You are on page 1of 143

Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.

1 Các giai đoạn phát triển hình học

Chương 3:
Lịch sử về sự phát triển khái niệm hình
“Suốt 2000 năm danh từ hình học dùng để chỉ riêng hình học
Euclid. Sau đó người ta phát hiện ra rằng có những thứ hình học
khác, mô tả khá thành công không gian vật lí và khi đó người ta
mới hiểu hình học chính là khoa học về tất cả các không gian có
thể có.”
Morris Kline.

3.1 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HÌNH HỌC

Hình học là khoa học nghiên cứu hình dạng, kích thước và vị trí của vật thể mà
không xét đến các tính chất khác của vật thể như màu sắc, tỉ trọng, độ cứng (tức là
gạt bỏ những nội dung ấy sáng một bên và coi nó như là một cái gì đó không quan
trọng). Vì thế trong hình học hai quả cầu bằng vàng và bằng gỗ kích thước như nhau
thì được xét hoàn toàn như nhau.

Cũng như các khoa học khác, hình học sinh ra từ những nhu cầu thực tiễn của
con người, rồi trải qua lịch sử lâu dài ngày càng phong phú, phát triển và chính xác
thêm lên.

Trong sự phát triển của hình học, có bốn giai đoạn cơ bản mà bước chuyển tiếp
giữa các giai đoạn đánh dấu sự biến đổi về chất của hình học.

1
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

3.1.1 Giai đoạn thứ nhất: Hình học ra đời như thế nào?

Thuật ngữ “hình học” theo tiếng Hy Lạp có nghĩa đen là “đo đạc đất đai”.
Trong cuốn “Lịch sử hình học và thiên văn học”, nhà lịch sử toán học đã viết:

“Hình học đã được khai phá bởi người Ai Cập và nảy sinh cùng với việc đo đạc đất
đai. Việc đo đạc đối với họ là cần thiết vì nước sông Nil tràn bờ thường xuyên phá
sạch các ranh giới”. ([6], tr.143).

Cũng tình trạng như vậy đối với các sông Teglis và sông Euphirates và các sông
ở Trung Quốc. Đến khi nước rút đi người ta phải chia lại đất đai. Điều đó đòi hỏi
phải có một số kiến thức nhất định về hình học và số học.

Với người Hy Lạp, thuật ngữ hình học có nghĩa là khoa học toán học, còn khoa
học về đo đạc đất đai đã có “trắc địa học”. Những bản di cảo thời cổ Ai Cập và cổ
Babylon còn lại ngày nay cho thấy rằng hai nghìn năm trước công nguyên loài người
đã biết tính diện tích các hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang và tính gần đúng
diện tính hình tròn. Họ cũng biết công thức tính thể tích hình lập phương, hình trụ,
hình nón, hình chóp và chóp cụt. Sự phát triển của khoa học kiến trúc và sau đó là
ngành thiên văn học đã đặt ra trước khoa hình học nhiều yêu cầu mới. Ở Ai Cập và
Babylon có những đền đài, cung điện, vườn treo to lớn mà việc xây dựng chỉ có thể
thực hiện được trên cơ sở những phép tính toán trước.

Lịch sử có ghi rằng, vào thế kỷ 6 t.CN ở đảo Samos (một trong những quốc gia
cổ Hy Lạp) người ta đã đào một con kênh dẫn nước từ phía sau núi Castơrô vào
thành phố. Con kênh này đi qua một đường ngầm dài 1 km. Có điều đặc biệt là người
ta đã đào con đường ngầm này từ hai đầu lại. Điều đó có nghĩa là phải xác định trước
hướng của đường ngầm. Do đó cần giải bài toán hình học mà ngày nay đó là phần
việc của kĩ sư và không phải là công việc đơn giản. Thời bấy giờ người ta đã biết rõ
những trường hợp đặc biệt của định lý Pythagoras. Người ta cũng biết lấy những tam

2
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

giác với các cạnh là 𝑎, 𝑏, 𝑐, trong đó 𝑎, 𝑏, 𝑐 là những số nguyên và nếu 𝑎2 + 𝑏 2 = 𝑐 2


thì tam giác đó là vuông. Người Babylon và người Trung Quốc cũng biết định lý này
và định lý đảo của nó.

Mặc dù loài người đã tích lũy được số kiến thức phong phú về hình học như
vậy nhưng lúc bấy giờ vẫn chưa có khoa học hình học. Theo ý kiến của các nhà sử
học Hy Lạp, các hiểu biết hình học đã được đưa từ Ai Cập và Babylon sang Hy Lạp
vào thế kỷ 7 trước công nguyên và có lẽ người có công đầu trong công việc bang
giao này là nhà triết học và toán học đầu tiên Thales và tiếp đó là Pythagoras. Có lẽ
Thales là người đã từng đi du lịch ở Ai Cập và thu lượm được nhiều kiến thức hình
học từ các thầy đạo, và có lẽ cả Ppythagoras cũng đã từng đến Ai Cập trong các
cuộc viễn du xa xứ. Người ta cho rằng Thales là người đã khẳng định rằng những
tam giác vuông có một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề nó bằng nhau thì chúng
bằng nhau, còn nếu chỉ có một góc nhọn bằng nhau thi chúng bằng nhau. Áp dụng
điều này Thales đã xác định được khoảng cách giữa một chiếc thuyền với bờ và tính
được chiều cao của kim tự tháp theo bóng của nó. Còn điều khẳng định: “tam giác
nội tiếp trong nửa đường tròn là tam giác vuông” khi thì người ta cho là của Thales,
khi thì người ta lại cho là của Pythagoras; Mệnh đề mang chính tên Pythagoras thì
chỉ có nhà toán học và triết học Proclus thông báo trong bài Tổng quan lịch sử hình
học từ thời Thales đến Euclid rằng đó là do Pythagoras đưa ra, nhưng chính bản thân
lại không tin điều đó.

Từ đây, sau một vài thế hệ, hình học dần dần đi vào con đường luận lí, trở thành
một hệ thông đẹp đẽ là đề tài thảo luận của nhiều nhà triết học. Trên thực tế, trong
thời gian dài trước Công nguyên các nhà triết học và toán học thường là một, rất ít
nhà triết học mà lại không phải nhà toán học. Đối với họ “hình học đưa trí tuệ tới
gần chân lí” (Plato) và hình học còn là nguồn gốc chủ yếu làm cho trực quan toán
học trở nên phong phú và có hiệu quả.

3
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

Hình học chỉ trở thành khoa học sau khi người ta bắt đầu dùng những chứng
minh luận lí của nó một cách có hệ thống, bắt đầu nêu ra những mệnh đề hình học
không những chỉ bẳng phương pháp đo đạc trực tiếp mà còn bằng phương pháp quy
nạp, suy diễn từ một định lý này sang định lý khác; tổng kết, hệ thống hóa những
định lý, mệnh đề đó dưới một dạng tổng quát. Người Hy Lạp cho rằng chính các nhà
toán học của trường phái Pythagoras đã sáng lập ra khoa học hình học.

3.1.2 Giai đoạn thứ hai: Hình học trở thành một khoa học

Quá trình được nêu trong 3.1.1, cuối cùng đã dẫn đến một bước chuyển biến về
chất. Hình học đã trở thành một khoa học độc lập, được trình bày có hệ thống, trong
đó các mệnh đề được lần lượt chứng minh. Đây chính là khởi đầu của giai đoạn thứ
hai của lịch sử phát triển hình học.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy người Hy Lạp phải chú
ý đến hình học là sự phát hiện ra các đoạn thẳng vô ước (không có độ đo chung!).
Thời bấy giờ, điều khó khăn này vượt quá khả năng hiểu biết của người Hy Lạp cổ
đại. Người ta cho rằng, con đường mà các nhà toán học Hy Lạp phát hiện ra sự tồn
tại những đoạn thẳng vô ước đầu tiên là như sau.

Ta xét, chẳng hạn, trường hợp đường chéo và cạnh của hình vuông. Trên hình
3.1. ta có hình vuông 𝐴𝐵𝐶𝐷 với đường chéo 𝐴𝐶 = 𝑎 và cạnh 𝐷𝐶 = 𝑏. Dựng đoạn
thẳng 𝐴𝐷′ = 𝐴𝐷 = 𝑏 và trên cạnh 𝐷𝐶 ′ = 𝑏1 dựng hình vuông 𝐴′𝐵′𝐶′𝐷′. Trên đường
chéo hình vuông nhỏ này ta đặt

𝐴′𝐷" = 𝐴′𝐷′ = 𝑏1.

Dễ dàng chứng minh rằng các góc được đánh dấu trên hình tại 𝐷 và 𝐷′ đều
1
bằng góc vuông. Do đó 𝐷𝐴′ = 𝐴′ 𝐷′ = 𝑏1 .
4

4
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

Như vậy bước đầu tiên của thuật toán Euclid (đối với 𝑎 và 𝑏) cho ta kết quả

𝑎 = 𝐴𝐶 = 𝐴𝐷′ + 𝐷′ 𝐶 = 𝑏 + 𝑏1

𝑏 = 𝐷𝐶 = 𝐷𝐴′ + 𝐴′ 𝐷′′ + 𝐷′′ 𝐶 = 2𝑏1 + 𝑏2 .

Do các hình 𝐴𝐵𝐶𝐷𝐷′ và 𝐴′𝐵′𝐶𝐷′𝐷′′ là đồng dạng nên ta đặt tiếp đoạn 𝐷"𝐶 =
𝑏2 lên đoạn thẳng 𝐷′𝐶 = 𝑏1 và lặp lại y như đã làm khi đặt đoạn thẳng 𝐷′𝐶 = 𝑏1
lên đoạn thẳng 𝐷𝐶 = 𝑏. Từ đó các bước tiếp theo của thuật toán Euclid sẽ là:

𝑏1 = 2𝑏2 + 𝑏3

𝑏2 = 2𝑏3 + 𝑏4

………

và tiếp tục như vậy đến vô tận. Vì tỉ số giữa đường chéo và canh của hình vuông
bằng √2 cho nên quá trình chứng minh hình học trên đây về tính vô ước của đường
chéo với cạnh hình vuông đồng thời cũng là chứng minh tính vô tỉ của √2.

5
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

Những vấn đề mới đầy ấn tưởng này và những lý thuyết nhân đó đã được sáng
tạo ra đưa tới chỗ hoàn thiện các phép chứng minh toán học, làm cho việc xây dựng
một hệ thống suy luận chặt chẽ trong hình học càng trở nên cấp thiết. Nhưng làm thế
nào để xây dựng được hệ thống này?

Sự phát triển hình học ở thế kỷ 5 trước Công nguyên gắn liền với tên tuổi cùa
Democritus và của trường phái nguyên tử do ông lãnh đạo, dựa trên ý tưởng về cấu
trúc các hình hình học từ những phần tử cực nhỏ. Cả nhà triết học Aristotle và nhà
lịch sử sau này là Plutarch (46 – 120) đều cho rằng Democritus đã phân chia hình
nón thành một loạt những lớp tròn chồng lên nhau, và tương tự ông tưởng tượng
hình cầu gồm những hình chóp rất thon có đỉnh tại tâm hình cầu và do đó tuyên bố
ràng hình cầu “có góc cạnh khắp nơi”, nghĩa là một đa diện với một số cực lớn các
mặt.

Một nhà bác học khác cùng thời với Democritus là Antiphon (480 – 411 t.CN)
đã đi đến phương pháp vét kiệt với nội dung như sau: để xác định diện tích hình tròn
ông dựng đa giác nội tiếp hình tròn liên tục tăng gấp đôi số cạnh của chúng và tiếp
tục quá trình đó đến vô hạn “cho đến khi đạt tới những phần tử cực tiểu mà từ đó
cấu thành đường thẳng cũng như đường tròn” (ông xuất phát từ tiên đề nguyên tử).
Điều đáng chú ý hơn là hình như trường phái nguyên tử đã xây dựng hình học từ
một số không nhiều những tiên đề hay những điểm xuất phát.

Người kế tục của Pythagoras là Hippocrates (nửa sau thế kỷ thứ 5 t.CN) là nhà
toán học cổ Hy Lạp đầu tiên đã trình bày hình học một cách có hệ thống trong tác
phẩm “Các nguyên lý” và đã tính được diện tích của hình trăng khuyết.

Plato và học trò của ông là Aristotle (thế kỷ thứ 4 t.CN), mặc dù không để lại
công trình nào về hình học cả, nhưng cũng coi trọng tính hệ thống và cơ sở của hình

6
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

học. Chính họ đặt nền móng cho các định nghĩa và các tiên đề. Như vậy hình học ở
Hy Lạp đã đạt tới trình độ phát triển đòi hỏi phải được hệ thống hóa.

Và ngay từ bấy giờ, người Hy Lạp đã lựa chọn cách hệ thống hóa theo quan
điểm tiên đề. Những nét khái quát của quan điểm tiên đề có thể được đặc trưng như
sau. Việc chứng minh một định lý trong một hệ thống suy diễn nào đó có nghĩa là
cần xác nhận rằng định lý đó là hệ quả logic tất yếu của những mệnh đề khác đã
được chứng minh trước đó; những mệnh đề này đến lượt nó cũng phải được chứng
minh… Như vậy quá trình lập luận toán học dã dẫn đến một bài toán “xuống thang
vô tận” và sẽ không thể thực hiện được nếu như không dừng lại ở một chỗ nào đó.
Cuối cùng cũng phải có một số nào đó các khẳng định gọi là những định đề hoặc
những tiên đề được thừa nhận là đúng không phải chứng minh. Từ đó có thể suy ra
mọi định lý khác bằng con đường lập luận thuần túy logic. Nếu như mọi sự kiện của
một lĩnh vực toán học nào đó được quy về một trật tự logic như thế tức là một sự
kiến bất kì “được suy ra” từ một số mệnh đề đã được lựa chọn (giả thiết rằng số
mệnh đề như vậy là hữu hạn, đơn giản và dễ nhận thức), thì có cơ sở để nói rằng
lĩnh vực đó đã được “tiên đề hóa”.

Thời Euclid (thế kỉ 3 t.CN) người ta đã xem hình học là mẫu mực của môn học
được tiên đề hóa. Ông đã trình bày hình học sơ cấp trên nền tảng các mệnh đề cơ
bản gọi là định đề và tiên đề. Trong các bộ sách nổi tiếng của mình “Các nguyên lý”
gồm 13 tập, ông có chia ra “định đề” và “tiên đề” nhưng thực ra ý nghĩa thì như
nhau. Từ năm định đề và tiên đề đó, Euclid đã rút ra được gần 500 định lý cho hình
học Euclid (là lý thuyết hình học thỏa mãn hệ tiên đề được ông trình bày trong “Các
nguyên lý”). Sau Euclid, ở Hy Lạp đã xuất hiện một loạt các nhà toán học lỗi lạc
như: Archimedes, Apollonius, Eratosthenes (thế kỷ 3 t.CN) và hình học Euclid được
bổ sung những kết quả mới với hàng trăm định lý nữa. Tuy có thiếu sót (xem ch. I)

7
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

nhưng trong suốt nhiều thế kỷ, hình học Euclid không hề dẫn đến mâu thuẫn, tức là
không tìm thấy những mệnh đề mâu thuẫn lần nhau.

Sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ đã kéo theo sự sụp đổ của nền văn minh
Hy Lạp cổ đại sản sinh ra hình học Euclid. Hình học ở Hy Lạp đã bị đình trệ. Tuy
nhiên nó vẫn phát triển ở các nước Ả Rập phía Đông, ở Trung Á và Ấn Độ.

3.1.3 Giai đoạn thứ ba

Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu kéo theo sự phục hưng của khoa học
và nghệ thuật. Đến lượt mình, sự phục hưng của khoa học và nghệ thuật đã đặt bước
đầu tiên cho hình học mới với nhiệm vụ đầu tiên là làm thế nào để biểu hiện chính
xác những điều nhìn thấy.

Người họa sĩ nhìn thấy cảnh vật vì rằng những tia sáng phát ra ở những điểm
khác nhau của “bức tranh” này đập vào mắt họ. Người ta gọi sự tích tụ những tia
sáng như thế là một chùm tia chiếu hoặc là sự chiếu. Người ta cho rằng bức tranh
“Bữa tiệc chia li” (1495) của danh họa Leonardo da Vinci (1452 – 1519) hay bức
tranh “Lễ trao nhẫn cho Maria (1504) của danh họa Raffaello Sanzio da Urbino
(1483 – 1520) trong trào lưu hội họa thời Phục Hưng là biểu hiện sự thành công
tuyệt vời trong việc giải quyết vấn đề phối cảnh (luật viễn cận của Hội họa).

Việc sử dụng phương pháp chiếu trong hội họa đã góp phần phát triển hình học.
Những tính chất nào của các hình ban đầu và hình chiếu của nó có khả năng gây ra
cùng một hiệu quả đối với thị giác con người? Việc tìm đáp án cho vấn đề này đã
dẫn tới những khái niệm và những định lý mới mà dựa trên đó một phần hình học
mới ra đời gọi là hình học chiếu (còn gọi là hình học xạ ảnh). Đó là phần toán học
nghiên cứu những tính chất bất biến của các hình qua phép chiếu. Những tính chất
bất biến qua phép chiếu còn được gọi là tính chất chiếu, còn những tính chất biến

8
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

đổi qua phép chiếu gọi là tính chất không chiếu. Chẳng hạn tính cộng tuyến là tính
chất chiếu, tính chất song song và tính vuông góc là những tính chất không chiếu.

Một ví dụ rất sâu sắc về những tính chất chung giữa hình và hình chiếu của nó
được nhà kiến trúc và kĩ sư (tự học!) người Pháp là G. Desargues đưa vào thế kỷ 17.
Ông chỉ ra rằng: đối với một tam giác bất kì và hình chiếu tùy ý của nó, ba giao điểm
của các cặp cạnh tương ứng (hình 3.2) của hình thật và hình chiếu phải nằm trên một
đường thẳng).

Điều khẳng định đó ngày nay được gọi là định lý Desargues.

Tuy nhiên sự hưng thịnh của hình học chiếu không được bao lâu: một môn hình
học mới xuất hiện trên vũ đài toán học thế giới gạt nó ra. Môn hình học này chủ
trương dùng đại số để đi tới hình học. Môn hình học đó được gọi là hình học giải
tích, trong đó các hình hình học (đường thẳng, mặt phẳng, đường và mặt bậc hai)
được nghiên cứu bằng phương tiện đại số dựa trên phương pháp tọa độ.

Phương pháp tọa độ có mầm mống từ xa xưa ở Hy Lạp cổ đại. Các nhà thiên
văn học Hy Lạp Hipparchus (190 – 120 t.CN) và Ptolemy (thế kỷ 2) đã dùng các tọa

9
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

độ cầu (vĩ độ và kinh độ) để xác định vị trí của các điểm khác nhau trên mặt đất. Tuy
nhiên sự phát triển phương pháp tọa độ ở các nhà toán học Hy Lạp bị kìm hãm do
chưa có kí hiệu bằng chữ và chưa có quan niệm tổng quát về số.
Sự nảy sinh phương pháp tọa độ ở thế kỷ 17 gắn liền với những yêu cầu của sự
phát triển thiên văn học, cơ học và kĩ thuật thời bấy giờ. Sự trình bày một cách rõ
ràng và cặn kẽ phương pháp đó và toàn bộ cơ sở hình học giải tích là thuộc về nhà
tư tưởng vĩ đại người Pháp là R. Descartes trong tác phẩm “Hình học” xuất bản năm
1637. Đồng thời và độc lập với ông, P. Fermat cũng đạt được cũng những khái niệm
cơ bản về phương pháp đó năm 1629. Các công cụ giải tích cũng như G. Monge sử
dụng trong hình học vi phân. Một thời gian dài, hình học giải tích có tên gọi là “hình
học Descartes” do Bernoulli đưa vào năm 1692. Thuật ngữ “giải tích” là do F. Viete
nêu ra năm 1591 và lần đầu tiên được I. Newton áp dụng cho hình học năm 1671
(công bố năm 1736).
Một cống hiến vĩ đại nữa của R. Descartes là ông đã đưa vào toán học đại lượng
biến thiên, tạo nên bước ngoặt trong toán học, tạo điều kiện cho toán học cao cấp có
khả năng phát triển mạnh mẽ. Tên gọi hình học giải tích hình thành từ lịch sử và
được duy trì vững chắc cho đến ngày nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng: đúng
hơn thì nên gọi đó là hình học tọa độ vì đây mới là đặc trưng trước tiên của nó.
Trong sơ đồ của R. Descartes và P. Fermat, các điểm biến thành các cặp số,
còn những đường cong – thành tập hợp các cặp như thế liên hệ với nhau bởi những
phương trình. Giờ đây người ta có thể rút ra được tính chất của các đường cong bằng
cách giải các phương trình đó theo phương pháp đại số. Như vậy sự phát triển của
mối liên hệ giữa số học với hình học đã thành một vòng khép kín. Trong thời đại của
những người Hy Lạp cổ xưa, đại số đã bị hình học làm cho lu mờ. Giờ đây, người
lại đại số đã làm lu mờ hình học, nghĩa là số học hóa hình học.
Nếu chỉ bằng các phương pháp của hình học giải tích thì không thể nói gì về
một số tính chất của đường cong như độ cong, độ nghiêng và nhiều tính chất địa
10
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

phương của khác của đường cong… Việc sử dụng phép tính vi phân đã làm cho việc
nghiên cứu đường cong trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả đến mức một ngành toán
học mới có tên là hình học vi phân đã xuất hiện vào thế kỷ 18. Nó cho phép người
ta xét bài toán liên quan tới độ cong của mặt khi xây dựng bản đồ địa lý v.v… Những
người khai sáng ngành toán học này có thể kể đến là I. Newton, G.Leibniz,
C.Huygens, Jacob Bernoulli, L. Euler, G. Monge và đặc biệt là “Ông vua toán học
C. Gauss”. Với quan điểm thuần túy hình học thì những cơ sở hình học đẹp đẽ gần
như đã bị bỏ rơi và hình học đã bị chìm đắm trong biển cả các công thức. Từ đó,
chính tinh thần của hình học đã bị cố tình lãng quên.

Trong gần 200 năm, những người lưu luyến hình học thuần túy vẫn náu mình
chờ đợi! Và vào thế kỷ 19 họ đã lấy lại được lòng dũng cảm và sức mạnh để giành
lại vị trí của mình. Nhà toán học tiên phong Pháp, vị cố vấn của Hoàng đế Napoleon
là G. Monge đã bắt đầu khôi phục địa vị cho hình học. Ông cho rằng các nhà giải
tích đã “phản bội” lại hình học và họ đã không thể giải thích bằng hình học cho môn
giải tích của mình cũng như không lấy những hình hình học làm vũ khí. Bằng nhiệt
huyết của mình G. Monge đã tập hợp xung quanh mình rất nhiều học trò, trong số
đó có L. Carnot, J. Poncelet. Những người kế tục G. Monge đã đặt ra nhiệm vụ
“chiến thắng” R. Descartes hoặc như L. Carnot đã nói:

“Giải phóng hình học khỏi những chữ tượng hình của
giải tích”.

Đồng thời những nhà hình học do J. Poncelet dẫn đầu đã quay trở về với hình
học chiếu đã bị bỏ rơi không thương tiếc từ thế kỷ 17. J. Poncelet là sĩ quan phục vụ
trong quân đội Napoleon, đã bị quân đội Nga bắt làm tù binh từ năm 1813 đến năm
1814. Ở đó, dù không có một quyển sách nào, ông vẫn thiết lập lại được trong trí
nhớ của mình tất cả mọi điều đã biết từ thầy mình G. Monge và thu được nhiều kết

11
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

quả mới trong hình học chiếu. Trở về Pháp ông cho xuất bản cuốn “Nghiên cứu về
những tính chất chiếu của hình” năm 1822.

Tuy thế kỷ 19 được đánh dấu nhiều thành tựu của hình học chiếu nhưng rồi
chẳng bao lâu nó lại bị lãng quên: hình học phi Euclid chào đời. Đây là sự kiện vừa
có ý nghĩa trọng đại vừa mang tính chất bi kịch như sự sáng tạo toán học của người
Hy Lạp cổ xưa.

3.1.4 Giai đoạn thứ tư

Trong suốt cả thời kỳ thống trị lâu dài của mình, hình học Euclid không hề dẫn
đến mâu thuẫn mặc dù nó có một vài “thiếu sót”. Euclid và nhiều nhà toán học khác
đã tin tưởng một cách chân thành về tính đúng đắn của hệ tiên đề. Tuy nhiên cũng
không ít nhà toán học sau Euclid ban khoăn về định đề V của hệ tiên đề của hình
học Euclid. Có thể là do định đề đó phát biểu vừa dài, vừa rắc rối làm ảnh hưởng
đến tính hiển nhiên đơn giản “vốn có” của tiên đề, hoặc là do bản thân Euclid áp
dụng nó rất chậm trong bộ sách của mình. Điều này rất dễ dẫn đến suy nghĩ rằng do
ông cố ý tránh hoặc cố làm chậm lại việc ứng dụng nó nhưng cuối cùng vẫn bắt buộc
phải dùng đến.

Vấn đề về định đề V về đường thẳng song song, hoặc như nhà toán học Pháp
J.D’Alembert gọi “chuyện om sòm trong hình học ([9], T1, tr.88) đã thu hút sự chú
ý của nhiều nhà toán học moi thời đại. Họ đã cố tìm cách cải thiện và trau chuốt hệ
tiên đề của hình học Euclid mà ưu tiên hàng đầu là định đề về đường song song.

Từ thời cổ Hy Lạp các nhà toán học đã định thay định đề V bởi một định đề
tương đương nào đó, tức là định đề mà cùng với các định đề và tiên đề còn lại của
Euclid cho phép rút ra mọi định lý của Euclid. Người ta đã phát biểu một số định đề
tương đương. Tuy nhiên như nhà Lịch sử khoa học Morris Kline (1908 – 1992)
khẳng định thì định đề V của Euclid vẫn là tốt nhất vì nó đề cập đến điều kiện cắt

12
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

nhau của những đường thẳng trong một khoảng hữu hạn nào đó và vì thế có thể kiểm
tra được bằng thực nghiệm (chứ không phải xảy ra ở một nơi xa xôi nào đó như được
khẳng định trong các định đề tương đương).

Khi việc thay thế tương đương bất thành thì nhiều nhà toán học lại toan chứng
minh rằng định đề V là thừa, nghĩa là nó có thể chứng minh như một định lý dựa
trên các tiên đề và định đề còn lại. Lịch sử phát triển hình học đã chứng tỏ rằng một
phép chứng minh như vậy không tồn tại và điều khẳng định không tồn tại này chỉ
được xác lập sau hơn hai ngàn năm kể từ khi bộ “Các nguyên lý” ra đời. Khám phá
này thuộc về nhà bác học vĩ đại Nga, giáo sư trường Đại học Tổng hợp Kazan ngày
11/02/1826. Về sau, người ta gọi ngày này là ngày ra đời của hình học phi Euclid
đầu tiên.

Thoạt đầu N. Lobachevsky đã đưa ra giả thiết rằng qua điểm 𝐴 không nằm trên
đường thẳng 𝑎 có thể kẻ trong mặt phẳng nhiều hơn một đường thẳng không cắt
đường thẳng a (h.3.3) Ông bắt đầu rút ra các hệ quả khác nhau từ giả thiết này với
hy vọng sớm muộn gì cũng đi đến mâu thuẫn và như vậy phép chứng minh được kết
thúc. Thế nhưng ông đã chứng minh hàng chục định lý rồi mà vẫn không vấp phải
một mâu thuẫn logic nào. Và khi đó, một phỏng đoán thiên tài lóe lên trong đầu ông:

Sau khi thay định đề về đường song song bởi phủ định của nó
và vẫn giữ nguyên mọi tiên đề và định đề còn lại thì ta thu
được một hình học mới (N. Lobachevsky đã gọi nó là “hình
học tưởng tượng”). Và hình học Lobachevsky đã ra đời như
vậy đó!

13
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

Thế giới toán học chưa lĩnh hội được ngay các tư tưởng của N. Lobachevsky.
Các nhà bác học chưa chuẩn bị tinh thần để công nhận một hình học nào khác với
hình học Euclid đã thống trị mấy nghìn năm. Trong khi kiên trì và dũng cảm bảo vệ
những tư tưởng đúng đắn của mình ngày 23 – 2 – 1826 và sau đó vào năm 1829 –
1830 N. Lobachevsky cho ra đời cuốn “Cơ sở hình học” trình bày toàn bộ lý thuyết
của ông. Tác phẩm này được dịch ra tiếng Đức năm 1840.

Đương thời, vì phát minh của mình mà N. Lobachevsky bị mọi người không
hiểu, bị nhà thờ phản đối và thậm chí có người còn gọi học thuyết của ông là “tà
thuyết” hay môn “hình học kì quặc”. Năm 1855, khi gần như đã bị mù hoàn toàn
N.Lobachevsky còn đọc cho thư kí chép tác phẩm cuối cùng của mình là “Hình học
phẳng” (1855). Ông mất năm 1856 lúc các tư tưởng và phát minh của ông còn chưa
được thừa nhận.

Cùng với N. Lobachevsky còn có hai người nữa có cùng quan điểm xây dựng
hình học mới và hơn nữa cũng đã sẻ chia với N. Lobachevsky công lao phát minh ra
hình học phi Euclid. Đó là nhà toán học trẻ tuổi J. Bolyai người Hungary và “Ông
vua toán học” C. Gauss. Nhà toán học trẻ J. Bolyai là con trai của bạn học của
C.Gauss. Khi biết con trai mình dấn thân vào con đường “Định đề đường song song”
thì bố của J. Bolyai đã viết thư ngăn cản

14
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

“Cha mong rằng con sẽ vất bỏ vấn đề này. Đối với nó thì nên
sợ hơn là say mê. Nó sẽ cướp mất của con tất cả thời gian và
sức khỏe, sự nghĩ ngợi và tất cả hạnh phúc trong cuộc sống”.

Nhưng sự ngăn cản của bố không làm J. Bolyai nản lòng. J. Bolyai vẫn tiếp tục
nghiên cứu hình học mới. Năm 1832 nhà toán học này cũng công bố một công trình
về vấn đề này nhưng tư tưởng có khác, không đầy đủ và ra đời chậm hơn cuốn sách
của N. Lobachevsky.

Khi J. Bolyai biết tin công trình của N. Lobachevsky đã ra đời, ông đã tự học
tiếng Nga để đọc nguyên bản. Việc không chịu thừa nhận và ý nghĩ về việc
N.Lobachevsky vượt lên trước mình trong phát minh này đã làm tinh thần J. Bolyai
suy sụp.

Việc C. Gauss cũng đi đến tư tưởng về hình học phi Euclid như N. Lobachevsky
và J. Bolyai chỉ được phát hiện khi nghiên cứu các di cảo của ông sau khi ông mất
(1855). Những tư liệu đó cho biết rằng C. Gauss cũng đã nghiên cứu hình học phi
Euclid mà lúc đầu ông gọi là “hình học phản Euclid” và sau đó ông lại gọi là “hình
học hình sao” (ý nói, có thể thỏa mãn các vì sao xa xôi). Trong một bức thư gửi cho
nhà toán học và thiên văn học Friedrich Besel (1784 – 1846) đề ngày 27 – 1 – 1829
C. Gauss khẳng định lại rằng định đề về đường song song không thể rút ra từ các
tiên đề khác của Euclid. Tuy nhiên như nhà toán học Đức F. Klein viết trong cuốn
sách “Toán học sơ cấp theo quan điểm toán học cao cấp, T.2” rằng

“Chính C. Gauss đã không công bố tí gì về khám phá vĩ đại


này của mình ngoài một số không nhiều những điều phát
biểu ngẫu nhiên… Những công trình về hình học phi Euclid
do nhà hình học người Nga N. Lobachevsky và nhà hình học

15
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.1 Các giai đoạn phát triển hình học

Hungary trẻ tuổi J. Bolyai viết… Họ đã tìm ra những kết


quả này độc lập với nhau…”

Nhà toán học thiên tài C. Gauss (con người mà mọi ý kiến đưa ra đều được lắng
nghe!) đã không còn cơ hội công bố công trình của mình hay phát biểu ý kiến ủng
hộ N. Lobachevsky. Nhưng ông đã thể hiện tấm lòng của mình đối với kì tích khoa
học của nhà bác học N. Lobachevsky bằng việc tìm cách để N. Lobachevsky được
bầu vào chức Hội viên thông tấn Hội khoa học Hoàng gia 𝐺𝑜̈ 𝑡𝑡𝑖𝑛𝑔𝑒𝑛. Còn đối với
J. Bolyai thì trong thư gửi cho bạn mình là bố của J. Bolyai (sau khi đọc thư của bố
Bolyai gửi cho ông thông báo về kết quả nghiên cứu về hình học mới của con mình)
C. Gauss viết:

“Tác phẩm của tôi mới viết được phần nhỏ và từ trước tới nay
tôi vẫn nguyện là sẽ không bao giờ công bố cả. Bây giờ điều làm
tôi vui mừng nhất là những điều đó đã được con của bạn cũ viết
thay làm cho nó và tôi khỏi bị cùng nhau mai một.”

Hình học Lobachevsky chỉ được thừa nhận vào nửa sau thế kỷ 19 sau khi xuất
các công trình của các nhà toán học E. Beltrami của Italia, của nhà toán học Anh
Arthur Cayler (1821 – 1895), của nhà toán học Đức F. Klein và của nhà toán học
Pháp H. Poincaré. Các nhà toán học này đã đạt được điều mà lúc sinh thời
N.Lobachevsky chưa làm được là: hình học Lobachevsky cũng phi mâu thuẫn như
hình học Euclid.

Công việc hoàn thiện tiên đề của hình học Euclid đã được hoàn thành vào tận
cuối thế kỷ 19 bởi nhà toán học nổi tiếng Đức là D. Hilbert. Trong cuốn sách “Cơ
sở hình học” (1899) của mình D. Hilbert đã liệt kê đầy đủ hệ tiên đề hình học Euclid
gồm 20 tiên đề và ông cũng đã chứng minh tính phi mâu thuẫn của hệ tiên đề đó.

16
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.2 Dựng hình

3.2 DỰNG HÌNH


Nói đến hình học ta không thể nói đến các phép dựng hình bằng thước kẻ và
compa vì các bài toán này bao giờ cũng là một trong những đối tượng lí thú nhất
của hình học.

3.2.1 Mở đầu

Trong năm định đề hình học Euclid (xem 3.3.2.2) thì ba định đề đầu:

1. Định đề về dựng đường thẳng

2. Định đề về kéo dài một đoạn thẳng.

3. Định đề về dựng đường tròn.

Tự chúng đã nêu lên những phép dựng hình rút ra từ thực tiễn, cũng giống như các
tiên đề, không cần phải chứng minh, có thể coi là đã được công nhận trước.

Trong các phép dựng ở 1 và 2 thước kẻ chỉ được dùng để vạch đường thẳng
chứ không được dùng để đo hay đặt đoạn thẳng. Do vậy thước kẻ phải không có
thang chia vạch. Phép dựng trong 3 có thể dùng compa, và compa còn có thể dùng
để đặt các đoạn thẳng cho trước bất kì.

Sự hạn chế có tính chất truyền thống – chỉ dùng thước kẻ và compa – có nguồn
gốc từ thời Hy Lạp cổ đại, mặc dù trong thực tiễn bản thân người Hy Lạp cũng không
do dự khi sử dụng các công cụ khác.

Việc dựng hình hình học bị hạn chế bởi các dụng cụ và các định đề nên có
những bài toán mà phải sau hàng thế kỷ các nhà toán học mới khẳng định được rằng
không thể tìm được lời giải của chúng (chẳng hạn bài toán chia ba một góc, gấp đôi
hình lập phương và cầu phương hình tròn). Nhưng tiếp đó, lại nảy ra một vấn đề mà

17
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.2 Dựng hình

R. Courant gọi là “rất quyến rũ” cùng với tất cả mọi sự khó khăn của nó là: làm thế
nào để chứng minh một bài toán nào đó là không giải được?

Tất nhiên thước kẻ và compa là những dụng cụ hình học đơn giản nhất, nhưng
yêu cầu hạn chế ở những dụng cụ đó trong phép dựng hình là không thể suy ra được
bản chất của chính hình học. Ngay cả các nhà toán học Hy Lạp từ xa xưa cũng đã
xác nhận rằng nếu sáng chế thêm những dụng cụ khác bên cạnh compa và thước kẻ
thì phạm vi các hình dựng được sẽ được mở rộng rất nhiều.

Nhưng tại sao trong phép dựng hình lại có sự hạn chế có tính chất truyền thống
về dụng cụ dựng hình được sử dụng.

Nhìn lại lịch sử toán học Hy Lạp cổ đại ta thấy nổi bật một truyền thống tư duy
của người Hy Lạp là họ luôn luôn cho rằng nguyên tắc cơ bản của hình học là chỉ sử
dụng một số rất ít các định nghĩa và tiên đề mà có thể đưa ra được một số các mệnh
đề nhiều nhất. Vì vậy trong phép dựng hình cũng cần phải hạn chế số công cụ đến
độ ít nhất và đơn giản nhất.

Việc nghiên cứu khả năng dựng hình hình học thường có liên quan đến việc
“phiên dịch” một bài toán hình học thành ngôn ngữ đại số. Có thể sơ đồ hóa phép
dựng hình hình học bất kì như sau: cho trước một số đoạn thẳng nào 𝑎, 𝑏, 𝑐, … và ta
cần phải dựng một hay nhiều đoạn thẳng 𝑥, 𝑦, 𝑧, … Các đoạn thẳng phải tìm thường
được thể hiện hoặc dưới hình thức các cạnh của tam giác cần dựng hoặc dưới hình
thức các bán kính của các đường tròn hoặc tọa độ của những điểm phải tìm.

Chẳng hạn, giả sử ta phải dựng đoạn thẳng 𝑥 nào đó. Ta tìm cách quy bài toán
về giải bài toán đại số: lập hệ thức (dưới dạng phương trình) giữa đại lượng 𝑥 với
các đại lượng 𝑎, 𝑏, 𝑐, … cho trước. Sau đó bằng cách giải phương trình ta thu được
một công thức cho đại lượng 𝑥 về những quy trình đại số tương ứng với các phép
dựng thực hiện bằng thước kẻ và compa hay không.

