You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC: 2022 - 2023


1. Giải thích mối quan hệ của lịch sử và văn hoá đối và sự phát triển du lịch.
Quan hệ hai chiều:
- Lịch sử và văn hóa cung cấp tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú: Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến
trúc, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian,…
- Ngược lại, du lịch góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử; thôi thúc chính quyền và nhân
dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm đến việc bảo tồn; một phần doanh thu du lịch được tái đầu tư vào bảo tồn
di sản, di tích.
2. Giải thích khái niệm văn minh và phân biệt khái niệm văn minh, văn hoá.
- Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn
hóa, khi xã hội loài người vượt qua thời kì dã man.
- Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên.
- Văn hóa xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người, văn minh chỉ được con người sáng tạo trong thời
kì phát triển cao của xã hội.
3. Đặc trưng văn hóa của các nền văn minh cổ đại phương Đông và đặc trưng văn hóa của các nền văn
minh cổ đại phương Tây.

Đặc điểm Văn minh cổ đại phương Đông Văn minh cổ đại phương Tây
Điều kiện Lưu vực các dòng sông lớn Trên các bán đảo Nam Âu (ven biển
tự nhiên Địa Trung Hải)
hình thành
Kinh tế Nông nghiệp Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Chính trị Chuyên chế cổ đại Thể chế cộng hóa mang tính chất dân
chủ
Lối sống Hòa hợp với tự nhiên, tư duy tổng hợp, Chinh phục tự nhiên, tư duy phân
đề cao tư tưởng cộng đồng tích, đề cao chủ nghĩa cá nhân.
Thành tựu Cái nôi của văn minh nhân loại, nơi ra Kế thừa nhiều thành tựu của phương
văn minh đời những thành tựu và tri thức khoa Đông và phát triển ở trình độ cao, đặt
học đầu tiên. nền móng cho các ngành khoa học
của nhân loại về sau.

4. Khái niệm Cách mạng công nghiệp.


Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay thế lao động thủ công (còn gọi là
lao động tay chân) của con người bằng lao động máy móc, chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất
cơ khí.
5. Ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai.
- Thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao
năng suất lao động,…
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp, giao thông vận
tải, thông tin liên lạc,…
6. Phân biệt Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với lần thứ hai.

Cách mạng công nghiệp lần thứ Cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất hai
Thời gian Từ giữa thế kỉ XVIII Từ giữa thế kỉ XIX đến Chiến tranh
thế giới thứ nhất bùng nổ (1914)
Đặc điểm Tập trung vào các lĩnh vực dệt, luyện Gắn liền với tiến bộ khoa học – kĩ
kim và giao thông vận tải thuật.

7. Sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử giới thiệu một thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh phương
Đông cổ đại.
- Giấy là một trong “tứ đại phát minh” của Trung Quốc:
 Người phát minh ra nghề làm giấy là hoạn quan Thái Luân. Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách…để chế tạo ra
giấy. Thực ra trước Thái Luân đã có nghề làm giấy ở Trung Quốc, có thể là từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên,
sớm hơn Thái Luân tới 100 năm. Cho nên Thái Luân chỉ được coi là người có công cải tiến kỹ thuật làm giấy ở
Trung Quốc. Vào thời Triều Tống, tiền giấy Giao Tử phát hành sớm nhất ở Trung Quốc.
8. Sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử giới thiệu một thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh phương
Tây cổ đại và văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.
- Văn minh phương Tây cổ đại (Hy Lạp – La Mã cổ đại):
Parthenon là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ V TCN. Đây là công trình xây dựng nổi
tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp. Các điêu
khắc trang trí của ngôi đền bằng từ đá cẩm thạch trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.
Đền Parthenon là biểu tượng của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena, và được đánh giá như là
một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.
- Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng
Mona Lisa  là một bức chân dung thế kỷ XVI được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên một tấm
gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng Italia. Tác phẩm thuộc sở hữu của Chính
phủ Pháp và hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris.
Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện một phụ nữ có những nét thể hiện trên khuôn mặt thường
được miêu tả là bí ẩn. Sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt,
và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê
hoặc của bức tranh. Có lẽ nó là bức tranh nổi tiếng nhất từng bị đánh cắp và được thu hồi về bảo tàng Louvre.
9. Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Hy Lạp - La mã cổ đại.

- Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát kiến vĩ đại trong suốt
chiều dài lịch sử, đồng thời đóng góp chung cho sự phát triển của nhân loại.

-Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.

- Đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học – kĩ thuật thế giới, cho sự phát triển nhiều
lĩnh vực của văn minh nhân loại trong những giai đoạn tiếp theo.
10. Phân tích ý nghĩa của văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.
- Lên án gay gắt Giáo hội Cơ đốc giáo lũng đoạn, chỉa mũi nhọn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát
đương thời, đề cao giá trị con người và quền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc…
- Được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế
độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo.
11. Phân tích tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và Cách mạng công nghiệp lần thứ
hai.
- Xã hội:
+ Sự hình thành và phát triển của các trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân (Luân Đôn,
Man-chét-xtơ, Pa-ri, Béc-lin…)
+ Xã hội hình thành hai giai cấp đối kháng: Tư sản công nghiệp (nắm tư liệu sản xuất) và vô sản (làm thuê).
- Văn hóa:
+ Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.
+ Đời sống văn hóa tinh thần của người dân phong phú và đa dạng với sự xuất hiện của các phương tiện mới:
điện thoại, ra-đi-ô, điện ảnh…
+ Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục được đẩy mạnh…
- Tác động tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, xâm chiếm và tranh giành thuộc
địa,…
12. Vận dụng kiến thức đã học em hãy phân tích vai trò của sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Đề xuất biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa,
di sản thiên nhiên ở địa phương.
- Vai trò của sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản:
+ Công tác bảo tồn di sản là công tác thường xuyên và quan trọng nhất trong quản lý di sản của mỗi quốc gia.
+ Bảo tồn phải đảm bảo giữ nguyên tình nguyên trạng và giữ nguyên được yếu tố gốc cấu thành di tích, tính xác
thực, tính toàn vẹn và giá trị nổi bật của di tích
+ Nghiên cứu sử học là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di
sản.
- Biện pháp bảo tồn:

+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản: Nâng cao nhận thức về giá trị của di sản, giáo dục ý thức, nâng
cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản

+ Đầu tư cho cơ sở vật chất: Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản; đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn
để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư; đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực để quản lí di sản
+ Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản: Tăng cường tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản, xã hội hoá công
tác bảo vệ, giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội và xử lí kịp thời những vi phạm
trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.

13. Đánh giá tác động văn minh phương Đông đối với văn hóa Việt Nam.
- Cụ thể văn minh Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đến miền Trung và miền Nam Việt Nam. Từ tôn giáo (Phật giáo
tiểu thừa, Hindu giáo), phong tục (lễ hội Ka-te, lễ tát nước,...) , chữ viết (chữ Phạn), kiến trúc (đền tháp, trụ đá),
mô hình nhà nước... đều bị ảnh hưởng mạnh bởi Ấn Độ.
- Trong khi đó, văn minh Trung Quốc lại có tác động mạnh mẽ đến miền Bắc Việt Nam. Tôn giáo, tư tưởng
(Phật giáo Đại thừa, Nho giáo, Đạo giáo….), lễ Tết (tết Hàn thực, trùng cửu…), chữ viết (chữ Hán), mô hình nhà
nước, v.v….
14. Đánh giá tác động văn minh phương Tây đối với nền văn hóa thế giới.
- Văn minh phương Tây có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền văn minh nhân loại, được kế thừa từ văn
minh phương Đông và phát triển vượt bậc, đặt nền tảng cho sự phát triển trong giai đoạn sau của lịch sử văn hóa
thế giới.
- Nó đã đóng góp cho kho tàng văn minh nhân loại các thành tựu đặc sắc trên nhiều lĩnh vực: Chữ viết (chữ cái
Latinh), văn học (sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…), kiến trúc, điêu khắc, hội họa (đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-
dê, tượng Đa-vít,…), khoa học – kĩ thuật (sự ra đời của các ngành khoa học cơ bản), tư tưởng (chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm), tôn giáo (Cơ đốc giáo), thể thao (Đại hội Olympic),…
15. Từ thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây cổ đại, hãy đánh giá sự kế thừa
và phát triển của văn minh phương Tây cổ đại.
- Văn minh phương Tây cổ đại đã kế thừa một cách tinh tế và phát huy mạnh mẽ những thành tựu đi trước của
văn minh phương Đông: kỹ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết (chữ Phê-ni-xi là nền tảng cho các
bảng chữ cái), phát minh kĩ thuật, tri thức khoa học,…
16. Sau khi học về các nền văn minh cổ đại phương Đông và phương Tây, em có suy nghĩ và hành động gì
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản và giá trị văn minh nhân loại.
* Suy nghĩ: Các thành tựu văn minh phương Đông và phương Tây là những giá trị vật chất và tinh thần vô giá
của nhân loại cần được bảo tồn.
* Hành động:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức việc tôn trọng, bảo vệ các giá trị di sản và văn hóa của nhân loại
- Có ý thức khi đến những nơi tham quan di sản, không xả rác, phá hoại,…
- Tăng cường hiệu quả các hoạt động tuyên truyền bảo vệ di sản, di tích.
- Nâng cao tri thức của bản thân về các giá trị văn minh.
17. Vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tiễn để chia sẻ suy nghĩ của em về ý nghĩa của phát minh
ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay.
- Sự ra đời của điện có ý nghĩa to lớn với nhân loại, nó làm thay đổi tất cả từ sinh hoạt cho đến sản xuất.
- Giúp đời sống cải thiện rõ rệt, nâng cao năng suất và làm thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp trước đó => thay
thế lao động thủ công bằng máy móc => thay đổi cơ cấu ngành và đòi hỏi trình độ cao hơn từ xã hội.
- Đóng vai trò quan trọng khi trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân và xã hội.

You might also like