You are on page 1of 417

Chương 1: Vật lý và đo lường

ũng như các khoa học khác, vật lý là khoa học dựa trên các quan sát thực nghiệm và

C các phép đo định lượng. Mục tiêu chính của vật lý là xác định số lượng có hạn các định
luật cơ bản chi phối các hiện tượng trong tự nhiên và sử dụng chúng để phát triển các
lý thuyết có thể dự đoán được kết quả của các thí nghiệm trong tương lai. Các định luật
cơ bản này được diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học, một công cụ để để gắn kết lý thuyết với
thực nghiệm.
Mỗi khi có sự không nhất quán giữa tiên đoán của lý thuyết và kết quả thực nghiệm thì
cần phải đưa ra một lý thuyết mới hoặc chỉnh sửa lý thuyết đã có để loại bỏ sự không nhất
quán đó. Nếu một lý thuyết chỉ được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định thì một lý
thuyết tổng quát hơn sẽ có thể thỏa mãn được mà không cần các điều kiện này. Ví dụ như các
định luật chuyển động được Newton (1642-1727) khám phá mô tả chính xác chuyển động
của các vật có tốc độ bình thường nhưng lại không áp dụng được cho các vật chuyển động
với tốc độ tương đương với tốc độ ánh sáng. Ngược lại, thuyết tương đối hẹp của Einstein
(1879-1955) cho các kết quả giống với các định luật Newton đối với tốc độ nhỏ nhưng cũng
mô tả chính xác chuyển động của các vật có tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Do đó, thuyết
tương đối hẹp của Einstein là một thuyết về chuyển động tổng quát hơn so với thuyết được
xây dựng từ các định luật Newton.
Vật lý học cổ điển bao gồm các nguyên lý của cơ học cổ điển, nhiệt động lực học, quang
học và điện từ học đã được phát triển trước năm 1900. Newton là người đã có những đóng
góp quan trọng cho vật lý học cổ điển, ông cũng là một trong những người khai sinh ra phép
tính vi tích phân như là một công cụ toán học. Các phát triển chủ yếu của cơ học được tiếp
diễn trong thế kỷ 18, nhưng ngành nhiệt động lực học và điện từ thì phải đến nửa sau của thế
kỷ 19 mới được phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do các thiết bị thí nghiệm thời đó quá thô
sơ hoặc thiếu thốn.
Cuộc cách mạng lớn của vật lý, có liên quan với vật lý hiện đại, bắt đầu vào gần cuối thế
kỷ 19. Vật lý hiện đại được phát triển là do vật lý cổ điển không thể giải thích được nhiều
hiện tượng vật lý. Hai sự phát triển quan trọng nhất trong kỷ nguyên hiện đại là thuyết tương
đối và cơ học lượng tử. Thuyết tương đối hẹp của Einstein không những chỉ mô tả chính xác
chuyển động của các vật có tốc độ tươndg đương với tốc độ ánh sáng mà còn hiệu chỉnh một
cách trọn vẹn các khái niệm truyền thống về không gian, thời gian và năng lượng. Lý thuyết
này còn chỉ ra rằng tốc độ ánh sáng là giới hạn trên của tốc độ của một vật và khối lượng và
năng lượng có liên hệ với nhau. Cơ học lượng tử được hình thành bởi nhiều nhà khoa học
khác nhau, mô tả các hiện tượng vật lý ở cấp độ nguyên tử. Nhiều thiết bị thực tiễn đã được
chế tạo dựa vào các nguyên lý của cơ học lượng tử.
Các nhà khoa học làm việc không ngừng để cải thiện hiểu biết của chúng ta về các định
luật cơ bản. Nhiều tiến bộ về công nghệ trong hiện tại như tàu vũ trụ không người lái, hàng
loạt ứng dụng tiềm năng trong công nghệ na nô, vi mạch và máy tính siêu tốc, kỹ thuật chụp

1
ảnh tinh xảo dùng trong nghiên cứu khoa học và y khoa cũng như nhiều kết quả đáng kể trong
kỹ thuật gien là kết quả của những nỗ lực của nhiều nhà khoa học, kỹ sư, nhà kỹ thuật. Ảnh
hưởng của những phát triển và khám phá này đến xã hội của chúng ta quả thực là to lớn và
chắc chắn là các khám phá và phát triển trong tương lai cũng sẽ đầy hứng thú, thách thức và
mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại.

Các chuẩn độ dài, khối lượng và thời gian


Để mô tả các hiện tượng vật lý, ta cần phải đo lường nhiều khía cạnh khác nhau của tự
nhiên. Mỗi phép đo tương ứng với một đại lượng vật lý, ví dụ như chiều dài của một vật. Các
định luật vật lý được diễn đạt như là các mối quan hệ toán học giữa các đại lượng vật lý.
Trong cơ học, ba đại lượng cơ bản nhất là chiều dài, khối lượng và thời gian. Mọi đại
lượng khác trong cơ học có thể được biểu diễn thông qua ba đại lượng này.
Do các quốc gia khác nhau sử dụng các chuẩn khác nhau nên cần phải có chuẩn chung
cho các đại lượng. Cái được chọn làm chuẩn phải:
 có sẵn;
 có một vài thuộc tính có thể đo lường được một cách tin cậy;
 phải cho cùng một kết quả khi đo bởi bất kỳ ai và bất kỳ nơi nào;
 không thay đổi theo thời gian.
Vào năm 1960, một ủy ban quốc tế đã đưa ra một bộ các chuẩn cho các đại lượng cơ bản
của khoa học. Nó được gọi là SI (Système International d’unités – Hệ đơn vị quốc tế). Bảng
dưới đây là các đại lượng cơ bản nhất và đơn vị tương ứng.
Đại lượng Đơn vị trong SI
độ dài mét (m),
khối lượng ki-lô-gam (kg)
thời gian giây (s).
nhiệt độ Kelvin (K)
cường độ dòng điện Ampère (A)
cường độ sáng Candela – Cd
lượng chất mole (mol)
Các đại lượng cơ bản dùng trong cơ học là chiều dài, khối lượng và thời gian. Các đại
lượng còn lại được biểu diễn qua các đại lượng này.
1.1.1 Chiều dài
Chiều dài được xác định bằng khoảng cách giữa hai điểm trong không gian.
Năm 1799, khi mét được chọn làm đơn vị đo hợp pháp của chiều dài tại Pháp, thì mét
được định nghĩa bằng 1/10.000.000 chiều dài của đoạn kinh tuyến đi qua Paris, tính từ xích

2
đạo lên cực bắc của Trái đất. Cần lưu ý rằng giá trị này không thỏa mãn yêu cầu là có thể sử
dụng trong toàn vũ trụ.
Năm 1960, mét được định nghĩa là khoảng cách giữa hai vạch trên một thanh platinum–
iridium đặc biệt được lưu trữ tại Pháp trong điều kiện kiểm soát được.
Trong những năm 1960 và 1970, mét được định nghĩa bằng 1.650.763,73 lần bước sóng
 của ánh sáng đỏ - cam phát ra từ đèn khí kripton-86.
Năm 1983, mét được định nghĩa là quãng đường mà ánh sáng đi được trong chân
không trong khoảng thời gian 1/299.792.458 s. Trong thực tế, định nghĩa này thiết lập tốc
độ ánh sáng trong chân không chính xác bằng 299.792.458 m/s. Định nghĩa này là hợp lệ
trong toàn vũ trụ và dựa trên giả thiết rằng ánh sáng là như nhau ở khắp mọi nơi. Bảng
1.1Bảng liệt kê các giá trị ước lượng của một số chiều dài đã đo đạc được.
Bảng 1.1: Ước lượng giá trị số đo của một vài độ dài (m)
Độ dài (m)
Khoảng cách từ Trái đất đến chuẩn tinh xa nhất được biết đến 1,4 1026
Khoảng cách từ Trái đất đến thiên hà xa nhất 9  1025
Khoảng cách từ Trái đất đến thiên hà lớn gần nhất (Andromeda) 2  1022
Khoảng cách từ Mặt trời đến ngôi sao gần nhất (Proxima Centauri) 4  1016
Một năm ánh sáng 9,46  1015
Bán kính quĩ đạo trung bình của Trái đất quanh Mặt trời 1,50  1011
Khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trăng 3,84  108
Khoảng cách từ xích đạo đến Bắc cực 1,00  107
Bán kính trung bình của Trái đất 6,37  106
Độ cao điển hình (tính từ bề mặt) của vệ tinh bay quanh Trái đất 2  105
Chiều dài của một sân bóng đá 9,1  101
Chiều dài của một con ruồi nhà 5  103
Kích thước của các hạt bụi nhỏ nhất ~ 104
Kích thước của tế bào trong hầu hết các cơ quan sống ~ 105
Đường kính của nguyên tử hidro ~ 1010
Đường kính của hạt nhân nguyên tử ~ 1014
Đường kính của một proton ~ 1015

3
1.1.2 Khối lượng
Đơn vị của khối lượng trong SI là ki-lô-gram (kg), được định nghĩa là khối lượng của
một khối platinum–iridium hình trụ đặc biệt lưu trữ tại văn phòng quốc tế về khối lượng và
đo lường tại Sèvres, Pháp. Chuẩn khối lượng được đưa ra vào năm 1887 và từ đó đến nay
chưa thay đổi, do platinum-iridium là hợp kim đặc biệt bền. Một bản sao của khối trụ này
được giữ tại Viện quốc tế về tiêu chuẩn và công nghệ (NIST) tại Gaithersburd, Maryland.
Bảng 1.2 liệt kê các giá trị gần đúng của khối lượng các vật thể khác nhau.
Bảng 1.2: Ước lượng khối lượng của các vật thể khác nhau
Khối lượng (kg)
Phần vũ trụ quan sát được 1052
Dải Ngân hà 1042
Mặt trời 1,99  1030
Trái đất 5,98  1024
Mặt trăng 7,36  1022
Cá mập ~ 103
Con người ~ 102
Con ếch ~ 101
Con muỗi ~ 105
Vi khuẩn ~ 1015
Nguyên tử hidro 1,67  1027
Điện tử 9,11  1031

1.1.3 Thời gian


Trước năm 1967, chuẩn về thời gian được định nghĩa theo ngày mặt trời trung bình (là
khoảng thời gian giữa hai lần mặt trời đứng bóng liên tiếp). Đơn vị giây (second – s) được
 1  1  1 
định nghĩa là     của ngày mặt trời trung bình. Định nghĩa này dựa trên sự quay
 60  60  24 
của một hành tinh là Trái đất nên không thể xem là chuẩn thời gian của vũ trụ.
Vào năm 1967, giây được định nghĩa lại khi xuất hiện dụng cụ đo thời gian với độ chính
xác cao – đồng hồ nguyên tử (hình 1.1b), đồng hồ này đo các dao động của nguyên tử Cesium
(Cs). Theo đó, 1 giây là 9.192.631.770 chu kỳ dao động của nguyên tử Cs133. Bảng 1.3

4
trình bày một số giá trị gần đúng của thời gian.

Bảng 1.3: Ước lượng giá trị của một số khoảng thời gian
Khoảng thời gian (s)
Tuổi của Vũ trụ 4  1017
Tuổi của Trái đất 1,3  1017
Tuổi trung bình của sinh viên đại học 6,3  108
Một năm 3,2  107
Một ngày 8,6  104
Một giờ học 3,0  103
Thời gian giữa hai nhịp tim bình thường 81021
Chu kỳ của sóng âm (mà tai nghe được) ~ 10–23
Chu kỳ điển hình của sóng vô tuyến ~ 10–26
Chu kỳ dao động của một nguyên tử trong chất rắn ~ 10–13
Chu kỳ của ánh sáng khả kiến ~ 10–15
Thời gian va chạm của hai hạt nhân ~ 10–22
Thời gian để ánh sáng đi qua một proton ~10–24
Ngoài các đơn vị cơ bản mét, kg và s nói trên, ta có thể dùng các đơn vị khác như là mm
(mili-mét), ns (nano giây), với mili và nano là các tiếp đầu ngữ chỉ các bội số của 10.
Các tiếp đầu ngữ: Các tiếp đầu ngữ (tiền tố) được ghép vào trước một đơn vị đo để biểu
diễn một bội số của 10. Mỗi tiếp đầu ngữ có một tên và cách viết tắt riêng. Có thể ghép tiếp
đầu ngữ với bất kỳ đơn vị cơ bản nào. Nó chính là hệ số nhân thêm vào đơn vị cơ bản.
Ví dụ: 1mm  103 m ; 1mg  103 g .
Đại lượng cơ bản và đại lượng phái sinh: Độ dài, khối lượng và thời gian là ví dụ cho
các đại lượng cơ bản. Hầu hết các đại lượng còn lại là đại lượng phái sinh, tức là có thể được
biểu diễn dưới dạng các tổ hợp toán học của các đại lượng cơ bản. Ví dụ thường gặp là diện
tích (tích của hai chiều dài) và tốc độ (tỉ số giữa độ dài và khoảng thời gian). Hoặc khối lượng
riêng, được định nghĩa là khối lượng của một đơn vị thể tích

5
m

V
Tính hợp lý của các kết quả: Khi giải bài tập, bạn cần phải kiểm tra câu trả lời của mình
xem chúng có hợp lý không. Việc xem lại các bảng giá trị gần đúng của độ dài, khối lượng
và thời gian có thể giúp bạn kiểm tra tính hợp lý này.
Bảng 1.4: Các tiếp đầu ngữ cho bội/ước số của 10
Lũy thừa Tiếp đầu Viết tắt Lũy thừa Tiếp đầu Viết tắt
10 ngữ 10 ngữ
1022 yocto y 103 kilo k
1021 zepto z 106 mega M
1018 atto a 109 giga G
1015 femto f 1012 tera T
1012 pico p 1015 peta P
109 nano n 1018 exa E
106 micro  1021 zetta Z
103 milli m 1024 yotta Y
102 centi c
101 deci d

Câu hỏi 1.1: Trong một xưởng cơ khí, người ta chế tạo hai bánh cam, một bằng nhôm và một
bằng sắt. Hai bánh cam này có cùng khối lượng. Bánh cam nào lớn hơn?
(a) bánh bằng nhôm (b) bánh bằng sắt (c) hai bánh có cùng kích cỡ

6
Vật chất và xây dựng mô hình
Nếu nhà vật lý không thể tương tác trực tiếp với
một số hiện tượng, họ thường hình dung ra một mô hình
cho hệ vật lý có liên quan đến các hiện tượng này. Ví dụ,
ta không thể tương tác trực tiếp với các nguyên tử vì
chúng quá nhỏ. Do đó, ta xây dựng một mô hình tưởng
tượng về nguyên tử như một hệ gồm một hạt nhân và
một hoặc nhiều electron nằm bên ngoài hạt nhân. Khi đã
xác định được các thành phần vật lý của mô hình thì ta
đưa ra các tiên đoán về hành vi của chúng trên cơ sở
các tương tác giữa các thành phần của hệ hoặc tương
tác giữa hệ với môi trường bên ngoài hệ.
Hãy xem xét hành vi của vật chất để làm ví dụ. Hình
đầu tiên của hình 1.1 cho thấy một miếng vàng đặc. Có
phải miếng vàng này toàn là vàng, không có chỗ trống
nào? Nếu cắt đôi miếng vàng này, hai miếng vàng thu
được vẫn giữ nguyên đặc tính hóa học như miếng vàng
nguyên. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta cứ chia đôi các miếng
này liên tục, vô hạn lần? Các miếng ngày càng nhỏ dần
này có luôn là vàng hay không? Những câu hỏi như vậy
đã được đặt ra từ rất lâu bởi các nhà triết học Hi Lạp.
Hai trong số họ, Leucippus và học trò của ông là
Hình 1.1
0.1
Democritus, không chấp nhận ý tưởng rằng sự chia cắt
như vậy có thể diễn ra mãi mãi. Họ xây dựng một mô
hình một mô hình vật chất với suy đoán rằng quá trình nói trên cuối cùng cũng phải kết thúc
khi nó tạo ra một hạt không thể bị chia cắt được nữa. Trong tiếng Hi lạp, “atomos” có nghĩa
là “không chia cắt được”. Từ tiếng Anh “atom” (nguyên tử) bắt nguồn từ cách gọi này trong
tiếng Hi lạp.
Mô hình Hi lạp về cấu trúc vật chất cho rằng mọi vật chất bình thường đều có các nguyên
tử (xem hình giữa của hình 1.1). Ngoài ra, không có thêm cấu trúc nào khác được xác định
trong mô hình này; các nguyên tử hoạt động như các hạt nhỏ có tương tác với nhau, nhưng
mô hình này không đề cập đến cấu trúc bên trong nguyên tử.
Vào năm 1897, J. J. Thomson đã xác định electron là một hạt tích điện và là một thành
phần của nguyên tử. Điều này dẫn đến mô hình nguyên tử đầu tiên có cấu trúc bên trong.
Mô hình này sẽ được thảo luận trong chương 42.
Sau sự phát hiện các hạt nhân vào năm 1911, người ta đã đưa ra một mô hình nguyên tử
trong đó nguyên tử được tạo thành từ các electron bao quanh một hạt nhân ở giữa. Tuy vậy,
mô hình này dẫn đến một câu hỏi mới: Hạt nhân có cấu trúc hay không? Nghĩa là, phải chăng
hạt nhân là một hạt đơn lẻ hay là một tập hợp các hạt? Vào đầu những năm 1930, người ta
đưa ra một mô hình mô tả hai thành phần cơ bản trong hạt nhân: proton và neutron. Proton
mang điện tích dương và một nguyên tố hóa học được xác định bằng số lượng proton trong
7
hạt nhân của nó. Con số này được gọi là nguyên tử số (atomic number) của nguyên tố. Bên
cạnh nguyên tử số, một số khác, khối số (mass number), được định nghĩa bằng tổng của số
proton và số neutron tạo nên hạt nhân. Nguyên tử số của một nguyên tố không bao giờ thay
đổi, còn khối số có thể thay đổi.
Tuy nhiên, có phải sự phân chia vật chất đã kết thúc? Hiện nay, người ta đã biết rằng các
proton, neutron và một số đông đảo các hạt ngoại lai được tạo nên từ 6 hạt khác gọi là
quark, các hạt này được đặt tên là up, down, strange, charmed, bottom và top. Các hạt quark
up, charmed và top có điện tích +2/3 điện tích của proton trong khi 3 hạt còn lại có điện tích
–1/3 điện tích của proton. Proton được tạo thành từ 2 hạt up và 1 hạt down (ký hiệu lần lượt
là u và d trong hình 1.2). Tương tự, neutron được tạo thành từ 2 hạt down và 1 hạt up.
Khi học vật lý, bạn phải phát triển một tiến trình xây dựng các mô hình. Bạn sẽ được
thử thách với việc giải quyết nhiều vấn đề toán học. Một kỹ thuật giải quyết bài toán quan
trọng nhất là xây dựng mô hình cho vấn đề cần giải quyết:
 Xác định một hệ các thành phần vật lý cho bài toán và
 Đưa ra dự đoán về hành vi của hệ thống trên cơ sở các tương tác giữa các thành phần
của hệ hoặc tương tác của hệ này với môi trường xung quanh.

Phân tích thứ nguyên


Trong vật lý, từ “thứ nguyên” được dùng để bản chất vật lý của một đại lượng. Ví dụ,
khoảng cách giữa hai điểm có thể được đo bằng feet1, mét hay fulong2, tất cả đều là các cách
khác nhau để biểu thị thứ nguyên độ dài.
Trong sách này, chúng tôi dùng các ký hiệu cho thứ nguyên độ dài, khối lượng và thời
gian tương ứng là L, M và T 3. Chúng tôi cũng thường dùng cặp dấu ngoặc [ ] để biểu thị các
thứ nguyên của các đại lượng. Ví dụ, v được dùng để chỉ tốc độ, thứ nguyên của tốc độ sẽ
được biểu thị là [v]=L/T. Với diện tích (ký hiệu là A) thì ta có [A]=L2. Bảng 1.5Error!
Reference source not found. giới thiệu thứ nguyên của một số đại lượng.
Bảng 1.5: Các thứ nguyên và đơn vị của 4 đại lượng đã biết
Đại lượng Diện tích ( A ) Thể tích ( V ) Tốc độ ( v ) Gia tốc ( a )
Thứ nguyên L2 L3 L/T L / T2
Đơn vị SI m2 m3 m/s m / s2
Đơn vị trong hệ ft2 ft3 ft / s ft / s2
đo lường của
Mỹ

1
Feet: đơn vị đo chiều dài của Anh, bằng 0,3048m
2
Fulong: đơn vị đo chiều dài, bằng 1/8 dặm Anh, tức khoảng 201m
3
Thứ nguyên của một đại lượng được viết bằng chữ viết hoa, thẳng; còn ký hiệu đại số cho đại lượng được ký
hiệu bằng chữ in nghiêng: L cho độ dài và t cho thời gian.
8
Trong nhiều trường hợp, có thể bạn phải kiểm tra một phương trình cụ thể để xem nó có
phù hợp với dự tính của bạn hay không. Để làm điều đó, bạn có thể sử dụng một thủ thuật
hữu ích, phân tích thứ nguyên, vì các thứ nguyên có thể được xem như là các đại lượng đại
số. Cần lưu ý:
 Chỉ có thể cộng hoặc trừ các đại lượng với nhau nếu chúng có cùng thứ nguyên.
 Vế trái và vế phải của một đẳng thức (bất đẳng thức) cần phải có cùng thứ nguyên.
Tuân theo quy tắc cơ bản này, ta có thể sử dụng phép phân tích thứ nguyên để kiểm tra
tính đúng đắn của một biểu thức. Một quan hệ bất kỳ chỉ có thể đúng nếu thứ nguyên của hai
vế phương trình là giống nhau.
Để minh họa cho thủ thuật này, giả thiết rằng bạn quan tâm đến một phương trình về vị
trí x của một chiếc xe và thời gian t nếu xe khởi hành từ trạng thái đứng yên tại vị trí x=0 và
chuyển động với gia tốc không đổi a. Biểu thức đúng cho trường hợp này là x= ½ at2 (xem
chương 2). Đại lượng x ở vế trái có thứ nguyên là L. Để cho phương trình này đúng về thứ
nguyên thì vế bên phải của phương trình cũng phải có thứ nguyên là L. Ta có thể tiến hành
kiểm tra thứ nguyên bằng cách thay thế thứ nguyên cho gia tốc là L/T2, và thời gian là T vào
phương trình. Ta được:
L 2
L= 2
T L
T
Các thứ nguyên thời gian được khử đi như trên nên chỉ còn lại thứ nguyên độ dài. Hai vế
trái và phải khớp với nhau.
Một thủ thuật tổng quát hơn khi sử dụng phép phân tích thứ nguyên là lập một biểu thức
có dạng: x  a nt m
Với m, n là các số cần tìm và  là dấu tỉ lệ. Quan hệ này chỉ đúng nếu thứ nguyên của
hai vế là như nhau. Vì thứ nguyên của vế bên trái là chiều dài nên thứ nguyên của phần bên
phải cũng là chiều dài. Nghĩa là:
 a nt m   L  L1T 0

Do gia tốc a có thứ nguyên là L/T2 (xem chương 2) nên ta có:


(L / T 2 )n T m  L1T0  L / T m2 n  L1 T0
Từ phương trình trên, ta dễ thấy là n=1 và m=2. Tức là: x  at 2
Phép phân tích thứ nguyên chỉ có một hạn chế là không kiểm tra được các hệ số bằng số
trong công thức.
Các ký hiệu dùng trong công thức không nhất thiết phải là ký hiệu dùng cho thứ nguyên
của đại lượng vật lý. Một số ký hiệu được dùng thường xuyên (ví dụ như t). Một đại lượng
có thể được biểu diễn bởi nhiều ký hiệu (ví dụ như tọa độ, có thể dùng x, y hoặc z), tùy theo
trường hợp sử dụng.

9
Câu hỏi 1.2: Nói rằng “Phép phân tích đơn vị có thể cho ra giá trị bằng số của các hằng số
của các tỉ lệ có thể xuất hiện trong các biểu thức đại số” là đúng hay sai?
Bài tập mẫu 0.1:
Hãy chứng tỏ rằng biểu thức v  at (với v là tốc độ, a là gia tốc và t là khoảng thời
gian) là đúng về thứ nguyên.

Bài tập mẫu 0.2:


Giả sử người ta bảo rằng gia tốc của một hạt chuyển động với tốc độ không đổi v theo
một đường tròn bán kính r tỉ lệ với rn và với vm. Hãy tìm giá trị của m và n và viết biểu
thức tối giản của gia tốc.
Giải:
Ta có thể viết biểu thức ban đầu của gia tốc với k là hệ số tỉ lệ, không có thứ nguyên:
a  kr n v m
Thay các thứ nguyên của gia tốc, tốc độ và bán kính vào, ta được:
m
L L
 Ln  
T
2
T
Cân bằng các số mũ của L và T ta được
n  m  1; m  2
Từ đó:
n  1
Biểu thức của gia tốc sẽ là
v2
a  kr 1v 2  k
r
Trong phần 4.4 về sau, ta sẽ thấy rằng k=1 với hệ đơn vị được chọn phù hợp. Nếu
dùng hệ đơn vị khác thì k sẽ khác 1. Ví dụ nếu đơn vị vận tốc là km/h và ta muốn có
gia tốc tính bằng m/s2.

Phép đổi đơn vị


Trong các bài toán, đôi khi ta phải đổi đơn vị từ một hệ đơn vị này sang một hệ đơn vị
khác (ví dụ từ inch sang cm) hoặc đổi đơn vị trong cùng một hệ (ví dụ từ km sang m). Xem
phụ lục A về danh sách các hệ số qui đổi.
Cũng như với thứ nguyên, có thể xem đơn vị là các đại lượng đại số và có thể ước lược
lẫn nhau trong một công thức.
Cần lưu ý là phải luôn ghi kèm đơn vị cho mỗi đại lượng, nếu cần thì ghi đơn vị trong
suốt quá trình tính toán. Làm như vậy thì có thể phát hiện được các sai sót trong tính toán.
10
Khi đổi đơn vị thì cần phải nhân đại lượng gốc với một phân số mà giá trị của phân số này là
1.
Ví dụ: 15in  ? cm . Ta biến đổi như sau:
 2,54cm 
15,0 in  15,0 in    38,1 cm
 1 in  .
Trong tính toán ở trên, phần trong dấu ngoặc có giá trị là 1 vì 1 in  2,54 cm .
Câu hỏi 1.3: Khoảng cách giữa hai thành phố là 100 dặm. Khoảng cách này tính theo ki-lô-
mét sẽ là:
(a) Nhỏ hơn 100 (b) Lớn hơn 100 (c) bằng 100
Bài tập mẫu 0.3:
Trên một đường cao tốc, một chiếc xe đang chạy với tốc độ 38,0 m/s. Người lái xe có
vượt giới hạn tốc độ 75,0 mi/h (dặm/h) hay không?
Giải:
Đổi mét sang dặm và đổi giây sang giờ
 1mi   3600 s 
38,0 m / s      85,0 mi / h
 1609 m   1h 
Như vậy, người lái xe đã vượt quá tốc độ qui định và cần phải chạy chậm lại.

Ước lượng và phép tính bậc độ lớn


Trong nhiều trường hợp, ta không cần phải có một con số chính xác cho đại lượng vật lý
mà chỉ cần một giá trị gần đúng, biểu diễn dưới dạng số dùng trong khoa học. Giá trị ước
lượng này có thể thiếu chính xác hơn nữa (more approximate) nếu được biểu diễn theo bậc
độ lớn (order of magnitute). Cách tính theo bậc độ lớn như sau:
 Biểu diễn số dưới dạng khoa học: là tích của một số x (có giá trị từ 1 đến 10) với một
lũy thừa của 10 kèm theo một đơn vị đo. (ví dụ 1,2310–2 m)
 Nếu x nhỏ hơn 3,162 ( 10 ) thì bậc của độ lớn là số mũ của 10 khi biểu diễn số đã cho
dưới dạng khoa học.
 Nếu x lớn hơn 3,162 thì bậc của độ lớn bằng số mũ của 10 cộng thêm 1.
Ta dùng dấu  để chỉ “cùng bậc với”. Sử dụng qui ước này để xem xét một số giá trị về
độ dài, ta được kết quả như sau:
0,002 1 m = 2,110–3 m  10–3 m; (bậc độ lớn bằng số mũ của 10, trong trường hợp này
là –3)
0,008 6 m = 8.610–3 m  10–2 m; (bậc độ lớn bằng số mũ của 10 cộng thêm 1)
720 m = 7,2102 m  103 m; (bậc độ lớn bằng số mũ của 10 cộng thêm 1)

11
Khi sử dụng ước lượng theo bậc độ lớn thì các kết quả chỉ tin cậy được trong phạm vi
một bội số của 10. Nếu một đại lượng tăng 3 bậc độ lớn thì giá trị của nó được nhân với một
hệ số là
3
10 = 1, 000.
Bài tập mẫu 0.4:
Hãy ước lượng số lần hít vào – thở ra trung bình của một người trong suốt cuộc đời.
Giải:
Ta bắt đầu bằng cách ước đoán tuổi thọ trung bình của người là 70 năm. Nghĩ xem
trong 1 phút thì một người thở bao nhiêu lần. Giá trị này phụ thuộc vào việc người nay
đang tập thể dụng, đang ngủ, đang tức giận, hay đang bình thản… Ta có thể ước lượng
rằng số lần thở trong một phút là 10 lần. Số này chắc chắn là gần với giá trị thực tế
hơn là 1 lần hoặc 100 lần trong một phút.
Tìm số phút trong 1 năm:
 400days   24 hr   60 mins 
1yr       6 10 min
5

 1 yr   1day   1hr 
Tìm số phút trong 70 năm:
min
6 105  70yrs  4 107 mins
yr
Tìm số lần thở trong cả đời người:
breaths
4 107 mins 10  4 108 breaths
min
Từ đó, có thể nói rằng số lần thở của một người trong suốt cuộc đời vào khoảng 1 tỉ
lần. Qua ví dụ này, ta cũng thấy rằng để ước lượng thì chọn con số 400 ngày để tính
thì thuận tiện hơn là 365 ngày.

Các chữ số có nghĩa


Khi đo một đại lượng nào đó, các giá trị đo được chỉ được biết đến trong giới hạn của sai
số thực nghiệm. Giá trị của sai số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
 Các sai số này có thể là do dụng cụ đo, kỹ năng của người làm thí nghiệm và/hoặc số
lượng phép đo được thực hiện.
 Ta cần có một kỹ thuật để tính đến các sai số này.
Ta sẽ dụng các qui tắc về chữ số có nghĩa để ước lượng sai số trong kết quả của các phép
tính.
Số chữ số có nghĩa trong một phép đo có thể mô tả được ít nhiều về sai số. Nó có liên
quan với số chữ số được ghi trong kết quả của phép đo.

12
Ví dụ ta cần đo bán kính của một cái đĩa CD bằng thước mét. Giả sử rằng độ chính xác
mà ta có thể đạt được là ± 0,1 cm. Nếu ta đo được 6,0 cm thì ta chỉ có thể nói được rằng bán
kính của đĩa nằm đâu đó trong khoảng 5,9 cm đến 6,1 cm. Trong trường hợp này, giá trị đo
6,0 cm có 2 chữ số có nghĩa. Lưu ý rằng chữ số được ước lượng đầu tiên cũng được tính là
chữ số có nghĩa. Vì vậy ta có thể viết giá trị bán kính của đĩa là (6,0 ± 0,1) cm.
Chữ số có nghĩa là chữ số đáng tin. Số không (0) có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa.
 Số 0 dùng để xác định vị trí của dấu thập phân thì không có nghĩa. Ví dụ như các số
0 trong các số 0,03 và 0,007 5 là không có nghĩa. Số chữ số có nghĩa của hai giá trị
này lần lượt là 1 và 2. Tuy nhiên, số 10,0 lại có 3 chữ số có nghĩa.
 Nếu số 0 nằm sau các chữ số khác thì có thể bị nhầm lẫn. Ví dụ như khối lượng của
một vật được ghi là 1 500 g thì các chữ số 0 có phải là số có nghĩa hay không. Để đỡ
nhầm lẫn thì phải dùng dạng số khoa học. Trong trường hợp này, nếu ghi là 1,5  103
thì có 2 chữ số có nghĩa. Nếu ghi là 1,50  103 thì có 3 chữ số có nghĩa và nếu ghi
1,500  103 thì có 4 chữ số có nghĩa. Các giá trị nhỏ hơn 1 cũng được xem xét với qui
tắc tương tự: 2,3  10–4 (hoặc 0,000 23) thì có 2 chữ số có nghĩa, trong khi 2,30  10–
4
(hoặc 0,000 230) thì có 3 chữ số có nghĩa.
Khi giải bài tập, ta thường kết hợp các đại lượng với nhau bằng các phép toán nhân, chia,
cộng, trừ… Khi làm như vậy thì cần phải bảo đảm rằng kết quả có một số chữ số có nghĩa
thích hợp.
 Khi nhân hoặc chia các đại lượng, số chữ số có nghĩa ở kết quả là số chữ số có nghĩa
nhỏ nhất trong các giá trị tham gia vào phép tính.
Tính diện tích của một hình chữ nhật có 2 cạnh là 25,57 m và 2,45 m, ta có:
25,57 m  2,45 m = 62,6 m2
do số chữ số có nghĩa của hai thừa số lần lượt là 4 và 3 nên lấy 3 là số chữ số có nghĩa cho
kết quả phép nhân.
Tính diện tích của một hình tròn bán kính 6,0 cm:
A =  r 2    6,0 cm  = 1,1102 cm 2
2

Nếu dùng máy tính thì bạn có thể thu được kết quả là 113,097 335 5. Tất nhiên là không
thể ghi hết các chữ số như vậy nên có thể là bạn sẽ ghi kết quả là 113 cm2. Kết quả này không
đúng vì nó có đến 3 chữ số có nghĩa trong khi bán kính của hình tròn chỉ có 2 chữ số có nghĩa.
Vì vậy, kết quả phải được ghi là 1,1102 cm2 (chứ không phải là 110 cm2)
 Nếu cộng và trừ các số thì kết quả sẽ lấy số chữ số thập phân nhỏ nhất trong các số
hạng của phép tính.
Ví dụ: Tổng của 135 cm và 3,25 cm sẽ là:
135 cm + 3,25 cm = 138 cm (do số 135 cm không có số thập phân nào).
Tương tự như vậy, ta có: 23,2 + 5,174 = 28,4 (Lưu ý là không thể ghi kết quả là 28,374
vì số 23,2 chỉ có 1 chữ số thập phân).
13
Qui tắc về cộng hoặc trừ có thể dẫn đến trường hợp mà số chữ số có nghĩa của kết quả
không giống với số chữ số có nghĩa của các số hạng trong phép tính. Xét các phép tính dưới
đây:
1,000 1 + 0,000 3 = 1,000 4
1,002 – 0,998 = 0,004
Ở phép tính thứ nhất, số chữ số có nghĩa của kết quả là 5, trong khi số chữ số có nghĩa
của các số hạng lần lượt là 5 và 1. Ở phép tính thứ 2, số chữ số có nghĩa của kết quả là 1,
trong khi số chữ số có nghĩa của các số hạng lần lượt là 4 và 3.
Lưu ý: Trong sách này, các ví dụ về số cũng như các bài toán ở cuối chương sẽ dùng các
số với 3 chữ số có nghĩa.
Qui tắc về làm tròn số:
 Chữ số cuối cùng được giữ lại sẽ tăng lên 1 đơn vị nếu chữ số cuối cùng bị bỏ đi lớn
hơn 5. (Ví dụ, 1,346 được làm tròn thành 1,35)
 Giữ nguyên chữ số cuối cùng được giữ lại nếu chữ số cuối cùng bị bỏ đi nhỏ hơn 5.
(Ví dụ, 1,342 được làm tròn thành 1,34)
 Nếu chữ số cuối cùng được bỏ đi là 5 thì chữ số được giữ lại được làm tròn thành số
chẵn gần nhất.4 (Qui tắc này được đưa ra để tránh sai số tích lũy trong một loạt phép
tính số học liên tiếp).
 Khi làm toán, nếu có nhiều phép tính trung gian thì để tránh cộng dồn sai số, ta chỉ
làm tròn ở phép tính cuối cùng.
Bài tập mẫu 0.5:
Người ta trải một tấm thảm trong phòng hình chữ nhật có các số đo chiều dài là 12,71 m
và chiều rộng là 3,56 m. Hãy tìm diện tích của căn phòng.
Giải:
Nếu nhân 12,71 m với 3,46 m bằng máy tính bỏ túi thì ta sẽ được kết quả là 43,9766 m2. Ta
sẽ chấp nhận bao nhiêu chữ số trong kết quả này. Áp dụng qui tắc về số chữ số có
nghĩa thì con số có ít chữ số có nghĩa nhất là 3,46 m. Vì vậy ta phải biểu diễn kết quả
là 44,0 m2.

4
Qui tắc này dựa trên lập luận là trong quá trình tính toán thì 50% các số đã được làm tròn lên và 50% còn lại
được làm tròn xuống. Theo qui tắc này, khi bỏ đi chữ số 5 cuối cùng thì 2,315 và 2,325 đều được làm tròn thành 2,32.
14
Tóm tắt chương 1
Định nghĩa:
Ba đại lượng vật lý cơ bản của cơ học là độ dài, khối lượng và thời gian. Trong hệ đơn vị
quốc tế, chúng lần lượt có đơn vị là mét (m), kilogram (kg) và giây (s). Không thể định nghĩa
các đại lượng này bằng các đại lượng khác cơ bản hơn chúng.

Khối lượng riêng của một chất được định nghĩa là khối lượng của một đơn vị thể tích
m

V

Khái niệm và nguyên lý:


Phương pháp phân tích thứ nguyên là rất hữu ích đối với việc giải bài tập vật lý. Có thể xử
lý các thứ nguyên như là các đại lượng đại số. Bằng cách ước lượng và tính toán theo bậc của
độ lớn, ta có thể áng chừng được câu trả lời cho bài tập nếu không có đủ thông tin cần thiết
để tìm ra một lời giải hoàn toàn chính xác.

Khi tính một kết quả từ một số giá trị đo mà mỗi giá trị đều có độ chính xác nhất định thì cần
phải ghi kết quả với một số chính xác các chữ số có nghĩa. Khi nhân một vài đại lượng, số
chữ số có nghĩa trong kết quả cuối cùng bằng số chữ số có nghĩa của đại lượng có ít chữ số
có nghĩa nhất. Qui tắc này cũng áp dụng cho phép chia.

Khi cộng hoặc trừ các số, số chữ số sau dấu thập phân phải bằng số chữ số thập phân của số
hạng có ít chữ số sau dấu thập phân nhất.

Câu hỏi lý thuyết chương 1


1. Giả sử ba chuẩn cơ bản của hệ mét là chiều dài, khối lượng riêng và thời gian (thay vì
chiều dài, khối lượng và thời gian). Chuẩn khối lượng riêng trong hệ thống này được định
nghĩa từ khối lượng riêng của nước. Cần phải quan tâm đến tính chất nào của nước để
bảo đảm rằng chuẩn khối lượng riêng này càng chính xác càng tốt?
2. Tại sao hệ đơn vị mét lại được dùng nhiều hơn so với các hệ đơn vị khác?
3. Có thể sử dụng hiện tượng tự nhiên nào làm chuẩn thay thế của thời gian?
4. Hãy biểu diễn các giá trị dưới đây bằng các tiếp đầu ngữ cho trong bảng 1.4.
(a) 3 104 m (b) 5  105 m (c) 72  102 m

15
Bài tập chương 1
1. Một sinh viên sử dụng thước mét để do bề dày của một cuốn sách và thu được kết quả là
4,3cm ± 0,1cm. Một sinh viên khác sử dụng thước cặp và thu được 4 kết quả khác nhau:
(a) 4,32 cm ± 0,01 cm,
(b) 4,31 cm ± 0,01 cm,
(c) 4,24 cm ± 0,01 cm,
(d) 4,43 cm ± 0,01 cm,
Số đo nào trong bốn số nói trên phù hợp với số đo mà sinh viên thứ nhất thu được?
2. Một ngôi nhà được quảng cáo là có diện tích sử dụng 1420 feet vuông. Diện tích này tính
theo mét vuông là bao nhiêu?
(a) 4660 m2 (b) 432 m2(c) 158 m2 (d) 132 m2 (e) 40,2 m2
3. Hai đại lượng có cần phải cùng thứ nguyên hay không nếu
(a) ta cộng chúng với nhau?
(b) ta nhân chúng với nhau?
(c) ta trừ chúng cho nhau?
(d) ta chia chúng cho nhau?
(e) ta so sánh chúng với nhau?
4. Số nào dưới đây là ước lượng tốt nhất cho khối lượng của toàn bộ người sống trên Trái
đất?
(a) 2  108 kg (b) 1  109 kg (c) 2  1010 kg (d) 3  1011 kg (e) 4  1012 kg
5. Định luật 2 Newton (chương 5) phát biểu rằng tích của khối lượng của một vật với gia
tốc của nó thì bằng tổng lực tác dụng lên nó. Cái nào dưới đây là đơn vị của lực (a)
kg  m/s2 (b) kg  m2/s2 (c) kg/m  s2 (d) kg  m2/s (e) không có cái nào đúng.
6. Một máy tính bỏ túi hiển thị kết quả 1,365 248 0  107 kg. Sai số của kết quả này là 62 %.
Có bao nhiêu chữ số được xem là chữ số có nghĩa trong kết quả này?
(a) Không có số nào (b) một (c) hai (d) ba (e) bốn
7. Mẫu kilogram chuẩn là một hình trụ bằng platinum-iridium có chiều cao 39,0 mm và
đường kính 39,0 mm. Tính khối lượng riêng của nó?
ĐS: 2,15  104 kg/m3
8. Cần một khối lượng vật liệu, khối lượng riêng là  bằng bao nhiêu để làm một hình cầu
rỗng có bán kính trong là r1 và bán kính ngoài là r2?
r23  r13
ĐS: 4
3
9. Khối lượng của một nguyên tử đồng là 1,06 1025 kg và khối lượng riêng của đồng là
8920 kg / m3 . Xác định số nguyên tử đồng có trong 1 cm3 đồng. Cho rằng một centimet

16
khối đồng được hình thành bằng cách xếp các khối lập phương giống hệt nhau, với một
nguyên tử đồng ở tâm của mỗi khối. Xác định thể tích của mỗi khối lập phương này.
Tính cạnh của mỗi khối lập phương, xem như là khoảng cách giữa các nguyên tử.
ĐS: a) 8, 42 1022 atom / cm3 b) 1,19 1023 cm3 / atom c) 2, 28 1010 m
10. Hình bên biểu diễn một hình nón cụt. Hãy chọn biểu thức đúng để
mô tả:
 Tổng chu vi đáy lớn và đáy nhỏ
 Thể tích
 Diện tích toàn phần
của hình nón cụt.
1/2
a)   r1  r2   h 2   r1  r2  
2
 
b) 2  r1  r2 
r12  r1r2  r22
c) h
3
11. Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton được biểu diễn bằng công thức
GMm
F
r2
trong đó F là lực hấp dẫn của vật này lên vật khác, M và m là khối lượng của hai vật, và
r là khoảng cách giữa hai vật. Lực có đơn vị trong hệ SI là kgm/s2. Vậy hằng số hấp dẫn
G có đơn vị gì?
ĐS: m3  s2 / kg
12. (a) Giả sử phương trình x  At 3  Bt mô tả chuyển động của một vật, với x có thứ nguyên
độ dài và t có thứ nguyên thời gian. Xác định thứ nguyên của A và B.
dx
(a) Xác định thứ nguyên của đạo hàm  3 At 2  B
dt

ĐS: (a)  A    L /  T  và  B   L / T b)  L / T


3

13. Giả sử tốc độ phát triển của tóc bạn là 1/32 (inch/ngày). Hãy đổi ra đơn vị (nano mét
/giây). Bởi vì khoảng cách giữa các nguyên tử trong một phân tử là khoảng 0,1 nm, câu
trả lời của bạn cho thấy các lớp nguyên tử nhanh chóng được lắp ráp trong quá trình tổng
hợp protein này như thế nào.
ĐS: 9,19 n/s
14. Có bao nhiêu quả bóng bàn để vừa vào một căn phòng có kích thước tiêu chuẩn?
ĐS: 106 quả

17
15. Một lốp ô tô được dùng cho 50 000 miles (dặm). Nó quay được bao nhiêu vòng trong
cuộc đời của nó? Giả sử lốp xe có đường kính là 2,5 ft, chu vi khoảng 8 ft. 1 mile = 5280
ft
ĐS: 107 vòng
16. Năm dương lịch, khoảng thời gian từ một Xuân phân này đến một Xuân phân tiếp theo,
là cơ sở cho lịch chúng ta. Nó có 365,242 199 ngày. Tìm số giây trong một năm dương
lịch.
ĐS: 31556926,0 s
17. Trong bãi đỗ xe của trường đại học cộng đồng, số xe bình thường lớn hơn số xe thể thao
tiện ích (SUV) là 94,7 %. Hiệu của chúng là 18. Tìm số lượng SUV trong bãi đỗ xe .
ĐS: 19
18. Bán kính của một quả cầu rắn đồng chất được đo là (6,50 ± 0,20) cm, và khối lượng của
nó được đo là (1,85 ± 0,02) kg. Xác định khối lượng riêng của quả cầu tính bằng kilôgam
trên mét khối và sai số của nó.
ĐS: 1,6 ± 0,2 103 kg
19. Khoảng cách từ Mặt trời đến ngôi sao gần nhất là khoảng 4 1016 m. Có thể xem dải
Ngân hà là một đĩa hình trụ đường kính ~1021 m và độ dày ~1019 m. Hãy tìm số ngôi sao
trong dải Ngân hà theo bậc của độ lớn. Xem khoảng cách giữa Mặt trời và ngôi sao gần
nhất là khoảng cách điển hình.
ĐS: 1011 ngôi sao.

18
Chương 2: Chuyển động thẳng

N
hư là bước khởi đầu trong nghiên cứu cơ học cổ điển, ta mô tả chuyển động của một vật mà
bỏ qua tương tác giữa nó với các tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng hoặc làm thay đổi
chuyển động này. Nội dung này được gọi là động học. Trong chương này thì ta chỉ khảo sát
chuyển động theo một phương, tức là chuyển động theo một đường thẳng. Trong đời sống
hằng ngày thì ta có thể phân loại chuyển động thành ba dạng: chuyển động tịnh tiến, chuyển động
quay và dao động. Một chiếc xe chuyển động thẳng trên đường cao tốc là ví dụ cho chuyển động tịnh
tiến. Trái đất quay quanh trục của nó là ví dụ cho chuyển động quay và chuyển động qua lại của một
con lắc là ví dụ cho dao động. Trong chương này và vài chương tiếp theo, ta chỉ sẽ nghiên cứu chuyển
động tịnh tiến. Ta sẽ xem các vật chuyển động tịnh tiến như là một hạt mà không quan tâm đến kích
thước của chúng. Như vậy, ta sẽ dùng mô hình hạt để khảo sát chuyển động của các vật. Một cách
tổng quát, hạt là một vật gần giống như một điểm, tức là có khối lượng nhưng có kích thước vô cùng
bé.
Động học: Động học là môn học mô tả chuyển động mà không nghiên cứu các tác nhân
bên ngoài có thể gây ra hoặc làm thay đổi chuyển động. Trong chương này ta chỉ nghiên cứu
chuyển động trên một đường thẳng. Chuyển động được xem là một sự thay đổi liên tục vị trí
của một vật theo thời gian.
Các dạng chuyển động:
 Chuyển động tịnh tiến: Ví dụ như chuyển động của một chiếc xe trên đường cao tốc
thẳng.
 Chuyển động quay: Ví dụ như sự quay của Trái đất quanh trục của nó.
 Dao động: Ví dụ như chuyển động qua lại của một con lắc.
Mô hình hạt: Chúng ta sử dụng mô hình hạt: một hạt là chất điểm, có khối lượng nhưng
kích thước rất nhỏ.

Vị trí, vận tốc và tốc độ


Vị trí: Vị trí của một vật là sự định vị của nó theo một điểm qui chiếu. Ta xem điểm đó
là gốc của một hệ trục tọa độ. Xét ví dụ một chiếc xe chuyển động tịnh tiến (hình 2.1a), ta
xem nó là một chất điểm. Ban đầu, xe chuyển động sáng phải (từ vị trí A đến vị trí B) rồi sau
đó lùi sang trái (qua các vị trí C, D, E và F)
Các cách mô tả chuyển động của xe: Để mô tả chuyển động của xe, có thể dùng:
 Hình ảnh: Ví dụ như Hình 2.1a. Ta vẽ hoặc chụp ảnh vị trí của xe vào các thời điểm
khác nhau
 Đồ thị: Ví dụ như Hình 2.1b.
 Bảng số
 Toán học: là mục tiêu của nhiều bài toán

1
Dùng các cách mô tả khác nhau thường là một chiến lược tuyệt vời để hiểu tình huống
của một bài toán đã cho.
Đồ thị vị trí – thời gian: là một đồ thị biểu diễn chuyển động của hạt. Đường cong của
đồ thị là một dự đoán về những gì xảy ra giữa các điểm dữ liệu. Đồ thị vị trí của chiếc xe nói
trên được cho trong Hình 2.1b.

Hình 2.1: Một chiếc xe chuyển động tiến và lùi dọc theo một đường thẳng
Bảng số: Bảng dưới đây biểu diễn các dữ liệu thu được trong chuyển động của một vật
(chiếc xe). Chiều dương được định nghĩa là chiều hướng về bên phải.
Bảng 0.1: Vị trí của xe tại các thời điểm khác nhau

2.1.1 Độ dời:
Từ HìnhBảng 2.1, có thể xác định được sự thay đổi vị trí của xe trong các khoảng thời
gian khác nhau. Độ dịch chuyển (hay độ dời) x của một hạt được định nghĩa là sự thay đổi
vị trí trong một khoảng thời gian, nếu hạt đi từ vị trí xi đến vị trí xf 1 thì
x  xf – xi (2.1)
Đơn vị của độ dời trong SI là mét. x có thể lấy giá trị dương hoặc âm.

1
i: viết tắt của initial – đầu; và f: viết tắt của final – cuối
2
2.1.2 Quãng đường:
Quãng đường mà hạt đi được khác với độ dời. Quãng đường đi được của hạt là độ dài
của quĩ đạo mà hạt đi qua. Giả sử một vận động viên chuyển động từ đầu này sân bóng đến
cuối sân bóng rồi lại quay về vị trí cũ, khi đó:
 Quãng đường mà anh ta đi được bằng 2 lần chiều dài sân bóng. Quãng đường luôn là
một giá trị dương.
 Độ dời của vận động viên này bằng 0, x  xf – xi =0; do xf = xi.
Đại lượng vec-tơ và đại lượng vô hướng: Để mô tả các đại lượng vec-tơ, cần phải có độ
lớn (là một giá trị bằng số) và hướng của nó. Với đại lượng vô hướng thì chỉ cần độ lớn.
Trong phần này, ta dùng dấu cộng (+) và dấu trừ (–) để chỉ chiều của đại lượng vec-tơ. Ví dụ
như khi xét một chuyển động ngang thì ta thường chọn chiều từ trái sang phải là chiều dương.
Một độ dời x > 0 mô tả chuyển động từ trái sang phải. Độ dời x < 0 mô tả chuyển động từ
phải sang trái.
Bài tập mẫu 2.1:
Hãy tìm độ dời, vận tốc trung bình và tốc độ trung bình của chiếc xe trong hình 2.1a
giữa hai vị trí A và F.
2.1.3 Vận tốc trung bình:
Vận tốc trung bình vx,avg của một hạt được định nghĩa bằng tỉ số giữa độ dời x và thời
gian t mà nó thực hiện độ dời đó:
x
vx,avg  (2.2)
t
Chỉ số x cho biết chuyển động là dọc theo trục x. Từ định nghĩa này, ta thấy thứ nguyên
của vận tốc trung bình là L/T (hay m/s trong SI). Giá trị của vận tốc trung bình chính là độ
dốc (hệ tố góc) của đường cong trong đồ thị vị trí – thời gian.
Vận tốc trung bình của một hạt chuyển động dọc theo trục x có thể dương hoặc âm. Do
t là dương, còn x có thể dương hoặc âm.
Trong đời sống, ta thường dùng lẫn lộn vận tốc và tốc độ. Trong vật lý, có một sự khác
biệt rõ ràng giữa hai đại lượng này. Tốc độ cho ta biết hướng chuyển động của hạt.
2.1.4 Tốc độ trung bình
Tốc độ trung bình của một hạt được định nghĩa bằng tỉ số giữa quãng đường mà hạt đi
được và khoảng thời gian mà hạt đi hết quãng đường đó:
d
vavg  (2.3)
t
Tốc độ trung bình có thứ nguyên và đơn vị giống như vận tốc trung bình. Tuy nhiên, vận
tốc trung bình và tốc độ trung bình không cho ta biết được chi tiết hơn về hành trình của hạt.
Ví dụ như nếu bạn đi thẳng một mạch 100,0 m mất 45,0 s rồi quay lại 25,0 m mất 10,0 s Vận
tốc trung bình của bạn sẽ là +75,0 m / 55,0 s = + 1,36 m/s. Tốc độ trung bình của bạn sẽ là
3
125,0 m / 55,0 s = 2,27 m/s. Tuy nhiên, bạn có thể đi với tốc độ khác nhau trong suốt quãng
thời gian đó mà từ hai giá trị này không thể biết được điều này.
Câu hỏi 0.1: Với điều kiện nào dưới đây thì độ lớn của vận tốc trung bình của một hạt chuyển
động theo một đường thẳng sẽ nhỏ hơn tốc độ trung bình của nó trong cùng một khoảng thời
gian. (a) Hạt chuyển động theo chiều dương của trục x và không đổi chiều. (b) Hạt chuyển
động theo chiều âm của trục x và không đổi chiều (c) Hạt chuyển động theo chiều dương của
trục x và sau đó đổi chiều (d) Không có điều kiện nào nêu trên là đúng.
Nói chung, tốc độ trung bình không phải là độ lớn của vận tốc trung bình: Ví dụ như nếu
một người chạy về đúng điểm xuất phát thì độ dời là 0 nên vận tốc trung bình là 0, trong khi
quãng đường đi được là khác không nên tốc độ trung bình khác không. Tuy nhiên, nếu người
này chỉ chạy theo một hướng thì tốc độ trung bình bằng độ lớn của vận tốc trung bình.

Vận tốc tức thời và tốc độ tức thời


Thường thì ta cần phải biết vận tốc của hạt tại một thời điểm t cụ thể hơn là vật tốc trung
bình trong một khoảng thời gian t. Vào cuối những năm 1960s, với sự phát triển của toán
học thì các nhà khoa học đã bắt đầu biết cách mô tả chuyển động của một vật vào một thời
điểm bất kỳ.
2.2.1 Vận tốc tức thời
Vận tốc tức thời được định nghĩa bằng giới hạn của vận tốc trung bình khi khoảng thời
gian rất bé hoặc nói cách khác là t tiến đến 0. Vận tốc tức thời cho biết điều gì xảy ra tại
mọi thời điểm trong quá trình chuyển động của vật.
Trên đồ thị vị trí – thời gian (cũng là đồ thị tọa độ – thời gian), vận tốc tức thời chính là
độ dốc của đồ thị 2 tại điểm xét. Các đường màu xanh (nối điểm A và điểm B) sẽ tiến đến
đường màu lục (tiếp tuyến) khi điểm B tiến A.

Hình 2.2: Đồ thị (a) biểu diễn chuyển động của xe trong hình 2.1.
Đồ thị (b) phóng to góc trên trái của đồ thị (a)

2
Cũng là hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị tại điểm xét.
4
Độ dốc của đồ thị biểu diễn dữ liệu vật lý đại diện cho tỉ số của độ biến thiên của đại
lượng biểu diễn trên trục tung với độ biến thiên của đại lượng biểu diễn trên trục hoành. Hệ
số góc của đồ thị cũng có đơn vị, trừ khi giá trị trên hai trục số có cùng đơn vị.
Phương trình tổng quát để xác định vận tốc tức thời là:
x dx
vx  lim  (2.5)
t 0 t dt
Vận tốc tức thời có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu hỏi 2.2: Khi bạn lái xe trên đường cao tốc, cảnh sát giao thông trên đường cao tốc quan
tâm đến cái gì nhất?
(a) Tốc độ trung bình của bạn
(b) Tốc độ tức thời của bạn.
2.2.2 Tốc độ tức thời:
Tốc độ tức thời là độ lớn của vận tốc tức thời. Tốc độ tức thời không có hướng.
Lưu ý về dùng từ: khi nói “vận tốc” hoặc “tốc độ” thì ta nói về các giá trị tức thời. Nếu
có thêm chữ “trung bình” thì nói về vận tốc trung bình và tốc độ trung bình.
Bài tập mẫu 2.2:
Một hạt chuyển động dọc theo trục x. Vị trí của
nó thay đổi theo thời gian dưới dạng hàm số
x = 24t + 2t2, với x tính bằng mét và t tính bằng
giây. Đồ thị vị trí – thời gian của chuyển động
được cho trong hình 2.3a. Do vị trí của hạt được
cho bằng một hàm số nên ta hoàn toàn biết được
chuyển động của hạt, không giống với trường
hợp của chiếc xe trong hình 2.1. Lưu ý rằng hạt
chuyển động theo chiều âm của trục x trong giây
đầu tiên, tạm đứng yên tại thời điểm t = 1 s rồi
lại chuyển động theo chiều dương lúc t > 1 s.
(A) Hãy tìm độ dời của hạt trong khoảng thời
gian từ t = 0 s đến t = 1 s và and t = 1 s đến Hình 2.3
t = 3 s.
(B) Hãy tính tốc độ trung bình của hạt trong hai khoảng thời gian nói trên.

Mô hình phân tích: Hạt chuyển động với vận tốc không đổi
Mô hình phân tích là kỹ thuật quan trọng để giải bài tập. Trong quá trình giải bài tập thì
ta thường gặp mô hình phân tích.
Khi xác định một mô hình phân tích cho một bài toán mới thì lời giải của bài toán này có
thể được mô hình hóa dựa theo lời giải của bài toán đã giải trước đó. Mô hình phân tích giúp
ta nhận ra các tình huống tương tự và dẫn ta đến lời giải của bài toán.
5
Một mô hình phân tích là một bản mô tả về:
 Hành vi của một vài thực thể vật lý, hoặc
 Tương tác giữa thực thể này với môi trường.
Khi gặp một bài toán mới, cần phải xác định các chi tiết cơ bản của bài toán và cố gắng
nhận ra những tình huống nào trong các tình huống đã gặp có thể dùng như là một mô hình
cho bài toán mới. Ví dụ, với bài toán về một chiếc xe đang chuyển động theo một đường cao
tốc thẳng với tốc độ không đổi. Những chi tiết: chiếc xe, đường cao tốc là không quan trọng,
chỉ cần quan tâm đến chi tiết “thẳng” và “tốc độ không đổi”. Từ đó ta dựng mô hình về chuyển
động của xe là một hạt chuyển động với vận tốc không đổi (là nội dung của phần này). Khi
đã mô hình hóa được bài toán thì không còn liên quan đến chiếc xe nữa. Bây giờ chỉ còn một
hạt tham gia một dạng chuyển động cụ thể mà chuyển động này đã được nghiên cứu trước
đây.
Mô hình phân tích dựa trên 4 mô hình giản ước sau:
 Mô hình hạt
 Mô hình hệ vật
 Vật rắn
 Sóng
 Cách tiếp cận bài toán:
 Xác định mô hình phân tích phù hợp với bài toán
 Mô hình sẽ cho biết cần dùng (những) phương trình nào để biểu diễn bài toán về mặt toán
học
Hãy sử dụng phương trình (2.2) để xây dựng mô hình phân tích đầu tiên để giải toán. Có
thể áp dụng mô hình về một hạt chuyển động với vận tốc không đổi trong bất kỳ tình huống
nào mà một thực thể có thể được mô hình hóa thành một hạt chuyển động với vật tốc không
đổi.
Nếu vận tốc của một hạt là không đổi thì vận
tốc tức thời của hạt tại mọi thời điểm trong một
khoảng thời gian sẽ bằng vận tốc trung bình của
nó khoảng thời gian này. Tức là vx = vavg. Từ
phương trình (2.2) ta thu được:
x xf  xi
vx   hay xf = xi +vx t (2.6)
t t
Trong thực tế, ta thường chọn thời điểm ban
đầu ti = 0 nên ta có phương trình: Hình 2.4
xf = xi +vx t (với vx là hằng số) (2.7)
Đồ thị biểu diễn chuyển động với vận tốc không đổi như hình 2.4. Độ dốc của đồ thị
chính là giá trị của vận tốc không đổi này.
Giao điểm của đồ thị với trục tung là xi.
6
Bài tập mẫu 2.3:
Một nhà sinh lý học vận động đang nghiên cứu chuyển động của cơ thể người. Cô ta
đo vận tốc của một đối tượng nghiên cứu khi anh ta chạy theo một đường thẳng với
tốc độ không đổi. Người nghiên cứu khởi động đồng hồ bấm giây lúc người được
nghiên cứu chạy ngang qua mình và bấm cho đồng hồ dừng lúc anh ta chạy đến một
vị trí khác cách đó 20 m. Số chỉ trên đồng hồ bấm giây là 4,00 s.
(A) Vận tốc của người chạy là bao nhiêu?
Giải:
Ta mô hình hóa người chạy như là một hạt vì kích thước của người này cũng như
chuyển động của tay và chân anh ta là những chi tiết không cần thiết. Vì bài toán phát
biểu rằng đối tượng chạy với tốc độ không đổi nên ta có thể mô hình hóa anh ta như
là một hạt chuyển động với vận tốc không đổi.
Như vậy ta có thể sử dụng phương trình 2.6 để tìm vận tốc của người này:
x xf  xi 20, 0 m  0
vx     5m / s
t t 4, 00s

(B) Nếu anh ta tiếp tục chạy thì sau 10,0 s anh ta chạy thêm được bao xa?
Giải:
Sử dụng phương trình 2.7 với giá trị vận tốc vừa tìm được, ta xác định được vị trí của
đối tượng sau 10 s anh ta chạy đến vị trí xác định bởi (chọn gốc tọa độ tại vị trí lúc
người nghiên cứu dừng đồng hồ bấm giây):
xf = xi +vxt = 0+  5,0m / s  ×10,0 s = 50m
Lưu ý: Một hạt có thể chuyển động với tốc độ không đổi theo một quỹ đạo bất kỳ. Nếu
trong khoảng thời gian t hạt đi được quãng đường d thì tốc độ của hạt được tính bởi:
d
v (2.8)
t

Gia tốc
2.4.1 Gia tốc trung bình:
Gia tốc trung bình là tỉ số giữa độ biến thiên vận tốc và quãng thời gian diễn ra sự biến
thiên ấy:
vx vx f  vxi
ax,avg  = (2.9)
t t f  ti

Thứ nguyên của gia tốc trung bình là L/ T2, đơn vị của nó là m/s2.

7
Trong chuyển động thẳng, có thể dùng dấu âm và dương để chỉ chiều của gia tốc trung
bình.

Hình 2.5:(a) Một chiếc xe, được xem là một hạt, chuyển động theo trục x từ A đến B.
(b) Đồ thị vận tốc – thời gian của hạt chuyển động theo một đường thẳng
2.4.2 Gia tốc tức thời:
Gia tốc tức thời là giới hạn của gia tốc trung bình khi t tiến đến 0.
vx dvx
ax  lim = (2.10)
t  0 t dt
Khi nói gia tốc thì ta ngầm hiểu là nói đến gia tốc tức thời. Nếu muốn nói đến gia tốc
trung bình thì phải kèm theo cụm từ “trung bình”.
Gia tốc cũng là một đại lượng vec-tơ.Gia tốc tức thời trong đồ thị vận tốc – thời gian:
Trong hình 2.5 trên, giả sử xe chạy từ A đến B (hình a). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của
vận tốc theo thời gian được cho trong hình b. Gia tốc trung bình trong khoảng thời gian từ ti
đến tf là độ dốc của đoạn thẳng nối A và B trên đồ thị. Còn gia tốc tức thời tại thời điểm tf là
độ dốc của đường màu lục (tiếp tuyến với đồ thị tại điểm B).
Câu hỏi 2.3: Hãy vẽ đồ thị vận tốc – thời gian cho chiếc xe trong hình 2.1a. Giả sử giới hạn
tốc độ trên đường mà xe đang chạy là 30,0 km/h thì phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
“Chiếc xe vượt quá giới hạn tốc độ vào một thời điểm nào đó trong khoảng thời gian từ 0 đến
50 s”.

2.4.3 Gia tốc và lực


Gia tốc của một vật có quan hệ với lực tổng hợp tác dụng lên vật.
 Lực tỉ lệ với gia tốc: Fx  ax (2.11)
 Nếu vận tốc và gia tốc là cùng hướng thì lực cùng hướng với vận tốc và vật được tăng
tốc (chuyển động nhanh dần).
8
 Nếu vận tốc và gia tốc ngược hướng thì lực ngược hướng với vận tốc và vật bị giảm
tốc (chuyển động chậm dần).
vx dvx d 2 x
ax  lim =  2 (2.12)
t 0 t dt dt
So sánh các đồ thị: Cho đồ thị vị trí – thời gian (4a); vận tốc tức thời của hạt được xác
định từ độ dốc của đồ thị vị trí – thời gian. Còn gia tốc tức thời lại được xác định từ độ dốc
của đồ thị vận tốc – thời gian.
Chiều của gia tốc và vận tốc:
 Nếu vận tốc và gia tốc của hạt cùng chiều, ta nói hạt chuyển động nhanh dần.
 Nếu vận tốc và gia tốc của hạt ngược chiều, ta nói hạt chuyển động chậm dần.
Câu hỏi 2.4: Nếu một chiếc xe chuyển động chậm dần theo hướng đông thì hướng của lực
tác dụng lên xe và làm cho nó chuyển động chậm dần sẽ theo hướng nào?
(a) Đông (b) Tây (c) Không theo cả hai hướng Đông và Tây.
Lưu ý về gia tốc:
 Gia tốc âm không nhất thiết phải có nghĩa là vật chuyển động chậm dần. Nếu gia tốc
và vận tốc đều âm thì vật cũng được tăng tốc.
 Cụm từ “giảm tốc” đồng nghĩa với “chậm dần” nhưng ít được sử dụng.
Bài tập mẫu 2.4:
Vị trí của một vật chuyển động dọc theo
trục x biến thiên theo thời gian theo đồ
thị trong hình 2.6a. Hãy vẽ đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của vận tốc và gia tốc
theo thời gian.

Giải:
Vận tốc của vật tại thời điểm bất kỳ là
độ dốc của đồ đường tiếp tuyến của đồ
thị x – t. Giữa hai thời điểm t = 0 và
t = tA, độ dốc của đồ thị x – t tăng đều,
do đó vận tốc của vật tăng tuyến tính
(hình 2.6b). Từ t = tA đến t = tB, độ dốc
của đồ thị x – t không đổi nên vận tốc
của vật không đổi. Từ t = tB đến t = tD,
độ dốc của đồ thị x – t giảm dần đều vận Hình 2.6: Các đồ thị trong chuyển động
tốc của vật giảm tuyến tính. Tại t = tD,
độ dốc của đồ thị x – t bằng 0 nên vận tốc tại đó bằng 0. Từ t = tD đến t = tE, độ dốc
của đồ thị x – t là số âm và giảm dần đều vận tốc của vật giảm tuyến tính và có giá trị

9
âm. Từ t = tE đến t = tF, độ dốc của đồ thị x – t vẫn là số âm và bằng 0 tại tF. Sau thời
điểm tF, độ dốc của đồ thị x – t bằng 0 nên vật dừng lại tại đó.
Lập luận tương tự với đồ thị v – t, ta sẽ thu được đồ thị a – t.

Bài tập mẫu 2.6:


Vận tốc của một hạt chuyển động trên trục x biến
thiên theo thời gian theo qui luật vx = 4 – 5 t2, với
vx tính bằng m/s và t tính bằng s.
(A) Tìm gia tốc trung bình trong khoảng thời gian
từ t = 0 đến t = 2,0 s.
(B) Tìm gia tốc của hạt lúc t = 2,0 s.
Giải:
vx,A  40  5t A2  40  5(0)2  40m / s

vx,B  40  5t B2  40  5(2,0)2  20m / s


vxf  vxi vx,A  vx,B
ax, avg   Hình 2.7
t f  ti t A  tB
20 m / s  40 m / s
= = 10 m / s 2
2,0 s  0 s

Sơ đồ chuyển động
Để dễ hình dung bài toán, ta sẽ tưởng tượng một sơ đồ chuyển động theo kiểu chụp ảnh
hoạt nghiệm một vật chuyển động. Hình ảnh của vật sẽ xuất hiện trên sơ đồ sau những khoảng
thời gian bằng nhau. Trong hình 2.8Error! Reference source not found. là sơ đồ chuyển
động của xe trong các trường hợp (a) chuyển động thẳng đều, (b) chuyển động nhanh dần và
(c) chuyển động chậm dần. Mũi tên đỏ biểu diễn vận tốc, mũi tên tím biểu diễn gia tốc.
Trong hình 2.8a, các ảnh chụp của xe cách đều nhau, chứng tỏ xe chuyển động với vận tốc
không đổi, và theo chiều dương (các mũi tên màu đỏ dài bằng nhau). Gia tốc của xe bằng 0
Trong hình 2.8b, các ảnh chụp của xe ngày càng xa nhau hơn, vận tốc và gia tốc cùng
chiều. Gia tốc là không đổi (các mũi tên màu tím bằng nhau). Vận tốc của xe tăng dần (các
mũi tên màu đỏ càng ngày càng dài). Hình này cho thấy gia tốc và vận tốc của xe đều dương.
Trong hình 2.8Hìnhc, các ảnh chụp của xe ngày càng gần nhau hơn. Gia tốc và vận tốc
ngược chiều nhau. Gia tốc là không đổi. Vận tốc của xe giảm dần (các mũi tên màu đỏ ngắn
lại dần). Trong trường hợp này, vận tốc là dương và gia tốc là âm.

10
Hình 2.8: Sơ đồ chuyển động của một chiếc xe
Trong cả ba trường hợp nói trên thì gia tốc đều là hằng số (trường hợp a là trường hợp đặc biệt,
gia tốc bằng 0). Các sơ đồ biểu diễn chuyển động của một hạt với gia tốc không đổi. Hạt chuyển
động với gia tốc không đổi là một mô hình hữu ích khác.
Câu hỏi 2.5: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
(a) Nếu một chiếc xe đang chuyển động theo hướng Tây thì gia tốc của nó cũng theo hướng
Tây.
(b) Nếu một chiếc xe chuyển động chậm dần thì gia tốc của nó phải âm.
(c) Một hạt chuyển động với gia tốc không đổi thì không thể dừng lại rồi đứng yên.

Mô hình phân tích: Vật chuyển động với gia tốc không đổi
Nếu gia tốc của một hạt biến thiên theo thời gian thì chuyển động của nó có thể phức tạp
và khó phân tích. Tuy nhiên, một dạng rất thường gặp và đơn giản của chuyển động thẳng là
chuyển động với gia tốc không đổi. Khi đó, gia tốc trung bình ax,avg của hạt trong một khoảng
thời gian bất kỳ bằng gia tốc tức thời ax. Tức là từ phương trình (2.9) với ti=0 và tf là một thời
điểm t bất kỳ nào sau đó thì:
vxf  vxi
ax 
t 0
hay
vxf = vxi + axt ( với ax là hằng số) (2.13)

(2.13) là một phương trình động học, nó cho phép xác định vận tốc của một vật tại thời điểm
t bất kỳ theo vận tốc ban đầu và gia tốc của nó. Nhưng phương trình này không cho thông tin
nào về độ dời.
Vận tốc trung bình của vật được xác định bởi công thức:
vxi + vxf (2.14)
vx,avg  ( với ax là hằng số)
2

11
Tức là vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian bằng trung bình cộng của vận tốc
đầu và vận tốc cuối của khoảng thời gian đó. Điều này chỉ đúng trong trường hợp gia tốc là
hằng số.
Dùng các phương trình (2.1), (2.2) và (2.14) ta thu được vị trí của một vật như là hàm
của thời gian:
x f  xi  vx,avg t 
1
2
 vxi + vxf  t
x f = xi 
1
2
 vxi + vxf  t (với ax là hằng số) (2.15)

Thay vận tốc từ (2.13) vào (2.15) ta được:


1 (2.16)
x f = xi  vxi t + axt 2 (với ax là hằng số)
2
(2.16) là một phương trình chuyển động cho phép xác định vị trí theo vận tốc đầu và gia tốc
của vật. Nó không cho biết về vận tốc cuối của vật.
Để tìm vận tốc cuối của vật theo vận tốc đầu, gia tốc và vị trí của vật, ta có thể biến đổi
các công thức (2.13) và (2.15) ta được:
vxf2  vxi2  2ax  x f  xi  (với ax là hằng số) (2.17)

Để giải các bài toán về chuyển động thẳng với gia tốc không đổi, ta sử dụng các phương
trình từ (2.13) đến (2.17).

Câu hỏi 2.6: Hãy ghép đồ thị vx – t và ax – t trong hình vẽ 2.9 cho phù hợp.

Hình 2.9: Dùng cho câu hỏi 2.6

12
Bài tập mẫu 2.7:
Một máy bay phản lực đáp xuống tàu sân bay với tốc độ 140 mi/h (<63 m/s).
(A) Gia tốc của máy bay (xem là hằng số) là bao nhiêu nếu nó dừng lại sau 2 s nhờ
một sợi cáp hãm gắn vào máy bay.
Giải:
Phương trình 2.13 là phương trình duy nhất dành cho mô hình hạt chuyển động với
gia tốc không đổi mà không chứa vị trí, vì vậy ta sẽ dùng nó để tìm gia tốc của máy
bay.
0  63m / s
vxf = vxi + axt   32 m / s 2
2, 0s

(B) Nếu máy bay chạm vào sân tại vị trí xi=0 m thì vị trí của nó lúc dừng lại là ở đâu?
Giải:
Sử dụng phương trình 2.15 để tìm vị trí cuối của máy bay

x f = xi 
1
2
 vxi + vxf  t = 0 +  63 + 0  2  63m
1
2
Đối với kích thước của tàu sân bay thì quãng đường 63 m để máy bay dừng lại là hợp
lý. Ý tưởng sử dụng dây cáp để hãm máy bay lại được đưa ra từ thời chiến tranh thế
giới thứ nhất.

Hình 2.10: Các đồ thị của chuyển động thẳng với gia tốc không đổi
Xem xét chuyển động với gia tốc không đổi về mặt đồ thị:
Xét đồ thị vị trí – thời gian (hình 2.10Hìnha): Độ dốc của đồ thị tăng dần, tức là vận tốc
của vật tăng dần. Vật chuyển động có gia tốc.
Ở hình b, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc theo thời gian. Độ dốc của đồ thị
không đổi tức là gia tốc của vật không đổi.
Hình c cho thấy độ dốc của đồ thị bằng 0, gia tốc của vật không đổi.

13
Bài tập mẫu 2.8:
Một chiếc xe đang chạy với tốc độ không đổi 45,0 m/s ngang qua một cảnh sát giao
thông đang ngồi trên xe mô tô đằng sau một bảng hiệu. Một giây sau khi chiếc xe chạy
ngang qua thì người cảnh sát bắt đầu đuổi theo với gia tốc không đổi 3,00 m/s2. Sau
bao lâu thì người cảnh sát bắt kịp chiếc xe.

Hình 2.11: Hình ảnh về chuyển động của xe và người cảnh sát

Giải:
Biểu diễn bằng hình ảnh (hình 2.7) sẽ giúp ta làm rõ diễn biến của các sự kiện. Chiếc
xe được mô hình hóa như là một hạt chuyển động với vận tốc không đổi còn người
cảnh sát được mô hình hóa như là một hạt chuyển động với gia tốc không đổi.
Trước tiên, ta viết các biểu thức vị trí cho mỗi vật như là hàm của thời gian. Để tiện
cho tính toán, hãy chọn vị trí của bảng hiệu làm gốc tọa độ và thời điểm người cảnh
sát bắt đầu đuổi theo làm gốc thời gian tB = 0. Lúc đó, xe đã ở đi được 45 m và đang
ở vị trí B (vì xe chạy với vận tốc không đổi là vx = 45 m/s). Vì vậy, vị trí ban đầu của
xe (lúc t = 0) là xB = 45 m.
Vị trí của xe được cho bởi phương trình 2.7:
xcar = xB +vcar t
Xe mô-tô của người cảnh sát bắt đầu chạy từ trạng thái đứng yên với gia tốc không đổi
amoto nên sử dụng phương trình 2.16 ta có:
1
xmoto = 0  0t + axt 2
2
Nếu mô-tô đuổi kịp xe thì xmoto = xcar . Từ đó ta có

14
1
0  0t + axt 2  xB  vcar t
2
1 2
axt  vcar t  xB  0
2
xB  vc2ar  2ax vcar
t
ax
Trong tình huống của bài thì thời điểm hai xe gặp nhau phải là t > 0 nên ta chọn dấu
dương của căn số. Thay các giá trị bằng số, ta thu được t = 31,0 s.

Câu hỏi 2.7: Cho các lựa chọn (a) tăng, (b) giảm, (c) tăng rồi giảm và (d) giảm rồi tăng. Hãy
chọn lựa chọn sẽ xảy ra cho (i) gia tốc và (ii) tốc độ của một quả bóng được ném thẳng đứng
lên trong không khí

Vật rơi tự do
Khái niệm: Vật rơi tự do là vật chuyển động chỉ
chịu tác dụng của lực hút của Trái đất.
Chuyển động ban đầu của vật ảnh hưởng đến sự
rơi tự do. Ban đầu, vật có thể:
 Được thả rơi tự trạng thái nghỉ
 Bị ném xuống dưới
 Bị ném lên trên
Gia tốc của vật trong sự rơi tự do là g, luôn hướng
xuống dưới và không phụ thuộc vào chuyển động ban
đầu của vật.
Độ lớn của gia tốc rơi tự do là g = 9,80 m/s2. Cần
lưu ý:
 g giảm theo độ cao
 g thay đổi theo vĩ độ địa lý
 9,80 m/s2 là giá trị trung bình ở mặt đất
Chữ g (viết nghiêng) được sử dụng để chỉ gia tốc
trọng trường; tránh nhầm với chữ g (viết thẳng) là gam.
Khi khảo sát vật rơi tự do, ta bỏ qua sức cản không
khí. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng có
gia tốc không đổi nên ta sử dụng mô hình hạt chuyển
động với gia tốc không đổi.
Nếu chọn chiều dương hướng lên thì ta xét trục Hình 2.12: Chuyển động của vật
thẳng đứng là trục y. Ta sẽ sử dụng các phương trình được ném lên thẳng đứng
15
động học với ay = –g = –9,80 m/s2 và chú ý rằng sự dịch chuyển xảy ra theo chiều thẳng
đứng.
Vật được thả rơi: Vận tốc ban đầu bằng 0. Chọn chiều dương hướng lên. Dùng phương
trình động học và thay y vào nơi có x.
Gia tốc của chuyển động là ay = –g = –9,80 m/s2.
Vật được ném xuống: Vận tốc ban đầu khác 0 và nhận giá trị âm (do chọn chiều dương
hướng lên).
Vật được ném lên: Vận tốc ban đầu khác 0 và nhận giá trị dương (do chọn chiều dương
hướng lên). Vật sẽ chuyển động lên trên cho đến lúc đạt độ cao cực đại, lúc này vận tốc của
vật bằng 0. Sau đó vật rơi xuống như là vật bị thả rơi. Do đối xứng nên khoảng thời gian mà
vật chuyển động lên phía trên bằng khoảng thời gian vật rơi về vị trí cũ. Trong hình 2.9, thời
gian vật đi từ A đến B bằng thời gian vật đi từ B đến C.
Để xét chuyển động của vật ném lên, ta có thể phân ra thành 2 giai đoạn: ném lên và thả
rơi.
Trong suốt quá trình chuyển động, gia tốc của vật là g (9,80 m/s2).
Vận tốc ban đầu tại A là hướng lên trên (+)
Tại B, vận tốc là 0.
Tại C vận tốc có độ lớn đúng bằng độ lớn của vận tốc tại A nhưng có chiều ngược lại.
Độ dời của vật trong suốt quá trình là –50,0 m (nó kết thúc tại vị trí thấp hơn 50,0 m so
với điểm khởi đầu).
Các thông số về chuyển động của vật được cho lúc vật ở vị trí A, B, C, D và E.

Đi đến phương trình động học từ toán giải tích


Phần này dành cho những người đã quen với
phép tính tích phân. Nếu bạn chưa học tích phân
thì có thể bỏ qua nội dung này.
Trên đồ thị vận tốc – thời gian, độ dời chính
là diện tích của phần bên dưới đồ thị. Về mặt toán
học, diện tích này là:
x  lim
Δt n 0
v
n
xn Δtn

Giới hạn ở vế bên phải chính là tích phân:


Hình 2.13: Đồ thị vận tốc theo thời gian
của hạt chuyển động dọc theo trục x. Tổng diện
v
tf
lim
Δt n 0
n
xn Δtn = 
ti
vx (t )dt
tích dưới đường cong là độ dời của hạt
Từ các định nghĩa gia tốc, vận tốc và độ dời:

16
dvx
ax =
dt
t .
vxf - vxi =  ax dt
0

dx
vx =
dt
t
x f - xi =  vx dt
0

Lấy tích phân, ta được:


vxf - vxi = axt
1
x f - xi = vxi t + axt 2
2
Nói thêm về chiến thuật giải bài tập
Ngoài các khái niệm vật lý cơ bản, một kỹ năng có giá trị là khả năng giải bài toán
phức tạp. Các bước giải toán tổng quát là:
Khái niệm hóa:
Chuyển ngôn ngữ của bài toán thành các khái niệm vật lý đã biết.
Suy nghĩ về tính huống và hiểu nó
Phác họa về tình huống.
Thu thập thông tin: các con số và các cụm từ hoặc câu hàm ý về đại số
Tập trung vào kết quả mong đợi: nhớ lưu ý về các đơn vị đo.
Suy nghĩ về kết quả hợp lý có thể tìm được
Phân loại:
Đơn giản hóa bài toán: Có thể bỏ qua sức cản của không khí? Mô hình hóa các vật
bằng các hạt.
Phân loại bài toán: Thay thế, phân tích
Gắng xác định các bài toán tương tự đã giải. Tìm mô hình phân tích có thể có ích cho
việc giải bài toán
Phân tích:
Lựa chọn (các) phương trình phù hợp để dùng.
Giải các ẩn số.
Thay thế ẩn số bằng các số tương ứng.
Tính kết quả (nhớ kèm theo đơn vị đo).
Làm tròn kết quả về giá trị với số chữ số có nghĩa thích hợp

17
Hoàn tất:
Kiểm tra lại kết quả: các đơn vị đã chính xác chưa? Kết quả có khớp với các ý tưởng
đã khái niệm hóa hay chưa?
Xem xét các tình huống giới hạn để chắc chắn rằng kết quả là hợp lý.
So sánh kết quả với kết quả của các bài toán tương tự.
Ngoài ra, khi giải các bài toán phức tạp, cần phải xác định các bài toán con và áp dụng
chiến thuật nói trên cho từng bài toán con này.

Tóm tắt chương 2


Định nghĩa:
Khi một hạt chuyển động dọc theo trục x từ một vị trí ban đầu xi đến vị trí cuối xf thì độ dời
của nó là:
x  xf – xi

Vận tốc trung bình của một hạt trong khoảng thời gian nào đó là tỉ số giữa độ dời x và t
mà hạt thực hiện độ dời này
x
vx,avg 
t

Tốc độ trung bình của một hạt bằng tỉ số quãng đường mà nó đi được với khoảng thời gian
mà nó đi hết quãng đường đó
d
vavg 
t

Vận tốc tức thời của một hạt được định nghĩa là giới hạn của tỉ số Dx / Dt khi Dt tiến đến 0
x dx
vx  lim 
t 0 t dt

Gia tốc trung bình của một hạt được định nghĩa là tỉ số giữa độ biến thiên vận tốc vx và
khoảng thời gian t diễn ra sự biến thiên đó
vx vx f  vxi
ax,avg  =
t t f  ti

Gia tốc tức thời là giới hạn của gia tốc trung bình khi t tiến đến 0:
18
vx dvx
ax  lim =
t  0 t dt

Khái niệm và nguyên lý:


Khi vận tốc và gia tốc của một vật là cùng chiều thì vật chuyển động nhanh dần. Ngược lại,
khi vận tốc và gia tốc của vật ngược chiều thì vật chuyển động chậm dần. Lưu ý rằng sự tỉ lệ
giữa lực và gia tốc là một cách thuận tiện để xác định hướng của gia tốc khi vật chịu tác dụng
của một lực.

Một vật rơi tự do trong trọng trường của Trái đất chịu gia tốc rơi tự do hướng về tâm của Trái
đất. Nếu bỏ qua sức cản không khí và chuyển động diễn ra gần bề mặt Trái đất và phạm vi
chuyển động không lớn so với bán kính Trái đất thì gia tốc rơi tự do ay=  g là hằng số trong
phạm vi chuyển động. g là hằng số và bằng 9,80 m/s2.

Khi gặp các bài toán phức tạp, ta tìm cách giải nó dựa vào các bước của chiến lược giải toán
đã nêu trong chương này.

Mô hình phân tích là trợ giúp quan trọng trong việc giải bài toán. Mô hình phân tích là tình
huống mà chúng ta đã gặp trong các bài toán trong chương này. Mỗi mô hình phân tích liên
quan đến một hay một số phương trình. Khi giải một bài toán mới, hãy xác định mô hình phân
tích tương ứng với bài toán. Mô hình sẽ cho biết cần sử dụng các phương trình nào. Ba mô
hình phân tích đã nêu trong chương này được tóm tắt lại như phần dưới đây.

Mô hình phân tích để giải bài toán


Hạt chuyển động với vận tốc không đổi: ứng với các phương trình (2.6), (2.7)
Hạt chuyển động với tốc độ không đổi: ứng với phương tình (2.8)
Hạt chuyển động với gia tốc không đổi: ứng với các phương trình (2.13), (2.14), (2.15), (2.16),
(2.17)

Câu hỏi lý thuyết chương 2


1. Nếu vận tốc trung bình của một vật bằng 0 trong một khoảng thời gian nào đó, ta có thể
nói gì về sự dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian này?
2. Nếu một chiếc xe đang di chuyển về hướng đông, gia tốc của nó có thể theo hướng tây
không? Giải thích.
3. Nếu vận tốc của một chất điểm bằng 0, gia tốc của chất điểm có thể bằng 0 hay không?
Giải thích.
19
4. Nếu vận tốc của một chất điểm khác 0, gia tốc của chất điểm có thể bằng 0 không? Giải
thích.
5. (a) Vào một thời điểm, vận tốc tức thời của một vật có thể lớn hơn về độ lớn so với vận
tốc trung bình trong một khoảng thời gian có chứa thời điểm hay không?
(b) Nó có thể nhỏ hơn hay không?

Bài tập chương 2


1. Biết đồ thị x - t của chất điểm cho như hình bên, tìm
vận tốc trung bình của nó trong các khoảng thời
gian : (a) 0 – 2 s, (b) 0 – 4 s,
(c) 2 – 4 s, (d) 4 – 7 s, (e) 0 – 8 s.
Đáp số: 5; 1,2; –2,5; –3,3; 0 m/s
2. Một người đi bộ với vận tốc không đổi 5,00 m/s dọc
theo đường nối từ điểm A đến điểm B sau đó quay
trở lại từ B về A với tốc độ không đổi 3,00 m/s.
(a) Tính tốc độ trung bình của người này trong suốt
hành trình.
(b) Tính vận tốc trung bình của người này trong suốt hành trình.
ĐS: 3,75 m/s; 0
3. Vị trí của 1 chiếc xe thay đổi theo thời gian và được ghi lại trong bảng dưới đây. Tìm vận
tốc trung bình của xe trong khoảng thời gian
t (s) 0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0
x (m) 0 2,3 9,2 20,9 36,8 57,5
(a) 2 s đầu tiên, (b) 3 s cuối và (c) suốt quá trình chuyển động.
ĐS: 2,3; 16,1; 11,5 m/s
4. Đồ thị x-t của chất điểm chuyển động theo trục x được
cho trong hình bên.
(a) Tìm vận tốc trung bình của chất điểm trong khoảng
thời gian từ t = 1,50 s đến t = 4,00 s.
(b) Tính vận tốc tức thời tại thời điểm t = 2,00 s bằng các
tính độ dốc của đường tiếp tuyến với đồ thị tại điểm đó.
(c) Tại thời điểm nào vận tốc của chất điểm bằng 0?
ĐS: –2,4m/s; –3,8m/s; 4s.
5. Vùng đất Bắc Mỹ và Châu Âu của lớp vỏ trái đất đang
trôi ra xa nhau với tốc độ khoảng 25 mm/năm. Xem như tốc độ đó là hằng số, hỏi sau
bao lâu thì kẽ nứt giữa chúng đạt được độ lớn 2.9.103 dặm.
ĐS: 1,9.108 năm
20
6. Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động theo trục x được cho trong hình bên.
(a) Vẽ đồ thị gia tốc theo thời gian tương ứng.
Tính gia tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian:
(b) từ t = 5 s đến t = 15 s và
(c) từ t =0 đến t =20 s.
ĐS: 1,60 m/s2; 1,60 m/s2; 0,800 m/s2
7. Một cậu bé đẩy hòn bi lăn trên cái rãnh
dài 100 cm như hình vẽ. Trên các đoạn
đường ngang, hòn bi lăn với tốc độ
không đổi. Trên các đoạn dốc, tốc độ
thay đổi đều. Cậu bé đẩy hòn bi cho nó
trượt từ vị trí x = 0 và quan sát thấy khi
hòn bi đến vị trí x = 90 cm thì nó quay lại. Khi nó trở về vị trí x = 0 thì tốc độ của hòn bi
cũng bằng tốc độ của nó lúc xuất phát. Hãy vẽ đồ thị x – t , v – t , a – t biểu diễn quá trình
chuyển động của hòn bi.
8. Đồ thị bên cạnh biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc
vào thời gian của một người đi xe máy khi anh ta
khởi hành từ trạng thái nghỉ và chạy trên đường theo
1 đường thẳng. (a) Tìm gia tốc trung bình trong
khoảng thời gian 0 đến 6 s. (b) Xác định thời điểm
gia tốc xe đạt giá trị dương lớn nhất và giá trị gia tốc
tại thời điểm đó. (c) Khi nào gia tốc bằng 0? (d) Xác
định thời điểm gia tốc xe đạt giá trị âm bé nhất và
giá trị gia tốc tại thời điểm đó.
ĐS: a) 1,30 m/s2; b) 2,00 m/s (t=3 s); c) 6,00 s và > 10,0 s; d) 1,50 m/s2 (t=8,00 s)
9. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục x với phương trình x = 2 + 3t  t2 (m; s). Tại t
= 3 s, xác định: (a) vị trí của chất điểm, (b) vận tốc của nó và (c) gia tốc của nó.
ĐS: 2,00 m; 3,00 m/s; 2,00 m/s2
10. Một chiếc xuồng cao tốc đang di chuyển với tốc độ 30 m/s tiến
đến 1 cái phao nổi (như hình) cách đó 100 m. Người lái điều
chỉnh van tiết lưu để chiếc xuống giảm tốc với gia tốc không đổi
3,5 m/s2. (a) Hỏi sau bao lâu thì chiếc xuồng chạm đến cái
phao? (b) Vận tốc của xuồng khi nó chạm cái phao?
ĐS: 4,53 s; 14,1 m/s
11. Một xe tải bắt đầu chạy trên đường từ trạng thái nghỉ. Nó đi với gia tốc 2,00 m/s2 cho
đến khi tốc độ nó đạt 20,0 m/s. Sau đó nó chuyển động đều với vận tốc đó trong 20,0 s.
Cuối cùng người lái xe đạp thắng để xe chạy chậm dần đều rồi dừng lại trong 5,00 s nữa.
(a) Hỏi tổng thời gian chuyển động của xe tải trên. (b) Vận tốc trung bình của xe tải trong
suốt quá trình chuyển động mô tả ở trên?
21
ĐS: 35,0 s; 15,7 m/s
12. Một tài xế xe hơi đạp phanh khi bất ngờ nhìn thấy 1 cái cây lớn chắn ngang đường. Xe
chuyển động chậm dần đều với gia tốc 5,60 m/s2 trong 4,20 s và trượt dài 1 đoạn 62,4 m
thì đến cái cây chắn đường đó. Hỏi tốc độ xe khi đến cái cây.
ĐS: 3,10 m/s
13. Vào thời điểm t = 0, một chiếc xe đồ chơi được đặt cho chuyển động trên 1 cái rãnh với
vị trí ban đầu là 15,0 cm, vận tốc ban đầu là 3,50 cm/s, và gia tốc không đổi 2,40 cm/s2.
Cùng thời điểm đó, 1 chiếc xe đồ chơi khác được đặt cho chuyển động ở rãnh bên cạnh
với vị trí ban đầu là 10,0 cm, vận tốc đầu 5,50 cm/s, gia tốc bằng 0.
(a) Hỏi thời điểm nào thì 2 xe có cùng tốc độ? (b) Tốc độ của chúng tại thời điểm đó là
bao nhiêu? (c) Tại thời điểm nào 2 xe vượt qua nhau? (d) Vị trí của nó ở thời điểm đó?
(e) Giải thích sự khác nhau giữa 2 câu hỏi a và c.
ĐS: 3,75 s; 5,50 cm; 6,90 s hoặc 0,604 s; 47,9 cm hoặc 13,3 cm
14. Một người đang đứng tại chân một bức tường của một tòa lâu đài 3,65 m và ném một
hòn đá nên thẳng đứng với tốc độ 7,40 m/s từ độ cao 1,55 m so với mặt đất.
(a) Hòn đá có lên đến đỉnh của bức tường không? (b) Nếu có thì tốc độ của hòn đá tại
đỉnh tường là bao nhiêu? (c) Nếu hòn đá được ném xuống từ đỉnh tường với tốc độ ban
đầu là 7,40 m/s. Tính độ biến thiên về tốc độ của hòn đá khi ở đỉnh tường và khi nó đi
qua điểm có độ cao 1,55 m. (d) Độ lớn của độ biến thiên tốc độ của hòn đá trong trường
hợp nó được ném lên từ độ cao 1,55 m đến độ cao 3,65 m với tốc độ ban đầu 7,40 m/s có
giống với trường hợp câu c không? (e) Giải thích sự giống hay khác đó.
ĐS: a. Có; b. 3,69 m/s; c. 2,39 m/s; d. 3,71 m/s khác với kết quả câu c e. Hòn đá ném lên
cần nhiều thời gian để chuyển động hơn hòn đá ném xuống vì vậy nó cần nhiều thời gian
hơn để chuyển đổi tốc độ
15. Một sinh viên ném một chùm chìa khóa theo phương thẳng đứng lên cho bạn cùng phòng
đang ở bên trong một cửa sổ ở độ cao 4,00 m. Cô bạn cùng phòng bắt được chùm chìa
khóa sau 1,50 s. (a) Hỏi vận tốc ban đầu của chùm chìa khóa? (b) Vận tốc của chùm chìa
khóa trước khi cô bạn kia bắt được nó?
ĐS: 10,0 m/s;  4,68 m/s
16. Tốc độ của viên đạn khi nó di chuyển theo đường xoắn ốc trong nòng súng đến họng
súng cho bởi phương trình v = ( 5  107) t 2 + 3  105 t với v đo bằng mét, t đo bằng giây.
Gia tốc của viên đạn khi rời khỏi nòng súng bằng 0.
(a) Xác định gia tốc và vị trí của viên đạn khi nó còn trong nòng súng như là hàm theo
thời gian. (b) Xác định khoảng thời gian mà viên đạn được tăng tốc. (c) Tìm tốc độ của
viên đạn khi rời khỏi nòng. (d) Xác định chiều dài của nòng súng.
ĐS: a. a =  (10,0  107) t + 3,00 × 105 m/s2 b. 3,00 ms; c. 450 m/s ; d. 0,900 m

22
17. Một sinh viên bắt đầu lái xe máy dọc theo 1 đường
thẳng từ trạng thái nghỉ. Vận tốc của xe được mô tả
trên biểu đồ v – t như hình vẽ.
(a) Vẽ đồ thị vị trí phụ thuộc thời gian x – t , chú ý
sắp xếp các tọa độ thời gian của hai đồ thị v – t và x
–t .
(b) Vẽ đồ thị gia tốc phụ thuộc thời gian a – t ngay
dưới biểu đồ v – t, chú ý sắp xếp các tọa độ thời gian
như trên.
(c) Xác định gia tốc của xe lúc t = 6,00 s.
(d) Xác định vị trí của xe lúc t = 6,00 s.
(e) Xác định vị trí cuối cùng của xe lúc t = 9,00 s.
ĐS: c. -4m/s2 ; d. 32m ; e. 28m
18. Một con mèo tại thời điểm ban đầu xem như đang
ở gốc tọa độ. Nó bắt đầu di chuyển theo trục x với
vật tốc phụ thuộc thời gian được cho bởi biểu đồ v
– t như hình bên.
(a) Xác định gia tốc của con mèo trong khoảng
0  4 s.
(b) Xác định gia tốc của con mèo trong khoảng
4  9 s.
(c) Xác định gia tốc của con mèo trong khoảng
13  18 s.
(d) Tại thời điểm nào con mèo di chuyển với tốc độ nhỏ nhất?
(e) Thời điểm nào con mèo ở xa gốc tọa độ nhất?
(f) Xác định vị trí cuối cùng của con mèo lúc t = 18,0 s.
(g) Vẽ đồ thị vị trí theo thời gian và gia tốc theo thời gian, chú ý sắp xếp các tọa độ thời
gian của 3 đồ thị x – t , v – t , a – t như nhau theo chiều dọc.
ĐS: a. 0 ; b. 6,00 m/s2 ; c. – 3,60 m/s2 ; d. 618 s ; e. 18,0 s; f. 84,0 m ; g. 204 m
19. Acela – chuyến tàu điện nối
Washington – New York – Boston
– đang chở khách với vận tốc
170 mi/h. Biểu đồ v – t của nó
được cho như hình vẽ.
(a) Hãy mô tả chuyển động của
tàu ở mỗi khoảng thời gian kế tiếp
nhau.
(b) Xác định gia tốc dương cao
nhất mà đoàn tàu đạt được.
(c) Xác định độ dời (tính theo dặm) của đoàn tàu trong khoảng thời gian 0 đến 200 s.
23
ĐS: b. 2,20 mi/h; c. 6,70 dặm
20. Một trái banh đỏ được ném lên từ mặt đất với vận tốc đầu 25,0 m/s. Cùng lúc đó 1 trái
banh xanh được thả xuống từ tầng 3 của tòa nhà ở độ cao 15,0 m. Hỏi sau bao lâu 2 trái
banh đạt cùng độ cao so với mặt đất.
ĐS: 0,60 s
21. Kathy muốn kiểm tra xe thể thao mà cô ấy mới sắm bằng cách thách đấu với tay đua dày
dạn kinh nghiệm Stan. Kathy chấp Stan xuất phát trước 1 s. Cả 2 bắt đầu chuyển động từ
trạng thái nghỉ. Stan chuyển động với gia tốc 3,50 m/s2 còn Kathy thì giữ gia tốc 4,90
m/s2. Xác định:
(a) Thời điểm Kathy bắt đầu vượt qua Stan.
(b) Quãng đường Kathy đi được trước khi gặp Stan.
(c) Tốc độ cả 2 xe tại thời điểm 2 xe gặp nhau.
ĐS: a. 5,46 s ; b. 73,0 m ; c. 26,7 và 22,6 m/s.

24
Chương 3: Vec-tơ

T
rong vật lý, ta thường làm việc với các đại lượng có cả thuộc tính về số và về hướng
đó là các đại lượng vec-tơ. Đại lượng vec-tơ được dùng nhiều trong sách này nên bạn
cần phải nắm vững những kỹ thuật được trình bày trong chương này.

Các hệ tọa độ
Các hệ tọa độ được sử dụng để mô tả vị trí của một
điểm trong không gian. Phần này sẽ trình bày về hệ tọa độ
Descartes và hệ tọa độ cực.
3.1.1 Hệ tọa độ Descartes:
Hệ tọa độ Descartes còn được gọi là hệ tọa độ vuông
góc. Trong đó có hai trục tọa độ x và y vuông góc với nhau
và giao nhau tại gốc tọa độ (hình 3.1).
3.1.2 Hệ tọa độ cực
Hình 3.1 Trong hệ tọa độ
Hệ tọa độ cực bao gồm một gốc tọa độ và một đường Descartes, một điểm trong mặt
thẳng qui chiếu. Một điểm cách gốc tọa độ một khoảng r phẳng được gán nhãn (x, y)
theo hướng tính từ đường thẳng qui chiếu (hình 3.2 a).
Thường thì ta chọn trục Ox làm đường thẳng qui chiếu.

Hình 3.2 (a) Hệ tọa độ cực, các điểm được gán nhãn (r, θ); (b) liên hệ giữa (x, y) và (r, θ)
Trong nhiều trường hợp, sử dụng hệ tọa độ cực sẽ dẫn đến các phép tính đơn giản hơn so
với hệ tọa độ Descartes.
3.1.3 Chuyển đổi từ tọa độ cực sang tọa độ Descartes:
Dựa trên tam giác vuông dựng từ r và  ta có: x  r cos   y  r sin  

1
y
Nếu biết trước các tọa độ x và y thì tan = (3.4) và r = x 2  y 2 (3.5)
x
Bài tập mẫu 3.1:
Các tọa độ Descartes của một điểm trong mặt phẳng
xy là (x, y) = (–3.50; –2.50) m như hình 3.3. Hãy tìm
các tọa độ cực của điểm này.
Giải:
Từ phương trình (3.4) ta có:
r  x 2  y 2  ( 3,50 m)2  ( 2,50 m)2  4,30 m

Từ phương trình (3.3) suy ra:


y 2,50 m Hình 3.3 Tìm các tọa độ cực.
tan    0,714    216
x 3,50 m

Đại lượng vec-tơ và đại lượng vô hướng


3.2.1 Đại lượng vô hướng
Đại lượng vô hướng được xác định một cách trọn vẹn bằng một giá trị với một đơn vị đo
tương ứng và không có hướng.
 Nhiều đại lượng là số luôn dương.
 Một vài đại lượng có thể âm hoặc dương.
 Có thể dùng các qui tắc số học để làm việc với các đại lượng vô hướng.
3.2.2 Đại lượng vec-tơ
Đại lượng vec-tơ chỉ được xác định một cách trọn vẹn bởi
một con số kèm theo đơn vị đo và một hướng nhất định.
Ví dụ về vec-tơ: Một hạt chuyển động từ A đến B dọc theo
một đường cong (nét đứt) như hình vẽ.
 Quãng đường mà hạt đi được là một đại lượng vô hướng Hình 3.4 Một chất điểm
(chính là độ dài của đường cong). chuyển động từ A đến B
theo đường nét đứt.
 Độ dời của chất điểm là đường thẳng liền nét từ A đến B,
nó không phụ thuộc vào dạng của đường cong giữa 2 điểm
A và B. Vì vậy độ dời là một vec-tơ.
Cách trình bày vec-tơ: Trong tài liệu này, vec-tơ được thể hiện bằng một chữ cái in đậm
và một dấu mũi tên trên đầu hoặc có thể không có mũi tên: A, A . Khi nói về độ lớn của vec-
tơ, ta dùng chữ in nghiêng A hoặc ghi rõ | A | .
Độ lớn của vec-tơ sẽ có một đơn vị vật lý và luôn là một số dương.
Nếu viết tay thì phải dùng thêm dấu mũi tên.
2
Câu hỏi 3.1: Điều nào sau đây là đại lượng vec-tơ và điều nào là đại lượng vô hướng?
(a) Tuổi của bạn, (b) gia tốc, (c) vận tốc, (d) tốc độ, (e) khối lượng.

