You are on page 1of 129

Phần mở đầu

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Mục đích môn học


Không phải đơn thuần là nghiên cứu tổng số các nền văn minh thế giới,
nhưng phải nắm được những nền văn minh tiêu biểu của nhân loại: thấy được hoàn
cảnh lịch sử, những điều kiện hình thành của các nên văn minh.
Nắm bắt được trình độ phát triển kinh tế, quan hệ xã hội….các thành tựu của
các nền văn minh thế giới
Sự đóng góp của các nền văn minh trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Hình thành ý thức đối với việc trân trọng, góp phần gìn giữ những giá trị của
nhân loại tạo dựng.
II. Cơ sở lý luận
II.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Ăng-ghen
Diễn biến lịch sử nhân loại là một quá trình phát triển từ thấp đến những bậc
thang cao hơn. Qúa trình đó gồm các thời kỳ lịch sử nối tiếp nhau, gồm:
- Thời kỳ công xã nguyên thủy (thời kỳ tiền, sơ sử): Phương thức sản xuất là
quan hệ sở hữu tập thể tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra. Hình thái tổ chức xã
hội là cộng đồng thị tộc, bộ lạc hay liên minh bộ lạc. Không có giai cấp, mọi người
đều bình đẳng. Trình độ lao động thấp kém.
- Thời kỳ chiếm hữu nô lệ (thời kỳ cổ đại): Phương thức sản xuất là quan hệ
sở hữu tư nhân. Hình thái tổ chức xã hội dựa trên quan hệ nòng cốt là giai cấp.
Cấu trúc xã hội với hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Nhân loại bắt đầu vào
thời kỳ văn minh.
- Thời kỳ phong kiến ( thời trung đại): Phương thức sản xuất là quan hệ sở
hữu tư nhân. Hình thái tổ chức xã hội dựa trên quan hệ nòng cốt là giai cấp. Cấu
trúc xã hội với hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân. Tổ chức chính trị quan
trọng nhất là nhà nước phong kiến,lấy thế giới quan tô giáo làm hệ tư tưởng.
- Thời kỳ Tư bản chủ nghĩa (thời cận đại): Phương thức sản xuất là quan hệ
sở hữu tư nhân. Hình thái tổ chức xã hội dựa trên quan hệ nòng cốt là giai cấp.
Cấu trúc xã hội với hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản. Các tổ chức nhà nước
và hệ thống chung xây dựng trên hệ tư tưởng tư sản.
- Thời kỳ Cộng sản chủ nghĩa (thời hiện đại): Mặc dầu vẫn còn giai cấp, nhà
nước nhưng bản chất hướng đến xóa bỏ hoàn toàn bóc lột. Chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất và sản phẩm làm ra. Quan hệ con người bình đẳng. Xã hội hướng đến
làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu.
+ Những điểm đáng lưu ý

1
- Các nguyên nhân làm xuất hiện giai cấp trong xã hội: Kinh tế là nguyên
nhân cơ bản, thể hiện hai quá trình. Một, sự phát triển lực lượng sản xuất, của cải
làm ra dư thừa tạo khả năng khách quan cho người chiếm đoạt làm của riêng. Hai,
sự phân công lao động xã hội (trồng trọt tách khỏi chăn nuôi, nghề thủ công tách
khỏi trồng trọt, lao động trí óc hình thành và tách khỏi lao động chân tay).
- Giai cấp có 4 đặc trưng: là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong
một hệ thống sản xuất xã hội nhất định, các giai cấp có mối quan hệ khác nhau đối
với tư liệu sản xuất, có vai trò khác nhau trong tổ chức lao động xã hội, có sự khác
nhau về phương thức và quy mô thu nhập của cải xã hội.
- Nhà nước là một hiện tượng xã hội. Ra đời khi xã hội có phân chia giai cấp,
mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa. Giai cấp thống trị tổ
chức ra bộ máy quyền lực để bảo vệ lợi ích.
- Có bốn kiểu nhà nước của 4 giai cấp thống trị xã hội là: nhà nước chủ nô,
nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước vô sản.
II.2. Các quan điểm khác
Trên thế giới, vẫn còn một số quan điểm khác về sự hình thành của con người
và hình thành các nhà nước. Tùy theo cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu khoa học
đưa ra những luận điểm của mình, dẫn chứng nhiều trường hợp, minh chứng, cứ
liệu.
Tuy nhiên, có một số điểm chung sau đây theo quy luật vận động, phát triển
của thế giới:
Không có một chế độ xã hội nào tồn tại mãi mãi. Qúa trình phát triển của
nhân loại là một quá trình các chế độ xã hội nối tiếp nhau được thiết lập, tồn tại
trong một thời gian. Sau đó, nó bị một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn thay thế. (Nói
theo ngôn từ triết học thì vạn vật luôn vận động và biến đổi, nghĩa là mọi vật đều
có sinh và diệt).
Lịch sử nhân loại phải đi qua nhiều các thời kỳ nhất định từ thấp đến cao theo
các quy luật khách quan quy định; do đó, mỗi thời kỳ lịch sử (tức mỗi phương thức
sản xuất/ cũng gọi là mỗi chế độ xã hội) đều có sự đóng góp to lớn cho quá trình đó.
Những phát triển của các giai đoạn về sau đều kế thừa những thành quả và kinh
nghiệm từ quá trình, thời kỳ trước đó.
Văn minh nhân loại là sự đóng góp quan trọng của con người trong quá trình
tồn tại trên trái đất. Sự hiểu biết về văn minh con người cho đến nay chưa thể hoàn
toàn bởi những yếu tố trong lịch sử. Vì vậy, nhưng kiến thức đã công bô về văn
minh thế giới được con người tiếp tục tìm tòi, phát hiện, nghiên cứu… để bổ sung
trong kho tàng kiến thức của nhân loại.
III. Những khái niệm liên quan
- Văn hóa
Gốc từ Phương Đông: Văn hoá (Hán): văn là vẻ đẹp, tô vẻ; hoá là giáo hoá,
biến hoá làm cho tốt hơn.

2
* Khổng Tử: ”Văn là những gì tốt đẹp nhất của con người và cộng đồng.
Hoá là biến những gì bình thường của con người và cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn”
Gốc từ phương Tây: Culture (la tinh): nghĩa là cày cấy, trồng trọt (chăm sóc,
vun trồng)/ làm cho lớn lên, phát triển, tốt hơn.
* Heriot: ”Văn hoá là cái còn lại, khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn
thiếu khi người ta đã học tất cả”
- Một số định nghĩa:
+ “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những
nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các
giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng.”* .(UNESCO- Tuyên bố về những chính
sách văn hoá tại Hội nghị quốc tế năm 1982 – Mêhicô).
+ “Văn hoá là tổng thể hệ thống các giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri
thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần tuý bó hẹp trong nghệ thuật mà
bao gồm cả phương thức sống, những quyền cơ bản về con người, truyền thống và
tín ngưỡng”. (Amadou Mahtar M’Bow – nguyên Tổng giám đốc UNESCO đề xuất
trong Chương trình Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá giai đoạn 1987 - 1997).
+ “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sán sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
(Hồ Chí Minh – năm 1940. Trích từ HCM toàn tập. Nxb CTQG. Hà Nội, 1995, tập
3 trang 431).
+ “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động,
vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” .
(Trần Ngọc Thêm. Tìm về Bản sắc văn hoá).
 Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
- Những đặc điểm của Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm để chỉ một số những kết quả của hoạt động sáng
tạo của loài người .
+ Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về các hoạt động của loài người.
+ Theo truyền thống, văn hóa là thuộc tính căn bản nhất con người, giúp phân
biệt con người với loài vật nói chung.

3
+Theo quan điểm hệ thống, không phải kết quả của hoạt động nào của con
người cũng là văn hóa, chúng phải thỏa mãn các điều sau:
+ Những kết quả đó phải có giá trị, ta gọi là các giá trị
+ Các giá trị đó được con người sáng tạo nhưng phải trong một quá trình lịch
sử liên tục
+ Các giá trị phải lập thành một hệ thống chặt chẽ.
- Văn minh
Gốc từ phương Đông: Văn là vẻ đẹp, minh nghĩa là sáng. (Nền văn minh
sông Hồng, Văn minh Hy – La, Văn minh Lưỡng hà…; Các công sở văn vinh…, con
người văn minh lịch sự….)
Gốc từ phương Tây: Civilization (Anh), Civilisation (Pháp) có nghĩa là khai
hóa, làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy
 Văn minh chỉ trình độ phát triển nhất định (trạng thái tiến bộ) của văn hoá
trên tất cả phương diện vật chất, tinh thần của cộng đồng, xã hội.
 Văn minh là trạng thái tiến bộ của cả hai mặt vật chất và tinh thần
của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa
Theo Giáo sư Trương Hữu Quýnh: “Văn minh là một khái niệm nói lên trình
độ tổ chức xã hội đã vượt qua thời kỳ dã man, hỗn độn, khi mà sự phân công lao
động xã hội đã phát triển, chữ viết đã ra đời, nhà nước đã thay thế cho tổ chức thị
tộc và con người mong muốn tìm hiểu và cải tạo tự nhiên, làm đẹp cuộc sống của
mình”.
Trái với Văn minh là lạc hậu, dã man, mông muội
- Văn hiến
Văn là vẻ đẹp, hiến là người hiển tài. Là vẻ đẹp văn hoá do những người
hiền tài tạo dựng nên. Văn hiến thiên về mặt tinh thần.
(Nước ta có 4.000 năm văn hiến…)
- Văn vật
Văn là vẻ đẹp, vật là chỉ về những cái tốt biểu hiện nhìn thấy. Truyền thống
văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và các di tích. Văn hiến
thiên về mặt vật chất, vật thể.
(Hà Nột văn vật, Đồng Nai văn vật…)
* Theo PGS,TS Trần Ngọc Thêm:
Văn hóa Văn hiến Văn vật Văn minh
Hàm chứa giá trị Hàm chứa giá trị Hàm chứa giá trị Hàm chứa giá trị
vật chất và tinh tinh thần vật chất vật chất và kỹ thuật
thần
Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát

4
triển
Có tính dân tộc Có tính quốc tế
Gắn bó với phương Đông nông nghiệp Gắn với phương
Tây đô thị

- Văn hóa vật thể


Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích
lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Văn hóa phi vật thể
Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ
bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn
và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác; bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối
sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược
học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục tuyền thống dân tộc và những tri
thức dân gian khác.
- Bản sắc văn hóa
Hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái có tính chất nguồn gốc,
bản thể của một nền văn hoá dân tộc (một quốc gia, cộng đồng), khiến cho nền văn
hoá dân tộc đó không bị hoà tan vào một hay nhiều nền văn hoá dân tộc khác, phân
biệt được giữa dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hoá còn biểu hiện là mối
liên hệ thường xuyên, có định hướng cái riêng (dân tộc cụ thể) với cái chung (khu
vực, nhân loại).
- Di sản văn hoá
Những sản phẩm văn hoá của con người (vật thể, phi vật thể) trong quá trình
phát triển còn để lại.
- Giao lưu, tiếp biến, hội nhập văn hoá
Sự tiếp xúc, trao đổi, ảnh hưởng qua lại giữa một hay nhiều nền văn hoá, các
vùng miền văn hoá khác nhau. Giao lưu văn hoá là sự vận động thường xuyên của
văn hoá và là động lực của sự tiến bộ xã hội. Tiếp biến văn hoá để làm nên sự
phong phú, đa dạng và phù hợp trong môi trường của nền văn hoá được tiếp nhận.
- Phương Tây
Là một tính từ được sử dụng để nói đến hướng Tây của trái đất. Chủ yếu là
châu Âu.
Trong nghiên cứu về Văn minh, khi nói về văn minh phương Tây thì các sử
gia không đồng nhất Văn minh phương Tây là Văn minh của cả châu Âu. Các sử
gia sử dụng cụm từ “Lịch sử cổ đại phương Tây” hay “Văn minh cổ đại phương
Tây” để đề cập những diễn biến, thành tựu thời kỳ cổ đại phía Tây của châu Âu,
không kể đến phần Đông Âu.
5
Bởi, khi khu vực Tây Âu chuyển mình từ xã hội nguyên thủy lên xã hội văn
minh thì Đông Âu vẫn còn sống thời kỳ công xã nguyên thủy. Điều này xảy ra do
quy luật phát triển bất đồng chi phối tốc độ phát triển khác nhau của các dân tộc
hoặc các quốc gia tr6en thế giới.
- Phương Đông
Là một tính từ được sử dụng để nói đến hướng Đông của trái đất. Chủ yếu về
châu Á.
Văn minh phương Đông đề cập trình độ phát triển của các nền văn hóa ở
châu Á trong những thời kỳ lịch sử của nhân loại, đặc biệt từ khi con người bước
vào thời kỳ thành lập quốc gia.
- Các nền văn minh trên thế giới
Từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, họ đã sáng tạo ra những giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần. Thế nhưng, khi bước vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhà
nước được thành lập (mốc khởi điểm là vào cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên
kỷ III TCN ở Ai Cập) thì nhân loại mới được xem là bước vào thời kỳ Văn minh.
Thời cổ đại ở phương Đông (đông bắc châu Phi), xuất hiện 4 nền văn minh
lớn: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Cả 4 trung tâm này nằm trên những
vùng đất mà các con sông lớn chảy qua như: sông Nil (Ai Cập), sông Euphrate và
sông Tigris (Tây Á), sông Indus/sống Ấn và sông Hằng/ Gange (Ấn Độ), sông
Hoàng Hà và Trường Giang/ Dương Tử (Trung Quốc)  Văn minh của các dòng
sông.
Ở phương Tây, xuất hiện nền văn minh Hy Lạp vào thiên niên kỷ III – nhưng
tiêu biểu cho nền văn minh Hy Lạp là những thành tựu từ khoảng thế kỷ VII TCN
trở về sau. Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã ra đời. Kế thừa và phát huy văn
minh Hy Lạp, La Mã trở thành trung tâm văn minh thứ 2 ở phương Tây. Đến thế kỷ
II TCN, La Mã chinh phụ Hy Lạp và “các nước bị Hy Lạp hóa”, trở thành một đế
quốc hùng mạnh, rộng lớn, duy nhất ở phương Tây. Hai nền Văn minh hòa là một,
thường được gọi chung là Văn minh Hy – La.
Ở châu Mỹ, trước khi bị người da trắng chinh phục, xuất hiện các nền văn
minh: Maya/ Mayas (Mêhico, Peru), Inca/ Incas và Azơtếch/ Aztèque.
Đến thời cận đại, do tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhiều nước phương Tây trở
thành những quốc gia phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự. Dựa vào ưu
thế đó, các nước phương Tây đua nhau chinh phục thế giới. Nhiều nước ở châu Á,
châu Phi, châu Mỹ La tinh bị biến thành thuộc địa của các cường quốc châu Âu.
Văn minh phương Tây đã truyền bá khắp thế giới.
Các nền văn minh phát triển với những đặc điểm địa lý, dân cư khác nhau
nhưng không hoàn toàn biệt lập nhau. Thông qua các hoạt động của xã hội (giao
thương, chiến tranh, truyền giáo…) các nền văn minh có cơ hội tiếp xúc, giao thoa
với nhau, tiếp thu những yếu tố của nhau.
IV. Giáo trình, tài liệu tham khảo

6
1. Vũ Dương Ninh (chủ biên, 2015), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục .

7
Phần 1

VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á

1.1. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI


1.1.1. Tổng quan địa lý, lịch sử
- Địa lý, dân cư
Ai Cập ở Đông bắc châu Phi, nằm dọc theo hạ lưu của lưu vực sông Nil. Địa
hình Ai Cập chia thành hai miền theo dòng chảy của sông Nil: miền Thượng Ai Cập
(phía Nam), là một dải thung lũng dài, hẹp; miền Hạ Ai Cập (phía bắc) là đồng
bằng hình tam giác/ châu thổ đồng bằng sông Nil.
Sông Nil bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, dài 6.700km, phần chảy
qua Ai Cập dài 700km. Hàng năm từ tháng 6-11, nước sông Nil mang phù sa bồi
đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ---> nền kinh tế phát triển sớm tạo điều kiện
cho Ai Cập bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới (Ai Cập là tặng phẩm của
sông Nil- sử gia Hy Lạp Herodot).
Ai Cập là nước tương đối bị đóng kín: bắc giáp Địa Trung Hải, đông giáp
Biển Đỏ, tây giáp sa mạc Sahara, nam giáp sa mạcNubia và Ethiopia. Ai Cập có
mối qua lại phía đông bắc với Tây Á.
Có nhiều loại đá quý: đá vôi, đá bazan, đá hoa cương, đá mã não...Kim loại
có đồng, vàng; còn sắt thì đưa từ bên ngoài vào.
Cách đây 12.000 năm, trên lưu vực sông Nil đã có những nhóm cư dân sinh
sống. (10.000 TCN, cư dân sinh sống, 6.000 TCN: người châu Phi, 4.000 TCN:
Xêmit/châu Á). Hiện nay, cư dân ngày nay chủ yếu là người Ả rập.
- Lịch sử
+ Thời kỳ Tảo vương quốc (khoảng 3200 - 3000 TCN)
Vào đầu thiên niên kỷ IV TCN, ở Ai Cập đã hình thành hai nhà nước:
Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Chiến tranh kéo dài giữa hai nhà nước này. Nhà
nước Ai Cập hình thành (3000 TCN), đứng đầu là pharaông. Năm 3.200 TCN, nhà
nước Thượng Ai Cập chiến thắng, vương triều Menes (Mét – nét) được thiết lập
+ Thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng 3000 – 2.200 TCN)
Chế độ trung ương tập quyền được củng cố, bộ máy nha 2nước được hoàn
thiện, các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự phát triển. Thời kỳ xây kim tự tháp.
+ Thời kỳ Trung vương quốc (2200 -1.570 TCN)
Sau một thời kỳ suy yếu, Ai Cập bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Đặc
biệt, có thời kỳ phát triển phồn thịnh, các ngành kinh tế phát triển, nhất là việc mở
rộgn giao thương với người Palestine, Syria, Babylonia, Crete.

8
Năm 1710 TCN miền bắc Ai Cập bị người Hyksos (Híchxốt) ở Palextin
chinh phục và thống trị trong 140 năm.
+ Thời kỳ Tân vương quốc (1570- khoảng 1.100 TCN)
Năm 1570 TCN, người Ai Cập đánh đuổi người Hyksos (Híchsxốt) ra khỏi
lãnh thổ và tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài: chiếm được Palestine,
Syria, Libi, Nubi, phía nam Ethiopia…trở thành 1 quốc gia giàu mạnh nhất vùng
đông bắc châu Phi và Tiểu Á.
+ Thời kỳ hậu vương quốc (1.100 - 31 TCN)
Ai Cập bị chia cắt và nước ngoài thống trị: nhập vào đế quốc Ba Tư (525tr
CN), Makêđônia chiếm (332 TCN), vương triều Hy Lạp Ptôlêmê thống trị (305-30
TCN), sau thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
1.1.2. Những thành tựu văn minh
- Chữ viết
Người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ viết của mình vào loại sớm nhất trên thế
giới. Chữ viết được tạo theo kiểu chữ tượng hình (biểu thị vật gì thì vẽ hình thù của
vật ấy nhưng giản lược).
Ví dụ: mặt trời ( ), nước ( ), đồng rộng ( ), núi ( )
Đối với các khái niệm trừu tượng, phức tạp thì dùng phương pháp tượng hình
và tượng trưng, mượn ý.
Ví dụ: khát nước thì vẽ hình con bò đứng cạnh chữ nước ( ), chữ
chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu dài bằng nhau.
-Người Ai Cập có một hệ thống mẫu tự bằng ký hiệu phong phú với 750 ký
hiệu tượng hình, trong đó có 24 dấu hiệu chỉ phụ âm – sau là 24 chữ cái.
Ví dụ: con mắt tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt còn biểu thị âm tiết
ar. Hòn núi nhỏ đọc là ca để biểu thị phụ âm k . Dần dần chữ chỉ âm biến thành
chữ cái.
Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên: đá, gỗ, đồ gốm, vải gai,
da...nhưng phổ biến nhất là giấy papyrus, loại giấy sớm nhất thế giới. Do vậy, về
sau trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, giấy được gọi là papier, paper...Dùng bút
làm bằng thân cây sậy, mực bằng bồ hóng.
Vào năm 322 TCN, là thời kỳ Hy Lạp hóa nên chữ Ai Cập cổ bị chữ Hy Lạp
thay thế. Chữ Ai Cập trở thành một thứ Tử ngữ (chữ chết).
Năm 1822, nhà ngôn ngữ học Phrăng xoa Săm pô liông (Pháp) đã tìm được
cách đọc chữ cổ Ai Cập.
- Văn học
- Kho tàng văn học khá phong phú: tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện
mang tính chất đạo lý, giáo huấn, trào phúng, thần thoại... Trong số đó, các truyện
như Hai anh em, Nói thật và nói láo, Nói chuyện với linh hồn của mình, Lời kể

9
Ipuxe, Lời răn dạy của Đuaúp, Sống sót sau vụ đắm thuyền...là những truyện tương
đối phổ biến.
Trong đó, truyện Lời kể Ipuxe đề cập về đấu tranh giai cấp, truyện “Người
nông phu biết nói những điều hay” phê phán tầng lớp quan lại ức hiếp người dân và
nói về những nỗi khổ của người lao động.
- Tôn giáo
Từ xa xưa, người Ai Cập thờ cúng nhiều thần (vạn vật hữu linh). Thường
mỗi bộ lạc có một vị thần riêng.
Người Ai Cập thờ đa thần: thần tự nhiên, thần động vật, thần thực vật, thờ
linh hồn người chết, các loại vật thiêng.
Một số các loại thần người Ai Cập thờ như: Thiên thần (thần Nut) là một nữ
thần thường được thể hiện thành những hình tượng một người đàn bà hoặc một con
bò cái. Địa thần là một nam thần tên gọi là thần Ghép. Thủy thần (thần sông Nil)
gọi là Odirix, thần phù hộ mùa màng tươi tốt, cây cối chết rồi sống lại. Ngoài ra còn
có chức năng là thần Âm phủ, Diêm vương.
Thời kỳ về sau (thống nhất quốc gia) xuất hiện thờ các thần:
Thần Mặt trời: vị thần quan trọng nhất (người Ai Cập tin rằng, hàng ngày
thần ngự thuyền vàng đi trên bầu trời, ban đêm thì xuống thế giới dưới đất, sáng
sớm lại lên vương quốc ban ngày và chiếu những tai sáng của mình lên mặt đất).
Thần Mặt trăng là thần văn tự, kế toán và trí tuệ; được thể hiện dưới hình
tượng một con người đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ.
Thần Patah (sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon (thần ban sức mạnh
cho Pharaông và quốc gia)…
Người Ai Cập quan niệm linh hồn là bất tử. Coi trọng việc thờ người chết, họ
quan niệm mỗi người đều có một hình bóng gọi là can (linh hồn) hoàn toàn giống
người đó như cái bóng trong gương. Khi con người mới ra đời thi linh hồn chui vào
trong thân thể, khi chết thì rời khỏi thể xác. Từ đó, linh hồn chỉ tồn tại độc lập
nhưng con người không thể nhìn thấy, chỉ có thể thấy được trong giấc mộng. Linh
hồn tồn tại đến khi thân thể hủy nát thì mới chết hẳn. Nhưng nếu được bảo tồn thì
linh hồn sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại, nên mới có tục ướp xác.
Thờ nhiều loại động vật từ dã thú, gia súc, chim đến côn trùng như chó sói,
cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, đặc biệt là bò mộng Apix. Thờ các con
vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư
Phượng hoàng sinh ra từ trong lửa, đậu trên một ngọn cây, tiếng hót của nó
hay đến nỗi mặt trời cũng phải lắng nghe.
Nhân sư (Sphynx): con vật đầu người mình thú, sống trong sa mạc gần đó,
bảo vệ đắc lực chống lại mọi thế lực thù địch và hung hãn, nên thường đặt trước đền
miếu.
- Kiến trúc điêu khắc

10
Trình độ về kiến trúc và điêu khắc của người Ai Cập đạt đến trình độ cao.
Những công trình như cung điện, đền đài của người Ai Cập là các công trình nghệ
thuật đặc sắc. Đặc biệt, là những kim tự tháp.
+ Kim tự tháp
Là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều
IV thời Cổ vương quốc, ở vùng sa mạc tây nam Cairo ngàynay. Bắt đầu được xây
dựng từ thời vua Giêde (Djeser) vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu
tiên của thời Cổ vương quốc (khoảng 3000-2200 TCN). Tháp có bậc cao 60m, đáy
hình chữ nhật dài 120m, rộng 106m. Xung quanh tháp Djeser có đền thờ và mộ
những thành viên trong gia đình và những người thân cận. Toàn bộ khu lăng này
được bao bọc bằng một vòng tường xây bằng đá vôi.
Thời kỳ được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV. Vua
đầu tiên của vương triều này là Xnêphru xây 2 cái. Cái thứ nhất cao 36,5m, cái thứ
hai cao 99m.
Các vua kế tiếp như Kêôp, Kêphren, Mikêrin đều xây rất lớn: kim tự tháp
Kêôp là Hufu cao 146,5m, Kêphren 137m, Mikêrin 66m.
Tiêu biểu nhất là Kêôp hình chóp, đáy hình vuông mỗi cạnh 230m, 4 mặt là
những hình tam giác nhìn về 4 hướng đông tây nam bắc. Toàn bộ kim tự tháp được
xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn, có tảng nặng 30 tấn.
Để xây kim tự tháp này phải dùng đến 2,3 triệu tảng đá với khối lượng 2,4 triệu m 3.
Phương pháp xây là ghép các tảng đá được mài nhẵn chứ không dùng vữa, vậy mà
nó kín đến mức 1 lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được.
Ở mặt phía bắc cửa thông với hầm mộ, 1 hầm mộ nằm sâu 30 m dưới lòng
đất, 1 hầm mộ ở giữa kim tự tháp cách mặt đất 40m. Vua Kêôp đã huy động toàn
thể nhân dân trong nước đến công trường, mỗi đội gần 100.000 người, 3 tháng luân
phiên. Kim tự tháp nằm ở tả ngạn sông Nil, nơi khai thác nằm ở hữu ngạn. Dùng
thuyền chở đá, từ bến đến khu lăng mộ xây 1 con đường bằng những tảng đá mài
nhẵn, dài hơn 900m, rộng 18m, chỗ cao nhất 15m. Việc xây con đường này đã mất
10 năm. Đá được để trên xe trượt rồi dùng sức người hoặc bò kéo chở đến công
trường. Không kể thời gian làm đường và hầm mộ dưới đất, việc xây kim tự tháp đã
kéo dài 20 năm.
Trải qua gần 5.000 năm, các kim tự tháp vẫn tồn tại ở vùng sa mạc Ai Cập.
Người Ả rập có câu:”Tất cả đều sơn thời gian, nhưng thời gian sợ kim tự tháp”.
Được xếp số 1 trong 7 kỳ quan và là kỳ quan duy nhất còn tồn tại cho đến nay.
+ Tượng nhân sư (Sphynx)
Là những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê, được đặt trước các đền
miếu, có đền miếu đến 500 tượng.
Tiêu biểu nhất là tượng nhân sư ở gần kim tự tháp Kêphren ở Ghidê, dài
55m, cao 20m riêng cái tai đã dài 2m. Thể hiện vua dưới hình tượng đầu người
mình sư tử, ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh

11
như sư tử. Được tạc vào thế theo lệnh của vua Kêphren, dân du mục gọi đây là “vị
thần khủng khiếp”, luôn tránh xa.
- Khoa học tự nhiên
+ Thiên văn học
Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn là đặt ra lịch, dựa vào kết
quả quan sát tinh tú và qui luật nước dâng của sông Nil. Khoảng cách giữa hai lần
mọc của sao Lang và nước sông Nil dâng là 365 ngày. Thời gian ấy là 1 năm, được
chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm ăn tết.
Năm mới bắt đầu từ ngày nước sông Nil bắt đầu dâng (tháng 7 dương lịch). Một
năm được chia làm 3 mùa: mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.
Lịch Ai Cập cổ đại phát minh rất sớm (thiên niên kỷ IV TCN), tương đối
chính xác và thuận tiện, so với dương lịch chỉ thiếu ¼ ngày, chưa biết đặt ra năm
nhuận.
Vẽ hình thiên thể trên các đền miếu, biết được 12 cung hoàng đạo, các hành
tinh: sao Thủy, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ. Phát minh ra nhật khuê để xem giờ.
Thời vương triều XVII phát minh ra đồng hồ nước.
+ Toán học
- Phát triển sớm do nhu cầu đo đạc trên lưu vực sông Nil. Đặc biệt, sáng tạo
ra các chữ số, dùng phép đếm hệ số 10:
Đơn vị: hình nhiều cái que
Chục: hình 1 đoạn dây thừng
Trăm: hình 1 vòng dây thừng
Ngàn: hình cây sậy
10 ngàn: hình ngón tay
100 ngàn: hình con nòng nọc
Triệu: hình người giơ tay biểu thị kinh ngạc
- Dùng phép cộng, trừ
Thời Trung vương quốc (2200-1570 TCN), mầm móng đại số học xuất hiện,
biết dùng ẩn số, cấp số cộng, cấp số nhân. Hình học: biết tính diện tích hình tam
giác, hình cầu, biết số pi là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông.
+ Y học
Do tục ướp xác thịnh hành từ rất sớm, nên hiểu biết tương đối rõ về cấu tạo
của cơ thể con người.Hiểu nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật không fải do ma quỉ
mà do sự lưu thông không bình thường của mạch máu, biết sự liên quan giữa tim và
mạch máu.
Các tài liệu mô tả nhiều loại bệnh: đường ruột, dạ dày, đường hô hấp, bệnh
ngoài da. Biết phẫu thuật để chữa một số bệnh.

12
+ Vật lý
Biết sử dụng lực học, cần trục, con lăn, đóng thuyền đi biển, chế tạo vũ khí.
1.1.3. Kết luận
Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt
vời và đã có nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển trên nhiều lĩnh vực trong
nền văn hóa thế giới. Những giá trị di sản của Ai Cập cổ đại đã minh chứng cho sức
sáng tạo và sức mạnh của con người. Nhiều giá trị di sản ấy vẫn còn hiện hữu trong
thế giới ngày nay, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Ai Cập
nói riêng, làm phong phú cho văn hóa của nhân loại nói chung.

1.2. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI


1.2.1. Tổng quan địa lý, lịch sử
Lưỡng Hà (Hy Lạp: Mesopotamia, P: Mésopotamie: miền đất giữa hai sông)
vùng đất Tây Á, giữa vùng hạ lưu và trung lưu nối với sông Tigris và sông
Euphrates. Nay thuộc lãnh thổ Iraq. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ miền rừng
núi Armenia chảy qua lãnh thổ nước Iraq ngày nay rồi đổ ra vịnh Persis (vịnh Ba
Tư, Iran).
Trong tiếng Ả rập, Iraq có nghĩa là “vách đá cheo leo”, do nằm ở vùng đất
Tây Nam giáp sa mạc có nhiều vách đá vôi cao. Iraq còn có nghĩa là
“huyết quản” do 2 sông Tigris và Euphrates cùng giao nhau với sông Arab
hợp thành hệ thống đường thủy trên vùng đồng bằng màu mỡ trông như
những mạch máu trong cơ thể con người.
Khí hậu nhiệt đới, ngày nóng đêm lạnh, rất ít mưa, không khí khô nóng; phía
bắc là vùng cát bụi, phía nam được gọi là “đất biển”, nước lợ và mặn, chủ yếu toàn
lau sậy. Hầu như chỉ mọc được cây chà là (cây họ cau, quả rất ngọt). Do phù sa 2
con sông này qua mấy nghìn năm đã biến vùng biển rộng lớn ở cửa sông này thành
đồng bằng và hệ thống kênh mương cổ nên các cư dân ở đây có thể trồng lúa mì,

13
lúa mạch. Vùng đồi núi ở hai bên đồng bằng có cỏ, thuận lợi chăn nuôi gia súc, chủ
yếu là cừu.
Nằm ở vị trí tâm điểm của con đường đông - tây, nam-bắc, giữa phương
Đông và thế giới Địa Trung Hải, vùng sa mạc Tây Á với vùng Bắc Hải và Ngoại
Capcaze, nên Lưỡng Hà sớm trở thành địa bàn tụ cư, nơi xuất hiện nhà nước và nền
văn minh cổ đại vào loại sớm nhất của loài người (khoảng 3500 TCN).
Lưỡng Hà hiếm đá quý và kim loại nhưng có một loại đất sét rất tốt. Nó trở
thành vật liệu chủ yếu của ngành kiến trúc, chất liệu để viết, thậm chí còn được đưa
vào các huyền thoại.
Cư dân xưa nhất ở Lưỡng Hà là người Sumer. Họ từ Trung Á di cư đến
miền Nam của Lưỡng Hà vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN. Tại đây, họ đã lập
nhiều thành bang: Ur, Eridu, Lagate, Uruk...
- Lịch sử
+ Thời kỳ xuất hiện các quốc gia cổ Sumer và Akkad
Vào đầu thiên kỷ III TCN, trên vùng đồng bằng phía nam Lưỡng Hà đã hình
thành nhiều quốc gia thành thị, kết hợp với vùng đất đai phụ cận xung quanh trở
thành những quốc gia thành thị độc lập vào buổi ban đầu: Ur, Eridu, Lagate, Kit,
Uruk...chủ nhân là người Sumer. Mỗi thành thị là một quốc gia độc lập, đơn vị hành
chính của quốc gia là các công xã nông thôn.
Trong quá trình phát triển, một số quốc gia bị diệt vong và có những quốc gia
ngày càng cường thịnh. Vào giữa thiên kỷ III TCN, Lagate chinh phục được các
thành bang, thống nhất Lưỡng Hà.
+ Thời kỳ vương quốc cổ Babylonia (Babylone)
Babylon là một thành phố do người Amôrit thành lập ở trung tâm Lưỡng Hà.
Dưới thời vua Hammurabi (1792 -1750 TCN), Babylonia trở thành trung tâm kinh
tế, thương mại, chính trị, văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà và khu vực Cận
Đông. Ông đã xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương (bộ luật
Hammurabi).
Kinh tế Lưỡng Hà có những tiến bộ rất đáng kể: công cụ đồng thau dùng phổ
biến, sắt đã xuất hiện nhưng còn tương đối hiếm (giống thời kỳ Tân vương quốc
(1570- khoảng 1100 TCN của Ai Cập cổ đại), dùng lưỡi cày bằng đồng thau do bò
kéo và loại cày có lắp bộ phận gieo hạt.
+ Thời kỳ vương quốc Tân Babylonia hay vương quốc Chaldea (605-539
TCN)
Sau khi vương quốc cổ Babylonia sụp đổ, Lưỡng Hà liên tục bị ngoại tộc xâm
lược và thống trị, kéo dài hơn 1.000 năm
Năm 605 TCN, Babylonia mới giành được độc lập, chấm dứt thời kỳ thống trị
của Assyria, trong gần 300 năm.

14
Người Chaldea đã xây dựng vương quốc và lại chọn Babylonia làm thủ đô nên
vương quốc Chaldea cũng được gọi là vương quốc Tân Babylonia. Babylonia được
xây dựng thành một đô thành nguy nga đồ sộ, trung tâm văn hóa và công thương
nghiệp của Tây Á cổ đại (vườn treo Babylon).
Năm 539 TCN bị người Ba Tư xâm lược.
1.2.2. Những thành tựu văn minh
- Chữ viết
Chữ viết do người Sumer sáng tạo ra vào khoảng đầu thiên kỷ III TCN. Trong
thời kỳ đầu nó cũng là chữ tượng hình. Sau đó, các chữ được đơn giản hóa, chỉ ghi
lại những nét đặc trưng.
Ví dụ: chim, cá, lúa, nước thì vẽ hình con chim, con cá, bông lúa, làn sóng...về
sau không vẽ toàn bộ sự vật mà chỉ vẽ một bộ phận tiêu biểu (trời vẽ 1 ngôi sao, bò
mộng vẽ cái đầu bò với 2 sừng dài...).
Về sau, trên cơ sở tượng hình, để biểu thị các khái niệm, động tác...người
Sumer dùng phương pháp biểu ý (khóc vẽ con mắt và nước, đẻ vẽ chim và trứng, bò
rừng vẽ bò và núi).
Chất liệu là các tấm đất sét ướt và que nhọn. Mỗi tấm đất sét là 1 trang sách.
Loại chữ này chỉ thích hợp với nét thẳng và ngắn, những nét dài được thay bằng
những nét ngắn và nét con được thay bằng nét thẳng. Loại chữ này gọi là chữ tiết
hình hay chữ hình nêm, chữ hình góc, chữ hình đinh. Có gần 600 chữ tiết hình, sử
dụng thường 300 chữ, mỗi chữ có vài nghĩa.
- Văn học
Thể loại: văn học dân gian truyền miệng (ca dao, ngụ ngôn, cách ngôn) và
thơ ca.
Nội dung: phản ánh cuộc sống đời thường, những ứng xử xã hội và tín
ngưỡng của con người.
Điển hình: 2 tập trường ca
+ Thi phẩm Enuma Elít: ca ngợi sự sáng tao vũ trụ.
+ Anh hùng ca Gilgamesh (Gimgamét): ca ngợi những hành động hành động
anh hùng của con người trong cuộc sống.
+ Một số thơ ca khác ca ngợi cuộc đấu tranh với thiên nhiên.
- Tín ngưỡng tôn giáo
Trong thời kỳ đầu người Lưỡng Hà theo đa thần giáo, thờ rất nhiều các loại
thần như thần tự nhiên, thần động vật, thần thực vật, linh hồn người chết. Có những
vị thần được thờ với quan niệm liên quan mật thiết đến cuộc sống con người như:
- thần Samat (thần Mặt trời),
- thần Enlin (thần Đất),
- thần Istaro (thần Ái tình),
15
- thần Inana (thần Mẹ bảo hộ nông nghiệp, thần của sinh nở),
- thần Ea (thần Biển, dạy nghề thủ công, nghệ thuật, khoa học),
- thần Tammuz (thần Nước, dạy nghề trồng trọt, làm thủ công, thần của lòng
nhân ái, bảo vệ mùa màng).
Xây dựng nhiều đền miếu thờ thần, các tăng lữ tiến hành nhiều nghi lễ phức
tạp, trở thành gánh nặng cho quần chúng nhân dân. Tập đoàn tăng lữ của Babylonia
có đến hơn 30 đẳng cấp.
- Nghệ thuật
Có những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nhiều loại nhạc cụ thể hiện
sự sáng tạo, thụ cảm tinh tế trong nghệ thuật.
Một số công trình nghệ thuật tiêu biểu như:
+ Thành Babylon
Chu vi khu trung tâm 16km2, tường thành bằng gạch cao30m, dày 8,5m, có 7
cửa và các tháp canh. Thành phố được trang trí bằng phù điêu, tượng và các cánh
cửa bằng đồng vững chắc.
+ Vườn treo Babylon
Là khu vườn thượng uyển độc đáo, còn có tên gọi là Semiramis - được vua
Nabuchodonsor xây dựng cho vương hậu sủng ái của ông vốn là công chúa xứ
Medes - xứ sở của núi rừng, cây, cảnh. Toàn bộ vườn treo là một khuôn viên hình
vuông, cấu trúc kiểu dốc bậc có tầng hiên nọ đặt trên tầng hiên kia. Toàn bộ công
trình cao 77m, 4 tầng, mỗi tầng là 1 cầu thang to rộng. Mỗi tầng được xây dựng trên
vòm cuốn bằng gạch trên những cột đá cao, có trang trí. 1 guồng nước từ sông
Euphrates được dẫn lên bể chứa mỗi tầng tưới cho cây cỏ, hàng trăm nô lệ hàng
ngày vác gầu múc nước ở các bể tưới cho cây. Vườn xanh tươi bốn mùa, đứng đây
có thể bao quát toàn cảnh thành Babylon lộng lẫy. Vào năm 331 TCN, Alếchxăng
xâm chiếm thành Babilon một năm sau, thành phố này bị cát xâm thực và giờ đây
không ai còn biết đến khu vườn ở địa điểm nào.
Thiên kỷ III TCN, cư dân Lưỡng Hà đã sử dụng đàn harp hình cung và loại
có hộp cộng hưởng hình tam giác cùng với trống hình vuông có lục lạc. Ngoài ra
còn có nhiều loại nhạc cụ toàn thân tự vang: chũm chọe bằng đồng, phách, nhiều
loại trống thuộc họ màng rung, đàn lute, đần cithare (lục huyền cầm), kèn trômpét,
aulos (ôboa)...
Harp (thụ cầm): đàn có nhiều dây, gảy bằng 10 ngón tay.
Lute: đàn luýt giống đàn ghita nhưng có thùng đàn hình quả lê.
Cithare: (đàn xita)
Hautbois (P): loại kèn có dăm kép, thân bằng gỗ, thon dài, đầu lớn đầu
nhỏ, có cần bấm đốt bằng kim loại.
- Khoa học

16
+ Toán học
Do nhu cầu sản xuất, đo đạc, xây dựng, cư dân Lưỡng Hà đã biết đến những
con số và các công thức tính toán diện tích các hình. Họ tạo ra hệ đếm gần như cùng
thời với người Ai Cập.
Từ thời Sumer biết lấy số 5 làm cơ sở của phép đếm. Muốn đếm số lớn hơn 5
thì gọi là 5+1, 5+ 2. Về sau lấy 60 làm cơ sở (hệ lục thập phân), đây là hệ đếm tiến
bộ nhất của họ. 60 = 5 x 12, 5 là 5 ngón tay, 12 là 12 tháng.
Số học: biết 4 phép tính cộng trừ nhân chia.
Biết lấy dấu 0 đề chỉ độ. Hiện nay thế giới vẫn dùng cách tính giờ, tính độ (1
vòng tròn có 3600, 10 có 60 phút, 1 phút có 60 giây) theo kiểu số đếm 60 bậc của
người Lưỡng Hà.
Do nhu cầu đo đạc lại ruộng đất sau mùa nước rút, tính toán xây dựng nhà
cửa, đào kênh, đắp đất nên hình học phát triển từ rất sớm, đã biết tính diện tích hình
chữ nhật, tam giác, hình thang, hình tròn; tính thể tính hình chóp cụt.
Biết phân số, lũy thừa, căn số bậc 2 vàbậc 3, lập bảng căn số, giải phương
trình có 3 ẩn số, biết dùng số pi = 3 để tính diện tích và chu vi hình tròn...
Trước Pythagoras (580-500 TCN, triết gia, nhà toán học Hy Lạp) hàng
bao thế kỷ, họ đã biết rằng: trong 1 tam giác vuông, bình phương cạnh
huyền = tổng bình phương 2 cạnh góc vuông.
+ Thiên văn
Khám phá 5 hành tinh của Thái dương hệ và gọi tên theo các vị thần của
mình: sao Mộc là Mardouk (tên vị thần Chúa tể của họ), sao Kim là Isha (nữ thần
Sắc đẹp), sao Hỏa là Mejar (thần Chiến tranh), sao Thủy là Nemo, sao Thổ là
Nimip.
Nghiên cứu và đoán được thời điểm xảy ra nhật thực hoặc nguyệt thực. Ghi
chép về sao chổi, sao băng, thời gian và địa điểm của động đất và bão.
Lập hệ thống lịch theo mặt trăng (âm lịch): 1 năm có 12 tháng, xen kẻ 1
tháng đủ (30 ngày ) 1 tháng thiếu (29 ngày). Tổng cộng 1 năm có 354 ngày (thiếu
11 ngày, 5 giờ, 48’46” so với dương lịch hiện nay).
1 tháng chia thành 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày, tương ứng với 7 hành tinh và
mỗi ngày có 1 vị thần chủ: Sun (Mặt trời, chủ nhật), Moon, Lune (Mặt trăng,
thứ 2), Mars (sao Hỏa, thứ 3), Mercure (sao Thủy, thứ 4), Jupiter (sao Mộc,
thứ 5), Venus (sao Kim, thứ 6), Saturne (sao Thổ, thứ 7)
Ngày bắt đầu lúc mặt trời lặn, chia làm 12 giờ, mỗi giờ có 30 phút (1 phút
người Lưỡng Hà = 4 phút nay)
Dùng đồng hồ ánh nắng và đồng hồ nước chảy.
Chia các thiên thể trên bầu trời thành 12 cung (12 cung hoàng đạo), mỗi cung
có 1 chòm sao tương ứng. Phát triển ngành chiêm tinh học và bói toán.
+ Y học
17
Đã có những hiểu biết đáng kể và các hình thức chữa các bệnh tiêu hóa, hô
hấp, thần kinh, đau mắt.
Biết chế các loại Dược liệu: nước, dầu, các loại thuốc chế biến từ thực vật,
động vật, khoáng vật.
Tuy vậy, vẫn còn bị những quan niệm mê tín, dị đoan chi phối nên còn chữa
trị bằng ma thuật, bùa chú.
+ Luật pháp
Cùng với việc tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng quân đội và phát triển
kinh tế, vua Hammurabi đã khởi thảo bộ luật tương đối hoàn chỉnh để quản lý xã
hội.
Bộ luật Hammurabi gồm 3 phần, 282 điều, được khắc trên tấm đá bazan cao
2,25m, rộng 2m.
Nội dung đề cập đến nhiều vấn đề trong xã hội như:
Quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của những người đóng góp nghĩa vụ quân
sự, không hoàn thành nghĩa vụ trong quân đội, vấn đề tù binh…
Quy định quan hệ về hôn nhân và gia đình, trong đó có nói tới quyền thừa kế
tài sản,
Quy định về việc thu sản phẩm của các thành phần cư dân, chú trọng những
người canh tác ruộng đất công.
Quy định về hệ thống đo lường, giá cả, quan hệ nô lệ, việc vay nợ lại…
Quy định về xử phạt, hình phạt về các tội vu cáo, trộm cắp ha mức trả công
cho gười chữa bệnh, thuê mướn…
Bộ luật phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của
vương quốc Babylonia thời đó. Đây là bộ luật thành văn cổ nhất, hoàn chỉnh nhất
của các quốc gia cổ đại phương Đông nói chung và của khu vực Tây Á nói riêng.
1.2.3. Kết luận
Những thành tựu của Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại đã đóng góp cho văn
minh chung của nhân loại, nhiều thành tựu là cơ sở cho những kế thừa, tiếp tục phát
triển sau này.

