You are on page 1of 189

LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn
đề cơ bản về lịch sử các học thuyết kinh tế, chúng tôi tổ chức biên soạn lại
cuốn giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. Cuốn giáo trình này kế thừa
cuốn giáo trình xuất bản năm 2008 của Học viện Tài Chính, đồng thời sử dụng
tư liệu từ các tác phẩm gốc của giáo sư Jonh Maynad Keynes và giáo sư
P.A.Samuelson. Giáo trình có sự thay đổi về kết cấu, chỉnh lý, bổ sung thêm
một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu đào tạo, nghiên cứu của Học viện
Tài chính trong điều kiện mới.
Giáo trình được biên soạn bởiPGS,TS Hà Quý Tình và PGS,TS Vũ Thị
Vinh đồng chủ biên. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng, song không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung và hình thức. Tập thể tác giả rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện trong lần
tái bản sau.
Trong quá trình biên soạn và xuất bản giáo trình, tập thể tác giả đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám đốc Học Viện Tài chính, Ban Quản
lý khoa học, đồng thời đã tham khảo giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế
của Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh do GS,TS Chu Văn Cấp chủ
biên, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế của trường Đại học Kinh tế quốc
dân do PGS,TS Mai Ngọc Cường chủ biên (xuất bản năm 2005), Giáo trình
lịch sử các học thuyết kinh tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân do PGS,TS
Trần Bình Trọng chủ biên (xuất bản năm 2009)…Tập thể tác giả chân thành
cám ơn các đồng chí đã đóng góp nhiều công sức, ý kiến quý báu cho giáo
trình lịch sử học thuyết kinh tế này.
Tập thể tác giả

1
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA MÔN LỊCH SỬCÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Xã hội loài người lần lượt trải qua các hình thái kinh tế- xã hội khác nhau.
Ở mỗi giai đoạn của trình độ phát triển, con người có những hiểu biết và cách
giải thích các hiện tượng kinh tế, xã hội thích ứng. Việc giải thích các hiện
tượng kinh tế, xã hội ban đầu là những tư tưởng rời rạc, lẻ tẻ mang tính cá biệt
của các nhà kinh tế và về sau những tư tưởng đó phát triển thành học thuyết
kinh tế với những quan điểm có tính hệ thống của các giai cấp khác nhau. Môn
lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp một cách có hệ thống các quan điểm,
học thuyết kinh tế của các trường phái, các đại biểu kinh tế gắn liền với lịch
sử hình thành, phát triển của xã hội loài người.
1. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế.
1.1.Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứu
quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống các
quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội
khác nhau trong lịch sử xã hội loài người.
Hoạt động kinh tế giữ vị trí trung tâm trong mọi hoạt động văn hóa, chính
trị, xã hội…của con người. Từ thời Cổ đại đến nay, con người đã có nhiều
quan điểm, tư tưởng kinh tế khác nhau tương ứng với từng trình độ phát triển
lịch sử của xã hội loài người. Tư tưởng kinh tế khi nó phát triển đến giai đoạn
cao và có tính hệ thống thì trở thành học thuyết kinh tế.
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là hệ thống các
quan điểm kinh tế của các giai cấp khác nhau tương ứng với mỗi hình thái
kinh tế xã hội trong các giai đoạn lịch sử của xã hội loài người, nhằm chỉ ra
những giá trị khoa học cũng như những hạn chế của các đại biểu, trường phái
kinh tế học.
2
Lịch sử các học thuyết kinh tế nghiên cứu các quan điểm kinh tế đãđược
hình thành một hệ thống nhất định. Hệ thống cácquan điểm kinh tế là tổng
hợp những tư tưởng kinh tế giải thích thực chất của các hiện tượng kinh tế
nhất định - đó là tổng hợp những tư tưởng kinh tế giải thích thực chất các hiện
tượng kinh tế nhất định có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Những tư tưởng
kinh tếđó phát sinh như là kết quả của sự phản ánh các quan hệ sản xuất vào
ý thức.
Những quan điểm kinh tế chưa thành hệ thống nhưng cóý nghĩa lịch sử
không thuộcmôn lịch sử các học thuyết kinh tế mà làđối tượng nghiên cứu của
lịch sử tư tưởng kinh tế. Trong lịch sử tư tưởng kinh tế, các quan điểm kinh tế
của thời kỳ cổđại cũng như các trào lưu đối lậpđược trình bày kế tiếp nhau
theo tiến trình lịch sử. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh
tế chỉ là một bộ phận cấu thành củađối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng
kinh tế.
Ngoài việc nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế của các nhà tư
tưởng kinh tế thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị, lịch sử các học thuyết kinh tế
còn nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế của các nhà tư tưởng kinh tế
trong các lĩnh vực kinh tế học, quản lý kinh tế…Vậy, không thể đồng nhất đối
tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế với đối tượng nghiên
cứu của môn kinh tế chính trị hay môn lịch sử tư tưởng kinh tế. Lịch sử các
học thuyết kinh tế chỉ là một bộ phận của lịch sử các tư tưởng kinh tế. Lịch
sửkinh tế chính trị là cơ sở của lịch sử các học thuyết kinh tế, làđỉnh cao của
sự phát triển đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế.
1.2. Quá trình hình thành, phát triển của lịch sử các học thuyết kinh tế
Các tư tưởng kinh tế của loài người được hình thành từ thời Cổ đại. Các
nhà kinh tế nổi tiếng như: Xénophone,Aristot, Platon, Mạnh tử, Copecnic…đã
đề cập đến các vấn đề như: ruộng đất, thuế khóa, phân công lao động xã hội,
phân phối thu nhập, tiền tệ, phân chia xã hội thành giai cấp…nhằm hướng vào
giải quyết vấn đề luân lý, đạo đức, chính trị, đẳng cấp,… đặc biệt là vấn đề
3
kinh tế. Tuy nhiên, những tư tưởng của họ chưa mang tính khái quát, hệ thống
nên chưa xây dựng được lý luận kinh tế khoa học.
Đến cuối thế kỷ XV, nền sản xuất hàng hóa nhỏ chuyển sang sản xuất
hàng hóa lớn, chủ nghĩa tư bản ra đời, các tư tuởng kinh tế được hình thành
có tính hệ thống nên các học thuyết kinh tế ra đời.
Học thuyết kinh tế của những người Trọng thương được coi là học thuyết
kinh tế đầu tiên, nó được hình thành, phát triển ở nhiều nước Châu Âu như:
Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha... Đó là những lý luận kinh tế đầu tiên
nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng là chính sách
kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy của tư bản.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chỉ rõ vai trò của ngành sản xuất vật
chất là nguồn gốc sáng tạo ra của cải vật chất làm cho lý luận kinh tế của chủ
nghĩa trọng thương bị lỗi thời, tan rã, nhường chỗ cho sự ra đời của chủ nghĩa
trọng nông ở Pháp và kinh tế chính trị tư sản Cổ điển ở Anh và Pháp. W.Petty
và F.Quesnay là cha đẻ của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển và nó phát triển
đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với tư tưởng kinh tế của
ADam SMith, David Ricardo và Sismonde.
Học thuyết kinh tế tư sản Cổ điển tuy xuất phát từ lợi ích kinh tế của giai
cấp tư sản nhưng nó mang tính khoa học cao. Cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh
vực lý luận, tư tưởng, thực tiễn đã bộc lộ, những mâu thuẫn và hạn chế vốn có
của chủ nghĩa tư bản dần được phơi bày. Để bào chữa, che đậy những mâu
thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, học
thuyết kinh tế của trường phái kinh tế chính trị Tầm thường xuất hiện, đứng
đầu là Jean Baptitste Say và Thomas Robert Malthus.
Chủ nhĩa tư bản phát triển làm phá sản hàng loạt những người sản xuất
nhỏ, hình thành đội quân thất nghiệp ngày càng đông đảo. Do đó, xuất hiện
dòng tư tưởng kinh tế phê phán chủ nghĩa tư bản, bảo vê lợi ích của những
ngưòi sản xuất nhỏ, những ngưòi làm thuê - Đó là học thuyết kinh tế Tiểu tư
sản và những người chủ nghĩa xã hội không tưởng.
4
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự
do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự phát triển mạnh mẽ của
cách mạng khoa học kỹ thuật làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có trong chủ nghĩa
tư bản, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.
Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên nổ ra đòi hỏi phải có lý thuyết
kinh tế mới làm cơ sở lý luận cho vịêc chỉ đạo hoạt động thực tiễn của sản
xuất kinh doanh cũng như điều tiết nền kinh tế ở các nước tư bản. Do vậy, các
học thuyết kinh tế tư sản hiện đại ra đời như: học thuyết kinh tế Cổ điển mới,
học thuyết kinh tế của J.Keynes, học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới,
học thuyết kinh tế của P.A.Samuelson…
2. Phương pháp, mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu môn lịch sử các
học thuyết kinh tế.
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội mang tính hiện
thực khách quan. Song hiện thực khách quan rất phức tạp và luôn biến động
đòi hỏi việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế cần có phương pháp
khoa học, đó là:
Phương pháp duy vật biện chứng: Hệ thống các quan điểm kinh tế là kết
quả của việc nghiên cứu, phản ánh hiện thực quan hệ sản xuất vào ý thức con
người trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Các quan điểm kinh tế là yếu
tố quan trọng trong kiến trúc thượng tầng tư tưởng của xã hội. Phương pháp
nhận thức khoa học chỉ ra rằng, cần phải tìm hiểu nguồn gốc ra đời của lý luận
kinh tế, nhữngđiều kiện phát triển, thay thế của chúng ngay trong cơ sở kinh
tế - xã hội, trên cơ sởđó xác định mối liên hệ lịch sử cơ bản nhằm phân chia
thànhcác giai đoạn phát triển của lý luận kinh tế. Nghiên cứu lịch sử các học
thuyết kinh tế đòi hỏi phải xem xét các hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ
và tác động qua lại lẫn nhau của sự phát triển, chuyển hóa giữa các hình thái
kinh tế- xã hội.

5
Phương pháp lịch sử: Quá trình nhận thức luôn có tính lịch sử, và mọi
hoạtđộng của của ngườiđều dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của các thế hệ
trước. Do đó, nguyên tắc chung cho phương pháp luận của lịch sử các học
thuyết kinh tế là nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng
thời đánh giá đúng công lao, hạn chế của các nhà kinh tế trong mỗi giai đoạn
lịch sử. Mặt khác, phải phản ánh một cách khách quan tính phê phán vốn có,
cũng như không phủ nhận tínhđộc lập tương đối của các học thuyết kinh tế
vàảnh hưởng của chúngđối với sự phát triển kinh tế - xã hội.. Điều đó đòi hỏi
việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế phải tuân thủ một cách triệt để
nguyên tắc lịch sử. Không nên xem xét các di sản lý luận kinh tế của giai đoạn
quá khứ bằng tiêu chuẩn hiện tại mà phải đánh giá ý nghĩa của chúng căn cứ
vào trình độ phát triển khoa học kinh tế của thời đại ấy.
Ngoài ra, nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế đòi hỏi phải sử dụng
phương pháp phê phán, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng
hợp nhằm chỉ rõ những thành tựu khoa học, hạn chế, cũng như sự kế thừa,
phát triển các quan điểm kinh tế của các đại biểu, các trường phái kinh tế trong
lịch sử. Bởi sự tồn tại, phát triển của hoạt động thực tiễn và các lý luận kinh
tế đều có tính lịch sử, trong đó con ngưòi luôn phê phán kinh nghiệm cũng
như lý luận của các thế hệ trước, từ đó kế thừa, phát triển các lý luận đó vào
hoạt động kinh tế- xã hội của xã hội mình. Chính vì vậy, các học thuyết kinh
tế bản thân nó có tính độc lập tương đối và có ảnh hưởng nhất định đối với sự
phát triển kinh tế- xã hội.
2.2. Mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế nhằm vạch rõ quy luật về sự
phát sinh, phát triển và thay thế lẫn nhau giữa các quan điểm kinh tế của các
trường phái kinh tế trong lịch sử. Từ đó giúp chúng ta hiểu sâu sắc và cặn kẽ
về thành tựu lý luận kinh tế của loài người, nâng cao trình độ tư duy kinh tế,
trên cơ sở đó vận dụng vào hoạt động thực tiễn của đời sống kinh tế- xã hội.

6
Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học độc lập, chiếm vị trí
quan trọng trong các môn kghoa học xã hội. Lịch sử các học thuyết kinh tế có
các chức năng: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng
phương pháp luận.
Chức năng nhận thức: Chức năng này yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá
các quan điểm kinh tế của các đại biểu, các trường phái kinh tế khác nhau theo
quan điểm lịch sử cụ thế. Những quan điểm kinh tế phát sinh, phát triển gắn
với điều kiện kinh tế - xã hội và lợiích của những giai cấp nhất định, không
có tư tưởng kinh tế phi giai cấp. Lịch sử các học thuyết kinh tế không chỉ dừng
lại ở việc tiếp cận một cách giản đơn các quan điểm kinh tế nhằm bảo vệ lợi
ích kinh tế của giai cấp mình mà còn trang bị cho người học tri thức khoa học
để nhận thức, cải tạo thực tiễn trong hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội.
Chức năng phương pháp luận: Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn học
cóchức năng phương pháp luận. Nócung cấp một cách có hệ thống các quan
điểm, lý luận kinh tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu các khoa học kinh tế, nhất
là các môn khoa học kinh tế nghiên cứu về vấn đề kinh tế thị trường như: kinh
tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, kinh tế lượng, thương mại quốc tế,
quản lý kinh tế…và các môn kinh tế ngành khác.
Chức năng thực tiễn: Lịch sử các học thuyết kinh tế luận giải cơ sở hình
thành, nội dung, chỉ rõđiểm thành công, hạn chế của các lý thuyết kinh tế.
Trên cơ sở đó giúp chúng ta nhận thức, vận dụng vào hoạtđộng thực tiễn
củađời sống kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ đối tượng, mục đích, ý nghĩa của lịch sử các học thuyết kinh
tế mà khẳng định: nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ phận
không thể tách rời việc nghiên cứu các khoa học kinh tế trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường hiện đại. Các nhà khoa học kinh tế, nhà quản lý
kinh tế chỉ khi nắm chắc và hiểu sâu sắc các tư tưởng, các học thuyết kinh tế
mới có đầy đủ hơn những kiến thức cơ bản về các phạm trù, quy luật, lý luận

7
kinh tế để hoạch định, chỉ đạo, thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Như vậy, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu vàý nghĩa của môn lịch sử các
học thuyết kinh tế là cần thiết trang bị tri thức khoa học kinh tế cơ sở nền tảng
cho mọi sinh viên khối ngành kinh tế nói chung, đặc biệt là ngành tài chính,
ngân hàng.

Câu hỏi ôn tập


1. Làm rõ đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế. Phân biệt
đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế và lịch sửtư tưởng
kinh tế.
2. Phương pháp, mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết
kinh tế đối với sinh viên khối ngành kinh tế và ngành tài chính.

8
CHƯƠNG 2
NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CƠ BẢN
CỦA THỜI KỲ NÔ LỆ VÀ PHONG KIẾN TÂY ÂU

1. Những tư tưởng kinh tế cơ bản của thời kỳ nô lệ.


1.1 Những tư tưởng kinh tế cơ bản của thời kỳ Hy Lạp cổđại
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử của xã hội Hy lạp cổđại.
Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp hình thành và tan dã sớm so với lịch
sử phát triển loài người. Vào thế kỷ VIII,VII,VI trước công nguyên, lực lượng
sản xuất ở Hy Lạp phát triển, thúc đẩy sự ra đời của các trung tâm công nghiệp
và các đô thị, các tư tưởng kinh tế được hình thành đầu tiên ở đó.
Ngay từ buổi đầu, đất nước Hy Lạp đã hình thành hai giai cấp cơ bản là
chủ nô và nông dân, nhưng nông dân đã có nguy cơ biến thành nô lệ.
Khi quan hệ sản xuất của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp được xác lập
và trở thành thống trị thì các mâu thuẫn vốn có của xã hội cũng bắt đầu phát
sinh, phát triển, biểu hiện:
- Mâu thuẫn chủ nô và nô lệ ngày càng tăng.
- Kinh tế hàng hóa ở Hy Lạp bắt đầu hình thành, phát triển mâu thuẫn với
kinh tế tự nhiên mà cơ sở tồn tại của Hy Lạp là kinh tế tự nhiên (tức là mâu
thuẫn với cơ sở duy trì sự thống trị của xã hội)
- Các cuộc chiến tranh thường xuyên xảy ra, bắt bớ tù binh làm nô lệ.
- Đến thời kỳ phát triển của chế độ nô lệ, các chính sách kinh tế đã tập trung
hướng vào việc tăng cường bóc lột nô lệ để làm ra nhiều sản phẩm thặng dư
cho giai cấp chủ nô.
Những đặc điểm trên đã đặt đất nước Hy Lạp trước hai vấn đề lớn cần
giải quyết về mặt lý luận:
- Phải xác định được liệu chế độ xã hội nô lệ còn tồn tại hay không?
- Làm thế nào để tiếp tục duy trì sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ?

9
Trước tình hình đó, một số tác giả đã đưa ra các tư tưởng kinh tế giải
quyết những vấn đề đó nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp chủ nô.
1.1.2. Các tư tưởng kinh tế cơ bản của xã hội Hy Lạp cổđại
- Chế độ chiếm hữu nô lệ của Hy lạp tồn tại là tất yếu và duy nhất.
Các nhà kinh tế Hy Lạp cổđại đã thấy được nô lệ là bộ phận cơ bản của lực
lượng sản xuất để làm ra của cải cho xã hội. Họ coi nô lệ như là công cụ lao
động sống (công cụ biết nói), đặt ngang hàng với công cụ câm (cuốc, cày).
Chủ nô coi nô lệ là tài sản có thể bán, cho hoặc tặng. Cụ thể:
Platon - nhà triết học: Ông đã hình dung ra một xã hội lý tưởng được xây
dựng trên cơ sở của chế độ nô lệ. Từ đó ông được đưa ra các tư tưởng hay đề
án kinh tế khác nhau để duy trì xã hội nô lệ.
Aristote - nhà triết học: ông cho rằng, chế độ chiếm hữu nô lệ tồn tại là tất
yếu, duy nhất vì thượng đế đã sinh ra loài người. Có 2 hạng người khác nhau
là chủ nô và nô lệ. Trong đó chủ nô là người quản lý, nô lệlà người lao động
nặng nhọc, từ đó ông đưa ra 2 vấn đề mang tính khoa học về nô lệ:
+ Làm thế nào để có nhiều nô lệ? Theo ông, chiến tranh là nguồn cung cấp
nô lệ nhiều nhất, vì vậy chiến tranh là cần thiết để cướp tù binh biến thành nô
lệ. Đối với loài người đây là bước tiến lớn vì trước đó bắt được tù binh thì
vứt xuống biển cho cá ăn.
+ Làm thế nào để sử dụng nô lệ tốt nhất? Ông đưa ra các biện pháp: Phải
có khối lượng công việc thật nhiều cho nô lệ, cho nô lệ ăn vừa phải vì nếu ăn
đầy đủ họ sẽ lười lao động, phải có quá trình kiểm tra kiểm soát quá trình lao
động của nô lệ bằng chế độ mệnh lệnh roi vọt. Phải tổ chức nô lệ thành từng
nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5-10 người có cai đứng đầu để quản lý.
- Tư tưởng coi khinh lao động chân tay - Xénophone
Xénophone cho rằng lao động chân tay là nhục nhã hổ thẹn, làm hư hỏng
con người. Ông đề cao công việc quản lý kinh tế, coi công việc quản lý kinh
tế ngang với hoạt động của Nhà nước. Ông cũng có tư tưởng cấm những người
chủ gia đình làm công việc lao động chân tay vì cho đó là điều hèn hạ. Ông
10
khuyên công dân không nên làm những việc trái với lòng từ thiện như làm
nghề thủ công, nghề buôn bán vì làm con người hư hỏng (ở đây ông muốn tạo
ra cơ sở lý luận cho chế độ chiếm hữu nô lệ).
- Tư tưởng phủ nhận tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay nặng lãi và
tầng lớp quí tộc tài chính
Platon coi thương nghiệp là giả dối, lừa đảo nên cấm sự buôn bán dối trá.
Aristote coi cho vay nặng lãi là tội ác giống như kinh doanh nhà chứa, từ
đó phủ nhận sự tồn tại của tư bản với tư cách làm cho giá trị tăng thêm.
Các đại biểu Hy Lạp đều không muốn xã hội có kẻ giàu người nghèo, họ
không ủng hộ sự ra đời và tồn tại của tầng lớp quý tộc tài chính, tức tầng lớp
giàu có về tiền bạc.
Trong thời kỳ cổ đại, các đaị biểu đã bắt đầu có sự phân tích một số các
phạm trù kinh tế như: giá trị trao đổi, giá trị sử dụng của vật phẩm, một số
chức năng của tiền. Họ miêu tả ảnh hưởng của quan hệ cung cầu đối với giá
cả hàng hóa, nghiên cứu đặc điểm của nội thương, ngoại thương, phân tích
nội dung của tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay nặng lãi.
Thực chất các tư tưởng kinh tế của Hy Lạp cổđại là hệ tư tưởng của giai
cấp chủ nô thống trị xã hội.
1.1.3. Tư tưởng kinh tế của các nhà kinh tế Hy Lạp cổđại
- Tư tưởng kinh tế của Platon (427- 347 trước công nguyên)
Platon là đại biểu tiêu biểu nhất cho quan điểm của tầng lớp quý tộc, là người
theo chủ nghĩa duy tâm cổ đại, kịch liệt chống lại chủ nghĩa duy vật. Ông có
các tư tưởng kinh tế chủ yếu sau:
+ Phân công xã hội: được Platon trình bày trong tác phẩm “Chính trị hay
nhà nước”. Ông cho rằng: "Mỗi người chúng ta sinh ra đều có bản tính khác
nhau, đều nhằm mục đích làm một số công việc nhất định". Từ đó ông kết
luận: Sự phân chia thành giai cấp là trạng thái tự nhiên của xã hội.
+ Tư tưởng phân chia giai cấp: Platon chia xã hội thành 3 giai cấp cơ bản:

11
Thứ nhất, tầng lớp các nhà triết học, có chức năng quản lý Nhà nước, họ
phải có bộ óc đặc biệt sâu sắc và cần phải nắm vững triết học.
Thứ hai, tầng lớp các chiến sỹ bảo vệ Nhà nước, có chức năng bảo vệ bộ
máy nhà nước. Các chiến sỹ này cần phải có sự hiểu biết đầy đủ, cần phải can
đảm. Muốn vậy họ phải được giáo dục và rèn luyện.
Thứ ba, tầng lớp "dân đen", bao gồm những người làm ruộng, làm nghề
thủ công, họ có thể có ruộng đất, nhà cửa, tiền bạc riêng. Chức năng của tầng
lớp dân đen là đảm bảo cung cấp vật phẩm nuôi hai tầng lớp trên. Vì vậy tầng
lớp này cần sống giản dị, chỉ được thỏa mãn một phần nhu cầu.
Ngoài 3 giai cấp đó còn bộ phận đông đảo người lao động (nô lệ) không
được Platon đưa vào giai cấp vì ông quan niệm nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô.
Theo Platon, lòng từ thiện và sự giàu có không thể dung hòa với nhau. Vì vậy
để cho bộ máy nhà nước trong sạch, không vị kỷ hay tham nhũng thì những
người làm việc trong bộ máy nhà nước phải đứng ngoài chế độ tư hữu (tức là
không có tư hữu cá nhân về tư liệu sản xuất).
+ Tư tưởng coi trọng phân phối ruộng đất: Platon cho rằng, để giảm mâu
thuẫn xã hội, cần sử dụng một phần ruộng đất của chủ nô đem chia cho người
lao động, thúc đẩy chế độ lệ nông ra đời.
+ Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng với giá trị trao đổi: Platon là người đầu
tiên đề cập đến vấn đề mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng với giá trị trao đổi. Ông
cho rằng vàng có giá trị sử dụng nhưng nó cũng chẳng có ích gì nếu không
biết sử dụng nó.
+ Tư tưởng về tiền: Platon thừa nhận trao đổi là cần thiết đối với mọi công
dân và trong trao đổi phải có tiền. Ông đề nghị cần phải đúc tiền bằng kim
loại để dùng chung cho cả nước, còn người bản xứ có thể dùng tiền địa phương
nhưng phải có giá trị (Ông nhận thấy chức năng lưu thông của tiền)
- Tư tưởng kinh tế của Aristote (354- 322 trước công nguyên)
Aristote là nhà triết học duy vật cổđại. Ông có quan điểm sâu sắc về hiện
thực, thừa nhận tính chất hiện thực của thế giới bên ngoài, thừa nhận mối liên
12
hệ khăng khít giữa tư tưởng và vật thể. Tuy nhiên có lúc ông lại đồng tình với
quan điểm duy tâm của Platon về sự tồn tại một hình thức trừu tượng, phi vật
chất (thượng đế) là cơ sở của vật chất. Như vậy ông dao động giữa duy vật và
duy tâm.
+ Tư tưởng phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi: Aristot là người
đầu tiên phân biệt giá trị sử dụng về giá trị trao đổi. Ông cho rằng phải có cái
chung làm cơ sở cho trao đổi. Ông chỉ ra được cái thuộc về quy luật (cái tất
nhiên) và cái không thuộc về quy luật (cái ngẫu nhiên)
+ Tư tưởng về thương nghiệp: Aristote nêu thuyết về 3 loại thương nghiệp:
Một là, thương nghiệp trao đổi: (H- H), đây là sự trao đổi đầu tiên, mầm mống
của trao đổi hàng hóa sau này.
Hai là, thương nghiệp hàng hóa: (H- T- H) trao đổi này thông qua tiền tệ.
Ba là, đại thương nghiệp: (T- H - T’), thương nghiệp trao đổi làm giàu.
Qua các hình thức trao đổi trên, Aristot nhận thấy giữa các hàng hóa khác
nhau trao đổi được với nhau nó phải có cái gì chung bằng nhau. Tuy ông chưa
nói được cái chung ấy là lao động kết tinh vào hàng hóa, nhưng ông đã đề cập
đến việc trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.
+ Tư tưởng về tiền: Tiền không chứa giá trị lao động, mà giá trị của tiền là
do Nhà nước quy định.
+ Tư tưởng về kinh doanh (Học thuyết kinh doanh): Aristot nêu ra hai loại
kinh doanh:
Một là, kinh doanh "kinh tế": lấy giá trị sử dụng làm mục đích, trao đổi là
phương tiện thực hiện giá trị sử dụng. Loại kinh doanh này là hợp quy luật
nên ông ủng hộ.
Hai là, kinh doanh việc sản xuất ra của cải. Đây là kinh doanh nhằm mục đích
làm giàu, làm cho khối lượng tiền tăng lên tạo ra sự giàu có. Ông kịch liệt phê
phán loại kinh doanh này vì nó không hợp quy luật.
Aristote là người luôn bảo vệ xã hội nô lệ, phủ nhận tư bản, coi đó là vật xa lạ
đối với chế độ nô lệ.
13
Những hạn chế trong tư tưởng kinh tế của Aristote:
+ Aristote chưa thấy được thực thể của giá trị hàng hóa là gì. Vì ông đã xuất
phát từ luân lý để nghiên cứu.
+ Aristote chưa thấy được các bộ phận hợp thành giá trị để chỉ rõ nguyên
tắc ngang giá.
+ Aristote cho rằng giá trị của tiền là do Nhà nước quy định
+ Aristote chủ trương phân phối sản phẩm làm ra trong xã hội dựa vào phẩm
giá và địa vị xã hội làm cơ sở.
- Tư tưởng kinh tế của Xenophone (430- 354 trước công nguyên)
Xenophone là một nhà thực tiễn, ủng hộ sự phát triển của nông nghiệp. Ông
nghiên cứu lý luận phân công lao động nhưng lấy lý luận sự ham thích để phân
tích. Tư tưởng kinh tế cơ bản của Xenophone:
+ Tư tưởng phân công lao động: Xenophone nghiên cứu phân công theo
quan điểm giá trị sử dụng, lấy phân công làm cơ sở kinh tế. Ông nhận thấy
phân công thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển, phân công có mối liên hệ
với quy mô thị trường. Ông cho rằng ở các thành phố nhỏ phân công phát triển
chậm, còn ở các thành phố lớn phân công phát triển nhanh nên thị trường hàng
hóa được mở rộng.
+ Tư tưởng về giá trị sử dụng và giá trị trao đổi: Xenophone đã phát hiện
ra tính hai mặt của vật thể là vừa đem lại lợi ích lại vừa có khả năng trao đổi
với vật thể khác, nên đã vượt lên trên cả Platon và Aristote.
+ Tư tưởng giá cả phụ thuộc cung - cầu: Xenophone là người đầu tiên nêu
lên được giá cả hàng hóa phụ thuộc quan hệ cung - cầu. Ông đề nghị giai cấp
chủ nô chỉ nên mua nô lệ theo từng đám nhỏ để giá nô lệ không tăng và chỉ
nên mở rộng sản xuất một cách thận trọng để giá cả không bị giảm xuống.
+ Tư tưởng về tiền: Xenophone cho rằng, bạc là tiền nên nhu cầu là vô hạn.
Ông khuyên nên sử dụng nhiều nô lệ khai thác bạc để làm tiền.
+ Tư tưởng về sản xuất nông nghiệp: Xenophone cho rằng, nông nghiệp là
người mẹ và là vú nuôi của tất cả các nghành nghề khác.
14
Kết luận: Tư tưởng quý tộc của Xenophone ít triệt để hơn so với Platon và
Aristote vì ông không phản đối tiền và sản xuất hàng hóa, quan tâm đến việc
tăng sản phẩm thặng dư, thừa nhận số tư bản lớn và lợi nhuận.
1.2. Những tư tưởng kinh tế của thời kỳ La Mã cổđại
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử của xã hội La Mã cổ đại
Xã hội La Mã cổ đại là nơi phát triển cao nhất của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Đây cũng là thời kỳ khủng hoảng và suy yếu của chế độ nô lệ. Lao động của
nô lệ bị bóc lột nặng nề hơn, nô lệ không quan tâm đến kết quả của sản xuất.
Có nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ chống lại giai cấp chủ nô.
Trước tình hình xã hội đó, một số người có tư tưởng dân chủ, muốn ngăn
chặn tình trạng đổ nát của xã hội chiếm hữu nô lệ, giảm bớt những mâu thuẫn
giữa chủ nô và nô lệ, họ đã đưa ra những tư tưởng kinh tế tiến bộ.
1.2.2. Nội dung các tư tưởng kinh tế của các nhà kinh tế La Mã cổ đại.
- Dự luật cải cách ruộng đất
Đại biểu là Grarky Tibery (160- 133 trước công nguyên) và Gai (154- 121
trước Công nguyên), họ đều là thủ lĩnh của nhân dân. Các ông đã nêu ra được
dự luật cải cách ruộng đất với nội dung: Đòi chuyển một phần ruộng đất của
các chủ nô lớn thành tài sản của nhà nước, rồi đem chia cho những người
nghèo trong xã hội để họ có ruộng cày cấy làm ăn sinh sống.
Dự luật cải cách ruộng đất mong muốn giảm bớt mâu thuẫn đối kháng trong
xã hội, cứu vớt phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ khỏi diệt vong. Dự luật
này phù hợp với lợi ích của dân nghèo và mang tính tiến bộ, nhưng nó không
được thực hiện vì chính quyền nằm trong tay giai cấp chủ nô.
- Tư tưởng bênh vực chế độ lệ nông
Đại biểu cho tư tưởng này là Colymele (thế kỷ I trước công nguyên). Ông
là nhà văn, đồng thời là nhà nông học.
Colymele cho rằng: sở dĩ năng suất lao động của nô lệ thấp do họ "cày rất tồi"
và "chăn nuôi súc vật kém". Muốn năng suất lao động cao phải đối xử tử tế

15
với nô lệ, chuyển nô lệ thành lệ nông. Colymele có tư tưởng về chế độ lệ nông
nhằm giải phóng một phần cho người nô lệ, tăng năng suất làm ruộng.
Lệ nông là chế độ canh tác trên ruộng đất do nông nô làm. Người nông nô
một mặt có ruộng đất của chủ nô giao cho tự làm ăn sinh sống ở bản làng, chủ
nô không nuôi nô lệ ở trong nhà nữa, mặt khác ngoài thời gian lao động trên
đất của mình, nông nô phải đến lao động cày, cấy thu hoạch mùa mạng cho
chủ nô mà chủ nô không phải chi phí cho nông nô bất cứ một khoản gì nữa.
Về mặt kinh tế,lao động nông nô biểu hiện rõ nét phạm trù lao động thặng dư.
Chế độ lệ nông là loại hình canh tác ruộng đất mang tính chất quá độ từ
phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến.
- Tư tuởng bình đẳng đối với nô lệ
Đại biểu là Seneque (Thế kỷ I trước công nguyên). Ông cho rằng tất cả mọi
người đều bình đẳng về bản chất, ông gọi những người nô lệ là "đồng chí".
Họ là người bạn ở đẳng cấp thấp hơn. Tuy nhiên tư tưởng bình đẳng của ông
không dựa trên cơ sở phải có bình đẳng về kinh tế mà chỉ dựa vào cơ sở phân
tích tai họa của chế độ chiếm hữu nô lệ theo quan điểm đạo đức luân lý, nên
tư tưởng bình đẳng này mang tính không tưởng.
2. Những tư tưởng kinh tế cơ bản của thời đại phong kiến
2.1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của tư tưởng kinh tế thời đại phong kiến.
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của tư tưởng kinh tế thời đại phong kiến.
So với thời cổ đại, tư tưởng kinh tế của thời đại phong kiến nghèo nànvà ít
phát triển hơn.
Khi nghiên cứu tư tưởng kinh tế ở thời đại phong kiến người ta thường lấy
xã hội phong kiến Tây Âu làm tiêu biểu. Thời đại phong kiến ở Tây âu được
chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu thời Trung cổ(từ thế kỷ V- thế kỷ XI)
- Giai đoạn cuối thời Trung cổ (từ thế kỷ XII - thế kỷ XV)
- Giai đoạn tích lũy nguyên thủy tư bản (từ thế kỷ XVI - thế kỷ XVII) đây là
thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và ra đời của chủ nghĩa tư bản.
16
Ở đây chỉ đề cập đến tư tưởng kinh tế của giai đoạn đầu và giai đoạn cuối.
2.1.2. Đặc điểm tư tưởng kinh tế của thời đại phong kiến.
- Những tư tưởng kinh tế giống với thời đại nô lệ:
+ Bênh vực cho bạo lực, chiến tranh, đồng tình với các hình thức cưỡng bức
siêu kinh tế.
+ Chú trọng phân tích giá trị sử dụng, ít quan tâm đến giá trị, do vậy nền
kinh tế còn mang tính chất tự túc, tự cấp.
- Những tư tưởng kinh tế khác với thời đại nô lệ:
+ Đánh giá vai trò của nông dân đúng đắn hơn.
+ Các đại biểu thời đại phong kiến cho rằng, lao động chân tay cũng vinh
dự như lao động trí óc.
+ Các nhà tư tưởng phong kiến có tư tưởng nhà thờ phải nắm ruộng đất.
Lịch sử của thời đại Trung cổ đầy rẫy những cuộc đấu tranh giữa quyền
lực trần tục và quyền lực tinh thần. Trong đời sống quốc gia, giới tăng lữ giữ
vai trò to lớn, vì họ có tổ chức cao hơn so với tổ chức phong kiến trần tục.
Nhà thờ và giới tăng lữ có nhiều tài sản, nhà thờ nắm đến 1/3 ruộng đất canh
tác và là nơi tập trung nhiều bộ óc ưu tú của thời đại. Nhà thờ xây dựng được
uy tín trong nhân dân và kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng quỹ nhà thờ,
do đó nhà thờ thu được những khoản thu nhập phụ thêm rất lớn, sức mạnh của
nhà thờ càng tăng lên nên có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
- Thái độ đối với tư bản thương nghiệp và cho vay nặng lãi thực tế hơn,
đó là những họat động kinh tế cần cho xã hội.
2.2. Nội dung tư tưởng kinh tế của thời đại Phong kiến
2.2.1. Tư tưởng kinh tế của Saint Augustin (354- 430)
Saint Augustin là người Italia, đại biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Trung
cổ. Ông có các tư tưởng kinh tế sau:
- Tư tưởng coi trọng lao động chân tay: Saint Augustin đã trích câu của
giáo sĩ Pon "Ai không làm thì không ăn" và kêu gọi mọi người phải lao động,
lao động chân tay cũng vinh dự như lao động trí óc.
17
- Tư tưởng giá cả công bằng: Saint Augustin là người đầu tiên nêu lên
danh từ "giá cả công bằng". Tuy nhiên trong giai đoạn cuối thời kỳ Trung cổ,
để bảo vệ lợi ích của đẳng cấp, quan điểm kinh tế của những người giáo sĩ giải
thích "giá cả công bằng" mang tính chất 2 mặt:
+ Một mặt "giá cả công bằng" là muốn nói giá cả trung bình phù hợp với hao
phí lao động trung bình.
+ Mặt khác "giá cả công bằng" lại là giá cả phù hợp với lợi ích của mỗi đẳng
cấp. Mỗi đẳng cấp có một giá cả công bằng khác nhau đối với một hàng hóa
giống nhau. Như vậy với cách giải thích trên "giá cả công bằng" có thể phù
hợp với hao phí lao động hay không phù hợp cũng là giá cả công bằng. Thực
chất tư tưởng này đã che đậy sự trao đổi không ngang giá một cách có ý thức.
-Tư tưởng phủ nhận đại thương nghiệp và cho vay nặng lãi: Saint Augustin
kịch liệt lên án đại thương nghiệp và cho vay nặng lãi. Ông so sánh kẻ cho
vay nặng lãi với tên ăn cướp đều là những kẻ không có lương tri.
Tuy nhiên đến giai đoạn cuối thời kỳ Trung cổ thì đại thương nghiệp và cho
vay nặng lãi được nhìn nhận bằng quan điểm khác hơn.
2.2.2. Tư tưởng kinh tế của giáo sĩ Thomasd'Aquin (1225 - 1274)
Thomasd'Aquin là người theo quan điểm triết học duy tâm, có uy tín trong
nhà thờ. Tư tưởng kinh tế của ông như sau:
- Tư tưởng bảo vệ chế độ tư hữu ruộng đất: Để bảo vệ sự thống trị của
nhà thờ, cần phải bảo vệ chế độ tư hữu ruộng đất của phong kiến. Ông vạch
rõ sự khác nhau giữa tài sản ruộng đất và tài sản tiền tệ và nhấn mạnh ưu thế
về ruộng đất. Ông lập luận: Giới tự nhiên tạo ra ruộng đất tham gia vào sản
xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp sinh ra từ thượng đế, do đó sản xuất
nông nghiệp không mâu thuẫn với lòng từ thiện. Còn tiền do con người tạo ra
do chiếm đoạt của người khác nên mâu thuẫn với lòng từ thiện.
- Tư tưởng nhượng bộ với tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay nặng lãi
+ Đối với tư bản thương nghiệp: Là nhà tư tưởng của kinh tế địa chủ về nhà
thờ, ông bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến trong điều kiện mới, tức là khi
18
quan hệ hàng hóa, tiền tệ phát triển, các vua chúa phong kiến thu được những
món lợi từ thương nghiệp và cho vay. Do đó học thuyết của Thomas’dAquin
có những nguyên lý chứng minh sự nhượng bộ đối với thươngnghiệp. Ban
đầu ông chê trách, phê phán đại thương nghiệp làm giàu (T- H- T') nhưng sau
đó ông lập luận: Đại thương nghiệp có thể theo đuổi một mục đích chân lý
cần thiết, như thế việc thu lợi nhuận không mâu thuẫn với lòng từ thiện, nó là
thu nhập có lao động, đại thương gia cũng là nhân dân lao động.
+ Đối với tư bản cho vay nặng lãi: Thomas'd Aquin giải thích như sau:
Một là, tiền cho vay sử dụng vào mục đích tiêu dùng thì không phải trả lợi
tức, nhưng được phép lấy một tặng vật làm tiền công.
Hai là, tiền cho vay mua vật phẩm sử dụng vào mục đích kinh doanh thì cần
có lợi tức.
- Quan điểm về "giá cả công bằng": Theo Thomas'd Aquin "giá cả công
bằng" có cơ sở chung là hao phí lao động. Ông là người đầu tiên nêu lên khái
niệm giá trị lao động.
- Tư tưởng địa tô: địa tô là số tiền công trả công lao động gắn liền với quản
lý tài sản ruộng đất. Ông lập luận: Ruộng đất đem lại thu nhập nhờ sự giúp đỡ
của tự nhiên, ruộng đất làm cho tinh thần đạo đức tốt lên nên không có bóc
lột, không có lừa dân. Do vậy thu địa tô là hoàn toàn hợp lý.
- Tư tưởng về tiền: Trong thời kỳ phong kiến, các nhà thần học ít chú ý đến
địa tô, nhưng họ rất quan tâm đến giá cả, lợi tức, lợi nhuận.Sở dĩ như vậy vì
trong thời đại phong kiến, không những các công tước, thị dân mà ngay cả tu
viện lớn cũng đều có quyền tích trữ tiền. Để quản lý tiền, nhà vua Pháp là
Philip VI đã thống nhất tiền đúc vào tay mình bằng cách thay đổi thường
xuyên giá trị tiền. Cho nên các giáo chủ, công tước, thị dân thường bị phá sản
về tiền đúc. Trong bối cảnh như vậy, Thomas'd Aquin đã có quan điểm đối
với tiền: Tiền đúc là đặc ân của nhà cầm quyền, họ có quyền quy định giá trị
tiền đúc. Ông coi giá trị của tiền là đặc tính tự nhiên, tức do giá trị sử dụng
của vật làm ra tiền quyết định. Theo ông " Vàng, bạc sở dĩ đắt là do lợi ích đồ
19
vật làm bằng vàng, bạc, do phẩm chất và tính tinh khiết của vàng, bạc", còn
sự ra đời của tiền là do ý chí của con người quyết định, chứ không phải do nhu
cầu phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ. Do quan niệm đó, lýluận tiền của
ông không mang tính khoa học, thụt lùi so với cả quan điểmcủa Aristote.
Kết luận: Những tư tưởng kinh tế của các xã hội nô lệ và phong kiến được
hình thành, phát triển là một quá trình con người hiểu biết về tự nhiên và xã
hội. Do đứng trên những quan điểm giai cấp khác nhau nên có những nhận
xét khác nhau. Vì vậy các nhà kinh tế đã có những quan điểm đúng đắn và
cũng có những quan điểm sai lầm, phản động về tư tưởng kinh tế.

Câu hỏi ôn tập


1. Nội dung tư tưởng kinh tế cơ bản củaxã hộiHy Lạp và La Mã cổđại
2. Nội dung tư tưởng kinh tế của Saint Augustin và Thomas'd Aquin
3. Chỉ rõ những điểm giống và khác nhau cơ bản trong tư tưởng kinh tế của
các nhà kinh tế thời kỳ nô lệ và phong kiến

20
CHƯƠNG 3
CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

1. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông
1.1 Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng
thương
1.1.1.1. Hoàn cảnh đời của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản
hình thành trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời(giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hóa
giản đơn sang kinh tế thị trường). Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào những
năm 1450, phát triển vào những năm 1650, sau đó suy đồi.
+ Về mặt lịch sử xã hội: Đây là thời kỳ tích lũy nguyên thủy, việc tích lũy
tiền có ý nghĩa quan trọng cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Thực chất, đây
là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền ở ngoài
phạm vi các nước châu Âu bằng cách cướp bóc và trao đổi không ngang giá
đối với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.
+ Về mặt chính trị: Giai cấp tư sản non trẻ mới ra đời chưa nắm được chính
quyền (chính quyền nằm trong tay giai cấp quý tộc) do đó chủ nghĩa trọng
thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến.
+ Về phương diện khoa học kỹ thuật: phát minh quan trọng về địa lý tìm ra
châu Mỹ và đường sang châu Á (1492) của Crixtôpphơrcôlômbô đã làm cho
Trung tâm mậu dịch châu Âu được chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại Tây
Dương. Các nước Hà Lan, Pháp, Anh giữ vai trò chính trong sự phát triển mậu
dịch, du thương để chuyển vàng từ châu Mỹ sang châu Âu... Điều này chứng
tỏ vai trò quan trọng của thương nghiệp, trao đổi, mua bán, nên đòi hỏi phải
có lý thuyết kinh tế chỉ đạo, hướng dẫn cho hoạt động thương nghiệp, chính
vì vậy các học thuyết kinh tế trọng thương ra đời.
21
1.1.1.2.Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đại biểu cho tư tưởng
của tầng lớp thương nhân. Những tư tưởng kinh tế này phản ánh lợi ích của tư
bản thương nghiệp lớn lúc bấy giờ. Nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế của
chủ nghĩa trọng thương thể hiện:
+ Tiền là của cải thực sự của xã hội: tiền là tiêu chuẩn cơ bản đánh giá sự
giàu có của mọi quốc gia, hàng hóa chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng
tiền. Những hoạt động kinh tế nào không làm tăng số lượng tiền đều được coi
là bất lợi. Những người trọng thương đề nghị Nhà nước tư sản cần có chính
sách kinh tế tập trung để làm tăng khối lượng tiền, cấm tiêu dùng xa xỉ phẩm
nhập khẩu.
+ Tích lũy tiền: được thực hiện thông qua hoạt động thương mại, trước hết
là ngoại thương. Những người trọng thương cho rằng "nội thương là hệ thống
ống dẫn, ngoại thương là máy bơm..." do vậy, hoạt động ngoại thương phải
thực hiện chính sách xuất siêu.
+Nguồn gốc của lợi nhuận: những người trọng thương cho rằng lợi nhuận
là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua
ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có.
+ Tư tưởng về quy luật kinh tế và vai trò nhà nước: những người trọng
thương chưa nhận thức đầy đủ tính khách quan và tác dụng của các quy luật
kinh tế. Họtrông chờ vào sự can thiệp của nhà nước để thúc đẩy kinh tế phát
triển và cho rằng nhà nước có vai trò vạn năng siêu kinh tế có thể điều khiển
mọi hoạt động kinh tế xã hội, nên dựa vào nhà nước để đề ra các chính sách
kinh tế có lợi cho thương nhân: chính sách hạ thấp mức lợi tức cho vay, chính
sách thuế quan xuất nhập khẩu, chính sách thị trường...
1.1.2. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Anh
Chủ nghĩa trọng thương Anh ra đời sớm và chín muồi nhất ở Tây Âu trong
thế kỷ XVI và XVII. Chủ nghĩa trọng thương Anh phát triển qua 2 giai đoạn:

22
- Giai đoạn 1- Học thuyết tiềntệ (Bảng cân đối tiền tệ - thế kỷ XVI). Đại
biểu của học thuyết tiền tệ là William Staford (1554 - 1612). Tư tưởng trung
tâm của ông là "Bảng cân đối tiền tệ" thực chất là ngăn chặn không cho tiền
chạy ra nước ngoài, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về. Với lý luận cân
đối tiền tệ,William Staford cho rằng ngoại thương sẽ đem về nhiều tiền cho
quốc gia. Từ đó ông đề ra chính sách ngoại thương "xuất ra nước ngoài nhiều
hơn mua ở nước ngoài về", đồng thời nêu ra khẩu hiệu: Chi tiêu tiền ở nước
ngoài ít, thu tiền từ nước ngoài về càng nhiều càng tốt, mọi sự thiếu thốn,
nghèo đói là do không đủ tiền nên phải giữ cho khối lượng tiền không hao hụt.
Như vậy, giai đoạn này, những người trọng thương chỉ hiểu tiền với chức năng
phương tiện cất trữ, chưa hiểu bản chất và quy luật lưu thôngtiền tệ.
- Giai đoạn 2 - Học thuyết trọng thương (Bảng cân đối thương mại), thế
kỷ XVI,XVII, đại biểu là Thomas Mun (1571 - 1641).
Tư tưởng trung tâm của Thomas Mun: Xuất khẩu tiền là một thủ đoạn làm
tăng của cải. Theo Mun, phải biết phân biệt lợi ích trước mắt và kết quả sau
cùng, đầu tiên phải giảm bớt của cải xuống, sau đó để tăng thêm của cải (lúc
đầu xuất 1 triệu bảng Anh ra nước ngoài để mua hàng hóa sau đó đem bán
hàng hóa và thu về 3 triệu bảng Anh). Để có xuất siêu chỉ nên xuất khẩu thành
phẩm chứ không xuất khẩu nguyên liệu,thực hiện thương mại trung gian(mua
rẻ ở nước này, bán đắt ở nước khác), thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ
nhằm kiểm soát hàng nhập khẩu, khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa.
Theo Mun những luật lệ trước đây cấm xuất khẩu tiền thì bây giờ cần phải cho
phép buôn bán ở những nơi có lợi cho thương nhân. Đối với thương nhân nước
ngoài cũng vậy, cần cho họ buôn bán hàng hóa của nước Anh không phải trên
đất Anh mà là ở các nước thuộc địa, nghĩa là ở nơi có lợi hơn.
Thomas Mun đưa ra hai phương pháp thực hiện thương nghiệp xuất siêu:
Một, xuất khẩu hàng hóa theo công thức: H1 - T - H2 (H1>H2)
Hai, phát triển thương mại gián tiếp theo công thức: T1 - H - T2 (T2>T1)
Để làm giàu, Munđề ra 10 biện pháp thực hiện thương nghiệp xuất siêu:
23
+ Mở rộng việc trồng cây công nghiệp
+ Giảm việc nhập khẩu hàng xa xỉ phẩm
+ Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa giá rẻ
+ Xuất khẩu hàng hóa bằng tàu của nước Anh
+ Tiêu dùng tiết kiệm tài nguyên
+ Phát triển nghề đánh cá
+ Phát triển thương nghiệp làm giàu
+Xuất khẩu tiền tệ
+ Miễn thuế xuất khẩu đối với hàng hóa làm bằng nguyên liệu nước ngoài
hoặc được sản xuất trong nước
Như vậy, học thuyết trọng thương Anh ở cả hai giai đoạn đều cho rằng
nhiệm vụ kinh tế của đất nước là phải làm giàu, phải tích lũy tiền. Tuy nhiên,
phương pháp tích lũy tiền là khác nhau.
1.1.3. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Pháp
Ở Pháp, chủ nghĩa trọng thương bắt rễ sâu hơn ở Anh, vì về kinh tế nước
Pháp có điều kiện để tiếp thu và thực hành học thuyết trọng thương hơn. Chủ
nghĩa trọng thương Pháp không trải qua hai giai đoạn phát triển rõ rệt nhưng
nó thúc đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế Pháp. Đại biểu của chủ nghĩa trọng
thương Pháp là: Antoine Monchretien và Jean Baptiste Colbert.
-Học thuyết kinh tế của Antoire Monchretien (1575 - 1622).
A.Monchretien là người đầu tiên nêu ra danh từ chính trị kinh tế học trong
cuốn "Luận văn về chính trị kinh tế học" xuất bản năm 1615. Những quan
điểm của ông phản ánh thời kỳ quá độ từ học thuyết trọng tiền đến học thuyết
trọng thương phát triển. A.Monchretien xem nông dân là vấn đề cốt yếu của
nhà nước Pháp, vì ở Pháp nông dân chiếm hơn một nửa dân số.A.Monchretien
cho rằng nông dân là chỗ dựa của nhà nước Pháp và kêu gọi Nhà nước cần
phải quan tâm đến nông dân hơn nữa.
Quan điểm về tài sản: A.Monchretien cho rằng, tài sản của đất nước không
chỉ là tiền mà còn là dân số, đặc biệt là số dân nông nghiệp. Ông viết "Hạnh
24
phúc của người ta là ở trong sự giàu có, mà sự giàu có là ở trong lao động”.
Ông coi ngoại thương là nguồn tài sản chủ yếu của đất nước. Ông nói: "Nội
thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm".
- Học thuyết kinh tế của Jean Baptiste Colbert (1619 -1683)
Jean Baptiste Colbert - nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp, ông đề ra hệ
thống chính sách kinh tế thực hiện ở Pháp trong 100 năm, gọi là "Chủ nghĩa
colbert". Hệ thống chính sách đó phản ánh sự phá sản của chủ nghĩa trọng
thương Pháp.
Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Colbert thể hiện:
+ J.Colbert ủng hộ sự phát triển của nền công nghiệp Pháp bằng cách cấp tiền
nhiều hơn cho công nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo
chất lượng sản phẩm công nghiệp và nâng cao hiệu quả đầu tư.
+ Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển,J.Colbert đã thi hành hàng loạt
các biện pháp kinh tế khác nhau nhằm làm phá sản sản xuất nông nghiệp và
bắt nông nghiệp phải phục vụ sản xuất công nghiệp, như: chính sách tăng thuế
với hàng hóa nông sản, hạ giá nông sản phẩm, phong tỏa thị trường nông sản
phẩm nhằm buộc người nông dân phải bán lúa mì với bất kỳ giá nào, tức khi
lúa mì được mang ra thị trường thì không được chở về nhà.
Như vậy, chính sách kinh tế của J.Colbert mang nặng tư tưởng trọng
thương. Theo ông ngoại thương có khả năng làm cho thần dân được sung túc
và thỏa mãn được các nhu cầu của vua chúa. Sự vĩ đại và hùng cường của một
quốc gia là do số lượng tiền quyết định.
Tóm lại: Tuy mạnh về mặt thực tiễn, nhưng trong cương lĩnhcủa họ, chủ
nghĩa trọng thương Pháp không đưa ra được những luận cứ đầy đủ về mặt lý
luận. Đến thế kỷ XVIII chủ nghĩa trọng thương ở Pháp bị phá sản và xuất hiện
chủ nghĩa trọng nông nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp.
1.1.4. Quá trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương
Công nghiệp ngày càng phát triển, công trường thủ công tư bản trở thành
phổ biến làm thay đổi kết cấu kinh tế - xã hội của chủ nghĩa tư bản. Vai trò
25
của công nghiệp tăng lên so với thương nghiệp nên người ta hướng tới sản
xuất, đề cao sức mạnh của sản xuất tạo ra của cải.
Thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản kết thúc, chuyển sang
giai đoạn tích lũy bằng giá trị thặng dư do nền sản xuất tư bản tạo ra. Tư tưởng
kinh tế trọng thương không đáp ứng được những đòi hỏi mới của sản xuất làm
suy giảm vai trò của chủ nghĩa trọng thương. Lúc này, giai cấp tư sản đã đủ
lớn mạnh, ít cần đến sự bảo hộ của nhà nước. Trước bối cảnh đó, xuất hiện
nhiều quan điểm mới trong học thuyết kinh tế phê phán kịch liệt chủ nghĩa
trọng thương. Những tư tưởng này nhận định, khâu lưu thông không sinh ra
của cải, mà nguồn gốc tạo ra của cải là lao động trong khâu sản xuất. Đó là tư
tưởng của các nhà kinh tế như: Dudley North (1641 - 1695), William Petty
(1623 - 1687)... họ đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa trọng thương và đề ra
những vấn đề lý luận mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế làm cho tư tưởng
kinh tế của chủ nghĩa trọng thương tan rã
- Dudley North là thương gia, nhà kinh tế học người Anh. Ông có tư tưởng
trái ngược với chủ nghĩa trọng thương làm cho tư tưởng trọng thương bị mất
vị trí, góp phần làm tan rã chủ nghĩa trọng thương. Nội dung tư tưởng kinh tế
của Dudley North như sau:
+ Tư tưởng mậu dịch tự do: trong tác phẩm "Bàn về thương nghiệp" (1691)
Dudley North đã phê phán chủ nghĩa trọng thương và bảo vệ tư tưởng tự do
thương mại trong nước cũng như ngoài nước. Ông là người đầu tiên có tư
tưởng mậu dịch tự do, kiến nghị bãi bỏ sự bảo hộ của nhà nước. Theo ông có
thể điều chỉnh hoạt động của ngoại thương bằng cách thực hiện khẩu hiệu
"Mậu dịch tự do" để phát triển kinh tế chứ không phải dựa vào nhà nước như
những người trọng thương.
+ Tư tưởng về thương nghiệp xuất siêu:Dudley North cho rằng, không chỉ
có xuất siêu mà kể cả nhập siêu vẫn có tác dụng to lớn phát triển sản xuất vì:
trong trường hợp nhập siêu có thể làm cho khối lượng tiền tệ trong nước giảm
xuống nhưng khối lượng hàng hóa lại tăng lên, đặc biệt là những hàng hóa mà
26
trong nước chưa làm ra được thì cần phải thông qua nhập siêu để thúc đẩy sản
xuất phát triển làm ra của cải vật chất. Như vậy, ông không chỉ đánh đổ quan
điểm của chủ nghĩa trọng thương về trông chờ vào sự can thiệp của nhà nước
để phát triển kinh tế mà còn chống lại quan điểm của Thomas Mun cho rằng
xuất siêu là rất quan trọng. Theo ông, nhập siêu cũng rất cần thiết để phát triển
sản xuất. Như vậy, sự phê phán của North góp phần quyết định quá trình tan
rã của chủ nghĩa trọng thương và hình thành những tư tưởng kinh tế mới phù
hợp với giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.
- William Petty: Là một đaị biểu nổi tiếng trong thời kỳ tan rã của chủ
nghĩa trọng thương. Trong tác phẩm "Bàn về tiền tệ" xuất bản 1682 W.Petty
cho rằng: Tiền không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có. Ông phủ
định quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về vai trò của tiền.
Bằng sự phân tích khoa học về giá trị lao động, tiền, giá trị thặng dư,W.Petty
đã chứng minh đúng đắn nguồn gốc tạo ra của cải đó là lao động trong khâu
sản xuất. Với những nguyên lý khoa học này ông đã bắn phá vào lý luận của
chủ nghĩa trọng thương làm học thuyết trọng thương tan rã.
1.2. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời, đặc điểmhọc thuyết kinh tếcủa chủ nghĩa trọng nông
- Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng nông
Đến giữa thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản ở Pháp đã nhận ra một vấn đề
thực tế: nếu chỉ dựa vào lý thuyết trọng thương thì không thể phát triển kinh
tế. Hơn nữa, những chính sách cực tả của J.Colbert đã làm phá sản nền nông
nghiệp Pháp, đòi hỏi phải có một cách nhìn mới, một lý luận mới mở đường
cho nền kinh tế và nông nghiệp phát triển. Những điều này đặt ra những đòi
hỏi bức xúc cho chủ nghĩa trọng nông ở Pháp ra đời. Chủ nghĩa trọng nông
Pháp ra đời từ năm 1756, tồn tại 21 năm cho đến năm 1777.
Sự ra đời của chủ nghĩa trọng nông còn xuất phát từ đặc điểm của nước
Pháp, nông dân chiếm hơn một nửa dân số và đại đa số là tá điền, họ phải thuê
ruộng đất của địa chủ với mức địa tô rất cao (từ 1/4 đến 1/3 thu hoạch), ngoài
27
ra người nông dân tá điền phải nộp nhiều thứ thuế cho nhà vua và nhà thờ
(thuế trực thu, thuế gián thu, thuế cầu đường...) và nộp cho nhà thờ 1/10 thu
hoạch của ruộng đất (thuế thập phân)...Chính sách thuế khóa đã đẩy nông dân
Pháp rơi vào cảnh túng quẫn, nợ nần cha truyền con nối.
Chính sách hạ giá lúa mì của J.Colbert, cộng với chính sách trọng thương
thực hiện khẩu hiệu "Ăn đói để xuất khẩu", và quan điểm xuất siêu cũng làm
cho nền sản xuất nông nghiệp Pháp sa sút nghiêm trọng.
Tình hình ấy thúc đẩy tư tưởng trọng nông ra đời và phát triển mạnh.
Những biện pháp như: tăng giá lúa mì, xóa bỏ gánh nặng thuế khóa cho nông
dân, cấm tự do mua bán lúa mì ra nước ngoài...đã thúc đẩy nông nghiệp Pháp
phát triển. Để ra khỏi tình trạng khủng hoảng nông nghiệp và phá sản kinh tế
nông dân, chủ nghĩa trọng nông ra đời và là trường phái lớn nhất ở Pháp.
Tóm lại: Hoàn cảnh nước Pháp giữa thế kỷ XVIII là hoàn cảnh đặc biệt,
buộc phải tìm con đường giải phóng lực lượng sản xuất trong nông nghiệp
chứ không phải trong công trường thủ công như ở nước Anh. Do vậy, Pháp là
cái nôi cho chủ nghĩa trọng nông xuất hiện.
- Đặc điểm các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông
Chủ nghĩa trọng nông là một trường phái tư tưởng kinh tế xuất hiện trong
điều kiện lịch sử cụ thể của nước Pháp lúc bấy giờ. Tuy vậy, chủ nghĩa trọng
nông với những luận điểm cơ bảnđã tháo gỡ những khó khăn đưa nền nông
nghiệp Pháp ra khỏi khủng hoảng nên có vị trí quan trọng trong lịch sử các
học thuyết kinh tế. Những người trọng thương sống trong hoàn cảnh chủ nghĩa
tư bản chưa phát triển còn những người trọng nông sống ở giai đoạn chín muồi
hơn của chủ nghĩa tư bản, họ đấu tranh chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng
thương trên nhiều mặt, cụ thể:
Một là: Những người trọng nông coi nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp đồn
điền là nguồn gốc duy nhất tạo ra của cải.
Hai là: Những người trọng nông cho tiềnkhông phải là của cải mà chỉ là công
cụ để di chuyển của cải.
28
Ba là: Những người trọng nông là người bênh vực cho chế độ mậu dịch tự
do, chống lại vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
Như vậy, đặc điểm quan trọng nhất của học thuyết kinh tế trọng nông là
đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất,
đánh giá cao vai trò của nông nghiệp đồn điền. Coi nông nghiệp là lĩnh vực
duy nhất trong xã hội tạo ra của cải, chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao
động có ích, lao động sinh lời, vì nó tạo ra sản phẩm thuần túy cho xã hội, vì
vậy muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp.
K.Marx nhận xét: "Phái trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu nguồn gốc
của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản xuất trực tiếp và do
đó đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa".
Bốn là, Về cơ sở lý luận: Thế giới quan của phái trọng nông theo phái "tự
nhiên thần luận" - một học thuyết triết học tôn giáo ra đời vào thế kỷ XVII.
Những người theo phái tự nhiên thần luận thừa nhận sự tồn tại của thượng
đếcó trước thế giới, nhưng thượng đế không can thiệp vào công việc của con
người, tất cả đều phải phục tùng quy luật vốn có của tự nhiên. Tư tưởng trung
tâm trong học thuyết kinh tế của phái trọng nông là tư tưởng về tính quy luật,
họ cho rằng trong xã hội tính ngẫu nhiên không chiếm địa vị thống trị mà tính
quy luật (tất nhiên) mới chiếm địa vị thống trị . Do vậy, cơ sở lý luận chủ yếu
của phái trọng nông là học thuyết về "luật tự nhiên".
1.2.2. Nội dung các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông
- Học thuyết kinh tế của Francois Quesnay
+ Sơ lược tiểu sử của Francois Quesnay (1694-1774).
F.Quesnay xuất thân là con một chủ ruộng nhỏ, là người có năng lực phi
thường. Năm 1718 ông nhận học vị phẫu thuật gia. Năm 1749 trở thành một
viên ngự y. Năm 1752 được phong tước vị quý tộc và cũng từ đây ông nghiên
cứu những vấn đề kinh tế. Năm 1756 ông đã đăng nhiều bài trong bộ "Bách
khoa" nổi tiếng của nước Pháp như "Sự thật rõ ràng", "lúa mì...".

29
Trên cơ sở những bài viết đó F.Quesnay đã lôi cuốn một số người đi theo
học thuyết của ông và trở thành người lãnh đạo phái trọng nông, là linh hồn
của phái này. Học thuyết trọng nông chủ yếu được xây dựng trên những tư
tưởng kinh tế của F.Quesnay. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị: năm 1758
xuất bản cuốn "Biểu kinh tế", năm 1766 xuất bản cuốn “Phân tích biểu kinh
tế”, năm 1767 xuất bản “Chế độ chuyên chế Trung Quốc”, năm 1768 “Những
nguyên lý chung của chính sách kinh tế của một quốc gia nông nghiệp”.
K.Marx gọi F.Quesnay là cha đẻ của chính trị kinh tế học, vì ông có vai trò
đặc biệt trong phát triển khoa học kinh tế. F.Quesnay có hai công lao lớn: Thứ
nhất, ông đặt ra một cách khoa học vấn đề sản phẩm thuần túy, tuy chưa giải
quyết được vấn đề này triệt để; Thứ hai, ông phân tích một cách khoa học tái
sản xuất xã hội “Biểu kinh tế”, mở ra một trang mới trong lịch sử tư tưởng
kinh tế.
Về chính trị, F.Quesnay ủng hộ chế độ quân chủ chuyên chế của Pháp, là
người trung thành với chế độ quân chủ chuyên chế và là một trong những quan
lại của triều đình.
+ Nội dung học thuyết kinh tế của Francois Quesnay
Một, Lý thuyết "Luật tự nhiên"
Tư tưởng trung tâm của học thuyết kinh tế của F.Quesnay là tư tưởng về
tính quy luật - học thuyết về luật tự nhiên mà nội dung cơ bản là:
Thứ nhất: F.Quesnay thừa nhận vai trò tự do cá nhân coi đó là luật tự nhiên
của con người không thể thiếu được. Tự do đi lại, tự do thân thể, tự do bán lao
động, tự do mậu dịch... ông chống lại chế độ phong kiến và xem nó là một chế
độ không bình thường dựa trên sự dốt nát và đó là một sai lầm của lịch sử.
Thứ hai: F.Quesnay đòi tự do cạnh tranh của những người sản xuất hàng hóa,
nhằm chống lại phường hội - một trở ngại cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản
ở thành thị. Ông bênh vực cho tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.
Thứ ba: F.Quesnay yêu cầu phải thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với
chế độ tư hữu. Sự thừa nhận đó cũng là yêu cầu của giai cấp tư sản.
30
Ông đã phân biệt 2 loại sở hữu, vì ông muốn dung hòa giữa sở hữu tư bản
và sở hữu phong kiến về ruộng đất.
Sở hữu động sản: Sở hữu này được tự do liên kết, sử dụng như tư bản
Sở hữu bất động sản: Loại sở hữu chủ yếu là nói về sở hữu ruộng đất
Như vậy, "Luật tự nhiên" của F.Quenay là luật tư sản, ông đề nghị đối xử
với chủ nghĩa tư bản như đối xử với một hiện tượng hợp quy luật. Và nếu nền
kinh tế có tính tất yếu bên trong thì nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế.
Ông cho rằng chính sách tự do kinh doanh là chính sách đúng đắn nhất. Nhà
nước chỉ có nhiệm vụ bảo vệ chế độ tư hữu, chống tội phạm hình sự và kẻ thù
bên ngoài. Trong thế kỷ XVII Chính phủ Pháp không quan tâm tới nông
nghiệp,F.Quesnay cho rằng công nghiệp không đáng được bảo vệ mà cần chú
ý tới nông nghiệp vì của cải được tạo ra trong nông nghiệp.
Như vậy, học thuyết về luật tự nhiên của F.Quesnay là siêu hình, tuy vậy
nó vẫn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển các tư tưởng kinh tế.
Hai, Lý thuyết giá trị lao động
F.Quesnay đi tìm "giá cả thực tế" trong sản xuất, ông cho rằng "giá cả
thực tế" phù hợp với mức cần thiết để bù đắp chi phí sản xuất.Sự mua bán
phải được cân bằng ở hai bên gọi là hành động chung, đó là sự trao đổi giá trị
với giá trị ngang giá mà những giá trị đó đã tồn tại trước khi có trao đổi, còn
trong trao đổi thì không sản xuất được gì, do đó trao đổi không làm cho tài
sản tăng lên vì tài sản đã được tạo ra trong sản xuất. F.Quesnay phát triển tư
tưởng trao đổi ngang giá và khẳng định giá trị không được tạo ra trong lưu
thông,trao đổi không làm cho tài sản tăng lên mà là sự trao đổi một giá trị sử
dụng này bằng một giá trị sử dụng khác.
Ba, Lý thuyết tiền
F.Quesnay coi tiền là phương tiện lưu thông, làm môi giới giữa mua và
bán, thậm chí theo ông, để mở rộng sản xuất cũng không cần phải có tiền, ông
bài xích việc đề cao đồng tiền và làm lay chuyển lý luận tiềntệ của trường phái
trọng thương. F.Quesnay cho rằng "tiền giống như cái thùng đựng nước mang
31
từ giếng lên, giống như chiếc vé xem kịch để vào cửa rạp... và không cần biết
vé đó làm bằng gì...".
Bốn, Lý thuyết "sản phẩm ròng" hay sản phẩm thuần túy
Đây là lý thuyết trung tâm trong toàn bộ hệ thống lý thuyết của chủ nghĩa
trọng nông và F.Quesnay. Theo K.Marx, công lao to lớn nhất của những người
trọng nông là thấy được sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong nông nghiệp,
nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất duy nhất trong xã hội còn công nghiệp
thì "chỉ có tiêu dùng chứ hoàn toàn không có sản xuất"
Nội dung chính của lý luận "sản phẩm ròng":
Thứ nhất: Sản phẩm ròng là sản phẩm do đất đai mang lại sau khi đã trừ đi
chi phí lao động và các chi phí cần thiết để tiến hành canh tác.
Thứ hai: Sản phẩm ròng là tặng vật của tự nhiên cho con người, không phải
là do quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp đem lại. Những người trọng nông đã
giải thích sản phẩm thuần túy theo tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên, coi đất
đai là nguồn gốc của sản phẩm thuần túy.
Thứ ba: Chỉ có ngành sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng còn
các ngành công nghiệp và thương nghiệp không thể sản xuất ra sản phẩm
thuần túy. Theo F.Quesnay, công nghiệp chẳng qua là chế biến lại nguyên liệu
của nông nghiệp, là sự kết hợp nhiều nguyên tố của các chất khác nhau tồn tại
từ trước, chứ không tạo ra chất mới. Trong nông nghiệp không có sự kết hợp
mà chỉ có sự tăng thêm về chất, tạo ra sản phẩm thuần túy.
Thứ tư: Có 2 nguyên tắc hình thành giá trị hàng hóa khác nhau giữa công
nghiệp và nông nghiệp.
Trong công nghiệp: Giá trị sản phẩm gồm 3 loại:
+ Giá cơ bản (giá thành) bao gồm chi phí sản xuất.
+ Giá bán của tư bản công nghiệp bao gồm giá cơ bản + hao phí đài thọ cho
tư bản công nghiệp (tiền lương của nhà tư bản công nghiệp).
+ Giá bán của tư bản thương nghiệp hay giá cả của người tiêu dùng

32
Giá bán của tư bản Giá bán của tư Tiền lương của tư
= +
thương nghiệp bản công nghiệp bản thương nghiệp

Như vậy, giá trị sản phẩm công nghiệp bao gồm tổng chi phí, gồm: chi phí
sản xuất + tiền lương của tư bản công nghiệp + tiền lương của tư bản thương
nghiệp.Nhà tư bản công nghiệp sản xuất ra hàng hóa và bán hàng hóa. Sau khi
bán hàng hóa thu về một lượng giá trị dưới hình thái tiền phải trừ đi tổng chi
phí, nhà tư bản công nghiệp không còn thu nhập thêm. F.Quesnay khẳng định
sản xuất công nghiệp không tạo ra sản phẩm thuần túy vì giá bán bằng tổng
chi phí sản xuất. Để thu được sản phẩm thuần túy, nhà tư bản phải bán hàng
hóa cao hơn chi phí sản xuất, mà điều này không thể xảy ra vì vi phạm quy
luật giá trị.
Trong nông nghiệp: Giá trị nông sản phẩm được hình thành độc lập so với
chi phí sản xuất, ngoài chi phí sản xuất còn có thêm địa tô, do đó nếu hạ thấp
chi phí sản xuất thì giá trị nông phẩm không giảm mà chỉ làm tăng địa tô, vì
cầu nông sản luôn cao hơn cung và do giá cả độc quyền về nông sản. Do đó
sản phẩm thuần túy chỉ có thể là địa tô và ruộng đất là nguồn gốc của sản
phẩm thuần túy. Như vậy, nguồn gốc duy nhất của giá trị và giá trị thặng dư
theo quan điểm của F.Quesnay chính là lực lượng tự nhiên.
Theo F.Quesnay, kinh tế tiểu nông không thu được "sản phẩm thuần túy",
sản phẩm thuần túy là do lao động sản xuất trong nông nghiệp tư bản chủ
nghĩa tạo ra, còn trong kinh tế tiểu nông chi phí sản xuất chỉ là tiền lương.
Quan điểm này là hạt nhân hợp lý và nổi tiếng của ông.
F.Quesnay cho rằng,"sản phẩm thuần túy" là số chênh lệch giữa toàn bộ
lao động với lao động cần thiết tức là bằng số lao động thặng dư để sản xuất
ra sản phẩm đó. Như vậy, F.Quesnay nắm được mối liên hệ giữa lao động sản
xuất và giá trị thặng dư. Sai lầm của ông ở chỗ, cho rằng chỉ có lao động trong

33
nông nghiệp mới là lao động sản xuất còn các lĩnh vực khác không mang lại
kết quả.
Thứ năm: Từ lý luận về sản phẩm thuần túy, F.Quesnay đi đến lý luận lao
động sản xuất và lao động không sản xuất. Theo ông, lao động tạo ra sản phẩm
thuần túy mới là lao động sản xuất, lao động không tạo ra sản phẩm thuần túy
là lao động không sinh lời, là lao động không sản xuất.
Thứ sáu: Từ lý luận lao động sản xuất, F.Quesnay đã chia xã hội ra thành 3
giai cấp: giai cấp sản xuất, giai cấp không sản xuất và giai cấp sở hữu.
Năm, Lý thuyết tái sản xuất tư bản xã hội (Biểu kinh tế của F.Quesnay)
F.Quesnay có ba phát minh quan trọng: phát minh ra tiền, phát minh ra
máy in và phát minh ra Biểu kinh tế. "Biểu kinh tế" có một ý nghĩa lớn trong
việc phát triển tư tưởng kinh tế, bởi F.Quesnay đã phân tích một cách khoa
học quá trình tái sản xuất trong "Biểu kinh tế", nên về mặt lý luận ông đã
chứng tỏ sự sáng suốt, táo bạo và độc đáo.
Ý nghĩa thực tiễn của “Biểu kinh tế” của F.Quesnay chỉ đến K.Marx mới
tìm ra. K.Marx đã đánh giá "Biểu kinh tế" F.Quesnay là sơ đồ đại cương về
tái sản xuất xã hội và chính K.Marx sau này đã kế thừa, phát triển lý luận của
F.Quesnay vào lý luận tái sản xuất của mình.
- Nội dung “Biểu kinh tế” của F.Quesnay:
+ Để phân tích “Biểu kinh tế”, F.Quesnay đã đưa ra các giả định:
. Nghiên cứu tái sản xuất giản đơn
. Trừu tượng hóa sự biến động của giá cả
. Không xét đến ngoại thương.
. Xã hội chỉ có 3 giai cấp cơ bản:
Giai cấp sản xuất: những người làm việc trong ngành nông nghiệp - chủ
đồn điền và công nhân nông nghiệp.
Giai cấp không sản xuất: những người làm việc trong ngành công nghiệp
và thương nghiệp, đó là nhà tư bản công nghiệp, thương nghiệp và công nhân
công nghiệp, thương nghiêp.
34
Giai cấp sở hữu: người được thu sản phẩm thuần túy (chủ đất)
+ Căn cứ phân chia sản phẩm xã hội: F.Quesnay dựa vào tính chất hiện vật
của sản phẩm để chia sản phẩm xã hội ra thành sản phẩm nông nghiệp và sản
phẩm công nghiệp. Ông giả định, tổng sản phẩm xã hội là 7 tỷ và được chia
thành: 5 tỷ sản phẩm nông nghiệp và 2 tỷ sản phẩm công nghiệp.
* 5 tỷ sản phẩm nông nghiệp được phân thành các bộ phận:
. Tiền ứng trước đầu tiên (khấu hao tư bản cố định) : 1 tỷ
. Tiền ứng trước hàng năm (tiền lương, tiền giống...) : 2 tỷ
. Sản phẩm thuần túy : 2 tỷ
* 2 tỉ sản phẩm công nghiệp phân chia thành các bộ phận:
. Tiền bù đắp tư liệu sinh hoạt cho công nhân và nhà tư bản: 1 tỷ
.Tiền bù đắp nguyên liệu đã hao phí: 1 tỷ
+ Để lưu thông 7 tỷ sản phẩm cần có 2 tỷ tiền (tiền nằm trong tay địa chủ).
+ Sự trao đổi sản phẩm xã hội được thực hiện thông qua 5 hành vi của 3 giai
cấp cơ bản trong xã hội như sau:
*Hành vi 1: Giai cấp sở hữu (địa chủ) dùng 1 tỷ tiền mua tư liệu sinh hoạt
của tư bản nông nghiệp.
Kết quả: Giai cấp sở hữu còn 1 tỷ tiền mặt và có 1 tỷ tư liệu sinh hoạt. Tư
bản nông nghiệp có 1 tỷ tiền mặt và còn4 tỷ nông phẩm.
*Hành vi 2: Giai cấp sở hữu (địa chủ) dùng 1 tỷ tiền mặt còn lại mua tư liệu
sinh hoạt của tư bản công nghiệp.
Kết quả: Giai cấp sở hữu có 2 tỷ tiền đã chuyển thành 2 tỷtư liệu sinh hoạt.Tư
bản công nghiệp có 1 tỷ tiền mặt và còn1 tỷ sản phẩm.
* Hành vi 3: Tư bản công nghiệp dùng 1 tỷ tiền vừa bán hàng thu về mua tư
liệu sinh hoạt của tư bản nông nghiệp.
Kết quả: Tư bản công nghiệp có 1 tỷ tư liệu sinh hoạt và còn1 tỷ hàng hóa.Tư
bản nông nghiệp có 2 tỷ tiền mặt và còn 3 tỷ nông phẩm.
* Hành vi 4: Tư bản nông nghiệp dùng 1 tỷ tiền mua máy móc, công cụ sản
xuất của nhà tư bản công nghiệp.
35
Kết quả: Tư bản nông nghiệp có 1 tỷ tiền mặt, 1 tỷ tư liệu sản xuất và còn3tỷ
nông phẩm.Tư bản công nghiệp có 1 tỷ tiền mặt, 1 tỷ tư liệu sinh hoạt.
*Hành vi 5: Tư bản công nghiệp dùng 1 tỷ tiền mua hàng hóa của tư bản
nông nghiệp (mua nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp).
Kết quả:Tư bản nông nghiệp có 2tỷ tiền mặt,1 tỷ tư liệu sản xuất và còn2
tỷnông phẩm (để nuôi công nhân và nhà tư bản nông nghiệp). Tư bản công
nghiệp có 1 tỷ tư liệu sinh hoạt và 1 tỷ nguyên liệu.
Như vậy, kết thúc 5 hành vi trao đổi, tổng sản phẩm xã hội đã được thực
hiện, có thể tiếp tục thực hiện một chu kỳ mới - chu kỳ tái sản xuất giản đơn.
Sơ đồ biểu kinh tế của F.Quesnay

Tư bản nông nghiệp Giai cấp sở hữu- Địa


nộp 2 tỷ tiền địa tô chủ (2 tỷ tiền mặt)

1 2

3
Tư bản nông nghiệp 4 Tư bản công nghiệp
(5 tỷ sản phẩm) (2 tỷ sản phẩm)
5

-Những kết luận K.Marx rút ra từ nghiên cứu biểu kinh tế của Quesnay:
+ Những điểm thành công của biểu kinh tế:
. F.Quesnay người đầu tiên đặt vấn đề và nghiên cứu tái sản xuất.
. Qúa trình nghiên cứu tái sản xuất giản đơn đúng đắn
. F.Quesnay đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm xã hội cả về hai
mặt giá trị và hiện vật.
. F.Quesnay biết trừu tượng hóa sự biến động giá và không xét ngoại thương.
. F.Quesnay biết xuất phát từ quy luật lưu thông tiền tệ để nghiên cứu
+ Điểm hạn chế của biểu kinh tế:
36
. F.Quesnay chưa thấy được cơ sở tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp,
đánh giá sai vai trò của sản xuất công nghiệp.
. Công nghiệp không có khấu hao tư bản cố định, không có sản phẩm thuần
túy.
. Công nghiệp không có tiêu dùng sản phẩm nội bộ nên không thể có tái sản
xuất giản đơn.
. Nông nghiệp có 2 tỷ sản phẩm thuần túyđều chuyển hóa thành địa tô nộp
cho chủ đất (tư bản nông nghiệp không thu được giá trị thặng dư).
Biểu kinh tế của F.Quesnay muốn thuyết minh với xã hội và nhà nước rằng,
khu vực nông nghiệp rất quan trọng, cần đầu tư cho nông nghiệp phát triển
nhanh hơn vì nông nghiệp là cái quý giá nhất và không nên đánh thuế vàotư
bản nông nghiệp. Phải coi tư bản nông nghiệp là tài sản bất khả xâm phạm.
- Học thuyết kinh tế của Anne Roberrt Jaucques Turgot (1727 - 1781)
+ Sơ lược tiểu sử của A.Turgot
A.Turgot là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà hoạt động chính trị lớn của nước
Pháp. A.Turgot xuất thân từ một gia đình thị trưởng ở Pari. Lúc đầu A.Turgot
nghiên cứu luật học, ông có 13 năm hoạt động trong ngành tài chính. A.Turgot
rất quan tâm đến hoạt động nông nghiệp theo hình thức đồn điền do các nhà
tư bản đầu tư trực tiếp kinh doanh, năm 1770 ông xuất bản cuốn "Buôn bán
ngũ cốc" trong đó đề cập nhiều đến tư tưởng trọng nông, năm 1774 ông được
bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tư tưởng chủ đạo của ông là tự do
buôn bán ngũ cốc.
A.Turgot đã tiếp thu những luận điểm chủ yếu của phái trọng nông về vai
trò của sản xuất nông nghiệp, sản phẩm thuần túy, đồng thời phát triển thêm
những luận điểm đó. A.Turgot tìm mọi cách để thoát khỏi tấm bình phong đó.
Ông biểu hiện tư tưởng tự do mạnh mẽ hơn những người trọng nông khác.
+ Nội dung học thuyết kinh tế của A.Turgot
Một, Lý thuyết phân chia xã hội thành giai cấp

37
A.Turgot xuất phát từ hai cơ sở: tính chất ngành sản xuất và thu nhậpđể
phân chia xã hội thành 5 giai cấp(giai cấp công nhân nông nghiệp, giai cấp tư
bản nông nghiệp, giai cấp công nhân công nghiệp, giai cấp tư bản công nghiệp,
vàgiai cấp địa chủ). Ông lẫn lộn về nguyên tắc phân chia giai cấp, chưa thấy
được nguyên tắc phân chia giai cấp trong xã hội phải căn cứ vào thu nhập là
tiền lương, lợi nhuận và địa tô. Lý luận phân chia giai cấp của A.Turgot có
bước thụt lùi so với F.Quesnay.
Hai, Lý thuyết thu nhập, tư bản, phân chia tư bản thành tư bản cố định và
tư bản lưu động
A.Turgot đã xác định sự khác nhau giữa chủ xí nghiệp và công nhân, ông
đã đưa ra định nghĩa về lao động làm thuê, phân tích đúngkhái niệm người vô
sản . Theo ông: "Người vô sản là người bị mất hết tư liệu sản xuất".
A.Turgot là người đầu tiên đưa ra khái niệm khoa học về tư bản với thuật
ngữ "tư bản là khoản ứng trước". Ông cho rằng: Tư bản không chỉ là tiền mà
là tiền được tích lũy lại.
A.Turgot là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản cố định (khoản
ứng trước ban đầu) và tư bản lưu động (khoản ứng trước hàng năm) - điều này
ở F.Quesnay thì sự phân chia này mới chỉ mầm mống.
A.Turgot cho rằng, thu nhập của công nhân gọi là tiền lương và thu nhập
của các nhà tư bản gọi là lợi nhuận, từ đó nêu lên "quy luật sắt về tiền lương".
Hạt nhân hợp lý của tiền lương là tư liệu sinh hoạt tối thiểu chính là cơ sở để
xác định tiền lương. Theo ông, tiền lương của công nhân phải thu hẹp ở mức
tư liệu sinh hoạt tối thiểu vì cung lao động luôn luôn lớn hơn cầu lao động,
nên công nhân cạnh tranh với nhau để có việc làm vì vậy nhà tư bản có điều
kiện để trả lương ở mức tối thiểu.
Ba, Lý thuyết giá trị thặng dư, lợi nhuận.
Sản phẩm thặng dư là sản phẩm dôi ra ngoài sản phẩm cần thiết của người
làm ruộng, đó là phần sản phẩm dùng để nộp địa tô.

38
A.Turgot là người có tư tưởng bình quân hóa lợi nhuận trong các ngành
sản xuất khác nhau và phát hiện ra tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút.
K.Marx đánh giá cao điểm mới về lý luận của A.Turgot và khẳng định,
A.Turgot làm cho phái trọng nông có một hình thức phát triển rộng rãi nhất.
Tuy vậy, Turgot vẫn còn khá nhiều hạn chế:
Thứ nhất: Ông nêu lên: "Quy luật về độ phì nhiêu màu mỡ của đất đai ngày
càng giảm". Sai lầm ở chỗ:trong thực tiễn khách quan về phát triển của nông
nghiệp, độ màu mỡ của đất đai vừa phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, vừa phụ
thuộc vào yếu tố con người sử dụng ruộng đất đó.
Thứ hai: Trong lý luận giá trị, ông bênh vực cho lý luận giá trị chủ quan, mà
giá trị chủ quan là giá trị do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định, vật nào có
nhiều ích lợi thì vật đó có giá trị lớn và ngược lại. Ông đã cho rằng giá trị trao
đổi phụ thuộc vào giá trị chủ quan.
Thứ ba: Ông cho rằng ruộng đất cũng là tư bản.
Tóm lại: A.Turgot có nhiều đóng góp cho khoa học kinh tế, trong thực tiễn
ông đã cố gắng thực hiện những nguyên lý của chủ nghĩa trọng nông như: Đòi
xóa bỏ gánh nặng thuế khóa cho các chủ đồn điền, thủ tiêu các trạm thuế...
các biện pháp đó đều được thực hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản.
Kết luận: Mặc dù còn có nhiều hạn chế nhưng phái trọng nông đã có nhiều
đóng góp quý báu cho khoa học kinh tế. Những quan điểm về vai trò lao động
sản xuất nông nghiệp đã tạo ra sự giàu có, sự phân chia tư bản thành tư bản
cố định và tư bản lưu động là rất đáng chú ý. Luật tự nhiên là cơ sở của tư
tưởng tự do kinh tế của phái cổ điển sau này, đặc biệt "Biểu kinh tế" đã đặt
nền móng cho việc nghiên cứu tái sản xuất sản phẩm xã hội.
2. Học thuyết kinh tế của các đại biểu tư sản cổ điển
2.1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
Các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển ra đời vào cuối thế kỷ XVII, phát triển
mạnh mẽ trong thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Trường phái kinh tế
chính trị tư sản cổ điển xuất hiện và phát triển mạnh nhất ở nước Anh và Pháp.
39
Các nhà kinh tế tư sản tiêu biểu: W.Petty, A.SMith, D.Ricardo (người Anh)
và Sismonde (người Pháp).
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
Cuối thế kỷ XVII, nhiệm vụ của tích luỹ nguyên thuỷ tư bản về cơ bản đã
hoàn thành, vai trò của tư bản thương nghiệp giảm sút, lý luận trọng thương
không còn đủ sức thuyết phục. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có lý luận mới thay
thế cho lý luận của chủ nghĩa trọng thương.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các công trường thủ công tư
bản chủ nghĩa ra đời ngày càng nhiều cho thấy nguồn gốc của cải không phải
sinh ra từ lưu thông mà từ sản xuất. Điều này đã giúp các nhà kinh tế tư sản
cổ điển đưa ra các học thuyết kinh tế khẳng định lao động làm thuê của những
người nghèo là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Về mặt xã hội, một yêu cầu mới đặt ra là tiếp tục phê phán phương thức
sản xuất phong kiến lỗi thời, khẳng định tính ưu việt hơn của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa và tìm biện pháp bảo vệ và thúc đẩy chủ nghĩa tư bản
phát triển nhanh hơn.
Trường phái kinh tế chính trị cổ điển ra đời đáp ứng được các yêu cầu đó.
2.1.2. Đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
Thứ nhất: Kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ
lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, từ đóđi sâu nghiên cứu và giải thích
đúng nguồn gốc của cải.
Thứ hai: các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã sử dụng phương pháp trừu
tượng hoá. Nhờ phương pháp này, kinh tế chính trị cổ điển đã đi sâu nghiên
cứu và trình bày có hệ thống các phạm trù kinh tế như: giá trị, giá cả, tiền, lợi
nhuận v.v... Tuy vậy, do giới hạn về thế giới quan và điều kiện lịch sử, các
nhà kinh tế tư sản cổ điển đã có những kết luận không khoa học, thậm chí mâu
thuẫn với những quan điểm của họ. Đó là tính hai mặt trong phương pháp luận
của trường phái kinh tế tư sản cổ điển.

40
Thứ ba: Các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển đề cao tư tưởng tự do kinh tế,
đề cao tính quy luật trong nền kinh tế, tư tưởng này trái ngược với chủ nghĩa
trọng thương - đề cao vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước.
2.2. Nội dung các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển.
2.2.1. Học thuyết kinh tế của William Petty.
2.2.1.1. Sơ lược tiểu sử của W Petty.
W.Petty (1623 - 1687) là nhà kinh tế học người Anh. Ông nghiên cứu nhiều
lĩnh vực khác nhau và có nhiều tài năng: năm 1647 phát minh ra máy chữ,
năm 1649 ông nhận học vị tiến sĩ vật lý, năm 1657 trở thành giáo sư giải phẫu
và âm nhạc, năm 1658 ông làm bác sĩ trong quân đội Cromwell. W.Petty còn
là nhà công nghiệp lớn đồng thời là chủ đồn điền. K.Marx cho rằng, W.Petty
là người toàn tài, là “cha đẻ” của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh.
Do hoạt động lý luận gắn liền với thực tiễn nên thế giới quan và phương
pháp luận của W.Petty có bước tiến vượt bậc so với chủ nghĩa trọng thương.
Về kinh tế, W.Petty đã viết nhiều tác phẩm có giá trị: Bàn về thuế khoá và
lệ phí (1662), Giải phẫu học chính trị Ireland (1672), Số học chính trị (1676),
Bàn về tiền tệ (1682).
2.2.1.2.Nội dung cáchọc thuyết kinh tế của W. Petty
Một, Lý thuyết giá trị lao động.
W.Petty là người đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao động, ông là người
đầu tiên xác định đúng đắn vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị, lao
động là nguồn gốc thực sự của của cải.
Nghiên cứu giá trị lao động, ông dùng thuật ngữ giá cả bao gồm giá cả tự
nhiên và giá cả chính trị. Theo ông, giá cả tự nhiên do lượng lao động hao phí
để sản xuất ra hàng hoá quyết định. Giá cả chính trị (giá cả thị trường) do
nhiều yếu tố chi phối cho nên khó xác định chính xác.
W.Petty quan niệm chỉ có lao động khai thác bạc (tiền) mới tạo ra giá trị.
Theo ông, giá trị của hàng hoá là sự phản ánh giá trị của tiền giống như ánh
sáng mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy.
41
Nghiên cứu quan hệ giữa năng suất lao động và giá trị hàng hoá, W.Petty
cho rằng giá cả tự nhiên của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Đây là quan điểm đúng, được nhiều nhà kinh tế kế thừa và phát triển.
W.Petty đưa ra luận điểm nổi tiếng: Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi
của cải. Tuy nhiên, luận điểm này mâu thuẫn với quan điểmgiá trị hàng hoá
do lượng lao động hao phí sản xuất ra hàng hoá quyết định của ông.
Hai, Lý thuyết tiền
W.Petty phê phán lý thuyết tiền của chủ nghĩa trọng thương. Theo ông, tiền
không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có. Tiền chỉ là công cụ của
lưu thông hàng hoá, vì thế không nên tích trữ tiền quá mức cần thiết.
W.Petty đã nghiên cứu hai thứ kim loại quý giữ vai trò tiền là vàng và bạc.
Theo ông, quan hệ tỷ lệ giữa chúng là do số lượng lao động hao phí để sản
xuất ra vàng và bạc quyết định.
W.Petty đã xác định chính xác giá trị của tiền (vàng, bạc), ông khuyến cáo
nhà nước không nên phát hành tiền không đủ giá trị.
W.Petty nghiên cứu số lượng tiềnvà là người đầu tiên xác định số lượng tiền
tệ cần thiết cho lưu thông trên cơ sở số lượng hàng hoá và tốc độ chu chuyển
của tiền. Nếu số lượng hàng hóa trong lưu thông tăng mà tốc độ chu chuyển
của tiền chậm, thì số lượng tiền trong lưu thông sẽ lớn và ngược lại.
W. Petty nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn thanh toán đến lượng tiền cần
cho lưu thông. Nếu thời hạn thanh toán dài, số lượng tiền cần cho lưu thông
lớn và ngược lại. K.Marx đánh giá cao luận điểm này và coi đây là phán đoán
tài tình của W.Petty.
Ba, Lý thuyết tiền lương
W.Petty coi lao động là hàng hoá và tiền lương là giá cả của lao động. Ông
cho rằng, nếu trả lương cao thì công nhân hay uống rượu và bỏ việc, còn nếu
trả lương thấp thì công nhân phải lao động tích cực. Vì vậy, giới hạn cao nhất
của tiền lương là mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống công nhân. (Đây
là tư tưởng quy luật sắt về tiền lương)
42
Quan điểm trả lương thấp của W.Petty thích hợp với giai đoạn đầu của chủ
nghĩa tư bản, khi năng suất lao động còn thấp. Hơn nữa W.Petty đã thấy được
mối quan hệ giữa tiền lương và lợi nhuận, cho nên trả lương cao trực tiếp làm
thiệt hại cho nhà tư bản.
Bốn, Lý thuyết địa tô và lợi tức.
+ Lý thuyết địa tô của W.Petty được xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trị lao
động. Ông cho rằng địa tô là số chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí
sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm tiền lương và chi phí về giống. Theo Petty,
phải tính toán các khoản thu nhập và hao phí theo cùng đơn vị hiện vật, lấy
thu nhập trừ hao phí, phần còn lại là thu nhập của chủ đất. Như vậy, địa tô
bằng giá trị nông phẩm trừ đi chi phí sản xuất. Với quan điểm này, K.Marx
cho rằng ông đã chỉ ra được nguồn gốc của địa tô và có mầm mống tư tưởng
về bóc lột lao động làm thuê.
W.Petty khẳng định các mảnh ruộng xa gần khác nhau mang lại thu nhập
khác nhau. Ông đã nghiên cứu địa tô chênh lệch.
Về giá cả ruộng đất: W.Petty cho rằng, bán ruộng đất là bán quyền được
hưởng địa tô và giá cả ruộng đất do địa tô quyết định. Ông đưa ra công thức
xác định giá cả ruộng đất:
Giá cả ruộng đất = địa tô x 20.
+ Về lợi tức: W.Petty cho rằng, lợi tức là thu nhập của tiền cho vay và mức lợi
tức phụ thuộc vào mức địa tô. Theo ông, người có tiền có thể sử dụng nó theo
hai cách để có thu nhập. Cách thứ nhất là mua ruộng đất rồi cho thuê ruộng
đất để thu địa tô và cách thứ hai là dùng tiền cho vay để thu lợi tức nhưng với
điều kiện mức lợi tức ít nhất phải bằng mức địa tô. TheoW.Petty, lợi tức phụ
thuộc vào điều kiện sản xuất nông nghiệp do đó nhà nước không nên quy định
mức lợi tức.
2.2.2. Học thuyết kinh tế của Adam Smith
2.2.2.1. Sơ lược tiểu sử của Adam Smith

43
Adam Smith sinh ngày 5-6-1723 tại Scotland trong một gia đình công
chức ngành thuế. Ông là một người có tài năng và được đào tạo tại các trường
đại học danh tiếng của nước Anh. Năm 1748 A.Smith tốt nghiệp đại học và
ba năm sau ông tham gia giảng dạy một số môn học như lôgíc học, triết học,
đạo đức, thiên văn. Năm 1763, ông đi du lịch nhiều nước Châu Âu và tại Pháp,
ông đã tiếp xúc với trường phái trọng nông, chịu ảnh hưởng các quan điểm
kinh tế của trường phái này.Từ năm 1766 A.Smith thôi giảng dạy và tập trung
nghiên cứu kinh tế. Năm 1776, ông xuất bản tác phẩm: "Nghiên cứu về bản
chất và nguyên nhân giàu có của các nước". Tác phẩm này đã làm ông nổi
tiếng trên thế giới.
Thế giới quan của A.Smith là chủ nghĩa duy vật, tuy nhiên chủ nghĩa duy
vật của ông mang tính chất tự phát, máy móc. Phương pháp luận của A.SMith
có tính hai mặt, vừa khoa học vừa siêu hình.
2.2.2.2. Nội dung các học thuyết kinh tế của Adam Smith
Một, Lý thuyết trật tự tự nhiên (Lý thuyết bàn tay vô hình)
Xuất phát từ nhân tố "con người kinh tế", A.Smith cho rằng, thiên hướng
trao đổi là đặc tính vốn có của con người và khi trao đổi sản phẩm cho nhau
thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Theo ông, lợi ích cá nhân là lợi
ích xuất phát, là động lực kinh tế. Bởi vì mỗi người chỉ biết tư lợi, chỉ thấy tư
lợi và làm theo tư lợi.
Khi "con người kinh tế" chạy đua theo tư lợi, tức là đi tìm kiếm lợi ích cá
nhân của mình, thì họ bị chi phối và dẫn dắt của "bàn tay vô hình" - đó là các
quy luật kinh tế khách quan. Ông coi hệ thống các quy luật kinh tế khách quan
là "trật tự tự nhiên". Ông cho rằng, chính "trật tự tự nhiên" đã buộc những
"con người kinh tế" đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ không nằm trong dự
kiến là đảm bảo lợi ích của xã hội. Vì thế giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
không mâu thuẫn với nhau.
A.Smith cho rằng, chỉ có chủ nghĩa tư bản mới là xã hội bình thường còn
xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến là xã hội không bình thường. Bởi
44
vì chỉ có xã hội tư bản mới đảm bảo được các điều kiện để các quy luật kinh
tế hoạt động.
A.Smith ủng hộ tự do kinh tế, ông đề cao vai trò của quy luật kinh tế khách
quan. Theo ông, quy luật kinh tế là vô địch, chính sách kinh tế có thể kìm hãm
hay thúc đẩy sự hoạt động của quy luật kinh tế, song trong xã hội sự tác động
của quy luật kinh tế bao giờ cũng mạnh hơn chính sách kinh tế.
A.Smith cho rằng, trong nền kinh tế, nhà nước có chức năng đấu tranh
chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm trong nước, bảo vệ quyền sở hữu của
nhà tư bản và thực hiện nhiệm vụ kinh tế khi nhiệm vụ đó vượt quá sức của
doanh nghiệp.
Hai, Lý thuyết phân công lao động.
A.Smith sống trong giai đoạn phân công công trường thủ công của chủ
nghĩa tư bản, ông có điều kiện để nghiên cứu sâu vấn đề phân công lao động.
A.Smith cho rằng, lao động là nguồn gốc của của cải, sự giàu có của xã hội
phụ thuộc hai yếu tố: tỷ lệ lao động làm việc trong ngành sản xuất vật chất và
trình độ phát triển của phân công lao động. A.Smith là người đầu tiên phân
biệt được lao động sản xuất vật chất và lao động không sản xuất vật chất. Đây
là một bước tiến so với chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông. Ông
đã chỉ ra những ưu thế của phân công lao động và khẳng định, phân công lao
động có ưu điểm làm cho tay nghề và kỹ thuật của công nhân tăng lên, tiết
kiệm thời gian lao động và tạo điều kiện áp dụng phương pháp sản xuất mới.
Điểm hạn chế của A.Smith trong lý thuyết phân công lao động: ông chưa
phân biệt rõ phân công lao động xã hội và phân công lao động trong công
trường thủ công. A.Smith đưa ra một quan điểm chưa chính xác: trao đổi là
bản năng của loài người và trao đổi sinh ra phân công lao động.
Ba, Lý thuyết tiền
A.Smith đã thấy được sự xuất hiện của tiền là một quá trình khách quan,
đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hoá. Tuy nhiên, ông chưa chứng minh được sự
xuất hiện tiền là kết quả của sự phát triển các hình thái giá trị.
45
A.Smith phê phán chủ nghĩa trọng thương đánh giá quá cao vai trò của tiền.
Theo A.Smith, tiền chỉ là "phương tiện kỹ thuật của trao đổi", là "bánh xe vĩ
đại của lưu thông". Ông ví tiền là con đường rộng lớn trên đó chở đầy lúa mì
và cỏ khô, nhưng nó không làm tăng thêm lúa mỳ và cỏ khô.
A.Smith ủng hộ quan điểm của W.Petty về quy luật lưu thông tiền. Ông
nghiên cứu tiền giấy và cho rằng giấy có nhiều ưu điểm khi thay thế tiền vàng
trong lưu thông vì nó rẻ hơn mà ích lợi vẫn thế.
A.Smith khẳng định, giá cả quyết định số lượng tiền trong lưu thông chứ
không phải số lượng tiền quyết định giá cả. Đây là quan điểm hợp lý và nó
chống lại lý thuyết về số lượng tiền.Tuy nhiên ông chưa đi sâu nghiên cứu của
bản chất và các chức năng của tiền.
Bốn, Lý thuyết giá trị.
A.Smith phân biệt giá trị sử dụng với giá trị trao đổi và kết luận giá trị sử
dụng không quyết định giá trị trao đổi. Ông kịch liệt phê phán quan điểm của
một số nhà kinh tế cho rằng ích lợi sản phẩm quyết định giá trị trao đổi.
A.Smith nêu lên hai định nghĩa giá trị hàng hoá:
Thứ nhất: Giá trị hàng hoá do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá quyết
định. Lao động là thước đo của mọi giá trị.
Thứ hai: Giá trị hàng hoá được quyết định bởi số lượng lao động có thể mua
được hàng hoá này.
A.Smith cho rằng, trong chủ nghĩa tư bản, giá trị được quyết định bởi thu
nhập, bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tô. Như vậy, nếu «mượn » công
thức giá trị hàng hóa của K.Marx thì theo A.Smith giá trị hàng hóa =v+m.
Theo A.Smith, giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả thị
trường là giá bán. Giá cả tự nhiên có tính chất khách quan, giá cả thị trường
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung - cầu, độc quyền. A.Smith cho
rằng, khi năng suất lao động tăng thì giá trị hàng hóa giảm.

