You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW

KHOA SƯ PHẠM MỸ THUẬT

BÀI TIỂU LUẬN

LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI &VIỆT NAM


Đề bài: Nghệ thuật tạo hình Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo
-Hy Lạp Cổ Đại

GIẢNG VIÊN: ThS. Nguyễn Minh Tân


SINH VIÊN: Trần Thị Hằng
MÃ SV: 2152220068
LỚP: 1060105.23.04

Tháng 10/2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2

NỘI DUNG...........................................................................................................3

Chương 1: Cơ sở lý luận...................................................................................3

1.1. Lịch sử hình thành phát triển Hy Lạp Cổ đại.........................................3

1.2. Địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng Hy Lạp Cổ đại..............................................4

1.3. Văn hóa, tín ngưỡng Hy Lạp Cổ đại.........................................................7

Tiểu kết..........................................................................................................13

Chương 2: Đặc điểm tạo hình điêu khắc tượng Tượng Thần Vệ Nữ thành
Milo -Hy Lạp Cổ đại.......................................................................................14

2.1. Chất liệu điêu khắc tượng.......................................................................14

2.2. Giới tính, kích thước, tư thế động tác pho tượng...................................15

2.3. Phương pháp và thể loại tạo hình tượng Vệ Nữ Thành Milo.................16

2.4. Giá trị tạo hình tiêu biểu tác phẩm Vệ Nữ Thành Milo..........................18

2.5. Tiểu kết...................................................................................................20

KẾT LUẬN.........................................................................................................20

Phụ lục ảnh minh họa....................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................23


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Khi nhắc tới đất nước Hy Lạp chúng ta thường nghĩ ngay về những câu chuyện
thần thoại, các quan niệm phóng khoáng về con người và đời sống. Không
những thế, Hy Lạp là mảnh đất màu mỡ, khơi gợi nguồn cảm hứng và sức sáng
tạo cho các nghệ sĩ.

Trong các loại hình nghệ thuật ở Hy Lạp cổ đại, hội họa và âm nhạc rất mờ nhạt,
chỉ có điêu khắc và kiến trúc đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Những công
trình điêu khắc từ thế kỷ VIII-VII TCN còn cứng nhắc và chịu ảnh hưởng sâu
sắc của nghệ thuật phương Đông nhưng dần dần, nó đã vượt qua chủ nghĩa công
thức, vươn tới chủ nghĩa hiện thực.

Tới thế kỷ V-IV TCN, nghệ thuật tạo hình đạt tới trình độ phát triển nhất. Những
công trình sáng tạo gắn liền với tên tuổi các nghệ sĩ tài ba như Polignos, Miron,
Phidias, họ đã thể hiện tác phẩm sinh động và có tính tư tưởng sâu sắc. Thậm
chí, các bức tượng Thần Athéna và Marchiatte của Miron còn diễn tả tinh tế nội
tâm của nhân vật.

Cổ Hy Lạp là cội nguồn của nền văn hóa châu Âu. Sự ra đời và phát triển của mỹ
thuật Hy Lạp có quan hệ mật thiết với điều kiện môi trường tự nhiên, đặc điểm
dân tộc và lịch sử xã hội. Thần thoại Hy Lạp là mảnh đất nảy sinh ra mỹ thuật
Hy Lạp. Ở trong môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn đó, các nhà nghệ thuật
Hy Lạp đã sáng tạo những công trình nghệ thuật kiệt xuất, để lại trong kho tàng
nghệ thuật nhân loại những di sản vô giá.

1
Trong thời Hy Lạp cổ đại - một trong những thời kỳ phát triển đỉnh cao của điêu
khắc, điêu khắc khoả thân dường như là trào lưu chủ đạo của cả thời kỳ. Hầu hết
các tác phẩm điêu khắc thời kỳ này đều là khỏa thân.

Do đó, rất nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc đã ra đời thể hiện khả
năng sáng tác độc đáo và sự chuẩn mực của con người Hy Lạp về trí tuệ, lối sống
và tư tưởng đẫm chất nhân văn. Đặc biệt, tượng điêu khắc Hy Lạp là công trình
nghệ thuật nổi tiếng khắp thế giới, nhiều nghệ nhân điêu khắc Việt Nam cũng tái
hiện lại những tác phẩm bất hủ của Hy Lạp.

Một trong những biểu tượng nghệ thuật phổ biến và đặc trưng của thời kỳ này là
biểu tượng Thần Vệ Nữ, trong đó biểu tượng Thần Vệ Nữ thành Milo được xem
là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất. Chính vì vậy em xin chọn đề tài “Nghệ
thuật tạo hình Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo -Hy Lạp Cổ Đại” làm đề tài tiểu
luận kết thúc học phần của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài góp phần tổng hợp và đưa đến những giá trị lịch sử Hy Lạp cổ đại qua quá
trình nghiên cứu, nhằm xem xét phân tích được nghệ thuật tạo hình tượng Thần
Vệ Nữ thành Milo nói riêng và tinh hoa điêu khắc của Hy Lạp cổ đại nói chung.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Lấy cơ sở từ những kiến thức chung về đặc điểm của Hy Lạp cổ đại cùng các
vấn đề khác để nghiên cứu .

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong giai đoạn điêu khắc Hy lạp cổ đại.

4. Phương pháp nghiên cứu

2
Sử dụng phương pháp : phân tích, tổng hợp, đánh giá… bài tiểu luận đã sử dụng
các phương pháp trên để tìm kiếm, phân tích vấn đề.

NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Lịch sử hình thành phát triển Hy Lạp Cổ đại
Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia làm các thời kì chính sau đây:

Thời kì văn hóa Cret-Myxen (Crete-Mycenae): Tại đảo Cret và Myxen, phía nam
bán đảo Bancăng người ta đã tìm thấy dấu tích của một nền văn minh tồn tại từ
khoảng thiên niên kỉ III TCN tới thế kỉ XII TCN. Chủ nhân của nền văn hóa này
là người Akêang. Nền văn hóa Cret-Myxen còn để lại dấu tích các thành cổ,
cung điện và một số hiện vật bằng đồng thau. Cuối thế kỉ XII TCN, người
Đôriêng với vũ khí bằng sứt từ phương Bắc tràn xuống tấn công, người Akêang
chống đỡ không được và các quốc gia của người Akêang đã bị tiêu diệt. Thời kì
Cret-Myxen kết thúc.

