You are on page 1of 20

1. Phân tích đối tượng nghiên cứu của thống kê học.

Vai trò của thống kê trong


quản lý?
 Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con
số (mặt lượng) của các hiện tượng kinh tế - XH, tự nhiên, kỹ thuật để tìm hiểu bản chất,
tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
 Đối tượng NC của thống kê học
 TKH nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội:
+ Về kinh tế: quá trình tái sản xuất mở rộng của cải vật chất xã hội, quá trình sản xuất
của các ngành, tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên,..
+ Về xã hội: các hiện tượng về dân số ( số nhân khẩu, cơ cấu dân số,…), y tế (tình
hình tiêm chủng,…), giáo dục (Số lượng giáo viên,…),…
+ Về chính trị:số người tham gia bầu cử, cơ cấu đại biểu quốc hội,…
 TK nghiên cứu mặt lượng, nhưng không phải mặt lượng đơn thuần mà là mặt
lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế xã hội
+ Mặt chất: là bản chất trừu tượng của hiện tượng, được biểu hiện qua ND ý nghĩa,
tính quy luật cúa sự vật, giúp phân biệt hiện tượng này với hiện tướng khác
+ Mặt lượng: là biểu hiện cụ thể của mặt chất, được thể hiện bằng các con số nói lên
quy mô, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển. Mặt lượng cho ta thấy hiện tượng
ở mức độ nào, trình độ phát triển ra sao, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, nhẹ hay nặng,
nhanh hay chậm,..
+ VD từ thang điểm GPA để xếp loại tốt nghiệp/ Sau khi phân tích các thông tin về
công ty A, bạn đánh giá là công ty A có tình hình tài chính tốt. Ở đây, tốt là một
biểu hiện về mặt chất, nó rất trừu tượng và chỉ được biểu hiện cụ thể qua các thông
số như: doanh số, lợi nhuận, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn... chính là
mặt lượng.
 TK nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn:
+ Hiện tượng số lớn: Hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị, các phần tử cá biệt
+ Thống kê sử dụng quy luật số lớn là nhằm thông qua số nhiều các phần tử, đơn vị
có tính chất khác nhau để tìm ra quy luật hiện tượng.
+ VD: Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở lúc 0 giờ ngày 1/4/2009, trong
tổng thể dân số nước ta hiện nay, tỷ lệ nam/nữ là 98,1/100. Tỷ lệ này có thể không
đúng đối với từng gia đình nhưng đúng với số đông các gia đình ở VN hiện nay.
 TK nghiên cứu hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể:
+ Hiện tượng KT - XH bao giờ cũng tồn tại trong những điều kiện thời gian và
không gian cụ thể. Trong điều kiện khác nhau, hiện tượng có các đặc điểm về chất
và biểu hiện về lượng khác nhau, điều này đảm bảo tính chính xác của số liệu
thống kê.
+ VD: Giá vàng tại các thời gian, không gian khác nhau là khác nhau. Thậm chí
tại cùng thời gian nhưng ở các địa phương khác nhau, các cửa hàng khác nhau, giá
vàng cũng khác nhau.
 Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với
mặt chất của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ
thể
 Vai trò của TK trong quản lý
 Nguồn cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực, khách quan, phục vụ
yêu cầu quản lý ở các đơn vị cơ sở
 TK là phương tiện công cụ phục vụ công tác quản lý vi mô và vĩ mô
 VD:
+ Đối với doanh nghiệp: TK cung cấp thông tin về NVL đầu vào, qtrinh SXKD 
giúp nhà quản trị biết được những thuận lợi, khó khăn của DN  ra quyết định
quản lý trong KD
+ Nhà nước: TK về hiệu quả thực hiện chính sách đã đưa ra  kiểm tra được tính
hợp lý, hiệu quả của việc thực hiện  xây dựng, sửa đổi cho phù hợp với tính hình
kt-xh của đất nước
2. Trình bày các khái niệm cơ bản của thống kê học, ý nghĩa của các khái niệm này?
Cho ví dụ minh họa?
Khái niệm Ý nghĩa Ví dụ
Tổng là hiện tượng số lớn, Đây là khái niệm quan Tổng thể các công ty
thể bao gồm những đơn trọng, xác định tổng thể có cổ phiếu niêm yết
thống vị hoặc phần tử cấu nhằm quy định về phạm vi trên sàn giao dịch
kê thành hiện tượng, cần nghiên cứu của hiện tượng. chứng khoán TP. Hồ
được quan sát và Từ đó có thể xác định phạm Chí Minh.
phân tích mặt lượng vi điều tra, tổng hợp và
của chúng. phân tích số liệu về hiện
tượng đó trong thời gian và
địa điểm chính xác.
Đơn vị Các đơn vị cá biệt Đây là căn cứ quan trọng để từng công ty có cổ
tổng hoặc phần tử cấu xác định phương pháp điều phiếu niêm yết
thể thành nên tổng thể. tra thích hợp, quá trình tổng trên sàn giao dịch
hợp số liệu sau này. chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh.
Tiêu Là một khái niệm chỉ Góp phần vào việc xác định Mỗi người được xác
thức đặc điểm của các đơn đv tổng thể cũng như tổng định theo các đặc điểm
thống vị tổng thể được thể, nhờ đó có thể phân biệt khác nhau như: họ tên,
kê chọn làm cơ sở để đơn vị này với đơn vị khác, tuổi, giới tính, nghề
nhận thức hiện tượng tổng thể này với tổng thể nghiệp,... Mỗi đặc
cần nghiên cứu khác. điểm này khi được
chọn ra để nghiên cứu
là một tiêu thức thống
kê.
Chỉ tiêu là khái niệm biểu phản ánh đặc điểm về mặt Doanh thu của doanh
thống hiện mặt lượng trong lượng của nhiều đơn vị, nghiệp A năm 2008
kê mối liên hệ mật thiết hiện tượng cá biệt của hiện
với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều đạt 500 tỷ đồng.
tượng số lớn trong kiện thời gian và không
điều kiện thời gian và gian cụ thể có thể thấy
không gian cụ thể. được nội dung, ý nghĩa, bản
chất, tính quy luật của hiện
tượng nghiên cứu.
Hệ là tập hợp các chỉ Phục vụ trong việc đánh Hệ thống chỉ tiêu
thông tiêu thống kê có quan giá, dự báo tình hình, hoạch thống kê phân tích cơ
Chỉ tiêu hệ mật thiết với định chiến lược, chính sách, cấu và chuyển dịch cơ
thống nhau, phản ánh các xây dựng kế hoạch phát cấu lđ, gồm các nhóm
kê mặt, các tính chất, triển KT-XH và đáp ứng chỉ tiêu chủ yếu sau:
các mối liên hệ cơ nhu cầu thông tin thống kê nhóm chỉ tiêu phản
bản của hiện tượng của các tổ chức, cá nhân ánh quy mô lđ, nhóm
hay quá trình kinh tế khác chỉ tiêu phản ánh cơ
- xã hội trong điêu cấu lđ, nhóm chỉ tiêu
kiện thời gian và địa phản ánh chuyển dịch
điểm cụ thể. cơ cấu lđ
Dữ liệu là các số liệu thu Phản ánh thực tiễn của hiện số liệu về doanh thu
thống thập, tổng hợp và tượng nghiên cứu trong bctc công ty a
kê phân tích để phát
hiện nội dung và ý
nghĩa của nó. Tất cả
dữ liệu có được trong
một nghiên cứu cụ
thể gọi là một bộ dữ
liệu. Dữ liệu có thể là
số đơn vị tổng thể
hoặc là trị số của tiêu
thức,chỉ tiêu.

