You are on page 1of 3

câu 3.

  Khái niệm và định nghĩa văn hóa. Ý nghĩa của định nghĩa văn hóa.
*Khái niệm và định nghĩa văn hóa:
- Khái niệm: Văn hóa quy về 2 cách hiểu chính: nghĩa hẹp và nghĩa rộng
+ Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng; theo không gian, thời
gian, hoặc chủ thể.
+ Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người
sáng tạo ra, đáp ứng một số yêu cầu cụ thể.
-   Định nghĩa: Văn hóa thường được định nghĩa theo nghĩa rộng.
Có 2 cách định nghĩa: liệt kê và nêu đặc trưng:
E.B.Tylor (1871): “Văn hóa là một phúc thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mội khả năng và thói quen khác mà con người như
một thành viên của xã hội đã đạt được” – liệt kê.
Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến
tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” – nêu đặc trưng + liệt kê.
  - Với những đối tượng phức tạp (như văn hóa) thì định nghĩa nêu đặc trưng thích hợp và
hữu ích hơn.
  - Định nghĩa nêu đặc trưng của Federico Mayor có 1 hạn chế và 2 sai lầm:
+ Hạn chế: xem văn hóa là một tập hợp (bao gồm tất cả những gì) [định nghĩa của
Tylor cũng vậy: “văn   hóa là một phức thể”]
+ Sai lầm: Văn hóa không chỉ bao gồm các đặc thù (làm cho dân tộc này khác với dân
tộc khác) mà cả cái chung; những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất không thuộc văn hóa
(mà thuộc văn minh)
Trần Ngọc Thêm (1995): Văn hóa là một hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác với môi trường tư nhiên và xã hội của mình.
- Có 1 đặc trưng giống: Văn háo là một hệ thống và 4 đặc trưng loài:
(1) của các giá trị;
(2) do con người sáng tạo;
(3) và tích lũy qua quá trình hoạt động
(4) trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội
*Ý nghĩa của định nghĩa văn hóa:
- Ý nghĩa của định nghĩa văn hóa dùng để khu biệt và nhận diện văn hóa, giúp hiểu được
văn hóa là gì. Định nghĩa văn hóa cũng là yêu cầu nền tảng lý luận của văn hóa.
- 5 đặc trưng này tạo nên 2 bộ chìa khóa:
+ Bộ chìa khóa thứ nhất dùng để định vị văn hóa là một hệ tọa độ gồm 3 trục: Chủ thể C
(Con người) – Không gian K (Môi trường) – Thời gian T (Tích lũy qua quá trình)
+ Bộ chìa khóa thứ hai dùng để nhận diện văn hóa, là chùm bốn đặc trưng (tính hệ thống,
tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử) cần và đủ cho việc phân biệt văn hóa với những
khái niệm, hiện tượng có liên quan.
câu 4. Các loại nhu cầu và chức năng của văn hóa
*Nhu cầu văn hóa
Con người sáng tạo ra văn hóa là do có nhu cầu. Nhu cầu văn hóa là những đòi hỏi của
con người về việc sản sinh và tích lũy các giá trị cần thiết cho cuộc sống của mình.
+ Mọi nhu cầu của con người đều mang tính văn hóa (đòi hỏi sản sinh ra những giá trị)
+ Ngược lại, mọi hiện tượng văn hóa đã và đang tồn tại đều đáp ứng những nhu cầu nhất
định của con người.
+ Trình độ sản xuất của xã hội quy định nhu cầu cả về lượng và chất. Con người chỉ đòi
hỏi những gì xã hội mà có thể cung cấp. Cái mà xã hội không thể cung cấp thì con người
có thể nghĩ đến nhưng không thể đòi hỏi. Nó không phải là nhu cầu mà là ước mơ. Nhu
cầu khác ước mơ ở tính khả thi của nó.
*Chức năng của văn hóa
- Nhu cầu văn hóa quy định chức năng của văn hóa là duy trì và nâng cao chất lượng
cuộc sống. Nâng cao trong khi vẫn duy trì có nghĩa đó là một sự nâng cao ổn định.
- Duy trì và nâng cao một cách ổn định chất lượng cuộc sống cũng tức là mang lại hạnh
phúc cho con người, làm cho con người cảm thấy sung sướng, thỏa mãn.
- Để thực hiện những chức năng văn hóa, văn hóa có các nhiệm vụ:
+ Làm nền tảng của xã hội, tổ chức xã hội (trên cơ sở tính hệ thống): quy tụ và phân
nhóm các thành viên; điều khiển hành vi và phát triển năng lực sáng tạo của các thành
viên.
+ Điều chỉnh xã hội (trên cơ sở tính giá trị): củng cố và phát triển xã hội, dự báo và định
hướng các chuẩn mực, tạo động lực và đặt mục tiêu cho sự phát triển.
+ Làm cơ sở cho việc giao tiếp xã hội (trên cơ sở tính nhân sinh): Văn hóa vừa tạo ra các
điều kiện và phương tiện cho việc giao tiếp, vừa là môi trường giao tiếp của con người.
Đến lượt mình, văn hóa cũng là sản phẩm của giao tiếp.
+ Làm công cụ giáo dục, xã hội hóa con người (trên cơ sở tính lịch sử): Văn hóa có năng
lực thông tin hoàn hảo, làm cơ sở cho việc phát triển nhận thức. Nhờ vậy, nó được
chuyển giao qua không gian (tạo nên sự giao lưu văn hóa) và qua thời gian (tạo nên
truyền thống văn hóa)
+ Tổng hợp 4 nhiệm vụ trên, nhiệm vụ bao trùm của văn hóa là bảo đảm sự phát triển bền
vững của xã hội. Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu và là động
lực phát triển xã hội xuyên suốt thời gian và không gian. 

You might also like