You are on page 1of 16

Họ và tên: Nguyễn Hà Linh – Lớp 10D2

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I – MÔN LỊCH SỬ


BÀI 5: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
I. LÝ THUYẾT
1. Thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại

Lĩnh vực Thành tựu


- Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái (24 chữ cái) từ khoảng thế kỉ IX -
VIII TCN
Chữ viết
- Người Hy Lạp xây dựng chữ La-tinh
 Đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát
- Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú của văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại bắt
nguồn từ thần thoại
Văn học - Sử thi nổi tiếng: I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-mê
- Kịch: Ơ-đíp làm vua
 Đa dạng, nhiều thể loại
- Triết học duy tâm và triết học duy vật
+ Duy tâm: A-rít-xtốt; Xô-crát; Pờ-la-tông ….
Triết học + Duy vật: Ta-lét; Hê-ra-clit …..
 Thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở hình thành triết
học châu Âu
- Ra đời của Thiên Chúa giáo (Ki tô giáo)
Tôn giáo
 Lan toả mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới
Lịch Pháp & - Người dân đã biết làm lịch (một năm có 365 ngày; 6 giờ; 12 tháng)
Thiên văn học - Quan sát sự chuyển động của các thiên thể
- Toán học: Pi-ta-go; Ta-lét; Ơ-clít ….
- Vật lí: Ác-si-mét
Khoa học kĩ thuật - Y học: Hi-pô-crát
- Sử học: Hê-rô-đốt; Tuy-xi-dít ….
 Ứng dụng hiệu quả trong đời sống, là nền tảng của khoa học hiện đại
Kiến trúc & điêu - Nhiều công trình và tác phẩm đặc sắc: đền Pác-tê-nông (A-ten – Hy Lạp); đấu
khắc trường Cô-li-dê (La Mã); tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ Nữ (Mi-lô)
+ Đại hội thể thao O-lim-pic
Thể thao + Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a
 Sự kiện thể thao là cơ sở, nền tảng thể thao của nhân loại ngày nay
Văn minh - Lĩnh vực Sử học, Luật pháp là cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây

2. Thành tự tiêu biểu của văn minh thời Phục hưng

Lĩnh vực Thành tựu


- Trào lưu tư tưởng nổi bật là “chủ nghĩa nhân văn”
Tư tưởng - Lên án, đả kích PK, chống các quan điểm phản khoa học
- Đề cao tự do cá nhân và giá trị chân chính của con người
- Truyền bá tư tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, tự do, đấu tranh chống PK lạc hậu
Văn học - Tác phẩm tiêu biểu: Thần khúc, truyện Mười ngày, Romeo và Juliet, Don Quijote,

Khoa học kĩ thuật - Có nhiều thành tựu toán học, vậy lí, y học,…. xuất sắc

Thiên văn học - Tiêu biểu là thuyết Nhật tâm.

- Hội họa và điêu khắc: mượn chủ đề tôn giáo nhưng mang tính hiện thực.
Nghệ thuật
- Kiến trúc: trường phái cổ điển với giáo đường, dinh thự, lâu đài lộng lẫy,…
- Kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn của các nền văn minh trước.
- Đặt nền tảng cho thời kì xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản thời cận- hiện
Ý nghĩa
đại.
- Tạo bản sắc văn hóa châu Âu đương đại.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:


