You are on page 1of 34

Khoa: Lịch sử

Lớp: Quốc tế học K38 - 2B

Nhóm thực hiện đề tài: Nhóm 6


Lời nói đầu
Trong lịch sử phát triển của loài người in dấu sâu đậm cuộc lội dòng lịch sử vĩ đại
của một nền văn hóa, nền văn hóa đã đánh thức châu Âu thoát khỏi “đêm trường
trung cổ” tăm tối. Chúng ta đang nói tới phong trào văn hóa Phục Hưng vĩ đại.
Phong trào Văn hoá Phục Hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến
và Giáo hội Thiên chúa, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cảm con
người khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội, đề cao những giá trị tốt đẹp
cao quý của con người.

Văn hoá Phục Hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu.Văn
hoá Phục Hưng vẫn là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”, mở đường cho sự phát
triển cao hơn của văn hoá châu Âu và văn hoá của loài người.

Với sự yêu thích nghiên cứu khoa học và cùng với sự trợ hỗ trợ các từ các nguồn
tài liệu trong sách vở cũng như các trang mạng uy tín, bài tiểu luận của Nhóm 5
xin đóng góp thêm một số kiến thức cơ bản về phong trào văn hoá Phục Hưng về
các thành tựu của phong trào trên lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như trên lĩnh
vực khoa học xã hội.

Mặc dù đã cố gắng biên soạn nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu
khoa học nhưng những sai sót là điều khó tránh khỏi. Chúng em rất mong nhân
được sự đóng góp của Thầy và bạn sinh viên để bài tiểu luận có thể được
hoàn thiện và tiếp tục phát triển rộng hơn nữa.

Thay mặt nhóm,

Nguyễn Minh Kha



Phần nội dung
I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại đã ghi nhận, bất cứ một phương thức sản xuất,
một mô hình xã hội hay một hệ tư tưởng nào đó muốn tồn tại và đóng vai trò chủ đạo của xã hội
trong một giai đoạn nhất định thì nó cần hội tụ được những yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, mô hình
đó phải đáp ứng được tiến trình phát triển khách quan của lịch sử. Thứ hai là phần đông người
trong xã hội chấp nhận chung sống và cùng tồn tại với nó. Ngược lại, khi mô hình xã hội hay
một hệ tư tưởng nào đó không đáp ứng được những yếu tố tất nhiên thì lịch sử sẽ đào thải và con
người sẽ từ bỏ nó để tìm đến một mô hình hay một tư tưởng nào đó phù hợp hơn và giáo hội Kito
cũng không nằm ngoài ngoại lệ.

Trong phần lớn thời kỳ trung đại, những tư tưởng của giáo hội Kito đã thống trị mọi mặt về đời
sống chính trị văn hoá – xã hội của mọi tầng lớp nhân dân. Trong suốt giai đoạn sơ và trung kỳ
trung đại thì tất cả các ngành khoa học, duy vật chủ nghĩa đều bị coi là kẻ thù không đội trời
chung của giáo hội và họ thẳng tay trừng trị những người nào dám gieo rắc những tư tưởng trái
với quan điểm của nhà thờ Kito. Trong thời gian này, với mục đích duy trì sự thống trị của mình
thì giáo hội Kito đã thực hiện một nền giáo dục áp đặt, toàn dạy những môn học mang nội dung
phản động, phản khoa học mà tiêu biểu nhất là Triết học kinh viện. Khoa học bị coi là đầy tớ của
thần học.

Sở dĩ trong một thời gian dài, giáo hội Kito thống trị được châu Âu và trở thành hệ tư tưởng
chính chi phối trong đời sống chính trị - xã hội của mọi tầng lớp nhân dân đó là do sự hạn chế về
trình độ nhận thức của xã hội lúc bấy giờ. Khi một đứa bé được sinh ra thì đã được giáo hội
truyền dạy những tư tưởng thần học. Chính vì vậy mà làm cho con người ta lớn lên trong sự cam
chịu và chờ đợi sự sống sung sướng ở kiếp sau giống như giáo hội đã tuyên truyền. Họ không
còn để ý đến cuộc sống xung quanh, họ cam chịu tất cả với một mong muốn được lên thiên đàng
với Chúa. Nhưng tất cả tương lai của họ chưa có ai đoán định được và hiện tại họ đang sống
trong sự mê muội, lạc hậu và lịch sư xã hội đang kêu cứu trong sự tụt hậu.

Tuy nhiên, lịch sử nhân loại chưa ghi nhận một phương thức sản xuất, một mô hình xã hội hay
một hệ tư tưởng nào đó có thể tồn tại được một cách vĩnh viễn mà không bao giờ bị thay đổi và
tư tưởng của giáo hội Kito thống trị ở châu Âu cũng vậy. Bước vào thời kỳ trung đại, xã hội Tây
Âu có những biến chuyển hết sức to lớn. Những nền móng vững chắc của chế độ phong kiến bắt
đầu bị rạn nứt trước sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thành thị ra đời ở
nhiều nơi và các hoạt động kinh doanh phát triển ngày càng mạnh. Chính điều này đã làm cho
cuộc sống của con người dần tách khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc. Kinh tế Tây Âu chứng
kiến sự giao lưu, trao đổi buôn bán ngày càng mạnh mẽ. Sự phát triển của kinh tế đã dần làm cho
một bộ phận không nhỏ trong xã hội trở nên giàu có đó là sự xuất hiện của một giai cấp mới đó
là giai cấp tư sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Chỉ trong một thời gian ngắn nó đã chứng tỏ được đây là phương thức sản xuất được sinh ra để
thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu và không còn phù hợp với tiến
trình phát triển chung của lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển của mình thì quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa đương đầu với một trở ngại rất lớn đó là tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến. Giai
cấp phong kiến không dễ gì tự nguyện từ bỏ lợi ích của mình. Chính vì vậy mà giai cấp mới ra
đời họ phải đấu tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực với một mục đích là để giành được thắng lợi
về mặt chính trị, tư tưởng. Do đó mà dẫn đến các cuộc đấu tranh giành quyền thống trị giữa hai
giai cấp đó là giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến và giáo hội Kito cũng đứng chung mặt trận
với giai cấp phong kiến.

Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng diễn ra trên nhiều mặt khác nhau như văn học, nghệ thuật,
các môn khoa học… Thông qua những tác phẩm của mình, các tác giả đã đề cao các giá trị khoa
học và tinh thần nhân văn sâu sắc. Đồng thời, nó cũng thể hiện được sự phê phán đối với những
tư tưởng bảo thủ, trì trệ của giai cấp phong kiến và giáo hội. Các cuộc đấu tranh này diễn ra
thành hai phong trào lớn ở thời hậu kỳ trung đại đó là phong trào cải cách tôn giáo và phong trào
Phục Hưng.

Một trong những cơ sở quan trọng để phong trào văn hoá Phục Hưng được diễn ra đó là sự phát
triển trình độ nhận thức của xã hội dựa trên nền tảng kinh tế ngày càng phát triển. Họ không còn
chấp nhận những giáo lý thần học của giai cấp thống trị do nhà thờ đưa ra và họ bắt đầu chống
lại. Tuy nhiên để phong trào diễn ra mạnh mẽ và giành thắng lợi thì nền kinh tế phát triển là một
yếu tố quan trọng nhưng nó chưa thể là yếu tố đảm bảo mà phải thêm vào đó là những thành tựu
về khoa học kỹ thuật được phát minh. Những phát minh đó nó đã chứng tỏ nhiều lĩnh vực, quan
điểm của nhà thờ là sai lầm và từ đó người ta mới bắt đầu tin vào khoa học và mở đầu thời kỳ
đấu tranh chống giáo hội một cách mạnh mẽ.

Trong hai thể kỉ 15 và 16, ở châu Âu đã dấy lên một cuộc vận động tư tưởng và văn hóa mới rất
mực hòa hứng và quyết liệt, từ trước đến bấy giờ loài người chưa từng thấy. Thoạt tiên, ngọn
gió mới thổi lên từ đất Italia. Tiếp đú nó lan rộng ra các nước ở Tây Âu và Trung Âu.
Người Italia gọi phong trào này là “Renascita”, người Pháp đặt tên cho nó là “La renaissance”,
“Renascita” hay “Renissance” đều cùng một nghĩa; có thể dịch là “Phục Hưng” hoặc “tái
sinh” hoặc nôm na hơn nữa có thể dịch là “sống lại”. Nhưng “Phục Hưng” cái gì? Cái gì được
tái sinh, được làm sống lại? Một số học giả phương Tây cho rằng phong trào này nhằm
“phục hưng” nhằm làm sống lại nền văn hóa cổ đại Hy Lạp và La Mã vừa được phát hiện nhờ
những cuộc khai quật, nhờ những bản sách chép tay từ thời đú cũn gìn giữ được. Đúng là từ thế
kỉ 14 và tiếp theo là trong hai thế kỉ 15 và 16 ở châu Âu có cả một phong trào đi tìm kiếm những
di tích của hai nền văn hóa cổ đại Hy Lạp, La Mã. Người ta đua nhau học tiếng Hy Lạp và tiếng
Latinh để đọc các bản sách chép tay đó. Việc dịch thuật, giới thiệu và xuất bản các tác phẩm
Triết học, văn học cổ Hy Lạp đã thu hút một số đông những học giả, nhà nghiên cứu, chủ nhà
in...đỳng là chưa bao giờ Hy Lạp và La Mã cổ đại lại được chú ý được đề cao được say mê đến
vậy. Nhưng thật là sai lầm nếu cho rằng mục đích của phong trào văn hóa Phục Hưng là nhằm
khôi phục những nền văn hóa cổ đại đó, thật là sai lầm nếu nghĩ rằng phong trào sôi động này chỉ
mang ý nghĩa phục cổ đơn thuần.

Nhờ được tận mắt nhìn ngắm những di tích còn sót lại của hai nền văn minh Hy Lạp, La Mã mà
các cuộc khai quật mới phát hiện được, nhờ được tự mình đọc và tìm hiểu ý nghĩa của các tác
phẩm cổ đại Hy, La (qua nguyên tác hoặc qua bản dịch), phương Tây có dịp để đối chiếu và
so sánh với nền văn hóa Trung Cổ trong đó có họ đang sống, họ đã rút ra được kết luận quan
trọng này: Trung Cổ phong kiến và nhà thờ đã kìm hãm nền văn hóa, hơn thế nữa, đã chà đạp
thô bạo lên quyền sống quyền tự do của con người. Họ đã cảm thấy như mình vừa trải
qua một đêm trường tăm tối. Họ nhận ra rằng cổ đại Hy Lạp sở dĩ đã xây dựng một nền văn minh
rực rỡ chính là vì nó chưa hề biết chế độ phong kiến là gỡ, vỡ nó chưa phải chịu đựng sự thống
trị tinh thần của giáo hội Thiên chúa. Ănghen viết: “Trong những cuốn sách viết tay còn cứu vớt
được sau nền văn minh Bygiăngxơ đã sụp đổ, trong những pho tượng thời cổ đại khai
quật được trong những đống hoang tàn ở La Mã, người ta thấy cả một thế giới mới lạ hiện ra
trước mắt phương Tây kinh ngạc: đó là thời cổ đại Hy Lạp; những hình thức chói lòa của nó
đánh tan những bóng ma thời trung cổ”.

Cuộc vận động tư tưởng và văn hóa Phục Hưng đã gặt hái được những mùa hoa trái tốt đẹp,
phong phú vô cùng. Nó đó làm cho Tây Âu như bừng thức dậy sau “đờm trường trung cổ”, đưa
những nước này tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử cận đại. Văn hóa Phục Hưng vì vậy được thừa
nhận là một trong những nền văn hóa rực rỡ của loài người. Tác động thúc đẩy của cuộc vận
động tư tưởng và văn hóa Phục Hưng đối với lịch sử phương Tây và lịch sử nhân loại nói chung
là điều đã rõ ràng. Tuy nhiên, lại phải thấy rằng bản thân cuộc vận động tư tưởng và văn hóa đó
là sản phẩm của một bước ngoặt lịch sử, do những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội bấy giờ đòi
hỏi, tạo ra và quy định. Cần tránh hai khuynh hướng sai lầm khá phổ biến xưa nay là “trung
cổ húa”hoặc “hiện đại húa” thời phục hưng. Khuynh hướng thứ nhất phủ nhận chất lượng
mới của thời Phục Hưng, chỉ coi nó như giai đoạn sau của trung cổ, coi những thành tựu
của nó như là hoa qủa muộn mằn của Trung Cổ, do Trung Cổ gieo giống và chăm nom. Về
thực chất khuynh hướng này do các học giả nặng đầu óc bảo thủ, gắn bó với lập trường và quan
điểm của giai cấp quý tộc phong kiến và đẳng cấp tăng lư để xuất ra. Khuynh hướng thứ hai
thì ngược lại, nó quan niệm rằng phục hưng là sự “cắt đứt” hoàn toàn với Trung Cổ và mở
đầu cho thời hiện đại. Khuynh hướng này đề cao Phục Hưng nhằm tô vẽ cho nền văn minh tư
sản. Những kẻ đề xướng khuynh hướng đó nhấn mạnh rằng: buổi bình minh của kỷ nguyên tư
bản chủ nghĩa thật là huy hoàng tráng lệ và đú chớnh là sự tự khẳng định của chủ nghĩa tư bản
ngay trong buổi mới trào đời, là cống hiến đầu tiên, to lớn của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử
nhân loại... Bước ngoặt đú đó diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tôn
giáo tư tưởng, khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật. Nó làm biến đổi sâu sắc đời sống vật chất
và tinh thần của xã hội Tây Âu, phơi bày tính chất trì trệ lạc hậu lỗi thời của những thiết chế tinh
thần vật chất của chế độ phong kiến và của nhà thờ Trung Cổ. Nó tạo nên một đà phát triển cho
các lĩnh vực nói trên, khiến cho xã hội Tây Âu vào nửa sau của thế kỉ 16, đầu thế kỉ 17 thực sự
đã mang lại một bộ mặt mới, mạng lại khởi sắc phồn vinh đầy khí thế. Vùng bắc Italia là một
trung tâm kinh tế và một trung tâm văn hóa phát triển sớm hơn cả (từ thế kỉ 14). Ở đó, các
quốc gia-đụ thị như Vơnidơ, Giờnơ, Plorăngxơ...đó chứng kiến một thời kì phát đạt của
công thương nghiệp, xưa nay chưa từng thấy. Trên cơ sở một nền kinh tế công thương nghiệp
phát triển như vậy, một nền văn học nghệ thuật mới, phong phú, rực rỡ đã đơm hoa kết quả.
Chính vì vậy mà Italia trở thành cái nôi của phong trào văn hóa Phục Hưng.Vùng thấp
(gồm các nước Hà Lan, Bỉ và Luychxămbua ngày nay) cũng là một trung tâm kinh tế và văn hóa
hình thành tương đối sớm (hầu như cũng một lúc với vùng bắc Italia). Ở đó, các đô thị như
Bơruygiơ, Anve (ngày nay thuộc Bỉ) Amxtộcdam(nay thuộc Hà Lan )cũng tấp nập trù phú
vụ cựng. Chính nhờ vậy mà nơi đây cũng từng là một trung tâm văn hóa mới của thời kì Phục
Hưng. Sau sự kiện Côngxtăngtinốp bị Thổ Nhĩ Kì chiếm đóng (1453) cắt đứt đường giao thông
buôn bán giữa Tây và Đụng, cỏc nước phương Tây bèn lao đi tìm những con đường liên ngạch,
buôn bán mới. Các phát kiến địa lý đã dẫn tới một kết quả to lớn, bất ngờ, ngoài dự kiến.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ănghen đã nới về ý nghĩa đó như sau: “Việc
tìm ra châu Mĩ và đường hàng hải quanh châu Phi đã tạo ra cho giai cấp tự sản đang lên một
trường hoạt động mới. Thị trường Ấn Độ và Trung Hoa, việc chiếm châu Mĩ làm thuộc địa, việc
buôn bán với các thuộc địa, việc tăng thêm một số phương tiện trao đổi và số lượng hàng hóa
những cái ấy nói chung đã đem lại cho thương nghiệp, hàng hải, công nghiệp một đà phát triển
chưa từng có, và do đó, đã làm cho yếu tố cách mạng phát triển nhanh chóng trong lòng xã hội
phong kiến đang suy tàn. Phương thức kinh doanh phong kiến hay phường hội trước kia không
còn có thể thỏa mãn được nhu cầu đang lên theo sự mở mang nhiều thị trường mới. Thời đại
phục hưng còn được đánh dấu bằng một phong trào cải cách tôn giáo rộng lớn, sôi động,
xưa nay chưa từng thấy. Kết quả bước đầu là nền “độc tài tinh thần của giáo hội bị phá vỡ”, đại
bộ phận các dân tộc Giộcmanh đã bỏ thẳng giáo hội để theo đạo Tin lành, đồng thời trong các
dân tộc Latinh một thứ tư tưởng tự do phê bình hoạt bát, hấp thu của người Ả Rập, và thấm
nhuần thứ Triết học Hy Lạp vừa mới phát hiện ra, càng ngày vàng ăn sâu vào tinh thần người ta
và chuẩn bị cho chủ nghĩa duy vật hồi thế kỉ 18 ra đời (Ănghen: lời nói đầu cuốn Phép biện
chứng của thiên nhiên.). Nói tóm lại, đúng như Ăngghen đã nhận định, thời đai Phục Hưng là
“bước ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất, từ trước đến bấy giờ loài người chưa từng thấy”. Bước
ngoặt đú đó diễn ra, làm thay đổi mọi mặt kinh tế, chớnh trị-xó hội, tôn giáo, tư tưởng và tinh
thần. Chính trong bối cảnh đó, văn học nghệ thuật Phục Hưng đã nở hoa kết quả, một mùa hoa
quả tốt dẹp hiếm có.

