You are on page 1of 23

18/1/2024

THỐNG KÊ
ỨNG DỤNG

Yêu cầu người học


1. Tham dự lớp đúng giờ
2. Giữ trật tự trong giờ học
3. Tham dự đầy đủ các buổi học, vắng không quá
3 buổi
4. Đọc tài liệu, làm bài tập theo yêu cầu của giảng
viên.
5. Tham gia đóng góp, phát biểu và làm bài tập
trong giờ học
6. Thái độ hòa nhã lịch sự với bạn bè và GV

Đánh giá học phần


1. Điểm quá trình (30%) bao gồm:
- Điểm chuyên cần (HS1) bao gồm tham dự giờ
học (vắng, vào lớp trễ) và thực hiện theo yêu
cầu khác GV  vi phạm trừ điểm; xung phong
giải bài tập, trả lời câu hỏi  được cộng điểm)
- Điểm kiểm tra định kỳ: 2 bài - HS2
2. Thi cuối kỳ: 70%( trắc nghiệm)

1
18/1/2024

Tài liệu học tập


- Ngô Văn Thạo, Nguyễn Văn Ít, Dương Thị
Hồng Vân (2020). Giáo trình Thống kê ứng
dụng trong kinh doanh. NXB Tài chính.
- Hà văn Sơn, Giáo trình Lý thuyết Thống kê, ứng
dụng trong Quản trị và kinh tế, NXB Thống kê,
2010
- Hà Văn Sơn & ctg, Bài tập Nguyên Lý Thống kê
Kinh Tế, NXB Kinh Tế Tp HCM, 2013
- Trần Thị Thanh Hương và Nguyễn Kim
Dung. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế,
NXB lao động, 2022

Nội dung
C1: Tổng quan về Thống kê (4t)
C2: Thu thập dữ liệu (5t)
C3: Tóm tắt và trình bày dữ liệu bằng bảng và đồ thị
(6t)
C4: Mô tả dữ liệu bằng các đại lượng số (9t)
C5: Ước lượng các tham số tổng thể (9t)
C6: Hồi quy tuyến tính đơn biến và phân tích tương
quan (9t)
C7: Chỉ số (9t)
C8: Chuỗi thời gian và dự báo trên chuỗi thời gian (9t)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ


1.1. Khái niệm thống kê
1.2. Các phương pháp nghiên cứu thống kê
1.3. Thống kê ứng dụng trong kinh tế và xã hội
1.4. Các khái niệm căn bản thường dùng trong thống kê
1.4.1. Dữ liệu, thông tin và tri thức
1.4.2. Tổng thể và đơn vị tổng thể
1.4.3. Mẫu và đơn vị mẫu
1.4.4. Đặc điểm thống kê
1.4.5. Chỉ tiêu thống kê
1.5. Các loại thang đo dữ liệu

2
18/1/2024

1.1. Khái niệm thống kê

Thống kê liên quan đến nhiều vấn đề khác


nhau bao gồm phân tích và trình bày dữ liệu,
thiết kế nghiên cứu thử nghiệm và ra quyết định
(Wyatt và Bridges, 1976).
Thống kê có thể được định nghĩa là việc thu
thập, trình bày, phân tích và diễn giải các dữ liệu
dưới dạng số (Croxton và ctg, 1988).

1.1. Khái niệm thống kê


Thống kê (Statistic) là một hệ thống các
phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, tính
toán và trình bày nhằm chuyển tải dữ liệu
nghiên cứu thành thông tin cần thiết phục vụ
cho quá trình phân tích, suy luận, dự đoán và ra
quyết định trong một giới hạn nhất định về
không gian và thời gian.

1.1. Khái niệm thống kê


Thống kê ứng dụng là sự kết hợp của thống
kê mô tả và thống kê suy diễn.
Thống kê mô tả là các phương pháp sử
dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu.
Thống kê suy diễn là các phương pháp mô
hình hóa trên các dữ liệu quan sát để giải thích
được những biến thiên có tính ngẫu nhiên và
không chắc chắn của các quan sát. Dùng để rút
ra các suy diễn về quá trình hay về tập hợp các
đơn vị nghiên cứu.

