You are on page 1of 10

ÔN TẬP CUỐI KÌ MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

1/ Phương pháp tiếp cận/ nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới
• Văn minh là gì?
➔ Văn minh: từ căn gốc latinh là Civitas ( tiếng Anh, Pháp là Civilisation);
với nghĩa gốc là đô thị, thành phố và các nghĩa phát sinh là thị dân, công
dân.
➔ Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về 2 mặt vật chất và tinh thần của xã hội
loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Văn minh đánh
giá trình độ phát triển của con người trong thời điểm hoặc thời kì lịch sử.
Nền văn minh được hình thành và chết đi theo thời gian.
• Như thế nào là một nền văn minh?
➔ Nền văn minh có thể được hiểu như là văn hóa của một xã hội phức tạp. Ở
mỗi xã hội, văn minh hoặc chưa, có được đặc trưng về tư tưởng và tập tục,
có một phần vật chất và nghệ thuật, góp phần làm nên sự độc đáo. Các nền
văn minh có nền tảng văn hóa đa dạng, bao gồm văn học, hội họa, kiến
trúc , tôn giáo, tín ngưỡng và những tập tục đa dạng được kết hợp hài hòa.
➔ Nền văn minh được hình thành trên những cơ sở: Điều kiện tự nhiên, dân
cư, các giai đoạn lịch sử, trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý xã
hội.
➔ Nền văn minh thực hiện 3 chức năng:
+ Chức năng sản xuất ra của cải vật chất ( kinh tế)
+ Chức năng điều chỉnh, tổ chức và phát triển xã hội ( chính trị)
+ Chức năng tạo ra các sản phẩm tinh thần ( trình độ chinh phục thế giới,
tư duy, triết học, tôn giáo, tư tưởng và sáng tạo văn hóa, khoa học tự nhiên)
➔ Các thành tựu của nền văn minh: chữ viết, văn học, nghệ thuật, Khoa học
tự nhiên, triết học, tư tưởng, tôn giáo.
➔ Các giai đoạn phát triển:
+ Hình thành: Sự xuất hiện sớm nhất của các nền văn minh nói chung gắn
liền với giai đoạn cuối của Cách mạng thời đại đồ đá mới.
+ Đỉnh cao là quá trình Cách mạng đô thị và hình thành nhà nước tương
đối nhanh chóng, một sự phát triển chính trị gắn liền với sự xuất hiện của
giới cầm quyền. Đầu tiên là nền văn minh ở Lưỡng Hà, tiếp theo là văn
minh Ai Cập dọc sông Nin và nền văn minh ở Lưu vực sông Ấn.
+ Suy tàn: có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của 1 nền văn minh,
có thể là do thay đổi khí hậu; môi trường suy thoái; bất bình đẳng và chế
độ quyền lực tập trung…
• Vai trò của nền văn minh: Văn minh là động lực của sự phát triển nhân loại.
• Lịch sử là gì? -> Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc
biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Lịch sử gồm sử gia, sử liệu và
sử luận.
+ Sử gia: nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử hay gọi khác là nhà sử học.
+ Sử liệu: là phương tiện mà thông qua đó nhà sử học có thể nhận thức được
những gì đã xảy ra trong quá khứ.
+ Sử luận: có thể nói sử luận là lịch sử của lịch sử, một phương pháp nghiên
cứu cách viết sử của các sử gia. Các nhà sử luận sẽ tập trung phân tích nghiên
cứu cách viết sử của người khác.
• Phương pháp tiếp cận:
+ Phương pháp lịch sử ( có tính trước-sau)
+ Phương pháp logic ( có hệ thống)
+ Phương pháp đồng đại ( lát cắt của lịch sử) và lịch đại ( tiến trình của thời
gian).

