You are on page 1of 2

Bài 6: VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ -TRUNG ĐẠI a.

Chữ viết văn học


- Ban đầu là loại kí tự cổ, tiếp theo là chữ cổ Bra-mi, chữ San-krit (Phạn), chữ
Hin-đi.
- Văn học đặc sắc phản ánh đời sống tinh thần phong phú. Nổi tiếng là bộ sử thi
Ma-ha-bha-ra-ta, sử thi Ra-ma-y-a-na.
- Từ thế kỉ V, kịch thơ phát triển, tiêu biểu là tác giả Ka-li-đa-sa với vở kịch thơ
Sơ-kun-tơ-la.
b. Nghệ thuật
- Kiến trúc phật giáo (tháp San-chi, chùa hang A-gian-ta...), Hin-đu giáo (tháp
nhọn nhiều tầng), Hồi giáo (lăng Ta-giơ Ma-han)...
- Điêu khắc trên các pho tượng, phù điêu, lăng mộ...
c. Khoa học tự nhiên
- Thiên văn học:
+ Tạo ra lịch một năm có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, sau 5 năm thêm một
tháng nhuận.
+ Biết Trái Đất và Mặt Trăng hình cầu, phân biệt được hành tinh Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa, Thổ.
- Toán học: tạo ra hệ số 10 chữ số, số 0, căn bậc 2, 3, tính chính xác số pi=3.16
- Vật lý: nêu thuyết Nguyên tử, biết lực hút trái đất.
- Hóa học: ra đời sớm và khá phát triển.
- Y học: sử dụng thuốc tê, thuốc mê, phẩu thuật, thảo mộc...
d. Tôn giáo và tư tưởng
* Tôn giáo:
- Bà La Môn giáo: Là tôn giáo xưa nhất, nói về thuyết luân hồi, nghiệp báo, là
công cụ bảo vệ chế độ đẳng cấp.
- Hin-đu giáo ra đời trên cơ sở bà La Môn giáo, ngoài thuyết luân hồi, nghiệp báo,
thờ 3 vị thần tối cao, còn có thần khỉ, bò...
- Đạo phật: xuất hiện thế kỉ VI TCN, chủ trương không phân biệt đẳng cấp, tránh
làm điều ác, lí giải nguyên căn nổi khổ và cách giải thoát.
* Triết học, tư tưởng: đề cập nhiều vấn đề quan niệm vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình
cảm...
Bài 7: VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠ
1. Thành tựu văn minh tiêu biểu
a. Chữ viết
- Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.
- La Mã tạo ra chữ La-tinh (trên cơ sở tiếp thu chữ viết của Hi Lạp); số La Mã.
b. Văn học
- Thần thoại: mô tả các vị thần mang hình hài, đời sống tình cảm như con người.
- Thơ ca và văn xuôi: lấy chủ đề thần thoại, nổi tiếng là I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-
me.
- Kịch: phát triển mạnh cả bi kịch và hài kịch, biểu diễn tại các nhà hát ngoài trời.
c. Nghệ thuật
- Kiến trúc Hi Lạp: Tiêu biểu là đền Pac-tê-nông, đền thờ thần Dớt..
- Kiến trúc La Mã: đấu trường Cô-li-dê, đề Pan-tê-ông, Khải hoàn môn...
- Điêu khắc đạt được tính chuẩn xác trong tạo hình, tiêu biểu là tượng thần vệ nữ
Mi-lô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng thần Dớt...
d. Thiên văn học, lịch pháp
- Từ thế kỉ III TCN, A-ri-xtác nêu lên thuyết Nhật tâm,Ê-ra-tô-xten tính được chu
vi Trái Đất với sai sổ nhỏ.
- Thiên văn học: La Mã tạo ra lịch Giu-li-an (tiền thân của Công lịch ngày nay).
e. Khoa học tự nhiên
- Người Hy Lạp khái quát thành nhiều định lí, định luật. Nhiều nhà toán học, vật lí
(Ta-lét, Pi-ta-go..), Y học (Hi-po-crát -“cha đẻ của y học phương Tây”).
g. Tư tưởng, tôn giáo
- Tư tưởng: Hi Lạp là “quê hương của triết học phương Tây”, có 2 trường phái:
+ Duy vật: có các triết gia – nhà khoa học: Ta-lét, Hê-ra-lit, Đê-mô-crits...
+ Duy tâm: Xô-crát, Pla-tôn, A-rít-xtốt...
I

You might also like