Một vài thuộc tính của vec-tơ


3.3.1 Sự bằng nhau của các vec-tơ:
Hai vec-tơ là bằng nhau nếu chúng có cùng độ lớn và cùng
hướng. Khi dịch chuyển một vec-tơ sang một vị trí mới mà vẫn song
song với chính nó thì vec-tơ không thay đổi ví dụ như 4 vec-tơ trên
hình 3.5.
3.3.2 Phép cộng vec-tơ:
Phép cộng vec-tơ rất khác với cộng các đại lượng vô hướng.
Hình 3.5 Bốn vec-tơ
Khi cộng các vec-tơ, phải lưu ý đến hướng của chúng. Đơn vị bằng nhau.
của các vec-tơ phải giống nhau (nghĩa là chúng phải là các vec-tơ
cùng loại). Không thể lấy vec-tơ độ dời cộng với vec-tơ vận tốc.
Có hai cách cộng vec-tơ: bằng hình học và bằng đại số. Cách cộng đại số là thuận tiện
hơn so với cách cộng hình học (phải vẽ các vec-tơ theo tỉ lệ).
Cộng vec-tơ theo kiểu hình học:
Khi thực hiện phép cộng vec-tơ theo kiểu hình học thì phải chọn một tỉ lệ xích. Vẽ vec-
tơ thứ nhất với độ dài phù hợp theo hướng xác định (theo một hệ tọa độ). Vẽ vec-tơ tiếp theo
sao cho gốc tọa độ của vec-tơ này trùng với ngọn của vec-tơ trước và các trục của hệ tọa độ
của vec-tơ sau song song với các trục tọa độ của vec-tơ trước (kiểu vẽ gốc nối ngọn). Vec-tơ
tổng được vẽ từ gốc
của vec-tơ đầu tiên
đến ngọn của vec-tơ
cuối cùng. Sau khi
vẽ xong, đo độ dài
của vec-tơ tổng và
hướng (theo góc
hợp với các trục tọa
độ) của nó (xem Hình 3.6 Một số ví dụ về cộng vec-tơ
hình 3.6).
Do phép cộng vec-tơ có tính giao
hoán nên thứ tự vẽ các vec-tơ là không
quan trọng. Đồng thời, do phép cộng vec-
tơ có tính kết hợp nên khi tìm tổng của
nhiều vec-tơ thì có thể gộp các vec-tơ
thành nhóm một cách tùy ý. Kết quả của
phép cộng không thay đổi. Ví dụ với tổng
sau: Hình 3. 7 Cộng vec-tơ kiểu hình học

3
  
A  BC  A B C  (3.6)

Có thể tìm tổng B và C trước rồi tìm tổng của A với B+C. Nhưng cũng có thể tìm tổng
của A và B trước rồi sau đó tìm tổng của A+B với C
3.3.3 Phép trừ vec-tơ:
Vec-tơ trái dấu: Vec-tơ trái dấu của một vec-tơ là một vec-tơ mà tổng của nó với vec-tơ
ban đầu là một vec-tơ không. Vec-tơ trái dấu có độ lớn bằng với độ lớn vec-tơ gốc nhưng
ngược chiều. Vec-tơ trái dấu của A là –A nên A+(–A)=0

 
Phép trừ vec-tơ: là trường hợp đặc biệt của phép cộng vec-tơ: A  B  A  B

Hai cách thực hiện phép trừ vec-


tơ (hình 3.8):
 Cách 1: tìm vec-tơ trừ của vec-
tơ B rồi tiếp tục thực hiện phép
cộng với vec-tơ trừ này.
 Cách 2: Tìm một vec-tơ mà khi
cộng vec-tơ này với vec-tơ thứ
hai (nằm sau dấu trừ) thì được
vec-tơ thứ nhất (nằm trước dấu
trừ). Hình 3.8 Phép trừ vec-tơ (a) cách 1; (b)
cách 2
A  B  C  C +B  A (3.7)
3.3.4 Phép nhân (chia) vec-tơ với một số vô hướng:
Khi nhân/chia một vec-tơ với một số vô hướng thì ta được một vec-tơ có độ lớn bằng độ
lớn của vec-tơ được nhân (hoặc chia) với số vô hướng đó.
Nếu số vô hướng là số dương thì vec-tơ kết quả cùng hướng với vec-tơ ban đầu. Nếu số
vô hướng là số âm thì vec-tơ kết quả ngược hướng với vec-tơ ban đầu.
Câu hỏi 3.2: Độ lớn của 2 vec-tơ A và B là A = 12 đơn vị và B = 8 đơn vị. Cặp giá trị nào
có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất có thể là độ lớn của vec-tơ R = A +B ? (a) 14.4 đơn vị và 4
đơn vị, (b) 12 đơn vị và 8 đơn vị, (c) 20 đơn vị và 4 đơn vị, (d) không phải 3 cặp trên.

Câu hỏi 3.3: B cộng A bằng 0, hãy chọn 2 ý nào là đúng trong các ý sau: (a) A và B song
song và cùng chiều, (b) A và B song song và ngược chiều, (c) A và B có cùng độ lớn, (d) A
và B trực giao.

4
Bài tập mẫu 3.2:
Một ô tô đi theo hướng bắc được 20km,
sau đó quẹo sang hướng tây theo
phương hợp với phương bắc 1 góc 60o,
xe đi được 35km trên đoạn đường này
(hình 3.9). Xác định độ lớn, phương và
chiều của vec-tơ độ dời của xe sau 2
đoạn đường trên.
Giải:
Hình 3.9 Ví dụ 3.2
Gọi A và B là 2 vec-tơ độ dời của xe
lần lượt trong 2 đoạn đường 20km và
35km. Góc hợp bởi A và B là θ, θ = 180o – 120o = 60o.
Vec-tơ độ dời của 2 xe sau 2 đoạn đường trên là R . Ta có R = A +B với độ lớn của
R là:
R = A2  B 2  2 AB cos  202  352  2  20  35  cos(120o )  48.2 km
sin  sin
Phương của R tạo với phương bắc 1 góc β. Ta có: 
B R
sin sin120o
 sin   B  35   38.9o
R 48.2
Vậy: vec-tơ độ dời của xe sau 2 đoạn đường trên có độ lớn 48.2 km, chiều hướng về
phía tây, phương hợp với phương bắc 1 góc 38.9o.

Các thành phần của vec-tơ và vec-tơ đơn vị


Khi cộng các vec-tơ thì phương pháp hình học không được khuyến khích dùng trong
trường hợp cần phải có độ chính xác cao hoặc trong các bài toán có không gian 3 chiều. Lúc
này, ta sử dụng phương pháp thành phần. Phương pháp thành phần sử dụng các hình chiếu
của vec-tơ lên các trục tọa độ.
3.4.1 Các thành phần của vec-tơ:
Thành phần của vec-tơ là hình chiếu
của vec-tơ này lên một trục tọa độ. Có thể
biểu diễn một cách đầy đủ mọi vec-tơ
theo các thành phần của nó.
Để tiện lợi thì ta sử dụng các thành
phần vuông góc của vec-tơ: đó là hình
chiếu của vec-tơ lên các trục tọa độ x và y. Hình 3.10 Phân tích vec-tơ A thành 2 thành
phần Ax và Ay

5
Trên hình 3.10, các vec-tơ A x , A y là các vec-tơ thành phần của A . Các vec-tơ thành phần
cũng là các vec-tơ nên chúng tuân theo các qui tắc về vec-tơ.
Ax và Ax là các số vô hướng, được gọi là các thành phần của vec-tơ A . Trên hình vẽ bên
cạnh, dễ thấy:
A  Ax  Ay

3 vec-tơ này lập thành một tam giác vuông. Các thành phần của vec-tơ A lần lượt là:
Ax  A cos (3.8)
Ay  A sin (3.9)
Góc  được xác định từ trục Ox.
Các thành phần của vec-tơ là hai cạnh góc vuông của tam giác vuông có cạnh huyền là
độ dài của vec-tơ. Dễ thấy:
A  Ax2  Ay2 (3.10)
Ay
  tan1 (3.11)
Ax
Trong một bài toán, một vec-tơ có thể được xác định bởi
các thành phần hoặc độ dài và hướng của nó.
Các thành phần của vec-tơ có thể dương hoặc âm nhưng
có cùng đơn vị với vec-tơ. Dấu của thành phần phụ thuộc vào
góc (hợp bởi vec-tơ và các trục tọa độ). Hình 3.11 minh họa
các trường hợp mà các thành phần vec-tơ có dấu dương, âm.
Câu hỏi 3.4: Hãy chọn từ nào phù hợp với dấu … trong câu
sau: “Một thành phần của một vec-tơ … lớn hơn độ lớn của Hình 3.11 Dấu của các thành
vec-tơ đó”? (a) luôn luôn, (b) không bao giờ, (c) thỉnh phần của vec-tơ A
thoảng.
3.4.2 Vec-tơ đơn vị
Các đại lượng vec-tơ thường được biểu diễn
thông qua vec-tơ đơn vị.
Vec-tơ đơn vị là vec-tơ không có thứ nguyên
và có độ lớn đúng bằng 1. Các vec-tơ đơn vị
được dùng để mô tả hướng trong không gian và
không có ý nghĩa vật lý nào khác.
Trong không gian 3 chiều, các vec-tơ đơn vị Hình 3.12 Các vec-tơ đơn vị trong hệ tọa độ
được ký hiệu là ˆi , ˆj, kˆ .Các vec-tơ này vuông góc Descartes.

6
với nhau từng đôi trong một tam diện thuận. Độ lớn của mỗi vec-tơ này là 1:
ˆi  ˆj  kˆ  1

Xét một vec-tơ A trong mặt phẳng Xy, A x  Ax ˆi và A y  Ay ˆj nên A  Ax ˆi  Ay ˆj (3.12)


3.4.3 Vec-tơ vị trí
Một điểm có tọa độ (x, y) trong mặt phẳng Xy của hệ tọa độ
Descartes có thể được biểu diễn bởi một vec-tơ vị trí:
r  x ˆi  yˆj (3.13)
Trong cách viết này, x và y là các thành phần của vec-tơ r
3.4.4 Phép cộng vec-tơ khi dùng vec-tơ đơn vị:
Khi dùng vec-tơ đơn vị, các phép tính vec-tơ sẽ đơn giản
hơn. Trong mặt phẳng Xy, tổng của hai vec-tơ: R  A  B với Hình 3.13 Cộng 2 vec-tơ
các thành phần của vec-tơ R là Rx = Ax + Bx và Ry = Ay + By dùng vec-tơ đơn vị theo
  
R  Ax ˆi  Ay ˆj  Bx ˆi  By ˆj  (3.14)
hình học

R   Ax  Bx  ˆi   Ay  By  ˆj (3.15)

Suy ra độ lớn của vec-tơ R : R  Rx2  Ry2   Ax  Bx    Ay  By 


2 2
(3.16)

Góc hợp bởi vec-tơ tổng với trục Ox cho bởi:


Ry Ay  By
tan   (3.17)
Rx Ax  Bx
Nếu xét trong không gian 3 chiều thì chỉ cần thêm thành phần thứ 3 của các vec-tơ.
A  Ax ˆi  Ay ˆj  Azkˆ (3.18)

B  Bx ˆi  By ˆj  Bzkˆ (3.19
Tổng của 2 vec-tơ này là:
R   Ax  Bx  ˆi   Ay  By  ˆj   Az  Bz  kˆ  Rx ˆi  Ry ˆj  Rzkˆ (3.20)

Độ lớn của vec-tơ tổng: R  Rx2  Ry2  Rz2 .


Nếu tính tổng của 3 vec-tơ trở lên thì ta vẫn dùng phương pháp như trên cho từng vec-tơ
trong tổng. Ví dụ, với R  A  B  C thì:
R   Ax  Bx  Cx  ˆi   Ay  By  Cy  ˆj   Az  Bz  Cz  kˆ

7
Câu hỏi 3.5: Độ lớn của vec-tơ nào sau đây bằng 1 trong những thành phần của vec-tơ khác?
(a) A  2ˆi  5ˆj , (b) B  3 ĵ , (c) C  5k

Bài tập mẫu 3.4:


Tìm tổng của 2 vec-tơ A và B nằm trên mặt phẳng xy với A  2.0ˆi  2.0ˆj m và  

B  2.0ˆi  4.0ˆj m 
Giải:

Ta có
    
R = A +B  2.0ˆi  2.0ˆj m  2.0ˆi  4.0ˆj m  4.0ˆi  2.0ˆj m 
Từ đó suy ra Rx  4.0 m, Ry  2.0 m

Suy ra độ lớn của R là R  Rx 2  Ry 2  4.02  2.02  4.5 m

Ry 2.0
Phương của R hợp với Ox 1 góc θ, với tan    0.5    27o
Rx 4.0

Vậy tổng của 2 vec-tơ A và B có độ lớn 4.5 m và có phương hợp với Ox 1 góc 27o,
chiều hướng xuống (hướng về phía âm của Oy).

Bài tập mẫu 3.4:


Một chất điểm dịch chuyển qua 3 đoạn đường với 3 vec-tơ độ dời như sau:
     
r1  15ˆi  30ˆj  12kˆ cm , r2  23ˆi  14ˆj  5kˆ cm , r3  13ˆi  15ˆj cm . Hãy tìm
vec-tơ độ dời của chất điểm sau 3 đoạn đường trên theo vec-tơ đơn vị và độ lớn của
vec-tơ độ dời này.
Giải:
Ta có vec-tơ độ dời của chất điểm sau 3 đoạn đường trên là:
r  r1  r2  r3  15  23  13  ˆi cm   30  14  15  ˆj cm  12  5  0  kˆ cm


 r  25ˆi  31ˆj  7kˆ cm 
Độ lớn của vec-tơ độ dời: r  252  312  72  40 cm

8
Bài tập mẫu 3.5: Người đi bộ
Một người đi bộ bắt đầu một cuộc hành trình bằng cách
đi 25.0 km theo hướng Đông – Nam từ xe ô-tô (car) của
mình (hình 3.14). Người dừng lại và dựng lều (tent) nghỉ
qua đêm. Vào ngày thứ hai, người này đi 40,0 km theo
hướng 60 về phía Bắc so với hướng Đông thì phát hiện
ra một tháp (tower) kiểm lâm. Vị trí của tháp là ở đâu?
Giải:
Độ dời đầu tiên có độ lớn là 25.0 km và theo hướng 45
phía dưới phần dương của trục Ox. Các thành phần của nó Hình 3. 14 Ví dụ 3.5
sẽ là:
Ax  A cos(45.0)  (25.0 km)(0.707) = 17.7 km
Ay  A sin( 45.0)  (25.0 km)( 0.707)  17.7 km

Độ dời thứ hai có độ lớn là 40.0 km và theo hướng 60 về phía Bắc so với hướng đông
(trục Ox). Các thành phần của nó là:
Bx  B cos60.0  (40.0 km)(0.500) = 20.0 km
By  B sin60.0  (40.0 km)(0.866)  34.6 km

Các thành phần của độ dời tổng của người đi bộ trong cả hành trình:
Rx = Ax + Bx = 17.7 km + 20.0 km = 37.7 km
Ry = Ay + By = -17.7 km + 34.6 km = 16.9 km
Viết theo các vec-tơ đơn vị, ta được: R = (37.7 ˆi + 16.9ˆj) km
Vậy vị trí của tháp cách ô tô 1 đoạn bằng độ lớn Vec-tơ độ dời tổng là 41,3 km và lập
một góc 24,1 so với hướng Đông.

Tóm tắt chương 3


Định nghĩa
Đại lượng vô hướng: là đại lượng được xác định một cách trọn vẹn bằng một giá trị với một
đơn vị đo tương ứng và không có hướng.

Đại lượng vec-tơ: là đại lượng được xác định một cách trọn vẹn bởi một con số kèm theo đơn
vị đo và một hướng nhất định.

9
Khái niệm và nguyên lý:
Khi cộng 2 hay nhiều vec-tơ với nhau, chúng phải cùng đơn vị và phải là các đại lượng cùng
loại. Chúng ta có thể cộng 2 vec-tơ bằng hình học. Kết quả của vec-tơ tổng R = A + B là vec-
tơ nối từ điểm đầu của vec-tơ A đến điểm ngọn của vec-tơ B (hình 3.6).

Nếu vec-tơ A có thành phần theo phương x là Ax và phương y là Ay thì A được biểu diễn
như sau: A  Ax i  Ay j với i , j là các vec-tơ đơn vị có chiều lần lượt theo chiều dương trục
x, y và có độ lớn i  j  1 .

Phương pháp thứ 2 để cộng các vec-tơ là cộng các thành phần cùng vec-tơ đơn vị với nhau.

Câu hỏi lý thuyết chương 3


1. Một quyển sách di chuyển 1 vòng quanh mép bàn có độ dài 2 cạnh là 1 m và 2 m. Quyển
sách dừng lại tại vị trí xuất phát ban đầu. Hỏi: (a) độ dời của quyển sách, (b) quãng đường
quyển sách đi được.
2. Nếu một thành phần của vec-tơ A chiếu theo phương của vec-tơ B bằng 0 thì chúng ta
có thể kết luận gì về 2 vec-tơ trên?

Bài tập chương 3


1. Hai điểm trong một mặt phẳng có tọa độ cực (2.50 m, 30.0°) và (3.80 m, 120.0°). Xác
định (a) tọa độ Descartes của các điểm này và (b) khoảng cách giữa chúng.
2. Một thùng hàng chịu tác dụng của 2 lực F1 , F2 có độ lớn lần lượt là
6N và 5N như hình bên, với góc θ = 30o. Tìm tổng hợp lực F1  F2
bằng phương pháp hình học.
3. Một chiếc máy bay bay từ căn cứ đến hồ A, cách căn cứ 280 km
theo phương hợp phương đông góc 20.0° về phía bắc (20.0° north
of east). Sau khi thả đồ tiếp tế, nó bay đến Hồ B, cách hồ A 190 km
theo phương hợp với phương bắc góc 30.0° về phía tây (30.0° west of north). Xác định
khoảng cách và phương hướng của Hồ B so với Căn cứ bằng phương pháp hình học.
4. Một xe tải nhỏ di chuyển thẳng về phía bắc trong làn đường bên phải của của một cao
tốc có nhiều làn đường với tốc độ 28.0 m/s. Một người đi cắm trại vượt qua xe tải nhỏ
này và sau đó đổi từ làn đường bên trái sang làn đường bên phải. Như vậy, đường đi của
người cắm trại trên đường là một đường thẳng nghiêng 8.50° so với phương bắc và hướng
về phía đông. Để tránh việc cắt đầu xe tải, khoảng cách theo hướng bắc nam của cuối xe

10
của người cắm trại và đầu xe tải không giảm. Người cắm trại có thể lái xe để đáp ứng
yêu cầu này không? Giải thích câu trả lời của ba ̣n.
5. Trong khi khám phá một hang động, một người
khảo sát bắt đầu từ lối vào và di chuyển theo
khoảng cách sau đây trên một mặt phẳng ngang.
Cô ấy đi 75.0 m về phía bắc, 250 m về phía đông,
125 m ở một góc θ = 30.0° về phía bắc và 150 m
về phía Nam. Tính độ dời của cô ấy lúc cuối so với
lối vào hang động.
6. Một người mới chơi golf mất ba cú đánh để đưa bóng xuống lỗ.
Khoảng cách 3 lần đánh liên tiếp của bóng là 4.00 m về phía bắc,
2.00 m về phía đông bắc (góc 45o), và 1.00 m ở 30.0° phía tây
nam. Xuất phát từ cùng một điểm ban đầu, một người chơi golf
chuyên nghiệp có thể đánh bóng vào lỗ với khoảng cách duy nhất
là bao nhiêu?
7. Một vận động viên trượt tuyết trên mặt tuyết nghiêng góc 35.0° với phương ngang. Khi
vận động viên dùng gậy đẩy để trượt, một mảnh tuyết rơi văng
lên 1 đoạn tối đa là 1.50 m theo phương tạo với phương đứng
1 góc 16,0°. Tìm các thành phần (a) song song và (b) vuông
góc với mặt phẳng nghiêng của vec-tơ đồ dời của mảnh tuyết.
8. Hình dưới minh họa tỉ lệ điển hình của cơ thể nam (m) và nữ
(f). Trong hình, ta thấy , các vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑1𝑚 và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑1𝑓 từ bàn chân đến
rốn có độ lớn là 104 cm và 84.0 cm; vectơ 𝑑 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
2𝑚 and 𝑑2𝑓 từ rốn đến đầu ngón tay có độ
lớn là 100 cm và 86.0 cm. Tìm tổng vectơ ⃗⃗⃗⃗
𝑑3 = ⃗⃗⃗⃗
𝑑1 + ⃗⃗⃗⃗
𝑑2 cho cả 2 người này.

9. Một trạm radar định vị một con tàu bị chìm ở tầm xa 17.3 km và ở góc 136o theo chiều
kim đồng hồ so với phương bắc. Từ cùng một trạm, máy bay cứu hộ nằm ở khoảng cách
ngang 19.6 km, 153° theo chiều kim đồng hồ so với phương bắc, với độ cao 2.20 km. (a)
Viết vectơ vị trí cho con tàu trong hệ trục tọa độ Descartes, với 𝑖̂ là vectơ đơn vị hướng
về phía đông, 𝑗̂ là vectơ đơn vị hướng về phía bắc và 𝑘̂ là vectơ đơn vị hướng lên phía
trên. (b) Máy bay và tàu cách nhau bao xa?

11
10. Bạn đang đứng trên mặt đất ở gốc của một hệ tọa độ.
Một máy bay bay qua bạn với vận tốc không đổi song
song với trục x và ở một chiều cao cố định 7.60 × 103
m. Vào thời điểm t = 0, máy bay nằm ngay phía trên
bạn sao cho các vector từ bạn đến nó là ⃗⃗⃗𝑃0 = 7.60 ×
3
10 𝑗̂ m. Tại thời điểm t = 30.0 s, vector vị trí từ bạn tới máy bay
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
là 𝑃 3 3
30 = (8.04 × 10 𝑖̂ + 7.60 × 10 𝑗̂) m như hình bên. Xác định
độ lớn và hướng của vector vị trí của máy bay tại thời điểm t =
45.0 s.
11. Một siêu nhân bay xuống từ đỉnh 1 tòa nhà theo phương tạo với
phương ngang 1 góc 30o như hình vẽ. Tìm các thành phần theo
phương ngang và dọc của độ dời 100 m.
12. Một vector được cho bởi 𝑹 ̂ . Tìm (a) độ lớn của các thành phần x, y, z; (b)
⃗⃗ = 2𝒊̂ + 𝒋̂ + 3𝒌
độ lớn của 𝑅⃗ và (c) các góc giữa 𝑅⃗ và trục x, y, z.
13. Một con nhện đang nghỉ ngơi sau khi nhả được 2 sợi tơ vuông góc nhau. Chọn hệ trục
xy theo 2 phương của 2 sợi tơ như hình vẽ. Trọng lực của nó
cân bằng với 2 lực căng Tx và Ty trên 2 sợi tơ. Biết trọng lực
của con nhện bằng 0.15 N và Tx = 0.127 N. Tính (a) giá trị
lực căng Ty, (b) góc hợp bởi trục x với phương ngang và (c)
góc hợp bởi trục y với phương ngang.
14. Vec-tơ ⃗𝑨⃗ và ⃗𝑩
⃗ có độ lớn bằng nhau và bằng 5.00. Tổng của
vec-tơ ⃗𝑨
⃗ và ⃗𝑩
⃗ là vec-tơ 6.00𝒋̂. Xác định góc giữa 2 vec-tơ ⃗𝑨

⃗⃗ .
và 𝑩
Đáp số
1. (a) (2.17, 1.25) m, (−1.90, 3.29) m; (b) 4.55m.
2. 9.5 N, 57° trên trục x.
3. 310 km tại 57° so với phương tây về phía nam. (310 km at 57° S of W)
4. …
5. 358 m tại 2o so với phương đông về phía tây. (358 m at 2° W of E)
6. 4.64 m at 78.6° N of E
7. (a) 1.17 m hướng lên đỉnh đồi; (b) 0.944 m hướng ra xa đồi tuyết.
8. 170.1 cm, 57.2° trên trục x; 145.7 cm, 58.6° trên trục x.
9. (a) (3.12𝒊̂ + 5.02𝒋̂ − 2.20𝒌̂ ) 𝑘𝑚 ; (b) 6.31 km
10. 1.43 × 104 𝑚 ; 32.2o so với phương ngang
11. 86.6 m, –50.0 m
12. |𝑅⃗| = 3.74
13. (a) 0.078 N; (b) 57.9o; (c) 32.1o.
14. 106o.

12
Chương 4: Chuyển động trong không gian hai chiều

H
iểu biết về các cơ sở của chuyển động trong không gian 2 chiều (từ đây gọi tắt là
chuyển động hai chiều) sẽ cho chúng ta (trong các chương sau) khảo sát các tình huống
khác nhau, từ chuyển động của các vệ tinh trên quỹ đạo đến chuyển động của các
electron trong điện trường đều. Chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu chi tiết hơn về bản chất
vec-tơ của vị trí, vận tốc và gia tốc. Sau đó sẽ xử lý chuyển động ném nghiêng và chuyển
động tròn đều như là các trường hợp đặc biệt của chuyển động hai chiều. Chúng ta cũng sẽ
thảo luận về khái niệm chuyển đông tương đối.

Các vec-tơ vị trí, vận tốc và gia tốc


4.1.1 Vec-tơ độ dời
Trong chương 2, ta đã thấy rằng chuyển động của một chất điểm theo một đường thẳng
sẽ được xác định hoàn toàn nếu vị trí của nó được biết đến như là một hàm của thời gian. Bây
giờ ta sẽ mở rộng ý tưởng này sang chuyển động 2 chiều của
một chất điểm trong mặt phẳng xy. Ta bắt đầu bằng việc mô tả
vị trí của một chất điểm bằng vec-tơ vị trí r , vẽ từ gốc của một
hệ tọa độ đến vị trí của hạt trong mặt phẳng xy (hình 4.1).
Tại thời điểm ti, vị trí của chất điểm là ở A, được mô tả bởi
vec-tơ ri , tại thời điểm tf, vị trí của chất điểm là B, được mô tả
bởi vec-tơ rf . Quỹ đạo của chất điểm là đoạn cong AB.
Vec-tơ độ dời của vật được định nghĩa là sự thay đổi vị trí
của vật. r  rf  ri (4.1) Hình 4.1 Vec-tơ độ dời
ሬԦ của chất điểm dịch
∆𝒓
Như vậy động học chuyển động hai chiều (2 chiều hoặc 3 chuyển từ điểm A đến B
chiều), mọi thứ đều tương tự như trong chuyển động một chiều trên mặt phẳng xy
ngoại trừ việc ta phải sử dụng trọn vẹn cách biểu diễn vec-tơ.

1
4.1.2 Vận tốc trung bình:
Vận tốc trung bình là tỉ số giữa độ dời và thời gian
thực hiện độ dời đó. Hướng của vận tốc trung bình là
hướng của vec-tơ độ dời.
r
vavg  (4.2)
t
4.1.3 Vận tốc tức thời:
Vận tốc tức thời là giới hạn của vận tốc trung bình
khi Δt tiến tới không (tức là bằng đạo hàm của vec-tơ độ
r dr
dời theo thời gian). v  lim  (4.3) Hình 4.2 Vận tốc tức thời tại điểm
t 0 t dt
A có phương là đường tiếp tuyến
Vận tốc tức thời tại mỗi điểm trên quỹ đạo của chất với quỹ đạo tại điểm A.
điểm có phương là phương tiếp tuyến với quỹ đạo và có
chiều là chiều chuyển động.
Độ lớn của vận tốc tức thời được gọi là tốc độ. Tốc độ là một đại lượng vô hướng.
4.1.4 Gia tốc trung bình
Gia tốc trung bình của một chất điểm chuyển động được định nghĩa bằng tỉ số giữa độ
biến thiên của vận tốc tức thời và khoảng thời gian diễn ra sự biến thiên đó.

v vf  vi
aavg   (4.4)
t tf  t i

Gia tốc trung bình là một đại lượng vec-tơ cùng hướng với v .
4.1.5 Gia tốc tức thời:
∆𝑣ሬԦ
Gia tốc tức thời là giới hạn khi Δt tiến đến không của tỉ số
∆𝑡

v dv
a  lim  (4.5)
t 0 t dt

Gia tốc tức thời bằng đạo hàm theo thời gian của vec-tơ vận tốc.
Câu hỏi 4.1: Xét các vật điều khiển trong 1 ô tô gồm: bàn đạp ga, phanh, tay lái. Trong 3 vật
này, vật nào gây ra gia tốc cho xe? (a) Cả 3 vật, (b) bàn đạp ga và phanh, (c) phanh, (d) bàn
đạp ga, và (e) tay lái.

2
Chuyển động hai chiều với gia tốc không đổi
4.2.1 Các phương trình động học trong chuyển động hai chiều:
Nếu một chuyển động hai chiều có gia tốc không đổi, ta có thể tìm được một hệ phương
trình để mô tả chuyển động đó. Các phương trình này tương tự như các phương trình động
học trong chuyển động thẳng.
Có thể mô hình hóa chuyển động trong không gian 2 chiều như là hai chuyển động độc
lập trong từng hướng gắn với các trục x và y. Lưu ý: tác động lên chuyển động theo trục y
không ảnh hưởng đến chuyển động theo trục x.
Các phương trình động học:
Vec-tơ vị trí của một chất điểm chuyển động trong mặt phẳng xy là

r  x ˆi  y ˆj (4.6)
Vec-tơ vận tốc của chất điểm được xác định bởi:
dr dx ˆ dy ˆ
v  i j  v x ˆi  v y ˆj (4.7)
dt dt dt
Vì gia tốc của chất điểm là hằng số nên ta tìm được biểu thức của vận tốc như là hàm của
thời gian:
vf  vi  at (4.8)
Vị trí của chất điểm cũng được biểu diễn như là hàm của thời gian:
rf  ri  vi t  1 at 2 (4.9)
2

Hình 4.3 Biểu diễn các thành phần của vec-tơ (a) vị trí, (b) vận tốc trong chuyển động hai
chiều có gia tốc không đổi
Bài tập mẫu 4.1:
Một chất điểm di chuyển trên mặt phẳng xy. Tại thời điểm t = 0 nó bắt đầu rời gốc tọa
độ với vận tốc ban đầu theo phương x là 20 m/s và theo phương y là – 15 m/s. Chất
3
điểm chuyển động với gia tốc theo phương x bằng 4 m/s2. (A) Xác định biểu thức vec-
tơ vận tốc của chất điểm theo thời gian. (B) Tính vận tốc và tốc độ của chất điểm tại
thời điểm t = 5 s và góc hợp bởi vec-tơ vận tốc với trục x.
Giải:
(A) Từ dữ liệu đề bài cho, ta có vxi = 20 m/s,vyi = –15 m/s, ax = 4 m/s2 và ay = 0.
𝑣𝑓 = ሬሬ𝑣ሬԦ𝑖 + 𝑎Ԧ𝑡 = (𝑣𝑥𝑖 + 𝑎𝑥 𝑡)𝑖̂ + (𝑣𝑦𝑖 + 𝑎𝑦 𝑡)𝑗̂ = (20 + 4𝑡)𝑖̂ + (−15 + 0. 𝑡)𝑗̂
Ta có ሬሬሬԦ
Vậy biểu thức vec-tơ vận tốc theo thời gian là: ሬሬሬԦ
𝑣𝑓 = (20 + 4𝑡)𝑖̂ − 15𝑗̂ (m/s)
(B) Tại thời điểm t = 5 s, thay t = 5 s và biểu thức trên ta được vec-tơ vận tốc tại thời
điểm 5 s: ሬሬሬԦ
𝑣𝑓 = (20 + 4 × 5)𝑖̂ − 15𝑗̂ = (40𝑖̂ − 15𝑗̂) (m/s)
Tốc độ của chất điểm tại t = 5 s: |𝑣 2 2
𝑓 = √40 + (−15) = 43 𝑚/𝑠
ሬሬሬԦ|
𝑣𝑦𝑓 −15
Góc hợp bởi vec-tơ vận tốc theo thời gian là: 𝜃 = arctan ( ) = arctan ( )=
𝑣𝑥𝑓 40
−21𝑜

Chuyển động ném nghiêng


Một vật có thể đồng thời chuyển động theo hai trục x và y. Trong phần này, ta xem xét
chuyển động ném nghiêng. Phân tích chuyển động ném nghiêng của một vật sẽ đơn giản nếu
chấp nhận 2 giả định:
 Gia tốc rơi tự do là hằng số trong phạm vi chuyển động và hướng xuống dưới (giống
như là quả đất là phẳng trong phạm vi khảo sát, điều này là hợp lý nếu phạm vi này là
bé so với bán kính của Quả đất).
 Bỏ qua sức cản của không khí.
Phân tích chuyển động ném
nghiêng: Xét một chất điểm được ném
nghiêng từ gốc tọa độ với vận tốc ban đầu
ሬሬ𝑣ሬԦ𝑖 có phương hợp với phương ngang một
góc θi. Với 2 giả định nêu trên, quỹ đạo
của chất điểm luôn là một parabol như
trong hình 4.4. Ở điểm cao nhất của quỹ
đạo, vận tốc theo phương thẳng đứng
bằng 0. Gia tốc luôn bằng g tại mọi điểm
trên quỹ đạo.
Cụ thể, chúng ta sẽ đi thiết lập Hình 4.4 Quỹ đạo parabol của chất điểm được
phương trình chuyển động của chất ném nghiêng 1 góc θi từ gốc tọa độ với vận tốc
điểm trên theo 2 phương x và y. Chuyển ban đầu vi
động của chất điểm là tổng hợp của các chuyển động theo phương x và y. Vị trí của chất điểm
tại thời điểm bất kỳ cho bởi:

4
rf  ri  vi t  1 gt 2 (4.10)
2
Với hệ tọa độ chọn như hình 4.4, ta có:
 Tọa độ ban đầu của chất điểm (xi, yi) = (0, 0).
 Vận tốc ban đầu của chất điểm là ሬሬ𝑣ሬԦ𝑖 chiếu theo hệ tọa độ đã chọn như trên hình 4.4 ta
𝑣𝑥𝑖 = +𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖
có các thành phần của vận tốc ban đầu của chất điểm là : { 𝑣 = +𝑣 𝑠𝑖𝑛𝜃
𝑦𝑖 𝑖 𝑖
 Gia tốc của chất điểm 𝑎Ԧ = 𝑔Ԧ, chiếu theo hệ tọa độ hình 4.4 thì 𝑔Ԧ cùng phương và
𝑎𝑥 = 0
ngược chiều với Oy nên ta có các thành phần gia tốc: {𝑎 = −𝑔
𝑦
 Vận tốc tại thời điểm t của chất điểm:
𝑣𝑥𝑓 = 𝑣𝑥𝑖 + 𝑎𝑥 𝑡 = +𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖
{ (4.11)
𝑣𝑦𝑓 = 𝑣𝑦𝑖 + 𝑎𝑦 𝑡 = +𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 − 𝑔𝑡
 Phương trình (4.11) được gọi là phương trình vận tốc của chất điểm, nó cho ta biết
vận tốc của chất điểm ở thời điểm t bất kỳ.
Từ những phân tích trên ta viết được:
 Theo phương x: ax = 0 và vxi = const nên chất điểm chuyển động thẳng đều với vận tốc
𝑣𝑥𝑖 = 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 . Từ biểu thức (4.10), ta viết được phương trình chuyển động của chất
điểm theo phương x ứng với hệ tọa độ đã chọn như hình 4.4 như sau:
1
 𝑥𝑓 = 𝑥𝑖 + 𝑣𝑥𝑖 . 𝑡 + 𝑎𝑥 𝑡 2 = 0 + 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 . 𝑡 + 0 = 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 . 𝑡 (4.12)
2
 Theo phương y: 𝑎𝑦 = −𝑔 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 nên theo phương y chất điểm chuyển động thẳng
biến đổi đều với vận tốc ban đầu 𝑣𝑦𝑖 = +𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 . Từ biểu thức (4.10), ta viết được
phương trình chuyển động của chất điểm theo phương y ứng với hệ tọa độ đã chọn
như hình 4.4 như sau:
1 1 1
𝑦𝑓 = 𝑦𝑖 + 𝑣𝑦𝑖 . 𝑡 + 𝑎𝑦 𝑡 2 = 0 + 𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 . 𝑡 + (−𝑔)𝑡 2 = 𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 . 𝑡 − 𝑔𝑡 2 (4.13)
2 2 2
Hệ phương trình (4.12) và (4.13) được gọi là phương trình chuyển động của chất điểm
ném nghiêng. Từ hệ phương trình này, ta biết được vị trí của chất điểm tại một thời điểm t
bất kỳ.
Bây giờ, chúng ta có thể khử t ở 2 phương trình trên để thu được phương trình tọa độ y
phụ thuộc x như sau: từ (4.12) ta suy ra biểu thức thời gian chuyển động của chất điểm 𝑡 =
𝑥𝑓
rồi thế vào phương trình (4.13), ta được:
𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖

𝑥𝑓 1 𝑥𝑓 2 1 𝑔
𝑦𝑓 = 𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 . − 𝑔( ) = 𝑥𝑓 . 𝑡𝑎𝑛𝜃𝑖 − . 𝑥𝑓2 (4.14)
𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 2 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 2 𝑣𝑖2 (𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 )2

Phương trình (4.14) được gọi là phương trình quỹ đạo của chất điểm. Nhìn vào phương
trình này ta chứng tỏ được rằng chất điểm chuyển động theo quỹ đạo parabol.
Lưu ý: các phương trình (4.12), (4.13) và (4.14) được xây dựng dựa trên hệ tọa độ được
chọn như hình 4.4. Dấu của các thành phần trong các phương trình (4.12), (4.13) và (4.14) có
5
thể sẽ thay đổi khác nếu ta chọn hệ tọa độ khác với hình 4.4. Nhưng phương trình quỹ đạo
của những chất điểm chuyển động ném nghiêng vẫn là phương trình bậc 2 của y phụ thuộc x
theo quỹ đạo parabol.
Câu hỏi 4.2: (i) Giả sử một vật chuyển động ném nghiêng với quỹ đạo parabol như hình 4.4,
tại điểm nào trên quỹ đạo của vật vec-tơ vận tốc và vec-tơ gia tốc vuông góc với nhau? (a)
không có điểm nào, (b) điểm cao nhất, (c) điểm xuất phát. (ii) Với cùng lựa chọn như trên,
hỏi điểm nào trên quỹ đạo của vật vec-tơ vận tốc và vec-tơ gia tốc song song với nhau?

Tầm xa và độ cao cực đại của vật ném nghiêng:


Khi phân tích chuyển động ném nghiêng ta thường quan tâm
đến hai đặc trưng: tầm xa R (là khoảng cách xa nhất theo phương
ngang so với vị trí ban đầu) và độ cao cực đại h (là khoảng cách
xa nhất theo phương đứng so với vị trí ban đầu) mà vật đạt được
(hình 4.5).
 Độ cao cực đại h: Khi chất điểm đi đến điểm A – vị trí
đạt độ cao cực đại, vận tốc theo phương y của nó bằng 0. Hình 4.5 Tại điểm A, chất
Từ phương trình (4.11), cho vy = 0, ta suy ra thời gian mà điểm đạt độ cao cực đại. Tại
𝑣 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖
chất điểm đi từ O đến A là: 𝑡𝐴 = 𝑖 . Thay tA vào điểm B, chất điểm đạt vị trí
𝑔
xa nhất theo phương ngang.
phương trình chuyển động (4.13), ta thu được biểu thức
độ cao cực đại của chất điểm:
𝑣𝑖2 𝑠𝑖𝑛2 𝜃𝑖
ℎ= (4.15)
2𝑔
 Tầm xa R: Khi chất điểm đến điểm B – vị trí đạt khoảng cách xa nhất theo phương
ngang, tọa độ y của chất điểm bằng 0. Từ phương trình (4.14), cho y = 0 ta suy ra biểu
thức tính thời gian chất điểm đi từ O đến B. Cách khác, đối với bài toán ta đang xét, ta
thấy tB = 2tA. Thay tB vào phương trình (4.12) ta thu được biểu thức tính tầm xa:
𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖
𝑅 = 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 . 𝑡𝐵 = 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 . 2.
𝑔
2
𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛2𝜃𝑖
→𝑅= (4.16)
𝑔
Lưu ý: Các kết quả này (4.15) và (4.16)
chỉ đúng trong trường hợp chuyển động là đối
xứng. Trong trường hợp độ cao ban đầu và độ
cao cuối cùng của vật khác nhau thì phải tính
bằng các công thức khác.
Từ các kết quả trên, ta xét trường hợp các Hình 4.6 Quỹ đạo của một vật ném nghiêng được
góc bắn  phụ nhau. Cụ thể như hình 4.6, nó bắn từ gốc tọa độ với cùng tốc độ ban đầu 50 m/s
mô tả quỹ đạo của một vật ném nghiêng được nhưng các góc bắn khác nhau.
6
bắn từ gốc tọa độ với cùng tốc độ ban đầu 50 m/s nhưng với các góc bắn khác nhau. Từ các
công thức ở trên và quan sát hình 4.6, ta có thể kết luận:
 Tầm xa đạt được là như nhau ứng với các góc phụ nhau.
 Với góc  thì tầm xa là cực đại.
 Với các góc khác nhau thì độ cao và thời gian vật chuyển động trong không trung là
khác nhau.
Câu hỏi 4.3: Hãy sắp xếp các góc bắn như trên hình 4.6 theo thứ tự thời gian bay từ nhỏ nhất
đến lớn nhất.

Bài tập mẫu 4.2:


Một vận động viên nhảy xa như hình 4.7 rời khỏi mặt đất tại
góc 20o so với phương ngang với tốc độ ban đầu 11 m/s. (a)
Anh ta nhảy được 1 đoạn bao xa theo phương ngang? (b) Độ
cao cực đại mà anh ta đạt được?
Giải:
Bài toán hoàn toàn giống trường hợp chất điểm mà chúng ta
xét ở trên. Nên ta có thể áp dụng biểu thức (4.15) và (4.16)
Hình 4.7 Bài tập mẫu
để tính.
4.2

Bài tập mẫu 4.3:


Một viên đạn bắn ra từ khẩu súng nhắm vào 1 mục tiêu. Cùng lúc đó một viên bi rơi
tự do từ trạng thái nghỉ từ mục tiêu (hình 4.8). Hãy chứng tỏ rằng nếu khẩu súng nhắm
thẳng vào mục tiêu tĩnh (Target – trên hình 4.8) thì viên đạn sẽ đụng phải viên bi rơi
tự do (như hình 4.8a).

Hình 4.8 Bài tập mẫu 4.3


Giải:

7
Chọn hệ tọa độ như hình 4.8b, gốc tọa độ đặt tại vị trí viên đạn rời khỏi nòng súng.
Gọi xT là khoảng cách từ gốc tọa độ đến mục tiêu theo phương x. Khẩu súng nhắm
thẳng mục tiêu nên viên đạn bay ra với vận tốc ban đầu ሬሬ𝑣ሬԦ𝑖 hợp với phương ngang 1
góc θi. Vậy ta tính được khoảng cách từ điểm viên đạn rời nòng súng đến mục tiêu
theo phương y là xT.tanθi.
𝑥𝑓Đ = 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 . 𝑡
Phương trình chuyển động của viên đạn: { 1
𝑦𝑓Đ = 𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 . 𝑡 − 𝑔𝑡 2
2
Gọi tT là thời gian viên đạn chuyển động từ gốc tọa độ đến điểm có tọa độ theo phương
x bằng xT. Từ phương trình chuyển động của nó ta suy ra:
𝑥𝑇
𝑥𝑓Đ = 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 . 𝑡𝑇 = 𝑥𝑇 → 𝑡𝑇 =
𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖
{
1 2 1
𝑦𝑓Đ = 𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 . 𝑡𝑇 − 𝑔𝑡𝑇 = 𝑥𝑇 𝑡𝑎𝑛𝜃𝑖 − 𝑔𝑡𝑇2 (1)
2 2
𝑥𝑓𝐵 = 𝑥𝑇
Phương trình chuyển động của viên bi: { 1
𝑦𝑓𝐵 = 𝑥𝑇 . 𝑡𝑎𝑛𝜃𝑖 − 𝑔𝑡 2
2
Sau thời gian tT thì tọa độ theo phương y của viên bi là 𝑦𝑓𝐵 = 𝑥𝑇 . 𝑡𝑎𝑛𝜃𝑖 −
1
𝑔𝑡𝑇2 (2)
2
Từ (1) và (2) ta thấy sau 1 khoảng thời gian tT thì viên đạn và viên bi có cùng tọa độ
(xfB = xfĐ = xT; yfB = yfĐ). Điều đó chứng tỏ nếu khẩu súng nhắm thẳng vào mục tiêu
tĩnh thì viên đạn sẽ đụng phải viên bi rơi tự do như đề bài yêu cầu.

Bài tập mẫu 4.4:


Một hòn đá được ném với tốc độ ban đầu 20 m/s từ đỉnh
của một tòa nhà cao 45m so với mặt đất với góc ném ban
đầu θi = 30o so với phương ngang. (A) Sau bao lâu hòn đá
chạm đất? (B) Tìm tốc độ của hòn đá lúc vừa chạm đất.
Giải:
Chọn hệ tọa độ như hình 4.9 với gốc tọa độ gắn với vị trí
hòn đá bắt đầu rời khỏi tay người.
(A) Theo đề bài ta có: (xi, yi) = (0, 0), vi = 20 m/s, θi = 30o
Hình 4.9 Bài tập mẫu 4.4
Ta viết được phương trình chuyển động của hòn đá:
𝑥𝑓 = 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 . 𝑡 = 20𝑐𝑜𝑠30𝑜 . 𝑡
{ 1 1
𝑦𝑓 = 𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 . 𝑡 − 𝑔𝑡 2 = 20𝑠𝑖𝑛30𝑜 . 𝑡 − 9.8𝑡 2
2 2
1
Khi hòn đa chạm đất: 𝑦𝑓 = 20𝑠𝑖𝑛30𝑜 . 𝑡 − 9.8𝑡 2 = 𝑦Đ = −45
2
8
Giải phương trình bậc 2 trên ta tìm được thời gian hòn đá chạm đất là t = 4.22s.
𝑣𝑥𝑓 = 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖
(B) Phương trình vận tốc của hòn đá: {
𝑣𝑦𝑓 = 𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 − 𝑔𝑡
Từ câu (a) ta đã tính được thời gian hòn đá chạm đất, thế vào phương trình vận tốc ta
sẽ tính được các vận tốc thành phần khi hòn đá vừa chạm đất:
𝑣𝑥𝑓 = 𝑣𝑖 𝑐𝑜𝑠𝜃𝑖 = 20𝑐𝑜𝑠30𝑜 = 17.3
{
𝑣𝑦𝑓 = 𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑖 − 𝑔𝑡 = 20𝑠𝑖𝑛30𝑜 − 9.8 × 4.22 = −31.3

2 2 𝑚
Vậy tốc độ của hòn đá lúc vừa chạm đất là: 𝑣𝑓 = √𝑣𝑥𝑓 + 𝑣𝑦𝑓 = 35.8 ( )
𝑠

Chuyển động tròn đều


Chuyển động tròn đều diễn ra khi một vật chuyển động theo một đường tròn với tốc độ
không đổi.
Trong chuyển động này, vec-tơ vận tốc (với độ lớn không đổi) luôn tiếp tuyến với quỹ
đạo của vật, hướng của vận tốc luôn thay đổi. Vì vậy vật có gia tốc là do sự thay đổi hướng
của vận tốc.
Xét một ôtô được xem là một
chất điểm chuyển động dọc theo
quỹ đạo tròn như hình 4.10a.
Từ hình các vec-tơ 𝑟Ԧ và 𝑣Ԧ vẽ
như trên hình 4.10b và 4.10c ta suy
|∆𝑣
ሬԦ| |∆𝑟Ԧ| |∆𝑟Ԧ|
ra tỷ số: = → |∆𝑣Ԧ| = 𝑣 ,
𝑣 𝑟 𝑟
với v = vi = vf và r = ri = rf . Hình 4.10 (a) Một ô tô đang đi dọc theo quỹ đạo tròn
với tốc độ không đổi. (b) Khi xe chuyển động từ A đến
Từ đó tính được gia tốc trung
B trên đường tròn, vec-tơ vận tốc của nó là ሬሬ𝑣ሬԦ𝑖 và
bình khi chất điểm đi từ A đến B:
𝑣𝑓 tương ứng. (c) Hướng của vec-tơ vận tốc từ khi xe đi
ሬሬሬԦ
|∆𝑣Ԧ| |∆𝑟Ԧ| từ A đến B và độ biến thiên vận tốc hướng về tâm
|𝑎
ሬሬሬሬሬሬሬሬԦ|
𝑎𝑣𝑔 = =𝑣
|∆𝑡| 𝑟∆𝑡 đường tròn.
Khi A và B như trên hình
4.10b cực kỳ gần nhau, tức là ∆𝑡 → 0 ta thu được độ lớn gia tốc tức thời:
𝑣2
𝑎𝑐 =(4.17)
𝑟
Gia tốc ac gọi là gia tốc hướng tâm của chất điểm chuyển động tròn đều. Hướng của gia
tốc này hướng về phía tâm của quỹ đạo.
Chu kỳ: Chu kỳ T là thời gian cần để vật đi hết một vòng.
Tốc độ của chất điểm chính là tỉ số giữa chu vi của đường tròn với chu kỳ, nên chu kỳ
được định nghĩa là:
9
2𝜋𝑟
𝑇= (4.18)
𝑣
Ngược với chu kỳ là tần số quay (rotation rate) được đo bằng số vòng quay trong 1 giây.
Khi chất điểm quay được 1 vòng tròn tương ứng góc 2π rad, tích của 2π và tần số quay được
gọi là tốc độ góc ω của chất điểm, được đo bằng rad/s.
2𝜋
𝜔= (4.19)
𝑇
Kết hợp phương trình (4.18) và (4.19) ta có phương trình liên hệ giữa tốc độ góc ω và tốc
độ dài v:
2𝜋 2𝜋
𝜔= = 𝑣 → 𝑣 = 𝑟𝜔 (4.20)
𝑇 2𝜋𝑟
Như vậy, ta có biểu thức khác của gia tốc hướng tâm:
𝑣2 (𝑟𝜔)2
𝑎𝑐 = = → 𝑎𝑐 = 𝜔2 𝑟 (4.21)
𝑟 𝑟
Câu hỏi 4.4: Một chất điểm chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính r, tốc độ v. Sau đó nó
được tăng tốc lên tốc độ 2v trên cùng quỹ đạo tròn đó. (i) Gia tốc hướng tâm của nó tăng bao
nhiêu lần? (a) 0.25, (b) 0.5, (c) 2, (d) 4, (e) không xác định được. (ii) Cùng các lựa chọn như
trên, chu kỳ của chất điểm tăng bao nhiêu lần?

Bài tập mẫu 4.5:


(A) Xác định gia tốc hướng tâm của Trái đất khi nó chuyển động xung quanh Mặt trời.
Xem như quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời là quỹ đạo tròn. Biết khoảng cách từ
tâm Trái đất đến Mặt trời là 1.496 × 1011 𝑚 và chu kỳ quay của Trái đất là 365 ngày.
(B) Xác định tốc độ góc của Trái đất khi nó chuyển động xung quanh Mặt trời.
Giải:
Gia tốc hướng tâm của Trái đất khi nó chuyển động xung quanh Mặt trời:
2𝜋𝑟 2
𝑣 2 ( ) 4𝜋 2 𝑟 4𝜋 2 × 1.496 × 1011
𝑎𝑐 = = 𝑇 = 2 = = 5.93 × 10−3 𝑚/𝑠 2
𝑟 𝑟 𝑇 (365 × 24 × 3600)2
Tốc độ góc của Trái đất khi nó chuyển động xung quanh Mặt trời
2𝜋
𝜔= = 1.99 × 10−7 𝑟𝑎𝑑/𝑠
𝑇

10
Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến
Khảo sát một chuyển động tổng
quát hơn chuyển động trong phần 4.4.
Một chất điểm chuyển động về phía bên
phải theo một đường cong, vận tốc của
nó thay đổi cả về hướng và độ lớn (hình
4.11).
Xét sự thay đổi về độ lớn của vec- Hình 4.11 Chuyển động của một chất điểm trên 1
tơ vận tốc: Gia tốc tiếp tuyến ሬሬሬԦ
𝒂𝒕 gây ra đường cong bất kỳ.
sự thay đổi về tốc độ của chất điểm. Gia
tốc tiếp tuyến cùng phương với vec-tơ vận tốc (phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đang
xét) và có độ lớn cho bởi:
𝑑𝑣
𝑎𝑡 = | | (4.22)
𝑑𝑡
Chiều của vec-tơ gia tốc tiếp tuyến ሬሬሬԦ
𝑎𝑡 sẽ cùng chiều với 𝑣Ԧ nếu chất điểm chuyển động
nhanh dần và ngược chiều với 𝑣Ԧ nếu chất điểm chuyển động chậm dần.
Xét sự thay đổi về phương của vec-tơ vận tốc: Gia tốc pháp tuyến ሬሬሬሬԦ
𝒂𝒓 gây ra sự thay đổi
về phương của vec-tơ vận tốc của chất điểm. Gia tốc pháp tuyến có phương vuông góc với
vec-tơ vận tốc (phương pháp tuyến), chiều hướng về phía tâm quỹ đạo, độ lớn chính bằng độ
lớn gia tốc hướng tâm:
𝑣2
|𝑎𝑟 | =(4.23)
𝑟
Như vậy, tại một điểm bất kỳ trên quỹ đạo, chất điểm chuyển động chịu tác động của gia
tốc toàn phần:
𝑎Ԧ = ሬሬሬԦ
𝑎𝑡 + ሬሬሬሬԦ
𝑎𝑟 (4.24)
Độ lớn của gia tốc toàn phần: 𝑎 = √𝑎𝑡2 + 𝑎𝑟2
Do phương của vec-tơ gia tốc pháp tuyến hướng về tâm của quỹ đạo nên phương của
vec-tơ gia tốc toàn phần cũng luôn hướng về phía lõm của quỹ đạo.
Câu hỏi 4.5: Một chất điểm chuyển động dọc theo một quỹ đạo với tốc độ tăng theo thời
gian. (i) Với quỹ đạo nào sau đây vec-tơ vận tốc và vec-tơ gia tốc của chất điểm song song
nhau? (a) Quỹ đạo tròn, (b) quỹ đạo thẳng, (c) quỹ đạo parabol, (d) không phải 3 quỹ đạo
trên. (ii) Cùng các lựa chọn trên, quỹ đạo nào có vec-tơ vận tốc và vec-tơ gia tốc của chất
điểm vuông góc nhau?

11
Bài tập mẫu 4.6:
Một ô tô rời khỏi đỉnh dốc với một gia tốc
0.3 m/s2 có phương song song với mặt đường
(hình 4.12a). Bán kính cong của dốc là 500
m. Tại thời điểm xe ở ngay đỉnh dốc, vec-tơ
vận tốc có độ lớn 6 m/s và phương ngang.
Xác định phương, chiều và độ lớn của gia tốc
toàn phần của xe tại đỉnh dốc.
Giải:
Tại đỉnh dốc, ta vẽ được các vec-tơ gia tốc
tiếp tuyến, pháp tuyến và toàn phần như hình Hình 4.12 Ví dụ 4.6
4.12b.
Với at = 0.3 m/s2, v = 6 m/s suy ra |𝑎𝑟 | =
𝑣2
= 0.072 𝑚/𝑠 2
𝑟

Từ đó ta tính được độ lớn gia tốc toàn phần: 𝑎 = √𝑎𝑡2 + 𝑎𝑟2 = 0.31 𝑚/𝑠 2
|𝑎𝑟 |
Vec-tơ gia tốc toàn phần hợp với phương ngang 1 góc: ϕ = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 ( ) = 13.5𝑜
𝑎𝑡

Chiều của vec-tơ gia tốc toàn phần hướng về phía lõm quỹ đạo (như hình 4.12b).

Vận tốc tương đối và gia tốc tương đối


Một số ví dụ chuyển động tương đối, tức là khi xét chuyển động của
1 vật đối với các hệ quy chiếu khác nhau.
Ví dụ như trên hình 4.13, một quan sát
viên nếu đứng ở A sẽ đo được vị trí của P
là +5 m (so với gốc tọa độ gắn với A) còn
nếu anh ta đứng ở B thì vị trí đo được là
+10 m.
Một ví dụ khác, như hình 4.14, Một
người đàn ông đang đi bộ trên một băng tải. Hình 4.13 Ví dụ về
Người phụ nữ đứng trên băng tải sẽ thấy chuyển động tương
Hình 4.14 Tốc độ của người người đàn ông chuyển động với tốc độ bình đối
đàn ông đi bộ trên băng tải thường. Người phụ nữ đứng yên trên mặt
sẽ khác nhau đối với người đất sẽ thấy người đàn ông chuyển động với tốc độ lớn hơn nhiều.
phụ nữ đứng yên trên băng Đó là tổng hợp tốc độ của băng tải và tốc độ đi bộ. Sự khác biệt
tải và người phụ nữ đứng này là do vận tốc tương đối của các hệ quy chiếu của họ.
yên trên mặt đất.

12
Vận tốc tương đối:
Gọi SA là hệ quy chiếu đứng yên. SB là hệ quy chiếu
chuyển động sang phải so với SA với vận tốc là vBA . Thời
điểm t = 0, được chọn làm gốc thời gian, là lúc gốc tọa độ
của hai hệ quy chiếu trùng nhau.
Vị trí chất điểm P đối với hệ quy chiếu SA là ሬሬሬሬሬሬԦ
rPA và đối
rPB như hình 4.15. Sau khoảng thời
với hệ quy chiếu SB là ሬሬሬሬሬሬԦ
gian t, hệ quy chiếu SB chuyển động được 1 đoạn AB = vBA.t Hình 4.15 Vị trí chất điểm P
đối với 2 hệ quy chiếu SA và SB.
so với SA. Ta có thể viết ሬሬሬሬሬԦ
𝐴𝐵 = ሬሬሬሬሬሬԦ.
𝑣𝐵𝐴 𝑡.
Quan sát hình 4.15, sử dụng công thức cộng vec-tơ, ta thu được ሬሬሬሬሬሬԦ rPB + ሬሬሬሬሬԦ
rPA = ሬሬሬሬሬሬԦ 𝐴𝐵
Như vậy, vị trí của vật trong hai hệ quy chiếu có quan hệ với nhau thông qua vận tốc:
rሬሬሬሬሬሬԦ
PA = ሬሬሬሬሬሬԦ
rPB + ሬሬሬሬሬሬԦ.
𝑣𝐵𝐴 𝑡 (4.25)
Lấy đạo hàm phương trình này theo thời gian, ta được phương trình cộng vận tốc:
uPA = ሬሬሬሬሬሬԦ
ሬሬሬሬሬሬԦ uPB + ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝐵𝐴 (4.26)
Trong đó: ሬሬሬሬሬሬԦ
uPA là vận tốc của P đo bởi quan sát viên A (gắn với hệ quy chiếu SA); ሬሬሬሬሬሬԦ
uPB là
vận tốc của hạt P đo bởi quan sát viên B (gắn với hệ quy chiếu SB).
Các phương trình (4.25) và (4.26) được gọi là các phương trình của phép biến đổi
Galileo.
Gia tốc trong các hệ quy chiếu khác nhau:
Đạo hàm phương trình vận tốc (4.26) sẽ cho ta phương trình của gia tốc: aPA  aPB . Do
vận tốc của hệ quy chiếu B không đổi nên gia tốc của nó bằng 0.
Vậy, gia tốc của chất điểm đo bởi quan sát viên trong một hệ quy chiếu sẽ bằng gia tốc
đo bởi quan sát viên trong hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc không đổi so với hệ quy
chiếu thứ nhất.
Bài tập mẫu 4.7:
Một con thuyền băng qua một con sông rộng với tốc độ 10 km/h so với nước. Nước
trên sông chảy đều với tốc độ 5 km/h theo hướng đông so với bờ. (A) Thuyền hướng
mũi theo hướng bắc, hãy xác định vận tốc
của thuyền so với người quan sát đứng trên
bờ ngay vị trí thuyền rời đi. (B) Nếu con
thuyền cũng di chuyển cùng tốc độ 10 km/h
so với nước và nó muốn đến điểm đối diện
bên kia bờ dọc theo hướng bắc thì nó phải
đi như thế nào? (hình 4.16)
Giải:
Đầu tiên ta cần xác đinh chất điểm ở đây
Hình 4. 16 Bài tập mẫu 4.7
chính là con thuyền, hệ quy chiếu đứng yên
13
SA là hệ quy chiếu gắn với người quan sát đứng trên bờ, hệ quy chiếu chuyển động SB
là hệ quy chiếu gắn với nước (sông).
𝑣𝑏𝐸 (vận tốc của chất điểm đối với hệ quy
(A) Gọi vận tốc của thuyền so với bờ là ሬሬሬሬሬሬԦ
chiếu đứng yên), vận tốc của thuyền so với nước là ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑏𝑟 (vận tốc của chất điểm đối với
hệ quy chiếu chuyển động), vận tốc của nước so với bờ là ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑟𝐸 (vận tốc tương đối giữa
2 hệ quy chiếu).
Theo đề bài, ta có vbr = 10 km/h, vrE = 5 km/h. Yêu cầu bài toán cần xác định ሬሬሬሬሬሬԦ.
𝑣𝑏𝐸
Áp dụng công thức cộng vận tốc (4.26) ta được: ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑏𝐸 = ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑏𝑟 + ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑟𝐸 (1)
Chiếu các vec-tơ trên hình 4.16a của phương trình (1) lên phương x (phương đông) và
phương y (phương bắc), ta được:
2 2
𝑣𝑏𝐸𝑥 = 0 + 𝑣𝑟𝐸 𝑣𝑏𝐸 = √𝑣𝑟𝐸 + 𝑣𝑏𝑟 = 11.2 𝑘𝑚/ℎ
{𝑣 → 𝑣𝑟𝐸
𝑏𝐸𝑦 = 𝑣𝑏𝑟 + 0
𝜃 = arctan = 26.6𝑜
{ 𝑣𝑏𝑟
Vậy đối với người quan sát đứng trên bờ sẽ thấy thuyền bị trôi theo hướng đông bắc,
theo phương hợp với phương bắc 1 góc 26.6o, tốc độ của thuyền so với người này là
11.2 km/h.
(B) Vì dòng nước chảy về hướng đông nên nếu muốn thuyền đến được điểm đối diện
ở bờ bên kia là hướng bắc thì thuyền phải hướng mũi về phía tây bắc, theo phương
hợp với phương bắc 1 góc θ như hình 4.16b.
Ta cũng có công thức cộng vận tốc: ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑏𝐸 = ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑏𝑟 + ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑟𝐸 (2)
Chiếu các vec-tơ trên hình 4.16a của phương trình (2) lên phương x (phương đông) và
phương y (phương bắc), ta được:
𝑣𝑏𝐸𝑥 = −𝑣𝑏𝑟𝑥 + 𝑣𝑟𝐸𝑥 0 = −𝑣𝑏𝑟𝑥 + 𝑣𝑟𝐸𝑥 0 = −𝑣𝑏𝑟 𝑠𝑖𝑛𝜃 + 𝑣𝑟𝐸
{𝑣 = 𝑣 + 𝑣 → { 𝑣 = 𝑣 + 𝑣 → {
𝑏𝐸𝑦 𝑏𝑟𝑦 𝑟𝐸𝑦 𝑏𝐸 𝑏𝑟𝑦 𝑟𝐸𝑦 𝑣𝑏𝐸 = 𝑣𝑏𝑟 𝑐𝑜𝑠𝜃 + 0
0 = −10𝑠𝑖𝑛𝜃 + 5 𝜃 = 30𝑜
→ { → {
𝑣𝑏𝐸 = 10𝑐𝑜𝑠𝜃 𝑣𝑏𝐸 = 8.66 𝑘𝑚/ℎ
Vậy để thuyền đến được điểm đối diện ở bờ bên kia là hướng bắc thì thuyền phải
hướng mũi về phía tây bắc, theo phương hợp với phương bắc 1 góc θ = 30o.

Tóm tắt chương 4


Định nghĩa:
Vec-tơ độ dời là sự thay đổi vị trí của vật.
r  rf  ri (4.1)

14
Vận tốc trung bình là tỉ số giữa độ dời và thời gian thực hiện độ dời đó.
r
vavg  (4.2)
t

Vận tốc tức thời là đạo hàm của vec-tơ độ dời theo thời gian.
r d r
v  lim  (4.3)
t 0 t dt

Gia tốc trung bình là tỉ số giữa độ biến thiên của vận tốc tức thời và khoảng thời gian diễn ra
sự biến thiên đó.
v vf  vi
aavg   (4.4)
t tf  t i

Gia tốc tức thời là đạo hàm của vec-tơ vận tốc theo thời gian.
v dv
a  lim  (4.5)
t 0 t dt

Chuyển động ném nghiêng: là chuyển động của một vật được ném vào không khí gần bề mặt
Trái đất. Chuyển động này được phân tích thành 2 chuyển động theo 2 phương độc lập nhau:
theo phương x vật chuyển động thẳng đều và theo phương y vật chuyển động biến đổi đều
với độ lớn gia tốc theo phương y bằng g – gia tốc trọng trường.
Khái niệm và nguyên lý:
Nếu một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều tức là chuyển động với gia tốc không đổi
a = const thì vec-tơ vận tốc và vec-tơ vị trí tại mỗi thời điểm t bất kỳ là:
vf  vi  at (4.8)
rf  ri  vi t  1 at 2 (4.9)
2

Mô hình chất điểm chuyển động tròn đều: chất điểm chuyển động dọc theo 1 đường tròn, bán
kính r, với tốc độ không đổi v = const thì gia tốc của chất điểm có phương vuông góc với
vec-tơ vận tốc, chiều hướng về tâm của đường tròn, gọi là gia tốc hướng tâm:
𝑣2
𝑎𝑐 = (4.17)
𝑟

Chu kỳ và tốc độ góc của chất điểm chuyển động theo quỹ đạo tròn được cho bởi:
15
2𝜋𝑟
𝑇= (4.18)
𝑣
2𝜋
𝜔= (4.19)
𝑇

Chất điểm chuyển động theo quỹ đạo cong bất kỳ, gia tốc toàn phần của chất điểm là tổng
hợp của gia tốc tiếp tuyến at gây ra sự thay đổi về độ lớn của vec-tơ vận tốc và gia tốc pháp
tuyến ar gây ra sự thay đổi về phương của vec-tơ vận tốc. Biểu thức của các gia tốc như các
biểu thức sau:
𝑑𝑣
𝑎𝑡 = | | (4.22)
𝑑𝑡
𝑣2
|𝑎𝑟 | = (4.23)
𝑟
𝑎Ԧ = ሬሬሬԦ
𝑎𝑡 + ሬሬሬሬԦ
𝑎𝑟 (4.24)

Khi xét chuyển động của một vật so với hệ quy chiếu đứng yên SA và so với hệ quy chiếu SB
chuyển động thẳng đều so với SA, ta sử dụng phương trình cộng vận tốc:
uPA = ሬሬሬሬሬሬԦ
ሬሬሬሬሬሬԦ uPB + ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝐵𝐴 (4.26)
Với ሬሬሬሬሬሬԦ
uPA là vận tốc của vật so với hệ quy chiếu SA, ሬሬሬሬሬሬԦ
uPB là vận tốc của vật so với hệ quy chiếu
SB, ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝐵𝐴 vận tốc của SB so với SA.

Câu hỏi lý thuyết chương 4


1. Nếu bạn biết vector vị trí của chất điểm tại 2 điểm dọc theo đường đi của nó và cũng biết
khoảng thời gian nó di chuyển từ điểm này đến điểm khác thì bạn có thể xác định vận tốc
tức thời và vận tốc trung bình của của chất điểm không? Giải thích.
2. Ném 1 vật theo phương tạo với phương ngang 1 góc θ với vận tốc ban đầu vi, bỏ qua lực
cản không khí. (a) Vật đó có chuyển động rơi tự do không? (b) Gia tốc của nó theo
phương đứng? (c) Gia tốc của nó theo phương ngang?
3. Vẽ giản đồ vận tốc và gia tốc của vật tại mỗi điểm dọc theo quỹ đạo của nó trong trường
hợp (a) vật được ném theo phương ngang, (b) vật được ném theo phương tạo với phương
ngang1 góc θ.
4. Giải thích các chất điểm có gia tốc hay không trong các trường hợp (a) chất điểm chuyển
động dọc theo đường thẳng với vận tốc không đổi và (b) chất điểm chuyển động trên một
đường cong với tốc độ không đổi.

16
Bài tập chương 4
1. Một tài xế mô-tô đi về phía nam với tốc độ 20 m/s mất 3 phút, sau đó vòng qua phía tây
với tốc độ 25 m/s mất 2 phút và cuối cùng anh ta đi theo hướng tây bắc với tốc độ 30 m/s
trong 1 phút. Trong 6 phút di chuyển trên, hãy tìm vector độ dời tổng hợp, tốc độ trung
bình và vận tốc trung bình của xe. Chọn chiều dương trục x là hướng đông.
2. Khi mặt trời chiếu trực diện qua đỉnh đầu (12h trưa), một con chim diều hâu lao thẳng
xuống đất với tốc độ không đổi 5 m/s theo phương tạo với phương ngang 1 góc 60o. Tính
tốc độ cái bóng của nó di chuyển trên mặt đất.
3. Đánh 1 quả bóng golf từ điểm phát bóng nằm ở cuối ngọn đồi. Vị trí của quả bóng được
cho bởi phương trình x = 18t và y = 4t - 4.9t2 (m;s). (a) Viết biểu thức vec-tơ trị trí của
quả bóng dưới dạng vec-tơ đơn vị 𝑖Ԧ và 𝑗Ԧ. Xác định (b) hàm vec-tơ vận tốc theo thời gian
và (c) vec-tơ gia tốc theo thời gian (d) Xác định vị trí, vận tốc, gia tốc của quả bóng tại
t = 3 s.
4. Một con cá bắt đầu bơi từ vị trí ሬ𝑟Ԧ𝑖 = (10𝑖Ԧ − 4𝑗Ԧ) 𝑚 trong mặt phẳng ngang với vận tốc
đầu ሬሬ𝑣ሬԦ𝑖 = (4𝑖Ԧ + 𝑗Ԧ) 𝑚/𝑠. Sau khi nó bơi được 20s với gia tốc không đổi, vận tốc nó là
𝑣𝑓 = (20𝑖Ԧ − 5𝑗Ԧ) 𝑚/𝑠. (a) Xác định các thành phần gia tốc của con cá. (b) Xác định
ሬሬሬԦ
phương, chiều của vec-tơ gia tốc so với truc 𝑖Ԧ. (c) Nếu con cá vẫn giữ nguyên gia tốc
không đổi thì nó ở đâu và di chuyển theo chiều nào lúc t = 25s?
5. Một xe trượt tuyết ban đầu ở vị trí (29m, 95o) (xét trong hệ tọa độ cực) chuyển động với
vận tốc (4.5 m/s, 40o). Nó chuyển động với gia tốc không đổi (1.9 m/s2, 200o). Sau 5s,
hãy tính vận tốc và vec-tơ vị trí của nó xét trong hệ tọa độ Decartes.
6. Một phi hành gia đang ở trên một hành tinh lạ. Cô thực hiện cú nhảy với tốc độ ban đầu
3m/s, tầm xa đo được là 15 m. Hỏi gia tốc rơi tự do ở hành tinh này là bao nhiêu?
7. Bắn 1 cái pháo đại bác vào 1 sườn núi với vận tốc ban đầu 300 m/s với góc bắn 55o so
với phương ngang hướng lên phía trên. Sau 42 s thì cái pháo
chạm vào sườn núi và phát nổ. Xác định tọa độ của pháo tại
nơi pháo chạm sườn núi so với vị trí ban đầu của nó.
8. Anh lính cứu hỏa đứng cách tòa nhà đang cháy một khoảng
d = 20 m, nước phun ra từ vòi tạo 1 góc ban đầu θi = 45o so
với mặt đất (hình). Tốc độ ban đầu của vòi nước đạt
vo = 20 m/s. Hãy xác định độ cao h - nơi bị cháy của tòa nhà
so với mặt đất.

17
9. Một kiến trúc sư xây dựng đang thiết kế một thác nước nhân
tạo trong công viên thành phố. Vận tốc nước chảy theo phương
ngang khi rời khỏi kênh đạt 1,7 m/s sẽ đổ xuống. Biết độ cao
của kênh so với mặt hồ là h = 2.35 m. (a) Không gian bên dưới
thác nước có đủ cho 1 khách bộ hành đi qua không? (b) Để bán
được kế hoạch này cho hội đồng thành phố, cô kiến trúc sư
muốn xây dựng mô hình có tỷ lệ 1:12. Hỏi tốc độ nước chảy
khỏi kênh là bao nhiêu trong mô hình đó?
10. Ném một vật lên phía trên từ đỉnh đồi có độ cao h so với mực nước biển với vận tốc ban
đầu vi có phương hợp với phương ngang một góc θ. (a) Viết phương trình quỹ đạo của
vật theo vi, g, θ. (b) xác định biểu thức tính độ cao cực đại hmax
mà vật đạt được đầu vi có phương hợp với phương ngang một
góc θ. (b) Viết phương trình quỹ đạo của vật theo vi, g, θ.
11. Một vận động viên ném tạ quay một cái đĩa nặng 1kg với bán
kính cong 1.06 m. Tốc độ tối đa đĩa đạt được 20 m/s. Xác định
gia tốc pháp tuyến tối đa của đĩa.
12. Vệ tinh Westar VI quay quanh trái đất với quỹ đạo tròn và cách
bề mặt trái đất 600 km (hình BT 4.12). Biết gia tốc rơi tự do
tại bề mặt trái đất là 8.21 m/s2, bán kính trái đất 6400 km. Xác
định tốc độ của vệ tinh và chu kỳ quay của vệ tinh trên.
13. Hình BT 4.13 biểu diễn gia tốc tổng hợp tại một thời điểm xác
định của chất điểm chuyển động theo quỹ đạo tròn thuận chiều
kim đồng hồ với bán kính quỹ đạo 2.5 m. Tại thời điểm đó, tìm
(a) gia tốc pháp tuyến, (b) tốc độ và (c) gia tốc tiếp tuyến của
chất điểm.
14. Máy ly tâm 20-g tại trung tâm nghiên cứu Ames
thuộc Nasa, California là một ống hình trụ
đường kính 58 ft như hình. Giả sử một nhà du
hành đang được huấn luyện ngồi trên ghế tại
điểm cách trục quay 29 ft. Xác định tốc độ quay
cần thiết để nhà du hành đạt gia tốc hướng tâm 20g.
15. Một con lắc vật lý có chiều dài r = 1 m đu đưa trong mặt phẳng
thẳng đứng (hình BT 4.15). Khi con lắc ở vị trí θ = 90o và θ =270o,
tốc độ của nó là 5 m/s. (a) Xác định độ lớn của gia tốc pháp tuyến
và gia tốc tiếp tuyến tại từng vị trí. (b) Hãy vẽ giãn đồ vec-tơ xác
định chiều của gia tốc toàn phần tại 2 vị trí. (c) Xác định độ lớn và
chiều của gia tốc toàn phần tại hai vị trí trên.
16. Một máy bay đang bay với tốc độ 630 km/h so với không khí đến
thành phố cách nó 750 km về phía bắc. Thời gian máy bay bay đến
thành phố mất bao lâu nếu (a) máy bay bay ngược chiều gió đang thổi với tốc độ 35 km/h

18
theo hướng nam so với mặt đất, (b) máy bay bay xuôi chiều gió đang thổi với cùng tốc
độ theo hướng bắc so với mặt đất, (c) máy bay bay trong gió đang thổi theo hướng đông
so với mặt đất với tốc độ 35 km/h.
17. Dòng sông đang trôi đều với tốc độ 0.5 m/s. Một sinh viên đang bơi xuôi dòng một đoạn
1km rồi bơi trở về điểm xuất phát. (a) Nếu sinh viên có thể bơi với tốc độ 1.2 m/s trong
nước tĩnh, thì bạn đó mất bao nhiêu thời gian cho hành trình trên? (b) Giả sử với cùng
đoạn đường trên mà mặt nước tĩnh, thì bạn đó bơi mất bao lâu? (c) Tại sao thời gian bơi
lâu hơn khi có vận tốc dòng chảy?
18. Một xe bán tải di chuyển theo hướng đông với vận tốc không đổi 9.5 m/s trên 1 đoạn
đường ngang dài vô hạn. Một cậu bé ở đằng sau xe (hình BT 4.18) ném 1 lon nước ngọt
lên trên và chụp lại nó ở cùng 1 vị trí trên xe tải nhưng cách 1
đoạn 16 m so với mặt đường. Xét trong hệ quy chiếu gắn với
xe, hãy xác định (a) góc ném mà cậu bé ném so với phương
đứng, (b) tốc độ ban đầu của lon nước so với xe và (c) Quỹ
đạo của lon nước mà cậu bé thấy. Một người đứng dưới đất
dòm cậu bé ném lon nước. Trong hệ quy chiếu gắn với người
đó, (d) hãy mô tả quỹ đạo chuyển động của lon nước và (e) tính vận tốc đầu của lon nước.
19. Hai vận động viên bơi lội Chris và Sarah bắt đầu bơi cùng lúc tại cùng một vị trí bờ bên
này của 1 dòng suối rộng, biết vận tốc dòng chảy là v. Cả 2 di chuyển với cùng tốc độ c
(c>v) so với nước. Chris bơi xuôi dòng 1 đoạn L và sau đó bơi ngược chiều với cùng
khoảng cách. Trong khi đó Sarah bơi hướng về bờ bên kia, vuông góc với chiều nước
chảy. Sarah cũng bơi 1 đoạn L và sau đó quay trở lại vạch xuất phát. (a) Xác định thời
gian bơi 1 vòng của Chris và Sarah theo L, c và v. (b) Cho biết người nào quay trở lại
vạch xuất phát trước?

20. Một cầu thủ bóng rổ đang đứng cách rổ 10m theo phương ngang (hình BT 4.20). Chiều
cao rổ 3.05 m và anh ta ném bóng dưới góc 40o so với phương ngang từ độ cao 2 m. (a)
Xác định gia tốc của quả bóng tại điểm cao nhất của quỹ đạo. (b) Anh ta phải ném bóng
với tốc độ bao nhiêu để bóng vào rổ mà không đập vào tấm bảng?
21. Một khẩu pháo rời khỏi nòng với tốc độ 1000 m/s dung để bắn phá 1 sườn núi. Mục tiêu
cách khẩu pháo 2000 m theo phương ngang và 800 m theo phương đứng. Hỏi khẩu pháo
được bắn với góc hợp với phương ngang 1 góc bao nhiêu?

19
22. Một cầu thủ bóng rổ bị phạm lỗi khi cố gắng ném
bóng vào rổ của đội bạn và được hưởng hai quả
ném phạt (hình BT 4.22). Theo phương nằm
ngang từ tâm của rổ đến điểm ném phạt là 4,21 m
và độ cao của rổ là 3,05 m tính từ mặt sân. Trong
lần ném phạt thứ nhất cầu thủ ném quả bóng theo
một góc 35o so với phương nằm ngang với vận
tốc ban đầu vo = 4.88 m/s. Khi bắt đầu rời khỏi
tay cầu thủ thì quả bóng ở độ cao 1.83 m so với mặt sân. Lần ném này quả bóng không
lọt vào rổ. Giả sử bỏ qua sức cản của không khí. (a) Độ xa bóng đạt được theo phương
nằm ngang khi rơi chạm đất so với vị trí ban đầu của cầu thủ. (b) Trong lần ném phạt thứ
hai độ cao ban đầu và góc nghiêng của quả bóng khi ném cũng vẫn giữ nguyên như trong
lần ném đầu tiên tức là 1.83 m và 35o. Lần này quả bóng đi vào tâm rổ. Hỏi vận tốc ban
đầu của quả bóng lần này là bao nhiêu?
23. Một máy bay ném bom đang lao với tốc độ 280 m/s theo phương tạo thành góc θ so với
phương ngang. Khi độ cao của máy bay đạt 2.15 km so với mực nước biển, nó bắt đầu
thả bom nhắm vào mục tiêu dưới đất cách nó 3.25 km. Xác đinh góc θ.
24. Một cậu bé bắt đầu rời đoạn đường nối bằng cú nhảy với
vận tốc 10 m/s (có phương hợp với phương ngang 1 góc
15o) (hình BT 4.24). Góc nghiêng của đồi là 50o, bỏ qua
lực cản không khí. Xác định (a) quãng đường từ vị trí
cuối đường nối đến vị trí chạm đất của cậu bé trên đồi,
(b) các thành phần vận tốc của cậu bé lúc chạm đất. (c)
Kết quả sẽ thế nào nếu có lực cản không khí?
25. Một cầu thủ sân ngoài ném quả bóng chày cho cầu thủ bắt bóng đang đứng trong phần
gôn nhà, 2 cầu thủ cách nhau 1 khoảng D (hình BT 4.25). Giả sử trong lần ném đầu, quả
bóng nảy lên một lần trước khi đến chỗ cầu thủ
bắt bóng và góc tạo bởi quả bóng sau lần nảy
bằng với góc ném ban đầu θ nhưng tốc độ quả
bóng giảm 1 nửa sau khi nảy. Lần thứ 2 ném bóng
với góc ban đầu 45o và không nảy lần nào. (a)
Giả sử các quả bóng được ném với cùng một vận
tốc đầu và bỏ qua lực cản không khí. Góc θ là bao nhiêu để trong cả 2 lần ném bóng đều
đến vị trí cầu thủ bắt bóng. (b) Xác định tỷ số thời gian giữa 2 lần ném bóng.
26. Một con sói già không thể chạy nhanh để đuổi kịp con gà. Nó bèn mang một đôi giày
trượt mà nhờ đó nó có thể đi với gia tốc theo phương ngang không
đổi là 15 m/s2 (hình BT 4.26). Con sói bắt đầu trượt từ vị trí cách
mép vách đá 70 m, cũng tại đó con gà chạy vụt qua tiến về phía mép
vách đá. (a) Xác định tốc độ tối thiểu con gà phải đạt được để đến
được vách đá trước sói. (b) Tại mép vách đá, con gà thoát thân bằng
cách đột ngột chạy vòng lại, trong khi sói tiếp tục tiến thẳng phía
trước. Đôi giày của sói vẫn theo phương ngang và tiếp tục hoạt động
20
trong khi sói bay trong không trung với gia tốc (15𝑖Ԧ − 9,8𝑗Ԧ) 𝑚/𝑠 2 . Vách đá cao 100 m
so với mặt đất. Xác định vị trí tiếp đất của sói theo phương đứng và các thành phần vận
tốc của sói lúc đó.
27. Tàu của địch đang ở bên kia ngọn
núi đá cao 1800 m so với mực
nước biển (hình BT 4.27). Tàu
địch đã tiến đến vị trí các núi đá 1
đoạn 2500 m và bắt đầu bắn phá
tàu của ta. Vận tốc đại bác của Hình BT 4.27
địch có thể đạt đến 250 m/s. Hãy xác định vị trí nào là an toàn cho tàu của ta, biết khoảng
cách từ đỉnh núi đến chân núi là 300m.
Đáp số:
1. 𝑟Ԧ = −4.27𝑖Ԧ + −2.33𝑗Ԧ (km); v = 13.5 m/s; varg = 23.33 m/s.
2. 2.5 m/s
3. .
4. (a) 0.8 m/s2 và -0.3 m/s2; (b) -20.6o; (c) -15.2o
ሬሬሬԦf = (3.45 − 1.79t)î + (2.89 − 0.65t)ĵ
5. v rf = (−2.53 + 3.45t − 0.893t 2 )î +
(m/s) ; ሬሬԦ
(28.9 + 2.89t − 0.325t 2 )ĵ m
6. 0.6 m/s2
7. 7230 m, 1680 m.
8. 10 m
9. (b) v = 0.5 m/s
10. .
11. 377 m/s2
12. T = 96.7 phút.
13. 13 m/s2; 5.7 m/s; 7.5 m/s2
14. .
15. .
16. 1.26 h; 1.13 h; 1.19 h.
17. 2.02.103 s; 1.67.203 s
18. 8.25 m/s; 12.6 m/s, 41o so với phương ngang
19. .
20. 9.8 m/s2; 10.7 m/s
21. 22.4o và 89.4o
21
22. 3.8 m; 8.71 m/s
23. 33,5o
24. a. 43.2 m ; b. 9.66 và -25.6 m/s
25. a. 26.6o; b. 0.95
26. a. 22.9 m/s ; b. 360 m ; 114 m/s ; -44,3 m/s.
27. <270 m hoặc 3.48.103 m

22
Chương 5: Các định luật về chuyển động

Khái niệm về lực


Có thể phân các loại lực thành hai nhóm: (1) Lực do có tiếp xúc (lực đàn hồi của lò xo,
lực căng dây, lực đàn hồi ở các điểm tiếp xúc giữa các vật…) (2) Lực của một trường lực
(lực hấp dẫn, lực tĩnh điện, lực từ)

Hình 5.1: a, b, c lực do có tiếp xúc; d, e, f lực của một trường


Bản chất vectơ của lực: Lực là đại lượng vectơ nên khi tìm lực cần chú ý đến điểm đặt,
phương, chiều và độ lớn của lực. Khi tổng hợp các lực, cần chú ý qui tắc cộng vectơ.
Hình 5.2 minh họa 2 lực tác dụng vào móc của lực kế theo 2 cách khác nhau: 2 lực cùng
phương và 2 lực vuông góc với nhau. Khi tác dụng dọc theo trục lò xo, lực F1 và F2 lần lượt
làm lò xo giãn ra 1cm và 2cm (hình 5.2 a,b). Nhưng hai lực này tác dụng vuông góc với nhau
thì lò xo giãn ra 2,24cm (hình 5.2d).

Hình 5.2: Các lực tác dụng lên lực kế: a. lực F1; b. lực F2; c. 2 lực F1 và F2 cùng phương
chiều; d. 2 lực F1 và F2 vuông góc với nhau.
1
Định luật Newton thứ nhất và các hệ qui chiếu quán tính
5.2.1 Định luật Newton thứ nhất:
Nếu một vật không tương tác với các vật khác thì ta có thể xác định một hệ qui chiếu
trong đó vật có gia tốc bằng 0.

Hình 5.3: Miếng nhựa đặt trên đệm khí.


5.2.2 Hệ qui chiếu quán tính
Một hệ qui chiếu mà định luật Newton thứ nhất được thỏa mãn gọi là hệ qui chiếu quán
tính.
Một dạng phát biểu khác của định luật Newton thứ nhất:
Khi không có ngoại lực tác dụng và được quan sát từ một hệ qui chiếu quán tính, một vật
đứng yên sẽ vẫn đứng yên và một vật chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc không
đổi (tức là chuyển động với tốc độ không đổi theo một đường thẳng).
Ví dụ như khi xét một miếng nhựa tròn đặt trên bàn đệm khí, và bàn này đặt trên mặt đất
thì miếng nhựa này không tương tác với vật nào khác theo phương ngang nên gia tốc của nó
theo phương ngang bằng không. Nếu bàn đệm khí này được đặt trên một con tàu chuyển động
thẳng đều thì ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự. Tuy nhiên, nếu tàu chuyển động có
gia tốc thì hệ qui chiếu gắn với tàu không còn là hệ qui chiếu quán tính nữa. Một người đứng
trên tàu sẽ thấy miếng nhựa chuyển động có gia tốc. Hệ qui chiếu gắn với tàu là hệ qui chiếu
phi quán tính. Mặc dầu vậy, một người quan sát đứng yên trên mặt đất vẫn thấy miếng nhựa
chuyển động thẳng đều.
Một hệ qui chiếu chuyển động với vận tốc không đổi đối với các ngôi sao ở rất xa là một
xấp xỉ tốt nhất cho một hệ qui chiếu quán tính. Trong nhiều trường hợp, Trái Đất cũng có thể
xem là một hệ qui chiếu quán tính.
Khoảng trước năm 1600 thì người ta cho rằng trạng thái tự nhiên của vật chất là trạng
thái nghỉ (đứng yên). Galileo là người đầu tiên đưa ra cách nhìn nhận mới về chuyển động và
trạng thái tự nhiên của vật chất. Theo ông thì “Vận tốc mà ta truyền cho một vật chuyển động
sẽ được bảo toàn nếu các nguyên nhân bên ngoài làm chậm chuyển động bị loại bỏ”. Lúc đó
vật không tìm về “trạng thái nghỉ bản chất” nữa.
Câu hỏi 5.1: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:a) Một vật có thể chuyển động
khi không có lực tác dụng lên vật đó. b) Một vật có thể không chuyển động khi có lực tác
dụng lên vật đó. c) Cả (a) và (b) đều đúng. d) Cả (a) và (b) đều sai.

2
5.2.3 Cách phát biểu khác của định luật Newton thứ nhất
Nếu không có ngoại lực tác dụng và được quan sát từ một hệ qui chiếu quán tính thì một
vật đứng yên sẽ đứng yên và một vật chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc không
đổi (tức là chuyển động thẳng đều).
Nói cách khác, nếu không có lực tác dụng lên vật thì gia tốc của vật bằng không. Bất kỳ
vật cô lập nào cũng đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Khuynh hướng chống lại sự thay
đổi vận tốc của một vật được gọi là quán tính.
5.2.4 Định nghĩa lực
Lực là nguyên nhân làm thay đổi chuyển động của một vật

Khối lượng
5.3.1 Định nghĩa khối lượng
Khối lượng là một thuộc tính của vật xác định mức độ chống lại sự thay đổi vận tốc của
nó. Đơn vị của khối lượng trong hệ đo lường quốc tế là kilôgram (kg). Các thí nghiệm đã cho
thấy, dưới tác dụng của một lực cho trước thì vật có khối lượng càng lớn sẽ thu được gia tốc
càng nhỏ. Nếu cho cùng một lực tác dụng lên hai vật có khối lượng lần lượt là m1 và m2.
Các khối lượng có thể định nghĩa theo gia tốc tạo ra bởi một lực cho trước tác dụng lên
chúng:
m1 a2
 (5.1)
m2 a1

Độ lớn của gia tốc tác dụng lên một vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Khối lượng là thuộc tính cố hữu của một vật, không phụ thuộc vào môi trường xung
quanh vật và phương pháp được dùng để đo lường nó. Khối lượng là đại lượng vô hướng.
Khối lượng tuân theo các phép tính số học thông thường.
Khối lượng và trọng lượng:
Khối lượng và trọng lượng (weight) là hai đại lượng khác nhau. Trọng lượng là độ lớn
của lực hấp dẫn tác dụng lên vật. Trọng lượng có thể thay đổi tùy theo vị trí của vật.
Ví dụ:
 wearth = 180 lb; wmoon ~ 30 lb
 mearth = 2 kg; mmoon = 2 kg

Định luật Newton thứ hai


Khi xem xét từ một hệ quy chiếu quán tính, gia tốc của một vật tỉ lệ thuận trực tiếp với
lực tổng hợp tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó.
Lực là nguyên nhân của các thay đổi trong chuyển động, được đo thông qua gia tốc.

3
Cần lưu ý là một vật có thể chuyển động mà không cần có lực tác dụng. Không được diễn
giải rằng lực là nguyên nhân của chuyển động.
Về mặt đại số thì:

a
F  F  ma (5.2)
m

ở đây, hệ số tỉ lệ được chọn bằng 1 và các tốc độ chuyển động của các vật phải nhỏ hơn nhiều
so với tốc độ ánh sáng. Trong đó,  F là lực tổng hợp, là tổng vectơ của tất cả các lực tác
dụng lên vật (còn gọi là lực toàn phần).
Định luật Newton thứ 2 cũng có thể được biểu diễn theo các thành phần:
Fx = max
Fy = may
Fz = maz
Lưu ý: ma không phải là một lực.
Tổng tất cả các lực bằng tích của khối lượng của vật với gia tốc của nó.
Đơn vị của lực: Trong SI, đơn vị của lực là newton (N)
 1 N = 1 kg·m / s2
Theo hệ đơn vị của Mỹ thì đơn vị của lực là pound (lb).
 1 lb = 1 slug·ft / s2
Quy đổi đơn vị: 1 N ~ ¼ lb
Câu hỏi 5.2: Một vật chuyển động không gia tốc. Hãy chọn phát biểu không đúng trong các
phát biểu sau:a) Chỉ có một lực tác dụng lên vật đó. b) Không có lực nào tác dụng lên vật. c)
Các lực tác dụng lên vật, nhưng không gây ra tác dụng.

Câu hỏi 5.3: Khi đẩy một vật từ trạng thái nghỉ trượt qua một mặt sàn không ma sát với lực
không đổi trong khoảng thời gian Δt, kết quả vật thu được tốc độ v. Sau đó, lặp lại thí nghiệm
trên với lực đẩy lớn hơn 2 lần. Hỏi để đạt được vận tốc cuối cùng như thí nghiệm trên thì thời
gian đẩy vật là?a) 4Δt; b) 2 Δt; c) Δt; d) Δt.

Bài tập mẫu 5.1: Chuyển động có gia tốc của quả bóng khúc côn cầu.
Một quả bóng Khúc côn cầu có khối lượng 0,3kg trượt không ma sát trên mặt băng
phẳng. Hai cây gậy Khúc côn cầu đánh vào quả bóng cùng một lúc như hình 5.4. Lực
F1 có độ lớn 5N và theo phương nghiêng một góc 20 độ ở dưới trục Ox. Còn lực F2 có

4
độ lớn 8N có phương nghiêng một góc 60 độ phía trên trục Ox. Hãy xác định độ lớn
và phương của gia tốc chuyển động của quả bóng.
Giải.
Khái niệm hóa: Từ hình 5.4: sử dụng kiến thức
cộng vectơ ở chương 3, có thể tính được tổng hợp
lực tác dụng lên quả Khúc côn cầu. Từ đó, suy ra
gia tốc chuyển động của quả Khúc côn cầu sẽ cùng
phương chiều với tổng hợp lực đó.
Phân loại: Bởi vì bài toán có thể tính ra tổng hợp
lực, và mục tiêu là tìm gia tốc. Do đó, mô hình được
sử dụng là mô hình chất điểm dưới tác dụng của
tổng hợp lực.
Phân tích:
Tìm lực tổng hợp lên vật theo phương Ox: Hình 5.4: Quả Khúc côn cầu
chuyển động trên bề mặt không
F x  F1x  F2 x  F1cos  F2cos
ma sát dưới tác dụng của 2 lực.
Tổng hợp lực theo phương Oy:
F y  F1y  F2y  F1sin  F2sin
Áp dụng định luật Newton 2 theo từng phương:

ax 
F x

F1cos  F2cos 5cos( 20)  8cos60
  29m/s2
m m 0,3

ay 
F y

F1sin  F2 sin 5sin( 20)  8sin60
  17m/s2
m m 0,3

Gia tốc của vật là: a  292  172  34m/s2


a  1  17 
Phương của gia tốc đối với trục Ox:   tan1  y   tan    31
0

 ax   29 
Hoàn tất: Sử dụng phương pháp cộng vectơ trên hình 5.4, có thể kiểm chứng lại kết
quả thu được.

Lực hấp dẫn và khối lượng


Lực hấp dẫn Fg là lực mà Trái đất tác dụng lên một vật. Lực này hướng về tâm của Trái
đất, và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng của vật.
Theo định luật Newton thứ 2 thì:

5
Fg  mg (5.5)
Do đó, trọng lượng của vật:

Fg = mg (5.6)
Nói thêm về trọng lượng:
Do trọng lượng phụ thuộc vào gia tốc trọng trường (g) nên nó sẽ thay đổi theo vị trí.
 Càng lên cao thì g và trọng lượng càng giảm.
 Điều này cũng áp dụng được cho các hành tinh khác, nhưng g thay đổi theo hành tinh
nên trọng lượng cũng thay đổi từ hành tinh này sang hành tinh khác.
Trọng lượng không phải là thuộc tính cố hữu của vật. Trọng lượng là thuộc tính của một
hệ các vật: vật và Trái đất. Về đơn vị thì kg không phải là đơn vị của trọng lượng. Công thức
1kg=2,2lb là công thức tương đương và chỉ đúng trên mặt đất.
Khối lượng hấp dẫn và khối lượng quán tính:
Trong các định luật của Newton, khối lượng là khối lượng quán tính và đo bằng sự cản
trở đối với sự thay đổi chuyển động của vật. Còn trong công thức (5.6) khối lượng m cho biết
lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất. Các thí nghiệm cho thấy khối lượng quán tính và khối lượng
hấp dẫn có cùng giá trị.
Câu hỏi 5.4: Giả sử rằng bạn đang gọi một cuộc điện thoại liên hành tinh với bạn của bạn ở
trên Mặt Trăng. Người bạn đó kể rằng anh ta mới thắng được 1 Newton vàng trong một cuộc
thi. Anh ta khuyên bạn nên tham dự cuộc thi đó phiên bản Trái Đất và nếu chiến thắng cũng
được 1 Newton vàng. Hỏi nếu điều đó xảy ra, ai sẽ giàu hơn?, a) Bạn sẽ giàu hơn; b) Bạn của
bạn giàu hơn; c) Cả 2 giàu bằng nhau.

Định luật Newton thứ 3


Nếu hai vật tương tác, lực F12 do vật 1 tác dụng lên vật 2 bằng về độ lớn nhưng ngược
chiều với lực F21 do vật 2 tác dụng lên vật 1.

F12  F21 (5.7)

Lưu ý về ký hiệu: FAB là lực do A tác dụng lên B.


Một cách phát biểu khác của định luật:

6
Lực tác dụng và lực phản tác dụng (phản lực) bằng
nhau về độ lớn nhưng ngược chiều.
 Một trong hai lực là lực tác dụng, lực kia là phản
lực.
 Lực và phản lực phải tác dụng lên hai vật khác nhau
và cùng loại với nhau.
Ví dụ 1 về lực – phản lực: Ở hình 5.5, hai vật tác dụng
vào nhau bởi các lực có độ lớn bằng nhau nhưng ngược Hình 5.5: Định luật 3 Newton
chiều nhau.
Ví dụ 2 về lực – phảnlực: Trong hình 5.6a ở trên, lực pháp tuyến1 (normal force) do mặt
bàn tác dụng lên màn hình ( n = Ftm ) là phản lực của lực tác dụng của màn hình lên mặt bàn (
Fmt ).

b c
a
Hình 5.6: Các lực tác dụng lên một màn hình máy tính được đặt nằm yên trên một mặt
bàn

Lực tác dụng của Trái đất lên màn hình ( Fg  FEm ) có độ lớn bằng với lực mà màn hình
tác dụng lên Trái đất ( FmE ) nhưng ngược chiều.
Khi giải toán bằng cách vận dụng các định luật của Newton, ta có thể vẽ các lực tác dụng
lên vật như trong hình b (còn gọi là sơ đồ lực). Một cách khác là ta có thể vẽ sơ đồ lực trong
đó sử dụng mô hình chất điểm cho vật, ta được một sơ đồ như trong hình c (gọi là free-body
diagram).
Khi vẽ các sơ đồ, cần lưu ý là chỉ vẽ những lực tác dụng lên vật đang xét (kể cả các lực
do trường lực gây ra). Các lực tác dụng lên vật xem như là tác dụng lên chất điểm thay thế

1
Còn gọi là phản lực, lực đàn hồi vuông góc
7
cho vật. Sơ đồ này giúp ta tách các lực tác dụng lên vật đang xét mà bỏ qua các lực khác khi
phân tích.
Câu hỏi 5.5: i) Nếu một con ruồi va chạm vào kính chắn gió của một chiếc xe buýt đang chạy
rất nhanh, thì lực nào sau đây lớn hơn? a) của con ruồi tác dụng vào xe, b)của xe buýt tác
dụng vào ruồi, c)2 vật tác dụng các lực bằng nhau.
ii) Vật nào có gia tốc lớn hơn? a) Con ruồi, b) Xe buýt, c) 2 vật có gia tốc bằng nhau.

Các mô hình phân tích sử dụng định luật 2 Newton


Trong phần này, ta thảo luận về hai mô hình phân tích để giải toán trong đó vật cân bằng
hoặc chịu tác dụng của các lực không đổi. Để giải các bài toán ta đơn giản hóa mô hình bằng
các giả định sau:
 Các vật có thể được mô hình hóa thành các chất điểm (particle).
 Chỉ quan tâm đến các ngoại lực tác dụng lên vật (có thể bỏ qua phản lực – vì phản lực
tác dụng lên vật khác).
 Tạm thời bỏ qua ma sát ở các bề mặt.
 Khối lượng của các sợi dây là không đáng kể: Lực của dây tác dụng lên vật hướng ra
xa vật và song song với dây. Khi dây được buộc vào vật và kéo vật đi thì độ lớn của
lực này là lực căng dây
Mô hình phân tích: Hạt ở trạng thái cân bằng
Nếu gia tốc của một vật (xem là một chất điểm) bằng không, vật
được gọi là ở trạng thái cân bằng. Mô hình này gọi là mô hình chất
điểm ở trạng thái cân bằng. Về mặt toán học, lực tổng hợp tác dụng
lên vật bằng không:

F  0 (5.8)

hay F x  0 và F
y 0

Ví dụ về cân bằng: một cái đèn được treo bằng một dây xích nhẹ
(hình 5.7). Các lực tác dụng lên đèn gồm:
 Lực hấp dẫn hướng xuống dưới
 Lực căng của dây xích hướng lên trên. Hình 5.7: Một chiếc đèn
được treo trên trần nhà
Áp dụng điều kiện cân bằng, ta được
nhờ sợi xích.
F y  0  T  Fg  0  T  Fg

Mô hình phân tích: Hạt dưới tác dụng của một lực tổng hợp
Nếu một vật được mô hình hóa như một chất điểm chịu một gia tốc, phải có lực tổng hợp
khác không tác dụng lên nó. Mô hình dùng trong trường hợp này là mô hình chất điểm dưới
tác dụng của một lực tổng hợp. Ta giải bài toán theo các bước sau:

8
 Vẽ sơ đồ lực.
 Viết định luật 2 Newton:  F  m.a
 Xét theo các phương x, y.
Một người kéo một cái thùng như hình 5.8 a. Các lực tác dụng lên thùng: lực căng dây T
, trọng lực Fg , và phản lực pháp tuyến n tác dụng bởi sàn nhà.
Áp dụng định luật 2 Newton theo các phương x, y:
F x  T  max

F y  n  Fg  0  n  Fg

Giải hệ phương trình theo các ẩn.


Nếu lực căng dây là không đổi thì gia tốc a là hằng số, ta có
thể áp dụng các phương trình động học để mô tả đầy đủ hơn về
chuyển động của thùng.
Lưu ý về phản lực pháp tuyến n :
Lực pháp tuyến không phải là luôn bằng trọng lực tác dụng lên
vật. Ví dụ như trong hình bên cạnh thì
F y  n  Fg  F  0 nên: n  mg  F
Nó cũng có thể nhỏ hơn trọng lực.
Gợi ý để giải toán: Áp dụng các định luật Newton
Khái niệm hóa:
Hình 5.8: Một cái hộp
 Vẽ một sơ đồ được kéo trên mặt sàn
 Chọn hệ tọa độ thích hợp cho mỗi vật không ma sát.
Phân loại:
 Mô hình chất điểm cân bằng: F  0
 Mô hình chất điểm chịu tác dụng của lực tổng hợp:  F = ma
Phân tích:
 Vẽ sơ đồ lực cho mỗi vật
 Chỉ vẽ các lực tác dụng lên vật
 Tìm các thành phần theo các trục tọa độ
 Bảo đảm rằng các đơn vị là nhất quán
 Áp dụng các phương trình thích hợp dưới dạng thành phần
 Giải phương trình để tìm các ẩn số
Hoàn thành bài giải

9
 Kiểm tra các kết quả xem có phù hợp với sơ đồ lực không
 Kiểm tra các giá trị đặc biệt

Bài tập mẫu 5.2: đèn giao thông


Một hộp đèn giao thông có trọng lượng 122 N được treo trên một sợi dây buộc vào hai
sợi dây khác như hình 5.10a. Các sợi dây phía trên không chắc bằng dây thẳng đứng
nên sẽ bị dứt nếu lực căng lớn hơn 100 N. Hỏi hộp đèn có đứng yên được không hay
là một trong các sợi dây sẽ bị đứt.