2/ Các thành tựu Khoa học tự nhiên của Ai Cập cổ đại và Hy Lạp cổ đại
a/ Cơ sở hình thành những thành tựu Khoa học tự nhiên:
• Ai Cập: nằm ở Đông Bắc châu Phi, hạ lưu sông Nin. Sông Nin là một con
sông dài nhất thế giới, khoảng 6500km chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi. Hàng
năm, tới mùa mưa, nước sông Nin cuồn cuộn phù sa bồi đắp cho những cánh
đồng ở hạ lưu sông Nin. Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực
vật phong phú, nên ngay từ thời nguyên thủy, con người đã tập trung sinh
sống ở đây đông hơn các khu vực xung quanh. Tới cách ngày nay khoảng
6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng.
Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây chuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề
nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm và sớm bước vào xã hội văn
minh. Chính vì vậy mà cách đây hơn 2000 năm trước, một nhà sử học Hy Lạp
là Hêrôđôt tới thăm Ai Cập đã có một nhận xét rất hay “ Ai Cập là tặng phẩm
của sông Nin”. Về mặt dân cư, những cư dân cổ nhất ở lưu vực sông Nin là
những thổ dân châu Phi hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc. Trải qua
một quá trình hỗn hợp lâu dài giữa người Hamit và thổ dân châu Phi đã hình
thành ra những tộc người Ai Cập cổ đại. Dần dần, do nhu cầu đo đạc tính diện
tích ruộng đất, đo mực nước lên xuống theo chu kì của sông Nin…nên các
thành tựu về khoa học tự nhiên cũng từ đó mà ra đời.
• Hy Lạp:
+Vùng đất của thế giới Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất
nhiều, nó gồm miền Nam bán đảo Bancăng, các đảo trên biển Êgiê và phía
Tây Tiểu Á. Trung tâm của thế giới Hy Lạp cổ dại nằm ở phía Nam bán đảo
Bancăng.
+ Đất đai Hy Lạp không được phì nhiêu, không thuận lợi cho việc trồng cây
lương thực, địa hình lại còn bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp.
Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải
cảng. Ở đây còn có nhiều khoáng sản lại tương đối dễ khai thác như đồng,
vàng, bạc… Chính vì vậy, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển về công,
thương nghiệp, nhất là buôn bán đường biển. Đặc điểm này của kinh tế cũng
làm cho nền văn minh Hy Lạp cổ tuy phát triển sau văn minh Ai Cập cổ,
nhưng những lái buôn Hy Lạp trong quá trình ngang dọc trên Địa Trung Hải
cũng học được nhiều điều hay từ Ai Cập và Lưỡng Hà.
+ Về dân cư, dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người như người Eolien,
Acheen, Dorien…Lúc đầu các tộc người này đều gọi theo tên riêng từ thời bộ
lạc của mình, tới thế kỉ VIII-VII TCN các tộc người đó đều tự gọi một tên
chung là Helen và gọi đất nước mình là Hy lạp.
b/ Những thành tựu khoa học tự nhiên của Ai Cập cổ đại và Hy Lạp cổ đại:
• Ai Cập:
+ Về thiên văn: người Ai Cập cổ đã vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu,
vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung hoàng đạo và sao Thủy, Kim,
Hỏa, Mộc, Thổ. Người Ai Cập cổ làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang (
Sirius). Một năm của họ có 365 ngày, đó là khoảng cách giữa hai lần họ thấy
sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. Họ chia một năm làm 3 mùa, mỗi
mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối
năm làm ngày lễ. Để chia thời gian trong ngày, họ đã chế ra đồng hồ mặt trời
( nhật khuê) và đồng hồ nước.
+ Về toán học: do yêu cầu làm thủy lợi và xây dựng nên kiến thức toán học
của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý phát triển.Họ dung hệ đếm cơ số
10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia thì thực
hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần. về hình học, họ đã tính được diện tích của
các hình hình học đơn giản; đã biết trong một tam giác vuông thì bình phương
cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính bằng
3,16.