18
1.3. VĂN MINH Ả RẬP TRUNG ĐẠI
1.3.1. Tổng quan địa lý, lịch sử
- Địa lý
Ả rập là một bán đảo rộng mênh mông (lớn hơn ¼ châu Âu), nằm ở vụ trí
tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi. Hầu hết là sa mạc, khí hậu khô khan, nóng nực. Sa
mạc Si nai khá rộng lớn. Chỉ trừ vùng Yêmen ở phía tây nam có nguồn nước phong
phú, có thể trồng trọt.
Do nằm ở vị trí ngã ba nên nơi đây đã diễn ra sự giao lưu về kinh tế và văn
hóa từ rất sớm, là nơi gặp gỡ của các con đường thương mại. Trong đó có một số
thành phố quan trọng như Mecca và Yathrib.
Người Ả rập gốc Semites, tập hợp theo từng bộ lạc làm nghề chăn nuôi du
mục. Đến khi đế chế La Mã suy vong (đầu Công nguyên) thì người Ả rập làm chủ
con đường thương mại quốc tế quan trọng này.
Trước khi đạo Hồi ra đời, bán đão Ả rập có tín ngưỡng đa thần thờ tổ tiên và
một số cư dân theo đạo Do Thái, đạo Ki tô.
- Lịch sử
Quá trình thành lập nhà nước Ả rập gắn liền với sự ra đời của đạo Hồi (Islam)
do Muhammad (570-632 /hay Mohatmet) sáng lập đến khi diệt vong (XIII)
Vào cuối thế kỷ VI đến thế kỷ VII, xã hội người Ả rập có nhiều chuyển biến,
ở mỗi thành bang hình thành bộ máy quản lý theo kiểu quốc gia thành thị, đứng đầu
là một bô lão tộc trưởng. Dân cư còn tôn sùng nhiều thần thánh và các lực lượng
siêu nhiên. Mohamet đề xướng ra đạo Hồi để thống nhất tư tưởng.
Đạo Hồi chỉ thờ một vị thần tối cao duy nhất là thánh Allah. Ông tự nhận
mình là nhà tiên tri, vừa là sứ giả và đặc biệt là sứ giả cuối cùng của thánh Allah.
Năm 610, ông bắt đầu truyền đạo ở Mecca. Trong 12 năm đầu, chỉ có những
người họ hàng theo đạo.
Những quý tộc Mecca lo ngại nếu chỉ thờ một thần thì trung tâm tôn giáo Ai
Cập mất đi vị thế nên tìm cách chống lại. Môhamet và các tín hữu rời Mecca lên
thành phố Yatơrít (sau này đổi tên thành Mêđica, nghĩa chỗ ở của sứ giả). Tại đây,
được hậu thuẫn của tầng lớp trên, việc truyền đạo được phát triển với tín đồ đông
đảo. Lực lượng tại Mecca nhiều lần tổ chức tấn công nhưng không thành và từng
bước đi đến thỏa hiệp.
Năm 622 đánh dấu mốc quan trọng của Đạo Hồi (Năm kỷ nguyên thứ nhất
của đạo Hồi).
Năm 630, Môhamét dẫn một đạo quân tấn công Mecca và hai bên đi đến
những thỏa thuận với nhau.
Năm 632, bán đảo Ả rập thống nhất dưới ngọn cờ Hồi giáo. Đây cũng là năm
Môhamét chết. Vương triều đầu tiên ở Ả rập được thành lập là vương triều Omeiad
(661-750), kinh đô đóng ở Damas (Syria). Năm 634 quân của Khalip bắt đầu tách

19
khỏi Medina. Họ chiếm Palestine năm 636, Lưỡng Hà năm 637, Syria và Ai Cập
năm 640 và Ba Tư năm 642. Tiếp tục mở rộng lãnh thổ chiếm Bắc Phi và Tây Ban
Nha, biến vương quốc trở thành một đế chế rộng lớn, vượt ra ngoài vùng Tây Á. Đa
số dân cư trong những vùng bị người Ả Rập chinh phục chuyển sang theo Đạo Hồi
chỉ trong vòng hai thế hệ.
Đến giữa thế kỷ VIII, Ả rập trở thành một đế chế rộng lớn, lãnh thổ bao gồm
đất đai của 3 châu: Á, Phi, Âu, phía đông đến lưu vực sông Ấn, phía tây giáp Đại
Tây Dương.
Năm 750, phong trào khởi nghĩa của nhân dân đã lật đổ triều Omeiad, triều
Abassid (750-1055) được thành lập. Năm 762 dời kinh đô về Bagdad.
Năm 1258, quân Mông Cổ đánh chiếm Bagdad, đế chế Ả rập bị diệt vong.

1.3.2. Những thành tựu văn minh


- Tôn giáo: Sự ra đời của đạo Hồi
Ả rập là quê hương của đạo Hồi. Đạo Hồi tiếng Ả rập có nghĩa là “phục
tùng”, “tuân theo”, tức là tuân theo thánh Allah tối thượng và duy nhất, tuân theo vị
sứ giả của thánh Allah-Mohamet.
Giáo lý Hồi giáo chịu ảnh hưởng của đạo Do Thái và đạo Công giáo. Những
tư tưởng chính của giáo lý Hồi giáo nằm trong kinh Coran.
Toàn bộ kinh Coran gồm 30 quyển, 114 chương, 6.236 tiết. Các tín đồ coi đó
là một vật thiêng liêng, thần thánh, là lời phán truyền của thánh Allah lưu giữ trên 7
tầng mây, được thiên thần Capeli truyền đạt lại cho sứ giả cao cả Mohamet do thánh
phái xuống trần gian. Hiện nay, nhiều quốc gia Hồi giáo vẫn coi kinh Coran như là
hiến pháp bất tử của dân tộc mình.
Trong kinh Coran, luân lý và pháp luật là một, thế tục và tôn giáo là một, mọi
giới luật đều do Allah ban ra. Đó là quy tắc cho mọi thứ hành vi, từ các lễ lạt đến
hôn nhân, ly dị, từ thân phận nô lệ cho đến các hoạt động thương mại, chính trị, lợi
suất, di chúc, tội ác và hình phạt, chiến tranh và hòa bình...Kể cả những hiểu biết về
y, dược và cách chữa một số bệnh cũng tìm thấy trong kinh Coran.
Về nghĩa vụ của tín đồ, đạo Hồi quy định:
+ Phải có đức tin hết sức kiên định và thừa nhận chỉ có thánh Allah, không có
thánh nào khác, còn Mohamet là sứ giả của thánh Allah và là vị tiên tri cuối cùng.
+ Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần: sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Khi cầu
nguyện phải hướng về Mecca. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ 1 lần.
+ Hàng năm đến tháng Ramadan (tháng 9 đạo Hồi- tháng 4 dương lịch) phải
trai giới 1 tháng.
+ Phải làm việc thiện, quyên tiền của phân phát của bố thí cho người nghèo.

20
+ Trong suốt cuộc đời, nếu có điều kiện, phải hành hương đến thánh địa 1 lần
(được trao danh hiệu Hadja, coi như đắc đạo, được cộng đồng Hồi giáo thừa nhận,
kính trọng).
Ngoài ra, còn cấm các tín đồ không được ăn thịt heo, uống rượu, không thờ
ảnh, tượng thánh và ai cũng phải lấy vợ, ít nhất là 1, nhiều nhất là 4 (thừa nhận chế
độ đa thê), người phụ nữ lệ thuộc vào chồng.
Hiện nay, có 900 triệu tín đồ Hồi giáo ở 90 nước, trong đó có 42 quốc gia lấy
Hồi giáo làm quốc giáo (Bắc Phi, Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á, hầu hết các
dân tộc Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Bắc Ấn).
- Văn học nghệ thuật
+ Văn học
+ Kinh Coran
Không chỉ là bộ kinh thánh của các tín đồ Hồi giáo mà còn là một tác phẩm
văn hóa đồ sộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ, văn học và toàn bộ nền văn hóa
Hồi giáo. Bộ kinh đã làm cho ngôn ngữ Ả rập được thống nhất và bảo tồn, được
truyền bá rộng rãi trong các nước Hồi giáo. Nó được xem như một bộ sách giáo
khoa, là cuốn sách học tiếng Ả rập, vì đạo Hồi quy định tín đồ đi tới đâu cũng phải
đọc kinh Coran bằng tiếng Ả rập.
+ Tác phẩm Nghìn lẻ một đêm
tác phẩm vĩ đại nhất của nền văn học Ả rập từ cổ chí kim, là một trong những
công trình sáng tạo đồ sộ và tuyệt diệu của nền văn học thế giới. Tập truyện phản
ánh tất cả mọi mặt trong cuộc sống, phong tục tập quán, thói quen tham tàn của bọn
vua quan thống trị và ước nguyện của nhân dân trong đế chế Ả rập, đồng thời phản
ánh sức tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo tuyệt vời của nhân dân Ả rập.
Ả rập có tập Ngụ ngôn cũng rất nổi tiếng. Vốn là của Ấn Độ, được truyền bá
sang Ba Tư từ khoảng thế kỷ VI-VIII, sau đó được dịch sang tiếng Ả rập và phổ
biến toàn thế giới.
- Nghệ thuật
Kiến trúc Hồi giáo có vị trí rất cao trong kho tàng kiến trúc nhân loại. Đặc
biệt là các thánh đường (giáo đường) cung điện, thánh thất mái vòm, tháp nhọn,
trang hoàng rực rỡ, chạm trổ tinh vi, nhủ kim loại, hệ thống vòi phun nước…-->
chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ nên rất phong phú và đa
dạng.
Từ thế kỷ, người Ả rập đã biết ký âm thể hiện cao độ và trường độ của các
nốt nhạc (châu Âu đến cuối XII). Phát minh ra nhiều loại nhạc cụ: đàn luth, đàn
lyre, sáo, trống, chũm chọe, tù và...biết sử dụng cây đũa nhạc trưởng đầu tiên.
Chế tác những sản phẩm có tính mỹ thuật, nghệ thuật độc đáo như thảm dệt,
đồ trang sức, đồ gốm, đồ thủy tinh
- Khoa học tự nhiên

21
Đầu giữa thế kỷ IX, hầu hết các tác phẩm lớn về toán học, thiên văn, y học
của Hy Lạp đã được dịch sang tiếng Ả rập (Kinh Cựu ước, tác phẩm của Aristotle,
Platon...)
Tiếp tục phát triển các môn đại số, lượng giác, hình học và hoàn thiện hệ
thống chữ số thập phân của người Ấn Độ mà cho đến nay người ta vẫn quen gọi là
chữ số Ả rập. Các khái niệm trong môn lượng giác: sin, cosin, tang, cotang mà ngày
nay chúng ta sử dụng là do nhà toán học Abu Apdala al Battani của Ả rập đặt ra.
Nhờ người Ả rập mà hóa học trở thành một ngành khoa học, tìm ra nhiều hóa
chất mới, chế tạo ra nồi nước cất đầu tiên, nấy rượu Rhum từ đường mía.
Những tác phẩm triết học của Hy Lạp, cách làm giấy, nghề in, thuốc súng, la
bàn của Trung Quốc, chữ số của Ấn Độ, kỹ nghệ dệt vải, lụa, làm vũ khí, thuộc da
của Syria...đã thông qua người Ả rập truyền bá sang các nước khác.
1.3.3. Kết luận
Trong khi các quốc gia Tây Âu đang chìm đắm trong đêm trường trung cổ,
chiến tranh khói lửa triền miên, thì Ả rập duy trì và phát triển được nền văn hóa cổ
đại, thu hút nền văn hóa phương Đông vẫn đang phát triển rực rỡ, đã làm cầu nối
giúp cho nền văn hóa sau này phát triển trở lại. Những giá trị từ di sản văn minh Ả
rập tiếp tục được phát huy trong kho tàng di sản văn hóa của nhân loại.

22
Phần 2

VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI

2.1. Tổng quan địa lý, lịch sử


- Địa lý, dân cư
Ấn Độ là quốc gia rộng lớn - một bán đảo ở Nam Á, từ đông bắc lên tây bắc
có núi chắn ngang, trong đó có dãy Hymalaya nổi tiếng (nghĩa là xứ tuyết phủ) với
ngọn Chomolungma (8.484m).
Ấn Độ chia làm 2 miền: miền bắc khí hậu lạnh, miền nam nóng như thiêu, chỉ
có mưa về mùa hè. Miền bắc Ấn Độ có 2 con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông
Hằng (Gange, tên nước gọi theo tên con sông này), đây được coi là dòng sông
thiêng. Hai con sông này bồi đắp thành 2 đồng bằng màu mỡ ở miền bắc Ấn Độ, tạo
nên cái nôi của nền văn minh Ấn Độ.
Từ thiên niên kỷ thứ II tới giữa thiên niên kỷ I TCN, sự xâm nhập của người
Aryan từ Trung Á, Cáp ca dơ đến và chung sống với cư dân bản địa Đraviđian. Cư
dân Ấn Độ gồm 2 loại chính: người Đraviđiana chủ yếu ở miền nam và người
Aryan chủ yếu ở miền bắc. Đây là chủ thể của văn minh Ấn Độ. Toàn Ấn Độ có
đến 200 ngôn ngữ.
Thời cổ - trung đại, Ấn Độ bao gồm cả các nước Pakistan, Bangladesh và
Nepal ngày nay.
- Lịch sử
Từ khi có nhà nước cho đến khi bị thực dân Anh xâm lược, lịch sử Ấn Độ có
thể chia thành 4 thời kỳ sau:
+ Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (đầu thiên kỷ III-giữa thiên kỷ II
TCN)
Khoảng đầu thiên kỷ II TCN, nhà nước Ấn Độ ra đời. Người ta thường gọi
thời kỳ này là thời kỳ văn hóa Harappa hoặc thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn.
+ Thời kỳ Vêđa (giữa thiên kỷ II- giữa thiên kỷ I TCN)
Còn gọi là thời kỳ sử thi vì lịch sử của nó được phản ánh trong những bộ sử
thi, nổi tiếng nhất là Mahabharata và Ramayana.
+ Thời kỳ từ thế kỷ VI TCN -thế kỷ XII
Tồn tại nhiều tiểu vương quốc thường xuyên xung đột lẫn nhau, trong đó
mạnh nhất là vương quốc Madaga.
Trong những năm 327-322 TCN, quân của Đại đế Alexander xứ Macedonia
xâm chiếm Ấn Độ. Biến cố này đã mở đường cho ảnh hưởng văn minh Hy Lạp tác
động đến Ấn Độ, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật.

23
Vương triều Maurya (321-187 TCN) thống nhất đất nước.
Triều Asoka (273-236 TCN) đạo Phật được chấn hưng và trở thành quốc
giáo.
Từ thế kỷ VII-XII, Ấn Độ bị chia cắt và bị ngoại tộc xâm lược: Ả rập (thế kỷ
VIII), Thổ Nhĩ Kỳ (thế kỷ XI). Đạo Hồi theo chân người Ả rập vào Ấn Độ từ thế
kỷ VIII.
+ Thời kỳ từ thế kỷ XIII-thế kỷ XIX
Từ năm 1206, các vương quốc Hồi giáo lần lượt được thành lập ở Ấn Độ, tồn
tại đến năm 1526.
Thời kỳ Mogol (1526-1857): người Mông Cổ chiếm được Dehli.
Năm 1849, Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh.
2.2. Những thành tựu văn minh
- Chữ viết, ngôn ngữ
Từ chữ tượng hình trên bi ký đến chữ Phạn, người Ấn Độ đã xác lập được
những phương tiện quan trọng để chuyển tải trí thức. Chữ Phạn là ngôn ngữ đã tạo
cơ sở cho các biến thái ngôn ngữ sau này.
Chữ viết đầu tiên được sáng tạo từ thời Harappa thuộc nền văn minh sông
Ấn, đã phát hiện được hơn 3.000 con dấu có khắc chữ, dùng để ghi âm và ghi vần.
Đến thế kỷ V TCN, xuất hiện chữ Kharosthi, phỏng theo chữ viết của vùng
Lưỡng Hà. Sau đó có chữ Brami, được sử dụng rộng rãi.
Chữ Sanskrit (Phạn), viết giản tiện hơn, đến nay Ấn Độ và Nepal vẫn dùng.
Chữ Pali được dùng trong kinh điển của Phật giáo Tiểu thừa, không còn dùng
trong giao tiếp nữa.
- Tín ngưỡng, tôn giáo và trào lưu triết học
+ Bàlamôn giáo
Thời kỳ đầu của thời Veda: cho rằng vạn vật đều có linh hồn, nên sùng bái tự
nhiên, người chết và động vật...Đến những thế kỷ đầu của thiên kỷ I TCN, do sự
phát triển của giai cấp, tầng lớp thống trị là đẳng cấp Balamôn hình thành nên
Bàlamôn giáo (không có người sáng lập, không có tổ chức chặt chẽ) để bảo vệ
quyền lợi của đẳng cấp mình.
Giáo lý: Brama là thần sáng tạo muôn loài. Do nguồn gốc sinh ra bất đồng
nên địa vị các chủng tính cũng bất bình đẳng. Tin ở thuyết luân hồi, linh hồn sẽ luân
hồi trong nhiều kiếp sinh vật khác nhau.
Luật Manu chia con người trong xã hội thành các đẳng cấp: Brahmanas/ Ba
la môn (người làm nghề tôn giáo, chiếm địa vị cao nhất), Ksastryas/ Sát đế lị (vua
quan và võ sĩ sĩ), Vaisyas / Vệ xá (bình dân, làm các nghề thủ công), Soudras/ Thủ
đà la (người cùng khổ, nô lệ, tù binh, bị phá sản).

24
Bốn đẳng cấp này do vị trí sinh của thần: vai, nách, đầu gối, gót chân nên
tương ứng với vị thế cao thấp trong xã hội.
Sự phân biệt đẳng cấp thể hiện nhiều mặt từ địa vị xã hội, kinh tế đến các
hoạt động sinh hoạt khác trong xã hội rất gay gắt.
Đẳng cấp trên có thể bị rơi xuống đẳng cấp dưới nhưng không có chuyện
đẳng cấp dưới được bước lên hàng đẳng cấp trên.
Đẳng cấp dưới phải phục tùng đẳng cấp trên. Chống lại là có tội.

Về sau, Ba la môn giáo trở thành đạo Hin đu (Ấn giáo), thịnh hành cho đến
ngày nay.

+ Đạo Hin đu
Là tôn giáo cổ xưa của Ấn Độ. Ban đầu không phải tôn giáo thuần khiết mà
tổng hợp các quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo triết học. Không có người sáng lập,
không có tổ chức giáo đường trung tâm. Qua quá trình phát triển được xem là tôn
giáo trục ở Ấn Độ.
Là tôn giáo đa thần, linh thiêng hóa các hiện tượng thiên nhiên và sinh vật,
đặc biệt là bò cái.
Giáo lý tập trung ở kinh Vệ đà. Các vị thần được thờ là thần Brahma (thần
sáng tạo) và thần Siva (thần hủy diệt), thần Visnu (thần bảo vệ). Ngoài ra, còn thờ
voi, khỉ và nhất là bò. Các vị thần thường cầm những linh vật.
Quan niệm giữa con người và vũ trụ có mối quan hệ với nhau. Tất cả những
gì diễn ra của quá trình vận động, sinh thành, biến hóa đều bị chi phối bởi một
nguyên lý, một trật tự, quy luật khách quan ngoài ý muốn con người. Tìn vào kiếp
luân hồi của con người và sự giải thoát nghiệp chướng.
Bàlamôn giáo (Brahmanism) là tôn giáo hình thành trên cơ sở kinh Veda do
người Aryen từ phía Tây Bắc đưa vào. Đạo Bàlamôn tôn thờ BRAHMA
(nghĩa là "Đại Hồn"), một ý niệm trừu tượng của kinh Veda. Brahma là chúa
tể các thần, nguồn gốc của vũ trụ, có quyền năng vô biên. Ngài hiện ở ba
ngôi như thể thống nhất của một bộ ba vị thần tượng trưng cho ba giai đoạn
của sự sống : Brahma (thần sáng tạo), Visnu (thần bảo tồn) và Siva (thần
phá hủy).
Ngôi Brahma sáng tạo ra thế giới, tượng hình 4 mặt mà chỉ có ba thành
hình, 4 tay cầm 4 phần kinh Veda, đầu có vòng hoa và râu rậm; khi thì cưỡi
con thiên nga Hamsa, khi thì ngồi trên một bông sen mọc từ rốn của Visnu
đang nằm trên mình con rắn Naga nổi bồng bềnh trên đại dương nguyên
thủy (nghĩa là Brahma sinh ra từ chính mình).
Ngôi Vinu bảo tồn vũ trụ, 4 tay cầm 4 lệnh bài là cái tù và, cái vòng, cái búa
và cánh hoa sen tượng trưng cho bốn chất tạo nên vũ trụ; ngài khi thì cưỡi

25
con chim thần Garuđa, khi thì có dạng nửa người nửa chim, khi thì nằm trên
mình con rắn Naga.
Ngôi Siva phá hủy thế gian, mang trong mình chức năng của thần chết,
quyền hạn của thần thời gian, có vô vàn tên dữ tợn như Ugra (người tàn
nhẫn), Rudra, Aghora (người khủng khiếp)..., ngài thường cưỡi con bò thần
Nandin.
Sau khi đạo Phật lụi tàn trên đất Ấn Độ, Bàlamôn giáo được cải biên thành
Ấn Độ giáo (Hinduism).

+ Đạo Phật
Ra đời vào thế kỷ VI TCN, ở vùng bắc Ấn Độ, giáp Nepal, do thái tử
Siddharta Gotamoa (Tất Đạt Đa) (563-483 TCN ) sáng lập, hiệu là Thích Ca Mâu
Ni.
Tư tưởng chính của Phật giáo là hai thuyết lớn Tứ diệu đế và Thập nhị nhân
duyên.
+ Thuyết Tứ diệu đế chỉ ra bốn chân lý của cuộc sống là: cuộc sống đầy khổ
não (Khổ đế), nguồn gốc của khổ là những dục vọng không nguôi của chính mình
(Tập đế), phải diệt trừ nguyên nhân sinh ra khổ mới tránh được khổ (Diệt đế) và
cuối cùng chỉ ra con đường giải thoát mọi đau khổ (Đạo đế).
+ Con đường ấy là Bát chính đạo mở ra tám ngả đi chính đáng gồm chính
kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính
niệm và chính định. Tất cả đều do con người phải nỗ lực để tự giải thoát, và mọi
người đều có Phật tính, nên đều có thể cố gắng làm được. Phật tổ rất tránh giáo
điều, luôn nhắc mọi người phải dựa vào kinh nghiệm bản thân thấy việc nào xấu thì
tránh, thấy việc nào đúng thì làm.
Còn Thập nhị nhân duyên chỉ rõ mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:
Con người có thân thì tất có khổ (ốm, già, chết), gốc của khổ là sinh (tức sự
chuyển trong luân hồi), gốc của sinh là hữu (tức ý thức về sự tồn tại của mình), gốc
của hữu là thủ (tức ham muốn kéo dài đời sống), gốc của thủ là ái (tức dục tình làm
người ta đam mê), gốc của ái là thụ (tức cảm giác), gốc của thụ là xúc (tức xúc
giác), gốc của xúc là lục nhập (mắt nhập sắc, tai nhập thanh, mũi nhập hương, lưỡi
nhập vị, thân nhập xúc, ý nhập pháp), gốc của lục nhập là hình danh (tức hình thái
và tên gọi), gốc của hình danh là thức (tức ý thức về bản thân), gốc của thức là
hành (chỉ những khái niệm làm cho ta muốn hành động) cuối cùng gốc của hành là
vô minh (tức là không sáng suốt) .
Với tư tưởng ấy, trong triết học Phật giáo, nền vũ trụ luận và nhận thức là
những vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của các nhà khoa học, thì luân lý đạo đức
lại được nhân dân quan tâm.
Nếu Phật giáo Tiểu thừa nhấn mạnh do vô minh mà tạo nghiệp, thì muốn diệt
nghiệp phải cầm dục để sáng suốt phá lầm, thì Phật giáo Đại thừa lại chủ trương vô

26
ngã: Đối với bản thân phải nghiêm khắc sửa mình bằng thiền định, tự kiểm điểm,
phát triển trí tuệ và nhẫn nhịn; còn đối với mọi người phải từ bi, bác ái, vị tha, phải
ngăn ngừa điều ác, khuyến khích điều thiện, có nghĩa là phải bố thí và tích đức.
Trên tinh thần chung ấy, Phật giáo truyền đến nước nào lại kết hợp với tín
ngưỡng và phong tục nước đó, mà cải biến cho thích hợp.
Giáo lý của Phật giáo còn đề cao lòng từ bi hỉ xả, làm điều thiện trong cuộc
sống hàng ngày để đi tới giác ngộ, được siêu thoát nơi cõi Niết bàn. Chủ trương mọi
người đều bình đẳng trước đạo pháp, không tán thành chế độ phân biệt đẳng cấp.
Vào đầu thế kỷ X, Phật giáo chia làm nhiều phái khác nhau, trong đó nổi lên
3 trường phái chính:
Tiểu thừa (Hanayân): giữ hình ảnh Phật ban đầu, coi Phật là người mẫu mực
đã tu đắc đạo và truyền bá đạo. Cho rằng chỉ có những người xuất gia tu hành thì
mới rũ bỏ được mọi điều ham muốn để đạt tới cõi Niết bàn.
Đại thừa (Mahayana): coi Phật là siêu việt, là thần. Quan niệm mọi người
sống theo giáo lý đạo Phật đều có thể giác ngộ và tới nơi cực lạc.
Mật tông (Tantrism): chủ trương sống gần tự nhiên, ít triết lý, lấy lễ tiết ma
thuật để đạt mục đích thiêng liêng, thịnh hành ở Tây Tạng.
+ Đạo Jain-Kỳ Na
Xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ trương bất sát sinh một
cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh
+ Đạo Sikh
Đạo Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích có
sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập trung
rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjap.
- Trào lưu triết học
Có hai phái lớn:
+ Phái khẳng định: Thừa nhận có thượng đế, thần linh, uy quyền các vị
thánh trong kinh Vệ đà. Phái này chiếm đa số.
+ Phái phủ định: Không thừa nhận có uy quyền thần thánh, chống lại chế độ
đẳng cấp, không tin có linh hồn, có số mệnh. Theo quan điểm quy vật, cho rằng: thế
giới được tạo bởi các yếu tố là Đất, Nước, Lửa và không khí. Những yếu tố này
không thể mất đi.
- Văn học
Nền văn học Ấn Độ là một kho tàng vô cùng phong phú, các tác phẩm hầu
hết đều chép bằng tiếng Phạn, bao gồm các bộ kinh tôn giáo, sử thi và thơ ca trỡ
tình. Tác phẩm văn học đồng thời cũng là những tác phẩm có giá trị sử học.
+ Kinh Veda (Vệ Đà)

27
Được viết bằng tiếng nói của bộ lạc miền đông Pujap, sau được chỉnh lý và
viết bằng tiếng Phạn. Bốn tập của nó là Rich Veda, Sama Veda, Yajua Veda, Atacva
Veda, gồm 10.562 câu thơ phản ánh tình hình người Aryan tràn vào Ấn Độ, tình
hình tan rã của chế độ thị tộc, cuộc đấu tranh với thiên nhiên, những khúc ca cầu
nguyện, những bài chú đề cập đến mọi mặt của đời sống.
Trong tập Atacva Veda có những bài thơ tỏ tình:
Như gió lay ngọn cỏ,
Anh lay chuyển lòng em,
Rồi em sẽ yêu anh,
Và không rời anh nữa.
+ Thánh kinh Upanishad
Bộ kinh quan trọng thứ hai sau Veda, đưa đạo Bàlamôn phát triển thành học
thuyết tôn giáo.
+ Kinh Tam tạng
Của đạo Phật gồm 3 bộ: Kinh tạng (ghi lại những lời dạy của Đức Phật Thích
Ca), Luật tạng (các quy định về tôn giáo), Luận tạng (lời bàn về giáo lý).
+ Hai tác phẩm được xem là hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học
Ấn Độ cổ đại là hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana, ra đời trong vòng thiên
niên kỷ I TCN, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội Ấn Độ.
+ Sử thi Mahabharata
Có nghĩa là sự tích Đức vua Bharat vĩ đại) ra đời vào khoảng thế kỷ V
TCN, ban đầu chỉ là 1 bài ca có tính chất tự sự, sau thêm vào nhiều chi tiết để ngày
nay trở thành bản trường ca dài nhất thế giới (220.000 câu thơ), dài gấp gần 8 lần cả
2 bộ sử thi Hy Lạp là Iliad và Odyssey cộng lại. Có đến cả trăm thi sĩ đã tham gia
sáng tác, cả ngàn người góp ý, sửa chữa, trau chuốt, rồi tới triều đại các vua Gupta
(khoảng năm 400), các tu sĩ Bàlamôn lại đưa thêm những ý tưởng tôn giáo và luân
lý của họ vào bản trường ca.Chủ đề của bộ sử thi nói về cuộc đấu tranh giữa 2 dòng
họ đế vương ở miền bắc Ấn Độ để tranh giành miền bắc Dehli. Hai bên đánh nhau
suốt 10 ngày, máu chảy thành suối, thắng lợi thuộc về dòng vua thủy tổ Bharat.
+ Sử thi Ramayana
Công đức của Rama) ra đời vào khoảng thế kỷ IV TCN, bao gồm 7 cuốn,
500 đoạn, 48.000 câu thơ; về sau chia thành 12 cuốn. Tác phẩm kể lại thiên tình sử
đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn tú và công chúa Sita kiều diễm. Nó phản ánh
những ngành nghề, việc làm ăn, sinh sống, phong tục cưới xin và cả một thế giới
các huyền thoại ---> học cách ứng xử, giữ gìn phẩm hạnh, sống trung nghĩa...
- Kiến trúc và điêu khắc
Thời Maurya (321-187 TCN), nghệ thuật kiến trúc đá mới bắt đầu phát triển
với các công trình tiêu biểu là cung điện, chùa, đền tháp, trụ đá...Đáng chú ý là
stupa (tháp), loại hình thờ thánh tích, một hình thức mộ táng nhưng cũng đồng thời
28
là tháp; nơi đặt thánh tích, di cốt (xá lị) Phật như tháp Sanchi được xây dưới thời
vua Asoka (thế kỷ III TCN), trụ đá Sarnath (Xácna), chùa hang ở Ajanta (thế kỷ II
TCN -VIII)..
Thời Mogol có lăng Taj Mahan (thế kỷ XVII), kết tinh tài nghệ của các kiến
trúc sư và thợ thủ công nhiều nước: Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý...Được xây dựng
trên một khu đất rộng hình chữ nhật (dài 580m, rộng 304m, cao 75m). Toàn bộ ngôi
lăng xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ. Chính điện, gác chuông, tháp, sân
đều bố trí rất hài hòa, với nhiều nét chạm trỗ, in hình bên bóng nước.
Những hệ thống tượng thờ phong phú, đa dạng phong cách nghệ thuật. Ngoài
tượng Phật còn có các tượng thần đạo Hinđu: tượng Visnu, thần Siva...
- Âm nhạc
Âm nhạc: cách đây 5.000 năm đã biết sử dụng trống, sênh, phách, kèn đàn
harp hình cung; nó luôn gắn bó với nhảy múa, sân khấu. Hệ thống điệu thức 5 bậc
và 7 bậc, trong đó 5 bậc là nền tảng (khác với ngũ cung của Trung Hoa). Biết phân
loại nhạc khí thành 4 họ mà châu Âu mới áp dụng vào đầu thế kỷ XX: dây, hơi,
màng rung, toàn thân vang. Đàn harp cổ của Ấn Độ sau này được tìm thấy trong âm
nhạc Miến Điện, Ả rập. Nhạc khí tự vang khá phong phú và có vị trí đặc biệt quan
trọng với các loại trống hết sức đa dạng.
- Khoa học tự nhiên
+ Toán học
Vào thế kỷ V đã tìm ra 9 con số (1-9) mà người ta đã gọi nhầm là số Ả rập,
cộng thêm số 0 du nhập từ Lưỡng Hà, người Ấn đã tạo ra hệ thống thập phân, một
hệ thống rất thông dụng trong toán học hiện đại.
Người Ấn Độ cổ đại biết tính diện tích hình vuông, chữ nhật, tam giác, đa giác.
Đặt biệt họ đã biết quan hệ giữa các cạnh của tam giác vuông mà sau này nhà toán
học người Hy Lạp Pythagoras phát triển thành định lý mang tên mình.
Biết rút tam thức bậc 2, bậc 3, tính toán những khái niệm lượng giác cơ bản
như sin, cosin, tính chu vi hình tròn tương đương với cách dùng số pi.
+ Thiên văn
Người Ấn Độ có kiến thức về lịch khá sớm. Sớm biết chia 1 năm làm 12
tháng, mối tháng 30 ngày, mỗi ngày 30 giờ, 5 năm thì thêm 1 tháng nhuận. Cùng
với dương lịch, tuần lễ 7 ngày cũng được du nhập vào Ấn Độ. Các ngày trong tuần
cũng được gọi theo các tinh tú như trong hệ thống văn minh Hy-La.
Bằng mắt thường và bằng phương pháp quan sát, tính toán riêng, các nhà thiên
văn đã phân định được 5 tinh tú: sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc. Cho rằng
trái đất quay quanh trục của nó và quay quanh mặt trời, khảo sát hiện tượng nhật
thực và lập bảng thiên văn để tính toán các hiện tượng xảy ra trên bầu trời.
+ Vật lý, hóa học

29
Các nhà khoa học kiêm triết học đã nêu ra thuyết nguyên tử. Vạn vật do các
nguyên tử tạo nên. Từ thế kỷ V TCN, biết được sức hút của trái đất.
Biết đến kỹ thuật kuyện kim như nấu sắt, biết chế htuốc nhộm, thuộc da, chế
tác thủy tinh.
+ Y, dược học
Dùng phẫu thuật để chữa bệnh.
Từ thế kỷ VI-V TCN, biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy
thai, lấy sỏi thận...
Các tập Veda cũng là những tác phẩm dược học cổ nhất, nêu ra hàng trăm loại
thuốc thảo mộc, chế thuốc tê cho bệnh nhân uống giảm đau khi mổ.
2.3. Kết luận
Văn minh Ấn Độ là một trong hai nền văn minh sớm của châu Á (cùng với văn
minh Trung Hoa). Chúng có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt đối với các lãnh vực
đời sống, xã hội như triết học, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học của thế giới, đặc biệt
là các nước Đông Nam Á. Phật giáo ra đời từ nền văn minh này đã trờ thành một
tôn giáo lớn của thế giới ngày nay. Những công trình kiến trúc của văn minh Ấn Độ
trở thành những giá trị di sản văn hóa độc đáo của nhân loại.

30
Phần ba

VĂN MINH TRUNG QUỐC CỔ - TRUNG ĐẠI

3.1. Tổng quan địa lý, lịch sử


Địa lý, dân cư
Trung Quốchiện nay là một quốc gia to lớn nằm ở khu vực Đông Á, diện tích
9,57 triệu km2 với 1,3 tỷ dân (đứng hàng đầu trên thế giới), 56 dân tộc chính (Hán,
Tạng Mãn...).
Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung
Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông
có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.
Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan
trọng nhất là sông Hoàng Hà / dài 5.464km và sông Trường Giang (hay sông
Dương Tử)/ dài 5.800km. Hai con sông này đều chảy theo hướng tây - đông, là
đường giao thông thủy quan trọng và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những
cánh đồng ở phía đông Trung Quốc. Sông Hoàng Hà tạo thành đồng bằng Hoa Bắc
màu mỡ. Sông Trường Giang tạo nên đồng bằng ở miền trung Trung Quốc. Lưu
vực của hai con sông này là nơi phát sinh của nền văn minh Trung Quốc thời cổ -
trung đại.
Trung Quốc ngày nay có khoảng 100 dân tộc, và 5 dân tộc có dân số đông
nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.
Các bộ tộc Hạ, Thương, Chu là chủ nhân đầu tiên của vùng châu thổ Hoàng
Hà, chính là tổ tiên của người Hán - tạo ra nền văn minh Hoa Hạ cổ kính (sinh sống
ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay/ gọi là
dân núi Hoa sông Hạ.
Phía tây và tây nam là nơi sinh sống của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Hán-Tạng,
Môn – Khơme.
Phía bắc và đông bắc là nơi cư trú của các bộ tộc người Tungút: người
Mông Cổ (triều Nguyên), Mãn (triều Thanh), Tạng, Di, Choang, Mèo...
- Lược sử
+ Thời tiền, sơ sử:
Con người đã sinh sống ở đất Trung Quốc cách đây hàng triệu năm. Dấu
tích người vượn ở hang Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn
500.000 năm. Giới nghiên cứu gọi và vượn Bắc Kinh – một trong 3 giống người
vượn cổ xưa tìm thất trên thế giới. Bên cạnh đó còn phát hiện xương người hóa
thạchở Sơn Đỉnh Động (niên đại 50.000 năm).
- Người vượn Bắc Kinh (Trung Quốc)

31
- Người vượn Gia va (Indonesia)
- Người vượn Neandectan (Đức)
Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ
được chuyển tải bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung
Quốc là ở thời kì Tam Hoàng Ngũ Đế (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông và Hoàng đế,
Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế, Vũ đế). Theo các nhà nghiên cứu,
thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì công xã nguyên thuỷ.
Như vậy, từ Thiên niên kỷ 3 TCN, xã hội người ở TQ bước vào thời kỳ cuối
Công xã nguyên thủy (Công xã thị tộc phụ hệ)
+ Thời Cổ đại
Triều Hạ ra đời đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc: Trung
Quốc bước vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Giai đoạn nầy, Trung Quốc trải qua các
giai đoạn sau:
Nhà Hạ (2205 – 1767 TCN): Vũ đế truyền ngôi cho con trai là Hạ Khải. Hạ
Khải thành lập ra nhà Hạ.
Nhà Thương (1766–1122 TCN):
Nhà Chu (1122–256 TCN): Tây Chu và Đông Chu.
Thời Xuân Thu (770 – Ve TCN): Thời kỳ nhà Chu suy tàn, các chư hầu lớn mạnh
lấn át thiên tử. Thời kỳ tranh giành bá quyền trên lãnh thổ rộng lớn Trung Quốc bởi
các thế lực cát cứ. Lúc đầu có 10 nước, sau còn 5 nước (Ngũ Bá) gồm Tề, Tấn, Tần,
Sở, Yên
Thời Chiến Quốc (Ve – 221): Thời kỳ 7 nước (Thất hùng) gồm Tấn, Hán,
Triều, Ngụy, Sở, Yên, Tề tranh đoạt. Cuối cùng nhà Tần thống nhất toàn Trung
Quốc vào năm 221. Kết thúc chế độ CHNL.
+ Thời Trung đại
Thời kỳ Trung Quốc bước vào chế độ phong kiến tập quyền. Các triều đại
nối tiếp nhau gồm:
Nhà Tần (221 – 206 TCN)
Nhà Hán (206 TCN–581 SCN)
Nhà Tùy gồm: (581 – 618)
Nhà Đường (618–960):
Nhà Tống (960–1279):
Nhà Nguyên (1271–1368):
Nhà Minh (1368–1644)
Nhà Thanh (1644–1911)

32
3.2. Những thành tựu văn minh
- Chữ viết
3.000 TCN, cư dân kết dây thừng (thắt dây), thắt nút để ghi nhớ việc gì đó,
việc lớn thì thắt nút lớn, việc nhỏ thì thắt nút nhỏ.
Chữ viết Trung Quốc thành văn xuất hiện vào thời kỳ nhà Hạ, nhà Thương
vào khoảng thiên kỷ thứ II. Người Ân Thương đã có giáp cốt văn (giáp là mai rùa,
cốt là xương thú). Có niên đại sớm nhất là thuộc triều Võ Đình (khoảng 1324-1.266
TCN). Tổng số có 5.000 chữ, có những đoạn văn dài đến hơn 100 chữ. Nội dung
ghi chép thể hiện việc bói toán, ghi nhận sự kiện xảy ra, lập danh sách kiểm kê,
thuật lại nguồn gốc và quá trình nphát triển chữ viết Trung Quốc. Trên chữ giáp cốt
là loại chữ tượng hình, về sau phát triển thành hai loại chữ biểu ý (thể hiện ý) và hài
thanh (mượn âm thanh).
Thời Tây Chu, đồ đồng phổ biến, xuất hiện chữ kim văn, chữ đúc hay khắc
trên đồng (chung đỉnh văn). Nội dung rất phong phú, bao gồm các lĩnh vực thờ
cúng, lễ nghi, chiến tranh, thành tích, tặng thưởng, quy ước và giáo huấn...So với
giáp cốt văn không khác về bản chất nhưng chữ ngay ngắn, vuông vắn, thành hàng
lối rõ rệt và nhiều chữ dài dòng hơn. Bên cạnh đó, thời Chu còn có thạch cổ văn
(khắc trên đá), trên trống, trên thẻ tre.
Ba loại chữ trên giáp cốt, thạch cổ, kim văn với lối thể hiện khá lớn của nét,
còn được gọi là chữ Đại triện, được gọi chung là cổ văn.
Nhà Tần thống nhất Trung Quốc, bỏ lối chữ tượng hình, sửa nét bút cho đều
tròn, tề chỉnh trong khuôn hình vuông gọi là chữ Tiểu triện. Từ thời nhà Tần – Hán
xuất hiện kiểu chữ được cải tiến gọi là loại chữ Lệ và có những nét khác chữ triện.
Chữ Triện: giữ lại nhiều yếu tố tượng hình, có nhiều nét cong và tròn.
Chữ Lệ: biến các nét cong, tròn thành nét ngang, bằng, sổ thẳng vuông vức,
ngay ngắn.
Chữ Hán ngày nay phát triển trên cơ sở chữ Lệ
Chữ Hán trải nhiều lần cải tiến từ chữ tượng hình thành chữ phù hiệu làm nó
thoát ly đồ họa thành văn tự. Trở thành một nghệ thuật biểu đạt mỹ cảm dân tộc và
giá trị mỹ học cao (thư pháp).
Chữ Trung Quốc có lúc đã trở thành “Quốc gia văn tự” đối với các nước
Đông Á và Việt Nam. Ra đời từ thiên kỷ thứ II TCN, chữ viết Trung Quốc là hệ chữ
viết duy nhất hiện còn được sử dụng và ngày càng được hoàn thiện.
- Văn học
+ Kinh Thi
Là tập thơ ca cổ nhất của Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác từ những năm
đầu Tây Chu đến giữa Xuân Thu (khoảng 500 năm), với 305 bài, chia làm 3 phần:
Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân ca các nước nên còn gọi là Quốc Phong. Nhã là âm
nhạc vùng vương triều nhà Chu trực tiếp thống trị, gồm Đại Nhã (phản ánh sinh

33
hoạt của quý tộc), Tiểu Nhã (phản ánh sinh hoạt của tiểu quý tộc). Tụng là loại thơ
tán tụng công đức của các triều vua, thường dùng tế tự ở các tông miếu. Kinh Thi
đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Trung Quốc sau này.
+ Thơ Đường
Thơ của các tác giả trong thời nhà Đường/ Trung Quốc. Dùng nhiều hình
ảnh, điển tích mà thể hiện điều tác giả đề cập với sự tài tình, tinh tế và sắc sảo. Súc
tích, cô đọng và hàm nghĩa sâu sa. Những tác phẩm Đường thi rực rỡ một thời, biểu
tượng huy hoàng của ngôn ngữ nhân loại đạt đến đỉnh điểm thăng hoa. Nhiều tứ thơ
đạt đến sự thần diệu tài hoa trong sáng tạo ngôn ngữ không mấy thời đại nào có
được
Là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc, có giá trị nội dung và nghệ thuật
cao. Hiện còn lưu giữ được khoảng 48.000 bài thơ của trên 2.300 tác giả, tiêu biểu
nhất là Lý Bạch (1.200), Đỗ Phủ (1.400) và Bạch Cư Dị (2.800).
+ Lý Bạch (701-762): là nhà thơ lãng mạn vĩ đại sau Khuất Nguyên. Thơ
ông phần lớn miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, thắm đượm tình yêu đất nước, yếu nhân
dân sâu sắc, lớn tiếng đả kích thế lực phong kiến đen tối...Ông để lại 1.200 bài, tiêu
biểu nhất: Hành lộ nan (Đường đi khó), Vọng Lư sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi
Lư), Mộng du thiên mụ ngâm lưu biệt...

Ký viễn Gởi phương xa


Mỹ nhân tại thời, hoa mãn đường Khi người đẹp còn ở đây, hoa thơm đầy nhà
Mỹ nhân khứ hậu, dư không sàng Người đẹp đi rồi, trơ giường trống không
Sàng trung tú bị quyển bất tẩm Trên giường chăn thêu, cuộn không đắp
Chí kim tam tải văn dư hương Ba năm rày vẫn còn thoang thoảng hương thừa
Hương diệc cánh bất diệt Mùi hương ấy cũng không bao giờ mất
Nhân diệc cánh bất lai Người cũng không bao giờ về
Tương tư hoàng diệp lạc Nhớ nhau là vàng rụng
Bạch lộ thấp thanh đài Sương trắng ước đầm rêu xanh

Người đẹp còn đây, nhà đầy bông


Người đẹp đi rồi giường bỏ không
Giường không, đệm cuốn, nào ai ngủ
Nay đã ba năm hương còn xông
Hương thơm, thơm không dứt
Người đi, đi không về ?
Nhớ nhau là vàng rụng
Rêu biếc sương dầm dề
(Bản dịch của Nguyễn Hữu Bồng)

+ Đỗ Phủ (712-770): là nhà thơ hiện thực vĩ dại trong lịch sử văn học Trung
Quốc, thơ ông chan chứa lòng yêu thương tổ quốc và tình cảm nồng hậu với nhân
dân, nghệ thuật đạt đến mức siêu phàm. Tác phẩm tiêu biểu: Phó Phụng Tiên huyện
Vịnh Hoài, Ngũ bách tự, Bắc chinh, Thạch Hào lại (Viên lại ở Thạch Hào)...

34
+ Bạch Cư Dị (772-846): chủ trương thơ ca phản ánh nỗi thống khổ của
nhân dân, đồng thời vạch trần cuộc sống hoang dâm và nền chính trị lừa bịp của
giai cấp thống trị. Thơ ông khá nhiều: 2.800 bài, đỉnh cao là hai bài Trường hận ca
và Tỳ bà hành.
- Tiểu thuyết Minh,Thanh
Là hình thức văn học mới, bắt đầu phát triển thời Minh, Thanh. Dựa vào các
câu chuyện lưu truyền trong dân gian, các nhà văn đã viết thành “tiểu thuyết chương
hồi”, phong phú về nội dung và hình thức. Tiêu biểu nhất là 3 bộ:
+Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Trung)
Nội dung giai đoạn lịch sử từ năm 184-280, khắc họa cuộc đấu tranh giữa ba
nước Ngụy, Thục, Ngô, phơi bày xã hội đen tối mục nát và nỗi thống khổ của nhân
dân thời loạn lạc.
+ Thủy hử (Thi Nại Am)
Nội dung về cuộc khởi nghĩa nông dân ở Lương Sơn Bạc dưới sự lãnh đạo
của Tống Giang. Tư tưởng cơ bản trong tác phẩm là tư tưởng “trung nghĩa” phong
kiến. Thành công lớn nhất là tác giả đã sáng tạo ra được nhiều hình tượng anh hùng
nông dân tiêu biểu như Tống Giang, Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm... sống mãi trong lòng
nhân dân Trung Quốc.
- Tây du ký (Ngô Thừa Ân)
Miêu tả 81 hồi gian truân mà thầy trò Đường Tăng đã trải qua và chiến thắng.
Toàn bộ tác phẩm bật lên tinh thần lãng mạn, tính châm biếm hài hước và tính chất
chống phong kiến.
Ba bộ tiểu thuyết trên đã trở thành di sản quý báu trong nền văn học Trung
Quốc và kho tàng văn học thế giới.
Từ đầu nhà Thanh đến những năm cuối đời vua Càn Long là thời kỳ tiểu
thuyết cực thịnh. Tiêu biểu có các tác phẩm: Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh), Thủy
hử hậu truyện, Tình thế nhân duyên truyện, Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử),
Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)...
- Sử học
Một trong những đặc điểm của văn hóa cổ đại Trung Quốc là sử học rất phát
triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Dân tộc Trung Quốc có ý thức cao về lịch sử
và rất giàu kinh nghiệm trong biên soạn lịch sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt
các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách
Xuân Thu. Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Phẩm Sử kí,
chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3.000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần
Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp . Thời nhà Đường có sử quán - cơ quan biên
soạn lịch sử của nhà nước. Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố
toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.
+ Sử ký
35
Tác giả là Tư Mã Thiên). Bộ thông sử theo kiểu bách khoa toàn thư trải suốt
3.000 năm từ thời Hoàng Đế đến Hán Vũ Đế, gồm 5.265.000 chữ, 130 chương với
5 thể loại phối hợp và bổ sung cho nhau. Đề cập đến các mặt chính trị, kinh tế, quân
sự, chế độ điển chương, học thuật, văn hóa, y dược, bói toán, hoạt động của các
nhân vật thuộc mọi tầng lớp xã hội, thiên văn, địa lý, công trình đê điều, quan hệ
giữa các dân tộc, giao lưu với nước ngoài...đồng thời phê phán thuyết thiên nhân
hợp nhất, âm dương ngũ hành, đề xướng nhân nghĩa, chống bạo lực, ghét chiến
tranh, coi trọng hoạt động sản xuất. Tư Mã Thiên là người đầu tiên trên thế giới
chép sử bằng thể ký, đây là những tư liệu lịch sử hết sức có giá trị, đồng thời cũng
là một kiệt tác văn học, được xếp vào hàng những tác phẩm đồ sộ bất hủ của nhân
loại.
Tư Mã Thiên (145 TCN hay 135 TCN? – 90 TCN?), tên tự là Tử Trường, là
tác giả bộ Sử ký ( 史記 ); với bộ sử đó, ông được coi là cha đẻ của sử học
Trung Hoa. Ông làm chức Thái sử lệnh ( 太史令) rồi Trung thư lệnh, đời nhà
Hán. Sử ký là một bộ sử vĩ đại miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao
trùm 2.000 năm từ Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế. Công trình này là nền
tảng cho các phát triển sau này trong sử học Trung Hoa.
Ngoài ra, viết về lịch sử Trung Quốc trải các thời kỳ còn có những tác
phẩm: Hán thư (Ban Cố), Tấn thư, Lương thư, Tùy thư, Tân Đường thư, Kim sử,
Nam sử, Bắc sử, Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khố toàn thư...
- Tư tưởng, Tôn giáo
Ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã đề ra những thuyết để giải thích về
vũ trụ. Trong đó, nổi bật là các tuyết về Âm dương, Ngũ Hành, Bát Quái
+ Thuyết Âm Dương
Người Trung Quốc cổ đại cho rằng trong vũ trụ có 2 yếu tố cơ bản là âm và
dương. Dương có các tính chất như: giống đực, ánh sáng, nóng, hoạt động, rắn
rỏi...Âm thì có các tính chất ngược lại: giống cái, bóng tối, lạnh, thụ động, mềm
mỏng...
Âm và dương là hai lực lượng vừa mâu thuẫn với nhau lại vừa tác động lẫn
nhau. Mọi sự biến động xảy ra đều do sự phối hợp không điều hòa giữa hai yếu tố
ấy. Âm dương được gọi là Lưỡng nghi (Trong âm có dương và trong dương có âm).
Âm dương hài hòa là tốt, không được thịnh khí này mà suy khí kia. “Nhị
khí giao cảm, hóa sinh vạn vật” là tốt, phát triển, còn không “Âm thịnh dương suy”
hoặc “Dương thịnh âm suy” thì xấu, trì trệ.
Theo quan niệm của phương Đông, vũ trụ có 2 cái không cùng: Không gian
(vô cùng) và Thời gian (vô tận). Tồn tại trong Vũ trụ này có 2 khí “Âm” và
“Dương” tương hỗ giao hòa, đồng biến giao thác cùng với thời gian, không
gian để từ đó muôn vật được sinh ra.
Vũ trụ ban đầu là Vô cực. Sau đó hỗn mang rồi đến thuở sơ khai là Thái cực.
Thái Cực nhờ Vận động sinh Lưỡng nghi. Hai khí Âm & Dương từ Lưỡng
nghi sinh Tứ tượng (4 mùa). Tứ tượng sinh Bát quái (8 hiện tượng lớn trong

36
vũ trụ). Bát quái sinh 64 quẻ - thể hiện sự thiên hình vạn trạng của vật chất
trong vũ trụ.
+ Thuyết Ngũ hành
Là 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu tạo thành thế giới vật chất.
Thời Chu Tuyên Vương (827-782 TCN), Sử Bá cho rằng Kim (vàng, các kim
loại), Mộc (gỗ, cây cỏ), Thủy (nước, chất lỏng, hơi nước), Hỏa (lửa, hơi nóng, ánh
sáng), Thổ (đất, đá, các khoáng vật) là 5 loại không thể thiếu trong đời sống hàng
ngày, là những yếu tố cấu thành vật chất gọi là “ngũ hành”.
Kim (các kim loại)/mùa Thu, phương Tây, màu trắng, vị cay
Mộc (gỗ, cây cỏ)/mùa Xuân, phương Đông, màu xanh, vị chua
Thủy (nước, chất lỏng, hơi nước)/ mùa Đông, phương Bắc, màu đen, vị
mặn
Hỏa (lửa, hơi nóng, ánh sáng)/ mùa Hạ, phương Nam, màu đỏ, vị đắng
Thổ (đất, đá, các khoáng vật)/ giữa Hạ & Thu, trung ương, màu vàng, vị
ngọt.
Đến thời Chiến Quốc, học thuyết này được Trâu Diễn phát triển thêm. Ông
xem ngũ hành là 5 loại “khí” khác nhau, gọi thuộc tính 5 loại khí đó là “5 đức”, để
giải thích chủng loại, nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên như: hỏa
có tính chất nóng, tượng trưng cho lửa, hình thành mùa hạ...
Ngũ hành luôn có sự tác động lẫn nhau theo 2 cách: tương sinh (chỉ sự liên
hệ giữa các hành chất như Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh
Thủy, Thủy sinh Mộc) và tương khắc (chỉ sự bài xích ức chế lẫn nhau giữa các hành
như Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy).