Câu 1. Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là
A. Hy Lạp và La Mã B. Ấn Độ và Trung Hoa.
C. Ai Cập và Lưỡng Hà. D. La Mã và A-rập
Câu 2. Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Hán. B. Chữ hình nêm. C. Chữ Phạn. D. Chữ La-tinh.
Câu 3. Tôn giáo cổ xưa nhất và được coi là chính thống giáo của người La Mã cổ đại là
A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Ki tô giáo. D. Hin-đu giáo.
Câu 4. Bộ sử thi nổi tiếng của Hô-me?
A. I-li-át và Ô-đi-xê. B. Ra-ma Khiên. C. Kinh Vê-đa. D. Đôn-ki-hô-tê.
Câu 5. Nhà Thiên văn học nào gắn liền với thuyết Nhật tâm?
A. Hê- ra- clít. B. Ta-lét. C. Cô-péc-ních. D. Đan-tê
Câu 6. Nền văn học cổ đại Hy Lạp phong phú với nhiều thể loại:
A. sử thi, kịch, thần thoại. B. kí sự, thần thoại, truyện cười.
C. văn học dân gian, truyện ngắn. D. tiểu thuyết, thơ ca, kịch.
Câu 7. Đền Pác –tê-nông, đền thờ thần Dớt, đấu trường Cô-li-dê… là những thành tựu của người Hy
Lạp – La Mã cổ đại trên lĩnh vực
A. kiến trúc. B. điêu khắc. C. hội họa. D. xây dựng.
Câu 8. Một năm có 365 ngày và ¼ ngày là thành quả của lĩnh vực:
A. Văn học. B. Lịch pháp C. Thiên văn học. D. Toán học.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất ý nghĩa to lớn những cống hiến về khoa học, kĩ
thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại?
A. Đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới sau này.
B. Là cơ sở để các nhà khoa học có tên tuổi phát huy tài năng của mình cống hiến cho nhân loại.
C. Từ đây những hiểu biết có từ hàng ngàn năm trước mới thực sự trở thành ngành khoa học.
D. Mở ra những hiểu biết mới về tri thức mà trước đây con người chưa biết hoặc còn mơ hồ Đâu là

Câu 10. Năm 776 TCN, tại đền thờ thần Dớt ở Ô-lim-pi-a (Hy Lạp) đã diễn ra sự kiện nào dưới đây?
A. Chính quyền La Mã chính thức công nhận Cơ Đốc giáo.
B. Các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo bùng nổ.
C. Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a tại A- ten.
D. Đại hội Ô-lim-píc theo định kì 4 năm 1 lần.
Câu 11. Chữ viết Hy Lạp và La Mã có đặc điểm nào sau đây?
A. Đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát hóa.
B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày naỵ.
C. Ban đầu là chữ tượng hình, sau là chữ tượng ý.
D. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng.
Câu 12. Trong phong trào Văn hoá Phục hưng, giai cấp tư sản có chủ trương nào sau đây?
A. Khôi phục tinh hoa văn hoá phương Tây và xây dựng nền văn hoá mới.
B. Khôi phục tinh hoa văn hoá Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền văn hoá mới.
C. Phục hưng nền văn hoá phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới.
D. Phục hưng văn hoá phương Đông, xây dựng nền văn hoá mới.
Câu 13. Nhà Thiên văn học nào gắn liền với thuyết Nhật tâm?
A. Hê- ra- clít. B. Ta-lét. C. Ga-li-lê. D. Đan-tê
Câu 14. “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là
A. Anh. B. Pháp. C. I-ta-li-a. D. Hy Lạp
Câu 15. Tác phẩm Đôn-ki-hô-tê của nhà văn nào trong thời văn hoá phục Hưng?
A. Sếch - xpia B. Ra-bơ-le C. Tô mat Mo - rơ D. Xéc - van - tét
Câu 16. Ý không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. ý thức hệ phong kiến và giáo lí của Giáo hội Cơ Đốc mang nặng những quan điểm lỗi thời.
B. tầng lớp tư sản mới ra đời có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.
C. con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới xung quanh.
D. sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII đã tạo tiền đề cho phong trào.
Câu 17. Lê-ô-na đờ Vanh-xi nổi tiếng nổi tiếng với tác phẩm?
A. Lâu đài Sam-bô. B. Nàng Mô- na-Li-sa.
C. Tượng Đa-vít D. Đức mẹ sầu bi
Câu 18. So với nền văn hóa cổ đại phương Đông thì nền văn hóa cổ đại phương Tây được đánh giá là
A. Có nhiều nhà khoa học lớn và có nhiều lĩnh vực được nghiên cứu hơn.
B. Tất cả các lĩnh vực văn hóa đều đạt trình độ hoàn hảo và có giá trị cao.
C. Hình thành muộn hơn nhưng có tính chính xác và hiểu biết cao hơn.
D. Đều hình thành cùng thời gian nhưng văn hóa phương đông phát triển cao hơnvì sao phong trào
Câu 19. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật thời Phục hưng, giai cấp tư sản đã nghiêm khắc lên án
đối tượng nào sau đây?
A. Giai cấp vô sản. B. Trật tự phong kiến.
C. Giáo hội Thiên Chúa giáo. D. Vua quan phong kiến.
Câu 20. Phong trào văn hóa Phục hưng được đánh giá là
A. Một cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của tầng lớp quý tộc và tăng lữ.
B. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của tầng lớp quý tộc chống lại giai cấp tư sản đang lên.
C. Bước tiến kì diệu của văn minh phương tây sau gần một ngàn năm chìm đắm trong “đêm trường trung
cổ”.
D. Cuộc cách mạng văn hóa, có ý nghĩa mở đường cho sự phát triển của văn minh phương đông ở những thế
kỉ sau đó.
BÀI 6: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI
I. LÝ THUYẾT
1. Thành tựu cơ bản của cuộc CMCN lần 1
- Thời gian: Cuối XVIII  đầu XIX
- Khởi đầu: Anh  các nước Âu Mĩ
- Thành tựu

