chênh lệch nhau rất nhiều so vối tổ 2. Để đánh giá trình độ
biến thiên của năng suất lao động và qua đó đánh giá tính
chất đại biểu của số bình quân, ta hãy tính khoảng biến
thiên của 2 tô:
Ri = 80 - 40 = 40 kg
R = 62 - 58 = 4 kg
2

Kết quả cho thấy: R, lốn hơn R , có nghĩa là độ biến thiên


2

của tiêu thức trong tô Ì lớn he ì thế tính chất đại biểu
của số bình quân tô Ì thấp hơi".
Khoảng biên thiên là chỉ ì n giản nhất để đánh giá

183

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


độ biến thiên của tiêu thức. Chỉ tiêu này nêu lên một cách
khái quát nhất độ biến thiên của tiêu thức, khoảng biến
thiên ràng nhỏ thì tổng thể càng đồng đều, số bình quân
càng có tính chất đại biểu cao và ngược lại. Chì tiêu này giúp
ta nhận xét nhanh chóng chênh lệch giữa đốn vị tiên tiến và
đơn vị lạc hậu nhất. Trong sản xuất, chỉ tiêu này có thể được
dùnơ để nghiên cứu chất lượng sản phẩm (chênh lệch về độ
dài, trọng lượng, bán kính chi tiết sàn phẩm...)-
Nhược điểm của khoảng biến thiên là chỉ phụ thuộc vào
2 lượng biến lớn nhất và nhỏ nhất trong dãy số, mà không
xét đến các lượng biến khác, do đó, việc nhận định có khi
chưa thật hoàn toàn chính xác.
b. Đô ỉêc.h tuyệt đối bình quân: Là số bình quân cộng
của các độ lệch tuyệt đối giữa các lượng biến với sổ bình quân
cộng của các lượng biến đó. Công thức như sau:

(4.11)

— xl i -"5cỊ f . ,
x

(4.12)
d= '—-— (trường hợp có quyên số)
2J i
Trong đó:
ả - Độ lệch tuyệt đối bình quân
X - Số bình quân cộng của các lượng biến X,
|...| • Ký hiệu biểu hiện trị số tuyệt đối.
Trị số của độ lệch tuyệt đôi bình quân tính ra càng nhỏ
thì tiêu thức càn? ít biến thiên, tính chất đại biêu của số
bình quân càng cao và ngược lại.

184

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vân lấy thí dụ về nang suất lao động của 2 tô công nhân,
ca có bàng tính sau:
Bảna 4.10

Tổ ĩ Tổ 2
X, ri" l x (X.-X) (X.-X) 2
X, IX ĩ - x| (X,- X) (X,- X)
2

40 20 -20 40 58 2 -2 4
50 10 -10 100 59 1 -1 1
60 0 ũ 0 60 0 0 0
70 10 + 10 100 61 1 +1 1
80 20 +20 400 62 2 +2 4
- 60 0 1000 - 6 0 10

Từ tài liệu trên, tính ra:

= 12kg

d = - = 1,2 kg
2

5
Như vậy, các tiêu thức của tô Ì biên thiên nhiều hơn tô 2,
tính chất đại biểu của sô bình quân tô Ì do đó cũng thấp hơn.
Độ lệch tuyệt đỏi bình quân có thê phản ánh độ biến
thiên cùa tiêu thức một cách chặt chẽ hơn khoảng biến thiên,
vì nó có xét đèn tất cả mọi lượng biên trong dãy số. Nhưng
khi tính toán chì tiêu này, ta chì xót các trị số tuyệt đối của
AU \ắí>h tức là bỏ qua sự khác nhau thực tể về dấu âm, dương

Tã?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


của các độ lệch, cũng vì thế mà việc phân tích bâng các
phương pháp toán học gặp nhiều khó khăn. Chì tiêu này
thường được dùng trong phân tích chất lượng sàn phẩm, như
xét trình độ đồng đều của sợi dệt trong các nhà máy dệt.
c. Phương sai: Là số bình quân cộng của bình phương
các độ lệch giữa các lượng biến với số bình quân cộng của các
lượng biến đó. Công thức như sau:

q» 2>y*> (4.13)
=
2

n
Y(x -x) f 2

ơ =— ' 2
(trường hợp có quyền sô) (4.14)
Z-I ĩ
Trong đó:
ó (xích ma nhỏ bình phương) - Phương sai
2

X - Số bình quân cộng của các lượng biến Xi.


Theo ví dụ đã tính toán trong bảng 9, ta có:

oĩ =^ = 200
5
ơ, =—— = ì
5
Các kết luận rút ra vẫn như trên: Các đơn vị trong nội bộ
của tổ Ì kém đồng đểu hơn tổ 2, do đó tính chất đại biểu của
sô bình quân to Ì thấp hon.
Phương sai là chỉ tiêu thường dùng để đánh giá độ biến
thiên của tiêu thức, khắc phục được những khác nhau về dấu
giữa các độ lệch. Phương sai có trị số càng nhò thì tổng thể
nghiên cứu càng đồng đều, tính chất đại biểu của số bình

186

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


quân càng cao và ngược lại (Trong phần sau sẽ tiếp tục phân
tích tính chất của phương sai và công thức tính toán các loại
phương sai).
tí. Đô lêch tiêu chuẩn, là căn bậc hai của phương sai,
tức là sô bình quân toàn phường của bình phương các độ lệch
giữa các lượng biên với số bình quần cộng của các lượng biên
đó. Công thức như sau:

a - P ^ L (4.15,

J y^ í —"TÍ— ' (trướng họp có quyến sô) (4.16)


Trong đó: à (xích ma nhỏ) - Độ lệch tiêu chuẩn.
vẫn lấy ví dụ trên tính ra:

ơ,= V200 = 14,14 kg

ơ = -ĩĩ = 1,414 kg
2

Qua việc so sánh giữa hai độ lệch tiêu chuẩn, các kết
luận rút ra cũng giông như các chì tiêu trưric đã nêu lẽn.
Độ lệch tiêu chuẩn là chỉ tiêu hoàn thiện nhất và thường
dùng nhất trong nghiên cứu thống kê để đánh giá độ biến
thiên của tiêu thức. Tuy nhiên, việc tính toán độ lệch tiêu
chuẩn đòi hỏi khá nhiều thời gian.
e. Hệ sô biên thiên: Là sô tương đôi (%) rút ra từ sự so
sánh giữa độ lệch tuyệt đôi bình quân (hoặc độ lệch tiêu
chuẩn) vối sô bình quàn cộng. Các công thức như sau:

187

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


V = 3X100 (4.17)
X
Trong đó:
V - Hệ số biến thiên
d - Độ lệch tuyệt đối bình quân
c - Độ lệch tiêu chuẩn
X - Số bình quân cộng.
Theo thí dụ trên:

V, = — xl00 = 20%; hoác V, =ií^x 100 = 23,56%


60 60

V, = — Xl00 = 2%; hoặc V, = lilỉí X 100 = 2,356%


60 ^ 2 6 0

Qua sự so sánh hai hệ số biến thiên, các kết luận rút ra


cũng Ị^iống như các chỉ tiêu trước đã nêu lên.
Hệ số biến thiên được biêu hiện bằng số tương đối, nên
có thể dùng để so sánh giữa các tiêu thức khác nhau, như
so sánh hệ số hiến thiên về năng suất lao động với hệ số
biến thiên về tiền lương, hệ số biến thiên của tiền lương với
hệ số biến thiên của tỳ lệ hoàn thành định mức sản xuất...
Trong khi đó, các chỉ tiêu khác như: khoảng biến thiên, độ
lệch tuyệt đối bình quân, độ lệch tiêu chuẩn có đơn vị tính
toán giông như dơn vị tính toán của tiêu thức nghiên cứu,
nên không thê dùng để so sánh giữa các tiêu thức khác
nhau. Ta hãy so sánh độ biến thiên của hai tiêu thức trong
ví dụ sau:

188

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Sàng 4.11

Số bình Độ lệch tiêu Hệ số biến


Tiêu thức nghiên cứu
quân(x) chuẩn (ơ) thiên (V)
Tiền lương công nhân (đ) 300 30 10
Tỷ lệ hoàn thành định mức
sản xuất (%) 110 18 16,4

Từ sự so sánh hai hệ số biến thiên, ta thấy tỷ lệ hoàn


thành định mức sản xuất biến thiên nhiều hơn so vối tiền
lương. •
4.3. Một số vân để tính toán và vận dung phương
sai

a. Phương sai của tiêu thức thay phiên


- Tiêu thức thay phiên là tiêu thức có 2 biểu hiện không
trùng nhau trên một đơn vị tông thê (có hoặc không). Thí dụ:
Tiêu thức chất lượng sản phẩm có hai biểu hiện: sản phẩm
tốt và sản phẩm hỏng, tiêu thức giỏi tính có hai biểu hiện là
nam và nữ.
- Cách tính:
Ký hiệu:
xi = Ì (đon vị điều tra có biêu hiện của tiêu thức)
x2 = 0 (đơn vị điều tra không có biểu hiện của tiêu thức)
p: Tỵ trọng của bộ phận có biểu hiện của tiêu thức
q: Tỷ trọng của bộ phận không có biểu hiện của tiêu
thức.

189

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


-» p +ạ = Ì hay q = Ì - p

* ^ _ Z . i _(lxp)+(Oxq)
x f

Z i p ỉ
f + (

*^ = iklĩĩi ÍLzP]VẾzP]la
= = pq
f
Z i ' p+q
77ú dụ: Kiểm tra 100 phích có 3 phích không đạt tiêu
chuẩn(phế phẩm)
p = 3/100 = 0.03
q = 0.97
—> Phương sai của tiêu thức phẩm chất:
tr = pq = 0.03 X 0.97 = 0.0291

6. Quy tắc công phương sai


Có một tổng thể chia thành k tổ, số đơn vị của mỗi tổ là
ri;,..., n và Xriị = n.
k

* Số bình quán chung và phương sai chung:

Trong đó:
Xị : Số bình quân tổ thứ i;
ơ : Biến thiên của tiêu thức nghiên cứu do ảnh hưởng
2

của tất cả các nguyên nhân.

190

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


* Số binh quàn tô và phương sai tô

X,' I n /

SmA quân phương sai tô

In,
* Phương sai của các sỏ bình quân tô (phương sai giữa
các tô)

2 _ỵ{x -x) n,
i
2

ơi = -
Toán học chứng minh:

Phương sai _ Binh quán các Phương sai cửa các


chung phương sai tổ số binh quân tổ

V. CÁC CHỈ TIÊU BIỂU THỊ HÌNH DÁNG CửA PHÂN


THỐI
Các chì tiêu biểu thị hình dáng của phân phôi chủ yêu sử
dụng đối với phàn phôi chuẩn.
5.1. Các chỉ tiêu biêu hiện sự không đôi xưng của
phân phối
Để biểu hiện sự không đôi xứng của phân phôi có thê
dùng hai cách phô biến sau:

191

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


* So sánh trung bình, Mốt và trung vị, cụ thể:
- Nếu: X = Mo = M, dãy số có phân phối chuẩn đối xứng
- Nêu: X > M = Mo dãy số có phân phối chuẩn lệch phải
e

- Nếu: Mo > M« > X dãy số có phân phối chuẩn lệch trái


* Hệ số không đối xứng:

KA > 0 dãy số cố phân phối chuẩn lệch phải


KA < 0 dãy số có phán phối chuẩn lệch trái
KA càng lớn dãy số có phân phối càng không đối xứng
K A = 0 dãy số có phân phôi chuẩn đối xứng
5.2. Các chì tiêu biêu hiện chiều cao và độ dóc của
phân phôi
Thường dùng các Mômen phân phối:
Công thức tính tổng quát: M = (xi - A) gọi là Mômen
k
k

bậc k.
Trong đó: A là một đại lượng không đổi.
- Nếu A = 0:

n
Mômen ban đầu bậc 1:

Mk - _ - x

192

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nếu A 0 và A = Xo tuy ý:
x
•KS -ũ. z Ý £( '
n
- Nếu A = X ta có Mômen trung tâm:
/ vít - l
x

=l i - J =
x X J
n
Khi k = 2 gọi là Mômen trung tâm bậc 2:
„ _z(*i-*r _2
n =
2 ^ =a
Y(x-x) 3

Khi k = 3 gọi là Mômen trung tâm bậc 3: n =


3 •
n
y(x-x) 4

Khi k = 4 gọi là Mômen trung tâm bậc 4: ịi =——


4
1

n
* Đánh giá tính chất đối xứng của phân phối:

A = 0 dãy số có phân phôi đối xứng


3

A > 0 dãy số có phân phối lệch phải


3

A < 0 dãy số có phân phối lệch trái


3

* Biêu hiện độ dốc của phân phối:

A = 0 dãy số phân phối có độ dóc gần "giống với phân


4

phối chuẩn
Ai > 0 dãy sô phân phối có độ dốc cao hơn phân phối chuẩn
Ai < 0 dãy sô phân phối có độ dốc thấp hơn phân phối chuẩn

193

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tóm tốt c h ư ơ n g

Các hiện tượng kinh tế - xã hội thường rất đa dạng và


phức tạp. Mỗi đặc điểm cơ bản của hiện tượng có thể được
biểu hiện bằng các mức độ khác nhau. Các mức độ thường
dùng trong thống kê là: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình
quân, các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức và các chỉ
tiêu biểu hiện hình dáng của phân phối. Mỗi loại mức độ trên
có ý nghĩa phản ánh, công thức tính và điều kiện vận dụng
khác nhau. Vì vậy, trong quá trình vận dụng phải kết hợp
phán tích các mức độ đó thì việc phân tích mới sâu sắc và
toàn diện, mới nhận thức đúng sự tồn tại của hiên tương
trong điểu kiện không gian và thòi gian cụ thê.

C â u hỏi ôn t ạ p

1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm và các loại số


tuyệt đối trong thống kê.
2. Trình bày khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm và các loại số
tương đối trong thống kê.
3. Phân tích điều kiện vân dụng chung số tương đối và
tuyệt đối trong thống kê.
4. Khái niệm, ý nghĩa số bình quân trong thống kê.
5. Trình bày các loại số bình quân trong thống kê.

194

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


6. Trình bày ý nghĩa và nội dung các chỉ tiêu đo độ biên
thiên của tiêu thức.
7. Trình bày các mức độ biểu thị hình dáng của phân phối.
Bài tập
1. Dưới đây là số liệu về độ tuổi của các bệnh nhân đến
khám ở bệnh viện A vào ngày 20/9/2005.

32 45 53 60 79 73
73 53 61 48 51 49
62 72 37 70 38 66
52 33 78 45 65 47
64 47 61 75 57 64

Yêu cầu:
a. Xây dựng bảng tần số phân bố vối các tô 30-40, 40-50, •
50-60, 60-70, 70-80
b. Tính tuổi trung bình dựa trên các số liệu ban đầu
c. Tính tuổi trung bình dựa trên bảng tần số phân bố
d. So sánh kết quả tính của câu b và câu c rồi đưa ra
nhận xét.
2. Một nhà nghiên cứu xã hội học đã nghiên cứu tình
trạng tội phạm ở một địa phương. Ông đã thu thập được tài
liệu và tính được tỷ lệ phần trăm tội phạm so sánh các năm
như sau (Tốc độ phát triển):

195

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Năm 2000 so 2001 so 2002 so 2003 so 2004 so 2005 Sũ
1999 2000 2001 2002 2003 2004
% 96 105 110 103 106 95

Yêu cầu:
a. Tính tốc độ phát triển trung bình về sô lượng tội phạm
trong các năm 2001-2004
b. Tính tốc độ phát triển trung bình về số lượng tội phạm
trong các năm 2000-2005
c. Ông ta đã tìm thêm được một tài liệu cho biết rằng,
trong những năm trước đây, từ 1996 đến 1999, tỳ lệ tăng tội
phạm trung bình vào khoảng 2% một năm. Hãy tính tỷ lệ %
tăng (giảm) trung bình về số lượng tội phạm của địa phương
trong giai đoạn 1996-2005.
3. Một công ty đã đưa sản phẩm mới của mình quảng cáo
trên ti vi, sau đó thu thập thông tin từ một số người xem về
số phần trăm mà họ nhớ được từ đoạn quảng cáo. Kết quả
thu được tổng hợp thành dãy số phân phối như sau:
% nhó được quảng cáo Số người
0 - 10 1
10 - 20 3
20-30 2
30 - 40 7
40-50 6
50 - 60 10
60 - 70 12
70 - 80 9

196

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nếu % nhớ được đoạn quảng cáo tính trung bình là 50%
được coi là thành công thì đoạn quảng cáo này có thành công
không?
4. Có tài liệu về tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu
của các cửa hàng thuộc Công ty X trong tháng Ì năm 2004
như sau:
Quý I Quý li
Cửa Kế hoạch về % hoàn thành Doanh thu % hoàn thành
háng doanh thu (Trổ) kế hoạch thực tế (Trô) kế hoạch
Số 1 50 • 104 54,6 105
Số 2 52 105 56.1 102
Số 3 60 95 55,0 100
Số 4 70 92 66,3 102
Hãy tính tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch bình
quân chung về doanh thu của bốn cửa hàng trên:
a. Trong quý ì
b. Trong quý l i
c. Trong 6 tháng đầu năm
Trong mỗi quý dùng công thức số trung bình gì?
Trong mỗi công thức, đâu là lượng biến, đâu là quyền số?
5. Tình hình sản xuất tại hai xí nghiệp dệt trong 6 tháng
đầu năm 2005 như sau:
Quý I Quy li
Xí nghiệp Tổng sản lượng Tỷ lệ % Tống sản lượng vải Tỷ lệ %
vài (Nghìn mét) vải loại I loại l(Nghìn mét) vài loại I
A 240 91 232,5 - 93
B 360 93 366,6 94

197

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


YỂU cầu:
a. Tính tỷ lệ vài loại ì bình quân chung cho cả hai xí
nghiệp trong quý ì, quý l i và cả 6 tháng.
b. Tính tỷ trọng của mỗi xí nghiệp về sản lượng vải trong
từng quý.
6. a. Một nhóm ba cóng nhân tiến hành sản xuất một
loại sản phẩm và trong thời gian như nhau. Người thứ nhất
làm ra một sản phẩm hết 12 phút, người thứ hai hết 15 phút
và người thứ ba hết 20 phút. Hãy tính thời gian bình quân để
làm ra một sản phẩm của 3 công nhân này.
b. Hai tổ công nhân (tổ một có 10 ngưòi, tổ hai có 12
người) cùng sản xuất một loại sản phẩm trong 6 giờ. Trong Lô
một, mỗi công nhân sản xuất một sản phẩm hét 12 phút.
Trong tổ hai, mỗi công nhân sản xuất một sản phẩm hết 10
phút. Hãy tính thòi gian hao phí bình quân để sản xuất một
sản phẩm của công nhân 2 tô.
7. Dưới đây là tài liệu phân tổ theo khối lượng cá đánh
được của mỗi thuyên trong đoàn thuyền đánh cá.

Khối lượng cá (Tạ) Số thuyền


Dưâi 25 5
25-50 13
50-75 16
75-100 8
100-125 6

198

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Yêu cầu:
a. Tính số trung bình cá đánh được của mỗi thuyền
b. Tính trung vị, mốt về khối lượng cá đánh được của mỗi
thuyền
c. So sánh két quảở câu a và câu b và cho nhận xét về
phân phôi của dãy số.
8. Có tài liệu về bậc thợ và tuổi nghề của công nhân
trong xí nghiệp X như sau:

Tuổi nghề Phân tổ công nhân theo bậc thợ


(Năm) ' 1 2 3 4 5 6
Dưới 5 5 10 55 SO 40 lũ
5 - 10 1 20 130 210 80 60
10-25 (-) 5 90 150 100 80

Hãy tinh:
a. Bậc thợ trung bình của mỗi tổ công nhân phần theo
tuổi nghề
b. Tuổi nghề trung bình của mỗi tổ công nhân phân theo
bậc thợ
c. Tuổi nghề trung bình của tất cả công nhân trong xí
nghiệp
d. Bậc thợ trung bình của tất cà công nhân trong xí
nghiệp.

199

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Yêu câu: Khi tính bậc thợ trung bình của tất cà công
nhân hãy sử dụng tài liệu:
- Trực tiếp từ bài tập
- Từ bậc thợ trung bình của mỗi tô công nhân đã tính
đượcở câu a.
9. Tuổi của sinh viên khoa Thống kê Đại học Kinh tế
quốc dân như sau:

Tuổi 17 18 19 20 21 Cộng
SỐSV 10 50 70 30 10 170

Hãy tính:
a. Khoảng biến thiên
b. Độ lệch tuyệt đối trung bình
c. Phương sai
d. Độ lệch tiêu chuẩn .
e. Hệ số biến thiên.
10. Có tài liệu sau đà}' về một xí nghiệp trong năm 2005.

Chì tiêu Số trung bình X Độ lệch chuẩn a„


Năng suất lao động (Kg) 400 60
Giá thành đơn vị sàn phẩm
(1000đ) 3,8 0,19

Hãy xác định xem trong hai chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu
nào có độ biến thiên mạnh hơn.

200

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


l i . Có tài liệu về năng suất lao động của công nhân một
xí nghiệp trong tháng 12 năm 2005 như sau:

NSLĐ (Kg) Số công nhân


50-54 10
54-58 40
58-62 80
62-66 50
66-70 20

Hãy tính:
a. Năng suất lao động trung bình của công nhân trong xí
nghiệp
b. Mốt về năng suất lao động
c. Trung vị về năng suất lao động
d. Nhận xét về phân phối của công nhân theo NSLĐ.
12. Có tài liệu về năng suất lao động của công nhân và
giá thành đơn vị sản phẩm tại 3 doanh nghiệp trong tháng
lũ năm 2003 như sau:

Doanh Số lượng NSLĐ bình quân Giá thành bình quân


nghiệp lao động (Sản phẩm) 1 sản phẩm (Tr.đ)
Số 1 200 250 20,0
Số 2 300 260 19.5
Số 3 500 280 19,0

201

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hãy tinh:
a. Năng suất lao động trung bình chung cho cả 3 doanh
nghiệp
b. Giá thành trung bình một đơn vị sản phẩm tính chung
cho cả 3 doanh nghiệp.
13. Có tài liệu về bậc thợ của công nhân trong một xí
nghiệp vào năm 2005 như sau:

Phân xưởng Phân xưởng Phân xưởng


Bậc thợ Cộng
1 2 3
1 1 6 8 15
2 2 7 21 30
3 3 6 11 20
4 5 5 5 15
5 8 4 3 15
6 1 2 2 5
Cộng 20 30 50 100

Hãy tính:
a. Phương sai về bậc thợ tại mỗi phân xuồng
b. Phương sai về bậc thợ của toàn xí nghiệp
c. Bình quân các phương sai tổ (Phân xưởng)
d. Phương sai giữa các tổ (Phân xưởng)
e. Kiểm tra kết quả tính bằng quy tắc cộng phường sai.

202

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương V
ĐIỂU TRA CHỌN MAU

ì. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỂU TRA CHỌN MAU


Trong chương li đã trình bày các loại điều tra thống kê,
nêu theo số lượng các đơn vị của hiện tượng được điều tra
thực tê thì có thể phân các cuộc điều tra thống kê thành hai
loại là điều tra toàn bộ và điểu tra không toàn bộ.
Điêu tra chọn mẫu là một loại điều tra thông kê không
toàn bộ mà trong đó một số đơn vị được chọn ra đủ lỏn để
điều tra thực tế và dựa vào kết quả điều tra được có thể tính
toán suy rộng cho toàn bộ hiện tượng.
Ví dụ: Đê đánh giá về đời sống nhân dân của một địa
phường nào đó thì có thê chọn ra một số hộ để thu thập tài
liệu về lao động, về nghề nghiệp, về tình hình thu chi, v.v...
Dựa vào tài liệu đã điều tra được để tính toán suy rộng về đòi
sống của nhân dân toàn địa phương đó.
Để tiến hành điều tra chọn mẫu thì phải chọn ra một số
lượng đơn vị đủ lớn để điều tra thực tế. Cố hai cách để chọn
các đơn vị là chọn ngẫu nhiên và chọn phi ngẫu nhiên.
Chọn ngẫu nhiên là việc chọn các đơn vị một cách khách
quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chọn.
Với cách chọn mẫu này được gọi là điều tra chọn mẫu ngẫu
nhiên.

203

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chọn phí ngẫu nhiên là việc chọn các đơn vị không hoàn
toàn khách quan, mà trong một chừng mực nào đó còn phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của người chọn. Vói cách chọn
mẫu này được gọi là điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
Sau khi đã chọn được một số lượng đơn vị đủ lân thì tiến
hành thu thập tài liệu trên các đơn vị này theo nội dung điều
tra đã được xác định và dựa vào đó để tính toán suy rộng (còn
gọi là ước lượng) cho toàn bộ hiện tượng.
Trong nghiên cứu thống kê thường suy rộng về số bình
quân và tỷ lệ. Trở lại ví dụ đã nóiở trên, sau khi đã điều tra
thu nhập bình quân hàng tháng một nhân khẩu của các hộ
được chọn ra, dựa vào đó có thể suy rộng về thu nhập bình
quân hàng tháng của một nhân khẩu của toàn địa phương
cũng như từ tỷ lệ hộ nghèo trong số các hộ được điều tra có
thể suy rộng ra tỷ lệ hộ nghèo của toàn địa phương.
So vối điều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu có những ưu
điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhát, điều tra chọn mẫu được tiến hành điều tra
thực tế trên một bộ phận các đơn vị của hiện tượng nghiên
cứu nên có thể giảm số lượng nhân viên điều tra và các
khoản chi phí điều tra. Do đó, điều tra chọn mẫu tiết kiệm về
sức người và tiền của.
Thứ hai, điều tra chọn mẫu thường nhanh hơn nhiều so
vói điều tra toàn bộ, vì công việc chuẩn bị được tiến hành
nhanh gọn và số lượng đơn vị được điểu tra không nhiều.
Điều này làm cho điều tra chọn mẫu có tính kịp thời cao.
Thứ ba, do số lượng đơn vị được điều tra thực tế không
nhiều nên điều tra chọn mẫu đảm bảo chất lượng tài liệu thu

204

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thập có mức độ chính xác cao. Vì số lượng nhân viên điều tra
không nhiều nên có thể lựa chọn những người có trình độ và
kinh nghiệm, đồng thời việc kiểm tra tài liệu có thể tiến
hành một cách tỳ mỳ và tập trung, do đó có thể hạn chế sai
số do đăng ký đến mức thấp nhất.
Thứ tư, điều tra chọn mẫu cho phép mở rộng nội dung
điều tra, đi sâu vào nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu. Do
đó tài liệu thu thập trong điều tra chọn mẫu rất phong phú
và đa dạng.
Trên đây là những ưu điểm cơ bản của điều tra chọn
mẫu so với điều tra toàn bộ. Song cũng không nên vì các ưu
điểm đó mà cho rằng có thể dùng điều tra chọn mẫu để hoàn
toàn thay thế điều tra toàn bộ, kết quả suy rộng của điều tra
chọn mẫu cũng sẽ chính xác như kết quả của điều tra toàn
bộ. Thực vậy, do điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành điêu tra
trên một số lượng đơn vị của hiện tượng nên khi suy rộng cho
toàn bộ hiện tượng sẽ có sai số so vối kết quả của điêu tra
toàn bộ. Đây chính là nhược điểm cơ bản của điều tra chọn
mẫu. Vấn đề đặt ra là tìm cách làm giảm sai số đến mức có
thể chấp nhận được để tài liệu suy rộng có thể phản ánh
đúng đặc điểm, bản chất của hiện tượng.
Điêu tra chọn mẫu có thể được sử dụng trong những
trường hợp sau đây:
- Khi đối tượng nghiên cứu cho phép vừa có thể điều tra
toàn bộ, vừa có thể điều tra chọn mẫu thì người ta thường
tiến hành điều tra chọn mẫu vì những ưu điểm đã trình bày
ở trên. Ví dụ: Điểu tra đòi sống của một địa phương, điều tra
năng suất lao động ỏ một doanh nghiệp, v.v...

205

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Khi đối tượng nghiên cứu không cho phép tiến hành
điều tra toàn bộ, như trường hợp tổng thể quá lớn và khó xác
định (ví dụ: Điều tra ý kiến khách hàng, điều tra về tình
hình ô nhiễm môi trường, v.v...), hoặc như trường hợp kiểm
tra chất lượng một số loại sản phẩm (ví dụ: Kiểm tra chất
lượng của đồ hộp, thời gian thắp sáng của bóng đèn, độ bền
của linh kiện, v.v...).
- JTrong một số cuộc tổng điều tra (như tổng điều tra dân
số, tông điểu tra chăn nuôi) người ta đồng thời tổ chức điều
tra chọn màu trong phạm vi nhỏ để mở rộng nội dung điều
tra, đồng thời để kiểm tra kết quả của điều tra toàn bộ.
- Điêu tra chọn mẫu còn được sử dụng trong việc kiểm
định giả thuyết thống kê. Ví dụ: Dựa vào tình hình phát
triển kinh tế, phong tục và tập quán của hai địa phương A và
B, người ta đưa ra giả thuyết: đời sống của địa phương A cao
hơn địa phương B. Để kiểm định giả thuyết này, từ mỗi địa
phương, một số hộ được chọn ra để điều tra mức sống. Sau đó
bằng phương pháp thống kê cho phép kết luận có đúng thực sự
đòi sống của địa phương A cao hơn địa phương B hay không.
Trong thực tế công tác thống kê của nước ta, điều tra
chọn mẫu ngày càng đượcứng dụng một cách rộng rãi, ngành
thống kê đang tiếp tục cải tiến nội dung và phương pháp một
sô cuộc điều tra nhằm nâng cao chất lượng tài liệu, phục vụ
kịp thòi cho công tác quản lý kinh tế, quẩn lý xã hội.

li. ĐIỂU TRA CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN

2.1. Tông thể chung và tổng thể mẫu


^ Từ khái niệm về điều tra chọn mẫu cho thấy có hai tổn"
thể là tổng thể chung và tổng thể mr

206

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tổng thể chung là tổng thể gồm tất cà các đơn vị của
hiện tượng nghiên cứu. Số lượng đon vị của tổng thể chung
được ký hiệu N đơn vị.
Tông thể mẫu là tổng thể gồm n đơn vị (n < N) được chợp
ngẫu nhiên từ N đơn vị của tổng thể chung. Có hai cách chọn
ngâu nhiên số lượng n đơn vị của tổng thể mẫu:
Thứ nhất, Chọn trả lại (chọn nhiều lần, chọn lặp): Từ N
đơn vị của tông thể chung, rút ngẫu nhiên 'ra một đơn vị -
đây là đơn vị thứ nhất của tổng thể mẫu. Sau đó, trả lại đơn
vị này vào tổng thể chung. Từ N đơn vị của tổng tịiể chung
Lại rút ngẫu nhiên ra một đơn vị - đây là đơn vị thứ hai của
tông thê mẫu. Cứ thế tiếp tục rút ngẫu nhiên ra một đơn vị
rồi trả lại đơn vị đó vào tổng thể chung cho đến đơn vị thứ n
của tông thể mẫu. Người ta đã chứng minh được rằng vối
cách chọn trả lại thì số lượng mẫu có thể được hình thành là
Q= N"'mẫu.
Thứ hai, Chọn không trả lại (chọn một lần, chọn không
lặp): Từ N đơn vị của tổng thể chung, rút ngẫu nhiên ra một
đơn vị - đây là đơn vị thứ nhất của tông thể mẫu. Sau đó,
không trả lại đơn vị này vào tổng thể chung. Từ (N - 1) đơn
vị của tổng thể chung lại rút ngẫu nhiên ra một đơn vị VP
không trả lại vào tổng thể chung - đây là đơn vị thứ hai CV"
tổng thể mẫu. Từ (N - 2) đơn vị của tổng thể chung, rút
ngẫu nhiên ra một đơn vị và không trả lại vào tông thể
chung - đây là đơn vị thứ ba của tổng thể mẫu. Cứ thê tiếp
tục rút ngẫu nhiên ra một đơn vị và không trả lại đơn vị đó
vào tông thể chung. Cứ tiếp tục như vậy cho đến đơn vị thứ
n của tổng thê mẫu. Người ta đã chứng minh được rằng với
cách chọn klỊÔng trả lại thì số lượng mẫu có thể được hình
_ N! s 1
thành là Q = — mâu.
(N-n)!n!
207

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Như vậy-vối cả hai cách chọn ngẫu nhiên thì số lượng
mẫu có thê được hình thành là rất lốn. Mẫu được chọn ra để
điều tra chỉ là một trong số rất lổn số lượng mẫu có thể được
hình thành.
Nếu ký hiệu:
+ ịi, p, ơ là bình quân, tỷ lệ, phương sai của tổng thể
2

chung.
+ Xj , f;, of là bình quân, tỷ lệ, phương sai của mẫu thứ i
(i = Ì, 2, 3..., Q) và thực chất đó là những biến ngẫu nhiên và
người ta đã chứng minh được rằng: Nếu n>30 thì X;, fị được
xem như phân phối chuẩn với:
- Kỳ vọng các bình quân mẫu:
E(x-) = JI
- Phương sai các bình quân mẫu:

ơf (chọn lặp)
ri
2
x _- (Ì - TT)
ơ =
(chon không láp)
n N
- Kỳ vọng các tỳ lệ mẫu:
E(f )=p
i

- Phường sai các tỷ lệ mẫu:


„2 _ p(l-p)
(chọn lặp)
n
f - — — (Ì - ~) (chon không láp)
ơ

n N
Nêu n < 30 thì Xj được xem như phân phối theo quy luật
Student.

208

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.2. Sai sô chọn mẫu
Muôn đánh giá mức độ chính xác của việc suy rộng tài
liệu điều tra chọn mẫu thì cần phải xem xét sai số phát sinh
trong điều tra chọn mẫu, thường được gọi là sai số chọn mẫu.
Sai sô chọn mẫu là chênh lệch giữa mức độ được tính ra
từ tông thê mẫu và mức độ tương ứng của tổng thể chung,
tức là (x-n) và (f-p).
Trong điêu tra chọn mẫu, cần phân biệt sai số chọn mẫu
vối sai số phi chọn mẫu.
Sai sô phi chọn mẫu xảy ra khi các đơn vị của tổng thể
mâu được chọn không ngẫu nhiên, hoặc số lượng đơn vị tổng
thê mẫu không đủ lân, hoặc do việc đăng ký tài liệu không
chính xác.
Sai sô chọn mẫu là sai số xảy ra khi các đơn vị của tông
thế mâu được chọn một cách ngẫu nhiên. Do đó khái niệm
"sai số chọn mẫu" thường được hiểu là sai số chọn mẫu ngẫu
nhiên. Sai sô này tồn tại ngay trong bản thân cuộc điêu tra
chọn. mẫu, vi chi tiến hành điều tra thực tế trên một bộ phận
đơn vị của hiện tượng để suy rộng cho toàn bộ hiện tượng.
Trong thực tế, hiện tượng nghiên cứu thường có kết cấu phức
tạp, sự biểu hiện vê mặt lượng trên từng đơn vị cá biệt rất
khác nhau, do đó kết cấu của tổng thể mẫu rất khó có thể
giống y như kết cấu của tổng thể chung. Chỉ cần một sự khác
nhau nhỏ về kết cấu giữa hai tông thê này thì đã phát sinh
sai sô chọn mẫu.
Tuy sai số chọn mẫu là điều không thể tránh khỏi
nhưng nếu biết được các nhân tố gây ra sai số chọn mẫu thì
có thê khống chế sai số này trong giới hạn cho phép, không

20S

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ảnh hưởng đến mứcđộ chính xác cần đạt tói của kết quả suy
rộng. Sai số chọn mẫu có liên quan đến các nhân tố sau đây:
Thứ nhát, sai số chọn mẫu phụ thuộc vào số lượng đơn vi
tổng thể mẫu. Số lượng đơn vị tổng thể mẫu càng lân thì mẫu
càng đại diện cho tổng thể chung, do đó sai số chọn mẫu càng
nhỏ và ngược lại. Hay nói một cách khác là điều tra chọn
mẫu phải dựa vào hiện tượng số lớn.
Thứ hai, sai số chọn mẫu phụ thuộc vào độ phân tán của
tiêu thức nghiên cứu trong tổng thể chung, tức là phụ thuộc
vào à . Nếu ơ càng lốn thì sai số chọn mẫu càng lốn và
2 2

ngược lại.
Thứ ba, sai số chọn mẫu phụ thuộc vào phương pháp tổ
chức chọn mẫu. Phương-pháp tổ chức chọn mau khác nhau sẽ
cho sai số chọn mẫu khác nhau. Vấn đề này sẽ được trình bay
ở phẩn IU sau.
2.3. Sai số bình quân chọn mẫu và phạm vi sai số
chọn mẫu
, Trên đây đã đề cập đến sai số chọn mẫu và các nhân tố
ánh hưởng đến sai số chọn mẫu. Với điều kiện số lượng đơn
vị tong_thê mẫu cố định thì trên mỗi mẫu sẽ co một sai so
chọn mâu. Như vậy sẽ có Q giá trị sai số chọn mẫu.. Từ đó cần
phải xác định một trị số sai số chọn mẫu đại diện cho Q giá
trị sai số chọn mẫu. Đó chính là sai số bình' quân chọn mâu
Đê tính sai số bình quân chọn mẫu không thể dựa vào tông
các sai số chọn mẫu vì về phương diện lý thuyết thì tông đo
băng không, tức là £(Xj - lo = 0 . Do đó phải dựa vào độ lệch
tiêu chuẩn của các số bình quân mẫu, tức là:
ơ
x = Vơệ và ơ.

210

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Sai số bình quân được tính theo các công thức sau đày:
+ Theo cách chọn lặp:
- Suy rộng bình quân:

ơ
ĩ =li— hoặc 4
Vn-l
- Suy rộng tỷ lệ:
p(l-p)
hoặc -ơf
'V "V n - 1
+ Theo cách chọn không lặp:
- Suy rộng bình quân:

ơ
2
(l--)
N hoặc ơ
Suy rộng tỷ lệ:

P(l-P)(l-|) f(l-f)(l-£)
hoặc a = N
n-1
r

Trong đó ơồ và f là phương sai và tỷ lệ của tông thể mẫu


được điều tra.
Từ các công thức tính sai sô bình quân chọn mẫuở trên
cho thấy: sai số bình quân chọn mẫu của chọn lặp lớn hơn sai
sô bình quân chon mẫu của chon không láp VÌ0<(1 ——) < 1.
N
Khi tỷ lê — là mót số tương đôi nhỏ thì sai sô bình quân
N
chọn mẫu của hai cách chọn sẽ xấp xỉ nhau. Cho nên trong

211

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thực tế, đối vái những tổng thể chung lân thì dù số lượng đơn
vị tổng thể mẫu được chọn theo cách chọn không lặp thì vẫn
có thể tính sai số bình quân chọn mẫu theo cách chọn lặp.
ơ trên đã đê cập đến sai sô bình quân chọn mẫu cũng
như các công thức tính toán. Vấn đề được đặt ra bây giờ là
giả sử cho trước một số £ > 0, nhỏ tuy ý. Hãy xác định xác
suất để sai số chọn mẫu không được vượt quá e sẽ bằng bao
nhiêu, tức là:
P(|x-n|<eJ= ?
Hoặc p(jf-p|<£ ) =? p

Đặt:
_ẾzỂ V, - ' _l -p| f

z= J
hoặc z = J
'-
Với n > 30 thì bình quân và tỷ lệ mẫu được xem như
phân phối theo quy luật chuẩn, do đó z phân phối theo quy
luật chuẩn hoa N(0;1).
Từ trên, sẽ có:

ĩ = |x - vị hoặc zơ = |f - p|
p

Vì £ > 0 , nhỏ tuy ý nên cho E = Zơ3j=|x-n| và x

E
P P = l " pỊ •
= ZƠ f

Dođó: p(ịx-n|<£ =zơ )=20(z)


x ĩ

Hoặc p(jf - p| < Ép = zơ ) = 2<D(z)


p

Ìĩ±
Với: <Ịi( )=_i fe 2dt
z =

212

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Các giá trị của hàm <u(z) đước cho bởi bảng tính sẵn. Ví
dụ:
Vói:
z=l thì p(jx-pj<£ = l )=2<í>(l)= 2. 0,3413 = 0,6826
x ơĩ

2=2 thì p|x-jj) <£ =2ơ ) = 2(p(2) = 2. 0,4772 = 0,9544


x 7

,z = 3 thì pệx-pị < =3ơ )=2C>(3) = 2. 0,4987 = 0,9974


£jt ĩ

Tương tự đối vối tỷ lệ.


Các xác suất trên có ý nghĩa gì? Ví dụ với z = Ì thì xác
suất bằng 0,6826. Điêu đó có nghĩa rằng: trong 10000 mẫu
thì có 6826 máu có trị tuyệt đối của sai số chọn mẫu không
vượt quá Ì ơx, còn lại có 3174 mẫu có trị tuyệt đối của sai số
chọn mẫu vượt quá Ì ƠJ . Tương tự như vậy với z = 2, z = 3.
Đại lượng e„ = ZƠJ và Ép = zơ được gọi là phạm vi sai số
f

chọn mẫu hay độ chính xác của suy rộng, z được gọi là hệ số
tin cậy.
2.4. Ba bài toán cơ bân về điểu tra chọn mẩu
Bài toán 1: Suy rộng tài liệu điều tra chọn mẫu
Để giải bài toán này thì phải cho trưốc xác suất (còn gọi
độ tin cậy) suy rộng tài liệu.
+ Suy rộng bình quân: X-E <|i<x + E x x

+ Suy rộng tỳ lệ: 1 - s < p < f + £


p

Sà: toán 2: Tính xác suất (độ tin cậy) khi suy rộng tài
liệu
Để giải bài toán này thì phải cho trước phạm vi sai số
chọn mẫu e.

213

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


+ Xác suất khi suy rộng bình quân:
f.
z= r* xác suất = 2 0(z)
+ Xác suất khi suy rộng tỷ lệ:
£
z = —> xác suất = 2 c>(z)
r ơ

Bài toán 3: Tính số lượng đơn vị tổng thể mẫu (n)


Đê giải bài toán này thì phải cho trước xác suất khi suy
rộng tài liệu và phạm vi sai số chọn mẫu e.
+ Sô lượng đơn vị tông thể mẫu khi suy rộng bình quân:
- Chọn lặp:

X
• Chọn không lặp:
7.VN
zV+EỈN
+ Số lượng đơn vị tổng thể mẫu khi suy rộng tỷ lệ:
• Chọn lặp:
z p(l-p)
2

Chọn không lặp: I


n = 2 p(l-p)N
2

Z p(l-p) £ N
2
+
2
p

214

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong các công thức tính số lượng đơn vị tổng thế mẫu
thì thường chưa biết phương sai của tổng thể chung (ơ ) và
tỷ lệ của tổng thể chung (p).
Có thê giải quyết vấn đề này theo các hướng sau đây:
- Nêu như trước đây đã tiến hành một số cuộc điều tra
chọn mẫu đối với hiện tượng này thì: Đối với phương sai thi
chọn lần điều tra nào có phương sai lớn nhất, đối vối tỷ lệ thì
chọn lần điều tra nào có tỷ lệ gần 0,5 nhất. Với cách chọn
như vậy sẽ làm tăng tính đại diện của tổng thể mẫu.
- Nếu như đây là lần đầu tiên thực hiện điều tra chọn
mâu thì: Hoặc có thể điều tra thử trong chạm vi nhỏ để có tài
liệu tính phương sai và tỷ lệ, hoặc có thể sử dụng phương sai
và tỷ lệ của nơi khác nếu nơi đó có đặc điểm và điều kiện
tương tự v.v...
- Khi suy rộng về bình quân, nếu lượng biến tiêu thức
nghiên cứu phân phối theo quy luật chuẩn thì có thể ưốc
X —X
Ì. . max mía
lương a = .
6
Từ các công thức tính số lượng đơn vị tông thể mẫu ở
trên cho thày với xác suất suy rộng tài liệu và phạm vi sai số
chọn mẫu như nhau thì với cách chọn lặp cần số lượng đơn vị
tổng thể mẫu nhiều hơn cách chọn không lặp.
Ví dụ: Một địa phương có 1000 hộ, người ta chọn ngẫu
nhiên 200 hộ theo cách chọn không lặp để điều tra về thu
nhập bình quân hàng tháng một nhân khẩu của hộ và thu
được kết quả sau đây (cột một và cột hai):

215

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thu nhập BÙ" 1
(1000 đ) Số hộ Hi Xi XA Xj riị
Dưới 150 14 125 1.750 218.750
150 - 200 26 175 4.550 795.250
200 - 250 34 225 7.650 1.721.250
250 - 300 40 275 11.000 3.025.000
300 - 350 36 325 11.700 3.802.500
350 - 400 30 375 11.250 4.218.750
Từ 400 trỏ lẽn 20 425 8.500 3.612.500
Tổng 200 56.400 17.395.000
a. Tính thu nhập bình quân hàng tháng một nhân khẩu
của địa phương với xác suất (độ tin cậy) bằng 0 9544:
x-e <n<x+E„
x

Với:
-_Z i i 56.400
x n

282 nghìn đồng


2>i 200

2 _X ?n, ,Ị>i U2 _ 17.395.000 ,56.400


x n

/Xi- ( " r r ) =7.451


2>i In, 200 200

7.451(1
Ẽ = Z Ơ T =21——í^op 2.5,473 «11 nghìn đồng
200-1
Do đó:
282 - l i <n<282+ l i
271 nghìn đồng < ụ < 293 nghìn đồng

216

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


6. Tính xác suất khi suy rộng tài liệu về thu nhập bình
quân một nhân khẩu của địa phương vối phạm vi sai số
không vượt quá 16,42 nghìn đồng.
16,42
z = -a = 3^20(3)= 0,9974
5,473
s

c. Với xác suất bằng 0,9544 và phạm -va sai số chọn mẫu
không vượt quá 10 nghìn đồng khi suy rộng về thu nhập bình
quân của nhân khẩu, số hộ cần chọn (theo cách chọn không
lặp) để điều tra là:
Z Ơ^N 2 X 7.451x1.000 non T.-
2 2

Z ơẳ+Ns^
2
2 X7.4Õ1 +1.000 X l ũ :Zàư hộ
2 2

d. Với xác suất bằng 0,9544, hãy xác định tỳ lệ số hộ có


thu nhập bình quân hàng tháng một nhân khẩu dưới 200
nghìn đồng của địa phương
f - e < p < f + e„
Với:

200

f(l_f)(l_i) 0,2(1 - 0 , 2 X 1 - - ^ - )
a =J N =J LQ00 0 0253
=
f
í n-1 li 200-1
Ép = zơf = 2x0,0253 = 0,0506
Do đó:
0,2 - 0,0506 < p < 0,2 + 0,0506
0,1494 <p< 0,2506
Hay 14,94% < p < 25,06%

217

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


e. Tính xác suất khi suy rộng tài liệu về tỷ lệ số hộ của
địa phương có thu nhập bình quân hàng tháng một nhân
khẩu dưới 200 nghìn đồng với phạm vi sai số không vượt quá
7,59%
" iu. 00759 = 3 _> 2<P(3) = 0,9974
=

ơf 0,0253
f. Với xác suất bằng 0,9544 và phạm vi sai số chọn mẫu
không vượt quá 5% khi suy rộng về tỷ lệ số hộ của địa
phương có thu nhập bình quân hàng tháng một nhân khẩu
dưới 200 nghìn đồng, số hộ cần chọn (theo cách chọn không
lặp) để điều tra là:
2 2
z f(l-f)N 2 X0,2(1 -0,2)1.000 *
z f ( l - f ) + N£p 2 x 0,2(1 -0,2) +1.000 x0,05 - zU4 hộ
2 2 2

IU. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MAU NGẪU


NHIÊN THƯỜNG s ử DỤNG
Sau khi đã xác định được số lượng đơn vị của tổng thể
mẫu cần thiết cho mỗi cuộc điều tra, căn cứ vào đặc điểm của
hiện tượng nghiên cứu và khả năng tổ chức điều tra để sử
dụng các phương pháp tổ chức chọn mẫu phù hợp nhằm chọn
ra những đơn vị cụ thể của tổng thể mẫu. Các đơn vị của
tổng thể mẫu phải được chọn một cách ngẫu nhiên, nhưng
việc tổ chức chọn có thể được tiến hành theo những phương
pháp khác nhau, thường có bốn phương pháp tổ chức chọn
mẫu chủ yếu sau đây:
3.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Trước hết cần lập phiếu (thẻ, thăm) cho từng đơn vị của

218

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tống thế chung. Sau đó lần lượt rút từng phiếu một theo cách
lặp hoặc không lặp. Mỗi một phiếu được rút ra sẽ cho biết
đơn vị cụ thể của tổng thể mẫu. Cứ tiếp tục rút như vậy cho
đèn khi số phiếu được rút ra đúng bằng số lượng đơn vị tổng
thê mẫu (n) và như vậy, danh sách các đơn vị của tông thể
màu đã được xác định. Dựa vào danh sách các đơn vị của
tông thể mẫu để tiến hành thu thập tài liệu theo nội dung
điều tra đã đề ra.
Các công thức tính sai số bình quân chọn mẫu đã được
trình bàyở mục 3 của phần n.
Phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản có thê cho kết
quả tót, nếu giữa các đơn vị của tông thể chung không có sự
khác nhau nhiều. Nhưng nếu tổng thể chung có kết cấu phức
tạp, giữa các đơn vị có sự khác nhau nhiều thì mẫu được chọn
ra khó đảm bảo tính chất đại diện cao. Hơn nữa, đôi với
những tông thể chung quá lổn, có rất nhiều đơn vị thì việc
lập phiếu sẽ rất khó khăn và phức tạp.
3.2. Chọn mẫu hệ thống (chọn máy móc)
Đầu tiên cần sắp xếp các đơn vị của tổng thể chung theo
một thứ tự nào đó, như sắp xếp theo thứ tự vần A, B, c... của
tên gọi, theo thứ tự địa dư, theo quy mô từ nhỏ đến lổn v.v...
Sau đó xác định khoảng cách chọn bằng cách lấy số lượng
đơn vị tổng thể chung chia cho số lượng đơn vị tổng thể mẫu.
Nếu gọi khoảng cách chọn là d, thì:

n
Cứ sau một khoảng cách bằng d sẽ chọn một đơn vị. Đơn
vị đầu tiên của tổng thể mẫu sẽ được chọn theo phương pháp

219

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chọn ngẫu nhiên đơn giản, đơn vị thứ hai của tổng mẫu được
chọn bằng cách lấy số thứ tự cùa đơn vị mẫu thứ nhất cộng
vối d, cứ tiếp tục như vậy sẽ xác định danh sách các đơn vị
của tông thể mẫu.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có 200 lao động cần chọn 40 lao
động để điều tra. Đầu tiên, sắp xếp tên 200 người theo thứ tự
A, B, D,... Sau đó tính khoảng cách chọn ả = 200 : 40 = 5. Lập
phiêu cho năm người đầu tiên, rồi rút ngẫu nhiên ra một
phiếu, giả sử rút được người thứ ba - người đầu tiên của mẫu.
Người thứ hai được chọn là người thứ tám, người thứ ba được
chọn là người thứ mười ba, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi
chọn đủ 40 người.
Như vậy, phương pháp chọn hệ thống được tiến hành
theo cách chọn không lặp và thường cho sai số nhỏ hơn
phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giàn.
3.3. Chọn mẫu phân loại (phân tổ)
Để thực hiện theo phương pháp này, trước hết phải phân
tổ các đơn vị của tổng thể chung thành các tổ theo tiêu thức
có liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu. Sau đó, phân
chia số lượng các đơn vị tổng thể mẫu cho từng tổ. Việc phân
chia này có thể được thực hiện theo một trong ba cách sau
đây:
Thứ nhát, chia đều số lượng đơn vị tổng thể mẫu cho số
tổ. Giả sử tổng thể chung được chia thành ba tổ thì so
lượng đơn vị tổng thể mẫu được chia cho mỗi tổ bằng n, = —
3
vãi i = Ì, 2, 3 (có thể gọi là chia đểu).

220

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thứ hai, chia số lượng đơn vị tổng thể mẫu theo tỷ lệ số
lượng đơn vị của từng tổ trong tổng thể chung. Như vậy, số
lượng đơn vị tổng thể mẫu được chia cho tổ thứ i sẽ là:
Ni
ri: = Tí—-
N
(có thể gọi là chia theo tỷ lệ).
Thứ ba, chia số lượng đơn vị tổng thể mẫu theo tỷ lệ sô
lượng đơn vị của từng tổ trong tông thể chung và độ lệch
chuẩn của từng tổ trong tổng thể chung. Như vậy, số lượng
đơn vị tông thể mẫu được chia cho tô thứ i sẽ là:

(có thể gọi là chia theo tỷ lệ và độ lệch chuẩn hoặc chọn


tối ưu).
Sau khi đã phân chia các đơn vị của tông thể mẫu cho
các tổ của tổng thể chung thì việc chọn các đơn vị của tông
thể mẫu trong từng tô của tong thể chung được tiến hành
theo phương pháp a hoặc b.
Tươngứng với ba cách chia số lượng đơn vị tổng thể mẫu
cho các tổ của tổng thê chung, sẽ có các công thức tính sai số
bình quân chọn mẫu như sau:
+ Chia đểu:
- Chọn lặp:
„ . Ì L , Ơ?N?
Suy rông bình quàn: = —, 2*
ti V n:
Suy rộng tỷ lệ: <Tf = ịjiịL— —-

221

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chọn không lặp:

Suy rộng bình quân: =—]| £ —

Pi (l-p.)N?(l-^-)
. Suy rộng tỷ lệ: ơf = — ~ X
'

+ Chọn theo tỷ lệ:


- Chọn lặp:

• Suy rộng bình quân: a- = ,1— với = £HMÌ


Va Z i N

. Suy rộng tỷ lệ: o, =ịỂ±lÊ. vôi ^ T T ^ = EPỊO^NỊ


lí n *™ £Nj
Chọn không lặp:

• Suy rộng bình quân: ƠJ = 1 ĩỉ

• Suy rộng tỷ lệ: a = ^EÊĨ^IĨ)


r

+ Chọn tôi ưu:


- Chọn lặp:

• Suy rộng bình quân- ơ- = £ _ịNị


1 g

222

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Suy rộng tỷ lệ: „ í = l Z M ^ K

Chọn không lặp:

Suy rộng bình quân:CT;= - L ^ ^ i ,/ã-—)


N Vn V 1ST
•Suy rộng tỷ lệ: g f = jJwẸ<EIljgĩ -

3.4. Chọn mau cả khối (mẫu chùm)


Theo phương pháp tổ chức chọn mẫu này thì trước tiên
các đơn vị của tổng thể chung được chia thành R khối (chùm)
với sô lượng đơn vị bằng nhau hoặc không bằng nhau. Từ R
khôi chọn ngẫu nhiên ra r khối theo phương pháp chọn ngẫu
nhiên đơn giản hoặc chọn hệ thống và điều tra tất cả các đơn
vị của r khôi.
Chọn cả khôi có ưu điểm là tổ chức gọn nhẹ, giảm bớt
được kinh phí. Song vi số đơn vị được chọn để điều tra chỉ tập
trung vào một số khối nên có thể có sai số lớn nếu giữa các
khối có sự khác biệt nhau nhiều.
Các công thức sai số bình quân chọn mẫu của phương
pháp này được tính như sau:
+ Khi suy rộng bình quân:

R-l

Trong đó, ơ| là phương sai giữa các số bình quân khối


được chọn và được tính như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nêu số lượng đơn vị các khối không bằng nhau:
2 _ Zgj -x) nj
2

ơ
l = V
... 2 _ Y(Xj - x).2
- Nếu số lượng đơn vị các khôi băng nhau: aị —
r
Với: X (i = Ì, 2, 3..., r) là số bình quân của mỗi khối được
chọn.
X là số bình quân của các khối được chọn.
+ Khi suy rộng tỷ lệ:

r
Trong đó, f, là tỷ lệ bình quân của các khối được chọn và
được tính như sau:
. , ... ' ._ _ _ Tín
Nêu số lượng đơn vị các khôi không băng nhau: f —=rj-— r

, , , .. . ' _ TỀ
Nếu số lượng đơn vị các khối băng nhau: f = — .
r
JÍ=!

r
Vói (i = Ì, 2, 3,..., r) là tỷ lệ của mỗi khối được chọn.
3.5. Chọn mẫu phân tầng
Phương pháp tổ chức chọn mẫu phân tầng (còn được gọi
là tổ chức chọn mẫu nhiều cấp) là phương pháp tổ chúc chọn
mẫu phải thông qua ít nhất hai cấp chọn trung gian. Đầu
tiên cần xác định các đơn vị mẫu cấp ì, sau đó các đơn vị mẫu
cấp ĩ lại đượ. phân chia thành các đơn vị chọn mầu cấp l i và

224

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


cứ như thế cho đến cấp cuối cùng. về bản chất, phương pháp
này là sự biến thể của phương pháp chọn mẫu cả khối. Thật
vậy, nêu điều tra chọn mẫu hai cấp thì ở cấp ì, tổng thể được
chia thành các khối, sau đó chọn ngẫu nhiên một số khôi
nhất định. Ớ cấp l i , thay vì điều tra toàn bộ các đơn vị của
các chùm được chọn ra, người ta chỉ chọn và điều tra một số
đơn vị của các chùm đó thôi.
Trong các phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên
được trình bày ở trên thì phương pháp tổ chức chọn mẫu
phân loại (phân tổ) - đặc biệt là phương pháp chọn tôi ưu,
thường cho sai số chọn mẫu nhỏ nhất, đồng thời là phương
pháp tô chức chọn mẫu phức tạp nhất.

IV. QUY TRÌNH MỘT cuộc ĐIỂU TRA CHỌN MẪU


NGẪU NHIÊN
Một cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên thường được tiến
hành qua các giai đoạn sau đây:
4.1. Xác định mục đích nghiên cứu
Xác định mục đích nghiên cứu tức là phải xác định một
cách rõ ràng là cuộc điều tra đó nhằm tìm hiểu những vấn đề
gi, phục vụ cho các yêu cầu cụ thể nào?
Xác định mục đích nghiên cứu là bước khởi đầu rất quan
trọng, là tiền đề cho các giai đoạn sau.
4.2. Xác định tổng thể nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu là tổng thể chung bao gồm tất cả
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu - tức xác định N. Để
xác định tổng thể nghiên cứu thì phải dựa vào mục đích

225

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


nghiên cứu, mục đích nghiên cứu khác nhau thì tổng thể
nghiên cứu khác nhau. Thực chất của việc xác định tổng thể
nghiên cứu là đi xác định các đơn vị của nó. Muốn vậy ngoài
việc dựa vào mục đích nghiên cứu còn phải dựa vào lý luận
kinh tế - xã hội, tình hình thực tế để đưa ra định nghĩa
những tiêu chuẩn làm càn cứ để xem xét một cách cụ thể.
4.3. Xác định nội dung điều tra
Xác định nội dung điều tra là xác định danh mục các tiêu
thức cần điều tra trên các đơn vị của tổng thể mẫu và được
cụ thể hoa bằng phiếu (biểu) điều tra. Để xác định nội dung
điều tra thi phải dựa vào mục đích nghiên cứu. Mục đích
nghiên cứu đòi hôi phải giải quyết nhiều vấn đề thì nội dung
điều tra phải bao gồm nhiều tiêu thức.
4.4. Xác định số lượng đơn vị của tống thể mẫu và
phương pháp tố chức chọn mẫu
Xác định số lượng đơn vị của tổng thể mẫu - tức là xác
định n (còn gọi là kích thước mẫu, quy mô mẫu). Đổ xác định
sô lượng đơn vị của tống thể mẫu cần phải cho trước phạm vi
sai số chọn mẫu và xác suất suy rộng tài liệu (khi nghiên cứu
các hiện tượng kinh tế - xã hội, thường lấy xác suất. 0,9544
hay 95,44%). Các cõng thức tính số lượng đơn vị của tổng thể
mẫu đã được trình bày ở trên.
Sau khi đã xác định được số lượng đơn vị của tổng thể
mâu, dựa vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu và khả
năng tô chức điều tra để áp dụng cấc phương pháp tổ chức
chọn mẫu đã được đề cập đến ờ phẩn i n nhằm xác định các
đơn vị cụ thể cúc tổng thề mẫu (còn gọi là dàn chọn mầu).

226

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


4.5. Tiến hành thu thập tài liệu ờ các đơn vị của
tông thể mẫu
Dựa vào phiếu điều tra để tiến hành thu thập tài liệuở
các đơn vị của tổng thể mẫu. Có nhiều phương pháp thu thập
tài Liệu như: Phương pháp đãng ký trực tiếp, phương pháp
phỏng vấn trực tiếp, v.v... Tuy thuộc vào điều kiện và tính
chất của cuộc điểu tra để áp dụng phương pháp thu thập tài
liệu cho phù hợp.
4.6. Suy rộng kết quả điều tra chọn mâu
Sau khi đã thu thập dược đầy đủ tài liệu ở các đơn vị của
tông thể mẫu, căn cứ vào đó để tiến hành tính toán và suy
rộng (còn gọi là ước lượng) ra các đặc điểm của tông thê
chung. Có hai phương pháp suy rộng là: Suy rộng trực tiêp
và suy rộng khoảng.
Suy rộng trực tiếp là coi các mức độ của tông thê mâu
cũng là các mức độ của tông thể chung. Ví dụ: Coi bình quân
mẫu, tỷ lệ của tông thể mẫu cũng là bình quân, tỷ lệ của tông
thể chung.
Suy rộng khoảng là các mức độ của tổng thể chung được
xác định nhận giá trị trong một khoảng nào đó với xác suất
cho trước (Suy rộng khoảng đã được trình bày ở bài toán Ìở
mục 2.4, phần li).
4.7. Đưa ra kết luận về tông thê chung
Đây là giai đoạn cuôi cùng thê hiện két quả của quá
trình nghiên cửu. Câu hòi được đặt ra là: "Có thể có các kết
luận gì về tổng thê chung?", "Các kết luận đó có đáp ứng
dược mục đích, nghiên cứu đã được đặt ra hay không? Có

227

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


phàn ánh được đặc điểm, bản chất của hiện tượng hay
không?". Từ đó cần đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thê
đế thúc đây sự phát triển của hiện tượng.
^ Các kết quả nghiên cứu đạt được cần được trình bày
thông qua các bảng thống kê, các đồ thị thống kẽ và báo cáo
phân tích.

V. ĐIỂU TRA CHỌN MẪU PHI NGẪU NHIÊN


Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên là điều tra chọn mẫu
mà trong đó các đơn vị của tống thể mẫu được chọn- ra trên cơ
sở phân tích đặc điểm của hiện tượng và kinh nghiệm thực
tế. Do đó, để đảm bảo chất lượng của tài liệu điêu tra cần
phải giải quyết tốt các vấn đề sau đây:
5.1. Phân tổ chính xác hiện tượng nghiên cứu
Hiện tượng nghiên cứu thường có kết cấu phức tạp gồm
nhiều tô, nhiều bộ phận có đặc điểm và tính chất khác nhau
Trên cơ sở phân tể chính xác hiện tượng nghiên cứu, các đơn
vị có dặc điểm và tính chất giống nhau (hoặc gần giống nhau)
sẽ ượ
j ĩ ,^ -
đưa và0
? ẻ " vị đại
ột tổ Từ mỗi tổ sẽ ch n ra cá đơ

diện (còn gọ! là điển hình) cho tố đó. Tập hợp các đơn vạ đai
diện của các tổ tạo thành tổng thể mẫu.
Giả sử điểu tra về mức sốngở một địa phương, có thể phân
mức sống thành ba tô là nghèo, trung bình, khá giả. Từ mỗi tổ
sẽ chọn ra một sô hộ đại diện cho tể đó để tiến hành điều tra.
5.2. Xác định số lượng đơn vị cần điểu tra
Việc xác định số lượng đơn vị cần điểu tra phải căn cứ
vào tính chất phức tạp của hiện tượng nghiền cửu, lực ĩượZ

228

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


cán bộ, kinh phí cho cuộc điều tra v.v... Từ đó quyết định nên
điêu tra bao nhiêu đơn vị. Đương nhiên, số lượng các đơn vị
được chọn ra để điều tra phải đủ lổn, có thể đại diện cho toàn
bộ hiện tượng.
5.3. Lựa chọn các đơn vị điều tra
Các đơn vị được lựa chọn để điều tra thực tế thường là
những đơn vị có mức độ của tiêu thức xấp xỉ với mức độ bình
quàn của tổ. Khi lựa chọn các đơn vị để điều tra thực tế cần
phải thông qua việc phân tích, bàn bạc tập thê của những
người có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế.
5.4. Suy rộng kết quả điều tra
Sau khi đã thu thập được tài liệu ở các đơn vị điều tra thì
tiên hành tính toán suy rộng trực tiếp cho toàn bộ hiện
tượng. Vì các đơn vị điều tra được lựa chọn đại diện cho từng
tô nên khi suy rộng phải chú ý đến tỷ trọng của mỗi tô chiêm
trong toàn bộ hiện tượng.