Thời kì Homer (thế kỉ XI-IX TCN): đời sau biết về giai đoạn này chủ yếu qua
hai tập sử thi của ông già mù Homer nên người ta lấy tên ông để đặt cho thời kì
này. Qua hai tập Iliát và Ôđixê, người ta nhận thấy xã hội Hy Lạp được mô tả
trong giai đoạn này là một xã hội nguyên thuỷ đang trên đường tan rã, xã hội có
nhà nước đang hình thành.

Thời kì thành bang (thế kỉ VIII-IV TCN): Đây là thời kì hình thành ở Hy Lạp
hàng trăm nhà nước nhỏ mà người ta gọi là các thành bang. Trong hàng trăm
thành bang thời đó thì quan trọng nhất là Aten và Xpác. Rất nhiều thành bang ở
3
Hy Lạp thời đó sồng bằng nghề công thương nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn
tới sự phát triển của văn minh Hy Lạp. Thế kỉ V TCN, các thành bang của Hy
Lạp cũng đã phải chống lại sự xâm lược của đế quốc Ba Tư và họ đã chiến
thắng. Nhưng cuối thế kỉ V TCN thế giới Hy Lạp đã nổ ra một cuộc nội chiến.
Cuộc nội chiến này đã làm tất cả các thành bang suy yếu. Nhân cơ hội đó, một
thành bang ở phía bắc bán đảo Bancăng là Makêđônia (Macedonia) đã bắt tất cả
các thành bang khác phải thuần phục mình và Makêđônia cầm đầu thế giới Hy
Lạp tấn công Ba Tư.

Thời kì Hy Lạp hóa (từ năm 337 đến 30 TCN): Sau khi đánh bại đế quốc Ba Tư,
các đội quân của Hy Lạp đã mang văn hóa Hy Lạp truyền bá khắp vùng tây Á và
Bắc Phi. Vì vậy người ta gọi thời kì này là thời kì Hy Lạp hóa. Đến thế kỉ I TCN,
đế quốc La Mã đang phát triển hùng mạnh đã thôn tính các vùng đất quanh Địa
Trung Hải, Hy Lạp trở thành một phần của đế quốc La Mã. (Hình 1)

1.2. Địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng Hy Lạp Cổ đại


Hy Lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải, có vị trí địa lý rất quan
trọng trong việc giao thương giữa phương Đông và phương Tây. Lãnh thổ Hy
Lạp cổ đại bao gồm ba phần: phần Hy Lạp lục địa, Hy Lạp quần đảo và Hy Lạp
Tiểu Á.

Hy Lạp lục địa tương ứng với lãnh thổ Hy Lạp ngày nay, là vùng đất ở nam bán
đảo Bancăng, giống như một cái đinh ba từ đất liền chĩa ra Địa Trung Hải. Đây
là vùng đất giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Hy Lạp. Toàn bộ vùng
lục địa Hy Lạp được chia làm ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Miền Bắc và miền Trung chia cắt nhau bởi đèo Técmôphin (Thermopil), nhưng
cả hai đều có địa hình không bằng phẳng với nhiều rừng, núi, thung lũng, đèo
chạy ngang dọc, tạo nên những biên giới thiên nhiên tạo thành nhiều khu vực

4
nhỏ hẹp và hầu như tách biệt nhau. (Đây được xem như một trong những tiền đề
tạo nên những quốc gia thành bang của lịch sử Hy Lạp cổ đại). Tuy nhiên, ở đây
cũng có một số dải đồng bằng như đồng bằng Tétxali (Therssalie) ở miền Bắc,
đồng bằng Attich (Attique), đồng bằng Bêôxi (Beotie) và đặc biệt là thành thị
Athens (Athens) nổi tiếng ở miền Trung.

Miền Nam là bán đảo Pêlôpône (Peloponnesus) được ví như hình bàn tay bốn
ngón xòe ra Địa Trung Hải. Ở đây có nhiều đồng bằng trù phú như đồng bằng
Pêlôpône, Lacôni, Métxêni, Ácgôlít. Đây cũng là nơi xuất hiện nhà nước thành
bang đầu tiên của Hy Lạp – thành bang Spart.

Hy Lạp Tiểu Á là những vùng đất thuộc ven bờ Tiểu Á, nằm ở phía tây của đế
quốc Ba Tư. Đất đai ở đây tương đối trù phú và bằng phẳng. Đây là vùng đồng
bằng bình nguyên – nơi có thành thị Milê, quê hương của các nhà triết học theo
trường phái Milê – do đó thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp. Vùng
đất này mặc nhiên làm thành chiếc cầu nối giữa Hy Lạp với các nền văn minh cổ
đại phương Đông.

Vùng Hy Lạp quần đảo bao gồm những hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển
Êgiê thuộc Địa Trung Hải, giống như một chuỗi ngọc trang điểm cho Hy Lạp lục
địa. Các hòn đảo lớn của Hy Lạp cổ đại gồm có đảo Ơbê, đảo Látbốt, đảo
Xamốt; dãy đảo Xiclát (trong đó có đảo Đêlốt – một trung tâm lớn về mậu dịch
hàng hải trên biển Egiê của người Hy Lạp cổ) tạo thành một hành lang cầu nối
giữa vùng Hy Lạp lục địa với vùng Hy Lạp Tiểu Á và đặc biệt, ở phía nam có
đảo Cơrét – một trung tâm thương mại, đồng thời là trung tâm của nền văn minh
tối cổ trong lịch sử Hy Lạp – văn minh Cơrét-Myxen.