46
A.Smith nêu ra hai quy luật quyết định giá trị hàng hóa: Trong sản xuất
hàng hóa giản đơn, giá trị do lao động quyết định; Trong sản xuất hàng hóa tư
bản chủ nghĩa, giá trị do các nguồn thu nhập quyết định.
Như vậy, lý thuyết giá trị của A.Smith đã kế thừa và phát triển lý thuyết giá
trị lao động của W.Petty. Tuy vậy, do tính hai mặt trong phương pháp luận
cho nên lý thuyết giá trị của A.Smith vẫn còn một số điểm hạn chế.
Năm, Lý thuyết tiền lương
Theo A.Smith, trước chủ nghĩa tư bản tiền lương là sản phẩm trọn vẹn của
lao động. Trong chủ nghĩa tư bản tiền lương là thu nhập của công nhân làm
thuê, nó không ngang bằng giá trị sản phẩm mà họ tạo ra.
A.Smith đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương. Theo ông, trước hết
tiền lương phụ thuộc trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Đồng thời mức
lương cao hay thấp chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: điều kiện làm việc
trình độ chuyên môn, tính chất ngành nghề.
Nghiên cứu tiền lương trong xã hội tư bản, A.Smith đã chỉ ra mâu thuẫn
giữa nhà tư bản và công nhân. Theo ông, công nhân muốn được trả lương cao,
còn chủ tư bản lại muốn trả lương thấp. Ông tán thành trả lương cao cho công
nhân. Quan điểm tiền lương của ông khác xa quan điểm của W.Petty.
Điểm hạn chế trong lý thuyết tiền lương của A.Smith là chưa hiểu đúng bản
chất của tiền lương, nên ông cho rằng tiền lương là giá cả lao động.
Sáu, Lý thuyết lợi nhuận, lợi tức
Theo A.Smith, giá trị sản phẩm do công nhân tạo ra được chia làm hai phần,
một phần được chi vào tiền lương và phần còn lại để trả lợi nhuận cho người
kinh doanh. Lợi nhuận là khoản «khấu trừ thứ hai » vào sản phẩm của lao
động. Lợi nhuận, lợi tức, địa tô chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị
thặng dư. Như vậy, A.Smith đã thấy được nguồn gốc của lợi nhuận, lợi tức,
địa tô là một phần sản phẩm lao động do công nhân tạo ra. Đây là quan điểm
đúng đắn, được K.Marx kế thừa và phát triển.

47
A.Smith cho rằng, lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc sự giàu có của xã hội.
Theo ông, tiền lương tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại. Lợi nhuận còn phụ
thuộc quy mô tư bản đầu tư, sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản v.v... Đặc biệt,
khi quan sát hiện tượng cạnh tranh trong xã hội tư bản, A.Smith đã nhìn thấy
“khuynh hướng thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau” của tỷ suất lợi nhuận
trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngành, phát hiện ra xu hướng bình quân hoá tỷ
suất lợi nhuận và chỉ ra tỷ suất lợi nhuận giảm sút khi đầu tư tư bản tăng.
Theo A.Smith, lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, sinh ra từ lợi nhuận.
Điểm hạn chế trong lý thuyết lợi nhuận của A.Smith là chưa phân biệt
được giá trị thặng dư với lợi nhuận và quan niệm lợi nhuận do toàn bộ tư bản
sinh ra. Quan điểm này một lần nữa chứng tỏ tính chất nước đôi trong lý thuyết
của A.Smith.
Bảy, Lý thuyết địa tô
A.Smith cho rằng, địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động.
Ông cho rằng lao động nông nghiệp có năng suất cao hơn lao động ở các
ngành khác do tác động của tự nhiên và thượng đế nên thu địa tô là hợp lý.
Theo ông, thu nhập trong công nghiệp bao gồm tiền lương và lợi nhuận còn
thu nhập trong nông nghiệp bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tô.
Khi nghiên cứu địa tô, A.Smith cho rằng địa tô là kết quả tác động của tự
nhiên. Mức địa tô trên một mảnh ruộng do thu nhập trên mảnh ruộng đó mang
lại quyết định.
Địa tô trên đất trồng các loại cây chủ yếu (lương thực, thực phẩm, thức ăn
gia súc...) quyết định mức địa tô trên đất trồng các loại cây khác. Theo
K.Marx, đây là phán đoán tài tình của A.Smith.
A.Smith phân biệt được địa tô với tiền tô. Theo ông, tiền tô lớn hơn địa tô,
tiền tô bao gồm địa tô và lợi tức của tư bản đầu tư cải tạo đất đai. Đây là bước
tiến bộ trong lý thuyết địa tô được một số nhà kinh tế sau này kế thừa.
Lý thuyết địa tô của A.Smith chưa đề cập địa tô chênh lệch II và phủ nhận
địa tô tuyệt đối. Ông cho rằng, nếu thừa nhận địa tô tuyệt đối là vi phạm quy
48
luật giá trị. Nguyên nhân của sai lầm này là do ông chưa thấy được sự khác
nhau giữa giá trị và giá cả sản xuất.
Tám, Lý thuyết tư bản và phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động
A.Smith cho rằng, vật phẩm tiêu dùng không thể là tư bản và không phải
tất cả tư liệu sản xuất đều là tư bản. Theo ông, chỉ có những tư liệu sản xuất
do lao động tạo ra và có thể đem lại lợi nhuận mới là tư bản. Như vậy, quan
niệm của A.Smith về tư bản đã tiến xa hơn các nhà kinh tế trước ông.
A.Smith đã chia tư bản thành tư bản cố định, tư bản lưu động và nêu lên
các yếu tố cấu thành của tư bản cố định và tư bản lưu động.
Theo A.Smith, tư bản lưu động là tư bản tồn tại dưới dạng hàng hoá và nó
mang lại thu nhập cho người chủ do kết quả tiêu thụ sản phẩm. Tư bản lưu
động bao gồm các bộ phận:
- Tiền nằm trong lưu thông.
- Lương thực dự trữ trong tay thương nhân và các nhà tư bản công nghiệp.
- Dự trữ nguyên liệu và bán thành phẩm.
- Hàng hoá dự trữ trong các kho hàng.
Tư bản cố định là tư bản mang lại thu nhập cho người có tư bản khi nó còn
nằm trong tay người chủ. Tư bản cố định bao gồm các bộ phận:
- Máy móc, công cụ sản xuất.
- Nhà xưởng dùng cho sản xuất.
- Công trình xây dựng và các phương tiện làm cho đất tốt hơn.
- Khả năng có ích của mọi thành viên trong xã hội.
Như vậy, A.Smith nêu được khái niệm tư bản, phân chia tư bản thành tư
bản cố định và tư bản lưu động. Tuy nhiên, ông chưa phân biệt được tư bản
sản xuất và tư bản lưu thông, nên nhầm lẫn trong việc xác định các bộ phận
cấu thành của tư bản cố định và tư bản lưu động. Đó là điểm hạn chế trong lý
thuyết tư bản của A.Smith.
Chín, Lý thuyết thuế khoá.

49
Lý thuyết thuế khoá của A.Smith thể hiện tư tưởng tự do kinh tế, chống
phong kiến và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
Theo A.Smith, nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh tế mà chỉ
hoạt động để bảo vệ trật tự xã hội, an ninh tổ quốc và phát triển những của cải
công cộng. Để thực hiện các hoạt động đó, nhà nước phải có thu nhập và thu
nhập của nhà nước lấy từ hai nguồn: thu nhập từ tư bản của nhà nước, đất đai
công cộng và thu nhập từ thuế. Trong hai nguồn thu đó thì thuế là nguồn thu
chủ yếu của nhà nước.
A.Smith đã nghiên cứu và chia các thứ thuế khác nhau thành hai loại: thuế
trực thu và thuế gián thu. Ông ủng hộ thực hiện thuế gián thu và chống lại
thuế trực thu, nhất là các loại thuế trực thu đánh vào giai cấp tư sản.
Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập như tiền lương, lợi nhuận,
địa tô, tài sản thừa kế. Thuế gián thu là loại thuế không đánh trực tiếp vào thu
nhập. Với thuế gián thu ông cho rằng nên đánh vào các mặt hàng xa xỉ để điều
tiết thu nhập của những người sống trung bình hoặc trên mức trung bình.
Theo A.Smith, thuế phải phù hợp khả năng của công dân và đảm bảo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước. Để thực hiện điều đó, ông nêu lên các nguyên
tắc thu thuế:
- Các thần dân phải có nghĩa vụ nuôi chính phủ tuỳ theo khả năng và sức
lực của mình.
- Phần thuế mỗi người đóng góp phải được quy định chính xác.
- Chỉ được thu thuế vào thời gian thuận lợi và theo phương thức thích hợp.
- Nhà nước chi phí ít nhất vào công việc thu thuế.
A.Smith chủ trương không thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ mậu dịch.
Theo ông, tự do thương mại sẽ đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Đây là quan
điểm thể hiện tư tưởng thị trường tự điều tiết của ông và nó có ý nghĩa to lớn
trong thực tiễn.
Mười, Lý thuyết lợi thế tuyệt đối

50
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối bắt đầu từ việc hai quốc gia trao đổi thương mại
trên cơ sở tự nguyện thì cả hai quốc gia đều thu được thặng dư. Nếu một quốc
gia không thu được gì, hoặc bị lỗ, họ sẽ từ chối thương mại.
Thương mại giữa hai quốc gia được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết
lợi thế tuyệt đối: Khi một quốc gia sản xuất một hàng hóa có hiệu quả hơn so
với quốc gia khác nhưng kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa thứ hai,
hai quốc gia có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa
sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu hàng hóa không
có lợi thế. Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng một cách
hiệu quả nhất và sản lượng của cả hai hàng hóa đều tăng. Sự tăng lên về sản
lượng của hai hàng hóa này do lượng thặng dư từ chuyên môn hóa trong sản
xuất được phân bố lại giữa hai quốc gia thông qua thương mại.
Như vậy, trong khi học thuyết kinh tế trọng thương tin tưởng một quốc
gia chỉ có thể thu được thặng dư từ thương mại bằng cách tước đoạt của nước
khác và ủng hộ sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ về hoạt động kinh tế và
thương mại, thì lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith tin tưởng rằng một
quốc gia có thể thu được thặng dư từ thương mại và ủng hộ mạnh mẽ cho
chính sách tự do kinh doanh. Thương mại tự do làm cho nguồn lực thế giới
được sử dụng hữu hiệu nhất và có thể tối đa hóa phúc lợi toàn thế giới.
Mười một, Lý thuyết tái sản xuất
Để nghiên cứu tái sản xuất, A.Smith đã trình bày các khái niệm tổng thu
nhập và thu nhập thuần tuý. Theo ông, tổng thu nhập là toàn bộ sản phẩm hàng
năm của ruộng đất và lao động. Thu nhập thuần tuý là thu nhập trực tiếp chi
cho tiêu dùng như tiền lương, lợi nhuận và địa tô. A.Smith cho rằng thu nhập
thuần tuý chính là thu nhập quốc dân, nó bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí
khôi phục tư bản cố định và tư bản lưu động.
Khi nghiên cứu tái sản xuất, A.Smith dự định nghiên cứu cả tái sản xuất mở
rộng. Ông đã tìm hiểu vấn đề tích luỹ tư bản và sự khác nhau giữa sản xuất tư

51
liệu sản xuất, sản xuất tư liệu tiêu dùng. Những tư tưởng này được K.Marx kế
thừa và hoàn thiện sau này.
Do nhận thức chưa đúng lượng giá trị hàng hoá, A.Smith gặp khó khăn khi
nghiên cứu tái sản xuất. Ông không thể phân tích sâu sắc và rút ra được những
kết luận đúng đắn cho quá trình tái sản xuất trong xã hội tư bản.
2.2.3. Học thuyết kinh tế của D.Ricardo
2.2.3.1. Sơ lược tiểu sử của D.Ricardo
D.Ricardo (1772-1823) sinh trưởng trong một gia đình làm nghề môi giới
ở thị trường chứng khoán London. Sau khi tốt nghiệp trung học thương
nghiệp, ông làm việc trong lĩnh vực buôn bán chứng khoán và trở thành một
trong những người giàu có ở nước Anh lúc bấy giờ.
D.Ricardo nghiên cứu nhiều lĩnh vực: toán học, lý học, hoá học, kinh tế
chính trị học v.v... Nhờ sống trong giai đoạn đại công nghiệp cơ khí của chủ
nghĩa tư bản mà ông có điều kiện nghiên cứu, kế tục xuất sắc những tư tưởng
của A.SMith và trở thành người tiền bối của K.Marx.
Sở trường nghiên cứu của D.Ricardo là chính trị kinh tế học. Ông đã xuất
bản nhiều tác phẩm có giá trị: "Giá cả cao của vàng là bằng chứng của sự giảm
giá ngân phiếu"(năm 1811),"Bàn về giá cả lúa mì" (năm 1815), "Những
nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khoá"(năm 1817).
Phương pháp luận: D.Ricardo sử dụng phương pháp trừu tượng hoá để
phân tích các hiện tượng, quá trình kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên
phương pháp luận của ông vẫn mang tính máy móc, siêu hình và phi lịch sử.
2.2.3.2. Nội dung các học thuyết kinh tế của D. Ricardo.
Một, Lý thuyết giá trị lao động
Lý thuyết giá trị lao động giữ vị trí trung tâm trong các học thuyết kinh tế
của D.Ricardo. D.Ricardo đã rà soát lý thuyết giá trị của A.Smith, phê phán
những quan điểm sai đồng thời kế thừa, phát triển những quan điểm đúng đắn,
khoa học của A.Smith nên đạt tới đỉnh cao nhất so với những người trước và
cùng thời với ông.
52
D.Ricardo phê phán quan điểm nước đôi của A.Smith khi nêu ra hai định
nghĩa giá trị hàng hoá. Theo ông định nghĩa "giá trị hàng hoá do hao phí lao
động quyết định" là đúng và định nghĩa còn lại là sai, cần vứt bỏ. Quan điểm
này của ông đã khẳng định nguyên lý: Lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá
trị hàng hoá. D.Ricardo định nghĩa: Giá trị của hàng hoá hay số lượng của một
hàng hóa nào khác mà hàng hóa đó trao đổi, là do số lượng lao động tương
đối, cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định cứ không phải do khoản
thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động quyết định.
D.Ricardo phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, khẳng định giá trị sử
dụng không quyết định giá trị trao đổi. Ông cho rằng, giá trị sử dụng là điều
kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, thước đo của giá trị trao đổi là lao động hao
phí để sản xuất ra hàng hoá, lượng lao động đó tỷ lệ thuận với lao động tạo ra
hàng hóa.
D.Ricardo cho rằng, lượng giá trị hàng hoá được quyết định bởi lao động
đồng nhất của con người, chứ không phải lao động cá biệt. Theo ông, giá trị
hàng hóa được quyết định bởi lượnglao động hao phí trong điều kiện xấu nhất.
Ông đề cập tới lao động giản đơn và lao động phức tạp khi xác định giá trị
hàng hoá, đồng thời khẳng định, cả trong sản xuất hàng hóa giản đơn và trong
sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, giá trị đều do lao động quyết định.
Về cơ cấu giá trị: Theo D.Ricardo, giá trị không chỉ được quyết định bởi
lao động trực tiếp (lao động sống) mà còn bao gồm lao động cần thiết trước
đó đã chi phí trong máy móc, công cụ sản xuất. Ông đã chỉ ra rằng, giá trị
hàng hoá không chỉ có tiền lương, lợi nhuận, địa tô mà còn có yếu tố lao động
quá khứ. Nếu «mượn » công thức giá trị hàng hóa của K.Marx, thì theo
D.Ricardo giá trị hàng hóa = (c1+v+m).
D.Ricardo phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Ông cho rằng,
không có một hàng hóa nào mà giá cả không bị ảnh hưởng của những biến
động ngẫu nhiên hay tạm thời. Việc tăng giá cả có thể là một nhân tố điều tiết
một lượng cung không đủ so với cầu, điều tiết tiện tệ sụt giá, việc đánh thuế
53
vào những vật phẩm thiết yếu. Theo ông, giá cả không phải do cung cầu quyết
định mà cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.
D.Ricardo nêu ra hai quy luật quyết định lượng giá trị hàng hóa: Đối với
hàng hóa phổ cập, giá trị do lao động quyết định; Đối với hàng hóa khan hiếm
giá trị do giá trị sử dụng quyết định.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất lao động và giá trị hàng hoá,
D.Ricardo tán thành quan điểm của A.Smith: khi năng suất lao động tăng lên,
giá trị hàng hoá giảm xuống và ngược lại.
Tuy lý thuyết giá trị của D.Ricardo có nhiều tiến bộ và đạt đến đỉnh cao
« tiến gần » đến K.Marx song vẫn còn những giới hạn nhất định. Do chưa
nhận thức được tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá nên khi
nghiên cứu lý luận giá trị D.Ricardo mới dừng lại ở lượng giá trị, chưa nghiên
cứu chất của giá trị, đồng thời cho rằng, giá trị là một phạm trù vĩnh viễn và
giá trị của những hàng hoá khan hiếm sẽ do giá trị sử dụng quyết định. Mặt
khác, D.Ricardo chưa phân biệt được giá trị hàng hoá với giá cả sản xuất.
Hai, Lý thuyết tiền.
D.Ricardo hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán nên ông quan
tâm nghiên cứu lưu thông tiền tệvà hoạt động ngân hàng. Trong tác phẩm "giá
cả cao của vàng là bằng chứng của sự giảm giá ngân phiếu", D.Ricardo cho
rằng vàng và bạc có giá trị cố hữu của nó. Giá trị của tiền do giá trị vật liệu
làm ra tiền quyết định - đó là lao động đã hao phí để sản xuất ra vàng và bạc.
D.Ricardo xuất phát từ quan điểm, coi vàng là cơ sở của tiền và chứng minh
sự cần thiết phải khôi phục việc cho đổi tín phiếu ngân hàng lấy vàng.
D.Ricardo tán thành quan điểm của W.Petty về quy luật lưu thông tiền. Tuy
nhiên, ông lại xuất phát từ quan điểm của thuyết số lượng tiền để kết luận: giá
trị của tiền do số lượng tiền điều tiết. Nghĩa là số lượng tiền càng nhiều thì giá
trị của tiền càng ít và ngược lại.
Khi phân tích lưu thông tiền, D.Ricardo đã thấy sự tốn kém của lưu thông
tiền vàng nên đưa ra phương án lưu thông tiền giấy đổi được vàng, đồng thời
54
khẳng định, tiền giấy không có giá trị nội tại, giá trị tiền giấy được quyết định
bởi giá trị của số vàng mà chúng đại diện. Ông đã đấu tranh chống lạm phát
để ổn định lưu thông tiền tệ, và đề nghị thu hẹp khai thác vàng hoặc đưa bớt
một lượng vàng ra nước ngoài để khôi phục thị giá tiền giấy.
D.Ricardo nêu khái niệm: giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, và khẳng
định, với giá trị nhất định của tiền, số lượng tiền trong lưu thông phụ thuộc
tổng giá cả hàng hóa. Song ông lại cho rằng, với bất cứ số lượng tiền vàng,
tiền giấy nào cũng có thể tham gia vào quá trình lưu thông. Như vậy, ông đã
quy giá trị của tiền vào số lượng của chúng - mâu thuẫn với lý luận giá trị, do
ông chưa phân biệt rõ lưu thông tiền giấy và lưu thông tiền vàng,lẫn lộn quy
luật lưu thông tiền giấy với quy luật lưu thông tiền vàng, chưa đi sâu nghiên
cứu nguồn gốc, bản chất và các chức năng của tiền.
Ba, Lý thuyết tiền lương.
Xuất phát từ quan điểm lao động là hàng hoá, D.Ricardo cho rằng tiền lương
là giá cả lao động. Ông phân biệt giá cả lao động bao gồm giá cả tự nhiên và
giá cả thị trường của hàng hoá lao động.
Theo D.Ricardo, giá cả tự nhiên của lao động ngang bằng với giá trị của
các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân và gia đình. Giá cả thị trường của
lao động phụ thuộc quan hệ cung - cầu lao động. Ông kết luận rằng, tiền lương
phụ thuộc vào hai nhân tố: giá cả các tư liệu sinh hoạt và cung cầu của hàng
hoá lao động.
Bốn, Lý thuyết tư bản.
D.Ricardo cho rằng, tư bản là một bộ phận của cải trong nước được dùng
vào sản xuất, bao gồm thức ăn, đồ mặc, nguyên vật liệu v.v..Ông chỉ thấy tư
bản dưới hình thái hiện vật, chưa thấy được tư bản là một quan hệ xã hội.
D.Ricardo chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Theo ông,
tư bản cố định là bộ phận tư bản tồn tại lâu dài và hao mòn chậm chạp, tư bản
lưu động là bộ phận tư bản chi phí cho lao động, ông không đưa bộ phận tư
bản mua nguyên vật liệu vào tư bản lưu động hay tư bản cố định.
55
Khi nghiên cứu về cấu thành tư bản, D.Ricardo chia tư bản thành hai bộ
phận, một bộ phận để đài thọ cho lao động và một bộ phận để mua nguyên vật
liệu, công cụ sản xuất. Với quan điểm này, ông đã tiến gần tới sự phân chia tư
bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Năm, Lý thuyết lợi nhuận
Theo D.Ricardo, giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn tiền lương mà họ nhận
được. Lợi nhuận là một phần giá trị lao động do công nhân tạo ra nhưng không
được trả công, là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công.
D.Ricardo cho rằng, những tư bản có đại lượng bằng nhau, thì mang lại lợi
nhuận ngang nhau, nhưng không chứng minh được vì không hiểu giá cả sản
xuất. Theo ông, sự chênh lệch giữa giá trị và giá cả sản xuất chỉ là ngoại lệ,
trên thực tế chỉ có giá trị chứ không có giá cả sản xuất.
Trong điều kiện cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, lợi nhuận có khuynh
hướng giảm xuống do tiền công tăng và tư bản đầu tư tăng.
Điểm giới hạn trong lý thuyết lợi nhuận của D.Ricardo:D.Ricardo chưa
phân biệt được giá trị thặng dư với lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư với tỷ
suất lợi nhuận. Đặc biệt ông không hiểu giá cả sản xuất nên không đưa ra được
khái niệm lợi nhuận bình quân, chưa thấy được do cấu tạo hữu cơ tư bản tăng
lên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm.
Sáu, Lý thuyết địa tô
D.Ricardo đã xuất phát từ lý thuyết giá trị lao động để phân tích địa tô
vàbác bỏ lý luận địa tô là sản vật của tự nhiên hoặc do năng suất đặc biệt trong
nông nghiệp mang lại. Ông dựa vào quy luật giá trị để giải thích địa tô, nhấn
mạnh địa tô hình thành theo quy luật giá trị và khẳng định, địa tô là một phần
khấu trừ vào sản phẩm lao động của công nhân nông nghiệp.
D.Ricardo cho rằng, giá trị nông phẩm hình thành trên ruộng đất xấu nhất
vì ruộng đất là yếu tố có giới hạn, trong khi dân số tăng nhanh làm cho tư liệu
sinh hoạt khan hiếm, nên xã hội phải canh tác cả trên ruộng đất xấu. Tư bản
kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình thu được lợi nhuận siêu ngạch và
56
lợi nhuận siêu ngạch này phải nộp cho địa chủ, đó là địa tô, còn những mảnh
đất xấu không phải nộp địa tô. Ông phê phán tính chất ăn bám của địa chủ
không tham gia sản xuất nhưng lại thu địa tô nhân danh quyền sở hữu đất đai.
D.Ricardo đã phân biệt tiền tô và địa tô. Theo ông, địa tô và tiền tô phục tùng
những quy luật khác nhau và thay đổi theo chiều hướng ngược chiều
nhau,trong đó địa tô là khoản trả công cho những khả năng thuần tuý của tự
nhiên, còn tiền tô bao gồm địa tô và lợi nhuận của tư bản đầu tư vào nông
nghiệp. Như thế, tiền tô lớn hơn địa tô.
Điểm hạn chế của D.Ricardo là gắn lý luận địa tô với quy luật ruộng đất
sinh lợi ngày càng giảm sút. Ông chưa đề cập đến địa tô chênh lệch II và
không thừa nhận địa tô tuyệt đối vì chưa biết đến cấu tạo hữu cơ (c/v) của tư
bản, ông cho rằng, nếu thừa nhận địa tô tuyệt đối là phủ nhận quy luật giá trị.
Bảy, Lý thuyết thuế khoá.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của A.Smith, D.Ricardo đã đưa ra một số
quan điểm về thuế khoá có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Theo D.Ricardo, thuế cấu thành phần thu nhập của chính phủ trong tổng sản
phẩm xã hội. Tất cả các thứ thuế đều lấy từ thu nhập ròng.
D.Ricardo khẳng định, thuế có tác dụng tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
và đảm bảo chi tiêu của chính phủ. Theo ông, nếu đánh thuế vào tư bản sẽ làm
giảm quỹ hoạt động sản xuất và nếu thuế đánh vào thu nhập sẽ hạn chế tích
luỹ và tiêu dùng.
D.Ricardo tán thành những nguyên tắc đánh thuế mà A.Smith đưa ra. Theo
ông những nguyên tắc đó, đảm bảo trách nhiệm công dân và đảm bảo nguồn
thu cho Chính phủ.
D.Ricardo nghiên cứu nhiều loại thuế: thuế đánh vào thu nhập gồm thuế
đánh vào lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tiền lương, tài sản thừa kế... Đó là loại thuế
trực thu. Đối với thuế đánh vào hàng hoá, ông khuyên nên thận trọng khi đánh
thuế vào lương thực và cho rằng đối tượng đánh thuế thích hợp nhất là những
hàng hoá sản xuất trong điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi.
57
Tám, Lý thuyết lợi thế tương đối
Theo D.Ricardo, khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về
một loại hàng hóa, lợi ích thương mại thu được là rõ ràng. Nếu một quốc gia
có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia khác về sản xuất và trao đổi nhiều mặt
hàng, nhưng trong điều kiện thương mại quốc tế, quốc gia đó có thể lựa chọn
trong những mặt hàng mà nước mình có lợi thế, một hoặc một vài mặt hàng
có lợi thế nhất để chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi với quốc gia khác thì
khả năng tiêu dùng và sản xuất của mỗi quốc gia sẽ tăng lên gọi là lợi thế
tương đối. Một quốc gia có lợi thế tương đối về một sản phẩm nào đó khi chi
phí sản xuất sản phẩm đó thấp hơn ở quốc gia khác do năng suất lao động sản
xuất ra sản phẩm đó cao hơn, ví dụ:
Sản phẩm Hao phí lao động ở Mỹ Hao phí lao động ở châu Âu
1 đơn vị lương thực 1 giờ lao động 3 giờ lao động
1 đơn vị quần áo 2 giờ lao động 4 giờ lao động
Ví dụ trên ta thấy, Mỹ có lợi thế tuyệt đối so với Châu Âu trong sản xuất
cả hai mặt hàng lương thực và quần áo. Mỹ có lợi thế tương đối so với Châu
Âu trong sản xuất lương thực và Châu Âu có lợi thế tương đối so với Mỹ trong
sản xuất quần áo.
Lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo là cơ sở để giải thích các hoạt
động thương mại và phân công lao động quốc tế. Đây chính là một trong
những tư tưởng quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế.
Chín, Lý thuyết khủng hoảng kinh tế
D.Ricardo cho rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phương thức
sản xuất có lợi nhất để tạo ra của cải. Ông phủ nhận khủng hoảng kinh tế trong
chủ nghĩa tư bản, khẳng định tiến bộ của chủ nghĩa tư bản là tuyệt đối. Theo
D.Ricardo, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nếu có khủng hoảng kinh tế thì đó
là khủng hoảng cục bộ, cá biệt. Nghĩa là có thể có hàng hoá nào đó quá thừa
và chi phí không được bù đắp đầy đủ, nhưng không thể xảy ra đồng thời với
tất cả các hàng hoá. Giới hạn trong lý thuyết khủng hoảng kinh tế của ông gắn
58
liền với nhận thức về quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và những hạn chế
trong lý thuyết giá trị, lý thuyết tiền tệ.
2.2.4. Học thuyết kinh tế của Sismonde.
2.2.4.1. Sơ lược tiểu sử của Sismonde.
Sismonde (1773 - 1842) là nhà kinh tế học Thụy Sĩ. Ông xuất thân trong
một gia đình quý tộc, cha ông là giáo sĩ đạo tin lành. Sismonde đã theo học
trường dòng, sau đó học đại học tổng hợp. Tốt nghiệp đại học, ông làm việc
cho một ngân hàng ở Lyon của nước Pháp.
Sismonde bắt đầu nghiên cứu khoa học từ 1800 với tác phẩm "bức tranh
nông nghiệp ở Toxlan" xuất bản 1801. Sau đó, ông xuất bản một số tác phẩm
như: “Bàn về của cải thương nghiệp”, “Những nguyên lý mới của khoa học
kinh tế chính trị” ... Quá trình phát triển tư tưởng của Sismonde có thể chia ra
hai giai đoạn: giai đoạn đầu ủng hộ quan điểm của A.SMith về tự do kinh tế
trong chủ nghĩa tư bản, giai đoạn sau ông phê phán kinh tế hàng hoá tư bản
và phê phán quan điểm kinh tế của trường phái cổ điển Anh. Ông quan tâm
nghiên cứu lĩnh vực phân phối và lý tưởng hoá nền sản xuất nhỏ.
2.2.4.2. Nội dung học thuyết kinh tế Sismonde
Môt, Lý thuyết giá trị.
Sismonde cho rằng, lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Ông thấy được
mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá. Tuy nhiên ông đã kế thừa
quan điểm của A.Smith: giá trị hàng hoá gồm hai phần, tiền lương của công
nhân và lợi nhuận của tư bản, địa tô của địa chủ.
Theo Sismonde, giá trị hàng hoá không phải được xác định bằng thời gian
lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Ông cho rằng,
thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một
hàng hoá trong điều kiện trung bình của xã hội. Đây là một quan điểm khoa
học được K.Marx kế thừa sau này.
Hạn chế trong lý thuyết giá trị của Sismonde là ông cho rằng giá trị tương
đối của hàng hoá được quy định bởi cạnh tranh và lượng cầu hàng hoá.
59
Hai, Lý thuyếttiền lương
Sismonde cho rằng, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tiền lương của công
nhân giảm xuống và thất nghiệp gia tăng.
Theo Sismonde, sản phẩm do công nhân tạo ra bao gồm hai bộ phận: tiền
lương là thu nhập có lao động của công nhân và phần "siêu giá trị" hình thành
lợi nhuận cho nhà tư bản và địa tô cho địa chủ.
Kế thừa quan điểm của A.Smith, Sismonde cho rằng tiền lương phụ thuộc
vào tích luỹ tư bản và phụ thuộc vào cung cầu về lao động. Như vậy, ông vẫn
quan niệm tiền công là giá cả lao động
Ba, Lý thuyết lợi nhuận và địa tô.
Sismonde tán thành quan điểm của A.Smith cho rằng, lợi nhuận và địa tô
là phần khấu trừ vào sản phẩm lao động của công nhân. Ông khẳng định, nó
là kết quả cướp bóc đối với công nhân. Như vậy, Sismonde đã thấy được
nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận và địa tô.
Khi nghiên cứu địa tô, Sismonde cho rằng, đất xấu cũng phải nộp tô. Với
quan điểm này, ông đã thấy được vai trò của độc quyền sở hữu ruộng đất, nó
là cơ sở hình thành tư tưởng địa tô tuyệt đối.
Điểm giới hạn trong lý thuyết của Sismonde là ông đã kế thừa quan điểm
của A.Smith cho rằng địa tô là tặng thưởng của tự nhiên. Với quan điểm này
thì tự nhiên cũng tạo ra giá trị tăng thêm.
Bốn, Lý thuyết khủng hoảng kinh tế
Sismonde cho rằng khủng hoảng kinh tế là tất yếu trong chủ nghĩa tư bản.
Theo Sismonde, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do tiêu dùng lạc hậu
hơn sản xuất. Ngoài ra, tiêu dùng giảm sút còn do sự phá sản của những người
sản xuất nhỏ và nạn thất nghiệp gia tăng.
Sismonde cho rằng, khủng hoảng kinh tế có thể khắc phục được bằng cách
phát triển ngoại thương. Theo ông, ngoại thương là "lỗ thông hơi" của chủ
nghĩa tư bản. Đồng thời Sismonde nhận định, chủ nghĩa tư bản phát triển thì
nhiều nước tham gia thị trường thế giới, vì vậy lối thoát cho khủng hoảng kinh
60
tế là dựa vào lớp "người thứ ba" đó là những người sản xuất nhỏ như nông
dân, thợ thủ công, tiểu thương....
Năm, Lý thuyết vai trò kinh tế của nhà nước
Đầu thế kỷ XIX, ở nhiều nước tư bản, nạn thất nghiệp và lạm phát tăng cao,
Sismonde đã phản đối tư tưởng thị trường tự điều tiết của A.SMith. Ông muốn
có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào kinh tế.
Theo Sismonde, nhà nước can thiệp vào kinh tế nhằm bảo đảm trật tự xã
hội, bảo vệ lợi ích của những người sản xuất nhỏ và hạn chế quá trình tập
trung sản xuất trong chủ nghĩa tư bản. Ông cho rằng: Chính phủ là người bảo
vệ kẻ yếu chống lại kẻ mạnh và là người đại diện thường xuyên cho lợi ích
của mọi người.
Điểm hạn chế của Sismonde là phủ nhận tính chất giai cấp của nhà nước.
Ông cho rằng nhà nước tư sản là nhà nước của mọi gia đình.
3. Học thuyết kinh tế của kinh tế chính trị tầm thường
3.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của kinh tế chính trị tầm thường
3.1.1 Sự hình thành của trường phái kinh tế chính trị tầm thường
K.Marx là người phân chia kinh tế chính trị tư sản thành hai nhánh: kinh
tế chính trị tư sản cổ điển và kinh tế chính trị tầm thường
Kinh tế chính trị tầm thường là trào lưu kinh tế học của các nhà kinh tế tư
sản. Họ xa rời phương pháp trừu tượng hóa, không đi sâu phân tích bản chất
mà chỉ nghiên cứu những hiện tượng bề ngoài của các sự vật, hiện tượng kinh
tế - xã hội . Do vậy, họ rút ra những kết luận không đúng thậm chí sai lệch với
bản chất bên trong của các hiện tượng, quá trình kinh tế- xã hội.
Sự hình thành kinh tế chính trị tầm thường được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn mầm mống: Các yếu tố lý luận của kinh tế chính trị tầm thường
cá biệt xuất hiện từ thế kỷ XVII. Thế kỷ XVIII, trong tư tưởng kinh tế của các
nhà kinh tế tư sản cổ điển cũng thế hiện yếu tố tầm thường, biểu hiện rõ rệt
nhất là trong lý luận gía trị của A.Smith, ở định nghĩa giá trị thứ hai đã chứa

61
đựng yếu tố tầm thường khi A.Smith cho rằng, giá trị do lao động quyết định,
mà lao động đó có thể mua bán hoặc đổi lấy các hàng hóa khác.
Giai đoạn phát triển: Sau A.Smith, kinh tế chính trị tư sản được phân chia
thành hai nhánh, một nhánh tiếp tục kế thừa, phát triển những nhân tố khoa
học trong học thuyết kinh tế A.Smith đưa kinh tế chính trị tư sản cổ điển phát
triển đến đỉnh cao mà đại biểu là D.Ricardo; một nhánh lợi dụng yếu tố tầm
thường trong học thuyết kinh tế của A.SMith nhằm biện hộ cho xã hội tư sản
đương thời, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, K.Marx gọi là sự tầm thường
hóa kinh tế chính trị tư sản hay trường phái kinh tế chính trị tầm thường, mà
đại biểu tiêu biểu là J.B.Say ở Pháp và T.R. Malthus ở Anh.
Kinh tế chính trị tầm thường phát triển từ sau những năm 30 của thế kỷ
XIX vì sau cuộc cách mạng công nghiệp, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản ngày càng gay gắt, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống
lại sự áp bức bóc lột ngày càng bộc lộ rõ nét. Để tiếp tục nghiên cứu nền sản
xuất xã hội một cách trung thực như D.Ricardo, các nhà kinh tế tầm thường
tất yếu phải đi đến kết luận: giai cấp tư sản và địa chủ bóc lột nhân dân lao
động. Kết kuận này không phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, họ cần
có học thuyết kinh tế biện hộ cho xã hội đương thời, xóa nhòa mâu thuẫn và
đấu tranh giai cấp. Kinh tế chính trị tầm thường xuất hiện nhằm biện hộ cho
sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, chống lại phong trào cách mạng và chủ nghĩa
xã hội không tưởng.
3.1.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị tầm thường
Kinh tế chính trị tầm thường có hai đặc điểm cơ bản:
Đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của các nhà kinh tế tầm thường là không
lấy hiện thực khách quan làm đối tượng nghiên cứu để rút ra các kết luận khoa
học. Xuất phát điểm để nghiên cứu của các nhà kinh tế tầm thường là những
ý đồ đã định sẵn để xây dựng những luận điểm, học thuyết nhằm bảo vệ lợi
ích cho những lớp người hoặc giai cấp mà họ đại biểu.

62
Các nhà kinh tế chính trị tầm thường chỉ xem xét các hiện tượng kinh tế
bề ngoài, không đi sâu nghiên cứu bản chất bên trong, không quan tâm đến
mối liên hệ nội tại để tìm ra cơ sở khách quan của các hiện tượng, quá trình
kinh tế - xã hội. Các kết luận mà họ rút ra thường không đúng, thậm trí sai
lệch bản chất của hiện tượng, quá trình kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế chính trị tầm thường là duy
tâm chủ quan. Các quan điểm kinh tế của họ được rút ra trên cơ sở thu thập
những thống kê và quan sát các sự kiện. Họ xa rời lý luận của các nhà kinh tế
tư sản cổ điển.
3.2. Nội dung học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế chính trị tầm thường
Đại biểu của kinh tế chính trị tầm thường là: Jean Baptites Say ở Pháp và
Thomas Rober Malthus ở Anh.
3.2.1.Học thuyết kinh tế của Jean Baptites Say (1767- 1832 )
3.2.1.1.Tiểu sử và đặc điểm phương pháp luận của J. B.Say
J. B.Say sinh ra trong một gia đình thương nhân lớn nhất ở Lyon. Ông sớm
am hiểu và thành thạo công việc kinh doanh, buôn bán. Học vấn của J.B. Say
được hoàn thành ở Anh ngay từ thời kỳ cách mạng công nghiệp bắt đầu.
Năm 1819 J.Say là giáo sư kinh tế học của trường đại học tổng hợp ở Pari
và nhiều trường đại học ở Pháp. Cuối đời J.Say làm trưởng khoa kinh tế chính
trị trong trường Trung học ở Pháp. Ông viết nhiều tác phẩm như: “ Luận văn
kinh tế chính trị” năm 1803, “ Bài giảng đầy đủ kinh tế chính trị học” năm
1818. Năm 1799, J.Say làm tổng biên tập tờ ‘‘Tuần báo triết học, văn học,
chính trị’’ rồi công tác ở Bộ tài chính dưới chính quyền Napoléon. Lúc đầu J.
Say ủng hộ cách mạng tư sản Pháp (1789) nhưng khi thấy cách mạng có xu
hướng thiên ‘‘tả’’ thì ông hoảng sợ và chống lại cách mạng, chống lại phái
Gia Cô banh.
Tư tưởng kinh tế của J.B.Say luôn bảo vệ xã hội tư sản, giai cấp tư sản
công nghiệp. Ông tán dương chủ nghĩa tự do kinh tế, bác bỏ vai trò can thiệp

63
của Nhà nuớc vào đời sống kinh tế- xã hội. J.B.Say là người đầu tiên đặt cơ
sở cho kinh tế chính trị tầm thường ở Pháp.
Điểm nổi bật trong phương pháp luận của J.Say là Ông áp dụng phương
pháp chủ quan trong phân tích, đánh giá các hiện tượng, quá trình kinh tế, phủ
nhận các quy luật kinh tế khách quan. J.Say tách kinh tế chính trị ra khỏi khoa
học kinh tế nhằm tước bỏ tính giai cấp của kinh tế chính trị học.
J.Say đã phân loại một cách tầm thường kinh tế chính trị học thành bốn
phần: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Mỗi phần tồn tại có tính chất
độc lập, trong đó phân phối - trao đổi không hề phụ thuộc sản xuất, Ông không
biết đến tính chất lịch sử của các phạm trù kinh tế chính trị.
3.2.1.2. Nội dung các học thuyết kinh tế của J.B.Say
Một, Lý thuyết giá trị - Lý thuyết về tính hữu dụng
Lý thuyết giá trị của J.Say đối lập với với lý thuyết giá trị của các nhà kinh
tế tư sản Cổ điển, mục đích nhằm tuyên truyền tư tưởng hòa hợp giai cấp, phủ
nhận sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân.
Theo J.Say, sản xuất tạo ra tính hữu dụng, còn tính hữu dụng lại truyền giá
trị cho các vật, ông đã phát triển tính hữu dụng thành sự phục vụ. Sản xuất tạo
ra sự phục vụ và tất cả sự phục vụ đều là sản xuất. J.Say đã đưa ra thuyết ba
nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất nhằm phủ nhận vai trò duy nhất của
lao động tạo ra giá trị mà các nhà kinh tế tư sản đã đạt được. Theo J.Say,
không phải chỉ có lao động mới tạo ra giá trị mà tư bản (tư liệu sản xuất) và
tự nhiên (đất đai) đều tham gia vào quá trình tạo ra giá trị. J.Say cho rằng ba
nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất: lao động, tư bản và tự nhiên đều tạo
ra giá trị.
Giá cả là thước đo của giá trị còn giá trị là thước đo lợi ích của sản phẩm.
Sản phẩm có nhiều lợi ích thì giá trị càng cao và ngược lại. J.Say đã không
thấy sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị mà đồng nhất gía trị với giá
trị sử dụng của hàng hóa, từ đó phủ nhận tính chất lịch sử của phạm trù giá trị

64
J.Say đưa ra định nghĩa giá trị: Giá trị của một hàng hóa là do gía trị của các
yếu tố cấu thành chi phí sản xuất của hàng hóa đó tạo nên. Có nghĩa J.Say đã
định nghĩa giá trị bằng giá trị.
Để thoát khỏi lập luận luẩn quẩn đó, J.Say lại định nghĩa: Giá trị của một
vật được xác định trên thị trường, trong giá cả. Số lượng tiền trả cho một vật
quyết định giá trị của nó.
Cung cầu thay đổi, giá trị của vật phẩm cũng thay đổi vì giá cả thay đổi.
J.Say đã giải thích sự đồng nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị bằng sự đồng
nhất giữa giá cả và giá trị. Đây chính là sự bế tắc luẩn quẩn trong học thuyết
giá trị của J.B.Say.
Hai, Lý thuyết phân phối thu nhập
Từ lý luận “ba nhân tố” tham gia vào quá trình sản xuất, J.Say đưa ra lý
luận phân phối thu nhập. Theo J.Say, mỗi nhân tố tham gia vào quá trình sản
xuất có một vai trò nhất định trong việc hình thành giá trị nên được hưởng
một hình thức thu nhập thích ứng:
Lao động - hưởng thu nhập là tiền lương
Tư bản -hưởng thu nhập lợi nhuận
Tự nhiên -mang lại thu nhập cho chủ đất đó là địa tô
Ba hình thức thu nhập có nguồn gốc khác nhau. Công thức “tam vị nhất thể”
của J.Say bắt nguồn từ sự sai lầm trong lý luận giá trị của A.SMith khi
A.SMith cho rằng ba hình thức thu nhập: tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba bộ
phận cấu thành giá trị hàng hóa.
Lý thuyết ba nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất của J.Say đã đối lập
và bác bỏ lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế tư sản Cổ điển nhằm chứng
minh nguồn gốc hợp lý thu nhập của địa chủ và tư bản. Do vậy, sự bóc lột lao
động không công của công nhân bị phủ nhận, cơ sở kinh tế của sự đối kháng
giữa tư bản và lao động làm thuê bị che lấp.
Ba, Thuyết bù trừ - lý thuyết bồi thường

65
Cách mạng công nghiệp đưa đến việc sử dụng máy móc rộng rãi làm tăng
số người thất nghiệp vì máy móc đã thay thế chỗ làm việc của công nhân. Nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa sử dụng hệ thống máy móc vào sản xuất càng nhiều
gắn với tăng cường bóc lột và bần cùng hoá công nhân khiến những cuộc đấu
tranh tự phát của công nhân tất yếu nổ ra .
J.Say đã tìm mọi cách giải thích nhằm che đậy hậu quả tai hại khi đưa máy
móc vào sử dụng theo kiểu tư bản chủ nghĩa ảnh hưởng tới đời sống của công
nhân. Theo J.Say, việc sử dụng máy móc tuy lúc đầu gây nên một số “điều bất
tiện” gạt một bộ phận công nhân ra khỏi quá trình sản xuất làm họ tạm thời
không có việc làm nhưng sau đó, việc sử dụng máy móc sẽ làm tăng quy mô
sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm nên những người “tạm thời thất nghiệp” lại
có việc làm.
Để chứng minh điều đó, J.Say đã dẫn chứng: Khi đưa máy in vào sản
xuất, số người chép sách lúc đầu giảm, nhưng sau đó, quy mô sản xuất tăng
làm tăng đội ngũ công nhân ngành in lên nhiều lần so với số người chép sách
trước đây. Mặt khác, việc sử dụng máy móc làm tăng số lượng sản phẩm, hạ
giá cả sản phẩm và người công nhân với số tiền lương như trước sẽ mua được
nhiều sản phẩm hơn nên công nhân là người được hưởng lợi nhiều nhất
Như vậy, khi đưa máy móc vào sản xuất, công nhân lúc đầu thiệt nhưng lợi
về sau - công nhân được “bù trừ”. Bằng lập luận “bồi thường” J.Say đã chứng
minh sự hòa hợp lợi ích giữa tư bản và lao động, hai giai cấp không hề có sự
mâu thuẫn.
Thực chất, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật kiểu tư bản chủ nghĩa đã làm cho
công nhân ngày càng bị bóc lột và bần cùng hóa.
Bốn, Lý thuyết thực hiện - thuyết tiêu thụ.
Mục đích lý thuyết thực hiện của J.Say là nhằm chống lại chính sách bảo
hộ mậu dịch bằng thuế quan của Napoléon. J.Say khẳng định: Nếu để tự do
lưu thông hàng hóa thì không có khủng hoảng kinh tế.

66
Nội dung lý thuyết thực hiện: Theo J.Say,nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
luôn phát triển nhịp nhàng, vì người sản xuất đồng thời là người tiêu dùng,
người bán đồng thời là người mua. Người sản xuất bán một sản phẩm của
mình đồng thời mua một sản phẩm nào đó bằng số tiễn đã bán sản phẩm. Nên,
tổng cung luôn bằng tổng cầu, tổng khối lượng hàng hóa mua vào luôn bằng
tổng khối lượng hàng hóa bán ra, tiền chỉ là môi giới trung gian nhờ đó trao
đổi được thực hiên ( H- T-H ).
Một hàng hóa nào đó có sản xuất thừa gây mất cân đối cung - cầu ở một
vài loại hàng hóa, đối với xã hội không có sản xuất thừa. Vậy chỉ có thế sản
xuất thừa bộ phận chứ không có thừa toàn bộ. Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm
chỉ là nhất thời không ảnh hưởng đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sản xuất
thừa nếu có thì chỉ có thể xảy ra trong hai trường hợp:
+ Thứ nhất, sản xuất thừa vượt quá khả năng tuyệt đối của cung (không
bao giờ xảy ra).
+ Thứ hai, sản xuất thừa ở một loại hàng hóa nào đó do sức mua không
đủ, nếu sản xuất ở ngành đó tăng, sản phẩm tăng, sức mua càng tăng và điều
này sẽ cải thiện triển vọng thực hiện hàng hóa.
Theo J.Say: trong mỗi nước, nếu số lượng người sản xuất càng lớn, hàng
hóa sản xuất ra càng nhiều thì việc tiêu thụ sản phẩm càng dễ dàng. Việc nhập
khẩu hàng hóa từ nước ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bán sản phẩm trong
nước, muốn nhập khẩu phải đẩy mạnh xuất khẩu, chính sách bảo hộ sẽ làm
thiệt hại cho nền công nghiệp trong nước. J.Say ủng hộ chế độ mậu dịch tự
do, chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch bằng thuế quan của Napoléon.
Sai lầm trong lý thuyết thực hiện ở chỗ: J.Say đã đánh tráo đối tưọng
nghiên cứu, thay nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng nền sản xuất hàng hoá
giản đơn. Ông lấy kết luận rút ra từ nghiên cứu sản xuất hàng hóa giản đơn áp
dụng cho sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, thay lưu thông tư bản (T-H-T’)
thành lưu thông hàng hóa giản đơn ( H-T-H).
Năm, Lý thuyết lợi nhuận doanh nghiệp
67
Theo J.Say, trong xí nghiêp tư bản gồm: chủ xí nghiệp, cán bộ khoa học
kỹ thuật và công nhân. Công nhân chịu sự điều hành của chủ xí nghiệp và cán
bộ khoa học kỹ thuật nên là người có mức tiền công thấp nhất, chủ xí nghiệp
là nhân vật trung tâm nên có mức tiền lương cao, đó là lợi nhuận doanh nghiệp.
J.Say phản đối nâng tiền công cao cho công nhân, vì tiền công cao thì giá cả
hàng hóa cao. Tăng tiền công thì người chịu thiệt trước tiên là công nhân. Nếu
tiền công thấp, giá cả hàng hóa rẻ, công nhân sẽ lợi vì công nhân là người tiêu
dùng chủ yếu hàng hóa trong xã hội. Thực chất gía trị hàng hóa là một lượng
xác định, nếu tiền công cao thì lợi nhuận sẽ giảm chứ không phải tiền công
tăng thì giá cả hàng hóa tăng.
Lợi nhuận doanh nghiệp chính là tiền công trả cho lao động giám sát và
quản lý, là phần thưởng cho năng lực kinh doanh. Nếu nhà tư bản vừa là giám
đốc vừa là cán bộ kỹ thuật thì thu nhập gồm tiền công trả cho lao động quản
lý và lợi nhuận. J.Say đã đồng nhất lợi nhuận với tiền công quản lý. Trên thực
tế xã hội, khi sản xuất kinh doanh phát triển, chức năng quản lý và khoa học
kỹ thuật được giao cho những “người làm thuê cao cấp” nên không thể đồng
nhất lợi nhuận doanh nghiệp với tiền công quản lý.
3.2.2. Học thuyết kinh tế của Thomas Robert Malthus (1766 - 1834)
3.2.2.1. Tiểu sử và phương pháp luận của Thomas Robert Malthus.
T.R. Malthus sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Anh. Sau khi tốt nghiệp
trường đại học Cambridge ông đã trở thành mục sư ở nông thôn. Năm 1807
T.R.Malthus làm giáo sư khoa kinh tế chính trị ở trường trung học của Công
ty Đông ấn cho đến lúc mất.
Tác phẩm chủ yếu của T.R.Malthus là: “Thử bàn về quy luật nhân khẩu”
(năm 1789),“Nghiên cứu hậu quả của các đạo luật về lúa mì từ nước ngoài”
(năm 1814),“Cơ sở lý luận của chính sách hạn chế nhập khẩu lúa mì từ nước
ngoài” (năm 1815), “Nghiên cứu bản chất và sự phát triển của địa tô” (năm
1815),“Những nguyên lý của khoa học kinh tế chính trị”(năm 1820).