Thành tựu Năm Người phát minh


Máy hơi nước 1874 Giêm-oát
Tua bin khí 1791 Giôn-bác-bơ
Động cơ đốt trong 1823 Sa-mu-en Bờ-rao
Đầu máy xe lửa 1814 G.Xi-phen-sơn

2. Thành tựu cơ bản của cuộc CMCN lần 2

Lĩnh vực Phát minh Ý nghĩa


- Ứng dụng năng lượng mới (Giê-oóc Xi môn
Ôm; Pha-ra-đây) - Cung cấp năng lượng cho nhiều nhà
- Bóng đèn (Edison) máy
- Máy phát điện & động cơ điện xoay chiều - Ứng dụng rộng rãi
Công nghiệp
(Đô-rô vôn – xki) - Sản xuất thép số lượng lớn và giá thành
- Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim hạ nhanh
được cải tiến
- Công nghiệp hoá học ra đời
Thông tin liên - Việc liên lạc ngày càng xa và nhanh
- Máy điện tín ra đời
lạc hơn
- Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay
Giao thông - Dầu đi-e-zen trở thành nguồn nhiên liệu mới - Là cơ sở ra đời ngành hàng không,
vận tải cho giao thông vận tải giao thông vận tải trên thế giới

3. Ý nghĩa của các cuộc CMCN lần thứ 1 và thứ 2 về kinh tế & xã hội

Kinh tế Xã hội
- Thay đổi diện mạo các nước tư bản  năng suất - Xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và
lao động của con người tăng lên thành thị đông dân: London, Paris, New York
- Thúc đẩy sản xuất phát triển, sản lượng công - Hình thành 2 giai cấp: tư sản & vô sản
nghiệp tăng lên - Sự bóc lột của giai cấp tư sản với vô sản  nhiều
- Thay thế lao động của con người bằng máy móc mâu thuẫn trong xã hội tư bản  đấu tranh giai cấp
- Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế chống lại giai cấp tư sản
khác
- Nhiều phương tiện giao thông, thông tin liên lạc
xuất hiện
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nước đi tiên phong là:
A. Đức B. Anh C. Pháp D. Mĩ
Câu 2. Những tiến bộ về kĩ thuật ở Anh chủ yếu diễn ra trong các ngành nào?
A. Dệt, luyện kim và phát minh máy móc. B. Ngành luyện kim, khai thác mỏ và dệt.
C. Dệt, luyện kim và giao thông vận tải. D. Khai thác mỏ, dệt và giao thông vận tải.
Câu 3. Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở nửa sau thế kỉ XVIII - đầu
thế kỉ XIX là máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước và
A. đầu máy xe lửa. B. máy bay C. điện thoại. D. vô tuyến
Câu 4. Ở thế kỉ XVIII, những tiến bộ về kĩ thuật và máy móc ở Anh diễn ra đầu tiên trong ngành nào?
A. Ngành dệt. B. Ngành luyện kim C. Giao thông vận tải. D. Khai thác mỏ.
Câu 5. Năm 1784, Giêm Oát phát nhận bằng phát minh sáng chế:
A. Máy tính điện tử B. Động cơ đốt trong C. Máy hơi nước D. Máy kéo sợi
Câu 6. Thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp lần thứ hai được tiến hành ở các nước?
A. Đức, Ita-lia, Nhật. B. Anh, Mỹ, Liên Xô.
C. Nam Mỹ, Tây Âu D. Mỹ, Anh, Pháp, Đức.
Câu 7. Năm 1825, Xti-phen-xơn chế tạo thành công
A. đầu máy xe lửa. B. tàu thủy. C. máy kéo sợi. D. máy bay chạy.
Câu 8. Tháp Ép- phen là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp thời
A. hiện đại B. cổ đại C. trung đại D. đương đại
Câu 9. Phát minh nào sau đây là thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
(cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)?
A. Kĩ thuật số B. động cơ đốt trong C. Điện D. Công nghệ sinh học
Câu 10. Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển
của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ?