Hình 5.10: Đèn giao thông được treo nhờ các sợi dây cáp
Giải
Khái niệm hóa. Hộp đèn giao thông
Giả thiết là các sợi dây không bị đứt
Không có cái gì chuyển động
Phân loại. Bài toán như là một bài toán về cân bằng
Không có chuyển động, vậy gia tốc bằng không
Mô hình chất điểm cân bằng
Phân tích.
Vẽ sơ đồ các lực tác dụng lên hộp đèn
Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên nút buộc ở vị trí các dây nối với nhau: Nút buộc là điểm phù
hợp để chọn vì mọi lực ta quan tâm tác dụng dọc theo các đường dây sẽ đi đến nút
buộc.
Áp dụng các phương trình cân bằng cho nút buộc
10
Với hộp đèn, ta có:
F y  0  T3  Fg  0 hay T3  Fg

Với nút buộc:


F x  T1 cos1  T2 cos2  0

F y  T1 sin1  T2 sin2  Fg  0

Giải các phương trình, ta được:


122N
T1   73,4N
sin37,0  cos37,0 tan53,0

 cos37,0 
T2  (73,4N)    97,4N
 cos53,0 

Bài tập mẫu 5.3: Mặt phẳng nghiêng


Một chiếc xe khối lượng m đỗ trên một đường dốc nghiêng có đóng băng như trong
hình 5.11a.
(A) Tìm gia tốc của xe, giả thiết mặt
đường không có ma sát
Giải:
Khái niệm hóa: dùng hình 5.11a để
khái niệm hóa tình huống của bài
toán. Từ kinh nghiệm hằng ngày, ta
biết rằng một chiếc xe trên dốc
nghiêng sẽ chuyển động nhanh dần
xuống dưới.
Phân loại: đây là chất điểm dưới tác
dụng của lực tổng hợp do xe chuyển
động có gia tốc.
Hình 5.11: Một chiếc xe hơi trên mặt phẳng
Phân tích: Các lực tác dụng vào vật: nghiêng không ma sát
Phản lực vuông góc với mặt
nghiêng.
Trọng lực hướng thẳng đứng xuống dưới.
Chọn hệ trục tọa độ với x dọc theo mặt nghiêng và y vuông góc với mặt nghiêng.
Thay trọng lực bởi các thành phần của nó (theo x và y).

11
Áp dụng mô hình chất điểm chuyển động dưới tác dụng của lực tổng hợp theo phương
x và chất điểm cân bằng theo phương y.
F x  mg sin  max

F y  n  mg cos  0

Giải phương trình thứ nhất, ta được ax  g sin

(B) Giả sử xe được thả từ trạng thái nghỉ từ đỉnh dốc và khoảng cách từ cản trước của
xe đến chân dốc là d. Xe phải mất bao lâu để cản trước của nó chạm chân dốc và tốc
độ của xe lúc đến chân dốc.
Giải:
Đây là nội dung liên quan đến phần động học. Dùng gia tốc tìm được ở câu a để thay
vào các phương trình động học. Từ đó tìm được:
2d
t và v xf  2gd sin
g sin

Trường hợp có nhiều vật:


Khi có hai hay nhiều vật kết nối với nhau hoặc tiếp xúc nhau, có thể áp dụng các định
luật Newton cho hệ như một vật tổng thể hay từng vật riêng rẽ. Ta có thể chọn một cách để
giải bài toán và dùng cách khác để kiểm tra lại kết quả.
Bài tập mẫu 5.4: Động cơ Atwood
Khi hai vật có khối lượng khác nhau được
treo thẳng đứng trên một ròng rọc nhẹ và
không có ma sát ở trục như hình 5.12a thì hệ
vật được gọi là động cơ Atwood. Thiết bị này
thường được dùng trong phòng thí nghiệm để
tìm giá trị của g. Hãy tìm gia tốc của các vật
và lực căng của sợ dây nhẹ.
Giải
Khái niệm hóa: Hãy tưởng tượng tình huống
trong hình 5.12a: khi một vật chuyển động
xuống dưới thì vật kia chuyển động lên trên.
Vì chúng được nối với nhau bằng một sợ dây
không giãn nên gia tốc của chúng có độ lớn
bằng nhau Hình 5.12: Động cơ Atwood

12
Phân loại: Các vật trong máy Atwood chịu tác dụng của trọng lực cũng như lực của
các dây buộc vào chúng nên ta có thể phân loại bài toán này như là bài toán có hai chất
điểm dưới tác dụng của lực tổng hợp.
Phân tích: Các lực tác dụng lên các vật:
 Lực căng dây (như nhau ở hai vật và ở các đoạn dây)
 Trọng lực
Các vật có gia tốc như nhau do chúng được nối với nhau.
Vẽ sơ đồ lực
Áp dụng các định luật Newton:
Cho vật thứ nhấtF  T  m g  m a
y 1 1 y

Cho vật thứ 2:  F  m g  T  m a


y 2 2 y

Giải để tìm các ẩn


 m  m1   2m1m2 
ay   2  g và T   g
 m 1  m2   m 1  m2 
Hoàn tất: Giá trị tìm được của gia tốc có thể diễn giải như là tỉ số giữa độ chênh lệch
về lực của hệ và tổng khối lượng của hệ, như dự đoán của định luật 2 Newton.

Bài tập mẫu 5.5: Hai vật chuyển động có gia


tốc nối nhau bằng một sợi dây.
Một quả cầu khối lượng m1 và một khối hộp khối
lượng m2 được nối với nhau bởi một dây nhẹ vắt
qua một ròng rọc nhẹ quay không ma sát như
hình 5.15a. Khối hộp nằm trên một mặt nghiêng
không có ma sát với góc nghiêng . Tìm độ lớn
của gia tốc của hai vật và sức căng dây.
Giải:
Khái niệm hóa: Hãy hình dung các vật trong
hình 5.13 đang chuyển động. Nếu m2 đi xuống
thì m1 sẽ đi lên. Do các vật được nối với nhau
bằng sợi dây nên gia tốc của chúng có cùng độ
Hình 5.13: Hai vật được nối với
lớn. Sử dụng hệ tọa độ bình thường cho quả cầu
nhau bằng sợi dây nhé vắt qua
và hệ tọa độ “nghiêng” cho khối hộp.
một ròng rọc không có ma sát.
Phân loại: Theo các phương y và x’ thì đây là
bài toán vật chịu tác dụng của lực tổng hợp. Theo phương y’ thì là bài toán vật cân
bằng.

13
Phân tích: Xét các sơ đồ lực như trong hình 5.13b và 5.13c thì có thể áp dụng định
luật 2 Newton cho các vật như sau:
Với quả cầu: F  T  m g  m a  m a
y 1 1 y 1

Với khối hộp:  F  m g sin  T  m a


x' 2 2 x'  m2a

F  n  m g cos  0
y' 2

m2 sin  m1 m m  sin  1
Giải các phương trình trên, ta được: a  g và T  1 2 g
m1  m2 m1  m2

Hoàn tất: Khối hộp chuyển động có gia tốc xuống dưới nếu m2 sin > m1. Ngược lại,
gia tốc của khối hộp hướng lên trên và gia tốc của quả cầu hướng xuống dưới. Từ kết
quả gia tốc, có thể thấy rằng gia tốc là tỉ số giữa độ lớn của ngoại lực tác dụng lên hệ
với tổng khối lượng của các vật trong hệ.

Các lực ma sát


Khi một vật chuyển động trên bề mặt hoặc
xuyên qua một môi trường nhớt thì sẽ xuất hiện sức
cản chuyển động. Đó là do các tương tác giữa vật và
môi trường quanh nó. Sức cản này được gọi là lực
ma sát.
5.8.1 Lực ma sát nghỉ (tĩnh)
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không chuyển
động. Chừng nào vật chưa chuyển động thì lực ma
sát nghỉ đúng bằng lực tác động từ bên ngoài ƒs = F
Nếu F tăng thì fs tăng và ngược lại.
Gọi µs là hệ số ma sát nghỉ thì ƒs  µs n
 Lưu ý: dấu bằng xảy ra khi các mặt bắt đầu
trượt lên nhau.
5.8.2 Lực ma sát trượt (động)
Lực ma sát trượt tác dụng khi vật chuyển động.
Hình 5.14: Kéo một vật bắt đầu
Hệ số ma sát trượt µk có thể thay đổi theo tốc độ chuyển động khi thắng được lực ma
của vật, tuy nhiên, ta bỏ qua sự thay đổi này. sát nghỉ.
ƒk = µk n
Khảo sát lực ma sát: Để khảo sát, ta tăng dần độ lớn của ngoại lực F và ghi lại giá trị của
lực ma sát. Chú ý thời điểm vật bắt đầu trượt. Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa lực ma sát và
ngoại lực cho trên hình 5.16c.

14
Lưu ý:
 Các phương trình này chỉ quan tâm đến độ lớn của các lực, chúng không phải là
phương trình vec-tơ.
 Với ma sát nghỉ (fs), dấu bằng chỉ đúng khi vật sắp chuyển động, các bề mặt sắp trượt
lên nhau. Nếu các bề mặt chưa trượt lên nhau thì dùng dấu nhỏ hơn
 Hệ số ma sát phụ thuộc vào các mặt tiếp xúc.
 Lực ma sát nghỉ (tĩnh) thường lớn hơn lực ma sát trượt (động).
 Hướng của lực ma sát ngược với hướng của chuyển động và song song với các mặt
tiếp xúc.
 Hệ số ma sát hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
5.8.3 Ma sát trong các bài toán dùng các định luật Newton
Ma sát là một lực, do đó chỉ cần thêm nó vào trong các định luật Newton.
Các qui tắc về ma sát cho phép ta xác định hướng và
độ lớn của lực ma sát.
Bài tập mẫu 5.6: thí nghiệm xác định s và k
Một khối hộp đang nằm trên một mặt nghiêng như
hình 5.15. Nâng dần góc nghiêng cho đến khi hộp
bắt đầu trượt. Chứng tỏ rằng có thể tìm được hệ số
ma sát nghỉ s theo góc tới hạn .
Giải:
Khái niệm hóa: Tưởng tượng rằng khối hộp có xu
hướng trược xuống dưới do tác dụng của trọng lực.
Hộp trượt xuống nên ma sát sẽ hướng lên phía
trên. Hình 5.15: Một khối hộp trượt
trên một mặt phẳng nghiêng có
Phân loại: Khối hộp chịu tác dụng của nhiều lực
ma sát
khác nhau, tuy nhiên, nó chưa trượt xuống dốc nên
đây là bài toán chất điểm cân bằng.
Phân tích: Sơ đồ lực trên hình 5.15 cho thấy các lực tác dụng vào hộp gồm: trọng lực
mg , phản lực n và lực ma sát nghỉ fs . Chọn trục x dọc theo mặt nghiêng và y vuông
góc với mặt nghiêng.
F x  mg sin  fs  0

F y  n  mg cos  0

Giải hệ phương trình ta có fs  mg sin  n tan


Với góc nghiêng tới hạn c thì lực ma sát nghỉ bằng fs  s n nên s  tanc .

15
Hoàn tất: Khi hộp bắt đầu trượt thì ≥c. Hộp trượt có gia tốc xuống dưới thì lực ma
sát trượt fk  k n . Tuy nhiên, nếu giảm góc q thì vật cũng có thể trượt xuống, nếu vật
trượt thẳng đều thì k  tanc với c  c
Lưu ý: Với bố trí thí nghiệm như trên thì ta có thể xác định hệ số ma sát bằng thực
nghiệm: µ = tan 
 Với µs, sử dụng góc nghiêng khi khối hộp bắt đầu trượt.
 Với µk, sử dụng góc nghiêng khi mà khối hộp trượt xuống với tốc độ không đổi.

Bài tập mẫu 5.7: Một quả bóng khúc côn cầu đang trượt
Một quả bóng khúc côn cầu trượt trên mặt băng với tốc độ ban đầu là 20,0 m/s. Quả
bóng trượt được 115 m trước khi dừng lại. Hãy xác định hệ số ma sát trượt giữa quả
bóng và băng.
Giải:
Khái niệm hóa: Giả sử quả bóng chuyển
động sang phải như hình 5.16. Lực ma sát
trượt tác dụng về bên phải và làm quả bóng
chuyển động chậm lại cho đến khi dừng hẳn.
Phân loại: Các lực tác dụng lên quả bóng
như trong hình 5.16, nhưng bài toán lại cho
các biến số về động học. Do đó, có thể phân
loại bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
Theo phương thẳng đứng, đây là bài toán
chất điểm cân bằng (tổng lực tác dụng lên vật Hình 5.16: quả khúc con cầu trượt có
bằng 0). Theo phương ngang, là bài toán chất ma sát trên mặt băng
điểm có gia tốc không đổi.
Phân tích: Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên vật, lưu ý đến lực ma sát (ngược chiều chuyển
động, song song với mặt tiếp xúc).
Áp dụng mô hình chất điểm chịu tác dụng của lực tổng hợp theo phương x:
F x  fk  max
Áp dụng mô hình chất điểm cân bằng theo phương y:
F y  n  mg  0
Giải hệ phương trình, với định nghĩa lực ma sát trượt, ta được:
ax  k g
Sau khi tìm được gia tốc, áp dụng mô hình động học, ta tìm được

16
v xi2
k  thay số: k  0,117
2gxf
Hoàn tất: Lưu ý rằng k không có thứ nguyên và có giá trị bé, không đổi với một vật
trượt trên mặt băng.

Bài tập mẫu 5.8: Gia tốc của hai vật nối với nhau khi có ma sát
Một khối hộp có khối lượng m2 nằm trên một mặt ngang, nhám được nối với một quả
cầu khối lượng m1 bằng một sợi dây nhẹ vắt qua một ròng rọc nhẹ, không ma sát như
trong hình 5.20a. Tác dụng vào khối hộp một lực có độ lớn F hợp với phương ngang
một góc  và khối hộp chuyển động sang phải. Hệ số ma sát trượt giữa khối hộp và
mặt ngang là k Tìm độ lớn của gia tốc của hai vật.

Hình 5.17: hệ 2 vật nối nhau khi có ma sát.


Giải:
Khái niệm hóa: Hình dung xem chuyện gì xảy ra khi tác dụng lực F vào khối hộp.
Giả sử lực đủ lớn hơn lực ma sát nghỉ nhưng không đủ lớn để nhất hộp lên, hộp sẽ
trượt sang phải và quả cầu được kéo lên.
Phân loại: Bài toán này là bài toán hai chất điểm dưới tác dụng của lực tổng hợp. Vì
khối hộp không bị nhấc lên nên theo phương thẳng đứng, khối hộp được xem là chất
điểm cân bằng.
Phân tích: Vẽ sơ đồ lực cho từng vật (hình 5.17b và 5.17c).
Áp dụng mô hình chất điểm chịu tác dụng của lực tổng hợp cho khối hộp theo phương
ngang:
F x  F cos  fk  T  m2ax  m2a (1)

Áp dụng mô hình chất điểm cân bằng cho khối hộp theo phương thẳng đứng
F y  n  F sin  m2g  0 (2)
Áp dụng mô hình chất điểm chịu tác dụng của lực tổng hợp cho quả cầu theo phương
thẳng đứng:
17
F y  T  m1g  m1ay  m1a (3)
Giải hệ phương trình, ta tìm được:
F  cos   k sin    m1  k m2  g
a (4)
m1  m2
Hoàn tất: Gia tốc của khối hộp có thể hướng sang phải hoặc trái tùy theo dấu của tử
số trong phương trình (4). Nếu vận tốc của khối hộp hướng sang trái thì phải đổi dấu
của fk trong (1). Trong trường hợp đó, chỉ cần đổi hai dấu cộng (+) trong tử số của (4)
thành dấu trừ (–).

Câu hỏi lý thuyết chương 5:


1. Trong bức tranh It Happened One Night (Columbia Pictures, 1934), Clark Gable đang
đứng trên xe bus, đằng sau là Claudette Colbert đang ngồi. Xe bus đột ngột đi về phía
trước và Clark ngã vào long Claudette. Tại sao điều đó xảy ra?
2. Một người giữ trái banh trên tay. (a) Xác định tất cả các ngoại lực tác dụng lên trái banh
và xác định phản lực theo định luật 3 Newton của mỗi lực đó. (b) Nếu trái banh rơi xuống,
lực gì tác dụng vào nó khi nó đang rơi? Xác định phản lực của nó. (Bỏ qua lực cản không
khí).
3. Sợi dây B mảnh, nhẹ, không co giãn nối
vật 1 và vật 2, biết vật 2 nặng hơn vật 1
(hình). Dây A tác dụng lực lên vật 1 làm
nó chuyển động có gia tốc về phía trước.
(a) So sánh độ lớn lực dây A tác dụng lên
vật 1 với lực do dây B tác dụng lên vật 2?
(b) So sánh gia tốc của vật 1 và vật 2. (c)
Xác định lực do dây B tác dụng lên vật 1
và so sánh lực do dây B tác dụng lên hai vật.

Bài tập chương 5:


1. Một động cơ tên lửa đồ chơi được gắn vào một quả bóng lớn, chúng có thể trượt không
ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Quả bóng nặng 4 kg có vận tốc 3.00i⃗ m/s tại 1 thời
điểm, và 8s sau vận tốc nó là (8.00i⃗+ 10.00j⃗) m/s. Giả sử động cơ đã tác dụng lực không
đổi theo phương ngang lên quả bóng, tìm (a) các thành phần và (b) độ lớn của lực trên.
ĐS: 1,53m; 5,29o
2. Một electron nặng 9,1.10-31kg có vận tốc đầu 3.105m/s. Nó đi thẳng được 5cm thì tốc độ
của nó tăng lên 7.105m/s. Giả sử gia tốc của nó là hằng số. (a) Xác định độ lớn của lực
tác dụng vào electron và (b) so sánh lực này với trọng lượng của electron.
ĐS: 3,64.10-18N; 4,08.1011 lần
18
3. Một xe hơi nặng 1000kg đang kéo một toa moóc 300kg. Cả 2 cùng tiến về phía trước với
gia tốc 2.15m/s2. Bỏ qua lực cản không khí và ma sát. Xác định:
(a) Tổng lực tác dụng lên xe hơi.
(b) Tổng lực tác dụng lên toa moóc.
(c) Lực do toa moóc tác dụng lên xe hơi.
(d) Lực do xe hơi tác dụng lên đường.
ĐS: 2,15.103N; 645N; 645N; 1,02.104N
4. Một sợi dây dài 35,7cm đầu trên cố định, đầu dưới treo một bulong sắt nặng 65g. Đặt
một nam châm lại gần bên phải bulong sắt đó (không chạm), bulong sắt bị hút về phía
nam châm theo phương ngang, nó đi được 28m rồi dừng lại (đạt trạng thái cân bằng).
(a) Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên bulong.
(b) Tính lực căng trên dây.
(c) Tính lực từ tác dụng lên bulong.
ĐS: 1,03N; 0,805N
5. Hình bên biểu diễn các lực theo phương ngang tác dụng
vào con thuyền đang di chuyển theo hướng bắc với vận
tốc không đổi khi nhìn từ trên cao. Lúc tốc độ con thuyền
đạt giá trị xác định, nước tác dụng lực 220N lên thân tàu,
góc θ = 40o. Hãy viết 2 phương trình thành phần biểu diễn
định luật 2 Newton, sau đó giải phương trình để xác định
P – lực gió tác dụng lên thuyền và lực n – lực nước tác
dụng lên đáy thuyền trong 2 trường hợp sau:
(a) Chọn chiều trục x theo hướng đông, trục y theo hướng
bắc;
(b) Chọn trục x theo hướng đông bắc, phương tạo góc θ = 40o so với phương đông; trục
y theo hướng tây bắc, phương tạo góc θ = 40o so với phương bắc.
(c) So sánh 2 kết quả câu (a) và (b): chúng có bằng nhau không? Phương pháp nào dễ
làm hơn?
ĐS: 262N; 262N; 342N
6. Bốn cơ hệ như trên hình bên đều đang ở trạng
thái cân bằng. Lực kế lò xo được chỉnh theo
đơn vị Newton. Hỏi giá trị đọc được từ các lực
kế trên. Giả sử bỏ qua khối lượng ròng rọc và
ma sát giữa dây với ròng rọc cũng như ma sát
giữa vật với mặt phẳng nghiêng.
ĐS: 49N-49N-98N-24.5N

19
7. Một cơ hệ cho như hình vẽ bên. Các
vật trượt không ma sát trên mặt
ngang và lực tác dụng vào khối 3kg
là 42N. Xác định (a) gia tốc của hệ,
(b) lực căng dây giữa khối 3kg và
1kg và (c) lực tác dụng của khối 1kg
lên khối 2kg.
ĐS: 7m/s2; 21N; 14N
8. Khoảng cách giữa hai cột điện thoại 50m. Chú chim nặng 1kg đậu ở chính giữa một dây
điện thoai nối hai cột điện thoại trên làm dây bị chùng xuống một đoạn 0.2m, bỏ qua khối
lượng dây.
(a) Vẽ sơ đồ lực các lực tác dụng lên chú chim.
(b) Tính lực căng do chú chim tác dụng lên dây.
ĐS: 613N
9. Một vật đang chuyển động trên một mặt phẳng, với tọa độ x và cho bởi phương trình x =
5t2 – 1 (m), y = 3t3 + 2 (m). Tính độ lớn tổng lực tác dụng lên
vật tại thời điểm t = 2s.
ĐS: 112N
10. Một bao xi măng có trọng lượng 325N treo cân bằng nhờ 3 sợi
dây như hình bên. Cho θ1 = 60o, θ2 = 40o. Tính các lực căng
dây T1, T2, T3 khi hệ ở trạng thái cân bằng.
ĐS: 253N, 165N, 325N
11. Hai người kéo một con thuyền bằng 2 sợi dây theo phương
ngang. Nếu họ kéo cùng chiều thì con thuyền chuyển động với
gia tốc 1,52 m/s2 về phía phải. Còn nếu họ kéo ngược chiều
nhau thì con thuyền chuyển động với gia tốc 0,518 m/s2 về
phía trái. Xác định độ lớn lực do mỗi người tác dụng lên thuyền. Giả sử không quan tâm
đến các lực theo phương ngang khác tác dụng lên thuyền.
ĐS: 100N; 204N
12. Các quả nặng được treo trên các dây nối
với trần của thang máy, biết thang máy
đang di chuyển với vận tốc không đổi.
Tính giá trị các lực căng dây T1 T2 T3 ở
2 trường hợp trên.

20
ĐS: a. 31,5N-37,5N-49N;
b. 113N-56,6N-98N
13. Một hệ thống hỗ trợ cho chân bị thương của
bệnh nhân được dùng ở các bệnh viện được cho
như hình bên. Hệ thống tác dụng lực kéo nằm
ngang lên chân bị thương.
(a) Xác định lực căng dây trong dây thừng hỗ
trợ chân.
(b) Lực kéo tác dụng lên chân phải như thế nào?
ĐS: 78,4N; 105N
14. Cho một cơ hệ như hình bên, biết m1 = 5kg đặt trên
mặt bàn không ma sát được nối với m2 = 9kg bằng
một sợi dây mảnh nhẹ không co giãn.
(a) Vẽ sơ đồ lực của hai vật.
(b) Tìm độ lớn gia tốc của mỗi vật
(c) Tính lực căng trên dây.
ĐS: 6,3m/s2; 31,5N
15. Đồ thị v-t như hình bên
biểu diễn tốc độ theo thời
gian của một chàng trai
thực hiện bài tập Chin-up
(hình). Giả sử chuyển
động theo phương đứng,
chàng trai nặng 64kg. Xác
định lực tác dụng bởi
thanh chin-up lên cơ thể chàng trai này tại các thời
điểm (a) t = 0, (b) t = 0,5s, (c) t = 1,1s và (d) t =
1,6s.
ĐS: 646N-627N-589N
16. Hệ hai vật nối với nhau bằng dây mảnh nhẹ, bắt qua một
ròng rọc không ma sát như hình bên. Giả sử mặt nghiêng
không ma sát, cho m1 = 2kg, m2 = 6kg và θ = 55o. (a) Vẽ sơ
đồ lực của hai vật. Tìm (b) độ lớn gia tốc của mỗi vật; (c) lực
căng trên dây và (d) tốc độ mỗi vật đạt được sau 2s kể từ lúc
chúng bắt đầu chuyển động.
ĐS: 3,57m/s2; 26,7N; 7,14m/s

21
17. Cho cơ hệ như hình vẽ, tác dụng lực theo phương
ngang ⃗⃗⃗⃗⃗
Fx vào vật m2 = 8kg, mặt ngang không ma
sát. Xem như gia tốc trượt của vật là hàm phụ thuộc
Fx. (a) Giá trị Fx như thế nào để vật m1 = 2kg có thể
đi lên? (b) Giá trị Fx như thế nào để lực căng trên
dây bằng 0. (c) Vẽ đồ thị a2 (gia tốc của m2) theo Fx
với giá trị lực Fx trong khoảng –100N đến +100N.
ĐS: 19,6N
18. Cho cơ hệ như hình vẽ. Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và
ma sát giữa các mặt tiếp xúc.
(a) Tìm mối liên hệ giữa a1 và a2.
(b) Xác định biểu thức các lực căng dây, a1, a2
theo m1, m2 và g.
19. Một vật trượt không ma sát đi lên một mặt phẳng
nghiêng với vật tốc đầu 5m/s, biết góc nghiêng θ
= 20o (hình bên). Hỏi quãng đường vật đi được
từ lúc bắt đầu cho đến khi dừng hẳn.
ĐS: 3,73m

20. Hai vật có khối lượng 3,5kg và 8kg được nối với
nhau bằng một dây không giãn, mảnh, nhẹ bắt
qua một ròng rọc không ma sát (hình). Các mặt
nghiêng không có ma sát. Tìm:
(a) Độ lớn gia tốc của mỗi vật.
(b) Lực căng dây.
ĐS: 2,2 m/s2; 27,4N
21. Trước năm 1960, người ta tin rằng hệ số ma sát nghỉ của lốp xe đối với đường tối đa là
µs = 1. Khoảng năm 1962, ba nhà sản xuất ô tô độc lập đã chế tạo ra lốp xe với hệ số ma
sát nghỉ là 1,6. Điều đó cho thấy lốp xe đã được cải thiện hơn rất nhiều. Trong 1 khoảng
thời gian ngắn, một chiếc xe gắn động cơ
piston đạt trạng thái nghỉ sau khi đi một
quãng đường ¼ dặm trong 4,43s.
(a) Giả sử bánh sau nâng bánh trước lên khỏi
mặt đường như hình bên. Giá trị tối thiểu
µs là bao nhiêu để được thời gian như
trên.
(b) Giả sử người lái xe tăng công suất động
cơ, các yếu tố khác giữ nguyên. Thời gian
sẽ thay đổi như thế nào?
22
ĐS: 4,18s
22. Một người đang kéo cái vali nặng 20kg với vận tốc không
đổi bằng một sợi dây có phương hợp với phương ngang một
góc θ (hình). Độ lớn lực kéo của bả là 35N và lực ma sát tác
dụng trên vali là 20N.
(a) Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên vali.
(b) Tính góc θ.
(c) Tính phản lực n do mặt đất tác dụng lên cái vali.
ĐS: 55,2o; 167N
23. Một vật nặng 3kg bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ từ đỉnh của mặt nghiêng 30o, nó đi
được quãng đường 2m trong 1.5s. Tìm: (a) độ lớn gia tốc của vật, (b) hệ số ma sát trượt
giữa vật và mặt nghiêng, (c) lực ma sát tác dụng vào vật và (d) tốc độ của vật sau khi
trượt được 2m.
ĐS: 1,78m/s2; 0,368; 9,37N; 2,67m/s
24. Ba vật nối với nhau bằng sợi dây không giãn và
được treo như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa m2 và
mặt ngang là 0,35. Khối lượng các vật m1 = 4kg,
m2 = 1kg, m3 = 3kg, bỏ qua ma sát ở ròng rọc.
(a) Vẽ sơ đồ lực của mỗi vật.
(b) Xác đinh vecto gia tốc của mỗi vật.
(c) Tính độ lớn các lực căng dây.
(d) Nếu bỏ qua ma sát giữa m2 và sàn, lực căng dây tăng hay giảm hay không đổi? Giải
thích.
ĐS: 2,31m/s2; 30N; 24,2N
25. Hai vật nối với nhau bằng một dây nhẹ, không co giãn. Tác dụng lực F theo phương
ngang vào m2 (hình). Cho F = 68N,
m1 = 12kg, m2 = 18kg và hệ số ma
sát giữa mỗi vật với mặt ngang là
0.1. (a) Vẽ sơ đồ lực tác dụng lên
mỗi vật. Xác định (b) gia tốc của hệ
và (b) độ lớn lực căng dây.
ĐS: 1,29m/s2; 27,2N

23
26. Một cái thùng nặng 3kg được đẩy lên một bức tường bằng
lực ⃗P⃗, biết phương của lực ⃗P⃗ tạo với phương ngang 1 góc θ
= 50o (hình). Hệ số ma sát giữa cái thùng và tường là 0,25.
(a) Xác định độ lớn của P⃗⃗ sao cho khối đứng yên trên tường.
(b) Điều gì xảy ra nếu |P⃗⃗| lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị tính
được ở câu a
(c) Hỏi lại câu a và b trong trường hợp θ = 13o.
ĐS: 48,6N; 31,7N
27. Thùng 1 nặng 5kg đặt trên thùng 2 nặng 10kg (hình). Áp
một lực theo phương ngang có độ lớn 45N vào thùng 2,
thùng 1 được gắn cố định với tường. Ma sát trượt giữa
các mặt tiếp xúc là 0,2.
(a) Vẽ sơ đồ lực của 2 thùng và xác định các lực kéo –
lực cản của mỗi vật.
(b) Xác định lực căng trên dây và gia tốc của thùng 2.
ĐS: 9,8N; 0,58m/s2
28. Một cần cẩu đang nâng một chiếc Ferrari nặng 1207kg và bên dưới là chiếc BMW Z8
nặng 1461kg bằng sợi cáp đơn, nhẹ, theo phương đứng. Chiếc Ferrari đang đi lên với tốc
độ 3,5m/s và gia tốc 1,25m/s2.
(a) Vận tốc và gia tốc của chiếc BMW so với Ferrari như thế nào?
(b) Tính lực căng trong dây cáp ở đoạn giữa 2 xe.
(c) Tính lực căng trong dây cáp ở đoạn trên chiếc Ferrari.
ĐS: 1,61.104N; 2,95.104N
29. Giả sử có 3 cái thùng đặt sát nhau như hình bên. Bỏ qua ma sát giữa các thùng với mặt
bàn. Tác dụng lực ⃗F⃗ theo phương ngang vào m1. Với m1 = 2,00 kg, m2 = 3,00 kg, m3 =
4,00 kg, và F = 18,0 N.
(a) Vẽ sơ đồ lực riêng cho từng thùng.
(b) Xác định gia tốc của mỗi thùng.
(c) Tính lực tổng hợp tác dụng lên mỗi
thùng.
(d) Tính độ lớn lực tương tác giữa các
thùng.
(e) Bạn đang làm việc ở công trình xây dựng. Một đồng nghiệp đang đóng đinh lên tấm
thạch cao ở một bên, còn bạn thì đứng bên kia hỗ trợ bằng cách dựa vào tường với
lưng bạn đẩy nó. Mỗi khi búa đập làm lưng bạn đau nhói. Người giám sát thấy vậy,
liền giúp bạn đặt một thùng gỗ nặng ở giữa bức tường và lưng bạn. Hãy dùng những
kết quả ở câu a  d để giải thích tác dụng của thùng gỗ đặt giữa tường và lưng bạn
đã giúp bạn dễ chịu hơn.

24
ĐS: 2m/s2; 8N-6N-2N; 14N-8N
30. Một vật khối lượng M được giữ ở một chỗ nhờ lực kéo F ⃗⃗ và hệ ròng
rọc như hình bên. Các ròng rọc không khối lượng và không ma sát.
(a) Vẽ sơ đồ biểu diễn lực lên mỗi ròng rọc.
(b) Tìm lực căng trên mỗi dây T1, T2, T3, T4, và T5.
(c) Tìm độ lớn lực kéo F⃗⃗.
ĐS: Mg/2 ; 3Mg/2 ; Mg ; F = Mg/2
31. Một lực phụ thuộc thời gian cho bởi biểu thức ⃗F⃗ = (8i⃗ − 4tj⃗) (N), với
t theo đơn vị giây, tác dụng vào vật nặng 2kg đang đứng yên.
(a) Hỏi thời điểm nào vật chuyển động với tốc độ 15m/s.
(b) Vị trí vật lúc đạt vận tốc 15m/s cách vị trí ban đầu là bao nhiêu?
(c) Tìm vecto độ dời tổng hợp của vật ở thời điểm đó.
ĐS: 3s; 20,1m
32. Một bản gỗ bị kẹp giữa hai bản hai bên (hình) có trọng lượng
95,5N. Nếu hệ số ma sát nghỉ giữa các bản với nhau là 0,663
thì cần cần nén các lực bao nhiêu ở hai bên bản gỗ ở giữa để
giữ cho nó ko tuột ra.
ĐS: 72N
33. Một quyển sách có khối lượng m = 2kg bắt
đầu rời khỏi đỉnh của mặt nghiêng θ = 30o ở
độ cao h = 0,5m so với mặt bàn (hình). Giả
sử mặt nghiêng không ma sát đặt trên mặt
bàn cách mặt đất một khoảng H = 2m.
(a) Tính gia tốc của quyển sách khi trượt trên
mặt nghiêng.
(b) Vận tốc của quyển sách khi bắt đầu rời
khỏi mặt nghiêng?
(c) Quyển sách rớt xuống sàn nhà cách cạnh
bàn một đoạn R = ?
(d) Thời gian quyển sách bay từ bàn xuống sàn là bao lâu?
(e) Khối lượng quyển sách ở đây có ảnh hưởng đến các kết quả câu trên không? Giải
thích.
ĐS: 4,9m/s2; 3,13m/s; 1,35m; 1,14s

25
34. Một cái hộp nhỏ có khối lượng m = 2kg đang
đứng yên trên góc trái của cái hộp lớn khối lượng
M = 8kg. Hệ số ma sát trượt giữa hai hộp là 0.3
và bỏ qua ma sát giữa hộp lớn với mặt ngang. Tác
dụng lực theo phương ngang có độ lớn không đổi
F = 10N vào hộp nhỏ, chuyển động của nó như
hình. Cho L = 3m.
(a) Hỏi hộp nhỏ di chuyển từ góc bên trái cho đến
góc bên phải của hộp lớn mất bao lâu? (Lưu
ý:cả hai hộp đều dịch chuyển khi tác dụng lực
F như trên).
(b) Hỏi quãng đường hộp lớn đi được trong suốt quá trình trên?
ĐS: 2,13s; 1,67m

26
Chương 6: Chuyển động tròn và các ứng dụng khác
của các định luật Newton


chương trước, hai mô hình khảo sát áp dụng định luật Newton đã được đưa ra, tuy
nhiên các mô hình đó chỉ áp dụng cho chuyển động thẳng.
Các định luật Newton còn có thể áp dụng trong các trường hợp khác như:

 Các vật chuyển động trên đường tròn


 Chuyển động được quan sát từ một hệ quy chiếu phi quán tính
 Chuyển động của một vật trong môi trường có độ nhớt
Rất nhiều ví dụ sẽ được minh họa cho việc áp dụng các định luật Newton trong các tình
huống mới này sẽ được nêu ra ở chương này .

Chuyển động tròn đều và gia tốc


Một vật chuyển động với vận tốc không đổi trên một
đường tròn bán kính r với gia tốc không đổi.
Độ lớn của gia tốc cho bởi công thức:
v2
ac  (6.1)
r
Với gia tốc hướng tâm, a c , có chiều hướng vào tâm
của đường tròn. Gia tốc hướng tâm luôn vuông góc với
vectơ vận tốc.
Lực gây ra gia tốc hướng tâm có chiều hướng vào
tâm đường tròn. Lực này gây ra sự thay đổi hướng của
vectơ vận tốc.
Nếu lực này mất đi, vật sẽ tiếp tục chuyển động
thẳng theo phương tiếp tuyến với đường tròn. Ví dụ
như một vật được nối vào sợi dây rồi quay tròn như hình Hình 6.1: Một vật chuyển động
6.1, khi sợi dây bị đứt thì vật sẽ chuyển động theo theo quỹ đạo tròn cho đến khi sợi
phương tiếp tuyến với đường tròn tại vị trí sợi dây bị dây bị đứt.
đứt.
Áp dụng định luật 2 Newton theo phương dọc theo phương của bán kính, tổng hợp lực
gây ra gia tốc hướng tâm liên hệ với gia tốc theo công thức:
v2
 F  mac  m r
(6.2)

1
Bài tập mẫu 6.1: Con lắc hình nón
Một quả bóng nhỏ có khối lượng m
được treo trên sợi dây có chiều dài L.
Quả bóng quay vòng tròn với vận tốc
không đổi theo phương nằm ngang với
bán kính r. Hãy tìm vận tốc v của quả
bóng.
Giải:
Khái niệm: Chuyển động của quả
bóng trên hình 6.2a có quỹ đạo tròn
theo phương ngang.
Phân loại: Quả bóng chuyển động
không gia tốc theo phương thẳng Hình 6.2: Con lắc hình nón
đứng. Do đó, theo phương thẳng đứng
chúng ta sử dụng mô hình chất điểm ở
trạng thái cân bằng. Còn theo phương nằm ngang thì sử dụng mô hình chất điểm
chuyển động tròn đều.
Phân tích: Vật ở trạng thái cân bằng theo chiều thẳng đứng và vật chuyển động tròn
đều theo phương ngang.
Ta có:
∑Fy = 0 → T cos θ = mg
∑Fx = T sin θ = mac
Ta thu được kết quả v không phụ thuộc vào m theo công thức:
v  Lg sin tan (6.3)
Kết thúc: Từ kết quả (6.3), ta thấy rằng vận tốc của quả bóng không phụ thuộc vào
khối lượng của nó. Một điểm đặc biệt nữa, đó là khi góc θ bằng 90o (sợi dây theo
phương nằm ngang), thì tan của góc 90o bằng vô cùng, nghĩa là tốc độ cũng bằng vô
cùng. Điều này cho chúng ta thấy rằng sợi dây không thể theo phương nằm ngang
được. Do đó, đối với hình 6.1, vật nặng chỉ có thể chuyển động theo phương nằm
ngang trên một mặt bàn không ma sát.

Chuyển động tròn theo phương ngang:


Vận tốc của vật chuyển động không phụ thuộc vào khối lượng của vật và lực căng của
dây. Nhưng lực hướng tâm gây ra do lực căng dây. Vận tốc lớn nhất phụ thuộc vào lực căng
lớn nhất mà sợi dây chịu được.

2
Bài tập mẫu 6.2: Có thể quay nhanh nhất với tốc độ bao nhiêu?
Một vật có khối lượng 0,5kg được nối vào đầu của một sợi dây dài 1,5m. Vật này
chuyển động với quỹ đạo tròn theo phương nằm ngang như hình 6.1. Nếu sợi dây có
thể chịu được lực căng dây tối đa là 50N. Hỏi tốc độ tối đa của vật trước khi sợi dây
bị đứt? (giả sử rằng sợi dây được giữ theo phương thẳng đứng trong suốt quá trình
chuyển động)
Giải:
Khái niệm: Chú ý rằng sợi dây càng chắc thì chịu được tốc độ của vật càng nhanh
trước khi bị đứt. Và khối lượng của vật càng nặng thì sợi dây càng bị đứt sớm.
Phân loại: Bởi vì vật chuyển động theo quỹ đạo tròn nên sử dụng mô hình chất điểm
chuyển động tròn đều.
Phân tích: Lực căng dây chính là lực gây ra gia tốc hướng tâm cho chuyển động của
vật:
v2
T m
r
Suy ra:
Tr
v
m
Do đó, tốc độ tối đa của vật trước khi sợi dây bị đứt:
Tmax r 50.1,5
v max   =12,2m/s
m 0,5
Kết thúc: từ phương trình của v, chúng ta thấy rằng vận tốc v sẽ tăng khi tăng lực
căng dây T và giảm độ lớn m, như đã dự đoán trước ở phần khái niệm.

Bài tập mẫu 6.3: Tốc độ tối đa của một chiếc xe hơi trên đoạn đường cong bằng
bao nhiêu?
Một chiếc xe hơi chuyển động trên đường nằm ngang, thì trước mặt xuất hiện một
khúc cua như hình vẽ. Bán kính của khúc cua là r và hệ số ma sát nghỉ giữa bánh xe
và mặt đường là µ. Hãy tìm tốc độ lớn nhất mà xe có thể thực hiện được việc ôm cua
trên đoạn đường này.
Giải:
Khái niệm: Xem đoạn đường cong là một đường tròn khổng lồ, thì chiếc xe hơi
chuyển động trên quỹ đạo tròn đó.
Phân loại: Bởi vì xe hơi chuyển động theo quỹ đạo tròn nên sử dụng mô hình chất
điểm chuyển động tròn đều theo phương nằm ngang. Do đó, có thể xem chiếc xe hơi
như mô hình chất điểm ở trạng thái cân bằng theo phương thẳng đứng.
3
Phân tích: Hình 6.3b thể hiện các lực tác dụng lên chiếc xe
hơi. Lực làm cho chiếc xe có thể chuyển động được ở trên
khúc cua đó chính là lực ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt
đường. (là lực ma sát nghỉ vì không có sự trượt giữa bánh xe
và mặt đường. Trong trường hợp lực ma sát nghỉ này bằng 0
– ví dụ mặt đường có một lớp băng thì chiếc xe sẽ chuyển
động thẳng tiếp trên đoạn đường cong này, tức là bị trượt ra
khỏi mặt đường).
Do đó, tốc độ tối đa của chiếc xe trên đoạn đường cong sẽ
đạt được khi lực ma sát nghỉ đạt giá trị lớn nhất.
Áp dụng phương trình 6.2, chất điểm chuyển động trên quỹ
đạo tròn với tốc độ đạt được là lớn nhất:
v m2 ax
fs,max  s .n  m
r
Áp dụng mô hình chất điểm ở trạng thái cân bằng theo Hình 6.3: Một chiếc xe
phương thẳng đứng: hơi chuyển động trên
đoạn đường cong
F y  0  n  mg  0  n  mg

Từ 2 phương trình trên, ta suy ra, tốc độ tối đa của xe trên đoạn đường cong:
s nr s mgr
v max  
m m
Vậy trên một đoạn đường cong có bán kính r, hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt
đường là μs, thì tốc đó tối đa của xe khi chạy đến đoạn cong đó, cho bởi công thức:
v max  s gr (6.4)

Hoàn tất: vận tốc này không phụ thuộc vào khối lượng của xe. Đó là lý do tại sao các
đoạn cua chỉ có một tốc độ giới hạn cho mọi loại xe.

Bài tập mẫu 6.3: Đường cong nghiêng


Một kĩ sư thiết kế mới nghĩ ra một cách giải quyết cho bài toán 6.2 để xe không cần
dùng lực ma sát để thực hiện việc ôm cua. Nói một cách khác, chiếc xe hơi có thể ôm
cua trong trường hợp mặt đường bị phủ băng. Mặt đường được chế tạo nghiêng một
góc θ như hình vẽ. Hỏi góc θ phải bằng bao nhiêu?
Giải:
Thiết kế này nhằm làm cho lực ma sát giảm về 0. Xe hơi có thể xem như một vật ở
trạng thái cân bằng theo phương thẳng đứng. Có thể xem chiếc xe như một vật chuyển
động tròn đều theo phương ngang.

4
Với thiết kế này, phản lực của mặt đường sẽ đóng vài trò
lực hướng tâm.
Góc nghiêng của mặt đường được tính theo công thức:
v2
tan  (6.5)
rg
Với v là tốc độ thiết kế, góc nghiêng này không phụ thuộc
vào khối lượng của phương tiện.
Nếu chiếc xe chạy trên đường cong nhỏ hơn tốc độ thiết
kế, lực ma sát cần thiết để giữ cho chiếc xe khỏi trượt
xuống khỏi đường nghiêng.
Nếu chiếc xe chạy trên đường cong lớn hơn tốc độ thiết
kế, thì lực ma sát cần thiết để giữ cho xe khỏi trượt lện Hình 6.4: Một chiếc xe hơi
trên đường nghiêng. chuyển động trên đường
thiết kế nghiêng khi đi qua
đoạn đường cong
Bài tập mẫu 6.4: Trò chơi vòng quay khổng lồ
Một đứa trẻ có khối lượng m ngồi trên trò chơi vòng quay
khổng lồ như hình vẽ. Biết bán kính vòng quay là R, tốc
độ chuyển động của đứa trẻ không đổi v. Xác định lực
tác dụng lên ghế đứa trẻ ngồi tại vị trí thấp nhất và cao
nhất của vòng tròn.
Giải:
Khái niệm: Dựa vào hình 6.6, ta thấy rằng tại vị trí cao
nhất (top) và vị trí thấp nhất (bottom) thì phản lực tiếp
tuyến và lực hấp dẫn ngược chiều nhau. Nhưng tổng hợp
lực của 2 lực này có độ lớn không đổi để giữ cho nhưng
đứa trẻ chuyển động với tốc độ không đổi trên quỹ đạo
tròn. Nhưng lực hấp dẫn thì không thay đổi, do đó, phản
lực tiếp tuyến tại vị trí cao nhất sẽ nhỏ hơn tại ví trí thấp
nhất.
Hình 6.4a: Những đứa trẻ
Phân loại: Bởi vì những đứa trẻ chuyển động với tốc độ chơi trò chơi vòng quay
không đổi nên sử dụng mô hình chất điểm chuyển động khổng lồ
tròn đều, và chịu tác dụng của lực hấp dẫn trong toàn bộ
quá trình chuyển động.
Phân tích: Ở vị trí thấp nhất của quỹ đạo, lực hướng lên (phản lực pháp tuyến) tác
dụng lên vật lớn hơn trọng lượng của vật.

5
mv 2
F  n bot  mg 
r
 v2 
nbot  mg  1  
 rg 

Còn ở vị trí trên cùng của quỹ đạo, phản lực pháp tuyến
tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lực của vật.
mv 2
 F  ntop  mg  r
v2 
ntop  mg   1
 rg 
Hình 6.4b,c: Phân tích lực
Hoàn tất: Rõ ràng độ lớn của 2 lực tính được đúng như

dự đoán ở phần khái niệm.

Chuyển động tròn không đều


Ở chương 4, chúng ta đã khảo sát chuyển động trên một
đoạn đường tròn với tốc độ thay đổi thì ngoài gia tốc hướng tâm
sẽ có thêm thành phần gia tốc tiếp tuyến. Điều đó, có nghĩa là
lực tác dụng lên chất điểm cũng có thể phân tích ra thành phần
hướng tâm và thành phần tiếp tuyến.
Bởi vì, gia tốc tổng cộng có dạng: a  ar  at nên tổng hợp
lực tác dụng lên chất điểm được biểu diễn là:
 F   Fr   Ft Hình 6.5: chuyển động
tròn không đều
Vectơ F r là lực hướng tâm, có chiều vào tâm của quỹ
đạo tròn là lực gây ra gia tốc hướng tâm, còn vectơ  Fr tiếp tuyến với đường tròn, là lực
gây ra gia tốc tiếp tuyến làm thay đổi tốc độ của chất điểm theo thời gian.
Câu hỏi 6.1: Một hạt gỗ đục lỗ trượt dọc theo sợi dây có
dạng như hình 6.6: a) Hãy vẽ các vectơ lực tác dụng lên hạt
gỗ tại các vị trí A, B và C . b) Giả sử rằng hạt gỗ được tăng
tốc với gia tốc tiếp tuyến không đổi khi chuyển động hướng
sang phải. Hãy vẽ các vectơ lực tác dụng lên hạt gỗ tại các
điểm A, B và C.
Hình 6.6: một hạt gỗ chuyển động dọc
theo sợi dây

6
Bài tập mẫu 6.5: Chuyển động tròn không đều theo phương thẳng đứng
Một quả cầu nhỏ khối lượng m được gắn vào đầu một sợi dây có chiều dài R và đang
quay theo phương thẳng đứng quanh điểm O cố định như hình vẽ. Hãy xác định gia
tốc tiếp tuyến của quả cầu và lực căng dây khi vận tốc của quả cầu là v và sợi dây tạo
một với phương thẳng đứng một góc θ.
Giải:
Khái niệm: So sánh chuyển động của quả cầu ở
hình 6.7 và những đứa trẻ ở hình 6.4 thì thấy rằng
cả hai đều chuyển động theo quỹ đạo tròn, nhưng
điều khác ở đây là quả cầu chuyển động không
đều, do đó, ở tại hầu hết các điểm trên quỹ đạo
chuyển động của quả cầu, thành phần gia tốc tiếp
tuyến được đóng góp bởi lực hấp dẫn.
Phân loại: Bài toán này sẽ sử dụng mô hình chất
điểm chuyển động dưới tổng hợp lực, và chịu tác
dụng của lực hấp dẫn trong toàn bộ quá trình
chuyển động.
Phân tích: Từ hình 6.7, các lực tác dụng lên quả
cầu chỉ có 2 lực: lực hấp dẫn của Trái Đất tác
Hình 6.7: Một quả cầu được gắn vào
dụng lên quả cầu Fg  m.g và T lực căng dây. một sợi dây và quay theo phương
Trọng lực Fg sẽ được phân tích thành 2 thành thẳng đứng.
phần, theo phương tiếp tuyến là mgsinθ và theo phương hướng tấm là mgcosθ.
Áp dụng định luật 2 Newton theo phương tiếp tuyến:

F t
 mg sin  mat  at  g sin
Áp dụng định luật 2 Newton theo phương hướng tâm:
mv 2
 F r  T  mgcos  mar  R
Do đó, đối với chuyển động tròn không đều. Lực căng dây được tính theo công thức:
 v2 
T  mg   cos  (6.6)
 Rg 
Xét điểm trên cùng và dưới cùng của đường tròn. Ta thấy:
Lực căng tại điểm dưới cùng là lớn nhất:
 v2 
T  mg  bot  1
 Rg 

7
Còn lực căng tại điểm trên cùng là nhỏ nhất
v2 
T  mg  top  1
 Rg 
 
Nếu lực căng tại điểm trên cùng Ttop = 0, thì
v top  gR

Chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán


tính
Lực quán tính là kết quả khi chúng ta xét chuyển
động trong một hệ quy chiếu không (phi) quán tính.
Lực quán tính xuất hiện và tác dụng lên vật giống
như một lực thực, tuy nhiên chúng ta không thể phát hiện
vật thứ hai nào gây ra lực quán tính đó. Nên nhớ rằng lực
thực luôn gây ra bởi tương tác giữa hai vật nào đó.
Lực quán tính dễ thấy nhất khi các vật chuyển động
thẳng có gia tốc.
6.3.1 Lực ly tâm
Đối với hệ quy chiếu gắn với hành khách (trên hình
6.8b), một lực xuất hiện đẩy cô ta nghiêng khỏi ghế về
phía bên phải.
Đối với hệ quy chiếu gắn với Trái Đất, chiếc xe hơi
tác dụng một lực về bên trái vào hành khách (hình 6.8c).
Lực đẩy hành khách ra ngoài được gọi là lực ly tâm.
Nó là lực quán tính do xuất hiện gia tốc hướng tâm khi
xe chuyển hướng.
Còn trên thực tế, lực ma sát chính là lực giữ cho hành
khách chuyển động cùng với chiếc xe. Do đó, nếu lực
ma sát không đủ lớn, hành khách sẽ tiếp tục chuyển động
thẳng theo phương ban đầu theo định luật 1 Newton.
6.3.2 Lực Coriolis
Đây là lực xuất hiện bởi sự thay đổi bán kính quỹ Hình 6.8: a. Khi chiếc xe đi vào
đạo của một vật trong một hệ quy chiếu đang quay. đoạn đường rẽ sang trái thì hành
khách bị nghiêng sang phải, lực
Trong hình vẽ 6.9, kết quả của chuyển động quay tác dụng: b. đối với hành khách. c.
của vòng xoay là đường cong của quả bóng ném. đối với Trái Đất
Đối với người bắt bóng, một lực theo phương
ngang tác dụng vào làm quả bóng chuyển động cong.
8
Hình 6.9: Khi 2 người bạn đứng trên một vòng xoay lớn, bạn cố gắng ném bóng thẳng về
phía bạn mình. a. đối với người quan sát đứng dưới mặt đất. b. đối với người quan sát
đứng cùng trên vòng quay.
Ví dụ về lực quán tính:
Mặc dù lực quán tính không phải lực thực, nhưng nó lại gây ra những tác động thực. Ví
dụ:
 Những vật trên xe hơi thường bị trượt đi.
 Bạn cảm giác như bị đẩy ra ngoài khi ngồi trên một bề mặt đang quay.
 Lực Coriolis chịu trách nhiệm cho chuyển động quay trong hệ thống thời tiết, bao
gồm cả bão, và các dòng hải lưu.
Câu hỏi 6.2: Một hành khách ngồi trên xe đang rẽ trái như hình 6.8. Chọn phát biểu đúng về
lực theo phương nằm ngang nếu hành khách ấy đặt tay lên cửa sổ: a) Hành khách ấy ở trạng
thái cân bằng bởi lực thực tác dụng sang bên phải và lực thực tác dụng sang bên trái. b) Hành
khách chịu tác dụng của lực chỉ tác dụng sang bên phải. c) Hành khách chỉ bị lực thực tác
dụng sang bên trái. d) Không có phát biểu nào ở trên đúng.
6.3.3 Lực quán tính trong chuyển động thẳng
Đối với quan sát viên ở ngoài xe (hình a), gia tốc của quả cầu do thành phần nằm ngang
của lực căng dây gây ra. Còn vật ở trạng thái cân bằng theo phương thẳng đứng
F x  T sin  ma
F y  T cos   mg  0

Đối với quan sát viên trên xe (hình b), tổng hợp lực tác dụng lên quả cầu bằng 0 và vật ở
trạng thái cân bằng theo cả hai phương

9
Hình 6.10: Một quả cầu nhỏ được treo trên một sợi dây cột trên trần một toa tàu. Các lực
tác dụng lên quả cầu đối với: a. hệ quy chiếu quán tính. b. hệ quy chiếu phi quán tính

F ' x  T sin  Ffictitious  ma


F ' y  T cos   mg  0

Và hai phương trình ở hai hệ quy chiếu sẽ thỏa mãn khi:


Ffictiitous = ma (6.7)

Chuyển động với lực cản


Chuyển động của một vật có thể trong một môi trường nào đó như chất lỏng, hoặc chất
khí. Và môi trường sẽ tác dụng lên vật một lực cản, R , khi vật chuyển động trong nó.

Độ lớn của lực cản R phụ thuộc vào môi trường.


Hướng của lực cản ngược với hướng chuyển động của vật hay không tùy thuộc vào môi
trường.
R gần như luôn tăng cùng với sự tăng của tốc độ. Độ lớn của lực cản R phụ thuộc rất
phức tạp vào tốc độ. Chúng ta chỉ khảo sát 2 trường hợp:
 R tỉ lệ với tốc độ (v): đối với các trường hợp vật chuyển động với tốc độ nhỏ và các
vật có kích thước nhỏ (ví dụ như các hạt bụi chuyển động trong không khí).
 R tỉ lệ với bình phương tốc độ (v2): trong trường hợp vật có kích thước lớn (ví dụ
như người nhảy dù).

10
6.4.1 Lực cản tỉ lệ với tốc độ
Lực cản có thể cho bởi công thức:

R  bv (6.8)
Với b phụ thuộc vào tính chất của môi trường và hình
dáng, kích thước của vật.
Dấu trừ trong công thức thể hiện lực cản ngược hướng
với chiều chuyển động.
Bài tập mẫu 6.6:
Xét một quả cầu nhỏ có khối lượng m đang rơi trong
chất lỏng từ trạng thái nghỉ.
Những lực tác dụng lên vật:
 Lực cản
 Lực hấp dẫn
Kết quả của chuyển động là:
dv
mg  bv  ma  m
dt
dv b
a g v
dt m
Lực cản tỉ lệ với tốc độ:
 Tại thời điểm ban đầu, v = 0 và dv/dt = g
 Theo thời gian, lực cản R tăng, còn gia tốc giảm
dần.
Gia tốc của vật bằng 0 khi R = mg
Lúc này, tốc độ v đạt đến tốc độ tốc giới hạn và không
thay đổi nữa.
Vận tốc giới hạn
Để tìm vận tốc giới hạn, ta có a = 0
mg
vT 
b
Giải phương trình vi phân, ta được:

v
mg
b

1  e b t m
  v 1  e 
T
t 
Hình 6.11: Chuyển động của
một vật rơi trong chất lỏng
Với τ là hằng số thời gian, có độ lớn:  
m a.,b. và đồ thị tốc độ phụ thuộc
b thời gian của vật đó c.
11
6.4.2 Lực cản tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ
Những vật chuyển động với tốc độ lớn trong không
khí, lực cản của không khí sẽ tỉ lệ với bình phương vận tốc:
R = ½ DAv2 (6.9)
Với D là một đại lượng không thứ nguyên được gọi là
hệ số cản,  là mật độ của không khí, A là diện tích tiết
diện vuông góc với vận tốc của vật, v là tốc độ của vật.
Khảo sát một vật rơi trong không khí khi tính đến lực
cản của không khí:
1  D A  2
 F  mg  2 D  Av 2
 ma a  g  
 2m 
v

Vận tốc giới hạn sẽ đạt được khi gia tốc tiến tới 0. Hình 6.12: Chuyển động của
một vật rơi trong chất lỏng.
2mg
Giải các phương trình trên ta sẽ được: vT 
D A
(6.10)
Bảng 6.1: Một vài tốc độ giới hạn

Khối Diện tích mặt Vận tốc giới


Vật thể
lượng (kg) cắt (m2) hạn (m/s)

Người nhảy dù 75 0,7 60

Quả bóng chày (bán kính 3,7 cm) 0,145 4,2.10-3 43

Quả golf (bán kính 2,1 cm) 0,046 1,4.10-3 44

Hạt mưa đá (bán kính 0,5 cm) 4,8.10-4 7,9.10-5 14

Giọt mưa (bán kính 0,2 cm) 3,4.10-5 1,3.10-5 9

12
Bài tập mẫu 6.7: Người nhảy dù
Quan sát một người nhảy dù nhảy từ máy bay ra:
 Vận tốc ban đầu bằng 0
 Rơi với gia tốc trọng trường
 Rơi với vận tốc tăng dần, nhưng sau đó tăng chậm
dần do lực cản tăng.
Trên thực tế, khi lực hấp dẫn cân bằng với lực cản,
người đó đạt đến vận tốc giới hạn.
Khi bung dù:
 Đôi khi sau khi đạt vận tốc giới hạn, dù sẽ được
bung ra.
 Tạo ra sự tăng lên rất lớn của lực cản. Dẫn đến tổng
hợp lực, và gia tốc lúc này lại theo phương hướng
lên. Do đó, vận tốc rơi sẽ giảm xuống.
 Và lúc này, sẽ đạt đến một vận tốc giới hạn mới,
nhỏ hơn vận tốc cũ.
Hình 6.13: Một người nhảy dù

Bài tập mẫu 6.8: Sự rơi của tấm lọc cà phê


Một loạt các tấm lọc cà phê (dạng cái bát) được cho rơi tự do và khảo sát vận tốc giới
hạn.
Hằng số thời gian  là nhỏ, các tấm lọc cà phê đạt vận tốc giới hạn rất nhanh.
Các thông số:
 Khối lượng của mỗi tấm lọc là meach = 1.64 g
 Xếp các tấm lọc chồng lên nhau sao cho diện tích bề mặt không tăng
 Mô hình:
 Xem như các tấm lọc là chất điểm ở trạng thái cân bằng
Số liệu thu được từ thực nghiệm:
Bảng 6.2: Vận tốc giới hạn và lực tác dụng lên tấm lọc cà phê
Số tấm lọc Vận tốc giới hạn (m/s) Lực cản R (N)
1 1.01 0.0161
2 1.40 0.0322
3 1.63 0.0483
4 2.00 0.0644
5 2.25 0.0805

13
6 2.40 0.0966
7 2.57 0.1127
8 2.80 0.1288
9 3.05 0.1449
10 3.22 0.1610

Khi đạt đến tốc độ giới hạn, lực cản hướng lên cân bằng với trọng lực hướng xuống:
R= mg
Khảo sát đồ thị:

Đồ thị biểu diễn trên cho thấy sự phụ thuộc của lực cản vào tốc độ giới hạn lại không
phải là đường thẳng.
Nghĩa là lực cản không tỉ lệ với tốc độ của vật.

14
Đồ thị phụ thuộc của lực cản vào bình phương tốc độ lại là đường thẳng. Nghĩa là lực
cản tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.

Bài tập mẫu 6.9: Lực cản tác dụng lên một quả bóng chày.
Vật thể chuyển động theo phương ngang trong không khí. Lực cản không khí làm quả
bóng chuyển động chậm dần. Còn lực hấp dẫn làm quỹ đạo của quả bóng bị cong
xuống. Quả bóng có thể xem như chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hợp lực.
Hãy xét tại một thời điểm, nên không lo ngại về gia tốc.
Tìm D và R từ công thức 6.9 và 6.10, ta có:
2m g
D
vT2  A
1
R D  Av 2
2

Câu hỏi lý thuyết chương 6


1. Lực nào làm cho các vật sau đây chuyển động: a. Ô tô; b. Máy bay trực thăng; c. Thuyền
chèo. d. Xe đạp.
2. Một vật chuyển động tròn với tốc độ không đổi khi tổng lực tác dụng có độ lớn không
đổi và vuông góc với vận tốc. Điều gì xảy ra nếu lực không vuông góc với vận tốc?
3. Nếu một người nói với bạn rằng các phi hành gia trên quỹ đạo ở trạng thái không trọng
lực vì họ đã thoát khỏi lực hấp dẫn. Bạn có đồng ý với nhận định đó không? Giải thích.
4. Một thùng đựng nước có thể quay được theo phương thẳng đứng mà nước không đổ. Hãy
giải thích vì sao nước không đổ ra khỏi thùng ngay cả khi thùng ở vị tri trên đầu bạn?

Bài tập chương 6:


1. Một sợi dây mảnh có thể treo được vật nặng 25kg trước
khi bị đứt. Gắn vật khối lượng m = 3kg với sợi dây trên
và cho vật m quay trên mặt bàn nằm ngang theo quỹ đạo
tròn bán kính r = 0,8m, đầu cuối của dây được giữ cố định
như hình bên. Hỏi khoảng giá trị tốc độ vật đạt được trước
khi dây đứt.
ĐS: 0 đến 8,1m/s
2.
Trong mô hình nguyên tử Bohr của nguyên tử hydro, 1
electron di chuyển theo quỹ đạo tròn quanh 1 proton. Tốc độ electron xấp xỉ 2,2.106m/s.
Tìm (a) lực tác dụng lên electron khi nó chuyển động với quỹ đạo tròn bán kính 0,529.10-
10
m và (b) gia tốc hướng tâm của electron.

15
ĐS:8,3.10-8N; 9,15.1022m/s2
3. Một đoạn đường cong được xem là một phần của đường tròn nằm ngang. Một ô tô đi đến
đoạn đường đó với tốc độ không đổi 14m/s, lực theo phương ngang đối với tài xế là
130N. Hỏi nếu tốc độ xe đi trên đường cong đó là 18m/s thì tổng lực theo phương ngang
là bao nhiêu?
ĐS: 215N
4. Một ô tô ở thời điểm ban đầu đang đi về hướng đông thì bắt
đầu quẹo về hướng bắc theo một quỹ đạo tròn với tốc độ không
đổi như hình. Chiều dài của cung tròn ABC là 235m, ô tô đó
hoàn thành cú quẹo trong 36s. (a) Tính gia tốc của xe khi nó ở
B – tọa độ góc 35o. (b) Tính tốc độ trung bình của xe và (c) gia
tốc trung bình của xe trong khoảng thời gian 36s.
ĐS:−𝟎, 𝟐𝟑𝐢⃗ + 𝟎, 𝟏𝟔𝐣⃗ m/s2;6,5m/s;−𝟎, 𝟏𝟖𝐢⃗ + 𝟎, 𝟏𝟖𝐣⃗ m/s2
5. Một con lắc cho như hình bên với vật nặng m = 80kg gắn với dây
dài L = 10m và tạo góc θ = 5o so với phương đứng. Tính (a) các
thành phần lực theo phương ngang và đứng tác dụng lên dây và
(b) gia tốc pháp tuyến của vật m.
ĐS: (𝟔𝟖, 𝟔𝐢⃗ + 𝟕𝟖𝟒𝐣⃗)𝐍; 0,86m/s2
6. Một cậu bé nặng 40kg ngồi trên xích đu nối với hai sợi dây xích
mỗi sợi dài 3m. Lực căng trên mỗi dây ở điểm thấp nhất là 350N.
Tìm (a) tốc độ của bé tại điểm thấp nhất và (b) lực tác dụng của
ghế lên bé tại điểm thấp nhất. (Bỏ qua khối lượng ghế ngồi).
ĐS: 4.8m/s2; 700N
7. Một tàu lượn siêu tốc như hình dưới đây có khối lượng 500kg (tính luôn các hành khách).
Tàu lượn bắt đầu di chuyển từ vị trí trên hình đến điểm B, nó chỉ di chuyển lên xuống,
không có chuyển động qua trái hay qua phải. (a) Nếu tàu lượn trên đạt tốc độ 20m/s tại
A, hỏi lực do đường ray tác dụng lên tàu tại điểm đó là bao nhiêu? (b) Tốc độ tối đa của

16
tàu lượn tại B là bao nhiêu để nó vẫn còn trên đường ray khi đến B? Giả sử đường ray tại
A và B là một phần của đường tròn bán kính lần lượt là r1 = 10m và r2 = 15m.
ĐS: 2.5.104N; 12m/s
8. Một người (nặng 85kg) muốn thử băng qua dòng sông bằng các đu một cái dây leo. Biết
dây leo dài 10m, tốc độ của anh ta tại điểm cuối của dây là 8m/s. Anh ta không biết rằng
dây bị đứt nếu nó lực căng dây đạt 1000N. Hỏi anh ta có băng qua được dòng sông mà
không bị rớt xuống nước không?
ĐS: Không!!!
9. Một vật khối lương m = 0,5kg treo trên một dây
nối với trần một xe tải như hình bên. Xe tải đang
chuyển động với gia tốc a = 3m/s2. Tìm (a) góc hợp
bởi dây với phương thẳng đứng và (b) độ lớn lực
căng dây.
ĐS: 17o; 5,1N
10. Một người nhảy dù nặng 80kg nhảy từ một máy bay đang di chuyển chậm và đạt tốc độ
cuối cùng là 50m/s. (a) Gia tốc của người này là bao nhiêu khi tốc độ đạt 30m/s? Lực cản
tác dụng vào bà mập khi tốc độ là (b) 50m/s và (c) 30m/s.
ĐS: 6,3m/s2; 784N; 283N
11. Một miếng vật liệu xốp nhỏ rơi từ độ cao 2m so với mặt đất. Gia tốc của vật đó có độ lớn
a = g – B.v cho đến khi nó đạt đến tốc độ cuối. Sau khi nó rơi được 0,5m, nó đạt đến tốc
độ cuối, và mất 5s nữa để đến mặt đất. (a) Xác định giá trị hằng số B? (b) Gia tốc tại t =
0? (c) Gia tốc của nó bao nhiêu khi tốc độ đạt 0,15m/s.
ĐS: 32,7s-1; 9,8m/s2; 4,9m/s2
12. Một dây nối với một hòn đá bằng lực căng 50N để giúp hòn đá
chuyển động tròn với bán kính 2,5m, tốc độ đạt 20.4m/s trên
mặt ngang không ma sát (hình bên). Khi kéo dây xuống phía
dưới bàn thì tốc độ hòn đá tăng. Khi chiều dài dây trên bàn còn
1m thì tốc độ của hòn đá đạt 51m/s, lúc này dây đứt. Xác định
lực căng làm dây đứt.
ĐS: 781N
13. Một xe tải đang lên dốc với gia tốc không đổi, dốc tạo
với phương ngang một góc ϕ (hình). Một quả cầu nhỏ
khối lượng m gắn với một dây mảnh treo trên trần xe
tải. Lúc này, góc hợp bởi con lắc với phương vuông góc
với trần là θ, hãy tìm biểu thức tính gia tốc a theo m, θ,
ϕ.
ĐS: a  g (cos  tan  sin )

17
14. Một máy bay mô hình nặng 0,75kg bay
với tốc độ 35m/s theo một đường tròn
nằm ngang bằng một sợi dây điều khiển
dài 60m (hình a). Các lực tác dụng vào
máy bay như hình b gồm có: lực căng dây,
trọng lực và lực nâng khí động học có
phương tạo với phương đứng một góc
θ=20o. Tính lực căng trên dây, giả sử nó
tạo một góc không đổi so với phương
ngang là θ=20o.
ĐS: 12.8N
15. Khi t < 0, một vật khối lượng m đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương trục x
với tốc độ vi. Tại thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí x = 0, nó chịu tác dụng của lực cản biết
tổng lực cản tỷ lệ với bình phương tốc độ của nó ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
Fnet= - mkv2 î với k là hằng số. Tốc độ
của nó sau thời điểm t = 0 được cho bởi phương trình v = vi /(1 + kvi t). (a) Tìm hàm
phụ thuộc vị trí của vật theo thời gian x = f(t). (b) Tìm hàm vận tốc của vật theo vị trí x.
𝟏
ĐS: 𝐱 = 𝐥𝐧(𝟏 + 𝐯𝐢 𝐤𝐭)
𝐤

18
Chương 7 Năng lượng của một hệ

N
hiều bài toán có thể giải được nhờ các định luật Newton và các nguyên lý liên quan.
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết có nhiều bài toán có thể giải được bằng các định luật
Newton nhưng thực tế thì rất phức tạp. Các bài toán đó lại có thể giải một cách dễ dàng
bằng một cách khác.
Khái niệm về năng lượng là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong khoa học và
kỹ thuật. Mỗi quá trình vật lý xảy ra trong vũ trụ đều liên quan đến việc chuyển hóa từ dạng
năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Trên cơ sở khái niệm năng lượng, người ta đã
phát triển những phương pháp mới cho phép giải các bài toán vật lý một cách dễ dàng mà khi
giải bằng các định luật Newton thì lại rất khó khăn. Chương này sẽ giới thiệu khái niệm hệ
và các cách lưu trữ năng lượng trong một hệ.

Hệ và môi trường
Một hệ là một phần nhỏ của cả vũ trụ. Một hệ có thể là một vật hoặc một chất điểm, một
tập hợp nhiều vật hoặc nhiều chất điểm, hay một vùng không gian nào đó. Một hệ sẽ có ranh
giới với bên ngoài. Bên ngoài biên giới của hệ là môi trường. Biên giới của một hệ có thể là
một bề mặt thực hoặc một bề mặt tưởng tượng, không nhất thiết trùng với một bề mặt thực.
Biên giới chia vũ trụ thành hệ và môi trường. Kích thước và hình dạng của một hệ có thể thay
đổi theo thời gian.
Ví dụ một hệ: Khi có một lực tác dụng vào một vật trong không gian trống rỗng thì hệ là
vật đó, bề mặt của vật là ranh giới của hệ.
Những điều cần chú ý khi giải toán:
 Xác định hệ
 Cũng xác định một ranh giới hệ
 Lực ảnh hưởng lên hệ từ môi trường tác động xuyên qua ranh giới của hệ.

Công thực hiện bởi một lực không đổi


Công (ký hiệu là W) thực hiện bởi một tác nhân tác dụng một ngoại lực không đổi lên hệ
là một đại lượng được xác định bằng tích của độ lớn lực F với độ dịch chuyển Δr của điểm
đặt lực nhân với cosθ, với θ là góc tạo bởi vectơ lực và vectơ độ dich chuyển.
W = FΔr cosθ (7.1)

1
Chú ý rằng độ dịch chuyển ở đây là độ dịch chuyển
của điểm mà lực tác dụng vào.
Lực sẽ không thực hiện công trên một vật chuyển động
nếu điểm đặt lực không chuyển động cùng với phương
dịch chuyển. Công thực hiện bởi một lực làm cho vật dịch
chuyển có độ lớn bằng 0 khi lực vuông góc với phương
dịch chuyển.
Độ dịch chuyển trong công thức tính công Hình 7.1 Một vật dịch chuyển
Nếu lực tác dụng vào một vật rắn được xem như một dưới tác dụng của một lực
chất điểm thì độ dịch chuyển giống như độ dịch chuyển không đổi.
của chất điểm. Đối với vật biến dạng thì độ dịch chuyển
của vật không giống với độ dịch chuyển mà lực tác dụng vào.
Do đó, để xác định độ dịch chuyển chúng ta chỉ xét đến điểm
mà lực tác dụng vào.
Phản lực pháp tuyến và lực hấp dẫn không sinh ra công trên
vật vì cos θ = cos 90° = 0. Chỉ có lực F thực hiện công trên vật.
Dấu của công phụ thuộc vào hướng của lực và hướng của
độ dịch chuyển. Công dương khi lực và độ dịch chuyển có cùng
hướng, công âm khi chúng ngược hướng.
Công là một đại lượng vô hướng. Đơn vị của công là joule
(J).
 1 joule = 1 newton. 1 meter = kg.m²/s²
 J = N.m
Hình 7.2 Phản lực pháp
Công là một dạng năng lượng trao đổi tuyến và trọng lực không
Nếu công thực hiện trên một hệ nhận giá trị dương thì năng sinh công, chỉ có lực 𝐹⃗
lượng được truyền vào hệ; còn nếu công thực hiện trên một hệ sinh công.
nhận giá trị âm thì năng lượng thoát ra khỏi hệ. Nếu một hệ tương
tác với môi trường ngoài thì sự tương tác đó có thể xem như sự
trao đổi năng lượng truyền qua biên giới của hệ. Điều này dẫn
đến một sự thay đổi của năng lượng dự trữ trong hệ.

Câu hỏi 7.1: Lực hấp dẫn Mặt trời tác dụng lên Trái đất giữ
cho Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Giả sử
quỹ đạo là đường tròn. Hỏi công của lực hấp dẫn này thực hiện
khi Trái đất di chuyển một quãng đường trong một khoảng thời
gian ngắn trên quỹ đạo là: (a) bằng không? (b) dương? (c)
âm? (d) không thể xác định được? Hình 7.3 Hình cho câu hỏi 7.2.

2
Câu hỏi 7.2: Trên hình 7.3, các lực có độ lớn bằng nhau, quãng đường dịch chuyển của vật
sang phải bằng nhau. Hãy sắp xếp theo thứ tự giá trị của công do lực thực hiện trên vật từ
dương nhất đến âm nhất.

Tích vô hướng 2 vectơ


r r r r
Tích vô hướng của hai vectơ A và B , được kí hiệu là A  B và có giá trị bằng:
r r
A  B  A B cos 
r r
Với θ là góc giữa hai vectơ A và B
Tích vô hướng có tính chất giao hoán:
r r r r
A B  B  A
và tính chất kết hợp:

 
r r r r r r r
A  B  C  A B  A  C
Áp dụng vào công thức tính công, ta được: Hình 7.4 Tích vô hướng 2 vectơ.
r r
W  F r cos  F   r (7.2)

Công được thực hiện bởi lực có độ lớn thay đổi


Để sử dụng công thức W = FΔrcos θ lực phải không đổi, do đó công thức này không thể
sử dụng cho việc tính công của một lực biến thiên. Giả sử rằng trong khoảng dịch chuyển rất
nhỏ Δx, Fx là hằng số thì trong khoảng đó W = FxΔx. Vì vậy, trên cả quãng đường dịch chuyển
từ vị trí đầu xi đến vị trí cuối xf thì:
xf
W   Fx x
xi

Hình 7.5 (a) Công sinh ra bởi thành phần Fx của lực khi điểm đặt lực dịch chuyển một đoạn
Δx (b) Công sinh ra bởi thành phần Fx của lực khi điểm đặt lực dịch chuyển từ xi đến xf
Nếu đoạn dịch chuyển Δx tiến tới 0. Ta có:
3
xf
lim  Fx x  xxf Fx dx
x 0xi i

Do đó,
xf
W   Fx dx (7.3)
xi

Trên đồ thị, công được tính bằng diện tích giới hạn bởi đường cong nằm giữa xi và xf.
Công thực hiện bởi nhiều lực
Nếu có nhiều lực tác dụng lên hệ và hệ có thể xem như một chất điểm, thì tổng công tác
dụng lên hệ là công tác dụng bởi hợp lực:

W  W   F dx
xf
ext  x
xi

Kí hiệu “ext” để chỉ công thực hiện bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài hệ.
Trong trường hợp tổng quát, độ lớn và chiều của hợp lực có thể thay đổi, lúc đó:

 
r r
W  Wext    dr
xf
F (7.4)
xi

Nếu hệ không thể xem như một chất điểm thì tổng công bằng tổng đại số các công thực
hiện bởi từng lực:
 

W  Wext  F .dr 
(7.5)
forces

Công thực hiện bởi một lò xo


Đây là một mô hình vật lý cho
trường hợp lực thay đổi phụ thuộc
vào vị trí.
Lực đàn hồi (Định luật
Hooke)
Lực tác dụng bởi lò xo là
Fs = - kx (7.6)
Trong đó, x là vị trí của chiếc hộp
cách vị trí cân bằng (x = 0), k được
gọi là hệ số đàn hồi và được đo bởi
mức độ cứng của lò xo.
Dạng vectơ của định luật
Hooke:
r Hình 7.6 Lực lò xo tác dụng lên chiếc hộp thay đổi
Fs  Fx ˆi  kx ˆi
(7.7) theo vị trí x của chiếc hộp
4
Lực tác dụng bởi lò xo luôn có chiều hướng về vị trí cân bằng. Nếu thả hộp ra, nó sẽ dao
động giữa 2 vị trí –x và x. Khi x dương (lò xo bị giãn), lực F nhận giá trị âm; khi x bằng 0 (tại
vị trí cân bằng), lực F bằng 0; và khi x âm (lò xo bị nén), lực F dương.
Xem cái hộp là một hệ, công thực hiện khi hộp chuyển động giữa 2 vị trí từ xi = - xmax
đến xf = 0 là:

  
r r xf
Ws   Fs  d r   kx ˆi  dx ˆi
xi

1 2
 kx  dx 
0
 kxmax
 xmax 2 (7.8)
Còn tổng công thực hiện khi hộp dịch chuyển từ -xmax đến xmax bằng 0.
Khi hộp dịch chuyển một đoạn tùy ý từ x = xi đến x = xf thì công thực hiện bởi lò xo
trên hộp là:
1 2 1 2
 kx  dx 
xf
Ws   kxi  kxf
xi 2 2 (7.9)
Nếu điểm cuối trùng với điểm đầu thì W = 0.

Bài tập mẫu 7.1: Lò xo chịu sự tác dụng của một lực
Giả sử rằng có một ngoại lực Fapp
kéo giãn lò xo, lực tác dụng này
bằng với lực đàn hồi của lò xo.

 
Fapp  Fapp ˆi  Fs   kx ˆi  kx ˆi

Đối với một đoạn dịch chuyển bất


kì từ xi đến xf thì công thực hiện
bởi lực tác dụng là:
1 2 1 2
 kx  dx 
xf
Wapp   kxf  kxi
xi 2 2
Hình 7.7 Lò xo chịu tác dụng của ngoại
Công thực hiện bởi lực Fapp khi hộp lực 𝐹⃗ 𝑎𝑝𝑝 trong quá trình vật di chuyển từ vị
chuyển động từ vị trí –xmax đến x trí xi = -xmax đến xf = 0.
= 0 thì bằng -½ kx2max.

Câu hỏi 7.3: Một cái phi tiêu được nạp vào một khẩu súng lò xo. Lần thứ nhất lò xo bị nén
một đoạn x, lần thứ hai lò lo bị nén một đoạn 2x. Hỏi công để nạp phi tiêu lần thứ hai lớn hơn
lần thứ nhất bao nhiêu lần: (a) 4 lần? (b) 2 lần? (c) bằng nhau? (d) một nữa? (e) một phần tư?

5
Động năng và định lý công - động năng
Một kết quả của công tác dụng vào hệ là làm cho hệ thay đổi vận tốc, ta nói hệ thu được
động năng. Sự thay đổi của động năng là một kết quả khả dĩ của việc thực hiện công để truyền
năng lượng cho hệ.
Xét một hệ chỉ có một vật khối lượng m chuyển động dưới tác dụng của tổng hợp lực ∑ 𝐹⃗
như trên hình vẽ. Nếu cả vật và điểm đặt lực đều thực hiện một dịch chuyển ∆𝑟⃗ = ∆𝑥𝑖̂ =
(𝑥𝑓 − 𝑥𝑖 )𝑖̂ thì công mà tổng hợp lực đã thực hiện là:
𝑥𝑓 𝑥𝑓
𝑊𝑒𝑥𝑡 = ∫ ∑ 𝐹 𝑑𝑥 = ∫ 𝑚𝑎 𝑑𝑥
𝑥𝑖 𝑥𝑖
vf
Wext   mv dv
vi

1 1
Wext  mv f2  mv i2
2 2 (7.10)
Trong đó vi và vf là tốc độ của vật tại vị trí ban đầu
xi và vị trí cuối xf.
Hình 7.8. Dưới tác dụng của tổng
Phương trình trên cho thấy công của tổng hợp hợp lực, vật dịch chuyển một đoạn
lực thực hiện trên vật bằng hiệu số giữa hai giá trị Δx.
cuối và đầu của một đại lượng. Đại lượng này được
gọi là động năng của vật.
K = ½ mv2 (7.11)
Động năng là năng lượng gắn với chuyển động của vật, là một đại lượng vô hướng và
có đơn vị giống như đơn vị của công là jun (J).
Định lý công - động năng
Phương trình cuối cùng thu được trên đây là phương trình của định lý công – động năng.

Wext = Kf – Ki = ΔK (7.12)
Khi công thực hiện trên một hệ và chỉ làm thay đổi tốc độ của hệ, thì tổng công thực hiện
trên hệ bằng độ thay đổi động năng của hệ. Tốc độ của hệ sẽ tăng nếu công dương, tốc độ của
hệ sẽ giảm nếu công âm.
Định lý công - động năng áp dụng cho tốc độ chứ không phải vận tốc. Định lý công -
động năng không đúng nếu có sự thay đổi khác trong hệ bên cạnh sự thay đổi về tốc độ hoặc
có sự tương tác khác với môi trường ngoài.

6
Bài tập mẫu 7.2
Một vật khối lượng 6,0 kg đang nằm yên trên
một bề mặt không ma sát bị kéo sang phải bởi
một lực có phương năm ngang, độ lớn 12 N như
hình 7.9. Hãy tính tốc độ của vật sau khi nó di
chuyển một đoạn dài 3,0 m.
Giải:
Chọn hệ chỉ gồm vật. Có 3 ngoại lực tác dụng
lên hệ. Phản lực pháp tuyến và lực hấp dẫn
không thực hiện công vì chúng vuông góc với Hình 7.9 Bài tập 7.2.
phương dịch chuyển của hệ. Theo định lý công
– động năng, ta có:
Wext = ΔK = ½ mvf2 – 0

2𝑊𝑒𝑥𝑡 2𝐹∆𝑥 2.12.3,0


𝑣𝑓 = √ = √ =√ = 3,5𝑚/𝑠
𝑚 𝑚 6,0

Thế năng của một hệ


Bây giờ chúng ta hãy xem xét một hệ gồm nhiều hơn một
vật mà các vật bên trong hệ tương tác lực với nhau. Ví dụ, một
hệ gồm cuốn sách và Trái đất, hai vật này tương tác với nhau
bằng lực hấp dẫn. Ta sẽ thực hiện một công trên cuốn sách
bằng cách nâng quyển sách thật chậm theo phương thẳng
đứng, cuốn sách đã có một dời chuyển
r   y f  y i  ˆj

Công thực hiện trên hệ phải xuất hiện như là sự tăng năng
lượng của hệ. Không có sự thay đổi động năng trước khi
quyển sách bắt đầu chuyển động và sau khi quyển sách dừng
lại. Như vậy, năng lượng cung cấp cho hệ từ bên ngoài phải
tồn trữ ở một dạng khác động năng của hệ. Khi cuốn sách Hình 7.10 Tác nhân bên
được thả rơi hệ có động năng; như vậy, trước khi cuốn sách ngoài nâng từ từ cuốn sách
được thả rơi hệ phải có một khả năng (potential) để thu được ở độ cao hi lên độ cao hf.
động năng. Ta gọi cơ chế tích trữ năng lượng trước khi cuốn
sách được thả rơi là thế năng (potential energy).
Thế năng là dạng năng lượng được xác định bởi cấu hình của một hệ mà trong đó các
thành phần của hệ tương tác với nhau bằng các lực. Các lực này là nội lực của hệ, chỉ liên
quan đến tương tác giữa các thành phần của hệ với nhau. Thế năng luôn gắn liền với một hệ
của 2 hay nhiều vật tương tác lẫn nhau.
7
7.6.1 Thế năng hấp dẫn
Xét hệ gồm Trái Đất và cuốn sách như hình vẽ. Cuốn sách có khối lượng m đang nằm tại
độ cao yi so với bề mặt Trái đất. Một tác nhân bên ngoài hệ nâng cuốn sách lến độ cao yf một
cách chậm chạp để dịch chuyển không có gia tốc và do đó lực nâng có độ lớn bằng lực hấp
dẫn mà Trái đất tác dụng lên cuốn sách. Công mà lực ngoài thực hiện trên hệ Cuốn sách -
Trái đất là:

 
Wext  Fapp   r

Wext  (mgˆj)   y f  y i  ˆj


Wext  mgy f  mgy i (7.13)
Phương trình trên cho thấy công của ngoại lực thực hiện trên hệ bằng hiệu số giữa hai giá
trị cuối và đầu của một đại lượng. Công này đã truyền cho hệ một năng lượng và năng lượng
đó tích trữ ở một dạng được gọi là thế năng. Đại lượng mgy được gọi là thế năng hấp dẫn
Ug của hệ vật khối lượng m và Trái đất.
Ug = mgy (7.14)
Thế năng là một đại lượng vô hướng. Đơn vị của thế năng là joules (J).
Công có thể làm thay đổi thế năng hấp dẫn của hệ
Wext = ΔUg (7.15)
Thế năng hấp dẫn là năng lượng liên kết với một vật, phụ thuộc vào độ cao của vật đó
trên bề mặt của Trái Đất. Thế năng hấp dẫn chỉ phụ thuộc vào độ cao của vật so với bề mặt
Trái Đất. Khi giải các bài toán, chúng ta cần phải chọn một mốc quy chiếu sao cho thế năng
hấp dẫn tại đó bằng một giá trị tham chiếu nào đó, thường là bằng 0. Việc chọn lựa mốc thế
năng là tùy ý. Thông thường một vật nằm trên bề mặt của Trái Đất được xem như có thế năng
hấp dẫn bằng 0. Hoặc các bài toán sẽ đề xuất một mốc thế năng để sử dụng.
Câu hỏi 7.4: Hãy chọn câu trả lời đúng: Thế năng hấp dẫn của một hệ (a) luôn luôn dương.
(b) luôn luôn âm. (c) có thể âm hoặc dương.
7.6.2 Thế năng đàn hồi
Thế năng đàn hồi là một loại năng lượng mà một hệ có lò xo sẽ tích trữ. Khi đó lực tương
tác giữa các thành phần bên trong hệ là lực đàn hồi của lò xo.
Xét hệ gồm có một vật và một lò xo như trên hình vẽ. Lực đàn hồi lò xo tác dụng lên cái
hộp là
Fs = - kx
Công thực hiện bởi ngoại lực Fapp tác dụng lên hệ lò xo - hộp là:
Wext = ½ kxf2 – ½ kxi2 (7.16)

8
Trong đó xi và xf là vị trí đầu và cuối của vật tính từ vị trí cân bằng x = 0. Công này bằng
với độ chênh lệch giữa giá trị đầu và giá trị cuối của một đại lượng gắn với cấu hình của hệ.
Do đó thế năng đàn hồi của hệ vật - lò xo có thể được xác định bởi hệ thức:
Us = ½ kx2 (7.17)
Lúc đó ta cũng có phương trình:
Wext = ΔUs (7.18)
Thế năng đàn hồi có thể hiểu là năng lượng dự trữ trong một lò xo bị biến dạng. Năng
lượng dự trữ này có thể chuyển hóa thành động năng. Quan sát sự biến dạng của lò xo, có thể
nhận thấy: Thế năng đàn hồi dự trữ trong lò xo bằng 0 khi lò xo không biến dạng (Us = 0 khi x
= 0); năng lượng được dự trữ trong lò xo chỉ khi lò xo bị giãn hay nén; thế năng đàn hồi lớn
nhất khi lò xo đạt đến độ nén hoặc độ giãn lớn nhất; thế năng đàn hồi luôn luôn dương bởi vì
x2 luôn dương.

Hình 7.11 Sự biến đổi năng lượng giữa thế năng đàn hồi và động năng của hệ.
Trên hình 7.11 là một biểu diễn đồ thị quan trọng về năng lượng của một hệ, được gọi là
biểu đồ thanh năng lượng. Biểu đồ thanh năng lượng là một đồ thị quan trọng để biểu diễn
thông tin về năng lượng của hệ. Trên biểu đồ thanh năng lượng, trục tung biểu diễn giá trị
năng lượng, trục hoành cho thấy các loại năng lượng có trong hệ.

9
Trong hình 7.11a, không có năng lượng nào cả, bởi vì lò xo đang thả lỏng còn hộp thì
không chuyển động.
Trong hình 7.11b và c, tác nhân bên ngoài thực hiện công trên hệ. Do lò xo bị nén lại nên
có thế năng đàn hồi trong hệ. Không có động năng trong hệ vì hộp vẫn đang được giữ
Trong hình 7.11d, hộp được thả ra cho chuyển động về phía bên phải trong khi vẫn tương
tác với lò xo. Do đó, thế năng đàn hồi của hệ giảm trong khi động năng của hệ tăng.
Trong hình 7.11e, lò xo trở về chiều dài ban đầu và hệ chỉ còn động năng do sự chuyển
động của cái hộp.
Câu hỏi 7.5: Một trái banh
gắn với một lò xo nhẹ được
treo thẳng đứng như hình
7.12. Khi kéo trái banh xuống
dưới khỏi vị trí cân bằng rồi
thả ra thì trái banh sẽ dao
động lên xuống.
(i) Nếu hệ gồm trái banh, lò
xo và Trái đất thì có những
dạng năng lượng nào trong Hình 7.12 Câu hỏi 7.5.
quá trình chuyển động đó: (a)
động năng và thế năng đàn hồi (b) động năng và thế năng hấp
dẫn (c) động năng, thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn (d)
thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn.
(ii) Nếu hệ gồm trái banh và lò xo thì có những dạng năng
lượng nào trong quá trình chuyển động đó: (a) động năng và
thế năng đàn hồi (b) động năng và thế năng hấp dẫn (c) động
năng, thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn (d) thế năng đàn
hồi và thế năng hấp dẫn.

Lực bảo toàn và lực không bảo toàn


Trong phần này ta sẽ tìm hiểu một loại năng lượng có thể
tồn trữ trong một hệ. Loại năng lượng đó liên hệ với nhiệt độ
của hệ, được gọi là nội năng, Eint. Trong ví dụ trên hình 7.13,
giả sử ta dùng tay tác dụng lực gia tốc cuốn sách trượt sang
phải trên một bề mặt của một chiếc bàn nặng. Ở đây, bề mặt
có ma sát nên sau khi thôi tác dụng lực thì cuốn sách sẽ
Hình 7.13 Biểu đồ năng chuyển động chậm lại rồi dừng hẳn. Xét hệ chỉ là bề mặt mà
lượng khi có ma sát: động cuốn sách trượt trên đó. Lực ma sát mà cuốn sách tác dụng
năng của hệ (gồm cuốn sách lên bề mặt thực hiện công. Khi cuốn sách chuyển động sang
và bề mặt) biến đổi thành nội bên phải, lực ma sát tác dụng lên bề mặt hướng sang phải và
năng khi cuốn sách chuyển điểm đặt lực cũng dịch chuyển sang phải. Do đó công thực
động chậm dần hiện trên bề mặt là dương nhưng bề mặt không dịch chuyển
10
sau khi cuốn sách ngừng trượt. Công thực hiện trên hệ là công dương song cả động năng và
thế năng của hệ không thay đổi. Vậy năng lượng đó nằm ở đâu?
Từ kinh nghiệm hằng ngày, có thể nhận biết rằng khi cuốn sách trượt trên bề mặt thì sẽ
làm bề mặt nóng lên. Như vậy, công thực hiện trên hệ đã làm nóng hệ lên mà không tăng tốc
độ hay thay đổi cấu hình của hệ. Người ta gọi năng lượng liên hệ với nhiệt độ của hệ là nội
năng, ký hiệu là Eint. Trong trường hợp này, ma sát đã thực hiện công trên bề mặt, truyền cho
hệ một năng lượng dưới dạng nội năng còn động năng và thế năng của hệ vẫn giữ nguyên
không thay đổi.
Bây giờ, ta xét hệ gồm có cuốn sách và bề mặt. Ban đầu hệ có động năng vì cuốn sách
đang di chuyển. Trong khi cuốn sách trượt trên bề mặt thì nội năng của hệ tăng lên vì cả cuốn
sách và bề mặt đều ấm hơn trước đó. Khi cuốn sách dừng lại, động năng của hệ đã chuyển
hóa hoàn toàn thành nội năng của hệ. Ở đây, lực ma sát – một lực không bảo toàn, tác dụng
giữa các thành phần của hệ đã chuyển hóa động năng của hệ thành nội năng.
7.7.1 Lực bảo toàn (lực thế)
Công thực hiện bởi một lực tác dụng lên một chất điểm làm chất điểm này chuyển động
giữa hai điểm mà không phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động của chất điểm đó thì lực này
được gọi là lực bảo toàn (lực thế).
Do đó, công thực hiện bởi lực bảo toàn tác dụng lên một chất điểm chuyển động trên một
quỹ đạo kín bằng 0. Quỹ đạo kín là quỹ đạo mà điểm đầu trùng với điểm cuối.
Lực hấp dẫn và lực đàn hồi là những ví dụ điển hình của lực bảo toàn.
Thế năng của một hệ gắn liền với một lực bảo toàn nào đó tác dụng giữa các thành phần
của hệ đó. Một cách tổng quát, công Wint được thực hiện bởi một lực bảo toàn do một thành
phần của hệ tác dụng lên một thành phần khác của hệ khi cấu hình của hệ thay đổi sẽ bằng
hiệu thế năng của hệ tại vị trí đầu và vị trí cuối.
Wint = Ui – Uf = - ΔU (7.19)
Công dương thực hiện bởi một tác nhân bên ngoài Wext làm
tăng thế năng của hệ. Trong khi đó, công do một thành phần của
hệ thực hiện Wint bởi lực bảo toàn bên trong một hệ cô lập là
nguyên nhân làm giảm thế năng của hệ.
7.7.2 Lực không bảo toàn (lực phi thế)
Các lực không thỏa mãn các điều kiện của lực bảo toàn được
gọi là lực không bảo toàn. Công thực hiện bởi một lực không bảo
toàn phụ thuộc vào quãng đường dịch chuyển.
Lực không bảo toàn tác dụng bên trong hệ sẽ làm biến đổi cơ
năng Emech của hệ.
Hình 7.14 Công thực
Emech = K + U (7.20) hiện bởi lực ma sát phụ
với K bao gồm động năng của tất cả các thành phần chuyển động thuộc vào quãng đường
của hệ, và U bao gồm tất cả các dạng thế năng của hệ. dịch chuyển của vật
11
Như trên hình 7.14, nếu ta dịch chuyển cuốn sách từ điểm A đến điểm B theo một đường
thẳng với một tốc độ không đổi thì công để chống lại lực ma sát trên quãng đường đó sẽ nhỏ
hơn khi ta dịch chuyển cuốn sách theo đường cong từ A đến B. Bởi vì công thực hiện phụ
thuộc vào quãng đường dịch chuyển nên lực ma sát là lực không bảo toàn (không phải lực
thế).

Liên hệ giữa lực bảo toàn và thế năng


Ta định nghĩa hàm thế năng của một hệ là một đại lượng được xác định sao cho công
thực hiện bởi một lực bảo toàn bên trong hệ bằng nhưng trái dấu với độ biến thiên thế năng
của hệ.
Giả sử lực bảo toàn 𝐹⃗ tác dụng giữa các hạt trong một hệ làm cho một hạt di chuyển dọc
theo trục x thì công được thực hiện bởi lực 𝐹⃗ là:
xf
Wint   Fx dx  U (7.21)
xi

ΔU = Uf – Ui âm khi F và x cùng hướng.


Do đó, lực bảo toàn liên hệ với hàm thế năng theo hệ thức:
dU
Fx   (7.22)
dx
Mối liên hệ này có nghĩa là thành phần theo phương x của lực bảo toàn tác dụng lên một
phần tử của hệ bằng nhưng trái dấu với đạo hàm của hàm thế năng theo biến x. Từ đây ta thấy
thế năng U là một đại lượng quan trọng bởi vì có thể tìm được lực thế từ nó.
Xét lại trường hợp lực tác dụng của lò xo, ta có:
dUs d 1 2
Fs    kx   kx
dx dx  2  (7.23)
Kết quả thu được đúng như định luật Hooke.

Giản đồ năng lượng và sự cân bằng


Chuyển động của một hệ có thể được quan sát qua đồ thị biểu diễn vị trí và năng lượng
của nó.
Cân bằng bền
Trong ví dụ của một hệ lò xo – hộp như trên hình vẽ, chiếc hộp dao động giữa 2 vị trí x
= ±xmax, chiếc hộp luôn chuyển động có gia tốc về phía x = 0 và khi nó nằm yên tại vị trí này
thì chỉ có tác dụng một lực từ bên ngoài mới làm cho nó rời khỏi vị trí đó. Do đó, vị trí x = 0
là vị trí hệ nằm ở trạng thái cân bằng bền. Bất cứ sự dịch chuyển nào khỏi vị trí cân bằng bền
này đều có một lực kéo vật trở về vị trí đó. Một cách tổng quát, những cấu hình của một hệ
nằm ở trạng thái cân bằng bền tương ứng với một hàm thế năng U(x) có giá trị cực tiểu.
12
Trạng thái cân bằng bền được biểu diễn trên đồ thị năng lượng như hình vẽ. Ta thấy cân
bằng bền sẽ tương ứng với vị trí U(x) có giá trị nhỏ nhất, còn x = xmax và x = -xmax được gọi
là các điểm quay đầu.

Hình 7.15 a- Hàm thế năng phụ thuộc vị trí x b- Lực hồi phục lò xo tác dụng lên vật luôn
hướng về vị trí cân bằng bền x = 0.

Cân bằng không bền


Bây giờ, ta xét một chất điểm chuyển động dọc theo
trục x dưới tác dụng của một lực bảo toàn F(x) có đồ thị
biểu diễn U(x) như hình vẽ bên dưới. Trong trường hợp
này, Fx = 0 tại x = 0, cho nên chất điểm ở trạng thái cân
bằng. Tuy nhiên, đây là một vị trí cân bằng không bền
bởi vì khi chất điểm rời khỏi vị trí x = 0 sang trái hay
sang phải thì đều có lực tác dụng đẩy vật xa khỏi vị trí
đó hướng tới một vị trí có thế năng nhỏ hơn. Một cách
tổng quát, những cấu hình của một hệ nằm ở trạng thái Hình 7.16 Hàm thế năng phụ
thuộc vị trí x đối với một chất
cân bằng không bền tương ứng với một hàm thế năng
điểm có vị trí cân bằng không
U(x) có giá trị cực đại.
bền x = 0.
Trạng thái cân bằng không bền được biểu diễn trên
đồ thị năng lượng như hình vẽ. Ta thấy cân bằng không bền sẽ tương ứng với vị trí U(x) có
giá trị lớn nhất.
Cân bằng phiếm định là trạng thái mà thế năng U không đổi trong một vùng nào đó, do
đó một sự dịch chuyển nhỏ khỏi một vị trí trong vùng này không gây ra sự xuất hiện của lực
kéo về vị trí cũ hoặc đẩy ra vị trí mới.

Tóm tắt chương 7


Một hệ thường gặp nhất là một chất điểm, một hệ chất điểm hoặc một vùng không gian có
thể thay đổi kích thước và hình dạng. Biên giới của hệ phân chia hệ với môi trường.
13
Công (ký hiệu là W) thực hiện bởi một tác nhân tác dụng một ngoại lực không đổi lên hệ là
một đại lượng được xác định bằng tích của độ lớn lực F với độ dịch chuyển Δr của điểm đặt
lực nhân với cosθ, với θ là góc tạo bởi vectơ lực và vectơ độ dich chuyển.
W = FΔr cosθ
Nếu lực tác dụng lên một chất điểm thay đổi thì công lực sinh ra khi chất điểm chuyển động
xf
dọc theo trục x trên quãng đường dịch chuyển từ vị trí đầu xi đến vị trí cuối xf là: W   Fx dx
x
i

Fx là thành phần hình chiếu của lực ⃗⃗⃗⃗


𝐹 trên trục x.

Động năng của một chất điểm có khối lượng m chuyển động với tốc độ v là
1
K = mv 2
2

Thế năng hấp dẫn của hệ chất điểm-Trái đất khi chất điểm nằm ở độ cao y phía trên bề mặt
Trái đất là
Ug = mgy

Thế năng đàn hồi tích trữ trong một lò xo có độ cứng k là


1
𝑈𝑠 = kx 2
2

Một lực được gọi là lực bảo toàn (lực thế) nếu công thực hiện bởi lực đó trên một chất điểm
làm chất điểm này chuyển động giữa hai điểm không phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động
của chất điểm đó. Ngoài ra, một lực là lực bảo toàn (lực thế) nếu công thực hiện bởi lực đó
trên một chất điểm làm chất điểm này chuyển động trên một quỹ đạo kín bằng 0. Một lực
không thỏa mãn những điều kiện trên được gọi là lực không bảo toàn (lực phi thế)
Cơ năng của một hệ bằng tổng của động năng và thế năng
Emech = K + U

Định lý công – động năng: Công do ngoại lực thực hiện trên một hệ và làm cho hệ chỉ thay
đổi tốc độ của nó thì
1 1
Wext = Wf − Wi = ∆K = mvf2 − mvi2
2 2

Hàm thế năng U có thể được liên kết chỉ với một lực bảo toàn. Nếu một lực 𝐹⃗ tác dụng giữa
các thành phần của một hệ và một phần tử của hệ đó chuyển động dọc theo trục x từ vị trí đầu
xi đến vị trí cuối xf thì độ biến thiên thế năng của hệ bằng nhưng trái dấu với công do lực đó
thực hiện

14
xf
∆U = Uf − Ui = − ∫ Fx dx
xi

Câu hỏi lý thuyết chương 7


1. Alex và John đang đưa các tủ giống hệt nhau lên xe tải. Alex nhấc tủ của mình thẳng từ
mặt đất lên xe tải, trong khi John trượt tủ của mình trên một tấm ván nghiêng từ mặt đất
lên xe tải. Tuyên bố nào sau đây là chính xác về công được thực hiện trên hệ tủ - Trái
đất?
(a) Alex và John thực hiện cùng một lượng công như nhau.
(b) Alex thực hiện nhiều công hơn John.
(c) John thực hiện nhiều công hơn Alex.
(d) Không có phát biểu nào đúng cả vì không biết lực ma sát.
(e) Không có phát biểu nào đúng cả vì không biết góc nghiêng.
2. Lực pháp tuyến có thể thực hiện công không? Nếu không thì cho biết tại sao không? Nếu
có thì hãy cho ví dụ?
3. Thảo luận xem liệu có bất kỳ công nào được thực hiện bởi các đối tượng sau đây hay
không và nếu có thì liệu công đó là công dương hay công âm:
(a) Một con gà bươi đất,
(b) Một người đang nghiên cứu,
(c) Một cần cẩu nâng một thùng bê tông,
(d) Lực hấp dẫn tác dụng lên thùng bê tông trong phần (c),
(e) Cơ chân của người trong hành động ngồi.
4. 4. Khi một con lắc dao động qua lại, lực tác dụng lên vật treo gồm có: (a) lực hấp dẫn,
(b) lực căng của dây treo, và c) lực cản của không khí.
(i) Lực nào trong số đó, nếu có, không sinh công trên vật treo vào bất cứ lúc nào?
(ii) Lực nào trong số đó sinh công âm trên vật treo trong suốt quá trình chuyển động của
con lắc?
5. Bạn đang sắp xếp sách trong thư viện. Bạn nhấc một quyển sách từ sàn lên đến giá trên
cùng. Động năng của cuốn sách trên sàn là không và động năng của cuốn sách ở giá trên
cùng cũng là không, vì vậy không có thay đổi động năng nhưng bạn đã thực hiện công
khi nâng quyển sách. Vậy định lý công - động năng có bị vi phạm? Hãy giải thích.
6. Một vật có khối lượng m được thả rơi từ tầng thứ 4 của tòa nhà xuống, vật có tốc độ v
khi chạm đất. Hỏi nên thả rơi vật đó từ tầng thứ mấy để tốc độ của nó tăng gấp đôi khi
chạm đất? Giả sử độ cao của các tầng đều bằng nhau.
(a) Tầng 6
(b) Tầng 8
(c) Tầng 10
(d) Tầng 12
(f) Tầng 16
15
Bài tập chương 7
1. Một hạt mưa khối lượng 3,35.10-5 kg rơi thẳng đứng với tốc độ không đổi dưới tác dụng
của trọng lực và lực cản không khí. Xem hạt mưa là một chất điểm. Hãy tính công thực
hiện trên hạt mưa khi nó rơi một đoạn 100 m bởi
(a) Lực hấp dẫn.
(b) Lực cản không khí.
2. Một cái hộp có khối lượng m = 2,50 kg được đẩy trượt trên
một mặt bàn nằm ngang, không ma sát một đoạn d = 2,20
m bởi một lực không đổi có độ lớn F = 12 N, hợp với
phương ngang một góc  = 25,0o như hình vẽ. Hãy tính
công thực hiện trên cái hộp bởi:
(a) Lực tác dụng.
(b) Phản lực lực pháp tuyến của bàn.
(c) Trọng lực.
(d) Tổng hợp lực tác dụng lên cái hộp.
3. Lực tác dụng lên một chất điểm thay đổi như trên
hình vẽ. Hãy tính công lực thực hiện trên chất điểm
khi nó di chuyển
(a) Từ x = 0 đến x = 8,00 m
(b) Từ x = 8,00 m đến x = 10,0 m
(c) Từ x = 0 đến x = 10,0 m.
4. Khi một vật có khối lượng 4,00 kg được treo ở đầu
một lò xo nhẹ thì lò xo bị dãn ra một đoạn 2,50 cm. Nếu vật thể 4,00 kg được lấy ra,
(a) Hỏi lò xo sẽ dài ra bao nhiêu nếu vật có khối lượng 1,50 kg được treo lên đó?
(b) Tính công ngoại lực phải thực hiện để kéo dãn lò xo dài ra 4,00 cm từ vị trí bình
thường của nó?
5. 5. Giữ cho một lò xo nhẹ có độ cứng 3,85 N/m bị nén một đoạn 8,00 cm với một vật nặng
0,250 kg ở đầu bên trái và một vật nặng 0,500 kg ở đầu bên phải của lò xo, cả hai vật đều
nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Lò xo tác dụng lực lên mỗi vật và có xu hướng đẩy
hai vật ra xa. Thả cho hai vật đồng thời chuyển động từ trạng thái nghỉ. Tính gia tốc
chuyển động của mỗi vật nếu hệ số ma sát động giữa mỗi vật và bề mặt là a- 0, b- 0,100
và c- 0,462.
6. Tác động một lực ⃗F⃗ = (4xî + 3yĵ), trong đó ⃗F⃗ đo bằng Newton và x và y đo bằng m, lên
1 vật để vật di chuyển theo trục x từ gốc hệ trục tọa độ đến vị trí x= 5,00 m. Tính công
W = ∫ 𝐹⃗ 𝑑𝑟⃗ lực đã thực hiện trên vật.
7. Một vật nặng 3,00 kg có vận tốc (6,00𝑖̂ - 2,00𝑗̂) m/s.
(a) Tính động năng của vật.

