You are on page 1of 29

Bài giảng

NHẬP MÔN THỐNG KÊ

PGS.TS. BÙI ĐỨC TRIỆU

Email: trieubd@neu.edu.vn

Địa chỉ: Phòng 213, nhà A1, NEU

1
Chương 1.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC

1.1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học

1.2. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.3. Thang đo trong thống kê

2
1.1. Đối tượng nghiên cứu của TK học

- Thống kê là gì ?
- Vai trò của thống kê
- Quá trình phát triển
- Đối tượng nghiên cứu của TK học

3
Thống kê là gì?

- Thứ nhất: Thống kê là các số liệu được thu thập


để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật,
kinh tế, xã hội.
- Thứ hai: Thống kê được hiểu là hệ thống các
phương pháp để nghiên cứu các hiện tượng tự
nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

4
Thống kê là gì? (tiếp)

- Theo GT LTTK (NEU-2012), p.20: Thống kê học


là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương
pháp thu thập, xử lý, và phân tích các con số
(mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm
hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng
(mặt chất) trong những điều kiện nhất định.

5
Quá trình phát triển

- Sơ lược về quá trình phát triển


- Phân biệt thống kê toán và thống kê kinh
tế xã hội
- Cấu trúc của khoa học thống kê

6
Vai trò của thống kê

- Trong quản lý nhà nước và QTKD


- Trong nghiên cứu khoa học

Câu hỏi thảo luận:

Liên hệ thực tế và phân tích vai trò của


thống kê trong đời sống kinh tế xã hội.
7
Đối tượng nghiên cứu

Theo GT LTTK (NEU-2012), p.23: Đối tượng


nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong
mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện
tượng số lớn, điều kiện thời gian và địa điểm cụ
thể.

8
Đối tượng nghiên cứu
(bổ sung cho Thống kê KT-XH)

Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt


lượng trong sự xác định về mặt chất của các hiện
tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn, nghiên
cứu cấu trúc, sự phân bố và vị trí của chúng trong
không gian, sự biến động theo thời gian để chỉ ra
bản chất và tính quy luật vốn có của chúng trong
điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
9
1.2. Các khái niệm thường dùng trong
thống kê

- Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể


- Tiêu thức thống kê
- Chỉ tiêu thống kê

10
Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể
- Khái niệm: Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn bao
gồm các đơn vị hoặc phần tử cần quan sát và phân tích mặt
lượng của chúng. Các đơn vị hoặc phần tử này được gọi là
đơn vị tổng thể.
- Phân loại:
+ Tổng thể chung/ Tổng thể bộ phận
+ Tổng thể bộc lộ/Tổng thể tiềm ẩn
+ Tổng thể đồng chất/Tổng thể không đồng chất 11
Tiêu thức thống kê

Khái niệm: Tiêu thức thống kê là đặc điểm của đơn vị tổng
thể được chọn ra để nghiên cứu tuỳ theo mục đích nghiên
cứu khác nhau.
Trong nghiên cứu thống kê tiêu thức còn được gọi là các
biến, tiêu chí.

12
Tiêu thức thống kê

- Phân loại: theo thực thể, theo không gian và theo thời
gian.
+ Tiêu thức thực thể phản ánh đặc điểm về nội dung của
đơn vị tổng thể. Theo cách biểu hiện tiêu thức thức thể có
hai loại: Tiêu thức thuộc tính và Tiêu thức số lượng.
+ Tiêu thức thời gian và không gian phản ánh hiện tượng
nghiên cứu xảy ra bao giờ và ở đâu (phạm vi).
13
Chỉ tiêu thống kê
Chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng gắn với mặt chất của các
hiện tượng và quá trình KTXH số lớn trong điều kiện thời gian
và không gian cụ thể.
Chỉ tiêu thống kê có hai mặt: khái niệm và mức độ. Khái niệm
là định nghĩa, giới hạn về thực thể, thời gian, không gian. Mức
độ là trị số phản ánh quy mô, quan hệ so sánh của hiện tượng
với đơn vị tính phù hợp.
Ví dụ: GDP của Mỹ năm 2011 là 15064 tỷ USD. 14
Phân loại chỉ tiêu thống kê

- Theo thời gian: chỉ tiêu thời kỳ/thời điểm.


- Theo hình thức biểu hiện (ĐVT): chỉ tiêu hiện
vật/giá trị. Theo tính chất biểu hiện: chỉ tiêu
tuyệt đối/tương đối
- Theo nội dung phản ánh: chỉ tiêu khối lượng/chỉ
tiêu chất lượng.