II. Một số nét lớn của phong trào văn hoá Phục Hưng

Thời hậu kỳ trung đại, ở Tây Âu đã có nhiều phát minh có ý nghĩa to lớn và đó là cơ sở, tiền đề
quan trọng cho sự nhận thức của con người như: thuật ấn loát của Gutenberg, nghề nấu thép, đúc
súng đạn… Thời kỳ này cũng có nhiều phát kiến địa lý lớn đem lại nhiều giá trị khoa học và nó
làm thay đổi sự nhận thức của con người về nhiều lĩnh vực.
Phong trào văn hoá Phục Hưng diễn ra đầu tiên ở Italia vì có rất nhiều nguyên nhân tác động.
Thứ nhất đó là bước vào thế kỷ XIV ở Italia đã có những thành thị tự do phát triển mạnh mẽ như
những quốc gia riêng biệt như: Phirenxe, Venexia, Milano… Ở những thành thị này, quan hệ tư
bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị. Thứ hai là Italia là quê hương của nền văn minh La Mã cổ
đại, nhưng bước vào thời sơ và trung kỳ trung đại thì những giá trị văn hoá, thành tựu của nền
văn minh này đã bị tiêu diệt đi vào quá khứ. Giờ đây, khi nền kinh tế phát triển, người Italia nhớ
lại về quá khứ của cha ông mình và họ muốn khôi phục lại những giá trị đó. Phong trào bắt
nguồn từ Ý, sau đó truyền sang Pháp qua cuộc chiến tranh Pháp – Ý. Tiếp đó, phong trào văn
hoá Phục Hưng tiếp tục truyền sang các nước khác như Hà Lan, Anh, Đức và có ảnh hưởng
nhiều đến các quốc gia này.

Sự ra đời và phát triển của phong trào văn hoá Phục Hưng là điều tất yếu trong quá trình phát
triển và đi lên của lịch sử nhân loại. Cả Tây Âu suốt trong một thời kỳ dài bị đắm chìm trong sự
lạc hậu và tăm tối, giờ đây dưới tác động của những tư tưởng tiến bộ và mang màu sắc tự do thì
đó chính là những động lực to lớn cho sự thay đổi của xã hội. Phong trào văn hoá Phục Hưng
không chỉ diễn ra ở một lĩnh vực riêng lẻ mà nó được diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực như: văn
học, nghệ thuật, khoa học… Những thành tựu trong các lĩnh vực trên trong thời kỳ này hết sức to
lớn. Văn học, nghệ thuật trong thời kỳ này được coi là khuôn mẫu và tuyệt tác mà các thế hệ sau
phải thán phục. Có thể coi phong trào văn hoá Phục Hưng gồm có các nét lớn sau:

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn rộng lớn, có sự lan truyền nhanh chóng và có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới đời sống văn hoá, chính trị xã hội ở những nơi phong trào diễn ra, đạt những thành
tựu hết sức lớn lao và có nhiều lĩnh vực là tiền đề quan trọng, không thể thiếu cho sự phát triển
của xã hội.

- Nội dung chủ yếu của các thành tựu được các tác giả phản ánh qua những tác phẩm của mình,
đó là sự đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, nó mang đầy ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa
khoa học. Đồng thời nó phê phán, bác bỏ những quan điểm lạc hậu, bảo thủ của chế độ phong
kiến và giáo hội bằng những cách thể hiện hết sức đa dạng, kín đáo.

- Những thành tựu trên các lĩnh vực của phong trào văn hoá Phục Hưng là điểm hội tụ sáng nhất
của các giá trị nghệ thuật và là nền tảng lớn nhất của khoa học thời cận đại.

III. Những thành tựu của phong trào văn hoá Phục hưng

1. Triết học và khoa học tự nhiên

a. Tiền đề chung

Quá trình phát minh trong khoa học dù đó là một hệ tư tưởng mới, một quan điểm mới, thì phần
lớn đều phải có sự kế thừa những gì đã có và phát triển thêm những giá trị tiến bộ, phù hợp với
lịch sử tồn tại lúc bấy giờ. Trong thời kỳ văn hoá Phục Hưng và hậu Phục Hưng cũng vậy. Trong
tất cả các lĩnh vực như Triết học, thiên văn học, Toán học… thì thời kỳ tiền Phục Hưng đều đã
có với những nhà khoa học nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như Aristotle, Ptolemy, Plato… Họ
được coi là những nhà khoa học vĩ đại của thời cổ đại và những quan điểm của họ vẫn luôn có
ảnh hưởng to lớn đến mọi thời đại.

Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển đi lên của lịch sử nhân loại, rất nhiều quan điểm của họ đã
không còn phù hợp và đòi hỏi cần có những nghiên cứu để chứng minh những quan điểm đó là
sai và phải thay bằng một quan điểm mới đúng hơn. Do đó, tiền đề quan trọng nhất của những
phát minh khoa học tự nhiên thời kỳ văn hoá Phục Hưng đó là sự kế thừa những giá trị khoa học
tiền Phục Hưng.

Tiền đề thứ hai có thể nói là sự tổng hợp của nhiều yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
có sự thay đổi đã tạo ra sự nhận thức mới về thế giới và cộng thêm vào đó là sự tồn tại của giáo
hội với thần quyền thống trị về mặt tinh thần của xã hội con người với những quan điểm sai lệch
và bảo thủ. Chính điều này đã đặt ra cho các nhà khoa học chân chính những nội dung cần giải
quyết.

Khoa học thời tiền văn hoá Phục Hưng thường gắn liền với Triết học. Mà Triết học kinh viện với
sự phục tùng thần học một cách mù quáng đã làm tê liệt mọi tìm tòi, nghiên cứu ngăn cản mọi
tiến bộ của khoa học. Chính vì vậy, khoa học muốn phát triển thì nó phải đấu tranh với Triết học
kinh viện và đồng nghĩa với nó là đối đầu với giáo hội.

Những quan điểm và nội dung mà các nhà khoa học đưa ra thường trái với quan điểm của nhà
thờ. Chính vì vậy, giáo hội đã coi khoa học và các nhà nghiên cứu khoa học là những kẻ thù. Họ
đã nhân danh đức Chúa trời để phán xử, gán ghép những tội lội cho các phát minh, sáng chế hay
những tư tưởng tiến bộ để từ đó trừng trị họ. Mặc dù các nhà khoa học phải trả giá cho những
phát minh, những quan điểm của mình bằng chính mạng sống của bản thân.

Bằng niềm đam mê của mình, trong suốt thời kỳ văn hoá Phục Hưng và một giai đoạn hậu Phục
Hưng nữa thì đã có rất nhiều các phát minh, quan điểm mới được đưa ra bởi các nhà khoa học
trên nhiều những lĩnh vực như: Triết học, Thiên văn học, Vật lý, Toán học, Y học… Với một đội
ngũ các nhà khoa học đông đảo và đầy nhiệt huyết trong đó tiêu biểu nhất như: Descartes,
Copernicus, Bruno, Galilei, Kepler… Những phát minh của họ dù ở lĩnh vực nào đi chăng nữa
nó cũng có những tác động to lớn đến lịch sử phát triển của nhân loại. Nó là một trong những
nhân tố quyết định nhất để phá tan đêm trường trung cổ đã bao vây lấy châu Âu ngót 1000 năm
bằng những tư tưởng, quan điểm hết sức lạc hậu và thủ cựu. Những phát minh đó đã tạo ra một
động lực hết sức to lớn để châu Âu nói riêng và thế giới nói chung tiến vào giai đoạn phát triển
mới. Những phát minh, sáng chế của các nhà khoa học trong thời kỳ này là một trong những nền
tảng quyết định cho sự phát triển của nền khoa học cận – hiện đại ngày nay.

b. Triết học

Vào thời kỳ trung đại, với sự phá hoại của những cuộc chiến tranh chinh phục kéo dài suốt mấy
thế kỷ, nó đã làm cho di sản văn hoá cổ điển vốn đã bị phá hoại nhiều lần, chẳng hạn như hoạt
động phá hoại mang tính huỷ diệt của người Visi Goth và người Vandal, thêm nữa là cuộc hỗn
chiến của tầng lớp thống trị Germans càng làm cho nền văn minh La Mã suy sụp tới mức không
thể tưởng tượng. Chính Charlemagne đã thừa nhận. Ông nói: trong một thời gian dài đã qua, do
tiền nhân sơ suất nên công tác văn hoá giáo dục bị lãng quên. Giáo sĩ không biết viết, không thể
nào hiểu được kinh thánh, hiểu sai là điều hết sức nguy hiểm.

Trong điều kiện lịch sử như vậy, giới giáo sĩ đạo Cơ Đốc đã nắm địa vị và lũng đoạn tri thức
giáo dục. Cũng trong thời kỳ này ở Tây Âu giáo hội Cơ Đốc có một địa vị cực kỳ quan trọng.
Những quan điểm của giáo hội nó đã xâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những ngành thuộc về ý thức hệ trong đó có Triết học đều phủ lên một màu sắc thần học hết sức
sâu đậm. Lợi dụng địa vị của mình, giáo hội đã chi phối toàn bộ các hoạt động giáo dục trên các
lĩnh vực như: khoa học, Triết học… để phục vụ cho thần học mà không ngoài mục tiêu đó là duy
trì địa vị thống trị của mình.

Trong xã hội Tây Âu thời bấy giờ, các cuộc đấu tranh chống phong kiến của nhân dân liên tục
xảy ra, thêm vào đó là những kỳ tích về thánh đồ, những câu chuyện mê tín và cả những môn
học của cha cố xuất hiện ở giai đoạn sau của đế quốc La Mã đã không còn gạt gẫm người dân
được nữa và nó cũng không đáp ứng được nhu cầu của giai cấp thống trị đương thời. Trong bối
cảnh đó, Triết học kinh viện đã kịp thời xuất hiện. Đó là Triết học Cơ đốc giáo, nó chiếm địa vị
thống trị trong thời kỳ trung cổ tại châu Âu. Như vậy, cũng phải thấy rằng nó đã đáp ứng được
yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ.

Chủ nghĩa kinh viện (scholasticism) trở thành thuật ngữ để chỉ về hệ thống tư tưởng có ưu thế
được triển khai bởi các giáo sư trong các trường học và phương pháp họ dùng để giảng dạy Triết
học. Các nhà Triết học kinh viện cho rằng mọi chân lý cuộc sống đã được “thánh kinh” nói rõ tất
cả và không được nghi ngờ những điều đã được ghi trong đó. Nhiệm vụ của các nhà Triết học là
giảng giải lại những chân lý mà “thánh kinh” đã đề cập và tìm ra những chứng cứ hợp lý cho tín
ngưỡng. Những nhà Triết học ở giai đoạn này gần như là những người cuồng tín. Họ tin một
cách thành kính vào những điều ghi trong thánh kinh. Suốt cả cuộc đời họ cứ ngày này qua tháng
khác sống trong nhà thờ, học viện của giáo hội và họ cùng với nhau bàn bạc về kinh sách, giáo lý
chứ không hề quan tâm tới việc nghiên cứu vạn vật ngoài tự nhiên, cũng không tiếp xúc với thực
tế. Họ phủ nhận tất cả các hoạt động của cảm tính. Suốt cả cuộc đời, họ chỉ chuyên tâm vào việc
đọc thánh kinh, giải thích giáo lý. Họ tìm hiểu những nội dung trong chủ nghĩa duy tâm của
Aristotle cũng như diễn giải theo logic của loại Triết học này nhằm mục đích là khẳng định
những hoạt động của loài người chịu sự chi phối của thượng đế, họ thần thánh chế độ phong kiến
để cho mọi người phải phục tùng sự thống trị của giáo quyền. Với những quan điểm mang màu
sắc thần học nên những vấn đề các nhà Triết học đưa ra để tranh luận cũng mang đậm màu sắc
thần thánh, huyền bí và không có giá trị khoa học như: “Các thiên thần ăn gì, họ có cần ngủ hay
không, hoa hồng trên thiên đường có gai hay không… những vấn đề họ đưa ra để tranh luận thật
hết sức hoang đường và chẳng đóng góp được gì cho tiến bộ của xã hội loài người.
Cà một thời kỳ dài của lịch sử Tây Âu, do sự chi phối của giáo hội Cơ đốc, Triết học đã không
có sự phát triển do đó mà không tạo ra được một nền tảng vững chắc cho các ngành khoa học
khác phát triển. Tinh thần khoa học bị bó buộc trong những quan điểm thần học mà đại diện của
nó là Triết học kinh viện.