+ Về Y học: Nhiều thành tựu của nền y học cổ đại được ghi trên giấy Papyrus
và truyền tải đến ngày nay…Các tài liệu ấy đề cập đến nguyên nhân của bệnh
tật, mô tả về óc, nói về quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, cách
khám bệnh, khả năng chữa trị… Người Ai Cập cổ đã chia ra các chuyên khoa
như khoa nội, ngoại, mắt, răng, dạ dày…Họ đã biết giải phẫu và chữa bệnh
bằng thảo mộc.

• Hy Lạp:
1. Toán học: Toán học Hy Lạp với Talét ( TK VI TCN), Pitago ( 580-500
TCN), Ơ-clit, Acsimet (285-212 TCN)… đã vượt qua cách tính nhân,
chia, cộng, trừ sơ cấp, vươn tới sự khái quát thành những định lí, định
đề, nguyên lí vẫn được sử dụng trong toán học hiên đại: Định lý Pitago,
định lý Talet, định luật Acsimet, định đề Ơ-clit…Các nhà toán học Hi
Lạp cổ đại đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Họ đã tính
được độ dài của chu vi quả đất ( 39700 km), đường kính, diện tích và
chu vi các hình với việc tìm ra giá trị của số đo pi=3,1324.
+ Talet: là người đầu tiên phát biểu định lý tỉ lệ thức ( định lý
Talet). Ông chứng minh được hai góc đáy của tam giác cân bằng nhau
và là người đầu tiên áp dụng toán học đo chiều cao kim tự tháp Ai Cập.
+ Pitago: nhà số học nổi tiếng, ông cho rằng mọi sự vật, hiện
tượng trong vũ trụ đều có quy luật của nó, Trái Đất hình cầu và chuyển
động theo quỹ đạo nhất định. Ông cũng là người đầu tiên dung danh từ
Cosmos để chỉ vũ trụ.
+ Acsimet: ông tính được số pi bằng 1 trị số chính xác và sớm
nhất trong lịch sử phương Tây. Ông đưa ra phương pháp tính diện tích
hình nón, hình cầu, tìm được mối liên quan giữa diện tích toàn phần và
thể tích hình cầu nội tiếp trong hình trụ…Về lĩnh vực vật lý, ông là
người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng của nó vào việc giải
phóng sức lao động của con người như: đòn bẩy, ròng rọc, chân vịt (
dùng để hút nước). Ngoài ra, ông còn phát minh ra nguyên lý đòn bẩy
và nguyên lý về thủy lực, định luật về vật nổi…
+ Ơ-clit: với tác phẩm nổi tiếng nhất là bộ Cơ bản gồm 13 cuốn
giữ lại đến ngày nay. Hệ thống định đề của ông làm nền tảng xây dựng
môn hình học phẳng hay gọi là hình học Ơ-clit.
2. Thiên văn học và địa lý: Người Hy Lạp cũng có những thành tựu và
đóng góp đáng kể với tên tuổi của các nhà thiên văn sáng giá: Talet,
Pitago, Arixtac, Eraxtoen, Hecataut:
+ Các nhà thiên văn Hy Lạp đã nghiên cứu và công bố những
bản đồ thiên văn Babylon.
+ Dự đoán được ngày nhật thực, nguyệt thực ( Talet).
+ Thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo một quỹ đạo
nhất định ( Pitago).
+ Đề ra thuyết về hệ thống mặt trời và thuyết trái đất tự xoay
quanh nó và xoay quanh mặt trời ( Arixtac).
+ Tính được độ dài của chu vi quả đất với con số tương đối chính
xác 39700 km ( Eraxtoen).
+ Vẽ được bản đồ đầu tiên của thế giới ( Hecataut).