Tóm tốt chuông

1. Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra thống kê không
toàn bộ mà trong đó một số đơn vị dược chọn ra đủ lớn (gọi là
tổng thể mẫu) đê điểu tra thực tế và dựa vào đó đê suy rộng
cho toàn bộ hiện tượng (gọi là tổng thê chung). Có hai
phương pháp chọn là chọn ngẫu nhiên và chọn phi ngẫu
nhiên. Với hai phương pháp chọn đó sẽ có hai loại điều tra
chọn mẫu là điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và điều tra chọn
mẫu phi ngẫu nhiên....

229

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2. So vóìTtiều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu có nhiều ưu
điểm như: Tiết kiệm, nhanh chóng, chính xác, phong phú v.v...
Nhược điểm cơ bản của điều tra chọn mẫu là khi suy rộng
cho toàn bộ hiện tượng sẽ có sai số.
3. Trong thực té, điều tra chọn mầu ngẫu nhiên được sử
dụng một cách rộng rãi. Có hai cách chọn mẫu ngẫu nhiên là
chọn có trả lại (chọn lặp) và chọn không trả lại (chọn không
lặp). Dù chọn theo cách nào thì số mẫu có thể hình thành là
rất nhiều. Mầu được chọn ra điều tra thực tế đổ suy rộng cho
toàn bộ hiện tượng chỉ là một trong số rất nhiều mẫu có thề
hình thành. Do đó, các mức độ được tính trên mẫu (như bình
quân, tỷ lệ, phương sai, v.v...) là những biến ngẫu nhiên tuân
theo những quy luật phân phối xác suất nhất định. Với sốlượng
đơn vị tổng thể mầu (n) Lừ 30 (kin vị trở lên thì bình quân mẫu
và tỳ lệ mẫu được xem như phân phối theo quy luật chuẩn.
4. Từ các mức độ của Lổng thể mẫu suy rộng (ước lượng)
thành các mức độ của tổng thể chung sẽ có sai số và thường
được gọi là sai số chọn mẫu. Khái niệm sai số bình quân chọn
mẫu nói lên mức sai số đại diện (đại biểu) cho các sãi số chọn
máu có thể có, khái niệm phạm vi sai số chọn mẫu nói len
khi suy rộng thì sai số chọn mẫu không được vượt quá phạm
vi đó với một xác suất (độ tin cậy) nhất định.
5. Trong áp dụng thực tế, thường có ba bài toán cơ bản về
điều tra chọn mẫu: Bài toán suy rộng, bài toán tính xác suất khi
suy rộng và bài toán xác định số lượng đơn vị của tổng thể mầu.
6. Việc chọn các đơn vị cụ thể của tổng thể mẫu tuy
thuộc vào đặc điểm của hiện tượng và khả năng tổ chức điêu
tra, mà có thê sử dụng các phương pháp tổ chức chọn mẫu
như chọn mẫu ngầu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống
(chọn máy móc), chọn mẫu phân loại (phân tổ), chọn mẫu cà

230

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


khôi, chọn mẫu phân tầng. Trong đó, chọn mầu phân loại
thường cho sai số chọn mẫu nhỏ nhất đồng thòi là phương
pháp tổ chức chọn mẫu phức tạp nhất.
7. Đê thực hiện tốt một cuộc điều tra chọn mẫu, cần phải
qua những bước cơ bản như; Xác định mục đích nghiên cứu,
xác định tống thể nghiên cứu, xác dinh nội dung điều tra, xác
định số lượng đơn vị tổng thể mẫu và phương pháp tô chức
chọn mẫu, v.v...
8. Ngoài điêu tra chọn mẫu ngẫu nhiên, đôi khi một số
cuộc điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên cũng được tô chức. Đế
tò chức một cuộc điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên cũng cần
giải quyết nhiều vấn đề như: Phân tổ chính xác hiện tượng
nghiên cứu, xác định sô lượng đơn vị điều tra, lựa chọn các
đơn vị điểu tra, v.v...

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày đối tượng áp dựng điều tra chọn mẫu và


những ưu, nhược điểm của điều tra chọn mẫu.
2. Thế nào là điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và điều tra
chon mẫu phi ngẫu nhiên? Quy trình tiến hành một cuộc
điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và điều tra chọn mẫu phi
ngẫu nhiên?
3. Phân biệt sai số điều tra chọn mẫu nói chung và sai số
trong điểu tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
4. Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến sai sô' chọn mẫu
ngẫu nhiên.

231

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


5. Sai số bình quán chọn mẫu ngẫu nhiên là gì? Tại sao
nói thực chất của sai số bình quân chọn mẫu ngẫu nhiên là
độ lệch tiêu chuẩn của các sai số chọn mẫu ngẫu nhiên?
6. Giải thích tại sao sai số bình quân chọn mẫu ngẫu
nhiên theo cách chọn lặp lân hơn sai số bình quân chọn mẫu
ngẫu nhiên theo cách chọn không lặp.
7. Tại sao nếu tăng độ tin cậy (xác suất) khi suy rộng tài
liệu thì giá trị của tài liệu suy rộng lại giảm?
8. Trình bày các phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu
nhiên thường sử dụng? Những ưu, nhược điểm chủ yếu và
điều kiện áp dụng mỗi phương pháp?
Bài tập
1. Một địa phương gieo cấy 1500 ha lúa. sấp đến vụ thu
hoạch, theo phương pháp chọn hệ thống, người ta chọn 100 điểm
(mỗi điểm Im ) để gặt thống kê và thu được kết quả sau đây:
2

Năng suất (Kg) Số điểm gặt


Dưới 0,40 lổ
0,40 - 0.45 25
0,45-0,50 30
0,50 - 0,55 20
Từ 0,55 trờ lẽn 10
Hãy tính:
a. Năng suất lúa bình quân lha của toàn địa phương với
xác suất bằng 0,9544.
b. Từ câu a, xác định sản lượng lúa của toàn địa phương.
c. Tỷ lệ diện tích lúa đạt từ 5 tấn/ha trở lên của địa
phương với xác suất bằng 0,6826.

232

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


d. Từ câu c, xác định diện tích lúa của địa phương đạt từ
5 tấn/ha trở lên.
2. Một doanh nghiệp dệt có 1000 công nhân, người ta
chọn ngẫu nhiên (theo cách chọn không lặp) 100 công nhân
đê điêu tra về năng suất lao động và có kết quả sau đây:
NSLĐ (Mét) Số cóng nhân
Dưới 40 30
40-50 33
50-60 24
Từ 60 trờ lên 13
Hãy tính:
a. Nàng suât lao động bình quân chung của công nhân
toàn doanh nghiệp với xác suất bằng 0.6826. Từ đó xác định
sản lượng vải của doanh nghiệp.
b. Xác suất để phạm vi sai sô chọn mẫu khi suy rộng vê
năng suất lao động bình quân không vượt quá l,926m.
c. Giả sử doanh nghiệp tiến hành một cuộc điều tra chọn
mẫu mới để suy rộng về năng suất lao động bình quân. Vói
xác suất bằng 0,9544 và phạm vi sai số chọn mẫu không vượt
quá 2m, hãy tính số công nhân cần chọn để điêu tra theo
cách chọn lặp và chọn không lặp.
d. Tỷ lệ chung về số công nhân có năng suất lao động từ
60m trở lên với xác suất bàng 0,6826. Có khoảng bao nhiêu
còng nhân của doanh nghiệp đạt mức năng suất lao động này?
e. Xác suất để phạm vi sai số chọn mẫu khi suy rộng về
tỷ lệ số công nhân có năng í ao động từ 60m trở lên
không vượt quá 0,096.

233

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


h Giả sử doanh nghiệp tiến hành một cuộc điều tra chọn
mâu mới đê suy rộng về tỳ lệ công nhân đạt năng suất lao
động từ 60m trở lên. Vói xác suất băng 0,9544 và phạm vi sai
sô chọn mẫu không vượt quá 5%, hãy tính số công nhân cần
chọn ra để điều tra theo cách chọn lặp và chọn không lạp.
3. Để nghiên cứu tình hình kinh doanh trong tháng 9
năm 2005 của 40 cửa hàng có tổng số 680 nhân viên kinh
doanh thuộc Công ty X, người ta chọn ngẫu nhiên 6 cửa hàng
theo cách chọn không lặp để điều tra thực tế và thu được kết
quả sau đây:
Cửa Doanh số BQ một nhân viên kính doanh Doanh số
hàng (Triệu đ/lao đông) (Triệu đ)
A 44 484
B 46 414
c 39 585
D 47 376
E 42 462
G 40 560
Hãy tính:
a. Doanh số bình quân một nhân viên kinh doanh của toàn
Công ty trong tháng 9 năm 2005 vói xác suất bằng 0 9544.
b Từ kết quả câu a, tính tổng doanh số của toàn Công ty
trong tháng 9 năm 2005.
t- Một thành phố có 500000 nhân khẩu, người ta chon
4

ngàu nhiên 5% tổng số nhân khẩu của thành phố theo cách
chọn không lặp để điều tra và thu được kết quả sau đây:
+ Nhân khẩu từ 14 tuổi trỏ xuống có 10000 người.

234

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


+ Nhân khẩu từ 60 tuổi trở lên có 2C00 người.
+ Nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên:
• Có hoạt động kinh tế 11700 người.
• Không hoạt động kinh tế 3300 người.
Với xác suất bằng 0,9544, hãy xác định tỳ lệ và số lượng
môi loại nhân khẩu ở trên của toàn thành phố.
5. Một doanh nghiệp có 1000 công nhân, trong đó: Công
nhân bậc thấp có 300 người, công nhân bậc trung bình có 500
người và công nhân bậc cao có 200 người. Người ta chọn ngẫu
nhiên 100 công nhân để điều tra về tiền lương theo phương
pháp chọn mẫu theo tỳ lệ vối cách chọn không lặp và có kết
quả sau đây:
1 lén lương Cõng nhãn các loại
(Tr. đ) Bậc tháp Bậc trung binh Bậc cao
Dưới 1,0 5 - -
1.0 - 1,2 7 6 -
1.2-1.4 12 10 -
1,4-1,6 5 18 2
1,6- 1,8 1 9 6
1,8-2,0 - 6 9
Từ 2,0 trỏ lên - 1 3
Hãy tính:
a. Tiền lương bình quân chung của công nhân toàn
doanh nghiệp với xác suất bằng 0,9544.
b. Tỷ lệ công nhân của doanh nghiệp có mức lương từ 1,8
triệu đồng trờ lén với xác suất bằng 0,6826.

235

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


c. Số công nhân cần chọn ra của mỗi tổ để điều tra nhằm
xác định tiền lương bình quân của doanh nghiệp vài xác suất
bằng 0,9544 và phạm vi sai số chọn mẫu không vượt quá 10
nghìn đồng.
d. Sô công nhân cần chọn ra của mỗi tổ để điều tra nhằm
xác định tỷ lệ công nhân của doanh nghiệp có mức lương từ
1,8 triệu đồng trở lẽn với xác suất bằng 0,9544 phạm vi sai số
chọn mẫu không vượt quá 7%.
6. Một xí. nghiệp trong tháng sản xuất được 100 thùng
chi tiết máy (mỗi thùng có 400 chi tiết). Theo phương pháp
chọn cả khối, người ta chọn ra 5 thùng. Tất cả các chi tiết
máy trong 5 thùng đều được đem cân và có kết quả sau đây:
Thùng Trọng lượng binh quân một chi tiết máy (Gram)
Số 1 50
Số 2 49
Số 3 53
Số 4 53
Số 5 55
Hãy tính:
a. Trọng lượng bình quận một chi tiết máy trong tất cả
các thùng với xác suất bằng 0,9544.
b. Xác suất để trọng lượng bình quân một chi tiết máy
trọng tất cả các thùng không vượt quá phạm vi sai số chọn
mẫu bằng 3 gram.
c. Số thùng cần chọn ra để điều tra nhằm suy rộng về
trọng lượng bình quân một chi tiết máy với xác suất bằng
0,6826 và phạm vi sai số chọn mẫu không vượt quá 0 7 gram.

236

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương VI
KIỂM ĐỊNH TRUNG BÌNH VÀ TỶ LỆ

ơ chương V, chúng ta đã nghiên cứu về điều tra chọn


mâu với mục đích thường là suy rộng trung bình, tỷ lệ theo
một tiêu thứrnào đó của tông thể mẫu thành tham sô đó của
tông thê chung. Chương tiếp theo sẽ nói về cách sử dụng các
đặc trưng mẫu để kiểm định giả thiết về tòng thể chung, đó
là một vấn đê quan trọng của thống kê. Kiểm định giả thiết
bắt đầu từ giả thiết về một tham số của tông thể chung, sau
đó tiến hành chọn mẫu, tính toán các chì tiêu mẫu và sử
dụng thông tin để xác định xem giả thiết về tham số của tông
the chung có đúng hay không.
Chẳng hạn, khi đưa ra giả thiết vê sô trung bình của
tổng thể chung bằng một giá trị nào đó, đè kiêm tra lại già
thiết đó ta thu thập các sô liệu mẫu và xác định sự chênh
lệch giữa giá trị giả thiêt và giá trị tính được từ mẫu, sau đó
đánh giá xem sự chênh lệch đó là có ý nghĩa hay không. Mức
chênh lệch càng nhỏ giả thiết của chúng ta càng có khả năng
đúng- mức chênh lệch càng lốn, khả năng đúng càng thấp.
Nhưng thường thì mức chênh lệch giữa giá trị giả thiết và
giá trị thực tê của mẫu không lớn đến mức ta có thể bác bỏ
ngay giả thiết ban đầu vậ"cũng không nhỏ đến mức ta có thể
chấp nhận ngay giả thiết đó. Do đó, khi tiến hành kiểm định
già thiết (tiến hành những quyết định có ý nghĩa nhất trong
cuộc sống thực tê) thì những giải pháp hoàn toàn rõ ràng là
những trường hợp ngoại lệ, không phổ biến.

237

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Một thí dụ như sau: Kết cấu của một tổ hợp nhà thi đấu
thê thao ỏ một thành phố do một Công ty thiết kế các công
trình kiến trúc lớn CT đảm nhiệm. Theo kết cấu đó cần
khoảng 10.000 tấm nhôm dầy 0,15 em. Các tấm nhôm này
không được phép dầy hơn 0,15 em vì kết cấu không chịu được
trọng lượng thừa đồng thòi chúng cũng không được mỏng hơn
0,15 em vì khi đó mái lợp sẽ không đủ độ vững chắc. Do vậy
mà CT tiến hành kiểm tra những tấm nhôm rất cẩn thận. CT
không muốn phải kiêm tra từng tấm mà chỉ chọn mẫu 100
tấm. Những tấm nhôm trong mẫu có độ dầy trung bình là
0,153 em. Từ kinh nghiệm làm việc vối chính người cung cấp
tấm lợp này trước kia, CT biết rằng độ lệch tiêu chuẩn về độ
dầy của các tấm lớp là 0,015 em. Trên cơ sở các số liệu đó, CT
cần đi đến kết luận là 10.000 tấm lợp có thích hợp với công
trình không. Phương pháp kiểm định giả thiết sẽ giúp cho
CT quyết định cần từ chối hay chấp nhận lô tấm lợp đó.

ì. MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG VỀ KIÊM ĐỊNH

1.1. Giả thiết thống kê


Giả thiết thống kê là giả thiết về một vấn đề nào đó của
tống thê chung. Đó là các giả thiết về dạng của phân phối xác
suất; về các tham số như trung bình, tỷ lệ, phương sai; về
tính độc lập... Thí dụ như: Phương pháp điều trị A chữa khỏi
90% bệnh nhân; tuổi thọ của hai loại bóng đèn A va B là như
nhau; két quả của 3 phương pháp là khác nhau hay một tông
thê chung nào đó có phân phối chuẩn...
Giả thiết mà ta muốn kiểm định gọi là "giả thiết không"
và ký hiệu là Ho (hoặc li). Giả thiết, đối lập vói nó được gọi là

238

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


giả thiết đối (hay giả thiết thay thế) và được ký hiệu là H,
(hoặc H„,H). Vấn đề đặt ra là: Chúng ta bác bỏ hay chấp
nhận một già thiết bàng cách nào.
Giả thiết thống kê có thể được trình bày dưới nhiều dạng
khác nhau. Tuy theo dạng của các giả thiết này mà có thể lựa
chọn và áp dụng kiểm định hai phía hay kiểm định một phía:
- Kiêm định 2 phía là bác bỏ giả thiết Ho khi tham số đặc
trưng của mẫu cao hơn hoặc thấp hơn so vối giá trị của giả
thiết về tổng thể chung. Kiểm định 2 phía có 2 miền bác bỏ,
biểu hiện ở hình 1.
Thi dụ: Giả thiết Ho: ụ = | i 0

Già thiết Hj : Ị1 #Ịi 0

Miên chấp nhận

Hình 1

- Kiểm định phía trái là bác bỏ giả thiết Ho khi tham số


đặc trưng của mẫu nhỏ hơn một cách đáng kể so với giá tri
của giả thiết Ho. Miền bác bỏ nằm ờ phía trái của đường
phân phối, biểu hiện.ỏ hình 2.

239

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thí dụ: Giả thiết H : ịx = Ho
0

Giả thiết Hj : (ì < Ho

Hình 2
- Kiểm định phía phải là bác bỏ giả thiết Ho khi tham sô
đặc trưng của mẫu lân hơn một cách đáng kể so vối giả trị
của giả thiết H . Miền bác bỏ nằm ờ phía phải của dường
0

phân phối, biểu hiệnở hình 3.


Thí dụ: Giả thiết Ho : ụ = Ho
Giả thiết Hj : ụ. > Ho

Hình 3

240

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


1.2. Sai lầm và mức ý nghĩa trong kiêm dinh
Trong khi phải lựa chọn giữa hai giả thiết Ho và Hj ta có
thê mắc phải hai loại sai lầm: Sai lầm loại Ì là bác bỏ giả
thiêt H khi nó đúng; ngược lại, thừa nhận Ho khi nó sai là
0

sai lầm loại 2.-Một kiểm định thống kê lý tưởng là kiểm định
làm cực tiểu cả sai lầm loại Ì và sai lầm loại 2, nhưng không
bao giờ tồn tại một kiểm định lý tưởng như vậy. Nếu chúng
ta làm giảm sai lầm loại Ì thì sẽ làm tăng sai lầm loại 2 và
ngược lại. Có 4 khả nàng có thể xảy ra thể hiện trong bảng
sau:
Kết luận
Chấp nhận Ho Bác bỏ Ho nhận H,
Thực tế
Ho đúng Kết luận đúng Sai lấm loại 1
H sai
0 Sai lầm loại 2 Kết luận đúng
Xác suất của việc mắc sai lầm loại Ì gọi là mức ý nghĩa,
được ký hiệu là a. Xác suất mắc sai lầm loại 2 được ký hiệu
là p. Trị số Ì—p được gọi là lực lượng của kiểm định. Lực
lượng của kiêm định là xác suất bác bỏ Ho khi Ho sai. Giữa ct
và p cũng có mối liên hệ tương tự như mối liên hệ giữa hai
loại sai lầm. Xác suất mắc sai lầm loại này có thể giảm đi
nếu tăng xác suất mắc sai lầm loại kia. sử dụng môi liên hệ
này để ra quyết định cần chọn mức ý nghĩa thích hợp trên cơ
sở xem xét những chi phí mất mát sẽ xảy ra đối với cả hai
loại sai lầm.
Chẳng hạn, nếu mắc sai lầm loại Ì thì sẽ phải trà lại lô
tấm lợp (ở thí dụ trên) và phải mất chi phí để xử lý lại lô tấm
lợp đó mà lẽ ra được chấp nhận. Còn nếu mắc sai lầm loại 2

241

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thì sẽ dẫn đến mất an toàn cho hàng nghìn người tới nhà. thi
đấu thể thao. Rõ ràng người ta dễ nghiêng về phía sai lầm
loại Ì hơn so với sai lầm loại 2, có nghĩa là chọn mức ý nghĩa
cho kiểm định cao để có p thấp. Nhưng ngược lại, nếu mắc
sai lầm loại Ì sẽ dẫn đến việc phải tháo rời toàn bộ một động
cơ hoàn chỉnh tại nhà máy và mắc sai lầm loại 2 sẽ chì dẫn
đến phải tiến hành một số sửa chữa bào hành không đắt lắm,
thì nhà sản xuất sẽ nghiêng về phía sai lầm loại 2, thà mắc
sai lầm loại 2 còn hơn mắc sai lầm loại Ì và do đó sẽ chọn
mức ý nghĩa kiểm dinh tháp.
Thông thường ót được lấy là 0,01 ; 0,02 ; 0,05 hoặc 0,10.
Từ mức ý nghĩa kiểm định a có thể xác định miền bác bò già
thiết Ho và miền thừa nhận.
1.3. Tiêu chuẩn kiểm định
Tiêu chuẩn kiểm định là quy luật phân phối xác suất nào
đó được dùng để kiểm định. Trong tập hợp các kiểm định
thống kê có cùng mức ý nghĩa, a (tức là có xác suất mắc sai
lầm loại Ì như nhau), kiểm định nào có xác suất mắc sai lầm
loại 2 nhỏ nhất sẽ được xem là "tốt nhất". Vì vậy, sau khi
chọn mức ý nghĩa của kiểm định, việc tiếp theo là lựa chọn
dạng phân phối thích hợp. Tuy thuộc vào giả thiết thống kê
cần kiểm định mà người ta có thể sử dụng một số quy luật
phân phối thông dụng như: Quy luật phân phối chuẩn, phân
phối T-Student, phân phối X , phân phối Fisher...
2

1.4. Các bước tiến hành một kiểm định giả thiết
thống kê
Để tiến hành một kiểm định giả thiết thống kê cần thực
hiện tuần tự các bước sau:

242

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


+ Phát biểu giả thiết Ho và giả thiết đối H,
+ Định rô mức ý nghĩa a (xác suất mắc sai lầm loại 1)
+ Chọn tiêu chuẩn kiểm định
+ Tính giá trị của tiêu chuẩn kiểm định từ mẫu quan sát
+ Kết luận bác bỏ hay chấp nhặn Ho tuy theo giá trị của
tiêu chuẩn kiểm định rơi vào miền bác bỏ hay chấp nhận. Cụ
thể:
- Nếu giá trị của tiêu chuẩn kiểm định thuộc miền bác
bỏ: H sai, bác bỏ giả thiết Ho, thừa nhận H,.
0

- Nếu giá trị của tiêu chuẩn kiểm định thuộc miền chấp
nhặn: Trong trường hợp này không nên hiểu rằng Ho hoàn
toàn đúng mà chỉ nên hiểu rằng qua mẫu cụ thê này chưa đủ
cơ sở để bác bỏ Ho, cần nghiên cứu thèm.

li. KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH số TRUNG BÌNH


Nội dung phần này đề cập đến một số vấn đề: Kiểm định
giả thiết về giá trị trung bình của một tông thể chung; so
sánh hai giá trị trung bình của hai tông thê chung và so sánh
nhiều trung bình thuộc nhiều tông thê chung.
2.1. Kiểm định già thiết về giá trị trung bình của
một tông thê chung
Giả sử lượng biến của tiêu thức X trong tổng thể chung
phân phối theo quy luật chuẩn với trung bình (kỳ vọng) là ụ.
và phương sai là ó . Ký hiệu: NQi.ơ ). Ta chưa biết ịi, nhưng
2 2

nếu có cơ sở để già thiết rằng nó bằng Ho, ta đưa rạ giả thiết


thống kê Ho: ụ = Ho-

243

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Để kiểm định giả thiết này, từ tổng thể chung ta tiến
hành điểu tra chọn mẫu ngẫu nhiên n đơn vị và tính được
trung bình mẫu là X .
Đê chọn tiêu chuẩn kiểm định thích hợp, ta xét các
trường hợp sau:
2.1.1. Phương sai của tổng thể chung (ỉ đã biết
Tiêu chuẩn kiểm định được chọn là thống kê Z:

3_(x- Eo Vã
ơ
Nếu giả thiết Ho đúng, ta có:

z_(x-n„>/n (x-n)V^
=

ó ơ
Đại lượng z phân phối theo quy luật chuẩn hoa N(0,1).
Từ đó tuy thuộc vào dạng của giả thiết đối Hi mà miền bác
bỏ được xây dựng theo các trường hợp sau:
Kiểm định phía phải: Giả thiết H : ụ. = Ịig 0

H,: n > Ho
Vói mức ý nghĩa của kiểm định a cho trưốc, ta tra bảng
N(0,1) tim được z . . Nếu z > Z .5-a, ta bác bỏ già thiết Ho,
05 a 0

nhận Hj.
Kiểm định phía trái: Già thiết Ho: ụ = Ho
H,: n<Ho
Với mức ý nghĩa của kiểm định a cho trước, ta tra bảng
N(0,1) tìm được Z . . Nếu z < -Z , _ hay |z| > Z . . ; ta bác
0i5 o 0 5 a 0 5 a

bỏ giả thiết H , nhận H,.


0

244

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Kiêm đinh hai phía: Già thiết Ho: [Ì - Ha
H : ịx * Ho
t

Với mức ý nghĩa của kiểm định a cho trước, ta tra bảng
N(0,1) tìm được Z _ . Nếu |zj > Z _ ,.,; ta bác bỏ già thiết
0r5 <U2 05 a

Ho, nhận H,-


2.1.2. Phương sai của tông thê chung c? chưa biết,
mẩu lởn (n >30)
Trong trường hợp này ta vẫn dùng tiêu chuẩn kiểm định
như trên, trong đó độ lệch tiêu chuẩn ơ được thay bằng độ
lệch tiêu chuẩn mẫu điều chình.
„_(x-n )Vn r~n ĩ
0

z =- — Trong đó: s =./——s


s Vtì— Ì
Theo định lý giới hạn trung tâm, đại lượng z có phân phối
xấp xỉ chuẩn, cho dù tổng thê chung có phân phối như thế
nào. Và cũng tương tự như trên, tuy thuộc vào giả thuyết đôi
H, mà miên bác bò được xây dựng theo các truồng hợp sau:
Kiêm đinh phía phải: Già thiết H : ụ = ỊÌQ
0

H,: n> Ho
Với mức ý nghĩa cùa kiểm định a cho trước, ta tra bàng
N(0,1) tìm được Z _ . Nếu z > Z _ , ta bác bỏ giả thiết Ho,
os a 05 a

nhặn Hi.
Kiểm định phía trái: Già thiết H : ụ. - ịio
c

H,: (!<Ho
Với mức ý nghĩa của kiêm định a cho trước, ta tra bàng
N(0,1) tìm được Z . . Nếu z < -Zo.5-a hay |z| > Z ': ; ta bác
05 o ob a

bỏ già thiết Ho, nhận H,.

245

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Kiếm đinh hai phía: Giả thiết H : ỊX = m
0

Hi: H * Ho
Với mức ý nghĩa của kiểm định a cho trước, ta tra bảng
N(0.1) tìm được Z„ _ . Nếu |2) > Z . _ ; ta bác bỏ già thiết
i5 a/2 0 5 cư2

Ho, nhận H,.


Thí dụ 1:
Một công ty có hệ thống máy tính có thể xỏ lý 1200 hoa
đơn trong Ì giò. Công ty mới nhập một hệ thống máy tính mối.
Hệ thống này khi chạy kiểm tra trong 40 giờ cho thấy số hoa
đơn được xử lý trung bình trong Ì giờ là 1260 hoa đơn vói độ
lệch tiêu chuẩn là 215 hoa đơn. Với mức ý nghĩa 5% hãy nhận
định xem hệ thống mới có tốt hơn hệ thống cũ hay không''
Ta cần kiểm định giả thiết:
H„: n = 1200 (Hệ thống mới tốt bằng hệ thống cũ)
H,: n > 1200 (Hệ thống mới tốt hơn hệ thống cũ)
„ (1260-1200)740
Ỉ4 = Ì 76
215
Tra bảng: Z ,s_a = Zo,ã-o.o5 = Z ,45 = 1,64
0 0

Ta thấy: z > Z _ nên ta bác bỏ Ho và kết luận hệ thống


05 a

mới tốt hơn hệ thống cũở mức ý nghĩa 0 05.


Thí dụ 2:
Một nhà máy sản xuất săm lốp ô tô tuyên bố rằng tuổi
thọ trung bình một chiếc lốp ò tô của họ là 30000 dặm. Cơ
quan giám định chất lượng nghi ngờ lời tuyên bố này đã kiểm
tra 100 chiếc lốp và tìm được trung bình mẫu là 29000 dặm
với độ lệch tiêu chuẩn là 5000 dặm. Với mức í nghĩa n 05 cơ;

246

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


quan giám định có bác bò được lời quảng cáo của nhà máy
trên không ?
Trong trường hợp này cơ quan kiểm định nghĩ rằng tuổi
thọ trung bình của một chiếc lốp ô tô không phải ià 30000
dặm, giả thiết cần kiểm định là:
H : n = 30000
0

H, : ụ< 30000

Ta có: _ (29ŨO0-3O00O)y/ĨÕÕ
7

5000
Tra bảng: Z .5_ = Zo.5_o.05 = Z ,, = 1,64
0 a 0 5

Ta thấy: z < -Z . „ nên ta bác bỏ Ho và kết luận quảng


03

cáo của nhà máy là quá sự thật ở mức ý nghĩa 0 05.


Thí dụ 3:
Một nhóm nghiên cứu công bố rằng trung bình một người
vào siêu thị A tiêu hết 140 nghìn đồng. Chọn ngẫu nhiên 50
người mua hàng ta tính được số tiền trung bình họ tiêu là
154 nghìn đồng với độ lệch tiêu chuẩn là 62 nghìn đồng. Vối
mức ý nghĩa 0,02 hãy kiểm định xem công bố của nhóm
nghiên cứu có đúng không?
Ta cần kiểm định giả thiết:
Ho : ịi- 140
Hi-H* 140

Ta có: QS4-140V5Õ
Z= =

62
Tra bảng: Z .5-ay2 = Z ,5_0.02/2 = Z « = 2,33
0 0 0|

247

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vối mức ý nghĩa của kiểm định a cho trước, ta tra bảng
tìm giá trị của U.,„-1>. Nếu |t| > t ^ ^ i , ta bác bỏ già thiết H .
0

Thí dụ 4:
Một bản nghiên cửu thông báo rằng mức tiêu dùng hàng
tháng của một sinh viên là 420 nghìn đồng. Để kiểm tra
người ta chọn ngẫu nhiên 16 sinh viên và tính được trung
bình mỗi tháng họ tiêu 442 nghìn đồng với độ lệch tiêu chuẩn
mẫu điều chỉnh là 60 nghìn đồng. Vói mức ý nghĩa 5% nhận
định xem kết luận của bản thông báo có thấp hơn sự thật hay
không?
Ta cần kiêm định giả thiết:
Ho: li = 420
H, : n > 420

Ta có : = 1,47

Tra bàng phân phối Student vối 15 bậc tự do ta tìm được


^0,0515 ~ 1,753.
Vì í < ta.(n-i) do đó không có cơ sỏ để bác bỏ H . Bản thông
0

báo đó được chấp nhận là đúng.


2.2. Kiêm dinh hai giá trị trung bình của hai tổng
thê chung
Trong phần này ta xét bài toán so sánh hai trung bình
của hai tống thể chung. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa của
thống kê. Trong thực tế chúng ta luôn phải làm phép so
sánh: So sánh chất lượng của hai loại sàn phẩm, của hai loại
dịch vụ; so sánh hai cơ hội đầu tư; so sánh hai phương pháp

248

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Với mức ý nghĩa cùa kiểm định a cho trước, ta tra bàng
tìm giá trị của taiK-iy Nếu |t| > ta;,(„_!,, ta bác bỏ già thiết H .0

Thí dụ 4:
Một bàn nghiên cứu thông báo rằng mức tiêu dùng hàng
tháng của một sinh viên là 420 nghìn đồng. Để kiểm tra
người ta chọn ngẫu nhiên 16 sinh viên và tính được trung
bình mỗi tháng họ tiêu 442 nghìn đồng với độ lệch tiêu chuẩn
mẫu điều chình là 60 nghìn đồng. Với mức ý nghĩa 5% nhận
định xem kết luận của bản thông báo có thấp hơn sự thật hay
không?
Ta cần kiểm định giả thiết:
Ho : ụ = 420
H, : li > 420
_ . _ (442-420)>/Ĩ6 ._
t
:
Ta có : t = — — = 1,47
60
Tra bảng phân phối Stưdent với 15 bậc tự do ta tìm được
to 0515 1 753.

}

Vì t < to („ _!) do đó không có cơ sở để bác bỏ H . Bản thông


0

báo đó được chấp nhận là đúng.


2.2. Kiêm định hai giá tri trung bình của hai tong
thê chung
Trong phần này ta xét bài toán so sánh hai trung bình
của hai tổng thể chung. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa của
thông kê. Trong thực tê chúng ta luôn phải làm phép so
sánh: So sánh chất lượng của hai loại sản phẩm, của hai loại
dịch vụ; so sánh hai cơ hội đầu tư; so sánh hai phương pháp

249

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


dạy học... Để giải quyết vấn đề trên ta có thể đùn- các
phương pháp kiểm định thống kê như kiểm định tham số
trong các trường hợp hai mẫu độc lặp và hai mẫu phụ thuộc;
kiêm định phi tham số.
2.2.1. Kiếm định hai giá trị trung bình của hai
tông thể chung (trường hợp hai mẩu độc lập)
Giả sử có hai tổng thể chung: Tổng thể chung thứ nhất
có các lượng biến của tiêu thức X, phân phối theo quy luật
chuẩn N (n„a;) và tổng thể chung thứ hai có các lượng biến
của tiêu thức x phân phối theo quy luật chuẩn N(m dị).
2

Nêu n, và ịi chưa biết, song có cơ sờ để giả thiết rằng giá


2

trị của chúng bằng nhau ta có giả thiết thống kê Ho: ịi, = Ị.I.,.
Đê kiểm định giả thiết trên, từ hai tổng thể chung người
ta rút ra hai mẩu ngẫu nhiên độc lập với kích thước mẫu
tươngứng là n, và n , từ đó tính các trung bình mẫu là X, và
2

x . Đê chọn tiêu chuẩn kiểm định, thích hợp ta xét các


2

trường hợp sau:


2.2.1.1. Đã biết phương sai của 2 tổng thể chung a] và aị
Tiêu chuẩn kiểm định được chon là:

Đại lượng z phân phối theo quy luật chuẩn hoa N(0,1)
Nếu già thiết Ho đúng thì:

250

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


(x -X ì
' cũng có phán phôi N(0,1)
Si
n
2

Vối mức ý nghĩa của kiểm định a cho trước và tuy thuộc
vào giả thiết đối Hj mà ta xây dựng các miền bác bỏ như sau:
Kiểm định phía phải: Giả thiết H : (-1, = H2
0

Hi: Hi > Ha
Với mức ý nghĩa của kiểm định a cho trước, ta tra
bảng N(0,1) tìm được Z _ . Nếu z > Z ^ , ta bác bỏ giả
05 a 05 a

thiết Ho.
Kiểm định phía trái: Giả thiết Ho: (ì, = n 2

Hi: Hi < Ha
Nếu z < - Z . hay |z| > Z ..„; ta bác bỏ giả thiết H .
03 a 05 0

Kiểm định hai phía: Giả thiết Ho : ịÍỊ = n 2

Hi: Hi * H2
Với mức ý nghĩa của kiểm định a cho trước, ta tra
bàng N(0,1) tìm được Z _ . Nếu |z| > Z _ ; ta bác bỏ
05 a/2 05 a/2

giả thiết Ho-


2.2.1.2. Chưa biết phương sai của hai tông thê chung 0]
và ƠJ, mẫu lớn (n, và n 1 30)
2

Trong trường hợp này ta vẫn dùng thống kê z làm tiêu


chuẩn kiểm định như phần 2.2.1.1), trong đó các phương sai
và a\ được thay bởi các phương sai mẫu điều chình.
Như vậy thông kê z có dạng:

251

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


n, n 2

Nếu ri! và n > 30 thì theo định lý giới hạn trung tâm, z
2

có phân phối xấp xì chuẩn N(0,1). Vối mức ý nghĩa của kiểm
định a cho trưốc và tuy thuộc vào giả thiết đối H, mà ta xây
dựng các miền bác bỏ như sau:
Kiêm định phía phải: Giả thiêtHo: Hi = Ji2
H,: li, >Mz
Nếu z > Z _ , ta bác bỏ giả thiết H .
05 Q n

Kiêm đinh phía trái: Giả thiết Ho: ịí = ịi l 2

H,: n, < ịí 2

Nếu z < -Z _ hay |z| > Z _ ; ta bác bỏ già thiết H .


05 a 03 a 0

Kiêm định hai phía: Giả thiết H : |a, = n 0 2

H,: n, * ịi 2

Nếu |z| ^ 2Q5_O/2Ị ta bác bỏ giả thiết Ho-


2.2.1.3. Chưa biết phương sai của hai tông thê chung
à* và à], mẫu nhỏ (ri, và n < 30)
2

Trong trường hợp này tiêu chuẩn kiểm định được chọn là
thống kê t:

XỊ - X;
1
1-
Vn, n,—

252

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong đó: s là giá trị chung của hai phương sai mâu
2

si và S2 :

s ,2 (nỊ-^+^g-lỊsá 2

n +n -2
í 2

Người ta đã chứng minh được rằng nếu Ho đúng, cả hai


tông thể chung có phân phối chuẩn thì t sẽ có phân phối
Student với (n, + n - 2) bậc tự do.
2

Tuy thuộc vào giả thuyết đối H, mà miền bác bỏ được


xây dựng theo các trường hợp sau:
Kiêm định phía phải: Giả thiết H :ụ, = ịx 0 2

Hi: n, > Hi
Với mức ý nghĩa của kiểm định a cho trước, ta tra bảng
tìm giá trị của t„. , _ . Nếu t > t„.{„„,.2), ta bác bỏ giả thiết
K ai 2)

Ho.
Kiểm định phía trái: Giả thiết Ho: n, = ^2
Hj: Hi < ịi 2

Nếu t < -t .(
Q ni+ni _ 2) hay |t| > t a(ni+n2 _ 2 ) , ta bác bỏ giả
thiêt Ho-
Kiềm định hai phía: Giả thiết Ho: Ị-I; = ụ 2

Biỉ Hi*n 2

Với mức ý nghĩa của kiêm định a cho trước, ta tra bản{
tìm giá trị của t ( „ _ ). Nếu |t| >
0/2i ni+ ( _ ) , ta bác bí
s 2 ni+n2 2

giả thiết H .
0

253

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.2.2. Kiểm định hai giá trị trung bình của hai
tổng thể chung (trường hợp hai mẫu phụ thuộc)
Trong phần trên hai mẫu được lấy ra một cách độc lập.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc chọn các mẫu phụ
thuộc, liên hệ với nhau lại có ý nghĩa. Thường việc sử dụng
các mâu phụ thuộc (các mẫu theo cặp) sẽ cho phép phân tích
chính xác hơn vì khi đó loại trừ được các yếu tố ngoại vi mà
ta không nghiên cứu. Chẳng hạn, ta chỉ muốn so sánh năng
suất của giống lúa mãi với giống lúa cũ và bỏ qua sự khác
nhau về các yếu tố khác như phân bón, nưốc tưới, sâu bọ...
thì hai loại giống đó phải được trồng trên hai mảnh của mỗi
thửa ruộng và ghi lại sản lượng thu được trên hai mảnhở các
thửa ruộng khác nhau đó...
Vói các mẫu phụ thuộc, các bước kiểm định vẫn như
trước. Điểm khác nhau chỉ ở chỗ quy mô mẫu phải bằng
nhau và kiểm định sự khác nhau theo cặp (hay gọi là phương
pháp so sánh từng cặp).
Bài toán tổng quát như sau: Giả sử có hai tổng thể
chung: Tổng thể chung thứ nhất có các lượng biến của tiêu
thức X, phân phối theo quy luật chuẩn Ní^.ơ?) và tổng thể
chung thứ hai có các lượng biến của tiêu thức X phân phối
2

thẹo quy luật chuẩn N(n ;). Muốn so sánh sự khác nhau
2)ơ

giữa n, và ịi ta xét độ lệch trung bình Ha Ta chưa biết z


2

nhưng nếu có cd sở để già thiết rằng giá trị của nó bằng m,


ta đưa ra giả thiết thống kê Ho : n = Ho
d

Để kiểm định giả thiết trên, từ hai tổng thể chung người
ta rút ra hai mẫu phụ thuộc được hình thành bởi các cặp n
quan sát độc lập của hai mẫu, từ đó tính d là trung bình của
các độ lệch giữa các cặp giá trị của hai mẫu d,. Như vậy ta

254

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


đưa bài toán so sánh về bài toán kiêm định giả thiêt về số
bình quân đã xét ờ phần ì. Tuy nhiên ở đây thường không
biêt phương sai của các độ lệch của tổng thể chung nên thay
bằng phương sai của các độ lệch của tổng thể mẫu sj và 2

dùng tiêu chuẩn kiêm định t:

Với mức ý nghĩa a cho trước, tuy thuộc vào già thiêt đôi
Kị mà các miền bác bỏ được xây dựng tương tự như ờ phần ì.
Nhận xét: Phương pháp so sánh tưng cặp như trên có
ưu điểm hơn phương pháp so sánh hai mẫu độc lặpở chò:
- Nó không cần giả thiết gì về phương sai của hai tông
the chung và aị
- Nó thường cho kết quả chính xác hơn vì đã bỏ được các
nhân tố ngoại lai ảnh hường đến giá trị trung bình. Tuy
nhiên nhược điểm của nó là việc bố trí thí nghiệm (điều tra)
phức tạp hơn, chẳng hạn trong vi dụ trên phương pháp Sũ
sánh từng cặp đòi hòi phải trồng lúa thí nghiệm trên hai
mảnh của cùng một thửa ruộng với hai loại giống khác nhau.
Ta xét thí dụ sau để minh hoa:
Người ta quảng cáo là những người tham gia chương
trình luyện tập giảm cân, bình quân sẽ giảm trên 17 pound.
Một người rất quan tâm đến chương trình này nhưng còn
nghi ngờ về lời quảng cáo và đòi có bằng chứng. Người ta đã
đồng ý cho anh ta phỏng vấn ngẫu nhiên 10 người để ghi lại
cân nặng của họ trước và sau chương trình. Số liệu ghi trong
bảng sau (đơn vị: Pound)

255

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thứ tự người Cân nặng trưỏc Căn nặng sau Số cán d,!

được Đĩ chương trình chương trinh giảm (d,)


1 189 170 19 361
2 202 179 23 529
3 220 203 17 289
4 207 192 15 225
5 194 172 22 484
6 177 161 16 256
7 193 174 19 361
8 202 187 15 225
9 208 186 22 484
10 233 204 29 841
Cộng 2025 1828 197 4055
Anh ta muốn kiểm định lời quảng cáo về mức giảm cân
trung bình ít nhất là 17 pound VỚI mức ý nghĩa 5% •
Giải: ở đây có hai mẫu: Một mẫu trước chương trình và
một mẫu sau chương trình. Chúng rõ ràng có liên hệ VỐI
nhau vì vẫn chính là mười người được điều tra trong hai lần
Điều mà chúng ta thực sự quan tâm không phai là sô cân
nặng trưốc hay sau chuông trình mà là sự khác nhau vê sô'
cân nặng. Nói cách khác, không phải chúng ta có hai mẫu về
L ã !y t l
Ô C â i n t r ư ớ C v à
túng hơn là cỏ một
s a u c h ư ơ n g t r ì n h m à

mâu vê sô cân nặng giảm được sau chương trình tập luyện.
Như vậy già thiết cần kiểm định là:
Ho: n = 17 (Mức giảm cân bình quân là 17 pound)
d

H,: Ha - 7 (Mức giảm cân trùn- bình lởn hơn 17 pound)


1

256

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vói mẫu là 10 người, tiêu chuẩn kiểm định được sử dụng
là:
t (ì-noK»

Vối số liệu tính toán trong bảng Ì ta tính được 3 và s' á

như sau:
3 = ^ 1 = ^ = 19,7
n 10

IÁỊ__TUP_ = |4Ọ_55 10.(19,7) _ ị 4


2

rT d
Vn-l

Vây: t=ỄzẸo]^ = toỊĨÌ^Ĩ = l,94


sá 4,4
Với mức ý nghĩa 0,05 và bậc tự do là 9, tra bảng ta có
t .9 = 1,833. Ta thấy t > t , „.„ do đó có thể bác bỏ giả thiết Ho
0 a (

và kết luận rằng lời quảng cao cho chương trình tập luyện về
số cân giảm là đúng.
2.2.3. Kiểm định phi tham sô
Các tiêu chuẩn thống kê để kiểm định sự khác nhau giữa
hai bình quân của hai tổng thể chung được trình bày ỏ trên
gọi là kiềm định có tham số. Khi tiến hành các kiểm định này
thường phải dựa trên giả thiết quan trọng là tổng thể chung
đang xét có phân phối chuẩn và hoặc kích thưác mâu khá
lân Nếu một trong các điều kiện trên bị vi phạm thì các tiêu
chuẩn đó không thể thực hiện được. Trong tình huống như

257

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


vậy ta phải sử dụng các tiêu chuẩn phi tham số. Tiêu chuẩn
này không đòi hỏi phải có các giả thiết về các dạng phân phối
của tông thể chung và dùng trong các phương pháp kiểm
định tự do (đối vối dạng phân phối), đó là các phương pháp
kiêm định phi tham số.
Sau đây là một số phương pháp kiểm định thông dụng đổ
kiểm định sự giống và khác nhau giữa hai số bình quân của
hai tông thể (dùng trong hai trường hợp mẫu độc lập và mẫu
phụ thuộc).
2.2.3.1. Kiêm định Mann - Whitney
Kiểm định Mann - VVhitney được sử dụng khi chỉ có hai
tông thể nghiên cứu. Kiêm định này cho phép ta xác định
xem có phải các mẫu độc lập được lấy ra từ cùng một tổng
thể chung hoặc từ các tổng thể khác nhau nhưng có chung
một phân phối hay không.
Bài toán tong quát như sau:
Giả sử có hai tổng thể chung X và Y. Phân phối của hai
tổng thể này chưa biết và không nhất thiết là phân phối
chuẩn. Ta muốn biết liệu hai tổng thể chung này có khác
nhau không, giả thiết cần kiểm định là:
H : Hi = Hỉ (không có sự khác nhau giữa hai tổng thể
0

chung và do đó có cùng số trung bình).


H,: Hi * ịi2 (có sự khác nhau giữa hai tổng thể chung và
chúng có số trung bình khác nhau).
Để kiêm định giả thiết này, từ tổng thể chung lấy ra 2
mâu: Mẫu thứ nhất: Gồm n, đơn vị có các lượng biến (x,
x ... x„,) lấy ra từ tổng thể chung X. Mẫu thứ hai: Gồm n đơn
2 2

vị có các lượng biến (y„ y„... lấy ra từ tổng thể chung Y.

258

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tiêu chuẩn kiêm định Mann - VVhitney được xây dựng
như sau:
- Gộp 2 mẫu trên thành Ì mẫu với cỡ mẫu là (ri, + n ) 2

• Sắp xếp (n, + n ) lượng biến của 2 mẫu theo thứ tự tăng
2

dần và xác định hạng của mỗi lượng biên đó.


- Tính tông hạng của các lượng biến thuộc mẫu thứ nhất
là Rj và của mẫu thứ hai là R . 2

Như vậy tổng hạng chung R = Ri + IỊ, = Ì + 2 + ... + (ri, + n^.


Người ta đã chứng minh được rằng: Nếu Ho đúng và
rin ' - 10 thì Rj có phan phối xấp xỉ chuẩn vói bình quân là:
n

n,(n, + n +l) , ,
ọ ._2 lìi.riọín,+n + l) 2

HR, = 1
2 và phưong sai là 4 , = ' 1 2V
12

(Tương tự, ta có R có phân phối xấp xỉ chuẩn với giá trị


2

bình quân là:


nọ (ni +n . +1) . , 9 -1-2 n,.n (ni+n +1). 2 2

-2V 1
'- và phương sai là Do =
2
— '-) 1 zv 1

2 12 2

Thông thường chúng ta chọn số nhỏ nhất giữa R, và R 2

để tính tiêu chuẩn kiểm định. Giả sử ì*! < R , khi đó tiêu 2

chuẩn kiểm định được chọn là:


R _^
z =— -, nếu |z| > Z _ 05 a/2 ta bác bỏ giả thiết H . 0

(Nếu thay Ri bàng R cũng sẽ cho ta cùng một kết luận)


2

Chú ý: Nếu trong dãy (n, + các lượng biến của 2 mẫu
có những giá trị trùng nhau thì ta quy ưốc hạng của các
lượng biến trùng nhau độ. đều được gán giá trị tính bằng bình

259

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


quân cộng các số thứ tự của các lượng biến đó. Chẳng hạn có
4 lượng biến bằng nhau có số thứ tự trong dãy số là 5, 6, 7, 8
thi hạng của 4 lượng biến đó đều được gán giá trị là
(5 + 6 + 7 + 8)/ 2 = 6,5 còn lượng biến tiếp theo đó vần có
hạng là 9 như cũ.
Thí dụ:
Có Ì người lái xe thường xuyên đi lại giữa hai điểm A và
B. Có 2 đường nối A và B là đường X và đường Y. Anh ta
muốn chọn con đường đi nào mất ít thòi gian nhất. Chọn
ngẫu nhiên 10 ngày đi trên đường X và lũ ngày đi trên
đường Y, anh ta có số liệu sau (thời gian tính bằng phút):

Đường X: 34 28 46 42 56 85 48 25 37 49
Đường Y: 45 49 41 55 39 45 65 50 47 51

Vối mức ý nghĩa 5%, hãy nhận định xem có sự khác


nhau về thời gian đi lại khi đi theo đường X và đường Y hay
không.
Giải: Đầu tiên ta tính được thòi gian bình quân đi trên
(lường X là 45 phút và trên đường Y là 48,5 phút. Tuy nhiên
ta không có cơ sở để cho rang thòi gian đi trên đường X và
thời gian đi trên đường Y có phân phối chuẩn hay xấp xỉ
chuẩn với phương sai bàng nhau. Do đó, việc áp dụng tiêu
chuẩn kiểm định Student đã trình bày ỏ phần trưốc là không
"hợp pháp" (phù hợp). Vì vậy cần áp dụng phương pháp kiểm
định Mann - VVÌútney.
Trước hết ta lộp bảng xếp hạng các số liệu như sau:

260

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Đường Thời gian Hạng Đường Thời gian Hạng
X 25 1 Y 47 11
X 28 2 X 48 12
X 34 3 X 49 13,5
X 37 4 Y 49 13,5
Y 39 5 Y 50 15
Y 41 6 Y 51 16
X 42 7 Y 55 17
Y 43 8 X 56 18
Y 45 9 Y 65 19
X 46 10 X 85 20
Tổng các hạng của đường X là:
R, = 1 + 2 + 3 + 4 + 7+ 10 + 12+ 13,5 + 18 + 20 = 90,5
Vì n, và n đều bằng lũ nên R[ có phân phối xấp xỉ chuẩn
2

với:
n (n +n +1) 10.(10 + 10 + 1)
1 1 2

UR , — — — 1UO
r K l
2 2
, , . „ 2 n^noín^+no+l) 10xl0x(10+10+l) ,„ r

và phương sai là ƠR, = " -—'- = — 1 1


= 175
F 6
12 Rl
12
Ta tính tiêu chuẩn kiểm định:
RỊ - ^RỊ _ 90,5-105
Li Ị— — 1)1
o VĨ75 Rl

Với mức ý nghĩa 0,05, tra bảng ta được Z _ = 1,96. os ar2

Như vậy |z| < z 5_ do đó ta không có cơ sở bác bỏ giả thiết


0 a/2

Ho. Chúng ta tạm thời kết luận rằng thời gian đi giữa 2 con
đường X và. Y không khác nhau.

261

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.2.3.2. Kiếm định dấu và kiểm định hạng có dấu
Vỉilcoxon
Đây là phương pháp kiểm định phi tham số dùng trong
trường hợp 2 mẫu phụ thuộc, ở phần trên, chúng ta dùng
phương pháp so sánh từng cặp, nhưng phương pháp này đòi
hỏi một giả thiết quan trọng là các chênh lệch của từng cặp
quan sát (di) phải có phân phối chuẩn hay xấp xỉ chuẩn. Nếu
giả thiết này không được thoa mãn cần sử dụng đến các kiểm
định phi tham số. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến 2
phương pháp kiểm định thông dụng nhất là kiểm định dấu
và kiêm định hạng có dấu của Wilcoxon.
* Kiểm định dấu
Phương pháp này kiểm định dựa trên cơ sò các dấu âm
hoặc dương của các chênh lệch trong từng cặp quan sát chứ
không dựa vào giá trị của chúng.
Già sử có hai tổng thể: Chẳng hạn X là hiệu quả cùa
phương pháp thứ nhất và Y là hiệu quả của phương pháp thứ
hai tác động lên cùng một đối tượng (hay X và Y phụ thuộc).
Ta muốn kiểm định giả thiết H : "Hiệu quả của phương pháp
0

thứ nhất và của phương pháp thứ hai là như nhau".


Để kiêm định giả thiết trên, người ta quan sát n cặp giá
trị (x„ y,); (x , >',)... (x„, y„). Đặt d, = X, - y,. Ta loại bỏ các d có
2

giá trị bằng 0 vì chúng không mang lại thông tin gì. Gọi n' là
số các d, có giá trị khác 0 và n* là số các d, mang dấu +. Nếu
già thiết Ho đúng thì n* sẽ có phân phối nhị thức vối tham số
p = 0,5 và n\ Ta biết rằng nếu (n\ 0,5) >5 tức n' > 10 thì tần
suât f - Tí*/TÌ' sẽ có phân phối xấp xỉ chuẩn vối kỳ vọng 0 5 và
độ lệch tiêu chuẩn là:

262

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Như vậy tiêu chuẩn kiêm định được chọn là:

z = (f - 0,5)2-N/ĨĨ = ^ sẽ có phân phối chuẩn.


7 nn

Vn'
Vói mức ý nghĩa a cho trước, tuy thuộc giả thiết đối mí
ta có các trường hợp:
- Kiểm định 2 phía: H, - "Có sự khác nhau", ta bác bỏ H,
khi |z| < Z _
0 5 a / 2

- Kiểm định Ì phía: Hi - "phương pháp thử nhất hiệu quả


hơn phương pháp thứ hai", ta sẽ bác bỏ Ho khi z > Z . .
05 a

Thi dụ: Một thầy giáo dạy toán cho rằng việc cho học
sinh ôn tập Ì tiết cuối kỳ có tác dụng tốt đến kết quà học tập
của các em. Một mẫu gồm 21 học sinh dược chọn đê theo dõi
điểm thi của các em trước và sau khi ôn tập. Kết quả thu
đượcở 3 cột đầu của bảng sau:

Học sinh Điểm thi trước Điểm thi sau Hiệu số d, Dấu của dị
(1) (2) (3) (4) (5)
1 22 21 -1 -
2 26 29 3 +
3 17 15 -2 -
4 20 20 0 0
5 28 26 -2 *•
6 31 32 ì +

263

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Học sinh Điểm thi trước Điểm thi sau Hiệu số di Dấu của d,
(1) (2) (3) (4) (5)
7 23 25 2 +
8 13 14 1 +
Q 19 19 0 0
10 25 27 2 +
11 28 27 -1 -
12 24 25 1 +
13 27 27 0 0
14 18 20 2 +
15 20 23 3 +
16 14 16 2 +
17 24 26 2 +
18 15 20 5 +
19 19 20 1 +
20 18 17 • -1 -
21 27 19 2 +

Trên cơ sở khảo sát đó, vối mức ý nghĩa 5% liệu có thể


kết luận rằng sau khi được ôn tập kết quả thi của các em có
tốt hơn không?
Giải: Ký hiệu p là tỷ lệ học sinh có điểm thi sau cao hơn
điểm thi trước. Ta cần kiểm định giả thiết H : p = 0,5
0

H, : p > 0,5.
Với tài thu được qua điều tra, ta tính được các chênh lệch
giữa số điểm thi sau và điểm thi trước khi ôn tập (d,) và dấu
của các chênh lệch đó biểu hiện ỏ cột 4 và 5ở bảng trên..

264

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Theo đó ta có: n' = 18; n* = 13. Vậy f = 13/18 = 0,722. Và:

z = (f - 0,5)2^ = *- ' = |r = 1,886


2n n 2xl 18

Vn' Vi 8
Với mức ý nghĩa 0,05 tra bàng ta có Z _o = 1,64. Như
05

vậy z > Z _ , ta bác bỏ giả thiêt H nghĩa là việc cho học


05 a 0

sinh ôn tập có tác dụng nâng cao kết quả học tập của các em.
* Kiêm định hạng có dấu của Vỉilcoxon
Trong khi kiểm định dấu chì quan tâm tới dấu của các
hiệu sô dị thì kiểm định hạng có dấu của Wilcoxon còn tính
đôn độ lớn của |dj . Như vậy kiểm định này sẽ có hiệu quả
hơn kiêm định dấu. Các bưốc thực hiện như sau:
- Xuất phát từ 2 mẫu ta tính các dị
- Bỏ qua các giá trị dị = 0
- Tính hạng của |đ|| (dị * 0)
Gọi: n' là số các giá trị d, = 0
R* là tổng các hạng của |d,| ứng với dị > 0
R" là tổng các hạng của |dj ứng với di < 0
Người ta đã chứng minh được rằng nếu Ho đúng thì R*
và R" đều có cùng phân phối với kỳ vong là n
— - — và
4
. , n'(n' + l)(2n' + l)
s

phương sai là rj
Nếu n' > 8 thì R* và R~ có phân phối xấp xỉ chuẩn. Như
vậy tiêu chuẩn kiêm định được chọn là:

265

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


z R n'(n' + Ị)/4_
= s ẽ c 6 p h â n p h ố i N ( 0 ) 1 ) : T r o n g đ ó

n'(n' + l)(2n' + l)
V 24
R là R* hoặc R" (thường lấy số nhò nhất trong 2(80 đỏ). Giả.
thiết H sẽ bị bác bỏở mức ý nghĩa a nếu |z| > 7, ,i-ai2-
0 0

Nhận xét về phương pháp phi tham số: Phương pháp


phi tham số có những ưu, nhược điểm sau:
ưu điểm:
- Chúng không đòi hỏi phải có già thiết'là tổng the chung
có phân phối chuẩn hoặc tuân.theo một dạng phân phối cụ
thể nào đó.
- Nói chung các phương "pháp này dễ hiểu và dễ thực
hiện. Kiểm định phi tham số có thể được dùng thay thế cho
kiểm định tham số bằng cách thay thế các giá trị số bằng các
thứ hạng của chúng như đã làm ở trên.
• Đôi khi ngay cả việc sắp xếp theo thứ tự hạng cũng
không cần thiết. Thông thường cái cần làm chỉ là mô tả Ì kết
quả là "tốt hơn" so với một kết quà khác. Gặp trường hợp đó
hoặc khi việc đo lường không được chính xác, không đáp ứng
được yêu cầu của kiểm định tham số thì ta có thể sử dụng các
phương pháp phi tham số.
Nhược diêm:
- Kiểm định phi tham số bỏ qua một lượng thông tin
nhất định chẳng hạn như việc thay giá trị sô bằng thứ hạng.
- Kiểm định phi tham số không hiệu quả hay "sắc bén"
(nói cách khác là không mạnh) bàng kiêm định tham số. Cần
nhố rằng: Nếu điều kiện cho phép dùng kiểm định tham số
được thoa mãn thì ta nên dùng kiểm định có tham số.

266

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.3. Kiểm định nhiều số binh quân thuộc nhiều
tông thể chung
Trong phần 2.2 chúng ta đã xét đến việc so sánh giá trị
trung bình của hai tống thể chung. Ớ đây chúng ta đề cập
đèn phương pháp Sũ sánh đồng thời các trung bình của nhiều
tông thê chung (từ 3 trở lên), đó là phương pháp phán tích
phương sai (ANOVA). Phân tích phương sai được vận dụng
trong các truồng hợp như: So sánh việc sử dụng 5 loại ống
dân khí khác nhau; đánh giá hiệu quà của mỗi phương pháp
trong 4 phương pháp học tập khác nhau hoặc so sánh hiệu
quà cùa 4 loại phân bón khác nhau... Có hai mó hình phân
tích phương sai: Phân tích phương sai một nhân tố và phân
tích phương sai hai nhân tố. Trong phần này chỉ trình bày
phương pháp phán tích phương sai một nhàn tô.
Giả sử ta có k tổng thể chung Xi, X ,..., x có phán phối
2 k

chuẩn, trong đó X, ~ N( Hi, ơf). Các giá trị trung bình n, chưa
biết song có cơ sở giả thiết rằng là chúng bằng nhau, ta có giả
thiết cần kiểm định là H : Ji[ = Ho = ... = n .
0 k

Trong thống kê vấn đề trên thường được xem xét dưới


góc độ sau đây: Giả sử chúng ta quan tàm tới một nhân t ố x
nào đó. Nhân tố X có thể xem xét ở k mức độ khác nhau. Ký
hiệu X, là hiệu quà cùa việc tác động của nhân tố Xở mức i.
Như vậy m là hiệu quả trung bình của nhân tô Xỏ mức i.
Chúng ta muốn biết khi cho nhãn tô X thay đổi ờ các mức
khác nhau thì điểu đó có ảnh hường hay không tài hiệu quả
trung bình. Chảng hạn, chúng ta muốn nghiên cứu ảnh
hường của giống tới năng suất cây trồng. Nhân tố ở đây là
giông, các loại giông khác nhau là các mức của nhân tô. Hiệu
quả của giông lên năng suất cây trồng được đo bằng sàn

267

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


lượng của cây trồng. Như vậy Xi chính là sản lượng của giống i
và ịiị là sản lượng trung bình của giống i.
Đê kiêm định già thiết này, từ các tổng thể chung các giá
trị của Xi người ta rút ra k mẫu ngẫu nhiên, dộc lập; với kích
thước tương ứng là n„ n ,..., n . Các số liệu được trình bày
2 k

thành bảngở dạng sau:

Các nhân tố
1 2 -Ì k
x„ X| 2 -Xu
X1 2 X22 x 2k

Xi,... Xi,...
x,n1 Kĩ! n
V
n
=Z ,
Tổng số T, T 2 T, T = T )
5
Trung binh *2 ... Xj x = T/n

Các bưóc phương pháp phân tích phương sai một nhân tố
(ANOVA) được tiến hành theo trình tự sau đây:
Bước 1: Tính các trung bình.
ni
+ Trung bình của các mẫu: X = — = —
tij rij
k k »j
T p> || *
x

+ Trung bình chung: X = - = tì— = i = 1 U 1

n n n

268

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bước 2: Tính các tổng bình phương độỉệch.
+ Tổng bình phương chung, ký hiệu là SST (Total Sum of
Squares):

ijìin
+ Tông bình phương doảnh hưỏng của nhân tố, ký hiệu
là SSF (Sum of Squares for Factor):
JL/ \ 2
JL T2
T2

SSF = ì ( x - x )
j .n^t-^-ĩ-
n n
H H j
+ Tống bình phương do sai số, ký hiệu là SSE (Sum of
Squares for Error):

< Ì Ì Ì Ì n,
Từ các công thức trên, ta thấy:
SST = SSF + SSE
Bước 3: Tính các phương sai tươngứng.
+ Phương sai doảnh hưởng của nhân tố Giày phương sai
giữa các mẫu), ký hiệu là MSF (Mean Square for Factor):
SSF
MSF = —, trong đó (k - 1) được gọi là bậc tự do
k-Ì
cùa nhân tô.
+ Phương sai do sai số (hay phương sai trong các mẫu),
ký hiệu là MSE (Mean Square for Error):
SSE
MSE=——, trong đó (n - k) đươc gói là bác tư do của sai số.
n—K

269

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bước 4: Kiểm định giả thiết.
Giả thiết H : |A, = ụ - • - - Hk •
0 2

H,: Tồn tại ít nhất Ì cặp ịiị * ịXị vối j * ị'.