3
18/1/2024

Đối tượng nghiên cứu thống kê

Là mặt lượng trong mối quan hệ mật


thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh
tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian
và địa điểm cụ thể.

Các nhóm hiện tượng TK thường nghiên cứu

•Hiện tượng, quá trình •Hiện tượng, quá trình


tái sản xuất – xã hội: dân số
sản xuất, phân phối,
lưu thông, tiêu dùng

•Hiện tượng, quá trình •Hiện tượng, quá trình


về đời sống vật chất – chính trị xã hội
tính thần của người dân

11

1.2. Các phương pháp nghiên cứu của thống kê

1.2.1. Phương pháp quan sát


- Chỉ thu thập các dữ liệu nghiên cứu và khảo
sát tương quan giữa biến nguyên nhân và biến
kết quả.
- Dùng nhiều trong nghiên cứu tìm nguyên nhân
hay giả thuyết nghiên cứu.
- Ví dụ:
+ Khám phá sự tương quan giữa việc hút thuốc
lá và ung thư phổi.
+ Khám phá sự tương quan giữa thu nhập và
chi tiêu của dân chúng

4
18/1/2024

1.2. Các phương pháp nghiên cứu của thống kê


1.2.2. Phương pháp thử nghiệm
- Thay đổi biến nguyên nhân có kiểm soát để xác định sự
thay đổi được kiểm soát chủ động có làm thay đổi các
giá trị đo đạc không.
- Dùng trong việc đánh giá các tác động của các chính
sách, giải pháp có làm thay đổi kết quả trên đối tượng
nghiên cứu hay không.
- Ví dụ:
+ Thay đổi môi trường làm việc (tăng mức chiếu sáng)
ảnh hưởng đến năng suất lao động của người công nhân
+ Nghiên cứu thử nghiệm loại thức ăn chăn nuôi mới
trên 1 loại gia súc

1.2. Các phương pháp nghiên cứu của thống kê

Các bước thực hiện trong nghiên cứu thử


nghiệm bao gồm:
1. Lập kế hoạch nghiên cứu
2. Thiết kế cuộc thử nghiệm tập trung vào mô
hình hệ thống và tương tác giữa biến nguyên
nhân và kết quả
3. Tóm tắt các giá trị quan sát
4. Từ thực tế quan sát rút ra kết luận vấn đề
nghiên cứu
5. Viết báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu.

1.2. Các phương pháp nghiên cứu của thống kê


1.2.3. Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê
- Xác định vấn đề, mục đích, đối tượng, nội dung
nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống khái niệm, chỉ tiêu thống kê
- Điều tra thống kê
- Tổng hợp sắp xếp số liệu, chọn phần mềm xử lý,
phân tích thống kê sơ bộ, lựa chọn phương pháp phân
tích thống kê thích hợp
- Phân tích và giải thích kết quả; dự đoán xu hướng
phát triển
- Báo cáo và truyền đạt kết quả nghiên cứu

5
18/1/2024

1.3. Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội


- Trong kinh tế: Thống kê được sử dụng để dự báo
về tương lai của nền kinh tế hoặc một vài đặc
trưng cơ bản của nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát,
chỉ số giá, tỷ lệ thất nghiệp, mức độ sử dụng năng
lực sản xuất,…
- Trong sản xuất: Để quản lý chất lượng sản phẩm
trong quá trình sản xuất sử dụng các công cụ như
biểu đồ dạng thanh, biểu đồ Pareto, sigma.
- Trong nghiên cứu và quản lý xã hội: Xác định
xu hướng, trào lưu và những thói quen của cộng
đồng.