5
Tuy nhiên, lãnh thổ Hy Lạp cổ đại không ổn định, nó thay đổi theo sự hưng vong
của từng thời kỳ lịch sử nhất định (dưới thời Alecxandre Đại đế, lãnh thổ Hy Lạp
được mở rộng thêm rất nhiều).

Biên giới biển Hy Lạp cổ đại rất dài, bờ biển có đặc trưng riêng ở hai nửa Đông
– Tây. Bờ biển phía tây gồ ghề lởm chởm, không thuận tiện lắm cho việc hình
thành các hải cảng. Bờ phía đông lại khúc khuỷu, hình răng cưa tạo ra nhiều
vịnh, hải cảng tự nhiên, an toàn và thuận lợi cho tàu thuyền đi lại. Bờ biển phía
tây của miền Hy Lạp Tiểu Á cũng tương tự như bờ biển phía đông Hy Lạp lục
địa.

Nằm ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp cổ đại thuộc vùng khí hậu ôn đới Địa
Trung Hải – khí hậu lý tưởng cho sinh hoạt của con người và các hoạt động kinh
tế với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không cao. Những ưu đãi của tự
nhiên về khí hậu khiến cho cư dân Hy Lạp cổ đại có thể hoạt động sản xuất,
buôn bán tất cả các mùa trong năm. Biển Egiê thanh bình tạo điều kiện cho hoạt
động hàng hải phát triển mạnh. Theo các nhà mỹ thuật, khí hậu ở vùng Địa
Trung Hải làm cho mọi vật trở nên sáng hơn, màu sắc được định hình rõ nét hơn.
Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân sản sinh ra nền nghệ thuật Hy Lạp cổ
đại vô cùng rực rỡ.

Cũng giống như các quốc gia cổ đại khác, điều kiện tự nhiên đã có những tác
động đáng kể đến khuynh hướng phát triển kinh tế cũng như thiết chế nhà nước
của quốc gia Hy Lạp cổ đại. Hy Lạp ít đồng ruộng, đất đai không thuận lợi cho
việc trồng cây lương thực mà chỉ thích hợp cho việc trồng cây ôliu và nho.
Nhưng bù lại, Hy Lạp lại có rất nhiều khoáng sản quý như mỏ sắt ở Lacôni, đồng
ở Ơbê, bạc ở Áttich, vàng ở Toraxi… cộng với tài nguyên rừng phong phú. Đặc
biệt, ở một số vùng của Hy Lạp cổ đại có loại đất sét đặc biệt rất thích hợp cho
việc phát triển và chế tạo đồ gốm tinh xảo.
6
Có thể nói, thiên nhiên không ưu đãi về đất đai, địa hình bị chia cắt, nền kinh tế
nông nghiệp Hy Lạp cổ đại không có điều kiện phát triển sớm như các quốc gia
phương Đông, và do vậy cũng không xuất hiện nhà nước sớm (chưa tạo ra sản
phẩm thừa trong xã hội). Nhưng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, chính
vì thế, cư dân Hy Lạp cổ đại đã tìm cách khai thác, phát triển tài nguyên rừng,
khoáng sản và phát triển các ngành nghề thủ công. Lợi thế biển được người Hy
Lạp khai thác triệt để để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch với các quốc gia khác,
làm cho ngành thương nghiệp hoạt động hết sức nhộn nhịp và mạnh mẽ. Xu
hướng kinh tế dần dần được định hình bằng việc phát triển nền kinh tế theo
hướng thủ công nghiệp, thương mại hơn là phát triển kinh tế nông nghiệp.

1.3. Văn hóa, tín ngưỡng Hy Lạp Cổ đại


 Văn hóa

Văn hóa Hy Lạp cổ đại đã đạt đến đỉnh cao của nó từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ
thứ III TCN về các ngành : Văn học, Thiên văn học, Địa lý, Số học, Vật lý, Y
dược, Sinh vật học, Triết học,…

 Văn học

Nền văn học Hy Lạp bao gồm 3 bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với
nhau: thần thoại, thơ, kịch.

1. Thần thoại

Thần thoại Hy Lạp là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở
Hy Lạp, là cơ sở của tôn giáo, là nền tẩng của văn hóa, nghệ thuật Hy Lạp. Nó
đã cung cấp cho văn học, kịch, thơ và lĩnh vực nghệ thuật những đề tài vô tận.
Mặt khác chính nó là thứ phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giải
thích và đấu tranh với tự nhiên, phản ánh cuộc sống lao động hoạt động xã hội.

7
Thần thoại Hy Lạp bao gồm những chuyện có tính chất hoang đường về nguồn
gốc vũ trụ loài người, qua đó người ta giải thích được các hiện tượng tự nhiên,
đời sống, xã hội. Người ta dựa vào gốc gác thần thoại để làm lịch sử thành lập
các bang bộ tộc Hy Lạp.

Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hesios ( nhà thơ Hy Lạp
sống vào thế kỷ VIII TCN) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần. Hệ
thống các vị thần Hy Lạp không phải là lực lượng xa vời và đáng sợ đối với con
người như các vị thần ở Phương Đông. Họ là những hình tượng gần gũi, có
những phẩm chất, cá tính như con người: yêu, ghét, giận hờn, ngoại tình, bắt
ghen, chảy máu,…

Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền văn học nghệ thuật
Hy Lạp. Chẳng hạn như các tác phẩm: “ Con ngựa thành Troy”, “Qủa táo bất
hòa” hay “ Gót chân Achille” được đưa vào phần giảng dạy ở một số các nước
Phương Đông bởi các tác phẩm truyền tải nội dung thông minh, cách ứng xử,
cách lập luận, và ngôn từ cũng đầy sự thu hút. Và nó vẫn không ngừng hót, có vẻ
như ai đã đọc qua các tác phẩm kể trên thì đều giữ cho mình một hình tượng mẫu
mực để từ đó tôi luyện bản thân hơn.