Các kết quả nói trên được trình bày trong bảng sau đây
và được gọi là bảng ANOVA (Analysis of Variance: Phân tích
phương sai).
Tổng bình Bậc Phương sai (TB Tỷ số F
Nguồn
phương tự do binh phương)
_ MSF
Nhân tố SSF k -1 MSF F

MSE
Sai số SSE n-k MSE
Tổng SST n-1
Người ta chứng minh được rằng nếu giả thiết H đúng 0

thì tỷ số F= sẽ có phân phối Fisher với bậc tự do là


M s l r

MSE
(k - Ì, n - k). Giả thiết Ho sẽ bị bác bỏở mức ý nghĩa a, nếu
F F (](_!!_(„_.
>
a> kl

Thí dụ: Điểm thi của 12 sinh viên học các giáo sư A, B, c
được cho trong bảng sau (thang điểm 100):
Giáo SƯA Giáo sư B Giáo sư c
79 71 82
86 77 li
94 81 • 70
89 83 76
Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định xem liệu điểm thi trung
bình của các sinh viên theo học các giáo sư A, B, c có giông
nhau không.

270

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Giải: Kết quả tính toán cho ta bảng ANOVA như sau:

Nguồn Tổng Bậc Phương sai


Tỳ số F
bình phương tự do (TB bình phương)
Nhân tố 354,67 2 177,34 4,96
Sai số 322 9 35,78
Tổng 676,67 11

Với mức ý nghĩa 5%, tra bảng phân phối Fisher với bậc tự
do (2,9) ta tìm được giá trị bằng 4,26. Vì F = 4,96 > 4,26 nên ta
bác bỏ Ho, nghĩa là điểm thi trung bình cùa các sinh viên theo
học 3 giáo sư nói trên là khác nhauở mức ý nghĩa 5%.

IU. KIỂM ĐỊNH TỶ LỆ


Nội dung phần này đề cặp đến một số vấn đề: Kiểm định
giả thiết về tỷ lệ của một tổng thể chung; so sánh hai tỷ lệ
của hai tông thể chung và so sánh nhiều tỷ lệ thuộc nhiều
tổng thê chung.
3.1. Kiểm định giả thiết về tỷ lệ cùa tống thể chung
Giả sử ở tống thể chung, tỷ lệ theo một tiêu thức A nào
đó là p. Nếu p chưa biêt song có cơ sờ để giả thiết rằng giá trị
của nó bằng Po, ta đưa ra giả thiết:
Ho : p = Po
Để kiểm định giả thiết đó ta lấy mẫu ngẫu nhiên kích
thước n và thấy có n đơn vị có biểu hiện của tiêu thức A (và
A

n - n đơn vị không có biểu hiện đó). Như vậy ta có tỳ lệ mẩu:


A

f = n /n.
A

271

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vối n đủ lốn (n.p > 5 và n(l - Po) > 5) ta chọn tiêu chuẩr
0

kiểm định Z:
z (f-p„)V^
VPOO-PO)
Tuy thuộc vào dạng của giả thiết đối H, mà ta có miền
bác bỏ được xây dựng theo các trường hợp sau:
Kiểm định phía phải: Giả thiết Ho: p = Po
H,: p > Po
Vối mức ý nghĩa của kiểm định ót cho trước, ta tra bảng
N(0,1) tìm được Z _ . Nếu z > z -a, ta bác bỏ già thiết H .
05 o 05 0

Kiểm định phía trái: Giả thiết H : p = Po 0

H,: p < p„
Vối mức ý nghĩa của kiểm định a cho trước, ta tra bảng
N(0,1) tìm được Z _ . Nếu z < - Z . hay |z| > Z _„; ta
05 o 0 5 a 05

bác bỏ giả thiết H .


0

Kiêm định hai phía: Già thiết H : p = Po 0

Hi ĩ p * Po
Với mức ý nghĩa của kiểm định CC cho trước, ta tra bảng
N(0,1) tìm được T. ,. „.. Nếu |z| > Zo _ ; ta bác bỏ giả thiết Ho.
ữỉ a i5 M

Thí dụ:
Một báo cáo nói rằng 18% gia đình ở thành phố A có máy
tính cá nhân ở nhà. Để kiểm tra, người ta chọn ngẫu nhiên
80 gia đình trong thành phố có trẻ em đang đi học và thấy có
22 gia đình có máy tính.Vối mức ý nghĩa a = 2% hãy kiểm
định xem liệu trong các gia đình có trẻ em đang đi học, tỷ lệ
gia đình có máy tính có cao hơn tỷ lệ chung không?

272

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Với công thức cũ khi cho 500 người dùng thử thì có 120 người
ưa thích nó. Với công thức mới khi che 1000 người khác dùng
thử thì có 300 ngươi tò ra ưa thích nó. Hãy kiêm định xem
liệu công thức mới đưa vào có làm tàng tỷ lệ những người ưa
thích cỏca hay không vói mức ý nghĩa là 2%?
Giải: Gọi p là tỷ lệ những người ưa thích Côca với công
l

thức mới, p là tỷ lệ những người ưa thích Côca với công thức


2

cũ. Ta cần kiểm định giả thiết:


H : Pi = p 0 2

H,:p, >p.
Vói các số liệu đã cho ta tính được:
fi = n /n, = 300/1000 = 0,3; f j = n^/n, = 120/500 = 0,24
1A

, 300 + 120 _ 420


Và tỷ lệ chung: f = — '—•— = _ = 0,28
500 + 1000 1500
Trong trường hợp n, và ri, khá lớn, tiêu chuẩn kiêm định
được tính như sau:
r _ ' f, -k_ 0,3-0,24 -°' ^24
J
06

f d _ f / _ L J_ì 0,28(1-0,28/—+^] ° '


+
0 2 5

u
\»I n j ị Uooo 500j
Vì z - 2,4 > Z _ = 2,06 nên ta bác bò giả thiết H và kết
05 Q 0

luận: Tỷ lệ những người ưa thích Côca vài công thức mói cao.
hơn tỷ lệ những người ưa thích Côca với công thức cũ. Như
vậy, Cõng ty có thể quyết định sử dụng công thức mới để
tàng thị phần của mình.
3.3. Kiểm định nhiều tỷ lệ thuộc nhiều tổng thể chung
Trong phần trên ta đã sử dụng tiêu chuẩn kiểm định z

273

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong đó: f là tỷ lệ chung của cả hai mẫu và được tính
bằng: f = " l f l +
" 2 2
= '
n A 2 A

Khi n, và n khá lớn (n,f,; n^l - fj); n f ; n (l - fj) > 5) thì


2 2 2 2

z phân phối xấp xì chuẩn N(0,1). Nếu giả thiết Ho đúng thì
tiêu chuẩn kiểm định có dạng:
f _f
z= ị 1
—• và z vẫn có phân phối xấp xỉ
f(l-f)f—+—
. "2;
chuẩn N(0,1).
Với mức ý nghĩa a cho trước, tuy thuộc vào dạng của già
thiết đối H, mà ta có miền bác bỏ được xây dựng theo các
trường hợp sau:
Kiêm định phía phải: Già thiết H : PJ = p 0 2

H,: p, > p 2

Nếu z > Z ,5_ , ta bác bỏ giả thiết H .


0 o 0

Kiêm định phía trái: Giả thiết H : p, = p 0 2

H,: p, < p 2

Nếu z < -Z . hay |z| > Z . ; ta bác bỏ giả thiết H .


0-5 o 05 o 0

Kiêm định hai phía: Giả thiết H : p, = p 0 2

H,: p,^p 2

Nếu |zj > Z _ 2, ta bác bỏ giả thiết H .


05 aJ 0

Thi dụ:
Công ty nước giải khát Côca • Côla đang nghiên cứu việc
đưa vào một công thức mới để cải tiến sản phí"'™ của mình.

274

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Với công thức cũ khi cho 500 người dùng thử thì có 120 người
ưa thích nó. Vói công thức mối khi cho 1000 người khác dùng
thử thì có 300 người tỏ ra ưa thích nó. Hãy kiểm định xem
liệu công thức mới đưa vào có làm tăng tỷ lệ những người ưa
thích Côca hay không với mức ý nghĩa là 2%?
Giải: Gọi p, là tỷ lệ những người ưa thích Côca vói công
thức mới, p là tỳ lệ những người ưa thích Côca với công thức
2

cũ. Ta cần kiểm định già thiết:


H : Pi = p 0 2

Hi: Pi > p 2

Với các số liệu đã cho ta tính được:


f, = n /n! = 300/1000 - 0,3; f = n /n = 120/500 = 0,24
1A 2 M 2

w ..í t . , 300 + 120 _ 420 _ n o Q

Và tỷ lệ chung: 1 = = = 0,28
500 + 1000 1500
Trong trường hợp n, và n khá lốn, tiêu chuẩn kiểm định
2

được tính như sau:


? _ fi-f 2 _ 0,3-0,24 _ 0,06
Vi lì ỉ " T I n °.° 25

f(l_f>'_L J_ + ,0,28(1 -0,28> +—


u
\nj n j V ^ ° °. 1 0 0 5 0

Vì z = 2,4 > z _ = 2,06 nên ta bác Bỏ giả thiết Ho và kết


05 a

luận: Tỷ lệ những người ưa thích Côca với công thức mái cao
hơn tỷ lệ những người ưa thích Côca với cõng thức cũ. Như
vậy, Công ty có thể quyết định sử dụng công thức mỏi để
tăng thị phần của mình.
3.3. Kiêm định nhiều tỷ lệ thuộc nhiều tổng thể chung
Trong phần trên ta đã sử dụng tiêu chuẩn kiểm định z

275

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


(phân phôrchuẩn) đê so sánh hai tỷ lệ của hai tổng thể
chung. Để kiểm định ba (hay nhiều hơn) tỳ lệ người ta sử
dụng tiêu chuẩn kiểm định là phân phối Khi bình phương.
Chúng ta xuất phát từ thí dụ sau: Để nghiên cứu tỳ lệ
phụ nữ có từ 3 con trở lênở 3 địa phương A, B, c xem có khác
nhau không, từ mỗi địa phương người ta chọn ngẫu nhiên
một số phụ nữ, kết quà như sau:

^ \ Đ ị a phương (j)
A Tổng
B c
dòng i
Số con (i)
Tử 2 con trờ xuống 140 240 60 440
Hơn 2 con 60 160 60 280
Tổng cột j 200 400 120 720
Bàng trên gọi là bảng ngẫu nhiên 2 dòng (i = Ì, 2) và
3 cột 0 = 1,2, 3). Gọi tỷ lệ phụ nữ có hơn 2 con của A, B, c
lần lượt là p„ p , p . Ta cần kiểm định già thiết
2 3

H : p, = p = p (tỷ lệỏ 3 địa phương là như nhau)


0 2 3

H,: Pi * p * p (tỷ lệ ỏ 3 địa phương khác nhau)


2 3

Các bước được tiến hành như sau:


+ Gọi n là số phụ nữ có số con iỏ địa phương j (ví dụ: Số
tJ

phu nữ có từ 2 con trở xuống của địa phương A là n„ = 140...)


rầy là tần sô thực nghiệm (do điều tra)
+ Từ bảng ngẫu nhiên, tính tần sốlý thuyết như sau:
Tổng của dòng i X Tổng của cột ị
Sịj = ; với n = z x x

276

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


+ Tính tiêu chuẩn X '- 2

„2 v y M ĩ ỉ
X - z* Ạ -
i Ỉ ij n

7 là một đại lượng ngẫu nhiên (vì giã trị của nó thay đôi từ
2

mẫu này qua mẫu khác) và có sốbậc tự do


(dí) = (sô dòng - 1). (số cột - Ì)
Ta có nhận xét rằng nếu giả thiết Ho đúng thì Iij càng
gần với íìy và do đó giá trị X nhỏ và ngược lại.
2

Với mức ý nghĩa a cho trưóc, tra bàng tìm xi dí ' ê ' X xí át
n u 2>

ta bác bỏ già thiêt Ho-


Trờ lại thí dụ trẽn, ta tính X qua bàng tính sau:
2

^ \ Đ ị a phương (j) Tổna


A B c
Số con (i) ^^^^ dòna í
140 240 60
Từ 2 con trờ xuống 122,222 244,44 73,333 440
2.586 0,081 2,424
60 160 60
Hơn 2 con 77.777 155,555 46,666 280
4,063 0.127 3,81
Tổng cột j 200 400 120 720

(Chú thích: Trong mỗi ô có 3 dòng: Dòng Ì là tần số thực nghiệm


Dòng 2 là tần số lý thuyết
Dòng 3 là giá trị X của mỗi ô).
2
... -,*

277

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ta tính được tiêu Ciiuan X như sau:
2

X = 2,586 + 0,081 + 2,424 + 4,063 + 0,127 + 3,81 = 1.3,091


2

Với mức ý nghía 0,05 và bậc tự do df = (2 - 1). (3 - 1) = 2,


tra bảng ta có giá trị của xl.it = Xo s. 2 - 5,991. Vì X > 7.1.Ít
fi
2 n ê n

bác bỏ giả thiết Ho, nhận Hi và kết luận tỷ lệ nữ cố từ 2 con


trở lên ở 3 địa phương là thực sự khác nhau (hay nói cách
khác: Tỷ lệ nữ có từ 2 con trỏ lên phụ thuộc vào từng địa
phương).
Những điểm cẩn chú ý khi sử dụng tiêu chuẩn /:
+ Sử dụng cỡ mẫu lớn: Nếu cỡ mẩu nhỏ thì giá trị ỵ quá 2

lớn dân đến loại bò quá nhiều già thiết, cẩn kiểm định. Cần
tuân theo một nguyên tắc chung là không nôn sử dụng tần số
lý thuyết nhỏ hơn 5 đơn vị trong Ì ô của bảng phân phối
ngẫu nhiên.
+ Sử dụng cẩn thận số liệu thu thập: Số liệu thu thập
được phải đúng, nếu có nghi ngờ phải kiểm tra lại cách thu
thập hoặc phương pháp tính toán, đo lường hoặc cả hai. Khi
giá trị X = 0, phải thận trọng đặt câu hỏi không có sự chênh
2

lệch tuyệt đối giữa tần số thực nghiệm và tần số lý thuyết?


và kiêm tra lại số liệu.

278

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tóm tắt c h ư ơ n g

Kiểm định giả thiết về tổng thê chung là một phương


pháp thường dùng trong thống kê nhằm đưa ra những quyết
định quan trọng trong quàn lý và điều hành kinh doanh cũng
như trong mọi mặt cuộc sống. Giả thiết thống kê là giả thiết
vê một vấn đề nào đó của tổng thể chung. Giả thiết mà ta
muốn kiểm định gọi là "giả thiết không" và ký hiệu là H . Giả
0

thiết đối lập với nó được gọi là giả thiết đối (hay già thiết
thay thê) và được ký hiệu là Hi. Giả thiết thống kê có thể
được trình bày dưói nhiêu dạng khác nhau. Tuy theo dạng
của các giả thiết này mà có thể lựa chọn và áp dụng kiểm
định hai phía hay kiểm định một phía.
Khi tiến hành kiểm định, có thể mắc phải hai loại sai
lầm: Sai lầm loại Ì (bác bỏ Ho khi nó đúng) và sai lầm loại 2
(thừa nhận Ho khi nó sai). Xác suất mắc sai lầm loại Ì là a,
gọi là mức ý nghĩa trong kiểm định. Kiểm định giả thiết
thống kê được thực hiện tuần tự các bước: Phát biểu giả thiết
Ho và giả thiết đối H[j Định rõ mức ý nghĩa a; Chọn tiêu
chuẩn kiểm định; Tính giá trị của tiêu chuẩn kiêm định từ
mẫu quan sát; Kết luận bác bỏ hay chấp nhận Ho tuy theo
giá trị của tiêu chuẩn kiêm định rơi vào miền bác bỏ hay
chấp nhận.
Nội dung của kiếm định trong chương này gồm:
Kiểm định số trung bình vối các trường hợp sau:
- Kiểm định một trung bình của một tổng thể chung
trong trường hợp đã biết và chưa biết phương sai của tổng
thể chung.

279

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


• Kiểm định hai trung bình của hai tổng thể chung trong
trường hợp hai mẫu lấy ra là độc lập hay phụ thuộc; kiểm
định tham số và phi tham số.
- Kiểm định nhiều trung bình từ nhiều tổng thể chung
với phương pháp phân tích phương sai.
Kiêm định tỷ lệ vối các trường hợp sau:
- Kiểm định tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó của mót tổng
thể chung.
- Kiểm định hai tỳ lệ theo một tiêu thức nào đó của hai
tông thể chung.
- Kiểm định nhiều tỳ lệ theo một tiêu thức nào đó của
nhiều tông thể chung.
Mỗi trường hợp kiểm định trên đều có những tiêu chuẩn
kiểm định phù hợp.

Câu hỏi ôn t ậ p

1. Thế nào là kiểm định giả thiết thống kê và ý nghĩa của


phương pháp này trong hoạt động quản lý.
2. Trình bày một số khái niệm trong kiểm định (giả thiết
thống kê, sai lầm trong kiểm định, tiêu chuẩn kiểm định...).
3. Các bước tiến hành kiểm định giả thiết thống kê.
4. Trình bày nội dung, phương pháp của kiểm định số
trung bình (theo các trường hợp).
5. Trình bày nội dung, phương pháp kiểm định tỷ lệ theo
một tiêu thức nào đó (theo các trường hợp).

280

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bài tập

Bài Ì
Người ta đưa ra gia thiết là thu nhập bình quân đầu người
của địa phương A là không vượt quá 150 nghìn đồng/tháng
và độ lệch tiêu chuẩn về thu nhập là 20 nghìn đồng. Đe kiểm
định già thiết trên người ta chọn ngẫu nhiên 100 hộ và tính
được thu nhập bình quân của một người một tháng là 153 nghìn
đồng. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy kiểm tra giả thiết trên.
Bài 2
Tuổi thọ trung bình của một loại bóng đèn theo quy định
là 2000 giờ và độ lệch tiêu chuẩn là 36 giờ. Nghi ngờ về tuổi
thọ của lô bóng đèn mói sàn xuất không đạt theo quy định
người ta lấy mẫu ngẫu nhiên kích thước n = 25 và kiểm tra
thì thấy tuổi thọ trung bình là 1975 giờ. Với mức ý nghĩa của
kiêm định là 0,01 hãy kiểm định điều nghi ngờ trên.

Bài 3
Một máy sản xuất bi, theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì
đường kính trung bình là 5 mm và độ lệch tiêu chuẩn là
0,025 ram. Nghi ngờ về độ chính xác của những viên bi được
sản xuất ra không đảm bảo tiêu chuẩn trên, người ta chọn
ngẫu nhiên 100 viên bi vừa được sản xuất ra và tính được
đường kính trung bình là 4,995 mm. Hãy kiểm định về điều
nghi ngờ trên với mức ý nghĩa là 0,01.

281

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bài 4 *- -
Theo quy định, trọng lượng trung bình các bao gạo trong
kho là 50 kg. Nghi ngờ gạo bị đóng thiếu, người ta chọn-ngẫu
nhiên 25 bao đem cân và thu được các kết quả sau:

Trọng lượng (kg) Số bao


48,0-48,5 2
48,5-49,0 5
49,0-49,5 10
49,5 - 50,0 6
50,0 - 50,5 2

Vối mức ý nghĩa 0,05 hãy kết luận điều nghi ngờ trên.
Bài 5
Tại Ì doanh nghiệp người ta xây dựng hai phương án sản
xuất một loại sản phẩm. Để đánh giá xem chi phí trung bình
theo hai phương án ấy có khác nhau hay không người ta tiến
hành sản xuất thử và thu được các kết quả sau: (đvị: nghìn
đồng)

Phương án 1 25 32 35 38 35
Phương án 2 20 27 25 29 23 26
Chi phí theo cả hai phương án trên phân phối theo quy
luật chuẩn vói a = 1,5; a = 1,2. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy rút
ra kết luận về hai phương án trên.

282

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bài 6
Có 2 doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm.
Người ta nghi ngờ rằng năng suất lao động bình quân của
2 DN đó khác nhau thực sự và chọn ngẫu nhiên từ mồi DN
một số công nhân để điều tra năng suất của họ. Gọi sô công
nhân được chọn ra ở DN thứ nhất là nhóm Ì (8 người), của
DN thử hai là nhóm 2 (10 người), ta có kết quà điểu tra như
sau: (đơn vị: sản phẩm)

Nhóm 1 29 27 24 30 28 22 32 26
h'hóm 2 23 22 32 25 29 24 27 31 30 26

Với mức ý nghĩa 0,05 hãy rút ra kết luận.


Bài 7
Công ty nước giải khát Côca - Côla đang nghiên cứu việc
đưa vào một công thức mối để cải tiến sản phẩm của mình.
Với công thức cũ khi cho 500 nguôi dùng thử thì có 120 ngưòi
ưa thích nó. Với công thức mới khi cho 1000 người khác dùng
thử thì có 300 người tỏ ra ưa thích nó. Hãy kiểm định xem
liệu cóng thức mới đưa vào có làm tăng tỷ lệ những người ưa
thích Côca hay không với mức ý nghĩa là 2%?
Bài 8
Mót bà quản lý muốn biết xem hàng hoa của mình có
đuơc bán rộng rãi trong cả nước không nên đã làm một cuộc
điều tra. B à ta chia cà nước thành 4 vùng, trong từng vùng
chon một mẫu ngẫu nhiên 100 người tiêu dùng để điều tra.
Két quà như sau:

283

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Đông Bắc Tây Nam Đông Nam Tây Bắc Tổng cộng
Mua hàng 40 55 45 50 190
Không mua hàng 60 45 55 50 210
Cộng 100 100 100 100 400
Yêu cầu:
a. Lập bảng ngẫu nhiên dự đoán và thực nghiệm cho vấn
để này
b. Tính Ằ 2

c. Kiểm định H, và Ho
d. Cho mức ý nghĩa là 0,05. Già thuyết thay thế cũ bị bác
bỏ không?
Bài 9 ,
Một chủ toa báo muốn biết độc giả của mình nhiều hay ít
có quan hộ đến trình độ học vấn của họ hay không. Ông ta to
chức một cuộc điều tra những người lốn ỏ trong vùng theo
hai nội dung: Trình độ học vấn và việc thường xuyên đọc báo.
Kết quả như bảng sau:
Trinh độ học vấn Sau Đại Tốt Chưa tốt Tổng
Việc thường^-^^^ đại học học nghiệp nghiệp số
xuyên đọc báo ^^-^^^ PTTH PTTH
Không đọc 7 14 13 16 50
Thỉnh thoảng đọc 13 17 7 7 44
Chỉ đọc buổi sáng hoặc chiêu 39 41 10 5 95
Đọc cà hai buổi 22 23 8 12 65
Tổnạ cộng 81 95 38 40 254

284

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Với mức ý nghĩa 0,1 việc thường xuyên đọc báo có phải
do trình độ học vấn quyết định không?
Bài 10
Một công ty phục vụ ăn uốngở một thành phô cảm thây
đang bị tiếng đồn xấu vì nó phục vụ khách hàng chậm chê.
Công ty có 4 cửa hàng ăn uốngở thành phố này, nó quan tâm
tái tất cả 4 cửa hàng có thời gian phục vụ trung bình như
nhau. Mỗi người trong ban giám đốc công ty đã. quyết định đi
thăm một cửa hàng và kiểm tra thời gian phục vụ cho 5
khách hàng được họ chọn ngẫu nhiên. Tại 4 cuộc đi thăm vào
buổi trưa của họ, họ ghi chép những thòi gian phục vụ tính
bằng phút sau đây:
Cửa hàng ì 3 4 5.5 3,5 4
Cửa hàng 2 3 3,5 4,5 4 5,5
Cửa hàng 3 2 3,5 5 6,5 6
Cửa hàng 4 3 4 5,5 2,5 3
a. Sử dụng mức ý nghĩa là 5%, có phải tất cả các cửa
hàng có thời gian phục vụ trung bình giống nhau không?
b. Trên cơ sở kết quả của họ, mỗi người giám đốc liệu có
những lời khuyên giải quyết cho những ngưòi quàn lý của
mỗi cửa hàng không?
Bài l i
Sử dụng phép kiểm định dấu để xác định xem có sự khác
nhau hay không về số ngày cần thiết để thu thập số liệu cho
mọt bản kế toán trước và sau khi có chế độ mới về thu thập
tài liệu. Sử dụng mức ý nghĩa 0,05.

285

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trước 32 35 33 36 44 41 36 32 39 31 44 30' 34 29 41 42
Sau 36 37 34 40 40 42 36 40 42 33 46 29 38 35 39 40

Bài 12
Một nhà sản xuất đồ chơi thay thế một loại máy ép nhựa
mới vì máy này tiết kiệm hơn. Nhưng số liệu của kế toan về
sản lương có vẻ như nhỏ hơn so với trước. Số liệu của những'
năm trước còn giữ được nên giám đốc sản xuất quyết định so
sánh sản lượng sản phẩm sản xuất tháng của 15 tháng khi
đang dùng máy cũ vối sản lượng tháng của l i tháng năm
nay.-Sô liệu như sau:

Sản lượng tháng (Sàn phẩm)

Máy cũ Máy mới Máy cũ Máy mới


992 965 966 956
945 1054 899 900
938 912 972 93P
1027 850 940
892 796 873
983 911 1016
1014 877 897
1258 • 902

Liệu có thê kết luận vói mức ý nghĩa a = 0,1 rằng viêc
thay đổi máy đã làm giảm sản lượng sản phẩm không?

286

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bài 13
Một người làm vườn xép hạng một mẫu 8 công nhân theo
thời gian làm vượt giờ và số năm dã làm cho ông ta. VỚI mức
ý nghĩa 0,01 liệu có tồn tại mối liên hệ tương quan giữa hai
tiêu thức đó không?

Thời gian làm vượt giờ 5,0 8,0 2,0 4,0 3,Ọ" 7,0 1,0* 6,0
Số năm làm việc 1,0 6,0 4,5 .-2,0 7,0 8.0 4,5 3.0'

Bài 14
Một hãng điện tử tu>tíj'i rất nhiều người bàng hai
phương pháp: Phỏng vấn cho điểm và phòng tô chức đánh
giá cho điểm tông hợp.'Đe xác định hai phương pháp có giá
trị như nhau không nhằrri/chọn phương pháp với chi phí ít
hơn, người tá cần kiệm định giữa hai loại điếm sô xem có
môi liên hệ tương quan hạng thuận hay không, với mức ý
nghĩa a - 0,01. Hãng chọn một mẫu 35 người trong 2 năm
qua. Trên cơ sở mâu, số liệu dưới đây, liệu hãng đó có ngừng
phương pháp phỏng vấn và áp dụng phương pháp đánh giá
cho điếm tông hợp không?

287

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Người Điểm Điểm Điểm Điểm
phỏng vấn tổng hợp Người
phỏng vấn tổng hợp
1 81 113 19 81 111
2 88 88 20 84 121
3 55 76 21 82 83
4 83 129 22 90 79
5 78 99 23 63 71
6 93 142 24 78 108
7 65 93 25 73 68
8 87 136 26 79 121
9 95 82 27 72 109
10 76 91 28 95 121
11 60 83 29 81 140
12 85 96 30 93 135
13 93 126 31 85 143
14 66 108 32 91 118
15 90 95 33 94 147
16 69 65 34 87 132
17 87 96 35 94 138
18 68 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương VU
PHẢN TÍCH HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN

ì. NHIỆM VỤ CửA PHÂN TÍCH HỔI QUY VÀ TƯƠNG


QUAN

1.1. Liên hệ hàm số và liên hệ tương quan


Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Các hiện
tượng tồn tại trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Phương
pháp phân tích hồi quy và tương quan là một trong những
phương pháp thường được sử dụng trong thống kê để nghiên
cứu mối liên hệ phụ thuộc đó.
Khi nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc, nếu xét theo mức
độ chặt chẽ của mối liên hệ, có thể phân thành hai loại: Liên
hệ hàm sô và liên hệ tương quan.
1.1.1. Liên hê hàm sô là môi liên hệ hoàn toàn chặt chẽ
giữa tiêu thức nguyên nhân - ký hiệu là X và tiêu thức kết
quả - ký hiệu là y. Dạng tổng quát của liên hệ hàm số: y =
f(x), tức là: Cứ mỗi giá trị của tiêu thức nguyên nhân sẽ có
một giá trị tương ứng của tiêu thức két quả. Mối liên hệ này
có thê thấy được không nhữngở toàn bộ tông thể, mà cả trên
từng đơn vị cá biệt. Liên hệ hàm số thường gập khi nghiên
cứu các hiện tượng tự nhiên như trong vật lý, hoa học, v.v...
như lực tác động tương hỗ giữa hai vật thể bất kỳ được tính
theo công thức F = g với g là hàng số hấp dẫn, m
mAmB
A

289

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


và m là khối lượng của vật thể A và khối lượng của vật thể
n

B, r là khoảng cách giữa hai vật thể A, B.


1.1.2. Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn
toàn chật chẽ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết
quả: Cứ mỗi giá trị của tiêu thức nguyên nhân sẽ có nhiêu
giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả. Ví dụ: Mối liên hệ
giữa số lượng sản phẩm và giá thành đơn vị sản phàm.
Không phải khi khối lượng sản phẩm tàng lên thì giá thành
đơn vị sản phẩm sẽ giảm theo một tỷ lệ tươngứng. Cũng như
mối liên hệ giữa số lượng phân bón và nàng suất cây trồng,
mối liên hệ giữa vốn đầu tư và kết quả sản xuất v.v... Các
mối liên hệ này là các mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ,
không được biểu hiện một cách rõ ràng trên từng đơn vị cá
biệt. Do đó, để phản ánh mối liên hệ tương quan thì phải
nghiên cứu hiện tượng số lốn - tức là thu thập tài liệu về tiêu
thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả của nhiều đơn vị.
Liên hệ tương quan thường gặp khi nghiên cứu các hiện
tượng kinh tế - xã hội.
1.2. Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan
Phân tích hồi quy và tương quan giải quyết hai nhiệm vụ
cơ bản sau đây:
1.2.1. Xác dinh mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ
Căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể để chọn ra một,
hai, ba, v.v... tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức két
quả. Các Liêu thức nguyên nhàn được chọn là các tiêu thức có
ánh hưởng lớn đến tiêu thức kết quả. Để giải quyết vấn đế
này đòi hỏi phải có Hự phân tích cách sâu sắc bản chất

290

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


của mối liên hệ trong điều kiện lịch sử cụ thê. Đây là vấn để
trước tiên quyết định sự thành công của nghiên cứu hồi quy.
Từ đó có thể xây dựng mô hình hồi quy giữa một tiêu
thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả và được gọi mô
hình hổi quy đơn. Mô hình hồi quy đơn có thể là mô hình
tuyến tính (mô hình dường thẳng) hoặc mô hình phi tuyến
tính (mô hình đường cong). Việc xác định dạng cụ thể mô
hình hồi quy đơn có thè dựa vào đồ thị kết hợp với kinh
nghiệm nghiên cứu.
Hoặc có thê xây dựng mô hình hồi quy giữa hai, ba, v.v...
tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Mô hình
này thường được xây dựng dưới dạng tuyến tính và được gọi
là mô hình hồi quy tuyên tính bội.
1.2.2. Đánh giá mức độ chát chẽ của môi liên hệ
tương quan
Việc đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương
quan được thực hiện thông qua việc Lính toán hệ số tương
quan, tỷ sô tương quan, hệ số tương quan bội, hệ số tương
quan riêng phần. Dựa vào két quả tính toán có thê kết luận
vê mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, giúp cho việc nhận thức
hiện tượng được sâu sắc, từ đó đề ra những giải pháp cụ thê.
1.3. Ý nghĩa phân tích hồi quy và tương quan
Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan là phương
pháp thường được sử dụng trong thống kê để nghiêacứu mối
liên hệ giữa các hiện tượng, như môi liên hệ giữa các yếu tô
đầu vào của quá trình sản xuất với kết quả sản xuất,.môi
liên hệ giữa thu nhập và tiêu dùng, mối liên hệ. giữa phát
triển kinh tế và phát triển xã hội, v.v...

291

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan còn được
vận dụng trong một số phương pháp nghiên cứu thống kẽ
khác như phân tích dãy số thời gian, dự đoán thống kê, v.v...

li. HỔI QUY VÀ TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH GIỮA HAI


TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG (Hồi quy và tương quan tuyến tính
đơn)

2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa hai tiêu thức
số lượng
Ví dụ: Có tài liệu về số lao động và giá trị sản xuất (GO)
của 10 doanh nghiệp công nghiệp như sau:
Lao động (Người) GO (Tỳ đổng)
60 9,25
78 8,73
90 10,62
115 13,64
126 10,93
169 14,31
198 22,10
226 19,17
250 25,20
300 27,50

Trong mối liên hệ giữa số lượng lao động và giá trị sản
xuất thì số lượng lao độn-: là tiêu thức nguyên nhân - ký hiệu
là X, giá trị sàn xuất là tiêu thức 'Két QUỈ ký hiệu là y.

292

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tài liệu trên cho thấy: Nhìn chung, cùng vối sự tăng lên
của số lượng lao động thì giá trị sản xuất cũng tăng lên,
nhưng cũng có trường hợp không hẳn như vậy - như doanh
nghiệp thứ hai so với doanh nghiệp thứ nhất: Số lao động
nhiều hơn nhưng giá trị sản xuất lại thấp hơn. Điều này
chứng tò giữa số lượng lao động và giá trị sản xuất có mối
liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ - tức là liên hệ tương quan.
Có thể dùng đồ thị để biểu hiện mối liên hệ trên với trục
hoành là số lao động (x), trục tung là giá trị sản xuất (y) như
sau:

Trên đồ thị có mười chấm, mỗi chấm biểu hiện sô lao


động và giá trị sản xuất của từng doanh nghiệp. Các chấm
trên đồ thị tạo thành một băng đường thẳng, từ đó có thể xây
dựng mô hình hồi quy tuyến tính như sau:
ỳ* =b + b
0 lX

Trong đó:
ý . là giá trị của tiêu thức kết quả được tính từ mô hình
hồi quy;

293

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


bo là hệ số tự do, phàn ánhỳ không phụ thuộc vào x;
x

b, là hệ số góc, phản ánh sự thay đổi của ỹ khi X tăng


x

một (ton vị.


Các hệ số bo và t>! được xác định bằng phương pháp bình
phương nhỏ nhất:
Z ( y - ỷ ) = Min
x
2

Từ đó, có hệ phương trình sau:


Ey = nb + bi£x
0

Sxy = b Sx + bịSx
0
2

Để tìm bo và b] cần tính Zx, Xy, Zxy, £x bằng cách lập


2

hảng sau:
X y xy X
2
y
3

60 9,25 555,00 3600 85.5625


78 8,73 680,94 6084 76,2129
90 10,62 955,80 8100 112,7844
115 13,64 1568,60 13225 186.0495
126 10,93 1377,18 15876 119.4649
169 14,31 2418,39 28561 204,7761
198 22,10 4375,80 39204 488,4100
226 19,17 4332,42 51076 367,4889
250 25,20 6300,00 62500 635,0400
300 27,50 8250.00 90000 756,2500
Ex = 1612ly = 161.45 Sxy = 30814,13 Ix' = 318226 ly' = 3032.03S

294

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thay số liệu vào hệ phương trình trên:
ị 161,45= 10b + 1612 b, 0

[ 30814,13 = 1612 bo + 318226 b,


Giải hệ phương trình, sẽ được:
bo = 2,927, b, = 0,082
Mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mối liên hệ giữa số
lượng lao động và giá trị sàn xuất là:
ỳ = 2,927+ 0,082x
x

bo = 2,927, nói lên các nguyên nhân khác, ngoài X, ảnh


hưởng đến GO.
b, = 0,082, nói lên khi thèm một lao động thì GO tăng
bình quân 0,082 tỳ đồng.
Bằng cách biến đổi hệ phương trình trên, có thể tính bo
và t>! như sau:
, xỹ-xxỹ
—1 =

bo =ỹ-b;X
Vói: xỹ = (Exy) / n = 30814,13 / 10 = 3081,413
x=(Zx)/n= 1612/ 10= 161,2
ỹ= (ly) / n = 161,45 / lũ = 16,145
ơ 2 = ? - ( x ) = (318226/10)-161,2= = 5837,16
2

3081,413-161,2x16,145 _ 0 0 g 2
1 =
5837,16
b = 16,145-0,082 X.16Ị..2 - 2,927
0

295

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ví dụ trên đây nhằm trình bày phương pháp xây dựng
mô hình hồi quy nên số lượng đơn vị được nghiên cứu không
nhiều. Trong thực tế, số lượng đơn vị được nghiên cứu có thể
hàng tràm đơn vị, khi đó các chấm trên đồ thị sẽ rất nhiều và
tạo thành như một "đám mây". Nhiều kinh nghiệm nghiên
cứu cho thấy: Nếu "đám mây" có dạng hình elíp hoặc hình
bình hành thì có thể xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính.
2.2. Hệ số tương quan tuyến tính (ký hiệu: r)
Hệ số tương quan tuyến tính được sử dụng để đánh giá
mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa
hai tiêu thức số lượng.
Có nhiều công thức để tính hệ số tương quan tuyến tính
giữa hai tiêu thức số lượng, trong đó, hai công thức sau đây
thường được sử dụng:
xỹ-xxỹ
r = ——-—-
a ơ x y

Từ ví dụ trên:
3081,413-161,2x16,145
r= _ ' = 0,961
V5837.16 X 42,54
Hoặc:
r = bi 1

r= 0,08 41P = 0,961


2

742,54
Tính chất: ĩ nằm trong khoảng [-1; 1], tức là: - Ì < r < Ì
Cụ thể:

296

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Nếu r = Ì (hoặc r = -1): Giữa X và y có mối liên hệ hàm số.
• Nếu r = 0: Giữa X và y không có mối liên hệ tương quan
tuyên tính.
- Nếu r -> Ì (hoặc r -» -1) giữa X và y có mối liên hệ càng
chặt chẽ.
- Nếu r dương: Giữa X và y có mối liên hệ thuận, nếu r
âm: Giữa X và y có mối liên hệ nghịch.
Trong ví dụ trên, r = 0,961 cho thấy: Mối liên hệ giữa số
lượng lao động và giá trị sản xuất rất chặt chẽ và đáy là mối
liên hệ thuận.
HI. HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN PHI TUYÊN TÍNH GIỮA
HAI TIÊU THỨC SỐ LƯỢNG

3.1. Một vài mô hình hổi quy phi tuyến tính


- Parabôn:
Thăm dò bằng đồ thị vái trục hoành là tiêu thức nguyên
nhân (x), trục tung là tiêu thức kết quả (y). Nếu các điểm
trên đồ thị được phân bố theo một trong hai dạng sau đây thì
có thể xây dựng mô hình hồi quy parabôn:

297

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Mô hình p.arabôn:
ỹ„= bo + t>! X + b X 2
2

ÁD dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ


phương trình sau đây để tìm giá trị các hệ số bo, b„ b : 2

Ly = nb + b,Sx + t^Ex
0
2

Ixy = b Ex + b^x + b Sx
0
2
2
3

Lx y = b £x + b,£x + b Ix
2
0
2 3
2
4

- Hyperbôn:
Thăm dò bằng đồ thị với trục hoành là tiêu thức nguyên
nhân (x) trục tung là tiêu thức kết quả (y). Nếu các điểm
trên đồ thị được phân bố theo dạng sau đây thì có thể xây
dựng mô hình hồi quy hyperbôn:
yẠ'

Mô hình hyperbôn:

h = 0
b +

Áp dụng Thương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hê
phương trình sau đây để tìm giá trị các hệ sô bo, b,:

298

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Hàm mũ
Thăm dò bằng đồ thị vối trục hoành là tiêu thức nguyên
nhân (x), trục tung là tiêu thức kết quả (ỳ). Nếu các điểm
trên đồ thị được phân bố theo dạng sau đây thì có thể xây
dựng mô hình hàm mũ:
A
y

Mô hình hàm mũ:


b
5'x = oV
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ
phương trình sau đây để tìm giá trị các hệ sốb , bi.
0

Xlny = nlnb + lnb,£x


0

. Ixlny = lnb Zx + lnb^x


0
2

Giải hệ phương trình trên sẽ được lnb„, Inh)!. Tra đói In,
sẽ được giá trị của b và bp
0

299

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3.2. Tỷ số tương quan (Ký hiệu TỊ: êta )
Tỷ số tương quan được sử dụng để đánh giá mức độ chặt
chẽ mối liên hệ tương quan phi tuyến tính và tuyến tính giữa
hai tiêu thức số lượng và được tính theo công thức sáu đây:

n
i £(y-ỹ)2

Tính chất: T| nằm trong khoảng [0; 1], tức là: 0 < TỊ < 1.
Cụ thể:
- Nếu TI = 1: Giữa X và y có mối liên hệ hàm số.
- Nếu r\ = 0: Giữa X và y không có mối liên hệ.
- Nếu TỊ —> 1: Giữa X và y có mối liên hệ càng chặt chẽ.
Ví dụ; Có tài liệu số lượng sản phẩm (nghìn sản phẩm)
và giá thành đơn vị sản phẩm (nghìn đồng / sản phẩm) của
mười xí nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm như sau:
Số lượng SP Giá thành Số lượng SP Giá thành
(Ng.sp) (Ng.đ/sp) (Ng.sp) (Ng.đ/sp)
10 15,60 35 15,15
15 15,40 40 15,14
20 15,27 50 15,12
25 15,24 60 15.10
30 15,20 80 15,05

Với tài liệu trên: Tiêu thức nguyên nhân là số lượng sàn
phẩm (x), tiêu thức kết quả là giá thành đơn vị sản phẩm (ỳ)
và có đồ thị sau đây:

300

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Từ đồ thị trên, có thể xây dựng mô hình hyperbôn. Căn
cứ vào hệ phương trình của mô hình hyperbôn, bảng sau đây
được xây dựng:
1 1 1
X y X X2
y-
X
10 15,60 0,100 0,010 1,560
15 15,40 0,067 0,004 1,023
20 15,27 0,050 0,003 0,764
25 15,24 0.040 0,002 0,610
30 15,20 0,033 0,001 0,507
35 15,15 0,029 0,001 0,433
• 40 15,14 0.025 0,001 . 0,379
50 15,12 0.020 0,001 0,302
60 15,10 0,017 0,001 0,252
80 15,05 0,013 0,001 0,188
2y = 152,27 1-= 0,393 x4-=°.° 25
Zy-= 6.018
X X X

301

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thay số liệu vào hệ phương trình:
' 152,27 = 10 bo + 0,393 bi
6,018 = 0,393 bo + 0,025 b,
Giải ra: bo = 15,08; b, = 3,54
Mô hình hồi quy:
ý x = 1 5 i 08 Mi
+

Bằng cách lập bảng tương tự để tính tỷ số tương quan:


X y ý* (y-Ýx>2
(y-ỹ)2

10 15,60 15,43 0,0289 0,1369


15 15,40 15,32 0,0064 0,0289
20 15,27 15,26 0,0001 0,0016
25 15,24 15,22 0,0004 0.0001
30 15,20 15,20 0,0000 0,0009
35 15,15 15,18 0,0009 0,0064
40 15,14 15,17 0.0009 0,0081
50 15,12 15,15 0,0009 0,0121
60 15,10 15,14 0,0016 0,0169
80 15,05 15,12 0,0049 0,0324
0,0450 0,2443

0 1 1 = 0,903
n =

V 0,2443
Như vậy, mối liên hệ giữa số lượng sản phẩm và giá
thành đơn vị sản phẩm khá chặt chẽ.

302

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


IV. HỔI QUY VÀ TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH BỘI (Hồi
quy và tương quan tuyến tính giữa nhiều tiêu thức số lượng)

4.1. Mô hình hồi quy tuyến tính bội


Giả sử có k tiêu thức nguyên nhân: Xj, x , x ,.„, x và tiêu 2 3 k

. thức kết quả y, mô hình hồi quy tuyến tính bội sẽ có dạng:

ỳ*l"2.._.Xk ° ' » 2 2
=b
k l< +b x +b X + 1)3X3 + + b x

Trong đó:
bo là hệ số tự do.
bu b , b , b là các hệ số hồi quy riêng.
2 3 k

Áp dụng phướng pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ


phương trình sau đây để tính bo, b,, b , b , b: 2 3 k

Ey = nb + biXx, + b 2x + b Ex +
0 2 2 3 3 + b Zx k k

Zyx, = b Zxi + bjZ Xi + b Zx x + bSx!X3 +


0 2 1 2 3 + b Zx,xk k

Z}TC2 - b Zx + biZxjX + b 2x2 + b Zx x +


0 2 2 2 3 2 3 +bz xx
k 2 k

< . . . . - . ; .

Zyx = b Ix + b^x^k + b Ex x + b ZxjX +


k 0 k 2 2 k 3 k + b Z xj;
k

Vi dụ: Trở lại ví dụỏ phần li, trong đó có tài liệu về số


lượng lao động và giá trị sản xuất của lo doanh nghiệp công
nghiệp. Tiếp theo ví dụ này và thêm tài liệu về vốn đầu tư
phát triển công nghiệp cũng của 10 doanh nghiệp công
nghiệpở trên.

303

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Gọi:
X,: Số lượng lao động (Người)
x : Vốn đầu tư phát triển công nghiệp (Tỷ đồng)
2

y: Giá trị sản xuất (Tỷ đồng)


Ta có bảng số liệu sau đây:

X, x2 y
60 1.8 9.25
78 1.1 8.73
90 1.9 10,62
115 2,5 13,64
126 1,3 10,93
169 2,6 14,31
198 5.1 22,10
226 4.2 19.17
250 7,5 . 25,20
300 6,1 27,50

Mô hình hồi quy:


ỶXiXa - bo + b,x, + b x 2 2

Dựa vào hệ phương trình sau đây để tìm giá trị của cá
hệ sốb , b„ b :
0 2

r
ty = nb + b,Zx, + Ũ Z::..
0 2
+
ì £yx! = b Zx! + b,Zxi b22x!X
0 2

_Zyx = bo2;x + b,SxjX + b Sx|


2 2 2 2

304

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Cản cứ vào hệ phương trình trên để lập bảng tính toár
sau đáy:
X, y yx, x,x2 À Ã
60 1,8 9,25 16,650 555,00 108,00 3.24 3600
78 1.1 8,73 9,603 680,94 85,80 1,21 6084
90 1,9 10,62 20,178 955,80 171,00 3,61 8100
115 2,5 13,64 34,100 1568,60 287,50 6,25 13225
126 1.3 10,93 14,209 1377,18 163,80 1,69 15876
169 2,6 14,31 37,206 2418,39 439,40 6,76 28561
198 5,1 22,10 112,710 4375,80 1009,80 26,01 39204
226 4.2 19.17 80,514 4332.42 949.20 17,64 51076
250 7,5 25,20 189,000 6300,00 1875.00 56,25 62500
300 6,1 27,50 167.750 8250,00 1830,00 37,21 90000
XX, = Sx = Sy = Iyx = Xyx, = Sx,Xj = &i = ĩz\-
2 2

1612 34,1 161,45 681,92 30814,13 6919,50 159,87 318226


Thay số liệu vào hệ phương trình trên:
' 161,45= 10b + 1612b + 34,lb
ũ 1 2

ị 30814,13 = 1612b + 318226b + 6919,50b


0 2

681,92 = 34,lb + 6919,501)! + 159,87b


0 2

Giải hệ phương trình trên sẽ được:


bo = 3,775
b, = 0,042
b = 1,646
2

Do đó, mô hình hồi quy phản ánh môi liên hệ giữa vốn
đầu tư phát triển công nghiệp, số lượng lao động vối giá trị

305

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


sản xuất công nghiệp của 10 doanh nghiệp công nghiệp này
là:
ýx,x = 3. + 0.042X! + 1,646X2
2
775

Hệ sô hoi quy chuẩn hoa - ký hiệu beta, được sử dụng để


đánh giá mức độảnh hưởng của từng tiêu thức nguyên nhân Xi
đối với tiêu thức kết quả y và được tính theo công thức sau đây:

beta; = bị ——
a y

Dấu của beta, là dấu của bị, phản ánh chiều hướng mối
liên hệ là thuận hay nghịch giữa tiêu thức nguyên nhân X
vối tiêu thức kết quả y.
I betaị I phản ánh mức độ ảnh hưởng của từng tiêu thức
nguyên nhân Xi đối với tiêu thức kết quả y.
Từ ví dụ trên:
beta = b, HĩL 0,042 X = 0,492
x =

a y 6,522
beta = b 2*1 = 1,646 xậ^i 0,527
2 2 =

ơ y 6,522
Như vậy, vốn đầu tư phát triển công nghiệp và số lượng
lao động đều quan hệ tỷ lệ thuận vối giá trị sản xuất công
nghiệp và ảnh hưởng của vốn đầu tư phát triển công nghiệp
đối với giá trị sản xuất công nghiệp lớn hơn ảnh hưởng cua so
lượng lao động đối với giá trị sản xuất công nghiệp
4.2. Hệ số tương quan bội và hệ số tương quan
riêng phần
Hệ số tương quan bội (ký hiệu R) được sử dụng để đánh

306

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


giả mức độ chặt chẽ mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa
tất cả các tiêu thức nguyên nhân Xj, x , Xa, x và tiêu thức2 k

kết quả y và được tính theo công thức sau đây:


Uy-ỹ x,...xJ
R-

Uy-ỹr
Tính chất: R nằm trong khoảng [0; 1], tức là: 0 < R < 1.
Cụ thể:
- Nếu R = 1: Giữa Xi, x x x và y có mối liên hệ hàm số.
2l 3 l k

- Nếu R = 0: Giữa x„ x , x 2 x và y không có mối liên


3 k

hệ tương quan tuyến tính.


- Nếu R -> 1: Giữa Xi, x , Xã, 2 x và y có mối liên hệ k

tương quan tuyến tính càng chặt chẽ.


Để tính hệ số tương quan tuyến tính bội, căn cứ vào công
thức tinh R, lập bảng tính toán sau đây:

Xi Xa .. y ỹxx (y-ỹ ) V 2
2
(y-ỹ) 2

12
60 1.8 9:25 9,25 0,0000 47,5410
78 1.1 873 8.86 0,0169 54,9822
90 . 1.9 10,62 10,67 0.0025 30,5256
115 2,5 13,64 12,71 0,8649 6,2750
126 1.3- 10,93 • 11,20 0,0729 27,1962
169 2.6 14,31 15,14 0,6889 3,3672
198 5.1 22,10 20,47 2,6569 35,4620
226 4,2 19.17 20,16 0,9801 9,1506
250 7,5 25,20 26,60 1,9600 81,9930
300 6.1 27,50 26.39 1,2321 128,9360
.. 8,4752 425,4288

307

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Như vậy, mối liên hệ giữa vốn đầu tư phát triển công
nghiệp, số lượng lao động vối giá trị sản xuất công nghiệp rất
chặt chẽ.
Trong trường hợp chỉ có hai tiêu thức nguyên nhân như
ví dụ trên, có thể tính hệ số tương quan tuyến tính bội theo
công thức sau đây:
ỉ r +r -2r_ r r 2 2

JỊ _ ị y*Ị y*2 r*i'y*2«Ị«2 r

V 1-r.Xl*2 2

Với r , r , r , là các hệ số tương quan tuyến tính


yXi yX2 XjX2

đơn, ta có:
yxi = ( iy-X]ỹ)''ơ a
r X
xl y

= (3081,413 -161,2 X 16,145)/76,401 X 6,522 = 0 961


r = (x y-x ỹ)/ơ ơ
yx2 2 2 x2 y

. = (68,192 -3,41 X 16,145)/2,088 X 6,522 = 0,965


xlx2 =( l 2-XiX ) xl x2
r x x
2
/ơ ơ

= (691,95 -3,41 X 161.2)/76,401 X 2,088 = 0,892


Do đó:
TỊ |0,961 +0.965 - 2x0,961x0,965x0,892
2 2


K
• = 0,99
li 1-0.892 2

Hệ sô tương quan riêng phần được sử dụng để đánh giả


mức độ chặt chẽ giữa một tiêu Ihức nguyên nhân nào đó vối
tiêu thức kết quả y trong khi các tiêu thức nguyên nhân khác
không đổi.

308

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ví dụ như có hai tiêu thức nguyên nhân Xi, x và tiêu 2

thức kết quả y có thể tính các hệ số tương quan riêng phần
sau đây:
- Hệ số tương quan riêng phần giữa X, và y trong khi x 2

không đổi:

y*i(*2)

- Hệ số tương quan riêng phần giữa x và y trong khi X!


2

không đôi:

yx (x )
2 1 Ị —— ; -

Ta có:
0,961-0,965x0,892
= 0,845
V(l-0,965 )(l-0,892 )
2 2

0,965-0,961x0,892
r
yx2("i) = 0,862
V(l-0,961 )(1-0,891 )
2 2

4.3. Đa cộng tuyên


Khi xây dựng mô hình hồi quy giữa nhiều tiêu thức, về
phương diện lý thuyết phải đảm bảo các tiêu thức nguyên
nhân X không tương quan với nhau. Nếu giữa các tiêu thức
nguyên nhân Xi có tương quan tuyến tính với nhau thì được
coi là có hiện tượng đa cộng tuyến.
Hậu quả của đa cộng tuyến là làm cho việc ước lượng các
hệ số của mô hình hồi quy sẽ không chính xác, ảnh huống
đến việc suy rộng các kết quả tính toán.

309

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến, trong một số
chương trình về thống kê, ví dụ như chương trình SẸSS có
một số phương pháp xây dựng mô hình hồi quy sau đây:
- Phương pháp đưa vào dần (forward selectìon): Tiêu
thức nguyên nhân đầu tiên được xem xét để đưa vào mô hình
hồi quy là tiêu thức nguyên nhân có hệ số tương quan lớn
nhất (về trị tuyệt đối) vối tiêu thức kết quả. Để xem xét tiêu'
thức nguyên nhân này (và những tiêu thức nguyên nhân
khác) có được đưa vào mô hình hồi quy hay không thì sử
dụng tiêu chuẩn vào là thống kê F (đước mặc định F = 3 84).
Nếu tiêu thức nguyên nhân đầu tiên được xem xét đe đưa
vào mô hình hồi quy thoa mãn tiêu chuẩn vào thi phương
pháp đưa vào dần sẽ tiếp tục, nếu không, không có tiêu thức
nguyên nhân nào được đưa vào mô hình hồi quy"
Khi tiêu thức nguyên nhân đầu tiên đã thoa mãn tiêu
chuẩn vào mô hình hồi quy thì tiêu thức nguyên nhân thứ
hai được xem xét có thoa mãn tiêu chuẩn vào hay không la
tiêu thức nguyên nhân có hệ số tương quan riêng phần lân
nhất (về trị tuyệt đôi) vối tiêu thức kết quả. Nêu tiêu thức
này thoa mãn tiêu chuẩn vào sẽ được đưa vào mô hỉnh hoi
quy. Thù tục này sẽ tiếp tục cho đến khi không còn tiêu thức
nguyên nhân nào thoa mãn tiêu chuẩn vào
5 - Phương pháp loại trừ dần (Backward elimintion): Tất
cả các tiêu thức nguyên nhân được đưa vào mô hình hồi quy
Sau đó loại trừ dần chún bằng tiêu chuẩn loại trừ Tiêu
ff

chuẩn loại trừ là giá trị F tối thiểu (được mặc định F = 2 71)
mà tiêu thức nguyên nhân phải đạt được để được à lai trong
mô hình hồi quy. Nếu các tiêu thức nguyên nhân có giá tri F
nhỏ hơn giá tri F tối thiểu thì chúng sẽ bị loại khỏi mô hình
hôi quy. "...

310

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Phương pháp chọn từng bước (Stepvvise selection): Là
sự kết hợp giữa hai phương pháp trên và là phương pháp
thường được sử dụng.
Tiêu thức nguyên nhân đầu tiên được chọn để đúa vào
mô hình hồi quy giống như phương pháp đưa vào đần, nếu nó
không thoa mãn tiêu chuẩn vào thì thủ tục này sẽ chấm dứt
và không có tiêu thức nguyên nhân nào được lựa chọn. Nếu
nó thoa mãn tiêu chuẩn vào thì tiêu thức nguyên nhân thứ
hai được lựa chọn dựa vào hệ số tương quan riêng phần lốn
nhất (về trị tuyệt đối). Nếu tiêu thức nguyên nhân thứ hai
thoa mãn tiêu chuẩn vào tiu nó cũng sẽ đi vào mô hình hồi quy.
Sau đó, dựa vào tiêu chuẩn ra để xem xét tiêu thức
nguyên nhân thứ nhất có phải loại bỏ khỏi mô hình hồi quy
hay không. Trong bước kế tiếp, các tiêu thức nguyên nhân
khôngở trong mô hình hồi quy được xem xét để đưa vào. Sau
mỗi bước, các tiêu thức nguyên nhân ở trong mô hình hồi quy
được xem xét để loại trừ ra cho đến khi không còn tiêu thức
nguyên nhân nào thoa mãn tiêu chuẩn ra thì kết thúc.
Các mô hình hồi quy được xây dựng theo các phương
pháp trên có thể khác nhau. Tuy thuộc vào mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể để lựa chọn mô hình thích hợp.

V. TƯƠNG QUAN HẠNG VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA HAI


TIÊU THỨC THUỘC TÍNH
5.1. Tương quan hạng
Tương quan hạng có thể được sử dụng trong trường hợp
số lượng đơn vị không nhiều để nghiên cứu mối liên hệ tương
quan giữa hai tiêu thức. Đối với mỗi tiêu thức, cần phải xếp
hạng từ thào đến cao phù hợp với biểu hiện của tiêu thức - tức

311

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


là sử dụng thang đo thứ bậc. Nếu biểu hiện tiêu thức của một
số đơn vị giống nhau thì lấy hạng bình quân của các đơn vị đó.
Hệ số tương quan hạng r, cùa Spearman được sử dụng để
đánh giá mức độ chặt chẽ và tính theo công thức sau đây:

8
n(n~-l)
Trong đó:
n: Sô đơn vị nghiên cứu;
dị. Hiệu của hai hạng của đơn vị i, với 1 = 1,11.
Tính chất của hệ số tương quan hạng giống với tính chất
của hệ số tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng -
tức là: - Ì < r, < ĩ.
Vi dụ: Có tài liệu về tuổi nghề (năm) và năng suất lao
động (sản phẩm) của 10 công nhân ở một doanh nghiệp như

Tuổi nghề NSLĐ Hạng t.nghề Hạng NSLĐ d ú2

1 3 1 1.0 0,0 0,00


3 12 2 3,5 -1,5 2.25
4 9 3 2,0 1.0 1,00
5 16 4 5,0 -1,0 1.00
7 12 5 3,5 1,5 2,25
8 21 6 7,5 -1,5 2.25
9 21 7 7.5 -0,5 0,25
10 24 8 9,0 -1,0 1,00
11 19 9 6,0 3,0 9.00
12 27 10 10,0 0.0 0,00
19,00

312

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Kết quả tính toán cho thấy: Mối liên hê giữa tuổi, nghề
và nàng suất lao động chặt chẽ và liên hệ thuận.
5.2. Tương quan giữa hai tiêu thức thuộc tính
Đê nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa hai tiêu thức
thuộc tính, trước hết phải phân tổ kết hợp theo hai tiêu thức
đó. Dựa vào bảng phân tổ kết hợp để tính hệ số liên hợp. Hệ
số liên hợp thường được sử dụng là hệ số liên hợp của
Cramer:

k ị ~z~
Vn.min{(d-l),(c-l)}
Trong đó:
2 (li;: - àịị) 2

X = 2J " v
°ĩ n
i j là tân sô thực tế,
j

tông dòng X tông cót ,, „, »-,. ,


n, = — là tản sô lý thuyêt.
n
n: Số đơn vị nghiên cứu.
d: Số dòng của bảng phân tô kết hợp.
c: Sô cột của bảng phân tó kết hợp.
K có giá trị trong khoảng [0, 1]. Nếu K = 0 cho biết
không có môi quan hệ;
Nêu K = Ì cho biêt mối quan hệ hoàn toàn chặt chẽ.
Vi dụ: Đê nghiên cứu mối quan hệ giữa việc đào tạo nâng
cao tay nghề và sáng kiến cải tiến -kỹ thuật, người ta điểa.tra

313

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ở 100 công nhân theo hai tiêu thức này. Sau khi phân tổ kết
hợp, có kết quả sau đây:

Đạo tạo sáng kiến Đã đào tạo Chưa đào tạo Tổng dòng
Có 40 < 30 > (3,3333) 10 < 20 > (5,0000) 50
Khôna 20 < 30 > (3,3333) 30 < 20 > (5,0000) 50
Tổng cột 60 40 100

Trong mỗi ô của bàng phân tô kết hợp có ba số:


- Số thứ nhất là tần số thực tê - số công nhân được điều
tra. Ví dụ: 40
- Số thứ hai ở trong <...> là tần số lý thuyết = Tổng'dòng
X tông cột / n
- Số thứ ba ở trong (...) = (Tần số thực tế - Tần số lý
thuyết) / Tần số lý thuyết và từ đây tính được X = 16,6666.
2 2

Do đó:

K 16,6666 16,6666
= 0,4082
'I00.min{(2_l),(2_l)} ỵ 100
Như vậy mối quan hệ giữa hai môn học này khá chặt
chẽ.

314

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tóm tắt chương

1. Các hiện tượng tồn tại-trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn
nhau. Phân tích hồi quy . và tương quan là phương pháp
thường sử dụng để nghiên cứu môi liên hệ phụ thuộc đó.
Theo mức độ chặt chẽ của môi liên hệ phụ thuộc có thể
phận thành hai loại: Liên hệ hàm số và Hên hệ tương quan.
2. Phân tích hối quy và tương quan nhằm giải quyết hai
nhiệm vụ nghiên cứu chù yếu: Xây dựng mô hình hồi quy
phản ánh môi liên hệ và đánh giá mức độ chặt chẽ của mòi
liên hệ. Hai nhiệm vụ này có thê được giải quyết đồng thời
hoặc có thê được giải quyết độc lập.
3. Trường hợp đơn giàn là nghiên cửu hồi quy và tương
quan giữa hai tiêu thức sô lượng. Có thể dựa vào đồ thị để
xác định dạng của mô hình hồi quy là tuyến tính hoặc phi
tuyến tính. Việc xác định giá trị các hệ số của mô hình hồi
quy được thực hiện bằng phương pháp bình phương nhỏ
nhất, từ đó dẫn đến hệ phương trình chuẩn và giải hệ
phương trình chuẩn sẽ có kết quả. Hệ số tương quan và tỷ số
tương quan được sử dụng để đánh giá mức độ chặt chẽ của
mối liên hệ tương quan giữa hai tiêu thức sô lượng.
4. Trường hợp phức tạp là nghiên cứu hồi quy và tương
quan tuyến tính giữa nhiều tiêu thức số lượng (hồi quy và
tương quan tuyến tính bội), phản ánh mối liên hệ giữa nhiều
tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Để đánh giá vai
trồ cùa mỗi tiêu thức nguyên nhân đối với tiêu thức kết quả
thì cần phải dựa vào các hệ số hồi quy chuẩn hoa. Hệ số

315

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tương quan tuyến tính bội được sử dụng để đánh giá mức độ
chặt chẽ của mối liên hệ giữa các tiêu thức nguyên nhân vối
tiêu thức kết quả. Hệ số tương quan riêng phần được sử dụng
để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa một tiêu
thức nguyên nhân nào đó với tiêu thức kết quả trong điều
kiện các tiêu thức nguyên nhân khác không đổi.
5. Yêu cầu khi xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội
là giữa các tiêu thức nguyên nhân không tương quan với
nhau. Nếu giữa các tiêu thức nguyên nhân có quan hệ tuyến
tính thì được gọi là có hiện tượng đa cộng tuyến.
Hậu quả của đa cộng tuyến là làm cho việc ưốc lượng các
hệ số của mô hình hồi quy sẽ không chính xác, ảnh hưởng
đến việc suy rộng các kết quả tính toán.
Để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến, trong một số
chương trình về thống kê, ví dụ như chương trình SPSS, có
một số phương pháp xây dựng mô hình hồi quy như: Đưa dần
vào, loại trừ dần, chọn từng bước v.v...
6. Tương quan hạng được sử dụng trong trường hợp số
lượng đơn vị nghiên cứu không nhiều và được thực hiện bằng
việc tính hệ số tương quan hạng. Người ta cũng có thể nghiên
cứu tương quan gữa hai tiêu thức thuộc tính bằng cách tính
các hệ số liên hợp, trong đó hệ số liên hợp của Cramer thường
được sử dụng.

316

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


C â u hỏi ôn t ậ p

1. Đặc điểm của liên hệ hàm số và liên hệ tương quan?


Tại sao khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội lại
thường gặp liên hệ tương quan?
2. Phân tích hồi quy và tường quan giải quyết những
nhiệm vụ nghiên cứu gì?
3. Ý nghĩa các hệ số b và bi trong mô hình hồi quy
0

tuyến tính gữa hai tiêu thức số lượng?


