You are on page 1of 14

Bài 5: KHÁI NIỆM VĂN MINH.

MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KÌ CỔ-TRUNG ĐẠI


Theo dòng lịch sử hàng nghìn năm, tiến trình văn minh thế giới được khắc ghi đậm nét bởi các dấu
ấn cá nhân, dân tộc, nhân loại. Những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa,…của người xưa để
lại phần nào phác họa được nét đặc sắc của các nền văn minh trong tiến trình lịch sử. Trong lịch sử
thế giới cổ - trung đại đã tồn tại những nền văn minh khác nhau, nhưng những nền văn minh này
không hoàn toàn biệt lập. Thông qua các hoạt động như chiến tranh, buôn bán, truyền giáo,... các
nền văn minh này đã có sự tiếp xúc, ảnh hưởng lẫn nhau.
1. Khái niệm văn minh
- Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
- Văn minh là trạng thái phát triển cao của văn hoá, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kì
dã man.
- Phân biệt khái niệm văn minh với văn hóa
+ Giống: Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong tiến trình lịch sử.
+ Khác:
Văn hóa: Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất
hiện đến nay.
Văn minh: Những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao
của xã hội.
Văn hóa phát triển sớm hơn nền văn minh. Văn hóa ra đời trước sau đó mới tạo ra văn minh nền văn
minh có thể được tạo thành từ một số nền văn hóa.
Nền văn minh được đánh giá lớn hơn nhiều so với một nền văn hóa. Vì văn minh là một tập phức tạp
được tạo thành từ nhiều thứ trong đó một khía cạnh là văn hóa.
Văn hóa thể hiện nhiều hơn trong tôn giáo, nghệ thuật, văn học, phong tục, đạo đức, âm nhạc, triết
học, v.v... Còn văn minh thì thể hiện ở luật, hành chính, cơ sở hạ tầng, kiến trúc, sắp xếp xã bị
2. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại
a. Thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại
* Tín ngưỡng, tôn giáo: Thờ đa thần, các vị thần tự nhiên và linh hồn người chết.
* Chữ viết:
- Đầu tiên là Chữ tượng hình (chữ viết cổ nhất thế giới), sáng tạo ra chữ Phê-ni-xi.
- Viết trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.
* Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp, tượng nhân sư.
* Khoa học, kĩ thuật:
- Toán học: Hệ số thập phân, phép tính cộng trừ, diện tích hình tam giác, hình chữ nhật.
- Thiên văn học: Lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời.
- Y học: giải phẫu, ướp xác.
* Ý nghĩa của thành tựu văn minh Ai Cập
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo.
- Đóng góp trực tiếp cho nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.
b. Thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
* Tôn giáo: Hin đu giáo và Phật giáo hình thành thiên niên kỉ I TCN.
- Hin đu giáo (trên cơ sở Bà La Môn) ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc ở Ấn Độ.
- Phật giáo trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới.
* Chữ viết:
- Sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Bra-mi, chữ San-xcrít (Phạn),...
- Chữ viết Ấn Độ phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết
của nhiều quốc gia khác, như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,...
* Văn học: Đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta
và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-kun-tơ-la).
* Kiến trúc:
- Phật giáo: Cột đá, chùa, tượng Phật, tiêu biểu Chùa hang.
- Hin-đua giáo: đền thờ, lăng mộ.

Trang 1
- Các thánh đường, cung điện Hồi giáo.
- Những công trình kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ cổ - trung đại vừa thể hiện trình độ phát triển
cao của con người, vừa thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật.
- Kiến trúc, điều khác Ấn Độ có ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những
thành tựu nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hoá có giá trị lớn của nhân loại.
* Khoa học-kĩ thuật:
- Toán học: Sáng tạo 10 chữ số, số 0, Pi=3,14.
- Thiên văn học: hiểu biết về vũ trụ, mặt trời và các hành tinh.
- Vật lý, hóa học:Thuyết nguyên tử, lực hấp dẫn của trái đất.
- Y – dược học: bệnh lý, giải phẫu học
- Có ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia, đặc biệt khu vực Đông Nam Á (Cam puchia…).
* Ý nghĩa của thành tựu văn minh Ấn Độ
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo, chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh này.
- Có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn minh thế giới.
- Có ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia, đặc biệt khu vực Đông Nam Á.
c. Thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa thành tựu văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
* Tư tưởng, tôn giáo:
- Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia.
- Phật giáo được du nhập đầu Công nguyên.
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Nho giáo từng
bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, đồng thời
có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,...
* Chữ viết:
- Chữ Giáp cốt và chữ Kim văn sau đó phát triển thành chữ Hán.
- Chữ viết của cư dân Trung Hoa có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản,
Việt Nam,...
* Văn học:
- Văn học Trung Hoa đa dạng, nhiều thể loại:
+ Kinh Thi là một bộ tổng hợp thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ sách kinh điển của
Nho giáo.
+ Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơ
tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...
+ Tiểu thuyết chương hồi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là Tam quốc diễn nghĩa
của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết
Cần.
- Văn học Trung Hoa thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
*Kiến trúc, điêu khắc và hội họa: tiêu biểu Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên, Thập
Tam Lăng.
*Khoa học-kĩ thuật:
- Khoa học:
+ Toán học: hệ số đếm thập phân, tính được số pi chính xác tớ 7 chữ số thập phân, bàn tính.
+ Thiên văn học: ghi chép về nhật thực, nguyệt thực…
+ Y học: phương pháp dùng thuốc, châm cứu, giải phẩu, tiêu biểu Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh.
+ Sử học: bộ Xuân Thu, Sử Kí (Tư Mã Thiên). Người đặt nền móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư
Mã Thiên. Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.
- Kĩ thuật: 4 phát minh lớn là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng, la bàn.
* Ý nghĩa của thành tựu văn minh Trung Hoa
-Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo, chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh này.
-Có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn minh thế giới
-Có ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam

Trang 2
Bài 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI KÌ CỔ-TRUNG ĐẠI
Hy Lạp và La Mã là hai nền văn minh cổ ở khu vực Địa Trung Hải. Văn Hy Lạp hình thành từ
thiên niên kỉ III, đạt đến đỉnh cao ở thế kỉ V TCN, trong đó từ thế kỉ II TCN người La Mã đã tiếp
nhận nền văn minh Hy Lạp và phát triển thành một dòng chảy văn minh liên tục với những thành tựu
cao hơn.
1. Thành tưu tiêu biểu và ý nghĩa văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại
* Chữ viết:
-Người Hi Lạp tạo ra bảng chữ cái với 24 chữ.
-Người La Mã xây dựng chữ La-tinh (sử dụng phổ biến nhất trên thế giới) và chữ số La Mã.
* Văn học: nổi bật Sử thi, kịch, thần thoại
- Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me: Hai bộ sử thi đã đặt nền móng cho văn học Hi Lạp – La Mã.
- Kịch phổ biến và ưa chuộng: vở Vua Ơ-đíp…
* Kiến trúc, điêu khắc, hội họa:
- Kiến trúc: đền Pác-tê-nông (công trình kiến trúc được xây dựng thế kỷ V TCN nhằm t ôn vinh và
cảm tạ nữ thần Athena của thành phố Athens (Hy Lạp)), đền thờ thần Dớt, đấu trường Cô-li-dê…
- Điêu khắc: Lực sĩ ném đĩa, Tượng A-tê-na, tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô.
* Tư tưởng: Duy vật và Duy tâm
* Tôn giáo: Cơ Đốc giáo (đạo thiên chúa)
* Thể thao:
- Đại hội Ô-lim-píc (môn chạy, nhảy xa, phóng lao, ném đĩa và đấu vật).
- Quan trọng trong đời sống, lễ hội và văn hóa Hy Lạp - La Mã cổ đại.
- Nhiều sự kiện và môn thể thao của Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao sau này.
* Khoa học-kĩ thuật: - Lịch pháp: Người La Mã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày (Dương
lịch).
-Toán học, vật lí: Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét (một nhà khoa học rất nổi tiếng với câu nói: “Hãy cho
tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên”,)...
-Y học: Hi-Pô-crat chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.
-Sử học: Hê-rô-đốt với tác phẩm Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư; Tuy-xi-dít với tác phẩm
Lịch sử cuộc chiến tranh Pê-lô-pô-nê-dơ.
-Kĩ thuật: chế tạo bê tông, hệ thống đòn bẩy, máy bắn đá, bắn tên, bơm nước.
* Ý nghĩa văn minh Hi Lạp-La Mã cổ đại
- Cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại đã tạo nên nền văn minh rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.
- Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.
- Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.
Thành tựu Ý nghĩa Giá trị hiện tại
Chữ viết - Người Hy Lạp đã sáng tạo Hệ thống chữ viết đơn - Là cơ sở cho nhiều
hệ thống 24 chữ cái vào cuối giản với cách ghép linh quốc gia học tập, tạo nên
thế kỉ IV TCN. hoạt và hệ thống ngữ pháp chữ viết riêng.
- Người La Mã tiếp thu chữ chặt chẽ, thể hiện những ý - Có ý nghĩa và giá trị
cái Hy Lạp tạo thành chữ La nghĩ phức tạp nhất, là cơ quốc tế.
tinh, ban đầu gồm 20 chữ cái, sở cho khoa học phát triển.
sau hoàn thiện hệ thống 26
mẫu tự La-tinh.
- Dùng chữ cái để tạo ra chữ
số La Mã, được sử dụng cho
đến ngày nay.
Văn học - Thần thoại: là một kho tàng - Thể hiện triết lí về số - Tư liệu quý để nghiên
phong phú các câu chuyện về phận cứu về lịch sử, văn học,
các vị thần, giải thích sự hình con người, ca ngợi lòng nghệ thuật, tôn giáo,
thành của vũ trụ, cuộc đấu dũng cảm, trí thông minh, khoa học,... của văn minh
tranh trong thế giới muôn loài. đề cao tình yêu gia đình, Hy Lạp - La Mã cổ đại.
Các thần đều có gia phả, mang quê hương, ca ngợi hoà - Để lại nhiều tác phẩm
hình hài và có đời sống tình bình. quý giá, có giá trị lớn cho
cảm như con người. - Là áng hùng ca về cuộc văn minh thế giới.
Trang 3
- Thơ ca và văn xuôi: lấy kho chiến giữa các thành bang - Cung cấp dữ liệu tham
tàng thần thoại làm chất liệu. Hy Lạp với thành Troy. khảo về lịch sử Hy Lạp
Hai tập sử thi ra đời sớm nhất - Hai thể loại bị kịch và cổ đại.
là I-Ii-át và Ô-đi-xê. hài kịch, rất được yêu
- Kịch: phát triển mạnh trên cả chuộng, thường biểu diễn
hai thể loại bi kịch tại các nhà hát ngoài trời.
Nghệ - Những tác phẩm Nghệ thuật - Hy Lạp cổ đại có nhiều - Cơ sở tìm hiểu nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc của nền đền đài và tượng đạt đến thuật kiến trúc, điêu
văn minh Hy Lạp La Mã: trình độ tuyệt mĩ với chất khắc, tôn giáo,...
Tượng thần Vệ nữ thành Mi- liệu thạch cao và cẩm - Tư liệu quy để nghiên
lô Tượng Lực sĩ ném đĩa, thạch cứu về nghệ thuật kiến
Tượng Thần Dớt, các bức phù trắng, tạo nên vẻ đẹp thanh trúc, điêu khắc của văn
điêu. thoát, tinh tế, tươi tắn, minh Hy Lạp - La Mã cổ
- Những tác phẩm thể hiện: mềm đại, có giá trị thực tiễn
khát vọng vươn tới sự hoàn mại, sống động. đến ngày nay.
hảo trong vẻ đẹp hình thể của - Kiến trúc La Mã cổ đại
con người, đạt được tính oai nghiêm, đồ sộ, hoành
chuẩn xác trong tạo hình. tráng, có giá trị nghệ thuật
và thẩm mĩ cao, góp phần
hình thành các phong cách
kiến trúc tiêu biểu của thế
giới.
