You are on page 1of 23

NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

Số tín chỉ: 3
Bộ môn: Thống kê – Phân tích
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
THỐNG KÊ HỌC
CHƯƠNG II. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
CHƯƠNG III. TỔNG HỢP THỐNG KÊ
CHƯƠNG IV. THỐNG KÊ CÁC MỨC ĐỘ
CHƯƠNG V. HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN
CHƯƠNG VI. DÃY SỐ THỜI GIAN
CHƯƠNG VII. CHỈ SỐ
CHƯƠNG VIII. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU
CHƯƠNG I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ THỐNG KÊ HỌC
NỘI DUNG

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG


KÊ HỌC
II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG
THỐNG KÊ HỌC
III. THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ
IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
V. TỔ CHỨC THỐNG KÊ Ở VIỆT NAM
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC

THỐNG KÊ HỌC
LÀ GÌ?
Là những số liệu được ghi
chép để phản ánh các hiện
tượng tự nhiên, kinh tế, xã Tìm hiểu bản chất,
hội tính qui luật vốn có
của các hiện tượng
số lớn trong những
Là hệ thống các phương thời gian và địa
pháp: điểm cụ thể.
+ Thu thập thông tin
+ Xử lý thông tin (tổng
hợp, phân tích, dự đoán).
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC
1. SƠ LƯỢC SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
- Thống kê học là môn khoa học xã hội có lịch sử hình thành
và phát triển lâu dài, ra đời và phát triển theo yêu cầu của
xã hội.
❖ Thời kỳ công xã nguyên thủy:
Thời kỳ này chưa có sản xuất, chưa có sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất… chưa có nhu cầu về thống kê.
❖ Thời kỳ chiếm hữu nô lệ:
Của cải dư thừa và thuộc về người chiếm hữu tư liệu sản
xuất => có nhu cầu ghi chép, tính toán những tài sản thuộc
quyền sở hữu.
1. SƠ LƯỢC SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp)
❖ Thời kỳ phong kiến:
Sản xuất phát triển, phạm vi chiếm hữu tư liệu sản xuất
cũng được mở rộng, yêu cầu về việc ghi chép số liệu, tính
toán nhiều, phức tạp hơn… Tuy nhiên thống kê vẫn chưa
thực sự trở thành một môn khoa học.
❖ Thời kỳ Chủ nghĩa tư bản:
Lực lượng sản xuất phát triển, công nghiệp, giao thông vận
tải, thương nghiệp phát triển… Các hoạt động KT-XH ngày
càng phức tạp, sự phân công lao động xã hội, phân chia giai
cấp…
Vào khoảng cuối thế kỷ 17, một số tài liệu sách báo có tính
chất thống kê được xuất bản và ở một số trường Đại học đã
bắt đầu đưa vào giảng dạy môn lý luận thống kê.
1. SƠ LƯỢC SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp)
❖ Thời kỳ hình thành và phát triển XHCN:
Ngày nay Thống kê học là một công cụ quản lý vĩ mô quan
trọng, đòi hỏi thống kê ngày càng phải hoàn thiện về mặt lý
luận, phương pháp, có nhiều thông tin nhanh, phong phú,
phương pháp phân tích đánh giá dự báo kịp thời, hiện đại.
CNXH đã tạo điều kiện cho khoa học thống kê phát huy tác
dụng tích cực và ngày càng hoàn thiện về lý luận và
phương pháp.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC

⚫ Nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội


(bao gồm về kinh tế, xã hội, các hoạt động chính trị).

⚫ Nghiên cứu mặt lượng, nhưng không phải mặt lượng


đơn thuần mà là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với
mặt chất của hiện tượng xã hội
+ Mặt chất: bản chất trừu tượng của hiện tượng, được biểu
hiện qua nội dung, ý nghĩa, tính quy luật. Giúp ta phân biệt
hiện tượng này với hiện tượng khác.
+ Mặt lượng: biểu hiện bằng con số, nói lên quy mô, kết cấu,
quan hệ về lượng, tốc độ phát triển… của hiện tượng
nghiên cứu.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC

⚫ Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là hiện tượng số


lớn. Mục đích nhằm rút ra những đặc trưng, quy luật chung
của hiện tượng nghiên cứu.