+ Thuyết Bát quái


Thuyết Bát quái cho rằng thế giới do 8 loại vật chất cấu tạo thành. Đó là các
quái/ quẻ: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa),
Cấn (núi), Đoài (hồ, đầm).
Về truyền thuyết thì thuyết Bát Quái có từ thời Phục Hy/ nhưng xem ra đây
là nhân vật huyền thoại. Các nhà nghiên cứu cho rằng: tư tưởng Bát quái xuất hiện

37
vào khoảng thời gian chuyển tiếp giữa nhà Ân và nhà Chu. Thời Phục Hy là Tiên
thiên Bát quái, sau này Chu Văn Vương sắp xếp thành Hậu thiên Bát quái.
Bát quái có 8 quẻ: Kiền/Càn (trời), Khốn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió),
Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (đầm). Trong đó, hai quẻ Càn và Khôn là
quan trọng nhất, là căn nguyên tối cao, đầu tiên của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ
trụ. Mỗi quẻ được biểu thị bằng 3 vạch ngắn hoặc liền, hoặc vừa liền vừa đứt, được
sắp xếp theo một cách riêng. Những vạch liền (biểu tượng của dương) và vạch đứt
(biểu tượng của âm). Lần lượt lấy 2 quẻ của Bát quái chồng lên nhau theo thứ tự sẽ
được 64 quẻ kép (gọi là trùng quái), tương trưng cho sự biến hóa của mọi sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội.
Có thuyết cho khởi nguyên về Bát quái là: Vua Phục Hy (thiên niên kỷ 3
TCN), dạo trên bờ sông Hoàng Hà. Có một con Long Mã nổi lên, tiến lại
phía nhà vua. Con vật kỳ quái này mang trên lưng một chiếc Bát quái có 8
dấu, mỗi dấu có 3 hàng bố trí đối xứng quanh 1 vòng tròn nửa đỏ, nửa đen.
Con Long Mã này có 30 vảy đen hình vuông kề gần 25 vảy màu trăng hình
tròn. Tất cả hợp thành những hàng xen kẻ trắng, đen và tạo thành 3 hình
vuông đồng tâm.
Vua cho rằng, đây là những điềm “nhà Trời” cho nhận biết nên ghi lại. Như
vậy: 8 dấu với hình trung tâm được gọi là Bát quái, tập hợp những điểm đen
trắng thành 1 bảng gọi là Hà Đồ (Hà: sông, Đồ: Bảng) – tức tấm bảng phát
hiện trên sông Hoàng Hà.
Đến thời Xuân Thu- Chiến Quốc, tư tưởng Bát quái được Nho gia và Đạo
giáo lợi dụng, biến thành những khái niệm có tính chất thần bí. Đối với nền văn hóa
Trung Quốc, Bát quái có những ảnh hưởng đến phong tục truyền thống.

Các thuyết Bát quái, Ngũ hành, Âm dương dùng những yếu tố vật chất để
giải thích thế giới và sự biến động của sự vật. Đó là tư tưởng có tính duy vật chất
phác, đồng thời cũng bao hàm nhân tố của phép biện chứng thô sơ. Sau này Nho gia
và Âm dương gia đã giải tích quan niệm ngũ hành và khí theo hướng thần bí phục
vụ cho việc bói toán, tướng số...có ảnh hưởng rất lâu dài trong lịch sử.
+ Nho gia

38
Khổng Tử (551- 479 TCN)/ Khổng Khâu hiệu Trọng Ni: là nhà tư tưởng
lỗi lạc, đồng thời là người sáng lập học phái Nho gia. Ông sống vào thời Xuân Thu.
Tình hình xã hội rối loạn và phức tạp. Vì vậy, ông chủ trương dựa vào lễ nghi của
con người để cái cách xã hội đương thời.
Nội dung của quan điểm đạo đức của Khổng Tử bao gồm rất nhiều mặt như
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín...Hạt nhân của tư tưởng Khổng Tử là nhân. Tư tưởng chủ
đạo là Nhân và Lễ: quan hệ khắng khít lẫn nhau giữa người và người trong xã hội.
Nhân: Con người có đạo đức (cung kính, độ lượng, giữ lời hức, siêng năng,
làm lợi cho người khác)  Yêu người. (Kỷ sở bất dục vật ư thi nhân), “mình muốn
lập thân thì giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì giúp người khác
thành đạt.”.
Lễ: giữ lễ nghĩa, giữ đúng tôn ti trật tự thì quan hệ trong gia đình, xã hội
mới ổn định. Ông đưa ra học thuyết chính danh định phận: mọi người phải biết xử
trí đúng với cương vị của mình, hay còn gọi là danh chính ngôn thuận, “Vua ra vua,
tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”, “Nếu danh không chính thì lời nói không thuận.
Lời nói không thuận tất việc chẳng thành” (Luận ngữ).
Giá trị to lớn nhất trong học thuyết của Khổng Tử là tư tưởng giáo dục. Ông
là người đầu tiên đề xuất có thể dạy học cho tất cả mọi người:”Hữu giáo vô loại”.
Phương pháp dạy học của ông dễ tiếp thu, phát huy tính chủ động sáng tạo của
người học sao cho “bảo một biết mười, bảo điều đã qua biết điều sắp đến”. Học trò
ông có đến 3.000 người, trong đó thất thập nhị hiền (72 người tài giỏi). Ông còn tập
hợp, chỉnh lý Kinh Thi, Kinh Thư, hiệu đính Kinh Lễ, Kinh Nhạc, giải thích và dịch
trước tác Xuân Thu, những tác phẩm kinh điển của Nho gia, về sau gọi là ngũ kinh.
Ông được người đời tôn vinh là “Vạn thế sư biểu”
Khổng Tử phản đối “pháp trị”, chủ trương “Lễ trị”. Chủ trương của
Khổng Tử được giai cấp thống trị lúc bấy giờ nghe theo. Học thuyết chính trị - xã
hội và đạo đức này có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân dân
các nước Đông Nam Á.
+ Đạo gia
Lão Tử (604 -523 TCN) sống vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc/ (một ông
già họ Lý), là người sáng lập nên Đạo giáo (Lão giáo). Tư tưởng của Đạo gia bao
gồm triết học, mỹ học, khoa học tự nhiên, tư tưởng chính trị, quan niệm luân lý
truyền thống của Trung Quốc.
Cốt lõi của triết học Lão Tử là Đạo (Đạo đức kinh). Ông coi đạo là phạm
trù triết học cao nhất, là căn nguyên chung của thế giới vạn vật, có trước đất trời.
Đạo là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới. Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai
sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật. Đạo còn dùng để chỉ quy luật biến hóa sự vật, vừa có
trước sự vật, vừa nằm trong sự vật. Quy luật biến hóa tự thân của mọi sự vật gọi là
Đức (khác với đạo đức của Nho gia là thuộc về phạm trù luân lý).
Trang Tử (369 – 286 TCN)/ Trang Chu phát triển học thuyết của Lão tử
theo hướng cực đoan hoá phép biện chứng thành một thứ tương đối luận, và cực

39
đoan hoá phép vô vi thành một thứ chủ nghĩa yếm thế thoát tục. Nội dung duy tâm
của tư tưởng Lão – Trang đã dẫn đến xu hướng thần bí hoá Đạo gia triết học thành
Đạo giáo tôn giáo. Đạo giáo phát triển thành hai phái chính. Phái chuyên chú vào
phép thuật trừ tà, chữa bệnh phát triển thành Phái Đạo giáo phù thuỷ có tính dân
gian. Phái chuyên chú vào việc tu luyện, luyện đan cầu trường sinh bất tử phát triển
Thành đạo giáo thần tiên có tính quý tộc.
Trong 3 thời kỳ Tây Hán, Ngụy, Tấn, Đường, học thuyết Đạo gia từng giữ
vị trí thống trị về tư tưởng. Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, Đạo gia về cơ bản đã
tồn tại trong tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc như một sự bổ sung cho
triết học Nho gia.
+ Pháp gia
Người sáng lập là Quản Trọng (? - 645 TCN) đề xướng, xuất hiện từ thời
Xuân Thu. Sau này có những người phát triển thêm là Tử Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi,
Thân Bất Hại, Lý Tư…Các đại biểu xuất sắc của trường phái này là Thương Ưởng,
Hàn Phi Tử (280-233 TCN).
Trường phái chủ trương dùng pháp luật để trị nước. Tư tưởng của Pháp gia
được xem là sản phẩm của sự biến đổi xã hội thời Chiến quốc, đại diện cho lợi ích
địa chủ mới trỗi dậy yêu cầu củng cố chế độ tập quyền trung ương.
Pháp gia đề xuất một hệ thống chính trị lấy Pháp, Thuật, Thế làm nội dung
cơ bản. Trong đó:
- Pháp: chỉ Pháp lệnh thành văn của quốc gia. Pháp trị thay cho Lễ trị.
Dùng hình phạt năng kể cả với kẻ có chức quyền.
- Thuật: là Quyền mưu không lộ ra mặt để cai trị (khiển bề tôi). Biết dùng
người theo việc, dùng hết trí tuệ, hết năng lực. Ngoài ra có thể ngụy tội danh loại
đối thủ.
- Thế: Chủ trương dùng quyền thế vạn năng trong cách cai trị (giết hại hoặc
khen thưởng). Dùng quyền thế thì Thuật mới thực thi, Pháp mới tôn trọng.
Nhờ chủ trương này mà nước Tần đã trở nên hùng mạnh và Tần Thủy
Hoàng đã thống nhất Trung Quốc nhưng cũng để lại nhiều bi kịch xã hội. Do quá
nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận đạo đức, tình cảm, thủ tiêu văn
hóa giáo dục là đi ngược lại với sự phát triển của văn minh và làm cho mâu thuẫn
xã hội vô cùng gay gắt. Cho nên chỉ sau 15 năm thống nhất thì nhà Tần sụp đổ.

Tần Thủy Hoàng dùng quyền thế trở thành bạo chúa, giết hại nhiều người,
đặc biệt, đối với những kẻ có học, đốt sách vở “đốt sách, chôn nho”. Dùng
ngục tù đối với cả mẫu thân .
+ Mặc gia
Người sáng lập là Mặc Tử (479 – 381 TCN). Hạt nhân tư tưởng triết học
của Mặc gia là nhân và nghĩa. Nhân: yêu thương con người, không hân biệt đẳng
cấp. Nghĩa: Làm lợi chứ không làm hại cho con người.
40
Trong lập luận của việc làm cần có 3 tiêu chuẩn: có bản (căn cứ), có nguyên
(chứng minh), có dụng (hiệu quả). Ba tiêu chuẩn này có quan hệ nội tại, là bước
khởi đầu của sự phân tích logic của Trung Quốc.
Tư tưởng Mặc gia coi trong khoa học tự nhiên, phản ánh lợi ích của giới
bình dân. Vì vậy, nó sẽ khó có chỗ đứng trong giới thống trị phong kiến. Tư tưởng
của phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng. Từ đời Tần, Hán trở
về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.
- Nghệ thuật kiến trúc
Đặc điểm là thường dùng vật liệu cấu kết bằng gỗ, bố trí thành quần thể kiến
trúc, ở giữa là sân, bốn phía là nhà vây lại, lấy gian nhà làm đơn vị cơ bản. Cung
điện, đền, chùa, miếu mạo phần lớn xây dựng như vậy, chỉ khác về quy mô kiểu
dáng
+ Vạn lý trường thành: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân
Trung Quốc chống lại sự xâm lăng của các dân tộc phương Bắc trong suốt 2500
năm, dài 6.700km, chạy qua 6 tỉnh miền tây, tây bắc và đông bắc Trung Quốc. Xây
từ 420-221 TCN. sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đã huy động 30 vạn
người nối Trường thành của các nước Yên, Triệu, Tần và sửa sang lại. Triều Minh
cho tu bổ trong 100 năm liên tục. (Bất đáo Trường thành phi hảo hán).
+ Cố đô Tràng An: thành thị cổ nổi tiếng của Trung Quốc, kinh đô của các
triều đại từ Hán đến Tùy, Đường, hơn 1000 năm.
+ Tử Cấm Thành: quần thể kiến trúc có quy mô lớn nhất, có giá trị cao,
được bảo tồn tốt nhất ở Bắc Kinh. Cung điện của 24 đời vua thuộc các triều Minh,
Thanh (1421-1911). Xây trên khu đất hình chữ nhật rộng 720.000m 2, gồm hơn
1.000 ngôi nhà và cung điện.
- Hội họa và điêu khắc
Hội họa, điêu khắc Trung Quốc phát triển, xuất phát từ văn hóa bản địa, có
ảnh hưởng rộng rãi đến nền hội họa nhân loại; đặc biệt với các nước châu Á. Có
những loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Điêu khắc có các ngành riêng như:
Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu.
Nghệ thuật trang trí, chạm khắc hoa văn trên đồ gốm, đồ đồng, thư pháp, vẽ
tranh thủy mặc, nghệ thuật bồn cảnh…
Thư pháp: phải có bút pháp và bút lực, luyện cả đời mới thể hiện được thần
khí trong thư pháp.
Thủy mặc: chỉ dùng mực đen và điều hòa lượng nước phù hợp (không dùng
màu).
Bồn cảnh: tái hiện cảnh quan sinh thú (cây, đá…) của thiên nhiên trong bồn/
chậu.
* Một số tác phẩm, công trình tiêu biểu:

41
+ Bức tranh lụa cổ nhất Trung Quốc: bức tranh có kích thước 28 cm x 20
cm, miêu tả hình tượng một phụ nữ (áo tay thụng, thắt eo, váy dài tha thướt. tư thế
đứng thẳng nghiêng), hai tay chắp như đang khấn vái. Phía trên đỉnh đầu có hình
con phượng đang dang cánh bay và hình một con quỳ/ con rắn. Hai con vật này
đang trong thế đánh nhau kịch liệt. Hàm chứa một ý nghĩa sâu xa về quan niệm, ước
vọng của người Trung Quốc từ xa xưa. Bức tranh được vẽ cách đây trên 2.400 năm
(Chiến quốc).
+ Pho tượng Phật Di lặc ngồi tại vùng núi Lạc Sơn (Tứ Xuyên) được khai
tạc từ thời nhà Đường (VIII e). Tượng cao 71m, đầu tượng cao 14 m, chiều rộng vai
28 m, bàn chân đến đầu gối 28 m. Tất cả những đường nét chi tiết hay bố cục các bộ
phận đều đạt đến sự hài hòa, tinh tế và hoàn mỹ. Tượng lột tả được chân dung Phật
Di lặc siêu phàm, lý tưởng mà điềm nhã, từ bi – biểu tượng của thái bình và xán lạn
của tương lai. Tượng được Hòa Thượng Hải Thông khởi xướng khai tạc.
Tích chuyện về HT Hải Tông: Ông chu du, mến cảnh Lăng Vân Sơn che lều
lưu trú. Ở đây, HT chứng kiến bao thảm cảnh thiên tai, lụt lội, gió xoáy,
nước cuốn khiến dân lành gánh chịu. Ông lập chùa, tạc tượng, khấn Phật
cầu an. Khi khởi công xây dựng thì bị bọn quan quyền sở tại đến quấy nhễu,
đòi tiền nộp. HT kiên nghị, bèn nói: “Mắt ta có thể khoét song cửa Phật chớ
nên vòi”. Bọn quan quyền thách thế, HT bèn móc mắt mình đưa cho chúng.
Bọn chúng hoảng sợ mới thôi. Nhưng HT qua đời khi công việc dang dở. Sau
này, có viên quan Tiết độ sứ Tây Xuyên đến tiếp tục. Dân làng khai động, tạc
tượng ông để thờ - động Hải sư”
+ Nhiều lăng mộ, tượng của các đời vua chúa cổ xưa (lăng mộ Tần Thủy
Hoàng)
- Âm nhạc
Thời cổ đại đã tìm ra phương pháp để tạo ra chuỗi âm tương tự như hệ
thống 12 bậc. Thang năm âm đầu tiên của Trung Quốc (pha-sol-la-đô-rê) được hình
thành chính từ 5 âm đầu tiên trong hệ thống nói trên, là cơ sở cho sự hình thành
năm điệu thức ngũ cung (cung, thương, giốc, trủy, vũ) được nhắc đến cho đến tận
ngày nay.
Thời Chiến Quốc bộ nhạc khí gồm 8 chủng loại với 124 nhạc khí, trong đó
có 32 khánh, 64 chuông và 1 chuông lớn.
Thế kỷ IV ở Trung Quốc đã du nhập đàn kéo 2 dây đời Đường tương tự như
đàn hồ cầm sau này.
- Khoa học tự nhiên
+ Toán học
Biết sử dụng phép tính thập phân sớm nhất thế giới.
Thời Tây Hán nghiên cứu định lý tam giác vuông, phân số phức tạp, phép
tính bình phương.

42
Thời Nam Bắc triều, Tổ Xung Chi (429-500) tìm ra số pi chính xác đến con
số thập phân thứ 10 (pi= 3,1415926203), mà 1000 năm sau (tk XVI) các nhà toán
học Đức, Hà Lan mới tìm ra được kết quả trên.
+ Y học
Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh
điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời Hán có Trương Trọng Cảnh chữa bệnh
thương hàn giỏi. Có danh y Hoa Đà với phương pháp phẫu thuật chữa bệnh tài tình.
Thời Nhà Minh có nhà y dược nổi tiếng Lý Thời Trân viết tác phẩm “Bản thảo
cương mục” , thẩm định lại 1.558 vị thuốc do người khác tìm ra và bổ sung vào 374
vị thuốc. Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung
Quốc.
+ Thiên văn học, lịch pháp
Thời Tần – Hán: phát minh ra nông lịch. Đến đời Hạ, âm lịch đã tương đối
hoàn chỉnh: năm bình thường 12 tháng, tháng đủ 30 ngày (thiếu 29 ngày); năm
nhuận 13 tháng, 3 năm có 1 tháng nhuận, sau 5 năm nhuận 2 lần. Chia 1 năm thành
24 tiết để người dân nắm biết các thời vụ sản xuất. Đến nay, Việt Nam và Trung
Quốc vẫn dùng lịch này.
Cách nay 3.000 năm đã ghi chép về nguyệt thực, sớm nhất trên thế giới.
Thế kỷ VII TCN biết dùng cọc đứng để đo bóng mặt trời gọi là thổ khuê. Đặc biệt,
thời Đông Hán, có nhà Thiên văn học Trương Hoành (78 – 139) nghiên cứu về ánh
sáng của mặt trăng có được do nhận từ ánh sáng của mặt trời, chế tạo ra máy “địa
động ghi” tức xác định chính xác phương của động đất.
- Khoa học kỹ thuật
Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng
+ Phát minh ra giấy
Vào thời Đông Hán (105) Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới
cũ, giẻ rách...làm giấy, gọi là giấy thái hầu. Phát minh này đã làm một cuộc cách
mạng trong việc truyền bá chữ viết, trao đổi tư tưởng và phổ biến kiến thức. Thế kỷ
III truyền sang Việt Nam, Triều Tiên (tk IV), Nhật Bản (tk V), Ấn Độ (tk VI).
Thái Luân sinh vào năm 61 công nguyên, là nhà khoa học thời nhà Hán.
Thái Luân xuất thân trong một gia đình nông dân, năm 15 tuổi được chọn
làm tùy tùng của vua, từng làm quan vãn cấp cao trong thời gian dài. Lúc
đó, Thái Luân nhìn thấy mọi người viết chữ không tiện lắm, thẻ tre và ván
quá nặng, tõ lụa quá ðắt, giấy bông tõ không thể sản xuất nhiều và đều có
khiếm khuyết bất cập. Thái Luân bèn bắt đầu nghiên cứu biện pháp cải
tiến kỹ thuật làm giấy.Thái Luân tổng kết kinh nghiệm làm giấy của thế hệ
trứơc, dẫn nhiều nguời thợ dùng vỏ cây, vải gai, vải rách, lưới rách nát
v.v... để làm giấy. Trước tiên họ cắt hoặc thái vỏ cây, vải gai, vải rách và
lưới rách nát thành từng miếng vụn, rồi ngâm lâu trong nýớc, giã thành
dịch nhuyễn, trải qua nấu hấp, đổ thành lớp mỏng trên chiếu, phõi khô
dưới ánh sáng mặt trời, như vậy làm thành giấy. Loại giấy làm bằng biện

43
pháp này có đặc điểm nhẹ và mỏng, rất thích hợp viết chữ, nhận đựợc sự
hoan nghênh của mọi người, nhà vua khen ngợi. Thái Luân cải tiến kỹ
thuật làm giấy. Từ đó, toàn Hán quốc đều bắt đầu dùng biện pháp làm
giấy. Vì vậy, loại giấy này được gọi là “Giấy tước hầu Thái”.
+ Kỹ thuật in
Được phát minh từ thời nhà Đường. Lúc bấy giờ in trên bản khắc gỗ. Tuy
nhiên, bản in chỉ dùng một lần nên lhông tiện lợi.
Thời nhà Tống (XIe), một người dân tên là Tất Thăng phát minh ra cách in
chữ rời bằng đất sét nung, chữ được sắp lên một tấm thép có sáp. Xong, nung nóng
cho sáp chảy rồi để nguội. Sáp giữ chặt lấy chữ, như vậy có thể đem đi in. Phương
pháp này hạn chế là khó khô mực, chữ không sắc nét.
Đầu thế kỷ XIV, người ta thay thế đất sét bằng chữ gỗ. Và từ đó chuyển
sang đồng. Từ đó, nghề in Trung Quốc phát triển. Sớm hơn Đức 400 năm.
+ Phát minh La bàn
Thế kỷ III TCN, người TQ biết được tính chsất hút sắt của nam châm Thế
kỷ II TCN, biết tính chất chỉ hướng của nam châm (tư nam)  Thế kỷ XI (Tống)
dùng sắt mài lên đá nam châm để thu từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc chế tạo
ra la bàn chỉ phương hướng. Việc phát minh ra la bàn tạo điều kiện cho nghề hàng
hải để nhận biết phương hướng trên mặt biển bao la.
Thế kỷ XII được truyền sang người A Rập, sau đó đến châu Âu, ứng dụng
rộng rãi vào hàng hải. Thành công của các cuộc phát kiến địa lý không thể tách rời
công lao phát minh ra kim chỉ nam của người Trung Quốc.
+ Phát minh thuốc súng
Bắt nguồn từ xa xưa của xã hội Trung Quốc, việc con người (đặc biệt là các
vua chúa) muốn giàu có, trường sinh bất tử nên chiêu tập nhiều người để luyện chế
ra vàng và linh đan. Nguyên liệu để luyện đan là Lưu huỳnh, diêm sinh, than gỗ.
Cho đến đời nhà Đường, mục đích luyện đan để linh đan không đạt được kết quả
mà thường gây ra các vụ nổ, cháy. Đó cũng là cơ sở tình cờ mà người TQ tìm ra
chất liệu mới là thuốc sung.
Được người Trung Quốc gọi là “hỏa dược”. Đó là hợp chất gồm lưu huỳnh,
diêm tiêu và than trộn vào nhau. Đầu thế kỷ X, hỏa dược được dùng làm vũ khí, đến
đời Tống được ứng dụng rộng rãi vào việc chế tạo các loại vũ khí thô sơ như tên
lửa, cầu lửa, đạn bay...làm cho hệ thống vũ khí và cả khoa học quân sự biến đổi
hẳn..Thế kỷ XIII, thuốc súng được truyền sang phương Tây qua con đường chinh
phục châu Âu của người Mông Cổ. Người A Rập học kỹ thuật chế thuốc súng đầu
tiên, họ gọi là “tuyết Trung Quốc”.
3.3. Kết luận
Văn minh Trung Quốc là nên văn minh lớn của thế giới, để lại những di sản
quý báu. Những giá trị của Văn minh Trung Quốc có tác đông, ảnh hưởng lớn trên
thế giới, đặc biệt các nước Đông Nam Á. Bốn phát minh này có trị to lớn trong lịch

44
sử phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới. Francis Bacon: nghề in, thuốc súng,
kim chỉ nam - “ba loại này đã thay đổi bộ mặt của thế giới, loại thứ nhất trên bình
diện văn học, loại thứ hai trên bình diện chiến tranh, loại thứ ba trên bình diện
hàng hải...”.

45
Phần 4

VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI

4.1. Tổng quan địa lý, lịch sử


Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam lục địa Á-Âu, bán đảo Trung - Ấn, bao
gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh xen kẽ nhau,
chạy dài suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.
Tổng diện tích khoảng 4,5 triệu km2. Bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanmar (Miến Điện), Malaysia, Philippines/ (7.107 đảo),
Indonesia / (13.677 đảo), Singapore, Brunei, Đông Timor. Trong đó, 5 nước nằm
trên quần đảo Malay (khu vực hải đảo) và 5 nước nằm trên bán đảo Trung Ấn (khu
vực lục địa).
Đặc điểm khí hậu nổi bật nhất là tính chất gió mùa nóng và ẩm. Khu vực
được mệnh danh là “châu Á gió mùa” này mỗi năm thường có 2 mùa tương đối rõ
rệt: mùa khô mát, mùa mưa nóng và ẩm. Là nơi có độ ẩm cao nhất thế giới.
Đông Nam Á thành thiên đường của thế giới thực vật, đặc biệt là cây lúa
nước, cây lương thực số một của nhân loại. Là cái nôi của cây lúa nước và là một
trong 5 trung tâm cây trồng lớn nhất thế giới (thuần dưỡng một số cây riêng: cây
bầu, cây khoai, chuối, mít, gừng, tre-văn hóa tre).Tạo nên nền văn minh thực vật
hay nền văn minh lúa nước. Hai trong 3 nước xuất khẩu lúa lớn nhất thế giới nằm
trong khu vực này (Thái Lan, Việt Nam).
Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là giao thông
vận tải. Phần lớn nằm ở bán đảo Trung Ấn: sông Mekong (dài 4.500km, đoạn chảy
trong khu vực Đông Nam Á dài 2.600km), sông Saluen (3.200km), sông Irawadi
(2.150km), sông Menam (1.200km).
Khá giàu có về khoáng sản: sắt, đồng, kẽm, chì, thiếc…
Có một vị trí đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế, được coi như
một “hành lang” hay “chiếc cầu nối Đông-Tây”, nối Đông Á (Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên) với Tây Âu và châu Phi. Nằm trọn” giữa hai đại dương lớn: Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Malaca được ví như kênh đào Suez.
Vào thời kỳ đồ đá giữa (cách nay khoảng 10.000 năm), một dòng người thuộc
chủng Mongoloid từ vùng lục địa châu Á (Tây Tạng) di cư về hướng Đông Nam và
dừng lại ở khu vực mà nay là bán đảo Trung Ấn. Tại đây diễn ra sự hợp chủng với
cư dân Melanesien bản địa, tạo thành chủng Indonesien (Mã Lai cổ) với nước da
ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp. Từ đây người Indonesien lan tỏa ra cư
trú trên toàn địa bàn Đông Nam Á (phía Bắc tới sông Dương Tử, phía Tây tới bang
Assam của Ấn Độ, phía Đông tới vùng quần đảo Philippines và phía Nam tới các
hải đảo Indonesia.

46
Trải qua hàng ngàn năm, chủng Indonesien lại phần thành 2 chủng mới:
Austroasiatique và Austronesien.
+ Chủng Austroasiatique được hình thành vào cuối thời đá mới, đầu thời đại
đồ đồng. Cư trú ở phía Nam Trung Hoa và bắc đảo Trung Ấn (từ phía Nam sông
Dương Tử đến lưu vực sông Hồng).
+ Chủng Austronesien được hình thành ở phía nam, dọc theo dãi Trường Sơn
và tiếp về phía hải đảo, chính là những người nói ngôn ngữ Nam Đảo hiện nay
(Chăm, Raglai, Êđê, Giarai, Churu…)
4.2. Những thành tựu văn minh
Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một
nền văn hóa có chung cội nguồn. Đông Nam Á có những nét chung một nền tảng
văn hóa Nam Á (cơ tầng văn hóa), lấy sản xuất nông nghiệp làm phương thức hoạt
động kinh tế là chính, trong đó nông nghiệp lúa nước là chính. Tạo nên “sự thống
nhất trong đa dạng” trong đời sống văn hóa: thần thoại, lễ hội, phong tục tập quán,
âm nhạc, nghệ thuật, múa hát…
- Chữ viết
Trên cơ sở tiếp nhận chữ cổ của văn minh Ấn Độ và Trung Quốc, các dân tộc
Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
Chữ Pali-Sanskrit (chữ Phạn) vào các nước Đông Nam Á từ đầu Công
nguyên. Chữ Pali-Sanskrit vào Champa sớm nhất (bia Võ Cạnh ở Khánh Hòa thế kỷ
III-IV), được cải biến để phù hợp với ngôn ngữ Chăm, dùng để ghi chép kinh thánh
và trao đổi thư từ.
Chữ Khmer có nguồn gốc từ chữ viết ở miền Nam Ấn Độ được đưa vào đây
từ thế kỷ thứ II.
Chữ Pali-Sanskrit cũng được đưa vào các quốc gia hải đảo khá sớm
(Indonesia thế kỷ IV).
Chữ Thái cổ ra đời từ năm 1283, do người Shan ở Miến Điện mang đến. Mà
chữ Shan ở bắc Miến Điện chính là chữ Pegu cổ xuất hiện vào đầu Công nguyên,
trên cơ sở chữ cổ Ấn Độ.
Chữ Miến Điện cổ xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI, bắt nguồn từ chữ Môn cổ
vốn có từ khoảng thế kỷ IV và cũng có nguồn gốc từ chữ cổ Ấn Độ.
Chữ Lào có từ năm 1353, được xây dựng trên cở sở chữ Thái cổ và đơn giản
hơn nhiều.
Chữ Nôm của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc.
Chữ Ả rập chuyển tải nội dung của Hồi giáo, du nhập vào Malaysia,
Indonesia và có ảnh hưởng đáng kể vào các thế kỷ XIV-XV.
Với sự can thiệp của phương Tây vào Đông Nam Á, chữ viết của một số
quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa. Đây là chữ ghi âm,
dùng con chữ Latinh nên dễ đọc, dễ nhớ (Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines,
47
Việt Nam). Trong đó, chữ quốc ngữ của Việt Nam ra đời sớm nhất (đầu thế kỷ
XVI), các quốc gia hải đảo (đầu thế kỷ XIX-XX).
Tín ngưỡng bản địa
Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lý, cùng có chung một cơ tầng
văn hóa là nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á đều có chung một số yếu tố
tín ngường bản địa như nhau: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực,
tín ngưỡng sùng bái linh hồn…Điểm chung nhất là đều xuất phát từ học thuyết vạn
vật hữu linh (tín ngưỡng vật linh), nghĩa là mọi vật (cả con người, động vật, thực
vật, vật vô sinh) đều có linh hồn. Linh hồn biết tất cả những gì mà con người đang
làm và linh có thể giúp đỡ họ mọi việc ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là những lúc con
người ở vào tình thế nguy nan. Vì vậy, thờ cúng các linh hồn được coi là bổn phận
của con người.
+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó sùng bái tự nhiên là điều tất yếu đối
với cư dân Đông Nam Á.
Ngay từ thời xưa, con người đã phát hiện ra tầm quan trọng của năng lượng
mặt trời đối với cuộc sống, do vậy tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có tục thờ
mặt trời (giữa trống đồng là hình mặt trời nhiều cánh, thạp đồng).
Gắn liền với công việc đồng áng của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á là đất
và nước. Hai vị thần tối cao này được thờ ở khắp nơi. Người ta cúng lễ thần Nước,
cầu mong thần ban phát nước để đồng ruộng, cây cỏ tốt tươi.
Thái Lan lễ tạ ơn Mẹ Nước vào 15-10 âm lịch, Campuchia và Lào đều có hội
nước, một số xã ở Hà Nội hiện nay vẫn còn lễ hội rước nước linh đình.
Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia… cùng với việc thờ thần Nước còn
thờ thần Sông, vị thần giữ vai trò chính trong việc cung cấp nước cho đồng
ruộng.
Thờ thần Mây, thần Mưa, Thần Sấm, thần Chớp, thần Gió được thờ khắp
nơi, từ vùng lục địa, rừng núi của Lào, Myanmar đến các vùng hải đảo
Indonesia, Malaysia, Philippines.
Ở Việt Nam đó là tín ngưỡng thờ Tứ Pháp: Pháp Vũ, Pháp Vân, Pháp Lôi,
Pháp Điện. Cư dân vùng rừng núi thờ thần Núi, thần Đá, thần Lửa, thần
Suối: Người Jrai ở Tây Nguyên có những pháp sư gọi là vua Lửa (Pơtao
Pui), vua Nước (P’tao Ya), vua Gió (Pơtao Nghinh) chuyên làm phép cầu
mưa và diệt dịch bệnh cho dân chúng.
Người Lào quan niệm núi, rừng, đá, lửa, suối…đều có các phỉ (ma, hồn) ngự
trị, nên muốn có cuộc sống no ấm, thanh bình thì không thể chú ý sùng bái
các phỉ đó.
Người Tày - Nùng có 2 loại phỉ: phỉ lành bảo vệ người, súc vật, mùa màng
(thờ ở đền, chùa); phỉ dữ hại người (cúng trong nhà khi đau ốm).

48
Thần Lúa là vị thần thiêng liêng nhất của cư dân Đông Nam Á. Họ có niềm
tin mãnh liệt vào hồn lúa, nếu hồn bay đi mất thì sẽ mất mùa. Người
Malaysia gọi hồn lúa một cách âu yếm: chú bé chín tháng, công chúa mặt
trời, công chúa pha lê. Thái Lan, thần Lúa được rước vào nhà kho và giữ
“ngài” đến tận mùa sau (Truyện thần Lúa của Mã Lai và Khmer).
Người Katu ở Thừa Thiên dành chỗ đẹp nhất trong bếp để thờ lúa. Người
Dao quan niệm rằng mỗi hạt thóc đều là sự sống và đều có hồn, tổ chức lễ
cúng để gọi lúa về. Người Thái Lan tổ chức lễ cầu chúc cho Nữ thần lúa khi
lúa bắt đầu ngậm đòng.
Thờ một số động vật gắn liền với cuộc sống: cá sấu, hổ, rùa, rắn, voi…
+ Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng phồn thực (phồn= nhiều, thực= nảy nở) là biểu hiện của niềm mơ
ước về sự sinh sôi nảy nở của con người, gia súc, mùa màng. Đây là yêu cầu tối cần
thiết để duy trì và phát triển xã hội loài người. Biểu hiện rất đa dạng: tục cầu mưa,
lễ cầu Mẹ nước, tục đi lấy nước thờ của người Thái, Lào, Campuchia, Myanmar,
Philippines, Việt Nam (tục đánh trống thi cho đến thủng trống, gãy dùi, tục đánh đu,
hội chen, hội Trò Trám ở Phú Thọ xưa…). Mang hình âm vật và con mèo cái ra để
kích thích Bố Trời giao hợp với Mẹ Đất, quan niệm mưa gió chính là sự kết quả của
giao phối đó.
Rõ nhất là tục thờ sinh thực khí (phallicism). Ở Việt Nam, trên thạp đồng
Đào Thịnh cặp nam nữ trong tư thế giao phối, hoặc hình ảnh ái ân được chạm khắc
trên các đình làng, bộ phận sinh dục phóng đại khắc trên các tảng đá ở Sapa (Lào
Cai), nhà mồ Tây Nguyên, bầu vú phụ nữ trên cồng chiêng, linga/nõ- yoni-nường…
Từ khi Ấn Độ giáo vào Đông Nam Á, tục thờ linga đã kết hợp chặt chẽ với
tục thờ sinh thực khí bản địa.
+ Tín ngưỡng sùng bái linh hồn
Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, cư dân Đông Nam Á cho rằng mỗi
người sinh ra đều có một nhóm hồn, ma nhất định (Thái 120 hồn, người Mường 90,
Khmer 9; Philippines có 2 hồn: hồn trái, hồn phải; người Dyak ở Indonesia thế giới
chia thành 5 tầng, hồn người chết ở tầng thứ 3.
Hồn quan hệ mật thiết với cuộc đời mỗi người. Nếu hồn thoát khỏi xác thì
con người sẽ chết, chết không có nghĩa là hết, là trở về với tổ tiên thờ cúng tổ tiên
(đạo ông bà, Sống Tết chết giỗ, Thà đui mà giữ đạo ông bà. Còn hơn có mắt không
thờ cha ông)
Ngaykhi các tôn giáo từ Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây tràn vào Đông Nam
Á và phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ ở vùng này thì tục thờ cúng tổ tiên vẫn không bị
quên đi.
Thờ thần Thành Hoàng, các vị anh hùng, những người sáng lập ra bộ lạc, bộ
tộc.
- Tôn giáo
49
Bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc, do quá trình phát triển lịch sử, nơi đây đã
hội tụ đủ các hệ ý thức tư tưởng, từ cả phương Đông (Trung Hoa, Ấn Độ, Ả rập) lẫn
phương Tây.
Các tôn giáo vào Đông Nam Á bằng những con đường khác nhau và không
phải cùng một thời gian.
Bàlamôn giáo và Phật giáo Tiểu thừa truyền vào Đông Nam Á khoảng đầu
Công nguyên, trực tiếp từ Ấn Độ hoặc Srilanca. Phật giáo Đại thừa vào Việt Nam
chủ yếu thông qua trung gian là Trung Hoa.
Nho giáo và Đạo giáo được truyền từ Trung Hoa sang Việt Nam từ các thế kỷ
đầu Công nguyên. Sau này, thông qua người Hoa, chúng được đưa vào các quốc gia
Đông Nam Á khác như Thái Lan, Singapore, Malaysia…
Hồi giáo từ vùng Tiểu Á được truyền vào Đông Nam Á bắt đầu từ khoảng thế
kỷ XIII.
Thiên Chúa giáo đến Đông Nam Á vào khoảng thế kỷ XVI.
Hồi giáo phát triển mạnh ở các quốc gia hải đảo (Indonesia, Malaysia,
Brunei). Phật giáo phát huy ảnh hưởng nhiều ở các quốc gia lục địa thuộc bán đảo
Trung-Ấn (Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam). Thiên Chúa giáo cực
thịnh ở Philippines.
Do có nền văn hóa bản địa vững chắc, khi các tôn giáo du nhập vào Đông
Nam Á, đã có sự hòa đồng, pha trộn giữa các tôn giáo với nhau và với tín ngưỡng
bản địa tính cởi mở và uyển chuyển của bản thân con người Đông Nam Á.
Thời Lý-Trần coi tam giáo (Nho, Phật, Lão) đều có chung nguồn gốc. Thái
Lan cho rằng Phật giáo và Hinđu giáo ủng hộ lẫn nhau. Dù theo tôn giáo nào, người
Việt nào cũng thờ cúng tổ tiên, thần linh.
- Lễ hội
Có vô số lễ hội lớn nhỏ ở mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân tộc ở Đông Nam
Á trong một năm.
Lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên quan đến việc trồng trọt và
chăn nuôi, gắn với mùa màng, gieo trồng, thu hái.
Lễ Mở đường cày của người Thái, hội Mùa ở Sahu (Indonesia).
Lễ lồng tồng (xuống đồng) của người Tày, hạ điền, lễ cơm mới, lễ tịch điền
(Việt Nam)
Lễ Đường cày hạnh phúc (Myanmar)
Lễ Ban giống lúa thiêng và lễ Té nước (Campuchia)
Lễ Bun Khua Khau Nay Lan (Vun thóc ngoài sân, Lào)…
Các dân tộc Thái, Lào, Campuchia, Myanmar tổ chức vào thời gian chuyển
tiếp giữa mùa khô và mùa mưa, liên quan trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp bước vào vụ gieo trồng, cấy hái, vạn vật có sức sống, gột rửa dơ

50
dáy, thanh sạch [Chôl Chăm Thmây của người Khmer là tết Cầu mưa (tháng
4 âm lịch), Bua Hốt Nậm của Lào là lễ Té nước (tháng 4), Song Kran của
Thái Lan, Myanmar cũng có nghĩa là Té nước, Cầu mưa]

Những lễ hội này gắn với cả phần lễ với các nghi thức thiêng liêng và phần
hội với nhiều trò chơi dân gian sôi động sự tham gia đông đảo của cộng đồng,
giáo dục lòng yêu lao động, xem trọng sản xuất nông nghiệp và là những lễ hội lớn
và phổ biến nhất.
Lễ hội gắn với tín ngưỡng, tôn giáo: kỷ niệm các sự kiện tôn giáo, diễn ra
thường kỳ (lễ Vu lan, lễ Phật đản 15-4 âm lịch
+ Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia: bày tỏ lòng thành kính
với đức Phật, gắn với sự tích đạo Phật. Diễn ra ở nơi có dấu tích của Phật (dấu chân,
xá lỵ, cây hoa, tượng…) hoặc ở vùng đất thiêng, có nơi thờ Phật bề thế (chùa
Hương, núi Yên Tử…)
Lễ hội thờ các anh hùng dân tộc, gắn với nghề nghiệp, cộng đồng (hội đền
Hùng, hội Gióng, hội Chử Đồng Tử, tổ nghề, đình làng) làm ăn tấn tới, sức khỏe
dồi dào, tạ ơn thần linh.
Tết (tết cả): lễ hội đặc biệt có tầm quy mô quốc gia, dân tộc, thu hút tất cả
mọi người tham gia (vui như tết, ăn tết). Tổ chức vào lúc giao mùa ở Đông Nam Á,
gắn với những thay đổi khí hậu, thời tiết và cảnh quan. Lấy lịch mặt trăng làm mốc
chuyển mùa, chuyển năm.
- Nghệ thuật
+ Kiến trúc
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (tháp Chàm ở Việt Nam,
Angkor Wat ở Campuchia) và kiến trúc Hồi giáo
Angkor Wat (thành phố hay kinh đô-chùa): công trình kiến trúc Hindu giáo
thờ thần Visnu và là lăng mộ của các vua Campuchia, xây dựng thế kỷ XII, hình 5
ngọn tháp cao là biểu tượng của đất nước.
Kinh đô cổ Pagan (Myanmar): 40km2, có 5.000 ngôi chùa được xây dựng
trong 500 năm dưới triều đại Pagan. Chùa Vàng là biểu tượng của đất nước
Myanmar, những con người sùng kính đức Phật và giàu lòng vị tha.
Đền Borobudur: xây dựng vào thế kỷ thứ IX, cao 42m, được ví như một
ngọn núi nhân tạo, nổi trội trên một vùng đồng bằng rộng lớn ở trung tâm đảo Java.
Cạnh đáy mỗi mặt ở chân là 125m, tạo nên hành lang bậc thang dài hơn 500m.
Bôrôbudur có tháp trung tâm được xây theo hình quả chuông lớn úp xuống, với 3
bậc tròn đồng tâm xung quanh. Đây không phải là đền thờ mà chính là tháp Phật
(stupa), 500 bức phù điêu thể hiện cuộc đời và giáo lý nhà Phật, về cảnh trần thế và
thần tiên…
Đền Lôrô Giông Grang (Indonesia)

51
Cung điện lớn ở Bangkok: xây từ 1782, nằm bên bờ sông Chao Phraya, pha
trộn phong cách kiến trúc Ấn Độ, Trung Hoa, nhưng nổi trội vẫn là phong cách kiến
trúc Thái. Bao gồm hành chục công trình kiến trúc: lâu đài, tháp, đền, chùa, đình
tạ…cung cấm của các hoàng hậu.
Tháp Luông Prabang (Thạt Luổng, nghĩa là “tháp Lớn”, Lào): xây dựng
năm 1566, dưới triều vua Xettharthilat. Tháp Phật lớn nhất ở Lào và là một trong
những công trình tháp Phật lớn ở Đông Nam Á. Tháp có đế vuông kích thước
90x90m, chiều cao 45m, kết cấu đài sen đang nở tung cánh. Trên bệ tháp đài sen
thu nhỏ, càng lên cao càng nhỏ. Khối tháp được dát vàng óng ánh. Vừa mang phong
cách Ấn Độ, vừa có phong cách của Xiêm và cũng có một vài yếu tố phảng phất
phong cách Myanmar.
Thánh địa Mỹ Sơn: thánh địa quan trọng nhất của Vương quốc Champa, xây
dựng từ cuối thế kỷ IV-XV. Bao gồm khoảng 70 ngôi tháp với nhiều phong cách
kiến trúc khác nhau. Các công trình kiến trúc, điêu khắc có giá trị nhiều mặt và rất
to lớn, là thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại.
Đô thị cổ Hội An: hệ thống các công trình kiến trúc thời trung đại ở Việt
Nam trong cảng thị Hội An, xây dựng vào thế kỷ XVII-XVIII và còn khá nguyên
vẹn. Hiện còn nhiều đình, chùa, miếu, hội quán thể hiện mối giáo lưu văn hóa Hoa,
Nhật và là vùng đất vốn của Champa xưa với cảng Đại Chiêm.
+ Nghệ thuật biểu diễn
Rối mặt nạ: có mặt thường xuyên, phổ biến hơn cả, với những tên gọi khác
nhau: nat (Myanmar), lokhon (Campuchia, truyện Riêm Kê), khon (Thái Lan),
Malaysia (wayang topeng)… thể hiện yếu tố tâm linh tôn giáo và bản địa, cầu
mong sự may mắn, hòa thuận, hạnh phúc.
Rối nước: loại hình nghệ thuật độc đáo và rất đặc sắc của người Việt ở Đông
Nam Á, cũng ra đời trên nền tảng văn minh nông nghiệp lúa nước.
Về đạo cụ, nhạc cụ trong nghệ thuật diễn xướng truyền thống thường đơn
giản nhưng có sức cuốn hút lớn, làm bằng các vật liệu tại chỗ, gần gũi và rẻ tiền:
tre, nứa, gỗ, lá, da súc vật…(sáo, kèn, nhị, các loại đàn, trống…).
Chỉ một cây đàn bầu đã có thể tạo nên âm thanh thay cho cả một dàn nhạc mà
vẫn ấn tượng hết sức với người xem.
Công chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế
Trong hệ thống nhạc cụ cổ truyền Đông Nam Á, bộ gõ (cùng với nhạc tấu)
đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong 3 loại nhạc cụ (bộ gõ, bộ thổi, bộ kéo), bộ gõ
đa dạng nhất, phổ biến nhất và có truyền thống lâu đời nhất. Nhạc cụ gõ có thể làm
bằng đá (đàn đá Khánh Sơn), gỗ, tre, da…nhưng nhạc cụ bằng đồng phổ biến hơn
cả (trống đồng Đông Sơn gắn liền với văn hóa đồng thau, cồng/ chiêng  mô
phỏng tiếng sấm, cầu mưa, cầu mùa nên gắn với tín ngưỡng phồn thực).
Phương thức sử dụng nhạc khí: thiên về hòa tấu hơn là độc tấu (cồng chiêng,
dàn nhạc ngũ âm, nhã nhạc…).