Điều tra thống kê


- Khái niệm: Là tổ chức một cách khoa học và
theo kế hoạch thống nhất để thu thập dữ liệu
về các hiện tượng và quá trình KTXH.
- Dữ liệu gồm:
+ Định tính: Tính chất
+ Định lượng: Mức độ
- Nguồn dữ liệu:
+ Sơ cấp: Thu thập trực tiếp từ đơn vị điều tra
+ Thứ cấp: Thu thập từ nguồn có sẵn

Điều tra thống kê


- Nhiệm vụ: Thu thập và cung cấp thông tin
- Yêu cầu của điều tra thống kê:
+ Chính xác, trung thực khách quan: tài liệu điều tra
phản ánh đúng thực tế khách quan của hiện tượng.
+ Kịp thời: tài liệu điều tra cần được cung cấp kịp thời,
đúng thời hạn quy định
+ Đầy đủ: tài liệu điều tra được thu thập theo đúng nội
dung được quy định trong kế hoạch điều tra và đảm bảo số
lượng đơn vị theo yêu cầu  đảm bảo phân tích và dự đoán
hiện tượng nghiên cứu một cách chính xác.

6
18/1/2024

Các loại điều tra thống kê

ĐTTK

Căn cứ vào t/c liên tục Căn cứ vào phạm vi


của việc thu thập thông tin tổng thể tiến hành điều tra

Điều tra Điều tra không Điều tra Điều tra không
thường xuyên thường xuyên toàn bộ toàn bộ

Đ/t Đ/t Đ/t


trọng chuyên chọn
điểm đề mẫu

Điều tra thường xuyên


• Thu thập thông tin, tài liệu ban đầu liên tục theo
thời gian, theo sát với quá trình biến động của
hiện tượng nghiên cứu.
• VD : - Ghi chép biến động nhân khẩu địa phương
(sinh, tử, đi, đến)
- Ghi chép tình hình biến động nhân công tại
DN: số công nhân nghỉ viêc, số công nhân tuyển
mới, số công nhân hiện có
- Ghi chép số sinh viên mới nhập học, số sinh viên
bỏ học, số sinh viên mới tốt nghiệp

Điều tra không thường xuyên


• Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu ban đầu
không liên tục, phản ánh trạng thái của hiện
tượng ở một thời điểm hay thời kỳ nhất định theo
nhu cầu.
VD. Tổng điều tra dân số, tổng điều tra nông nghiệp nông thôn
• Thường dùng cho các hiện tượng cần theo dõi
thường xuyên nhưng chi phí điều tra lớn, hoặc
các hiện tượng không cần theo dõi thường
xuyên.
• VD: Điều tra ảnh hưởng của dịch Covid đến đời sống người
dân, điều tra mức độ gài lòng của khách hàng về sản phẩm của
doanh nghiệp, . . .

7
18/1/2024

Điều tra toàn bộ


• Tiến hành điều tra tất cả các đơn vị của tổng thể
nên còn gọi là tổng điều tra.
• VD : Tổng điều tra dân số
Tổng điều tra nông nghiệp
Tổng đều tra vốn SXKD của tất cả các doanh
nghiệp trên địa bàn TP.HCM
Tổng điều tra tất cả các cây xăng trên địa bàn
TP.HCM
• Ưu điểm, nhược điểm?

Điều tra không toàn bộ


• Thu thập thông tin, tài liệu ban đầu của một số
đơn vị được chọn từ tổng thể chung.
VD. Điều tra mức sống, giá cả thị trường,…
• Mục đích : Có thông tin làm căn cứ nhận định
hoặc suy rộng cho tổng thể chung.
• Ưu, nhược điểm ?

Điều tra không toàn bộ chia thành 3


loại:
 Điều tra trọng điểm
 Điều tra chuyên đề
 Điều tra chọn mẫu

8
18/1/2024

Điều tra trọng điểm


• Chỉ tiến hành thu thập thông tin ở bộ phận chủ yếu
(bộ phận chiếm tỷ trọng lớn) của tổng thể chung.
• Kết quả điều tra không dùng để suy rộng cho toàn
tổng thể nhưng giúp cho việc nắm được những đặc
điểm cơ bản của hiện tượng.
• Thích hợp với những tổng thể có các bộ phận tương
đối tập trung, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể.