3. Trình bày mối quan hệ giữa các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê.
Cho ví dụ minh họa.
Có thể chia quá trình này thành ba giai đoạn: Điều tra thống kê, tổng hợp thống kê, phân
tích và dự báo thống kê.
- Điều tra thống kê: là việc tổ chức một cách khoa học, theo một kế hoạch thống nhất
việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu ở một điều kiện
cụ thể về thời gian và không gian. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu
thống kê nhằm thu thập thông tin ban đầu cần thiết cho việc nghiên cứu.
Ví dụ Để nghiên cứu về tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trước, bước đầu, bạn sẽ
phải tổ chức điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin về các chủng loại gạo đang được
xuất khẩu, giá cả, thị trường...
- Tổng hợp thống kê: là quá trình tập trung, sắp xếp, hệ thống hóa các tài liệu ban đầu đã
thu thập được ở giai đoạn điều tra thống kê. Nhiệm vụ của giai đoạn này là làm cho các
đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị điều tra bước đầu chuyển thành đặc trưng chung của
toàn bộ tổng thể nghiên cứu, làm cơ sở cho giai đoạn phân tích và dự báo tiếp theo.
Ví dụ Sau khi điều tra về tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thu
được một tập số liệu nhưng chưa biết được hiện có bao nhiêu chủng loại gạo, giá bán
mỗi loại, thị trường chủ yếu... Tổng hợp thống kê sẽ giúp giải quyết những câu hỏi đó.
- Phân tích và dự báo thống kê: là việc vận dụng các phương pháp phân tích để nêu lên
một cách tổng hợp nội dung, ý nghĩa, bản chất và tính quy luật qua các biểu hiện về mặt
lượng của hiện tượng nghiên cứu. Phân tích và dự báo là giai đoạn cuối cùng của quá
trình nghiên cứu thống kê, biểu hiện tập trung kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu
thống kê. giúp ta nhận thức được bản chất, tính quy luật của hiện tượng trong quá khứ,
hiện tại và tương lai, mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận của tổng thể, cũng như mối liên
hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng liên quan.
Ví dụ Xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện nay đứng thứ hai trên thế giới (sau Ấn Độ) và
đang tăng về cả số lượng và giá trị, từ đó đưa ra một số giải pháp, trong đó có chuyển từ
tăng nhanh số lượng xuất khẩu sang tăng chất lượng để nâng cao giá trị.

4. Trình bày các loại thang đo trong thống kê, cho ví dụ cụ thể về các trường hợp
vận dụng các loại thang đo trên?
Tuỳ theo tính chất của dữ liệu thống kê mà ta có thể sử dụng các loại thang đo khác
nhau. Có 4 loại thang đo chủ yếu sau:
Nội Khái niệm Đặc điểm Ví dụ
dung
Thang Là loại thang đo dùng Các con số trên thang đo Với tiêu thức giới
đo định cho các tiêu thức không biểu thị quan hệ hơn tính, người ta gán cho
danh thuộc tính, trong đó kém, cao thấp, không thực nam giá trị bằng 1, nữ
biểu hiện của các dữ hiện được các phép toán giá trị bằng 0.
liệu không có sự hơn thống kê mà chỉ đếm được
kém, khác biệt về thứ tần số xuất hiện của từng
bậc, không theo một biểu hiện. Thường dùng cho
trật tự nhất định các dữ liệu định tính
Thang Là loại thang đo sử Cho thấy sự hơn kém giữa Phân loại SP 1,2,3 để
đo thứ dụng cho các tiêu các biểu hiện, nhưng sự đánh giá chất lượng
bậc thức thuộc tính, trong chênh lệch giữa các biểu sp , các con số này
đó biểu hiện của dữ hiện không nhất thiết phải chỉ biểu thị quan hệ
liêu có sự hơn kém, bằng nhau. Không thức hiện hơn kém. Tuy nhiên,
khác biệt về thứ bậc được các phép tính số học khoảng cách giữa các
biểu hiện không bằng
nhau.
Thang là thang đo thứ bậc có Có thể đánh giá được mức Tiêu thức nhiệt độ
đo khoảng cách giữa các độ hươn kém cụ thể về mặt không khí, 00C là một
khoảng biểu hiện đều nhau lượng, nhưng không tính biểu hiện; tiêu thức
nhưng không có điểm được tỷ lệ giữa các trị số điểm thi, điểm 0 là
gốc 0 thực tế. đo. luôn có đơn vị đo và một biểu hiện chứ
được sử dụng cho các tiêu không có nghĩa là
thức số lượng không có điểm.
Thang Là thang đo khoảng Có thể thực hiện tất cả các Các đơn vị đo lường
đo tỷ lệ với giá trị 0 tuyệt đối phép tính với trị số đo và có vật lý thông thường
(một trị số có thực) thể so sánh các tỷ lệ giữa (kg, m, lít,...)
được coi là điểm xuất các trị số đo. Là loại thang
phát của độ dài đo đo định lượng chặc chẽ nhất
lường trên thang đo.