52
4.3. Kết luận
Là môt địa bàn khá độc đáo, khu vực Đông Nam Á là nơi hội tụ nhiệu tộc
người sinh sống. Hình thành và sinh tồn trên môi trường địa lý vừa ở đất liền vừa là
hải đảo, các tộc người đã hình thành những nét sinh hoạt văn hóa khá độc đáo trên
nhiều lĩnh vực của đời sống vật chất, tinh thần.
Với những biến động của lịch sử khu vực, thế giới và ảnh hưởng bới hai nên
văn minh lớn của chấu Á – cũng như một thời kỳ tiếp xúc với văn minh phương
Tây, trong điều kiện lịch sử của từng quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực Đông Nam
Á tiếp xúc, tiếp thu, tiếp biến những giá trị văn hóa trên thế giới, làm phong phú văn
hóa của khu vực, của quốc gia, của tộc người.

53
Phần 5

VĂN MINH HY LẠP, LA MÃ CỔ ĐẠI

5.1. Văn minh Hy Lạp cổ đại


5.1.1. Tổng quan địa lý, lịch sử
I.1. Địa lý và dân cư
Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rất rộng, bao gồm: miền Nam bán đảo Ban Căng
(Balkans), các đảo ở biển Ê-giê (Egée) và miền ven biển phía tây Tiểu Á. Trong đó,
quan trọng nhất là vùng miền Nam bán đảo Ban Căng - tức vùng lục địa Hy Lạp.
Greece (Hellenic Republic), diện tích 132.000km2, 1.400 hòn đảo, 11 triệu
dân, thủ đô Athens.
Cư dân Hy Lạp gọi vùng đất của mình là Acaios, Ddanaos cho đến khi
người La Mã xuất hiện, gọi đất Hy Lạp là Henlat và người Hy Lạp là
Henlen.
Miền lục địa Hy Lạp chia làm 3 miền: Bắc – Trung – Nam. Đất đai Hy Lạp
không phì nhiêu, ngoài một số đồng bằng (Tessali, Attique, Béossi) có thể trồng lúa
mì, lúa mạch. Nghề trồng vườn chủ yếu là trồng nho, ôliu để nấu rượu, ép dầu, cùng
với nghề gốm và nghề kim hoàn với những sản phẩm thủ công nổi tiếng.
Vùng phía đông Hy Lạp có nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho sự phát triển
hàng hải. Các đảo (lớn nhất là đảo Crète) trên biển Ê – giê trở thành những điểm
dừng chân của thuyền bè đi lại từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng Tiểu Á là
nơi giàu có và là chiếc cầu nối liền Hy Lạp với các nước nước khác, trong đó có
phía nam Italia và đảo Sicile. Từ thời xa xưa, người Hy Lạp có điều kiện thuận lợi
trong tiếp thu các nền văn minh phát triển sớm.
Từ thiên kỷ thứ III TCN, người Hy Lạp đã bước vào thời đại đồ đồng, đó là
nền văn minh Crete. Cuối thiên kỷ thứ III TCN, các bộ tộc phía bắc thiên di tới
vùng Balkans và dần định cư trên lãnh thổ Hy Lạp.
Thành phần tộc người
Người Ê – ô – li - ên: cư trú trên bán đảo Ban Căng, đồng bằng Bê-ô-xi
Người I – ô - ni - ên: cư trú trên đồng bằng Át tích, vùng ven biển Tây Tiểu
Á
Người A – kê – ăng: cư trú bắc bán đảo Pêlôpônedơ
Người Đô - ri - ên cư trú đảo Crét và các đảo biển Ê- giê
- Lược sử

54
+ Thời kỳ văn hóa Crét - Mi xen (Crète-Mycène)/ thiên kỷ III- thế kỷ XII
TCN
Từ cuối thiên niên niên kỷ III TCN, nhà nước chiếm hữu nô lệ sơ khai ra đời
và độc lập với nhau xuất hiện trên đảo Crète ở phía Nam biển Ê – giê, thuộc bán
đảo Ban Căng.
Giữa thiên niên kỷ II TCN, toàn đảo Crète thống nhất dưới một chính quyền
chuyên chế. Crète phát triển mạnh vào thế kỷ XVII – XIV TCN. Thế kỷ XII TCN,
Crète lụi tàn.
Văn minh Mycène nằm ở đồng bằng bán đảo Peleponnesus, tồn tại từ khoảng
năm 2000 đến thế kỷ XII TCN, phát triển rực rỡ vào các thế kỷ XV-XII TCN.
+ Thời kỳ Homer (thế kỷ XI-IX TCN)
Sau khi Crète và Mycène bị diệt vong, Hy Lạp tồn tại dưới hình thái kinh tế
xã hội nguyên thủy. Lịch sử Hy Lạp được phản ánh trong 2 bản anh hùng ca Iliad
và Odyssey của Homer. Cho nên, còn gọi là thời kỳ Homer – thời đại anh hùng.
Hai ngành kinh tế quan trọng nhất là nông nghiệp và chăn nuôi (chủ đạo). Đồ
sắt đã được sử dụng, đồ đồng phổ biến. Thương nghiệp phát triển.
+ Thời kỳ các quốc gia thành bang / nhà nước (thế kỷ VII- IV TCN)
Đây là thời kỳ quan trọng nhất của lịch sử Hy Lạp cổ đại. Các quốc gia có
thành phố làm trung tâm nên gọi là các thành bang (polis) hình thành và phát triển ở
các vùng đất Hy Lạp và ven Địa Trung Hải.
Mỗi thành bang có cơ sở là một đô thị trung tâm và một vùng nông thôn phụ
cận, nên phạm vi hẹp và dân cư không đông đúc lắm. Trong thời kỳ này, Hy Lạp
đạt được những thành tựu văn minh rực rỡ nhất. Sparta và Athens là 2 thành bang
có vai trò quan trọng đối với Hy Lạp cổ đại.
- Thành bang Sparta/ bán đảo Poloponese có bộ máy nhà nước là 2 Vua với
quyền lực ngang nhau, vừa là thũ lãnh quân sự, vừa là tăng lữ tối cao và là
người xử án. Hội đồng trưởng lão có 28 người. Hội đồng công dân có 30
người/ không có quyền lực thực tế. Bộ máy quân đội, tòa án được thiết lập.
Chế độ chính trị mang tính chất dân chủ chủ nô.
- Thành bang Athen/ vùng đồng bằng Attique, có hội đồng quý tộc và hội
đồng chấp chính. Nhà nước có những cảicách dân chủ.

Thế kỷ V. TCN, Hy Lạp bị Ba Tư xâm lược. Liên minh quân sự giữa các
thành bang thành lập trong quá trình chông Ba Tư. Năm 480 TCN, Ba Tư bị Hy Lạp
đánh bại. Sau khi chiến tranh Hy Lạp –Ba Tư kết thúc, các thành bang Hy Lạp bước
vào thời kỳ phát triển mới, trong đó chế độ chính trị ở Athens là mẫu mực hoàn hảo
nhất của nền dân chủ. Dưới sự cai trị của Periches (461-429 TCN), Athens bước
vào thời kỳ phát triển cực thịnh và đã có những cống hiến lớn lao cho nền văn minh
chung của nhân loại.

55
+ Thời kỳ Macedonia và thời kỳ Hy Lạp hóa (377 - 30 TCN)
Do mâu thuẫn về thể chế chính trị và kinh tế, nên diễn ra cuộc chiến tranh
giữa Athens và Sparta, gọi là chiến tranh Peloponnesus (431-404 TCN) đã làm cho
Hy Lạp kiệt quệ và suy yếu nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa nô lệ và dân nghèo
diễn ra khiến các thành bang lâm vào khủng hoảng.
Trong khi đó ở đông bắc Hy Lạp, nước Macedonia đã phát triển nhanh chóng
và trở nên hùng mạnh vào thời Philippe II (359-336 TCN), Philippe II đem quân tấn
công và chinh phục Hy Lạp năm 337 TCN.
Chiếm được Hy Lạp, Alexanderos kế vị vua cha, thống lĩnh lực lượng liên
minh Hy Lạp chiếm Ba Tư (336-328 TCN). Sau đó, chinh phục toàn bộ Tây Á, Ai
Cập, Trung Á, tới bắc Ấn Độ, lập nên một đế quốc rộng lớn bao gồm nhiều quốc
gia, nhiều dân tộc thuộc các nền văn hóa khác nhau. Qúa trình này dẫn đến những
biến động quan trọng trong đó, văn hóa của Hy Lạp được truyến bá rộng rãi, ảnh
hưởng đến phương Đông, nên còn gọi là thời kỳ “Hy Lạp hóa”.
Từ năm 146 - giữa thế kỷ II TCN, Hy Lạp bị La Mã thôn tính. Nền văn minh
Hy Lạp chấm dứt.
5.1.2. Những thành tựu văn minh
- Chữ viết
Xuất hiện từ thời Crete-Mycenae, trên những tấm đất sét. Có 3 loại:
Chữ tượng hình thuần túy, ghi lại hình người, động vật, cây cỏ và đồ vật. Đây
là loại chữ cổ nhất, xuất hiện vào đầu thiên kỷ II TCN.
Chữ tượng hình đơn giản, được cấu tạo bởi một số đường nét ngắn gọn khá
đều đặn, thống nhất về kiểu thức. Chia thành 2 loại nhỏ: loại A (1700-1400 TCN),
loại B (1400-1200 TCN). Cho đến nay vẫn chưa đọc được loại A, loại B giải mã
thành công vào năm 1952, do Ventris, một kiến trúc sư người Anh.
Năm 403 TCN, nhà nước Athens thống nhất quy định thể thức viết từ trái
sang phải và giảm từ 40 chữ xuống còn 27 chữ, sau này rút còn 24 chữ. Loại chữ
này được sử dụng rộng rãi và được coi là thứ chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối,
hài hòa và thanh nhã.
So với hệ thống chữ tượng hình của các nước phương Đông, hệ thống chữ cái
Hy Lạp đạt đến trình độ khái quát rất cao. Chỉ với hơn 20 chữ cái ghép thành chữ
dựa theo âm tiết, có thể diễn đạt mọi ý tưởng trừu tượng nhất. Đây là cống hiến lớn
lao của người Hy Lạp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Hệ thống chữ cái
Slav và chữ cái Latinh bắt nguồn từ chữ cái Hy Lạp được phần lớn các dân tộc hiện
nay trên thế giới sử dụng.
- Văn học
Thể loại Thần thoại chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng văn học Hy
Lạp cổ đại. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể hiện trong đó cách lý giải của
người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người, nêu lên những kinh nghiệm và
khát vọng của con người.
56
Thể loại thơ ca phát triển mà tiêu biểu là 2 bộ sử thi: Iliade và Odyssée.
Đây là hai tác phẩm anh hùng ca, tương truyền là do nhà thơ vĩ đại Homer sáng tác.
Đây là những tác phẩm đầu tiên của văn học thành văn Hy Lạp, có giá trị lớn về sử
học và được coi là “Bộ bách khoa toàn thư về đời sống Hy Lạp”.
+ Trường ca Iliade gồm 15.683 câu thơ. Thuật lại một giai đoạn ngắn kéo
dài khoảng 50 ngày của năm thứ 10 - năm kết thúc chiến tranh ở thành Troy/ vùng
Tiểu Á. Trong đó nổi bật lên nhân vật anh hùng Asin của Hy Lạp và dũng sĩ Hektor
thành Troy. Tác phẩm ca ngợi lòng dũng cảm, sức mạnh, ý chí chiến đấu, khát vọng
lập chiến công của các anh hùng trong chiến đấu. Về sau, tác phẩm được tập hợp và
sắp xếp thành 24 quyển.
+ Trường ca Odyssee gồm 12.110 câu thơ, 24 tập. Kể về cuộc hành trình
phiêu bạt trở về của viên tướng Odyssee, sau khi quân Hy Lạp chiến thắng quân
Troy. Bởi Odyssee làm mù mắt Olifim nên thần biển Poseidon nổi giận ngăn cản
cuộc hành trình của Odyssee kéo dài trong 10 năm. Nhờ Thần linh giúp đỡ và tài
lược, Odyssee trở về quê hương g8ạp lại người vợ chung thủy. Tác phẩm ca ngợi
sức mạnh con người trước hiểm nguy, đề cao, biểu dương tình yêu với gia đình, quê
hương đất nước.
Đóng góp lớn của người Hy Lạp vào kho tàng văn học thế giới là lĩnh vực
kịch nghệ. Chủ đề thường lấy từ sự tích thần thoại hay trong sinh hoạt thường ngày.
Hai thể loại chủ yếu là bi kịch và hài kịch. Người Hy Lạp là dân tộc mở đầu cho
loại hình nghệ thuật này, là ngọn nguồn của sân khấu châu Âu. Nhiều nhà soạn kịch
đã để lại những tác phẩm bất hủ.
+ Aeschylus/ Ét – sin (524-456 TCN): 70 vở bi kịch, 20 vở hài kịch với 10
lần đoạt giải nhất. Chủ đề thường gặp trong các tác phẩm của ông là tội ác và hình
phạt. Vở Prometheus bị xiềng của ông được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật bi kịch
cổ đại. Là “Cha đẻ của bi kịch”(F.Engels).
+ Sophocles/Xô – phốc - lơ (495-406 TCN): 123 vở kịch, 18 lần đoạt giải
nhất, nhì. Tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như Antigone, Oedipus làm vua…
(bi kịch của vị hoàng tử Edip giết cha rồi lấy mẹ mà không biết, sau này cả hai đều
chết, Edip lấy kim đâm mù mắt mình). Sau khi ông mất, những người mến mộ đã
xây một ngôi đền tưởng niệm tại nơi ông yên nghỉ.
+ Euripides (480-406 TCN) là nhà cách tân bi kịch Hy Lạp bằng việc đưa
mô típ tình yêu vào trong bi kịch, xu hướng miêu tả con người đúng như trong thực
tế. Tác phẩm: Alcestis, Medea, Các phụ nữ ở Trojan.
- Nghệ thuật
Trong các loại hình nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, điêu khắc và kiến trúc đạt
được những thnàh tựu rực rỡ. Nghệ thuật chú trọng đến con người, lấy con người
làm chủ thể, làm nguồn cảm hứng, được xem như là sáng tạo quan trọng nhất trong
vũ trụ.
+ Đền Parthenon một kiệt tác, được xem là biểu tượng của kiến trúc Hy
Lạp. Tọa lạc trên một đỉnh đồi, dài 70m, rộng 314m, cao 14m. Là nơi thờ nữ thần

57
Athena- thần bảo hộ thành bang Athens. Toàn bộ được xây bằng đá trắng, có 3 bậc,
xung quanh là dãy cột đá cẩm thạch hình tròn, được chạm khắc nhiều kiểu, rất hài
hòa trang nhã. Nhiều bức chạm diễn tả những nội dung của thần thoại được khắc
trew6n bức tường dài 276 m. Kiệt tác này được lưu giữ nguyên vẹn suốt 2000 năm,
1697 mới bị chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ và Venice tàn phá.
Tượng Miron nổi tiếng với bức tượng Lực sĩ ném dĩa, diễn tả nội tâm của
nhân vật một cách sâu sắc và tinh tế.
* Nghệ thuật Hy Lạp – đặc biệt về kiến trúc được Karl Marx đánh giá:
“Trên một phương diện nào đó được coi là tiêu chuẩn và những kiểu mẫu
không thể bắt chước được”
- Sử học
Đến thế kỷ V . TCN, Hy Lạp có lịch sử thành văn. Những nhà sử học tiêu
biểu có:
+ Hérodote (484-425 TCN) nhà sử học lớn đầu tiên của Hy Lạp cổ đại, được
coi là “Người cha của sử học phương Tây”. Tác phẩm: Lịch sử cuộc chiến tranh Hy
Lạp –Ba Tư và bộ Lịch sử đồ sộ gồm 9 tập.
Năm 490 tr.CN, diễn ra cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ nhất, hạm
đội hùng mạnh của Ba Tư đổ bộ vào Marathon. Nhiều thành bang của Hy
Lạp khiếp sợ mà đầu hàng. Chỉ có Athens là có tinh thần phản kháng, họ gửi
sứ giả đến Sparta cầu viện. Người sứ giả này tên là Petipis được mệnh danh
là người chạy nhanh nhất. Đến nơi nói xong thì ngã xuống chết ngay vì mệt
quá. Quãng đường chạy từ Marathon đến Sparta dài 160km, nhưng Petipis
chỉ chạy có 48 giờ. Người Sparta lập tức điều 2.000 chiến binh tới Marathon
cứu viện, sau 3 ngày họ tới nơi thì chiến tranh đã kết thúc. Người Athens đã
đánh bại Ba Tư.
Lần sau quân Ba Tư lại kéo tới tấn công Marathon, quân Hy Lạp lại chiến
thắng. Một người liên lạc là Eucles chạy đến Athens báo tin mừng, cách
Marathon 40km, chạy mãi không nghỉ. Tới nơi anh ta chỉ kịp nói:”Chúng ta
thắng lợi rồi!” và ngã xuống đất mà chết. Nên về sau ở Thế vận hội Olympic,
người Hy Lạp cổ đã có bộ môn chạy Marathon dường dài.
+ Tu - xi – đít (Ve TCN) viết tác phẩm: Cuộc chiến tranh Pơlôpônedơ
+ Xê – nô – phôn (430 – 359 TCN) có tác phẩm: Lịch sử Hy Lạp (411 – 362
TCN.
- Triết học
Kế thừa và trong quá trình phát triển dân chủ, Triết học Hy Lạp có những
bước phát triển trong điều kiện ít bị các thành kiến tôn giáo và uy quyền chuyên chế
gò ép. Đặc điểm của Triết học Hy Lạp là tính tổng hợp, nhiều trường phái, biện
chứng thô sơ và đấu tranh gay gắt giữa duy vật & duy tâm
+ Triết học duy vật

58
Quan niệm duy vật về vũ trụ, về các vật chất và nguyên tố cấu thành xuất
hiện trong lòng xã hội Hy Lạp cổ đại.
* Thuyết đơn nguyên: quan niệm về chất nguyên thủy duy nhất tạo thành vũ
trụ; những đại diện:
+ Thales (624 – 548 TCN): cho là Nước là chất đầu tiên hình thành vũ trụ.
+ Anaximadres (619 – 546 TCN): không công nhận Nước mà cho là một
nguyên lý vô định nào đó (Apeiron) có mặt khắp nơi. Các chất treo lơ lửng và biến
dạng của nguyên lý này.
+ Anaximenes (585 – 525 TCN): cho là không khí. Không khí ngưng đặt thì
thành nước, ép chặt thì thành đất.
* Thuyết nhị nguyên và các lập luận khác: cho rằng có nhiều chất tạo
thành vũ trụ; những đại diện:
+ Leukippos (500 - 440 TCN), Democritus (460 – 390 TCN): những hạt
nhỏ gọi là nguyên tử/ không thể phân chia được. Chúng có những dạng khác nhau
và chuyển động không ngừng bằng nhiều phương thức, tạo nên cả vũ trụ, con
người.
+ Triết học với quan điểm duy tâm
+ Socrates (469-399 TCN): nhà triết học nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn ở Hy
Lạp vào nửa sau thế kỷ V TCN. Quan điểm đạo đức của ông mang màu sắc duy tâm
và tôn giáo, cho rằng tri thức đồng tỷ lệ thuận với đạo đức, vì vậy những phần tử
quý tộc thì có đạo đức cao.
+ Plato (427-347 TCN): học trò của Socrate. Nhà triết học đầu tiên nêu lên
một cách có hệ thống những quan điểm triết học của mình: thuyết ý niệm, thuyết về
vũ trụ, thuyết “nhà nước lý tưởng”…Cho rằng chế độ nô lệ là trật tự tự nhiên, ông là
người bênh vực quý tộc chủ nô.
+ Aristotles (348-322 TCN) học trò Plato. Bác bỏ nhiều quan điểm và học
thuyết sai lầm của Plato, đả phá quan điểm duy tâm và chấp nhận một số yếu tố duy
vật nhưng vẫn thừa nhận có thượng đế. Học thuyết của Aristotles về các nguyên tố,
tính chất và thành phần các chất là cơ sở và điểm xuất phát cho trào lưu giả kim
thuật trong hóa học sau này.
“Nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”(Mác), “khối óc toàn diện nhất”
(Engels), “rất nhiều nhận xét vô cùng thú vị, sinh động, chất phác mở đầu
cho triết học” (Lênin).
- Pháp luật
+ Luật Đracông: Năm 621 TCN, quan chấp chính Đracông được giao
nhiệm vụ thảo luật. Nguyên văn bộ luật không được truyền lại, chỉ biết rằng, đây là
một bộ luật rất khắc nghiệt (Ví dụ: tội ăn cắp bị xử tử). Luật được khắc trên đá, đặt
nơi công cộng.

59
+ Những pháp lệnh của Xôlông: Năm 549 TCN, quan chấp chính Xôlông
ban hành pháp lệnh sau:
* Pháp lệnh về ruộng đất: Trả lại cho nông dân những ruộng đất trước đây
thế chấp vì không trả được nợ cho quý tộc. Quy định mức chiếm hữu ruộng đất tối
đa.
* Pháp lệnh nô lệ vì nợ: trả lại tự do cho nô lệ vì thiếu nợ. Cấm việc lấy bản
thân hoặc vợ con để trừ nợ. Cấm ký kết những văn tự lấy con người làm vật bảo
đảm.
* Pháp lệnh về phân chia đẳng cấp: Căn cứ tài sản công dân Athen phân
thành 4 đẳng cấp có qyền lợi và nghĩa vụ khác nhau.
* Pháp lệnh thành lập Hội đồng và tòa án: Ở Athen có 4 bộ lạc, mỗi bộ lạc
được cử 10 đại biểu từ đẳng cấp thứ 3 trở lên thành lập “Hội đồng 400 người”. “Hội
đồng 400 người”/ (giải quyết công việc thường ngày giữa các kỳ đại hội) tồn tại
song song với “Hội đồng trưởng lão”/ (quản lý chung và là tòa án tối cao).
- Pháp lệnh Pêriclét: Năm 461 TCN, Pêriclét trờ thành thủ lĩnh phái dân
chủ, ban hành một số pháp lệnh: bổ nhiệm chức vụ bằng bốc thăm, quy định chức
năng cơ quan nhà nước, quyền dân chủ công dân, chính sách lương bổng và phúc
lợi .
*
Những pháp lệnh Xôlông, Pêriclét có tính cải cách, thể hiện sự tiến bộ về dân
chủ, hạn chế quyền lợi tầng lớp quý tộc, đem lại quyền lợi cho công dân, chấm dứt
biến nông dân thành nô lệ, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Tôn giáo - Tín ngưỡng
Tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ đại là đa thần giáo. Họ cho rằng có nhiều
vị thần cư ngụ tập trung trên đỉnh Olympia quanh năm tuyết phủ. Bên cạnh đó, họ
thờ các anh hùng lập nên những chiến công phi thường.
Từ thế kỷ VIII – VI TCN, người Hy Lạp đã sáng tạo ra kho tàng thần thoại
phong phú; trong đó có nhiều vị thần. Các vị thần đều mang hình người với đầy đủ
những đức tính tốt và xấu của con người và rất gần gũi với cuộc sống đời thường,
sống lẫn lộn nơi trần thế. Tác giả Hê-đi-ốt đã viết gia phả các thần:
+ Thần Dớt: chúa tể các thần
+ Thần Prôtêmê: Thần sáng tạo (lấy trộm lửa ở Lò Rèn của thần Hêphaixtốt
đem cho loài người. Thần Dớt sai thần Hêphaixtốt xiềng lại. Thần Hêraclét/con của
thần Dớt giải thoát)
+ Thần A pô lô: thần Ánh sáng và Nghệ thuật.
+ Thần Cli ô: thần Lịch sử.
+ Thần Ơ téc pô: thần Âm nhạc
+ Thần A phơ rô dít: thần Tình yêu và Sắc đẹp

60
+ Thần Héra: thần Hôn nhân
+ Thần Di ô ni xốt: thần Bảo trợ nghề trồng nho và nấu rượu…
+ Thần U ra ni: Thần Thiên văn
+ Thần Pô li mi: Thần Thơ trữ tình
+ Thần Ta li: Thần hài kịch
- Khoa học tự nhiên
Tri thức về toán học phát triển rất mạnh ở Hy Lạp cổ đại, ban đầu gắn với
triết học; sao đó tách ra và phát triển độc lập. Kế thừa các thành tựu văn minh nhân
loại (Ai Cập, Babilon), người Hy Lạp cổ đại phát huy những tri thức về khoa học tự
nhiên, trong đó có toán học. Quy ước toán học Hy Lạp cổ theo tính chất thuần túy
có 4 đặc điểm sau: trình bày suy diễn (kết quả được xác lập bằng chứng minh hoặc
kết quả được chứng minh với những nguyên lý đặt ra ngay từ đầu), xu hướng hình
học (ứng dụng những quy tắc dựng hình chứng minh), lý tưởng khoa học (động lực
nghiên cứu, không vụ lợi), gắn liền với triết học buổi đầu.
Một số nhà khoa học, toán học tiêu biểu:
+ Thales (642 - 548 TCN): nhà triết học, toán học, thiên văn học, là người
đặt nền móng cho khoa học và triết học. Chứng minh các góc đáy của tam giác cân
bằng nhau, xác định một tam giác khi biết một cạnh và 2 góc kề với nó, tính được
chiều cao của một vật khi biết được bóng của nó. Ông là người đầu tiên tính được
chiều cao của kim tự tháp và dự báo chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milea (28-
5-585).
- Pythagore (580 - 500 TCN): người đem lại nhiều biến đổi cho toán học,
nêu các định lý được chứng minh bằng suy luận logic chứ không phải bằng trực
giác. Đóng góp về bảng tính nhân, thập phân và định lý nổi tiếng mang tên ông/ về
tam giác vuông: quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông (a2=b2+c2). Phân biệt các
loại số chẵn, số lẽ và số không chia hết.
+ Archimede (285 - 212 TCN): đưa ra phép tính diện tích hình nón và hình
cầu; đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng của nó vào việc giải phóng sức
lao động của con người như đòn bẩy, ròng rọc, chân vịt; phát minh ra nguyên lý đòn
bẩy (Hãy cho tôi một điểm tựa chắc chắn, tôi có thể nhấc cả quả đất lên) và định lý
thủy lực học: mọi vật thả xuống nước đều phải chịu một lực đẩy từ dưới lên trên
bằng trọng lượng nước chuyển đi (lực đẩy Archimede, Eureca); chế tạo máy bắn đá
và gương hội tụ (chống quân La Mã).
Khi quân La Mã đánh Hy Lạp, xông vào nhà, ông nói:”Xin cho tôi làm
xong thí nghiệm này đã” nhưng quân lính La Mã đã vung gương chém rơi
đầu ông.
+ Eclide (khoảng thế kỷ 330 – 275 TCN): tác phẩm nổi tiếng nhất là bộ Cơ
bản gồm 13 cuốn tồn tại 2000 năm với những giá trị tri thức toán học.
+ Nhà thiên văn Methon ( thế kỷ V TCN) tính toán 1 năm có 365 + 5/19
ngày.
61
+ Hippocrates (460-377 TCN): gạt bỏ những quan niệm tôn giáo và mê
tín thần bí, đề ra những phương pháp trị bệnh có hiệu quả. Quan điểm của ông về
đạo đức, trách nhiệm của người thầy thuốc, tác động của môi trường đối với cơ thể,
về dịch thể, điều trị bệnh nhi khoa và phụ nữ, trị bệnh gãy xương…đến nay vẫn còn
giá trị lớn lao. (Theo truyền thống phương Tây, các bác sĩ khi ra trường đều phải
đọc lời thề Hippocrate).
5.1.3. Kết luận
Nền văn minh Hy Lạp ra đời muôn hơn so với nền văn minh phương Đông,
song nó đã phát triển nhanh chóng. Đó là kết quả của một nền kinh tế phát triển cao,
một thể chế dân chủ không bị chi phối bởi tôn giáo và của sự tiếp thu một cách tinh
tế những thành tựu của văn hóa phương Đông. Nhân dân Hy Lạp đã sáng tạo ra nền
văn minh rực rỡ trong buổi bình minh của nhân loại. Những thành tựu huy hoàng
của văn minh Hy Lạp đã trở thành mẫu mực và đỉnh cao của nhiều thời đại; trong
đó có những thành tựu đã đặt những cơ sở nền tảng cho phát triển chung của thế
giới. Vừa sáng tạo, vừa tiếp thu, văn minh Hy Lạp vươn đến đỉnh cao và có ảnh
hưởng tới sự phát triển của nhân loại sau này.

5.2. Văn minh La Mã cổ đại


5.2.1. Tổng quan địa lý, lịch sử
La Mã là quốc gia cổ đại, phát nguyên từ bán đảo Ý, nằm ở phía nam châu
Âu. Đây là một bán đảo dài và hẹp, giống hình một chiếc ủng vươn ra Địa Trung
Hải. Dãy núi Apennines như chiếc xương sống chạy dọc bán đảo từ tây bắc xuống
đông nam. Dãy Alpes ở phía bắc là bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán đảo
Italia với lục địa châu Âu. Ba mặt đều giáp biển, nên khí hậu ấm áp, điều hòa.
Trên bán đảo có những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu, nhiều đồi núi cho
gỗ và những bãi chăn nuôi gia súc rộng và nhiều kim loại quý như đồng, chì,
thiếc…Bở biển có nhiều vịnh trở thành những đểm thuận lợi cho tàu bè lui tới.

62
Những bộ lạc định cư ở bán đảo Ý gọi chung là người Italiôt, những người
sống ở khu vực đồng bằng Latium gọi là người Latinh. Riêng nhóm người Latinh
xây thành La Mã bên sông Tibre (Ti bơ rơ) được gọi là người La Mã.
Vào thiên kỷ thứ II TCN, những bộ lạc bên kia dãy Alpes và các bộ lạc từ
phương Bắc tìm đến bán đảo sinh sống. Một số tộc người sinh sống trên bán đảo
gồm:
Người Etrusques (Ê tơ ru xcơ) từ Tiểu Á đến ở miền bắc và miền trung bán
đảo.
Người Italia ở miền trung và nam bán đảo.
Người Hy Lạp ở ven biển và phía nam đảo Sicile.
Trong quá trình phát triển, người Latinh đã dần dần chinh phục các nhóm
người khác và đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của La Mã cổ đại.
Lược sử
+ Thời kỳ Vương chính (753 - 510 TCN)
- Đây là thời kỳ Công xã thị tộc La Mã có sự phân hóa xã hội, bước vào thời
kỳ Vương Chính. Chế độ xã hội do nhà vua đứng đầu. Các cơ quan quản lý xã hội
gồm: Hội nghị nhân dân (giải quyết các vấn đề cơ bản nhất), Viện Nguyên lão
(những quý tộc giàu sang, có thế lực). Nhà Vua do hai cơ quan này bầu ra song chỉ
là người chỉ huy quân đội/ thủ lĩnh quân sự và là tăng lữ tối cao.
+ Thời kỳ Cộng hòa (thế kỷ VI - I TCN)
Năm 509 TCN, nhà nước La Mã ra đời và bước vào thời kỳ văn minh.
Năm 510 TCN, người La Mã đã đuổi người Etrusque, chấm dứt thời Vương
chính và lập ra chế độ Cộng hòa. Thế kỷ thứ IV, La Mã tiến hành chiến tranh mở
rộng lãnh thổ.
Năm 275 TCN, La Mã đã làm chủ bán đảo Ý. La Mã tiếp tục chính sách bành
trướng mở rộng lãnh thổ: tiêu diệt đế quốc Carthage, chiếm được nhiều đất đai ở
Địa Trung Hải, châu Âu, lập thuộc địa ở Bắc Phi, chiếm Syria, Palestine,
Macedonia, Ai Cập. Năm 146, Hy Lạp bị La Mã thôn tính.
La Mã trở thành một đế quốc hùng mạnh và đặt ách thống trị trên nhiều dân
tộc. Ách thống trị La Mã với chế độ nô lệ đã làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa.
- Về chính trị: chế độ cộng hòa quý tộc La Mã dần dần được dân chủ hóa, hệ
thống pháp luật cũng được hoàn thiện thêm, đặt cơ sở cho sự phát triển của chế độ
nô lệ.
Năm 73 – 71 TCN, khởi nghĩa Spartacus (nô lệ và dân nghèo) làm cho đế
quốc La Mã khủng hoảng.
+ Thời kỳ quân chủ (thế kỷ I TCN - V): Cuối thế kỷ I TCN, xã hội La Mã
bộc lộ những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc và phức tạp. Vai trò của các tướng lĩnh
được đề cao, khuynh hướng sử dụng bạo lực ngày càng chiếm ưu thế.

63
Từ năm 60 TCN, Caesar (Xê-da) với Pompey (Pôm-pê) và Crassus (Cơ-ra-
xút) lập nên “chế độ Tam hùng” (luân phiên giữ cương vị nguyên thủ, sau đó đi
các nơi giữ chức tổng đốc) lần thứ nhất. Sau đó, Caesar mưu toan thiết lập chế độ
độc tài cá nhân, nhưng năm 44 TCN ông bị ám sát.
Từ năm 44 TCN, chế độ tam hùng lần thứ hai của Antonius (An-tô-ni-út),
Lepidus (Lê pi đút) và Octavius (Óc ta via út) được thiết lập. Octavius thực sự là
hoàng đế.
Thế kỷ I-II, chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã đạt đến giai đoạn cực thịnh, là
thời đại hoàng kim (30 TCN-14 SCN).
Thế kỷ II, lãnh thổ của đế chế La Mã đã được mở rộng hết mức, bao gồm
phân nửa lục địa châu Âu với 60 triệu dân. Ngoài ra còn có những vùng đất đai rộng
lớn ở châu Phi, Trung Cận Đông.
Từ thế kỷ III, La Mã bước vào thời kỳ suy vong, khủng hoảng diễn ra một
cách toàn diện và sâu sắc, bao trùm cả lĩnh vực kinh tế và chính trị. Nô lệ nổi lên
khắp nơi. Bên ngoài các cuộc tấn công của người Giecman thúc đẩy nhanh quá trình
tan rã của đế chế.
Năm 395, đế chế La Mã bị chia làm hai: Đế chế Tây La Mã đóng đô ở La
Mã, đế chế Đông La Mã đóng đô ở Constantinople (Istanbul, còn gọi là đế chế
Byzantium).
Đế chế Tây La Mã tồn tại đến năm 476, khi thủ lĩnh người Giecman là
Odoacer lật đổ Romulus.
Đế chế Đông La Mã tồn tại đến năm 1453 mới bị người Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt.
5.2.2. Những thành tựu văn minh
- Chữ viết
Chữ viết của người Etrusque xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII-VII TCN, đến
nay vẫn chưa đọc được thứ chữ này.
Thế kỷ II TCN, La Mã chinh phục được Hy Lạp, được tiếp xúc trực tiếp với
những thành tựu của văn minh Hy Lạp, trong đó có chữ viết, người La Mã đã tiếp
thu chúng.
Ngôn ngữ chính thức của La Mã là tiếng Latinh, thuộc nhóm gốc Ý của hệ
Ấn-Âu. Với bảng mẫu tự chữ cái trên cơ sở của bảng chữ cái Hy Lạp. Tuy vậy,
bảng chữ cái Latinh lại có đời sống rộng rãi và trường tồn cùng với các bước phát
triển văn học. Ngôn ngữ Latin được xem như là thứ ngôn ngữ của sự tao nhã, lãng
mạn và được phát triển lên một tầm cao mới vào thế kỷ 1 TCN. Thực tế, ngôn ngữ
của Đế quốc La Mã là thứ tiếng Latin dân dã (vulgar Latin), khác nhiều với ngôn
ngữ Latin kinh điển ở ngữ pháp và từ vựng và cách phát âm.
Với hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, tiếng Latinh ngày càng được phổ
biến và được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế chế La Mã. Nó cũng là nguồn
gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…).

64
Các nhà khoa học ngày nay dùng các từ Latinh để quy ước về động, thực vật,
khoáng vật và các bộ phận của cơ thể con người.
- Văn học
Lĩnh vực văn học của La Mã chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn minh Hy
Lạp. Người La Mã sáng tạo nền văn học riêng của họ trên cơ sở lấy nền văn học Hy
Lạp làm kiểu mẫu.Nhiều tác phẩm văn học của Hy Lạp được người La Mã dịch ra
tiếng Latinh, mô phỏng nội dung từ cốt chuyện. Thơ ca, hài kịch của người La Mã
xuất hiện từ thế kỷ III TCN.
Một người La Mã được xem là thực sự có học chỉ khi nào am hiểu tiếng Hy
Lạp như tiếng mẹ đẻ. Nhà giàu có sử dụng các nô lệ Hy Lạp có học làm gia
sư dạy văn hóa cho họ.
Một số nhà văn, thơ, kịch gia tiêu biểu:
+ Cicero (106 - 43 TCN): một chính khách lỗi lạc, một nhà hùng biện tài ba
với những tác phẩm nổi tiếng như Bàn về nhà hùng biện, Nhà hùng biện…Sáng tác:
58 bài diễn văn chính trị, 774 bức thư, chưa kể các tác phẩm triết học, nghệ thuật.
Công lao to lớn của ông là làm cho nền văn học La Mã trở nên lưu loát, nhuần
nhuyễn.
+ Elnisus (239 – 169 TCN): nhà thơ dùng câu thơ 6 âm tiết để viết tập Sử
biên niên; đồng thời trình bày về triết học duy vật Hy Lạp.
+ Plautus (254 – 184 TCN): tác giả nhiều vở hài kịch, nay chỉ còn 21 vở;
trong đó có các tác phẩm nổi tiếng như: Anh lính khoe khoang, Cái bình, bóng
ma...Nội dung thể hiện xã hội La Mã, lên án giới chủ nô, đứng về phía quần chúng.
+ Vergilius (70 - 19 TCN): thi sĩ xuất sắc. Các tác phẩm: Những bài ca của
người chăn cừu, Giáo huấn ca về nghề nông... đặc biệt với anh hùng ca Aeneid, 12
quyển, sáng tác trong suốt 10 năm và vẫn còn dang dở khi ông qua đời. Tác phẩm
vẫn được coi là tinh hoa của văn học La Mã, còn nhà thơ được tôn vinh là “Homer
của La Mã”. Thể hiện ntình yêu đối với người dân nghèo, đề cao sức mạnh người
La Mã và sứ mạng của họ.
Còn những người La Mã.
Người thống trị các dân tộc.
Hãy nhớ điều đó!
Nghệ thuật của người là tạo ra những điều kiện hòa bình
Thương xót tất cả những kẻ thua trận
Dùng chiến tranh trừng trị những kẻ kiêu ngạo.
(Trích tập VI – Sử thi Ê-nê-ít)
- Nghệ thuật
Về hội họa, có rất nhiều thể loại hội họa của thời kỳ đầu La Mã chịu ảnh
hưởng theo lối thời Etruscan, đặc biệt ở các truyền thống hội họa công cộng. Vào

65
thế kỷ thứ 3 TCN, hội họa Hy Lạp ảnh hưởng lên La Mã do chiến tranh và chiến lợi
phẩm mang lại. Rất nhiều gia đình ở La Mã đã treo các bước tranh phong cảnh của
các họa sỹ Hy Lạp.
Những tác phẩm điêu khắc của La Mã thể hiện những người khỏe mạnh với
vẻ đẹp cân đối cổ điển, về sau mở ra trường phái pha trộn chủ nghĩa hiện thực và
chủ nghĩa duy tâm. Trong lĩnh vực điêu khắc, người La Mã rất chú ý đến tính hiện
thực trong tác phẩm (chủ yếu là tượng bán thân), cố gắng nắm bắt cá tính cơ bản
của mỗi nhân vật: Caesar (mạnh mẽ, tự tin), Augustus (bản năng), Hadrian (trí tuệ,
nhanh nhạy), Diocletian (cứng rắn).
Người La Mã cổ đại xây dựng những công trình kiến trúc độc đáo. Điểm đặc
biệt ở thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê tông, mà nguồn xi
măng đã thay thế cho đá cẩm thạch giống như các thủ phủ Roma được xây dựng
bằng vật liệu này. Đối với kiến trúc một đồ án xây dựng thành phố luôn chọn hình
vuông hay hình chữ nhật với các cạnh thật vuông vức được kẻ như ô bàn cờ. Tại
giao điểm của 2 đường cắt nhau là các quảng trường lớn hình chữ nhật (forum).
Đây là nơi diễn ra: hội họp, mít tinh, diễu hành, giải trí, xử án, hành lễ tôn giáo…
Ba công trình kiến trúc tiêu biểu:
+ Đấu trường Colosseum: biểu hiện cho sự hùng cường và vĩ đại của đế chế
La Mã. Được xây trong 8 năm (72-80), gồm nhiều tầng, hình bầu dục, chu vi 524m,
đường kính vòng tròn nhỏ 154m, đường kính vòng tròn lớn 186m, chỗ cao nhất
48m. Vật liệu chủ yếu là đá cẩm thạch. Gồm tầng trệt và 3 tầng được xây bằng đá
chồng lên nhau. Phần trung tâm là khu đấu thú có hình vuông, dài 85m, rộng 55m,
xung quanh là bức tường cao để bảo vệ an toàn cho người xem. Chứa khoảng
50.000 người. Nơi đây từng tổ chức những trận đấu làm trò mua vui cho vua chúa,
quý tộc kéo dài suốt 100 ngày. Trận đấu có tới 5.000 đấu sĩ tham gia, các đấu sĩ
phải đấu với nhau giữa người với người hoặc giữa người với thú cho đến chết. Ngày
nay dấu tích của đấu trường này chỉ còn lại 1/3.
+ Nhà tắm Caracalla: nổi tiếng nhất về mặt tiện nghi và quy mô đồ sộ của
công trình trong tổng số 4.000 nhà tắm công cộng ở La Mã vào thế kỷ IV. Có thể
xem đây là một khu văn hóa thể thao, giải trí hiện đại thời bấy giờ. Không chỉ đơn
thuần là nơi giải trí mà còn là công trình văn hóa với các thư viện và phòng đọc
sách (các nhà văn thường đến đây để giới thiệu những tác phẩm mới nhất của họ,
nơi bàn bạc công việc làm ăn, hỏi thăm tin tức), có phòng thi đấu TDTT, các nơi
nghỉ, khu dạo chơi, nhà hàng ăn, phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật.
Nhà tắm Caracalla xây trong 29 năm (206-235) dưới thời hoàng đế
Alexander, là công trình đồ sộ nằm trên một khu đất hình vuông diện tích lên
đến 14.000ha. Tòa nhà chính 288x115m, nóc vòm cao 35m, các phòng tắm
bố trí đối xứng qua trục chính. Các phòng được xây dựng rất rộng, tường
được thiết kế thật dày và chắc. Được trang trí vô số tranh khảm trên tường,
tượng, phù điêu…có giá trị nghệ thuật cao.

66
+ Đền Pantheon: công trình được bảo quản tốt nhất, vì sau khi đế chế La Mã
sụp đổ nó được chuyển thành nhà thờ Công giáo (609). Đền được xây dựng năm 27
TCN, làm chỗ thờ phụng các vị thần theo tín ngưỡng của người La Mã. Đền bị hủy
hoại nhiều lần sau 2 trận hỏa hoạn. Nền sàn và mặt tường nội thất được trang trí
bằng những tấm đá cẩm thạch nhằm tôn vẻ nghiêm trang bên trong. Ngoài phần đền
thờ hình tròn còn có thêm một khối sảnh hình chữ nhật phía trước, tạo nên sự tương
phản giữa hai khối. Những cây cột chính được làm theo thức coranh, đây là những
cây cột thành công nhất trong nghệ thuật kiến trúc La Mã cổ đại; cao 12,5m, màu
hơi đậm, đỏ và xám, mũ cột phía trên và đế cột phía dưới dùng toàn đá trắng…Hơn
10 thế kỷ sau, các nhà xây dựng thời Phục hưng đã học tập cách xử lý kết cấu mái
vòm của công trình này.
- Sử học
Những tài liệu biên niên sử xuất hiện từ thời Cộng hòa/ thế kỷ VI TCN tới
cuối thế kỷ III – đầu thế kỷ II TCN. Một số sử gia và các tác phẩm lịch sử tiêu biểu:
+ Phabius viết lịch sử La Mã bằng tiếng Hy Lạp.
+ Cato (234 – 194 TCN): viết Lịch sử La Mã đầu tiên bằng tiếng La tinh,
gồm 7 quyển nhưng nay chỉ còn một số đoạn.
+ Polibius (201-120 TCN): tác giả của bộ Thông sử gồm 40 tập. Ông chú ý
đến tính chính xác của các sự kiện, coi việc tìm hiểu nguyên nhân của các biến cố
và hiện tượng là nhiệm vụ quan trọng nhất của sử học.
+ Tite Livius (59 – 17 TCN): viết 142 quyển lịch sử La Mã, ít nhiều đề cao
quyền thống trị của La Mã tại vùng Địa Trung Hải. Tacitus (55-120) nổi tiếng với
cuốn Xứ Giecman.
- Plutarch (46-125): tác giả của 200 cuốn sách, có giá trị nhất là cuốn Tiểu sử
song song, còn gọi là Tiểu sử các danh nhân Hy Lạp- La Mã. Tác phẩm có giá trị
lớn về văn học và sử học, là nguồn tài liệu cho Shakespeare khai thác để viết những
vở bi kịch bất hủ như Caesar, Antony và Cleopatra.
* Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra là một mỹ nhân rất nổi tiếng thời cổ đại. Bà
dùng sắc đẹp của mình chinh phục Caesar vĩ đại và sinh ra Cesarion
(Caesar con). Bà tới La Mã với sắc đẹp của mình đã chinh phục các đấng
mày râu. Khi Caesar chết do bị sát hại, bà trở về Ai Cập. Antony một bộ
tướng của Caesar đã thầm yêu Cleopatra từ lâu, lúc này thống lĩnh miền
đông La Mã, bao gồm cả Ai Cập. Suốt ngày ông say đắm nữ vương, tuyên
bố sẽ nhường lại toàn bộ lãnh thổ mà ông sở hữu ở La Mã cho các con của
Cleopatre. Điều đó làm người La Mã nổi giận, họ tuyên bố Antony là kẻ thù
của tổ quốc và đã tuyên chiến với ông cùng nữ hoàng Ai Cập. Tháng 9 năm
31 tr.CN, Octavian (con nuôi của Caesar, người kế vị), thống trị miền tây
La Mã, giao chiến với liên quân của Antony và Cleopatre ở bờ biển phía
tây Hy Lạp. Đang lúc kịch chiến, nữ hoàng Cleopatre đột nhiên đưa hạm
đội đang giao chiến trốn chạy. Antony thấy vậy cũng đuổi theo đến tận Ai
Cập. Nghe nói Cleopatre, Antony rút kiếm tự sát, trước khi chết ông đã biết
Cleopatre lừa dối mình. Nữ hoàng Ai Cập muốn dùng sắc đẹp để quyến rũ
67
Octavian. Ông muốn đưa Cleopatre về La Mã như một tù binh, xích tay kéo
đi diễu hành khắp đường phố. Nữ hoàng nghe được, liền bắt một con rắn
cực độc của sông Nil đặt lên bộ ngực đẹp tuyệt trần của mình.
- Triết học
Mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh giữa tầng lớp bình dân và quý tộc,
giữa nhà nước và các vùng bị La Mã chinh phục, chiếm đóng là cơ sở cho cuộc đấu
tranh của các trường phái triết học La Mã cổ đại.
Thế kỷ I TCN, triết học La Mã phát triển cao nhất. Từ thế kỷ II, triết học La
Mã dần dần trở thành triết học tôn giáo mang tính thần bí.
Một số tư tưởng triết học tiêu biểu:
+ Locretius (99 – 55 TCN): quan điểm duy vật. Tác phẩm Bàn về bản chất
sự vật/ De Rerun natura của ông trình bày quan điểm duy vật và vô thần, chứng
minh tính vĩnh cửu và bảo toàn của vật chất.
* Bài thơ nói về sự chuyển động vĩnh cửu của nguyên tử
Chợt lúc nào, ánh Mặt trời rọi chiếu vào căn nhà
Và quét sạch đêm đen,
Bạn sẽ thấy vô vàn vi thể,
Thấp thoáng bay trong ánh hào quang,
Như trong trận giao tranh bất diệt,
Những chiến binh xông xáo giữa chiến trường.
Không một chút nghỉ ngơi, lưỡng lự, cả đoàn quân bật dậy hiên ngang,
Chẳng kể gì lúc tụ, lúc tan
Rồi từ đó chúng ta sẽ hiểu
Trong khoảng không gian rộng lớn vô cùng
Muôn vàn hạt – ta gọi là nguyên tử
Vĩnh viễn tung hoành giữa chốn mông lung
Từ những hạt cực kỳ bé nhỏ
Ta nhìn ra – hiểu cả không trung.
+ Cicéron: chủ nghĩa chiết trung, biện hộ cho nền chính trị đương thời –
chế độ tư hữu và bóc lột nô lệ, chống lại quan điểm duy vật, vô thần.
+ Agrippa: quan điểm duy tâm, chủ nghĩa hoài nghi, đề cao nhận thức lý
tính có bao hàm những yếu tố của phép biện chứng.
+ Mareus Aurelius Atonin (121 - 180)/ đồng thời là Hoàng đế La Mã giai
đoạn 161 – 180 có tác phẩm: Gởi đến bản thân mình mang nội dung thần bí, tin vào
Thượng đế, tuyên truyền Thuyết định mệnh. Dẫu vậy, ông là vị Hoàng đế trừng trị
các tín đồ đạo Cơ đốc – tin vào Thượng đế (?)