Từ những đời xa xưa Hy Lạp cổ họ đã dạy chúng ta thấy được giá trị nghệ thuật
ở trong thần thoại Hy Lạp. Cây đàn liere của nghệ sĩ Orphee khiến cho thiên
nhiên ngưng lặng lắng nghe, thú dữ phủ phục dưới chân chàng. Ước mơ trẻ đẹp,
sống bất tử, họ ước ao có thầy thuốc giỏi chữa bệnh cứu người. Hay những trang
văn miêu tả vẻ đẹp đầy chất thơ cảnh sinh hoạt thanh bình: Hoàng hậu Leda
ngồi bên bờ song ngắm nhìn đàn thiên nga vui đùa trên mặt nước. Nàng công
chúa Europ mặc xiêm y đỏ thắm, tay cầm lẵng bằng vàng hái hoa hồng bên đám
thiếu nữ đảo Crêt xiêm áo trắng ngần vui đùa trên đám cỏ xanh. Cái đẹp của thế
giới đã tái tạo qua trí tưởng tượng và cảm xúc thẩm mĩ phong phú của người Hy
8
Lạp. Họ suy tôn cái đẹp, ca ngợi hết lời cái đẹp, câu chuyện tranh chấp quả táo
vàng thực ra là tranh chấp danh hiệu người đẹp nhất- được coi là cuộc thi hoa
hậu đầu tiên của loài người. Đối với dân tộc này, cái đẹp là tuyệt đối và trên hết.
Trong nghệ thuật sáng tạo thần thoại, trí tưởng tượng của người xưa đã tạo ra
hình ảnh diệu kì về bản thân con người. Hình tượng thần Atlas, Heracles ghé vai
đỡ cả bầu trời ( Hình 2) nói lên ý chí và sức mạnh tinh thần con người. Trí tưởng
tượng của thần thoại Hi Lạp dựa trên một trình độ tư duy rất cao cùng với sự
quan sát thực tế chính xác tỉ mỉ. Đứng trước những trang văn, những hình ảnh,
những tư duy đó chúng ta ngày nay càng phải kế thừa và tiếp tục phát huy những
phẩm chất tốt đẹp, những tác phẩm và những câu chuyện thần thoại Hy Lạp ấy.

Nhìn chung ta dễ dàng nhận xét được, thần thoại Hy Lạp dù hoang đường, dù có
màu sắc thần thánh, nhưng ít bị tôn giáo đồng hóa, ít bị hòa vào tôn giáo. Do
vậy, ngay từ đầu, thần thoại Hy Lạp vừa mang tính chất hoang đường, nhưng
cũng mang đậm tính lịch sử xác thực, phản ánh thực trạng xã hội, duy lý và triết
lý.

2. Thơ ca

Sau thần thoại là thơ, đây là một thể loại văn học phổ biến và rất thành công của
người Hi Lạp. Tập thơ lớn nhất và xuất hiện sớm nhất là hai tập “Iliát – Ôđixê”,
phản ánh một thời kì lịch sử quan trọng; thời kì Hôme. Đó là hai tập trường ca,
hai tập sử thi có giá trị trong văn đàn Hi Lạp.

Từ thế kỉ VII, VI TCN, thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện trong nền văn học Hy Lạp
với những nhà thơ tiêu biểu: Parốt, Têônhít, Ackilốc, Panhđa, và nữ sĩ Xaphô, …

Như trong bài thơ “ Tăng nữ thần sắc đẹp”, tác giả đã cầu xin nữ thần giúp mình
thoát khỏi sự khổ não, được toại nguyện trong tình yêu.

9
Ngài bảo tôi: “hãy nói đi không cần giấu giếm.

Con đã yêu ai? Ai đã làm con khổ não?

Hỡi Xaphô, con thân yêu của ta!

Chàng lạnh lùng ư? Chàng sẽ yêu con nồng cháy

Chàng từ chối ư? Chàng sẽ đến tìm con.

Chàng không hôn con ư? Chàng sẽ quay trở lại

Và càng nồng nàn tìm đôi môi của con”.

( Trích “ Tăng nữ thần sắc đẹp”- Xaphô)

Ngoài thơ trữ tình ở Hy Lạp có một số nhà thơ còn sáng tác về chủ đề chính trị,
trong đó bài “ Hành khúc” của Tiếctê ca ngợi sự anh dung của người Xpác được
coi là mẫu mực của loại thơ ca chiến đấu.

3. Kịch

Kịch thơ là một trong thể loại văn học rất phát triển ở Hi Lạp cổ đại, vừa là một
loại hình nghệ thuật sân khấu, một đóng góp lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Chính kịch ra đời bắt nguồn từ các hoạt động ca hát, kể chuyện trong lễ hội tôn
vinh thần rượu nho Dionisos, nhất là khoảng thế kỷ VI TCN, được trình diễn lần
đầu tiên năm 534 TCN. Thế kỷ VI – V TCN là thời kỳ hoàng kim của kịch cổ
điển Hi Lạp. Các chủ nô tài trợ nhiều cho hoạt động sáng tác và trình diễn, chẳng
hạn như tổ chức thi và trao giải hàng năm.

* Bi kịch: Ba nhà sáng tác bi kịch lớn, Etslin, Xôphôcclơ và Ơripit

10
Etsin (525 TCN – 456 TCN) : đứng về phía các chủ nô Aten, tham gia chống
quân Ba Tư. Ông tin vào vai trò quyết định của các thần linh, đề cao chính nghĩa,
ca ngợi tinh thần yêu nước và bất khuất của con người, phản kháng chuyên chế.
Hiện còn 7 vở kịch của ông (trong số 70 bi kịch và 20 hài kịch), tiêu biểu là
Prômêtê bị xiềng.

Xôphôcclơ (496 TCN – 406 TCN) : có thế giới quan tôn giáo truyền thống. Ông
cho rằng bi kịch sinh ra từ sự phản kháng số mệnh của con người. Ông đã sáng
tác 123 vở kịch, nay chỉ còn lại 7 vở nguyên vẹn, chẳng hạn như Ơđip làm vua.