Khoa - Khoa học tự nhiên: - Nhiều định lí, định luật, - Nhiều thành tựu khoa
học, kĩ + Tiếp thu nhiều tri thức của định đề về khoa học tự học tự nhiên, thiên văn
thuật Lưỡng Hà, Ai Cập để khái nhiên và thiên văn đã giải học có giá trị đến thời
quát thành nhiều định lí, định quyết những vấn để cơ bản hiện đại.
luật, định đề. trong đời sống cư dân cổ - Tư liệu để nghiên cứu
Nhiều nhà khoa học trong lĩnh đại (Lịch, Toán học, Vật về giá trị, ảnh hưởng
vực Toán học và Vật lí như lí,..) có giá trị đến hiện khoa học tự nhiên, kĩ
Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit, Ác-si- nay. thuật, thiên văn học Hy
mét,... - Chủ đề sáng tạo sinh Lạp - La Mã cổ đại đến
+ Trong lĩnh vực Y học, Hi- động văn minh thế giới.
pô-crat được mệnh danh là và thực tiễn, gắn với thực
"cha đẻ của y học phương tế, thần cũng giống nghề.
Tây" đã đề ra phương pháp - Đặt nền tảng cho sử học
chữa bệnh bằng thuốc và giải phương Tây sau này.
phẫu. - Nhiều ứng dụng kĩ thuật
- Thiên văn học: Người Hy vào thực tiễn cuộc sống.
Lạp biết làm ra lịch, người La
Mã kế thừa, phát triển thành
bộ lịch Giu-li-an.
- Sử học: các sử gia của Hy
Lạp nổi tiếng có Hê-rô-dốt với
tác phẩm Lịch sử cuộc chiến
tranh Hy Lạp Ba Tư, Tuy-xi-
đít với tác phẩm Lịch sử cuộc
chiến tranh Pê-lô-pô-nê-dô,...
- Kĩ thuật: người Hy Lạp La
Mã cổ đại có nhiều ứng dụng
kĩ thuật vào thực tiễn cuộc
sống như sử dụng đòn bẩy,
máy bắn đá, máy bơm nước,
chế tạo bê tông,....
Triết học - Các triết gia duy vật đồng Hy Lạp là “quê hương của - Tư liệu để nghiên cứu
Trang 4
thời là những nhà khoa học, triết học phương Tây”. về ảnh hưởng của triết
tiêu biểu như Ta-lét, Hê-ra- Triết học, tôn giáo giải học Hy Lạp - La Mã cổ
clit, Êm-pê-đô-clét,... Các triết thích sự hình thành của vũ đại đến thế giới.
gia Lê-cíp-pớt, Đê-mô-crít, Ê- trụ, cuộc đấu tranh trong - Cơ sở tìm hiểu nghệ
pi-kiu-rớt đã hình thành thuyết thế giới muôn loài. thuật kiến trúc, điêu
Nguyên tử. khắc, tôn giáo,...
- Trường phái duy tâm với các
đại diện tiêu biểu như Xô-crát,
Pla-tôn, A-rít-xtốt,...
Tín - Người Hy Lạp và La Mã đều Ảnh hưởng đến tôn giáo ở - Tư liệu để nghiên cứu
ngưỡng, theo tín ngưỡng đa thần, thờ châu Âu thời cận, hiện đại. về ảnh hưởng của tôn
tôn giáo cúng các vị thần đã đưa cuộc giáo Hy Lạp - La Mã cổ
sống của người Hy Lạp La Mã đại đến thế giới.
bước sang thời kì mới. - Phát triển du lịch văn
- Đến nay, đạo Kitô là một hoá, phim ảnh, thể
trong những tôn giáo lớn của thao,...
thế giới, tầm ảnh hưởng lan - Cơ sở tìm hiểu nghệ
rộng hầu khắp các quốc gia. thuật kiến trúc, điêu
khắc, tôn giáo,...
Thể thao - Từ thế kỉ VIII TCN, người Thể hiện khát vọng hoà Nhiều cuộc thi Olympic
Hy Lạp đã tổ chức các cuộc bình, tinh thần thượng võ, về trí tuệ, thể thao được
thi đấu thể thao bốn năm một phát triển tinh thần đoàn tổ chức thường xuyên ở
lần tại Ô-lim-pi-a, gọi là Thế kết, bình đẳng giữa các nhiều nước.
vận hội Ô-lim-píc nhằm tôn dân tộc.
vinh các vị thần.
- Các môn thi đấu gồm có đấu
vật, thi chạy, đua ngựa và đua
xe ngựa,... Người chiến thắng
được vinh danh và nhận vòng
nguyệt quế.
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG:
1.Ph.Ăng-ghen viết: “...Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có
châu Âu hiện đại”. Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao?
- Đồng ý với ý kiến của Ph. Ăng-ghen "Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã
thì không có châu Âu hiện đại".
* Giải thích:
- Văn minh Hy Lạp - La Mã là cơ sở hình thành văn minh phương Tây. Trong thời kì hậu trung đại, sự
phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp, La Mã và những tiến bộ không ngừng của các lĩnh vực kinh tế,
văn hoá, chính trị đã khiến văn minh Tây Âu đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu
trong thời kì cận và hiện đại. 
- Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát hiến vĩ đại
trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay.
* Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:
- Tính kế thừa thành tựu văn minh phương Đông: Do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn và
địa hình Hy Lạp và La Mã mang tính mở ->Có điều kiện giao lưu, tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh
phương Đông cổ đại, lan toả giá trị của mình đến nhiều vùng quanh Địa Trung Hải. Văn minh Hy Lạp - La
Mã cổ đại tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông như chữ viết, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo,
kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, các kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp.
- Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.
- Dấu ấn cá nhân được đề cao (Chủ nô: có thế lực kinh tế, chính trị, là lực lượng chủ yếu sáng tạo ra
những thành tựu rực rỡ của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại)
2. Ý nghĩa của văn minh Hy Lạp - La Mã
Nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được tạo dựng từ sức sáng tạo phi thường của cư dân Địa Trung
Hải trên cơ sở tiếp biến những giá trị tiêu biểu của văn minh phương Đông. Những thành tựu văn minh Hy
Trang 5
Lạp - La Mã có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản, là cơ sở của văn hoá châu Âu về sau. Nhiều di sản
của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
3. Ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu về chữ viết, văn học, nghệ thuật của người Hy Lạp và
La Mã cổ đại:
+ Chữ viết: Hệ thống chữ viết đơn giản với cách ghép linh hoạt và hệ thống ngữ pháp chặt chẽ, thể
hiện những ý nghĩ phức tạp nhất, là cơ sở cho khoa học phát triển.
+ Văn học:
Thể hiện triết lí về số phận con người, ca ngợi lòng dũng cảm, trí thông minh, đề cao tình yêu gia
đình, quê hương, ca ngợi hoà bình.
Là áng hùng ca về cuộc chiến giữa các thành bang Hy Lạp với thành Troy.
Hai thể loại bị kịch và hài kịch, rất được yêu chuộng, thường biểu diễn tại các nhà hát ngoài trời.
+ Nghệ thuật:
Hy Lạp cổ đại có nhiều đền đài và tượng đạt đến trình độ tuyệt mĩ với chất liệu thạch cao và cẩm
thạch trắng, tạo nên vẻ đẹp thanh thoát, tinh tế, tươi tắn, mềm mại, sống động.
Kiến trúc La Mã cổ đại oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng, có giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cao, góp phần
hình thành các phong cách kiến trúc tiêu biểu của thế giới.
->Có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản, là cơ sở của văn hoá châu Âu về sau. Nhiều di sản của
nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
4. Tại sao nói văn minh Hy Lạp La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại.
Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại có sức sống mãnh liệt nhờ tiếp thu và hoàn thiện những thành tựu
của các nền văn minh đi trước như Lưỡng Hà, Ai Cập. Từ đó, họ đã hình thành một nền văn minh Địa
Trung Hải lan toả khắp 3 châu lục Âu - Á - Phi. Đó là thời kì hoàng kim với nhiều thành quả rất phong phú
về mọi mặt như Triết học, Toán học, Y khoa, Vật lí, Thiên văn học,... với rất nhiều học giả uyên thâm mà
tri thức của họ vẫn còn được ca tụng trong thế kỉ 21. Thế kỉ XV, phong trào Phục hưng văn hoá ở châu Âu
đã trở về với văn hoá Hy Lạp và La Mã thời cổ đại, là cơ sở cho văn hoá châu Âu cận và hiện đại. Kế thừa
những thành quả đó, châu Âu hiện đại mới có thể hình thành một Liên minh châu Âu (EU) liên kết chặt chẻ
về kinh tế, chính trị, văn hoá, đối ngoại và an ninh chung.
5. Đỉnh O-lim-pớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng cho điều gì?
- Đại hội Olympic (cổ đại) là lễ hội nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại theo truyền thuyết do Thần
Heracles sảng lập để tôn vinh thần Zeus - cha của ông. Đại hội Olympic cổ đại đầu tiên được khai mạc vào
mùa hè năm 776 TCN và sau đó cứ bốn năm tổ chức một lần tại đền thờ thần Zeus ở thành phố Olympia.
Những cuộc thi đấu Olympia thông qua các môn thi đấu thể hiện cho hoà bình giữa các thị quốc, sự đua
tranh và khéo léo dùng sức mạnh cơ thể con người để giành chiến thắng, thể hiện tính thống nhất về văn
hoá của các thị quốc bị chia rẽ về chính trị, Đại hội Olympic hiện đại tiếp nối các môn thể thao cổ đại để
tôn vinh các giá trị văn hoá Hy Lạp cổ đại và tiếp nối tinh thần hoà bình, thượng võ, phát triển tỉnh thần
đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc trên hành tinh xanh nhằm đưa con người tiến "Nhanh hơn, cao hơn,
mạnh hơn”.
- Trong thần thoại Hy Lạp, thần Apollo được thể hiện là đội vòng nguyệt quế trên đầu và được dùng
để tặng thưởng cho những người chiến tháng, là biểu tượng của sự chiến thắng cả về sức mạnh và trí tuệ.
Đỉnh Olympus (không phải Olympia) chính là một phần trong văn hoá và truyền thống, ngôi nhà của 12 vị
thần hùng mạnh nhất thần thoại Hy Lạp.
- Một trong những nghỉ lễ quan trọng là cuộc chạy rước đuốc và lễ rước đuốc Olympic. Ngọn lửa
Olympic tượng trưng cho sự chuyển giao những ý nghĩa cao đẹp từ Đại hội Hy Lạp cổ đại đến Thế vận hội
hiện đại. Trong cuộc chạy rước đuốc, ngọn lửa được thắp sáng tại thành phố Olympia, Hy Lạp và từ đó nó
được nhiều người chạy bộ (trừ đường sông, biển) mang ổi trải qua nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng trời để
đến thành phố nước chủ nhà.
- Sau khi người rước đuốc cuối cùng đã thấp ngọn lửa Olympic lên ngọn đuốc chính tại sân vận động,
người đứng đầu của nước chủ nhà tuyên bố thế vận hội bắt đầu và những con chim bồ câu được thả ra để
tượng trưng cho niềm hi vọng thế giới hoà bình.
6. Thành tựu về chữ viết của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là gì? Theo em, các tác phẩm
văn học của Hy Lạp và La Mã cổ đại phản ánh điều gì của đời sống xã hội?
7. Những thành tựu về khoa học tự nhiên, kĩ thuật của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã giải
quyết những vấn đề cơ bản nào trong đời sống cư dân cổ đại? Cho ví dụ minh hoạ.

