You are on page 1of 39

NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ HỌC
Hướng dẫn học
Để học tốt chương này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần. Làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Học viện Tài chính, Giáo trình Lý thuyết Thống kê và Phân tích dự báo; NXB Tài
chính; HN.2013;
2. Sách hướng dẫn ôn tập môn học Nguyên Lý Thống kê và Phân tích dự báo; Học
viện Tài chính, HN.2020, NXB Tài chính;
Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giáo viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua
email.
Tham khảo thông tin từ trang web môn học.
Nội dung
Chương 1 này có những nội dung: Lịch sử ra đời và phát triển của khoa học thống kê; đối
tượng nghiên cứu của thống kê; cơ sở lý luận và phương pháp luận của thống kê học; một số
khái niệm thường dùng trong thống kê.
Mục tiêu
Sau khi học xong Chương 1, học viên cần nắm vững được các kiến thức cơ bản về thống
kê: Lịch sử ra đời và phát triển của khoa học thống kê; đối tượng nghiên cứu của thống kê; cơ
sở lý luận và phương pháp luận của thống kê học; một số khái niệm thường dùng trong thống
kê. Đây là những kiến thức nền tảng, là cơ sở để nghiên cứu nội dung các bài học sau.

1.1. Sơ lược sự ra đời và phát triển của khoa học thống kê


Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển do nhu cầu hoạt động thực
tiễn xã hội. Trước khi trở thành một môn khoa học độc lập, thống kê học đã có một nguồn gốc
lịch sử phát triển khá lâu. Đó là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm từ giản đơn đến phức
tạp, được đúc rút dần thành lý luận khoa học ngày càng hoàn chỉnh.
Thống kê và hạch toán đã xuất hiện trong thời tiền cổ đại, cách kỷ nguyên chúng ta hàng
nghìn năm về trước. Từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các chủ nô đã tìm cách ghi chép, tính toán để
nắm được tài sản của mình (số nô lệ, số súc vật và các tài sản khác). Ở Trung Quốc, Cổ Hy
Lạp, La Mã, Ai Cập, … người ta đã tìm thấy một số di tích cổ đại chứng tỏ ngay từ thời kỳ này
người ta đã biết ghi chép số liệu. Nhưng công việc ghi chép còn giản đơn, tiến hành trong phạm
vi nhỏ hẹp, chưa mang tính thống kê rõ rệt.
Dưới chế dộ phong kiến, công tác thống kê đã phát triển ở hầu hết các quốc gia châu Á,
châu Âu đều đã có tổ chức nhiều việc đăng ký và kê khai với phạm vi rộng, nội dung phong
phú có tính chất thống kê rõ rệt, như: đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất và các tài sản khác,
… Việc đăng ký kê khai này phục vụ cho việc thu thuế và bắt lính của giai cấp thống trị. Thống
kê tuy đã có tiến bộ nhưng chưa được đúc kết thành lý luận và chưa trở thành một môn khoa
học độc lập.

2
Cuối thế kỷ XVII, lực lượng sản xuất phát triển mạnh làm cho phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa ra đời. Kinh tế hàng hóa phát triển dẫn đến các ngành sản xuất riêng biệt tăng
thêm, phân công lao động xã hội ngày càng phát triển. Tính chất xã hội của sản xuất ngày càng
cao, thị trường được mở rộng không chỉ phạm vi một nước mà mở rộng ra trên phạm vi toàn
thế giới. Hoạt động kinh tế, xã hội ngày càng phức tạp, các giai cấp xã hội phân hóa nhanh và
đấu tranh giai cấp trở nên gay gắt. Để phục vụ cho các mục đích kinh tế, chính trị và quân sự,
nhà nước tư bản và các chủ tư bản cần rất nhiều thông tin thường xuyên về thị trường, giá cả,
sản xuất, nguyên nhiên vật liệu, lao động, dân số, … Do đó công tác thống kê phát triển nhanh
chóng. Sự cố gắng tìm hiểu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội thông qua các biểu hiện
về lượng đòi hỏi những người làm công tác khoa học, những người làm công tác quản lý nhà
nước, quản lý kinh doanh đi vào nghiên cứu lý luận và phương pháp thu nhập tính toán số liệu
thống kê. Các tài liệu sách báo về thống kê bắt đầu được xuất bản. Ở một số trường học đã bắt
đầu giảng dạy thống kê. Năm 1660, nhà kinh tế học người Đức Công-Rinh (H.conhring, 1606
- 1681) đã giảng phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể tại
trường đại học Helmstet. Sau đó ít lâu, một số tác phẩm có tính chất phân tích thống kê đầu tiên
ra đời, như cuốn “số học chính trị” xuất bản năm 1682 của Uy-li-am Pet-ty (Uy-li am Pet-ty
1623 - 1687) một nhà kinh tế học người Anh. Trong cuốn sách này tác giả đã dùng phương
pháp độc đáo để nghiên cứu các hiện tượng xã hội qua các con số tổng hợp và so sánh. Các
Mác đã mệnh danh cho Uy-li am Pet-ty là người sáng lập ra môn thống kê học. Giữa thế kỷ
XVIII (năm 1759) một giáo sư đại học người Đức, A-khen-Van (G.achenwall 1719 - 1772) lần
đầu tiên dùng danh từ “Statistik” (một thuật ngữ gốc la tinh “Status”, có nghĩa là nhà nước hoặc
trạng thái của hiện tượng) - sau này người ta dịch là “thống kê” - để chỉ phương pháp nói trên.
Mác, Ăng-ghen, Lênin đã tiếp tục nghiên cứu, phát triển và có sự đóng góp vô giá vào sự
phát triển lý luận thống kê, phương pháp luận nghiên cứu thống kê và sự vận dụng thống kê
vào việc phân tích kinh tế – xã hội.
Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin nhiều lần nhấn mạnh ý nghĩa khoa học và
thực tiễn to lớn của thống kê. Trong các tác phẩm của Mác, Ăng-ghen, Lênin thống kê được
diễn tả như một môn khoa học xã hội độc lập, là công cụ của nhận thức xã hội và cải tạo xã hội.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thống kê đã phát triển rất nhanh. Từ những năm 60 của thế kỷ
thứ XIX, Đại hội thống kê quốc tế đã mở ra để thảo luận các vấn đề lý luận và thực tế của thống
kê. Cuối thế kỷ XIX, viện thống kê đã được thành lập và tồn tại như một chỉnh thể. Ngày nay,
chức năng thống kê quốc tế được tổ chức liên hợp quốc tiến hành.
Từ đó đến nay, thống kê càng ngày cành phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn về phương
pháp luận, nó thực sự trở thành công cụ để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội.

1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

1.2.1. Khái niệm thống kê học


Trong công tác thực tế cũng như trong đời sống hàng ngày chúng ta thường gặp thuật ngữ
“thống kê”. Thuật ngữ này có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:
Thứ nhất: Thống kê là các số liệu được thu thập để phản ánh các hiện tượng kinh tế – xã
hội và ảnh hưởng tự nhiên, kỹ thuật. Chẳng hạn như: sản lượng các loại sản phẩm chủ yếu được
sản xuất ra trong nền kinh tế trong một năm nào đó, mực nước cao nhất và thấp nhất của một

3
dòng sông tại một địa điểm nào đó trong năm, hoặc dân số của một quốc gia vào thời điểm nào
đó, …
Thứ hai: Thống kê là hệ thống các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu các hiện
tượng kinh tế – xã hội, và ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, kỹ thuật tới hiện tượng kinh tế xã hội.
Hoặc, thống kê là việc: Thu thập xử lý số liệu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng,
phân tích và dự báo các mực độ của hiện tượng trong tương lai và ra quyết định trong điều hành
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo khoản 1, điều 3, chương 1 – Luật thống kê chỉ ra: Hoạt động thống kê là điều tra,
báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của
các hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian không gian cụ thể do tổ chức thống kê
nhà nước tiến hành.
Từ các quan điểm trên, ta có thể đưa ra khái niệm về thống kê một cách tổng quát như
sau: “Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số
(mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng
(mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể”.
Thống kê học, là khoa học nghiên cứu về mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với
mặt chất của hiện tượng kinh tế – xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ
thể.
Mọi sự vật, hiện tượng đều có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau, khi chúng ta
nghiên cứu hiện tượng, điều chúng ta muốn biết đó là bản chất của hiện tượng, nhưng mặt chất
còn ẩn bên trong, còn mặt lượng biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các đại lượng ngẫu nhiên.
Do đó phải thông qua các phương pháp xử lý thích hợp trên mặt lượng của số lớn đơn vị cấu
thành hiện tượng, tác động của các yếu tố ngẫu nhiên mới được bù trừ và triệt tiêu, bản chất
của hiện tượng mới bộc lộ ra và qua đó ta có thể nhận thức đúng đắn bản chất, quy luật vận
động của nó.
Thống kê được chia thành hai lĩnh vực:
+ Thống kê mô tả: Bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày số
liệu, tính toán các đặc trưng đo lường. Phần thống kê mô tả được trình bày trong các chương 2,
3, 4, 5.
+ Thống kê suy diễn: Bao gồm các phương pháp như: phân tích mối liên hệ, dự báo,
… trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu. Phần thống kê suy diễn được trình bày trong các
chương còn lại.

1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học


Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê học, có thể thấy: Thống kê
học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển do nhu cầu của các hoạt động thực tiễn xã
hội. Các hiện tượng mà thống kê học nghiên cứu là các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội
chủ yếu bao gồm:
- Các hiện tượng về quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng của cải vật chất xã hội
và sự phân phối theo hình thức sở hữu tài nguyên và sản phẩm xã hội.

4
- Các hiện tượng về dân số như: số nhân khẩu, cấu thành của nhân khẩu (giai cấp, giới
tính, tuổi tác, nghề nghiệp, …), tình hình biến động của nhân khẩu, tình hình phân bố dân cư
theo lãnh thổ.
- Các hiện tượng về đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân như: mức sống vật chất,
trình độ văn hóa, sức khỏe, …
- Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị - xã hội như: cơ cấu cơ quan nhà nước, đoàn
thể, số người tham gia tuyển cử, mít tinh, …
Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế – xã hội, không nghiên cứu các hiện
tượng tự nhiên và kỹ thuật. Song, do các hiện tượng kinh tế – xã hội và hiện tượng tự nhiên kỹ
thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nên trong khi nghiên cứu hiện tượng kinh tế – xã
hội, thống kê không thể không xét tới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, địa
lý) và các yếu tố kỹ thuật (phát minh sáng kiến, cải tiến công cụ, áp dụng kỹ thuật mới) đối với
sự phát triển của sản xuất và điều kiện sinh hoạt xã hội. Các hiện tượng kinh tế - xã hội là một
bộ phận cấu thành của thế giới vật chất, chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó có yếu tố
tự nhiên và kỹ thuật. Thu thập và phân tích các số liệu phản ánh ảnh hưởng của tự nhiên và kỹ
thuật đối với sản xuất, thống kê xuất phát từ nhận thức coi kỹ thuật, công cụ lao động là yếu tố
quan trọng của lực lượng sản xuất và sự phát triển của sản xuất luôn bắt đầu từ những biến đổi
của lực lượng sản xuất, mà trước hết là những biến đổi về công cụ lao động. Mặt khác, sản xuất
xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định tới điều kiện tự nhiên mà xã hội tồn tại. Khi nghiên cứu
mặt lượng của sản xuất xã hội, thống kê cũng nghiên cứu sự thay đổi điều kiện tự nhiên mà sản
xuất mang lại.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của thống kê rất rộng, bao gồm cả những hiện tượng xã
hội thuộc lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả những hiện tượng xã hội thuộc hạ tầng cơ
sở lẫn kiến trúc thượng tầng. Nhưng, khác với các môn khoa học xã hội khác, thống kê học
không trực tiếp nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng xã hội. Thông kê học nghiên
cứu mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng xã hội, nghiên cứu biểu
hiện bằng số lượng của các mặt thuộc về bản chất và quy luật của hiện tượng. Như vậy, có
nghĩa là thống kê học cần nêu lên bằng con số về qui mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát
triển, … (tức là số lượng và quan hệ số lượng) của hiện tượng nghiên cứu. Số lượng và quan hệ
số lượng này không phải là trừu tượng, mà bao giờ cũng bao hàm một nội dung kinh tế - chính
trị nhất định, chúng giúp ta nhận thức được cụ thể bản chất và tính qui luật của hiện tượng
nghiên cứu.
Các con số thống kê có thể phản ánh được mặt chất của hiện tượng, vì chất và lượng là
hai mặt không thể tách rời nhau của sự vật hay hiện tượng, giữa chúng có mối liên hệ biện
chứng với nhau. Mỗi lượng cụ thể đều gắn với một chất nhất định; sự biến đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất. Chính vì vậy, nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng có ý nghĩa to lớn
đối với việc nhận thức bản chất của hiện tượng.
Hiện tượng kinh tế - xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường là hiện tượng số lớn, tức
là một tổng thể bao gồm nhiều hiện tượng cá biệt. Thống kê học coi tổng thể các hiện tượng cá
biệt như một thể hoàn chỉnh và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu. Sự cần thiết phải nghiên cứu
hiện tượng số lớn là do đặc điểm của hiện tượng xã hội và nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê
học quyết định. Mặt lượng của hiện tượng cá biệt thường chịu sự tác động của nhiều nhân tố,
trong đó có nhân tố tất nhiên (bản chất) và cả nhân tố ngẫu nhiên (không bản chất). Mức độ và
phương hướng tác động của các nhân tố này lên từng hiện tượng cá biệt rất khác nhau. Nếu chỉ
5
căn cứ vào mặt lượng của hiện tượng cá biệt thì không thể rút ra được kết luận về bản chất
chung của hiện tượng. Vì vậy, chỉ có thông qua việc nghiên cứu số lớn hiện tượng, tác động
của các nhân tố ngẫu nhiên được bù trừ và triệt tiêu, bản chất và tính quy luật của hiện tượng
mới có khả năng thể hiện rõ rệt.
Nói thống kê học phải nghiên cứu hiện tượng số lớn, không có nghĩa là tuyệt đối không
nghiên cứu hiện tượng cá biệt. Giữa hiện tượng số lớn và hiện tượng cá biệt tồn tại mối liên hệ
biện chứng. Hơn nữa, trong quá trình phát triển của hiện tượng xã hội thường nảy sinh một vài
hiện tượng cá biệt mới tiên tiến. Cho nên nghiên cứu hiện tượng số lớn kết hợp với nghiên cứu
hiện tượng cá biệt là điều cần thiết. Nó giúp cho việc nhận thức hiện tượng xã hội được toàn
diện, phong phú và sâu sắc. Đặc biệt đối với công tác quản lý và phát triển kinh tế quốc dân,
việc nghiên cứu đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến có ý nghĩa to lớn và không thể thiếu được.
Hiện tượng kinh tế - xã hội bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện thời gian và không
gian cụ thể. Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng xã hội có đặc điểm về chất
và biểu hiện về lượng khác nhau. Chính vì vậy, tính cụ thể, tính chính xác của số liệu thống kê
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Từ những điều đã phân tích trên, có thế kết luận: đối tượng nghiên cứu của thống kê học
là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội
số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