68
Đặc điểm tư tưởng kinh tế của T.R.Malthus: Mọi luận điểm của ông đều
nhằm bảo vệ giai cấp địa chủ quý tộc tư sản hóa. Ở chỗ nào mà lợi ích của địa
chủ quý tộc nhất trí với lợi ích của tư sản thì ông bảo vệ lợi ích của cả hai giai
cấp này, chống lại giai cấp vô sản. Nhưng ở chỗ nào mà lợi ích của hai giai
cấp mâu thuẫn, thì ông đứng hẳn về phía giai cấp địa chủ quý tộc.
Phương pháp luận nổi bật của T.R.Malthus là phân tích các hiện tượng,
quá trình kinh tế bề ngoài, thay thế các quy luật kinh tế bằng các quy luật tự
nhiên sinh học.
3.2.2.2.Nội dung các học thuyết kinh tế của T.R.Malthus.
Môt,Lý thuyết nhân khẩu
Lý thuyết nhân khẩu là lý thuyết trung tâm của T.R.Malthus, được trình
bày trong tác phẩm “Thử bàn về nguyên lý nhân khẩu” xuất bản năm 1789.
Trước T.R.Malthus, có nhiều nhà lý luận kinh tế đã nêu quan điểm giải
quyết về nhân khẩu. Các nhà kinh tế tư sản Cổ điển đã giải thích nguyên nhân
của thất nghiệp là do sự phát triển của nền sản xuất tư bản. Gosvanh, nhà chủ
nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp khẳng định mọi tai họa là do chế độ tư bản.
T.R.Malthus chống lại “Đạo luật về người nghèo”. Ông chứng minh nghèo
khổ và các tệ nạn xã hội là do chính con người gây ra chứ không phải do chế
độ xã hội. T.R.Malthus lập luận: Con người sống được nhờ sự nuôi dưỡng
bằng các tư liệu sinh hoạt. Nơi nào mà nhân khẩu lớn hơn lượng thức ăn dự
trữ thì nơi đó có nhân khẩu thừa. Thực vật, động vật có khả năng sinh sôi nảy
nở vô hạn nhưng được “tiết ước” và giữ lại “trong giới hạn của dự trữ thức ăn
hiện có” nên cân bằng. Vậy con người cũng phải phục tùng quy luật đó của
sinh vật.
Để chứng minh điều này, T.R.Malthus đã lấy sự kiện 25 năm dân số nước
Mỹ tăng lên gấp đôi để rút ra kết luận: Nhân khẩu tăng lên gấp bội theo từng
25 năm một và tăng theo cấp số nhân 1,2,4,8,16...Sản xuất tư liệu sinh hoạt và
nhất là lương thực, thực phẩm tăng theo cấp số cộng 1,2,3,4,5,... vì độ mầu
mỡ của đất đai ngày càng giảm...
69
Dân số tăng nhanh vượt quá lượng thức ăn dự trữ hiện có gây ra tình trạng
nghèo khổ đói khát của chính con người. Muốn thoát khỏi nghèo khổ đói rách
phải điều tiết nhân khẩu, rút bớt nhân khẩu xuống ngang bằng với mức tư liệu
sinh hoạt. Ông nêu lên các biện pháp điều tiết nhân khẩu được thực hiện bằng
các lực lượng có tính chất phá hoại như: lao động quá sức, bệnh dịch, chiến
tranh, bần cùng hóa... Các biện pháp đó sẽ rút ngắn tuổi thọ, giảm nhân khẩu
hoặc hạn chế tốc độ tăng nhân khẩu để khôi phục lại sự cân bằng giữa dân số
và của cải.
Sai lầm của T.R.Malthus là đem các quy luật của giới tự nhiên áp dụng võ
đoán cho con người, tùy tiện đặt ra các cấp số cộng, cấp số nhân nà không cần
có căn cứ khoa học. Ông thần thánh hóa các tai họa của chủ nghĩa tư bản đã
gây ra, coi đó là số phận không thể tránh khỏi đối với loài người.
Lý thuyết nhân khẩu của T.R.Malthus nhằm bênh vực cho lợi ích của giai
cấp thống trị và làm cho quần chúng nhân dân phải cam phận chấp nhận sự
đói rét, khổ cực, bần cùng.
Hai, Lý thuyết giá trị.
T.R.Malthus đã sử dụng yếu tố “tầm thường” trong lý luận giá trị của A.
SMith và D.Ricardo để đưa ra lý thuyết giá trị của mình.
Theo T.R.Malthus: Lao động mà một hàng hóa có thể mua được là thước đo
tiêu chuẩn của giá trị. Vậy giá trị hàng hóa không phải do lao động hao phí để
sản xuất ra hàng hóa đó quyết định mà do lao động mà hàng hóa đó có thể
mua được bằng chi phí để sản xuất ra nó quyết định. Các chi phí này gồm: chi
phí về lao động sống, lao động vật hóa cộng với lợi nhuận tư bản ứng trước.
Như vậy, nguồn gốc của giá trị theo T.R.Malthus, là các chi phí sản xuất
và lợi nhuận của tư bản ứng trước. Ông phủ nhận lao động là nguồn gốc duy
nhất tạo ra giá trị.
Ba, Lý thuyết lợi nhuận.
T.R.Malthus giải thích, lợi nhuận là khoản cộng thêm vào giá cả, lưu thông
là lĩnh vực lợi nhuận xuất hiện khi bán hàng hóa đắt hơn giá mua. Vậy ai là
70
người phải trả số tiền trội thêm đó? Những người đảm nhiệm sản xuất không
thể tìm được lượng cầu cần có khả năng thanh toán. Công nhân với số tiền
công của mình chỉ có thể mua được một phần sản phẩm mà họ đã sản xuất ra.
Lợi nhuận cũng không thể xuất hiện trong trao đổi giữa các nhà tư bản với
nhau vì họ vừa là người bán lúc này, là người mua lúc khác. Như vậy, nếu
thừa hàng hóa tất yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
T.R.Malthus đã tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng bằng việc xuất hiện
người “thứ ba” - đó là địa chủ, quý tộc, tăng lữ, viên chức nhà nước. Theo
ông, phải tăng tiêu dùng của những người thứ ba sẽ tăng cầu cho nhà tư bản.
Để tăng được tiêu dùng của người thứ ba, phải tăng địa tô và các khoản chi
phí cho quân đội, chiến tranh.
Vậy, chính các giai cấp không sản xuất hay những người “thứ ba” đã làm
giàu cho các nhà tư bản. Những người “thứ ba” đã lấy tiền từ đâu ra ngày càng
nhiều để tháo gỡ những bế tắc ứ đọng trong kênh lưu thông giúp nhà tư bản
giải quyết được khủng hoảng sản xuất thừa thì T.R.Malthus không chỉ ra được.
Đó là bế tắc trong lý luận của T.R.Malthus.
Kết luận: Hai đại biểu J.B.Say và T.R.Malthus đã trình bày một số quan
điểm kinh tế cơ bản của trường phái kinh tế chính trị tầm thường. Lý luận kinh
tế của họ nhằm che đậy cho những mâu thuẫn bên trong của nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa. Họ bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột bằng mọi giá vượt qua
cả giới hạn của khoa học nghiên cứu lý luận kinh tế.
Câu hỏi ôn tập
1. Nguyên nhân ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế trọng thương và
trọng nông
2. Nội dung cơ bản của các học thuyết kinh tế trọng thương và trọng nông
3. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
4. Nội dung lý thuyết giá trị, tiền, lợi nhuận, địa tô của W.Petty, A.Smith,
D.Ricardo, Sismonde.

71
5. Nội dung lý thuyết trật tự tự nhiên của A.Smith và lý thuyết thuế khóa của
A.SMith và D.Ricardo.
6. Nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith và lợi thế tương đối của
D.Ricardo. Lý thuyết nào có ưu điểm hơn. Giải thích ?
7. Vì sao Kinh tế chính trị tầm thường là « giai đoạn suy thoái » của kinh tế
chính trị tư sản cổ điển.
8. Nội dung lý thuyết giá trị, lợi nhuận của J.Say và T.R.Malthus.

72
CHƯƠNG 4
HỌC THUYẾT KINH TẾ
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm học thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã
hội không tưởng
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là sản phẩm của sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản. Sau cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi (1848) và cuộc cách mạng
công nghiệp phát triển mạnh ở các nước Tây Âu thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực
lượng sản xuất ở các nước tư bản Tây Âu nói chung, nước Anh và nước Pháp
nói riêng những bước phát triển đột biến.Máy móc công nghiệp được cải tiến
và chế tạo ngày một tăng lên và hoàn thiện hơn, làm cho năng suất lao động
tăng nhanh chưa từng có. Lao động thủ công của con người được thay thế dần
dần bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước tư bản Tây Âu phát triển một
cách nhanh chóng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về lực lượng sản xuất là sự biến đổi sâu
sắc về chính trị - xã hội. Do máy móc công nghiệp ngày càng được cải biến
và hoàn thiện nên đã được sử dụng phổ biến trong các công xưởng, nhà máy.
Số công xưởng, nhà máy lớn ngày càng tăng. Giai cấp công nhân làm thuê
cũng ngày càng tăng lên về số lượng và ngày càng có sự chuyển biến về mặt
chất lượng. Các cuộc đấu tranh tự phát của giai cấp công nhân dần dần được
thay thế bằng đấu tranh ngày càng có ý thức, có tổ chức hơn. Lợi dụng cuộc
cách mạng kỹ thuật mới, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản,
làm cho đời sống của giai cấp vô sản ngày càng bị bần cùng hóa.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nước Anh và Pháp đã liên tiếp diễn ra
những cuộc biến động về chính trị. Những cuộc đấu tranh gay gắt giữa các thế
lực phong kiến, tư sản tự do dân chủ cách mạng. Mặt khác giai cấp vô sản
cũng bắt đầu thức tỉnh và đứng dậy đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Tuy
73
nhiên, trong thời kỳ này phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chưa
phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.
Trong bối cảnh lịch sử đó, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã ra đời. Học
thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng thể hiện sự phản kháng của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động chống lại chế độ bóc lột tàn bạo của
chủ nghĩa tư bản và ước muốn xây dựng một xã hội tương lai tốt đẹp.
1.2. Những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng
Mầm mống của chủ nghĩa xã hội không tưởng xuất hiện từ rất sớm trong
lịch sử, những phải đến thế kỷ XVI dưới những tư tưởng sơ khai. Những đại
biểu đầu tiên có tư tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
1.2.1. Thomas More (1478-1535)
Thomas More là huân tước người Anh, với tác phẩm “tổ chức nhà nước
tốt nhất”đã mở đầu cho trào lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng cận đại. Ông
đã phê phán xã hội nước Anh, coi chế độ tư hữu là một chế độ bất công phi
lý. Đồng thời ông đã vạch ra một chế độ tương lai về một xã hội không có tư
hữu, xã hội đó là một khối kinh tế thống nhất có cơ quan tối cao của Nhà nước
và nghị viện tiến hành kiểm kê tất cả sản phẩm được sản xuất ra và phân phối
lại sản phẩm đó khi cần thiết, toàn bộ ruộng đất là tài sản chung của mọi
người…
Trong xã hội không tưởng của T.More, các gia đình là tế bào kinh tế cơ
bản. mỗi gia đình làm nghề thủ công nào đó và nộp toàn bộ sản phẩm cho nhà
nước. Trong xã hội không có cách biệt giữa thành thị và nông thôn, việc phân
phối sản phẩm được thực hiện phân phối theo nhu cầu dựa trên cơ sở của sự
“dồi dào sản phẩm”. Mọi người được lĩnh những sản phẩm tiêu dùng từ các
nhà kho công cộng. Trong xã hội không có người ăn bám, không có người lấy
thừa, không có sự phân biệt lao động trí óc và lao động chân tay.
Tư tưởng của T.More phản ánh nguyện vọng của con người trước những
bất công xã hội và tình trạng đau khổ của con người, đồng thời phác họa một

74
cách rõ ràng những nét chủ yếu của tinh thần nhân đạo, đặc trưng cơ bản của
chủ nghĩa xã hội.
1.2.2. Campanella (1568-1639)
Campanella là một nhà hoạt động thực tiễn người Italia. Tác phẩm nổi
tiếng “Thành phố Mặt trời” đã đưa ông trở thành đại biểu nổi bật của những
người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XVII. Ông đã mô phỏng một
xã hội hoàn toàn không có chế độ tư hữu, mọi người đều phải lao động, quá
trình sản xuất phân phối đều được tổ chức chung thống nhất. Nhìn vào xã hội
“ mặt trời” mỗi công dân đều được tham gia góp phầm làm một công việc lao
động, nghệ thuật phù hợp với sở trường của họ. Sản phẩm làm ra nộp vào kho
chung dưới sự giám sát của nhà chức trách. Nông nghiệp là công việc nghĩa
vụ của cả nam và nữ. Những người phụ nữ được giao những công việc nhẹ
hơn. Thời gian lao động trong ngày là 4 giờ, thời gian còn lại dành cho khoa
học, thể dục thể thao. Mọi lao động đều bình đẳng-đó là tuyên ngôn nổi tiếng
của tác phẩm “Thành phố Mặt trời”. Về phân phối thực hiện theo nhu cầu.
Một mặt ông đề nghị phải theo dõi không để ai nhận được nhiều hơn mức cần
thiết. Mặt khác, ông đề nghị phải theo dõi không để ai nhận được nhiều hơn
mức cần thiết. Tư tưởng cộng đồng là tư tưởng chủ đạo trong hệ thống quan
niệm của ông.
1.3. Đặc điểm học thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng
Chủ nghĩa xã hội không tưởng phát triển ở Pháp và ở Anh với các đại
biểu tiêu biểu như: Saint Simon (1760-1825), Charles Fourier (1772-1837) và
Robert Owen (1771-1858).
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một trong 3 nguồn gốc ra đời của chủ
nghĩa Mác (triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa
xã hội không tưởng Pháp).
Những người xã hội chủ nghĩa không tưởng là người đầu tiên phê phán
chủ nghĩa tư bản theo quan điểm kinh tế, xuất phát từ lợi ích, không phải theo
quan điểm đạo đức luân lý. Họ cho rằng, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền
75
sản xuất vô chính phủ, chạy theo lợi nhuận tối đa bằng mọi thủ đoạn tàn bạo
nhất. Từ đó họ khẳng định, chủ nghĩa tư bản đã kìm hãm sự phát triển sản xuất
và kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Họ vạch rõ tính chất tạm thời trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản, chống
lại quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản là vĩnh viễn.
Các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa không tưởng đã có những phỏng đoán
về chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Họ đã đưa ra các dự án về xã hội tương
lai tốt đẹp bằng việc hình dung tạo lập ra mô hình kinh tế -xã hội trong thực
tiễn bằng khả năng của họ. Tuy nhiên con đường của họ đề xuất để xây dựng
xã hội mới có tính chất không triệt để, và đầy rẫy những ảo tưởng tiểu tư sản
Chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch rõ con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội vì không hiểu được vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, vai trò của quần
chúng nhân dân và vai trò của đấu tranh chính trị lật đổ chủ nghĩa tư bản.
Các nhà lý luận của chủ nghĩa xã hội không tưởng chủ trương xây dựng
xã hội mới bằng con đường không tưởng như: tuyên truyền giáo dục, họ chờ
mong vào lòng từ thiện của các nhà tư bản có lương tâm và sự giúp đỡ của
nhà nước tư sản.
Các nhà lý luận của chủ nghĩa xã hội không tưởng bắt đầu xây dựng chủ
nghĩa xã hội từ những xí nghiệp nhỏ, lập nên các công xã trong môi trường
của chủ nghĩa tư bản, theo họ những công xã sẽ làm gương cho những nơi
khác noi theo.
2.. Nội dung học thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng
2.1. Học thuyết kinh tế của Saint Simon (1761-1825)
2.1.1. Tiểu sử và tác phẩm của Saint Simon
Saint Simon là một trong những đại biểu nổi tiếng nhất của chủ nghĩa xã
hội không tưởng Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc, là người được
hưởng sự giáo dục đầy đủ và có hệ thống. Năm 17 tuổi ông sang Mỹ tham gia
cuộc chiến tranh giành độc lập và được thưởng nhiều huân chương. Năm 1789
cách mạng Pháp bùng nổ, ông trở về nước Pháp, Saint Simon ngưỡng mộ chủ
76
nghĩa lãng mạn cách mạng và say sưa cổ vũ cho những lý tưởng tự do, bình
đẳng bác ái. Ông đã viết nhiều tác phẩm: “Khái niệm về khoa học và con
người” (1813), “Những bức thư gửi một người Mỹ” (1817), “Quan điểm về
sở hữu và pháp chế” (1818), “Bàn về hệ thống công nghiệp” (1821), “Cẩm
nang của các nhà công nghiệp”...
Các tác phẩm của ông có tính 2 mặt: một mặt ông phê phán chủ nghĩa tư
bản. một mặt ông phê phán những nguyên tắc cơ bản của xã hội phong kiến
nhưng sự phê phán không rõ ràng, quan điểm giai cấp cũng không rõ ràng.
Chủ nghĩa xã hội của ông là chủ nghĩa xã hội chủ quan, không triệt để, đầy
rẫy những ảo tưởng tiểu tư sản.
2.1.2. Những lý thuyết kinh tế cơ bản của Saint Simon
- Phê phán chủ nghĩa tư bản
Phê phán chủ nghĩa tư bản là điểm cơ bản trong các tác phẩm khoa học
của Saint Simon. Theo ông, xã hội tư bản dưới sự thống trị của giai tư sản đã
tạo ra một tầng lớp người giàu có và một tầng lớp người thiếu thốn nghèo khổ.
Ông khẳng định: tổ chức xã hội tư bản là không hoàn thiện vì sự bóc lột diễn
ra quá bạo lực và lừa bịp lẫn nhau, Chính phủ tư sản không chăm lo tới việc
cải thiện đời sống người lao động. Khi phân tích kết cấu của xã hội tư bản,
ông đã gọi chung giai cấp công nhân, thương nhân, các nhà tư bản, chủ xí
nghiệp thuộc giai cấp những người công nghiệp, còn các tầng lớp khác như:
quý tộc, thầy tu, cha cố gọi là giai cấp không sinh lời.
Ông phê phán mạnh mẽ tình trạng sản xuất vô chính phủ của chủ nghĩa tư
bản dẫn đến cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, ông không đấu tranh chống lại tư
bản, không yêu cầu hủy bỏ nó mà chỉ kêu gọi thủ tiêu chế độ sở hữu của kẻ
ăn không ngồi rồi để tất cả mọi người đều làm việc như công nhân .
- Dự báo mô hình chủ nghĩa xã hội
Xã hội tương lai, được ông gọi là “hệ thống công nghiệp mới”. Trong chế
độ này, chính quyền được chuyển vào tay các nhà công nghiệp và các nhà bác
học. Theo ông, nên giữ lại các bộ, các viện dân biểu, nhưng chức năng lập
77
pháp, kiểm soát chi tiêu ngân sách quốc gia được giao cho các nhà công
nghiệp. Các nhà khoa học được giao nhiệm vụ giáo dục xã hội và con em nhân
dân. Ông cho rằng, chính quyền mới đảm bảo sự phồn vinh và hạnh phúc cho
xã hội và trong tương lai, khi xã hội phát triển thì sẽ không còn Nhà nước nữa.
Như vậy, ông không nhìn thấy được những biện pháp làm cho Nhà nước bị
tiêu vong trên cơ sở khoa học, Nhà nước là sản phẩm của giai cấp phải được
xóa bỏ thì giai cấp mới xóa bỏ được.
Về vấn đề bình đẳng quan niệm của ông không mang tính chất cực đoan,
ông cho rằng, trong hệ thống công nghiệp mới, sự bình đẳng được bảo đảm
tối đa. Nguyên tắc cao nhất của sự bình đẳng là lao động, tất cả mọi người đều
gắn bó với nhau như những công nhân của một xưởng máy. Sự khác nhau
giữa lao động chân tay và lao động trí óc, ông cho đó là sự khác nhau giữa
người giàu và người nghèo.. từ đó ông không thừa nhận những đặc quyền về
dòng họ đã từng tồn tại trong các xã hội từ trước đến nay.
Ông kêu gọi luật pháp phải thừa nhận những người vô sản là những người
có đầy đủ quyền hạn trong xã hội, phải cho họ vị trí quan trọng trong xã hội.
Tính chất không tưởng của ông là ở chỗ ông đưa ra dự án cải tạo xã hội không
nhằm vào cải tạo các cơ sở kinh tế của chế độ cũ, mà chỉ chờ mong vào những
biện pháp tinh thần, bằng việc kêu gọi lòng tốt của các giai cấp trong xã hội.
Ông đã không hiểu chính những mâu thuẫn về lợi ích giai cấp trong xã hội là
động lực cho sự phát triển xã hội. Ông hy vọng điều hòa các lợi ích ích đó
bằng cải tạo hòa bình xã hội tư sản là sự không tưởng.
Tóm lại, chủ nghĩa xã hội của ông là chủ nghĩa xã hội chủ quan, không
triệt để, đầy rẫy những ảo tưởng tiểu tư sản.
2.2. Học thuyết kinh tế của Charles Fourier (1772-1837)
2.2.1.Tiểu sử và tác phẩm của C.Fourier
C.Fourier sinh ra trong một gia đình thương nhân ở Pháp. Gần như cả cuộc
đời ông làm việc trong lĩnh vực thương nghiệp, ông đã chứng kiến sự tương
phản sâu sắc giữa cảnh giàu có xa hoa của một số lớp người và sự bần cùng
78
đau khổ của đại đa số người khác. Sự quan sát của Fourier đã đưa ông đến kết
luận rằng, xã hội tư bản không thể được coi là một xã hội công bằng. Từ đó
trong nhận thức của ông bắt đầu xuất hiện những tư tưởng về một trât tự xã
hội mới có thể loại trừ những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản.
Hệ thống lý luận của C.Fourier tập trung vào việc phê phán chủ nghĩa tư
bản và xây dựng dự án xã hội tương lai theo quan điểm không tưởng. Tiêu
biểu là tác phẩm: “Sự hòa hợp đầu tiên của thế giới” (năm 1803), “Thế giới
kinh tế mới xã hội chủ nghĩa” (năm 1829).
2.2.2. Những lý thuyết kinh tế cơ bản của C.Fourier
- Phê phán chủ nghĩa tư bản
Theo ông loài người trải qua bốn giai đoạn phát triển: giai đoạn mông
muội, giai đoạn dã man, giai đoạn gia trưởng, giai doạn văn minh. Chủ nghĩa
tư bản là giai đoạn cuối cùng của giai đoạn văn minh, nghĩa là nó đã qua thời
kỳ thịnh vượng và đang bước vào thời kỳ suy vong. Tiếp theo đó sẽ là môt
“nền sản xuất xã hội chủ nghĩa công bằng hấp dẫn”.
Tư tưởng của ông có những yếu tố của chủ nghĩa duy vật nhưng bên cạnh
đó có nhiều yếu tố duy tâm. Ông coi chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát
triển tất yếu của lịch sử nhưng ông lại coi giai đoạn văn minh (chủ nghĩa tư
bản) là một sai lầm của con người.
Ông phê phán gay gắt, toàn diện nền sản xuất tư bản và cho rằng thương
nghiệp là nguyên nhân của tất cả bệnh hoạn trong chủ nghĩa tư bản. Ông coi
thương nghiệp là hoàn toàn tự do bịp bợm, đó là lĩnh vực đầu cơ, ích kỷ và
nhiều điều tệ hại khác. Con người trong chủ nghĩa tư bản giống như những
con sói nuốt lẫn nhau và tình trạng này chỉ có thể xóa bỏ bằng cách thủ tiêu
nó và xác lập nên một cơ cấu xã hội tốt đẹp hơn, đó là xã hội - xã hội chủ
nghĩa.
Như vậy, ông đã không hiểu đúng bản chất của thương nghiệp trong chủ
nghĩa tư bản, không hiểu được thương nghiệp chỉ là một hoạt động sinh ra từ

79
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phục vụ cho sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản và không thấy được vai trò của nó.
Khi phê phán chủ nghĩa tư bản ông đã nhận xét: trong khi đại bộ phận
những người lao động sống trong sự nghèo khó, không đủ công ăn việc làm,
phải chịu mọi nỗi bất công thì một bộ phận lại ăn bám vào xã hội, sống trong
sự xa hoa vô độ ...
Ngoài ra, ông đã nêu lên dự án chính xác về quá trình tích tụ, tập trung sản
xuất cao sẽ phát sinh ra độc quyền tư bản. Ông chia độc quyền làm 5 loại: độc
quyền hợp tác phạm vi các liên hợp, độc quyền nhà nước, độc quyền thuộc
địa, độc quyền trên biển và độc quyền phong kiến phức tạp. Kết luận của ông
về sự thay thế tất yếu của độc quyền đối với cạnh tranh tự do là kết luận khoa
học, chứng tỏ ông hiểu biết đúng đắn phép biện chứng của sự phát triển xã hội
tư bản chủ nghĩa.
- Dự báo về chủ nghĩa xã hội
Fourier mơ ước trong chế độ xã hội mới -xã hội chủ nghĩa, xã hội dựa
trên nền của các “hiệp hội sản xuất”, đời sống của nhân dân lao động sẽ được
cải tạo hoàn toàn, tệ nạn của xã hội tư sản không còn nữa.
Fourier chia con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thành ba giai đoạn: “chủ
nghĩa bảo đảm hiệp hội”, “chủ nghĩa xã hội, hiệp hội giản đơn” và “sự hòa
hợp, hiệp hội phức tạp”, trong đó giai đoạn “bảo đảm hiệp hội” và “hiệp hội
giản đơn” là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện vật chất cần thiết, là giai đoạn
phá bỏ sản xuất nhỏ, xây dựng nền sản xuất lớn. Giai đoạn “hiệp hội phức
tạp” là giai đoạn phát triển cao nhất, ở đó mọi thành viên xã hội đều được phát
huy đầy đủ năng lực của mình.
Tuy nhiên lý luận của ông còn có những hạn chế, ông cho rằng động lực
của sự phát triển của xã hội là sự ham thích của con người chứ không phải là
sự phát triển lực lượng sản xuất. Theo ông, động lực thúc đẩy con người hăng
say lao động sản xuất là sự say mê của họ đối với công việc. Chính sự say mê

80
đó sẽ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó có khả năng
xóa bỏ nhà nước, quân đội, cảnh sát, các cơ quan quyền lực khác.
Ông coi nền đại sản xuất là cơ sở cho sự phồn vinh của xã hội mới. Nhưng
ông lại cho rằng, hoạt động cơ bản của nền đại sản xuất không phải là lao động
công nghiệp mà là lao động nông nghiệp. Ông tỏ ra không tưởng trong dự kiến
xây dựng nông nghiệp thành cơ sở của nền đại sản xuất của xã hội tương lai.
2.3. Học thuyết kinh tế của Robert Owen (1781-1858)
2.3.1. Tiểu sử và tác phẩm của R.Owen
Robert Owen sinh ra trong một gia đình thợ thủ công ở nước Anh. Năm
1799 ông mua một xưởng kéo sợi. Từ năm 1800 ông làm việc với tư cách
giám đốc một cơ sở sản xuất. Tại đây ông bắt đầu sự nghiệp của một nhà cải
cách xã hội chủ nghĩa không tưởng, ông đã biến xưởng máy của mình thành
nơi thu hút những người nghèo khổ, không việc làm.
Ông dự định xây dựng hội liên hiệp công nhân, ông tưởng rằng với sự
hoạt động của hội liên hiệp công nhân đó xã hội sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ông phủ nhận đấu tranh giai cấp và đấu tranh bằng bạo lực, thay thế vào đó
bằng hình thức tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương. Do đó trong nhiều
năm ông đã viết hàng nghìn bài diễn văn, bài báo và bài phát biểu để tuyên
truyền, giác ngộ những người công nhân, những người lao động khác cùng
với các nhà tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội. R.Owen đã viết nhiều tác phẩm
có giá trị như: “Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp”,“Báo
cáo về giảm nhẹ tình cảnh của công nhân công nghiệp và nông nghiệp”,“Báo
cáo về kế hoạch giảm bớt tai họa xã hội”,“Lời kêu gọi của đại hội các hợp tác
xã của nước Anh”,“Thế giới đạo đức mới”
2.3.2. Những lý thuyết kinh tế cơ bản của R.OWen
- Phê phán chủ nghĩa tư bản
R.Owen phê phán một cách gay gắt chế độ tư hữu, coi đó là nguyên nhân
của mọi tai họa trong xã hội tư bản, vì nó đẻ ra lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân,
sự cạnh tranh, tình trạng vô chính phủ trong sản xuất và phân phối.
81
Ông cho rằng chủ nghĩa tư bản coi đồng tiền là mục đích cao nhất. Điều
đó dẫn đến một số kẻ giàu có sống xa hoa và đại đa số “lớp người cấp dưới”
lâm vào cảnh nghèo khó thảm hại. Thảm họa mà con người phải gánh chịu
dưới chủ nghĩa tư bản như: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động,
thất nghiệp do sử dụng máy móc... tất cả những điều đó là do đồng tiền dưới
chủ nghĩa tư bản gây ra. Do đó, ông đã lên án đồng tiền không thương tiếc và
dự định một kế hoạch thủ tiêu tiền như thủ tiêu một công việc bẩn thỉu trong
tay nhà tư bản.
R.Owen phê phán mạnh mẽ sự phân phối trong chủ nghĩa tư bản. Ông cho
rằng, phân phối qua đồng tiền và thương nghiệp là có hại cho xã hội.
- Dự báo về chủ nghĩa xã hội của R.Owen
R.Owen xây dựng dự án về “tiền lao động” và “trao đổi công bằng” trên
cơ sở chế độ sở hữu công cộng trong xã hội tương lai. Từ đó ông cho rằng,
điều kiện cho việc thực hiện chế độ “trao đổi công bằng” và dự án “tiền lao
động” là sự dồi dào về sản phẩm. Như vậy, ông đã thấy được khả năng to lớn
của sự phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao
động của nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí sẽ đảm bảo cho việc làm ra sản
phẩm ngày càng dồi dào cho xã hội.
Tuy nhiên, hạn chế của ông ở chỗ: ông định áp dụng chế độ “tiền lao động”
và “trao đổi công bằng”ngay trong xã hội tư sản đương thời. Ông cho rằng,
việc trao đổi công bằng các sản phẩm được sản xuất ra đem trao đổi tại cửa
hàng trao đổi công bằng, ở đây đồng tiền không còn làm chức năng thước đo
giá trị nữa mà thay thế cho nó là “lao động chi phí”. Đồng tiền đã bị loại ra
khỏi lưu thông, trao đổi và “tiền lao động” xuất hiện.
R.OWen còn xây dựng dự án “thị trấn cộng đồng”. Ông hy vọng, chế độ
cộng đồng sẽ làm cho con người ra rời bản chất tư hữu của mình, tạo điều kiện
để giáo dục họ trở thành những người lành mạnh, có tài năng và có nhiều đức
tính tốt. Về mặt kinh tế, ông coi các “cộng đồng” lấy nông nghiệp làm cơ sở
phát triển, còn công nghiệp giữ vai trò hỗ trợ. Song trong phạm vi toàn xã hội,
82
sự liên kết các cộng đồng lại lấy công nghiệp làm cơ sở, đó là nền đại sản xuất
cơ khí có khả năng làm ra nhiều sản phẩm để bảo đảm sự sung túc cho tất cả
mọi người. Dự án “thị trấn cộng đồng” là dự án mang tính chất không tưởng.

Câu hỏi ôn tập


1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế xã hội chủ nghĩa
không tưởng.
2. Những dự báo về mô hình chủ nghĩa xã hội của Saint Simon, C.Fourier và
R.Owen.

83
CHƯƠNG 5
HỌC THUYẾT KINH TẾ MÁC- LÊNIN

1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế Mác- Lênin
1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời học thuyết kinh tế Mác- Lênin
Những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã xác lập được địa vị
thống trị. Trong xã hội tư bản hai giai cấp cơ bản đã hình thành: giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản làm thuê.
Giai cấp tư sản là giai cấp nắm toàn bộ tư liệu sản xuất, là giai cấp nắm
quyền thống trị toàn bộ đời sống xã hội. Giai cấp vô sản là giai cấp mất hết tư
liệu sản xuất, muốn lao động để có thu nhập phải làm thuê cho giai cấp tư sản
và chịu sự bóc lột của giai cấp tư sản.
Đây cũng là thời kỳ đại công nghiệp tư bản của chủ nghĩa đang phát triển
mạnh mẽ, cùng với nó giai cấp vô sản công nghiệp cũng ngày càng lớn mạnh
ở các nước ta tư bản Tây Âu. Mặt khác, giai cấp tư sản đã dựa vào nền đại
công nghiệp cơ khí và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tăng cường bóc lột
giai cấp vô sản, làm cho mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng trở nên
sâu sắc. Giai cấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu tranh với giai cấp tư sản
và đã trở thành phong trào rộng lớn như: phong trào đấu tranh của thợ dệt ở
Lyon nước Pháp, phong trào hiến chương ở Anh trong những năm 30.40 của
thế kỷ XIX. Nhưng tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân ở giai đoạn
này đều mang tính tự phát, nên một yêu cầu khách quan là phải có lý luận cách
mạng làm vũ khí tư tưởng cho giai cấp vô sản. Chủ nghĩa Marx ra đời để đáp
ứng yêu cầu đó của thực tiễn cách mạng.
1.2. Đặc điểm học thuyết kinh tế Mác-Lênin
Học thuyết kinh tế Mác- Lênin do K.Marx và Ph.Ăngghen sáng lập và
V.I.Lênin kế thừa và phát triển.
Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin.
84
Chủ nghĩa Mác- Lênin được cấu thành bởi ba bộ phận: Triết học Mác-
Lênin, Kinh tế chính trị Mác- Lênin và Chủ nghĩa cộng sản khoa học. Mỗi bộ
phận có vị trí, vai trò và nội dung riêng.Trong đó kinh tế chính trị nghiên cứu
mặt xã hội của quá trình sản xuất, nghĩa là nghiên cứu mặt quan hệ sản xuất
trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng để tìm ra
bản chất, các phạm trù, các quy luật kinh tế của mỗi phương thức sản xuất
nhất định trong lịch sử, từ đó chỉ ra đường lối đấu tranh cách mạng cho giai
cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới.
Sự xuất hiện học thuyết kinh tế Mác- Lênin đánh dấu một giai đoạn mới
trong sự phát triển lịch sử các học thuyết kinh tế. Học thuyết kinh tế Mác-
Lênin có các đặc điểm sau:
1.2.1. Học thuyết kinh tế Mác- Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học
K.Marx khẳng định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ
sản xuất, tức là các mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình
sản xuất, phân phối trao đổi và tiêu dùng sản phẩm từ đó vạch rõ quy luật vận
động phát triển của quan hệ sản xuất tức là các quy luật kinh tế. Như vậy, đối
tượng nghiên cứu của ông là lĩnh vực sản xuất.
Học thuyết kinh tế Mác- Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học, đó
là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, đồng thời
còn sử dụng một loạt các phương pháp khoa học khác như: Phương pháp trừu
tượng hóa khoa học, phương pháp lôgics và lịch sử, phương pháp phân tích
và tổng hợp.
Đặc trưng quan trọng trong học thuyết kinh tế Mác- Lênin là sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng để phân tích các hiện tượng và quá trình kinh
tế khách quan. Trong tư duy của các nhà kinh tế học Mác- Lênin, sự vật hiện
tượng nằm trong quá trình luôn luôn vận động, biến đổi của chúng. Điều này
làm cho tư tưởng của họ vượt xa so với các nhà kinh tế cổ điển, những người
cho rằng chủ nghĩa tư bản tồn tại là vĩnh viễn.

85
Nhờ tư duy biện chứng, các nhà kinh tế học Mác- Lênin đã thường xuyên
bổ sung, hoàn thiện và phát triển học thuyết kinh tế của mình trong điều kiện
hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Học thuyết chủ nghĩa tư bản độc quyền và học thuyết
về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của V.I. Lênin là một ví dụ điển hình.
Phương pháp luận của kinh tế học Mác-Lênin còn kết hợp chặt chẽ giữa lịch
sử và lôgics, từ khái quát hiện tượng đi sâu phân tích bản chất rồi quay trở lại
so sánh thực tiễn.
1.2.2. Học thuyết kinh tế Mác- Lênin là sự kế thừa tinh hoa nhân loại
Những tư trưởng kinh tế xuất hiện từ thời cổ đại và nó không ngừng được
phát triển qua xã hội phong kiến. Đến chủ nghĩa tư bản các học thuyết kinh tế
đã được hình thành: đầu tiên là học thuyết kinh tế trọng thương, trọng nông,
tiếp đến là các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển, học thuyết kinh tế tiểu tư sản,
học thuyết kinh tế không tưởng…Những học thuyết kinh tế này đã đạt được
nhiều thành tựu khoa học, nhưng cũng còn có những hạn chế. K.Marx,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã kế thừa những tinh hoa của các học thuyết kinh
tế đó, đồng thời bổ sung, phát triển và đưa học thuyết kinh tế Mác- Lênin lên
đỉnh cao của nhân loại.
2. Các nhà sáng lập chủ nghĩa K.Marx
2.1. K.Marx (1818-1883)
K.Marx sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình
luật sư Heinrich Marx. Năm mười hai tuổi (1830) K.Marx vào học trường
trung học ở Tơriơ. Sức học của K.Marx thuộc loại giỏi, đặc biệt K.Marx nổi
bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. K.Marx cũng tỏ ra có năng
lực về toán học. Mùa thu 1835, K.Marx tốt nghiệp trường trung học, sau đó
không lâu, tháng mười 1835, K.Marx vào trường đại học tổng hợp Bonn để
học luật. Hai tháng sau theo lời khuyên của bố, K.Marx tiếp tục học ở trường
Đại học Tổng hợp Berlin. Ở trường Đại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học
và ngoại ngữ K.Marx bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837,
K.Marx bắt đầu nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hêghen, sang năm 1839
86
thì đi sâu vào nghiên cứu triết học, suốt cả năm 1839 và một phần của năm
1840 K.Marx tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại. Ngày
15 Tháng 4 năm 1841, khi mới 23 tuổi, K.Marx nhận được bằng Tiến sĩ triết
học với luận án “Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Démocrite, và
triết học tự nhiên của Épicure” tại trường Iêna.
Tháng 5 năm 1843, K.Marx đến Kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein
và ông đã chính thức làm lễ thành hôn với Jenny Vôn Vestphalen.
Lần đầu tiên, K.Marx gặp Ph.Ăngghen vào cuối tháng 11năm 1842, khi
Ph.Ăngghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische
Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Mùa hè năm 1844, Ph.Ăngghen đến thăm
K.Marx ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng
và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn. Theo yêu cầu của
Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất K.Marx. Ngày 3
tháng 2 năm1845 K.Marx rời Pa-ri đến Brussel, ít lâu sau Ph.Ăngghen cũng
đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau.Năm 1847, hai ông
gia nhập tổ chức“Đồng minh những người cộng sản” và trở thành những người
lãnh đạo của tổ chức này và sau này Đồng minh những người cộng sản đổi tên
thành quốc tế cộng sản.
Sau khi cách mạng năm 1848 ở Pháp nổ ra, Chính phủ Bỉ trục xuất
K.Marx. Ông lại đến Pa-ri, tháng tư năm 1848, K.Marx cùng Ph.Ăngghen đến
Kioln, tại đây K.Marx trở thành Tổng biên tập tờ “ Tỉnh Ranh”, cơ quan của
phái dân chủ. Năm 1849 chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất K.Marx.
Ông lại đến Pari, nhưng lần này ông chỉ lưu lại ba tháng. Tháng 8 năm 1849,
từ Pari K.Marx đi Luân-đôn và sống đến cuối đời (1883). K.Marx qua đời
ngày 14 tháng 3 năm 1883 ở Luân đôn.
2.2. Ph.Ăngghen (1820-1895)
Ph.Ăng-ghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 tại Barmen, tỉnh Ranh,
Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt. Từ nhỏ Ph.Ăngghen đã
bộc lộ tính cách độc lập. Năm 14 tuổi, Ph.Ăngghen học ở trường tại thành phố
87
Barmen. Ph.Ăngghen sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ. Tháng 10 năm
1834, Ph.Ăngghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder, một
trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ.
Năm 1837, theo yêu cầu của cha, Ph.Ăngghen buộc phải rời bỏ trường
trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở văn phòng của
cha ông. Trong thời gian này ông tự học các ngành sử học, triết học, văn học,
ngôn ngữ và thơ ca. Cuối năm 1839 Ph.Ăngghen bắt tay vào nghiên cứu các
tác phẩm của Hê-ghen. Tháng 9 năm1841, Ph.Ăngghen đến Berlin và gia nhập
binh đoàn pháo binh ở đây ông được huấn luyện quân sự mà trong những năm
sau, ông rất cần đến nó, nhưng ông vẫn lui tới trường Đại học tổng hợp Berlin
nghe các bài giảng triết học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn giáo.Mùa xuân
năm 1842, Ph.Ăngghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Tỉnh
Ranh). Trong những bài báo in năm 1842, Ph.Ăngghen đã lên tiếng phản
kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong kiến
ở Đức. Năm 1844, Ph.Ăngghen đã kết bạn với K.Marx và cùng với K.Marx
trở thành lãnh tụ của quốc tế cộng sản I và II.
Tháng 4 năm 1848 Ph.Ăngghen cùng K.Marx trở về Đức tham gia cuộc
cách mạng Đức. Tháng 11 năm 1849, Ph.Ăngghen đến Luân đôn và được bổ
sung vào Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn Những người cộng sản mà
K.Marx đã cải tổ sau khi đến đây. Tháng 11 năm 1850, Ph.Ăngghen buộc phải
chuyển dến Manchester và lại bắt đầu làm việc ở Văn phòng thương mại. Điều
này tạo điều kiện cho Ăngghen có thể giúp đỡ về vật chất cho K.Marx hoạt
động cách mạng. Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý nghiên cứu các môn khoa học tự
nhiên, môn quân sự, chính sách quốc tế. Tại đây ông đã cùng K.Marx viết
nhiều tác phẩm và giúp K.Marx hoàn thành bộ tư bản. Sau khi K.Marx qua
đời (1883), Ph.Ăngghen là người lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa
xã hội ở châu Âu, chuẩn bị cho in tập 2 và 3 của bộ Tư bản mà K.Marx chưa
kịp hoàn thành. Ph.Ăngghen viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào những năm
cuối đời: Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Lút-vích
88
Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1886), Biện chứng tự
nhiên, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894).
3. Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế chính trị học Marx xít
3.1.Giai đoạn hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của chủ
nghĩa Marx(1843-1848)
Ngay từ những năm học Đại học tổng hợp Beclin, K.Marx đã cho rằng,
không có triết học thì không thể xâm nhập vào sự vật được, ông đi sâu vào
nghiên cứu triết học, không lâu sau ông đã phát hiện ra "triết học Hegel". Với
phát hiện này đã đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của K.Marx. Trong thời
gian này ông tham gia phái Hegel trẻ và là thành viên tích cực của phái này.
Tháng 10 năm 1843 K.Marx cùng vợ sang Pari, tại đây ông gặp lại
Ph.Ăngghen và cùng Ph.Ăngghen tích cực tham gia phong trào đấu đấu tranh
vì tự do dân chủ, bảo vệ lợi ích của nông dân, đòi tự do báo chí và bắt đầu tìm
hiểu các vấn đề kinh tế. Các ông tham gia hoạt động cách mạng tại Pari và
nghiên cứu các tác phẩm kinh tế của A.SMith, D.Rcacrdo, Sismondi,
J.B.Say…đồng thời xem xét các quan điểm duy tâm của Hêghen và quan điểm
duy vật, siêu hình, máy móc của Phoiơbắc. Từ đó các ông xây dựng thế giới
quan, phương pháp luận khoa học của mình, đó là phương pháp luận duy vật
biện chứng. Đồng thời chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập
trường chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1844 Ph.Ăngghen công bố tác phẩm "Tóm tắt phê phán kinh tế chính
trị học". Trong đó ông phân tích lý luận của chủ nghĩa trọng thương, A.SMith,
D.Ricardo, T.R.Malthus…Đồng thời, ông phân tích nguyên nhân của cách
mạng xã hội, vạch rõ sở hữu tư nhân là cơ sở của xã hội tư bản, chỉ ra mối
quan hệ và mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản tuân theo quy luật kinh tế khách quan, đó là quy luật cạnh tranh,
tập trung tư bản, phân hoá người lao động... từ đó khẳng định: cùng với sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và tất
yếu phải thay thế bằng chủ nghĩa xã hội.
89
Cũng trong năm 1844, K.Marx xuất bản tác phẩm "Bản thảo kinh tế triết
học", trong tác phẩm này, ông đã xem xét một loạt vấn đề của kinh tế chính
trị. Ông phê phán kinh tế chính trị tư sản coi tư hữu là vĩnh viễn, nghiên cứu
quan hệ giữa lao động làm thuê và tư bản phân tích tiền lương... và đi đến
khẳng định: "sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội", "sự phát
triển của tư bản công nghiệp sẽ dần đến sự thủ tiêu nó và thiết lập nên chủ
nghĩa cộng sản. Năm 1845 K.Marx và Ph.Ăngghen xuất bản tác phẩm viết
chung "Gia đình thần thánh", trong tác phẩm này hai ông tập trung phê phán
những quan điểm sai trái của Proudhon thể hiện trong tác phẩm "sở hữu là gì".
Hai ông cũng tiếp tục phân tích khái niệm "lao động bị tha hoá" chỉ ra tính
chất đối lập của sự vận động của tiền lương và lợi nhuận và nêu tư tưởng về
giá trị lao động.Trong năm 1845 Ph.Ăngghen cho xuất bản tác phẩm “Tình
cảnh giai cấp công nhân Anh”, Ph.Ăngghen đã phân tích hậu quả của cách
mạng công nghiệp, tình cảnh giai cấp công nhân và những tệ nạn của chủ
nghĩa tư bản như: Thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế.
Đầu năm 1846 K.Marx và Ph.Ăngghen viết xong tác phẩm "Hệ tư tưởng
Đức" tác phẩm này đã mang lại cho hai ông cũng như những ai nghiên cứu về
nó một thế giới quan mới.Năm 1848 hai ông viết xong tác phẩm “Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản”. Tác phẩm này được coi là cái mốc đầu thời đại mới trong
lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.Trong tác phẩm
đã trình bày một cách súc tích nhất những tư tưởng, quan điểm về triết học,
kinh tế chính trị học, chủ nghĩa cộng sản khoa học của K.Marx và Ph.Ăngghen
Thứ nhất, vượt khỏi tư tưởng duy tâm và siêu hình K.Marx, Ph.Ăngghen
đã khẳng định: cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định chính trị, tư tưởng của thời
đại. Khi xã hội có giai cấp thì lịch sử xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp và
đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội loài người.
Thứ hai, K.Marx và Ph.Ăngghen đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu
của kinh tế chính trị là nghiên cứu mặt xã hội của quá trình sản xuất và trao
đổi những của cải vật chất nhất định của một xã hội.
90
Thứ ba, K.Marx và Ph.Ăngghen đã đi sâu phân tích nhiều khái niệm,
phạm trù kinh tế của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa như: hàng hóa,
giá trị, tiền tệ, tư bản…Trong đó các ông đặc biệt quan tâm là vấn đề sở hữu
về tư liệu sản xuất. Các ông cho rằng, chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa là biểu
hiện cuối cùng và hoàn bị nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu tư
liệu sản xuất trên cơ sở người bóc lột người. Phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa không phải là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là
phương thức tồn tại vĩnh viễn, nó tất yếu phải tiêu vong và được thay thế bằng
một phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
3.2. Giai đoạn xây dựng hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tếcủa kinh
tế chính trị họcMarx xít (1848-1867)
Giai đoạn này K.Marx chuyển từ nghiên cứu triết học sang nghiên cứu kinh
tế chính trị.
Năm 1848, K.Marx xuất bản tác phẩm "sự khốn cùng của triết học" nhằm
phê phán các quan điểm của Proudhon trình bày trong tác phẩm "Triết học của
sự khốn cùng". Đồng thời chỉ ra nhiều nội dung, nguyên tắc và phương pháp
luận của kinh tế chính trị Marxit. Năm 1949, K.Marx xuất bản tác phẩm "Lao
động làm thuê và tư bản", trong tác phẩm và bản chất cơ sở kinh tế của sự
thống trị của tư bản và bản chất của sự bóc lột lao động làm thuê chỉ ra tiền
lương là giá cả của lao động đem đi bán, quan hệ giữa tư bản và lao động làm
thuê là quan hệ cơ bản của xã hội tư bản, giữa lao động làm thuê và tư bản có
sự đối lập về lợi ích. Từ năm1849 - 1857, K.Marx và Ph.Ăngghen viết nhiều
tác phẩm phân tích tình hình cách mạng thế giới như: “Đấu tranh giai cấp ở
Pháp”;“Ngày 18 tháng sương mù của Louis Bonapac”, “Cách mạng và phản
cách mạng ở Đức”.
Năm 1857 các nước tư bản Tây âu lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế
mới, đây là nguyên cớ để K.Marx đẩy nhanh việc nghiên cứu của mình. Từ
1857 - 1858 K.Marx viết bản thảo kinh tế đầu tiên nhưng tác phẩm này không
được xuất bản vì động chạm đến những vấn đề nhạy cảm của xã hội tư bản
91
lúc đó. Tác phẩm được coi là di bản đầu tiên của bộ Tư bản, gồm phần mở
đầu và hai chương.
Phần mở đầu K.Marx nghiên cứu đối tượng và phương pháp của kinh tế
chính trị. Ở đây lần đầu tiên ông khẳng định: kinh tế chính trị là một khoa học
nghiên cứu quan hệ sản xuất xã hội của con người và các quy luật, phạm trù
kinh tế tương ứng biểu hiện các quan hệ đó. Về phương pháp luận ông trình
bày các phương pháp mang tính đặc thù cho kinh tế chính trị đó là phương
pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp phân tích, tổng hợp....
Chương tiền tệ, K.Marx nghiên cứu lý luận giá trị hàng hoá và tiền tệ.
Đánh giá về sản xuất hàng hoá, ông cho rằng: hoạt động sản xuất hàng hoá
của loài người cũng mang tính lịch sử, nghĩa là sự xuất hiện của sản xuất hàng
hoá hoàn toàn mang tính điều kiện và hoạt động sản xuất hàng hoá cũng sẽ
liên tục biến đổi, phát triển.
Chương tư bản, K.Marx trình bày điều kiện để tiền tệ chuyển hoá thành tư
bản, từ đó đi xây dựng lý luận lợi nhuận. Trong lý luận này ông đã phát hiện
quy luật xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận.
Nếu so với các nhà kinh tế cổ điển, K.Marx có những bước tiến hết sức
quan trọng khi phân tích quá trình tuần hoàn, chu chuyển của tư bản, đưa ra
các khái niệm về tư bản bất biến, tư bản khả biến, những phát hiện này có ý
nghĩa quan trọng với ông về sau này khi xây dựng lý luận giá trị thặng dư.
Năm1859, dựa trên bản thảo thứ nhất và dựa trên kế hoạch viết tác phẩm gồm
6 quyển, K.Marx viết tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”
Trong tác phẩm này K.Marx tiếp tục trình bày những tư tưởng của mình về
duy vật lịch sử quan trọng nhất là trình bày những tư tưởng của mình về quy
luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất và cho rằng đây là quy luật chi phối tiến trình phát triển của lịch sử nhân
loại. Lần đầu tiên, ông bàn đến mối quan hệ hết sức có bản của xã hội là cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.... Những vấn đề này là cơ sở, phương pháp
luận để K.Marxđi vào nghiên cứu kinh tế. K.Marx trình bày quan điểm của
92
mình về giá trị hàng hoá. Lần đầu tiên K.Marx phát hiện ra và phân tích tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và lao động
trừu tượng, lao động tư nhân vàlao động xã hội, chỉ rõ lao động trừu tượng là
nhân tố tạo ra giá trị hàng hoá, giá trị thực ra chỉ là phạm trù lịch sử. Lần đầu
tiên ông nêu khái niệm lượng giá trị và cho rằng nó được do bằng thời gian
lao động xã hội cần thiết, từ đó phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị hàng hoá đặcbiệt là ảnh hưởng của lao động giản đơn, lao động
phức tạp.
Phát hiện ra tính hai mặt của lao động là yếu tố quan trọng nhất để đi đến
lý thuyết kinh tế về giá trị, nhờ đó lần đầu tiên trong lịch sử học thuyết kinh
tế K.Marx đã xây dựng được học thuyết giá trị lao động hoàn chỉnh và học
thuyết này trở thành cơ sở lý luận chung để ông trình bày hệ thống lý luận
kinh tế của mình. Trong chương tiền tệ, K.Marx tập trung bàn về tiền tệ và
phát hiện ra bản chất của tiền tệ, phân tích 5 chức năng tiền tệ.
Từ 1861-1863, K.Marx viết bản thảo kinh tế thứ hai gồm 23 quyển với
1472 trang, ông lấy tên tác phẩm là “Tư bản”. Trong bản thảo thứ hai K.Marx
trình bày quá trình chuyển hóa tiền thành tư bản, giá trị thặng dư tuyệt đối và
tương đối, lợi nhuận bình quân, sơ đồ tái sản xuất tư bản xã hội.
Từ năm 1864-1865 K.Marx viết tiếp bản thảo thứ ba và chuẩn bị tài liệu
cho bản thảo thứ tư. Trong bản thảo thứ ba, K.Marx trình bày về các loại hình
tư bản. Với tiêu đề “Tư bản”, K.Marx thay đổi kết cấu bộ tư bản từ 6 quyển
xuống còn 4 quyển.
- Quyển I: Quá trình sản xuất tư bản
- Quyển II: Quá trình lưu thông của tư bản
- Quyển III: Các hình thái của tư bản và giá trị thặng dư
- Quyển IV: Phê phán lịch sử học thuyết giá trị thặng dư
Đến năm 1865, K.Marx đã hoàn chỉnh bản thảo của 3 quyển đầu, riêng
quyển 4 đang còn ở giai đoạn tài liệu.