Trang 6
8. Tín ngưỡng, tôn giáo của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những ảnh hưởng gì tới đời
sống xã hội của phương Tây sau này? Em hiểu như thế nào về triết học duy vật và triết học duy tâm?
Thế vận hội của người Hy Lạp cổ được tổ chức như thế nào?

2. Thành tựu cơ bản của văn minh thời Phục hưng


Phong trào văn hóa Phục hưng có nghĩa là tái sinh trở về với những giá trị tinh hoa của nền văn
minh Hy Lạp – La mã. Đây không những là cuộc cách mạng về văn hóa mà còn là cuộc tấn công đầu
tiên của lực lượng tiến bộ trong xã hội vào giai cấp phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương
thời.
*Văn học: nổi bật 3 lĩnh vực thơ, tiểu thuyết, kịch
- Thơ: Thần Khúc, Cuộc đời mới.
- Tiểu thuyết: Mười ngày, Đôn Ki-hô-tê..
- Kịch: Ham-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
*Hội họa, kiến trúc, điêu khắc
- Kiến trúc: Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, Nhà thờ Thánh Pi-tơ.
- Hội họa và điêu khắc: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa (Vanh xi), Tượng Đavít (Mi-ken-lăng-
giơ).
*Tư tưởng: triết học duy vật (Bê-cơn, Đề-các-tơ), nội dung:
-Lên án chế độ phong kiến đương thời.
-Đề cao trí thức, lí trí con người đặt nền tảng cho những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các
thời đại tiếp theo
*Khoa học-kĩ thuật: nổi bật nhất là Thiên văn học
- Thiên văn học: Bru-nô, Ga-li-ê, Cô-péc-ních với thuyết Nhật Tâm.
- Kĩ thuật: máy móc, dệt, khai mỏ, đóng tàu.
- Nội dung:
+ Lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo và đã phá trật tự phong kiến.
+ Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
*Ý nghĩa (tác dụng) văn minh Phục hưng:
- Lên án giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.
- Đề cao giá trị con người, tự do cá nhân.
- Coi trọng khoa học, kĩ thuật.
- Đả kích tầng lớp quí tộc phong kiến.
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại
chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển.
- Là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Là cầu nối từ văn hóa phong kiến sang văn
hóa tư sản. Là khởi đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại.
- Ph. Ăng-ghen nhận định “Văn hoá Phục hưng” là một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại
1/ Thành tựu
Nội dung Thành tựu
- Nhiều tác phẩm tiêu biểu: Thần khúc (Đan tê), Đôn Ki hô tê (Xéc Van téc), Roomeo
Văn học
và Juy liet của Sếch - pia ..
- Kịch liệt phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lí trí
Triết học
con người. Mi-chen đơ Mông-ten-nhơ (Pháp), Ê-ra-xmơ (Hà Lan), La-ra-mê (Pháp).
- Sự đóng góp của các nhà khoa học trên các lĩnh vực Toán, Thiên văn học; tiêu biểu
là Cô-pec-ních, Bru-nô và Ga-li-lê với Thuyết Nhật tâm.
Khoa học
(Thuyết Nhật tâm cho rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm của vũ trụ. Thuyết Nhật tâm đối
lập với Thuyết Địa tâm, cho rằng Trái Đất nằm ở trung tâm vũ trụ).
- Bức họa nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng (Lê-ô-na đờ Vanh-xi), Tượng Đa-
Nghệ thuật vít, Sự sáng tạo A-đam (Mi-ken-lăng-giơ), lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ
(Va-ti-căng),…
Lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, chĩa mũi nhọn đấu tranh
Tư tưởng
chống chế độ phong kiến thối nát nói chung.
Trang 7
2/ Nội dung
- Lên án, châm biếm giáo hội Thiên chúa, đấu tranh chống phong kiến
- Đề cao giá trị con người, quyền cá nhân
- Đề cao chủ nghĩa duy vật , khoa học tiến bộ, coi trọng các ngành KH tự nhiên, gắn với cuộc sống.
3/ Ý nghĩa
- Là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu.
- Là cầu nối từ văn hóa phong kiến sang văn hóa tư sản. Là khởi đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại.
->+ Phong trào Văn hoá Phục hưng kế thừa và phát huy những giá trị nhân bản của các nền văn minh đi
trước, đặt nền tảng về văn hoá tỉnh thần, góp phần biến đổi xã hội, chuẩn bị cho thời kì xác lập và phát
triển của chủ nghĩa tư bản thời cận - hiện đại.
+ Di sản văn hoá Phục hưng góp thêm vào kho tàng di sản văn minh nhân loại những giá trị to lớn trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là triết học, văn học, nghệ thuật và khoa học tự nhiên, tạo nên bản sắc văn hoá
châu Âu đương đại.

THÀNH TỰU Ý NGHĨA TIẾN BỘ GIÁ TRỊ, ẢNH


TIÊU BIỂU HƯỞNG Ở THỜI
HIỆN TẠI
Văn - Tác phẩm Thần khúc, Cuộc đời mới của Truyền bá tư tưởng nhân - Giá trị hiện thực
học Đan-tê, tiểu thuyết có tập truyện Mười đạo, ca ngợi tình yêu, sự trong nhiều vực: văn
ngày của Bô-ca-xi-ô, Đôn Ki-hô-tê của tự do, chống Giáo hội và học, điện ảnh,...
M. Xéc-van-téc,.. chế độ phong kiến lạc - Giáo dục nhân cách,
- Nhà soạn kịch vĩ đại W. Sếch-xpia đã hậu. lối sống.
viết nhiều vở bi, hài kịch nổi tiếng, phản
ánh đời sống xã hội đầy biến động như
Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét, Ô-ten-
lô,...
Nghệ - Hội hoạ và điêu khắc thường mượn chủ Thể hiện giá trị nhân - Giá trị du lịch, điện
thuật đề tôn giáo nhưng mang tính hiện thực; văn, khao khát tự do, tư ảnh, nghệ thuật, kiến
thể hiện các đường nét trên cơ thể nhân tưởng nhân đạo, ca trúc, điêu khắc,...
vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ ngợi tình yêu, sự tự do, - Giáo dục nhân cách,
lệ. đấu tranh chống Giáo lối sống, thái độ làm
- Lê-ô-na đờ Vanh-xi với những tuyệt tác hội và chế độ phong việc.
như La Giô-công-đơ, Bữa ăn tối cuối kiến lạc hậu.
cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang
đá,..., Mi-ken-lăng-giơ là hoạ sĩ và là nhà
điêu khắc để lại các tác phẩm nổi tiếng
như: Thiên chúa sáng thế trên trần Nhà
nguyện Xích-xtin, Cuộc phán xét cuối
cùng,... tượng Ða-vít, tượng Đức Mẹ sầu
bi; hoạ sĩ Ra-pha-en với các tác phẩm
như Trường học A-ten, Chúa Ki-tô bị
đóng đinh, Khu vườn xinh đẹp,...
Khoa - Toán học, Vật lí, Y học: thuyết hình học Khoa học và triết học - Là cơ sở cho khoa
học tự giải tích của R. Đê-các-tơ, nghiên cứu về thời Phục hưng đấu học tự
nhiên, áp suất khí quyển của E. Tô-ri-xe-li; thuật tranh chống chủ nghĩa nhiên, thiên văn học,
triết giải phẫu của nhà y học Vê-da-lơ, sự tuần giáo điều và kinh viện triết học hiện đại phát
học hoàn máu của Ha-vi,... của Giáo hội, mở đường triển.
- Thiên văn học: N. Cô-péc-ních với cho khoa học phát triển. - Có giá trị đến ngày
thuyết Nhật tâm; G. Bru-nô phát triển nay, đóng góp quan
thêm với nhận thức Mặt Trời là trung tâm trọng vào kho tàng
của Thái dương hệ; G. Ga-li-lê với thành văn minh nhân loại.
tựu cải tiến kính thiên văn, cải tiến la bàn,
nghiên cứu về chuyển động học,...
- Kĩ thuật: tiến bộ trong lĩnh vực dệt, khai