5. Trình bày cơ cấu tổ chức của hệ thống thống kê ở Việt Nam?


 Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước
Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc, gồm cơ quan thống
kê trung ương và các cơ quan thống kê địa phương. Ở cấp Trung ương có cơ quan Tổng
cục Thống kê. Tại các tỉnh, thành phố có các cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc
Tổng cục Thống kê. Cấp quận, huyện có các Phòng thống kê trực thuộc cục Thống kê.
Những cơ quan này chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý
nhà nước ở từng cấp về mặt thống kê. Tại các xã, phường có các cán bộ làm công tác
thống kê chịu sự quản thúc trực tiếp của Ủy ban nhân dân cùng cấp và sự hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Phòng thống kê.
 Hệ thống thống kê các đơn vị cơ sở
Các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang có tổ chức thống kê hoặc bố trí cán bộ thống kê đặt dưới sự quản lý của thủ tướng
đơn vị. Thống kê của các cơ quan này có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê
phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị mình, phải gửi báo cáo tài chính cho Cục thống kê
tỉnh, thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê nhà nước theo quy
định.
6. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê?

 Khái niệm: là việc tổ chức một cách khoa học với một kế hoạch thống nhất việc thu
thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể
thời gian và không gian.
Điều 3 Luật Thống kê 2003 định nghĩa “Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông
tin thống kê theo phương án điều tra”
 Ý nghĩa
Điều tả thống kê nếu được tổ chức một cách khoa học, sẽ giúp giải quyết được nhiều
vấn đề trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiến, cụ thể:
- Là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá ảnh thực trạng hiện tượng nghiên cứu
- Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện những yếu tố tác động,
những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó tìm biện
pháp thích hợp thúc đẩy hiện tượng phát triển theo hướng có lợi nhất
- Căn cứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và dự
đoán xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai
 Những yêu cầu cơ bản:
- Chính xác: tài liệu thu thập được phải phản ánh trung thực tình hình thực tế khách quan
của hiện tượng.
- Kịp thời: nhạy bén với tình hình, thu thập và phản ánh đúng lúc các tài liệu mà lãnh đạo
quan tâm, tiến hành đúng thời hạn quy định để phát huy hết tác dụng của tài liệu điều tra.
- Đầy đủ: Thu nhập theo đúng nội dung điều tra đã quy định, đầy đủ số đơn vị điều tra đã
được quy định trong phương án điều tra.

7. Trình bày các loại điều tra thống kê, các phương pháp thu thập thông tin trong
điều tra thống kê? Cho ví dụ minh họa.
 Các loại điều tra trong thống kê
 Điều tra thường xuyên và không thường xuyên
Điều tra thường xuyên: là tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của hiện tượng
một cách liên tục, có hệ thống và thường là theo sát quá trình phát sinh và phát triển của
hiện tượng. Ví dụ: doanh số ngày bán hàng, ghi chép tình hình xuất nhập kho,…
Điều tra không thường xuyên: là tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu của
hiện tượng một cách không liên tục mà vào một thời điểm nào đó không gắn liền với quá
trình phát triển của hiện tượng. (chỉ khi có yêu cầu nghiên cứu hiện tượng). Ví dụ: tổng
điều tra dân số 10 năm một lần, kiểm kê hàng tồn kho vào cuối tuần, tháng, quý, …
 Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
Điều tra toàn bộ: Là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn bộ các đơn vị thuộc
đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào.Ví dụ: Điều tra mức sống của các hộ
gia đình VN
Điều tra không toàn bộ: Là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị
được chọn ra trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung. Những đơn vị được chọn phải
có đầy đủ một số điều kiện nhất định. Ví dụ: Điều tra mức sống hộ gia đình tại 1 địa
phương thường chỉ chọn 1 số gia đình để điều tra
 Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê
 Phương pháp đăng ký trực tiếp: Theo phương pháp này nhân viên điều tra phải trực
tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân đong, đo,
đếm và sau đó ghi chép những thông tin thu được vào phiếu điều tra. VD: khi kiểm tra
hàng tồn kho, nhân viên điều tra cần trực tiếp cân, đo, đếm số lượng hàng, sau đó ghi vào
phiều điều tra
 Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp thu thập thông tin theo đó ghi chép thu
nhập tài liệu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp giữa người điều tra viên và
người cung cấp thông tin. Ví dụ: khi kiểm tra khả năng đối đáp tiếng anh của sv khoa D,
trường đh TM, nv điều tra thực hiện các cuộc phỏng vấn bằng tiếng anh.