⚫ Nghiên cứu hiện tượng trong điều kiện thời gian và


không gian cụ thể.
Các hiện tượng luôn tồn tại, vận động và phát triển không
ngừng theo thời gian, không gian. Do vậy khi nghiên cứu
các hiện tượng KT-XH, Thống kê phải xem xét đến điều
kiện thời gian và đặc điểm cụ thể mà hiện tượng tồn tại.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học:
là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết
với mặt chất của các hiện tượng kinh tế
- xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian
và địa điểm cụ thể
II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THỐNG
KÊ HỌC
1. TỔNG THỂ THỐNG KÊ VÀ ĐƠN VỊ TỔNG THỂ
a. Khái niệm:
Là hiện tượng số lớn, gồm những đơn vị cấu thành hiện
tượng cần được quan sát và phân tích về mặt lượng.
Các đơn vị cá biệt hoặc phần tử cấu thành nên tổng thể
được gọi là đơn vị tổng thể.
b. Phân loại các tổng thể thống kê
⚫ Căn cứ vào hình thức biểu hiện
+ Tổng thể bộc lộ: là tổng thể bao gồm các đơn vị mà ranh
giới được biểu hiện rõ ràng, có thể xác định bằng trực quan
+ Tổng thể tiềm ẩn: là tổng thể bao gồm các đơn vị mà ranh
giới được biểu hiện không rõ ràng, không thể xác định bằng
trực quan
⚫ Căn cứ vào mục đích nghiên cứu
+ Tổng thể đồng chất: bao gồm các đơn vị giống nhau về đặc
điểm chủ yếu liên quan đến mục đích nghiên cứu
+ Tổng thể không đồng chất: bao gồm các đơn vị có nhiều đặc
điểm chủ yếu khác nhau
⚫ Căn cứ vào phạm vi
+ Tổng thể chung: bao gồm tất cả các đơn vị của tổng thể
+ Tổng thể bộ phận: chỉ bao gồm một phần của tổng thể chung
2. TIÊU THỨC THỐNG KÊ

a. Khái niệm:Là các đặc điểm cơ bản của đơn vị tổng thể
được chọn ra để nghiên cứu.

b. Phân loại:
❖ Tiêu thức thuộc tính: phản ánh các tính chất của đơn vị
tổng thể không biểu hiện trực tiếp bằng các con số
❖ Tiêu thức số lượng: có biểu hiện trực tiếp bằng con số
❖ Tiêu thức thay phiên : chỉ có 2 biểu hiện không trùng
nhau trên một đơn vị tổng thể
3. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

a. Khái niệm
❖ Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm về mặt lượng trong sự
liên hệ với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể
❖ Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gồm các thành phần
+ Phần nội dung: tên gọi của chỉ tiêu quy định về khái
niệm, giới hạn và thuộc tính, số lượng, thời gian của hiện
tượng
+ Phần mức độ: (hay con số) của chỉ tiêu phản ánh quy
mô, tỷ lệ, quan hệ so sánh với đơn vị tính phù hợp
b. Phân loại chỉ tiêu thống kê
❖ Căn cứ vào nội dung phản ánh:
+ Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện các tính chất, trình độ phổ
biến, mối quan hệ của tổng thể
+ Chỉ tiêu khối lượng: biểu hiện quy mô của tổng thể
❖ Căn cứ vào cách biểu hiện:
+ Chỉ tiêu hiện vật: biểu hiện bằng đơn vị hiện vật, có thể
là đơn vị tự nhiên, đơn vị đo lường hoặc đơn vị đo lường
quy ước
+ Chỉ tiêu giá trị: biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ
4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU
a. Khái niệm:
Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp các chỉ tiêu thống kê có quan hệ
mật thiết với nhau, phản ánh các mặt, các mối liên hệ cơ bản
của hiện tượng hay quá trình kinh tế - xã hội trong điêu kiện
thời gian và địa điểm cụ thể.