Người tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Triết học kinh viện đó là Thomas Aquinas (1225 – 1274).
Cha ông là Bá tước Aquino, người đã từng hy vọng con mình sau này có một địa vị cao trong
giáo hội. Vì vậy mà ngay từ lúc 5 tuổi ông đã được đưa vào đan viện Monte Cassino và theo học
9 năm tại đan viện dòng Biển Đức. Sau đó ông chuyển vào học tại Đại học Napoli và trong thời
gian theo học ở đây ông bị thu hút bởi các tu sĩ dòng Đa Minh và quyết định gia nhập dòng này.
Người có ảnh hưởng nhiều đến quan điểm của Aquinas đó chính là Albert Cả. Ông này là người
có kiến thức sâu rộng. Ông đã đọc và biết hầu hết các tác giả cổ điển của Kito giáo, Do Thái giáo
và Ả Rập. Tuy nhiên, ông được coi là người có đầu óc bách khoa toàn thư hơn là sự sáng tạo.
Albert coi Aristotle là nhà Triết học vĩ đại nhất và sở dĩ tư tưởng của Aristotle trở thành tư tưởng
chủ đạo của thế kỷ XIII, phần lớn là nhờ công của Albert.

Với một ông thầy như vậy thì Thomas Aquinas cũng tìm thấy ở Aristotle nguồn trợ giúp quan
trọng nhất cho khoa học thần học và Kito giáo. Những thành tựu nổi bật nhất của Aquinas đó
chính là các tác phẩm lớn về thần học: Summa contra entiles (Tổng luận cống lại Dân Ngoại
đạo) và Summa Theologica (Tổng luận Thần học).

Một trong những quan điểm nổi tiếng của ông về trật tự thế giới đó là ông cho rằng vũ trụ được
sắp xếp theo đẳng cấp bậc thang. Bắt đầu từ phi sinh vật rồi đến thực vật, động vật và tới con
người sau đó là thánh đồ, thiên thần và cao nhất là thượng đế. Trong hệ thống đó, cấp dưới lệ
thuộc vào cấp trên, do cấp trên cai quản. Từ đó, ông luận chứng trật tự trên mặt đất cần phải phục
tùng trật tự trên trời, cuộc đời hiện tại phải phục tùng cuộc đời mai sau. Triết học phải phục tùng
thần học, tri thức phải nhường chỗ cho tín ngưỡng. Ông cho rằng mối quan hệ trong xã hội
phong kiến là tự nhiên và hợp lý. Nếu ai muốn thay đồi sự sắp xếp của thượng đế trong xã hội thì
đó chính là kẻ đã phạm trọng tội.

Cùng với sự lũng đoạn của giáo hội Cơ Đốc về mọi mặt, Triết học kinh viện đã chiếm lĩnh các
trường học Tây Âu trong suốt một thời gian dài. Với những quan điểm mang đậm màu sắc thần
học nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Giáo hội đã không cho khoa học có con đường
thuận lợi để phát triển. Cả xã hội Tây Âu trong thời kỳ này đang chìm đắm trong sự tối tăm và
mê muội, người ta chỉ biết đến những lời giảng của các nhà Triết học kinh viện, mà lời giảng của
họ chẳng khác gì mấy so với lời dạy của kinh thánh. Cả xã hội đang chìm trong sự mê tín, lạc
hậu và chưa có lối thoát.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các mặt trong đời sống xã hội nhất là những thay đổi về
kinh tế đã làm cho các ngành khoa học có bước phát triển mới, trong đó có Triết học. Mặc dù
những lời giảng của giáo hội cũng đã bao hàm sự ngăn đe và trừng trị nghiêm khắc những ai dám
đưa ra quan điểm trái với Triết học kinh viện, tuy nhiên tinh thần khoa học chân chính, đã có rất
nhiều người dũng cảm đưa ra những quan điểm dựa trên sự quan sát và nghiên cứu của mình.
Mặc dù so với thời đại hiện nay, những quan điểm đó cũng có những hạn chế nhất định, song so
với thời đại hiện đại nó là những bước tiến bộ vượt bậc trong sự nhận thức của con người. Nó
cũng là nền tảng cơ bản và hết sức có ý nghĩa để cho Triết học sau này tự hoàn thiện và đem lại
những giá trị thiết thực như ngày nay. Trong đó tiêu biểu là Roger Bacon (1214 – 1294). Ông là
một giáo sư của trường Đại học Oxford, ông đã chú trọng đến thực nghiệm và nó có tác dụng
nhất định trong sự phát triển của khoa học tự nhiên. Bacon còn vạch trần những hành động xấu
xa của giáo hoàng và bọn tăng lữ, chỉ trích giáo hội là nguồn gốc của sự gạt gẫm và nói dối.
Chính vì vậy mà ông đã bị giáo hội hãm lại và bị giam trong ngục suốt 12 năm.

Trong sự ngột ngạt của Triết học nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung, thì với những
yếu tố thuận lợi mà phong trào văn hoá Phục Hưng đang diễn ra thì nó đang mang lại những sức
bậc lớn cho các ngành khoa học trong đó có Triết học. Những thành tựu của Triết học trong thời
kỳ này được kế thừa những giá trị Triết học trước đó với những tư tưởng tiến bộ. Các nhà Triết
học đã chọn lọc những giá trị khoa học trong các quan điểm của các nhà Triết học trước. Đồng
thời với tư tưởng và sự nghiên cứu sâu sắc của mình mà quan trọng nhất là sự dũng cảm dám
đương đầu với giáo hội. Các nhà Triết học thời kỳ này đã đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của
khoa học tự nhiên nói riêng và sự phát triển của thế giới nói chung. Bằng những quan điểm của
mình và dựa trên sự quan sát từ cuộc sống thực tế, các nhà Triết học đã đưa ra những luận điểm
khoa học, trái với những quan điểm của giáo hội và mở đường cho sự nhận thức mới. Điều này
chính là nhân tố mở đường, tạo điều kiện cho khoa học tự nhiên phát triển đồng thời nó là cơ sở
để đánh đổ những quan điểm sai lệch và bảo thủ của giáo hội.

Một trong những nhà Triết học nổi tiếng đã dám dũng cảm tuyên bố những quan điểm chống lại
giáo hội đó chính là Giordano Bruno. Ông sinh năm 1548 và mất năm 1600. Ông là nhà khoa
học, nhà Triết học vĩ đại, là chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận khoa học. Ông đã đấu tranh không
thoả hiệp nhằm chống lại Triết học kinh viện và hăng hái tuyên truyền thế giới quan duy vật.
Bruno là người theo thuyết nhật tâm của Copernicus và ông cũng đã kế thừa những quan điểm
duy vật và vô thần của các nhà duy vật cổ đại. Ông đã xây dựng một quan niệm duy vật mới về
vũ trụ. Phạm trù trung tâm của Triết học mà Bruno nêu lên là cái duy nhất, đó chính là thượng đế
tồn tại dưới dạng tự nhiên, “tự nhiên là Thượng đế trong sự vật hiện tượng” như một thế giới độc
lập không do một lực lượng nào sáng tạo ra cả. Ông đã đưa thượng đế lại gần với giới tự nhiên
và con người mà trong nhiều trường hợp ông đã đồnh nhất chúng. Chính sự đồng nhất thượng đế
với tự nhiên, với sự vật và đã làm nảy sinh chủ nghĩa đa thần của Bruno và nó hoàn toàn đối lập
với quan điểm của Thiên chúa giáo.

Một cống hiến vô cùng quan trọng của Bruno đó là ông đã phát triển thêm học thuyết của
Copernicus đó là quan điểm mới về vũ trụ. Theo ông, vũ trụ là vô tận, ngoài hệ thống Mặt Trời
của chúng ta còn vô số tinh cầu khác, quả đất chỉ là hạt bụi nhỏ bé trong khoảng không mênh
mông vô tận của vũ trụ. Vì vậy, không có một hành tinh nào thực sự là trung tâm của vũ trụ, sự
sống và con người có thể có trên những hành tinh khác của vũ trụ bao la, không có chúa trời nào
thống trị vũ trụ cả. Đây chính là một tư tưởng vô cùng sáng tạo của Bruno cho việc khẳng định
bản chất vật lý giống nhau của vũ trụ. Điều này hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục
chứng thực và tìm kiếm trên cơ sở dựa trên những tư tưởng rất sâu sắc của Bruno đưa ra.

Những quan điểm mới của Bruno là đòn đánh mạnh vào Triết học kinh viện thời bấy giờ. Bởi vì
với quan điểm của Triết học kinh viện thì Chúa là đấng tối cao, sáng tạo ra thế giới và không có
ai là sức mạnh hơn Thiên Chúa và với quan điểm cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ thì giờ
đây tất cả đã bị đảo ngược bởi quan điểm của Bruno.

Về lý luận nhận thức, Bruno cũng đưa ra những quan điểm khác so với Triết học kinh viện.
Bruno cho đối tượng nhận thức là thế giới tự nhiên và chia quá trình nhận thức ra làm ba giai
đoạn: giai đoạn ban đầu là nhận thức cảm tính và chỉ có ý nghĩa đánh thức trí tuệ, giai đoạn thứ
hai là lý trí, giai đoạn thứ ba là trí tuệ.

Triết học kinh viện đề cao việc nhận thức những nội dung chính của kinh thánh và tìm cách gò
ép nó cho phù hợp với thực tế, do đó mà họ không quan tâm đến nhận thức thế giới bên ngoài.
Họ cho rằng tất cả đã được thánh kinh và Aristotle giải quyết hết rồi. Nhưng giờ đây, Bruno cho
rằng: đối tượng nhận thức của con người không phải là kinh thánh mà là giới tự nhiên vô tận.
Việc này đã khai đường cho một chiều hướng nghiên cứu mới, bởi vì đối tượng này chưa được
nghiên cứu nhiều và loài người muốn phát triển thì yếu tố không thể thiếu đó là phải nhận thức
thế giới tự nhiên. Và ngày nay, dù khoa học đã rất phát triển nhưng con người vẫn chưa nhận
thức hết được giới tự nhiên và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Điều này khẳng định, quan điểm
của Bruno đưa ra hoàn toàn chính xác.

Tất cả những quan điểm của Bruno đã làm cho giáo hội tức giận. Bruno đã bị giáo hội La Mã
thiêu sống. Mặc dù Bruno không còn nữa, nhưng những giá trị mà ông đóng góp cho khoa học
thì không một ai có thể phủ nhận được. Cho dù giáo hội có cấm đoán như thế nào đi chăng nữa
thì những giá trị mà ông đóng góp cho khoa học vẫn luôn toả sáng và có tác động mạnh mẽ đến
thế hệ các nhà khoa học sau này. Bruno vẫn mãi được coi là một trong những con người vĩ đại
nhất đi tiên phong trên con đường giải phóng khoa học ra khỏi chủ nghĩa kinh viện và mở ra một
chương mới cho lịch sử phát triển đi lên của xã hội loài người.

Sau sự mở đường của nhiều nhà Triết học mà đại diện tiêu biểu có Roger Bacon, Bruno… thì
một thời kỳ phát triển các quan điểm tiến bộ của ngành Triết học đã được mở ra mà đại diện tiêu
biểu có Francis Bacon (1561 – 1621). Ông là nhà Triết học vĩ đại thời cận đại. Các Mác đã đề
cao vai trò của Francis Bacon và coi ông là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực
nghiệm. Balcon đã mở ra một chương mới cho lịch sử Triết học .

Khác với thời kỳ trước, Balcon đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học, Triết học
và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng trong công cuộc xây
dựng đất nước. Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ những bất công trong xã hội
và xây dựng cuộc sống phồn vinh. Trên cơ sở nhận thức như vậy, ông đã đưa ra những tư tưởng
hết sức tiến bộ và được đánh giá cao đó là ông đã khẳng định: phải cải tạo chính xã hội hiện thực
đương thời trên cơ sở phát triển khoa học và Triết học, chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình
lý tưởng như những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng. Đây được coi như là một bước mở đầu
cho việc đánh giá vai trò của những thành tựu khoa học cho sự đi lên của tiến bộ nhân loại chứ
không phải thánh kinh có thể làm thay đổi thế giới.

Bacon cho rằng, mục đích của xã hội là nhận thức các nguyên nhân, các sức mạnh bí ẩn của các
sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với tự nhiên trong một chừng mực con người
có thể làm được. Quan điểm này cũng giống với quan điểm của Bruno và nó góp phần củng cố
thêm về mặt lý luận để khai phá ra con đường chinh phục thiên nhiên của loài người. Nếu như
trước đây, giáo hội bằng những giáo lý thần học của mình đã đào tạo ra những “sản phẩm”
không biết hoài nghi mà chỉ nghe và làm theo thánh kinh, thì giờ đây với quan điểm này, con
người có thể chinh phục được tự nhiên ở một mức độ nào đó.

Theo Bacon, khác với các bộ môn Lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa
vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người thì Triết học và khoa học mang tính lý luận
và khái quát cao. Trong đó tư duy Triết học là tư duy lý tính và mang trí tuệ cao nhất. Do đó, ông
đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội. Bacon khẳng định “tri thức là
sức mạnh”. Và đây chính là tuyên ngôn gạt bỏ sức mạnh của Chúa, bởi vì từ trước đến nay người
ta luôn coi Chúa là đấng sáng tạo tối cao và có quyền uy tuyệt đối. Nhưng giờ đây, sức mạnh của
con người không phải là ở Chúa mà là ở tri thức. Cũng từ đây, ông đã đưa ra một lý luận mang
tính cách mạng đối với xã hội thời bấy giờ đó là coi “hiệu quả và sự sáng chế thực tiễn là người
bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của Triết học”. Muốn chinh phục tự nhiên thì con người phải
nhận thức các quy luật của nó, vận dụng và tuân thủ theo chúng. Đây là sự tiến bộ vượt bậc trong
nhận thức của con người thời bấy giờ.

Trên các bục giảng của nhà trường bị ảnh hưởng của thần học, thì các nội dung về khoa học tự
nhiên và nhất là sự nhận thức của con người về mặt lý tính bị hạn chế một cách khắc nghiệt.
Chính vì vậy mà Triết học nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung đã không có điều
kiện để phát triển. Giờ đây, với sự phát triển và chứng minh được quan điểm của mình là đúng
đắn thì Bacon đã mở ra một con đường mới cho Triết học phát triển và những giá trị của Triết
học chỉ đúng đắn khi đã kiểm nghiệm được qua thực tiễn.Và chính thực tiễn sẽ kiểm nghiệm
chân lý đó đúng hay sai như ngày nay chúng ta vẫn sử dụng. Quan điểm này đã đánh mạnh vào
chủ nghĩa Triết học kinh viện chỉ biết dựa vào lý thuyết và những giáo lý thần học mà không biết
đến thực tế là gì.