8. Những vấn đề cơ bản trong xây dựng phương án điều tra?


 Khái niệm: Phương án điều tra thống kê là một văn bản được xây dựng trong bước
chuẩn bị điều tra; trong đó qui định rõ những vấn đề cần phải được giải quyết hoặc
cần hiểu thống nhất trước, trong và sau khi tiến hành điều tra thống kê
 Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của hiện tượng được nghiên cứu mà nội dung của
phương án điều tra sẽ khác nhau. Nhưng về cơ bản, một phương án điều tra thống kê
bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
 Xác định mục đích điều tra: Là xác định xem cuộc điều tra nhằm tìm hiểu vấn đề gì?
Phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào? Là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng =,
đơn vị điều tra, xây dựng kế hoạch và nội dung điều tra.
 Xác định đối tượng và đơn vị điều tra: Là xác định những đơn vị tổng thể nào thuộc
phạm vi điều tra, cần được thi thập dữ liệu. Xác định đối tượng điều tra là xác định
phạm vi đối tượng cần nghiên cứu, cần điều tra nhằm thu thập tài liệu chính xác,
không nhầm lẫn với các hiện tượng khác.
+ Đối tượng: là những đơn vị tổng thể cần được thu thập tài liệu thuộc phạm vi điều
tra, căn cứ mục đích điều tra. Đối tượng điều tra là trả lời câu hỏi điều tra ai?
+ Đơn vị điều tra: là các đơn vị, các phần tử thuộc đối tượng điều tra và được điều tra
thực tế. ĐVĐT là nơi phát sinh các tài liệu ban đầu, điều tra viên cần đến đó để thu thập
trong mỗi cuộc điều tra. Đơn vị điều tra là trả lời câu hỏi điều tra ở đâu
Ví dụ: Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009.
- Mục đích điều tra: Phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình phát
triển dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương...
- Đối tượng điều tra: Tất cả công dân Việt Nam.
- Đơn vị điều tra: Hộ gia đình
 Chọn thời điểm, thời kỳ và quyết định thời hạn điều tra
+ Thời điểm điều tra: Là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra
phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó. Tổng điều tra dân số và
nhà ở 1/4/2009, thời điểm điều tra là 0 giờ ngày 1/4/2009.
+ Thời kỳ đìều tra: Là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm) được quy định để thu thập
số liệu về lượng của hiện tượng được tích luỹ trong cả thời kỳ đó. Ví dụ: Điều tra tình
hình xuất khẩu gạo của địa phương A trong quý 1 năm 2008.
+ Thời hạn điều tra: là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập số
liệu. Ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, thời hạn điều tra trong vòng 20 ngày
từ sáng 1/4 đến tối 20/4...
 Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra:
- Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ bản cần thu thập của từng đối tượng, đơn
vị điều tra mà ta cần thu được thông tin.
- Căn cứ xác định nội dung điều tra:
+ Mục đích điều tra
+ Đặc điểm của hiện tượng
+ Năng lực, trình độ thực tế của đơn vị, người tổ chức điều tra.
- Phiếu điều tra (bảng hỏi; biểu điều tra):
+ Là tập hợp các câu hỏi về nội dung điều tra, được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
+ Là công cụ để tiến hành thu thập và lưu trữ thông tin.
- Bản giải thích: Là bản giải thích cách ghi phiếu điều tra, giúp người đi điều tra, đơn vị
điều tra hiểu và thực hiện chính xác, thu thập số liệu cho đúng
 Các danh mục và bảng phân loại: Được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống
kê nhà nước, làm căn cứ thống nhất sử dụng trong quản lý nhà nước, đóng vai trò
quan trọng trong khâu xử lý và lập bảng số liệu, giúp nhận thức được các hiện tượng
KT-XH một cách sâu sắc.
 Loại điều tra và phương pháp thu thập thông tin: Tuỳ thuộc vào từng cuộc điều tra
có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các loại điều tra với nhau; việc chọn pp thu thập
tt phụ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu
 Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra: Là một vấn đề trọng yếu của điều tra
thống kê, quy định cụ thể từng bước công việc phải tiến hành trong quá trình từ khâu
tổ chức điều tra đến khâu điều tra thực tế.
9. Khái niệm, phân loại và các biện pháp khắc phục sai số trong điều tra thống kê?
 Khái niệm: Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa kết quả điều tra với thực
tế của hiện tượng nghiên cứu
 Phân loại:
 Sai số do đăng ký: là sai số do việc đăng ký sô liệu ban đầu không chính xác, có
thể xảy ra ở tất cả các loại điều tra (bao gồm sai số ngẫu nhiên và sai số có hệ thống), do
cả chủ quan và khách quan: Người điều tra vô tình cân, đo, đong, đếm và ghi chép sai,
Đơn vị điều tra không hiểu câu hỏi dẫn đến trả lời sai, Cả đơn vị điều tra và người điều
tra cố tình ghi chép sai…
 Sai số do tính chất đại biểu: xảy ra trong điều tra chọn mẫu, phát sinh do việc suy
rộng từ những đơn vị không đảm bảo tính đại diện: Cỡ mẫu không đủ lớn, Do cố tình vi
phạm nguyên tắc chọn mẫu, Do bản thân nguyên tắc chọn mẫu.
 Các biện pháp khắc phục sai số trong điều tra thống kê
 Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra:
- Xây dựng phương án điều tra khoa học và theo đúng nội dung, mục đích điều tra
- Chuẩn bị cán bộ, lựa chọn, tập huấn, giáo dục tư tưởng
- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra trong quần chúng nhân dân
 Kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra:
- Kiểm tra tài liệu thu thập được có đầy đủ về nội dung và số đơn vị điều tra
không, có chính xác về con số và logic không.
- Kiểm tra tính đại biểu của số đơn vị được chọn trong điều tra chọn mẫu.
 Phúc tra lại kết quả điều tra: là việc thu thập lại thông tin với các đối tượng đã điều
tra nhằm đánh giá mức độ chính xác và làm cơ sở để có thể chỉnh lý lại số liệu đã có
được, thường tiến hành theo pp chọn mẫu
 Kiểm tra lại quá trình nhập số liệu vào máy tính:
10. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của tổng hợp thống kê, những vấn đề cơ bản của
tổng hợp thống kê?
 Khái niệm: Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một
cách khoa học các tài liệu đã thu thập được trong điều tra thống kê.
Ví dụ Sau khi điều tra về tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thu
được một tập số liệu nhưng chưa biết được hiện có bao nhiêu chủng loại gạo, giá bán
mỗi loại, thị trường chủ yếu... Tổng hợp thống kê sẽ giúp giải quyết những câu hỏi đó.
 Nhiệm vụ: Làm cho các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị bước đầu chuyển thành
các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể.
 Ý nghĩa:
- Tổng hợp thống kê là giai đoạn trung gian, xử lý sơ bộ tài liệu, làm căn cứ cho phân tích
và dự đoán thống kê
- THTK đúng đắn làm cho kết quả điều tra trở nên có giá trị và tạo điều kiện cho phân
tích sâu sắc bản chất, tính quy luật phát triển của hiện tượng
 Các vấn đề cơ bản của tổng hợp thống kê
- Mục đích của tổng hợp: khái quát những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách
quan bằng các chỉ tiêu thống kê.
- Nội dung tổng hợp: là danh mục các biểu hiện của tiêu thức điều tra được chọn lọc và
theo mỗi biểu hiện được phân chia thành các nhóm khác nhau. Nội dung tổng hợp cũng là
danh mục của môt hệ thống chỉ tiêu tổng hợp
- Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp: xem xét các tài liệu thu thập được có chính xác
không, được tiến hành trên nhiều mặt, kiểm tra toàn bộ, do những người trực tiếp tham
gia điều tra làm.
- Phương pháp tổng hợp: các phương pháp tổng hợp có thể sử dụng: phương pháp sắp
xếp, sơ đồ thân lá, phương pháp phân tổ thống kê - căn cứ 1 hay 1 số tiêu thức tiến hành
phân chia các đơn vị của hiện tượng thành các tổ có tính chất khác nhau.
- Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp thống kê:
Chuẩn bị tài liệu để tổng hợp
Hình thức tổ chức
+ Tổng hợp từng cấp: làm nhiều lần, từ cấp dưới lên cấp trên
+ Tổng hợp tập trung: toàn bộ tài liệu được tập trung vè một cơ quan để tiến hành tổng
hợp từ đầu đến cuối
Kỹ thuật tổng hợp: có 2 loại
+ Tổng hợp thủ công
+ Tổng hợp bằng máy
Trình bày kết quả tổng hợp