Trang 8
khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng
hải,...
- Triết học: Các triết gia theo trường phái
duy vật công kích triết học kinh viện, chủ
nghĩa duy tâm, hướng tới tách triết học ra
khỏi thần học.
- Tư tưởng: chủ nghĩa nhân văn, mang
nhiều điểm tiến bộ, thu hút các đại biểu
đấu tranh trên nhiều lĩnh vực như văn
học, triết học, khoa học,...
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG:
1. Hãy chọn và tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu của Phong trào Văn hóa Phục hưng và thuyết
minh những giá trị "vượt thời gian" của thành tựu đó.
Tác phẩm Hamlet của William Shakespeare
+ Đây là vở bi - hài kịch của nhà văn, nhà soạn kịch người Anh William Shakespeare, có lẽ được sáng
tác vào năm 1601. Cốt truyện của tác phẩm có nguồn gốc từ thể loại Saga (truyện dân gian) thời đại Trung
cổ. Trên sân khấu Anh thời Phục Hưng đã từng diễn nhiều vở kịch cùng tên của nhiều tác giả. Người ta cho
rằng Shakespeare sáng tác Hamlet có thể dựa trên Bi kịch lịch sử của François Belleforest hoặc trên vở kịch
nay đã bị thất lạc Hamlet của Thomas Kyd (1558-1594), một vở kịch được gọi tên là Ur-Hamlet với ý nghĩa
là vở "Hamlet nguyên bản".
+ Tác phẩm xoay quanh nhân vật Hamlet - hoàng tử Đan Mạch. Chàng gặp hoàn cảnh éo le khi vua
cha vừa qua đời 2 tháng thì mẹ đã lấy Claudius - chú ruột của chàng. Một ngày nọ, hồn ma của vua cha về
báo với Hamlet là chính Claudius đã giết vua, cướp ngôi. Hamlet vô cùng tức giận nhưng cũng lo sợ rằng
hồn ma kia là do tà thuật tạo thành, vu oan cho Claudius để chàng giết Claudius, làm việc trái với luân
thường đạo lý.

*Sự nở rộ các tài năng của văn minh thời Phục hưng
- Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học. Đê-các-tơ vừa là nhà toán học, vừa là học lớn M. Xéc-van-téc
là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm nổi tiếng là Đôn-ki-hô-tê. W. Sêch-xpia người Anh là
nhà viết kịch vĩ đại thời văn học Phục hưng với nhiều vở kịch nổi tiếng như Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Ham-lét,
Ô-ten-lô,...
- Lê-ô-na-đờ Vanh-xi, người I-ta-li-a là một họa sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại như Bữa
tiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ.
- Mi-ken-lăng-giơ là một danh họa, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng người I-ta-li-a với những tác
phẩm tiêu biểu như: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng, Tượng Đa-vít, ...
- N. Cô-péc-ních (người Ba Lan), G. Ga-li-lê (người I-ta-li-a). N. Cô-péc-ních đã chứng minh rằng Trái
Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời nhưng bị Giáo hội cấm lưu hành. Còn G. Ga-li-
lê công bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi ông đã 70 tuổi. Dù vậy, khi bị kết án, ông vẫn tuyên
bố: “Dù sao Trái Đất vẫn quay”.

******
Bài 7. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI
Trong suốt tiến trình lịch sử, con người không ngừng lao động, sáng tạo để thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và xã hội. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đưa đến những thay đổi lớn lao
trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội, thay đổi cả bản chất của sản xuất, tạo ra các đột phá về
khoa học kĩ thuật, đưa nhân loại vào thời kì công nghiệp hóa.

1. Thành tựu cơ bản cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- Thời gian: giữa thế kỉ XVIII.
- Những tiến bộ về kĩ thuật chủ yếu diễn ra trong các ngành: dệt, luyện kim, giao thông vận tải.
- Đầu tiên là những tiến bộ về kĩ thuật và máy móc trong ngành dệt.
- Thành tựu:

Trang 9
+ Kĩ thuật:
Năm 1733, Giôn Cay phát minh ra “Con thoi bay” năng suất tăng gấp đôi.
Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ phát minh máy kéo sợ Gien-ni
Năm 1769, Ri-chác Ác-rai phát minh ra Máy kéo sợi làm cho vải chắc, đẹp và bền hơn.
Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao
động cơ bắp con người, thúc đẩy sản xuất phát triển vượt bậc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh.
Lao động bằng tay được thay thế dần bằng máy móc
Tốc độ sản xuất và năng suất lãnh đạo tăng vượt bậc
Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa
Đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Năm 1785, Ét-mơn Các-ra phát minh ra Máy dệt chạy bằng hơi nước năng suất tăng 40 lần.
+ Luyện kim: năm 1784 Lò luyện quặng theo phương pháp “Pút-đinh”.
+ Giao thông vận tải:
Năm 1804 phát minh Đầu máy xe lửa.
Năm 1807 chế tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước (Phơn-tơn-người Mĩ). Thúc đẩy ngành
đường sắt và hàng hải phát triển.
Thời Người phát
Lĩnh vực Tên sản phẩm Tác dụng
gian minh
1764 Giêm-ha-gri- Máy kéo sợi Tăng năng suất kéo sợi
vơ Gienni
1769 Ác-crai-tơ Máy kéo sợi chạy Tạo sản phẩm chắc hơn, giảm sức lao
bằng sức nước động của con người
1779 Crôm-tơn Cải tiến máy kéo Tạo được sản phẩm bền và đẹp
sợi
Máy móc
1785 Các-rai chế tạo máy dệt Tăng năng suất lên gấp 40 lần
chạy bằng sức
nước
1784 Giêm Oát Máy hơi nước Tăng năng suất, giải phóng sức lao
động, khởi đầu quá trình công nghiệp
hoá.
1735 Abraham Phương pháp nấu Tạo được đóng góp mới cho việc luyện
Darby than cốc gang thép
Luyện kim
1784 Lò luyện gang đầu Tăng năng suất sản xuất đồ kim loại.
tiên
Giao thông 1814 Xtiphen Xơn Đầu máy xe lửa Tăng tốc độ và khối lượng vận chuyển
vận tải đầu tiên hàng hóa
* Con đường dẫn đến các phát minh: Do yêu cầu ngày càng cao của kĩ thuật. Sản phẩm sau sẽ giải
quyết những hạn chế của sản phẩm trước và đáp ứng nhu cầu của sự phát triển trong sản xuất.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hóa.
Những thành tựu đạt được trong cuộc cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII – nửa đầu
thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại văn minh công nghiệp.
Nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước
và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất”

Ý nghĩa của máy hơi nước: được coi là mở đầu cho quá trình công nghiệp hóa vì máy hơi nước đã
được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực từ sản xuất đến giao thông vận tải, đưa sản xuất từ lao
động thủ công sang sản xuất lao động bằng máy móc. Đặc trưng của các cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất chính là sử dụng máy móc chạy bằng hơi nước, sử dụng năng lượng nước và
động cơ hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.