1.3. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của thống kê học

1.3.1. Cơ sở lý luận
Muốn dùng thống kê để nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của hiện
tượng và quá trình kinh tế – xã hội, trước hết phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ bản chất và
quy luật phát triển của hiện tượng và quá trình đó. Ví dụ: khi nghiên cứu thống kê tình hình
nhân khẩu của một nước, phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ lý luận về dân tộc, về các quy
luật nhân khẩu, … Muốn thống kê tổng sản phẩm quốc dân (GDP) ta cần hiểu tổng sản phẩm
quốc dân là gì? tổng sản phẩm quốc dân tính bằng bao nhiêu phương pháp và do bao nhiêu nhân
tố tạo thành, …? Như vậy, có nghĩa là thống kê học phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh tế
học làm cơ sở lý luận.
Chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa duy vật lịch sử nói
riêng, nghiên cứu bản chất và những quy luật chung nhất, cơ bản nhất về sự phát triển của xã
hội. Đó là những môn khoa học có khả năng giải thích rõ ràng và đầy đủ nhất các khái niệm,
các phạm trù kinh tế – xã hội, vạch rõ các mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại giữa các
hiện tượng. Do đó, khi nghiên cứu bất kỳ hiện tượng kinh tế – xã hội nào cũng phải dựa trên cơ
sở nhận thức đầy đủ bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, tức là phải vận dụng lý luận
về các khái niệm, các phạm trù, các quy luật do chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế học đã vạch
ra. Đây là nguyên lý có tầm quan trọng bậc nhất, quyết định tính chất khoa học và chính xác
của thống kê học. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều chỉ tiêu
kinh tế khá mới mẻ mà lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin chưa đề cập tới, như: Tổng sản phẩm
quốc gia, tổng sản phẩm quốc dân, giá trị gia tăng, … do vậy nếu chỉ dựa vào lý luận chủ nghĩa
Mác – Lênin thôi chưa đủ mà thống kê học còn phải dựa vào kinh tế học thị trường như kinh tế
vi mô, kinh tế vĩ mô làm nền tảng khoa học cho mình.

6
Trong hàng loạt tác phẩm của mình, mỗi lần dùng các phương pháp và số liệu thống kê
để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế – xã hội ở Anh, Đức, Nga. Mác, Ăng-ghen, Lênin đều
tiến hành phân tích lý luận trên giác độ kinh tế, chính trị một cách sâu sắc, coi đó là tiền đề, là
cơ sở cho việc phân tích thống kê. Mác đã chỉ rõ: “chỉ sau khi hiểu rõ những điều kiện tạo ra tỷ
suất lợi nhuận, thì mới có thể nhờ vào thống kê mà thực sự phân tích được tỷ suất tiền công ở
các thời kỳ khác nhau và trong những nước khác nhau”. Lênin cũng khẳng định: “thống kê phải
làm nổi bật được những quan hệ kinh tế – xã hội do sự phân tích toàn diện xác lập ra, chứ không
nên thống kê để mà thống kê”.
Đối tượng của thống kê học bao giờ cũng gắn liền với thời gian và địa điểm cụ thể. Điều
đó đòi hỏi khi nghiên cứu thống kê tình hình kinh tế – xã hội nước ta, không thể chỉ dựa vào lý
luận chung của chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế học, mà còn phải dựa vào các đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, vì đó là sản phẩm của việc kết hợp lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nếu không, những kết luận rút ra được sẽ
không có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta.
Thống kê học khẳng định rằng: cơ sở lý luận của thống kê học chỉ có thể là chủ nghĩa
Mác – Lênin, chứ không thể là định luật số lớn của lý thuyết xác xuất. Mặc dù định luật số lớn
rất được coi trọng và được vận dụng phổ biến trong nghiên cứu thống kê, nhưng không thể coi
đó là cơ sở lý luận được, bởi vì bản thân định luật này chỉ có khả năng nói lên hình thức biểu
hiện của quy luật mà không thể vạch rõ nội dung và bản chất của qui luật. Định luật số lớn
không thể giải đáp được câu hỏi: bản chất của quy luật ấy là gì? Vì sao có quy luật ấy? Những
điều kiện tồn tại và phát triển của quy luật đó? Rõ ràng là đối với các hiện tượng kinh tế – xã
hội, chỉ có chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế học mới đưa ra được những câu hỏi đúng đắn.

1.3.2. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học


Quá trình nghiên cứu thống kê hoàn chỉnh thường trải qua ba giai đoạn: Điều tra thống
kê, tổng hợp thống kê và phân tích thống kê. Ba giai đoạn này có liên hệ mật thiết với nhau, vì
giai đoạn trước sẽ tạo cơ sở cần thiết cho giai đoạn sau. Nếu một giai đoạn nào đó tiến hành
không tốt thì cũng có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Căn cứ vào đặc
điểm của hiện tượng nghiên cứu và nhiệm vụ cụ thể của một giai đoạn, thống kê học sử dụng
các phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Giai đoạn điều tra thống kê: Giải quyết nhiệm vụ thu thập các tài liệu ban đầu về hiện
tượng nghiên cứu để dùng làm căn cứ cho việc tổng hợp và phân tích thống kê. Trong giai đoạn
này, thống kê học vận dụng nhiều hình thức tổ chức, nhiều loại và nhiều phương pháp điều tra
khác nhau, nhằm thu thập các tài liệu ban đầu một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. Do tính
chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu, cho nên việc thu thập tài liệu ban đầu phải được tiến
hành trên số lớn các đơn vị, mới giúp cho việc phân tích và rút ra kết luận đúng đắn.
Giai đoạn tổng hợp thống kê: có nhiệm vụ chỉnh lý và hệ thống hóa các tài liệu ban đầu
thu thập được trong điều tra thống kê, nhằm bước đầu nêu lên một số đặc trưng cơ bản của hiện
tượng nghiên cứu và tạo cơ sở cho việc phân tích sau này. Cũng do hiện tượng nghiên cứu phức
tạp, thường bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình khác nhau; cho nên người ta thường
không tổng hợp chung toàn bộ hiện tượng, mà phải tổng hợp đến từng tổ, từng bộ phận đại diện
cho các loại hình khác nhau. có nghĩa là muốn tổng hợp thống kê, người ta thường dùng phương
pháp phân tổ, nhằm phân chia một tổng thể hiện tượng thành các tổ, các tiểu tổ có sự khác nhau
về tích chất.

7
Giai đoạn phân tích thống kê: Vạch rõ nội dung cơ bản của các tài liệu đã được chỉnh lý
trong tổng hợp thống kê, nhằm giải đáp các yêu cầu nghiên cứu đề ra. Phân tích thống kê phải
xác định được các mức độ của hiện tượn nghiên cứu, trình độ và xu hướng biến động của hiện
tượng, tính chất và trình độ chặt chẽ các mối liên hệ giữa các hiện tượng; dự báo ở mức độ tương
lai của hiện tượng. Trong giai đoạn này, thống kê học phải vận dụng nhiều phương pháp như:
phương pháp tính các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và bình quân; phương pháp dãy số biến động;
phương pháp chỉ số; phương pháp bảng cân đối, … Thống kê học cũng vận dụng cả một số
phương pháp của toán học như: phương pháp tương quan, hồi quy, phân tích phương sai, ngoại
suy, …
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên cũng như
trong xã hội đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau, không một sự vật và hiện tượng nào lại tồn tại
một cách cô lập. Mối liên hệ của sự vật và hiện tượng luôn luôn diễn ra rất phong phú và nhiều
hình, nhiều vẻ. Do đó, thống kê học cũng đã xây dựng được mối liên hệ như: phương pháp phân
tổ, phương pháp so sánh các dãy số song hành, phương pháp cân đối, phương pháp chỉ số, …
Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới chẳng những có liên hệ hữu cơ với nhau, mà còn luôn
luôn ở trong trạng thái vận động và biến đổi. Liên hệ và vận động không tách rời nhau: trong
liên hệ đã bao hàm sự vận động, cũng như trong vận động đã bao hàm sự liên hệ. Sự vận động
và biến đổi của thế giới khách quan diễn ra theo khuynh hướng tiến lên, đó chính là sự phát
triển. Phép biện chứng duy vật không những khẳng định sự phát triển của thế giới mà còn đi
sâu giải thích cách thức, nguồn gốc, động lực và khuynh hướng của sự phát triển. Cách thức
của sự phát triển là sự tích lũy dần về lượng đến một trình độ nhất định thì dẫn tới những biến
đổi về chất. Động lực và nguồn gốc của sự phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập nằm
chính ngay trong bản thân sự vật. Khuynh hướng của sự phát triển là sự vật cũ mất đi, sự vật
mới ra đời; cái mới thay thế cái cũ. Thống kê học cũng xây dựng các phương pháp nghiên cứu
sự biến động, đồng thời đi sâu phân tích cách thức, nguồn gốc, động lực và khuynh hướng của
sự phát triển. Đó là các phương pháp: dãy số biến động, chỉ số, …
Thống kê học cũng căn cứ vào các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật như: cái
chung và cái riêng; nguyên nhân và kết quả; tất nhiên và ngẫu nhiên, … để xây dựng nhiều
phương pháp phân tích khác. Các phương pháp này không những phân tích được sâu sắc và
toàn diện bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, mà còn được dùng để dự báo sự phát
triển tương lai của hiện tượng.
Tóm lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận của thống kê học. Vì
vậy, phương pháp cô lập từng hiện tượng ra để nghiên cứu, chỉ xét hiện tượng trong trạng thái
tĩnh, chỉ xét mặt lượng đơn thuần mà không chú ý tới mặt chất của hiện tượng đều là trái với
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

1.4. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.1. Tổng thể thống kê


Tổng thể thống kê: Là tập hợp các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu,
cần quan sát, thu thập và phân tích mặt lượng của chúng theo một hoặc một số tiêu thức nào
đó.
Các đơn vị (hay phần tử) cấu thành tổng thể thống kê gọi là đơn vị tổng thể. ví dụ: muốn
tính thu nhập trung bình của một công nhân viên của doanh nghiệp (A) thì tổng thể sẽ là tổng
8
số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đó, muốn tính chiều cao trung bình của sinh viên
nam lớp X thì tổng thể sẽ là toàn bộ nam sinh viên của lớp X.
Như vậy, thực chất của việc xác định tổng thể thống kê là xác định các đơn vị tổng thể.
Đơn vị tổng thể là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu thống kê, vì nó chứa đựng những
thông tin ban đầu cần cho quá trình nghiên cứu.
Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) mà ta có thể trực tiếp quan sát hoặc
nhận biết được gọi là tổng thể bộc lộ. (Ví dụ: Tổng thể sinh viên của một trường, tổng thể doanh
nghiệp trên một địa bàn, …)
Khi xác định tổng thể có thể gặp trường hợp các đơn vị tổng thể không trực tiếp quan sát
hoặc nhận biết được, ta gọi đó là tổng thể tiềm ẩn. Khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội ta
thường gặp các tổng thể này (Ví dụ: Tổng thể những người đồng ý (ủng hộ) một vấn đề nào đó,
tổng thể những người ưa thích nghệ thuật cải lương, …)
Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) giống nhau ở một hay một số đặc
điểm chủ yếu có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu được gọi là tổng thể đồng chất.
Ngược lại, nếu tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) không giống nhau ở những
đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu được gọi là tổng thể không đồng chất.
Ví dụ, mục đích nghiên cứu là tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp dệt trên
một địa bàn thì tổng thể các doanh nghiệp dệt trên địa bàn là tổng thể đồng chất, nhưng tổng
thể tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn là tổng thể không đồng chất. Việc xác định một tổng
thể là đồng chất hay không đồng chất là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể. Các kết luận
rút ra từ nghiên cứu thống kê chỉ có ý nghĩa khi nghiên cứu trên tổng thể đồng chất.
Tổng thể thống kê có thể là hữu hạn, cũng có thể được coi là vô hạn (không thể hoặc khó
xác định được số đơn vị tổng thể như tổng thể trẻ sơ sinh, tổng thể sản phẩm do một loại máy
xuất ra, …) cho nên khi xác định tổng thể thống kê không những phải giới hạn về thực thể (tổng
thể là tổng thể gì), mà còn phải giới hạn về thời gian và không gian (tổng thể tồn tại ở thời gian
nào, không gian nào).

1.4.2. Tổng thể mẫu


Tổng thể mẫu là tổng thể bao gồm một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung theo một
phương pháp lấy mẫu nào đó.

1.4.3. Quan sát


Quan sát là cơ sở để thu thập số liệu và thông tin cần nghiên cứu. Chẳng hạn trong điều
tra chọn mẫu mỗi đơn vị mẫu sẽ được tiến hành ghi chép, thu thập thông tin và được gọi là một
quan sát.

