You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG

Trắc nghiệm

1. Công trình kiến trúc nào sau đây của dân cư phương Đông được đánh giá là một trong 7 kì quan của thế giới
cổ đại ?
Kim tự tháp Kê-ốp
2. Nền văn minh Ai Cập cổ hình thành và phát triển gắn liền với:
dòng sông Nin
3. Nền văn minh Ai Cập cổ hình thành ở khu vực:
Đông Bắc châu Phi
4. Trong đời sống tín ngưỡng của dân cư Ai Cập cổ đại, thần Mặt Trời có tên là Thần Ra
5. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại thần Mặt Trăng tên là Thần Thót
6. Thần Ơ- di rít đại diện cho cái chết và sự phục sinh (Ai Cập)
7. Cho đến năm 2018 đã phát hiện 138 kim tự tháp ở Ai Cập
8. Ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo ở Ai Cập thời cổ đại: Nông nghiệp
9. Văn học thời phục hưng đạt nhiều thành tựu nhất ở lĩnh vựcThơ, tiểu thuyết, kịch
10. 2 bộ sử thi đặt nền móng cho văn học Hy lạp-La Mã cổ đạiI-li-at, Ô-đi-xê
11. 4 phát minh lớn về kĩ thuật của Trung hoaThuốc súng, la bàn, kĩ thuật in, giấy
12. Tư tưởng nào là 1 thành tựu của văn minh Trung hoa cổ trung đạiNho giáo
13. Quê hương của Hin đu giáo: Ấn Độ
14. Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh
15. Giêm Oát là người phát minh ra máy hơi nước
16. Loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại: Cung điện, đền thờ và kim tự tháp
17. Người Ai Cập làm ra giấy từ cây Pa-pi-rút
18. Trong toán học, người Ai Cập giỏi nhất về Hình học
19. Phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị) là thành tựu của cư dân Ai Cập cổ đại
20. Nền văn minh Trung Quốc cổ trung đại gắn với sông Hoàng Hà và Trường Giang
21. Ở Trung Quốc vương triều đầu tiên được hình thành là Nhà Hạ
22. Tứ đại phát minh (kĩ thuật in, làm giấy, thuốc súng, la bàn) là phát minh của người dân Trung Hoa
23. Nền văn minh Trung Hoa cổ trung đại được hình thành ở khu vực Đông Bắc Châu Á
24. Cách mang công nghiệp công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh
25. Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 là điện, điện thoại, ô tô, máy bay
26. Tô-mát Ê-đi-xơn là người phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong
27. Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại
28. Phong trào văn hóa Phục Hưng (thế kỉ 15-18) diễn ra đầu tiên ở Ý
29. Uy-li-am Sếch-xpia là tác giả của Kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét
30. Vua Ai Cập được gọi là Pha-ra-ông
31. Tập thơ lớn nhất thời cổ đại ở Trung Quốc: Kinh thi
32. Nền văn minh Ai Cập cổ hình thành và phát triển gắn liền với dòng sông Nin
33. Đâu không phải là phát minh về kĩ thuật của người Trung Quốc: máy hơi nước
34. Nhà toán học của Trung Quốc tính được số Pi đến 7 chữ số thập phân: Tổ Xung Chi
35. Ở Trung Quốc thời cổ đại, loại chữ viết khắc trên mai rùa, xương thú được gọi là Giáp cốt văn
36. Lão Tử là đại diện tiêu biểu của trường phái tư tưởng Đạo giáo ở Trung Quốc thời cổ đại
37. Đâu không là quốc gia không bị ảnh hưởng bởi chữ viết của Trung Quốc: Campuchia
38. Tư mã Thiên là người đặt nền móng cho sử học Trung Hoa
39. Trung Hoa có 4 phát minh kĩ thuật quan trọng: kĩ thuật in, làm giấy, la bàn, thuốc súng
40. Tác phẩm không thuộc tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa thời trung đại: Đậu Nga Oan
41. Nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại được hình thành ở khu vực Nam Á
42. Hai bộ sử thi tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời cổ đại: Ramayana, Mahabharata
43. Các thành tựu văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực Đông Nam Á
44. Cái nôi của văn minh Ấn Độ là khu vực lưu vực sông Ấn, sông Hằng
45. Chữ Phạn của người Ấn Độ có tên gọi khác là chữ Sankrit
46. Tôn giáo do Thái tử Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng tạo: Phật giáo
47. Tác phẩm được coi là bộ “ Bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt đời sống xã hội Ấn Độ: sử thi
Mahabharata
48. Hin-đu giáo được hành thành trên cơ sở của Bà La Môn Giáo
49. Logo của tổ chức UNESSCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc: đền Pác-tê-nông
50. Chữ quốc ngữ ở Việt Nam hiện nay đã sử dụng các kí tự thuộc hệ thống chữ La-tinh
51. Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của
Trái Đất quanh Mặt Trời
52. Ôlimpic là đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại
53. Phong trào văn hóa Phục Hưng là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến
trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
54. Văn minh thời Phục Hưng đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân

Tự luận:
Câu 1:
- Văn minh Phục Hưng đạt được những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực như tư tưởng, văn học, nghệ
thuật, khoa học kĩ thuật, thiên văn học, bộc phát đầu tiên tại I-ta-li-a và gây ảnh hưởng trên mọi lĩnh vực với
những tư tưởng, sản phẩm đổi mới trong nhận thức loài người.
- Phong trào văn hóa Phục Hưng giúp phát triển toàn năng con người, rất nhiều nhân tài có tư tưởng tiến bộ
trong thời gian này đã góp phần rất lớn cho nền văn minh thế giới sau này.
- Thuở đầu chỉ được phát triển và đón nhận tại khu vực Tây Âu nhưng không bao lâu sau đó, lấy một tốc độ
kinh người sức ảnh hưởng của văn minh Phục Hưng đã lan ra toàn châu Âu, sau đó là miền đất liền lân cận
– châu Á, châu Phi rồi toàn thế giới. Sự nảy mầm của văn minh Phục Hưng gặp nhiều cản trở, tấn công và
chỉ trích mãnh liệt từ giai cấp phong kiến.
Câu 2:
 Em đồng ý với ý kiến của Ăng-ghen
 Giải thích:
- Văn minh Hy Lạp – La Mã là cơ sở hình thành văn minh phương Tây. Trong thời kì hậu trung đại, sự phục
hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp, La Mã và những tiến bộ không ngừng của các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, chính trị đã khiến văn minh Tây Âu đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu
Âu trong thời kì cận và hiện đại.
- Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát triển vĩ đại trong
suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay.
- Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:
+ Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều thành tựu văn hóa của
cư dân phương Đông cổ đại).
+ Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.
+ Dấu ấn cá nhân được đề cao.
Câu 3:
- Thành tựu về phát minh ra điện của Ê-đi-xơn
- Tác động đến cuộc sống của em: điện là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu, rất quan trọng
đối với cuộc sống sinh hoạt và học tập của bản thân em. Vì, hầu hết các loại máy móc, thiết bị trong gia
đình hay ở trường học… của em đều sử dụng nặng lượng điện. Ví dụ như: máy tính, Tivi, tủ lạnh, điều
hòa, máy chiếu, máy in…
- Điện đã trở thành một phần quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của em cũng như của mỗi con
người, điện là nguồn năng lượng cho các máy và thiết bị, là điều kiện phát triển tự động hóa và hiện đại
hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 4:
Em đồng ý với ý kiến “Một số thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại cũng đưa
đến tác động tiêu cực, thậm chí gây ra các thảm họa cho nhân loại.
Vì bên cạnh những tác động tích cực đối với văn hóa, xã hội thì các cuộc cách mạng công nghiệp cận
đại đã gây ra những điều tiêu cực như vấn đề ô nhiễm môi trường, các khí thải của động cơ đốt trong
có ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Các chất ô nhiễm được tạo ra bởi động cơ
đốt trong là: nitrogen dioxide, carbon monoxide, benzen, các hạt bụi và hydrocacbon. Các hợp chất
này đều là tác nhân gây hại với môi trường và là một trong những thủ phạm gây ra một số bệnh cho
con người. ; đời sống con người kém an toàn (tai nạn lao động, tai nạn giao thông…), sự bóc lột lao
động phụ nữ và trẻ em; sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa…
Câu 5:
- Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp sớm nhất nhờ những điều kiện thuận lợi như: tiến hành
cách mạng tư sản sớm; kinh tế phát triển; nguồn nhân công phục vụ cho công nghiệp dồi dào và có
nhiều cải tiến kĩ thuật trong sản xuất.
Câu 6:
- Tượng Lực sĩ ném đĩa là một bức tượng kinh điển của Hy Lạp cổ đại. Người vận động viên đang thực
hiện việc ném đĩa với một dáng vẻ hoàn hảo. Cơ bắp và biểu hiện tập trung của anh tạo ra ấn tượng như
một mũi tên đang căng trên dây cung trước khi được thả ra. Hiện nguồn gốc của bức tượng này chưa
được xác định rõ, nhưng các nhà nghiên cứu xác định tượng được hoàn thành vào cuối giai đoạn 260-
450 TCN. Nó được biết đến qua nhiều bản sao La Mã. Một số ý kiến cho rằng bức tượng Lực sĩ ném đĩa
miêu tả lại hình thể, hành động, tư thế của một vận đông viên olympic thời bất giờ. Tuy nhiên, các
chuyên gia hiện vẫn chưa biết rõ tại sao những vận động viên thi đấu trong các kỳ Olympic thuở ban
đầu lại khỏa thân. Tuy nhiên, một số người cho rằng, nó bắt nguồn từ một sự kiện hy hữu, khi một vận
động viên chiến thắng cuộc thi chạy 200m sau khi để mất quần và các đối thủ đã nhanh chóng bắt chước
anh ta.

You might also like