93
Năm 1867 quyển I bộ tư bản được xuất bản bằng tiếng Đức lúc đầu chỉ có
1000 bản, sau này do sức thuyết phục lớn nên được tin rộng rãi bằng nhiều
thứ tiếng.Quyển I ngay khi xuất bản nó được đánh giá là "tiếng sét nổ" trên
bầu trên bầu trời trong trẻo của xã hội tư bản". Trong quyển này chứa đựng
ba học thuyết quan trọng nhất đó là: Học thuyết giá trị lao động, học thuyết
giá trị thặng dư và học thuyết tích luỹ tư bản, trong đó học thuyết giá trị được
coi là cơ sở, nền móng, còn học thuyết giá trị thặng dư là viên đá tảng trong
các học thuyết kinh tế của K.Marx.
3.3. Giai đoạn hình thành kinh tế chính trịMarx xít(1867-1895)
Sau khi K.Marx qua đời, Ph.Ăngghen có công lao to lớn để hoàn thiện
kinh tế chính trị K.Marx, Ph.Ăngghen đã bổ xung, sửa đổi và cho xuất bản
quyển II năm 1885 và quyển III bộ tư bản năm 1894.
Trong bộ “Tư bản”, Ph.Ăngghen cũng tham gia viết một số chương, ngoài ra
ông còn cùng K.Marx viết tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Goota”. Đặc biệt
khi C.mác mất, để bảo vệ và phát triển học thuyết kinh tế của C.Mác,
Ph.Ăngghen đã viết tác phẩm “Chống Đuy rinh”. Thông qua tác phẩm này,
lần đầu tiên Ph.Ăngghen khái quát chủ nghĩa Marx thành ba bộ phận: Triết
học mácxit, Kinh tế chính trị mácxit, Chủ nghĩa xã hội khoa học
4. Những phát minh khoa học của K.Marx trong bộ “Tư bản”
Nhờ những đóng góp của K.Marx và Ph.Ăngghen mà khoa kinh tế chính
trị từ cuối thế kỷ XIX đã thực sự đạt được những bước tiến mang tính cách
mạng. Cống hiến nổi bật của K.Marx cho Khoa kinh tế chính trị thể hiện ở
những điểm mấu chốt sau:
4.1. Đưa ra quan điểm mới mẻ và khoa học về đối tượng và phương pháp
nghiên cứu của kinh tế chính trị.
- Quy định chính xác đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị. Đứng trên
quan điểm duy vật lịch sử, lần đầu tiên K.Marx đã quy định chính xác và khoa
học đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị đó là quan hệ xã hội giữa người
với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, từ đó vạch
94
rõ qui luật vận động, phát triển của quan hệ sản xuất. Ông cũng là người đầu
tiên phân tích một cách tổng thể các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản và
chỉ ra các quy luật kinh tế chung, quy luật kinh tế đặc thù và đặc biệt là quy
luật kinh tế cơ bản. K.Marx và các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx cũng
cho rằng ở mọi thời đại, mỗi quốc gia đều có kinh tế chính trị riêng và không
bao giờ coi hệ thống kinh tế chính trị là bất biến, điều đó thể hiện quan điểm
duy vật biện chứng hết sức điển hình.
- Phát hiện mới về phương pháp luận: Đến K.Marx, Khoa Kinh tế chính trị
đã tựa lưng vào nền tảng triết học mang tính khoa học thực sự, từ đó đã thoát
ra khỏi thế giới quan duy tâm của chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa kinh nghiệm.
Một trong những cống hiến lớn lao của ông là phát hiện ra phép biện chứng
duy vật với tư cách là thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề, các
mối quan hệ kinh tế, đồng thời là công cụ, phương pháp luận để phân tích tìm
ra bản chất các hiện tượng, các quá trình kinh tế khách quan.
4.2. K.Marx là người đầu tiên phát hiện ra và phân tích tính chất hai mặt
của lao động sản xuất hàng hoá.
Các nhà kinh tế trước K.Marx mới phân biệt được hai thuộc tính có mâu
thuẫn của hàng hoá là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. K.Marx khẳng định:
Hàng hoá là sự thống nhất biện chứng của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử
dụng, tiếp tục đi sâu nghiên cứu ông đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao
động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và lao động trừu tượng và khẳng
định: Lao động trừu tượng tạo ra giá trị. Nhờ phát hiện này mà ông đã hiểu
được chính xác chất và lượng giá trị hàng hoá, nguồn gốc giá trị và giá trị sử
dụng, cấu trúc giá trị...Phát hiện này còn là chìa khoá để K.Marx giải quyết
hàng loạt vấn đề của kinh tế chính trị sau này như: lý luận hàng hoá sức lao
động, phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Chính nhờ
phát hiện này mà học thuyết giá trị lao động trở nên hoàn chỉnh nhất trong lịch
sử và giúp K.Marx làm nên cuộc cách mạng của khoa Kinh tế chính trị.
4.3. K.Marx phát hiện ra học thuyết giá trị thặng dư.
95
Đây là một trong những phát minh vĩ đại nhất mà K.Marx đóng góp cho
Khoa kinh tế chính trị, vượt trên những phát minh của các nhà kinh tế chính
trị cổ điển Anh. Lênin từng đánh giá: “Học thuyết giá trị thặng dư là viên đá
tảng trong các học thuyết kinh tế K.Marx”
Trên cơ sở học thuyết giá trị lao động, K.Marx giải quyết hệ thống các
phạm trù và quy luật kinh tế khác. Trước hết, K.Marx xây dựng học thuyết giá
trị thặng dư, chỉ rõ nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư. K.Marx đánh giá
hết sức khoa học vai trò của lao động, của sản xuất trong việc tạo giá trị thặng
dư, chỉ rõ bản chất của tư bản, phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư bản
khả biến để một lần nữa khẳng định sức lao động của công nhân làm thuê là
nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị thặng dư. Từ đó K.Marx vạch rõ bản chất
của chủ nghĩa tư bản là tư bản bóc lột lao động làm thuê.
Từ cách tiếp cận mới về giá trị thặng dư K.Marx đã thực hiện được nhiệm
vụ của mình khi nghiên cứu bộ Tư bản là vạch ra ra quy luật giá trị thặng dư,
quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Theo Ph.Ăngghen, đây là một
trong hai phát minh vĩ đại nhất của K.Marx. Hai phát minh đó là: Chủ nghĩa
duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư. Với hai phát minh này, K.Marx
đã đưa chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học.
Sau khi chỉ ra bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, K.Marx đi nghiên cứu lý
luận tiền lương.Các nhà kinh tế học tư sản đã đồng nhất khái niệm lao động
và sức lao động, do đó họ cho rằng tiền lương là giá cả lao động. Từ đó họ kết
luận: “Nhà tư bản không hề bóc lột công nhân vì họ đã trả đủ tiền lương cho
công nhân”. K.Marx đã phân biệt sự khác nhau giữa lao động và sức lao động.
K.Marx khẳng định: “người công nhân bán sức lao động chứ không phải bán
lao động, lao động không phải là hàng hóa”. Nên tiền lương là giá cả hay giá
trị của sức lao động chứ không phải của lao động. Với phát hiện này, K.Marx
đã chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng sư là do sức lao động của người công
nhân tạo ra trong quá trình sản xuất.
4.4. K.Marx phát hiện ra quy luật chung của tích lũy tư bản.
96
Một trong những cống hiến quan trọng của K.Marx là đã xây dựng lý luận
tích lũy tư bản và chỉ ra xu hướng chung của tích lũy tư bản .
Trước hết K.Marx đã làm rõ thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa
giá trị thặng dư, là quá trình biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tài
sản xuất mở rộng.
Nghiên cứu tích lũy tư bản K.Marx vạch rõ:
- Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy
chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.
- Quá trình tích lũy tư bản đã làm cho quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng
hóa thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa.
K.Marx chỉ ra động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng là
quy luật giá trị thặng dư. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự lớn lên
không ngừng của giá trị thặng dư. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản
không ngừng tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng.Mặt khác, do cạnh tranh,
các nhà tư bản phải làm cho tư bản của mình tăng lên, bằng cách tăng nhanh
tư bản tích lũy.
K.Marx còn chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản,
từ đó phân tích quy luật chung của tích lũy tư bản và xu hướng lịch sử của tích
lũy tư bản. Ông cho rằng, trong quá trình tích lũy tư bản, tư bản lớn lên về
lượng thông qua tích tụ và tập trung tư bản, đồng thời cấu tạo hữu cơ tư bản
tăng lên. Đây là vấn đề có tính quy luật của chủ nghĩa tư bản. K.Marx còn chỉ
rõ, trong chủ nghĩa tư bản cấu tạo hữu cơ tư bản ngày càng tăng là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối trong chủ nghĩa tư
bản.Cùng với nạn nhân khẩu thừa tương đối, quá trình tích lũy dẫn đến bần
cùng hóa giai cấp vô sản. Cống hiến lớn lao của K.Marx ở chỗ ông chỉ ra
nguyên nhân sâu xa, hình thức và xu hướng vận động của tình trạng này. Theo
ông, tốc độ và quy mô tích lũy càng tăng, thì giai cấp tư sản giàu lên nhanh
chóng, còn giai cấp vô sản càng bị bần cùng và thất nghiệp.

97
4.5. K.Marx nghiên cứu quá trình lưu thông tư bản và có phát minh khoa
học sau:
4.5.1. K.Marx phát hiện ra lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư bản và hoàn
thiện lý luận tái sản xuất tư bản xã hội.
Các nhà kinh tế trước K.Marx chưa ai phát hiện ra lý luận tuần hoàn và chu
chuyển tư bản. K.Marx nghiên cứu sự vận động của tư bản cả về mặt chất và
mặt lượng, từ đó xây dựng lý luận tuàn hoàn và chu chuyển của tư bản. Theo
K.Marx, quá trình tuần hoàn tư bản chính là quá trình vận động của tư bản qua
ba giai đoạn, mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng để trở về với hình
thái ban đầu với một khối lượng lớn hơn, và quá trình này được lặp đi lặp lại
một cách có định kỳ.
Đồng thời, K.Marx bổ sung và hoàn thiện lý luận tái sản xuất tư bản xã hội
mà F.Quesnay là người đầu tiên nghiên cứu về tái sản xuất. F.Quesnay có
nhiều cống hiến khoa học, tuy lý luận tái sản xuất của ông còn nhiều hạn chế
bởi tư tưởng trọng nông. Tiếp đó đến A.SMith, D.Ricardo và Sismondi cũng
nghiên cứu về tái sản xuất, nhưng cũng còn có nhiều điểm hạn chế, thậm chí
còn có sự thụt lùi so với F.Quesnay.Kế thừa có phê phán các tư tưởng của
F.Quesnay và các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, K.Marx bổ sung và phát triển
làm cho lý luận tái sản xuất được hoàn thiện và khoa học. Những phát hiện
mới K.Marx ở lý luận này là:
+ K.Marx chia nền sản xuất thành hai khu vực:
Các nhà kinh tế trước K.Marx chưa ai phát hiện ra lý luận tuần hoàn và chu
chuyển tư bản. K.Marx nghiên cứu sự vận động của tư bản cả về mặt chất và
mặt lượng, từ đó xây dựng lý luận tuàn hoàn và chu chuyển của tư bản. Theo
K.Marx, quá trình tuần hoàn tư bản chính là quá trình vận động của tư bản qua
ba giai đoạn, mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng để trở về với hình
thái ban đầu với một khối lượng lớn hơn, và quá trình này được lặp đi lặp lại
một cách có định kỳ.
Khu vực I: Sản xuất tư liệu sản xuất
98
Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dùng
+ K.Marx tính tổng sản phẩm trên cả hai mặt:
Mặt giá trị gồm: c+v+m
Mặt hiện vật gồm: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
+ K.Marx đã rút ra điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội của tái sản xuất
giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
+ K.Marx đã vạch ra tính chất chu kỳ, tính tất yếu của khủng hoảng kinh tế và
thất nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa .
4.5.2. Lý luận các hình thái tư bản, các hình thức biểu hiện của giá trị thặng
dư.
Các nhà kinh tế học trước K.Marx đã đồng nhất giá trị thặng dư và lợi
nhuận, họ thừa nhận có lợi nhuận và cho rằng lợi nhuận là con đẻ của tư bản
ứng trước. K.Marx khẳng định hai phạm trù này tuy là cùng một nguồn gốc là
do lao động của công nhân tạo ra, nhưng lại biểu kiện quan hệ khác nhau. Giá
trị thặng dư biểu hiện quan hệ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê,
còn lợi nhuậ lại biểu hiện quan hệ giữa vốn và lời. Giá trị thặng dư là nội dung
bên trong, còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư ra bên
ngoài. Lợi nhuận là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư. Trên cơ sở đó
K.Marx còn nghiên cứu tỷ suất lợi nhuận và phân biệt sự khác nhau giữa tỷ
suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.
K.Marx nghiên cứu sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá
chuyển hoá thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh.
Theo K.Marx từ giá trị tặng dư và giá trị biểu hiện thành lợi nhuận bình
quân và giá cả sản xuất là do quá trình chuyển hóa các khâu trung gian và do
cơ chế tự do cạnh tranh quyết định. Vì vậy, trong giai đoạn tự do cạnh tranh,
quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân và quy
luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Do đó nó đã che lấp hoàn
toàn quan hệ bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

99
K.Marx cũng chỉ ra giá trị thặng dư là cái chung, cái bản chất có nguồn
gốc là lao động không được trả công của công nhân làm thuê, nhưng trong xã
hội nó được biểu hiện dưới hình thái cụ thể là lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận
thương nghiệp, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa…
Với lý luận này ông đã vượt trên các nhà kinh tế học tư sản cổ điển. Khi
phân tích một cách khoa học lý luận lợi nhuận bình quân, chỉ ra quy luật tỷ
suất lợi nhuận bình quân, chỉ ra quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm
sút trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như phân tích sự hình thành địa
tô chênh lệch II, địa tô tuyệt đối trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa.
K.Marx đã phát hiện ra địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối.
Lý luận địa tô đã được nhiều nhà kinh tế học trước K.Marx đề cập đến và đã
có những thành tựu nhất định, nhưng họ lại cho rằng, địa tô là quà tặng của tự
nhiên và chưa nghiên cứu địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối. Trên cơ sở
lý luận lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất, K.Marx đã xây dựng thành
công lý luận địa tô, bao gồm:
- K.Marx khẳng định, địa tô không phải là tặng vật của tự nhiên, mà nó là
lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân do công nhân nông nghiệp tạo
ra bị nhà tư bản chiếm và nộp cho địa chủ. Từ đó K.Marx vạch rõ nguồn gốc
và bản chất của địa tô.
- K.Marx chỉ rõ có hai hình thức địa tô là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.
Trong địa tô chênh lệch lại có hai loại là: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh
lệch II.
Như vậy, thông qua bộ “Tư bản” K.Marx đã vạch rõ bản chất và quá trình
vận động phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở đó K.Marx khẳng định
chủ nghĩa tư bản không phải là xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà tất yếu sẽ được
thay thế bằng một xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn, đó là chủ nghĩa cộng sản.
5. Lênin bảo vệ và phát triển học thuyết kinh tế của chủ nghĩaMarx
5.1. Tiểu sử của V.I.Lê-nin

100
V.I.Lê-nin sinh ngày 22 tháng tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk)
tại nước Nga. Cha mẹ ông đều là những trí thức tiên tiến, nên đã ảnh hưởng
rất lớn đến ông.Năm 1887 V.I.Lê-nin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được
nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước
Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây,
V.I.Lê-nin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên
của Hội đồng hương bí mật Samarsko- Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền
cách mạng trong sinh viên, tháng 12 năm 1887, V.I.Lê-nin bị đuổi học và bị
phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia
nhập nhóm Mác- xít. V.I.Lê-nin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ
trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V.I.Lê-nin đã thi đỗ tất cả
các môn học của chương trình 4 năm khoa Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan
với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V.I.Lê-nin làm trợ lý
luật sư ở Samara. Tháng 8/1893, chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong cuốn
“Thế nào là những người bạn dân và học chiến đấu chống lại những người xã
hội dân chủ như thế nào?”, và năm 1899, trong cuốn “Sự phát triển chủ nghĩa
tư bản ở Nga” V.I. Lê-nin được thừa nhận là người lãnh đạo của nhóm Mác
xít ở Nga. Mùa thu 1895, V.I.Lê-nin thành lập ở Peterburg Hội liên hiệp đấu
tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Peterburg.
Ở Mátxcơva, Kiev, Iaroslav và những thành phố khác cũng thành lập các hội
liên hiệp tương tự. V.I.Lê-nin đã gặp Nadegiơda Konstantinovna Krupskaia.
Hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ. Ngày 9 tháng 12 năm
1895, do bị tố giác, nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V.I. Lê-nin
bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng hai năm 1897, V.I. Lê-nin bị đi
đày 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày V.I.
Lê-nin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: “Sự
phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga” (1899). Từ đó cho đến trước cách
mạng tháng 10, V.I.Lênin còn bị tù đày nhiều lần và phải sống lưu vong ở
nước ngoài..
101
Cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại do V.I. Lê-nin lãnh đạo thành công
đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của nhân loại.V.I.Lê-nin là học trò trung
thành và triệt để nhất của K.Marx và Ph.Ăngghen.
Học thuyết kinh tế của K.Marx và Ph.Ăngghen được nghiên cứu trong thời
kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Từ cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản
chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, cùng với nó nhiều vấn đề
kinh tế mới phát sinh, trong điều kiện mới của chủ nghĩa tư bản, học thuyết
kinh tế của K.Marx và Ph.Ăngghen được V.I.Lê nin tiếp tục phát triển và nâng
lên trình độ mới, cao hơn bằng những phát minh mới có ý nghĩa thế giới vô
cùng to lớn.
5.2. Quá trình hình thành và phát triển học thuyết kinh tế V.I.Lê nin
5.2.1. V.I.Lê nin phân tích quá trình ra đời, phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Trong tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga", Lê nin đã
phê phán quan điểm của Sismonde và bọn dân túy rằng: Không thể thực hiện
được giá trị thặng dư nếu không có người sản xuất nhỏ và thị trường nước
ngoài. Người đã chứng minh: thị trường của chủ nghĩa tư bản hình thành ngay
trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin tiếp tục nghiên cứu
tái sản xuất mở rộng tư bản của K.Marx trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ
thuật phát triển, từ đó rút ra qui luật "ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản
xuất", Người cũng chỉ ra sự tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản là nhân tố bần
cùng hoá giai cấp vô sản, khẳng định khủng hoảng sản xuất thừa chu kỳ là
điều không tránh khỏi trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
5.2.2. Học thuyết về chủ nghĩa Đế quốc.
Dựa vào các nguyên lý cơ bản của bộ tư bản và tổng hợp các sự kiện mới
về kinh tế của các nước tư bản trong giai đoạn chuyển biến từ chủ nghĩa tư
bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, V.I.Lênin đã chỉ ra tính quy
luật tất yếu của việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền. Trước hết, Lênin phân tích những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền, từ đó khẳng định: Tự
102
do cạnh tranh dẫn đến tập trung sản xuất và tập trung sản xuất này khi phát
triển đến mức độ nhất định lại dẫn tới độc quyền, đó là đặc điểm kinh tế cơ
bản nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xét về kinh tế mang 5 đặc trưng cơ bản, trong
đó tập trung sản xuất dẫn tới sự ra đời các tổ chức độc quyền là nguyên nhân
cơ bản nhất. Tổ chức độc quyền ra đời không chỉ thống trị trong lĩnh vực sản
xuất mà còn thống trị trong lĩnh vực ngân hàng, sự hợp nhất của độc quyền
công nghiệp và độc quyền ngân hàng làm xuất hiện tư bản tài chính. Tư bản
tài chính ra đời đã bành trướng thế lực không chỉ trong kinh tế mà cả trong
chính trị, không chỉ trong nước mà cả ngoài nước để hình thành tổ chức độc
quyền quốc tế. Các tổ chức độc quyền quốc tế lũng loạn cả thị trường trong
nước và quốc tế để thu lợi nhuận độc quyền cao.
Từ sự phân tích trên V.I.Lênin khẳng định: chủ nghĩa đế quốc là sự tiếp
tục phát triển các thuộc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản, nó không xoá bỏ
được các quy luật kinh tế và những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản.
V.I.Lê nin cũng vạch rõ địa vị lịch sử của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư
bản độc quyền, ăn bám, thối nát và đang hấp hối, chỉ ra quy luật phát triển
không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa và khuynh hướng tất yếu của sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản
độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
5.2.3. Học thuyết của V.I.Lênin về phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa
và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Vận dụng lý luận của K.Marx và Ph.Ăngghen vào công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
Nga,V.I.Lênin đã hoàn thiện lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
V.I.Lênin cho rằng, sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ là lên chủ
nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng
sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định.

103
Thực chất của thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới, xã hội xã hội
chủ nghĩa. Đặc điểm xuyên suốt, bao trùm của thời kỳ quá độ là nền kinh tế
tồn tại nhiều thành phần, xã hội tồn tại nhiều giai cấp. Mâu thuẫn cơ bản của
thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
V.I.Lênin cũng chỉ ra có hai loại quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá độ tuần
tự và quá độ nhảy vọt.
Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã vạch ra kế hoạch
xây dựng chủ nghĩa xã hội với các nội dung cơ bản:
Một là : những nguyên lý về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
Hai là : quốc hữu hóa xã hội chủ nghĩa
Ba là : hợp tác hóa
Bốn là : công nghiệp hóa
Năm là: cách mạng văn hóa, tư tưởng
Kết thúc nội chiến, nước Nga tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong điều kiện mới. V.I.Lênin đã thay chính sách cộng sản thời chiến
bằng chính sách kinh tế mới (NEP) với nội dung như sau:
Thay chính sách trưng thu lương thực bằng thuế lương thực
Tổ chức lại thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hóa- tiền tệ
giữa Nhà nước với nông dân, giữa thành thị với nông thôn, công nghiệp với
nông nghiệp
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng rộng rãi các hình thức
kinh tế quá độ, đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản phương tây
Chính sách kinh tế mới có ý nghĩa to lớn để khôi phục và phát triển kinh tế-
xã hội nước Nga, đưa nước Nga ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, biến
nước Nga đói thành nước Nga dồi dào lương thực, củng cố lòng tin của nhân
dân đối với thành quả cách mạng và chính quyền Xô viết. Chính sách kinh tế
mới còn có ý nghĩa quốc tế đối với các nước lựa chọn con đường phát triển

104
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nó khẳng định vai trò của nền kinh tế nhiều
thành phần, hạch toán kinh tế, quan tâm đến lợi ích kinh tế...

Câu hỏi ôn tập


1. Hoàn cảnh ra đời và các giai đoạn hình thành, phát triển học thuyết kinh tế
của chủ nghĩa Marx.
2. Đánh giá công lao của K.Marx trong phát triển khoa học Kinh tế chính trị
3. Vai trò của V.I.Lênin trong phát triển kinh tế chính trị Marx xít.

105
CHƯƠNG 6
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỔ ĐIỂN MỚI

1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của các học thuyết kinh tế cổ điển mới.
1.1. Hoàn cảnh ra đời.
Các học thuyết kinh tế cổ điển mới ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. Sự xuất hiện của các học thuyết kinh tế cổ điển mới bắt nguồn từ những
điều kiện cụ thể của giai đoạn lịch sử này.
Trước hết là sự xuất hiện học thuyết kinh tế của K.Marx: Học thuyết kinh
tế của K.Marx ra đời là một sự kiện trọng đại. Tính chất khoa học và cách
mạng của học thuyết kinh tế K.Marx là một thách thức đối với chủ nghĩa tư
bản. Bởi vì, học thuyết kinh tế Marx đã phân tích sâu sắc phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa và chỉ rõ xu hướng vận động tất yếu của xã hội loài
người. Thực tế này đòi hỏi có những học thuyết kinh tế tư sản mới, đủ sức
phản bác và chống lại học thuyết kinh tế K.Marx.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn
cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền. Sự chuyển biến đó đã làm xuất
hiện nhiều vấn đề kinh tế mới: Vai trò của các tổ chức độc quyền, sự kết hợp
giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản, sự phát triển đan xen giữa
cạnh tranh và độc quyền ... Những hiện tượng kinh tế mới nảy sinh đặt ra yêu
cầu phải có những lý thuyết kinh tế mới thích hợp.
Vào đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn vốn có trong chủ nghĩa tư bản càng
trầm trọng, lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Thực tế đó cho thấy các học
thuyết kinh tế cổ điển cũ, các học thuyết kinh tế chính trị tầm thường kém hiệu
lực không đủ sức giữ cho nền kinh tế tư bản phát triển ổn định. Để khắc phục
những khó khăn về kinh tế và bảo vệ sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư
bản cần có những lý thuyết mới thích hợp hơn.

106
Các học thuyết kinh tế cổ điển mới đã xuất hiện ở nhiều nước và bao gồm
nhiều nhánh: Trường phái thành Viene (Áo), Trường phái Lausanne (Thụy
Sĩ), Trường phái giới hạn Mỹ v.v..
1.2. Đặc điểm của các học thuyết kinh tế cổ điển mới.
Các học thuyết kinh tế cổ điển mới đề cao tư tưởng tự do cạnh tranh, xem
nhẹ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Họ tin tưởng vững chắc vào cơ chế
thị trường tự điều tiết sẽ đảm bảo cân bằng cung - cầu, đảm bảo cho nền kinh
tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh điểm giống nhau đó, do hoàn cảnh mới của
lịch sử mà các học thuyết kinh tế cổ điển mới có nhiều điểm khác biệt so với
học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển trước đây.
Các học thuyết kinh tế cổ điển mới dựa vào yếu tố tâm lý chủ quan để
giải thích các hiện tượng, các quá trình kinh tế xã hội. Họ ủng hộ lý thuyết
“giá trị chủ quan” và đối lập với lý thuyết giá trị của K.Marx.
Các nhà kinh tế cổ điển mới đã chuyển sự phân tích kinh tế sang lĩnh vực
lưu thông, trao đổi, cung cầu. Họ sử dụng phương pháp phân tích vi mô để đi
sâu nghiên cứu các đơn vị kinh tế độc lập từ đó rút ra những kết luận chung
cho toàn xã hội. Với việc từ bỏ lĩnh vực sản xuất để nghiên cứu lĩnh vực lưu
thông, các học thuyết kinh tế cổ điển mới đã đánh mất tính khoa học và phủ
nhận công lao của các nhà kinh tế cổ điển cũ.
Trường phái cổ điển mới đã tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh
tế. Họ đã sử dụng rộng rãi công cụ toán học như: công thức, đồ thị, mô hình
để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế. Đây là một bước tiến giúp
các nhà kinh tế cổ điển mới nghiên cứu và đưa ra các phạm trù mới: "ích lợi
giới hạn", "năng suất giới hạn", "giá trị giới hạn" v.v...
Các nhà kinh tế cổ điển mới còn muốn biến kinh tế chính trị thành khoa
học kinh tế thuần tuý, tách khỏi các điều kiện chính trị - xã hội. Đây là sự kế
thừa tư tưởng của kinh tế chính trị tầm thường đầu thế kỷ XIX.
2. Nội dung các học thuyết cổ điển mới
2.1. Lý thuyết của trường phái thành Vienne (Áo)
107
2.1.1. Lý thuyết "ích lợi giới hạn".
Tiền bối của trường phái giới hạn là Herman Gossen - người Đức, năm
1854 ông đưa ra tư tưởng “ích lợi giới hạn” và quy luật nhu cầu. Vào những
năm, 70 của thế kỷ XIX, Carl Menger (1840-1921) với tác phẩm "những
nguyên lý của khoa kinh tế chính trị" xuất bản 1871, đã trình bày có hệ thống
lý thuyết "ích lợi giới hạn" và "giá trị giới hạn". Sau đó, Von Wieser (1851-
1926) và Bohm Bawek (1851-1941) đã phát triển những tư tưởng trên thành
học thuyết giới hạn của trường phái thành Vienne. Đây là học thuyết có bước
phát triển mới là có nét khác biệt là áp dụng các công cụ toán học để nghiên
cứu kinh tế.
Theo trường phái thành Vienne, ích lợi là đặc tính của vật phẩm, nó có
thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Họ cho rằng, có nhiều loại ích
lợi: ích lợi chủ quan và ích lợi khách quan, ích lợi trừu tượng và ích lợi cụ thể.
"Ích lợi giới hạn" của của cải được quyết định bởi hai nhân tố: mức độ thoả
mãn nhu cầu và tính khan hiếm của vật phẩm. Theo đà thỏa mãn của nhu cầu,
cùng với sự tăng lên của vật, mức độ bão hòa tăng còn mức độ cấp thiết của
sản phẩm giảm xuống ích. Do vậy, vật sau để thỏa mãn nhu cầu sẽ có ích lợi
nhỏ hơn vật trước. Với một số lượng vật phẩm nhất định thì vật phẩm cuối
cùng là “vật phẩm giới hạn” và ích lợi của nó là "ích lợi giới hạn". Như vậy,
"ích lợi giới hạn" là ích lợi nhỏ nhất và nó quyết định ích lợi chung của tất cả
các vật phẩm.
Trường phái giới hạn thành Vienne còn cho rằng, số lượng vật phẩm càng
ít thì "ích lợi giới hạn" càng lớn và ngược lại. Khi số lượng vật phẩm tăng lên
thì "ích lợi giới hạn" giảm xuống và nếu số lượng vật phẩm tăng lên mãi thì
vật phẩm chỉ còn ích lợi trừu tượng, không còn ích lợi cụ thể.
Giả sử mỗi ngày sử dụng bốn thùng nước. Thùng thứ nhất dùng để thoả
mãn nhu cầu bức thiết nhất là ăn nên có ích lợi lớn nhất là 9. Thùng nước thứ
hai để uống ít cấp thiết hơn nên có ích lợi là 7. Thùng thứ ba để tắm giặt có
ích lợi là 5. Thùng nước thứ tư để tưới hoa, có ích lợi là 3. Đây là thùng nước
108
đưa ra tiêu dùng cuối cùng, do đó ích lợi của thùng nước thứ tư là "ích lợi giới
hạn". Đó là ích lợi nhỏ nhất và quyết định ích lợi chung của các thùng nước.
2.1.2. Lý thuyết "giá trị giới hạn"
Lý thuyết "giá trị giới hạn" của trường phái thành Vienne được xây dựng
trên cơ sở lý thuyết giá trị của J.B.Say. Theo trường phái thành Vienne, giá trị
hàng hoá do ích lợi của vật phẩm quyết định. Do vậy, lý thuyết "giá trị giới
hạn" không chỉ làm sống lại học thuyết kinh tế chính trị tầm thường mà còn
tiến xa hơn trong việc phủ nhận vai trò của lao động đối với sự hình thành giá
trị hàng hoá.
Theo các nhà kinh tế trường phái thành Vienne, giá trị hàng hoá không phải
do ích lợi quyết định một cách giản đơn, mà do "ích lợi giới hạn" quyết định.
Giá trị giới hạn chính là giá trị của sản phẩm giới hạn, nó quyết định giá trị
chung của tất cả các sản phẩm. Nghĩa là, giá trị giới hạn của hàng hoá sẽ phụ
thuộc vào sự khan hiếm của hàng hoá. Giá trị giới hạn của hàng hoá sẽ quyết
định giá trị của các hàng hoá. Vì vậy, muốn có nhiều giá trị, phải tạo ra sự
khan hiếm.
Lý thuyết giá trị giới hạn không những tiếp tục khẳng định quan điểm
giá trị sử dụng quyết định giá trị hàng hoá, mà còn cho rằng giá trị là một
thuộc tính tự nhiên của vật phẩm. Với quan điểm này, những nhà kinh tế cổ
điển mới không chỉ lặp lại quan điểm của J.B.Say mà còn coi giá trị hàng hoá
là một phạm trù vĩnh viễn. Lý thuyết này hoàn toàn đối lập với lý thuyết của
kinh tế chính trị cổ điểncũ và lý thuyết của K.Marx.
2.2. Lý thuyết của trường phái giới hạn Mỹ
Lý thuyết giới hạn ở Mỹ được thể hiện trong những tác phẩm của hai nhà
kinh tế học - giáo sư của đại học Colombia: J.B.Clark (1847-1938) và con trai
ông là J.M.ClarK (1884-1963)
2.2.1. Lý thuyết "năng suất giới hạn".

109
Lý thuyết "năng suất giới hạn" của I.B.Clark chủ yếu được xây dựng trên
cơ sở lý thuyết "ba nhân tố sản xuất" của J.B.Say và lý thuyết « năng suất bất
tương xứng » của David Ricardo.
Theo D.Ricardo, với sự tăng thêm của một nhân tố sản xuất nào đó, trong
điều kiện các nhân tố sản xuất khác không đổi, thì năng suất của nhân tố tăng
thêm sẽ giảm sút.
Trên cơ sở nghiên cứu nền kinh tế trong trạng thái tĩnh J.B.Clark nêu lên
"năng suất giới hạn" của các nhân tố sản xuất. Theo ông, khi các nhân tố sản
xuất khác không đổi thì quy mô tư bản không đổi, khi số công nhân tăng lên,
năng suất của nhân tố tăng thêm sẽ giảm xuống.
Ví dụ: với quy mô tư bản không đổi, khi số công nhân tăng lên, thì năng
suất của người đó sẽ thấp hơn năng suất của người công nhân trước đó. Tư
tưởng đó được thể hiện qua bảng sau:
Tưbản Lao động Sản lượng Năng suất của lao động
(1.000.000đ) (người) (kg) tăng thêm (kg/người)
100 1 2.000 2.000
100 2 3.000 1.000
100 3 3.500 500
100 4 3.800 300

J.B.Clark cho rằng, ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất lao động,
song năng suất của công nhân có xu hướng giảm. Vì vậy, người công nhân
thuê sau cùng được gọi là người công nhân giới hạn, năng suất của công nhân
đó gọi là "năng suất giới hạn". "Năng suất giới hạn" quyết định năng suất
chung của các công nhân khác. Theo ông, "năng suất giới hạn" là cơ sở để xác
định tiền lương của công nhân và khi trả lương cho công nhân ngang bằng
"năng suất giới hạn" thì lao động đã được trả đủ, không có bóc lột.
2.2.2. Lý thuyết phân phối.

110
Kế thừa tư tưởng của J.B.Say, J.B.Clark cho rằng công nhân có lao động,
nhà tư bản có tư bản, địa chủ có đất đai và theo "năng lực chịu trách nhiệm"
thì các yếu tố sản xuất sẽ nhận được "thu nhập tương xứng".
Theo J.B.Clark, công nhân sẽ nhận được tiền lương và tiền lương của
công nhân ngang bằng sản phẩm giới hạn của lao động. Nhà tư bản nhận được
lợi tức ngang bằng sản phẩm giới hạn của tư bản. Địa chủ nhận được địa tô
ngang bằng sản phẩm giới hạn của đất đai. Phần còn lại là thặng dư của người
kinh doanh hay người sử dụng các yếu tố sản xuất.
Từ sự phân tích về "năng lực chịu trách nhiệm" của các yếu tố sản xuất,
J.B.Clark rút ra kết luận: Phân phối trong xã hội tư bản công bằng, không có
bóc lột. Lý thuyết này của các nhà kinh tế Mỹ đã chống lại học thuyết giá trị
thặng dư của K.Marx và phụ hoạ tư tưởng của kinh tế chính trị tầm thường.
2.3. Lý thuyết của trường phái Lausenne (Thụy Sĩ)
Trường phái Lausenne là trường phái cổ điển mới, đại biểu xuất sắc là
Leon Walrras (1834-1910). Leon Walrras là nhà kinh tế học người Pháp được
Chính phủ Thụy Sĩ mời đến giảng dạy ở thành Lausanne. Lý thuyết giá cả và
lý thuyết cân bằng tổng quát là nổi bật nhất trong học thuyết kinh tế của ông.
Leon Walrras có nhiều tác phẩm tiêu biểu: «Nguyên lý kinh tế chính trị học
thuần túy, lý thuyết về nguồn lực của cải xã hội », «Nghiên cứu kinh tế học
xã hội, lý thuyết về phân phối của cải», «Nghiên cứu lý thuyết kinh tế chính
trị học ứng dụng, lý thuyết về sản xuất của cải xã hội».
2.3.1. Lý thuyết giá cả.
Theo L.Walras, trao đổi là hiện tượng khách quan và lý thuyết giá cả là lý
thuyết trọng tâm của kinh tế học. Trao đổi được thực hiện trên thị trường, do
đó muốn phân tích trao đổi, phải phân tích thị trường.
Nghiên cứu thị trường tự do, ông cho rằng các bên tham gia trao đổi đều
muốn đổi sản phẩm của mình không cần để lấy sản phẩm mà mình muốn. Trên
thị trường, cung của A sẽ là cầu của B và ngược lại. Vì thế, trong kinh tế

111
học,chỉ cần nghiên cứu đường cầu là có thể tìm ra được lợi ích tối đa mà mỗi
bên trao đổi cần đạt được.
Sử dụng toán học để phân tích các trường hợp trao đổi và nghiên cứu kỹ
trường hợp trao đổi giữa hai sản phẩm. L.Walsas đi đến kết luận: "Giá cả hay
tương quan trao đổi, ngang bằng với tương quan nghịch đảo của số hàng hoá
trao đổi. Cả hai đều tỷ lệ nghịch".
Ví dụ: Khi trao đổi hai sản phẩm X và Y. Nếu gọi Qx là khối lượng hàng
hoá X, Qy là khối lượng hàng hoá Y và Px là giá cả hàng hoá X, Py là giá cả
hàng hoá Y, ta có công thức:
Q P
=
x y

Q P
y
x

2.3.2. Lý thuyết cân bằng tổng quát.


Lý thuyết cân bằng tổng quát của L.walras được các nhà kinh tế đương
thời đánh giá rất cao. Lý thuyết này, đã kế thừa và phát triển tư tưởng" bàn tay
vô hình" của A.SMith.
Theo L.Walras, trong cơ cấu thị trường có ba loại thị trường: thị trường
tư bản, thị trường lao động và thị trường sản phẩm. Thị trường tư bản là nơi
để vay tư bản, giá cả tư bản là lãi suất cho vay. Thị trường lao động là nơi thuê
mướn nhân công, tiền lương là giá cả lao động. Thị trường sản phẩm là nơi
mua bán hàng hoá, tương quan trao đổi giữa các loại hàng hoá là chính giá cả
của hàng hóa. L.Walras cho rằng, các loại thị trường độc lập với nhau nhưng
nhờ có doanh nhân mà chúng có quan hệ với nhau. Doanh nhân là những
người sản xuất hàng hoá để bán. Để tiến hành sản xuất, doanh nhân phải thuê
nhân công và vay tư bản. Trên thị trường lao động và thị trường tư bản, doanh
nhân là sức cầu. Khi thuê nhân công thì doanh nhân phải trả tiền lương và khi
vay tư bản thì phải trả tiền lãi. Tiền lương và lãi tạo thành chi phí sản xuất của
doanh nhân.
Khi sản xuất ra hàng hoá, doanh nhân đem ra thị trường sản phẩm để
bán. Lúc này doanh nhân là sức cung của thị trường. Khi bán hàng, doanh
112
nhân sẽ có doanh thu. Nếu doanh thu có được lớn hơn chi phí sản xuất, doanh
nhân có lợi và tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.
Việc mở rộng quy mô sản xuất sẽ làm gia tăng cầu về tư bản và cầu về
lao động. Đồng thời cung hàng hoá sẽ tăng lên. Điều đó tất yếu làm tăng giá
thuê nhân công và lãi suất. Trái lại giá bán của hàng hoá sẽ giảm xuống, làm
giảm doanh thu bán hàng. Khi doanh thu giảm xuống ngang bằng chi phí sản
xuất, thì doanh nhân không có lợi, họ sẽ không vay thêm tư bản và không thuê
thêm nhân công.Như vậy, khi doanh thu ngang bằng chi phí sản xuất thì doanh
nhân sẽ tạm ngừng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường sẽ đạt trạng thái
cân bằng. Trên thị trường, giá cả hàng hoá, tiền lương và lãi suất đều ổn định.
Ông gọi đó là trạng thái "cân bằng tổng quát". Trạng thái cân bằng này được
thiết lập thông qua sự dao động tự phát của cung - cầu và giá cả thị trường.
Lý thuyết "cân bằng tổng quát" của L.Walras đề cao sức mạnh của kinh
tế thị trường và vai trò của các quy luật kinh tế. Các nhà kinh tế của trường
phái Lausane vẫn tin tưởng vững chắc vào cơ chế thị trường và sự điều tiết
của cung - cầu, giá cả thị trường. Tuy nhiên, họ không thể phủ nhận thực tế
khách quan là vai trò điều tiết của Nhà nước ngày càng gia tăng.
2.4. Lý thuyết của trường phái giới hạn Anh.
Người đứng đầu trường phái giới hạn Anh là Alfred Marshall (1842-
1924). A.Marshall là giáo sư trường đại học tổng hợp Cambidge, ông có công
trong việc tổng hợp các lý thuyết kinh tế trong thế kỷ XIX và nêu lên một số
lý thuyết về giá cả và phân phối.Theo ông, kinh tế học là một bộ phận của chủ
nghĩa tư bản sẽ nâng cao các điều kiện vật chất để cải thiện đời sống công
nhân, do vậy không cần thiết phải đấu tranh giai cấp. Tác phẩm nổi tiếng của
ông "Những nguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị học" (1890)
2.4.1. Lý thuyết giá cả.
Nghiên cứu thị trường tự do cạnh tranh, A Marshall cho rằng thị trường
là tổng thể những người có quan hệ mua bán hay là nơi gặp gỡ của cung và
cầu. Trên thị trường quan hệ cung - cầu về mặt hàng hoá đã tác động đến việc
113
hình thành giá cả. Mặt khác trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì cung -
cầu lại phụ thuộc vào giá cả.
A.Marshall đã nêu lên quan niệm chung về giá cả và các loại giá cả tồn tại
trên thị trường. Theo ông, giá cả là quan hệ về số lượng, trong đó hàng hoá và
tiền tệ được trao đổi với nhau.
A.Mar Shall cho rằng, người bán định ra giá cung hàng hoá. Giá cung là
giá cả mà người sản xuất có thể duy trì sản xuất ở mức hiện thời. Giá cung
được quyết định bởi chi phí sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm chi phí ban
đầu và chi phí tăng thêm. Giá cầu là giá cả mà người mua có thể mua với số
lượng hàng hoá hiện tại. Giá cầu do "ích lợi giới hạn" quyết định. Như vậy,
khi các nhân tố khác không thay đổi thì giá cầu sẽ giảm xuống khi số lượng
hàng hoá tăng thêm.
Theo A.Marshall, trên thị trường giá cung và giá cầu luôn luôn vận động
và sẽ có sự "va chạm" giữa giá cung và giá cầu. Khi giá cung và giá cầu "va
chạm" hình thành giá cả cân bằng và số lượng hàng hoá tại mức giá đó là sản
lượng cân bằng. Giá cả cân bằng được người mua và người bán chấp nhận, đó
là giá cả thị trường. Khi giá cả cân bằng được thiết lập, sẽ chấm dứt khuynh
hướng tăng hoặc giảm lượng hàng hoá sản xuất và thế cân bằng được thiết lập.
Chúng ta có sơ đồ minh họa về sự hình thành giá cả cân bằng:

P
D S'

S D'

Trong đó:
114
+ P là giá cả hàng hoá.
+ Q là số lượng hàng hoá.
+ DD' là đường cầu phản ánh quan hệ giữa lượng cầu và giá cả hàng hoá.
+ SS' là đường cung phản ánh quan hệ giữa lượng cung và giá cả hàng hoá.
+ Điểm M là giá cả cân bằng.
Trong nền kinh tế thị trường, cung - cầu và giá cả hàng hoá luôn luôn vận
động theo những quy luật vốn có của thị trường. Sự biến động của giá cả hàng
hoá sẽ tác động đến cầu tiêu dùng xã hội. A Marshall đưa ra khái niệm "độ co
giãn của cầu" để chỉ sự biến động của cầu trước biến động của giá
Độ co giãn của cầu được thể hiện bằng công thức:
d
𝑑
K= p
𝑝

Trongđó: + K là hệ số co giãn của cầu


+ d/d là sự biến đổi của cầu
+ p/p là sự biến đổi củagiá cả.
Trên thực tế có 3 trường hợp:
+ K>1 (cầu co dãn): một sự thay đổi nhỏ của giá làm cầu thay đổi rất lớn.
+ K<1 (cầu không co dãn): một sự thay đổi lớn của giá làm cầu thay đổi không
đáng kể.
+ K=1 (cầu co dãn bằng 1): tốc độ thay đổi của cầu và giá như nhau.
Sự co dãn của cầu phụ thuộc mức giá cả, mà giá cả các hàng hóa có liên
quan với nhau. Sức mua phụ thuộc nhu cầu mua sắm của dân chúng.
2.4.2. Lý thuyết phân phối
A.Marshall nghiên cứu nền kinh tế thị trường hiện đại và tiếp tục kế thừa
tư tưởng của A.Smith về thu nhập. Ông sử dụng khái niệm "Chi phí giới hạn"
để chỉ tổng thu nhập của các chủ sở hữu khác nhau bao gồm tiền lương, lợi
tức, lợi nhuận.
A.Marshall cho rằng, tiền lương của người lao động là những phí tổn cần
thiết để nuôi dưỡng và duy trì năng lực của họ. Tiền lương phụ thuộc vào
115
"năng suất giới hạn", nếu "năng suất giới hạn" của lao động cao, thì sản phẩm
ròng của lao động sẽ cao. Nghĩa là tiền lương tỷ lệ thuận với năng suất giới
hạn của lao động.
Lợi tức là cái giá phải trả cho việc sử dụng tư bản. Lợi tức phụ thuộc vào
cung - cầu về tư bản. Nếu mức cung tư bản tăng thì lợi tức sẽ giảm xuống và
ngược lại.
Lợi nhuận là tiền thù lao thuần tuý cho năng khiếu quản lý, sử dụng tư
bản và năng lực tổ chức hoạt động của chủ tư bản. Ngoài ra, trong lợi nhuận
còn khoản trả cho sự mạo hiểm của doanh nghiệp khi tham gia thị trường.
Lý thuyết phân phối của A.Marshall đã phủ nhận lý thuyết giá trị thặng
dư của K.Marx. Ông chứng minh, trong chủ nghĩa tư bản các thành viên tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đều nhận được thu nhập tương ứng với
sự cống hiến của mình. Nghĩa là trong xã hội tư bản thực hiện phân phối công
bằng, không có bóc lột.
Như vậy, các nhà kinh tế của trường phái cổ điển mới đã đưa ra những
lý thuyết phù hợp điều kiện lịch sử mới. Những lý thuyết này, vừa kế thừa tư
tưởng của kinh tế cổ điển, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp tư
sản và sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh lịch sử mới.
Câu hỏi ôn tập
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết kinh tế Cổ điển mới
2. Lý thuyết ích lợi giới hạn, giá trị giới hạn - nội dung và ý nghĩa của lý thuyết
đó trong sản xuất kinh doanh.
3. Lý thuyết năng suất giới hạn, phân phối giới hạn ở Mỹ
4. Lý thuyết cân bằng tổng quát nền kinh tế của L.Walras. Cơ sở lý luận của
lý thuyết này là gì ?
5. Lý thuyết giá cả của A.Marshall và ý nghĩa trong quản lý kinh tế.