68
- Pháp luật
+ Luật 12 bảng:
Năm 450 TCN, bộ luật Mười hai bảng được công bố, đề cập một số mặt
trong đời sống xã hội, quy định nhiều mức hình phạt khắc nghiệt. Dầu vậy, bộ luật
có những điểm tiến bộ, hạn chế sự xét xử độc đoán của quý tộc, bảo vệ quyền lợi
và danh dự cho mọi công dân, đề ra những nguyên tắc về tố tụng, xét xử, vấn đề kế
thừa tài sản…Chế độ Cộng hòa và lãnh thổ của La Mã được mở rộng, bộ luật được
bổ sung bằng các lệ và tập quán của những vùng đất bị chinh phục, áp dụng khắp
các phần đất thuộc quyền cai trị của chính quyền La Mã, đặc biệt là những đạo luật
liên quan đến những hoạt động thương mại.
+ Một số pháp lệnh khác:
Năm 367 TCN, 3 pháp lệnh quan trọng được công bố: quy định nợ người
bình dân vay (nếu đã trả lãi phải được coi là đã trả gốc, số còn lại trả hết trong 3
năm), quy định đất công (không ai được chiếm quá 125 ha đất công), quy định bầu
quan chấp chính (bãi bõ chức tư lệnh quân đoàn, khôi phục chế độ bầu chấp chính,
trong 2 quan chấp chính phải có 1 người từ lớp bình dân)
Năm 326 TCN, thông qua pháp lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ đối với công dân
La Mã.
- Tín ngưỡng, tôn giáo
+ Thần của người La Mã
Lúc đầu, người La Mã nguyên thủy cũng theo đa thần giáo gắn với tự nhiên.
Khi tiếp xúc với văn hóa Hy Lạp, họ tiếp nhận và có những bước cải biến trong hệ
thống xây dựng các thần. Thần thoại cổ xưa của La Mã có đặc điểm rằng các thần
không ngự trị ở đỉnh cao mà có yếu tố kết hợp giữa thần thánh và con người. Người
La Mã luôn tin tưởng trong mỗi con người, địa thế, đồ vật đều có một thần bản
mệnh của chính nó, kiểu như là linh hồn.
Trên cơ sở các thần của người Hy Lạp ngự trị trên núi Olympus, người La
Mã đặt tên lạilàm thần của mình với tên gọi khác:
Thần Hy Lạp Thần La Mã
Zeus/ chúa tể các thần Jupite
Héra/ thần Hôn nhân Junon
Poséidon/ thần Biển Neptune
Aprodite/ thần Ái tình Venus
Hermette/ thần Buôn bán Mercure
Athens/ nữ thần thông thái Minerva
Ares/ thần Chiến tranh Mars
Heraclet/ thần Sức mạnh Heccule

69
+ Sự ra đời của đạo Ki tô/Cơ đốc
Khi La Mã thôn tính Palestine, xứ này có đạo Do Thái. (Do Thái là phiên
âm Hán – Việt từ chữ JUDA/ vốn là tên của 1 bộ lạc). Giáo lý đạo Do Thái thờ
Thượng đế - Jehovah/vị chúa quyền năng của các dân tộc Do Thái. Tuân thủ theo
10 điều răn. Đây là những cơ sở cho việc hình thành đạo Ki tô.
Thế kỷ I, ở các tỉnh phía đông của đế chế La Mã, đạo Ki tô được thành lập.
Người sáng lập đạo Kitô là Jesus Christ. Ki tô được phiên âm từ tiếng Pháp
Christiansme.
* Jesus là người Do Thái, sinh ra ở Bethleem (Palestine). Thuở nhỏ, Jesus
từng niệm kinh Cựu ước của người Do Thái. Năm 30 tuổi ông đến với những người
trong vùng để truyền giáo, chữa bệnh cho mọi người và tự nhận mình là thiên sứ.
Hành động và giáo lý của ông là niềm an ủi với người nghèo. Jesus khuyên mọi
người nhẫn nhục chịu đựng hiện tại và sẽ được hạnh phúc trên Thiên đàng khi sang
thế giới bên kia. Ông cũng lên án giai cấp thống trị và cho rằng chúng lên thiên
đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim. Quần chúng nghèo khổ tin theo Jesus rất
đông. Ông bị kết án vì tuyên truyền tư tưởng tà giáo và lôi kéo quần chúng chống
chế độ thống trị La Mã, bị xử tử bằng cách đóng đinh trên cây thánh giá khi 33
tuổi. Xác được táng trong hang đá, sau ngày sống lạii, 40 ngày sau trở về trời.
Người theo đạo Ki tô tin rằng, một ngày nào đó, Jesus sẽ trờ lại (tái lâm)
để cứu những người có niềm tin theo đạo và đoán phạt những người không
tin theo, chống đối.
Giáo lý Ki tô tập trung trong Kinh thánh gồm kinh Cựu ước và kinh Tân ước.
Kinh Cựu ước gồm 39 quyển nói về việc Chúa tạo dựng trời đất, muôn vật và loài
người, về lịch sử cổ đại của người Do Thái. Kinh Tân ước gồm 4 cuốn thuật lại
cuộc đời và sự nghiệp truyền đạo của Chúa Jesus. Ba ngôi Thượng đế là Tam vị
nhất thể, gồm: Đức Chúa Trời, Đức Thánh Thần và Đức chúa Jesus.
Lúc đầu, người theo đạo chỉ gồm nô lệ và dân nghèo tự do. Đến thế kỷ thứ 2,
đạo Cơ Đốc bắt đầu lan tỏa vào Đế quốc La Mã. Nửa sau thế kỷ II, một bộ phận
trung lưu và giàu có bắt đầu theo đạo. Họ tuyên truyền sự bình đẳng giữa con người
và các tộc người không phân biệt dân tộc hay đẳng cấp, miễn là có cùng niềm tin
vào Thượng Đế/ Chúa Trời. Về sau, tín đồ ngày càng đông, trở thành lực lượng xã
hội quan trọng. Thế kỷ III, trên lãnh thổ đế chế La Mã đã có 1.800 thánh đường, số
tín đồ ngày càng nhiều mặc dầu bị chính quyền đàn áp hết sức dã man.
Do chống La Mã nên đạo Ki Tô bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp. Năm
311, hoàng đế La Mã ra sắc lệnh ngừng sát hại đạo Ki tô, lần đầu tiên công nhận về
mặt pháp lý. Năm 313, hoàng đế Theodosius công nhận đạo Ki tô là quốc giáo.
- Khoa học tự nhiên
Tuy không phát triển rực rỡ như ở Hy Lạp, khoa học tự nhiên của La Mã cổ
đại cũng đạt được những thành tựu quan trọng.
Một số nhà khoa học và tác phẩm tiêu biểu:

70
+ Plinius: nhà bác học nổi tiếng nhất trong các nhà khoa học La Mã cổ đại.
Trên cơ sở của 2.000 tài liệu nghiên cứu của hơn 100 tác giả, ông đã biên soạn cuốn
Lịch sử tự nhiên gồm 37 cuốn, là bộ bách khoa toàn thư tổng kết hầu hết những
hiểu biết về các ngành khoa học như thiên văn, khoáng vật học, thực vật học, động
vật học…
+ Heron (thế kỷ I) kỹ sư tài ba và là nhà toán học xuất sắc, đưa ra cách tính
diện tích hình cầu và phép tính gần đúng.
+ Ptolémy (khoảng thế kỷ II): nhà thiên văn và địa lý xuất sắc của đế quốc
La Mã. Ông đã tổng kết và nâng cao những hiểu biết về thiên văn, địa lý, địa chất
của người La Mã. Theo quan điểm của ông Trái đất là trung tâm vũ trụ, có hình
tròn. Điều này là cơ sở giúp các nhà phát kiến địa lý thế kỷ XVI tìm ra những vùng
đất mới. Ông là người đầu tiên vẽ bản đồ trái đất, lấy Địa Trung Hải làm trung tâm
với những hiểu biết về địa lý thời đó; lập ra kinh độ, vĩ độ. Ông cũng tin rằng, các
vì sao có ảnh hưởng đến “số phận” con người.
+ Menelai: nhà toán học và thiên văn học. Năm 98, ông quan sát thiên văn ở
La Mã và viết cuốn Mặt cầu còn lại tới ngày nay qua bản dịch tiếng Ả rập. Ông
chứng minh tổng các góc trong tam giác cầu lớn hơn 180 0 và cách tính dây cung
mặt cầu.
+ Julius Caesar: nhà cải cách lịch. Cách tính một năm trung bình là 365,25
ngày, cứ 4 năm thì có năm nhuận. Lịch này được dùng từ năm 44 TCN, tới năm
1582 mới thay bằng lịch mới.
+ Galien: thầy thuốc. Ông tiếp thu và tổng kết những thành tựu y học thời
bấy giờ. Các kết quả của ông được sử dụng trong thời kỳ châu Âu trung đại.
5.2.3. Kết luận
Nền văn minh La Mã ra đời muộn màng nhưng phát tiển nhanh chóng và có
ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều quốc gia khác đương thời. Nó tiếp thu những tinh
hoa của văn minh phương Đông và phương Tây cổ đại, tạo nên những thành tựu
trong văn minh nhân loại. Nó có sức sống lâu bền và để lại những dấu ấn đậm nét.

71
Phần 6

LỊCH SỬ VĂN MINH TÂY ÂU TRUNG ĐẠI


+ Văn minh Tây Âu: đề cập những nước châu Âu chịu nhiều ảnh hưởng trực
tiếp của nền văn minh Hy – La.
+ Trong nghiên cứu về Văn minh, khi nói về văn minh phương Tây thì các sử
gia không đồng nhất Văn minh phương Tây là Văn minh của cả châu Âu.
Các sử gia sử dụng cụm từ “Lịch sử cổ đại phương Tây” hay “Văn minh cổ
đại phương Tây” để đề cập những diễn biến, thành tựu thời kỳ cổ đại phía
Tây của châu Âu, không kể đến phần Đông Âu.
Bởi, khi khu vực Tây Âu chuyển mình từ xã hội nguyên thủy lên xã hội văn
minh thì Đông Âu vẫn còn sống thời kỳ công xã nguyên thủy. Điều này xảy ra
do quy luật phát triển bất đồng chi phối tốc độ phát triển khác nhau của các
dân tộc hoặc các quốc gia trên thế giới.

6.1. Tổng quan lịch sử Tây Âu thế kỷ V - XVI


6.1.1. Sự thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu
- Người Giec manh
Trước thế kỷ V, người Giecman sống trong thời kỳ xã hội nguyên thủy nên
người Roma gọi họ là “Man tộc”.
Cuối thế kỷ thứ II, sau thời kỳ phát triển rực rỡ, đế chế La Mã bắt đầu bước
vào thời kỳ suy vong.
Thế kỷ III, các bộ lạc người Giecman liên kết thành các liên minh và tổ chức
các cuộc tập kích vào biên cương của đế quốc Roma. Không ngăn cản nổi, các
hoàng đế Roma chấp nhận cho họ đổ bộ vào. Lịch sử gọi đây là cuộc thiên di lớn
của người Giecman. Từ đó, người Giecman lần lượt thành lập các vương quốc Tây
Gốt, Văng đan, Buốc gông đơ.
Đến thế kỷ V, phần lớn đất đai phía tây Roma thuộc về người Giecman. Năm
476, Odoacer - một viên tướng người Giecman làm chính biến, lật đổ hoàng đế cuối
cùng của Tây Roma. Đế quốc Tây Roma bị diệt vong. Sự kiện này có ý nghĩa kết
thúc chế độ chiếm hữu nô lệ ở Tây Âu và bắt đầu bước vào chế độ phong kiến.
Người Giecman thành lập thêm các vương quốc Đông Gốt, Lôngba và Phờrăng.
- Sự ra đời của các nước Pháp, Đức, Ý, Anh
Người thành lập vương quốc Frăng (Bắc Pháp) là Cơ – lô – vít. Ông lên làm
vua và phân phong ruộng đất, chức tước cho tướng lĩnh – người thân. Gọi là Phong
hầu kiến ấp – gọi tắt là Phong kiến. Dưới thời Sa-lơ-ma-nhơ (768 - 811), vương
quốc Frăng mở rộng gồm cả nước Pháp, Bắc Ý và một phần Tây Ban Nha ngày nay
– tương đương đế chế Tây La Mã trước đó. Sau khi Sác – lơ – ma – nhơ chết,
72
vương quốc Frăng phân chia thành ba nước nước Pháp, Đức, Ý…(Theo Hòa ước
năm 843, ba người con còn lại của Sa-lơ-ma-nhơ sau nhiều năm nội chiến đã ký
chia lãnh thổ Phrăng thành 3 nước gia).
Tại vùng đảo quốc Anh, từ thế kỷ V đã có nhiều tiểu quốc. Đầu thế kỷ IX,
Ecbe thống nhất và thành lập vương quốc Anh.
Tiền thân của Tây Ban Nha là vương quốc Tây Gốt (479). Năm 711, Tây Gốt
bị diệt vong do người Ảrập tấn công. Ngưới Tây Gốt lùi lên phía Bắc thành lập các
nước nhỏ. Thế kỷ XI, vùng Tây Ban Nha nổi dậy chống Ảrập và xuất hiện 4 quốc
gia: Caxtila, Aragôn, Nava và Bồ đào nha. Sau này Caxtila, Aragôn sáp nhập (1479)
thành Tây Ban Nha – Nava sáp nhập vào Tây Ban Nha năm 1512.
Sự ra đời của các quốc gia ở Tây Âu với tình trạng diễn ra nhiều cuộc chiến
tranh xâm đoạt lãnh thổ của nhau dẫn đến cục diện cực kỳ hỗn loạn và tàn phá các
di sản văn hóa vô cùng quý báu của đế chế La Mã. Sinh hoạt kinh tế bị bó hẹp trong
phạm vi lãnh địa của các lãnh chúa phong kiến cát cứ; trong đó nông nghiệp giữ vai
trò chủ đạo. Các sinh hoạt tinh thần trở nên nghèo nàn kéo dài cho đến 5 thế kỷ. Các
nhà nghiên cứu gọi đây là thời kỳ “Đêm dài trung cổ”.
Như vậy, vào thế kỷ V, khi đế chế Tây La Mã diệt vong, ở Tây Âu, hình
thành các quốc gia phong kiến mà Phrăng là tiêu biểu.
6.1.2. Tây Âu từ thế kỷ V – X (Sơ kỳ phong kiến)
- Tình hình kinh tế, xã hội
Đây là thời kỳ hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu. Vai trò của các thành
bang – đô thị với kinh tế hàng hóa – thương nghiệp dần bị thay thế bởi các lãnh địa
của chúa phong kiến với nền kinh tế tự cung tự cấp, đóng kín.
Giai tầng nô lệ và nông dân tự do dần trở thành những nông nô. Họ được các
lãnh chúa chia ruộng đất canh tác và sau đó nộp tô nặng nề. Đời sống người nông
nô bị bóc lột nặng nề, chịu nhiều lao dịch.
Lãnh địa phong kiến: là vùng đất đai và dân cư thuộc sở hữu của một lãnh
chúa. Lãnh chúa xây dựng lâu đài, thành quách, có quân đội, tòa án để
thống trị, bóc lột nông nô.
Lãnh chúa đi ngựa và đeo gươm: như một quy ước đặc quyền của quý tộc
phong kiến.
Con cháu các chúa phong kiến đời đời được kế thừa tước vị của cha ông nên
mặc nhiên là quý tộc.
Thành viên giai cấp phong kiến không bao giờ kết hôn với tầng lớp cấp dưới
(nông dân hoặc thị dân).
Chế độ phong kiến cát cứ thay thế cho chế độ trung ương tập quyền của các
hoàng đế La Mã. Mỗi quý tộc có lãnh địa riêng nên thời kỳ này gọi là chế độ phong
kiến phân quyền. Các giai tầng như Giáo hoàng, Giáo chủ, giám mục cũng có
những lãnh địa riêng. Đặc điểm chính trị của xã hội là Vương quyền kết hợp với
thần quyền.
73
Xã hội có hai tầng lớp: thống trị (Vua, Quý tộc - Công tước, Hầu tước, Bá
tước, Tử tước, Nam tước -lãnh chúa, tăng lữ) và bị trị (nông nô, nông dân và thợ
thủ công).
Giai cấp phong kiến do 2 bộ phận hợp thành: Tăng lữ Cơ đốc giáo và phong
kiến thế tục/ tức những quý tộc.
Giai cấp nông dân: đông đảo, ở bậc thang cuối cùng nhưng là lực lượng sản
xuất chính của xã hội. Về mặt thân thể, họ có nhiều quyền và tự do hơn
người nô lệ nhưng vẫn lệ thuộc vào chúa phong kiến và bị coi là một thứ tài
sản của chúa phong kiến.
- Vai trò của Giáo hội La Mã
Đạo Kitô ra đời thế kỷ I CN. Bị đàn áp nhưng đến thế kỷ IV được công nhận
là quốc giáo La Mã. Để quản lý đạo trong toàn đế quốc, đạo Kitô thành lập 5 trung
tâm giáo hội: Congtantinope, Antiốt, Giêrusalem, Alechxangđơ và La Mã. Mỗi
trung tâm do 1 Tổng giám mục đứng đầu.
Bốn trung tâm ở phương Đông do Tổng giám mục ở Congtantinope đứng
đầu. Giaó hội La Mã đứng đầu ở phương Tây. Thiết chế tôn giáo của Giáo hội La
Mã vẫn còn hệ thống chặt chẽ từ trung tâm đến các giáo xứ địa phương và tín hữu.
Để thần thánh hóa địa vị của mình, Tổng giám mục La Mã Leo (440 - 461)
tự xưng là Giáo hoàng. Ông khởi xướng ý tưởng cho rằng chức Giáo hoàng La Mã
do thánh Peter sáng lập. Vì vậy, Lãnh địa của giáo hoàng gọi là Lãnh địa kế thừa
của Thánh tông đồ Peter.
Tình trạng hỗn loạn ở Tây Âu là điều kiện cho Giáo hội thoát dần khỏi ảnh
hưởng của các chúa phong kiến để trở thành một thế lực kinh tế và chính trị độc lập.
Các chúa phong kiến và tầng lớp kỵ sĩ chỉ quan tâm quân sự để tranh đoạt
với nhau, không quan tâm đến các sinh hoạt tri thức, dẫn đến mù chữ trở
thành phố biến trong giới này.
Trong khi các giáo sĩ nghiên cứu, kế thừa những thành tựu văn minh trước
đó, nắm thêm chìa khóa tri thức: từ chỗ khống chế sinh hoạt tâm linh đến
kiểm soát hầu hết các sinh hoạt văn hóa, mở rộng thêm phạm vi ảnh hưởng
trong xã hội. Giáo hội tuyên truyền về thần quyền, hướng về Thượng đế để
cuộc đời được cứu rỗi. Chỉ có giáo hội mới có khả năng giúp con người đau
khổ tìm đến Thượng đế.
- Sự suy thoái về văn hóa
Ngay từ thế kỷ thứ III, các lực lượng sáng tạo ra nền văn minh La Mã trở nên
khánh kiệt. Thời kỳ hoàng kim của văn học La tinh lùi dần vào dĩ vãng.
Bên cạnh đó, do tranh đoạt của các tộc người Giecman đã đẩy nhanh sự phá
hủy, suy sụp, mai một nhiều giá trị di sản (vật thể, phi vật thể của nền văn minh La
Mã).
Hệ thống trường học thời đế chế La Mã bị biến mất hoàn toàn. Công việc
giáo dục lệ thuộc hoàn toàn vào tu viện. Thế kỷ V, chương trình giảng dạy các môn
74
học: Ngữ pháp, Tu từ học, Biện chứng, Hình học, Số học, Thiên văn học và Âm
nhạc được thực hiện nhưng chỉ dành cho số ít người có điều kiện và chủ yếu hỗ trợ
cho đào tạo giáo sĩ. Thế nhưng, đến thế kỷ VII, các môn học này cũng dần bị mai
một.
Ngữ pháp dạy cách nói và viết tiếng Latinh. Tu từ học dạy biên soạn văn
biểu. Biện chứng dạy các hình thái lôgic. Hình học dạy khái niệm và đo đạc
địa lý. Âm nhạc là nghệ thuật hát Thánh ca. Thiên văn học giúp soạn lịch….

: “ Cảnh tăm tối về văn hóa bao trùm cả Tây Âu”.


6.1.3. Văn hóa Tây Âu từ thế kỷ XI – XIV (Trung kỳ phong kiến)
Bước sang thế kỷ XI, Tây Âu bắt đầu trải qua những thay đổi sâu sắc: sinh
hoạt thương mại được phục hồi, thành thị sống lại, kinh tế hàng hóa ra đời, tầng lớp
thị dân (nhà buôn, nhà kinh doanh tài chính, thợ thủ công…) xuất hiện. Cùng với
những điều kiện lịch sử đặc thù, những chuyển biến trên là những tiền đề đưa đến
sự ra đời của một số quốc gia khác như Tây ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha. Sinh hoạt
văn hóa của thời kỳ này trở nên đa dạng và phong phú hơn.
- Sự ra đời của thành thị
Kinh tế nông nghiệp phát triển, sản phẩm hàng hóa dư thừa dẫn đến nhu cầu
trao đổi. Đồng thời, thủ công nghiệp dần tách khỏi nông nghiệp. Đặc biệt, tầng lớp
thị dân tìm cách tách rời khõi những ràng buộc của lãnh chúa phong kiến. Bên cạnh
nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của các tầng lớp phong kiến, thị dân càng tăng
trong việc tìm tòi tri thức để phát triển. Vì vậy, những thành thị cổ đại được khôi
phục và xây dựng để đáp ứng cho những nhu cầu của xã hội. Thành thị do tầng lớp
thị dân và các lãnh chúa xây dựng.
Các Mác nhận xét: Vua Pháp thành kính, hoàng đế Đức tham lam, các giáo
chủ trang nghiêm, các công tước hiếu chiến, tất cả đều xây dựng thành thị
say sưa và nhiệt tình.
Hoạt động của thành thị diễn ra với các hoạt động thủ công nghiệp bằng tổ
chức phường hội (nhóm thợ, nhóm nghề…) , thương nghiệp (tổ chức các hội chợ
nhằm rao hàng, giới thiệu sản phẩm). Đặc biệt, từ thế kỷ XIII – XIV, đã xuất hiện
các hoạt động ngân hàng để chuyển, đổi tiền tệ, cho vay phục vụ hoạt động thương
nghiệp.
Sự khôi phục, ra đời của nhiều thành thị có tác động mạnh đến kinh tế - xã
hội Tây Âu:
+ Kinh tế: Thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển với việc xuất hiện và mở
rộng thị trường; đồng thời phục vụ tích cự cho nền nông nghiệp.
+ Xã hội: Chế độ nông nô bị giải thể (nông nô chạy ra thành thị), làm thay
đổi phương thức bóc lột của chế độ phong kiến (từ địa tô lao dịch, hiện vật  địa
tô tiền), tạo nên sự phân hóa giai cấp (giai cấp tư sản hình thành).

75
+ Giáo dục: Do nhu cầu, nhiều trường học xuất hiện. Nền giáo dục do không
còn là độc quyền của Giáo hội.
Ăngghen nhận xét: Mặc dầu những nghề thủ công và những thị dân phát sinh
hãy còn nhỏ bé và hạn chế nhưng nó (những nghề thủ công và những thị
dân)vẫn đủ sức làm đảo lộn chế độ phong kiến.
- Sự ra đời của các trường đại học
Nhu cầu hoạt động tri thức được đẩy mạnh trong xã hội thành thị. Nhiều
trường tư được thành lập và hoạt động từ nguồn tiền của những người theo học. Các
thầy giáo tài ba quy tụ với nhiều học trò đến từ các thành phố, xứ sở khác nhau.
Thầy và trò kết hợp thành hội đoàn tương tự như phường hội thủ công. Với tư cách
là một định chế nằm trong lãnh thổ của thành thị, họ đấu tranh được hưởng quyền
lợi về pháp lý và hành chánh – nghĩa là không lệ thuộc vào thế lực thần quyền và
tục quyền. Mỗi trường đều có thế mạnh riêng. Thường có 4 khoa: Nghệ thuật, Luật,
Thần học và Y khoa. Phương pháp giảng dạy đại học coi trọng sự thảo luận dân
chủ, cổ vũ tinh thần hoài nghi và chất vấn, xem đó là con đường dẫn đến các thành
quả của học thuật. Sự ra đời của các trường đại học kích thích toàn bộ hệ thống giáo
dục của tu viện, nhà thờ, cung đình và các trường học.
- Từ thế kỷ XI – XIV, ở châu Âu có 40 trường đại học. Một số trường đại học:
Bologna/Ý (XIe) nổi tiếng về Luật, Paris và Montpellier/ Pháp (XII – XIII E)
nổi tiếng về Y học…
- Hình thành triết học kinh viện
Triết học kinh viện là triết học từ nhà trường mà các trường đại học là trung
tâm truyền bá. Đây là trường phái triết học duy lý. Những nhà triết học kinh viện
cho rằng: Chân lý tối cao không thể phát xuất từ cảm nhận giác quan. Gíac quan
chỉ giúp cho con người nhận ra bề ngoài sự vật, để hiểu rõ bản chất của nó phải
dựa vào lý trí.
Trường phái duy lý cho rằng: đối với các hiện tượng tự nhiên, con người
không cần quan sát, thí nghiệm mà chỉ cần tư duy trừu tượng cũng có thể đạt đến
chân lý.
Các nhà triết học kinh viện chia làm 2 phái:
+ Phái Duy danh: Khái niệm chung do tư duy con người sáng tạo ra (Tên
gọi các vật thể riêng rẻ và các vật thể riêng rẻ có trước khái niệi niệm).  Duy vật
+ Phái Duy thực: Khái niệm là cái có trước. Trước khi có vật thể thì khái
niệm ấy đã tồn tại, đã có thực rồi.  Duy tâm
Trước sự giảm dần của tầng lớp thị dân trong tính quy phục giáo hội, sự tiếp
nhận các trào lưu triết học cổ điển Hy – La (tiêu biểu là tư tưởng của Aristotle), để
bảo vệ vai trò của mình, giáo hội hoặc bài xích hay từng bước thích ứng bằng con
đường dung hòa.
Tiêu biểu cho đường lối dung hòa là Thomas Aquena (1225 - 1274) cho rằng:
Lý trí và niềm tin của con người đều là quàtặng của Thượng đế ban cho. Có một số

76
chân lý con người có thể dùng sức mạnh lý trí để hiểu, nhưng có những chân lý
khác của Đạo Công giáo ( Thánh Ba Ngôi, quá trình sáng tạo thế giới của Thượng
đế…) không thể chứng minh được bằng lý trí mà chỉ nhận chân bằng niềm tin.
- Hình thành các trường phái văn học
Nhà thờ là chủ đề chính trong sáng tác văn học. Ngoài những tác phẩm thần
học của của triết học kinh viện, nhiều sáng tác mang tính chất phục vụ cho tôn giáo
như những bài Thánh ca chủ yếu bằng tiếng Latinh.
Ngoài ra, còn xuất hiện những tác phẩm văn học từ nhiều hình thức sáng tác
khác như tểu thuyết, truyện ngụ ngôn, chuyện kể…Một số tác phẩm văn học khác
được viết bằng ngôn ngữ bản xư như: trường ca Cid (Tây Ban Nha), trường ca
Roland (Pháp), trường ca Nibelungen (Đức)…
+ Các nhà nghiên cứu cho rằng có hai trường phái tiêu biểu trong văn học của
thời kỳ này, gồm:
+ Văn học kỵ sĩ: Bắt nguồn từ những câu chuyện lưu truyền trong nhân dân.
Nhân vật chính được xây dựng đầy đủ tính cách của giới kỵ sĩ theo mô típ Ngoan
đạo, tôn thờ người đẹp, dũng cảm trong chiến đấu, nhất là với dị giáo.
+ Văn học thành thị: Bắt đầu từ thế kỷ XII, dòng dân ca, dân gian của
những người thợ thủ công và nông nô ra thành thị được phát triển. Nội dung chống
phong kiến và chống giáo hội. Nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện ngắn trào phúng,
đả kích…
- Thành tựu về nghệ thuật
Thành tựu nghệ thuật nổi bật nhất của thời kỳ này là lãnh vực kiến trúc. Đó là
nghệ thuật Roman và Gô tích.
+ Nghệ thuật Roman (còn gọi là nghệ thuật thôn dã): Các công trình được
xây dựng hoặc ở lối vào một khe lũng hay trên ngọn đồi nổi lên giữa một vùng bằng
phẳng hay giữa một vùng cây xanh tươi. Có nguồn gốc xuất thân từ nghệ thuật kiến
trúc La Mã. Phát triển mạnh từ thế kỷ XI ở các tỉnh miền Nam nước Pháp. Các công
trình tiêu biểu như nhà thờ Saint-Sernin ở Toulouse, Norte-Dame du Port ở
Clermont Ferrad…có dáng vẻ thâm nghiêm và u trầm.
+ Nghệ thuật Gôtích (kiến trúc của thành thị): ra đời từ thế kỷ XII ở kinh đô
nước Pháp với công trình đầu tiên là nhà thờ tu viện Saint – Denis. Nghệ thuật kiến
trúc Gôtích là sự sáng tạo tuyệt vời của các nghệ sĩ Pháp. Kiến trúc nghệ thuật này
nhanh chóng lan ra các thành thị của Tây Âu. Đặc điểm của kiến trúc Gôtích: Vòm
cửa nhọn, nóc nhà nhọn, bên ngoài có tháp cao vút, tường mỏng, cửa sổ lớn được
trang trí bằng nhiều loại kính màu để tạo ánh sáng đầy đủ. Trước cửa có nhiều bức
phù điêu quan trọng.
Lối kiến trúc Gôtích tạo sự uy nghi cho nhà thờ, thể hiện sự giàu có của cư
dân thành thị.
Nghệ thuật kiến trúc Gôtích thích ứng với đặc điểm của thành thị (đông
người, nhộn nhịp, vui vẻ…). Công trình theo kiến trúc Gôtích lớn, chứa nhiều

77
người nhưng thanh thoát với chuẩn bị cất cánh bay lên trên bầu trời cao vời
vợi, gần gũi với con người, không chỉ là nơi đến thực hiện lễ nghi mà còn
giải trí lành mạnh, được trang hoàng lộng lẫy, ánh sáng nhiều làm giảm sự
u trầm mà tăng sự vui vẻ, linh hoạt.
6.2. Phong trào văn hóa Phục hưng
Phục hưng là một phong trào văn hoá ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống trí
thức Châu Âu từ thế kỷ XIV. Bắt đầu ở Italia và lan ra các nước Pháp, Tây
Ban Nha, Anh, Đức, Hà Lan…). Nó gây ảnh hưởng trên văn học, triết học,
nghệ thuật, chính trị, khoa học, lịch sử, tôn giáo, và các mặt khác của đời
sống trí tuệ của châu Âu. Đây là một phong trào không chỉ đơn thuần phục
hồi nền văn hóa cổ đại mà còn mang một nội dung hoàn toàn mới, một ý thức
giai cấp mới.
Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ
đại (văn hóa Hy - La) với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn
học, xã hội, cuộc sống của những tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của
con người đi đến tự do cá nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ
Trung cổ.
Trong nghĩa hẹp hơn Phục Hưng là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật.
6.2.1. Điều kiện lịch sử
- Hoàn cảnh và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
Bước sang giai đoạn hậu kì trung đại, châu Âu có những biến đổi nhiều mặt.
Trong lòng xã hội phong kiến, sức sản xuất phát triển nhanh, khoa học phát triển,
đặc biệt về phát minh trong công nghiệp (luyện thép, nghề in) và các kiến thức về
thiên văn, địa lý, sự phân công lao động giữa các ngành và các vùng sản xuất thúc
đẩy phát triển kinh tế hàng hóa. Đây là điều kiện cho sự hình thành giai cấp tư sản.
Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng.
Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến đang kìm hãm sự phát triển của
giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá của
thời kỳ cổ đại Hy Lạp - La Mã; mặt khác xây dựng nền văn hoá mới, đề cao giá trị
chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kĩ thuật.
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân văn
Chủ nghĩa nhân văn: lấy con người làm trung tâm. Vì vậy, quyền con người –
trước hết là cá nhân được đề cao. Tôn trọng tài năng và sự sáng tạo của con người.
Vì vậy, con người cần được giáo dục để phát triển một cách toàn diện và phải được
sống thoải mái, được quyền hưởng thụ.
Điều này trái ngược với giai cấp phong kiến cho rằng: giá trị của con người
phụ thuộc vào dòng máu – được truyền theo đẳng cấp, trái với Giáo hội lấy Thượng
đế làm trung tâm.
- Theo Sếchxpia (nhà biên kịch vĩ đại của thời kỳ Phục hưng): Con người là
vàng ngọc của vũ trụ, là một công trình tuyệt mỹ ‘ trong hành động giống

78
như thiên thần, vẻ trí tuệ ngang tài Thượng đế, thật là vẻ đẹp của thế gian,
kiểu mẫu của muôn loài”.
- Theo Xéc văng tét / Cervantes tác giả tác phẩm Đông Ki sốt): quyền tự do
của con người là điều quý báu nhất của loài người, những kho vàng trong
lòng đất hay dưới biển khơi cũng không quý bằng
6.2.2. Nội dung của văn hóa Phục hưng
- Kế thừa những di sản tinh hoa cổ đại để phát huy
- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội
- Đề cao giá trị con người trong cuộc sống hiện tại
- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan mới.

 Phong trào Văn hóa Phục hưng tuy có tiếp thu những yếu tố trong văn hóa
Hy – La cổ đại nhưng không phải chỉ làm sống lại di sản quá khứ ấy mà xây dựng
văn hóa mới trên cơ sở nền tảng kinh tế - xã hội mới, hệ tư tưởng mới. Nó mang
tính cách mạng và chống phong kiến một cách sâu sắc và gợi mở định hướng cho
việc xóa bỏ cát cứ để tiến tới việc hình thành dân tộc thống nhất.
6.2.3. Những thành tựu tiêu biểu
- Văn học
Các nhà văn hóa Phục hưng đã dùng tác phẩm văn học tấn công vào chế độ
phong kiến trên nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm gắn liền với
những tác gia nổi tiếng.
Trong đó có 3 người được hợp thành được mệnh danh “Ba tác gia lỗi lạc”
+ Alighiri Dante (1265 - 1321): nhà thơ, là người đi tiên phong trong phong
trào văn học Phục hưng của Ý. Ông xuất thân trong một gia đình kỵ sĩ suy tàn ở
Florencia. Tư tưởng chống Giáo hội và cổ vũ cho thống nhất Ý. Tác phẩm Thần
khúc (100 chương với 3 phần: Địa ngục, Nơi rửa tội và Thiên đường) được viết
trong khoảng 20 năm. Nội dung tác phẩm thể hiện việc các Giáo hoàng, nhà văn
giáo điều của giáo hội xuống chịu tội dưới địa ngục vì sự phản bội, giả dối, đầu
hàng.
+ Petracca (1304 - 1374): nhà thơ trữ tình của chủ nghĩa nhân văn, đề cao
tình yêu lý tưởng, ca tụng sắc đẹp, đòi tự do trong sáng tác, chống lại sự gò bó của
chủ nghĩa kinh điển.
+ Boccaccio (1313 - 1375): nhà văn Ý với truyện ngắn Mười ngày (gồm 100
câu chuyện do 3 chàng kỵ sĩ và 7 cô gái kể cho nhau nghe trong thời gian lánh dịch
ở nông thôn). Nội dung phê phán, chế giễu Giáo hoàng, tăng lữ, lái buôn, quý tộc…
về những thói tham lam, keo kiệt, dâm ô, đạo đức giả…Đồng thời, ông cổ vũ cho
cuộc sống vui vẻ, hưởng mọi khoái lạc trên đời.
+ Francoi Rebelais (1494 – 1553) nhà văn Pháp, tinh thông cả khoa học tự
nhiên, triết học, pháp luật…Tác phẩm tiêu biểu: Cuộc đời không có giá trị của
79
người khổng lồ Gargantua và người con Pantagruel phê phán giới vương công thô
tục đến quan tòa tham tiền, tăng lữ dốt nát, ngu xuẩn. Đề cao giá trị hoạt động của
con người.
+ Miguel de Cervantes (1547 - 1616) nhà văn Tây Ban Nha. Tác phẩm tiêu
biểu DonQuixote phản ánh sinh động về cuộc sống đương thời. Nội dung kể về một
thanh niên có phẩm chất cao quý, muốn chiến đấu với những bất công với tinh thần
dũng cảm nhưng cuồng vọng, phụng sự người đẹp, muốn làm hiệp sĩ để làm nên sự
nghiệp vĩ đại. Thế nhưng, chàng thanh niên không hiểu thực tế, thoát ly cuộc sống
hiện tại nên không có kết quả. Chuyện khôi hài và đáng thương. Qua tác phẩm, mô
tả về sự lỗi thời của giới quý tộc cổ hủ đương thời.
- DonQuixote cỡi ngựa gầy, rong ruổi làm hiệp sĩ, phụng sự người
đẹpDulcinea, lầm tưởng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ, các
đàn cừu là đạo quân dị giáo, những hầu phòng là các bà quý tộc, quán ăn là
các lâu đài. Trong khi DonQuixote phi thực tế thì chàng người hầu Sancho
Panza là hình ảnh tương phản (thông minh, lanh lợi, thực tế, chí công vô tư).
DonQuixote đánh thua Hiệp sĩ Vầng trăng và phải trở về quê cũ.
+ William Shakespeare (1564 – 1616 ) nhà viết kịch vĩ đại người Anh. Ông
để lại 37 vở kịch với nhiều thể loại hài kịch, bi kịch, kịch lịch sử…Những tác phẩm
nổi tiếng như Romeo và Juliet, Hamlet, Othello, Đêm thứ 12 . Tất cả các giới trong
xã hội đương thời đều được ông đưa vào hình tượng nhân vật sân khấu đa dạng.
Phản ánh nhiều mặt của xã hội, con người.
- Nghệ thuật
Nghệ thuật tiêu biểu của thời kỳ Phục hưng là hội họa, điêu khắc, kiến trúc.
Đặc điểm chung là đề tài thường khai thác trong Kinh thánh, thần thoại nhưng nội
dung thể hiện mang tính hiện thực. Thể hiện xu thế hiện thực chủ nghĩa trong sáng
tác.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại
của các nghệ sĩ, đồng thời, nghệ thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung
thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng
mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp.
Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp toàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý
tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và
điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ
sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian
với tính chính xác của toán học.
Thế nhưng, từ giữa thế kỷ XVI, ngay khi nghệ thuật Phục hưng đang phát
triển, đã xuất hiện 1 trường phái nghệ thuật Mannerism/ Kiểu cách. Đây là
trường phái xem như sự phản ứng lại nghệ thuật Phục hưng. Nếu như, các
nghệ sĩ Phục hưng sáng tác trong một tinh thần điềm đạm, thăng bằng, luôn
tôn trong sự hài hòa, tỷ lệ cân xứng thì trường phái Kiểu cách trong tâm
trạng hoài nghi, lưỡng lự. Tác phẩm của họ bất chấp luật phối cảnh, nhìn sự

80
vật theo một góc độ xiên nghiêng, thậm chí vặn vẹo, đường nét hội họa gây
cảm giác mạnh mẽ, màu sắc thấy mong manh và có vẻ như chua chát toát lên
một cảm giác u buồn. Họa sĩ El Greco là đại diện. Nhiều người dùng thuật
ngữ “Phản Phục hưng” chưa thật công bằng với họ. Họ đã nhìn một góc
riêng của chính họ.
- Hội họa
Bước sang thế kỷ XVI, nền nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao và gắn
liền với những tên tuổi của Leonardo da Vinci, Mechelanggelo Buonarroti,
Raphaelo Sanzio.
+ Leonardo da Vinci (1452 – 1519) họa sĩ tài ba, chủ trương lấy con người
làm trung tâm trong sáng tác nghệ thuật; đồng thời là người uyên bác trong nhiều
lãnh vực như nghiên cứu về Toán, Lý, Thiên văn, địa lý, giải phẫu, triết học…Tác
phẩm nghệ thuật của ông thể hiện nội tâm của con người rất sâu sắc. Tác phẩm tiêu
biểu: La Joconde, Bữa tiệc cuối cùng của Chúa, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá…
+Mechelanggelo Buonarroti (1457 - 1564): nhà điêu khắc, hoa sĩ, nhà thơ,
kiến trúc sư nổi tiếng. Là người đầu tiên thiết kế nhà thờ thánh Peter ở La Mã. Ông
là một thiên tài về miêu tả sức mạnh siêu phàm của con người. Những tác phẩm
tranh tiêu biểu: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng…, điêu khắc như:
David, Moisr, Đêm, Người nô lệ bị trói…
+ Raphaelo Sanzio (1483 - 1520): họa sĩ, thể hiện những bức tranh êm dịu,
quang cảnh vui tươi, yên tĩnh, cuộc sống sung túc và những phụ nữ đẹp, hiền hậu,
những trẻ em ngây thơ, bụ bẫm. Tác phẩm tiêu biểu: Cô giá làm vườn xinh đẹp, các
bức tranh về Thánh mẫu.
Sau này, phong trào Phục hưng từ Ý lan rộng, một số hoạc sĩ nổi tiếng xuất
hiện ở các nước như: Luca van Leyden (Hà Lan), Albert Durer (Đức), Le Nain
(Pháp)….
- Phần lớn các bức tranh của nghệ thuật Phục Hưng là các bức tranh thờ và
bích họa có nội dung tôn giáo được vẽ cho nhà thờ, một số tranh với các đề
tài trần tục hay thần thoại không mang tính tôn giáo huyền thoại anh hùng
hay thần thánh, lịch sử Cổ đại) và chân dung cá nhân của những danh nhân
đương thời. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những tranh vẽ phong cảnh và
phong tục đầu tiên, diễn tả cuộc sống thời bấy giờ. Chiều sâu của không gian
được thiết kế hình học một cách chính xác bằng phương pháp phối cảnh.
Thêm vào đó là phương pháp phối cảnh không gian và phối cảnh màu.
Người nghệ sĩ diễn tả cơ thể khỏa thân của con người như nghệ thuật khỏa
thân bằng các tỷ lệ lý tưởng. Cách cấu trúc tranh cân bằng hài hòa và đối
xứng được hỗ trợ bằng những hình dáng tam giác, bán nguyệt hay hình tròn
là phong cách cấu trúc thường được ưa chuộng.
- Điêu khắc
Các nhà điêu khắc Phục Hưng hướng về các tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ
Cổ đại khi sáng tác. Bức tượng được làm mô hình toàn diện, con người được biểu

81
diễn khỏa thân, tư thế đứng. Các nghiên cứu về giải phẫu học được dùng để miêu tả
lại cơ thể con người giống như trong thực tế. Sự sang tạo trong điêu khắc là những
tượng đứng và tượng bán thân. Trên các quảng trường thành phố là các tượng đài
kỷ niệm thí dụ như các tượng kỵ sĩ. Mộ bia cho danh nhân trong và ngoài đạo liên
kết tượng cùng với kiến trúc trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
- Kiến trúc
Có hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi
sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Các công trình xây dựng
Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt
bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như
hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc (như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu
hồi tam giác... ) đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát
triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng
lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà.
Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng
các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn
đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt.
Sang thế kỷ XVII, phương Tây xuất hiện một phong cách nghệ thuật khác là
Baroque. Đặc trưng của phong cách này là thể hiện 1 tinh thần hăng say, ý
thức tán dương ca ngợi cái đẹp một cách mạnh mẽ và gợi cảm. Nếu như
phong cách nghệ thuật Phục hưng là giản dị, thăng bằng và hài hòa, trường
phái Kiểu cách thì hoài nghi, lưỡng lự thì Baroque có dáng vẻ khỏe khoắn,
phô bày như muốn lôi kéo sự chú ý cho mọi người và có tính cường điệu.
Biểu thị 1 sự khẳng định, 1 niềm tin đối với cuộc sống con người nơi trần tục.
Đại diện là các họa sĩ Peter Paul Rubens/ Bỉ (1577 - 1640) với những tranh
có màu sắc rực rỡ, nhân vật sinh động, hình ảnh phụ nữ dáng đẫy đà, da thịt
hồng hào đầy sức sống hay các họa sĩ Hà Lan như Diego Velazquez/ Hà Lan
(1599 - 1660), Frans Hals (1580 - 1666), Rembrandt Van Rijin (1606 - 1669)
- Phong cách Baroque trong kiến trúc đem lại dáng vẻ huy hoàng, khỏe
khoắn, gây cảm xúc mạnh mẽ. Nhiều nhà thờ, cung điện được xây dựng như
khẳng định lại vị thế của Giaó hội, các vua chúa. Cung điệm VERSAILLES
do kiến trúc sư Le Vau & Mansard chủ trì hay những kiến trúc Baroque
trong kinh thành Rome là những minh chứng. Kiến trúc sư nổi tiếng trong
kiến trúc này là Giovani Lozenro Bernini.

