You are on page 1of 4

Bà i 7: Vă n minh Hy Lạ p – La Mã thờ i cổ đạ i

Câu 1: Thành tựu về chữ viết của văn minh Hy Lạp - La Mã là


gì?
Người Hy Lạp cổ đại dựa trên chữ cái của người Phê-ni-xi để tạo nên
hệ thống 24 chữ cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN.
- Về sau, người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La-tinh,
ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoàn thiện thành hệ thống 26 mẫu tự La-
tinh.
- Họ cũng dùng chữ cái để tạo ra chữ số La Mã, còn được sử dụng
cho đến ngày nay.
Câu 2: Theo em, các tác phẩm văn học của thời kì Hy Lạp cổ đại
phản ánh điều gì của đời sống xã hội?
- Các tác phẩm văn học của thời kì Hy Lạp cổ đại:
+ Phản ánh cuộc sống lao động và nguyện vọng của nhân dân.
+ Giải thích sự hình thành của vũ trụ, cuộc đấu tranh trong thế giới
muôn loài.
+ Do được tạo nên từ thực tế cuộc sống, các vị thần trong thần thoại
Hy Lạp - La Mã không phải là những lực lượng xa vời, có quyền uy
tuyệt đối và đáng sợ như các thần ở phương Đông mà là những hình
tượng rất gần gũi với con người.
Câu 3: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Hy
Lạp - La Mã có những tác phẩm tiêu biểu nào? Theo em, những
tác phẩm này thể hiện điều gì trong đó?
- Các tác phẩm tiêu biểu về kiến trúc:
+ Ở Hy Lạp: đền Pác-tê-nông, đền thờ thần Dớt, lăng mộ vua Mô-sô-
lớt,…
+ Ở La Mã: đấu trường Cô-li-dê, đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn
Công-xtan-ti-nút,...
- Các tác phẩm về điêu khắc: tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô, tượng
Lực sĩ ném đĩa, tượng Thần Dớt, các bức phù điều,…
- Những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc thể hiện tài năng và sự sáng
tạo của cư dân Hy Lạp - La Mã
Câu 5: Văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại để lại những thành
tự gì về mặt lịch pháp?
-Từ thế kỉ III, A-ri-xtác đã nêu lên thuyết Nhật tâm
Ê-ra-tô-xten đã tính ra được chu vi Trái Đất với sai số
rất nhỏ
- Người Hy Lạp biết làm ra lịch, sau đó, người La Mã kế thừa, phát
triển thành bộ lịch Giu-li-an
- Đến thời trung đại, bộ lịch này được hoàn chỉnh thành Công lịch
( Dương lịch), sử dụng cho đến ngày nay

Câu 5: Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp -
La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?
- Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn
đến ngày nay:
+ Hệ thống mẫ tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã.
+ Dương lịch.
+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-
go; tiên đề Ơ-cơ-lít…
+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-
đi-xê…
+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu
trường Cô-li-dê; tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa…
Câu 6: tôn giáo nào của la mã thời cổ đại có nhiều ảnh hưởng
tới đời sống xã hội của phương tây sau này
Tôn giáo của La Mã thời cổ đại có nhiều ảnh hưởng tới đời sống xã
hội của phương Tây sau này là Kitô giáo (Công giáo). Kitô giáo đã
trở thành tôn giáo chính thức của Đế quốc La Mã vào thế kỷ 4 và
sau đó lan rộng khắp châu Âu. Nó đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến
văn hóa, pháp luật, giáo dục và các giá trị xã hội của phương Tây,
và tiếp tục tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Câu 7: Tại sao nói, văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở của
nền văn hóa châu Âu hiện đại?
- Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu
hiện đại vì:
+ Cư dân Hy Lạp - La Mã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các
lĩnh vực: chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, khoa học, kĩ
thuật, tư tưởng, tôn giáo, thể thao,…
+ Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã có tính hiện thực cao,
mang tính nhân bản; nhiều thành tựu vẫn có giá trị và được sử dụng
cho đến ngày nay. Ví dụ: hệ thống chữ La-tinh là cơ sở của hơn 200
ngôn ngữ trên thế giới hiện nay; các định lí, định đề khoa học của Hy
Lạp - Lã Mã vẫn được giảng dạy trong các trường học hiện nay; tinh
thần của văn minh Hy Lạp - La Mã là một trong những cơ sở cho sự
bùng nổ và phát triển của phong trào văn hóa Phục hưng ở châu Âu
(thế kỉ XIV - XVII)….
Câu 8: Đỉnh Ô-lim-pớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng
cho điều gì? Tại sao các kì Thế vận hội Ô-lim-pic lại có tục rước
đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt?
- Đỉnh Ô-lim-pớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng khát vọng
hòa bình.
- Các kì Thế vận hội Ô-lim-pic lại có tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-
lim-pớt vì: Người Hy lạp cổ đại tôn sùng lửa và quyền lực. Trong
thần thoại Hy Lạp, thần Prô-mê-thơ-ớt đã đánh cắp lửa từ thần Dớt và
đưa nó cho con người. Để đón nhận lửa từ thần Prô-mê-thơ-ớt, người
Hy Lạp tổ chức các cuộc đua tiếp sức. Vận động viên cần vượt qua
một ngọn đuốc thắp sáng với nhau cho đến khi người chiến thắng cán
đích. Từ đó lễ rước đuốc trở thành nghi lễ quan trọng và không thể
thiếu trong các kì Thế vận hội Ô-lim-pic.

You might also like