A. Phương pháp nấu than cốc. B. Chế tạo ra hệ thống máy tự động.
C. Phát minh Động cơ đốt trong. D. Phương pháp luyện kim “put-đinh”.
Câu 11. Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn chế tạo thành công
A. Bóng đèn điện. B. tàu thủy C. máy kéo sợi. D. máy bay chạy.
Câu 12. Giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là khoảng thời gian diễn ra cuộc cách mạng nào sau đây?
A. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. B. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
C. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. D. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Câu 13. “Ông vua xe hơi” nước Mỹ là ai?
A. Tô-mát Ê-đi-xơn B. Hen-ri Pho. C. Can Ben D. Hen-ri Bê-sê-mơ.
Câu 14. Cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại không có những tác động nào sau đây?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.
C. Gây ô nhiễn môi trường, bóc lột lao động và xâm chiếm thuộc địa.
D. Thúc đẩy toàn cầu hóa, tự động hóa, thương mại điện tử, tự do thông tin..
Câu 15. Trong các thế kỉ XVIII - XIX, những thành tựu đạt được trong cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất đã đưa con người bước sang thời đại
A. “văn minh công nghiệp”. B. “văn minh nông nghiệp”.
C. “văn minh thông tin”. D. “văn minh trí tuệ”.
Câu 16. Thành tựu khoa học và kĩ thuật quan trọng nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
A. máy hơi nước và điện. B. động cơ đốt trong và ô tô.
C. máy hơi nước và điện thoại. D. điện và động cơ đốt trong
Câu 17. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không đưa đến tác động nào sau đây?
A. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng phổ biến.
B. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nhiều ngành kinh tế.
C. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội tư bản
D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
Câu 18. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là
A. sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất.
B. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
C. sử dụng năng lượng điện với sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt.
D. quy trình, phương thức sản xuất được tối ưu hóa dựa trên nền tảng công nghệ số.
Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công
nghiệp thời kì cận đại?
A. Ô nhiễm môi trường. B. Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.
C. Người lao động có nguy cơ mất việc làm. D. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
Câu 20. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai đã dẫn tới sự hình thành của hai giai
cấp nào?
A. Tư sản công nghiệp và tiểu tư sản công nghiệp.
B. Lãnh chúa và nông nô.
C. Địa chủ và nông dân
D. Tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
BÀI 7: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ HIỆN ĐẠI
I. LÝ THUYẾT
1. Thành tựu cơ bản của cuộc CMCN lần 3
- Thời gian: Cuối thế kỉ XX
- Khởi đầu: Mỹ  Liên Xô, Nhật, Anh ….
- Thành tựu

Lĩnh vực Thành tựu


Điện tử Sự ra đời của máy tính
Vũ trụ Đặt chân lên mặt trăng, phóng vệ tinh nhân tạo
Sinh học Nhân bản vô tính – cừu Đô-li
Thông tin Sự ra đời của WWW
Năng lượng mơi Khai thác nguồn năng lượng vô tận
Vận tải Tàu siêu tốc, ngành hàng không