4. Nêu những tính chất của r?
5. Nêu những tính chất của TI?
6.Ỷ nghĩa việc nghiên cứu hồi quy và tương quan tuyến
tính giữa nhiều tiêu thức số lượng?
7. Ý nghĩa của hệ số hồi quy chuẩn hoa p?
8. Ý nghĩa của hệ số tương quan bội và hệ số tương quan
riêng phần?
Bài tập
1. Có tài liệu về thu nhập và vốn của 10 trang trại ở một
địa phương như sau:
Thu nhập (Triệu đ) Vốn (Triệu d) Thu nhập (Triệu d) Vốn (Triệu đ)
46,8 93,6 89,4 196,0
30,3 54.5 42,5 85,0
25,6 38.7 61,8 120,5
36,5 65,4 75,2 157,4
50,7 104,5 80,5 176,8

317

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Yêu cầu:
a. Xác định tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quà.
Giải thích tại sao?
b. Trinh bày bằng đồ thị mối liên hệ giữa vốn và thu
nhập và nhận xét.
c. Xác định mô hình hồi quy. phận anh mối liên hệ giụa
vốn và thu nhập. Giải thích ý; nghĩa các hệ số của mô hình
hồi quy.
đ. Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ trên.
2. Có tài liệu về 8 doanh nghiệp công nghiệp cùng sản
xuất một loại sản phẩm sau:
Sản lượng Nhiên liệu tiêu hao Sản lượng Nhiên liệu tiêu hao
(100 tấn) (10 tấn) (100 tàn) (10 tấn)
5 4,6 16 7,8
12 7.0 11 5,7
2 3.3 9 5.1
.7 4,5 , 20 9,2
Yêu cầu:
a. Xác định tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả.
Giải thích tại sao?
b. Trình bày bằng đồ thị môi liên hệ giữa sản lượng và
lượng nhiên liệu tiêu hao và nhận xét.
c. Xác định mô hình hồi quy phản ánh môi liên hệ giữa
sản lượng và lượng nhiên liệu tiêu hao. Giải thích ý nghĩa các
hệ số của mô hình hồi quy.
ri. Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ trên.

318

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3. Có tài liệu về tỳ lệ sinh đặc trưng theo tuổi của một
địa phương như sau:
Tuổi Tỷ lệ sinh
15- 19 0,035
20-24 0,197
25-29 0,209
30-34 0,155
35-39 0,100
40-44 0,049
45-49 0,014

Yêu cầu:
a. Xác định tiêu thức nguyên nhãn và tiêu thức kết quả.
b. Biểu hiện môi liên hệ bằng đồ thị.
c. Xác định mô hình hồi quy phản ánh môi liên hệ giữa
các tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả.
d. Đánh giá mức độ chặt chẽ của môi liên hệ.
4. Có tài liệu về 8 doanh nghiệp thương nghiệp như sau:

Doanh thu Lao động Vốn Doanh thu Lao dộng Vón
(Tỷd) (Người) (Tỳ d) (Tỷ d) (Người) (Tỷ đ)
29,0 25 32,0 11,8 28 6.3
27,3 29 10,2 9.1 21 2.6
7,8 19 2,5 4,5 14 1,8
15.0 23 5,3 25,3 24 2,4

319

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Yêu cầu:
a. Xác định các tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết
quả.
b. Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa
các tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả.
c. Đánh giá vai trò của từng tiêu thức nguyên nhân đối
vôi tiêu thức kết quả.
d. Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ.
5. Tài liệu điều tra ở 100 sinh viên về kết quả hai môn
học là toán cao cấp và lý thuyết thống kê được phân tô kết
hợp như sau:
^~"~-\Toán cao cấp
Kém Trung bình Khá giỏi Tổng
LTTK
Kém 15 5 0 20
Trung bình 15 35 10 60
Khá giỏi 0 10 10 20
Tổng 30 50 20 100

Hãy đánh giá về mối quan hệ giữa kết quả học tập của
môn toán cao cấp và môn lý thuyết thống kê.

320

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương Vin
PHÂN TÍCH DÃY SỐ THÒI GIAN

ĩ. KHÁI NIỆM VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN


Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua
thời gian, việc nghiên cứu sự biến động này được thực hiện
trên cd sở phân tích dãy số thời gian.
Dãy sô thời gian là dãy các sô Liệu thông kê của hiện
tượng nghiên cứu được sáp xếp theo thứ tự thời gian.
Vi dụ: Có tài liệu về giá trị sản xuất (GO) của doanh
nghiệp A qua một số năm như sau:

Bàng 8.1

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004


GO (Tỳ đổng) 10,0 12,5 15,4 17,6 20,2 22,9

Dãy số thời gian trên phản ánh GO của doanh nghiệp từ


năm 1999 đến năm 2004.
Một dãy số thòi gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số
liệu của hiện tượng nghiên cứu.
Thời gian có thê là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài
giữa hai thòi gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.
Dãy số thời gianở trên có khoảng cách thời gian là một năm.

321

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể
được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân
và được gọi là các mức độ của dãy số.
Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô (khối
lượng) của hiện tượng qua thòi gian, có thể phân dãy số thời
gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt
đối thời kỳ, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng
trong từng khoảng thời gian nhất định. Ví dụ ở trên là một
dãy số thời kỳ, mỗi mức độ của dãy số phản ánh kết quà sản
xuất của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từng năm.
Dãy sô thòi điểm là dãy số mà các mức độ là những số
tuyệt đôi thời điểm phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện
tượng tại những thời điểm nhất định.
Ví dụ: Có tài liệu về giá trị hàng hoa tồn kho của cửa
hàng B vào những ngày đầu tháng Ì, 2, 3, 4 năm 2004 như
sau:
Bảng 8.2
Ngày 1 -1 1 -2 1 -3 1 -4
Giá trị hàng tồn kho (Triệu đồng) 356 364 370 352
Các mức độ của dãy số trên chỉ phản ánh giá trị hàng
hoa tồn kho vào ngày đầu tháng, các ngày khác trong tháng
thì giá trị hàng hoa tồn kho có thể thay đổi do việc xuất,
nhập hàng hoa thường xảy ra trong quá trình kinh doanh.
Các dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm được gọi là dãy số
tuyệt đối. Trên cơ sỏ các dãy số tuyệt đối có thể xây dựng các
dãy số tương đối hoặc dãv số bình quân, trong đó các mức độ

322

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


của dãy số là các số tương đối hoặc các số bình quân.
Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu
cơ bản khi xây dựng dãy số thòi gian là phải đảm bảo tính
chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thê:
•> - .Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thòi gian
phải thống nhất.
' - Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất
•rí.
Ì . - Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau,
n'hẩ't là đối vối dãy sô' thòi kỳ.
Trọng thực tế, do những nguyên nhân khác nhau, các
yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi có sự chỉnh lý
phù hợp để tiến hành phân tích.
Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các
đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy
luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của
hiện tượng trong thòi gian tới.

li. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM BIÊN ĐỘNG CửA HIỆN


TƯỢNG QUA THÒI GIAN
Các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng để phân tích
những đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian.
2.1. Mức độ bình quân qua thời gian ,
Chì tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ
tuyệt đối của dãy số thòi gian. Tuy theo dãy số thời kỳ hay
dãy số thời điểm mà công thức tính V' hau.

323

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Dối vôi dãy số thời kỳ, mức độ bình quân qua thòi
gian được tính theo công thức sau đây:
_ VỊ +y +... + y _7,
= 2 n yi

n Tí
Trong đó:Ỵị (i = Ì, 2,..., n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Từ bảng Ì, ta có:
_ _ 10,0 + 12,5 + 15,4 + 17,6 + 20,2 + 22,9 _ , «
y= ' — = 16,433 tỳ đồng
D
Như vậy, giá trị sàn xuất bình quân hàng năm từ 1999
đến 2004 của doanh nghiệp đạt 16,433 tỷ đồng.
- Đôi vài dãy số thời điểm có các khoảng cách thời gian
bằng nhau như ví dụ ở bảng 8.2, để tính giá trị hàng hoa tồn
kho bình quân của từng tháng, cần phải già thiết: Sự biến
động về giá trị hàng hoa tồn kho của các ngày trong tháng
xảy ra tương đối đều đặn. Từ đó, dựa vào giá trị hàng hoa tồn
kho của ngày đầu tháng và ngày cuối tháng - tức của đầu
tháng sau, để tính giá trị hàng hoa tồn kho bình quân của
tháng. Giá trị hàng hoa tồn kho bình quân của từng tháng
được tính như sau:
Tháng 1-2004:ỹ = í = 360 triệu đồng
1
356 364

Tháng 2-2004:ỹ = 364 + 370 _


2 367 triệu đồng

Thán,-; 3-2004:ỹ = 370 + 352 _


3 361 triệu đồng

Giá trị hàng hoa tồn kho bình quân của quý ì năm 2004
(ký hiệu 3?]) tính được bằng cách bình quân hoa giá trị hàng

324

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


hoa tồn kho bình quân của tháng Ì, tháng^, tháng 3 năm
2004. Tức là: '•
- _Ỹ1+Ỹ2+Ỹ3 _ 360+367 + 361
y, = tị = ^
3^ 364 370 ^
+ + +

= -2 s 2_ _ 362 666 triệu đồng


4-1 • 6

Từ đó, công thức để tính mức độ bình quân qua thòi gian
từ dãy số thời điểm có các khoảng cách thòi gian bằng nhau là:

y + y +y +-- + y -i +Y
2 3 n

n-í
Trong đó: y, (i = Ì, 2,..., n) là các mức độ của dãy sô thòi
điểm có các khoảng cách thời gian bằng nhau.
Đối vói dãy sô thời điểm có các khoảng cách thời gian
không bằng nhau thì mức độ bình quân qua thòi gian được
tính theo công thức sau đây:
yihi +y h + •••• + y h
2 2 n n

hj + h + .... + h„
2

Trong đó: hi (i = Ị, 2,..., n) là khoảng thời gian có mức độ


Vi (i = Ị, 2,..., n).
Ví dụ: Có tài liệu về số lao động của một doanh nghiệp
trong tháng 4 năm 2004 như sau:
Ngày Ì - 4 có 400 người
Ngày 10 - 4 nhận thêm 5 người
Ngày 15 - 4 nhận thêm 3 người . Ì.;-.?--.

325

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ngày 21-4 cho thôi việc 2 người và từ đó cho đến hết
tháng 4 năm 2004 số lao động không thay đổi. Yêu cầu tính
số lao động bình quân của tháng 4 - 2004.
Bảng sau đây được lập ra để tính toán:

Bảng 8.3
Then gian Số ngày h. Số lao động ý.
Từ 1 - 4 đến 9 - 4 9 400
Từ 10-4 đến 14-4 5 405
Từ 15 - 4 đến 20 - 4 6 408
Từ 21 - 4 đến 30-4 10 406

_ (400 X 9) + (405 X 5) + (408 X 6) + (406 X lũ)


y
~ 9 + 5 + 6 + 10
= 404 lao động
2.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối
giữa hai thời gian. Tuy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính
các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối sau đây:
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay
từng kỳ): Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đôi giữa
hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức sau đây:
Si = y — y (với i = 2, 3,...,\i)
s M

Trong đó:
õị! Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng
kỳ) ở thời gian i so với thời ídan đứng liền trưâc đó lài - Ì

326

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


y,: Mức độ tuyệt đốiở thời gian i
y _ : Mức độ tuyệt đốiỏ thời gian ĩ - Ì
i l

Nếu Yi > y thì Si > 0: Phân ánh quy mô hiện tượng tăng,
M

ngược lại nếu y; < thì 6, < 0: Phản ánh quy mô hiện tượng
giảm.
Từ số liệu ở bảng 8.1, ta có:
6 = y -Yi = 12,5 tỷ đồng- 10,0 tỷ đồng = 2,5 tỷ đồng
2 2

5 = y -y» = 15,4 tỷ đồng - 12,5 tỳ đồng = 2,9 tỷ đồng


3 3

ỗ< - y = 17,6 tỷ đồng- 15,4 tỷ đồng = 2,2 tỷ đồng


3

s = y -y* = 20,2 tỷ đồng- 17,6 tỳ đồng = 2,6 tỷ đồng


5 5

6 = y - y = 22,9 tỷ dồng- 20,2 tỷ đồng = 2,7 tỷ đồng


6 6 s

Như vậy, năm sau so vói năm trưốc giá trị sản xuất của
doanh nghiệp đều tăng lèn.
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc: Phản
ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng
thời gian dài và được tính theo công thức sau đây:
A, = y - y i (với i = 2, 3,..., n)
i

Trong đó:
A : Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốcở thời gian
i SO với thời gian đầu của dãy số.
y: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i.
ý,: Mức độ tuyệt đối ỏ thời gian đầu.
Từ số liệu ở bàng 8.1:
A = y - >'i - 12,5 tỳ đồng - 10,0 tỷ đồng = 2,5 tỷ đồng
2 2

A = y - >'i 15,4 tỷ đồng - 10,0 tỷ đồng = 5,4 tỷ đồng


3 3
=

327

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


A< - y, - y, = 17,6 tỷ đồng - 10,0 tỷ đồng = 7,6 tỳ đồng
A = y - y, = 20,2 tỷ đồng - ] 0,0 tỷ đồng = 10,2 tỷ đồng
5 5

Ao = y - y = 22,9 tỷ đồng - 10,0 tỷ đồng = 12,9 tỷ đồng


6 5

Dễ dàng nhận thấv:


S + S + ....+ỗ„ = A (=y„- )
2 3 n yi

Từ ví dụ trên:
2,5 tỳ đ + 2,9 tỷ đ + 2,2 tỷ đ + 2,6 tỷ đ + 2,7 tỳ đ = 12,9 tỷ đ
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt dối bình quân: Phàn
ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
liên hoàn và được tính theo công thức sau đây:
g _ 8 + 5 + + 6 _ A„ _ yj^yi_
2 3 n

n-l n-1 n-1


Trong ví dụ trên:
T_ 22,9-10,0 _ „ »• ... ro

s= —ị =2,58 tỳ đồng
Tức là: Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2004, giá
trị sản xuất của doanh nghiệp đã tăng bình quân hàng năm
là 2,58 tỷ đồng.
2.3. Tốc độ phát triển
Chì tiêu này phàn ánh tốc độ và xu hướng biến động của
hiện tượng nghiên cứu qua thòi gian. Tuy theo mục đích
nghiên cứu, có thể tính các tốc độ phát triển sau đây:
- Tóc độ phát triển liền hoàn: Phản ánh tốc độ và xu
hướng biến động của hiện tượng ỏ thời gian sau EO với thời
gian liền trưốc đó và được tính theo công thúc sau đây

328

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ti = - ^ i - (với 1 = 2, 3,..., ri)
y,-i
Trong đá:
tị-. Tóc độ phát triển liên hoàn thòi gian i so với thời gian
i-1 và có thể biểu hiện bàng lần hoặc %.
Từ ví dụở bảng 8.1, ta có:
ý? 12,5
2 = —=
l
= 1,250 lần hay 125,0%
Yi 10,0
ta = ^- = ^~ = 1,232 lần hay 123,2%
y 12,5
2

t = Zi ILẼ = 1 3 lân hay 114,3%


= >14

Y3 15,4
y 20,2
5
1,148 lần hay 114,8%
y 17,6
4

V 22 9
6 = — = 7^7 =1,134 lần hay 113,4%
l

y 20,2
5

- Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh tốc độ và xu


hưống biến động của hiện tượngở thời gian những khoảng
thời gian dài và được tính theo công thức sau đây:

Tị (với i = 2, 3,..., n)

Trong đó:
T,: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thòi gian
đầu của dãy số và có thể biêu hiện bằng lần hoặc Vo.

329

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Từ ví dụở bảng Ì, ta có:

Z i = 12,5
1,25 lần hay 125%
Ti 10,0
l l = 15,4
1,54 lần hay 154%
Vi 10,0
Z i = 17,6
1,76 lần hay 176%
yi 10,0
Z L 20,2
2,02 lần hay 202% =

y\ 10,0
22,9
2,29 lần hay 229%
10,0
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định
gốc có các mối quan hệ sau đây:
Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc
độ phát triển định gốc, tức là:
ts-t,.... t„ = T„
Thứ hai: Thương của tốc độ phát triển định gốcở thời
gian i với tốc độ phát triển định gốc ở thòi gian i-1 bằng tốc
độ phát triển liên hoàn giữa hai thòi gian đó, tức là:

= (với i = 2, 3,...,n)
H-l
• Tốc dó phát triển bình quăn: Phản ánh mức độ đại
diện của các tốc độ phát triển liên hoàn.
Từ mối quan hệ thứ nhất giữa các tốc độ phát triển liên

330

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


hoàn và tóc độ phát triển định gốc nên tốc độ phát triển bình
quân được tính theo công thức số bình quân nhân, tức là:

r=".-i/t t . t =n-l^ _^zl


2 3 n =n

Từ ví dụở bang 8.1, ta có:


- í 22 9 1——
. t = s-ip^. =5/2,29 = 1,18 lần hay 118%
V10.0 -•
Tức 'là: Tóc độ phác ư-iBiỊỉbình quân hàng năm về giá trị
sản xuất của doanh nghiệp bằng 1,18 lần hay 118%.
Từ công thứề tính tốc độ phát triển bình quân cho thấy:
Ghì nên tính chỉ: tiêu^iẵy đối với nhữpg hiện tượng biến động
the^một xu huống nhất định. . í'
2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm';
Chỉ tiêu nậy phản ánh qua thời gian, hiện tượng đã tăng
(hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tuy
theo mục đích nghiên cứu, có thể tính cáo tốc độ tăng (hoặc
giảm) sau đây:
- Tốc độ táng (hoặc giảm) liên hoàn: Phản ánh tốc độ
tăng (hoặc giảm) ỏ thòi gian i so với thời gian i-1 và được
tính theo công thức sau đây:

y.-i y,-i
Tức là: Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn bằng tốc độ
phát triển liên hoàn (biểu hiện bằng lần) trừ Ì (nếu tốc độ
phát triển liên hoàn biêu hiện bằng phần trăm. thì, trừ 100)

331

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Từ các kết quả ỏ mục 2.3, ta có:
a = tjj - Ì = 1,250 - Ì = 0,25 lần hay 25%"
2

a = t - Ì = 1,232 - Ì = 0,232 lần hay 23,2%


3 3

v.v...
- Tốc độ tăng (hoặc giảm) đinh gốc: Phản ánh tốc độ
tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so vôi thời gian đầu trong dãy
số và được tính theo công thức sau đây:

A j = A L = y _ y
1 1 L = T i _ 1

yi yi
Tức là: Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc bằng tốc độ
phát triển định gốc (biểu hiện bằng lần) trừ Ì (nếu tốc độ
phát triển định gốc biểu hiện bằng phần trăm thì trừ 100).
Từ các kết quả ở mục 2.3, ta có:
A = T - Ì = 1,25 - Ì = 0,25 lần hay 25%
2 2

A = T - Ì = 1,54 - Ì = 0,54 lần hay 54%


3 3

v.v...
- Tốc độ tăng (hoặc giảm) binh quản: Phản ánh tốc
độ tăng (hoặc giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (hoặc giảm)
liên hoàn và được tính theo công thức sau đây:
ã" = t - Ì (nếu t biểu hiện bằng lần)
Hoặc:
ã = ĩ (%) - 100 (nếu ĩ biểu hiện bằng %)
Từ kết quả ở mục 2.3, ta có:
ã ••- 1,13 • Ì = 0,18 lần hay 18%

332

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tức là: Tốc độ tăng bình quân hàng năm về giá trị sản
xuất của doanh nghiệp bằng 18%.
2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc
giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh cử 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ
tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tươngứng với một quy mô cụ
thê là bao nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng
(hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng (hoặc giảm)
liên hoàn, tức là:
Si y.-Ị
gi =
100
y.-i
Từ bàng 8.1, ta có:
g =-y- = °' tỷ đồng - tức là cứ 1% tăng lên
2
= 100

của năm 2000 so vối năm 1999 thì tươngứng 0,100 tỳ đồng.

g "^ ~53"
3
= = = 0,125
tỷ ° s "
đ n tức là cứ 1% tăn
e lên
của năm 2001 so vối năm 2000 thì tươngứng 0,125 tỷ đồng.
v.v...
Chì tiêu này không tính đối với tốc độ tăng (hoặc giảm)
đinh gốc vì luôn là một số không đổi và bàng -^í-.
100
Trên đây là năm chỉ tiêu thường được sử dụng để phân
tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian. Mỗi
một chỉ tiêu có nội dung và Ý nghĩa riêng, song giữa các chỉ

333

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tiêu có mối liên hệ vối nhau nhằm giúp cho việc phân tích'
được đầy đủ và sâu sắc. ị

IU BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN cờ BẢN CửA


HIỆN TƯỢNG

Sự biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thòi gian
chịu sự tác động của nhiều yếu tố và có thể chia thành hai
loại: Các yếu tố chủ yếu và các yếu tố ngẫu nhiên. •
Với sự tác động của các yếu tố chủ yếu sẽ xác lập xu
hướng phát triển cơ bàn của hiện tượng. Xu hướng phát triển
cơ bản thường được hiểu là chiều hướng tiến triển chung kéo
dài theo thòi gian, phản ánh tính quy luật của sự phát triển.
Với sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm cho sự
biến động về mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hưóng cơ
bản. Vì vậy, cần sử dụng những phương pháp phù hợp, trong
một chừng mực nhất định, nhằm loại bỏ sự tác động của các
yếu tố ngẫu nhiên để phản ánh xu hưởng phát triển cơ bản
của hiện tượng.
Sau đây sẽ đề cập đến một số phương pháp thường được
sử dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.
3.1. Mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp này được sử dụng đối vối dãy số thời kỳ có
khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà
qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng.
Ví dụ: Có tài liệu về sản lượng hàng tháng năm 2004 của
một doanh nghiệp như sau: . . ."

334

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bàng 8.4
Tháng sàn lượng (1000 tấn) Tháng Sàn lượng (1000 tấn)
1 40,4 7 40,8
2 36,8 8 44,8
3 40,6 9 49.4
4 38,0 10 48,9
5 42,2 11 46,2
6 48,5 12 42,2
Dãy sô thời gian ờ trên cho thấy: sản lượng của các
tháng khí tăng, khi giảm không phản ánh rõ xu hướng biên
động. Có thê mở rộng khoảng cách thòi gian từ tháng sang
quý bằng cách cộng sản lượng cùa tháng Ì, tháng 2 và tháng
3 sẽ được sản lượng của quý ì; cộng sản lượng của tháng 4,
tháng 5 và tháng 6 sẽ được sản lượng của quý l i v.v... và được
kết quả sau đáy:
Bàng 8.5
Quý sàn lượng (1000 tấn)
I 117,8
li 128,7
M
I i«n
111 loo.u
IV 137.3
Bảng trên cho thấy: sản lượng của doanh nghiệp tăng
dần từ quý ì đèn quý IV năm 2003.
3.2. Dãy số bình quân trượt
Số binh quâp. trượt (còn gọi số bình quân di động) là số

335

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ dãy số
thòi gian tính được bằng cách loại dần các mức độ đầu, đồng
thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức
độ tính số bình quân không thay đổi.
Giả sử cổ dãy số thời gian: y , y„
2

Nếu tính số bình quân trượt cho nhóm ba mức độ, sẽ có:

2
3

ya
"3

V -Vn-2 +y -l+yn
n

y„-i - 3
Từ đó, sẽ có dãy số mới gồm các số bình quân trượtỹ 2

ỹ 3ỹn-1
Từ bảng 8.4, tính số bình quân trượt cho nhóm ba mức
độ, sẽ có:
Bàng 8.6
Tháng Vi Tháng ý. Ỹi
1 40.4 - 7 40.8 44.7
2 36,8 39,3 8 44,8 ' 45.0
3 40,6 38.5 9 49,4 47,7
4 38.0 4Ọ.3 10 48,9 48,2
5 42.2 42,9 11 46,4 45,8
6 48,5 43.8 12 42,2 •

336

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Đưa hai dãy số này lên đồ thị với trục hoành là các tháng
và trục tung là các mức độ của hai dãy số: Dãy số thực tê (y,)
và dãy số bình quân trượt (ỹj). So sánh hai đồ thị cho thấy:
Đồ thị của dãy bình quân trượt "phảng" hơn đồ thị của dãy sô
thực tế vì ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên - qua tính
bình quản trượt - phần nào đã bị san bằng.
60 -|

30 -
20 -
10 -
0i 1 1 i 1 1 1 1 1 1 1 1 I
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Việc chọn bao nhiêu mức độ để tính số bình quân trượt
đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến động và số lượng mức độ
ũủa dãy số thời gian. Nếu sự biến động tương đối đều đặn và
số lượn"- mức độ của dãy số không nhiều thì có thể tính sô
bình quân trượt vối ba mức độ. Nếu có sự biến động lớn và
dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính số bình quân trượt với
bốn năm mức độ,... số bình quân trượt càng được tính từ
nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của
:ác yếu tố ngẫu nhiên, nhưng đồng thời làm cho số lượng các
nức độ của dãy số bình quân trượt càng giảm, do đó ảnh
lường đến việc biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng.
3.3. Hàm xu thế
Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thòi gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


được biểu hiện bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế. Dạng
tổng quát của hàm xu thê là:
ỹ = f(t) với t = Ì, 2, 3 n: Thứ tự thòi gian của dãy số
t

Sau đáy là một số dạng hàm xu thế thường sử dụng:


- Hàm xu thế tuyến tính:
Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng
(hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
ỹ = b + b,t
t 0

Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ


phương trình sau dây để tìm giá trị của các hệ số bo và b,:
Xy = nb + b^t 0

Ety = b Zt + biEt
0
2

Hoặc có thể tính b bi theo các công thức sau đây:


0l

ơ
t
b = ỹ - bj ĩ
0

- Hàm xu thếpa-ra-bôn:
Hàm xu thế pa-ra-bôn được sử dụng trong trường hợp các
mức độ của dãy số tang dần theo thòi gian, đạt cực đại, sau
đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian,
đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian. Dạng tổng
quát của hàm xu thế pa-ra-bôn như sau:
ỹ =b '+b,t + h.t
t 0
1

338

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ
phương trình sau đầy để tìm giá trị của các hệ số bo, b, và b : 2

£y = nho + b,Zt + b 2t 2
2

2ty = b 2t + b,2t + b Zt
0
2
2
3

2t y = b Zt +b Zt + b Et
2
0
2
1
3
2
4

- Hàm xu thếhy-per-bón:
^ Hàm xu thể hỵ-per-bôn được sử dụng khi các mức độ của
hiện tượng giảm dần theo thòi gian. Dạng tổng quát của hàm
xu thê hy-per-bôn như sau:
ski b

t 1 = 0 +

Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ


phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ sô bo b,:
ỵ = nb b ỵ~
y 0+ i

- Hàm xu thế hàm mũ:


_ Hàm xu thế hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát
triển liên hoàn xấp xỉ nhau
Ýt = bo bĩ
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ
phương trình sau đây để tìm giá trị của các hệ sô bo b :
£lny = nlnbo + lnb,Zt
— -
V M
* + lnb,Itv 2

339

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Giải hệ phương trình trên sẽ được lnb„, Inh,; tra đối In sẽ
được bo, bi-
Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế, đòi
hỏi phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua
thời gian, dựa vào đồ thị và một số tiêu chuẩn khác như sái
số chuẩn của mô hình - ký hiệụSE:

Trong đó:
y : Mức độ thực tế của hiện tượng ỏ thời gian t.
t

ý : Mức độ của hiện tượng ở thòi gian t được tính từ hàm


t

xu thế.
n: Sô lượng các mức độ của dãy số thòi gian.
p: Số lượng các hệ số của hàm xu thế.
Nếu trên đồ thị biểu hiện mức độ thực tế của hiện tượng
qua thời gian có thể xây dựng một số hàm xu thế thi chọn
hàm xu thế nào có sai số chuẩn của mô hình nhỏ nhất.
Ví dụ: Trở lại ví dụở bảng 8.1, biểu diễn trên đồ thị vối trục
hoành là thứ tự thòi gian, trục tung là các mức độ dãy số:
25 -ì
20 -

15 -

10 -
5-
0
19S6 1998 2000

340

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trên đồ thị cho thấy các điểm được phân bố hầu như
năm trên một đường thẳng. Mặt khác, ò mục 2.2 phần l i cho
thấy các lượng tăng tuyệt đối liên hoàn xấp Xi nhau. Do đó có
thê sử dụng hàm xu thế tuyến tính để biểu hiện giá trị sản
xuất của doanh nghiệp:
ỳ, = bo + b,t
Dựa vào hệ phương trình tìm các hệ sốb b, để lập bảng
0l

tính toán sau đây:

Bâng 8.7
Năm Y t ty e
1999 10.0 1 10,0 1
2000 12,5 2 25,0 4
2001 15,4 3 46,2 9
2002 17.6 4 70,4 16
2003 20,2 5 101,0 25
2004 22,9 6 137,4 36
Tổng 98,6 21 390 91
.
Thay số liệu vào hệ phương trình:
98,6 = 6b + 21b,
0

390 = 21b + 91b, 0

Giải ra, sẽ được: bo = 7,4S2, b, = 2,566. Do đó hàm xu thế


tuyến tính biểu hiện giá trị sàn xuất của doanh nghiêp có
dạng cụ thê như sau:
ỳ = 7,452 + 2,566 t
t

341

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hoặc có.thê tính:
390 21 98,6

' 9l"C, = -
b =6 6 2 566

6 6

b = ^-2,566-^ = 7,452
0

6 6
3.4. Biểu hiện biến dộng thời vụ
Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính
chất lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm. Ví
dụ: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời vụ. Trong các
ngành khác như công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tài
dịch vụ, du lịch v.v... ít nhiều đểu có biến động thời vụ.
Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên và phong tục, tập quán sinh hoạt.
Biến động thòi vụ làm cho hiện tượng lúc thì mở rông
khẩn trương, khi thì thu hẹp, nhàn rỗi.
Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những biện
pháp phù hợp, kịp thời hạn chếảnh hưởng của biến động thời
vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội.
Phướng pháp thường được sử dụng để biểu hiện biến
động thời vụ là tính các chỉ số thòi vụ. Tài liệu được sử dụng
để tính các chì số thòi vụ thường là tài liệu hàng tháng hoắc
hàng quý của ít nhất ba năm.
Ví dụ: Có tài liệu về doanh thu (đơn vị tính: Tỳ đổng)
hàng quý của năm 5ở một doanh nghiệp như sau:

342

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bàng 8.8
Quý
I li UI IV
Năm ^ \
2000 14,85 16,22 16,62 18,86
2001 16,06 17,01 17,53 19,92
2002 17,04 18,22 18,50 20,85
2003 18,03 19,30 19,66 22,18
2004 18;85 19,97 20,20 22,86
Từ tài liệu trên, ta tính:
- Doanh thu bình quăn từng quý:
Quý ì:
_ 14,85 +16,06 +17,04 +18,03 +18,85 ' , ,
Vi = — — = 16,966 tỷ đồng
! :

Quý li:
_ _ 16,22 + 17,01 + 18,22 + 19,30 + 19,97 , ,
yn = — — = 18,144 tỷ đồng
!

Quý UI:
_ 16,62 + 17,53 + 18,50 + 19,66 + 20,20 , ,
Ỹax = — — = 18,502 tỷ đồng
0
Quý IV:
18,86 + 19,92 + 20,85 + 22,18 + 22,86
yrv = — — = 20,934 tỷ đồng

nh tế Quốc dân 343

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Doanh thu bình quân một quý tính chung cho
ố năm:
_ 16,966 + 18,144 + 18,502 + 20,934 , ,
y =
0 _ L__ : _ 1 8 i 6 3 6 5 tỷ ráng
Từ đó, chỉ số thời vụ của từng quý - ký hiệu Ij (vái j = ì,
l i , IU, IV), tính được bằng cách so sánh doanh thu bình quân
của từng quý với doanh thu bình quân một quý tính chung
cho 5 năm:

li 4
yo
Chì số thời vụ có thể được biểu hiện bằng lần hoặc bằng %.
Nếu Ij < Ì (hoặc 100%) thì sự biến động của hiện tượng ở thòi
gian j giảm, ngược lại, nếu lị > Ì (hoặc 100%) thì sự biến động
của hiện tượng ở thời gian j tăng.
Ỵ 16,966 „
I i =
S i '
= 0 9 1 0 4 h
^ 9 ì
' ũ 4 %

, 18,144
I l I = = 0 , 9 7 3 6
ì f S hay 97,36%
. 18,502 „
I n i =
ẩ £ = 0
' 9 9 2 8 h a y 9 9
- 2 8 %

Ỵ 20,934
I l V
=5^5 1 , 1 2 3 3 h a
y 112.33%

Như vậy, doanh thu giảm mạnhở quý ì, rồi đến quý li
quý IU và tăng lên ờ quý rv.

344

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


IV. PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẨN CỬA DÃY s ố THỜI
GIAN
Các mức độ của dãy số thòi gian y, có thể được phân chia
ra ba thành phần sau đây
- Xu thê, ký hiệu f„ phản ánh xu hưỏng phát triển cơ bàn
của hiện tượng kéo dài theo thời gian.
- Thời vụ, ký hiệu s„ sự biến động có tính chất lặp đi lặp
lại trong những khoảng thời gian nhất định của năm.
- Ngẫu nhiên, ký hiệu z„ sự biến động do các yếu tố ngẫu
nhiên xảy raở những thời gian khác nhau.
Ba thành phần trên đây được kết hợp lại với nhau theo
một trong hai dạng sau đây:
- Kết hợp cộng:
y, = fi + Si + z,
- Kết hợp nhân:
y. = f,-s .z,
t

4.1. Phản tích các thành phần theo kết hợp cộng
Trường hợp đơn giàn được giả thiết rằng xu thế là hàm
tuyến tính:
f, = b + b„ (với t = Ì, 2, 3,... là thứ tự thòi gian trong dãy
0

sô)
Khi đó việc xác định xu thế và biến động thời vụ được
dựa vào bảng Buys-Ballot.
Từ ví dụ ở bảng 8.8, bảng Buys-Ballot được xây dựng
như sau:

345

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bảng 8.9
\ouý(j) Tổng năm
I li IV
Năm (i) III T, ÍT,
2000 1 14,85 16.22 16.62 18,86
66.55 66,55
2001 2 16,06 17.01 17,53 19,92 70,52 141,04
2002 3 17,04 18,22 18,50 20,85 74,61 223,83
2003 4 18.03 19,30 19,66 22,18 79,17 316,68
2004 5 18,85 19,97 20,20 22,86 81,88 409,40
Tổng quý Tị 84,83 90,72 92.51 104,67 372,73 1157,5
BQ quýĩi 16.966 18,144 18,502 20,934 T = Z s = £iT, Tj

Trong đó: i = Ì, 2,..., n là số năm. Trong ví dự trên i = 5.


, ' '" - ể gian dưối một năm: BỊ = 4
J =l 2 m lả cá c khoản thời

đôi vôi quý, m = 12 đối vói tháng.


Từ dòng cuối cùng, tính bình quân một quý tính chung
cho 5 năm: '
ỹ =Ẵli - 16,966 + 18,144 + 18.502 + 20,934
0
— = 18,6365

Sau đó các hệ số của hàm xu thế tuyến tính và thòi vu


được tính theo các công thức sau đây:
12 n +1
b
2m T)
1 =
m.n(n -l)'m ỉ!

12 -1157,5 5 + 1
{ Z12 1Z) 0 24
ĨĨ^~T) A Tĩ- - = -

346

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


b =J L -
0 ^ ± ỉ ^ Z i - 0 , 2 4 ^ = 16,07
b l =

m.n 2 4.5 2
s, Sj =ỹj -ỹ -bj(j-Ị2±_) -với; = Ì, 2, 3, 4
s
0

Sj = 16,966 - 18,6365 - 0,24(1 —i±ỉ) = -1,3105

s = 18,144 -18,6365 - 0,24(2 - lii) = -0,3725


2

s = 18,502 -18,6365 - 0,24(3 - liỉ) = -0,2545


3

s = 20,934 -18,6365 - 0,24(4 - liỉ) = 1,9375


4

Sau khi đã xác định được thành phần xu thế và thời vụ


thì thành phần ngẫu nhiên được xác định như sau:
Z| = y. - ft - s,
Bàng sau đây trình bày kết quà phản tích của ví dụ trên:

Bàng 8.10

y> f, s, A
14,85 16,31 -1,3105 -0,1495
16.22 16,55 -0,3725 0,0425
16,62 16,79 -0,2545 0.0845
18,86 17,03 1,9375 -0,1075
16.06 17,27 -1,3105 0,1005
17,01 17,51 -0,3725 - -0,1275
17.53 17,75 -0,2545 0,0345

347

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ý. f, s, A
19,92 17,99 1,9375 -0,0075
17,04 18,23 -1,3105 0,1205
18,22 18,47 -0,3725 0,1225
18,50 18,71 -0,2545 0,0445
20,85 18,95 1,9375 -0.0375
18,03 19,19 -1,3105 0,1505
19,30 19,43 -0.3725 0,2425
19.66 19.67 -0,2545 0,2445
22,18 19,91 1,9375 0,3325
18,85 20.15 -1,3105 0.0105
19,97 20.39 -0.3725 -0,0475
20,20 20,63 -0,2545 -0,1755
22,86 20,87 1.9375 0,0525

4.2. Phân tích các thành phần theo kết hợp nhân
Đê phân tích các thành phần của dãy số thời gian y. theo
két hợp nhân, trước hết cần loại trừ thành phần thời vụ và
thành phần ngẫu nhiên bằng cách xây dựng dãy số bình
quân trượt ỹ với số lượng mức độ bằng 4 đối với tài liệu quý
t

và bằng 12 đối với tài liệu tháng.


Từ dãy sô y, và dãy số bình quân trượtỹ , tínhỈỊ- Từ
t

ỹt
đó, xác định thành phần thòi vụ s, bằng cách tính các số bình
quân Sj. Sau đó tính hệ số điều chình H:
rr
ú__L

348

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vói: m - 4 đối với tài liệu quý, m = 12 đối với tài liệu tháng.
Từ đó tính:
s =Sj.H
t

Sau khi đã xác định được s, thì xác định dãy sấy', là dãy
sô đã loại bỏ thành phần thời vụ như sau:

Từ dãy sô'y't đi xây dựng hàm xu thế.


Cuôi cùng, thành phần ngẫu nhiên được xác định bời
cõng thức sau:

f .s
t t

Ví dụ: Phán tích các thành phần theo kết hợp nhân từ
tài liệu ở bảng 8.8.
Từ những vấn đề dã được trình bàyở trên, có bảng sau đây:
Bảng 8.11

ỵ± s, f,
y, ?1 y', z,
ỹ|
14.85 - - 0,941 15,78 16.25 0,971
16,22 - - 0,976 16,62 16,50 1,007
16.62 16,64 0,999 0,983 16.91 16,75 1.009
18,86 16,94 1,113 1,100 17,15 17,00 1,009
16,06 17,14 0.937 0,941 17,10 17,25 0,990
17,01 17,37 0,980 0,976 17,43 17,50 0.995
17,53 17,63 0.994 0,983 17,83 17,75 1,005

349

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


VỊ Y| s, y'i f, z,
Ỹ!
19,92 17,88 1.114 1,100 18.11 18,00 1,006
17,04 17,18 0,992 0,941 18,11 18,25 0,992
18,22 18,42 0,989 0,976 18,67 18,50 1,009
18.50 18,65 0,992 0,983 18,82 18,75 1,004
20,85 18,90 1,103 1,100 18,95 19,00 0,998
18,03 19,17 0,941 0,941 19,16 19,25 0,995
19,30 19,46 0,992 0,976 19,77 19,50 1,014
19,66 19,80 0,993 0,983 20.00 19,75 1.013
22,18 20,00 1,109 1,100 20.16 20.00 1,008
18.85 20.17 0,935 0.941 20,03 20.25 0,990
19,97 20,30 0,984 0,976 20,46 20.50 0,998
20,20 20,47 0,987 0,983 20,55 20,75 0,990
22,86 - - 1,100 20,78 21,00 : 0,990

Từ cột ^í-, lập bảng sau đây:

Báng 8.12
" N v Quý
I li UI IV
Năm
2000 - - 0,999 1,113
2001 0,937 0,980 0,994 1,114
2002 0,992 0.989 0,992 1,103
2003 0,941 0.992 0.993 1,109
2004 0,935 0,984 0,987 -
BQ l ị 0,951 0,986 .0.033 1.110

350

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hệ số điếu chình:

H= í— = 0,99
0.9Õ1 +0,986 + 0,993 + 1,110
Các chì sô thời vụ:
s = Sj = sX H
t

Sj = 0,951x0,99 = 0,941
Su = 0,986x0,99 = 0,976
Sui =0,993x0,99 = 0,983
Sjv = 1,110x0,99 = 1,100
Các chì số thời vụ trên được đưa vào cột Si.
Tính cột y' . Từ cột y'„ xây dựng hàm xu thế tuyến tính f,:
t

f = 16 + 0,25t
t

Lần lượt cho t = Ì, 2,.... 20 sẽ được cột f(


Cột z, được tính theo công thức đã nóiở trên.
Trên đây đã trình bày phân tích các thành phần dãy sô
thời gian theo kết hợp cộng và kết hợp nhân. Vấn đề đặt ra
là: Đối với dãy số thời gian như thế nào thì phân tích theo
kết hợp cộng hoặc kết hợp nhân? Nhiều sự nghiên cửu cho
thấy: nếu đồ thị biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua
thòi gian có biên độ dao dộng thay đổi ít thì có thê phân tích
theo kết hợp cộng, nếu có biên độ dao động thay đôi nhiều thi
có thể phân tích theo kết hợp nhân.

351

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tóm íất c h ư ơ n g

1. Mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu thường xuyên


biên động qua thời gian. Việc nghiên cứu sự biên động này
được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian - là một
dãy các số liệu thống ké được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Dựa vào đặc điểm biến động về quy mô của hiện tượng qua
thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành hai loại là dãy
số thòi kỳ và dãy số thời điểm.
2. Để phân tích sự biến động của hiện tượng qua thòi
gian được đúng đắn thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy sô
thòi gian là phải đảm bào tính chất có thể so sánh được với
nhau giữa các mức độ trong dãy số.
3. Để phân tích các đặc điểm biến động của hiện tượng
qua thời gian, cần tính cốc chỉ tiêu phân tích sau đây: Mức
độ bình quân qua thòi gian, lượng tăng (hoặc giảm), tốc độ
phát triển, tốc độ tăng (hoặc giảm), giá trị tuyệt đối 1% tăng
(hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) từng kỳ. Mỗi chỉ tiêu
có ý nghĩa riêng đối với việc phân tích, đồng thời giữa các chì
tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau.
4. Để biểu hiện tính quy luật phát triển của hiện tượng
có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như: Mở rộng
khoảng cách thời gian, xây dựng dãy sô bình quân trượt, xây
dựng hàm xu thê, chỉ số thòi vụ.
5. Dựa vào già thiết là các mức độ của dãy số thời gian
gồm ba thành phần là: Xu thế, thời vại và ngẫu nhiên để tiến
hành xác định các thành phần đó theo kết hợp cộng và kết

352

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


hợp nhân. Việc phân tích các thành phần của dãy số thòi
gian cho thấy tính chất cũng như vai trò của mỗi thành phần
trong quá trình biến động của hiện tượng.

Câu hỏi ôn tập

1. Thế nào là dãy số thời gian? Có mấy loại dãy số thòi


gian?
2. Phân tích các yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian?
3. Y nghĩa của việc nghiên cứu dãy số thời gian?
4. Y nghĩa, phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích dãy
sô thời gian? Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu?'
5. Y nghĩa việc nghiên cứu xu huống phát triển cơ bàn
của hiện tượng? Các phương pháp nghiên cứu xu huống phát
triển cơ bản cùa hiện tượng?
6. Y nghĩa, các phương pháp phân tích các thành phần
dãy số thời gian?
Bải tập
1. Có tài liệu về tình hình sản xuất của một doanh
nghiệp trong ba tháng đầu năm 2005 như sau:
Chì tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
GO thực tế (Tỷ đổng) 3, 8 3, 4 4,2
Tỳ lệ % hoàn thành kế hoe 105 102 104
Số cõng nhân ngày dầu th .ười) 204 200 206
— '

353

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Số công nhân ngày Ì tháng 4 là 208 người. Hãy tính:
a. Giá trị sản xuất thực tế bình quân một tháng của quý ì.
b. Số công nhân bình quân mỗi tháng và cả quý ì.
c. Năng suất lao động bình quân mỗi tháng của một công
nhân.
d. Năng suất lao động bình quân một tháng trong quý ì
của một công nhân.
e. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bình quân một tháng của
quý ì.
2. Có tài liệu về doanh thu của một công ty như sau:
Năm D.thu (Tỳ đ) s.ơỳđ) t, (%) a, (%) Qi (Tỳ đ)
1998 7,80 0,83
1999 16,5
2000 1,25
2001
2002 105,8 0,1139
2003 0,88
2004 105,3

Yêu cẩu:
a. Hãy tính các số liệu còn thiếu trong bảng trên.
b. Hãy tính lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm về
doanh thu.
c. Hãy tính tóc độ phát triển bình quân hàng năm về
doanh thu.

354

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3. Tốc độ phát triển về doanh thu ngành du lịch của một
địa phương năm 2000 so với năm 1995 bằng 2,2 lần. Kế
hoạch năm 2005 so với năm 2000 doanh thu bằng 4,4 lần.
Hãy tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm giai đoạn
2001 - 2005, nêu lên ý nghĩa thực tiễn của chỉ tiêu này.
4. Kế hoạch 5 năm của một địa phương dự kiến giá trị
sản xuất nông nghiệp tăng 20,6%. Kế hoạch này đã vượt
2,6%. Hãy tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm về giá
trị sản xuất nông nghiệp của địa phương trong khoảng thòi
gian trên.
5. Giá trị xuất khẩu rau quả của nước ta (y: Triệu USD)
một sô năm như sau:

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001


y 56,1 90,2 71.2 52,6 106.6 213,1 344,3

Yêu cầu: Hãy xác định hàm xu thế tót nhất.


6. Có tài liệu vê tình hình sản xuất một loại sản phẩm
(đơn vị tính: Nghìn tấn) của một doanh nghiệp như sau:

Tháng 2002 2003 2004


1 1,495 1.500 1,490
2 1,461 1,490 1,480
3 1,533 1,599 1,604
4 1.922 2,210 2,005
5 2,746 2,804 .2.745
6 3,289 3,282 3,250

355

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tháng 2002 2003 2004
7 3,523 3,620 3,700
8 3,330 3,300 3,215
9 2,597 2,604 2,599
10 2,249 2.205 2,304
11 2,144 2,200 2,190
12 1,983 1,889 1,950

Yêu cầu: Tính chì số thời vụ của từng quý và nhận xét.
7. Từ tài liệu ở bài tập số 6, hãy phân tích các thành
phần theo kết hợp cộng và kết hợp nhân.

356

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương IX
CHỈ SỐ

ì. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỰNG CửA CHỈ số


TE ONG THỐNG KÊ

1.1. Khái niệm và phân loại chỉ số


Chỉ sô trong thống kê là số tương đôi biêu hiện quan hệ
so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.
Chỉ sô thông kè được xác định bằng cách thiết lập quan
hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian
hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua
thời gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng
nghiên cứu.
Ví dụ: Doanh số của công ty A năm 2003 so vối năm 2002
bằng 110,7% (hay 1,107 lần) là chỉ số biểu hiện quan hệ so
sánh giữa doanh sô của công ty qua hai năm.
Chỉ số thõng kê được biêu hiện bằng số tương đối, nhưng
cũng cần phân biệt giữa chỉ số và số tương đối trong thống
kê. Chỉ số biêu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của
một hiện tượng, còn số tương đối nói chung có thể biểu hiện
quan hệ so sánh giữa hai mức độ của cùng hiện tượng hoặc
của hai hiện tượng khác nhau. Do vậy, có thể nhận thấy số
tương đối động thái, số tương đối không gian, số tương đối kế
hoạch là chỉ sô. Số tương đối cường độ (ví dụ: hiệu suất vốn

357

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


kinh doanh Biểu hiện quan hệ so sánh giữa tổng lợi nhuận và
qui mô vốn kinh doanh) không phải là chì số.
Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại tuy theo
những góc độ khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản bao
gồm:
+ Căn cứ vào đác điểm thiết láp quan hệ so sánh,
phân biệt:
Chỉ số phát triển: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai
mức độ của hiện tươngở hai thời gian khác nhau. Ví dụ nêu ờ
phần trên về doanh số của công ty A là chỉ số phát triển phản
ánh biến động doanh số của công ty qua hai năm.
Chỉ sô kế hoạch: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức
độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ sô
nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kê hoạch.
Chỉ số không gian: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai
mức độ của hiện tượng ở hai điêu kiện không gian khác
nhau. Ví dụ: Doanh số của công ty A trong quí ì năm 2004 ở
thị trường miền Bắc so vối thị trường miền Nam bằng 96,8%
(hay bằng 0,968 lần).
+ Căn cứ vào phàm vi tính toán, chia thành hai loại:
Chỉ số đơn (cá thể): Là chì số phản ánh biến động của
từng phần tử, từng đơn vị trong một tổng thể. Ví dụ: Chì số
giá bán lẻ của một mặt hàng, chì số sản lượng của một loại
sản phẩm, chỉ số khối lượng giao dịch của một loại cổ phiếu...
Chỉ số tổng hợp: Là chỉ số phản ánh biến động chung của
một nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Ví du:

358

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chì số giá tiêu dùng CPI là chì số tổng hợp phản ánh biến
H)

động chung của giá bán các mặt hàng, chỉ số khối lượng sản
phẩm công nghiệp là chi số tổng hợp phản ánh biên động
chung về khối lượng sản phẩm công nghiệp...
+ Căn cử vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu,
phân biệt hai loại chì số:
Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: Được thiết lập đối với chì tiêu
khối lượng, là những chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng
chung của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Chì số lượng hàng
tiêu thụ, chỉ số sản lượng, chỉ số qui mô lao động...
Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Được thiết lập đối vối chỉ tiêu
chất lượng như chì số giá, chỉ số giá thành, chì sô năng suất
lao động...
Trong thống kê, việc phân biệt chỉ tiêu chất lượng và chỉ
tiêu khôi lượng nhiều khi mang tính chất tương đối, phụ
thuộc vào vai trò và mối quan hệ giữa các chì tiêu nghiên
cứu. Một chỉ tiêu vừa có thể là chất lượng, lại vừa có thể là
khối lượng tuy thuộc vào mục đích nghiên cứu nên cần quan
sát kỹ các chỉ tiêu (nhân tô) được cấu thành trong một hiện
tượng phức tạp để vận dụng phương pháp thiết lập và phân
tích chì số một cách thích hợp.
1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số
Vận dụng tính toán trong thực tế đối vối các chì số đơn
(chẳng hạn chỉ số giá của từng mặt hàng, chỉ số khối lượng
tiêu thụ của từng loại hàng hoa trên thị trường...), sau khi đã
tông hợp được nguồn dữ liệu, có thể dễ dàng thiết lập quan

359

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


hệ so sánh đế phân tích cho từng đơn vị phần tử trong tổng
thể. Tuy nhiên, các chỉ số thống kê sử dụng phổ biến trong
kinh tế và kinh doanh lại là những chỉ số tổng hợp phản ánh
cho các hiện tượng phức tạp như chì số giá tiêu dùng CPI, chỉ
số giá xuất nhập khẩu, chỉ số chứng khoán, chỉ số khối lượng
sản phẩm công nghiệp... Khi tính các chỉ số này cần tổng hợp
theo chỉ tiêu nghiên cứu cho một nhóm đơn vị được lựa chọn
hoặc toàn bộ tổng thể và trên cờ sỏ đó thiết lập quan hệ so
sánh. Trong các chỉ số nêu trên, giá và khối lượng sản phẩm
của các mặt hàng khác nhau là những đại lượng mà không
thô tổng hợp một cách có ý nghĩa bằng phép cộng giản đơn.
Như vậy, có thể thấy rằng chỉ số là phương pháp phân tích
thống kê, nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh
tế phức tạp, bao gồm nhiều phần tủ mà các đại lượng biểu
hiện không thể trực tiếp cộng được với nhau. Xuất phát từ
yêu cầu so sánh các mức độ của hiện tượng phức tạp khi thiết
lập chì số, phương pháp chì số có hai đặc điểm cơ bản bao gồm:
- Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì
biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng
chung để có the trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sờ
mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác.
Như khi tính chỉ số tông hợp khối lượng sàn phẩm công
nghiệp bao gồm nhiều loại sản phẩm có đặc điểm và đơn vị
tính khác nhau, do đó có thể sử dụng nhân tố giá sản phẩm
để chuyển về dạng giá trị thông qua đó tổng hợp khối lượng
sản phẩm. Công thức biểu hiện: Sp.q (tông khối lượng sản
phẩm công nghiệp theo đơn vị giá trị).
- Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số,
việc phân tích biên động của một nhân tô được đặt trong điêu
kiên giả định các nhân tố khác không thay đôi.

360

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Theo trường hợp trên, chì số tổng hợp khôi lượng sản
phàm cóng nghiệp có hai nhân tố tham gia vào cóng thức
tính đó là sàn lượng (q) và giá sản phẩm (p). Mục đích thiết
lập chỉ sô là để phân tích biến động khối lượng sản phẩm
cõng nghiệp nên cần phải giả định giá sản phẩm không thay
đôi, có nghĩa là sản lượng của hai kỳ so sánh đều tính theo
một giá nào đó (giá kỳ gốc, giá kỳ nghiên cứu, giá cố định...).
Việc giả định như vậy tạo khả năng loại trừ ảnh hưởng biến
động của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh.
1.3. Tác dụng của chì số trong thống kê
Biêu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thòi
gian. Đây là ý nghĩa khi vận dụng chì số phát triển.
Biêu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện
không gian khác nhau. Tác dụng này được thể hiện qua việc
vặn dụng các chỉ số không gian.
Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình
thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu.
Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhãn
tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được
cấu thành từ nhiều nhân tố. Thực chất đây cũng là phương
pháp phân tích môi liên hệ, nhằm nêu lẻn các nguyên nhàn
quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và tính
toán cụ thê mức độảnh hường của mỗi nguyên nhận này.
Qua các tác dụng nói trên cho thấy chì số là phương
pháp không những có khả năng nêu lén biến động tổng hợp
của hiện tượng phức tạp, mà còn có thể phân tích sự biến
dộng này. Như chì số khối lượng sản phẩm là chì tiêu có tính
chất tông hợp, biểu hiện biến động của một tổng thể sản

361

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


phẩm công nghiệp hao gồm nhiều loại khác nhau. Còn chì số
năng suất lạo động lại là chỉ tiêu có tính chất phân tích biến
động của một trong các nhân tố quyết định biến động khối
lượng sản phẩm. Có chỉ số lại bao gồm được cả hai tính chất
tông hợp và phân tích. Chẳng hạn, chỉ số giá của toàn bộ hay
từng nhóm mặt hàng là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp nêu lên
biến động chung về giá bán các mặt hàng, đồng thòi còn có ý
nghĩa phân tích vì nó phản ánh biến động riêng của nhân tố
giá trong mức tiêu thụ hàng hoa chung.
li. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN
Chỉ số thống kê được vận dụng trong phân tích kinh tế
đối vối nhiều chì tiêu thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm chì số
giá tiêu dùng, chỉ số giá xuất khẩu, chì sô khối lượng san
phẩm, chì số giá thành, chỉ số năng suất lao động...
Để minh hoa phương pháp luận thiết lập và phân tích
chỉ số thống kê, sau đây đề cập đến chỉ số giá và chì số lượng
hàng tiêu thụ.
2.1. Chỉ số đơn (cá thể)
Chỉ sô đan giá: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức giá
cua từng mặt hàng ở hai thời gian.
Công thức: ip =— (9 1)
Po
Trong đá:
ip - Chỉ số đơn giá;
Pi - Giá bán lẻ cùa mặt hàng kỳ nghiên cứu-
Po - Giá bán lẻ của mặt hàng kỹ gốc.

362

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chỉ số đơn giá phản ánh biên động giá bán của từng mặt
hàng ở kỳ nghiên cứu so vói kỳ gốc.
Vi dụ: Có dữ liệu về giá một sô mặt hàng trên thị trường
thế giới từ năm 2000 đến năm 2003, theo bảng 9.1.

Bảng 9.1

Mặt hàng Thị trường Đon vị tinh 2001 2002 2003


Cà phê Robusta Luân Đôn USD/tấn 607 557 730
Cà phê Arabica New York USD/tấn 1.373 1.259 1.397
Cao su RSS2 FOB Singapore SGD/tấn 1.047 1.380 1.893
(Nguồn: Thòi báo kinh tế Việt Nam - Kinh tế 2003 - 2004 Việt
Nam và Thê giới).
Từ số liệu của bảng 9.1, nếu chọn kỳ góc so sánh là
năm 2001 và vận dụng công thức 9.1 để tính chỉ số đơn giá
các mặt hàng, ta có kết quả trình bày trên bàng 9.2 như sau:
1

Bảng 9.2: Chỉ sô đơn giá một số mặt hàng trên thị trường
thế giới (Theo gốc so sánh năm 2001)

Đan vị: %
Mặt hàng Thị trường 2001 2002 2003
Cà phê Robusta Luân Đôn 100,00 91,76 120,26
Cà phê Arabica New York 100,00 91,69 101,75
Cao su RSS2 FOR Singapore 100,00 131,81 180,80
(Nguồn: Thời bá. tế Việt Nam • Kinh tế 2003 - 2004 Việt
Nam và Thế giới).

363

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Căn cứ vào chỉ số đơn giá theo bảng kết quả trên có thể
phân tích biến" động giá của từng mặt hàng trên thị trường.
Chăng hạn, đối vài mặt hàng cà phê Robusta, giá bán năm
2002 trên thị trường Luân Đôn đã giảm 8,24% so vối năm
2001 tươngứng với mức 50 USD/tấn.
Chỉ sô đơn lương hàng tiêu thu: Biểu hiện quan hệ so
sánh giữa khối lượng tiêu thụ của từng mặt hàngở hai thời gian.
Công thức: i = — (9.2)
0

lo
Trong đó:
ĩ, - Chì số đơn lượng hàng tiêu thụ;
q, - Khối lượng tiêu thụ của mặt hàng kỳ nghiên cứu;
q - Khối lượng tiêu thụ của mặt hàng kỳ gốc.
0

Chì số đơn lượng hàng tiêu thụ phản ánh biến động khói
lượng tiêu thụ của từng mặt hàngở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Ví dụ: Dữ liệu về khối lượng xuất khẩu dầu thô và chỉ số
khối lượng xuất khẩu dầu thô (chọn kỳ gốc là năm 1999) của
Việt Nam các năm từ 1999 đến 2003 theo bảng 9.3.

Báng 9.3
Năm
1999 2000 2001 2002 2003
Chỉ tiêu " —
Khối lượng xuất khẩu dâu thô
(Nghìn tấn) 14.881 15.423 16.731 16.879 17.169
Chì số khỏi lượng đầu thô (%) 100.00 103,64 112,43 113,43 115.38
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam - Kinh tế 2003 - 2004 Việt
Nam và Thè giới).

364

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chỉ số khối lượng xuất khẩu dầu thô của từng năm trong
bàng trên xác định được trên cơ sở thiết lập quan hệ so sánh
khối lượng xuất khẩu từng năm với khối lượng xuất khẩu
năm 1999 được chọn làm gốc. Như chỉ số đơn khối lượng xuất
khẩu dầu thô năm 2003 được thể hiện theo công thức:

i = Sì. = llỊẼi = 1,1538 lần (hay 115,38%)


q
0q 14.881
Khối lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2003
so vối năm 1999 bằng 115,38%, tăng 15,38% và về tuyệt đối
tươngứng tăng 2.288 nghìn tấn.
2.2. Chì số tổng hợp
2.2.1. Chỉ số tổng hợp giá
Chì số tổng hợp giá biểu hiện quan hệ so sánh giữa giá
bán của một nhóm hay toàn bộ các mặt hảngở kỳ nghiên cứu
vói kỳ gốc và qua đó phản ánh biến động chung giá bán cùa
các mặt hàng. Như đã đề cập về đặc điểm của phương pháp
chì số khi xây dựng chì số tổng hợp giá không thể tổng hợp
đơn thuần, nghĩa là cộng giá đơn vị của các mặt hàng ỏ kỳ
nghiên cứu và kỳ gốc. Bản thân việc cộng giá đơn vị của các
mặt hàng là không có ý nghĩa và đồng thòi bỏ qua tình hình
tiêu thụ thực tế của mỗi mặt hàng có tầm quan trọng khác
nhau. Để đưa về đại lượng có thể tổng hợp được, khi xây
dựng chỉ số tổng hợp giá phải nhân giá mỗi mặt hàng với
lượng tiêu thụ tương ứng trên cơ sở đó thiết lập quan hệ so
sánh. Bằng cách thiết lập như vậy, chỉ số tổngTiỢp giá được
biểu hiện qua còng thức: • - - •• -

365

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Z P Ị m3
I p = é (9.3)
Trong đó:
Ip - Chỉ số tổng hợp giá cả;
p, và Po - Giá bán mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc;
q - Lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng.
Trong công thức trên, lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng (q) đã
tham gia vào công thức tính chỉ số giá và giữ vai trò là quyền
sô phản ánh tầm quan trọng của từng mặt hàng trong sự
biên động chung của giá.
Mật khác, muốn nghiên cứu biến động chỉ số của nhân tố
giá thì giá bán các mặt hàng ở hai kỳ phải được tổng hợp
theo cùng một lượng hàng hoa tiêu thụ, nghĩa là cố định ở
một kỳ nào đó trong cả tử và mẫu số của công thức. Tuy theo
mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu tổng hợp được thực
tế, chỉ số tổng hợp giá cả có thể được xác định theo các công
thức như sau:
Chỉ sô tông hợp giá cả Laspeyres: Là chì số tổng hợp giá
cà vói quyền số là khối lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàngở kỳ
gốc (q ).
0

Công thức: I ^ = J ^ (9.4)

Vối quyền số kỳ gốc, chỉ số tổng hợp giá Laspeyres phản


ánh biến động của giá bán các mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so
với kỳ góc và ảnh hường biến động riêng của giá cả đối với
mức tiêu thụ (doanh thu) các mặt hàng. Chênh lệch giữa tử
sô và mâu số phin ánh lượng tăng hay giảm mức tiêu thụ

366

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


(doanh thu) do ảnh hưởng biến động của giá bán các mặt
hàng với giả định lượng tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu cũng như
kỳ gốc.
Vi dụ: Giả sử dữ liệu về tình hình tiêu thụ của Ì công ty
tin học tại một thị trường thiết bị máy tính bao gồm 5 loại
mặt hàng với giá bán và khối lượng tiêu thụ ỏ đầu và cuôi
năm 2004 được tổng hợp như sau:

Bảng 9.4
Tháng 1/2004 Tháng 12/2004
Giá bán Khối lượng Giá bán Khối lượng
Mật hàng (USD) tiêu thụ (USD) tiêu thụ
Po (Sản phẩm) p, (Sàn phẩm)
0q qt
Màn hình 15" 93 125 89 162
Màn hình 17" 127 84 124 108
Màn hình 21" 218 63 210 72
Màn hình teo 15" 388 41 295 47
Màn hình LCD 17" 524 27 447 36

Thay số liệu vào công thức 9.4, chỉ số tổng hợp giá
Laspeyres phản ánh biến động chung giá bán các mặt hàng
được xác định như sau:
ỊỊPiqọ -
I =
b

ZPO1O
89x125 + 124x84 + 210x63 4-295x41 + 447x27
~ 93 X125 +127 X 84 + 218 X 63 + 388 X 41 + 524 X 27
= 0,8915-> (89,18%)

367

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Biến động tuyệt đối:
I P I Q I -2>oqo =58.935 -66.083 = -7148 USD
Kết quả tính chỉ sô tông hợp Laspeyres cho thấy, giá của
nhóm mặt hàng thiết bị máy tính trên ở tháng 12/2004 chì
bằng 89,18% so vài tháng 1/2004. Nói cách khác, so với tháng
1/2004 giá bán nhóm mặt hàng trên của công ty ở tháng
12/2004 đã giảm 10,82%. Vối già định khối lượng tiêu thụ
như ở tháng 1/2004, biến động giảm giá các mặt hàng có thể
làm cho tông doanh thu nhóm mặt hàng này của công ty
giảm 7.148 USD.
Chì số'tông hợp giá Laspeyres với quyền sốlà lượng hàng
tiêu thụ kỷ gốc có hạn chế là không phản ánh cập nhật được
những thay đổi về khuynh hướng tiêu dùng đồng thời không
cho phép xác định được lượng tăng hay giảm thực tế của mức
tiêu thụ (doanh thu) doảnh hưởng biến động giá bán các mật
hàng. Tuy nhiên về mặt tính toán, áp dụng công thức chỉ số
Laspeyres thường gặp nhiều thuận lợi vì dữ liệu về khối
lượng tiêu thụ của các mặt hàng ở kỳ gốc đã được tổng hợp.
Trong trường hợp dữ liệu đã xác định được chì số đơn giá
và mức tiêu thụ của từng mặt hàng ờ kỳ gốc thì chỉ số tổng
hợp giá Laspeyres được tính theo công thức sau:
Ị _ EipPoqọ
L

Theo công thức 9.5, chỉ số tổng hợp giá Laspeyres thực
chất là bình quân cộng gia quyển của các chì số đơn giá các
mặt hàng với quyền số là mức tiêu thụ (doanh thu) của từng
mặt hàng ở kỹ gốc.