Những đóng góp của Balcon cho sự phát triển của Triết học và sự tiến bộ của nhân loại là hết sức
to lớn. Ông không những chỉ ra được sự đúng đắn của bản chất và nhiệm vụ của Triết học mà
còn đưa ra những quan điểm của mình về thế giới. Ông đã kế thừa những giá trị về Triết học của
các thời kỳ trước và phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại. Bacon cho rằng: để giải thích
được tính muôn màu của thế giới chỉ cần vật chất là đủ. Để giải thích quan điểm của mình, ông
đã cải biến những quan điểm duy vật của Aristotle. Ông đã xoá bỏ nguyên nhân mục đích của
các sự vật và cho rằng mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân chính: hình dạng, vật
chất và vận động. Bacon đã tiến một bước rất xa so với các nhà Triết học trước đó và đương thời
khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất và vận động, giữa bản chất của sự vật và vận
động của nó, khẳng định vận động là đặc tính của sự vật. Bacon cho rằng nhận thức sự vật là
nhận thức vận động của chúng.

Bacon đã tìm ra cách phân loại các dạng vận động. Theo ông có tất cả 19 dạng vận động. Tuy
nhiên, so với hiện nay thì cách phân loại vận động của Bacon thì vẫn còn một số hạn chế nhất
định như: chưa biết phân loại cấu trúc của vật chất mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động
thành hình thức vận động cơ học, không thấy được sự phát triển của thời gian vật chất đã xuất
hiện nhiều hình thức vận động khác nhau về chất, phù hợp với trình độ cấu trúc của vật chất.
Những hạn chế này là điều không thể tránh khỏi với điều kiện lịch sử lúc đó.

Muốn làm thay đổi quan niệm hay nhận thức của người đương thời về một vấn đề nào đó thì
nhận thức luận và phương pháp luận luôn là vấn đề then chốt. Khi một quan điểm của một cá
nhân, tổ chức nào đưa ra mà không đề ra được cơ sở cho nhận thức luận và phương pháp luận thì
sẽ không tránh khỏi sự đào thải của lịch sử. Lịch sử sẽ là nơi phán xét phương pháp nhận thức đó
đúng hay sai. Bacon đã có một hoài bão đó là muốn xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật
sự khách quan. Ông nói “Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà không
cần phải tô vẽ cường điệu và làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của nó”. Ở đây với quan điểm
của mình Bacon đã cho rằng một khi khoa học đã giải quyết được những vấn đề thực tế và đúng
đắn phù hợp với khách quan thì không cần những lời quảng cáo rẻ tiền. Đó chính là sức mạnh
của khoa học chân chính và muốn nhận thức được nó thì phải có cái nhìn một cách chân thực.

Việc Bacon đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan và hợp lý. Ông nhận xét chung
rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong nhận thức. Nhưng ông cũng còn có mặt
hạn chế đó là phủ nhận hoàn toàn cái chủ quan trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải
“khách quan thuần tuý” của ông là một điều không tưởng. Tuy nhiên những quan điểm của
Bacon nó cũng có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán các quan niệm thần học chủ quan thời đó
và những quan điểm của ông đưa ra cũng có thể coi là bậc thang để bước lên nhà thờ kéo chủ
nghĩa kinh viện đổ sập xuống.

Một đóng góp quan trọng của Bacon cho Triết học thời kỳ này đó chính là ông đã là người đầu
tiên nhận thức được sự hạn chế của tam đoạn luận và của logic hình thức – cái mà từ trước tới
bây giờ vẫn được coi là phương pháp vạn năng để giải quyết mọi vấn đề. Ông đã đề ra những tư
tưởng logic mới, khắc phục những phương pháp luận trước đây như “phương pháp con ong”,
“phương pháp con nhện”. Ông đã đưa ra một phương pháp mới đó chính là “phương pháp con
ong”. Bản chất của phương pháp này là từ những tri thức do cảm tính đem chế biến chúng thành
những tri thức mới dựa trên cơ sở tư duy lý tính. Theo ông, phương pháp nhận thức tối ưu nhất là
phương pháp quy nạp và ông coi đó là chiếc bàn là của khoa học. Nhưng ông không thoả mãn
với những cách quy nạp hiện có – quy nạp đầy đủ và không đầy đủ. Ông là người đã khám phá ra
phương pháp quy nạp loại trừ - có nghĩa là quy nạp mà trong đó phân tích, loại bỏ những dữ kiện
phụ đi thẳng đến bản chất của sự vật.
Nhìn chung trong vấn đề phương pháp luận, Bacon là nhà duy cảm thiên về sự phát triển khoa
học tự nhiên thực nghiệm. Ông là người có công trong việc khởi xướng ra tư tưởng cần thiết phải
xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới phù hợp với sự phát triển của khoa học thời cận
đại.

Những đóng góp của Bacon, mặc dù còn có những hạn chế nhưng nó đã đóng góp cho lịch sử
nhân loại những tiến bộ hết sức to lớn và tạo điều kiện cho việc đánh sập những quan điểm bảo
thủ và sai lầm của giáo hội. Một trong những người cùng đóng góp với Bacon trên lĩnh vực Triết
học nhằm đánh đổ những quan điểm thần học của giáo hội thời bấy giờ đó là nhà Triết học
Descartes. Ông được mệnh danh là “người cha của chủ nghĩa duy lý cận đại”. Descartes sinh
năm 1596 ở Pháp. Trong những năm từ năm 1604 đến 1612, ông theo học dòng Tên ở La Pleche,
tại đây ông học các môn logic, toán và Triết học.

Decartes quan tâm chủ yếu tới vấn đề sự chắc chắn của tri thức. Như ông đã nói, ông được giáo
dục tại một trường nổi tiếng bậc nhất châu Âu, thế nhưng ông lại cảm thấy bối rối với nhiều hoài
nghi và sai lạc. Ông cũng là một con người sùng đạo và cho tới chết ông cũng không phủ nhận
các chân lý như “cần phải có sự trợ giúp phi thường từ trời chứ con người tự nhiên thì không làm
gì được”. Tuy nhiên, ông lại không tìm thấy được ở thần học một phương pháp để đạt đến các
chân lý mà chỉ dựa duy nhất vào khả năng lý trí của con người. Triết học mà Descartes học ở nhà
trường cũng không giúp ích gì được.

Sự tìm kiếm chân lý xuất phát từ những nhu cầu tìm ra phương pháp nhận thức mới, chính vì vậy
mà Descartes đã từ bỏ sách vở để đến với “quyển sách vĩ đại của tự nhiên”, ở đó ông tìm được
“những người có tính khí và hoàn cảnh khác nhau” và từ sự thực tế đó ông đã thu thập được
những kinh nghiệm khác nhau. Điều này trái ngược hoàn toàn với những tranh cãi, suy luận của
các tu sĩ giáo hội.

Descartes đã đem đến cho Triết học một khởi đầu mới. Phương pháp của Decartes gồm việc
trang bị một tập hợp các quy tắc đặc biệt để khai thác trí khôn. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của
phương pháp này, và sự tư duy có hệ thống và trật tự. Descartes đã tìm thấy ở Toán học là ví dụ
tốt nhất về tư duy sáng tạo và chính xác. Ông nói: “Phương pháp của tôi chứa đựng tất cả những
gì làm nên tính chắc chắn của các quy tắc số học”. Ông có mong muốn làm cho mọi tri thức trở
thành một thứ Toán học phổ quát. Vì ông tin sự chắc chắn của Toán học là kết quả của một
đường lối tư duy đặc biệt. Bản thân của Toán học, tự nó không phải là phương pháp mà chỉ biểu
hiện phương pháp mà Descartes đang tìm kiếm. Ông cho rằng hình học và số học cũng chỉ là
những “ví dụ” hay “vỏ bọc ngoài” chứ không phải là thành phần cấu tạo của phương pháp mới
của ông.

Trong Toán học, Decartes tập trung vào khả năng trí tuệ nắm bắt được trực tiếp và rõ ràng một
số chân lý cơ bản. Ông không quan tâm nhiều tới việc giải thích cơ chế hình thành các ý niệm từ
kinh nghiệm mà cho rằng việc khẳng định sự kiện trí khôn chúng ta có khả năng biết các ý niệm
một cách tuyệt đối sáng sử và rành mạch. Hơn nữa, suy luận Toán học cho thấy rằng có thể khám
phá ra những cái chưa biết, nhờ tiến dần một cách tuần tự theo một trật tự từ những cái đã biết.
Descartes cho rằng, mọi khoa học khác nhau chỉ là những cách khác nhau trong đó cùng một khả
năng suy luận và cùng một phương pháp được sử dụng. Trong mọi trường hợp, đó là việc sử
dụng trực giác và diễn dịch.

Descartes xây dựng tri thức của ông trên nền tảng trực giác và diễn dịch. Ông đã nói rằng “hai
phương pháp này là những con đường chắc chắn nhất dẫn tới tri thức” và bất cứ phương pháp
nào khác đều bị “loại trừ như là đáng ngờ có sai lầm và nguy hiểm”. Tuy nhiên phương pháp của
Descartes không chỉ có trực giác và diễn dịch mà nó còn nằm ở các quy tắc mà ông đặt ra.

Điểm chủ yếu của các quy tắc mà Descartes cung cấp là đưa ra một đường lối rõ ràng và có trật
tự cho hoạt động của trí khôn. Ông đã tin chắc rằng: “phương pháp hoàn toàn là ở trật tự và sự
sắp đặt các đối tượng mà trí khôn của chúng ta muốn tìm ra một chân lý nào”. Descartes đã mất
nhiều năm nghiên cứu để hình thành các quy tắc giúp trí khôn chọn những điểm xuất phát thích
hợp cho suy luận và để hướng dẫn trí không trong quá trình suy luận. Trong số 21 quy tắc mà
ông đưa ra Các quy tắc hướng dẫn trí khôn, thì có các quy tắc quan trọng sau: Quy tắc III: Khi
chúng ta đề nghị nghiên cứu một chủ đề, “việc nghiên cứu của chúng ta không được hướng đến
các điều khác đã nghĩ, hay các điều chúng ta phỏng đoán, mà phải hướng về những gì chúng ta
có thể thấy rõ ràng và rành mạch, và có thể diễn dịch một cách chắc chắn”. Quy tắc IV: Đây là
một quy tắc đòi hỏi rằng, các quy tắc khác phải được tuân thủ chặt chẽ, vì “nếu một người quan
sát chúng một cách chính xác, họ sẽ không bao giờ giả thuyết một điều sai là đúng, và sẽ không
bao giờ tiêu phí nỗ lực của tâm trí mình một cách vô mục đích”. Quy tắc V: Chúng ta sẽ đáp ứng
phương pháp một cách chính xác nếu chúng ta “giản lược những mệnh đề rắc rối và mơ hồ từng
bước một về những mệnh đề đơn giản hơn, và rồi bắt đầu với sự lĩnh hội bằng trực giác tất cả các
mệnh đề tuyệt đối đơn giản, cố gắng lên tới tri thức về mọi vấn đề khác cũng bằng các bước
tương tự”. Quy tắc VIII: “Nếu trong các vấn đề phải xem xét chúng ta đạt tới một bước trong
chuỗi suy luận mà trí khôn của chúng ta không đủ khả năng để có một sự hiểu biết bằng trực
giác, lúc đó chúng ta phải cắt đứt ngay tại đây.”

Những quy tắc của Descartes đưa ra mang tính chất đặt nền móng cho các khoa học phát triển.
Bởi những quy tắc đó về cơ bản là đả phá những quan điểm chủ quan của con người và ông
muốn khi nghiên cứu hay suy luận một vấn đề nào đó thì cần phải có những suy nghĩ cần thiết
chứ không phải là cách đặt vấn đề để giải quyết như những nhà Triết học kinh viện đã đặt ra.”

Cùng với những quy tắc của mình, Descartes còn đưa ra bốn quy định trong Luận về phương
pháp mà ông cho là đã đủ, “Miễn là tôi có quyết định vững chắc không lay chuyển rằng sẽ không
một phút giây nào rời bỏ việc tuân theo chúng. Thứ nhất là không bao giờ chấp nhận là đúng
điều gì mà tôi không thấy rõ ràng là đúng… Không đưa vào trong phán đoán của tôi điều gì
nhiều hơn điều mà trí khôn tôi thấy một cách rõ ràng và rành mạch không thể có chút nghi ngờ.
Thứ hai, chia mỗi khó khăn đang được xem xét thành càng nhiều phần càng tốt và theo sự cần
thiết đòi hỏi để có giải pháp thoả đáng. Thứ ba, dẫn dắt tư tưởng của tôi theo một trật tự bắt đầu
bằng những đối tượng đơn giản nhất và dễ biết nhất, nhờ đó tôi có thể đi lên dần dần, từng bước
một, tới tri thức về những đối tượng phức tạp hơn. Và cuối cùng trong mọi trường hợp, làm các
việc liệt kê thật đầy đủ và các việc duyệt xét thật tổng quát, để tôi có thể chắc chắn đã không bỏ
sót điều gì.”

Với những quy định về phương pháp của mình, Descartes đã đưa ra cho các nhà khoa học sau
ông chìa khó để mở ra tri thức của nhân loại. Nếu như trước đây, mọi suy luận của con người
dựa trên quan điểm thần học thì là đều do kinh sách chỉ đường và bằng suy luận chủ quan của
mình. Giờ đây, Descartes đã đưa ra một câu tuyên ngôn – “không bao giờ chấp nhận là đúng
điều gì mà tôi không thấy rõ ràng nó là đúng”. Điều này nó đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ cho
các khoa học gia. Bởi vì đơn giản rằng trong suốt thời kỳ trung đại có rất nhiều vấn đề chưa được
giải quyết một cách hợp lý nhưng con người vẫn chấp nhận do chưa có các sự phát triển về các
ngành khoa học có liên quan để người ta có thể thay đổi cách nhìn nhận vấn đề. Nhưng với
những quan điểm của Descartes, đã có rất nhiều nội dung khiến cho giáo hội phải lo lắng và giờ
đây Descartes cho rằng không chấp nhận những gì mà bản thân cho là không rõ ràng. Bằng
những quan điểm và phương pháp mới đưa ra, ông đã tạo ra được ý thức hoài nghi khoa học và
đây chính là yếu tố cần thiết để thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển. Con người không thoả
mãn với những gì đang có và phải luôn luôn có nhu cầu khám phá để tìm kiếm ra cái mới. Đồng
thời phương pháp của ông đưa ra cũng đã thể hiện được sự từng bước trong quá trình nghiên cứu
khoa học chứ không phải là sự vội vàng bằng những quan điểm chủ quan của mình. Hay nói
cách khác ở một chừng mực nhất định nào đó, ông cũng đã dùng “phương pháp con ong” của
Bacon để tập hợp giải quyết các vấn đề của mình.

Những đóng góp của rất nhiều nhà Triết học thời Phục Hưng trong đó tiêu biểu có Bruno, Bacon,
Descartes đã tạo ra nền tảng vững chắc về lý luận và phương pháp nghiên cứu cho các nhà khoa
học sau này. Bằng sự đóng góp của mình các ông cũng đã là những người đặt những viên gạch
đầu tiên trong việc đánh đổ những phương pháp “nghiên cứu” của Triết học kinh viện mà giáo
hội Cơ Đốc đã bó buộc con người trong suốt một thời gian dài. Từ đây, nhà thờ giáo hội đã bắt
đầu lo sợ những giáo lý của mình không còn có thể thuyết phục tín đồ của mình. Triết học đã
đóng góp một phần không nhỏ nhằm “hạ bệ” giáo hội và mở đường cho xã hội phát triển.