18
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.2 Dựng hình

3.2.2 Các phép dựng hình cơ bản.

Ta sẽ xuất phát từ một số ít các phép dựng hình cổ điển. Ta sẽ thấy rằng các
phép toán đại số đơn giản nhất sẽ tương ứng với các phép dựng hình sơ cấp. Ta xét
bài toán: cho hai đoạn thẳng với độ dài cho trước 𝑎 và 𝑏 (phép đo được thực hiện
nhờ một đoạn thẳng “đơn vị”). Ta cần dựng các đoạn thẳng 𝑎 + 𝑏, 𝑎 − 𝑏, 𝑟. 𝑎, trong
𝑎
đó 𝑟 ∈ ℚ, và 𝑎𝑏. Và để cho dễ vẽ, 𝑎 và 𝑏 trong mỗi hình vẽ có thể được lấy theo
𝑏
tỉ lệ xích khác nhau.

I. Dựng đoạn thẳng 𝑎 + 𝑏. Muốn dựng đoạn thẳng 𝑎 + 𝑏 ta kẻ một


đường thẳng và trên đó đặt đoạn 𝑂𝐴 = 𝑎 và 𝐴𝐵 = 𝑏 nhờ compa
(h3.4). Khi đó ta có 𝑂𝐵 = 𝑎 + 𝑏.

II. Dựng đoạn thẳng 𝑎 − 𝑏. Cũng bằng compa, ta đặt trên đường
thẳng (𝑡) đoạn đoạn 𝑂𝐴 = 𝑎 và 𝐴𝐵 = 𝑏 nhưng đặt 𝐴𝐵 ttheo hướng
ngược với hướng đặt 𝑎 (h.3.5). Khi đó 𝑂𝐵 = 𝑎 − 𝑏.

𝑞
III. Dựng đoạn thẳng , 𝑞 ∈ ℕ∗
𝑎

Trên đường thẳng bất kì ta đặt 𝑂𝐴 = 𝑎. Sau đó vẽ một đường thẳng


khác qua 𝑂. Trên đường thẳng này ta đặt đoạn tùy ý 𝑂𝐶 = 𝑐 và dựng
19
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.2 Dựng hình

đoạn 𝑂𝐷 = 𝑞𝑐. Nối 𝐴 và 𝐷 vẽ qua 𝐶 đường thẳng song song với 𝐴𝐷


cắt 𝑂𝐴 tại 𝐵. Từ tính đồng dạng của hai tam giác 𝑂𝐵𝐶 và 𝑂𝐴𝐷 ta có
(h.3.6):

𝑂𝐵 𝑂𝐵 𝑂𝐶 𝑐 1
= = = = .
𝑎 𝑂𝐴 𝑂𝐷 𝑞𝑐 𝑞
𝑎
Từ đó thu được đoạn 𝑂𝐵 = .
𝑞

Nếu ta thực hiện thao tác này đối với đoạn 𝑝. 𝑎, 𝑝 ∈ ℕ ta sẽ thu được
𝑝.𝑎 𝑝
đoạn: = . 𝑎 = 𝑟. 𝑎, 𝑟 ∈ ℚ.
𝑞 𝑞

𝑎
IV. Dựng đoạn . Trên các cạnh của một góc bất kì đỉnh 𝑂 ta đặt các
𝑏

đoạn 𝑂𝐵 = 𝑏 và 𝑂𝐴 = 𝑎. Tiếp đó, trên cạnh 𝑂𝐵 (h.3.7) ta đặt đoạn


𝑂𝐷 = 1. Qua 𝐷 vẽ đường thẳng song song với BA cắt OA tại điểm
𝑎
𝐶. Khi đó 𝑂𝐶 = .
𝑏

20
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.2 Dựng hình

V. Dựng đoạn 𝑎. 𝑏. Tương tự như trên phép dựng đoạn thẳng 𝑎. 𝑏


được thể hiện trên hình 3.8:

Từ những điều đã trình bày suy ra các phép toán đại số “hữu tỉ” cộng, trừ, nhân,
chia thực hiện trên các đại lượng cho trước đo bởi các số thực 𝑎, 𝑏, 𝑐, … ta có thể dựng
một đại lượng tùy ý biểu thị các phép dựng cơ bản đã nêu trên.

Tập hợp tất cả các đại lượng có thể thu được từ 𝑎, 𝑏, 𝑐, … bằng cách trên tạo
thành một tổ hợp số có tính chất là: mọi phép toán hữu tỉ thực hiện trên hai (hoặc
nhiều hơn) phần tử của tập hợp đó lại cho một phần tử cũng của tập hợp đó. Tập hợp
số thu được gọi là trường số sinh bởi các số 𝑎, 𝑏, 𝑐, … Ví dụ về trường số có thể nêu

21
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.2 Dựng hình

là: trường số hữu tỉ ℚ, trường số thực ℝ và trường số phức ℂ, tập hợp các số dạng
𝑎 + 𝑏√5; 𝑎, 𝑏 ∈ ℚ cũng lập thành một trường.

Một phép toán mới sẽ đưa chúng ta vượt khỏi phạm vi của một trường là phép
khai phương. Nếu cho trước đoạn thẳng 𝑎 thì đoạn thằng √𝑎 sẽ dựng được chỉ nhờ
compa và thước kẻ. Phép dựng đó là như sau.

Trên một đường thẳng bất kì đặt đoạn 𝑂𝐴 = 𝑎 và 𝐴𝐵 = 1 Dựng đường tròn
đường kính 𝑂𝐵 = 𝑎 + 1 rồi từ điểm 𝐴 dựng đường vuông góc với 𝑂𝐵 cắt đường tròn
tại điểm 𝐶. Vì các tam giác vuông 𝑂𝐴𝐶 và 𝐶𝐴𝐵 đồng dạng nên ta có 𝐴𝐶 = √𝑎.

3.2.3 Dựng đa giác đều

Ta xét một số bài toán dựng hình phức tạp hơn.

I. Lục giác đều. Trong tất cả các đa giác đều thì lục giác đều dễ dựng nhất. Độ
dài mỗi cạnh của lục giác đều nội tiếp trong hình tròn là bằng bán kính hình tròn. Do
đó để dựng lục giác đều ta chỉ cần sử dụng compa để đặt theo đường tròn sáu lần liên
tiếp đoạn thẳng bằng bán kính. Từ lục giác đều dễ dàng thu được cách dựng của đa
giác 3 – cạnh đều.

22
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.2 Dựng hình

II. Thập giác đều. Giả thiết hình thập giác đều (mười cạnh đều) nội tiếp bên
trong hình tròn có bán kính 1 và kí hiệu cạnh của nó là 𝑎10 . Vì góc ở tâm nhìn cạnh
𝑎10 là 360 nên các góc đáy 𝐴 và 𝐵 của tam giác cân 𝑂𝐴𝐵 là bằng 720 . Đường phân
giác của một trong hai góc này (chẳng hạn của góc 𝐵) chia tam giác 𝑂𝐴𝐵 thành hai
tam giác cân. Do đó:

𝑂𝐷 = 𝐵𝐷 = 𝐴𝐵 = 𝑎10 .

Từ tính đồng dạng của hai tam giác 𝑂𝐴𝐵 và 𝐵𝐷𝐴 ta thu được

1 𝑎10
= ⇒ 𝑎10 2 + 𝑎10 − 1 = 0.
𝑎10 1 − 𝑎10

√5−1
Một nghiệm của nó có dạng 𝑎10 = .
2

Khi có thập giác đều thì dễ dàng dựng được ngũ giác đều bằng cách nối cách
một đỉnh của các thập giác lại với nhau.

III. Ông vua toán học C. Gauss và cách dựng đa giác đều 17 cạnh. Ngay từ thời
Euclid xa xưa người ta đã biết cách dựng các 𝑛 – giác đều bằng thước kẻ và compa
nội tiếp trong đường tròn cho trước đối với các trường hợp 𝑛 = 4, 𝑛 = 6 (cũng tức là
1 1 1
với 𝑛 = 3) và 𝑛 = 10 (cũng tức là với 𝑛 = 5 và 𝑛 = 15 vì rằng = − ). Nhưng
15 6 10

với trường hợp đa giác đều 7 cạnh thì người ta đã chứng minh rằng không thể dựng
được.

Sau khi biết cách dựng bằng compa và thước kẻ các 𝑛 – giác đều kể trên, bằng
phương pháp tăng gấp đôi số cạnh của các đa giác đã dựng người ta có thể dựng nhiều
các đa giác đều khác như 2𝑘 . 𝑛 – giác với điều kiện 𝑛 – giác là dựng được.

Cho đến cuối thế kỉ 18 người ta không biết thêm cách dựng một trường hợp nào
khác. Và câu hỏi những đa giác đều 𝑛 – cạnh nào có thể dựng được bằng thước kẻ và

23
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.2 Dựng hình

compa phải đợi đến hơn hai nghìn năm sau mới có câu trả lời: đó là câu trả lời của
chàng thanh niên trẻ tuổi C. Gauss. Đó cũng được xem là mốc rẽ cuộc đời của “Ông
hoàng toán học” này.

Năm 17 tuổi, C. Gauss đã nghiên cứu khả năng dựng “các đa giác 𝑝 – cạnh” đều
trong đó 𝑝 là số nguyên tố. Lúc đó ông đã chứng minh được rằng để có thể dựng 𝑛 –
giác đều nội tiếp trong đường tròn cho trước điều kiện cần và đủ là khai triển chính
tắc của số 𝑛 có dạng 𝑛 = 2𝑘 𝑝1 𝑝2 … 𝑝𝑘 trong đó 𝑘 > 0 là số nguyên bất kì:
𝑝1 , 𝑝2 , … , 𝑝𝑘 là các số nguyên tố Gauss, tức là 𝑝 − 1 là lũy thừa của 2. Người ta chứng
minh rằng để số 2𝑘 + 1 là nguyên tố điều kiện cần là số mũ 𝑘 là lũy thừa của 2 (những
điều đó không đủ vì như L. Euler đã chứng tỏ rằng số 232 + 1 không là số nguyên
tố).

Phát hiện tuyệt vời trên đây đã mang lại cho C. Gauss ấn tượng sâu sắc đến nỗi
ông quyết định từ bỏ triết học để dành toàn bộ tâm huyết cho toán học. Trong tóm tắt
nhật kí khoa học của mình đề ngày 30/3/1796 ông đã chỉ rõ cách dựng đa giác đều
17 cạnh. Sau này ông đặc biệt tự hào về phát minh đầu tiên này của mình. Sau khi C.
Gauss mất, bức tượng ông bằng đồng thau có bệ hình đa giác đều 17 cạnh nội tiếp
trong đường tròn đã được dựng lên ở nghĩa trang Gö ttingen. Thật khó tưởng tượng
có một vinh dự nào lớn hơn.

24
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

3.3 HỆ TIÊN ĐỀ HÌNH HỌC EUCLID

3.3.1 Hình học sơ cấp.

3.3.1.1 Hình học sơ cấp là gì?

Trong bài viết về mục từ “hình học sơ cấp” viện sĩ Viện hàn lâm khoa học
Liên Xô Aleksandr Danilovich Alexandrov (1912 – 1999) cho rằng hình học sơ
cấp là phần của hình học được xếp vào Toán sơ cấp.

Quả thật, khó mà vạch ra được ranh giới chính xác (hay định nghĩa) về hình
học sơ cấp (hay toán học sơ cấp) nói chung. Tuy nhiên, có thể nói rằng về mặt lịch
sử (và tương ứng với điều đó là về mặt logic) hình học sơ cấp là chương đầu của
hình học vì từ đó mới phát triển ra các khuynh hướng hình học khác. Về cơ bản,
nó được hình thành ở Hy Lạp cổ đại và cơ sở của nó được trình bày trong bộ “Các
nguyên lý” của Euclid (thế kỉ thứ 3 t.CN).

Định nghĩa theo lịch sử này là hợp quy luật nhưng chưa được làm sáng tỏ
nội dung tổng quát và đặc trưng của hình học sơ cấp bởi vì hình học này vẫn còn
phát triển đến tận ngày nay.

Người ta cho rằng hình học sơ cấp bắt nguồn từ những hình cơ bản như điểm,
đoạn thẳng, đường thẳng, góc, mặt phẳng và từ khái niệm cơ bản về quan hệ bằng
nhau giữa các đoạn thẳng và các góc hay nói chung về sự trùng khí các hình khi
chồng lên nhau (và khi đó các hình mới được định nghĩa là bằng nhau). Ngoài ra,
khi xây dựng hệ tiên đề chặt chẽ của hình học sơ cấp người ta đã tách ra một cách
tường minh các khái niệm: “điểm nằm trên đường thẳng” hay “trên mặt phẳng”,
“điểm nằm giữa hai điểm khác”.

Từ đó, đối tượng của hình học sơ cấp bao gồm:

25
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

1. Những hình xác định bởi một số hữu hạn những hình cơ bản (chẳng hạn,
một đa diện – bởi một số hữu hạn đa giác, cũng tức là bởi các đoạn thẳng).

2. Những hình được xác định bằng một tính chất nào đó được diễn đạt bằng
những khái niệm xuất phát (chẳng hạn, elip với các tiêu điểm 𝐴 và 𝐵 là tập hợp
những điểm 𝑋 sao cho tổng các đoạn thằng 𝐴𝑋 và 𝐵𝑋 bằng đoạn thẳng cho trước).

3. Những hình được xác định bằng phép dựng (chẳng hạn, mặt nón được
dựng bằng kẻ các đường thẳng từ một điểm 𝑂 cho trước đến tất cả các điểm của
đường tròn cho trước không cùng nằm trong mặt phẳng với 𝑂; còn thiết diện conic
thì được xác định bởi sự tương giao giữa mặt nón và mặt phẳng.

Một hình, cho dù phức tạp đến đâu chăng nữa nhưng được cho bởi cách thức
đã nêu cũng có thể là đối tượng nghiên cứu trong khuôn khổ của hình học sơ cấp.

Đối với các tính chất của các hình đó, hình học sơ cấp chỉ hạn chế nghiên
cứu các tính chất nào được xác định trên cơ sở các khái niệm cơ bản đã chỉ ra. Các
tính chất này, trước hết, là sự sắp xếp tương hỗ và sự bằng nhau của các yếu tố
này hay yếu tố kia của hình, độ dài, diện tích và thể tích. Tương ứng với điều đó,
việc xác ddihj độ dài đường tròn, diện tích hình elip, thể tích hình cầu... là thuôc
về hình học sơ cấp. Thế nhưng nhưng những khái niệm tổng quát về độ dài, diện
tích và thể tích đều nằm ngoài phạm vi hình học sơ cấp vì nó liên quan đến lý
thuyết tổng quát về giới hạn.

Tương ứng với các đối tượng trên đây, các phương pháp của hình học sơ cấp
cũng bị giới hạn: hiển nhiên các phương pháp này không được sử dụng các khái
niệm tổng quát của hình bất kì, của đại lượng biến thiên, của hàm và không được
viện dẫn đến những định lý tổng quát của lý thuyết giới hạn.

Phương pháp cơ bản của Hình học sơ cấp là rút ra các định lý bằng lập luận
trực quan dựa trên các tiền đề xuất phát – các tiên đề, hoặc dựa trên các định lý đã
biết của hình học sơ cấp cũng với việc áp dụng một phép dựng hỗ trợ nào đó

26
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

(chẳng hạn: “kéo dài đoạn thẳng 𝐴𝐵”, “chia đôi một góc”,…) nhưng không sử
dụng các khái niệm tổng quát về đường cong, về vật thể,…

Có thể nói ngắn gọn rằng hình học sơ cấp bao gồm những vấn đề nào của
hình học mà trong cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề không viện dẫn đến
quan niệm tổng quát về tập hợp vô hạn mà chỉ có những tập hợp được xác định
theo phương pháp kiến thiết (quỹ tích).

3.3.1.2 Đại cương về lịch sử

Trong suốt 4000 năm trước Công nguyên những người thợ mộc, thợ xây và
những người đạc điền ở Ai Cập và Babylon cổ đại đã có một nền toán học nguyên
sơ nào đó. Nền toán học đó phát triển và hưng thịnh ở Babylon và Ai Cập vào
khoảng nữa đầu thiên niên kỷ thứ hai đến với chúng ta (các papyrus và các bảng
đất sét nung) người ta chỉ ghi lại các chỉ dẫn có sẵn để giải các bài toán. Tuy nhiên
điều đó không có nghĩa rằng toàn bộ nền toán học phương Đông cổ xưa chỉ có
thực hành thô sơ hoặc chỉ mang tính chất kinh nghiệm thuần túy. Điều đó được
thể hiện qua lời phát biểu thú vị của nhà “đại triết học cổ Hy Lạp và là bộ óc bách
khoa đầu tiên trong số các nhà triết học Hy Lạp” là Democritus.

“Không ai trội hơn tôi trong lĩnh vực dựng hình từ những
đường có kèm theo chứng minh kể cả những người đạc
điền ở Ai Cập”.

Các tài liệu truyền đến chúng ta còn cho thấy rằng ở Ai Cập và Babylon cổ
đại đã có nghiên cứu tính đồng dạng và tỉ lệ. Thời đó người ta đã có những “công
thức” tính diện tích tam giác vuông và hình thang và những “công thức” gần đúng
để tính diện tích của các tứ giác bất kì. HỌ cũng đã tìm được diện tích gần đúng
8 2
của hình tròn ( 𝑑) ≈ 3,16𝑟 2 . Người Babylon và người Ai Cập đều đã biết định
9

lý Pythagoras. Đặc biệt, ngoài thể tích hình lập phương, hình hộp và hình lăng trụ

27
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

(với thiết diện ngang là hình thang) ra người Ai Cập đã biết biểu thức tính thể tích
hình chóp cụt tứ giác đều.

Hình học sơ cấp hình thành ở cổ Hy Lạp là một hệ mạch lạc những định lý
liên kết với nhau một cách hoàn chỉnh. Những nhà toán học đầu tiên ở Hy Lạp cổ
đại mà ta biết được là thương gia Thales ở thành Miletos và “nhà hiền triết hoàn
mĩ” Pythagoras ở đảo Samos. Thales đã dành sự quan tâm đặc biệt cho hình học.
Theo chứng liệu của nhà bác học Cổ Hy Lạp Proclus thì việc phát minh ra các
định lý sau đây thuộc về Thales:

1. Mọi góc vuông đều bằng nhau.

2. Trong một tam giác cân hai góc ở đáy là bằng nhau.

3. Một tam giác hoàn toàn được xác định bởi hai góc và cạnh kề với chúng.

4. Mỗi đường kính đều chia đôi đường tròn.

5. Góc nội tiếp nửa đường tròn là góc vuông.

6. Hai đường thẳng song song định ra trên hai đường giao nhau những
đoạn thẳng tỉ lệ.

Từ các định lý về đồng dạng Thales suy ra ứng dụng đề đo chiều cao của
Kim Tự Tháp Ai Cập: đợi đến lúc bóng của cái gậy dài bằng chính cái gậy thì đo
bóng Kim Tự Tháp…

Sau đó đến thời đại của Pythagoras (thế kỷ 6 t.CN). Ông là người sáng lập
ra trường phái khoa học đầu tiên. Trong trường học ấy những ứng dụng thực tế
có vai trò thứ yếu.

Eudemus ở đảo Rhodes (thế kỷ 4 t.CN) – nhà lịch sử toán học cổ Hy Lạp
đã nói về Pythagoras như sau:

“Pythagoras đã chuyển hình học thành một khoa học thực


sự, bằng cách xem xét cơ sở lý thuyết của nó về mặt trí tuệ

28
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

hơn là về mặt vật chất”. Ngoài định lý mang tên ông người
ta còn cho rằng Pythagoras còn thu được những kết quả tuyệt
diệu khác nữa. Trong số đó có:

1. Định lý về tổng các góc trong của một tam giác.

2. Định lý về phủ, tức là chia mặt phẳng thành các đa giác đều (tam giác
đều, hình vuông và các lục giác đều).

3. Phương pháp giải bài toán: dựng đa giác có diện tích cho trước và đồng
dạng với một đa giác khác.

Sư phát triển hình học ở thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên gắn liền với tên
tuổi của Democritus và trường phái nguyên tử do ông lãnh đạo. Chính Democritus
đã nêu lên một cách mộc mạc nhất rằng vạn vật muôn màu muôn vẻ nhưng tất cả
chúng đều được cấu tạo từ những phần tử nhỏ nhất gọi là nguyên tử và không thể
chia cắt được nữa. Những quan điểm nguyên tử của Democritus được phổ biến
ngay vảo toán học và là nguồn gốc của khái niệm vô cùng bé sẽ nói đến trong
chương 5.

Dựa trên quan điểm nguyên tử về cấu tạo các hình hình học, Democritus đã
chứng minh rằng thể tích hình chóp bằng một phần ba thể tích hình lăng trụ và thể
tích hình nón bằng một phần ba thể tích hình trụ có cùng đáy và chiều cao.

Dần dần hình học trở thành một khoa học suy diễn, tức là một khoa học mà
trong đó phần lớn các sự kiện (kết quả) đều được xác lập bằng con đường kết luận
– chứng minh.

Đỉnh cao của hình học Hy Lạp cổ đại là bộ sách “Các nguyên lý” của Euclid
(thế kỷ 3 t.CN), trong đó trình bày các tính chất của hình bình hành và hình thang,
sự đồng dạng của các đa giác, định lý Pythagoras…

Với bộ sách này Euclid được các thế hệ mai sau tôn là “thủy tổ” của phương
pháp xây dựng lý thuyết toán học bằng tiên đề.

29
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Euclid đã tổng kết sự phát triển của hình học và xây dựng nó theo con đường
suy diễn. “Các nguyên lý” của Euclid là một trong những cuốn sách ngoạn mục
nhất trong lịch sử loài người. Nhà vật lý lỗi lạc Allbert Einstein (1879 – 1955) đã
nói về cuốn sách đó như sau:

“Sáng tạo kì lạ đó của tư duy làm cho con người tự tin vào chính mình, đó
là điều cần thiết cho các hoạt động tiếp theo”.

Quan điểm và cách làm của Euclid có thể phỏng chừng như sau. Nếu lấy một
địn lý nào đó để xét thì có thể lần ngược lại để biết được những định lý nòa đã
chứng minh trước đó được sử dụng để rút ra định lý đã lấy. Đến lượt mình, đối
với các định lý này người ta có thể tách ra những định lý đơn giản hơn mà từ đó
định lý được rút ra… Rốt cuộc người ta thu được một danh sách nào đó những
điều khẳng định đơn giản tự nó hiển nhiên (các tiên đề) mà thứ nhất, nó cho phép
chứng minh mọi định lý hình học bằng quá trình ngược lại và thứ hai, chúng đơn
giản đến mức mà không náy sinh vấn đề gì sự cần thiết phải dẫn ra chúng.

Danh sách các tiên đề mà Euclid đã chọn là khá thành công. Tuy nhiên, danh
sách này còn chưa đủ: nó còn thiếu các tiên đề về thứ tự, tiên đề về dời hình và
tiên đề về liên tục. Nhiều thế hệ các nhà toán học đã cố gắng cải tiến danh sách
các tiên đề của Euclid về hình học, trong đó nhà bác học vĩ đại Archimedes có vai
trò rất lớn. Chính Archimedes đã phát biểu tiên đề liên quan đến việc đo các đại
lượng hình học (gọi là tiên đề Archimedes) – mở đầu của lý thuyết về đo (đo diện
tích và thể tích các hình phẳng và không gian). Ông cũng là người tìm được ước
lượng số 𝜋 nhờ bất đẳng thức kép

10 1
3 <𝜋<3 .
71 7

Ông đã tìm ra diện tích hình viên phân parabol, thể tích hình trụ, hình cầu và
elipsoid tròn xoay. Ông tìm diện tích và thể tích theo cách của trường phái nguyên
tử: phân tích những hình phẳng thành những đường thẳng và có thể thành những

30
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

lớp rất mỏng. từ các nguồn tài liệu Ả Rập, người ta còn cho rằng công thức Heron
quen thuộc (về tính diện tích hình tam giác theo độ dài các cạnh) cũng là của
Archimedes.

Nếu phép tính diện tích và thể tích của Archimedes có thể xem là mầm mống
xa xưa của phép tính tích phân thì Apollonius – người cùng thời với Archimedes
– phải được xem là bậc tiền bối của hình học giải tích. Ông là người xây dựng nên
lý thuyết các đường conic. Các công trình nổi tiếng của ông là “Các thiết diện
conic” gồm 8 tập còn truyền được đến chúng ta 7 tập, tập thứ 8 bị thất lạc. Các
nhà toán học Herom, Pappus, Melenaus sống vào đầu kỷ nguyên chúng ta cũng để
lại các tác phẩm quan trọng về hình học sơ cấp như “Metric” và “Hình học” của
Heron, “Tuyển tập toán học” của Pappus,… Chẳng hạn các định lý Guldin thứ
nhất (về diện tích mặt tròn xoay) và định lý Gudin thứ hai (về thể tích vật tròn
xoay) đã được Pappus trình bày trong “Tuyển tập” này.

Cho đến đầu thế kỷ 15 ở Châu Âu tư duy toán học bắt đầu thức tỉnh sau đêm
dài Trung Cổ. Điều đó có liên quan tới những nguyên nhân chung nảy sinh thời
đại Phục hưng – chủ trương phục hưng tinh thần và hình thức văn hóa – văn nghệ
cổ đại Hy Lạp và La Mã. Họ dịch, rồi lĩnh hội, bình luận các tác phẩm của Euclid,
Archimedes, Apollonius.

Từ thế kỷ 17 cũng đã diễn ra sự phát triển mới của Hình học sơ cấp. Nó được
bổ sung thêm lý thuyết đã từng một thời nổi lên ở Hy Lạp cổ đại về các phép biến
hình đơn giản, được phát triển lý thuyết về các phép dựng hình, lý thuyết các đa
diện và những lĩnh vực khác của hình học sơ cấp.

Công việc tiên đề hóa hình học Euclid đến tận cuối thế kỷ 19 mới được hoàn
thiện bởi nhà toán học lỗi lạc Đức D. Hilbert. Trong cuốn sách “Cơ sở hình học”
(1899) của mình xuất bản năm 1899 Hilbert đã đưa ra danh sách đầy đủ các tiên
đề của hình học Euclid (bao gồm 20 tiên đề) và ông cũng đã chứng minh hệ tiên
đề đó là phi mâu thuẫn.

31
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

3.3.2 Hệ tiên đề hình học Euclid

3.3.2.1 Một số khái niệm

Các khái niệm cơ bản của hình học (điểm, đường thẳng và mặt phẳng) thuộc
vào số những khái niệm xuất phát (sơ khai). Các khái niệm này có thể mô tả được
nhưng mọi ý đồ đưa ra định nghĩa mỗi khái niệm đó đều tất yếu dẫn đến khái niệm
được định nghĩa bởi khái niệm tương đương.

Ta nhắc lại: một tiên đề trong hình học là một mệnh đề cơ bản, nguyên lý tự
hiển nhiên (không cần chứng minh) là xuất phát điểm để xây dựng một lý thuyết
hình học nào đó. Mỗi hệ tiên đề cần thỏa mãn các yêu cầu: tính phi mâu thuẫn,
nghĩa là từ hệ đó không thể suy ra hai mệnh đề phủ định lẫn nhau; tính độc lập
nghĩa là mỗi tiên đề của hệ không thể suy ra được từ các tiên đề khác của cùng hệ
đó; tính đầy đủ có thể hiểu nôm na là hệ đó không thừa và cũng không thiếu, tức
là từ hệ đó có thể rút ra bất cứ định lý nào.

Phương pháp tiên đề (phương pháp suy diễn) là phương pháp logic để xây
dựng lý thuyết toán học mà trong đó người ta lấy một hệ tiên đề nào đó làm cơ sở
và mọi đinh lý đều thu được như là hệ quả logic của các tiên đề.

Trong toán học phương pháp tiên đề được nảy sinh trong các công trình của
các nhà hình học cổ Hy Lạp. Cho đến tận thế kỷ 19 một mẫu mực tuyệt vời trong
việc áp dụng phương pháp tiên đề là hệ thống hình học Euclid.

Đó là lý thuyết hình học dựa trên hệ tiên đề được trình bày trong bộ “Các
nguyên lý” của Euclid. Trong hệ thống của Euclid người ta đã trình bày một cách
đủ rõ ràng ý niệm rút ra bằng con đường suy diễn tòn bộ nội dung cơ bản của lý
thuyết hình học từ một số không lớn nào đó các mệnh đề - tiên đề mà tính chân lý
của chúng là hiển nhiên một cách thuyết phục.

32
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Trong những lần xuất bản khác nhau hệ thống của Euclid trong bộ “Các
nguyên lý” đã được thay đổi bà bổ sung để lấp những lỗ hổng như: không có những
tiên đề thứ tự, không có tiên đề về liên tục và tiên đề dời hình.

Việc hoàn thiện tiên đề hình học đã tiếp diễn cho đến tận cuối thể kỷ 19 trong
các công trình của Moritz Pasch (1843 – 1930) (1882), của G. Peano (1889) và
Mario Pieri (1860 – 1913) (1899) và hệ tiên đề được phổ biến nhất là của D.
Hilbert (1899).

3.3.2.2 Hệ tiên đề của Euclid trong bộ “Các nguyên lý”

Nền tảng của bộ “Các nguyên lý” là các định nghĩa, định đề và tiên đề.

Các định nghĩa của Euclid là kết quả của sự tiến hóa nhiều thế kỷ của hoạt
động trừu tượng hóa của con người mà khởi đầu là các dân tộc Ai Cập và Babylon
cổ đại.

Định đề của Euclid là những đòi hỏi luôn luôn thực hiện được “một cách lý
tưởng” một số những phép dựng sơ cấp mà phép dựng các hình hình học nghiên
cứu trong “Các nguyên lý” đều quy được về những xích hữu hạn các phép dựng
hình đó.

Các định đề ở dạng nguyên sơ của Euclid là như sau:

Các định đề (chữ Euclid dùng: các đòi hỏi): “Giả sử:

1. Rằng từ một điểm bất kì đến một điểm bất kì có thể vẽ một
đường thẳng.

2. Và rằng đường thẳng bị giới hạn (có thể) kéo dài liên tục
thành một đường thẳng.

3. Và rằng từ một điểm bất kì với bán kính bất kì (có thể) vẽ
một đường tròn.

33
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

4.Và rằng mọi góc vuông đều bằng nhau.

5. Và nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng khác tạo thành
hai góc trong cùng phía có tổng bé hơn hai góc vuông thi hai
được thẳng này sẽ kéo dài về phía hai góc ấy đến một lúc nào
đó sẽ cắt nhau.

Các tiên đề của Euclid là những mô tả các tính chất của những đại lượng
bất kì. Aristotle giải thích rằng: các tiên đề là những chân lý “tổng quát tột
bậc” và việc phủ định nó là “không thể”. Trong quyển 1 bộ “Các nguyên lý”
Euclid đưa vào chín tiên đề:

1. Hai lượng cùng bằng một lượng thứ ba thì bằng nhau.

2. Và nếu thêm những lượng bằng nhau vào những lượng bằng
nhau thì được những lượng bằng nhau.

3. Và nếu bớt những lượng bằng nhau từ những lượng bằng nhau
thì được những lượng bằng nhau.

4. Và nếu thêm những lượng bằng nhau vào những lượng không
bằng nhau thì được những lượng không bằng nhau.

5. Và các gấp đôi những lượng bằng nhau thì bằng nhau.

6. Và các phần nửa của những lượng bằng nhau thì bằng nhau.

7. Và chống khít lên nhau thì bằng nhau.

8. Và toàn thể lớn hơn bộ phận.

9. Và hai đường thẳng không thể chứa không gian.

Trước cuối thế kỷ 19 hệ định đề và tiên đề của Euclid về hình học được
trình bày trong sách giáo khoa ở dạng gọn hơn sau khi lược bớt các tiên đề
IV, V, VI và IX. Hệ tiên đề còn lại gồm năm định đề và năm tiên đề.

34
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Trong bộ “Các nguyên lý” người ta sử dụng hai thuật ngữ “định đề” và
“tiên đề” nhưng thật ra ý nghĩa thì như nhau. Do đó trong các mục 3.3.2.3
và 3.3.2.4 ta sẽ dùng thuật ngữ tiên đề theo thông lệ ngày nay. Mục 3.3.2.5
dành đề bàn về lịch sử nên ta sẽ dùng hai thuật ngữ thông dụng của Bộ sách
của Euclid, còn lý do tại sao Euclid lại gọi những mệnh đề này là tiên đề,
những mệnh đề kia là định đề thì vẫn chưa rõ.

3.3.2.3 Hệ tiên đề Hilbert của hình học Euclid

Ảnh hưởng của bộ “Các nguyên lý” đối với sự phát triển của toán học
lớn hơn bất cứ một cuốn sách nào.

Tuy nhiên, về sau các nhà toán học bắt đầu nhận thức được rằng tuy
công trình của Euclid mang một vẻ đẹp thực sự về tính sư phạm và cấu trúc
luận lí, nhưng nó vẫn còn một số thiếu sót cần chỉnh sửa.

Vào năm 1868 khi mà hình học Lobachevsky đã hoàn toàn được thừa
nhận thì vấn đề về kết cấu logic của hệ tiên đề Euclid lại được đặt ra. Từ đó
việc nghiên cứu cơ sở hình học trở thành vấn đề mà các nhà toán học lớn
thời bấy giờ băn khoăn mong muốn một sự hoàn mĩ mà trước hết là cần chỉnh
lí bổ sung cho hệ tiên đề hình học Euclid.

Năm 1899 xuất bản cuốn “Cơ sở hình học” của D. Hilbert. Một năm
trước những sinh viên của D. Hilbert đã từng nghĩ rằng họ được nghe ông
giảng về “Các trường số đại số” mà thôi. Nay họ rất đỗi ngạc nhiên trước
thành công mà cuốn sách hình học này mang lại cho ông. Cuốn sách hết sức
tinh tế này là kết quả của các bài giảng hình học mà họ được nghe chính D.
Hilbert giảng cách đây không lâu trong học kỳ đông 1898 – 1899 theo một
thông báo lịch học mà họ rất bất ngờ.

35
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Trong tác phẩm của mình D. Hilbert đưaa ra một hệ tiên đề đầy đủ của
hình học Euclid. Đó là một danh sách những mệnh đề căn bản mà dựa trên
nó ta có thể dùng suy diễn luận lí để có toàn bộ nội dung hình học sơ cấp.

Không như trong bộ “Các nguyên lý” của Euclid, ở đây D. Hilbert
không mô tả tất cả các đối tượng. Ông mở đầu tác phẩm của mình bằng câu
“Chúng ta hãy hình dung ba hệ thống đối tượng mà chúng ta sẽ gọi là điểm,
đường thẳng, mặt phẳng”. Và Hilbert giả thiết có ba tập hợp các đối tượng,
các đối tượng của tập hợp thứ nhất gọi là điểm, các đối tượng của tập hợp
thứ hai gọi là đường thẳng và các đối tượng của tập hợp thứ ba sẽ gọi là các
mặt phẳng. Tập hợp tất cả các điểm, đường thẳng và mặt phẳng gọi là không
gian.

Các nhóm đối tượng đó phải thỏa mãn một số điều kiện hoàn toàn xác
định. Đó là các điều kiện:

1. Các đối tượng là điểm, đường thẳng và mặt phẳng và cả


giữa một số tập hợp các đối tượng đó (đoạn thẳng, góc) phải
ở trong những mối tương quan với nhau được biểu hiện bởi
các thuật ngữ “thuộc”, “nằm giữa” và “toàn đẳng”.

2. Các tương quan đó phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ra
trong các tiên đề.

Các đối tượng nói đến trong các tiên đề hoàn toàn không nhất thiết phải
có một bản tính riêng biết nào đó và chẳng hạn như một hình thù bề ngoài
nhất định nào đó. Các tương quan giữa các đối tượng này cũng không nhất
thiết phải có một đặc tính nào. Điều đó có nghĩa là bản tính của các đối tượng
và các tương quan giữa các đối tượng đó thì tùy ý tưởng tượng ra sao cũng
được miễn là thỏa mãn được các yêu cầu nêu ra trong hệ tiên đề. Khi nói về
việc xây dựng cơ sở hình học (bằng tiên đề) các nhà viết lịch sử hình học
hay nhắc đến ý kiến của D. Hilbert. Đó là nhận xét vui của D. Hilbert trong

36
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

lúc chuyện trò với người đồng hành tại ga Berlin trên chuyến tàu về
Kö nisgberg.

“Cần phải tìm cách đạt được điều là trong hình học việc nói về các đối
tượng điểm, đường thẳng và việc nói về những cái bàn, cái ghế và những
cốc bia là có ý nghĩa như nhau”.

Câu nói đùa này cũng hàm chứa nội dung cơ bản của các bài giảng mà
ông dự định giảng và chằng bao lâu sau đó “Cơ sở hình học” ra đời.

Trong lần xuất bản đầu tiên của “Cơ sở hình học” D. Hilbert đã nêu ra
một hệ tiên đề đảm bảo các tính chất: phi mâu thuẫn, độc lập và đầy đủ, gồm
hai mươi tiên đề được chia thành năm nhóm:

Nhóm I có tám tiên đề và liên thuộc.

Nhóm II có bốn tiên đề về thứ tự.

Nhóm III có năm tiên đề về toàn đẳng.

Nhóm IV có hai tiên đề về liên tục.

Nhóm V có một tiên đề về song song.

Nhóm I. Các tiên đề về liên thuộc: 𝐼1 − 𝐼8 .

𝐼1 . Với bất cứ hai điểm 𝐴, 𝐵 nào cũng tồn tại một đường thẳng 𝑎 mà cả hai
điểm ấy đều thuộc 𝑎.

𝐼2 . Với bất cứ hai điểm 𝐴, 𝐵 khác nhau nào cũng tồn tại không quá một đường
thẳng mà các điểm này thuộc đường thẳng ấy.

𝐼3 . Có ít nhất hai điểm thuộc mỗi đường thẳng. Tồn tại ít nhất ba điểm không
thuộc một đường thẳng.

37
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

𝐼4 . Với bất cứ ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 nào không cùng thuộc một đường thẳng đều
tồn tại một mặt phẳng (𝑃) mà cả ba điểm đó đều thuộc (𝑃). Mỗi mặt phẳng
có ít nhất một điểm thuộc nó.

𝐼5 . Với bất cứ ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶 nào không cùng thuộc một đường thẳng tồn
tại không quá một mặt phẳng mà các điểm này đều thuộc mặt phẳng đó.