• Vd: Điều tra tình hình sản xuất chè ở Sơn La, Yên Bái, Thái
Nguyên; điều tra tình hình sản xuất lúa ở Long An, Đồng Tháp,
Kiên Giang, điều tra tình hình tiêu thụ điện lạnh ở vài trung tâm
mua bán hàng điện lạnh chủ yếu trên địa bàn TPHCM

Điều tra chuyên đề


• Là điều tra để thu thập thông tin nhằm nghiên
cứu một chuyên đề nào đó (điều tra trên 1 số ít
thậm chí 1 đơn vị tổng thể)
• Thường dùng nghiên cứu những điển hình (tốt,
xấu) để tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm
• Kết quả điều tra không dùng để suy rộng hoặc
làm căn cứ đánh giá tình hình cơ bản của hiện
tượng.
• VD: Điều tra gương điển hình trong học tập, gương điển hình
trong chuyển đổi số trong doanh nghiệp

26

Điều tra chọn mẫu


• Là tiến hành điều tra thu thập thông tin trên một
số đơn vị của tổng thể chung theo phương pháp
khoa học sao cho các đơn vị này phải đại diện
cho cả tổng thể chung đó.
• Kết quả điều tra dùng để suy rộng cho cả tổng
thể chung.
• Ưu điểm ?

27

9
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.1. Dữ liệu, thông tin và tri thức


* Dữ liệu (data): Bao gồm các biểu hiện dùng để phản
ánh thực tế của đối tượng nghiên cứu; phần lớn các
biểu hiện này là các trị số đo lường hay quan sát về các
biến nghiên cứu.
Những biểu hiện này bao gồm các con số, từ ngữ hay
hình ảnh.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.1. Dữ liệu, thông tin và tri thức

Nguồn dữ liệu sơ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp


(Primary data) (Secondary data)

Các số liệu và dữ Các số liệu và dữ liệu


liệu bằng chữ do bằng chữ không do
người nghiên cứu DATA người nghiên cứu thu
trực tiếp thu thập thập mà do các đối
thông qua điều tra tượng, tổ chức khác thu
khảo sát. thập.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

Thông tin: Là kết quả của dữ liệu đã được xử


lý hoặc chuyển đổi thành những dạng hoặc cấu
trúc phù hợp cho việc sử dụng của con người.

Thông tin thống kê: Là tin tức của hiện tượng


hay quá trình kinh tế- xã hội do cơ quan thống
kê thu thập trong điều kiện thời gian và không
gian cụ thể.

10
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

Thông tin cần thu thập: Là những thông tin phục vụ


cho vấn đề và mục đích nghiên cứu.
Xác định thông tin cần thu thập là xác định rõ những
dữ liệu nào, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này và phạm
vi dữ liệu cần thu thập.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

Tại sao phải xác định thông tin cần thu thập?
- Trong thực tế có rất nhiều thông tin liên quan đến
hiện tượng hay quá trình kinh tế - xã hội.
- Phải xác định rõ và cụ thể những dữ liệu nào cần thu
thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu.
- Tránh tình trạng dữ liệu thu thập nhiều những không
đáp ứng được mục đích nghiên cứu.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

VD. Nghiên cứu mối liên hệ giữa tình hình tự học và


kết quả học tập của sinh viên Huit. Hai nhóm dữ liệu
cần thu thập gồm: tình hình tự học và kết quả học tập.
Về nhóm dữ liệu tình hình tự học có thể thu thập các
dữ liệu sau:
- Có tự học ở nhà không?
- Thời gian dành cho tự học ở nhà như thế nào?
- Phương pháp sử dụng thời gian tự học ở nhà thế nào?
- Khó khăn và thuận lợi khi tự học?
- Kết quả và hiệu quả tự học?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tự học

11
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

Một số thông tin không cần cho mục đích nghiên cứu
như:
- Bạn thường mặc quần áo màu gì khi tự học?
- Bạn có uống nước hay ăn gì trong giờ tự học không?
- Ai nhắc nhở bạn tự học?
- …………….
Tri thức: Là sự hiểu biết, nhận thức về thông tin để
phục vụ cho một mục tiêu nào đó.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

VD.
Dữ liệu: Giá vàng ngày 2/8/2022: 6,32tr/chỉ
ngày 25/8/2022: 5,65tr/chỉ
Thông tin: Giá vàng giảm
Tri thức: Nên mua vàng vào

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.2. Tổng thể và đơn vị tổng thể:


a. Tổng thể thống kê là tập hợp các đơn vị (phần tử) cấu
thành hiện tượng cần quan sát, phân tích theo một hoặc
một số đặc trưng nào đó.