- Khoa học tự nhiên


Vào thế kỷ XV, nước Ý trở thành một trung tâm quan trọng của những khám
phá khoa học. Rất nhiều người từ các nơi của châu Âu đến Ý để học tập.
+ Thiên văn học, vật lý
Những luận thuyết đặt ra về nghiên cứu vũ trụ. Đặt biệt, là học thuyết về việc
bác bỏ luận thuyết Trái đất là trung tâm vũ trụ. Một số nhà khoa học tiêu biểu:

82
+ Nicholas Copernicur. Ông là người Ba Lan, đến Ý học và sau đó trở về
Ba Lan nghiên cứu. Ông có công trình Về sự chuyển động quay của các thiên thể
khẳng định Trái đất tự quay xung quanh nó và xung quanh Mặt trời. Vì sợ sự trừng
phạt của Giáo hội nên ông không dám công bố. Năm 1543, khi ông chết, người ta
mới xuất bản công trình này và ông kịp nhìn thấy công trình của mình.
- Ăngghen trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên nhận xét: “Hành vi cách
mạng khoa học tự nhiên dùng để tuyên bố sự độc lập của mình… chính là
việc xuất bản tác phẩm bất hủ trong đó Côpecnic – tuy có phần rụt rè và có
thể nói là chỉ trong khi hấp hối – đã thách thức uy quyền của Giáo hội trong
các vấn đề của giới tự nhiên. Từ đó trở đi khoa học tự nhiên mới bắt đầu
được giải phóng khỏi thần học”
+ Giordano Bruno (1548 - 1600): nhà khoa học Ý, trên luận thuyết của
Copecnic, Ông nghiên cứu và đưa ra những luận điểm: Khẳng định tính chất đúng
của Copecnic và cho rằng Vũ trụ là vô tận, trong vũ trụ có nhiều thái dương hệ khác
ngoài Mặt trời. Mặt trời cũng tự quay xung quanh trục của nó. Tất cả chúng luôn
luôn vận động.
- Trước hết ông là tu sĩ. Sau đó, nghiên cứu và nói lên điều mình nghiên cứu.
Phải trốn tránh xa Ý. Sau bị giăng bẫy và bị bắt. Bảo vệ quan điểm nghiên
cứu khoa học đến cùng. Bị Giáo hội ra án thiêu sống trên trên dàn lửa.
+ Galileo Galilei (1564 - 1642): nhà khoa học vĩ đại của Ý. Ông chế tạo
được kính thiên văn và khám phá các thiên thể khác (những vệ tinh của sao Thiên
vương, sao Mộc, những vòng sáng của sao Thổ và nhiều chấm đen trên Mặt trời).
Từ đó, ông xác định dải Ngân hà là một tập hợp của nhiều thiên thể độc lập với hệ
thống Mặt trời. Ông cho ra đời 2 tác phẩm: Sứ giả của các vì sao và Cuộc đối thoại
của hai hệ thống, ủng hộ học thuyết của Copecnic. Ông cũng là người gợi lên ý
tưởng về định luật rơi thẳng đứng và sự dao động của vật thể.
Bị triệu về Ý và bị tra tấn nhục hình. Ông phải từ bỏ tác phẩm nghiên cứu
của mình. Bị tuyên án tử hìnhvà giam cầm cho đến chết trong cảnh già nua,
bệnh tật.
+ Leonardo da Vinci: nghiên cứu cả về thủy lực học, thủy tĩnh học và có
những ý tưởng về chế tạo tàu lặn dưới nước máy hơi nước, xe thiết giáp dùng trong
chiến tranh
- Y học
Có những thành tựu trong nghiên cứu về con người. Andreas Vesalius
(người Bỉ ) nhưng sống và làm việc tại Ý, được xem là cha đẻ của giải phẫu học.
Thầy thuốc Mundinus đưa giải phẫu học vào đại học Bologne. Michael Servetus
(người Tây Ban Nha) khám phá ra sự tuần hoàn của máu và William Harvey
(người Anh) nghiên cứu về hoạt động tim.
- Kỹ thuật

83
+ Cải tiến guồng nước: nhằm giải quyết năng lượng cho sản xuất thủ công:
đặt dưới dòng nước chảy từ trên cao chứ không chỉ đặt trên sông, đem lại năng
lượng và thuận lợi cho bất kỳ cho cơ sở sản xuất.
+Cải tiến kỹ thuật trong ngành dệt: chế tạo ra chiếc xe kéo sợi thay cho hòn
chì xe chỉ (XIIIE ), xe quay sợi tự động có bàn đạp (XVE), khung cửi nằm nganh
thay cho dựng đứng, chế thuốc nhuộm từ nguyên liệu nhập từ phương Đông thay
cho chỉ một màu chàm trước đây…
+ Tiến bộ trong khai mỏ và luyện kim: dùng bơm bằng sức ngựa hoặc sử
dụng guồng nước để hút nước từ các hầm mỏ thay cho việc chỉ khai thác mỏ nông
(XIIIE), kỹ thuật thông gió trong hầm mỏ, cơ giới hóa việc rửa, nghiền quặng thay
cho thủ công. Chế máy khoan, máy mài và kỹ thuật luyện sắt ít tốn công nhưng chất
lượng cao hơn.
+ Chế tạo ra đại bác: (kế thừa phát minh thuốc súng từ Trung Quốc được
người Ả rập truyền sang), Pháp rồi đến Ý, Anh lần lượt chế vũ khí bằng đồng, cải
tiến đạn từ đá sang sắt (XIVE). Súng bộ binh từ dây dẫn lửa chuyển sang quy lát
(XVIE)).
6.2.4. Ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng
Với tính chất tiến bộ, Phong trào Văn hóa Phục hưng Là bước tiến  kì diệu
trong lịch sử Văn minh Tây Âu nói riêng; đặt nền tảng cho sự phát triển cao hơn của
văn hoá châu Âu và văn hoá của nhân loại
Phong trào được xem là cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng, tấn công vào hệ tư
tưởng lỗi thời của chế độ phong kiến và giáo hội thời trung cổ.
Phong trào đã nêu cao Chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, bước đầu xóa bỏ những
xiềng xích về tư tưởng trói buộc con người, hướng về sự phát triển tự do để hoàn
thiện bản thân.
Văn hoá Phục hưng là một "Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại", đã sản sinh ra
“những người khổng lồ” và những tác phẩm, công trình bất hủ làm phong phú kho
tàng văn hóa của nhân loại. “Những hình thái lẫy lừng của thời đại này đánh tan
những ma quỷ tăm tối thời trung cổ”
6.3. Phong trào cải cách tôn giáo
6.3.1. Nguyên nhân, điều kiện lịch sử
Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa
quần chúng nhân dân mà đại biểu cho họ lúc ấy là tầng lớp thị dân và giai cấp tư
sản đang hình thành với giáo lý Cơ đốc và tổ chức Giáo hội đương thời cả về mặt
vất chất và tinh thần.
Trong thời kỳ trung đại, Giáo hội là một thế lực lớn và có uy quyền bao trùm
ở Tây Âu, không chỉ nắm “phần hồn” mà cả “phần xác” của nhân dân. Là một thế
lực lũng đoạn về tư tưởng cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học, kỹ thuật.
Từ thế kỷ XVI, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành, chiếm ưu thế trong
nền kinh tế thời bấy giờ và tấn công vào nền tảng của xã hội phong kiến. Giai cấp tư
84
sản đang lên một mặt muốn phá bỏ những cản trở nhưng mặt khác cũng muốn dựa
vào thế lực phong kiến và giáo hội để phát triển nên muốn LỚP ÁO TÔN GIÁO
cần được sửa sang cho phù hợp với mục đích, lối sống cho giai cấp mình.
Phong trào Cải cách tôn giáo mang tính quần chúng rộng rãi vì nó liên quan
đến tín ngưỡng, đến đời sống văn hóa tinh thần của mọi người từ giới trí thức đến
tầng lớp nhân dân lao động. Phong trào diễn ra mạnh mẽ ở Đức, Thụy Sĩ và Anh
quốc.
6.3.2. Các cuộc cải cách tiêu biểu
- Cải cách tôn giáo ở Đức
Người khởi xướng: Martin Luther (1483 - 1546). Là Giáo sư thần học.
Chủ trương: Tin vào Thánh Kinh Phúc Âm và con người chỉ đặt niềm tin nơi
Thượng đế chứ không phải Giáo hội. Chống lại việc bán thẻ miễn tội lúc bấy giờ.
Muốn thành lập một Giáo hội đơn giản. Hạn chế những lễ nghi phức tạp, bác bỏ
việc thờ các Thánh, tranh thánh, tượng thánh, việc quỳ gối và làm dấu thánh…Tuy
nhiên, khi phong trào nhân dân nổ ra, ông kêu gọi quần chúng phục tùng vương
triều phong kiến.
- Đánh giá: Mang tính chất tư sản, đả phá tư tưởng phong kiến. Nhưng
không đề ra cách giải quyết yêu cầu xã hội, sử dụng thần học và tôn giáo như một
phương tiện, bị giai cấp phong kiến lợi dụng sự thỏa hiệp để biến thành một công
cụ thống trị mới.
Sau Luther, Thomas Munzer (1490 - 1525): tiếp nối phong trào của Luther
và chủ trương thêm ngoài niềm tin vào Thượng Đế trong Kinh Thánh thì cần phải
có sụ giao cảm trực tiếp để lĩnh hội điều Thượng đế dạy dỗ. Con người Kính Chúa
thì phải thương người ngay “xây dựng vương quốc của Thượng đế” ngay trên thế
gian. Vương quốc này không có giai cấp, không có tư hữu tài sản và không có nhà
nước. Ông ủng hộ nông dân chống phong kiến.
* Phong trào Cải cách tôn giáo ở Đức nổ ra quyết liệt giữa nông dân với
phong kiến và Giáo hội, giữa Tân giáo và Cựu giáo. Đến năm 1555: tôn giáo của
Luther đề xướng mới có được địa vị hợp pháp ở Đức. Sau đó, nhanh chóng lan ra
các quốc gia khác.
- Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ
Người khởi xướng: Ulrich Zwingli (1484 - 1531).
Chủ trương: Phản đối sùng bái các tranh, tượng thánh, đời sống tu sĩ và lệ
nhịn ăn. Nhận thức về việc ban thánh lễ chỉ là hành động tượng trưng cho việc nghĩ
tới Thượng đế và chứng tỏ sự đồng nhất về tinh thần giữa tín hữu và Thượng đế.
Tín hữu có quyền lựa chọn vị lãnh đạo ở nhà thờ, dâng lễ có tính chất tự nguyện
chứ không bắt buộc.
- Người phát triển: Jean Calvin (1509 - 1564). Người Pháp nhưng chạy qua
trú sống tại Thụy Sĩ.

85
- Chủ trương: chống thờ tranh, tượng thánh, công kích thuyết khổ hạnh. Giáo
hội cần theo nguyên tắc dân chủ. Cơ quan quản lý tối cao và địa phương là Hội
đồng tôn giáo hoặc Hội Trưởng lão do mục sư và những người có thế lực của địa
phương hợp thành. Phủ nhận vai trò của Giáo sĩ và tòa thánh La Mã, xóa bỏ nhiều
lễ nghi phiền phức.
- Đánh giá: Tính chất tư sản, thể hiện tính dân chủ, tự do. Công nhận việc
làm giàu và bóc lột lao động là hợp lý. Tôn giáo của Calvin đề xướng truyền bá
nhanh ở các nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển; đặc biệt là Bắc Âu.
Giai cấp tư sản nắm lấy như một thứ vũ khí để tập hợp quần chúng để đấu tranh
chống chế dộ phong kiến.
- Cải cách tôn giáo ở Anh
+ Thành lập Anh Giáo
- Người khởi xướng: nhà vua Henri VIII (1509 - 1547) của Anh quốc.
Trước tình hình cải cách diễn ra mạnh mẽ khắp Tây Âu, nhà vua nhận thấy
cần cải cách để hướng nó đi theo con đường có lợi cho nhà vua, tránh sự
xung đột với quần chúng. Đồng thời, nhân dịp Giáo hoàng chần chừ không
quyết định cho nhà vua ly di vợ là Hoàng hậu Catheeine để lấy vợ khác, vì
hoàng hậu không có con trai để nối dõi. Nhà vua đã hành động Cải cách.
- Chủ trương: Năm 1531, tập họp tăng lữ Anh quốc, tuyên bố cắt đứt quan hệ
tôn giáo với Giáo hội La Mã, thành lập Giáo hội riêng là Anh Giáo. Nhà vua là
người đứng đầu giáo hội. Giáo lý, giáo nghi, phẩm hàm thì vẫn giống như giáo hội
La Mã. Tăng lữ được phép lấy vợ. Tiếng Anh dùng trong các thánh lễ thay cho
tiếng Latinh.
- Đánh giá: Anh giáo thực hất là một hình thức trung gian giữa Tân giáo và
Công giáo. Căn bản vẫn là tôn giáo của lãnh chúa và quý tộc cũ. Những cải cách
nửa vời không làm thỏa mãn giai cấp tư sản.
+ Thành lập Thanh Giáo
Giai cấp tư sản Anh muốn có một tôn giáo mới triệt để hơn, vì vậy, họ tiếp
thu Chủ trươgn của Calvin, đứng ra sáng lập một tôn giáo mới gọi là Thanh giáo
(tôn giáo trong sạch). Thanh giáo xóa bỏ hết tàn dư Công giáo, đơn giản hóa các lễ
nghi, cắt đứt mối quan hệ với Anh giáo, thành lập giáo hội riêng, đứng đầu là các
Trưởng Lão do tín đồ bầu ra.
6.3.3. Kết quả của Phong trào Cải cách tôn giáo
Nửa đầu thế kỷ XVI, ở Tây Âu xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo với
nhiều giáo phái ra đời. Tuy ở những nước khác nhau, có những điểm giáo lý khác
nhau nhưng chúng có điểm chung là: Chủ trương đơn giản hóa các lễ nghi, khẳng
định chính niềm tin của con người vào Thượng đế là nguồn cứu rỗi, chỉ tin vào
Thánh Kinh (Phúc Âm) , xóa bỏ việc thờ các tranh, tượng thánh, cắt đứt quan hệ và
không lệ thuộc với Giáo hoàng và Tòa thánh La Mã, xóa bỏ chế độ độc thân cho các
tăng lữ...

86
Đó là cơ sở cho việc hình thành đạo Tin Lành. Tin Lành bắt nguồn từ chữ
Phúc Âm: có nghĩa là Tin mừng, Tin lành. Ăngghen đã gọi thời kỳ Cải cách tôn
giáo là “Thời kỳ vĩ đại” trong lịch sử nhân loại vì nó đã nã những phát đại bác quyết
định vào thành trì của chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho lịch sử tiến
lên.
6.4. Sự tiếp xúc của các nền văn minh
6.4.1. Thời cổ đại
- Con đường thương mại
Từ khoảng thế kỷ thứ XI TCN, người Phênixi đã thực hiện những chuyến
buôn bán khắp vùng Địa Trung Hải, họ chiếm được nhiều đất đai ở đây để làm
thuộc địa.
Thế kỷ IX, VIII TCN, người Hy Lạp học tập hệ thống chữ cái của người
Phênixin để đặt ra chữ Hy Lạp. Về sau, từ chữ Hy Lạp đã phát triển thành chữ
Xlavơ và chữ La tinh.
Thế kỷ thứ II TCN, hàng lụa nổi tiếng của người Trung Quốc đến với phương
Tây qua “con đường tơ lụa” (từ TQ Trung Á, Tây Á Địa Trung hải).
- Con đường du lịch
Thế kỷ VI TCN, một số nhà khoa học Hy Lạp như Talét, Pitago đã thực hiện
những chuyến du lịch đến Lưỡng Hà, Ai Cập nên tiếp thu được những thành tựu
toán học của các quốc gia này trong nghiên cứu về toán học.
Thế kỷ V TCN, nhà sử học Hy Lạp Hêrôđốt đi du lịch nhiều nơi ở phương
Đông, tiếp thu nhiều nguồn tư liệu nên đã biên soạn nhiều sách lịch sử Atxiri,
Babilon, Ai cập, ghi lại việc xây dựng Kim tự tháp.
- Hoạt động chiến tranh
Cuối thế kỷ IV TCN, Alếchxăngđrơ Mackêđônia chinh phục phương Đông
đến Tây bắc Ấn Độ. Hệ quả khách quan thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các
khu vực. Sau khi đế quốc Mackêđônia tan rã, nhiều quốc gia ở Tây Á, đông bắc
châu Phi hình thành bị Hy Lạp hóa. Nhiều cứ điểm quân sự do Alếchxăngđrơ thành
lập ở phương Đông trở thành những thành bang.
- Hoạt động nghiên cứu
Năm 45 TCN, Ceasar – hoàng đế La Mã mời nhà toán học, thiên văn học Ai
Cập là Sosigène (Sodigien) dựa vào lịch Ai Cập để cải cách lịch La Mã.
6.4.2. Thời trung đại
- Con đường thương mại
Thế kỷ VIII, đế quốc rộng lớn của người Ả rập với vị trí địa lý trải dài từ
sông Ấn đến Tây Ban Nha đã trở thành chiếc câu nối thông thương giữa phương
Đông và phương Tây. Người Ả rập đưa vải, lụa, hương liệu…từ phường Đông sang
phương Tây và đem chữ số của Ấn Độ, phát minh về giấy, nghề in, thuốc sung, la
bàn của Trung Quốc sang phương Tây.
87
- Hoạt động chiến tranh
Từ đầu thế kỷ XI – XIII, các đoàn kỵ sĩ ở phương Tây đã tiến hành 8 cuộc
viễn chinh sang phương Đông (Lịch sử gọi là phong trào Thập tự chinh). Các cuộc
viễn chinh đã gây nhiều thảm họa song cũng thúc đẩy sự gtiếp xúc văn minh
phương Đông và phương Tây. Các nghề của phương Đông như làm giấy, làm thủy
tinh, chế thuốc súng, nghề dệt, luyện kim, cách trồng những loại cây (lúa, kiều
mạch, chanh, dưa hấu…) được truyền qua phương Tây.
Đồng thời, giai cấp phong kiến phương Tây học tập các nghi thức cung đình,
cách để tóc râu của người phương Đông. Những thức ăn phương Tây bắt đầu sử
dụng những gia vị phương Đông. Đồ dùng như kiếm học theo cách khảm đồng,
vàng hay ngà voi của phương Đông
- Bằng sự cộng tác nghiên cứu
Maccô Pôlô (1254 - 1324) là con của một nhà buôn Vênêxia. Năm 1275, ông
đến Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong làm quan trong vòng 16 năm. Ông đi
đường bộ qua Mông Cổ đến Trung Quốc, sau đó đi về bằng đường biển qua
Sumatơra (Inđônêsia). Ông gia nhập quân đội, bị bắt, làm tù binh. Trong khoảng
thời gian này, ông kể lại những điều mắt thấy tai nghe về địa lý, con người, sản
phẩm, của cải… của một số nước trên hành trình du ký. Mặc dầu có những điểm
khoác lác, song cũng góp phần làm cho văn minh phương Đông, phương Tây có dịp
tiếp xúc với nhau qua bộ sách được công bố Du ký của Maccô Pôlô.
- Những phát kiến địa lý Thời trung đại
Vào thế kỷ XV – XVI, sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ của Tây Âu
đòi hỏi việc tìm kiếm mở rộng thị trường khỏi châu Âu; đặc biệt là hướng về
phương Đông. Trên cơ sở kế thừa của thành tựu khoa học thế giới: nhận
thức thế giới hình cầu, biết sử dụng la bàn của người Trung Quốc, bản đồ
của người Hy Lạp, tàu biển của người Ảrập, ở châu Âu đã sáng chế ra hải
bàn, có kỹ thuật đóng tàu với hệ thống buồm và bánh lái và cơ sở vật chất
đảm bảo ….đã thúc đẩy cho những phát kiến địa lý tạo điều kiện các nền văn
hóa được tiếp xúc với nhau.
+ Phát kiến địa lý của người Bồ Đào Nha
Bồ Đào Nha ở cực tây nam châu Âu tiếp giáp với Đại Tây dương và bờ biển
châu Phi, có nhiều thủy thủ gan dạ và tầng lớp quý tộc thượng võ, hiếu chiến được
rèn luyện trong các cuộc chống lại sự xâm lược của người Ả rập. Sau khi đánh đuổi
được người Hồi giáo, người Bồ Đào Nha bắt đầu tập trung sức lực cho những cuộc
thám hiểm.
Năm 1415, hoàng tử Henri (1393 - 1460) sáng lập trường Hàng hải, thiên văn
và địa lý. Từ năm 1416, mỗi năm tỏ chức 1 đoàn thám hiểm. Cứ thế, họ từng bước
thu thập thông tin và mở rộng các cuộc tham hiểm về sau. Nhưng phải mất 82 năm,
người Bồ Đào Nha mới sang đến được Ấn Độ (1416 -1498). Trong các chuyến đi
đó, có 2 cuộc thám hiểm lớn của Dias (1450 - 1500) và của Vasco da Gama (1469 -
1524).

88
Năm 1457, Dias vượt qua mỏm cực nam châu Phi. Vì ở đây vừa rộng và sóng
to nên ông đặt tên là mũi Bão Táp. Sau nhìn thấy bờ phía Đông và hy vọng sang
được Ấn Độ do có nhiều hoa tiêu người Hồi giáo hứa dẫn đường nên ông đổi tên
thành Hảo Vọng.
Tháng 7/1497, một cuộc thám hiểm do với 3 thuyền lớn, 160 thủy thủ do
Vasco da Gama chỉ huy. Từ bờ biển châu Phi đoàn thám hiểm bị bão đẩy sang tới
Braxin. Sau đó vược mũi Hảo Vọng và đi vào Ấn Độ, chạm trán với người Ả rập.
Ngày 20/5/1498, họ đến Calicút (Ấn Độ), mở ra con đường sang châu Á. Bồ Đào
Nha độc chiếm con đường hàng hải này và đi dần về phía Đông, đến Trung Quốc
năm 1517, Nhật 1542.
- Phát kiến địa lý của người Tây Ban Nha
+ Christopher Colombus (1451 - 1506)
Nhân vật khởi xướng cho những cuộc phát kiến là Christopher Colombus. Là
người Ý sống ở Bồ Đào Nha. Vương triều Tây Ban Nha giúp đỡ Colombus đi tìm
vùng đất mới.
Chuyến thứ nhất vào ngày 3/8/1492: đoàn 3 chiếc thuyền với 90 thủy thủ đi
về phía Tây. Sau 70 ngày lênh đênh trên biển, họ đặt chân lên đảo San Salvador và
nhiều hòn đảo khác ở vùng biển Caribê. Sau này, Colombus tổ chức thêm 3
cuộc thám hiểm vào các năm 1493, 1498, 1502 đến vùng đất mới này, nhưng gặp
thổ dân không nói tiếng Ả rập, không có sản vật như người Bồ Đào Nha mang về từ
Ấn Độ. Mặc dầu nghi ngờ nhưng cứ lầm tưởng là vùng phía Tây châu Á, gần Ấn
Độ nên đặt tên là Tây Ân, gọi cư dân ở đây là Indian.
+ Amerigo Vespucci
Một nhà thám hiểm người Ý khác là Amerigo Vespucci sau 4 lần thám hiểm
(1497, 1499, 1501, 1503) đến vùng đất mà Colombus đã đến, ông khẳng định: đây
không phải là châu Á mà là hoàn toàn là vùng đất mới phát hiện. Ông công bố sách
và bản đồ lục địa mới lấy tên ông là America (châu Mỹ)
+ Ferdinan de Magellan (1480 - 1521)
Ngày 20/5/1519, đoàn thám hiểm với 5 thuyền, 256 thủy thủ từ Tây Ban Nha
vượt Đại Tây dương đến bờ biển Braxin, tiến lên cực nam châu Mỹ. Ông phát hiện
ra một eo biển dài và hẹp (sau này đặt theo tên của ông). Sau hơn 1 tháng vượt qua
eo biển, đoàn thám hiểm ngược lên phía Bắc theo dọc bờ Tây nam của châu Mỹ,
tiến vào đại dương mới. Để ghi nhớ cuộc hành trình sóng yên biển lặng này trong 3
tháng 20 ngày, ông đặt tên đại dương này la Thái Bình Dương.
Ngày 16/3/1521: đoàn thám hiểm đến vùng đất Philippin. Trong một cuộc
đụng độ với thổ dân tại đây, Magellan chết.
Bác – Bốt tiếp tục chỉ huy đoàn thám hiểm theo hành trình qua mũi Hảo
Vọng và trở về Tây Ban Nha ngày 6/9/1522. Đoàn thám hiểm chỉ còn 18 người.
Xét theo hành trình của đoàn thám hiểm này, đây là chuyến đi vòng quanh
trái đất đầu tiên của con người.

89
+ Kết quả và Ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lý
* Tích cực:
Bên cạnh đem lại những kết quả cho các nước tổ chức thám hiểm về nguồn
lợi nhuận, hàng hóa, thương mại sau này, các cuộc phát kiến địa lý đã đem lại
những kết quả và có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử nhân loại:
Tìm ra một lục địa mới (châu Mỹ) và một đại dương mới (Thái Bình Dương)
Tìm ra những con đường hàng hải đi đến các châu lục
Mở ra khả năng giao lưu kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện tiếp xúc các nền văn
minh
Tạo điều kiện phát triển các ngành địa lý, thiên văn học, hàng hải…
Bác bỏ những sai lầm trong quan niệm về thế giới của Giaó hội đương thời.
* Tiêu cực:
Sự hủy diệt về nhân mạng trong những cuộc đụng độ, tàn phá về vật chất và
giá trị di sản các nền văn minh khác.
Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân tàn bạo đối với các dân tộc
bị áp bức, tạo nên một “vết nhơ” trong lịch sử văn minh nhân loại.

90
Phần 7

VĂN MINH THẾ GIỚI CẬN ĐẠI


7.1. Cách mạng công nghiệp

91
II. Các nền văn minh cổ ở châu Mỹ
II.1. Nền văn minh Maya
Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ được xây dựng bởi người Maya,
một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây đã từng sinh sống ở bán
đảo Yucatan của Trung Mỹ, thuộc đông nam Mexico, Bắc Guatemala và
Honduras ngày nay. Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không chỉ về lĩnh
vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học,
thiên văn học và tính toán thời gian.
a. Sơ lược văn minh Maya:
Vào khoảng thế kỷ thứ I SCN, các quốc gia cổ đại của người Maya được
thành lập. Phần lớn các quốc gia người Maya bị diệt vong do nhiều lý do ở vào
khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo
Yucatán, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm
chiếm vùng này vào thế kỷ 16. Sự xâm lược của Tây Ban Nha Tây Ban Nha xâm
lược Yucatán bắt đầu năm 1511 và sau 170 năm thì hoàn thành việc chinh phục.
Hậu quả của cuộc xâm lăng đã tàn phá rất nhiều các di sản của người Maya.
Nền kinh tế của người Maya chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí hậu. Các sản phẩm trồng trọt của người Maya
chủ yếu là ngô, đậu, cà chua, bí đỏ, ca cao... Người Maya cũng lấy chăn nuôi làm
sản phẩm chính sau trồng trọt. Họ chăn nuôi các loại động vật như, chó, gà, hươu,
nai, chim, ong mật... Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Maya cũng đạt đến
một trình độ rất cao như dệt, đồ đá, đồ gốm, thêu thùa trên đồ trang sức. Ngoài ra,
người Maya còn biết làm muối với những khu vực rộng lớn và độc đáo.
b. Những thành tựu tiêu biểu
+ Xã hội và thể chế chính trị
Thể chế liên bang gồm các vương quốc nhỏ (ajawil, ajawlel, ajawlil) đứng
đầu bởi truyền thống cha truyền con nối – ajaw. Đứng đầu nhà nước là Khalatlvinic
– có quyền lực tối cao. Giai cấp thống trị gồm những người có chức sắc, quý tộc
quân sự và tăng lữ. Giai cấp dưới là dân tự do và nô lệ.
+ Tín ngưỡng tôn giáo

Đóng vai trò quan trọng trong đời nsống người Maya. Thờ nhiều vị thần tự
nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Trong đó, thần Mặt Trời và Thần Mặt
trăng, Thần Mưa là quan trọng nhất và được thờ tại nhiều đền.
+ Chữ viết:
Người Mayya sáng tạo ra một hệ thống văn tự đa dạng với hơn 1.000 kí hiệu
kết hợp
Khi làm chủ vùng đất này, lấy cớ những văn tự Maya là sản phẩm của quỷ giữa
Sătang nên vị giáo chủ người Tây Ban Nha là Diego da Landa ra lệnh đốt hết hình
các văn tự cổ Maya). thức
tượng âm và tượng hình.

92
+ Kiến trúc nghệ thuật
Kiến trúc nghệ thuật là một thành tựu quan trọng của người Maya. Kiến trúc
của người Maya có hàng ngìn năm tuổi, rất đa dạng và kỳ vĩ với những thành phố
và đền đài kiểu kim tự tháp có bậc ở khắp lãnh thổ Nam Mỹ. Các thành phố tiêu
biểu như: Tê-ô-toan-canh, Côpan, Chicali…được xây dựng trong những thời gian
khác nhau nhưng thành phố nào cũng là những tổ hợp kiến trúc bằng đá, bao gồm
cung điện, nhà ở, đền thờ và sân vận động. Trên các công trình kiến trúc, những họa
tiết hoa văn, bức chạm, tượng…được người Mayya thực hiện tinh tế, sắc sảo.
Kim tự tháp Mặt trời ở thành phố Tê-ô -toan-canh là một công trình độc
đáo. Hằng năm, vào lúc 12 giờ ngày 21/6, ánh sáng Mặt trời chiếu rọi khắp
bốn mặt tháp, khi đó bóng của tháp trùng vào chân đế tháp.

+ Khoa học kỹ thuật


- Thiên văn học:
Người Maya có tri thức thiên văn, dựa trên sự quan sát hoạt động, di chuyển
của các thiên thể, Mặt trời, mặt trăng…đã biết dùng hệ thống lịch tính ngày, tháng
trong năm (tương ứng với số ngày của năm với hệ thống thời gian hiện nay). Người
Maya xác định chính xác độ dài của một năm, thời gian Trái Đất quay hết một vòng
quanh Mặt Trời là 365 ngày.
Dựa trên hệ thống lịch, người Maya thường xây các thánh đường theo nguyên
tắc: mỗi ngày trong tháng tương ứng với 1 bậc thang, mỗi tháng ứng với 1 tầng, còn
bậc thang cuối cùng trên đỉnh ứng với ngày thứ 365.

- Toán học:
Hệ số đếm của người Maya được sáng tạo trên đầu ngón tay và chân với cơ
số từ 1 đến 20. Ví dụ trong tiếng Quiche, từ chỉ số 20 là huvinak –có nghĩa là toàn
thân. Cách đếm này phản ánh trong hệ đếm thập phân. Ngoài ra, người Maya đã
phát triển khái niệm "số 0" vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm.
- Ví dụ: 11 là hunlahuh hun: 1 + lahuh: 10

Chữ số của người Maya, có số 0

- Kỹ thuật
93
Nền văn minh Maya có nhiều thành tự trong lĩnh vực kỹ thật công nghệ. Một
kỹ thật nổi trội của người Maya là biết sử dụng và chế biến cao su đã lưu hóa vào
các dụng cụ và thể thao hàng ngày. Người Maya gây kinh ngạc cho những người
Tây Ban Nha thời kỳ đầu ở các trò chơi bằng bóng cao su và sức khỏe của dân da
đỏ rất tốt. Những sân chơi bóng của người Maya khổng lồ và có số lượng người
tham gia và đến xem cổ vũ rất lớn, một sinh hoạt có tính cộng đồng rất cao. Người
Maya biết sử dụng cao su bọc lót cho các dụng cụ có tay cầm như, dao, vũ khí... và
biết làm ra những đôi giày từ cao su không thấm nước.
Người Maya biết nắm chắc kỹ thuật làm muối và sử dụng chúng như những hàng
hóa để trao đổi với các cư dân khác trong vùng.
II.2. Nền văn minh Inca
a. Sơ lược văn minh Inca
Vào thời kỳ trước khi Christopher Columbus đến châu Mỹ, ở Nam Mỹ từng
tồn tại nền văn minh cổ đại lâu đời của người thổ dân châu Mỹ, gọi là nền văn
minh Andes. Nền văn minh này có phạm vi phát triển trên một phạm vi rộng lớn,
nằm giữa bờ biển Thái Bình Dương và dãy núi Andes ở Nam Mỹ, trải dài từ vĩ độ
Nam 2 đến vĩ độ Nam 34, thuộc lãnh thổ các nước Peru, Bolivia, Colombia,
Ecuador và Chile ngày nay.
Lịch sử văn minh khởi điểm Inca có thể được xem rằng cách ngày nay
khoảng 1.000 năm. Người Inca thống trị dãy Andes. Trải qua 13 đời vua (hoàng
đế), đế chế Inca không ngừng được mở rộng. Người Inca tự gọi đế chế của mình là
Tawantin Suyu trong tiếng Quechua của có nghĩa là "bốn vùng hợp nhất". Nó trải
dài từ bắc tới nam dọc theo dãy Andes từ Colombia đến Chile và tây sang đông từ
vùng khô cằn của vùng duyên hải Atcama đến vùng ẩm ướt của rừng nhiệt đới
Amazon. Vùng Cuzco (Peru ngày nay) được xem là trung tâm quyền lực của Đế chế
Inca.
Năm 1532, bị người Tây Ban Nha xâm chiếm và những giá trị di sản bị tàn
phá nặng nề.
Đế chế Inca được xem như một xã hội văn minh thời bấy giờ ở vùng Andes.
b. Những thành tựu tiêu biểu
+ Xã hội và thể chế chính trị
Xã hội Inca cấu thành bởi các ayllu, là những tộc gia đình cùng sống và làm
việc với nhau. Mỗi ayllu có một thủ lĩnh gọi là curaca (hay kuraqa).
Trong cấu trúc xã hội của người Inca, người lãnh đạo tối cao của đất nước
được gọi là Sapa Inca. Vị trí quyền lực thứ hai thuộc về các thầy tu tối cao và những
người chỉ huy quân đội. Tiếp đến là bốn apo, những người chỉ huy quân đội của bốn
vùng. Giai tầng cấp dưới là dân tự do và nô lệ.
Tổ chức hành chính thành các khu rất chặt chẽ. Chia thành các đơn vị như 10
nhà, 100 nhà, 1.000 nhà để quản lý. Mỗi khu lớn đặt các phó vương quản lý do
hoàng gia chỉ định.
+ Tín ngưỡng tôn giáo

Người Inca tin rằng tổ tiên họ xuất hiện từ lòng đất, nên đã chia mặt đất thành
4 phần được phân biệt với các loài cây, các loài động vật và các tôn giáo khác. Họ

94
tôn thờ nhiều thần nhưng chủ yếu là thần Mặt trời. Trong nhiều trường hợp nghi lễ ,
họ dùng người để hiến tế khi có sự kiện quan trọng.
+ Chữ viết
Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy người Inca có 2 hệ thống chữ viết
- Văn tự thắt nút/Kipu là những văn tự nhằm ước lệ những ký hiệu và truyền
đạt tri thức. Kipu gồm dây thừng và những miếng da gắn vào đó. Màu của miếng
da dùng để chỉ đối tượng, số các nút thắt chỉ về đối tượng hoặc đơn vị đo lường hay
thời gian.
- Nút càng to sự việc càng quan trọng, nút gần dây thừng ngang thì sự việc
càng cấp bách, dây màu đén biểu thị sự chết chóc, màu trắng biểu thị hòa bình,
màu đỏ biểu thị chiến tranh

- Văn tự tượng hình: bao gồm những ký hiệu đặc biệt và thường được viết
trên những chiếc cốc bằng gỗ hay thêu trên các tấm vải thô…Loại văn tự này chỉ có
tầng lớp cấp trên sử dụng và bảo vệ một cách bí mật trong đền đài, cung điện.
+ Kiến trúc nghệ thuật
Có những đền đài kiến trúc vĩ đại, được xây dựng bằng những tảng đá hoa
cương nặng hàng trăm tấn, kỹ thuật lắp ghép chính xác cao độ. Ngôi đền thờ Thần
Mặt trời ở Cuzco (Peru) là một trung tâm kiến trúc độc đáo. Một số Kim tự tháp
được người Inca xây dựng để thờ thần linh, xây theo lối nhiều tầng và có kích thước
đồ sộ
- Mái đền được lợp bằng vàng, các bức tường và trần đền trang trí bằng
những tấm vàng. Bộ mặt của thần Mặt trời thể hiện hình chiếc đĩa bằng vàng với
đôi mắt là ngọc quý. Nhiều tượng người, chim thú đều bằng vàng...
- Kim tự tháp Paraiso (Pêru) được xây bằng 200.000 tấn các khối đá
vuông…Những lăng tẩm hình chữ U cao trên 10 tầng

+ Khoa học kỹ thuật


- Thiên văn học: Quan sát sự chuyển dịch Mặt trời, mặt trăng, các hành tinh
trong vũ trụ để dự đoán thời tiết, dùng thuật chiêm tinh ứng xem cho vua chúa hay
định giờ cho các nghi lễ tín ngưỡng.
Quan niệm về vũ trụ còn thể hiện trong việc xây dựng các thành phố với hệ
thống đường xá, nhà cửa tương ứng những trục thẳng với sự vận động của vũ trụ.
- Toán học: người Inca có tri thức về số học và hình học trong việc đo đạc
ruộng đất, nhà cửa và sử dụng kỹ thuật kỹ thuật xây dựng những công trình kiến
trúc đền đài, thành phố...
- Sản xuất: Sử dụng kỹ thuật thủy lợi mương rãnh trên ruộng bậc thang
- Y khoa: Người Inca có nhiều kiến thức trong y khoa, họ đã có thể thực hiện
việc giãi phẫu đầu của người. Biew61t chế tạo và sử dụng dược tính như dùng lá

95
cây coca được để làm giảm đói và giảm đau (vẫn còn được phổ biến rất rộng rãi cho
đến ngày nay tại vùng núi Andes. Những người Casqui đã nhai lá coca để có thêm
năng lượng nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chạy đưa tin trong khắp trong vương
quốc) dùng vỏ cây tiêu Peru (Schinus molle) đã được nấu còn ấm để đắp lên vết
thương.

II.3. Nền văn minh Aztec


a. Sơ lược lịch sử
Người Aztec là một bộ tộc da đỏ sống ở Bắc Mỹ, di cứ xuống Trung Mỹ.
Năm 1200, người Aztec di chuyển đến định cư ở miền trung Mexico. Tại đây, họ
thành lập quốc gia rồi nhanh chónh đưa đất nước mình hưng thịnh vào cuối thế kỷ
XIV đầu XV. Năm 1325, người Aztec xây dựng thành phố kinh đô của mình, gọi là
Tenochtitlan. Tenochtitlan trở nên một thành phố ấn tượng với các kênh đào, dinh
thự, kim tự tháp và nhà cửa. Thậm chí có cả sở thú.
Sau 200 năm tồn tại, quốc gia này chịu chung số phận của vùng châu Mỹ khi
những đội quân Tây Ban Nha xâm chiếm. Vào tháng tám năm 1521, nhà thám hiểm
người Tây Ban Nha là Hernan Cortes đã đổ bộ lên bờ biển phía tây của Mexico với
khoảng 600 người đã đánh bại đế chế Aztec.
b. Những thành tựu tiêu biểu
+ Xã hội và thể chế chính trị
Xã hội phân hóa thành hai giai cấp chủ yếu: chủ nô và nô lệ. Giai cấp nô lệ
chiếm số lượng đông đảo, gồm những tù binh, tội phạm và những người bị đem đi
mua bán.
Đứng đầu nhà nước có quyền lực rất lớn và được thần thánh hóa. Phía dưới là
giới quý tộc và tăng lữ.
+ Khoa học và Văn hóa nghệ thuật
Tri thức về khoa học của người Aztec thể hiện tới trình độ cao. Họ biết đến
hệ thống lịch như chia mỗi năm 365 ngày, chia làm 18 tháng và mỗi tháng 20 ngày,
cuối năm có 5 ngày bổ sung vào.
Kỹ thuật luyện kim, đặc biệt nghề chế tạo kim hoàn với những sản phẩm độc
đáo, có giá trị nghệ thuật, trang trị trong các đền đài, lăng tẩm.
Kiến trúc phát triển, đặc biệt là các công trình xây dựng. Tenochtitlan - thủ
đô cổ của người Aztec là 1 thành phố đồ sộ với nhiều công trình. Thành phố xây
dựng giữa hồ lớn, có các kênh đào đồng tâm bao quanh và được nối vào bờ bởi
những con đập. Trong thành phố có những ngọn tháp và đền đài kiên cố, quy mô
được trang hoàng bởi kim loại vàng.
Kim tự tháp Môteaban vượt xa các Kim tự tháp Ai cập về diện tích và khối
lượng.

III. Các nền văn minh châu Á


III.1. Văn minh Đông Nam Á
a. Điều kiện tự nhiên

96
Đông Nam Á nằm ở phía đông nam lục địa Á-Âu, bao gồm một hệ thống các
bán đảo, đảo và quần đảo, các biển và vịnh xen kẽ nhau, chạy dài suốt từ Thái Bình
Dương đến Ấn Độ Dương.
Tổng diện tích khoảng 4 triệu km2. Bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanmar (Miến Điện), Malaysia, Philippines/ (7.107 đảo),
Indonesia / (13.677 đảo), Singapore, Brunei, Đông Timor. Trong đó, 5 nước nằm
trên quần đảo Malay (khu vực hải đảo) và 5 nước nằm trên bán đảo Trung Ấn (khu
vực lục địa).
Đặc điểm khí hậu nổi bật nhất là tính chất gió mùa nóng và ẩm. Khu vực
được mệnh danh là “châu Á gió mùa” này mỗi năm thường có 2 mùa tương đối rõ
rệt: mùa khô mát, mùa mưa nóng và ẩm. Là nơi có độ ẩm cao nhất thế giới.
Đông Nam Á thành thiên đường của thế giới thực vật, đặc biệt là cây lúa
nước, cây lương thực số một của nhân loại. Là cái nôi của cây lúa nước và là một
trong 5 trung tâm cây trồng lớn nhất thế giới (thuần dưỡng một số cây riêng: cây
bầu, cây khoai, chuối, mít, gừng, tre-văn hóa tre).Tạo nên nền văn minh thực vật
hay nền văn minh lúa nước. Hai trong 3 nước xuất khẩu lúa lớn nhất thế giới nằm
trong khu vực này (Thái Lan, Việt Nam).
Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là giao thông
vận tải. Phần lớn nằm ở bán đảo Trung Ấn: sông Mekong (dài 4.500km, đoạn chảy
trong khu vực Đông Nam Á dài 2.600km), sông Saluen (3.200km), sông Irawadi
(2.150km), sông Menam (1.200km).
Khá giàu có về khoáng sản: sắt, đồng, kẽm, chì, thiếc…
Có một vị trí đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế, được coi như
một “hành lang” hay “chiếc cầu nối Đông-Tây”, nối Đông Á (Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên) với Tây Âu và châu Phi. Nằm trọn” giữa hai đại dương lớn: Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Malaca được ví như kênh đào Suez.
b. Nguồn gốc cư dân
Vào thời kỳ đồ đá giữa (cách nay khoảng 10.000 năm), một dòng người thuộc
chủng Mongoloid từ vùng lục địa châu Á (Tây Tạng) di cư về hướng đông nam và
dừng lại ở khu vực mà nay là bán đảo Trung Ấn. Tại đây diễn ra sự hợp chủng với
cư dân Melanesien bản địa, tạo thành chủng Indonesien (Mã Lai cổ) với nước da
ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp. Từ đây người Indonesien lan tỏa ra cư
trú trên toàn địa bàn Đông Nam Á (phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang
Assam của Ấn Độ, phía đông tới vùng quần đảo Philippines và phía nam tới các hải
đảo Indonesia.
Trải qua hàng ngàn năm, chủng Indonesien lại phần thành 2 chủng mới:
Austroasiatique và Austronesien.
+ Chủng Austroasiatique được hình thành vào cuối thời đá mới, đầu thời đại
đồ đồng. Cư trú ở nam Trung Hoa và bắc đảo Trung Ấn (từ nam sông Dương Tử
đến lưu vực sông Hồng).
+ Chủng Austronesien được hình thành ở phía nam, dọc theo dãi Trường Sơn
và tiếp về phía hải đảo, chính là những người nói ngôn ngữ Nam Đảo hiện nay
(Chăm, Raglai, Êđê, Giarai, Churu…)
c. Những thành tựu văn minh chủ yếu

97
Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một
nền văn hóa có chung cội nguồn. Đông Nam Á có những nét chung một nền tảng
văn hóa Nam Á (cơ tầng văn hóa), lấy sản xuất nông nghiệp làm phương thức hoạt
động kinh tế là chính, trong đó nông nghiệp lúa nước là chính. Tạo nên “sự thống
nhất trong đa dạng” trong đời sống văn hóa: thần thoại, lễ hội, phong tục tập quán,
âm nhạc, nghệ thuật, múa hát…
+ Chữ viết
Trên cơ sở tiếp nhận chữ cổ của văn minh Ấn Độ và Trung Quốc, các dân tộc
Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
Chữ Pali-Sanskrit (chữ Phạn) vào các nước Đông Nam Á từ đầu Công
nguyên. Chữ Pali-Sanskrit vào Champa sớm nhất (bia Võ Cạnh ở Khánh Hòa thế kỷ
III-IV), được cải biến để phù hợp với ngôn ngữ Chăm, dùng để ghi chép kinh thánh
và trao đổi thư từ.
Chữ Khmer có nguồn gốc từ chữ viết ở miền Nam Ấn Độ được đưa vào đây
từ thế kỷ thứ II.
Chữ Pali-Sanskrit cũng được đưa vào các quốc gia hải đảo khá sớm
(Indonesia thế kỷ IV).
Chữ Thái cổ ra đời từ năm 1283, do người Shan ở Miến Điện mang đến. Mà
chữ Shan ở bắc Miến Điện chính là chữ Pegu cổ xuất hiện vào đầu Công nguyên,
trên cơ sở chữ cổ Ấn Độ.
Chữ Miến Điện cổ xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI, bắt nguồn từ chữ Môn cổ
vốn có từ khoảng thế kỷ IV và cũng có nguồn gốc từ chữ cổ Ấn Độ.
Chữ Lào có từ năm 1353, được xây dựng trên cở sở chữ Thái cổ và đơn giản
hơn nhiều.
Chữ Nôm của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc.
Chữ Ả rập chuyển tải nội dung của Hồi giáo, du nhập vào Malaysia,
Indonesia và có ảnh hưởng đáng kể vào các thế kỷ XIV-XV.
Với sự can thiệp của phương Tây vào Đông Nam Á, chữ viết của một số
quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa. Đây là chữ ghi âm,
dùng con chữ Latinh nên dễ đọc, dễ nhớ (Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines,
Việt Nam). Trong đó, chữ quốc ngữ của Việt Nam ra đời sớm nhất (đầu thế kỷ
XVI), các quốc gia hải đảo (đầu thế kỷ XIX-XX). Âm, dùng con chữ Latinh nên dễ
đọc, dễ nhớ (Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines, Việt Nam). Trong đó, chữ
quốc ngữ của Việt Nam ra đời sớm nhất (đầu thế kỷ XVI), các quốc gia hải đảo
(đầu thế kỷ XIX-XX).
+ Tín ngưỡng bản địa
Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lý, cùng có chung một cơ tầng
văn hóa là nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á đều có chung một số yếu tố
tín ngường bản địa như nhau: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực,
tín ngưỡng sùng bái linh hồn…Điểm chung nhất là đều xuất phát từ học thuyết vạn
vật hữu linh (tín ngưỡng vật linh), nghĩa là mọi vật (cả con người, động vật, thực
vật, vật vô sinh) đều có linh hồn. Linh hồn biết tất cả những gì mà con người đang
làm và linh có thể giúp đỡ họ mọi việc ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là những lúc con

98
người ở vào tình thế nguy nan. Vì vậy, thờ cúng các linh hồn được coi là bổn phận
của con người.
* Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó sùng bái tự nhiên là điều tất yếu đối
với cư dân Đông Nam Á.
Ngay từ thời xưa, con người đã phát hiện ra tầm quan trọng của năng lượng
mặt trời đối với cuộc sống, do vậy tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có tục thờ
mặt trời (giữa trống đồng là hình mặt trời nhiều cánh, thạp đồng).
Gắn liền với công việc đồng áng của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á là đất
và nước. Hai vị thần tối cao này được thờ ở khắp nơi. Người ta cúng lễ thần Nước,
cầu mong thần ban phát nước để đồng ruộng, cây cỏ tốt tươi.