𝐼6 . Nếu hai điểm khác nhau 𝐴, 𝐵 thuộc đường thẳng 𝑎 là thuộc mặt phẳng
(𝑃) nào đó thì mọi điểm thuộc đường thẳng 𝑎 đều thuộc mặt phẳng đã chỉ
ra.

𝐼7 . Nếu tồn tại một điểm 𝐴 thuộc hai mặt phẳng (𝑃) và (𝑄) thì tồn tại ít nhất
một điểm 𝐵 nữa cũng thuộc các mặt phẳng này.

𝐼8 . Tồn tại ít nhất bốn điểm không thuộc một mặt phẳng.

Nhóm II. Các tiên đề thứ tự 𝐼𝐼1 − 𝐼𝐼4

𝐼𝐼1 . Nếu điểm 𝐵 của đường thẳng 𝑎 nàm giữa các điểm 𝐴 và 𝐶 của chính
đường thẳng đó thì 𝐴, 𝐵 và 𝐶 là những điểm khác nhau của đường thẳng 𝑎,
đồng thời điểm 𝐵 cũng nằm giữa 𝐶 và 𝐴.

𝐼𝐼2 . Với bất cứ hai điểm khác nhau 𝐴 và 𝐶 nào, trên đường thẳng xác định
được bởi hai điểm ấy tồn tại ít nhất một điểm 𝐵 sao cho 𝐶 nằm giữa 𝐴 và 𝐵.

𝐼𝐼3 . Trong số ba điểm khác nhau bất kì của một đường thẳng tồn tại không
quá một điểm nằm giữa hai điểm kia.

𝐼𝐼4 . (Tiên đề Pasch). Nếu:

(1) 𝐴, 𝐵, 𝐶 là ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng;

(2) 𝑎 là đường thẳng nào đó trong mặt phẳng xác định bởi các điểm
ấy và không đi qua bất cứ điểm nào trong ba điểm đó nhưng đi qua
một điểm nào đó của đoạn thẳng 𝐴𝐵 thì đường thẳng 𝑎 hoặc đi qua

38
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

một điểm nào đó của đoạn 𝐴𝐶, hoặc qua một điểm nào đó của đoạn
𝐵𝐶.

Nhóm III. Các tiên đề về toàn đẳng: 𝐼𝐼𝐼1 − 𝐼𝐼𝐼5

𝐼𝐼𝐼1 . Nếu 𝐴 và 𝐵 là hai điểm trên đường thẳng 𝑎, 𝐴′ là điểm trên chính
đường thẳng đó hoặc trên đường thẳng 𝑎′ đối với điểm 𝐴′ tìm được
một và chỉ một điểm 𝐵′ sao cho đoạn 𝐴′ 𝐵′ toàn đẳng với đoạn 𝐴𝐵.
Mỗi đoạn thẳng 𝐴𝐵 đều toàn đẳng với chính nó, tức là luôn luôn có
𝐴𝐵 ≡ 𝐴𝐵 và 𝐴𝐵 ≡ 𝐵𝐴.

𝐼𝐼𝐼2 . Nếu các đoạn thẳng 𝐴′𝐵′ và 𝐴′′𝐵′′ cùng toàn đẳng với đoạn 𝐴𝐵
thì chúng toàn đẳng với nhau.

𝐼𝐼𝐼3 . Giả sử (1) 𝐴𝐵 và 𝐵𝐶 là hai đoạn thẳng trên đường thẳng 𝑎 với 𝐵
ở giữa 𝐴 và 𝐶; (2) A’B’ và 𝐵’𝐶’ là hai đoạn thẳng trên đường thẳng
𝑎’ với 𝐵’ ở giữa 𝐴’ và 𝐶’. Khi đó nếu đoạn 𝐴𝐵 toàn đẳng với đoạn 𝐴’𝐵’,
còn đoạn 𝐵𝐶 toàn đẳng với đoạn 𝐵’𝐶’ thì đoạn 𝐴𝐶 toàn đẳng với đoạn
𝐴’𝐶’.

𝐼𝐼𝐼4 . Mọi góc đều có thể đặt với một kết quả duy nhất vào trong một
mặt phẳng cho trước sao cho nó nhận một tia cho trước làm cạnh và
nó nằm về phía cho trước của cạnh đó.

𝐼𝐼𝐼5 . Giả sử 𝐴, 𝐵 và 𝐶 là ba điểm không cùng nằm trên một đường


thẳng. 𝐴’, 𝐵’ và 𝐶’ là ba điểm khác cũng không nằm trên một đường
thẳng. Khi đó, nếu đoạn 𝐴𝐵 toàn đẳng với đoạn 𝐴’𝐵’, đoạn 𝐴𝐶 toàn
đẳng với đoạn 𝐴’𝐶’ và góc 𝐵𝐴𝐶 ̂ thì 𝐴𝐵𝐶
̂ toàn đẳng với góc 𝐵′𝐴′𝐶′ ̂
̂ và 𝐴𝐶𝐵
toàn đẳng với góc 𝐴′𝐵′𝐶′ ̂ .
̂ toàn đẳng với 𝐴′𝐶′𝐵′

Nhóm IV. Các tiên đề về liên tục: 𝐼𝑉1 − 𝐼𝑉2

39
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

𝐼𝑉1 . (Tiên đề về đo, hay tiên đề Archimedes). Giả sử 𝐴𝐵 và 𝐶𝐷 là hai


đoạn thẳng tùy ý. Khi đó trên đường thẳng xác định bởi các điểm 𝐴
và 𝐵 tồn tại một số hữu hạn điểm 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 phân bố sao cho điểm
𝐴1 nằm giữa 𝐴 và 𝐴2 ; điểm 𝐴2 nằm giữa 𝐴1 và 𝐴3 ,…; điểm 𝐴𝑛−1 nằm
giữa 𝐴𝑛−2 và 𝐴𝑛 , đồng thời các đoạn thẳng 𝐴𝐴1 , 𝐴1 𝐴2 , … , 𝐴𝑛−1 𝐴𝑛 là
toàn đẳng với đoạn thẳng 𝐶𝐷 và điểm 𝐵 nằm giữa 𝐴 và 𝐴𝑛 .

𝐼𝑉2 . (Tiên đề Cantor). Nếu trên một đường thẳng 𝑎 có một dãy vô hạn
các đoạn thẳng 𝐴1 𝐵1 , 𝐴2 𝐵2 , … , 𝐴𝑛 𝐵𝑛 , … trong đó đoạn sau nằm trong
đoạn trước và nếu không tồn tại bất cứ đoạn thẳng nào nằm trong tất
cả mọi đoạn thẳng này thì đường thẳng 𝑎 tồn tại duy nhất một điểm 𝜁
thuộc mọi đoạn 𝐴1 𝐵1 , 𝐴2 𝐵2 , …

Nhóm V. Tiên đề song song: V

V. Giả sử 𝑎 là đường thẳng tùy ý và 𝐴 là điểm nằm ngoài đường thẳng


𝑎. Khi đó trong mặt phẳng (𝑃) xác định bởi điểm 𝐴 và đường thẳng
𝑎 tồn tại không quá một đường thẳng qua 𝐴 và không cắt 𝑎.

Về cơ bản, công trình của D. Hilbert đánh dấu sự hoàn tất quá trình
nghiên cứu nhiều thế kỷ về vấn đề căn cứ - cơ sở của hình học sơ cấp. Nó
được người đương thời đánh giá cao (đó là văn bản toán học bán chạy nhất)
và được tặng giải thưởng mang tên Lobachevsky năm 1903.

Vào tháng 12 năm 1941, trước sinh nhật lần thứ 80 của D. Hilbert không
lâu, viện hàn lâm khoa học Berlin đã thông qua quyết định về tổ chức buổi lễ
tặng thưởng một cách đặt biệt công trình khoa học có ảnh hưởng lớn nhất đối
với sự tiến bộ của toán học trong số các công trình quan trọng nhất của
Hilbert. Công trình được vinh danh đó là cuốn sách nhỏ dày 92 trang về Cơ
sở hình học.

40
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Chính vào cái ngày khi ở Viện hàn lâm người ta thông qua quyết định
đó thì Hilbert bị ngã trên đường phố Gö ttingen và bị gãy tay. Ông mất ngày
14.2.1943 sau hơn một năm cầm cự với những biến chứng sau sự cố bất hạnh
xảy ra!

3.3.2.4 Hệ tiên đề hình học Euclid thường dùng

Ngày nay hệ tiên đề hình học Euclid (hình sơ cấp) thường dùng gồm 16
tiên đề chia thành năm nhóm với

1. Các đối tượng cơ bản (không định nghĩa được) là điểm,


đường thẳng, mặt phẳng;

2. và ba dạng quan hệ cơ bản giữa chúng biểu thị bởi các từ


“thuộc”, “ở giữa”, “dời hình”.

Các đối tượng cơ bản và các quan hệ cơ bản này phải thỏa mãn năm
nhóm điều kiện nêu ra trong một loạt mệnh đề gọi là tiên đề.

Nhóm I: Các tiên đề liên thuộc, gồm 6 tiên đề

I1 . Qua hai điểm có thể kẻ đường một được thẳng và chỉ một mà thôi.

I2 . Trên mỗi đường thẳng đều có ít nhất hai điểm. Tồn tại ít nhất ba
điểm không cùng nằm trên một đường thẳng.

I3 . Qua ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng có thể vẽ được
một mặt phẳng và chỉ một mà thôi.

I4 . Trên mỗi mặt phẳng đều có ít nhất ba điểm và tồn tại ít nhất bốn
điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng.

I5 . Nếu hai điểm của đường thẳng nằm trên mặt phẳng đã cho thì cả
đường thẳng nằm trên mặt phẳng ấy.

I6 . Nếu hai mặt phẳng có điểm chung thì chúng còn có thêm một điểm
chung nữa (và do đó có cả một đường thẳng chung).
41
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Nhóm II: Các tiên đề về thứ tự, gồm 4 tiên đề

II1 . Nếu điểm 𝐵 nằm giữa 𝐴 và 𝐶 thì cả ba điểm cùng nằm trên một
đường thẳng.

II2 . Với mọi điểm 𝐴, 𝐵 đều tồn tại điểm 𝐶 sao cho 𝐵 nằm giữa 𝐴 và 𝐶.

II3 . Trong ba điểm thuộc một đường thẳng chỉ có một điểm nằm giữa
hai điểm kia.

II4 . Tiên đề Pasch: Nếu đường thẳng l cắt một cạnh của tam giác
(h.3.11) thì nó phải cắt thêm một cạnh khác hoặc đi qua đỉnh của
tam giác (đoạn thẳng 𝐴𝐵 được định nghĩa như là tập hợp các điểm
nằm giữa 𝐴 và 𝐵, các cạnh của tam giác được định nghĩa tương
tự).

Nhóm III: Các tiên đề về dời hình gồm 3 tiên đề.

III1 . Phép dời hình đặt tương ứng điểm với điểm, đường thẳng với
đường thẳng, mặt phẳng với mặt phẳng trong khi bảo toàn tính liên
thuộc của các điểm trên đường thẳng và mặt phẳng.

III2 . Hai phép dời hình liên tiếp lại cho một phép dời hình và mọi phép
dời hình đều có phép dời hình ngượi lại.

III3 . Nếu cho trước các điểm 𝐴, 𝐵 và các nửa mặt phẳng 𝛼, 𝛽 giới hạn
bởi các đường thẳng 𝑎, 𝑏 kéo dài xuất phát từ các điểm 𝐴, 𝐵 thì tồn

42
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

tại phép dời hình duy nhất (h.3.12) biến 𝐴, 𝑎, 𝛼 tương ứng thành
𝐵, 𝑏, 𝛽 (nửa đường thẳng và nửa mặt phẳng được định nghĩa trên
cơ sở các khái niệm kết hợp và thứ tự).

Nhóm IV: Các tiên đề liên tục: gồm 2 tiên đề.

IV1 . (Tiên đề Archimedes). Mọi đoạn thẳng 𝐴𝐵 đều có thể phủ bằng
cách đặt đoạn thẳng nhỏ hơn 𝐶𝐷 đủ một số lần cần thiết (trên hình
3.13: 𝐴𝐴1 = 𝐴1 𝐴2 = ⋯ = 𝐴𝑛 𝐴𝑛+1 = 𝐶𝐷) và phép đặt được thực
hiện nhờ phép dời hình.

IV2 . (Tiên đề Cantor). Giả sử trên đường thẳng 𝑎 bất kì nào đó cho
một dãy các đoạn thẳng

𝐴1 𝐵1 , 𝐴2 𝐵2 , … , 𝐴𝑛 𝐵𝑛 , …

sao cho mỗi đoạn đứng sau nằm bên trong đoạn đứng trước và giả sử
tiếp rằng dù cho trước một đoạn thẳng như thế nào đi nữa thì cũng tìm
được số hiệu 𝑛 để cho 𝐴𝑛 𝐵𝑛 bé hơn đoạn thẳng trước đó. Khi đó trên
đường thẳng 𝑎 tồn tại duy nhất một điểm 𝜁 thuộc mọi đoạn
𝐴1 𝐵1 , 𝐴2 𝐵2 , … (hình 3.14).

43
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Nhóm V: gồm một tiên đề song song

Qua một điểm cho trước nằm ngoài một đường thẳng cho trước, có
thể kẻ trên mặt phẳng không quá một đường thẳng không cắt đường
thẳng đã cho, tức là không quá một đường thẳng song song với đường
thẳng đã cho.

Trong hệ tiên đề vừa trình bày, nhóm III các tiên đề dời hình do nhà toán
học Đức Friedrich Schur (1856 – 1932) đưa ra vào đầu thế kỷ 20.

3.3.2.5 Đôi lời về hình học phi Euclid

Vấn đề chính trong việc hoàn thiện hệ tiên đề của Euclid trong Bộ “Các
nguyên lý” là tìm cách đưa hệ đó thành hệ có số tiên đề tối thiểu. Trong công
trình “Về các nguyên lý hình học” (1829) của mình, nhà toán học Nga N.
Lobachevsky viết:

“Các khái niệm đầu tiên mà bắt đầu từ đó một khoa học nào đó được xây
dựng phải rõ ràng và rút đến số tối thiểu. Chỉ như thế thì chúng mới làm cơ sở
chắc chắn và đầy đủ cho sự nghiên cứu.”

Con đường tự nhiên để giải quyết vấn đề về tính tối thiểu của hệ tiên đề là
một số tiên đề nào đó của hệ cần được rút ra khỏi hệ nếu tiên đề đó suy ra được
từ các tiên đề còn lại. Chính bằng cách đó mà người ta đã cắt bớt định đề 4 “mọi
góc vuông đều bằng nhau” ra khỏi hệ tiên đề Euclid.

Có thể cho rằng chính bản thân Euclid cũng đã cố chứng minh định đề V về
đường song song. Ta có thể nghi ngờ như vậy vì 28 định lý đầu tiên của tập 1 bộ

44
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

“Các nguyên lý” không dựa trên định đề V. Có lẽ Euclid cố trì hoãn việc áp dụng
định đề V chừng nào còn né tránh được việc sử dụng định đề đó.

Như trong chương 2 đã nói, vấn đề về định đề V hay vấn đề về lý thuyết


đường song song mà J. D’Alembert gọi đó là “chuyện om sòm trong hình học”
đã tồn tại từ thời Euclid. Nó thu hút sự quan tâm của các nhà toán học mọi thời
đại. Đó là một phần sống động của Lịch sử hình học sơ cấp nói riêng và của Hình
học nói chung. Có lẽ do tính không thật sự hiển nhiên và do định đề này được
ứng dụng rất chậm (mãi đến mệnh đề thứ 29 Euclid mới dùng đến và từ đấy về
sau tuyệt nhiên không dùng đến nữa) nên các nhà toán học mới chợt nghĩ rằng có
thể chứng minh để biến nó thành định lý. Những tìm tòi chứng minh này đã xuất
hiện từ Hy Lạp cổ đại đến giữa thế kỷ 19. Những cố gắng đó cũng đã được tiếp
tục ở phương Đông Trung Cổ, chẳng hạn Omar Khayyam ở thể kỷ 11 – 12, Naxir
ở thế kỷ 13.

Một trong những cách tiếp cận có nhiều hy vọng để chứng minh Định đề V
mà nhiều nhà hình học thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19 đã sử dụng là như sau.

Định đề thứ năm được thay bởi cái phủ định hoặc bởi một điều khẳng định
nào đó tương đương với cái phủ định. Dựa trên hệ định đề và tiên đề được thay
đổi bằng cách đó người ta chứng minh các mệnh đề có thể được rút ra một cách
logic từ hệ đó tương tự như được làm trong “Các nguyên lý”. Nếu đúng định đề
V suy ra được từ các định đề và tiên đề còn lại thì hệ các định đề và tiên đề được
thay đổi bởi cách đã chỉ ra là mâu thuẫn. Do vậy sớm muộn gì ta cũng đi đến hai
kết luận loại trừ nhau và như vậy định đề V được chứng minh.

Các nhà toán học thế kỷ 18 còn bị lôi cuốn nhiều hơn vào Lý thuyết các
đường song song sau khi J. D’Alembert xuất bản cuốn sách “Tổng quan về văn
học, lịch sử và triết học” (1759) trong đó ông chỉ ra rằng Lý thuyết đường song
song là một trong những vấn đề quan trọng nhất của Toán sơ cấp.

45
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Những nhà toán học thế kỷ 18 có những nghiên cứu nổi bật của Lý thuyết
đường song song có thể nếu là Giovanni Girolamo Saccheri (1667 – 1733) (1733)
– một thầy tu người Italia, giáo viên toán ở một số trường nhà dòng ở Milan,
Turin; J. Lambert (1766) – nhà toán học Thụy Sĩ và A. Legendre (1800) – nhà
toán học Pháp. Lịch sử các tìm tòi này chứng tỏ sự bền bỉ và tinh thần “tự phán”
của các nhà toán học thật là cao đẹp. Tuy nhiên mọi cố gắng đều không mang lại
kết quả như mong đợi.

Theo Viện sĩ Aleksei Pogorelow (1919 – 2002), sai lầm điển hình của phần
lớn các chứng minh định đề V đều là do sử dụng có ý thức hay không có ý thức
một điều khẳng định nào đó không được hàm chứa tường minh trong các định đề
và tiên đề còn lại và không rút ra được từ đó.

Trong tác phẩm “Lý thuyết về đường song song” (1786) được xuất bản sau
khi mất J. Lambert cho rằng:

“Chứng minh tiên đề V có thể dẫn đi rất xa, thậm chí gần như
chỉ còn đề lại những điều không đáng kể gì nữa. Nhưng chính
trong những điều ấy, phân tích kĩ ra lại chính là toàn bộ vấn
đề: hoặc là những mệnh đề chứng minh vòng quanh, hoặc là
một định đề khác tương đương với Đinh đề thứ V.”

Ẩn ý sâu xa trong mấy lời của J. Lambert là vấn đề rất lớn đối với cơ sở hình
học. Theo viện sĩ A. Pogorelov, trong số các nhà hình học thế kỷ 18 thì J. Lambert
là người đến gần lời giải đúng hơn tất cả trong vấn đề về định đề V.

Trong Lịch sử tìm tòi chứng minh định đề V, người thu được kết quả đầu
tiên sẽ là người dám công khai thách thức quyền uy của hai nghìn năm và quan
điểm của giáo hội đương thời cũng như tận dụng một cách tinh tế cách tiếp cận
về thành tựu đương thời ở thế kỷ 18 – 19.

Ngày 11.2.1826 tại trường Đại học tổng hợp Kazan ở nước Nga đã diễn ra
một sự kiện trọng đại trong lịch sử toán học thế giới. Trong ngày đó, trên diễn
46
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

đàn cuộc Hội nghị của Khoa Toán – Lý trường Đại học tổng hợp Kazan Giáo sư
N. Lobachevsky đã trình bày bản báo cáo nhan đề “Bản trình bày tóm tắt cơ sở
hình học với phép chứng minh chặt chẽ định lý về đường song song” và về sau
người ta lấy ngày đó là ngày ra đời của Hình học phi Euclid.

Tư tưởng xuất thần của bản báo cáo là: định đề V của Euclid về đường song
song độc lập với các định đề và tiên đề còn lại của hình học Euclid (tức là không
rút ra được từ đó) và do vậy có thể xây dựng một hình học khác cũng phi mâu
thuẫn như hình học Euclid nếu trong hình học Euclid thay định đề về đường song
song bằng cái phủ định của nó. Cụ thể là định đề Euclid về đường thẳng song
song:

“Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng có không quá một đường thẳng
cùng nằm trong mặt phẳng với đường thẳng đã cho và không cắt đường thẳng
ấy”(trong hình học Euclid các đường thẳng này được gọi là các đường thẳng song
song) được thay bởi định đề:

“Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng có ít nhất hai đường thẳng cùng
nằm trong mặt phẳng với đường thẳng đã cho và không cắt đường thẳng ấy”(chỉ
cần điều này xảy ra với một điểm cho trước và một đường thẳng cho trước).

Từ điển Bách khoa Toán học viết rằng “N. Lobachevsky đạt được vinh
quang bất tử nhờ ông đã sáng tạo ra hệ thống hình học mới – Hình học phi Euclid
mà tên gọi quen thuộc là Hình học Lobachevsky. Đó là bước ngoặt trong sự phát
triển tư duy toán học thế kỷ 19”.

N. Lobachevsky là nhà hình học đầu tiên nhưng không phải nhà hình học
duy nhất đi đến kết luận về sự tồn tại của một hình học khác bên cạnh hình học
Euclid.

Đến với kết luận về sự tồn tại hình học mới còn có C. Gauss. Những tư liệu
liên quan đến hình học phi Euclid cho thấy rằng C. Gauss đã đi đến ý nghĩ có khả
năng xây dựng một hình học phi Euclid bên cạnh hình học Euclid vào năm 1818.
47
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Nhưng ngại rằng những ý nghĩ đó sẽ không được người đời chấp nhận, do đó C.
Gauss không tiến hành nghiên cứu xa hơn và không công bố mà chỉ thông báo
ngầm với một số bạn bè gần gũi. Năm 1824, trong một bức thư gửi cho bạn ông
viết: “Tổng các góc trong hình tam giác nhỏ hơn hai góc vuông – giả thiết này
dẫn đến một thứ hình học đặc biệt hoàn toàn khác với thứ hình học của chúng ta.
Thứ hình học mới này cũng có một hệ thông chặt chẽ và phát triển nó, tôi được
những kết quả vô cùng thích thú”.

Ba năm sau khi công trình của N. Lobachevsky được xuất bản thành sách
(1829), độc lập và không hay biết gì về các nghiên cứu của N. Lobachevsky,
chàng sĩ quan danh giá, nhà toán học Hungary J. Bolyai công bố công trình của
mình năm 1832 dưới dạng một phụ lục (cho tập 1 của tác phẩm của cha ông cũng
là nhà toán học Hungary, bạn thân của C. Gauss). Phụ lục có tên gọi “Phụ lục,
trình bày lý thuyết đúng đắn tuyệt đối về không gian”, trong đó J. Bolyai trình
bày lý thuyết N. Lobachevsky nhưng dưới dạng ít phát triển hơn. Như vậy trong
hình học, tiên đề cuối cùng – tiên đề V về song song có vai trò rất cơ bản. Nó xác
định sự phân chia hình học thành hai hệ thống đều không mâu thuẫn về mặt logic
và loại trừ nhau: Hình học Euclid và Hình học phi Euclid.

Đối với cả hai thứ hình học này, bốn nhóm tiên đề đầu I – IV trong 3.3.2.3
và 3.3.2.4 đều thích hợp. Hệ thống các định lý rút ra từ bốn nhóm tiên đề đó
thường được gọi là Hình học tuyệt đối (thuật ngữ này do J. Bolyai dùng đầu tiên)
và đó là phần chung của Hình học Euclid lẫn Hình học phi Euclid. Từ đó

Các nhóm tiên đề I – IV +

Tiên đề song song = Hệ tiên đề Hình học Euclid


[ ]
Cái phủ định tiên đề song song = Hệ tiên đề hình học Lobachevsky-Bolyai

Để bạn đọc tiện hình dung, chúng tôi nêu ra dưới đây một bài mệnh đề có
tính chất tiêu biểu trong Hình học Euclid và những mệnh đề tương ứng trong Hình
học Lobachevsky.

48
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Hình học Euclid Hình học Lobachevsky


Tổng các góc trong một tam giác Tổng các góc trong của tam giác nhỏ
bằng hai góc vuông, tức là bằng 𝜋. hơn 𝜋 và có thể bé tùy ý.
Hai đường thẳng cùng vuông góc Trong mặt phẳng Lobachevsky hai
với đường thẳng thứ ba thì song đường thẳng cùng vuông góc với
song với nhau. đường thẳng thứ ba sẽ này càng xa
nhau nếu kéo dài hai đầu của chúng.
Khoảng cách giữa hai đường thẳng Khoảng cách giữa hai đường thẳng
song song bao giờ cũng bằng nhau song song càng gần nhau về phía
song song và càng xa nhau về phía
…… kia.
……

Vào năm 1868, bắt đầu từ công trình của E. Beltrami (Italia) “Thử lý giải
Hình học phi Euclid” thì Hình học Lobachevsky mới tìm thấy sự thừa nhận đầy
đủ và phổ biến rộng rãi.

Lúc này, cả N. Lobachevsky và J. Bolyai – những người lập được chiến công
lớn trong hình học nói riêng và toán học nói chung – đã lần lượt đi vào cõi vĩnh
hằng. N. Lobachevsky mất năm 1856, còn J. Bolyai mất sau đó bốn năm.

Năm 1896 tại thành phố Kazan của nước Nga – nơi mà N. Lobachevsky đã
khai sinh ra môn hình học mới – người ta đã dựng tượng đài để tưởng nhớ ông.
Người ta cũng đặt ra giải thưởng Quốc tế mang tên ông.

Tại Hungary, năm 1984 trên mộ của J. Bolyai người ta đã dựng một tấm bia
kỉ niệm bằng đá. Năm 1903 theo sáng kiến của Viện hàn lâm Khoa học Hungary
người ta đã tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bolyai và đặt ra giải thưởng
Quốc tế mang tên ông.

49
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Đặc biệt theo Quyết định của Hội đồng hòa bình thế giới người ta đã tổ chức
kỉ niêm 100 năm ngày mất (27.1.1860 – 27.1.1960) của J. Bolyai.

Tất cả những nghĩa cử trên đây đều dành để ghi nhớ chiến công trong khoa
học của hai nhà bác học N. Lobachevsky và J. Bolyai: họ đã đưa ra lời giải không
ai ngờ tới và cả thế giới toán học thời đó cũng chưa chuẩn bị để đón một chiến
công như thế.

Trong diễn văn chào mừng 100 năm ngày ra đời của Hình học phi Euclid
của N. Lobachevsky do trường Đại học Tổng hợp Kazan tổ chứ năm 1927, nhà
hình học người Nga Veniamin Kagan (1869 – 1953) viết:

“Học cách ví von của Silvester, người ta hay nói rằng N.


Lobachevsky là Copernicus (1473 – 1543) trong hình học.

Tôi dám mạnh dạn nói rằng sự so sánh đó đối với N. Lobachevsky
là không đủ rõ ràng. Phải chăng thực chất các tư tưởng của
Copernicus đã bất thần đến vậy? Phải chăng trong khoảng hai
nghìn năm trước đó Copernicus không được mách bảo điều gì từ
giáo lý của Aristarchus ở Samos?

Thế nhưng trong khoảng hai nghìn năm đó các ý niệm về hình học
phi Euclid thì chưa bao giờ xuất hiện…

Trên quảng trường trung tâm thành phố nhỏ Toruni của Ba Lan
người ta dựng tượng đài Copernicus với dòng chữ khắc “Người đã
giữ mặt trời lại và đẩy Trái đất quay”

Tôi dám mạnh dạn khẳng định rằng việc dừng mặt trời lại và đẩy
Trái đất quay dễ dàng hơn việc giảm tổng các góc trong tam giác;
dẫn các đường song song đến hội tụ hay làm cho hai đường vuông
góc với một đường thẳng thứ ba ngày càng xa nhau khi kéo dài hai
đầu chúng”.

50
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Hình học phi Euclid là một mẫu mực của một trong những phát minh cực kì
hiếm hoi trong Lịch sử toán học. Những bước tiến có ý nghĩa triết học như vậy
trong toán học trước khi xây dựng hình học phi Euclid chỉ có thể nêu được ba sự
kiện mà sự kiện đầu tiên là sự xuất hiện chính ý niệm toán học là một khoa học
suy diễn, tiếp đến là phát minh ra các đại lượng vô ước và sau cùng là phát minh
ra phép tính vi phân thế kỷ 17.

N. Lobachevsky hiểu một cách tinh tế và sâu sắc quan hệ giữa Hình học
Euclid và Hình học phi Euclid của ông: đứng về phương diện luận lý cả hai hình
học này đều phi mâu thuẫn. Thế nhưng các định lý của hình học Euclid phù hợp
với biểu tượng trực giác của chúng ta, còn các định lý của hình học phi Euclid thì
trái với sự tưởng tượng trực tiếp của chúng ta.

Do vậy, việc lý giải ý nghĩa hiện thực của hình học Lobachevsky phẳng và
không gian là ở chỗ cần tìm các mô hình những đối tượng mà trong đó có thể thể
hiện được các quy tắc minh họa hình học Lobachevsky.

Vào năm 1882, nhà toán học nổi tiếng H. Poincaré đã đưaa ra một mô hình
hình học Lobachevsky phẳng gọi là mô hình Poincaré. Đó là một trong những
cách thể hiện hình học Lobachevsky phẳng.

Trong mặt phẳng Euclid ta kẻ một đường thẳng 𝑥′𝑥 xác định hai nửa mặt
phẳng. Ta quy ước gọi một trong hai nửa đó là “nửa trên”.

Ta xét tập hợp các đối tượng gồm:

i) Mọi điểm của nửa mặt phẳng trên trừ ra các điểm của 𝑥′𝑥.

ii) Mọi nửa đường tròn với tâm nằm trên đường thẳng 𝑥′𝑥 và mọi nửa đường
thẳng vuông góc với 𝑥′𝑥.

51
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Các điểm của nửa mặt phẳng trên được gọi là các điểm phi Euclid, còn các
nửa đường tròn và nửa đường thẳng trong ii) được gọi là các đường thẳng phi
Euclid và để cho tiện ta coi các nửa đường thẳng đó như là nửa đường tròn với
bán kính lớn vô cùng.

Người ta đã chứng minh rằng các điểm và đường thẳng phi Euclid được xác
định như vậy là thỏa mãn mọi tiên đề phẳng của hình học Lobachevsky. Để làm
ví dụ, ta xét một số tiên đề ở các nhóm.

Tiên đề I1 nghiệm đúng vì qua hai điểm 𝐴, 𝐵 của nửa mặt phẳng trên bao
giờ cùng vẽ được một nửa đường tròn với tâm thuộc 𝑥′𝑥 hay nửa đường thẳng
(h.3.16). Do đó có thể nói rằng hai điểm phi Euclid xác định một đường thẳng.

Các hình 3.17 và 3.18 cũng chứng tỏ một cách rõ ràng các tiên đề nhóm II
cũng thỏa mãn.

52
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Để kiểm tra các nhóm tiên đề tiếp theo người ta cần làm rõ khái niệm đoạn
thẳng phi Euclid 𝐴𝐵 toàn đẳng với đoạn thẳng phi Euclid 𝐴′𝐵′, góc phi Euclid
toàn đẳng với góc phi Euclid nhờ khái niệm phép nghịch đảo (nét độc đáo của
mô hình Poincaré!) và từ đó người ta chứng minh được ràng các nhóm tiên đề III
và IV cũng thỏa mãn. Như vậy đối với mô hình Poincaré mọi nhóm tiên đề của
hình học tuyệt đối thỏa mãn.

Và chuyện gì xảy râ với tiên đề song song? Ta xét đường thẳng phi Euclid
𝑎 va điểm phi Euclid 𝑂 không thuộc 𝑎 (h.3.19). Câu hỏi đặt ra là có thể vẽ được
bao nhiêu đường thẳng phi Euclid đi qua 𝑂 và song song với 𝑎. Từ hình 3.19 ta
thấy đối với đường thẳng phi Euclid 𝑎, mọi đường thẳng phi Euclid qua 𝑂 có thể
phân thành ba lớp:

1) Các đường thẳng phi Euclid 𝑎′ cắt đường thẳng 𝑎.

2) Các đường thẳng phi Euclid 𝑎′′ không cắt đường thẳng 𝑎.

3) Các đường thẳng 𝐾𝐿 và 𝐾′𝐿′ là những đường thẳng “song song” với 𝑎.

53
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Như vậy, qua điểm phi Euclid 𝑂 không thuộc đường thẳng phi Euclid 𝑎 có
vô số đường thẳng phi Euclid khác nhau không cắt đường thẳng 𝑎 đã cho. Và như
vậy trong mô hình Poincaré tiên đề song song của Lobachevsky thỏa mãn. Điều
đó cũng có nghĩa là mô hình Poincaré là mô hình của hình học Lobachevsky
phẳng: trong đó mọi tiên đề của hình học này và mọi hệ quả của chúng đều thỏa
mãn.

Ta nêu ví dụ định lý về tổng các góc trong một tam giác. Trong hình học
Euclid: tổng các góc trong của tam giác là đại lượng không đổi và bằng hai góc
vuông. Ngược lại, trong hình học Lobachevsky tổng các góc trong của tam giác
bé hơn hai góc vuông và điều đó được chứng tỏ qua h.3.20.

Đặc biệt là tổng các góc trong của một tam giác trong hình học Lobachevsky
có thể bé tùy ý và thậm chí bằng không như được chứng tỏ trên hình 3.21.

54
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

Nhờ hình học Lobachevsky người ta cũng rút ra phương pháp độc đáo để
chứng minh một số định lý Euclid. Chẳng hạn như định lý Euclid sau đây: “Nếu
một tam giác có ba cạnh là ba cung tròn thuộc ba đường tròn có tâm thẳng hàng
thì tổng các góc trong tam giác đó bé hơn hai góc vuông.” Định lý này thu được
từ đinh lý tương ứng của hình học Lobachevsky nhờ mô hình Poincaré (hình
3.20).

Lý thuyết Lobachevsky và Bolyai rất giống nhau về nền tảng mặc dù các
công trình của họ khác nhau nhiều. Thật tuyệt vời là những tư tưởng lớn đã xuất
hiện không lệ thuộc Göttingen, Budapest hay Kazan và vào cùng một lúc sau thời
kỳ ấp ủ cả hai nghìn năm. Cũng thật tuyệt nữa là các tư tưởng này đã chín muồi
từng phần trên các vùng “địa lý rìa” của cái thế giới toán học phồn hoa đô hội.
Quả thật đôi khi các tư tưởng lớn lại được nảy sinh ở ngoài chứ không phải trong
một trường phái nào…

Hình học phi Euclid là thuật ngữ mà ông vua toán học C. Gauss dùng đầu
tiên. Hình học này như bị bỏ rơi hàng thập kỷ trời. Phần lớn các nhà toán học xem
thường nó triết học ngự trị của I. Kant từ chối nghiêm khác và không cho phép
họ thừa nhận hình học đó.

Nhà bác học tiên phong, người hiểu hoàn toàn và sâu sắc ý nghĩa của hình
học mới là B. Riemann. Trong bài giảng thử trước Hội đồng khoa học để được
công nhận chức vụ khoa học giáo sư, B. Riemann trình bày “Các giả thuyết trong

55
Chương 3: Lịch sử phát triển khái niệm hình 3.3 Hệ tiên đề hình học Euclid

cơ sở hình học” (1854). Bài giảng được trình bày gọn gàng, bỏ qua hầu hết các
chứng minh, chỉ nêu lên những tư tưởng quan trọng nhất. Lý thuyết này công
nhận không chỉ các dạng hình học phi Euclid đã tồn tại mà còn chấp nhận cả hình
học phi Euclid mới khác nữa mà Lịch sử toán gọi là Hình học Riemann.

Hình học này ra đời từ một lối suy nghĩ táo bạo của Riemann là: nếu chúng
ta thay đổi một cách thích đáng nội dung của tiên đề Euclid và giả sử rằng không
tồn tại những đường thẳng song song thì chúng ta sẽ nhận được một hệ tiên đề
mới cơ sở của một thứ hình học phi Euclid nữa. Hình học mới này gọi là Hình
học Riemann. Như vậy hình học Riemann thừa nhận hai đường thẳng nằm trên
một mặt phẳng bao giờ cũng cắt nhau. Bài giảng này chỉ được công bố sau khi B.
Riemann qua đời nam 1868, do R. Dedekind hiệu đính.

Trong hình học Lobachevsky, tổng các góc trong của một tam giác bé hơn
hai góc vuông. Trong hình học Riemann tổng các góc trong của một tam giác lớn
hơn hai góc vuông, còn trong hình học Euclid, tổng đó đúng bang hai góc vuông.

Diện tích của tam giác trong hình học Lobachevsky được biểu diễn bằng
công thức

𝑆 = 𝑅2 (𝜋 − 𝛼 − 𝛽 − 𝛾)

trong đó 𝛼, 𝛽, 𝛾 là các góc của tam giác, 𝑅 là một hằng số nào đó phụ thuộc cách
chọn đơn vị đo diện tích. Trong hình học Riamann diện tích của tam giác có dạng

𝑆 = 𝑅2 (𝛼 + 𝛽 + 𝛾 − 𝜋)

Trong hình học Euclid giữa diện tích của tam giác và tổng các góc của nó
không có sự phụ thuộc nào cả.