3. Y học:
+ Hippocorat: Là người đầu tiên đặt cơ sở ban đầu cho sự phát triển
của y học phương Tây và được tôn vinh là ông tổ của ngành y học
phương Tây. Ông đã phát biểu những luận điểm quan trọng như:
- Nguyên nhân của bệnh tật xuất phát từ giới tự nhiên
- Khi đau thì người ta phải uống thuốc và hết sức lưu ý đến vấn
đề vệ sinh ăn uống.
- Khi cần thiết thì phải dung đến thuật mổ xẻ để trị bệnh.
- Ngoài ra, ông là người đầu tiên ở châu Âu phát biểu về vấn
đề y đức: “ Nghề thầy thuốc là 1 nghề hết sức quan trọng, hết
sức đặc biệt vì nó liên quan đến sức khỏe và tính mạng con
người, Do đó, không được dung nghề nghiệp và chuyên môn
của mình để trục lợi.”
+ Heracolit: Ông là người đầu tiên nêu lên vấn đề dung thuốc mê trong
phẫu thuật. Ý tưởng này của ông mãi đến năm 1840 người ta mới dung
este để gây tê và năm 1861 thì dung morphin để giảm đau.
c/ Ý nghĩa và mức độ lan tỏa của các thành tựu trên:
Nền văn minh Ai Cập và Hy Lạp cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều
thành tựu tuyệt vời về khoa học tự nhiên nói riêng và các lĩnh vực Nền
văn minh Ai Cập và Hy Lạp cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành
tựu tuyệt vời về khoa học tự nhiên nói riêng và các lĩnh vực khác nói
chung và đã có nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều
lĩnh vực trong nền văn minh thế giới. Cho đến nay, những thành tựu ấy
vẫn làm cho chúng ta thán phục, ngạc nhiên trước sự sáng tạo kì diệu
của Ai Cập và Hy Lạp thời cổ đại.
3/ Quá trình truyền bá, phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ cổ đại:
• Phật giáo là gì?
➔ Phật giáo là 1 tôn giáo dựa trên lời dạy của Siddhartha Gautama, người
sống cách đây khoảng 26 thế kỉ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc
Nepal ngày nay. Trong tiếng Anh, Phật còn được gọi là đấng giác ngộ.
• Bối cảnh ra đời:
➔ - Xã hội: Các vương quốc ở lưu vực sông Hằng luôn mâu thuẫn, cạnh tranh
và thôn tính lẫn nhau làm tình hình chính trị bất ổn, tâm lý dân chúng bất
an. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ với quý tộc và sự phân hóa giai cấp
mạnh mẽ.
➔ - Kinh tế: Nhiều ngành kinh tế đã ra đời và ngày càng mở rộng làm xuất
hiện tầng lớp mới. Cuộc sống cực khổ càng làm cho nhân dân lao động
thêm căm ghét những kẻ bóc lột mình, oán ghét chế độ đẳng cấp, không
còn tin vào các vị thần Bà La Môn.
➔ Trong bối cảnh đó, vào thế kỉ VI TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều trường
phái tôn giáo, triết học mới, chủ trương xa lánh thực tại, khổ hạnh.
• Về thế giới quan ( triết học):
➔ Phật giáo phân chia vũ trụ thành 2 phạm trù:
+ Thế giới vật lý: ( bhajana gọi là khí thế gian), được hình thành từ sự
tương tác giữa 5 yếu tố: đất, nước, lửa, gió và hư không.
+ Chúng sinh ( sattva)
➔ Sự hiện hữu của tất cả mọi sự việc có điều kiện trong vũ trụ đều chỉ là kết
quả của sự tương tác giữa nhiều nguyên do ( nhân) và điều kiện ( duyên).
➔ Do duyên khởi sinh ra vạn vật nên Phật giáo chủ trương vô tạo giả, vô ngã,
vô thường.
+ Vô tạo giả: là không có vị thần linh tối cao nào tạo ra vũ trụ.
+ Vô ngã: không thể có bản ngã tồn tại, cuộc sống “ không có gì hơn là 1
chuỗi liên tục của những biểu hiện được tạo thành và tan biến đi”.