Thái Lan lễ tạ ơn Mẹ Nước vào 15-10 âm lịch, Campuchia và Lào đều có hội nước,
một số xã ở Hà Nội hiện nay vẫn còn lễ hội rước nước linh đình. Indonesia, Myanmar, Lào,
Campuchia… cùng với việc thờ thần Nước còn thờ thần Sông, vị thần giữ vai trò chính trong
việc cung cấp nước cho đồng ruộng.
Thờ thần Mây, thần Mưa, Thần Sấm, thần Chớp, thần Gió được thờ khắp nơi, từ vùng
lục địa, rừng núi của Lào, Myanmar đến các vùng hải đảo Indonesia, Malaysia, Philippines.
Ở Việt Nam đó là tín ngưỡng thờ Tứ Pháp: Pháp Vũ, Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp
Điện. Cư dân vùng rừng núi thờ thần Núi, thần Đá, thần Lửa, thần Suối: Người Jrai ở Tây
Nguyên có những pháp sư gọi là vua Lửa (Pơtao Pui), vua Nước (P’tao Ya), vua Gió (Pơtao
Nghinh) chuyên làm phép cầu mưa và diệt dịch bệnh cho dân chúng.
Người Lào quan niệm núi, rừng, đá, lửa, suối…đều có các phỉ (ma, hồn) ngự trị, nên
muốn có cuộc sống no ấm, thanh bình thì không thể chú ý sùng bái các phỉ đó.
Người Tày-Nùng có 2 loại phỉ: phỉ lành bảo vệ người, súc vật, mùa màng (thờ ở đền, chùa);
phỉ dữ hại người (cúng trong nhà khi đau ốm).
Thần Lúa là vị thần thiêng liêng nhất của cư dân Đông Nam Á. Họ có niềm tin mãnh liệt
vào hồn lúa, nếu hồn bay đi mất thì sẽ mất mùa. Người Malaysia gọi hồn lúa một cách âu
yếm: chú bé chín tháng, công chúa mặt trời, công chúa pha lê. Thái Lan, thần Lúa được rước
vào nhà kho và giữ “ngài” đến tận mùa sau (Truyện thần Lúa của Mã Lai và Khmer).
Người Katu ở Thừa Thiên dành chỗ đẹp nhất trong bếp để thờ lúa. Người Dao quan
niệm rằng mỗi hạt thóc đều là sự sống và đều có hồn, tổ chức lễ cúng để gọi lúa về. Người
Thái Lan tổ chức lễ cầu chúc cho Nữ thần lúa khi lúa bắt đầu ngậm đòng.
- Thờ một số động vật gắn liền với cuộc sống: cá sấu, hổ, rùa, rắn, voi…

* Tín ngưỡng phồn thực


Tín ngưỡng phồn thực (phồn= nhiều, thực= nảy nở) là biểu hiện của niềm mơ
ước về sự sinh sôi nảy nở của con người, gia súc, mùa màng. Đây là yêu cầu tối cần
thiết để duy trì và phát triển xã hội loài người. Biểu hiện rất đa dạng: tục cầu mưa,
lễ cầu Mẹ nước, tục đi lấy nước thờ của người Thái, Lào, Campuchia, Myanmar,
Philippines, Việt Nam (tục đánh trống thi cho đến thủng trống, gãy dùi, tục đánh đu,
hội chen, hội Trò Trám ở Phú Thọ xưa…). Mang hình âm vật và con mèo cái ra để
kích thích Bố Trời giao hợp với Mẹ Đất, quan niệm mưa gió chính là sự kết quả của
giao phối đó.
Rõ nhất là tục thờ sinh thực khí (phallicism). Ở Việt Nam, trên thạp đồng
Đào Thịnh cặp nam nữ trong tư thế giao phối, hoặc hình ảnh ái ân được chạm khắc

99
trên các đình làng, bộ phận sinh dục phóng đại khắc trên các tảng đá ở Sapa (Lào
Cai), nhà mồ Tây Nguyên, bầu vú phụ nữ trên cồng chiêng, linga/nõ- yoni-nường…
Từ khi Ấn Độ giáo vào Đông Nam Á, tục thờ linga đã kết hợp chặt chẽ với
tục thờ sinh thực khí bản địa.

* Tín ngưỡng sùng bái linh hồn


Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, cư dân Đông Nam Á cho rằng mỗi
người sinh ra đều có một nhóm hồn, ma nhất định (Thái 120 hồn, người Mường 90,
Khmer 9; Philippines có 2 hồn: hồn trái, hồn phải; người Dyak ở Indonesia thế giới
chia thành 5 tầng, hồn người chết ở tầng thứ 3.
Hồn quan hệ mật thiết với cuộc đời mỗi người. Nếu hồn thoát khỏi xác thì
con người sẽ chết, chết không có nghĩa là hết, là trở về với tổ tiên thờ cúng tổ tiên
(đạo ông bà, Sống Tết chết giỗ, Thà đui mà giữ đạo ông bà. Còn hơn có mắt không
thờ cha ông)
Ngaykhi các tôn giáo từ Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây tràn vào Đông Nam
Á và phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ ở vùng này thì tục thờ cúng tổ tiên vẫn không bị
quên đi.
Thờ thần Thành Hoàng, các vị anh hùng, những người sáng lập ra bộ lạc, bộ
tộc.
+ Tôn giáo
Bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc, do quá trình phát triển lịch sử, nơi đây đã
hội tụ đủ các hệ ý thức tư tưởng, từ cả phương Đông (Trung Hoa, Ấn Độ, Ả rập) lẫn
phương Tây.
Các tôn giáo vào Đông Nam Á bằng những con đường khác nhau và không
phải cùng một thời gian.
Bàlamôn giáo và Phật giáo Tiểu thừa truyền vào Đông Nam Á khoảng đầu
Công nguyên, trực tiếp từ Ấn Độ hoặc Srilanca. Phật giáo Đại thừa vào Việt Nam
chủ yếu thông qua trung gian là Trung Hoa.
Nho giáo và Đạo giáo được truyền từ Trung Hoa sang Việt Nam từ các thế kỷ
đầu Công nguyên. Sau này, thông qua người Hoa, chúng được đưa vào các quốc gia
Đông Nam Á khác như Thái Lan, Singapore, Malaysia…
Hồi giáo từ vùng Tiểu Á được truyền vào Đông Nam Á bắt đầu từ khoảng thế
kỷ XIII.
Thiên Chúa giáo đến Đông Nam Á vào khoảng thế kỷ XVI.
Hồi giáo phát triển mạnh ở các quốc gia hải đảo (Indonesia, Malaysia,
Brunei). Phật giáo phát huy ảnh hưởng nhiều ở các quốc gia lục địa thuộc bán đảo
Trung-Ấn (Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam). Thiên Chúa giáo cực
thịnh ở Philippines.
Do có nền văn hóa bản địa vững chắc, khi các tôn giáo du nhập vào Đông
Nam Á, đã có sự hòa đồng, pha trộn giữa các tôn giáo với nhau và với tín ngưỡng
bản địa tính cởi mở và uyển chuyển của bản thân con người Đông Nam Á.

100
Thời Lý-Trần coi tam giáo (Nho, Phật, Lão) đều có chung nguồn gốc. Thái
Lan cho rằng Phật giáo và Hinđu giáo ủng hộ lẫn nhau. Dù theo tôn giáo nào, người
Việt nào cũng thờ cúng tổ tiên, thần linh.
+ Lễ hội
Có vô số lễ hội lớn nhỏ ở mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân tộc ở Đông Nam
Á trong một năm.
Lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên quan đến việc trồng trọt và
chăn nuôi, gắn với mùa màng, gieo trồng, thu hái.

+ Lễ Mở đường cày của người Thái, hội Mùa ở Sahu (Indonesia).


+ Lễ N
lồng tồng
h (xuống
ữ đồng)
n của
g người Tày,l hạ ễ điền, lễ cơm
h mới,
ộ lễ tịch
i điền n à
(Việt Nam)
+ Lễ Đường cày hạnh phúc (Myanmar)
+ Lễ Ban giống lúa thiêng và lễ Té nước (Campuchia)
+ Lễ Bun Khua Khau Nay Lan (Vun thóc ngoài sân, Lào)…
- Các dân tộc Thái, Lào, Campuchia, Myanmar tổ chức vào thời gian chuyển tiếp
giữa mùa khô và mùa mưa, liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp  bước vào
vụ gieo trồng, cấy hái, vạn vật có sức sống, gột rửa dơ dáy, thanh sạch [Chôl Chăm
Thmây của người Khmer là tết Cầu mưa (tháng 4 âm lịch), Bua Hốt Nậm của Lào là
lễ Té nước (tháng 4), Song Kran của Thái Lan, Myanmar cũng có nghĩa là Té nước,
Cầu mưa]

với nhiều trò chơi dân gian sôi động sự tham gia đông đảo của cộng đồng, giáo
dục lòng yêu lao động, xem trọng sản xuất nông nghiệp và là những lễ hội lớn và
phổ biến nhất.
Lễ hội gắn với tín ngưỡng, tôn giáo: kỷ niệm các sự kiện tôn giáo, diễn ra
thường kỳ (lễ Vu lan, lễ Phật đản 15-4 âm lịch
+ Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia: bày tỏ lòng thành kính
với đức Phật, gắn với sự tích đạo Phật. Diễn ra ở nơi có dấu tích của Phật (dấu chân,
xá lỵ, cây hoa, tượng…) hoặc ở vùng đất thiêng, có nơi thờ Phật bề thế (chùa
Hương, núi Yên Tử…)
Lễ hội thờ các anh hùng dân tộc, gắn với nghề nghiệp, cộng đồng (hội đền
Hùng, hội Gióng, hội Chử Đồng Tử, tổ nghề, đình làng) làm ăn tấn tới, sức khỏe
dồi dào, tạ ơn thần linh.
Tết (tết cả): lễ hội đặc biệt có tầm quy mô quốc gia, dân tộc, thu hút tất cả
mọi người tham gia (vui như tết, ăn tết). Tổ chức vào lúc giao mùa ở Đông Nam Á,
gắn với những thay đổi khí hậu, thời tiết và cảnh quan. Lấy lịch mặt trăng làm mốc
chuyển mùa, chuyển năm.
+ Nghệ thuật
* Kiến trúc
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (tháp Chàm ở Việt Nam,
Angkor Wat ở Campuchia) và kiến trúc Hồi giáo
Angkor Wat (thành phố hay kinh đô-chùa): công trình kiến trúc Hindu giáo
thờ thần Visnu và là lăng mộ của các vua Campuchia, xây dựng thế kỷ XII, hình 5
ngọn tháp cao là biểu tượng của đất nước.
101
Kinh đô cổ Pagan (Myanmar): 40km2, có 5.000 ngôi chùa được xây dựng
trong 500 năm dưới triều đại Pagan. Chùa Vàng là biểu tượng của đất nước
Myanmar, những con người sùng kính đức Phật và giàu lòng vị tha.
Đền Borobudur: xây dựng vào thế kỷ thứ IX, cao 42m, được ví như một
ngọn núi nhân tạo, nổi trội trên một vùng đồng bằng rộng lớn ở trung tâm đảo Java.
Cạnh đáy mỗi mặt ở chân là 125m, tạo nên hành lang bậc thang dài hơn 500m.
Bôrôbudur có tháp trung tâm được xây theo hình quả chuông lớn úp xuống, với 3
bậc tròn đồng tâm xung quanh. Đây không phải là đền thờ mà chính là tháp Phật
(stupa), 500 bức phù điêu thể hiện cuộc đời và giáo lý nhà Phật, về cảnh trần thế và
thần tiên…
Đền Lôrô Giông Grang (Indonesia)
Cung điện lớn ở Bangkok: xây từ 1782, nằm bên bờ sông Chao Phraya, pha
trộn phong cách kiến trúc Ấn Độ, Trung Hoa, nhưng nổi trội vẫn là phong cách kiến
trúc Thái. Bao gồm hành chục công trình kiến trúc: lâu đài, tháp, đền, chùa, đình
tạ…cung cấm của các hoàng hậu.
Tháp Luông Prabang (Thạt Luổng, nghĩa là “tháp Lớn”, Lào): xây dựng
năm 1566, dưới triều vua Xettharthilat. Tháp Phật lớn nhất ở Lào và là một trong
những công trình tháp Phật lớn ở Đông Nam Á. Tháp có đế vuông kích thước
90x90m, chiều cao 45m, kết cấu đài sen đang nở tung cánh. Trên bệ tháp đài sen
thu nhỏ, càng lên cao càng nhỏ. Khối tháp được dát vàng óng ánh. Vừa mang phong
cách Ấn Độ, vừa có phong cách của Xiêm và cũng có một vài yếu tố phảng phất
phong cách Myanmar.
Thánh địa Mỹ Sơn: thánh địa quan trọng nhất của Vương quốc Champa, xây
dựng từ cuối thế kỷ IV-XV. Bao gồm khoảng 70 ngôi tháp với nhiều phong cách
kiến trúc khác nhau. Các công trình kiến trúc, điêu khắc có giá trị nhiều mặt và rất
to lớn, là thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại.
Đô thị cổ Hội An: hệ thống các công trình kiến trúc thời trung đại ở Việt
Nam trong cảng thị Hội An, xây dựng vào thế kỷ XVII-XVIII và còn khá nguyên
vẹn. Hiện còn nhiều đình, chùa, miếu, hội quán thể hiện mối giáo lưu văn hóa Hoa,
Nhật và là vùng đất vốn của Champa xưa với cảng Đại Chiêm.
* Nghệ thuật biểu diễn
Rối mặt nạ: có mặt thường xuyên, phổ biến hơn cả, với những tên gọi khác
nhau: nat (Myanmar), lokhon (Campuchia, truyện Riêm Kê), khon (Thái Lan),
Malaysia (wayang topeng)… thể hiện yếu tố tâm linh tôn giáo và bản địa, cầu
mong sự may mắn, hòa thuận, hạnh phúc.
Rối nước: loại hình nghệ thuật độc đáo và rất đặc sắc của người Việt ở Đông
Nam Á, cũng ra đời trên nền tảng văn minh nông nghiệp lúa nước.
Về đạo cụ, nhạc cụ trong nghệ thuật diễn xướng truyền thống thường đơn
giản nhưng có sức cuốn hút lớn, làm bằng các vật liệu tại chỗ, gần gũi và rẻ tiền:
tre, nứa, gỗ, lá, da súc vật…(sáo, kèn, nhị, các loại đàn, trống…).
Chỉ một cây đàn bầu đã có thể tạo nên âm thanh thay cho cả một dàn nhạc mà
vẫn ấn tượng hết sức với người xem.
Công chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế

102
Trong hệ thống nhạc cụ cổ truyền Đông Nam Á, bộ gõ (cùng với nhạc tấu)
đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong 3 loại nhạc cụ (bộ gõ, bộ thổi, bộ kéo), bộ gõ
đa dạng nhất, phổ biến nhất và có truyền thống lâu đời nhất. Nhạc cụ gõ có thể làm
bằng đá (đàn đá Khánh Sơn), gỗ, tre, da…nhưng nhạc cụ bằng đồng phổ biến hơn
cả (trống đồng Đông Sơn gắn liền với văn hóa đồng thau, cồng/ chiêng  mô
phỏng tiếng sấm, cầu mưa, cầu mùa nên gắn với tín ngưỡng phồn thực).
Phương thức sử dụng nhạc khí: thiên về hòa tấu hơn là độc tấu (cồng chiêng,
dàn nhạc ngũ âm, nhã nhạc…)

III.2. Văn minh Nhật Bản


a. Địa lý và cư dân
Nhật Bản (A: Japan; P: Japon) là một quần đảo xinh đẹp nằm ở phía đông
châu Á với hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ theo hình cánh cung từ đông bắc xuống tây
nam, dài hơn 3.900km. Nước Nhật bao gồm 4 hòn đảo lớn: Honshu, Hokkaido,
Shikoku và Kyushu. Diện tích 377.815km2, 127 triệu dân, thủ đô là Tokyo.
- Núi Phuji (Phú Sĩ) tuyết trắng. Họ quan niệm, đã là người Nhật thì phải một
lần đặt chân lên đỉnh núi thiêng liêng này. Mùa hành hương kéo dài vào tháng
7-8.
- Ngày nay, người Nhật gọi tên nước mình là Nihon hay Nippon, tức là “xứ
sở của Mặt trời” hay “đất nước Mặt trời mọc” (Trung Quốc là đất nước mặt trời
lặn). Phù Tang, hoa anh đào, xứ động đất (không ngày nào là đất không rung,
mạnh hoặc nhẹ).
- Phương Tây biết đến Nhật Bản từ những ghi chép của Marco Polo (1254-
1324) năm 1292.

Địa hình trải dài với khí hậu 4 mùa khá rõ rệt nên có thảm thực vật khá phong
phú, hoa trái tươi tốt quanh năm, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. 70% đồi núi, 30
% đồng bằng nhưng chỉ có 15% đất đai trồng trọt và chăn nuôi được. Tài nguyên
khoáng sản hầu hư không có--> tạo nên bản tính cần cù của người Nhật.
Là một đảo quốc ở cách xa đại lục (cách Trung Quốc 700km, Triều Tiên
180km), Nhật Bản phát triển độc lập và cho đến thời cận đại hầu như không bị các
đế quốc hùng mạnh xâm phạm. Sự biệt lập tương đối đó giúp người Nhật chủ động
tiếp thu những thành tựu văn hóa bên người để xây dựng nền văn hóa dân tộc độc
đáo của mình.
b. Các thời kỳ phát triển nền văn minh Nhật Bản
+ Thời Nguyên thủy (khoảng 10 vạn năm TCN- thế kỷ III sau CN)
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là văn hóa Jomon (gọi theo tên đồ gốm
Jomon có đặc trưng hoa văn dây thừng và sọc nổi).
Từ thế kỷ III TCN, kỹ thuật chế tác kim loại và trồng lúa được du nhập từ đại
lục, đã đem đến những biến đổi lớn về kinh tế và xã hội. Nghề gốm dùng bàn xoay
ra đời.
+ Thời Cổ đại (thế kỷ III-1185)
Từ khoảng thế kỷ III-VII, nước Yamato hình thành ở khu vực Osaka-Nara và
dần dần chi phối phần lớn lãnh thổ Nhật Bản. Người đứng đầu nhà nước là Okimi

103
(đại vương), giới quý tộc đua nhau xây dựng những khu lăng mộ đồ sộ. Thời kỳ này
còn gọi là thời kỳ Kofun (cổ mộ).
Quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc, Triều Tiên được mở rộng. Tiếp thu
nhiều thành tựu của văn hóa đại lục: chữ viết, đạo Phật, Khổng giáo...Nhà nước tiến
hành những cải cách chính trị-kinh tế sâu rộng --> mở đường cho sự phát triển của
chế độ phong kiến.
Năm 710 - 1192, Thiên hoàng là người nắm quyền tối cao trong nước. Thời
kỳ này gọi là thời đại Nara-Heian, theo tên gọi các kinh đô Nara (710-794), Heian
(794-1192). Đây là thời kỳ hình thành nền văn hóa dân tộc. Nhiều loại hình văn hóa
phát triển, nhiều tác phẩm văn học, lịch sử... ra đời.
+ Thời Trung đại (1192-cuối thế kỷ XVI)
Thời kỳ Bakufu (Mạc phủ), đặc điểm nổi bật về chính trị là sự tồn tại song
song hai chính quyền: chính quyền của Thiên hoàng ở Kyoto (chỉ còn là hình thức)
và chính quyền của samurai do shogun (tướng quân), thường gọi là Bakufu nắm
thực quyền.
Tầng lớp samurai trở thành giai cấp thống trị. Chiến thắng đối với quân xâm
lược Mông Cổ (1274, 1281) càng củng cố ảnh hưởng của samurai (võ sĩ đạo) trong
mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội. Đạo Phật được phổ biến rộng rãi và phát
triển thêm nhiều môn phái mới.
Nửa sau thế kỷ XV, nước Nhật bị chia rẽ và suy sụp do nội chiến.
+ Thời Cận đại (1600-1868)
- Tokugawa Ieyasu (1542-1616) hoàn thành thống nhất đất nước vào đầu thế
kỷ XVII. Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển cao nhất của chế độ phong kiến,
còn gọi là thời đại Edo (1603-1868, Tokyo ngày nay), cũng là thời kỳ cuối cùng của
chế độ Mạc phủ.
- Áp dụng chính sách “bế quan tỏa cảng” từ năm 1639. Trong hơn 200 năm,
người Nhật chỉ tiếp xúc với châu Âu thông qua người Hà Lan. Ở châu Á chỉ buôn
bán với Trung Quốc và quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.
- Văn hóa truyền thống đã định hình vững chắc và sự tiếp thu khoa học
phương Tây đã trở thành cơ sở cho chính sách cải cách của Thiên hoàng Meiji sau
này.
c. Những thành tựu văn minh chủ yếu
+ Tư tưởng-Tôn giáo
- Shinto (Thần đạo): vốn là đạo gốc, là tín ngưỡng nguyên thủy của Nhật
Bản. Lúc đầu, nó không có tên gọi. Vào thế kỷ thứ VI, khi đạo Phật du nhập vào
Nhật Bản, Shinto được gọi để phân biệt với Phật giáo. Thần đạo lúc đầu chuyên về
thờ cúng tổ tiên mỗi nhà (tiên đế, hoàng gia, các vị tiên hiền, tiên liệt, thần hộ mệnh
tại địa phương, những anh hùng xuất chúng...), về sau huyền thoại về sự thiêng
liêng của nguồn gốc Hoàng gia đã trở thành nền tảng của Thần đạo.
- Phật giáo: Phật giáo Ấn Độ theo con đường Trung Quốc và Triều Tiên vào
Nhật Bản năm 638. Đến thời Thiên hoàng Temmu (672-689), Phật giáo được công
nhận là quốc giáo, mỗi nhà, mỗi ngành đều phải có người xuất gia và tăng ni trụ trì
ở chùa đều được phong tước. Đặc biệt phái Thiền (Zen) phát triển mạnh mẽ, do ảnh
hưởng từ Trung Quốc. Những người theo phái Thiền chủ yếu là samurai. Lối tọa

104
thiền và công án (rèn luyện tinh thần nghiêm khắc) rất phù hợp với tinh thần của võ
sĩ.
- Nho giáo theo con đường Triều Tiên thâm nhập vào Nhật Bản khoảng thế
kỷ IV-V. Từ thế kỷ VII, Khổng giáo được truyền trực tiếp vào Nhật Bản thông qua
những lưu học sinh, sứ giả của Nhật ở Trung Quốc. Nho giáo ở Nhật Bản có nét
khác biệt so với Trung Quốc. Khoa cử ở đây không nhằm tuyển chọn quan lại như ở
Trung Quốc, Việt Nam. Khái niệm “sĩ” ở Trung Quốc và Việt Nam dùng để chỉ
Nho sĩ, còn ở Nhật Bản thì để chỉ võ sĩ (samurai).
+ Văn học
Năm 767, tập thơ ca đầu tiên của Nhật Bản Manyoshu (Vạn Diệp tập) ra đời,
mang đậm dấu ấn của văn hóa Trung Quốc. Dài 20 tập, 4.490 bài thơ, trong đó có
265 bản trường ca và hơn 4.000 bài thơ thể tanka (đoản ca, thơ ngắn). Tác giả bao
gồm nhiều tầng lớp khác nhau, từ quý tộc cho đến những người nông dân. Phản ánh
đời sống tư tưởng và tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân từ thời cổ đại đến năm
760. Được coi là Kinh Thi của Nhật Bản.
Thế kỷ XVI, xuất hiện thể thơ haiku (hài cú), mỗi bài chỉ có 3 câu và 17 chữ
(5-7-5), một trong những thể thơ ngắn nhất thế giới. Diễn tả từ tư tưởng triết lý, tư
tưởng thiền, đạo đức và tình cảm thơ ca. Haiku là nghệ thuật ẩn giấu, là thơ của thơ.
Nó không nói điều muốn nói nhưng người thưởng thức Haiku là người nghe được
lời nói của những điều không nói đó. Nổi tiếng nhất là nhà thơ Matsuo Basho
(1644-1694). Thơ ông thể hiện triết lý sâu sắc và chất trữ tình bao la.

Nếu ghét ai đó
ta sẽ không đả kích người đó.
Như tuyết đọng cành tre.
(ý nói cành bị quằng xuống vì sức nặng của tuyết đọng. Nhưng ta không đạp rũ cho
tuyết đổ rơi--> đem điều tốt cho những gì xấu xa)

+ Nghệ thuật
* Diễn xướng
Các loại hình nghệ thuật như No, Kabuki, Bunraku (kịch múa rối) là những
loại hình sân khấu đặc sắc của Nhật Bản.
+ Kịch Noh phát triển mạnh vào giữa thế kỷ XIV, phục vụ riêng cho các võ
sĩ đạo. Được trình diễn trên sân khấu vuông có 3 mặt, không có phông màn. Khi
biểu diễn, diễn viên chính đeo mặt nạ dân tộc- đặc trưng cốt lõi để thể hiện tính
cách nhân vật. Nhạc cụ biểu diễn chỉ gồm 3 cái trống và 1 cây sáo trúc chơi theo
những giai điệu cố định sẵn có.
+ Kabuki (có nghĩa là hát, múa và sự khéo léo) xuất hiện vào thế kỷ XVIII,
vốn là nghệ thuật sân khấu biểu diễn trong các lễ hội tín ngưỡng dân gian để thờ
thần ở các đền. Đây là thể loại kịch hoành tráng, với kịch tính được đẩy lên tới cao
trào, dòi hỏi kỹ thuật diễn xuất điêu luyện của diễn viên
+ Kịch rối Bunraku xuất hiện ở Osaka vào những năm đầu của thập niên
1700, loại hình nghệ thuật quan trọng của Nhật Bản cổ đại. Được phát triển từ hình
thức kể chuyện rất được hâm mộ tại Nhật. Đó là kết hợp giữa nhạc kịch và kể

105
chuyện. Những con rói là những cỗ máy phức tạp cao tới 1m, để điều khiển phải
cần đến 3 người là vật trung gian truyền tải từ kịch đến người xem. Những người
điều khiển rối không cần nép mình sau sân khấu mà đứng trực tiếp trên sân khấu
điều khiển con rối.
* Kiến trúc
Kiến trúc dân tộc thể hiện sự hòa hợp cao độ giữa thiên nhiên và con người.
Ngôi nhà-vườn phải nằm trong tổng thể phù hợp với tổng thể chung. Vườn cảnh
Nhật Bản có 2 loại cơ bản: vườn cảnh ướt và vườn cảnh khô, được thể hiện qua hai
hình thức nhấp nhô và bằng phẳng với thành phần chủ đạo là nước. Nó thấm đẫm
triết lý phương Đông, hướng về tính chân-thiện-mỹ trong cuộc sống.
Chịu ảnh hưởng của Trung Quốc xuất hiện từ khi Nhật Bản tiếp nhận đạo
Phật vào thế kỷ VI. Hai cố cung Nara và Kyoto (thủ đô hơn 1000 năm) được xây
dựng phỏng theo kinh đô Trường An, kiểu ô bàn cờ. Ở Kyoto có 1.600 đền, chùa
đạo Phật, hàng trăm điện thờ của đọa Shinto và khoảng 200 khu vườn với những
biệt thự sang trọng (di sản văn hóa thế giới năm 1994)
* Nghệ thuật truyền thống
- Trà đạo (sado) hình thành và phát triển do ảnh hưởng của Phật giáo (phái
Thiền). Từ Trung Quốc, trà được đưa vào Nhật Bản từ thế kỷ VIII. Lúc đầu, trà
được coi là một vị thuốc. Đến thế kỷ XII nó mới được sử dụng phổ biến. Bốn
nguyên tắc được coi là những tư tưởng căn bản của trà đạo: hòa hợp, tôn kính, thanh
khiết, tĩnh tại.
- Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana): nếu như nghệ thuật cắm hoa phương Tây
chú ý mục đích trang trí, tới số lượng màu sắc của những bông hoa, thì phương
pháp cắm hoa Ikebana hướng tới cái đẹp cao cả “biết thưởng thức sự biến đổi, ra
hoa và tàn úa của cây lá”, chú trọng đến đường nét hài hòa từ hình dáng của bình
cắm hoa, bông hoa và cành lá theo một cấu trúc tổng thể bao gồm 3 yếu tố: Thiên-
Địa-Nhân.
- Kimono: một kiểu áo choàng của Nhật Bản. Vào đầu năm mới ở bất cứ đền
chùa nào cũng thấy các cô giá trẻ mặc những bộ trang phục lỗng lẫy này với sắc
màu sặc sỡ. Tất cả các bộ Kimono đều được may cùng một cỡ, cũng một kiểu,
người mua chỉ cần quan tâm đến chất lượng vải và màu sắc.
* Âm nhạc
Nhạc khí:
+ Trống chầu (taiko) làm bằng da ngựa, dùng trong chiến trận và trong các lễ
hội của Thần đạo, Phật giáo.
+ Trống cơm (tsurumi) dùng trong các buổi diễn kịch Nô và vũ điệu địa
phương.
+ Đàn tam (shamisen) là đàn 3 dây dùng trong các vũ điệu, mặt đàn làm bằng
da mèo, cây đàn rất quan trọng không thể thiếu được đối với các cô geisha.
- Gagaku một thể loại nhã nhạc cung đình, dành cho giới quý tộc hiện vẫn
đang phát triển mạnh mẽ. Nó được chia thành nhạc múa, nhạc trình diễn bằng nhạc
cụ đa dạng gồm yokobue (một loại sáo thổi ở cạnh), sho (một loại kèn), hichiriki
(một loại ống sáo giống kèn ôboa).

106
- Karaoke: hát theo một bản nhạc đệm đã được ghi sẵn, thường hay dùng
trong các quán bar hay các câu lạc bộ.

IV. Qúa trình thực dân hóa


IV.1. Sự thiết lập thuộc địa
Khi tìm thấy những vùng đất mới, các quốc gia Tây Âu, chủ yếu là Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha nhanh chóng chiềm giữ và lập nên các thuộc địa.
Bồ Đào Nha dùng nhiều thủ đoạn nắm độc quyền thương mại Ấn Độ, loại bỏ
các đối thủ cạnh tranh là Ả rập, Ai Cập và Venecia (Ý). Ở Ấn Độ, Bồ Đào Nha
chiếm lấy Goa (1510), đặt làm thủ phủ thuộc địa ở châu Á, chiếm Mallacca, Java
(1511), rồi đến Quảng Châu/TQ (1517), Ma Cao (1520), Nhật (1542). Bồ Đào Nha
là một trong nhưng đế quốc thực dân đầu tiên thực hiện chính sách tích lũy tư bản
bằng bóc lột, cướp đoạt và tàn sát người dân các nước thuộc địa.
Tây Ban Nha sau khi chiếm quần đảo Haiti, tiếp tục đi sâu vào Châu Mỹ
bằng việc tiêu diệt, mua chuộc các bộ tộc da đỏ. Từ 151 9 -1522, Tây Ban Nha đã
chiếm cả vùng Mêhicô rộng lớn (gấp 4 lần chính quốc), chiếm Peru (1531), chiếm
Chilê (1535 - 1537), vùng thượng nguồn sông Amzôn…(1541). Người Tây Ban
Nha cướp đoạt tài nguyên, tàn phá di sản, thiết lập sự thống trị hà khắc ở châu Mỹ.
Như vậy, sau những phát kiến, tìm kiếm vùng đất mới, các nước Tây Âu đã
từng bước thiết lập các thuộc địa, đưa đội quân xâm lược, các quan chức đến vùng
thuộc địa. Đồng thời các nhà tư bản nhanh chóng đến đến để giành lấy thị trường để
khai thác, làm ăn. Đặc biệt, ở châu Mỹ, tiếp nhận một lực lượng lớn nô lệ từ châu
Phi bị thực dân bắt đem qua khai thác trong đồn điền, hầm mỏ.
IV.2. Hình thành các quan hệ thương mại
Các quốc gia châu Âu thành lập các tổ chức chuyên về hoạt động thương mại
với các thuộc địa. Đồng thời, ra sức giúp đỡ giai cấp tư sản trong việc giành giật thị
trường buôn bán, kinh doanh, chiếm thuộc địa nhằm tìm kiếm nguyên liệu rẻ tiền và
thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trao đổi hàng hóa giữa các châu lục Á – Âu – Phi -
Mỹ latinh được hình thành (vừa có tính chất mua bán tự nguyện đồng thời cũng
mang tính chất cưỡng bức). Thương nhân châu Âu chở hàng hóa từ chính quốc (len
dạ, vải lụa, rượu vang, đồ mỹ phẩm…) sang bán tại các thị trường thuộc địa và mua
hàng hóa, sản phẩm địa phương (hồ tiêu, ca cao, cà phê, hương liệu, vàng bạc…)
trở về. Bên cạnh buôn bán hàng hóa, một lượng lớn nô lệ từ châu Phi bị bán qua
châu Mỹ.
IV.3. Sự tiếp xúc văn hóa
Sự thiết lập chế độ cai trị thực dân đối với các nước thuộc địa, các quan hệ
thương mại mở rộng, các đợt chuyển dân (người từ chính quốc đến thuộc địa, từ nô
lệ bị đưa sang thuộc địa…) là cơ sở cho những bướic đầu có sự tiếp xúc văn hóa
giữa các châu lục.
Châu Âu tiếp nhận văn minh phương Đông và ngược lại (lễ hội, phong tục,
các điệu máu, nhạc…).

107
Châu Á, châu Phi tiếp nhận khoa học kỹ thuật từ châu Âu trong công nghệ
(kỹ thuật sản xấut nông nghiệp, thủ công nghiệp). Sự giao lưu, trao đổi các giống
cây trồng trong sản xuất nông nghiệp (cacao, thuốc lá, cà phê, chè, khoai tây…).
Châu Mỹ với những yếu tố bản địa đã tiếp nhận, hòa hợp các yếu tố văn hóa
châu Âu, châu Phi.
Ngôn ngữ của châu Âu được sử dụng tại các thuộc địa các châu lục (tiếng Bồ
Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh)
Sự truyền bá của tôn giáo, đặc biệt của Ki tô giáo từ châu Âu sang các châu
lục.

108
Bài mười

VĂN MINH CÔNG NGHIỆP


- Phong trào Phục hưng, Cải cách Tôn giáo, Phát kiến địa lý, khoa học phát
triển…làm cho xã hội châu Âu có những biến đổi quan trọng trong thế kỷ XVII –
XVIII.
- Mâu thuẫn giữa PTSX mới (đại diện g/c Tư sản) với PTSX cũ (đại diện g/c
Phong kiến) trở thành mâu thuẫn xã hội  bùng nổ Cách mạng Tư sản và thắng lợi
của Chủ nghĩa Tư bản.
- Các nền văn minh trước đây đều thuộc phạm trù văn minh nông nghiệp (lao
động phổ thông). Kể từ khi XVI, trên thế giới mà đặc biệt là Tây Âu, dần chuyển sang
thời đại phát triển của văn minh công nghiệp (lao động máy móc).
- Các sử gia Mác xít lấy mốc cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra năm 1640 làm
mốc kết thúc thời kỳ trung đại, mở ra thời kỳ cận đại phương Tây

I. Điều kiện ra đời của Văn minh công nghiệp


I.1. Kết quả của các cuộc phát kiến địa lý
Bên cạnh đem lại những kết quả cho các nước tổ chức thám hiểm về nguồn
lợi nhuận, hàng hóa, thương mại sau này, các cuộc phát kiến địa lý đã đem lại
những kết quả và có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử nhân loại:
Tìm ra một lục địa mới (châu Mỹ) và một đại dương mới (Thái Bình Dương)
Tìm ra những con đường hàng hải đi đến các châu lục. Mở ra khả năng giao
lưu kinh tế, văn hóa, thúc đây hình thanh những thị trường, đẩy nhanh sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản.
I.2. Thắng lợi cách mạng tư sản (XVIE – XVIIIE)
a. Cách mạng Tư sản Hà Lan (1566 – 1581)
Hà Lan trở nên giàu có nhờ hoạt động thương mại trên thị trường thế giới.
Thế nhưng, sự phát triển của giai cấp tư sản bị cản trở bởi vương triều Tây Ban
Nha.
Tháng 8/1566, giai cấp tư sản Hà Lan lãnh đạo nhân dân ở miền Bắc đấu
tranh. Chính quyền Tây Ban Nha đàn áp nhưng không dập tắt nổi. Các tỉnh miền
Bắc thành lập Đồng minh Utrech – đây là tổ chức nhà nước Tư sản đầu tiên.
Năm 1581, Hội nghị ba cấp của khối Đồng minh Utrech chính thức tuyên bố
phế truất vua Felipe II (vua Tây Ban Nha đồng thời là vua Hà Lan theo quyền thừa
kế), thành lập Các tỉnh Liên Hiệp/ Hà Lan (theo tên tỉnh lớn nhất). Song, chính
quyền Tây Ban Nha không công nhận. Người Hà Lan đấu tranh đến năm 1609 giải
phóng các tỉnh miền Nam. Đến năm 1648, Tây Ban Nha chính thức công nhận nền
độc lập của Hà Lan.
Cuộc cách mạng Hà Lan được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong
lịch sử và cũng là thắng lợi đầu tiên của Chủ nghĩa Tư bản.

b. Cách mạng Tư sản Anh (1640 – 1689)


109
Nhờ kết quả của phát kiến địa lí, Anh quốc trở thành đầu mối giao thông
quan trọng trong tam giác thương mại Đại Tây dương (châu Âu – Phi – Mỹ). Công
thương nghiệp phát triển, đặc biệt nghề len dạ. Nhằm mở rộng diện tích đất trồng cỏ
nuôi cừu, nhiều quý tộc phá bỏ đồng lúa, tước đoạt ruộng đất của nông dân tạo nên
một phong trào “Rào ruộng cướp đất” nổi tiếng. Hệ quả là đông đảo nông dân bị
bị tước đoạt, phải di cư sang các lục địa mới. Qúy tộc giàu lên nhanh chóng và bị tư
sản hóa, trở thành lớp quý tộc mới. Qúy tộc mới liên minh với giai cấp Tư sản
chống lại quý tộc cũ đang nắm quyền lực trong chính quyền phong kiến.
Năm 1640, mâu thuẫn bùng nổ giữa Quốc hội (đại diện giai cấp tư sản và quý
tộc mới) với nhà Vua (quý tộc bảo thủ) dẫn đến cuộc chiến đẫm máu kéo dài từ năm
1642 – 1648. Năm 1649, nhà vua Charles I thất bại, bị đưa lên đoạn đầu đài. Tướng
Olive Cromwell cầm quyền đến năm 1658 bằng thủ đoạn độc tài quân sự. Sau khi
ông mất, chế độ phong kiến khôi phục đến năm 1688. Giai cấp Tư sản bất mãn nên
thực hiện cuộc đảo chính.
Tháng 2/1689, Quốc hội Anh thông qua Luật về các quyền, đặt cơ sở cho sự
thành lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh. Giai cấp Tư sản và quý tộc mới chia
nhau quyền lực, đưa Anh quốc phát triển, trở thành nước Công nghiệp đầu tiên trên
thế giới.
c. Cách mạng Tư sản Pháp 1789 - 1799
Thế kỷ XVIII, Pháp là nước có nền công nghiệp khá phát triển nhưng chính
nhờ vào ngoại thương, Pháp trở nên giàu có. Thế nhưng, công thương nghiệp Pháp
bị cản trở bởi thế lực phong liến đang nắm quyền (chế độ sở hữu ruộng đất bị phong
kiến cướp đoạt, thuế quan nhiều tầng, độc quyền ngoại thương, tô thuế nặng nề,
nông dân kiệt quệ…) dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa Phong kiến, tăng lữ và
đẳng cấp thứ 3 (tư sản, nông dân, thợ thủ công, dân nghèo…)
Năm 1789, vua Loui XVI triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp để giải quyết khủng
hoảng tài chính. Do Loui XVI bảo thủ, nên đẳng cấp thứ 3 tự ý tuyên bố thành lập
Quốc hội, chuẩn bị dự thảo Hiến pháp. Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân nổi
dậy phá ngục Bastille.
Chế độ lập hiến được thành lập. Vua Loui XVI tại vị nhưng quyền hành bị
hạn chế. Ngày 26/8/1789, Quốc hộp Pháp thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền.

- Thừa nhận những quyền tự nhiên và bình đẳng của con người và
của công dân, khẳng định chủ quyền của nhân dân. Tuyên bố quyền tư hữu
là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Lần đầu tiên ở Pháp và châu Âu ,
chủ quyền tối cao của nhân dân được thừa nhận. Đây là một thành tựu vĩ đại
của cách mạng Pháp và của nhân loại.

Năm 1792, thế lực phong kiến Pháp không cam chịu, cấu kết với phong kiến
châu Âu (Áo, Nga, Phổ…) gây chiến chống lại cách mạng. Nhân dân Pháp do -
Phái Griondins/ Girôngđanh - lực lượng dân chủ cách mạng lãnh đạo, nổi dậy lật đổ
nền quân chủ, thành lập nền cộng hòa.
Năm 1793, phái Griondins bất lực trong chống nội phản và ngoại xâm nên
nhân dân Pháp ủng hộ phái Jacobins lật đổ. Trong 1 năm cầm quyền, phái Jacobins

110
dẹp nội loạn và đẩy được quân xâm lược, thực hiện triệt để nhiệm vụ cách mạng:
thủ tiêu hoàn toàn và không bồi thường mọi nghĩa vụ phong kiến, tịch thu ruộng đất
phong kiến chia bán cho nông dân. Thông qua Hiến pháp năm 1793: thự chiện chế
độ cộng hòa dân chủ, phổ thông đầu phiếu với nam công dân từ 21 tuổi trở lên….
Cách mạng Pháp:  Do giai cấp Tư sản lãnh dạo
Đánh bại giai cấp phong kiến
Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Làm suy yếu phong kiến châu Âu

Nói thêm: Năm 1799, tướng Napoleon Bonaparte (1769 - 1821) tiến hành chính
biến. Năm 1804, xưng là Hoàng đế, thành lập Đế chế thứ nhứt (1804 - 1815). Tiến
hành chiến tranh xâm lược, bá chủ thế giới. Năm 1812, quân Pháp bị thất bại khi
tấn công Nga. Mở đầu cho sự tan rã của Đế chế I. Ban hành những bộ luật: Dân
luật, Hình luật, Thương luật – trở thành kiểu mẫu cho nhiều bộ luật tư sản sau
này
*
Như vậy, ở Châu Âu, sau những thắng lợi ban đầu, giai cấp tư sản đã
chuẩn bị cơ sở cho thắng lợi của Chủ nghĩa tư bản.
Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp tư sản thực hiện ngay những
biện pháp phát triển kinh tế công thương nghiệp. Thủ tiêu chế độ phong kiến để
mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Các bản tuyên ngôn đầu tiên của giai cấp tư sản, các hiến pháp và những
bộ luật tư sản là những đóng góp lớn lao cho việc đặt nền móng chế độ dân chủ
tư sản – một bước tiến mới của lịch sử văn minh.
Giai cấp tư sản đạt được những thắng lợi không dễ dàng nhưng đó là
những thắng lợi cơ bản, tác động sâu sắc đến tiến trình của lịch sử thế giới cũng
như góp phần vào phát triển văn minh nhân loại.

d. Cách mạng Tư sản ở Bắc Mỹ (1775 - 1783)

- Cuộc chiến tranh giành độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được
xem là cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc, do
giai cấp tư sản lãnh đạo chống lại sự chiếm đóng của thực dân Anh.

Từ thế kỷ XVII, nước Anh bắt đầu thành lập thuộc địa ở Bắc Mỹ. Di dân từ
nước Anh (nông dân bị mất ruộng đất, những người chống đối chính quyền bị truy
đuổi, một số quý tộc phong kiến thất thế sau Cách mạng Tư sản) đến Bắc Mỹ, dồn
đuổi người da đỏ về phía Tây. Đến thế kỷ XVIII, Anh có 13 thuộc địa dọc theo Đại
Tây dương với số dân khoảng 1,3 triệu người. Cộng đồng cư dân đến từ châu Âu,
châu Phi và thổ dân dần tạo thành một cộng đồng dân tộc có lãnh thổ, ngôn ngữ,
kinh tế, văn hóa…và hình thành tâm lý dân tộc.

111
- Bị tách biệt với chính quốc, nên số di dân của Anh phát triển một nền
kinh tế mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Hình thành một thị trường thống nhất.
- Trong khi đó, chính quyền thực dân Anh thực hiện chính sách cai trị
kìm hãm thuộc địa. Họ muốn Bắc Mỹ chỉ là nguồn cung cấp nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ hàng hóa từ Anh.
- Ý thức độc lập dân tộc thúc đây dân nthuộc địa vùng dậy đấu tranh.
Nhân Anh quốc ra luật thuế chè năm 1770 đã làm bùng nổ chiến tranh.

Năm 1773, vụ chè Boston, người dân tấn công tàu chở chè và ném hàng
xuống biển. Anh đưa quân đội sang thuộc địa, phong tỏa cảng Boston.
Năm 1774, các thuộc địa cử đại biểu dự Đại hội lục địa Philadenphia đòi vua
Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mỹ. Anh quốc không
đồng ý.
Năm 1775, xung đột xảy ra giữa quân chính quốc và thuộc địa, phần thắng
nghiêng về chính quốc.
Năm 1776, Đại hội lục địa Bắc Mỹ lần thứ 2 tổ chức, tuyên bố cắt đứt quan
hệ với Anh và giao cho G. Washington/ chủ nô giàu có của Virginia làm chỉ huy
quân đội.
Ngày 4/7/1776, Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ
(quyền con người và quyền công dân) và Tuyên bố nền độc lập của 13 thuộc địa
Bắc Mỹ. Cuộc chiến kéo dài nhiều năm liền (trận thắng Saranoga/ 1777 và trận
thắng Yorktown).
Năm 1783, Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa. Nước
Mỹ ra đời. Thể chế Cộng hòa Liên bang, Tam quyền phân lập (Quốc hội - 2 viện/
lập pháp, Tổng thống – dân bầu 2 cấp/ hành pháp, Tòa án/ tư pháp)
Năm 1787, giai cấp tư sản Mỹ thông qua Hiến pháp và còn hiệu lực đến ngày
nay.
I.3. Những thành tựu trong cải tiến kỹ thuật
a. Phát minh, cải tiến kỹ thuật trong ngành dệt ở Anh quốc
Ngành dệt là ngành mới và có nhiều nhu cầu. Giới doanh nghiệp tăng cường
bóc lột công nhân và tìm cách cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả lao động.
Năm 1733, thợ dệt John Kay/ Giôn Kây phát minh ra “thoi bay”, giúp người
dệt nhanh hơn và dệt khổ vải rộng hơn (trước dùng tay đẩy con thoi qua lại giữa các
hàng sợi thì nay dùng sức chân).
Năm 1764, thợ dệt James Hargreves (Giêm Hacgrivơ) phát minh ra máy kéo
sợi Jenny (tên con gái). Máy có thể kéo 16 – 18 cọc sợi do 1 người điều khiển.
Lượng sợi kéo nhanh thúc đẩy việc dệt
Năm 1769, Richart Arkwright (Ri sớt Acraitơ) chế tạo thành công máy kéo
sợi bằng sức nước.
Năm 1779, trên cơ sở 2 máy trên, Samuel Cromton (Samuên Crơmtơn) chế
tạo máy kéo sợi mịn.

112
Năm 1785, Emund Cartwight (Étmơn Cácraitơ) chế tạo ra máy dệt đầu tiên –
năng suất dệt lên gấp 39 lần so với trước.
Cùng với những cải tiến máy móc, kỹ thuật các công đoạn nhuộm, in có
nhiểu tiến bộ, góp phần củng cố và phát triển địa vị của ngành dệt. Những phát
minh kỹ thuật trên có ý nghĩa quan trọng trong phát triển sản xuất nhưng tự chúng
chưa làm nên cách mạng công nghiệp. Cần phải có nguồn động lực cho máy móc.
Đó là một yêu cầu lớn.
- Máy chạy bằng sức nước gặp nhiều trở ngại vì như vậy các công xưởng phải đem
ra gần sông. Mùa đông thì nước đóng băng không chạy được.

b. Phát minh máy hơi nước


Năm 1769, kỹ sư James Watt (1736 - 1819) sáng chế ra máy hơi nước, đến
năm 1784 thì hoàn thiện nó. Máy trở thành động cơ nhiệt vạn năng chạy bằng than
và nước. Đây là một phát minh vĩ đại của thế kỷ XVIII. Máy được đưa vào sử dụng
tạo ra một nguồn lực mới thay thế sức lao động cơ bắp con người và đánh dấu mở
đầu cho quá trình cơ giới hóa.

- Khi Giêm Oát qua đời năm 1819, người ta đã dựng bức tượng để kỷ niệm về
ông. Bức tượng có dòng chữ: Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh con người

II. Cuộc cách mạng công nghiệp


Cách mạng công nghiệp là sự kiện cơ bản đánh dấu việc chuyển biến của
xã hội từ văn minh nông nghiệp sang giai đoạn văn minh công nghiệp. Là sự
biến đổi sâu sắc về chất của nền kinh tế mà đặc trưng của nó là việc thay thế lao
động thủ công bằng máy móc và phương thức tổ chức sản xuất. Cuộc cách mạng
xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra khắp thế giới.

