You are on page 1of 5

Họ và tên: Phùng Phương Thảo

Lớp: DHTM14A1HN
MSV: 20107200107
1. Bản chất của dự báo khoa học là gì? Vì sao phải nghiên cứu và thực hành dự báo?
- Bản chất dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức
độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của các đối tượng nghiên
cứu... hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương
lai.
- Cần phải nghiên cứu và thực hành dự báo bởi vì để tránh khỏi những rủi ro không cần
thiết, dự đoán được những phương án giải quyết vấn đề 1 cách hiệu quả nhất.
2. Phân loại dự báo nhằm mục đích gì? Có những cách phân loại nào?
- Phân loại dự báo nhằm mục đích có thể dự báo 1 cách chuẩn xác nhất từng loại.
- Có 5 cách phân loại:
 Phân loại theo bản chất của đối tượng dự báo
 Dự báo kinh tế.
 Dự báo xã hội.
 Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ.
 Dự báo chính trị và quân sự.
 Dự báo quan hệ quốc tế.
 Dự báo môi trường sinh thái
 Phân loại theo tầm xa của dự báo
 Dự báo tác nghiệp.
 Dự báo ngắn hạn.
 Dự báo trung hạn.
 Dự báo dài hạn.
 Phân loại theo chức năng của dự báo
 Dự báo tìm kiếm.
 Dự báo mục tiêu.
 Dự báo tổng hợp.
 Phân loại theo hình thức biểu hiện của kết quả dự báo
 Dự báo số lượng.
 Dự báo chất lượng:
 Phân loại theo qui mô, cấp độ của đối tượng dự báo
 Dự báo vĩ mô.
 Dự báo vi mô.
3. Trong dự báo cần quán triệt những nguyên tắc nào? Nêu ví dụ thực tế về việc quán triệt
các nguyên tắc đó?
- Nguyên tắc liên hệ biện chứng
- Nguyên tắc kế thừa lịch sử
- Nguyên tắc tính đặc thù về bản chất của đối tượng dự báo
- Nguyên tắc mô tả tối ưu đối tượng dự báo
- Nguyên tắc về tính tương tự của đối tượng dự báo
4. Phân tích qui trình thực hiện một nhiệm vụ dự báo? Lấy ví dụ minh họa?
Có thể khái quát thành qui trình chung qua 5 bước sau:
- Xác định vấn đề dự báo: Xác định vấn đề dự báo là khía cạnh khó khăn nhất trong toàn
bộ nhiệm vụ của người dự báo. Nó bao gồm việc tăng cường sự hiểu biết sâu sắc của
người dự báo về các vấn đề như: Dự báo sẽ được sử dụng như thế nào? Ai cần đến dự
báo và chức năng nào của dự báo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. Việc xác định
vấn đề dự báo có thể khác nhau trong những tình huống quản lý khác nhau ở cả cấp độ
quản lý vi mô và vĩ mô. Ví dụ: Đối với doanh nghiệp khi vấn đề nổi lên hiện tại trong
kinh doanh là lượng hàng tồn kho quá lớn làm cho chi phí lưu kho tăng lên. Lượng hàng
tồn kho phân bổ rất khác nhau ở các vị trí như trong phân xưởng sản xuất, trong kho hàng
hóa, đang trên đường đi tiêu thụ. Mối quan tâm của doanh nghiệp lúc này là làm thế nào
là giảm lượng hàng tồn kho nhằm giảm chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động kinh
doanh diễn ra bình thường. Vấn đề đặt ra là liệu có thể dự báo tốt hơn khối lượng sản
xuất và nhu cầu tiêu thụ trong tương lai để có thể quản lý hàng tồn kho và tiết kiệm chi
phí?
- Thu thập thông tin dữ liệu: Thông thường có 2 loại thông tin cần thu thập: Dữ liệu
thống kê (số liệu); Ý kiến và kinh nghiệm của chuyên gia. Cả hai loại thông tin này cần
thu thập phục vụ cho dự báo. Ví dụ: Trong trường hợp tồn đọng sản phẩm đã xem xét ở
bước 1, dữ liệu lựa chọn để thu thập có thể gồm: Cầu về hàng hóa hàng tháng và sản
phẩm của mỗi loại qua thời gian khoảng 3 năm trước, các dữ liệu liên quan khác cũng cần
được thu thập như thời gian sản xuất mỗi loại sản phẩm; thời gian ngưng sản xuất, tình
trạng thiếu trang thiết bị... ngoài ra các thông tin về các nội dung thảo luận chuyên môn
liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng rất cần thu thập phục vụ cho
dự báo.
- Phân tích sơ bộ nguồn dữ liệu: Phân tích sơ bộ nguồn dữ liệu có tác dụng đưa lại những
nhận thức ban đầu về đối tượng dự báo, trả lời câu hỏi các dữ liệu mang lại thông tin gì
cho người làm dự báo.
- Lựa chọn mô hình và xây dựng mô hình: Bước này bao gồm việc lựa chọn và ước lượng
mô hình dự báo số lượng hình thức. Trong chương 2 sẽ trình bày các dạng mô hình dự
báo số lượng và giải thích chi tiết kỹ thuật thực hiện thông qua các ví dụ tổng hợp.
- Ứng dụng và đánh giá mô hình: Một mô hình được lựa chọn một cách thận trọng và các
tham số của nó được ước lượng một cách thích hợp sẽ được sử dụng để dự báo. Người sử
dụng mô hình dự báo sẽ đánh giá việc chấp nhận hay không chấp nhận mô hình qua thời
gian. Việc đánh giá mô hình dự báo chỉ có thể thực hiện một cách chính xác sau khi dữ
liệu của thời kì dự báo đã được hiển thị.
5. Dữ liệu là gì? Có những dạng dữ liệu nào?