1.4.4. Tiêu thức thống kê


Tiêu thức thống kê là khái niệm dùng để chỉ ra các đặc điểm của đơn vị tổng thể.
Ví dụ: Khi nghiên cứu nhân khẩu, mỗi nhân khẩu có những tiêu thức như: giới tính, độ
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, … khi nghiên cứu các doanh nghiệp, mỗi
doanh nghiệp có các tiêu thức như: số lượng công nhân, vốn cố định, vốn lưu động, giá trị sản
xuất, …
Tiêu thức thống kê được chia thành hai loại:
9
• Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng
thể, không có biểu hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ các tiêu thức như: giới tính, nghề nghiệp,
tình trạng hôn nhân, dân tộc, tôn giáo, … là các tiêu thức thuộc tính.
• Tiêu thức số lượng: là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ: Tuổi,
chiều cao, trọng lượng của con người, năng suất làm việc của công nhân, …
Các trị số cụ thể khác nhau của tiêu thức số lượng gọi là lượng biến. Ví dụ: tuổi là tiêu
thức số lượng, tuổi không phải là lượng biến. Lượng biến là: 18 tuổi, 20 tuổi, 30 tuổi.
Lượng biến có thể phân chia thành hai loại.
• Lượng biến rời rạc: Là lượng biến mà các giá trị có thể của nó là hữu hạn hay vô
hạn và có thể đếm được.
• Lượng biến liên tục: là lượng biến mà các giá trị có thể có của nó có thể lấp kín
cả một khoảng trên trục số. Vì dụ: trọng lượng, Chiều cao của sinh viên; năng suất của một loại
cây trồng.
Các tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau
trên một đơn vị tổng thể, được gọi là tiêu thức thay phiên. Ví dụ: tiêu thức giới tính là tiêu thức
thay phiên vì chỉ có hai biểu hiện là nam và nữ. Đối với tiêu thức có nhiều biểu hiện ta có thể
chuyển thành tiêu thức thay phiên bằng cách rút gọn thành hai biểu hiện. Ví dụ: thành phần
kinh tế chia thành quốc doanh và ngoài quốc doanh; số công nhân của các doanh nghiệp chia
thành nhỏ hơn 500 và lớn hơn hoặc bằng 500.

1.4.5. Chỉ tiêu thống kê


Chỉ tiêu thống kê là phạm trù biểu hiện đặc điểm về mặt lượng trong sự thống nhất với
mặt chất của tổng thể hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Hoặc, chỉ tiêu thống kê là những con số chỉ mặt lượng gắn với mặt chất của hiện tượng
số lớn trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể.
Theo khoản 3 Điều 3 chương 1 Luật thống kê nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
quy định “Chỉ tiêu thống kê là chỉ tiêu mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ
phát triển, cơ cấu, quan hệ tỉ lệ của hiện tượng kinh tế – xã hội trong không gian và thời gian
cụ thể”.
Căn cứ theo tính chất và nội dung biểu hiện chỉ tiêu thống kê có thể phân biệt thành hai
loại:
• Chỉ tiêu số lượng: là các chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng của tổng thể. Ví dụ: số
nhân khẩu, số doanh nghiệp, vốn cố định, vốn lưu động của một doanh nghiệp, tổng sản phẩm
quốc nội, diện tích gieo trồng, số sinh viên đại học, …
• Chỉ tiêu chất lượng: là các chỉ tiêu biểu hiện tính chất, trình độ phổ biến, quan hệ so
sánh trong tổng thể. Ví dụ: giá thành đơn vị sản phẩm là một chỉ tiêu chát lượng, nó biểu hiện
quan hệ so sánh giữa tổng giá thành và số lượng sản phẩm sản xuất ra, đồng thời nó phản ánh
tính chất phổ biến về mức chi phí cho một đơn vị đã được sản xuất ra. Tương tự, các chỉ tiêu
năng suất lao động, năng suất cây trồng, tiền lương, … là các chỉ tiêu chất lượng.
Các chỉ tiêu chất lượng mang ý nghĩa phân tích, trị số của nó được xác định chủ yếu từ
việc so sánh giữa các chỉ tiêu khối lượng.

10
+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền ban hành.
+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình
hình kinh tế – xã hội chủ yếu của đất nước. Theo khoản 4, 5 Điều 3 Chương 1 Luật Thống kê
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tóm lược cuối chương
Thống kê học là môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu hoạt động thực
tiễn xã hội. Trước khi trở thành một môn khoa học độc lập, thống kê học đã có một nguồn gốc
lịch sử phát triển khá lâu. Đó là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm từ đơn giản đến phức
tạp, được đúc rút dần thành lý luận khoa học ngày càng hoàn chỉnh. Đến nay thống kê ngày
càng phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn về phương pháp luận nó thực sự trở thành công cụ
để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội.
• Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số
của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng trong điều
kiện thời gian và không gian cụ thể
• Thống kê học là khoa học nghiên cứu về mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với
mặt chất của hiện tượng kinh tế – xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học:
- Thống kê học nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất
- Các hiện tượng mà thống kê học nghiên cứu là các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã
hội
- Hiện tượng kinh tế - xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường là hiện tượng số lớn,
tức là một tổng thể bao gồm nhiều hiện tượng cá biệt
- Hiện tượng kinh tế - xã hội luôn tồn tại trong những điều kiện thời gian và không gian
cụ thể
Cơ sở lý luận của thống kê học:
- Kinh tế chính trị học và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Kinh tế học thị trường
- Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Cơ sở phương pháp luận của thống kê học:
- Phương pháp luận của thống kê là tổng hợp lý luận các phương pháp chuyên môn của
thống kê
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận của thống kê
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày đối tượng nghiên cứu của thống kê?
(Gợi ý: Tham khảo mục 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê)
Câu 2: Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của thống kê.
(Gợi ý: Tham khảo mục 1.3. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của thống kê học)
Câu 3: Trình bày các khái niệm: chỉ tiêu thống kê, tổng thể thống kê, tiêu thức thống kê,
đơn vị tổng thể.
(Gợi ý: Tham khảo mục 1.4. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê)
Câu 4: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa chỉ tiêu thống kê và tiêu thức thống kê.
11
(Gợi ý: Tham khảo mục 1.4.4. Tiêu thức thống kê và 1.4.5. Chỉ tiêu thống kê)

12
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN
CỨU THỐNG KÊ
Hướng dẫn học
Để học tốt chương này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần. Làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Học viện Tài chính, Giáo trình Lý thuyết Thống kê và Phân tích dự báo; NXB Tài
chính; HN.2013;
2. Sách hướng dẫn ôn tập môn học Nguyên Lý Thống kê và Phân tích dự báo; Học
viện Tài chính, HN.2020, NXB Tài chính;
Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giáo viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua
email.
Tham khảo thông tin từ trang web môn học.
Nội dung
Chương 2 này có những nội dung: Điều tra thống kê; tổng hợp thống kê; phân tích và dự
báo thống kê.
Mục tiêu
Sau khi học xong Chương 2, học viên cần nắm vững được các kiến thức cơ bản về các
giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê: Điều tra thống kê; tổng hợp thống kê; phân tích
và dự báo thống kê. Đây là những kiến thức nền tảng, là cơ sở để nghiên cứu nội dung các bài
học sau.

2.1. Điều tra thống kê

2.1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của điều tra thống kê


Hiện tượng mà thống kê nghiên cứu là hiện tượng kinh tế – xã hội số lớn, phức tạp, thường
xuyên biến động. Do vậy, khi nghiên cứu thống kê một hiện tượng kinh tế xã hội bất kỳ nào đó
cần phải có thông tin về lượng trên các đơn vị tổng thể.
Ví dụ: khi cần nghiên cứu dân số cả nước với các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, dân tộc,
nghề nghiệp, … Thống kê phải tổ chức thu thập tài liệu trên từng người dân về họ và tên; tuổi;
nam hay nữ; trình độ văn hóa – chuyên môn; dân tộc, hay khi cần nghiên cứu tình hình sản xuất
của các doanh nghiệp, thống kê phải tổ chức thu thập nguồn tài liệu ban đầu phát sinh ra trong
từng doanh nghiệp như: số công nhân đi làm hàng ngày; số giờ máy hoạt động; số nguyên vật
liệu dùng vào sản xuất… việc tổ chức ghi chép tài liệu ban đầu như vậy là điều tra thống kê.
Mặt khác, các hiện tượng kinh tế – xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường là những
hiện tượng số lớn, phức tạp và thường xuyên biến động. Việc thu thập dữ liệu đòi hỏi nhiều
thời gian, công sức và chi phí. Cho nên công tác thu thập dữ liệu cần phải được tiến hành một
cách có hệ thống theo một kế hoạch thống nhất để thu thập được dữ liệu đáp ứng mục tiêu và
khả năng nhân lực, kinh phí trong giới hạn thời gian cho phép.

13
Như vậy, điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học, theo một kế hoạch thống nhất
việc thu thập ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội.
Tài liệu điều tra đúng đắn qua tổng hợp, phân tích, dự báo là căn cứ tin cậy để đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – văn hóa - xã hội; để nắm được các nguồn tài
nguyên phong phú của đất nước và mọi khả năng tiềm tàng có thể khai thác được. Tài liệu do
điều tra thống kê cung cấp có hệ thống là căn cứ thực tế vững chắc để Đảng và nhà nước đề ra
các đường lối chính sách, các kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và quản lý kinh tế – xã hội
một cách sát thực.

2.1.2. Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê


Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập tài liệu về các đơn vị tổng thể cần thiết cho
các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê. Do đó, điều tra thống kê cần đảm bảo
được các yêu cầu cơ bản của hoạt động thống kê nói chung: “Trung thực, khách quan, chính
xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống kê” – khoản 1, điều 4 chương 1 – Luật thống kê.
Trung thực, được đặt ra cho cả cán bộ điều tra và đối tượng điều tra. Yêu cầu này đòi hỏi
người thu thập thông tin (cán bộ điều tra) phải tuyệt đối trung thực, ghi chép đúng như những
điều đã được nghe, được thấy. Ngay cả việc đặt câu hỏi cũng phải hết sức khách quan, không
áp đặt ý định chủ quan, thậm chí không được đưa ra các gợi ý có thể gây ảnh hưởng đối với
người trả lời… nhằm giúp thu được những thông tin trung thực. Đối với đối tượng điều tra
(người cung cấp thông tin), yêu cầu này đòi hỏi họ phải cung cấp những thông tin xác thực,
không được che dấu và khai man thông tin.
Chính xác – khách quan, nghĩa là tài liệu điều tra phải phản ánh đúng trạng thái của các
đơn vị tổng thể, vì vậy phải ghi chép trung thực, có trình độ chuyên môn và có tinh thần trách
nhiệm.
Kịp thời, cung cấp tài liệu đúng lúc cần thiết để phát huy hết tác dụng của tài liệu đó. Yêu
cầu kịp thời được khẳng định bởi thời gian kết thúc việc thu thập ghi trong tài liệu điều tra.
Đầy đủ, có nghĩa là tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung và số đơn vị
tổng thể đã quy định trong văn kiện điều tra. Tài liệu điều tra đầy đủ mới đáp ứng được mục
đích nghiên cứu, đảm bảo tổng hợp, phân tích và dự báo được chính xác.

2.1.3. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê


Theo luật thống kê hiện hành, điều tra thu thập tài liệu thống kê về hiện tượng kinh tế –
xã hội được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu: báo cáo thống kê định kỳ và điều tra thống
kê (điều tra chuyên môn) – (khoản 3, điều 3, chương 1 – Luật thống kê).
2.1.3.1. Báo cáo thống kê định kỳ: Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thu thập tài
liệu về hiện tượng kinh tế – xã hội một cách thường xuyên có định kỳ theo nội dung, phương
pháp và mẫu biểu báo cáo thống kê do cơ quan có thẩm quyền quy định thống nhất trong chế
độ báo cáo thống kê định kỳ do nhà nước ban hành.
Theo định kỳ hàng tháng (quí năm), các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan thuộc
quyền quản lý của nhà nước phải lập và gửi báo cáo theo biểu mẫu thống nhất lên cơ quan cấp
trên.
Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra theo con đường hành chính bắt
buộc, đây là pháp lệnh của nhà nước để quản lý hoạt động của các đơn vị kinh tế nhà nước.
14
Báo cáo thống kê định kỳ được áp dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp quốc doanh và
cơ quan nhà nước. Đối với khu vực kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể, liên doanh nước ngoài được
áp dụng hạn chế.
Báo cáo thống kê là những biểu mẫu báo cáo phù hợp cho từng chỉ tiêu yêu cầu báo cáo,
có nội dung bao gồm: Phần tên gọi của báo cáo, cơ quan ban hành, đơn vị báo cáo, thời gian
định kỳ lập và gửi báo cáo, cơ quan chủ quản nhận báo cáo, chữ ký của người lập báo cáo, của
thủ trưởng đơn vị báo cáo… và phần trình bày chỉ tiêu, tiêu thức và số liệu tổng hợp, tính toán
theo yêu cầu của báo cáo. Ví dụ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo
cáo tổng mức bán lẻ…
2.1.3.2. Điều tra thống kê (điều tra chuyên môn): Là hình thức điều tra thu thập tài liệu
thống kê về hiện tượng kinh tế – xã hội một cách không thường xuyên. không liên tục theo một
kế hoạch, một phương án và phương pháp điều tra quy định riêng phù hợp với mỗi cuộc điều
tra cụ thể.
Ví dụ: các cuộc điều tra nhu cầu nhà ở và hàng tiêu dùng.
Điều tra chuyên môn là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường, chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số các cuộc điều tra hàng năm.
Đối tượng chủ yếu của điều tra chuyên môn là những hiện tượng nghiên cứu không có
yêu cầu theo dõi thường xuyên, liên tục hoặc không có khả năng hoặc quá tốn kém khi thực
hiện thu thập tài liệu thường xuyên liên tục. Những hiện tượng mà báo cáo thống kê định kỳ
không thể thường xuyên phản ánh được. Ví dụ điều tra dân số, điều tra nhu cầu nhà ở, điều tra
giá cả thị trường, điều tra dư luận xã hội về một vấn đề nào đó… hoặc là những hiện tượng tuy
có phổ biến nhưng chậm và không lớn lắm; hoặc những hiện tượng xảy ra bất thường như: thiên
tai, tai nạn lao động… ngoài ra, điều tra chuyên môn còn được tổ chức khi cần kiểm tra chất
lượng của báo cáo thống kê định kỳ. Tài liệu điều tra chuyên môn thu thập được rất phong phú
và phản ánh thực trạng của hiện tượng nghiên cứu tại thời điểm điều tra.
Tuy nhiên, với mỗi cuộc điều tra khác nhau lại có các yêu cầu, kế hoạch và phương pháp
điều tra khác nhau do vậy để tạo thuận lợi trong các cuộc điều tra chuyên môn người ta cần phải
xây dựng một phương án điều tra. Một phương án điều tra bao gồm: Xác định mục đích điều
tra, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, đơn vị, nội dung, phương pháp, thời điểm, thời kỳ, cơ quan
tiến hành, lực lượng, công bố kết quả, kinh phí điều tra… (khoản 1, 2, 3, điều 13, mục 11,
chương 3 – Luật thống kê).
• Xây dựng kế hoạch điều tra thống kê (phương án điều tra)
Thứ nhất: Xác định mục đích điều tra
Vấn đề quan trọng đầu tiên của kế hoạch điều tra là phải xác định rõ được mục đích của
cuộc điều tra, tức là xem cuộc điều tra nhằm tìm hiểu vấn đề gì phục vụ cho yêu cầu nghiên
cứu nào.
Bất kỳ một hiện tượng nào cũng có thể được quan sát, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau. Nhưng với mỗi cuộc điều tra ta không thể và cũng không cần thiết phải điều tra tất cả các
khía cạnh của hiện tượng mà chỉ cần điều tra những khía cạnh phục vụ yêu cầu nghiên cứu cụ
thể.
Việc xác định mục đích điều tra có tác dụng định hướng cho toàn bộ quá trình điều tra.
Nó liên quan đến xác định đối tượng, đơn vị và nội dung điều tra. Muốn xác định mục đích điều