16
(b) Nếu vận tốc của vật thay đổi tới giá trị (8,00𝑖̂ + 4,00𝑗̂) m/s thì công thực hiện trên vật
là bao nhiêu?
8. Một người đẩy một thùng gỗ nặng 35,0 kg với tốc độ không đổi một đoạn dài 12,0 m trên
một sàn gỗ. Lực đẩy F có phương ngang, độ lớn không đổi. Công mà lực đã thực hiện là
350 J.
(a) Xác định độ lớn của lực F.
(b) Hãy mô tả chuyển động tiếp theo của cái thùng nếu bây giờ người đó tác dụng một
lực lớn hơn lực F.
(c) Điều gì sẽ xảy ra đối với cái thùng nếu lực tác dụng nhỏ hơn F?
9. Một vật nặng 5,75 kg băng qua gốc của hệ trục tọa độ tại thời điểm t = 0 với vận tốc có
thành phần theo trục x là 5,00 m/s và theo trục y là -3,00 m/s.
(a) Động năng của vật tại thời điểm đó là bao nhiêu?
(b) Tại một thời điểm sau đó t = 2,00 s, vật ở tại vị trí x = 8,50 m và y = 5,00 m. Hỏi lực
không đổi tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?
(c) Tốc độ của vật tại thời điểm t = 2,00 s là bao nhiêu?
10. Một tảng đá 0,20 kg được giữ ở độ cao 1,30 m phía trên đỉnh của một giếng nước và sau
đó thả rơi vào đó. Giếng có chiều sâu 5,0 m. Chọn gốc thế năng tại đĩnh của giếng nước,
tính
(a) Thế năng hấp dẫn của hệ hòn đá – Trái đất trước khi đá rơi.
(b) Thế năng hấp dẫn của hệ hòn đá – Trái đất khi hòn đá ở đáy giếng.
(c) Độ thay đổi thế năng hấp dẫn của hệ từ lúc đầu đến lúc hòn đá ở đáy giếng.
11. Một vật chuyển động trong mặt phẳng xy như trong hình
vẽ và chịu một lực ma sát với độ lớn không đổi 3,00 N,
luôn hướng ngược với vận tốc của vật. Hãy tính công mà
bạn phải thực hiện để trượt vật với tốc độ không đổi khi
vật chuyển động
(a) Dọc theo đường màu tím từ O đến A rồi quay lại theo
đường màu tím trở về O.
(b) Dọc theo đường màu tím từ O đến C rồi theo đường
dẫn màu xanh dương trở về O.
(c) Theo đường màu xanh từ O tới C rồi theo đường màu xanh dương trở về O.
(d) Mỗi câu trả lời của bạn phải khác không. Ý nghĩa của việc quan sát này là gì.
12. Hàm thế năng của một hệ có dạng U = 3x3y – 7x. Tìm lực tác động tại điểm (x,y).
13. Một lực thế Fx  2 x  4 (N; m) tác dụng lên chất điểm nặng 5 kg. Khi chất điểm dịch
chuyển theo trục x từ x  1 m  x  5 m . Hãy tính:
(a) Công của lực Fx thực hiện lên chất điểm.
(b) Độ biến thiên thế năng của hệ vật.
(c) Động năng của chất điểm tại x  5 m nếu tại điểm x  1 m vận tốc nó là 3 m/s.
17
14. Một toa xe lửa nặng 6000 kg chạy dọc theo đường ray với ma sát nhỏ có thể bỏ qua. Toa
xe được dừng lại nhờ hai lò xo như trên hình vẽ. Hai lò xo có độ cứng là k1 = 1600 N/m
và k2 = 3400 N/m. Sau khi lò xo thứ nhất bị nén một khoảng 30,0 m thì lò xo thứ hai bắt
đầu tác dụng và lực tổng hợp của hai lò xo tăng lên như đồ thị bên dưới. Sau khi lò xo
thứ nhất tiếp xúc với toa xe và bị nén một đoạn 50,0 cm thì toa xe dừng lại. Hãy tìm tốc
độ ban đầu của toa xe.

15. Một lò xo có độ cứng k = 500 N/m được buộc chặt tại


đáy của một mặt phẳng nằm nghiêng có góc nghiêng  =
20,0o như hình vẽ. Một vật khối lượng m = 2,50 kg đặt
phía trên mặt phẳng nghiêng cách lò xo một khoảng d =
0,300 m. Đẩy cho vật chuyển động hướng về phía lò xo
với tốc độ v = 0,750 m/s. Độ dài bị nén của lò xo ở thời
điểm vật tạm thời dừng lại là bao nhiêu?

18
Chương 8: Định luật bảo toàn năng lượng
Hệ không cô lập
Hệ không cô lập về năng lượng là một hệ có trao đổi năng lượng với môi trường qua
biên giới của nó. Một hệ không cô lập sẽ tương tác với môi trường. Một vật bị tác dụng lực
là một ví dụ của hệ không cô lập.
Hệ cô lập là một hệ không trao đổi năng lượng với môi trường qua biên giới của hệ.
Đối với một hệ không cô lập, năng lượng được truyền qua biên giới của hệ trong thời
gian hệ tương tác với môi trường bên ngoài. Sau đây là những phương thức truyền năng lượng
vào hoặc ra khỏi một hệ.
Công (Work) là một hình thức truyền năng lượng bằng cách tác dụng lực lên hệ và điểm
đặt của lực bị dịch chuyển (hình 8.1a).

a b c

d e
f
Hình 8.1 Các cơ chế truyền năng lượng.
Sóng cơ (Mechanical waves) là hình thức truyền năng lượng thông qua sự lan truyền
nhiễu loạn trong môi trường. Âm thanh rời khỏi chiếc loa radio ở hình 8.1b hay sóng địa
chấn, sóng biển là sự truyền năng lượng bằng sóng cơ.
Nhiệt (Heat) là một cơ chế trao đổi năng lượng giữa hệ và môi trường do có sự khác nhau
về nhiệt độ. Năng lượng truyền tới đuôi cái thìa trong hình 8.1c từ phần bị nhúng trong tách
cà phê nóng là dưới dạng nhiệt.

1
Trao đổi chất (Matter transfer) là hình thức truyền năng lượng xuyên qua biên giới của
hệ dưới dạng vật chất mang theo năng lượng. Ví dụ đổ xăng cho xe như ở hình 8.1d hay đối
lưu là sự truyền năng lượng dưới dạng trao đổi chất.
Truyền điện (Electrical transmission) là sự truyền năng lượng vào hoặc ra khỏi hệ bằng
dòng điện. Năng lượng cung cấp cho máy sấy tóc là nhờ sự truyền điện (hình 8.1e).
Sóng điện từ (Electromagnatic radiation) là năng lượng được trao đổi bởi sóng điện từ.
Năng lượng truyền khỏi bóng đèn (hình 8.1f) là dưới dạng sóng điện từ.
Định luật bảo toàn năng lượng
Năng lượng luôn được bảo toàn.
Điều này nghĩa là nếu năng lượng tổng cộng của một hệ thay đổi thì đã có một năng lượng
truyền qua biên giới của hệ bằng một phương pháp trao đổi năng lượng nào đó. Dạng tổng
quát của định luật bảo toàn năng lượng có thể được biểu diễn bằng phương trình bảo toàn
năng lượng như sau:
ΔEsystem = ΣT (8.1)
Trong đó, Esystem là tổng năng lượng của hệ, T (Transfer) là năng lượng truyền qua biên giới
của hệ.
Phương trình toán học của định luận bảo toàn năng lượng đối với một hệ không cô lập
thể hiện đầy đủ các loại năng lượng trao đổi có thể được biểu diễn dưới dạng:
Δ K + Δ U + Δ Eint = W + Q + TMW + TMT + TET + TER (8.2)
Với K là động năng, U là thế năng và Eint là nội năng của hệ; năng lượng truyền qua biên giới
của hệ dưới dạng công là Twork = W, dưới dạng nhiệt là Theat = Q, TMW là năng lượng được
truyền bởi sóng cơ, TMT là năng lượng trao đổi chất, TET là năng lượng do truyền điện và TER
là năng lượng trao đổi bởi sóng điện từ.
Trong thực tế, phương trình của định luật bảo toàn năng lượng sẽ đơn giản hơn nhiều. Ví
dụ, nếu có một lực tác dụng lên hệ và sinh công và giả sử chỉ có cơ chế truyền năng lượng
này làm thay đổi tốc độ của hệ thì phương trình của định luật bảo toàn năng lượng sẽ rút về
phương trình của định lý công-động năng:
ΔK = W
Câu hỏi 8.1: Hãy cho biết cơ chế truyền năng lượng nào qua một hệ là: a- Một chiếc tivi, b-
Một máy cắt cỏ chạy xăng, c- Một cái gọt bút chì bằng tay.

Câu hỏi 8.2: Xét một cái hộp trượt có ma sát trên một bề mặt nằm ngang.
i) Nếu hệ là chiếc hộp thì hệ là a- cô lập, b- không cô lập, c- không thể xác định được.
ii) Nếu hệ là bề mặt nằm ngang thì hệ là a- cô lập, b- không cô lập, c- không thể xác định
được.
iii) Nếu hệ là cái hộp và bề mặt nằm ngang thì hệ là a- cô lập, b- không cô lập, c- không thể
xác định được.

2
Hệ cô lập
Đối với một hệ cô lập, không có bất kỳ hình thức trao đổi năng lượng nào với môi trường
bên ngoài qua biên giới của hệ, thì tất cả các số hạng bên vế phải trong phương trình (8.2)
đều bằng 0 do đó phương trình của định luật bảo toàn năng lượng có dạng:
ΔEsystem = 0 (8.3)
Esystem là tổng động năng, thế năng và nội năng của hệ.
Như vậy, năng lượng của một hệ cô lập không đổi.
Trên hình vẽ bên dưới mô tả các dạng năng lượng tồn trữ bên trong một hệ cô lập gồm
có động năng, thế năng và nội năng. Các dạng năng lượng này biến đổi lẫn nhau nhưng tổng
năng lượng của hệ bảo toàn.

Hình 8.2 Các dạng năng lượng tồn trữ bên trong hệ.
Định luật bảo toàn cơ năng
Định luật bảo toàn cơ năng là một trường hợp riêng
của định luật bảo toàn năng lượng. Đây là mô hình thường
gặp nhất đối với một hệ cô lập mà trong hệ chỉ có lực bảo
toàn tác dụng.
Hãy xét một hệ gồm một cuốn sách khối lượng m và
Trái đất. Sau khi nâng cuốn sách lên một độ cao nào đó thì
bên trong hệ sẽ tồn trữ một năng lượng dưới dạng thế năng
hấp dẫn bằng công mà tác nhân bên ngoài thực hiện trên
cuốn sách:
W = Ug
Khi cuốn sách rơi từ độ cao yi xuống đến vị trí yf thì
công mà lực hấp dẫn sẽ thực hiện trên cuốn sách là:
 
 
Wonbook  mg.r  mgˆj. y i  y f ˆj  mgy i  mgy f Hình 8.3 Cuốn sách được thả ra và
(8.4) rơi do công thực hiện bởi lực hấp
dẫn
3
Theo định lý công – động năng, công thực hiện trên cuốn sách bằng độ biến đổi động
năng của cuốn sách:
Won book = Kbook
Suy ra,
Kbook = mgyi – mgyf = -(mgyf - mgyi) = -Ug (8.5)
Trong đó, Ug = mgy là thế năng hấp dẫn của hệ. Trong hệ cuốn sách – Trái đất, chỉ có cuốn
sách chuyển động nên động năng của cuốn sách Kbook cũng chính là động năng của hệ K, do
đó:
Kbook = K
Phương trình (8.4) có thể được viết lại là:
K = -Ug (8.6)
K + Ug = 0
Phương trình trên đã được dẫn xuất từ hệ cuốn sách – Trái đất, trong đó Ug là thế năng
hấp dẫn song thực tế cho thấy nó cũng đúng đối với bất kỳ một loại thế năng nào. Phương
trình tổng quát đó là phương trình của định luật bảo toàn cơ năng:
K + U = 0 (8.7)
ΔEmech = 0 (8.8)
Với Emech = K + U là cơ năng của hệ, K là động năng tổng cộng của hệ, U là tổng tất cả các
loại thế năng của hệ.
Định luật bảo toàn cơ năng chỉ đúng trong trường hợp hệ là cô lập và không có lực không
bảo toàn tác dụng bên trong hệ. Định luật có thể được phát biểu như sau: Cơ năng của một
hệ cô lập mà trong hệ không có các lực không bảo toàn tác dụng thì bảo toàn.
Sự thay đổi năng lượng có thể được viết lại dưới dạng sau:
Kf + U f = K i + U i (8.9)
Đối với hệ cuốn sách – Trái đất, ta có phương trình:
1 2 1
mv f  mgy f  mvi2  mgyi
2 2
Trong đó, vi và vf là tốc độ của cuốn sách tại vị trí yi và yf.
Câu hỏi 8.3: Ba quả banh được ném từ đỉnh một tòa nhà với cùng tốc độ ban đầu. Quả bóng
thứ nhất được ném theo phương ngang, quả thứ hai hướng lệch lên trên so với phương ngang,
còn quả thứ ba hướng lệch xuống dưới so với phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí, hãy
sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé tốc độ của ba quả bóng khi chúng chạm đất.

4
Bài tập mẫu 8.1: Quả bóng rơi tự do
Một trái banh khối lượng m được thả rơi từ độ cao h trên
mặt đất như hình 8.4.
(A) Bỏ qua sức cản không khí, hãy xác định tốc độ của
trái banh tại độ cao y so với mặt đất. Hệ được chọn là trái
banh – Trái đất.
(B) Hãy xác định tốc độ của trái banh tại độ cao y so với
mặt đất nếu hệ được chọn là trái banh.
Giải:
(A) Tốc độ của trái banh tại độ cao y khi hệ là trái banh
– Trái đất.
Vì hệ bao gồm trái banh và Trái Đất nên khi bỏ qua sức
cản không khí chỉ có một lực tác dụng giữa các thành
phần của hệ là trọng lực - đó là lực bảo toàn. Do đó, cơ Hình 8.4 Bài tập 8.1.
năng của hệ bảo toàn. Áp dụng định luật bảo toàn cơ
năng, ta có phương trình:
Kf + Ugf = Ki + Ugi
Với Ki = 0 là động năng ban đầu khi quả bóng bắt đầu rơi, Ugi = mgh là thế năng ban
đầu của hệ. Khi quả bóng đến độ cao y thì động năng Kf = mvf2/2 và thế năng của hệ
Ugf = mgy. Ta có,
1 2
mv f  mgy  0  mgh
2
Từ đó, suy ra vận tốc của trái banh ở độ cao y là v f  2g(h  y )
(B) Tốc độ của trái banh tại độ cao y khi hệ là trái banh.
Trong trường hợp này, chỉ có một loại năng lượng thay đổi là động năng của trái banh.
Hệ không có thế năng. Trọng lực thực hiện công trên trái banh. Áp dụng định luật bảo
toàn năng lượng cho hệ không cô lập, ta có:
K = W
1 2  
mv f  0  mg.r  mgˆj.yˆj  mgy  mg ( y  h)  mgh  mgy
2
v f  2g(h  y )
Kết quả cũng giống như trong câu a bất kể hệ được chọn là không giống nhau.

5
Bài tập mẫu 8.2: Súng lò xo
Trên hình 8.5 mô tả cơ chế nạp đạn của một cây súng trò chơi.
Khi nạp đạn, lò xo được nén lại đến vị trí yA. Khi bóp cò, viên
đạn sẽ được bắn lên đến vị trí yC phía trên vị trí yB = 0 lúc viên
đạn rời khỏi lò xo. Trong một lần bắn, m = 35,0 g, yA = -0,120
m và yC = 20,0 m.
(A) Bỏ qua mọi lực cản, hãy tính hệ số đàn hồi của lò xo.
(B) Tính tốc độ của viên đạn khi nó đi qua vị trí cân bằng của lò
xo yB.
Giải:
(A) Hệ số đàn hồi của lò xo
Trong bài toán của chúng ta, viên đạn trong ống phóng bắt đầu
từ trạng thái nghỉ, được tăng tốc vì lò xo đẩy nó lên phía trên.
Khi rời khỏi nòng súng, lực hấp dẫn sẽ làm viên đạn chuyển động
chậm lại.
Chọn hệ bao gồm viên đạn, súng và Trái Đất. Khi bỏ qua
mọi lực cản thì mô hình của bài toán là một hệ cô lập với các Hình 8.5 Bài tập 8.2.
lực tác dụng chỉ có các lực bảo toàn.
Viên đạn bắt đầu từ trạng thái nghỉ nên động năng ban đầu Ki = 0. Chọn gốc thế năng
hấp dẫn tại điểm viên đạn rời khỏi lò xo yB = 0 thì lúc đó, thế năng đàn hồi Us cũng
bằng 0. Đối với hệ cô lập, định luật bảo toàn năng lượng viết cho hai cấu hình lúc viên
đạn tại vị trí yA và yC có dạng:
K  Ug  US  0

Bởi vì viên đạn đạt vị trí cao nhất yC khi động năng của nó bằng 0 nên Kf = 0, ta có:
(0  0)  ( mgy C  mgy A )  (0  12 kx 2 )  0

2mg( yC  y A )
=> k 
x2
1.0,0350 .9,80 .20,0  (0,120 )
k  958 N / m
0,120 2
(B) Tốc độ của viên đạn khi đi qua vị trí cân bằng
Khi viên đạn đi qua vị trí cân bằng, năng lượng của hệ chỉ có động năng còn thế năng
hấp dẫn và thế năng đàn hồi đều băng 0. Phương trình bảo toàn năng lượng đối với hai
vị trí yA và yB:
K  Ug  US  0

6
1   1 2
 mv B  0   0  mgy A    0  kx   0
2
2   2 

kx2
vB   2 gy A
m

958 .0,120 2
vB   2.9,80 . 0,120   19 ,8m / s
0,0350
Lưu ý là trong bài toán này có hai dạng thế năng và trong việc giải bài toán theo phương
pháp năng lượng ở đây, chúng ta không cần quan tâm đến tốc độ của viên đạn tại
những vị trí khác trong quá trình chuyển động mà chỉ cần quan tâm đến các vị trí đầu
và vị trí cuối. Đó là một điểm mạnh của phương pháp này.

Ma sát động (ma sát trượt)


Hình 8.5 mô tả một mô hình đơn giản để giải thích sự
xuất hiện ma sát trượt giữa bề mặt của hai vật tiếp xúc với
nhau. Theo mô hình này thì lực ma sát tác dụng giữa hai
vật là do tương tác giữa những phần gồ ghề trên bề mặt
tiếp xúc giữa hai vật. Tuy nhiên, lực ma sát trải rộng trên
toàn bộ diện tích tiếp xúc. Do đó, không thể tính được độ
dịch chuyển của điểm đặt mà lực ma sát tác dụng vào. Vì
vậy, cũng không thể tính được công thực hiện bởi lực ma
sát. Thực tế đã chứng tỏ khi có ma sát thì vật bị nóng lên
trong quá trình chuyển động. Điều đó cho thấy nội năng
của vật đã tăng lên. Đối với trường hợp hệ không bị biến
dạng và lực ma sát có độ lớn không thay đổi thì có thể
phát triển một cách thức để đánh giá sự biến đổi nội năng
của hệ liên quan đến lực ma sát như sau.
Xét một hệ gồm một vật (ví dụ một cuốn sách) trượt
trên một chiếc bàn nằm ngang có ma sát dưới tác dụng
của các lực tác dụng từ bên ngoài hệ. Công của tất cả các
lực tác dụng lên vật thực hiện được xác định như sau:
 
W otherforces     Wotherforces  dr
 
(8.10)

Trong công thức trên, dr là độ dịch chuyển của vật


cũng chính là độ dịch chuyển của các điểm đặt lực bởi vì
vật không bị biến dạng. Thêm vào mỗi vế của phương
trình trên một số hạng  f k .dr ta được: Hình 8.6 Mô hình để giải thích
ma sát giữa vật và bề mặt.

7
 
W   f k .dr     Wotherforces  dr   f k .dr
otherforces
 
   
    Wotherforces  f k .dr     F .dr
   
Sử dụng định luật 2 Newton sẽ thu được:
dv
W otherforces   f k .dr   ma.dr   m
dt
.dr   mv.dv


1 1
v.dv  d(v.v)  dv 2
2 2
Nên
v
1 f 1 1
 Wotherforces   f k .dr  
2 vi
m.dv 2  mvf2  mvi2  K
2 2

Công và năng lượng khi có ma sát


Một cách tổng quát, nếu lực ma sát tác dụng vào một hệ thì
ΔK = ΣWother forcesƒkd (8.11)
Đây là một dạng khác của định lý động năng và được sử dụng nếu lực ma sát tác dụng
lên vật. Nếu không có ma sát, phương trình này trở thành định luật bảo toàn cơ năng. Lực ma
sát biến động năng thành nội năng của hệ.
Độ tăng nội năng bằng với độ giảm động năng của hệ:
ΔEint = ƒk d (8.12)
Một cách tổng quát, phương trình trên sẽ được viết dưới
dạng sau:
ΣWother forces = W = ΔK + ΔEint (8.13)
Phương trình này có thể được sử dụng trong các hệ
không cô lập với các lực không phải lực bảo toàn.
Bài tập mẫu 8.3: Chuyển động của chiếc hộp trên
bề mặt có ma sát
Một chiếc hộp nặng 6,0 kg được kéo bằng một lực có
phương ngang không đổi 12 N trên một bề mặt nhám
từ trạng thái nghỉ.
(A) Hãy tính tốc độ của cái hộp sau khi nó di chuyển
một đoạn dài 3,0 m. Biết hệ số ma sát động giữa bề
mặt và cái hộp là 0,15. Hình 8.7 Bài tập 8.3.
8
Giải:
Bề mặt nhám sẽ tác dụng lực ma sát vào cái hộp. Lực ma sát có chiều ngược chiều của
lực kéo. Hệ hộp – bề mặt là hệ không cô lập với lực không bảo toàn tác dụng bên trong
hệ.
Cả phản lực pháp tuyến và lực hấp dẫn đều không sinh công trong trường hợp này.
Theo phương thẳng đứng thì vật ở trạng thái cân bằng. Từ đó tìm ra độ lớn của lực ma
sát: fk  k mg
Công do lực tác dụng theo phương ngang thực hiện trên hệ là:
ΣWother forces = F.x
Suy ra
F.x = K + Eint = (mvf2/2 – 0) + fkd
Tốc độ cuối cùng của vật đó là:
2
vf  (fk d  F x )
m
2
vf = √ (−8,82.3,0 + 12.3,0) = 1,8 m/s
6,0

Giá trị vận tốc thu được phải nhỏ hơn trong ví dụ không có lực ma sát. Trong trường
hợp này, động năng của hệ giảm còn nội năng của hệ hộp – bề mặt đã tăng lên.

(B) Nếu lực tác dụng hợp với phương ngang một góc  thì góc nghiêng  có giá trị
bằng bao nhiêu để tốc độ của chiếc hộp có giá trị lớn nhất có thể khi nó di chuyển được
một đoạn dài 3,0 m?
Giải:
Chọn hệ gồm cái hộp và bề mặt Đây là một hệ không cô lập và bên trong hệ có lực
không bảo toàn tác dụng.
. Công lực bên ngoài thực hiện trên hệ là:
ΣWother forces = WF = F.x.cos = Fdcos
Theo phương thẳng đứng, hệ cân bằng nên:
n + Fsin -mg = 0
n = mg - Fsin
WF = K + Eint = (Kf – 0) + fkd
Kf = WF - fkd = Fdcos - nµkd = Fdcos - µkd(mg - Fsin)
Để tốc độ của chiếc hộp cực đại thì phải thỏa mãn:
9
𝑑𝐾𝑓
= -Fdsin + µkdFcos = 0
𝑑𝜃

tan = 0
 = tan-1µk = tan-10,15 = 8,5o

Bài tập mẫu 8.4: Hệ khối hộp – lò xo


Một vật khối lượng m = 1,6 kg được đẩy vào một
chiếc lò xo nằm ngang có độ cứng 1000 N/m trên
bề mặt như hình vẽ. Lò xo bị nén một đoạn 2,0
cm và sau đó được thả ra.
(A) Hãy tính tốc độ của vật khi đi ngang qua vị
trí cân bằng x = 0 nếu bề mặt không ma sát.
Giải:
Hệ được chọn là vật. Đây là hệ không cô lập.
Công do lực đàn hồi của lò xo thực hiện trên hệ
từ vị trí xi = xmax đến vị trí xf = 0 là:
Ws = kxmax2/2
Theo định lý động năng, ta có:
1 1 1
𝑊𝑠 = 𝑚𝑣𝑓2 − 𝑚𝑣𝑖2 = 𝑚𝑣𝑓2 − 0
2 2 2
Hình 8.8: Bài tập 8.4
2𝑊𝑠 2
𝑘𝑥𝑚𝑎𝑥 1000.(2,0.10−2 )2
𝑣𝑓 = √ = √ = √ = 0,50 𝑚/𝑠
𝑚 𝑚 1,6

(B) Hãy tính tốc độ của vật khi đi ngang qua vị trí cân bằng x = 0 nếu bề mặt tác dụng
lên vật một lực ma sát không đổi 4,0 N.
Giải:
Hệ được chọn gồm vật và bề mặt. Đây là hệ không cô lập và bên trong hệ có một lực
không bảo toàn (lực ma sát) tác dụng. Phương trình của định luật bảo toàn năng lượng
áp dụng cho hệ trong trường hợp này có dạng:
1
𝑊𝑠 = ∆𝐾 + ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑚𝑣𝑓2 + 𝑓𝑘 𝑑
2

1 2 1
2(𝑊𝑠 −𝑓𝑘𝑑) 2( 𝑘𝑥𝑚𝑎𝑥 −𝑓𝑘 𝑑) 2(21000.(2,0.10−2 )2 −4,0.0,020
=√
2
𝑣𝑓 = √ = √ = 0,39 𝑚/𝑠
𝑚 𝑚 1,6

Có thể thấy rằng tốc độ của vật trong trường hợp này nhỏ hơn trong câu A.

10
Thay đổi cơ năng khi có lực không bảo toàn
Nếu có lực ma sát tác dụng thì cơ năng của hệ thay đổi.
ΔEmech = ΔK + ΔU = ƒk d = -ΔEint (8.14)
ΔU là độ biến đổi của tất cả các dạng thế năng.
Trong trường hợp tổng quát, khi có lực không bảo toàn tác dụng bên trong một hệ cô lập
thì phương trình của định luật bảo toàn có dạng:
ΔK + ΔU + ΔEint = 0 (8.15)
Đối với một hệ không cô lập và các tác động bên ngoài lên hệ bằng cách thực hiện công
ΣWother forces ƒkd =ΔEmech (8.16)
Như vậy, đối với một hệ không cô lập có thế năng thay đổi và có tác dụng của lực không
bảo toàn thì
ΣWother forces = W = ΔK + ΔU + ΔEint (8.17)
Bài tập mẫu 8.5: Ma sát trên mặt
phẳng nghiêng
Một thùng hàng nặng 3,00 kg trượt
xuống trên một mặt phẳng nghiêng có
ma sát. Mặt nghiên có chiều dài 1,00
m và độ nghiêng là  = 30,0o. Thùng
hàng bắt đầu trượt không vận tốc ban
đầu từ đỉnh của mặt nghiêng và lực ma
sát có độ lớn 5,00 N. Sau khi trượt hết
mặt phẳng nghiêng, nó còn di chuyển
một đoạn ngắn trên mặt phẳng nằm
Hình 8.9: Bài tập 8.5
ngang.
(A) Hãy tìm tốc độ của thùng tại đáy mặt phẳng nghiêng.
Giải:
Xác định hệ bao gồm: thùng hàng, bề mặt và Trái đất. Đây là một hệ kín có lực không
bảo toàn tác dụng.
Chọn gốc tính thế năng hấp dẫn của hệ tại mặt phẳng ngang có tọa độ y = 0. Khi đó,
phương trình của định luật bảo toàn năng lượng cho hệ có dạng:
ΔK + ΔU + ΔEint = 0
(Kf – Ki) + (Uf – Ui) +fk.d = 0
(½ mvf2 – 0) + (0 - mgyi) + fk.d = 0
2
𝑣𝑓 = √ (𝑚𝑔𝑦𝑖 − 𝑓𝑘 𝑑 )
𝑚

11
2
𝑣𝑓 = √ (3,00 × 9,80 × 0,500 − 5,00 × 1,00) = 2,54 𝑚/𝑠
3,00

(B) Thùng hàng tiếp tục trượt một đoạn dài bao nhiêu trên mặt phẳng ngang nếu nó
tiếp tục chịu lực ma sát tác dụng có độ lớn bằng 5,00 N?
Giải:
Lúc này thế năng của hệ không thay đổi nên ta có phương trình:
ΔK + ΔEint = 0
(0 - ½ mvi2) + fk.d = 0
𝑚𝑣𝑖2 3,00×2,542
𝑑= = = 1,94 𝑚
2𝑓𝑘 2×5,00

Bài tập mẫu 8.6: Va


chạm giữa chiếc hộp
và lò xo
Một chiếc hộp có
khối lượng 0,8 kg
được cung cấp một
vận tốc ban đầu 1,2
m/s sang bên phải và
va chạm với một lò xo
khối lượng nhỏ có độ
cứng k = 50 N/m.
Giả sử bề mặt không
ma sát. Hãy tính độ
nén cực đại của lò xo
sau va chạm.
Giải:
Nếu không có ma sát,
năng lượng được
chuyển hóa giữa động
năng và thế năng đàn Hình 8.10: Bài tập mẫu 8.6
hồi và tổng năng
lượng không đổi
Chọn hệ gồm có hộp và lò xo. Hệ là cô lập với các lực tác dụng đều là lực bảo toàn.Tất
cả chuyển động diễn ra trên mặt phẳng nằm ngang. Vì vậy không có sự thay đổi của
thế năng hấp dẫn. Trước va chạm, tổng năng lượng của hệ là động năng của hộp. Khi

12
lò xo bị nén hoàn toàn, động năng bằng 0 và toàn bộ năng lượng là thế năng đàn hồi
của lò xo. Cơ năng của hệ được bảo toàn.
Phương trình của định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này là:
ΔK + ΔU = 0
(0 - ½ mvA2) + (½ kxmax2 - 0) = 0
𝑚 0,80
𝑥𝑚𝑎𝑥 = √ 𝑣𝐴 = √ × 1,2 = 0,15 𝑚
𝑘 50

(B) Giả sử hệ số ma sát động giữa chiếc hộp và bề mặt là µk = 0,50. Nếu tốc độ của
chiếc hộp tại thời điểm nó va chạm với lò xo là 1,2 m/s thì độ nén cực đại của lò xo
là bao nhiêu?
Giải:
Đây là bài toán có lực ma sát. Lực ma sát sẽ biến đổi động năng của hệ thành nội năng.
Chọn hệ gồm chiếc hộp, bề mặt và lò xo. Đó là hệ kín với lực không bảo toàn tác dụng.
Trong trường hợp này, cơ năng của hệ Emech = K + Us không bảo toàn; trong đó Us là
thế năng đàn hồi. Phương trình của định luật bảo toàn năng lượng đối với hệ là:
ΔK + ΔU + ΔEint = 0
Trong đó,
ΔEint = ƒk d, fk = µk.n = µk.mg
Thay vào phương trình trên, ta được:
(0 - ½ mvA2) + (½ kxmax2 - 0) + µk.mgxmax = 0
kxmax2 + 2µk.mgxmax - mvA2 = 0
50xmax2 + 2.0,50.0,8.9,8xmax – 0,8.1,22 = 0
50xmax2 + 7,84xmax – 1,15 = 0
Phương trình có hai nghiệm xmax = 0,092 m và xmax = -0,25 m. Giá trị có ý nghĩa vật
lý là xmax = 0,092 m.
So với kết quả trong câu (A), xmax có giá trị nhỏ hơn. Lý do là gì?

Công suất
Định nghĩa: Công suất tức thời là tốc độ truyền năng lượng theo thời gian và được tính
theo công thức:
dE
P (8.18)
dt

13
Nếu năng lượng trao đổi dưới dạng công được thực hiện bởi một lực và trong khoảng
thời gian t công do lực sinh ra là W thì công suất trung bình Pavg được xác định bởi công
thức:
W (8.19)
Pavg 
t
Công suất tức thời là giới hạn của công suất trung bình khi Δt tiến tới 0.
W dW dr
P  lim   F  F v
t 0 t dt dt
Đơn vị
Trong hệ đơn vị SI, đơn vị của công suất là watt (W).
1 watt = 1 joule/second = 1 kg.m2/s3
Một đơn vị công suất hay sử dụng nữa tại Mỹ là mã lực (horsepower – hp)
1 hp = 746 W
Một đơn vị của năng lượng thường bị nhầm lẫn với đơn vị công suất là kWh. Nhớ rằng
kWh là đơn vị đo năng lượng, được xác định như sau:
1 kWh = 1kW.1h = (1000 W)(3600 s) = 3.6 x106 J

Tóm tắt chương 8


Hệ không cô lập về năng lượng là một hệ có trao đổi năng lượng với môi trường qua biên
giới của nó.
Hệ cô lập là một hệ không trao đổi năng lượng với môi trường qua biên giới của hệ.

Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng của một hệ cô lập là không đổi.

Một lực ma sát có độ lớn fk tác dụng trên một quãng đường d thì nội năng của hệ thay đổi
một lượng:
Eint = fk.d

Công suất là tốc độ truyền năng lượng theo thòi gian:


dE
P
dt

Phương trình của định luật bảo toàn năng lượng đối với hệ không cô lập
ΔEsystem = ΣT
Δ K + Δ U + Δ Eint = W + Q + TMW + TMT + TET + TER

14
Phương trình của định luật bảo toàn năng lượng đối với hệ cô lập
ΔEsystem = 0
ΔK + ΔU + ΔEint = 0
Nếu các lực tác dụng bên trong hệ đều là lực bảo toàn thì ta có định luật bảo toàn cơ năng
ΔEmech = 0
ΔK + ΔU = 0

Câu hỏi lý thuyết chương 8


1. Một người thả một quả bóng từ trên đỉnh của một tòa nhà trong khi người khác thì đang
đứng ở dưới để quan sát chuyển động của nó. Liệu 2 người này có đồng ý
(a) Về giá trị thế năng hấp dẫn của hệ quả bóng - Trái Đất.
(b) Về sự thay đổi của thế năng hấp dẫn.
(c) Về động năng của quả bóng tại một điểm nào đó trong quá trình chuyển động của
nó.
2. Lực ma sát tĩnh có thể sinh công hay không? Nếu không, hãy giải thích tại sao không.
Nếu có thì hãy cho một ví dụ.
3. Một người nặng 70,0 kg leo lên một đỉnh núi cao 325m trong 90,0 phút. Công suất trung
bình người đó sinh ra là bao nhiêu?
(a) 39,1 W (b) 54,6 W (c) 25,5 W (d) 67,0 W (e) 88,4 W
4. Một vật được gắn với một lò xo treo trên trần nhà. Giả sử sức cản không khí được bỏ
qua, hãy mô tả các biến đổi năng lượng xảy ra trong hệ gồm vật - trái đất - lò xo khi vật
chuyển động theo phương thẳng đứng.
5. Phương trình của định lý công - động năng W = K chỉ đúng trong trường hợp không có
thay đổi đối với bất kỳ loại năng lượng nào khác như thế năng hay nội năng xảy ra đối
với một hệ. Hãy cho vài ví dụ cho thấy công thực hiện trên một hệ nhưng sự thay đổi
năng lượng của hệ không phải là thay đổi động năng.

Bài tập chương 8


1. Một quả bóng khối lượng m rơi từ độ cao h xuống sàn.
(a) Viết phương trình của định luật bảo toàn năng lượng (dạng 8.2) cho hệ quả bóng -
Trái đất và sử dụng nó để tính tốc độ của quả bóng ngay trước khi nó chạm đất.
(b) Viết phương trình của định luật bảo toàn năng lượng (dạng 8.2) cho hệ chỉ có quả
bóng và sử dụng nó để tính tốc độ của quả bóng ngay trước khi nó chạm đất.
2. Một quả đạn pháo nặng 20,0 kg được bắn ra từ một khẩu đại bác với tốc độ là 1000 m/s
theo phương hợp với phương ngang một góc 37,0o. Một quả đạn khác bắn với góc 90,0o.
Xét một hệ kín để tính:
(a) Độ cao cực đại của mỗi quả đạn.

15
(b) Cơ năng của hệ quả đạn-trái đất tại độ cao cực đại của mỗi quả. Chọn y = 0 tại vị trí
đặt khẩu đại bác.
3. Một vật khối lượng m = 5,00 kg rời khỏi điểm A và trượt trên một rãnh không ma sát
như trong hình vẽ . Hãy xác định:
(a) Tốc độ của vật tại các điểm B và C.
(b) Công thực hiện bởi lực hấp dẫn trên vật khi nó di chuyển từ điểm A đến điểm C.

4. Một khối nặng 2,00 kg được gắn vào một lò xo có độ cứng


k = 500 N/m như trên hình vẽ. Khối đó được kéo tới vị trí xi
= 5,00 cm về phía bên phải của vị trí cân bằng và được thả
ra từ trạng thái nghỉ. Tìm tốc độ của khối khi đi qua vị trí
cân bằng nếu:
(a) Bề mặt ngang không có ma sát.
(b) Hệ số ma sát giữa khối và bề mặt là k = 0,350.
5. Một vòng tròn trơn có bán kính 0,500 m đặt trên mặt sàn. Một hạt nặng 0,400-kg trượt
quanh cạnh bên trong của vòng. Tốc độ ban đầu của nó là 8,00 m/s. Sau một vòng, tốc
độ còn lại là 6,00 m/s do có ma sát.
(a) Tìm năng lượng chuyển đổi từ cơ năng sang nội năng của hệ hạt – vòng – Trái đất
(do ma sát) sau khi kết thúc 1 vòng chuyển động.
(b) Tổng số vòng hạt đi được đến khi dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực ma sát không đổi
trong quá trình chuyển động.
6. Hệ số ma sát giữa vật khối lượng m1 = 3,00 kg với mặt bàn là
µk = 0,400 (xem hình vẽ). Cho hai vật chuyển động từ trạng
thái nghỉ. Tính tốc độ của vật m2 = 5,00 kg khi nó đi xuống
một đoạn h = 1,50 m.
7. Đẩy cho một vật nặng m = 5,00 kg chuyển động đi lên với tốc
độ ban đầu là vi = 8,00 m/s trên một mặt dốc có độ nghiêng 
= 30,0o. Vật dừng lại sau khi đi được một đoạn d = 3,00 m.
Hãy tính:
(a) Độ biến thiên động năng của vật.
(b) Độ biến thiên thế năng của hệ vật-Trái đất.
(c) Lực ma sát tác dụng lên vật.
(d) Hệ số ma sát trượt.
8. Một động cơ điện của một chiếc xe lửa mô hình gia tốc
chiếc xe từ trạng thái nghỉ đến tốc độ 0,620 m/s trong
thời gian 21,0 ms. Khối lượng của chiếc xe là 875 g.
(a) Tính công suất tối thiểu cần cung cấp cho xe lửa
trong quá trình gia tốc.

16
(b) Giải thích tại sao đó là gia tốc tối thiểu?
9. Một chiếc thang máy nặng 650 kg chuyển động đi lên từ trạng thái nghỉ với gia tốc không
đổi. Sau thời gian 3,00 s nó đạt tốc độ di chuyển đều bằng 1,75 m/s.
(a) Công suất trung bình của động cơ thang máy trong khoảng thời gian đó bằng bao
nhiêu?
(b) Hãy so sánh giá trị tính được với công suất của động cơ khi thang máy di chuyển đều.
10. Một vật nhỏ khối lượng m = 200 g được thả cho
chuyển động dọc theo đường kính bên trong của một
cái chén hình bán cầu, không ma sát. Bán kính của cái
chén bán cầu là R = 30,0 cm. Hãy tính:
(a) Thế năng hấp dẫn của hệ vật-Trái đất khi vật ở
điểm A. Chọn gốc tính thế năng tại điểm B.
(b) Động năng của vật tại điểm B.
(c) Tốc độ của vật tại B.
(d) Động năng của vật và thế năng của hệ khi vật ở tại điểm C.
11. Vật m1 = 3,50 kg ban đầu nằm yên trên một mặt bàn nằm
ngang cách sàn một khoảng h = 1,20 m được nối với vật
m2 = 1,90 kg bằng một dây nhẹ không co dãn. Lúc đầu
vật m2 cách mặt sàn một khoảng d = 0,900 m. Mặt bàn và
cạnh bàn đều không ma sát. Các vật bắt đầu chuyển động
từ trạng thái nghỉ, vật m1 trượt trên mặt bàn rồi bay ra
ngoài còn vật m2 đi xuống và dừng lại trên sàn. Xem hệ
gồm có hai vật và Trái đất.
(a) Tính tốc độ của vật m1 khi rời khỏi mép bàn.
(b) Tính tốc độ của m1 khi chạm mặt sàn.
(c) Chiều dài ngắn nhất của sợi dây không bị căng khi m1 đang bay là bao nhiêu?
(d) Năng lượng của hệ khi nó bắt đầu chuyển động có bằng năng lượng của hệ trước khi
m1 chạm đất hay không? Hãy giải thích tại sao bằng hay tại sao không?
12. Một tài xế đạp chân ga làm cho chiếc xe khối lượng 1160 kg tăng tốc từ trạng thái nghỉ.
Trong 2 giây đầu tiên, gia tốc của chiếc xe tăng theo thời gian và được biểu diễn bởi
phương trình
𝑚
𝑎 = 1,16𝑡 − 0,210𝑡 2 + 0,240𝑡 3 ( 2 ).
𝑠
Trong đó t đo bằng s và a đo bằng m/s . 2

(a) Tính độ biến thiên động năng của xe từ t = 0 s đến t = 2,5 s.


(b) Tính công suất trung bình tối thiểu của động cơ trong khoảng thời gian trên.
(c) Tại sao giá trị ở câu b là giá trị nhỏ nhất.

17
13. Một lò xo nằm ngang có độ cứng k = 850
N/m được gắn vào một bức tường. Một vật
khối lượng m = 1,00 kg được gắn vào lò xo
và nằm yên trên một bề mặt ngang không ma
sát như trong hình vẽ.
(a) Vật được kéo đến một vị trí xi = 6,00 cm
so với vị trí cân bằng. Tìm thế năng đàn
hồi được lưu trữ trong lò xo khi nó nằm tại vị trí 6,00 cm và khi vật đi qua vị trí cân
bằng.
(b) Tìm tốc độ của vật khi nó đi qua vị trí cân bằng.
(c) Tính tốc độ của vật khi nó ở vị trí xi/2 = 3,00 cm.
(d) Tại sao tốc độ trong câu c không bằng một nửa câu (b)?
14. Một vật khối lượng 10,0 kg được thả tại điểm A như hình vẽ. Rãnh trượt là không ma
sát ngoại trừ phần giữa điểm B và C, có chiều dài 6,00 m. Vật trượt xuống rồi va vào một
lò xo có độ cứng 2250 N/m đẩy lò xo ép lại một khoảng 0,300 m từ vị trí cân bằng trước
khi tạm dừng lại . Hãy xác định hệ số của ma sát động giữa vật và máng trượt trên đoạn
giữa điểm B và C.

15. Một vật khối lượng m1 = 20,0 kg nối với vật khối lượng m2 =
30,0 kg bằng 1 sợi dây mảnh, nhẹ vắt qua một ròng rọc nhẹ,
không ma sát. Đầu còn lại của m2 nối với lò xo có độ cứng k =
250 N/m như hình vẽ. Bỏ qua ma sát trên mặt nghiêng, góc
nghiêng θ = 40,0o. Ban đầu, hệ cân bằng, lò xo không bị giãn.
Kéo m1 đi xuống một đoạn h = 20,0 cm rồi thả ra. Tìm tốc độ mỗi
vật khi lò xo trở lại trạng thái không bị giãn.

18
Chương 9: Động lượng và va chạm

K
hi giải quyết một bài toán cơ học ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đối
với một số bài toán nếu ta dùng phương pháp này thì sẽ phức tạp nhưng nếu ta dùng
phương pháp khác thì lại trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ trường hợp người đàn ông bắn
cung tên hoặc tình huống các viên bi-da va chạm với nhau ... Giả sử xét một tình huống
đơn giản là cho biết vận tốc của mũi tên ngay sau khi được bắn ra và yêu cầu tính vận tốc của
người bắn cung ngay khi đó. Ta không thể giải bài toán này với các mô hình động học (chương
2), động lực học (chương 5), hoặc năng lượng (chương 7). Tuy nhiên, ta có thể giải quyết bài
toán này một cách dễ dàng dùng cách tiếp cận liên quan đến động lượng.
Chương này sẽ trình bày các khái niệm động lượng, xung lượng, các định lý liên quan
đến động lượng, xung lượng, từ đó đưa ra phương pháp giải các bài toán cơ học liên quan đến
động lượng, đặc biệt là các bài toán va chạm.

Động lượng
Xét hệ cô lập gồm 2 chất điểm có khối lượng m1, m2, chuyển
động với các vận tốc 𝑣⃗1 và 𝑣⃗2 (hình 9.1). Vì hệ cô lập nên lực tác
dụng lên chất điểm này là do chất điểm kia gây ra. Nếu chất điểm 1
tác dụng lên chất điểm 2 một lực 𝐹⃗12 thì chất điểm 2 cũng tác dụng
lên chất điểm 1 một lực 𝐹⃗21 bằng về độ lớn nhưng ngược chiều. Các
lực này tạo thành một cặp lực-phản lực theo định luật 3 Newton,
𝐹⃗12 = −𝐹⃗21, nên ta có: 𝐹⃗12 + 𝐹⃗21 = 0.
Theo định luật 2 Newton: lực tác dụng lên mỗi chất điểm bằng
𝑚𝑎⃗ nên:
Hình 9.1 Hai chất
𝑚1 𝑎⃗1 + 𝑚2 𝑎⃗2 = 0 điểm tương tác với
Thay các gia tốc bằng biểu thức định nghĩa của nó theo phương nhau
trình 4.5, ta có:
𝑑𝑣⃗1 𝑑𝑣⃗2
𝑚1 + 𝑚2 =0
𝑑𝑡 𝑑𝑡
Nếu các khối lượng m1, m2 không đổi, ta có thể đưa chúng vào trong dấu đạo hàm:
𝑑(𝑚1 𝑣⃗1 ) 𝑑(𝑚2 𝑣⃗2 )
+ =0
𝑑𝑡 𝑑𝑡
d  m1v1  m2v2 
0 (9.1)
dt

1
Vì đạo hàm của tổng 𝑚1 𝑣⃗1 + 𝑚2 𝑣⃗2 theo thời gian bằng không, nên tổng này là hằng số.
Đại lượng mv được gọi là động lượng của một chất điểm, và đối với hệ các chất điểm cô lập,
tổng các đại lượng này được bảo toàn.
Định nghĩa động lượng của chất điểm:
Động lượng của một chất điểm có khối lượng m chuyển động với vận tốc 𝑣⃗ được xác định
bằng tích của khối lượng và vận tốc của nó:
p  mv (9.2)
Động lượng là một đại lượng vectơ, hướng dọc theo 𝑣⃗, thứ nguyên là ML/T, đơn vị trong
hệ SI là kg.m/s.
Nếu chất điểm chuyển động theo hướng bất kỳ thì động lượng 𝑝⃗ có 3 thành phần, và
phương trình (9.2) viết cho các thành phần là:
𝑝𝑥 = 𝑚𝑣𝑥 𝑝𝑦 = 𝑚𝑣𝑦 𝑝𝑧 = 𝑚𝑣𝑧
Khái niệm động lượng giúp ta phân biệt một cách định lượng giữa các vật nặng và vật
nhẹ chuyển động với cùng vận tốc. Ví dụ động lượng của một quả bóng bowling thì lớn hơn
nhiều so với động lượng của một quả bóng tennis chuyển động với cùng vận tốc. Newton đã
gọi 𝑚𝑣⃗ là khối lượng chuyển động; thuật ngữ này có lẽ sinh động hơn thuật ngữ động lượng
ta dùng hiện nay.
Phân biệt động năng và động lượng:
Thứ nhất, động năng là đại lượng vô hướng còn động lượng là đại lượng vectơ. Ví dụ
xét hai chất điểm có khối lượng bằng nhau chuyển động về phía nhau theo một đường thẳng
với cùng tốc độ. Động năng của hệ này khác không, động lượng của hệ này bằng không.
Thứ hai là động năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác chẳng hạn như
thế năng hoặc nội năng, còn động lượng không chuyển đổi được thành năng lượng. Các khác
biệt này đủ để tạo ra các mô hình phân tích dựa vào động lượng, tách biệt với các mô hình
dựa vào năng lượng, cung cấp một công cụ độc lập để sử dụng trong việc giải quyết các bài
toán.
Theo định luật 2 Newton, ta có:
𝑑𝑣⃗
∑ 𝐹⃗ = 𝑚𝑎⃗ = 𝑚
𝑑𝑡
Giả sử khối lượng m là không đổi, ta có thể đưa khối lượng m vào trong dấu đạo hàm,
nên:
d  mv  dp
F  dt

dt
(9.3)

Phương trình (9.3) là dạng khác của định luật 2 Newton đối với chất điểm. Phương trình
này chỉ ra rằng tốc độ biến thiên theo thời gian của động lượng của chất điểm thì bằng
hợp lực tác dụng lên chất điểm. Dạng này tổng quát hơn dạng đã giới thiệu ở chương 5, và
có thể sử dụng để khảo sát các hiện tượng trong đó khối lượng thay đổi, ngoài các trường hợp
2
trong đó vận tốc thay đổi. Ví dụ trường hợp khối lượng của tên lửa thay đổi do nhiên liệu bị
đốt và bị phóng ra khỏi tên lửa, ta không thể sử dụng phương trình ∑ 𝐹⃗ = 𝑚𝑎⃗ để phân tích
mà phải dùng cách tiếp cận động lượng như sẽ trình bày trong mục 9.9.
Câu hỏi 9.1: Hai vật có động năng bằng nhau. Độ lớn động lượng của chúng so với nhau thế
nào? (a) p1 < p2 (b) p1 = p2 (c) p1 > p2 (d) không đủ thông tin để phát biểu.

Câu hỏi 9.2: Giáo viên thể dục ném một quả bóng chày về phía bạn với một tốc độ nào đó
và bạn bắt lấy nó. Tiếp theo giáo viên sẽ ném một quả bóng tập nặng gấp 10 lần quả bóng
chày. Bạn có các lựa chọn sau: Bạn có thể bắt được quả bóng tập được ném với (a) cùng tốc
độ với quả bóng chày, (b) cùng động lượng với quả bóng chày, hoặc (c) cùng động năng với
quả bóng chày. Hãy sắp xếp các lựa chọn này từ dễ đến khó để bắt.

Mô hình phân tích: Hệ cô lập (động lượng)


Sử dụng định nghĩa động lượng, biểu thức 9.1 có thể viết là:
𝑑
(𝑝⃗ + 𝑝⃗2 ) = 0
𝑑𝑡 1
Vì đạo hàm của động lượng toàn phần 𝑝⃗𝑡𝑜𝑡 = 𝑝⃗1 + 𝑝⃗2 bằng không, nên động lượng toàn
phần của hệ hai chất điểm cô lập trong hình 9.1 là hằng số:
ptot  const (9.4)
Hay là:
 ptot  0  9.5
hoặc viết theo dạng khác là:
𝑝⃗1𝑖 + 𝑝⃗2𝑖 = 𝑝⃗1𝑓 + 𝑝⃗2𝑓
với 𝑝⃗1𝑖 , 𝑝⃗2𝑖 là các giá trị đầu và 𝑝⃗1𝑓 , 𝑝⃗2𝑓 là các giá trị cuối của động lượng của hai chất
điểm.
Phương trình (9.5) chứng tỏ động lượng toàn phần theo các hướng x, y, z đều được bảo
toàn một cách độc lập:
p1ix  p2ix  p1 fx  p2 fx p1iy  p2iy  p1 fy  p2 fy p1iz  p2iz  p1 fz  p2 fz 9.6
Phương trình (9.5) là dạng toán học của một mô hình phân tích mới, gọi là mô hình hệ
cô lập (động lượng). Mô hình này có thể mở rộng cho hệ cô lập nhiều chất điểm bất kỳ như
sẽ trình bày trong mục 9.7.
Từ phương trình (9.5) ta có thể phát biểu như sau: Khi hai hay nhiều chất điểm của một
hệ cô lập tương tác với nhau, động lượng toàn phần của hệ luôn không đổi. Như vậy động
lượng toàn phần của hệ cô lập tại các thời điểm bất kì đều bằng động lượng ban đầu của nó.

3
Mô hình phân tích hệ cô lập không cần xét đến ngoại lực tác dụng lên hệ, cũng như ngoại
lực đó là lực bảo toàn hay không bảo toàn, lực biến thiên hay không biến thiên theo thời gian.
Yêu cầu duy nhất là các lực phải là nội lực của hệ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của mô
hình mới này.
Mô hình phân tích: Hệ cô lập (động lượng)
Giả sử ta đã xác định được hệ cần phân tích và biên của nó. Nếu không có ngoại lực nào
tác dụng lên hệ thì hệ là cô lập. Khi đó động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn:
 ptot  0  9.5
Ví dụ:
 Viên bi da cái đánh vào các viên bi da khác
trên bàn
 Tàu vũ trụ bắn tên lửa ra và chuyển động
nhanh hơn trong không gian
 Các phân tử chất khí ở một nhiệt độ xác định
chuyển động và va chạm với nhau
Bài tập mẫu 9.1:
Một người bắn cung đứng trên mặt băng không ma sát bắn một mũi tên nặng 0.03 kg
theo phương ngang với vận tốc đầu 85 m/s. (A) Hỏi vận tốc của người sau khi mũi tên
được bắn ra. (B) Điều gì xảy ra nếu mũi tên được bắn theo hướng hợp với phương nằm
ngang một góc θ? Điều này sẽ làm thay đổi vận tốc giật lùi của người bắn cung như
thế nào?
Giải:
Phân tích bài toán: Hãy tưởng tượng mũi tên bị bắn đi trên một
đường thẳng và người bắn cung thủ chuyển động giật lùi theo
hướng ngược lại. Ta không thể giải bài toán này với các mô hình
dựa trên chuyển động, lực, hoặc năng lượng. Tuy nhiên, ta có
thể giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng với cách tiếp cận
liên quan đến động lượng. Ta xét hệ gồm có người bắn cung
(bao gồm cả cung) và mũi tên. Hệ không cô lập vì có lực hấp
dẫn và phản lực pháp tuyến từ băng tác dụng lên hệ. Tuy nhiên,
các lực này theo phương thẳng đứng và vuông góc với chiều
chuyển động của hệ. Không có ngoại lực tác dụng lên hệ theo
Hình 9.2 Bài tập
phương ngang, và ta có thể áp dụng mô hình hệ cô lập (động mẫu 9.1 – Người
lượng) đối với các thành phần động lượng theo hướng này. bắn cung
(A) Áp dụng mô hình hệ cô lập (động lượng) theo phương ngang, động lượng theo
phương ngang của hệ trước và sau khi bắn đều bằng 0. Ta chọn hướng bắn mũi tên là
hướng dương của trục x. Xem người bắn cung là chất điểm 1 và mũi tên là chất điểm
2, theo phương trình 9.5 ta được:

4
 ptot  0  p f  pi  0  p f  pi  m1v1 f  m2v2 f  0

v2 f  85 i
Theo đề bài ta có m1 = 60 kg, m2 = 0,030 kg và m/s.
Giải phương trình này và thay số ta được:
m2
v1 f   v2 f  0, 042 i m / s
m1
Dấu trừ chỉ ra rằng người bắn cung chuyển động về phía bên trái trên hình 9.2 sau khi
bắn mũi tên, phù hợp với định luật 3 Newton. Gia tốc và vận tốc của người bắn cung
nhỏ hơn nhiều so với gia tốc và vận tốc của mũi tên vì khối lượng của người bắn cung
rất lớn so với mũi tên.
(B) Độ lớn của vận tốc giật lùi sẽ giảm vì chỉ một thành phần của vận tốc mũi tên là
theo hướng x. Sự bảo toàn động lượng theo hướng x cho ta:
m2
m1v1 f  m2 v2 f cos   0 dẫn tới v1 f   v2 f cos  .
m1

Với các giá trị   0 thì v1 f nhỏ hơn v1 f khi   0 vì cos  1.

Mô hình phân tích: Hệ không cô lập (động lượng)


Đối với các khảo sát động lượng, hệ không cô lập nếu có lực tác dụng lên hệ. Ta có thể
hình dung động lượng được chuyển từ môi trường đến hệ thông qua lực. Việc hiểu được lực
là nguyên nhân gây ra sự biến thiên động lượng rất quan trọng khi giải quyết một số loại bài
toán.
Giả sử có một hợp lực ∑ 𝐹⃗ tác dụng lên chất điểm và hợp lực này có thể biến thiên theo
thời gian. Theo định luật 2 Newton:
𝑑𝑝⃗
∑ 𝐹⃗ =
𝑑𝑡
hay
𝑑𝑝⃗ = ∑ 𝐹⃗ 𝑑𝑡 (9.7)

Ta có thể lấy tích phân biểu thức (9.7) để tìm độ biến thiên động lượng của chất điểm khi
có lực tác dụng lên nó trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu động lượng của chất điểm
thay đổi từ 𝑝⃗𝑖 tại thời điểm 𝑡𝑖 tới 𝑝⃗𝑓 tại thời điểm 𝑡𝑓 , lấy tích phân phương trình 9.7 ta được:
𝑡𝑓

∆𝑝⃗ = 𝑝⃗𝑓 − 𝑝⃗𝑖 = ∫ ∑ 𝐹⃗ 𝑑𝑡 (9.8)


𝑡𝑖

5
Để tính tích phân này, ta cần biết hợp lực tác dụng lên chất điểm biến thiên theo thời gian
như thế nào. Đại lượng ở vế phải của phương trình (9.8) được gọi là xung của hợp lực ∑ 𝐹⃗
tác dụng lên chất điểm trong khoảng
thời gian ∆𝑡 = 𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 , kí hiệu là 𝐼⃗:
𝑡
𝐼⃗ = ∫𝑡 𝑓 ∑ 𝐹⃗ 𝑑𝑡 (9.9)
𝑖

Giả sử lực biến thiên theo thời gian


như trên hình 9.3a và khác không trong
khoảng thời gian ∆𝑡 = 𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 . Vectơ
xung lực 𝐼⃗ cùng hướng với vectơ độ biến
thiên động lượng ∆𝑝⃗. Xung lực có thứ
nguyên của động lượng là ML/T. Xung
lực không phải là một thuộc tính của
chất điểm, mà là số đo mức độ ngoại lực
làm thay đổi động lượng của chất điểm.
Do hợp lực truyền xung lực cho chất Hình 9.3 (a) Lực tác dụng lên chất điểm biến thiên
điểm thường thay đổi theo thời gian, nên theo thời gian. (b) Giá trị của lực không đổi (đường
để thuận tiện, người ta định nghĩa hợp nét đứt nằm ngang) được lấy sao cho diện tích của
lực trung bình theo thời gian: hình chữ nhật bằng diện tích dưới đường cong ở
𝑡
hình (a).
𝑓
1
(∑ 𝐹⃗ ) = ∫ ∑ 𝐹⃗ 𝑑𝑡 (9.10)
𝑎𝑣𝑔 ∆𝑡
𝑡𝑖

trong đó ∆𝑡 = 𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 . (Phương trình 9.11 là một áp dụng của định lý giá trị trung bình trong
giải tích.) Do đó có thể biểu diễn phương trình 9.9 như là:

𝐼⃗ = (∑ 𝐹⃗ ) ∆𝑡 (9.11)
𝑎𝑣𝑔

Lực trung bình này, như chỉ ra trên hình 9.3b, có thể xem là lực không đổi tác dụng lên
chất điểm trong khoảng thời gian ∆𝑡, có cùng xung lực với xung lực của lực biến thiên theo
thời gian tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian đó.
Nếu ∑ 𝐹⃗ là một hàm của thời gian, có thể tính được xung lực từ phương trình 9.9. Việc
tính toán trở nên rất đơn giản nếu như lực tác dụng lên chất điểm là không đổi. Trong trường
hợp này, (∑ 𝐹⃗ )𝑎𝑣𝑔 = ∑ 𝐹⃗ , trong đó ∑ 𝐹⃗ là hợp lực không đổi tác dụng lên chất điểm, và
phương trình 9.11 trở thành:

𝐼⃗ = ∑ 𝐹⃗ ∆𝑡 (9.12)

Kết hợp các phương trình (9.8) và (9.9) ta được định lý xung lượng-động lượng:

6
Độ biến thiên động lượng của một chất điểm thì bằng xung lượng của hợp lực tác dụng
lên chất điểm đó:
∆𝑝⃗ = 𝐼⃗ (9.13)
Phát biểu này tương đương với định luật 2 Newton. Khi nói một xung lực được truyền
cho chất điểm, ta muốn nói rằng động lượng được truyền từ một tác nhân bên ngoài tới chất
điểm đó. Phương trình 9.13 có dạng tương tự với các phương trình bảo toàn năng lượng 8.1
và 8.2.
Phương trình 9.13 là phát biểu tổng quát nhất của nguyên lý bảo toàn động lượng và
được gọi là phương trình bảo toàn động lượng. Trong cách tiếp cận động lượng, hệ cô lập
xuất hiện thường xuyên hơn hệ không cô lập, nên phương trình 9.13 có thể xem như trường
hợp đặc biệt của phương trình 9.5.
Vế trái của phương trình 9.13 là độ biến thiên động lượng của hệ. Vế phải là số đo động
lượng đi qua biên của hệ khi có lực tác dụng lên hệ. Phương trình 9.13 là phát biểu toán học
của một mô hình phân tích mới, gọi là mô hình hệ không cô lập (động lượng). Phương trình
này có dạng tương tự phương trình 8.1 nhưng có một số khác biệt khi áp dụng cho các bài
toán. Trước tiên, phương trình 9.13 là phương trình vectơ, trong khi phương trình 8.1 là
phương trình vô hướng. Do đó hướng là quan trọng đối với phương trình 9.13. Thứ hai, chỉ
có một loại động lượng nên chỉ có một cách duy nhất để tích trữ động lượng trong hệ. Ngược
lại, như thấy từ phương trình 8.2, có 3 cách để tích năng lượng cho hệ là động năng, thế năng
và nội năng. Thứ ba, chỉ có một cách để truyền động lượng cho hệ là tác dụng lực lên hệ trong
một khoảng thời gian. Phương trình 8.2 chỉ ra 6 cách mà ta đã biết để truyền năng lượng cho
một hệ. Do đó, không có sự mở rộng phương trình 9.13 tương tự như phương trình 8.2.
Trong nhiều tình huống người ta dùng “xấp xỉ xung lực”, bằng cách giả sử một trong các
lực tác dụng lên chất điểm tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhưng lớn hơn nhiều so
với các lực khác cùng có mặt. Khi đó, hợp lực ∑ 𝐹⃗ trong phương trình 9.9 được thay thế bằng
một lực đơn 𝐹⃗ để tính xung lực tác dụng lên chất điểm. Sự xấp xỉ này rất hữu ích khi xét các
bài toán va chạm trong đó khoảng thời gian va chạm rất ngắn. Khi sử dụng xấp xỉ này, lực
đơn được xem là một xung lực. Ví dụ khi quả bóng chày bị đánh bằng cái gậy, thời gian va
chạm khoảng 0,01s và lực trung bình mà gậy tác dụng lên quả bóng là vài ngàn Newton. Vì
lực này lớn hơn nhiều so với trọng lực tác dụng lên quả bóng và cái gậy, nên sự xấp xỉ xung
lực cho thấy việc bỏ qua trọng lực là đúng đắn. Khi dùng xấp xỉ này, cần nhớ rằng 𝑝⃗𝑖 và 𝑝⃗𝑓
là các động lượng tức thời trước và sau khi va chạm. Do đó trường hợp phù hợp để dùng xấp
xỉ xung là khi va chạm chất điểm di chuyển một đoạn rất ngắn.
Câu hỏi 9.3: Hai vật nằm yên trên một bề mặt không có ma sát. Vật 1 có khối lượng lớn hơn
vật 2. (i) Khi một lực không đổi tác dụng lên vật 1, nó gia tốc vật trên quãng đường d theo
một đường thẳng. Ngừng cho lực tác dụng lên vật 1 mà cho nó tác dụng lên vật 2. Tại thời
điểm vật 2 được gia tốc qua cùng quãng đường d, phát biểu nào đúng? (a) p1 < p2, (b) p1 = p2,
(c) p1 > p2, (d) K1 < K2, (e) K1 = K2, (f) K1 > K2. (ii) Khi một lực không đổi tác dụng lên vật
1, nó gia tốc vật trong một khoảng thời gian  t. Ngừng cho lực tác dụng lên vật 1 mà cho nó

7
tác dụng lên vật 2. Từ danh sách các lựa chọn như trên, phát biểu nào là đúng sau khi vật 2
được gia tốc trong cùng khoảng thời gian  t?

Câu hỏi 9.4: Hãy xếp hạng từ lớn nhất đến nhỏ nhất một bảng điều khiển ô tô, một dây an
toàn và một túi khí, mỗi cái được sử dụng một mình trong các va chạm có cùng tốc độ, về (a)
xung lực và (b) lực trung bình mà mỗi cái mang lại cho một hành khách ngồi phía trước.

Mô hình phân tích: Hệ không cô lập (động


lượng)
Giả sử ta đã xác định được hệ cần phân tích và
biên của nó. Nếu có ngoại lực tác dụng lên hệ thì hệ
là không cô lập. Khi đó độ biến thiên động lượng toàn
phần của hệ bằng xung lực tác dụng lên hệ (định lý
xung lực - động lượng):  ptot  I  9.13
Ví dụ:
 Cái gậy đánh vào quả bóng chày
 Dùng sợi dây kéo một ống chỉ đặt trên bàn

Bài tập mẫu 9.3: Cái đỡ va tốt như thế nào?


Trong một thử nghiệm va chạm, một xe hơi
có khối lượng 1500 kg va chạm với một bức
tường như trên hình 9.4. Vận tốc của xe trước
và sau khi va chạm lần lượt là vi  15 i m/s
và v f  2,6 i m/s. (A) Va chạm kéo dài trong
0.15 s, hãy tìm xung lực c ủa vụ va chạm và
lực trung bình tác dụng lên xe. (B) Điều gì
xảy ra nếu chiếc xe không bật ra khỏi bức
tường? Giả sử tốc độ cuối cùng của xe bằng Hình 9.4 Bài tập mẫu 9.3
không và khoảng thời gian của va chạm vẫn
ở mức 0.15 s. Điều đó có thể hiện là lực lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác dụng lên xe không?
Giải:
(A) Sử dụng công thức 9.13 để tính xung lực tác dụng lên xe hơi:
I  p  p f  pi  mv f  mvi  m  v f  vi   26400 i kg.m/s

Dùng công thức (9.11) để tính lực trung bình tác dụng lên xe:  F  avg

I
t
 176000 i
N

8
Lực tính được ở trên là tổng hợp của phản lực vuông góc do tường tác dụng lên xe và
lực ma sát giữa các lốp xe và mặt đất khi đầu xe bị biến dạng. Nếu các bánh xe quay
tự do, lực ma sát này là tương đối nhỏ.
(B) Trong tình huống trên, khi mà chiếc xe bật ra khỏi tường, lực tác dụng lên xe thực
hiện hai việc trong khoảng thời gian 0.15s: (1) nó dừng xe, và (2) nó làm cho xe chuyển
động ra khỏi tường với tốc độ 2.60 m/s sau khi va chạm. Nếu chiếc xe không bật ra,
lực chỉ thực hiện bước đầu tiên đó là dừng xe - đòi hỏi một lực nhỏ hơn. Trong trường
hợp này, xung lực là:
I  p  p f  pi  0  mvi  m  v f  vi   22500 i kg.m/s và lực trung bình tác dụng lên xe
là:

 F  avg

I
t
 150000 i N.

Va chạm một chiều


Thuật ngữ va chạm biểu thị sự kiện hai chất điểm đi lại gần
nhau và tương tác với nhau bằng các lực. Các lực tương tác được
giả sử rất lớn so với các ngoại lực có mặt, nên có thể sử dụng
xấp xỉ xung lực.
Khái niệm va chạm chỉ dùng cho sự tiếp xúc vật lý giữa hai
vật thể vĩ mô, như mô tả trên hình 9.5a, vì “tiếp xúc vật
lý” trong thế giới vi mô là khái niệm được xác định yếu và vô
nghĩa. Ví dụ xét một va chạm ở tỉ lệ nguyên tử giữa proton và
hạt alpha (hình 9.5b). Vì cả 2 hạt đều mang điện dương, chúng
đẩy nhau và không có “tiếp xúc vật lý”.
Khi hai vật có khối lượng m1 và m2 va chạm như trên hình
9.5, các xung lực có thể thay đổi rất phức tạp, chẳng hạn như Hình 9.5 (a) Va
trên hình 9.3. Tuy nhiên, bất kể sự phức tạp của xung lực, lực chạm giữa hai vật
luôn là nội lực của hệ hai vật. Do đó, hai vật tạo thành một hệ như kết quả của sự
cô lập và động lượng của hệ được bảo toàn trong va chạm bất tiếp xúc trực tiếp, (b)
kỳ. Tuy nhiên, tổng động năng của hệ có thể bảo toàn hoặc "Va chạm" giữa hai
không, tùy thuộc vào loại va chạm. hạt tích điện.
Phân loại va chạm: Va chạm được chia thành va chạm đàn hồi hoặc va chạm không đàn
hồi tùy thuộc vào việc động năng của hệ có bảo toàn hay không.
Va chạm đàn hồi gữa hai vật là va chạm mà tổng động năng và tổng động lượng của hệ
trước và sau khi va chạm là như nhau. Va chạm giữa các vật trong thế giới vĩ mô, chẳng hạn
giữa các quả bóng bi a, chỉ là xấp xỉ đàn hồi vì có xảy ra sự biến dạng và mất động năng. Ví
dụ ta có thể nghe thấy tiếng các quả bi a va chạm nhau, như vậy có một số năng lượng từ hệ
đã bị truyền đi xa bởi âm thanh. Va chạm đàn hồi phải hoàn toàn yên lặng
9
Va chạm không đàn hồi là va chạm mà tổng động năng của hệ trước và sau khi va chạm
khác nhau (mặc dù động lượng của hệ được bảo toàn). Các va chạm không đàn hồi có hai
loại. Khi các vật dính vào nhau sau khi va chạm được gọi là va chạm hoàn toàn không đàn
hồi, ví dụ khi một thiên thạch va chạm với Trái đất. Khi các vật va chạm nhưng không dính
vào nhau, nhưng một phần năng lượng bị chuyển sang dạng năng lượng khác hoặc bị truyền
ra xa, như trường hợp quả bóng cao su va chạm với một bề mặt cứng, thì va chạm được gọi
là không đàn hồi. Khi quả bóng cao su va chạm với nền cứng, một phần động năng của quả
bóng bị chuyển đổi (sang nhiệt) khi quả bóng bị biến dạng trong khi nó tiếp xúc với bề mặt
cứng. Các va chạm không đàn hồi được mô tả bằng cách diễn giải động lượng của mô hình
hệ cô lập.
Va chạm hoàn toàn không đàn hồi
Xét 2 vật khối lượng m1 và m2, chuyển
động với các vận tốc ban đầu 𝑣⃗1𝑖 , 𝑣⃗2𝑖 dọc
theo một đường thẳng như trên hình 9.6.
Hai vật va chạm trực diện với nhau, dính
vào nhau và sau va chạm chúng chuyển
động với vận tốc chung 𝑣⃗𝑓 . Do động lượng
của một hệ cô lập được bảo toàn trong va
chạm bất kì, ta có tổng động lượng trước Hình 9.6 Giản đồ biểu diễn va chạm xuyên tâm
khi va chạm bằng với động lượng của hệ hoàn toàn không đàn hồi giữa hai chất điểm
hợp lại sau khi va chạm:
𝑚1 𝑣⃗1𝑖 + 𝑚2 𝑣⃗2𝑖 = (𝑚1 + 𝑚2 )𝑣⃗𝑓 (9.14)
Giải phương trình này đối với ẩn số là vận tốc sau va chạm, ta được:
𝑚1 𝑣⃗1𝑖 + 𝑚2 𝑣⃗2𝑖
𝑣⃗𝑓 = (9.15)
𝑚1 + 𝑚2
Va chạm đàn hồi
Xét 2 vật khối lượng m1 và m2, chuyển
động với các vận tốc ban đầu 𝑣⃗1𝑖 , 𝑣⃗2𝑖 dọc
theo một đường thẳng như trên hình 9.7.
Hai chất điểm v a chạm trực diện với nhau,
sau đó tách ra và chuyển động với các vận
tốc 𝑣⃗1𝑓 , 𝑣⃗2𝑓 .
Trong va chạm đàn hồi, cả động lượng Hình 9.7 Sơ đồ một va chạm trực diện đàn hồi
và động năng của hệ được bảo toàn. Do đó, giữa hai chất điểm.
xét các vận tốc theo hướng nằm ngang như
trên hình 9.7 ta có:
pi  p f  m1v1i  m2v2i  m1v1 f  m2v2 f 9.16

10
1 1 1 1
Ki  K f  m1v12i  m2 v22i  m1v12f  m2v22 f  9.17 
2 2 2 2
Vì va chạm một chiều nên ta có thể biểu diễn các vận tốc bằng các tốc độ tương ứng, với
các dấu để chỉ hướng: tốc độ v là dương nếu chất điểm chuyển động sang phải, là âm nếu
chuyển động sang trái.
Trong bài toán va chạm đàn hồi, có 2 đại lượng chưa biết nên cần giải hệ các phương
trình 9.16 và 9.17 để tìm chúng. Ta bỏ các thừa số ½ trong 9.17 và viết lại như sau:
2 2 2 2
𝑚1 (𝑣1𝑖 − 𝑣1𝑓 ) = 𝑚2 (𝑣2𝑓 − 𝑣2𝑖 )
Khai triển cả 2 vế ta có:
𝑚1 (𝑣1𝑖 − 𝑣1𝑓 )(𝑣1𝑖 + 𝑣1𝑓 ) = 𝑚2 (𝑣2𝑓 − 𝑣2𝑖 )(𝑣2𝑓 + 𝑣2𝑖 ) (9.18)

Tiếp theo ta nhóm các số hạng chứa m1, m2 trong phương trình 9.16 để có:
𝑚1 (𝑣1𝑖 − 𝑣1𝑓 ) = 𝑚2 (𝑣2𝑓 − 𝑣2𝑖 ) (9.19)
Để thu được kết quả cuối cùng, ta chia 9.18 cho 9.19 để có:
𝑣1𝑖 + 𝑣1𝑓 = 𝑣2𝑓 + 𝑣2𝑖
𝑣1𝑖 − 𝑣2𝑖 = −(𝑣1𝑓 − 𝑣2𝑓 ) (9.20)
Phương trình này và phương trình 9.16 được dùng để giải các bài toán va chạm đàn hồi.
Cặp phương trình 9.16 và 9.20 dễ sử dụng hơn cặp các phương trình 9.16 và 9.17 vì không
có các số hạng bậc 2 như trong phương trình 9.17. Theo phương trình 9.20, vận tốc tương đối
của 2 chất điểm trước khi va chạm, 𝑣1𝑖 − 𝑣2𝑖 , bằng và trái dấu với vận tốc tương đối của
chúng sau khi va chạm, −(𝑣1𝑓 − 𝑣2𝑓 ).
Nếu biết khối lượng và vận tốc của các vật trước khi va chạm, ta giải các phương trình
9.16 và 9.20 để tìm các vận tốc sau va chạm theo các vận tốc trước va chạm:
𝑚1 − 𝑚2 2𝑚2
𝑣1𝑓 = ( ) 𝑣1𝑖 + ( )𝑣 (9.21)
𝑚1 + 𝑚2 𝑚1 + 𝑚2 2𝑖
2𝑚1 𝑚2 − 𝑚1
𝑣2𝑓 =( ) 𝑣1𝑖 + ( )𝑣 (9.22)
𝑚1 + 𝑚2 𝑚1 + 𝑚2 2𝑖
Lưu ý dùng đúng các dấu cho các phương trình 9.21 và 9.22.
Ta hãy xét một số trường hợp đặc biệt sau đây.
 Nếu 𝑚1 = 𝑚2 , các phương trình 9.21 và 9.22 cho thấy 𝑣1𝑓 = 𝑣2𝑖 , 𝑣2𝑓 = 𝑣1𝑖 , tức là
các chất điểm sẽ đổi vận tốc cho nhau nếu khối lượng của chúng bằng nhau. Ví dụ va
chạm trực diện của 2 quả bi-a: sau khi va chạm viên bi cái dừng lại và đẩy viên bi kia
đi xa với vận tốc ban đầu của viên bi cái.
 Nếu chất điểm 2 lúc đầu đứng yên, 𝑣2𝑖 = 0 , các phương trình 9.21 và 9.22 trở thành:

11
𝑚1 − 𝑚2
𝑣1𝑓 = ( )𝑣 (9.23)
𝑚1 + 𝑚2 1𝑖
2𝑚1
𝑣2𝑓 =( )𝑣 (9.24)
𝑚1 + 𝑚2 1𝑖
 Nếu 𝑚1 ≫ 𝑚2 , từ các phương trình 9.23 và 9.24 ta thấy 𝑣1𝑓 ≈ 𝑣1𝑖 và 𝑣2𝑓 ≈ 2𝑣1𝑖 . Tức
là khi một vật rất nặng va chạm trực diện với một vật rất nhẹ đang đứng yên, vật nặng
sẽ tiếp tục chuyển động mà không bị thay đổi gì sau khi va chạm, còn vật nhẹ bị bật
lại với tốc độ bằng 2 lần tốc độ lúc đầu của vật nặng. Ví dụ va chạm của một nguyên
tử nặng (ví dụ Uran) chuyển động đập vào một nguyên tử nhẹ (ví dụ Hidro).
 Nếu 𝑚2 ≫ 𝑚1 và chất điểm 2 lúc đầu đứng yên, 𝑣2𝑖 = 0 , ta thấy 𝑣1𝑓 ≈ −𝑣1𝑖 và 𝑣2𝑓 ≈
0, tức là khi một vật rất nhẹ va chạm trực diện với một vật rất nặng đang đứng yên,
vận tốc của vật nhẹ sẽ bị đổi chiều còn vật nặng gần như vẫn đứng yên. Ví dụ, hãy
tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi bạn ném một quả bóng bàn về phía quả bóng bowling
như trong câu hỏi 9.6 dưới đây.
Câu hỏi 9.5: Trong một va chạm một chiều hoàn toàn không đàn hồi giữa hai vật đang chuyển
động, điều kiện nào là cần thiết để động năng cuối cùng của hệ bằng không sau va chạm? (a)
Động lượng ban đầu của các vật phải có cùng độ lớn nhưng ngược hướng. (b) Các vật phải
có cùng khối lượng. (c) Các vật phải có cùng vận tốc ban đầu. (d) Các vật phải có cùng tốc
độ ban đầu, với các vectơ vận tốc ngược hướng.

Câu hỏi 9.6: Một quả bóng bàn được ném về phía một quả bóng bowling đang đứng yên.
Quả bóng bàn gây ra một va chạm đàn hồi một chiều và bị nảy lại trên cùng một đường thẳng.
So với quả bóng bowling sau va chạm, quả bóng bàn có (a) độ lớn của động lượng lớn hơn
và động năng lớn hơn, (b) độ lớn của động lượng nhỏ hơn và động năng lớn hơn, (c) độ lớn
của động lượng lớn hơn và động năng nhỏ hơn, (d) độ lớn của động lượng nhỏ hơn và động
năng lớn hơn, hoặc (e) cùng độ lớn của động lượng và cùng động năng?

Chiến lược giải bài toán va chạm một chiều


 Tưởng tượng va chạm xảy ra. Vẽ các giản đồ đơn giản về các vật trước và sau va chạm.
Đoán hướng của các vectơ vận tốc sau khi va chạm.
 Hệ chất điểm có phải là cô lập không? Nếu có hãy phân loại va chạm là đàn hồi, không
đàn hồi hoặc hoàn toàn đàn hồi.
 Viết các phương trình:
- Nếu va chạm là hoàn toàn không đàn hồi, viết phương trình 9.15.
- Nếu va chạm là đàn hồi, viết phương trình 9.16 và 9.17.
- Nếu va chạm là không đàn hồi, viết phương trình 9.16.
 Dựa vào các thông số đề bài đã cho và tính các thông số còn lại.

12
Bài tập mẫu 9.5: Thực hiện bảo hiểm va chạm!
Một xe hơi nặng 1800 kg đang dừng đèn giao thông thì bị một xe hơi khác nặng 900
kg húc từ phía sau. Hai xe vướng vào nhau và chuyển động dọc theo đường thẳng mà
chiếc xe nhẹ ban đầu đang chuyển động. Trước khi va chạm xe nhẹ hơn đang chạy với
tốc độ 20.0 m/s, hỏi tốc độ của hai xe sau khi va chạm bằng bao nhiêu?
Giải:
Sau khi va chạm hai xe vướng vào nhau nên đây là va chạm hoàn toàn không đàn hồi.
Dùng mô hình hệ cô lập đối với động lượng cho hệ hai xe ta có:
p  0  pi  p f  m1vi   m1  m2  v f

Từ đây ta tính được tốc độ của hai xe sau khi va chạm là:
m1vi
vf   6, 67 m/s
m1  m2

Bài tập mẫu 9.6: Con lắc thử đạn


Con lắc thử đạn (Hình 9.8) là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của một vật được bắn
ra và chuyển động nhanh chẳng hạn như viên đạn. Một viên đạn khối lượng m1 được
bắn vào một khối gỗ lớn có khối lượng m2 được treo bởi một số sợi dây nhẹ. Viên đạn
cắm vào khối gỗ và hệ đạn - gỗ được nâng lên một độ cao h. Làm thế nào để xác định
được tốc độ của viên đạn bằng cách đo độ cao h?

Hình 9.8 Bài tập mẫu 9.6 (a) Sơ đồ một con lắc thử đạn.
là vận tốc của đạn ngay trước va chạm và là vận tốc của
hệ đạn – gỗ ngay sau va chạm hoàn toàn không đàn hồi. (b)
Ảnh chụp nhiều lần chớp của một con lắc thử đạn dùng trong
Giải: phòng thí nghiệm.
Va chạm giữa viên đạn và khối gỗ là va chạm hoàn toàn không đàn hồi vì sau khi va
chạm viên đạn cắm vào khối gỗ. Hệ đạn – gỗ tạo thành một hệ cô lập về động lượng.
Tốc độ của các vật sau khi va chạm hoàn toàn không đàn hồi được xác định theo
phương trình 9.15:
13
m1v1 A
vB  (1)
m1  m2
Động lượng của hệ ngay sau khi va chạm là:
1
KB   m1  m2  vB2 (2)
2
Thay vB từ (1) vào (2) ta được:
m12 v12A
KB 
2  m1  m2 

Động năng của hệ đạn – gỗ ngay sau khi va chạm này nhỏ hơn động năng ban đầu của
viên đạn.
Chọn gốc thế năng tại khối gỗ, UB = 0. Thế năng của hệ đạn – gỗ tại độ cao h là:
UC   m1  m2  gh

Áp dụng mô hình hệ cô lập cho hệ đạn – gỗ ta có:


K  U  0   KC  K B   UC  U B   0

 m12 v12A 
  0     m1  m2  gh  0   0
 2  m1  m2   

Giải phương trình này ta được:


 m  m2 
v1A   1  2 gh
 m1 
Ta đã giải bài tập này theo hai bước. Mỗi bước liên quan đến một hệ khác nhau và một
mô hình phân tích khác nhau: hệ cô lập (động lượng) cho bước thứ nhất và hệ cô lập
(năng lượng) cho bước thứ hai. Vì va chạm là hoàn toàn không đàn hồi, một lượng cơ
năng đã được chuyển thành nội năng trong quá trình va chạm. Do đó, sẽ không đúng
khi sử dụng mô hình hệ cô lập (năng lượng) cho toàn bộ quá trình bằng cho động năng
ban đầu của viên đạn bằng với thế năng hấp dẫn của hệ đạn – gỗ ở độ cao h.

Va chạm hai chiều


Trong mục 9.2 ta biết rằng động lượng của hệ hai chất điểm cô lập được bảo toàn. Trong
va chạm bất kì của hai chất điểm thì động lượng theo mỗi hướng x, y, z được bảo toàn.
Xét va chạm xảy ra trên mặt phẳng, ví dụ chơi bi da. Đối với các va chạm hai chiều, ta
có hai phương trình thành phần cho bảo toàn động lượng:
𝑚1 𝑣1𝑖𝑥 + 𝑚2 𝑣2𝑖𝑥 = 𝑚1 𝑣1𝑓𝑥 + 𝑚2 𝑣2𝑓𝑥
𝑚1 𝑣1𝑖𝑦 + 𝑚2 𝑣2𝑖𝑦 = 𝑚1 𝑣1𝑓𝑦 + 𝑚2 𝑣2𝑓𝑦

14
trong đó 3 chỉ số dưới các thành phần vận
tốc trong các phương trình này tương ứng
biểu thị: kí hiệu của vật thể (1,2), các giá
trị trước và sau va chạm (i,f), và thành
phần vận tốc (x,y).
Xét trường hợp đặc biệt khi vật thứ
nhất khối lượng m1 va chạm với vật thứ 2
khối lượng m2 ban đầu đứng yên (hình
9.11). Sau va chạm (hình 9.11b), vật 1 Hình 9.9 Va chạm đàn hồi không xuyên tâm giữa
chuyển động theo góc 𝜃 so với phương hai chất điểm.
ngang và vật 2 chuyển động theo góc 𝜑
so với phương ngang. Va chạm này gọi là
va chạm sượt qua (glancing). Áp dụng định luật bảo toàn động lượng dạng thành phần và lưu
ý thành phần y của động lượng ban đầu bằng 0, ta có:
px  0  pix  p fx  m1v1i  m1v1 f cos  m2v2 f cos  9.25
py  0  piy  p fy  0  m1v1 f sin   m2v2 f sin  9.26
trong đó dấu trừ ở 9.26 là do thành phần y của vận tốc vật 2 sau va chạm hướng xuống. Kí
hiệu v trong các phương trình này là tốc độ, hướng của vectơ thành phần được chỉ rõ bởi các
dấu cộng hoặc trừ. Ta có hai phương trình độc lập vơi 7 đại lượng, nếu có không quá 2 ẩn số
thì ta có thể giải bài toán này.
Nếu va chạm là đàn hồi, ta có thể dùng phương trình 9.17 (bảo toàn động năng) với v2i=0.
1 1 1
Ki  K f  m1v12i  m1v12f  m2 v22 f  9.27 
2 2 2
Biết tốc độ ban đầu của vật 1 và khối lượng của 2 vật, ta còn lại 4 ẩn số (𝑣1𝑓 , 𝑣2𝑓 , 𝜃, 𝜑).
Vì chỉ có 3 phương trình, nên 1 trong 4 đại lượng còn lại phải được cho để xác định chuyển
động sau va chạm đàn hồi chỉ từ các nguyên lý bảo toàn.
Nếu va chạm không đàn hồi, động năng không bảo toàn và không được áp dụng phương
trình 9.27.
Chiến lược giải bài toán va chạm hai chiều
 Tưởng tượng va chạm xảy ra và dự đoán các hướng gần đúng mà các hạt sẽ chuyển
động sau khi va chạm.
 Thiết lập một hệ tọa độ và xác định các vận tốc dựa vào hệ tọa độ đó. Để thuận tiện
nên chọn trục x trùng với một trong những vận tốc ban đầu của các chất điểm.
 Vẽ và ghi tên của các vận tốc, và tính đến tất cả các thông tin đã cho.
 Xem xét hệ các chất điểm có phải thực sự cô lập? Nếu có hãy phân loại va chạm là
đàn hồi, không đàn hồi hoặc hoàn toàn đàn hồi.

15
 Viết các biểu thức đối với các thành phần x và y của động lượng của mỗi vật trước và
sau khi va chạm. Nhớ tính đến các dấu phù hợp cho các thành phần của các vectơ vận
tốc và chú ý cẩn thận đến các dấu trong suốt quá trình tính toán.
 Viết các biểu thức đối với động lượng tổng cộng theo trục x trước và sau khi va chạm
rồi cho chúng bằng nhau. Lặp lại thủ tục này đối với động lượng tổng cộng theo trục
y.
 Tiến hành giải các phương trình động lượng cho các đại lượng chưa biết.
- Nếu va chạm là không đàn hồi, động năng không được bảo toàn, và có lẽ đòi hỏi
thông tin bổ sung.
- Nếu va chạm là hoàn toàn không đàn hồi, các vận tốc sau va chạm của hai vật là
bằng nhau.
- Nếu va chạm là đàn hồi, động năng được bảo toàn, và bạn có thể cho tổng động năng
của hệ trước và sau khi va chạm bằng nhau, cho ta một mối liên hệ bổ sung giữa các
độ lớn vận tốc.
 Khi bạn đã xác định được kết quả, kiểm tra lại xem chúng có phù hợp với các miêu tả
về ý nghĩa minh họa, và có phù hợp với thực tế không.
Bài tập mẫu 9.8: Va chạm tại một ngã ba
Tại một ngã ba, chiếc xe hơi nặng 1500 kg chạy về hướng
đông với tốc độ 25.0 m/s va chạm với chiếc xe tải nặng
2500 kg chạy về phía bắc với tốc độ 20.0 m/s như trên Hình
9.10. Hãy tìm hướng và độ lớn của vận tốc của các xe sau
va chạm, giả sử các xe dính vào với nhau sau va chạm.
Giải:
Ta chọn trục x, y như hình 9.10. Xem hai xe như một hệ cô
lập về động lượng. Va chạm giữa hai xe là va chạm hoàn
toàn không đàn hồi vì chúng dính vào nhau sau va chạm.
Trước khi va chạm, chiếc xe hơi có động lượng theo hướng Hình 9.10 Bài tập mẫu
x, còn chiếc xe tải có động lượng theo hướng y. 9.8

Giả sử sau khi va chạm hai xe chuyển động với tốc độ vf theo hướng hợp với trục x
một góc  .
Áp dụng mô hình hệ cô lập về động lượng cho hướng x:
px  0   pxi   pxf  m1v1i   m1  m2  v f cos (1)
Áp dụng mô hình hệ cô lập về động lượng cho hướng y:
py  0   pyi   pyf  m2v2i   m1  m2  v f sin  (2)
Chia (2) cho (1) ta có:

16
m2v2i m v 
tan      tan 1  2 2i 
m1v1i  m1v1i 

Thay số ta được   53,1


o

m2v2i
Từ (2) ta tính được giá trị của vf: v f   15,6 m/s
 m1  m2  sin 
Ta thấy tốc độ của hệ hai xe sau va chạm nhỏ hơn tốc độ của mỗi xe trước khi va chạm.
Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết là trong va chạm không đàn hồi thì động năng
của hệ giảm.

Khối tâm
Trong mục này ta mô tả chuyển động của một hệ bằng chuyển động của một điểm đặc
biệt gọi là khối tâm của hệ. Hệ có thể gồm một số chất điểm, chẳng hạn các nguyên tử trong
một bình chứa, hoặc là một vật thể dài, như một vận động viên nhảy lên trong không khí. Ta
sẽ thấy rằng chuyển động tịnh tiến của khối tâm giống như tất cả khối lượng của hệ được tập
trung tại điểm đó, tức là hệ chuyển động như thể tổng ngoại lực tác dụng vào khối tâm.
Chuyển động này độc lập với các chuyển động khác của hệ, chẳng hạn như chuyển động quay
hoặc rung, hoặc biến dạng (chẳng hạn khi vận động viên gập người lại). Mô hình này là mô
hình chất điểm đã giới thiệu trong chương 2.

Hình 9.11 Lực tác dụng lên hệ gồm 2 chất điểm khối lượng khác nhau được gắn với nhau
bằng một thanh cứng, nhẹ.
Xét hệ hai vật có khối lượng khác nhau được kết nối với nhau bằng một thanh rắn, mảnh
(hình 9.11). Vị trí khối tâm của hệ là vị trí trung bình của khối lượng của hệ. Khối tâm của
hệ nằm trên đường nối hai vật và gần vật có khối lượng lớn hơn. Nếu lực tác dụng vào một
điểm trên thanh, ở phần phía trên khối tâm thì hệ sẽ quay theo chiều kim đồng hồ (hình 9.11a).
Nếu lực này tác dụng vào một điểm nằm phía dưới khối tâm thì hệ sẽ quay ngư ợc chiều kim
đồng hồ (hình 9.11b). Nếu lực này tác dụng vào khối tâm thì hệ sẽ chuyển động theo chiều
tác dụng của lực mà không bị quay (xem hình 9.11c). Vị trí khối tâm có thể được xác định
theo cách này.

17
Khối tâm của cặp chất điểm trên hình 9.12 nằm trên
trục x, ở giữa các chất điểm. Vị trí của nó là:
𝑚1 𝑥1 + 𝑚2 𝑥2
𝑥𝐶𝑀 = (9.28)
𝑚1 + 𝑚2
2
Ví dụ nếu x1=0, x2=d và m2= 2m1 ta có 𝑥𝐶𝑀 = 𝑑. Tức
3
là khối tâm nằm gần vật nặng hơn. Nếu hai vật có khối
lượng bằng nhau, khối tâm sẽ nằm tại trung điểm đoạn
thẳng nối hai vật. Hình 9.12 Khối tâm của hệ 2
chất điểm có khối lượng khác
Có thể mở rộng khái niệm khối tâm cho hệ nhiều chất nhau trên trục x nằm tại x_CM,
điểm trong không gian 3 chiều, chất điểm thứ i có khối giữa các chất điểm, và gần
lượng mi. chất điểm có khối lượng lớn
Tọa độ x của khối tâm của hệ gồm n chất điểm là: hơn
𝑚1 𝑥1 + 𝑚2 𝑥2 + 𝑚3 𝑥3 + ⋯ + 𝑚𝑛 𝑥𝑛 ∑𝑖 𝑚𝑖 𝑥𝑖
𝑥𝐶𝑀 = =
𝑚1 + 𝑚2 + 𝑚3 + ⋯ + 𝑚𝑛 ∑𝑖 𝑚𝑖
∑𝑖 𝑚𝑖 𝑥𝑖 1
= = ∑ 𝑚𝑖 𝑥𝑖 (9.29)
𝑀 𝑀
𝑖

Trong đó 𝑥𝑖 là tọa độ x của chất điểm thứ i, và tổng khối lượng của hệ là 𝑀 = ∑𝑖 𝑚𝑖 . Các
tọa độ y và z của khối tâm được xác định tương tự, theo các phương trình:
1 1
𝑦𝐶𝑀  ∑ 𝑚𝑖 𝑦𝑖 𝑧𝐶𝑀  ∑ 𝑚𝑖 𝑧𝑖 (9.30)
𝑀 𝑀
𝑖 𝑖

Trong không gian 3 chiều, vị trí của khối tâm được xác định bởi bán kính vectơ 𝑟⃗𝐶𝑀 , với
3 thành phần 𝑥𝐶𝑀 , 𝑦𝐶𝑀 , 𝑧𝐶𝑀 xác định theo các phương trình 9.29 và 9.30. Do đó:
𝑟⃗𝐶𝑀 = 𝑥𝐶𝑀 𝑖⃗ + 𝑦𝐶𝑀 𝑗⃗ + 𝑧𝐶𝑀 𝑘⃗⃗
1 1
= ∑ 𝑚𝑖 𝑥𝑖 𝑖⃗ + ∑ 𝑚𝑖 𝑦𝑖 𝑗⃗
𝑀 𝑀
𝑖 𝑖
1
+ ∑ 𝑚𝑖 𝑧𝑖 𝑘⃗⃗
𝑀
𝑖
1
𝑟⃗𝐶𝑀  ∑ 𝑚𝑖 𝑟⃗𝑖 (9.31)
𝑀
𝑖

trong đó 𝑟⃗𝑖  𝑥𝑖 𝑖⃗ + 𝑦𝑖 𝑗⃗ + 𝑧𝑖 𝑘⃗⃗ là bán kính vectơ của chất


điểm thứ i.
Các ý tưởng cơ bản đã thảo luận trên đây cũng được áp
dụng để xác định vị trí khối tâm của vật rắn. Xem vật rắn Hình 9.13 Khối tâm được định
như là hệ gồm một lượng lớn các phần tử hình lập phương vị bằng bán kính vectơ 𝑟⃗𝐶𝑀 , có
như hình 9.13. Do sự ngăn cách giữa các phần tử là rất nhỏ các thành phần 𝑥𝐶𝑀 , 𝑦𝐶𝑀 , 𝑧𝐶𝑀 .
18
nên vật rắn có thể xem là có phân bố khối lượng liên tục. Bằng cách chia vật rắn thành các
yếu tố có khối lượng ∆𝑚𝑖 với các tọa độ 𝑥𝑖 , 𝑦𝑖 , 𝑧𝑖 , ta thấy tọa độ x của khối tâm xấp xỉ bằng:
1
𝑥𝐶𝑀  ∑ 𝑥𝑖 ∆𝑚𝑖
𝑀
𝑖

Các tọa độ 𝑦𝐶𝑀 , 𝑧𝐶𝑀 biểu thức cũng tương tự như 𝑥𝐶𝑀 . Nếu số phần tử n tiến tới vô cùng
thì kích thước của mỗi phần tử sẽ tiến tới 0, và 𝑥𝐶𝑀 gần như chính xác. Khi đó ta thay tổng
bằng tích phân, và thay ∆𝑚𝑖 bằng yếu tố vi phân dm:
1 1
𝑥𝐶𝑀 = lim ∑ 𝑥𝑖 ∆𝑚𝑖 = ∫ 𝑥𝑑𝑚 (9.32)
∆𝑚𝑖→0 𝑀 𝑀
𝑖
Tương tự, ta có:
1 1
𝑦𝐶𝑀 = ∫ 𝑦𝑑𝑚 𝑧𝐶𝑀 = ∫ 𝑧𝑑𝑚 (9.33)
𝑀 𝑀
Ta có thể biểu diễn bán kính véctơ của khối tâm vật rắn dưới dạng:
1
𝑟⃗𝐶𝑀 = ∫ 𝑟⃗𝑑𝑚 (9.34)
𝑀
Biểu thức này tương đương với 3 biểu thức được cho trong
(9.32) và (9.33). Đối với vật rắn đồng nhất và có dạng đối xứng,
khối tâm của vật nằm trên một trục đối xứng và một mặt phẳng
đối xứng. Ví dụ, khối tâm của một thanh đồng nhất nằm ở trên
thanh, ở trung điểm của thanh. Khối tâm của một hình cầu hoặc
một hình lập phương nằm ở tâm hình học của nó.
Vì vật rắn là một phân bố khối lượng liên tục, mỗi yếu tố
khối lượng chịu tác dụng của trọng lực. Tác dụng tổng cộng của
các lực này tương đương với tác dụng của một lực duy nhất 𝑀𝑔⃗
lên một điểm đặc biệt được gọi là trọng tâm. Nếu 𝑔⃗ là hằng số
trên toàn bộ phân bố khối lượng thì trọng tâm trùng với khối tâm
của vật. Nếu vật rắn quay quanh trọng tâm của nó thì nó cân bằng
trong mọi định hướng bất kì.
Trọng tâm của một vật thể có hình dạng không đều đặn, ví
dụ cái mỏ lết, có thể được xác định bằng cách treo vật, trước tiên
treo ở một điểm, sau đó treo ở điểm khác. Trên hình 9.14, cái mỏ
Hình 9.14 Một phương
lết lúc đầu được treo ở điểm A, khi nó ngừng quay, vẽ đường
pháp thực nghiệm để xác
AB thẳng đứng (có thể dùng dây dọi). Tiếp đó treo mỏ lết tại
định trọng tâm của cái mỏ
điểm C, rồi vẽ đường thẳng đứng CD. Trọng tâm của mỏ lết nằm
lết
ở nửa bề dày của nó, bên trong giao điểm của AB và CD. Tổng
quát, nếu mỏ lết được treo tự do tại một điểm bất kì, đường thẳng
đứng đi qua điểm này phải đi qua trọng tâm.

19
Câu hỏi 9.7: Một cây gậy bóng chày có mật độ đồng
nhất được cắt tại vị trí khối tâm của nó như trên hình
9.15. Phần nào có khối lượng nhỏ hơn? (a) phần bên
phải (b) phần bên trái (c) cả hai phần có cùng khối
lượng (d) không thể xác định. Hình 9.15 Một cây gậy bóng chày bị
đôi cắt tại vị trí khối tâm của nó.
Bài tập mẫu 9.10: Khối tâm của ba chất điểm
Một hệ gồm ba chất điểm được bố trí như trên Hình
9.16. Khối lượng của các chất điểm là m1 = m2 =
1.0 kg và m3 = 2.0 kg. Hãy tìm khối tâm của hệ.
Giải:
Sử dụng các công thức định nghĩa đối với các toạ
độ khối tâm (9.29) và (9.30) và thay số ta có:
m1 x1  m2 x2  m3 x3
xCM   0, 75 m,
m1  m2  m3
m y  m2 y2  m3 y3 Hình 9.16 Bài tập mẫu 9.10
yCM  1 1  1, 0 m, zCM  0
m1  m2  m3
Vậy véctơ vị trí của khối tâm của hệ là:
rCM  xCM i  yCM j   0, 75 i  1, 0 j  m

Bài tập mẫu 9.11: Khối tâm của một thanh rắn
(A) Hãy chỉ ra rằng khối tâm của một thanh có
khối lượng M và chiều dài L nằm ở trung điểm
của nó, giả sử thanh có mật độ khối lượng không
đổi. (B) Giả sử một thanh không đồng nhất và mật
độ khối lượng của nó thay đổi tuyến tính với x
theo công thức    x , với  là hằng số. Tìm tọa
độ x của tâm khối lượng dưới dạng một phân số Hình 9.17 Hình vẽ dùng để xác
của L. định khối tâm của một thanh rắn
Giải:
Chọn hệ toạ độ có gốc toạ độ nằm ở một đầu thanh và trục x hướng dọc theo thanh
như trên hình 9.17. Dễ thấy khối tâm của thanh nằm trên trục x, và yCM = 0, zCM = 0.
(A) Sử dụng công thức (9.32) ta có:
1 1 L  L2
xCM 
M  xdm 
M 0
 x dx 
2M
L2 M 1
Thay   M L ta có: xCM   L.
2M L 2
20
Trong trường hợp này ta có thể dùng nhận xét về tính đối xứng để thu được cùng kết
quả.
(B) Trong trường hợp này do mật độ khối lượng tỉ lệ thuận với x nên càng xa gốc toạ
độ thì thanh càng nặng. Một phần tử của thanh có độ dài dx có khối lượng dm và
dm   dx =  x dx
Sử dụng công thức (9.32) ta có:
1 1 L 1 L  L3
xCM 
M  xdm 
M 0
 x dx 
M  0
 x x dx 
3M
Khối lượng của thanh là:
L L  L2
M   dm    dx    x dx 
0 0 2
2
Thay biểu thức của M vào biểu thức của xCM ta được: xCM  L .
3
Ta thấy khối tâm nằm cách xa gốc toạ độ hơn trong trường hợp (A) ở trên.