VD. Muốn tính chiều cao VD. Muốn tính thu nhập
trung bình của nữ sinh viên trung bình của một hộ dân
lớp 12DHKD thì tổng thể TP.HCM thì tổng thể là tổng
toàn bộ nữ sinh viên lớp này số hộ của TP.HCM

12
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê


1.4.2. Tổng thể và đơn vị tổng thể:
* Dựa vào sự biểu hiện của đơn vị tổng thể:
+ Tổng thể bộc lộ: các đơn vị của tổng thể được biểu hiện một
cách rõ ràng, dễ xác định. VD: Tổng thể SV của trường HUFI;
Tổng doanh nghiệp trên địa bàn quận Tân Phú, TP.HCM
+ Tổng thể tiềm ẩn: các đơn vị của tổng thể không được nhận
biết một cách rõ ràng nên việc xác định đầy đủ đơn vị tổng thể
trở nên khó khăn.
VD. Các đối thủ cạnh tranh của công ty, tổng thể những
người ưa thích cải lương

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê


1.4.2. Tổng thể và đơn vị tổng thể:
* Dựa vào tính chất cơ bản của các đơn vị có liên quan đến
mục đích nghiên cứu:
+ Tổng thể đồng chất: các đơn vị của tổng giống nhau ở một
hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên
cứu. VD. Sv đại học Hufi, số nạn nhân chất độc da cam ở VN.
+ Tổng thể không đồng chất: các đơn vị của tổng thể không
giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan
đến mục đích nghiên cứu. VD. Sv đại học Hufi ở các ngành
khác nhau; Chiều cao của học sinh ở các nhóm tuổi khác nhau

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.2. Tổng thể và đơn vị tổng thể:


* Dựa vào số đơn vị có trong tổng thể:
+ Tổng thể chung: Gồm tất cả các đơn vị của tổng thể
+ Tổng thể bộ phận: Chỉ gồm một phần của tổng thể chung

Trong thực tế:


+ Tổng thể hữu hạn: Tổng thể chỉ có một số lượng đếm
được các đơn vị thống kê. VD. Số người đến siêu thị mua sắm.
+ Tổng thể vô hạn: Tổng thể có một số lượng không thể
đếm được các đơn vị thống kê. VD. Số lượng tôm cá trong các
con sông,…

13
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.2. Tổng thể và đơn vị tổng thể:


b. Đơn vị tổng thể là các đơn vị cá biệt hay phần tử cấu thành
nên tổng thể thống kê. Đơn vị tổng thể bao giờ cũng có đơn vị
tính phù hợp.

VD. Dân số trung bình của Việt


Nam năm 2021 là 98,2 triệu người
thì người dân là đơn vị tổng thể.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

c. Tiêu thức thống kê (Statistical criteria)


Tiêu thức thống kê chính là các đặc điểm của
đơn vị tổng thể được chọn ra để tiến hành nghiên
cứu.
Ví dụ: Nghiên cứu về sinh viên HUFI (giới tính,
nơi sinh, tôn giáo, dân tộc, mức chi tiêu hàng
tháng, . . . )
Nghiên cứu về các doanh nghiệp quận Tân
Phú (loại hình doanh nghiệp, số công nhân, vốn
cố định, vốn lưu động, giá trị sản xuất . . .)

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

TIÊU THỨC
THUỘC TÍNH

Tiêu thức thuộc tính (tiêu thức phi lượng hóa):


Là tiêu thức phản ánh loại hoặc tính chất của đơn vị,
không biểu hiện trực tiếp bằng con số
Ví dụ: ngành kinh doanh, nghề nghiệp, tình trạng hôn
nhân, giới tính.