+ Vô thường: mọi sự vật luôn biến đổi và tiêu diệt trong chốc lát.
• Về nhân sinh quan:
➔ Phật giáo không quan tâm đến Thượng Đế ( Brahman) hay linh hồn hoặc
đời sống khi chết và cũng không quan tâm đến các nghi thức, việc cúng tế.
➔ Trọng tâm của Phật giáo là con người và mối tương quan giữa con người
với con người trong kiếp sống hiện tại của thế gian.
“ Trong thú vui đã mở đường cho đau khổ
Trong hội ngộ đã nảy mầm cho chia ly”.
➔ Chân lý về nguyên nhân của sự khổ mà trước hết là tham ái ( dục ái, hữu
ái, phi hữu ái).
+ Ái tức dục ái ( vui thú dục lac), hữu ái ( ham muốn sự tồn tại), phi hữu
ái ( ham muốn sự không tồn tại).
➔ Phật đưa ra 12 nhân duyên: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc,
thọ, ái, thú, hữu, sinh, lão tử.
• Nguyên nhân của nỗi khổ ( Thuyết Tứ Diệu Đế) và con đường giải thoát nỗi
khổ:
➔ - Khổ khổ: là mọi thứ khổ trong đời như sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly (
yêu thương nhau mà phải xa nhau), oán tăng hội ( gần kẻ mình không ưa),
sở cầu bất đắc ( muốn mà không được), thủ ngũ uẩn ( khổ vì có sự tồn tại
của thân xác).
➔ - Khổ đau phát sinh do chuyển biến, vô thường: một cảm giác hoang lạc,
một hoàn cảnh hạnh phúc trong đời không bao giờ trường cửu, bất diệt.
Sớm muộn cũng sẽ thay đổi, khi biến đổi, nó sẽ phát sinh khổ đau, bất
hạnh.
➔ - Ngũ uẩn: Sắc ( vật chất tạo thành thân thể), Thụ ( cảm giác), Tưởng (
quan niệm), Hành ( hành động), Thức ( nhận thức). Là những cảm nhận
của con người đối với thế giới bên ngoài, nếu không biết cảm nhận thế giới
bên ngoài thì sẽ ít khổ hơn.
➔ -Nguyên nhân chủ yếu là luân hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là nghiệp,
sở dĩ có nghiệp là do long ham muốn như ham sống, ham lạc thú, ham giàu
sang,…Ham muốn không dứt thì nghiệp không dứt, nghiệp không dứt thì
luân hồi mãi mãi.
➔ - Phật giáo đưa ra thuyết về Đạo Đế, Đạo Đế là con đường giải thoát, diệt
khổ. Con đường này được gọi là con đường trung đạo với thuyết tiêu biểu
là “ Bát chính đạo”. Tám con đường đó là:
+ Chính kiến: hiểu biết, nhận thức đúng đắn
+Chính tư duy: suy nghĩ chân chính
+ Chính ngữ: chỉ nói những điều hay, đúng
+ Chính nghiệp: hành động, làm việc chân chính
+ Chính mệnh: sống một cách trung thực
+ Chính tịnh tiến: cố gắng vươn lên theo con đường chân chính
+ Chính niệm: suy nghĩ chính pháp, gạt mọi tà niệm
+ Chính định: chuyên chú vào con đường chân chính để giác ngộ
• Quá trình truyền bá:
Các hội nghị kết tập và sự truyền bá Phật giáo:
- Lần thứ I: Ngay sau khi Phật nhập Niết Bàn, để tránh sự sai biệt và
bảo tồn các giáo pháp, luật lệ cho được trọn vẹn. Hội nghị được tổ chức tại
Vương xã thuộc Magadha vào TK V TCN, có 500 đại biểu tham dự và kéo
dài trong 7 tháng. Trong đại hội này, ngài Ưu Bà Ly đọc lại các Luật tạng và
ngài A Nan đọc lại các kinh tạng để chư tăng học thuộc lòng.