Hệ nhiều chất điểm


Xét hệ gồm 2 hoặc nhiều chất điểm có vị trí khối tâm đã biết. Để hiểu ý nghĩa vật lý và
ứng dụng của khái niệm khối tâm, ta lấy đạo hàm theo thời gian bán kính vectơ của khối tâm
(phương trình 9.31). Giả sử khối lượng M của hệ không đổi, ta thu được vận tốc khối tâm của
hệ:
𝑑𝑟⃗𝐶𝑀 1 𝑑𝑟⃗𝑖 1
𝑣⃗𝐶𝑀 = = ∑ 𝑚𝑖 = ∑ 𝑚𝑖 𝑣⃗𝑖 (9.35)
𝑑𝑡 𝑀 𝑑𝑡 𝑀
𝑖 𝑖

với 𝑣⃗𝑖 là vận tốc của chất điểm thứ i. Sắp xếp lại phương trình 9.35 ta được:

𝑀𝑣⃗𝐶𝑀 = ∑ 𝑚𝑖 𝑣⃗𝑖 = ∑ 𝑝⃗𝑖 = 𝑝⃗𝑡𝑜𝑡 (9.36)


𝑖 𝑖
Tức là động lượng toàn phần của hệ bằng tổng khối lượng nhân với vận tốc khối tâm của hệ.
Nói cách khác, động lượng toàn phần của hệ bằng động lượng của một chất điểm khối lượng
bằng M chuyển động với vận tốc 𝑣⃗𝐶𝑀 .
Lấy đạo hàm phương trình 9.35 theo thời gian ta được gia tốc khối tâm của hệ:
𝑑𝑣⃗𝐶𝑀 1 𝑑𝑣⃗𝑖 1
𝑎⃗𝐶𝑀 = = ∑ 𝑚𝑖 = ∑ 𝑚𝑖 𝑎⃗𝑖 (9.37)
𝑑𝑡 𝑀 𝑑𝑡 𝑀
𝑖 𝑖
Sắp xếp lại phương trình này và dùng định luật 2 Newton ta được:

𝑀𝑎⃗𝐶𝑀 = ∑ 𝑚𝑖 𝑎⃗𝑖 = ∑ 𝐹⃗𝑖 (9.38)


𝑖 𝑖

21
trong đó 𝐹⃗𝑖 là lực tác dụng lên chất điểm thứ i.
Lực tác dụng lên chất điểm bất kì của hệ có thể gồm cả ngoại lực và nội lực. Tuy nhiên
theo định luật 3 Newton, tổng các nội lực bằng không và lực tổng hợp tác dụng lên hệ chỉ do
các ngoại lực. Ta có thể viết lại 9.38 dưới dạng:

∑ 𝐹⃗𝑒𝑥𝑡 = 𝑀𝑎⃗𝐶𝑀 (9.39)


𝑖
Tức là tổng ngoại lực tác dụng lên hệ chất điểm bằng tổng khối lượng của hệ nhân với
gia tốc khối tâm. So sánh phương trình 9.39 với định luật 2 Newton đối với một chất điểm,
ta thấy mô hình chất điểm trong các chương trước có thể được mô tả dưới dạng khối tâm:
Khối tâm của hệ các chất điểm có tổng khối lượng M chuyển động giống như một chất
điểm tương đương có khối lượng M chuyển động dưới ảnh hưởng của tổng ngoại lực tác dụng
lên hệ.
Lấy tích phân 9.39 trên một khoảng thời gian xác định, ta có:
𝑑𝑣⃗𝐶𝑀
∫ ∑ 𝐹⃗𝑒𝑥𝑡 𝑑𝑡 = ∫ 𝑀𝑎⃗𝐶𝑀 𝑑𝑡 = ∫ 𝑀 𝑑𝑡 = ∫ 𝑀 𝑑𝑣⃗𝐶𝑀 = 𝑀∆𝑣⃗𝐶𝑀
𝑑𝑡
𝑖
Phương trình này có thể viết dưới dạng:
∆𝑝⃗𝑡𝑜𝑡 = 𝐼⃗ (9.40)
Đây là định lý xung lực - động lượng đối với hệ chất điểm. Trong đó 𝐼⃗ là xung lực do
các ngoại lực truyền cho hệ và 𝑝⃗𝑡𝑜𝑡 là động lượng của hệ. Phương trình 9.40 là sự tổng quát
hóa của định lý xung lực-động lượng đối với hệ chất điểm (phương trình 9.10) cho hệ nhiều
chất điểm. Nó cũng là biểu diễn toán học của mô hình hệ không cô lập (động lượng) cho hệ
nhiều chất điểm.
Cuối cùng, nếu tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không, từ phương trình 9.39 ta có:
𝑑𝑣⃗𝐶𝑀
𝑀𝑎⃗𝐶𝑀 = 𝑀 =0
𝑑𝑡
Do đó, mô hình hệ cô lập (động lượng) đối với hệ nhiều chất điểm được mô tả bởi:
∆𝑝⃗𝑡𝑜𝑡 = 0 (9.41)
Phương trình này có thể được viết lại là:
𝑀𝑎⃗𝐶𝑀 = 𝑝⃗𝑡𝑜𝑡 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (9.42)
(khi ∑𝑖 𝐹⃗𝑒𝑥𝑡 = 0)
Tức là động lượng toàn phần của hệ chất điểm được bảo toàn nếu không có ngoại lực tác
dụng lên hệ. Suy ra đối với hệ chất điểm cô lập thì cả động lượng toàn phần và vận tốc khối
tâm đều không đổi theo thời gian. Phát biểu này là sự tổng quát hóa của mô hình hệ cô lập
(động lượng) cho hệ nhiều hạt.

22
Giả sử hệ cô lập gồm 2 hoặc nhiều chất điểm đang đứng yên. Khối tâm của hệ đứng yên
nếu không có lực tác dụng lên hệ. Ví dụ xét hệ gồm một vận động viên bơi đang đứng trên
một chiếc thuyền, với hệ lúc đầu đứng yên. Khi người nhảy khỏi thuyền theo phương ngang,
thuyền chuyển động theo hướng ngược lại hướng người nhảy, và khối tâm của hệ vẫn còn
đứng yên, nếu ta bỏ qua ma sát giữa thuyền và nước. Thêm nữa, động lượng của người khi
nhảy bằng về độ lớn nhưng ngược hướng với động lượng của thuyền.
Câu hỏi 9.8: Một tàu du lịch đang di chuyển với tốc độ không đổi trên mặt nước. Các du
khách trên tàu đang háo hức để đến điểm du lịch tiếp theo của họ. Họ quyết định cố gắng làm
tăng tốc độ của tàu du lịch bằng cách tập trung tại mũi tàu (phía trước) và cùng nhau chạy về
phía đuôi tàu (phía sau). (i) Trong khi họ đang chạy về phía đuôi tàu, tốc độ của con tàu sẽ
(a) lớn hơn trước, (b) không thay đổi, (c) nhỏ hơn trước, hoặc (d) không thể xác định? (ii)
Các du khách ngừng chạy khi họ đến đuôi tàu. Sau khi tất cả họ đã dừng chạy, tốc độ của con
tàu (a) lớn hơn trước khi họ bắt đầu chạy, (b) không thay đổi so với trước khi họ bắt đầu chạy,
(c) nhỏ hơn trước khi họ bắt đầu chạy, hoặc (d) không thể xác định?

Bài tập mẫu 9.14: Nổ tên lửa


Một tên lửa được bắn thẳng đứng lên trên. Tại thời điểm nó đạt đến độ cao 1000 m và
tốc độ vi = 300 m/s, nó nổ thành ba mảnh có khối lượng bằng nhau. Ngay sau khi nổ,
một mảnh bay lên trên với tốc độ v1 = 450 m/s, mảnh thứ hai bay về phía đông với tốc
độ v2 = 240 m/s. Hỏi vận tốc của mảnh thứ ba ngay sau vụ nổ?
Giải:
Giả sử các mảnh tên lửa sau khi nổ chuyển động trong một mặt phẳng và giả sử khoảng
thời gian của vụ nổ rất ngắn, nên ta có thể sử dụng xấp xỉ xung lực, bỏ qua lực hấp dẫn
và lực cản của không khí. Xem tên lửa là một hệ cô lập về mặt động lượng, do đó động
lượng của tên lửa trước khi vụ nổ bằng tổng động lượng của các mảnh vỡ ngay sau vụ
nổ:
M M M
pi  p f  Mvi  v1  v2  v3
3 3 3
Suy ra: v3  3vi  v1  v2

Thay số ta được: v3   240 i  450 j  m/s


Nếu tính động năng của hệ trước và sau khi nổ ta sẽ thấy động năng của hệ tăng lên,
do năng lượng được lấy từ nhiên liệu tích trữ trong tên lửa.

Hệ có thể biến dạng


Các thảo luận trong mục 9.7 có thể được áp dụng để phân tích chuyển động của hệ có thể
biến dạng. Ví dụ, giả sử bạn đứng trên một cái ván trượt và đẩy tay vào bờ tường để chuyển
động ra xa tường. Ta sẽ mô tả sự việc này như thế nào ?

23
Lực do bờ tường tác dụng lên tay bạn không bị di chuyển, nó luôn nằm ở chỗ tiếp xúc
giữa tay bạn và tường. Do đó lực này không thực hiện công lên hệ gồm có bạn và ván trượt.
Tuy nhiên việc đẩy tay vào bức tường để cho người trượt đi thật ra đã làm thay đổi động năng
của hệ. Nếu dùng định lý công-động năng, 𝑊 = ∆𝐾, để mô tả trường hợp này bạn sẽ có nhận
xét là vế trái bằng 0, nhưng vế phải khác 0. Định lý công-động năng không đúng cho trường
hợp này, và thường không đúng cho các hệ có thể biến dạng. Cơ thể bạn đã bị biến dạng trong
suốt sự kiện này: tay bạn đã phải uốn cong để đẩy vào tường, sau đó nó lại duỗi thẳng ra.
Để phân tích chuyển động của hệ có thể biến dạng, ta dùng phương trình 8.2 (bảo toàn
năng lượng) và phương trình 9.40 (định lý xung lực-động lượng). Ở ví dụ trên đây, xem hệ
gồm người và ván trượt, từ phương trình 8.2 ta có:

∆𝐸𝑠𝑦𝑠 = ∑ 𝑇 → ∆𝐾 + ∆𝑈 = 0

trong đó ∆𝐾 là độ biến thiên động năng do tốc độ của hệ tăng và ∆𝑈 là độ giảm thế năng tích
trữ trong người do thức ăn cung cấp trước đó. Phương trình này nói lên rằng hệ đã chuyển
thế năng thành động năng theo cách dùng cơ bắp cần thiết để đẩy vào tường. Chú ý rằng hệ
cô lập về năng lượng nhưng không cô lập về động lượng.
Áp dụng phương trình 9.40 cho hệ trong trường hợp này ta được:

∆𝑝⃗𝑡𝑜𝑡 = 𝐼⃗ → 𝑚∆𝑣⃗ = ∫ 𝐹⃗𝑤𝑎𝑙𝑙 𝑑𝑡

Trong đó 𝐹⃗𝑤𝑎𝑙𝑙 là lực do tường tác dụng lên tay bạn, m là


khối lượng của bạn và ván trượt, ∆𝑣⃗ là sự thay đổi vận tốc của
hệ trong suốt sự kiện. Để tính vế phải của phương trình này, ta
cần biết lực do tường tác dụng lên tay biến thiên theo thời gian
như thế nào. Nói chung quá trình này có thể phức tạp. Tuy nhiên
trong trường hợp các lực không đổi hoặc các lực thay đổi theo
quy luật đơn giản thì tích phân trong vế phải có thể tính được.
Bài tập mẫu 9.15: Đẩy vào một cái lò xo
Hình 9.18 Bài tập mẫu
Hai khối được đặt nằm yên trên một mặt bàn không có ma
9.15 (a) Hai khối có khối
sát như trên Hình 9.18a. Cả hai khối có cùng khối lượng
lượng bằng nhau được
m và chúng được kết nối với nhau bởi một lò xo khối
nối với nhau bằng một lò
lượng không đáng kể. Khoảng cách giữa hai khối khi lò
xo. (b) Khối bên trái được
xo không bị dãn hoặc nén là L. Trong một khoảng thời
đẩy với lực không đổi có
gian  t , một lực không đổi có độ lớn F tác dụng lên khối
độ lớn F và dịch chuyển
bên trái theo phương ngang làm nó di chuyển đi một đoạn đi một đoạn x1 trong một
x1 như trên Hình 9.18b. Trong khoảng thời gian này, khối khoảng thời gian nào đó.
bên phải di chuyển đi một đoạn x2. Vào cuối khoảng thời Trong cùng khoảng thời
gian  t , lực F thôi tác dụng lên khối bên trái. (A) Hãy gian này, khối bên phải
tìm tốc độ chuyển động của khối tâm của hệ. (B) Tìm năng dịch chuyển một đoạn x2
lượng toàn phần của hệ liên quan đến dao động của khối
tâm của hệ sau khi lực F thôi tác dụng.
24
Giải:
Phân tích. Hãy tưởng tượng những gì xảy ra khi bạn đẩy khối bên trái. Nó bắt đầu di
chuyển sang phải như trên Hình 9.18 và lò xo bắt đầu bị nén. Kết quả là, lò xo đẩy lên
khối bên phải làm cho nó bắt đầu di chuyển sang phải. Nói chung, tại thời điểm bất kỳ
các khối chuyển động với vận tốc khác nhau. Sau khi loại bỏ lực tác dụng, khối tâm
của hệ di chuyển sang phải với tốc độ không đổi, còn hai khối dao động qua lại quanh
vị trí khối tâm của hệ.
Ta áp dụng ba mô hình phân tích cho bài toán này: hệ biến dạng gồm hai khối và lò
xo được mô hình hóa như một hệ cô lập về mặt năng lượng bởi vì công được thực hiện
lên nó bởi lực F tác dụng. Hệ cũng được mô hình hóa như là một hệ không cô lập về
mặt động lượng do lực tác dụng lên hệ trong một khoảng thời gian. Bởi vì lực tác dụng
lên hệ là không đổi, nên gia tốc của khối tâm của hệ không đổi và khối tâm của hệ
được mô hình hóa như một chất điểm có gia tốc không đổi.
(A) Sử dụng mô hình hệ không cô lập (động lượng), ta áp dụng định lý động lượng -
xung lực cho hệ hai khối:
px  I x   2m vCM  0  F t suy ra 2mvCM  F t (1)
1
Trong khoảng thời gian  t , khối tâm của hệ di chuyển đi một đoạn  x1  x2  , suy ra:
2
1
 x1  x2 
t  2
vCM , avg

Vì khối tâm được mô hình hoá như chất điểm có gia tốc không đổi nên tốc độ trung
bình của khối tâm là trung bình của tốc độ ban đầu (bằng không) và tốc độ cuối cùng
(vCM):
1
 x1  x2  x  x
t  2  1 2
1
 0  vCM  vCM
2
Thay biểu thức này vào (1) ta có:
x1  x2 x x
2mvCM  F , suy ra: vCM  F 1 2
vCM 2m
(B) Năng lượng dao động của hệ là tất cả năng lượng của hệ ngoài động năng liên quan
đến chuyển động tịnh tiến của khối tâm. Để tìm ra năng lượng dao động, ta áp dụng
phương trình bảo toàn năng lượng. Động năng của hệ thống có thể được biểu diễn
bằng K  KCM + Kvib , trong đó Kvib là động năng của các khối so với khối tâm do dao
động của chúng. Thế năng của hệ là Uvib, là thế năng được tích trữ trong lò xo khi

25
khoảng cách giữa các khối là một giá trị khác với L. Từ mô hình hệ không cô lập (năng
lượng), phương trình (8.2) đối với hệ này là:
KCM + Kvib  U vib  W (2)
Hoặc KCM + Evib  W trong đó Evib  Kvib  U vib
Giá trị ban đầu của động năng của khối tâm và năng lượng dao động của hệ là bằng
không. Dùng sự kiện này và viết biểu thức của công bằng lực nhân với đường đi ta có:
KCM  Evib  W  Fx1 .
Suy ra:
1 x  x 
Evib  Fx1  KCM  Fx1   2m  vC2M  F 1 2
2 2
Hoàn tất. Các kết quả trong câu (A) và (B) của ví dụ này đều không phụ thuộc vào độ
dài của lò xo, hằng số lò xo hoặc khoảng thời gian. Cũng lưu ý rằng độ dịch chuyển x1
1
của điểm chịu tác dụng của lực khác với độ dịch chuyển  x1  x2  của khối tâm của
2
hệ. Sự khác biệt này nhắc nhở chúng ta rằng độ dịch chuyển trong định nghĩa công
(7.1) là điểm tác dụng của lực.

Chuyển động của tên lửa


Khi các phương tiện thông thường như xe ô tô được đẩy về phía trước, lực phát động là
lực ma sát. Trong trường hợp ô tô, lực phát động được thực hiện bởi đường lên xe. Ta có thể
mô hình xe ô tô như một hệ không cô lập về động lượng. Một xung lực được lòng đường tác
dụng lên xe và kết quả là sự thay đổi động lượng của ô tô như mô tả ở phương trình 9.40.
Tuy nhiên, một tên lửa chuyển động trong không gian không có mặt đường để đẩy nó đi.
Tên lửa là một hệ cô lập về động lượng. Do đó, nguồn gốc của sự đẩy tới của tên lửa phải là
cái gì khác hơn là một ngoại lực. Hoạt động của tên lửa phụ thuộc vào các định luật bảo toàn
động lượng như đã áp dụng cho hệ cô lập, ở đó hệ gồm tên lửa và nhiên liệu đẩy ra của nó.
Có thể hiểu được sự đẩy tới của tên lửa bởi khảo sát trước đây về người bắn cung đứng
trên mặt băng không ma sát trong ví dụ 9.1. Hãy tưởng tượng người bắn cung bắn một số mũi
tên theo phương ngang. Với mỗi mũi tên bắn đi, người bắn cung nhận được một động lượng
bù theo hướng ngược lại. Bắn càng nhiều mũi tên đi, người bắn sẽ chuyển động lùi lại càng
lúc càng nhanh trên băng. Ngoài việc phân tích dựa vào động lượng này, ta cũng có thể hiểu
được hiện tượng này dựa vào định luật 2 và định luật 3 Newton. Mỗi khi cung đẩy mũi tên đi
tới, mũi tên đẩy cánh cung và người bắn về phía sau, và các lực này gây ra gia tốc cho người.
Theo cách tương tự, khi tên lửa chuyển động trong không gian, động lượng của nó thay
đổi vì một phần khối lượng của nó được phóng ra dưới dạng khí thải. Vì các khí thải có động
lượng khi bị đẩy ra khỏi động cơ nên tên lửa sẽ nhận được phần động lượng bù vào theo
hướng ngược lại. Do đó tên lửa được tăng tốc như là kết quả của sự « đẩy đi » hoặc « tống
đi » do khí thải. Trong không gian, khối tâm của hệ (gồm tên lửa và khí đẩy ra) chuyển động
26
đều, độc lập với quá trình đẩy. (Các tên lửa và các cung thủ tiêu biểu cho các trường hợp
ngược lại của một va chạm hoàn toàn không đàn hồi: động lượng được bảo toàn, nhưng động
năng của hệ tên lửa và khí thải tăng lên (trả giá bằng thế năng hóa học trong nhiên liệu). Động
năng của hệ cung thủ và mũi tên cũng tăng (trả giá bằng năng lượng từ các bữa ăn trước đó
của người bắn cung).

Hình 9.19 Chuyển động của tên lửa (a) Khối lượng của tên lửa
và nhiên liệu là tại thời điểm t, tốc độ v ; (b) Tại thời
điểm , khối lượng của tên lửa giảm xuống, còn M, và
lượng nhiên liệu đã bị đẩy ra. Tốc độ của tên lửa tăng
Giả sử tại một thời điểm t nào đó, thêm củalượng
độ lớnmột động lượng
. của hệ tên lửa và nhiên liệu của
nó là (𝑀 + ∆𝑚)𝑣, trong đó v là tốc độ của tên lửa so với Trái đất (hình 9.19a). Trong khoảng
thời gian rất ngắn ∆𝑡, tên lửa phóng ra nhiên liệu khối lượng ∆𝑚. Tại thời điểm 𝑡 + ∆𝑡, khối
lượng tên lửa là M và tốc độ của nó là 𝑣 + ∆𝑣, trong đó ∆𝑣 là độ thay đổi tốc độ của tên lửa
(hình 9.19b). Nếu nhiên liệu được phóng ra với tốc độ ve so với tên lửa (e kí hiệu exhaust, ve
thường được gọi là tốc độ thải), tốc độ của nhiên liệu thải so với Trái đất là 𝑣 − 𝑣𝑒 . Vì hệ tên
lửa và nhiên liệu thải là cô lập, ta có thể cân bằng tổng động lượng trước và sau của hệ để thu
được:
p  0  pi  p f   M  m v  M  v  v   m  v  ve 

Rút gọn biểu thức này ta được:


𝑀∆𝑣 = 𝑣𝑒 ∆𝑚
Nếu lấy giới hạn ∆𝑡 → 0, khi đó ∆𝑣 → 𝑑𝑣, ∆𝑚 → 𝑑𝑚. Hơn nữa, sự tăng khối lượng thải
dm tương ứng với sự giảm khối lượng tên lửa bằng nhau về độ lớn, nên 𝑑𝑚 = −𝑑𝑀. Chú ý
rằng dM là âm vì nó biểu diễn sự giảm khối lượng, nên 𝑑𝑀 là số dương. Suy ra:
𝑀𝑑𝑣 = 𝑣𝑒 𝑑𝑚 = −𝑣𝑒 𝑑𝑀 (9.43)
Chia phương trình này cho M rồi lấy tích phân, với khối lượng lúc đầu của tên lửa và
nhiên liệu bằng Mi và khối lượng lúc sau của tên lửa và nhiên liệu còn lại là Mf . Kết quả là:
𝑣𝑓 𝑀𝑓
𝑑𝑀
∫ 𝑑𝑣 = −𝑣𝑒 ∫
𝑣𝑖 𝑀𝑖 𝑀
𝑀𝑖
𝑣𝑓 − 𝑣𝑖 = 𝑣𝑒 ln (9.43)
𝑀𝑓
(9.43) là công thức cơ bản của chuyển động tên lửa.

27
 Phương trình 9.43 cho biết sự tăng tốc độ của tên lửa tỉ lệ thuận với tốc độ thải 𝑣𝑒 của
khí thải. Do đó tốc độ thải rất lớn.
𝑀
 Sự tăng tốc độ tên lửa tỉ lệ thuận với logarit tự nhiên của tỉ số 𝑖 . Do đó tỉ số này càng
𝑀𝑓
lớn càng tốt, nghĩa là khối lượng của tên lửa càng nhỏ càng tốt và tên lửa mang càng
nhiều nhiên liệu càng tốt.
Lực đẩy tên lửa là lực do khí thải được phóng ra. Từ định luật 2 Newton và phương trình
9.42 ta thu được công thức cho lực đẩy:
𝑑𝑣 𝑑𝑀
𝑇ℎ𝑢𝑠𝑡 = 𝑀 = |𝑣𝑒 | (9.44)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
Biểu thức này chỉ ra rằng lực đẩy tăng khi tốc độ thải tăng và tốc độ thay đổi khối lượng
(được gọi là tốc độ đốt cháy nhiên liệu) tăng.

Tóm tắt chương 9


Định nghĩa
Động lượng của một chất điểm khối lượng m chuyển động với vận tốc v
⃗⃗ là:
𝑝⃗ = 𝑚𝑣⃗ (9.2)

Xung lực truyền cho chất điểm bởi hợp lực ∑ 𝐹⃗ thì bằng tích phân theo thời gian của hợp lực
đó:
𝑡𝑓

𝐼⃗ = ∫ ∑ 𝐹⃗ 𝑑𝑡 (9.9)
𝑡𝑖

Va chạm không đàn hồi là va chạm mà động năng của hệ các chất điểm không được bảo
toàn.
Va chạm hoàn toàn không đàn hồi là va chạm mà các chất điểm của hệ dính vào nhau sau
khi va chạm.

Va chạm đàn hồi là va chạm mà động năng của hệ được bảo toàn.
Vectơ vị trí của khối tâm của hệ chất điểm được định nghĩa là:
1
𝑟⃗𝐶𝑀 = ∑ 𝑚𝑖 𝑟⃗𝑖 (9.31)
𝑀
𝑖
Trong đó 𝑀 = ∑𝑖 𝑚𝑖 là tổng khối lượng của hệ, và 𝑟⃗𝑖 là vectơ vị trí của chất điểm thứ i.

28
Khái niệm và nguyên lý
Véctơ vị trí của khối tâm của vật rắn được tính theo công thức tích phân sau:
1
𝑟⃗𝐶𝑀 = ∫ 𝑟⃗𝑑𝑚 (9.34)
𝑀

Vận tốc khối tâm của hệ chất điểm là:


1
𝑣⃗𝐶𝑀 = ∑ 𝑚𝑖 𝑣⃗𝑖 (9.35)
𝑀
𝑖
Tổng động lượng của hệ chất điểm bằng tổng khối lượng nhân với vận tốc khối tâm của hệ.

Định luật 2 Newton áp dụng cho hệ chất điểm là:


∑ 𝐹⃗𝑒𝑥𝑡 = 𝑀𝑎⃗𝐶𝑀 (9.39)
𝑖
trong đó 𝑎⃗𝐶𝑀 là gia tốc khối tâm và ∑𝑖 𝐹⃗𝑒𝑥𝑡 là tổng các ngoại lực. Khối tâm chuyển động
giống như một chất điểm tưởng tượng có khối lượng M chịu tác dụng của tổng ngoại lực tác
dụng lên hệ.

Các mô hình phân tích


Hệ không cô lập (động lượng)
Nếu một hệ tương tác với môi trường của nó
theo nghĩa có một ngoại lực tác dụng lên hệ,
thì hoạt động của hệ được mô tả bởi định lý
xung lực-động lượng:
∆𝑝⃗𝑡𝑜𝑡 = 𝐼⃗ (9.40)

Hệ cô lập (động lượng)


Nguyên lý bảo toàn động lượng chỉ ra rằng
tổng động lượng của một hệ cô lập (không có
ngoại lực) được bảo toàn, không phụ thuộc bản
chất của các lực tương tác giữa các chất điểm
của hệ:
 ptot  0 (9.41)

29
Hệ có thể cô lập về mặt động lượng nhưng
không cô lập về mặt nănglượng, như trong
trường hợp va chạm không đàn hồi.

Câu hỏi lý thuyết chương 9


1. Một ô tô được thả trôi cho chuyển động từ đỉnh một cái dốc. Chiếc xe lăn xuống không
có tiếng động dọc theo một đường thẳng không ma sát, và nó dính với một ô tô khác có
khối lượng nhỏ hơn đang đứng yên, sau đó hai chiếc xe cùng nhau chuyển động xuống
mà không có ma sát. Xét hai chiếc xe như một hệ từ thời điểm chiếc đầu tiên bắt đầu lăn
xuống cho đến khi hai xe dính với nhau. Trả lời các câu hỏi có hoặc không sau đây. (a)
Cơ năng của hệ có bảo toàn không? (b) Động lượng của hệ có bảo toàn không? Tiếp theo,
chỉ xét quá trình ô tô thứ nhất bắt đầu lăn xuống dốc. Đối với hệ ô tô - Trái đất, (c) cơ
năng có bảo toàn không? (d) động lượng có bảo toàn không? Cuối cùng, xét hệ hai ô tô
khi đã kết nối với nhau (e) cơ năng có bảo toàn không? (f) động lượng có bảo toàn không?
2. Hai chất điểm có khối lượng khác nhau bắt đầu chuyển động từ trạng thái đứng yên. Hợp
lực tác dụng lên hai chất điểm là như nhau khi chúng di chuyển được các khoảng cách
bằng nhau. Động năng cuối cùng của chúng so với nhau thì thế nào? (a) chất điểm có
khối lượng lớn hơn có động năng lớn hơn. (b) chất điểm có khối lượng nhỏ hơn có động
năng lớn hơn. (c) Hai chất điểm có động năng bằng nhau. (d) Một trong hai chất điểm có
thể có động năng lớn hơn.
3. Về chủ đề của các quan điểm sau, hãy nêu quan điểm của riêng bạn và tranh luận để ủng
hộ nó. (a) Lý thuyết chuyển động tốt nhất đó là lực gây ra gia tốc. (b) Thước đo chính
xác hiệu quả của lực là công do nó thực hiện, và lý thuyết chuyển động tốt nhất là công
thực hiện lên một vật làm thay đổi năng lượng của vật. (c) Thước đo chính xác về tác
dụng của lực là xung lực, và lý thuyết chuyển động tốt nhất là xung lực truyền cho một
vật thay đổi động lượng của vật.
4. Có phải lực lớn hơn tác dụng lên một vật thì luôn gây ra độ biến thiên động lượng của
vật lớn hơn so với lực nhỏ hơn không? Hãy giải thích.
5. (a) Khối tâm của một tên lửa chuyển động trong không gian có gia tốc không? Hãy giải
thích. (b) Tốc độ của tên lửa có vượt quá tốc độ thải của nhiên liệu không? Hãy giải
thích.

Bài tập chương 9


1. Một vật có động năng 275 J và động lượng 25.0 kg.m/s. Hãy tìm tốc độ và khối lượng
của vật.
2. Một chiếc xe trượt tuyết nặng 17.5 kg đang chuyển động trên một bề mặt tuyết nằm ngang
với tốc độ 3.5 m/s. Sau 8.75 s thì xe dừng lại. Hãy dùng cách tiếp cận động lượng để tìm
lực ma sát trung bình tác dụng lên xe khi xe đang chuyển động.

30
3. Một quả bóng chày có khối lượng 145 g đang chuyển động theo phương ngang với tốc
độ 45.0 m/s thì bị đánh bằng một cái gậy. Sau khi bị đánh quả bóng bay thẳng đứng lên
trên với tốc độ 55.0 m/s. Thời gian tiếp xúc của gậy với bóng trong cú đánh là 2.00 ms.
Hỏi vectơ lực trung bình mà quả bóng tác dụng lên gậy trong khoảng thời gian đó?
4. Hai anh em đi giày trượt patin đứng gần nhau và đối diện nhau. Người anh nặng 65kg,
người em nặng 40kg. Người em đẩy mạnh vào người anh làm cho người anh chuyển
động về phía tây với tốc độ 2.9m/s. Bỏ qua ma sát. (a) Hãy mô tả chuyển động của người
em ngay sau khi đẩy vào người anh. (b) Bao nhiêu thế năng bên trong cơ thể người em
đã được chuyển thành cơ năng của hệ 2 anh em. (c) Động lượng của hệ 2 anh em có bảo
toàn trong quá trình đẩy không?
5. Hai vật khối lượng m và 3m được đặt trên mặt bàn nằm ngang
không có ma sát. Một lò xo nhẹ được gắn vào vật 3m. Các vật
được đẩy lại gần nhau, khi đó lò lò xo bị nén , và hệ được giữ chặt
bằng một sợi dây (hình P9.11). S au đó sợi dây bị đốt cho đứt ra,
khi đó vật 3m chạy về bên phải với tốc độ. (a) Hỏi vận tốc của vật
khối lượng m. (b) Thế năng đàn hồi ban đầu của hệ, lấy m = 0.350
kg. (c) Năng lượng ban đầu của hệ trước khi đốt sợi dây được tích
trữ trong lò xo hay trong sợi dây. (d) Giải thích câu trả lời trong
câu (c). Động lượng của hệ có được bảo toàn trong quá trình đốt
sợi dây để cho các vật chạy ra xa nhau không?
6. Đường gấp khúc trên hình thể hiện lực tác dụng biến thiên
theo thời gian khi dùng gậy đánh vào quả bóng chày đang
chuyển động. Từ đường cong này, hãy xác định (a) độ lớn
của xung lực được truyền tới quả bóng và (b) lực trung bình
tác dụng lên quả bóng.
7. Độ lớn của lực tác dụng theo hướng x lên chất điểm nặng
2.5kg biến thiên theo thời gian như hình bên. Hãy tính (a) xung
lực tác dụng trong khoảng thời gian 5s, (b) vận tốc của chất
điểm sau 5s nếu lúc đầu nó đứng yên, (c) vận tốc của chất điểm
sau 5s nếu lúc đầu vận tốc của nó là – 2i m/s và (d) lực trung
bình tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian từ 0-5s.
8. Sàn chịu lực là một dụng cụ được dùng để phân tích hiệu suất
của các vận động viên bằng cách đo lực thẳng đứng mà vận động viên tác dụng lên mặt
đất theo thời gian. Từ trạng thái đứng yên, một vận động viên nặng 65.0 kg nhảy xuống
sàn chịu lực từ độ cao 0.600 m. Trong khoảng thời gian cô ta tiếp xúc với sàn từ 0 đến
0.800 s, lực tác dụng lên sàn được mô tả bởi hàm F = 9200t – 11500t2, trong đó F tính
bằng Newton và t tính bằng giây. (a) Hỏi xung lực mà vận động viên nhận được do tác
dụng của sàn? (b) Tốc độ của vận động viên khi chạm sàn? (c) Tốc độ của vận động viên
khi bật lên khỏi sàn? (d) Độ cao lớn nhất mà vận động viên đạt được khi bật lên khỏi
sàn?

31
9. Một xe hơi nặng 1200 kg đang chạy với tốc
độ vCi = 25.0 m/s theo hướng đông thì đâm
vào phía sau của một xe tải nặng 9000 kg
đang di chuyển cùng một hướng với tốc độ
vTi = 20.0 m/s (hình P9.22). Vận tốc của xe
hơi ngay sau va chạm là vCf = 18.0 m/s về
phía đông. (a) Hỏi vận tốc của xe tải ngay sau khi va chạm là bao nhiêu? (b) Độ biến
thiên cơ năng của hệ xe hơi – xe tải trong va chạm này bằng bao nhiêu? (c) Giải thích sự
biến thiên cơ năng đó.
10. Một viên đạn nặng 10.0 g được bắn vào một khối gỗ có khối lượng m = 5.00 kg đang
đứng yên. Viên đạn cắm vào khối gỗ. Tốc độ của hệ đạn - gỗ ngay sau va chạm là 0.600
m/s. Hỏi tốc độ ban đầu của viên đạn bằng bao nhiêu?
11. Hai vật m1 = 5.00 kg và m2 = 10.00 kg có thể trượt không ma sát dọc theo đường ray
bằng gỗ như trên hình 9.33. Vật m1 được thả từ vị trí có độ cao h = 5.00 m so với phần
đường ray nằm ngang để cho va chạm với vật m2 đang đứng yên. Va chạm giữa hai vật
là va chạm đàn hồi. Tính độ cao lớn nhất mà m1 đạt được sau khi va chạm.
12. Một quả bóng khúc côn cầu trên băng nặng
0.3 kg đang nằm yên trên một bề mặt nằm
ngang không có ma sát thì bị đánh bởi một
quả bóng khác nặng 0.2 kg chuyển động dọc
theo trục x với tốc độ 2 m/s. Sau khi va chạm,
quả bóng nặng 0.2 kg chuyển động với tốc độ
1.0 m/s theo góc 530 so với hướng dương của trục x. (b) Hãy xác định vận tốc của quả
bóng 0.3 kg sau khi va chạm (b) Hãy tính phần động năng được truyền ra bên ngoài hoặc
chuyển sang dạng khác trong khi va chạm.
13. Một quả bóng bi da chuyển động với tốc độ 5.00 m/s đến đập vào một quả bóng bi da
khác có cùng khối lượng đang đứng yên. Sau khi va chạm, quả bóng thứ nhất chuyển
động với tốc độ 4.33 m/s theo góc 30.00 so với đường thẳng ban đầu của chuyển động.
Giả sử va chạm đàn hồi (và bỏ qua ma sát và chuyển động quay), tìm vận tốc của quả
bóng bị đập vào sau va chạm.
14. Bốn vật được đặt nằm dọc theo trục y tại các vị trí như sau: vật 2.0 kg ở vị trí 13.0 m, vật
3.0 kg ở vị trí 12.5 m, vật 2.5 kg ở gốc toạ độ và vật 4.0 kg ở vị trí -0.5 m. Vị trí khối tâm
của hệ các vật này nằm ở đâu?
15. Một thanh dài 30.0 cm có mật độ khối lượng dài (khối lượng trên một đơn vị độ dài)
được cho bởi 𝜆 = 50.0 + 20.0𝑥, trong đó x là khoảng cách tính từ một đầu thanh, đơn vị
là mét, và  tính bằng g/m. (a) Khối lượng của thanh bằng bao nhiêu? (b) Khối tâm của
thanh cách đầu x = 0 một khoảng bằng bao nhiêu?
16. Một chất điểm nặng 2.0 kg có véctơ vận tốc (2.00 i+3.00 j) m/s và một chất điểm nặng
3.0 kg có véctơ vận tốc (1.00 i + 6.00 j) m/s. Hãy tìm (a) vận tốc của khối tâm của hệ và
(b) động lượng toàn phần của hệ hai chất điểm.

32
17. Một quả bóng khối lượng 0.2 kg có vận tốc 1.5 i m/s va chạm trực diện, đàn hồi với một
quả bóng khối lượng 0.3 kg có vận tốc -0.4 i m/s. (a) Tìm vận tốc của các vật sau khi va
chạm. (b) Tìm vận tốc khối tâm của hệ hai chất điểm trước và sau khi va chạm.
18. Một người nặng 60.0 kg uốn cong đầu gối của mình và nhảy thẳng lên. Sau khi chân rời
sàn nhà, chuyển động của anh ta không bị ảnh hưởng bởi sức cản không khí và khối tâm
của anh ta lên tới độ cao tối đa bằng 15.0 cm. Giả sử sàn nhà rất cứng và không chuyển
động. (a) Sàn có truyền xung lực cho người đó không? (b) Sàn có thực hiện công lên
người đó không? (c) Hãy tìm động lượng của người khi nhảy lên khỏi sàn? (d) Có thể
nói rằng động lượng này đến từ sàn nhà không? Hãy giải thích. (e) Động năng của người
đó khi nhảy lên khỏi sàn nhà bằng bao nhiêu? (f) Có thể nói rằng động năng này đến từ
sàn nhà không? Giải thích.
19. Động cơ của một tên lửa mô hình có lực đẩy trung bình là 5.26 N. Khối lượng ban đầu
của nó là 25.5 g, trong đó gồm khối lượng nhiên liệu là 12.7 g. Thời gian đốt cháy nhiên
liệu là 1.90 s. (a) Tốc độ thải trung bình của động cơ là bao nhiêu? (b) động cơ này được
đặt trong một thân tên lửa có khối lượng 53.5 g. Nếu nó được bắn đi từ trạng thái đứng
yên ra ngoài không gian bởi một phi hành gia đang ở ngoài vũ trụ, hãy tìm vận tốc cuối
cùng của tên lửa. Giả sử nhiên liệu cháy với tốc độ không đổi.
20. Trong đại hội thể thao Olympic năm 1968,
vận động viên nhảy cao Dick Fosbury của
Đại học Oregon đã giới thiệu một kỹ thuật
nhảy cao gọi là “Fosbury flop” (lưng qua
xà). Nó đã góp phần nâng cao kỷ lục thế
giới khoảng 30 cm và hiện nay được sử
dụng bởi gần như mọi vận động viên nhảy
cao đẳng cấp thế giới. Trong kỹ thuật này, khi qua xà vận động viên ngửa mặt lên đồng
thời cong lưng càng nhiều càng tốt như trên hình (a). Động tác này làm cho khối tâm của
vận động viên nằm ra ngoài cơ thể, ở dưới lưng của vận động viên. Khi cơ thể của vận
động viên đi qua xà, khối tâm đi qua bên dưới xà. Bởi vì để đưa khối tâm cơ thể lên một
độ cao nào đó thì vận động viên cần sử dụng một năng lượng nhất định, do đó động tác
cong lưng của vận động viên làm cho cơ thể lên cao hơn khi lưng để thẳng. Mô hình hoá
vận động viên như một thanh đồng nhất mỏng có chiều dài L. Khi thanh thẳng, khối tâm
của nó nằm tại tâm của nó. Bây giờ uốn cong thanh thành một cung tròn sao cho nó chắn
một góc 90.00 ở tâm như trên hình (b). Theo hình dạng này thì khối tâm của thanh nằm
cách thanh bao xa?

33
Chương 10: Vật rắn quay quanh trục cố định

T
rong chương 5 ta đã xây dựng các mô hình sử dụng các định luật Newton cho chuyển
động tịnh tiến của các vật được xem như chất điểm. Nhưng đối với vật đang quay, ta
không thể xem nó như là chất điểm. Trong chương này ta sẽ phân tích kĩ chuyển động
quay của một vật rắn, cụ thể là phân tích mô hình vật rắn quay với gia tốc góc không
đổi, từ đó dẫn ra các phương trình động lực học của mô hình này. Lưu ý, vật rắn là vật không
bị biến dạng, tức là vị trí tương đối của các chất điểm cấu tạo nên hệ luôn không đổi. Mọi vật
thể thực tế đều bị biến dạng ở mức độ nào đó; tuy nhiên, trong các phân tích dưới đây ta bỏ
qua sự biến dạng của vật.

Tọa độ góc, vận tốc góc và gia tốc góc


Hình 10.1 minh họa một đĩa CD
đang quay quanh trục cố định vuông
góc với mặt phẳng hình vẽ và đi qua
tâm O của đĩa. Một yếu tố nhỏ của đĩa
được mô hình hóa như một chất điểm
tại P, cách gốc O một khoảng cố định
r và quay quanh O theo một vòng tròn
bán kính r.
Ta biểu diễn vị trí của P theo tọa
độ cực (𝑟, 𝜃), với r là khoảng cách từ
gốc tọa độ tới P, 𝜃 là góc quay ngược
chiều kim đồng hồ từ một đường cố Hình 10.1 Một đĩa compact quay quanh trục cố định
định được chọn làm mốc (đường qua O và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ
chuẩn) như trên hình 10.1. Góc 𝜃
thay đổi theo thời gian, còn r không thay đổi. Khi chất điểm chuyển động dọc theo đường
tròn bắt đầu từ đường chuẩn (𝜃 = 0), nó chuyển động qua một cung có độ dài s như trên hình
10.1b. Ta có:
𝑠 = 𝑟𝜃 (10.1a)
𝑠
𝜃= (10.1b)
𝑟
Vì 𝜃 là tỉ số giữa độ dài của cung và bán kính của đường tròn nên nó là một số thuần túy
(không có đơn vị). Tuy nhiên, ta thường cho đơn vị (giả) của 𝜃 là radian (rad).
Tọa độ góc θ: Vì đĩa là một vật rắn nên khi chất điểm tại P chuyển động quét qua một
góc 𝜃 tính từ đường chuẩn thì mỗi yếu tố khác của vật cũng quay và quét qua một góc 𝜃. Nên
ta có thể liên kết góc 𝜃 với toàn bộ vật, cũng như liên kết với từng chất điểm riêng biệt, cho
phép xác định tọa độ góc của vật rắn trong chuyển động quay. Chọn một đường chuẩn trên
vật thì tọa độ góc của vật rắn là góc 𝜃 giữa đường chuẩn này và một đường chuẩn cố định
1
khác (thường là trục x). Tọa độ góc θ trong chuyển động quay đóng vai trò tương tự như vị
trí x trong chuyển động tịnh tiến.
Khi chất điểm đang xét chuyển động từ vị trí A tới vị trí B trong khoảng thời gian ∆𝑡 như
trên hình 10.2, đường chuẩn gắn với vật quét được một góc ∆𝜃 = 𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 . Đại lượng ∆𝜃 này
được gọi là độ dời góc của vật rắn:
∆𝜃  𝜃𝑓 − 𝜃𝑖
Nếu vật rắn quay nhanh, độ dời này diễn ra trong một
khoảng thời gian ngắn. Nếu vật rắn quay chậm, độ dời này
diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn. Các tốc độ
quay khác nhau được định lượng bởi khái niệm tốc độ góc
trung bình 𝜔𝑎𝑣𝑔 , là tỉ số giữa độ dời góc của vật rắn và
khoảng thời gian ∆𝑡 diễn ra độ dời đó:
𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 ∆𝜃
𝜔𝑎𝑣𝑔 = = (10.2)
𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 ∆𝑡
Tốc độ góc tức thời ω được xác định bằng giới hạn Hình 10.2 Chất điểm trên vật
của tốc độ góc trung bình khi ∆𝑡 → 0: rắn quay từ (A) tới (B) dọc theo
∆𝜃 𝑑𝜃 cung tròn. Trong khoảng ∆𝑡 =
𝜔  lim = (10.3) 𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 , r quét qua một góc
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡
Đơn vị tốc độ góc là rad/s, có thể viết là s-1 vì rad không có thứ nguyên. 𝜔 dương khi 𝜃
tăng (chuyển động cùng chiều kim đồng hồ), 𝜔 âm khi 𝜃 giảm (chuyển động ngược chiều
kim đồng hồ).
Câu hỏi 10.1: Một vật rắn quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục cố định. Mỗi cặp số
liệu sau đây biểu thị tọa độ góc ban đầu và tọa độ góc cuối cùng của vật. (i) Cặp số liệu nào
chỉ xảy ra nếu vật quay một góc lớn hơn 1800? (a) 3 rad, 6 rad (b) -1 rad, 1 rad (c) 1 rad, 5
rad (ii) Giả sử độ biến thiên tọa độ góc của mỗi cặp giá trị này xảy ra trong 1 s. Cặp số liệu
nào biểu thị tốc độ góc trung bình nhỏ nhất?

Nếu tốc độ góc tức thời của vật rắn thay đổi từ 𝜔𝑖 đến 𝜔𝑓 trong khoảng ∆𝑡 thì vật sẽ có
gia tốc góc. Gia tốc góc trung bình 𝑎𝑎𝑣𝑔 của vật rắn quay được xác định bằng tỉ số giữa độ
biến thiên tốc độ góc và khoảng thời gian ∆𝑡:
𝜔𝑓 − 𝜔𝑖 ∆𝜔
𝛼𝑎𝑣𝑔  = (10.4)
𝑡𝑓 − 𝑡𝑖 ∆𝑡
Gia tốc góc tức thời α được xác định bởi giới hạn của gia tốc góc trung bình khi ∆𝑡 → 0:
∆𝜔 𝑑𝜔
𝛼 lim = (10.5)
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡
Gia tốc góc có đơn vị là rad/s2, hoặc là s-2. 𝛼 dương khi vật rắn quay ngược chiều kim
đồng hồ nhanh dần hoặc khi vật rắn quay cùng chiều kim đồng hồ chậm dần.
2
Tóm lại:
 Khi vật rắn quay quanh trục cố định, mọi chất điểm của vật rắn quay được cùng một
góc, và có cùng tốc độ góc, gia tốc góc. Do đó, giống như tọa độ góc 𝜃, các đại lượng 𝜔
và 𝛼 đặc trưng cho chuyển động quay của toàn vật rắn cũng như của từng chất điểm
riêng biệt của vật rắn.
 Tọa độ góc 𝜃, tốc độ góc 𝜔 và gia tốc góc 𝛼 tương tự như vị trí dài x, tốc độ dài v và
gia tốc dài a.
Vectơ vận tốc góc và vectơ gia tốc góc: Các
đại lượng 𝜔 và 𝛼 tương ứng là biên độ của vectơ
vận tốc góc 𝜔⃗ và vectơ gia tốc góc ⃗⃗⃗𝛼. Vì ta xét
sự quay quanh trục cố định nên ta có thể khô ng
dùng các kí hiệu vectơ trong các phương trình
10.3 và 10.5 mà dùng cách gán dấu dương hoặc
Hình 10.3 Quy tắc bàn tay phải để xác
âm cho 𝜔 và 𝛼 để biểu thị hướng của vectơ.
định hướng của vectơ vận tốc góc
Hướng của 𝜔 ⃗ và 𝛼 là hướng dọc theo trục quay
và thường được xác định theo quy tắc bàn tay phải như trên hình 10.3. Khi 4 ngón tay của
bàn tay phải uốn cong theo chiều quay, ngón tay cái của bàn tay phải choãi ra chỉ hướng của
⃗ . Hướng của 𝛼 được xác định từ định nghĩa 𝛼 = 𝑑𝜔
𝜔 ⃗ /𝑑𝑡. Nó cùng hướng với 𝜔 ⃗ nếu tốc độ
góc tăng theo thời gian, ngược với hướng với 𝜔 ⃗ nếu tốc độ góc giảm theo thời gian.

Mô hình phân tích: Vật rắn quay với gia tốc góc không đổi
Khi một vật rắn quay quanh trục cố định với gia tốc góc không đổi, ta dùng một mô hình
phân tích gọi là mô hình vật rắn chịu gia tốc góc không đổi. Mô hình này tương tự như mô
hình chất điểm quay với gia tốc góc không đổi.
Thiết lập các công thức động học cho mô hình "Vật rắn quay với gia tốc góc không
đổi":
Viết phương trình 10.5 dưới dạng 𝑑𝜔 = 𝛼𝑑𝑡 và lấy tích phân từ ti = 0 tới tf = t ta được:
𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 (10.6)
trong đó 𝜔𝑖 là tốc độ góc ở thời điểm t=0. Phương trình 10.6 cho phép tính 𝜔𝑓 của vật tại thời
điểm t bất kì sau đó. Thay phương trình 10.6 vào phương trình 10.3 và lấy tích phân lần nữa
ta được:
1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 2 (10.7)
2
Trong đó 𝜃𝑖 là vị trí góc ở thời điểm t=0. Phương trình 10.7 cho phép tính 𝜃𝑓 của vật tại thời
điểm t bất kì sau đó. Khử t trong các phương trình 10.6 và 10.7 ta được:
𝜔𝑓2 = 𝜔𝑖2 + 2𝛼(𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 ) (10.8)
Phương trình 10.8 cho phép tính 𝜔𝑓 của vật rắn đối với giá trị 𝜃𝑓 bất kì. Khử 𝛼 trong các
phương trình 10.6 và 10.7 ta được:
3
1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + (𝜔𝑖 + 𝜔𝑓 )𝑡 (10.9)
2
Các biểu thức động học đối với vật rắn quay với gia tốc góc không đổi này có cùng dạng
toán học với các biểu thức động học của chất điểm quay với gia tốc góc không đổi (Chương
2). Chúng có thể thu được từ các phương trình của chuyển động tịnh tiến bằng cách thay 𝑥 →
𝜃, 𝑣 → 𝜔, 𝑎 → 𝛼. Bảng 10.1 so sánh các phương trình động học giữa chuyển động tịnh tiến
và chuyển động quay.
Bảng 10.1: Các phương trình động học của chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay
Vật rắn quay với gia tốc góc không Chất điểm quay với gia tốc góc
đổi không đổi
𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 𝑣𝑓 = 𝑣𝑖 + 𝑎𝑡
1 1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 2 𝑥𝑓 = 𝑥𝑖 + 𝑣𝑖 + 𝑎𝑡 2
2 2
𝜔𝑓2 = 𝜔𝑖2 + 2𝛼(𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 ) 𝑣𝑓2 = 𝑣𝑖2 + 2𝑎(𝑥𝑓 − 𝑥𝑖 )
1 1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + (𝜔𝑖 + 𝜔𝑓 )𝑡 𝑥𝑓 = 𝑥𝑖 + (𝑣𝑖 + 𝑣𝑓 )𝑡
2 2

Câu hỏi 10.2: Hãy xét lại các cặp tọa độ góc của vật rắn trong Câu hỏi 10.1. Trong cả ba
trường hợp, nếu vật đang đứng yên ở tọa độ góc ban đầu, sau đó quay ngược chiều kim đồng
hồ với gia tốc góc không đổi đến tọa độ góc cuối cùng với cùng tốc độ góc, trường hợp nào
gia tốc góc lớn nhất?

Bài tập mẫu 10.1: Bánh xe quay


Một bánh xe đang quay với gia tốc góc không đổi bằng 3,50 rad/s2. (A) Nếu tốc độ
góc của bánh xe là 2,00 rad/s tại thời điểm ban đầu ti = 0, hỏi sau 2 s độ dời góc của
bánh xe bằng bao nhiêu? (B) Bánh xe quay được bao nhiêu vòng trong khoảng thời
gian này? (C) Tốc độ góc của bánh xe tại t = 2,00 s bằng bao nhiêu?
Giải:
(A) Từ phương trình (10.7) ta tính được độ dời góc của bánh xe:
1 1
 f  i  i   t 2     f  i  i   t 2
2 2
Thay số ta được:

   2 rad/s  2 s  
1
2
 3,50 rad/s 2   2 s   11 rad = 6300
2

(B) Từ độ dời góc ở câu (A) ta tính ra được số vòng:

4
6300
n=  1, 75 (vòng)
3600
(C) Từ phương trình (10.6) và thay số ta có:
 f  i   t  9 (rad/s)

Các đại lượng góc và các đại lượng dài (tịnh tiến)
Trong mục này ta rút ra một vài mối liên hệ giữa tốc độ góc
và gia tốc góc của một vật rắn quay và tốc độ dài và gia tốc dài
của một điểm trên vật. Nhớ rằng khi vật rắn quay quanh trục cố
định như trên hình 10.4, các chất điểm của vật chuyển động dọc
theo các đường tròn có tâm nằm trên trục quay.
Vì điểm P trên hình 10.4 chuyển động trên một đường tròn,
vectơ vận tốc dài 𝒗⃗ luôn tiếp tuyến với đường tròn và do đó được
gọi là vận tốc tiếp tuyến. Độ lớn của vận tốc tiếp tuyến của điểm
P theo định nghĩa là tốc độ tiếp tuyến 𝑣 = 𝑑𝑠/𝑑𝑡, trong đó s là
khoảng cách mà điểm P đi được dọc theo đường tròn.
Vì 𝑠 = 𝑟𝜃 (phương trình 10.1a) và r là hằng số, ta thu được: Hình 10.4 Khi vật rắn
quay quanh trục cố định
𝑑𝑠 𝑑𝜃 đi qua O (trục z), điểm P
𝑣==𝑟
𝑑𝑡 𝑑𝑡 có vận tốc tiếp tuyến
Vì 𝑑𝜃/𝑑𝑡 = 𝜔 (phương trình 10.3) nên suy ra: luôn tiếp tuyến với đường
tròn bán kính r.
𝑣 = 𝑟𝜔 (10.10)
Tức là tốc độ tiếp tuyến của mỗi điểm trên vật rắn đang quay bằng khoảng cách từ trục
quay đến điểm đó nhân với tốc độ góc. Do đó, mặc dù các điểm trên vật rắn có cùng tốc độ
góc nhưng không phải mọi điểm của vật rắn đều có cùng tốc độ tiếp tuyến, vì r không như
nhau với tất cả các điểm của vật rắn.
Phương trình 10.10 chỉ ra rằng tốc độ tiếp tuyến của một điểm trên vật rắn đang quay
tăng lên khi ra xa trục quay. Ví dụ, đầu cây gậy đánh gôn chuyển động nhanh hơn nhiều so
với tay cầm.
Ta liên hệ gia tốc góc của một vật rắn đang quay với gia tốc tiếp tuyến của điểm P bằng
cách lấy đạo hàm của v theo thời gian:
𝑑𝑣 𝑑𝜔
𝑎𝑡 = =𝑟
𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑎𝑡 = 𝑟𝛼 (10.11)
Tức là thành phần tiếp tuyến của gia tốc dài của một điểm trên vật rắn đang quay bằng
khoảng cách từ trục quay đến điểm đó nhân với gia tốc góc.
Vì 𝑣 = 𝑟𝜔 đối với một điểm P trên vật rắn quay, ta có thể biểu diễn gia tốc hướng tâm
tại điểm đó dưới dạng tốc độ góc như là:
5
𝑣2
𝑎𝑐 = = 𝑟𝜔2 (10.12)
𝑟
Vectơ gia tốc toàn phần (biểu diễn như trên hình 10.5) tại
điểm đó là 𝑎 = 𝑎𝑡 + 𝑎𝑟 , trong đó độ lớn của 𝑎𝑟 là gia tốc
hướng tâm 𝑎𝑐 . Vì 𝑎 là một vectơ có thành phần tiếp tuyến và
thành phần pháp tuyến, nên độ lớn của 𝑎 tại điểm P trên vật
rắn quay là:

𝑎 = √𝑎𝑡2 + 𝑎𝑟2 = √𝑟 2 𝛼 2 + 𝑟 2 𝜔 4 = 𝑟√𝛼 2 + 𝜔 4 (10.13)

Tóm lại:
 Nên chú ý rằng, đối với một vật rắn quay quanh một
trục cố định, các chất điểm trên vật rắn sẽ có cùng tốc
độ góc và gia tốc góc nhưng vận tốc dài và gia tốc dài
thì khác nhau. Hình 10.5 Khi vật rắn quay
 Các phương trình 10.10, 10.11 và 10.12 biểu diễn mối quanh một trục cố định đi
liên hệ giữa đại lượng góc và đại lượng dài qua điểm O (trục z), điểm P
Câu hỏi 10.3: Ethan và Joseph đang chơi trò ngồi trên vòng có các thành phần tiếp tuyến
quay. Ethan cưỡi con ngựa ở mép ngoài của bệ sàn tròn, và hướng tâm của gia tốc
dài, at và ar
Joseph cưỡi con ngựa ở phía trong gần trục quay hơn. Khoảng
cách từ trục quay đến Ethan gấp đôi khoảng cách từ trục quay đến Joseph (i) Khi vòng quay
quay với tốc độ góc không đổi, hỏi tốc độ góc của Ethan so với tốc độ góc của Joseph là: (a)
gấp hai lần (b) bằng nhau (c) bằng một nửa (d) không thể xác định được (ii) Khi vòng quay
quay với tốc độ góc không đổi, tốc độ tiếp tuyến của Ethan so với tốc độ tiếp tuyến của Joseph
là: (a) gấp hai lần (b) bằng nhau (c) bằng một nửa (d) không thể xác định được.

Mômen lực
Khi nghiên cứu chuyển động tịnh tiến, ta đã biết rằng
nguyên nhân của sự thay đổi trạng thái chuyển động là lực.
Bây giờ ta tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái
chuyển động trong chuyển động quay. Hình dung bạn đang cố
gắng quay một cánh cửa bằng cách tác dụng một lực có độ lớn
F theo hướng vuông góc với bề mặt của cánh cửa gần với bản
lề rồi sau đó tại các khoảng cách khác nhau tính từ bản lề. Bạn
thấy cánh cửa quay nhanh hơn khi tác dụng lực gần núm cửa
hơn là khi tác dụng lực gần bản lề.
Hình 10.6 Xu hướng làm
Khi một lực tác dụng lên một vật rắn quay quanh trục cố
cho vật quay quanh trục của
định, vật rắn có xu hướng quay quanh trục đó. Xu hướng làm
vật quay quanh trục của một lực được đo bằng đại lượng gọi lực 𝐹 càng lớn khi F tăng và
là mômen lực 𝜏. Mômen lực là một vectơ, nhưng ở đây ta cánh tay đòn d tăng

6
chỉ xét độ lớn của nó. Ta sẽ khảo sát tỉ mỉ bản chất vectơ của nó trong chương 11.
Xét cái mỏ lết trên hình 10.6, ta muốn nó quay quanh trục đi qua mặt phẳng tờ giấy và đi
qua tâm của cái bu lông. Lực 𝐹 tác dụng theo phương nghiêng một góc 𝜑 so với phương
ngang. Ta định nghĩa độ lớn của mômen lực liên quan đến lực 𝐹 đối với trục quay đi qua O
là:
𝜏 = 𝑟𝐹 sin 𝜑 = 𝐹𝑑 (10.14)
Trong đó r là khoảng cách giữa trục quay và điểm tác dụng của lực 𝐹 , d là khoảng cách thẳng
góc từ trục quay tới giá của lực 𝐹 . Từ tam giác vuông trên hình 10.7 mà mỏ lết là cạnh huyền,
ta thấy 𝑑 = 𝑟 sin 𝜑. Đại lượng d được gọi là cánh tay đòn của lực 𝐹 .
Trên hình 10.7, thành phần của lực 𝐹 có khuynh hướng gây ra
chuyển động quay của mỏ lết quanh trục đi qua O là 𝐹 sin 𝜑, vuông
góc với đường thẳng vẽ từ trục quay tới điểm chịu tác dụng của lực 𝐹 .
Thành phần nằm ngang 𝐹 cos 𝜑 không có xu hướng làm quay vật
quanh trục đi qua O vì giá của nó đi qua O. Từ định nghĩa mômen lực,
xu hướng làm quay vật tăng khi F tăng và khi d tăng, điều này giải
thích vì sao cánh cửa dễ quay hơn khi ta ấn ở nắm đấm của cửa hơn là
ấn ở điểm gần bản lề, và lực ấn càng gần vuông góc với cánh cửa (góc
𝜑 càng gần 900). Ấn dọc theo một bên nắm đấm của cánh cửa 𝜑 = 0
sẽ không làm cho cánh cửa quay.
Hình 10.7 Lực ⃗⃗⃗
𝐹1 có
Nếu có nhiều lực tác dụng lên một vật rắn như trên hình 10.13, xu hướng làm cho
mỗi lực có xu hướng gây ra sự quay quanh trục qua O. ⃗⃗⃗
𝐹2 có xu hướng vật quay ngược
làm cho vật quay cùng chiều kim đồng hồ và ⃗⃗⃗
𝐹1 có xu hướng làm cho chiều kim đồng hồ,
vật quay ngược chiều kim đồng hồ. Ta dùng quy ước: dấu của mômen lực ⃗⃗⃗
𝐹2 có xu hướng
lực là dương nếu lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng làm cho vật quay
hồ, là âm nếu lực có xu hướng làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ. cùng chiều kim đồng
Trên hình 10.13, mômen của lực ⃗⃗⃗𝐹1 có cánh tay đòn d1 là dương và hồ
bằng +F1d1, mômen của lực ⃗⃗⃗ 𝐹2 có cánh tay đòn d2 là âm và bằng
F2d2. Do đó, tổng mômen lực đối với trục quay qua O là:
∑ 𝜏 = 𝜏1 + 𝜏2 = 𝐹1 𝑑1 − 𝐹2 𝑑2

Chú ý:
 Không nên nhầm lẫn mômen lực và lực. Các lực có thể gây ra sự thay đổi trong
chuyển động quay, nhưng hiệu quả của lực trong việc gây ra sự thay đổi này phụ
thuộc vào cả độ lớn của lực và cánh tay đòn của lực. Mômen lực có đơn vị là lực
nhân với độ dài, N.m trong hệ SI.
 Không được nhầm lẫn giữa mômen lực và công. Hai đại lượng này có cùng đơn vị
nhưng là các khái niệm khác nhau.

7
Câu hỏi 10.4: (i) Nếu bạn đang tháo một cái đinh vít được bắt chặt vào một miếng gỗ bằng
tuốc nơ vít và tuốc nơ vít bị hỏng, bạn nên tìm tuốc nơ vít khác có tay cầm (a) dài hơn hoặc
(b) to hơn? (ii) Nếu bạn đang cố gắng tháo một cái bulông được bắt chặt vào một miếng kim
loại bằng cờ lê và không thành công, bạn nên tìm một cái cờ lê khác có tay cầm (a) dài hơn
hoặc (b) to hơn?

Bài tập mẫu 10.2: Mômen lực tổng hợp tác dụng lên một hình trụ
Một đoạn hình trụ có dạng như trên Hình 10.9, với phần
lõi có bán kính R2 nhô ra khỏi phần lớn hơn có bán kính
R1. Hình trụ quay tự do quanh trục z như trên hình vẽ.
Một sợi dây quấn quanh hình trụ bán kính R1, thực hiện
một lực T1 hướng sang phải. Một sợi dây quấn quanh
phần lõi, tác dụng một lực T2 hướng xuống dưới. (A)
Hãy xác định mô men lực tổng hợp tác dụng lên hình trụ
đối với trục quay (là trục z trên hình 10.9). (B) Giả sử T1
= 5,0 N, R1 = 1,0 m, T2 = 15,0 N, R2 = 0,5 m. Hãy xác
định mô men lực tổng hợp đối với trục quay, và chiều Hình 10.8 Bài tập mẫu
quay của hình trụ. 10.3
Giải:
Phân tích. Hãy tưởng tượng rằng hình trụ trên Hình 10.9 là một trục của một cái máy.
Lực T1 có thể được tác dụng bởi một dây đai điều khiển quấn quanh trống. Lực T2 có
thể được tác dụng bởi một cái phanh ở bề mặt của lõi. Trong ví dụ này ta đánh giá
mômen lực tổng hợp bằng cách sử dụng phương trình 10.14. Mômen lực của T1 đối
với trục quay là -R1T1. (Dấu trừ vì mômen lực có xu hướng gây ra chuyển động quay
theo chiều kim đồng hồ.) Mômen lực của T2 là +R2T2. (Dấu dương vì mômen lực có
xu hướng gây ra chuyển động quay ngược chiều kim đồng hồ.)
(A) Mômen lực tổng hợp đối với trục quay:
   1   2  RT
1 1  R2T2

Kiểm tra nhanh ta thấy nếu hai lực có độ lớn bằng nhau, mômen lực tổng hợp là âm vì
R1> R2. Khi bắt đầu quay từ trạng thái đứng yên với hai lực có độ lớn bằng nhau tác
dụng lên nó, hình trụ sẽ quay theo chiều kim đồng hồ vì T1 gây ra mômen lực lớn hơn
so với T2 .
(B) Thay các giá trị số ta được:
 = - 1,0 m5,0 N +  0,5 m15 N = 2,5 N.m
Do mômen lực tổng hợp là dương nên hình trụ sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ.

8
Mô hình phân tích: Vật rắn quay dưới tác dụng của mômen lực tổng hợp
Trong chương 5 ta biết rằng một hợp lực tác dụng lên vật
gây ra gia tốc cho vật và gia tốc này tỉ lệ thuận với hợp lực.
Đây là cơ sở của mô hình chất điểm chịu tác dụng của hợp
lực, được biểu diễn theo định luật 2 Newton. Mục này sẽ chỉ
ra rằng gia tốc góc của một vật rắn quay quanh trục cố định
tỉ lệ thuận với tổng mômen lực đối với trục quay đó, tương
tự định luật 2 Newton trong chuyển động quay.
Thiết lập phương trình động lực học cho mô hình vật
rắn dưới tác dụng của mômen lực tổng hợp:
Trước tiên ta thảo luận trường hợp chất điểm chuyển
động trên đường tròn quanh trục cố định dưới tác dụng của
ngoại lực.
Xét chất điểm khối lượng m chuyển động trên đường Hình 10.9 Chất điểm chuyển
tròn bán kính r dưới tác dụng của một hợp lực theo phương động trên đường tròn dưới
tiếp tuyến ∑ 𝐹𝑡 và một hợp lực theo phương pháp tuyến ∑ 𝐹𝑟 tác dụng của lực tiếp tuyến
như trên hình 10.9. ∑ 𝐹𝑟 làm cho vật chuyển động trên đường ∑ 𝐹𝑡 . Lực pháp tuyến ∑ 𝐹𝑟
cũng phải có mặt để duy trì
tròn với một gia tốc hướng tâm. ∑ 𝐹𝑡 cung cấp cho vật gia tốc
chuyển động tròn.
tiếp tuyến 𝑎𝑡 , và:

∑ 𝐹𝑡 = 𝑚𝑎𝑡

Độ lớn của mômen lực do ∑ 𝐹𝑡 tác dụng lên chất điểm


chuyển động quanh trục vuông góc với mặt phẳng giấy và đi
qua tâm đường tròn là:

∑ 𝜏 = ∑ 𝐹𝑡 𝑟 = 𝑚𝑎𝑡 𝑟

Vì gia tốc tiếp tuyến liên hệ với gia tốc góc theo công thức
𝑎𝑡 = 𝑟𝛼 (phương trình 10.11), nên mômen lực có thể viết là:

∑ 𝜏 = (𝑚𝑟𝛼 )𝑟 = (𝑚𝑟 2 )𝛼 (10.15)

Ta đặt 𝑚𝑟 2 = 𝐼 nên:

∑ 𝜏 = 𝐼𝛼 (10.16)

Tức là tổng mômen lực tác dụng lên chất điểm tỉ lệ thuận Hình 10.10 Chất điểm quay
với gia tốc góc của nó. Chú ý là ∑ 𝜏 = 𝐼𝛼 có cùng dạng toán quanh trục đi qua O. Mỗi
học như định luật 2 Newton ∑ 𝐹 = 𝑚𝑎. yếu tố khối lượng dm quay
Tiếp theo ta mở rộng thảo luận này cho một vật rắn có dạng quanh trục với gia tốc góc
bất kì quay quanh trục cố định như trên hình 10.10. Có thể xem
9
vật rắn là tập hợp vô hạn các phần tử khối lượng mi có kích thước vô cùng nhỏ. Nếu ta đặt
một hệ tọa độ Đề-các lên vật thì mỗi phần tử khối lượng quay trên một đường tròn quanh gốc
tọa độ và có một gia tốc tiếp tuyến 𝑎𝑖 gây bởi ngoại lực tiếp tuyến 𝐹𝑖 . Đối với mỗi phần tử,
từ định luật 2 Newton ta có:
Fi  mi . ai

Mômen ngoại lực 𝜏𝑖 liên quan tới lực tác dụng 𝐹𝑖 có độ lớn:
𝜏𝑖 = 𝑟 𝐹𝑖 = 𝑎𝑖 𝑟𝑑𝑚
 i  ri Fi  rm
i i ai

Vì ai  ri nên:
 i  mi ri 2
Mặc dù mỗi phần tử khối lượng của vật rắn có thể có một gia tốc tịnh tiến 𝑎𝑡 khác nhau
nhưng tất cả chúng đều có cùng một gia tốc góc 𝛼. Do đó ta có thể lấy tích phân biểu thức
trên để thu được tổng mômen ngoại lực ∑ 𝜏𝑒𝑥𝑡 đối với một trục quay qua O:
 
 ext   i   mi ri 2    mi ri 2   10.17 
i i  i 
Đặt I   mi ri 2 , ta có:
i

∑ 𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼 (10.18)

Phương trình đối với vật rắn này giống như phương trình của chất điểm chuyển động trên
đường tròn (phương trình 10.16). Mômen lực tổng hợp đối với trục quay ∑ 𝜏𝑒𝑥𝑡 tỉ lệ với gia
tốc góc 𝛼 của vật với một hệ số tỉ lệ I.
Phương trình 10.18 là phương trình động lực học của mô hình phân tích vật rắn dưới
tác dụng của mômen lực tổng hợp, có cùng dạng với phương trình 9.39 của hệ chất điểm:

F ext  MaCM

Định nghĩa và ý nghĩa của momen quán tính:


Định nghĩa: đại lượng
I   mi ri 2 10.19 
i

được gọi là mômen quán tính của vật, phụ thuộc khối lượng của các chất điểm cấu tạo nên
vật và khoảng cách từ chúng đến trục quay. Đối với một chất điểm I = mr2. Đơn vị của mômen
quán tính trong hệ SI là kg.m2.
Ý nghĩa: Trong chuyển động quay, mômen quán tính có vai trò giống như vai trò của
khối lượng trong chuyển động tịnh tiến, nó đặc trưng cho mức quán tính của vật rắn trong

10
chuyển động quay. Mômen quán tính phụ thuộc khối lượng của vật và sự phân bố khối lượng
xung quanh trục quay. Mômen quán tính của một số vật thể có dạng đặc biệt đối với trục quay
xác định được cho trong bảng 10.2.
Tính mômen quán tính của các vật rắn có hình dạng đơn giản (có tính đối xứng cao) là
tương đối dễ với điều kiện trục quay trùng với một trục đối xứng, như trình bày trong mục
10.6 tiếp theo.

Bảng 10.2: Mômen quán tính của các vật rắn đồng nhất có hình dạng khác nhau

Câu hỏi 10.5: Bạn tắt máy khoan điện và thấy rằng khoảng thời gian để cho mũi khoan dừng
lại do mômen lực ma sát trong máy khoan là  t. Bạn thay một mũi khoan lớn hơn có mômen
quán tính gấp đôi. Khi mũi khoan lớn hơn này đang quay với tốc độ góc như cái nhỏ lúc đầu
và khoan được ngắt điện, mômen lực ma sát vẫn giữ nguyên như trường hợp mũi khoan nhỏ.
Khoảng thời gian để mũi khoan lớn hơn dừng lại là (a) 4  t (b) 2  t (c)  t (d) 0.5  t (e) 0.25
 t (f) không thể xác định được.

11
Bài tập mẫu 10.3: Thanh rắn quay
Một thanh đồng nhất có chiều dài L và khối lượng
M một đầu được gắn vào một trục xoay không ma
sát và quay tự do quanh trục trong mặt phẳng thẳng
đứng như trên hình 10.11. Thanh được thả cho
chuyển động từ vị trí nằm ngang. (a) Hỏi gia tốc
góc ban đầu của thanh và gia tốc dài của đầu tự do
của thanh bằng bao nhiêu? (b) Nếu ta đặt một đồng Hình 10.11 Bài tập mẫu 10.3
xu vào cuối thanh và sau đó thả thanh? Đồng xu có
tiếp xúc với thanh không?
Giải:
(a) Lực duy nhất gây ra mômen lực đối với trục quay là trọng lực M g tác dụng lên
thanh. Độ lớn của mômen lực đối với trục quay là:
L
  Mg  2 
Gia tốc góc của vật được tính theo công thức (10.18):

 
 Mg  L / 2  3g
 (1)
I 1 2L
ML2
3
Gia tốc dài của đầu tự do của thanh được tính theo công thức (10.11), với r = L:
3g
at  L 
2
(b) Kết quả ở trên cho thấy gia tốc ban đầu của một điểm ở cuối thanh lớn hơn g:
3g
at   g . Một đồng xu không được giữ sẽ rơi với gia tốc g. Vì vậy, nếu ta đặt một
2
xu vào cuối thanh và sau đó nhả thanh, đầu thanh sẽ rơi nhanh hơn đồng xu! Đồng xu
sẽ không giữ tiếp xúc với cây gậy. (Hãy thử làm với một đồng xu và một cái thước
mét!)
Câu hỏi bây giờ là tìm vị trí trên thanh mà khi ta đặt tại đó một xu thì đồng xu không
rời khỏi thanh rắn khi cả hai bắt đầu rơi. Để tìm gia tốc dài của một điểm tùy ý trên
thanh ở khoảng cách r từ trục quay, ta kết hợp phương trình (1) ở trên với phương trình
(10.11):
3g
at  r  r
2L
Để cho đồng xu không rời khỏi thanh, ứng với trường hợp tới hạn là gia tốc dài bằng
gia tốc rơi tự do:

12
3g 2
at  g  rr L
2L 3
Do đó, khi một đồng xu được đặt gần trục quay hơn hai phần ba chiều dài của thanh
thì sẽ còn tiếp xúc với thanh khi cả hai cùng rơi xuống. Nếu đặt đồng xu cách xa hơn
điểm này thì đồng xu sẽ rơi khỏi thanh rắn khi chúng cùng rơi xuống

Bài tập mẫu 10.4: Gia tốc góc của một cái bánh xe
Một bánh xe có bán kính R, khối lượng M, và mômen quán tính I
được gắn trên một trục nằm ngang không ma sát như trên hình
10.12. Một sợi dây nhẹ quấn quanh bánh xe treo một vật có khối
lượng m. Khi bánh xe được thả cho chuyển động, vật m sẽ chuyển
động nhanh dần xuống phía dưới, sợi dây rời khỏi bánh xe và bánh
xe quay với một gia tốc góc. Hãy tìm các biểu thức của gia tốc góc
của bánh xe, gia tốc tịnh tiến của vật và lực căng của dây.
Giải:
Độ lớn của mômen lực tác dụng lên bánh xe đối với trục quay của
nó là   TR , trong đó T là lực do sợi dây tác dụng lên vành của bánh
xe. (Trọng lực do Trái đất tác dụng lên bánh xe và phản lực pháp
tuyến do trục tác dụng lên bánh xe đều đi qua trục quay và do đó Hình 10.12 Bài
không tạo ra mômen lực.) tập mẫu 10.4
Theo phương trình 10.18 của mô hình phân tích vật rắn chịu tác dụng của mômen lực
tổng hợp:
 ext  I

suy ra    ext 
 TR
(1)
I I
Từ mô hình chất điểm chịu tác dụng của hợp lực, áp dụng định luật 2 Newton cho vật
m, chọn chiều dương hướng xuống ta có:
F y  mg  T  ma
mg  T
Suy ra a  (2)
m
Các phương trình (1) và (2) có 3 ẩn số  , a và T. Vì sợi dây không trượt trên bánh xe
nên gia tốc tịnh tiến của vật bằng gia tốc tiếp tuyến của điểm nằm trên vành của bánh
xe. Do đó gia tốc góc của bánh xe và gia tốc tịnh tiến của vật có mối liên hệ a  R .
Kết hợp với (1) và (2) ta có:
TR 2 mg  T mg
a  R   (3). Suy ra T  (4)
I m 1   mR 2 / I 

13
g
Thay (4) vào (2) ta tính được gia tốc tịnh tiến của vật: a  (5)
1   I / mR 2 

a g
Gia tốc góc của bánh xe là:   
R R   I / mR 

Tính mômen quán tính


Mômen quán tính của hệ chất điểm phân bố rời rạc được tính theo phương trình 10.19.
Mômen quán tính của vật rắn được xác định bằng cách chia vật thành nhiều phần tử nhỏ, mỗi
phần tử có khối lượng ∆𝑚𝑖 , rồi tính theo định nghĩa 𝐼 = ∑𝑖 𝑟𝑖2 ∆𝑚𝑖 và lấy giới hạn của tổng
này khi ∆𝑚𝑖 → 0. Khi đó tổng trở thành tích phân lấy trên toàn bộ vật:

𝐼 = lim ∑ 𝑟𝑖2 ∆𝑚𝑖 = ∫ 𝑟 2 𝑑𝑚 (10.20)


∆𝑚𝑖 →0
𝑖
Để tính mômen quán tính của vật rắn, ta chia nhỏ vật rắn thành những phần tử vô cùng
nhỏ có khối lượng dmtheo thể tích, diện tích hoặc chiều dài của các phần tử (tùy thuộc vào
hình dạng vật) dễ hơn là tính theo khối lượng của chúng, cụ thể như sau:
 Vật rắn dạng dài, khối lượng m, chiều dài L (chiều rộng và chiều cao của vật rắn nhỏ
𝑚
hơn rất nhiều so với chiều dài): ta dùng mật độ khối lượng dài 𝜆 = là khối lượng
𝐿
trên một đơn vị dài. Phần tử nhỏ có chiều dài dL nên khối lượng của nó là 𝑑𝑚 = 𝜆𝑑𝐿,
thay vào 10.20 ta có:
𝐼 = ∫ 𝜆𝑟 2 𝑑𝐿 (10.21a)
 Vật rắn dạng mặt, khối lượng m, diện tích A (chiều cao của vật rắn nhỏ hơn rất nhiều
𝑚
so với chiều rộng và dài): ta dùng mật độ khối lượng mặt 𝜎 = là khối lượng trên
𝐴
một đơn vị diện tích. Phần tử nhỏ có diện tích dS nên khối lượng của nó là 𝑑𝑚 = 𝜎𝑑𝐴,
thay vào 10.20 ta có:
𝐼 = ∫ 𝜎𝑟 2 𝑑𝐴 (10.21b)
𝑚
 Vật rắn dạng khối, khối lượng m, thể tích V: ta dùng mật độ khối lượng khối 𝜌 = là
𝑉
khối lượng trên một đơn vị thể tích. Phần tử nhỏ có thể tích dV nên khối lượng của nó
là 𝑑𝑚 = 𝜌 𝑑𝑉, thay vào 10.20 ta có:
𝐼 = ∫ 𝜌𝑟 2 𝑑𝑉(10.21c)
Bài tập mẫu 10.5: Mômen quán tính của thanh rắn đồng
nhất
Tính mômen quán tính của một thanh mảnh đồng nhất có
chiều dài L và khối lượng M (hình 10.13) đối với một trục
quay vuông góc với thanh (trục y’) và đi qua khối tâm của
thanh. Hình 10.13 Bài tập
mẫu 10.5
14
Giải:
Ví dụ này minh hoạ việc sử dụng định nghĩa mômen quán tính theo công thức (10.20).
Như với bất kỳ vấn đề tích hợp nào, giải pháp liên quan đến việc giảm tích phân thành
một biến duy nhất.
Phần tử chiều dài được tô bóng dx’ trên hình 10.13 có khối lượng dm bằng mật độ
khối lượng dài nhân với dx’.
M '
dm   dx '  dx
L

Thay biểu thức này vào công thức (10.20), với r 2   x '  :
2

L /2
2
M M 2
M   x ' 3  1
 x '  L/2  x ' dx '  L
L /2 L /2
I  r 2 dm   dx '     ML2
 L /2 L L  3   L /2 12

Kết quả này đúng như trong bảng 10.2

Định lý các trục song song:


Việc tính mômen quán tính đối với một trục quay bất kì là khó khăn, ngay cả với vật có
tính đối xứng cao. Ta có thể dùng định lí các trục song song để đơn giản hóa sự tính toán.
Giả sử vật trên hình 10.14a quay quanh trục z. Mômen quán tính không phụ thuộc sự phân
bố khối lượng dọc trục z. Tưởng tượng làm bẹp một vật thể 3 chiều thành một vật thể 2 chiều
như trên hình 10.14b. Trong quá trình này tất cả khối lượng chuyển động song song với trục
z cho đến khi nó nằm trong mặt phẳng xy. Các tọa độ khối tâm của vật lúc này là xCM, yCM,
zCM=0. Xét phần tử khối lượng dm có các tọa độ (x, y, 0) như ở hình 10.14c khi nhìn từ trên
trục z xuống. Vì phần tử này cách trục z một khoảng 𝑟 = √𝑥 2 + 𝑦 2 , nên mômen quán tính
của vật đối với trục z là:

𝐼 = ∫ 𝑟 2 𝑑𝑚 = ∫(𝑥 2 + 𝑦 2 ) 𝑑𝑚

Từ hình 10.11c ta có mối liên hệ giữa các tọa độ của phần tử dm có đánh dấu phẩy và
không đánh dấu phẩy là:
𝑥 = 𝑥 ′ + 𝑥𝐶𝑀 ; 𝑦 = 𝑦 ′ + 𝑦𝐶𝑀 ; 𝑧 = 𝑧 ′ = 0
Do đó:

𝐼 = ∫[(𝑥 ′ + 𝑥𝐶𝑀 )2 + (𝑦′ + 𝑦𝐶𝑀 )2 ] 𝑑𝑚

2 2 )
𝐼 = ∫[(𝑥 ′ )2 + (𝑦′)2 ] 𝑑𝑚 + 2𝑥𝐶𝑀 ∫ 𝑥 ′ 𝑑𝑚 + 2𝑦𝐶𝑀 ∫ 𝑦 ′ 𝑑𝑚 + (𝑥𝐶𝑀 + 𝑦𝐶𝑀 ∫ 𝑑𝑚

15
Hình 10.14 a) Một vật rắn có hình dạng bất kì. Gốc tọa độ không trùng với khối tâm của
vật. Tưởng tượng vật quay quanh trục z. b) Tất cả các phần tử khối lượng của vật được làm
cho xẹp xuống dọc theo trục z để tạo thành một vật thể phẳng. (c) Phần tử khối lượng dm
bất kì được biểu thị bằng màu xanh trong hình vẽ nhìn từ trên xuống dọc theo trục z. Định
lý trục song song được sử dụng với phần mô tả hình vẽ để xác định mômen quán tính của
vật thể ban đầu đối với trục z.
Tích phân đầu tiên là mômen quán tính 𝐼𝐶𝑀 đối với trục quay đi qua khối tâm. Tích phân
thứ hai bằng 0 vì theo định nghĩa khối tâm ∫ 𝑥 ′ 𝑑𝑚 = ∫ 𝑦 ′ 𝑑𝑚 = 0. Tích phân cuối cùng bằng
2 2
MD2 vì ∫ 𝑑𝑚 = 𝑀 và 𝐷 2 = 𝑥𝐶𝑀 + 𝑦𝐶𝑀 . Do đó ta kết luận:
𝐼 = 𝐼𝐶𝑀 + 𝑀𝐷 2 (10.22)
Phương trình (10.22) là phương trình của định lý các trục song song. Dùng phương trình
này, ta có thể tính momen quán tính I của vật đối với trục quay bất kỳ song song với trục quay
đi qua khối tâm bằng cách tính momen quán tính đối với trục quay đi qua khối tâm 𝐼𝐶𝑀 và
khoảng cách D giữa 2 trục quay.

Động năng quay


Trong chương 7 ta đã định nghĩa động năng của một vật là năng lượng liên quan đến
chuyển động của nó. Vật quay quanh trục cố định thì không có động năng tịnh tiến. Tuy
nhiên, các chất điểm riêng rẽ cấu tạo nên vật rắn lại đang chuyển động theo các quỹ đạo tròn.
Do đó có động năng liên quan tới chuyển động quay.
Xem vật rắn như một hệ chất điểm và giả sử nó quay quanh trục z với tốc độ góc 𝜔 như
trên hình 10.15. Nếu khối lượng của chất điểm thứ i là mi, và tốc độ tiếp tuyến của nó là vi
thì động năng của nó là:
1
𝐾𝑖 = 𝑚𝑖 𝑣𝑖2
2
Khi vật rắn quay thì mọi chất điểm của nó có cùng tốc độ góc 𝜔 nhưng tốc độ tiếp tuyến
của mỗi chất điểm phụ thuộc vào khoảng cách đến trục quay ri.
Động năng toàn phần của vật rắn là tổng động năng của các chất điểm riêng rẽ:

16
1 1
𝐾𝑅 = ∑ 𝐾𝑖 = ∑ 𝑚𝑖 𝑣𝑖2 = ∑ 𝑚𝑖 𝑟𝑖2 𝜔2
2 2
𝑖 𝑖 𝑖
Có thể viết biểu thức này như sau:
1
𝐾𝑅 = (∑ 𝑚𝑖 𝑟𝑖2 ) 𝜔2 (10.23)
2
𝑖
Đại lượng trong dấu ngoặc đơn là mômen quán tính I của vật rắn.
Do đó phương trình 10.23 được viết thành:
1 2 Hình 10.15 Vật rắn
𝐾𝑅 = 𝐼𝜔 (10.24)
2 quay quanh trục cố
1
Ta thường quy cho đại lượng 𝐼𝜔2 là động năng quay, nhưng nó định với tốc độ góc
2 𝜔. Động năng của
không phải là một dạng năng lượng mới. Nó là động năng thông chất điểm khối lượng
thường vì nó là tổng động năng của các chất điểm riêng rẽ cấu tạo 1
nên vật rắn. Công thức động năng 10.24 tiện lợi khi giải bài toán mi là 𝑚𝑖 𝑣𝑖2. Động
2
chuyển động quay, với điều kiện là tính được I. năng toàn phần của
1 vật được gọi là động
Có sự tương tự giữa động năng tịnh tiến 𝑚𝑣 2 và động năng năng quay của nó.
2
1 2
quay 𝐼𝜔 . Các đại lượng I và 𝜔 trong chuyển động quay tương ứng
2
với các đại lượng m và v trong chuyển động tịnh tiến.
Câu hỏi 10.6: Một trụ rỗng và một trụ đặc có cùng bán kính, khối lượng và chiều dài. Cả hai
đều quay quanh trục của chúng với cùng tốc độ góc. Vật nào có động năng quay hớn hơn?
(a) trụ rỗng. (b) trụ đặc. (c) Chúng có cùng động năng quay. (d) Không thể xác định được.

Khảo sát năng lượng trong chuyển động quay


Trong chương này, khi khảo sát chuyển động quay của vật
rắn ta chủ yếu sử dụng cách tiếp cận liên quan đến lực, và dẫn
đến mômen lực tác dụng lên vật. Ở mục 10.7 ta đã xét năng lượng
là động năng quay của vật rắn. Bây giờ ta sẽ mở rộng các thảo
luận sơ bộ trên đây để thấy cách tiếp cận năng lượng có ích như
thế nào khi giải các bài toán chuyển động quay. Ta bắt đầu bằng
cách khảo sát mối liên hệ giữa mômen lực tác dụng lên vật rắn
và chuyển động quay do nó gây ra với mục đích dẫn ra các biểu
thức của công suất và tìm ra định lí công-động năng trong chuyển
động quay.
Hình 10.16 Vật rắn quay
Xét vật rắn quay quanh điểm O như trên hình 10.16. quanh trục cố định đi qua
O dưới tác dụng của lực
Giả sử ngoại lực 𝐹 nằm trong mặt phẳng giấy, tác dụng tại P
𝐹 tại điểm P.
của vật. Công do lực 𝐹 thực hiện khi làm cho điểm P quay đi một
đoạn vô cùng nhỏ 𝑑𝑠 = 𝑟𝑑𝜃 là:
17
𝑑𝑊 = 𝐹 . 𝑑𝑠 = (𝐹 sin 𝜑)𝑟𝑑𝜃
Trong đó 𝐹 sin 𝜑 là thành phần tiếp tuyến của 𝐹 , hay là thành phần lực dọc theo độ dời.
Lưu ý là thành phần pháp tuyến 𝐹 không thực hiện công lên vật vì nó vuông góc với độ dời.
Vì độ lớn của mômen lực 𝐹 đối với trục quay đi qua O là 𝑟𝐹 sin 𝜑 (phương trình 10.14)
nên có thể viết:
𝑑𝑊 = 𝜏𝑑𝜃 (10.25)
Tốc độ sinh công của lực 𝐹 khi vật quay quanh trục cố định một góc 𝑑𝜃 trong khoảng
thời gian dt là:
𝑑𝑊 𝑑𝜃
=𝜏
𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑑𝑊 𝑑𝜃
Vì là công suất tức thời P (xem mục 8.5) được cung cấp bởi lực và = 𝜔, biểu thức
𝑑𝑡 𝑑𝑡
trên trở thành:
𝑃 = 𝜏𝜔 (10.26)
Công thức này tương tự như công thức công suất 𝑃 = 𝐹𝑣 trong chuyển động tịnh tiến, và
phương trình 10.25 tương tự với 𝑑𝑊 = 𝐹𝑥 𝑑𝑥.
Ta có thể biểu diễn mômen lực như sau:
𝑑𝜔 𝑑𝜔 𝑑𝜃 𝑑𝜔
∑ 𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼 = 𝐼 =𝐼 =𝐼 𝜔
𝑑𝑡 𝑑𝜃 𝑑𝑡 𝑑𝜃
Sắp xếp lại biểu thức này và để ý là ∑ 𝜏𝑒𝑥𝑡 𝑑𝜃 = 𝑑𝑊, ta có:

∑ 𝜏𝑒𝑥𝑡 𝑑𝜃 = 𝑑𝑊 = 𝐼𝜔𝑑𝜔

Tích phân biểu thức này ta thu được công do ngoại lực thực hiện lên vật rắn quay:
𝜔𝑓
1 2 1 2
𝑊 = ∫ 𝐼𝜔𝑑𝜔 = 𝐼𝜔 − 𝐼𝜔 (10.27)
𝜔𝑖 2 𝑓 2 𝑖

Bảng 10.3: Các phương trình cần nhớ của chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến
Chuyển động quay quanh trục cố Chuyển động tịnh tiến
định
𝑑𝜃 𝑑𝑥
Tốc độ góc 𝜔 = Tốc độ dài 𝑣 =
𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑑𝜔 𝑑𝑣
Gia tốc góc 𝛼 = Gia tốc dài 𝑎 =
𝑑𝑡 𝑑𝑡

Mômen lực thực tế ∑ 𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼 Lực thực tế ∑ 𝐹 = 𝑚𝑎

18
Nếu 𝛼 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 Nếu 𝑎 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 𝑣𝑓 = 𝑣𝑖 + 𝑎𝑡
1 1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + (𝜔𝑖 + 𝜔𝑓 )𝑡 𝑥𝑓 = 𝑥𝑖 + (𝑣𝑖 + 𝑣𝑓 )𝑡
2 2
2 2 2 2
{𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 2𝛼(𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 )} {𝑣𝑓 = 𝑣𝑖 + 2𝑎(𝑥𝑓 − 𝑥𝑖 )}
𝜃 𝑥
Công 𝑊 = ∫𝜃 𝑓 𝜏𝑑𝜃 Công 𝑊 = ∫𝑥 𝑓 𝐹𝑥 𝑑𝑥
𝑖 𝑖

1 1
Động năng quay 𝐾𝑅 = 𝐼𝜔2 Động năng 𝐾 = 𝑚𝑣 2
2 2
Công suất 𝑃 = 𝜏𝜔 Công suất 𝑃 = 𝐹𝑣
Mômen động lượng 𝐿 = 𝐼𝜔 Động lượng 𝑝 = 𝑚𝑣
𝑑𝐿 𝑑𝑝
Mômen lực thực tế ∑ 𝜏 = Lực thực tế ∑ 𝐹 =
𝑑𝑡 𝑑𝑡

Trong đó tốc độ góc thay đổi từ 𝜔𝑖 đến 𝜔𝑓 . Phương trình 10.27 là định lý công-động năng
đối với chuyển động quay. Định lý này phát biểu rằng công do ngoại lực thực hiện lên vật rắn
đối xứng đang quay quanh trục cố định thì bằng độ biến thiên động năng quay của vật.
Định lý này là một dạng của mô hình hệ không cô lập (năng lượng) đã thảo luận trong
chương 8. Công thực hiện lên hệ vật rắn biểu thị sự truyền năng lượng qua biên của hệ do sự
tăng động năng quay của vật.
Tổng quát, có thể tổ hợp định lí này với định lí công-động năng trong chuyển động tịnh
tiến ở chương 7. Cho nên công do ngoại lực thực hiện lên vật bằng độ biến thiên động năng
toàn phần gồm động năng tịnh tiến và động năng quay của vật. Ví dụ khi một cầu thủ ném
quả bóng thì công thực hiện bởi tay của cầu thủ lên quả bóng bằng động năng do quả bóng
chuyển động trong không gian và động năng quay của quả bóng.
Ngoài định lí công-động năng, các nguyên lí năng lượng khác cũng áp dụng được cho
chuyển động quay. Ví dụ vật đang quay và không có các lực không bảo toàn tác dụng lên hệ
thì có thể dùng mô hình hệ cô lập và nguyên lí bảo toàn cơ năng để phân tích hệ. Độ biến
thiên động năng trong phương trình bảo toàn năng lượng 8.2 sẽ gồm cả độ biến thiên động
năng tịnh tiến và độ biến thiên động năng quay.
Trong một số trường hợp, nếu cách tiếp cận năng lượng không đủ thông tin để giải bài
toán thì phải kết hợp với cách tiếp cận động lượng. Một trường hợp như vậy được minh họa
trong ví dụ 10.14 trong mục 10.9.
Bảng 10.3 liệt kê các phương trình liên quan đến chuyển động quay cùng với các công
thức tương ứng của chuyển động tịnh tiến. Lưu ý đến sự giống nhau về dạng toán học của các
phương trình. Hai phương trình cuối cùng ở cột bên trái của bảng 10.3 liên quan đến mômen
động lượng L sẽ được trình bày trong chương 11. Ở đây chúng được đưa vào với mục đích
làm hoàn chỉnh bảng các công thức chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến.

19
Bài tập mẫu 10.6: Thanh rắn quay
Một thanh rắn đồng nhất có chiều dài L và khối lượng
M quay tự do không ma sát trên một cái chốt đi qua một
đầu thanh (hình 10.17). Thanh được thả cho quay từ
trạng thái nghỉ tại vị trí nằm ngang. (A) Tốc độ góc của
thanh khi nó chuyển động đến vị trí t hấp nhất là bao
nhiêu? (B) Hãy xác định tốc độ tiếp tuyến của khối tâm
và tốc độ tiếp tuyến của điểm thấp nhất trên thanh khi
thanh ở vị trí thẳng đứng.
Giải: Hình 10.17 Bài tập mẫu
(A) Như đã đề cập ở bài tập mẫu 10.4, gia tốc góc của 10.6
thanh không phải là hằng số. Do đó, các phương trình động học của chuyển động quay
(mục 10.2) không áp dụng được cho bài tập mẫu này. Ta xem hệ gồm thanh và Trái
đất là một hệ cô lập về mặt năng lượng (vì không có các lực không bảo toàn tác dụng
lên hệ) và sử dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hệ.
Ta chọn gốc thế năng là vị trí khối tâm của thanh khi thanh nằm thẳng đứng. Khi thanh
ở vị trí nằm ngang, nó không có động năng quay. Thế năng của hệ khi thanh nằm
ngang là MgL/2 vì khối tâm của thanh ở độ cao L/2 so với gốc tính thế năng. Khi thanh
đến vị trí thấp nhất, năng lượng của hệ là động năng quay.
Theo mô hình hệ cô lập năng lượng ta có:
K  U  0
Thay các giá trị lúc đầu và lúc sau của hệ vào ta có:
1 2   1  1
 I   0    0  MgL   0 với I  ML
2

2   2  3
Ta tính được tốc độ góc của thanh khi nó chuyển động đến vị trí thấp nhất là:
MgL MgL 3g
  
I 1 2 L
ML
3
(B) Sử dụng phương trình (10.10) và kết quả ở phần (A), ta có:
L 1
vCM  r   3gL
2 2
Vì r của điểm thấp nhất trên thanh bằng hai lần r của khối tâm nên điểm thấp nhất của
thanh có tốc độ tiếp tuyến gấp đôi tốc độ tiếp tuyến của khối tâm:
v  2vCM  3gL

20
Chuyển động lăn của vật rắn
Trong mục này ta xét chuyển động của vật rắn lăn trên mặt phẳng. Ví dụ, xét một khối
trụ lăn trên một đường thẳng sao cho trục quay của nó luôn song song với hướng lúc đầu của
nó. Như hình 10.18 cho thấy, một điểm trên vành của hình trụ chuyển động theo một đường
phức tạp gọi là cycloid. Tuy nhiên ta đơn giản hóa vấn đề bằng cách chú ý đến khối tâm của
vật hơn là điểm trên vành của vật đang lăn. Như thấy trên hình 10.18, khối tâm của vật chuyển
động theo đường thẳng. Nếu một vật lăn không trượt trên mặt phẳng (gọi là chuyển động lăn
thuần túy) thì tồn tại một mối liên hệ đơn giản giữa chuyển động tịnh tiến và chuyển động
quay của nó.

Hình 10.18 Hai điểm trên một vật đang lăn có quỹ đạo khác nhau trong không gian
Xét một khối trụ đồng nhất có bán kính R lăn không trượt trên một mặt phẳng nằm ngang
(hình 10.19).
Khi trụ quay được một góc 𝜃 thì khối tâm của nó đi được
một đoạn 𝑠 = 𝑅𝜃. Do đó, tốc độ chuyển động tịnh tiến của khối
tâm là:
𝑑𝑠 𝑑𝜃
𝑣𝐶𝑀 = =𝑅 = 𝑅𝜔 (10.28)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
trong đó 𝜔 là tốc độ góc của hình trụ. Phương trình 10.28 đúng
khi khối trụ hoặc khối cầu lăn không trượt và là điều kiện đối
với chuyển động lăn thuần túy.
Độ lớn gia tốc tịnh tiến của khối tâm là: Hình 10.19 Đối với chuyển
động lăn thuần túy, khi hình
𝑑𝑣𝐶𝑀 𝑑𝜔
𝑎𝐶𝑀 = =𝑅 = 𝑅𝛼 (10.29) trụ quay được một góc 𝜃 thì
𝑑𝑡 𝑑𝑡 khối tâm của nó đi được một
trong đó 𝛼 là gia tốc góc của khối trụ. đoạn thẳng 𝑠 = 𝑅𝜃
Khi một vật lăn có tốc độ khối tâm 𝑣𝐶𝑀 , nếu bạn đi gần vật cũng với tốc độ 𝑣𝐶𝑀 , tức là
bạn đứng yên so với khối tâm của vật. Quan sát vật bạn sẽ thấy nó chuyển động quay thuần
túy quanh khối tâm. Hình 10.20a biểu thị vận tốc của các điểm ở đỉnh, tâm và đáy của vật
như bạn quan sát thấy. Hình 10.20b chỉ ra vận tốc của các điểm này khi vật chuyển động tịnh
tiến. Trong hệ quy chiếu đứng yên so với bề mặt lăn, vận tốc của một điểm ở trên vật là tổng
của các vận tốc trên hình 10.20a và 10.20b. Hình 10.20c cho thấy kết quả cộng các vận tốc.
21
Hình 10.20: Chuyển động của vật đang lăn được mô hình hóa bằng sự tổ hợp
của chuyển động tịnh tiến thuần túy và chuyển động quay thuần túy
Chú ý là điểm tiếp xúc giữa vật và mặt phẳng trên hình 10.20c có vận tốc tịnh tiến bằng
không. Lúc này vật lăn chuyển động như là không có mặt phẳng ngang và vật bị gắn chốt tại
điểm P và quay quanh trục đi qua điểm P. Ta có thể biểu diễn động năng toàn phần của vật
rắn quay tưởng tượng này là:
1
𝐾 = 𝐼𝑃 𝜔2 (10.30)
2
trong đó 𝐼𝑃 là mômen quán tính đối với trục quay đi qua P.
Do lúc này chuyển động của vật tưởng tượng này giống với chuyển động của vật rắn quay
thực tế, nên phương trình 10.30 cũng là động năng của vật lăn. Áp dụng định lý Steiner-
Huyghens, ta có thể thay 𝐼𝑃 = 𝐼𝐶𝑀 + 𝑀𝑅2 vào phương trình 10.30 để có:
1 1
𝐾 = 𝐼𝐶𝑀 𝜔2 + 𝑀𝑅 2 𝜔2
2 2
Sử dụng 𝑣𝐶𝑀 = 𝑅𝜔, phương trình này có thể được biểu diễn như sau:
1 1 2
𝐾 = 𝐼𝐶𝑀 𝜔2 + 𝑀𝑣𝐶𝑀 (10.31)
2 2
Đây là động năng toàn phần của một vật đang lăn.
1
Số hạng 𝐼𝐶𝑀 𝜔2 biểu diễn động năng quay của vật quanh khối tâm của nó, và số hạng
2
1 2
𝑀𝑣𝐶𝑀 biểu diễn động năng của vật khi nó chỉ chuyển động tịnh tiến. Do đó, động năng toàn
2
phần của một vật đang lăn là tổng động năng quay quanh khối tâm và động năng tịnh tiến của
khối tâm. Phát biểu này phù hợp với trường hợp minh họa trên hình 10.20, trong đó vận tốc
của mỗi điểm trên vật bằng tổng vận tốc khối tâm và vận tốc tiếp tuyến quanh khối tâm.
Có thể dùng phương pháp năng lượng để giải các bài toán chuyển động quay của vật trên
mặt phẳng nghiêng. Ví dụ, xem hình 10.21, một quả cầu lăn không trượt sau khi được thả từ
trạng thái đứng yên từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng. Chuyển động lăn có gia tốc xảy ra với
22
điều kiện có lực ma sát giữa quả cầu và mặt nghiêng để tạo
ra mômen lực đối với khối tâm. Mặc dù có ma sát nhưng cơ
năng vẫn bảo toàn vì điểm tiếp xúc đứng yên tương đối so
với bề mặt tại bất kì thời điểm nào. (Nói cách khác, nếu quả
cầu trượt thì cơ năng của hệ quả cầu-mặt phẳng nghiêng-Trái
đất sẽ giảm do có lực không bảo toàn là lực ma sát động).
Trong thực tế, ma sát lăn làm cho cơ năng chuyển thành
nội năng. Ma sát lăn là do sự biến dạng của bề mặt và vật
đang lăn. Ví dụ lốp ô tô oằn xuống khi lăn trên đường, thể Hình 10.21: Một quả cầu
hiện sự chuyển cơ năng thành nội năng. Đường cũng bị biến đang lăn xuống mặt phẳng
dạng một lượng nhỏ, thể hiện có ma sát lăn thêm vào. Trong nghiêng. Cơ năng của hệ quả
các mô hình giải bài toán, ta bỏ qua ma sát lăn trừ khi có nói cầu - Trái đất được bảo toàn
rõ. nếu không xảy ra chuyển
động trượt.
Sử dụng 𝑣𝐶𝑀 = 𝑅𝜔 cho chuyển động lăn thuần túy, có
thể biểu diễn phương trình 10.28 như sau:
2
1 v  1 1 I  2
K  I CM  CM   MvCM
2
 K   CM2  M  vCM 10.32
2  R  2 2 R 
Đối với hệ quả cầu- Trái đất trên hình 10.26, ta chọn gốc thế năng ở chân mặt phẳng
nghiêng, do đó, theo định luật bảo toàn cơ năng:
𝐾𝑓 + 𝑈𝑓 = 𝐾𝑖 + 𝑈𝑖
1 𝐼𝐶𝑀 2
( + 𝑀) 𝑣𝐶𝑀 + 0 = 0 + 𝑀𝑔ℎ
2 𝑅2
1⁄2
2𝑔ℎ
𝑣𝐶𝑀 = [ ] (10.33)
𝐼𝐶𝑀
1+( )
𝑀𝑅2
Câu hỏi 10.7: Một quả bóng bắt đầu lăn không trượt xuống một mặt phẳng nghiêng A từ
trạng thái đứng yên. Đồng thời, một cái hộp bắt đầu trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng B,
giống hệt với mặt phẳng nghiêng A nhưng không có ma sát. Vật nào đến chân mặt phẳng
nghiêng trước? (a) Quả bóng. (b) Hộp. (c) Cả hai đều đến cùng một lúc. (d) Không thể xác
định được.