15
tra phải căn cứ vào yêu cầu quản lý và chỉ đạo thường xuyên về kinh tế – xã hội của Đảng và
nhà nước.
Thứ hai: Xác định đối tượng điều tra và đơn vị điều tra
Đối tượng điều tra là tổng thể các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu càn thu thập tài liệu.
Xác định đối tượng điều tra có nghĩa là qui định rõ phạm vi của hiện tượng nghiên cứu,
vạch rõ ranh giới của hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng khác, giúp ta xác định dúng đắn số
đơn vị cần điều tra thực tế. Xác định chính xác đối tượng điều tra giúp ta tránh được nhầm lẫn
khi thu thập dữ liệu, làm cho dữ liệu thu thập và tổng hợp phản ánh đúng hiện tượng cần nghiên
cứu.
Muốn xác định đúng đắn đối tượng điều tra, một mặt phải dựa vào sự phân tích lý luận
kinh tế – xã hội. Mặt khác phải căn cứ vào mực đích điều tra (để nêu lên những tiêu chuẩn phân
biệt giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác có liên quan).
Ví dụ: Trong cuộc tổng điều tra dân số, đối tượng điều tra được xác định là “Nhân khẩu
thường trú trên lãnh thổ Việt Nam”. Để phân biệt “Nhân khẩu thường trú “với “nhân khẩu tạm
trú” và “ nhân khẩu có mặt”, tránh đăng ký trùng lặp hoặc bỏ sót. Kế hoạch điều tra đã nêu ra
những tiêu chuẩn cụ thể để xác định thế nào là nhân khẩu thường trú.
Đơn vị điều tra: là đơn vị thuộc đối tượng điều tra và được thu thập tài liệu. Trong điều
tra toàn bộ, đơn vị điều tra chính là số đơn vị thuộc đối tượng điều tra. Trong điều tra không
toàn bộ, đơn vị thuộc đối tượng điều tra chỉ là đơn vị điều tra khi nó được chọn để tiến hành
thu thập tài liệu.
Xác định đơn vị điều tra chính là xác định nơi sẽ cung cấp những dữ liệu cần thiết cho
quá trình nghiên cứu. Đồng thời đơn vị điều tra là căn cứ để tiến hành tổng hợp, phân tích và
dự báo thống kê.
Khi xác định đơn vị điều tra phải căn cứ vào mục đích điều tra và đối tượng điều tra. Đơn
vị điều tra có thể là từng doanh nghiệp, từng cửa hàng, từng trường học… nhưng cũng có thể
là từng công nhân, từng học sinh…
Cũng có khi trong một cuộc điều tra có thể có nhiều loại đơn vị điều tra để đáp ứng những
yêu cầu nghiên cứu khác nhau. Ví dụ trong tổng điều tra dân số thường dùng 2 loại đơn vị điều
tra là từng người dân và từng hộ gia đình.
Thứ Ba: Nội dung điều tra
Nội dung điều tra là mục lục các tiêu thức cần thu thập tài liệu trên các đơn vị điều tra.
Phải xác định rõ nội dung điều tra, vì ta không thể thu thập tài liệu về tất cả mọi tiêu thức,
mà chỉ thu thập tài liệu về một số tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Vì vậy trong
kế hoạch điều tra phải xác định thống nhất mục lục các tiêu thức cần thu thập dữ liệu.
Xác định nội dung điều tra phải căn cứ vào mục đích điều tra, đồng thời phải tính đến khả
năng về nhân lực, thời gian, chi phí… Tuy nhiên, để phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng
cho phép nội dung điều tra chỉ nên bao gồm những tiêu thức quan trọng nhất, có quan hệ với
nhau, bổ sung cho nhau và có liên quan trực tiếp đến mục đích điều tra.
Mỗi tiêu thức trong nội dung điều tra phải được diễn đạt thành câu hỏi ngắn gọn, cụ thể,
rõ ràng để cả người điều tra và người được điều tra đều hiểu thống nhất.
Thứ tư: Xác định thời điểm, thời kỳ điều tra

16
Thời điểm điều tra: Là mốc thời gian được quy định để ghi chép thống nhất tài liệu của
tất cả các đơn vị điều tra. Xác định thời điểm điều tra là xác định cụ thể mốc thời gian để thống
nhất đăng ký dữ liệu trên các đơn vị tổng thể.
Khi xác định thời điểm điều tra phải căn cứ vào tính chất mỗi loại hiện tượng, đồng thời
phải đảm bảo thuận tiện cho việc đăng ký dữ liệu và tính các chỉ tiêu từ dữ liệu điều tra. Ví dụ
điều tra thị trường áo mưa không thể tiến hành trong mùa khô vì lúc đó cả người bán và người
mua đều không quan tâm để tham gia cung cấp thông tin tốt được.
Thời kỳ điều tra: Là khoảng thời gian được xác định để thống nhất đăng ký dữ liệu của
các đơn vị điều tra trong suốt khoảng thời gian đó (ngày, tuần, 10 ngày, 3 tháng hay 1 năm, …).
Ví dụ: điều tra só lượng sản phẩm làm ra của 1 kỳ nào đó, mức lương bình quân trong 1 tháng,
số lần, số người đi siêu thị trong vòng 1 tuần qua, …
Thời kỳ điều tra có thể dài hay ngắn phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu.
- Thời hạn điều tra: Là thời gian dành cho việc đăng ký ghi chép tátt cả các dữ liệu
điều tra, được tính từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc toàn bộ việc thu thập dữ liệu.
Ví dụ: Tổng điều tra dân số; Thời hạn điều tra là trong vòng 10 ngày đầu tháng 4, mốc
thời gian quy định để đăng ký thống nhất số liệu là 0h ngày 1/4 năm điều tra.
Thời hạn điều tra dài hay ngắn tuỳ thuộc vào quy mo, tính chất phức tạp của hiện tượng,
vào nội dung nghiên cứu, lức lượng tham gia điều tra. Nhưng thời hạn điều tra không nên quá
dài vì sẽ không đảm bảo được yêu cầu kịp thời của tài liệu điều tra.
Thứ năm: Biểu điều tra và bản giải thích cách ghi biểu
Biểu điều tra (còn gọi là phiếu điều tra, bản câu hỏi) là loại bản in sẵn theo mẫu quy định
trong kế hoạch điều tra, được sử dụng thống nhất để chi dữ liệu của đơn vị điều tra.
Biểu điều tra phải chứa đựn toàn bộ nội dung cần điều tra, đồng thời phải thuận tiện cho
việc ghi chép và kiểm tra dữ liệu, thuận tiện cho tổng hợp. Biểu điều tra có thể dùng riêng cho
từng đơn vị điều tra, hoặc là biểu dùng chung cho nhiều đơn vị điều tra (nếu các đơn vị này có
cùng chung một số điều kiện nào đó). Mỗi loại biểu thường có ưu, nhược điểm riêng.
Bản giải thích cách ghi biểu:
Kèm theo biểu điều tra là bản giải thích và hướng dẫn cụ thể cách xác định và ghi dữ liệu
vào biểu điều tra. Nó giúp cho nhân viên điều tra và đơn vị điều tra nhận thức thống nhất các
câu hỏi trong biểu điều tra. Nội dung, ý nghĩa của câu hỏi phải được giải thích một cách khoa
học và chính xác, những câu hỏi phức tạp có nhiều khả năng trả lời cần có ví dụ cụ thể.
Ngoài những nội dung chủ yếu trên, trong kế hoạch điều tra còn cần đề cập và giải thích
một số vấn đề thuộc phương pháp, tổ chức và tiến hành điều tra như:
+ Cách thức chọn mẫu.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu và ghi chép ban đầu.
+ Các bước và tiến độ tiến hành điều tra.
+ Tổ chức và quy định nhiệm vụ của bộ phận tham gia điều tra.
+ Bố trí lực lượng điều tra và phân chia khu vực điều tra.
+ Tổ chức cuộc họp chuẩn bị và huấn luyện nhân viên điều tra.
+ Tiến hành điều tra thử để rút kinh nghiệm.

17
+ Tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghiã của cuộc điều tra.
+ Dự toán về kinh phí điều tra ...

2.1.4. Các loại điều tra


Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau có thể phân chia điều tra thống kê thành các loại
khác nhau:
a. Nếu xét theo tính chất liên tục hay không liên tục của công việc ghi chép có thể chia
điều tra thành 2 loại: Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên.
- Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng
một cách liên tục, theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng. Loại điều tra này
thường dùng đối với các hiện tượng cần được theo dõi liên tục do nhu cầu quản lý. Ví dụ: Biến
động nhân khẩu của một địa phương (sinh, tủ, đi, đến...) thu, chi trong gí đình, số sản phẩm sản
xuất, tiêu thụ, số công nhân có mặt nơi làm việc, vốn lưu động... Dữ liệu của điều tra thường
xuyên là cơ sở để lập báo cáo thống kê định kỳ.
- Điều tra không thường xuyên: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu ban đầu một cách
không thường xuyên không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện
tượng nghiên cứu.
Loại điều tra này thường được tiến hành đối với hiện tượng không cần điều tra thường
xuyên (ít biến động, biến động chậm), các hiện tượng cần theo dõi thường xuyên nhưng có chi
phí điều tra lớn (điều tra dân số, điều tra nông nghiệp, tài sản cố định, ...) hoặc các hiện tượng
không xảy ra thường xuyên (điều tra dữ kiện).
Tài liệu điều tra chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng tại một thời điểm điều tra. Các
cuộc điều tra không thường xuyên có thể được tiến hành theo một định kỳ nhất định (3 tháng,
6 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm, …) hoặc không theo định kỳ khi nào cần ttì tiến hành điều tra.
b. Xét theo phạm vi của đối tượng được điều tra, điều tra có thể phân thành: Điều tra
toàn bộ và điều tra không toàn bộ.
- Điều tra toàn bộ (còn gọi là tổng điều tra): Là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu
ban đầu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra không bỏ sót bất kỳ đơn vị nào. Ví dụ:
Tổng điều tra dân số, tổng điều tra tồn kho vật tư hàng hoá, tổng điều tra vốn sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, …
Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê, nhất là trong
nghiên cứu kinh tế và thị trường. Nó giúp ta tính được các chỉ tiêu quy mô, khối lượng một
cách chính xác. Cho phép nghiên cứu cơ cấu, tình hình biến động, đánh giá thực trạng hiện
tượng, dự báo xu hướng biến động của hiện tượng, … Nhưng điều tra toàn bộ đòi hỏi chi phí
rất lớn về nhân lực, thời gian, chi phí, vì vậy không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp nghiên
cứu.
- Điều tra không toàn bộ: Là tiến hành thu thập tài liệu trên một hoặc một số đơn vị
được chọn ra từ các đơn vị thuộc tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Do khối lượng điều tra ít nên
chi phí tương đối thấp, có thể làm nhiều hơn điều tra toàn bộ, với nội dung điều tra rộng hơn,
thời gian điều tra ngắn hơn. Tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu ta có các loại điều tra không toàn bộ
khác nhau: Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề.

18
+ Điều tra chọn mẫu: Là tiến hành điều tra trên một số đơn vị tổng thể được chọn ra từ
tổng thể chung. Điều tra chọn mẫu được dùng nhiều nhất trong nghiên cứư vì tiết kiệm thời
gian, chi phí và dữ liệu đáng tin cậy. Kết quả của điều tra chọn mẫu được suy rộng cho tổng thể
chung.
+ Điều tra trọng điểm: Là tiến hành điều trs trên bộ phận chủ yếu nhất, tập chung nhất
trong toàn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Kết quả thu được từ điều tra trọng điểm giúp ta
nhận biết nhanh tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu không dùng để suy rộng cho tổng
thể.
Ví dụ: Khi cần nắm bắt nhanh tình hình tiêu thụ xe máy ta chỉ cần khảo sát và thu thập
dữ liệu tại vài địa điểm trung tâm mua bán xe máy chủ yếu.
+ Điều tra chuyên đề: Là tiến hành điều tra trên một số rất ít các đơn vị tổng thể, nhưng
lại đi sâu nghiên cứu chi tiết mội khía cạnh khác nhau của đơn vị đó. Mục đích là để khám phá,
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu. Tài liệu của điều tra chuyên đề không
dùng để suy rộng, không dùng để tìm hiểu tình hình cơ bản của hiện tượng mà chỉ rút ra kết
luận về bản thân các đơn vị được điều tra (tốt, xấu) để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra
các kinh nghiệm. Kết quả điều tra chuyên đề có thể được sử dụng làm cơ sở để thiết kế cho một
cuộc điều tra quy mô lớn.