56
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.1 Mở đầu

Chương 4:

Cuộc khủng hoảng thứ nhất trong lịch sử toán học


– khủng hoảng toán học cổ Hy Lạp

4.1 MỞ ĐẦU
Vào thế kỷ thứ 6 – 4 trước công nguyên, Hy Lạp cổ đại là một tập đoàn quốc
gia ở khu vực nói tiếng Hy Lạp, nó không đơn thuần chỉ bán đảo Hy Lạp và nhiều
đảo lớn nhỏ trên biển Egiê (về mặt địa lý), mà còn chỉ các khu vực văn hóa Hy
Lạp vào thời cổ đại của người Hy Lạp.
Trong các quốc gia này, những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý,
đo lường, lịch pháp xuất hiện và phát triển. Các nhà viết Lịch sử khoa học, trong
đó có Lịch sử toán học đang còn phải trả lời câu hỏi: tại sao ở thế kỷ 5 trước CN
lại diễn ra sự phát triển nhảy vọt và sâu sắc về trí tuệ của nhân loại đến như vậy.
Đặc biệt, nền toán học cổ Hy Lạp là một ví dụ kinh điển về việc hình thành các
lý thuyết toán học và việc xây dựng toán học thành một khoa học. Điều đặc biệt
nữa là ngay từ bấy giờ ở Hy Lạp cổ đại đã hình thành các trường phái khoa học
tự nhiên, mà dẫn đầu là trường phái Ionia (Thế kỷ 7 – 6 trước công nguyên),
trường phái Pythagoras (thế kỷ 6 – 5) và trường phái Athen (nửa sau thế kỷ V).
Cống hiển của các trường phái ở Hy Lạp đối với sự phát triển khoa học của
nhân loại lớn đến mức mà theo lời Ph. Ăng – ghen thì:
“Khoa học tự nhiên lý thuyết buộc phải quay trở lại với người Hy Lạp nếu
nó muốn truy cứu lịch sử phát sinh và phát triển của những nguyên lý chung của
nó ngày nay.”
Chương này để trình bày nguyên nhân phát sinh và cách mà các nhà bác học Hy Lạp
vượt qua cuộc khủng hoảng lần thứ nhất (Thế kỷ 5) trong lịch sử phát triển toán học. Đó là
khủng hoảng về căn cứ của toán học cổ Hy Lạp xảy sau phát minh vĩ đại nhất mà người Hy
Lạp hoàn thành trước đó: phát minh ra các đoạn thẳng vô ước.

57
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.2 Nghịch lý và khủng hoảng

4.2 ĐÔI LỜI VỀ NGHỊCH LÝ VÀ KHỦNG HOẢNG

Trên con đường phát triển của mình, không ít lần toán học đối diện những
khó khăn nội tại to lớn mà để vượt qua chúng người ta phải mất hàng thế kỷ.
Thông thường đó là những khó khăn liên quan đến căn cứ của toán học.
Những khó khăn nảy ra trong quá trình xác lập căn cứ cho toán học có vai trò
quan trọng đặc biệt khi xuất hiện sự tất yếu phải cải tổ tận gốc các cơ sở và phương
pháp luận của mọi (hoặc một số) lý thuyết toán học. Trong những trường hợp như
vậy, người ta hay nói về một cuộc khủng hoảng căn cứ của toán học.
Những nguyên nhân lý thuyết của mọi khủng hoảng thường gắn liền với
những giai đoạn khi trong những phần then chốt của tri thức toán học người ta
phát hiện ra những mâu thuẫn không thể giải quyết được trong khuôn khổ của lý
thuyết toán học cũ. Cũng có khi xảy ra tình trạng là những mâu thuẫn đó có
nguyên nhân xuất phát từ chỗ có những bài toán mới không thể giải được về mặt
nguyên tắc nhờ các phương pháp cũ.
Từ đó ta có thể nói rằng, một mặt, mỗi cuộc khủng hoảng đều là kết quả của
sự chín muồi đối với giai đoạn phát triển trước đó của lý thuyết toán học; và mặt
khác nó cũng xác định giới hạn tối đa có thể áp dụng các lý thuyết đó.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến tác động lớn lao của các nghịch lý
logic lên quá trình phát triển toán học vì trong một lý thuyết mà chứa đựng nghịch
lý thì mọi mệnh đề đúng đắn cũng như sai lầm đều được chứng minh. Suy đến
cùng thì các nghịch lý trong toán học xuất hiện khi hai phán đoán loại trừ (mâu
thuẫn) lần nhau lại được chứng minh như nhau (chẳng hạn nghịch lý Zeno sau
đây hay nghịch lý Rusell về anh thợ cắt tóc. Những đặc tính loại trừ lẫn nhau đó
có thể là giữa cái hữu hạn và vô hạn, giữa cái rời rạc và liên tục (chẳng hạn giữa
số và hình) … Trong công trình “Cơ sở lý thuyết tập hợp” (M.1996) Adolf
Abrahama Fraenkel và Yehoshua Bar – Hillel (1915-1975) viết:

58
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.2 Nghịch lý và khủng hoảng

“Quá trình vượt qua vực sâu giữa lĩnh vực rời rạc và lĩnh vực liên hay giữa
số học và hình học là một trong những vấn đề (có thể là vấn đề chủ yếu) cơ bản
về căn cứ của toán học”.
Người ta thấy các nghịch lý trong toán học hay xuất hiện đúng vào thời kỳ
hưng thịnh nhất của những lý thuyết toán học. Điều này nghe có vẻ ngược đời
nhưng thực tế lại là một tồn tại khách quan. Một thực tế nữa là, tuy các nhà toán
học chưa có thể giải thích ngay một cách hợp lí các nghịch lý, nhưng chính trong
quá trình cố gắng giải thích các nghịch lý toán học lại thu được nhiều phát hiện
mới.
Sau cùng, cuộc khủng hoảng cũng có thể phát sinh bởi những kết quả mâu
thuẫn nhau và những nghịch lý xuất hiện do căn cứ của các khái niệm và nguyên
lý chưa được xác lập thỏa đáng. Và từ đó thường bộc lộ rõ những chỗ yếu của cơ
sở phương pháp luận của toán học, đặc biệt thường xuất hiện trong nhận thức về
hữu hạn và vô hạn và quan hệ giữa chúng (đặc biệt thường xảy ra trong phép tính
các vô cùng bé).

59
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.3 Vấn đề vô hạn

4.3 VẤN ĐỀ VÔ HẠN TRONG TOÁN HỌC

Khái niệm vô hạn xuất hiện đầu tiên trong thiên văn học. Khoa thiên văn
học được phát triển bởi nhiều dân tộc mà trước hết là bởi các dân tộc có nền nông
nghiệp phát triển như Ai Cập, Babylon, Trung hoa cổ đại, Ấn độ cổ đại, Hy Lạp
cổ đại…
Một học trò của nhà toán học và thiên văn học Thales là Anaximander (610
– 546 t.cn) nói:
“Cội nguồn của vạn vật là vô hạn”
Và một học trò khác của Thales là Anakximen (588 – 525) cũng từng nói:
“Vòng tuần hoàn vĩnh cửu của vật chất chính là cái vô hạn”
Khai niệm vô hạn trong toán học xuất hiện đầu tiên bởi Anaxagoras (500 –
428) ông từng viết: các vật chia được vô hạn và không nấc cha nào là nấc chia
cuối cùng đối với vật chất; mặt khác luôn luôn có cái gì đó lớn hơn cái được xem
là lớn. Liên quan đến sự phân biệt giữa các đại lượng biến thiên vô cùng bé và vô
cùng lớn với các số vô cùng lớn “suy rộng” được xem như là không đổi đã xuất
hiện thuật ngữ: vô hạn tiềm năng để chỉ dạng thứ nhất, và vô hạn hiện thực để chỉ
vô hạn dạng thứ hai.
Vô hạn tiềm năng là một trong hai dạng biểu diễn của vô hạn. Đó là tập hợp
vô hạn các phần tử được xây dựng cái nọ kế tiếp cái kia theo phương pháp kiến
thiết và lớn dần một cách vô hạn. Ví dụ về vô hạn tiêm năng có thể nêu là tính vô
hạn của dãy các số tự nhiên được xem như quá trình cấu tạo dần dần của các số
tự nhiên bằng phép chuyển từ 𝑛 đến 𝑛 + 1 bắt đầu từ số 1.
Vô hạn hiện thực là khái niệm về vô hạn mà trong đó người ta xem tập hợp
vô hạn phần tử đã được hoàn thiện và đang cùng tồn tại ổn định tĩnh tại, không
phụ thuộc vào quá trình xây dựng các đối tượng đó. Chẳng hạn, ta có vô hạn hiện
thực khi xét một hình hình học như là một tập hợp vô hạn các điểm; hay khi xét
dãy số tự nhiên nếu xem như mọi số tự nhiên đã được cho đồng thời.

60
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.3 Vấn đề vô hạn

Khái niệm vô hạn phát sinh trong nhiều phần khác nhau của toán học. Về cơ
bản nó là cái đối lập với khái niệm hữu hạn. Khái niệm vô hạn được sử dụng trong
giải tích và các lý thuyết hình học để chỉ các “phần tử suy rộng” hay “phần tử xa
vô cùng”, trong lý thuyết tập hợp khi nghiên cứu các “tập hợp vô hạn”; … Người
ta cho rằng, các nhà toán học Hy Lạp là những người đầu tiên biến sự đối lập cực
đoan giữa cái vô hạn và cái hữu hạn thành công cụ để nhận thức khoa học và hiện
thực.
Đối với Anaxagoras, vô hạn là vô hạn tiềm năng, nó tồn tại dưới hai dạng:
vô cùng bé và vô cùng lớn. Trong toán học, quan điểm này của Anaxagoras đã
chiếm được vị trí thuận lợi nhờ phát minh ra các đại lượng vô ước: là những đại
lượng không thể đo được bởi bất cứ một độ đo chung nào dù nó bé bao nhiêu đi
nữa.
Người ta cho rằng, nhà triết học Democritus là người đã nghiên cứu các góc
hình sừng (là góc tạo giữa cung đường tròn và tiếp tuyến với nó). Vì mỗi góc hình
sừng đều “bé hơn” bất cứ góc thẳng nào (là góc mà cạnh là các ta đi ra từ đỉnh!)
nên ở đây đã xuất hiện khái niệm vô cùng bé hiện thực.
Ta lưu ý rằng, đối với các hệ vô hạn các đối tượng toán học (chẳng hạn các
số tự nhiên hoặc các số thực) không bao giờ có thế cho bởi một sự liệt kê đơn
giản như điều được làm với các hệ hữu hạn, vì trên thực tế người ta nghiên cứu
tập hợp các số tự nhiên xuất phát từ quá trình thanh lập các phần tử của nó nhờ
bước quá độ từ 𝑛 đến 𝑛 + 1.
Bên cạnh những khó khăn phát sinh do sự khám phá đại lượng vô ước đưa
lại, sự phát triển hình học ở Hy Lạp cổ đại ở thế kỷ 5 trước CN cũng đã gặp những
khó khăn tương tự khi xác định các đại lượng diện tích, thể tích và độ dài.
Con đường thoát ra khói những khó khăn này gắn liền với tên tuổi của
Democrtus, nhà toán học và là “nhà nghiên cứu tự nhiên và bộ óc Bách Khoa cổ
Hy Lạp đầu tiên” (K. Marx).
Democrtus (460 – 370) là người đã đề ra học thuyết về cấu tạo “gián đoạn”
của vật chất trong đó ông cho mọi vật thể đều được cấu thành từ vô số các nguyên
61
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.3 Vấn đề vô hạn

tử nhỏ bé không phân chia được nữa: đó là những thực thể rất nhỏ nhưng vĩnh
viễn không thể chia ra, nó là nó, và chỉ phân biệt theo hình và theo khối (tức là
có một độ đo). Sự kết hợp của các nguyên tử theo những cách khác nhau tạo ra
muôn hình muôn vẻ đối với thế giới hiện thực. Như vậy, chính Democritus đã trả
lời câu hỏi muôn thuở: Thế giới này được cấu tạo ra sao? Học thuyết nguyên tử
thô sơ này của Democritus được đánh giá cao nhất trong rất nhiều học thuyết khác
nhau về cấu tạo vật chất.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử toán học cho rằng, trường phái Democritus đã
đưa vào khái niệm “nguyên tử hình học”. Người ta giả định rằng đoạn thẳng, diện
tích, thể tích cấu thành từ một số đủ lớn những hữu hạn các nguyên tử bất khả
phân. Từ đó, việc tính thể tích của vật thể được thực hiện bởi phép lấy tổng các
thể tích của mọi “nguyên tử” cấu thành vật thể. Từ đó đã nảy sinh ý tưởng xem
các hình phẳng được cáu thành từ vô số các đoạn thẳng song song, còn các vật
thể được lập nên từ vô số các thiết diện phẳng song song.
Tư tưởng của các nhà nguyên tử luận đã chứa đựng nguyên lý gợi mở quý
báu. Xuất phát từ tư tưởng đó, nhà triết học Hy Lạp Antiphont (nửa sau Tk thứ
V) đã sáng tạo ra phương pháp tính diện tích các hình cong (tiền thân của phép
tính vô cùng bé sau này) và thực chất ông đã tới rất gần đến phương pháp vét kiệt.
Nội dung của phương pháp đó là như sau: Trong hình phẳng cong ta dựng hình
phẳng thẳng (tức là hình với biên là các đoạn thẳng) nội tiếp. Liên tục tăng gấp
đôi số cạnh của hình nội tiếp thì diện tích hình thu được xấp xỉ gần diện tích hình
phẳng đã cho. Và nếu kéo dài mãi cách làm đó thì sẽ đến giai đoạn diện tích cần
tìm bằng diện tích hình phẳng ở bước chia cuối cùng khi các cạnh của nó bé đến
mức trùng với phân tử lập nên biên của hình phẳng cong. Để tránh khái niệm vô
hạn, người ta đưa ra giải thuyết quan trọng là số bước xấp xỉ cần thiết phải hữu
hạn!
Về sau, phương pháp Antiphont được hoàn thiện bởi Eudoxus và
Archimedes, và phương pháp này đi vào lịch sử toán học với tên gọi phương pháp
vét kiệt. Một phần lập luận quan trọng trong nội dung của phương pháp này là,
62
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.3 Vấn đề vô hạn

cần chứng minh chặt chẽ rằng diện tích (thể tích) hình nội tiếp khi tăng gấp đôi
số cạnh (số mặt bên) chỉ khác diện tích (thế tích) hình ngoài tiếp một đại lượng
bé bao nhiêu tùy ý, tức là chứng minh điều mà trong lập luận của Antiphont được
xem là hiển nhiên.

63
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.4 Trường phái Pythagoras

4.4 TOÁN HỌC TRONG TRƯỜNG PHÁI PYTAGORAS

Toán học cổ Ai Cập và Babylon là thuộc giai đoạn hình thành. Giai đoạn tiếp theo
là giai đoạn toán học sơ cấp. Vào thế kỷ 6 – 4 t.CN, trong các quốc gia cổ Hy Lạp
khoa học, kĩ thuật, văn hóa đã đạt đến độ cao mà di tích còn lại của nền văn minh
rực rỡ vẫn còn đang tồn tại trong cùng một năm tháng. Đặc biết là sự ra đời của
môn Hình học. Hình học chỉ trở thành một môn khoa học khi người ta bắt đầu
dùng các chứng minh các đinh lý của nó một cách có hệ thống, bắt đầu nêu ra
những mệnh đề hình học chẳng những bằng phương pháp đo đạc trực tiếp mà còn
bằng phương pháp quy nạp, suy diễn từ định lý này đến định lý khác. Rồi từ đó,
tổng kết hệ thông hóa những định lý, mệnh đề dưới một dạng tổng quát. Toàn bộ
công việc này đã được hoàn thành ở Hy Lạp cổ đại vào các thế ký 6 – 4 trước
CN. Bước tiến khổng lồ này gắn liền với tên tuổi của các nhà toán học và thiên
văn học Thales, Pythagoras và trường phái toán học của ông.

4.4.1 Thales ở thành Miletos


Thales (624 – 547) là nhà triết học và toán học đầu tiên trong lịch sử cổ Hy
Lạp. Ông là một nhà buôn bán giàu có mà các chuyến viễn du của ông tới Babylon
và Ai Cập đã giúp ông làm quen với nền toán học và thiên văn học phương Đông.
Thales là một nhà toán học vùng Ionia thuộc Hy Lạp cổ đại, chịu ảnh hưởng nhiều
của nền văn hóa Trung Cận Đông. Qua một số ít tư liệu về Thales còn lại mà hiện
nay còn lưu giữ được thì ông là người đầu tiên khám phá ra lịch một năm gồm 12
tháng hay 365 ngày. Ông cũng trở nên nổi tiếng khi đã đoán ra trước được một
lần nhật thực.
Các trước tác của Thales hầu như bị thất lạc. Nhưng theo Aristotle, trong
cuốn “Siêu hình học” thì quan điểm triết học của Thales là “mọi vật đều là nước”,
còn học trò của ông là Anaximen thì cho đó là không khí.

64
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.4 Trường phái Pythagoras

Thales đã có công đưa các kiến thức toán học về cho Hy Lạp. Trong lĩnh
vực hình học ông đã chứng minh được các định lý cơ bản sau:
1. Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
2. Các góc vuông đều bằng nhau.
3. Các góc ở đáy tam giác cân là bằng nhau.
4. Hai tam giác bằng nhau nếu có một cặp cạnh và hai cặp góc
kế tương ứng bắng nhau.
5. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
6. Nêu trên một cạnh của một góc ta đặt (từ đỉnh) các đoạn bằng
nhau và qua các đầu mút của chúng ta kẻ các đường thẳng song song
cắt canh thứ hai của góc thì các đường song song đo đnh trên cạnh thứ
hai những đoạn thẳng bằng nhau.

Thật đáng tiếc khi ta không biết gì về cách chứng minh của các kết
quả trên đây của Thales. Nhưng theo lời của Proklus, một nhà bình luận
Hy Lạp cổ (TK 5 t.CN) thì người ta cũng dự đoán là: “Khi thì ông nghiên
cứu vấn đề một cách tổng quát. Khi thì ông xem xét vấn đề một cách trực
giác.
Trước ông, mỗi nhân viên đo đạc (địa chính) hoặc nhà hình học đều
phải tìm những “kĩ xảo” để đo các khoảng cách, các bề mặt, … Nhà toán
học Thales đã có ý tưởng tài tình đo các chều cao nhờ dùng bóng vào lúc
mà “bóng dài bằng với vật”, nghĩa là vào lúc các tia nắng chiếu xuyên một
góc 45 độ. Ông đã ứng dụng những tri thức hình học của mình để đưa ra
phương pháp đo độ cao của các Kim tự tháp: chiều cao của một kim tự tháp
bằng chiều dài bóng nó trên mặt đất vào thời điểm khi độ dài của bóng và
chiều cao của một người nào đó là bằng nhau. Điều này cũng đúng với mọi
vật thế khác cần xác định.

65
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.4 Trường phái Pythagoras

Với tư cách là nhà sáng lập trường phái khoa học Ionia, ông đã giảng
dạy và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều bộ óc tinh tế nhất của Hy Lạp cổ
đại.
Thales đã ra đi vào cõi vĩnh hằng … “nơi không có cả cội nguồn lẫn
sự kết thúc” (lời Thales từng tuyên bố) một cách rất nhẹ nhàng khi đang
xem biểu diễn điền kinh trong kì Olympic ở Miletos. Khi rờ khán đài, khán
giả vẫn cứ ngỡ rằng ông đang chìm trong giấc ngủ bình yên…
Thi thể ông được an táng trên một cánh đồng. Trên phần mộ của ông
người ta khắc dòng chữ:
“Phần mộ này bé bao nhiêu thì vinh quang của vị Hoàng đế trong
Vương quốc các nhà Thiên văn học về các vì Tinh tú càng vĩ đại bấy
nhiêu”.
Có câu chuyện kể lan truyền rằng, vào một đêm đầy sao, người hầu
già dẫn ông ra chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trời sao. Do bước thấp bước cao,
vị Hoàng đế Thiên văn này đã bị xảy chân xuống hố… Đáp lại lời khẩn
cầu giúp đỡ của ông người hầu già đã bông đùa với ông một cách trìu mến
trong đêm: “Ôi ngài Thales! Đã không đủ sức quan sát cái dưới chân mình
sao còn muốn biết cái trên trời cao!”.
Thales xứng đáng được người đời sau gọi ông là “nhà triết học đầu
tiên”, “nhà toán học đầu tiên”, “nhà thiên văn học đầu tiên” của nhân
loại.

4.4.2 Pythagoras và trường phái Pythagoras


Pythagoras là nhà toán học và triết học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại.
Ông sinh ra ở Miletos trên đảo Samos thuộc Ionia (Tây Hy Lạp). Ông sống
vào khoảng nửa cuối thế kỷ thứ 6 t.CN. Mặc dù những tư liệu về ông còn
truyền đến ngày nay là vô cùng ít ỏi, nhưng những gì còn lại đó về cuộc
đời và học thuyết của ông khó mà tách bạch khỏi những huyền thoại nói

66
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.4 Trường phái Pythagoras

về ông như một Thánh Nhân, một nhà hiền triết hoàn mỹ, người kế tục cho
toàn bộ khoa học cổ Hy Lạp và vùng Cận Đông.
Ông là nhà sáng tạo kì diệu. Những sáng tạo của ông gắn liền với
bước nhảy vọt trong hình học ở thế kỷ 6 – 4 t.CN ở Hy Lạp cổ đại: đó là
biến hình học từ chỗ theo nghĩa đen theo tiếng Hy Lạp là “đo đạc đất đai”
thành hình học như một môn khoa học suy diễn, độc lập, được trình bày hệ
thống, trong đó các mệnh đề lần lượt được chứng minh.
Theo truyền thuyết, Pythagoras đã từng tiến hành những cuộc viễn du
đến Ai Cập và Babylon và có thể cả Ấn Độ để học toán học, thiên văn học.
Rồi đến tuổi trưởng thành (tương truyền ở tuổi 40) ông chuyển đến định cư
ở thành phố Croton miền Nam Italia. Chihs tại nơi đây ông đã lập nên
trường phái Pythagoras nổi tiếng nghiên cứu triết học, toán học và khoa
học tự nhiên rồi phát triển thành một hội nghiên cứu tuyệt kín gồm hững
môn sinh đã tôn kính ông như một đấng tôi cao khi ông còn sống.
Mọi lý thuyết và phát minh của Pythagoras đều được bảo mật theo tục
lệ truyền khẩu mà Hội đặt ra và không thể nào phân biệt với tư tưởng chủ
đạo của các môn sinh của Hội là những người muốn sáng kiến trí tuệ của
mình được gán cho một mình Pythagoras.
Người ta không biết được nhiều lắm về hoạt động của Hội. Nhưng
trên thực tế, phần lớ các môn sinh là những nhà toán học triết học và có cả
nam lẫn nữ.
Nếu các nhà triết học hay đi tìm khởi nguyên của thế giới ở một dạng
cụ thể của vật chất thì do chịu nhiều ảnh hưởng của toán học, Pythagoras
đi tìm khởi nguyên của thế giới ở các con số, coi con số là khởi nguyên và
bản chất của mọi sự vật; sự hài hòa giữa các con số cũng là sự hài hòa của
các vật.
Phái Pythagoras tồn tại suốt hơn hai thế kỷ với đông đảo các thành
viên. Bên cạnh đó, họ còn thành lập một ngôi trường ở miền Nam Italia,
nhận hàng trăm môn sinh cả nam lẫn nữ, với thời gian học 5 năm gồm bốn
67
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.4 Trường phái Pythagoras

môn: hình học, toán học, thiên văn học và âm nhạc. Trước lúc nghe giảng
bài, các học trò của Pythagoras đọc lời cầu nguyện như sau.
“Hãy ban ơn cho chúng tôi hỡi những con số thần linh đã sáng tạo ra
loài người.”

4.4.3 Toán học trong trường phái Pythagoras.


Công lao chủ yếu của trường phái Pythagoras trong khoa học là họ đã
đưa toán học phát triển nhảy vọt cả về nội dung lẫn hình thức.
Về hình thức, họ đã sáng tạo ra cách xây dựng môn hình học và số
học thành những khoa học lý thuyết có chứng minh rõ ràng, để nghiên cứu
các tính chất của các khái niệm được trừu tượng hóa như các khái niệm về
số và hình học.
Bình luận gia cổ Hy Lạp Proclus viết về Pythagoras rằng: Chính
Pythagoras đã cải tạo môn hình học sau khi đã mang lại cho nó dáng vẻ
một khoa học phóng khoáng bằng cách khảo sát các nguyên lý của nó bởi
các phương pháp thuần túy trừu tượng. Phương pháp xây dựng hình học
bằng suy diễn là một tác nhân kích thích mạnh mẽ để phát triển sau này.
Về nội dung, các nhà toán học của trường phái Pythagoras đã mang lại cho
toán học nhiều phát minh quan trọng. Trong đó phải kể đến:
1. Định lý về tổng các góc trong một tam giác.
2. Phép dựng các hình phẳng thẳng (hình phẳng với biên gồm
các phần của các đường thẳng)
3. Lý thuyết đồng dạng
4. Đưa ra cách dựng ba khối da diện đều: Lập phương, tứ diện
đều, thập nhị diện đều.
Đỉnh cao của mọi thành tựu về hình học phẳng mà trường phái
Pythagoras đạt được là phép chứng minh định lý Pythagoras về quan hệ
giữa độ dài các cạnh của tam giác vuông, mà dạng phát biểu sơ khai của
Định lý này được diễn đạt như sau.
68
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.4 Trường phái Pythagoras

Tổng diện tích hai hình vuông


dựng trên hai cạnh góc vuông bằng
diện tích hình vuông dựng trên cạnh
huyền của tam giác vuông này.

Thông thường, định lý


Pythagoras được phát biểu dưới
dạng: bình phương cạnh huyền của
một tam giác vuông bằng tổng các
bình phương của các cạnh góc vuông.
Tam giác có các cạnh 3, 4, 5 gọi là tam giác Ai Cập. Người Ai Cập
thời cổ đại đã từng biết đến tam giác này và dùng nó để dựng những góc
vuông. Tuy định lý này gắn liền với tên của Pythagoras (thế kỷ 6 trước CN)
nhưng nó đã được biết đến từ lâu trước ông. Trong các văn bản của Babylon
trước Pythagoras 1200 năm, người ta đã thấy có định lý đó. Có thể là, lúc
bấy giờ chưa ai biết chứng minh định lý. Cũng có giả thuyết cho rằng, hai
cách chứng minh cổ nhất của định lý Pythagoras cũng được trình bày trong
cuốn “Chu bể toán kinh” của Trung Quốc khoảng thế kỷ 5 trước CN.
Liên quan tới định lý Pythagoras, họ còn đơn ra khái niệm các số
Pythagoras. Đó là các bộ ba số tự nhiên sao cho tam giác mà độ dài của các
cạnh tỉ lệ (hoặc bằng) các số đó là một tam giác vuông. Theo định lý đảo
với định lý Pythagoras, để có điều đó điều kiện đủ là chúng thảo mãn
phương trình Diophantus 𝑥 2 + 𝑦 2 = 𝑧 2 .
Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ăng – ghen đã dẫn lời
của nhà triết học cổ Hy Lạp Aritoteles nói về niềm vui sướng của
Pythagoras khi ông tìm ra được định lý mang tên ông như sau:
“Người ta truyền lại rằng, khi ông tìm thấy Định lý ấy, ông đã giết
một trăm gia súc để tế thần… Và đáng chú ý là sự vui sướng của ông về
việc này lớn đến nỗi ông tổ chứa một bữa tiệc rất to và mời những người
69
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.4 Trường phái Pythagoras

giàu và toàn thể nhân dân đến dự. Định lý đó đáng được như vậy. Đó là sự
hân hoan, vui sướng của tinh thần (của nhân thức) – được trả giá bằng
những con bò đực.”
Cũng trong thời kỳ này ở trường phái Pythagoras người ta cũng nêu
ra phương pháp cơ bản để kế hợp hình học với số học, chẳng hạn giải
phương trình bậc hai bằng hình học. Từ số học, họ đã tách ra một ngành
riêng biệt là lý thuyết số. Đó là một bộ phận toán học thời bấy giờ nghiên
cứu các tính chất chung của các phép toán trên các số tự nhiên.
Các kiến thức sâu sắc về phân số đã giúp các nhà toán học phái
Pythagoras sáng tạo nên lý thuyết tỉ số cổ dại trong số học và hình học. Từ
đó, họ có những công trình về chia hết, trung bình cộng, trung bình nhân
và trung bình điều hòa.

4.4.4 Sự tồn tại đoạn thẳng vô ước và bóng mây của cuộc khủng hoảng.
Dù công lao của trường phái Pythagoras về phát triển hình học và số
học có vĩ đại đến đâu đi nữa thì công lao đó cũng không thể sánh được với
phát minh mà họ đã khám phá về sự tồn tại của các đại lượng vô ước với
nhau. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử toán học cổ đại. Ta lưu ý lại rằng,
hai đại lượng thuần nhất được gọi là thông ước với nhau nếu chúng có một
độ đo chung, và vô ước với nhau nếu độ đo chung đó không tồn tại. Nếu
các đại lượng là thông ước thì tỉ số của chúng được biểu diễn bởi một số
hữu tỉ, tỉ số của các đại lượng vô ước là số vô tỉ.
Trước phát minh này của Pythagoras, các nhà toán học Hy Lạp cổ đại
đều cho rằng hai đoạn thẳng bất kì đều có độ đo chung, có thể là rất bé.
Mặt khác, các nhà bác học trước kia đều xuất phát từ những phép đo trực
tiếp trong thực tế nên không thể tìm ra các đoạn thẳng này được. Bởi vì các
phép đo ấy bao giờ cũng được thực hiện với độ chính xác nhất định. Vì vậy
với độ chính xác đó thì tất cả các đoạn thẳng đều là thông ước.

70
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.4 Trường phái Pythagoras

Có lẽ rằng, cạnh và đường chéo của hình vuông là những đoạn thẳng
vô ước được phát hiện đầu tiên. Về phát minh này Aristotle nói rằng,
Pythagoras đã chỉ rõ ràng rằng nếu đường chéo hình vuông thông ước với
cạnh của nó thì số chẵn sẽ bằng số lẻ! Lưu ý này của Aristotle chứng tỏ
rằng khi chứng minh tính vô ước của đường chéo hình vuông với cạnh của
nó, Pythagoras đã sử dụng phương pháp phản chứng. Dưới đây là cách
chứng minh thời cổ
Giả sử cạnh và đường chéo của hình vuông là thông ước. Như vậy, có
một đoạn thẳng 𝑙 có thể đặt được một số nguyên lần trên cạnh và mọt số
nguyên lần trên đường chéo, tức là :
𝐴𝐶 = 𝑚𝑙 ; 𝐴𝐵 = 𝑛𝑙 (𝐴𝐵, 𝐴𝐶 lần lượt là đường chéo và cạnh hình
𝑚
vuông) trong đó có thể coi là phân số tối giản => Mâu thuẫn!
𝑛

Cuối thế kỷ thứ 5 trước CN, Theodorus xứ Cyrene đã chứng tỏ được


rằng tính vô ước của đường chéo hình vuông với cạnh của nó là không
ngoại lệ. Ông đã chứng minh rằng các cạnh của hình vuông với diện tích
tương ứng bằng 3, 5, 6, …, 17 đều vô ước với cạnh của hình vuông đơn vị.
Rồi Theaetetus đã đề xuất được một cách phân loại vô tỉ, Archytas đã
chứng minh rằng các số dạng √𝑛(𝑛 + 1) là vô tỉ.

71
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.4 Trường phái Pythagoras

Theo nhà triết học Aristotle, sau phát minh ra tính vô ước, các nhà
toán học cổ Hy Lạp đã từ “trạng thái ngỡ ngàng” rơi vào tình trạng kinh
hoàng. Điều đó cũng tự nhiên vì trước đó khoa học đo lường và lý thuyết
đồng dạng đều dựa trên số học các số hữu tỉ.
Truyền thuyết cho rằng khám phá ra các đoạn thẳng vô ước là thuộc
về một môn sinh của trường phái Pythagoras là Hippasus xứ Metaponda
(Thế kỷ 5 trước CN). Tương truyền rằng vào thời điểm Hippasus đến với
khám phá này thì các nhà toán học Pythagoras đang ở ngoài biển khơi, và
họ đã trừng phạt Hippasus bằng cách ném nhà toán học tài ba nhưng xấu
số xuống biển với “tội danh” là Hippasus đã đưa vào vũ trụ phần tử đối
nghịch với tín điều của Hội là quy mọi hiện tượng của giới tự nhiên vế số
nguyên hoặc tỉ số của chúng, mọi cái trên thế giới đều chỉ là hiện thân của
các con số! Thậm chí linh hồn con người họ cũng xem là được cấu thành
từ những con số!
Khi các nhà toán học Pythagoras đã tin chắc rằng phép chứng minh
sự tồn tại các đại lượng vô ước là chính xác và hoàn hảo thì họ vỡ lẽ ra
rằng nền tảng triết học mà học đã xây dựng và theo đuổi bấy lâu nay đã tỏ
ra lung lay, bế tắc. Mặt khác, do tập hợp các số hữu tỉ (mà họ đã quen biết)
là trù mật khắp nơi trên trục số, nên theo các nhà toán học cổ đại thì trên
trục số không còn chỗ cho các số khác mà về sau được gọi là các số vô tỉ.
Như vậy, tòa lâu đài toán học cổ Hy Lạp tỏ ra vững chắc trước khi
xảy ra sự kiện động trời có tên gọi “đại lượng vô ước” đã xuất hiện vết rạn
nứt ở chính nền móng của nó… Và một bóng ma đang ám ảnh nền toán
học chưa vững mạnh của Hy Lạp: bóng ma của một cuộc khủng hoảng triết
học Pythagoras và các cơ sở phương pháp luận của hệ thống toán học được
họ phát triển…

72
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.6 Ba bài toán cổ nổi tiếng

4.5 NGHỊCH LÝ ZENO


Sự kiện tồn tại các đại lượng vô ước đã phá tan sự hài hòa giữa hình
học và số học, mà đối với trường phái Pythagoras sự hài hòa đó tự thân nó
đã là hiển nhiên và làm mất đi hệ tư tưởng nói chung của họ.
Nối tiếp sự kiện có tính chất tâm điểm ấy là sự xuất hiện các nghịch
lý của nhà triết học nổi tiếng cổ Hy Lạp là Zeno ở xứ Elea, trong đó ông
đã trình bày những luận cứ để phê phán và chống lại khái niệm vô hạn
trong toán học bấy giờ.
Đối với nền toán học chưa vững mạnh của toán học cổ Hy Lạp thì sự
xuất hiện các nghịch lý của Zeno có thể xem như nguyên nhân cơ bản nữa
đẩy nền toán học đó lún sâu thêm vào khùng hoảng…
Nhà triết học cổ Hy Lạp Zeno (khoảng 490 – 430 trước CN) ở xứ Elea
đã đưa ra hàng loạt nghịch lý có tên gọi là aporia (theo tiếng Hy Lạp cổ
nghĩa là khó lý giải, nghi nan, tình trạng không lối thoát, nghịch lý).
Một số nghịch lý của Zeno nhằm hướng tới đã phá các quan niệm của
Pythagoras và phái Pythagoras cho rằng, một đại lượng hữu hạn được cấu
thành từ vô số những cái vô đại lượng hay xem không gian như là tổng của
các điểm “điểm là đơn vị của vị trí”. Một số các nghịch lý khác đề cập đến
những vấn đề vận động với mục đích phủ nhận vận động trong thế giới
chúng ta. Theo những tư liệu mà người ta được biết, Zeno đưa ra tới hơn
40 nghịch lý nhưng hiện nay chỉ còn lại một số ít nổi tiếng hơn cả là các
nghịch lý. (Chúng đến được với chúng ta là nhờ Aristotle).
1. Nghịch lý “Achilles đuổi theo rùa”. Zeno lập luận rằng, mặc dù
Achilles là kiện tướng chạy nhanh nhưng không thể đuổi kịp con rùa khởi
hành cùng một lúc nhưng chạy chậm (“chậm như rùa”), vì khi Achilles
vượt qua được khoảng cách giữa anh ta và con rùa lúc ban đầu thì con rùa
đã bò được một quãng đường mới nữa rồi… và cứ như thế đến vô hạn. Cho
nên cuối cùng Achilles vẫn không đuổi kịp con rùa mặc dù khoảng cách

73
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.6 Ba bài toán cổ nổi tiếng

giữa anh ta và con rùa ngày càng ngắn lại. Từ đó Zeno kết luận rằng cái
nhanh nhất không bao giờ đuổi kịp cái chậm nhất. Do vậy vận động là vô
lý.
2. Nghịch lý “phân đôi”. Zeno lập luận như sau: Vận động thì phải có
điểm xuất phát và có đích. Từ điểm xuất phát, vật vận động phải đi qua nửa
đoạn đường trước khi tới đích. Để qua được một nửa đoạn đường này phải
đi qua nửa đoạn đường trước khi tới đích. Để qua được nửa đoạn đường
này vật vận động phải qua được nửa của nửa đoạn đường này, rồi vật vận
động phải qua được nửa của nửa của đoạn ấy… và cứ như thế chia đôi tới
vô cùng không bao giờ kết thúc. Rốt cuộc, vật đó chỉ đứng nguyên ở vị trí
ban đầu. Như vậy theo Zeno vận động là vô nghĩa, là phi lí và thừa nhận
vận động là sai lầm.
3. Nghịch lý “mũi tên” không thể bay. Trong nghịch lý này, Zeno
cũng đưa ra lập luận như trên nhưng liên quan tới thời gian.
Nếu thời điểm là không phân chia được thì mũi tên không thể bay
được bởi vì nếu nó bay được thì lập tức thời điểm có thể phân chia nhỏ
được thành các phần tương ứng với các vị trí khác nhau của mũi tên.
Cho nên tại mọi thời điểm mũi tên phải đứng yên. Nhưng thời gian
được tạo thành chỉ từ các thời điểm và dô vậy mũi tên không thể bay trong
bất cứ thời điểm nào. Ông kết luận: mũi tên luôn luôn đứng yên, nghĩa là
“mũi tên bay là mũi tên đứng yên”. Như vậy theo ông vận động là phi lý.
Ta nhìn lại các luận cứ của Zeno trong hai nghịch lý đầu. Zeno nêu
mâu thuẫn giữa quá trình chuyển động và con đường chuyển động: chuyển
động thì liên tục còn con đường chuyển động thì bao giờ cũng có thể chia
cắt vô hạn. Nói cách khác, Zeno cho rằng một đoạn thẳng hữu hạn có thể
phân hoạch thành một số vô hạn các đoạn con mà các đoạn con đó của
phép phân hoạch có độ dài hữu hạn. Nhiều nhà tư tưởng và nhiều nhà toán
học thời bấy giờ, trong đó có Aristotle đã tìm cách lí giải các nghịch lý trên

74
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.6 Ba bài toán cổ nổi tiếng

đây của Zeno nhằm chỉ ra sự vô lý trong các luận cứ của chúng. Tuy nhiên,
các lập luận và cơ sở của họ đều chưa thật xác đáng.
Tuy không đưa ra được cách giải quyết nhưng các nghịch lý Zeno có
ý nghĩa tích cực, vì nó vạch ra những khó khăn có tính nguyên tắc trong
các mối quan hệ giữa liên tục và rời rạc, giữa hữu hạn và vô hạn trong toán
học. Mọi cố gắng để giải quyết các nghịch lý trên đây đều phải dính líu tới
việc khảo sát khái niệm giới hạn, là lý thuyết chỉ ra đời và hoàn thiện hơn
hai nghìn năm sau Zeno!
Chẳng hạn về mặt toán học trong nghịch lý “phân đôi”, Zeno đã phủ
nhận một kết quả đúng đắn là:
1
∑ = 1.
2𝑛
𝑛≥1

Hay trong nghịch lý “Achilles đuổi theo rùa”, thức chất Zeno cũng
phủ nhận một sự kiện đã biết thời bấy giờ
1 𝑚
∑ = .
𝑚𝑘 𝑚 − 1
𝑘≥0

Trong đó ta xem vận tốc của Achilles lớn gấp 𝑚 lần vận tốc của rùa.
Đương nhiên cả hai chuỗi số ở các vế trái đều hội tụ. Cho đến gần đây nhất
là vào những năm 50 của thế kỷ 20, các nhà toán học và triết học vẫn còn
luận bàn đến các nghịch lý của Zeno, nhất là nghịch lý “mũi tên”. Theo
Aristotle thì sai lầm chủ yếu trong lập luận của nghịch lý mũi tên là việc
sử dụng không đúng khái niệm. Các khái niệm này chỉ có nghĩa khi áp
dụng cho một khoảng thời gian mà trong đó vật thể có thể thay đổi hoặc
không thay đổi vị trí của mình.
Tiếp sau sự ra đời của đại lượng vô ước, những kiến giải của Zeno đã
làm cho các nhà toán học cổ Hy Lạp lo lắng và hoang mang hơn và “vụ tai
tiếng logic thực sự” (D. Struik) đang xảy ra này có vượt qua được không?
Nhà toán học và triết học Protagoras (Khoảng 480 – 411 t.CN) lên
tiếng bài bác đặc tính trừu tượng của toán học. Ông đề nghị không nên nói
75
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.6 Ba bài toán cổ nổi tiếng

rằng điểm không có thành phần, đường không có bề dày hay bề rộng… vì
chưa hề ai trông thấy những đối tượng như vậy. Tuy nhiên các nhà toán
học cổ Hy Lạp đã nhận thức sâu sắc rằng từ bỏ tính trừu tưởng cũng có
nghĩa là từ bỏ toàn bộ toán học: bởi lẽ toán học là một khoa học trừu tượng,
nó nghiên cứu những đối tượng trừu tượng mặc dù những đối tượng ấy suy
cho cùng đều phản ánh hiện thực khách quan. Do vậy, những luận điểm
của Protagoras không được các nhà toán học thừa nhận.
Theo nhà toán học và sử học Hà Lan D. Struik thì “các lập luận của
Zeno đã tỏ ra có ảnh hưởng đến tư duy toán học của nhiều thế hệ.