- Lần thứ II: Sau 100 năm, có nhiều người muốn thay đổi 1 số điều chi
tiết trong giới luật. Hội nghị diễn ra khoảng TK IV TCN, với 700 tăng ni,
trong 8 tháng. Trong đại hội này, 1 số tỳ kheo của bộ tộc Bạt Kỳ chủ trương
canh tân, đưa ra 10 điều luật mới sửa lại luật. Trong đoàn, Bạt Kỳ bị đại hội
trục xuất nên đã thành lập 1 phái riêng gọi là Đại Chúng bộ, với 1 vạn tang sĩ
cấp tiến. Việc chia rẽ này dần dần tạo nên những trường phái mới và cuối cùng
là sự xuất hiện của phái Đại Thừa sau này.
- Lần thứ III: Kì đại hội này của riêng phái chính thống Thượng Tọa
bộ. Nhờ đại hội này, Phật giáo không những được truyền bá ra khắp Ấn Độ
mà còn sang tận SriLanka, sang Miến Điện và Đông Nam, Á. Khoảng TK III
TCN, với 1000 tăng nit ham dự, diễn ra khoảng 9 tháng được triệu tập ở
Pataliputra do Tỳ kheo Mục Liên Đế tu chủ trì với sự giúp đỡ của vua Asoka.
- Lần thứ IV: Có 2 sự kiện:
+ Thứ nhất: Cũng của riêng phái Thượng Tọa bộ, lúc này đã được
gọi là Hinayana, được triệu tập ở SriLanka ( Tích Lan) năm 106 TCN. Đại hội
này bắt đầu cho phép tất cả các kinh, thuyết tiếng Pali vào lá Bối để lưu giữ
=> Bộ kinh Tripitaka ( Tam Tạng).
+ Thứ hai: Năm 78 với sự giúp đỡ của vua Kanisca, đại hội Phật
giáo lần này được triệu tập với 500 tăng ni tham dự ở Casmia. Đại hội này
thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách và phái Phật giáo mới này được gọi
là phái Đại Thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ ( gọi là phái Thượng Tọa
bộ).
• Sự phân chia các tông phái:
+ Thượng Tọa bộ: Còn gọi là Phật giáo nguyên thủy hay Phật giáo Nam
truyền.
+ Đại Thừa: Còn gọi là Phật giáo Bắc truyền, xuất hiện vào TK I TCN. Phái
có 2 nhánh: Trung quán tông ( Thực đại thừa) và Duy thức tông ( Quyền đại
thừa).
+ Mật Tông: Còn gọi là Kim Cương thừa, xuất hiện vào TK VI với nhiều
pháp môn bí mật.
+ Thiền Tông: Có từ thời Thích Ca truyền giảng, sau đó được Bồ Đề Đạt Ma
mang sang Trung Quốc TK VI, được xem như 1 nhánh của Đại Thừa.
+ Tịnh Độ Tông: Còn gọi là Liên Hoa tông hay Tịnh Thổ tông, hình thành tại
Trung Quốc vào TK VI.
• Những nguyên nhân suy thoái của Phật giáo tại Ấn Độ:
+ Sau 1000 năm truyền bá và phát triển, Phật giáo không còn phổ biến ở Ấn
Độ nữa vì sự xâm nhập của Hồi giáo vào Ấn Độ, đạo Hindu có những cải cách
theo xu hướng phù hợp với người Ấn hơn. Bên cạnh đó, Phật giáo bị chia
thành nhiều tông phái với những chủ trương xa rời thực tế nên không còn phù
hợp với người Ấn nữa.
4/ Quá trình truyền bá, phát triển của đạo Thiên Chúa ở La Mã cổ đại:
• Cơ sở tư tưởng và tôn giáo: Hình thành dựa trên thần thoại của các tôn giáo
cổ phương Đông. Triết học của phái “ Khắc kỷ” của 2 nhà triết học Senefque
và Philon.
• Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Thiên Chúa là Chúa Giesu Crit.
• Triết lý cơ bản của đạo Thiên Chúa: Học thuyết Kitô giáo cho rằng có một
Đức Chúa trời sáng tạo ra muôn loài. Đức Chúa trời gồm có 3 ngôi: Đức Chúa
Cha, Con và Chúa Thánh Thần.
• Tín điều về tạo hóa: Thượng Đế tạo ra vũ trụ và hư không, trước khi Thượng
Đế tạo ra vũ trụ thì chưa có gì cả. Về sau, Thượng Đế tạo ra vũ trụ, Trái Đất,
sinh vật.
• Tín điều về đấng cứu thế: Jesus Christ sinh ở Betlleem, làng Nazarech thuộc
Trung cận Đông, mẹ là Eva Maria và cha là Giuse ( Joseph) vốn là một người
thợ mộc.
• Tín điều về loài người và tội tổ tông:
Những quy tắc đạo đức:
+ Đức tin: niềm tin vào Chúa
+ Đức cậy: ơn nhớ Chúa
+ Đức mến: yêu Chúa và yêu con người
• Quá trình truyền bá Kitô giáo trong thời kỳ La Mã:
+ Giai đoạn I (từ TK I đến TK IV SCN):
Đây là giai đoạn Kitô giáo bị đàn áp rất khốc liệt và cũng là giai đoạn mà số
tín đồ không nhiều, chỉ có một bộ phận ở Palestine tham gia. Sau cái chết của Jesus,
các tông đồ của ngài đã bắt đầu đem giáo lý của ngài truyền bá ra bên ngoài Palestine.
Năm 62, Thánh Paulo sang Roma để truyền đạo thì thấy ở đây đã có nhiều tín đồ
Kitô. Ban đầu, giới cầm quyền La Mã giữ thái độ khoan dung với Kitô nhưng do
Kitô lên án giới nhà giàu, tức là lên án tầng lớp thống trị trong xã hội và khẳng định
đế quốc La Mã sẽ bị diệt vong. Điều đó khiến giới cầm quyền và quý tộc rất căm
ghét nên họ cho rằng: tín đồ của Kitô là bọn phiến loạn trong xã hội nên tiến hành
đàn áp khốc liệt. Sau hơn 200 năm truyền bá, Kitô đã tạo được một thế lực hết sức
chặt chẽ chủ yếu tại các thành phố lớn. Cùng với nó là giới cầm quyền La Mã cũng
quyết định thay đổi chính sách đối với Kitô.
+ Giai đoạn II ( Trong TK IV):
Kitô giáo được thừa nhận về mặt pháp lý và được công nhận là quốc giáo của
La Mã. Năm 311, Hoàng đế Galerius hạ lệnh đình chỉ việc sát hại các tín đồ Kitô
giáo. Đến năm 313, Hoàng đế Constatin ban bố sắc lệnh Milano xác định địa vị hợp
pháp của giáo hội. Năm 325, Hoàng đế Constatin ra lệnh triệu tập Đại hội Kitô giáo
lần thứ nhất tại Nicée ( vùng Tiểu Á), thống nhất lại giáo hội cho ra đời kinh thánh
Tân Ước. Năm 337, Constatin đã chịu phép rửa tội và trở thành vị Hoàng đế La Mã
đầu tiên theo Kitô giáo.
➔ Sau hơn 4 TK truyền bá và phát triển, đạo Thiên Chúa từ 1 tôn giáo bị đàn
áp đã trở thành 1 bộ phận và thành Quốc giáo của Đế quốc La Mã. Ngay
cả khi La Mã sụp đổ, đạo Thiên Chúa vẫn phát triển và lan tỏa đến nhiều
quốc gia trên thế giới.

You might also like