Giáo hội Tây Âu sẽ kết thúc sứ mạng lịch sử của mình khi đã không đáp ứng được yêu cầu phát
triển của lịch sử. Và để có sự kết thúc này thì phải bằng hàng loạt các phát minh về thiên văn
học, vật lý, y học… trong thời kỳ Phục Hưng và hậu Phục Hưng. Không có một sự thay đổi nào
trong xã hội loài người mà không phải trả một cái giá nào đó. Sự thay thế Triết học kinh viện của
nhà thờ Cơ Đốc bằng các tư tưởng tiến bộ, những thành tựu khoa học thì cũng phải trả bằng
những cái giá không hề nhỏ. Đó là sự cầm tù, xử tử, giam lỏng của giáo hội đối với các nhà khoa
học.

c. Các phát minh vĩ đại trên các lĩnh vực Toán học, Vật lý học và Thiên văn học và các lĩnh vực
khác

i. Lĩnh vực Toán học


Trong các lĩnh vực khoa học, Toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng, đó là cơ sở để tính
toán và đưa ra các chỉ số chính xác cho các ngành khoa học khác như thiên văn học, Vật lý học,
… Và cũng có thể nói, chính từ sự phát triển của các ngành khoa học nói trên mà các kiến thức
Toán học đã thu thập ví dụ như: Tychoo Brahe ở vương quốc Đan Mạch, đã thu thập được một
lượng lớn các dữ liệu Toán học mô tả các vị trí của các hành tinh trên bầu trời. Học trò của ông
người Đức Johanes Kepler bắt đầu sử dụng các dữ liệu này và ông đã thành công trong việc lập
công thức Toán học cho các định luật của chuyển động hành tinh, John Napier ở Scotland , là
người đầu tiên nghiên cứu logarit tự nhiên. Và khi nói đến những thành tựu Toán học thời kì này,
thì không thể không kể đến nhà bác học vĩ đại người Pháp và cũng như khi nói về lịch sử phát
triên của nhân loại trong mấy ngàn năm thì không thể không kể đến Descartes. Ông không những
là nhà Triết học vĩ đại, khai sáng cả một nền Triết học cận đại mà ông còn được mệnh danh là
cha đẻ của môn hình học giải tích mà theo một số người, hình học giải tich là nguồn gốc của
Toán học hiện đại.

Đóng góp quan trọng nhất của Descartes với Toán học là việc hệ thống hóa hình học giải tích, hệ
các trục tọa độ vuông góc được mang tên ông. Ông là nhà Toán học đầu tiên phân loại các
đường cong dựa theo tính chất của các phương của các phương trình tạo nên chúng. Ông cũng có
những đóng góp vào lí thuyết về các đẳng thức. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ
cái cuối cũng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ
các giá trị đã biết. Ông cũng đã sáng tạo ra hệ thống kí hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng
hạn trong biểu thức x2). Mặt khác, chính ông đã thiết lâp ra phương pháp gọi là phương pháp
dấu hiệu Descartes, để tìm số nghiệm âm, dương của bất kì phương trình đại số nào.

Những đóng góp của Descartes đối với ngành Toán học nói riêng và khoa học nói chung là hết
sức to lớn. Descartes là nhà Toán học đầu tiên của nhân loại đưa ra phương pháp xác định tọa độ
1 điểm bằng hệ trục vuông goác mà chúng ta đều đã quen biết với tên gọi “Hệ tọa độ Descartes”.
Descartes đã chứng tỏ được khi một điểm chuyển động vạch nên 1 đường thì mối quan hệ giữa
các tọa độ x, y của nó thể hiện bằng f(x,y)= 0. Ý tưởng vĩ đại này sản sinh ra môn hình học giải
tích. Triết học gọi đây là mối quan hệ biện chứng trong Toán học.

Từ khi có hình học giải tích, việc nghiên cứu hình học đã qua được một chặng đường dài phát
triển. Vinh quang mà người đời dành cho Descartes là ở phương pháp luận nghiên cưu khoa học
mà ông thể hiện tiêu biểu chính là hình học giải tích.

Nhưng Descartes là nhà Triết học - nhà bác học. Ở bình diện này một lần nữa, thời Phục Hưng
lại thể hiện vai trò gợi mở của mình đối với thời cận đại bằng cách làm sống lại hình ảnh của
Euclide và Achimedes. Vào thế kỉ XVII, nếu không có khoa học tự nhiên được Toán học hóa thì
khoa học thật khó đạt được hiệu quả thực tiễn, nghĩa là nó từng bước trở thành lực lượng sản
xuất. về phần mình Toán học hóa khoa học tự nhiên thật khó thực hiện mà không cần đến tiến bộ
trong chính ngành Toán học. Descartes là người đi tiên phong trong việc xác lập Toán học hiện
đại, với những kí hiệu x, y, z mà hiện nay chúng ta không hề xa lạ. Khái niệm đại lượng biến
thiên cho thấy mối quan hệ giữa con số và đại lượng trong Toán học mới. Descartes – một trong
những tác giả môn hình học giải tích, với sự thống nhất các đại lượng hình học và số học.

Mặc dù là một tín đồ Thiên chúa giáo, song hoạt động khoa học của Descartes khiến cho nhà thờ
đưa các công trình của Descartes vào danh mục sách cấm đối với những người theo đạo Thiên
chúa, sáu năm sau vua Louis XIV ra lệnh cấm giảng chủ nghĩa Descartes tại khắp các vùng lãnh
thỗ nước Pháp. Đó là do giáo hội đã khiếp sơ những cơ sở Toán học của Descartes giúp cho
ngành khoa học khác tấn công lại giáo lí của nhà thờ. Sự ngăn cản này, càng chứng tỏ sức mạnh
khoa học có thể lật thổ là đào thải bất cứ ai dám đi ngược lại sự phát triển của quy luật.

Những đóng góp của nhiều thế hệ các nhà Toán học thời kì văn hóa Phục Hưng, trong đó tiêu
biểu nhất là Descartes đã giúp cho Toán học có những bước tiến lớn và đạt được nhiều thành tựu.
Thành tựu ấy lại quay trở lại thúc đẩy các ngành khoa học khác cùng phát triển để đưa lịch sử
nhân loại bước sang thời kì mới.

ii. Lĩnh vực Vật lý

Trong quá trình tiến lên bậc thang của nền văn minh nhân loại thì không thể không kể đến những
phát minh của ngành Vật lý học. Đây là một trong những ngành có đóng góp lớn cho sự sụp đổ
tăm tối và lạc hậu ở châu Âu thời kì trung đại. Những đóng góp đó phải kể đến công lao tạo ra
nền tảng to lớn của nhiều thế hệ của các nhà khoa học từ thời cổ đại như: Aristotle, Plato,
Archimedes… nhưng để tạo ra một cuộc cách mạng thật sự ở thế kỉ XVI - XVII, thì phải kể đến
những nhà khoa học tiêu biểu như Galileo Galilei, Torixenli …

Galilei là một nhà bác học nổi tiếng thế giới là điều không thể bàn luận. Nhưng những gì mà nhà
bác học này đóng góp cho sự phát triển của nhân loại thì không phải ai cũng biết.

Galilei sinh năm 1564, ông là người Italia. Ngay từ lúc nhỏ bản thân ông đã thể hiện những tư
chất thông minh và có nhiều câu hỏi đặt ra mà không mấy ai có thể trả lời được. Đến năm 13
tuổi, ông được đưa tới học ở Florenxơ, nhưng với bản tính hiếu động và tìm kiếm cải mới của
mình, Galilei đa không thích thú gì với những lời giảng của các giáo sư trên giảng đường. Bởi vì
một lí do đơn giảng phần lớn Tây Âu đang đắm chìm trong chủ nghĩa kinh viện và các thầy giáo
dạy Galilei cũng không nằm ngoài chủ nghĩa đó. Họ muốn đạo tạo ông trở thành người ngoan
đạo và phục vụ nhà thờ. Mặc dù không thiết tha gì với những lời giảng đó nhưng ông vẫn ở
Florenxơ bởi vì ở đó có phong cảnh đẹp và quan trọng hơn thì nơi đây có những thư viện lớn rất
nhiều tài liệu để có thể khiến giải được nhiều vấn đề mà ông đang quan tâm. Tới năm 17 tuổi,
ông thi đạt kết quả xuất sắc và được vào học tại trường học Y khoa Pisa. Trong thời gian học ở
đây, ông là một sinh viên có năng lực, có suy nghĩ với những kiến giải độc lập và thể hiện rõ tư
chất của một người làm khoa học đó là luôn luôn đi tìm kiếm châm lí và kiên trì bảo vệ chân lí.
Chính vì vậy mà ông luôn đặt các thầy giáo của mình vào tình thế phải giải quyết những vấn đề
mà ông hay đặt ngược lại.
Trong xã hội có nhiều hạn chế và cũng có nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách thảo đáng
như vậy, và với bản tính của mình thì Galilei đã phải gánh những hậu quả đầu tiên trong quá
trình làm khoa học. Đó là năm 1585 ông đã buộc phải rời trường Pisa mà không được cấp bằng.
Tuy nhiên, trong thời kì tự học ông đã tích lũy một lượng kiến thức phong phú mà bạn bè thường
gọi ông là “Archimedes đương đại”. Ông tìm thấy những tri thức Toán học và lực học phong
phú. Một số thí nghiệm của Archimedes đã thu hút được ông. Trong quá trình học Pisa ông phát
hiện ra chu kì dao động con lắc. Và chính sự phát hiện này đã giúp ông chế tạo máy đo mạch
đập. Ngày nay chúng ta có thể dùng đồng hồ đeo tay để đo đếm mạch đập của con người. Nhưng
vào thời bấy giờ với phát hiện này đã được coi là một phát minh lớn trong việc khám bệnh con
người.

Cũng chính từ việc phát hiện chu kì dao động con lắc mà ông tiếp tục có một đóng góp nữa cho
sự phát triển của nhân loại, đó chính là lập ra bản vẽ, thiết kế ra đồng hồ quả lắc và thuyết minh
chi tiết cho bản vẽ đó. Sau này thì có một người Hà Lan dựa vào đó và đã chế tạo ra được chiếc
đồng hồ hoàn chỉnh. Đó là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới được gọi là “đồng hồ Galilei”.

Quá trình nghiên cứu các thí nghiệm của Archimedes đã giúp cho Galilei trở thành Giáo sư nổi
tiếng và được mời quay lại trường Pisa nơi mà ông đã học ở đó. Đó chính là nghiên cứu thí
nghiệm kiểm tra chiếc vương miện của Archimedes. Từ thí nghiệm này ông đã nghiên cứu tới
việc ứng dụng kết quả thí nghiệm đó trong nghiên cứu tính chất lực học và Vật lý của hợp kim.
Không lâu sau, Galilei thông qua xác định trọng lượng củ vật thể trong nước mà có choáng chỗ,
ông phát minh ra loại cân tỉ trọng, có thể dễ dàng biết được tỷ trọng của các hợp kim. Ông đã
viết một luận văn giới thiệu nguyên lí, phương pháp sử dụng loại cân đó. Rất nhiều nhà Toán học
đã ca ngợi luận văn của Galilei.

Nhưng vào năm thứ hai sau khi trở lại trường, với luận văn có tựa đề “Bàn về trọng lực”, lần đầu
tiên nêu ra định luật rơi tự do của vật thể. “Vật thể bất kể to hay nhỏ, nặng hay nhẹ thế nào, trong
quá trình rơi tự do, nếu không kể tới ảnh hưởng của sản sinh do lực của không khí, thì tốc độ rơi
của chúng hoàn toàn như nhau”. Điều này đã phủ định nguyên lí của Aristotle là: “Vật thể càng
nặng thì rơi càng nhanh”.

Hành động dám tuyên chiến với “thánh nhân” này đã gây xôn xao lớn trong trường Pisa, những
người theo trường phái Aristotle đã công kích mạnh mẽ: Hoàn toàn là nói láo, Aristotle làm sao
sai được? Làm sao có thể như thế được. Để có thể loại bỏ được những quan điểm sai lầm của
tiền nhân và mở đường cho những quan điểm mới, tiến bộ và đứng đắng hơn thì Galilei đã chứng
minh quan điểm của mình bằng cách tiến hành thí nghiệm cho tất cả mọi người trong đó có cả tín
đồ của Aristotle. Địa điểm chọn đó là ở tháp Pisa. Nhưng trong khi chuẩn bị tiến hành thí nghiệm
thì những người ủng hộ Aristotle vẫn không ngừng lên tiếng phản đối: “Học thuyết của Aristotle
tiền bối tuyệt đối đứng không thể sai”. Nhưng khi Galilei tiến hành thì nghiệm với hai quả cầu
một là 10kg hai là 1kg. từ trên đỉnh tháp, Galilei đã cùng một lúc buông tay hai quả cầu và sau
giây lát thì hai quả cầu cùng rơi xuống một lúc. Và chiến thắng đã thuộc về “tên tiểu tốt”. Thành
công này đã đánh đổ kết luận của Aristotle mà mấy ngàn năm qua không ai dám hoài nghi, chỉ
luôn miệng nói đó là “chân lí”.

Với thành công này đã tiếp tục bắn thêm một viên đạn không nhỏ vào bức tường thành của giáo
hội. Nhưng nó cũng làm cho Galilei gặp những rắc rối trong cuộc sống của mình. Đó là giáo hội
đã với thế lực chính trị của mình đã không thừa nhận thành công của Galilei mà cho rằng ông
dung “ảo thuật” để lừa bịp mọi người. Và trước sức ép của những người theo Aristotle, Galilei đã
tức giận và từ bỏ chức vụ giáo sư ở Pisa.

Sự rời bỏ này Galilei gặp phải rất nhiều khó khăn, gia đình lâm vào túng quẫn. Như vậy chúng ta
thấy rằng những người tiên phong trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học luôn phải đối đầu với
mọi khó khăn của các thế lực cản trở nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Tuy nhiên thì
một giai đoạn sau, với những kiến thức uyên bác củ mình, ông được một người bạn giới thiệu
sang dạy toán ở trường đại học Padua với chức danh giáo sư.

Việc ông sang Padua làm việc đó là một cơ hội tốt cho tài năng của ông phát triển. Bởi vì ở đây
có một lượng sách báo phong phú hơn tất cả những nơi khác và điều quan trọng là nơi đây không
chịu sự kiềm tỏa của tòa thánh La Mã.

Trong một môi trường như Padua với kiến thức uyên bác của mình, ông đã trở thành người nổi
tiếng. Những giờ giảng của ông thì sinh viên luôn ngồi chật cứng giảng đường. Trong quá trình
sinh sống ở đây, ông vừa giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học và ông tiếp tục có những nghiên
cứu về lực học. Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông phát hiện một hiện tượng rất quan
trọng trong Vật lý: Quán tính của vật thể khi chuyển động. Ông đã tiến hành ở đó thí nghiệm
chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng. Cũng từ chính sự nghiên cứu của mình ông là
người đưa ra khái niệm về “gia tốc” đầu tiên à hoàn toàn chính xác. Vào năm 1593, ông phát
minh ra chiếc nhiệt kế không khí đầu tiên để đo thân nhiệt cho người bệnh, đây cũng được coi là
bước tiến lớn trong y học thời bấy giờ và công lao thuộc về Galilei.