- Dữ liệu là những thu thập khi quan sát hay đo lường những thuộc tính của sự vật hiện
tượng hay mô tả về sự vật hiện tượng đó. Dữ liệu có thể tồn tại dưới các hình thức như số
liệu, từ ngữ, âm thanh hay hình ảnh.
- Phân loại theo hình thức biểu hiện: Theo hình thức biểu hiện thì dữ liệu được chia
thành 2 loại là: Số liệu và các dạng dữ liệu khác.
- Phân loại dữ liệu theo đặc điểm hình thành: Theo đặc điểm hình thành dữ liệu gồm hai
loại là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
6. Trình bày các phương pháp thu thập dữ liệu phục vụ cho dự báo?
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
a. Phương pháp quan sát
b. Phương pháp phỏng vấn
c. Phương pháp thảo luận nhóm
d. Phương pháp khảo sát
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Để thu thập dữ liệu thứ cấp cần xác định rõ khả năng tồn tại của nguồn dữ liệu, địa chỉ
của nguồn dữ liệu và khả năng tiếp cận tới nguồn dữ liệu đó.
Các nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm:
- Những tài liệu do cơ quan chuyên môn của nhà nước phát hành.
- Những dữ liệu được phát hành và lưu trữ ở các thư viện hay ở các cơ quan lưu trữ.
- Những dữ liệu thứ cấp trong các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức trong nước và
quốc tế.
- Dữ liệu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành.
7. Số liệu là gì? Có những dạng số liệu nào? Nêu ví dụ về các dạng số liệu?
- Số liệu là tài liệu biểu hiện bằng những con số.
-Các dạng số liệu:
+ Dãy số liệu chéo: Là dãy số liệu phản ánh mức độ hay trạng thái của các hiện tượng
quan sát được thu thập từ các đối tượng nghiên cứu tương đương tại một thời điểm nhất
định.Số liệu chéo thuộc dạng số liệu từ các đối tượng tương tự khác nhau nhưng tại một
thời gian xác định. Ví dụ số liệu về thu nhập của các hộ gia đình tại thời điểm khảo sát
năm 2020 trong khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2020; số lượng lao động của
các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm; hay qui mô dân số các tỉnh của Việt
Nam tại thời điểm tổng điều tra dân số năm 2019...là các ví dụ về chuỗi số liệu chéo.
Các dãy số liệu chéo thường được kí hiệu bằng các chữ cái in hoa với chỉ số dưới là i như
Xi; Yi; Zi... với i = 1;2;3..n với n là tổng số quan sát. Chẳng hạn khi khảo sát thu nhập
của 1.000 hộ gia đình tại một thời điểm nhất định ta thu thập được dãy số liệu chéo. Khi
đó Xi là thu nhập của hộ gia đinh i và n = 1.000 là qui mô mẫu khảo sát. Dãy số liệu chéo
thường được hình thành từ các cuộc khảo sát hoặc thu thập theo các đối tượng tương
đương trong một tổ chức hoặc một nhóm tương đồng.
Ví dụ Doanh thu/ năm của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội tại
thời điểm 31/12/2020 là một dãy số liệu chéo. Trong ví dụ này các doanh nghiệp dệt may
trên địa bàn thành phố Hà Nội là đối tượng được khảo sát và sô thứ tự xuất hiện của từng
đối tượng này ít có ý nghĩa. Thông tin nghiên cứu quan tâm trong trường hợp này là
doanh thu, còn thông tin về thời gian ngày 31/12/2020 phản ánh thời điểm quan sát.
+ Số liệu mảng: Là số liệu mà các quan sát của nó bao gồm số liệu chéo và các số liệu
chéo lại được thu thập theo thời gian.
Số liệu mảng bao gồm nhiều quan sát tương đương và được ghi chép các mốc thời gian
khác nhau hay nói cách khác là số liệu phản ánh giá trị của đối tượng nghiên cứu theo cả
không gian và thời gian. Thông thường dãy số liệu mảng được kí hiệu bằng chữ cái in
hoa và có 2 chỉ số dưới là i và t ví dụ Xit; Yit; Zit....chẳng hạn chúng ta có chuỗi số liệu
mảng về doanh thu của 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong mẫu khảo sát tại ngày 31/12 hàng năm triong giai đoạn 2005 – 2015 kí hiệu là Xit.
Trong đó X là giá trị doanh thu của doanh nghiệp, i là thứ tự doanh nghiệp i = 1;2;3..100 t
= 2005;2006... 2015. Trong dãy số mản này 100 doanh nghiệp sẽ được sử dụng để thu
thập daonh thu qua các năm từ 2005 đến 2015 tại ngày 31/12 hàng năm. Như vậy mỗi
doanh nghiệp sẽ có chuỗi thời gian doanh thuquan sát và ghi chép được qua 11 năm và
toàn bộ mẫu nghiên cứu này sẽ có 1.100 quan sát.
Số liệu mảng có 2 dạng: dãy số liệu mảng cân bằng là dãy số liệu mảng bao gồm trạng
thái hay đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trong toàn bộ thời gian nghiên cứu và dãy số
liệu mảng phi cân bằng là dãy số liệu mảng thu thập trạng thái hay đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu cho các quan sát không liên tục về thời gian.
Câu 8:
https://docs.google.com/forms/d/
1URY62c_OTBvzljv4IeYPYUcO9qqbNxRu97e4Lkcjvow/edit

You might also like