2.1.5. Các phương pháp thu thập tài liệu điều tra
Điều tra thu thập tài liệu thống kê thực hiện theo hai phương pháp chủ yếu: Phương pháp
trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
2.1.5.1. Thu thập trực tiếp
Là phương pháp điều tra thu thập tài liệu điều tra trong đó điều tra viên phải trực tiếp
quan sát, tiếp xúc với đối tượng điều tra để trực tiếp thực hiện các công việc điều tra, ghi chép
kết quả điều tra hoặc trực tiếp giám sát, theo dõi kiểm tra, đôn đốc những người được huy động
tham gia thực hiện tốt các công việc trong cuộc điều tra.
Ví dụ: Người điều tra có thể quan sát số lượng và thái độ của các khách đến thăm gian
hàng của công ty tại một hội chợ hay một cuộc điều triển lãm hoặc có thể đến phỏng vấn trực
tiếp đối tượng được điều tra và tự ghi chép tài lệu vào phiếu điều tra, điều tra dân số, điều tra
tồn kho hàng hoá, …
Tài liệu điều tra theo phương pháp trực tiếp thường có độ chính xác cao, tuy nhiên phương
pháp thu thập này phạm vi ứng dụng bị hạn chế vì có nhiều hiện tượng không cho phép quan
sát trực tiếp mặt khác tốn kém về thời gian, công sức, tiền của.
2.1.5.2. Thu thập gián tiếp
Là phương pháp điều tra thu thập tài liệu điều tra trong đó người điều tra không trực tiếp
tiếp xúc với đối tượng điểu tra, không trực tiếp làm công việc điều tra.
Phương pháp này chủ yếu thu thập tài lệu qua bản viết của đơn vị điều tra, qua điện thoại,
qua chứng từ sổ sách văn bản sẵn có.
Thu thập gián tiếp ít tốn kém hơn thu thập trực tiếp, nhưng kết quả thu thập chậm, chất
lượng tài liệu thường không cao, khó phát hiện sai sót, khó sửa chữa bổ sung sai sót.

19
2.1.6. Sai số trong điều tra thống kê
Các cuộc điều tra thống kê dù được thu thập dữ liệu bằng phương pháp nào đều phải đảm
bảo yêu cầu chính xác với mức độ nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế điều tra tài liệu thu thập
được thường có sai số.
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thu nhập được trong điều tra với
trị số thực tế của hiện tượng nghiên cứu.
Sai số trong điều tra làm giảm tính chính xác, đúng dắn, trung thực của kết quả điều tra,
giảm chất lượng của tài liệu điều tra thu thập được. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, tính đúng
đắn, chính xác trung thực của kết quả tổng hợp, phân tích thống kê trong giai đoạn kế tiếp.
Sai số trong điều tra thống kê thường do hai nguyên nhân tạo ra:
- Sai số do ghi chép:
+ Do vạch kế hoạch điều tra sai hoặc không khoa học, không sát với thực tế của hiện
tượng.
+ Do trình độ của nhân viên điều tra.
+ Do đơn vị điều tra không hiểu câu hỏi.
+ Do ý thức, tinh thần trách nhiệm của nhân viên điều tra và đơn vị điều tra.
+ Do dụng cụ đo lường không chính xác.
+ Do công tác tuyên truyền, vận động không tốt.
+ Do lỗi in ấn, …
- Sai số do tính chất đại biểu: Là loại sai số chỉ xảy ra trong điều tra không toàn bộ nhất
là sai số chọn mẫu.
Nguyên nhân của loại sai số này là do việc lựa chọn đơn vị điều tra thực tế không có tính
đại biểu cao. Trong điều tra chọn mẫu, ta chỉ thu thập dữ liệu từ một só ít đơn vị thuộc đối tượng
điều tra rồi căn cứ kết quả điều tra thực tế mà suy rộng thành các đặc trưng của tổng thể. Như
vậy tổng thể các đơn vị được chọn nếu khác về kết cấu theo tiêu thức điều tra với tổng thể chung
sẽ phát sinh sai số do tính chất đại biểu.
Để hạn chế sai số, cần huấn luyện kỹ nội dung điều tra, tuyển chọn điều tra viên theo tiêu
chuẩn nghiêm ngặt, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đo lường (nếu cuộc điều tra cần) và thường xuyên
kiểm tra khi cuộc điều tra được tiến hành.
Tài liệu thu thập được cũng cần kiểm tra logic xem xét độ hợp lý của tài liệu phts hiện
các bất thường để thẩm tra lại, kiểm tra tính chất đại biểu của đơn vị điều tra (trong điều tra
chọn mẫu) và kiểm tra về mặt tính toán (cộng hàng và cột, đơn vị tính, biểu này và biểu trước)
làm tốt khâu này cũng hạn chế được nhiều sai sót và cũng không mất nhiều thời gian.
Kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra nhằm phát hiện những sai lệch trong
quá trình điều tra. Làm tốt công tác tuyên truyền đối với những đối tượng được điều tra để kết
quả điều tra thu được là trung thực, khách quan, tránh trường hợp đối tượng được điều tra cung
cấp những thông tin có tính chất cảm tính, thiếu trung thực.

20
2.2. Tổng hợp thống kê

2.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê


Sau khi tiến hành điều tra thống kê, cơ quan thống kê đã thu thập được những tài liệu về
tiêu thức điều tra trên mỗi đơn vị tổng thể. Các tài liệu này mới chỉ phản ánh các đặc điểm riêng
của từng đơn vị. Để có thể nêu lên một số đặc trưng của tổng thể, cần phải tiến hành tổng hợp
các tài liệu điều tra.
Tổng hợp thống kê có nhiệm vụ chỉnh lý và hệ thống hoá các tài liệu ban đầu thu thập
được trong điều tra thống kê, nhằm bước đầu nêu lên một số đặc trưng cơ bản của hiện tượng
nghiên cứu và tạo cơ sở cho việc phân tích sau này. Cũng do hiện tượng nghiên cứư phức tạp,
thường bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình khác nhau; cho nên người ta thường không
tổng hợp chung toàn bộ hiện tượng, mà phải tổng hợp đến từng tổ, từng bộ phận đại diện cho
cá loại hình khác nhau.Có nghĩa là muốn tổng hợp thống kê, người ta thường dùng phương
pháp phân tổ, nhằm phân chia một tổng thể hiện tượng thành cá tổ, các tiểu tổ có sự khác nhau
về tính chất.

2.2.2. Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê


Mục đích của tổng hợp thống kê: Trong phân tích và dự báo thông kê phải dựa vào những
tài liệu biểu hiện hình ảnh thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Kết quả của tổng hợp thống kê là
căn cứ để phân tích và dự báo thống kê.Cho nên, mục đích của tổng hợp thống kê là khái quát
hoá những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên
cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Khi xác định mục đích của tổng hợp thống kê, phải căn cứ vào
yêu cầu tìm hiểu và phân tích những mặt cần thiết nào đó của hiện tượng nghiên cứu để nêu
khái quát những chỉ tiêu cần đạt được trong tổng hợp.
- Nội dung của tổng hợp thống kê là danh mục các biểu hiện của những tiêu thức mà
chúng được xác định trong nội dung điều tra. Tuy nhiên, không phải tất cả các biểu hiện của
tiêu thức điều tra đều dựa vào nội dung tổng hợp, mà phải chọn lọc để nội dung tổng hợp vừa
đáp ứng mục đích nghiên cứu.
- Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp thống kê.
Có hai hình thức tổ chức tổng hợp thống kê chủ yếu: tổng hợp từng cấp và tổng hợp tập
trung.
Tổng hợp từng cấp là tổ chức tổng hợp các tài liệu điều tra theo từng bước, từng cấp từ
dưới lên theo một kế hoạch đã vạch sẵn.
Tổng hợp tập trung là toàn bộ tài liệu ban đầu được tập trung về một cơ quan để tiến hành
chỉnh lý và hệ thống hoá từ đầu đến cuối. Cách tổng hợp này thường được tiến hành bằng các
phương tiện cơ giới.
Tổng hợp từng cấp thường được áp dụng trong chế độ báo cacó thống kê định kỳ và một
số cuộc điều tra chuyên môn ( là hình thức tổ chức tổng hợp chủ yếu). Tổng hợp tập trung chỉ
áp dụng đối với một số cuộc điều tra chuyên môn lớn.
Kỹ thuật tổng hợp giữ một vai trò quan trọng trong công tác tổng hợp thống kê. Có thể
phân biệt hai loại kỹ thuật tổng hợp: Tổng hợp thủ công và tổng hợp bằng máy. Tổng hợp bằng
máy là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất lao động và đảm bảo tính chính xác của các
số liệu được chỉnh lý, hệ thống hoá.
21
- Chuẩn bị tài liệu và kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp.
Mỗi cơ quan hay cá nhân thực hiện tổng hợp đều phải tập trung đầy đủ só lượng phiếu
điều tra, hoặc tài liệu khác để có thể đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ được đảm nhiệm. Tài liệu
tập trung không đầy đủ từ đầu mà tiến hành tổng hợp, sau đó phải tiến hành tổng hợp bổ sung,
sẽ làm cho khối lượng công việc tổng hợp tăng lên rất nhiêu.
Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp là một việc làm khổng thể bỏ qua được. Chất lượng
và kết quả tổng hợp phụ thuộc vào chất lượng các tài liệu dùng vào tổng hợp. Kiểm tra tài liệu
trước khi tiến hành chỉnh lý – hệ thống hoá nhằm mục đích đảm bảo tính chính xác của tài liệu
điều tra ban đầu, phục vụ cho việc tính toán đúng các chỉ tiêu phân tích sau này.

2.3. Phân tích và dự báo thống kê

2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích dự báo thống kê
Phân tích dự báo thống kê nhằm vạch rõ nội dung cơ bản của các tài liệu đã được chỉnh
lý trong tổng hợp thống kê, giải đáp các yêu cầu nghiên cứu đề ra. Phân tích thống kê phải xác
định được các mức độ của hiện tượng nghiên cứu, trình độ và xu hướng biến động của hiện
tượng, tính chất và trình độ chặt chẽ các mối liên hệ giữa các hiện tượng; dự báo ở mức độ
tương lai của hiện tượng.
Phân tích và dự báo thống kê là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, biểu
hiện tập trung kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Tài liệu điều tra và tổng hợp
chỉ có trải qua một quá trình phân tích sâu sắc và toàn diện mới có thể nêu lên được biểu hiện
về mặt bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu.
Phân tích và dự báo thống kê không những chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức xã hội, mà
trên một giác độ nhất định còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải tạo xã hội.
Nhiệm vụ của phân tích dự báo thống kê là:
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, nhằm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý kinh
tế của các ngành, các cấp.
- Phân tích tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội cần nghiên cứu.
Để đảm bảo kết quả đúng đắn, khách quan, phân tích và dự báo thống kê phải tuân thủ
các nguyên tắc (yêu cầu) sau đây:
a/ Phân tích và dự báo thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế –
xã hội.
Phân tích lý luận giúp ta hiểu rõ tính chất và xu hướng chung của hiện tượng, trên cơ sở
đó dùng các số liệu và phương pháp phân tích để khẳng định tính chất cụ thể của nó.
b/ Phân tích và dự báo thống kê phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong
mối liên hệ ràng buộc lẫn nhu. Phân tích và dự báo thống kê phải sử dụng rất nhiều tài liệu, mỗi
tài liệu phản ánh chỉ một khía cạnh của hiện tượng (một sự kiện). Nếu đặt cô lập tài liệu này
với tài liêu khác sẽ không thấy hết được thực chất của hiện tượng.
c/ Phân tích và dự báo thống kê đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức phát
triển khác nhau phải áp dụng các phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp thống kê chỉ có ý
nghĩa và tác dụng đối với một loại hiện tượng. Do đó, không thể sử dụng một phương pháp để
phân tích và dự báo cho mọi hiện tượng.

22
2.3.2. Những vấn đề chủ yếu của phân tích và dự báo thống kê
Trước khi tiến hành phân tích và dự báo thống kê, người ta cần phải xây dựng một phương
án gồm các vấn đề chủ yếu như sau:
+ Mục đích cụ thể của phân tích và dự báo thống kê. Mục đích của phân tích dự báo
thống kê cũng là mục đích nghiên cứu thống kê. Xác định mục đích của phân tích và dự báo
thống kê cụ thể tức là nêu lên những vấn đề cần giải quyết trong một phạm vi nhất định.
Mục đích phân tích và dự báo thống kê cụ thể ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn tài liệu
nào? Tính toán những chỉ tiêu gì? Dùng phương pháp phân tích cụ thể nào?...
Căn cứ để xác định mục đích phân tích và dự báo cụ thể là căn cứ yêu cầu nhằm giải
quyết những nhiệm vụ kinh tế – xã hôị đặt ra cho các đơn vị hoặc cơ quan – doanh nghiệp.
+ Lựa chọn, đánh giá tài liệu dùng để phân tích và dự báo thống kê.
Phân tích và dự báo thường dùng một khối lượng lớn tài liệu từ các nguồn khác nhau.
Phần lớn các tài liệu thu thập được và tổng hợp qua các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra
chuyên môn do hệ thống kế toán và thống kê chuyên trách đảm nhiệm thường có độ chính xác
cao. Những tài liệu này phục vụ không chỉ cho một mà cho nhiều mục đích nghiên cứu khác
nhau, nhất là nguồn tài liệu của các cuộc tổng điểu tra. Ngoài ra, khi phân tích cần phải sử dụng
nguồn tài liệu của các ngành khác, hoặc cơ quan khác ... Những tài liệu này có nội dung, phương
pháp tính toán, phương pháp thu thập và tổng hợp có thể khác nhau. Do vậy khi tiến hành phân
tích và dự báo phải có sự lựa chọn, đánh giá tài liệu trước khi dùng vào phân tích.
Căn cứ vào mục đích phân tích và dự báo mà lựa chọn những tài liệu thật cần thiết, gồm
các tài liệu chính và những tài liệu có liên quan, nếu thiếu các tài liệu cần thiết thì phải tiến
hành thu thập thêm hoặc có thểdựa vào nguồn tài liệu sẵn có mà tính toán.
Chất lượng các tài liệu ảnh hưởng đến chất lượng của phân tích và dự báo. Do đó, khi lựa
chọn các tài liệu cần thiết phải tiến hành đánh giá chúng trên các mặt sau:
- Tài liệu thu thập được có đảm bảo các yêu cầu chính xác, kịp thời và đầy đủ hay không?
Phương pháp thu thập tài liệu có khoa học hay không? Trong điều tra chọn mẵu cần đánh giá
tính chất đại biểu của số mẫu được chọn để điều tra thực tế v.v...
- Các tài liệu có được phân tổ, chỉnh lý và hệ thống hoá khoa học hay không? Có đáp ứng
yêu cầu và mục đích của phân tích hay không?
- Các chỉ tiêu được tính toán theo phương pháp nào? Có nhất trí với phương pháp của
thống kê hay không? Các tài liệu có đảm bảo tính chất so sánh được với nhau hay không? v.v...
+ Xác định các phương pháp, các chỉ tiêu phân tích dự báo.
Thống kê học sử dụng nhiều phương pháp để phân tích và dự báo như: Phương pháp tính
các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và bình quân; phương pháp dãy số biến động; phương pháp chỉ
số; … Thống kê học cũng vận dụng cả một số phương pháp của toán học như: phương pháp
tương quan, hồi quy, phân tích phương sai, ngoại suy,… Mỗi phương pháp đềi có đặc điểm ý
nghĩa và tác dụng khác nhau. Do đó, lựa chọn các phương pháp phân tích và dự báo cho từng
trường hợp cụ thể, cần phải chú ý các điểm sau:
- Phải xuất phát từ mục đích cụ thể của phân tích thống kê, cũng như xuất phát từ đặc
điểm, tính chất sự biến động, mối liên hệ của các hiện tượng được nghiên cứu và nguồng số
liệu để chọn phương pháp cho phù hợp.