Văn minh nông nghiệp Văn minh công nghiệp Văn minh trí tuệ
gốc tự nhiên gốc kỹ thuật gốc con người
8.000 năm TCN - XVIIE Từ XVIIIE – giữa XIXE Từ giữa XXE - nay
- Khai thác tự nhiên một - Khai thác tự nhiên một - Chủ động trong khai thác
cách thụ động cách chủ động tự nhiên
- Sử dụng cơ bắp, sức kéo - Sử dụng nguồn năng lượng - Chinh phục tự nhiên bằng
gia súc hoặc sức nước, sức từ động cơ hơi nước, điện và nhiều phát minh, sáng chế
gió trong thiên nhiên năng lượng nguyên tử (khoa học & công nghệ)
- Lệ thuộc vào điều kiện tự - Dần phá bỏ sự lệ thuộc vào - Sử dụng trí tuệ con người
nhiên, môi trường địa lý, tự nhiên, phù hợp với lợi ích là chính, tự động hóa, toàn
quan hệ mật thiết giữa con cộng đồng, tập đoàn hoặc cá cầu hóa
người với cộng đồng nhân
- Nền kinh tế nông nghiệp, - Nền kinh tế công nghiệp - Nền kinh tế thông tin/ tri
tự cung tự cấp và thương mại thức
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1769 - nửa
cuối thế kỷ 18 (1769) đến nửa đầu thế kỷ 19.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu khoảng 1850, khi các
tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt.
Động lực của Cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử 113
dụng điện vào cuối 19 e. Năm 1914, giai đoạn thứ hai này kết thúc.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng thập niên 50 –
E
II.1. Qúa trình công nghiệp hóa châu Âu (giữa XVIIIE đến
giữa XIXE)
Mốc mở đầu cách mạng công nghiệp thường được xem là khi phát minh máy
hơi nước được đưa vào áp dụng trong sản xuất từ thập niên 70 của thế kỷ XVIII.
Với việc sử dụng hơi nước, các nhà máy của Anh quốc mang hình dáng hiện đại.
Các khu công nghiệp hình thành.
Tiến bộ kỹ thuật trong các ngành khác nhau phụ thuộc và thúc đẩy lẫn nhau.
Ngành khai thác than, khoáng sản kim loại phát triển để đáp ứng nguồn nhiên liệu,
nguyên liệu; đồng thời mở rộng quy mô ngành luyện kim. Các loại máy móc được
chế tạo bền chắc như: búa hơi, máy khoan, bàn tiện, máy làm đinh… Cách mạng
cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải: hệ thống đường sắt hình thành nối liền
các thành phố….
Cơ cấu công nghiệp mới dần hình thành với hai ngành chính: công nghiệp
nặng bao gồm ngành luyện kim và chế tạo máy và công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất
hàng tiêu dùng.

- Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt. Sắt ngày cáng có vai trò
lớn trong công nghiệp.
- Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời.
Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm
bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ.
- Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước
- Năm 1825: tuyến đường sắt Mancheter – Livepool đầu tiên khánh thành
ở Anh
Nước Anh trở thành “công xưởng của thế giới”, là trung tâm kinh tế của thế
giới.
Ảnh hưởng cách mạng công nghiệp từ Anh nhanh chóng tác động đến thế
giới, nhất là châu Âu và Mỹ.
Từ thập niên 20 – XIXE, nhiều quốc gia châu Âu thành lập những xí nghiệp
hiện đại, sử dụng máy móc mua từ Anh và nguồn công nhân, kỹ thuật viên từ Anh.
Bỉ là quốc gia công nghiệp hóa sớm do có nhiều sắt và than.
Pháp tiến hành công nghiệp hóa từ thập niên 30 - XIX E nhưng tiến không
nhanh.
Đức tiến hành công nghiệp hóa từ thập niên 40 - XIXE nhưng nhanh chóng
trở thành một nước công nghiệp nặng hiện đại; tập trung công nghệp luyện kim và
hóa chất.

114
Mỹ tiến hành công nghiệp hóa với lợi thế không phụ thuộc vào những cơ chế
phong kiến, liên hệ mật thiết với Anh, đặc điểm là sản xuất máy công cụ với số
lượng lớn, đáp ứng cho phát triển.
Nga tiến hành công nghiệp hóa từ thập niên 40 - XIX E nhưng chế độ nông nô
đã cản trờ rất nhiều. Thực sự phát triển từ sau 1861 từ sau cải cách nông - nô.
Nhật Bản tiến hành cuộc duy tân Minh Trị (1868) theo con đường Tư bản chủ
nghĩa: xây dựng nhà máy, đóng tàu chiến và chế tạo vũ khí, làm đường xe lửa, mở
cửa với bên ngoài. Nhật duy nhất ở châu Á không trở thành thuộc địa các nước
phương Tây.

II.2. Những hệ quả kinh tế - xã hội của cách mạng công


nghiệp
- Thúc đẩy kinh tế phát triển, hàng hóa dồi dào, sản xuất mang tính chất cơ
giới hóa và hình thanh quy tắc sản xuất công nghiệp: tiêu chuẩn hóa, chuyên môn
hóa, đồng bộ hóa, tập trung hóa.
- Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một
nhiều dẫn tới quá trình đô thị hoá thời cận đại.
- Sự trưởng thành và lớn mạnh của giai cấp tư sản. Đây là con đẻ của cách
mạng công nghiệp – ngày càng phát triển, thâu tóm các quyền lực kinh tế và dần
vươn lên trong lĩnh vực chính trị

- Engghen:”Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một
thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và độ sộ hơn lực lượng sản
xuất của tất cả các thế hệ trước gộp lại”.
- Sự hình thành giai cấp vô sản: ngày càng đông đảo, có tính tổ chức, tính kỷ
luật và mức độ tập trung cao và ý thức giác ngộ giai cấp. Từng bước qua đấu tranh
trở thành lực lượng chính trị độc lập.

Đầu tranh công nhân bước đầu là tự phát với hình thức bãi công.
Sau này, từng bước nâng lên ý thức tự giác.
- Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc.
- Năm 1836 – 1848, ở Anh còn nổ ra phong trào Hiến chương
- Năm 1831 – 1834, tại Lyon (Pháp), công nhân nổi dậy đấu tranh
- Năm 1844, ở Schleisien (Đức), công nhân thợ dệt đấu tranh

* Thành tựu của quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu và Bắc Mỹ từ cuối
thế kỷ XVIII đến thế giữa thế kỷ XIX đã tạo nên những cơ sở vật chất và kỹ thuật
mới, tạo nên ưu thế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa..

III. Những thành tựu văn minh thời cận đại

115
III.1. Phát minh khoa học và Trào lưu Khai sáng thế kỷ
XVIII
a. Phát minh khoa học
Trong nghiên cứu vật lý, năm 1880, Volta nghiên cứu những hiện tượng về
điện, tìm ra điện dương và điện âm. Franklin (1706 - 1790) giải thích hiện tượng
sấm sét và phát minh ra cột thu lôi. Anh em Mongolfier chế tạo ra khinh khí cầu.
Những cống hiến của Isaac Newton (1642 - 1727) với Định luật Hấp dẫn vũ trụ
được sử dụng trong các ngành nghiên cứu. Tác phẩm Các nguyên lý toán học của
triết học tự nhiên được xuất bản đánh dấu 1 cột mốc quan trọng trên con đường
nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu hóa học, năm 1774, Joseph Priesley tách được khí amoniac,
Lavoasier (1743 - 1794) phân tích thành phần của không khí, nước và tìm ra
phương pháp nghiên cứu tổng hợp, đưa ra định luật Bảo toàn vật chất.
Về sinh học, Linné đưa ra cách phân loại thực vật, Buffon xây dựng vườn
bách thảo thành trung tâm nhiên cứu thực vật.
Về địa chất, James Hutton nghiên cứu về kiến tạo bề mặt trái đất với tác
phẩm “Lý thuyết về trái đất” xuất bản năm 1795.
b. Trào lưu Khai sáng
Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, ở nhiều nước châu Âu đã xuất hiện một
trào lưu tư tưởng đòi quyền tự do, công kích triều đình phong kiến và những nhà
vua độc đoán, phê phán sự tha hóa của giáo hội La Mã, đưa ra các dự kiến về xã hội
tương lai. Ở Pháp, trào lưu này đạt được những thành tựu rực rỡ nhất và được xây
dựng trên cơ sở các quan điểm cơ bản sau:
- Lý trí là công cụ duy nhất mang lai chân lý. Mọi tri thức đều có nguồn gốc
từ nhận thức cảm tính, nhưng nó chỉ là nguy6en liệu của chân lý. Trước khi có giá
trị là giải thích thế giới hay vạch ra con đường cải thiện cuộc sống, nhận thức cảm
tính phải được lý trí nhào nặn lại.
- Vũ trụ là một cỗ máy vận hành theo những quy luật bất di bất dịch mà con
người không thể vượt qua được. Cấu trúc của tự nhiên là là tuyệt đối đồng nhất và
hoàn toàn không chịu tác động của một phép màu hay sự can thiệp huyền bí nào.
- Cấu trúc xã hội tốt đẹp nhất là kiểu cấu trúc đơn giản nhất và tự nhiên
nhất. Một xã hội văn minh với những quy ước rắc rối chỉ có tác dụng nhằm kéo dài
những độc đoán của giới tu sĩ và những kẻ cai trị. Tôn giáo, chính phủ và các thiết
chế kinh tế phải được thanh trừ khỏi mọi thứ giả tạo và được đơn giản hóa cho phù
hợp với lý trí và tự nhiên.
- Các đại diện xuất sắc của trào lưu khai sáng:
+ John Locke (1632 - 1704): Là người khởi xướng. Những tác phẩm: “Tiểu
luận về sự hiểu biết của con người”, “Hai luận thuyết về chính quyền” bàn về nhận
thức và ý thức của con người, quyền của nhân dân và chính quyền thông những khế
ước. Đặc biệt, ông nhấn mạnh đến quyền được sống, quyền được tự do và quyền sở
hữu của con người.

116
- Thông qua khế ước song phương, nhân dân cần một chính quyền để quản lý,
nhân dân phục tùng chính quyền đồng thời yêu cầu chính quyền không thể cắt quyền
tự nhiên của nhân dân. Nếu những quyền đó bị vi phạm, chính quyền cai quản tồi và
tàn bạo thì nhân dân có quyền làm cách mạng, lật đổ những người cầm quyền.

+ Montesquieu (1689 - 1755): Là nhà Khai sáng lỗi lạc. Những tác phẩm
chính: “Những bức thư Ba Tư/ 1721”, “Khảo sát nguyên nhân thịnh suy của La
Mã/ 1734”, “Tinh thần luật pháp/ 1748” . Phê phán chế độ chuyên chế đương thời,
tìm hiểu về nguồn gốc nhà nước, giải thích tính chất của pháp luật và vạch ra kế
hoạch cải cách xã hội dựa trên nền tảng “tự nhiên”. Ông đề ra lý luận tự do vềtam
quyền phân lập: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Ba quyền này
tuy độc lập nhưng kiểm soát lẫn nhau.
+ Voltaire (1694 - 1778): Là bậc thiên tài với khả năng hiểu biết toàn diện và
thành công trên nhiều lãnh vực nghiên cứu triết học, văn học, sử học, vật lý…
Những tác phẩm tiêu biểu: “Thư triết học/ 1737”, “Từ điển triết học/1764”, “Lịch
sử vua Charler XII”…Ông công kích và chủ trương xóa bỏ chế độ chuyên chế
nhưng vẩn giữ thể chế quân chủ với vị vua sáng suốt, nếu tàn bạo thì nhân dân lật
đổ.
+ Rousseau (1712 - 1778): Là nhà khai sáng gần gũi với nhân dân, đề xuất
những ý tưởng cấp tiến. Những tác phẩm: Luận về nguồn gốc của bất bình đẳng xã
hội, Emilơ, Khế ước xã hội. Ông nói lên quyền lợi của người dân; đặc biệt là nông
dân và dân nghèo. Ông lên án chế độ phong kiến, phê phán chế độ sở hữu tư nhân
và hậu quả của nó là bất bình dẳng trong xã hội. Chủ trương thay thế chế độ tư hữu
lớn bằng chế độ tư hữu nhỏ, thiết lập chế độ cộng hòa, người dân có quyền chính trị
như nhau, được hưởng quyền bình đẳng và tự do.
+ Diderot (1713 - 1784): Tổ chức tập hợp các nhà khoa học cấp tiến biên
soạn bộ Bách khoa toàn thư gồm 35 tập, xuất bản từ năm 1751 đến 1780. Nội dung
bộ Bách khoa lý giải các hiện tượng tự nhiên và xã hội dưới ánh sáng của quan
điểm duy vật và những thành tựu triết học, kinh tế học, khoa học tự nhiên mới đạt
được. Phản bác lại quan điểm duy tâm, phê phán những sự chuyên chế của chính
quyền và giả tạo của tăng lữ, nhấn mạnh quyền tự do của con người.
+ Meslier (1664 - 1724) & Mabli (1709 - 1785): chủ trương xóa bỏ hoàn
toàn chế độ tư hữu vì đó là nguồn gốc của mọi đau khổ, chủ trươgn thiết lập chế độ
sở hữu chung của xã hội, lao động là nghĩa vụ và quyền lợi chung của mọi người.
Nhà nước thự chiẹn phân phối bình đẳng.
+ Adam Smith (1723 - 1790): phát triển học thuyết về kinh tế học. Những
tác phẩm: Nguồn tài nguyên quốc gia, Câu hỏi về bản chất và những nguyên nhân
của sự giàu có của các quốc gia. Ông nêu ra thuyết giá trị, chủ trương chế độ kinh
tế tự do, không hạn chế kinh doanh.
III.2. Phát minh khoa học - kỹ thuật thế kỷ XIX
117
a. Phát minh khoa học
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, khoa học và kỹ thuật thế kỹ XIX có
nhiều bước tiến vượt bậc, đã tác động nhiêu mặt đến đời sống xã hội bấy giờ.
Những nhà khoa học và các phát minh tiêu biểu:
+ Vật lý học
Đạt được những tựu vĩ đại và Là nền tảng cho thời đại nguyên tử và mở
đường cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Một loạt phát minh về điện của các
nhà khoa học như Olm (1789 - 1854), Joule (1818 - 1889), Lenz (1804 - 1865),
Maxwell (1831- 1879), Hertz (1857 - 1894), Lebedev (1866 - 1912) đặt cơ sở cho
chuyên ngành vật lý và mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới. Henri
Becquerel (1852 - 1908) phát hiện hiện tượng phóng xạ và chất phóng xạ, ông bà
Mari Cuire (1867 - 1934) tìm ra chất phóng xạ thiên nhiên, cơ sở cho lý thuyết hạt
nhân. Năm 1895, Max Planck (1858 - 1947) phát hiện photon - dạng vật chất.
Albert Einstein (1879 - 1955) với học thuyết tương đối, bước tiến quan trọng trong
nghiên cứu vật lý hạt nhân.
+ Hóa học
Những phát minh về thành phần và cấu trúc nguyên tử làm đảo lộn các khía
niệm trước đó về vật chất. Mendeleiev (1834 - 1907): thiết lập Bàng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học.
+ Sinh vật
Charles Darwin (1809 - 1882): đề ra học thuyết sinh học với tác phẩm
Nguồn gốc của các giống loài gây ảnh hưởng lớn tới nhiều ngành khoa học. Nội
dung cơ bản của học thuyết về quy luật tự nhiên cạnh tranh để sinh tồn. Tất cả
giống loài đều trải qua quá trình biến hóa để tồn tại, phát triển. Nếu không sẽ bị đào
thải. Gregor Mendel (1822 - 1884) được xem là cha đẻ của ngành Di truyền học,
nghiên cứu về lai tạo giống.
+ Y học:
Louis Pasteur (1822 - 1895) phát hiện về vắc – xin, đặc biệt vắc – xin chống
bệnh dại. Robert Koch (1843 - 1910) phát hiện vi trùng lao. Joseph Lister (1827 -
1912) nghiên cứu về phương pháp vô trùng trong giải phẫu. Pavlov (1849 - 1936)
nghiên cứu hệ thần kinh của người, vật với những phản xạ có điều kiện nghiên cứu
về sinh lý học.
Nhiều phát minh của thế kỷ XIX là tiền đề cho việc các nhà khoa học nhận
giải thưởng Nobel trong thế kỷ XX như Roentgen (1901), Mari Cuire (1903),
Albert Einstein (1921).
b. Phát minh kỹ thuật
+ Điện
Samuel Morse: phát minh ra hệ thống điện báo. Thomas Edison phát minh
ra bóng đèn điện, nhà máy điện, điện thoại, điện ảnh, vô tuyến điện truyền thanh
(radio). Roentgen (1845 - 1925) phát hiện ra tia X quang.
Một thành tựu vĩ đại khác của kỹ thuật là sự ra đời của động cơ đốt trong:
Năm 1885, Daimler (1834 - 1900) chế được dộng cơ dầu căn nhẹ và nhanh, chuyển
động theo chu kỳ 4 nhịp. Năm 1886, ông đặt động cơ lên chiếc máy kéo và như thế
chiếc ô tô đầu tiên ra đời. Năm 1897, Diesel chế tạo động cơ mạnh hơn cho cá

118
nhiên liệu, động cơ mang tên Diesel ra đời và nhanh chóng được áp dụng trong
công nghiệp, giao thông vận tải.

III.3. Các trào lưu tư tưởng thế kỷ XIX


a. Triết học
Phát triển theo hướng từ bỏ phương pháp siêu hình, theo hướng duy vật và
biện chứng. Các đại diện tiêu biểu:
+ Friedrich Hegel /Đức (1770 - 1831): nhà triết học duy tâm, đề ra phương
pháp biện chứng. Những tác phẩm: Khoa học của lôgich, Từ điển bách khoa triết
học, các bài giảng triết học, lịch sử….Cho rằng, quá trình phát triển vật chất bắt
nguồn từ sự đấu tranh gữa các mặt đối lập, sự chuyển biến từ lượng sang chất…Thế
nhưng, ông cho rằng, khởi nguyên thế giới không phải là vật chất mà là “Ý niệm
tuyệt đối”, “Tinh thần thế giới”. Ông xem dân tộc Đức là “hiện thân của tinh thần
vũ trụ mới” – biểu hiện chủ nghĩa sôvanh.
+ Feuerbach/ Đức (1804 - 1872): nhà duy vật, phê phán chủ nghĩa duy tâm
và tôn giáo. Những tác phẩm: Phê phán triết học Hegel, Bản chất của Thiên chúa
giáo, Cơ sở triết học tương lai…Chưa thoát khỏi chủ nghĩa duy vật siêu hình, thiên
về chủ nghĩa nhân đạo, trừu tượng (xây dựng tôn giáo phù hợp với tình yêu con
người)
b. Kinh tế học
Sự ra đời của kinh tế chính trị học từ nước Anh. Đại diện tiêu biểu là Adam
Smith (1723 - 1790) và được D. Ricardo (1772 - 1823) phát triển. Tác phẩm
Nguyên lý Kinh tế chính trị và thuế khóa nêu về việc chính lao động tạo ra giá trị
tiền lương và lợi nhuận, bóc trần thực tế đối lập giữa giai cấp tư sản và vô sản
nhưng bảo vệ tồn tại vĩnh viễn của chủ nghĩa tư bản.
III.4. Các học thuyết xã hội thế kỷ XIX
a. Học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc
Những dấu ấn thể hiện: Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776), Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền (1789).
Những đại diện tiêu biểu: John Mill (người Anh) có tác phẩm “Luận về tự
do” nêu nguyên tắc cá nhân có quyền làm bất cứ điều gì nếu không hại đến người
khác, không vi phạm vào quyền tự do của người khác. Alexis de Tocqueville
(Pháp) trong tác phẩm “Nền dân chủ Hoa Kỳ” ca ngợi về tinh thần dân chủ, sức
mạnh vật chất và phê phán tính ngạo mạn và thực dụng của Mỹ. Những người cấp
tiến ở Anh trong Phái Hiến chương đòi hỏi chế độ dân chủ hoàn toàn về chính trị
với quyền tuyển cử phổ thông (nam giới), thu hẹp quyền hạn của chính quyền với
công dân.
Mazzini người Ý (1805 - 1872) chủ trương với quan điểm mỗi quốc gia có
quyền độc lập, mỗi cá nhân có quyền tự do  các nhà yêu nước hoạt động chóng sự
xâm lược thống trị. Bên cạnh đó, phái đối lập dựa vào Học thuyết DacUyn “cạnh
tranh để sinh tồn” cho dân tộc mình là siêu đẳng nên có quyền thống trị, tiêu diệt,
khai hóa các dân tộc khác  lợi dụng để xâm chiếm thuộc địa, chiến tranh.

119
b. Học thuyết Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Chủ trương: đề ra các biện pháp xây dựng xã hội mới không có bóc lột bằng
cách khắc phục những mặt xấu của Chủ nghĩa Tư bản, hạn chế sự cách biệt giàu
nghèo mà không xóa bỏ chế độ tư bản.

Những đại diện tiêu biểu:


+ Saint Simon/ Pháp (1765 - 1820): Chủ trương xây dựng xã hội tốt đẹp
trong nền sản xuất đại công nghiệp theo kế hoạch, htực hiện nghĩa vụ lao động và
quyền hưởng thụ bình đẳng. Chủ trương thuyết phục giai cấp tư sản thự chiện ý
nguyện này. Nhược điểm: Không thấy sự đối kháng giai cấp tư sản và vô sản.
+ Charler Fourrier/ Pháp (1772 - 1837): Phê phán sự bất công của xã hội tư
bản về sự gia tăng giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội. Đề ra việc xây dựng các đơn
vị gọi là Falange/công xã cách tốt đẹp với sự phân phối theo lao động và tài năng,
mọi người đều vui thích sinh sống, lao động trong công xã đó. Ông cũng chủ trương
thuyết phục giới Tư sản thực hiện nhưng không ai đáp ứng.
+ Robert Owen/ Anh (1771 - 1885): Là chủ công xưởng, dùng công xưởng
thí điểm việc lao động 10 giờ/ngày, bãi bỏ chế độ cúp phạt, đặt ra chế độ khen
thưởng, chăm lo đời sống cho người lao động. Đi qua Mỹ thực hiện nhưng cuối
cùng trở về Anh. Xưởng phá sản vì sản phẩm không cạnh tranh được trên thị
trường. Kiên quyết chốg lại đấu tranh của giai cấp công nhân.
*
Chủ nghĩa xã hội không tưởng: Phê phán mặt trái của xã hội tư bản, đưa
ra những dự kiến cho xã hội tốt đẹp, không có bóc lột. Nhưng, không vạch ra
được phương pháp đúng đắn để đi đến thành công. Do dựa vào giai cấp tư sản,
không nhận thấy sự đối kháng giai cấp trong lòng xã hội tư bản, không dựa vào
giai cấp công nhân.
CNXHKT là những tác động tích cực đến xã hội và là một trong những nguồn
gốc của Chủ nghĩa Xã hội khoa học sau này.
c. Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học
Những dấu ấn thể hiện: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), Tổ chức
Quốc tế thứ nhứt/ Hội liên hiệp công nhân quốc tế (1864 – 1976), Công xã Paris
(1871), Quốc tế thứ hai (1899 - 1914).

Chủ nghĩa Mác

Kinh tế Chủ nghĩa


Triết học
Chính trị XHKH

Phép BC duy vật Vai trò TBCN và GCCN


Xã hội lý tưởng
CN Duy vật BC Gía trị thặng dư

120
Chủ trương: Quy luật đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội, trong
xã hội hiện đại là sự đối kháng giữa vô sản và tư sản. Giai cấp công nhân có sứ
mệnh lịch sử lật đổ chế độ TBCN, xây dựng chế độ xã hội mới trên nguyên tắc Sở
hữu chung, lao động nghĩa vụ và phân phối công bằng, xây dựng chính quyền
chuyên chính vô sản, tinh thần quốc tế vô sản.
Những đại diện tiêu biểu: Kark Marx (1818 - 1883), Friedrich Engels
(1820 - 1895) và V.I. Lenine (1870 - 1924). Sau nầy Lê nin phát triển với thắng lợi
của Cách mạng tháng Mười Nga (Liên Xô)  Chủ nghĩa Mác - Lê

III.4. Những thành tựu văn hóa – nghệ thuật


a. Văn học
Nền văn học phát triển mạnh, phản ánh những biến động sâu sắc của xã hội
châu Âu. Có nhiều khuynh hương trong sáng tác. Hai nền văn học tiêu biểu là của
Pháp và Nga.
+ Văn học Pháp
Trào lưu lãng mạn bảo thủ có Chateabriand/Satôbriăng (1768-1848) với lối
thể hiện trau chuốt, bóng bẩy, chuyện tình lâm li nói về nỗi tiếc nuối của tầng lớp
quý tộc đối với thời kỳ vàng son của đạo Thiên chúa và thời trung cổ.
Trào lưu lãng mạn tiến bộ có nhà thơ, nhà văn Victor Hugo (1802-1885) với
tác phẩm Nhà thờ Đức bà Pari, Những người khốn khổ…thể hiện niềm khát khao
của con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp, công bằng, thấm đượm tinh thần nhân
đạo.
Trào lưu văn học hiện thực có nhà văn Balzac (1799-1850) với tác phẩm Tấn
trò đời gồm 97 tác phẩm có 2.000 nhân vật…; Stendhal (1783 - 1842) với tác phẩm
Đỏ & đen; Emile Zola với tác phẩm Gia đình Rugông Macca…phơi bày tình trạng
bất công xã hội.
+ Văn học Nga
Xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lỗi lạc với những tác phẩm nổi tiếng với các
khuynh hướng nhân văn cao cả.
Khuynh hướng lãng mạn có Jukovski (1783-1852), Puskin (1799-1837),
Lermontov (1814 – 1841)
Khuynh hướng văn học hiện thực phê phán có Belinski (1799 - 1837), Gogol
(1809-1852), Tsernysevski (1828 - 1889), Turghenev (1818-1883), Dostoievski
(1821 - 1881) với nhiều tác phẩm hướng về nhân dân, cuộc sống thực tại. Đặc biệt
nhà văn Totstoi (1828-1910) với tác phẩm Chiến tranh & hòa bình được xem là
Bản anh hùng ca bất hủ về cuộc kháng chiến của nhân dân Nga Napoleon.
Khuynh hướng về trào lưu văn học mới, phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp vô
sản, hiện thực xã hội chủ nghĩa có đại diện tiêu biểu là M.X. Gorki (1868 - 1936),
vượt lên số phận, lạc quan tin tưởng vào tương lai.
b. Âm nhạc
Nếu như thế kỷ XVII ghi lại dấu ấn của các nhạc sĩ Bach và Mozart với
những tác phẩm được xem là mẫu mực cổ điển thì âm nhạc thế kỷ XIX có xu hướng
lãng mạn với tiếng chim ca, thác nước, hơi gió thoảng, cảnh bão bùng như tiếng
khóc trẻ thơ trong tác phẩm. Âm nhạc phát triển nhiều thể loại, đặc biệt nhạc kịch
121
rất thành công. Xuất hiện nhiều tên tuổi lẫy lừng như: Beethoven (1770-1827),
Frank Shutbert (1797-1828), Frederic Chopin (1810-1849), Richart Wagner (1813 -
1883), Tchaicovski (1840-1893), Richart Straus (1864-1949)…
c. Hội họa & điêu khắc
Phát triển theo hai xu hướng: lãng mạn và hiện thực và sau có thêm chủ nghĩa
ấn tượng.
Khuynh hướng lãng mạn phát triển và chiếm ưu thế trong nửa đầu XIX E với
những tác phẩm thiên về phong cảnh, thể hiện sự táo bạo và trí tưởng tượng phong
phú. Đại diện tiêu biêu là Delacroix/ Pháp (1798-186 3), David Friedrich/ Đức
(1774-1840), Turner/ Anh (1775-1851), Constable/ Anh (1776-1837).
Khuynh hướng hiện thực ra đời ở Pháp giữa XIXE . Một số đại diện tiêu biểu
như: Corot/ Pháp (1796-1875), Courbet (1819-1877), Manet (1832-1883).
Khuynh hướng ấn tượng xuất hiện vào nửa cuối XIXE thể hiện sự khát vọng
theo tính tự nhiên hơn, đặc biệt trong thể hiện ánh sáng. Các đại diện tiêu biểu như
Claude Monet (1840-1926), Renoir (1841-1919), Pissarro (1830-1903).
Điêu khắc có một số đại diện tiêu biêu của Pháp như Barthodi với tượng Nữ
thần tự do (tặng cho Mỹ đặt tại cảng NewYook), Rodin, Maillo với những tác
phẩm vượt khỏi khuôn mẫu bằng những đường nét sinh động.
- Ở Pháp, xuất hiện một phong cách nghệ thuật mới được gọi là
Rococo. Phong cách này là sự biến đổi theo xu hướng mềm mại và dịu bớt
đi so với cái khỏe khoắn, phô trủa nghệ thuật Baroque. Nghệ thuật này thể
hiện những phần trang hoàng phía nội thất, ở những tranh vẽ màu theo trí
tưởng tượng của người vẽ, gây ấn tượng về sự duyên dáng, nhẹ nhàng thoải
mái nhưng kiêu sa, phản ánh cuộc sống sang trọng và xa hoa của giới quý
tộc. Họa sĩ đại diện là Jean Antonie Watteau/ Pháp (1684 - 1721). Chủ đề là
cảnh đồng quê và những lễ hội

d. Kiến trúc
Nhiều phong cách kiến trúc cùng tồn tại và phát triển. Hiện tượng này phản
ánh sự giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng. Nhiêu loại hình, quy mô và số lượng
lớn. Việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật mới trong xây dựng là đặc điểm nổi bật của kiến
trúc thời kỳ này. Nhiều công trình gắn liền với biểu tượng quyền lực được xây
dựng: tòa Quốc hội Anh (1840-1865), tòa Quốc hội Mỹ (1793 - 1851)…Một số
công trình kiến trúc đặc sắc như Khải hoàn môn Carousel (Pháp), tháp Eiffel
(Pháp), Cung thủy tinh Luân Đôn (Anh)…

***
Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 từ nửa sau thế kỷ XVIII và lần thứ 2 từ
cuối thế kỷ XIX đã đánh dâu một bước ngoặt căn bản trong lịch sử của nhân
loại. Từ văn minh nông nghiệp, nhân loại bước vào văn minh công nghiệp và
không ngừng phát triển nó. Bên cạnh những tác động tích cực cũng cuất hiện
nhiều yếu tố bất cập trong xã hội. Đồng thời, bên cạnh đó những giai tầng xã hội
mới hình thành, nảy sinh những trào lưu tư tưởng tiến bộ.

122
123
Bài mười một

VĂN MINH THẾ KỶ XX

I. Văn minh thế giới nửa đầu thế kỷ XX


I.1. Cách máng tháng 10 Nga và sự xuất hiện những cơ sở
của Văn minh XHCN
I.1.1. Sự ra đời của nhà nước Xô viết
a. Cách mạng tháng 10 Nga – Liên Xô thành lập
Cuối thế kỷ XIX, nước Nga bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Thế nhưng,
chưa có cuộc cách mạng tư sản nào diễn ra thành công ở Nga. Tàn tích của chế độ
phong kiến – nông nô vẫn tồn tại. Ách áp bức tàn bạo của triều đình phong kiến
Nga đối với nhân dân Nga và các dân tộc ngày càng nặng nề.
Đầu thế kỷ XX, nước Nga hội đủ những mâu thuẫn: Giữa tư sản và vô sản,
giữa địa chủ và nông dân, giữa Nga hoàng và các dân tộc bị áp bức, giữa đế quốc
Nga và các đế quốc khác (do hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất).
- Năm 1905 – 1907: ở Nga nổ ra cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất.
- Tháng 2/ 1917 (theo lịch Nga), cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ 2 nổ ra
và thắng lợi. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Nền cộng hòa được thiết lập nhưng giai cấp
tư sản tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc, không giải quyết những đòi hỏi cấp
bánh của quần chúng: ruộng đất, hòa bình, bánh mì.
- Từ tháng 4 đến tháng 10/1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích, đứng
đầu là Lê –nin lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc cách mạng vô sản đã lật đổ giai
cấp tư sản, chuyển chính quyền vào tay nhân dân. Thắng lợi mở ra một thời kỳ lịch
sử mới ở Nga và tác động đến thế giới.

- Cách mạng tháng 10 tính theo lịch Nga (25/10/1917). So với lịch
thế giới là ngày 7/11/1917.

- Năm 1917, Đại hội I toàn Nga đã thông qua những văn kiện quan trọng: Sắc
lệnh về hòa bình, Sắc lệnh về Ruộng đất, Sắc lệnh về Tổ chức chính quyền và Nghị
quyết thành lập Chính phủ công nông. Sau này, chính quyền Xô viết công bố:
Tuyên ngôn về các quyền các dân tộc nước Nga, Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân
dân lao động và bị áp bức (Sau này là cơ sở của Hiến pháp đầu tiên nước Nga Xô
viết - 1918)
- Ngày 30/12/1922, sau khi đánh bại 14 nước đế quốc và các thế lực phản
động, Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết (Liên Xô) được thành lập. Ban đầu có 4
nước: Nga, Ucraina, Belarut, ngoại Capcadơ). Các giai đoạn về sau, nhiều nước
tham gia. Đến năm 1940 có 15 nước tham gia. Đến năm 1970, có 15 nước Cộng
hòa liên bang, 20 nước cộng hòa tự trị và 8 tỉnh tự trị, 10 khu dân tộc.

124
 Cách mạng tháng 10 Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế
giới, lật đổ giai cấp tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền. Một chế độ xã
hội mới xuất hiện – chế độ Cộng hòa Xô viết: xóa bỏ bóc lột, công hữu hóa tư
liệu sản xuất, xây dựng xã hội công bằng, đem lại quyền lợi cho nhân dân

b.Thành tựu của Liên Xô


Tập trung xây dựng xã hội chủ nghĩa trên nhiêu lãnh vực và đạt nhiều thành
tựu.
- Năm 1921 - 1925: thực hiện Chính sách kinh tế mới vực dậy nền kinh tế.
- Năm 1926: tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Sau 2 kế hoạch 5
năm (1928 – 1932 và 1933 - 1937), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp
XHCN.
- Năm 1930: căn bản thanh toán nạn mù chữ toàn quốc. Sua này, hoàn thành
phổ cập giáo dục và phát triển ngành giáo dục mạnh mẽ.
- Cung cấp nguồn lực vật chất kỹ thuật và con người để giành thắng lợi trong
chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945).
- Nghiên cứu khoa học phát triển: sau Chiến tranh thế giới lần 2, giải quyết
thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mỹ.
- Năm 1959: hạ thuỷ tàu phá băng mang tên Lê nin – chạy bằng năng lượng
nguyên tử đầu tiên trên thế giới.
- Đạt những thành tựu cáo trong nghiên cứu và chinh phục vũ trụ: vệ tinh
Sputnik, các trạm vũ trụ, các tàu vũ trụ Phương Đông, Rạng Đông, Liên hợp...
- Ngày 4/10/1957: vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1bay vòng quanh trái
đất. (Sau đó 1 năm, Mỹ mới có vệ tinh nhân tạo để bay vòng quanh trái đất)
- Ngày 12/9/1959, Liên Xô phóng vệ tinh Luma 2, đặt quốc huy trên mặt
trăng. (Mỹ vào ngày 16/7/1969, tàu Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng)
- Ngày 12/4/1961: Gagarin trên tàu Phương Đông1/Vostok 1 bay vào vũ trụ.
(Sau đó 1 năm, Mỹ mới có tàu Mercury, nhà du hành John Gleenn bay vào
vũ trụ)
- Tháng 6/1963, nữ du hành Nga Terescova bay vào vũ trụ.
- Nền văn học, nghệ thuật phát triển mạnh, xuất hiện nhiều tên tuổi lớn, góp
phần trong nền văn học, thi ca, sân khấu, điện ảnh, tạo hình, âm nhạc …của thế giới
như: Sôlôkhôp, Tônxtôi, Bonđachúc, Maiacopski, M.Gorki…
*
Dưới tác động của Cách mạng tháng 10 Nga, Liên Xô, nhiều nước trên thế
giới đã hình thành khối quốc gia Xã hội chủ nghĩa (đặc biệt là Đông Âu), ở chấu
Á có Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên; châu Mỹ có Cu Ba…Khối XHCN trở
thành đối trọng của hệ thống các nước TBCN.

125
II. Chiến tranh thế giới và sự phá hoại văn minh nhân
loại
- Chiến tranh chính nghĩa
- Chiến tranh phi nghĩa
Ngoài những hậu quả trực tiếp về nhân mạng, tài sản còn là những thảm họa
của thời hậu chiến trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Phá hoại các giá trị di sản và
kìm hãm, làm chậm tiến bộ xã hội
Ngoài 2 cuộc chiến tranh thế giới, còn nhiều cuộc chiến tranh của vùng, của
các quốc gia….Dẫu chính nghĩa hay phi nghĩa, thì hậu quả của chiến tranh là vô
cùng tàn khốc, sự hủy diệt nặng nề đối với loài người.
Nội dung phản ánh Chiến tranh I thế giới Chiến tranh II thế giới
(1914 - 1918) (1938-1945)
Số nước tham chiến 33 72
Số người bị động viên vào 74 110
quân đội (triệu)
Chi phí quân sự trực tiếp 208 1.384
(tỉ - USD)
Số người chết trận (triệu) 8 50
Số người bị tàn phế, bị 22 Không tính được
thương nặng
Ảnh hưởng hậu chiến Vô cùng nặng nề Vô cùng nghiêm trọng
* Theo Pôn Kenơdi trong cuốn Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc

III. Những thành tựu tiêu biểu nửa sau thế kỷ XX


III.1. Khoa học - kỹ thuật
a. Nội dung
Tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, hiện đại
hóa kỹ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất, sử dụng
nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới, tấn công
vào các lòng đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, nghiên
cứu thế giới vô cùng nhỏ bé của hạt nhân, đồng thời thám hiểm vũ trụ bao la.
b. Đặc điểm
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất
Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút
ngắn.
Đầu tư vào khoa học đem lại hiệu quả kinh tế cao.
c. Những thành tựu
+ Phát triển ngành năng lượng mới:
Tìm ra những nguồn năng lượng mới trước nguy cơ cạn kiệt của năng lượng
truyền thống không thể tái sinh (như than đá, dầu hỏa). Đó là việc giải phóng năng
lượng hạt nhân (bom nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử, khinh khí)

126
+ Phát triển vật liệu mới
Các vật liệu mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong nghiên cứu, sản
xuất và khám phá vũ trụ. Ngày nay, vật liệu mới được chế tạo theo 2 tuyến: kim loại
và phi kim loại.
Việc chế tạo thành công các vật liệu mới như Silic, composit, sợi thủy tinh,
gốm siêu dẫn…với tính chất vật lý có nhiều tính năng “siêu sạch, siêu bền, siêu
cứng, siêu dẫn” đem lại nhiều hiệu quả trong nhiều ngành.

+ Phát- Silic
triểndùng
côngđểnghệ
chế tạo các loại vi mạch điện tử, đơn tinh thể Silic và đa tinh
thể Silic dùng chế tạo pin Mặt trời
- Các loại vật liệu khác dùng trong giao thông vận tải, kỹ thuật trên biển,
- công nghiệp hàng không, vũ trụ…
- Gốm siêu dẫn (ưu điểm về trọng lượng không lớn, không cần làm lạnh,
tiết kiệm nhiên liệu…)dùng trong chế tạo động cơ ô tô, phản lực.
- Các chất siêu dẫn được dùng trong sản xuất thiết bị tích điện chế tạo máy
tính tối tân, robot tinh xảo…

Chế tạo ra máy tính điện tử ra đời năm 1946, trải qua nhiều thế hệ được cải tiến,
tính năng ngày càng cao. Công nghệ máy tính điện tử đang được phát triển cao hơn
với nhiều tính năng, có khả năng suy luận logic, nối kết đa phương tiện…

Thế hệ 1: dùng đèn điện tử (cồng kềnh, tiêu thụ năng lượng nhiều, ngôn ngữ
cấp thấp, vài chục ngàn phép tính/s…)
Thế hệ 2: dùng đèn bán dẫn (kích thước nhỏ, ít tiêu thụ năng lượng, ngôn
ngữ cấp cao, vài triệu phép tính/s)
Thế hệ 3: dùng mạch tích hợp (Bộ xử lý trung tâm với những hệ điều hành đa
chương, đa xử lý, phần mềm phát triển nhanh chóng, sử dụng thông tin trên băng
từ…)
Thế hệ 4: dùng mạch tích hợp cao, những bộ nhớ khối lượng lớn, ngôn ngữ
thuật toán hoàn thiện. Với bộ vi xử lý, truyền đạt thông tin bằng mạng truyền tin và
mạng máy tính.

- Chế tạo ra Robot công nghiệp. Năm 1962, Mỹ chế tạo Robot đầu tiên và đội
ngũ Robot có thể thay thế con người trên một số lãnh vực làm việc
- Chế tạo và sử dụng laser. Năm 1960: máy Laser đầu tiên ra đời tại Mỹ. Sử
dụng tia laser (khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức)
- Có nhiêu loại laser (rắn, lỏng, khí, ion). Ứng dụng hiệu quả trong đo
khoảng cách từ vệ tinh với các thiên thể, cắt hay gọt các loại kim loại, phi kim loại
cứng, dùng trong phẫu thuật, in ấn, quân sự…ứng dụng trong trình diễn nghệ
thuật…
- Ứng dụng quan trọng trogn quang học, chế tạo cáp quang đặt dưới đáy đại
dương nối liền các châu lục
+ Phát triển công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là các quá trình sản xuất ở quy mô công nghiệp, có sự
tham gia của các tác nhân sinh học (cơ thể, tế bào, dưới tế bào…) dựa trên các
thành tựu của nhiều bộ môn khoa học, kỹ thuật.

127
Công nghệ sinh học tập trung vào 4 lĩnh vực: công nghệ di truyền, công nghệ
tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim

- Công nghệ di truyền: nghiên cứu người, động vật, thực vật…tìm hiểu di
truyền để chế tạo ra vắcxin, thuốc, biết cách làm giảm những tổn hại cho các loài.
- Công nghệ tế bào: kỹ thuật nuôi cấu tế bào…để lai tạo, tạo giống trong nông
nghiệp, sinh sản trong chăn nuôi, chiết xuất hoạt chất để chữa bệnh..
- Công nghệ vi sinh: khai thác khả năng của các vi sinh vật nhằm tạo ra những
sản phẩm thiết yếu, các loại vitamin, axit amin, các loại kháng sinh phục vụ con
người.
- Công nghệ enzim: tạo ra các chất xúc tác sinh học có hiệu quả cao. Dùng các
enzim tạo ra ứng dụng trong nhiều lĩnh vực (mềm thịt, thủy phân cá, thuộc da, trợ giúp
tiêu hóa, chẩn đoán bệnh, lắp ghép gien, sản xuất dược liệu..)

+ Công cuộc chinh phục vũ trụ:


Ngày 04/10/1957: lần đầu tiên con người bước vào công cuộc hinh phục vũ
trụ với vệ tinh nhân tạo Spoutnik 1 của Nga.
Ngày 03/11/1957: chú chó Nga Laika, sinh vật sống đầu tiên được đưa vào
vũ trụ và chết sau vài ngày trên phi thuyền Spoutnik 2.
Ngày 31/01/1958: Mỹ phóng vệ tinh Explorer 1 đầu tiên của mình
Ngày 15/05/1958: Spoutnik 3 của Nga trở thành phòng thí nghiệm đầu tiên trong
không gian
Ngày 01/10/1958: Nasa (Mỹ) được thành lập
Ngày 02/01/1950: Luna 1, vệ tinh đầu tiên của Nga hướng về Mặt Trăng,
thắng được lực hút của Trái đất. Vào tháng 3, Mỹ cũng đạt được thành công này với
Pionnier 4.
Ngày 12/09/1959: tên lửa được điều khiển từ xa Luna 2 tiếp cận được Mặt
Trăng và chỉ cách địa điểm đã định 250 km.
Ngày 07/10/1959: thiết bị thăm dò Luna 3 truyền những hình ảnh đầu tiên
của phần Mặt Trăng bị che khuất.
Ngày 12/04/1961: Iouri Gagarine, nhà du hành vũ trụ người Nga trở thành
người đầu tiên bay vào vũ trụ với phi thuyền Vostok 1. Gagarine đã quay quanh
Trái đất 1 vòng và hạ cánh sau 1h48 phút.
Ngày 05/05/1961: Alan Shepard, trở thành người Mỹ đầu tiên bay vào không
gian (chuyến bay kéo dài 15 phút). J.F. Kennedy tuyên bố chương trình Apollo với
mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng.
Ngày 20/02/1962: John Glenn, người Mỹ bay quanh Trái đất 3 vòng.
Ngày 27/08/1962: Mỹ thực hiện thành công chuyến phóng tên lửa tới sao
Kim. Vào tháng 11 năm 1962, Nga phóng tên lửa đầu tiên tới Sao Hoả.
Ngày 16/06/1963: Valentina Terechkova trở thành người phụ nữ đầu tiên bay
vào vũ trụ.
Ngày 18/03/1965: Alexis Leonov, phi hành gia người Nga trở thành người
đầu tiên bước ra ngoài vũ trụ.
Ngày 15/12/1965: hai phi thuyền Gemini của Mỹ thực hiện thành công
chuyến gặp gỡ trong không gian. Mỹ bắt đầu giai đoạn vượt Nga trong lĩnh vực
hàng không vũ trụ.
128
Ngày 27/01/1967: đội bay của phi thuyền Apollo gặp nạn trong cuộc thử
nghiệm dưới mặt đất tại trung tâm Cap Canaveral.
Ngày 23/04/1967: Liên Xô phóng tàu vũ trụ Liên hợp liên lạc với các trạm
quỹ đạo. Vladimir Komarov, phi hành gia đầu tiên tử nạn sau khi quay trở về Trái
đất do phi thuyền Soyouz-1 bị nổ.
Ngày 20/07/1969 (21/07 theo giờ GMT): Apollo 11 đưa Neil Armstrong và
Edwin Aldrin lên Mặt Trăng. Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên vệ
tinh tự nhiên của Trái đất.
Ngày 11-15/04/1970: do lỗi kĩ thuật, Apollo 13 không thể tiếp cận được với
Mặt Trăng, ba phi hành gia quay về Trái đất an toàn.
Ngày 10/11/1970: thiết bị thăm dò Lunakhod của Nga được đặt lên Mặt
Trăng.
Ngày 19/04/1971: phóng trạm quĩ đạo Saliout 1 (Chào mừng) đầu tiên của
Nga.
Ngày 29/06/1971: ba nhà du hành trên phi thuyền Soyouz-11, Gueorgui
Dobrovolsky, Vladimir Volkov và Viktor Patsaïev đã tử nạn do giải điều áp khi phi
thuyền hạ cánh.
Ngày 14/05/1973: trạm Skylab của Mỹ được đặt lên quĩ đạo
Ngày 31/05/1975: thành lập ESA (Cơ quan hàng không Châu Âu).
Tháng 7/1975: hai phi thuyền Apollo-Soyouz của Mỹ và Nga gặp nhau trong
vũ trụ.
Ngày 24/12/1979: phi thuyền Arian đầu tiên của Châu Âu được phóng lên.
Châu Âu trở thành đối thủ đáng gờm trong công cuộc chinh phục vũ trụ.
Ngày 12/04/1981: chuyến bay đầu tiên của phi thuyền Columbia.
Ngày 24/06/1982: Jean-Loup Chrétien trở thành người Pháp đầu tiên bay vào
vũ trụ.
Ngày 28/01/1986: 7 phi hành gia người Mỹ đã thiệt mạng trên phi thuyền
Challenger. Các chuyến bay bị hoãn lại 2 năm sau đó.
Ngày 19/02/1986: phóng trạm không gian MIR (Hòa Bình) thế hệ thứ ba của
Nga. Trạm vũ trụ này ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2001.
Ngày 25/04/1990: kính thiên văn vũ trụ Hubble được đưa lên quĩ đạo.
Ngày 02/11/2000: hai phi hành gia của Nga và một của Mỹ trở thành cư dân
đầu tiên của trạm ISS.
- Tính đến tháng 5/1997, các chính phủ, các công ty tư nhân đã phóng 4.800 vệ tinh.
Riêng số vệ tinh đang hoạt động trên vũ trụ thời điểm 1997 là 2.300 chiếc; trong đó
Nga có 1.300, Mỹ 700, số còn lại là của 26 nước và 7 tổ chức đa quốc gia

129

You might also like