You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS NGHĨA TÂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (2023 – 2024)


MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHÂN MÔN LỊCH SỬ)

1. Phạm vi kiến thức ôn tập: Bài 13, 14.


2. Kiến thức trọng tâm:
Nội dung Một số câu hỏi và vấn đề trọng tâm
1. Sự phát triển của khoa a. Lập bảng hệ thống những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật,
học, kĩ thuật, văn học, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
nghệ thuật trong các thế b. Phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội
kỉ XVIII – XIX. loài người trong các thế kỉ XVIII – XIX.
c. Hãy lựa chọn hai phát minh về khoa học, kĩ thuật mà em cho rằng có
tác động mạnh mẽ đến đời sống và nhận thức của con người trong
thế kỉ XVIII – XIX cũng như vẫn còn để lại dấu ấn trong đời sống
hiện tại. Phân tích sự tác động đó.
2. Trung Quốc từ nửa sau a. Mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ b. Trình bày nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, nguyên
XX nhân thắng lợi, ý nghĩa, hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911).
3. Nhật Bản từ nửa sau a. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ b. Trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở
XX Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
TRƯỜNG THCS NGHĨA TÂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (2023 – 2024)


MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHÂN MÔN LỊCH SỬ)

Lĩnh vực Thành tựu Tác động


Khoa học - Thuyết vạn vật hấp dẫn (I. Niu-tơn) Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận
tự nhiên - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (M. thức của con người về vạn vật biến
Lô-mô-nô-xốp) chuyển, vận động theo quy luật,
- Thuyết tiến hóa (S. Đác-uyn) đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ
đại trong kĩ thuật và công nghiệp.
Khoa học - Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng (L.Phoi-ơ- Lên án mặt trái của CNTB, phản
xã hội bách, G.Hê-ghen) ánh khát vọng xây dựng một xã
- Kinh tế chính trị học tư sản (A. Xmít, D.Ri-các-đô) hội mới không có chế độ tư hữu,
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng (Xanh-xi-mông, không có bóc lột, từng bước hình
Phu-ri-ê và R.Ô-oen). thành cương lĩnh của giai cấp công
- Chủ nghĩa xã hội khoa học (C.Mác, Ph.Ăng-ghen) nhân trong cuộc đấu tranh chống
CNTB.
Kĩ thuật - Giao thông: tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước
(Phơn-tơn chế tạo)
- Luyện kim: lò cao luyện kim
- Năng lượng: phát minh về điện  động cơ điện, Tạo nên cuộc cách mạng công
điện thoại, vô tuyến điện  ứng dụng năng lượng nghiệp, làm tăng năng suất lao
điện vào cuộc sống. động, nhiều trung tâm công nghiệp
- Công nghiệp: động cơ đốt trong ô tô, máy bay, xuất hiện, giao thông vận tải phát
khai thác dầu mỏ. triển nhanh chóng.
- Nông nghiệp: phân hóa học, máy kéo chạy bằng
hơi nước, máy cày, máy gặt đập...
Văn học - Phát triển rực rỡ với sự xuất hiện nhiều nhà văn,
nhà thơ lớn với các tác phẩm nổi tiếng như: Tấn trò
đời (Ban-dắc), Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (V.Huy-gô), Góp phần lên án và vạch trần
Chiến tranh và hòa bình (Lép Tôn-xtôi)... những tệ nạn, bất công trong xã
Nghệ thuật - Âm nhạc: Mô-da (Áo), Giô-han Bách (Đức), hội đương thời; thức tỉnh, khích lệ
L.Bét-tô-ven (Đức), Ph.Sô-panh (Ba Lan), P.I.Trai- người dân, nhất là người lao động
cốp-xki (Nga)... nghèo khổ đấu tranh cho cuộc
- Hội họa: G.Đa-vít, Ph.Gôi-a, V,Van-Gốc, I.Lê- sống tự do, hạnh phúc.
vin-ta (Bức tranh mùa thu vàng).
- Kiến trúc: Cung điện Véc-xai.
Câu 1

Câu 1 c. (Dẫn chứng phía dưới là gợi ý, HS có thể lựa chọn phát minh khác và trình bày quan điểm
của bản thân)
Em cho rằng hai phát minh có tác động mạnh mẽ đến đời sống và nhận thức của con người…. là việc sử
dụng máy hơi nước và Thuyết tiến hóa của Đác-uyn.
- Việc sử dụng máy hơi nước rộng rãi và những phát minh mới đã tác động đến đời sống xã hội con người:
+ Đưa nhân loại vào thời đại văn minh công nghiệp.
+ Máy móc thay thế lao động chân tay
+ Cuộc sống tiện nghi, dân số phát triển.
- Thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã đưa ra những quan điểm hoàn toàn mới, khác với niềm tin phổ biến về
nguồn gốc con người và tạo vật trong xã hội lúc bấy giờ, mang đến những hiểu biết sâu sắc về thế giới tự
nhiên và xã hội loài người.

Câu 2
a. Mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
- 1840 – 1842, Anh tiến hành “Chiến tranh thuộc phiện”  triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh
đầu hàng và chấp nhận với những điều khoản có lợi cho thực dân Anh  mở đầu quá trình các nước đế
quốc (Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản,…) nhảy vào xâu xé Trung Quốc.
- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong
kiến, nửa thuộc địa.
b. Trình bày nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa, hạn chế
của cách mạng Tân Hợi (1911).
* Nguyên nhân bùng nổ: Tháng 5-1911 chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh quốc hữu hóa đường sắt ->
bán rẻ quyền lợi dân tộc.
* Diễn biến chính:
+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương. Sau đó nhanh chóng lan rộng ra các
tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
+ Cuối tháng 12/1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập; Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống
lâm thời.
+ Sau khi vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức vào tháng 2/1912, Viên Thế Khải tuyên
thệ nhậm chức Tổng thống. Cách mạng chấm dứt.
* Ý nghĩa:
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở TQ.
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).
* Nguyên nhân thắng lợi:
+ Sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, thông qua tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn
đứng đầu.
+ Sự ủng hộ và tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
* Hạn chế:
+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

Câu 3:
a. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
* Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị (Học sơ đồ 14.4 SGK trang 62).
* Ý nghĩa: có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản:
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo
dục, khoa học – kĩ thuật.
+ Giúp Nhật Bản giữ vững được độc lập chủ quyền trước làn sóng xâm lược của đế quốc phương Tây.
b. Trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX –
đầu thế kỉ XX.
+ Hình thành các công ti độc quyền (Mít-xưi, Mít-su-bi-si…) giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống
kinh tế, chính trị của nước Nhật.
+ Thi hành chính sách xâm lược và bành trướng thuộc địa. Sau chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895) và
chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), thuộc địa của đế quốc Nhật Bản mở rộng ra bán đảo Liêu Đông,
Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông, miền Nam đảo Xa-kha-lin….

You might also like