You are on page 1of 6

BÀI 1.

HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ


1.Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Khái niệm lịch sử:
Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người
Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá
khứ.
Thứ ba, lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. 
=> Khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch
sử. 
Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách
khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. 
Nhận thức lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, ý niệm, hình dung của con
người về quá khứ.
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học
2.1 Đối tượng nghiên cứu của Sử học.
Đối tượng nghiên cứu của Sử học gồm toàn bộ những hoạt động của con người
trong quá khứ, diễn ra trên lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, xã
hội, văn hóa,…
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Sử học

2.3 Nguyên tắc cơ bản của Sử học


Nguyên tắc cơ bản của sử học là Khách quan, trung thực, tiến bộ
Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản: 
- Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học.
- Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức trong quá trình nghiên
cứu, trình bày lịch sử.
- Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến
bộ, nhân văn. 
3. các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học
3.1. Các nguồn sử liệu
Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị
thông tin, sử liệu được chia làm hai nguồn cơ bản: Sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ
cấp.
Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành 4 loại hình: sử liệu lời nói, sử
liệu hiện vật, sử liệu hình ảnh, sử liệu thành văn.
3.2. Một số phương pháp cơ bản của Sử học
Một số phương pháp của Sử học: Phương pháp lịch sử, Phương pháp lô-gích.
Phương pháp lịch đại, Phương pháp đồng đại, phương pháp tiếp cận liên ngành
BÀI 3. SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC
1. Sử học - môn khoa học mang tính liên ngành
- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ. Sử học cũng khai
thác tri thức của nhiều ngành khoa học liên quan.
- Nhà sử học không thể miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức
tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc phương pháp lịch sử đơn
thuần. 
- Nhà sử học cần có nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên
cứu chuyên sâu: lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo.
2. Mối liên hệ giữa sử học với các  ngành khoa học xã hội và nhân văn
2.1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa hội nhân văn luôn có sự kết nối và
gắn liền với tri thức lịch sử. 
- Sự tồn tại và phát triển của sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành
khoa học xã hội và nhân văn. 
- Sử học cung cấp tri thức  về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa,.. để làm rõ
hơn sự hình thành và phát triển các ngành. 
- Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa
lí học, Triết học
2.2. các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học
- Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm
hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.
- Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ
gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.
3. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. 
3.1. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công
nghệ. 

3.2. Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với Sử học. 


- Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cung cấp tri thức chuyên ngành,
phương pháp nghiên cứu, khái niệm…
- Lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thám, hệ thống thông tin địa lí (GIS), trí tuệ
nhân tạo… hỗ trợ các nhà sử học trong quá trình thu thập và xử lí, trình bày và tái
hiện quá khứ.
BÀI 5. KHÁI NIỆM VĂN MINH
1. Khái niệm văn minh

Nội Văn hóa Văn minh


dung

Khái là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Văn m
niệm con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. còn có nghĩa là đã thoát khỏi thời kì nguyên thủy.

Đặc Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần Nhà nước, chữ viết…
trưng
2. Khái quát tiến trình phát triển lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại

Nội dung Phương Đông Phương Tây

Trung tâm Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa, Ấn Độ. Hy Lạp và La Mã.

Đặc điểm - Hình thành trên lưu vực dòng sông lớn. - Hình thành ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô c
- Nhà nước ra đời sớm - Hình thành nền văn minh muộn.
- Cơ sở của văn minh châu Âu sau này.
- Các nền văn minh thế giới có sự tiếp xúc, ảnh hưởng lẫn nhau thông qua chiến tranh, buôn bán,
truyền giáo,…
BÀI 6. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG
1. Văn minh Ai Cập cổ đại
1.1. Cơ sở hình thành
Điều kiện tự nhiên: gắn liền với dòng sông Nin
Kinh tế: công cụ lao động bằng đá, đồng… Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo
Chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương. Quyền lực tối cao thuộc về vua (gọi là Pha-
ra-ông)
Xã hội: Phân chia thành quý tộc, nông dân, nô lệ… tạo ra một bộ phận chuyên sản xuất, phục vụ,…
Dân cư: gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. 
1.2. Những thành tựu cơ bản

Lĩnh vực Thành tựu

Chữ viết Chữ tượng hình, viết trên giấy Pa-pi-rút.

Toán học Nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, đã tính được số Pi bằng 3,16…

Kiến trúc, điêu khắc Kim tự tháp, tượng Nhân sư…

Y học Kĩ thuật ướp xác


2. Văn minh Trung Hoa cổ-trung đại
- Điều kiện tự nhiên: lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có đồng bằng rộng lớn, dất đai màu mỡ,
khí hậu tính ôn hòa,…
- Kinh tế: Nghề nông ngày càng phát triển và là ngành kinh tế chính. Thủ công nghiệp, thương
nghiệp phát triển.
- Chính trị: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Xã hội: Quý tộc và nông dân công xã (cổ đại), địa chủ và nông dân (trung đại).
- Dân cư: Người Hoa Hạ, người Mãn, Mông,…
2.2 Những thành tựu cơ bản

Nội dung Thành tựu

Chữ viết Chữ giáp cốt, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Hành thư

Tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia và các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành.
Tôn giáo Phật giáo du nhập vào Trung Hoa được cải biến và phát triển rực rỡ

Văn học Đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật: Đường thi, tiểu thuyết th

Kiến trúc, Kiến trúc và điêu khắc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạn
Điêu khắc và hội họa Hội họa đa dạng về đề tài, nội dung và phong cách

Toán học Hệ số thập phân, tính diện tích các hình. Phát minh ra bàn tính

Thiên văn học Ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, hiện tượng thiên văn.

Y-Dược Dùng dược liệu, châm cứu, giải phẫu…

Sử học Tác phẩm nổi tiếng: Xuân thu, Sử kí Tư Mã Thiên….

Phát minh lớn Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn
3. Văn minh Ấn Độ cổ-trung đại
3.1 Cơ sở hình thành

Cơ sở hình thành Nội dung

Điều kiện tự nhiên - Hai dòng sông Ấn và sông Hằng


- Đồng bằng màu mỡ

Kinh tế - Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp từng bước phát triển

Chính trị - Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Vua có quyền lực vô hạn

Xã hội - Đẳng cấp Vác-na

Dân cư Đa dạng về tộc người: Đra-vi-đa, A-ri-a


3.2. Những thành tựu cơ bản

Lĩnh vực Thành tựu

Chữ viết - Chữ Bra-mi, chữ San-krit (Phạn)…


- Ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á

Văn học Kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na…

Tôn giáo Quê hương của Hin-đu giáo và Phật giáo. Du nhập và phát triển Hồi giáo

Kiến trúc, điêu khắc - Ảnh hưởng của tôn giáo: cột đá, tháp Phật giáo, đền thờ, lăng mộ Hin-đu giáo, cung điệ
- Ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới

Khoa học- kĩ thuật - Sáng tạo ra 10 chữ số, tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; biết quan hệ giữa ba cạnh trong
- Y-dược: ghi chép về giải phẫu học, độc dược học, phẫu thuật,…
- Vật lí, hóa học: thuyết nguyên tử, thuật luyện kim để không bị ăn mòn

You might also like