116
CHƯƠNG 7
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA JOHN MAYNAD KEYNES

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm học thuyết kinh tế của J.Keynes
1.1. Hoàn cảnh ra đời học thuyết kinh tế J.Keynes
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển nhanh chóng của
lực lượng sản xuất, chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện và ngày càng phát
triển. Độc quyền xuất hiện, bành trướng thế lực trở thành lực cản đối với sự
phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp của vào kinh tế.
Khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát ngày càng trầm trọng trong các nước
tư bản chủ nghĩa. Nhiều sự kiện làm chấn động nền kinh tế tư bản mà đỉnh
cao là cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã dẫn đến sự phá sản tư
tưởng kinh tế cơ bản của học thuyết “Cổ điển” và “Cổ điển mới” về nền kinh
tế thị trường tự điều tiết. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho mâu thuẫn vốn có
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải có một lý
thuyết kinh tế mới ra đời làm cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn, tạo ra sự ổn
định và phát triển của nền kinh tế tư bản.
Trước bối cảnh trên của nền kinh tế tư bản, học thuyết kinh tế J.Keynes
đã ra đời nhằm chống khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát.
Bá tước John Manad Keynes sinh ngày 5/6/1883tại Cambidge. Bố ông là
John Neville giảng dạy lôgic và kinh tế chính trị tại trường đại học Cambidge.
Mẹ ông là Florence Ada, bà là một trong những người phụ nữ đầu tiên tốt
nghiệp trường đại học Newham và trở thành cố vấn thị trường Cambidge.
Năm 14 tuổi J.Keynes vào trường đại học Eton, năm 1902 ông chuyển về Học
viện hoàng gia thuộc trường đại học Cambidge học chuyên về toán. Năm
1906, J.Keynes vào làm việc ở Bộ sự vụ Ấn độ, năm 1908 ông về giảng dạy
nguyên lý kinh tế chính trị học và lý luận tiền tệ tại trườngđại học Cambidge,
đồng thời phục vụ chính phủ hoặc giới tài chính tiền tệ. Năm 1942 ông được
phong là nam tước Tilton. Năm 1944 ông dẫn đầu đoàn đại biểu Anh đến Mỹ
117
tham dự hội nghị tài chính tiền tệ quốc tế. Trong hội nghị này ông đã tích cực
vạch kế hoạch lập ra Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. Ở tuổi 28,
J.Keynes đã trở thành chủ bút kiêm thư ký tòa soạn tờ tạp chí kinh tế. Với
cương vị này, J.Keynes giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành mọi
chủ trương, chính sách kinh tế của Hội Hoàng Gia Anh.
J.Keynes viết nhiều tác phẩm: “Tiền tệ và tài chính Ấn độ” “Hậu quả kinh
tế của hòa ước” năm 1919, “Thuyết cải cách tiền tệ” năm 1923, “Hậu quả kinh
tế của ngài Churchill” năm 1925, “Thuyết tiền tệ” năm 1930, năm 1936 xuất
bản cuốn “Lý thuyết tổng quan về việc làm, lãi suất và tiền tệ”
1.2. Đặc điểm học thuyết kinh tế của J.Keynes
J.Keynes đã có nhiều cống hiến cho khoa học kinh tế. Tác phẩm “Lý
thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” viết năm 1936 là tác phẩm kinh
tế nổi tiếng và có giá trị rất lớn của ông.Tác phẩm này được giới kinh tế học
Phương Tây đánh giá rất cao dẫn đến cuộc cách mạng của J.Keynes trong kinh
tế học. J.Keynes kịch liệt phê phán chính sách kinh tế của chủ nghĩa bảo thủ
và nhận thấy rằng: tính chất không ổn định của nền kinh tế cùng với số người
thất nghiệp gia tăng đã gây tai họa cho chủ nghĩa tư bản.
Học thuyết kinh tế của J.Keynes có các đặc điểm cơ bản sau:
1.2.1. J.Keynes thừa nhận lý thuyết thị trường tự điều tiết nền kinh tế ở mức
độ nhất định
J. Keynes không đồng tình với cách lý giải của học thuyết “Cổ điển” và
“Cổ điển mới” về quan điểm cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở thị trường tự điều
tiết nền kinh tế. J.Keynes cho rằng, tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp của
nền kinh tế tư bản là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ, do thiếu sự can
thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Muốn có cân bằng kinh tế vĩ mô, Nhà nước
phải can thiệp vào kinh tế, điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng những chính sách
kinh tế thích hợp.
1.2.2. J.Keynes đưa ra lý thuyết kinh tế vĩ mô về hệ thống điều tiết của độc
quyền nhà nước
118
Đặc trưng nổi bật trong học thuyết J.Keynes là đưa ra phương pháp phân
tích kinh tế vĩ mô. Theo ông, trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô, sự phân tíchkinh
tế phải xuất phát từ những tổng lượng lớn, nghiên cứu mối liên hệ giữa các
tổng lượng và khuynh hướng biến đổi giữa chúng để tìm ra công cụ, chính
sách kinh tế tác động và các khuynh hướng làm thay đổi tổng lượng.
Mô hình phân tích kinh tế vĩ mô gồm ba đại lượng cơ bản:
Một là, đại lượng xuất phát: Đại lượng này bao gồm các nguồn lực vật chất
cơ bản của nền kinh tế như: tư liệu sản xuất, số lượng lao động, mức độ trang
bị kỹ thuật…Đại lượng này ít thay đổi hoặc thay đổi rất chậm chạp.
Hai là, đại lượng khả biến độc lập: Là đại lượng phản ánh khuynh hướng tâm
lý của nền kinh tế như: khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, ưa chuộng
tiền mặt…Các khuynh hướng này có sự độc lập tương đối nhưng sự biến đổi
của chúng có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của nền kinh tế.
Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc: Là đại lượng phản ánh tình trạng cụ thể
của nền kinh tế như: khối lượng việc làm, kết quả sản xuất kinh doanh (sản
lượng, thu nhập) của doanh nghiệp cũng như của một nền kinh tế. Đó là các
chỉ tiêu quan trọng cấu thành nền kinh tế tư bản. Các đại lượng này thay đổi
theo sự tác động của các biến cố độc lập của nền kinh tế.
Theo J.Keynes, giữa hai đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến
phụ thuộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi của đại lượng khả
biến phụ thuộc sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô như: tiêu dùng, tiết
kiệm, đầu tư…
Trong nền kinh tế, nếu ký hiệu:
Q: giá trị sản lượng R: thu nhập I: đầu tư
C: tiêu dùng E: tiết kiệm
Trong đó, Q và R là điều kiện thực hiện tiêu dùng và tiết kiệm(Q = R)thì quan
hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc là:
Q=C+I vì Q = R nên I = E
R=C+E
119
Như vậy, I và E là hai đại lượng được sử dụng trong điều tiết kinh tế vĩ mô,
tiết kiệm sẽ được biến thành đầu tư.
Từ sự phân tích các biến số kinh tế vĩ mô, J.Keynes đã nhận thấy nguyên
nhân của tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp. Theo ông, để thực hiện vai trò
điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nhà nước cần
phải khuyến khích khuynh hướng đầu tư, hạn chế khuynh hướng tiết kiệm.
2. Những nội dung chủ yếu trong học thuyết kinh tế của J.Keynes
2.1. Lý thuyết chung về việc làm
Lý thuyết việc làm là lý thuyết trung tâm trong hệ thống các quan điểm
kinh tế của J.Keynes. Việc làm xác định tình trạng cụ thể của nền kinh tế, mức
độ thất nghiệp, cơ cấu tiêu dùng. Để có khái quát chung về lý thuyết việc làm,
cần phân tích các phạm trù cơ bản trong lý thuyết việc làm, đó là:
2.1.1. Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn và tiết kiệm giới hạn.
Tiêu dùng và tiết kiệm là những khuynh hướng tâm lý của nền kinh tế. Chi
tiêu cho tiêu dùng là một bộ phận được rút ra từ thu nhập. Mức độ chi tiêu cho
tiêu dùng thay đổi khi thu nhập thay đổi, khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng
và ngược lại. Trong nền kinh tế, sự thay đổi của tiêu dùng phụ thuộc nhân tố
khách quan là thu nhập, đặc biệt là thu nhập ròng. Mặt khác, tiêu dùng còn
phụ thuộc các nhân tố chủ quan như: tâm lý, tập quán, thói quen tiêu dùng,
thiết chế xã hội…
Theo J.Keynes, khuynh hướng tiêu dùng là tương quan giữa tiêu dùng và
thu nhập (C/R), còn khuynh hướng tiết kiệm là tương quan giữa tiết kiệm và
thu nhập (E/R). Khuynh hướng tiêu dùng cá nhân phụ thuộc ba nhân tố:
Thứ nhất, thu nhập: Khi thu nhập tăng, tiêu dùng tăng và ngược lại.
Thứ hai, những nhân tố khách quan như: tiền công danh nghĩa, sự chênh lệch
của thu nhập với thu nhập ròng
Thứ ba, những nhân tố chủ quan làm hạn chế tiêu dùng như:lập quỹ dự phòng
rủi ro bất trắc, dành dụm cho tuổi già, cho tương lai, tiết kiệm để hưởng
lãi...Tiết kiệm cá nhân phụ thuộc: sự thận trọng, tự lập, tham vọng, kinh
120
doanh,…do đó trong khoản thu nhập của cá nhân đã có sự tính toán giữa tiết
kiệm và tiêu dùng. Trong sự tính toán giữa hai khuynh hướng thì sự thận trọng,
nhìn xa, sự kiêu hãnh và tính hà tiện đã hạn chế tiêu dùng làm cho tiêu dùng
không tăng cùng nhịp độ thu nhập, hình thành khuynh hướng tiêu dùng giảm
dần, khuynh hướng tiết kiệm tăng dần.
Ngoài các nhân tố ảnh hưởng tới tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm của các cơ
quan, doanh nghiệp, chính phủ còn phụ thuộc: động lực kinh doanh, đảm bảo
nguồn tiền mặt, đảm bảo tăng thu nhập, đảm bảo quỹ dự trữ tài chính.
Trong thực tế, ngay cả ở những cộng đồng có trình độ phát triển kinh tế cao
vẫn diễn ra khuynh hướng tiêu dùng giảm tương đối so với thu nhập còn tiết
kiệm tăng tương đối so với thu nhập hình thành khuynh hướng tiêu dùng giới
hạn giảm dần và khuynh hướng tiết kiệm giới hạn tăng dần.
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là quan hệ tỷ lệ giữa gia tăng tiêu dùng
(dC) và gia tăng thu nhập (dR), khuynh hướng tiết kiệm giới hạn là quan hệ
tỷ lệ giữa gia tăng tiết kiệm (dE) và gia tăng thu nhập (dR).
Từ sự phân tích đó, J.Keynes kết luận rằng, cùng với sự tăng lên của việc
làm, thu nhập sẽ tăng, tiêu dùng cũng tăng. Nhưng do quy luật tâm lý cơ bản
nên tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập, tức khuynh hướng tiêu dùng giới hạn
giảm dần, khuynh hướng tiết kiệm giới hạn tăng dần. Đây là nguyên nhân gây
ra tình trạng trì trệ và thất nghiệp của nền kinh tế làm quy mô sản xuất bị thu
hẹp. Để thoát khỏi tình trạng trên, Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế
nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhanh chóng biến tiết kiệm thành
đầu tư, làm tăng tổng cầu đầu tư và do đó cầu tiêu dùng tăng.
2.1.2. Lãi suất tư bản cho vay
Theo J.Keynes, lãi suất không phải số tiền trả công cho việc tiết kiệm hay
nhịn tiêu dùng mà nó là việc trả công cho sự “chia ly với của cải tiền tệ”, một
sự mạo hiểm khi chuyển quyền sử dụng tiền cho người khác. Từ quan niệm
đó, J.Keynes cho rằng lãi suất là số tiền trả công cho việc không sử dụng tiền
mặt trong một khoảng thời gian nhất định.
121
Lãi suất chịu tác động của hai nhân tố:
Thứ nhất, khối lượng tiền mặt trong lưu thông:
Khối lượng tiền tệ trong lưu thông càng tăng thì lãi suất giảm và ngược lại.
Khối lượng tiền tệ trong lưu thông ảnh hưởng đến lãi suất, nếu lãi suất giảm
sẽ có lợi cho nhà đầu tư, khuyến khích họ vay tiền để tăng đầu tư, tăng việc
làm, nên để giảm lãi suất, J.Keynes đề nghị nhà nước phải chủ động điều tiết
tiền tệ bằng biện pháp in thêm tiền giấy đưa vào lưu thông.
Thứ hai, sự ưa chuộng tiền mặt:
Theo J.Keynes, tiền mặt được ưa chuộng là do nhu cầu việc sử dụng tiền
mặt trong các giao dịch và trong kinh doanh. Sự ưa chuộng tiền mặt còn xuất
phát từ nhu cầu dự phòng những trường hợp bất trắc, những vụ đầu cơ kiếm
lời trong những thời cơ nhất định. Nhu cầu sử dụng tiền mặt không cố định,
sự thay đổi của nhu cầu tiền mặt tùy thuộc vào việc có hay không có thị trường
mua bán chứng khoán. Nhu cầu đầu cơ sẽ mạnh lên khi thị trường mua bán
chứng khoán được hình thành, trong trường hợp không có thị trường chứng
khoán thì nhu cầu dự phòng sẽ tăng lên.
Như vậy, sự ưa chuộng tiền mặt là một khuynh hướng tâm lý, có tính chất
hàm số, ấn định khối lượng tiền mà dân chúng muốn giữ theo mức lãi suất
nhất định.
Nếu lãi suất: r, khối lượng tiền: M, hàm số ưa chuộng tiền mặt: L, thì:
M = L(r)
Sự ưa chuộng tiền mặt của dân chúng phụ thuộc ba động lực:
Một, động lực giao dịch: là nhu cầu tiền dùng giao dịch hàng ngày. Nó phụ
thuộc quy mô thu nhập và hoạt động kinh doanh.
Hai, động lực dự phòng: là giữ tiền để đề phòng bất trắc trong cuộc sống và
kinh doanh.
Ba, động lực đầu cơ: giữ tiền nhằm kiếm lời trên thị trường chứng khoán.
Nếu gọi M: sự ưa chuộng tiền mặt
M1: số tiền mặt dùng cho giao dịch và dự phòng
122
M2: số tiền mặt dùng đầu cơ
L1(R): hàm số tiền mặt xác định M1 tương ứng với thu nhập R
L2(r): hàm số tiền mặt xác định M2 tương ứng với lãi suất r
Thì: M = M1 + M2 = L1(R) + L2(r)
Trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa biến đổi của M với các biến đổi của
R và r, các nhân tố xác định hàm số L1 và M2. J.Keynes kết luận: Không chỉ
M2 biểu hiện hàm số của r mà thu nhập R cùng phụ thuộc r. Vì vậy, M1 và M
cũng phụ thuộc vào r. Có nghĩa sự ưa chuộng tiền mặt là hàm số của lãi suất.
Theo J.Keynes, lãi suất là một khuynh hướng tâm lý cao độ, có tính quy
ước, cho nên sự thay đổi lãi suất cũng nhanh chóng được dư luận công chúng
chấp thuận. Nắm bắt khuynh hướng tâm lý của lãi suất, Nhà nước phải sử
dụng lãi suất như một công cụ kinh tế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhằm
mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế.
2.1.3. Hiệu quả giới hạn của tư bản đầu tư
J.Keynes phân biệt nhà tư bản cho vay và nhà tư bản kinh doanh (doanh
nhân). Mỗi loại nhà tư bản có vai trò riêng biệt trong nền kinh tế.
Nhà tư bản cho vay là người có tư bản cho vay, lợi ích họ theo đuổi là lãi
suất. Nhà tư bản kinh doanh là người đi vay tư bản để sản xuất kinh doanh, họ
luôn mong đợi một khoản lợi nhuận do tư bản đầu tư mang lại. Doanh nhân
đi vay tư bản, họ phải chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh và chịu trách
nhiệm về số tư bản đi vay. Doanh nhân vay tư bản có nghĩa họ mua quyền sử
dụng tư bản để có thu hoạch tương lai, đây chính là khoản chênh lệch giữa số
tiền khi bán hàng hóa với phí tổn cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Ngược
với“thu hoạch tương lai” của tư bản đầu tư là giá cung của tư bản, đó chính là
mức giá đủ để khiến doanh nhân quyết định sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm, J.Keynes gọi đó là phí tổn thay thế. Tương quan giữa thu hoạch tương
lai với phí tổn thay thế để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gọi là hiệu quả giới
hạn của tư bản.

123
Vậy, hiệu quả giới hạn của tư bản là quan hệ tỷ lệ giữa phần lời hay lãi
triển vọng được đảm bảo bằng số đơn vị bổ sung của tư bản và chi phí để sản
xuất ra đơn vị đó.
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ươ𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑖
Hiệu quả giới hạn của tư bản =
𝑝ℎí 𝑡ổ𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑦 𝑡ℎế

Như vậy, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả giới hạn của tư
bản là số thu hoạch tương lai chứ không phải thu hoạch hiện tại. Số thu hoạch
này được xác định trên cơ sở những sự kiện hiện tại và những biến cố có thể
xảy ra trong tương lai từ đó hình thành nên các quyết định về đầu tư.
Do ảnh hưởng của lý thuyết giới hạn, nên J.Keynes cho rằng, hiệu quả giới
hạn của tư bản giảm dần cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư vì:
- Khi tăng đầu tư, cung hàng hóa trên thị trường tăng, giá cả hàng hóa giảm
kéo theo lợi nhuận giảm, thu hoạch tương lai của tư bản đầu tư giảm.
- Khi cung hàng hóa trên thị trường tăng sẽ làm tăng chi phí tư bản thay
thế, thu hoạch tương lai của tư bản đầu tư giảm.
Như vậy, tăng đầu tư sẽ làm giảm thu hoạch tương lai và giảm hiệu quả
giới hạn của tư bản. Từ đó hình thành “đường cong hiệu quả giới hạn” của tư
bản. Đường cong này phản ánh quan hệ giữa đầu tư tăng thêm với hiệu quả
giới hạn của tư bản.

Hiệu quả giới hạn


của tư bản

Đường cong hiệu quả giới hạn


của tư bản

Vốn đầu tư

Trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật và tích lũy tư bản tăng nhanh thì hiệu
quả giới hạn của tư bản giảm dần và có thể bằng không. Vấn đề đặt ra là, cùng
với sự tiến bộ kỹ thuật và sự tăng nhanh của tích lũy tư bản thì hiệu quả giới

124
hạn của tư bản ngày càng giảm sút, trong khi lãi suất tư bản cho vay lại có tính
chất ổn định, nên ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nhân trong đầu tư tương
lai, họ sẽ không tích cực đầu tư làm cho quá trình tăng đầu tư bị gián đoạn,
các yếu tố sản xuất như sức lao động, tài nguyên thiên nhiên không được khai
thác, sử dụng hợp lý và nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng…
Để giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập, ổn định nền kinh tế, Nhà nước
phải điều tiết kinh tế, tác động vào lãi suất và giá cả nhằm nâng cao hiệu quả
giới hạn của tư bản đầu tư.
2.1.4. Mô hình số nhân đầu tư
Đầu tư giữ vai trò quyết định để tạo việc làm, tăng thu nhập. Giữa đầu tư
và thu nhập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quan hệ về một tỷ lệ nhất định
giữa gia tăng thu nhập và gia tăng đầu tư nhằmxác định sự gia tăng đầu tư sẽ
làm cho thu nhập tăng thêm bao nhiêu gọi là số nhân đầu tư. Hay, số nhân đầu
tư là quan hệ tỷ lệ giữa gia tăng thu nhập và gia tăng đầu tư.
Nếu gọi dR: gia tăng thu nhập dI: gia tăng đầu tư
dC: gia tăng tiêu dùng dE: gia tăng tiết kiệm
K: số nhân đầu tư
𝑑𝑅
Theo nguyên lý số nhân: 𝐾 =
𝑑𝐼

Nhưng I = E => dI = dE và dE = dR - dC nên dI = dR -dC


𝑑𝑅 𝑑𝑅 1
=>𝐾 = = = 𝑑𝐶
𝑑𝐸 𝑑𝑅−𝑑𝐶 1−
𝑑𝑅

K từ chỗ phản ánh mối quan hệ giữa tăng thu nhập và tăng đầu tư đã
chuyển sang phản ánh mối quan hệ giữa tăng tiêu dùng và tăng thu nhập.
Theo J.Keynes, mỗi gia tăng thu nhập sẽ kéo theo gia tăng đầu tư. Tăng
cầu đầu tư sẽ làm tăng cầu bổ sung về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Sự
gia tăng cầu bổ sung các yếu tố sản xuất làm giá cả hàng hoá tăng, thu nhập
tăng và tạo tiền đề để gia tăng cầu đầu tư mới - đó chính là quá trình số nhân
đầu tư. Quá trình số nhân đầu tư diễn ra trong quan hệ có tính chất dây chuyền,
cụ thể: Khi xuất hiện gia tăng đầu tư sẽ làm cho thu nhập tăng, tăng thu nhập

125
mới sẽ làm tăng đầu tư mới, và tăng đầu tư mới lại làm tăng thu nhập mới…đó
chính là quá trình khuyếch đại thu nhập.
Ví dụ: Nếu dùng 1tỷ để đầu tư xây dựng một công trình nào đó, nhà đầu tư
sẽ có nhu cầu về tư liệu sản xuất và lao động. Như vậy, một phần vốn đầu tư
sẽ trở thành thu nhập của người cung cấp tư liệu sản xuất, một phần trở thành
thu nhập của người lao động. Do đó, đầu tư đã tạo ra thu nhập cho lớp người
thứ nhất. Lớp người này lại phân chia thu nhập của họ thành hai phần: một
phần để tiết kiệm, một phần để tiêu dùng. Tiêu dùng của họ được thực hiện sẽ
trở thành nguồn đầu tư cho lớp người kế tiếp sau…
Cứ tiếp tục như vậy, đầu tư của lớp người trước trở thành thu nhập của lớp
người sau, gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng thu nhập. Chẳng hạn: Nếu khuynh
hướng tiêu dùng trong xã hội là 2/3, theo nguyên lý số nhân thì từ 1 tỷ đầu tư
của chính phủ ta có 3 tỷ thu nhập, hay hệ số khuyếch đại là 3 lần.
2.1.5. Khái quát lý thuyết việc làm
Lý thuyết việc làm là lý thuyết trung tâm trong học thuyết kinh tế của
J.Keynes. Phân tích lý thuyết việc làm không thể tách rời các phạm trù kinh
tế cơ bản như: tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư…Vì vậy, việc làm cụ thể hóa tình
trạng của nền kinh tế làm cơ sở cho việc điều tiết kinh tế.
Khái quát nội dung lý thuyết việc làm: Trong nền kinh tế, khi việc làm
tăng thì tổng thu nhậptăng, do đó tiết kiệm tăng, tiêu dùng tăng. Nhưng do tác
động bởi khuynh hướng tâm lý của nền kinh tế, tiêu dùng tăng chậm hơn thu
nhập và tiết kiệm tăng nhanh hơn thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng thực tế giảm
tương đối so với thu nhập. Do đó các chủ doanh nghiệp nếu sử dụng toàn bộ
số lao động tăng thêm để sản xuất sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trực
tiếp tăng thêm sẽ bị thua lỗ nên họ không mở rộng đầu tư.
Cầu tiêu dùng giảm trong khi quy mô đầu tư vẫn diễn ra như cũ, tất yếu
làm cho giá cả hàng hóa giảm, thu nhập của nhà đầu tư giảm. Điều này làm
giảm sút niềm tin của nhà đầu tư, làm cho việc làm giảm.

126
Số lượng việc làm được quyết định bởi quy mô đầu tư. Tham gia đầu tư gồm
hai đối tượng: doanh nhân và nhà nước, động lực kích thích đầu tư là hiệu quả
của tư bản đầu tư.
Đối với doanh nhân, mục đích đầu tư là hiệu quả của tư bản. Hiệu quả của
tư bản đầu tư phụ thuộc lãi suất. Lãi suất tăng thì hiệu quả giới hạn của tư bản
đầu tư giảm, doanh nhân sẽ không tích cực đầu tư và nền kinh tế sẽ rơi vào
khủng hoảng, trì trệ. Vậy, doanh nhân chỉ mở rộng đầu tư khi hiệu quả giới
hạn của tư bản lớn hơn lãi suất.
Vai trò đầu tư của nhà nước là rất quan trọng, khi nhà nước tham gia vào
đầu tư, nền kinh tế sẽ được khởi động và tạo ra động lực mới. Nhà nước thực
hiện đầu tư thông qua chương trình đầu tư quy mô lớn, dó đó phải có nhiều
đơn đặt hàng cho các tập đoàn tư bản. Thông qua đơn đặt hàng, thu nhập tương
lai tăng nên thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư, do đó tổng cầu thực tế hay
cầu có hiêu quả về đầu tư và tiêu dùng tăng, thị trường các yếu tố sản xuất
tăng, thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ tăng. Cùng với sự gia tăng của tổng
cầu đầu tư, hiệu quả giới hạn của tư bản đầu tư sẽ tăng, khi đó đầu tư sẽ hấp
dẫn hơn và doanh nhân sẽ tích cực đầu tư. Khi đầu tư được mở rộng, khối
lượng việc làm tăng và nền kinh tế phát triển, ổn định.
2.2. Lý thuyết nhà nước điều tiết nền kinh tế của J.Keynes
J.Keynes không hoàn toàn ủng hộ quan điểm nền kinh tế tự điều chỉnh
bằng cơ chế thị trường. Theo J.Keynes, tìmh trạng khủng hoảng, thất nghiệp
là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ, thiếu sự can thiệp của Nhà nuớc vào
kinh tế. Nếu nhà nước can thiệp vào kinh tế bằng những chính sách kinh tế
thích hợp thì nền kinh tế sẽ giữ được cân bằng. Theo J.Keynes, vai trò điều
tiết kinh tế của Nhà nước được thể hiện như sau:
Một là, Nhà nước can thiệp vào kinh tế bằng chính sách đầu tư
Nhà nước chủ động đưa ra những chương trình đầu tư và Nhà nước trở
thành nhà đầu tư lớn, tạo điều kiện cho xã hội tăng thêm thu nhập, tăng tiêu

127
dùng, tăng số lượng việc làm. Với chính sách đầu tư hấp dẫn, an toàn, ổn định
Nhà nước sẽ kích thích sự tham gia đầu tư của tư nhân.
Nhà nước tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư bằng nguồn vốn của
ngân sách nhà nước. Do vậy, cần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước
thông qua việc tăng thuế, phát hành công trái, in thêm tiền giấy cấp phát cho
ngân sách.
Hai là, Nhà nước sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ làm
công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Công cụ tài chính: J.Keynes chủ trương sử dụng công cụ thuế để điều tiết
kinh tế. Tăng thuế chủ yếu vào những người tiêu dùng các mặt hàng cao cấp
để điều tiết một phần tiết kiệm từ thu nhập của họ. Thuế tăng vào hàng tiêu
dùng thiết yếu bị giới hạn bởi chính sách tiền lương ướp lạnh. Không tăng
thuế vào các nhà kinh doanh nhằm khuyến khích họ tănglợi nhuận để đầu tư
mở rộng sản xuất.
- Công cụ tín dụng: Theo J.Keynes, cần tăng thêm khối lượng tiền mặt trong
lưu thông để làm tăng cung tư bản cho vay, giảm lãi suất cho vay, nhằm
khuyến khích các nhà đầu tư vay tiền mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó tăng
thêm khối lượng việc làm.
- Công cụ lưu thông tiền tệ: In thêm tiền giấy đưa vào lưu thông nhằm chủ
động gây lạm phát, nhưng đây là lạm phát vừa phải mang tính tích cực nên có
lợi cho nhà đầu tư, thúc đẩy họ tích cực đầu tư kinh doanh.
Ba là, mục tiêu chính sách điều tiết kinh tế của J.Keynes là tăng tổng cầu và
việc làm, phát triển mạnh nền kinh tế.
Để tăng tổng cầu và việc làm J.Keynes chủ trương mở rộng các hình thức
đầu tư, khuyến khích đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào của nền kinh tế miễn sao
khắc phục được khủng hoảng, thất nghiệp, ổn định nền kinh tế. Để mở rộng
đầu tư, J.Keyes khuyến khích đầu tư vào cả các lĩnh vực “ăn bám” nền kinh
tế như: sản xuất vũ khí, đạn dược, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế,

128
sản xuất xa xỉ phẩm. Theo J.Keynes, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt vì sẽ
tăng việc làm, tăng thu nhập, chống được khủng hoảng, thất nghiệp.
Bốn là, chính sách kinh tế của J.Keynes nhằm tăng tiêu dùng.
Để tăng tiêu dùng nhằm tiêu thụ hàng hóa giúp doanh nhân thu hồi vốn đầu
tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, J.Keynes khuyến khích tăng tiêu dùng cá
nhân của tất cả các tầng lớp trong xã hội, gồm các nhà tư bản, tầng lớp giàu
có và cả người nghèo. Theo J.Keynes, người có thu nhập cao,cần tăng tiêu
dùng hàng cao cấp, đắt tiền, còn người có thu nhập thấp cần tăng tiêu dùng
hàng thiết yếu, rẻ tiền.
3. Sự phát triển học thuyết kinh tế J.Keynes và những hạn chế trong lý
thuyết J.Keynes.
3.1. Sự phát triển cuả học thuyết J.Keynes
Học thuyết J.Keynes ra đời năm 1936 và phát triển mạnh vào những năm
40, 50. Nó đã thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế tư sản và những người cầm
quyền trong các nước tư bản chủ nghĩa.
Tiếp thu tư tưởng kinh tế cơ bản của J.Keynes, các trường phái Keynes
được thành lập ở Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sỹ … Các trường phái sau Keynes
(hậu Keynes) đã tiếp thu và phát triển tư tưởng cơ bản của J.Keynes gắn với
điều kiện cụ thể của mỗi nước nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo việc làm,
chống khủng hoảng, thất nghiệp. Các nhà kinh tế sau Keynes đánh giá cao vai
trò của lý thuyết Keynes, coi quan điểm của Keynes là nguồn gốc trong hệ
thống lý luận của họ.
Lý thuyết Keynes ra đời có vai trò lịch sử nhất định đối với nền kinh tế
các nước tư bản chủ nghĩa. Nhờ vận dụng học thuyết Keynes, nhiều nước tư
bản chủ nghĩa đã ra khỏi khủng hoảng, giảm thất nghiệp, trở lại trạng thái cân
bằng trong một thời kỳ nhất định, song đó chỉ là sự cân bằng tạm thời.
Lý thuyết Keynes có vai trò điều tiết nền kinh tế trong những năm 40,50
của thế kỷ XX. Tiếp tục vận dụng lý thuyết Keynes để điều tiết kinh tế, một
số nước tư bản chủ nghĩa đã thất bại. Từ đó, trong kinh tế học tư sản đã xuất
129
hiện tư tưởng phê phán học thuyết Keynes, họ cho rằng: Lý thuyết Keynes
không phải bài thuốc đặc trị đối với căn bệnh khủng hoảng, thất nghiệp. Việc
sử dụng liều thuốc lạm phát để kích thích đầu tư, tiêu dùng đã gây ra những
hội chứng mới của nền kinh tế, lạm phát không kiểm soát được và nền kinh tế
tiếp tục suy thoái. Do vậy, các nhà kinh tế học Phương Tây đã tiếp tục kế thừa
có phê phán lý thuyết Keynes, bổ sung và phát triển nó. Sự phát triển lý thuyết
Keynes có thể khái quát như sau:
- Các nhà kinh tế đi sâu nghiên cúu, phát triển những tư tưởng kinh tế của
J.Keynes về các khía cạnh lý luận như: tiêu dùng, lãi suất, giá cả…Nguyên lý
số nhân cũng được các nhà kinh tế sau J.Keynes bổ sung thêm nguyên tắc gia
tốc, đó là các nhân tố quyết định đầu tư nhằm duy trì sự tăng lên liên tục của
sản lượng hàng hóa bán ra.
- Lý thuyết vai trò Nhà nước và cơ chế thị trường cũng được các nhà kinh
tế sau Keynes bổ sung theo hướng làm rõ hơn vai trò quan trọng của cơ chế
thị trường và khả năng tự điều chỉnh của thị trường trong ngắn hạn. Đồng thời
khắc phục tính giản đơn trong phân tích cơ chế điều tiết của Nhà nước trong
lý thuyết Keynes.
- Các nhà kinh tế sau Keynes đã áp dụng các quan điểm hệ thống kinh tế xã
hội vào nghiên cứu kinh tế, đặt vị trí trung tâm của lý thuyết không phải là
việc làm mà là vấn đề phân phối thu nhập quốc dân, thu nhập và tiết kiệm.
Hướng điều chỉnh của Nhà nước phải nâng cao nhịp độ tăng trưởng bằng cách
phân phối lại thu nhập quốc dân nhằm tạo điều kiện để tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, do bản chất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa quy định, học
thuyết Keynes và các trường phái sau Keynes không thể khắc phục được các
căn bệnh vốn có của nền kinh tế tư bản một cách cơ bản và lâu dài mà chỉ có
tác dụng như một giải pháp tình thế.
3.2. Những hạn chế của học thuyết J.Keynes

130
Học thuyết J.Keynes có vai trò nhất định nhằm tăng trưởng, ổn định, chống
đỡ khủng hoảng, thất nghiệp trong các nước tư bản song nó còn có những hạn
chế nhất định, cụ thể:
- Phân tích mâu thuẫn của xã hội tư bản còn phiến diện, mới dừng lại ở
những hiện tượng bề ngoài, không đi sâu vào những vấn đề có tính bản chất
bên trong nên chưa tìm ra nguyên nhân sâu xa của những mâu thuẫn trong nền
kinh tế tư bản.
- Phương pháp phân tích đại lượng trong kinh tế vĩ mô của J.Keynes còn giản
đơn, sự phân tích kinh tế dựa vào tâm lý xã hội chứ không dựa vào sự vận
động khách quan của các quy luật kinh tế là hạn chế lớn của lý thuyết
J.Keynes.
- Lý luận lạm phát có mức độ của Keynes được vận dụng trong nhiều nước
tư bản chủ nghĩa nhưng không kiềm chế nổi lạm phát mà trái lại đã đưa đến
lạm phát “ngựa phi” và “siêu lạm phát”. Điều này đã khẳng định rõ rệt sự hạn
chế trong lý thuyết kinh tế của J.Keynes.
Lý thuyết kinh tế của J.Keynes đã quá đề cao vai trò Nhà nước can thiệp
vào đời sống kinh tế xã hội nên không nhận thấy hết vai trò khách quan của
các nhân tố thị trường. Những hạn chế trong lý thuyết J.Keynes sau này đã
được các nhà kinh tế của trường phái chính hiện đại khắc phục.

Câu hỏi ôn tập


1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm cơ bản học thuyết kinh tế của J.Keynes
2. Nội dung lý thuyết việc làm của J.Keynes
3. Nội dung lý thuyết nhà nước điều tiết nền kinh tế của J.Keynes

131
CHƯƠNG 8
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI
VÀ TRƯỜNG PHÁI CHÍNH HIỆN ĐẠI

1. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới


1.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa tự do mới
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Trong lịch sử loài người tư tưởng tự do kinh tế phát triển khá sớm. Cùng
với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, các nhà kinh
tế học tư sản cổ điển như W.Pety, A.Smith, D.Ricardo đã ca ngợi cơ chế thị
trường, phê phán sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Chủ nghĩa tự do cũ
phát triển mạnh từ những năm 30 của thế kỷ XX trở về trước.
Với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và
sự xuất hiện lý thuyết Keynes về vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với
nền kinh tế, lần đầu tiên chủ nghĩa tự do cũ mất vị trí thống trị. Cuộc khủng
hoảng kinh tế của thế giới tư bản chủ nghĩa (1929-1933)càng chứng minh sự
sụp đổ của học thuyết tự do kinh tế. Thêm vào đó, những thành tựu quản lý
kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa càng
chứng tỏ vai trò điều tiết của nhà nước. Điều đó tác động mạnh đến tư tưởng
tự do kinh tế. Trước tình hình đó, các nhà kinh tế học tư sản phải sửa đổi hệ
thống lý thuyết tự do kinh tế cho phù hợp với tình hình mới. Chủ nghĩa tự do
mới xuất hiện
1.1.2. Đặc điểm cơ bản học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới
Chủ nghĩa tự do mới là một trong những trào lưu tư tưởng tư sản hiện đại
Trường phái này đã kết hợp tư tưởng tự do kinh tế của trường phái tự do cũ
với tư tưởng nhờ sự can thiệp của nhà nước trong học thuyết kinh tế của
Keynes để hình thành hệ tư tưởng mới điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa .

132
Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa tự do mới là cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước ở một mức độ nhất định. Khẩu hiệu của họ là thị trường
nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn. Họ đặc biệt nhấn mạnh yếu tố tâm lý
của cá nhân quyết định sản xuất và tiêu dùng.
Các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới phát triển mạnh ở Cộng
hòa Liên bang Đức, Anh, Mỹ, Áo và Thụy Điển với nhiều hình thức khác
nhau, như: Kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức, Chủ nghĩa
cá nhân mới ở Anh, Chủ nghĩa bảo thủ mới ở Mỹ, Chủ nghĩa giới hạn mới ở
Áo và Thụy Điển.
1.2. Chủ nghĩa tự do mới ở Cộng hòa Liên bang Đức
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Đức thua trận nền kinh tế bị chiến tranh tàn
phá nặng nề. Các nhà kinh tế học ở Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng về lý
thuyết cũng như thực tiễn đều chứng minh sự điều tiết độc tài phát xít dựa trên
cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa tư bản có điều tiết không mang lại hiệu quả. Họ
phê phán mô hình kinh tế chỉ huy và ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do kinh tế,
“kinh tế thị trường tự do”, “kinh tế thị trường xã hội”.
Các đại biểu tư tưởng chủ nghĩa tự do ở Đức:W.Euskens,W.Ropke,Ar mack…
đã đưa ra nhiều tư tưởng kinh tế nhằm khôi phục lại chủ nghĩa tự do. Trong
đó lý thuyết nổi bật là lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường xã hội
Theo các nhà kinh tế học, Cộng hòa Liên bang Đức, nền kinh tế thị trường
xã hội không phải là kinh tế thị trường tư bản truyền thống. Nền kinh tế thị
trường xã hội cũng không phải là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu chủ
nghĩa xã hội (như Liên Xô, Đông Âu trước đây). Nền kinh tế thị trường xã hội
không phải là kinh tế thị trường hiện đại của trào lưu tự do mới, vì trào lưu
này quá coi nhẹ vai trò của nhà nước và các vấn đề xã hội.
Nền kinh tế thị trường xã hội là nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá
nhân với công bằng xã hội.

133
Nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội được kết hợp một cách
chặt chẽ trong khuôn khổ mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội. Mục tiêu
đó thể hiện ở chỗ, một mặt kinh tế thị trường xã hội kích thích mạnh mẽ sáng
kiến cá nhân dể đảm bảo lợi ích của nền kinh tế , mặt khác nó phòng tránh các
khuyết tật lớn của thị trường, chống lạm phát, giảm thất nghiệp, bảo vệ và
giúp đỡ các tầng lớp xã hội thiếu đói, gặp khó khăn, nghèo khổ…đảm bảo cho
họ có cuộc sống an toàn, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội hiện đại.
Nguyên tắc thị trường tự do phải dựa trên quan điểm, các quyết định kinh tế
và chính trị phải nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân và gia đình họ, vì vậy, nó
phải do những người tiêu dùng và các công dân đề ra. Từ đó, mọi hoạt động
chính trị, kinh tế phải được hoạch định trên cơ sở chú ý đến nhu cầu và nguyện
vọng của cá nhân.
1.2.2. Các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội
Nền kinh tế thị trường xã hội biểu hiện qua 6 tiêu chuẩn cụ thể sau:
Thứ nhất, tuyệt đối đảm bảo quyền tự do cá nhân. Về kinh tế tự do cá nhân là
cơ sở để tạo nên những đơn vị kinh tế hoạt động tự do và thị trường hoạt động
trôi chảy.
Thứ hai, bảo đảm công bằng xã hội. Nền kinh tế thị trường vốn chứa đựng sự
bất bình đẳng, bất công và nó luôn tái sản xuất mở rộng sự bất bình đẳng đó.
Vì vậy để có sự công bằng xã hội nhà nước phải thông qua chính sách tài
chính để phân phối lại thu nhập, đồng thời thông qua chính sách xã hội để trợ
cấp xã hội.
Thứ ba, chính sách kinh doanh theo chu kỳ. Nền kinh tế thị trường tự bản thân
nó không thể cân đối hợp lý và ổn định mà thường dẫn tới khủng hoảng có
chu kỳ. Vì vậy, Nhà nước phải có chính sách hạn chế sự biến động của chu kỳ
kinh tế, điều chỉnh mất cân đối nhằm tạo ra ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ tư, chính sách tăng trưởng kinh tế. Nhà nước phải tạo ra khuôn khổ pháp
luật cần thiết để cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, đồng thời phải xây
dựng kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội, hoàn chỉnh và khuyến khích các sáng
134
chế phát minh công nghệ hiện đại giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực
sản xuất.
Thứ năm, chính sách cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu chuẩn đặc trưng cho nền kinh
tế thị trường xã hội. Nhà nước cần có chính sách cơ cấu năng động, linh
hoạt,chuyển dịch theo yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và
nhỡng yêu cầu về chính trị, kinh tế…Trong các chính sách thì chính sách cơ
cấu phát triển chiều sâu của ngành, vùng, chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực là quan trong nhất.
Thứ sáu, bảo đảm tính phù hợp của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường
xã hội, các chính sách của nhà nước nêu trên không chỉ mang lại sự công bằng
trong xã hội, sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định và phát triển và một cơ cấu
kinh tế hợp lý, mà còn ngăn ngừa được sự phá vỡ hay hạn chế các hoạt động
cạnh tranh quá mức trên thị trường.
Sáu tiêu chuẩn trên đây bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau tạo nên đặc trưng
của kinh tế thị trường xã hội.
1.2.3. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội
Cạnh tranh có hiệu quả được coi là một yếu tố trung tâm và không thể
thiếu được của nền kinh tế thị trường xã hội. Không có cạnh tranh thì không
có nền kinh tế thị trường xã hội. Họ cho rằng, muốn cạnh tranh có hiệu quả,
đòi hỏi phải có sự bảo hộ và hỗ trợ của chính phủ. Để duy trì cạnh tranh có
hiệu quả phải tôn trọng quyền tự do của các doanh nghiệp. Trong cạnh tranh,
các doanh nghiệp đều có những cơ hội thành công và có thể gặp rủi ro.
Trong nền kinh tế thị trường xã hội cạnh tranh có những chức năng sau:
Thứ nhất, sử dụng mọi nguồn lực một cách tối ưu và khuyến khích cải tiến kỹ
thuật.
Cạnh tranh làm cho các nguồn lực được sử dụng một cách hợp lý, hiệu
quả. Mặt khác, để thu lợi nhuận tối đa và lợi nhuận độc quyền các doanh
nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.

135
Thứ hai, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là người cuối cùng quyết
định chủng loại, số lượng và chất lượng sản phẩm cần sản xuất. Chỉ có những
sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì mới có
thể bán được. Cạnh tranh đã làm cho người sản xuất tạo ra nhiều hàng hóa với
chất lượng cao, giá thành ngỳ càng hạ, mẫu mã chủng loại ngày càng phong
phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Thứ ba, cạnh tranh đã tạo ra tính linh hoạt của sự điều chỉnh các hoạt động
kinh tế
Cạnh tranh có hiệu quả là công cụ rất nang động, cho phép duy trì sự di
chuyển liên tục các nguồn lực kinh tế đến nơi sử dụng có hiệu quả hơn.
Thứ tư, cạnh tranh góp phần kiểm soát được sức mạnh kinh tế và sức mạnh
chính trị.
Cạnh tranh có hiệu quả không loại trừ việc hình thành sức mạnh kinh tế
không bị kiểm soát một cách thường xuyên. Những vị trí độc quyền và lợi
nhuận độc quyền chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định vì cạnh tranh tác
động mạnh đến chúng. Chức năng kiểm soát sức mạnh kinh tế của cạnh tranh
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì, sự kiểm soát sức mạnh kinh tế khi vượt quá
quy mô nhất định sẽ tạo nên sự kiểm soát các thế lực chính trị.
Trong nền kinh tế thị trường việc chấp nhận cơ chế thị trường, với tư
cách là một nguyên tắc cơ bản, đồng nghĩa với việc chính phủ phải tự hạn chế
vai trò hỗ trợ. Trước khi quyết định can thiệp vào nền kinh tế , Nhà nước phải
cân nhắc xem có cần thiết hay không, vì không có lý do gì để chính phủ can
thiệp vào những nơi cạnh tranh có hiệu quả.
Thứ năm, cạnh tranh có hiệu quả tạo ra quyền tự do lựa chọn và hành động
của cá nhân.
Cạnh tranh có hiệu quả tạo ra quyền tự do tối đa cho sự lựa chọn và hành
động của từng doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Quyền
tự do này không chỉ là một yếu tố cơ bản và một yêu cầu của sự cạnh tranh có
136
hiệu quả, mà còn có giá trị dưới hình thức toàn diện hơn của quyền tự do hành
động nói chung.
1.2.4. Những nguy cơ làm hạn chế cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những nguy cơ hạn chế cạnh
tranh. Những nguy cơ đó là:
Thứ nhất, những nguy cơ do chính phủ gây ra
Hoạt động của nhà nước với tư cách là người quản lý xã hội có thể làm
suy yếu cạnh tranh, thông qua các chính sách (đặc biệt là chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ) và những quy định của nhà nước. Mặt khác, khi nhà
nước với tư cách là một chủ thể kinh tế, có sức mạnh trên thị trường hoặc là
người độc quyền kinh doanh trên lĩnh vực thương mại thì nó có thể hạn chế
hoặc bóp méo cạnh tranh.
Thứ hai, những nguy cơ do tư nhân gây ra
Sự hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp tư nhân đã làm hạn chế cạnh
tranh theo chiều dọc và chiều ngang.
- Hạn chế theo chiều ngang, đó là sự thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh
hình thành nên các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm
thỏa thuận bí mật với nhau về một vấn đề kinh tế nào đó, loại bỏ sự cạnh tranh
của các đối thủ khác.
- Hạn chế theo chiều dọc, đó là sự thỏa thuận của người sản xuất với người
tiêu thụ hàng hóa trong việc định giá thống nhất cho người tiêu dùng, do đó
loại bỏ cạnh tranh giá ở khâu bán lẻ.
Bên cạnh đó, việc hình thành một số doanh nghiệp có sức mạnh thị trường
nắm được những vị trí nhất định, làm cho họ không bắt buộc cạnh tranh hoặc
ít phải cạnh tranh.
Sự tẩy chay, cấm vận, việc phân biệt đối xử không công bằng đối với bạn
hàng cũng là hình thức phổ biến nhằm chống lại cạnh tranh.
Ngoài ra, sự tập trung hóa bằng cách hợp nhất các đối thủ cạnh tranh
cũng dẫn đến sự thủ tiêu cạnh tranh giữa họ với nhau.
137
1.2.5. Vai trò của Nhà nướctrong nền kinh tế thị trường xã hội
Nền kinh tế thị trường xã hội được xây dựng trên cơ sở sáng kiến cá
nhân và sự cạnh tranh có hiệu quả. Nhà nước chỉ can thiệp ở những nơi mà
cạnh tranh không có hiệu quả và những nơi cần thiết phải duy trì, bảo vệ định
hướng cho các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả.
Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là:
nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc phù hợp với thị trường.
- Nguyên tắc hỗ trợ
Nguyên tắc này giữ vai trò chỉ đạo khi xem xét, giải quyết vấn đề nhà nước
can thiệp hay không và can thiệp đến mức nào vào nền kinh tế. Đồng thời bảo
vệ, khuyến khích các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường xã hội.Để hỗ
trợ cho cạnh tranh có hiệu quả và phát huy vai trò sáng kiến cá nhân, nhà nước
phải tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh, xây dựng được kết cấu
hạ tầng vật chất và xã hội cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
hoạt động.
Nhà nước thực hiện nguyên tắc hỗ trợ thông qua các công cụ và các chính
sách như: kế hoạch, pháp luật, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, duy
trì sở hữu tư nhân, an sinh xã hội và công bằng xã hội.
- Nguyên tắc phù hợp với thị trường
Nguyên tắc này làm cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế
phù hợp với sự vận động của nền kinh té thị trường, đồng thời đảm bảo các
mục tiêu kinh tế xã hội. Các chính sách đó bao gồm:
+ Chính sách sử dụng nhân lực
Vai trò của nhà nước đối với việc toàn dụng nhân lực là hỗ trợ việc thành
lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm tạo ra việc làm cho người lao động.
Sự hỗ trợ của nhà nước còn thông qua các biện pháp của chính sách cơ cấu
và chính sách lãnh thổ ở các cấp. các vùng trong liên bang.
+ Chính sách tăng trưởng

138
Nhà nước trợ cấp cho một số ngành kinh tế mà dự kiến có thể tăng cường
sức mạnh, bằng cách thay thế sản phẩm bán ra trên một thị trường mới.Nhà
nước hỗ trợ cho một số chương trình phát triển vùng, nơi có tài nguyên thiên
nhiên và nhân lực thuận lợi để sản xuất một loại sản phẩm nào đó.
+ Chính sách chống chu kỳ
Trong các giai đoạn khủng hoảng và suy thoái, sản xuất đình trệ, hàng hóa
ứ đọng, công nhân thất nghiệp, nhà nước thực hiện một số chính sách như:
giảm thuế đối với người sản xuất, mua hàng hóa với số lượng lớn,và mua
hàng hóa thật ít trong thời kỳ thịnh vượng.
+Chính sách thương mại
Nhà nước tôn trọng nguyên tắc “phù hợp với thị trường” trên lĩnh vực
thương mại, tránh và hạn chế ở mức thấp nhất các biện pháp bảo hộ mậu dịch
nhằm tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường
+ Chính sách đối với các ngành và vùng lãnh thổ
Nhà nước có thể hỗ trợ đối với một số ngành, vùng lãnh thổ khi gặp khó khăn
hay có triển vọng cụ thể về khả năng phát triển trong tương lai. Việc hỗ trợ
của nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc “phù hợp với thị trường”
Như vậy Cộng hòa Liên bang Đức đã chấp nhận nguyên tắc chung là nếu Nhà
nước can thiệp thì phải có sự can thiệp phù hợp với thị trường.
1.3. Trường phái trọng tiền ở Mỹ (Milton Friedman)
1.3.1. Sự hình thành trường phái trọng tiền ở Mỹ
Tư tưởng tự do mới phát triển ở Mỹ dưới tên gọi chủ nghĩa bảo thủ mới.
Trường phái trọng tiền hiện đại là một trong những trào lưu của chủ nghĩa bảo
thủ mới.
Tư tưởng trọng tiền đã xuất hiện từ những năm 40-50 của thế kỷ XX trong
các tác phẩm kinh tế của Henry Simons, L.Milts, P.Douglas nhưng chỉ đến
Milton Friedman thì chủ nghĩa trọng tiền mới được hình thành với hệ thống lý
luận chặt chẽ.