368

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Từ công thức 9.5, nếu đặt: d = J^ °0
q

LPolo
thì chỉ số tổng hợp giá Laspeyres được xác định như sau:

ip=Eipđc (9.6)
Như vậy, quyền số trong công thức 9.6 là tỷ trọng mức
tiêu thụ (doanh thu) của từng mặt hàngở kỳ gốc.
Theo tình huống cùa công ty tin học trên, giả sử nguồn
dữ liệu được tổng hợp bao gồm doanh thu và giá thiết bị
tháng 1/2004 chi tiết cho từng mặt hàng. Trên cơ sở dữ liệu
về giá bán các mặt hàng ỏ tháng 12/2004, chỉ số tổng hợp
phản ánh biến động giá nhóm mặt hàng của công ty được xác
định theo dữ liệu và cách tính như sau:

Bảng 9.5

Tháng 1/2004 Giá bán tháng


Chì số
Doanh thu Giá bán 12/2004
Mặt hàng đơn giá
(USD) (USD) (USD)
ip
Poqo Po Pi

Màn hình 15" 11.625 93 89 0,9569


Màn hình 17" 10.668 127 124 . 0,9764
Màn hình 21" 13.734 218 210 0,9633
Màn hình LCD 15" 15.908 388 295 0,7603
Màn hìnhLCD17" 14.148 524 447 ; 0,8531

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


jL _ XipPọqo _
p
EPOQO
0,9569 X 11.625 + 0,9764 X 10.668 + 0,9633 X 13.734
+ 0,7603 X 15.908 + 0,8531 X 14.148
' 11.625 + 10.668 + 13.734 + 15.908 + 14.148
58935 „ „„

Chỉ số tổng hợp giá cả Passche: Là chì số tổng hợp giá cả


với quyền số là khối lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng ở kỳ
nghiên cứu (q,).

Công thức: lĩ =§5^ (9.7)


2>ọqi
Chi số tổng hợp giá Passche sử dụng quyền số là lượng
tiêu thụ các mặt hàng kỷ nghiên cứu, do đó trong trường hợp
có sự thay đổi lớn về khối lượng và cơ cấu tiêu thụ các mặt hàng
thì sẽ không phản ánh được ảnh hưởng biến độnp- riêng của
giá đối với mức tiêu thụ (doanh thu) các mặt hàng. Tuy nhiên
vói quyền số q! chênh lệch giữa tử số và mẫu số của chì số giá
Passche phản ánh lượng tàng hay giảm thực tế của mức tiêu
thụ (doanh thu) doảnh hưởng biến động giá bán các mặt hàng.
Theo ví dụ trong bảng trên, chỉ số tổng hợp giá Passche
được xác định như sau:
Tp _ ỊCPISỊĨ _
p ~ V* -
_ 89 X162 +124 X108 + 210 X 72 + 295 X 47 + 447 X 36
93 X162 +127 X108 + 218 X 72 + 388 X 47 + 524 X 36
= 0,8935 -> 89,35%

370

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Biên động tuyệt đối:
ZPi<li -XPOQI =72.887-81.578 =-8.691 USD
Kết quả tính chỉ số tổng hợp Passche cho thấy, giá của
nhóm mặt hàng thiết bị máy tính trên ỏ tháng 12/2004 chỉ
bằng 89,35% so với tháng 1/2004. Nói cách khác, so với tháng
1/2004 giá bán nhóm mặt hàng trên của công ty ỏ tháng
12/2004 đã giảm 10,65°;,. Với khối lượng tiêu thụ ở tháng
12/2004, biến động giảm giá các mặt hàng đã làm cho tông
doanh thu nhóm mặt hàng này của công ty giảm 8.691 USD.
Trong trường hợp dữ liệu đã xác định được chỉ sô đơn giá
và mức tiêu thụ của từng mặt hàng ở kỳ nghiên cứu thì chỉ
số tổng hợp giá Passche được tính theo công thức bình quân
như sau:
S.-EùíỊỊ. - (9.8)
ỴỈbSi
L
ip
Chỉ số tổng hợp giá Passche theo công thức 9.7 thực chất
là bình quân điều hoa gia quyền của các chì số đơn giá các
mặt hàng vói quyền số là mức tiêu thụ (doanh thu) của từng
mặt hàng ở kỳ nghiên cứu.
Từ công thức 9.7, nếu đát: d, = p^ 1

£ĩ¥lì
thì chỉ số tổng hợp giá Passche được xác định hhư sau:

(9.9)

371

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Như vậy, quyền số trong công thức 10.6 là tỷ trọng mức
tiêu thụ (doanh thu) của từng mặt hàngở kỳ nghiên cứu.
Kết quả tính chỉ số tổng hợp giá theo các công thức chì sô
Laspeyres và Passche thường có sự chênh lệch. Nguyên nhân
cơ bản đó là sự khác biệt về thời kỳ quyền số và cũng được
hiểu là kết quả của sự thay đổi cơ cấu tiêu thụ của các mặt
hàng giữa hai kỳ. Hơn nữa, bản chất chỉ số Laspeyres và
Passche đều có thể được xác định từ các chỉ số đơn giá nhưng
theo các công thức bình quân khác nhau. Trong điều kiện cd
cấu tiêu thụ các mặt hàng không thay đổi thì chỉ số Passche
(tính theo công thức bình quân điều hoa) có kết quả thấp hơn
so vối chỉ sốLaspeyres (tính theo cổng thức bình quân cộng).
Tuy nhiên, thực tế luôn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự
thay đổi cơ cấu tiêu thụ của các mặt hàng đó là sự thay đổi
thu nhập, thị hiếu của dân cư... Sự thay đổi lân về cơ cấu tiều
thụ các mặt hàng có thê dẫn đến kết quả tính chỉ số giá
Laspeyres và Passche có chênh lệch lòn. Do vậy để phản ánh
biến động chung về giá bán các mặt hàng có thề sử dụng một
chỉ số thay thế cho hai chỉ số trên đó là chỉ số tổng hợp giá
Fisher.
Chỉ số tổng hợp giá cả Fisher
Chỉ số giá Fisher phản ánh biến động chung giá bán của
các mặt hàng dựa trên cơ sở san bằng chênh lệch giữa các chì
sô Laspeyres và Passche theo công thức bình quân nhân như
sau:

lịỊỊhSỊLxỊĩK (9. )
10

372

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Dựa vào dữ liệu ở phần trên, chi số Pisher phản ánh biến
động giá của nhóm mặt hàng thiết bị máy tính trên được xác
định như sau:

ll= gPĩSíL ã JMĨ = ^0,8918 X 0,8935


VZ>oCio ÌPOQI

= 0,8926 -> 89,26%


Có thể thấy rằng chì số Fisầer sử dụng kết hợp cả quyền
số kỳ gốc và kỳ nghiên cứu nên có thể khắc phục được những
ảnh hưởng về sự khác biệt cơ cấu tiêu thụ các mặt hàng giữa
hai kỳ và qua đó xác định được kết quả chung phản ánh biến
động giá bán các mặt hàng.
2.2.2. Chỉ số tổng hạp lượng hàng tiều thu-
chi số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ biểu hiện quan hệ so
sánh giữa khối lượng tiêu thụ của một nhóm hay toàn bộ các
mặt hàng thuộc phạm vi nghiên cứu giữa hai thời gian và
qua đó phàn ánh biến động chung về khối lượng tiêu thự của
các mặt hàng.
Trong công thức tính chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu
thụ, giá bán của các mặt hàng giữ vai trò là nhân tố thông
ưóc chung chuyển các mặt hàng có khối lượng tiêu thụ tính
theo đơn vị khác nhau về cùng dạng đơn vị giá trị để tông
hợp và thiết lập quan hệ so sánh. Đồng thòi để phản ánh
biến động của khối lượng tiêu thụ các mặt hàng thì nhân tố
giá được giữ cố định làm quyền số trong công thức chì số tổng
Virtn li/rinc hàm tiêu thu như sau:

373

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


(9.11)
q
ZqoP
Trong đó:
I„ - Chì số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ;
qi và q - Lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và
0

kỳ gốc;
p - Giá bán của mỗi mặt hàng.
Như vậy, khối lượng tiêu thụ chung của một nhóm hay
toàn bộ các mặt hàng thuộc phạm vi nghiên cứu ỏ mỗi kỳ đều
không tổng hợp được theo đơn vị hiện vật mà theo đơn vị giá
trị. Tuy theo điểu kiện dữ liệu thực tế, khối lượng tiêu thụ
của các mặt hàng có thể được tông hợp theo giá bán các mặt
hàng kỳ gốc, kỳ nghiên cứu hay một kỳ cố định. Xétở kỳ
nghiên cứu, nếu khối lượng tiêu thụ các mặt hàng được tổng
hợp theo giá kỳ nghiên cứu (pj thì chỉ tiêu thể hiện theo
công thức ĩ-qiPi mang ý nghĩa là tổng giá trị hàng hoa tiêu
thụ kỳ nghiên cữu theo giá hiện hành. Nếu tổng hợp theo giá
kỳ gốc (p ) thì chỉ tiêu Eq^o mang ý nghĩa là tổng giá trị
0

hàng hoa tiêu thụ kỳ nghiên cứu theo giá so sánh kỳ gốc.
Chỉ số tổng hợp lương hàng tiêu thụ Laspeyres
Chi số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Laspeyres phản ánh
biến động chung của lượng tiêu thụ và ảnh hưởng biến động
đó đối với mức tiêu thụ (doanh thu) các mặt hàng. Vối quyển
số là giá bán các mặt hàng kỳ gốc, chỉ số tông hợp lượng hàng
tiêu thụ Laspeyres thể hiện theo công thức sau:

Ể=ệ3lBL (9.12)
ZqoPo

374.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trỏ lại ví dụ về tình hình tiêu thụ các thiết bị máy tính ở
bảng 9.3, chỉ số tổng hợp Laspeyres phản ánh biên động
lượng tiêu thụ các mặt hàng được xác định như sau:
jL _ẸqiPo -
Z<ỉoPo
q

_ 162 X 93 +108 X127 + 72 X 218 + 47 X 388 + 36 X 524


~ 125 X 93 + 84 X127 + 63 X 218 + 41X 388 + 27 X 524
Q-Ị C70
_ OL.O.O _ 123,45%
66.083
Kết quả cho thấy lượng tiêu thụ của các mặt hàng thiết
bị máy tính trên tháng 12/2004 so vối tháng 1/2004 bằng
123,45%, hay tăng 23,45%.
Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Passche
Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Passche có quyền số
là giá bán các mặt hàng kỳ nghiên cứu theo công thức như
sau:
ỊP ^m.
= (9.X3)

Theo dữ liệu bảng 9.3, chì số lượng hàng tiêu thụ theo
công thức trên như sau:
jP _ ỊjhPỊ -
Z<loPi
q

162x89 + 108x124 + 72x210 + 47x295+36x447


~ 125 X 89 + 84 X124 + 63 X 210 + 41X 295 + 27 X 447
= - = 1,2367 -> 123,67%
72 887

58.935

375

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Fisher
Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Pisher sử dụng kết
hớp quyền số là giá các mật hàng kỳ gốc và kỳ nghiên cứu
thông qua công thức sau:

F_ ỊEqiPo ..ẸqiPi
Iq = , í £ " 1
(9-14)
vEioPo EioPi
Xuất phát từ các công thức chỉ số tổng hợp lượng hàng
tiêu thụ Laspeyres và Passche, có thể biến đôi thành các
công thức bình quân để áp dụng trong điều kiện dữ liệu đã
xác định được các chì số đơn lượng tiêu thụ của từng mặt
hàng và mức tiêu thự tương ứng.
Vối dữ liệu về mức tiêu thụ (doanh thu) của từng mặt
hàng kỳ góc, chỉ số tổng hợp lượng tiêu thụ các mặt hàng
được tính theo công thức bình quân cộng gia quyền như sau:

I =^Mi . (9.15)
q
L

Vối dữ liệu về mức tiêu thụ (doanh thu) của từng mặt
hàng kỳ nghiên cứu, chì số tổng hợp lượng tiêu thụ các mặt
hảng được tính theo công thức bình quân điều hoa gia quyền
như sau:
lP XML (9.16)
=
H
y PlQl
q

Trờ lại ví dụ trên, giả sử tháng 12/2004 công ty đã tổng


hợp được dữ liệu tại thị trường trên bao gồm lượng tiêu thụ
và doanh thư chi tiết cho từng mặt hàm?. Trên ctỉ tủi ân liên

376

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


về lượng tiêu thụ các mặt hàng ở tháng 1/2004, chỉ số tổng
hợp so sánh khối lượng tiêu thụ nhóm mặt hàng của công ty
được xác định theo dữ liệu và cách tính như sau:

Bảng 9.6
Tháng 12/2004 Lượng hàng Chỉ số
Mặt hàng Doanh thu Lượng hàng tiêu thụ đơn lượng
(USD) tiêu thụ 1/2004 tiêu thụ
p,q, q. q 0 i a

Màn hình 15" 14.418 162 125 1,296


Màn hình 17" 13.392 108 84 1,256
Màn hình 21" 15.120 72 63 1,143
Màn hình LCD 15" 13.865 47 41 1,146
Màn hình LCD 17" 16.092 36 27 1,333

JP S M ì -
=
q
y PiQi
\
L

14.418 + 13.392 + 15.120 + 13.865 + 16.092


~ 14.418 13.392 15.120 13.865 16.092
1,296 1,256 1,143 1,146 1,333
+ + + +

- 1,2367 -> 123,67%


2.2.3. Quyền số của chỉ số phát triển
Quyền số của chỉ số là những đại lượng được giữ cố định
trong công thức chì số tông hợp. Như trong công thức chỉ số
cổng hợp giá, lượng tiêu thụ các mặt hàng được cố định cả ở
tử số và mẫu số và giữ vai trò là quyền số.

377

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong các công thức chì số tổng hợp, quyền số có hai tác
dụng: ỉ
Làm cho các phần tử với đại lượng biểu hiện không thể
trực tiếp cộng được vối nhau được chuyển về cùng một đại
lượng đồng nhất và có thể tổng hợp.
Biêu hiện vai trò và tầm quan trọng của mỗi phần tử hai
bộ phận trong toàn bộ tổng thể.
Trong từng chỉ số cụ thể, quyền số có thể thực hiện đưc.
một hoặc cả hai chức năng nói trên. Ví dụ quyền số của chỉ số
tổng hợp giá là lượng tiêu thụ của các mặt hàng giúp cho việc
so sánh giá giữa hai kỳ của các mặt hàng có tầm quan trọng
khác nhau trong cơ cấu các mặt hàng. Quyền số của chì số
tổng hợp lượng hàng tiêu thụ là giá bán các mặt hàng có tác
dụng như một nhân tố thông ưỏc chung chuyển khối lượng
tiêu thụ các mặt hàng theo đơn vị tính khác nhau về cùng
dạng giá trị để tổng hợp. Đồng thòi quyền số của từng mặt
hàng vói giá khác nhau cũng thể hiện tầm quan trọng khác
nhau trong tổng mức tiêu thụ (doanh thu) các mặt hàng.
Vấn đề chọn quyền số có ý nghĩa quan trọng đối vối việc
tính chỉ số tổng hợp vì nó quyết định ý nghĩa của mỗi chỉ số.
Chọn quyển số cho chỉ số tổng hợp cần cân nhắc theo hai
khía cạnh:
Lựa chọn nhăn tố giữ vai trò quyền số: Việc lưa chon
nhân tố làm quyền số phải căn cứ vào nghiên cứu lý thuyết
về mối quan hệ giữa các nhân tố và mục đích nghiên cứu
Theo đó, nhân tố đang thiết lập chỉ số và nhân tố sử đụng
làm quyền số phải có mối quan hệ có ý nghĩa hay nói các'
khác là cùng kết hợp thành chỉ tiêu có ý nghĩa. Như khi thiết

378

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


lập chỉ số giá thì lượng tiêu thụ có thè được chọn làm quyền
sô vì sự kết hợp giữa giá và lượng tiêu thụ các mặt hàng theo
dạng tông của các tích (Lp.q) hình thành chỉ tiêu tông mức
tiêu thụ (doanh thu). Bàng cách phân tích như vậy, khi thiết
lập chỉ số tông hợp biểu hiện biên động năng suất lao động
trong một doanh nghiệp bao gồm các bộ phận lao động được
chia theo trình độ Lay nghề thì có thể sử dụng qui mô lao
động của từng bộ phận làm quyền số vì sự kết hợp theo dạng
tông tích của năng suất và qui mô lao động của các bộ phận
hình thành chỉ tiêu tổng sản lượng.
Kết hợp các nhân tố để đảm bảo hình thành một chỉ tiêu
có ý nghĩa có thể dẫn đến tình huống có nhiều hơn hai nhân
tố tham gia vào công thức. Do vậy, trong một chỉ số tổng hợp
có thế có một hoặc nhiều nhân tố giữ vai trò quyên số. Ví dụ
thiết lập chì số tông hợp phân tích biến động giá của các mặt
hàng và ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của công ty thường
mại thì giá bán (p) được kết hợp cùng với giá vốn (z) và khối
lượng tiêu thụ (q) để hình thành chì tiêu tổng lợi nhuận theo
công thức: Z(p - z)q. Trong trường hợp này giá vốn và lượng
tiêu thụ sẽ giữ vai trò là quyền số trong công thức chỉ sô giá
các mặt hàng.
Một nhân tố có thê được kết hợp vối những nhân tố khác
nhau để hình thành các chì tiêu mang ý nghĩa khác nhau
nên khi lựa chọn quyền số để thiết lập chì số tổng hợp cũng
cần phải lưu tâm đến mục đích nghiên cứu. Giả sử đối với
doanh nghiệp thương mại, khi nghiên cứu biến động của
lượng sản phẩm tiêu thụ và ảnh hưởng của biến động này đối
vài tổng doanh thu thì giá bán của các mặt hàng được sử
dụng làm quyền số theo công thức: ; t .- : .

379

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ì =JSỉE (9.17)

Nếu nghiên cứu biến động của khối lượng tiêu thụ và
ảnh hường đến tổng giá vốn (giá thành) thì nhân tố giá
thành đơn vị (z) được sử dụng làm quyền số theo công thức
như sau:

ì, =1^ (9-18)

Xác định thời gian cho quyền số: Quyền số của mỗi chỉ số
tổng hợp có thể được chọn theo các kỳ khác nhau (kỳ gốc, kỳ
báo cáo, kỳ kế hoạch hoặc một kỳ nào đó thích hợp) tuy thuộc
vào mục đích nghiên cứu và điêu kiện dữ liệu thực tê. Sử
dụng quyền số vối thòi gian khác nhau thì ý nghĩa phân tích
của chỉ số có những điểm khác nhau.

IU. CHỈ số KHÔNG GIAN


Chỉ số không gian biểu hiện quan hệ so sánh của hiện
tượng nghiên cứu ỏ các điều kiện không gian khác nhau. Chì
số không gian về giá và lượng tiêu thụ của các mặt hàng được
sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các đơn vị kinh doanh
và giữa các thị trường, khu vực...
3.1. Chỉ số đơn
Khi so sánh theo không gian, chỉ số đơn phản ánh quan
hệ so sánh về giá bán hay lượng tiêu thụ của từng mặt hàng
ở hai thị trường, khu vực... Giả sử so sánh giữa hai thị
trường A và B. Trên cơ sỏ xác đinh mức giá đại diện và lượng

380

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tiêu thụ của từng mặt hàngở các thị trường, các công thức
chỉ số so sánh giữa hai thị trường được thể hiện như sau:
Chỉ số đơn giá so sánh giữa thị trường A với thị trường B:
RA. hoăr i =^B- (9.19)
'p(A/B) PB • PA P ( B , A )

Chỉ số đơn lượng tiêu thụ so sánh giữa thị trường A với
thị trường B:

q(A/B) - "
q
n o
ạ C
Iq (BIA) - q
(9.20)

Ví dụ: Có dữ liệu tổng hợp về giá và lượng tiêu thụ các


mặt hàng tại hai thị trường A và B trong quí 1/2004 như sau:

Báng 9.7
Thị trường A Thị trường B
Giá bán Khối lượng Giá bán Khối lượng
Mặt hàng (1000 tiêu thụ (1000 tiêu thụ
đổng) (Sản phẩm) đổng) (Sản phẩm)
Po Ho p, qi
X 40 10.000 35 15.000
Y 20 20.000 25 10.0D0

Chỉ số đơn giá- của từng mặt hàng so sánh giữa thị
trường A với thị trường B là:
Mặt hàng X:

ip (A/B) = — = í? ' = 1 1429 lần

PB 3 Ỉ Ỉ

381

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Mặt hàng Y-:

hum = — = s = °' 8 lần (hay 80%)

PB 2 0

Chỉ số đơn lượng tiêu thụ của từng mặt hàng so sánh
giữa thị trường A với thị trường B là:
Mặt hàng X:

i„ tAim = — = 10,000
= 0,6667 lần (hay 66,67%)
q ( A / B )
q B 15.000
Mặt hàng Y:

1 =2,ầnChay 200%)
^-'-^=ĩS

3.2. Chì sô tong hợp


3.2.1. Chì số tổng hơp giá
Chỉ sô tông hợp giá so sánh không gian sử dụng để so
sánh giá bán một nhóm hay toàn bộ các mặt hàng ở hai điều
kiện không gian khác nhau (ví dụ: thị trường, địa phương
khu vực...).
Giả sử so sánh giữa hai thị trường A và B, để tổng hợp
giá^ các mặt hàng ờ mỗi thị trường, giống như chì số phát
triển nhân tố lượng tiêu thụ được sử dụng làm quyền số. Căn
cứ vào dữ liệu thực tế, nếu sử dụng quyền số là lượng tiêu
thụ các mặt hàng ở riêng từng thị trường thì kết quả tính chỉ
số có thể đem lại những thông tin không đồng nhất. Do vậy
trong điều kiện cùng thời gian và khác biệt về không gian thì
chỉ số tông hợp giá so sánh giữa hai thị trường A và B sử

382

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


dụng quyền số đảm bảo tính đồng nhất là tổng lượng tiêu thụ
của từng mặt hàng tính chungở hai thị trường.
gp Q
IpA,B=-^ A
(9.21)
IPBQ
Trong đó: Q = CỈA + q : Tổng lượng tiêu thụ của từng mặt
D

hàng ở hai thị trường A và B.


Theo dữ liệu bảng 9.7, nếu so sánh giá bán các mặt hàng
ỏ thị trường A với thị trường B, ta có:
Ị _ ỊỊPAQ _ 40x25.000 + 20x30.000 1.600.000
p A / B
~ Z P B Q ~ 35x25.000 + 25x30.000 ~ 1.575.000
= 1,016 lần (hay 101,6%)
Như vậy, giá bán nhóm mặt hàng trên ở thị trường A cao
hơn so với thị trường B là 1,6%.
3.2.2. Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ
Quyền số của chỉ số tông hợp lượng tiêu thụ so sánh giữa
hai thị trường có thể là giá cố định do Nhà nước ban hành
hoặc giá trung bình của từng mặt hàng ở hai thị trường.
Trường hợp sử dụng quyền số là giá cố định, công thức
chỉ số tổng hợp lượng tiêu thụ so sánh giữa hai thị trường thể
hiện như sau:
ỊqẠPn
I ^=^ -
i M n
(9-22)
q A
ZlBPn
Trong đó: p là giá cố đinh của các mặt hàng.
n

Trường hợp căn cứ V liệu về giá bánở cả hai thị


trường đê xác định giá bi ìn của từng mặt hàng thì chỉ

383

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


số tổng hợp. lượng tiêu thụ so sánh giữa hai thị trường được
thể hiện như sau:

I /B=&4 (9.23)
qA

Z,<1BP
Trong đó: Giá trung bình của từng mặt hàng được tính
theo công thức trung bình cộng gia quyền với quyền số là
lượng tiêu thụở mỗi thị trường:

^ PAQA+PBqB
<U+QB

Theo dữ liệu trên, để xác định chỉ số so sánh khối lượng


tiêu thụ chung các mặt hàngở thị trường A so vối thị truồng
B trưốc hết cần xác định giá trung bình của từng mặt hàng:
_ 40x10.000 + 35x15.000
P x =
10.000 + 15 000 = " . ' ^ đồng
3 7

_ _ 20x20.000 + 25x10,000
"
P Y
20.000 + 10.000 = 2 1
' 6 6 n g h ì n đ ồ n g

Sử dụng giá bình quân của các mặt hàng làm quyền số,
chì số tổng hợp khối lượng tiêu thụ được xác định như sau;
ì = ZQAP _ 10.000X37 + 20.000X21,66 _ 80.320
15.000X37 + 10.000X21,66 ~ 77.160
q A / B
Z<ỈBP

= 1,041 lần (hay 104,1%)


Chỉ số trên cho thấy lượng tiêu thụ các mặt hàng này tại
thị trường A cao hơn so với thị trường B là 4 194.

384

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


IV. CHỈ SỐ KẾ HOẠCH
Chỉ số kế hoạch biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình
hình thực hiện kế hoạch đối vối từng chì tiêu. Khi thiết lập
và tính các chì số tổng hợp phân tích kế hoạch đối với chỉ tiêu
nghiên cứu, việc lựa chọn quyền số cũng căn cứ vào đặc điếm
dữ liệu và mục đích nghiên cửu.
Trường hợp phân tích kế hoạch giá thành các sản phẩm
của một doanh nghiệp, quyền số có thê là sản lượng thực tê
hoặc sản lượng kế hoạch.
Nếu căn cứ vào dữ liệu về sản lượng thực tế của doanh
nghiệp ở các kỳ, có thể thiết lập các chì số sau:
Chỉ số kế hoạch giá thành:
ĩ = ỊXqọ (9 24)
H o<io
z

Chỉ số thực hiện kế hoạch giá thành:


Ị ỊML (9.25)
Z k1l
z

Nếu căn cứ vào sản lượng kế hoạch của doanh nghiệp, có


thể thiết lặp các chỉ số như sau:
Chỉ số kế hoạch giá thành:
I =J^k (9.26)
z

Z, o<lk z

Chỉ số thực hiện kế hoạch giá thành


Ị = l M k (9.27)
Z k<ik
z

3ẩ5'

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong cácTcông thức chỉ số kế hoạch trên, mỗi loại quyền
số có một tác dụng nhất định. Chang hạn, việc dùng quyển sô
là sản lượng thực tế kỳ nghiên cứu (q,) có the phàn ánh được
đúng điều kiện sản xuất thực tế của doanh nghiệp trong kỳ
nghiên cứu. Còn trường hợp sử dụng quyền số là sàn lượng
kế hoạch (q ) có thê cho phép phân tích tình hình thực hiện
k

kế hoạch giá thành trong điều kiện giả định doanh nghiệp
thực hiện đúng kế hoạch về sản lượng.

V. HỆ THỐNG CHỈ số
Vận dụng tính và phân tích mỗi chỉ số chì cho phép đưa
ra những thông tin phản ánh sự biến động của một hiện
tượng nghiên cứu một cách riêng biệt. Nhiều nội dung
nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và trong hoạt
động kinh doanh đòi hỏi phải phân tích mối liên hệ tác động
giữa các hiện tượng. Vì vậy, khi vận dụng các chỉ số thống kê
đê phân tích mối quan hệ giữa các hiện tượng, có thể kết hợp
các chỉ số thành hệ thống chỉ số.
5.1. Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số
Hệ thống chì số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau,
hợp thành một phương trình cân bựng.
Hệ thống chỉ số thông thường được vận dụng để phân
tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong quá trình biến động.
Trong nghiên cứu kinh tế, nhiều chỉ tiêu tổng hợp có thể
được cấu thành từ những nhân tố liên quan thể hiện dưới
dạng các phương trình kinh tế và chính mối quan hệ đó là cơ
sở đê thiết lập các hệ thống chỉ số.

386

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


_ V- , ,
u? Chìsỏnẫng Chìsóquimô
Chỉ sô sản lương = . X
suãt lao động lao động
Chỉ số doanh thu = Chỉ số giá X Chỉ số lượng hàng tiêu thụ
Như vậy, cấu thành của một hệ thống chỉ số thường bao
gồm một chì số toàn bộ và các chỉ sqlnhản tố.
Chỉ số toàn bộ phản ánh sự biến động của hiện tượng
phức tạp (được biêu hiện qua một chì tiêu nào đó) do ảnh
hưởng của tất cả các nhân tố cấu thành. Theo các ví dụ trên,
chỉ số sản lượng và chỉ số doanh thu là các chỉ số toàn bộ.
Chỉ sô nhân tố phản ánh ảnh hưởng sự biến động của
từng nhân tố đôi vói sự biến động của hiện tượng phức tạp.
Đôi với hệ thông chi số phân tích sản lượng như ví dụ trên
thì chỉ sò năng suất lao động và chỉ số qui mô lao động là các
chỉ số nhân tố.
5.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số
Trong phân tích thống kê, hệ thống chỉ sô chủ yếu vận
dụng đôi với các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau và có các
tác dụng sau:
Xác định vai trò và mức độảnh hưởng biến động của các
nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng được cấu thành
từ nhiều nhân tố. Trong đó, ảnh hưởng của từng nhân tố
được biêu hiện bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối. Căn cứ
vào so sánh ảnh hưởng của các nhân tố có thể đánh giá được
nhân tố nào có tác dụng chủ yếu đối vái biến động chung
nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá
trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối
vối sự biến động của một hiện tượng.

387

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định
được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chì số khác trong hệ
thống.
5.3. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số
5.3.1. Phương pháp liên hoàn
Phương pháp này dựa trên cơ sở lý luận là các nhân tố
cấu thành một hiện tượng phức tạp đều cùng biến động, do
đó đê nghiên cứu ảnh hường của từng nhân tố phải giả định
các nhân tố lần lượt biến động. Thứ tự phân tích của các
nhân tố trong hẹ thống chỉ số được xác định chủ yếu thông
qua việc phân biệt các nhân tố mang đặc tính chất lượng hay
số lượng.
Ví dụ phân tích chỉ tiêu tổng mức chi phí nguyên, vật
liệu cho một nhóm sàn phẩm (M). Trước hết chỉ tiêu này
được chia thành hai nhân tố là mức chi phí các loại nguyên,
vật liệu cho một đơn vị sản phẩm (c).và số lượng sản phẩm
(q). Như vậy quan hệ của chỉ tiêu cần phân tích và các nhân
tố được biểu hiện theo công thức: M = Ic.q. Trong đó, mức chi
phí các loại nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm là nhân
tố chất lượng và số lượng sản phẩm là nhân tố số lượng, ở
mức độ tiếp theo, có thể phân tích mức chi phí các loại
nguyên, vật liệu thành hai nhân tố là: Giá đơn vị của từng
loại nguyên, vật liệu (p) và khối lượng từng loại nguyên, vật
liệu sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm (m). Theo cách
phân tích như trên thì tổng mức chi phí nguyên vật liệu cho
một nhóm sản phẩm (M) được biểu hiện qua ba nhân tố theo
thứ tự tính chất lượng và số lượng như sau: M = Sn.m.q.

388

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trên cơ sở xác định các nhân tố, hệ thống chỉ số theo
phương pháp liên hoàn mang những đặc điểm sau:
Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao
nhiêu nhân tố thì hệ thống chi số có bấy nhiêu chỉ số nhân
tô. Mỗi nhân tố là cơ sở để hình thành Ì chì số nhân tố.
Trong hệ thống chỉ số, chỉ số toàn bộ bằng tích của các
chỉ số nhân tố và mẫu số của chỉ số nhân tố đứng trước giống
với tử số của chỉ số nhân tố đứng sau. Do đó, sự kết hợp của
các chỉ số nhân tố hình thành một dãy các chỉ số liên tục,
khép kín và đảm bảo quan hệ cân bằng. Nhờ đặc điểm này
mà phương pháp mang tên là "liên hoàn".
Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số
toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu
số của các chỉ số nhân tố. Thực chất những kết quả tính này
là đê phân tích biến động tuyệt đối của chi tiêu nghiên cứu ra
thành những phần biến động do ảnh hưởng của các nhân tố
cấu thành.
Theo những đặc điểm trên, việc thiết lập một hệ thống
chì số theo phương pháp liên hoàn được thực hiện theo các
bước sau:
• Phân tích chỉ tiêu nghiên cứu ra các nhân tố cấu
thành, đồng thòi sắp xếp các nhân tố theo thứ tự tính chất
lượng giảm dần và tính số lượng tăng dần.
• Viết chỉ số toàn bộ và chỉ số cho các nhân tố. Trong đó,
đối với chì số nhân tố chất lượng thông thường sử dụng
quyển số là nhân tố số lượng kỳ nghiên cứu và với chỉ số
nhân tố số lượng sử dụng quyền số là nhân tố chất lượng kỳ
gốc.

389

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trỏ lại trường họp phân tích tổng mức chi phí nguyên,
vật liệu cho một nhóm sản phẩm (M), hệ thống chì sô theo
phương pháp liên hoàn được thể hiện như sau:

MỊ _ SĩlĩUSỊ =
Mo £ p m q o 0 0

= EPiEiỊqi Zpo iqi SPo oqi


x
m
x
m
(9 28)

ZPo i<ii ZPo oqi


m m
ZPo o<ỉo
m

Biến động tuyệt đối:

EPi i<5i -ZPo o<io =


m m

= (ZPi iqi -HpgnviqiỊ+ÍLponaỊqi -ZPo oqi)+


m m

-+(ZPomoqi-ZPo o<5o) • m

AM = A (p) + A (m) + ầu
Mô hình hệ thống chỉ số trên bao gồm một chỉ số toàn bộ
phản ánh biên động của tông mức chi phí nguyên, vật liệu
(M) và ba chỉ số phản ánh biến động các nhân tố giá các loại
nguyên, vật liệu (p), khối lượng nguyên, vật liệu sử dụng (m)
và số lượng các sản phẩm (q). Phần phân tích biến động
tuyệt đối trong mô hình trên được sử dụng để so sánh mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đối vối biến động của tông mức
chi phí nguyên, vật liệu. Trong đó A phản ánh mức tăng (p)

(giảm) của tổng mức chi phí nguyên, vật liệu do ảnh hường
biến động giá các loại nguyên, vật liệu; A phản ánh mức (m)

tảng (giảm) của tổng mức chi phí nguyên, vật liệu do ảnh
hưởng biến động của khối lượng nguyên, vật liệu sử dụng cho

390

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


một đơn vị sản phẩm; A phản ánh mức tăng (giảm) của tông
(í)

mức chi phí nguyên, vật liệu do ảnh hưởng biến động của
khôi lượng các loại sản phẩm.
Quan hệ giữa tổng mức chi phí nguyên, vật liệu với các
nhân tố như trên đã cho phép vận dụng để xây dựng một hệ
thống chỉ số tổng hợp phân tích vai trò và mức độ ảnh
hường của từng nhân tố. Trong phân tích kinh tế và kinh
doanh, nhiều chỉ tiêu có thể được phân tích thành các nhân
tố để thiết lập hệ thống chi số tổng hợp như trên. Chẳng hạn,
tổng doanh thu được cấu thành từ các nhân tố giá bán và
lượng tiêu thụ các mặt hàng; tổng chi phí sản xuất được cấu
thành từ các nhân tố giá thành đơn vị và sản lượng của các
loại sản phẩm...
Để phân tích biến động tổng doanh thu do ảnh hưởng
của các nhân tố giá bán và lượng tiêu thụ của các mặt hàng
có thể vận dụng hệ thống chỉ số tổng hợp theo phương pháp
liên hoàn như sau:

EPiqi Ịpiqi Ịpọqi


= x (9 29)

XPOIO X"PO<1I HPOQO

Biến động tuyệt đối:

iPiqi-XPoSo = (LPi<h-EPoqi)+(ZPoqi :-ZPo<io)


Ví dụ: Trở lại tình huống dữ liệu của công ty tin học, có
thể phân tích ảnh hưởng biến động giá bán và khối lượng
tiêu thụ đối vói doanh số nhóm mặt hàng thiết- bị máy tính
trên của công ty như sau:

391

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Mặt hàng Tháng 1/2004 Tháng '2/2004
Giá bán Khối lượng Giá bán Khối lượng
(USD) tiêu thụ (USD) tiêu thụ
Po (Sàn phẩm) Pt ISàn phẩm)
q
0 q,
Màn hình 15" 93 125 89 162
Màn hình 17" 127 84 124 108
Màn hình 21" 218 63 210 72
Màn hình LCD 15" 388 41 295 47
Màn hình LCD 17" 524 27 447 36

Dựa vào bảng dữ liệu và áp dụng công thức hệ thống chỉ


số, ta có:
72.887 72.887
= 81.578
66.083 ~ 81.578 * 66.083
1,1029 = 0,8935 X 1,2344-
(110,29%) (89,35%) (123,44%)
Biến động tuyệt đối:
72.887 - 66.083 = (72.887 - 81.578) + (81.578 -66.083)
6.804 = (-8.691) + 15.495(USD)
Nhận xét:
Kết quả tính toán cho thấy doanh số nhóm mặt hàng
thiết bị máy tính trên của công ty tháng 12 so vổ tháng 1
năm 2004 bằng 110,29%, tức là tăng 10,29%, tươngứng tăng
6.804 USD là doảnh Mưng của hai nhân tố:

392

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Do giá bán của nhóm mặt hàng ở tháng 12/2004 so vói
tháng 1/2004 giảm 10,65% đã làm cho doanh số nhóm mặt
hàng này của công ty giảm 8.691 USD.
Do khôi lượng tiêu thụ các mặt hàng ở tháng 12/2004 so
vối tháng 1/2004 tăng 23,44%, làm cho doanh số nhóm mặt
hàng tăng 15.495 USD.
Như vậy, biến động giảm giá và tàng khối lượng tiêu thụ
các mặt hàng ở tháng 12/2004 so với tháng 1/2004 có tác
động tông hợp làm tăng doanh số nhóm mặt hàng này của
công ty.
5.3.2. Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến động
riềng biât
Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng tất cả các
nhân tố cấu thành nên hiện tượng nghiên cứu đều có vai trò
ngang nhau và cùng biến động. Do đó, tất cả các chỉ số nhân
tố đều được xây dựng theo cùng một nguyên tắc là thời kỳ
quyền số của tất cả các chì số nhân tố phải giống nhau và
được chọn là kỳ gốc để sao cho môi chỉ sô nhân tố biểu hiện
được ảnh hưởríg biến động riêng của nhân tố. Chẳng hạn,
trong trường hợp thiết lập hệ thống chỉ số phân tích biến
động tổng doanh thu, chỉ sô giá được sử dụng chính là chỉ số
Laspeyres. Với quyền số là lượng hàng tiêu thụ kỳ gốc thì chỉ
số giá cho phép biêu hiện biến động riêng của giá bán các
mặt hàng.
Vì tất cả các chỉ số nhân tố đều có quyền số kỳ gốc, nên
tích của các chì số này không bằng chỉ số toàn ị>ộ. Để đảm
bảo quan hệ cân bằng của hệ thống chi số, theo phương pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


này người ta thèm vào hệ thống chỉ số một đại lượng bô sung
gọi là chỉ số liên hệ.
Chỉ số liên hệ biểu hiện ảnh hưởng chung của tất cả các
nhân tố cùng biên động và cùng tác động lán nhau.
Mô hình chung thiết lập hệ thống chỉ số theo phương
pháp biểu hiện biến động riêng biệt được minh hoa như sau:
Chì số _ Chỉ số Chỉ số Chì số Các chì
toàn bộ nhân tố 1 nhản tố 2 nhân tố n số liên hệ
Tuy theo số lượng các nhân tố cấu thành của hiện tượng
nghiên cứu mà trong hệ thống chỉ số có thê bao gồm một hay
nhiều chỉ số liên hệ. Mỗi chỉ số liên hệ phản ánh kết quả
cùng biến động và cùng tác động lẫn nhau của hai hay nhiều
nhân tố. Theo mô hĩnh chung như trên, với n nhân tố cấu
thành hiện tượng nghiên cứu thì trong hệ thống chì số bao
gồm 2" - Ì thành phần. Trong đó có li chỉ số biểu hiện ảnh
hưởng biến động riêng của từng nhân tố và 2" - (n + 1) thành
phần biểu hiện ảnh hưởng của các dạng liên hộ và tác động
lẫn nhau giữa các nhân tố.
Chẳng hạn, trường hợp phân tích tổng mức chi phí
nguyên, vật liệu cho một nhóm sản phẩm (M) theo ba nhân
tô cấu thành: Giá các loại nguyên, vật liệu (p), khối lượng
nguyên, vật liệu sử dụng (m) và số lượng sản phẩm (q). Hệ
thống chỉ số sẽ bao gồm 2 - Ì = 7 chì số bộ phận, trong đó
3

có 3 chỉ số phản ánh ảnh hưởng biến động riêng biệt của 3
nhân tô p, q, m (sử dụng quyền số kỳ gốc); 4 chỉ số bộ phận
phản ánh ảnh hưởng cùng biến động và cùng tác động giữa
các nhân tố. Công thức hệ thống chỉ số được thể hiện như
sau:

394

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


MỊ _ XPimiqỊ _ g m q gpọn^qo
P l 0 0 x x

Mo Yp m q 0 0 0 ỵPũ^^o
(1) (2)
£ P o ọ q i ^.gPorchqỊ.^Pomoqo
x
m
x
m m m í
ZPo o<ĩo ZPo oqi-ZPo i ìo
(3) (4)
x ZPi oqi-ZPom qo XPimỊqQ.XPomoqo
m
0 x x

ZPomoqi-XPim qo XPomiq -XPi oqo


0 0
m

(5) (6)
m m m m
x ZPi iqi-Zpo oqi-ZPo ĩqo-Zpi oqo
EPim^o-EPomoqo-XPomiqi-EPimoqi
(7)
Trong hệ thông chỉ số trên, 3 chì số bộ phận đầu tiên (Ì,
2, 3) nói lên biến động của mỗi nhân tố trong điêu kiện giả
định các nhân tố khác không biến động. Vói việc sử dụng
quyền số kỳ gốc, các chì số này cho phép phân tích được phần
ảnh hưởng biến động riêng của mỗi nhân tố p, m, q đối với M.
Ba thành phần tiếp theo (4, 5, 6) phản ánh mối liên hệ trong
sự biên' động của từng cặp hai nhân tô, trong điều kiện giả
định nhân tố thứ ba không biến động. Thành phần cuối cùng
(7) trong hệ thống chỉ số phản ánh biến động và cùng tác
động lẫn nhau của cả ba nhân tố.
Có thể nhận thấy việc thiết lập hệ thống chỉ số theo
phương pháp biểu hiện biến động riêng biệt là tương đối
phức tạp. Hiện tượng nghiên cứu được phân tích thành càng
nhiều nhân tố thì trong hệ thống càng có nhiều thành phần
biểu hiện sự biến động vả cùng tác động giữa các nhân tố gây
khó khăn trong quá trình xây dựng, tính toán và phân tích.
Như vậy, phương pháp này có thể được áp dụng một cách

395

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thuận lợi nhất trong trường hợp hiện tượng nghiên cứu được
phân tích thành 2 nhân tố.
Trong trường hợp phân tích biến động tổng doanh thu,
hệ thống chỉ số theo phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biến
động riêng biệt được thể hiện như sau:
EPiqi EPiqọ ẸqiPo EPiqi-Epọqo
= x x ( 9 3 0 )

EPOIO ZPO1O LqoPo E P I I O - L P O I I


(1) (2) (3) (4)
Lượng tăng, giảm tuyệt đối:
(XPI<1I "EPOIO) =
= X ( P I -Potao +x(qi -QO)PO + Z ( P I -PoXqi - l o )
Trong đó:
(1) Chì số toàn bộ, nói lèn biến động của tổng doanh thu-
(2) Chỉ sô nhân tố phàn ánh biến động riêng của giá bán
các mặt hàng ảnh hưởng đến tổng doanh thu-
(3) Chỉ số nhân tố phản ánh biến động riêng biệt của
lượng hàng hoa tiêu thụ ảnh hưởng đến tổng doanh thu-
(4) Chỉ số liên hệ phản ánh kết quả của cùng biến động
và cùng tác động của giá và lượng hàng tiêu thụ ảnh hương
đến tông doanh thu.
5.4. Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu
bình quân và tổng lượng biến tiêu thức
5.4.1. Hệ thống chỉ số phản tích biến dộng chỉ tiêu
bình quân
Chỉ tiêu bình quân chịuảnh hưỏng biến động của hai
nhân tố: Tiêu thức nghiên cứu và kết cấu của tổng thể. Ví dụ

396

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


biên động tiền lương bình quân của công nhân trong một
công ty là do biến động của bản thân tiền lương (tiêu thức
nghiên cứu) và biến động kết cấu công nhân (kết cấu tông
thê) có các mức lương khác nhau. Biên động giá thành bình
quân đơn vị sản phẩm là do biến động của bản thân giá
thành và biến động của kết cấu tổng thê sản phẩm có giá
thành khác nhau.
Theo cách xác định các nhân tố cấu thành chỉ tiêu bình
quân như vậy thì một hệ thông chỉ sô phân tích biến động chỉ
tiêu bình quân theo phương pháp liên hoàn sẽ bao gồm một
chì số toàn bộ phản ánh biến động của chỉ tiêu Dinh quân và
hai chỉ số nhân tố phản ánh ảnh huống biến động của các nhân
tô trên đối với chỉ tiêu bình quân. Nêu sử dụng các ký hiệu:
Xj và Xo - Lượng biên của tiêu thức kỳ nghiên cứu và kỳ
gốc;
Xj và x - Số bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc;
0

fj và f - Số đơn vị trong tổng thể kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.


0

Các chỉ số trong hệ thống chì số phản tích chỉ tiêu bình
quân được biểu hiện như sau:
Chỉ số cấu thành khả biến, biểu hiện quan hệ so sánh
giữa mức độ của chỉ tiêu bình quân ở kỳ nghiên cứu và kỳ
gốc. Chì số này được xác định theo còng thức:

I*=^-=^V • - (9 3i)

Xo Lxọiọ
Theo công thức trên, chỉ số này bao hàm biến động của

397

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


cả hai nhân tố: Tiêu thức nghiên cứu (biểu hiện bằng các
lượng biến X, và Xo) và kết cấu của tổng thể (biểu hiện bằng
các tỳ trọng dí = fi/£fi và 4 = f / £ f ).
0 0

Chỉ sô cấu thành cố định, phản ánh biến động của chỉ
tiêu bình quân do ảnh hưởng của tiêu thức nghiên cứu trong
điều kiện kết cấu của tổng thể được coi như cố định. Trường
hợp phân tích hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn thì
kết cấu của tổng thể được giữ cố định ở kỳ nghiên cứu. Công
thức biểu hiện như sau:

I
*=^--ặ- (9.32)

Chì số ảnh hưởng kết cấu, phản ánh biến động của chì
tiêu bình quân do ảnh hưởng biến động của riêng kết cấu
tông thể. Chỉ số này được thiết lập với giả định các lượng
biên tiêu thức không thay đổi và được cố định ở kỳ gốc.

ÍT — —2* Ì _ 01 x

I x
yĩf =- 0.33)

Các chỉ số trên họp thành hệ thống chỉ số phân tích chỉ
tiêu bình quân như sau:

(9.34)

398

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Biến động tuyệt đối của chỉ tiêu bình quân được phân
tích như sau:

Ị>Ị Ị z*ofo ÍẸXỊÍỊ XXQ^Ì Ị>o oỊ


f
+
f

LĨ! Ĩ.ỈO { Zk Ifi J { Ifi £fo J


Trong phân tích kinh tế và kinh doanh, mô hình trên có
thể được vận dụng để phân tích biến động của các chì tiêu
bình quân như: năng suất lao động bình quân, tiền lương
bình quân, giá thành bình quân đơn vị sản phẩm... Tuy theo
nội dung của từng chỉ tiêu và điều kiện dữ liệu, các nhân tô
về lượng biến và kết cấu của tổng thể có thể mang những ý
nghĩa khác nhau. Chẳng hạn khi phân tích biến động của
năng suất lao dộng bình quân chung đối với một xí nghiệp
bao gồm nhiều phân xưởng thì nhân tố phản ánh lượng biên
tiêu thức là năng suất lao động của từng phân xưởng và
nhân tố phản ánh kết cấu tổng thể là kết cấu lao động của xí
nghiệp theo các phân xưởng. Khi phân tích giá thành bình
quân chung đơn vị sản phẩm của một doanh nghiệp bao gồm
các phân xưởng cùng sàn xuất một loại sản phẩm thì nhân tô
lượng biến tiêu thức lại biểu hiện là giá thành sản phẩm của
từng phân xưởng và nhân tố kết cấu trong trường hợp này
biểu hiện là kết cấu sản lượng của doanh nghiệp theo các
phân xưởng.
Để minh họa cho những vấn đề trên, có thể dựa vào tình
huống phân tích tại một doanh nghiệp như sau:
Bảng dữ liệu 9.8 phản ánh về tình hình sản xuất một
loại sàn phẩm của các cơ sỏ sản xuất của doanh-nghiệp đặt
tại ba khu vực.

399

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bảng 9.8
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Cơ sở ràn lương Giá thành Sàn lương Giá thành
sản xuất . (Cái) (1000 đ) (Cái) (1000 đ)
% z
0 q, z.
Miền Bắc 20.000 100 60.000 95
Miền Trung 35.000 105 40.000 100
Miền Nam 45.000 110 20.000 105
Chung 100000 106,2 120000 98,3

Qua bảng trên có thể nhận thấy giá thành bình quân
đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu giảm
hờn so với kỳ gốc. Các cơ sở sản xuất đặt ở mỗi khu vực đểu
có giá thành đơn vị sản phẩm giảm. Đồng thời cũng có thể
nhận thấy rằng kết cấu sản lượng của doanh nghiệp theo các
khu vực cũng có sự thay đổi. Cụ thể là đã tăng tỷ trọng sản
lượng của cơ sở sản xuất ở miền Bắc là cơ sở có giá thành sàn
phẩm thấp nhất; giảm tỷ trọng sản lượng của cơ sỏ sản xuất
ở miền Nam là cơ sỏ có giá thành sản phẩm cao nhất. Để
phân tích rõ vai trò và mức độ ảnh hưỏng của mỗi nhân tố
đối vối biến động giá thành bình quân chung loại sản phẩm
này của doanh nghiệp, có thể vận dụng hệ thống chỉ số như
sau:
Ký hiệu:
z và z là giá thành đơn vị sản phẩm của mỗi cơ sỏ sản
t 0

xuất của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu và kỳ gốc;


<5i và q là sản lượng mỗi cơ sở sản xuất kỳ nghiên cứu và
0

kỳ gốc.

400

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hệ thống chỉ số phân tích biến động giá thành sản phẩm
bình quân chung của doanh nghiệp được thể hiện như sau:
Z i<h
z
ỊỊgigị x>ọqi
^ Ị _ ^ S Ỉ _ ^SL_ =(9.35) X

Ị, oqọ z, oqi Ị, oqọ z z z

X<ĩo Zqi Z<ỉo


Căn cứ vào bảng dữ liệu 9.8 có các két quả tính toán sau:
- _ Z i q i _ 95x60.000 + 100x40.000 + 105x20.000
z

~ £
Z ỵ
~ 60.000 + 40.000 + 20.000
q i

= 98,3 nghìn đồng


- Dz q 100 X 20.000 +105 X 35.000 + n o X 45.000
0 0
z
° ~ £q ~ 20.000 + 35.000 + 45.000
0

= 106,25 nghìn đồng


X o<h 100 X 60.000 +105 X 40.000 + n o X 20.000
z

Z Q I
~ £qĩ ~ 60.000 + 40.000 + 20.000
= 103,33 nghìn đồng
Thay các kết quả vừa tính được vào hệ thống chì số:
98,30 98,30 103,33
106,25 103,33-X-106,25
0,925 = 0,951 X 0,972
(92,5%) (95,1%) (97,2%)
Biến động tuyệt đôi:
(98,3 - 106,25) = (98,3 - 103,33) + (103,33 - 106,25)
-7,95 = (-5,03) + (-2,92) nghìn đồng

401

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Kết quả trên cho thấy:
Kỳ nghiên cứu so vói kỳ gốc, giá thành bình quân chung
loại sản phẩm trên của doanh nghiệp bằng 92,5%, giảm 7,5%
hay giảm 7,95 nghìn đồng.
Bản thân giá thành sản phẩm ỏ các cơ sỏ sản xuất loại
sản phẩm này ỏ miền Bắc, Trung và Nam đều giảm làm cho
giá thành bình quân loại sản phẩm này của doanh nghiệp
giảm 4,9% hay giảm 5,03 nghìn đồng.
Kết cấu sản lượng của doanh nghiệp theo các cơ sở sản
xuất tại ba khu vực có sự thay đổi lảm cho giá thành bình
quân giảm 2,8% hay giảm 2,92 nghìn đồng.
5.4JỈ. Hê thống chỉ Bổ phân tích biến đông tổng
lượng biến tiêu thức
Tông lượng biến tiêu thức trong phân tích thống kê được
biểu hiện ỏ nhiều chỉ tiêu như: Tổng sản lượng, tổng chi phí
sản xuất, tổng quĩ lương... Nhân tố ảnh hưỏng đến tổng
lượng biến tiêu thức có thể được biểu hiện một cách tổng quát
như sau:
Tổng lượng biến tiêu thức co = 2>j$ = x.£f;
Trong đó: Xi là lượng biến tiêu thức vối f; là số đơn vị (tần
sô) tươngứng.
Như vậy, cỗ hai cách để xác định nhân tốảnh hưởng đến
tổng lượng biến tiêu thức. Theo cách thứ nhất, tổng lượng
biến được cấu thành từ hai nhân tố là bản thân các lượng
biến và số đơn vị (tần sô) tươngứng (Lxịí). Chẳng hạn, tong
sản lượng của doanh nghiêp bao gồm các bộ phận sản xuất có
thê chịu ảnh hường của hai nhân tố là năng suất lao động và

402

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


qui mô lao động của từng bộ phận sản xuất. Theo cách thứ
hai, tổng lượng biến tiêu thức được cấu thành từ hai nhân tố
là chì tiêu bình quân và tổng số đơn vị tổng thể (x.^íị).
Cũng vái chì tiêu tổng sản lượng trong tình huống trên, có
thể phân tích thành hai nhân tố là nâng suất lao động bình
quân chung và tổng số lao động của doanh nghiệp.
Trong trường hợp phân tích theo cách thứ nhất thì sự kết
hợp của các nhân tố cho phép thiết lập hệ thống chỉ sô tông
hợp giống như khi phân tích chỉ tiêu doanh thu theo hai
nhân tố giá và khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng. Do vậy,
ở đây chì đề cập cụ thể hệ thống chỉ số phân tích tổng lượng
biến tiêu thức theo cách thứ hai với các nhân tố bao gồm chì
tiêu bình quân và qui mô của tổng thể.
Hệ thống chì số được biểu hiện theo công thức như sau:
TỊ _ XỊXÍỊ XỊXỊỊ XọXfi (9 36)
= x

To x 2fo
0 x £fi
0 xZo 0
f

Biến động tuyệt đối:


A = Ti -To = (Ĩ! -x )£f, +(Zĩ - Lfo)x
X 0 l 0

A T = A(5) + A (In

Để phân tích sâu hơn, có thể tách chỉ số chỉ tiêu bình
quân thành hai chì số để thiết lập mô hình phân tích như
sau:
ĨL ĩìZh _ * i £ ' Ĩ3ÌEỈL ĩpIẵ
=
f
x x (9 37)
To x X o x y -, x £ f i
0
f
01x ỵĩr
0 0 ữ

m í rai C41

403

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Biến động tuyệt đối:
A = T! - To =
T

= (Xi - x )£fi + (x - Xo)Z Ì + ( £ i - £ 0)Xo


01 0l
f f f

AT bột) A(DI!) <£f>


= + +A

Trong mô hình trên:


Chì số (1) phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu
thức doảnh huống của tất cả các nhân tố.
Chỉ số (2) phản ánh biến động cùa lượng biến tiêu thức
nghiên cứu và ảnh hưởng biến động đối vói tông lượng biến
tiêu thức.
Chỉ số (3) phản ánh biến động của kết cấu tổng thể ảnh
hưởng đến biến động của tổng lượng biến tiêu thức.
Chỉ số (4) phản ánh biến động của qui mô tông thể ảnh
hưởng đến biến động của tổng biến tiêu thức.
Sử dụng bảng dữ liệu về giá thành và sản lượng của
doanh nghiệp trong tình huống trên, có thể phân tích tình
hình biến động chi phí sản xuất của loại sản phẩm này ở
toàn bộ các cơ sở sản xuất như sau:
^lẸqi _ ãil/h z £qi z ỵq
x 01 x 0 x

ZoZ<5o Z()lZqi Z Xqi 0 ZoZ<ĨO


98,30x120.000 _
106,25x100.000 ~
98,30x120.000 103,33x120.000 106,25x120.000
x
~ 103,33 X 120.000 * 106,25 X 120.000 106,25 X 100.000

404

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


11.800.000 _ 11.800.000 12.399.600 12.750.000
10.625.000 ~ 12.399.600 12.750.000 10.625.000
x x

1,110 = 0,95 X 0,97 X 1,20


(111%) (95%) (97%) (120%)
Biên động tuyệt đối:
1.175.000 = (-599.600) + (-350.400) + 2.125.000 nghìn đồng
Kết quả trên cho thấy: Kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc, chi
phí sản xuất đối với loại sản phẩm này của doanh nghiệp
tăng 11%, về tuyệt đối tăng 1:1750.00 nghìn đồng. Biến động
này doảnh hưởng của các nhân tố như sau:
Giá thành đơn vị của các cơ sở sản xuất ở cả ba khu vực
miền Bắc, Trung và Nam đều giảm làm cho tông chi phí
giảm 5% hay giảm 599.600 nghìn đồng.
Kết cấu sản lượng của doanh nghiệp theo các cơ sở sản
xuất tại ba khu vực có sự biến động làm cho chi phí sản xuất
giảm 3%, về tuyệt đối là 350.400 nghìn đồng.
Tổng sản lượng của doanh nghiệp tăng 20% làm cho tổng
chi phí sàn xuất tăng 2.125.000 nghìn đồng.
Như vậy, các cơ sở sản xuất của công ty đã phấn đấu
giảm giá thành và cùng với việc thay đổi kết cấu sản lượng
dã tiết kiệm chi phí sản xuất. B iến động tăng tổng chi phí
thực chất là do doanh nghiệp tăng qui mô sản xuất.

405

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tom t ố i c h ư ờ n g

Chỉ số được vận dụng trong phân tích kinh tế và kinh


doanh với vai trò cung cấp thông tin phản ánh sự biên động
và mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu.
Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan
hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng ở hai thòi
gian (chỉ số phát triển) hoặc không gian (chỉ số không gian)
khác nhau.
Căn cứ theo phạm vi tính toán, chỉ số được phân biệt
thành hai loại là chỉ số đơn và chì số tổng hợp. Trong đó, khi
xác định chỉ số tổng hợp thì biểu hiện về lượng của các phan
tử khác nhau được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp
cộng được. Đồng thời, do có nhiều nhân tố cùng tham gia
tronc công thức chì số nên việc phân tích biến động của nhân
tố nghiên cứu được đặt trong điều kiện giả định các nhân tô
khác không thay dổi. Nhân tố được giữ.cố định trong công
thức chỉ sô tổng hợp được gọi là quyền sô.
Trong công thức chỉ số tổng hợp biểu hiện biến động giá
cả theo thời gian, lượng tiêu thụ của các mặt hàng giữ vai trò
quyền số. Tuy thuộc điều kiện dữ liệu trong thực tế có thể áp
dụng các công thức chi số tông hợp có thời kỳ quyên sô khác
nhau. Chỉ số tông hợp giá Laspeyres sử dụng quyền số là
khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng ở kỳ gốc. Chì số tông
hợp giá Passche sử dụng quyền số là khối lượng tiêu thụ của
các mặt hàng ở kỳ nghiên cứu. Chỉ số tông hợp giá Fisher sử
dụng kết hợp cả quyền số khôi lượng tiêu thụ các mặt hàng ờ
kỳ góc và kỳ nghiên cứu theo công thức bình quân nhân san
bằng chênh lệch giữa các chỉ sốLaspeyres và chỉ sốPassche.

406

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Cách thiết lập chì số tổng hợp theo các còng thức trên cũng
được áp dụng đối với chì số lượng hàng tiêu thụ.
Trong trường hợp dữ liệu bao gồm các chỉ số đơn, eo thể
tính chỉ số tông hợp của cùng chỉ tiêu theo các công thức bình
quân với quyền số là doanh thu hay tỷ trọng doanh thu của
từng mặt hàng.
Chỉ số không gian biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai
mức độ của một hiện tượng nghiên cứuở hai điều kiện không
gian khác nhau. Chỉ số không gian so sánh giá bán các mặt
hàng ở hai thị trường có quyền số là tổng khối lượng tiêu thụ
của từng mặt hàng ở cả hai thị trường. Chì số không gian so
sánh khối lượng tiêu thụ các mặt hàng có quyền số là giá
bình quân của từng mặt hàngồ hai thị trường.
Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có mối liên hệ với
nhau hợp thành một phương trình cân bằng sử dụng để phán
tích sự biến động trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. Cơ sở để
thiết lập hệ thống chỉ số là mối quan hệ giữa các nhân tố cấu
thành và chì tiêu tổng hợp cần phân tích. Một hệ thống chỉ số
bao gồm một chỉ số toàn bộ phản ánh sự biến động của hiện
tượng phức tạp và các chỉ số nhân tô phản ánh ảnh hường
biến động của từng nhân tố đối với hiện tượng phức tạp.
Có hai phương pháp xây dựng hệ thống chỉ sô là phương
pháp liên hoàn và phương pháp biểu hiện ảnh hưởng biên
động riêng biệt. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn
chế riêng và tuy theo điểu kiện thực tế có thê vận dụng một
cách thích hợp.
Theo phương pháp liên hoàn, hiện tượng nghiên cứu
được phân tích thành bao nhiêu nhân tố thì trong hệ thống

;.407

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chỉ số có bấy nhiêu chi số nhân tố và mẫu số của chỉ số nhân
tố đứng trước là tử số của chỉ số nhân tố đứng sau.
Theo phương pháp biểu hiệnảnh hưởng biến động riêng
biệt, tất cỏ các chì số nhân tố đều được xây dựng theo cụng
một nguyên tắc là thời kỳ quyền số được lựa chọn là ky góc
để biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng cua từng nhan to.
Trong hệ thống chì số còn bao gồm chi số liên hệ biểu hiện
ảnh hưởng chung của các nhân tố cùng biến động và cùng tác
động lẫn nhau.

Càu hỏi ôn t ậ p

1. Trình bày khái niệm chì số và nêu rõ những loai số


tương đối nào thuộc khái niệm chỉ số?
2. Trình bày đặc điểm chung và tác dụng của chì số
thông kê? ••
3. So sánh đặc điểm của chỉ số tổng hợp giá Laspeyres và
chí sô tông hợp giá Passche?
4. Trình bày căn cứ để lựa chọn quyền số cho chỉ số tông
hợp phân tích biến động của hiện tượng theo thời gian?
5. Tại sao nối thực chất chì số tống hợp phản ánh sự biến
động của hiện tượng qua thời gian là bình quân gia quyền
của các chỉ số đơn?
6. Khái niệm và cấu thành của hệ thống chỉ số. Cho ví đu
minh hoa?
7. Nội dung thiết lập hệ thông chì số theo phương pháp
liên hoàn?