14
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê


Là đặc điểm của Trị số cụ thể khác
đơn vị có biểu hiện TIÊU THỨC nhau của tiêu thức
bằng con số TIÊU THỨC số lượng gọi là
SỐ LƯỢNG
SỐ LƯỢNG lượng biến

Lượng biến rời rạc Lượng biến liên tục

Là tiêu thức số lượng Là tiêu thức số lượng có


có giá trị là hữu hạn giá trị có thể lắp kín cả
hoặc vô hạn và có một khoảng trên trục số
thể đếm được. VD. Chiều cao của SV;
VD. Số SV trong lớp. Năng suất của 1 loại cây

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

Tiêu thức thay phiên (nhị phân): Chỉ có hai biểu hiện
không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể.
Ví dụ: Giới tính (Nam hoặc nữ)
- Trong một số trường hợp tổng thể có nhiều thuộc
tính người ta gom các thuộc tính lại thành 2 thuộc tính.
VD: Sinh viên trường Huit và sinh viên của trường khác
Số công nhân các doanh nghiệp chia thành < 500
hoặc ≥ 500

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.3. Mẫu và đơn vị mẫu:


Mẫu: Là tập hợp gồm một số đơn vị nhất định được chọn
ra từ tổng thể nghiên cứu và có khả năng đại diện cho tổng thể.

15
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.3. Mẫu và đơn vị mẫu:


Tập hợp nghiên cứu: Là toàn bộ những vật thể, sự vật, sự
kiện hay con người mà ta muốn nghiên cứu.
Mẫu thử: Là một nhóm vật thể, hoặc cá nhân cần thu thập
thông tin để từ đó ước lượng các đặc tính chung của tập hợp
nghiên cứu.
Kích cỡ mẫu: Là số lượng vật thể, cá nhân cần tiếp xúc,
quan sát để thu thập thông tin.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.3. Mẫu và đơn vị mẫu:


Thiết kế mẫu: cách thức chọn các vật thể, cá nhân tham gia
vào nhóm mẫu.
Đơn vị mẫu: Là phần tử lấy mẫu (vật, người)
Cơ sở (khung) lấy mẫu: Danh sách nhận diện các phần tử
của mẫu
Các thống kê mẫu: Các kết quả dựa trên thông tin thu
thập được qua quan sát mẫu.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.4. Đặc điểm thống kê:


Biến (tiêu thức): Chỉ các đặc điểm của đơn vị tổng thể sử
dụng để nghiên cứu.
Dữ liệu: Là kết quả, giá trị quan sát được của các biến
VD. Để nghiên cứu người tiêu dùng tại các siêu thị khu vực
quận Tân Phú. TPHCM, ta cần nghiên cứu các biến như: giới
tính, tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, số lần đi siêu thị trong tháng,
mức độ hài lòng hoặc không hài lòng về chất lượng dịch vụ
của hệ thống siêu thị.

16
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

Biến: Định tính và định lượng

Biến định tính: Phản ánh tính chất, loại hình, nó không
thể hiện trực tiếp bắng con số

Biến định lượng: Biểu hiện trực tiếp bằng con số

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.4. Đặc điểm thống kê:


Quan sát: Tập hợp tất cả các dữ liệu thu thập được của
một đơn vị trong tổng thể hay mẫu.
VD. Tất cả thông tin về một bạn sinh viên HUIT (độ tuổi, giới
tính, mức chi tiêu hàng tháng, dân tộc, …) là một quan sát

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.5. Chỉ tiêu thống kê:

Là những lượng biến, những con số được dùng để mô tả,


phản ánh tình hình của một hiện tượng kinh tế xã hội trong
điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gồm các thành phần:
- Khái niệm (mặt chất)
- Thời gian, không gian
- Mức độ của chỉ tiêu
- Đơn vị tính của chỉ tiêu

17
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.5. Chỉ tiêu thống kê:

VD. Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 là 8,02%, trong đó:
- Khái niệm: Tăng trưởng GDP
- Thời gian: năm 2022
- Không gian: Việt Nam
- Mức độ của chỉ tiêu: 8,02
- Đơn vị tính của chỉ tiêu: %