139
Friedman sinh năm 1912 tại New York, tốt nghiệp cao học ở trường đại
học Chicago năm 1933 sau đó đỗ tiến sĩ ở trường đại học Colombia năm 1946.
Ông bắt đầu làm công tác giảng dạy tại trường đại học Chicago từ năm 1948
đến 1979, đồng thời ông là cố vấn kinh tế của chính phủ Nixon và của Cục dự
trữ liên bang Mỹ. Ông quan tâm nghiên cứu, phân tích về tiêu dùng, nhất là lý
thuyết về tiền tệ, thất nghiệp. Ông là nhà lý luận nổi tiếng có nhiều tác phẩm
như: Nghiên cứu về lý thuyết số lượng tiền tệ (1956), Lý thuyết về chức năng
của tiêu dùng (1957),v.v... Năm 1976 ông được nhận giải thưởng Nobel.
1.3.2. Nội dung cơ bản của lý thuyết trọng tiền
Lý thuyết nổi tiếng của ông là chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc gia. Đó là
tư tưởng ủng hộ tự do kinh doanh, chống lại sự can thiệp của Nhà nước. Nội
dung cơ bản của lý thuyết này là:
Thứ nhất, phái trọng tiền cho rằng mức cung tiền tệ có tính chất quyết định
đến việc tăng sản lượng quốc gia.
Họ đưa ra công thức MV=PQ
Trong đó: M : mức cung tiền
V : tốc độ lưu thông của tiền tệ
P : giá cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ
Q : khối lượng hàng hóa và dịch vụ trong năm
PQ : sản lượng quốc gia
M.Friedman cho rằng, nếu tốc độ lưu thông tiền tệ ổn định thì sự biến
động của giá cả sản lượng việc làm phụ thuộc vào mức cung tiền. Nếu mức
cung tiền tệ tăng thì sản lượng quốc gia và việc làm cũng tăng lên.
Theo M.Friedman, cung cầu về tiền tệ và thu nhập có mối quan hệ phụ
thuộc nhau. Trong mối quan hệ đó, cầu của tiền là nhân tố có tính ổn định cao,
còn cung tiền phụ thuộc vào quyết định chủ quan của chính phủ. Mức cung
tiền quá nhiều hoặc quá ít đều có thể mang lại hậu quả cho nền kinh tế, đưa
nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái hay lạm phát.

140
Từ đó ông giải thích, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế ở Mỹ 1929-
1933 là do hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát hành một khối lượng
tiền tệ ít hơn so với mức cầu tiền tệ, dân cư không có đủ tiền để mua hàng và
dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa. Như vậy, mức cung tiền có ảnh hưởng
quyết định đến tình trạng của nền kinh tế.
Ông đề nghị: Chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát
triển của nền kinh tế. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng
tiền tệ, còn trong thời kỳ ổn định nên giảm mức cung tiền tệ.
Thứ hai, ổn định giá cả và chống lạm phát
Ông cho rằng trong nền kinh tế vĩ mô, giá cả phụ thuộc khối lượng tiền,
nếu tốc độ lưu thông của tiền tệ và khối lượng hàng hóa dịch vụ trong năm ổn
định thì mức độ cung tiền và giá cả hàng hóa theo tương quan tỷ lệ thuận. Do
đó lạm phát là căn bệnh nan giải của mọi nền kinh tế thị trường. Lạm phát gây
mất ổn định kinh tế vĩ mô và gây ra thất nghiệp, vì vậy phải ổn định giá cả để
chống lạm phát.
Thứ ba, phái trọng tiền hiện đại ủng hộ bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh,
ủng hộ chế độ tư hữu và bảo vệ quyền tự do hoạt động của các doanh nghiệp.
Theo họ, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa luôn ở trạng thái cân bằng động. Đó là
hệ thống tự điều chỉnh hoạt động theo các quy luật kinh tế vốn có. Vì vậy để
cho nền kinh tế thị trường ở trạng thái cân bằng và ổn định, tuân theo qui luật
vốn có của thị trường thì nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế.
2. Học thuyết kinh tế của P.A.Samuelson
2.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của trường phái chính hiện đại
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời trường phái chính hiện đại
Từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX trường phái cổ điển và cổ điển mới
đề cao vai trò của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và hạn chế tối đa sự can
thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Đầu thế kỷ XX trường phái Keynes xuất hiện. Keynes đề cao vai trò điều
tiết vĩ mô của nhà nước và phê phán những khuyết tật của cơ chế thi trường.
141
Từ những năm 40-50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tự do mới ra đời. Trường
phái tự do mới một mặt khuyến khích phát triển cơ chế thị trường, nhưng mặt
khác lại quan tâm đến giải quyết những vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả tiêu
cực của cơ chế thị trường thông qua vai trò của nhà nước.
Thực tiễn lịch sử chứng minh rằng nền kinh tế sẽ phát triển không có hiệu
quả nếu như đề cao vai trò của thị trường hoặc vai trò của nhà nước. Vì vậy
các quan điểm của các xu hướng, các trường phái kinh tế có sự xích lại gần
nhau. Quá trình xích lại giữa các xu hướng tư tưởng kinh tế hình thành học
thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại, người đứng đầu trường phái này
là P.A.Samuelson.
Paul A.Samuelson, người sáng lập khoa kinh tế học nổi tiếng chuyên đào
tạo sau đại học của Viện công nghệ Massachusetts. Ông được đào tạo tại
trường đại học Chicago và Harvard. Khi còn trẻ ông đã nổi tiếng thế giới nhờ
các công trình khoa học của mình. Ông là người Mỹ đầu tiên được nhận giải
thưởng Nobel về kinh tế học (1970). P.A.Samuelson đã từ lâu viết bài trong
mục kinh tế học của Tạp chí Newsweek. Ông thường điều trần trước Quốc hội
(Mỹ) và hoạt động với tư cách cố vấn chuyên môn cho Ngân hàng Dự trữ liên
bang và Bộ Ngân khố Hoa kỳ và nhiều tổ chức tư nhân...Ông đã từng làm cố
vấn kinh tế cho tổng thống John F.Kennedy. Ngoài nghiên cứu tại Viện công
nghệ Massachusetts và chơi tennis, P.A.Samuelson còn là giáo sư thỉnh giảng
tại trường đại học New York.
2.1.2. Đặc điểm phương pháp luận của trường phái chính hiện đại.
Các đại biểu của trường phái chính hiện đại sử dụng một cách tổng hợp
các quan điểm và phương pháp kinh tế của các trường phái kinh tế trong lịch
sử làm cơ sở để dưa ra các lý thuyết kinh tế của mình.Họ sử dụng phương
pháp phân tích kinh tế vĩ mô và vi mô để trình bày các vấn đề kinh tế học.
Kinh tế học gồm hai nội dung: kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô và nền
kinh tế hỗn hợp.

142
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là lý thuyết trung tâm trong học thuyết
kinh tế.
2.2. Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái “Cổ điển” và “Cổ điển mới” say
sưa với “bàn tay vô hình” còn Keynes và trường phái Keynes mới lại say sưa
với “Bàn tay nhà nước”.
P.A.Samuelson chủ trương phát triển kinh tế vừa dựa vào cơ chế thị trường
vừa dựa vào vai trò điều tiết của nhà nước để điều hành nền kinh tế.
2.2.1. Cơ chế thị trường
Theo P.Samuelson cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong
đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau để xác
định vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
Cơ chế thị trường là một trật tự kinh tế chịu sự tác động của các qui luật
kinh tế khách quan.
Nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi
hoạt động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường. Nó
là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu
cá nhân khác nhau. Không có một bộ não hay hệ thống tính toán trung
tâm,nhưng nó vẫn giải quyết vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm hàng triệu
ẩn số và mối tương quan mà không ai biết; những vấn đề ấy dù cho những
siêu máy tính nhanh nhất ngày nay cũng không thể làm nổi.Chẳng có ai thiết
kế ra thị trường nhưng nó vẫn vận hành rất tốt.Trong nền kinh tế thị trường
không có một cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu
dùng, phân phối hay định giá.
Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với
nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ .
Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hóa
và dịch vụ được tính bằng tiền. Giá cả thể hiện mức mà mọi người và các hãng
tự nguyện trao đổi nhiều hàng hóa khác nhau.
143
Hơn nữa, giá cả hoạt động như một tín hiệu đối với người sản xuất và
người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa nào đó hơn
nữa, thì giá sẽ tăng và nó sẽ phát tín hiệu cho người bán rằng cần cung nhiều
hơn. Kết quả là sự cân bằng giữa người mua và người bán được duy trì.
Những gì đúng với thị trường hàng tiêu dùng thì cũng đúng với thị trường về
các yếu tố sản xuất như đất đai hoặc lao động.
Giá cả sẽ kết hợp các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng
trên thị trường. Giá tăng lên sẽ làm giảm lượng mua sắm của người tiêu dùng
và khuyến khích sản xuất. Giá hạ xuống sẽ khuyến khích tiêu dùng và không
khuyến khích sản xuất. Giá cả là quả cân trong cơ chế thị trường. Như vậy,
giá cả chỉ cho người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và
phân phối cho ai.
Cân bằng thị trường là gì? Nó thể hiện sự cân bằng giữa tất cả các người
mua và người bán.
Nói đến cơ chế thị trường là phải nói đến cung - cầu hàng hóa, đó là hai
lực lượng người bán và người mua trên thị trường. Các gia đình và các hãng
đều muốn mua hoặc bán ở một mức sản lượng nhất định tùy thuộc vào giá.
Thị trường tìm ra giá cân bằng, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của người mua
lẫn người bán. Giá quá cao có nghĩa là sẽ ứ đọng hàng hoá vì sản lượng sản
xuất ra quá nhiều, giá quá thấp sẽ gây ra hiện tượng xếp hàng dài trước các
cửa hàng và thiếu hụt hàng hóa. Giá mà ở đó, mức người mua muốn mua cũng
chính là mức người bán muốn bán là sự cân bằng giữa cung và cầu.
Sự biến động của giá cả đã làm cho trạng thái cân bằng cung- cầu thường
xuyên biến đổi. Đó chính là nội dung của quy luầt cung-cầu hàng hóa và dịch
vụ trên thị trường.
Thị trường giải quyết ba vấn đề kinh tế như thế nào?
Bằng việc để người bán và người mua (cung và cầu) đáp ứng được nhau
trong từng thị trường, nền kinh tế thị trường đồng thời cũng giải quyết luôn

144
ba vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Sau đây là
những điểm chủ yếu trong cân bằng thị trường:
- Hàng hóa và dịch vụ gì sẽ sản xuấtđược xác định bằng lá phiếu, bằng tiền
của người tiêu dùng-nó được xác định không phải trong từng thời kỳ 2 hay 4
năm, mà được xác định bằng các quyết định mua bán hàng ngày. Số tiền mà
người tiêu dùng trả khi mua hàng của các công ty sẽ được các công ty trả lại
cho người tiêu dùng -với tư cách người làm công-dưới dạng tiền lương, tiền
lãi và tiền cổ tức.
Về phần mình, các công ty luôn hướng tới đạt được lợi nhuận tối đa- lợi
nhuận là thu nhập ròng hay chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Các công ty
sẽ rời bỏ các hoạt động không đem lại lợi nhuận.
- Việc các hàng hóa được sản xuất như thế nào được xác định bằng sự cạnh
tranh giữa các nhà sản xuất. Cách tốt nhất để các nhàs ản xuất giữ mức giá
cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận là giảm chi phí sản xuất nhờ áp dụng các
phương pháp sản xuất hiệu quả nhất.
- Hàng hóa sản xuất cho ai (người tiêu dùng) và tiêu dùng bao nhiêu phụ thuộc
lớn vào mức cung-cầu các yếu tố sản xuất trên thị trường. Các yếu tố thị trường
như mức tiền công, tiền thuê đất, lãi suất và lợi nhuận được gọi là giá cả các
yếu tố. Một người có thể nhận được tiền lương do làm việc, cổ tức được chia,
lãi tiền gửi và tiền cho thuê các tài sản sở hữu các nhân. Khi cộng tất cả các
khoản thu nhập cá nhân lạ, chúng ta có dược mức thu nhập thị trường của mọi
người
Ai điều tiết thị trường ?
Nền kinh tế thị trường chịu sự điều khiển của “hai ông vua” là người tiêu
dùng và kỹ thuật. Người tiêu dùng điều khiển thị trường vì họ là người bỏ tiền
ra mua hàng hóa mà các hãng sản xuất,nghĩa là họ bỏ phiếu bằng đô la. Họ
chọn điểm nằm trên ranh giới khả năng sản xuất. Song kỹ thuật lại hạn chế
người tiêu dùng một cách căn bản.

145
Theo P.A.Samuelson vì nền kinh tế không thể vượt quá được ranh giới
khả năng sản xuất nên lá phiếu của người tiêu dùng không thể quyết định được
vấn đề phải sản xuất hàng hóa gì. Các nguồn lực của nền kinh tế cùng với nền
khoa học, công nghệ của nó hạn chế sự ham muốn tiêu dùng. Nhu cầu của
người tiêu dùng phải tuân theo khả năng cung cấp hàng hóa của các nhà sản
xuất. Người sản xuất dịnh giá hàng hóa của mình theo chi phí sản xuất. Họ
sẵn sàng bỏ những lĩnh vực kinh doanh ít lợi nhuận để chuyển sang những
lĩnh vực kinh doanh khác có nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy, chi phí sản xuất
và các quyết định kinh doanh cùng với lá phiếu của tiêu dùng mới thực sự xác
định hàng hóa gì sẽ được sản xuất ra.
Thị trường hoạt động như một trung gian hòa hợp giữa những sở thích của
người tiêu dùng và các khả năng công nghệ .
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của
người kinh doanh. Các hãng luôn hướng tới mục tiêu lợi nhuận tối đa, vì vậy
họ sẽ rời bỏ những hoạt động không đem lại lợi nhuận và đầu tư vào sản xuất
những hàng hóa có nhu cầu cao ,thu được nhiều lợi nhuận.
P.A.Samuelson cho rằng, đôi lúc thị trường làm chúng ta thất vọng, đó là
những khuyết tật của thị trường và thị trường không phải lúc nào cũng đưa
đến kết quả tối ưu. Khuyết tật thứ nhất của thị trường là độc quyền và các hình
thức cạnh tranh không hoàn hảo khác. Khuyết tật thứ hai của bàn tay vô hình
xảy ra khi xuất hiện những tác động lan tỏa hay ảnh hưởng ngoại sinh bên
ngoài thị trường nạn ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là tình trạng phân phối
thu nhập không thể chấp nhận được cả về mặt chính trị lẫn về đạo đức.
2.2.2. Vai trò kinh tế của Nhà nước
Kinh tế thị trường mang lại những thành tựu kinh tế to lớn nhưng hậu quả
kinh tế xã hội do khuyết tật của kinh tế thị trường gây ra như khủng hoảng
thất nghiệp, lạm phát, ô nhiễm môi trường,chênh lệch giàu nghèo…cũng rất
nghiêm trọng. Vì vậy để kinh tế thị trường phát triển lành mạnh Nhà nướcphải
thực hiện điều tiết nền kinh tế.
146
Nhà nước có 3 chức năng kinh tế chính trong nền kinh tế thị trường: sửa
chữa những thất bại của thị trường, đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế,
tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Chức năng thứ nhất là, sửa chữa những thất bại của thị trường
Một trong những thất bại mà thị trường gặp phải làm cho hoạt động của nó
không hiệu quả là do có yếu tố cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền.
Cạnh tranh không hoàn hảo làm cho giá bán cao hơn chi phí và mức tiêu thu
của người tiêu dùng giảm dưới mức hiệu quả. Trường hợp cực đoan của cạnh
tranh không hoàn hảo là độc quyền, một hãng cung cấp duy nhất có thể quyết
định giá của mặt hàng hay dịch vụ nào đó.Vì vậy cần có sự can thiệp của Nhà
nướcđể hạn chế độc quyền đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh thị trường. Nhà
nướccần đưa ra các luật chống độc quyền và luật lệ kinh tế để làm tăng hiệu quả
của hệ thống thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Hình thức phi hiệu quả thứ hai là khi có những tác động bên ngoài như ô
nhiễm môi trường, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt...Vì vậy Nhà nướcphải sử
dụng những luật lệ để điều hành kinh tế như là một phương pháp để ngăn chặn
những tác động đó.
Chức năng thứ hai là, đảm bảo sự công bằng trong nền kinh tế.
Nền kinh tế thị trường tạo ra sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư
trong xã hội. Nguyên nhân là, mức thu nhập phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố,
bao gồm sự nỗ lực, trình độ giáo dục, sự kế thừa, giá cả các yếu tố và cả sự
may mắn nữa. Hơn nữa hàng hóa tuân theo các lá phiếu bằng tiền chứ không
phải là theo nhu cầu cấp thiết nhất. Vì vậy nhà nướcphải can thiệp để phân
phối lại thu nhập đó. Công cụ quan trọng nhất là thuế lũy tiến và thuế thu
nhập cao. Đồng thời Nhà nướcphải xây dựng hệ thống hỗ trợ cho những người
có thu nhập thấp, những người không có thu nhập, những người có hoàn cảnh
khó khăn,già yếu bệnh tật và không có việc làm..
Chức năng thứ ba là, tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

147
Từ khi ra đời chủ nghĩa tư bản đã mắc căn bệnh kinh niên về lạm phát và
suy thoái kinh tế. Ngày nay, nhờ những đóng góp trí tuệ của John Maynasd
Keynes và những người theo ông, chúng ta đã biết cách kiểm soát như thế nào
những tình huống xấu nhất của chu kỳ kinh doanh. Bằng việc sử dụng một
cách cấn thận các chính sách tài khóa và tiền tệ, các nhà nướccó thể tác động
đến sản lượng, việc làm và lạm phát. Chính sách tài khóa của nhà nướclà
quyền lực đánh thuế và chi tiêu. Chính sách tiền tệ bao gồm việc xác định mức
cung tiền tệ và lãi xuất.Sử dụng hai công cụ cơ bản đó, các nhà nướccó thể tác
động tới mức tổng chi tiêu xã hội, tốc độ tăng trưởng và tổng sản lượng, việc
làm và mức giá cũng như tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế.
Cũng như bàn tay vô hình, bàn tay hữu hình cũng có những khuyết tật, có
nhiều vấn đề Nhà nướclựa chọn không đúng, chẳng hạn Nhà nướctài trợ cho
các chương trình quá lớn trong thời gian quá dài. Nhà nướcđưa ra những quyết
định sai không phản ánh sự vận động của thị trường...Những khuyết tật đó gây
ra tính không hiệu quả của sự can thiệp Nhà nước. Vì vậy phải kết hợp cả cơ
chế thị trường và vai trò của Nhà nướcđể điều hành nền kinh tế hiện đại, hình
thành một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường quyết định hầu hết các giá
cả và sản lượng, còn Nhà nướckiểm soát tổng thể nền kinh tế với các chương
trình về thuế, chi tiêu ngân sách, và quy định về tiền tệ.
2.3. Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn
Các nhà kinh tế học cho rằng nền kinh tế của mọi quốc gia có những
thuận lợi khó khăn nhất định. Căn cứ vào điều kiện tài nguyên, con người,
trình độ kỹ thuật...mỗi quốc gia lựa chọn và đưa ra quyết định sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào cho phù hợp với khả năng của mình.
Thực chất lý thuyết “lựa chọn” nhằm đưa ra mô hình số lượng cho người
tiêu dùng trong điều kiện kinh tế thị trường và trên cơ sở đó, dự đoán được sự
thay đổi của nhu cầu xã hội.
Giả sử 2 mặt hàng kinh tế được lựa chọn là lương thực và máy móc.
Nguồn tài nguyên dùng cho sản xuất đã được xác định, còn lại là sự lựa chọn
nguồn tài nguyên đó sản xuất cái gì. Giữa 2 mặt hàng, nếu tối đa mặt hàng này

148
thì mặt hàng kia bằng không. Nếu giới hạn sản xuất mặt hàng này thì mặt hàng
kia sẽ được sản xuất tương ứng với nguồn tài nguyên nó sử dụng.
khả năng sản xuất Lương thực Máy móc
A 0 15
B 1 14
C 2 12
D 3 9
E 4 5
F 5 0

Bảng này cho thấy 6 phương án lựa chọn khác nhau. Các khả năng
B,C,D,E chỉ rõ nếu muốn sản xuất mặt hàng này nhiều thì mặt hàng kia phải
ít. Hai khả năng: A, F chỉ rõ nếu muốn tối đa mặt hàng này thì mặt hàng kia
bằng không.Do đó phải căn cứ vào lao động tài nguyên, kỹ thuật, nhu cầu và
hiệu quả để lựa chọn khả năng đầu tư sản xuất có hiệu quả tối đa. Giới hạn
khả năng sản xuất biểu thị sự lựa chọn mà xã hội có thể có.
Từ sự phân tích trên đưa ra quan điểm về hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Theo P.Samuelson, một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất.
Có thể biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất bằng đồ thị dưới đây.

Máy móc
15
14
12
9

0 1 2 3 4 Lương thực

149
2.2.4. Lý thuyết thất nghiêp
2.2.4.1. Ảnh hưởng của thất nghiệp
Hậu quả đau đớn nhất của suy thoái là thất nghiệp tăng lên. Thất nghiệp
cao, vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Là vấn đề kinh tế, nó là sự
lãng phí những nguồn lực quí báu. Là vấn đề xã hội, nó là căn nguyên của
những thiệt thòi to lớn vì công nhân thất nghiệp phải vật lộn với nguồn thu
nhập ngày càng eo hẹp.
Tác động kinh tế. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, trên thực tế, nền kinh tế sẽ
phải từ bỏ những hàng hóa dịch vụ mà những người thất nghiệp đáng lẽ sản
xuất ra.
Tác động xã hội. Thất nghiệp gây ra những thiệt hại về người và tâm lý xã
hội nặng nề. Những nghiên cứu về y tế cộng đồng chỉ ra rằng, thất nghiệp dẫn
đến sự suy sụp sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần: bệnh tim tăng cao hơn,
nghiện rượu và tự sát...
2.2.4.2. Các loại thất nghiệp
Thất nghiệp là những người không có việc làm, đang chờ để được đi làm
hoặc đang đi tìm việc làm.
Khi phân loại cơ cấu thị trường lao động, các nhà kinh tế xác định có ba
loại thất nghiệp: thất nghiệp cơ học, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ.
Thất nghiệp cơ học xuất hiện do di chuyển không ngừng của con người giữa
các vùng, giữa các công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Thất nghiệp cơ cấu là sự bất cập giữa cung và cầu về lao động. Sự bất cập
đó có thể xảy ra do cầu về một loại lao động nào đó tăng lên trong khi cầu một
loại khác giảm xuống, còn cung không điều chỉnh theo một cách nhanh chóng.
Thất nghiệp chu kỳ tồn tại khi nhu cầu chung về lao động thấp. Khi tổng
chi tiêu và sản lượng giảm, thất nghiệp tăng ở hầu khắp mọi nơi.
Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
Thất nghiệp tự nguyện là tình trạng thất nghiệp mà ở đó công nhân không đi
làm ở mức lương thị trường.
150
Đồ thị: Thất nghiệp tự nguyện
Mức lương S
D
Thất nghiệp tự nguyện

Có việc làm E
W F

Lao D
độngđđđđộ
AE: là số công nhân có việc làm với mức lương W, EF: là số công nhân
muốn đi làm nhưng ở mức lương cao hơn W. Do vậy EF là lượng thất nghiệp
tự nguyện. Nếu mức lương thay đổi linh hoạt sẽ không còn thất nghiệp nữa
Thất nghiệp không tự nguyện, là những người đang muốn làm việc với mức
lương hiện tại trên thị trường nhưng không tìm được việc làm.
Đồ thị : Thất nghiệp không tự nguyện

Mức lương D Thất nghiệp S


không tự nguyện
Có việc làm G
W H

E
W
S D

Lao động

Ở mức lương W’, số công nhân muốn đi làm nằm ở G, nhưng các doanh
nghiệp chỉ thuê ở H, vì vậy HG được coi là thất nghiệp không tự nguyện, có
nghĩa họ là những người đủ tiêu chuẩn muốn làm việc ở mức lương phổ biến
nhưng không thể tìm được việc làm.
Thất nghiệp không tự nguyện diễn ra do tiền lương không linh hoạt khi có
những biến động kinh tế lớn. Tính không linh hoạt tăng lên một phần do chi
151
phí của việc quản lý hệ thống tiền lương. Những chi phí này có thể thấy trong
quãng thời gian dài của những hợp đồng của nghiệp đoàn–thường là 3 năm.
Trong những thỏa thuận nghiệp đoàn, tiền công và lương tháng nói chung
được quy định không quá một lần một năm.
2.2.4.3. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp(%) là số người thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên biến đổi cùng chiều với khủng hoảng và mức độ
lạm phát trong nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phản ánh mức lạm phát do giá cả và tiền lương
gây ra. Do đó trong nền kinh tế thị trường hiện đại nếu ngăn chặn được mức
lạm phát cao thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ ở mức thấp.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn lớn hơn 0. Vì trong một quốc gia các hoạt
động kinh tếnhư thị hiếu đa dạng, mức cung cầu về số loại hàng hóa, dịch vụ
thường xuyên thay đổi tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có xu hướng tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng
là tăng thêm số thanh thiếu niên, người thiểu số, phụ nữ vào lực lượng lao
động, tác động của chính sách (như trợ cấp bảo hiểm) làm cho công nhân thất
nghiệp không tích cực tìm việc làm; do thay đổi cơ cấu sản xuất...
Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, cần cải thiện dịch vụ thị trường lao
động, mở các lớp đào tạo, loại bỏ những trở ngại về chính sách của chính phủ;
tạo ra việc làm công cộng.
2.2.5 . Lý thuyết lạm phát
2.2.5.1. Bản chất lạm phát
Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung.
Mứcgiá(nămt)−mứcgiá(nămt−1)
Tỷ lệ lạm phát ( năm t)= × 100%
Mứcgiá(nămt−1)

Ngày nay, người ta tính lạm phát bằng chỉ số giá cả, là mức trung bình
của giá tiêu dùng hay giá sản xuất. Thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi

152
nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). CPI đo lường chi phí của một lô hàng hóa
tiêu dùng so cới chi phí của lô hàng hóa đó trong một năm gốc cụ thể nào đó

Ví dụ: giả định người tiêu dùng mua ba hàng hóa: thực phẩm, nhà cửa và
dịch vụ y tế, 20% ngân sách chi cho thức phẩm, 50% cho nhà cửa, 30% cho
dịch vụ y tế. Coi năm 2015 là năm gốc, CPI là 100 ở năm gốc. Giả sử năm
2016 giá thực phẩm tăng lên 2%, giá nhà cửa tăng lên 6%,giá dịch vụ y tế tăng
lên 10%
CPI (2016)= (0,2 × 102)+(0,5 × 106)+ ( 0,3 ×110)=106,4

106,4−100
Tỷ lệ lạm phát (năm 2016)= × 100 = 6,4% 𝑚ộ𝑡 𝑛ă𝑚
100

Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá chung
giảm xuống.
Lạm phát bao gồm: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
Lạm phát vừa phải xảy ra khi giá cả tăng chậm, là lạm phát hàng năm một
chữ số.
Lạm phát phi mã là lạm phát trong phạm vi hai hoặc 3 chữ số trong năm
Siêu lạm phát diễn ra khi các nhà máy in tuôn ra tiền và giá cả bắt đầu tăng
lên gấp nhiều lần mỗi tháng
2.2.5.2. Tác động của lạm phát
Lạm phát tác động đến nền kinh tế bằng cách phân phối lại thu nhập và của
cải, và bằng cách làm giảm tính hiệu quả kinh tế.
Tác động đến phân phối lại thu nhập và của cải xảy ra thông qua ảnh
hưởng của nó đối với giá trị thực tế trên của cải của mọi người. Lạm phát
không dự đoán được thường phân phối lại của cải từ những người chủ nợ sang
con nợ, giúp đỡ người đi vay làm thiệt hại cho người cho vay.
Những tác động đến tính hiệu quả kinh tế. Lạm phát làm sai lệch tín hiệu
giá cả, sai lệch việc sử dụng đồng tiền, thuế suất và lãi suất thực tế. Mọi người

153
đi đến ngân hàng nhiều hơn, thuế có thể leo khung và thu nhập tính được có
thể bị bóp méo. Khi các ngân hàng trung ương có những biện pháp hạ thấp
lạm phát, chi phí thực tế của những biện pháp này về phương diện việc làm
và sản lượng có thể rất đau xót.
2.2.5.3. Nguồn gốc của lạm phát
Lạm phát có xu hướng dừng lại ở một mức từ năm này qua năm khác gọi
là lạm phát đã tính toán trước và được đưa vào các hợp đồng lao động và
những thỏa thuận trước.
Tỷ lệ lạm phát là một cân bằng ngắn hạn và tồn tại cho đến khi nền kinh
tế bị chấn động.

Những chấn động chính là cầu kéo và chi phí đẩy


Lạm phát do cầu kéo diễn ra khi nền kinh tế tới hoặc vượt qua mức sản
xuất tiềm năng, việc tăng mức cầu lúc này dẫn tới lạm phát. Trong trường hợp
này, với mức cung hạn chế về sản lượng thực tế, tăng cầu làm tăng giá, dẫn
đến tăng lạm phát.
Khi chi phí đẩy giá lên ngay cả trong thời kỳ tài nguyên không được sử
dụng hết, khủng hoảng diễn ra, gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Đây là hiện
tượng mới của nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Nguyên nhân là : Tăng tiền
lương, làm tăng chi phí sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng giá. Tăng giá
dầu lửa và các sản phẩm sơ khai.
2.2.5.4. Những biện pháp kiểm soát lạm phát
Chấp nhận mức lạm phát và suy thoái kinh tế. Giữa lạm phát và thất nghiệp
có mối quan hệ trao đổi. Để giảm lạm phát phải tăng thất nghiệp và ngược lại.
Dùng “chỉ số hóa” và những kỹ thuật thích ứng. Chỉ số hóa là một cơ chế,
theo đó, người ta miễn dịch một phần hoặc hoàn toàn thay đổi ở trong mức
giá nói chung.
Kiểm soát giá cả và tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện.
Dựa vào kỷ luật của thị trường cạnh tranh để hạn chế việc tăng giá cả và lương

154
Sử dụng chính sách thu nhập dựa trên thuế, như trợ cấp cho những người mà
tiền lương hoặc giá cả tăng chậm, đánh thuế vào những người làm tăng lạm
phát.
2.2.6. Lý thuyết tăng trưởng, phát triển kinh tể ở các nước đang phát triển

2.2.6.1. Lý thuyết cất cánh


Nhà kinh tế Mỹ W.Rostow đưa ra lý thuyết cất cánh nhằm nhấn mạnh các
giai đoạn tăng trưởng kinh tế trong lịch sử xã hội. W.Rostow cho rằng, để
phát triển kinh tế những nước này phải trải qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn xã hội truyền thống: Giai đoạn này năng suất lao động thấp, đời
sống vô cùng thiếu thốn, xã hội kém năng động, đại bộ phận dân cư tập trung
ở nông thôn. Kinh tế nông nghiệp giữ vị trí thống trị.
Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Trong giai đoạn này tầng lớp chủ xí nghiệp
nhỏ xuất hiện,họ có khả năng thực hiện đổi mới, xây dựng phát triển cơ cấu
hạ tầng đặc biệt là giao thông,điện nước..Xuất hiện các nhân tố tăng trưởng
và một số lĩnh vực có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng
Giai đoạn cất cánh: Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định ,giống như chiếc
máy bay chỉ có thể bay sau khi đã có được một vận tốc tới hạn.Để đạt tới giai
đoạn này, phải tăng tỉ lệ đầu hàng năm từ 5-10%GDP, phải xây dựng những
lĩnh vực công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả,đóng vai trò
như “lĩnh vực đầu tầu”. Một khi “lĩnh vực đầu tầu” tăng nhanh thì ... tăng
trưởng sẽ được duy trì và xuất hiện cất cánh. Tăng trưởng đem lại lợi nhuận,
lợi nhuận được tái đầu tư, vốn, năng suất và thu nhập theo bình quân đầu người
tăng vọt. Vòng tăng trưởng kinh tế bắt đầu chuyển động, phải xây dựng bộ
máy chính trị xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực các khu vực hiện đại,
tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Muốn vậy giới lãnh đạo phải là những
người vững về chính trị, biết sử dụng kỹ thuật và tăng cường quan hệ kinh tế
đối ngoại

155
Giai đoạn chín muồi về kinh tế: giai đoạn này cần tiếp tục tăng đầu tư lên
từ 10-20%GDP. Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại được xây dựng như:
Luyện kim, hóa chất, điện lực... Cơ cấu kinh tế xã hội biến đổi, đời sống vật
chất, tinh thần của xã hội được cải thiện .
Giai đoạn kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt: đây là giai đoạn quốc gia hưng
thịnh, xã hội hóa sản xuất và năng suất tăng cao. Hàng hóa được sản xuất ra
với số lượng lớn, giá thành hạ, chất lượng cao, chủng loại đa dạng đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của quần chúng. Nhưng đay cũng là giai đoạn xuất
hiện sự giảm sút của tăng trưởng.
2.2.6.2. Lý thuyết cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài.
Theo P.Samuelson, đối với những nước đang phát triển, muốn tăng trưởng
và phát triển kinh tế cần phải dựa vào bốn nhân tố: Nguồn nhân lực, nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vốn và công nghệ.
Nguồn nhân lực: So với các nước tiên tiến, các nước đang phát triển mức
thu nhập theo đầu người thấp, sức khỏe của nhân dân kém, tuổi thọ trung bình
thấp nên thành tựu văn hóa còn thấp. Do đó phải cải thiện đời sống, tăng mức
dinh dưỡng nâng cao sức khỏe cho người lao động để họ làm việc có năng
suất cao hơn. Muốn vậy phải xây dựng bệnh viện, mở rộng hệ thống phục vụ
chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường... Đồng thời phải chú trọng đầu tư cho
giáo dục đào tạo, xóa nạn mù chữ, đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao...
Nguồn tài nguyên thiên nhiên:Nguồn tài nguyên có giá trị nhất của các
nước đang phát triển là đất canh tác. Phần lớn lực lượng lao động ở các nước
đang phát triển được thu hút vào nghề nông. Do đó việc sử dụng đất có hiệu
quả, nghĩa là kết hợp quá trình khai thác với việc bảo vệ, bồi bổ đất đai tránh
sự lãng phí nguồn tài nguyên sẽ góp phần to lớn để nâng cao sản lượng của
một nước nghèo. Hơn nữa, nên có hình thức sở hữu thích hợp để kích thích
các chủ trang trại đầu tư vốn, kỹ thuật để sản xuất kinh doanh.

156
Về vốn:Cùng với nguồn nhân lực và tài nguyên, vốn là một nhân tố quan
trọng quyết định thành bại của một nền kinh tế. Muốn có vốn phải có tích lũy
vốn và hạn chế tiêu dùng. Đối với các nước nghèo tích lũy vốn từ nội bộ nền
kinh tế thấp. Có thể vay vốn của nước ngoài dưới nhiều hình thức, song cũng
đề phòng nợ và khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Gần đây vấn đề đầu tư của các
nước giàu sang các nước nghèo trở nên khó khăn hơn, vì vậy tư bản đang là
vấn đề nan giải đối với nước nghèo.
Về công nghệ: Kỹ thuật công nghệ là yếu tố có vai trò quan trọng đối với
sự tăng trưởng phát triển kinh tế. Các nước đang phát triển có trình độ kỹ thuật
rất kém nhưng có lợi thế tiềm năng lớn là dựa vào tiến bộ công nghệ của các
nước tiên tiến. Đây là con đường rất hiệu quả để nắm bắt được khoa học công
nghệ quản lý và kinh doanh của các nước tiên tiến phục vụ mục tiêu tăng
trưởng và phát triển.
Như vậy, ở các nước đang phát triển, cả bốn nhân tố trên đều ở tình trạng
khan hiếm. Việc kết hợp các yếu tố này gặp nhiều trở ngại. Các nước này đều
nằm trong cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Biểu hiện ở sơ đồ:

Tiết kiệm và đầu tư thấp

Thu nhập bình Tốc độ tích lũy


quân thấp Vốn thấp

Năng suất thấp

Đối với các nước nghèo, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi
có một “cú huých từ bên ngoài”
Nghĩa là phải có đầu tư tư bản từ bên ngoài vào các nước nghèo. Để thu hút
đầu tư, họ phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi để kích thích đầu tư.
Câu hỏi ôn tập

157
1. Sự hình thành và đặc điểm các học thuyết kinh tế của trường phái Chủ nghĩa
tự do mới
2. Lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức
3. Lý thuyết trọng tiền ở Mỹ
4. Nội dung lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp cuae P.Samuelson
5. Lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn
6. Lý thuyết thất nghiệp và lạm phát
7. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước Đang phát triển

158
CHƯƠNG 9
CÁC HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Cơ sở hình thành các học thuyết về thương mại quốc tế.


1.1. Khái niệm, vai trò và cơ sở hình thành thương mại quốc tế.
1.1.1. Khái niệm: Thương mại quốc tế là sự mở rộng hoạt động thương mại ra
khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước. Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hóa, dịch
vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.1.2. Cơ sở hình thành thương mại quốc tế
Quy luật vận động của lưu thông hàng hóa là hàng hóa được di chuyển từ
nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Thương mại quốc tế ra đời dựa trên
hai cơ sở kinh tế khách quan:
Thứ nhất: Các nước trên thế giới có các điều kiện sản xuất thuận lợi, khó
khăn khác nhau do khác nhau về điều kiện tự nhiên, đất đai, tài nguyên thiên
nhiên, lao động, kỹ thuật, tư bản… Mỗi nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất
những mặt hàng mà nước mình có thể sản xuất với chi phí thấp nhất để đổi
lấy những mặt hàng của nước khác mà đối với họ là có lợi hơn. Nguyên tắc
trao đổi này dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối.
Thứ hai:Thương mại quốc tế được tiến hành ở một nước sản xuất được tất
cả các mặt hàng với chi phí thấp sản xuất hơn so với các nước khác. Đa dạng
hóa sản xuất và trao đổi hàng hóalà lý do cơ bản cho các quốc gia tham gia
vào thương mại quốc tế. Nguyên tắc trao đổi này dựa trên lý thuyết lợi thế so
sánh.
Thương mại quốc tế ra đời khi kinh tế hàng hóa phát triển, lưu thông hàng
hóa vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành trao đổi hàng hoá quốc tế.
1.1.3. Vai trò của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế có vai trò quan trọng với mỗi quốc gia và quốc tế:
Thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng ở một nước, cho phép
một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn mức
159
có thể tiêu dùng với giới hạn khả năng sản xuất trong nước khi nước đó chưa
thực hiện thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tế lịch sử đã chứng minh, các nước có nền
ngoại thương vững mạnh, năng động sẽ có tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh
tế nhanh, bền vững và ngược lại.
1.1.4. Các công cụ của thương mại quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế sử dụng các công cụ: Tỷ giá hối đoái, cán
cân thanh toán quốc tế, hạn ngach (cô ta), thuế quan bảo hộ, hàng rào phi thuế
quan và hàng rào phi thuế quan.
Để so sánh sức mua, giá cả giữa các đồng tiền quốc gia với nhau người ta
dùng khái niệm tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái: là sự so sánh giá trị giữa các đồng tiền hay sự so sánh sức
mua giữa các đồng tiền của các quốc gia. Tỷ giá hối đoái là giá cả của đơn vị
tiền tệ một nước được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác ở một thời
điểm và tại một thị trường nhất định.
Cán cân thanh toán quốc tế: là một loại tài khoản phản ánh mọi mối quan
hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là quan hệ xuất nhập khẩu của một nước với các
nước khác trên thế giới trong một thời kỳ nhất định. K.Marx gọi cán cân thanh
toán là cán cân những khoản tiền đến hạn phải thanh toán ngay.
Vậy, cán cân thanh toán quốc tế là biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao
dịch ngoại tệ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới.
Thuế quan: là một loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu nhằm mang lại
nguồn thu cho Chính phủ.
Hàng rào thuế quan: gồm những hạn chế hay quy định không chính thức
khiến cho các nước gặp khó khăn khi bán hàng hoá của mình ra nước ngoài.
Hàng rào phi thuế quan: là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản
trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình
đẳng. Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu.
160
Hình thức của hàng rào phi thuế quan rất phong phú, gồm: Các biện pháp hạn
chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ thuật,
các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành
chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời.
Hạn ngạch (côta):là hạn mức đối với hàng nhập khẩu.
Hạn ngạch cũng có ảnh hưởng như thuế quan, nó ngăn chặn không cho lợi
thế so sánh của các nước khác nhau được quyết định giá cả và sản lượng hàng
hoá trên thị trường thế giới.
Về bản chất, thuế quan và hạn ngạch là giống nhau, không có sự khác biệt.
Song hạn ngạch và thuế quan có sự khác nhau: Thuế quan mang lại nguồn thu
cho Chính phủ, có thể cho phép giảm bớt các loại thuế khác và do đó bù đắp
một phần những tổn thất gây ra cho người tiêu dùng các nước xuất khẩu. Hạn
ngạch thu lợi nhuận do sự chênh lệch giá, mang lại lợi ích cho những người
may mắn có giấy phép nhập khẩu. Bởi vậy, để có được hạn ngạch, người được
cấp hạn ngạch có thể hậu đãi hoặc hối lộ quan chức đã cấp giấy phép cho họ.
1.2. Các nguyên lý cơ bản của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế được thực hiện trên hai nguyên lý cơ bản: Nguyên
lý lợi thế so sánh và nguyên lý thuế quan bảo hộ.
1.2.1. Nguyên lý lợi thế so sánh: nguyên lý này do David Ricardo đưa ra và
sau này được K Marx, V.I.Lênin và P.Samuelson phát triển.
Nội dung lý thuyết lợi thế so sánh: Mỗi nước có đặc điểm khác nhau về
điều kiện tự nhiên, đất đai, lao động, kỹ thuật, tư bản, năng suất lao động nên
có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về sản xuất một mặt hàng nào đó, lợi ích
thương mại quốc tế là rõ ràng. Song nếu một nước có thể sản xuất có hiệu quả
hơn nước khác nhiều mặt hàng thì điều gì sẽ xảy ra?
Các nước cần phải lựa chọn mặt hàng để chuyên môn hóa sản xuất theo
công thức sau:
Chi phí sản xuất sản phẩm A của nước X so với chi phí sản xuất của thế giới
nhỏ hơn chi phí sản xuất sản phẩm B của nước X so với thế giới.
161
Chi phí sản xuất sản phẩm A Chi phí sản xuất sản phẩm B
của nước X của nước X
<
Chi phí sản xuất sản phẩm A Chi phí sản xuất sản phẩm B
của thế giới của thế giới
Nước X chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm A còn thế giới chuyên môn
hóa sản xuất sản phẩm B, cụ thể ta có ví dụ sau:
Yêu cầu lao động cho sản xuất ở Mỹ và Pháp để
Sản phẩm sản xuất 1 đơn vị sản phẩm
ở Mỹ ở Pháp
1 đơn vị bơ 1 giờ lao động 3 giờ lao động
1 đơn vị pho mát 2 giờ lao động 4 giờ lao động

Do trình độ năng suất lao động khác nhau nên Mỹ có chi phí sản xuất để
sản xuất ra bơ và pho mát thấp hơn Pháp nên Mỹ có lợi thế tuyệt đối về sản
xuất bơ và pho mát. Song trong điều kiện thương mại quốc tế, nếu áp dụng
nguyên tắc lợi thế so sánh để chuyên môn hóa sản xuất thì cả hai nước đều có
lợi. Theo nguyên tắc lợi thế so sánh ta có:
Chi phí để sản xuất 1 đơn vị bơ ở Mỹ 1
N= =
Chi phí để sản xuất 1 đơn vị bơ ở Pháp 3
Chi phí để sản xuất 1 đơn vị pho mát ở Mỹ 2 1
M= = =
Chi phí để sản xuất 1 đơn vị pho mát ở Pháp 4 2

N < M. Vậy Mỹ chuyên môn hóa sản xuất bơ còn Pháp chuyên môn hóa
sản xuất pho mát. Cả hai nước đều có lợi.
Khi chưa thực hiện thương mại quốc tế, tiền lương thực tế 1 giờ lao động
ở Mỹ là 1 đơn vị bơ hay 1 đơn vị pho mát. Còn tiền lương thực tế của 1 giờ
lao động ở Pháp là 1 đơn vị bơ hay 1/4 đơn vị pho mát. Như vậy, năng suất
lao động ở Mỹ cao hơn ở Pháp trong sản xuất cả hai mặt hàng. Do điều kiện
cạnh tranh ở Mỹ và Pháp khác nhau nên giá cả hai mặt hàng ở Mỹ pho mát
đắt gấp đôi bơ, còn ở Pháp pho mát chỉ bằng 1/3 bơ. Nếu Mỹ chuyên môn hóa
sản xuất bơ còn Pháp chuyên môn hóa sản xuất pho mát thì khi thực hiện
162
thương mại quốc tế, nếu giả định không có thuế quan và chi phí vận tải không
đáng kể thì Mỹ sẽ có lợi trong việc mua pho mát của Pháp còn Pháp sẽ có lợi
trong việc mua bơ của Mỹ. Tiền lương thực tế 1 giờ lao động cũng có sự thay
đổi, 1giờ lao động ở Mỹ mua được 1 đơn vị bơ nhưng bây giờ có thể mua
được 3/4 đơn vị pho mát (trước chỉ mua được 1/2 đơn vị pho mát). Còn tiền
luơng thực tế 1giờ lao động ở Pháp vẫn mua được 1/4 đơn vị pho mát nhưng
bây giờ mua được 1/2 đơn vị bơ (trước mua được 1/3 đơn vị bơ). Như vậy,
khi tham gia thương mại quốc tế, tiền lương thực tế ở Mỹ và Pháp đều tăng,
tiêu dùng ở cả hai nước đều mở rộng.
Ví dụ minh họa lợi thế so sánh ở trên được thể hiện bằng đường giới hạn khả
năng sản xuất như sau:
Giả định: Mỹ và Pháp đều có 600 giờ lao động, dân số như nhau:
H1. H2.
Pho mát Pho mát

450

300
150

600 Bơ 200 300Bơ

Với ví dụ trên, ta có hai hình biểu hiện giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ
(H1), của Pháp (H2). Đường liền nét là trước khi có thương mại quốc tế,
đường nét rời là sau khi thực hiện thương mại quốc tế. Giả định giá cả so sánh
về hai loại hàng hóa của mỗi nước không thay đổi. Đường liền nét của Mỹ có
hệ só góc 1/2, của Pháp là 3/4. Đường nét rời của Mỹ có hệ số góc 3/4, của
Pháp là 1/2. Đường giới hạn khả năng sản xuất của Pháp lùi vào sâu hơn so

163
với Mỹ, vì năng suất lao động của Pháp thấp hơn so với năng suất lao động
của Mỹ ở cả hai mặt hàng. Như vậy, nhờ tham gia thương mại quốc tế mà cả
hai nước đều có khả năng tiêu dùng ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất
của chính nước mình.
1.2.2. Nguyên lý thuế quan bảo hộ
Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu.
Hạn mức là mức giới hạn về khối lượng hàng hoá nhập khẩu.
Thực chất của thuế quan chính là hàng rào của thương mại quốc tế. Đó là
công cụ hữu hiệu nhất để bảo hộ cho nền kinh tế của một quốc gia hay một
khu vực. Cần phân biệt: thuế quan cấm đoán và thuế quan không cấm đoán.
Thuế quan có tính chất cấm đoán là mức thuế rất cao làm người ta nản lòng
không nhập khẩu, cấm đoán việc buôn bán những mặt hàng nào đó.
Thuế quan không có tính chất cấm đoán là mức thuế quan cao vừa phải
nhằm bảo hộ thị trường, nó làm giảm sút chứ không xóa bỏ thương mại.
Thuế quan và hạn mức là những hàng rào thương mại quốc tế nhằm bảo hộ
thị trường, giảm khối lượng hàng tiêu dùng và hàng nhập khẩu, tăng khả năng
sản xuất trong nước, tăng thu nhập cho chính phủ (H3)

164
H3. Tác động của thuế quan về một mặt hàng A

P (giá cả) D S
($) Mức cung trong nước Mức cầu trong nước

8

H J
6p2

C B
E A F
4p1 
K
I
S
D
2 
0 250 300 Q Khối lượng
100 150 200
Khi không có thuế quan: Với mức sản lượng tiêu thụ của thị trường
thế giới thì giá cả mặt hàng A là 4 USD, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm A là 300,
sản xuất sản phẩm A trong nước đạt 100 (P1E), nhập khẩu mặt hàng A là 200
(EF). Nếu mức thuế quan là 2 USD trong một đơn vị sản phẩm A, thì giá cả
một đơn vị sản phẩm A sẽ là 6 USD. Khối lượng sản xuất trong nước tăng EI
(150 - 100 = 50 đơn vị sản phẩm), mức xuất khẩu hàng hóa A giảm từ EF (200
đơn vị sản phẩm) xuống còn HJ (250 - 150 = 100 đơn vị sản phẩm). Tiêu dùng
trong nước giảm KF (300 - 250 = 50 đơn vị sản phẩm).
Thuế quan làm tăng chi phí sản xuất trong nước, thiệt hại trong việc thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng và làm tăng thu nhập cho chính phủ. Cụ thể: Vùng A
minh họa chi phí sản xuất trong nước tăng. Việc sản xuất thêm 50 đơn vị sản
phẩm (EI) không có hiệu quả vì gây thiệt hại 50 USD. Vùng B minh họa sự
thiệt hại trong thỏa mãn tiêu dùng. Do mặt hàng A tăng giá làm giảm nhu cầu
tiêu dùng 50 đơn vị sản phẩm tức giảm 50 USD. Vùng C nói lên tăng thu nhập
cho chính phủ là 200 USD. Bởi vậy, khi áp dụng thuế quan ở các mức khác

165
nhau cần phải tính toán kỹ lưỡng giữa cái lợi mang lại cho chính phủ, doanh
nghiệp với cái hại cho người tiêu dùng.
Thuế quan có thể làm thay đổi điều kiện thương mại theo hướng có lợi cho
một nước lớn đồng thời làm thiệt hại cho các bạn hàng của nước đó. Điều kiện
thực hiện thương mại là tỷ lệ giữa giá tối ưu làm cho giá cả hàng hóa tăng lên
so với giá cả hàng hóa đó ở nước ngoài, nên mức cầu trong nước về mặt hàng
hóa đó sẽ giảm xuống. Nếu mức cầu về mặt hàng A trong nước này là một bộ
phận đáng kể của mức cầu thế giới thì giá cả mặt hàng đó ở thế giới cũng bị
giảm xuống. Như vậy, phần chênh lệch do thuế quan mang lại sẽ rơi vào người
nước ngoài.
Thuế quan có thể đóng góp vào giảm tỷ lệ thất nghiệp vì: với một mức
thuế quan hợp lý sẽ nâng mức cung trong nước và giảm mức cầu nhập khẩu
dẫn đến làm tăng GNP thực tế và giảm thất nghiệp (vùng A trong đồ thị)
Vậy thuế quan có tác động nhiều chiều đến sự phát triển kinh tế của một
quốc gia. Việc áp dụng nguyên tắc thuế quan bảo hộ cần phải được cân nhắc
thận trọng phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ của mỗi nước, và
đối với từng mặt hàng.
2. Một số học thuyết về thương mại quốc tế.
2.1. Lý thuyết thương mại quốc tế trước K.Marx.
2.1.1. Lý thuyết thương mại quốc tế của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa
trọng nông
Giai đoạn đầu của chủ nghĩa trọng thương (Hệ thống tiền tệ): các nhà kinh
tế trọng thương chủ trương tích lũy vàng, cấm xuất khẩu vàng và thực hiện
cán cân thương mại xuất siêu để làm giàu cho quốc gia. W. Staford đã có tư
tưởng đề nghị Chính phủ Anh cấm xuất khẩu tiền, đồng thời quy định tỷ giá
hối đoái bắt buộc để thực hiện thương mại quốc tế. Đến giai đoạn sau(Hệ
thống trọng thương), Thomas Mun đã nhận thấy vai trò của thương mại quốc
tế làm tăng nhanh sự giàu có của một quốc gia, xuất khẩu tiền là công cụ và
thủ đoạn để làm giàu và từ đó đề ra hai phương thức thực hiện thương mại
166
xuất siêu. Antoire Monchien nhấn mạnh vai trò của thương mại quốc tế chính
là nguồn gốc làm tăng tài sản quốc gia “ngoại thương như máy bơm”.
Các nhà kinh tế thuộc trường phái trọng nông cũng có tư tưởng thừa nhận
xuất khẩu hàng hóa và vai trò của thương mại quốc tế. Frangcois Quesnay
ủng hộ tư tưởng mậu dịch tự do cả trong và ngoài nước. Theo F.Quesnay, bất
cứ bộ phận nào của thu nhập cũng chỉ được xuất khẩu ra nước ngoài để đổi
lấy tiền hay hàng hoá là việc bình thường.
2.1.2. Học thuyết thương mại quốc tế của David Ricardo.
Tư tưởng của D. Ricardo về lợi thế so sánh đã chỉ ra rằng, một nền kinh tế
muốn đạt hiệu quả cao cần phải gắn mình với phần còn lại của thế giới để lựa
chọn chính sản phẩm mà nước mình có lợi thế so sánh. Đây chính là tư tưởng
quan trọng đặt nền móng cho lý thuyết nền kinh tế mở, hội nhập vào nền kinh
tế thế giới. Trong cương lĩnh kinh tế của David Ricardo, học thuyết thương
mại quốc tế gồm các nội dung sau:
Một: D.Ricardo tán thành mậu dịch tự do.
Hai: Không thể có nhập khẩu lâu dài một loại hàng hoá mà lại không có xuất
khẩu hàng hóa khác và ngược lại.
Ba: Món thưởng xuất khẩu hay lợi nhuận xuất khẩu, không phải là việc nâng
cao hay hạ thấp giá cả hàng hóa trong thị trường nội địa mà là hạ thấp giá cả
đó đối với người tiêu thụ hàng hóa ở nước ngoài.
Bốn: Chỉ có thể điều tiết ngoại thương bằng cách thay đổi giá cả tự nhiên chứ
không phải thay đổi giá trị tự nhiên. Việc thay đổi giá cả tự nhiên do có sự
thay đổi trong việc phân phối của kim loại quý gây ra..
Năm: D.Ricardo ủng hộ tư tưởng bảo vệ mậu dịch tự do. Ông cho rằng, thương
mại là sự trao đổi lẫn nhau những tiện nghi và những vật xa xỉ. Việc mở rộng
buôn bán sẽ đem lại cho nhân dân mỗi nước khả năng xác lập được một sự
phân công lao động đúng đắn nhất, sử dụng tư liệu sản xuất có lợi nhất để có
được hàng hóa tốt hơn, rẻ hơn.