Năm 1600, khi ông đang làm việc tại Padua thì xảy ra một sự kiện làm chấn động thế giới lúc
bấy giờ. Đó là nhà Triết học nổi tiếng của Italia là Bruno bị giáo hội La Mã xử tử trên giàn thiêu
ở quảng trường La Mã. Sự kiện này đã làm cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Galilei
chuyển hướng. Bởi vì ông cũng là một “tín đồ” trung thành của Copernicus, nhưng lúc đó ông
vẫn chưa dám công khai biện hộ cho Bruno bởi vì đơn giản là những kiến thức của ông về thiên
văn học chưa đủ để có thể bảo vệ được quan điểm của Copernius trước tòa án giáo hội nhằm bảo
vệ cho Bruno. Chính vì vậy, từ đây ông đã chuyển hướng từ nghiên cứu lực học và Vật lý sang
những vấn đề của vũ trụ học. Ông đã tiến hành nghiên cứu để phát triển hơn nữa học thuyết của
Copernius.

Sống để cống hiến sức mình cho khoa học. Và đến năm 1640, được sự giúp đỡ của một học sinh
ông đã hoàn thành tác phẩm cuối đời của mình “ Phép tắc của chuyển động”. Đây là tác phẩm
cuối cùng của ông và tổng kết tất cả những gì về Vật lý mà ông đã dày công nghiên cứu trong
một thời gian dài. Đến năm 1641 thì tác phẩm này được xuất bản.
Cả cuộc đời của Galilei là sự cống hiến không biết mệt mỏi cho khoa học. Trong tất cả các
lĩnh vực ông đều có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của thế giới. Trong lĩnh vực vật
lý, ông đã đưa ra những chứng minh hùng hồn để đả phá những quan điểm bảo thủ, lạc hậu của
giáo hội và mở đường cho ngành vật lý phát triển. Còn trong lĩnh vực thiên văn học, với sự kế
tục xuất sắc thuyết nhật tâm của Copernicus ông đã đóng góp cho ngành thiên văn học nói riêng
và khoa học tiến bộ của loài người nói chung những giá trị hết sức to lớn. Nó không nằm ngoài
việc nhằm hạ bệ những quan điểm sai trái của giáo hội mà còn mở đường cho khoa học hiện đại
phát triển theo hướng tự hoàn thiện mình hơn.Với những tuyên cáo hùng hồn trước tòa án La
Mã, ông đã chứng tỏ được sức mạnh của khoa học và không có gì có thể ngăn cản được sự phát
triển của nó.

Bằng những đóng góp của mình cho sự phát triển của thế giới, ngày 08 tháng 01 năm 1642, cả
thế giới đã thương tiếc tiễn biệt một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ XVII.(5)

Sự thật đã chứng minh , quan điểm và những giá trị nghiên cứu khoa học của Galilei là hoàn toàn
đúng đắn và chỉ có những người ngăn cản nó mới là sai lầm. Tuy nhiên với thế lực trong tay
nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Tòa án giáo hội đã hùng hổ tuyên bố những giá trị
khoa học của Galilei là sự yểm bùa, dối trá, lừa bịp và buộc ông phải từ bỏ những giá trị đó. Và
lịch sử sẽ là tòa án công bằng nhất cho mọi vấn đề ,sự kiện xảy ra trong quá khứ. Cuối cùng lịch
sử đã chứng minh cho Galilei là vô tội và ngày 10 tháng 01 năm 1979, giáo hoàng La Mã , trong
một đại hội công khai đã chính thức thừa nhận việc xử tội Galilei hơn 300 năm về trước là không
công chính, là “ định tội sai lầm”.

Dù ông có chuyển hướng sang nghiên cứu lĩnh vực nào đi chăng nữa thì những kiến thức, những
phát minh của ông trong lĩnh vực Vật lý cũng tạo ra những bước phát triển cho lịch sử nhân loại.
Ông cũng đã chứng tỏ quan điểm của Aristotle – “hòn đá tảng” của Triết học kinh viện là không
phải hoàn toàn đúng. Điều này nó có ý nghĩa rất lớn đối với thời bấy giờ. Thứ nhất, đó là các nhà
khoa học đã có một cách nhìn mới về con đường khoa học của mình. Nếu như Triết học kinh
viện nói: Tất cả đã có Aristotle giải quyết hết rồi, thì các nhà khoa học cũng không còn động lực
để nghiên cứu và cũng không có sự hoài nghi – điều này giết chết công tác nghiên cứu khoa học
chân chính. Nhưng bây giờ, với những thí nghiệm của mình, Galilei đã chứng minh, Aristotle
không hoàn toàn đúng tuyệt đối. thứ hai đó là những phát minh của ông về Vật lý, lực học cũng
đã tác động đến những ngành khoa học khác. Tiêu biểu như định lí của động học là cơ sở của
động học cho Newton sau này. Và nhà Vật lý học nổi tiếng thế giới Anhxtanh cũng thừa kế và
phát triển xuất sắc những nền tảng mà Galilei phát minh ra(3). Điều này chứng tỏ, những phát
minh của Galilei đã tạo được bước phát triển hết sức quan trọng cho nhân loại tiến dần lên bậc
thang của văn minh.

iii. Lĩnh vực Thiên văn học.

Đây là một ngành có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Nó không chỉ có ở châu Âu mà còn
có ở nhiều nước của các châu lục khác. Và những nơi khác nhau thì tên gọi và chức năng của
ngành thiên văn học cũng có dôi chút khác nhau do quan điểm mỗi nước, mỗi khu vực về ngành
khoa học này.

Ở châu Âu, trong suốt thời kì trung đại ngành thiên văn học vẫn có một quan niệm hết sức sai
lầm, đó là đi theo thuyết địa tâm do Plotemy khởi xướng và được giáo hội bảo vệ bằng Kinh
thánh và họ cho rằng: “Thượng đế tạo ra Mặt Trời, Mặt Trăng bắt chúng chạy quanh Trái đất”,
chính vì vậy mà nó đã thống trị châu Âu hơn 15 thế kỉ. Điều này không có nghĩa chúng ta đòi hỏi
Plotemy phải đưa ra những quan điểm một cách chính xác hoàn toàn khi mà điều kiện về mọi
mặt cho công tác nghiên cứu chưa cho phép. Và chính Galilei cũng đã đưa ra những nhận xét của
mình về điều đó: “Sai lầm của Aristotle, của Plotemy, của các ngài và tất cả những người khác
bắt nguồn từ quan niêm cứng nhắc, thâm căn về tính bất động của trái đất và các ngài không thể
nào dứt ra được và cũng không có khả năng, ngay cả khi các ngài muốn đưa ra các tư biện về
những hệ quả sẽ xảy ra trong trường hợp trái đất chuyển động”. Như vậy, những hạn chế và sai
lầm ấy là tiền đề quan trọng cho các thế hệ những nhà khoa học sau này có điều kiện để giải
quyết và giải thích một cách hợp lí hơn. Tuy nhiên điều đáng bàn là việc làm méo mó những
quan điểm của tiền nhân do giáo hội thực hiện để làm công cụ thống trị cho mình suốt một thời
gian dài. Giáo hội đã lợi dụng thuyết Địa tâm của Plotemy để củng cố sức mạnh của đức Chúa
trời. Bằng quyền lực của mình, giáo hội đã ngăn cấm mọi quan điểm trái ngược lại với lợi ích
của giáo hội và đó chính là bức tường ngăn cản sự phát triển của khoa học châu Âu trong suốt
thời kì trung đại.

Cùng với sự phát triển theo chiều hướng đi lên của nhân loại. Ở châu Âu bước vào những năm
nửa sau của thế kỉ XIV, Cùng với sự phát triển của kinh tế và khoa học kĩ thuật, ngành thiên văn
học đã có những bước phát triển với những quan điểm tiến bộ. Trong đó quan trọng nhất là quan
điểm của Copernicus đưa ra đã làm lật đổ những quan điểm sai lầm của Plotemy mà giáo hội đã
lợi dụng thống trị châu Âu trong 15 thế kỉ. Việc chống lại và lật đổ công cụ thống trị của giáo
hội, đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử nhân loại. Copernius đã tiếp bước các nhà khoa học đi
trước và lịch sử sẽ ghi nhận công lao của ông trong việc tạo ra “mắt xích” tiếp theo để nhân loại
tiến vào kỉ nguyên của khoa học kĩ thuật.

Corpernius (1473-1543) là nhà khoa học Ba Lan. Ông là con trong một gia đình kinh doanh giàu
có, học được học thiên văn lúc đầu ở trường đại học Tổng hợp Cracovi, sau ở Đại học Tổng hợp
Bolonia (1486). Năm 1500, ông đến Roma và tới học viện Curie ở Vatican. Được sắc phong cha
đạo Frauenburg năm 1501, ông được phép tiếp tục học tập ở Ý và theo học ở Y khoa và khoa
Luật của trường đại học Padua và ông vẫn tiếp tục thực hiện các công việc quan sát thiên văn.
Năm 1503, ông được phong tiến sĩ luật nhà thờ ở Đại học Ferare. Năm 1504, ông trở về Waumic
và từ đây việc nghiên cứu thiên văn trở thành niềm yêu thích nhất của ông.

Trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết “Thuyết
vận hành của các thiên thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết Mặt Trời trung tâm”, phủ
định luận điệu trong kinh thánh rằng: “Thượng Đế đã tạo ra Mặt Trời, mặt trăng, bắt chúng chạy
quanh trái đất”, phủ định thuyết trái đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trụ quan thần học của
Thiên cháu giáo. Từ đó bắt đầu tiến hành cuộc cách mạng trong thiên văn học, thay đổi về căn
bản cách nhình của loài người đối với vũ trụ.

Tuy nhiên, thuyết Nhật tâm không phải do Copernius là người đầu tiên phát hiện, mà nó đã có
trước đó hơn 2000 năm. Những dấu vết về một mô hình Nhật tâm được tìm thấy trong nhiều bản
Kinh Vệ Đà bằng tiếng Phạn được viết ở Ấn Độ cổ trước thế kỉ thứ 7 TCN: các cuốn Vệ Đà,
Aitareya, Brahmana và Shatapatha Brahama. Bài luận Vishnu Purana bằng tiếng Phạn ở thế kỉ
thứ 1 cũng viết kĩ về nhiều khái niệm Nhật tâm.

Mô hình hóa sự phát triển của ngành thiên văn học: Công cuộc chinh phục khoa học đó là cả một
quá trình của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Những hạn chế của các thế hệ đi trước thì thế hệ đi
sau sẽ tiếp tục bổ sung và phát triển. Nếu coi sự phát triển của định luật vạn vật hấp dẫn của
Newton là khâu cuồi của dây chuyền các phát minh quan trọng và lý thú của thiên văn học. Thì
khâu thứ nhất đó là lý thuyết của Copernicus đề suất – trái đất là một hành tinh xoay quanh Mặt
Trời “ thuyết nhật tâm “. Tycho Brahe đưa ra khâu thứ hai, bằng cách tích lũy những quan sát hết
sức chính xác về các biểu kiến của Mặt Trời và các hành tinh trên Mặt Trời. Dựa vào các bản do
Tycho Brahe thành lập, Kepler và Galilei có sự trao đổi với nhau đã phát hiện ra những định luật
quan trọng về các chuyển động của các hành tinh. Ông đã chứng minh rằng mỗi hành tinh
chuyển động trên một quỹ đạo hình elip; tốc độ chuyển động tăng lên khi hành tinh đến gần Mặt
Trời và thời gian cần thiết để hoàn thành một vòng quay xung quanh Mặt Trời phụ thuộc vào
khoảng cách giữa hành tinh với Mặt Trời. Và Newton là người hoàn thành công việc cuối cùng
của khâu dây truyền đó.

iv. Các phát minh khác

Cùng với những phát minh của ngành khoa học nói trên thì ngoài ra còn có một số phát minh ở
các ngành khoa học khác như : Y học , Sinh học... Cũng đã góp công sức của mình vào việc đánh
đổ những quan điểm bảo thủ, lạc hậu của giáo hội và mở đường cho lịch sử nhân loại bước sang
thời kì mới – thời kì ứng dụng khoa học vào cuộc sống. Một trong những phát minh có giá trị đó
là về ngành Y học.

Trong khoảng 1500 năm trước khi có những phát minh vĩ đại của các nhà khoa học thời Phục
Hưng thì những tư liệu giải phẫu sử dụng trong y học thực chất đều dựa trên cơ sở nghiên cứu
động vật, điều đó không những thiếu tính chính xác mà còn gây ra những lý giải sai lầm, thế
nhưng nó lại được coi là kinh điển. Và để khắc phục những sai lầm trong ngành y học về lĩnh
vực giải phẫu (Do thực hiện trên động vật ) thì Andreas Vesalius là người đầu tiên kiên trì dựa
trên các phương pháp khoa học giải phẫu, thí nghiệm sinh lí chính xác và quan sát trực tiếp để
đưa ra học thuyết của mình. Tác phẩm Cấu trúc cơ thể người do ông biên soạn đã lần đầu tiên
đưa ra nguyên lý về cấu trúc cơ thể người và chức năng sinh lí.

Tác phẩm của Andreas Vesalius đã xóa bỏ sự thống trị suốt 1500 năm của học thuyết do Galen
đưa ra từ thời Hy lạp cổ, đồng thời cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền y học
của nhân loại. Từ đó giới y học không còn dựa vào những suy đoán chủ quan mà căn cứ vào
những cơ sở khoa học chính xác để tìm hiểu cấu trúc cơ thể người.

Andreas Vesalius sinh năm 1515 tại Brussels, cha ông là một bác sĩ trong hoàng gia đã sưu tập
được không ít những tài liệu quý giá về y học. Ngay từ nhỏ cậu, Vesalius đã bỏ ra rất nhiều thời
gian để đọc các tài liệu đó, cậu vô cùng tò mò về các loài sinh vật, còn thường xuyên bắt các con
vật nhỏ và côn trùng sau đó tập mổ chúng ra để nghiên cứu.

Năm 18 tuổi, Vesalius đến Pari học Y học. Trong quá trình học tập môn giải phẫu người và động
vật là một môn học rất đặc biệt. Khi bắt buộc phải thực hành giải phẫu thì giáo sư vừa giảng vừa
có một người giết mổ gia súc đứng ra giải phẫu. Giao1 trình và tài liệu của sinh viên sử dụng đều
được dịch từ tác phẩm nổi tiếng về cấu trúc cơ thể người do bác sĩ người Hy lạp Galen viết ra từ
năm 50 TCN

Không lâu sau, người ta phát hiện ra Vesalius có trí thông minh hơn người nhưng rất kiêu căng
và thích tranh luận với người khác. Trong giờ học thực hành giải phẫu lần thứ hai Vesalius đã lấy
dao mổ trên tay người thực hành và tiến hành giải phẫu một cách rất thành thạo khiến cho tất cả
mọi người có mặt ở đó đều không khỏi kinh ngạc.