15
Hệ thống chỉ tiêu

- HTCT thống kê là tập hợp các chỉ tiêu phản ánh


các đặc điểm, tính chất, mối liêu liên hệ chủ yếu
giữa các mặt của hiện tượng nghiên cứu và giữa
hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có
liên quan.
- Yêu cầu khi xây dựng HTCT:

16
Thang đo trong thống kê

- Thang đo định danh


- Thang đo thứ bậc
- Thang đo khoảng
- Thang đo tỷ lệ

17
Chương 2.
QÚA TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

2.1. Điều tra thống kê (Thu thập thống kê)

2.2. Tổng hợp thống kê

2.3. Phân tích và dự đoán thống kê

18
2.1. Điều tra thống kê

Khái niệm: Điều tra thống kê là việc tổ chức một


cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc
thu thập tài liệu về hiện tượng nghiên cứu, dựa
trên hệ thống chỉ tiêu đã xác định trước.

19
Phân loại điều tra:
- Theo tính liên tục của việc thu thập thông tin: Điều tra
thường xuyên/không thường xuyên.

- Theo phạm vi của đối tượng điều tra: Điều tra toàn bộ/không
toàn bộ. Trong đó điều tra không toàn bộ gồm: chọn mẫu,
trọng điểm, chuyên đề.
- Phương pháp thu thập: trực tiếp/gián tiếp
- Hình thức thu thập: báo cáo TK định kỳ/ Điều tra chuyên môn

20
Hình thức tổ chức & P/pháp thu thập
thông tin trong Điều tra thống kê

- Hình thức tổ chức điều tra gồm: báo cáo TK định


kỳ và Điều tra chuyên môn.
- Phương pháp thu thập gồm: Đăng ký (quan sát)
trực tiếp và Phỏng vấn (trực tiếp/gián tiếp)

21
Những vấn đề chủ yếu của điều tra
thống kê

 Yêu cầu: chính xác (khách quan, trung thực),


đầy đủ, kịp thời.
 Xây dựng Phương án điều tra và Tổ chức điều
tra.

22
Các bước tiến hành xây dựng
Phương án điều tra

 Xác định mục đích điều tra


 Xác định đối tượng và đơn vị điều tra
 Xác định nội dung điều tra và lập phiếu điều tra
 Xác định thời kỳ, thời điểm điều tra
 Xác định thời hạn điều tra
 Lập kế họach và tiến hành tổ chức điều tra
23
Các công việc trong kế họach
tổ chức và tiến hành điều tra

 Chuẩn bị nhân lực


 Lựa chọn phương án điều tra thích hợp
 Xác định các bước tiến hành điều tra
 Tổ chức hội nghị chuẩn bị, tập huấn cán bộ điều
tra
 Tiến hành điều tra thử nghiệm
24
Sai số trong điều tra thống kê

 Sai số do ghi chép, đăng ký


 Sai số có tính chất đại biểu (đại diện)

25
2.2. Tổng hợp thống kê

- Khái niệm: Tổng hợp thống kê là việc tiến hành tập


trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học tài
liệu thu thập được trong điều tra thống kê.
- Nhiệm vụ: làm cho các đặc trưng riêng của từng đơn vị
tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của
toàn bộ tổng thể, tạo tiền đề cho phân tích và dự báo.
-

26
Tổng hợp thống kê (tiếp)

- Nội dung: là phân loại, tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu
đã đề ra.
- Kết quả: là các bảng và đồ thị thống kê.
- Mục đích: khái quát hóa những đặc trưng chung theo các
mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê.
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp phân tổ

(Đọc thêm trong GT LTTK)

27
Phân tích và dự đoán thống kê

- Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách


tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của hiện
tượng nghiên cứu qua biểu hiện bằng mặt lượng và
tính toán mức độ tương lai của hiện tượng đó.
- Đặc điểm: phân tích và dự đoán thống kê lấy con số
làm tư liệu, dựa vào lý luận kinh tế xã hội và các
phương pháp thống kê làm công cụ.

28
Phân tích và dự đoán thống kê

- Xác định mục đích cụ thể


- Lựa chọn và đánh giá tài liệu
- Xác định phương pháp và chỉ tiêu phân tích & dự
đoán
- Đề xuất các quyết định quản lý

(Đọc thêm trong GT LTTK - Câu hỏi ôn tập p.93 GT)

29

You might also like