Trang 10
James Watt sinh ngày 19 tháng 1 năm 1736 tại thị trấn Greenock, Scotland. Ngay cả ở tuổi thiếu niên,
James đã bắt đầu quan tâm đến các thí nghiệm thiên văn học và hóa học. Năm 1769, ông đã nhận được
bằng sáng chế với trọng tâm là "cách giảm tiêu thụ hơi trong động cơ hơi nước". James nghiên cứu sâu
sắc và nỗ lực cải tiến các loại động cơ hơi nước khác nhau. Ông đã tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên
của mình vào năm 1774. Năm 1782, nhà khoa học đã tạo ra một động cơ hơi nước với hành động kép
xoay liên tục, sau này được gọi là tên của ông. Động cơ có tầm quan trọng lớn, vì nó góp phần chuyển
đổi sang sản xuất máy trong công nghiệp.
Ngành luyện kim: Phương pháp luyện kim “put đinh”
Phương pháp luyện kim “put đinh” (nhào trộn) dùng luồng không khí làm nóng chảy quặng để luyện
thành sắt. Nhờ phương pháp này mà việc luyện quặng được đơn giản hóa, sắt được sản xuất ra nhiều,
được dùng để sản xuất máy móc và đồ dùng sinh hoạt.
Goerge Stephenson sinh ngày 9/6/1781 tại Northumberland, Anh trong một gia đình công nhân mỏ.
Khi trước làm việc dưới hầm mỏ, Stephenson đã từng quen thuộc với các loại máy hơi nước của James
Watt, rồi theo các ý tưởng của Murdock và Trevithick, Stephenson chế tạo một đầu tầu kéo được 90 tấn
trên
quãng đường 85 dậm. Stephenson chế tạo tiếp chiếc xe thứ hai rồi chiếc thứ ba, nặng 4 tấn rưỡi, bánh
xe có đường kính 1.42 mét. Chiếc thứ ba này có tên là Rocket và được cho chạy vào năm 1830, mở đầu
ngành hỏa xa. Trong những lần thử ban đầu, chiếc Rocket chở được 36 hành khách và chạy với tốc độ
30 dậm một giờ.
Cha đẻ phát minh tàu hơi nước đầu tiên trên thế giới
Robert Fulton sinh ra tại một trang trại tại Little Brain, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ
Năm 1803 Fulton đóng xong con tàu động cơ hơi nước 8 mã lực. Ngày 9/1/1803 con tàu hạ thủy. Ngày
17/8/1807, con tàu Klemol hạ thủy.
Fulton qua đời năm 1815 do nhiễm trùng ngực nặng do cảm lạnh.
2. Thành tựu cơ bản cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
-Thời gian: Giữa thế kỉ XIX đến năm 1914.
-Phát minh phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim dẫn đến sự ra đời của nguyên liệu mới “Dầu
- Nguồn năng lượng của người nghèo”
-Nổi bật là phát minh về Điện và động cơ đốt trong
+ Phát minh về Điện của Pha ra đây, Ê-đi-sơn (phát minh ra bóng đèn điện là một phát minh vĩ đại,
bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế cuộc sống), Tát-la là cơ sở cho sự ra đời và
phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện
vào cuộc sống.
+ Phát minh động cơ đốt trong như ô tô, máy bay, khai thác dầu mỏ ra đời và phát triển. Năm 1896,
Hen-ri Pho chế tạo thành công xe hơi.
Năm 1903, anh em nhà Rai thứ nghiệm thành công máy bay.
* Tác dụng: Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước
tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.
=>Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khi hóa sang điện khí hóa
3. Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ 2.
a.Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế.
- Đã làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tao ra nhiều nguyên liệu mới.
- Thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động.
- Góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, nhất là nông nghiệp,
giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
- Nhiều phương tiện giao thông, thông tin liên lạc mới xuất hiện góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
và cải thiện đời sống của con người.
- Quá trình cơ giới hóa, điện khí hóa sản xuất.
b.Tác động về mặt chính trị-xã hội và văn hóa.
* Về mặt chính trị - xã hội:
-Đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là thành thị đông dân,
nhiều đô thị quy mô lớn ra dời như Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin…
(Luân Đôn trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới tiên lên công nghiệp hóa)
Trang 11
-Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp và vô sản làm thuê. Giai cấp vô sản bị bóc lột
thậm tệ, mâu thuẫn gay gắt với với cấp tư sản, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản.
* Về mặt văn hóa:
-Cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại tác động mạnh, đưa đến những chuyển biến lớn lao trong
đời sống văn hóa.
-Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu.
-Đời sống văn hóa tinh thần của người dân phong phú, đa dạng, hiện đại hơn với sự xuất hiện của các
phương tiện như điện thoại, ra-đi-ô, điện ảnh…
-Hình thành lối sống và văn hóa, tác phong công nghiệp ngày càng trở lên phổ biến.
c. Tiêu cực:
- Ô nhiễm môi trường.
- Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.
- Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG:
1. Thông qua những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, hãy cho biết đặc trưng
cơ bản của cuộc cách mạng này so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc
trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây
chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát
triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc
CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao
hơn nữa.
- Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất
trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết
định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa
cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành
lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của
điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị
Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng
kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
2. Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có điện???
- Hiện nay, điện năng chính là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là thứ
không thể thiếu trong sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Điện giúp cho chúng ta có thể làm
tốt được nhiều việc từ chiếu sáng, giải trí, liên lạc, học tập, làm việc, vận hành máy móc. Vai trò của điện
thì chúng ta không cần bàn cãi nữa. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, nếu như cuộc sống của chúng ta không có
điện thì sẽ như thế nào không? 
- Nếu không có điện, con người chỉ có thể làm việc vào ban ngày
+ Nhờ có điện mà chúng ta có bóng đèn chiếu sáng, từ gia đình tới công sở, cho tới những nơi công
cộng.
+ Vì thế, nếu như không có điện thì thành phố của chúng ta sẽ không có những cảnh rực rỡ về đêm.
Thay vào đó là những ánh đèn dầu hiu hắt trong đêm tối. Nó khiến con người khó có thể làm việc, vui chơi
giải trí được trong bóng đêm.
- Nếu không có điện, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán hơn
+ Khi có điện, có internet và những thiết bị điện tử để chúng ta có thể xem những bộ phim hay, nghe
những bản nhạc du dương, có thể lướt facebook tán ngẫu với bạn bè. Lên youtube xem được những clip
hay, cập nhật những tin tức nóng hổi nhất từ bất kỳ nơi đâu.
+ Nhưng khi không có điện thì tất cả những điều đó đều là không thể, cuộc sống của chúng ta sẽ trở
nên nhàm chán, mù tịt mọi thông tin. Ngay cả tới việc nghe thông tin từ loa phường cũng không thể được vì
không có điện.
- Nếu không có điện, các thiết bị điện tử, máy móc sẽ trở thành đồ phế thải
+ Mọi thiết bị điện tử từ tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, máy vi tính, điện thoại di động,… và các loại
máy móc khác đều chỉ có thể hoạt động được khi có điện.
+ Nếu như không có điện thì toàn bộ chúng đều sẽ trở thành đồ phế thải.
- Nếu không có điện,  hầu hết mọi hoạt động của con người đều phải tiến hành bằng sức lao động
thủ công