Ơripit (khoảng 485/480 TCN – 406 TCN) : viết 90 vở kịch, nay còn giữ được 18
vở kịch (17 bi kịch, 1 hài kịch). Quan điểm của ông là không tin vào số mệnh,
con người rơi vào bi kịch do không thắng nổi dục vọng của mình. Trong các tác
phẩm của ông, cuộc đấu tranh giữa trí tuệ và tình cảm rất mạnh mẽ, nên được
xem là người khởi đầu cho thể loại bi kịch tâm lí – xã hội.

* Hài kịch : Arixtôphan (khoảng 445 – 386 TCN)

Ông là nhà sáng tác hài kịch tiêu biểu nhất, với 44 ở kịch, nay còn 11 vở kịch,
tiêu biểu như Hòa bình, Kỵ sĩ, Đàn chim…Đề tài của ông xoay quanh các vấn đề
thời sự, chính trị, mang tính đả kích, châm biếm xã hội đương thời, như phản đối
cuộc chiến tranh Pêlôpônne (431 – 404 TCN), các thói hư, tật xấu của con
người… Về quan điểm chính trị, ông thuộc phái bảo thủ, thường chỉ trích các
nhà cầm quyền dân chủ của Aten.

 Chữ viết

Chữ viết xuất hiện từ thời Crét –Myxen. Có thể chia chúng thành:

 Loại tượng hình thuần túy, ghi lại hình người, động vật, cây cỏ và đồ vật.
Đó là loại chữ cổ nhất, xuất hiện vào khoảng đầu thiên niên kỷ II TCN.

11
 Loại thứ 2 bao gồm những chữ có dạng thức đơn giản, được cấu tạo bởi
một số đường nét ngắn gọn khá đều đặn, thống nhất về kiểu thức.
 Sau khi bị người Dorien thống trị, loại chữ trên bị mai một đến cuối thế kỷ
VIII TCN người Hy Lạp khôi phục lại chữ viết của mình. Trên cơ sở văn
tự của người Phoenicia, đến năm 403 TCN Nhà nước Aten hùng mạnh
chính thức thống nhất quy định thể thức chữ viết từ trái sang phải và giảm
từ 40 chữ cái xuống 27 chữ (sau này rút còn 24 chữ).

Đây là một trong những cống hiến lớn lao của người Hy Lạp vào kho tàng
văn hóa chung của nhân loại. Hệ thống mẫu tự này chính là nguồn gốc của hệ
thống chữ viết Slav và chữ cái Latinh ngày nay.

 Triết học

Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng là
điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc
trưng sau:

 Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô
thống trị.
 Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái,
duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần.
 Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các
lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một
hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó.
 Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ.
 Tín ngưỡng

Phù hợp với nếp sinh hoạt tự do và khoáng đạt, tín ngưỡng của người Hy Lạp
không bao gồm những tín điều nghiêm ngặt như tôn giáo của nhiều dân tộc ở
12
Phương Đông. Mỗi người có thể quan niệm về thế giới bên kia theo cách riêng
của mình mà không sợ bị phê phán là theo tà giáo. Mục đích của việc thờ các vị
thần là cầu xin che chở cho gia đình, bộ lạc hoặc cả thành bang. Mỗi thành bang,
mỗi nghề, mỗi lĩnh vực đều có một vị thần bảo trợ riêng: thần Athena bảo trợ
cho thành bang Athens, thần Zeus bảo trợ cho thành bang Corinth, thần Hera ở
Acgos..., thần Dionissos bảo trợ nghề trồng và sản xuất rượu nho, Clio – thần
lịch sử, Aphrodite nữ thần tình yêu- và sắc đẹp, Hephaistos bảo trợ cho - nghề
rèn, Ares – thần chiến tranh, ...Tuy nhiên, đa số cư dân Hy Lạp không nghĩ hành
đạo là để cứu rỗi linh hồn họ.

Tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ đại là đa thần giáo. Bên cạnh các vị thần,
người Hy Lạp cũng thờ các vị anh hùng lập nên những chiến công phi thường.
Những câu chuyện mang đầy màu sắc huyền bí kể về các chiến công và các
chuyến phiêu lưu của họ, tạo thành những câu chuyện thần thoại – một bộ phận
quan trọng trong kho tàng văn học vĩ đại của người Hy Lạp, nơi nuôi dưỡng
nghệ thuật Hy Lạp.

Tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ đại có một đặc điểm khác là các vịt hần đều
mang hình người với đầy đủ những đức tính tốt và xấu của con người, gần gũi
với đời thường. Họ sống lẫn lộn với con người nơi trần thế mà không ai biết, họ
chỉ khác người thường ở chỗ bất tử, mạnh hơn và cao lớn hơn. Để bênh vực
những người thường, những khu vực mà họ bảo vệ, các vị thần sẵn sàng lao vào
đánh nhau. Tính cách, hình dáng và cả gia hệ của các thần đều được xác lập bởi
các nhà thơ, nhà kiến trúc, nhà điêu khắc trong các tác phẩm của họ những -
người không phải là các thần thánh. Như vậy, tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ
đại không phải là trường dạy đạo đức và luân lý. Một số vị thần chính của người
Hy Lạp là: Apolo là thần ánh sáng và nghệ thuật; Clio là thần lịch sử, Aphrodite
là thần tình yêu và sắc đẹp; Athena là thần bảo hộ cho thành bang Athen...

