You are on page 1of 2

BÀI THUYẾT TRÌNH SỬ BÀI 7

Lời nói đầu tiên cho em gửi lời chào trân trọng nhất đến cô và các bạn
trong lớp. Em tên là Trần Văn Khải, hôm nay em xin đại diện cho tổ 2 thuyết
trình về “ những thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, La Mã”. ( Slide 1)
Hôm nay em trình bày gồm những nội dung sau: chữ viết, văn học triết học, tôn
giáo (slide 2).
Nền văn minh Hy Lạp và La Mã là hai trong những nền văn minh rực rỡ nhất
trong lịch sử cổ đại thế giới. Những thành tựu của nền văn minh La Mã cũng đã
cống hiến cho văn minh nhân loại những tài sản vô giá, là mẫu mực của nhiều
nền văn minh cổ đại khác, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho các ngành
khoa học hiện đại sau này
Đầu tiên là vêc chữ viết ( slide 3)
Nguồn gốc của bảng chữ cái Hy Lạp ( nói tới đâu chuyển tới đó)
Bảng chữ cái người Hy Lạp bắt nguồn từ đâu chắc hẳn là thắc mắc của
nhiều người khi tìm hiểu về bảng chữ cái đặc biệt này. Người Hy Lạp cổ đại
dựa trên bảng chữ cái của người Phê-ni-xi (Phoenicia) để tạo nên hệ thống chữ
cái gồm 24 ký tự vào cuối thế kỉ thứ VIII hoặc đầu thế kỉ X TCN. Đây là bảng
chữ cái đầu tiên ghi mỗi nguyên âm và phụ âm bằng một biểu tượng riêng.Về
sau, người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La-tinh, ban đầu gồm
20 chữ cái, sau hoàn thiện thành hệ thống 26 mẫu chữ cái La-tinh.Chữ viết Hy
Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt và mang tính khái quát.Bên cạnh
đó họ còn tạo ra chữ số La Mã và còn được sử dụng đến ngày nay.
Văn học
Văn học Hy Lạp bắt nguồn từ văn học Hy Lạp cổ đại, bắt đầu từ năm 800 trước
Công nguyên, đến văn học Hy Lạp hiện đại ngày nay. Văn học Hy Lạp cổ đại
được viết theo một phương ngữ Hy Lạp cổ đại. Tài liệu này bao gồm từ các tác
phẩm viết lâu đời nhất còn tồn tại cho đến các tác phẩm từ khoảng thế kỷ thứ
năm sau Công nguyên. Khoảng thời gian này được chia thành các thời kỳ Tiền
cổ điển, Cổ điển, Hy Lạp và La Mã.Văn học Hy Lạp cổ đại rất phong phú , gồm
nhiều thể loại ( sử thi , kịch , thần thoại,..) và đặt nhiều thành tựu lớn là nền
móng cho nền văn học phương tây. Các tác phẩm văn học nổi bật : I-Li-Át , Ô-
đi-xê của Hô-me ( làm nền tảng cho nền văn học Hy Lạp cổ điển) , kịch Ơ-đíp
làm vua của Xô-phốc-lơ
Triết học
Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI
trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem
là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết
học châu Âu sau này. Alfred Whitehead nhận xét rằng "triết học phương tây
thực ra chỉ là một loạt các chú thích cho Plato". Triết học Hy Lạp cổ đại gồm 2
trường phái:
+ Trường phái duy vật: Ta-lét, tê-ra-clít, Êm-pê-dô-clét,…
+ Trường phái duy tâm: Xô-crát, Pla-tôn, A-rit-xtốt,…
Thales là người sáng lập ra triết luật duy vật sơ khai
Pla-tông, được coi là người sáng lập ra triết học chính trị phương Tây
Các Tín ngưỡng, tôn giáo gồm Tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần, Cơ
đốc giáo (Kitô giáo)
Tôn giáo
Một trong những thành tựu nổi bật của tôn giáo của văn minh La Mã :Là Sự ra
đời của Thiên Chúa giáo vào thể kỉ 1. Công giáo ra đời vào thế kỷ thứ I SCN tại
vùng Palestin. Chúa Giêsu, người sáng lập ra Công giáo là người thuộc dân tộc Do
Thái. Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và
Chúa Thánh Thần. Tuy là Ba ngôi vị riêng biệt, nhưng cùng một Thiên Chúa
duy nhất đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi (Tam vị
nhất thể). Giáo lý Công giáo thể hiện tập trung trong Kinh Thánh (Cựu ước và
Tân ước). Hệ thống giáo lý này được hình thành, bổ sung trong nhiều thế kỷ.
Ngoài ra Tôn giáo Hy Lạp - La Mã để lại nhiều dấu ấn và ảnh hưởng đối với đời
sống văn hóa phương Tây sau này.
Kết lại
-Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại chia làm 2 trường phái chính:
+Triết học duy vật:Ta-lét, Hê-ra-clit,...
+Triết học duy tâm:A-rít-xtốt, Xô- crát,…
-Tín ngưỡng đa thần,thờ cúng các vị thần là
Văn học Hy Lạp cổ đại phong phú,nhiều thểloại (sử thi,kịch,thần thoại… ) và đạ
t nhiều thành tựu lớn.
-Người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La-
tinh,ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoànthiện thành hệ thống 26 mẫu chữ cái La-
tinh và tạo ra số la mã được sử dụng tới ngày nay.
Văn
minh Hy Lạp và La Mã giữ vai trò nềntảng cho sự hình thành và phát triển của c
ư dângốc du mục,là cơ sở của nền văn minh phươngTây sau này.

You might also like