76
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.6 Ba bài toán cổ nổi tiếng

4.6 BA BÀI TOÁN CỔ NỔI TIẾNG.


Trong quá trình phát triển nội dung và giải quyết vấn đề căn cứ của
toán học Hy Lạp cổ đại, các nhà toán học đã gặp nhiều bài toán không giải
được bằng thước và compa. Trong số các bài toán này nổi tiếng nhất là ba
bài toán sau đây xuất hiện và thế kỷ thứ 5 trước CN. Có lẽ đây là những
bài toán cổ nổi tiếng nhất của mọi thời đại.
1. Bài toán chia ba một góc, nghĩa là chia một góc bất kỳ ra ba phần
bằng nhau.
2. Bài toán về gấp đôi hình lập phương, nghĩa là dựng hình lập
phương với cạnh chưa biết sao cho thể tích của nó lớn gấp đôi thể tích của
một hình lập phương cho trước.
3. Bài toán cầu phương hình tròn, nghĩa là tìm hình vuông có diện
tích bằng một hình tròn đã cho.
Dấu tích của những bài toán này (đặc biệt là bài toán cầu phương hình
tròn) đã lui sâu vào dĩ vãng xa xưa. Nhà văn và nhà viết lịch sử khoa học
Plutarch (khoảng 46 – 127 t.CN) của Hy Lạp cổ đã công bố rằng, khi còn
sau chấn song của nhà tù tôn giáo vì tội nghịch đạo nhà triết học
Anaxagoras “đã xua tan nỗi buồn” của mình bằng những suy tư toán học
và “đã phác họa phép cầu phương hình tròn” (Molodsi, sách đã dẫn, tr.150).
Rất lâu trước đó, bài toán cầu phương hình tròn đã cuốn hút nhiều nhà bác
học Ai Cập, Babylon, Trung Quốc và Ấn Độ.
Không phải ngẫu nhiên mà chính tại Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện trở
lại mối quan tâm đặc biết đến các bài toán này. Khi xây dựng toán học với
tư cách một hệt thống suy diễn trên nền tảng hình học, hai bài toán đầu tiên
xuất hiện như một sự khái quát tự nhiên: bài toán thứ nhất là khái quát bài
toán chia một góc cho trước thành hai góc bằng nhau; bài toán thứ hai là
khái quát của bài toán dựng hình vuông với diện tích gấp đôi diện tích của
hình vuông cho trước cho trường hợp không gian. Như ta đã biết, nếu hình

77
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.6 Ba bài toán cổ nổi tiếng

vuông cho trước có cạnh 𝑎 thì cạnh hình vuông cần dựng là 𝑎√2. Từ đó
bằng thước kẻ và compa ta có thể dựng hình vuông thỏa mãn điều kiện bài
toán như trên hình 4.3.

Thông thường bài toán thứ hai còn có tên truyền thuyết là bài toán
Delos gọi theo tên đảo Delos ở biển Egee. Theo truyền thuyết, trong thời
gian xảy ta một trận dịch bệnh lan tràn trên đảo Delos, để ngăn chặn dịch
bệnh, mọt lệnh được ban ra là cần xây dựng một đàn tế lễ có thể tích gấp
đôi thể tích đàn tế lập phương cũ mà vẫn giữ nguyên hình dạng của nó.
Chẳng hạn, nếu đàn tế lập phương cũ có cạnh bằng 1 thì bài toán quy về
giải phương trình 𝑥 3 = 2.
Năm 1637, Descartes nêu ý kiến rằng, phép dựng chính xác đoạn
3
thằng bằng √2 bằng thước và compa là không thể thực hiện được. Ông
cũng khẳng định rằng, bài toán chia ba một góc cũng không giải được bằng
thước và compa.
Từ cách đặt bài toán cầu phương hình tròn đưa đến kết luận là: Nếu
R là bán kính hình tròn thì cạnh của hình vuông cần tìm sẽ là : 𝑥 = 𝑅√𝜋.
Cuối thế kỷ 18, J. Lambert và A. Lagrange đã chứng minh được rằng 𝜋 là
số vô tỉ.
Người ta đã chứng minh rằng, không một bài toán nào trong ba bài
toán nổi tiếng trên đây giải được bằng công cụ lý tưởng là thước (không có
vạch chia) và compa. Cụ thể là: tính không giải được của bài toán chia ba
góc cũng như của bài toán gấp đôi hình lập phương đều được P. Wantsel
cứng minh năm 1837, còn của bài toán cầu phương hình tròn thì được F.
Lindemann chứng minh năm 1882.
78
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.7 Eudoxus và lý thuyết tỉ số

4.7 EUDOXUS (KHOẢNG 408 – 355 T.CN) VÀ


LÝ THUYẾT CỦA ÔNG VỀ TỈ SỐ
Ta lưu ý thêm về các đại lượng vô ước đã nêu ở trên.
Hai đại lượng cùng loại (chẳng hạn: độ dài hoặc diện tích) có (hay
không có) độ đo chung được gọi là hai đại lượng thông ước (hay vô ước).
Ở đây, độ dài chung của hai hay nhiều đại lượng cùng loại là đại lượng loại
đó được chứa một số nguyên lẫn trong tất cả các đại lượng đã cho.
Từ đó, nếu trong một tập hợp các đại lượng cùng loại, ta chọn một đại
lượng làm đơn vị thì các đại lượng thông ước với đại lượng đó được biểu
thị bằng số hữu tỉ, còn các đại lượng vô ước với đại lượng đó được biểu
diễn bằng các số vô tỉ.
Sự phát hiện ra các đại lượng vô ước dẫn đến một hệ quả là lý thuyết
tỉ số của phái Pythagoras không còn hiện hữu vì nó chỉ đúng với các đại
lượng thông ước. Do đó cần phải hình thành một lý thuyết tổng quát về tỉ
số, có thể định nghĩa và đưa ra các phép toán áp dụng cho các đại lượng
hữu tỉ lẫn vô tỉ.
Nền tảng đầu tiên của lý thuyết tỉ số cổ đại là thuật tính Euclid. Giả
sử cho hai tỉ số 𝑎: 𝑏 và 𝑐: 𝑑. Việc tìm độ đo chung của các đại lượng có
trong các tỉ số đó dẫn đến các dãy các hệ thức sau:
𝑎: 𝑏 𝑐: 𝑑
𝑎 − 𝑛0 𝑏 = 𝑏1 𝑐 − 𝑚0 𝑑 = 𝑑1
𝑏 − 𝑛1 𝑏1 = 𝑏2 𝑑 − 𝑚1 𝑑1 = 𝑑2
𝑏1 − 𝑛2 𝑏2 = 𝑏3 𝑑1 − 𝑚2 𝑑2 = 𝑑3
… …

Trong trường hợp các thành phần của tỉ số thông ước thì dãy này là
hữu hạn; vô ước thì thuật tính là vô hạn.

79
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.7 Eudoxus và lý thuyết tỉ số

Thuật tính trừ liên tiếp này tương đương với cách biểu diễn bằng liên
phân số:
𝑎 𝑏1 1 1
= 𝑛0 + = 𝑛0 + = 𝑛0 +
𝑏 𝑏 𝑏1 1
𝑛1 +
𝑏 𝑛2 + ⋯
Việc so sánh các dãy {𝑛𝑘 } và {𝑚𝑘 } cho phép ta đưa ra khái niệm đẳng
thức và bất đẳng thức giữa các tỉ số, cũng như khái niệm về sự só sánh giữa
các tỉ số theo độ lớn. Giải sử 𝑘 − 1 phần tử của hai dãy trùng nhau. Khi đó:
a c
1. Nếu nk > mk thì <d nếu k lẻ và ngược lại nếu k chẵn (>)
b
a c
2. Nếu nk < mk thì >d nếu k lẻ và ngược lại nếu k chẵn (>)
b

Tuy nhiên, việc đưa ra các phép toán trên các tỉ số theo cách này sẽ gặp ngay
những khó khăn toán học rất lớn, mà đến ngày nay vẫn không tồn tại một công
thức sơ cấp nào nếu các đại lượng được xét là vô ước. Nói cách khác, thuật tính
Euclid không thể là nền tảng cho lý thuyết số.
Người đầu tiên xây dựng lý thuyết tổng quát về tỉ số là Eudoxus xứ Cnidus.
Eudoxus là một nhà toán học vĩ đại, một nhà thiên văn học và triết học cổ
Hy Lạp. Sau các chuyến du hành trên đất nước Hy Lạp và Ai Cập trở về, ông định
cư quê hương tại thành phố Cnidus. Tại đây, ông thành lập một trường phái toán
học và thiên văn học. Ông là người đầu tiên đưa ra lý thuyết tổng quát về tí số
(sau này được trình bày trong quyển V của bộ các nguyên lý của Euclid).
Trong lý thuyết tổng quát về tỉ số của Eudoxus đã:
I) Tổng quát hóa khái niệm đại lượng bằng cách đưa vào hệ thống năm tiên
đề sau đây:
1. Nếu 𝑎 = 𝑏 và 𝑐 = 𝑏 thì 𝑎 = 𝑐.
2. Nếu 𝑎 = 𝑐 thì 𝑎 + 𝑏 = 𝑐 + 𝑑.
3. Nếu 𝑎 = 𝑐 thì 𝑎 – 𝑏 = 𝑐 – 𝑏.
4. Trùng nhau thì bằng nhau.

80
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.7 Eudoxus và lý thuyết tỉ số

5. Toàn thể lớn hơn bộ phận.


II) Đưa vào các tiên đề thuần nhất: giữa 𝑎 và 𝑏 có thể có tỉ số nếu bội của số
nọ lớn hơn số kia, nghĩa là đối với hai số hữu hạn bất kì 𝑎, 𝑏 luôn luôn tồn tại số
𝑚 và 𝑛 đề 𝑛𝑎 > 𝑏 𝑣à 𝑚𝑏 > 𝑎.
Ta lưu ý hai kết quả sau đây của lý thuyết Eudoxus:
a c
i) >d nếu có một cặp số tự nhiên 𝑚, 𝑛 sao cho 𝑚𝑎 > 𝑛𝑏 𝑣à 𝑚𝑐 ≤ 𝑛𝑑.
b
ii) Đặc biệt là theo lý thuyết Eudoxus, mỗi cặp đại lượng Archimedes 𝑎 và
𝑏 trong tỉ số 𝑎: 𝑏 sẽ chia những cặp số nguyên 𝑚, 𝑛 ra hai lớp. Một lớp
gồm những cặp 𝑚, 𝑛 mà 𝑚𝑎 > 𝑛𝑏 và lớp kia gồm những cặp 𝑚, 𝑛 mà
𝑚𝑎 < 𝑛𝑏.
Cặp 𝑚, 𝑛 thỏa mãn đẳng thức có thể xếp vào một trong hai lớp trên.
Theo D. Struik:
”Lý thuyết tỉ số của Eudoxus đã chấm dứt hoàn toàn
lý thuyết số học của phái Pythagoras vốn chỉ áp dụng được
cho các đại lượng thông ước. Lý thuyết Eudoxus là lý
thuyết thuần túy hình học trình bày dưới dạng tiên đề chặt
chẽ, và với nó người ta khỏi phải nói thêm gì về tính thông
ước hay vô ước của các đại lượng được xét.”
Và để hiểu rõ lý thuyết của Eudoxus sâu sắc đến mức nào, chỉ cần lưu ý rằng
trong thời kỳ hiện đại một lý thuyết tương tự - Lý thuyết nhát cắt Dedekind là lý
thuyết hình học về số thực – mới được xây dựng thế kỷ 19.
D. Struik viết:
“Lý thuyết hiện đại về số vô tỉ được xây dựng bởi
R. Dedekind và K. Weierstrass gần như theo đúng luồng
tư tưởng của Eudoxus nhưng nó mở ra triển vọng lớn
hơn nhiều nhờ việc sử dụng các phương pháp toán học
hiện đại.”

81
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.7 Eudoxus và lý thuyết tỉ số

Bên cạnh đó, theo Archimedes thì Eudoxus đã sáng tạo ra một phương pháp
độc đáo giúp các nhà toán học Hy Lạp cổ đại tính toán chính xác diện tích và thể
tích. Đó là phương pháp vét kiệt. Tên gọi phương pháp vét kiệt là do nhà toán
học Bỉ là Gregorus xứ Sancto Vicentio (1584 – 1667) đưa vào năm 1647 trong
tác phẩm “Các công trình hình học”” (1647). Trong tác phẩm này Gregorius đa
trình bày việc tính diện tích hình cong và thể tích vật thể. Tên gọi là phương pháp
vét kiệt xuất phát từ cách tính của ông: Học theo nhà bác nhà bác học cổ Hy Lạp,
ông đã nội tiếp trong các hình cần tính diện tích những hình bình hành và nội tiếp
trong vật thể những hình hộp sao cho chúng vét kiệt diện tích hay thể tích cần
tính.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là cần phải biết trước kết quả rồi
chứng minh nó. Do vậy, đầu tiên nhà toán học cần đi đến kết quả bằng phương
pháp ít chính xác nhờ thử và thực hiện thử. Nội dung đầy đủ và ý nghĩa khoa học
sâu xa của phương pháp này sẽ được chúng tôi trình bày trong chương V.

82
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.9 Bộ “Các nguyên lý” - Euclid

4.8 KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG


Như vậy là cuộc khủng hoảng về căn cứ của nền toán học cổ đại của Hy Lạp
đã xảy ra khi bản thân nền toán học đó còn đang được hình thành với tư cách một
khoa học lý thuyết. Các nhà nghiên cứu lịch sử văn minh Hy Lạp cổ đại đều nhất
trí cho rằng, cuộc khủng hoảng đó đã xảy ra bởi hai nguyên nhân chủ yếu sau
đây.
I. Nguyên nhân đầu tiên là sự khám phá ra các đoạn thẳng vô ước, mà theo
nhà toán học cổ Hy Lạp là Pappus Alexandria là sự kiện diễn ra trong trưởng phái
toán học Pythagoras.
II. Nguyên nhân khác góp phần làm hình thành nguy cơ khủng hoảng là sự
xuất hiện các lập luận của nhà triết học Zeno ở Elea. Bằng những nghịch lý này,
Zeno và các nhà triết học cổ khác muốn chứng minh rằng các đại lượng hữu hạn
không thể được kiến tạo từ vô số càn phần vô cùng bé. Mặc dù các nghịch lý này
đã không liên quan trực tiếp đến nội dung của toán học thời bấy giờ, nhưng khắp
nơi các nhà toán học Hy Lạp cố gắng tránh sử dụng khái niệm vô hạn.
Sau sự khám phá ra sự tồn tại của đại lượng vô ước, các nhà toán học
Pythagoras có hai khả năng lựa chọn. Họ có thể tìm cách mở rông khái niệm số
nhờ sát nhập thêm các số vô tỉ vào tập hợp các số hữu tỉ và nêu rõ những đặc
trưng của các đại lượng vô ước bởi các số có đặc tính mới, và như vậy có thể khôi
phục được sức mạnh của nguyên lý triết học mà họ tôn thờ - “Vạn vật là con số”
Tuy nhiên đối với các nhà toán học Pythagoras, con đường giản đơn và vô
cùng tự nhiên với quan điểm hiện đại đó đã không được lựa chọn, vì với trình độ
toán học của nhóm Pythagoras bấy giờ họ không thể hoàn thành việc xây dựng
các số học mới đủ chính xác về số thực. Vì thế họ chọn con đường thứ hai – con
đường xét lại một cách chắc chắn các nguyên lý xuất phát.
Khi phát hiện ra các đoạn thẳng vô ước (vô tỉ) thì người ta mới nhận ra rằng
tập hợp các đại lượng hình học (chẳng hạn các đoạn thẳng) là đầy đủ hơn tập hợp

83
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.9 Bộ “Các nguyên lý” - Euclid

các số hữu tỉ, và điều đặc biệt là các đoạn thẳng vô ước có thể dựng được bằng
thước và compa.
Từ đó, người ta thừa nhận các đối tượng hình học là những đại lượng có bản
chất tổng quát hơn các phân số và số nguyên, và họ tìm cách xây dựng toàn bộ
toán học không phải trên cơ sở số học mà là trên cơ sở hình học, do đó hình học
đã trở thành ngôn ngữ của toán học thời bấy giờ. Trong lịch sử toán học, người
ta gọi đó là phép tính Đại số - Hình học và chính các nhà toán học Pythagoras đã
đặt nền móng cho môn toán học này. Con đường thứ hai này về sau được tiếp tục
bởi Archimedes và Apollonius.
Để xây dựng toàn bộ toán học trên cơ sở hình học các nhà toán học cổ đại
phát triển phép tính trực tiếp các đại lượng hình học: biểu diễn các đại lượng bởi
các đoạn thẳng, các hình phẳng và hình không gian; minh họa hình học các phép
toán số học, xác lập công cụ dựng hình… Sau đó họ đã xác lập các phương pháp
hình học để viết và giải các phương trình, và sau cùng là đưa ra cách phân loại
các vô tỉ đại số - là những đại lượng có thể thu được khi giải các phương trình
bằng hình học.
Những yếu tố cơ sở của Đại số - Hình học là các đoạn thẳng và mọi phép
toán đều được định nghĩa nhờ các đoạn thẳng. Cụ thể là:
1. Phép công được định nghĩa như phép đặt liền các đoạn thẳng.
2. Phép trừ được định nghĩa như là bớt đi khỏi một đoạn thẳng một phần
bằng đoạn thẳng trừ.
3. Phép nhân các đoạn thẳng được quy về dựng một hình hai chiều: tích các
đoạn thẳng a và b được xem là hình chữ nhật cạnh a và b. tích ba đoạn thẳng được
xem là một hình hộp. Trong Đại số - Hình học người ta không xét tích của một
số lớn hơn ba đoạn thẳng.
4. Phép chia chỉ thực hiện được khi thứ nguyên của đại lượng bị chia lớn
hơn thứ nguyên của đại lượng kia.
Phép toán này được minh họa bởi bài toán tương đương: bài toán ghép diện
tích.
84
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.9 Bộ “Các nguyên lý” - Euclid

Giả sử ta cần xét bài toán giải phương trình 𝑎𝑏 = 𝑐𝑥. Đặt khít vào đoạn
thẳng 𝑐 một hình chữ nhật đẳng tích với hình chữ nhật cạnh 𝑎 và 𝑏, kí hiệu là
[𝑎𝑏].
Cách làm (Xét hình chữ nhật với 2 cạnh lần lượt là 𝑎 + 𝑐 ; 𝑏 + 𝑥 )

Phương pháp ghép diện tích đã được mở rộng cho các trường hợp giải các
bài toán quy được về phương trình bậc. Những ví dụ cụ thể và minh họa chỉ tiết
được trình bày đầy đủ trong giáo trình “Lịch sử toán học”, tập I Rupnhicov. Tuy
nhiên, đối với những bài toán dẫn đến giải phương trình bậc lớn hơn ba, môn Đại
số - Hình học không có khả năng giải quyết.
Khi bàn về giai đoạn này của Lịch sử toán học cổ Hy Lạp, người ta hay nhắc
đến Plato – là nhà triết học và toán học ở Athen. Trong cuốn “các quy luật” của
mình ông lên tiếng kêu gọi mọi người hãy thừa nhận các đại lượng vô ước. Vào
năm 387 t.CN, ông thành lập ở Athen một trường học riêng gọi là Academy –
viện hàn lâm mà ông là giám đốc. Viện được xây dựng trên khu đất của Academos
nên nó được đặt tên người hiến tặng. Nhiệm vụ của Viện bao gồm việc nghiên
cứu và giảng giải triết học và các khoa học nói chung với một trong những mục
tiêu là: sự am hiểu toán học là điều tất yếu đối với mỗi người có học vấn. Trong
tác phẩm “Nền cộng hòa” ông cho rằng các “vệ binh” cũng cần học số học, hình
học, thiên văn học và âm nhạc để có thể nhận thức được quy luật của vũ trụ. Do
đó ông đưa toán học vào số những môn phải giảng dạy và đặc biệt quan tâm đến
việc định nghĩa các đối tượng toán học. Ông là một trong các tác giả của phương

85
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.9 Bộ “Các nguyên lý” - Euclid

pháp chứng minh bằng phản chứng. Trong Viện Hạn lâm của minh, Plato đặc biệt
quan tâm đến các bài toán dựng hình hình học bằng compa và thước và hình học
nói chung. Ông luôn xem “Thượng đế mãi mãi chỉ là một nhà hình học” và “tri
thức mà các nhà hình học vươn tới là tri thức vĩnh cửu chứ không phải là thứ
nghèo nàn, nhất thời. Thậm chí ông còn cho treo trước cửa Academy dòng chữ:
“Người nào không thông suốt hình học thì chớ vào đây”.
Ít nhất thì cũng có ba nhà toán học nổi tiếng thời kỳ này gắn bó với viện Hàn
lâm của Plato: đó là Archytas, Theaetetus và Eudoxus. Khác với trường phái
Pythagoras, ba nhà toán học nổi tiếng này đã nhìn đúng căn nguyên của vấn đề:
sự tồn tại các vô tỉ là một khách quan. Do đó Archytas và Theaetetus đã có công
lớn trong việc sáng tạo ra lý thuyết vô tỉ, trong đó họ trình bay phân loại các vô
tỉ bậc hai và căn bậc hai của chúng “tức là những số mà ta có thể biểu diễn dưới

dạng √𝑎 + √𝑏 “. Tên tuổi của Eudoxus gắn liền với lý thuyết tổng quát về tỉ số
mà như người ta nói “nó giống lý thuyết số thực của R. Dedekind thế kỷ 19 một
cách lạ lùng”. Bên cạnh đó ông cũng sáng tạo ra phương pháp vét kiệt là tiền thân
của lý thuyết giới hạn sau này.
Như vậy, các lý thuyết được xây dựng nên bởi ba nhà toán học nổi tiếng này
đã kiến tạo nên bộ khung mới vững chắc của tò lâu đài toán học cổ Hy Lạp mà
nền móng của nó là hình học. Nói cách khác, với những thành tựu này và với nền
tảng là Đại số - Hình học cùng những thành tựu của nó, những khó khăn liên quan
đến các đại lượng vô ước có thể xem như đã vượt qua.
Để tránh những khó khăn có thể có trong căn cứ toán học do những lập luận
của Zeno về vô hạn mang lại, phần lớn các nhà toán học cổ Hy Lạp đều cho rằng
từ bỏ việc sử dụng ý niệm vô hạn và chuyển động trong toán học thì hơn hoặc
quy việc sử dụng đến mức tối thiểu. Họ đều cho rằng mức độ tối thiểu có thể chấp
nhận được là phép chia vô hạn các đại lượng hình học.
Sau cùng, việc xét ba bài toán nổi tiếng đã đưa các nhà bác học cổ Hy Lạp
đến một quan điểm chung là lời giải các bài toán hình học có thể được xem là

86
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.9 Bộ “Các nguyên lý” - Euclid

hoàn chỉnh và chặt chẽ về mặt hình học chỉ với điều kiện sử dụng thuần túy compa
và thước (lý tưởng). Người ta không cho phép sử dụng các dụng cụ cơ học trong
hình học.
Đến đây có thể kết luận rằng, sau nhưng công trình cơ bản của các nhà toán
học Pythagoras, Archytas, Theaetetus, Eudoxus và của các nhà toán học khác, và
sau những quy ước về một số hạn chế tất yếu cũng như quy ước về công cụ dựng
hình được phép dùng, lịch sử toán học cổ Hy Lạp đã sang trang mới và những
khó khăn về căn cứ của toán học cổ đã lùi dần vào dĩ vãng…
Một giai đoạn thăng hoa mới của Toán học Hy Lạp lại bắt đầu và đánh dấu
bởi Euclid với bộ “các nguyên lý”, trình bày những cơ sở và phương pháp của
Toán học Hy Lạp. Trong bộ “Các nguyên lý”, cuộc khủng hoảng căn cứ toán học
cổ Hy Lạp đã được khắc phục, tất nhiên là đối với trình độ toán học thời bấy giờ.
Ta dành phần kết thúc chương này để trình bày đôi điều về Euclid – con
người mà nhân loại sẽ không bao giờ quên tên – với bộ sách “Các nguyên lý” mà
tư tưởng logic sâu sắc của nó luôn hiện hữu trên các trang sách của học trò mọi
thời đại.
Về cuộc đời của Euclid ta không có một tư liệu nào đáng tin cậy. Người ta
dự đoán rằng, Euclid sống qua thời kỳ trị vì của hoàng đề Ptolemée đệ nhất (306
– 288 t.CN) của nước Ai Cập, dựa trên truyền thuyết lịch sử sau: Một lần Hoàng
đế Ptolemée I cảm thấy khó tiếp thu khi ông đọc bộ sách có tên “Các nguyên lý”
do Euclid viết, Hoàng đế bèn hỏi nhà bác học:
- Có cách nào dễ hơn để một Đức vua học được môn này không?
Không chút ngần ngại, Euclid trả lời:
- Thưa bệ hạ, không có con đường nào đi đến Hình học dành riêng cho vua
chúa!
Do vậy, phần lớn các nhà viết sử đều dự đoán Euclid sống vào khoảng 330
– 260 trước CN. Ông đã từng thu nhận học vấn ở Viện Hàn lâm Plato. Với bộ
sách nổi danh thiên cổ “Các nguyên lý” Euclid trở thành tác giả sách giáo khoa
thành công nhất mà trước đó nhân loại chưa từng biết đến. Đây là người duy nhất
87
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.9 Bộ “Các nguyên lý” - Euclid

mà vinh quang đã từng đến với ông, và sẽ không thể đến một lần nữa, trong sự
nghiệp đúc kết một cách thành công nhất những thành tựu toán học trong suốt ba
trăm năm vào trong một công trình và đã xây dựng nền móng vững chắc để phát
triển toán học tiếp theo. Đặc biệt, đây là chuẩn mực về cách xây dựng lý thuyết
toán học bằng phương pháp kiến thiết – tiên đề. Đây là bộ sách toán học chủ yếu
cho toàn thế giới với số lần phát hành chỉ đứng sau quyển Kinh Thánh. Vào thế
kỷ 19, nhà toán học Pháp A. Legendre đã chuyển nguyên bản của Euclid thành
ngôn ngữ hiện đại dưới dạng các bài giảng hình học và được sử dụng rộng rãi trên
thế giới.
Khi nói về mục tiêu mà Euclid đặt ra khi viết bộ “Các nguyên lý” nhà viết
lịch sử khoa học Hà Lan D. Struik cho rằng:
“Với niềm tin sâu sắc ta có thể nghĩ rằng ông (Euclid) viết
bộ “Các nguyên lý” nhằm trình bày chung trong một tác phẩm
ba khám phá vĩ đại của quá khứ chưa lâu: Lý huyết tỉ số của
Eudoxus, lý thuyết vô tỉ của Theaetetus và lý thuyết năm cố thể
đều chiếm vị trí đặc sắc trong vũ trụ học của Plato. Đó là ba
thành tựu “Hy Lạp” điển hình.” ( 5 cổ thể bao gồm: lập phương,
tứ diện đều, bát diện đều, thập nhị diện đều, nhị thập diện đều ).

88
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.9 Bộ “Các nguyên lý” - Euclid

4.9 GIỚI THIỆU BỘ “CÁC NGUYÊN LÝ” CỦA EUCLID


Các nguyên lý là dịch nghĩa từ một từ Hy lạ có nghĩa đen là vần vỡ lòng
𝑎, 𝑏, 𝑐 và nghĩa bóng là nguyên lý cơ bản. Đó là tác phẩm khoa học do nhà bác
học Euclid của cổ Hy Lạp biên soạn vào thế kỷ thức III trước công nguyên. Tác
phẩm này chứa đựng các cơ sở của toán học cổ đại: hình học sơ cấp, lý thuyết số,
lý thuyết tổng quát về tỉ lệ và các phương pháp xác định diện tích, thể tích, kể cả
một số yếu tố về giới hạn.
Trong tác phẩm áy, Euclid đã tổng kết thành tự của ba thế kỷ phát triển của
toán học cổ Hy Lạp, và đặt nền móng vững chắc cho các nghiên cứu toán học
đương thời. Tuy nhiên “Các nguyên lý” không bao trùm hết toán học thời bấy
giờ, chẳng hạn lý thuyết về thiết diện conic hay vấn đề tính gần đúng không được
trình bày trong đó.
Bộ “Các nguyên lý” gồm 13 tập. Tập 1 – 4 và 6 dành cho Hình học phẳng,
tập 10 – 12 dành cho hình học không gian, tập 5 và 7 – 9 dành cho Số học. Mỗi
tập đều mở đầu bằng các định nghĩa sau đó là các mệnh đề khác – Các Định lý
và bài toán dựng hình. Tất cả đều được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ sao cho
các chứng minh hay lời giải mỗi mệnh đề sau đều dựa vào mệnh đề trước. Riêng
tập 1, Euclid còn đưa thêm vào các Định đề và Tiên đề.
Tất cả các tập của “Các nguyên lý” lập thành một hệ thống nhất, các phần
liên hệ mật thiết với nhau. Bộ “Các nguyên lý” được xây dựng một cách chặt chẽ
về mặt logic theo hệ thông suy diễn mà các nguyên tắc tổng quát để xây dựng nó
đã được nêu ra bởi Plato và đặc biệt bởi Aristotle tử thế kỷ 5 t.CN.
Trong tập 1, Euclide đưa ra 23 định nghĩa, chẳng hạn như: 1. Điểm là cái gì
không có các bộ phận. 2. Đường là cái gì chỉ có bề dài mà không có bề rộng…
Sau các định nghĩa là năm Định đề và sau các định đề là năm tiên đề.
Trong suốt hơn hai nghìn năm, “Các nguyên lý” của Euclid là mẫu mực của
tính chặt chẽ toán học. Cho đến thế kỷ 18, bộ “Các nguyên lý” của Euclid hay
các bản thu gọn và chỉnh lý của nó là giáo trình cơ bản về hình học. Tuy vậy,

89
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.9 Bộ “Các nguyên lý” - Euclid

“Các nguyên lý” cũng chưa đạt được mức độ chặt chẽ hiện đại trong cách trình
bày. Các thiếu sót về mặt logic của “Các nguyên lý” của Euclid được mổ xẻ đầy
đủ vào cuối thế kỷ 19 cùng lúc với việc xây dựng hệ tiên đề đầy đủ của hình học
Euclid hiện đại.
Tập 1 xét các tính chất cơ bản của tam giác, hình chữ nhật, hình bình hành
và so sánh diện tích của chúng. Tập này được kết thúc bởi định nghĩa Pythagoras.
Trong tập 2, Euclid xây dựng công cụ hình học cụ thể để giải các bài toán
dẫn đến phương trình bậc hai, trong đó các đại lượng được biểu thị bởi các đoạn
thẳng còn tích của hai đại lượng bởi các diện tích, trong “Các nguyên lý” người
ta không thấy bóng dáng các kí hiệu đại số.
Tập 3 dành để trình bay các tính chất của hình tròn, các tiếp tuyến và dây
cung của nó, mặc dù những vấn đề này đã được nghiên cứu từ thời Hippocrates
ở Chios. Các đa giác đều được trình bày trong tập 4. Trong tập 5 trình bày lý
thuyết tổng quát về tỉ số giữa các đại lượng được xây dựng bởi Eudoxus, nó nổi
trội bởi tính hoàn thiện, đặc biệt về mặt logic, và về cơ bản nó tương đương với
lý thuyết lát cắt Dedekind được sáng tạo vào nửa sau của thế kỷ 19, đó là một
trong những căn cứ của lý thuyết số thực. Lý thuyết tổng quát về tỉ số cũng là cơ
sở cho lý thuyết đồng dạng (tập 6) và phương pháp vét kiệt (tập 12).
Trong các tập 7-9, trình bày cơ sở của lý thuyết số dựa trên thuật toán tìm
ước chung lớn nhất (thuật toán Euclid). Trong các tập này còn trình bày lý thuyết
chia hết, kể cả định lý về khai triển đơn trị số nguyên thành các thừa số nguyên
tố và về tính vô hạn của các số nguyên tố, cũng ở đây Euclid xây dựng lý thuyết
về tỉ số các số nguyên mà thực chất là tương đương với lý thuyết số hữu tỉ.
Trên cơ sở đó, trong tập 10, Euclid đưa ra sự phân loại các vô tỉ bình phương
và vô tỉ trùng phương, và tìm căn cứ cho một số quy tắc biến đổi chúng. Các kết
quả của tập 10 được áp dụng trong tập 13 để xác định các cạnh của năm đa diện
đều. Tập 11 để trình bày các nguyên lý của hình học không gian. Trong tập 12
dùng phương pháp vét kiệt để xác định tỉ số diện tích hai hình tròn và tỉ số các
hình chóp và lăng trụ, hình nón và hình trụ. Cuối cùng, tập 13 dành để trình bày
90
Chương 4: Cuộc khủng hoảng thứ nhất 4.9 Bộ “Các nguyên lý” - Euclid

việc xác định tỉ số hai hình cầu, dựng năm hình đa diện đều và chứng minh rằng
không tồn tại những vật thể đều khác.
Về sau, các nhà toán học Hy Lạp đã ghép thêm vào bộ “Các nguyên lý” của
Euclid các tập 14 và 15 không thuộc Euclid. Ngày nay, hai tập thêm này thường
được xuất bản cùng với văn bản chính thức của bộ “Các nguyên lý”.

91
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.1 Mở đầu

Chương 5:
Cuộc khủng hoảng thứ hai trong lịch sử toán học –
khủng hoảng về căn cứ của giải tích vô cùng bé

Suốt một nghìn năm của thời kỳ Trung cổ, trong toán học đã không có một
bước ngoặt cơ bản nào mặc dù các chân lí toán học và logic luôn luôn là đối tượng
được quan tâm, tích lũy. Đến thế kỷ 14 – 16 ở Châu Âu là “thời đại Phục Hưng”
với ý nghĩa là phục hưng nền văn hóa cổ đại, chuẩn bị cho một nền văn hóa mới
ra đời.
Đặc biệt tư duy sáng tạo toán học đã bắt đầu phục hưng trong lĩnh vực số
học, đại số và hình học. Hai thế kỷ sau đó được đánh dấu bởi sự xuất hiện và phát
triển những tư tưởng hoàn toàn mới mà ngày nay chúng được xếp vào lĩnh vực
phép tính vi – tích phân. Những tư tưởng mới xuất hiện do những nhu cầu của
khoa học mà đặc biệt là thiên văn học, cơ học và các ngành khoa học tự nhiên.
Bên cạnh đó về mặt nội thể phép tính mới này cần có được căn cứ logic chặt chẽ.
Và điều này đã dẫn đến một cuộc bàn cãi kéo dài về bản chất và căn cứ của đại
lượng vô cùng bé được đưa vào thế kỷ 17, trong đó chuẩn mực mà các nhà toán
học dựa vào là “tính chặt chẽ của thời Hy Lạp”. Cuộc tranh luận này cuốn hút
gần như tất cả các nhà toán học nổi tiếng thời bấy giờ, trong đó mỗi người đều có
quan điểm riêng của mình và đều nhằm trả lời câu hỏi: đại lượng vô cùng bé là
gì? Giới hạn là gì?
Chương này được dùng để phác họa diễn biến cuộc khủng hoảng thức hai
trong lịch sử toán học: cuộc khủng hoảng căn cứ của đại lượng vô cùng bé và
toán học đã thoát ra như thế nào!