Vesalius trở thành người tiên phong trong những giờ học thực hành, ông nhờ bạn bè đi đến các
lò mổ kiếm các bộ xương mang về để nghiên cứu, đi đến những nghĩa địa đào xác để thực hành
giải phẫu. Vesalius bất chấp sự hung dữ của những con chó canh cổng, bất chấp mùi tanh thối
của xác chết, ông tìm đến nghĩa trang Monfaucon ở Paris ( là nơi chôn cất các tử tù ) lấy xác các
tử tù mới bị hành quyết đem về nghiên cứu.

Năm 1537, Vaselius tốt nghiệp và chuyển đến học tiếp tại trường Padua ở Italia. Tại đây ông bắt
đầu hàng loạt các buổi diễn giảng, mỗi lần như vậy ông đều tiến hành giải phẫu và làm thực
nghiệm để cho mọi người tận mắt quan sát các bắp thịt, động mạch,cấu tạo các tổ chức thần
kinh,tĩnh mạch và thậm chí các cấu tạo chi tiết bộ não người. Rất nhiều các sinh viên và giáo sư
đến tham gia và họ đều cảm thấy bị hấp dẫn bởi kĩ thuật cùng phát hiện mới mẻ này của
Vesalius.

Tháng 1 năm 1540, Vesalius có buổi diễn giảng sôi nổi trong một nhà hát chật kín người ở
Bologna của Italia. Cũng giống như bao nhiêu học viên khác, Vesalius được đào tạo phải trung
thành với học thuyết của Galen đưa ra, thế nhưng ông luôn thắc mắc khó hiểu bởi vì kết quả thực
tế do ông giải phẫu lại khác xa với những gì mà Galen đã miêu tả.

Trong lần diễn giảng này, Vesalius đã tiến hành giảng giải về kết luận của Galen đối với xương
đùi cong, tâm thất cùng các đốt xương ngực của người. Kết quả thu được là kết luận đó phù hợp
với cấu trúc của loài vượn hơn là của con người. Vesalius đưa ra hơn 200 chỗ không thống nhất
giữa kết luận của Galen và cấu trúc cơ thể thật của con người trên thực tế, đây là lần đầu tiên ông
công khai chỉ ra những sai lầm trong kết luận của Galen về cấu trúc cơ thể người. Vesalius cũng
nhiều lần chứng thực được tất cả căn cứ mà các bác sĩ Châu Âu dựa vào đều không phải là cấu
tạo thực của cơ thể người mà là của loài vượn hay loài chó, các kết luận của Galen trong lĩnh vực
này đều có sai lầm.

Bài diễn thuyết của Vesalius đã xúc phạm đến hội y học. Trong suốt ba năm sau, ông đóng cửa
chuyên tâm biên soạn sách giải phẫu; ông còn mời các danh họa nổi tiếng đến vẽ lại những mạch
máu, thần kinh cùng các bộ xương do ông giải phẫu ra.

Năm 1543, Vesalius xuất bản cuốn sách Cấu trúc cơ thể người. Không ít các giáo sư y học tôn
sùng học thuyết của Galen đã tỏ ra nghi ngờ về tác phẩm này của ông. Vesalius vô cùng phẫn nộ
và trong lúc tức giận đã vứt tất cả tài liệu nghiên cứu vào trong lò lửa, ông thề cả đời sẽ không
thực hiện giải phẫu người nữa.

Sự phẫn nộ của Vesalius trước những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của các tín đồ Galen đã phản ánh
sự đối chọi giữa những quan điểm khác nhau trong xã hội và nó báo hiệu sự sụp đổ của các quan
điểm lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Trong thế kỉ XVI – XVII , liên tiếp có những phát minh trong ngành y học và đưa ngành này có
những bước tiến vượt bậc trong thời hậu Phục Hưng. Sau Vesalius là William Harvey cũng có
những đóng góp hết sức to lớn cho ngành y học.

Cho đến thế kỷ XVI, giới y học một mực tôn sùng lý luận của nhà sinh học cổ Hy lạp là
Galen.Galen cho rằng thức ăn đưa vào cơ thể rồi chuyển hóa thành máu ở trong tim, sau đó máu
sẽ chuyển thành năng lượng của cơ thể. Phần lớn các bác sĩ đều tán đồng quan điểm của Galen
cho rằng : Máu lưu thông trong tĩnh mạch và máu lưu thông trong động mạch là riêng biệt,
không liên quan gì đến nhau. Nhưng quan điểm này đã bị một nhà khoa học là William Havey
lật đổ bằng sự chứng minh hết sức thuyết phục của mình.

William Havey được cử làm ngự y trong cung điện của vua Charles đệ nhất. Đây chính là thời
gian mà ông có nhiều điều kiện để thực hiện các nghiên cứu của mình.

Trong thời gian phục vụ đức vua, Havey đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên cơ thể người và động
vật. Qua quá trình giải phẫu, ông phát hiện ra một loạt các van dẹt trong tĩnh mạch. Harvey
không phải là người đầu tiên tìm ra những van dẹt này nhưng ông lại là người đầu tiên khám phá
ra những chức năng của chúng. Ông phát hiện ra những van này luôn có tác dụng dẫn máu lưu
thông về tim, máu trong các tĩnh mạch chỉ chảy về tim từ cánh tay, chân và phần sau não.

Harvey bắt đầu tiến hành thí nghiệm trên động vật, ông ấn chặt một dây động mạch, tĩnh mạch
và tiến hành quan sát phản ứng của chúng. Có khi ông ấn chặt động mạch sau đó thả ra để quan
sát lượng máu trong đó sẽ chảy theo hướng nào, rồi tiến hành tương tự đối với tĩnh mạch. Có khi
ông cũng đồng thời tiến hành ấn chặt và nhả ra đối với cả động mạch và tĩnh mạch đều có liên
quan đến nhau, máu luôn lưu thông từ động mạch sang tĩnh mạch.

Harvey chuyển sang nghiên cứu tim, ông nhận ra tim cũng hoạt động giống như các cơ, tim thúc
đẩy máu lưu thông đến phổi và động mạch. Qua quan sát sự lưu thông máu, ông phát hiện ra
máu trong cơ thể người cũng giống như ở nhiều loài động vật, máu trong cơ thể người không hề
bị tiêu hao mà nó tuần hoàn liên tục trong hệ thống tuần hoàn để cung cấp oxi và chất dinh
dưỡng cho cơ thể. Ông ước tính rằng số lượng máu được đẩy ra nhờ tim mỗi nhịp đập là khoảng
2 ounce ( 56,7g). Trái tim đập khoảng 72 nhịp/phút, một phép nhân đơn giản dẫn đến kết luận
rằng khoảng 540 pound máu ( 1 pound = 0,4356kg ) được đẩy ra mỗi giờ từ tim vào động mạch
chủ. Tuy nhiên, 540 pound vượt quá xa so vơi trọng lượng cơ thể con người và thậm chí lớn hơn
rất nhiều so với lượng máu. Vì vậy, dường như là quá rõ ràng để cho Harvey thấy rằng cùng một
lượng máu luân chuyển liên tục qua tim. Để chứng minh được điều này ông đã mất tới 9 năm để
thự thí nghiệm vc hiện caà có những quan sát cụ thể để đưa ra những chi tiết của vòng tuần hoàn
máu.

Đến năm 1625, Harvey cơ bản đã khám phá ra đầy đủ về hệ thống tuần hoàn trong cơ thể con
người, nhưng ông lại vấp phải hai vấn đề khó khăn:

Thứ nhất, tuy bằng thực nghiệm ông đã phát hiện ra máu luôn lưu thông từ động mạch sang tĩnh
mạch nhưng ông lại không có cách nào tìm ra được đường dẫn máu từ động mạch đến tĩnh mạch.
( Harvey không có kính hiển vi, do đó ông không thể nhìn thấy được các mao mạch nhỏ li ti. Cho
đến năm 1670, sau khi Harvey qua đời được 13 năm, Malpighi người Italia mới sử dụng kính
hiển vi và phát hiện ra được những mao mạch, lý luận hệ thống tuần hoàn cơ thể người cũng nhờ
đó mà hoàn thiện).

Thứ hai, Harvey lo lắng nếu như chỉ ra tim chỉ có tác dụng bơm máu đến cơ bắp chứ không hề
tồn tại linh hồn hay lương tri thì ông sẽ phải chịu sự lên án của dân chúng và giáo hội, ông cũng
lo rằng mình sẽ mất đi công việc trong hoàn cung. Năm 1628, Harvey tìm đến một nhà xuất bản
ở Đức, ông cho xuất bản phát hiện của mình ( vỏn vẹn chỉ có 72 trang). Để tránh không cho
người Anh đọc hiểu được tác phẩm này, ông đã sử dụng chữ La Tinh ( ngôn ngữ khoa học ) khi
xuất bản.

Tin tức Harvey xuất bản sách đã lan rộng khắp Châu Âu, uy tín của ông cũng từ đó bị ảnh
hưởng. Rất nhiều bệnh nhân vô cùng bất ngờ về kết quả nghiên cứu của Harvey, họ không đến
tìm ông để chữa bệnh nữa. Nhưng nghiên cứu của Harvey là vô cùng chính xác, năm 1650, tác
phẩm của ông đã trở thành tài liệu giảng dạy và được đông đảo mọi người công nhận.

Những phát minh của Vesalius và William Harvey trong lĩnh vực y học thì đây chính là đòn
đánh mạnh mẽ nhất của ngành y học vào các quan điểm của giáo hội, nó vứt bỏ những giá trị
khoa học không còn phù hợp với hoàn cảnh mới và vứt bỏ sự thống trị của linh hồn như quan
điểm của giáo hội đưa ra trong việc điều khiển sự sống của con người. Đồng thời với sự nghiên
cứu, tìm tòi của mình Vesalius và Harvey đã mở ra một chương mới cho ngành y học phát triển
mạnh mẽ trong suốt thời kỳ cận đại và cả giai đoạn sau này.

2. Ảnh hưởng của các phát minh khoa học đối với Châu Âu và thế giới

a. Đối với lịch sử Châu Âu


Cả Châu Âu đang chìm trong mê muội và lạc hậu, do sự thống trị của những quan điểm thủ cựu
của giáo hội. Họ đã vì quyền lợi của tầng lớp mình, giai cấp mình mà quên đi tiến trình phát triển
đi lên của lịch sử nhân loại. Suốt một thời kì trung cổ, nếu nói giáo hội không đóng góp gì cho
loài người thì cũng không đúng. Trong giai đoạn đầu, giáo hội Cơ Đốc cũng đã gánh vác trách
nhiệm lịch sử của mình đối với nhân loại đó là công việc xây dựng và phát triển các trường học.
Đây là công lao mà lịch sử nhân loại không thể phủ nhận. Nhưng các trường học cũng chưa thật
sự đóng góp gì nhiều cho sự phát triển của nhân loại, bởi vì đơn giản là những nội dung giảng
dạy trong trường học đa phần không phải là khoa học mà là thần học với chủ nghĩa kinh viện.

Họ cũng dựa vào những kiến thức của các vĩ nhân thời cổ đại như Aristotle, Ptolemy...Nhưng
chủ yếu họ lợi dụng, bóp méo những quan điểm hay những hạn chế của các ông để nhằm vào
mục đích thống trị của mình. Họ không muốn thay đổi những quan điểm mà các nhà khoa học đó
đã đưa ra. Chính vì vậy mà quan điểm của họ càng ngày càng không phù hợp và sứ mệnh đưa
lịch sử loài người tiến lên không còn là sứ mạng của giáo hội. Họ đã ngăn cản tất cả những gì mà
dám trái lại quan điểm của mình. Họ đe dọa, xử tử tất cả những ai dám đưa ra quan điểm trái với
ý Chúa.

Sự đột phá vào lĩnh vực khoa học tự nhiên thời kì văn hóa Phục Hưng, đã để lại những cống hiến
hết sức to lớn cho sự tiến bộ của nhân loại. Việc đầu tiên mà những thành tựu đó làm được đó là
từng bước loại giáo hội ra khỏi vũ đài chính trị ở Tây Âu. Việc này có ý nghĩa rất lớn, bởi vì
ngay từ những nội dung đầu tiên của đề tài, tôi đã đề cập tới những ảnh hưởng của giáo hội đối
với sự phát triển của nhân loại. Nếu như xã hội Tây Âu không thoát khỏi sự kiềm hãm của giáo
hội thì thời trung cổ sẽ còn tồn tại và lịch sử nhân loại sẽ chưa thấy được một Tây Âu phát triển
mạnh mẽ để kéo cả thế giới cùng đi trên con đường phát triển của mình. Bởi vì những lý do đơn
giản là trong suốt thời kỳ này, giáo hội bằng những giáo lý của mình đã đào tạo ra những con
chiên ngoan đạo và không dám phản đối thánh kinh và luôn có niềm tin tuyệt đối vào Chúa. Họ
không dám phản đối vì cũng chưa có ai tìm được những “ bằng chứng” để nói thánh kinh và các
thánh nhân mà giáo hội đưa ra là sai.Và điều này đã được các nhà khoa học chân chính giải
quyết. Triết học chính là lĩnh vực khai thông về quan điểm và đưa ra những luận điểm tiến bộ
làm tiền đề cho sự phát triển của nhân loại. Nếu như giáo hội cho Chúa là người có sức mạnh
tuyệt đối và cai trị tất cá hành tinh này thì Bacon đã dõng dạc tuyên bố “ tri thức là sức mạnh”.
Vết đạn đầu tiên được bắn vào giáo hội và sau này Descartes tiếp tục đưa ra những phương pháp
nhận thức để con người không còn bị lạc bước vào chốn hoang đường. Và việc tiếp theo mà
ngành thiên văn học làm được đó chính là đả phá thuyết địa tâm của Ptolemy mà giáo hội cho
rằng đúng nhất với quan điểm – Chúa đã tạo ra Mặt Trời ,mặt trăng và bắt chúng chạy quanh trái
đất và những vì sao trên bầu trời là những vị thiên sứ của Chúa. Những thế hệ các nhà thiên văn
học bằng sự nghiên cứu của mình đã đưa ra những bằng chứng xác thực, khách quan và đúng
đắn để chứng tỏ thuyết địa tâm phải dừng sứ mệnh lịch sử của mình tại đây và nhường chỗ cho
thuyết nhật tâm đúng đắn hơn. Rồi các thí nghiệm vật lý của Galilei cũng đã chứng “ thánh
nhân” không hoàn toàn đúng và làm lung lay tận gốc chỗ dựa của Triết học kinh viện do nhà thờ
Cơ Đốc giáo dựng lên.
Mô hình tấn công của khoa học vào nhà thờ giáo hội Cơ Đốc

Việc thứ hai mà các phát minh trong thời kì này làm được đó là khai phá ra con đường cho khoa
học phát triển và đưa lịch sử loài người bước sang một chương mới . Bởi vì như trên đã trình
bày, khoa học trước Phục Hưng nó chỉ là “ đứa con ghẻ” của Triết học kinh viện và nó luôn bị
kiềm hãm “ đánh đập” không sao phát triển được.