13
Tiểu kết
Trong diễn trình lịch sử, Hy Lạp cổ đại là khởi đầu của lịch sử văn minh phương
Tây. Xuất hiện muộn hơn các nền văn minh khác nhưng nhờ tiếp thu được nhiều
giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại nên nền văn minh này vẫn phát triển mạnh
mẽ và mang nhiều dấu ấn riêng biệt.Vùng Địa Trung Hải là nơi gặp gỡ và giao
thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Sự giao lưu này giúp đa dạng hóa văn
hóa và kiến thức, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển văn hóa và tri thức
Hy Lạp. Cơ sở hình thành của Hy Lạp cổ đại bao gồm một sự kết hợp đặc biệt
giữa địa lý, tôn giáo, chính trị, tri thức, và nghệ thuật. Sự giao lưu và đa dạng
hóa đã thúc đẩy sự phát triển văn hóa và tri thức trong một môi trường thúc đẩy
sự sáng tạo và tiến bộ.

Hy Lạp cổ đại là một trong những nền văn hóa lớn và quyến rũ nhất trong lịch sử
thế giới, và nó để lại di sản lâu dài và ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực khác
nhau. Tổng cộng, Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản văn hóa vĩ đại và có ảnh
hưởng lớn đối với tri thức, nghệ thuật, văn hóa, và chính trị của thế giới phương
Tây. Các giá trị và tư duy của họ tiếp tục tồn tại và còn rất quan trọng trong xã
hội hiện đại.

Chương 2: Đặc điểm tạo hình điêu khắc tượng Tượng Thần Vệ Nữ thành
Milo- Hy Lạp Cổ đại
2.1. Chất liệu điêu khắc tượng
Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch và hiện đang được trưng bày tại
Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp. Ta cũng không thể bỏ qua tài nghệ của nhà điêu
khắc trong việc thể hiện làn da của nàng. Cẩm thạch là loại đá cứng và lạnh,
không dễ làm cho nó trông giống da người. Nhà điêu khắc đã xử lý tuyệt vời
bằng sự thể hiện phần bụng tròn trịa, những lúm sâu ở phần dưới lưng, độ sâu
của rốn cùng rất nhiều chi tiết khác cho ta cảm giác đang chiêm ngưỡng một cơ
thể sống động.

14
Tượng Vệ Nữ Thành Milo được tạo ra thông qua một quá trình điêu khắc tinh
xảo và đòi hỏi sự khéo léo tuyệt vời của người nghệ nhân

2.2. Giới tính, kích thước, tư thế động tác pho tượng
Tượng thần Vệ Nữ thành Milo (tiếng Pháp: Venus de Milo) là một bức tượng Hy
Lạp cổ đại và là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, khắc hoạ
Aphrodite (người La Mã gọi là Venus; Hán-Việt là "Vệ nữ"), vị nữ thần tình yêu
và sắc đẹp của người Hy Lạp (Hình 3). Đâу là một bứᴄ tượng Hу Lạp ᴄổ đại ᴠà
là một táᴄ phẩm điêu khắᴄ Hу Lạp ᴄổ đại nổi tiếng nhất, khắᴄ họa Aphrodite, ᴠị
nữ thần tình уêu ᴠà ѕắᴄ đẹp ᴄủa người Hу Lạp. Cáᴄ nhà khoa họᴄ dự đoán nó
đượᴄ tạᴄ trong khoảng thời gian từ năm 130-100 trướᴄ ᴄông nguуên. Dù niên đại
nàу khá muộn, хong nó tổng hợp ᴄáᴄ phong ᴄáᴄh điêu khắᴄ ᴄổ điển Hу Lạp.

Tượng hơi lớn hơn người thật với chiều cao 203 cm (80 inches), nhưng đã mất
hai tay và bệ nguyên bản. Theo một đoạn văn khắc trên cái bệ ngày nay đã mất,
mọi người cho rằng đây là tác phẩm của Alexandros xứ Antioch; trước kia tượng
từng bị nhầm là tác phẩm của nhà điêu khắc Praxiteles.

Tượng Venuѕ de Milo là một bứᴄ tượng không hoàn ᴄhỉnh, bị mất 2 ᴄánh taу.
Ban đầu đượᴄ ᴄho là ᴄó một ᴄhiếᴄ ᴠòng taу, hoa tai ᴠà một ᴄhiếᴄ băng đô. Hiện
ᴠẫn ᴄhưa biết ᴄhính хáᴄ bứᴄ tượng nàу, theo nguуên bản, thể hiện khía ᴄạnh nào
ᴄủa thần Vệ nữ. Thông thường mọi người ᴄho rằng tượng khắᴄ họa Venuѕ
Viᴄtriх đang giữ một quả táo ᴠàng do Pariѕ thành Troia đưa.

Đâу ᴄũng ᴄó thể là nguồn gốᴄ ᴄáᴄh đặt tên kiểu ᴄhơi ᴄhữ hòn đảo Miloѕ, ᴄó
nghĩa là "quả táo" trong tiếng Hу Lạp. Một mảnh ᴄủa ᴄánh taу ᴠới quả táo đã
đượᴄ tìm thấу gần bứᴄ tượng ᴠà đượᴄ ᴄho là ᴄánh taу nguуên bản ᴄủa tượng.
Sau khi bứᴄ tượng đượᴄ tìm thấу, nhiều người đã tìm ᴄáᴄh khôi phụᴄ dáng bộ
nguуên thủу, dù ᴠậу ᴠẫn ᴄhưa mang lại thành ᴄông.

15
Về hai cánh tay bị thiếu mất của bức tượng, từ lâu đã có người cho rằng hai cánh
tay đã bị phá hủy vào năm 1820 trong một trận chiến trên bờ biển Melos, khi các
thủy thủ Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ tranh giành tác phẩm này. Song trên thực tế, phần
lớn các học giả ngày nay đều tin rằng hai cánh tay đó đã bị mất trước khi bức
tượng được Voutier và người nông dân tìm thấy. (Ngoài ra những thứ khác cũng
bị mất là những đồ trang sức kim loại mà các học giả cho rằng đã được dùng để
trang trí hai tay, đầu, và tai bức tượng ngày xưa, và sơn màu trên mặt, tóc, và váy
choàng của bức tượng). Người ta cũng phỏng đoán về tư thế đứng ban đầu của
tượng, mặc dù có bằng chứng cho thấy là bức tượng có thể đã cầm một trái táo
trên tay trái.