92
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.1 Mở đầu

5.1 MỞ ĐẦU
Thời kỳ Phục Hưng xuất phát tự Italia rồi lan sang Tây và Trung Âu (thế kỷ
6), trong thời kỳ đó văn hóa và khoa học đã phát triển ở châu Âu (trước tiên và
sớm hơn cả là ở Itaia) sau thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và hình thành xã
hội tư sản thời kỳ đầu. đó là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và hình thành
xã hội tư sản thời kỳ đầu. Đó là thời kỳ quá độ từ thời kỳ Trung Cổ đến hiện đại,
chủ nghĩa tư bản bắt đầu bước vào thời kỳ hưng thịnh và lúc đó nó là lực lượng
tiến bộ của xã hội đương thời. Các nhu cầu thực tế đòi hỏi các khoa học, nhất là
khoa học chính xác, phát triển nhanh chóng. Nghề hàng hải đã làm cho người ta
bắt đầu chú ý đến thiên văn học và quang học. Nghề đóng tàu, chế tạo máy móc,
việc nghiên cứu quân khí đã làm cho cơ học phát triển. Đến lượt mình, thiên văn
học, quang học, cơ học (và cả kĩ thuật) đã đỏi hỏi sự hoàn thiện có tính quyết định
đối với nền toán học thời bấy giờ.
Cuộc khủng hoảng lần thứ hai về căn cứ của các tri thức toán học bùng nổ
vào cuối thế kỷ 17 đến đâu thế kỷ 18. Nó nảy sinh trong quá trình tìm căn cứ cho
phép tính các vô cùng bé. Lý thuyết đó được đưa ra vào thế kỷ 17. Chính R.
Descartes đã mở đầu cho giai đoạn “bước ngoặt” này trong lịch sử phát triển toán
học. Không những ông đã đưa vào trong toán học hệ tọa độ mà còn đưa vào đại
lượng biến thiên và do đó đặt nền móng cho môn hình học giải tích.
Về cơ bản, cuộc khủng hoảng bùng nổ do những kết quả và nghịch lý mâu
thuẫn nhau xuất hiện trong phép tính các vô cùng bé vì các khái niệm và nguyên
lý xuất phất của nó chưa có căn cứ thỏa đáng. Nhiều nhà toán học đã áp dụng một
cách thành công các thành tựu cụ thể của phương pháp các vô cùng bé, nhưng
thông thường họ lại không quan tâm tới việc tìm căn cứ lí luận co các nguyên lý.
Những ý kiến phản bác mạnh mẽ nhất là xuất phát từ nguyên lý đồng nhất các vô
cùng bé với các đại lượng thực tại: thay vì phải xem các vô cùng bé là những đại
lượng biến thiên, biến đổi thì người ta lại bắt đầu xem chúng là tĩnh tại đứng yên.
Với cách tiếp cận đó, bản thân cái vô hạn được biểu hiện ra không phải là một

93
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.1 Mở đầu

quá trình mà là một kết quả. Vì thế không có gì ngạc nhiên rằng trong các tính
toán người ta đã đánh đồng một cách tai hại các vô cùng bé với 0 mặc dù về
nguyên tắc chúng là những đại lượng không bằng 0, hay như ngày nay ta vẫn nói:
“chúng dần đến giới hạn bằng 0”. Tất cả những điều đó đã không thể không sinh
ra vô vàn khó khăn và những khó khăn đó dồn nén rồi bùng ra thành cuộc khủng
hoảng về căn cứ của toán học.
Tuy nhiên, các thành tựu của môn Phép tính các vô cùng bé mới, nhiều và
quan trọng đến nỗi những điều nghi ngờ và khó khăn do cuộc khủng hoảng này
mang lại đã không kìm hãm được đà sáng tạo mãnh liệt của những người xây
dựng khoa học ấy. Họ cứ tiếp tục xây dựng lâu đài đó, tạm gác việc xét lại và
củng cố cơ sở đến một lúc thuận lợi hơn. Tâm trạng đó đã được biểu thị trong lời
kêu gọi đầy lạc quan của nhà toán học vĩ đại người Pháp J. D’Alembert: “Hãy
tiến lên phía trước, lòng tin tưởng sẽ theo sau”.
Trước khi có một tổng quan về phép tính các vô cùng bé đã dẫn ra đây đoạn
trích về ý nghĩa sâu xa của chính khái niệm vô cùng bé.
“Trong tất cả những thành tựu lí luận chưa chắc đã có một thành tựu nào
được mọi người xem là thắng lợi tối cao của trí óc con người như sự phát minh
ra phép tính các đại lượng vô cùng bé vào nửa thế kỷ 17. Nếu như chúng ta đã
gặp ở một nơi nào đó một thành tích thuần túy và hoàn toàn riêng của trí não
con người thì nơi đó chính là ở đây.

94
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.2 Phép tính các vô cùng bé

5.2 PHÉP TÍNH CÁC VÔ CÙNG BÉ

Phép tính các vô cùng bé là thuật ngữ được dùng trước đây biểu thị sự liên
kết các phần khác nhau của giải tích toán học gắn liền với khái niệm hàm vô cùng
bé. Ở một mức độ nào đó “phương pháp các vô cùng bé” đã được các nhà bác
học Hy Lạp cổ đại và Châu Âu thời Trung Cổ áp dùng. Tuy nhiên, các định nghĩa
chính xác về các khái niệm cơ bản của lý thuyết các hàm vô cùng bé chỉ mới được
hình thành vào thế kỷ 19.
Trong lịch sử phát triển toán học các bài toán có ý nghĩa cơ bản liên quan
đến các vô cùng bé được xếp thành ba dạng chủ yếu sau đây.
I) Các bài toán đơn giản nhất của các nhà toán học cổ Hy Lạp giải bằng
phương pháp vét kiệt, trong đó các đại lượng vô cùng bé được sử dụng để chứng
minh đẳng thức giữa hai đại lượng cho trước (hay hai tỉ số của các đại lượng cho
trước). Tên gọi “phương pháp vét kiệt” chỉ mới được đưa vào ở thế kỷ 17.
II) Các bài toán phức tạp hơn giải bằng phương pháp vét kiết mà trong đó
đại lượng hữu hạn cần tìm thu được dưới dạng giới hạn (theo ngôn ngữ hiện đại)
của tổng:
(𝑛) (𝑛) (𝑛)
∆1 + ∆2 + ⋯ + ∆𝑛 .
III) Các bài toán mà trong đó các đại lượng hữu hạn thu được dưới dạng giới
hạn của tỉ số các đại lượng vô cùng bé. Đây cũng chính là tư tưởng khởi đầu phép
tính vi phân.
Nhà bác học cổ Hy Lạp Eudoxus là người đề xướng phương pháp vét kiệt
trên cơ sở tiên đề của ông (còn gọi là tiên đề Eudoxus – Archimedes) nói rằng:
một bội số nào đó của đại lượng bé hơn trong hai đại lượng thuần nhất a và b là
lớn hơn đại lượng lớn (tức là nếu a < b thì tồn tại số tự nhiên 𝑛 sao cho 𝑛𝑎 > 𝑏).
Từ đó ông rút ra hệ quả gọi là Bổ đề của phương pháp vét kiệt: Cho một đại lượng
nào đó, nếu lấy đi hơn một nửa, còn lại bao nhiêu lại lấy đi hơn một nửa, … thì

95
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.2 Phép tính các vô cùng bé

sau một số hữu hạn bước như vậy có thể đạt tới một lượng dư còn lại bé hơn một
đại lượng đã cho bất kì cùng loại.
Hệ quả này là điểm chủ yếu của nhiều kết luận theo phương pháp vét kiệt
chẳng hạn ông đã chứng minh được chính xác các định lý về thể tích hình nón và
hình lăng trụ, …
Vậy nội dung của phương pháp vét kiệt là gì? Bản chất toán học của phương
pháp này như sau: Giả sử ta cần tính diện tích 𝑠(𝐷) của hình 𝐷 đã cho. Phương
pháp “vét kiệt” gồm các bước sau:
1. Nội tiếp trong hình D đã cho một dãy các hình khác nhau 𝐷1 , 𝐷2 , … , 𝐷𝑛 , … với
diện tích tăng đơn điệu và mỗi hình của dãy đó đều xác định được diện tích 𝑠(𝐷𝑛 ).
2. Các hình 𝐷𝑘 , 𝑘 = 1,2; … cần được chọn sao cho hiệu diện tích 𝑠(𝐷) − 𝑠(𝐷𝑘 )
là dương và bé tùy ý.
3. Từ sự tồn tại và cách dựng các hình nội tiếp ta có thể kết luận các hình nội tiếp
dùng để “vét kiệt” là bị chặn trên.
4. Bằng phương pháp thích hợp với từng bài toán cụ thể, người ta tìm ra số A là
giới hạn của dãy các diện tích các hình nội tiếp.
5. Đối với từng bài toán riêng biệt đều được cung cấp chứng minh rằng 𝐴 =
𝑠(𝐷) nghĩa là giới hạn của dãy các diện tích các hình nội tiếp bằng diện tích
𝑠(𝐷). Thông thường phép chứng minh này được tiến hành bằng phản chứng.

Tuy chỉ phát triển nhờ liên hệ với từng bài toán cụ thể nhưng phương pháp
vét kiệt là một trong những phương pháp phổ biển nhất của toán học cổ đại và
mầm mống của lý thuyết giới hạn và phép tích phân sau này. Archimedes đã sử
dụng rộng rãi phương pháp này và trước đó Euclid đã trình bày phương pháp này
trong tập 12 của bộ “Các nguyên lý”. Qua nhiều thế kỷ tính chặt chẽ logic của nó
tỏ ra không gì so sánh nổi. Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới phát hiện ra một số
vấn đề logic ội thể của phương pháp và tìm cách giải quyết: đó chính là những
khó khăn liên quan một cách tinh tế đến khái niệm đang hình thành thời bấy giờ
là khái niệm đại lượng vô cùng bé và đại lượng giới hạn. Những khó khăn loại
96
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.2 Phép tính các vô cùng bé

này các nhà toán học cổ đại không thể khắc phục được. (Các ví dụ áp dụng cụ thể
xin mời xem Bài giảng 5 trong giáo trình “Lịch sử toán học” của Ruphnhikov).
Đối với nhóm các bài toán thứ hai (II) nhà bác học Archimedes cũng là
người áp dụng vô cung bé một cách rộng rãi và thành thạo hơn cả. Trong công
trình “Phỏng nón và phỏng cầu” (Thế kỷ thứ 3 t.CN) và về “Các đương xoắn ốc”
Archimedes đã sử dụng một cách có hệ thống các khái niệm đó để tính diện tích
và thể tích bằng phương pháp mà về mặt tư tưởng nó hoàn toàn tương tự như định
nghĩa hiện đại về tích phân.
Từ các ấn phẩm của Archimedes, đặc biệt nhất là bức thư của ông gửi nhà
thiên văn học Eratosthenes mà mãi đến năm 1906 mới được phát hiện ở châu Âu,
người ta có thể thấy rằng ông đã trau chuốt về mặt logic phương pháp ước lượng
diện tích và thể tích khi cho các tổng tăng dần các số hạng giảm vô hạn (tức là
các vô cùng bé theo nghĩa hiện đại của từ). Đến thế kỷ 17 phương pháp trên được
phát triển rực rỡ trong các công trình của J. Kepler “Hình học không gian với các
thùng rượu vang” (1615), của B. Cavalieri trong “Hình học được trình bày bằng
phương pháp mới nhờ cái bất khả phân của cái liên tục” (1635) và của nhiều nhà
bác học khác như G. Galilei, Evangelista Toricelli (1608 – 1647), B. Pascal, …
Trong tác phẩm của mình, B. Cavalieri đã thôi thúc nhiều nhà toán học ở các
nước khác nhau tập trung nghiên cứu các bài toán mà trong đó có áp dụng các đại
lượng vô cùng bé. Cũng trong công trình đó ông thu được nguyên lý (được phát
biểu dưới đây cho hai vật thể) thương được ông dùng trong giải toán hình học:
“Nếu cắt hai vật cho trước bằng một mặt phẳng bất kì song song với mặt
phẳng cho trước nào đó mà thu được các thiết diện có diện tích bằng nhau thì
các vật đó có thể tích bằng nhau.”
Nguyên lý này (và nguyên lý tương tự cho hai hình phẳng) được gọi là
nguyên lý Cavalieri. Nguyên lý này có từ thời cổ Hy Lạp và trong “Hình học”
(1635) đã được chứng minh bởi B. Cavalieri. Wikipedia tiếng Việt cũng viết rằng
hơn một nghìn năm trước người Trung Hoa đã biết và áp dụng nguyên lý trên để
tính thể tích trong t ác phẩm “Cửu chương toán thuật” của họ.
97
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.2 Phép tính các vô cùng bé

Cũng trong thế kỷ 17 các nhà toán học đã bị cuốn hút bởi nhóm các bài toán
thứ (III). Sau khi R. Descartes và P. Fermat xây dựng nên môn Hình học giải tích
thì một bài toán mới xuất hiện một cách tự nhiên là xác định hệ số góc của tiếp
tuyến với đường cong 𝑦 = 𝑓(𝑥) – tức là xác định đạo hàm (theo ngôn ngữ hiện
đại). Cũng gần như đồng thời sự phát triển của cơ học đã đưa đến sự cần thiết
phải xác đinh tốc độ tức thời của một chuyển động tùy ý. Vì lý thuyết giới hạn và
thậm chí tri thức trực giác rành mạch về phép qua giới hạn còn chưa có nên đạo
hàm:
∆𝑦
𝑦 ′ (𝑥) = lim
∆𝑥→0 ∆𝑥
𝑑𝑦
Chỉ thu được như là tỉ số 𝑦 ′ (𝑥) = của các số gia bé thực tại ở trạng thái
𝑑𝑥

tĩnh tại là 𝑑𝑦 và 𝑑𝑥.

98
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

5.3 CÁC QUAN ĐIỂM CỦA I. NEWTON VÀ


G. LEIBNIZ VỀ VÔ CÙNG BÉ

Phương pháp chung của phép vi phan và phép tích phân được xây dựng với
nhận thức đầy đủ rằng một trong hai quá trình là phép ngược của quá trình kia.
Nhà lịch sử toán học D. J. Stroik cho rằng thành tựu vĩ đại này “chỉ có thể
phát minh bởi những con người am hiểu sâu sắc phương pháp hình học của người
Hy Lạp và B. Cavalieri cũng như phương pháp đại số của R. Descartes và J.
Wallis. Những người như vậy chỉ có thể xuất hiện sau năm 1660…”. Quả thực,
họ đã xuất hiện: đó chính là I. Newton và G. Leibniz.

5.3.1 Quan điểm của I. Newton


Isaac Newton sinh ra trong gia đình một chủ trại ở vùng nông thôn quận
Lincoln của nước Anh (năm 1642). Thời học sinh sinh viên của ông được diễn ra
ở thành phố Cambridge. Năm 1668 I. Newton nhân học vị cử nhân và một năm
sau (1669) thầy học của ông là Isaac Barow (1630 – 1677) – giáo sư trường Đại
học Tổng hợp Cambridge – đã nhường lại chức vụ chủ nhiệm bộ môn của mình
cho I. Newton (đó là hiện tượng đặc biệt trong đời sống hàn lâm) vì I. Barrow đã
thừa nhận một cách công khai tính ưu việt của Newton. I. Newton là giáo sư tại
Đại học Cambridge cho đến năm 1701 và sau đó năm 1703 là chủ tích Hội khoa
học hoàng già London. I. Newton là nhà hoạt động khoa học chính xác theo nghĩa
chân thật của từ đó, đã thu được sử cổ vũ của thầy học và là bậc tiền bối của mình
là I. Barrow. I. Newton đã dành ba công trình để trình bày môn giải tích. Trong
công trình thứ nhất “Giải tích nhờ các phương trình có có vô số số hạng’ ông trình
bày phương pháp tính đạo hàm dưới dạng “giải thích ngắn gọn hơn là chứng minh
chặt chẽ”. Trong công trình thứ hai “Phương pháp fluxio và chuỗi vô hạn”. (1671)
ông đã gọi đạo hàm là fluxio và công trình này không khá hơn công trình đầu là
bao nhiêu. Trong công trình thứ ba “Lập luận về phép cầu phương đường cong”

99
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

(1670; công bố năm 1704) và tác phẩm bất hủ “Các nguyên lý toán học của triết
học tự nhiên” (1687) gọi tắt là Principia, ông đã vạch ra chương trình xây dựng
phương pháp fluxio trên cơ sở lý thuyết giới hạn nhưng không đưa ra định nghĩa
hình thức khái niệm này.
I. Newton đã cống hiến toàn bộ cuộc đời cho khoa học, đã viết nên những
trang sử huy hoàng trong lịch sử khoa học thế giới. Thế nhưng ông vẫn thường
nói một cách khiêm tốn: “Nếu tôi nhìn xa hơn người khác thì chỉ là do tôi đã đứng
trên vai của những người khổng lồ”.
Năm 1727 ông qua đời vì bệnh sỏi thận và bênh xung huyết phổi.
Dưới đây là sự diễn biến quan điểm khoa học của I. Newton về các vô cùng
bé:
Trong hệ thống quan điểm khoa học của I. Newton toán học là công cụ
nghiên cứu vật lý. Để có một công cụ toán học cho cơ học sao cho công cụ đó
cho phép xét các chuyển động và những khái niệm gắn liền với nó là vận tốc và
gia tốc, I. Newton đã sáng tạo ra phương pháp mà ông gọi là “Phương pháp
fluxio” hay “Phương pháp thông lượng”. Ông sáng tạo ra phương pháp tổng quát
của mình trong thời kỳ 1665 – 1666 khi ông đang ở quê nhà để cách ly với nạn
dịch hạch hoành hành ở thành phố Cambridge. Trong phương pháp thông lượng,
I. Newton đã nghiên cứu những đại lượng biến thiên được đưa vào như sự trừu
tượng hóa các chuyển động cơ học liên tục các dạng khác nhau.
I. Newton gọi các đại lượng biến thiên liên tục là fluenta (fluo là thông vận,
phần từ lưu động, là chảy).
Mọi thông vận đều là các biến phụ thuộc, chúng có đối số chung là thời gian.
I. Newton gọi tốc độ biến thiên của fluenta là fluxio, còn những thay đổi vô cùng
bé của thông vận cần để tính các fluxio, được ông gọi là “moment” (theo thuật
ngữ của G. Leibniz thì moment chính là vi phân). Như vậy I. Newton đã lấy khái
niệm fluxio (đạo hàm) và fluenta (tích phân) làm cơ sở cho lý thuyết thông lượng.
Các đại lượng biến thiên mà I. Newton gọi là fluenta thường được kí hiệu là
𝑥, 𝑦, 𝑧, … Trong “Phương pháp fluxio” (1736) I. Newton viết:
100
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

“Còn vận tốc mà mỗi thông vận tăng lên do chuyển động sản sinh ra (những
vận tốc này tôi có thể gọi là fluxio (thông lượng) hay gọi một cách giản đơn là
tốc độ hay độ nhanh), tôi sẽ biểu diễn bởi chính xác các chữ số đó với một dấu
chẩm ở trên).
Từ đó, nếu xét thông vận y chẳng hạn thì các thông lượng thứ nhất, thứ hai,
thứ ba được I. Newton kí hiệu tương ứng là 𝑦̇ , 𝑦̈ , 𝑦⃛, … Ở I. Newton các vô cùng
bé mang tên là “moment fluxio” và được kí hiệu là 𝑥0̇, 𝑦0̇ , 𝑧0̇, … trong đó “0” là
lượng vô cùng bé (thường được xem là moment thời gian). Như vậy moment
fluxio là tích của tốc độ tức thời với moment của thời gian.
Khi tính các fluxio, I. Newton đã sử dụng quy tắc bỏ qua các vô cùng bé:
xem 0 là vô cùng bé và do đó nó biểu diễn moment của các lượng, tiếp đó mọi số
hạng được nhân với moment đều được xem là cái không đáng kể so với các số
hạng khác và do đó có thể bỏ qua. Chẳng hạn fluxio (thông lượng) của 𝑦 = 𝑥 𝑛
là bằng
𝑦 = 𝑛𝑥 𝑛−1 thu được bằng cách bỏ qua các số hạng có chứa nhân tử “0”
sau khi biến đổi biểu thức:
(𝑥 + 𝑥0)𝑛 − 𝑥 𝑛
𝑜
Các ví dụ mà I. Newton trình bày trong “Phương pháp fluxio” một mặt
chứng tỏ ngay từ đầu ông đã xem các đạo hàm của mình là vận tốc, nhưng mặt
khác chúng cũng chứng tỏ cách biểu hiện của ông là không hoàn toàn xác định:
kí hiệu moment “0” có phải là 0 (zero) hay không? Hay là cá vô cùng bé? Hay đó
là các số hữu hạn?
Về phương diện tính toán trong lý thuyết fluxio cần đòi hỏi phải biết cát bỏ
các vô cùng bé. Thế nhưng việc vận dụng khái niệm vô cùng bé ở đây rất không
hoàn chỉnh, không rõ ràng. Trong cùng một lập luận mà có lúc moment xuất hiện
như một vô cùng bé, lúc khác thì xem như một đại lượng hữu hạn. Người ta không
hiểu vì sao khi bỏ đi các số hạng có chứa nhân tử là moment mà vẫn không dẫn
tới sai lầm. Về sau chính I. Newton đã phê phán thể thức này vì sự không chặt

101
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

chẽ của nó. Ông đã từng nói rằng trong toán học không cho phép bỏ qua dù sai
sót nhỏ nhất. Trong bài báo “Lý thuyết giới hạn của Newton” (1943) viết về I.
Newton nhân ngày sinh thứ ba trăm của ông, nhà toán học Xô – Viết N. Luzin
cho rằng I. Newton đã hình dung đầy đủ về giới hạn và đã thao tác đúng trong
phạm vi lý thuyết. Còn nhà toán học Hoa Kỳ M. Kline thì cho rằng tuy không
thật rõ ràng nhưng ở một số mệnh đề trong “Principia” I. Newton đã dùng đến
thuật ngữ chủ yếu “giới hạn” mặc dù ông đã không phân tích sâu hơn khái niệm
này. Rõ ràng I. Newton đã tiếp cận lý thuyết giới hạn mặc dù với dạng đó khó
lòng mà áp dụng được. Mặt khác ở I. Newton công cụ toán học vẫn chỉ là công
cụ định hướng cho việc diễn giải theo kinh nghiệm với mọi hạn chế xuất phát từ
đó. Chẳng hạn, I. Newton đã suy nghĩ một cách quá tự nhiên rằng mọi hàm liên
tục đều có đạo hàm vì mọi chuyển động xảy ra đều có vận tốc và rằng mọi phép
tiến đến giới hạn đều chỉ đơn điệu vì vật thế chuyển động có thể tiến gần đến
điểm nào đó chỉ từ một phía.
Về điều này, N. Luzin viết: “Đối với I. Newton việc mọi chuyển động đều
có vận tốc và gia tốc là thuộc về bản chất của sự vật. Chính vì vậy mà có suy nghĩ
một cách tự nhiên rằng mọi phép dần tới giới hạn I. Newton đều quan niệm là
đơn điệu chứ hoàn toàn không theo cách dao động”. Tuy nhiên, lý thuyết giới
hạn, mặc dù chỉ mới ở dạng phôi thai, mà người ta tìm thấy trong Principia đã là
sự tiến bộ cơ bản trong vấn đề tìm căn cứ cho môn giải tích mới.
Trong lúc I. Newton và các nhà toán học đương thời đang lúng túng với cái
“thuở ban đầu” của lý thuyết các vô cùng bé và lý thuyết giới hạn thì không bỏ lỡ
cơ hội, nhà triết học và giáo chủ người Anh là G. Berkeley đã “khuyên” các nhà
toán học hãy xua đuổi các khái niệm mà ông gọi là “giả tạo” và “mẫu thuẫn” vô
cùng bé và vô cùng lớn ra khỏi toán học và quay về với toán học “thấp cấp” …
Nhưng thật đáng buồn cho nhà triết học này: phần lớn các nhà toán học đã không
quay về với toán học “thấp cấp” mà đã chọn con đường tiến lên phía trước, bắt
đầu phát triển lý thuyết vô cùng bé, hoàn thiện cơ sở của nó để đáp ứng đòi hỏi
của thực tiễn và khoa học.
102
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

Phép tính fluxio là dạng đặc biệt của phép tính vi phân và tích phân. Nó có
hệ kí hiệu độc đáo chỉ phát triển trong các công trình của các nhà toán học Anh.
Đến giữa thế kỷ XIX nó mới được thay thế bởi phép tính vi phân với hệ kí hiệu
thuận tiện hơn được sử dụng đến ngày nay. Tuy nhiên một phần của hệ kí hiệu
của phép tính fluxio vẫn còn được sử dụng trong cơ học và giải tích vectơ.

5.3.2 Quan điểm của G. Leibniz


Gottried Wilheilm Leibniz sinh ra ở Leipzig trong một gia đình giáo sư của
trường Đại học tổng hợp địa phương. Ông được đào tạo trong các trường Đại học
Tổng hợp ở Leipzig và Iena. Hoạt động của Leibniz rất nhiều mặt: ông là chính
trị, nhà ngoại giao và là một nhà bác học. Những công hiến của ông cho khoa học
cũng rất đa dạng: Khoa học tự nhiên, vật lý, triết học, toán học. Trong các lĩnh
vực đó ông có không ít những công trình rất xuất chúng vượt hẳn những phát
minh sau ông.
Cũng như R. Descartes, G. Leibniz là một người sáng suốt, có tư duy sâu
rộng, ông đã có tài tiên đoán những kết quả xa xôi của những tư tưởng mới và
kiến định tuyên cáo một khoa học mới ra đời.
Ông là nhà ngoại giao và triết học đến với toán học. Cho đến năm 1673,
trong một sư mạng ngoại giao ở Paris, Leibniz đã gặp Cristiaan Huygens (1629 –
1695) và nhà toán học Hà Lan này đã dẫn ông đến khóa nghiên cứu các vấn đề
về vô cùng bé của toán học. Và sau khoảng mười hai năm miệt mài thực hiện
phương án xây dựng môn Giải tích của mình Leibniz đã công bố công trình thứ
nhất về phép tính mới “Phương pháp mới về cực đại cực tiểu và tiếp tuyến” trong
tạp chí Acta Eruditorum (“Tạp chí của các nhà bác học”) năm 1684. Đó là một
bài luận giảng về phép tính vi phân. Hai năm sâu, một tác phẩm khác của G.
Leibniz “Về hình học sâu sắc” (1686) đã được xuất bản. Trong tác phẩm này ông
trình bày các quy tắc của phép tính tích phân và đưa vào kí hiệu ∫ 𝑦𝑑𝑥 từ đó.
Cũng ở đây ông khám phá ra định lý cơ bản của phép tính tích phân khẳng định
rằng phép tính tích phân là phép đảo ngược của phép tìm đạo hàm.
103
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

Cũng như I. Newton, G. Leibniz đã xem hoạt động khoa học như một sứ
mạng mà Đấng bề trên giao phó cho các nhà bác học. Trog một bức thư không đề
ngày năm 1699 hoặc 1700 ông viết: “Tôi cảm nhận được mục đích chủ yếu của
loài người là ở sự nhận thức và phát triển những cái diệu kì của Thượng Đế! Tôi
nghĩ rằng chính vì vậy mà Thượng Đế đã trao toàn bộ Trái Đất này để Con người
làm chủ. Người ta kể rằng G. Leibniz rất tin vào Thượng Đế. Ông đã từng nói: “0
là không có, 1 là Thượng Đế, từ 0 và 1 sẽ tạo ra thế giới”
Nhà toán học Pháp P. Laplace đã nói về điều này như sau:
“Leibniz đã thấy mẫu mực của sự sáng tạo trong
số học nhị phân của mình, ông cho rằng đơn vị là khởi
điểm thần bí, còn số không là sự không tồn tại, Thượng
Đế tạo ra muôn loài từ sự không tồn tại y như đơn vị và
số không biểu thị cho mọi con số trong hệ của ông”.
Dưới đây là các quan điểm và thành tự mà G. Leibniz đạt được trong Giải
tích vô cùng bé.
Công trình đầu tiên (1684) của G. Leibniz là tập Hồi kí không lớn, chưa đến
10 trang giấy và trong đó không có các chứng minh. Nhưng ở đây lần đầu tiên
phép tính vi phân xuất hiện trên các trang tạp chí khoa học như một đối tượng
nghiên cứu của toán học dưới dạng gần giống với cấu trúc hiện đại của nó.
Khái niệm cơ bản của lý thuyết G. Leibniz là khái niệm vi phân. Vi phân
của đối số – 𝑑𝑥 – được xem như một đại lượng hoàn toàn tùy ý. Vi phân của hàm
𝑦𝑑𝑥
số – 𝑑𝑦 – được xác đinh bởi hệ thức 𝑑𝑦 = trong đó 𝑆𝑡 là tiếp ảnh với đường
𝑆𝑡

cong tại điểm (𝑥; 𝑦) – tức là đoạn thẳng 𝑄𝑃’. Như vậy các kí hiệu 𝑑𝑥 và 𝑑𝑦 được
đưa vào; ở đây G. Leibniz dùng kí hiệu 𝑑 (là chữ cái đầu tiên của từ La tinh
diferentia có nghĩa là hiệu) để chỉ các hiệu vô cùng bé.

104
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

Với hai tác phẩm công bố năm 1684 và năm 1686 người ta có thể xem Giải
tích các vô cùng bé đã thoát khỏi giai đoạn hình thành và đã lên tiếng như một
ngành toán học mới cần được quảng bá, phát triển, xác lập căn cứ logic và hoàn
thiện.
Trong một bài báo công bô trong tập Acta Eruditorun (1689) (Tạp chí của
các nhà bác học) G. Leibniz khẳng định rằng các vô cùng bé không phải là những
số thực mà là những số giả tạo nào đó. Những số giả tạo hay những số ảo này lại
tuân thủ chính các quy tắc số học như các số thông thường. (Cần lưu ý ở thời
Leibniz các số ảo có địa vị rất chênh vênh).
Trong chính bài báo đó, xuất phát từ các biểu diễn hình học G. Leibniz cũng
đã chứng minh rằng các lũy thừa của vi phân (các vô cùng bé có lũy thừa cao hơn
1) chẳng hạn (𝑑𝑥)2 so với vi phân 𝑑𝑥 cũng giống như một điểm so với cả đường
thằng, và rằng 𝑑𝑥 so với 𝑥 cũng giống như một điểm so với cả Trái Đất hay bán
kính trái đất so với bán kính vòm trời. Cũng có lúc ông so sánh vô cùng bé với
hạt cát có thể bỏ qua khi tính chiều cao của ngọn núi…
Mặc dù vai trò của phép tính vi phân (cũng chính là giải tích các vô cùng
bé) đối với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật là hết sức to lớn và được thừa
nhận rộng rãi nhưng chính phần quan trọng này của Giải tích toán học cũng rơi
105
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

vào tình trạng nghịch lý: để thu được kết quả chính xác bằng các phương pháp
của nó cần phải xuất phát từ một khẳng định sai lầm. Ví dụ như nghịch lý: nếu 𝐴
là đại lượng hữu hạn, còn 𝛼 là đại lượng vô cùng bé thì để kết luận tính toán
(trong trường hợp đã nêu) thu được chính xác cần phải tính toán với giả thiết 𝐴 +
𝛼 = 𝐴.
Nguyên nhân sâu xa của các nghịch lý này là việc vận dụng các thuật ngữ
và khái niệm vi phân hoặc đại lượng vô cùng bé vẫn ở tính trạng không rõ ràng
và đầy mâu thuẫn: về mặt nào đó người ta xem chúng đồng thời vừa bằng không
và vừa không bằng không; hay vô cùng bé là một số lớn hơn không và nhỏ hơn
một số dương hữu hạn bất kì; thậm chí nhà triết học G. Hegel (1770 – 1831) còn
đề nghị xem các vô cùng bé đồng thời tồn tài và không tồn tại…
Trong một bức thư gửi Guido Grandi (1671 – 1742) năm 1713 G. Leibniz
khẳng định rằng vô cùng bé – đó không phải là số 0 đơn giản tuyệt đối mà là số
0 tương đối…
Trong thư gửi J. Wallis (1699) G. Leibniz đã đưa ra cách lí giải:
“Các đại lượng vô cùng bé cần được xem xét là một cách hữu ích sao cho
khi cần tìm tỉ số của chúng thì không được xem là không nhưng trong khi đó ta
có thể bỏ qua chúng khi so với các đại lượng lớn vô cùng tận. Chẳng hạn, trong
𝑥 + 𝑑𝑥 đại lượng 𝑑𝑥 bỏ qua được vì bé không đáng kể. Sự việc sẽ khác nếu cần
tìm hiệu giữa 𝑥 + 𝑑𝑥 và 𝑥. Cũng như vậy không được phép để xdx và dxdx đứng
cạnh nhau. Nếu cần tính vi phân (tìm đạo hàm) của xy thì ta viết
(𝑥 + 𝑑𝑥)(𝑦 + 𝑑𝑦) − 𝑥𝑦 = 𝑥𝑑𝑦 + 𝑦𝑑𝑥 + 𝑑𝑥𝑑𝑦
Nhưng số hạng dxdy là bé vô tận so với xdy + ydx nên có thể bỏ qua số hạng
đó. Như vậy trong trường hợp riêng vừa viết sai số gặp phải bé hơn bất cứ đại
lượng hữu hạn nào.”
Để trả lời trước sự công kích của những người phê phán phép tính mới
Leibniz còn đề nghị thay những đại lượng “vô cùng bé” bởi các đại lượng “bé
không so sánh được” kiểu hạt bụi nhỏ so với quả đất hay quả đất so với bầu trời…
Chẳng hạn đối với hàm 𝑦 = 𝑥 2 ta có
106
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

𝑦 + 𝑑𝑦 = (𝑥 + 𝑑𝑥)2 = 𝑥 2 + 2𝑥𝑑𝑥 + (𝑑𝑥)2


Leibniz đề nghị cắt bỏ đại lượng (𝑑𝑥)2 như là một vô cùng bé không so sánh
được đối với đại lượng 2𝑥𝑑𝑥. Kết quả thu được:
𝑑𝑦 = 2𝑥𝑑𝑥
là kết quả đúng. Nhưng quá trình vừa trình bày là mâu thuẫn. Nếu cho rằng 𝑑𝑥 =
0 thì rõ ràng ta có 𝑑𝑦 = 0. Nhưng nếu 𝑑𝑥 ≠ 0 thì để không làm mất tính chặt chẽ
ta không có quyền cắt bỏ số hạng (𝑑𝑥)2 .
Trong những phát biểu khác của mình, G. Leibniz còn nhấn mạnh rằng ông
hoàn toàn không có ý hiểu vô cùng bé là “đại lượng rất nhỏ trên thực tế nhưng
luôn luôn không đổi và xác định”; đại lượng đó chỉ cần đủ nhỏ để sái số bé hơn
lượng bất kì nào cho trước. Có lẽ đây có thể xem như sự ngụ ý G. Leibniz xích
lại gần với quan điểm bé vô hạn “tiềm năng”.
Nội dung của hàng chục bài báo và thông báo của G. Leibniz cũng như thư
từ của ông trao đổi với các nhà toán học nổi tiếng thời bấy giờ rất là phong phú.
Nó bao gồm sự phát triển tiếp theo của phép tính mà ông đã sáng lập. Một sự kiện
có ý nghĩa đặc biệt là G. Leibniz đã xây dựng được một trường phái mà những
đại biểu chính là anh em Bernoulli (Jacob và Johann và Guillaume de L’Hooopital
(1661 – 1704). Những thành tựu thực hành và sự sáng tạo ra phép tính đã đạt đến
trình độ là đến cuối thế kỷ 17 (năm 1696) đã xuất hiện quyển sách giáo khoa đầu
tiên “Giải tích các vô cùng bé” của hầu tước G. de L’Hôpital (là học trò cùa Jacob
Bernourlli) trình bày phép tính vi phân và ứng dụng của chúng vào trong Hình
học.
Tuy nhiên, vấn đề xác lập căn cứ của giải tích vô cùng bé mà G. Leibnizz
theo đuổi vẫn còn đó, chưa có lời kết. Nói về giai đoạn này có người cho rằng các
nhà toán học đã “từ mình tin vào tính chất bí ẩn của phép toán mới được phát
minh và đã cho những kết quả đúng đắn với nhiều ứng dụng trong hình học thật
đáng kinh ngạc bằng con đường không đúng đắn.
Vì những luận cứ mà G. Leibniz đưa ra đã không thuyết phục được những
người phê phán mình nên ông đã đưa ra một nguyên lý cơ bản có tên gọi là nguyên
107
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

lý liên tục. Nguyên lý đó được ông phát biểu trong bức thư ngày 19 tháng 3 năm
1678 gửi cho G. Konring: “Nếu trên mọi giai đoạn trung gian một đại lượng biến
thiên có một tính chất nào đó thì cả giới hạn của nó cũng sẽ có tính chất đó”. Và
trong thư gửi P. Beli (năm 1687) G. Leibniz phát biểu nguyên lý của mình đầy
đủ hơn: “Trong phép chuyển bất kì kết thúc bởi một giới hạn nào đó đều được
phép sử dụng lập luận chung mà lập luận đó có thể bao hàm cho cả giới hạn đó”.
Leibniz áp dụng nguyên lý của mình để tính đạo hàm của hàm 𝑦 = 𝑥 2 . Sau khi
𝑑𝑦
nhận được biểu thức = 2𝑥 + 𝑑𝑥, G. Leibniz nhận xét: “theo định đề của
𝑑𝑥
chúng ta thì được phép đưa vào lập luận chung cả trường hợp khi tung độ 𝑥2 𝑦2
tiến dần đến tung độ cố định 𝑥1 𝑦1 cho đến khi trùng với nó. Rõ ràng khi đó 𝑑𝑥
trở nên bằng không và có thể bỏ qua…”

G. Leibniz đã làm ngơ điều quan trọng là cần gán cho 𝑑𝑥 và 𝑑𝑦 ở vế trái
𝑑𝑦
của đẳng thức = 2𝑥 + 𝑑𝑥 những giá trị nào khi 𝑑𝑥 và 𝑑𝑦 trở nên triệt tiêu.
𝑑𝑥
Về nguyên lý liên tục G. Leibniz từng nói “giới tự nhiên không tạo nên nhảy
vọt”. Qua quy luật liên tục này ta có thể cảm nhận rằng G. Leibniz đã nhận thức
được rằng tồn tại một mối liên hệ tinh tế nào đó với phép chuyển qua giới hạn và
với tính liên tục của hàm.
Mọi ý định của G. Leibniz về việc tìm căn cứ cho phép tính của mình, chính
bản thân ông cũng không giữ vững đến cùng. Sau khi đặt vấn đề trong bản thảo
108
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

rằng quả thực các đại lượng vô cùng bé có tồn tại hay không và có thể đặt căn cứ
cho chúng hay không, G. Leibniz tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng điều đó có thể nghi
ngờ!”.
Cho đến cuối đời (ông mất năm 1716) G. Leibniz vẫn tiếp tục lí giải để trả
lời cho câu hỏi các đại lượng vô cùng bé và vô cùng lớn là gì. Tuy nhiên mọi sự
lí giải để trả lời cho câu hỏi của ông vẫn chưa thuyết phục hơn so với những gì
đang diễn ra. Phép tính vi phân và tích phân do G. Leibniz sáng tạo ra vẫn còn
chưa có những khái niệm và căn cứ được diễn đạt rõ ràng.