2. Thành tựu cơ bản của cuộc CMCN lần 4


- Thời gian: Bắt đầu từ thế kỉ XX
- Khởi đầu: Một số nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ ….
- Nguồn gốc: Những thành tựu từ 3 cuộc CMCN trước đó  xu thế toàn cầu  đem lại cơ hội và thách thức
cho các nước  Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, nợ công…đặt ra yêu cầu mới
- Thành tựu
+ Kĩ thuật số
+ Công nghệ sinh học
+ Công nghệ liên ngành, đa dạng
 Công nghệ sinh học, sự phát triển của liên ngành, đa ngành đạt nhiều thành tựu to lớn, găn kết với nhiều
lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, y học…
* Cốt lõi:
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh
- Internet kết nối vạn vật: Sự kết nối giữa sự vật và con người nhờ công nghệ và các nền tảng khác.
- Big Data: Tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp.
 Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực (nhà máy thông minh, rô bốt thông minh, xe thông minh, giao thông, ngân
hàng…), giúp tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế.
II. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu nhất.
- Thành tựu cơ bản: tự động hoá dựa vào máy tính, internet, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử,…

- Giới thiệu:

+ ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer) là máy tính điện tử số đầu tiên do Giáo sư Mô-
sờ-ly và học trò thiết kế vào năm 1943, được hoàn thành vào năm 1946. Đây là một máy tính khổng lồ với
chiều dài 20 m, chiều cao 2,8 m.

+ ENIAC bao gồm: 18000 đèn điện tử, 1500 công tắc tự động, nặng hơn 30 tấn và tiêu thụ 140 KW/giờ.
Máy tính có khả năng thực hiện 5000 phép toán cộng trong một giây.

Câu 2: Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu nhất.

- Giới thiệu:

+ Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy
tính thông minh

+ Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, Rô-bốt thông minh, giao
thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng,...

+ Trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá
trình tự động hoá và sổ hoá nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thông.

Câu 3: Cho biết ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển
kinh tế của thế giới. Các nước thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể.
- Ý nghĩa:
+ Đóng góp và thúc đẩy khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế
+ Là phương tiện kĩ thuật giúp đại hoá nền sản xuất, tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động
tăng cao mà không có sự tham gia của con người.
+ Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin
- Các nước thích nghi
+ Áp dụng các công nghệ tiên tiến (trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật ..) vào các ngành công nghiệp truyền
thống.
+ Sử dụng trong giáo dục nhằm phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực, sinh viên chất lượng tốt
+ Đẩy mạnh xây dựng mạng lưới viễn thông  truyền tải dự liệu nhanh chóng, ổn định
- Ví dụ: trong những năm đầu thế kỉ XX, đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế mới chỉ
là 10 – 20% thì đến những năm cuối thế kỉ XX, đóng góp đó đã tăng lên 75 – 80%.
Câu 4: Phân tích tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với xã hội,
văn hóa. Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào?
* Tác động

Tích cực Tiêu cực


+ Mở rộng giao lưu và quan hệ giữa con người với + Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công
con người nghệ, như: máy tính, điện thoại thông minh, hệ
thống Internet…
+ Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền
văn hóa xích lại gần nhau hơn + Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”

+ Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật + Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống
chất
+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa
+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của truyền thống và hiện đại.
người dân

* Sự thích nghi của Việt Nam

- Việt Nam hiện đang là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về viễn thông và công nghệ thông tin.
- Công nghệ thông tin đang được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động
kinh tế, xã hội.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Nước đầu tiên cấp quyền công dân cho robot Sô- phi-a là
A. Ả-rập-Xê út. B. Anh. C. Mĩ D. Đức
Câu 2. Yếu tố nào đã đặt nền tảng cho các phát minh của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Mạng lưới toàn cầu. B. Động cơ đốt trong. C. Thuyết tương đối. D. Công nghệ in 3D.
Câu 3. Những thành tựu đạt được trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đưa loài
người bước sang thời đại
A. “văn minh công nghiệp”. B. “văn minh nông nghiệp”.
C. “văn minh thông tin”. D. “văn minh siêu trí tuệ”.
Câu 4. Năm 1903, phát minh nào ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải?
A. Ô tô. B. Máy bay. C. Tàu thuỷ. D. Tàu hoả
Câu 5. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là
A. cách mạng kĩ thuật số. B. cách mạng công nghiệp nhẹ.
C. cách mạng kĩ thuật. D. cách mạng 4.0.
Câu 6. Một trong những khó khăn cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam trước tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
A. chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp.
B. lao động giản đơn trong các dây chuyền sản xuất có nguy cơ bị thay thế.
C. số lượng công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. số lượng, chất lượng công nhân trong doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh.
Câu 7. “Ông vua xe hơi” nước Mỹ là ai?
A. Tô-mát Ê-đi-xơn. B. Hen-ri Pho. C. Can Ben. D. Hen-ri Bê-sê-mơ.
Câu 8. Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 đó là
A. Cloud. B. AI. C. In 3D. D. Big Data.