2.3. Phương pháp và thể loại tạo hình tượng Vệ Nữ Thành Milo
 Phương pháp

Tượng Thần Vệ Nữ Thành Milo được tạo hình bằng phương pháp điêu khắc từ
một khối đá cẩm thạch. Pho tượng được tạo thành từ hai khối đá được ghép vào
nhau – một khối được tạc thành đôi chân, một khối thành thân mình và đầu. Tấm
khăn được thể hiện tài tình như đang tuột xuống đùi khiến đôi chân như bất giác
phản xạ giữ nó lại, đồng thời làn vải che đi mối nối giữa hai khối tượng. Sau đây
là mô tả về quá trình tạo hình của tượng này:

Lựa chọn đá cẩm thạch: Người điêu khắc đã lựa chọn một khối đá cẩm thạch để
bắt đầu tạo hình tượng. Đá cẩm thạch được chọn vì tính chất tuyệt vời của nó,
như màu trắng tinh khiết và khả năng chịu nhiệt và thời tiết tốt.

Xác định hình dáng ban đầu: Người điêu khắc đã xác định hình dáng ban đầu của
tượng, từ dáng vẻ tổng thể cho đến các chi tiết cụ thể như tóc, áo và biểu cảm
trên khuôn mặt.

16
Điêu khắc cơ bắp và biểu cảm: Người điêu khắc đã bắt đầu tạo ra các chi tiết cơ
bắp và biểu cảm trên cơ thể tượng bằng cách sử dụng các dụng cụ điêu khắc cổ
điển như dục, búa và cẩm thạch để khắc tượng ra từ khối đá cẩm thạch ban đầu.
Họ đã tạo ra các đường nét mịn màng trên da và làm nổi bật cơ bắp và biểu cảm
trên tượng.

Tạo chi tiết như quần áo và tóc: Người điêu khắc đã sử dụng các công cụ để điêu
khắc các chi tiết như tóc và áo. Họ đã tạo ra các nếp nhăn và cấu trúc cho tóc và
áo, tạo nên sự chân thực và tự nhiên cho tượng.

Hoàn thiện và mài mòn: Sau khi tạo ra các chi tiết chính, người điêu khắc đã tiến
hành hoàn thiện và mài mòn bề mặt của tượng để làm cho nó mịn màng và tỏa
sáng.

Vận chuyển và trưng bày: Cuối cùng, tượng Thần Vệ Nữ Thành Milo được vận
chuyển và trưng bày tại vị trí hiện tại, Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp, nơi nó đã
trở thành một trong những tượng điêu khắc nổi tiếng và quý báu nhất trên thế
giới.

Tạo hình tượng Thần Vệ Nữ Thành Milo yêu cầu sự tài năng và khéo léo của
người điêu khắc để biến một khối đá tự nhiên thành một tác phẩm nghệ thuật vĩ
đại, thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và tình cảm nghệ thuật của người nghệ nhân.

 Thể loại tạo hình tượng Vệ Nữ Thành Milo

Tượng nữ: Tượng Thần Vệ Nữ Thành Milo biểu thị hình ảnh một phụ nữ trẻ,
được thể hiện qua dáng vẻ nữ tính và cử động tự nhiên của người phụ nữ. Là một
nữ thần, nàng không sống như người trần thế. Tuy nhiên, người Hy Lạp cổ đại
thích mô tả nàng, cũng như các vị thần khác của họ, với diện mạo của người
thực. Thời đó, người ta cho rằng vẻ đẹp được tôn vinh phải là vẻ đẹp của một cơ

17
thể không che đậy. Và với Venus, nghệ thuật Hellenistic đã khởi nguồn cho mọi
hình tượng nữ khỏa thân trong nghệ thuật phương Tây sau này. Điều này là một
thể loại nghệ thuật phổ biến trong nghệ thuật Hy Lạp cổ điển.

Điêu khắc cổ điển: Thể loại này xuất hiện rộng rãi trong nghệ thuật Hy Lạp cổ
điển. Đặc trưng của nó bao gồm việc sử dụng đá tự nhiên, sự chú tâm đặc biệt
đến biểu cảm và vẻ đẹp của cơ thể con người, và sự tôn trọng về các nguyên tắc
tỷ lệ vàng và kỳ thị.

Tượng Thần Vệ Nữ Thành Milo là một ví dụ nổi bật về nghệ thuật điêu khắc cổ
điển Hy Lạp và thể loại tượng nữ trong nghệ thuật này. Nó thể hiện sự tài năng
của người điêu khắc Hy Lạp cổ đại trong việc tái hiện vẻ đẹp tự nhiên và tạo ra
một tác phẩm nghệ thuật trường tồn.

2.4. Giá trị tạo hình tiêu biểu tác phẩm Vệ Nữ Thành Milo
Vẻ đẹp được cho là hoàn hảo của phụ nữ đã khiến Venus de Milo hết sức nổi
tiếng trong thế kỷ XIX. Sự trong sáng của các đường nét cùng sự toát lên vẻ nữ
tính đầy quyền uy của pho tượng tạo nên ấn tượng vừa mềm mại vừa uy nghi. Tư
thế chân nhón lên, biểu hiện gương mặt, cách xử lý tinh tế tấm khăn xếp li, tất cả
đều khiến ta bỏ qua cái nhìn của nàng trên nền cẩm thạch trắng của tác phẩm.

Hình bóng thon dài của người phụ nữ, thế đứng giữa khoảng không, và sự gắn
kết đầy khoái cảm của da thịt với kết cấu của tấm khăn xếp li dường như sắp tuột
khỏi thân hình là những nét đặc trưng của nghệ thuật Hellenistic về tư tưởng
cũng như ý nghĩa.