167
D.Ricardo chứng minh ngoại thương làm tăng khối lượng của đồ vật chứ
không làm tăng tổng số giá trị. Nhập khẩu nhiều là tiền đề cho xuất khẩu rộng
rãi các loại hàng hóa. Ngoại thương sẽ tồn tại trong bất cứ điều kiện nào, do
những quy luật kinh tế quyết định.
Sáu: Thương mại quốc tế đòi hỏi phân công lao động quốc tế, thực hiện
chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao.
Một nước có thể phát huy được những lợi thế tối đa của những lĩnh vực
sản xuất của mình đang được giá cao nhất, sản phẩm ít bị cạnh tranh hơn.
D.Ricardo đã lấy ví dụ chứng minh: Nếu Bồ Đào Nha không có một mối
liên hệ thương mại quốc tế nào với nước khác thì phải sử dụng một phần tư
bản và công nghiệp của nước mình để sản xuất hàng da và hàng ngũ kim cần
thiết cho tiêu dùng trong nước thay cho việc sản xuất rượu vang là một mặt
hàng có thế mạnh truyền thống. Nhưng vì có thương mại quốc tế nên Bồ Đào
Nha vẫn sản xuất rượu vang nhưng được dùng để tiêu dùng ở nước khác và
nước đó bắt buộc phải dành ra một phần tư bản để chế tạo ra những mặt hàng
đó. Như vậy, nhờ thương mại quốc tế đã tạo ra sự phân công lao động, chuyên
môn hóa sản xuất ở phạm vi quốc tế .
Bảy:Hiệu quả tương đối quyết định việc sản xuất chuyên môn hóa. D.Ricardo
lấy quy tắc năng suất tương đối, chi phí tương đối làm cơ sở để lựa chọn xem
ai nên sản xuất mặt hàng nào, lĩnh vực nào để anh ta được đặt vào một cách
tương đối tốt nhất.
Giả định, nếu cả hai người đều biết làm giày và làm mũ, một người có thể
giỏi cả hai nghề, nhưng khi làm mũ anh ta giỏi hơn đối thủ của mình 20%,
còn khi làm giày anh ta lại giỏi hơn đối thủ của mình 30%. Như vậy, để người
thợ giỏi nhất chuyên làm giày, còn người thợ kém hơn chỉ làm mũ thì sẽ có
lợi cho cả hai người.
Tám: Tự do trao đổi làm giàu cho một nước bằng cách với tay tới sự giàu có
của nước khác.

168
D.Ricardo lấy ví dụ: nước Anh có thế mạnh trong sản xuất vải dạ cả về
chất lượng và giá thành hơn là sản xuất rượu vang. Như vậy, nước Anh có lợi
khi nhập rượu vang và xuất khẩu vải dạ. Ngược lại, nước Pháp việc chế biến
rượu vang vốn có thế mạnh và nổi tiếng thế giới. Cho nên Pháp sẽ có lợi khi
xuất khẩu rượu vang và nhập khẩu vải dạ.
Tư tưởng thương mại quốc tế của D.Ricardo biểu hiện cho thời kỳ kinh tế
phát triển mạnh ở nước Anh. Họ cung cấp hàng hóa cho cả thế giới. Bằng
thương mại quốc tế, nước Anh đã khai thác triệt để các yếu tố ngoại thương
để làm giàu cho quốc gia. Học thuyết thương mại quốc tế của D.Ricardo không
chỉ phán ánh trình độ phát triển nền ngoại thương của nước Anh mà còn đánh
dấu bước phát triển mới của tư tưởng thương mại quốc tế.
2.1.3. Học thuyết thương mại quốc tế của John Stuart Mill.
Lý thuyết thương mại quốc tế của D.Ricardo chưa nói tới giá trị quốc tế. Do
vậy, J.S.Mill không dựa trên chi phí so sánh mà dựa vào giá trị trao đổi và nêu
ra nguyên tắc: Quốc gia nào mà sản phẩm của mình có nhu cầu được ưa
chuộng nhất ở nước ngoài thì quốc gia đó thu được nhiều lợi nhuận nhất trong
trao đổi hàng hóa. Ví dụ, nếu hoa quả của Pháp được dân chúng nước Anh ưa
thích thì gía cả của nó sẽ tăng, nhờ đó khi đổi hoa quả lấy than ở Anh thì sẽ
được nhiều than hơn và ngược lại.
John Stuart Mill lấy ví dụ 2 nước Anh và Bồ Đào Nha. Ở Anh, khi trao đổi
trong nước: 5 mét vải đổi được 100 lít rượu. Ở Bồ Đào Nha, khi trao đổi trong
nước: 5 mét vải đổi được 150 lít rượu.
Nếu 2 nước trao đổi với nhau: Anh xuất vải và nhập rượu, Bồ Đào Nha
xuất rượu và nhập vải. Tỷ lệ trao đổi diễn ra như sau:
Anh xuất 5 mét vải có thể mua được 110, hoặc 120, 130, 140,149 (nhỏ hơn
150) lít rượu của Bồ Đào Nha. Nếu bằng 150 lít thì Bồ đào Nha không nhập
vải nữa mà tự sản xuất vải. Vậy ranh giới trao đổi ở đây là:

169
Ở nước Anh Ở Bồ Đào Nha
5mét vải và 5 mét vải 5 mét vải và 5 mét vải
100 lít rượu 150 lít rượu 150 lít rượu 100 lít rượu
Vậy 5 mét vải ở Anh và 5 mét vải ở Bồ Đào Nha
150 lít rượu 100 lít rượu
là ranh giới trên và dưới trong trao đổi giữa hai nước. Giữa Anh và Bồ Đào
Nha có điểm trung gian C = 5mét vải/ 125 lít rượu, tại C hai nước trao đổi đều
thu được lợi nhuận như nhau. Còn, từ 5mét vải đổi được dưới 125 mét vải là
có lợi cho Bồ Đào Nha, từ 5 mét vải đổi được 130 đến 149 lít rượu là có lợi
cho nước Anh.
Độ chênh lệch đó J.S.Mill gọi là giá trị quốc tế. Mức độ chênh lệch nhiều
hơn hay ít hơn phụ thuộc vào mức độ nhu cầu về sản phẩm của nước này ở
nước kia. Nếu thị hiếu vải ở Anh rất lớn đối với Bồ đào Nha thì họ sẵn sàng
đổi một lượng rượu lớn để lấy vải, và ngược lại.
J.S.Mill quan niệm: Trao đổi quốc tế được điều tiết bởi những chi phí tương
đối và mức cầu tương đối. Cầu tương đối lại phụ thuộc vào mức thu nhập ở
mỗi nước và chi phí tương đối phụ thuộc hai nhân tố: trình độ phát triển khoa
học kỹ thuật và những nguồn lực sẵn có của từng quốc gia.
2.2. Học thuyết thương mại quốc tế của chủ nghĩa Mác- Lênin
Giữa thế kỷ XIX, kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triển, thương mại
quốc tế ngày càng mở rộng và được tổ chức lại. Thương mại độc quyền trao
đổi không ngang giá được thay thế bởi kiểu ngoại thương do chủ nghĩa tư bản
đề ra. Đây chính là cơ sở làm xuất hiện tư tưởng thương mại quốc tế của chủ
nghĩa Mác.
2.2.1. Nội dung học thuyết thương mại quốc tế của K.Marx-Angghen
Một là: Thị trường quốc tế, thương mại quốc tế là đòn bẩy mạnh nhất để phát
triển nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Ăngghen khẳng định: Xuất khẩu
của nước Anh theo chu kỳ 10 năm, cứ 10 năm sau sẽ lớn hơn 10 năm trước.
Bởi vậy, nhập khẩu cũng là dấu hiệu của thị trường mở rộng.
170
Hai là: Trong Bộ tư bản, K.Marx đã dành một chương bàn về kim loại quý
và tỷ giá hối đoái phát sinh trên cơ sở thương mại quốc tế phát triển.
Thương mại quốc tế xuất - nhập khẩu cả kim loại quý, kim loại quý chạy
ra nước ngoài và đều trở về theo quy luật nhất định. Việc xuất khẩu bạc sang
châu Á đã phát triển một cách phi thường, trước hết là buôn bán của châu Âu,
châu Mỹ với châu Á.Số bạc do châu Âu xuất khẩu đã được bù lại phần lớn
bằng số vàng đã nhập vào.Bất cứ lúc nào cũng có xuất - nhập khẩu kim loại
quý qua lại giữa các nước.
Ba là: K.Marx đã tìm ra mối liên hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái với khủng
hoảng kinh tế. Khủng hoảng kinh tế bao giờ cũng nổ ra sau khi tỷ giá hối đoái
bị đảo lộn, nghĩa là khi nhập khẩu kim loại quý lớn hơn việc xuất khẩu. Những
kim loại quý bị chạy ra nước ngoài thì đa phần đều biểu hiện của triệu chứng
ngoại thương bị thay đổi.
Bốn là: K.Marx đã khẳng định tỷ giá hối đoái chính là phong vũ biểu cho sự
vận động của vật liệu tiền trên quy mô quốc tế.
Nếu nước Anh phải thanh toán cho nước Đức nhiều hơn là nước Đức phải
thanh toán cho nước Anh thì giá trị của đồng mác Đức phải tính thành livơrơ
stecling (hay bảng Anh) sẽ tăng lên ở Luân Đôn, còn ở Beclin giá của đồng
stecling tính thành mác Đức sẽ giảm xuống.
Năm là: Theo bảng cân đối thương mại của nước Anh, tỷ giá hối đoái biến đổi
do các nguyên nhân sau:
- Chênh lệch lúc đó cần phải thanh toán, bất kể do nguyên nhân gì.
- Đồng tiền của nước đó bị mất giá, dù là tiền gì.
- Tùy thuộc vào sự biến động về giá trị so sánh giữa bạc và vàng nếu hai
nước cùng dùng hai kim loại quý đó làm tiền.
Học thuyết thương mại quốc tế được K.Marx-Angghen phân tích khá toàn
diện và sâu sắc trong điều kiện nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
2.2.2. Sự phát triển, bổ sung của V.I.Lênin đối với học thuyết thương mại quốc
tế của K.Marx-Ăngghen
171
V.I.Lênin phát triển học thuyết thương mại quốc tế của K.Marx-Angghen
và bổ sung bằng lý thuyết độc quyền ngoại thương, lý thuyết bàn về cái gọi là
thị trường. Trong độc quyền ngoại thương có độc quyền ngoại tệ.
V.I.Lênin phát triển, bổ sung vào học thuyết thương mại quốc tế của Marx-
Ăngghen những nội dung sau:
Một là: Thị trường là do phân công lao động xã hội tạo ra. Phân công lao động
quốc tế là cơ sở hình thành thị trường quốc tế, thương mại quốc tế.
Ở trình độ phân công lao động nhỏ hẹp thì có thị trường địa phương hạn
hẹp - thị trường thời đại phong kiến.
Ở trình độ phân công lao động quốc gia thì có thị trường quốc gia.
Ở trình độ phân công lao động quốc tế thì có thị trường quốc tế.
Hai là: Một nước muốn bảo vệ nền độc lập tự chủ, muốn có sự phụ thuộc
nhưng không bị lệ thuộc, muốn bảo hộ sản xuất trong nước thì phải có độc
quyền ở mức độ nhất định. Trong điều kiện thương mại quốc tế không ngang
sức, muốn bảo vệ độc lập, tự chủ phải thực hiện độc quyền ngoại thương trong
đó có độc quyền ngoại tệ.
Ba là: Đặc trưng của thương mại quốc tế thời kỳ độc quyền là xuất khẩu tư
bản, đi liền với thương mại quốc tế, xuất khẩu tư bản thì có tư bản tài chính
quốc tế kiểu IMF, WB... xuất hiện.
V.I.Lênin khẳng định: Bất kỳ sự độc quyền nào cũng gây ra thối nát và trì
trệ. Bản chất của chủ nghĩa tư bản là độc quền và thống trị, nhưng vì độc
quyền làm mất động lực phát triển nên chủ nghĩa tư bản có chống độc quyền
bởi độc quyền trái ngược với sự phát triển theo cơ cấu kinh tế mở.
Bốn là: Thương mại quốc tế phát triển trong quy luật phát triển không đều
buộc chủ nghĩa tư bản gây ra các cuộc chiến tranh thương mại đi đến phân
chia lại thị trường thế giới về lãnh thổ, thực chất chính là phân chia thị trường
quốc tế.
Vậy, học thuyết thương mại quốc tế của chủ nghĩa Mác-lênin đã khai thác,
phát triển khá toàn diện và phong phú lý luận nền kinh tế thị trường tư bản
172
chủ nghĩa. Nó có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn trong quá trình tham gia, phát triển
thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế của nhiều quốc gia trên thế
giới.
2.3. Học thuyết thương mại quốc tế của các nhà kinh tế học hiện đại
2.3.1. Mô hình Heckscher-Ohlin, Nhà kinh tế Thụy điển
Mô hình Heckscher-Ohlin trình bày lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại và
tác động của nó đến việc phân phối thu nhập, tăng trưởng kinh tế.
Heckscher-Ohlin đã xem xét kỹ lưỡng những hoạt động bên trong của nền
kinh tế và tập trung giải thích nguyên lý lợi thế so sánh ở những điểm cơ bản
nhất, đó là lợi thế về những nguồn lực sản xuất vốn có hay nguồn lực về những
nhân tố sản xuất thực tại. Thuyết nguồn lực sản xuất vốn có phát triển lý thuyết
cổ điển và được gọi là thuyết hiện đại về thương mại quốc tế.
Heckscher-Ohlin đã tập trung giải thích nguyên lý lợi thế so sánh từ khía
cạnh nguồn lực vì:
Thứ nhất: Những nguồn lực sản xuất vốn có là một trong những cơ sở quan
trọng nhất giải thích nguyên lý lợi thế so sánh .
Thứ hai: Phương pháp xem xét lợi thế so sánh dựa trên cơ sở nguồn lực sẽ nối
thương mại quốc tế với phân bố tài nguyên trong nước và việc phân phối thu
nhập. Như vậy, có thế xem xét các mối liên hệ giữa thương mại quốc tế với
tăng trưởng kinh tế, với những chuyển động vốn quốc tế.
EliF Heckscher (1879-1952) là nhà kinh tế Thụy điển đầu tiên trình bày về
nguồn lực vốn có của thương mại quốc tế .
Bertil Ohlin (1899- 1979) - Giải thưởng nobel 1979 - giáo sư ở Stóckholm,
Bộ trưởng Bộ thương mại Thụy điển thời kỳ Đại chiến thế giới II.
Ông đã phát triển và chi tiết hóa thuyết nguồn lực sản xuất vốn có của
Heckscher.
- Định lý Heckscher-Ohlin:

173
+ Nội dung định lý Heckscher-Ohlin: Phương tiện để trình bày lý thuyết lợi
thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có được gọi là mô hình Heckscher
- Ohlin.
Mô hình Heckcher-Ohlin sử dụng 4 giả thuyết cơ bản:
Một: Có hai nước (giả sử Pháp và Đức), hai mặt hàng (rượu và máy móc) và
hai nhân tố sản xuất (vốn và lao động)
Chúng ta lựa chọn cần ít nhất hai nhân tố trong các nhân tố sản xuất để
nghiên cứu vai trò của các nguồn lực sản xuất vốn có nhằm làm cho mô hình
trở nên đơn giản nhất.
Hai: Hai nhân tố sản xuất này được cố định về số lượng ở cả hai nước và có
thể luân chuyển cơ động giữa các ngành công nghiệp ở bên trong mỗi nước
nhưng không được luân chuyển cơ động giữa các nước với nhau, tất cả các thị
trường đều có sự cạnh tranh hòan hảo và cạnh tranh tự do.
Ba: Hai nước giống nhau về mọi phương diện, trừ thực trạng của hai nhân tố
sản xuất (vốn và lao động). Cụ thể, chúng ta giả định Pháp là nước có nhiều
vốn, Đức là nước có nhiều lao động. Biểu thị nguồn lực sản xuất vốn có của
Pháp về vốn và lao động bằng KF và LF và của Đức là KG và LG, ta có :
Pháp dư thừa vốn trong quan hệ so với lao động nếu so sánh với Đức, tức
KF KG
>
LF LG
Đức dư thừa lao động trong quan hệ so với vốn nếu so ánh với Pháp, tức
LG LF
>
KG KF
Chúng ta cũng giả sử rượu là ngành công nghiệp cần nhiều vốn hơn so với lao
động nếu so sánh với ngành công nghiệp máy móc, và ngược lại ngành công
nghiệp sản xuất máy móc cần nhiều lao động hơn vốn so với ngành công
nghiệp sản xuất rượu.

174
Mục đích của giả thiết thứ ba này là để đảm bảo rằng, những kết luận chỉ
phản ánh sự khác nhau về các nguồn lực sản xuất vốn có hay các nhân tố sản
xuất hiện tại mà loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố sản xuất khác.
Bốn: Với mỗi trong hai loại hàng hóa rượu và máy móc ở mỗi nước đều có
một trình độ công nghệ nhất định. Công nghệ này có khả năng khôi phục
thường xuyên về thế cân bằng tức thay đổi cả hai nhân tố vốn và lao động
theo tỷ lệ giống nhau nên sản phẩm cũng thay đổi theo cùng tỷ lệ.
Từ những giả thiết trên, Heckscher-Ohlin đưa ra định lý Hecksche-Ohlin:
Một nước có lợi thế so sánh ở mặt hàng đòi hỏi tương đối nhiều nhân tố thừa
của nước đó.
Với ví dụ trên, Pháp có lợi thế so sánh ở ngành sản xuất rượu và Đức có
lợi thế so sánh ở ngành sản xuất máy móc. Vậy, Pháp sẽ xuất rượu sang Đức
để đổi lấy máy móc và Đức sẽ xuất máy móc sang Pháp để đổi lấy rượu.
Chứng minh định lý Heckscher-Ohlin:
Nhân tố thừa tương đối của Đức được phản ánh ở tỷ số lương/thuế thấp
hơn, và vốn dư thừa tương đối của Pháp được phản ánh ở tỷ số thuế/lương
thấp hơn có nghĩa tỷ số lương/thuế cao hơn. (H4)
H4. Định lý Heckscher
Chi phí máy móc

Chi phí rượu

B 

A 

 
0 G F Lương/thuế

OG chỉ tỷ số lương/ thuế của Đức và OF chỉ tỷ số lương/ thuế của Pháp.

175
Giả sử hai nước đều sản xuất cả hai loại hàng hóa, do đó OB chỉ giá máy
móc so với rượu của Đức, và OA chỉ giá máy móc so với rượu của Pháp. Giá
so sánh về máy móc ở Pháp cao hơn ở Đức nên Đức có lợi thế so sánh về sản
xuất máy móc, còn Pháp có lợi thế so sánh về sản xuất rượu.
- Định lý Heckscher-Ohlin và tăng trưởng kinh tế:
Định lý Rybczyuski: TM. Rybczyuski là nhà kinh tế của Lazard Bros. Co. Ltd
ở Lon don. Trên cơ sở mô hình Heckscher-Ohlin, Ông đã chứng minh một
định lý liên quan đến thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế. Sự tăng
trưởng kinh tế sẽ được phản ánh ở những thay đổi trong các nguồn lực sản
xuất vốn có của đất nước.
Nội dung định lý Rybczyuski: Với mức giá cố định, một nhân tố sản xuất
thực tại tăng lên sẽ làm tăng sản lượng của loại hàng hóa cần nhiều nhân tố đó
với một tỷ lệ cao hơn và sẽ làm giảm ở mặt hàng kia.
Trong ví dụ trên, giả sử nguồn vốn của Pháp tăng lên 10%, nguồn lao động
không đổi, khi đó định lý này khẳng định rằng sản lượng rượu của Pháp sẽ
tăng hơn 10% và sản lượng máy móc của Pháp thực tế sẽ giảm (H5)
H5. Định lý Heckscher-Ohlin

Vốn W

G'
E'  M
G

E

F'

F'

o Lao động
Đường OW chỉ kỹ thuật sản xuất rượu chi phí ít nhất, đường OM chỉ kỹ
thuật sản xuất máy móc rẻ nhất. Thực trạng của nền kinh tế như ví dụ trên chỉ
ra: ở điểm G sao cho OA đơn vị lao động và AG đơn vị vốn là có sẵn, E và F
chỉ những phần chia theo thứ tự giữa 2 ngành công nghiệp rượu và máy móc
176
sao cho sản lượng rượu tỷ lệ với khoảng cách OE và sản lượng máy móc tỷ lệ
với khoảng cách OF.
Giả định sản lượng vốn tăng lên về số lượng GG’, lực lượng lao động và
giá cả không đổi, khi đó điểm chỉ thực trạng kinh tế chuyển từ G sang G’ và
những phân chia cho ngành công nghiệp rượu và máy móc sẽ là E’ và F’. Từ
hình vẽ cho thấy, rõ ràng sản lượng của mặt hàng máy móc cần nhiều lao động
phải giảm (với số lượng tỷ lệ với FF’) và sản lượng của mặt hàng rượu cần
nhiều vốn tăng lên theo tỷ lệ của việc sản xuất rượu: EE’/OE vượt hơn sự tăng
theo tỷ lệ vốn GG’/AG.
Bằng việc kết hợp kết quả này với định lý Heckscher-Ohlin có thể thấy
rằng: Nếu nguồn vốn của một nước tăng lên, tổng sản phẩm quốc dân sẽ tăng
lên (với một tỷ lệ nhỏ hơn) làm cho nước này luôn bán nhiều hàng hơn ở mỗi
mức giá.
- Mô hình Heckscher- Ohlin và phân phối thu nhập.
+Định lý Stolper-Samuelson:
Mô hình Heckscher- Ohlin cho thấy: nếu cả hai hàng hóa được sản xuất, sự
tăng giá so sánh của loại hàng hóa cần nhiều lao động (sản xuất máy móc) sẽ
làm tăng tiền lương so với tiền thuế, vì thế thu nhập của người lao động sẽ
tăng lên so với vốn.
Năm 1941 P.Samuelson và Wolfgang Stolper đưa ra định lý: Sự tăng
giá so sánh của loại hàng hóa cần nhiều lao động sẽ làm tăng tỷ lệ tiền lương
so với giá của cả 2 loại hàng hóa và làm giảm tiền thuế so với giá của 2 loại
hàng hóa.
Kết hợp kết quả nghiên cứu của Paul Samuelson - Wolfgang Stolper với
định lý HeckscherOhlin sẽ thấy được ảnh hưởng của thương mại quốc tế tác
động đến phân phối thu nhập trong nước, cụ thể: Một nước có lợi thế so sánh
ở mặt hàng cần nhiều nhân tố sản xuất thừa tương đối. Buôn bán tự do sẽ làm
tăng giá cả so sánh của loại hàng hóa đó và vì thế theo định lý Stolper-
Samuelson, sẽ làm tăng thu nhập thực tế của nhân tố thừa tương đối và làm
177
giảm thu nhập của nhân tố hiếm tương đối. Toàn đất nước thu được lợi từ
thương mại, nhân tố thừa thu được nhiều lợi hơn từ sự mất mát của nhân tố
thiếu. Nhân tố sản xuất thừa, theo nguyên tắc này, có thể bù vào sự thiếu hụt
từ nhân tố thiếu và toàn nền kinh tế vẫn có lợi. Như vậy, sẽ có một tầng lớp
trong nền kinh tế bị thiệt hại từ buôn bán tự do, còn toàn đất nước được lợi.
+ Mở rộng mô hình Heckscher-Ohlin.
Mô hình Heckscher-Ohlin là một trong những cách giải thích căn bản về
thương mại quốc tế. Để giải thích đầy đủ, thích đáng hơn về thương mại quốc
tế, các nhà kinh tế học như: James William- trường đại học tổng hợp Mc
Master và Eduard Legmer - trường đại học tổng hợp California… đã mở rộng
mô hình của Heckscher - Ohlin trong điều kiện nền kinh tế có thêm các nhân
tố như tài nguyên thiên nhiên, vốn của con người, kỹ năng lao động và có
nhiều loại hàng hoá được sản xuất. Họ đã phát triển định lý Heckscher-Ohlin
và Stolper - Samuelson môtk cách tổng quát hơn, cụ thể:
+ Định lý Heckscher-Ohlin mở rộng:
Một nước có sự dư thừa tương đối về một nhân tố sản xuất nào đó là nước
có phần trong toàn bộ nhân tố đó của thế giới lớn hơn phần mà nước này chiếm
trong toàn bộ thu nhập thế giới và ngược lại một nước khan hiếm về một nhân
tố sản xuất nào đó là nước này thiếu hiếm nhân tố sản xuất đó một cách tương
đối. Vì thế, xuất khẩu của một nước là sử dụng một khối lượng lớn hơn mỗi
nhân tố mà nước đó có dư và một khối lượng nhỏ hơn mỗi nhân tố mà nó có
ít hơn so với nhập khẩu.
- Định lý Rybczyuski mở rộng:
Một nhân tố sản xuất thực tại tăng lên trong điều kịên tất cả các nguồn lực
sản xuất vốn có khác và tất cả giá cả không đổi, có thể làm cho sản lượng của
một loại hàng hoá nào đó tăng lên với tỷ lệ cao hơn và có thể làm cho một sản
lượng của một loại hàng hóa nào đó khác giảm xuống thực sự.
- Định lý Stolper - Samuelson mở rộng:

178
Sự tăng giá bất kỳ hàng hóa nào với giá nào đó tăng lên với tỷ lệ lớn hơn
và làm giảm xuống tuyệt đối ở một số nhân tố giá nào đó. Vì thế thu nhập thực
tế của nhân tố đầu tăng một cách rõ ràng và thu nhập của nhân tố thứ hai giảm
xuống rõ ràng.
2.3.2. Học thuyết thương mại quốc tế của P.A.Samuelson
P.A.Samuelson phát biểu lại nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại
quốc tế. Theo P.A.Samuelson “có một nguyên tắc sâu sắc hơn đứng sau mọi
hoạt động thương mại, trong mọi gia đình, mọi quốc gia và vượt xa những
cảm nhận thông thường. Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thế
thu lợi từ thương mại ngay cả khi nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hoặc tuyệt đối
không có hiệu quả bằng các nước trong sản xuất mọi hàng hóa”
Để chứng minh điều đó, P.A.Samuelson dẫn chứng: Giả sử Mỹ có sản
lượng trên đầu công nhân hay trên một đơn vị đầu vào cao hơn các nước khác
trên thế giới trong việc sản xuất máy tính và thép. Mặt khác, trong hai mặt
hàng máy tính và thép thì Mỹ lại tương đối có hiệu quả hơn trong việc sản
xuất máy tính so với thép. Ví dụ, năng suất lao động ở Mỹ cao hơn các nước
khác 50% trong ngành sản xuất máy tính và 10% trong ngành sản xuất thép.
Như vậy Mỹ sẽ có lợi nếu xuất khẩu hàng hóa mà sản xuất tương đối hiệu quả
hơn (tức máy tính) và nhập khẩu hàng hóa mà sản xuất tương đối không hiệu
quả bằng (thép). Hoặc, một nước nghèo như Ấn độ, với năng suất lao động
của một công nhân chỉ bằng một phần các nước công nghiệp hóa mà họ vẫn
có thể có lợi khi xuất khẩu bất cứ cái gì trong hàng dệt may hay lúa mì. Theo
nguyên tắc lợi thế so sánh, Ấn độ có thể xuất khẩu những hàng hóa mà Ấn độ
tương đối có hiệu quả hơn (lúa mì và hàng dệt may) và nhập khẩu những hàng
hoá mà Ấn độ tương đối không hiệu quả bằng (như tuốc bin hay máy tính).
Nguyên tắc lợi thế so sánh: Mỗi nước sẽ có lợi nếu chuyên môn hóa sản
xuất và xuất khẩu các hàng hóa mà mình sản xuất với chi phí tương đối thấp
tức hàng hóa mà tương đối có hiệu quả hơn các nước khác: ngược lại, mỗi
nước sẽ có lợi nếu nhập khẩu những hàng hoá mà mình sản xuất với chi phí
179
tương đối cao tức những hàng hóa tương đối kém hiệu quả hơn các nước khác.
Nguyên tắc này là cơ sở vững chắc không gì lay chuyển được đối với thương
mại quốc tế.
Phân tích lợi thế so sánh bằng đồ thị. Chúng ta sử dụng đường giới hạn khả
năng sản xuất (PPF) để mở rộng phân tích lợi thế so sánh, cụ thể:
Giả định, Châu Âu và Mỹ đều có 600 đơn vị lao động
Số liệu sản xuất ở Mỹ như sau:
Khả năng sản xuất Thực phẩm (đơn vị) Quần áo (đơn vị)
A 600 0
B 400 200
C 200 400
D 0 600

H6. Biểu đồ khả năng sản xuất của Mỹ


Quần áo

450

300  D

C
150  B A

   Thực phẩm
o 200 400 600

Đường DA là PPF của nước Mỹ, đường PPF có độ dốc là -1/2 biểu thị tỷ
lệ mà ở đó sản xuất thực phẩm và quần áo có thể thay thế cho nhau. Trên
đường cạnh tranh khi không có thương mại quốc tế thì tỷ giá của thực phẩm
và quần áo cũng bằng 1/2, đường chi phí không đổi DA biểu diễn đường PPF
nội địa của Mỹ. Mỹ sẽ sản xuất và tiêu dùng tại B (400 đơn vị thực phẩm và
100 đơn vị quần áo) khi không có thương mại. Còn đường PPF của châu Âu
sẽ khác đường PPF của Mỹ vì hiệu quả trong sản xuất thực phẩm và quần áo
180
của châu Âu khác Mỹ. Tỷ giá của châu Âu là 3/4 phản ánh năng suất tương
đối trong sản xuất thực phẩm và quần áo của châu Âu.
Giữa hai nước có khả năng trao đổi, thực phẩm có thể đổi lấy quần áo tại
một tỷ số giá hay tỷ lệ trao đổi thương mại nào đó.
Tỷ lệ trao đổi thương mại là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu. Để
chỉ ra khả năng trao đổi thương mại, chúng ta đặt 2 đường PPF vào nhau.
H7 H8
quần áo quần áo

450 - 450 -
Mỹ Châu Âu
Đường giá sau khi có
300 - thương mại 300 -

150 - 150 - Đường giá sau khi có


Trước khi có
thương mại thương mại
Trước thương mại
 
Thực phẩm Thực phẩm 200 300
200 400 600

Đường PPF của Mỹ cho biết khả năng sản xuất nội địa của Mỹ, đường
PPF của châu Âu cho biết tỷ số mà nó có thể thay thế giữa lương thực và quần
áo trong nước. Đường PPF của châu Âu được vẽ gần gốc tọa độ hơn đường
PPF của Mỹ vì châu Âu có năng suất lao động thấp hơn trong sản xuất cả 2
mặt hàng nên châu Âu bất lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả thực phẩm và
quần áo, còn Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả 2 mặt hàng thực phẩm
và quần áo.
Khi thực hiện thương mại quốc tế, châu Âu thu được lợi nhờ sự khác
nhau trong năng suất tương đối hay lợi thế so sánh. Lợi ích từ thưong mại
được minh họa bằng đường mũi tên. Nếu Mỹ có thể trao đổi tại mức giá tương
đối của châu Âu thì có thể sản xuất 600 đơn vị thực phẩm và di chuyển theo
hướng tây bắc dọc theo đường bao ngoài - đường này thể hiện tỷ lệ trao đổi

181
thương mại do đường PPF của châu Âu tạo ra. Tương tự, nếu châu Âu có thể
trao đổi với Mỹ mà không làm ảnh hưởng đến giá tương đối của Mỹ, thì châu
Âu có thể chuyên môn hóa sản xuất quần áo và di chuyển theo hướng đông
nam dọc theo đường bao ngoài - đường này là tỷ số giá trước khi có thương
mại của Mỹ.
Khi thương mại được mở cửa, một tập hợp giá cả nào đó sẽ được duy trì
trên thương trường quốc tế - đó là tỷ số giá cân bằng, nằm trong khoảng mức
giá giữa châu Âu và Mỹ, cụ thể: giá tương đối của thực phẩm và quần áo nằm
trong khoảng 1/2 và 3/4. Nhưng tỷ số giá cuối cùng sẽ phụ thuộc tương quan
về cầu giữa thực phẩm và quần áo. Nếu cầu thực phẩm rất cao đến mức châu
Âu cũng phải sản xuất thực phẩm thì tỷ số giá sẽ là giá tương đối của châu
Âu, tức 3/4. Còn nếu cầu quần áo cao đến mức Mỹ cũng phải sản xuất quần
áo, thì tỷ lệ trao đổi thương mại sẽ bằng tỷ số giá của Mỹ, tức 1/2. Nếu Mỹ và
châu Âu chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà họ có lợi thế so sánh, Mỹ chỉ sản
xuất thực phẩm, châu Âu chỉ sản xuất quần áo thì tỷ số giá sẽ nằm trong
khoảng giữa 1/2 và 3/4. Nhưng tỷ số chính xác còn phụ thuộc độ lớn của cầu.
Trong ví dụ trên, nếu cầu đạt mức sao cho tỷ số giá cuối cùng là 2/3, với 3
đơn vị thực phẩm bán đi đổi được 2 đơn vị quần áo. Với tỷ số này, Mỹ sẽ
chuyên môn hóa sản xuất thực phẩm, châu Âu chuyên môn hóa sản xuất quần
áo và xuất khẩu một phần sản lượng để trả cho các khoản nhập khẩu tại tỷ số
giá thế giới bằng 2/3. Mỗi nước đứng trước một đường khả năng tiêu dùng mà
tương ứng với nó, các nước có thể sản xuất, trao đổi, tiêu dùng. Đường khả
năng tiêu dùng này xuất phát từ điểm chuyên môn hóa tốt nhất của mỗi nước
rồi vươn ra theo tỷ số giá thế giới bằng 2/3. Cụ thể khả năng tiêu dùng của Mỹ
là đường mũi tên mảnh có độ dốc bằng -2/3, điểm sản xuất tốt nhất là 600 đơn
vị thực phẩm và 0 đơn vị quần áo. Khả năng tiêu dùng sau thương mại của
châu Âu được biểu diễn bằng đường mũi tên mảnh xuất phát từ điểm chuyên
môn hóa sản xuất tốt nhất, xuôi xuống theo hướng đông nam với độ dốc bằng
-2/3. Tại điểm cân bằng thương mại E, châu Âu sẽ chuyên môn hóa sản xuất
182
quần áo và Mỹ chuyên môn hóa sản xuất thực phẩm, Châu Âu xuất khẩu 133
1/3 đơn vị quần áo để đổi lấy 200 đơn vị thực phẩm của Mỹ. Cả Mỹ và châu
Âu đều có thể tiêu dùng nhiều hơn cái mà mỗi nước có thể tự sản xuất, và cả
hai đều thu được lợi từ thương mại.
H9. Nước Mỹ trước và sau thương mại
Quần áo

450 D’ Tỷ số giá cuối cùng 2/3

300 D xuất khẩu


B’ (+)
B
150 tỷ số giáđầu
tiên 1/2 Nhập khẩu
(-)
  
200 400 600 thực phẩm

Mở rộng đối với thương mại ba bên và thương mại đa phương:


Khi nhiều quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế (thương mại ba bên hay
đa phương) thì mỗi quốc gia đều có lợi. Song lợi thế của thương mại đa
phương sẽ bị giảm nhiều nếu đòi hỏi phải có cân bằng song phương.
H10. Thương mại ba bên có lợi cho tất cả
Các nước đang dầu mỏ Nhật bản
Phát triển

Máy móc hàng hóa tiêu dùng

Mỹ
Từ phân tích, P.A.Samuelson khẳng định, khi thực hiện thương mại quốc tế,
mỗi quốc gia chuyển sang chuyên môn hóa về các ngành sản xuất mà họ có
lợi thế so sánh (hiệu quả tương đối cao hơn), thì sẽ có lợi cho cả đôi bên. Mặt
183
khác, theo Ông một biểu thuế hay hạn ngạch côta có tính chất ngăn cấm nếu
không được tính toán, cân nhắc cẩn rhận thì chẳng những không hỗ trợ được
các yếu tố sản xuất cần bảo vệ, mà ngược lại sẽ dẫn đến hạ thấp mức thù lao
thực tế do làm cho các sản phẩm nhập khẩu đắt lên, suy yếu năng suất lao
động ở các nước.
Lý thuyết lợi thế so sánh chỉ tuyệt đối có giá trị khi mà tỷ giá hối đoái,
gía cả và tiền lương được xác định ở mức thích hợp và khi các chính sách kinh
tế vĩ mô đã xóa bỏ được những chu kỳ kinh doanh lớn hay phân bổ sai lệch
về thương mại khỏi bức tranh kinh tế. Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi
thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của kinh tế học, là
nền tảng có ý nghĩa quan trọng nhằm mang lại lợi ích cho mỗi quốc gia khi
tham gia thương mại quốc tế.
2.3.3. Lý thuyết thương mại quốc tế của Richard Bergeron
Richard Bergeron đề cập nghịch lý phản lại lý thuyết lợi thế so sánh trong
thương mại quốc tế, cụ thể:
Thứ nhất, Lý thuyết lợi thế so sánh trong thời đại ngày nay đã tỏ ra không
còn đứng vững. Ông chứng minh, sự trao đổi dạ và rượu vang giữa Anh và
Bồ Đào Nha ngày nay không đúng nữa, vì những người trao đổi với nhau
không bao giờ có năng lực đầu tư ngang nhau, lợi nhuận đầu tư cũng không
giống nhau… Kiểu tự do giữa Mỹ và Canađa theo kiểu lợi thế so sánh là không
có lợi cho Canađa. Hay tự do hóa trong nông nghiệp là không thể được. Những
nước có sự chênh lệch nhau quá lớn trên thương trường quốc tế sẽ không thể
cùng có lợi.
Thứ hai, Nước Mỹ và các nước Đang phát triển thì ai sẽ có lợi khi một nước
Đang phát triển thu được lợi đã làm xóa đi lợi thế so sánh của nước Đang phát
triển khác.
Thứ ba, Theo Richard Bergeron, chính giá trị gia tăng là cái cho phép đánh
giá có nên trao đổi thương mại quốc tế hay không? Nếu chuyên môn hóa dẫn
đến làm nghèo hay khai thác kiệt quệ tài nguyên quốc gia thì sẽ ra sao?
184
Thứ tư, Thương mại quốc tế ngày nay còn đặt dưới sự chi phối của độc
quyền quốc tế, độc quyền sở hữu công nghiệp.
Ngày nay, các quốc gia thực hiện trao đổi thương mại trong điều kiện có
sự chênh lệch rất lớn cả về thế và lực. Giữa các quốc gia khác nhau về năng
lực đầu tư, lợi nhuận tái đầu tư, trình độ kỹ thuật công nghệ…nên lợi ích mang
lại từ thương mại quốc tế là không ngang nhau.
2.3.4. Học thuyết thương mại quốc tế ngày nay
Ngày nay, phân công lao động quốc tế phát triển đến trình độ cao nên lý
thuyết lợi thế so sánh được phát triển thêm một bước. Sự phát triển mạnh mẽ
củab phân công lao động quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia. Giữa các quốc gia, trình độ chiếm hữu nguồn lực sản xuất không
đồng đều, mức sống khác nhau nên giá trị sức lao động cũng khác nhau và giá
cả sức lao động có sự chênh lệch khá lớn. Trình độ phát triển kinh tế, khoa
học- công nghệ, tay nghề khác nhau nên lợi thế so sánh mà mỗi quốc gia có
thể đạt được rất khác nhau đòi hỏi họ phải lựa chọn thông qua thương mại
quốc tế. Lý thuyết thương mại quốc tế ngày nay đã được công cụ hóa, tổ chức
hóa hình thành một sức mạnh to lớn chi phối cả thế giới. Song các công cụ và
tổ chức của thương mại quốc tế không nằm trong tay mọi quốc gia mà đã và
đang trở thành phương tiện, công cụ tạo nên sức mạnh để phát triển kinh tế
của một số quốc gia.
Các công cụ và tổ chức thương mại quốc tế chủ yếu nằm trong tay các nước
tư bản phát triển G7, nó đang thống trị và nô dịch toàn thế giới, thực hiện
thương mại trao đổi không ngang giá với các nước đang phát triển.
Từ sau đại chiến thế giới II, các Chính phủ tư sản đã chuyển từ chính sách
bảo hộ sang chính sách tự do hóa thương mại. Cộng đồng quốc tế đã thiết lập
các thể chế quốc tế thúc đẩy thương mại phát triển mà nổi bật hơn cả là Hiệp
định chung về thuế quan (Genral Agrcement On Tariff and Trade-GATT), đến
năm 1995 GATT được cải tổ thành tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization - WTO).
185
Năm 1952 công ty than thép châu Âu (CECA) ra đời và ngày nay là liên
minh châu Âu (EU).
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thành lập năm 1993
với ba nước thành viên: Mỹ - Canađa - Mêhicô.
Tự do hóa thương mại là xu hướng tất yếu khách quan trên phạm vi khu vực
và toàn cầu buộc các Chính phủ tư sản phải điều chỉnh chính sách để thích
ứng. Sự điều chỉnh chính sách thể hiện rõ nét ở các nước lớn, cụ thể:
- Tư duy chính sách thương mại của Chính quyền Tổng thống B.Clintơn
theo trường phái Tân cổ điển, ủng hộ tự do thương mại “ thương mại tự do và
công bằng” ở cả ba cấp: đa phương, khu vực và song phương, trong đó ưu tiên
cấp khu vực. Chính quyền B.Clintơn đã đẩy nhanh việc kết thúc vòng đàm
phán Urugoay với sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới- WTO, hoàn tất
quá trình hình thành khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ-NAFTA, khởi động
khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ-FTAA. Chính quyền Tổng thống B.Clintơn
trong hai nhiệm kỳ đã ký hơn 3000 hiệp định thương mại song phương với
các nước, tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tiếp cận thị trường
nước ngoaì. Củng cố WTO như một tổ chức thúc đẩy tự do, tạo ra một hệ
thống buôn bán quốc tế là phương hướng ưu tiên hàng đầu của Tổng thống
B.Clintơn.
- Chính quyền của Tổng thống G.W.Bush tiếp tục thúc đẩy tự do hóa
thương mại trên phạm vi toàn cầu, trong đó, Tổng thống được Quốc hội trao
cho quyền đàm phán nhanh (tức xúc tiến thưuơng mại-TPA). Chính phủ sẽ
tiến hành các cuộc đàm phán nhằm giảm tối thiểu các hàng rào thương mại
nhằm vươn lên dẫn đầu trong cạnh tranh quốc tế, chính sách của Chính quyền
G.W.Bush theo trường phái trọng tiền.
- Quan điểm thương mại quốc tế của các nước EU:
Các mước EU đã tiến hành điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại nhằm
mục tiêu thiết lập một Châu Âu ổn đinh, củng cố sức cạnh tranh quốc tế của
EU đồng thời thúc đẩy thưuơng mại toàn cầu thông qua tự do hóa các nguyên
186
tắc thương mại quốc tế. Những điều chỉnh chính sách của EU được tiến hành
trong cả quan hệ quốc tế song phương và đa phương.
Trước đây, trong các quan hệ ngoại thương, EU rất chú trọng đến vấn đề
bảo hộ thương mại và các Hiệp định thương mại song phương. Song với sự
phát triển lớn mạnh của hệ thống thương mại đa phương, EU đã thay đổi quan
điểm coi tự do hóa thương mại đa phương như một phương thức hữu hiệu đem
lại lợi ích bền vững cho các nước thành viên cũng như các công dân EU.

Câu hỏi ôn tập


1. Cơ sở hình thành thương mại quốc tế.
2. Các công cụ sử dụng trong thương mại quốc tế
3. Các nguyên lý cơ bản của thương mại quốc tế. Cho ví dụ minh họa.
4. Các lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại và vận dụng trong điều kiện hội
nhập quốc tế hiện nay.

187
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. B.Robert Jr.Ekelund, F.Rober, Hesbert: Lịch sử các học thuyết kinh tế,
NXB thống kê, 2004
2. Các Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, Tập
1, tập 19, tập 32.
3. L.N,Xãmxônốp: Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Sự thật, Hà Nội 1963
4. J.M.Keynes- Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ. NXB Giáo
dục Hà Nội 1994
5. Paul A.Samuelson và W.Nordhaus: Kinh tế học Tập I,II. Viện quan hệ quốc
tế.
6. V.I.Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ Matxcơva, tập 27, 31 (1981), tập 33
(1976), tập 43 và 44 (1978)
7. V.N.Aphanaxep: Các giai đoạn phát triển của Kinh tế chính trị Tư sản. NXB
kinh tế, Matxcơva, 1985
8. F.I.Pollianxki: Lịch sử các tư tưởng kinh tế tập I,II,III,IV, NXB thống kê
2005
9. PGS,TS Mai Ngọc Cường, Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê
2005
10. PGS,TS Trần Bình Trọng, Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, 2009

188
189

You might also like