11.Nêu khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê? Trình bày các bước
phân tổ và cho ví dụ minh họa
 Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến
hành phân chia các đơn vị của hiện tượng thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác
nhau
Ví dụ: Trong nghiên cứu dân số, căn cứ vào tiêu thức giới tính, người ta chia dân số
thành 2 tổ: nam và nữ; căn cứ vào tiêu thức tuổi, chia dân số thành các tổ: 0; 1 – 4; 5 – 9,
10 – 14, 15 – 19...
 Ý nghĩa:
 Kết hợp được việc nghiên cứu cái chung của hiện tượng với nghiên cứu cái riêng
của từng đơn vị tổng thể.
 Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hơp thống kê, là cơ sở
để vận dụng các pp thống kê khác.
 Được vận dụng phổ biến nhất trong mọi trường hợp nghiên cứu KT-XH vì nó đơn
giản, dễ hiểu và có tác dụng phân tích sâu sắc
 Phân tổ thống kê là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong
nghiên cứu thống kê.
- Giai đoạn điều tra thống kê: Trong điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ, người ta
phải phân tổ trước các hiện tượng cần nghiên cứu nhằm giúp cho việc điều tra được dễ
dàng, thuận tiện; trong điều tra chọn mẫu, phương pháp phân tổ được sử dụng để đảm
bảo tính đại diện của mẫu.
- Giai đoạn tổng hợp thống kê: Phân tổ là phương pháp cơ bản nhất dùng để chỉnh lý và
hệ thống hóa toàn bộ tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê.
- Giai đoạn phân tích thống kê: Phân tổ là một trong những phương pháp quan trọng, là
cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác một cách có hiệu quả. Bản thân phân
tổ thống kê cũng đã là một phương pháp phân tích thống kê quan trọng, đó là phân tích
kết cấu của hiện tượng ở trạng thái tĩnh và chuyển dịch cơ cấu ở trạng thái động
 Nhiệm vụ:
 Phân chia hiện tượng nghiên cứu theo các loại hình kinh tế - xã hội (phân tổ phân
loại). Trên cơ sở đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa các loại hình kinh tế – xã hội nhằm
nhận thức được quá trình vận động và phát triển của hiện tượng. Ví dụ: Phân tổ các cơ sở
sản xuất công nghiệp ở nước ta theo thành phần kinh tế: Nhà nước, ngoài Nhà nước và có
vốn đầu tư nước ngoài.
 Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu (phân tổ kết cấu). Phân chia các đơn
vị tổng thể thành các tổ, và mỗi tổ là các bộ phận của tổng thể. Mặt khác, khi nghiên cứu
sự biến động kết cấu của hiện tượng qua thời gian ta sẽ thấy được xu hướng phát triển cơ
bản của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Khi nghiên cứu kết cấu của các cơ sở sản xuất
công nghiệp ở nước ta trong một khoảng thời gian, có thể thấy sự chuyển dịch theo
hướng: tỷ trọng các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực Nhà nước giảm dần, tỷ
trọng các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư
nước ngoài tăng dần.
 Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức (phân tổ liên hệ). Khi nghiên cứu mối liên
hệ giữa các hiện tượng, người ta chia các tiêu thức thành 2 loại: tiêu thức nguyên nhân và
tiêu thức kết quả. Ví dụ: Mối liên hệ giữa tuổi nghề và năng suất lao động, giữa năng suất
lao động và tiền lương, giữa lượng phân bón và năng suất cây trồng, giữa thu nhập và loại
sữa dùng cho trẻ…
 Các bước phân tổ
 Lựa chọn tiêu thức phân tổ
- Tiêu thức phân tổ: là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân chia tổng thể
hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất và đặc điểm khác nhau.
- Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức:
+ Dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất phù
hợp với mục đích nghiên cứu
+ Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và tính chất phức tạp của hiện tượng mà quyết định
phân tổ theo một hay nhiều tiêu thức.
+ Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức
phân tổ thích hợp
 Xác định số tổ và khoảng cách tổ
- Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính: các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về
lượng biến mà do có sự khác nhau về loại hình, tính chất
- Phân tổ theo tiêu thức số lượng: các tổ được hình thành căn cứ vào lượng biến khác
nhau của tiêu thức mà xác định các tổ khác nhau về tính chất
 Các chỉ tiêu giải thích
- Là chỉ tiêu nói lên các đặc trưng của các tổ cũng như của toàn bộ tổng thể
12. Trình bày đặc điểm, tác dụng của bảng thống kê, các loại bảng thống kê và các
nguyên tắc trình bày bảng thống kê?
 Khái niệm: là hình thức trình bày số liệu thống kê một cách có hệ thống, khoa học,
hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
 Tác dụng:
- Giúp so sánh đối chiếu, phân tích theo phương pháp khác nhau, nhằm nêu bản chất của
hiện tượng
- Giúp cho việc phân tích trở nên sinh động, có sức thuyết phục.
 Các loại bảng thống kê:
- Bảng giản đơn: phần chủ đề không phân tổ mà chỉ liệt kê các đơn vị theo tên địa
phương, thời gian…
- Bảng phân tổ: đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo 1
tiêu thức.
- Bảng kết hợp: đối tượng nghiên cứu ở phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo 2,
3 hay nhiều tiêu thức
 Nguyên tắc
- Quy mô bảng không nên quá lớn
- Tiêu đề, tiêu mục cần ghi chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, tiêu đề chung phải nêu rõ nội
dung chủ yếu của bảng, thời gian, không gian nghiên cứu
- Các hàng, các cột được ký hiệu bằng chữ hoặc bằng số để tiện cho việc trình bày hoặc
giải thích nội dung
- Các chỉ tiêu giải thích trong bảng cần sắp xếp hợp lý, phù hợp mục đích nghiên cứu
- Phải có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu hoặc cho cả bảng
- Ghi số liệu theo đúng quy ước: “–”: Không có số liệu; “…”: Số liệu thiếu sẽ bổ sung
sau; “x”: Không có liên quan, nếu viết số liệu sẽ vô nghĩa.
13.Trình bày đặc điểm, tác dụng, phân loại đồ thị thống kê? Cho ví dụ minh họa về
một số loại đồ thị thống kê?
 Đặc điểm
- Đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày
và phân tích các đặc trưng số lượng của hiện tượng. Vì vậy, người xem không mất nhiều
công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Đồ thị thống kê chỉ trình bày một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và
xu hướng phát triển của các hiện tượng.
 Tác dụng: đồ thị thống kê có tính quần chúng, có sức hấp dẫn và sinh động, làm cho
người hiểu biết ít về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, đồng
thời giữ được ấn tượng khá sâu đối với hiện tượng. Ngoài ra, đồ thị thống kê còn được
coi là một phương tiện tuyên truyền, một công cụ dùng để biểu dương các kết quả sản
xuất và hoạt động văn hóa - xã hội.
 Phân loại:
* Căn cứ vào hình thức biểu hiện: Đồ thị hình cột, đồ thị hình tượng, đồ thị diện tích
(tròn, chữ nhật, vuông), đồ thị đường gấp khúc, đồ thị ra đa.
* Căn cứ vào nội dung phản ánh:
- Đồ thị phát triển: biểu hiện tình hình phát triển của hiện tượng và so sánh giữa các hiện
tượng, có thể dùng các loại đồ hình cột, hình tròn và đồ thị tuyến tính.
- Đồ thị kết cấu: biểu hiện kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng, thường dùng các
loại đồ thị hình cột, hình tròn
- Đồ thị liên hệ: Dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa 2 tiêu thức