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.5. Chỉ tiêu thống kê:


Đặc điểm:
- Phản ánh kết quả nghiên cứu thống kê
- Mỗi chỉ tiêu thống kê phản ánh nội dung mặt lượng trong
mối liên hệ với mặt chất về một khía cạnh, một đặc điểm
nào đó của hiện tượng.
- Đặc trưng của lượng biểu hiện bằng những con số cụ thể,
khác nhau trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể, có
đơn vị đo lường và phương pháp tính đã quy định.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.5. Chỉ tiêu thống kê:

Các loại chỉ tiêu thống kê:


- Chỉ tiêu thống kê khối lượng: Phản ánh quy mô về lượng
của hiện tượng nghiên cứu.
VD. Tổng số dân, diện tích gieo trồng, số sinh viên
- Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh các đặc điểm về mặt chất,
trình độ phổ biến, quan hệ so sánh trong tổng thể
VD: Giá thành đơn vị sản phẩm, năng suất lao động, năng
suất cây trồng, hiệu quả sử dụng vốn

18
18/1/2024

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê

1.4.5. Chỉ tiêu thống kê:

Hình thức đơn vị đo lường:


- Chỉ tiêu hiện vật: Thể hiện bằng các số liệu có đơn vị đo
lường tự nhiên như cái, con, đơn vị đo chiều dài, trọng
lượng.
- Chỉ tiêu giá trị: Biểu hiện số liệu có đơn vị đo lường là
tiền.

1.4. Các khái niệm thường dùng trong thống kê


1.4.5. Chỉ tiêu thống kê:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê:
- Là tập hợp nhiều chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau có
thể phản ánh nhiều mặt của hiện tượng hay quá trình kinh
tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- VD: Kết quả sản xuất của tập đoàn Thịnh Phát năm 2020:
GTSX 200 tỷ đồng, số lượng sản phẩm 1200 tấn, tiền lãi
10 tỷ đồng
- Tùy theo phạm vi, hệ thống chỉ tiêu có thể biểu hiện theo
từng cấp độ khác nhau: từng doanh nghiệp, từng ngành,
từng lĩnh vực hay toàn quốc . . .

1.5. Các loại thang đo dữ liệu

Để lượng hóa hiện tượng nghiên cứu  thang đo phù


hợp
1.5.1. Thang đo danh nghĩa (Nominal scale)
Thang đo định danh là sự phân loại đối tượng, đặt tên
các biểu hiện bằng cách ấn định cho chúng một ký số
tương ứng. Thường sử dụng cho tiêu thức định tính.
VD: Tình trạng hôn nhân của anh/chị/ông/bà:
1. Có gia đình 2. Độc thân
3. Ly dị 4. Trường hợp khác

19
18/1/2024

1.5. Các loại thang đo dữ liệu


1.5.2. Thang đo thứ bậc (Ordinal Scale)

Thang đo thứ bậc cũng là loại thang đo các tiêu thức


thuộc tính như thang đo danh nghĩa; tuy nhiên, biểu hiện
của dữ liệu có sự so sánh hơn kém về thứ bậc.

Là thang đo sự chênh lệch giữa các biểu hiện của tiêu


thức có quan hệ thứ bậc hơn kém. Sự chênh lệch này
không nhất thiết bằng nhau.

1.5. Các loại thang đo dữ liệu


1.5.2. Thang đo thứ bậc
VD. Bạn vui lòng sắp xếp thứ tự sở thích của bạn các thương
hiệu nước ngọt sau đây theo cách thức (1) Thích nhất; (2)
Thích nhì; (3)…
Pepsi……………
Tribeco…………
Coke…………….
7 up……………..