Nhưng bằng những phát minh của mình, thế hệ các nhà khoa học đã tạo ra bước đệm cho khoa
học bay cao hơn nữa. Những quan điểm của họ chứng minh được rằng, những giáo lý của nhà
thờ đã không giải thích được một cách cặn kẽ và chính xác các hiện tượng của tự nhiên, ví dụ
như sự xuất hiện của các ngôi sao bất thường....Tuy nhiên các phát minh về khoa học tự nhiên
thời kì này đã giải quyết được những hiện tượng đó và nhiều nội dung khác nữa. Copernicus với
học thuyết của mình đã mở đầu sự phát triển của ngành thiên văn học hiện đại, và Galilei với ống
kính viễn vọng của mình đã tiếp tục đưa thiên văn học có những bước tiến thần kì, đưa nền thiên
văn học đạt được những thành tựu rực rỡ.

Những phát minh về khoa học tự nhiên trong thời kì này là tiền đề, là bước đệm và là bước xuất
phát điểm cho sự tiến bộ của nhân loại. Có thể ví những phát minh khoa học tự nhiên trong thời
kỳ này là “ trào lưu khai sáng” về khoa học của thời cận đại. Bởi vì những phát minh khoa học
trong giai đoạn này là điểm hội tụ của tất cả các thành tựu khoa học mà con người đã phát minh
ra trong tiến trình phát triển của mình. Và đây chính là điểm sáng nhất, là nơi hội tụ tinh hoa để
bước vào thời kì cận đại với hàng loạt những phát minh của con người được chế tạo để đưa lịch
sử loài người bước sang một trang sử mới và nền tảng không thể không kể đến đó là những công
lao, những đóng góp của các phát minh khoa học trong thời kì này.

b. Đối với nhân loại

Như đã trình bày ngay trên phần mở đầu của đề tài. Cán cân quyền lực của thế giới đã thay đổi
mạnh sau phong trào văn hóa Phục Hưng. Nếu như ở thời trung đại cả Tây Âu đang đắm chìm
trong sự lạc hậu và mê muội thì Châu Á lại là nơi có những thành tựu rực rỡ về nhiều mặt.
Nhưng sau phong trào văn hóa Phục Hưng với những phát minh khoa học của mình, thì đó đã là
cơ sở quan trọng để cho bộ mặt Tây Âu thay đổi rõ rệt. Yếu tố quan trọng nhất làm cho Tây Âu
chìm trong sự lạc hậu đã dần bị lật đổ và thay vào đó là những tư tưởng mới, những phát minh
khoa học được ghi nhận và tạo ra những bước đột phá thần kì để Tây Âu nói riêng và Châu Âu
nói chung có thể nắm được quyền lực và là đầu tàu để kéo cả thế giới đi theo.

Để có được những nước ở Tây Âu có thể “ làm mưa, làm gió” khắp các châu lục khác trong thế
kỷ XVII, XVIII, XIX và cả sau này nữa, thì không thể không kể đến thời khắc mà các quan điểm
của giáo hội Kito dần bị loại bỏ ở Tây Âu. Sự phát triển của Tây Âu đã làm thay đổi bộ mặt của
cả thế giới.

Trong nội dung đề tài này, tôi không đề cập đến những hệ quả mà các nước khác phải gánh chịu
trước sự “ làm mưa, làm gió” của các nước Tây Âu cho các nước khác mà tôi muốn làm rõ đó là
sự phát triển của các nước Tây Âu đã kéo cả nền kinh tế, chính trị và nhiều nội dung khác của
các nước phát triển như thế nào.

Trong các thế kỷ XVII và XVIII trở đi thì phần lớn các nước phong kiến Châu Á đã dần lâm vào
con đường khủng hoảng trầm trọng. Điều đó chứng tỏ phương thức sản xuất phong kiến đã dần
bộc lộ những hạn chế mà không thể nào mà có thể khắc phục được nếu như giữ mãi mô hình
quân chủ chuyên chế. Trong khi đó, mô hình này ở Châu Âu đã dần bị đánh đổ và thay vào đó là
một mô hình nhà nước mới với tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản. Và sự thay đổi này thì không
thể không kể đến những công lao của các phát minh khoa học tự nhiên thời Phục Hưng. Những
phát minh đó là tiền đề quan trọng để có thể đánh đổ được hệ tư tưởng thống trị của giai cấp
phong kiến.

Sự thay đổi ở Tây Âu đã làm cho các nước này nhanh chóng phát triển thành những cường quốc
có thế lực và bắt đầu đi khai hóa văn minh cho các dân tộc khác. Chúng ta phải thừa nhận với
nhau một điều rằng: tất cả những phát minh, những thành tựu của một nhóm người, cộng đồng
người nào đó hầu như đều được lan ra các cộng đồng khác bằng nhiều con đường, nhiều hình
thức khác nhau nhưng không thể không kể đến con đường chiến tranh. Những thành tựu của các
phát minh khoa học tự nhiên ở Châu Âu được lan tới các châu lục khác.

Nói tóm lại, sự mở đường của các thành tựu của khoa hoc tự nhiên không chỉ tác động mạnh làm
thay đổi Tây Âu mà tử đó với sức mạnh và sự phát triển mạnh mẽ của mình, Tây Âu đã kéo cả
thế giới cùng tiến lên trên con đường phát triển của lịch sử nhân loại.

Chúng ta có những thành tựu về các mặt như hiện nay để loài người có thể vững bước tiến vào
kỷ nguyên mới thì không thể không kể đến “đầu kéo” Tây Âu trong suốt các thế kỷ XVII, XVIII,
XIX và có được “đầu kéo” với “mã lực” lớn như vậy thì cần phải kể đến công lao của các nhà
khoa học đã có các phát minh mở đường cho sự tiến bộ cùa nhân loại.

3. Những thành tựu của khoa học xã hội

1. Văn học

Những thành tựu của văn học: Cả ba thể loại thơ, kịch, tiểu thuyết thời kì này đều có những
thành tựu lớn găn liền với những tác giả nổi tiếng.

Alighier Dante (1256-1321) là người tiên phong trong văn học Phục Hưng Ý, tác giả của hai kiệt
tác La Divina Commedia (Thần khúc) và La Vita Nuova (Cuộc đời mới).

Dante biết yêu và làm thơ từ rất sớm. Ngay từ khi 12 tuổi gia đình ông đã hứa với gia đình của
Gemma di Manetto Donati, tuy rằng ông đã yêu một cô gái khác tên Beatrice Portinari. Những
bài thơ về mối tình tuổi thiếu niên sau này được gom lại thành tập La Vita Nuova. Năm 1295
Dante tham gia hoạt động chính trị, đứng về phái Guelfi đối lập với phái Ghibellini. Năm 1289
phái Guelfi thắng thế nhưng rồi lại chia ra thành phe Đen và phe Trắng. Dante theo phe Trắng,
kiên quyết chống lại đường lối dựa vào Giáo hoàng. Giáo hoàng cầu viện Hoàng tử Pháp Charles
de Valois. Năm 1301 quân Pháp tiến vào Firenze, phe Đen lưu vong trở về tổ chức đàn áp phục
thù. Dante bị kết án hai lần, phải rời bỏ quê hương đi sống lưu vong và mai danh ẩn tích. Thời kỳ
này ông bắt đầu viết La Divina Commedia.

Dante là tác giả của các tập Rime (Thơ), De vulgari eloquentia (Về hùng biện đại chúng), De
monarchia (Về chế độ quân chủ)... Tuy vậy, những tác phẩm này chỉ một số ít các nhà nghiên
cứu quan tâm, còn độc giả khắp thế giới hầu như chỉ biết hai kiệt tác: La Vita Nuova (Cuộc đời
mới) và La Divina Commedia (Thần khúc).

Sau đây chúng ta hãy lắng nghe những vần thơ của Alighier Dante

Khi tôi lắng tai nghe nhà học giả

Nêu tuổi tên bao hiệp sĩ, giai nhân

Thì lòng tôi bồi hồi, xao xuyến quá!

Tôi nói: “Hỡi nhà thơ, con rất mong

Được trò chuyện cùng hai người sánh bước

Đang cuốn theo làn gió rất nhẹ nhàng”.

Thầy bảo tôi: “Chút rồi con sẽ gặp

Và hãy thỉnh cầu khi họ đến đây

Họ sẽ tới, theo tình yêu dẫn dắt”.

Khi gió đẩy họ về phía chúng tôi

Tôi kêu lên: “Hỡi hai hồn đau khổ

Hãy trò chuyện cùng tôi, cả hai người!”

Như đôi chim câu nghe lời của tổ

Sải cánh theo tiếng gọi của đam mê

Theo niềm khát vọng, vượt bầu không khí.

Giovanni Boccaccio (1313-1375) là một nhà văn và nhà thơ người Ý, là bạn và cũng là đối trọng
của Petrarch. Boccaccio là một nhà nhân văn học thời Phục Hưng và là một nhà văn nổi tiếng với
các tác phẩm như De mulieribus claris, Decameron và các tập thơ bằng tiếng Ý. Các nhân vật
trong truyện của Boccaccio thường là những nhân vật nổi tiếng trong thời đại của họ, đồng thời
cũng là những người thực tế, tâm linh, và là những con người thông minh. với tập truyện ngắn
Mười ngày gồm 100 câu chuyện do ba chàng kỵ sĩ và bảy cô gái kể cho nhau nghe, chế giễu sâu
săc giáo hoàng, tăng lữ, nái buôn, quý tộc,…về thói tham lam, keo kiệt, dâm ô, đạo đức giả,..

Miguel de Cervantes (1547-1616) là tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch Tây Ban Nha. Ông
được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết hai tập Don Quixote de la Mancha, được coi như
tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của châu Âu, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học
phương Tây, và là tác phẩm lớn nhất bằng tiếng Tây Ban Nha.

Wiliam Shakespeare (1564-1616) là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ
đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại.[1] Ông cũng được vinh danh là nhà thơ
tiêu biểu của nước Anh và là "Nhà thơ của Avon" (Avon là quê của Shakespeare, viết tắt của
Stratford-upon-Avon. Những tác phẩm của ông, bao gồm cả những tác phẩm hợp tác, bao gồm
38 vở kịch,[Ghi chú 3] 154 bản sonnet, 2 bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn. Những vở
kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì
nhà viết kịch nào.[3]

Shakespeare được sinh ra và sinh trưởng tại Stratford-upon-Avon. Vào năm 18 tuổi, ông kết hôn
với Anne Hathaway và có ba người con, đó là Susanna Hall và cặp đôi song sinh, Hamnet
Shakespeare và Judith Quiney. Trong những năm từ 1585-1592, sự nghiệp của ông thành công
vang dội tại thủ đô Luân Đôn với vai trò là một diễn viên, nhà văn và đôi lúc là người sở hữu của
một công ty kịch Lord Chamberlain's Men, với tên gọi sau đó là King's Men. Ông quay về quê
Stratford để nghỉ hưu vào năm 1613, lúc ông 49 tuổi, sau đó 3 năm ông qua đời tại đấy. Số ít tài
liệu về cuộc sống của ông tại đây đã được tìm thấy, được suy đoán là về các vấn đề thể chất, tình
dục, tín ngưỡng, tôn giáo, và được cho là do những người khác có quan hệ gần gũi với ông ghi
chép lại.

Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được ông sáng tác trong giai đoạn từ 1589 đến
1613. chú. Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại
này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI. Sau đó, ông sáng tác chủ
yếu là bi kịch đến năm 1608, bao gồm các tác phẩm Hamlet, Vua Lear, Othello và Macbeth, gồm
một vài tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bằng tiếng Anh. Trong giai đoạn cuối cùng của sự
nghiệp sáng tác, ông sáng tác những vở kịch buồn (tragicomedies), hay còn gọi là lãng mạn, và
hợp tác với một số nhà viết kịch khác.

Nhiều vở kịch của ông được tái bản nhiều lần với các chất lượng khác nhau và một cách chính
xác trong suốt cuộc đời của ông. Năm 1623, hai đồng nghiệp cũ của Shakespeare, cũng làm việc
trên sân khấu kịch, xuất bản First Folio, một tập hợp tất cả các vở kịch được coi là của ông.
Nhưng đến nay, chỉ có hai trong tổng số đó được công nhận là của Shakespeare.

2.Về nghệ thuật:


Bước sang thế kỷ XVI , nền nghệ thuật Phục Hưng đã đạt đến đỉnh cao găn liền với các tên tuổi
như Leonado da Vinci, Michenlango Buonarroti, Raphaelo Sanrio…

Leonado da Vinci (1452-1519), được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên gọi của thành
phố Vinci là nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30
km về phía Tây gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì "da
Vinci" có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di
ser Piero da Vinci có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci". Ông là tác giả của
những bức hoạ nổi tiếng như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng.

Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay
trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng Mặt Trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết
kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực
hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ
thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp
rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng,
quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài
bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng
tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học và bút ký. Michenlango
Buonarroti (1475-1564) người Ý, là một nhà Điêu khắc, một nhà thơ, một nhà kiến trúc sư nổi
tiếng. Ông là một thiên tài về miêu tả sức mạnh siêu phàm của con người, một người yêu nước
nhiệt thành, rất đau khổ vì tổ quốc bị ngoại xâm. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Sáng tạo thế
giới, Cuộc phán xét cuối cùng,..; Điêu khắc có: David, Moise, Đêm, Người nô lệ bị trói,…

Raphaelo Sanrio (1483-1520) là họa sĩ thiên tài người Ý, thể hiện những bức tranh êm dịu,
những quang cảnh vui tươi, yên tĩnh, cuộc sống sung túc và những người phụ nữ đẹp, hiền hậu,
những trẻ ngây thơ bụi bặm,. Các tác phẩm nổi tiếng như Cô gái làm vườn sinh đẹp, bức tranh về
thánh mẫu,..

Phong trào văn hóa Phục Hưng ở Hà Lan, Đức, Pháp… cũng xuất hiện nhiều họa sĩ nổi tiếng
như Luca van Leyden (Hà Lan), Durer (Đức), Le nain (Pháp),..

3. Ảnh hưởng của các tác phẩm nghệ thuật đối với Châu Âu và thế giới
Phong trà o Phụ c Hưng vớ i nhữ ng thà nh tự u về vă n họ c nghệ thuậ t là
sự đổ i mớ i về nộ i dung, đề cao con ngườ i, miêu tả cuộ c số ng xung
quanh con ngườ i, chê bai chế độ cũ ná t và giá o lý giá o hộ i tà n bạ n đã
là m mấ t đi quyền con ngườ i, ngă n cả n sự phá t triển củ a xã hộ i và
con ngườ i. Cá c tá c phẩ m đều mang mộ t mà u sắ c nhâ n vă n độ c đá o
và trở thà nh tá c phẩ m củ a mọ i thờ i đạ i. Đú ng như câ u nó i “ Con
ngườ i là gương mẫ u và kích thướ c đo lườ ng vạ n vậ t..” Con ngườ i
thự c sự trở thà nh tâ m điểm là nộ i dung chính là m nên tấ t cả chứ
khô ng phả i là thầ n thá nh hay giá o hộ i. Chính con ngườ i cũ ng là độ ng
lự c để biến đổ i thế giớ i xung quanh.
Nội dung tư tưởng:
- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến.

- Đề cao giá trị chân chính của con người, con người phải được tự do phát triển.

- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Phong trào Phục Hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh
chống lại xã hội phong kiến mà còn là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại, mở đường cho sự
phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

You might also like