408

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


8. Y nghĩa của chỉ số cấu thành khả biến, chì số cấu
thành cố định và chỉ sốảnh hưởng kết cấu?
9. Y nghĩa của các chì số nhân tố trong hệ thống chì số
phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức trường hợp có
sử dụng chỉ tiêu bình quân?
Bài tập
1. Một nhà đầu tư sở hữu một danh mục đầu tư bao gồm
cổ phiếu thường của ba công ty A, B và c. Giá các cổ phiếu
này tại 3 thòi gian gần đây được thể hiện như sau:
Giá cồ phiếu (Nghìn đổng)
Cồ phiếu
Thời gian 1 Thời gian 2 Thời gian 3
A 20 25 35
B 120 60 140
c 40 35 45

Theo dữ liệu mà nhà đầu tư này thu thập được, khối


lượng giao dịch khốp lệnh ở thời gian thứ nhất của các cổ
phiếu trên lần lượt là: 56470, 15894 và 32456.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định chỉ sô giá của từng loại cô phiêu qua các
thời gian trên.
b. Hãy xác định chỉ số và phân tích biến động giá chung
của nhóm cô phiêu trên.
2. Một nhà sản xuất ô tô tổng hợp dữ liệu về tình hình

409

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Năm 2002 Năm 2003
Loại xe
Tỳ trọng doanh số (%) Giá bán (USD) Giá bán (USD)
Model A 57,14 10.000 11.000
Model B 25.72 12.000 13.000
Model c 7,14 20.000 20.500
Model D 10,00 14.000 14.500

Yêu cầu:
a. Xác định chì số giá của từng loại xe năm 2003 so vối
2002.
b. Xác định chỉ số giá chung các loại xe của nhà sản xuất
trên.
3. Có dữ liệu về mức tiêu thụ của một nhóm mặt hàng
của công ty X tại một thị trường như sau:
Doanh thu (1.000 đồng) Tỷ lệ % tăng (giảm) giá
Mặt hàng
Quí I Quí li quí li so vái qui I
MH1 360.000 370.500 -2.5
MH2 393.000 404.880 -3,6
MH3 177.000 189.400 -5.3

Yêu cầu:
a. Tính chì số tổng hợp giá theo các công thức chì số
Laspeyrcs và chì số Passche.
b. Tính chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ theo các công
thức chì sô Laspeyres và chì sốPassche.

410

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


c. Vói giả định lượng hàng tiêu thụ cố định kỳ nghiên
cứu, hãy xác định mức tăng (giảm) doanh thu doảnh hường
biên động giá bán các mặt hàng quí l i so với quí ì.
4. Dữ liệu tông hợp về tình hình sản xuất của một xí
nghiệp như sau:
Chi phi sàn xuất (Triệu đổng) Tỳ lệ % tăng (giảm) sản
Sàn phẩm
Tháng 1 Tháng 2 lượng tháng 2 so với tháng 1
SP1 100 104,5 10
SP2 200 230 15

Yêu cầu:
a. Xác định chỉ số chung về giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp (tính theo quyền số kỳ gốc và kỳ nghiên cứu).
b. Xác định chỉ số chung về sản lượng của doanh nghiệp
(tính theo quyền số kỳ gốc và kỳ nghiên cứu).
c. Phân tích sự biến động tông chi phí sản xuất bằng hệ
thõng chì số theo phương pháp liên hoàn.
5. Dữ liệu tông hợp về tình hình sản xuất lúa của một xã
như sau:
Chỉ tiêu Năm gốc Năm nghiên cứu
1. Diện tích gieo trổng (Ha) 496,8 543,7
2. Sàn lượng (Tấn) 2.285,28 2.718,5

Yêu cầu:
a. Xác định chì số phản ánh biên động năng suất thu
hoạch lúa của xã qua hai năm.

411

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


b. Phân tích biến động của sản lượng qua hai năm do
ảnh hường của các nhân tố cấu thành.
6. Có dữ liệu về tình hình sản xuất của hai xí nghiệp của
công ty viễn thông Xphone cùng sản xuất một loại sản phẩm
như sau:

Sàn lượng Tốc độ tăng Kế hoạch sản Tỳ lệ % vượt


Cơ sở 2002 sản lương lượng 2004 Sũ kế hoạch sàn
sàn xuất (Triệu năm 2004 so với sản lượng lượng cùa
sản phẩm) với 2003 (%) 2002 (%) năm 2004
Xphone HIM 3 10 115 4
Xphone HCM 4 5 120 2

Biết thêm rằng năng suất lao động bình quân một công
nhân của hai xí nghiệp năm 2002 l i 4.000 sản phẩm và năm
2004 so vôi năm 2002 đã tăng 13,6%.
Yêu cầu:
a. Xác định chỉ sô và tốc độ tăng sản lượng của loại sản
phẩm trên của Xphone các năm 2003, 2004 vối gốc so sanh là
năm 2002.
b. Xác định chì số qui mô lao động của Xphone năm 2004
so với 2002.
c. Phân tích các nhân tốảnh hưởng biến động sàn lượng
của Xphone năm 2004 so vái 2002 bằng hệ thống chỉ số liên
hoàn.
7. Có tài liệu về tình hình sản xuất của các phân xưởng
cùng sản xuất một loại sản phẩm trong công ty A như sau:

412

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Năng suất lao động Số công nhân
Phân
một công nhản (Kg)
xưởng
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
PX1 80 75 100 180
PX2 65 65 100 100
PX3 50 50 100 100

Yêu cầu: Vận dụng phương pháp chì số.


a. Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến biến động năng
suất lao động bình quân chung của cả ba phân xưởng.
b. Phân tích biến động tổng sản lượng loại sản phẩm
trên của công ty A doảnh hưởng của năng suất lao động bình
quân chung và tổng số lao động các phân xưởng.
8. Tài liệu về ba xí nghiệp cùng sản xuất một loại sản
phẩm như sau:
Tháng 1/2004 Tháng 2/2004
Xi nghiệp Giá thành Số lượng Giá thành Số lượng
dơn vị (1.000Ổ) sản phẩm dơn vị (1.000đ) sản phẩm
XN1 100 2.000 95 6.000
XN2 105 3.500 100 4.000
XN3 110 4.500 105 2.000

Yêu cầu:
a. Phân tích biến động giá thành trung bình của cả ba xí
nghiệp do ảnh hưởng của các nhân tô.
b. Phân tích sự biến động của tông chi phí sàn xuất do
ảnh hưởng của các nhân tố.

413

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


9. Dữ liệu tổng hợp về tình hình thu hoạch lúa trong
năm vừa quaở ba địa phương như sau:
Vụ đông - xuân Vụ hè - thu
Địa phương Năng suất Sàn lương Năng suất Sàn lương
(Tạ/ha) (Tại ợặlha) (Tạ)
A 38 5.510 32 150
B 34 6.290 34 180
c 36 8.640 33 230

Yêu cầu:
a. Phân tích sự biến động năng suất bình quân vụ hè -
thu so vối vụ đông - xuân của ba địa phương.
b. Phân tích sự biến động sản lượng vụ hè - thu so vài vụ
đông - xuân của ba địa phương.

414

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương X
Dự ĐOÁN THỐNG KÊ

ì. KHÁI NIỆM VỀ Dự ĐOÁN THỐNG KÊ

1.1. Các loại và các phương pháp dự đoản


Dự đoán hiểu theo nghĩa chung nhất là việc xác định
mức độ hoặc trạng thái của hiện tượng trong tương lai. Hiện
nay dự đoán được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa
học - kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội vói nhiều loại và
phương pháp dự đoán khác nhau.
Dựa vào độ dài thời gian dự đoán (tầm dự đoán) có thể
phân dự đoán thành ba loại:
- Dự đoán ngắn hạn là dự đoán có tầm dự đoán dưới 3
năm.
- Dự đoán trung hạn là dự đoán có tầm dự đoán từ 3 đến
5 năm.
- Dự đoán dài hạn là dự đoán có tầm dự đoán từ 5 năm
trở lên.
Tùy thuộc vào đối tượng và nhiệm vụ của dự đoán mà
trong thực tế có nhiều phường pháp dự đoán được sử đụn".
Có thể phân các phương pháp dự đoán thành ba nhóm: Dư
đoán bằng phương pháp chuyên gia, dự đoán bằng mô hình
hồi quy và dự đoán dựa vào dãy số thòi gian

415

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Dự đoán bằng phương pháp chuyên gia được tiến hành
trên cớ sỏ tổng hợp, xử lý những ý kiến của các chuyên gia.
Phương pháp này có ưu thế trong trường hợp dự đoán những
hiện tượng hay quá trình có tầm bao quát rộng, phức tạp
chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Ví dụ như dự đoán về sự
phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự thay đổi của môi
trường trong 20 năm tới.
- Dự đoán bằng mô hình hồi quy được thực hiện trên cơ
sỏ xây dựng mô hình hồi quy phù hợp. Để xây dựng mô hình
hôi quy, đòi hỏi phải có tài liệu về hiện tượng cần dự đoán và
các hiện tượng có liên quan. Dự đoán bằng mô hình hồi quy
thường được sử dụng đối vói dự đoán trung và dài hạn ở tầm
vĩ mô.
- Dự đoán dựa vào dãy số thòi gian là dựa vào dãy số thòi
gian phản ánh sự biến động của hiện tượng ở những thời gian
đã qua để xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai!
1.2. Dự đoán thống kê
Dự đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng
trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê va áp
dụng các phương pháp phù hợp.
^ Tài liệu thống kê thường được sử dụng trong dự đoán
thống kê là dãy số thời gian. Việc sử dụng dãy số thòi gian đe
tiến hành dự đoán thống kê có những ưu điểm cơ ban sau
đây:
Thứ nhất, chỉ cần có dãy số thời gian gồm một số lượng
nhất định các mức độ của hiện tượng ở thòi gian hiện tại trơ
về trước, không đòi hỏi một khối lượng tài liệu lòn như dự
đoán dựa vào mô hình hồi quy.

416

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thứ hai, việc xây dựng mô hình dự đoán dựa vào dãy số
thời gian được tiến hành tương đối đơn giản, ít bị ràng buộc
bởi các giả thiết như trong việc xây dựng mô hình hồi quy.
Thứ ba, dự đoán dựa vào dãy số thòi gian rất thuận lợi
trong việc ứng dụng tin học. Điều đó làm cho việc tính toán
trở nên thuận tiện, đồng thời cho phép lựa chọn mô hình dự
đoán phù hợp nhất.
Đê kết quà dự đoán có độ tin cậy cao, đòi hòi các mức độ
của dãy sô thời gian phải chính xác, có thể so sánh được với
nhau. Muốn vậy phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung,
phương pháp và phạm vi tính toán. Mặt khác, để tiến hành
dự đoán thì số lượng các mức độ của dãy số thời gian phải đủ
lớn, không nhiều quá nhưng cũng không ít quá. Bởi vì:
• Nêu sử dụng quá nhiều các mức độ của dãy số thời gian
để xây dựng mô hình dự đoán thì các hệ số của mô hình sẽ có
"sức ỳ" lổn, không phản ánh đầy đủ sự tác động của các nhân
tố mối đến hiện tượng.
- Ngược lại, nếu chỉ sử dụng một sô ít các mức độ cuối
của dãy số thòi gian để xây dựng mô hình dự đoán thì lại
không chú ý đến tính chất tương đối ổn định của các nhân tố
cơ bản tác động đến hiện tượng.
Do đó, trong việc xác định số lượng các mức độ của dãy số
thời gian đè tiến hành dự đoán thì không thổ đưa ra một
nguyên tắc cứng nhắc mà phải dựa vào sự phân, tích đặc
điểm biến động của hiện tượng qua thời gian để xác định nên
sử dụng bao nhiêu mức độ để xây dựng mô hình dự đoán. Giả
sử sự biến động của hiện tượng qua các năm có tính chất
tương đối ôn định thì có sử dụng tài liệu của 7 hoặc 10 năm.

417

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nếu ợ những thòi gian cuối có những nhân tố mái xuất hiện
(ví dụ: Tăng cưòng đầu tư, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến
bộ khoa học - kỹ thuật) làm thay đổi xu hướng phát triển của
hiện tượng thì có thể sử dụng một số mức độ cuối của dãy số
thời gian để xây dựng mô hình dự đoán.
Có nhiều phương pháp được sử dụng trong dự đoán
thống kê. Có những phương pháp dựa trên sự mở rộng từ
những công thức tính toán thống kê như dự đoán dựa vào
lượng tăng (hoặc giảm) bình quân, dự đoán dựa vào tốc độ
phát triển trung bình, dự đoán dựa vào hàm xu thế, v.v... Có
những phương pháp dự đoán thống kê được vận dụng trên
cơ sở các kết quả của toán học như dự đoán bang phương
pháp san bằng mũ, dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu
nhiên, v.v...

li. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP Dự ĐOÁN THỐNG KÊ


THƯỜNG SỬ DỤNG

2.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt


đối bình quân
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân được tính
theo công thức:

n-l
Trong đó:
y : Mức độ đầu tiên của dãy số.
t

y„: Mức độ cuối cùng của dãy số.

418

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Từ đó có mô hình dự đoán:
ỳ = y + ỗ . l vối 1=1,2,3,...
n+1 n

Mô hình dự đoán này cho kết quả dự đoán tốt khi các
lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xếp xỉ nhau.
Ví dụ: Trở lại ví dụỏ bảng Ì trong chương "Phân tích dãy
số thời gian":
T_ 22,9-10 ...
5=— = 2,58 tỷ đổng
6—1
Dự đoán GO của năm 2005 (Ì = Ì):

2005 = 22,9 + 2,58.1 = 25,48 tỷ đồng
Dự đoán GO của năm 2006 (Ì = 2):
ỷ2ũ06 = 22,9 + 2,58.2 = 28,06 tỷ đồng
2.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức:

Từ đó có mô hình dự đoán:
Ỷ I=y (tỷ
n+ n vối 1=1,2,3...
Mô hình dự đoán trên cho kết quả tốt khi các tốc độ phát
triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Ví dụ: Trỏ lại ví dụỏ bàng Ì trong chương "Phân tích dãy
số thòi gian":
t = 6-ipM = l,18
V 10

419

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Dự đoán GO của năm 2005 (Ì = 1):
Ỹ2005 = 22,9.1,18 = 27,022 tỷ đồng
Dự đoán GO của năm 2006 (Ì = 2):
ỹ = 22,9.(1,18) =31,886 tỳ đồng
2006
2

2.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế


Sau khi đã xác định đúng đắn hàm xu thế, có thể dựa
vào đó để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai
theo mô hình sau đây:
ỷ =f(t) với t =1,2, 3,...
t

Ví dụ: Trỏ lại ví dụở bảng Ì trong chương "Phân tích dãy
số thòi gian",ỏ đó đã xác định được hàm xu thế:
ỹ = 7,452 + 2,566t
t

Dự đoán GO của năm 2005 (t = 7):


ỹỉ005 = .452+2,566.7 = 25,414 tỷ đồng
7

Dự đoán GO của năm 2006 (t = 8):


ỹ2006 = >452 + 2,566.8 = 27,98 tỷ đồng
7

Trên đây đã trình bày ba mô hình dự đoán và ví dụ minh


họa cho ba mô hình đó đều dựa vào dãy số thời gianở bang 8 1
trong chương VUI "Phân tích dãy số thời gian" Trong các mo
hình đó thì nên sử dụng mô hình nào cho kết quả dự đoán tót
hơn - tức là mức độ dự đoán sát với mức độ thực tế hơn. Để
lựa chọn mô hình dự đoán, có thể sử dụng một trong hai tiêu
chuẩn sau đây:

420

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Tông bình phương sai số dự đoán:
SSE = £ ( y - ý ) min
t t
2

Trong đó:
y : Mức độ thực tếở thòi gian t.
t

ỳ,: Mức độ dự đoánở thời gian t.

- Sai số chuẩn của mô hình dự đoán: SE = /— min


yn-p
Trong đó:
Ti: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian.
p: Số lượng các tham số của mô hình dự đoán.
Trỏ lại ví dụ trên, tính SSE cho các mô hình dự đoán:
- Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quán
có SSE = 0,093.
- Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quần có
SSE = 4,572
- Dự đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính có
SSE = 0,0923.
Như vậy, dự đoán dựa vào xu thế tuyến tính sẽ cho kết
quả tốt hơn.
2.4. Dự đoán dựa vào hàm xu thế và biến động
thài vụ
Trong chương v i n "Phân tích dãy số thời gian" đã trình
bày phương pháp phân tích các thành phần của dãy số thòi
gian theo kết hợp cộng và kết hợp nhân. Dựa vào đó có thể dự
đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

T2T

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp cộng với biến
động thời vụ:
ýt=f +s t t

- Dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp nhân với biến
động thời vụ:
Ỷt=ụ
Trong ví dụ nêu ra ở bảng 8.8. của chương vin, khi so
sánh theo hai dạng kết hợp thì cho thấy kết hợp nhân phàn
ánh tốt hơn kết hợp cộng. Do đó, kết hợp nhân được sử dụng
để dự đoán.
Mô hình dự đoán theo kết hợp nhân:
Ýt =(16,00+ 0,25t).s t

Với t = Ì, 2, 3,...
s, = Sj vói ị = ì, l i , IU, IV. Tức là:
s, = 0,941
s„ = 0,976
Sui = 0,983
••*
s = 1,100
w

Sử dụng mô hình trên, dự đoán doanh thu các quý của


năm 2005:
- Quý ì (t = 21):
ỸI = (16 + 0,25.21).0,941 = 20,00 tỷ đồng
- Quý l i (t = 22):
ỳ li = (16 + 0,25.22).0,976 - 20,98 tỷ đồng

422

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Quý IU (t = 23):
ỳjjj = (16 + 0,25.23).0,983 = 21,38 tỷ đồng
- Quý IV (t = 24):
ỹIV = (16 + 0,25.24).1,1 = 24,20 tỷ đồng.
Cứ như thế tiếp tục dự đoán cho các quý của năm 2006,
2007...

ni. Dự ĐOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP SAN BANG MŨ


ở phần trên đã đề cập đến một số phương pháp dự đoán
thống kê mà khi xây dựng các mô hình dự đoán tiu các mức
độ của dãy số thời gian được xem là như nhau, nghĩa là có
cùng quyền số trong khi xây dựng mô hình.
Nhưng ở những thời gian khác nhau thì hiện tượng
nghiên cứu chịu sự tác động của nhũng nhân tố khác nhau
và cường độ không giống nhau. Có những nhân tố mất đi và
có những nhân tố mói xuất hiện; có những nhân tố yếu đi và
cũng có nhân tố mạnh lên.
Vì vậy để phản ánh sự biến động này, đòi hỏi khi xây
dựng mô hình dự đoán thì các mức độ của dãy số thòi gian
phải được chú ý một cách khác nhau. Các mức độ càng mới (ở
cuối dãy số thòi gian) càng cần phải được chú ý nhiều hơn so
với các mức độ càng cũ (ở đầu dãy sô). Như vậy mô hình dự
đoán có khả năng thích nghi với sự hiến động của hiện tượng
qua thời gian. Một trong nhũng phương pháp để xây dựng
mô hình dự đoán như vậy là phương pháp san bằng mũ. Sau
đây sẽ đề cập đến một số mô hình san bằng mũ.

423

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3.1. Mô binh títín giàn ->
Mô hình đơn giản được sử dụng đối với dãy số thời gian
không có xu thế và không có biến động thời vụ rõ rệt. Gia sử
Ọ thài gian t, có mức độ thực tế là y, và mức độ dự đoán là ỹ . t

Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t+1 có thể viết:
Ỷt+1 =ay + ( l - a ) ỷ t t (1)
Đặt (Ì - a) = p ta có:
ýt+1 = cty + pỳ (2) t t

u, p được gọi là các tham số san bằng vối a + p = Ì và


nhận giá trị trong khoảng [0; 1]. Như vậy'mức độ dự đoán
ỳ i là trung bình cộng gia quyền của y, va ỹ .
t+ t

Mức độ dự đoán của hiện tượngỏ thời gian t là:


ỹt = <*y.-i + pỹ -i. thay vào (2) ta có:
t

Ýt+1 =ay. + apy,-i + p ỳ _ 2


t 1

Bằng cách tiếp tục thay các mức độ dự đoán ỹ t ý _,


... vào Cỹng thức trên, sẽ có:

ỳt i=aẺP y _ +p ỳ _ (3)
+
i
t 1
i+1
t i

1=0
Vì p < Ì nên khi i -» 00 thì p và aVp' -> Ì i+1

i=0
Khi đó:
eo
Ỳtrt =aSP y -i (4) Ì
t

i=0
Như vậy: Mức độ dự đoán ỳ là tổng tất cả các mức độ t+1

cua dãy sô thời gian được tính theo quyền số mà trong đó các

424

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


quyền số giảm dẩn theo dạng mũ tuy thuộc vào mức độ cũ
của dãy số. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này được gọi
là phương pháp san bằng mũ.
Còng thức (1) có thể viết:
ỹt+1 =ỹt+(l-P)ừt-ỹ ) t

Nếu đặt e = y - ỳ là sai số dự đoán ỏ thời gian t thì:


t t t

ỳui =ỹt + <*e (5) t

Từ các công thức trên cho ta thấv có hai vấn đề quan


trọng trong phương pháp san bằng mũ.
Thứ nhất là việc lựa chọn a, được ràng buộc với điều kiện
0 <-a <Ivàcz + p = l . Nếu a được chọn càng lổn thì các mức
độ càng mới sẽ càng được chú ý, ngược lại nếu a được chọn
càng nhỏ thì các mức độ cũ được chú ý một cách thoa đáng.
Do đó, đê lựa chọn a đòi hỏi phải dựa vào phân tích đặc điểm
biến động của hiện tượng qua thòi gian và kinh nghiệm
nghiên cứu. Nói chung giá trị a tốt nhất là giá trị làm cho
tông bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất.
Tìiứ hai là san bàng mũ được thực hiện theo phép đệ
quy, tức là đê tính ỳ thì phải có ỷ , đê có ỳ thì phải có
l+1 t t

ỹ _!Do
t đó để tính toán cần phải xác định giá trị ban đầu
(điều kiện ban đầu) - ký hiệu y . Có nhiều phương pháp khác
0

nhau để xác định giá trị ban đầu như có thể lấy mức độ đầu
tiên của dây số, hoặc là số trung bình của một số các mức độ
đầu tiên của dãy sô',...
Trên đây đã trình bày nội dung của phương pháp dự
đoán bằng san bằng mũ với mô hình đơn giản. Mô hình này
có thể viết: ... - - . — ....

425

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ỳ =a (t)
t+1 0

Với a (t) = ày, + (Ì -a)ỹ


0 t

Vi dụ: Có tài liệu về sản lượng một loại sản phẩm ở một
doanh nghiệp qua một số năm như sau:
Năm 2001 2002 2003 2004
Sàn lượng (Vạn tấn) 10,2 1.0,0 10,6 10,4
y, y2 y3 yt

Giả sử chọn: a = 0,9


_ 10,2 + 10 + 10,6 + 10,4
Vo = — ~ - = 10,3
4
Vối t = 0 thì
Ỳl =ay + ( Ì - a)y = 0,9.10,3 + (1-0,9) 10,3= 10,3 vạn tin
0 0

Vói t = Ì thì
Ỹ2 = ayi + (Ì -a)ỳ, = 0,9.10,2 + ( Ì - 0,9)10,3 = 10,21 vạn tấn
Vài t = 2 thì
Ỷ3 = ay + (Ì - a)ỹ = 0,9. lũ + (Ì -0,9) 10,21 = 10,021 vạn tấn
2 2

Với t = 3 thì
ỳỊ = ay + (Ì - a)ỷ = 0,9.10,6 + (Ì - 0,9) 10,021 = 10 5421
3 3

vạn tấn
Với t = 4 thì
ỳs = ay + (Ì - a)ỹ = 0,9.10,4 + (Ì - 0,9)10,5421 = 10 4142
4 4

vạn tấn

426

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ỳ 5 - 10,4142 vạn tấn lả dự đoán sản lượng của năm 2005.
Két thúc năm 2005 sẽ có sạn lượng thực tế của năm 2005 là y . 5

Từ đó lại dự đoán sàn lượng năm 2006 là ỳg , v.v...


3.2. Mô hình xu thế tuyên tính và không có biên
đông thời vụ
Trong trường hợp sự biến động của hiện tượng qua thời
gian có xu thế là tuyến tính và không có biến động thòi vụ để
dự đoán, ta sử dụng mô hình sau:
ýt+1 - a (t) + a,(t)
0

Trong đó:
a (t) = ay +(l-a)[a (t-l) + a (t-l)]= a y + ( l - a ) ỹ
0 t 0 1 t t

«iCt) = y[a (t) - a (t -1)]+ (Ì - y) (t -1)


0 0 ai

a và ý là các tham số san bằng và nhận giá trị trong


khoảng [ũ; 1]. Giá trị a và Y được chọn tốt nhất là các giá trị
làm cho tông bình phương của sai số dự đoán là bé nhất. Việc
lựa chọn các giá trị ban đầu có thể được tiến hành như sau:
a (0) có thể là mức độ đầu tiên trong dãy số.
0

a^O) có thể là lương tăng (giảm) tuyệt đối trung bình.


Ví dụ: Sản lượng một loại sản phẩm của một doanh
nghiệp như sau:

Năm 2001 2002 2003 2004


Sàn lượng (Vạn tấn) 20,0 22,0 23,0 24,2
y, h y3 ý-

427

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Từ day số thòi gian trên tiến hành dự đoán sản lượng
năm 2005, năm 2006 vói:
a = 0,8;y= Ì
a (0) = 20,0
0

Vớit = 0 thì ỹj =a (0) + a (0)= 20,0+ 1,4 = 21,4 vạn tấn


0 1

Vối t = Ì thìỳ =a (l) + a (l)


2 0 1

a (l) = ayj + (Ì - a)ỷj = 0,8.20 + (Ì - 0,8)21,4 = 20,28


0

ai(l)=y[a (l)-a (0)]+(l-Y)a (0)


o o l

= 1(20,28 - 20) + (Ì - 1)1,4 = 0,28


ỳ 2 = 20,28 + 0,28 = 20,56 vạn tấn
Với t = 2 thì ỹ =a (2)+ă (2)
3 ũ 1

a (2) = ay +(l-a)ý = 0,8.22 + (1 -0,8)20,56 = 21,71


0 2 2

ai (2) = y[a (2) - a (l)]+ (Ì - y)ạj (1)


0 0

= 1(21,71 - 20,28) +(1 - 1)0,28 = 1,43


Ỹ3 = 21,71 +1,43 = 23,14 vạn tấn
Vối t = 3 thì ỹị =a (3) + a (3) 0 1

ao(3) = ày 3 + (Ì - a)ỳ = 0,8.23 + (Ì - 0,8)23,14 = 23,03


3

ai(3) = yla (3)-a (2)]+(l- )a (2)


0 0 Y 1

= 1(23,03 - 21,71) + (Ì - 1)1,43 = 1,32


ỳ4 = 23,03 +1,32 = 24,35 vạn tấn

428

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vói t = 4 thì ỳg = a (4) + aJ (4)
0

a (4) = ay + (Ì - cc)ý = 0,8.24,2 + (Ì - 0,8)24,35 = 24,23


0 4 4

a (4)=y[a (4)-a (3)]+(l-y)a (3)


1 0 0 1

= 1(24,23 - 23,03) + (Ì - 1)1,32 = 1,20


ỹg = 24,23 + 1,20 -. 25,43 vạn tấn. Đây là dự đoán- cho
năm 2005.
Với t = 5 thì ỹ = a (5) + aj(5)
6 0

a (5) = ay + ( l - a ) ỳ . Ớ đây không có y , do đó được


0 5 5 5

thay bằng ỷ = aỷ + (Ì - a)ỳ =ỹ = 25,43


5 5 5 5

a (l) = y[a (5)-a (4)]+(l-r)a (4)


1 0 0 1

= 1(25,43 - 24,23) + (Ì - 1)1,20 = 1,20


ỳ =25,43 + 1,20 = 26,63 vạn tấn. Đây chính là dự đoán
6

sản lượng năm 2006.


3.3. Mô hình xu thế tuyến tính và biến dộng thời vụ
Mô hình này được sử dụng đối với dãy số thời gian mà
các mức độ của nó là tài liệu tháng hoặc quý của một số năm
- tức là sau một một khoảng thời gian k (vói k = 4 đối với quý,
k = 12 đối vối năm) thì lặp lại. Việc dự đoán có thể được thực
hiện theo một trong hai mò hình sau đây:
+ Mô hình cộng:
ỹ i = [a (t) + a,(t)] + S(t + 1)
t+ 0

Trong đó:
aow = °bt -s(t - k)]+ (l - a K ( t -l)+%(t-i)]

429

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ai(t) = r[a (t)-a (t-l)]+(l- )a (t-l)
0 ũ v 1

s(t) = 5[y -a (t)] + (l-5)s(t-k)


t 0

+ Mô hình nhân:
ýt+1 = [a (t) + a,(t)]. s (t+ 1)
0

Trong đó:
a
oW-°g^ĩJ+íl-«ĩ«o(t-l)+a (t-l)l l

a t
i( ) = y[a (t)-a (t-l)] (l- )a (t-l)
0 0 + Y 1

^ Th ^ ~ ì '
S =5 + k Với a r> 5 là các tham số san

bằng nhận giá trị trong khoảng [0,1].


Ví dụ: Trờ lại ví dụở phần IV trong chương "Phân tích
dãy số thời gian", dự đoán doanh thu các quý năm 2005 theo
mô hình nhân như sau:
Điều kiện ban đầu:
a (0); Bình quân của bốn mức độ đầu tiên
0

fl í n l - ' +16,62 +18,86 1 4 8 5 + 1 6


> 2 2

olUJ =
a
— ! _ 1 6 6 4

4
a,(0): Lượng tăng tuyệt đối bình quân quý
( \_ 22,86-14,85 n

" 20-1 °- a i ( 0 ) g 4 2

Các chỉ số thời vụ S (0):


s,(0) = 0,941
s„(0) = 0,976

430

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


s„,(0) = 0,983
S (0) = 1,10
IV

Các tham số san bằng:


cc = 0,4
ĩ = 0,4
5 = 0,8
Tính toán theo các công thức trên sẽ cho các kết quả
được trình bày trong bàng sau đây: ,
Năm t y, 3o(t) a,(t) Sít) ỹt

2000 Quý I 1 14.85 16,64 0,42 0,941 16,05


Quý li 2 16,22 16,55 0,25 0,976 15,42
Quỹ HI 3 16,62 16,88 0,22 0,383 16,81
Quý IV 4 18,86 16.84 0,29 1,10 18,84
2001: Quý I 5 16,06 18,27 0.11 1.08 19,85
Quý li 6 17,01 16,60 0,74 0,90 15,61

2005: Quý I 21 20,84 1.16 1,15 25,30


Quý li 22 20,77 -0,14 1,18 24,34
Quý UI 23 22,11 0,62 1,14 25,91
Quý IV 24 21,36 1,28 1.16 26,26

Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ sẽ trở nên


thuận tiện hơn khi sử dụng chương trình SPSS. -Trong
chường trình này sẽ cho phép lựa chọn các tham số san bằng,

431

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


các giá trị ban đầu một cách tốt nhất và việc thực hiện dự
đoán một cách thuận tiện.

IV. Dự ĐOÁN BẰNG MÔ HÌNH TUYÊN TÍNH NGẪU


NHIÊN (PHƯƠNG PHÁP BOX - JENKINS)
Trong phương pháp này, dãy số thòi gian xem như được
sinh ra từ một quá trình ngẫu nhiên. Trên cơ sở đó, một số
mô hình quan trọng được xây dựng và tiến hành dự đoán.
4.1. Một số mô hình tuyến tính ngẫu nhiên
Quá trình ngẫu nhiên là tập hợp các biến ngẫu nhiên
xuất hiện qua thòi gian theo một quĩ luật xác suất nào đó
Một quá trình ngẫu nh.ên được gọi là dừng nêu quĩ luật phân
pnọicua Y -k.Y _ Y _ cũng đồng thời là qui luật phân
tl y2 k tn k

phôi của Y , Y ,Y . Với một quá trình dừng thì không


tl y2 tn

•Í ?L f! thay
s kỳ vọng, phương sai
một cách có hệ thốn của

và không có biên động thời vụ


Việc phân tích những đặc điểm của một quá trình ngẫu
nhiên có thể dựa vào hàm tự hiệp phương sai và hàm tự
tương quan.
Giả sử quá trình ngẫu nhiên dừng:
Y
'i' y > t có
Y
2
Y
n

Kỳ vọng: E[YJ = ụ
Phương sai: Var[Y ]= E[(Y -n) ]=<T t t
2 2

Hàm tự hiệp phương sai:


Yk =Cov[Y Y _ ]=E[(Y - )(Y _ - )] K=0, 1,2,...
tI t k t w t k M

432

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hàm tự tương quan:
Cov[Y ,Y, ] Y„ I k
k
VVar[YjVarlY _ j Yo t k

Trong thực tế, ta chỉ có dãy số thời gian Yi, Y ,..., Y„. Do 2

đó y vào p được ước lượng bởi c và r được tính từ dãy này:


k k k k

C =-Ị(Y -Ỹ)(Y _ -Ỹ)


k t t k

n t = 1
K = 0 , 1 , 2,...
r = ~Ằ.
r k

Vói Y=-i;Y t

t=i n

4.1.1. Mô hỉnh tuyến tính dừng


Để mô tả các mô hình, các toán tử sau đây được sử dụng:
Toán tử lùi, ký hiệu B:
BY = Y
t M

B™Y = Y „
t

Toán tử sai phân, ký hiệu V:


Sai phân bậc một: Vy = y, - y_, t t

Sai phân bậc d: V"V| = W*"Vt


a. Quá trinh tự hôi qui
Dãy {Y } được gọi là tuân theo quá trình tự hồi qui bậc p.
t

Ký hiệu AR(p)
Y, - ^Y,-, + <D Y. + ... + O Y _ •
2 t2 p t p

433

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong đó:
3>1, 0 ,..., <D là các tham số.
2 P

a là một quá trình đặc biệt đơn giản và được gọi là quá
t

trình thuần khiết hay tạp âm trắng với:


E[a ]=0
t

Var[a ] = 2 t ơ

Cov[a ,a _ ] = 0 t t k

Biểu diễn qua toán tử B:


(l-a> B-<D B -...-(D B )Y =a
1 2
2
p
p
t t

Hay:
<Kp(B)Y =a t t

Hàm tự tương quan:

Pk =1 iPk-i + <t>2Pk-2 - + <IpPk-p Với k > l


) + ,

Một vài quá trình AR đơn giản:


Quá trình bậc 1: AR(1)
Y, = <D,Y_, + a, t

Hàm tự tương quan p = <Dj k

• Quá trình bậc 1: AE(2)


Y, = 0..Y,., + 4»Y + à, M

Hàm tự tương quan:


Pk = +f2pk-2

434

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vối:
Pi(Ị-p ) 2

1-PÍ

2
l-p?
6. Quá trình bình quân trượt
Dãy {Y(} được gọi là tuân theo quá trình bình quân trượt
bậc q. Ký hiệu MA(q) nếu:
% = a, - e,a,-, - eẠ-2 - ... - e,a - t q

Trong đó: Gi, 02,..., Gq là các tham số.


Biểu diễn qua toán tử B:
Y = (Ì - 9 B - e B - ... - e B )
t I 2
2
q
q
ai

Hay
Y, = e(B)a t

Hàm tự tương quan:


— i-sy Ĩ-S±ĩ K
9 q Váik = l,2 ..,q r

Pk l + Óị+Òị+... + Q 2

0 Vớik>q + 1
Một vài quá trình MA đơn giản
Quá trình bậc 1: MA(1)
% =ạ, - e,a,_i
Hàm tự tương quan:
'% Vốik = l
Pk = u + e?
Vóik>l

435

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Quá trình bậc 2: MA(2)
Y = a — Qi&t-I — 02at-2
t t

Hàm tự tương quan:


_-9 (l-9 ) 1 2

Ì + + Gi
P l

-Bạ
P2 = p—w
1 + 9? +02
p = 0 với k > 3
k

c. Quá trình tự hồi qui trung bình trượt bậc p, q. Ký hiệu


ARMA(p.q)
Đó là sự kết hợp giữa AR(p) và MA(q):
y, = <X»,Y + <KY,_ + ... + O Y _, + a, - e.a,., - G a,.
M 2 2 p t q q

Hay <D(B)Y, = 0(B)a,


Hàm Lự tương quan:
Pk = 3>iPk-i + í>aPk-2 + ... + OpPk-p vối k > q + Ì
Trong thực tế, quá trình ARMA(l.l) thường được sử
dụng:
Y, = O.Y,., + a, - e.a,-,
4.1.2. Mô hình tuyến tính không dùng
a. Mô hình tông hỗn hợp tự hồi quy - bình quăn trươt
Trong thực tế, phần lớn các quá trình ngẫu nhiên là
không dừng, để thích ứng với các quá trình dừng thì cần phải
chuyên quá trình không dừng thành quá trinh dừng bằng
cách sử dụng toán tử sai phân v*y„

436

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Từ quá trình ARMA(p,q) nếu thay Y bằng V Y sẽ có: t
i
l

0(B) VY = e(B)a
t t

Quá trình trên được gọi là quá trình tòng hỗn hợp tự hồi
qui - bình quân trượt. Ký hiệu ARIMA (p,d,q) trong đó:
p là bậc của toán tử tự hồi qui;
d là bậc của toán tử sai phân;
q là bậc của toán tử bình quân trượt.
Một số mô hình ARIMA thường được sử dụng:
ARIMA(0,1,1): VY, = a, - e,a., t

ARIMA(0,2,2): v ^ = a, - e,a-, - e a -
2
t 2 t 2

ARIMA(1,1,1): VY - 9,VY-, =ạ, - e,a_,


t t t

h. Mô hình biến động thời vụ


Trong thực tế, nhiều dãy sô thời gian mà các mức độ của
nó được lặp lại sau khoảng thòi gian k (ví dụ: k = 12 đôi với
tháng, k = 4 đối vói quí). Khi đó phải khử biến động thời vụ
bằng toán tử (Ì - B )Yi = Y - Y . rồi mối áp dụng các mô
k
t t k

hình đã trình bày ở trên.


4.2. Phương pháp Box - Jenkins
E.R.Box và G.M.Jenkins đã đề ra phương pháp dự đoán
dựa vào mô hình ngẫu nhiên mà nội dung gồm ba bước chính
sau đây:
4.2.1. Tim mô hỉnh thích hợp nhất
Bước này cho phép nhận biết trong họ tất cả các mô hình
ARIMA thì mô hình nào có khả năng thích hợp nhất với dãy
số thòi gian được nghiên cứu.

437

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trong thực tê, nhiều dãy số thời gian có biến động thòi
vụ và xu thế. Do đó phải khử biến động thòi vụ và bậc của xu
thế. Toán tử (Ì - B )Y, = Y, - Y . được sử dụng để khử biến
k
t k

dộng thời vụ, toán tử v y (d = Ì đối vói xu thế tuyến tính,


d
t

d = 2 đối với xu thế parabôn) được sử dụng để khử xu thế.


Sau khi đã khử biến động thời vụ và xu thế, dãy số thời
gian trở thành dãy dừng. Từ đó, đi xác định bậc p, q của mô
hình ARMA. về phương diện lý thuyết, việc xác định bậc p, q
của ARMA có thể dựa vào đồ thị của hàm tự tương quan và
hàm tự tương quan riêng phần:
- Nếu đồ thị của hàm tự tương quan giảm từ từ và đồ thị
của hàm tự tưởng quan riêng phần có p giá trị đầu tiên khác 0
(p = 3 là lớn nhất) thì có thể có một AR(p).
- Nếu đồ thị của hàm tự tương quan chỉ có q giá trị đầu
tiên khác 0 (q = 3 là lân nhất) và đồ thị của hàm tự tương
quan riêng phần giảm từ từ thì có thể có một MA(q).
• Nếu đồ thị cùa hàm tự tương quai} và hàm tự tương
quan riêng phần không có sự cắt ngắn như hai trường hợp
trên thì sẽ có một ARMA.
Về phương diện thực hành, nêu áp dụng phần mềm
thống kê, ví dụ SPSS, ta có thể cho p, q những giá trị khác
nhau. Mô hình AE.MA được lựa chọn để dự đoán là mô hình
có sai số nhỏ nhất.
42J2. ước lượng các tham số của mô hình
Việc ưóc lượng các tham số của mô hình có thể được tiến
hành bằng những phương pháp khác nhau. Phương pháp
tương đối đơn giản là dựa vào hàm tự tương quan bằng cách
thay Pk bằng r . Ví dụ:
k

43ạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Đối vối AR: Nếu gọi ị là ưốc lượng của ộ, sẽ có:
Với AR(1): ịị = r, vùng cho phép - Ì < (Ị)! < Ì
Vối AR(2): l i = r,(l - r j ) / ( l - lì )
2

<>
í2 =(r,- rỉ) la- rỉ)
Vùng cho phép: - Ì < ộjj < Ì
*» + 4>1 <1
ộ, - ệ, < Ì
- Đối với MA: Nếu gọi ố là ưốc lượng của 9, sẽ có:
Vài MA(1): ri =.—ỗ / (Ì + êf) vùng cho phép —Ì < 9j < Ì

Với MA(2): r, = - ồ ! (Ì - ê ) / (Ì + ồ! + èị)


2
2

r = - ẽ /(1 + êf + êị)
2 2

Vùng cho phép: -Ì < 8 < Ì


2

81 + e < Ì
2

e - 6j < Ì
2

- Đối với ARMA(1,1):


r, = (Ì - tỉ ỗo (Ộ! - ố!) / (Ì + Ồ? - 2fc 9 ) X

r = r,Ộ!
2

Vùng cho phép: - Ì < (ị), < Ì


-Kệ,<l
Việc ưổc lượng các tham số như trên là ước lượng sơ bộ.
Trên cơ sờ đó, bằng phương pháp lặp - tức là cho <> ị hoặc 9
những giá trị khác nhau trong vùng cho phép, từ đó đi đến
ước lượng tốt nhất, đó là giá trị của các tham số của mô hình
làm cho sai số của mô hình đạt cực tiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


4.2.3. Kiểm tra mô hình và dự đoán
a. Kiểm tra mô hình
Sau khi các tham số của mô hình đã được xác định, cần
kiểm tra xem mô hình có được chấp nhận hay không?
+ Các tham số của mô hình phải khác 0. Nếu có tham số
nào không thoa mãn thì loại bỏ khỏi mô hình.
+ Phân tích phần dư â = y, - ỹ , â là ưóc lượng của a .
t t t t

- Trung bình cộng triệt tiêu, trong trường hợp ngược lại
thì nên thêm một hằng số vào mô hình. Việc thêm hằng số
khôngảnh hưỏng đến tính chất ngẫu nhiên của quá trình.
- Các phần dư â là một tạp âm trắng. Có thể dùng tiêu
t

chuẩn sau đây để kiểm định:

Q = nỀr (â )- 2_p-
k
2
t X q

k=l
Với r (â ) là tự tương quan bậc k của các phần dư.
k t

Q tuân theo gần như một phân phối X với bậc tự do


2

(k - p - q). Vối mức ý nghĩa kiểm định a, tra bảng x -(k _ ).


2

Nếu Q < xã;(k-p-q) thì giả thiết Ho được chấp nhận: Dãy â t

là một tạp âm trắng, nếu Q > xẫ;(k-p-q) thì già thiết Ho bị


bác bỏ và như vậy mô hình được lựa chọn là không thích hợp
khi đó phải trỏ lại bưổc một.
b. Dự đoán
Nếu mô hình được chọn là thích hợp thì dựa vào nó để
tiến hành dự đoán.

440

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Gọi Ỷ (1) là dự đoán của mức độ Y
T T+1 (vối Y là mức độ
T

cuôi cùng của dãy số và Ì > 1) thì sẽ có:


Y-r(l) - [YT+[] - E [Y / Y , Y _„ Y _2,..., YJ
T+I T T T

Tức là dự đoán Y (i) là kỳ vọng của Y vối điều kiện


T T+1

các mức độ Y , Y .] , Y -2,..-, Y, đã biết.


T T T

Ví dụ: Có dãy số thời gian Y (vái t = Ì, 2 T) là số liệu t

của T năm. Giả sử tồn tại xu thế tuyến tính và mô thích hợp
là ARIMA(1,1,1):
(Ì -ỉjẸ)ựY, = (l- MK
Hay:
Y, = (Ì + ậ )Y _ - l i Y _ + a - ồ! a,.,
1 t 1 t 2 t

ở thòi gian t = T + Ì thì mô hình ARIMA(1,1,1) sẽ là:


Ytti (Ì ội )Y-I>1-1 - <Ị>1 Y - + a - 0J a-^n-!
= +
TH 2 T+1

Lấy kỳ vọng hai vế, sẽ được:


[Y J = (Ì + ị, )[Y .J - ịj [Y J + [a J - ố! [a -J
T+ T+1 T+l Tt Ttl

Hay:
Ỳ (1) = (Ì + ịOtYi.,-,] -ậj [YwJ + [a J -Ồ, [a -J
T Tt Ttl

Các kỳ vọng ỏ vế phải được tính theo nguyên tắc sau đây:
[Y ]=Y vói 3 = 0, 1,2,..., (T-l)
IH Ĩ4

Các mức độ Y _j đến thời gian T đã biết. Đó chính là các


T

mức độ của dãy số thời gian Y,


[Y .j]= Ỳ (j) với 3 = 1, 2,....
T T

441

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tức là các mức độ Y T+j chưa biết sẽ được thay bằng các
giá trị dự đoán Y (j). T

[a^] = _j = Y _j -Ỷ _j vối ĩ = 0, Ì, 2 cr-l)


aT T T

[a ] = 0 với j = Ì, 2,...
T+i

Theo nguyên tắc trên, sẽ có:


- Vối Ì = 1:
Ỳ (1) = (Ì + VtY™-,] - ịj [ Y -J + [a ] - ê^a™-,]
T T+1 T+1

= (1+ ị i ) Y - ị i Y x ^ - Ố ^ T T

- Với Ì = 2:
Ỷ (2) = (Ì +Ộ! )[Y -,] -Ộ! [Y - ] + [a ] -ỏ! [a _J
T T+2 Tt2 2 Tt2 Tt2

= (1+ Ý ^ Ỷ r d ) - ẶjY T

v.v...
Ví dụ: Trở lại ví dụ ở phần IV trong chương "Phân tích
dãy số thời gian",ở đây là tài liệu hàng quý từ năm 2002 đến
năm 2004. Hãy dự đoán cho các quý năm 2005 theo mô hình
ARIMA(l,l,0)
- Khử biến động thòi vụ:
(l-B«)Y = Y -Y = X t l M t

- Khử xu thế tuyến tính của dãy sô'X : t

vx = X, - Xw = z,
t

- Già sử dãy Z( dừng, xây dựng mô hình AR(1):


z = ®,Zj., + a
t t

442

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Gọi õ là ưốc lượng sơ bộ của <x>i:
l

Co
Dựa vào bảng dưới đây để tính
0,6789
Co = 0,04526
15
- 0,0975
-0,0065
15
-0,0065
4>, -0,144
0,04526
Do đó:
z = -0,144Z,. +ạ.
t 1

t V, X, z>-, z,-z Z,-,-Z R-Z)*


(Z,-,-Z)
1 14,85 - - - _ _
2 16,22 - - - - _
3 16,62 - - - - - _ _
4 18,86 - - - - - _ _
5 16,06 1,21 - - - - _
6 17,01 0,79 -0,42 0,12 -0,385 0,155 0,1482 -0,0597
7 17,53 0,91 0,12 0,15 0,155 0,185 0,0240 0,0287

19 20,20 0,54 -0,13 0,14 -0,095 0,175 0,0090 -0,0166


20 22,86 0,68 0,14 0,175 0,035 0,0306 0,0061
Cộng ' -0,53 • • 0,6789 -0,0975

443
*V:'.. ị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Mô hình ARIMA(1,1,0) sẽ là:
Y = 0,856Y_! + 0,144Y_2 + Y _ - 0,856Y_5 - 0,144Y_6 + a
t t t t 4 t t t

Đặt t = n + Ì, sẽ có:
Ỷ , = [Y ] = 0,856[Y ]+ 0,144[Y . ]+ [Y _4 ]
n+ n+1 n+M n+1 2 n+l

-0,856[Y . ]-0,144[Y _ ]+[a ]


n+1 5 n+1 6 n+1

- Dự đoán cho các quý của năm 2005: Vối n = 20, Ì = 1,2,

+ Quý ì (Ì = 1):
Y = 0,856 |Y ]+0,144[Y ]+[Y 17 ] - 0,856 [Y J
21 2Ũ 19 16

- 0,144 [Y ]+[a J 15 2

= 0,856.22,86 + 0,144.20,20 + 18,85 - 0,856.22,18


-0,144.19,66
= 19,51 tỷ đồng
+ Quý l i 0 = 2):
Ỹ 22 =0,856[Y ]+0,144[Y ] + [Y ]-0,856[Y ]
21 2Ũ 18 17

-0,144[Y ]+[a ] 16 22

= 0,856.19,51 + 0,144.22,86 + 19,97 - 0,856.18,85


- 0,144.22,18
= 20,632 tỷ đồng

444

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


+ Quý IU (Ì = 3):
Ỷ = 0,856[Y ] + 0,144[Y ] + [Y ] - 0,856[Y ]
23 22 21 19 18

-0,H4[Y ]+[a ]
17 23

- 0,856.20,63 + 0,144.19,51 + 20,20 - 0,856.19,97


-0,144. 18,85
= 20,86 tỷ đồng
+ Quý rv 0 = 4):
Ỳ = 0,856[Y ]+ 0,144[Y ]+ [Y ]- 0,856[Y ]
24 23 22 20 I9

-0,144[Y ]+[a J18 2

= 0,856.20,86 + 0,144.20,63 + 22,86 - 0,856.20,2


-0,144.19,97
= 23,52 tỷ đồng
Cứ tiếp tục như vậy, có thể dự đoán cho các quý của năm
2006,2007,...
Nhiều sự nghiên cứu đã khẳng định rằng phương pháp
dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên cho kết quả
với mức chính xác cao. Đây là phương pháp rất tổng quát. Đe
vận đụng phương pháp này có hiệu quả, đòi hỏi phải -sji dụng
các chương trình tính toán, ví dụ như chướng trình SPSS.
Trên đây đã trình bày một số phương pháp chủ yếu
thường được sử dụng trong dự đoán thống kê. Tuỳ thuộc vào
trình độ của cán bộ mà sử dụng các phương pháp đó. Nói

445

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chung phương pháp nào đòi hỏi khối lượng tính toán càng lổn
(và cần thiết phải sử dụng máy tính) thì thường cho kết quả
dự đoán tốt hơn.

Tóm tắt c h ư ơ n g

1. Dự đoán (hay dự báo) ngày càng được sử dụng một


cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với nhiều loại và phương
pháp dự đoán khác nhau. Dự đoán hiểu theo nghĩa chung
nhất là việc xác định mức độ hoặc trạng thái của hiện tượng
trong tương lai.
2. Dự đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng
trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu' thống kê va áp
dụng các phương pháp phù hợp. Tài liệu thông kê thường
được sử dụng trong dự đoán thống kê là dãy sô thời gian Đặc
điểm của các phương pháp dự đoán thống kê là ngoại suy
trên cơ sở dây số thòi gian đã được mô hình hoa.
. 3> C ó
phương pháp được sử dụng trong dự đoán
n h i ề u

thông kê. Trong đó, có những phương pháp tương đối đơn
giần, có những phương pháp phức tạp đòi hỏi phải ứng dung
tin học mới được thực hiện một cách có hiệu qua
^ 4. Một số phương pháp dự đoán thống kê tương đối đơn
giản thường được sử dụng như: Dự đoán dựa vào lượng tăng
(hoặc giảm) tuyệt đối bình quân, dự đoán dựa vào tốc độ phát
triển bình quân, dự đoán dựa vào hàm xu thế.
5. Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ được thưc hiện

446

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


trên cơ sở các mức độ của dãy số thời gian càng mới thì càng
được chú ý hơn là các mức độ càng cũi. Do đó, mô hình dự đoán
sẽ thích nghi vói sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
6. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (phương
pháp Box - Jenkins) được xây dựng dựa vào dãy số thời gian
dừng. Từ đó, các quá trình tự hồi quy, quá trình bình quân
trượt, quá trình tự hồi quy - bình quân trượt được xây dựng.
Trong thực tế thường là các dãy số thời gian không dừng.
Do đó cẩn sử dụng toán tử sai phân để chuyển về dãy số thời
gian dừng để áp dụng các mô hình tuyến tính dừng. Trên cơ
sở đó tiến hành dự đoán.
Để ứng dụng vào thực tế, E.R.B ox và G.M.Jenkins đã
đưa ra phương pháp dự đoán gồm ba bước chủ yêu là: Tìm
mô hình thích hợp nhất, ước lượng các tham sô của mô hình,
kiểm tra mô hình và dự đoán.

C â u hỏi ôn tập

1. Dự đoán Chống kê là gì? Ý nghĩa thực tiễn của dự đoán


thống kê?
2. Tại sao nguồn tài liệu chủ yêu được sử dụng trong dự
đoán thống kê là dãy số thòi gian?
3. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình
quân và tốc độ phát triển bình quân có ưu điểm và nhược
điểm gì? Điều kiện vận dụng hai phương pháp dự đoán này?

447

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


4. Với tài liệu như thế nào thì sử dụng phướng pháp dự
đoán dựa vào hàm xu thế và phướng pháp dự đoán dựa vào
hàm xu thế kết hợp với biến động thòi vụ?
5. Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ có ưu điểm gì?
6. Thế nào là một dãy số thời gian dừng? Những toán tử
nào được sử dụng để chuyển một dãy số thời gian không
dừng thành dãy số thời gian dừng? Tại sao?.
7. Cho Y là dãy so thòi gian vối các mức độ hàng năm.
t

Hãy viết mô hình ARIMA (2,2,2).


8. Cho Y là dãy số thòi gian vôi các mức độ hàng tháng.
t

Hãy viết mô hình ARIMA (1,1,1).


Bài tập
1. Sản lượng khai thác của mỏ than A qua một số năm
như sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004


Sàn lượng (Vạn tấn) 50 54 60 65 70

Yêu cầu: Dự đoán sản lượng năm 2005, năm 2006 bằng:
a. Lượng tăng tuyệt đối bình quân. . •
b. Tốc độ phát triển bình quân.
c. Trong hai phương pháp trên, phương'pháp cho kết quả
tốt hơn?
2. Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta giai đoạn 1995 .
2002 như sau:

448

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Năm GO (Tỷ đồng) Năm GO (Tỳ đổng)
1995 103374 1999 •168749
1996 117989 2000 198326
1997 134420 2001 227381
1998 150684 2002 260203

Yêu cầu:
a. Xây dựng hàm xu thế tuyếri tính và hàm mũ.
b. Trong hai hàm xu thế trên, chọn hàm xu thê tốt hơn.
c. Từ kết quả câu b, dự đoán GO năm 2005.
3. Sàn lượng một loại cây trồng của địa phương B qua
một số năm như sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004


Sàn lượng (Nghìn tấn) 10,0 12.0 11.0 11.5 10,5

Điều kiện ban đầu y = — - — = 11, yêu cầu san bằng


0

mũ theo mô hình đơn giàn với:


a. a= 0,8.
b. 0 = 0,2.
c. Trong hai giá trị trên của a thì nên lấy giá trị nào, từ
đó hãy dự đoán sản lượng năm 2005.
4. Từ tài liệu ở bài tập số Ì, hãy dự đoán sản lượng khai
thác than năm 2005 và năm 2006 bằng mô hình san bằng mũ

449

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


với xu thê tuyên tính theo các điêu kiện sau đay: a {.U) = oz;
0

ai(0) = 5; a = 0,8;y = 0,2.


5. Tài liệu về doanh thu (tỳ đ) các tháng năm 2004 của
công ty c như sau:
Tháng Doanh thu Tháng Doanh thu Tháng Doanh thư
1 40,4 5 42.2 9 49,4
2 36,8 6 48,5 10 48,9
3 40,6 7 40,8 11 46.4
4 38,0 8 44,8 12 42,2

Hãy dự đoán doanh thu của các tháng năm 2005 bằng
mô hình ARIMA (110).

ì 4 5 0
-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương XI
LÝ THUYẾT QUYẾT ĐỊNH

ì. ĐẶT VẤN ĐỂ

1.1. Nhà quản lý với vấn để ra quyết định


Hàng ngày các nhà quản lýỏ mọi cấp đều phải ra quyết
định liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị mình. Các quyết định đó có những quyết định rất
thành công nhưng cũng có những quyết định bị thất bại, có
những quyết định đem lại kết quả hoặc gây ra tổn thất nhỏ
nhưng cũng có những quyết định đem lại kết quả hoặc gây ra
hậu quả lớn. Với kết quà lớn sẽ đưa đơn vị mình thành đạt và
đứng vững trên thương trường. Song với hậu quả lổn sẽ dẫn
đến sự phá sản của đơn vị. Trong thực tê, dã có không ít đơn
vị vừa từ chỗ làm ăn thua lỗ đã trở thành doanh nghiệp nổi
lên như cồn. Đồng thời có những đơn vị vừa được công nhận
danh hiệu này nọ, là lá cờ đầu để các đơn vị bạn đến học tập
lại rơi vào bờ vực phá sản. Tất cả diễn biến trên là do người
có quyền đã ra quyết định có đúng đắn không. Quyết định
đúng đắn phải thể hiện đúng vào thời gian và đúng về phương
án sản xuất kinh doanh. Trong chương này chỉ đề cập đến việc
quyết định đúng về việc lựa chọn phương án sản xuất kinh
doanh. Khi ra quyết định thông thường các nhà quản lý không
có đủ thông tin cần thiết, không biết các phương án sẽ lựa chọn
có đảm bảo chắc ăn hay không. Các tình huống để ra quyết
định rất đa dạng trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh như:

'51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


• Lựa chọn địa điểm để xây dựng cơ sò sản xuất kinh doanh
• Lựa chọn đối tác liên doanh
• Lựa chọn hình thức liên doanh
• Lựa chọn quy mô xây dựng
« Lựa chọn kênh phân phối sản phẩm
• Lựa chọn quy mô sản xuất
• Lựa chọn địa bàn mua nguyên, vật liệu phục vu cho
đầu vào của quá trình sản xuất
. Lựa chọn quy mô và cơ cấu dự trữ vật tư cho sàn xuất
. Lựa chọn nguồn cung cấp tài chính cho quá trình sản
xuất kinh doanh
. Đối mối công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản
phàm
• Chọn sàn xuất sản phẩm mới.
Qua trình bày trên cho thấy người quản lý phải từng
ngày, từng giò ra các quyết định cần thiết để phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh của mình.
1.2. Vì sao thống kê lại xây dựng Lý thuyết quyết
định
^ Lý thuyết quyết định ra đời vào khoảng những năm 60
của thế kỷ XX. Tuy Lý thuyết quyết định ra đời muôn mãn
hơn nhiều ngành khoa học khác nhưng nó lại phát triển rất
nhanh chóng và được nhiều người quan tâm, bài Tẽ nó la mót
thứ công cụ phục vụ đắc lực cho các nhà làm công tác quàn lý
ở mọi cấp, mọi lĩnh vực. Lý thuyết quyết định rất gàn bó VÓI
Lý thuyết thống kê vì:

452

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


+ Khi ra quyết định .một trong những điểu hết sức quan
trọng là phải nắm bắt được thông tin cần thiết. Nếu thiếu
thông tin sẽ làm tăng thêm độ rủi ro*cho đơn vị.
+ Thống kê là nơi cung cấp thông tin ban đầu và thông
tin đã được xử lý phục vụ cho lãnh đạo các cấp. Thông tin
thống kê được thu thập có hệ thống và theo phương pháp
chuyên môn mà các lĩnh vực khác không thể có được hoặc giả
muốn có được thì chi phí để thu thập thông tin quá cao khiến
cho đơn vị không chịu nổi chi phí để tự mình thu thập.
+ Thống kê có phương pháp chuyên môn để sau khi thu
thập được thông tin, xử lý thông tin tìm ra tính quy luật vận
động của hiện tượng nghiên cứu. Điều đó nghĩa là cung cấp
thêm thông tin có tính chất hoàn hào hơn phục vụ cho việc ra
quyết định, giảm bớt mức độ rủi ro.
1.3. Các yếu tố hợp thành của một quá trình ra
quyết định
Mỗi nhà quản lý đều có một đội ngũ tham mưu vạch ra
các tình huống và phương sách để xử lý tình huống hay còn
gọi là phương án hành động hay phương án tác chiến. Tương
ứng vối mỗi cách tác chiến lại có những điều kiện phải có để
thực hiện và kết quả có thể đạt được. Tổng hợp toàn bộ quá
trình ra quyết định bao gồm 4 nội dung cơ bản sau:
1.3.1. Vạch ra các phương án có thể xảy ra
Mỗi công việc thường có nhiều cách thực hiện và sẽ đem
lại kết quả có thể không tường đồng, thô n chi còn đối lập. Ví
dụ, ở Tây Nguyên vối loại đất đỏ bazan Ích hợp cho việc
trồng cây công nghiệp lâu năm như: c , cao su, hồ tiêu,

453

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ca cao, diều... Song vấn đề là nên chọn cây gì trong 5 loại cây
kể trên. Bôi lẽ cả 5 loại cây đều thích hợp vói điều kiện tự
nhiên: Đất đai, khí hậu, nhiệt độ... Nếu chọn đúng thì sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế cao, nếu chọn sai thì chắc chắn là thua lô
nặng nề. Cái khó của người ra quyết định ở đây là vấn đê xác
định mức độ cung, cầu và giá cả trên thị trường quốc tê. Mức
cung phụ thuộc vào chiến lược phát triển của các nước có
điều kiện tự nhiên giống với Việt Nam. Song về điều kiện
thời tiết (mưa, nắng; khô hạn; bão tố...) diễn ra rất thất
thường, điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến năng
suất cây trồng. Thực tế đã diễn ra ở Tây Nguyên là có lúc, có
nơi phá cao su để trồng cà phê (những năm giữa thập niên
80) và có khi lại phá bỏ cà phê để trồng cao su (những năm
đầu của thế kỷ XXI).
1.3.2. Các biến cố có thê xảy ra
Biến cố là sự kiện xảy ra trong quá trình thực hiện
phương án hành động, nó nằm ngoài tam kiểm soát của
người ra quyết định. số biến cố xảy ra càng ít thì việc ra
quyết định càng đơn giản và ngược lại. Trong thực tế thường
có nhiều biến cố xảy ra làm cho việc ra quyết định đúng đắn
thường rất khó khăn. Ví dụ, Công ty xe đạp Thống Nhất có
nên mở rộng quy mô sản xuất xe đạp điện hay không? Vì với
nguồn lực có hạn (vốn sản xuất; số lao động nhất là lao động
lành nghề...), nếu mở rộng sản xuất mặt hàng A thì công ty
phải cắt giảm sản lượng sản xuất mặt hàng B, c... và ngược
lại. Cung xe đạp điện phụ thuộc vào cầu trên thị trường, nếu
cung vượt cầu thì hàng bị ứ đọng, nếu cung thấp hơn cầu thì
không đạt được lợi nhuận tối đa. cầu về xe đạp điện lại phụ

454

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thuộc vào thu nhập của dân cư, phụ thuộc vào giá xăng dầu;
vào việc cho phép đản? ký xe gắn máy; vào giá cả xe máy.
Điêu đó chứng tỏ, cùng một lúc có nhiều biến cố đồng thòi
xuất hiện đòi hỏi phải xử lý.
Một trong những yếu tố cần thiết trong tiến trình ra
quyêt định là phải tính được khả năng (xác suất) các biến cố
có thê xảy ra. Xác suất xuất hiện của một biến cố mang tính
chất khách quan.