VD: Thu nhập của anh chị hàng tháng:


1. < 3 tr.đ 2. Từ 3 – 4 trđ 3. > 4 tr.đ

1.5. Các loại thang đo dữ liệu


1.5.3. Thang đo khoảng (Interval scale)
Là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau nhưng
không có điểm 0 tuyệt đối. Đo lường một cách chính xác sự
khác nhau giữa hai giá trị.
VD: 320C > 300C và 800C>780C
VD. Anh chi hãy cho biết ý kiến của mình về tầm quan
trọng của các vấn đề sau đây trong dạy học ở đại học bằng
cách khoanh tròn vào các con số tương ứng trên thang đánh
giá chỉ mức độ từ 1 đến 5 như sau:

20
18/1/2024

1.5. Các loại thang đo dữ liệu


1.5.4. Thang đo tỷ lệ (Ratio scale)
Là thang đo sử dụng các số tự nhiên từ 1 đến 9 và 0
để lượng hóa các dữ liệu. Sử dụng cho dữ liệu định lượng.
VD.
- Xin anh chị vui lòng cho biết mình chi bao nhiêu tiền cho
nước giải khát trong một tháng? …………đồng.
- Vui lòng cho biết thu nhập bình quân một tháng của anh
chi là bao nhiêu?..............đồng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Biến là gì? Có bao nhiêu loại biến và đặc tính của


từng loại biến?
2. Dữ liệu là gì? Có bao nhiêu loại dữ liệu và nguồn dữ
liệu?
3. Có bao nhiêu thang đo thống kê? Nêu đặc tính và
mức độ sử dụng của các thang đo thống kê.

BÀI TẬP

Bài 1. Hãy xác định loại dữ liệu trong các ví dụ sau:


- Lương khởi điểm của các sinh viên vừa tốt nghiệp
- Tên công ty các sinh viên vừa tốt nghiệp vào làm
việc
- Sinh viên của trường A có đi làm thêm
- Số lượng SV đi làm thêm chiếm 15%
- Thời gian làm thêm trung bình 12 giờ (3 buổi mỗi
tuần)
- Mục đích chủ yếu của việc làm thêm là lý do kinh tế

21
18/1/2024

BÀI TẬP

Bài 2. Hãy xác định tổng thể, đơn vị tổng thể, dữ liệu,
tính chất của dữ liệu, nguồn dữ liệu trong nghiên cứu
sau:
1. Nghiên cứu cách sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh
viên khoa Quản trị kinh doanh – trường đại học công
nghiệp thực phẩm tp.HCM.
2. Nghiên cứu tình hình mua sắm online trong giới trẻ
tp.HCM.

BÀI TẬP

Bài 3: Danh sách các sinh viên được cho trong bảng sau:

Tên SV Quê quán Năm sinh Điểm TB


Nguyễn Văn An Cần Thơ 1984 7,5
Nguyễn Thị Khánh Long An 1985 7,6
Văn Thiên Tường Tiền Giang 1982 7,7
Lê Thị Nga Đồng Nai 1981 6,7
Trần Văn Ba Tây Ninh 1985 5,9
Lê Văn Thi Vũng Tàu 1986 6,3
Mai Văn Thọ Lâm Đồng 1979 8,2
Phùng Anh Tâm Bình Dương 1978 5,2

BÀI TẬP

a. Có bao nhiêu phần tử trong tập dữ liệu?


b. Có bao nhiêu biến trong tập dữ liệu?
c. Bao nhiêu biến định tính, bao nhiêu biến định
lượng?
d. Các loại thang đo được dùng tương ứng với từng
biến?

22
18/1/2024

BÀI TẬP

Bài 4. Các cổ động viên bóng đá thường xuyên được hỏi ý


kiến về môn thể thao yêu thích này của họ. Người ta lựa
chọn 100 cổ động viên và hỏi các câu hỏi sau. Xác định
loại dữ liệu thu thập và thang đo:
a. Một năm bạn xem bao nhiêu trận đấu?
b. Bạn đánh giá mức độ hấp dẫn của các trận đấu: rất
tuyệt vời, tuyệt vời, bình thường, tệ, rất tệ.
c. Bạn chi hết bao nhiêu tiền để mua thức ăn và đồ uống
cho từng trận?
d. Đánh giá chất lượng các mặt sân: tốt, trung bình, kém.

23

You might also like