23
- Phải hiểu rõ ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng của từng phương pháp để áp dụng
một cách linh hoạt vào từng trường hợp cụ thể.
- Phải biết khéo léo kết hợp nhiều phương pháp nhằm phát huy tác dụng tổng hợp của
chúng, để làm cho việc phân tích dự báo được sâu sắc và toàn diện hơn.
Khi phân tích và dự báo, phải xác định được các chỉ tiêu cần thiết, phù hợp với mục đích
nghiên cứu. Để xác định các chỉ tiêu cần chú ý:
- Phải lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh đúng đắn nhất đặc điểm và bản
chất của hiện tượng nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu phân tích phải có sự liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau để tiện cho việc
đối chiếu, so sánh.
+ So sánh đối chiếu các chỉ tiêu.
Mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt của hiện tượng nghiên cứu. So sánh, đối chiếu chỉ tiêu với
nhau sẽ thấy được đặc điểm, bản chất, xu hướng phát triển và tính quy luật của hiện tượng được
nghiên cứu. So sánh, đối chiếu chỉ tiêu được quán triệt trong các phương pháp phân tích và dự
báo thống kê.
Khi so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu cần chú ý đảm bảo tính chất có thể so sánh được. Nếu
tính chất này bị vi phạm thì phải tiến hành chỉnh lý, tính toán nhằm làm cho chúng trở thành so
sánh được.
+ Dự báo thống kê là căn cứ vào tài liệu thống kê và hiện tượng nghiên cứu trong thời
gian đã qua; sử dụng các phương pháp thích hợp để tính toán các mức độ tương lai của hiện
tượng.
Kết quả dự báo thống kê là một trong những căn cứ tin cậy giúp cho việc xây dựng kế
hoạch, xây dựng phát triển kinh tế – xã hội một cách chính xác.
Tuỳ theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu và mục đích nghiên dự báo cụ thể; thống
kê có thể tiến hành dự báo với các thời hạn khác nhau: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Các đơn
vị cơ sở thường làm dự báo ngắn hạn nhằm phục vụ thiết thực cho việc chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ thường xuyên.
Tóm lược cuối chương
Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc
thu thập, ghi chép, nguồn tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội
• Yêu cầu của điều tra thống kê: Trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời, đầy đủ.
• Các hình thức tổ chức điều tra thống kê: báo cáo thống kê định kỳ, điều tra chuyên môn
• Các phương pháp điều tra thống kê: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp
• Các loại điều tra thống kê
- Căn cứ theo thời gian: điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
- Căn cứ theo phạm vi: điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học
các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê.
Phân tích và dự báo thống kê là nêu lên bản chất và tính quy luật của hiện tượng kinh
tế - xã hội 1 cách tổng hợp thông qua các biểu hiện bằng số lượng trong điều kiện thời gian và
địa điểm cụ thể.

24
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Phân tích các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê?
(Gợi ý: Tham khảo mục 2.1.2. Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê)
Câu 2: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa điều tra thống kê thường xuyên và điều
tra thống kê không thường xuyên.
(Gợi ý: Tham khảo mục 2.1.4.a. Xét theo tính chất liên tục hay không liên tục của công
việc ghi chép)
Câu 3: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa điều tra toàn bộ và điều tra không toàn
bộ.
(Gợi ý: Tham khảo mục 2.1.4.b. Xét theo phạm vi của đối tượng được điều tra)
Câu 4: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa báo cáo thống kê định kỳ và điều tra
chuyên môn.
(Gợi ý: Tham khảo mục 2.1.3. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê)
Câu 5: Nêu những điểm giống và khác nhau của các loại điều tra không toàn bộ.
(Gợi ý: Tham khảo mục 2.1.4.b. Xét theo phạm vi của đối tượng được điều tra)
Câu 6: Nêu các vấn đề cơ bản của tổng hợp thống kê.
(Gợi ý: Tham khảo mục 2.2. Tổng hợp thống kê)
Câu 7: Tại sao nói phân tích thống kê là công cụ để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội?
(Gợi ý: Tham khảo mục 2.3. Phân tích và dự báo thống kê).
Câu 8: Nêu những vấn đề cơ bản của phân tích thống kê.
(Gợi ý: Tham khảo mục 2.3. Phân tích và dự báo thống kê).

25
CHƯƠNG 3: PHÂN TỔ THỐNG KÊ
Hướng dẫn học
Để học tốt chương này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần. Làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Học viện Tài chính, Giáo trình Lý thuyết Thống kê và Phân tích dự báo; NXB Tài
chính; HN.2013;
2. Sách hướng dẫn ôn tập môn học Nguyên Lý Thống kê và Phân tích dự báo; Học
viện Tài chính, HN.2020, NXB Tài chính;
Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giáo viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua
email.
Tham khảo thông tin từ trang web môn học.
Nội dung
Chương 3 này có những nội dung: Những vấn đề chung về Phân tổ thống kê; các bước
tiến hành phân tổ thống kê.
Mục tiêu
Sau khi học xong Chương 3, học viên cần nắm vững được các kiến thức cơ bản về Phân
tổ thống kê: Những vấn đề chung về Phân tổ thống kê; các bước tiến hành phân tổ thống kê.
Đây là những kiến thức nền tảng, là cơ sở để nghiên cứu nội dung các bài học sau.

3.1. Những vấn đề chung của phương pháp phân tổ thống kê

3.1.1. Khái niệm về phân tổ thống kê


Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia
hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (hoặc các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình nhân khẩu, căn cứ vào tiêu thức “giới tính” để chia tổng
số nhân khẩu thành hai tổ: nam và nữ; căn cứ vào tiêu thức “tuổi” để chia số nhân khẩu này
thành nhiều tổ có độ tuổi khác nhau. Hay khi nghiên cứu tình hình sản xuất của các doanh
nghiệp, có thể chia tổng số doanh nghiệp thành các nhóm theo các tiêu thức: thành phần kinh
tế; số lượng công nhân; giá trị sản xuất...
Khi phân tổ thống kê, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ (và tiểu tổ),
giữa các tổ có sự khác nhau rõ về tính chất, còn trong phạm vi mỗi tổ, các đơn vị đều có sự
giống nhau (hoặc gần giống nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ để phân tổ.

3.1.2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê


Phân tổ thống kê có ý nghĩa nhiều mặt trong nghiên cứu thống kê.
Trong một số trường hợp, khi tiến hành điều tra thống kê, người ta đã dùng đến phương
pháp phân tổ. Ví dụ khi điều tra doanh thu của những người buôn bán, trước hết phải chia số
người buôn bán theo ngành hàng, nhóm hàng kinh doanh, sau đó chọn ra một số người nhất
định trong mỗi ngành hàng, nhóm hàng đó để thu thập số liệu. Tương tự như vậy, để tiến hành
26
điều tra, thăm dò ý kiến của các nhà khoa học về một vấn đề nào đó, người ta thường phải chia
số cán bộ khoa học – kỹ thật được hỏi ý kiến theo các ngành khoa học khác nhau, ...
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Phân tổ thống
kê giúp ta hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra, giúp ta
phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ khjác nhau theo những chỉ tiêu cần tổng hợp. Thông
qua tài liệu đã được phân tổ và đặc trưng chung của hiện tượng nghiên cứu.
Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê; đòng
thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác. Các phương pháp tính số
tương đối, số bình quân, chỉ số, hồi quy và tương quan, ... thường dựa trên các kết quả phân tổ
thống kê. Chỉ sau khi đã phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm
khác nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình biến động, mối quan hệ giữa các
hiện tượng mới có ý nghĩa đúng đắn.
Phân tổ thống kê thực hiện việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp. Các
đặc trung số lượng của từng tổ giúp ta thấy được đặc trung của tổng thể, nhận thức được bản
chất và qui luật của hiện tượng. Tổng thể hiện tượng được chia thành các tổ có qui mô, đặc
điểm khác nhau, mặt số lượng và quan hệ số lượng của các tổ phản ánh mức độ, kết cấu của
hiện tượng và mối liên hệ giưac các tiêu thức.
Phương pháp phân tổ được vận dụng phổ biến nhất trong việc nghiên cứu các hiện tượng
kinh tế – xã hội. Lý luận phân tổ là một trong những trung tâm lý luận của thống kê học nước
ta hiện nay. Vai trò của phương pháp phân tổ được quyết định chủ yếu bởi nội dung lý luận
phomg phú và hiệu quả toa lớn của nó trong toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê hoàn chỉnh.

3.1.3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê


Phân tổ thống kê giải quyết các nhiệm vụ cơ bản dưới đây:
- Phân chia các loại hình kinh tế – xã hội của hiện tượng nghiên cứu.
Các loại hình của hiện tượng kinh tế – xã hội tồn tại khách quan. Sự vận động và phát
triển của toàn bộ hiện tượng là lkết quả đấu tranh giữa các loại hình đối lập tồn tại ngay trong
bản thân hiện tượng. Do vậy, phương pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các đặc trung
riên biệt của từng loại hình và mối quan hệ của các loại hình đó. Muốn vậy, trước hết phải dựa
vào lý luận kinh tế – chính trị – xã hội để phân biệt các bộ phận khác nhau về tính chất và tồn
tại khách quan trong nội bộ hiện tượng. Chẳng hạn, trong các loại hình kinh tế – xã hội, cần chú
trọng đến các thành phần kinh tế và thành phần giai cấp, vì sự thay đổi các loại hình này phản
ánh sự biến đổi của kết cấu xã hội và quan hệ sản xuất. Loại phân tổ để gíải quyết nhiệm vụ cơ
bản này gọi là phân tổ phân loại.
- Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu.
Mỗi một loại hình hay hiện tượng kinh tế – xã hội thường do nhiều bộ phận, nhiều nhóm
đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận (hay các nhóm) này chiếm những tỷ trọng
khác nhau trong tổng thể và nói lên tầm quan trọng của mình trong tổng thể đó. Mặt lkhác, tỷ
trọng của các bộ phận còn nói lên kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào đó. Muốn nghiên
cứu được kết cấu của tổng thể, phải dựa trên cơ sở phân tổ thống kê. Trong công tác nghiên cứu
thống kê, các bảng phân tổ kết cấu được sử dụng rất phổ biến. Kết cấu của tổng thể phản ánh
một trong các đặc trưng cơ bản của tổng thể trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Sự

27
thay đổi kết cấu của tổng thể qua thời gian giúp ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng
nghiên cứu. Phương pháp phân tổ thống kê để giải quyết nhiệm vụ này gọi là phân tổ kết cấu.
- Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.
Hiện tượng kinh tế – xã hội phát sinh và biến động không phải một cách ngẫu nhiên, tách
rời các hiện tượng xung quanh, mà ngược lại, chúng liên hệ và phụ thuộc với nhau theo những
quy luật nhất định. Giữa các tiêu thức mà thống kê nghiên cứu cũng thường có mối liên hệ với
nhau. Sự thay đổi của tiêu thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi của tiêu thức ka theo một quy luật
nhất định.
Tìm hiểu tính chất và mức độ liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và giữa các tiêu thức
nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thống kê.
Khi tiến hành phân tổ, các tiêu thức có liên quan với nhau được chia thành hai loại: Tiêu
thức nguyên nhân (là tiêu thức gây ảnh hưởng) và tiêu thức kết quả (là tiêu thức bị ảnh hưởng,
phụ thuộc vào tiêu thức nguyên nhân).
Phương pháp phân tổ thống kê để giải quyết nhiệm vụ này gọi là phân tổ liên hệ. Phần
này sẽ được trình bày ở mục 4.