b. Căn cứ xây dựng hệ thống chỉ tiêu


+ Mục đích nghiên cứu
+ Đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên cứu
+ Điều kiện cho phép

❖Những yêu cầu khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu


- Đảm bảo tính chất so sánh giữa các chỉ tiêu cùng loại trong
hệ thống chỉ tiêu
- Phải đầy đủ các chỉ tiêu thống kê bao gồm chỉ tiêu phản ánh
chung và chỉ tiêu phản ánh bộ phận
- Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ với nhau
III. THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ
1. Thang đo định danh: Là loại thang đo sử dụng cho các
tiêu thức thuộc tính, mà các biểu hiện của dữ liệu không có
sự hơn kém, khác biệt về thức bậc, không theo một trật tự
xác định nào
Đặc điểm: các con số trong thang đo không thể so sánh
được với nhau hoặc thực hiện các phép tính thống kê, chỉ
có thể sử dụng để tính tần suất.
2. Thang đo thứ bậc: Là thang đo định danh nhưng giữa các
biểu hiện của nó có thứ bậc hơn kém
Đặc điểm: cho thấy sự khác biệt, hơn kém giữa các biểu
hiện của tiêu thức, nhưng không cho biết được mức độ hơn
kém cụ thể, không được thực hiện các phép tính thống kê,
chỉ có thể dựa vào đó để phản ánh các đặc trưng chung
của tổng thể một cách tương đối.
3. Thang đo khoảng: Là thang đo thứ bậc có khoảng cách
bằng nhau, nhưng không có điểm gốc là 0.
Đặc điểm: cho phép đánh giá được mức độ hơn kém cụ
thể về mặt lượng, thực hiện các phép tính thống kê. Tuy
nhiên, do không có điểm gốc 0 thực tế nên không thể tiến
hành so sánh tỷ lệ giữa các trị số.

4. Thang đo tỷ lệ: Là thang đo khoảng với giá trị 0 tuyệt đối


(một trị số có thực), được coi như là điểm xuất phát của
độ dài đo lường trên thang.
Đặc điểm: Thang đo này cho phép thực hiện các phép
tính thống kê và là thang đo chặt chẽ nhất.
IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

Ba giai đoạn có mối liên hệ mật thiết với nhau

THU THẬP XỬ LÝ PHÂN TÍCH


THÔNG TIN THÔNG TIN THÔNG TIN
(Điều tra (Tổng hợp VÀ DỰ
thống kê) thống kê) ĐOÁN
IV. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ (tiếp)
❖ Điều tra thống kê: là tổ chức thu thập, ghi chép tài liệu về
hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể về thời
gian và không gian.
❖ Tổng hợp thống kê: là tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ
thống hóa một cách khoa học các tài liệu thu được trong
điều tra thống kê.
❖ Phân tích và dự báo thống kê: nêu lên một cách tổng hợp
bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình
kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể thông
qua các biểu hiện về lượng và tính toán các mức độ trong
tương lai.
V. TỔ CHỨC THỐNG KÊ Ở VIỆT NAM

1. Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước ở Việt Nam


Được tổ chức theo 2 hệ thống:
⚫ Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước
- Hệ thống thống kê tập trung
- Tổ chức thống kê bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực
thuộc chính phủ
⚫ Thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức
thống kê nhà nước.
2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thống kê nhà nước
Việt Nam
- Quản lý nhà nước về thống kê trong toàn bộ các hoạt
động kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tổ chức thực hiện hoạt động thống kê, sản xuất và cung
cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan,
tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

You might also like