Tóm tắt chương 10


Định nghĩa
Vị trí góc của vật rắn là góc 𝜃 giữa một đường chuẩn được gắn với vật và một đường chuẩn
cố định trong không gian. Độ dời góc của chất điểm chuyển động trên đường tròn hoặc vật
rắn quay quanh trục cố định là ∆𝜃 = 𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 .

23
Tốc độ góc tức thời của chất điểm chuyển động trên đường tròn hoặc của vật rắn quay quanh
trục cố định là
𝑑𝜃
𝜔= (10.3)
𝑑𝑡
Gia tốc góc tức thời của chất điểm chuyển động trên đường tròn hoặc của vật rắn quay quanh
trục cố định là
𝑑𝜔
𝛼= (10.5)
𝑑𝑡
Khi vật rắn quay quanh một trục cố định, các phần của vật có cùng tốc độ góc và gia tốc góc.

Độ lớn của mômen lực liên quan đến lực 𝐹 tác dụng lên vật tại điểm cách trục quay một
khoảng r là:
𝜏 = 𝑟𝐹 sin 𝜑 = 𝐹𝑑 (10.14)
Trong đó 𝜑 là góc giữa vectơ vị trí của điểm chịu tác dụng của lực và vectơ lực, d là cánh tay
đòn của lực, là khoảng cách vuông góc từ trục quay tới giá của lực 𝐹 .

Mômen quán tính của một hệ chất điểm được định nghĩa là:
𝐼 ≡ ∑ 𝑚𝑖 𝑟𝑖2 (10.19)
𝑖
Trong đó mi là khối lượng của chất điểm thứ i, ri là khoảng cách từ chất điểm đó đến trục
quay.

Khái niệm và nguyên lý


Khi vật rắn quay quanh trục cố định thì vị trí góc, tốc độ góc và gia tốc góc liên hệ với vị trí,
tốc độ dài và gia tốc dài qua các mối liên hệ sau:
𝑠 = 𝑟𝜃 (10.1a)
𝑣 = 𝑟𝜔 (10.10)
𝑎𝑡 = 𝑟𝛼 (10.11)

Nếu vật rắn quay quanh trục cố định với tốc độ góc 𝜔, động năng quay của nó là:
1
𝐾𝑅 = 𝐼𝜔2 (10.24)
2
trong đó I là mômen quán tính của vật đối với trục quay.

Mômen quán tính của vật rắn là:


𝐼 = ∫ 𝑟 2 𝑑𝑚 (10.20)
Trong đó r là khoảng cách từ phần tử khối lượng dm đến trục quay.

24
Tốc độ sinh công của ngoại lực khi làm quay vật rắn quanh một trục cố định, hoặc công suất
được cung cấp là:
𝑃 = 𝜏𝜔 (10.26)

Nếu công thực hiện lên vật rắn và kết quả duy nhất là làm quay vật rắn quanh một trục cố
định thì công do các ngoại lực thực hiện khi làm quay vật bằng độ biến thiên động năng quay
của vật:
1 1
∑ 𝑊 = 𝐼𝜔𝑓2 − 𝐼𝜔𝑖2 (10.27)
2 2

Động năng toàn phần của một vật rắn lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng thì bằng động
năng quay quanh khối tâm của nó cộng với động năng tịnh tiến của khối tâm:
1 1 2
𝐾 = 𝐼𝐶𝑀 𝜔2 + 𝑀𝑣𝐶𝑀 (10.31)
2 2

Các mô hình phân tích


Vật rắn quay với gia tốc góc không đổi
Nếu một vật rắn quay quanh trục cố định với gia tốc góc
không đổi, có thể áp dụng các phương trình động học tương
tự các phương trình động học của chuyển động tịnh tiến với
gia tốc không đổi:
𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 (10.6)
1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + 𝜔𝑖 + 𝛼𝑡 2 (10.7)
2
2 2
𝜔𝑓 = 𝜔𝑖 + 2𝛼(𝜃𝑓 − 𝜃𝑖 ) (10.8)
1
𝜃𝑓 = 𝜃𝑖 + (𝜔𝑖 + 𝜔𝑓 )𝑡 (10.9)
2

Vật rắn quay dưới tác dụng của mômen lực tổng hợp
Nếu vật rắn quay tự do quanh trục cố định và có các mômen
ngoại lực tác dụng lên nó, thì vật có gia tốc góc 𝛼, trong đó:

∑ 𝜏𝑒𝑥𝑡 = 𝐼𝛼 (10.18)

Phương trình này trong chuyển động quay tương tự như định
luật 2 Newton trong mô hình chất điểm chịu tác dụng của hợp
lực.

25
Câu hỏi lý thuyết chương 10
1. Một quả bóng lăn không trượt trên sàn nhà, khối tâm của nó chuyển động với một tốc
độ nào đó. Một khối nước đá có khối lượng bằng khối lượng của quả bóng được cho trượt
trên sàn theo đường song song với đường đi của quả bóng với tốc độ bằng tốc độ khối
tâm của quả bóng. Vật nào có (i) động năng lớn hơn? (a) Quả bóng. (b) Khối nước đá.
(c) Bằng nhau. Vật nào có (ii) động lượng lớn hơn? (a) Quả bóng. (b) Khối nước đá. (c)
Bằng nhau. (iii) Hai vật phải đi lên đoạn đường dốc. Vật nào sẽ di chuyển được xa hơn?
(a) Quả bóng. (b) Khối nước đá. (c) Chúng đi được các đoạn bằng nhau.
2. Một chiếc máy bay đồ chơi được treo lên trần nhà bằng một sợi dây. Bạn xoay chiếc máy
bay nhiều lần để quấn dây treo quanh nó theo chiều kim đồng hồ sau đó thả nó ra. Chiếc
máy bay bắt đầu quay ngược chiều kim đồng hồ càng lúc nhanh hơn. Giả sử chiều ngược
chiều kim đồng hồ là chiều dương và ma sát có thể bỏ qua. Khi dây hoàn toàn không bị
cuốn quanh máy bay, tốc độ quay của máy bay là cực đại. (i) Tại thời điểm này gia tốc
góc của nó là (a) dương, (b) âm, hoặc (c) bằng không? (ii) Máy bay tiếp tục chuyển động
quay đi lên phía trên rồi dừng lại, lúc này dây bị quấn ngược chiều kim đồng hồ. Ngay
tại thời điểm nó dừng lại gia tốc góc của nó là (a) dương, (b) âm, hoặc (c) bằng không?
3. Giả sử chỉ có hai ngoại lực có độ lớn bằng nhau nhưng ngược hướng tác dụng lên một
vật rắn đang đứng yên. Hỏi với điều kiện nào thì vật bắt đầu quay?
4. Giả sử bạn có hai quả trứng, một quả đã luộc chín và một quả chưa luộc. Bạn muốn xác
định quả trứng nào đã được luộc chín mà không làm vỡ trứng, có thể xác định bằng cách
cho hai quả trứng quay trên sàn nhà và so sánh chuyển động quay của chúng. (a) Quả
trứng nào quay nhanh hơn? (b) Quả trứng nào quay đồng đều hơn? (c) Dùng tay làm cho
quả trứng đang quay dừng lạivà lập tức thả tay ra? Hãy giải thích các câu trả lời (a), (b)
và (c).
5. Giả sử bạn cho quyển sách trượt trên một sàn nhà với một tốc độ ban đầu nào đó. Nó
nhanh chóng dừng lại vì tác dụng của lực ma sát giữa sách và sàn nhà. Tiếp theo, bạn cho
quả bóng rổ lăn trên sàn với tốc độ ban đầu bằng với tốc độ ban đầu của quyển sách thì
nó lăn được đến cuối căn phòng. (a) Tại sao quả bóng rổ lại lăn được xa như vậy? (b)
Lực ma sát có ảnh hưởng đáng kể đến chuyển động của quả bóng rổ không?
6. Có 3 vật rắn với mật độ khối lượng đồng nhất, 1 vật là quả cầu
đặc, 1 vật dạng trụ đặc và 1 vật dạng trụ rỗng như hình bên.
Cả 3 vật đặt trên đỉnh mặt phẳng nghiêng và được thả cho lăn
xuống từ trạng thái nghỉ. Chúng đều lăn xuống mà không
trượt. (a) Hỏi vật nào đến chân mặt phẳng nghiêng trước tiên?
(b) Vật nào đến chân mặt phẳng nghiêng cuối cùng?
Chú ý: kết quả không phụ thuộc khối lượng và bán kính của các vật.

26
Bài tập chương 10
1. Vị trí góc của một cánh cửa xoay được mô tả bởi 𝜃 = 5.00 + 10.0𝑡 + 2.00𝑡 2 trong đó
 tính bằng rad và t tính bằng giây. Hãy xác định tọa độ góc, tốc độ góc và gia tốc góc
của cánh cửa tại thời điểm (a) t = 0 và (b) t = 3.00 s.
2. Một vật bắt đầu quay nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên quay với gia tốc góc 𝛼 =
10 + 6𝑡, trong đó 𝛼 tính theo rad/s2 và t tính bằng giây. Xác định góc tính bằng radian
mà vật quay được trong 4.0 giây đầu tiên.
3. Một bánh xe bắt đầu quay từ trạng thái đứng yên với gia tốc góc không đổi để đạt được
tốc độ góc 12.0 rad/s sau 3.00 s. Hãy tìm (a) độ lớn của gia tốc góc của bánh xe và (b)
góc tính bằng radian mà nó quay được trong khoảng thời gian này.
4. Bánh xe có đường kính 2.00 m nằm trong mặt phẳng thẳng đứng và quay với gia tốc góc
không đổi 4.00 rad/s2. Bánh xe bắt đầu quay từ trạng thái đứng yên. Tại thời điểm t = 0,
vectơ bán kính của một điểm nào đó P trên vành tạo thành một góc 57.30 so với phương
ngang. Tại t = 2.00 s, hãy tìm (a) tốc độ góc của bánh xe và, (b)
tốc độ tiếp tuyến, (c) gia tốc toàn phần, (d) tọa độ góc của điểm
P.
5. Hãy tìm mômen lực tổng hợp tác dụng lên bánh xe trên hình
bên đối với trục quay đi qua điểm O, lấy a = 10.0 cm và b =
25.0 cm.
6. Cần câu trên hình tạo thành một góc 20.00 so với phương
nằm ngang. Tính mômen lực do con cá thực hiện đối với
trục quay vuông góc với mặt phẳng giấy và đi qua bàn tay
của người câu cá nếu cá kéo cần câu một lực F  100N
theo góc 37.00 dưới phương nằm ngang? Lực tác dụng tại
điểm cách tay của người câu cá 2.00 m.
7. Một động cơ điện làm quay bánh đà thông qua một đai điều
khiển nối một ròng rọc trên động cơ và một ròng rọc được gắn
chặt vào bánh đà như trên hình. Bánh đà là một đĩa đặc có khối
lượng 80.0 kg và bán kính R = 0.625 m quay trên một trục
không ma sát. Ròng rọc gắn trên bánh đà có khối lượng rất nhỏ
và bán kính r = 0.230 m. Lực căng Tu ở phần trên của đai là
135 N, và bánh đà có gia tốc góc theo chiều kim đồng hồ là
1.67 rad/s2. Tìm lực căng của đoạn dây đai phía dưới.
8. Vật m1 = 2.00 kg và vật m2 = 6.00 kg được nối với nhau
bằng sợi không có khối lượng vắt qua ròng rọc hình đĩa đặc
có bán kính R = 0.250 m và khối lượng M = 10.0 kg. Mặt
nghiêng tạo thành một góc   300 so với phương ngang
như trên hình P10.32. Hệ số ma sát động là 0.360 đối với cả
hai vật. (a) Vẽ sơ đồ lực cho các vật và ròng rọc. Xác định

27
(b) gia tốc của các vật m1, m2 và (c) các lực căng trên các đoạn dây ở hai
phía của ròng rọc.
9. Xét cơ hệ như trên hình với m1 = 20.0 kg, m2 = 12.5 kg, R = 0.200 m, và
khối lượng của ròng rọc M = 5.00 kg. Vật m2 nằm trên sàn nhà, và vật
m1 ở độ cao 4.00 m so với sàn nhà khi nó được thả từ trạng thái đứng
yên. Bỏ qua ma sát ở trục ròng rọc. Sợi dây nhẹ, không co giãn và không
trượt trên ròng rọc. (a) Tính khoảng thời gian cần thiết để vật m1 chạm
sàn. (b) Nếu ròng rọc không có khối lượng thì khoảng thời gian cần thiết
để vật m1 chạm sàn là bao nhiêu?
10. Một cánh cửa đồng nhất, cứng, mỏng, có chiều cao 2.20 m, rộng 0.870
m và khối lượng 23.0 kg. (a) Tìm mômen quán tính của cánh cửa đối với trục quay là các
bản lề của nó. (b) Có dữ kiện nào của đề bài là không cần thiết không?
11. Hình bên biểu diễn cái lốp xe khi chưa lắp vào bánh xe. Mô
hình cái lốp như là gồm hai thành bên, mỗi cái có độ dày 0.635
cm và một bức ta-lông có độ dày 2.50 cm và bề rộng 20.0 cm.
Giả sử lốp xe có mật độ đồng nhất 1.10x103 kg/m3. Tính mômen
quán tính của lốp xe so với trục vuông góc với mặt phẳng trang
giấy và đi qua tâm của nó.
12. Ba chất điểm được nối với nhau bằng các thanh cứng có khối lượng
không đáng kể đặt nằm dọc theo trục y. Hệ thống này quay quanh
trục x với tốc độ góc 2.00 rad/s. Hãy tìm (a) mômen quán tính của
hệ đối với trục x, (b) động năng quay toàn phần của hệ tính theo
1 2
công thức I  , (c) tốc độ tiếp tuyến của mỗi chất điểm, và (d)
2
1
tổng động năng của hệ tính theo công thức  mi vi 2 . (e) So sánh
2
các động năng tính được trong phần (a) và phần (b).
13. Nhiều máy sử dụng bánh lệch tâm cho các mục đích
khác nhau, chẳng hạn như van đóng mở. Trên hình
P10.46, bánh lệch tâm là một đĩa tròn bán kính R với
một lỗ tròn đường kính R xuyên qua nó. Lỗ tròn này
không đi qua tâm của đĩa. Bánh lệch tâm có khối
lượng M, được gắn lên trên một thanh hình trụ cứng,
đồng nhất, có đường kính R và cũng có khối lượng M. Tính động năng của hệ gồm bánh
lệch tâm và thanh hình trụ khi quay với tốc độ góc  quanh trục của hình trụ?
14. Một cái bàn quay nằm ngang có trọng lượng 800 N là một đĩa đặc bán kính 1.50 m bắt
đầu quay từ trạng thái đứng yên do tác dụng của một lực không đổi nằm ngang có độ lớn
50.0 N theo phương tiếp tuyến với mép của bàn quay. Tìm động năng của bàn quay sau
3.00 s.

28
15. Xét hai vật m1 và m2 với m1 > m2 được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ
vắt qua ròng rọc có một quán tính I đối với trục quay của nó như trên hình.
Sợi dây không dãn và không trượt trên ròng rọc. Bỏ qua ma sát của ròng
rọc. Hai vật được thả cho chuyển động khi cách nhau một khoảng 2h theo
phương thẳng đứng. (a) Sử dụng bảo toàn năng lượng để tìm tốc độ của
các vật khi chúng chạy qua nhau. (b) Tìm tốc độ góc của ròng rọc tại thời
điểm đó.
16. Một hình trụ có trọng lượng 10.0 kg lăn không trượt trên mặt phẳng nằm
ngang. Tại một thời điểm nào đó, khối tâm của vật có tốc độ 10.0 m/s. Hãy
xác định (a) động năng tịnh tiến của khối tâm của vật, (b) động năng quay
của vật, và (c) năng lượng toàn phần của nó.
17. Một quả bóng tennis là một quả cầu rỗng thành mỏng lăn
không trượt với tốc độ 4.03 m/s trên đoạn nằm ngang của
một đường ray như trên hình. Nó lăn ở phía bên trong của
một vòng tròn thẳng đứng có bán kính r = 45.0 cm. Khi
quả bóng tới gần đáy của vòng tròn, đường ray được uốn
sao cho quả bóng rời khỏi đường ray tại điểm có độ cao h
= 20.0 cm bên dưới phần nằm ngang. (a) Hãy tìm tốc độ
của quả bóng khi nó đi qua đỉnh của vòng tròn. (b) Chứng tỏ rằng quả bóng sẽ không rơi
khỏi đường ray tại vị trí cao nhất của vòng tròn. (c) Tìm tốc độ của quả bóng khi nó rời
khỏi đường ray ở bên dưới. (d) Giả sử ma sát tĩnh giữa bóng và đường ray là không đáng
kể sao cho bóng trượt thay vì lăn. Tốc độ của bóng tại đỉnh của vòng tròn lúc này sẽ lớn
hơn, nhỏ hơn hoặc bằng so với trường hợp chuyển động lăn? (e) Giải thích câu trả lời
của bạn ở phần (d).
18. Cho cơ hệ như hình, hai vật được nối với nhau bằng sợi
dây có khối lượng không đáng kể vắt qua một ròng ròng
bán kính r = 0,25m và có mômen quán tính I. Vật m1 đang
chuyển động trên mặt phẳng nghiêng không có ma sát với
gia tốc không đổi a = 2m/s2. (a) Vẽ sơ đồ lực cho các vật
m1, m2 và ròng rọc. (b) Hãy tính lực căng dây T1, T2 và
mômen quán tính I của ròng rọc.
19. Một cuộn dây được quấn quanh một đĩa tròn đặc, đồng nhất có bán
kính R và khối lượng M, và đầu trên của cuộn dây được buộc vào
một thanh cố định. Đĩa tròn được thả cho chuyển động từ trạng thái
nghỉ theo phương thẳng đứng. Hãy chứng minh (a) lực căng dây
bằng 1/3 trọng lượng của đĩa, (b) gia tốc của đĩa bằng 2g/3, (c) tốc
độ của khối tâm của đĩa là (4gh/3)1/2 sau khi đĩa đi xuống được một
khoảng h. (d) Xác minh câu trả lời của bạn cho phần (c) bằng cách
sử dụng các định luật về năng lượng.

29
20. Một tấm ván có khối lượng M = 6.00 kg
nằm trên hai con lăn hình trụ cứng giống
hệt nhau có R = 5.00 cm và m = 2.00 kg.
Tấm ván được kéo bởi một lực không đổi
theo phương ngang F có độ lớn 6.00 N
tác dụng vào phần cuối của tấm ván và vuông góc với trục của các con lăn (các trục này
song song với nhau). Các con lăn này lăn không trượt trên mặt phẳng và cả trên tấm ván.
(a) Hãy tìm gia tốc ban đầu của tấm ván tại thời điểm các con lăn cách đều nhau từ các
đầu của tấm ván. (b) Tìm gia tốc của các con lăn tại thời điểm đó. (c) Hãy tìm các lực ma
sát tác dụng khi đó?

30
Chương 11: Mômen động lượng
hủ đề trung tâm của chương này là mômen động lượng, là đại lượng đóng vai trò quan

C trọng trong động lực học chuyển động quay. Tương tự như nguyên lý bảo toàn động
lượng, ta cũng có nguyên lý bảo toàn mômen động lượng. Mômen động lượng của một
hệ cô lập là không đổi. Đối với mômen động lượng, một hệ cô lập là một hệ không có
các mômen ngoại lực tác dụng lên hệ. Nếu có mômen ngoại lực tác dụng lên hệ thì hệ đó
không cô lập. Giống như định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn mômen động
lượng là một định luật cơ bản của vật lý, nó cũng có giá trị đối với các hệ tương đối và lượng
tử.

Tích vectơ và mômen lực


Điều quan trọng khi xác định mômen động lượng là
nhân 2 vectơ bằng toán tử tích có hướng.
Xét lực 𝐹⃗ tác dụng lên chất điểm tại vị trí vectơ 𝑟⃗ (hình
11.1). Như đã biết trong mục 10.6, độ lớn của mômen lực
của lực này đối với một trục quay đi qua gốc là 𝑟𝐹 sin 𝜑,
trong đó 𝜑 là góc giữa các vectơ 𝑟⃗ và 𝐹⃗ . Trục mà lực 𝐹⃗ có
xu hướng tạo ra chuyển động quay quanh nó là trục vuông
góc với mặt phẳng tạo bởi các vectơ 𝑟⃗ và 𝐹⃗ .
Vectơ mômen lực 𝜏⃗ được liên kết với các vectơ 𝑟⃗ và 𝐹⃗ .
Ta có thể thiết lập một mối liên hệ toán học giữa 𝜏⃗ , 𝑟⃗ và 𝐹⃗
bởi một toán tử được gọi là tích vectơ:
𝜏⃗ = 𝑟⃗ × 𝐹⃗ (11.1)
Bây giờ ta đưa ra một định nghĩa chính thức của tích
vectơ. Cho trước hai vectơ 𝐴⃗ và 𝐵⃗⃗ bất kì, tích vectơ 𝐴⃗ × 𝐵⃗⃗
Hình 11.1: Vectơ mômen lực 𝜏⃗
được định nghĩa như là vectơ thứ ba 𝐶⃗ có độ lớn bằng hướng vuông góc với mặt
𝐴𝐵 sin 𝜃, trong đó 𝜃 là góc giữa hai vectơ 𝐴⃗ và 𝐵 ⃗⃗. Tức là phẳng tạo bởi vectơ vị trí 𝑟⃗ và
nếu 𝐶⃗ được cho bởi 𝐶⃗ = 𝐴⃗ × 𝐵 ⃗⃗ thì độ lớn của nó là 𝐶 = vectơ lực tác dụng 𝐹⃗ . Trên
𝐴𝐵 sin 𝜃. hình vẽ này, 𝑟⃗ và 𝐹⃗ nằm trong
  
C  A B (11.2) mặt phẳng xy, nên mômen lực
dọc theo trục z.
C  AB sin  (11.3)

Đại lượng 𝐴𝐵 sin 𝜃 bằng diện tích của hình bình hành tạo bởi hai vectơ 𝐴⃗ và 𝐵
⃗⃗ như chỉ
ra trên hình 11.2. Hướng của vectơ 𝐶⃗ vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai vectơ 𝐴⃗ và 𝐵⃗⃗, và

1
để xác định hướng này có thể dùng quy tắc bàn tay
phải được minh họa trên hình 11.2. Bốn ngón tay của
bàn tay phải được chỉ theo chiều vectơ 𝐴⃗, sau đó được
nắm theo hướng quay từ 𝐴⃗ đến 𝐵 ⃗⃗ qua góc 𝜃. Hướng
ngón tay cái chỉ lên là hướng của 𝐴⃗ × 𝐵 ⃗⃗ = 𝐶⃗. Phép
nhân vectơ 𝐴⃗ × 𝐵
⃗⃗ thường được gọi là “tích chéo”.
Một số tính chất của phép nhân có hướng rút ra từ
định nghĩa:
1. 𝐴⃗ × 𝐵
⃗⃗ = −𝐵
⃗⃗ ×
𝐴⃗
2. 𝐴⃗ × 𝐴⃗ = 0 (11.4)
3. Nếu 𝐴⃗ vuông góc 𝐵 ⃗⃗ thì |𝐴⃗ × 𝐵
⃗⃗| =
𝐴𝐵.
4. 𝐴⃗ × (𝐵⃗⃗ + 𝐶⃗)=𝐴⃗ × 𝐵⃗⃗ + 𝐴⃗ ×
(11.5) Hình 11.2: Tích vectơ 𝐴⃗ × 𝐵⃗⃗ là
𝐶⃗ vectơ 𝐶⃗ có độ lớn bằng 𝐴𝐵 𝑠𝑖𝑛 𝜃,
(11.6)
𝑑 ⃗ bằng diện tích của hình bình hành
5. ⃗⃗) = 𝑑𝐴 × 𝐵
(𝐴⃗ × 𝐵 ⃗⃗ + 𝐴⃗ ×
𝑑𝑡 𝑑𝑡 trong hình vẽ.
⃗⃗
𝑑𝐵
𝑑𝑡

Tích chéo của hai vectơ 𝐴⃗ và 𝐵


⃗⃗ bất kì có thể được biểu diễn theo dạng định thức sau:
𝑖̂ 𝑗̂ 𝑘̂
𝐴𝑦 𝐴𝑧 𝐴 𝐴𝑧 𝐴 𝐴𝑦
⃗ ⃗⃗
𝐴 × 𝐵 = |𝐴𝑥 𝐴𝑦 𝐴𝑧 | = | 𝐵 | 𝑖⃗ − | 𝑥 | 𝑗⃗ + | 𝑥 | 𝑘⃗⃗
𝑦 𝐵𝑧 𝐵𝑥 𝐵𝑧 𝐵𝑥 𝐵𝑦
𝐵𝑥 𝐵𝑦 𝐵𝑧
Khai triển các định thức này được kết quả sau:
 
A  B   Ay Bz  Az By iˆ   Az Bx  Ax Bz  ˆj   Ax By  Ay Bx zˆ (11.8)
Nắm được định nghĩa tích vectơ, ta có thể xác định hướng của vectơ mômen lực. Nếu lực
nằm trong mặt phẳng xy như trên hình 11.1, mômen lực 𝜏⃗ được biểu diễn bằng một vectơ
song song với trục z. Lực trên hình 11.1 tạo ra một mômen có xu hướng làm quay vật ngược
chiều kim đồng hồ xung quanh trục z. Hướng của 𝜏⃗ theo hướng dương của trục z.

Mô hình phân tích : Hệ không cô lập (mômen động lượng)


Hình dung một cái cột được dựng lên trên một hồ nước đóng băng (hình 11.3). Một người
trượt băng trượt nhanh về phía cái cột, theo hướng hơi lệch sang bên để không va vào cái cột.
Khi cô ta trượt ngang qua cái cột, cô ta chìa tay ra bên hông và túm lấy cái cột. Hành động
này làm cho cô ta chuyển động tròn xung quanh cái cột. Giống như ý tưởng về động lượng
giúp ta phân tích chuyển động tịnh tiến, một sự tương tự trong chuyển động quay, mômen

2
động lượng, giúp ta phân tích chuyển động của vận động viên
trượt băng này và các vật khác trong chuyển động tròn.
Trong chương 9 ta đã trình bày dạng toán học của động
lượng và sau đó đã chỉ ra đại lượng này có giá trị như thế nào
trong việc giải bài toán. Ta sẽ theo các thủ tục tương tự đối với
mômen động lượng.
Xét một chất điểm khối lượng m có bán kính vectơ 𝑟⃗,
chuyển động với động lượng 𝑝⃗ như trên hình 11.4. Khi mô tả
chuyển động tịnh tiến, ta thấy rằng hợp lực tác dụng lên chất
điểm bằng tốc độ thay đổi theo thời gian của động lượng của
chất điểm, ∑ 𝐹⃗ = 𝑑𝑝⃗⁄𝑑𝑡 (xem phương trình 9.3). Nhân có
hướng các vế của phương trình 9.3 với 𝑟⃗, vế trái sẽ cho mômen
lực:
𝑑𝑝⃗
𝑟⃗ × ∑ 𝐹⃗ = ∑ 𝜏⃗ = 𝑟⃗ × Hình 11.3: Khi người trượt
𝑑𝑡
băng trượt ngang qua cái
⃗⃗
Tiếp theo cộng vào vế phải số hạng (𝑑𝑟⃗⁄𝑑𝑡 ) × 𝑃, là số cột, cô ta chìa tay chụp lấy
hạng bằng 0, vì 𝑑𝑟⃗⁄𝑑𝑡 = 𝑣⃗, mà 𝑣⃗//𝑝⃗. Do đó: cái cột. Động tác này làm
cho cô ta quay nhanh quanh
𝑑𝑝⃗ 𝑑𝑟⃗
∑ 𝜏⃗ = 𝑟⃗ × + × 𝑝⃗ cái cột theo vòng tròn.
𝑑𝑡 𝑑𝑡
Vế phải của phương trình này là đạo hàm của 𝑟⃗ × 𝑝⃗, xem
phương trình (11.6). Do đó:
𝑑 (𝑟⃗ × 𝑝⃗)
∑ 𝜏⃗ = (11.9)
𝑑𝑡
Phương trình này có dạng tương tự phương trình 9.3.
Vì trong chuyển động quay mômen lực đóng vai trò giống
như vai trò của lực trong chuyển động tịnh tiến, kết quả này
gợi ý rằng tổ hợp 𝑟⃗ × 𝑝⃗ trong chuyển động quay đóng vai trò
như vai trò của 𝑝⃗ trong chuyển động tịnh tiến. Ta gọi tổ hợp
này là mômen động lượng của chất điểm:
“Mômen động lượng tức thời L của một chất điểm đối với
một trục quay đi qua gốc O được xác định bởi tích có hướng Hình 11.4: Mômen động lượng
của véc tơ vị trí tức thời r của chất điểm và động lượng tức
L của chất điểm là một véctơ
thời 𝑝⃗ của nó:
cho bởi L  r  p
   (11.10)
Lrp

Bây giờ ta có thể viết (11.9) như sau:

3
𝑑 𝐿⃗⃗
∑ 𝜏⃗ = (11.11)
𝑑𝑡
𝑑p
Có dạng giống như định luật 2 Newton của chuyển động thẳng, ∑ 𝐹⃗ = . Mômen lực
𝑑𝑡
làm cho mômen động lượng thay đổi giống như lực làm cho động lượng thay đổi.
Chú ý rằng (11.11) đúng chỉ nếu ∑ 𝜏⃗ và 𝐿⃗⃗ được đo với cùng một trục. Công thức này cũng
đúng đối với trục quay cố định bất kì trong một hệ quy chiếu quán tính.
Đơn vị trong hệ SI của mômen động lượng là kg.m2/s. Cũng chú ý là cả độ lớn và hướng
của 𝐿⃗⃗ phụ thuộc vào việc chọn trục. Theo quy tắc bàn tay phải, ta thấy hướng của 𝐿⃗⃗ vuông
góc với mặt phẳng tạo bởi r và p . Trên hình 11.4, r và p nằm trong mặt phẳng xy, do đó
𝐿⃗⃗ hướng theo trục z. Vì p  mv , độ lớn của L là:

L  mvr sin  (11.12)


Trong đó  là góc giữa r và p và L=0 khi r // p . Nói cách khác, khi vận tốc tịnh tiến
của chất điểm hướng dọc theo đường thẳng đi qua trục quay, chất điểm có mômen động lượng
bằng không so với trục. Mặt khác, nếu r vuông góc p , thì L  mvr . Khi đó, chất điểm chuyển
động như trường hợp nó nằm trên mép của bánh xe đang quay quanh trục trong mặt phẳng
tạo bởi r và p .
Mômen động lượng của hệ chất điểm
Dùng các kỹ thuật như trong mục 9.7, ta có thể chỉ ra rằng định luật 2 Newton đối với hệ
chất điểm là:
dPtot
F ext 
dt
Phương trình này cho thấy tổng ngoại lực tác dụng lên hệ chất điểm thì bằng tốc độ biến
thiên theo thời gian của động lượng toàn phần của hệ.
Ta hãy xem một phát biểu tương tự như vậy có thể được thực hiện đối với chuyển động
quay hay không. Mômen động lượng toàn phần của hệ chất điểm đối với một trục quay nào
đó được xác định bằng tổng véctơ mômen động lượng của từng chất điểm riêng biệt:
     
Ltot  L1  L2  L3  ...  Ln   Li

trong đó tổng vectơ được lấy trên toàn bộ n chất điểm của hệ.
Lấy đạo hàm biểu thức này theo thời gian ta có:
 
dLtot dLi
   i
dt i dt i

Ở đây ta đã dùng phương trình 11.11 để thay thế tốc độ biến thiên theo thời gian của
mômen động lượng của mỗi chất điểm với mômen lực tác dụng lên mỗi chất điểm.
4
Các mômen lực tác dụng lên các chất điểm của hệ là các mômen lực liên kết với các nội
lực giữa các chất điểm và các mômen lực liên kết với các ngoại lực. Tuy nhiên, các mômen
lực liên kết với các nội lực giữa các chất điểm thì bằng không. Nhắc lại rằng theo định luật 3
Newton thì các nội lực giữa các chất điểm bằng nhau về độ lớn nhưng ngược hướng. Nếu ta
giả sử các lực này nằm trên đường thẳng nối từng cặp chất điểm, mômen lực tổng cộng xung
quanh trục quay bất kì đi qua gốc O do mỗi cặp lực-phản lực gây ra bằng không (tức là cánh
tay đòn từ O tới giá của các lực thì bằng nhau đối với cả 2 chất điểm, và các lực ngược hướng
nhau). Do đó, tổng các mômen nội lực bằng không. Ta kết luận rằng mômen động lượng toàn
phần của một hệ biến thiên theo thời gian chỉ khi có mômen ngoại lực tác dụng lên hệ:

dLtot
 ext 
dt
(11.13)

Mômen ngoại lực tác dụng lên hệ bằng tốc độ biến thiên theo thời gian của mômen động
lượng toàn phần của hệ đó.

 dPtot
Phương trình này trong chuyển động quay tương tự với phương trình  Fext  đối
dt
với hệ chất điểm. Phương trình 11.13 là biểu diễn toán học của sự diễn tả mô hình hệ không
cô lập mômen động lượng. Nếu hệ không cô lập theo nghĩa có mômen lực tác dụng lên nó,
thì mômen lực bằng tốc độ biến thiên theo thời gian của mômen động lượng.
Mặc dù ta không chứng minh ở đây, nhưng phát biểu này là đúng bất kể chuyển động của
khối tâm. Nó có thể áp dụng ngay cả khi khối tâm đang gia tốc, miễn là mômen lực và mômen
động lượng được đánh giá so với một trục quay đi qua khối tâm.
Sắp xếp lại phương trình 11.13 và lấy tích phân ta được

  dt  L

ext tot

Phương trình này trong chuyển động quay tương tự với


phương trình của định lí xung lực-động lượng của hệ chất
điểm (9.40). Phương trình này biểu diễn định lí xung lượng
của mômen lực- mômen động lượng.

Mômen động lượng của vật rắn quay


Trong ví dụ 11.4, ta đã khảo sát mômen động lượng của
một hệ có thể biến dạng. Bây giờ ta sẽ tập trung sự chú ý vào
hệ không biến dạng, gọi là vật rắn. Xét vật rắn quay quanh
một trục cố định trùng với trục z của hệ tọa độ như chỉ ra trên
hình 11.7.
Hình 11.7: Khi vật rắn quay
Ta hãy xác định mômen động lượng của vật này. Mỗi quanh trục, mômen động
chất điểm của vật này quay trong một mặt phẳng xy quanh lượng L cùng hướng với
trục z với tần số góc  . Độ lớn của mômen động lượng của vectơ vận tốc góc  , theo
chất điểm khối lượng mi quanh trục z là miviri. Do vi  ri
mối liên hệ L  I
5
(phương trình 10.10), ta có thể biểu diễn độ lớn của mômen động lượng của chất điểm này
bằng:
Li  mi ri 2

Vectơ Li đối với chất điểm này hướng dọc theo trục z, giống như véctơ  .
Bây giờ ta có thể tìm mômen động lượng (trong trường hợp này chỉ có 1 thành phần z)
của toàn bộ vật bằng cách lấy tổng Li trên toàn bộ các chất điểm:
 
Lz   Li   mi ri 2    mi ri 2 
i i  i 
Lz  I (11.14)
trong đó m r
i
i i
2
là mômen quán tính I của vật rắn đối với trục z (phương trình 10.15).

Bây giờ ta lấy đạo hàm phương trình 11.14 theo thời gian, chú ý I là hằng số đối với vật
rắn:
dLz d
I  I (11.15)
dt dt
Trong đó  là gia tốc góc so với trục quay.
dLz
Vì bằng mômen ngoại lực (phương trình 11.13), ta có thể viết phương trình11.15
dt
như sau:
 ext  I (11.16)
Đây là định luật 2 Newton đối với chuyển động quay.
Tức là, mômen ngoại lực tác dụng lên vật rắn quay quanh một trục cố định thì bằng
mômen quán tính đối với trục quay đó nhân với gia tốc góc đối với trục đó. Kết quả này giống
như phương trình10.21, thu được bằng cách tiếp cận lực, nhưng ta thu được phương
trình11.16 bằng cách dùng khái niệm mômen động lượng. Như đã thấy trong mục 10.7,
phương trình 11.16 là biểu diễn toán học của mô hình phân tích vật rắn chịu tác dụng của một
mômen lực. Phương trình này cũng đúng cho vật rắn quay quanh một trục chuyển động, với
điều kiện là trục chuyển động này (1) đi qua khối tâm và (2) là một trục đối xứng.
Nếu một vật thể đối xứng quay quanh một trục cố định đi qua khối tâm của nó, bạn có
thể viết phương trình11.14 theo dạng véctơ L  I , trong đó L là mômen động lượng toàn
phần của vật rắn được tính so với trục quay. Hơn nữa, biểu thức này đúng cho vật bất kì, bất
kể tính đối xứng của nó, nếu L ứng với thành phần mômen động lượng dọc theo trục quay.

6
Mô hình phân tích: hệ cô lập (mômen động lượng)
Trong chương 9 ta đã thấy rằng động lượng toàn phần của một hệ chất điểm là không đổi
nếu hệ cô lập, tức là khi ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không. Trong chuyển động quay, ta
cũng có một định luật bảo toàn tương tự:
“Mômen động lượng toàn phần của một hệ không đổi cả độ lớn và hướng (bảo toàn) nếu
tổng mômen ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không, hoặc hệ cô lập“.
Phát biểu này thường được gọi là nguyên lý bảo toàn mômen động lượng và là cơ sở
cho cách diễn tả mômen động lượng của mô hình hệ cô lập.
Nguyên lý này được dẫn ra trực tiếp từ phương trình11.13, trong đó chỉ ra rằng nếu

dLtot
 ext 
dt
0 (11.17)

thì
  
L  const hay Li  L f (11.18)
Đối với hệ cô lập gồm một số chất điểm, ta viết định luật bảo toàn này là
Ltot   Ln  const , trong đó chỉ số n biểu thị chất điểm thứ n trong hệ.

Nếu một hệ cô lập đang quay, có thể biến dạng sao cho khối lượng của nó bị phân bố lại
theo một cách nào đó, thì mômen quán tính của hệ thay đổi. Vì độ lớn mômen động lượng
của hệ là L  I (phương trình 11.14). Sự bảo toàn mômen động lượng đòi hỏi tích của I và
 là hằng số. Do đó mỗi sự thay đổi của I đòi hỏi có một sự thay đổi của  . Trong trường
hợp này ta có thể biểu diễn nguyên lý bảo toàn mômen động lượng như sau:
Lii  L f  f  const (11.19)
Biểu thức này đúng cho cả chuyển động quay quanh trục cố định và chuyển động quay
quanh trục đi qua khối tâm của hệ chuyển động, miễn là trục đó được giữ cố định theo một
hướng. Ta chỉ cần mômen ngoại lực bằng không.
Nhiều ví dụ chứng tỏ sự bảo toàn mômen động lượng của hệ biến dạng. Bạn có thể đã
từng quan sát động tác quay của một người trượt băng ở phần cuối của chương trình biểu diễn
(Hình 11.10). Tốc độ góc của người trượt băng lớn khi tay và chân của anh ta gần người của
anh ta. Bỏ qua ma sát giữa người và băng, khi đó không có mômen ngoại lực tác dụng lên
người trượt băng. Mômen quán tính của người tăng khi tay và chân anh ta duỗi ra khi kết thúc
động tác quay. Theo nguyên lý bảo toàn mômen động lượng, tốc độ góc của anh ta sẽ giảm.
Tương tự, khi thợ lặn hoặc người nhào lộn muốn thực hiện động tác nhào lộn, họ thu tay và
chân sát thân mình để tăng tốc độ quay. Trong các trường hợp này, ngoại lực do trọng lực tác
dụng lên khối tâm, do đó không gây ra mômen lực đối với trục quay đi qua điểm này. Cho
nên, mômen động lượng đối với khối tâm được bảo toàn, tức là I ii  I f  f . Ví dụ khi người
thợ lặn muốn tăng gấp đôi tốc độ góc, anh ta phải giảm mômen quán tính xuống một nửa giá
trị ban đầu.

7
Hình 11.10: Mômen động lượng được bảo toàn khi vận động viên Evgeni
Plushenko người Nga giành huy chương vàng thực hiện trong Olympic
Mùa đông ở Turin năm 2006.
Trong phương trình 11.18, ta có một cách diễn tả thứ 3 về mô hình hệ cô lập. Bây giờ ta
có thể phát biểu rằng năng lượng, động lượng, và mômen động lượng của một hệ cô lập đều
không đổi.
Ei  E f (nếu không có năng lượng truyền qua biên giới của hệ)

Pi  Pf (nếu ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không)

Li  L f (nếu mômen ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không)

Một hệ có thể là cô lập nếu xét theo một trong các đại lượng này, nhưng không cô lập
nếu xét theo các đại lượng khác. Nếu hệ không cô lập xét về mặt động lượng hoặc mômen
động lượng, nó thường sẽ không cô lập dưới dạng năng lượng vì có một lực hoặc mômen lực
tác dụng lên hệ, và lực hoặc mômen lực này sẽ thực hiện công lên hệ. Tuy nhiên ta có thấy
các hệ không cô lập xét về mặt năng lượng nhưng cô lập xét về mặt động lượng. Ví dụ, tưởng
tượng bóp vào quả bóng (xem như hệ) trong tay bạn. Công được thực hiện để nén quả bóng
cho nên hệ không cô lập về năng lượng, nhưng không có lực nào tác dụng lên hệ, cho nên hệ
cô lập về động lượng. Có thể phát biểu tương tự đối với việc xoắn hai đầu một mẫu kim loại
dài, dễ co giãn bằng cách dùng hai tay. Công được thực hiện lên mẫu kim loại (hệ), cho nên
năng lượng được tích trữ trong hệ không cô lập dưới dạng thế năng đàn hồi, nhưng mômen
lực tác dụng lên hệ bằng không. Do đó hệ cô lập xét về mặt mômen động lượng. Một số ví
dụ khác là va chạm của các vật lớn, trong đó thể hiện các hệ cô lập về động lượng nhưng các
8
hệ không cô lập về năng lượng do năng lượng của hệ được giải phóng ra dưới dạng các sóng
cơ (âm thanh).

Chuyển động hồi chuyển và các con cù


Một kiểu chuyển động khác lạ và hấp dẫn có thể bạn đã biết là con cù quay quanh trục
đối xứng của nó như trên hình 11.13a. Nếu con cù quay nhanh, trục đối xứng của nó quay
quanh trục z, vẽ ra một hình nón, (Hình 11.13b). Chuyển động của trục đối xứng xung quanh
trục thẳng đứng, được biết tới như là chuyển động tiến động, thường là chậm so với chuyển
động quay của con cù.

Hình 11.13. Chuyển động tiến động của con cù quay quanh trục đối
xứng của nó. a) Các ngoại lực tác dụng lên con cù chỉ là phản lực
pháp tuyến n và trọng lực M g . Hướng của mômen động lượng L
dọc theo trục đối xứng. b) Vì L f   L  Li nên con cù tiến động quanh
trục z.
Câu hỏi nảy sinh một cách tự nhiên ở đây là tại sao con cù không bị đổ xuống. Vì khối
tâm của nó không ở ngay trên điểm trụ O, nên có một mômen lực tác dụng lên con cù đối với
trục quay đi qua O, mômen lực này gây bởi trọng lực Mg . Con cù sẽ đổ xuống nếu như nó
không quay. Tuy nhiên vì nó quay, nên nó có một mômen động lượng L hướng dọc theo trục
đối xứng của nó. Ta sẽ chỉ ra rằng trục đối xứng này chuyển động xung quanh trục z (xảy ra
chuyển động tiến động) vì mômen lực làm cho hướng của trục đối xứng thay đổi. Sự minh
họa này là một ví dụ tuyệt vời về tầm quan trọng của bản chất véctơ của mômen động lượng.

9

dLtot
 ext 
dt
Biểu thức này chỉ ra rằng trong khoảng thời gian vô cùng nhỏ dt, mômen lực gây ra một
độ biến thiên mômen động lượng dL , cùng hướng với  . Do đó, giống như véctơ mômen
lực, dL cũng phải vuông góc với L . Hình 11.14c minh họa chuyển động tiến động của trục
đối xứng của con quay. Trong khoảng thời gian dt, độ biến thiên mômen động lượng là
dL  L f  Li   dt . Vì dL vuông góc với L , nên độ lớn của L không thay đổi, L f  Li . Hơn
nữa, sự thay đổi chỉ là hướng của L . Vì sự thay đổi mômen động lượng dL là theo hướng của
 , nằm trong mặt phẳng xy, nên con quay hồi chuyển chịu chuyển động tiến động.

Hình 11.14. a) Một con quay hồi chuyển được đặt trên một cái trụ ở đầu mút bên phải. b)
Giản đồ đối với con quay chỉ ra các lực, mômen lực và mômen động lượng. c) Nhìn từ
trên xuống (dọc theo trục z) các vectơ mômen động lượng của con quay tại thời điểm đầu
và cuối của khoảng thời gian rất ngắn dt.
Để đơn giản hóa sự mô tả hệ, giả sử mômen động lượng toàn phần của bánh xe tiến động
là tổng của mômen động lượng I do quay và mômen động lượng do chuyển động của khối
tâm so với trục đứng. Trong cách xử lý này, ta bỏ qua phần đóng góp của chuyển động của
khối tâm và lấy mômen động lượng toàn phần chỉ là I . Trong thực hành, sự xấp xỉ này là
tốt khi  lớn.
Giản đồ véctơ trên hình 11.14c cho thấy rằng trong khoảng thời gian dt, véctơ mômen
động lượng quay được một góc d  , cũng là góc mà con quay hồi chuyển quay được. Từ tam
giác véctơ tạo bởi Li , L f , dL ta thấy rằng:

dL d   ext dt MgrCM 
d    dt
L L L
10
Chia cả 2 vế cho dt và dùng công thức L  I ta thấy rằng tốc độ trục xe quay đối với
trục thẳng đứng là:

d MgrCM
P   (11.20)
dt I
Tần số góc P gọi là tần số tiến động. Kết quả này chỉ đúng khi P   . Nếu không,
sẽ liên quan đến một chuyển động phức tạp hơn nhiều. Như bạn có thể thấy từ phương trình
11.20, điều kiện P   thỏa mãn khi  rất lớn, tức là khi bánh xe quay rất nhanh. Hơn
nữa, chú ý rằng tần số tiến động suy giảm khi  tăng, tức là khi bánh xe quay càng nhanh
quanh trục đối xứng của nó.
Một ví dụ về con quay hồi chuyển, giả sử bạn đang ở trên một con tàu vũ trụ trong không
gian xa xôi, và bạn cần thay đổi quỹ đạo của tàu. Để lái động cơ chạy đúng hướng, bạn cần
phải xoay tàu vũ trụ. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn xoay con tàu vũ trụ trong không gian
trống rỗng? Cách thứ nhất là phải có các động cơ tên lửa nhỏ bắn ra vuông góc với tàu, cung
cấp một mômen lực đối với khối tâm của tàu. Một cơ cấu như vậy là đáng mong muốn, và
nhiều tàu vũ trụ có các tên lửa như vậy.

Hình 11.15. a) Tàu vũ trụ mang theo b) Con quay được điều khiển cho quay.
một con quay đang đứng yên chưa
quay.

Tuy nhiên, ta hãy khảo sát phương pháp khác liên quan tới mômen động lượng, và không
đòi hỏi tiêu thụ nhiên liệu tên lửa. Giả sử tàu vũ trụ mang một con quay hồi chuyển không
11
quay như trên hình 11.15a. Trong trường hợp này, mômen động lượng của tàu vũ trụ đối với
khối tâm của nó bằng không. Giả sử con quay được làm cho quay, cung cấp cho nó một
mômen động lượng khác không. Không có mômen ngoại lực tác dụng lên hệ cô lập (tàu vũ
trụ-con quay), cho nên mômen động lượng của hệ này phải bằng không theo mô hình hệ cô
lập (mômen động lượng). Mômen động lượng của hệ bằng không nếu tàu vũ trụ quay theo
chiều ngược với chiều quay của con quay sao cho véc tơ mômen động lượng của tàu và của
con quay khử lẫn nhau. Kết quả của việc làm cho con quay quay như trên hình 11.15b là tàu
quay vòng. Bằng cách bố trí ba con quay theo ba trục vuông góc với nhau, có thể thu được
sự quay mong muốn trong không gian.
Hiệu ứng này tạo ra một tình huống không mong muốn đối với tàu Voyager 2 trong
chuyến bay của nó. Tàu này đã mang một máy ghi âm (dùng băng) mà phần guồng (ống) của
nó quay ở tốc độ rất cao. Mỗi lần máy thu băng được bật lên, guồng tác dụng như một con
quay hồi chuyển và tàu bị quay theo hướng ngược lại. Sự quay này đã được Trung tâm điều
khiển tàu (Mission Control) dùng các vòi phun bắn về một phía để dừng sự quay.

Câu hỏi 11.1: Cho hai quả cầu đặc và rỗng cùng khối lượng và bán kính. Chúng chuyển động
quay cùng tốc độ góc. Hỏi quả cầu nào có mômen động lượng lớn hơn:
(a) Quả cầu đặc.
(b) Quả cầu rỗng.
(c) Bằng nhau.
(d) Không thể xác định.

Câu hỏi 11.2: Một người thợ lặn lao ra từ tàu xuống nước với cơ thể duỗi thẳng và quay
chậm. Hỏi động năng quay của cô ấy sẽ như thế nào:
(a) Tăng lên.
(b) Giảm đi.
(c) Không đổi.
(d) Không thể xác định.

Tóm tắt chương 11


Định nghĩa

Cho trước hai vectơ 𝐴⃗ và 𝐵⃗⃗, tích vectơ 𝐴⃗ × 𝐵⃗⃗ là một vectơ 𝐶⃗ có độ lớn
𝐶 = 𝐴𝐵 sin 𝜃 (11.3)

trong đó 𝜃 là góc giữa hai vectơ 𝐴 và 𝐵 ⃗⃗. Hướng của vectơ 𝐶⃗ = 𝐴⃗ × 𝐵 ⃗⃗ vuông góc với mặt
phẳng tạo bởi 𝐴⃗ và 𝐵
⃗⃗, và hướng này được xác định bằng quy tắc bàn tay phải.

12
Vectơ mômen lực 𝜏⃗ gây bởi lực 𝐹⃗ đối với một trục quay đi qua gốc O trong hệ quy chiếu
quán tính được định nghĩa là
𝜏⃗ = 𝑟⃗ × 𝐹⃗ (11.1)

Mômen động lượng L đối với một trục quay đi qua gốc O của chất điểm có động lượng
p  mv là
  
L  r  p (11.10)
trong đó r là véc tơ vị trí của chất điểm so với gốc O.

Khái niệm và nguyên lý


Thành phần z của mômen động lượng của một vật rắn đang quay đối với một trục z cố định

Lz  I (11.14)
trong đó I là mômen quán tính của vật rắn đối với trục quay và  là tốc độ góc của nó.

Mô hình phân tích để giải bài toán

13
Câu hỏi lý thuyết chương 11
1. Nguồn gốc các ngôi sao là khối khí lớn quay chậm. Trọng lực làm các khối khí này co
lại, giảm kích thước. Tốc độ góc của nó thay đổi như thế nào khi nó co lại? Giải thích.
2. Tại sao với một cây sào dài giúp người đi trên dây giữ được thăng bằng?
3. Trong các cuộc đua mô tô, các tay đua lao qua các con dốc nhỏ và lúc đó mô tô lao trong
không khí trong một thời gian ngắn. Nếu tay đua vẫn rồ ga tăng tốc khi vừa rời khỏi dốc
và bay trong không khí, xe máy có xu hướng hướng mũi lên trên. Tại sao?
4. Nếu tình trạng Trái đất ấm lên toàn cầu vẫn diễn ra 100 năm tiếp theo, nó sẽ làm băng ở
hai cực Trái đất tan chảy và nước sẽ phân bố ở gần xích đạo hơn.
(a) Điều đó làm thay đổi mômen quá tính của Trái đất như thế nào?
(b) Thời gian của một ngày (thời gian Trái đất quay vòng) giảm hay tăng? Giải thích.
5. Quan sát một con mèo được thả từ trên cao xuống ta thấy chân của nó luôn chạm đất
trước, ngay cả khi nó được thả xuống từ tư thế nằm ngửa bụng. Các đoạn phim quay
chậm cho thấy trong quá trình rơi xuống, con mèo đã xoay nửa người phía trước của nó
theo một hướng và xoay nửa người phía sau của nó theo hướng ngược lại (các hình từ
trái sang phải bên dưới). Dựa vào định luật bảo toàn mômen động lượng, hãy giải thích
các động tác đó của con mèo.

Bài tập chương 11


1. Tính tổng mômen lực (phương, chiều và độ lớn) tác dụng lên thanh như hình đối với trục
vuông góc với mặt phẳng giấy và
(a) Đi qua điểm O.
(b) Đi qua điểm C.
2. Một chất điểm có vị trí được biểu diễn bằng hàm vectơ vị trí r⃗ = (4.00î + 6.00ĵ) m, và
lực tác dụng lên nó đươc cho bởi phương trình ⃗F⃗ = (3.00î + 2.00ĵ) N .
(a) Tính mômen lực tác dụng lên chất điểm đối với gốc O.
(b) Có điểm nào khác mà momen xoắn của lực F như trên đối với điểm đó ngược chiều
và có độ lớn bằng một nửa mômen lực đối với điểm O?
(c) Có thể có nhiều hơn một điểm như vậy không?
(d) Có thể có 1 điểm như vậy nằm trên trục Oy không?
(e) Có thể có nhiều hơn một điểm như vậy nằm trên trục Oy hay không?
(f) Xác định vectơ vị trí của một điểm.

14
3. Cho hệ gồm: một thanh nhẹ, mảnh có chiều dài l = 1m, hai vật
(xem như chất điểm) được gắn hai đầu thanh. Hạt một khối lượng
𝑚1 = 4 𝑘𝑔 và vật hai khối lượng 𝑚2 = 3 𝑘𝑔. Hệ quay quanh
tâm, trong mặt phẳng xy (như hình). Tính momen động lượng
của hệ so với gốc biết tốc độ của mỗi hạt là 5,00 m / s.
4. Một vật nặng có m = 2kg được gắn vào đầu của một sợi dây quấn
quanh ròng rọc như hình 11.18. Ròng rọc là một vành tròn bán
kính R = 8cm và khối lượng M = 2 kg. Các nan hoa có khối lượng
không đáng kể.
(a) Tính tổng mômen lực đối với trục ròng rọc.
(b) Khi vật chuyển động với tốc độ v thì ròng rọc quay với tốc độ
v
góc = . Xác định tổng mômen động lượng của hệ đối với trục
R
ròng rọc theo v.
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
dL
(c) Sử dụng kết quả câu a và τ⃗⃗ = để tính gia tốc của ròng rọc.
dt
5. Một hạt 5.00kg bắt đầu chuyển động từ gốc tại t = 0. Vận tốc cho
bởi phương trình:
𝑣⃗ = (6𝑡 2 𝑖⃗ + 2𝑡𝑗⃗)
Với 𝑣⃗ tính bằng m/s và t tính bằng s.
(a) Tìm vị trí của nó theo thời gian.
(b) Mô tả chuyển động của nó.
(c) Tính gia tốc theo thời gian
(d) Tính tổng ngoại lực tác động lên hạt theo thời gian,
(e) Tính tổng momen ngoại lực so với gốc tác động lên hạt theo thời gian,
(f) Tính mômen động lượng so với gốc theo thời gian
(g) Tính động năng của hạt theo thời gian,
(h) Tính công suất của hạt theo thời gian.
6. Một đĩa khối lượng đồng nhất m = 3,00 kg và bán kính r = 0,200 m quay quanh một trục
cố định vuông góc với đĩa với tần số góc 6,00 rad / s. Tính độ lớn mômen động lượng
của đĩa khi trục quay
(a) Đi qua khối tâm của đĩa
(b) Đi qua một điểm giữa khối tâm và vành đĩa.
7. Khoảng cách giữa tâm của hai bánh xe của một xe máy là 155 cm. Khối tâm của xe máy,
kể cả người lái nằm trên mặt đất 88 cm và ở giữa 2 bánh xe. Giả sử khối lượng của mỗi
bánh xe không đáng kể so với người lái và xe. Động cơ chỉ lái bánh sau. Hỏi giá trị gia
tốc theo phương ngang nào của xe máy sẽ làm bánh xe trước văng lên khỏi mặt đất.
8. Một bàn xoay bán kính R = 2,00 m có mômen quán tính I = 250 𝑘𝑔𝑚2 và quay không có
ma sát ở tốc độ 10,0 vòng / phút theo một trục vuông góc với nó. Một đứa trẻ nặng 25,0

15
kg nhảy lên vòng xoay và ngồi xuống cạnh vòng xoay. Tìm tốc độ góc mới của vòng
xoay?
9. Một học sinh ngồi trên một chiếc ghế xoay tự do cầm hai quả tạ,
mỗi chiếc có khối lượng 3,00 kg (như hình). Khi dang tay ra theo
chiều ngang (hình a), tạ cách trục quay là 1.00 m và học sinh
quay với tốc độ góc là 0,750 rad / s. Mômen quán tính của học
sinh là 3,00 𝑘𝑔𝑚2 và không đổi. Học sinh co tay lại theo chiều
ngang tới vị trí quả tạ cách trục xoay 0,300 m (hình b).
(a) Tìm tốc độ góc mới của học sinh.
(b) Tìm động năng quay của hệ trước và sau khi học sinh co tay.
10. Một khối gỗ có khối lượng M đăt trên bề mặt bàn nằm ngang
không ma sát được gắn vào một thanh cứng có chiều dài l và
khối lượng không đáng kể (hình), thanh cứng này được gắn
một đầu cố định vào bàn và có thể xoay quanh đầu này. Một
viên đạn chuyển động trên bề mặt mặt bàn với vận tốc v có
phương vuông góc với thanh cứng đến va chạm và cắm vào
khối gỗ.
(a) Tính mômen động lượng của hệ viên đạn – khối gỗ đối với trục quay thẳng đứng đi
qua điểm cố định của thanh cứng.
(b) Tính tỷ số phần năng lượng của viên đạn đươc chuyển hóa thành nội năng của hệ sau
va chạm.
11. Một viên đạn nặng 0,.005kg được bắn vào cánh cửa nặng 18kg
theo phương ngang với tốc độ 103 m/s, viên đạn cắm vào cửa ở vị
trí các mép dưới một đoạn 10 cm (như hình). Cánh cửa rộng 1 m
và có thể xoay quanh bản lề, bỏ qua ma sát.
(a) Trước khi viên đạn chạm vào cánh cửa nó có mômen động
lượng so với trục quay của cánh cửa hay không?
(b) Nếu có hãy tính giá trị của mômen động lượng này, nếu không
hãy giải thích.
(c) Cơ năng của hệ viên đạn – cánh cửa có bảo toàn trong suốt quá trình va chạm không?
(d) Tốc độ góc của cánh cửa ngay sau khi va chạm là bao nhiêu?
(e) Tính tổng năng lượng của hệ viên đạn – cánh cửa sau va chạm và xác định xem nó ít
hơn hay bằng với động năng của viên đạn trước khi va chạm.
12. Ba vật có khối lượng bằng
nhau được gắn với một thanh
cứng không có khối lượng như
hình. Thanh cứng đang nằm
ngang, đứng yên thì bắt đầu
xoay tự do trong mặt phẳng
thẳng đứng với trục quay đi qua điểm P. Giả sử m và d đã biết, hãy tìm

16
(a) Mômen quán tính của 3 vật này đối với trục quay qua P,
(b) Mômen xoắn tác động lên hệ tại t = 0,
(c) Gia tốc góc của hệ tại t = 0,
(d) Gia tốc tiếp tuyến của vật 3 tại t = 0,
(e) Động năng cực đại của hệ,
(f) Tốc độ góc tối đa thanh đạt được,
(g) Mômen động lượng cực đại của hệ và
(h) Tốc độ cực đại của vật hai.
13. Bắn một viên đạn có khối lượng m với tốc độ 𝑣𝑖 về phía
phải (như hình a) và đâm vào đầu thanh sắt cố định có
khối lượng M, chiều dài d, xoay quanh trục không ma
sát vuông góc với mặt phẳng hình vẽ qua O (như hình).
Chúng ta muốn xác định được tỷ số động năng thay đổi
trong hệ do va chạm.
(a) Mô hình phân tích nào thích hợp để mô tả chuyển
động của viên đạn và thanh sắt?
(b) Xác định mômen động lượng của hệ trước va chạm đối với trục quay qua O?
(c) Mômen quán tính của hệ đối với trục qua O sau khi m cắm vào thanh.
(d) Nếu tốc độ góc của hệ thống sau va chạm là ω, xác định mômen động lượng của hệ
sau va chạm.
(e) Tính tốc độ góc ω sau va chạm,
(f) Tính động năng của cơ hệ trước khi va chạm và
(g) Tính động năng của cơ hệ sau va chạm.
(h) Tính tỷ số động năng trước và sau va chạm.
14. Hai phi hành gia (như hình), mỗi người có
khối lượng 75kg, được nối với nhau bằng
một sợi dây dài 10 m và có khối lượng không
đáng kể. Xem như họ cô lập trong không gian
và quay quanh khối tâm của họ với tốc độ 5
m/s. Xem như các phi hành gia là các chất
điểm
(a) Tính độ lớn của mômen động lượng của
hệ hai phi hành gia và
(b) Tính động năng quay của hệ.
Một phi hành gia kéo sợi dây thừng để rút ngắn khoảng cách giữa hai người còn 5 m.
Hãy tính
(c) Mômen động lượng mới của hệ,
(d) Tốc độ mới của phi hành gia và
(e) Động năng quay mới của hệ thống.
(f) Hóa năng dự trữ trong cơ thể của phi hành gia đã được chuyển đổi thành cơ năng của
hệ khi anh ta rút ngắn sợi dây là bao nhiêu?
17
15. Hiện tượng nóng lên của Trái đất đang rất được quan tâm bởi vì ngay cả những thay đổi
nhỏ trong nhiệt độ Trái đất có thể có những hậu quả đáng kể. Ví dụ, nếu những tảng băng
ở hai cực của Trái đất tan chảy hoàn toàn, thì nước trong các đại dương nhiều lên và làm
tràn ngập nhiều vùng duyên hải.
Mô hình tảng băng ở 2 cực có khối lượng 2.3 × 1019kg và có dạng đĩa phẳng bán kính
6 × 105 m . Giả sử các tảng băng sau khi tan chảy sẽ tạo thành lớp vỏ hình cầu là nước
bao quanh Trái đất. Hỏi độ dài một ngày đêm thay đổi một lượng bao nhiêu so với hiện
tại là 24 giờ/ngày? (tính theo giây và %). Cho khối lượng Trái đất là 5,972 × 1024kg và
bán kính Trái đất là 6371 km.

18
Chương 12: Trạng thái cân bằng tĩnh và sự đàn hồi
hương 10 và 11 đã trình bày các kiến thức động lực học để khảo sát chuyển động của

C vật rắn. Trong chương 12 này ta sẽ khảo sát vật rắn ở trạng thái cân bằng tĩnh và sự
đàn hồi của chúng.
Cân bằng tĩnh là trạng thái chuyển động đặc biệt của vật rắn. Khi đó, vật rắn có
vận tốc chuyển động tịnh tiến và vận tốc chuyển động quay đều bằng 0 trong một hệ quy
chiếu quán tính. Trạng thái cân bằng tĩnh này được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật dân
dụng, kiến trúc và cơ khí.
Phần sau của chương này ta sẽ nghiên cứu về sự đàn hồi của vật rắn. Các vật rắn có tính
đàn hồi sẽ có khả năng trở về hình dạng cũ khi ngừng tác dụng lực gây biến dạng.

Mô hình phân tích: Vật rắn ở trạng thái cân bằng


Cân bằng có nghĩa là một vật chuyển động với vận tốc dài và vận tốc góc không đổi so
với một quan sát viên trong một hệ quy chiếu quán tính.
Ở đây ta quan tâm đến trường hợp đặc biệt mà cả hai loại vận tốc này bằng không
 Trường hợp này được gọi là cân bằng tĩnh.
Cân bằng tĩnh là một tình huống thường gặp trong kỹ thuật, đặc biệt là trong xây dựng,
kiến trúc và cơ khí.
Sự đàn hồi:
Chúng ta có thể thảo luận về việc các vật bị biến dạng như thế nào trong điều kiện chịu
tải.
Một vật đàn hồi sẽ trở lại hình dạng ban đầu khi không còn lực làm nó biến dạng.
Người ta định nghĩa nhiều hằng số đàn hồi khác nhau, tương ứng với mỗi kiểu biến dạng
khác nhau.
Trong mô hình hạt ở trạng thái cân bằng thì một hạt chuyển động với vận tốc không đổi
do hợp lực tác dụng lên nó bằng không.
Với các vật thật (dạng mở rộng) thì tình huống sẽ phức tạp hơn nhiều.
 Thường thì không thể xem các vật là các hạt.
Với một vật thật ở trạng thái cân bằng thì cần thỏa mãn một điều kiện thứ hai:
 Điều kiện này liên quan đến chuyển động quay của vật.
Một vật khi ở trạng thái cân bằng tĩnh thì: tổng ngoại lực và tổng mômen ngoại lực tác
dụng lên vật bằng 0.
Các điều kiện này mô tả mô hình vật rắn ở trạng thái cân bằng.
1

 ext
F (12.1)

 ext (12.2)
Các lưu ý về cân bằng:
Cân bằng tịnh tiến
Điều kiện thứ nhất về cân bằng là phát biểu về cân bằng tịnh tiến.
 Gia tốc tịnh tiến của khối tâm của vật phải bằng không.
 Điều này được áp dụng trong một hệ quy chiếu quán tính.
Cân bằng quay
 Điều kiện thứ hai về cân bằng là một phát biểu về cân bằng quay.
 Gia tốc góc của vật bằng không.
 Điều này phải đúng với mọi trục quay.
Cân bằng động và cân bằng tĩnh
Trong chương này, ta tập trung vào cân bằng tĩnh.
 Vật không chuyển động.
 vCM = 0 và  = 0
Mômen hợp lực bằng không không có nghĩa là vật không chuyển động quay.
Cân bằng động cũng có thể xảy ra.
 Vật có thể quay với vận tốc góc không đổi.
 Vật có thể chuyển động với vận tốc khối tâm không đổi.
Các phương trình trong cân bằng
Ta sẽ giới hạn các ứng dụng cho các tình huống mà các lực nằm trong mặt phẳng xy
 Các lực này được gọi là đồng phẳng vì chúng cùng nằm trong một mặt phẳng
 Giới hạn này dẫn đến 3 phương trình theo các trục.
Các phương trình này là:
 Fx = 0
 Fy = 0
 z = 0 (12.3)
Vị trí của trục của phương trình mômen quay được chọn bất kỳ.

2
Bàn thêm về khối tâm của vật rắn
Có thể chia một vật thành nhiều phần tử nhỏ.
Mỗi phần tử có khối lượng và tọa độ riêng.
Tọa độ x của khối tâm của vật cho bởi

∑𝑖(𝑚𝑖 𝑥𝑖 )
𝑥= (12.4)
∑𝑖 𝑚 𝑖

Có thể tìm thấy các biểu thức tương tự cho các tọa độ y và z.
∑𝑖(𝑚𝑖 𝑦𝑖 )
𝑦=
∑𝑖 𝑚𝑖
∑𝑖 (𝑚𝑖 𝑧𝑖 )
𝑧=
∑𝑖 𝑚𝑖
Khi khảo sát chuyển động của vật rắn, trọng lực là một trong những lực quan trọng. Ta
phải xác định được vị trí của điểm đặt lực này: trọng tâm (CG: Center of Gravity). Trong
trường hợp giá trị gia tốc trọng trường 𝑔⃗ là như nhau trên toàn vật thì vị trí trọng tâm của vật
rắn sẽ được xác định bởi:
∑𝑖 (𝑚𝑖 𝑥𝑖 )
𝑥𝐶𝐺 =
∑𝑖 𝑚𝑖
∑𝑖 (𝑚𝑖 𝑦𝑖 )
𝑦𝐶𝐺 =
∑𝑖 𝑚𝑖
∑𝑖 (𝑚𝑖 𝑧𝑖 )
𝑧𝐶𝐺 =
∑𝑖 𝑚𝑖
Mômen quay do trọng lực gây ra trên vật có khối lượng M là lực Mg tác dụng lên trọng
tâm của vật.
Nếu g là đồng nhất trên toàn vật thì trọng tâm trùng với khối tâm của vật.
Nếu vật là đồng nhất và đối xứng thì trọng tâm trùng với tâm hình học của vật.

Ví dụ về vật rắn ở trạng thái cân bằng


Chiến lược giải toán về cân bằng
Khái niệm hóa
 Tìm tất cả các lực tác dụng lên vật.
 Hình dung ảnh hưởng của mỗi lực đến sự quay của vật như là chỉ có lực này tác
dụng lên vật.
Phân loại

3
 Khẳng định rằng vật là một vật rắn cân bằng.
 Vật phải có gia tốc tịnh tiến và gia tốc góc bằng không.
Phân tích
 Vẽ một sơ đồ.
 Vẽ và đặt tên tất cả các ngoại lực tác dụng lên vật.
 Mô hình hạt chịu tác dụng của hợp lực: có thể biểu diễn vật như là một điểm trong
sơ đồ lực vì ta không quan tâm đến điểm tác động của lực lên vật.
 Mô hình vật rắn cân bằng: Không thể biểu diễn vật bằng một điểm vì điểm tác động
của các lực là quan trọng.
 Lập một hệ tọa độ thuận tiện.
 Tìm thành phần của các lực theo hai trục tọa độ.
 Áp dụng điều kiện thứ nhất về cân bằng (F=0).
 Cẩn thận với các dấu cộng, trừ.
 Chọn một trục thuận tiện cho việc tính mômen quay tổng hợp đối với vật rắn: Nhớ
rằng việc chọn trục là tùy ý.
 Chọn một trục sao cho các phép tính là đơn giản nhất: Lực tác dụng dọc theo đường
thẳng đi qua gốc có mômen quay bằng không
 Áp dụng điều kiện thứ 2 của cân bằng.
 Hai điều kiện cân bằng sẽ cho ta một hệ phương trình.
 Giải hệ phương trình.
Hoàn tất
 Bảo đảm rằng các kết quả là phù hợp với sơ đồ ban đầu.
 Nếu lời giải cho thấy một lực âm thì lực đó ngược với chiều mà ta đã vẽ trong sơ
đồ.
 Kiểm tra các kết quả để bảo đảm rằng:  Fx  0, Fy  0,  Fz  0 .

Sự cân bằng của hệ chai rượu và giá đỡ


trong hình 12.1 là một ví dụ thú vị về trạng thái Trọng tâm của chai rượu rơi
cân bằng tĩnh của vật rắn. Để chai rượu có thể đúng vào điểm đặt của giá
đứng cân bằng trên giá đỡ thì cần hai điều kiện: đỡ
tổng hợp lực và tổng mômen lực tác dụng lên hệ
phải bằng không. Để điều kiện thứ hai được
thỏa mãn thì trọng lực của chai phải đi qua điểm
đặt của giá đỡ trên bàn.

Hình 12.1: Hệ chai rượu và giá đỡ cân


bằng
4
Bài tập mẫu 12.1: Người đứng trên xà ngang:
Một thanh xà đồng chất nằm ngang có chiều dài l= 8.00 m và
trọng lượng Wb=200 N được gắn vào tường bởi một trục
quay. Đầu còn lại của xà được móc vào cáp treo lập một góc
 =53° so với xà (hình 12.8a). Một người có trọng lượng
Wp=5600 N đứng trên xà và cách tường một khoảng
d=2.00 N. Tìm lực căng của cáp treo cũng như độ lớn và
hướng của lực mà tường tác dụng lên xà.
Giải:
Khái niệm hóa
 Thanh xà là đồng chất.
 Trọng tâm của xà là ở tâm hình học của xà (trung điểm của
xà).
 Người đứng trên xà.
 Lực căng của cáp và lực mà tường tác dụng
lên xà là gì?
Phân loại
 Hệ đứng yên, phân loại bài toán như là một
vật rắn nằm cân bằng.
Phân tích
 Vẽ một sơ đồ lực (hình 12.8b).
 Dùng trục quay cho trong bài toán (nằm trên
tường) làm trục quay: Cách này là đơn giản
nhất
 Lưu ý là ở đây có 3 ẩn số (đại lượng cần tìm)
là T, R, .
 Có thể phân tích các lực thành các thành
phần.
 Áp dụng 2 điều kiện cân bằng, ta thu được 3
phương trình.
 Giải hệ phương trình để tìm các ẩn số.
Hoàn tất
 Giá trị của θ cho thấy hướng của R trong đồ thị là đúng.
Bài tập mẫu 12.2: Thang dựng nghiêng
Một cái thang đồng chất có chiều dài l tựa vào một cái tường nhẵn, thẳng đứng (hình
12.9a). Khối lượng của thang là m và hệ số ma sát giữa thang và sàn nhà là .
Tìm góc nghiêng nhỏ nhất min để thang không bị trượt.

5
Khái niệm hóa
 Thang là đồng chất.
 Trọng lượng của thang đặt ở tâm hình học của nó (cũng là
trọng tâm).
 Giữa thang và sàn nhà có ma sát nghỉ (ma sát tĩnh).
Phân loại
 Mô hình hóa vật như là một vật rắn nằm cân bằng: do ta
không muốn thang trượt
Phân tích
 Vẽ một sơ đồ chỉ ra tất cả các lực tác động lên thang.
 Lực ma sát là ƒs = µs n.
 Chọn O làm trục quay.
 Áp dụng các phương trình của 2 điều kiện cân bằng.
 Giải các phương trình.

Thuộc tính đàn hồi của chất rắn


Từ trước đến nay, ta thường giả sử rằng các vật vẫn còn là vật rắn khi các ngoại lực tác
động lên nó, ngoại trừ các lò xo.
Trong thực tế, tất cả các vật đều bị biến dạng theo một cách nào đó: nó có thể bị thay đổi
kích thước hoặc hình dạng khi bị ngoại lực tác động.
Các nội lực chống lại sự biến dạng.
Các định nghĩa liên quan đến biến dạng
 Ứng lực (Stress): Ứng lực tỉ lệ với lực gây ra biến dạng và bằng ngoại lực tác dụng lên
một đơn vị diện tích tiết diện.
 Biến dạng (strain): Là kết quả của ứng suất. Biến dạng là một số đo của độ biến dạng.
Sự biến dạng của một vật sẽ được định lượng thông qua giá trị của suất đàn hồi (Elastic
modulus):
Chúng ta xét 3 dạng biến dạng và định nghĩa suất đàn hồi cho mỗi dạng:

ứ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐
ứ𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 đà𝑛 ℎồ𝑖 = (12.5)
𝑏𝑖ế𝑛 𝑑ạ𝑛𝑔

 Ứng suất Young: đo sự cản trở (resistance) của một vật rắn đối với sự thay đổi về chiều
dài
 Ứng suất trượt: đo sự cản trở của chuyển động của các mặt song song với nhau bên
trong vật rắn (biến dạng trượt)
 Ứng suất khối: đo sự cản trở của vật rắn hoặc chất lỏng đối với sự thay đổi về thể tích
6
12.4.1 Ứng suất Young: Đàn hồi theo chiều dài
Là sự biến dạng về chiều dài của vật khi nó chịu tác
dụng của ngoại lực dọc theo chiều dài của nó (hình
12.2) thì sẽ gây ra biến dạng dài với suất đàn hồi
Young:
Ứ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑑à𝑖 𝐹⁄
𝑌≡ = ∆𝐿 𝐴 (12.6)
𝑏𝑖ế𝑛 𝑑ạ𝑛𝑔 𝑑à𝑖 ⁄𝐿

Y: suất Young (N/m)


F: ngoại lực gây biến dạng vật rắn (N)
A: tiết diện mà lực tác động vào (m2)
Hình 12.2: sự biến dạng dài của
L: độ biến dạng theo chiều dài của vật rắn (m) thanh
L: chiều dài của vật rắn khi chưa biến dạng (m)
12.4.2 Ứng suất cắt (trượt): Đàn hồi theo hình dạng
Là một dạng biến dạng về hình dạng của
vật xảy ra khi vật rắn chống lại cặp lực tác Sự biến
dạng xảy ra khi
dụng song song lên hai mặt của vật (minh họa phần trên của vật
hình 12.3a) với suất biến dạng là: dịch chuyển sang
𝐹⁄ phải so với phần
Ứ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑡𝑟ượ𝑡
𝑆= = ∆𝑥 𝐴 (12.8) (12.7) bên dưới
𝑏𝑖ế𝑛 𝑑ạ𝑛𝑔 𝑡𝑟ượ𝑡 ⁄ℎ

S: suất trượt (N/m)


F: ngoại lực tác dụng (N) a)

A: tiết diện mà lực tác dụng lên vật rắn (m2)


x: độ biến dạng của vật theo lực tác dụng
h: chiều cao của vật
12.4.3 Ứng suất khối: biến dạng thể tích
Khối hộp bị biến
Là sự biến dạng về thể tích của vật xảy ra dạng về thể tích
vật chịu tác dụng của lực ở khắp mọi phương. nhưng không biến
𝐹⁄ dạng về hình
ứ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 𝑡ℎể 𝑡í𝑐ℎ
𝐵= = ∆𝑉 𝐴 (12.8) dạng.
𝑏𝑖ế𝑛 𝑑ạ𝑛𝑔 𝑡ℎể 𝑡í𝑐ℎ ⁄𝑉

B: ứng suất khối


F: ngoại lực tác dụng (N)
A: tiết diện tác dụng của lực lên vật rắn (m2)
V: độ biến dạng thể tích
Hình 12.14: Sự biến dạng thể tích
V: thể tích khi chưa biến dạng
7
Câu hỏi 12.1: Xét vật chịu tác dụng của hai lực có độ lớn bằng nhau như hình. Hãy chọn câu
đúng cho các tình huống sau.
(a) Vật cân bằng lực nhưng không cân bằng mômen.
(b) Vật cân bằng mômen nhưng không cân bằng lực.
(c) Vật cân bằng lực và cân bằng mômen.
(d) Vật vừa không cân bằng lực vừa không cân bằng mômen.

Câu hỏi 12.2: Xét vật chịu tác dụng của ba lực như hình. Hãy chọn
câu tả lời đúng nhất cho các trường hợp sau.
Vật cân bằng lực nhưng không cân bằng mômen.
Vật cân bằng mômen nhưng không cân bằng lực.
Vật cân bằng lực và cân bằng mômen.
Vật vừa không cân bằng lực vừa không cân bằng mômen.

Câu hỏi 12.3: Một thanh dài một mét tiết diện đều có mật độ không
đổi được treo trên một sợi dây, dây được buộc tại vị trí 25 cm trên
thanh. Một vật 0,50kg được treo tại đầu thanh và khi đó thanh được
cân bằng theo phương ngang. Khối lượng của thanh là gì?
(a) 0,25kg.
(b) 0,50kg.
(c) 0,75kg.
(d) 1,0kg.
(e) 2,0kg.
(f) Không xác định.

Tóm tắt chương 12


Định nghĩa
Sự biến dạng của một vật sẽ được định lượng thông qua giá trị của suất đàn hồi (Elastic
modulus):
ứ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐
ứ𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 đà𝑛 ℎồ𝑖 = (12.5)
𝑏𝑖ế𝑛 𝑑ạ𝑛𝑔

Khái niệm và nguyên lý


Có ba dạng biến dạng và định nghĩa suất đàn hồi cho mỗi dạng:
- Ứng suất Young: đo sự cản trở (resistance) của một vật rắn đối với sự thay đổi về chiều dài
- Ứng suất trượt: đo sự cản trở của chuyển động của các mặt song song với nhau bên trong
vật rắn (biến dạng trượt)
- Ứng suất khối: đo sự cản trở của vật rắn hoặc chất lỏng đối với sự thay đổi về thể tích

8
Mô hình phân tích để giải bài toán
Một vật khi ở trạng thái cân bằng tĩnh thì: tổng ngoại lực và
tổng mômen ngoại lực tác dụng lên vật bằng 0.

F ext (12.1)

 ext (12.2)
Điều kiện thứ nhất cân bằng tịnh tiến và điều kiện thứ hai là
cân bằng quay.

Câu hỏi lý thuyết chương 12


1. Gia tốc trọng trường sẽ giảm ba phần triệu cho mỗi mét tăng độ cao trên bề mặt trái đất.
giả sử một tòa nhà chọc trời cao 100 tầng với mật độ trung bình mỗi tần là như nhau. So
sánh vị trí khối tâm và trọng tâm của tòa nhà. Chọn câu đúng:
(a) Khối tâm cao hơn vài mét.
(b) Khối tâm cao hơn vài milimet.
(c) Khối tâm và trọng tâm trùng nhau.
(d) Trọng tâm cao hơn vài milimet.
(e) Trọng tâm cao hơn vài mét.
2. Một thanh thẳng dài 7.0m được quay quanh một trục cách đầu bên trái thanh một khoảng
2.0m. Tác dụng một lực 50N hướng xuống tại đầu mút bên trái và một lực hướng xuống
200N tại đầu mút bên phải. Tại vị trí nào bên phải tác dụng một lực 300N hướng lên để
thanh đạt trạng thái cân bằng? Chú ý: Bỏ qua khối lượng của thanh.
(a) 1.0m.
(b) 2.0m.
(c) 3.0m.
(d) 4.0m.
(e) 3.5m.
3. Xét một vật như hình. Tác dụng một lực lên vật, phương lực không
qua khối tâm của vật. Gia tốc khối tâm của vật do sự tác dụng bởi
lực này:
(a) Như trường hợp lực tác dụng tại khối tâm.
(b) Lớn hơn lực tác dụng tại khối tâm.
(c) Nhỏ hơn lực tác dụng tại khối tâm.
(d) Hoặc bằng không do lực chỉ gây ra gia tốc góc cho vật.
4. Hai lực tác dụng lên một vât. Khẳng định nào sau đây là đúng?
(a) Vật ở trạng thái cân bằng nếu hai lực cùng phương ngược chiều bằng nhau về độ lớn.
(b) Vật ở trạng thái cân bằng nếu tổng mômen lực tác dụng lên vật bằng không.
9
(c) Vật ở trạng thái cân bằng nếu các lực tác dụng tại cùng một điểm trên vật.
(d) Vật ở trạng thái cân bằng nếu tổng lực và tổng mômen lực tác dụng lên vật bằng
không.
(e) Vật không ở trạng thái cân bằng vì có nhiều hơn một lực tác dụng lên vật.
5. Một tấm ván ngang dài 4.00m nằm yên trên hai giá đỡ, đầu thứ nhất bên trái và đầu thứ
hai cách đầu bêm phải 1.00m. Độ lớn của lực tác dụng lên đầu bên phải là bao nhiêu?
(a) 32.0N.
(b) 45.2N.
(c) 112N.
(d) 131N.
(e) 98.2N.

Bài tập chương 12


1. Một thước vuông của thợ mộc có hình chữ L như hình bên. Xác
định trọng tâm của thước.
2. Xét bốn vật sau: vật một có khối lượng 5.00kg với khối tâm tại vị
trí (0, 0)m, vật hai có khối lượng 3.00kg với khối tâm tại vị trí (0,
4.00)m và vật ba có khối lượng 4.00kg với khối tâm tại vị trí (3.00,
0)m. Hỏi vật thứ tư đặt ở đâu sao cho vị trí trọng tâm của bốn vật
này tại (0, 0).
3. Pat làm mô hình đường đua xe
hơi để xe trượt ra khỏi tấm gỗ
rắn như hình. Đường đua rộng
5.00 cm cao 1.00 m và dài 3.00
m. Đường băng đượt cắt sao
cho nó tạo thành một parabol
với phương trình y  x  32 / 9
. Tìm tọa độ trọng tâm theo
phương ngang của đường đua này.
4. Tìm khối lượng m để xe tải có khối lượng M = 1500 kg trên
đường nghiêng với góc 𝜃 = 450 (như hình) ở trạng thái cân bằng
. Giả sử bỏ qua ma sát và khối lượng của hai ròng rọc.
5. Một cái thang xem như đồng chất dài 15,0 m có trọng lượng 500
N nằm dựa vào một bức tường không ma sát. Thang hợp với
tường một góc 600 theo phương ngang.
(a) Tìm lực do sàn tác động lên thang theo phương ngang và dọc
khi có một lính cứu hỏa nặng 800-N đã leo lên độ cao 4.00 m tính từ mặt đất.
(b) Nếu thang chỉ trượt khi lính cứu hỏa lên 9.00 m tính từ mặt đất. Tính hệ số ma sát
tĩnh giữa thang và sàn?

10
6. Một cái thang đồng chất có chiều dài L khối lượng m tựa cố định không ma sát vào một
bức tường. Thang hợp với phương ngang một góc  .
(a) Tìm các lực tác dụng lên phương ngang và phương đứng tại chân thang khi một lính
cứu hỏa có khối lượng m2 leo lên thang cách chân thang một khoảng x.
(b) Khi lính cứu hỏa cách chân thang một khoảng d thì thang bắt đầu trượt, tìm hệ số ma
sát giữa thang và mặt đất.
7. Một đầu của một thanh đồng nhất dài 4.00m trọng lượng Fg được
treo bởi một cáp ở một góc 𝜃 = 370 . Đầu kia áp vào tường và được
giữ bởi ma sát như hình. Hệ số ma sát tĩnh giữa tường và thanh là
𝜇𝑠 = 0.5 . Xác định khoảng cách tối thiểu x từ điểm A mà tại đó
nếu tại đó treo một vật trọng lượng Fg mà không trượt về phía điểm
A.
8. Một dây thép có đường kính 1 mm chịu được lực căng là 0.2 N. Để
dây cáp chịu lực căng là 20kN thì đường kính của nó là bao nhiêu.
9. Khi nước đóng băng, nó sẽ dãn nở khoảng 9,00%. Áp suất sẽ tăng bao nhiêu bên trong
khối động cơ ô tô của bạn nếu nước trong nó đóng băng? (Ứng suất khối của băng là 2 ×
109 𝑁/𝑚2 .)
10. Một vật 200 kg được treo trên một dây có chiều dài 4.00 m, diện tích mặt cắt ngang 0.2 ×
10−4 𝑚2, và ứng suấtYoung là 8× 1010 𝑁/𝑚2 . Chiều dài của nó tăng lên bao nhiêu?
11. Trong các nghiên cứu vật lý trị liệu đôi khi việc xác định khối
tâm một người rất quan trọng. Cách xác định này có thể được sắp
xếp như hình. Một tấm ván phẳng nằm yên trên hai cái cân với
giá trị của cân một là Fg1  380 N và Fg1  320 N . Khoảng cách
giữa hai cân là 1.65m . Hãy xác định vị trí khối tâm tính từ chân
của cô gái mằm trên tấm ván này.
12. Một bản hiệu đồng nhất trọng lượng Fg dài 2 L được treo trên một
thanh thẳng nằm ngang. Thanh này có một đầu gắn vào bản lề trên
tường, đầu còn lại được giữ bởi sợi dây cáp như hình. Xác định:
(a) Độ lớn của lực căng dây.
(b) Xác định các thành phần của phản lực bởi bức tường lên thanh
ngang theo Fg , d , L và  .
13. Một thanh đồng chất khối lượng m được đặt nghiêng một góc  so
với phương ngang. Một sợi dây thừng được vắt qua đầu trên của
thanh tại điểm P tạo thành một góc 900 Một đầu của dây được cột
vào tường, đầu còn lại treo vật nặng (như hình). Thanh đứng yên
không trượt trên sàn,  s là hệ số ma sát tĩnh giữa thanh và sàn. Giả
sử  nhỏ hơn cotang của  .

11
(a) Tìm biểu thức mô tả khối lượng tối đa của M để thanh bắt đầu trượt trên sàn.
(b) Độ lớn của phản lực trên sàn.
(c) Lực căng dây tại P theo m, M, và  s .
14. Một cái ke chữ L dùng đỡ kệ sách được gắn trên tường bằng một con
vít như hình, bỏ qua trọng lượng của ke. Tác dụng một lực thẳng đứng
80 N lên cây ke như hình, tìm lực tác dụng lên vít theo phương ngang
như hình.
15. Một sợi dây cáp bằng thép có diện tích mặt cắt là 3,00cm2, khối lượng
2,40 kg trên mỗi mét chiều dài. Nếu sợi dây cáp dài 500m được treo
thẳng đứng thì nó sẽ giãn thêm dưới trọng lượng riêng của nó là bao nhiêu? Biết
Ysteel  2.00  1011 N / m 2 .

12
Chương 13: Vạn vật hấp dẫn

T
rước năm 1687, số liệu về chuyển động của Mặt Trăng và các hành tinh đã được thu
thập rất nhiều. Tuy nhiên, những chuyển động này là do loại lực nào gây ra thì vẫn là
một bí ẩn. Ngay chính năm đó, Isaac Newton đã đưa ra chìa khóa cho vấn đề này. Từ
định luật I của mình, ông biết rằng có đang có một lực tổng hợp nào đó đang tác động
lên Mặt Trăng vì nếu không có thì Mặt Trăng đã chuyển động với quỹ đạo thẳng chứ không
phải tròn như hiện tại. Newton chỉ ra rằng chính trọng lực của Trái Đất đã tác động lên Mặt
Trăng. Ông nhận ra rằng lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, giữa Mặt Trời và các hành tinh
thực ra chính là trường hợp đặc biệt của lực hút giữa các vật. Nói một cách khác, lực hút làm
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, cũng chính là lực làm làm quả táo rơi từ trên cây.
Trong chương này, chúng ta sẽ học về Định luật vạn vật hấp dẫn. Định luật này sẽ được
kiểm chứng bởi các số liệu quan sát thiên văn học. Chúng ta cũng chỉ ra rằng các định luật về
chuyển động của các hành tinh được trình bày bởi Johannes Kepler cũng suy ra được nhờ
định luật vạn vật hấp dẫn và định luật bảo toàn moment động lượng.

Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton


Mọi chất điểm (hạt) trong vũ trụ đều Theo định luật III Newton thì:
hút lẫn nhau bằng một lực hấp dẫn tỉ lệ
thuận với tích khối lượng của chúng và tỉ ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹12 = −𝐹 21
lệ nghịch với bình phương khoảng cách
giữa chúng:
𝑚 𝑚
⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹12 = −𝐺 1 2 2 ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑟12 = −𝐹 21 (13.1)
𝑟

Với:
 𝐹
⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗
12 , 𝐹21 : là lực hấp dẫn giữa 2 vật
1 và vật 2
 G = 6,67.10-11N.m2/kg2: hằng số
hấp dẫn
 m1, m2: lần lượt là khối lượng của
chất điểm (hạt) 1 và chất điểm Hình 13.1: Lực hấp dẫn giữa 2 vật m1 và m2.
(hạt) 2
 r: là khoảng cách giữa 2 chất điểm
(hạt)
 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑟12: là vectơ đơn vị hướng từ vật 1 sang vật 2.

1
Trọng lực – Gia tốc trọng trường
13.2.1 Trọng lực
Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên một vật. Độ lớn
của trọng lực là:
𝑀𝐸 𝑚
𝑃=𝐺 (13.2)
(𝑅𝐸 +ℎ)2

Với:
 m: khối lượng của vật
 P: là trọng lực của Trái Đất tác dụng lên vật có khối lượng m
 ME: khối lượng Trái Đất
 RE: bán kính của Trái Đất
 G: hằng số hấp dẫn
13.2.2 Gia tốc trọng trường
Theo định luật II Newton, trọng lực P do Trái đất tác dụng lên vật m sẽ làm vật m có gia
tốc là g:
P = mg (13.3)
𝑀𝐸 𝑚
Mặt khác theo công thức (13.2), ta có: 𝑃 = 𝐺 . Từ công thức (13.2) và (13.3) suy
(𝑅𝐸 +ℎ)2
ra:
𝑀𝐸
𝑔=𝐺 (13.4)
(𝑅𝐸 +ℎ)2

g: được gọi là gia tốc trọng trường.

Trường hấp dẫn – Trọng trường


Định luật vạn vật hấp dẫn xem như một thành công lớn nữa của Newton vì nó giúp giải
thích quy luật chuyển động của các hành tinh. Đồng thời, phạm vi ứng dụng của các định luật
khác của ông cũng được mở rộng ra áp dụng cho các vật thể có kích thước và khối lượng lớn
như các hành tinh trong vũ trụ. Từ năm 1687, lý thuyết của Newton đã được ứng dụng vào
giải thích chuyển động của sao chổi, thí nghiệm Cavendish, quỹ đạo của Sao đôi, và sự quay
của các thiên hà. Tuy nhiên, cả Newton và những người cùng thời với ông đều vào thời
Newton và kể cả ông, người ta không thể nào lý giải được tại sao hai vật ở xa mà có thể tương
tác được với nhau. Mãi sau khi ông mất thì khái niệm về một trường hấp dẫn xung quanh các
vật có khối lượng mới được ra đời. Khi một vật được đặt trong trường hấp dẫn nó sẽ chịu tác
dụng của lực hấp dẫn ⃗⃗⃗ 𝐹𝑔 . Cường độ của trường hấp dẫn xác định bởi vecto
𝑔 đượ𝑐 định nghĩa là và thu gia tốc hấp dẫn 𝑔 theo công thức:
⃗⃗⃗⃗
𝐹𝑔
𝑔= (13.5)
𝑚

2
trong đó m là khối lượng của chất điểm đặt tại vị trí khảo sát trong trường hấp dẫn.
Riêng đối với Trái Đất, trường hấp dẫn của nó được gọi là trọng trường. Với giả thiết
Trái đất là quả cầu đồng nhất thì vecto cường độ của trường hấp dẫn g⃗ có công thức là:
⃗⃗⃗⃗
𝐹𝑔 𝐺𝑀𝐸
𝑔= =− 𝑟 (13.6)
𝑚 𝑟2

 ⃗⃗⃗
𝐹𝑔 là trọng lực tác dụng lên chất điểm có khối lượng m
 G là hằng số hấp dẫn
 ME là khối lượng của Trái Đất
 r: là khoảng cách từ tâm Trái Đất đến điểm mà ta đang khảo sát
 𝑟 là vectơ đơn vị hướng từ tâm Trái Đất điểm khảo sát.
Đối với các điểm ở gần mặt đất thì giá trị r ≈ RE, khi đó 𝒈
⃗⃗ có độ lớn là g ≈ 9,8 m/s2.

Các định luật Kepler và chuyển động của các hành tinh
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã bắt đầu quan sát chuyển động của các hành tinh
và các ngôi sao và cho rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ. Đây là lý thuyết xuất phát từ nhà
bác học người Hy Lạp Claudius Ptolemy (100 - 170 trước công nguyên). Lý thuyết này được
chấp nhận trong suốt 1400 năm sau. Mãi cho đến năm 1543, nhà bác học người Ba Lan
Nicolaus Copernicus (1473 – 1543) mới đưa ra một nhận định là Trái Đất và các hành tinh
khác quay quanh Mặt Trời. Sau đó, vì khao khát muốn tìm ra quy luật sắp xếp của bầu trời,
nhà bác học người Đan Mạch Tycho Brahe (1546 – 1601) đã miệt mài quan sát sự chuyển
động của các hành tinh và 777 ngôi sao mà mắt thường có thể nhìn thấy. Nhờ dữ liệu này mà
người trợ lý của Brahe – Johannes Kepler đã bỏ ra 16 năm trời để tìm ra mô hình toán học
giải thích chuyển động của các hành tinh. Tuy nhiên, vì các dữ liệu này là do quan sát chuyển
động ở tại Trái Đất nên gây ra rất nhiều khó khăn cho Kepler trong việc tính toán. Cuối cùng,
Kepler cũng đã đưa ra được mô hình chính xác nhờ vào dữ liệu của Brahe về chuyển động
của Sao Hỏa xung quanh Mặt Trời. Lý thuyết của Kepler về chuyển động của các hành tinh
được tóm tắt trong ba định luật:
1. Tất cả các hành tinh chuyển động theo các quỹ đạo elip trong đó Mặt Trời là một tiêu
điểm.
2. Vecto bán kính kẻ từ Mặt Trời đến một hành tinh quét được những điện tích bằng nhau
trong những khoảng thời gian bằng nhau.
3. Bình phương chu kỳ quỹ đạo của một hành tinh tỷ lệ với lập phương bán trục lớn của
quỹ đạo elip của hành tinh đó.
13.4.1 Định luật I Kepler
“Tất cả các hành tinh chuyển động theo các quỹ đạo elip trong đó Mặt Trời là một tiêu
điểm.”
Các mô hình về hệ mặt trời lúc bấy giờ đều cho rằng quỹ đạo của các thiên thể đều là
tròn. Tuy nhiên, theo định luật I Kepler, quỹ đạo tròn chỉ là một trường hợp đặc biệt, quỹ đạo
elip mới là trường hợp tổng quát. Khám phá này của Kepler đã gặp rất nhiều thách thức vì
3
phần lớn các nhà khoa học thời đó đều tin rằng quỹ đạo của các hành tinh có hình tròn hoàn
hảo.
Như ta đã biết, một elip (hình 13.2) sẽ được đặc trưng bởi:
 Bán kính trục lớn (a), kính trục nhỏ (b), bán tiêu cự (c), với:
𝑎2 = 𝑏 2 + 𝑐 2 (13.7)

 Độ lệch tâm: 𝑒 = 𝑐⁄𝑎. Độ lệch tâm là tham số có giá trị từ 0 (đường tròn) đến nhỏ hơn
1 (khi độ lệch tâm tiến tới 1, elip tiến tới dạng parabol).

bán kính trục lớn: a và bán


kính trục nhỏ: b

bán tiêu cự: c


Hình 13.2: Dạng hình học quỹ đạo elip của các hành tinh
Độ lệch tâm quỹ đạo mà Kepler tính được cho Trái Đất là 0,017 vì vậy quỹ đạo của nó
gần như là hình tròn. Đối với hành tinh có độ lệch tâm lớn nhất là Sao Thủy thì độ lệch tâm
quỹ đạo của nó cũng chỉ là 0,21. Với các giá trị độ lệch tâm của các hành tinh thì quỹ đạo elip
của các hành tinh rất khó phân biệt so với hình tròn. Chính vì lý do này mà các nghiên cứu
của Kepler được đánh giá rất cao. Kể cả quỹ đạo elip của sao chổi Haley cũng được tính toán
dựa trên định luật Kepler với độ lệch tâm là 0,97. Với bán kính trục lớn rất dài so với bán

Hình 13.3: Quỹ đạo của sao Thủy (hình a) và quỹ đạo của sao
chổi Haley (hình b)
4
kính trục nhỏ, sao chổi Haley phải mất đến 76 năm mới chuyển động hết một vòng xung
quanh Mặt Trời.
Định luật I Kepler là kết quả trực tiếp của tính chất tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách của lực hấp dẫn. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn gây ra bởi Mặt trời, các thiên thể có thể
chuyển động theo các quỹ đạo hình elip (các hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi) hoặc parabol
hoặc hyperbol (thiên thạch).
13.4.2 Định luật II Kepler
“Vecto bán kính kẻ từ Mặt Trời đến một hành tinh quét được những điện tích bằng nhau
trong những khoảng thời gian bằng nhau.”

Diện tích dA quét bởi vectơ bán kính nối từ


Mặt Trời đến hành tinh (𝑟) trong thời gian
dt bằng nửa diện tích của hình bình hành.

Hình 13.4: - hình a: tác dụng lực hút của Mặt Trời lên hành tinh
- hình b: trong thời gian dt, hình bình hành được tạo nên bởi 2 vectơ bán
kính 𝑟 (với gốc tọa độ đặt ở Mặt Trời) và 𝑑𝑟 = 𝑣 𝑑𝑡 (13.8)

Moment quỹ đạo 𝐿⃗ của chuyển động của các hành tinh là một hằng số:

5
Moment của lực hấp dẫn mà Mặt Trời tác dụng lên hành tinh đối với trục qua Mặt trời
bằng không nên moment động lượng của hành tinh đối với trục qua Mặt trời được bảo toàn:
𝐿⃗ = 𝑟 × 𝑝 = 𝑀𝑝 𝑟 × 𝑣 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (13.9)

Với
 𝑀𝑝 là khối lượng của hành tinh đang khảo sát
 𝑣 là vectơ vận tốc của hành tinh đang khảo sát
 𝑝 = 𝑀𝑝 𝑣 vectơ động lượng của hành tinh đang khảo sát
Từ hình vẽ 13.4, ta thấy diện tích dA mà vectơ 𝑟 quét được trong thời gian dt sẽ bằng ½
diện tích của hình bình hành tạo bởi 2 vectơ 𝑟 và 𝑑𝑟 = 𝑣 𝑑𝑡, tức là:
1 1 𝐿
𝑑𝐴 = |𝑟 × 𝑑𝑟 ⃗⃗⃗⃗ | = |𝑟 × 𝑣 𝑑𝑡| = 𝑑𝑡
2 2 2𝑀𝑝
𝑑𝐴 𝐿
= = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (13.10)
𝑑𝑡 2𝑀𝑝

𝑑𝐴
Với L = const và Mp = const nên = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡: điều này chứng tỏ trong các khoảng thời
𝑑𝑡
gian bằng nhau thì các hành tinh quét được những diện tích như nhau.
13.4.3 Định luật III Kepler
“Bình phương chu kỳ quỹ đạo của một hành tinh tỷ lệ với lập phương bán trục lớn của
quỹ đạo elip của hành tinh đó”
Định luật này có thể được dẫn ra cho một hành tinh có quỹ đạo tròn như sau:
Theo định luật II Newton, dưới tác dụng lực hấp dẫn Fg của Mặt Trời, hành tinh có khối
lượng Mp đang khảo sát sẽ có gia tốc a:
𝑀𝑆 𝑀𝑝
𝐹𝑔 = 𝐺 = 𝑀𝑝 𝑎 (13.11)
𝑟2

Với 𝑎 là gia tốc chuyển động tròn của hành tinh:


𝑣2
𝑎= (13.12)
𝑟

 v: vận tốc của hành tinh, r là bán kính quỹ đạo tròn của hành tinh quanh Mặt Trời.
 Fg là lực hấp dẫn của Mặt Trời tác dụng lên hành tinh đang khảo sát
 MS là khối lượng của Mặt Trời
 Mp là khối lượng của hành tinh đang khảo sát
Từ (13.11) và (13.12), ta có:
𝑀𝑆 𝑀𝑝 𝑣2
𝐺 = 𝑀𝑝 (13.13)
𝑟2 𝑟

6
Vận tốc v của hành tinh sẽ được tính toán thông qua chu kỳ T của nó:
2𝜋𝑟
𝑣= (13.14)
𝑇

Do đó:
𝑀𝑆 (2𝜋𝑟⁄𝑇)2
𝐺 2 =
𝑟 𝑟
4𝜋2
𝑇2 = ( ) 𝑟 3 = 𝐾𝑆 𝑟 3 (13.15)
𝐺𝑀𝑆

4𝜋2 𝑠2
Giá trị hằng số: 𝐾𝑆 = ( ) = 2,97 × 10−19 ( )
𝐺𝑀𝑆 𝑚3

Công thức (13.15) cũng đúng đối với các quỹ đạo hình elip khi thay bán kính r bằng bán
trục lớn a:
4𝜋2
𝑇2 = ( ) 𝑎3 = 𝐾𝑆 𝑎3 (13.16)
𝐺𝑀𝑆

Công thức 13.16 cũng có thể áp dụng cho chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái
Đất. Khi đó,
4𝜋2 4𝜋2
𝑇2 = ( ) 𝑎3 = 𝐾𝐸 𝑎3 với 𝐾𝐸 = ( ) (13.17)
𝐺𝑀𝐸 𝐺𝑀𝐸

ME: là khối lượng Trái Đất.