3.2. Các bước tiến hành phân tổ thống kê

3.2.1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ


Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được lựa chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê.
Lựa chọn tiêu thức phân tổ là vấn đề mang tính cốt lõi của phân tổ thống kê nên cần được giải
quyết chính xác. Tuy các đơn vị tổng thể có rất nhiều tiêuthức khác nhau, nhưng ta không được
chọn bất kỳ tiêu thức nào làm căn cứ phân tổ. Tiêu thức phân tổ khác nhau sẽ nói lên những
mặt khác nhau của hiện tượng. Có tiêu thức phân tổ nói rõ được bản chất của hiện tượng, nhưng
cũng có những tiêu thức, nếu được chọn làm căn cứ phân tổ, sẽ không đáp ứng được mục đích
nghiên cứu, thậm chí còn làm sai lệch bản chất của hiện tượng. Lênin đã nhận xét:” Cũng những
tài liệu như nhau mà cách sắp xếp khác nhau lại đưa đến những kết luận trái ngược hẳn với
nhau”. Câu nói của Lênin nhằm nêu lên tầm quan trọng của việc lưan chọn chính xác tiêu thức
phân tổ, vì tiêu thức phân tổ khác nhau có thể đưa đến những kết lận trái ngược hẳn nhau, tuy
rằng vẫn cùng một nguồn tài liệu. Trong tác phẩm “Những tài liệu mới về quy luật phát triển
của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp”, Lênin đã phân tích việc phân chia các ấp trại nông
nghiệp nước Mỹ theo hai tiêu thức khác nhau: theo “diện tích” và theo “giá trị sản phẩm”. Lênin
vạch rõ rằng, thống kê tư bản đã tiến hành sắp xếp các ấp trại theo “diện tích” là hoàn toàn sai
lầm, không nói lên được thức chất phát triển thâm canh của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa nước
Mỹ. Theo quan điểm của ông, muốn nói nên chính xác con đường phát triển chủ yếu của nông
nghiệp tư bản chủ nghĩa nước Mỹ, phải tiến hành phân tổ các ấp trại theo tiêu thức “giá trị sản
phẩm”.
Từ những phân tích trên đây chứng tỏ rằng việc phân tổ chính xác, khoa học trước hết
phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Để đảm bảo lựa chọn tiêu thức phân tổ được
chính xác, phản ánh đúng bản chất của hiện tượng, có thể căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:
- Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc, nắm vững bản chất và tính quy
luật của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên
cứu.

28
Tiêu thức bản chất là tiêu thức nói lên được bản chất của hiện tượng nghiên cứu, phản
ánh qua nhiều tiêu thức khác nhau, do vậy phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà dùng lý luận
để chọn ra các tiêu thức bản chất nhất. Ví dụ, khi phân tổ các doanh nghiệp nào đó để nghiên
cứu đơn vị tiên tiến và lạc hậu, thì các tiêu thức: giá thành, năng suất lao động, lợi nhuận là
những tiêu thức bản chất, còn các tiêu thức: số lượng công nhân, giá trị sản xuất, giá trị thiết bị
không phải là tiêu thức bản chất. Ngược lại, để nghiên cứu quy mô của doanh nghiệp thì tiêu
thức bản chất có thể là: số lượng công nhân, giá trị sản xuất, giá trị thiết bị và tài sản cố định v.
v...
- Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra các tiêu
thức phân tổ thích hợp.
Cùng một loại hiện tượng nghiên cứu nhưng phát sinh trong điều kiện thời gian và địa
điểm khác nhau, thì bản chất có thay đổi khác nhau. Vì vậy, tiêu thức phân tổ cũng mang ý
nghĩa khác nhau. Nếu chỉ dùng một tiêu thức phân tổ chung cho mọi trường hợp thì tiêu thức
phân tổ đó trong điều kiện này có thể giúp ta nghiên cứu chính xác, nhưng trong điều kiện khác
nhau lại không có tác dụng gì cả.
Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình đời sống nông dân ở nước ta, trước kia có thể phân tổ
nông hộ theo thành phần giai cấp, theo số ruộng đất chiếm hữu... nhưng đến nay quan hệ sản
xuất ở nông thôn đã thay đổi, tiêu thức “số ruộng đất chiếm hữu” và “ thành phần giai cấp”
không còn phù hợp khi nghiên cứu đến mức sống của nông dân, nên phải chọn các tiêu thức
thích hợp khác như: số lao động, số diện tích nhận khoán... là những tiêu thức phản ánh khả
năng thu nhập và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nnông dân.
- Phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ
hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức.
Phân tổ theo một tiêu thức gọi là phân tổ giản đơn, còn phân tổ theo nhiều tiêu thức gọi
là phân tổ kết hợp. Nhìn chung, hiện tượng kinh tế – xã hội được nghiên cứu thường rất phức
tạp, cho nên việc phân tổ theo một tiêu thức, dù là tiêu thức căn bản nhất, cũng chỉ phản ánh
được một mặt nào đó của hiện tượng, các mặt này có thể bổ sung cho nhau và giúp cho việc
nghiên cứu thêm sâu sắc, toàn diện
Trong nhiều trường hợp, phân tổ kết hợp giúp ta nghiên cứu mối liên hệ giữa các tiêu
thức. Tuy nhiên, cũng không nên kết hợp quá nhiều tiêu thức dễ làm cho việc phân tổ trở nên
phức tạp, có thể dẫn đến những sai soát làm giảm mức độ chính xác của tài liệu. Trong thực tế,
thống kê thường phân tổ kết hợp theo hai hay ba tiêu thức.

3.2.2. Xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ


Sau khi chọn tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề tiếp theo là xét xem cần phải chia hiện
tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ cần thiết đó. Số lượng
tổ phụ thuộc vào lượng thông tin và phạm vi biến động của tiêu thức nghiên cứu. Lượng thông
tin càng nhiều, phạm vi biến động càng lớn thì càng phải phân làm nhiều tổ. Số tổ cần thiết còn
được xác định tuỳ thuộc vào tính chất của tiêu thức phân tổ. Có thể phân biệt hai loại tiêu thức:
tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng.
3.2.1.1. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính
Tiêu thức thuộc tính phản ánh các tính chất của đơn vị tổng thể, không biểu hiện trực tiếp
bằng các con số, ví dụ như: giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nơi cư trú v.v...
29
Trong phân tổ này, các tổ được hình thành là do sự khác nhau giữa các loại hình, các laọi
hình đó có thể được hình thành sẵn từ trước và tồn tại một cách khác quan trọng tự nhiên, xã
hội. Nếu các loại hình tương đối ít, ta có thể coi mỗi loại hình là một tổ. Vì vậy có bao nhiêu
loại hình sẽ phân làm bấy nhiêu tổ. Chẳng hạn phân tổ nhân khẩu theo giới tính, ta sẽ được hai
tổ: nam và nữ, hoặc phân tổ cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ học vấn theo tài liệu sau:
Bảng 3.1: Tài liệu điều tra về cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ học vấn tại
địa phương A, giai đoạn 2010 – 2020
(Đơn vị %)

Thời gian 2010 2015 2020


Trình độ học vấn

Chưa biết chữ 6,57 4,79 4,95

Chưa TN tiểu học 22,63 18,48 15,15

Tốt nghiệp tiểu học 28,87 30,95 31,59

Tốt nghiệp THCS 32,74 34,59 34,61

Tốt nghiệp PTTH 9,19 11,18 13,71

Chung 100,00 100,00 100,00

Trường hợp số loại hình thức có nhiều, có khi tới hàng trăm hàng nghìn, nếu cứ coi mỗi
loại hình là một tổ thì số tổ sẽ quá nhiều, không khái quát chung đươcj. Mặt khác, giữa các loại
hình chưa chắc đã có sự khác nhau rõ rệt về chất . Do đó, phải giải quyết bằng cách ghép các
loại hình nhỏ vào cùng một tổ, theo nguyên tắc: các loại hình đó phải giống nhau (hoặc gần
giống nhau) về tính chất, giá trị sử dụng hay ý nghĩa kinh tế.
Trong thực tế, thống kê thường tiến hành sắp xếp tài liệu theo những văn bản gọi là bảng
phân loại hay bẩng danh mục do Nhà nước quy định thống nhất và cố định trong thời gian tương
đối dài. Muốn lập được các bảng danh mục chính xác, đòi hỏi phải có sự phân tích lý luận sâu
sắc và phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu cụ thể. Ví dụ, ta có bảng phân tổ sau:
Bảng 3.2: Năng suất lao động của các ngành tại địa phương A,
tính bằng GDP/ lao động
(Đơn vị: Triệu đồng)

NGÀNH 2010 2015 2020

Nông nghiệp, lâm nghiệp 1,99 2,35 2,86

Thuỷ sản 8,81 9,16 7,47

Công nghiệp khai thác mỏ 106,62 96,04 56,03

Công nghiệp chế biến 11,71 14,56 17,75

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 66,86 82,17 76,41

30
Xây dựng 25,44 21,37 15,73

Thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng gia đình 11,14 10,85 12,75

Khách sạn, nhà hàng 17,50 17,51 19,20

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 11,00 9,53 10,98

Tài chính, tín dụng 40,50 53,62 46,21

Hoạt động khoa học và công nghệ 71,38 83,16 117,28

Các hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 171,42 139,70 62,99

Quản lý nhà nước, ANQP, đảm bảo xã hội bắt buộc 19,44 13,49 14,42

Giáo dục và đào tạo 11,36 9,98 10,65

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 13,83 14,69 15,69

Hoạt động văn hoá và thể thao 13,73 14,88 16,31

Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 2,09 2,46 2,55

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 7,64 11,70 11,65

Làm thuê công việc gia đình trong các hộ 3,57 6,17 3,47

Chung 6,04 7,13 9,04

3.2.1.2. Phân tổ theo tiêu thức số lượng


Tiêu thức số lượng là loại tiêu thức mà biểu hiện cụ thể là những con số, ví dụ như tiêu
thức tuổi, mức lương, số người trong một hộ gia đình v.v…
Trong phân tổ này, phải căn cứ vào các lượng biến khác nhau của tiêu thức mà sắp xếp
các đơn vị vào các tổ có tính chất khác nhau. Tuỳ theo lượng biến của tiêu thức phân tổ thay
đổi nhiều hay ít mà phân tổ được giải quyết khác nhau.
Trương hợp lượng biến của tiêu thức thay đổi ít, tức là sự biến thiên về lượng giữa các
đợn vị không chênh lệch nhau nhiều, ví dụ như: số người trong một hộ gia đình, số máy do một
công nhân phụ trách, v.v… Trường hợp này, lượng biến chỉ thay đổi trong một phạm vi hẹp
nên số tổ chỉ có một giới hạn nhất định và tương ứng với một trị số của tiêu thức đã có tính chất
khác nhau, do đó có thể coi mỗi lượng biến là cơ sở để hình thành một tổ.
Ví dụ, phân tổ công nhân trong một doanh nghiệp dệt theo số máy mỗi người phụ trách,
ta có bảng sau:
Bảng 3.3: Phân tổ công nhân Doanh nghiệp N (tháng 8/2021)

Số máy dệt do một công nhân


Số công nhân (người)
phụ trách (máy)

11 3

31
12 7

13 20

14 50

15 35

16 15

Cộng 130

Việc phân tổ trên rất đơn giản, vì lượng biến của tiêu thức phân tổ (số máy dệt) chỉ thay
đổi trong phạm vi hẹp (từ 11 đến 16 máy). Khi người công nhân đứng thêm được một máy biểu
hiện chất lượng công tác của họ đã thay đổi. Vì vậy có thể căn cứ vào mỗi lượng biến để thành
lập một tổ.
Trương hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn, nếu căn cứ vào mỗi lượng biến để
hình thành một tổ thì số tổ sẽ quá nhiều, đồng thời không nói rõ sự khác nhau về chất giữa các
tổ. Trong trường hợp này cần chú ý tới mối liên hệ giữa lượng và chất trong phân tổ, nghĩa là
phải xem sự thay đổi về lượng đến mức độ nào thì chất của hiện tượng sẽ thay đổi và làm nảy
sinh ra một tổ khác. Như vậy, mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến, có hai giới hạn: giới
hạn dưới vsf giưới hạn trên. Giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất của tổ để làm cho tổ đó được
hình thành. Giới hạn trên là lượng biến lớn nhất của tổ, nếu vượt quá giới hạn này thì chất lượng
thay đổi và chuyển sang tổ khác. Trị số chênh lệch giữa hai giưới hạn này gọi là trị số khoảng
cách tổ.
d = Rmax - Rmin
Trong đó:
d – Trị số khoảng cách tổ
Rmax – Giới hạn trên của tổ (lượng biến lớn nhất của tổ)
Rmin – Giới hạn dưới của tổ (lượng biến nhỏ nhất của tổ)
Về việc phân tổ như vậy gọi là phân tổ có khoảng cách tổ. Ta có ví dụ sau đây:
Bảng 3.4: Phân bố dân số theo nhóm tuổi tại địa phương A
(Đơn vị tính: %)

Giới tính
Nhóm tuổi Tỷ lệ dân số
Nam Nữ

0–4 7,64 3,90 3,74

5–9 11,55 5,80 5,76

10 – 14 13,06 6,84 6,22

15 – 19 11,91 5,91 6,00

20 – 24 7,94 4,06 3,88


32
25 – 29 6,49 3,19 3,30

30 – 34 6,90 3,16 3,74

35 – 39 7,26 3,45 3,80

40 – 44 6,16 2,89 3,27

45 – 49 4,60 2,11 2,49

50 – 54 3,17 1,45 1,72

55 – 59 3,22 1,44 1,78

60 – 64 2,97 1,34 1,63

Trên 65 7,14 2,90 4,24

Cả nước 100,00 48,43 51,57

Để xác đinh danh giới giữa các tổ, có hai trường hợp:
- Thứ nhất, là trị số của tiêu thức phân tổ biến thiên không liên tục: Giới hạn dưới của
một tổ nào đó là trị số sát với giới hạn trên của tổ trước và giới hạn trên của tổ đó là trị số sát
với giới hạn dưới của tổ sau. Ví dụ: như bảng phân tổ dân số theo nhóm tuổi vừa nêu trên.
- Thứ hai, là trị số của tiêu thức phân tổ biến thiên liên tục, thì giới hạn dưới của một tổ
nào đó là trị số trùng với giới hạn trên của tổ trước và giới hạn trên của tổ đó là trị số trùng với
giới hạn dưới của tổ sau. Theo quy ước nếu đơn vị nào đó có trị số tiêu thức trùng với giới hạn
trên của một tổ thì đơn vị đó được xếp vào tổ kế tiếp.
Trong phân tổ, việc xác định khoảng cách tổ đều nhau hay không đều nhau tuỳ theo tính
chất, đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu hay tuỳ theo mục đích so sánh và phân tích của người
nghiên cứu. Trên thực tế, sự biến đổi về lượng của các hiện tượng kinh tế – xã hội thường diễn
ra không đều đặn, do đó trong rất nhiều trường hợp nghiên cứu phải phân tổ với khoảng cáhc
tổ không đều nhau. Đối với các hiện tượng tương đối đồng nhất về loại hình kinh tế – xã hội và
lượng biến của các đơn vị phân tán đều thì có thể phân tổ với khoảng cách tổ đều nhau. Khi đó,
trị số của khoảng cách tổ được tính theo công thức sau:

X max − X min
h=
n
Trong đó:
h – Trị số khoảng cách tổ
Xmax – Lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.
Xmin – Lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ.
n – Số tổ dự định chia.