Câu 9. Robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam chế tạo phục vụ cho ngành
A. Kinh tế. B. Giáo dục. C. Quân sự. D. Công nghệ thông tin

Câu 10. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư không bao gồm
A. internet. B. máy hơi nước. C. công nghệ thông tin. D. máy tính.
Câu 11. Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ 3?
A. Trí tuệ nhân tạo (AI). B. Internet. C. Máy tính. D. Thiết bị điện tử.
Câu 12. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào đã giúp giải phóng sức lao động con
người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm công nghiệp?
A. Tự động hóa B. Công nghệ Robot
C. Tự động hóa và Công nghệ Robot D. Công nghệ in 3D
Câu 13. Dưới tác động cuộc cách mạng công nhiệp 4.0 hiện nay Việt Nam có một trong những cơ hội
để phát triển đất nước là
A. Môi trường được bảo vệ tốt hơn. B. Cuộc sống con người an toàn hơn về mọi măt.
C. Không bị lệ thuộc vào bên ngoài. D. Tiếp thu được công nghệ tiên tiến.
Câu 14. Cách mạng công nghiệp 4.0 có những tác động tích cực đối với nhân loại, tuy nhiên nó cũng có
điểm hạn chế về vấn đề
A. ô nhiễm môi trường. B. an ninh mạng.
C. quyền riêng tư. D. an ninh mạng và quyền riêng tư.
Câu 15. Tự động hóa và công nghệ Robot ra đời có điểm hạn chế là gì?
A. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm. B. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường.
C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.
Câu 16. Sự phát triển của Internet hiện nay làm cho việc tìm kiếm và chia sẽ thông tin vô cùng nhanh
chóng và thuận tiện, tuy nhiên nó cũng có hạn chế về
A. thay đổi thế giới quan của con người. B. dễ bị thâm nhập, đánh mất dữ liệu cá nhân.
C. con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh. D. tính chính xác của thông tin được chia sẻ.
Câu 17. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đem lại tác động nào sau đây về mặt văn
hóa?
A. Dẫn tới tình trạng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
B. Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa giữa toàn cầu.
C. Dẫn tới sự hình thành của các thành thị đông dân cư.
D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
Câu 18. Một trong những khó khăn cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam trước tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
A. chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp.
B. lao động giản đơn trong các dây chuyền sản xuất có nguy cơ bị thay thế.
C. số lượng công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. số lượng, chất lượng công nhân trong doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời
cận đại đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất. B. Góp phần cải thiện cuộc sống con người.
C. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
Câu 20. Một trong những tác động tiêu cực mà các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đem lại là
A. dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. B. tạo ra lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.
C. dẫn tới sự giao lưu văn hóa giữa các nước. D. làm đa dạng đời sống tinh thần của con người.
BÀI 8: HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
(THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI)
I. LÝ THUYẾT
1. Từ những thế kỉ Trước công nguyên  TK VII (HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN)
- Hình thành các Quốc gia đầu tiên: Văn Lang - Âu Lạc, Phù Nam.... là thành tựu văn minh nổi bật nhất.
- Bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á - ảnh hưởng rõ rệt của văn minh Ấn Độ,Trung Hoa trên các
lĩnh vực chính trị, tôn giáo, kiến trúc, nghệ thuật.
- Nổi bật là sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước (Đông Nam Á)
2. Từ thế kỉ VII  TK XV (GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RỰC RỠ)
- Các quốc gia mới hình thành, thống nhất và lớn mạnh
- Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến.
- Tiếp thu tinh hoa văn hoá Ấn độ, Trung Hoa; sáng tạo, xây dựng nền văn hóa mang đặc sắc riêng.
- Nhiều quốc gia ra đời: Đại Việt, Ăng-co, Chăm-pa, Pa-gan, Lan Xang …
3. Từ thế kỉ XVI  TK XIX (GIAI ĐOẠN CÓ NHỮNG CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG)
- Khu vực: Sự khủng hoảng, suy vong của các quốc gia phong kiến và xâm nhập của các nước thực dân
phương Tây.
- Thế giới: Sự du nhập của văn hóa phương Tây, Đông Nam Á có nhiều yếu tố văn hóa mới: tôn giáo, ngôn
ngữ, các hình thức văn hóa vật chất, tư tưởng nhân văn…
- Tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy giới thiệu một số các yếu tố văn hoá bên ngoài được du nhập vào Đông Nam Á trong
khoảng thời gian từ thế kỉ X – XIX theo các tiêu chí: thời gian du nhập, những ảnh hưởng tiêu biểu ở
Đông Nam Á, di sản hiện nay ….
* VỀ HỒI GIÁO
- Thời gian du nhập: Hồi giáo được truyền bá tới Đông Nam Á vào khoảng thế kỉ XIII.
- Những ảnh hưởng tiêu biểu: văn hóa Hồi giáo được du nhập, phát triển hưng thịnh với sự ra đời của các Hồi
quốc như Ma-lắc-ca, A-chê, Ban-tam,...
- Di san hiện nay: Cộng đồng người theo Hồi giáo chiếm số lượng đông đảo tai In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,
Bru-nây,... Các tác phẩm văn học Hồi giáo, công trình kiến trúc như thánh đường.