Mặt khác, khuôn mặt bình thản, không biểu lộ xúc cảm của tượng lại tạo nên một
sự tương phản hoàn toàn, làm cho nó toát lên vẻ đẹp thần thánh - vẻ đẹp lý tưởng
theo Plato, chứ không phải là hiện thực trần tục. Hình tượng này là lời đáp tuyệt

18
vời cho cuộc tìm kiếm muôn thuở của con người về Cái Đẹp; tóm lại, nó thuộc
về không chỉ một mà là mọi thời đại.

Tất cả các chi tiết của tượng, từ ánh mắt nữ tính đến các nếp nhăn trên quần áo
và da đều được điêu khắc tỉ mỉ. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ năng cao
của người nghệ nhân để biến một khối đá tự nhiên thành một tác phẩm nghệ
thuật hoàn hảo như Vệ Nữ Thành Milo.

Tượng Thần Vệ Nữ Thành Milo (Venus de Milo) là một tác phẩm nghệ thuật cổ
điển nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, và nó mang đến nhiều giá trị tạo hình tiêu biểu
quan trọng:

 Vẻ đẹp tự nhiên: Tượng Thần Vệ Nữ Thành Milo thể hiện sự tôn trọng về
vẻ đẹp tự nhiên của con người. Với hình dáng tự nhiên và cơ bắp được
điêu khắc một cách tỉ mỉ, tượng này là một ví dụ xuất sắc về việc tạo ra
một hình ảnh hoàn hảo của vẻ đẹp con người theo tiêu chuẩn Hy Lạp cổ
điển.
 Biểu cảm và tự nhiênĐiều này tạo nên sự tương tác giữa con người và tự
nhiên, biểu cảm phong phú, và động tác tự nhiên, tạo nên một tác phẩm có
sức sống và sinh động.
 Tỉ lệ và kỳ thị: Tượng Venus de Milo tuân theo các nguyên tắc tỷ lệ vàng
và kỳ thị, những nguyên tắc quan trọng trong nghệ thuật cổ điển Hy Lạp.
Điều này đảm bảo rằng mọi chi tiết trên tượng đều hài hòa và đúng đắn,
tạo nên một tác phẩm tương xứng và cân đối.
 Tính chất cổ điển: Tượng này là một ví dụ rõ ràng về nghệ thuật cổ điển
Hy Lạp, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nghệ thuật và văn hóa. Nó
thể hiện tôn trọng và kế thừa truyền thống nghệ thuật cổ điển và là một
biểu tượng của nghệ thuật Hy Lạp.

19
 Giá trị lịch sử và văn hóa: Tượng Venus de Milo đã tồn tại hơn một ngàn
năm và vẫn thu hút sự ngưỡng mộ và quan tâm của khán giả trên toàn thế
giới. Nó đại diện cho một thời kỳ quan trọng trong lịch sử nghệ thuật và
văn hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu sự phát triển của nghệ
thuật và văn hóa cổ điển Hy Lạp.

2.5. Tiểu kết


Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại và đáng kinh
ngạc trong nghệ thuật Hy Lạp Cổ Đại. Với sự tinh tế và tỉ mỉ trong chi tiết, biểu
tượng đã tạo ra sự kích thích và mê hoặc không chỉ trong thời điểm tạo hình mà
còn sau hàng ngàn năm trôi qua. Tác phẩm đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp
tuyệt đỉnh và tầm quan trọng trong nghệ thuật và văn hóa.

KẾT LUẬN
Văn minh không phải bất tử và cũng không thể đột nhiên vươn đến đỉnh cao mà
phải phát triển từng bước một, có tính chất kế thừa ở mỗi thế hệ. Sự thành công
của nền văn minh Hy Lạp cổ đại được kiến tạo nên từ những giá trị cốt lõi như
tầm ảnh hưởng rộng lớn, sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng
nghỉ cùng chiến lược đúng đắn – tinh thần đoàn kết.

Nhưng cuối cùng, nền văn minh ấy cũng lụi tàn khi một trong những giá trị cốt
lõi mất đi hoặc gián đoạn trong một thời gian dài. Nguyên nhân không chỉ bởi sự
suy đồi, ích kỷ, mù quáng của con người khiến sự ảnh hưởng không còn; khi học
hỏi còn hạn chế, thiên lệch không đồng nhất giữa các lĩnh vực trong đời sống xã
hội; thêm vào đó là tầm nhìn hạn hẹp còn thiên về lợi ích cá nhân hơn quốc gia,
dân tộc và không tìm được sự đồng điệu, gắn kết tinh thần của cả cộng đồng, mà
thay vào đó những cuộc nội chiến, chiến tranh xâm lược để phân chia quyền lực
và ảnh hưởng đã kéo cả hai nền văn minh cổ đại xuống bờ vực thẳm.

20
Dẫu vậy, nền văn minh này đã đóng góp cho nhân loại nhiều phát kiến vĩ đại, tạo
nền tảng vững chắc, có tầm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của văn minh phương
Tây cổ đại trong suốt chiều dài lịch sử của châu Âu. Bởi đến giờ con người vẫn
không ngừng học hỏi, bổ sung và hoàn thiện những tri thức từ những nền văn
minh này; đảm bảo sự đi lên của tinh hoa nhân loại, bởi sự thịnh vượng của nhân
loại không chỉ đến từ một nền tảng mà phải đến từ tư duy luôn vận động và phát
triển.

Phụ lục ảnh minh họa

Hình 1

21
Hình 2

Hình 3: Tượng “Vệ nữ thành Milo”

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử mỹ thuật Thế Giới, Nxb ĐHSP
2. Mạng Google https://ladigi.vn/tuong-than-ve-nu-la-gi-chi-tiet-ve-
tuong-than-ve-nu-moi-nhat-2021
3. Mạng Google https://toplist.vn/top/buc-tuong-aphrodite-de-milos-
174091.htm

23
NHẬN XÉT TIỂU LUẬN
--------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------

ĐIẺM BẰNG SỐ ĐIỂM BẰNG CHỮ

CÁN BỘ CHẤM THỨ NHẤT CÁN BỘ CHẤM THÚ HAI


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

24

You might also like