1.3.3. Kết toán


Tươngứng với mỗi phương án có các liội dung tươngứng
như: Xác suất của biến cố; giá trị kinh tế có thể đạt được. Giá
trị này có thê là tiền hoặc là một đơn vị lợi ích. Các giá trị
này được gọi là kết toán. Tất cả các thông tin này được tổng
hợp trong một bảng tính toán để nhà quản lý so sánh từ đó
lựa chọn ra phương án tối ưu.
1.3.4. Tiêu chuẩn dể ra quyết định
Khi quyết định lựa chọn một phương án nào đó, người
quàn lý phải căn cứ vào một hoặc một số tiêu chuẩn đã được
đặt ra từ trưác. Chẳng hạn, khi xây dựng một cơ sỏ sản xuất
người quản lý phải lựa chọn các phương án khác nhau về quy
mô sản xuất; kỹ thuật sản xuất. Tiêu chuẩn để lựa chọn
phương án có thể là: Tỳ lệ sản phẩm xuất khẩu; quy mô thu
hút lao động; mức lợi nhuận đạt được. Cái mà các nhà quản
lý thường quan tâm hơn cả là mức lợi nhuận. Ví dụ, Công ty
X cần lựa chọn đê ra quyết định xây dựng một cơ sở sản xuất
ô tô với 3 loại xe:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- sản phẩm A: sản xuất xe tải loại lổn
- Sản phẩm B: sản xuất xe tải loại nhỏ
- Sản phẩm C: sản xuất xe con
Cung (S) và cầu (D) của 3 loại xe này có thể xảy ra ở 3
mức: Thấp; trung bình và cao. Lượng sản phẩm sản xuất
của từng mức độ vói mỗi loại xe cũng có sự khác nhau. về
chi phí sản xuất, Công ty phải chi ra khoản chi phí cố định
như: Khấu hao TSCĐ; chi phí nhân công. Do đó nếu sàn
xuất quá ít, lượng cung chưa đạt đến điểm hoa vốn thì công
ty sẽ bị lỗ.
Theo tính toán của các nhà chuyên môn; nếu công ty sản
xuất các loại sản phẩm với lượng cung khác nhau, số lãi có
thể thu được như sau: (Đơn vị tính: Triệu đồng):
- Nếu sản xuất sản phẩm A (xe tải loại lớn): Ở mức thấp
sẽ đạt lợi nhuận 200; mức trung bình đạt lợi nhuận là 400;
còn ở mức cao sẽ đạt lợi nhuận là 600.
- Nếu sản xuất sản phẩm B (xe tải loại nhỏ):ở mức thấp
sẽ bị lỗ 100; mức trung bình đạt lợi nhuận là 800; cònỏ mức
cao sẽ đạt lợi nhuận là 1.000.
- Nếu sàn xuất sản phẩm c (xe con):Ớ mức thấp sẽ bị lỗ
500; mức trung bình đạt lợi nhuận là 700; cònở mức cao sẽ
đạt lợi nhuận là 2.000.
Tươngứng vói từng mức, già sử có xác suất về nhu cầu là
0,1; 0,7 và 0,2.
Từ thông tin trên lập được bảng tính sau:

.456

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bàng 11.1. Lợi nhuận kỳ vọng theo các phương án

Đan vị tinh: Triệu đóng


Hành động Lợi nhuận kỳ vọng Iheo các
\ D

Xác (Chọn dãy chuyến sàn xuất) phương án


suất Sản Sản Sản Sản Sàn Sản
s \
phẩm A phẩm B phẩm c phẩm A phẩm B phẩm c
Thấp 0,1 200 -100 •500 20 -10 -50
Trung bình 0,7 400 800 700 280 560 490
Cao 0,2 600 1.000 2.000 120 200 400
Lợi nhuận kỳ vọng 420 750 840
Tiêu chuẩn để lựa chọn phương án xây dựng nhà máy
xoay quanh mức lợi nhuận để ra quyết định có các tiêu chuẩn
cụ thê sau:
• Tiêu chuân tối đa hoa lợi nhuận (tiêu chuẩn lạc quan)
Theo tiêu chuẩn này, người ra quyết định lựa chọn
phương án đem lại lợi nhuận cao nhất có thể đạt được mà
không xem xét tới các "phản ứng phụ". Chẳng hạn, để có lợi
nhuận cao nhất đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật hiện đại. Phản
ứng phụ ở đây là phải có nguồn vòn huy động lớn hơn và đội
ngũ lao động phải có tay nghề cao. Liệu những điều kiện đó
có được thoa mãn không thì người ta chưa xem xét thật chu
tất. Lựa chọn theo tiêu chuẩn này thường phải chấp nhận độ
rủi ro cao nhất. Với ví dụ trên sẽ chọn phương án lắp đặt dây
chuyền sản xuất xe con với lượng cung cao nhất. Phường án
này sẽ có thê thu được lợi nhuận cao nhất là 2000 triệu đồng.
• Tiêu chuăn an toàn (tiêu chuẩn bi quan)
Khi ra quyết định theo tiêu chuẩn này người ta sẽ lựa

457

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chọn phương án chắc ăn nhất. Nghĩa là phương án đó ít gập
rủi ro nhất. Theo đó mức độ lợi nhuận đạt được sẽ thấp hơn
các phương án khác. Với ví dụ trên sẽ chọn phương án lắp
đặt dây chuyền sản xuất xe tải loại nặng. Phương án này sẽ
có thê thu được lợi nhuận thấp nhất là 200 triệu đồng.
• Tiêu chuân khả năng lớn nhất (xác suất lớn nhát)
Theo tiêu chuẩn này thì người ra quyết định sẽ lựa chọn
phương án có xác suất xảy ra lởn nhất. Vài ví dụ trên sẽ chọn
phương án lắp đặt dây chuyền sản xuất xe vận tải cỡ nhỏ.
Phương án này sẽ có thể thu được lợi nhuận cao nhất là 800
triệu đồng vói xác suất cao nhất là 0,7.
• Tiêu chuân mức lợi nhuận trung bình lớn nhất (kỳ vọng
lớn nhất)
Theo tiêu chuẩn này người ra quyết định sẽ lấy phương
án hành động có mức lợi nhuận trung bình cao nhất trong số
các phương án được lập ra. Đây là tiêu chuẩn thường được sử
dụng hơn. Với ví dụ trên sẽ chọn phương án lắp đặt dây
chuyền sản xuất xe con. Phương án này sẽ có thể thu được lợi
nhuận kỳ vọng cao nhất là 840 triệu đồng.

li. BẢNG KẾT TOÁN


Bảng kết toán là một bảng thống kê mô tả các hiện tượng
(các biến cô) có thể xảy ra và các hành động xử trí (phương
án hành động). Mỗi dòng của bảng mô tả một hiện tượng và
mỗi cột mô tả một hành động. Trong sự phối hợp của một
biến cố với một hành động cụ thể người ta cần phải xác định
giá trị của từng khả năng. Ớ đây ta sẽ sử dụng tiêu chuẩn lợi
nhuận để xác định giá trị của từng phương án.

458

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ví dụ, cơ sở sản xuất X muốn hay không muốn sản xuất
một loại hàng A cho thị trường. Nhưng họ không biết rõ nhu
cầu của thị trường đó ra sao. Nhu cầu của thị trường là các
hành động.
Hiện tượng: Có 2 biến cố đối lập nhau là mua hàng của
cơ sở và tẩy chay không mua hàng của cơ sỏ.
Hành động: Có thể có 2 loại hành động xảy ra là sản
xuất hoặc không sản xuất.
Từ các hiện tượng và hành động trên lập thành bảng kết
toán sau:

Bảng 11.2. Bàng kết toán của cơ sở sản xuất X

Hiện tượng Hành động xử tri


(Biến có) (Phương án hành động)
Sàn xuất Không sàn xuất
Mua hàng cùa cơ sở Au A,2

Tẩy chay không mua hàng của cơ sỏ A,,


Trong thực tế thường các biến cố và các hành động diễn
ra phức tạp hơn nhiều. Để minh hoa cho vấn đề này ta khảo
sát qua ví dụ sau:
Ví dụ: Giả sử Công ty xe đạp X dự kiến tung ra thị
trường loại xe đạp điện. Giá thành sản xuất là 3 triệu
đồng/chiếc. Công ty dự định giá bán là 5 triệu đồng/chiếc.
Nếu hàng không bán được Công ty chấp nhận chịu lỗ, bán vái
giá 2 triệu đổng/chiếc để thu hồi vốn. Như vậy, mỗi xe phải
chịu !ỗ Ì triệu đồng. Biến cố có thê xảy ra trên thị trường:

459

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


• Nhu cầu thấp 1.000 xe
• Nhu cầu trung bình 5.000 xe
• Nhu cầu cao 10.000 xe.
Công ty cần quyết định hành động của mình là sản xuất
bao nhiêu sẽ thu được lợi nhuận cao nhất.
Mức lợi nhuận ứng với mỗi phương án như sau:
+ Phương án sản xuất 1.000 chiếc:
.Nhu cầu 1.000
Lợi nhuận thu được là: 2 X 1.000 = 2.000 triệu đồng
• Nhu cầu 5.000 hoặc nhu cầu 10.000 thì mức lợi nhuận
củng chỉ là 2.000 triệu đồng
+ Phương án sản xuất 5.000 chiếc:
• Nhu cầu 1.000
Lợi nhuận thu được là:
(2 X 1.000) + (-1 X 4.000) = - 2.000 triệu đồng
• Nhu cầu 5000
Lợi nhuận thu được là: (2 X 5.000) = 10.000 triệu đồng
. Nhu cầu 10.000
Lợi nhuận thu được là: (2 X 5.000) = 10.000 triệu đồng
^ Phương án sàn xuất 10.000 chiếc:
• Nhu cầu 1.000
Lợi nhuận thu được là:
(2 X 1.000) + (-1 X 9.000 ) = - 7.000 triệu đồng

460

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


• Nhu cầu 5.000
thì mức lợi nhuận là (2 X 5.000) + (-1 X 5.000) = 5.000 triệu đồng
• Nhu cầu 10.000
Lợi nhuận thu được là: (2 X 10.000) = 20.000 triệu đồng
Tập hợp các thông tin trên lập bảng kết toán đê làm căn
cứ cho việc ra quyết định.

Bảng 11.3. Bảng kết toán của Công ty xe đạp X


Lợi nhuận từ các hành động xử trí
Hiện tượng (Phương án hành dộng) (Triệu đồng)'
(Biến cố) Sản xuất Sản xuất Sản xuất
1.000 5.000 10.000
Nhu cầu thấp 1.000 2.000 -2.000 -7.000
Nhu cẩu TB 5.000 2.000 10.000 5.000
Nhu cáu cao 10.000 2.000 10.000 20.000
Bảng kết toán trên còn được gọi là bảng lợi nhuận có
điều kiện. Gọi là có điều kiện vì tươngứng với mỗi mức cung
và cầu cụ thể sẽ đạt được một mức lợi nhuận xác định.

i n . s ử DỤNG TIÊU CHUẨN LỢI NHUẬN KỲ VỌNG ĐỂ


RA QUYẾT ĐỊNH
Lợi nhuận kỳ vọng được xác định trẽn cơ sở xác định
được xác suất xuất hiện của mỗi biến cố. Đe xác định xác
suất này người ta phải:
A. Căn cứ vào tài liệu ghi chép được của quá khứ về tần
số xuất hiện của mỗi biến cố. Từ quá khứ đó để tính ra lợi
nhuận kỳ vọng. .

461

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


B. Căn cứ vào kinh nghiệm của các chuyên gia đã từng
tham gia vào việc nghiên cứu về vấn đề này.
Giả sử xác suất xuất hiện (P;) về nhu cầu thị trường đôi
vối sàn phẩm xe đạp điện như sau:
p (thấp) = 0,10
p (trung bình) = 0,60
p (cao) = 0,30

Bảng 11.4. Lợi nhuận kỳ vọng của các phương án hành động
Lọi nhuận từ các hành dộng xử tít Lợi nhuận kỳ vọng từ
(Phương án hành dộng) phưong án hành động
Hiện tượng (Triệu đóng) (Triệu đóng)
(Biến cố) Sàn Sàn Sản Sàn Sàn Sản
p, xuất xuất xuất xuất xuất xuất
1.000 5.000 10.000 1.000 5.000 10.000
Nhu cáu thấp 1.000 0.10 2.000 -2.000 -7.000 200 -200 -700
Nhu cáu TB 5.000 0,60 2.000 .10.000 5.000 1.200 6.000 3.000
Nhu cáu cao 10.000 0,30 2.000 10.000 20.000 600 3.000 6.000
Lợi nhuận kỳ vọng 2.000 8.800 8.300

Qua kết quả tính toán cho thấy lợi nhuận kỳ vọng của
phương án sản xuất 5.000 sản phẩm là phương án tối ưu. Nó
có giá trị lợi nhuận cao nhất 8.800 triệu đồng.

rv. TỔN THẤT Cơ HỘI


Tổn thất cơ hội là hiệu số giữa mức lợi nhuận lốn nhất có
thể có của một biến cố với mức lợi nhuận đạt được do thực
hiện một phướng án cụ thể nào đó. Nói cách khác, tổn thất cơ

462

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


hội là phần lợi nhuận bị mất đi do lựa chọn không đúng
phương án tốt nhất có thể xảy ra.
Như vậy, tổn thất cơ hội có thể hiểu là sự giảm bót lợi
nhuận do việc ra quyết định đã bỏ qua cơ hội lựa chọn
phương án đem lại lợi nhuận lốn nhất.
Từ ví dụ trên tính được tổn thất cơ hội như sau:

Bàng 11.5. Tổn thất cơ hội của Công ty X theo các phương án
hành động
í Nhu Phương Lợi nhuận Mức tổn thất cơ hội từ các phương án
cẩu án sàn cùa phương sàn xuất (Te đ)
xuất án sản xuất Sàn xuất Sản xuất sản xuất
tối ưu tối ưu (Tr. đ) 1.000 5.000 10.000
Thấp Sán xuất 2.000 0 = 2.000 - 2.004. 0000 = 2.000 9.000 = 2.000
1.000 1.000 - (-2.000) - (-7.000)
TB 5.000 sx 5.000 10.000 8.000 Ũ 5.000
Cao 10.000sx 10.000 20.000 18.000 10.000 0
Giá trị tổn thất cơ hội kỳ vọng:
Trên cơ sở tính toán được các mức độ tổn thất cơ hội,
người ta có thể đánh giá các phương án bằng cách tính giá trị
tổn thất cơ hội kỳ vọng. Giá trị tổn thất cơ hội kỳ vọng (G)
được xác định theo công thức sau:
Gj=IT P, Ii (1)
Gj - Tổn thất cơ hội kỳ vọng của phương án j
T[j - Tổn thất cơ hội của phương án j khi biến cối xảy ra
Pị - Xác suất xảy ra biến cố ì

463

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Sử dụng công thức (1) để tính cho ví dụ trên sẽ xác định
được tôn thất kỳ vọng cho từng phương án như sau:
- Mức tổn thất cơ hội kỳ vọng của phương án sản xuất
1.000 xe đạp điện là:
GLOOO = 0(0,1) + 8.000(0,6) + 18.000(0,3) = 10.200 triệu
đồng
- Mức tổn thất cơ hội kỳ vọng của phường án sản xuất
5.000 xe đạp điện là:
G oo= 4.000(0,1) + 0(0,6) + 10.000(0,3) = 3.400 triệu đồng
i0

- Mức tổn thất cở hội kỳ vọng của phương án sàn xuất


10.000 xe đạp điện là:
G.000 = 9.000(0,1) + 15.000(0,6) + 0(0,3) = 3.900 triệu
10

đồng
Kết quả tính toán các phương án sàn xuất cho thấy mức
tổn thất cơ hội kỳ vọng của phương án sản xuất 5.000 sàn
phẩm là nhỏ nhất. Để thuận tiện cho việc quan sát ta lập
bảng tổng hợp.

Bảng 11.6. Mức tổn thất cơ hội kỳ vọng


của phường án sản xuất
Nhu cấu P| Các phương án sản xuất
1000 V , 5000 TqP 10000 V ,
t

Thấp 1.000 0.1 0 0 4.000 400 9.000 900


TB 5.000 0,6 8.000 4.800 0 0 5.000 3.000
Cao 10.000 0,3 10.000 5.400 10.000 3.000 0 0
Mức tổn thất cơ hội kỳ vọng (Tr. 10.200
đ) 3.400 3.900

464

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


V. LỢI NHUẬN KỲ VỌNG KHI CÓ THÔNG TIN HOÀN HẢO
Như đã trình bàyở trên, khi ra quyết định, người ta
thường thiếu thông tin. Nhà sản xuất chưa thể biết chắc nhu
cầu của thị trường trong tương lai sẽ diễn tiến ra sao. Nếu
nhà sản xuất dự đoán chắc chắn nhu cầu trong tương lai đê
sản xuất thì họ thành công và ngược lại, dự đoán sai nhu cầu
sẽ gặp khó khăn. Ví dụ trên cho thấy, nếu nhà sản xuất tung
ra thị trường 10.000 sản phẩm trong khi nhu cầu thị trường
chỉ là 1.000 họ sẽ bị lỗ 7.000 triệu đồng. Ngược lại, nếu cầu là
10.000 sản phẩm mà họ chỉ cung 1.000 thì tổn thất cơ hội lại
rất lân (18.000 triệu đồng). Nhà sản xuất rất muốn có thông
tin để họ sản xuất lượng sàn phẩm vừa bằng mức cầu của thị
trường. Khi đó sẽ đạt được lợi nhuận tối đa và tổn thất cơ hội
sẽ bằng không. Điều đó có nghĩa là xác định được phương án
sàn xuất tối ưu khi và chỉ khi có thông tin hoàn hảo.

Báng 11.7. Lợi nhuận của phương án sản xuất tối ưu


khi có thông tin hoàn hảo
Lơi nhuận của phương án sàn xuất (Tr. đ)
Biến cố (Cầu)\Cung
1.000 5.000 10.000
1.000 2.000
5.000 10.000
10.000 20.000

Trong quá trình thực hiện theo một dự đoán về một


phương án nào đó thì vần có thê biến cố kia xuất hiện. Do đó,
nhà sản xuất chì có thể xác định lợi nhuận kỳ vọng trong
điểu kiện có thông tin hoàn hào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bảng 11.8. Lợi nhuận kỳ vọng khi có thông tin hoàn hảo
Biên cố Xác suất Lợi nhuận có Lợi nhuận
(Cáu) (P|) điểu kiện (Tr.đ) kỳ vọng (Trổ)
1.000 0,1 2.000 200
5.000 0,6 10.000 6.000
10.000 0,3 20.000 6.000
1,0 12.200

VI. GIÁ TRỊ KỲ VỌNG CửA THÔNG TIN HOÀN HẢO


Để có được thông tin hoàn hảo, Công ty X phải:
+ Hoặc bỏ tiên ra để tự tổ chức thu thập thông tin cẩn
thiết để đánh giá chính xác nhu cầu của thị trường
+ Hoặc mua thõng tin của một tổ chức chuyên môn nào
dó đã tổ chức thu thập được các thông tin này.
Dù tự tiến hành hay mua của tổ chức chuyên môn nào đó
thì công ty cũng vẫn phải chi ra một lượng tiền tệ nào đó. số
tiền chi ra đê có thông Un hoàn hảo đó được gọi là giá cả của
thông tin hoàn hảo.
Vấn đề ở đây là còng ty phải mua thông tin với giá bao
nhiêu là hợp lý.
Giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo là chênh lệch
giữa giá trị kỳ vọng lợi nhuận khi có thông tin hoàn hảo với
lợi nhuận kỳ vọng lớn nhất (còn gọi là lợi nhuận kỳ vọng của
phương án tối ưu) khi không có thông tin hoàn hảo.
GTTHH =
LTTHH ~ Lp ựiT (2)
Trong đó:
GTTHH - Giá trị kỳ vọng cùa thông tin hoàn hảo

466

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


LrraH - Lợi nhuận kỳ vọng khi có thông tin hoàn hảo
Lp - Lợi nhuận kỳ vọng của phương án tối ưu khi
iTU

không có thông tin hoàn hảo.


Lợi nhuận kỳ vọng khi có thõng tin hoàn hảo bằng lợi
nhuận của một phương án bất kỳ cộng với mức tổn thất cd
hội kỳ vọng của phương án đó.
Bàng 11.9. Lợi nhuận kỳ vọng khi có thông tin hoàn hảo
xác định theo công thức (2)
Đơn vị tinh: Triệu đổng
Phương án sàn xuất
1.000 SP 5.000 SP 10.000 SP
Lợi nhuận kỳ vọng 2.000 8.800 8.300
Tổn thất cơ hội kỳ vọng 10.
2 0D 3.400 3.9O0
Lợi nhuận kỳ vọng khi có thõng tin
hoàn hào 12.200 12.200 12.200
Lợi nhuận kỳ vọng khi có thông tin hoàn hảo cũng có thệ
xác định bang tích của lợi nhuận cực đại của phương án tôi
ưu với xác suất của biến cố đó. (3)

Báng 11.10. Lợi nhuận kỳ vọng khi có thòng tin hoàn hảo
xác định theo công thức (3)

Biến cố p. Lợi nhuận Phương án LN*XS


(Cầu) cực dại tối uu
1.000 0.1 2.000 1' 200
5.000 0.6 10.000 2 6.000
10.000 0,3 20.000 3 6.000
Lơi nhuản kỳ vọng khi có thõng tin hoàn hảo (Tr.đ) 12.200

467

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ý nghĩa của việc tính lợi nhuận kỳ vọng khi có thông tin
hoàn hảo để xác định giá trị của thông tin hoàn hảo. Trên cờ
sở đó nhà sản xuất có thể chi ra một khoản tiền là bao nhiêu
để có được số thông tin cần thiết để ra quyết định.
Số liệu của bảng 11.9 và 11.10 cho biết mức lợi nhuận kỳ
vọng khi có thông tin hoàn hào có thể đạt được là 12.200
triệu đồng. Lợi nhuận kỳ vọng cùa phương án tối ưu là 8.800
triệu đồng (bàng 11.4). Từ kết quả tính toán trên áp dụng
công thức (2) ta có:
G-rriLH = Li-™ - LMTƯ = 12.200 - 8.800 = 3.400 tr.đ.

Vít SỬ DỤNG TIÊU CHUẨN LỢI ÍCH KỲ VỌNG ĐE RA


QUYẾT ĐỊNH
Phần lớn các ví dụ của chương đã đưa ra là các ví dụ về
ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn, nghĩa lả
người ra quyết định phải lựa chọn một phương án trong số
các phương án có thể có. Kết quả của phương án được lựa
chọn lại phụ thuộc vào xác suất xuất hiện của biến cố hay
của hiện tượng không chắc chắn. Chẳng hạn ờ mục "chữ X bí
ẩn" trong chương trình "hãy chọn giá đúng" của VTV3, khi
người chơi đã có hai chữ X và đã đặt vào hai ô khác nhau
trong bảng 9 ô. Liệu người chơi có thu được một đường thẳng
hoặc đường chéo có chữ X hay không lại phụ thuộc vào một
chữ X có sẵn đã được người dẫn chương trình đặt trước ở một
ô nào đó trong bảng. Khác với những ví dụ ở phần trên, ỏ
phần này, người ra quyết định sẽ phân bô giá trị lợi ích cho
các kết toán, thay vì giá trị tiền tệ rồi chọn phường án có giá
trị lợi ích kỳ vọng lớn nhất. Quá trình ra quyết định vẫn
không có gi thav đổi so vói trước.

468

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


7.1. Khái niệm
Khái niệm lợi ích được đưa ra xuất phát từ hiện tượng
ràng nhiều người khi ra quyết định đã không lựa chọn
phương án có kết quả tiền tệ lớn nhất. Việc lựa chọn một
phương án nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào trực giác, sở
thích, hoặc là thái độ có thích mạo hiểm hay không. Chẳng
hạn, một bạn trẻ đi mua quần áo, khi có hai cái áo có giá tiền
bằng nhau, tiêu chuẩn chất lượng như nhau. Việc lựa chọn
mua cái nào sẽ phụ thuộc vào sỏ thích của bạn trẻ đó. Hoặc
khi quyết định sẽ làm việc cho cơ quan nhà nước hay một tô
chức nưốc ngoài, mặc dù lương của tổ chức nước ngoài cao
hơn nhưng nhiều người vẫn chọn cơ quan nhà nưốc vì cho
rằng làm việc ờ cơ quan nhà nưỏc sẽ bào hiểm cho suốt cuộc
đời họ so vói mức lương cao ờ tổ chức nước ngoài nhưng nguy
cơ mất việc làm cũng khá cao. Trong số các phường án được
lựa chọn, khi người ra quyết định thích một phương án nào
hơn thì giá trị lợi ích cùa phương án đó cũng cao hơn.
Vậy lợi ích là gì?
Lợi ích của một kết quả chắc chắn là xác suât thành công
của một canh bạc mà tại giá trị xác suất đó, việc lựa chọn kết
quả chắc chắn hay canh bạc là như nhau. Nghĩa là người ra
quyết định sẽ không thích phương án nào hơn.
Ví dụ, trong chương trình hãy chọn giá đúng, người chơi
phải quyết định dừng cuộc chơi tại một điểm nào đó đê chắc
chắn có 10 triệu đồng hay chơi tiếp để có cơ hội nhận được
một khoản tiền lớn hơn là 20 triệu hoặc là trắng tay. Nếu cho
rằng khả năng trả lời đúngở câu hỏi tiếp theo là 70%, người
chơi sẽ muốn chơi tiếp. Ngược lại, khi người chơi cho rằng chỉ

469

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


có 30% khả năng có thể trả lời đúng, họ sẽ dừng cuộc chơi.
Giả sử người chơi cho rằng khả năng trà lời đúng là 50% và
họ lưỡng lự không biết nên chơi tiếp hay dừng lại. Giá trị
50% được gọi là điểm "trung hoa" vì tại đó người chơi không
thích phương án nào hơn. Giá trị đó cũng chính là lợi ích của
khoản tiền chắc chắn 10 triệu đồng.
Thông thường người ta hay phân bố giá trị thập phân
cho lợi ích. ở ví dụ trên giá trị lợi ích của khoản tiền ] 0 triệu
là 0,5. Kí hiệu lợi ích là u, ta có U(10tr) = 0,5. Như vậy khi
giá trị của một kết quả chắc chắn càng lốn, lợi ích càng gân 1.
7.2. Phương pháp xây dựng hàm lợi ích
Ví dụ: Giả sử giám đốc điều hành của một doanh nghiệp
N cần quyết dinh chọn một trong hai phương án.
Phương án Ì - AI: Đổi mài công nghệ đổ nâng cao chất
lượng sàn phẩm hiện tại.
Phương án 2 - A2: Mua thiết bị nhằm sản xuất sản phẩm
mới
Thòi hạn khấu hao toàn bộ các thiết bị này còn phụ
thuộc vào mức cầu trên thị trường nên chưa the xác đính
được ở thời điểm hiện tại. Nó là một biến cố. Dựa vào kinh
nghiệm quản lý của mình, giám đốc đưa ra ba thời điểm để
khấu hao toàn bộ các thiết bị e„ 0J, 03 với các xác suất tương
ứng là 0,5; 0,3 và 0.2. Lợi nhuận của mỗi phương án cũng
được tính toán nếu thòi hạn khấu hao được kết thúc tại các
thòi điểm trên. Các thông tin liên quan đến phương án lưa
chọn được mô tả ở bảng 11.11.

470

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bàng 11.11. Bàng kết toán của doanh nghiệp N
Đan vị lợi nhuận: Triệu dóng
Hành động
Hiện tượng Xác suất
AI A2
e, 70 50 0,5
Bi 10 20 0,3
03 -20 -5 0,2
Với bài toán này trước hết chúng ta đi xây dựng hàm lợi
ích, sau đó sẽ chọn hành động có lợi ích kỳ vọng lốn nhất.
Bước 1: Phân bô giá trị lợi ích cho kết quả tồi nhất và tốt
nhất. Dựa vào phần lý thuyết đã giới thiệu ở trên, giả trị lân
nhất sẽ có lợi ích bằng Ì và giá trị tồi nhất sẽ có lợi ích bằng
0. Nghĩa là U(70) - Ì và U(-20) = 0.
Bước 2: Xây dựng canh bạc
Nếu thòi điểm khấu hao là 8,, chọn phương án Ị sẽ cho
lợi nhuận cao nhất là 70 triệu đồng. Ngược lại nếu thời điểm
khấu hao là 83, phương án này sẽ làm doanh nghiệp lỗ nặng
nhất 20 triệu đồng. Lúc này chúng ta có canh bạc, hoặc thu
được 70 triệu đồng hoặc lỗ 20 triệu đồng. Gọi L* là canh bạc
này, ta mô tả L* như hình vẽ:

U(70)=1

U(-20)=0

471

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bước 3: Phân bổ giá trị lợi ích cho từng kết quả chác
chắn bằng phương pháp phỏng vấn.
Trước hết, chúng ta hãy chọn kết quà có giá trị lũ triệu
đồng rồi hỏi ông giám đốc xem liệu lợi ích của khoản tiên này
hay xác suất thành công của canh bạc L* là bao nhiêu sẽ
khiến ông lưỡng lự không quyết định được hoặc là chấp nhận
chắc chắn sẽ có lo triệu đồng hoặc là mạo hiểm chơi canh bạc
để có cơ hội thu được khoản lợi nhuận cao hơn. Nếu giám đốc
cho rằng khi xác suất thành công là 50% sẽ khiến ông lưỡng
lự không nghiêng về phương án nào cả thì lợi ích của khoản
tiền chắc chắn lũ triệu đồng sẽ là U(10) = 0,5.
Tương tự, chúng ta sẽ hỏi cho những giá trị tiếp theo là
20, 50 và — 5 triệu đồng. Già sử giám đốc lần lượt đưa ra các
giá trị lợi ích là 0,62; 0,97 và 0,22 chúng ta có các bảng sau:

Bảng 11.12: Bảng giá tri lợi ích của cõng ty N

Kết quả 70 50 20 10 -5 -20


Lợi ích 1 0,97 0,62 0,5 0,22 0

Bảng 11.13: Bàng kết toán lợi ích của công ty N

Hành động
Hiện tượng Xác suất
AI A2
9, 1 0,97 0.5
e2
0,5 0.62 0,3
e. 0 0,22 0,2

472

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bước 4: Tính toán lợi ích kỳ vọng rồi ra quyết định
Lợi ích kỳ vọng cũng được tính theo công thức:
u, = ì, U,J Pj
Trong đó:
u,: Lợi ích kỳ vọng của phương án ĩ
Uịị. Lợi ích của phương án i khi biến cô j xảy ra
Pj: Xác suất xảy ra biến cối.
Bây giờ chúng ta tính toán lợi ích kỳ vọng cho từng
phương án.
Phương án 1: U i = 1x0,5+0,5x0,3+0x0,2 = 0.65
Phương án 2: U2 = 0,97x0,5+0,62x0,3+0,22x0,2 - 0.715
Do U2 > Ui, ông giám đốc sẽ quyết định chọn phương án 2:
Đầu tư mua thiết bị để sản xuất sản phẩm mới.
Lưu ý: Nếu sử dụng tiêu chuẩn lợi nhuận kỳ vọng để ra
quyết định, giám đốc sẽ chọn phương án Ì chứ không phải
phương án 2 vì lợi nhuận kỳ vọng của các phương án này lần
lượt là 34 triệu đồng và 30 triệu đồng. Như vậy, việc lựa chọn
phương án tối ưu dựa vào lợi ích kỳ vọng hay lợi nhuận kỳ
vọng là khác nhau. Việc chọn tiêu chuẩn nào tuy thuộc vào
thái độ của người ra quyết định thích mạo hiểm hay cầu
toàn. Phần tiếp theo sẽ mô tả thái độ đối với rủi ro của người
ra quyết định.
7.3. Thái độ đối với rủi ro và hình dạng của đường
cong lợi ích
Hình dạng cùa đường cong lợi ích thể hiện thái độ đôi vái
rủi ro của người ra quyết định. Có ba thái độ được mô tả
t.rnnp đồ thi sau đây:

473

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hình: Hình dạng đường cong lợi ích đối với mỗi thái độ rủi ro

Mỗi hàm lợi ích có một dạng đường cong, phù hợp với quan
điếm của người ra cvỵCi -ì.'"* , cả ba đương cong đều chì ra
1

ràng lợi ích sẽ tăng lên cùng với sự tăng lên của giá trị tiền tệ.
• Đường cong A chỉ ra thái độ cùa những người sợ rãi Ui,
Lợi ích của họ giảm xuông càng nhanh khi thiệt hại bằng
tiền càng lớn. Khi lợi nhuận tăng lên, lợi ích tăng theo nhưng
vói tốc độ chậm hơn.
• Đường cong B chì thái độ ngược lại với đường cong A.
Đây là đường lợi ích của những người thích mạo hiểm. Lợi
nhuận thu được càng lán, lợi ích của họ càng tăng nhanh.
• Đường cong c chì ra thái độ trung lập đối với rủi ro. Sự
tăng lên của lợi ích cùng tốc độ với sự tăng lèn của lợi nhuận.

VIII. CÂY QUYẾT ĐỊNH


Vấn đề ra quyết định thường không phải lựa chọn một
phương án duy nhất và chúng ta có ngay két quả của phương
án đó. Thực tế, chúng ta thường gặp phải là ngay sau quyết

474

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


định lựa chọn một phương án, những hiện tượng khác sẽ xảy
ra và chúng ta lại phải lựa chọn hành động tiếp theo. Quá
trình ra quyết định cứ thế tạo thành một chuỗi. Việc sử dụng
bảng kết toán trong những trường hợp phức tạp như thế này
bị hạn chế. Trong những trường hợp như vậy, công cụ được
sử dụng thay thế là cây quyết định. sờ dĩ gọi nó là cây vì nó
có các cành, các nhánh giông như một cây. Càng có nhiều
biên cố, cây càng sum xuê.
8.1. Xây dựng cây quyết định
Việc xây dựng một cây quyêt định sẽ được tiên hành từ
trái sang phải. Các ô vuông biểu hiện điểm quyết định. Từ
điểm này ta vẽ các cành cho mỗi hành động sẽ được lựa chọn.
Hình tròn phàn ánh các hiện tượng có thổ xảy ra. Từ các
điểm này ta vẽ các nhánh cho mỗi hiện tượng ngẫu nhiên.
Việc lựa chọn phương án tối ưu vẫn tuân thủ các nguyên tắc
lợi nhuận kỳ vọng hay lợi ích kỳ vọng lớn nhất.
8.2. Phương pháp phân tích - phán tích lùi
Quá trình phân tích cây quyết định sẽ được tiến hành từ
phải sang trái. Trên cơ sở các biến cô xảy ra, chúng ta tính
toán lợi nhuận kỳ vọng cho mỗi phương án rồi lựa chọn hành
động có kết quả kỳ vọng lổn nhất.
Ví dụ: Một doanh nghiệp cần phải quyết định chọn một
trong hai phường án sau: AI: Mua một dây chuyền sàn xuất
vài công suất lớn; A2: Mua dây chuyên sàn xuất với công suất
nhỏ. Cầu về sản phẩm có thể cao, hoặc thấp với xác suất
tương ứng là 0,5. Nêu chọn Ai, doanh nghiệp không cần phải
quyết định thêm gì nữa. Ngược lại, nếu chọn A2 và nhu cầu
thi trường là cao, doanh nghiệp cần phải có bưỏc quyết định

475

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tiếp theo là đầu tư mở rộng công suất hay không mở rộng.
Xác suất cho nhu cầu cao hay thấp ở giai đoạn tiếp theo này
được doanh nghiệp nhận định là 0,8 và 0,2. Nếu chọn A2 và
nhu cầu thị trường là thấp doanh nghiệp sẽ quyết định
không đầu tư thêm nữa. Dưới đây là mó hình cây quyết định
của công ty và lợi nhuận cho từng trường hợp.

Lại nhuận: Tr.đổng

476

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bằng phương pháp phân tích lùi, trước tiên chúng ta cần
lưa chon hành động tối ưu cho nút quyết định 2. Hành động
tối ưu sẽ là phương án có lợi nhuận kỳ vọng cực đại. Áp dụng
công thức tính lợi nhuận kỳ vọng, ta tính được lợi nhuận kỳ
vọng cho phương án mở rộng công suất ở giai đoạn hai là:
L = 40x0,8 + 20x0,2 = 36 (triệu đồng)
Vì giá trị này lán hơn so với trường hợp không mở rộng
công suất, công ty quyết định chọn phương án ở nút quyết
định 2 là mở rộng công suất. Chúng ta loại được nhánh
không mở rộng công suất bằng cách sử dụng hai gạch chéo.
Tiến hành tương tự cho các điểm nút quyết định còn lại,
chúng ta loại bỏ được dần các nhánh không thích hợp. ơ nút
quyết định Ì, do phương án A2 có lợi nhuận kỳ vọng lỏn hơn
phương án AI:
L(A2) = 36x0,5 + 16x0,5 = 26 (triệu đồng)
L(A1) = 42x0,5 + 4x0,5 = 23 (triệu đồng)
Công ty quyết định chọn A2.
Như vậy quyết định cuối cùng của công ty là đầu tư mua
dây chuyền sản xuất với công suất nhọ. Nếu nhu cầu về sản
phẩm là cao, công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, còn
nếu nhu cầu về sản phẩm là thấp công ty sẽ dừng dự ánở đó.

IX. SỬ DỰNG HÀM LỢI NHUẬN ĐE RA QUYẾT ĐỊNH


ở trên chúng ta đã biết đến việc ra quyết định bằng cách
sử dụng tiêu chuẩn lợi nhuận kỳ vọng hoặc lợi ích kỳ vọng
tuy thuộc vào thái độ của người ra quyết định là không sợ
hay sợ mạo hiểm. Hai công cụ dùng để phân tích là bảng kết
toán và cây quyết định được áp dụng trong trường hợp có hai

477

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


hoặc ba hiện tượng không chắc chắn có thể xảy ra. Khi sô
lượng hiện tượng nhiều hơn, đặc biệt trong trường hợp các
biến cố xuất hiện là một biến liên tục, việc tính toán lợi
nhuận kỳ vọng cho mỗi hành động sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi
nhiều thời gian hơn. Phẩn này sẽ giới thiệu một phương pháp
tiếp cận đơn giàn nhằm giảm đến mức tối đa các phép tính
mà vẫn sử dụng các tiêu chuẩn quyết định ở trên. Đó là
phương pháp xây dựng hàm lợi nhuận. Một điểm cần lưu ý là
phương pháp này được áp dụng khi hàm lợi nhuận có dạng
tuyến tính.
Đe đơn giản hoa vấn đề, chúng ta sẽ phát triển phương
pháp này lần lượt theo các trường hợp:
1. Hai hành động, hai hiện tượng,
2. Hai hành động, nhiều hiện tượng.
Với trường hợp nhiều hành động, nhiều hiện tượng sẽ
được giới thiệuở cấp đào tạo cao hơn.
9.1. Trường hợp hai hành động, hai hiện tượng
Chúng ta sẽ bắt đẩu bằng một ví dụ.
9.1.1. Ví dụ:
Người quản lý của một công ty cần phải quyết định có
nên mua một thùng gồm 1000 linh kiện điện tử hay không.
Bằng kinh nghiệm mua hàng. lâu năm của mình từ nhà cung
cấp này, người quản lý cho rằng tì lệ linh kiện hỏng trong
thùne có thể là 20% hoặc 50% vối xác suất lần lượt là 0,6
và 0,ậ. Lợi nhuận thu được từ một linh kiện bán được là
15.000 đồng. Ngược lại, vài mỗi linh kiện hỏng, công ty sẽ lỗ
20.000 đồm?.

478

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nêu quyêt định mua thùng hàng, lợi nhuận của công ty
tươngứng vói từng trường hợp linh kiện hỏng như sau:
• Khi tỉ lệ linh kiện hòng là 20%. ' .
Lợi nhuận thô là: 1000 X 0,8 X 15.000 = 12.000.000 (đồng)
Lỗ do linh kiện hỏng: 1000 X 0,2 X 20.000 = 4.000.000 (đồng)
Lợi nhuận ròng là: 12.000.000 - 4.000.000 = 8.000.000 (đồng)
Tương tự chúny ta tính lợi nhuận ròng cho trường hợp
thứ hai.
• Khi tỉ lệ linh kiện hòng là 50%.
Lợi nhuận ròng là:
1.000 X 0,5 X 15.000 - 1.000 X 0,5 X 20.000 = -2.500.000 (đồng)
Nêu không mua hàng công ty không được mà cũng chẳng
mất đồng nào.
Mô hình cây quyêt định của công ty như sau.
Kết quà (Lợi nhuận, triệu đ)
X, = 0.2
-0
Không mua

Ũ
3,8tr p(x,) = 0,6
2
Mua
p(x ) = 0.4
2

X, = 0,5 -2,5

479

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vì lợi nhuận kỳ vọng của phường án hai là 3,8 triệu đồng
lân hơn của phương án một là 0 triệu đồng, công ty quyết
định chọn mua thùng linh kiện điện tử.
Nếu tỉ lệ linh kiện điện tử hỏng không dừng lạiở hai trường
hợp như trên mà là rất nhiều. Khi đó việc tính toán lợi nhuận
kỳ vọng để chọn phương án tối ưu sẽ mất rất nhiều thời gian.
9.1.2. Sử dung hàm lơi nhuân để ra quyết đinh
Để giảm bót phức tạp trong tính toán, chúng ta triển
khai phương pháp dùng hàm lợi nhuận.
Gọi X là tỉ lệ linh kiện hỏng, khi đó tì lệ linh kiện tốt là Ì - X.
Với phương án 1: Mua thùng hàng.
Lợi nhuận thô: 1000 (Ì - x)15 = 15.000(1 - x) (nghìn đồng)
Lỗ do linh kiện hỏng: lOOOx 20 = 20.00ŨX (nghìn đồng)
Lợi nhuận ròng: 15.000(1 - x) - 20.000X = 15.000 - 35.000x
(nghìn đồng)
Một cách tông quát, gọi L là hàm lợi nhuận của công ty,
L có dạng sau:
L(x) = a + bx. Trong đó a, b là hằng số.
Vối phương án một, chúng ta có:
Li = a, + b,x trong đó aj = 15.000 và b, = -35.000
Vói phương án 2: Không mua hàng, lợi nhuận của công
ty là:
L2 = a + b x = 0 trong đó a = 0 và b = 0.
2 2 2 2

Nếu quyết định mua hàng, tì lệ linh kiện hỏng sẽ là bao


nhiêu đổ công ty có lãi, hoà vốn, hoặc lỗ? Công ty sẽ hoa vốn
nếu L =L = 0.
1 2

480

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Gọi Xo là tì lệ hoa vốn, Xo được tính như sau:
a, + b[ Xo = a + b x 2 2 0

* a .
= 15.000 -Ọ = 0,4286
L Z | =

b -b
0
0-(-35.000)
2 ;

Đồ thị mò tà hàm lợi nhuận của công ty như sau:

um
150

80

4268 N
vi 5 9
-25

Có thể thấy nếu quyết định mua hàng, công ty sẽ có lãi


khi X < Xo = 0,4286. Ngược lại, khi X > Xo = 0,4286, công ty sẽ
bị lỗ. Tuy nhiên công ty chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm mua
hàng của mình trong quá khứ để đánh giá tì lệ linh kiện
hỏng và xác suất tương ứng. Muốn hạn chế bát rủi ro và
nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, công ty cần phải sử dụng
thông tin mẫu sẽ được giỏi thiệu ở phần ra quyết định sử
dụng thông tin mẫu.

481

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Cho đến lúc này công ty vẫn dùng tiêu chuẩn lợi nhuận
kỳ vọng để chọn phương án tối ưu. Công ty sẽ chọn phương
án Ì nếu E(L,) > ECL^ và ngược lại.
E(L,) = a, + b, E(x)
E(Lj) = a + b E(x)
2 2

Nếu E(L,) > E(Lj)


=> a. +bj E(x) > a +b E(x)
l 2 2

b -b
2 í

Vậy công ty sẽ chọn phương án một khi E(x) < Xo= 0.4286.
Dùng công thức tính giá trị kỳ vọng thông thường,
E(x) = ZiXịP(x,). Với p(X|) là xác suất xảy ra biến cối.
Với ví dụ trên, E(x) = 0,2x0,6 + 0,5x0,4 = 0,32.
Vì E(x) = 0,32 < x = 0,4286; công ty sẽ chọn phương án
0

một, mua hàng.


9.2. Trưởng hợp hai hành động, nhiều hiện tượng
Qua phần trên chúng ta thấy phương pháp dùng hàm lợi
nhuận được giới hạn chì trong hai bước toán đơn giản.
Bước 1: Tính giá trị hoa vốn, Xo
Bước 2: Tính giá trị kỳ vọng của X, E(x).
Cách tiếp cận nay vẫn được sử dụng có hiệu quả cho
trường hợp nhiều hiện tượng. Ví dụ sau đây sẽ minh hoa rõ
ràng hơn điều này.
Ví dụ: Chủ một thương lái hoa quả cần quyết định có nên
mua sẵn 100 thùng táo Trung Quốc để ém sẵn chờ gần đến
Tết mới bung ra bán nhằm tăng thêm lợi nhuận. Mỗi thùng

482

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


táo nặng lOkg. Với mỗi kg táo bán được, anh ta lãi 2.000 đồng.
Ngược lại, vối mỗi kg táo hòng anh ta bị lỗ 2.000 đồng. Tỉ lệ
táo hòng phụ thuộc vào thời tiết tác động đến việc bán hàng
là nhanh hay chậm. Kinh nghiệm trong quá khứ cho hay tỉ lệ
tảo hỏng có thể là 5%, 10%, 20%, 30% hoặc 70% vối xác suất
lần lượt là 0,6; 0,45; 0,25; 0,1 và 0,05.
Già sử chủ lái quyết định mua hàng. Gọi X là tỉ lệ táo
hỏng, hàm lợi nhuận được xây dựng như sau:
Lợi nhuận thô: 100xl0x2.000(l-x) = 2(l-x) (tr đồng)
Lỗ: 100x10x2.OOOx = 2x (tr đồng)
Lợi nhuận ròng: 2(1 - x) - 2x = 2 - 4x (tr đồng)
Từ đây ta có:
Li = 2 - 4x
L=0
2

Chủ thương lái sẽ hoa vốn tại Xo = a - a/ti! - b


2 2

vài a[ = 2,b = -4, a = b = 0


í 2 2

=> Xo = 0 - 2/0 - (-4) = 1/2 = 0,5.


E(x)=0,05x0,6+0,1x0,45+0,2x0,25+0,3x0,1+0,7x0,05=0,19
Vì E(x) = 0,19 < Xo = 0,5, chủ thương lái quyết định mua
hàng.

X. LÝ THUYẾT QUYẾT ĐỊNH VỚI THÔNG TIN MẪU


Phần trên đã trình bày quá trình xây dựng các phương
án hành động tuy theo sự xuất hiện của các biến cố. Các tiêu
chuẩn để ra quyêt định mà trong đó đặc biệt quan tâm đến
tiêu chuẩn lợi nhuận kỳ vọng. tịnh tổn thất cơ hội kỳ
vọng.

483

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tuy nhiên, tất cả các tính toán trên đểu dựa vào thông tin
của quá khứ để ngoại suy cho tương lai. Nó thiếu vắng những
thông tin của hiện tại và tương lai. Vì thế, trưỏc khi ra quyẽt
định, đê đảm bảo một cách chắc chắn hơn, người ta cần tiên
hành thu thập thông tin ở một mẫu để ngoại suy. Thông tin
mẫu này có thể tự doanh nghiệp tiến hành thu thập hoặc mua
của đơn vị có thông tin, hoặc khai thác miễn phí trên phương
tiện thông tin đại chúng như: Báo chí; bản tin giá cả thị
trường; các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nưóc.
Ví dụ 1:
Trở lại ví dụ về Công ty sản xuất xe đạp điện nên cung
cho thị trường mức sản lượng là 1.000; 5.000 hay 10.000 sản
phẩm. Nguồn thông tin được cung cấp miễn phí qua nghiên
cứu mẫu về nhu cầu thị trường trong tương lai như sau:
• Nhu cầu sản phẩm ở mức thấp thì 10% nấu được tăng
lương; 90% nếu không được tăng lương;
• Nhu cầu sản phẩm ỏ mức trung bình thì 70% nếu được
tăng lương; 30% nếu không được tăng lương;
• Nhu cầu sản phẩm ỏ mức cao thì 95% nếu được tăng
lương; 0,5% nếu không được tăng lương;
Khi đang suy xét lựa chọn phương án thì nhận được
thông tin: sắp tỏi Nhà nước tăng lương cho người lao động.
Nêu biến cố này xảy ra ta cần phải tính lại xác suất theo
định lý Bayes.
Gọi p (D,) - Xác suất tiền nghiệm của biến cối (i = 1; 2; 3)
Gọi p (E,) - Xác suất mẫu nếu biến cố tăng lương xảy ra
Gọi p (E^ - Xác suất mẫu nếu biến cố tăng lương không
xảy ra

484

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Xác suất của mẫu như sau:
p (E,\ D,) = 0,10 P(E \D,) =0,90
S

p (E,\ Dạ) = 0,70 P(E \D } = 0,30


2 2

p (E,\ D) = 0,95
3 P(E \D ) =0,05
2 3

Trên cơ sở thông tin mẫu bô sung trên tiến hành tính lại
xác suất hậu nghiệm theo định lý Bayes.

Bàng 11.14. Xác suất hậu nghiệm của các biến cố

(Với biến cố được tăng lương)


Biến cố Xác suất Xác suất có Xác suất tích Xác suất
D, tiền nghiêm điểu kiện P(E,\D,)P(D,) hâu nghiêm
P(D.) ' P(E,\D,) P(D,\E,j
Thấp D, 0,1 0,1 0,01 0,014
Trung binh D 2 0,6 0,7 0,42 0,587
Cao D 3 0,3 0,95 0,285 0,399
0,715 1,000

Bảng 11.15. Lợi nhuận kỳ vọng tính theo xác suất hậu nghiệm
(Với biến cố được tăng lương)
Biên Lợi nhuận kỳ vọng từ các phương án sản xuất
cố p. Xi, X;, p, Xa x p, ax,3 Xi, p,
Thấp 0,014 2000 28 -2000 -28 -7000 -98
TB 0,587 2000 1174 10000 5870 5000 2935
Cao 0,399 2000 798 10000 3990 20000 7980
1,000 2000 9832 10817

485

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tương tự như trên tính cho trường hợp biến cố không
được tâng lương (E^

Bảng 11.16. Xác suất hậu nghiệm của các biến cố

(Với biến cố không được tăng lương)

Xác suất Xác suất Xác suất tích Xác suất


Biến cố
tiền nghiệm có điểu kiện P(E\D,)P(D,) hậu nghiệm
2
Di P(D,) P(E\D,) P(D,\E,)
2

ThấpD, 0,1 0,9 0.09 0,316


Trung binh DỊ 0,6 0.3 0,18 0.631
Cao D 3 0,3 0.05 0,015 0,053
1,00 0,285 1,000

Bảng 11.17. Lợi nhuận kỳ vọng tính theo xác suất hậu nghiệm

(Với biến cố không được tăng lương)

Biến -ơi nhuận kỳ vọng


cố từ các phuang án sàn xuất
p, X,, x„p, XB x p,a XD x„p,
Thấp 0,316 2000 632 -2000 -632 -7000 -2212
TB 0.631 2000 1262 10000 6310 5000 3155
Cao 0,053 2000 106 10000 530 20000 1060
1 2000 6208 2003

486

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ví dụ 2:

s = 1000 (-1.000 2.000


-h Q-5.000 2.000
M = 2000
L-10.000
-1Q OOQ 2.000
1.000 — • -200
không có thông tin mới s = 5000
8800 •5.000- • 6.000
M = 8800 3.000
10.000 -
1.000 — -700
s = 10000 - ộ - 5 ,.000- 3.000
-H-
M = 8300 M0.(000- 6.000
(0,014) 1.000
s= 1000 -M28
(0,587) 5.000
7^ -1 174
M = 2000 4 (0,399) 10.ÕÕÕ"
-798
(0,014) 1.000
, s = 5000 --28
,0,587) 5.000
- 5.870
M = 9832 4 tõ^399) 10.000
. 3.990
(0,014) 1.000
s = 10.000 --98
(0,587) 5.000
-H- -2.935
có thông Un M = 10817 4 (0,399) 10.000
. 7.980
mới miễn phi
(0,316) 1.000 632
s = 1000
-H- - n i 613) 5.000 1.262
M = 2000 053) 10.000 106
(0,316) 1.000 -632
s = 5000 (0,613)5.000 6.310
không tăng M = 6210 4 (0,053) 1Ọ.000 530
lưỡng (0,316) 1.000 -2.212
s= 10.000 (0,613) 5.000 3.155
7^
M = 2003 (0,053) 10.000 1.060

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tóm tắt c h u ô n g

1. Trong cuộc sống thường nhật cũng như trong công tác
quản lý kinh tế - xã hội, người ta thường phải ra các quyết
định để hành động. Ngưòi có trách nhiệm càng cao thì việc ra
quyết định càng quan trọng.
2. Mỗi hiện tượng kinh tế - xã hội thường có nhiều khả
năng (biến cô) có thể diễn ra và tươngứng vái nó lại có nhiều
phương án giải quyết khác nhau. Việc xác định các phương
án có thể xảy ra và lựa chọn một phương án hành động
chuẩn xác là một trong những điều kiện hết sức cẩn thiết để
đem lại thành công.
3. Để quyết định lựa chọn một phương án hành động nào
đó cần có những tiêu chuẩn nhất định để ra quyết định. Một
trong những tiêu chuẩn quan trọng thường được ưa dùng
nhất hiện nay là: Tiêu chuẩn lợi nhuận kỳ vọng lớn nhất.
4. Thống ké cần lập Bảng kết toán để giúp cho nhà quản
lý ra quyết định. Bảng kết toán là một bảng thống kê mô tả
các hiện tượng (các biến cô) có thể xảy ra và các hành động
xử trí (phương án hành động) và mức lợi nhuận có điều kiện
có thể đạt được.
5. Tổn thất cơ hội là phần lợi nhuận bị mất đi do lựa
chọn không đúng phương án tốt nhất có thể xảy ra.
Như vậy, tổn thất cơ hội có thể hiểu là sự giảm bớt lợi
nhuận do việc ra quyết định đã bỏ qua cơ hội lựa chọn
phương án đem lại lợi nhuận lân nhất.

488

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


6. Giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo là chênh lệch
giữa giá trị kỳ vọng lợi nhuận khi có thông tin hoàn hảo với
lợi nhuận kỳ vọng lân nhất (còn gọi là lợi nhuận kỳ vọng của
phương án tối ưu) khi không có thông tin hoàn hảo.
GTTHH =
LTTHH " LpaTU
7. Khi tính toán chỉ dựa vào thông tin của quá khứ để
ngoại suy cho tương lai có phần không hợp lý. Nó thiếu vắng
những thông tin của hiện tại và tương lai. Vì thế, trước khi
ra quyết định, để đảm bảo một cách chắc chắn hơn, người ta
cần tiến hành thu thập thông tin ở một mẫu đê ngoại suy.
Trên cơ sở thông tin mẫu bổ sung trên tiến hành tính lại xác
suất hậu nghiệm theo định lý Bayes. Và đây là căn cứ quan
trọng đê xây dựng cây quyết định.
8. Cây quyết định là một dạng đồ hoa mô tả những hành
động có thể lựa chọn cho những quyết định tương đối phức
tạp. Sở dĩ gọi "nó là cây vì nó có các cành, các nhánh giông
như một cây.

Câu hỏi và bài tập của chương

1. Vì sao cần phải xây dựng lý thuyết quyết định? Thống


kê lại xây dựng lý thuyết quyết định điều đó có hợp lý không?
Vì sao?
2. Em hãy nêu các yếu tố hợp thành của một tình huống
ra quyết định?
3. Em hãy trình bày những nội dung cơ bản của bảng kết
toán?

489

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


4. Em hãy nêu lên các tiêu chuẩn thường được quan tâm
khi ra quyết định? Nội dung và phương pháp tính lợi nhuận
kỳ vọng?
5. Em hãy trình bày khái niệm, ý nghĩa, nội dung và
phương pháp tính mức tổn thất cơ hội khi ra quyết định?
6. Em hãy trình bày khái niệm, ý nghía, nội dung và
phương pháp tính giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo?
7. Công ty VLC chuyên sản xuất bánh ngọt dự tính sản
xuất một lượng sản phẩm đê tung ra thị trường trong dịp tết
trung thu. Giả sử giá thành đầy đủ để sản xuất Ì tấn sản
phẩm hết 50 tr.đ. Công ty dự kiến giá bán là 100 tr.đ/tấn.
Nếu sản phẩm không tiêu thụ được sau ngày 15/8 âm lịch thì
buộc công ty phái giảm giá bán và chịu lỗ 20 tr.đ/tấn.
Theo thông tin tính được trong quá khứ; công tv ước tính
nhu rầu thấp khoảng 1.000 tấn; nhu cầu mức trung bình
khoảng 5.000 tấn; còn nhu cầu ở mức độ cao khoảng 10.000
tấn.
Căn cứ vào thông tin trên em hãy lập bàng kết toán để
mô tà mức lợi nhuận có thể đạt được từ các phương án sàn
xuất trên?
8. Căn cứ vào ghi chép của Phòng Thông kê của Công ty
VLC cho thấy xác suất xuất hiện của các biến cố về nhu cầu
của năm trước đó như sau:
p (thấp) = 0,20
p (trung bình) = 0,50
p (cao) = 0,30. •

490

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Căn cứ vào thông tin đã có của bài 7 và s em hãy xác
định:
a. Lợi nhuận kỳ vọng của các phương án sản xuất của
công ty VLC?
b. Mức tôn thất cơ hội kỳ vọng của các phương án sản
xuất?
c. Lợi nhuận kỳ vọng khi có thông tin hoàn hảo?
d. Xác định giá trị tối đa của thông tin hoàn hảo?
9. Để đảm bảo chắc ăn hơn khi ra quyết định sản xuất
bao nhiêu; bộ phận thống kê của công ty đã tiến hành điều
tra một mẫu và có kết quả như sau:
Gọi p (DỊ) — Xác suất tiền nghiệm của biến cối (i = 1; 2; 3)
Gọi p (Ej) — Xác suất mẫu nếu biến cố thành công xảy ra
Gọi p (E ) - Xác suất mẫu nêu biến cổ không thành công
2

xảy ra
Xác suất của mẫu như sau:

P(E,\D,) = 0,10 P(E \D, = 0,90


2

P(E,\D ) = 0.60
2 p(E \D = 0,40
2 2

P(E,\D,) = 0,95 P(E \D = 0,05


2 3

Trên cơ sở thông tin mẫu bô sung trên tiên hành:


a. Tính lại xác suất hậu nghiệm theo định lý Bayes?
b. Vẽ cây quyết định và em hãy tư vấn cho Công ty VLC
lựa chọn phương án sản xuất tối ưu?

491

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


lo. Có hai dự án A và B. Lợi nhuận và xác suất của môi
hiện tượng được cho trong bảng sau:
A B
Lợi nhuận (Tr. đổng) Xác suất Lợi nhuận (Tr. đồng) Xác suất
50 0.3 20 0,4
20 0,4 5 0,3
5 0,1 -8 0.3
-15 0,2
Chúng ta xây dựng canh bạc

10 U(70)=1

L* <T
-15 U(-20)=0

Giả sỏ chúng ta có thêm-nhưng thông tin sau:


Khoản tiền chắc chắn 20tr sẽ tương đương với L* nếu xác
suất thành công là 0,7.
Tức là 20-L* nếu p = 0,7
tương tự 5~L* nếu p = 0,4
-8~L* nếu p = 0,1
Bạn sẽ chọn dự án nào?
a. Theo tiêu chuẩn lợi nhuận kỳ vọng.
b. Theo tiêu chuẩn lợi ích kỳ vọng.

492

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


l i . Có bảng kết toán của một công ty như sau:
Đan vị tinh: Triệu đồng
Hành động
Hiện Không mỏ Mờ rộng sàn xuấtMỏ rộng sàn xuất Xác
tượng rộng sàn lẽn đến 5000 lên đến 10000 suất
xuất sản phẩm sàn phẩm
Cầu thấp 1,5 1 0,1 0,2
Cẩu trung bình 1,5 2,5 4 0,3
Cầu cao 1.5 2,5 7 0,5

Xác định phương án tối ưu trong các trường hợp sau đây:
a. Tiêu chuẩn lạc quan
b. Tiêu chuẩn bi quan
c. Tiêu chuẩn xác suất lớn nhất
d. Tiêu chuẩn lợi nhuận kỳ vọng.
12. Một cửa hàng bánh kẹo cần quyết định có nên dự trữ
1.000 bánh trung thu cho Tết trung thu hay không. Giá gốc
của mỗi chiếc bánh là 15.000 đồng. cửa hàng bán ra với giá
là 18.000 đồng. Số lượng bánh bị ế sau Tết trung thu sẽ phải
giảm 50% so với giá gốc. Kinh nghiệm của những năm trước
cho thấy, tì lệ bánh bị ế là 4%, 3%, 5%, 2%, và 6% vói xác
suất lần lượt là: 0,15; 0,18; 0,22; 0,25 và 0,2.
a. Tì: iợị nhuận.
b. c •» có nên dự trữ bánh không?

493

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


13. HTX" Bình Minh có 40ha đất và cần phải quyết định
chọn một trong hai phương án: AI: Bán toàn bộ miếng đất
vói giá Ì tỳ đ/lha; A2: Phân đất bán theo lô. Mỗi ha phân
được 4 lô. Nếu cầu về đất lô là cao, HTX sẽ bán được 500tr
đồng/lô. Ngược lại nếu cầu thấp, giá mỗi lô đất chì là lOOtr đ.
HTX dự tính xác suất cho mức cầu cao và thấp lần lượt là:
0,7 và 0,3. Với phương án bán đất, nhà nưốc giao cho HTX
một thòi hạn là 5 tháng. Nếu không bán được trong thời hạn
đó, HTX phải bán đất cho một dự án thuộc khu công nghiệp
với giá 750tr đ/ha; hoặc góp đất để liên doanh với nưôc ngoài
làm sân gòn. Nếu cầu chơi gòn là cao, lợi nhuận dự tính sẽ là
50 tỷ, ngược lại nếu cầu thấp, lợi nhuận thu dược chỉ là 10 tỳ.
Mức cầu cao về chơi gòn cũng là 70%.
a. Mô tả cây quyết định của HTX.
b. Lựa chọn phương án tối ưu theo tiêu chuẩn lợi nhuận
kỳ vọng.