14.Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm, phân loại số tuyệt đối trong thống kê? Cho ví dụ
minh họa
 Khái niệm:
- Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa
điểm cụ thể.
- VD:Tổng số lao động của doanh nghiệp A tại thời điểm 1/7/N là 200 người.
 Ý nghĩa:
- Số tuyệt đối cho ta nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng hiện tượng trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể.
- Là cơ sở để phân tích thống kê và tiến hành tính toán các mức độ khác trong nghiên cứu
thống kê.
- Là căn cứ trong việc xây dựng các kế hoạch kinh tế quốc dân và chỉ đạo thưc hiện kế
hoạch.
 Đặc điểm:
- Số tuyệt đối bao giờ cũng chứa đựng một nội dung kinh tế xã hội nhất định trong
điều kiện lịch sử cụ thể
- Số tuyệt đối không phải là con số được lựa chọn tuỳ ý mà phải qua điều tra thực
tế, tổng hợp chính xác
- Mọi số tuyệt đối đều có đơn vị tính cụ thể
 Các loại số tiệt đối:
 Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một độ dài
thời gian nhất định và được hình thành thông qua sự tích lũy về lượng. VD: Tổng
doanh thu của doanh nghiệp A năm N – 1 là 50 tỷ đồng.
 Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời
điểm nhất định. VD: Tổng số lao động của doanh nghiệp A tại thời điểm 1/7/N là 200
người.
15. Khái niệm ý nghĩa, đặc điểm và phân loại số tương đối trong thống kê?
 Khái niệm: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu
theo tỷ lệ
 Ý nghĩa:
- Phản ánh kết cấu, quan hệ so sánh, quan hệ tỷ lệ, trình độ phát triển, trình độ phổ biến...
của hiện tượng.
- Dùng trong việc lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.
- Trường hợp cần giữ bí mật số tuyệt đối người ta có thể sử dụng số tương đối để phản
tình hình thực tế của hiện tượng
 Đặc điểm:
- Số tương đối trong thống kê không phải là con số thu được từ điều tra mà là kết quả so
sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê đã có.
- Số tương đối bao giờ cũng có gốc so sánh. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiên cứu cụ thể mà
gốc so sánh khác nhau. Khi gốc so sánh khác nhau thì ý nghĩa của số tương đối cũng khác
nhau.
- Đơn vị tính: lần, %, đơn vị kép tùy thuộc loại số tương đối.
 Phân loại:
- Số tương đối động thái: Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời gian
y1
Công thức: tđ = (lần, %) = tNv x tHT
y0
Trong đó:
tđ: Số tương đối động thái.
y1, y0: Mức độ của hiện tượng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
Ví dụ: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A năm 2009 là 50 tỷ đồng, năm 2008 là 30 tỷ
đồng. Vậy số tương đối động thái nói lên sự phát triển doanh thu của doanh nghiệp A là:
50/30 = 1,667 lần hay 166,7%.
- Số tương đối kế hoạch: Biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa mức độ thực tế kỳ nghiên
cứu với mức độ kỳ kế hoạch trong kỳ của chỉ tiêu nghiên cứu.
+ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt tới của chỉ
tiêu nào đó với mức độ thực tế ở kỳ gốc, được dùng để lập kế hoạch.
Công thức: tnv = ykh/y0 (lần, %)
Trong đó: tnk: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch.
ykh: Mức độ kế hoạch.
Y0: Mức độ thực tế ở kỳ gốc.
Ví dụ: Năm 2008 doanh thu của doanh nghiệp A là 30 tỷ do vậy, doanh thu kế hoạch
đề ra cho năm 2009 là 45 tỷ đồng, vậy: tnk = ykh/y0 = 45/30 = 1,5 lần (150%)
+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch: là tỷ lệ so sánh giữa mức độ đạt được trong kỳ
với mức kế hoạch của 1 chỉ tiêu. Dùng để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.
Công thức: tHT = y1/ykh (lần, %)
Trong đó: tHT: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch.
ykh: Mức độ kế hoạch.
Y1: Mức độ thực tế ở kỳ nc
Ví dụ: tHT = y1/ykh= 50/45 = 1,11 lần (111%)
- Số tương đối kết cấu: cho biết tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong toàn bộ hiện tượng
Công thức: dt = yb/yt (lần, %)
Trong đó: dt: Số tương đối kết cấu
yb: Trị số tuyệt đối từng bộ phận
Yt: Trị số tuyệt đối của tổng thể
- Số tương đối cường độ: Nói lên trình độ phổ biến của hiện tượng trong điều kiện lịch sử
nhất định, là kết quả so sánh 2 mức độ khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau. VD:
GDP bình quân đầu người (đồng/người), mật độ dân số (người/km2)…
- Số tương đối so sánh: Sử dụng trong 2 trường hợp:
+ So sánh giữa 2 mức độ cùng loại nhưng khác nhau về không gian. Ví dụ: So sánh giá
vàng ở Hà Nội và TP.HCM.
+ So sánh giữa hai bộ phận trong 1 tổng thể: 2 không gian khác nhau cùng tồn tại
trong 1 tổng thể. Ví dụ: Tỷ lệ lao động nam/nữ của doanh nghiệp nói trên.
Công thức: ts = yA/yB (lần, %)
Trong đó: ts: Số tương ss
yA: Mức độ của hiện tượng ở địa điểm A
YB: Mức độ của hiện tượng ở địa điểm B

16. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của số trung bình. Các loại số trung bình trong
thống kê? Viết công thức các loại số trung bình trong thống kế và cho ví dụ minh
họa.
 Khái niệm: Là mức độ đại biểu (hay mức độ điển hình) theo một tiêu thức số
lượng nào đó của hiện tượng nghiên cứu bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Vd: điểm
TBCTL của 1 sinh viên
 Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện để so sánh các hiện tượng không có cùng quy mô (DN – DN) VD:Để so
sánh giữa các doanh nghiệp không có cùng qui mô, người ta không thể so sánh lợi nhuận
doanh thu của từng dn mà phải so sánh NSLĐ bình quân, mức doanh lợi bình quân…
- Được dùng để nghiên cứu các quá trình biến động qua tg, nhất là các qtrinh sx, từ đó
cho thấy được xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
- Sử dụng trong công tác kế hoạch
- Là cơ sở vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác
 Các loại số trung bình
 Số trung bình cộng
- Số TBC giản đơn: : Áp dụng khi tài liệu thống kê chưa phân tổ hoặc khi số lần xuất hiện
của các lượng biến trong tài liệu là như nhau. Với n lượng biến xi, ta có công thức tính số
n
TBC giản đơn x̅ như sau: x̅ =∑ xi
i =0
- Số TBC gia quyền: Áp dụng khi tài liệu đã được phân tổ.
∑ xifi = xidi
+ Đối với tài liệu phân tổ không có khoảng cách tổ: x̅ = ∑
∑ fi
+ Đối với tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ:
Bước 1: Tính trị số giữa làm lượng biến đại diện cho từng tổ.
Trị số giữa của từng tổ xi = (Giới hạn dưới + Giới hạn trên)/2
Bước 2: Tính số bình quân theo công thức trung bình cộng gia quyền.
 Số trung bình điều hòa
n
x̅ =
- Số TBĐH giản đơn: Th các quyền số (Mi) bằng nhau 1
∑ xi
x̅ =
∑ Mi
- Số TBĐH gia quyền: nếu chỉ có lượng biến xi và tổng lượng biến:
∑ Mi
xi
 Số trung bình nhân
- Số TBN giản đơn: x̅ =¿ x=√n x 1 x 2. .... xn
- Số TBN gia quyền: khi các lượng biến xi có các tần số khác nhau x̅ =∑ fi√ Π xi fi
VD về các số tb tự cho
Câu 17. Phân tích điều kiện vận dụng số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình trong
thống kê?
 Điều kiện vận dụng:
- Số tương đối và số tuyệt đối
+ Khi sử dụng số tuyệt đối và số tương đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng nc. Ví
dụ: Cùng là tỷ lệ phế phẩm 5%, nhưng với các sản phẩm bình thường thì đây là tỷ lệ chấp
nhận được. Còn với những sản phẩm thuốc tiêm độc hại, tỷ lệ này lại là quá cao vì hậu
quả sẽ rất nghiêm trọng.
+ Vận dụng kết hợp giữa số tương đối và số tuyệt đối khi phân tích hiện tượng. Ví dụ:
Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,5%, trong khi tốc độ tăng trưởng
GDP của Mỹ chỉ có 2,2%. Nếu chỉ căn cứ vào hai số tương đối này, chúng ta có thể đưa
ra một nhận định lạc quan rằng trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ đuổi kịp nền
kinh tế Mỹ. Nhưng khi xem xét các số tuyệt đối, ta thấy qui mô GDP của Việt Nam năm
2007 là 71,216 tỷ USD, trong khi đó, qui mô GDP của Mỹ là 13811,2 tỷ USD. Như vậy,
1% tăng trưởng của Mỹ đã gần gấp đôi cả nền kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, nhận định
trên là hoàn toàn sai lầm.
- Số trung bình:
+ Số trung bình phải được tính từ thể đồng nhất
+ Số trung bình chung cần được vận dụng kết hợp với số chung bình tổ và dãy số phân
phối để có thể giải thích sâu sắc từng khía cạnh, từng bộ phận của hiện tượng
Câu 18. Trình bày ý nghĩa nghiên cứu các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức
 Ý nghĩa nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức.
- Đánh giá trình độ đại biểu của số tb: nếu độ biến thiên thấp, trình độ đại biểu của số
bình quân cao và ngược lại.
- Quan sát độ biến thiên của tiêu thức trong 1 dãy số lượng biến cho thấy đặc trưng về
phân phối, kết cấu và tính đồng đều của tổng thể.
- Các tham số đo độ phân tán cho thấy chất lượng công tác và nhịp điệu hoàn thành kế
hoạch chung cũng như của từng bộ phận
- Độ biến thiên của tiêu thức thường được dùng trong nhiều trường hợp nghiên cứu thống
kê: phân tích biến động, mối liên hệ trong điều tra, dự đoán...
 Các chỉ tiêu
- Khoảng biến thiên: là độ lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu
thức nghiên cứu
- Độ lệch tuyệt đối bình quân là số bình quân cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng
biến và số bình quân cộng của các lượng biến đó.
- Phương sai là bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến với số
bình quân cộng của các lượng biến đó.
- Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc hai của phương sai, tức là số bình quân toàn phương của
bình phương các độ lệch giữa các lượng biến với số bình quân cộng của các lượng biến
đó
- Là số tương đối (lần, %) rút ra từ sự so sánh giữa độ lệch tiêu chuẩn với số bình quân
cộng

Câu 19. Ý nghĩa nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội. Phân
biệt các mối liên hệ hàm số và liên hệ tương quan? Nhiêm vụ của phương pháp
phân tích hồi quy và tương quan.
 Ý nghĩa việc nghiên cứu mlh giữa các hiện tượng KT-XH: Trong quá trình tồn tại
và phát triển, mọi sự vật bật hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau theo quy luật phụ
thuộc nhân quả. Vì vậy, để hiểu một cách sâu sắc nhất bản chất, quy luật phát triển
của hiện tượng đòi hỏi thống kê phải phân tích mối liên hệ tác động tương quan giữa
chúng
 Phân biệt mối liên hệ hàm số và liên hệ tương quan

Liên hệ hàm số Liên hệ tương quan


KN: là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ. KN: là mối liên hệ không hoàn toàn
Có nghĩa là kki hiện tượng này thay đổi chặt chẽ. Khi hiện tượng này thay đổi
thì nó hoàn toàn quyết định đến sự thay có thể làm cho hiện tượng có liên quan
đổi của hiện tượng có liên quan theo 1 tỉ thay đổi theo nhưng không có ảnh
lệ tương ứng hưởng hoàn toàn quyết định sự thay đổi
đó
Đặc điểm: biểu hiện ở tổng thể đồng Đặc điểm: không được biểu hiện trên
thời biểu hiện trên từng đơn vị cá biệt từng đơn vị cá biệt phải thông qua hiện
tượng số lớn
Thường có trong tự nhiên, VD: S = v.t Rất phổ biến và thường gặp trong các
hiện tượng kinh tế - xã hội