Câu 2: Trình bày sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X.
- Từ đầu Công nguyên – thế kỷ VII, Đông Nam Á xuất hiện một số quốc gia như Phù Nam, Chăm-pa, Ma-
lay-u,... trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.
- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, hình thành một số quốc gia mới và hợp nhất một số quốc gia nhỏ thành nước
lớn hơn như Ăng-co, Sri-vi-giay-a.
Câu 3: Trình bày sự phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
- Giai đoạn đánh dấu các nhà nước phong kiến Đông Nam Á lớn mạnh và thống nhất: Đại Việt, Chăm pa,
Lan Xang,...
- Nền văn minh Đông Nam Á được định hình với cơ tầng văn hóa bản địa và biểu tầng văn hóa Ấn Độ-
Trung Quốc.
- Bên cạnh yếu tố đó, nền văn minh Hồi giáo đã xuất hiện và lan tỏa.
Câu 4: Cho biết trong giai đoạn thế kỉ XVI – XIX, văn minh Đông Nam Á đã tiếp nhận những yếu tố
nào từ phương Tây.
- Từ thế kỷ XIX-XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á suy yếu và quá trình xâm lược của người Châu Âu,
khởi đầu là người Bồ Đào Nha xâm chiếm Ma-lắc-ca vào năm 1511.
- Thời điểm này cũng đánh dấu Đông Nam Á mang sự giao thoa với văn minh phương Tây, nổi trội là:
+ Văn học và nghệ thuật.
+ Bên cạnh đó còn có ngôn ngữ, tư tưởng,...