494

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục í: Giá trị tỏi hạn chuẩn
u 00 .01 .02 .03 .04 .05 .06 .07 .08 .09
0.00 .5000 .4960 .4920 .4880 .4840 .4801 .4761 .4721 .4681 .4641
0.10 .4602 .4562 .4522 .4433 .4443 .4404 .4364 .4325 .4286 .4247
0.20 .4207 .4168 .4129 .4090 .4052 .4013 .3974 .3936 .3897 .3859
Ũ.30 .3821 .3783 .3745 .3707 .3669 .3632 .3594 .3557 .3520 .3483
0.40 .3446 .3409 .3372 .3336 .3300 .3264 .3228 .3192 .3156 .3121
0.50 .3085 .3050 .3015 .2981 .2946 .2912 .2877 2843 .2810 2776
0.60 .2743 .2709 .2676 .2643 .2611 .2578 .2546 .2514 .2483 2451
0.70 .2420 .2389 .2358 .2327 .2296 .2266 .2236 2206 .2177 .2148
0.80 .2119 .2090 .2061 .2033 .2005 .1977 .1949 .1922 .1894 .1867
090 .1841 .1814 .1788 .1762 .1736 .1711 .1685 .1660 .1635 .1611
1.00 .1587 .1562 .1539 .1515 .1492 .1469 1446 1423 .1401 .1379
1.10 .1357 .1335 .1314 .1292 .1271 .1251 .1230 .1210 .1190 1170
1.20 .1151 .1131 .1112 .1093 .1075 .1056 .1038 .1020 .1003 .0985
1.30 .0968 .0951 .0934 .0918 .0901 .0885 .0869 .0853 .0838 0823
1.40 .0808 0793 .0778 .0764 .0749 .0735 .0721 .070« .0694 .0631
1 50 0668 .0655 .0643 .0630 .0618 .0606 .0594 .0582 .0571 .0559
1.60 .0548 .0537 .0526 .0516 0505 .0495 .0485 .0475 .0465 .0455
1 70 0446 .0436 .0427 .0418 0409 .0401 .0392 .0384 .0375 .0367
1 80.0359 .0331 .0344 .0336 .0329 ' 0322 .0314 .0307 .0301 .0294
1 90 .0287 .0281 .0274 .0268 .0262 .0256 .0250 .0244 .0239 .0233
2.00 .0228 .0222 .0217 .0212 .0207 .0202 .0197 .0192 0186 .0183
2.10 .0179 .0174 .0170 .0166 .0162 .0158 .0154 .0150 .0146 .0143
2.20 .0139 .0136 .0132 .0129 .0125 .0122 .0119 0116 .0113 .0110
2.30 .0107 .0104 .0102 .0099 .0096 .0094 .0091 .0089 .0087 .0084
240 .0082 .0080 .0078 .0073 .0073 .0071 .0069 .0068 .0066 .0064
2.50 .0062 0060 .0059 .0057 0055 .0054 .0052 .0051 .0049 .0048
2.60 .0047 .0045 .0044 .0043 .0041 .0040 .0039 .0038 .0037 .0036
270 .0035 .0031 .0033 .0032 .0031 .0030 .0029 .0028 .0027 0026
2.80 .0026 .0025 .0024 .0023 .0023 .0022 .0021 .0021 .0020 .0019
2.90 .0019 .0013 .0018 .0017 .0016 .0016 .0015 .0015 .0014 .oe 14
300 .0013 .0013 .0013 .0012 .0012 0011 0011 .0011 .0010 .0010
u Area
3.500 .00023263
4.000 .00003167
4.500 .00000340
5.000 .00000029

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 2: Giá trị tai hạnX 2

df o = .999 a » .995 a = .99 a - .975 a = .9S à =.9


ì .000002 .000039 .000157 .000982 .003932 .01579
2 .002001 .01003 .02010 .050S4 .1026 2107
3 .02430 .07172 .1148 .2158 .3518 .5844
4 .09080 .2070 .2971 .4844 .7107 1.064
5 .2102 .4117 .5543 .8312 1.145 1.610
6 .3811 .6757 .8721 1.237 1.635 2.204
7 .5985 .9893 1.239 1.690 2.167 2.833
8 .8571 1.344 1.646 2.180 2.733 3.490
9 1.152 1.735 2.088 2.700 3.325 4.168
10 1.479 2.156 2.558 3.247 3.940 4.865
11 1.834 2.603 3.053 3816 4.575 5.578
12 2.214 3.074 3.571 4.404 5.226 6.304
13 2.617 3.565 4.107 5.009 5.B92 7.042
14 3.041 4.075 4.660 5.629 6.571 7.790
15 3.483 4.601 5 229 6.262 7.261 8.547
16 3.942 5.142 5.812 6.908 7.962 9.312
17 4.416 5.697 6.408 7.564 8.672 10.09
18 4.905 6 265 7 015 8.231 9 390 10.86
19 5.407 6 844 7.633 8.907 10.12 11.65
20 5.921 7.434 8.260 9.591 10.85 12.44
21 6.447 8.034 .8.897 10.28 11.59 13.24
22 6.983 8.643 9.542 10.98 12.34 14.04
23 7.529 9.260 10.20 11.69 13.09 14.85
24 8.065 9.886 10.86 12.40 1385 1566
25 8.649 10.52 11.32 13.12 14.61 16.47
26 9.222 11.16 12.20 13.84 15.38 17.29
27 9.803 11.81 12.88 14.57 16.15 18.11
28 10.39 12.46 13.56 1531 16.93 18.94
29 10.99 13.12 14.26 16.06 17.71 19 77
30 11.59 13.79 14.95 16.79 18.« 20.60
40 17.92 2C.71 22.16 24.43 26.51 29.05
50 24.67 27.99 29.71 32.S6 34.76 37.69
60 31.74 35.53 37.48 40.48 43.19 46.46
70 39,04 43.28 45.44 48.76 51.74 55.33
BO 46.52 51.17 53.S4 57.13 60.39 64.28
90 54.16 59.20 SI.75 65.65 69.13 73.29
100 61.92 67.33 70.06 74.22 77 93 82.36
120 77.76 S3.85 86.92 91.57 95.70 100.62
240 177 95 187.32 191.99 198.98 205.14 212.39

496

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 2 (tiếp theo)
a - .1 a= .05 a = .025 a = .01 o = 0.005 a = .001 dí
2.706 1.841 5.024 6.635 7.879 10.83 1
4.605 5.991 7.373 9.210 10.60 13.82 ĩ
6.251 7.815 9.348 11.34 12.84 16.27 3
7.779 9.488 11.14 13.28 14.86 18.47 4
9.236 11.07 12.63 15.09 16.75 20.52 s
10.64 12.59 14.45 16.61 18.53 22.46 6
12.02 14.07 16.01 18.48 20.28 24.32 7
13.36 15.51 17.51 20.09 21 95 26.12 8
14.68 16.92 19.02 • 21.67 23.59 27.88 9
16 99 18.31 20.48 23.21 25.19 29.59 10
17.28 19.68 21.92 24.72 26.76 31.27 11
18.55 21.03 23.34 26.22 38.10 32.91 ứ
19.81 22.36 24 74 27.69 29.82 34.53 13
21.06 23.68 26.12 29.14 11.32 36.12 14
22.31 25.00 37.49 3058 32.80 37.70 15
23.54 26.30 28.8.5 32.00 34.27 39.25 16
24.77 27 59 30.19 3341 35.72 40.79 17
25.99 28.87 31.53 34.81 37.16 42.31 18
27.20 30.14 32.85 36.19 36.58 43.82 19
28 41 31.41 34.17 37.57 40.00 45.31 20
29.62 32.67 35.48 38.93 41.40 46.80 21
30.81 33.92 36.78 40.29 42.80 48.27 22
32.01 35.17 3Í.08 41.64 44.18 49.73 23
33.20 36.42 39.36 42.98 45.56 51.18 24
34.38 37.65 40.65 44.31 46 93 52.62 25
35 56 38.89 41.92 45.64 48.29 54.05 26
36.74 40.11 43.19 46.96 49.65 55.48 27
37.92 41 34 44.46 48.28 50.99 56.89 28
39.09 42.56 45 72 49.59 52.34 58.30 29
40.26 43.77 46.98 50.89 53.67 59.70 30
51.81 55.76 59.34 63.69 66.77 73 40 40
63.17 67.50 71.42 76.15 79.49 86.66 60
74.40 79.08 83.30 88.38 91.95 99.61 60
85.53 90.53 95.02 100.43 104.21 • 112.32 70
96.58 101.88 106.63 112.33 116.32 124.84 BO
107.57 113.15 118.14 124.12 128.30 137.21 90
118.50 124.34 129.56 135.81 140.17 149.45 100
140.23 146.57 152.21 158.95 163.65 173.62 120
268.47 277.14 284.80 293.89 300.18 313.44 240

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 3: Giá trị tai hạn student
úi a = .1 à =.05 a = .025 a= .01 a = .005 a= 001
1 3.078 6.314 t2.706 31.821 63.657 318 309
2 1.886 2.920 4.303 6.965 9.925 22.327
3 1.638 2.353 3.182 4.541 5.041 10.215
4 1.533 2.132 2.776 3.747 4.604 7.173
5 1.476 2.015 2.571 3365 4.032 5.893
6 1.440 1.943 2.447 3.143 3.707 5.208
7 1.415 1.895 2.3S5 2.998 3.499 4.7B5
8 1.397 1.860 2.306 2.896 3.355 4.501
9 1.383 1.833 2.262 2.821 3.250 4.297
10 1.372 1.812 2.228 2.764 3.169 4.144
11 1.363 1.796 2.201 2.718 3.106 4.025
12 1.356 ' 1.782 2.179 2.681 3.055 3.930
13 1.350 1.771 2.160 2.650 3.012 3.852
11 1.345 1.761 2.145 2.624 2.977 3.787
15 1.341 1.753 2.131 2.602 2.947 3.733
16 1.337 1.746 2.120 2 503 2.921 3.686
17 1.333 1.740 2.110 2.567 2.898 3.646
18 1.330 1 734 2 101 2.552 2.878 3.510
19 1.328 1.729 2.093 2.539 2.861 3.579
20 1.325 1.725 2.086 2.528 2.845 3.552
21 1.323 1721 2.080 2.516 2.831 3.527
22 1.321 1.7.17. 2074 2.508 2.819 3.505
23 1.319 1.714 2.069 2.500 2.807 3.465
24 1.318 1.711 2.064 2.492 2.797 3.467
25 1.316 1.708 2.060 2.4Í5 2787 3.450
26 1.315 1.706 2.056 2.479 2.779 3.435
27 1.314 1.703 2.052 2.473 2.771 3.421
28 1.313 1.701 2.046 2.467 2.763 3.408
29 1.311 1.699 2.045 2.462 2.756 3.396
30 1.310 1.6S7 2.042 2.457 2.750 3.385
40 1.303 1.684 2.021 2.423 2.704 3.307
BO 1,296 1.671 2.000 2.390 2.660 3.232
120 1289 1.658 1.980 2.358 2.617 3.160
240 1.285 1.651 1.970 2.342 2.596 3 125
in(. 1.282 1.645 1.960 2.326 2.576 3.090

498

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 4: Giá trị tói hạn íisher
dí,
df, ạ ì 2 3 4 5 6 7 B 9 lo
ì 25 5.83 7.50 8.20 8.58 8.82 8.98 9.10 9.19 9.26 9.32
.10 39.86 49.50 53.59 55 8357.24 58.20 58 91 59.44 59.86 60.19
.05 161.4 199.5 215.7 224.6 2302 234.0 236.8 238.9 240.5 241.9
.025 647.8 799 5 864.2 899 6 921.8 937.1 9482 956.7 963 3 968.6
.01 4052 5000 5403 5625 5764 5859 5928 5981 6022 6056
2 .25 2.57 3.00 3.15 3.23 3.28 3.31 3.34 3.35 3.37 3.38
.10 8.53 9.00 9.16 9.24 9.29 9.33 9.35 9.37 9.38 9.39
.05 18.51 19.00 19.16 19.25 19.30 19.33 19.35 19.37 19.38 19.40
.025 38.51 39.00 39.17 3925 39.30 39.33 39.36 39.37 39.39 39.40
.01 98.50 99.00 99.17 9925 99.30 99.33 9S.36 99.37 99.39 99.40
.005 196.5 199.0 199.2 199.2 1993 199.3 199.4 199.4 199.4 199.4
.001 998.5 999.0 999.2 999.2 999.3 999.3 999.4 999.4 999.4 999.4
3 .25 2.02 2.28 2.36 2.39 2.41 2.42 2.43 2 44 2.44 2.44
.10 5.54 5.46 5.39 5.34 5.31 5.28 5.27 5.25 5.24 5.23
.05 10.13 9.55 9.28 9.12 9.01 8.94 8.89 8.85 881 8.79
025 17.44 16.04 15.44 15.10 14.88 14.73 14.62 14.54 14.47 14.42
.01 34.12 30.82 29.46 28 71 28.24 27.91 2767 27.49 27.35 27.23
.005 55.55 49.80 47.47 46.19 45.39 44.84 44.43 44.13 43.88 43 69
.001 167.0 146.5 141.1 137.1 134.6 132.8 131.6 130.6 129.9 129 2
4 .25 181 2.00 2.05 2.06 2 07 2.08 2.08 2.08 2.08 2.08
.10 4.54 4.32 4.19 4.11 i 05 4.01 3.98 3.95 3.94 3.92
.05 7.71 6.94 6.59 6.39 6.26 6.16 6.09 6.04 6O0 5.96
.025 12.22 10.65 9.98 9.60 9.36 9.20 9.07 8.98 8.90 8.84
.01 . 21.20 18.00 16.69 15.98 15.52 15.21 14.98 14.80 14.66 14.55
.005 31.33 26.28 24.26 23.15 22.46 21.97 21 6221.35 21.11 20.97
.001 74.14 61.25 56.18 53.44 51.71 50.53 49.66 49.00 48.47 48.05
5 .25 1.69 1.85 1.88 1.89 1.89 1.89 1.89 1.89 1.89 1.89
10 4.06 3.78 3.62 3.52 3.45 3.40 3.37 2 34 3.32 3.30
.05 6.61 5.79 5.41 5.19 5.05 4.95 488 4.82 4.77 4.74
.025 10.01 8.43 7.76 7.39 7.15 6.98 6 85 6.76 6.68 6.62
.01 16.26 13.27 12.06 11 39 10.97 1067 10.46 10.29 10.16 10.05
.005 22 78 18.31 16.53 15.56 14.94 1451 14.20 13.96 13.77 13.62
001 47.18 37.12 33.20 31.09 29.75 28.83 28 1627.65 27.24 26.92
6 .25 1.62 1.76 1.78 179 179 1.78 178 178 1.77 1.77
to 3.7a 3.46 3.29 3.1B 3.11 3.05 3.01 2.98 2.96 2.94
.05 5.99 5.14 4.76 4.53 4.39 4.28 4 21 4.15 4.10 4.06
.025 8.81 7.26 6.60 6.23 5.99 5.82 570 5.60 5.52 5.46
.01 13.75 10.92 973 9.15 875 8.47 8.26 8.10 7.98 787
.005 18.63 14.54 12.92 12.03 11.46 11.07 10.79 10.57 10.39 10.25
.001 35.51 27.00 23.70 21.02 20.80 20 03 19.46 19.03 18.69 18.41

499

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 4 (tiếp theo)
dí,
12 15 20 24 30 40
9.41 9 49 9 58 9.63 9 67 9 71 9.76 9.80 9.83 9.85 .25
60.71 61.22 61.74 62.00 62 26 62 532 62.79 63.06 63.19 63 33.10
52.2 253.3 253.8 254.3 .05
243.9 245.9 248.0 249 1 250.1 251 11010 1014 1016 1018 .025
6313 6339 6353 6566 .01
976.7 984.9 993 1 997.2 1001 1006 3.46 3.47 3 47 3.48 .25
6106 6157 6209 6235 6261 6287 9.47 9.48 9 49 9.49 .10
3-39 3 41 3 43 3 43 3.44 3 34 15 9.48 19.49 1S.4S 19.50 .05
9.48 39.49 39.49 39.50 .025
9.41 9.42 9,44 9 45 9 46 9 47 99.48 99.49 99.50 99.50 .01
19.41 19 43 19.45 19.45 19 46 19 49 719999..5
5 199.5 199.5 199.5 .005
999.5 999 5999.5 .001
39.41 39.43 39.45 39.46 39.46 39 47 2.47 2.47 2 47 2.47 .25
93.42 99.43 99.45 99.46 99 47 99 47 5.15 5.14 .5.14 3.13 10
199.4 199.4 199.4 199 5 199.5 199 5183.5 7 8.55 8 54 8.53 .05
.99 13.95 1Ó.92 13.90 .025
999 4 999 4 99g4 999 5 999 5 999.532 26.22 26.17 26.13 .012 6
1228.345 1227.4 46 1264 42.15 41.99 41.91 41.83 .005
2.46 -25.2.9 461232.4 47 2 47124.5 124.0 123.7 123.5 .001
25.0.282 25.0 3 2.0 8 2 0 8 2 08
.20 5.18 5.18 5.17 5 16 2.08 2 08 2.08 2.08 .25
38.9.704 38.8.770 38.8 .646 3S^.683 4 3 8 8622 8 595 3 79 3 78 3.77 3 76 .10
.69 5.66 5.64 5.63 .05
5. 9 1 5.8 6 5.8 0 5 .7 7 5 75
14.34 14.25 14.17 14.12 14 08 14 04 8.36 8.31 8.28 8.26 025
287.07 55 268.8.676 268.5669 28.
6.6 501 26 8 5406 26 41 .65 13.58 13.51 13.46 .01
1 3
47. 4 1 4 6.7 6 46. 1 0 45 .
7 7 45.
4 3 13 74475 19.61 19.47 19.40 19.32 .005
1
443.3 .379 14430280 4124.7.082 4123.6.923 41
23.4784«J1 5 44.40 44.23 44.05 .001
201..8790 20 1.44 89 20,1178820.0ì38819.89 1975 1.87 1.87 1.67 1.87 .25
125.0
3 2? 3 24 3.21 3 19 45.09 3.14 3 12 3.11 3.10 .10
2.08 4.43 •MO 4.38 4.36 .05
4 68 4.62 4.56 4.53 450
1.88 3.80 6.12 6.07 6.04 6.02 .025
6 52 6.43 6.33 6.28 3623 .17 35.1.762 92..2 0 9.11 9.07 902 .01
9 89 9.72 9.55 9 47 9.38 4 46 214 40 12.27 12.21 12.14 .005
8.41 3 24.06 23.92 23.79 .001
.
3
13.38 13.15 12.90 12.78 12 66 162.1583 1.74 1.74 1.74 1.74 .25
26.42 25 91 25 39 25.13 24.87 92.2 49 .60 2 .76 2.74 2.73 2.72 .10
3.74 3.70 3.69 3.67 .05
' 77 176 1.76 1.75 1.75 1 75 4.96 4.90 4.88 4.85 .025
2.90 2,87 2.84 2 82 2 80 2 787 .06 697 6.92 6.88 .01
9.12 9.00 8.94 8.88 .005
4.00 3.94 3.87 3.84 3.81 3 77 16.21 15.98 15.86 15.75 .001
5.37 5.27 5.17 5.12 5.07 501
7.72 7.56 7.40 7.31 7.23 7 14
500
10.03 9.81 9.59 9.47 9 36 9 24
Ĩ7.99 17.56 17.1? 16 jOT6 67 16 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 4 (tiếp theo)
át,
u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
7 .25 1.57 1.70 1.72 1.72 1.71 1.71 1.70 1.70 1.69 1.69
.10 3.59 3.26 3.07 2.96 2.e8 2.83 2.78 2.75 2.72 2.70
.05 5.59 4.74 435 4.12 3.97 3.87 3.79 3 73 3.68 3.64
.025 8.07 6.54 5.89 5.52 5.29 5.12 4.99 4.90 4.82 4.76
.01 12.25 9.55 8.45 7.85 7.46 7.19 6.99 6.84 6.72 6.62
.005 16.24 12.40 10.88 10.05 9.52 9.16 8.89 8.68 8.51 8.38
.001 29.25 21.69 18.77 17.20 16.21 15.52 15.02 14 63 14.33 14.08
8 25 1.54 1.66 1.67 1.66 1.66 1.65 1.64 1.64 1.63 1.63
.10. 3.46 3.11 2.92 2.81 2.73 2.67 2.62 2.59 2.56 2.54
.05 5.32 4.46 4.07 3.84 3.69 3.58 3.50 3 44 3.39 3.35
.025 7.57 6.06 5.42 5.05 4.82 4.65 4.53 4.43 4.36 4.30
.01 11.26 8.65 7.59 7 01 6.63 6.37 6.18 603 5.91 5.81
.005 14.69 11.04 9.60 8.81 8.30 7.95 7.69 7.50 7.34 7.21
.001 25.41 18.49 15.83 14.39 13.« 12.86 12.40 12 05 11.77 11.54
9 .25 1.51 1.62 1.63 1.63 1.62 1.61 1.60 1.60 1.59 1.59
10 3.36 3.01 2.81 2.69 2.61 2.55 2.51 2.47 2.44 2.42
05 5.12 4.26 3.86 363 3.48 3.37 3.29 3.23 3.18 3.14
025 7.21 5.71 5.08 4.72 4.48 4.32 4.20 4.10 4.03 3.96
-.01 10.56 8.02 6.99 6.42 6.06 5.80 5.61 5.47 5.35 5.26
.005 13.61 10.11 8.72 7.96 7.47 7.13 6.83 6.69 6.54 6.42
.001 22.86 16.39 13.90 12.56 11.71 11.13 10.70 10.37 10 11 9.89
10 .25 1.49 1.60 1.60 1.59 1.59 1.58 1.57 1.56 1.56 1.55
.10 3.29 2.92 2.73 2.61 2.52 2.46 2.41 2.38 2.35 2.32
.05 4.96 4.10 3.71 3.48 3.33 3.22 3.14 3.07 3.02 2.98
025 6.94 5.46 4.83 4.47 4.24 4.07 3.95 3.85 3.78 3.72
.01 10.04 7.56 6.55 5.99 5.64 5.39 5.20 5.06 4.94 4.85
.005 12.83 9.43 6.08 7.34 6.87 6.54 6.30 6.12 5.97 5.85
.001 21.04 14.91 12.55 11.28 10.48 9.93 9.52 9.20 8.96 8.75
11 .25 1.47 1.58 1.56 1.57 1.56 1.55 1.54 1.53 1.53 1.52
10 3.23 2.86 2.66 254 2.45 2.39 2.34 2.30 2 27 2.25
05 4.84 3.98 3.59 3.36 3.20 309 3.01 2.95 2.90 2.85
.025 6.72 5.26 4.63 4.28 4.04 •388 3.76 3.66 3.59 3.53
01 9.65 7.21 6.22 5.67 5.32 5.07 4.89 4.74 4.63 4.54
.005 12.23 8.91 7.60 6.88 6.42 6.10 5.66 5.68 5.54 5.42
.001 19.69 13.81 11.56 10.35 9.58 9.05 8.66 835 8.12 7.92
12 .25 1.46 1.56 1.56 1.55 1.54 1.53 1.52 1.51 1.51 Lao
10 3.18 2.81 2.61 2.4Í 2.39 2.33 2.28 2.24 2.21 2.19
.05 4.75 3.89 3.49 3.26 3.11 3.00 2.91 2.85 2.80 2.75
.025 6.55 5.10 4.47 4.12 3.89 3.73 3.61 3.51 .3.44 3.37
01 9.33 6.93 5.95 541 5.06 4.82 4.64 4.50 4.39 4.30
.005 11.75 8.51 7.23 652 6.07 5.76 5.52 5.35 5.20 5.09
.001 18.64 12.97 10.80 9.63 8.89 8.38 8.00 7.71 7.48 7.29

501

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 4 (tiếp theo)

12 15 20 24 30 dí, 60 120 240 inf. a


40
1.68 1.6S í 67 ì 67 1.66 1.66 1.65 1.65 1 65 1.65 25 7
2.57 263 2 ro 2.58 2.56 2.54 2.51 2.49 2.48 2.47 .10
3.57 3.51 \44 3 41 3.38 3.34 3.30 3.27 3.25 3.23 .os
4.67 4.57 4.47 1.41 4.36 4.31 4.25 4.20 4.17 4.14 .025
6.47 6.31 6.1G 6.07 5.99 5.91 5.82 5.74 5.69 5.65 .01
8.18 7.97 7.75 7.64 7.53 7.42 7.31 7.19 7.13 7.08 .005
13.71 13.32 12.93 1273 12.53 12.33 12.12 11.91 11.80 11.70 .001
1.62 1.62 1.61 1 60 1.60 1.59 1.59 1.58 1.58 1.58 .25
2.50 2.46 2.42 2.40 2.38 2.36 2.34 2.32 2.30 2.29 .10
3.28 3.22 3.15 3.12 3.08 3.04 3.01 2.97 2.95 2.93 .05
4.20 4.10 4.00 3.95 3.89 3.84 3.78 3.73 3.70 3.67 .025
5.67 5.52 5.36 5.28 5.20 5.12 5.03 4.95 4.90 4.86 .01
7.01 6.81 6.61 6.50 6.40 6 29 6.18 6.06 6.01 5.95 .005
11.19 10.84 10.48 10.30 10.11 9.92 9.73 9 53 943 9.33 .001
1.58 1.57 ì .56 1.56 1.55 1.54 1.64 1.53 1 53 1.53 .25
2.38 2 34 2.30 2.28 2.25 2.23 2.21 2 18 2 17 2.16 .10
3.07 3.01 294 2.S0 2.86 2.83 2.79 2.75 2.73 2.71 .05
3.87 3.77 3.67 3.61 3.56 3.51 3.45 3.39 3.36 3.33 .025
5.11 4 96 4.81 4.73 4.65 4.57 4.43 4.40 4.35 •4.31 .01
6.23 6 03 5 83 5.73 5.62 5.52 5.41 5.30 5.24 5.19 .005
9.57 9.24 8.90 8.72 8.55 8 37 8.19 8.00 7.91 7.81 .001
1 54 1.53 1.52 1 52 1.51 1.51 1.50 1.49 1.49 1 48 .25
2.28 2.24 2.20 2.18 2 16 2.13 2.11 2.08 2 07 2.06 .10
2.91 2.85 2.77 2.74 2.70 2.66 2.62 2.58 2.56 2.54 .05
3 62 3 52 3.42 337 3 31 3.26 3.20 3.14 3.11 3.08 .025
4.71 4.56 4.41 4.33 4.25 4.17 4.08 4.00 3.95 3.91 .01
5.66 5.47 5.27 5.17 5.07 4.97 4.86 4.75 4.69 4.64 .005
8.45 8 13 7.80 7.64 7.47 7 30 7.12 6 94 6.85 6.76 .001
1.51 1.50 1.49 1.49 1.48 1.47 1.47 1.46 1.45 1.45 .25
2.21 2.17 2.12 2.10 2.08 2.05 2.03 2.00 1.99 1.97 .10
2.78 2.72 2.65 261 2.57 2.53 2.49 2.45 2.43 2.40 .05
3.43 3.33 3.23 3.17 3.12 3.0G 3 00 2.94 2.91 2 88 .025
4.40 4.25 4.10 4.02 3,94 3.86 3.78 369 3.65 3.60 .01
5.24 5.05 4.86 4 76 4.65 4.55 4.45 4.34 4.28 4.23 .005
7.63 7.32 701 6 65 6.68 6.52 6.35 6 18 6.09 6.00 .001
1.49 1.48 1.47 1.46 1.45 1.45 1.44 1 43 1.43 1.42 .25
2 15 2.10 2 06 2 04 2.01 1.99 1.96 1.93 1.92 1.90 .10
2.69 2.62 2.54 2.51 2.47 243 2.38 234 232 2.30 .05
3.28 3 18 3.07 3.02 2.96 291 2.85 279 2.76 2 72 .025
4.16 4.01 386 378 3.70 3.62 3.54 3.45 3.41 3.36 .OI
4.91 4 72 4.53 4.43 4.33 4.23 4.12 4.01 3.96 3.90 .005
7.00 6.71 6.40 6.25 6.09 5.93 576 5.59 5.51 5.42 .001

502.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 4 (tiếp theo)

Q 1 2 3 4 dí, 6 7 8 9 10
.25 1.45 1.55 1.53 1.53 15.52 1.51 1.50 1.49 1.49 1 48
.10 3.14 2 76 2.56 2.43 2.35 2.28 2 23 2.20 2.16 2.14
.05 4.67 3.81 3.41 3.18 3.03 2.92 2.83 2.77 2.71 2 67
.025 6.41 4.97 4.35 4.00 3.77 3.60 3.48 3.39 3.31 3.25
.01 9.07 670 5.74 5.21 4.86 4.62 4.44 4.30 4.19 4.10
.005 11.37 8.19 6.93 623 5.79 5.48 5.25 5.08 4 94 4.82
.001 17.82 12.31 10.21 9.07 8.35 7.86 7.49 7.21 6.98 6.80
.25 1.44 1.53 1.53 1.52 1.51 1.50 1.49 1.48 1.47 1.46
.10 3.10 2.73 2.52 2.39 2.31 2.24 2.19 2.15 2.12 2.10
.05 4.60 374 3.34 3.11 2.96 2.85 2.76 2.70 265 2.60
.025 6 30 4.86 4.24 3.89 3.66 3.50 3.36 3.29 3.21 3.15
.01 8.86 6.51 5.56 5.04 4^69 4.46 4.28 4.14 4.03 3.94
.005 11.06 7.92 6.B8 6.00 5.56 5.26 5.03 4.86 4.72 4.60
.001 17.14 11.78 973 8.62 7.92 7.44 7.08 6.80 6.58 6.40
.25 1.43 1.52 1.52 1.51 1.49 1.48 1.47 1.46 1.46 1.45
.10 3.0?'. 2.70 2.49 2.36 2.27 2.21 2.16 2.12 2.09 2.06
.05 4.54 '3.68 3.29 3.06 2.90 2.79 2.71 2.64 2.59 2.54
.025 6.20 4.77 4.15 3.80 3.58 3.41 3.29 3.20 3.12 3.06
.01 8.68 6.36 5.42 4.89 4.56 4.32 4.14 4.00 3.89 3.80
.005 10.80 7.70 6.48 5.B0 5.37 5.07 4.85 4.67 4.54 4.42
.001 16.59 11.34 9.34 8.25 7.57 7.09 6.74 6.47 6.26 6.08
.25 1.42 1.51 1.51 1.50 1.48 1.47 1.46 1.45 1.44 1.44
.10 3.05 2.67 2.46 2.33 2.24 2.18 2 13 2.09 2.06 2.03
.05 4.49 3.63 3.24 3.01 2.85 274 2.66 2.59 2.54 2.49
.025 6.12 4.69 4.08 3.73 3.50 3.34 3.22 3.12 3 05 2.99
.01 8.53 623 . 5.29 4.77 4.44 4.20 4,03 3.89 378 3.69
.005 10.58 7.51 6.30 5.64 5.21 4 91 4.69 4.52 4.38 4.27
.001 16.12 10.97 9.01 7.94 7.27 6.80 6 46 6.19 5.98 5.81
.25 1.42 1.51 1.50 1.49 1.47 1.46 1.45 1.44 1.43 1.43
.10 3.03 2.64 2.44 2.31 2.22 2.15 2.10 2.06 2.03 2.00
.05 4.45 3.59 3.20 2.96 2.81 2.70 2.61 2.55 2.49 2.45
.025 6.04 4.62 4.01 3.66 3.44 3.28 3.16 3 06 2.98 2.92
.01 8.40 6.11 5.18 4.67 4.34 4.10 3.93 3.79 3.68 3.59
.005 10.38 7.35 6.16 5.50 5.07 4.78 4.56 4.39 4.25 4.14
.001 15.72 10.66 8.73 7.68 7.02 6.56 6.22 5.96 5.75 5.58
.25 1.41 1.50 1.49 1.48 1.46 1.45 1.44 1.43 1.42 1.42
10 3.01 262 2.42 2.29 2.20 2.13 2.08 2.04 2.00 1.98
05 4.41 3.55 3.16 2.93 2.77 2.66 2 58 2.51 2.46 2.41.
.025 5.98 4.56 395 3.61 3.38 3.22 3.10 3.01 2.93 2.87
.01 8.29 6.01 5.09 4.58 4.25 4.01 3.84 3.71 3.60 3 51
.005 10.22 7.21 6.03 5.37 4.96 4.66 4.44 4.28 4.14 4.03
.001 1538 10.39 8.49 7.46 6.81 6.35 6.02 5.76 5.56 5.39

503

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 4 (tiếp theo)

12 15 20 24 30 40 60 120 240 in! Q dí.


1 47 1 46 1 45 1.44 1.43 1.42 1.42 1.41 1.40 1.40 25 13
2.10 2 05 2.01 1 98 1.96 1.93 1.90 1.88 186 1 85 10
2.60 2 53 2.46 •2.42 2.38 2.34 2.30 2.25 2.23 2.21 .05
3 15 3.05 2.95 2.89 2.84 2 78 2 72 2.66 ~263 2.60 .025
3.96 3.82 3 66 3.59 3.51 3.43 3.34 3.25 3.21 3 17 .01
4.64 4.46 4.27 4.17 4.07 3.97 3.Ỗ7 3.76 3 70 3.65 005
6.52 6 23 5.93 578 5.63 5.47 5 30 5.14 5.05 4 97 .001
1.45 1.44 1.43 1.42 1.41 1.41 1.40 1.39 1.38 1 38 .25 14
2.05 2 01 1.96 1.94 1.91 1.89 1.86 1.83 1.81 1.80 .10
2.53 2.46 2 39 2.35 2.31 2.27 2.22 2.18 2.15 2.13 05
3.05 2.95 2 84 2.79 2.73 2.67 2.61 2.55 2.52 2.49 025
3 80 3 66 3.51 3.43 3.35 3.27 3.16 3.09 3 05 3.00 .01
4.43 4 25 i.OŨ 3.96 3.86 3 76 3.66 3.55 3.49 3.44 .005
6 13 5 85 5 56 5.41 5-25 5.10 4.94 4 77 4 69 4.60 .001
1.44 ì 43 1.41 1.41 1.40 1.39 1.38 1.37 1.36 1.36 .25
2.02 1.97 1.92 1.90 1.87 1.05 1.82 1.79 1.77 1.76 .10
2.48 2 40 2.33 229 2.25 2.20 2 16 2.11 2 09 2.07 .05
2 96 2.86 2.75 2.70 2.64 2.59 2.52 2 46 2.43 2-40 .025
3.67 3 52 3.37 3.29 321 3.13 3.05 2.96 2.91 2.87 .01 .
4.25 4.07 3 88 3.79 3.69 3.58 3.48 3.37 3.32 3.26 .005
5.81 5.54 5.25 5.10 4.95 4.80 4 64 4.47 4.39 4 31 .001
1 43 1.41 1.40 1.39 1.38 1.37 1.36 1.31 1.351.34.25
1.99 1.94 ì 89 1.87 1.84 1.81 1.78 1.75 1.73 1.72 .10
ĩ 42 2 35 7 28 224 2.19 2.15 2.11 2.06 2.03 2.01 .05
2.89 2.79 2 68 2.63 2.57 2.51 2.45 2.38 2.35 2.32 .025
3 55 3.41 3 26 3.18 3 10 3.02 2.93 2.84 2.80 275 .01
4.10 3-92 3.73 3.64 3.54 3.44 3.33 3.22 3.17 3,11 .005
5.55 5 27 4 99 4.85 4.70 4.54 4.39 4 23 4 14 4,06 .001
1.411.401.39 1 38 1.37 1 36 1.35 1.34 1.331.33.25
1.96 1.91 1.86 1.84 1 81 1 78 1.75 1.72 1.70 1 69 .10
2 38 2.31 2.23 2.19 2.15 2.10 2.06 2.01 1.99 1.96 .05
2 82 2.72 2.62 2.56 2.50 2.44 2.38 2.32 2.28 2 25 .025
3 46 3.31 3.16 3.08 3.00 2.92 2.83 2.75 2.70 2 65 .01
3 97 3 79 3.61 3.51 3.41 3.31 3.21 3.10 3.04 2 98 .005
532 5 05 476 4 13 4.48 4.33 4.18 4.02 3.93 3.85 .001
1.401.39 1.38 1.371.36 1.35 1.34 1.33 1.32 1.32.25
1.93 1.89 1 84 1.81 1.78 1.75 1.72 1.69 1.67 1.66 .10
2.34 2.27 2.19 2.15 2.11 2.C6 2.02 1.97 1 94 1.92 .05
277 2.67 2.56 2.50 2.44 2.38 2.32 2.26 2.22 2.19 .025
3,37 3.2tâm
Số hóa bởi Trung 3 3Họ
.08 c 3liệ
.00u –2.9ĐH
2 2TN
.8-1 2.75 2.66 261http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.57 .01
5
3.8613 3
4.6
87
8 4
3.50
59 43.405 .34.33
00 4
3.2
10
5 43.0010 3
2.8
94
9 3
2.7
95
3 3
2.6
87 .00
01
5
Phụ lục 4 (tiếp theo)
„ ì 2 3 di. 5 6 7 8 9 • lũ
19 25 1.41 i
1.49 1.49 147 1 46 1.44 1 43 .1.42 1.41 1.41
.10 2.99 2.61 2 40 2 27 2.18 2.11 206 2.02 1 98 1.96
.05 4.38 3 52 3 13 290 274 263 2 54 2 48 2.42 2 38
025 5.92 4.51 3 90 356 3.33 3.17 3 05 2.96 2.88 2 82
.Oi 8.18 5 93 5 OI 4.50 4.17 3.94 3.77 3.63 3.52 3 43
.005 10.07 7 09 5.92 5 27 4 85 4.56 4.34 4 18 4.04 3 93
.001 15 08 10.16 8 28 7.27 6 62 6.18 5.85 5.59 5.39 5 22
20 .25 1.40 1.49 1.48 1.47 1.45 1.44 1.43 1.42 1.41 1 40
.10 297 2 59 2.38 225 2.16 2.09 2.04 2.00 1.96 1.94
.05 4.35 3.49 3.10 2 87 2.71 2.60 2.51 2.45 2.39 2.35
.025 5.87 4.46 3.86 3.51 3.29 3 13 3.01 2.91 2.84 2.77
.01 8.10 5 85 4.94 4 43 4 10 3 87 3.70 3.56 3.46 3.37
.005 9.94 6.99 5.82 5.17 4.76 4.47 4.26 4.09 3.96 3.85
.001 14.82 9.95 8.10 7.10 6 46 6 02 5.69 5.44 5.24 5 08
21 25 1.40 1 48 1,48 1.46 1.44 1 43 1.42 1.41 1.40 1.39
10 2 96 2.57 2.36 2 23 2 14 2 08 2.02 1.98 1.95 1.92
.05 4.32 3.47 3 07 2 84 2.68 2.57 2.49 2.42 2.37 2.32
025 5.83 4.42 3 82 3.48 3.25 3.09 2 97 2.87 2.80 2.73
01 6.02 5.78 4.87 4.37 4.04 3.81 3.64 3.Ổ1 3.40 3 31
.005 9.83 6 89 5 73 5.09 4 68 4 39 4.1B 4.01 3.88 3 77
.001 1<L59 9 77 7.94 6.95 6.32 5.88 5.56 5.31 5.11 4 95
22 .25 1.40 1.48 1.47 ì 45 1.44 1.42 1.41 1.40 1.39 1.39
.10 2 95 2 56 2.35 2 22 2 13 2.06 2.01 1.97 1.93 1.90
.05 4.30 3 44 3 05 262 2.66 2.55 2.46 2.40 2.34 2.30
.025 5.79 4 38 3 78 3.44 3 22 3.05 2.93 2 84 2 76 2.70
.01 7.95 5 72 4 82 4.31 3 99 3.76 3.59 3.45 3 35 3 26 •
.005 9.73 6.81 5 65 5 02 4.61 4.32 4 11 3.94 3.81 3 70
.001 14 38 9.61 7.80 6.81 6.19 576 5 44 5.19 4.99 4 83
23 25 1.39 1 47 1.47 1.45 •ĩ.43 1.42 1.41 1.40 1 39 1 38
.10 2.94 2 55 2.34 2.21 2.11 2 05 1.99 195 ì 92 1 89
.05 4.28 3.42 3.03 2 80 2:.64 2.53 2.44 2.37 2.32 2 27
.025 5.75 435 3 75 3 41 3.16 3.02 2.90 2.81 2.73 2.67
OI 7.B8 5.66 4 76 4.26 '..3.94 3.71 3.54 3.41 3.3Ũ 321
.005 9.63 6.73 5.58 4.95 4.54 4.26 4.05 3.88 3.75 3.64
.001 14.20 9 47 767 6 70 6 08 5.65 5.33 5.09 4 B9 4 73
24 .25 1 39 1 47 1.46 1.44 1.43 1.41 1.40 1.39 1.38 ì 38
.10 2 93 2 54 2 33 2 19 2.10 2 04 1.98 1.94 1.91 1 88
.05 4 26 3 40 3 01 278 262 2 51 2.42 2 36 2.30 2 25
.025 5 72 i 32 3.72 3 38 3.15 2.99 2.87 2.78 2.70 2.64
.01 7.62 5 61 4.72 4.22 3.90 3.67 3.50 3 36 3 26 3.17
.005 9.55 6.66 552 4.89 4.49 4.20 3.99 3.83 3.69 3 59
.001 14 03 9.34 7.55 6.59 5.98 5 55 5 23 4.99 4.60 4 64

505

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 4 (tiếp theo)

12 15 20 24 30 40 6(5' inf.
1.40 1.38 1.37 1.36 1.35 1.34 1.33 1.32 1.31 1.30 25
191 1.86 1.81 1.79 1.76 1.73 1.70 1.67 1.65 1.63 .10
2 31 2.23 2 16 2.11 207 2.03 1.98 1.93 1.90 1 88 .Oi
272 262 2.51 2.45 2. 39 233 227 2.20 2.17 2.13 .025
3.30 3.15 .3.00 2.92 2.84 2.76 2.67 2.58 2.54 2.49 01
3.76 3.59 3.40 3.31 3.21 3.11 3.00 2 89 2.83 2.78 .005 20
4.97 4.70 4.43 4.29 4.14 3.99 3.84 3.68 3.60 3.31 .001
1 391.371.36 1.351.34 1.331.32 1.31 1 30 1.29 .25
1 89 '1.84 1.79 1 77 1.74 1.71 1.68 1.64 1.63 1.61 .10
2.28 220 2.12 2.08 2.04 1 99 1.95 1.90 1.87 1.04 .03
2.68 2.57 2.46 2.41 2.35 2.29 2.22 2.16 2.12 2.09 .025
3.23 3.09 2.94 2.86 2.78 2.69 2.61 2.52 2.47 2.42 .01
3.68 3.50 3.32 322 3.12 3.02 2.92 2.81 275 2.69 005
4 62 4.56 4.29 4.15 4.00 3.86 3.70 3.54 3.46 3.3a .001
1.381.37 1 35 1.34 1 33 1.32 1.31 1.30 1.29 1.28.25
1.87 1.83 1.78 1.75 1.72 1.69 1.56 1.62 1.60 1.59 .10
2.25 2.18 2.10 2.05 2.01 1.96 1.92 1.87 1 84 181 .05
2.64 2.53 2.42 2.37 2.31 225 2.18 2.11 2.08 2.04 .025
3.17 '3.03 2.88 2 80 2 72 2.64 2.55 2 46 2.41 236 .01
3.60 3.43 3.24 3.15 3.05 2.95 2.84 2.73 2.67 2.61 .005
4.70 4.44 4.17 4 03 3.88 3.74 3.58 3.42 3.34 3.26 .001
1.371.361.34 1.33 ì 32 1.31 1.30 1.29 1.28 1.28 .25
1.86 1.81 1.76 1.73 1.70 1.67 1.64 1.60 1.59 1.57 .10
2.23 2.15 2.07 2.03 1 98 1.94 1.89 1.84 1.81 1.78 .05
2.60 2.50 2 39 2.33 2 27 221 2.14 2.08 2 04 2.00 .025
3.12 .2.98 2.83 2.75 2.67 2.58 2.50 2.40 235 231 .01
3.54 3.36 3.18 3 08 2.98 2.88 2.77 2.66 2.60 2.55 .005
4.58 4.33 4.06 3.92 378 3.63 3.48 3.32 3.23 3.15 .001
1.37 1.35 1.34 1.33 1.321.31 1.30 1.28 1.28 1.27 .25
1.84 •1.80 1.74 1 72 1.69 1.66 1.62 1.59 1.57 1.35 .10
506
2.20 2.13 2.05 201 1.96 1.91 1.86 1.81 1.79 1.76 .05
2.57 2.47 2.36 2.30 2.24 2.18 2.11 2.04 2.01 1.97 .025
3.07 2.93 2.78 270 2.62 2.54 2.45 2.35 2.31 2.26 .01
3.47 3.30 3.12 3.02 - 2.92 2.82 2.71 2 60 2.54 2.48 .005
4.48 tâm
Số hóa bởi Trung 4 23Họ3.9
c6liệ3u.82– ĐH
3.68TN 3.53 338 3.22 3 14 3.05 .001
http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.36
2
4.
3
1.1
5
3
4
08
4
9
2
3
831.35
2
2.
3
4
1.4
8
1
2
74
9
8
1
5 12
3
1.33
0
7
3
84
3
6
7 2 1.2
3 3
6
7
97
2
0
6
8
4 1.31
221
2
3
1.9
0
5
84
7
859 1.30
2
1.6
3 8
1
4
74
9
7
5 2

3..6
2
4
8B
S
9
4
0
1 2.
1
2.2
3 5
7
0
3
17
8
6
1
4
5 2
1.2
3 9
4
7
3
07
6
9
5 2.«
2.
1.2
2 9
56
7 4
7
1 0Ơ0
3 .2
1 01
I5
5
2
Phụ lục 4 (tiếp theo)

dí, a 1 2 3 4 dí, 6 ĩ 8 9 10
25 .25 1.39 1.47 1.46 ' 1.44 15
.42 1.41 1.40 1.39 1.38 1.37
10 2.92 2.53 2.32 2.18 2.09 2.02 1.97 1.93 1 89 1.87
.05 4.24 3.39 2.99 2.76 260 2.49 2.40 2.34 2.2B 2.24
.025 5.69 4.29 3.69 3.35 3.13 2.97 2.85 2.75 2.68 2.61
.01 7.77 5.57 4.68 4.18 3.85 3.63 3.46 3.32 322 3.13
.005 9.48 6.60 5.46 4.84 4.43 4.15 3.94 3.78 3.64 3.54
.001 13.88 9.22 7.45 6.49 5.89 5.46 5.15 4 91 4.71 4.56
26 .25 1.38 1.46 1.45 1.44 1.42 1.41 1.39 1.38 1.37 1.37
10 2.91 2.52 2.31 2 17 2.08 2 01 1.96 1 92 1.88 1.86
.05 4.23 3.37 2.98 2.74 2.59 2.47 2.39 2.32 2.27 2.22
.025 5.66 4.27 3.67 3.33 3.10 2.94 2.82 2.73 2.65 2.59
.01 7.72 5.53 464 4.14 3.82 359 3.42 3.29 3.1B 3.09
005 9.41 6.54 5.41 4.79 4.38 4.10 3.89 3.73 3.60 3.49
.001 13.74 9.12 7.36 6.41 5.80 5.38 5.07 4.83 4.64 4.48
27 25 1.38 1.46 1.45 1.43 1.42 1.40 1.39 1.38 1.37 1.36
10 2.90 2.51 2.30 2.17 2.07 2.00 1.95 1.91 1.87 1.85
05 4.21 3.35 2.96 2.73 2.57 2.46 2.37 2.31 2.25 2.20
.025 5.63 4.24 3.65 3.31 308 2.92 2.80 2.71 2.63 2.57
.01 7.68 5.49 4.60 4.11 3.78 3.56 3.39 3.26 3.15 3.06
005 9 34 6.49 5.36 4.74 4.34 4.06 3.85 3.69 3.56 3.45
.001 13.61 9.02 7.27 6.33 •573 5.31 5.00 4.76 4.57 4.41
28 .25 1.38 1.46 1.45 1.43 1.41 1.40 1.39 1.38 ì 37 1.36
.10 2.B9 2.50 2.29 2.16 2.06 2.00 1.94 1.90 1.87 1.84
.05 4.20 3.34 2.95 2.71 2.56 2.45 2.36 2.29 2.24 2.19
0.025 5.61 4.22 3.63 3.29 3.06 2.90 2.78 2.69 2.61 2.55
.01 7.64 5.45 4.57 4.07 3.75 3.53 3.36 3.23 3.12 3.03
.005 9.28 6.44 S.32 4.70 4.30 4.02 3.81 3.65 3.52 3.41
.001 13.50 893 7.19 6.25 5.66 5.24 4.93 4.69 4 50 4.35
29 25 1.38 1.45 1.45 1.43 1.41 1.40 1.38 1 37 1 36 1.35
.10 2.89 2.50 2.28 2.15 206 1.99 1.93 1.89 1.86 1.B3
.05 4.18 3.33 2.93 270 255 243 2.35 2.28 2 22 2.18
".025 5.59 4.20 3.61 3.27 3.04 2.88 2.76 2.67 2 59 2.53
.Oi 7.60 542 4.54 4.04 3.73 3.50 3 33 3.20 3 09 3.00
.005 9.23 6.40 5.28 4.66 4.26 3.98 3 77 3.61 3.48 3.38
.001 13.39 8.85 7.12 ' 6.19 5.59 5.18 4.67 4.64 4 45 4.29
30 25 1.38 1.45 1.44 1.42 1.41 1.39 1.38 1.37 1.36 1.35
.10 2.88 2.49 2-28 2.14 2.05 1.98 1.93 1.88 ì 85 1 82
05 4.17 3.32 2.92 2.69 2.53 2.42 2.33 2.27 2 21 2.16
025 5 57 4.18 3.59 325 3.03 287 2.75 2.65 2.57 2.51
01 7.56 539 4.51 4.02 3.70 3.47 3.30 3.17 3 07 298
.005 9.18 6.35 5.24 4.62 4.23 3.95 3.74 3.58 3.45 3 34
001 13.29 8.77 7.05 6.12 5.53 5.12 4.82 4.58 4.39 4.24

507

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phụ lục 4 (tiếp theo)

12 15 20 24 30 40 60 inf.
1.36 1.34 1 33 1.32 1.31 1.29 • 1.28 1.27 1.26 1.25 25 25
1.82 1.77 1.72 1.69 1.66 1.63 1.59 1.56 1.54 1.52 .10
2.16 2 09 2.01 1.96 1.92 1.87 1.82 1.77 1.74 1.71 .05
2.51 2.41 2.30 2.24 2.18 2.12 2.05 1.98 1.94 1.91 .025
2.99 2.85 2.70 Ì! 62 2.54 2.45 236 227 2.22 2.17 .01
3.37 3.20 3.01 2.92 2.82 2.72 2 61 2.50 2.44 2.38 .005
4.31 4.06 3.79 3.66 3.52 3.37 3.22 3.06 2.98 2.89 .001
1.35 1.34 1.32 1.31 1.30 1.29 1.28 1.26 1.26 1.25 .25
1.81 1.76 1.71 1 68 1.65 1.61 1.58 1.54 1.52 1.50 10
2 15 2.07 1 99 1.95 1.90 1.85 1 80 1.75 1.72 1.69 .05
2.49 239 2.28 2.22 2.16 2.09 2.03 1.95 1.92 1.88 .025
2.96 2.81 2.66 2.58 2 50 2.42 2.33 2.23 2.18 2.13 .01
3.33 3.15 2.97 287 2.77 2.67 2.56 ' 2.45 2.39 2.33 .005
4 24 3.99 3.72 3 59 3.44 3.30 3.15 2.99 2.90 2.82 .001
1.351.33 1.32 1.31 1.30' 1.28 1.27 1.26 1.25 1.24 .25 28
1.80 175 1.70 1 67 1.64 1.60 1.57 1.53 1.51 1.49 .10
2.13 2.06 1.97 1.93 1 88 1.84 1.79 1.73 1.70 1.67 .05
2.47 2.36 2.25 2.19 2.13 2.07 2.00 1.93 1.89 1.85 .025
2.93 2.78 2.63 255 2.47 2.38 2.29 2.20 2.15 2.10 .01
3.28 3.11 2.93 2.83 2.73 2.63 2.52 2.41 2.35 2.29 .005
4.17 3.92 3.66 3 52 3.38 3.23 3.08 2.92 2.84 2.75 001
1.34 1.33 1.31 1.30 1.29 1.28 1.27 ì.25 1.24 1.24 .25
1.79 1.74 1.69 1 66 1.63 1.59 1.56 1.52 1.50 1.48 .10
2.12 2.04 1.96 1.91 1.87 1.82 1.77 1.71 1 68 1.65 .05
2.45 2.34 2.23 2.17 2.11 2.05 1.98 1.91 1.87 1.83 .025
2.90 2.75 2.60 2.52 2.44 2.35 2.26 2.17 2.12 2.06 .01
3.25 3.07 2.89 2.79 2.69 2.59 2.48 2.37 2.31 2.25 .005
4.11 3.86 3.60 3.41 3.32 3.18 3.02 2.86 2.78 2.69 .001
1.34 1.32 1.31 1.30 1.29 ,1.27 1.26 1.25 1.24 1.23 .25
1.78 1.73 1 68 1.65 1.62 1.58 1.55 1.51
508 1.49 1.47 .10
2.10 2.03 1.94 1 90 1.85 1.81 1.75 1.70 1.67 1.64 .05
2.43 2.32 2.21 2.15 2.09 2.03 1.96 1.89 1.85 1,81' .025
2.87 2.73 2.57 2 49 2.41 2.33 2.23 2.14 2.09 2.03 .01
3.21 3.04 2.86 2.76 2.66 2.56 2.45 2.33 2.27 2.21 .005
Số hóa bởi Trung 3.80Họ3.c54liệ3
4.05 tâm 3.27TN3.12 2.97 2.81
u –46ĐH 2.73 2.64 .001
http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
4
3
1.7
0
134
7
0
4
89
1
43 2.
201
2
1.7
3
00
2
1
5
32 2
1.3
3 6
4
8
530 2
90
7
2
9
5 3
1.1
1 4
2
3
79
4
7
6
3
84
932
1.2
8
0
64
7
8
2
1
39 3
2
1.5
2
3
7
00
7
9
21 2.
1.2
292
5
7
9
46
4
2
1 2
1.2
2.5
8
3
7
6
14
0
7
6
8
1 21.0
1 .2
4
6
86
4
8
35 201
2
1.4
7
6
1
5
26
2
9
3
8 .01
.1
2
00
5
2
01
5
Phụ lục 4 (tiếp theo)

a ì 2 3 4 5 6 10
.25 1.36 1.44 1.42 1.40 ì 39 T.37 1.36 1.35 1.34 1.33
.10 2.84 2.44 2.23 2.09
05 4 08 3.23 2.84 2.61 2.00 1.93 1.87 1.83 1.79 1.76
.025 5.42 4.05 3.46 3.13 2.45 2.34 2.25 2 18 2.12 2.08
.01 7.31 5.18 4.31 3.83
.005 8.83 6.07 4.98 4.37 2.90 274 2.62 2.53 2.45 2.39
.001 12.61 8.25 6.59 5.70 3.51 3 29 3.12 2.99 2-89 2.80
.25 1.35 1.42 1.41 1.38
.10 2.79 2.39 2.18 2.04 3.99 3.71 3.51 3.35 3.22 3.12
.05 4.00 3.15 2.76 2.53
.025 5.29 3.93 3.34 3.01 5.13 4.73 4.44 4.21 4.02 3.87
01 7.08 4.98 4.13 3.65 1.37 1.351.33 1.32 1.31 1.30
.005 6.49 5.79 4.73 4.14 1.95 1.87 1.62 1.77 1.74 1.71
.001 11.97 7.77 6.17 5.31
.25 1.34 1.41 1.39 1.37 2.37 2.25 2.17 2.10 2.04 1.99
.10 2.76 2.36 2.15 2 01
.05 395 3.10 2.71 2.47 2.79 2.63 2.51 2.41 2.33 2.27
.025 5.20 3.84 3.26 2.93 3.34 3.12 2.95 2.82 2.72 2.63
.01 6.93 4.85 4.01 3.53
.005 8.28 5.62 4.57 3.99 3.76 3.49 3.29 3.13 3.01 2.90
.001 11.57 7.47 5.91 5.06 476 4.37 4.09 3.86 369 3.54
.25 1.34 1.40 1.39 1.37
.10 2.75 2.35 2.13 1.99 1.35 1.33 1.321.311.30 1.29
.05 3.92 3.07 2.68 2.45 1.91 1.84 1 78 1.74 1.70 1.67
.025 5.15 3.80 3.23. 2.89
.01 6.85 4.79 3.95 3.48 2.32 2.20 2.11 2.04 1.99 1.94
.005 8 18 5.54 4.50 3.92 2.71 255 2.43 2.34 2.26 2.19
.001 11.38 7.32 5.78 4.95
240 25 1.33 1.39 1.38 1.36 3.23 3.01 2.84 2.72 2.61 2.52
.10 273 2.32 2.10 1.97 3.62 3.35 3.15 3.00 2.87 2.77
05 388 3.03 2.64 241
.025 5.09 3.75 3.17 2.84 4.53 4.15 3.87 3.65 .3.48 3.34
.01 6 74 4.69 3.86 3.40 1.351.33 1.311.301.29 1.28
.005 8.03 5.42 4.38 3.82
.001 11.10 7.11 5.60 4.78 1.90 1.82 1.77 1.72 1.68 1.65
25 1.32 1.39 1.37 1.35 2.29 2.18 2.09 2.02 1.96 1.91
.10 2 71 2.30 2.08 1.94
05 3 84 3.00 2.60 2 37 2.67 2.52 2.39 2.30 2.22 2.16
0ZS 5.02 3.69 3.12 2.79 3.17 2.96 2.79 2.66 2 56 2 47
.01 6 63 4.61 3.78 3.32
.005 788 5.30 4.28 3.72 3.55 3 28 3.09 2.93 2.61 2.71
001 10.83 6.91 5.42 4.62
4.42 4.04 3.77 355 3.38 3.24
1 34 1 32 1.301.291.27 1.27
1.87 1.80 1.74 1.70 1.65 509
1.63
2.25 2 14 2.04 1.98 1.92 1.87
262 2.46 2 34 225 2.17 2.10
3.09 2.88 2 71 2.59 2A8 2.40
345 3.19 2.99 2.84 2.71 2.61
4.25 3.89 3.62 3.41 3.24 3.09
1.281.27 1.25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 1 33 1.311.29http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
221
3
4
1.5
1
0
3
80
7
2
5 3
2.
2
1.7
1
8
0
44
7
0
9
1 290
2.
2
3
1.6
2
04
9
1
72
7 327
2
2.
1.7
1
6
5
94
7
9
1 3
2.
2
241
1.1
6
80
2
8
1
3 2
1.3
9
0
6
82
0
5
6
32
Phụ lục 4 (tiếp theo)
dí,
12 15 20 24 60 120 240 int.
1.31 1.30 1.28 1.26 1.25 4ì024 1.22 1.21 1.20 1.19 .25
3 0
1.71 1.66 1.61 1.57 1.54 1.51 1.47 1.42 1.40 1.38 .10
2.00 1.92 1.84 179 1.74 1.69 1.64 1.58 1.54 1.51 .05
2.29 2.18 2.07 2.01 1.94 I.88 1.80 1.72 1.6e 1.64 .025
2.66 2.52 2.37 2.29 2.20 2.11 2.02 1.92 1.86 1.80 .01
2.95 2.78 2.60 2.50 2.40 2.30 2.18 2.06 200 1.93 .005
3.64 3.40 3.14 3.01 2.87 2.73 2.57 2.41 2.32 2.23 .001
1.291.271.251.241.221.211.191.171.161.15.25
1.66 1.60 1.54 1.51 1.48 1.44 1.40 1 35 1.32 1.29 .10
1.92 1.84 1.75 1.70 1 65 1.59 1.53 1.47 1.43 1.39 .05
2.17 2.06 1.94 1.88 1.82 1.74 1.67 1.58 1.53 1.48 .025
2.50 235 2.20 2.12 2.03 1.94 1.84 1.73 1.67 1.60 .01
2.74 2.57 2.39 2.29 2.19 2.08 L9S 1.83 1.76 1.69 .005
3.32 3.08 2.83 2.69 2.55 2.41 2.25 2.08 1.99 1.89 .001
1.27 1.25 1.23 1.22 1.20 1.19 1.171.151.131.12 .25
1.62 1.56 1.50 1.47 1.43 1 39 1.35 1.29 1.26 1.23 .10
1.86 1.78 1.69 1.64 1.S9 1.53 1.46 1.39 1.35 1.30 .05
2.09 1.98 1.86 1 80 1 73 1.66 1.58 1 48 1.43 1.37 .025
2.39 2 24 2.09 2.00 1.92 1.82 1.72 1 60 1.53 1.46 .01
2.61 2.44 225 2.15 2.05 Ì 94 1.82 1.68 1.61 1.52 .005 240
3.11 2 88 2.63 2.50 2.36 221 2.05 1.87 1.77 1.66 .001
1.26 1.241.221.211.191.18 1.161.131.121.10.25
1 60 1,55 1.48 1.45 1.41 1.37 1.32 1.26 1.23 1.19 .10
1.83 1.75 1.65 1.61 1.55 1.50 1.43 1.35 1.31 1.25 .05
2.05 ì 94 1.82 1.76 1.69 1.61 1.53 1.43 1.38 1.31 .025
2.34 2.19 203 1.95 1.86 176 1.66 1.53 1^46 1.38 .01
2.54 2.37 2.19 2.09 1.98 1.B7 1.75 1.61 1.52 1.43 .005
3.02 2.78 2.53 2.40 2.26 2.11 1.95 1.77 1.66 1.54 .001
1.251.231.211.191.181.16 1.141.11 1.09 1.07.25
1 57 1.52 1.45 1.42 1.38 1 33 1.28 1.22 1.18 1.13 .10
510
1 79 1.71 1.61 1.56 1.51 1.44 1.37 1.29 1 24 1.17 05
2.00 1.89 1.77 1.70 1.63 1.55 1.46 1.35 1.29 1.21 .025
2.26 2.11 1.96 1.87 1.78 1.68 1.57 1.43 1.35 1.25 .01
2.45 2 28 2.09 1.99 1.89 1.77 1.64 1.49 1.40 1.28 .005
Số hóa bởi Trung
2.88 2tâm Họ40c liệ
65 2 2.26u –2ĐH12 1 TN 1.35 .001
.97 1.80 1.61 1.49http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
1.7
3
9
546
5
2
7
14
8
5 2.
2
1.0
1
4
.2
5
84
9
2
6
1
37 2
227
ì .0
1 5
710
7
1
4
892
8 1.18
2
1.7
5
3
6
1
94
2
9
8
03 1.16
1.3
4
5
790 1.14
94
6
7 1.3
1 4
5
6
89
8
7
4
30 1.12
1.2
3
4
6
52
7
4
6
9
3 1.0
1
2
3
47
8
2
6
5 1
1.0
1
2
36
2
9
5
12 1.00 .1
2
00
2
5
01
15
MỤC LỤC

Trang
Lởi nói đầu 3
Chuông I. Những vấn để chung về thống kê học 5
I. Đối tượng cùa thống kê học 5
li. Các khái niệm thường dùng trong thống kê 10
III. Thang đo trong thống kê 15
IV. Hoạt động thống kê và quá trình nghiên cứu thống kê 17
V. Tổ chức thống kê ờ Việt Nam 22
Chương li. Điểu tra thông kê 29
I. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kẽ 29
li. Các loại điều tra thống ké 34
UI. Phương pháp thu thập thõng tin trong điều tra thống kê 39
IV. Xây dựng phương án điều tra 43
V. Xây dựng bảng hòi trong điều tra thống kê 51
VI. Sai số trong điều tra thống kê 54
Chương III. Tổng hẹp thống kê 73
I. Những vấn đề chung cùa tổng hạp thống kê 73
li. Phân tổ thống kê 7g
IM. Bảng thõng kê và đồ thị thống kẽ ì ig

511

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chuông IV. Nghiên cứu thống kè các mức độ
của hiện tượng kinh tế-xã hội 139
I. Số tuyệt đối trong thống kê 141
li. Số tương đối trong thống kẻ 144
III. Số binh quân trong thống kê 154
IV. Các chì tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức 181
V. Các chì tiêu biểu thi hình dáng cùa phân phối 191

Chương V. Điểu tra chọn mẫu 203


I. Khái niệm vé điếu tra chọn mẫu 203
li. Điểu tra chon mẫu ngẫu nhiên 206
IM. Các phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên
thường sử dụng 218
IV. Quy trinh mót cuộc điếu tra chọn mẫu ngẫu nhiên 225
V. Điêu tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên 228

Chuông VI, Kiểm định trung binh và tỳ lệ 237


I. Mội số vấn dề chung vế kiểm định 238
li. Kiểm định và so sánh sô trung bình 243
III. Kiểm định tỷ lệ 271

Chuông vu. Phân tích hói quy và tương quan 289


I. Nhiêm vu cùa phân tích hổi quy và tương quan 289
li. HỒI quy và tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng 292

512

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ni. Hổi quy và tương quan phi tuyến Ưnh giữa hai tiêu thức số luợng 297
IV. Hổi quy và tương quan tuyến tính bội 303
V. Tương quan hạnc và lương quan giữa hai tiêu thức thuộc tinh 311

Chuông VUI. Phân tích dãy số thời gian 321


I. Khái niệm về dãy số thời gian 321
li. Phân tích đặc điểm biến dộng của hiện tượng qua thời gian 323
NI. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 334
IV. Phân tích các thành phần của dây số thời gian 345

Chuông IX. Chỉ số 357


I. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của chì số trong thống kê 357
li. Chì số phát triển 362
III. Chỉ số không gian 380
IV. Chỉ số kế hoạch 385
V. Hệ thống chì số 386

Chuông X. Dự đoán thống kẽ 415


I. Khái niệm về dự đoản thống kè 415
li. Một số phương pháp dựđoán thống kê thường sử dụng 418
III. Dự đoán theo phương pháp santòngmũ 423
IV. Dự đoán bằng mô hình tuyến I au nhiên
(Phưang pháp Box - Jenkins) 432

513

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ương XI. Lý thuyết quyết định '451
Đặt vấn để 451
Bảng kết toán 458
1. Sử dụng tiêu cHuẩn lại nhuận kỳ vọng để ra quyết dinh 461
Tổn thất cơ hội 462
. Lợi nhuận kỳ vọng khi có thông tin hoàn hảo 465
1. Giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo 466
li. Sử dụng tiêu chuẩn lợi ích kỳ vọng dề ra quyết định 468
HI. Cày quyết định 474
c. Sử dụng hàm lợi nhuận để ra quyết đinh 477
Lý-thuyết quyết định với thông tin mẫu 483
•Mụ lục
495

514

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


NHÀ XUẤT BÀN THỐNG KÊ
98 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
ĐT: 043.845.7814-Fax: 043.845.7290

GIÁO TRÌNH
LÝ T H U Y Ế T THỐNG K Ê

Chịu trách nhiệm xuất bàn:


CÁT VĂN THÀNH

Biên tập: Dư Vinh


Trình bày: Anh Tuấn
Chế bản: Mai Anh
Sửa bàn in: Gia Thái

In 1000 cuồn khô 14.5*20.5 em tại xí nghiệp in Khoa


học và Công nghệ số 260-Cầu Giấy Hà Nội.
Số xuất bàn: 66-104/CXB-2011/ do cục xuất bản cấp
ngày 30 tháng 8 năm 2011.
In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

You might also like