Trang 12
+ Hiện nay, cuộc sống của con người chủ yếu phụ thuộc vào máy móc. Tuy nhiên, bất kể loại máy
móc nào cũng không thể hoạt động được nếu như không có điện. Khi đó, mọi thứ con người đều phải làm
thủ công, người nông dẫn sẽ quay về với cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, thay vì những chiếc
máy cày, máy giặt, máy xay xát,…
+ Các cơ quan, doanh nghiệp sẽ tốn tới hàng tấn giấy để phục vụ cho công việc lưu trữ thông tin do
không thể sử dụng được máy tính. Công nhân cơ khí sẽ trở thành những người thợ gò hàng chính hiệu.
Đồng thời quạt nan sẽ trở thành món đồ không thể thiếu trong mùa hè oi bức bởi vì khi đó không có quạt
điện hay điều hòa….
- Nếu không có điện, việc liên lạc trở lên khó khăn hơn
+ Hiện nay, việc liên lạc qua điện thoại, qua internet đã trở lên quá phổ biến. Nếu như không có điện
thì những điều này là không thể.
+ Chúng ta chỉ có thể liên lạc được với nhau bằng thư từ, và cũng rất lâu thì mới có thể nhận được bởi khi
không có điện thì máy bay, ô tô đều không thể hoạt động được nên không thể mang thư đi. Thay vào đó, những
chú bồ câu đưa thư hay ngựa chính là phương tiện liên lạc chính.
- Nếu không có điện, Mức độ ô nhiễm sẽ giảm đáng kể
3. Từ tác động hai mặt của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai, hãy nêu hạn chế
của quá trình thực hiện công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay? Theo em phải làm gì để khắc phục
những hạn chế đó?
- Hạn chế: Ô nhiễm môi trường, tai nạn, khoảng cách giàu nghèo...
- Biện pháp giải quyết: Phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, quan tâm đến vấn đề
an sinh xã hội...
4. Đóng vai một nhà báo, quan sát hình ảnh và tư liệu thống kê về lao động trẻ em trong các
hầm mỏ, em hãy viết một bài báo (khoảng 100 từ) về tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong cách
mạng công nghiệp.
Hình ảnh Tư liệu
Thống kê lao động trẻ em ở một số mỏ than của Anh trong Cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất
“Mỏ than Derbyshine:
Dưới 13 tuổi: 725; Dưới 18 tuổi: 516.
Tổng là 1241.
Báo cáo ở khu vực này còn ghi nhận một vài trường hợp trẻ em từ
5 đến 6 tuổi bắt đầu làm việc ở hầm mỏ.
Pembrokeshine:
Dưới 13 tuổi: 45; Dưới 18 tuổi: 92.
Tổng là 137.
Trong đó có 23 trẻ em gái.
Yorkshine:
Dưới 13 tuổi: 1120; Trong đó có 154 trẻ em gái.
Dưới 18 tuổi: 1527; Trong đó có 156 trẻ em gái.
Tổng là 2647”.
(Nguồn: Trích Báo cáo của Uỷ ban Lao động trẻ em,
Lao động trẻ em trong các hầm mỏ http://w.w.w.bl.uk/collection-items/re-port-on-child-labour-1842)
thế kỉ XVIII - XIX
HS có thể xây dựng bài báo theo cấu trúc sau:
- Tiêu đề.
- Mở đầu: Mô tả thời gian, không gian xảy ra sự việc, bối cảnh xảy ra sự việc, đối tượng chính được
đề cập, vấn đề liên quan đến đối tượng…
- Thân bài: Nội dung chính và tư liệu mở rộng: Dẫn các con số ấn tượng, bảng biểu, dẫn lời nhân
chứng, ý kiến chuyên gia…
- Kết luận: Lời kết “đóng” chi tiết ấn tượng, hoặc lời kết “mở” đưa ra những ý kiến, nhận xét, đánh
giá cá nhân…

Trang 13
5. Trong các thành tựu kĩ thuật, khoa học thời cận đại của các nước Âu – Mĩ còn được lưu giữ
đến ngày nay, em thích thành tựu nào nhất? Vì sao? Hãy thiết kế hồ sơ học tập về thành tựu đó.
Hồ sơ học tập về thành tựu khoa học, kĩ thuật thời cận đại cần thể hiện được các nội dung sau:
- Tên thành tựu.
- Thành tựu thuộc lĩnh vực nào.
- Tác giả của thành tựu.
- Quốc gia của thành tựu đó.
- Ý nghĩa của thành tựu đối với xã hội đương thời.
- Ý nghĩa của thành tựu đối với xã hội hiện nay.
6. Giả sử là một người dân sống trong xã hội Anh thế kỉ XVIII, em hãy thiết kế tờ rơi giới thiệu
những điều kiện thuận lợi của nước Anh để mời gọi các nhà sáng chế, phát minh tham gia sáng chế,
phát minh máy móc, kĩ thuật, công nghệ để tiến hành cách mạng công nghiệp Anh.
Thiết kế tờ rơi giới thiệu những điều kiện thuận lợi của nước Anh để mời gọi các nhà sáng chế, phát
minh
- HS đọc SGK và sưu tầm các nguồn tư liệu trên mạng Internet (đảm bảo nguồn tin cậy), sách tham
khảo về lịch sử nước Anh thế kỉ XVIII để khai thác các điều kiện thuận lợi của nước Anh về tự nhiên, kinh
tế, kĩ thuật, chính trị, xã hội…
- Sử dụng các công cụ như Microsoft Word (Flyers), Canva… để thiết kế một cách dễ dàng và chuyên
nghiệp.

Trang 14

You might also like