5.3.3 Kỷ niệm buồn giữa hai người khổng lồ.


Thời I. Newton và G. Leibniz và cả một thời gian dài nữa, về khái niệm vô
cùng bé hay bé vô hạn người ta thường hiểu (tuy không nói ra một cách rõ ràng)
là đại lượng tĩnh lại (vô cùng bé thực tại) tức là đại lượng không đổi, không bằng
0 và đồng thời bé hơn mọi đại lượng hữu hạn (về giá trị tuyệt đối). Khái niệm “vô
cùng bé” này đã được dùng thành một tập quán thời bấy giờ, được định nghĩa hết
sức mơ hồ và dường như khó hiểu đối với những người đương thời (trong số đó,
rõ ràng là có cả các tác giả của nó). Đó là khái niệm mâu thuẫn và đầy huyền bí!
Ngược lại với quan điểm đó là khái niệm mà ngày nay ta đã quen thuộc là
vô cùng bé tiềm năng: là đại lượng biến thiên và chỉ trong quá trình biến thiên
mới trở nên bé hơn lượng hữu hạn bất kì (về giá trị tuyệt đối).
Mỗi người một vẻ, tuy chưa mươi phân vẹn mười nhưng những gì mà I.
Newton và G. Leibniz làm được đối với “cái thuở ban đầu” ấy của khái niệm vô
cùng bé có thể xem như những ánh ban mai đầu tiên của một buổi bình minh sắp
hé sáng…
Một nhà kinh tế Anh – Huân tước Cainse – mà công việc yêu thích của ông
là sưu tập và nghiên cứu những bản thảo chưa xuất bản của I. Newton đã phát
biểu cảm tưởng của mình về I. Newton như sau:
“Đối với tôi, I. Newton không phải đại biểu cuối cùng của kỉ nguyên trí tuệ.
Ông là người cuối cùng trong những bậc Thánh… là khối óc vĩ đại cuối cùng đã
109
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

nhìn thấy thế giới thực tại trước mắt cũng như cả thế giới tri thức bằng cặp mắt
của người đặt cơ sở cho những di sản tri thức của chúng ta xấp xỉ mười nghìn
năm trước đây” (Toán học trong thế giới ngày nay, tập 2, Hà Nội, 1977).
Nhưng đối với I. Newton, người đời sau vẫn luôn ghi nhớ đức tính khiêm tốn của
ông: “Nếu tôi nhìn xa hơn người khác thì chỉ là vì tôi đứng trên vai những người
khổng lồ”.
Còn đối với G. Leibniz thì ông là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất
của nhân loại. Ông đã có những đóng góp lớn lao vào sự phát triển nhiều lĩnh vực
khác nhau của tri thức nhân loại. Người ta có thể so sánh tầm quảng bác và sức
mạnh trí năng của G. Leibniz với Aristotle (384 – 322 t.CN) là “nhà tư tưởng lớn
nhất cổ đại” (K. Marx) và là “đầu óc uyên bác nhất trong những nhà triết học Hy
Lạp (F. Engels).
Chúng ta có thể ngạc nhiên rằng I. Newton và G. Leibniz lại có thể hài lòng
với những lập luận thô sơ như đã trình bày về các vô cùng bé. Dĩ nhiên quá trình
kiến tạo nên phép tính vi phân và tích phân đã đòi hỏi phải có sự sáng tạo những
cái mới có tính nguyên tắc. Có những khái niệm toán học tinh tế đến nỗi ngay
những bộ óc thông minh nhất đã từng tạo nên những sáng tạo vĩ đại nhất không
phải bao giờ cũng nhận thức được những gì hàm chứa trong khái niệm đó: một
lần nữa ta muốn nói đến khái niệm vô cùng bé.
Cả I. Newton lẫn G. Leibniz đều không đủ sức giải quyết vấn đề căn cứ của
giải tích vô cùng bé biểu hiện bởi hai dạng ngược nhau: phép tính vi phân và phép
tính tích phân.
Các nhà viết lịch sử khoa học thời gian này thường dành phần lớn thời gian
cho việc trình bày vấn đề quyền ưu tiên của phát minh ra Giải tích vô cùng bé.
Đó là một tranh chấp khá “tai tiếng” và là một kỉ niệm đáng buồn trong lịch sử
toán học.
Trong cuốn sách “lược sử thời gian” của Stephen Hawking NXB khoa học
kĩ thuật, Hà Nội 1995 (ông hiện là GS. Toán học tại Đại học Cambridge ở chức
vụ mà trước đây I. Newton rồi sau đó là Paul Dirac (1902 – 1984) đảm nhiệm) và
110
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.3 Quan điểm của I. Newton và G. Leibniz

giáo trình “Lịch sử toán học” của Rupnhikov đều cho rằng cả I. Newton và G.
Leibniz đã phát minh ra các thành tựu của bao bậc tiền bối đã tích lũy đủ các tiền
đề cho các phát minh của hai ông. I. Newton đã đạt được thành tích sớm hơn, G.
Leibniz có chậm hơn một ít. Nhưng quyền ưu tiên xuất bản lại thuộc về G.
Leibniz. G. Leibniz đã có công đăng sớm các kết quả lên báo và đào tạo được
nhiều học trò, thành lập được một trường phái toán học hoạt động xuất sắc.
Theo S. Hawking, “I. Newton không phải là một người dễ chịu”, vẫn cứ
khép cửa “tháp ngà”. Ông viết:
“Nảy sinh cuộc tranh cãi om sòm xung quanh việc ai là người đầu tiên tìm
ra Calculus giữa các nhà khoa học ủng hộ hai phía. Một điều đáng chú ý là số
lớn các bài báo ủng hộ I. Newton là được chính ông viết ra và công bố dưới tên
các bạn ông. Khi cuộc cãi vã có quy mô lớn, G. Leibniz mắc sai lầm lớn là kêu
gọi Hoàng gia giải quyết. I. Newton vốn là chủ tịch Hội hoàng gia, đã chỉ định
một Hội đồng “không thiên vị” để tra xét vấn đề, Hội đồng này “tình cờ” lại gồm
toàn những người bạn của I. Newton! Song chưa hết, I. Newton đã đệ lên hội
đồng một bản báo cáo và Hội hoàng gia đã công bố bản báo cáo này, trong đó I.
Newton đã công khai buộc tội G. Leibniz đánh cắp công trình. Chưa thỏa mãn, I.
Newton còn viết một bài nặc danh điểm lại bản báo cáo nói trên và đăng vào tạp
chí riêng của Hội hoàng gia. Sau khi G. Leibniz chết, người ta còn kệ lại rằng I.
Newton đã tuyên bố ông vô cùng thỏa dạ khi “làm vỡ quả tim của G. Leibniz”
Trong cuốn “Toán học là gì?” R. Courant và H. Robbins cũng viết:
“Sự tranh chấp quyền phát minh Giải tích là một ví dụ đáng buồn về sự
đánh giá quá cao vấn đề quyền ưu tiên, đã đầu độc bầu khí quyển của sự thống
nhất khoa học.

111
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.4 Quan điểm của L. Euler

5.4 QUAN ĐIỂM CỦA L. EULER

Cho đến thời L. Euler vẫn chưa có một khái niệm cơ bản nào của giải tích
được định nghĩa một cách chính xác. Vấn đề về Giải tích vô cùng bé cũng đã
được thảo luận rất nhiều. Tuy nhiên về phương diện cơ sở luận lí thì vẫn hoàn
toàn vô bổ vì trong đại đa số các trường hợp không một bên tranh luận nào có thể
đề ra được một cái gì ngoài những hình ảnh lờ mờ không căn cứ vào đâu cả.
Ngay từ đầu L. Euler đã bác bỏ khái niệm của G. Leibniz về đại lượng không
so sánh được. Theo L. Euler, việc thừa nhận vô cùng bé là đại lượng không bằng
0 là không tránh khỏi dẫn đến sự không chặt chẽ của giải tích. Cũng với nguyên
nhân đó L. Euler cũng đã bác bỏ mọi sự so sánh có tính chất giải tích về mặt vật
lý mà G. Leibniz, G. de l’Hôpital, Wolf và các nhà toán học khác của trường
phái Leibniz dùng để biện minh cho thuật toán của phép tính các vô cùng bé (hạt
cát so với cả trái núi)
L. Euler cũng đề nghị xem các vô cùng bé là đúng bằng 0 để khi bỏ qua nó
thì sẽ không dẫn đến bất cứ sai lầm nào. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Phép tính
vi phân” (1755) L. Euler đã cố tìm căn cứ cho sự chính xác của phép tính vi phân
bằng cách chỉ ra rằng 𝐴 + 𝑑𝑥 quả đúng bằng 𝐴 vì theo ông:
𝑑𝑥 = 0;
𝐴 ± 𝑛𝑑𝑥 = 𝐴;
𝑑𝑥 ± (𝑑𝑥)𝑛+1 = 𝑑𝑥;
𝑎√𝑑𝑥 + 𝐶. 𝑑𝑥 = 𝑎√𝑑𝑥; …
Hóa ra, phép tính mà ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của khoa học và
kĩ thuật là không có một mảy may nghi ngờ nào lại tỏ ra đang ở dạng dị thường:
để thu được các kết quả chính xác bằng các phương pháp của nó người ta cần
xuất phát từ một khẳng định sai!
Theo L. Euler, vô cùng bé không là cái gì khác hơn là số 0 tuyệt đối (zero
absolute) và sai lầm của những người phê phán quan điểm này (quan điểm xem

112
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.4 Quan điểm của L. Euler

vô cùng bé bằng 0) là ở chỗ họ không phân biệt được các quan hệ cộng và nhân
của các số 0. Hiệu của hai số 0 là bằng 0, nhưng tỉ số (!) của hai số 0 có thể là
một số tùy ý và nó phụ thuộc vào các hàm lập nên tỉ số và tiến gần đến 0 theo giá
trị số. Phép tính vi phân được L. Euler xác định như là “Phương pháp xác định tỉ
số của các số gia mất đi”.
Các bậc tiền bối của chúng ta quan niệm vi phân như thế nào? Nếu 𝑦 là một
hàm số liên tục của 𝑥 thì khi ∆𝑥 giảm ta có ∆𝑦 trở nên nhỏ tùy ý. Ngoài ra với
mỗi giá trị ∆𝑥 đều ứng với một giá trị hoàn toàn xác định của ∆𝑦. Từ đó, đến lúc
cuối cùng trước khi ∆𝑥 và ∆𝑦 trở thành 0 chúng có những giá trị “cuối cùng” nhỏ
hơn tất cả các giá trị khác mà chúng có thể có được, và tất cả những giá trị đó
khác 0. Các giá trị đó được gọi là các số số gia vô cùng nhỏ hay là vi phân của 𝑥
và 𝑦 và được kí hiệu là 𝑑𝑥 và 𝑑𝑦. Tỉ số của chúng:
𝑑𝑦
𝑦′ =
𝑑𝑥
(có thể chia được vì 𝑑𝑥 chưa phải bằng 0!) được gọi là đạo hàm của 𝑦 theo 𝑥.
Trong tác phẩm “Phép tính vi phân” (1755)0 L. Euler cho rằng:
“Đương nhiên, mọi đại lượng đều có thể giảm đến mức hoàn toàn mất đi và
triệt tiêu. Nhưng đại lượng vô cùng bé không phải cái gì khác hơn là đại lượng
mất đi và do vậy chính nó phải bằng 0. Điều này cũng phù hợp với định nghĩa
các vô cùng bé, theo đó các đại lượng này phải bé hơn một số cho trước bất kì.
Rõ ràng là một đại lượng như thế không thể không bằng 0 vì nếu nó khác 0 thì
trái với giả thiết rằng nó không thể bé hơn chính nó” ([2], tr.172).
Những vô cùng bé như 𝑑𝑥 là bằng 0. Do đó L. Eler khẳng định:
(𝑑𝑥)2 ; (𝑑𝑥)3 , … đều bằng 0 vì chúng được xem như những vô cùng bé cấp cao
hơn so với 𝑑𝑥.

113
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.4 Quan điểm của L. Euler

𝑑𝑦
Đạo hàm đối với G. Leibniz là tỉ số các vô cùng bé; còn đối với L. Euler
𝑑𝑥
0 0
nó trở thành vô định . L. Euler khẳng định có thể nhận rất nhiều giá trị vì
0 0
rằng 𝑛0 = 0 với mọi số 𝑛 và bằng cách chia (!) đẳng thức cho 0 ta thu được
0
𝑛= ( ? )([2], 𝑡𝑟. 172)
0
0
Để xem nhận giá trị nào đối với hàm hoàn toàn xác định người ta có thể
0
xác lập nhờ phương pháp tính đạo hàm thông thường. L. Euler minh họa điều đó
bởi ví dụ hàm 𝑦 = 𝑥 2 . Cho biến 𝑥 một số gia ∆𝑥 (L. Euler kí hiệu số gia này là
𝜔). Hiện giờ ta giả thiết ∆𝑥 không bằng 0. Khi đó nếu ∆𝑦 là số gia tương ứng của
hàm thì:
𝑥 2 + Δ𝑦 = (𝑥 + ∆𝑥)2
∆𝑦 = 2𝑥∆𝑥 + (∆𝑥)2
∆𝑦
= 2𝑥 + (∆𝑥)2 .
∆𝑥
Ở những nơi mà G. Leibniz cho số gia ∆𝑥 là vô cùng bé nhưng không bằng
∆𝑦
0 thì L. Euler đều cho ∆𝑥 = 0. Sau đó tỉ số bằng 2𝑥.
∆𝑥
L. Euler nhấn mạnh rằng các vi phân này (giá trị giới hạn của ∆𝑥 và ∆𝑦) là
đúng bằng 0 và từ đó không rút ra được điều gì ngoài tỉ số của chúng như đã được
tính trong kết luận và tỉ số đó bằng số hữu hạn.
Trong chương III của “Cơ sở Giải tích” L. Euler có không ít những lập luận
kiểu đó. Cố làm cho độc giả an lòng L. Euler lưu ý rằng khái niệm đạo hàm không
bí hiểm như người ta thường nghĩ mặc dù trong mắt nhiều người nó đã làm cho
phép tính vi phân trở nên đáng ngờ. Tất nhiên căn cứ của phương pháp tính đạo
hàm mà L. Euler đề xuất cũng không hợp lí hơn chút nào so với căn cứ mà I.
Newton và G. Leibniz đã đề ra.

114
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.4 Quan điểm của L. Euler

Dù sao phương pháp tiếp cận hình thức và không chỉnh của L. Euler cũng là
bước tiến lớn vì nó giải thoát Giải tích toán học khỏi cơ sở truyền thống – hình
học, đã đưa đến cho Giải tích cơ sở số học và đại số. Về sau bước tiến này đã đưa
đến việc tìm kiếm căn cứ cho Giải tích trên cơ sở khái niệm số.
Sức sáng tạo to lớn của L. Euler luôn luôn là nguyên do người ta sửng sốt,
kinh ngạc và khâm phục khi nghiên cứu các công trình của ông. Đó là nhiệm vụ
không đến mức khó khăn như vẫn tưởng vì tiếng Latinh của ông rất đơn giản và
các kí hiệu của ông gần như hiện đại (nói đúng hơn là các kí hiệu của chúng ta
đều là kí hiệu mà L. Euler đã dùng).
Các nhà toán học lớn luôn luôn nhận thức rằng họ mang ơn L. Euler nhiều
điều. P. Laplace thường khuyên các nhà toán học trẻ:
“Hãy đọc Euler! Hãy đọc Euler, đó là thầy giáo chung của chúng ta”
([4], tr.142).
Còn C. Gauss thì biểu lộ một cách dứt khoát hơn:
“Việc nghiên cứu các công trình của Euler luôn luôn là trường học
tốt nhất trong các lính vực khác nhau của toán học và không một cái
gì khác có thể thay thế điều đó. ([4], tr.142).
Như trước đây, giải tích toán học được xây dựng nên bởi sức lực của nhiều
người trên chặng đường gần một trăm năm vẫn ngập trong nghi ngờ. Và lúc này,
có thể nói rằng các nhà toán học đã có ý thức viện đến một đạo lí thông thường:
nếu Giải tích không thể chữa khỏi bệnh thì ít nhất cũng cần kéo dài sự sống
của nó…

115
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.5 Quan điểm của J. D’Alembert

5.5 QUAN ĐIỂM CỦA J. D’ALEMBERT


J. D’Alembert là nhà toán học và triết học Pháp. Từ năm 1751, ông làm việc
cùng với nhà toán học Pháp D. Diderot nhằm xây dựng Bộ “Bách khoa toàn thư
khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp” và chính ông đã đưa vào “Bách khoa toàn
thư” các bộ môn Toán học và Vật lý học.
Đối với các quan điểm của D’Alembert thì các công trình của I. Newton, G.
Leibniz và L. Euler đã có ý nghĩa đặc biệt. D’Alembert đã trình bày một cách
minh bạch nhận thức của ông về giới hạn trong bài báo – mục từ “Giới hạn” viết
cho “Bách khoa toàn thư” (1751 – 1765):
“Người ta nói rằng: một đại lượng là giới hạn của một
đại lượng khác nếu đại lượng thứ hai có thể dần đế gần
đại lượng thứ nhất đến mức nó chỉ khác đại lượng thứ
nhất một đại lượng bé hơn đại lượng cho trước bất kì bé
bao nhiêu tùy ý” ([2], tr.202).
J. D’Alembert cũng viết cho “Bách khoa toàn thư” bài báo “Vi phân”, trong
đó ông trình bày một tổng quan về các công trình của I. Barrow, I. Newton,
G. Leibniz, Michel Rolle (1652 – 1719) và các nhà toán học khác. Ông khẳng
định rằng vi phân là đại lượng vô cùng bé, tức là bé hơn “đại lượng cho trước bất
kì”.
J. D’Alembert cho rằng việc ông dùng thuật ngữ đó là do truyền thống đã có
từ lâu. Nếu nói đến chính thuật ngữ đã dùng thì theo ông nó còn khác với khái
niệm được định nghĩa bởi nó quá vắn tắt và còn không rõ ràng. Một thuật ngữ
đúng cách là một cách tiếp cận cần phải được dựa trên khái niệm giới hạn.
J. D’Alembert phê phán I. Newton vì I. Newton đã giải thích “đạo hàm như là
vận tốc”: vì ý niệm rõ ràng về vận tốc tức thời là không tồn tại và theo ông “sự
giải thích” như vậy đã đưa vào toán học khái niệm thuần túy vật lí – khái niệm
chuyển động.

116
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.5 Quan điểm của J. D’Alembert

Việc sáng tạo ra một lý thuyết giới hạn khoa học sẽ tạo nên cơ sở để giải
thích một cách đúng đắn khái niệm vô cùng bé. J. D’Alembert cũng đã dựa vào
khái niệm giới hạn. Thế nhưng chính ông và những người kế tục ông ở thế kỷ 18,
đầu thế kỷ 19 đã tìm cách phát triển lý thuyết giới hạn mà không sử dụng khái
niệm vô cùng bé (thực chất là họ cố xua đuổi vô cùng bé ra khỏi toán học!).
Trong tác phẩm “Hợp tuyển” (1767) ông viết: “Mọi đại lượng hoặc là cái gì
đó hoặc là tịnh không (không là cái gì cả): nếu nó là cái gì đó thì nó không mất
đi; nếu nó là tịnh không thì nó hoàn toàn mất đi. Giả định về sự tồn tại tình trạng
trung gian giữa hai trạng thái trên là điều ảo tưởng” Molodsi, sách đã dẫn, tr.165).

117
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.6 Quan điểm của J. Lagrange

5.6 QUAN ĐIỂM CỦA J. LAGRANGE


Một lập trường mới mẻ được J. Lagrange bộc lộ ra khi ông tìm cách đặt cơ
sở cho các vô cùng bé. Lập trường đó là:
Phép tính vi phân không thể tìm được cơ sở cho
mình thông qua các khái niệm của cơ học mà
đúng ra là ngược lại, các khái niệm cơ học chỉ có
thể được định nghĩa chặt chẽ trên cơ sở phép tính
vi phân.
Trong “Tuyển tập các công trình của Viện lịch sử khoa học, tự nhiên học và
kĩ thuật” (M., 1947) người ta dẫn lời J. Lagrange: “Việc đưa chuyển động vào
phép tính mà đối tượng là các đại lượng đại số cũng có nghĩa là đưa vào cho nó
một ý niệm ngoại lai và ý niệm đó bắt người ta phải xem các đại lượng này như
là các đường mà vật thể đã đi được. Mặt khác cần nhận thức rằng ta vẫn hoàn
toàn không có khái niệm rõ ràng nào về vấn đề: vận tốc tức thời tại thời điểm bất
kì là gì trong trương hợp khi vận tốc biến thiên.”
Theo J. Lagrange phép tính vi phân phải được xem như lý thuyết nền tàng
logic nhất so với cơ học và do đó phải được trình bày và tìm cơ sở độc lập với cơ
học và mọi tiền đề kinh nghiệm nói chung.
Một trong những dự kiến kì vọng nhất trong việc đặt nền móng cho Giải tích
đã được J. Lagrange bắt đầu thực hiện vào thế kỷ 18. Cũng như một số bậc tiền
bối của mình thì J, Lagrange cho rằng những kết quả đúng thu được nhờ Giải tích
đã được lí giải bởi sự áp đặt và cũng bởi sự hiệu chỉnh bù trừ nhau giữa các sai
số. Sự cải tổ của riêng ông đối với môn Giải tích đã được ông trình bày trong
cuốn sách với tiêu đề “Lý thuyết hàm giải tích” (1797). Trong phần mở đầu ông
viết “Cuốn sách trình bày những định lý cơ bản của phép tính vi phân, (được
chứng minh) không sử dụng vô cùng bé, các đại lượng mất đi, giới hạn và fluxio,
và trong đó đã chuyển hướng sang nghệ thuật giải tích đại số” ([2], tr.173).

118
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.6 Quan điểm của J. Lagrange

J. Lagrange không hài lòng với cả các đại lượng vô cùng bé của G. Leibniz
lẫn các só 0 tuyệt đối của L. Euler vì theo ông cả hai khái niệm này tuy đúng trên
thực tế nhưng không đủ rõ ràng để làm cơ sở cho một nền khoa học mà độ tin cậy
của các kết luận được xây dựng trên tính chất rõ ràng của nền khoa học đó.
J. Lagrange muốn mang lại cho Giải tích toán học sự chặt chẽ đầy đủ của các
chứng minh thưở xưa và cố đạt được điều mong muốn bằng con đường quy giải
tích về đại số. Đặc biệt, J. Lagrange đã đề nghị sử dụng các chuỗi vô hạn để đặt
cơ sở chặt chẽ cho giải tích do thời bấy giờ người ta liệt kê các chuỗi vô hạn vào
Đại số. Mặc dù việc tìm cơ sở cho chúng còn tồi tệ hơn so với tìm cơ sở cho Giải
tích. J. Lagrange đã lưu ý “một cách khiêm tốn” rằng không hiểu sao phương
pháp của ông lại không lọt được vào đầu I. Newton.
J. Lagrange tin chắc rằng ông thực hiện thành công việc loại bỏ khái niệm
giới hạn và kiến tạo toàn bộ môn Giải tích trên cơ sở Đại số. Ông đã đưa ra khai
triển thuần túy đại số của mọi hàm có thể của 𝑥 + ℎ theo lũy thừa nguyên dương
tăng dần của ℎ và sau đó đặt tên cho mọi hệ số bằng các tên xuất xứ từ phép tính
vi phân. Chẳng hạn, ông đã từng giả thiết rằng mọi hàm 𝑓(𝑥), 𝑓(𝑥 + ℎ) đều có
thể biểu hiện bởi chuỗi lũy thừa đối với ℎ:
𝑓(𝑥 + ℎ) = 𝑓(𝑥) + 𝐴ℎ + 𝐵ℎ2 + 𝐶ℎ3 + …
J. Lagrange gọi 𝐴 là đạo hàm cấp một của 𝑓(𝑥), 𝐵 bằng đạo hàm cấp hai
của 𝑓(𝑥) chia cho 2, … Như vậy, việc tìm đạo hàm được quy về tìm 𝐴, 𝐵, … từ
khai triển 𝑓(𝑥 + ℎ) thành chuỗi. Người ta cũng cho rằng sau Lagrange việc tìm
đạo hàm được xem là bài toàn chính của phép tính vi phân.
J. Lagrange đã tìm cách chứng minh khả năng khai triển biểu thức đã nêu
đối với hàm 𝑓(𝑥 + ℎ), trong đó 𝑓(𝑥) là hàm tùy ý bằng phương pháp thuần túy
đại số. Nhưng điều đó không thành công. Mặc dù J. Lagrange đã phạm một số sai
lầm nhưng phương án tìm cơ sở cho Giải tích mà ông đề nghị cũng có một số nhà
toán học nổi tiếng tiếp tục.
Có ý kiên cho rằng Giải tích toán học chỉ là phần tiếp theo của đại số. Ý kiến
này được trình bày trong bộ sách ba tập của Sylvestre Fancois Lacroix (1765 –
119
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.6 Quan điểm của J. Lagrange

1843) ra đời trong khoảng 1797 – 1800. S. Lacroix đã hoàn toàn đi theo con
đường của J. Lagrange đã vạch ra.
Vào cuối thế kỷ 18 yêu cầu tìm căn cứ thỏa đáng cho giải tích toán học đã
trở thành thiết yếu, cấp bách đối với giới toán học. Theo đề nghị của J. Lagrange,
năm 1784 bộ phận Toán học của Viện hàn lâm khoa học Berlin đã đặt giải thưởng
(sẽ được trao vào năm 1786 sau hai năm) cho nhà toán học nào (trừ các viện sĩ
của viện có lời giải tốt nhất cho các vấn đề vô hạn trong toán học.
Người chiến thắng và nhận giải thưởng là nhà toán học Thụy Sĩ Simon
Antoine Jean L’Huiller (1750 – 1840). Cùng năm 1786 đó Viện Hàn lâm Berlin
công bố công trình của L’Huiller “Giải tích cao cấp được trình bày dưới dạng sơ
cấp”. Không một công trình dự thi nào khác (ngoài công trình dự thi của L. Carnot
thực hiện được ý đồ lí giải vấn đề: bằng cách nào mà trong giải tích toán học
xuất phát từ những tiên đề sai lại có thể rút ra nhiều định lý đúng đến vậy. Theo
lời L’Huiller công trình của ông là “phát triển một cách suôn sẻ những ý niệm…
được đề ra bởi J. D’Alembert và được trình bày trong bài báo “Vi phân” công bố
trong “Bách khoa” và trong tác phẩm “Hợp tuyển” của ông. Trong chương Mở
đầu của công trình này, S. L’Huiller đã trình bày một phương án cải tiến nhỏ lý
thuyết giới hạn. Lần đầu tiên trên các ấn phẩm ông đưa vào kí hiệu giới hạn lim
và để chỉ đạo hàm d𝑃⁄d𝑥 ông kí hiệu lim Δ𝑃⁄Δ𝑥. Tuy nhiên đóng góp của S.
L’Huiller vào lý thuyết giới hạn là hết sức ít ỏi ([2], tr.175 – 176).
Thế kỷ 18 đã kết thúc và vẫn còn ngổn ngang đó những công việc tìm tòi cơ
sở cho phép tính vi phân và tích phân và các chương cao cấp của Giải tích. Cũng
có người cho rằng sẽ không cường điệu nếu nói rằng việc tìm căn cứ cho Giải
tích vô cùng bé vào đầu thế kỷ 19 có vẻ tồi tệ hơn hồi đầu thế kỷ 18.
Những người khổng lồ của khoa học mà chủ yếu là L. Euler và J. Lgrange
đã đưa ra những căn cứ sai lầm đối với Giải tích. Vì uy tín của họ cực kì vĩ đại
nên nhiều đồng nghiệp đã chấp nhận và lặp lại không phê phán mọi thứ mà các
vĩ nhân đã làm. Thậm chí, họ còn muốn xây dựng các lý thuyết mới trên những
cơ sở sai lầm mà họ đã dựng lên. Những người khác ít tin hơn thì không hài lòng
120
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.6 Quan điểm của J. Lagrange

với những gì mà L. Euler và J. Lagrange đã đưa ra. Nhưng họ đã hi vọng đạt được
căn cứ đầy đủ bằng những sửa chữa và bổ sung nhỏ. Họ lại đi theo con đường sai
lầm …

121
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

5.7 A. CAUCHY VÀ LỐI THOÁT CỦA CUỘC


KHỦNG HOẢNG CƠ SỞ GIẢI TÍCH VÔ CÙNG BÉ

Vào đầu thế kỷ 19 vấn đề tìm căn cứ chặt chẽ cho Giải tích toán học đã lôi
cuốn sự quan tâm của ba nhà toán học vĩ đại:
1. Linh mục, nhà triết học và nhà toán học người Czech Bernard Bolzano
(1781 – 1848). Sau khi bị sa thải khỏi chức chủ nhiệm khoa Lịch sử tôn giáo của
trường Đại học Tổng hợp Prague năm 1820, B. Bolzano đã chuyên tâm vào toán
học và logic.
2. Một trong những nhà toán học vĩ đại nhất nửa đầu thế kỷ 19 là A. Cauchy
– nhà toán học Pháp. A. Cauchy làm việc ở Paris – kinh đô của thế giới toán học
bấy giờ và cho đến những năm hai mươi của thế kỷ 19 ông là một trong những
nhà toán học danh tiếng nhất thế giới. Chính vì vậy mà công lao của ông trong
cao trào tìm căn cứ logic cho toán học đã được thừa nhận rộng rãi và từ đó ông
đã có ảnh hưởng lớn đến những người đương thời.
3. K.Weierstrass là nhà toán học Đức. Ông đã vạch ra một hệ thông căn cứ
logic cho Giải tích toán học trên cơ sở lý thuyết mà ông đã xây dựng. Vì lí do đó
mà có người đã gọi ông là “cha đẻ” của môn Giải tích toán học”.

5.7.1 B. Bolzano (1781 – 1848)


Ông là linh mục thiên chúa giáo và người am hiểu về triết học. Sau khi bị sa
thải khỏi chức chủ nhiệm khoa Lịch sử tôn giáo (ĐHTH Prague) mà ông đã nắm
giữ từ 1805 – 1820 vì có tư tưởng chống đối lại các quy tắc hiện hành trong công
giáo, ông đã chuyên tâm nghiên cứu Toán học và logic. Ông đã dành nhiều công
sức cho việc xây dựng căn cứ logic cho việc xây dựng căn cứ logic cho giải tích
toán học. B. Bolzano là người đầu tiên (1817) nêu ra ý niệm về lý thuyết số học
của số thực. Trong các công trình của ông (đã công bố khi ông còn sống và trong
số các di cảo của ông để lại) người ta đã tìm được một loạt khái niệm có tính nền

122
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

tảng và các định lý của giải tích. Điều đáng tiếc là những kết quả này thường có
liên quan tới những khảo cứu sau đó nhiều năm của các nhà toán học khác. Trong
cuốn sách “Về các nghịch lý của cái vô cùng” (1851) B. Bolzano là người đầu
tiên thừa nhận rằng nhiều khẳng định có vẻ hiển nhiên liên quan đến hàm số liên
tục có thể vào phải được chứng minh nếu muốn áp dụng chúng một cách tổng
quát.
Trong công trình “Phép chứng minh thuần túy giải tích định lý nói rằng giữa
hai giá trị bất kì cho các kết quả trái dấu nhau có ít nhát một nghiệm thực của
phương trình” (Phụ lục 1 trong cuốn sách của E. Koleman, B. Bolzano; M., 1995)
B. Bolzano đã phê phán các chứng minh “hình học” và “cơ học”. Đồng thời (năm
1817) ông đã đưa ra chứng minh đầy đủ, đẹp đẽ định lý mà nội dung đã được thể
hiện trong tên gọi công trình: nếu trên đoạn [𝑎, 𝑏] ⊂ ℝ hàm liên tục 𝑓(𝑥) thỏa
mãn điều kiện 𝑓(𝑎)𝑓(𝑏) < 0 thì nó phải triệt tiêu tại một giá trị trung gian
𝜉 ∈ (𝑎, 𝑏) nào đó. Theo K. Gauss và các nhà toán học lớn khác thì có thể thừa
nhận sự kiện này mà không cần chứng minh. Nhưng B. Bolzano đã chứng minh
khẳng định này bằng phương pháp độc đáo – phương pháp B. Bolzano về chia
đôi liên tiếp các đoạn thẳng để quy định lý trên về các tính chất cơ bản của tập
hợp số thực – đó là tiên đề Dedekind – Cantor về dãy các đoạn thắt.
Sau bài báo “Giới hạn” mà J. D’Alembert viết trong “Bách khoa toàn thư”,
khái niệm giới hạn vẫn đắm chìm trong sự huyền bí và tiềm ẩn của giải tích.
Người ta cho rằng khái niệm hiện đại về giới hạn của hàm số được đề cập đầu
tiên vào năm 1817 bởi chính B. Bolzano. Ông đã đưa ra khái niệm “esilon – delta”
khi đề cập đến hàm liên tục. Nhưng thật đáng tiếc, B. Bolzano sống ở Prague hẻo
lánh và các công trình của ông không được mọi người biết đến trong suốt cuộc
đời của ông.
Trong các sách giáo khoa về Giải tích ngày nay, trong mở đầu lý thuyết giới
hạn ta gặp ngay tên tuổi của các nhà toán học đứng ở tuyến đầu trong công cuộc
tìm căn cứ vững chắc cho Giải tích toán học thế kỷ 19 là B. Bolzano, A. Cauchy
và K. Weierstrass. Đó là các định lý: nguyên lý hội tụ Bolzano – Cauchy cho dãy
123
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

số và hàm số; nguyên lý điểm tụ Bolzano – Weierstrass hay các định lý của
Bolzano – Cauchy về tính chất của hàm liên tục trên đoạn thẳng. Về sau ta sẽ bàn
đến một số “ngộ nhận” tinh vi trong Giải tích, nhưng ngay bây giờ ta có thể nói
về trí tuệ trác tuyệt cùa B. Bolzano. Trong cuốn sách Lịch sử khoa học của mình
GS. M. Kline (của Viện toán học Courant, Hoa Kì) viết:
“Ngay từ nằm 1830, trước K. Weierstrass hơn bốn mươi
năm B. Bolzano đã xây dựng được ví dụ về hàm liên tục
nhưng không khả vi khắp nơi và phép xây dựng được tiến
hành bằng hình học. Gần như cùng lúc Charl Seliere
cũng xây dựng một ví dụ với nội dung đó và ví dụ này
được công bố năm 1890, còn ví dụ của Bolzano được
công bố chậm hơn. Do vậy cả Bolzano lẫn S. Seliere đều
không tạo được ảnh hưởng đối với sự phát triển của toán
học bấy giờ” ([2], tr.205).

5.7.2 A. Cauchy (1789 – 1857)


Nhà toán học Pháp Augustin – Louis Cauchy sinh ngày 21 tháng 8 năm 1789
tại Paris. Ngoại trừ một số năm lưu trú ở Torino và Prague toàn bộ cuộc đời ông
gắn bó với thành phố – quê hương Paris.
Cùng với những nhà toán học đương thời như C. Gauss, N. Abel và
B. Bolzano, A. Cauchy thuộc tầng lớp người tiên phong muốn mang lại cho
toán học tính chặt chẽ đặc biệt. Về cơ bản khoa học ở thế kỷ 18 là mang tính chất
thực nghiệm nhiều hơn. Còn các nhà toán học thế giới bấy giờ không thực sự
quan tâm đến căn cứ của các kết quả như J. D’Alembert từng tuyên bố:
“Hãy tiến lên trước và lòng tin tưởng sẽ theo sau”([2], tr.188).