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Thành tựu nổi bật của nền văn minh Đông Nam Á giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
A. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo. B. sự du nhập của văn hóa phương Tây.
C. sự ra đời và bước đầu phát triển của nhà nước. D. văn học viết đạt nhiều thành tựu to lớn.
Câu 2. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được coi là thời kì
A. hình thành nền văn minh Đông Nam Á. B. phát triển rực rỡ của văn minh Đông Nam Á.
C. suy thoái của văn minh Đông Nam Á. D. văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì cận đại.
Câu 3. Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Đông Nam Á trong giai đoạn
A. đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. B. thế kỉ VII đến thế kỉ XV.
C. thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. D. thế kỉ XIX đến nay.
Câu 4. Trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các
vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?
A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn. B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.
C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực. D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Câu 5. Thế kỉ XVI, tôn giáo mới du nhập từ phương Tây đến cho Đông Nam Á là
A. Phật giáo. B. Hin-đu giáo. C. Hồi giáo. D. Ki tô giáo.
Câu 6. Công trình kiến trúc nào không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). B. Kinh thành Huế (Việt Nam).
C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia). D. Chùa Vàng (Mi-an-ma).
Câu 7. Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á cổ đại đã sớm tiếp thu ảnh hưởng các
nền văn minh nào sau đây?
A. Ấn Độ, Trung Hoa. B. Ấn Độ, phương Tây.
C. Trung Hoa, phương Tây. D. Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây.
Câu 8. Văn hóa Ấn Độ đã được truyền bá đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường
A. giao thương buôn bán. B. truyền bá áp đặt.
C. xâm lược, thống trị. C. giao lưu hữu nghị.
Câu 9. Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, ở Đông Nam Á đã có sự du nhập Phật giáo, Hin-đu giáo là
các tôn giáo lớn có nguồn gốc từ
A. phương Tây. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ.
Câu 10. Quần thể chùa tháp Pa-gan là một trung tâm kiến trúc kì vĩ nằm ở quốc gia Đông Nam Á nào?
A. Cam-pu-chia. B. Mi-an-ma. C. Ma-lai-xi-a. D. Thái Lan.
Câu 11. Sự du nhập của văn hóa phương Tây đã đem đến cho Đông Nam Á yếu tố văn hóa mới như tư
tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và nhất là những tiến bộ về
A. chữ viết. B. kiến trúc. C. nghệ thuật. D. kĩ thuật.
Câu 12. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào sau đây?
A. Cam-pu-chia B. Ma-lai-xi-a C. Mi-an-ma D. Thái Lan
Câu 13. Công trình nào sau đây thuộc kiến trúc Phật giáo điển hình?
A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). B. Kinh thành Huế (Việt Nam).
C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia). D. Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam).
Câu 14. Trà Kiệu là kinh đô của vương quốc:
A. Chăm-pa. B. Phù Nam. C. Xiêm D. Ăng-co
Câu 15. Nhận xét nào dưới đây là đúng về văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
A. Bài trừ triệt để, từ chối tiếp thu các thành tựu văn minh bên ngoài.
B. Mang tính khép kín, không có sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài.
C. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa bên ngoài để làm phong phú văn hóa bản địa.
Câu 16. Sự du nhập của văn hóa phương Tây đã đem đến cho Đông Nam Á yếu tố văn hóa mới như tư
tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và nhất là những tiến bộ về
A. chữ viết. B. kiến trúc. C. nghệ thuật. D. kĩ thuật.
Câu 17. Sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa Đông Nam Á với văn minh Trung Hoa thông qua con
đường
A. buôn bán và bành trướng xâm lược của Trung Quốc.
B. buôn bán và truyền đạo của các tu sĩ người Trung Quốc.
C. chỉ ảnh hưởng qua con đường giao thương, buôn bán.
D. xâm lược, thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?
A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.
B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.
D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh
E. Thiếu sự sáng tạo, sao chép nguyên trạng các thành tựu văn minh bên ngoài
Câu 19. Nội dung nào dưới đây là không phản ánh đúng về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Các thành tựu khoa học - công nghệ làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông ngày càng mất lợi
thế.
B. Tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia có xu hướng mở
rộng thêm.
C. Chỉ tác động đến lĩnh vực khoa học và công nghệ, không ảnh hưởng đến giáo dục đào tạo và lĩnh vực quản
lí nhà nước.
D. Làm xuất hiện nhiều hình thức tội phạm mới, sử dụng công nghệ cao để trốn thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản của người khác.
Câu 20. Ngày nay, chuyến hải trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản” là một hoạt động
thường niên được tổ chức nhằm
A. giúp các bạn trẻ tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm về lịch sử, văn hóa Đông Nam Á.
B. thu hút thanh niên Đông Nam Á tìm hiểu, khám phá về lịch sử, văn hóa nhân loại.
C. giúp thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản trải nghiệm chuyến hành trình trên biển.
D. hỗ trợ thanh niên chia sẻ những giá trị trường tồn của văn hóa Nhật Bản đến thế giới.

You might also like