Thế năng hấp dẫn


Trong chương 8, chúng ta đã biết về khái niệm thế năng hấp dẫn: là năng lượng của hệ
các vật cho trước tương tác với nhau qua lực hấp dẫn. Và ta cũng biết được một trường hợp
riêng là thế năng trọng trường của một vật ở gần mặt đất khi độ lớn của trọng lực là không
đổi: U = mgy. Tuy nhiên, ta cần thiết lập một công thức tổng quát hơn dành cho thế năng
trọng trường của một vật bất kỳ.
Theo 7.26, ta có được biểu thức độ biến thiên thế năng của một hệ có được dưới tác dụng
của lực thế F(r) là:
𝑟
∆𝑈 = 𝑈𝑓 − 𝑈𝑖 = − ∫𝑟 𝑓 𝐹 (𝑟)𝑑𝑟 (13.18)
𝑖

Đối với trọng lực:


𝐺𝑀𝐸 𝑚
𝐹 (𝑟) = 𝑃(𝑟) = − (13.19)
𝑟2

𝑟 𝑑𝑟 1 𝑟𝑓
Suy ra: 𝑈𝑓 − 𝑈𝑖 = 𝐺𝑀𝐸 𝑚 ∫𝑟 𝑓 = 𝐺𝑀𝐸 𝑚 [− ]
𝑖 𝑟2 𝑟 𝑟𝑖

7
1 1
𝑈𝑓 − 𝑈𝑖 = −𝐺𝑀𝐸 𝑚( − ) (13.20)
𝑟𝑓 𝑟𝑖

Nếu ta chọn gốc thế năng là ở ∞ (nghĩa là Ui= 0 khi ri = ∞) thì biểu thức thế năng trọng
trường của một vật ở vị trí có khoảng cách r tới tâm Trái Đất sẽ là:
𝐺𝑀𝐸 𝑚
𝑈=− (13.21)
𝑟

Công thức (13.21) trên chỉ đúng cho những vật nằm trên và bên ngoài bề mặt Trái Đất,
tức r ≥ RE. Với gốc thế năng đã chọn (∞) thì thế năng trọng trường sẽ luôn có giá trị âm.
Ta có thể phát triển công thức (13.21) lên thành thế năng hấp dẫn tổng quát hơn của hệ
hai chất điểm cách nhau một khoảng r và có khối lượng lần lượt là m1 và m2 như sau:
𝐺𝑚1 𝑚2
𝑈=− (13.22)
𝑟

Đối với hệ có ba chất điểm thì tổng thế năng hấp dẫn của cả hệ sẽ bằng:
𝑚1 𝑚2 𝑚1 𝑚3 𝑚2 𝑚3
𝑈𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = 𝑈12 + 𝑈13 + 𝑈23 = −𝐺( + + ) (13.23)
𝑟12 𝑟13 𝑟23

Thế năng này có giá trị đúng bằng công cần thiết để tách các chất điểm của hệ ra xa nhau
vô cùng.

Năng lượng của các hành tinh và các vệ tinh


Cho hệ gồm một vật có khối lượng m chuyển động với vật tốc ν trong trường hấp dẫn
của vật có khối lượng M với M >> m. Hệ này có thể là mô hình cho một hành tinh chuyển
động xung quanh Mặt Trời, một vệ tinh chuyển động xung quanh Trái Đất hoặc một sao chổi
chuyển động ngang qua Mặt Trời. Nếu vật M được gắn cố định trong một hệ quy chiếu quán
tính thì tổng cơ năng E của hệ 2 vật sẽ chỉ là cơ năng của vật m. Cơ năng này bao gồm động
năng K và thế năng hấp dẫn U của vật m (hay thế năng của hệ hai vật):
𝐸 =𝐾+𝑈 (13.24)
1 𝑀𝑚
𝐸 = 𝑚𝜈 2 − 𝐺 (13.25)
2 𝑟

Công thức 13.25 cho thấy cơ năng E của vật có khả năng mang các giá trị dương, âm
hoặc bằng không phụ thuộc vào độ lớn vận tốc ν. Đối với các hệ liên kết như Mặt Trời-Trái
Đất, Mặt Trăng – Trái Đất hoặc vệ tinh của Trái Đất thì cơ năng của vật sẽ có giá trị âm. Ta
có thể dễ dàng kiểm chứng điều này qua chuyển động của một hành tinh có quỹ đạo được
xem như tròn bất kỳ:
𝐺𝑀𝑚 𝑚𝜈 2
𝐹𝑔 = 𝑚𝑎 → =
𝑟2 𝑟
Nếu chia hai vế của đẳng thức trên cho 2 ta sẽ được:

8
𝑚𝑣 2 𝐺𝑀𝑚
= (13.26)
2 2𝑟

Áp dụng công thức (13.26) vào công thức (13.25) ta được:


𝐺𝑀𝑚 𝐺𝑀𝑚
𝐸= −
2𝑟 𝑟
𝐺𝑀𝑚
𝐸=− (quỹ đạo tròn) (13.27)
2𝑟

Trong quỹ đạo tròn, động năng của một vật có giá trị dương sẽ bằng ½ độ lớn của thế
năng hấp dẫn. Vì vậy, cơ năng của vật sẽ có giá trị âm. Đây chính là năng lượng liên kết của
hệ, tức năng lượng tối thiểu cần để tách riêng hai vật ra khỏi nhau xa vô cùng.
Đối với quỹ đạo elip, công thức của cơ năng sẽ giống (13.27) nhưng ta chỉ cần thay bán
kính r của quỹ đạo tròn bằng bán kính trục lớn a trong quỹ đạo elip, tức là:
𝐺𝑀𝑚
𝐸=− (quỹ đạo elip) (13.28)
2𝑎

Nếu hệ cô lập thì cơ năng này sẽ có giá trị không đổi. Vì vậy, khi vật m chuyển động từ
vị trí 1 (r1) đến vị trí 2 (r2) thì cơ năng sẽ được bảo toàn:
1 𝑀𝑚 1 𝑀𝑚
𝐸 = 𝑚𝑣𝑖2 − 𝐺 = 𝑚𝑣𝑗2 − 𝐺 (13.29)
2 𝑟𝑖 2 𝑟𝑗

Câu hỏi lý thuyết chương 13


1. Sắp xếp các đại lượng năng lượng sau từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Nếu có bằng nhau thì
minh họa dấu bằng.
(a) giá trị tuyệt đối của thế năng trung bình của hệ Mặt trời – Trái đất.
(b) động năng trung bình của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt trời.
(c) giá trị tuyệt đối của tổng năng lượng của hệ Mặt trời – Trái đất.
2. Giả sử gia tốc hấp dẫn ở bề mặt của một mặt trăng A của sao Mộc là 2m/s2. Mặt trăng B
có khối lượng gấp đôi và bán kính gấp đôi của mặt trăng A. Gia tốc hấp dẫn ở bề mặt của
nó bằng bao nhiêu? Bỏ qua gia tốc hấp dẫn gây bởi sao Mộc.
(a) (a) 8 m/s2
(b) (b) 4 m/s2
(c) (c) 2 m/s2
(d) (d) 1 m/s2
(e) (e) 0.5 m/s2
3. Một vệ tinh ban đầu di chuyển theo quỹ đạo tròn với bán kính R quanh Trái đất. Giả sử
nó được chuyển vào quỹ đạo tròn có bán kính 4R.
(i) Lực tác động lên vệ tinh như thế nào?

9
(a) lớn gấp tám lần
(b) lớn gấp bốn lần
(c) lớn gấp 1/2 lần
(d) lớn gấp 1/8 lần
(e) lớn gấp 1/16 lần
(ii) Điều gì xảy ra với tốc độ của vệ tinh? Chọn từ các khả năng tương tự (a) đến (e).
(iii) Điều gì xảy ra với chu kỳ của nó? Chọn từ các khả năng tương tự (a) đến (e).
4. Xếp hạng độ lớn của các lực hấp dẫn sau từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Nếu hai lực bằng
nhau, minh họa dấu bằng.
(a) lực tác dụng bởi vật nặng 2 kg lên vật nặng 3 kg cách nhau 1 m.
(b) lực tác động bởi vật nặng 2 kg lên vật thể 9 kg cách nhau 1 m.
(c) lực tác dụng bởi vật nặng 2 kg lên vật thể 9 kg cách nhau 2 m.
(d) lực tác dụng bởi vật thể 9 kg lên vật thể 2 kg cách nhau 2 m.
(e) lực tác dụng bởi vật thể 4 kg lên vật thể 4 kg khác cách đó 2 m.
5. Lực hấp dẫn tác dụng lên một phi hành gia tại bề mặt Trái Đất là 650 N. Khi cô ấy đang
ở trong trạm không gian quay quanh Trái Đất thì lực hấp dẫn tác dụng lên cô ấy:
(a) lớn hơn 650N,
(b) chính xác bằng 650N,
(c) nhỏ hơn 650N,
(d) gần nhưng không chính xác bằng không, hoặc
(e) chính xác bằng không?

Bài tập chương 13


1. Ba quả cầu đồng nhất có khối lượng m1 = 2,00 kg, m2 = 4,00 kg và
m3 = 6,00 kg được đặt ở các vị trí như trong hình. Tính lực hấp dẫn
tác dụng lên quả cầu m2 do hai quả cầu còn lại gây ra.
r
ĐS: F = (- 10.0iˆ + 5.93 ˆj)´ 10- 11 N

2. Hai vật hút lẫn nhau với lực hấp dẫn có độ lớn 1 × 10−8N khi cách
nhau 20,0 cm. Nếu tổng khối lượng của hai vật thể là 5.00 kg, tính khối lượng của mỗi
vật?
ĐS: m1 = 2.00kg ; m2 = 3.00kg
3. Gia tốc rơi tự do trên bề mặt Mặt trăng là khoảng 1/6 gia tốc rơi tự do trên bề mặt Trái
đất. Bán kính của Mặt trăng là khoảng 0,250 𝑅𝐸 (𝑅𝐸 = 6,37 × 106 m, 𝑅𝐸 : bán kính Trái
𝜌𝑀ặ𝑡 𝑡𝑟ă𝑛𝑔
Đất). Tìm tỷ số khối lượng riêng của chúng, .
𝜌𝑇𝑟á𝑖 đấ𝑡

ĐS: r M / r E = 2 / 3
10
4. (a) Xác định vecto cường độ trường hấp dẫn 𝑔 tại P do hai quả cầu
gây ra như trong hình.
(b) Chứng minh rằng, vecto cường độ trường hấp dẫn 𝑔 tại P bằng
0 khi r→0.
(c) Chứng minh rằng, vecto cường độ trường hấp dẫn 𝑔 tại P bằng
2GM/r2 khi 𝑟 → ∞.
r 2MGr
ĐS: (a) g = 3
về phía khối tâm.
(r 2
+ )
a2 2

5. Ba quả cầu giống nhau đặt tại 3 đỉnh của hình vuông cạnh l như hình
bên. Xác định vecto cường độ trường hấp dẫn 𝑔 tại O.
r Gm æçç 2 + 1ö
÷
ĐS: g = ÷ về phía góc đối diện.
I 2 çè 2÷
ø

6. Io, một vệ tinh của sao Mộc, có chu kỳ quỹ đạo 1,77 ngày, và bán kính
quỹ đạo là 4,22 × 105 km. Từ những dữ liệu này, xác định khối lượng của sao Mộc.
ĐS: M J = 1.90´ 1027 kg (khoảng 316 lần khối lượng Trái Đất).
7. Hệ sao đôi của Plaskett bao gồm hai ngôi sao quay trên một quỹ đạo
tròn có tâm là trung điểm của đoạn nối hai ngôi sao, xem như khối
lượng của hai sao là bằng nhau. Giả sử tốc độ quỹ đạo của mỗi ngôi sao
là|𝑣 | = 220 𝑘𝑚/𝑠 và chu kỳ quỹ đạo là 14,4 ngày. Tìm khối lượng M
của mỗi ngôi sao so với khối lượng của mặt trời. (Biết khối lượng Mặt
trời: 1,99 × 1030 𝑘𝑔).
ĐS: M = 1.26´ 1032 kg = 63.3 khối lượng mặt trời.
8. Các ngôi sao neutron là những vật thể có khối lượng riêng cực kỳ lớn, hình thành từ
những tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh (supernova). Chúng quay rất nhanh. Giả sử khối
lượng của một ngôi sao neutron hình cầu gấp đôi khối lượng Mặt trời, bán kính 10,0 km.
Xác định tốc độ góc lớn nhất mà nó có thể có để cho vật chất tại bề mặt của sao trên
đường xích đạo của nó chỉ được giữ trong quỹ đạo bởi lực hấp dẫn.
rad
ĐS: w = 1.63´ 104
s
9. Một vệ tinh trong quỹ đạo Trái Đất có khối lượng là 100 kg và ở độ cao 2 × 106 𝑚.
(a) Tính thế năng của hệ thống vệ tinh - Trái Đất?
(b) Tính độ lớn của lực hấp dẫn do Trái đất tác dụng lên vệ tinh?
(c) Có những lực nào do vệ tinh tác dụng lại trái đất?
ĐS: a) - 4.77 ´ 109 J b) F = 569 N

11
10. Sau khi Mặt trời sử dụng hết nhiên liệu hạt nhân của nó và Mặt trời sẽ trở thành sao lùn
trắng. Khối lượng của sao lùn trắng này bằng khoảng một nửa khối lượng của Mặt trời,
vật chất của nó được nén trong một thể tích hình cầu tương đối khiêm tốn, cỡ chỉ bằng
kích thước trái đất, do đó vật chất của nó cực kỳ đặc. Tính:
(a) Mật độ trung bình của sao lùn trắng,
(b) Gia tốc rơi tự do và thế năng của một vật có khối lượng 1.00 kg ở bề mặt của sao lùn
trắng.
kg m
ĐS: a) r = 1.84´ 109 3
b) g = 3.27 ´ 106 2
m s

11. Một vệ tinh 500 kg nằm trong quỹ đạo tròn ở độ cao 500 km so với bề mặt Trái đất. Do
ma sát không khí, vệ tinh cuối cùng rơi xuống bề mặt Trái Đất và chạm đất với tốc độ
2,00 km/s. Tính phần năng lượng đã được chuyển thành nội năng do ma sát với không
khí.
ĐS: D E = 1.58´ 1010 J
12. Một vệ tinh 1.000 kg quay quanh Trái đất ở độ cao không đổi 100 km.
(a) Tính năng lượng phải thêm vào hệ (vệ tinh – trái đất) để di chuyển vệ tinh này vào
một quỹ đạo tròn với độ cao 200 km?
(b) Động năng và thế năng trong hệ thay đổi như thế nào?
ĐS: (a) D E = 469MJ

13. Một vệ tinh có khối lượng 200 kg ở độ cao 200 km so với bề mặtTrái Đất.
(a) Giả sử quỹ đạo là tròn, vệ tinh mất bao lâu để hoàn thành một vòng quỹ đạo?
(b) Tính tốc độ của vệ tinh?
(c) Vệ tinh xuất phát từ bề mặt trái đất, tính năng lượng tối thiểu cần thiết cung cấp cho
vệ tinh này ? Bỏ qua sức cản không khí nhưng tính đến sự quay của Trái Đất quanh
trục của nó.
km
ĐS: (a) T = 1.47 h (b) v = 7.79 (c) Emin = 6.43´ 109 J
s
14. Một vệ tinh nằm trong quỹ đạo tròn quanh Trái đất ở độ cao 2,80.106 m. Tìm:
(a) Chu kỳ quay.
(b) Tốc độ và gia tốc của vệ tinh.
km m
ĐS: (a) T = 2.43h (b) v = 6.60 ; a = 4.74 2 về phía trái đất.
s s

12
Chương 14: Cơ học chất lưu

V
ật chất thông thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Chúng ta biết rằng, ở trạng
thái rắn vật chất sẽ có thể tích và hình dạng xác định, ở trạng thái lỏng thì chúng chỉ
có thể tích xác định còn ở trạng thái khí thì ngay cả thể tích và hình dạng đều không
xác định. Những mô tả trên chỉ cho chúng ta bức tranh cơ bản về các trạng thái tồn tại
của vật chất nhưng nó không hoàn toàn chính xác. Ví dụ như nhựa đường (asphalt) và chất
dẽo (plastics) thường được xem là những chất rắn nhưng sau một khoảng thời gian nó lại có
xu hướng chảy như chất lỏng. Ngoài ra, trạng thái rắn, lỏng, khí của một vật chất phụ thuộc
rất nhiều vào nhiệt độ và áp suất. Nói tóm lại, theo thời gian một vật chất nào đó sẽ thay đổi
trạng thái rắn, lỏng, khí của nó tùy thuộc vào điều kiện bên ngoài.
Chất lưu là một hệ, gồm các phân tử sắp xếp một cách ngẫu nhiên, tương tác với nhau
bằng một lực liên kết yếu và định hình được nhờ vào lực tác dụng của thành bình. Cả chất
lỏng và chất khí đều là chất lưu.
Trong cơ học chất lưu, chúng ta áp dụng các định luật đã biết để nghiên cứu chất lưu ở
trạng thái tĩnh và trạng thái động của chúng.

Áp suất
Chất lưu không tác dụng lực căng hay lực Chất lỏng tác dụng một lực nén
kéo lên một vật, ở trạng thái tĩnh nó chỉ có một vuông góc lên mọi điểm của
xu hướng là nén lên mọi mặt của một vật bất một vật đặt trong nó
kỳ đặt trong nó. (Hình 14.1)
Áp suất của chất lưu có thể được đo bằng
một dụng cụ rất đơn giản. Dụng cụ đo áp suất
được cấu tạo bằng một xi-lanh rỗng được hút
chân không nối với một pittông nhẹ bằng một
lò xo. Ta có thể thấy cấu tạo của nó ở Hình
14.2.
Khi nhúng dụng cụ đo áp suất này vào
chất lưu cần khảo sát thì chất lưu sẽ nén một Hình 14.1: Lực nén của chất lưu lên một
lực F lên mặt bên ngoài của pittông. Lò xo bên vật đặt trong nó
dưới cũng sẽ bị nén theo cho đến khi lực nén
F của chất lưu cân bằng với lực đàn hồi của lò xo. Đo độ lớn của lực đàn hồi thì ta sẽ biết giá
trị của lực nén F. Áp suất P của chất lưu khi đó chính là tỉ số giữa lực nén F và diện tích A
của pittông. Tổng quát, áp suất của chất lưu chính là lực nén của chất lưu đó lên một đơn vị
diện tích của bề mặt vật khác đặt trong nó. Công thức tính áp suất khi đó là:
𝐹
𝑃= (14.1)
𝐴

1
Nếu áp suất thay đổi trên toàn bề mặt của vật bị nén
thì khi đó áp suất tại vi trí của diện tích nhỏ dA sẽ là:
𝑑𝐹
𝑃= ↔ 𝑑𝐹 = 𝑃𝑑𝐴 (14.2)
𝑑𝐴

Vì vậy, lực tác dụng của chất lưu lên toàn diện tích
bề mặt A của vật là:
𝐹 = ∫ 𝑑𝐹 = ∫ 𝑃𝑑𝐴 (14.3) Hình 14.2: Dụng cụ đo áp suất
chất lưu
Đơn vị đó áp suất trong hệ SI là (N/m2) hay pascal
(Pa):
1 Pa = 1N/m2

Sự thay đổi áp suất theo độ sâu


Tất cả thợ lặn đều biết được rằng áp suất nước tăng theo độ sâu.
Trong khi áp suất khí quyển lại giảm theo độ cao. Đó là lý do tại
sao khi càng lên cao thì máy bay phải tạo thêm áp lực lên khoang
chứa để các hành khách trong đó đều không cảm nhận được sự thay
đổi áp suất.
Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát xem tại sao áp suất lại tăng theo
độ sâu?
Cho một chất lỏng ở trạng thái tĩnh có mật độ khối lượng là ρ
như Hình 14.3. Giả sử rằng, mật độ khối lượng ρ này là không đổi
tại mọi vị trí trong lòng chất lỏng. Chọn một khối chất lỏng trong
một hình hộp chữ nhật tưởng tượng có tiết diện là A và độ cao là h
và hai mặt trên và dưới của hộp sẽ cách mặt thoáng lần lượt là d và
d+h. Tác dụng vào khối hộp có trọng lực của hộp, lực nén của chất
lỏng lên mặt trên và mặt dưới của hộp (lực nén vào các mặt bên cân
bằng nhau). Gọi áp suất của chất lỏng tại mặt trên của hộp là Pο.
Chọn chiều dương hướng lên. Hình 14.3: Một khối
chất lỏng nằm trong
Độ lớn lực nén của chất lỏng lên mặt trên của hộp là:
một dung dịch chất
𝐹𝜊 = ∫ 𝑑𝐹 = ∫ 𝑃𝜊 𝑑𝐴 = 𝑃𝜊 𝐴 (do áp suất Pο không đổi tại mọi lỏng có thể tích lớn hơn
điểm của mặt trên của hộp)
 ⃗⃗⃗
𝐹𝜊 = −𝑃𝜊 𝐴𝑗 (ngược chiều dương) (14.4)

Tương tự, độ lớn lực nén của chất lỏng lên mặt dưới của hộp là:
𝐹 = ∫ 𝑑𝐹 = ∫ P𝑑𝐴 = P𝐴 (do áp suất P không đổi tại mọi điểm của mặt dưới của hộp)
 𝐹 = 𝑃𝐴𝑗 (cùng chiều dương) (14.5)

2
Khối lượng của chất lỏng trong hộp là: 𝑀 = 𝜌𝑉 = 𝜌𝐴ℎ. Vì vậy, trọng lực tác dụng lên
hộp là:
⃗⃗⃗𝑣 = −𝑀𝑔𝑗 = −𝜌𝐴ℎ𝑔𝑗
𝑃 (14.6)

Khi hộp ở trạng thái cân bằng thì tổng hợp lực tác dụng lên hộp phải bằng 0:

∑ 𝐹 = 𝐹 + ⃗⃗⃗
𝐹𝜊 + ⃗⃗⃗
𝑃𝑣 = 0

 𝑃𝐴𝑗 − 𝑃𝜊 𝐴𝑗 − 𝜌𝐴ℎ𝑔𝑗 = 0
 𝑃 = 𝑃𝜊 + 𝜌𝑔ℎ (14.6)

Từ công thức (14.6) ta thấy áp suất chất lỏng ở độ sâu h so với vị trí chất lỏng có áp suất
Pο sẽ chênh lệch một lượng ρgh. Nếu chất lỏng là hở ra khí quyển và P0 là áp suất ở bề mặt
chất lỏng thì P0 chính là áp suất khí quyển. Áp suất này thường được lấy với giá trị:
𝑃𝜊 = 1,00 𝑎𝑡𝑚 = 1,013 × 105 𝑃𝑎 (14.7)

Ta cũng nhận thấy áp suất chất lưu là như nhau tại mọi điểm có cùng độ sâu và không
phụ thuộc vào hình dạng vật chứa. Áp suất chất lưu phụ thuộc vào độ sâu và giá trị của áp
suất ở bề mặt chất lỏng Pο. Áp suất ở bề mặt này được truyền đến mọi điểm trong chất lưu.
Đây là nội dung của định luật Pascal(đặt tên theo nhà khoa học Pháp Blaise Pascal).
Định luật Pascal phát biểu rằng một thay đổi về áp
suất tác động vào chất lỏng được truyền nguyên vẹn đến
mọi điểm của chất lỏng và các thành của bình chứa.
Một ứng dụng quan trọng của định luật Pascal là
máy nén thủy lực (thẳng góc) như Hình 14.4 a.
Một lực nhỏ F1tác động vào piston nhỏ bên trái với
diện tích bề mặt A1. Áp lực được truyền qua một chất
lỏng không thể nén đến piston bên phải với diện tích bề
mặt A2lớn hơn. Bởi vì áp suất phải giống nhau ở cả hai
bên nên P = F1 / A1 = F2 / A2. Do đó, lực F2 lớn hơn lực
F1với hệ số tỉ lệ là A2/A1. Bằng cách thiết kế một máy
ép thủy lực với các diện tích thích hợp A1 và A2, ta có Hình 14.4a: Sơ đồ của máy ép
thể thu được một lực lớn ở đầu ra từ một lực nhỏ ở đầu thủy lực.
vào.
Bởi vì chất lỏng không được thêm vào hoặc tháo ra khỏi hệ thống, thể tích chất lỏng được
đẩy xuống bên trái trong Hình 14.4a khi piston di chuyển xuống dưới 𝐴1 . ∆𝑥1 bằng thể tích
chất lỏng bị đẩy lên bên phải khi piston phải di chuyển lên trên 𝐴2 . ∆𝑥2 .
Tức là, A1 . ∆𝑥1 = A2. ∆𝑥2 ; do đó, A2/A1 =∆𝑥1 /∆𝑥2 . Chúng ta đã biết, A2/A1 = F2/F1. Do
đó, F2/F1 =∆𝑥1 /∆𝑥2 , vì vậy F1. ∆𝑥1 = F2. ∆𝑥2 .

3
Mỗi bên của phương trình này là công của lực tác động lên piston tương ứng. Do đó,
công của lực F1 trên piston đầu vào bằng công của lực F2 trên piston đầu ra, vì nó phải bảo
tồn năng lượng.
Các ứng dụng khác của định luật Pascal: phanh thủy lực, nâng xe hơi, đòn bẩy thủy lực,
xe nâng hàng.

Phương pháp đo áp suất khí quyển


Áp suất khí quyển là một thông số quan trọng luôn được đề cập đến trong các chương
trình dự báo thời tiết. Giá trị của áp suất khí quyển này thay đổi theo từng vùng, từng thời
điểm chứ không phải là giá trị áp suất khí quyển chuẩn Pο không đổi mà ta đã đề cập ở mục
14.2. Vậy, áp suất khí quyển này được đo như nào?
Khí áp kế Torricelli
Một trong những khí áp kế phổ biến đã được chế tạo bởi nhà bác học
Evangelista Torricelli (1608–1647). Áp kế này gồm một ống thủy tinh
dài chứa đầy thủy ngân, được úp ngược vào một chậu cũng chứa thủy
ngân (hình 14.5). Khi đó, áp suất tại mặt trên của cột thủy ngân trong
ống là P = 0.
Áp suất tại điểm B và điểm A trong thủy ngân là như nhau và bằng
áp suất khí quyển. Nếu ta đặt áp kế này trong điều kiện chuẩn thì áp suất
tại A và B chính là áp suất khí quyển Pο. Vì cột thủy ngân trong ống
được cân bằng nên lực nén do áp suất thủy ngân và trọng lực của cột
thủy ngân tại điểm A sẽ cân bằng nhau, tức: Hình 14.5: Áp kế
𝑃𝜊 = 𝜌𝐻𝑔 𝑔ℎ (14.8) khí thủy ngân

𝑃𝜊
 ℎ= (14.9)
𝜌𝐻𝑔 𝑔

Vì vậy, khi áp suất khí quyển thay đổi thì độ cao của cột thủy ngân cũng sẽ thay đổi theo
công thức (14.9). Độ cao ứng với suất khí quyển 1atm sẽ là:
𝑃𝜊 1,013×105 𝑃𝑎
ℎ𝜊 = = 𝑘𝑔 𝑚 = 0,760 (𝑚) (14.10)
𝜌𝐻𝑔 𝑔 (13,6×103 3 )(9,8 2 )
𝑚 𝑠

Vì vậy để tính áp suất khí quyển ta chỉ cần đo độ cao của cột thủy ngân trong ống và sử
dụng công thức:
ℎ ℎ
𝑃= 𝑃𝜊 = (𝑎𝑡𝑚) (14.11)
ℎ𝜊 ℎ𝜊

Khí áp kế chữ U
Khí áp kế chữ U là áp kế có một ống chữ U một đầu hở ra không khí và đầu còn lại thông
với một bình chứa khí dạng như hình 14.6.

4
Hình 14.6: Áp kế khí chữ U
Để đo áp suất khí P của khí trong bình ta đổ vào ống chữ U một chất lỏng và để hở trong
không khí. Khi đó áp suất tại A và B là bằng nhau và bằng áp suất P của chất khí trong bình.
Áp dụng công thức 14.6 ta có được: 𝑃 = 𝑃𝜊 + 𝜌𝑔ℎ
Khi đó:
 P là áp suất tuyệt đối của chất khí.
 𝑃 − 𝑃𝜊 = 𝜌𝑔ℎ: được gọi là áp suất tương đối của chất khí trong bình so với khí quyển.
Thông thường nếu không cần biết giá trị thực của áp suất thì người ta thường đo áp suất
tương đối của chất khí đó bằng cách đo độ cao chênh lệch h của chất lỏng. Ví dụ, áp suất khí
ta đo được trong lốp xe chính là áp suất tương đối.

Lực nổi và Định luật Archimedes


Ai trong chúng ta đều biết việc cố gắng nén một trái bóng sâu vào trong nước là rất khó
khăn vì luôn có lực đẩy lên của nước tác dụng vào nó. Lực đẩy lên trên của chất lưu tác dụng
vào một vật nhúng trong nó được gọi là lực nổi. Độ lớn của lực này đúng bằng trọng lượng
của khối chất lưu bị vật này chiếm chỗ. Đây chính là nội dung của định luật Archimedes:
𝐵 = 𝜌𝑓𝑙𝑢𝑖𝑑 𝑔𝑉𝑑𝑖𝑠𝑝 (14.12)

 B là độ lớn của lực nổi


 ρfluid là mật độ khối lượng của chất lưu
 g là gia tốc trọng trường
 Vdisp là thể tích của khối chất lưu bị vật chiếm chỗ

Động lực học chất lưu


Ở các nội dung trước, ta đã khảo sát chất lưu ở trạng thái tĩnh. Trong đề mục này ta sẽ
khảo sát chất lưu ở trạng thái chuyển động. Khi một chất lưu chuyển động thì chuyển động
của nó sẽ thuộc một trong hai loại: chuyển động thành dòng (lớp) (hình 14.7) hay chuyển
động rối (hình 14.8).
Chuyển động thành lớp và chuyển động rối là gì?
Trong chuyển động của chất lưu ta sẽ gặp khái niệm độ nhớt. Độ nhớt chính là đại lượng
đặc trưng cho mức độ sự ma sát giữa các lớp chất lưu lên nhau khi chúng chuyển động tương
5
Hình 14.7: Chuyển động thành lớp của Hình 14.8: Khói thuốc chuyển động trong
chất khí khi xe chuyển động trong hầm sự chảy thành dòng ở phía dưới và trong
sự chảy rối ở phía trên.
đối với nhau. Vì chuyển động thực tế của chất lưu rất phức tạp nên trước tiên chúng ta sẽ
khảo sát chuyển động của chất lưu lý tưởng với các điều kiện như sau:
1. Trong chất lưu lý tưởng thì ma sát giữa các lớp chất lưu khi chuyển động được bỏ qua.
2. Chất lưu lý tưởng sẽ chuyển động đều thành dòng.
3. Mật độ khối lượng của chất lưu là không thay đổi.
4. Chất lưu không có chuyển động xoáy.
Ống dòng là là đường cong sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với phương của
vecto vận tốc của phân tử chất lưu tại điểm đó (hình 14.9).

Vectơ vận tốc của phân tử chất


lưu tại mỗi điểm tiếp tuyến ống dòng
tại điểm đó.

Hình 14.9: Hình ảnh ống dòng của chất lưu


Chất lưu lý tưởng khi chuyển động sẽ tuân theo phương trình liên tục: lưu lượng thể tích
chất lưu qua mọi tiết diện vuông góc với ống dòng khác nhau trong cùng một ống dòng của
chất lưu đều bằng nhau, tức là:
A1ν1 = A2ν2 = …= Aiνi = const

6
Với A1, A2,…, Ai lần lượt là diện tích của mặt cắt 1, 2, …, thứ i trong cùng một ống dòng, còn
ν1, ν2, …, νi lần lượt là vận tốc của chất lưu tại mặt cắt 1, 2, …, thứ i trong cùng một ống
dòng.

Phương trình Bernoulli


Cho chất lưu lý tưởng chuyển động trong một
ống dòng như hình 14.10.
Áp suất tại mỗi điểm của chất lưu lý tưởng sẽ
tuân theo phương trình Bernoulli:
1
𝑃 + 𝜌𝜈 2 + 𝜌𝑔𝑦 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡𝑎𝑛𝑡
2
Với:
 P là áp suất chất lưu tại một điểm bất kỳ
trong dòng chảy.
 ρ là mật độ khối lượng của chất lưu
 y là độ cao của tiết diện đó
 ν là vận tốc dòng chảy tại tiết điện đó. Hình 14.10: Dòng chảy của chất lưu lý
tưởng qua các tiết diện khác nhau
Các ứng dụng của động lực học chất lưu
Lý thuyết động lực học chất lưu có thể giúp ta giải thích Cánh máy bay đã bẻ
được các hiện tượng liên quan chuyển động của các vật thể cong các dòng chảy
trong chất lưu. Đầu tiên ta sẽ khảo sát dòng khí chuyển của chất khí đang
động qua cánh máy bay có hình ảnh các đường dòng như chuyển động từ phải
hình 14.11. sang trái
Giả sử dòng khí đang chuyển động theo phương ngang
từ phải sang trái với vận tốc 𝑣1 . Khi gặp cánh máy bay, do
độ nghiêng của cánh dòng chảy của chất khí bị bẻ cong lõm
xuống với vận tốc 𝑣2 . Cánh máy bay đã tác dụng một lực
lên dòng khí và theo định luật III Newton, dòng khí này
cũng tác dụng ngược lại lên máy bay một lực 𝐹 cùng độ
lớn nhưng ngược chiều. Lực này được phân tích thành 2
thành phần là lực nâng và lực cản. Lực nâng tác dụng vào
cánh máy bay sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: tốc độ của
máy bay, diện tích của cánh, độ cong của cách máy bay và
góc giữa cánh máy bay so với phương ngang. Độ cong của
cánh máy bay phải được thiết kế sao nhằm làm cho áp suất
khí ở phía trên cánh máy bay nhỏ hơn phía dưới tuân theo
định luật Bernoulli. Chính sự chênh lệch áp suất này đã Hình 14.11: Dòng chảy của khí
giúp nâng cánh máy bay lên. Khi góc chênh lệch giữa cánh qua cánh máy bay

7
máy bay và phương ngang tăng thì sẽ làm xuất hiện các dòng chảy xoáy làm giảm lực nâng.
Một cách tổng quát, khi một vật thể chuyển động xuyên qua một chất lưu thì nó sẽ bẻ
cong các dòng chảy làm sinh ra lực nâng tác dụng lên vật đó. Một vài yếu tố ảnh hưởng lên
lực nâng này là: hình dạng của vật, sự định hướng của vật so với dòng chảy, chuyển động
xoáy và kết cấu bề mặt của vật thể đó.
Ví dụ về quả banh golf:
Quả banh được cung cấp một chuyển động quay lùi. Các
chỗ trũng trên mặt banh làm tăng ma sát với không khí làm
cho lực nâng tăng lên. Lực nâng do chuyển động xoáy của
bóng tạo ra sẽ làm cho độ tăng tầm xa lớn hơn độ giảm tầm
xa gây ra bởi lực ma sát trong chuyển động tịnh tiến của quả
bóng.
Ví dụ về máy phun:
Một dòng khí chạy qua phía trên của một ống hở hai
đầu. Đầu còn lại của ống được nhúng vào một chất lỏng.
Dòng khí chuyển động làm giảm áp suất phía trên ống.
Chất lỏng dâng lên đến dòng khí. Chất lỏng bị phân tán vào
trong ống phun dưới dạng các hạt nhỏ.

Câu hỏi lý thuyết chương 14


1. Khi một vật được nhúng trong một chất lỏng, tại sao tổng hợp lực tác dụng lên vật theo
phương ngang bằng không?
2. Hai ly uống nước có bề dày mỏng và có diện tích đáy nhau nhưng hình dạng khác nhau,
với các mặt cắt ngang rất khác nhau ở mặt trên của hai ly, được đổ đầy với cùng một mực
nước. Theo công thức 𝑃 = 𝑃𝜊 + 𝜌𝑔ℎ, áp suất là như nhau ở mặt dưới (hay đáy) của cả
hai ly. Theo quan điểm này, tại sao khi người ta cân thì hai ly có trọng lượng khác nhau?
3. Một con cá nằm yên ở đáy cùng của một xô nước, trong khi xô đang được đặt trên một
cái cân. Khi cá bắt đầu bơi xung quanh, kim của cân có thay đổi không? Giải thích.
4. Việc cấp nước cho một thành phố thường được cung cấp từ các hồ chứa được xây dựng
ở nơi đất cao. Nước chảy từ hồ chứa, qua đường ống, và vào nhà của bạn. Tại sao khi
bạn bật vòi nước ở tầng trệt của một tòa nhà thì nước chảy nhanh hơn so với khi bật vòi
nước trong một căn hộ ở tầng cao hơn?
5. Một con tàu đậu trong hồ nội địa sẽ nổi cao hơn hay thấp hơn khi con tàu đậu trong đại
dương? Tại sao?

8
Bài tập chương 14
1. Một phụ nữ 50,0 kg mang giày cao gót được mời vào nhà trong đó nhà bếp lót bằng sàn
vinyl. Đế gót có hình tròn và bán kính 0,500 cm.
(a) Nếu người phụ nữ đứng cân bằng trên một gót chân, tính áp lực cô ấy gây ra trên sàn?
(b) Chủ nhà có quan tâm không? Giải thích câu trả lời của ba ̣n.
N
ĐS: a) P = 6.24´ 106 .
m2

2. (a) Máy hút bụi rất mạnh có ống hút với đường kính 2,86 cm. Đầu cuối của ống hút đặt
vuông góc trên mặt phẳng của một viên gạch, trọng lượng lớn nhất của viên gạch bằng
bao nhiêu để người lau dọn có thể nâng nó lên?
(b) Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạch tuộc sử dụng một con vòi có đường kính 2,86 cm trên
mỗi hai vỏ sò để kéo vỏ ra ngoài. Tìm lực lớn nhất bạch tuộc có thể gây ra trên một vỏ
sò trong nước muối sâu 32,3 m.
ĐS: a) F = 65.1N b) F = 275 N

3. Piston nhỏ của máy nâng thủy lực có diện tích mặt cắt ngang
3,00 𝑐𝑚2 , và piston lớn có diện tích mặt cắt ngang là 200 𝑐𝑚2 .
Cần phải áp lực nén 𝐹1 bằng bao nhiêu lên piston nhỏ để máy
nâng nâng được tải trọng 𝐹𝑔 = 15𝑘𝑁?
ĐS: F1 = 225 N .

4. Bể chứa trong hình chứa đầy nước với chiều cao d = 2,00 m.
Mặt bên của bể chứa có một cửa sổ hình chữ nhật (chiều cao
h=1,00 m và chiều rộng w=2,00 m) với bản lề đặt ở phía trên
của cửa sổ.
(a) Xác định độ lớn của lực mà nước tác động lên cửa sổ.
(b) Tìm độ lớn của mô-men xoắn của lực mà nước tác động
lên cửa sổ đối với bản lề.
ĐS: a) F = 29.4kN b) t = 16.3kN .m .

5. Piston 1 trong hình bên có đường kính 0.250 in (1in=2.54cm).


Piston 2 có đường kính 1,50 in. Xác định độ lớn của lực F, cần
thiết để đỡ được tải trọng 500 lb (1lb=0.453592) khi không có
ma sát.
ĐS: F = 2.31lb

9
6. Blaise Pascal làm một bản sao áp kế của Torricelli nhưng sử
dụng rượu vang đỏ Bordeaux, mật độ khối lượng 984 kg/𝑚3
thay thế cho thủy ngân.
(a) Chiều cao h của cột rượu đối với áp suất bình thường của khí
quyển bằng bao nhiêu?
(b) Chân không ở phía trên cột rượu có tốt như khi dùng thủy
ngân không?
ĐS: a) h = 10.5m .

7. Đổ thủy ngân vào ống chữ U. Nhánh trái của ống có diện tích
ngang 𝐴1 là 10,0 𝑐𝑚2 , nhánh phải có diện tích ngang 𝐴2 là 5,00
𝑐𝑚2 . Đổ 100gr nước vào nhánh phải như hình.
(a) Xác định chiều dài của cột nước ở nhánh phải của ống chữ
U.
(b) Với mật độ thủy ngân là 13,6 g/𝑐𝑚3 , chiều dài của cột thủy
ngân ở nhánh bên trái sẽ tăng thêm một đoạn h bằng bao
nhiêu?
ĐS: a) h = 20.0cm b) D h = 0.490cm

8. Khối kim loại nặng 10,0 kg có kích thước 12,0 cm x 10,0 cmx
10,0 cm được treo vào lực kế và đươc nhúng vào nước. Chiều
cao của khối kim loại là 12,0 cm, và mặt trên của khối cách mặt
nước 5.00 cm.
(a) Tính độ lớn lực tác động lên mặt trên và mặt dưới của khối?
(b) Đọc số chỉ lực kế?
(c) Chứng minh rằng lực nâng bằng với độ chênh lệch của hai
lực trên?
ĐS: a) Ftop = 1.0179´ 103 N ; Fbot = 1.0297´ 103 N b) T = 86.2 N

9. Cần phải có bao nhiêu mét khối hêli để nâng một khí cầu nhẹ có treo một tải trọng 400
kg lên đến độ cao 8 000 m? Lấy khối lượng riêng của He 𝜌𝐻𝑒 = 0,179 kg/𝑚3 . Giả sử thể
tích khí cầu không đổi và mật độ không khí giảm theo độ cao z theo biểu thức
−𝑧
𝜌𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí = 𝜌0 𝑒 ⁄8000, trong đó z tính bằng mét và 𝜌0 = 1,20 kg/𝑚3 là mật độ không
khí ở mực nước biển.
ĐS: V = 1.52´ 103 m3

10. Nước chảy qua một ống có đường kính 2.74 cm, đổ đầy một thùng 25 lít trong 1.50 phút.
(a) Tốc độ của nước rời khỏi đầu ống là bao nhiêu?
(b) Một vòi phun được gắn vào đầu ống. Nếu đường kính vòi phun bằng 1/3 đường kính
của ống, tốc độ của nước rời khỏi vòi phun là bao nhiêu?
10
m m
ĐS: a) v = 0.471 b) v = 4.24
s s
11. Nước di chuyển qua một đường ống có tiết diện nhỏ dần
trong dòng chảy ổn định (lý tưởng). Tại điểm thấp hơn thể
hiện trong hình, áp suất là P1 = 1.75x104 Pa và đường kính
ống là 6,00 cm. Tại một điểm khác cao hơn một đoạn y =
0,250 m, áp suất là P2 = 1,20x104 Pa và đường kính ống là
3,00 cm.
(a) Tìm tốc độ dòng chảy qua các tiêt diện ở hai đầu của
đoạn ống trên.
(b) Tìm lưu lượng nước chảy qua ống.
m m m3
ĐS: a) v1 = 0.638 ; v2 = 2.55 b) 1.80´ 10- 3
s s s

12. Một ống hút được sử dụng để lấy nước từ một bể như minh
họa trong hình bên. Giả sử dòng chảy ổn định không có ma
sát.
(a) Nếu h = 1,00 m, hãy tìm tốc độ dòng chảy ở cuối ống
hút.
(b) Tìm giới hạn về chiều cao của đỉnh ống hút (y) ở phía
trên đầu của ống hút. Lưu ý: đối với dòng chảy của chất
lỏng liên tục, áp suất của nó không được giảm xuống
dưới áp suất hơi bão hòa của nó. Giả sử nước ở 20,00C,
tại đó áp suất hơi bão hòa là 2,3 kPa.
m
ĐS: a) v = 4.43 b) y £ 10.1m
s
13. Nước bị ép ra khỏi bình chữa cháy nhờ áp suất không khí được nén
trong bình như trong hình. Áp suất khí trong bình bằng bao nhiêu
để nước bị ép ra khỏi bình có tốc độ 30,0 m/s, khi mực nước trong
bình thấp hơn vòi phun 0,500 m?
ĐS: P = 455kPa
14. Một tia nước phun ra theo chiều ngang từ một lỗ gần đáy bể.
Nếu lỗ có đường kính 3,50 mm, chiều cao h của mực nước
trong bể là bao nhiêu?
ĐS: h = 9.00cm

11
Chương 15: Dao động
huyển động tuần hoàn là một chuyển động lặp đi lặp lại của một vật theo thời gian. Sau

C một khoảng thời gian nhất định, vật trở về một vị trí cho trước. Một loại chuyển động
tuần hoàn đặc biệt xảy ra trong các hệ cơ học được gọi là dao động. Đặc điểm của các
hệ thống này là:
 Hệ có một vị trí cân bằng bền và chuyển động qua lại hai bên vị trí đó.
 Lực tác dụng lên hệ luôn hướng về vị trí cân bằng (thường gọi là lực hồi phục).
Chúng ta có thể gặp các dao động trong thực tế như: dây đàn ghi ta, mặt trống khi rung
động, dao động của cây cầu, của nhà cao tầng.
Nếu trong hệ dao động, lực tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với độ dời của vật (so với vị trí
cân bằng) thì dao động này được gọi là dao động điều hòa.Đây là loại dao động sẽ được
nghiên cứu kỹ trong chương này.Tầm quan trọng của việc nghiên cứu này là ở chỗ: các dao
động trong tự nhiên và trong kỹ thuật thường có tính chất rất gần với dao động điều hòa và
mọi dao động tuần hoàn có thể được biểu diễn như sự tổng hợp của các dao động điều hòa.
Lý thuyết về dao động là cơ sở quan trọng để nghiên cứu một hiện tượng vật lý khác là
hiện tượng sóng.

Chuyển động của vật gắn với lò xo


Xét một vật nhỏ có khối lượng m(xem như chất điểm)
được gắn với một lò xo có một đầu cố định. Vật mcó thể
chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang như Hình
15.1.Khi lò xo không co giãn, vật sẽ ở đứng yên ở vị trí gọi
là vị trí cân bằng.Khi truyền cho vật một vận tốc từ vị trí
cân bằng, vật sẽ dao động xung quanh vị trí này.
Hình 15.1
Chọn trục x dọc theo phương của lò xo, gốc O tại vị trí
cân bằng. Khi vật ở vị trí có tọa độ x thì lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên vật được xác định
theo định luật Hooke:
𝐹𝑠 = −𝑘. 𝑥 (15.1)
Lực Fs luôn hướng về vị trí cân bằng và luôn ngược dấu với tọa độ x. x được gọi là độ
dời của vật (tính từ vị trí cân bằng, dưới đây gọi là li độ).
Áp dụng định luật Newton thứ hai cho vật, ta tìm được gia tốc của vật như sau:
𝐹𝑥 = 𝑚𝑎𝑥 → −𝑘𝑥 = 𝑚𝑎𝑥
𝑘
𝑎𝑥 = − 𝑥 (15.2)
𝑚
Từ 15.2 ta thấy gia tốc của vật tỉ lệ thuận với độ dời và ngược dấu với độ dời của vật.
Những hệ thống hoạt động theo quy luật này sẽ thực hiện một dao động điều hòa.
1
Một vật thực hiện dao động điều hòa khi gia tốc của vật tỉ lệ thuận với độ dời và ngược
dấu với độ dời của vật.

Khảo sát dao động cơ điều hòa


Thay 𝑎𝑥 = 𝑑𝑣/𝑑𝑡 = 𝑑 2 𝑥/𝑑𝑡 2 vào 15.2 ta được phương trình:
𝑑2𝑥 𝑘
= − 𝑥 (15.3)
𝑑𝑡 2 𝑚
Đặt
𝑘
𝜔2 = (15.4)
𝑚
thì phương trình 15.3 trở thành:
𝑑2𝑥
2
= −𝜔2 𝑥 (15.5)
𝑑𝑡
Nghiệm của phương trình 15.5 là:
𝑥(𝑡 ) = 𝐴 cos(𝜔𝑡 + 𝜙) (15.6)
Trong đó A là biên độ dao động, ω là tần số góc và 𝜙 là pha ban đầu. A, ω và 𝜙 đều là các
hằng số. Biên độ A và pha ban đầu 𝜙 được xác định từ các điều kiện ban đầu (độ dời và vận
tốc lúc t = 0).
Đại lượng (𝜔𝑡 + 𝜙) gọi là pha của dao động.
Từ 15.4 ta có biểu thức xác địnhtần số góc dao động:

𝑘
𝜔= √ (15.7)
𝑚
Hai đại lượng quan trọng đặc trưng cho dao động là chu kỳ và tần số dao động. Chu kỳ
T của dao động là khoảng thời gian vật hoàn thành một dao động. Dựa vào tính chất tuần
hoàn của hàm số x(t) cho bởi phương trình 15.6, ta tìm được:
2𝜋 𝑚
𝑇= = 2𝜋√ (15.8)
𝜔 𝑘
Tần số f của dao động là số dao động diễn ra trong một đơn vị thời gian:

1 1 𝑘
𝑓= = √ (15.9)
𝑇 2𝜋 𝑚
Từ 15.6 chúng ta suy ra biểu thức của vận tốc và gia tốc như sau:
𝑣 (𝑡) = −𝐴𝜔 sin(𝜔𝑡 + 𝜙) (15.10)
𝑎 (𝑡) = −𝐴𝜔2 cos(𝜔𝑡 + 𝜙) (15.11)

2
Các phương trình 15.6, 15,10 và 15.11 cho thấy: li độ x
và vận tốc v lệch pha một góc π/2 còn li độ x và gia tốc a
lệch pha một góc bằng π. Ngoài ra các giá trị cực đại của
vận tốc và gia tốc được suy ra từ các phương trình 15.10 và
15.11 là

𝑘
𝑣𝑚𝑎𝑥 = 𝜔𝐴 = √ 𝐴 (15.12)
𝑚
𝑘
𝑎𝑚𝑎𝑥 = 𝜔2 𝐴 = 𝐴 (15.13)
𝑚

Câu hỏi 15.1: Một vật gắn với lò xo được kéo đến vị trí
x = A và được thả ra từ trạng thái nghỉ. Trong một dao động Hình 15.2 Đồ thị biểu diễn sự phụ
hoàn chỉnh, chiều dài quãng đường vật đi được bằng: thuộc theo thời gian của: a.Li độ
(a) A/2 (b) A (c) 2A (d) 4A b. Vận tốc c. Gia tốc

Câu hỏi 15.2: Một hạt dao động điều hòa có đồ thị li độ
theo thời gian được cho như hình vẽ. Khi hạt ở điểm A trên
đồ thị, Chúng ta có thể nói gì về li độ và vận tốc của hạt ?
(a) Li độ và vận tốc của hạt đều dương.
(b) Li độ của hạt âm, vận tốc của hạt bằng không.
(c) Li độ và vận tốc của hạt đều âm.
(d) Li độ của hạt âm, vận tốc của hạt dương. Hình vẽ cho câu hỏi 15.2

Câu hỏi 15.3: Hình bên là đồ thị của li độtheo thời gian của
hai hạt A và B dao động điều hòa. Dao động điều hòa của B
(a) có tần số góc lớn hơn và biên độ lớn hơn của A.
(b) có tần số góc lớn hơn và biên độ nhỏ hơn của A.
(c) có tần số góc nhỏ hơn và biên độ lớn hơn của A.
(d) có tần số góc nhỏ hơn và biên độ nhỏ hơn của A.

Câu hỏi 15.4: Một vật khối lượng mtreo vào một lò xo rồi
cho dao động. Chu kỳ của dao động này là T. Thay vậtm
bằng vật có khối lượng 2m. Cho vật 2m dao động thì chu kỳ
của dao động bằng:
(a) 2T (b) √2𝑇 (c) T (d) 𝑇/√2 e.T/2 Hình vẽ cho câu hỏi 15.3

3
Năng lượng của vật dao động điều hòa
Trong nội dung này chúng ta sẽ xem xét cơ năng của hệ dao động. Vì bỏ qua tác dụng
của lực ma sát nên cơ năng của hệ được bảo toàn. Chúng ta sẽ sử dụng hệ dao động con lắc
lò xo để thực hiện việc khảo sát này.
Động năng của hệ dao động chỉ là động năng của vật và bằng:
1 1
𝐾 = 𝑚𝑣 2 = 𝑚𝜔2 𝐴2 sin2 (𝜔𝑡 + 𝜙) (15.14)
2 2
Thế năng đàn hồi dự trữ ở lò xo và bằng (Lưu ý rằng 𝑘 = 𝑚𝜔2 ):
1 1
𝑈 = 𝑘𝑥 2 = 𝑚𝜔2 𝐴2 cos 2(𝜔𝑡 + 𝜙) (15.15)
2 2
Cơ năng của hệ dao động điều hòa bằng:
1
𝐸 = 𝐾 + 𝑈 = 𝑚𝜔2 𝐴2 [sin2 (𝜔𝑡 + 𝜙) + cos 2(𝜔𝑡 + 𝜙)]
2
1 1
𝐸 = 𝑚𝜔2 𝐴2 = 𝑘𝐴2 (15.16)
2 2
Kết quả thu được cho chúng ta thấy cơ năng của hệ dao động điều hòa là một hằng số và
tỉ lệ thuận với bình phương biên độ dao động. Đồ thị ở hình 15.3 minh họa sự bảo toàn năng
lượng của hệ.
K + U = hằng số

Hình 15.3: a. Đồ thị biểu diễn biểu diễn sự phụ b. Đồ thị biểu diễn biểu diễn sự phụ
thuộc của động năng và thế năng thuộc của động năng và thế năng
theo thời gian với 𝜙 = 0. theo li độ.

Ngoài ra, từ kết quả thu được cho năng lượng, ta có thể suy ra vận tốc của vật:
1 1 1
𝐸 = 𝐾 + 𝑈 = 𝑚𝑣 2 + 𝑘𝑥 2 = 𝑘𝐴2
2 2 2
𝑘 2
𝑣 = ±√ (𝐴 − 𝑥 2 ) = ± 𝜔√(𝐴2 − 𝑥 2 ) (15.17)
𝑚

4
Liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều
Trong thực tế cuộc sống, có nhiều thiết bị thể
hiện mối liên hệ giữa dao độngđiều hòa và chuyển
động tròn đều. Ví dụ, bộ phận truyền động của máy
may cơ như hình 15.4 dưới đây. Khi chân của thợ
may đạp tới lui vào bàn đạp tạo ra những dao động Gờ của
lên xuống chogờ bàn đạp và kéo theo chuyển động bàn đạp
tròn của bánh xe truyền động. Chuyển động tròn
này được truyền vào máy may nhờ sợi dây truyền
động và dẫn đến kết quả là kim khâu dao động
thẳng đứng. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu
mối quan hệ giữa hai loại chuyển động này.
Hình 15.4
Hình 15.5 là một bố trí thực nghiệm để chỉ ra
mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động cơ điều hòa.
Một quả cầu nhỏ(được xem như một chất điểm) gắn vào vành của
đĩa tròn bán kính A để chuyển động cùng với đĩa khi đĩa quay. Cho
đĩa tròn quay đều. Chiếu đèn vào quả cầu, ta sẽ thấy cái bóng của
quả cầuthực hiện một dao động trên màn. Quả bóng
Cụ thể hơn, hãy quan sát hình 15.6 trong đó chất điểm chuyển
động tròn đềuvới tốc độ góc ωtrên đường tròn tâm O bán kính A.Ở
thời điểm t = 0 chất điểm ở vị trí P trên đường tròn có bán kính OP
tạo với trục x một góc 𝜙 (Hình 15.6a). Ởthời điểm t, vị trí P của
chất điểm trên đường tròn có bán kính OP tạo với trục x một
góc𝜃 = (𝜔𝑡 + 𝜙) (Hình 15.6b). Gọi Q là hình chiếu của P lên trục
x, thì tọa độ của Q được xác định như sau: Chuyển động của
𝑥 (𝑡) = 𝐴cos(𝜔𝑡 + 𝜙) (15.18) bóng của quả cầu.
Hình 15.5

Vị trí chất điểm ở Vị trí chất điểm Hình chiếu Hình chiếu
thời điểm t = 0 ở thời điểm t vận tốc của P trên gia tốc của P trên
trục x trục x

Hình 15.6
5
Kết quả này chứng tỏ chứng tỏ Q dao động điều hòa trên trục x quanh vị trí cân bằng O
với biên độ là A(A là bán kính quỹ đạo tròn của P). Chúng ta cũng thấy rằng tốc độ góc ω của
P bằng với tần số góc của Q, chu kỳ chuyển động tròn của P bằng với chu kỳ dao động của
Q và pha ban đầu 𝜙 của Q bằng góc mà OP hợp với trục x ở thời điểm t = 0.
Ngoài ra, hình chiếu vận tốc và gia tốc của P trên trục x
𝑣𝑥 = −𝐴𝜔 sin(𝜔𝑡 + 𝜙) và 𝑎𝑥 = − 𝜔2 𝐴cos(𝜔𝑡 + 𝜙)
tương ứng bằng với vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa
của Q.
Câu hỏi 15.5: Hình vẽ trình bày vị trí của một quả cầu chuyển
động tròn đều ở thời điểm t = 0. Một chùm sáng chiếu từ trên
xuống và tạo ra bóng của quả cầu nhỏ trên màn. Chọn trục Ox
hướng về bên phải. Biên độ và pha ban đầu của dao động điều
hòa của bóng quả cầu trên màn là:
(a) 0,50 m và 0 (b) 1,0 m và 0
(c) 0,50 m và π (d) 1,00 m và π Hình vẽ cho câu hỏi 15.5

Con lắc
15.5.1 Con lắc đơn
Con lắc đơn là một cơ hệ khác thực hiện chuyển động tuần hoàn. Con lắc đơn gồm một
vậtnặng nhỏ (xem là một hạt) với khối lượng m được treo vào đầu một sợi dây nhẹchiều dài
L có đầu trên cố định. Chúng ta cho vật dao động bằng cách kéo vật đến vị trí mà dây treo có
góc lệch so với phương thẳng đứng là rất nhỏ (nhỏ hơn 100) rồi thả ra. Nhờ tác dụng của trọng
lực, vật nặng dao động trong mặt phẳng thẳng đứng .
Xét vật ở vị trí xác định bởi góc θ (độ dời góc so với
phương thẳng đứng). Hình vẽ 15.7 cho thấy chính thành phần
tiếp tuyến của trọng lực có tác dụng như lực hồi phục làm cho
vật dao động.Áp dụng định luật Newton thứ hai đối với
phương tiếp tuyến:
𝑑2𝑠
𝐹𝑡 = 𝑚𝑎𝑡 → −𝑚𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 = 𝑚
𝑑𝑡 2
Thay s = Lθ và đồng thời θ rất nhỏ nên sinθ ≈ θ. Phương
trình trên trở thành:
𝑑2𝜃 𝑔
= − 𝜃 (15.19)
𝑑𝑡 2 𝐿
Phương trình 15.19 chứng tỏ vật nặng dao động điều hòa Hình 15.7: Con lắc đơn
theo quy luật:
𝜃 = 𝜃max cos(𝜔𝑡 + 𝜙 )

6
trong đó θmax là độ dời góc cực đại (biên độ góc), và tần số góc ωxác định bởi
𝑔
𝜔= √ (15.20)
𝐿
Chu kỳ của dao động này là

2𝜋 𝐿
𝑇= = 2𝜋. √ (15.21)
𝜔 𝑔

Chu kỳ của con lắc đơn theo 15.21 phụ thuộc vào gia tốc rơi tự do g nên có thể sử dụng
con lắc để đo chính xác gia tốc g. Sự thay đổi của g sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin quan
trọng về vị trí của các mỏ dầu hoặc các tài nguyên có giá trị dưới lòng đất.
Câu hỏi 15.6: Một đồng hồ quả lắc đang chạy đúng. Nếu quả nặng bị trượt xuống trên thanh
treo thì đồng hồ bây giờ sẽ chạy:
(a) chậm hơn (b) nhanh hơn (c) đúng như trước
Nếu đồng hồ được điều chỉnh đúng ở độ cao ngang mực nước biển thì khi mang lên một ngọn
núi khá cao, đồng hồ sẽ chạy:
(a) chậm hơn ( b) nhanh hơn (c) đúng như trước
15.5.2 Con lắc vật lý
Con lắc vật lý là một vật rắn thực hiện dao động quanh một
trục quay cố định không qua khối tâm của vật như Hình
15.8.Trọng lực tạo ra một moment lực đối với trục quay qua Ovới
độ lớn bằngmgdsinθ, trong đó d là khoảng cách từkhối tâm của
vật đến trục quay.Áp dụng định luật Newton thứ hai đối với
chuyển động quay chúng ta được phương trình:
𝑑2𝜃
−𝑚𝑔𝑑 𝑠𝑖𝑛𝜃 = 𝐼 2
𝑑𝑡
Nếu góc θ rất bé (nhỏ hơn 10 ) thì phương trình trên trở
0

thành:
𝑑2𝜃 𝑚𝑔𝑑
2
= − 𝜃 = −𝜔2 𝜃 (15.22) Hình 15.8
𝑑𝑡 𝐼
trong đó :
𝑚𝑔𝑑
𝜔2 =
𝐼
Phương trình trên chứng tỏ con lắc dao động điều hòa với tần số góc:

𝑚𝑔𝑑
𝜔= √
𝐼
và chu kỳ:
7
2𝜋 𝐼
𝑇= = 2𝜋 √ (15.23)
𝜔 𝑚𝑔𝑑

15.5.3 Con lắc xoắn


Xét một vật rắn được treo bằng một sợi dây có đầu trên buộc
vào giá cố định.Khi quay vật để dây bị xoắn một góc 𝜃, sợi dây
sẽ tác dụng vào vật một moment hồi phục, moment này tỉ lệ với
tọa độ góc của vật theo công thức: 𝜏 = −𝜅𝜃, trong đó κ là hằng
số xoắn của dây treo. Áp dụng định luật Newton thứ hai cho
chuyển động quay của vật, ta được:
𝑑2𝜃
𝜏 = 𝐼𝛼 → −𝜅𝜃 = 𝐼 2
𝑑𝑡
𝑑2𝜃 𝜅
2
= − 𝜃 = −𝜔2 𝜃 (15.24)
𝑑𝑡 𝐼 Hình 15.9: Con lắc xoắn
Phương trình trên chứng tỏ con lắc dao động điều hòa với
tần số góc:
𝜅
𝜔= √
𝐼
và chu kỳ:

2𝜋 𝐼
𝑇= = 2𝜋 √ (15.25)
𝜔 𝜅
Các kết quả trên không cần điều kiện góc 𝜃 phải nhỏ mà chỉ cần góc 𝜃không được vượt
quá giới hạn đàn hồi của dây.

Dao động tắt dần


Trong thực tế, ta không thể bỏ qua tác dụng của các lực không
bảo toàn như lực ma sát hoặc lực cản môi trường khi khảo sát dao
động của một hệ. Cơ năng của các hệ này giảm dần theo thời gian
(biên độ dao động cũng giảm dần theo thời gian) vì một phần cơ
năng chuyển thành nội năng của vật dao động và của môi trường
gây ra lực cản. Dao động của hệ lúc này được gọi là dao động tắt
dần. Một trường hợp khá phổ biến cho loại dao động này là hệ dao
động chịu tác dụng của lực cản của môi trường (gọi là lực nhớt)
như dao động của vật ở hình vẽ 15.10, hay dao động của con lắc
đơn trong không khí.Khi vận tốc của vật đối với môi trường là nhỏ Hình 15.10: Vật gắn
thì lực nhớt thỏa công thức: với lò xo dao động
𝑅⃗ = −𝑏 𝑣 trong chất lỏng nhớt

8
với b là hệ số cản, 𝑣 là vận tốc của vật.
Áp dụng định luật Newtonthứ hai cho vật dao động trong hình 15.10:
𝐹𝑥 = −𝑘𝑥 − 𝑏𝑣𝑥 = 𝑚𝑎𝑥
𝑑 2 𝑥 𝑏 𝑑𝑥 𝑘
+ + 𝑥=0 (15.26)
𝑑𝑡 2 𝑚 𝑑𝑡 𝑚
𝑘
Đặt 𝜔0 = √ là tần số góc của dao động điều hòa (lúc Biên độ giảm dần theo
𝑚 𝑏
không có lực nhớt) – hay tần số riêng của hệ. Khi hệ số cản hàm số 𝐴𝑒 −(2𝑚)𝑡
2𝑏
b nhỏ để < 𝜔0 thì phương trình 15.26 cho nghiệm như
𝑚
sau:
𝑏
𝑥 = 𝐴𝑒 −(2𝑚)𝑡 cos(𝜔𝑡 + 𝜙) (15.27)
Trong đó tần số góc ωcủa dao động là:
Hình 15.11: Đồ thị của độ
𝑘 𝑏 2 𝑏 2
𝜔= √ √ 2
− ( ) = 𝜔0 − ( ) (15.28) dời theo thời gian của dao
𝑚 2𝑚 2𝑚 động tắt dần
2𝑏
Chuyển động của vật khi hệ số b thỏa điều kiện <
𝑚
𝜔0 là như sau: vật thực hiện dao động quanh vị trí cân bằng
với tần số góc xác định theo 15.28 nhưng biên độ dao động
giảm dần theo hàm số mũ của thời gian (Hình 15.11). Dao
động của vật lúc này được gọi là dao động tắt dần.
2𝑏
Trong trường hợp hệ số b thỏa điều kiện ≥ 𝜔0 thì
𝑚
hệ không dao động. Sau khi được thả ra từ một vị trí cho
trước thì vật chỉ chuyển động để trở về vị trí cân bằng mà Hình 15.12
không thể qua khỏi vị trí này.
Hình 15.12 là đồ thị của độ dờitheo thời gian trong các trường hợp:
2𝑏
 a. hệ dao động tắt dần( < 𝜔0 )
𝑚
2𝑏
 b. hệ không dao động ( = ω0 )
𝑚
2𝑏
 c. hệ không dao động ( > ω0 )
𝑚

Dao động cưỡng bức


Chúng ta đã thấy cơ năng của một hệ dao động tắt dần giảm dần theo thời gian do tác
dụng của lực cản một trường. Chúng ta có thể bù lại lượng năng lượng bị mất của hệ nhằm
duy trì dao động của hệ bằng cách tác dụng một ngoại lực tuần hoàn vào vật để lực này thực

9
hiện công dương lên hệ. Lực này phải biến thiên tuần hoàn theo thời gian. Dao động mà hệ
thực hiện dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hòan theo thời gian gọi là dao động
cưỡng bức.Xét trường hợp ngoại lực tuần hoàn là hàm số sin của thời gian:
𝐹(𝑡) = 𝐹0 sin𝜔𝑡
với Fo là biên độ vàω là tần số góc của lực cưỡng bức.
Áp dụng định luật Newton thứ hai cho vật:
𝑑𝑥 𝑑2𝑥
𝐹𝑥 = 𝑚𝑎𝑥 → 𝐹0 sin𝜔𝑡 − b − 𝑘𝑥 = 𝑚
𝑑𝑡 𝑑𝑡 2
hay
𝑑 2 𝑥 𝑏 𝑑𝑥 𝑘
+ + 𝑥 = 𝐹0 sin𝜔𝑡 (15.29)
𝑑𝑡 2 𝑚 𝑑𝑡 𝑚
Nghiệm của phương trình 15.29 (sau một khoảng thời gian đủ lớn) là:
𝑥 = 𝐴 cos(𝜔𝑡 + 𝜙) (15.30)
trong đó
𝐹0 /𝑚
𝐴= (15.31)
2
√(𝜔 2 − 𝜔02 )2 + (𝑏𝜔 )
𝑚
Phương trình 15.30 chứng tỏ hệ thực hiện một dao
động điều hòa với biên độ không đổi và có tần số bằng
tần số của ngoại lực.
Hiện tượng cộng hưởng
Trong trường hợp lực cản môi trường khá nhỏ thì
biên độ dao động cưỡng bức A đạt giá trị cực đại khi ω =
ωo. Lúc này ta nói trong hệ xảy ra hiện tượng cộng hưởng
và tần số ωo gọi là tần số cộng hưởng.Khi có cộng hưởng,
ngoại lực cùng pha với vận tốc và công suất truyền cho
vật dao động là cực đại.
Đồ thị ở Hình 15.13 chỉ ra sự phụ thuộc của biên độ
dao động cưỡng bức theo tần số của lực cưỡng bức tương Hình 15.13: Đồ thị của biên độ
ứng với các điều kiện khác nhau của b. theo tần số của lực cưỡng bức

10
Tóm tắt chương 15
Khái niệm và nguyên lý
Động năng và thế năng của một vật dao động (có khối lượng m) gắn vào một đầu lò xo (có
độ cứng k) thay đổi theo thời gian:
1 1
𝐾 = 𝑚𝑣 2 = 𝑚𝜔2 𝐴2 sin2 (𝜔𝑡 + 𝜙) (15.14)
2 2
1 1
𝑈 = 𝑘𝑥 2 = 𝑚𝜔2 𝐴2 cos 2(𝜔𝑡 + 𝜙) (15.15)
2 2
Năng lượng của một dao động điều hòa là một hằng số
1
𝐸 = 𝑘𝐴2 (15.16)
2

Một con lắc đơn có chiều dài L thực hiện một dao động điều hòa nếu độ dời góc từ vị trí cân
bằng là nhỏ. Chu kỳ của dao động điều hòa này là:
𝐿
𝑇 = 2𝜋√ (15.21)
𝑔
Một con lắc vật lýthực hiện một dao động điều hòa nếu độ độ dời góc từ vị trí cân bằng là
nhỏ. Chu kỳ của dao động điều hòa này là
𝐼
𝑇 = 2𝜋√ (15.23)
𝑚𝑔𝑑
trong đó I là moment quán tính của vật đối với trục quay và d là khoảng cách từ khối tâm của
vật đến trục quay.

Nếu một vật dao động chịu tác dụng của lực cản 𝑅⃗ = −𝑏𝑣 và b khá nhỏ thì độ dời của vật
được mô tả bởi hàm số
𝑏
𝑥 = 𝐴𝑒 −(2𝑚)𝑡 cos(𝜔𝑡 + 𝜙) (15.27)
trong đó
𝑘 𝑏 2 𝑏 2
𝜔 = √ − ( ) = √𝜔0 − ( )
2
(15.28)
𝑚 2𝑚 2𝑚

Nếu một vật dao động chịu tác dụng của lực cưỡng bức được mô tả bởi hàm số 𝐹(𝑡) =
𝐹0 sin𝜔𝑡 thì hiện tượng cộng hưởng sẽ xảy ra (lúc này biên độ dao động đạt giá trị lớn nhất)
khi tần số của lực cưỡng bức ω bằng với tần số dao động tự do 𝜔0 = √𝑘/𝑚 của vật.

11
Mô hình phân tích
Hạt trong dao động điều hòa
Nếu một hạt chịu tác dụng của một lực có dạng giống
như dạng của lực đàn hồi theo định luật Hooke 𝐹 =
−𝑘𝑥 thì hạt sẽ dao động điều hòa. Vị trí của hạt được
mô tả bởi hàm số
𝑥(𝑡) = 𝐴𝑐𝑜𝑠 (𝜔𝑡 + 𝜙) (15.6)
trong đó A là biên độ của dao động, ω là tần số góc và
𝜙 là pha ban đầu. Giá trị của 𝜙 phụ thuộc vào độ dời
ban đầu và vận tốc ban đầu của hạt.
Chu kỳ dao động của hạt là
2𝜋 𝑚
𝑇= = 2𝜋 √ (15.8)
𝜔 𝑘

Bài tập chương 15


1. Một hạt dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Ở thời điểm ban đầu
(t = 0) hạt có li độ 0,270 m, vận tốc 0,140 m/s và gia tốc  0,320 m/s2. Hãy xác định li
độ và vận tốc của hạt sau khoảng thời gian 4,50 s kể từ lúc ban đầu.
ĐS: x =  0,076 m và v = 0,315 m/s.
2. Một hạt dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O với biên độ 2,00 cm và
tần số 1,50 Hz. Chọn t = 0 là lúc hạt qua gốc O theo chiều dương.
(a) Tìm phương trình dao động điều hòa của hạt.
(b) Xác định tốc độ cực đại của hạt và khoảng thời gian nhỏ nhất để hạt lập lại được tốc
độ này.
(c) Xác định gia tốc cực đại của hạt và khoảng thời gian nhỏ nhất để hạt lập lại được gia
tốc này.
(d) Tìm quãng đường hạt đi được từ lúc t = 0 đến thời điểm t = 1,00 s.
ĐS: a. 𝑥 = 2,00cos(3𝜋𝑡 − 𝜋/2)cm b. 18,8 cm/svà (1/3) s c. 178 cm/s2 và 1/3 s d.
12 cm
3. Một vật khối lượng 0,500 kg được gắn vào lò xo có độ cứng 8,00 N/m. Cho vật dao động
điều hòa với biên độ 10,0 cm. Hãy tính:
(a) Vận tốc và gia tốc của vật khi vật ở vị trí cách vị trí cân bằng 6,00 cm.
(b) Khoảng thời gian vật đi từ vị trí x = 0 đến vị trí x = 8 cm.
ĐS: a. 32,0 cm/s và  96,0 cm/s2 b. 0,232 s
12
4. Một vật khối lượng 200 g được gắn vào một lò xo nằm ngang thực hiện dao động điều
hòa với chu kỳ 0,250 s. Tổng năng lượng của hệ là 2,00 J. Tìm độ cứng của lò xo và biên
độ dao động của vật.
ĐS: 126 N/m và 0,178 m
5. Một vật khối lượng 2,00 kg được gắn vào một lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang không
có ma sát. Một lực 20,0 N tác dụng lên vật theo phương ngang và giữ vật đứng yên tại vị
trí cách vị trí cân bằng O 0,20 m. Từ vị trí này vật được thả cho chuyển động để thực
hiện dao động điều hòa. Tìm:
(a) Độ cứng của lò xo, tần số dao động và tốc độ cực đại của vật.
(b) Năng lượng của hệ dao động này.
(c) Tốc độ và gia tốc của vật khi vật ở vị trí có li độ bằng A/3.
ĐS: a. k = 100 N/m; f = 1,13 Hz và vmax = 1,41m/s
b. 2,00 J c. 1,33 m/s và 3,33 m/s2
6. Một vật dao động điều hòa với biên độ A có tổng năng lượng là E. a. Xác định thế năng
và động năng của vật khi vật vị trí có li độ bằng A/3. b. Ở vị trí nào của vật thì động năng
có giá trị bằng một nửa của thế năng.
ĐS: a. 8E/9 và 1E/9 b. 𝑥 = ± √2/3 𝐴
7. Một con lắc đơn đếm giây là con lắc đơn mà nó đi qua vị trí cân bằng cứ sau một giây
(chu kỳ con lắc bằng 2 s). Chiều dài của con lắc này là 0,9927 m ở Tokyo, Japan, và là
0,9942 m ở Cambridge, England. Tìm tỉ số gia tốc rơi tự do ở hai nơi trên.
ĐS: 1,0015
8. Một vật nhỏ khối lượng m trượt không ma sát ở mặt trong của một vật hình bán cầu với
bán kính R. Hãy chứng tỏ rằng nếu vật được thả cho chuyển động từ trạng thái nghỉ với
độ dời rất nhỏ từ vị trí cân bằng thì vật sẽ dao động điều hòa với tần số góc bằng tần số
góc của một con lắc đơn có chiều dài R.
9. Một con lắc đơn có chiều dài 1,00 m được thả cho dao động tự vị trí có góc lệch là 15,00.
Do ma sát nên sau 1,000 s, biên độ của con lắc giảm còn 5,50. Hãy tính tỉ số b/2m.
ĐS: 1,00 × 10−3 𝑠 −1
10. Một vật khối lượng 10,6 kg được gắn vào đầu dưới của một lò xo treo thẳng đứng có độ
cứng. Cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trong không khí. Cho biết hệ
số cản của không khí là b = 3,00 N.s/m. Hãy tính tần số của dao động tắt dần này. Biên
độ dao động giảm đi bao nhiêu phần trăm sau mỗi chu kỳ. Tìm khoảng thời gian để năng
lượng của hệ giảm còn 5,00% năng lượng ban đầu.
ĐS: a. 7 Hz b. 2,00 % c. 10,6 s
11. Một vật khối lượng 2,00 kg được gắn vào một lò xo có thể chuyển động không ma sát.
Tác dụng lên vật một ngoại lực có biểu thức 𝐹 = 3,00 𝑠𝑖𝑛(2𝜋𝑡), trong đó F tính bằng

13
Newton (N) và t tính bằng giây. Độ cứng của lò xo là 20,0 N/m. Tìm tần số góc dao động
cộng hưởng của hệ, tần số góc dao động của hệ, và biên độ của dao động.
ĐS: a. 3,16 s-1 b. 6,28 s-1 c. 5,09 cm
12. Một thanh đồng nhất khối lượng M và chiều dài L có thể quay
quanh trục nằm ngang qua một đầu như hình vẽ. Một quả cầu nhỏ
khối lượng M được gắn vào đầu dưới của thanh. Cho thanh dao
động nhỏ quanh vị trí cân bằng. Tính chu kỳ dao động của hệ.
4𝜋 2𝐿
ĐS: 𝑇 = √𝑔
3

13. Vật P được gắn với một lò xo nhẹ trên mặt phẳng nằm ngang
không ma sát như hình vẽ. Đặt vật B lên trên vật P. Hệ số ma
sát nghỉ giữa hai vật là 𝜇𝑠 = 0,600. Cho cả hai vật dao động
điều hòa với tần số 𝑓 = 1,50 𝐻𝑧. Tìm biên độ dao động lớn
nhất của hệ để vật B không bị trượt trên vật P.
ĐS: 6,62 cm
14. Một con lắc gồm một thanh thẳng chiều dài L có thể quay quanh
trục nằm ngang qua đầu trên của thanh, một quả cầu nhỏ khối
lượng M gắn ở đầu dưới của thanh, một lò xo độ cứng k được nối
với thanh tại điểm cách trục quay một đoạn h như hình vẽ. Bỏ qua
khối lượng của thanh. Cho hệ dao động với biên độ nhỏ (góc θ
nhỏ). Tìm tần số dao động của hệ.
1 𝑘ℎ 2
ĐS: 𝑓 = √𝑔𝐿 +
2𝜋𝐿 𝑀

15. Một thanh thẳng khối lượng m và chiều dài L có thể quay
quanh trục qua một đầu của thanh như hình vẽ. Đầu kia của
thanh được nâng bởi một lò xo có độ cứng k sao cho khi cân
bằng thanh có phương nằm ngang. Thanh được kéo ra khỏi
vị trí cân bằng một góc θ nhỏ rồi thả ra cho dao động. Tìm
tần số góc dao động điều hòa của thanh.
3𝑘
ĐS: 𝜔 = √
𝑚

16. Cho một hệ dao dộng như hình vẽ. Lò xo có độ cứng 𝑘 =


100 𝑁/𝑚. Ròng rọc là một đĩa tròn đặc khối lượng M và bán
kính 𝑅 = 2,00 cm. Vật nặng có khối lượng m = 200 g. Vật
nặng được kéo xuống một đoạn nhỏ rồi được thả ra cho dao
động điều hòa. Lập biểu thức của tần số góc dao động của
hệ theo khối lượng M. Tìm giá trị lớn nhất của tần số góc
2𝑘
này. ĐS: a. 𝜔 = √ b. 22,4 rad/s
2𝑚+𝑀
14
Chương 16: Sóng cơ học

T
hế giới chúng ta sống tràn ngập các loại sóng. Sóng nước là ví dụ thực tế cho ta hình
dung khá rõ về sóng. Bằng cách ném một viên sỏi vào mặt nước phẳng lặng,tại điểm
tiếp xúc của viên sỏi và mặt nước các sóng hình tròn được tạo ra và bắt đầu mở rộng
dần từ điểm tiếp xúc (viên sỏi gọi là nguồn phát sóng). Nếu quan sát kỹ một vật nhỏ
nổi trên mặt nước ở gần nguồn sóng, ta sẽ thấy vật này di chuyển theo phương thẳng đứng và
phương ngang quanh một vị trí gốc nhưng thực sự không di chuyển về phía nguồn phát sóng
hoặc ra xa nguồn phát sóng. Chuyển động của vật nổi trên thực ra là do chuyển động của các
phần tử nước tiếp xúc với vật truyền cho vật. Mọi phần tử nước khác trên mặt nước cũng
chuyển động như vậy. Điều này có nghĩa là sóng nước thì cứ chuyển động ra xa nguồn nhưng
nước thì không được vận chuyển theo. Trong hiện tượng sóng, dao động của các phần tử được
lan truyền, nghĩa là năng lượng cũng đã được lan truyền từ nguồn sóng.
Chúng ta sẽ khảo sát hai loại sóng: sóng cơ học và sóng điện từ. Đối với sóng cơ học, để
sóng hình thành và lan truyền được cần thiết phải có môi trường vật chất. Sóng điện từ có thể
lan truyền trong môi trường vật chất và cả trong chân không.
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về sóng cơ học.

Sự lan truyền nhiễu loạn


16.1.1 Sự hình thành sóng Khi xung di chuyển dọc theo dây,
Tất cả các sóng cơ học đều đòi hỏi phải có nguồn các phần tử của dây rời khỏi vị trí
nhiễu loạn, môi trường vật chất để có thể truyền nhiễu cân bằng của chúng.
loạn và một số cơ chế vật lý nhờ đó các phần tử môi
trường tương tác lẫn nhau.
Để minh họa cho chuyển động sóng, chúng ta hãy
xét thí nghiệm trình bày ở hình 16.1. Sau khikéo căng
một sợi dây dài đã cố định một đầu, bằng cách giật
nhanh tay lên và xuống đầu tự do của sợi dây ta sẽ thấy
trên dây hình thành một cái bướu và nó dịch chuyển dọc
trên dây. Bướu này gọi là xung. Trong thí nghiệm này,
bàn tay là nguồn nhiễu loạn và sợi dây là môi trường để
xung truyền đi. Các phần tử riêng biệt trên dây bị nhiễu
loạn từ vị trí cân bằng của chúng và sự liên kết giữa các
phần tử của dây làm cho nhiễu loạn được lan truyền dọc
theo dây. Xung có chiều cao xác định và truyền dọc theo
dây với tốc độ xác định. Hình dáng của xung thay đổi Hình 16.1: Mỗi lần bàn tay di
rất ít khi xung lan truyền dọc theo dây. chuyển một đầu dây lên và xuống
sẽ tạo ra một xung truyền dọc
theo dây

1
Bằng cách liên tục di chuyển lên và xuống đầu tự do của dây, chúng ta sẽ tạo ra được một
sóng lan truyền trên dây. Sóng là một nhiễu loạn tuần hoàn di chuyển qua một môi trường.
16.1.2 Phân loại sóng
Tùy thuộc vào phương dao động của các phần tử môi
trường, sóng được chia thành hai loại: sóng ngang và sóng
dọc.
Sóng ngang: Khi lan truyền, sóng loại này sẽ làm cho
các phần tử của môi trường chuyển động vuông góc với
phương truyền sóng.Hình 16.2 mô tả một sóng ngang lan
truyền trên sợi dây. Chuyển động của phần tử tại P được biểu
diễn bằng mũi tên thẳng đứng. Hướng truyền của sóng được
biểu diễn bằng mũi tên nằm ngang.
Sóng dọc:Khi sóng này truyền qua, cho các phần tử của
môi trường chuyển động song song với phương truyền sóng. Hình 16.2
Hình 16.3 là một ví dụ về sóng dọc khi tay liên tục di chuyển
qua tới và lui. Một trường hợp khác cho sóng dọc là sóng âm.

Bàn tay di chuyển tới lui để Độ dời của các vòng lò xo là song
tạo ra một xung dọc . song với phương truyền.

Hình 16.3: Một xung lan truyền dọc theo một lò xo

Một số sóng thể hiện sự kết hợp đặc tính chuyển dời Đỉnh
của cả sóng dọc và sóng ngang. Sóng trên mặt nước là một sóng
ví dụ. Khi sóng truyền trên mặt nước, các phần tử nước
trên bề mặt di chuyển gần như thành vòng tròn. Nhiễu loạn
Hõm
có cả thành phần dọc và thành phần ngang.
sóng
Hình 16.4: Sóng nước
16.1.3 Hàm sóng
Khảo sát một xung lan truyền về bên phải với vận tốc vtrên một sợi dây dài như trên hình
16.5. Hình 16.5a trình bày hình dạng và vị trí của xung tại thời điểm t = 0 và xung này được
mô tả bằng hàm số 𝑦(𝑥, 0) = 𝑓(𝑥). Hàm số này cho biết tọa độ y (độ dời) của phần tử có tọa
độ x trên dây vào thời điểm t = 0. Sau khoảng thời gian t, xung đi được quãng đường vt (Hình
16.5b). Chúng ta giả sử rằng hình dạng của xung là không thay đổi theo thời gian. Trong
trường hợp này,tọa độ y của phần tử có tọa độ x trên dây ở thời điểm t bằngtọa độ y của phần
tử có tọa độ (x – vt)trên dây ở thời điểm t = 0:
𝑦(𝑥, 𝑡) = 𝑦(𝑥 − 𝑣𝑡, 0)
2
Tóm lại: Khi xung di chuyển về bên phải (theo chiều
dương trục Ox),tọa độ y của phần tử có tọa độ x trên dây
ở thời điểm t được xác định bởi hàm số:
𝑦(𝑥, 𝑡) = 𝑓(𝑥 − 𝑣𝑡 ) (16.1)
Tương tự: Khi xung di chuyển về bên trái, tọa độ y
của phần tử có tọa độ x trên dây ở thời điểm t được xác
định bởi hàm số:
𝑦(𝑥, 𝑡) = 𝑓(𝑥 + 𝑣𝑡 ) (16.2)
Hàm y(x,t) được gọi là hàm sóng. Hàm số này cho
biết tọa độ y của phần tử bất kỳ tại vị trí x vào thời điểm
t. Khi cố định t, hàm sóng y(x) cho biết hình dạng của
sóng ở thời điểm t đó.

Sóng hình sin


Chúng ta sẽ xem xét một loại sóng có hình dạng như
đồ thị của hàm sin, sóng loại này được gọi là sóng hình
sin. Hình 16.6 mô tả một sóng hình sin đang di chuyển Hình 16.5: Xung một chiều
về phía bên phải với vận tốc v. Sóng này có thể được tạo truyền về phía bên phải của dây
ra trên một sợi dây như trong hình 16.1 khi đầu tự do của
dây được rung để di chuyển lên xuống như một dao động
điều hòa. Chúng ta chọn sóng hình sin để khảo sát vì mọi
dạng sóng đều có thể xây dựng được bằng cách cộng các
sóng hình sin có tần số và biên độ xác định. Sự hiểu biết
về sóng hình sin là cơ sở để hiểu được các sóng có bất kỳ
dạng nào.
Cần phân biệt hai loại chuyển động xảy ra khi một
sóng lan truyền: chuyển động của sóng về phía bên phải
theo trục Ox và dao động điều hòa của các phần tử môi
trường theo trục Oy.
Hình 16.6: Hình
Chúng ta sẽ xem xét một loại sóng được đơn giản dạng sóng sin
hóa như sau: sóng có một tần số duy nhất và có chiều dài
vô hạn.
16.2.1 Các khái niệm và các đại lượng đặc trưng của sóng
 Đỉnh sóng là điểm trong không gian mà phần tử môi trường tại đó có vị trí cao nhất.
(Hình 16.7a).
 Hõm sóng là điểm trong không gian mà phần tử môi trường tại đó có vị trí thấp nhất.
 Biên độ A của sóng: là biên độ dao động của các phần tử môi trường. (Hình 16.7).
 Tần số f của sóng: là số đỉnh sóng (hoặc là bất kỳ điểm nào trên sóng) đi qua một
điểm cho trước trong một đơn vị thời gian. Tần số sóng bằng với tần số dao động điều
hòa của các phần tử môi trường.
3
 Chu kỳ T của sóng: là khoảng thời gian để hai đỉnh sóng liền nhau đi qua một một
điểm cho trước trong không gian.Chu kỳ của sóng bằng với chu kỳ dao động điều hòa
của các phần tử môi trường. (Hình 16.7b).
Chu kỳ và tần số của sóng liên hệ với nhau theo công thức:
1
𝑇= (16.3)
𝑓
 Bước sóng λ: là khoảng cách từ đỉnh (hõm) sóng này đến đỉnh (hõm) sóng kế tiếp.
Tổng quát hơn, bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm đồng nhất trên
sóng. (Phần tử môi trường tại hai điểm này dao động giống hệt nhau.)
 Tốc độ truyền sóng v: mỗi sóng sẽ lan truyền với tốc độ riêng, tốc độ này phụ thuộc
vào tính chất của môi trường truyền sóng.
Tốc độ truyền sóng liên hệ với bước sóng và chu kỳ của sóng theo công thức:
𝜆
𝑣= = 𝜆. 𝑓 (16.4)
𝑇

Hình 16.7: (a) Hình ảnh của một sóng hình sin. (b) Vị trí của
một phần tử môi trường như một hàm số của thời gian.

16.2.2 Hàm sóng


Giả sử xét một sóng hình sin ở thời điểm t = 0 có hình dạng như ở hình 16.7a thì hàm
sóng ở thời điểm này được cho bởi hàm số 𝑦(𝑥, 0) = 𝐴sin𝑎𝑥. Do tính chất tuần hoàn của
hàm số này, ta suy ra được 𝑎 = 2𝜋/𝜆. Nên
2𝜋
𝑦(𝑥, 0) = 𝐴𝑠𝑖𝑛 ( 𝑥)
𝜆
Nếu sóng truyền về bên phải (theo chiều dương trục x) thì theo 16.1, hàm sóng ở thời
điểm t là
2𝜋
𝑦(𝑥, 𝑡) = 𝐴𝑠𝑖𝑛 [ (𝑥 − 𝑣𝑡)] (16.5)
𝜆
Nếu sóng truyền về phía bên trái thì thay (x – vt) thành (x + vt) trong 16.5.

4
Tính chất tuần hoàn của hàm sóng thể hiện rõ khi thay 𝑣 = 𝜆/𝑇 vào 16.5 để hàm sóng có
dạng như sau:
𝑥 𝑡
𝑦 (𝑥, 𝑡) = 𝐴𝑠𝑖𝑛 [2𝜋 ( − )] (16.6)
𝜆 𝑇
Để thuận tiện cho việc biểu diễn hàm sóng, ta đặt:
2𝜋
𝑘=
𝜆
k được gọi là số sóng và
2𝜋
𝜔= = 2𝜋𝑓
𝑇
𝜔 được gọi là tần số góc của sóng.
Dùng k và f, hàm sóng được viết ngắn gọn như sau:
𝑦(𝑥, 𝑡) = 𝐴𝑠𝑖𝑛 (𝑘𝑥 − 𝜔𝑡) (16.7)
Trong trường hợp tổng quát, khi phần tử môi trường tại vị trí 𝑥 = 0 và ở thời điểm 𝑡 = 0
có tọa độ dao động 𝑦 ≠ 0 thì hàm sóng có dạng như sau:
𝑦(𝑥, 𝑡) = 𝐴𝑠𝑖𝑛 (𝑘𝑥 − 𝜔𝑡 + 𝜙) (16.8)
trong đó 𝜙là pha ban đầu.
16.2.3 Sóng hình sin trên dây
Để tạo một một sóng trên dây, ta gắn một đầu dây vào
một cần rung và cho cần rung dao động điều hòa (Hình 16.8).
Mỗi phần tử trên dây dao động điều hòa theo phương thẳng
đứng y với tần số bằng tần số của cần rung, trong khi đó sóng
truyền về bên phải theo chiều dương của trục Ox với tốc độ
v.
Giả sử chọn t = 0 là lúc hình dạng của dây như ở hình
16.8a thì hàm sóng được viết là:
𝑦 = 𝐴sin(𝑘𝑥 − 𝜔𝑡)
Vận tốc chuyển động (theo phương y) của một phần tử
trên dây có tọa độ x là
𝑑𝑦
𝑣𝑦 = ] = −𝜔𝐴cos(𝑘𝑥 − 𝜔𝑡) (16.9)
𝑑𝑡 𝑥=𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡𝑎𝑛𝑡
Gia tốc của phần tử này là
𝑑𝑣𝑦
𝑎𝑦 = ] = −𝜔2 𝐴sin(𝑘𝑥 − 𝜔𝑡) (16.10)
𝑑𝑡 𝑥=𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡𝑎𝑛𝑡
Hình 16.8: Cách tạo ra
Độ lớn cực đại của tốc độ và gia tốc của các phần tử là sóng sin trên sợi dây.
5
𝑣𝑦,𝑚𝑎𝑥 = 𝜔𝐴 (16.11)
𝑎𝑦,𝑚𝑎𝑥 = 𝜔2 𝐴 (16.12)
Cần lưu ý rằng: tốc độ truyền sóng v là hằng số đối với một môi trường đồng nhất, trong
khi đó vận tốc của một phần tử trên dây vy là một hàm sin của thời gian.

Tốc độ của sóng trên dây


Tốc độ của sóng phụ thuộc vào tính chất vật lý của dây và lực căng dây theo công thức:

𝑇
𝑣=√ (16.13)
𝜇

với μ là khối lượng trên một đơn vị chiều dài của dây (kg/m) và T là lực căng dây.

Sự phản xạ và truyền qua của sóng


Ở nội dung này chúng ta sẽ xem xét một sóng bị ảnh hưởng như thế nào trong quá trình
lan truyền khi gặp phải sự thay đổi trong môi trường.

Xung tới Xung tới

Xung phản xạ
Xung phản xạ

Hình 16.9: Sự phản xạ của một Hình 16.10: Sự phản xạ của một
xung ở đầu cố định của sợi dây. xung ở đầu tự do của sợi dây.
Hình 16.9 mô tả một xung lan truyền trên một sợi dây căng ngang có một đầu buộc vào
giá cố định. Khi xung di chuyển đến giá cố định, nghĩa là đến cuối dây, thì môi trường truyền
bị thay đổi đột ngột. Kết quả là xung chuyển động dọc trên dây theo chiều ngược lại tạo thành
xung phản xạ. Xung phản xạ này bị đảo ngược so với xung ban đầu (xung tới) nhưng không
bị thay đổi hình dạng. Sự đảo ngược của xung phản xạ so với xung tới có thể được giải thích
nhờ định luật Newton thứ ba.
Trong trường hợp trên đầu cuối của dây được buộc cố định. Ở một trường hợp khác, đầu
cuối dây có thể di chuyển tự do theo phương thẳng đứng như hình 16.10. Xung phản xạ lúc
này không bị đảo ngược và cũng có cùng hình dạng như xung tới.

6
Cuối cùng là một trường hợp trung gian của hai trường hợp trên. Khi xung di chuyển đến
biên giữa hai môi trường, một phần năng lượng của xung tới sẽ bị phản xạ ngược lại, một
phần năng lượng sẽ truyền qua môi trường kia.

Xung tới Xung tới

Xung truyền qua


Xung truyền qua

Xung Xung phản xạ


phản xạ
Hình 16.11: Một xung di chuyển trên một dây Hình 16.12: Một xung di chuyển trên một
nhẹ đến chỗ nối với một dây nặng hơn. dây nặng đến chỗ nối với một dây nhẹ hơn.
Chẳng hạn như một sợi dây nhẹ được nối với một sợi dây nặng hơn như trên hình 16.11.
Khi xung di chuyển trên dây nhẹ đến gặp điểm tiếp xúc của hai dây thì hai xung được hình
thành đồng thời: xung phản xạ trở lại (bị đảo ngược và có biên độ nhỏ hơn xung tới) và xung
truyền qua chuyển động trên dây nặng hơn (không bị đảo ngược). Trong trường hợp xung di
chuyển trên dây nặng đến gặp điểm tiếp xúc với dây nhẹ hơn như ở hình 16.12 thì các xung
phản xạ và xung truyền qua vẫn hình thành nhưng xung phản xạ không bị đảo ngược.

Tốc độ truyền năng lượng bởi sóng sin trên dây


Chúng ta hãy xem xét sự truyền sóng hình sin
theo trục x trên một sợi dây căng ngang trên như hình
16.13.
Nguồn năng lượng là tác nhân bên ngoài gắn với
đầu bên trái của dây. Tác nhân này thực hiện công ở
đầu bên trái của dây (bằng cách di chuyển lên xuống), Hình 16.13
nhờ đó năng lượng được truyền vào hệ và sau đó được
truyền dọc theo chiều dài của dây. Xét phần tử nhỏ có tọa độ x, chiều dài dx và khối lượng
dm. Phần tử này (cũng như các phần tử khác trên dây) thực hiện dao động điều hòa theo
phương thẳng đứngyvới phương trình
𝑦 = 𝐴sin(𝑘𝑥 − 𝜔𝑡)
và vận tốc
𝑣𝑦 = −𝜔𝐴cos(𝑘𝑥 − 𝜔𝑡)
Động năng của mỗi phần tử trên dây là

7
1 1 1
𝑑𝐾 = (𝑑𝑚)𝑣𝑦2 = (𝜇𝑑𝑥 )𝑣𝑦2 = 𝜇𝜔2 𝐴2 cos 2(𝑘𝑥 − 𝜔𝑡) 𝑑𝑥
2 2 2
trong đó µ là khối lượng trên một đơn vị chiều dài của dây.
Nếu xét ở thời điểm t = 0 thì động năng này bằng
1 2 2
𝑑𝐾 = 𝜇𝜔 𝐴 cos 2 (𝑘𝑥 ) 𝑑𝑥
2
Động năng tổng cộng của tất cả phần tử trên chiều dài bằng một bước sóng của dây là
𝜆
1 1
𝐾𝜆 = ∫ 𝑑𝐾 = ∫ 𝜇𝜔2 𝐴2 cos 2 (𝑘𝑥 ) 𝑑𝑥 = 𝜇𝜔2 𝐴2 𝜆
2 4
0
Tổng thế năng của tất cả phần tử trên chiều dài bằng một bước sóng của dây
1
𝑈𝜆 = 𝜇𝜔2 𝐴2 𝜆
4
Tổng năng lượng trên chiều dài bằng một bước sóng của dây:
1
𝐸𝜆 = 𝐾𝜆 + 𝑈𝜆 = 𝜇𝜔2 𝐴2 𝜆 (16.14)
2
Khi sóng di chuyển dọc theo dây năng lượng này sẽ được truyền qua mỗi điểm trên dây
sau một khoảng thời gian bằng một chu kỳ của sóng. Do đó, công suất P, nghĩa là tốc độ
truyền năng lượng của sóng bằng:
1 2 2
𝐸𝜆 2 𝜇𝜔 𝐴 𝜆 1 2 2 𝜆
𝑃= = = 𝜇𝜔 𝐴 ( )
𝑇 𝑇 2 𝑇
1
𝑃 = 𝜇𝜔2 𝐴2 𝑣 (16.15)
2

Phương trình truyền sóng tuyến tính


Các hàm sóng y(x,t) là nghiệm của một phương trình
gọi là phương trình truyền sóngtuyến tính. Phương trình
này sẽ cho ta một sự mô tả hoàn chỉnh về sóng và cũng
từ phương trình này ta có thể xác định được tốc độ lan
truyền của sóng. Trong nội dung này, chúng ta sẽ rút ra
phương trình này thông qua sóng truyền trên dây.
Giả sử một sóng đang truyền trên dây với lực căng
là T. Xét một phần tử nhỏ trên dây có chiều dài Δx (Hình Hình 16.14: Một phần tử
16.14). Hai đầu của phần tử này có phương hợp với trục của dây chịu tác dụng của
x các góc 𝜃𝐴 và 𝜃𝐵 rất nhỏ. Lực tổng hợp tác dụng lên hai lực căng
phần tử theo phương thẳng đứng y là:

8
∑ 𝐹𝑦 = 𝑇𝑠𝑖𝑛𝜃𝐴 − 𝑇𝑠𝑖𝑛𝜃𝐵

Vì các góc θ rất nhỏ nên sinθ ≈ tanθ.


∑ 𝐹𝑦 = 𝑇(𝑡𝑎𝑛𝜃𝐴 − 𝑡𝑎𝑛𝜃𝐵 ) (16.16)

𝜕𝑦 𝜕𝑦
∑ 𝐹𝑦 ≈ 𝑇 [( ) − ( ) ] (16.17)
𝜕𝑥 𝐵 𝜕𝑥 𝐴

Áp dụng định luật Newton thứ hai cho phần tử trên với khối lượng 𝑚 = 𝜇Δ𝑥, ta được:
𝜕2𝑦
∑ 𝐹𝑦 = 𝑚𝑎𝑦 = 𝜇Δ𝑥 ( 2 ) (16.18)
𝜕𝑡
Kết hợp hai phương trình 16.17 và 16.18 với nhau cho chúng ta:
𝜕2 𝑦 𝜕𝑦 𝜕𝑦
𝜇Δ𝑥 ( 2 ) = 𝑇 [( ) − ( ) ]
𝜕𝑡 𝜕𝑥 𝐵 𝜕𝑥 𝐴
𝜕𝑦 𝜕𝑦
𝑇 [( ) − ( ) ]
𝜇 𝜕2 𝑦 𝜕𝑥 𝐵 𝜕𝑥 𝐴
( )= (16.19)
𝑇 𝜕𝑡 2 Δ𝑥

Khi cho Δ𝑥 → 0, phương trình 16.19 trở thành:


𝜇 𝜕2𝑦 𝜕2𝑦
= (16.20)
𝑇 𝜕𝑡 2 𝜕𝑥 2
Phương trình 16.20 là phương trình truyền sóng tuyến tính áp dụng cho sóng trên dây.
Nó thường được viết lại dưới dạng sau:
𝜕2𝑦 1 𝜕2𝑦
= (16.21)
𝜕𝑥 2 𝑣 2 𝜕𝑡 2
Một cách tổng quát, phương trình 16.21 có thể áp dụng nhiều loại sóng khác nhau. Đối
với sóng trên dây, y tương ứng với độ dời theo phương thẳng đứng của các phần tử của dây.
Đối với sóng âm truyền qua một chất khí, y tương ứng với độ dời theo phương truyền sóng
của các phần tử khí so với vị trí cân bằng. Đối với sóng điện từ, y tương ứng với các thành
phần điện trường hoặc từ trường.
Không chỉ hàm sóng hình sin thỏa mãn phương trình truyền sóng 16.21 mà bất kỳ hàm
sóng nào có dạng 𝑦 = 𝑓(𝑥 ± 𝑣𝑡) cũng thỏa mãn phương trình này.
Phương trình sóng tuyến tính cũng là một hệ quả trực tiếp của định luật Newton thứ hai
khi áp dụng cho một phần tử bất kỳ của một sợi dây đang có sóng truyền qua.

9
Tóm tắt chương 16
Định nghĩa
Sóng hình sin một chiều là sóng mà độ dời của các phần tử môi trường thay đổi theo một
hàm số sin. Một sóng hình sin truyền về bên phải (theo chiều dương trục x) có thể được biểu
diễn bằng hàm sóng
2𝜋
𝑦(𝑥, 𝑡) = 𝐴𝑠𝑖𝑛 [ (𝑥 − 𝑣𝑡)] (16.5)
𝜆
trong đó A là biên độ, λ là bước sóng và v là vận tốc truyền sóng.

Số sóng k và tần số góc ω của sóng được định nghĩa như sau:
2𝜋
𝑘= (16.8)
𝜆
2𝜋
𝜔= = 2𝜋𝑓 (16.9)
𝑇
trong đó T là chu kỳ và f là tần số của sóng.

