You are on page 1of 4

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

BÀI MỞ ĐẦU
I. Khái niệm văn minh
- Các nhà tư tưởng pháp thế kỷ XVIII: “ văn minh đối lập với man rợ”
- Engels định nghĩa: “ Văn minh là chính trị khoanh vùng văn hóa lại và là sợi dây
liên kết văn minh là Nhà nước. Khái nhiệm văn minh gồm 4 yếu tố căn bản: đô thị,
nhà nước, chữ viết, các biện pháp kỹ thuật cải thiện, xếp đặt hợp lý, tiện lợi cho cuộc
sống”.
- Britannica: “ Trạng thái tồn tại khi con người đã phát triển những cách tổ chức xã
hội hiệu quả và quan tâm đến nghệ thuật, khoa học,…”

Văn minh Văn hóa


- Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về - Văn hóa là tổng thể những giá trị vật
mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài chất và tinh thần do con người sáng tạo
người, tức là trạng thái cao nhất của văn ra trong quá trình lịch sử.
hóa.
- Là những giá trị mà loài người sáng tạo - Là toàn bộ những giá trị mà loài người
ra trong giai đoạn phát triển cao của xã sáng tạo ra từ khi loài người ra đời.
hội (giai đoạn có nhà nước)
- Văn minh là một lát cắt đồng loại. - Văn hóa có bề dày quá khứ.

 Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử.
II. Một số quan niệm về phân chia / phân loại
1. Phân loại theo khu vực: văn minh phương Đông, văn minh phương Tây,….
 Khái niệm phương Đông, phương tây xuất hiện từ thời cổ đại khi đế quốc La Mã
muốn bành trướng ảnh hưởng của mình ra phía mặt trời mọc ở bên kia bờ Địa Trung
Hải. Vùng Ai Cập và Lưỡng Hà do đó được xem là nơi bắt đầu của phương Đông về
phương diện địa lý.
- Trải qua các thời kỳ lịch sử, người châu Âu hiểu biết thêm về phương Đông khi “
khám phá” ra Ấn Độ và Trung Quốc. Từ đó, phương Đông được hiểu là vùng văn
hóa TQ và ÂD là khởi nguồn và là đại biểu (chịu ảnh hưởng và có khởi nguyên từ
TQ, ÂD)
Thời Cổ đại, phương Đông có 4 trung tâm văn minh là Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ
và Trung Quốc.
 Khái niệm phương Tây: lúc đầu để chỉ các nền văn minh có nguồn gốc Hy Lạp –
La Mã phát triển về phía bờ Tây Địa Trung Hải. Về sau được dùng với nghĩa châu
Âu và châu Âu hóa.
- Vào TK XX, XXI, khái niệm này được hiểu là phương Tây TBCN. Thời cổ đại,
phương Tây chỉ còn có nền văn minh Hy- La.
2. Phân chia theo mô hình kinh tế
Alvin Tofler : “ Làn sóng thứ ba”
- Về làn sóng thứ nhất: văn minh nông nghiệp, gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn nguyên thủy (vào khoảng 800-1000 TCN) giai đoạn này chưa có các
cuộc cách mạng công nghiệp, thế nên chưa có nền văn minh nông nghiệp.
+ Giai đoạn văn minh (bắt đầu khoảng 800- 1000 TCN- kéo dài cho đến những năm
1650- 1750)
Biểu tượng của làn sóng thứ nhất là cái cuốc
- Về làn sóng thứ hai: văn minh công nghiệp: bắt đầu từ những năm 1650- 1750 và
thống trị đến năm 1950.
+ Trong làn sóng thứ nhất tuy đã có một số dấu hiệu của làn sóng thứ hai nhưng đó
chỉ là cá biệt. “ Chúng chưa bao giờ được tập hợp lại trong một hệ thống chặt chẽ. Do
đó, cho đến những năm 1650- 1750 chúng ta mới có thể nói về một thế giới làn sóng
thứ hai”
+ Đặc trưng của nền văn minh công nghiệp:
 Con người dùng sức mạnh của động cơ hơi nước, của điện, năng lượng
nguyên tử để sản xuất ra nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế
 Bằng năng lực sáng tạo của mình, con người tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc
vào thiên nhiên tạo ra lợi ích phù hợp với cộng đồng, tập đoàn và cá nhân của
mình.
 Sự phát triển mạnh mẽ của KHKT và công nghệ là động cơ quyết định sự phát
triển của cá nhân và xã hội.
 Biểu tượng của nền văn minh CN là nhà máy.
- Về làn sóng thứ ba: văn minh hậu công nghiệp bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ
XX
+ “ Đưa vào sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, đi lại bằng máy bay phản lực thương
mại, viên thuốc tránh thai và nhiều cách tân tác động mạnh khác’
+ Tập trung sự chú ý vào những yếu tố nổi bật bao gồm thông tin, cách thức tổ chức
sản xuất, ứng xử của con người cũng như những biểu hiện trong việc thực hiện quyền
lực chính trị.
 Biểu tượng của làn sóng thứ ba là chiếc máy vi tính.
 Qua việc phân chia lịch sử loài người thành ba làn sóng khác nhau: Alvin Toffler
cố chứng minh rằng nền văn minh của làn sóng thứ ba sẽ ra đời và dần thay thế làn
sóng thứ hai – nền văn minh công nghiệp ống khói. Trong làn sóng thứ ba này, ông
đặc biệt có chủ trương đến sự nở rộ, lên ngôi của truyền thống thông tin, tri thức khoa
học. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh cũng chính là cơ sở để sau này ông đưa ra tư
tưởng về quyền lực tri thức.
3. Phân chia theo hình thái kinh tế - xã hội
- HTKT Cộng sản nguyên thủy, chưa có giai cấp, nhà nước nhưng mầm mống, tiền
đề của giai cấp, nhà nước đã xuất hiện.
- HTKTXH chiếm hữu nô lệ: 2 giai cấp cơ bản tư sản và công nhân
- HTKXH phong kiến 2 giai cấp cơ bản LC, NN( p. Tây), ĐC, TĐ ( p.đông)
- HTKXH Tư bản chủ nghĩa 2 giai cấp cơ bản TS, CN
- HTKTXH Cộng sản chủ nghĩa
+ “Giai cấp thấp của xã hội cộng sản” hay “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản”. Sau
gọi giai đoạn này là chủ nghĩa xã hội.
+ “ Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản”. Sau này gọi là “ chủ nghĩa cộng sản” hay
xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Một số nhận xét
- Lịch sử hình thành và phát triển văn minh nhân loại phát triển từ thấp đến cao. Hình
thức sau tiến bộ hơn hình thức trước.
- Sự thay thế các thời đại văn minh diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh.
- Trong các bước chuyển của lịch sử văn minh nhân loại, con người đóng vai trò đặc
biệt quan trọng.
III. Các nền văn minh lớn trên thế giới
1.Ở phương Đông

You might also like