5.7.2.1 A. Cauchy và khái niệm giới hạn


Như nhiều lần xảy ra trong lịch sử toán học cách tiếp cận mà A. Cauchy
chọn đã được những nhà tư tưởng mẫn tuệ đề xuất. Ngay từ thế kỷ 17 trong cuốn
124
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

sách “Số học các vô cùng bé” (1655) của J. Wallis và cuốn “Phép cầu phương
chính xác hình tròn và hình hyperbol” (1667) của giáo sư toán học người Scotland
James Gregory (1638 – 1675) và sau đó vào thế kỷ 18 J. D’Alembert đã chỉ ra
một cách rõ ràng khái niệm giới hạn là cơ sở thích hợp nhất để xây dựng giải tích.
Khái niệm giới hạn cũng có thể tìm thấy trong cuốn “Ngẫm nghĩ về siêu
hình học của phép tính các vô cùng bé” (1979, xuất bản lần thứ hai có sửa chữa
1813) của L. Carnot, trong công trình được giải thưởng của Viện hàm lâm khoa
học Berlin của S. L’Huiller năm 1786 và trong công trình của L. Carnot tuy không
nhận được giải thưởng nhưng được nhận bằng khen của Viện đó. Rất có thể các
công trình này đã có ảnh hưởng đến sự hình thành quan điểm của A. Cauchy.
Trong mọi trường hợp, trong lời nói đầu của cuốn giáo trình nổi tiếng “Giáo
trình giải tích đại số” (1821) A. Cauchy đã thể hiện một cách dứt khoát: “Nếu nói
đến phương pháp thì tôi đã cố gắng bổ sung cho nó một mức độ chặt chẽ mà toán
học có thể đạt đến” ([2], tr.203).
Để làm được việc đó A. Cauchy còn phải vượt qua cả tính hạn chế của luồng
tư tưởng chủ đạo khác trong việc kiến giải khái niệm giới hạn. Chẳng hạn,
I.Newton đã nghĩ một cách tự nhiên rằng mọi hàm liên tục đều có đạo hàm (?) vì
theo ông mọi chuyển động khi xảy ra đều có vận tốc và rằng mọi cách tiến dần
đến giới hạn đều đơn điệu vì một vật chuyển động chỉ có thể tiến đến điểm nào
đó từ một phía.
A. Cauchy đã thừa nhận rằng một đại lượng biến thiên có thể tiến dần đến
giới hạn của nó không chỉ đơn điệu mà có thể dao động và có những lúc nhận
những giá trị bằng giới hạn của nó. Nhà toán học Nga N. Luzin đã nhận xét rất
đúng đắn rằng tình tiết này đã mang lại cho lý thuyết giới hạn của A. Cauchy sự
thống nhất tất yếu và tính linh hoạt đặc biệt.
Trong tác phẩm “Giải tích đại số” và các tác phẩm được công bố sau đó của
ông, chẳng hạn “Tóm tắt các bài giảng ở trường Bách khoa Hoàng gia” (1823),…
A. Cauchy đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử toán học. Ở đây lần đầu tiên lý
thuyết giới hạn trong tay A. Cauchy đã được phát triển thành một công cụ sắc bén
125
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

để xây dựng chặt chẽ cho toàn bộ giải tích toán học. vai trò của A. Cauchy trong
việc phá tan màn sương mù đầy bí ẩn trước đó bao trùm lên cả thời kỳ đầu của
Giải tích đã được thừa nhận rộng rãi.
Tuy nhiên, ngoài A. Cauchy, như trước đã nói, còn phải kể đến công lao của
các nhà bác học khác, trong đó đặc biệt là B. Bolzano. Trong nhiều trường hợp,
B. Bolzano đã có công trình đi trước A. Cauchy và các nhà toán học về sau.
Nhưng đáng tiếc là các công trình đó không được phổ biến và phải mấy chục năm
sau người ta mới biết đến chúng. Mặc dù vậy, ngày nay nhiều bộ sách giáo khoa
giải tích người ta vẫn đề tên B. Bolzano trước tên A. Cauchy. Chẳng hạn trong
bộ “Giáo trình phép tính vi phân và tích phân” (Gồm 3 tập) của nhà toán học Xô
Viết Grigorii Fichtenholz ta bắt gặp: Nguyên lý hội tụ Bolzano – Cauchy (đối với
dãy số) rồi tiêu chuẩn tổng quát Bolzano – Cauchy về giới hạn hàm số, …
Ta nói thêm đôi lời về giai đoạn hoạt động và các thành tựu toán học đầy
ấn tượng của A. Cauchy khi ông buộc phải rời khỏi môi trường Paris với hoạt
động toán học căng thẳng.
Sau cuộc cách mạng tháng ở Pháp, do không chấp nhận từ bỏ lòng trung
thành với triều vua cũ Louis Philippe nên A, Cauchy đã bị trục xuất khỏi nước
Pháp và buộc phải rời bỏ bộ môn của mình ở Trường Đại học Bách khoa và đi tị
nạn ở Turino và Prague. Ông trở vê Paris năm 1838. Sau năm 1848 ông được
phép ở lại giảng dạy ở Pháp. Theo nhà viết lịch sử khoa học D. Struik những kết
quả mà ông thu được trong thời gian tị nạn nhiều đến mức mà Viện Hàm lâm
Paris phải hạn chế khuôn khổ mọi bài báo công bố trong “Comptes Rendus”
(Các báo cáo) mới công bố hết các sản phẩm của A. Cauchy. D. Struik kể lại rằng
khi A. Cauchy trình bày công trình đầu tiên về sự hội tụ của các chuỗi tại Viện
Hàn lâm Paris thì P. Laplace đã hồi hộp đến nỗi nhà bác học vĩ đại này đã vội vã
về nhà và khóa cửa lại ngồi kiên trì kiểm tra sự hội tụ của mọi chuỗi mà ông đã
sử dụng trong bộ sách “Cơ học thiên thể” của ông. Và ơn Chúa, niềm sung sướng
vô bở đã đến khi ông khám phá rằng các chuỗi đều hội tụ. ([2], tr.204: [4], tr.178).

126
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

5.7.2.2 Vô cùng bé là gì?


Trong một khoảng thời giàn dài việc không hiểu rõ ràng và không có định
nghĩa chặt chẽ chính khái niệm giới hạn đã tạo nên những khó khăn chồng chất
phải vượt qua.
Trong cuốn “Giáo trình Giải tích đại số” (1821) của mình, lần đầu tiên
A.Cauchy xuất bản một bộ sách to lớn bao gồm gần như mọi vấn đề cơ bản về
Giải tích vô cùng bé xây dựng trên cơ sở lí luận mới: lý thuyết giới hạn. Để làm
được việc đó A. Cauchy đã vượt qua được sự lí giải và hiểu biết có nhiều hạn chế
về giới hạn đã ngự trị suốt cả thế kỷ 18.
A. Cauchy rất cẩn thận khi định nghĩa và xác lập các tính chất của các khái
niệm cơ bản của Giải tích: hàm, giới hạn, liên tục, đạo hàm và tích phân.
Định nghĩa chủ yếu nhất mà A. Cauchy đưa ra đầu tiên là định nghĩa giới
hạn và từ đó rút ra định nghĩa vô cùng bé là khái niệm được xem là đầy bí ẩn.
Định nghĩa giới hạn do A. Cauchy phát biểu lần đầu tiên vào năm 1820 như
sau:
“Hàm 𝒇(𝒙) có giới hạn 𝒂 khi 𝒙 dần tới giá trị 𝒙𝟏 nếu với mỗi số
dương (nhỏ tùy ý) 𝜺 tìm được một số dương 𝜹 (phụ thuộc 𝜺) sao cho
|𝒇(𝒙) − 𝒂| < 𝜺 với mọi 𝒙 ≠ 𝒙𝟏 thỏa mãn bất đẳng thức |𝒙 − 𝒙𝟏 | < 𝜹”.
Từ đó rút ra
“Hàm 𝒇(𝒙) được gọi là hàm vô cùng bé (hoặc nói: đại lượng vô
cùng bé, hoặc đơn giản: vô cùng bé) tại điểm 𝒙𝟏 (hoặc nói: khi 𝒙 dần
đến 𝒙𝟏 ) nếu có có giới hạn 𝒂 = 𝟎 khi 𝒙 → 𝒙𝟏 ”.

Điều quan trọng vô cùng của kết quả này là nó không gây ra bất cứ mâu
thuẫn hay nghịch lý nào.
Khái niệm tổng quát về giới hạn do A. Cauchy đưa ra đã cho phép ông đi
đến định nghĩa mọi khái niệm cơ bản của Giải tích toán học và từ đó ông đã khám
phá ra được căn cứ bền vững của giải tích.

127
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

Chẳng hạn A. Cauchy giả định Δ𝑥 và Δ𝑦 “sẽ là những vô cùng bé” rồi dối
với hàm được xét 𝑦 = 𝑓(𝑥) ông viết:
Δ𝑦 𝑓(𝑥 + 𝑖) − 𝑓(𝑥)
=
Δ𝑥 𝑖
và gọi giới hạn khi 𝑖 → 0 là “ đạo hàm 𝑦′ hay 𝑓′(𝑥) còn 𝑑𝑦 = 𝑑𝑓(𝑥) = 𝑓 ′ (𝑥)𝑑𝑥
là vi phân của hàm 𝑦 = 𝑓(𝑥)”. ([4]. tr.177).
A. Cauchy đã sử dụng các kí hiệu và nhiều kết quả của lý thuyết hàm thực
nhưng không vay mượn gì cái căn cứ theo J. Lagrange. Ông cũng đưa vào định
lý trung bình và số hạng dư của chuỗi Taylor như J. Lagrange đã làm. Tuy nhiên
ở đây việc khảo sát chuỗi đã được tiến hành với sự cân nhắc đúng mức đến sự
hội tụ của chuỗi. Trong các giáo trình giải tích có một số tiêu chuẩn hội tụ trong
lý thuyết dãy và chuỗi vô hạn cũng như tiêu chuẩn để một hàm có giới hạn là
mang tên ông. Trong các giáo trình A. Cauchy viết đã thể hiện một cách hoàn
toàn sự số học hóa giải tích mà về sau này trở thành nội dung cơ bản trong các
nghiên cứu của K. Weierstrass.
Như vậy cuối cùng A. Cauchy đã tạo được cơ sở cho sự giải đáp một loạt
vấn đề và nghịch lý đã từng là tai họa đối với các nhà toán học từ thời Zeno.
Trong khi làm việc đó, ông không phủ định, không coi thường chúng mà là sáng
tạo nên phương tiện toán học có khả năng cân nhắc đến chúng để vượt qua. Có
thể khẳng đinh rằng những kết quả có tính chất nền tảng đã giúp toán học thế kỷ
19 thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng triền miên mấy thế kỷ là gắn liền với A.
Cauchy.
Ta lưu ý thêm đôi lời về thuật ngữ đang dùng: “đại lượng vô cùng bé”.
Thuật ngữ này quen dùng từ lâu đến nỗi khó mà thay thế được nó bởi một
thuật ngữ khác. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng thuật ngữ đó không được sát lắm
và về mặt sư phạm thì điều đó không có lợi.
Thật vậy, thuật ngữ “vô cùng bé” nói lên kích thước đại lượng đang nghiên
cứu và người ta thường quen dùng thuật ngữ “vô cùng bé” để chỉ các đại lượng
“rất bé”, “bé không đáng kể”. Cách dùng thuật ngữ như vậy không được đúng với

128
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

danh từ “vô cùng bé” theo định nghĩa của nó. Ở đây thuật ngữ “vô cùng bé”
không phải để nói lên kích thước của đại lượng mà để nói lên tính chất biến thiên
của đại lượng. Do đó tốt hơn là không nên gọi loại đại lượng đó là “vô cùng bé”
mà nên gọi là “giảm vô hạn”.

5.7.2.3 Karl Weierstrass (1815 – 1897)


Bắt đầu từ K. Weierstrass người ta đã tìm cách quy các nguyên lý của giả
tích toán học về các khái niệm số học đơn giản nhất là người ta gọi quá trình đó
là số học hóa toán học. Suy đến cùng căn cứ bền vững của giải tích toán học sẽ
chưa có khi chưa biết rằng toán học có một kho dự trữ các số thế nào cũng như
chưa biết tường tận tập hợp đó.
Từ đó, sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử tìm căn cứ luận lí của Giải tích
toán học sau thời kỳ A. Cauchy chắn chắn là sự xây dựng lý thuyết tổng quát về
số thực. Sứ mệnh đặc biệt này được trao cho K. Weierstrass – nhà toán học có
đức tính cẩn thận thiên bẩm trong lập luận mà người đời sau vẫn gọi là “tính chặt
chẽ Weierstrass”.
Trong Bổ sung VIII cho cuốn “Cơ sở hình học” (1948) của mình nhà toán
học hàng đầu của thế kỷ 20 David Hilbert viết:
“Về cơ bản, đó là công lao hoạt động khoa học của K. Weierstrass. Công
lao đó đã mang lại cho giải tích sự đồng thuận và niềm tin vững chắc
vào cái phương pháp lập luận dựa trên khái niệm số vô tỉ và giới hạn
nói chung. Điều mà chúng tâ hàm ơn ông là ngày nay đang tồn tại sự
nhất trí đối với mọi kết quả”.
Cần lưu ý thêm rằng thuật ngữ “số học hóa toán học” được dùng trong các
tài liệu về căn cứ của toán học để chỉ quá trình xây dựng lý thuyết số thực được
tiến hành trong thế kỷ 19 nhờ các cấu trúc lý thuyết – tập hợp với xuất phát điểm
từ các số tự nhiên. Cùng với K. Weierstrass còn phải kể đến mộ số nhà toán học
khác mà trước tiên là R. Dedekind, G. Cantor và trường phái Berlin của
L.Kronecker.
129
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

R. Dedekind là giáo sư tại Trường kĩ thuật cao cấp ở Brunswick. Ông đã xây
dựng lý thuyết chặt chẽ số vô tỉ. Trong hai cuốn sách nhỏ “Tính liên tục và các số
vô tỉ” (1872) và “Con số là gì và nó phục vụ cho cái gì” (1882) ông đã làm cho
toán học hiện đại những gì mà Eudoxus đã làm đối với toán học Hy Lạp. Tồn tại
một sự giống nhau đặc biệt giữa lát cắt Dedekind (mà nhờ đó các nhà toán học
hiện đại đưa ra định nghĩa số vô tỉ) với lý thuyết cổ đại của Eudoxus như được
trình bày trong tập 5 của bộ “Các nguyên lý”.
G. Cantor là giáo sư tại Đại học tổng hợp Hale từ năm 1869 đến 1905.
G.Cantor nổi tiếng không chỉ nhờ lý thuyết số vô tỉ của ông mà còn nhờ lý thuyết
tập hợp – một lý thuyết tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử toán học và như lời
D.Hilbert nhắc lại với Bertrand Russel (1872 – 1970).
“Không ai có thể đuổi chúng ta ra khỏi thiên đường [lý
thuyết tập hợp] mà G. Cantor đã tạo ra”([2], tr.237).
Số học hóa toán học cũng là nét tiêu biểu đối với L. Kronecker. Ông là giáo
sư giảng dạy ở Đại học tổng hợp Berlin. Trong các bài giảng đã công bố về lý
thuyết số ông đã trình bày rất cẩn thận những khám phá sớm nhất trước đây của
riêng ông. Trong các kết quả này thể hiện một cách rõ ràng sự tin tưởng của ông
vào tính tất yếu phải số học hóa toán học. Trong cơ sở của niềm tin đó là khát
vọng chặt chẽ: L. Kronecker cho rằng cơ sở của toán học phải là số và cơ sở của
mọi con số là số tự nhiên.
Ý muốn của L. Kronecker là “gói ghém” toàn bộ toán học trong khuôn khổ
lý thuyết số. Điều đó được chứng tỏ trong tuyên bố nổi tiếng của ông tại Đại hội
Toán học Berlin năm 1886:
“Thượng đế đã tạo ra số tự nhiên, tất cả các số còn lại
là công trình sáng tạo của con người” ([2], tr.269),
Trong trường phái của L. Kronecker khẩu hiệu thường được Plato nêu ra thuở
xưa: Thượng đế bao giờ cũng phải “hình học hóa” giờ được thay bởi khẩu hiệu:
Thượng đế bao giờ cũng cần phải “số học hóa”.

130
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

Cùng với thành tựu rực rỡ của A. Cauchy trước đây và của K. Weierstrass,
R. Dedekind và G. Cantor trong những năm 70 của thế kỷ 19 nhiều lý thuyết số
thực cùng xuất hiện; chúng đều hoàn toàn mĩ mãn. Mỗi lý thuyết đều có một ưu
thế riêng và về mặt logic chúng tương đương nhau.

5.7.2.4 Cái bẫy “liên tục – khả vi”


Những sai lầm thô thiển trong lĩnh vực giải tích là không hiếm ở các nhà toán
học thế kỷ 19. Có thể dẫn ra không ít những ví dụ về việc đó nhưng ở đây ta chỉ
nêu một vài ví dụ minh họa.
Cơ sở của toàn bộ giải tích toán học là khái niệm hàm liên tục và đạo hàm
của hàm. Nếu nói thuần túy trực giác thì: hàm liên tục là hàm có đồ thị là đường
cong có thể vẽ bằng một nét bút không nhấc bút khỏi giấy. Ý nghĩa hình học của
đạo hàm là đối với hàm đó là tang của góc nghiêng của tiếp tuyến với đồ thị. Người
ta đã tưởng đồ thị của hàm liên tục là phải có tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó. Thế
nhưng một số nhà toán học thế kỷ 19 đã vượt khỏi các ý niệm trực giác và có chủ
định chứng minh tất cả những gì có thể bằng con đường thuần túy và logic.
Đáng tiếc là hàm liên tục có các điểm gãy (chẳng hạn điểm 𝑥 = 0 của đồ thì
hàm 𝑦 = |𝑥|) không có đạo hàm tại các điểm gãy đó. Vậy mà năm 1805 Andre –
Marie Ampere (1775 – 1836) đã “chứng minh” rằng mọi hàm liên tục đều có đạo
hàm tại mọi điểm mà nó liên tục. Trong bản “Luận văn về phép tính vi phân và
tích phân” gồm 3 tập xuất bản lần thứ hai (1810 – 1819) của S. Lacroix và hầu
như trong mọi quyển sách giáo khoa về Giải tích thế kỷ 19 đã trình bày những
“chứng minh” khác nhau hoặc “chứng minh” tương tự. Năm 1875 nhà toán học
Pháp Joseph Louis Francois Bertrand (1822 – 1900) đã “chứng minh” tính khả vi
của hàm liên tục (!). “Đương nhiên” mọi chứng minh này đều sai lầm. Sự nhầm
lẫn của một số tác giả “chứng minh” tính khả vi là hoàn toàn có thể tha thứ nếu để
ý ràng trong một thời gian dài lúc đó người ta chưa xác định được chính xác chính
khái niệm hàm. Nhưng khoảng những năm ba mươi của thế kỷ 19 chỗ hổng này
cuối cùng cũng được bổ khuyết.
131
Chương 5: Cuộc khủng hoảng thứ hai 5.7 A. Cauchy và lối thoát khỏi khủng hoảng

Những sai lầm trong lập luận và thậm chí cả những kết luận sai lầm trong các
vấn đề liên quan đến tính liên tục và tính khả vi thường thường được xem là lớn
đến nỗi ngày nay chúng được xem là những lỗi không thể tha thứ được ngay cả
đối với các sinh viên lớp dưới. Thế mà những nhà toán học nổi tiếng nhất như
J. Fourier, A. Cauchy, E. Galois, A. Legendre, C. Gauss và một số nhà toán học
hàng đầu khác (tuy thứ hạng thấp hơn) thời bấy giờ lại mắc phải những lỗi đó.
Đến năm 1861, ngược lại với quan điểm phổ biến rộng rãi, K. Weierstrass đã
thấu hiểu được rằng tính liên tục không kéo theo tính khả vi của hàm. Thế giới
như rung chuyển khi K. Weierstrass trình bày trước Viện Hàm lâm khoa học Berlin
ví dụ về hàm liên tục với mọi giá trị thực 𝑥 nhưng không khả vi tại bất cứ một giá
trị 𝑥 nào. Đó là hàm

𝑓(𝑥) = ∑ 𝑎𝑛 cos(𝑏 𝑛 𝜋𝑥)


𝑛=0
3𝜋
trong đó 0 < 𝑎 < 1, còn 𝑏 là số tự nhiên lẻ mà 𝑎𝑏 > 1 + . Kết quả gây chấn
2

động này sau đó được công bố vào năm 1875.


Như đã nói ở trên, trước K. Weierstrass, B. Bolzano cũng đã xây dựng một
ví dụ kiểu này nhưng mãi đến năm 1890 mới công bố. Và như vậy một lần nữa
B. Bolzano lại đi trước người khác nhưng kết quả thu được lại không có ảnh
hưởng mấy đến sự phát triển của toán học vì nó được công bố quá chậm.
Các công trình của K. Weierstrass đã giải phóng Giải tích toán học khỏi bất
cứ sự phụ thuộc nào vào chuyển động trực giác hay hình học. Sự kiện đó cần
được xem là một sự may mắn vì như E. Picard là nhà toán học Pháp đã viết năm
1905 rằng:
“Nếu như Newton và Leibniz biết rằng các hàm liên tục không nhất thiết phải có
đại hàm thì phép tính vi phân sẽ không bao giờ được sáng tạo nên”.([2], tr.205).
Một tư duy quá chặt chẽ có thể trở thành trở ngại đối với một khởi đầu sáng
tạo … vì như J. D’Alembert kêu gọi:
“Hãy tiến lên trước, lòng tin tưởng sẽ theo sau”.

132
Bài đọc thêm Đại số 10

BÀI ĐỌC THÊM


1. Đại số 10
1.1 Cantor (1845 - 1918)
Georg Ferdinand Ludwig Philipp Cantor là nhà toán
học người Đức gốc Do Thái.
Xuất phát từ việc nghiên cứu các tập hợp vô hạn và
các số siêu hạn, Cantor đã đặt nền móng cho việc xây dựng
Lý thuyết tập hợp.
Lý thuyết tập hợp ngày nay không những là cơ sở của toán học mà còn
là nguyên nhân của việc rà soát lại toàn bộ cơ sở logic của toán học. Nó có
một ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ cấu trúc hiện đại của toán học.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, tập hợp được đưa vào giảng dạy trong
trường phổ thông ở tất cả các nước. Vì công lao to lớn của Cantor đối với
toán học, tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng.

1.2 Hệ ghi số
Cách ghi số thường dùng hiện nay (hệ ghi số thập phân) do người
Hin-đu Ấn Độ phát minh vào đầu thế kỷ 9. Để ghi tất cả các số tự nhiên,
người Hin-đu dùng 10 ký hiệu (sau này ta gọi là 10 chữ số) như sau.

các số được ghi thành hàng, kể từ phải sang trái, hàng sau có giá trị bằng 10
lần hàng trước nó.
Cách ghi số của người Hin-đu được truyền qua Ả Rập rồi sang châu Âu
và nhanh chóng được thừa nhận trên toàn thế giới vì tính ưu việt của nó so
với các cách ghi số trước đó. Cách ghi số cổ duy nhất còn được dùng ngày
nay là hệ ghi số La Mã, nhưng cũng chỉ mang ý nghĩa trang trí, tượng trưng.

133
Bài đọc thêm Đại số 10

Trải qua nhiều thế kỷ, 10 chữ số của người Hin-đu được biến đổi nhiều
lần ở các quốc gia khác nhau, rồi đi tới thống nhất trên toàn thế giới là các
chữ số:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Người Hin-đu ghi số theo nguyên tắc nào?
Ta hãy xem xét một số cụ thể, chẳng hạn số 2745. Ta nói số này gồm
hai nghìn, bảy trăm, bốn mươi và năm đơn vị, hay có thể viết
2745 = 2. 103 + 7. 102 + 4.10 + 5.
Ta gọi hệ ghi số như vậy là hệ thập phân. Tương tự với hệ 𝑛 – phân.

Nói đến Ai Cập ta nghĩ ngay đến các Kim tự tháp đầy huyền bí.
Chúng chứng tỏ rằng từ thời xa xưa ở nơi đây đã có một nền văn minh
rực rỡ.
Từ khoảng 3400 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã có một hệ
thống ghi số gồm 7 kí hiệu, có giá trị tương ứng như sau:

1.3 Phương trình bậc n


Sách giáo khoa bậc THCS và THPT đã trình bày công thức giải phương
trình bậc nhất và phương trình bậc hai. Công thức giải phương trình bậc ba
mang tên nhà toán học Italia Girolamo Cardano (1501 – 1576), tuy nhiên
Cardano chỉ là người đầu tiên công bố công thức đó trong cuốn sách “Nghệ
thuật vĩ đại hay các quy tắc của Đại số học” xuất bản năm 1545. Tác giả của
công thức đó là nhà toán học Italia là Nicolo Tartaglia (1500 – 1557). Công
thức Cardano cho các nghiệm của phương trình bậc ba 𝑥 3 + 𝑝𝑥 + 𝑞 = 0 là

3 3
𝑞 𝑞 2 𝑝3 𝑞 𝑞 2 𝑝3

𝑥= − + √ + √
+ − − √ + .
2 4 27 2 4 27

134
Bài đọc thêm Đại số 10

Sau khi Tartaglia tìm ra công thức này thì một học trò của Cardano là
Ferrari (1522 – 1565) đã tìm ra công thức giải phương trình bậc bốn, công
thức này cũng đã được công bố trong cuốn sách của Cardano nêu trên.
Sau đó nhiều nhà toán học dã cố gắng để tìm công thức để giải phương
trình bậc năm, nhưng phải đến thế kỷ 19 hai nhà toán học trẻ tuổi là N. Abel
(Na Uy) và E. Galois (Pháp) mới chứng minh được rằng không thể giải được
bằng căn thức phương trình đại số bậc cao hơn 4.
Trong quá trình tìm cách giải phương trình đại số tổng quát bậc 5 bằng
căn thức, Abel đã giải thích tại sao các phương trình bậc 2, 3, 4 có thể giải
được bằng căn thức, còn Galois tìm ra điều kiện cần và đủ để một phương
trình có bậc đã cho (có thể lớn hơn 4) giải được bằng căn thức. Công lao to
lớn của Galois qua công trình này là đã đặt nền móng cho Đại số hiện đại
nghiên cứu các cấu trúc đại số như nhóm, vành, trường,…

1.4 Bài toán nhỏ (Trăm trâu ăn cỏ).


Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có bài toán “Trăm trâu ăn
cỏ” sau đây:
Trăm trâu trăm cỏ,
Trâu đứng ăn năm,
Trâu già ăn ba,
Lụ khụ trâu già,
Ba con một bó.
Gọi số trâu đứng là 𝑥, số trâu nằm là 𝑦, số trâu già là 𝑧. Các bộ số thỏa
mãn là (4; 18; 78), (8; 11; 81), (12; 4; 84).

1.5 A. Cauchy (1789 – 1857)


Augustin Louis Cauchy là nhà toán học Pháp. Ông nghiên cứu nhiều
lĩnh vực Toán học khác nhau, công bố hơn 800 công trình về Số học, Lý

135
Bài đọc thêm Đại số 10

thuyết số, Đại số, Giải tích toán học, Phương trình vi phân, Cơ học lý thuyết,
Cơ học thiên thể, Vật lý toán.
Các công trình của Cauchy cho thấy rõ ưu nhược điểm của việc dựa
vào trực giác hình học để suy ra các kết quả tế nhị của Giải tích. Ông định
nghĩa một cách chính xác các khái niệm giới hạn và liên tục của hàm số.
Ông xây dựng một cách chặt chẽ Lý thuyết hội tụ của chuỗi, đưa ra khái
niệm bán kính hội tụ.
Ông định nghĩa tích phân là giới hạn của các tổng tích phân và chứng
minh sự tồn tại tích phân của các hàm số liên tục. Ông phát triển cơ sở của
Lý thuyết hàm số biến số phức. Về Hình học, về Đại số, về Lý thuyết số, về
Cơ học, về Quang học, về Thiên văn học, Cauchy đều có những cống hiến
lớn lao.

1.6 L. Euler (1707 – 1783)


Như mọi khoa học khác, Lượng giác phát sinh từ nhu cầu của đời sống.
Sự phát triển của ngành Hàng hải đòi hỏi phải biết xác định vị trí của tàu bè
ngoài biển khơi theo Mặt Trời lúc ban ngày và theo các vì sao lúc ban đêm.
Các cuộc chiến tranh đòi hỏi phải biết xác định những khoảng cách lớn và
lập những bản đồ. Người nông dân cần biết sự thay đổi của thời tiết trong
năm để sản xuất cho kịp thời vụ nên phải có lịch, …
Các nhu cầu kể trên đã làm cho môn Lượng giác phát sinh và phát triển.
Trước hết các nhà toán học Hy Lạp đã góp phần đáng kể vào việc phát triển
môn Lượng giác và sau đó Euler là người đã xây dựng Lý thuyết hiện đại về
Hàm số lượng giác trong cuốn “Mở đầu về Giải tích các đại lượng vô cùng
bé” xuất bản năm 1748.
Euler là một trong những nhà toán học lớn nhất từ xưa đến nay. Ông
sinh tại Basel (Thụy Sĩ). Ông đã phát triển tất cả các ngành Toán học, từ
những vấn đề rất cụ thể như đường tròn Euler, cho tới những khái niệm hiện
đại nhất nằm ở mũi nhọn tiến bộ trong thời đại ông.
136
Bài đọc thêm Đại số 10

Euler đã tiến hành nghiên cứu những đề tài khoa học rất đa dạng như
Cơ học, Lý luận âm nhạc, Lý thuyết vẽ bản đồ địa lý, Khoa học hàng hải, các
vấn đề về nước triều lên xuống, … Ông thường bổ sung, hoàn bị những lý
thuyết toán học cũ, và nghiên cứu những lý thuyết toán học mới.
Trong cuộc đời mình, Euler đã viết trên 800 công trình về Toán học,
Thiên văn và Địa lý. Ông đã đặt cơ sở cho nhiều ngành Toán học hiện nay
đang được dạy ở bậc đại học.
Euler là người rất say mê và cần cù trong công việc. Ông không từ chối
bất cứ việc gì, dù khó đến đâu. Chẳng hạn, để giải một bài toán thiên văn, mà
nhiều nhà toán học khác đòi hỏi một thời gian vài ba tháng, thì ông đã giải
xong chỉ trong ba ngày. Do những cố gắng phi thường đó mà ông đã mắc
bệnh và hỏng mất mắt phải. Về sau, ông bị mù cả hai mắt. Tuy thế, ông vẫn
tiếp tục lao động sáng tạo và không ngừng cống hiến xuất sắc cho khoa học
trong suốt 15 năm cuối đời mình.
Tên của Euler được đặt cho một miệng núi lửa ở phần trông thấy được
của Mặt Trăng.

137
Bài đọc thêm Đại số và giải tích 11

2. Hình học 10
2.1 Thuyền buồm chạy ngược chiều gió
Thông thường người ta vẫn nghĩ rằng gió thổi về
hướng nào thì sẽ đẩy thuyền buồm về hướng đó.
Trong thực tế thì con người đã nghiên cứu tìm
cách lợi dụng sức gió làm cho thuyền buồm chạy
ngược gió. Vậy người ta đã làm như thế nào để
thực hiện điều vô lý đó?
Nói một cách chính xác thì người ta có thể làm cho thuyền chuyển động theo
một góc nhọn, gần bằng ½ góc vuông đối với chiều gió thổi. Chuyển động
này được thực hiện theo đường zic-zac nhằm tới hướng cần đến của mục tiêu.

2.2 Tỉ lệ vàng
Euclide, nhà toán học của mọi thời đại từng nói đến “tỉ lệ vàng” trong
tác phẩm bất hủ của ông mang tên “Những nguyên tắc cơ bản”. Theo Euclid,
điểm I trên đoạn 𝐴𝐵 được gọi là điểm chia đoạn 𝐴𝐵 theo tỉ lệ vàng nếu thỏa
𝐴𝐼 𝐴𝐵 1+√5
mãn = . Và do đó tỉ lệ vàng có giá trị là ≈ 1,61803.
𝐼𝐵 𝐴𝐼 2

Với tỉ lệ vàng người ta có thể tạo nên một hình chữ nhật đẹp, cân đối và
gây hứng thú cho nhiều nhà hội họa kiến trúc. Ví dụ, khi đến tham quan đền
Parthenon ở Athens (Hy Lạp) người ta thấy kích thước các hình học trong
đền phần lớn chịu ảnh hưởng của tỉ lệ vàng. Nhà tâm lý học người Đức
Flichner đã quan sát và đo hàng nghìn đồ vật thường dùng trong đời sống
như ô cửa sổ, trang giấy viết, bìa sách,… và so sánh kích thước giữa chiều
dài và chiều ngang của chúng thì thấy tỉ số gần bằng tỉ lệ vàng.
Để dựng điểm vàng 𝐼 của đoạn 𝐴𝐵 = 𝑎 ta làm như sau:

138
Bài đọc thêm Đại số và giải tích 11

𝑎
Vẽ tam giác 𝐴𝐵𝐶 vuông tại 𝐵, với 𝐵𝐶 = . Đường tròn tâm 𝐶 bán kính
2
𝑎 𝐴𝐵
cắt 𝐴𝐶 tại 𝐸. Đường tròn tâm 𝐴 bán kính 𝐴𝐸 cắt 𝐴𝐵 tại 𝐼. Khi đó =
2 𝐴𝐼
1+√5
.
2

Sử dụng điểm vàng 𝐼 ta có thể dựng được góc 720 , từ đó dựng được ngũ
giác đều cũng như ngôi sao năm cánh.
𝐴𝐼 𝐴𝐾
Trong hình 1.19 ta có: = chính là tỉ lệ vàng. Ngôi sao vàng năm
𝐼𝐾 𝐴𝐼

cánh của Quốc kì nước ta được dựng theo tỉ số này.

2.3 Vectơ
Việc nghiên cứu vectơ và các phép toán trên các vectơ bắt nguồn từ nhu
cầu của cơ học và vật lý. Trước thế kỷ 19 người ta dùng tọa độ để xác định
vectơ và quy các phép toán trên vectơ về các phép toán trên tọa độ của chúng.
Chỉ vào giữa thế kỷ 19, người ta mới xây dựng được các phép toán trực tiếp
trên các vectơ như chúng ta đã nghiên cứu. Các nhà toán học W. Hamilton,
H. Grassmann, và J. Gibbs là những người đầu tiên nghiên cứu một cách có
hệ thống về vectơ. Thuật ngữ “Vectơ” cũng được đưa ra từ các công trình ấy.
Vector theo tiếng La-tinh có nghĩa là Vật mang. Đến đầu thế kỷ 20 vectơ
được hiểu là phần tử của một tập hợp nào đó mà trên đó đã cho các phép toán
thích hợp để trở thành một cấu trúc gọi là không gian vectơ. Nhà toán học H.
Weyl đã xây dựng hình học Euclid dựa vào không gian vectơ theo hệ tiên đề

139
Bài đọc thêm Đại số và giải tích 11

và được nhiều người chấp nhận một cách thích thú. Đối tượng cơ bản được
đưa ra trong hệ tiên đề này là điểm và vectơ. Việc xây dựng này cho phép ta
có thể mở rộng số chiều của không gian một cách dễ dàng và có thể sử dụng
các công cụ của lý thuyết tập hợp và ánh xạ. Đồng thời hình học có thể sử
dụng những cấu trúc đại số để phát triển theo các phương hướng mới.
Vào những năm giữa thế kỷ 20, trong xu hướng hiện đại hóa chương
trình phổ thông. Ở nước ta, vectơ và tọa độ cũng được đưa vào giảng dạy ở
trường phổ thông cùng với một chương trình toán hiện đại nhằm đổi mới để
nâng cao chất lượng giáo dục cho phù hợp với xu thế chung của thế giới.

2.4 Đo khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng?


Loài người đã biết được khoảng cách
giữa Trái Đất và Mặt Trăng cách đây khoảng
hai ngàn năm với một độ chính xác tuyệt vời
là vào khoảng 384 000 𝑘𝑚. Sau đó khoảng
cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng đã được xác
lập vào năm 1751 do một nhà thiên văn người
Pháp là Joseph Lalande (1732 – 1807) và một
nhà toán học người Pháp là Nicolas Lacaille
(1713 – 1762). Hai ông đã phối hợp tổ chức
ở hai địa điểm rất xa nhau, một người ở Berlin
(Đức) gọi là điểm 𝐴, còn người kia ở Mũi
Hảo Vọng (Bonne – Espérance) là một mũi
đất ở cực nam châu Phi, gọi là điểm 𝐵. Gọi 𝐶
là một điểm trên Mặt Trăng. Từ 𝐴 và 𝐵 người
ta đo và tính được các góc 𝐴, 𝐵 và cạnh 𝐴𝐵
của tam giác 𝐴𝐵𝐶.

140
Bài đọc thêm Đại số và giải tích 11

2.5 Ba đường conic và quỹ đạo của tàu vũ trụ.

1. Khi cắt một mặt nón tròn xoay bởi một mặt phẳng không đi qua đỉnh
và không vuông góc với trục của mặt nón, người ta nhận thấy rằng ngoài
đường elip ra, có thể còn hai loại đường khác nữa là parabol và hypebol (hình
tròn được coi là trường hợp đặc biệt của hình elip). Các đường nói trên
thường được gọi là ba đường conic (do gốc tiếng Hy Lạp Konos nghĩa là mặt
nón).
2. Tàu vũ trụ được phóng từ Trái Đất luôn bay theo những quỹ đạo, quỹ
đạo này thường là đường tròn, elip, parabol hoặc hypebol. Hình dạng của quỹ
đạo phụ thuộc vào vận tốc của tàu vũ trụ (h.3.27). Ta có bảng tương ứng giữa
tốc độ và quỹ đạo như sau:
Tốc độ 𝑉0 của tàu vũ trụ Hình dạng quỹ đạo tàu vũ trụ
7,9 𝑘𝑚/𝑠 Đường tròn
7,9 𝑘𝑚/𝑠 < 𝑉0 < 11,2 𝑘𝑚/𝑠 Elip
11,2 𝑘𝑚/𝑠 Một phần của parabol
𝑉0 > 11,2 𝑘𝑚/𝑠 Một phần của Hypebol

141
Bài đọc thêm Đại số và giải tích 11

Ngoài ra người ta còn tính được các tốc độ vũ trụ tổng quát, nghĩa là tốc
độ của các thiên thể chuyển động đối với các thiên thể khác dưới tác dụng
của lực hấp dẫn tương hỗ. Ví dụ để phóng một tàu vũ trụ thoát li được Mặt
Trăng trở về Trái Đất thì cần tạo cho tàu một tốc độ ban đầu là 2,38 𝑘𝑚/𝑠.

2.6 Johannes Kepler và quy luật chuyển động của các hành tinh.

J. Kepler (1571 – 1630) là nhà thiên văn học người Đức. Ông là một
trong những người đã đặt nền móng cho khoa học tự nhiên. Kepler sinh ra ở
Wü temberg (Đức) trong một gia đình nghèo, 15 tuổi theo học trường dòng.
Năm 1953 ông tốt nghiệp Học viện Thiên văn và Toán học vào loại xuất sắc
và trở thành giáo sư trung học. Năm 1600 ông đến Prague (hay còn gọi là
Praha trong tiếng Séc) nằm ở Cộng hòa Séc – và cùng làm việc với nhà
thiên văn nổi tiếng Tycho Brahe.

142
Bài đọc thêm Đại số và giải tích 11

Kepler nổi tiếng nhờ phát minh ra các định luật chuyển động của các
hành tinh.
1. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo các quỹ đạo là
các đường elip mà Mặt Trời là tiêu điểm.
2. Đoạn thẳng nối từ Mặt Trời đến hành tinh quét được những diện
tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
3. Nếu gọi 𝑇1 , 𝑇2 lần lượt là thời gian để hai hành tinh bất kì bay hết
một vòng quanh Mặt Trời và gọi 𝑎1 , 𝑎2 lần lượt là độ dài nửa trục
lớn cả elip quỹ đạo của hai hành tinh trên thì ta luôn có
𝑇12 𝑇22
= .
𝑎13 𝑎23
Các định luật nói trên ngày nay trong thiên văn gọi là ba định luật
Kepler.

143

You might also like