 Nhiệm vụ của phương pháp phân tích hồi quy và tương quan
Phương pháp phân tích hồi quy va tương quan giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ
- Xây dựng mô hình hồi quy và xác định tính chất thuận nghịch cũng như hình thức
của mối liên hệ
2. Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan
- Nhiệm vụ thứ hai của phân tích hồi quy tương quan là đánh giá mức độ chặt chẽ của
mối liên hệ tương quan và sự phù hợp của mô hình thông qua hệ số tương quan và tỷ số
tương quan
Câu 20. Ý nghĩa, phương pháp xác định, tính chất của hệ số tương quan?
 Ý nghĩa của hệ số tương quan
- Giúp ta xác định được cường độ của mối liên hệ, xem xét mức độ ảnh hưởng của tiêu
thức nguyên nhân dẫn đến tiêu thức kết quả
- Giúp Xác định chiều hướng của mối liên hệ (thuận hay nghịch)
- Cho phép kiểm định giả thuyết về sự tồn tại hay không tồn tại mối liên hệ tương quan
tuyến tínhs
- Sử dụng trong dự báo thống kê và tính sai số dự báo
 Phương pháp xác định
σx
CT tính: r = b
σy
 Tính chất
- Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng -1≤ r ≤ 1
r<0: Mối liên hệ tương quan nghịch
r>0: Mối liên hệ tương quan thuận
r=0: giữa x và y không có liên hệ tương quan tuyến tính
r = ±1: giữa x và y có mối liện hệ hàm số
r0 : mối liên hệ càng lỏng lẻo
r±1: mối liên hệ càng chặt chẽ
- Mức độ phụ thuộc:
r ≤ 0,3 : lỏng lẻo
0,3 ≤ r ≤ 0,7 : vừa phải
r > 0,7 : chặt chẽ
Câu 21. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của dãy số thời gian. Các loại dãy số thời
gian? Phân tích các điều kiện xây dựng dãy số thời gian?
 KN: Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự
thời gian nhất định
 Ý nghĩa: Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu xu hướng biến động của
hiện tượng qua thời gian. Từ đó, tìm ra tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán
được các mức độ của hiện tượng trong tương lai.
 Phân loại dãy số thời gian:
- Căn cứ vào đặc điểm biến động về quy mô của hiện tượng qua thời gian, dãy số được
chia thành:
+ Dãy số thời kỳ: Là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ. Phản ánh
quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong một độ dài thời gian nhất định.
+ Dãy số thời điểm: Là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm.
Phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định
 Phân tích các điều kiện xây dựng dãy số thời gian:
- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung, về phương pháp tính các mức độ trong dãy số.
Ví dụ: Chỉ tiêu GDP ở nước ta hiện nay tính theo Hệ thống tài khoản quốc gia của Liên
hợp quốc (SNA 1993), trước đó là chỉ tiêu Thu nhập quốc dân tính theo Hệ thống sản
xuất vật chất của Liên Xô cũ (MPS).
- Đảm bảo thống nhất về phạm vi tính toán mức độ. Từ 1/8/2008, Hà Nội bao gồm Hà
Tây và một số địa phương thuộc Vĩnh Phúc, Hoà Bình. Như vậy, không thể đem các số
liệu của Hà Nội trước khi nhập tỉnh để so sánh với số liệu của Hà Nội hiện nay được
- Khoảng cách thời gian nên bằng nhau (nhất là đối với dãy số thời kỳ)
Câu 22. Trình bày các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Cho ví dụ minh họa
 Mức độ trung bình theo thời gian
- KN: là số trung bình của các mức độ trong dãy số phản ánh mức độ đại diện điển
hình của dãy số thời gian
- Ký hiệu: y̅
- Phương pháp tính:

+ Đối với dãy số thời kỳ:


+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách bằng nhau:

+ Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhau:
 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
- KN: Là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của hiện tượng giữa hai
thời gian nghiên cứu
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: là chênh lệch tuyệt đối giữa mức độ kỳ nghiên
cứu với mức độ của kỳ đứng liền ngay trước đó
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: trị số chênh lệch giữa mức độ nghiên cứu với
mức độ kỳ gốc
- Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân: là số trung bình công của các lượng tăng giảm
tuyệt đối từng kỳ
 Tốc độ phát triển
- KN: Là số tương đối động thái (biểu hiện bằng số lần hay %). Chỉ tiêu này phản ánh
tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian.
- Tốc độ phát triển liên hoàn: (ký hiệu ti ):
Là tỷ lệ so sánh giữa hai mức độ liền kề nhau trong dãy số. Chỉ tiêu này phản ánh tốc
độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời gian liền nhau.
- Tốc độ phát triển định gốc: (ký hiệu Ti )
Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc cố định. Chỉ tiêu này
phản ánh xu hướng biến động và tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời
gian dài
- Tốc độ phát triển trung bình:
Là số trung bình nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn trong thời kỳ nghiên cứu.
 Tốc độ tăng (giảm)
- Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn: (ký hiệu ai )
Phản ánh tốc độ giữa hai thời gian liền nhau đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao
nhiêu %.
- Tốc độ tăng (giảm) định gốc: (ký hiệu Ai )
Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với so với mức độ đầu trong dãy số
 Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm)
Cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một giá trị cụ thể
là bao nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ
tăng (giảm) liên hoàn

Câu 23. Ý nghĩa nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng theo thời
gian? Trình bày các phương pháp nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của hiện
tượng?
 Ý nghĩa nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng theo thời gian
- loại trừ những nhân tố ngẫu nhiên và làm bộc lộ ra xu hướng phát triển cơ bản của
hiện tượng
 Các phương pháp nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng
1. Mở rộng khoảng cách thời gian
- Phạm vi áp dụng: dãy số thời gian có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có
nhiều mức độ mà chưa biển hiện được xu hướng phát triển của hiện tượng
- Nội dung: Trên cơ sở dãy số thời gian xây dựng một dãy số mới với các khoảng cách
thời gian dài hơn, khi đó sẽ rút bớt được số lượng các mức độ trong dãy số.
2. Số trung bình di động
- Phạm vi áp dụng: để điều chính các mức độ trong dãy số có biến động tăng thất
thường, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên
- Nội dung: Điều chỉnh dãy số bằng cách trên cơ sở dãy số ban đầu tiến hành xây dựng
dãy số mới bao gồm các mức độ trung bình trượt gọi là dãy số trung bình trượt
3. Phương pháp hồi quy
- Phạm vi áp dụng: trong trường hợp dãy có nhiều biến động thất thường
- Nội dung: nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các mức độ của dãy số với thời
gian. Trên cơ sở dãy số thời gian xác định phương trình hồi quy để biểu hiện xu hướng
phát triển của hiện tượng theo thời gian
4. Nghiên cứu biến động thời vụ
- Biến dộng thời vụ là hằng năm trong từng thời gian nhất định sự biến động của hiện
tượng lặp đi lặp lại

You might also like