33
Phân tổ mở là phân tổ mà tổ đầu tiên không có giới hạn dưới và tổ cuối cùng không có
giới hạn trên, các tổ còn lại có thể có khoảng cách tổ đều hoặc không đều. Việc thành lập các
tổ mở trong thống kê rất cần thiết vì nó có tác dụng thu nạp đầy đủ các đơn vị có trị số lượng
biến nhỏ bất thường và lớn bất thường, tránh việc hình thành quá nhiều tổ. Khi tính toán đối
với tài liệu phân tổ mới, người ta quy ước lấy khoảng cách tổ của tổ mở bằng với khoảng cách
tổ của tổ nào đứng gần nó nhất.

3.2.3. Dãy số phân phối


Sau khi đã lựa chọn được tiêu thức phân tổ, xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ, ta
thực hiện việc sắp xếp các đợn vị vào từng tổ bằng cách lập bảng tần số phân bố hay còn gọi là
dãy số phân phối. Dãy số phân phối biểu hiện số lượng các đơn vị trong tổng thể được phân
chia vào từng tổ theo các tiêu thức nhất định. Nếu tiêu thức phân tổ là tiêu thức chất lượng thì
ta có dãy số thuộc tính, còn tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng thì ta có dãy số lượng biến.
Dãy số luợng biến thường bao gồm hai thành phần: lượng biến (Xi)và tần số (fi). Lượng
biến là biểu hiện cụ thể của tiêu thức số lượng. Tần số là số đơn vị được phân phối vào trong
mỗi tổ, tần số của mỗi tổ có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối (nghĩa là số quan sát có cùng một
biểu hiện) hoặc bằng số tương đối (nghĩa là so với tổng số quan sát, số đơn vị có cùng biểu hiện
này chiếm bao nhiêu phần trăm). Ví dụ về dãy số phân phối ta có thể xem bảng 3.3 và bảng 3.4
ở trên.
Dãy số lượng biến thường có dạng:

Lượng biến (Xi) Tần số (fi)

X1 f1
X2 f2
X3 f3
… …
Xn fn

Số lượng các đơn vị hay tần số của mỗi tổ được xác định bằng cách đếm số đơn vị (số
quan sát) rơi vào giới hạn của tổ đó. Trường hợp số quan sát ít, ta có thể đếm bằng cách sử dụng
ký hiệu gạch, mỗi một gạch tượng trưng cho một quan sát. Nếu như số quan sát lớn chúng ta
thường không thể đếm bằng tay mà phải sử dụng các chương trình máy tính phổ biến như Excel
hay chương trình thống kê chuyên dụng như SPSS for Windows để tiến hành phân tổ và xác
định tần số của mỗi tổ sau khi ta đã nhập đầy đủ các số liệu vào máy.

3.2.4. Chỉ tiêu giải thích


Trong phân tổ thống kê ta còn phải xác định các chỉ tiêu giải thích. Mỗi chỉ tiêu giải thích
có một ý nghĩa riêng, nó giúp ta thấy rõ đặc trưng của các tổ cũng như toàn bộ tổng thể. Các
chỉ tiêu giải thích được dùng làm căn cứ để so sánh các tổ với nhau và để tính ra một số chỉ tiêu
phân tích khác.
Muốn xác định các chỉ tiêu giải thích cần căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ
của phân tổ để chọn ra các chỉ tiêu có liên hệ với nhau và bôe sung cho nhau. Mặt khác, cần

34
chú ý tới mối liên hệ nhất định giữa tiêu thức phân tổ với chỉ tiêu giải thích. Các chỉ tiêu giải
thích có ý nghĩa trong việc so sánh với nhau cần được bố trí gần nhau. Ví dụ, ta có bảng sau:
Bảng 3.5: Kết quả điều tra các doanh nghiệp ngành dệt may trong khu vực A năm 2020

Số công Giá trị sản Năng suất lao động


Số doanh
Loại doanh nghiệp nhân xuất (triệu bình quân (triệu
nghiệp
(người) đồng) đồng/người)

A 1 2 3 4=3:2

Doanh nghiệp tư nhân 12 312 63648 204

Công ty TNHH 8 520 99840 192

Công ty cổ phần 3 849 193620 228

Tổng 23 1681 357108 212,44

Trên bảng 3.5, các doanh nghiệp được phân tổ theo hình thức sơe hữu nên tiêu thức phân
tổ chính là “loại doanh nghiệp”, còn các chỉ tiêu giải thích là: “số doanh nghiệp”; “số công
nhân”; “giá trị sản xuất” và “năng suất lao động bình quân”.

3.3. Trình bày kết quả phân tổ


Toàn bộ kết quả phân tổ thống kê được trình bày lên một bảng gọi là bảng thống kê, hoặc
được biểu diễn dưới dạng đồ thị thống kê.

3.3.1. Bảng thống kê


Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu một cách có hệ thống, hợp lý và rõ
ràng. Nó phản ánh đặc trưng tổng hợp của từng tổ và của cả tổng thể. Bảng thống kê có nhiều
tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế – xã hội. Nếu biết trình bày và sử
dụng tốt các bảng thống kê thì việc phân tích mọi vấn đề sẽ trở nên rất sinh động, có sức thuyết
phục mạnh mẽ.
3.3.1.1. Cấu thành của bảng thống kê
a/ Về hình thức
Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các số liệu. Các hàng
ngang và cột dọc phản ánh quy mô của bảng. Số hàng ngang và cột dọc càng nhiều thì bảng
thống kê càng lớn và phức tạp. Các hàng ngang và cột dọc cắt nhau tạo thành các ô dùng để
điền các số liệu thống kê vào đó. Các hàng ngang và cột dọc thường được đánh số thứ tự để
tiện cho việc sử dụng và trình bày vấn đề.
Tiêu đề của bảng phản ánh nội dung của bảng và của từng chi tiết trong bảng. Trước hết
có tiêu đề chung, là tên gọi chung của bảng, thường viết ngắn gọn, dễ hiểu và được đặt ở phía
trên đầu của bảng. Các tiêu đề nhỏ, còn gọi là tiêu mục, là tên riêng của mỗi hàng và cột phản
ánh rõ nội dung của các hàng và cột đó.
Các số liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi con số phản ánh một đặc trưng về mặt lượng
cuả hiện tượng nghiên cứu.
b/ Về nội dung
Bảng thống kê gồm hai phần: Phần chủ đề và phần giải thích.
35
Phần chủ đề, còn gọi là phần chủ từ, nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong
bảng thống kê. Tổng thể này được phân thành các bộ phận, nó giải thích đối tượng nghiên cứu
là những đơn vị nào, những loại hình gì. Có khi phần chủ đề là các địa phương hoặc thời gian
nghiên cứu khác nhau của hiện tượng nào đó.
Phần giải tích, còn gọi là phần tân từ, gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng.
Cấu thành của bảng thống kê có thể khái quát như sau:
Bảng…: Tên bảng thống kê (tiêu đề chung)
Đơn vị tính:…

Phần giải thích


Các chỉ tiêu giải thích (tên cột)
Phần chủ đề

A 1 2 3 … n

Tên chủ đề (tên hàng)

Tổng số

3.3.1.2. Các loại bảng thống kê


Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề, có thể chia làm ba loại bảng thống kê: giản đơn,
phân tổ và kết hợp.
a/ Bảng giản đơn
Bảng giản đơn là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng
thể theo tên gọi theo địa phương hoặc theo thời gian nghiên cứu. Ví dụ có bảng đơn giản sau:
Bảng 3.6: Dân số nông thôn tại khu vựcA thời kỳ 2005 – 2020

Cả nước Nông thôn Tỷ lệ dân số nông


Năm
(1000 người) (1000 người) thôn/cả nước (%)

2005 66016,7 53136,4 80,49

2010 71995,5 57057,4 79,25

2015 77635,4 58863,5 75,82

2020 83119,9 60701,4 73,03

b/ Bảng phân tổ
Bảng phân tổ là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân
chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó. Ví dụ về bảng phân tổ ta có thể xem các bảng 3.1,
3.2, 3.3, 3.4, 3.5.
c/ Bảng kết hợp
Bảng kết hợp là loại bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được
phân tổ theo hai, ba tiêu thức kết hợp với nhau. Nó dùng để biểu diễn kết quả của việc phân tổ
theo nhiều tiêu thức.
36
3.3.1.3. Những yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê
Muốn cho bảng thống kê phát huy tác dụng tốt thì khi thành lập bảng phải tôn trọng các
yếu cầu sau đây:
- Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn (quá nhiều tổ và quá nhiều chỉ tiêu).
- Các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thống kê cần được ghi chính xác, đầy đủ, ngắn
gọn và dễ hiểu.
- Các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù
hợp với mục đích nghiên cứu, các chỉ tiêu có liên hệ với nhau nên sắp xếp gần nhau.
Cách ghi các ký hiệu vào bảng thống kê: theo nguyên tắc, các ô trong bảng thống kê dùng
để ghi số liệu, song nếu không có số liệu thì dùng các ký hiệu quy ước sau đây:
+ Ký hiệu (-) biểu hiện hiện tượng không có số liệu đó.
+ Ký hiệu (...) biểu hiện số liệu còn thiếu để bổ sung sau.
+ Ký hiệu (x) nói lên rằng hiện tượng không có liên quan đến điều đó, nếu viết số liệu vào
ô đó sẽ vô nghĩa.
- Phần ghi chú ở cuối bảng thống kê được dùng để giải thích rõ nội dung của một số
chỉ tiêu trong bảng, để nói rõ các nguồn tài liệu đã sủ dụng trong bảng hoặc các chỉ tiêu cần
thiết khác.
- Trong bảng thống kê bao giờ cũng phải có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu.

3.3.2. Đồ thị thống kê


3.3.2.1. Tác dụng của đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả coa tính chất quy
ước các tài liệut hống kê. Khác với bảng thống kê chỉ dùng con số và cung cấp những thông tin
chi tiết, đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để tóm tắt
và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về
kết cấu, xu hướng biến động, sự so sánh, mối liên hệ... của hiện tượng nghiên cứu. Chính vì vậy,
đồ thị thống kê thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ
bản của hiện tượng một cách nhanh chóng, dễ dàng.
3.3.2.2. Các loại đồ thị thống kê
Theo nội dung phản ánh có thể phân chia đồ thị thống kê thành các loại sau:
- Đồ thị kết cấu
- Đồ thị phát triển
- Đồ thị hoàn thành kế hoạch hoặc định mức
- Đồ thị liên hệ
- Đồ thị so sánh
- Đồ thị phân phối
Theo hình thức biểu hiện có thể phân chí đồ thị thống kê thành các loại:
- Biểu đồ hình cột
- Biểu đồ tượng hình

37
- Biểu đồ diện tích (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật)
- Đồ thị đường gấp khúc
- Bản đồ thống kê
3.3.2.3. Những yêu cầu chung đối với việc xây dựng đồ thị thống kê
Khi xây dựng một đồ thị thống kê phải chú ý sao cho người đọc dễ xem, dễ hiểu và đảm
bảo chính xác, ngoài ra còn phải thể hiện tính thẩm mỹ của đồ thị. Muốn vậy cần chú ý các
điểm sau:
- Lựa chọn loại đồ thị cho phù hợp với nội dung, tính chất các số liệu cần diễn đạt.
Mỗi loại đồ thị có khả năng diễn tả nhiều khía cạnh, cho nên cần cân nhắc chọn loại đồ thị diễn
tả phù hợp nhất, dễ quan sát nhất. Ví dụ biểu đồ hình cột và biểu đồ diện tích hình tròn đều có
thể biểu hiện kết cấu, sự phát triển qua thời gian của hiện tượng. Song nếu biểu hiện kết cấu, sự
phát triển qua thời gian của hiện tượng. Song nếu biểu hiện kết cấu thì thường dùng loại hình
tròn hơn vì loại này biểu hiện rõ nhất kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng. Còn khi cần
biểu hịên sự phát triển của hiện tượng thường dùng biểu đồ hình cột.
- Xác định quy mô đồ thị cho thích hợp.
Quy mô đồ thị được quyết định bởi chiều dài, chiều cao và quan hệ tỷ lệ giữa hai chiều
đó. Quan hệ tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài của đồ thị thường từ 1:1,33 đến 1:1,5. Quy mô
của đồ thị lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị phải thống nhất và chính xác.
Thang đo tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các đại lượng lên đồ thị theo các khoảng
cách thích hợp. Ví dụ khi dùng biểu đồ hình cột thì độ rộng của các cột phải tỷ lệ với khoảng
cách tổ, độ cao tỷ lệ với số đơn vị của từng tổ.
- Phải ghi các số liệu, đơn vị tính, thời gian, không gian của hiện tượng nghiên cứu sao
cho thích hợp với từng loại đồ thị cụ thể. Đặc biệt phải giải thích rõ ràng các ký hiệu, màu sắc
quy ước được dùng trong đồ thị.
Tóm lược cuối chương
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức để tiến hành phân chia hiện
tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau.
Các bước tiến hành phân tổ thống kê:
- Lựa chọn tiêu thức phân tổ: Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được lựa chọn làm căn cứ để
tiến hành phân tổ thống kê
- Xác định số tổ cần thiết
• Theo tiêu thức chất lượng
• Theo tiêu thức số lượng
Trình bày kết quả phân tổ
- Bảng thống kê
- Đồ thị thống kê.
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của phương pháp phân tổ thống kê?
(Gợi ý: Tham khảo mục 3.1.2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê)

38
Câu 2: Phân tích tầm quan trọng của việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Nêu các nguyên tắc
lựa chọn tiêu thức phân tổ.
(Gợi ý: Tham khảo mục 3.2.1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ)
Câu 3: Trình bày phương pháp xác định số tổ. Mỗi trường hợp cho một ví dụ minh hoạ.
(Gợi ý: Tham khảo mục 3.2.2. Xác định số tổ cần)
Câu 4: Thế nào là phân tổ mở? Ưu điểm của phân tổ mở ? Cho ví dụ minh hoạ.
(Gợi ý: Tham khảo mục 3.2.1.2. Phân tổ theo tiêu thức số lượng)

39

You might also like