Sóng ngang là sóng mà các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương
truyền sóng.
Sóng dọc là sóng mà các phần tử môi trường dao động theo phương song song với phương
truyền sóng.
Khái niệm và nguyên lý
Bất kỳ một sóng một chiều nào lan truyền với tốc độ v theo phương x đều có thể được mô tả
bằng một hàm sóng có dạng
𝑦(𝑥, 𝑡) = 𝑓(𝑥 ± 𝑣𝑡 ) (16.1), (16.2)
trong đó dấu + áp dụng cho sóng truyền ngược chiều dương của trục x và dấu  áp dụng cho
sóng truyền theo chiều dương của trục x. Hình dạng của sóng ở một thời điểm bất kỳ thu được
bằng cách cho t bằng hằng số.

Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây kéo căng là


𝑇
𝑣=√ (16.18)
𝜇
với μ là khối lượng trên một đơn vị chiều dài của dây (kg/m) và T là lực căng dây.

Một sóng sẽ phản xạ toàn phần hay một phần khi truyền tới giới hạn của môi trường mà sóng
đang truyền hoặc khi truyền tới ranh giới mà ở đó có sự thay đổi đột ngột vận tốc của sóng.
Nếu sóng truyền trên dây gặp đầu cố định, sóng sẽ phản xạ và bị đảo ngược. Nếu sóng truyền
đến đầu tự do, sóng sẽ phản xạ nhưng không bị đảo ngược.

10
Công suất truyền bởi một sóng hình sin trên một sợi dây kéo căng là
1
𝑃 = 𝜇𝜔2 𝐴2 𝑣 (16.15)
2

Hàm sóng là nghiệm của một phương trình vi phân gọi là phương trình truyền sóng tuyến
tính:

𝜕2 𝑦 1 𝜕2 𝑦
= (16.21)
𝜕𝑥 2 𝑣 2 𝜕𝑡 2

Mô hình phân tích


Sóng chạy
Tốc độ truyền sóng hình sin
𝜆
𝑣= = 𝜆𝑓 (16.6), (16.12)
𝑇
Một sóng hình sin có thể được biểu diễn bởi hàm số:

𝑦 = 𝐴𝑠𝑖𝑛(𝑘𝑥 − 𝜔𝑡) (16.10)

Bài tập chương 16


1. Ở thời điểm t = 0, một xung ngang trên một sợi dây được mô tả bởi hàm số
6,00
𝑦= 2
𝑥 + 3,00
trong đó x và y tính bằng mét. Cho biết xung này đang truyền theo chiều dương trục x
với tốc độ 4,50 m/s, hãy viết hàm số y(x,t) mô tả xung này.
6
ĐS: 𝑦 = [(𝑥−4,50𝑡)2 +3]

2. Một sóng ngang có khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 1,20 m và có tám đỉnh
sóng đi qua một điểm cho trước trong 12,0 s. Tính tốc độ truyền sóng của sóng này.
ĐS: 0,800 m/s
3. Cho hàm sóng của một sóng truyền trên một sợi dây được kéo căng như sau:
π
𝑦(𝑥, 𝑡) = 0,350 sin (10π𝑡 − 3π𝑥 + )
4
trong đó x và y tính bằng mét, t tính bằng giây.
11
(a) Xác định biên độ, tần số của sóng, tốc độ truyền sóng, bước sóng, và chiều truyền
sóng.
(b) Xác định tốc độ cực đại của một phần tử trên dây.
(c) Tính li độy và tốc độ dao động v của một phần tử trên dây có x = 0,100 m ở thời điểm
t = 0.
ĐS: a. A = 0,350 m, f = 5 Hz, 3,333 m/s, 0,667 m, sóng truyền theo chiều dương trục x.
b. 11,0 m/s
4. Một sóng ngang lan truyền trên một sợi dây căng ngang với tần số 5,00 Hz. Biên độ của
sóng là A = 12,0 cm và tốc độ truyền sóng là 20,0 m/s. Cho biết vào lúc t = 0, phần tử
trên dây ở vị trí x = 0 có li độy = 0. Hãy xác định tần số góc và bước sóng của sóng này.
Viết biểu thức của hàm sóng. Tính tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của một phần tử trên
dây.
ĐS: a. 3,14 rad/s và 4,00 m b. 𝑦 = 0,120sin(1,57𝑥 − 31,4𝑡) m
c. 3,77 m/s và 118 m/s2
5. Một sóng hình sin trên một sợi dây có chu kỳ T = 25,0 ms đang truyền theo chiều âm của
trục x với tốc độ 30,0 m/s. Ở thời điểm t = 0, phần tử của dây ở vị trí x = 0 có li độ
2,00 cm. Tìm biên độ và pha ban đầu của sóng. Viết hàm sóng của sóng này.
ĐS: A = 0,0215 m; 𝜙 = 1,95 rad; 𝑦 = 0,0215 sin(8,38𝑥 + 80,0𝜋𝑡 + 1,95) 𝑚
6. Một sóng ngang truyền trên một sợi dây căng có biên độ 0,200 mm và tần số 500 Hz.
Sóng truyền với tốc độ 196 m/s.Khối lượng trên một đơn vị chiều dài của dây là 4,10 g/m.
Viết hàm sóng của sóng này dưới dạng y = Asin(kx–ωt). Tìm sức căng của dây.
ĐS: 𝑦 = 2,00 × 10−4 sin(16,0𝑥 + 80,0𝜋𝑡 − 3140𝑡) 𝑚 và T= 158 N
7. Một sợi dây được kéo căng nhờ vật nặng khối lượng m như hình
vẽ. Khi m = 3,00 kg thì tốc độ truyền sóng trên dây là 24,0 m/s.
Tính khối lượng trên một đơn vị chiều dài của dây. Khi
m = 2,00 kg thì tốc độ truyền sóng trên dây bằng bao nhiêu ?
ĐS: µ = 0,0510 kg/m ; v = 19,6 m/s
8. Một sợi dây được kéo căng có khối lượng 0,180 kg và chiều dài 3,60 m. Cần cung cấp
một công suất bằng bao nhiêu cho sợi dây để tạo ra một sóng hình sin trên dây có biên
độ 0,100 m và bước sóng 0,500 m truyền trên dây với tốc độ 30,0 m/s.
ĐS: 1,07 kW
9. Hàm sóng của một sóng truyền trên một sợi dây kéo căng là
𝜋
𝑦 = 0,350 sin (10𝜋𝑡 − 3𝜋𝑥 + )
4
trong đó x và y tính bằng mét, t tính bằng giây. Cho biết khối lượng trên một đơn vị chiều
dài của dây là 75,0 g/m. Hỏi năng lượng được truyền trên dây với tốc độ trung bình bằng

12
bao nhiêu ? Tính năng lượng truyền qua một điểm cho trước trên dây trong mỗi chu kỳ
của sóng.
ĐS: 15,1 W và 3,02 J
10. Hãy chứng tỏ rằng các hàm sóng sau là nghiệm của phương trình truyền sóng tuyến tính
𝜕2𝑦 1 𝜕2𝑦
=
𝜕𝑥 2 𝑣 2 𝜕𝑡 2
(a) 𝑦 = 𝑙𝑛[𝑏(𝑥 − 𝑣𝑡)], trong đó b là hằng số. b. 𝑦 = 𝑒 𝑏(𝑥−𝑣𝑡), trong đó b là hằng số.
(b) 𝑦 = 𝑥 2 + 𝑣 2 𝑡 2 d. 𝑦 = sin(𝑥 ) cos(𝑣𝑡)
11. Một sợi dây cao su được treo thẳng đứng vào giá cố định. Khi không bị giãn dây có có
chiều dài L0 và khối lượng m. Lực căng của dây tuân theo định luật Hooke với hệ số đàn
hồi là k. Một vật khối lượng M (rất lớn so với m) được treo vào đầu dưới của dây và đang
đứng yên cân bằng. Xác định sức căng của dây, chiều dài của dây và tốc độ truyền sóng
trên dây.
2𝑀𝑔 2𝑀𝑔 2𝑀𝑔
ĐS: 𝑇 = 2𝑀𝑔; 𝐿 = 𝐿0 + và 𝑣 = √ (𝐿0 + )
𝑘 𝑚 𝑘

13
Chương 17

Sóng âm

P hần lớn các loại sóng tìm hiểu tại Chương 16 tập trung vào chuyển động
trong môi trường một chiều. Sóng lan truyền theo chiều dài của sợi dây
là một ví dụ. Chúng ta cũng bắt gặp những loại sóng lan truyền trong
môi trường hai chiều, như sóng lan truyền trên mặt nước. Tại chương
này, ta sẽ bàn về sóng cơ học tồn tại trong không gian ba chiều.

Chúng ta sẽ phân tích về sóng âm, loại sóng không chỉ truyền xuyên qua mọi
loại vật chất mà còn được ghi nhận là loại hình sóng cơ học phổ biến nhất bởi sự
hiện diện thường xuyên trong đời sống giao tiếp của con người. Khi sóng âm lan
truyền trong không khí, các phần tử khí bị dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng. Các
dịch chuyển này kéo theo sự thay đổi của mật độ và áp suất khí dọc theo phương
truyền sóng. Nếu nguồn âm dao động theo quy luật hình sin, mật độ và áp suất
cũng sẽ biến thiên theo quy luật điều hoà như thế. Biểu diễn toán học của sóng âm
điều hoà hoàn toàn tương tự như trường hợp sóng hình sin trên sợi dây.

Sóng âm được chia thành ba loại hình dựa trên phạm vi tần số hoạt động:
1. Âm nghe thấy: là sóng âm thuộc dải tần có thể nghe được bởi tai người. Âm
thanh được tạo ra bằng rất nhiều cách, qua nhạc cụ, qua giọng hát. . .
2. Hạ âm: có tần số nằm dưới dải nghe thấy bởi tai người. Những chú voi có thể
dùng hạ âm để gọi nhau trên khoảng cách nhiều kilomet.
3. Siêu âm: có tần số cao hơn dải nghe thấy bởi tai người. Bạn có thể dùng một
chiếc còi “câm” để gọi chó. Chó dễ dàng nghe thấy siêu âm phát ra từ chiếc
còi này, mặc cho mọi người xung quanh hoàn toàn không hay biết gì. Siêu âm
cũng được sử dụng trong chụp ảnh y tế.
2 Chương 17

17.1 Sự biến thiên áp suất trong sóng âm


Ở chương 16, chúng ta nghiên cứu sóng cơ học
bằng cách khảo sát một xung lan truyền dọc theo
sợi dây hay dọc theo một lò xo. Hãy làm điều tương
tự dành cho trường hợp sóng âm. Ta sẽ miêu tả một
cách trực quan sự di chuyển của một xung sóng âm
dọc theo ống khí như hình 17.1. Một piston được đẩy
nhanh từ trái sang phải sẽ làm khí bị nén lại và tạo
ra xung. Trước khi piston chuyển động, khí nằm ở
trạng thái cân bằng, mật độ khí đồng đều và biểu
diễn bằng màu đồng nhất (hình 17.1a). Khi piston
đẩy sang phải (hình 17.1b), chỉ có phần khí nằm
ngay trước piston bị nén lại, ứng với vùng tô đậm
trên hình. Áp suất và mật độ trong vùng này lớn
hơn giá trị trước khi piston dịch chuyển. Khi piston
chững lại (hình 17.1c), vùng khí bị nén vẫn tiếp tục
di chuyển về phía trước, tương ứng với một xung lan
truyền dọc theo ống với vận tốc v.
Ta cũng có thể tạo ra một sóng âm tuần hoàn
trong ống khí như hình 17.2 bằng cách cho piston
chuyển động điều hoà. Phần đậm hơn trên hình diễn
tả vùng khí bị nén, có mật độ và áp suất cao hơn
giá trị cân bằng. Vùng khí nén hình thành mỗi khi
piston đẩy vào ống, di chuyển dọc theo ống và tiếp
tục nén phần khí nằm ngay trước nó. Khi piston kéo
lui về sau, khí nằm trước piston bị giãn ra, áp suất
và mật độ tại vùng này giảm đi và nhỏ hơn giá trị
Hình 17.1: Xung áp suất di lúc cân bằng (những vùng nhạt trên hình 17.2). Các
chuyển theo ống khí vùng đậm và nhạt nối đuôi nhau chạy đi với tốc độ
truyền âm trong môi trường.
Khi piston chuyển động điều hoà, các vùng nén-giãn khí luân phiên được tạo ra.
Khoảng cách giữa hai vùng nén liên tiếp gọi là bước sóng. Do sóng âm là sóng dọc,
thể hiện rõ nét qua sự nén và giãn của môi trường, mọi phần tử của khí đều chuyển
động điều hoà song song với phương lan truyền của sóng. Độ chuyển dời của một
phần tử khí so với vị trí cân bằng có thể biểu diễn qua hàm số:
s( x, t) = s max cos( kx − ω t), (17.1)
trong đó s max là ly độ cực đại của phần tử khí khỏi vị trí cân bằng, cũng gọi là biên
độ dịch chuyển, k - số sóng, ω - tần số góc. Lưu ý rằng sự chuyển dịch của các
phần tử khí diễn ra dọc theo trục x song song với phương truyền sóng.
Sự thay đổi của áp suất cũng diễn ra một cách tuần hoàn với cùng số sóng k và
tần số góc ω như phương trình (17.1). Từ đó ta có thể viết:
∆P = ∆P max sin( kx − ω t), (17.2)
trong đó biên độ áp suất ∆P max được xác định bởi độ biến thiên cực đại của áp
suất khỏi giá trị cân bằng.
Sóng âm 3

Lưu ý rằng nếu độ chuyển dời được biểu diễn qua hàm
cos thì độ biến thiên áp suất lại thể hiện qua hàm sin. Ta
sẽ lý giải cho phép chọn lựa này. Trên hình 17.3a, chúng
ta tập trung chú ý vào một lớp khí mỏng có chiều dài ∆ x
và tiết diện A trong một ống khí đang ở trạng thái cân
bằng. Thể tích của khối khí này bằng V = A ∆ x.
Hình 17.3b miêu tả lớp khí này bị dịch chuyển qua
vị trí mới khi sóng âm truyền qua. Hai mặt của lớp khí
di chuyển được những đoạn s 1 và s 2 khác nhau, dẫn đến
thể tích biến thiên một lượng ∆V = A ∆s = A (s 1 − s 2 ).
Theo định nghĩa về modul khối (xem (12.8) Chương
12)
∆P
B=− ,
∆V /V
ta có thể biểu diễn độ biến thiên áp suất thông qua sự
thay đổi thể tích:
∆V
∆ P = −B .
V
Hình 17.2: Sóng gồm
Thế giá trị của thể tích ban đầu V và độ biến thiên thể những vùng giãn nén nối
tích ∆V nói trên vào, ta có: nhau trong ống khí
A ∆s
∆ P = −B .
A∆x
Khi lớp khí đang khảo sát trở nên vô cùng mỏng, tỉ số ∆s/∆ x trở thành đạo hàm
riêng:
∂s
∆ P = −B . (17.3)
∂x

Hình 17.3: Khối khí ở trạng thái cân bằng và bị nén khi lệch khỏi vị trí cân bằng

Thế hàm chuyển dời (17.1) vào (17.3) thu được:



∆ P = −B [ s max cos( kx − ω t)] = Bs max k sin( kx − ω t).
∂x
4 Chương 17

Từ đây ta thấy rằng nếu độ chuyển dời được viết bằng hàm cos sẽ dẫn đến áp suất
được biểu diễn qua hàm sin. Ta cũng thấy được mối liên hệ giữa biên độ dịch chuyển
và biên độ áp suất:
∆P max = Bs max k. (17.4)
Những suy luận trên chỉ ra rằng, sóng âm đều có thể diễn đạt tốt qua độ chuyển
dời hoặc qua biến thiên áp suất. Đồ thị trên hình 17.4 cho thấy, độ chuyển dời và
biến thiên áp suất lệch pha nhau 1/4 chu kì. Sự biến thiên áp suất đạt cực đại khi
độ chuyển dời khỏi vị trí cân bằng bằng không, và ngược lại.

Hình 17.4: Sự tương quan giữa độ chuyển dời và biến thiên áp suất

Câu hỏi 17.1: Khi bạn vỗ lên miệng của một chai rỗng, một xung sóng âm sẽ truyền
xuống theo không khí chứa trong chai. Vào thời điểm xung này đến được đáy chai,
diễn tả nào sau đây về độ chuyển dời của các phần tử khí và áp suất khí tại điểm
này là chính xác:
(a) Độ chuyển dời và áp suất đều đạt cực đại.
(b) Độ chuyển dời và áp suất đều đạt cực tiểu.
(c) Độ chuyển dời bằng không còn áp suất đạt giá trị lớn nhất.
(d) Độ chuyển dời bằng không còn áp suất đạt giá trị nhỏ nhất.
Sóng âm 5

17.2 Vận tốc truyền âm


Ta mở rộng suy luận của phần trước
để đánh giá tốc độ lan truyền của sóng
âm trong chất khí. Trên hình 17.5a, ta
khảo sát khối khí hình trụ nằm giữa
piston và đường gạch đứt. Khối khí này
nằm yên cân bằng nhờ sự tác dụng của
hai lực có cùng độ lớn: áp lực từ piston
từ phía bên trái và áp lực khí bên phải
tạo ra. Mỗi lực này có độ lớn bằng P A ,
trong đó P là áp suất của khí, còn A là
tiết diện ngang của ống.
Hình 17.5b mô tả hệ sau khoảng thời
gian ∆ t, theo đó piston di chuyển sang
phải với vận tốc không đổi v x nhờ lực
đẩy piston từ phía bên trái đã tăng lên
thành (P + ∆P ) A . Lúc này mọi phần tử
khí trong vùng khảo sát đều chuyển
động sang trái với vận tốc v x .
Ta cố tình chọn độ dài của vùng Hình 17.5: Mô hình phân tích vận tốc
khí khảo sát bằng v∆ t, với v là vận tốc truyền âm
truyền âm. Sau thời gian ∆ t, khí nằm
bên phải nét gạch đứt vẫn đứng yên, chưa bị ảnh hưởng bởi sóng âm còn chưa vươn
đến.
Phần khí khảo sát được mô tả như một hệ cô lập. Lực từ piston tạo ra một biến
thiên về động lượng. Tổng hợp lực này bằng F = A ∆P và sinh ra xung lực:

~ ~ ∆ t = ( A ∆P ∆ t)~i.
X
I= F

Độ biến thiên áp suất liên quan đến độ biến thiên thể tích và modul khối:
∆V −v x A ∆ t vx
∆ P = −B = −B =B .
V vA ∆ t v

Từ đây xung lực bằng:


~ vx ´
I = AB ∆ t ~i.
³
(17.5)
v
Độ biến thiên động lượng của khối khí khảo sát:

∆~ v = ρ V (v x~i − 0) = (ρ vv x A ∆ t)~i.
p = m∆~ (17.6)

Theo định luật Newton thứ hai viết dưới dạng xung lực:

∆~ ~ ∆ t.
p=F

Thế ∆~ ~ vào thu được:


p và F
vx
ρ vv x A ∆ t = AB ∆ t.
v
6 Chương 17

Sau khi giản ước, ta có được biểu thức của vận tốc truyền âm:
s
B
v= . (17.7)
ρ

Sẽ
s rất thú vị khi ta so sánh biểu thức này với vận tốc truyền sóng trên sợi dây:
T
v= (Chương 16). Trong cả hai trường hợp, vận tốc lan truyền sóng phụ thuộc
µ
vào tính đàn hồi của môi trường (modul khối B hoặc lực căng dây T ), cũng như phụ
thuộc vào quán tính của vật chất môi trường (khối lượng riêng ρ hoặc khối lượng
trên một đơn vị độ dài dây µ). Vận tốc lan truyền của tất cả các sóng cơ học đều có
thể biểu diễn dưới dạng tổng quát:
s
Tính đàn hồi
v= .
Quán tính

Trong trường hợp sóng dọc lan truyền trong chất rắn, vận tốc truyền âm phụ
thuộc vào suất Young và khối lượng riêng của môi trường. Bảng 17.1 đưa ra một vài
giá trị của vận tốc truyền âm trong những môi trường khác nhau.

Bảng 17.1: Tốc độ truyền âm trong các môi trường

Môi trường v (m/s) Môi trường v (m/s) Môi trường v (m/s)


Chất khí Chất lỏng ở 25◦ C Chất rắn
Hydro (0◦ C) 1286 Glycerin 1904 Thuỷ tinh borosilicate 5640
Heli (0◦ C) 972 Nước biển 1533 Sắt 5950
Không khí (20◦ C) 343 Nước 1493 Nhôm 6420
Không khí (0◦ C) 331 Thuỷ ngân 1450 Đồng thau 4700
Oxy (0◦ C) 317 Dầu hoả 1324 Đồng 5010
Rượu metylic 1143 Vàng 3240
Carbon tetraclorua (CCl4 ) 926 Nhựa acrylic 2680
Chì 1960
Cao su 1600

Thực tế cho thấy vận tốc truyền âm còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường,
bởi nhiệt độ ảnh hưởng đến tính đàn hồi và mật độ vật chất. Với trường hợp không
khí, vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ theo công thức:
s
TC
v = 331 1 + . (17.8)
273

trong đó 331 m/s là vận tốc truyền âm trong không khí ở 0◦ C, còn TC là nhiệt độ
không khí ở thang đo Celsius. Dùng công thức trên có thể tính ra được vận tốc
truyền âm trong không khí ở 20◦ C xấp xỉ 343 m/s.
Con số trên cho ra một phương pháp thuận tiện giúp ước lượng khoảng cách đến
một cơn giông. Đầu tiên đếm số giây kể từ khi có tia chớp đến khi nghe được tiếng
sấm. Sau đó lấy con số này chia cho 3, sẽ ra được giá trị khoảng cách tính theo km,
bởi 343 m/s ≈ 1/3 km.
Sóng âm 7

Nhìn vào biểu thức (17.7), ta có thể viết lại mối liên hệ (17.4) giữa độ chuyển dời
và biến thiên áp suất:
³ω´
∆P max = Bs max k = ρ v2 s max = ρ vω s max . (17.9)
v

Cách diễn giải này thuận tiện hơn (17.4) bởi vì số liệu về mật độ khí dễ tìm thấy
hơn là modul khối.

17.3 Cường độ của sóng âm điều hoà


Ở chương trước ta đã chỉ ra rằng, sóng lan truyền theo một sợi dây không chùng
có mang theo năng lượng. Một cách tự nhiên ta cũng có thể đoán rằng, sóng âm
cũng truyền đi năng lượng. Hãy khảo sát khối khí như đã nói ở hình 17.5. Hình
dung rằng piston bây giờ đẩy tới kéo lui luân phiên theo quy luật điều hoà với tần
số góc ω. Sóng truyền đi theo ống một công suất:
~ · v~x .
P ower = F

Ở đây ta dùng chữ P ower thay cho kí hiệu truyền thống P để tránh nhầm lẫn
~ tác dụng lên phần tử khí có mối quan hệ với áp suất, còn
với kí hiệu áp suất. Lực F
vận tốc v~x là đạo hàm của độ chuyển dời:

P ower = [∆P ( x, t) A ]~i · [ s( x, t)~i ]
∂t

= ρ vω As max sin( kx − ω t) · [ s max cos( kx − ω t)]
∂t
= ρ vω As max sin( kx − ω t) · ω s max sin( kx − ω t)
= ρ vω2 As2max sin2 ( kx − ω t).

Công suất này có chứa hàm sin2 , mà giá trị trung bình của nó được chứng minh
trong toán học bằng 1/2. Do đó công suất truyền âm có giá trị trung bình:
1
(P ower )avg = ρ vω2 As2max .
2

Cường độ sóng âm là công suất truyền âm trên một đơn vị diện tích mặt cắt:
(P ower )avg 1
I= = ρ v(ω s max )2 . (17.10)
A 2

Như vậy cường độ của sóng âm điều hoà tỉ lệ thuận với bình phương của độ
chuyển dời và tỉ lệ thuận với bình phương tần số. Biểu thức trên cũng có thể viết
lại theo sự phụ thuộc vào áp suất nhờ mối liên hệ (17.10):

(∆P max )2
I= . (17.11)
2ρ v
Loại sóng trên sợi dây chúng ta đã nghiên cứu ở Chương 16 buộc phải lan truyền
chỉ theo một phương. Sóng âm ta tìm hiểu ở các phần 17.1, 17.2 cũng di chuyển theo
8 Chương 17

một chiều, dọc theo chiều dài ống. Tuy nhiên như đã nói từ đầu Chương 17, sóng
âm có thể lan truyền theo nhiều hướng trong môi trường.
Xét một nguồn điểm phát ra sóng âm đồng đều theo mọi hướng như
hình 17.6. Nếu không khí xung quanh tuyệt đối đồng nhất, năng lượng sóng
âm sẽ truyền đi một cách đẳng hướng với tốc độ lan truyền như nhau. Kết
quả là ta thu được sóng cầu. Tập hợp tất cả các điểm dao động cùng pha
gọi là mặt sóng. Khoảng cách giữa hai mặt sóng gần nhau nhất có cùng pha
gọi là bước sóng. Những đường vuông góc với mặt sóng ta gọi là các tia.

Cường độ của sóng âm phát ra từ nguồn điểm


suy giảm dần theo khoảng cách đến nguồn điểm:
(P ower )avg
I= . (17.12)
4π r 2

Câu hỏi 17.2: Một dây đàn guitar tạo ra tiếng


vang rất nhỏ nếu không được mắc gần thùng
đàn. Tại sao âm thanh lại trở nên to hơn khi có
thùng đàn?
(a) Dây sẽ dao động với năng lượng lớn hơn.
(b) Năng lượng thoát khỏi đàn ở mức cao hơn.
(c) Cường độ âm trải rộng trên một diện tích lớn
hơn ở vị trí người nghe.
(d) Cường độ âm tập trung lại trên một diện tích
nhỏ hơn ở vị trí người nghe.
(e) Vận tốc truyền âm trong vật liệu chế tạo
thùng đàn là cao hơn.
(f) Không câu trả lời nào chính xác.
Hình 17.6: Sóng từ nguồn điểm

Bài tập mẫu 17.1: Giới hạn nghe

Âm thanh yếu nhất tai người có thể phát hiện ra ở tần số 1000 Hz
có cường độ khoảng 1.00 × 10−12 W/m2 , hay còn gọi là ngưỡng nghe.
Âm thanh lớn nhất tai người có thể chịu được ở tần số này có cường
độ khoảng 1.00 W/m2 , hay còn gọi là ngưỡng đau. Tính biên độ áp
suất và biên độ chuyển dời tương ứng với hai giới hạn này.

Giải:
Khái niệm. Thử nhớ lại những nơi yên tĩnh nhất bạn từng trải
nghiệm. Có thể hình dung rằng, cường độ âm ở những nơi yên tĩnh
như thế vẫn cao hơn ngưỡng nghe.

Phân loại. Do ta đã biết cường độ sóng âm và cần tìm biên độ


sóng, việc giải bài toán cần áp dụng những phân tích đã nêu trong
mục này.
Sóng âm 9

Phân tích. Để tìm biên độ của biến thiên áp suất tại ngưỡng nghe,
ta dùng phương trình (17.11), lấy giá trị của vận tốc truyền âm
trong không khí v = 343 m/s và khối lượng riêng của không khí ρ =
1.20 kg/m3 :

∆P max =
p
2ρ vI
q
= 2(1.20 kg/m3 )(343 m/s)(1.00 × 10−12 W/m2 )
= 2.87 × 10−5 N/m2 .

Biên độ chuyển dời được tính theo công thức (17.9), trong đó ω =
2π f :

∆P max 2.87 × 10−5 N/m2


s max = =
ρ vω (1.20 kg/m3 )(343 m/s)(2π × 1000 Hz)
= 1.11 × 10−11 m.

Bằng cách tương tự, ta có thể tính ra được rằng, âm thanh lớn
nhất tai người chịu được (ngưỡng đau) tương ứng với biên độ biến
thiên áp suất 28.7 N/m2 và biên độ chuyển dời 1.11 × 10−5 m.

Nhận định. Bởi vì áp suất khí quyển gần bằng 105 N/m2 , kết quả
về biên độ biến thiên áp suất nói trên cho thấy, tai người nhạy cảm
với những rung động áp suất nhỏ hơn 10 tỉ lần so với áp suất khí
quyển! Biên độ chuyển dời cũng vì thế mang giá trị rất nhỏ. Nếu ta
so sánh s max thu được với kích thước nguyên tử (tầm 10 × 10−10 m),
ta sẽ thấy tai người là bộ cảm biến vô cùng tinh nhạy với sóng âm.

Bài tập mẫu 17.2: Cường độ của một nguồn điểm

Một nguồn điểm phát ra sóng âm với công suất trung bình bằng
80 W.

(A) Tính cường độ của sóng âm tại điểm cách nguồn 3 m.

Giải:
Khái niệm. Thử hình dung một chiếc loa nhỏ phát ra âm thanh
với công suất trung bình 80 W như nhau theo mọi hướng. Còn bạn
thì đang đứng cách loa 3 m. Khi âm thanh phát ra, năng lượng
sóng âm bị loãng dần theo mặt cầu sóng nở rộng, do vậy cường độ
suy giảm dần theo khoảng cách.
10 Chương 17

Phân tích. Vì nguồn điểm phát ra năng lượng dưới dạng sóng cầu,
ta có thể sử dụng phương trình (17.12):
(P ower )avg 80 W
I= = = 0.707 W/m2 .
4π r 2 4π(3 m) 2

Cường độ này gần sát giá trị của ngưỡng đau.

(B) Tính khoảng cách kể từ nguồn, nơi có cường độ sóng âm giảm


còn I = 1.00 × 10−8 W/m2 .

Giải:
Tách r từ phương trình (17.12) và thế giá trị của I vào:
s s
(P ower )avg 80 W
r = =
4π I 4π(1.00 × 10−8 W/m2 )
= 2.52 × 104 m.

Mức cường độ âm ở thang Decibels


Tai người có thể nghe thấy âm thanh trên dải cường độ rất rộng. Vì vậy để thuận
tiện, người ta đưa vào khái niệm mức cường độ âm, được tính qua công thức:
I
µ ¶
β = 10 lg , (17.13)
I0

trong đó I 0 là cường độ mốc, lấy bằng ngưỡng nghe thấy trung bình của tai người
tại tần số 1000 Hz: I 0 = 1.00 × 10−12 W/m2 . Đơn vị của mức cường độ âm là decibels
(dB). Dựa theo thang đo này, ngưỡng đau I = 1.00 W/m2 tương ứng với mức cường độ
âm:
1 W/m2
β = 10 lg −12
= 10 lg 10−12 = 120 dB,
10 W/m2
còn ngưỡng nghe tương ứng với:

10−12 W/m2
β = 10 lg = 0 dB.
10−12 W/m2

Việc nghe âm thanh quá to kéo dài có thể dẫn đến huỷ hoại thính giác. Mức
cường độ âm tối đa được khuyến cáo không vượt quá 90 dB đối với tai người.
Bảng 17.2 đưa ra một vài mức cường độ âm tiêu biểu.

Câu hỏi 17.3: Khi tăng cường độ của sóng âm lên 100 lần thì mức cường độ âm
tăng lên một lượng bằng bao nhiêu?
(a) 100 dB (b) 20 dB (c) 10 dB (d) 2 dB
Sóng âm 11

Bảng 17.2: Một số mức cường độ âm tiêu biểu

Nguồn âm β (dB)
Sân bay 150
Súng máy, búa khoan 130
Còi báo động, nhạc rock 120
Tàu điện ngầm, máy cắt cỏ 100
Giao thông đông đúc 80
Máy hút bụi 70
Trò chuyện 60
Tiếng muỗi 40
Nói thầm 30
Lá xào xạc 10
Ngưỡng nghe 0

Bài tập mẫu 17.3: Mức cường độ âm

Hai cái máy giống nhau nằm cách anh công nhân những khoảng
bằng nhau. Cường độ âm thanh do mỗi cỗ máy đang làm việc gây
ra tại vị trí anh công nhân đứng bằng 2.0 × 10−7 W/m2 .

(A) Tính mức cường độ âm anh công nhân nghe thấy khi chỉ một
máy hoạt động.

Giải:
Khái niệm. Hình dung tình huống khi có một nguồn âm đang
hoạt động rồi có thêm một nguồn âm giống hệt thế xen vào, hay
khi một người đang nói thì có thêm người khác nói xen cùng, hoặc
khi một nhạc cụ đang chơi thì có thêm một nhạc cụ khác như thế
cùng hoà âm.

Phân loại. Bài tập này tương đối đơn giản khi chỉ cần kết nối đến
phương trình (17.13).

Phân tích. Sử dụng phương trình (17.13) tính mức cường độ âm


tại ví trí anh công nhân khi chỉ một máy hoạt động:

2.0 × 10−7 W/m2


µ ¶
β1 = 10 log −12
= 10 log(2.0 × 105 ) = 53 dB.
1.00 × 10 W/m2

(B) Tính mức cường độ âm anh công nhân nghe thấy khi cả hai máy
cùng hoạt động.
12 Chương 17

Giải:
Dùng phương trình (17.13) tính mức cường độ âm tại ví trí anh
công nhân khi cường độ âm thanh tăng gấp đôi:

4.0 × 10−7 W/m2


µ ¶
β1 = 10 log −12
= 10 log(4.0 × 105 ) = 56 dB.
1.00 × 10 W/m2

Nhận định. Những kết quả trên nói lên rằng, khi cường độ âm
thanh tăng gấp đôi, mức cường độ âm chỉ tăng lên 3 dB. Mức tăng
3 dB này hoàn toàn không phụ thuộc vào giá trị cường độ âm ban
đầu.

Cảm giác âm và tần số


Mức cường độ âm chỉ là thước đo vật lý cho sóng âm. Trong khi đó cảm giác âm
lại mang đặc điểm sinh lý. Con người cảm nhận âm thanh không phải thông qua
những thiết bị đo hiện rõ giá trị, mà thông qua sự so sánh giữa các âm với nhau.
Như đã đề cập, ngưỡng nghe của tai người ở tần số 1000 Hz là 1.00 × 10−12 W/m2 ,
tương ứng với mức cường độ âm 0 dB. Tuy nhiên ngưỡng nghe tại các tần số khác
nhau vốn không giống nhau. Ví dụ ở tần số 100 Hz, ngưỡng nghe tương ứng với mức
cường độ âm 30 dB! Nói cách khác, mức cường độ âm 30 dB ở 100 Hz và 0 dB ở 1000 Hz
mang lại cảm giác âm như nhau, mặc dù hai mức này khác nhau theo thước đo vật
lý. Rõ ràng giữa thước đo vật lý và thước đo sinh lý không tồn tại mối quan hệ đơn
giản.
Những phép kiểm nghiệm đã cho phép dựng lên đồ thị như trên hình 17.7, thể
hiện phạm vi mà tai người có thể cảm nhận được sóng âm bằng những diện tích
màu sáng. Trục hoành thể hiện tần số, trục tung đánh dấu mức cường độ âm vật
lý. Đường cong bao dưới phần diện tích màu sáng tương ứng với ngưỡng nghe. Để ý
rằng tai người chỉ cảm nhận được sóng âm có tần số từ 20 Hz đến 20 000 Hz. Đường
bao phía trên của vùng sáng là ngưỡng đau. Phản ứng sinh lý trước ngưỡng đau
hầu như không phụ thuộc vào tần số.
Sự thay đổi rõ rệt nhất của cảm giác âm nằm ở phạm vi tần số thấp và mức
cường độ âm thấp, tương ứng với phần bên trái phía dưới của vùng đồ thị màu
sáng. Cảm nhận của chúng ta thay đổi một cách riêng rẽ theo tần số và theo mức
cường độ âm. Nếu bạn đang nghe nhạc với âm bass (tần số thấp) và âm treble (tần
số cao) với âm lượng lớn như nhau, hãy thử chỉnh volume nhỏ xuống rồi nghe lại
lần nữa. Bạn sẽ để ý thấy âm bass dường như yếu đi hẳn so với treble.

Bài tập mẫu 17.4: Độ lớn của âm

Theo quy ước, độ lớn của âm thanh được xem là tăng gấp đôi khi
mức cường độ âm tăng thêm 10 dB. (Thực ra điều này không hợp lý
cho lắm khi tần số quá cao hoặc quá thấp.) Phát triển từ Bài tập
mẫu 17.3, có câu hỏi đặt ra: Bao nhiêu máy cùng chạy thì độ ồn
chỗ anh công nhân tăng gấp đôi?
Sóng âm 13

Trả lời:
Sử dụng quy ước nói trên, độ ồn tăng gấp đôi tương đương với mức
cường độ âm tăng thêm 10 dB:
I2 I1 I2
µ ¶ µ ¶ µ ¶
β2 − β1 = 10 dB = 10 log − 10 log = 10 log .
I0 I0 I1

I2
µ ¶
⇒ log = 1 → I 2 = 10 I 1 .
I1
Như vậy, 10 máy cùng chạy mới làm tăng gấp đôi tiếng ồn.

Hình 17.7: Mức cường độ âm và dải tần hoạt động của một số nguồn âm

17.4 Hiệu ứng Doppler


Chắc rằng bạn đã từng để ý thấy tiếng còi xe hơi thay đổi như thế nào khi nó
chạy ngang qua. Tần số âm thanh bạn nghe thấy khi xe tiến lại gần sẽ cao hơn tần
số khi xe chạy ra xa. Thực nghiệm này là một ví dụ cho hiệu ứng Doppler.
Để thấy rõ nguyên nhân của sự thay đổi này, thử hình dung ban đang ngồi
trên một chiếc thuyền đang neo đậu trên biển, nơi có những con sóng dập dềnh với
tần số T = 3.0 s. Như vậy, cứ mỗi 3 giây lại có một ngọn sóng cạp vào mạn thuyền.
Hình 17.8a mô tả cảnh tượng này, với những sóng nước đi từ phải sang trái. Nếu
bạn cài đặt đồng hồ t = 0 đúng khi có một ngọn sóng đi ngang, đồng hồ sẽ chỉ 3.0 s
khi có ngọn sóng kế tiếp, chỉ 6.0 s khi ngọn sóng thứ ba kéo đến, và cứ thế tiếp diễn.
14 Chương 17

Từ những quan sát này, bạn có thể kết luận về tần số sóng: f = 1/T = 1/3.0 s = 0.33 Hz.
Bây giờ, giả sử bạn nổ máy và cho thuyền đi thẳng về phía sóng đang lao tới như
hình 17.8b. Một lần nữa bạn cài đặt lại đồng hồ về 0 khi có một ngọn sóng đập lên
phía trước thuyền. Bởi vì thuyền di chuyển ngược chiều với sóng nên ngọn sóng tiếp
theo sẽ đập đến sau thời gian ít hơn 3 giây. Nói cách khác, chu kì bạn quan sát được
ngắn hơn 3.0 s. Do f = 1/T , bạn sẽ quan sát thấy sóng có tần số cao hơn so với khi
thuyền đứng yên.

Hình 17.8: Nhịp sóng vỗ khác nhau khi thuyền di chuyển khác nhau

Nếu bạn cho thuyền quay ngược lại, đi cùng hướng với sóng (hình 17.8c), bạn sẽ
thấy hiệu ứng ngược lại. Hãy đặt lại đồng hồ về 0 khi có một ngọn sóng đập vào
mạn sau của thuyền. Bởi thuyền đang cố chạy ra xa khỏi ngọn sóng tiếp theo, nên
ngọn sóng kế tiếp ấy phải mất thời gian nhiều hơn 3 giây mới đuổi kịp thuyền. Bạn
sẽ thấy tần số thấp hơn so với khi thuyền đứng yên.
Các hiệu ứng này xảy ra do vận tốc tương đối giữa thuyền và sóng phụ thuộc vào
hướng chuyển động cũng như phụ thuộc vào chính tốc độ của thuyền. Khi thuyền
chuyển động về bên phải như hình 17.8b, vận tốc tương đối này lớn hơn vận tốc
truyền sóng, dẫn đến tần số bị tăng lên. Khi thuyền đi ngược về phía bên trái, vận
tốc tương đối thấp hơn vận tốc truyền sóng, tần số quan sát bị giảm đi.
Bây giờ ta làm phép kiểm tra tương tự nhưng
dành cho sóng âm, theo đó sóng nước chuyển
thành sóng âm, bản thân nước trở thành không
khí, còn người trên thuyền trở thành quan sát
viên lắng nghe âm thanh. Lúc này quan sát viên
O chuyển động còn nguồn sóng S đứng yên. Để
cho đơn giản, cho rằng không có gió gây nhiễu
động và quan sát viên lao thẳng về phía nguồn
sóng (hình 17.9). Quan sát viên có vận tốc v0
hướng về nguồn đứng yên vS = 0. Nguồn điểm
phát ra sóng âm lan đều khắp mọi hướng dưới
dạng sóng cầu. Khoảng cách giữa hai mặt sóng
Hình 17.9: Quan sát viên O
cầu cùng pha liên tiếp bằng độ dài bước sóng.
chuyển động so với nguồn S
Gọi f là tần số của nguồn, λ là bước sóng, v
là vận tốc truyền âm. Nếu quan sát viên cũng
Sóng âm 15

đứng yên, anh ta sẽ thấy sóng có tần số f . Khi quan sát viên di chuyển về phía
nguồn sóng, vận tốc tương đối của sóng so với người quan sát bằng v0 = v + v0 , còn
bước sóng λ vẫn không đổi. Dùng hệ thức liên hệ (16.12), v = λ f , ta có thể nói rằng
âm thanh do quan sát viên nghe thấy có tần số:

0 v 0 v + v0
f = = .
λ λ

Vì λ = v/ f , ta có thể biểu diễn f dưới dạng:


v + v0
f0= ·f. (17.14)
v

Nếu quan sát viên chuyển động ra xa khỏi nguồn sóng, vận tốc tương đối của
sóng so với người quan sát trở thành v0 = v − v0 . Quan sát viên sẽ nghe được tần số
thấp hơn với công thức tính:
v − v0
f0= ·f. (17.15)
v
Hai phương trình sau cùng có thể thu gọn làm một:
v ± v0
f0= ·f.
v

Dấu "+" được dùng khi quan sát viên tiến lại gần nguồn, dấu "−" khi quan sát viên
rời xa khỏi nguồn.

Hình 17.10: Nguồn S chuyển động so với hai quan sát viên A và B

Bây giờ hình dung rằng đến lượt nguồn chuyển động, còn người quan sát đứng
yên. Nếu nguồn di chuyển về phía quan sát viên A như hình 17.10a, mỗi mặt sóng
mới được tạo ra sẽ lệch về phía bên phải so với mặt sóng trước. Kết quả là quan sát
viên sẽ "bắt gặp" các mặt sóng "mau" hơn, liên tục hơn so với khi nguồn đứng yên.
Hình 17.10b mượn hình ảnh sóng nước để minh hoạ cảnh tượng này, nhằm giúp ta
dễ hình dung hơn cho trường hợp không khí đang khảo sát. Lúc này bước sóng λ0
đo được bởi người quan sát ngắn hơn bước sóng thực λ của nguồn. Cứ mỗi chu kì
16 Chương 17

nguồn di chuyển được một đoạn vS T = vS / f và bước sóng bị thu ngắn đi một lượng
bằng đúng đoạn đó:
vS
λ0 = λ − .
f
Tần số f 0 do quan sát viên A nghe thấy:
v v v
f0 = = =
λ0 λ − vS / f v/ f − v S / f
v
= ·f. (17.16)
v − vS

Như vậy tần số được tăng lên khi nguồn tiến về người quan sát.
Ngược lại khi nguồn chạy xa khỏi người quan sát, như trường hợp do quan sát
viên B ghi nhận được, anh ta đo được bước sóng λ0 dài hơn giá trị λ và nghe thấy
âm có tần số:
v
f0= ·f, (17.17)
v + vS
tức bị giảm đi. Ta có thể diễn đạt mối quan hệ giữa tần số quan sát với vận tốc
chuyển động của quan sát viên và của nguồn sóng bằng hệ thức tổng quát:
v + v0
f0= ·f. (17.18)
v − vS

Ở đây dấu của v0 và vS phụ thuộc vào hướng chuyển động. Chúng mang giá trị
dương nếu chuyển động có xu hướng làm nguồn và quan sát viên xích lại gần nhau.
Còn nếu những chuyển động này có xu hướng tách nguồn và người quan sát xa dần
ra, vận tốc phải mang giá trị âm.
Cho dù hiệu ứng Doppler thấy rõ nhất với sóng âm, nó cũng xuất hiện phổ biến
trong mọi loại sóng. Chuyển động tương đối giữa nguồn với quan sát viên cũng
tạo ra hiệu ứng dịch chuyển tần số của sóng ánh sáng. Theo nguyên lý ấy, hiệu
ứng Doppler đã được dùng trong máy bắn tốc độ của cảnh sát. Các nhà thiên văn
dùng hiệu ứng Doppler giúp xác định vận tốc của các thiên thể như sao, thiên hà...
so với Trái đất.

Câu hỏi 17.4: Đặt ba cảm biến sóng nước tại ba điểm A, B và C như hình 17.10b.
Phát biểu nào sao đây là đúng?

(a) Sóng có vận tốc lớn nhất tại A (d) Bước sóng đo được dài nhất tại C
(b) Sóng có vận tốc lớn nhất tại C (e) Tần số đo được cao nhất tại C
(c) Bước sóng đo được dài nhất tại B (f) Tần số đo được cao nhất tại A

Câu hỏi 17.5: Bạn đứng trên sân ga và lắng nghe tiếng một đoàn tàu đang tiến
vào ga với vận tốc không đổi. Bạn sẽ nghe thấy:

(a) Cường độ và tần số đều tăng (d) Cường độ giảm còn tần số tăng
(b) Cường độ và tần số đều giảm (e) Cả cường độ lẫn tần số đều không đổi
(c) Cường độ tăng còn tần số giảm (f) Cường độ giảm còn tần số không đổi
Sóng âm 17

Bài tập mẫu 17.5: Tàu ngầm với hiệu ứng Doppler

Hai tàu ngầm A và B di chuyển dưới nước theo hướng ngược chiều
nhau. Tàu ngầm A có tốc độ 8.00 m/s, phát ra một sóng âm với tần
số 1400 Hz. Còn tàu ngầm B có tốc độ 9.00 m/s. Vận tốc truyền âm
trong nước bằng 1533 m/s.

(A) Tàu ngầm B sẽ thu được sóng âm với tần số bao nhiêu?

Giải:
Khái niệm. Mặc dù bài toán này nói về tàu ngầm lặn trong nước,
nhưng hiệu ứng Doppler vẫn hiện diện và đóng vai trò tương tự
trường hợp bạn lái ô-tô và nghe âm thanh vang đến từ xe khác.

Phân loại. Do cả hai tàu ngầm đều chuyển động, bài toán quy về
trường hợp hiệu ứng Doppler khi cả nguồn lẫn quan sát viên đều
di chuyển.

Phân tích. Dùng phương trình (17.18) ta có thể tính tần số bị biến
đổi khi tàu B thu được:
v + v0
f0 = ·f
v − vS
1533 m/s + (+9.00 m/s)
· ¸
= · (1400 Hz) = 1416 Hz.
1533 m/s − (+8.00 m/s)

Ở đây ta cần lưu ý về dấu vận tốc nguồn và vận tốc phía quan sát.

(B) Sau khi hai tàu ngầm đi qua nhau và tiếp tục di chuyển ngược
hướng xa dần nhau, tần số sóng âm tàu B thu được bằng bao nhiêu?

Giải:
Ta lặp lại phép tính trên, chỉ cần lưu ý về dấu của vận tốc:
v + v0
f0 = ·f
v − vS
1533 m/s + (−9.00 m/s)
· ¸
= · (1400 Hz) = 1385 Hz.
1533 m/s − (−8.00 m/s)

Lưu ý rằng tần số đã suy giảm từ 1416 Hz khi hai tàu tiến lại gần
nhau xuống còn 1385 Hz khi hai tàu tách xa nhau. Hiệu ứng này
tương tự như khi bạn nghe thấy tiếng còi xe bị trầm xuống khi ô-tô
vượt ngang qua bạn.
18 Chương 17

(C) Khi hai tàu ngầm tiến gần về nhau, một phần sóng bị phản xạ
ngược lại trên thân tàu B và quay trở lại tàu A. Tàu A sẽ thu được
sóng phản xạ này ở tần số bao nhiêu?

Giải:
Sóng âm 1416 Hz do tàu B thu được bị dội ngược lại giống như thể
chính tàu B phát ra nó. Cho nên lúc này tàu B đóng vai trò nguồn
sóng, còn tàu A trở thành quan sát viên. Tần số sóng âm do tàu A
nhận được:
v + v0
f0 = ·f
v − vS
1533 m/s + (+9.00 m/s)
· ¸
= · (1416 Hz) = 1432 Hz.
1533 m/s − (+8.00 m/s)

Nhận định. Kĩ thuật dùng hiệu ứng Doppler này cũng được áp
dụng cho máy bắn tốc độ của cảnh sát. Thay vì dùng sóng âm, các
xung sóng điện từ phát ra từ máy và phản xạ trên đối tượng cần đo.
Thông qua việc đo tần số của xung phản xạ, máy sẽ tính ra được
vận tốc của phương tiện giao thông đang chuyển động.

Sóng xung kích


Chuyện gì xảy ra nếu nguồn sóng chuyển động với vận tốc siêu thanh, có nghĩa
khi vận tốc nguồn vS vượt quá vận tốc truyền sóng v? Tình huống này được ghi lại
trên hình 17.11a.

Hình 17.11: Sự hình thành nón Mach và sóng xung kích


Sóng âm 19

Những đường tròn mô tả các mặt sóng cầu liên tục sinh ra theo đường chuyển
động của nguồn. Khi t = 0, nguồn nằm ở vị trí S0 và chuyển động về phía trước. Một
thời gian sau nguồn đã ở S1 , sau đó đến S2 , v.v... Tại thời điểm t bất kì, mặt sóng
sinh ra tại S0 đã đạt đến bán kính vt. Lúc này nguồn đã di chuyển ra một đoạn
bằng vS t. Để ý trên hình 17.11a, ta thấy có một đường thẳng bao trọn rìa của các
mặt sóng. Thực vậy, các mặt sóng hình thành nên một mặt nón, ta gọi là nón Mach,
có đường biên hợp với trục đối xứng một góc θ sao cho:
vt v
sin θ = = .
vS t vS
Tỉ lệ vS /v được gọi là số Mach, còn mặt nón hình thành khi vS > v gọi là sóng xung
kích. Cho dễ hình dung, trên hình 17.12 đưa ra chiếc thuyền chuyển động nhanh
hơn tốc độ lan truyền sóng nước, tạo nên nón chữ V, thể hiện hình ảnh tương tự
sóng xung kích của sóng âm trong không khí.
Máy bay chuyển động với tốc độ siêu thanh tạo ra sóng xung kích là tác nhân
gây ra những quả "bom siêu thanh". Sóng xung kích mang theo năng lượng cực lớn,
tập trung ở mặt nón Mach, tương ứng với một biến thiên áp suất đủ sức gây hỏng
thính giác, thậm chí làm hư hại công trình nhà cửa nếu máy bay bay thấp. Thực tế,
một máy bay như thế mang tận hai trái bom siêu thanh: một sóng xung kích sinh
ra từ mũi, còn một sinh ra do đuôi máy bay.

Câu hỏi 17.6: Một máy bay với vận tốc không đổi đi từ vùng khí lạnh sang vùng
khí nóng. Số Mach sẽ:
(a) Tăng lên.
(b) Giảm đi.
(c) Không đổi.

Hình 17.12: Nón Mach trên mặt nước


20 Chương 17

Tóm tắt chương 17


Định nghĩa

Cường độ của một sóng âm được tính bằng công suất truyền qua một đơn vị
diện tích:
(P ower )avg (∆P max )2
I= = . (17.10, 17.11)
A 2ρ v

Mức cường độ âm được tính qua công thức:

I
¶µ
β = 10 lg . (17.13)
I0

I 0 là cường độ mốc, lấy bằng ngưỡng nghe thấy trung bình của tai người tại
tần số 1000 Hz: I 0 = 1.00 · 10−12 W/m2 . Đơn vị của mức cường độ âm là decibels
(dB).

Khái niệm và nguyên lý

Sóng âm là một sóng dọc lan truyền trong môi trường có khả năng giãn nén.
Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi của môi trường cũng như phụ
thuộc vào quán tính của vật chất cấu nên môi trường. Tốc độ lan truyền sóng
âm trong chất khí có modul khối B và khối lượng riêng ρ bằng:
s
B
v= . (17.7)
ρ

Trong trường hợp sóng âm điều hoà, độ chuyển dời của một phần tử khí so với
vị trí cân bằng biểu diễn qua hàm số:

s( x, t) = s max cos( kx − ω t), (17.1)

Còn độ biến thiên áp suất so với trạng thái cân bằng:

∆P = ∆P max sin( kx − ω t), (17.2)

trong đó ∆P max là biên độ áp suất. Sóng áp suất nhanh pha hơn sóng chuyển
dời 1/4 chu kì. Giữa s max và ∆P max có mối liên hệ:

∆P max = Bs max k = ρ vω s max . (17.9)


Sóng âm 21

Sự thay đổi tần số nghe được bởi người quan sát khi có sự chuyển động tương
đối giữa nguồn sóng và quan sát viên được gọi là hiệu ứng Doppler. Khi ấy
tần số bị biến đổi thành:
v + v0
f0= ·f. (17.18)
v − vS
Ở đây dấu của v0 và vS phụ thuộc vào hướng chuyển động. Chúng mang giá
trị dương nếu chuyển động có xu hướng làm nguồn và quan sát viên xích lại
gần nhau. Còn nếu những chuyển động này có xu hướng tách nguồn và người
quan sát xa dần ra, chúng sẽ mang giá trị âm.

Câu hỏi lý thuyết chương 17


1. Bảng 17.1 về tốc độ truyền âm cho thấy, sóng âm truyền trong chất rắn nhanh
hơn nhiều so với trong chất khí. Sự chênh lệch này có nguyên nhân bởi:
(a) Sự khác biệt giữa mật độ chất rắn và chất khí
(b) Sự chênh lệch về khả năng đàn hồi
(c) Chất rắn có kích thước bị giới hạn, trái ngược với tính tự do của khí
(d) Chất khí không chịu được áp suất lớn.

2. Điều gì xảy ra khi một sóng âm đi từ không khí vào trong nước:
(a) Cường độ tăng lên
(b) Bước sóng giảm
(c) Tần số tăng lên
(d) Tần số giữ nguyên không đổi
(e) Tốc độ lan truyền giảm.

3. Sóng âm mang đặc trưng của:


(a) Sóng ngang
(b) Sóng dọc
(c) Sóng ngang hay sóng dọc tuỳ theo phương pháp tạo sóng
(d) Một thực thể không mang năng lượng
(e) Sóng lan truyền không cần đến môi trường.

4. Khi bạn nghe nhạc, làm thế nào bạn có thể khẳng định rằng tốc độ truyền âm
là như nhau ở mọi tần số?

5. Trình bày phương pháp xác định khoảng cách đến một tia chớp bằng cách đếm
thời gian từ lúc hiện ánh chớp đến khi nghe thấy tiếng sấm.

6. Máy bắn tốc độ của cảnh sát có thể đo được dịch chuyển Doppler của xung
sóng vô tuyến. Lý giải tại sao phép đo dịch chuyển Doppler có thể áp dụng
trong việc xác định tốc độ phương tiện giao thông?
22 Chương 17

Bài tập chương 17


1. Một sóng điều hoà lan truyền trong môi trường có phương trình:

s( x, t) = 2.00 cos(15.7 x − 858 t),

trong đó s lấy đơn vị micromet, x lấy đơn vị mét, còn t tính bằng giây. Hãy xác
định:
(a) Biên độ sóng
(b) Bước sóng
(c) Tốc độ truyền sóng
(d) Độ chuyển dịch khỏi vị trí cân bằng của các phần tử môi trường tại điểm
x = 0.05 m vào lúc t = 3 s.
(e) Vận tốc cực đại của dao động phần tử môi trường.

2. Khi một sóng âm truyền qua không khí, nó tạo ra sự biến thiên áp suất quanh
giá trị áp suất khí quyển:

∆P = 1.27 sin(π x − 340π t),

đo ở hệ đơn vị SI. Hãy tìm:


(a) Biên độ của biến thiên áp suất nói trên
(b) Tần số của sóng
(c) Bước sóng
(d) Tốc độ truyền sóng.

3. Viết biểu thức mô tả sự biến thiên áp suất theo toạ độ và thời gian cho một
sóng âm điều hoà truyền trong không khí. Cho rằng tốc độ truyền âm bằng
343 m/s, λ = 0.1 m, ∆P max = 0.2 Pa.

4. Động đất xảy ra trên những đường đứt gãy của vỏ Trái đất tạo ra những cơn
sóng địa chấn, tồn tại cả dưới dạng sóng dọc (sóng P) lẫn sóng ngang (sóng S).
Sóng P có tốc độ lan truyền vào khoảng 7 km/s. Hãy tính modul khối trung
bình của vỏ Trái đất, biết khối lượng riêng của đất đá khoảng 2500 kg/m3 .

5. Cá heo xác định khoảng cách đến đối tượng bằng cách phát ra siêu âm và cảm
nhận độ trễ của sóng phản xạ. Một con cá heo bơi trong nước biển ở 25◦ C phát
ra sóng âm thẳng đến con mồi cách nó 150 m. Sau bao lâu thì cá heo nghe thấy
tiếng vọng?
Sóng âm 23

6. Siêu âm trong y tế dùng để tạo ảnh chẩn đoán. Các xung siêu âm sẽ đi xuyên
qua phần cơ thể bệnh nhân. Mỗi sóng phản xạ từ mỗi phần tử được ghi lại, và
khoảng cách đến mỗi phần tử được xác định thông qua độ trễ của sóng phản
xạ. Để soi được chi tiết, bước sóng của siêu âm cần nhỏ hơn nhiều so với kích
thước của đối tượng thăm dò. Vận tốc siêu âm trong môi trường cơ thể người
vào khoảng 1500 m/s (tương đương tốc độ truyền âm trong nước).
(a) Siêu âm với tần số 2.4 MHz có bước sóng bằng bao nhiêu?
(b) Trong kĩ thuật tạo ảnh siêu âm, dải tần số được dùng từ 1.00 MHz đến
20.0 MHz. Tính dải bước sóng tương ứng.

7. Một sóng âm trong không khí có biên độ biến thiên áp suất bằng 4.00 × 10−3 Pa.
Tính biên độ dịch chuyển của các phần tử môi trường ở tần số 10.0 kHz.

8. Dùng búa gõ vào đầu thanh ray dài 8.50 m. Microphone đặt ở đầu đối diện bắt
được hai xung sóng âm, một truyền theo không khí và một sóng dọc truyền
xuyên qua thanh ray.
(a) Xung nào truyền đến microphone trước?
(b) Tìm khoảng chênh lệch thời gian giữa hai xung ghi được.

9. Màng nhĩ có diện tích khoảng 5.00 × 10−5 m2 .


(a) Tính công suất trung bình của sóng âm đập vào màng nhĩ ở ngưỡng đau,
tương ứng với cường độ 1.00 W/m2 .
(b) Có bao nhiêu năng lượng truyền đến màng nhĩ trong thời gian 1 phút.

10. Cường độ của một sóng âm tại một điểm nào đó nằm cách nguồn 1.00 kHz là
0.600 W/m2 .
(a) Xác định cường độ của âm nếu tần số tăng lên thành 2.50 kHz trong khi
biên độ chuyển dời (s max ) không đổi.
(b) Tính cường độ âm nếu tần số giảm xuống còn 0.500 kHz và biên độ chuyển
dời (s max ) tăng gấp đôi.

11. Một người đeo máy trợ thính có chức năng tăng mức cường độ âm lên 30 dB cho
mọi tần số thuộc dải nghe thấy. Máy trợ thính này khuếch đại một âm ở tần số
250 Hz có cường độ 3.0 × 10−11 W/m2 . Hỏi cường độ của âm này khi truyền đến
màng nhĩ bằng bao nhiêu?

12. Một đoàn tàu hú còi khi sắp tiến đến điểm cắt với đường bộ. Tiếng còi tàu có
thể nghe thấy từ cách xa 10 km với mức cường độ âm 50 dB.
24 Chương 17

(a) Tính cường độ trung bình của còi tàu.


(b) Mức cường độ âm tại giao lộ khi tàu còn cách đó 50 m bằng bao nhiêu?

13. Một buổi trình diễn trượt băng tổ chức trên sân vận động ngoài trời, với nhạc
nền đạt mức 80 dB. Mức cường độ âm này quá lớn, làm em bé bật tiếng khóc
75 dB.
(a) Âm thanh kết hợp có cường độ bằng bao nhiêu?
(b) Tính mức cường độ âm của âm kết hợp.

14. Hai loa kích thước nhỏ phát ra sóng âm đồng đều theo mọi hướng. Loa A có
công suất 1.00 mW, loa B có công suất 1.50 mW. Hãy tính mức cường độ âm tại
điểm C trên hình, cho rằng:
(a) Chỉ bật loa A
(b) Chỉ bật loa B
(c) Cả hai loa đều bật.

15. Một xe cứu thương di chuyển với vận tốc 42 m/s phát ra tiếng còi tần số 450 Hz.
Một ô-tô khác chuyển động cùng chiều với vận tốc 25 m/s. Người trên xe ô-tô sẽ
nghe thấy tần số bằng bao nhiêu:
(a) Khi xe cứu thương đi phía sau ô-tô
(b) Khi xe cứu thương đã vượt qua ô-tô?

16. Một người lái ô-tô trên cao tốc về hướng bắc với vận tốc 25.0 m/s. Xe cảnh sát
đi ngược chiều về phía nam với vận tốc 40.0 m/s, hú còi với tần số 2500 Hz, tiến
về phía ô-tô.
(a) Người lái ô-tô nghe thấy tần số bằng bao nhiêu?
(b) Tần số nghe được thay đổi như thế nào sau khi xe cảnh sát đã đi qua?
(c) Thử tính lại câu (a) và (b) trong trường hợp xe cảnh sát đuổi theo người lái
ô-tô từ phía sau.

17. Một hộp loa nối với lò xo có độ cứng k = 20.0 N/m và dao động với biên độ 0.50 m
trên mặt bàn như hình vẽ. Loa có khối lượng 5.00 kg, phát ra âm thanh tần số
440 Hz.
(a) Hãy tính tần số cao nhất và thấp nhất mà người ngồi bên phải nghe thấy.
(b) Người này nghe thấy mức cường độ âm cực đại bằng 60.0 dB khi loa tiến lại
khoảng cách gần nhất d = 1.00 m. Vậy mức cường độ âm cực tiểu anh ta nghe
được bằng bao nhiêu?
Sóng âm 25

18. Một máy bay siêu thanh đạt tốc độ Mach 3.00 trên độ cao h = 20 000 m. Lấy
t = 0 là thời điểm khi máy bay đi ngang qua đầu người quan sát. Cho rằng tốc
độ truyền âm trung bình trong không khí bằng 335 m/s.
(a) Sau bao lâu người đứng trên mặt đất sẽ hứng chịu sóng xung kích?
(b) Vào thời điểm sóng xung kích vừa quét đến người trên mặt đất, máy bay
đang ở đâu?

19. Dơi có thể săn lùng và nhận diện những con mồi rất nhỏ, có kích thước tương
đương với bước sóng của sóng siêu âm do nó phát ra. Nếu dơi phát ra siêu âm
60.0 kHz lan truyền với tốc độ 340 m/s thì những loại côn trùng nào nó có thể
phát hiện thấy?
26 Chương 17

Đáp số
1. (a) 2 m (b) 40 cm (c) 54.6 m/s (d) −0.433 µm (e) 1.72 mm/s

2. (a) 1.27 Pa (b) 170 Hz (c) 2.00 m (d) 340 m/s

3. ∆P = 0.2 sin(62.8 x − 2.16 × 104 t)

4. 1 × 1011 Pa

5. 0.196 s

6. (a) 0.625 mm (b) 0.75 µm − 1.50 mm

7. 1.55 × 10−10 m

8. (b) 23.4 ms

9. (a) 5.00 × 10−5 W (b) 3.00 × 10−3 J

10. (a) 3.75 W/m2 (b) 600 W/m2

11. 3.0 × 10−8 W/m2

12. (a) 126 W (b) 96 dB

13. (a) 13.2 × 10−5 W/m2 (b) 81.2 dB

14. (a) 65.0 dB (b) 67.8 dB (c) 69.6 dB

15. (a) 475 Hz (b) 430 Hz

16. (a) 3.04 kHz (b) 2.08 kHz


(c) Khi cảnh sát đang đuổi theo: 2.62 kHz. Khi cảnh sát đã vượt qua: 2.40 kHz

17. (a) 441 Hz - 439 Hz (b) 54.0 dB

18. (a) 56.3 s (b) 56.6 km

19. Những côn trùng có kích thước lớn hơn 5.67 mm


Chương 18

Sự chồng chập và sóng dừng

T ừ hai chương trước, chúng ta đã thấy sóng có những tính chất rất khác
với hạt. Hạt thì không có kích thước, trong khi đó sóng có một kích
thước đặc trưng - đó là bước sóng. Một khác biệt quan trọng nữa giữa
sóng và hạt: hai hay nhiều sóng có thể kết hợp với nhau trên cùng một
điểm trong môi trường. Các hạt cũng có thể kết hợp với nhau, nhưng nhất định
phải bố trí tại các điểm khác nhau. Ngược lại, hai sóng đều có thể hiện diện trên
cùng một vị trí.

Khi các sóng kết hợp với nhau dưới sự ràng buộc của điều kiện biên, chỉ một vài
giá trị nhất định của tần số được phép xuất hiện. Lúc ấy chúng ta nói rằng, tần số
bị lượng tử hoá. Sự lượng tử hoá là khái niệm đóng vai trò trọng tâm trong bộ môn
cơ học lượng tử, một chủ đề nằm ngoài phạm vi giáo trình này. Trong chương
này, chúng ta dùng phép lượng tử hoá đề tìm hiểu cấu trúc hành vi của các loại
nhạc cụ thuộc bộ dây và bộ gỗ.

Ta cũng sẽ khảo sát sự kết hợp của nhiều sóng với tần số khác nhau. Khi xảy
ra giao thoa giữa hai sóng có tần số rất gần nhau, chúng ta nghe thấy sự biến đổi
độ vang của âm thanh theo từng nhịp. Sau cùng, chúng ta sẽ thảo luận về câu hỏi:
bằng cách nào một sóng tuần hoàn không sin tính có thể được diễn đạt dưới dạng
tổng các hàm sin và cos.
2 Chương 18

18.1 Sự giao thoa


Nhiều hiện tượng sóng trong tự nhiên không thể mô tả chỉ bằng một sóng chạy.
Thay vào đó, cần phân tích chúng qua sự kết hợp của nhiều sóng chạy. Các sóng có
thể kết hợp với nhau tại cùng một vị trí trong không gian. Để phân tích sự kết hợp
sóng như thế, ta vận dụng nguyên lý chồng chất:
Khi hai hay nhiều sóng cùng lan truyền trong một môi trường, hàm sóng tổng
hợp chính bằng tổng của các hàm sóng thành phần.
Những sóng nào tuân theo nguyên lý trên được gọi là sóng tuyến tính. Trong
trường hợp sóng cơ học, những sóng nào có biên độ nhỏ hơn nhiều so với bước sóng
thường mang tính chất tuyến tính, tức tuân theo nguyên lý chồng chất. Những sóng
vi phạm nguyên lý chồng chất gọi là sóng phi tuyến, thường đặc trưng bởi biên độ
lớn. Trong giáo trình này chúng ta chỉ đề cập đến sóng tuyến tính.

Hình 18.1: Giao thoa tăng cường Hình 18.2: Giao thoa triệt tiêu

Hệ quả trực tiếp của nguyên lý chồng chất là hai sóng chạy có thể đâm xuyên
qua nhau mà không gây ảnh hưởng hay phá vỡ lẫn nhau. Ví dụ khi hai viên sỏi
cùng ném xuống ao, chạm vào mặt nước tại hai điểm khác nhau, các vòng tròn của
Sự chồng chập và sóng dừng 3

hai sóng mở rộng dần, đi xuyên qua nhau như thể không biết đến sự tồn tại của
nhau.
Hình 18.1 và 18.2 miêu tả bức tranh chồng chập của hai xung. y1 là hàm sóng
của xung chạy về bên phải, còn y2 là hàm sóng của xung chạy về bên trái. Các xung
có cùng tốc độ nhưng khác về hình dạng, độ chuyển dời (khỏi vị trí cân bằng) của
các phần tử môi trường đều có giá trị dương trên cả hai xung. Khi các xung lồng
vào nhau như hình 18.1b, hàm sóng là kết quả của phép tổng hợp y1 + y2 . Khi hai
đỉnh xung có vị trí trùng nhau (hình 18.1c), hàm sóng tổng hợp y1 + y2 tạo ra biên
độ lớn hơn mỗi xung ban đầu. Sau cùng hai xung này cũng tách ra riêng rẽ và tiếp
tục di chuyển theo hướng ban đầu của chúng (hình 18.1d). Để ý rằng hình dạng các
xung không bị biến đổi sau tương tác, như thể chúng chưa bao giờ gặp nhau vậy!
Sự kết hợp của nhiều sóng riêng rẽ tạo nên sóng tổng hợp được gọi là giao
thoa. Trường hợp hai xung có biến dạng cùng chiều như hình 18.1, xung tổng hợp
lớn hơn mỗi xung thành phần, ta gọi là giao thoa tăng cường. Trường hợp hai
xung có biến dạng ngược chiều như hình 18.2, hàm sóng của xung tổng hợp cũng
được viết dạng y1 + y2 , nhưng y2 mang giá trị âm. Hai xung này đi xuyên qua nhau
sẽ tạo nên giao thoa triệt tiêu.

Câu hỏi 18.1: Hai xung có hình dạng đối xứng nhau, một biến dạng về phía dương,
một biến dạng về phía ngược lại, di chuyển ngược chiều nhau dọc theo sợi dây. Tại
thời điểm hai xung hoàn toàn chồng khít nhau, chuyện gì xảy ra:
(a) Năng lượng trên các xung bị triệt tiêu.
(b) Sợi dây không chuyển động.
(c) Dây có hình dạng một đoạn thẳng.
(d) Các xung biến mất và sẽ không xuất hiện trở lại.

Sự chồng chập nhiều sóng điều hoà


Áp dụng nguyên lý chồng chất cho trường hợp hai sóng chạy hình sin lan truyền
theo cùng hướng. Nếu hai sóng đều di chuyển về bên phải với cùng tần số, cùng
bước sóng, cùng biên độ nhưng khác pha, ta có thể biểu diễn các hàm sóng thành
phần dưới dạng:
y1 = A sin( kx − ω t),
y2 = A sin( kx − ω t + ϕ),
trong đó k = 2π A , ω = 2π f , ϕ - độ lệch pha. Từ đây suy ra hàm sóng tổng hợp:
y = y1 + y2 = A sin( kx − ω t) + sin( kx − ω t + ϕ) .
£ ¤

Để đơn giản hoá biểu thức trên, ta dùng đẳng thức lượng giác:
a−b a+b
sin a + sin b = 2 cos sin .
2 2
Thế a = kx − ω t, b = kx − ω t + ϕ, thu được hàm sóng tổng hợp:
ϕ ³ ϕ´
y = 2 A cos · sin kx − ω t + .
2 2
4 Chương 18

Kết quả này mang những nét đặc trưng quan trọng. Sóng tổng hợp cũng có dạng
hình sin với cùng tần số và bước sóng như mỗi sóng thành phần, do có cùng giá trị
k và ω. Biên độ của sóng tổng hợp phụ thuộc vào độ lệch pha ϕ. Nếu ϕ = 0, hay hai
sóng thành phần cùng pha, biên độ tổng hợp sẽ bằng 2 A , gấp đôi biên độ sóng thành
phần (hình 18.3a). Lúc này các đỉnh sóng nằm trùng nhau tạo nên sự giao thoa tăng
cường. Một cách tổng quát, sự giao thoa tăng cường xảy ra khi ϕ = 0, 2π, 4π, . . . hay
khi cos(ϕ/2) = ±1.

Hình 18.3: Giao thoa hai sóng điều hoà

Nếu ϕ = π, 3π, 5π, . . . hay khi cos(ϕ/2) = 0, hai sóng thành phần ngược pha nhau
dẫn đến hiện tượng sóng tổng hợp hoàn toàn bị triệt tiêu (hình 18.3b). Còn nếu độ
lệch pha nằm trung gian giữa 0 và π, biên độ sóng tổng hợp sẽ có giá trị đâu đó giữa
0 và 2 A (hình 18.3c).
Trong trường hợp tổng quát hơn, khi hai sóng thành phần mang cùng tần số,
cùng bước sóng nhưng khác biên độ, hiện tượng cũng xảy ra tương tự, ngoại trừ
điều sau đây. Khi hai sóng cùng pha, biên độ của sóng tổng hợp không phải bằng
2 lần biên độ sóng thành phần, mà bằng tổng các biên độ thành phần. Còn khi hai
sóng ngược pha nhau, chúng không hoàn toàn triệt tiêu nhau như hình 18.3b, mà
tạo nên sóng tổng hợp có biên độ bằng hiệu các biên độ thành phần.
Sự chồng chập và sóng dừng 5

Sự giao thoa của sóng âm


Một thiết bị dùng để minh hoạ sự
giao thoa của sóng âm được miêu tả
trên hình 18.4. Âm thanh từ loa S
truyền vào đường ống từ điểm P , nơi
ống phân nhánh dạng chữ T . Một nửa
năng lượng âm sẽ truyền theo nhánh
ống phía trên, nửa còn lại truyền đi theo
hướng ngược lại. Do vậy âm thanh có
thể truyền đến bộ thu R theo hai đường.
Lộ trình r 1 của nhánh bên dưới giữ cố
định, nhưng lộ trình r 2 của nhánh bên
trên có thể điều chỉnh nhờ ống trượt chữ
U. Khi hiệu các lộ trình ∆r = | r 2 − r 1 |
bằng nguyên lần bước sóng: ∆r = nλ, n =
0, 1, 2, 3, . . . hai sóng khi đạt đến bộ thu
R sẽ có cùng pha và xảy ra giao thoa
tăng cường như hình 18.3a. Khi này âm
thanh ở bộ thu nghe rõ nhất. Nếu hiệu
lộ trình nói trên bằng nguyên lẻ lần nửa
bước sóng ∆r = λ/2, 3λ/2, . . . hai sóng sẽ
ngược pha nhau và triệt tiêu lẫn nhau.
Sự giao thoa triệt tiêu xảy ra và không Hình 18.4: Thí nghiệm giao thoa sóng âm
có âm thanh được ghi nhận ở đầu máy
thu.

Bài tập mẫu 17.1: Giao thoa giữa hai nguồn sóng kết hợp

Hai nguồn âm giống hệt nhau đặt cách nhau 3 m, lấy tín hiệu từ
cùng một bộ phát dao động điều hoà. Một người quan sát ban đầu
đứng tại điểm O , cách trung điểm của hai nguồn âm một đoạn
8.00 m. Người quan sát di chuyển vuông góc lên phía trên một đoạn
bằng 0.350 m và bắt gặp cực cường độ âm tiểu đầu tiên. Hỏi tần số
của bộ phát điều hoà bằng bao nhiêu?

Giải:
Khái niệm. Khác với thí nghiệm trên hình 18.4, khi một âm được
đưa trực tiếp vào ống rồi chia ra một cách cơ học trước khi hội lại,
6 Chương 18

bài toán này chúng ta bắt gặp một cơ chế hiện đại hơn, với một tín
hiệu dòng điện chia ra một cách đơn giản theo đường dây đến mỗi
loa. Dù cơ chế phân tách khác nhau, chúng ta đều có hai nguồn âm
theo lộ trình khác nhau truyền đến người quan sát.

Phân loại. Sự tương đồng với thí nghiệm trên hình 18.4 cho phép
ta ứng dụng mô hình giao thoa sóng trong bài toán này.

Phân tích. Cực tiểu giao thoa xảy ra khi hiệu các lộ trình ∆r =
| r 2 − r 1 | bằng nguyên lẻ lần nửa bước sóng, trong đó cực tiểu đầu
tiên tương ứng với:
λ
∆r = |r 2 − r 1 | = .
2
Các lộ trình có thể tính được nhờ phân tích hình học và áp dụng
định lý Pythagore:
p
r1 = (8.00 m)2 + (1.15 m)2 = 8.08 m,
p
r2 = (8.00 m)2 + (1.85 m)2 = 8.21 m.
Từ đây hiệu các lộ trình | r 2 − r 1 | = 0.13 m. Hiệu này phải bằng nửa
bước sóng λ/2, suy ra λ = 0.26 m. Để thu được giá trị tần số, dùng
mối liên hệ v = λ f , với v = 343 m/s là vận tốc truyền âm:
v 343 m/s
f= = = 1.3 kHz.
λ 0.26 m

18.2 Sóng dừng


Ta khảo sát hiện tượng giao thoa xảy ra khi hai sóng chạy hình sin có cùng tần
số, cùng bước sóng, cùng biên độ nhưng lan truyền theo hai hướng ngược chiều
nhau:

y1 = A sin( kx − ω t),
y2 = A sin( kx + ω t),

trong đó y1 biểu diễn sóng lan truyền theo chiều dương của x, còn y2 biểu diễn sóng
theo chiều ngược lại. Hai sóng này chồng chập lên nhau tạo nên sóng tổng hợp:

y = y1 + y2 = A [sin( kx − ω t) + sin( kx + ω t)] .

Sử dụng đẳng thức lượng giác sin(a ± b) = sin a cos b ± cos a sin b, ta có thể viết gọn
thành:
y = [2 A sin kx] · cos ω t. (18.1)
Phương trình (18.1) thể hiện một sóng dừng. Nó không chứa biểu thức (kx − ω t)
nên không đặc trưng cho một sóng chạy. Hình 18.5 đưa ra thí nghiệm về sự hình
thành sóng dừng trên một sợi dây. Khi quan sát thí nghiệm này, ta sẽ không thấy
có sự di chuyển nào theo phương lan truyền của mỗi sóng thành phần. Ở đây mỗi
Sự chồng chập và sóng dừng 7

Hình 18.5: Sóng dừng trên sợi dây

phần tử của môi trường đều dao động điều hoà với cùng tần số, thể hiện trên biểu
thức cos ω t của (18.1). Trong khi đó biểu thức [2 A sin kx] lại trở thành biên độ dao
động của các phần tử môi trường tại mỗi toạ độ x.
Phương trình (18.1) cho thấy, tại những toạ độ x thoả mãn điều kiện sin kx = 0,
tương đương với
kx = 0, π, 2π, 3π, . . .
biên độ dao động sẽ đạt cực tiểu. Xét đến mối liên hệ k = 2π/λ, khi đó:
λ 3λ nλ
x = 0, , λ, ,... = . n = 0, 1, 2, 3, . . . (18.2)
2 2 2
Các điểm dao động với biên độ cực tiểu này gọi là nút sóng.
Các phần tử dao động với biên độ cực đại bằng 2 A nếu thoả điều kiện sin kx = ±1,
có nghĩa:
π 3π 5π
kx = , , ,...
2 2 2
tương ứng với các vị trí:
λ 3λ 5λ nλ
x= , , ... = . n = 1, 3, 5, . . . (18.3)
4 4 4 4
gọi là các bụng sóng.
Sóng dừng trên hình 18.5 có bốn nút sóng và ba bụng sóng. Đường biên tạo ra
ở hai bụng sóng liên tiếp thể hiện đúng một bước sóng của mỗi sóng chạy thành
phần. Từ đây ta có thể đúc kết một vài đặc trưng quan trọng của sóng dừng:
- Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp bằng đúng nửa bước sóng λ/2.
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng đúng nửa bước sóng λ/2.
- Khoảng cách giữa nút và bụng lân cận nhau bằng một phần tư bước sóng λ/4.
8 Chương 18

Hình dạng của hai sóng lan truyền ngược chiều nhau tại những thời điểm khác
nhau được vẽ trên hình 18.6. Tại thời điểm t = 0 (hình 18.6a), hai sóng chạy có cùng
pha, khiến cho sự kết hợp trở nên cực đại. Sau 1/4 chu kì, khi t = T /4 (hình 18.6b), các
sóng chạy đã di chuyển thêm một đoạn bằng 1/4 bước sóng, một hướng về bên trái,
một hướng về bên phải. Lúc này mỗi phần tử của môi trường đều đang đi ngang vị
trí cân bằng trong dao động điều hoà riêng của nó. Kết quả là sóng tổng hợp làm
thành một đường thẳng nằm ngang. Tại thời điểm khi t = T /2 (hình 18.6c), các sóng
chạy lại trở nên cùng pha, hình ảnh cực đại lại tái diễn như khi t = 0, nhưng biến
dạng theo chiều ngược lại. Trong sóng dừng, mỗi phần tử của môi trường dao động
liên tục giữa hai rìa thái cực hình 18.6a và 18.6c.

Hình 18.6: Hình ảnh sóng dừng tại những thời điểm khác nhau

Câu hỏi 18.2: Xem rằng sóng trên hình 18.6 là sóng trên một sợi dây không giãn.
Vận tốc của mỗi phần tử cấu thành sợi dây mang giá trị dương nếu nó đang chuyển
động lên trên và ngược lại.
(i) Tại thời điểm sợi dây có hình dạng như đường cong màu nâu đỏ trên hình 18.6a,
vận tốc tức thời của các phần tử cấu thành sợi dây:
(a) Đều bằng không.
(b) Đều mang giá trị dương.
(c) Đều mang giá trị âm.
(d) Dương hay âm tuỳ vào mỗi phần tử riêng rẽ.
(ii) Câu hỏi tương tự khi sợi dây có hình dạng như hình 18.6b.

Bài tập mẫu 18.2: Sự hình thành sóng dừng

Hai sóng chạy lan truyền ngược chiều nhau tạo nên sóng dừng.
Mỗi sóng thành phần có dạng hàm:
Sự chồng chập và sóng dừng 9

y1 = 4.0 sin(3.0 x − 2.0 t),


y2 = 4.0 sin(3.0 x + 2.0 t),

trong đó x và y đo ở đơn vị centimet, còn t có đơn vị giây.

(A) Tìm biên độ dao động của một phần tử môi trường tại x = 2.3 cm.

Giải:
Khái niệm. Hai sóng được cho có dạng hàm tương tự nhau, ngoại
trừ hướng lan truyền của chúng, ta đã có phân tích chi tiết từ đầu
mục này. Ta có thể sử dụng lại hình 18.6 để minh hoạ sự vận động
của sóng.

Phân tích. Ta dễ dàng thế giá trị từ mỗi hàm sóng đã cho vào hàm
sóng tổng hợp (18.1), với A = 4.0 cm, k = 3.0 rad/cm và ω = 2.0 rad/s:

y = [2 A sin kx] · cos ω t = [8.0 sin 3.0 x] · cos 2.0 t.

Phần trong dấu ngoặc vuông chính là biên độ dao động của phần
tử môi trường tại toạ độ x. Tại x = 2.3 cm:

ymax = (8.0 cm) sin 3.0 x| x=2.3


= (8.0 cm) sin(6.9 rad) = 4.6 cm.

(B) Tìm vị trí của nút và bụng sóng, biết rằng một đầu dây được lấy
làm gốc toạ độ x = 0.

Giải:
Ta tính được bước sóng:
2π 2π
λ= = cm.
k 3. 0

Dùng công thức (18.2) để tìm vị trí các nút sóng:


λ
³ π ´
x=n =n cm n = 0, 1, 2, 3, . . .
2 3. 0

Dùng công thức (18.3) để tìm vị trí các bụng sóng:


λ ³ π ´
x=n =n cm n = 1, 3, 5, 7, . . .
4 6. 0
10 Chương 18

18.3 Sóng ràng buộc bởi điều kiện biên


Ta khảo sát chuyển động của một sợi dây
chiều dài L mắc như hình 18.7. Có thể hình dung
nó như sợi dây trên cây đàn guitar. Sóng có thể
lan truyền theo cả hai hướng dọc theo dây. Từ
đây sóng dừng có thể hình thành qua sự chồng
chập không ngừng giữa sóng tới và sóng phản
xạ. Đặc biệt ở đây có sự tồn tại của điều kiện
biên: hai đầu dây luôn phải cố định, chúng phải
Hình 18.7: Dây cố định hai đầu có độ di dời bằng 0 và làm thành những nút
sóng. Những nút cố định này nằm cách nhau
đúng bằng chiều dài dây, khiến cho bước sóng tạo ra cũng mang giá trị xác định,
tuân theo điều kiện hình thành nút sóng (18.2), dẫn đến tần số cũng có tần số nhất
định nào đó. Điều kiện biên tạo nên một dãy rời rạc các kiểu dao động của dây, hay
ta còn gọi là các mode dao động riêng, mỗi mode tương ứng với một tần số nhất
định có thể dễ dàng tính trước.

Hình 18.8: Những mode dao động riêng hình thành trên dây cố định hai đầu

Các mode dao động riêng của sợi dây trên hình 18.7 có thể được tìm thấy từ hai
nút sóng cố định ở hai đầu do điều kiện biên. Thêm nữa, cứ hai nút sóng liên tiếp
nhau phải nằm cách nhau nửa bước sóng, ngăn cách giữa hai nút sóng liên tiếp
phải là một bụng sóng. Mode dao động riêng đầu tiên thoả những điều trên chỉ ra
trên hình 18.8a, ta gọi là mode dao động riêng bậc nhất, hay mode cơ bản, đơn giản
với hai nút sóng hai đầu và chỉ một bụng sóng ở giữa. Đây là mode có bước sóng dài
nhất có thể: λ1 = 2L. Trong mode dao động riêng bậc hai (hình 18.8b), sợi dây dao
động với hai bụng sóng. Khi nửa bên trái chuyển động lên trên, nửa bên phải sẽ đi
xuống dưới và ngược lại. Bước sóng lúc này bằng đúng chiều dài của dây: λ2 = L.
Mode dao động riêng bậc ba (hình 18.8c) tương ứng với bước sóng λ3 = 2L/3, và dây
dao động với ba bụng sóng. Một cách tổng quát, bước sóng của các mode dao động
riêng khác nhau được cho bởi công thức:

2L
λn = n = 1, 2, 3, . . . (18.4)
n

trong đó n là số bậc của mode dao động riêng. Đó cũng là những mode có thể xảy ra
trên thực tế.
Sự chồng chập và sóng dừng 11

Những giá trị tần số gắn liền với các mode dao động có thể tính được nếu biết
vận tốc truyền sóng:
v v
fn = =n n = 1, 2, 3, . . . (18.5)
λn 2L
Dễ thấy rằng khi sợi dây dao động, các tần số bị lượng tử hoá, tức có giá trị rời rạc.
Vận tốc truyền sóng trên sợi dây phụ p thuộc vào lực căng dây T và khối lượng
trên một đơn vị chiều dài µ của dây: v = T /µ (xem (16.18). Từ đây ta có thể viết lại
(18.5) dưới dạng: s
n T
fn = n = 1, 2, 3, . . . (18.6)
2L µ

Tần số thấp nhất tương ứng với n = 1, được gọi là tần số cơ bản:
s
1 T
f1 = . (18.7)
2L µ

Tần số của những mode dao động riêng còn lại đều là bội số của tần số cơ bản.
Các mode dao động riêng tạo nên chuỗi các tần số có mối quan hệ bội số nguyên
như thế được gọi là các hoạ âm. Tần số cơ bản f 1 tương ứng với hoạ âm cơ bản,
tần số f 2 = 2 f 1 tương ứng với hoạ âm bậc hai, tần số f n = n f 1 tương ứng với hoạ âm
bậc n. Ở một vài hệ dao động khác, ví dụ mặt trống, cũng hình thành nên các mode
dao động riêng, nhưng dãy tần số cho ra không phải là bội số nguyên của tần số
cơ bản (xem phần 18.6). Vậy nên chúng ta không sử dụng thuật ngữ "hoạ âm" cho
những hệ dao động như thế.
Ta cùng xem các hoạ âm được tạo ra trên dây đàn như thế nào. Để kích thích
chỉ một hoạ âm đơn lẻ, dây đàn cần được tạo ra một biến dạng ban đầu tương ứng
với một trong số các mode dao động riêng nói trên, với dạng hàm hình sin. Sau khi
nhả ra, dây sẽ dao động theo đúng mode đó và phát ra âm thanh chỉ có một tần
số. Tuy nhiên đó chỉ là giả tưởng. Trên thực tế không một nhạc cụ nào tạo âm theo
kiểu đó. Thực tế dây đàn được tạo biến dạng một cách "tự nhiên", không phải hình
sin, dao động sau đó sẽ mang âm hưởng của sự kết hợp đồng thời nhiều hoạ âm.
Những biến dạng như thế diễn ra trên nhạc cụ theo nhiều hình thức: gảy đàn (như
trên guitar), kéo đàn (như trên violon), hay gõ đàn (như trên dương cầm, khi ta
bấm phím đàn truyền động đến búa, búa gõ vào dây đàn). Khi dây đàn được tạo
biến dạng ban đầu theo hình không dạng sin như thế, chỉ có những sóng dừng thoả
mãn điều kiện biên mới có thể tồn tại sau đó. Những sóng ấy chính là những hoạ
âm.
Tần số hình thành nên nốt nhạc thực ra chỉ là tần số cơ bản của dao động trên
dây đàn, trong đó có sự hiện diện của rất nhiều hoạ âm khác. Cao độ của nốt nhạc
có thể thay đổi được bằng cách thay đổi độ dài hoặc chỉnh độ căng dây. Khi dây
được căng lên, tần số phát ra cũng tăng theo, tương ứng với phương trình (18.6).
Một khi đàn đã được lên dây đúng tone, người nghệ sĩ đã có thể trình diễn nhạc
phẩm bằng cách di chuyển ngón bấm. Chính khi ấy, nghệ sĩ đang thay đổi độ dài
của dây đàn. Khi phím bấm gần ngựa đàn, dây bị ngắn lại, tần số cơ bản tăng lên
theo phương trình (18.6), làm nốt nhạc cao lên, và ngược lại.
12 Chương 18

Câu hỏi 18.3: Khi một sóng dừng được thiết lập trên một sợi dây cố định hai đầu,
khẳng định nào sau đây là đúng?
(a) Số nút sóng bằng số bụng sóng.
(b) Bước sóng bằng chiều dài dây chia cho một số nguyên.
(c) Tần số bằng số lượng nút sóng nhân cho tần số cơ bản.
(d) Hình dạng của sợi dây tại thời điểm bất kì có dạng đối xứng qua trung điểm của
dây.

Bài tập mẫu 18.3: Nốt C

Nốt C (Đô) trên quãng tám thứ nhất đàn piano, hay nốt C giữa, có
tần số cơ bản bằng 262 Hz, còn nốt A (La) cùng trên quãng tám đó
có tần số cơ bản bằng 440 Hz.

(A) Tính tần số của hai hoạ âm tiếp theo của nốt C nói trên.

Giải:
Nhớ lại rằng tần số của các hoạ âm vang lên bởi dao động sợi dây
là bội nguyên của tần số cơ bản:

f 2 = 2 f 1 = 2 · 262 Hz = 524 Hz.


f 3 = 3 f 1 = 3 · 262 Hz = 786 Hz.

(B) Biết dây A và đây C có cùng khối lượng riêng µ và chiều dài L.
Tính tỉ số lực căng của hai dây đàn.

Giải:
Dùng công thức (18.7) về sự tương quan giữa tần số với chiều dài
dây, sức căng dây và khối lượng riêng, ta có:
s s
1 TA 1 TC
f 1A = , f 1C = .
2L µ 2L µ
Sự chồng chập và sóng dừng 13
Chia vế theo vế thu được tỉ số:
s
f 1A TA TA f 1A 2 440 2
µ ¶ µ ¶
= ⇒ = = = 2.82.
f 1C TC TC f 1C 262

Nhận định. Kết quả trên cho thấy rằng, nếu điều chỉnh cao độ
chuỗi nốt nhạc trên piano chỉ bằng cách thay đổi độ căng của dây
đàn, độ chênh lệch sức căng giữa dây trầm nhất và dây cao nhất
là vô cùng lớn! Sức căng lớn của những dây tương ứng những nốt
nhạc cao nhất sẽ gây khó khăn cho việc chế tạo bộ khung đàn để
chăng dây. Trên thực tế, người ta cố tình chế tạo dây đàn piano từ
dây trầm đến dây cao bằng cách thay đổi độ dài (dây trầm dài, dây
cao ngắn), khối lượng riêng (dây trầm nặng, dây cao nhẹ), sau cùng
mới dùng đến điều chỉnh sức căng để cân chỉnh chính xác.

(C) Kết quả câu (B) thay đổi như thế nào nếu hai dây có cùng khối
lượng riêng, nhưng chiều dài dây A chỉ bằng 64% so với dây C?

Giải:
Vẫn dùng công thức (18.7), ta tính lại tỉ số lực căng:
s
f 1A L C TA TA L A 2 f 1A 2
µ ¶ µ ¶
= ⇒ = .
f 1C L A TC TC LC f 1C

TA 440 2
µ ¶
2
= (0.64) · = 1.16.
TC 262

18.4 Sự cộng hưởng


Chúng ta đã thấy một hệ như sợi dây có
khả năng tạo dao động theo các mode dao
động riêng như thế nào. Thử hình dung, ta
đang lắc một đầu dây bằng một máy rung
như hình 18.9. Có thể nhận ra rằng, khi tác
dụng một ngoại lực tuần hoàn, biên độ dao
động của dây sẽ đạt cực đại khi tần số của
lực trở nên trùng với tần số của một trong Hình 18.9: Thí nghiệm hiện tượng
các mode dao động riêng của hệ. Hiện tượng cộng hưởng
tương tự đã được nhắc đến ở Chương 15, liên
quan đến dao động điều hoà. Trong khi con
lắc lò xo hay con lắc đơn chỉ có một tần số dao động riêng, hệ sóng dừng lại chứa
cả chuỗi tần số dao động riêng, như trường hợp dao động của sợi dây với hai đầu cố
định. Những tần số này vẫn thường được gọi là các tần số cộng hưởng.
14 Chương 18

Quay lại với thí nghiệm với sợi dây trên hình 18.9. Đầu cố định bên phải nhất
định là một nút sóng, còn đầu bên trái nối với máy rung cũng thể hiện gần như là
một nút sóng, bởi biên độ dao động của nó khá nhỏ so với các phần tử khác của sợi
dây. Khi máy rung chạy, sóng truyền xuống sợi dây sẽ bị phản xạ lại ở đầu cố định.
Như ta đã tìm hiểu tại phần 18.3, giá trị tần số dao động riêng của các mode được
xác định bởi chiều dài dây sức căng dây và mật độ phân bố khối lượng theo chiều
dài của nó (phương trình (18.6)). Khi tần số của máy rung bằng một trong số các
tần số dao động riêng, sóng dừng ngay lập tức được thiết lập và dây sẽ dao động với
biên độ lớn. Trong trường hợp cộng hưởng này, sóng tạo ra bởi máy rung cùng pha
với sóng phản xạ và sợi dây rút năng lượng từ máy rung. Nếu đầu dây được rung
bởi tần số khác với tần số dao động riêng của nó, dao động sẽ diễn ra với biên độ
khá nhỏ và trở nên hỗn loạn.
Cộng hưởng là hiện tượng rất quan trọng trong sự kích hoạt âm của các nhạc cụ
bộ gỗ. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này ở phần 18.5.

18.5 Sóng dừng trong cột khí


Những sóng bị ràng buộc bởi điều kiện biên có thể được áp dụng cho việc tạo âm
thanh trong các cột khí, điển hình như đại phong cầm hay sáo. Sóng dừng trong các
trường hợp này là kết quả của quá trình giao thoa của sóng âm lan truyền theo hai
hướng ngược chiều nhau.
Trong ống bịt một đầu, đầu bịt kín đóng vai trò là một nút của sóng chuyển dời,
nơi chuyển động dọc theo ống bị cản trở. Do sóng áp suất lệch pha 1/4 chu kì so với
sóng chuyển dời (xem phần 17.1), đầu bịt kín của ống tương ứng với một bụng của
sóng áp suất, nơi có độ biến thiên áp suất cực đại.
Đầu hở của cột khí tương ứng với một bụng của sóng chuyển dời và cũng là một
nút của sóng áp suất. Ta có thể hiểu tại sao không có sự biến thiên áp suất tại
miệng ống nếu lưu ý được rằng: đây là vị trí tiếp giáp với khí quyển, nơi có áp suất
ổn định và có trị số chính bằng áp suất khí quyển.
Có thể bạn sẽ thắc mắc làm thế nào mà sóng âm lại có thể phản xạ được trên
một đầu hở như miệng ống, bởi không có sự thay đổi đặc biệt nào của môi trường
truyền sóng: cả hai phía của miệng ống đều là không khí! Sóng âm được hiểu như
sự lan truyền của biến thiên áp suất, tuy nhiên những vùng có thể giãn-nén chỉ bị
giới hạn giữa hai đầu ống. Khi vùng giãn-nén kết thúc ở đầu hở của ống, sự ràng
buộc của thành ống tạo nên sự co giãn của khí bị loại bỏ: khí trở nên tự do trong
bầu khí quyển. Vì thế, có sự thay đổi về đặc tính của môi trường truyền sóng khi đi
từ trong ống ra ngoài ống, mặc dù không có sự thay đổi nào về vật liệu cấu thành
môi trường. Sự thay đổi về đặc tính này đủ để cho phép phản xạ sóng xảy ra.
Xét đến điều kiện biên của nút và bụng ở mỗi đầu cột khí, ta có được các mode
dao động riêng như trường hợp sơi dây cố định hai đầu, trong đó tần số dao động
cũng bị lượng tử hoá.
Ba mode dao động riêng đầu tiên của một ống hở cả hai đầu được mô tả trên
hình 18.10a. Để ý rằng cả hai đầu ống đều là bụng sóng chuyển dời. Ở mode dao
động đầu tiên, sóng dừng trải ra giữa hai bụng sóng liên tiếp cách nhau nửa bước
sóng. Suy ra bước sóng bằng hai lần chiều dài ống và tần số cơ bản f 1 = v/2L. Như
hình 18.10a chỉ rõ, tần số của các mode dao động bậc cao hơn bằng 2 f 1 , 3 f 1 , . . .
Sự chồng chập và sóng dừng 15

Hình 18.10: Những mode dao động riêng hình thành trong cột khí

Trong ống hở hai đầu, các tần số dao động riêng hình thành chuỗi các hoạ âm,
có tần số là bội nguyên của hoạ âm cơ bản.
Ta có thể viết biểu thức tính tần số một cách tổng quát:
v
fn = n n = 1, 2, 3, . . . (18.8)
2L
Mặc dù có sự tương đồng giữa (18.5) và (18.8), cần nhớ rằng v trong phương
trình (18.5) là vận tốc truyền sóng trên sợi dây, trong khi đó v trong (18.8) là vận
tốc truyền âm trong không khí.
Nếu ống bịt một đầu còn để hở một đầu, đầu bịt kín sẽ là một nút của sóng
chuyển dời (hình 18.10b). Trường hợp này, sóng dừng tương ứng với mode dao động
cơ bản kéo dài đúng 1/4 bước sóng, từ một bụng đến một nút. Do đó mode dao động
riêng bậc nhất có bước sóng bằng 4L và tần số cơ bản f 1 = v/4L. Hình 18.10b cho
thấy, những tần số bậc cao luôn đảm bảo điều kiện biên rằng, bụng sóng nằm ở đầu
hở và nút sóng phải nằm bên đầu kín. Những hoạ âm bậc cao có tần số lần lượt
bằng 3 f 1 , 5 f 1 , . . .
Trong ống bịt kín một đầu, các mode dao động riêng tạo thành một chuỗi các
hoạ âm với tần số là bội nguyên lẻ của tần số cơ bản.
16 Chương 18

Ta biểu diễn kết quả này dưới dạng công thức toán học:
v
fn = n n = 1, 3, 5, . . . (18.9)
4L
Sẽ thật thú vị khi tìm hiểu xem điều gì xảy ra với tần số của nhạc cụ dây và
nhạc cụ dựa trên nguyên lý cột khí trong một buổi hoà nhạc khi nhiệt độ tăng lên.
Âm thanh từ sáo sẽ trở nên bay bổng hơn do vận tốc truyền âm của khí trong ống
sáo tăng lên (xem phương trình (18.8)). Âm thanh chơi bởi violon lại trầm xuống
(suy giảm tần số) khi dây đàn giãn nở vì nhiệt, kéo theo lực căng giảm (xem phương
trình (18.6)).
Các nhạc cụ hoạt động theo nguyên lý cột khí đều tạo âm thông qua hiện tượng
cộng hưởng. Cột khí ban đầu chứa sóng âm ở vô vàn tần số khác nhau, ta gọi là âm
kích thích. Tuy nhiên cột khí chỉ có phản ứng rõ rệt với một vài dao động biên độ
lớn, có tần số khớp với một trong số các hoạ âm định trước. Trong nhiều nhạc cụ bộ
gỗ, âm kích thích được đưa vào ống qua lưỡi gà. Ở nhạc cụ bộ đồng, sự kích thích
hực hiển bởi luồng thổi hơi từ người chơi. Với sáo, âm kích thích đến từ luồng hơi
thổi ngang qua một miệng lỗ gần đầu ống, giống như khi ta thổi hơi lên miệng chai
huýt gió. Sóng âm của luồng hơi thổi qua miệng chai cũng mang rất nhiều tần số
khác nhau, nhưng một trong số đó kích thích khí trong chai tham gia cộng hưởng.

Câu hỏi 18.4: Một ống hở hai đầu có khả năng cộng hưởng với tần số cơ bản f open .
Khi bịt một đầu, ống lại cộng hưởng với một tần số cơ bản khác f closed . Hai tần số
này liên hệ với nhau như thế nào?
(a) f closed = f open
1
(b) f closed = f open
2
(c) f closed = 2 f open
3
(d) f closed = f open
2
Câu hỏi 18.5: Công viên Balboa ở San Diego có một cây đại phong cầm, cấu
tạo từ nhiều ống khí. Khi nhiệt độ không khí tăng lên, tần số cơ bản của mỗi ống
khí:
(a) Giữ nguyên
(b) Hạ xuống
(c) Tăng lên
(d) Không thể xác định

Bài tập mẫu 18.4: Gió thổi qua ống nước

Một ống hình trụ dài 1.23 m tạo nên tiếng hú khi gió ngang qua
đầu ống.

(A) Xét trường hợp ống hở cả hai đầu, tính tần số của ba hoạ âm
đầu tiên. Lấy tốc độ truyền âm trong không khí v = 343 m/s.

Giải:
Sự chồng chập và sóng dừng 17
Khái niệm. Sóng âm tạo ra bởi gió va trên miệng ống chứa rất
nhiều tần số khác nhau, và bản thân ống có phản ứng cộng hưởng
với những tần số trùng với tần số dao động riêng của nó.

Phân tích. Từ công thức (18.8) ta tính được tần số của hoạ âm cơ
bản:
v 343 m/s
f1 = = = 139 Hz.
2L 2(1.23 m)
Tần số của hai hoạ âm tiếp theo:

f 2 = 2 f 1 = 279 Hz,
f 3 = 3 f 1 = 418 Hz.

(B) Nếu ống bịt kín một đầu, ba tần số thấp nhất do ống tạo ra bằng
bao nhiêu?

Giải:
Thay vì dùng công thức (18.8) cho trường hợp ống hở hai đầu, với
trường hợp ống bịt một đầu này ta dùng công thức (18.9):
v 343 m/s
f1 = = = 69.7 Hz.
4L 4(1.23 m)

Tần số của hai hoạ âm tiếp theo:

f 3 = 3 f 1 = 209 Hz,
f 5 = 5 f 1 = 349 Hz.

Bài tập mẫu 18.5: Đo tần số của âm thoa

Hình dưới mô tả một dụng cụ đơn giản giúp minh hoạ hiện tượng
sóng dừng trong cột khí. Một ống hình trụ hở hai đầu được dìm
xuống bể nước, và một âm thoa đang rung đặt gần miệng ống.
Chiều dài L của cột khí trong ống có thể điều chỉnh bằng cách nâng
lên hạ xuống. Sóng âm tạo bởi âm thoa có thể được cộng hưởng khi
L tương ứng với một trong các mode dao động riêng. Trong một thử
nghiệm khi nâng ống làm chiều dài cột khí tăng dần từ 0, ta thấy
cường độ âm đạt cực đại đầu tiên khi L = 9.00 cm.

(A) Tìm tần số dao động của âm thoa.


18 Chương 18

Giải:
Khái niệm. Sóng âm từ âm thoa đi vào ống từ miệng phía trên.
Mặc dù ống hở hai đầu nhưng nước bên dưới đóng vai trò như
tường cản. Sóng sẽ phản xạ trên mặt phân cách với nước, giao thoa
với sóng từ trên xuống và tạo nên sóng dừng.

Phân loại. Vì sự ngăn cản của nước nên ta có thể xem bài toán
quy về trường hợp sóng dừng trong ống bịt một đầu.

Phân tích. Dùng công thức (18.9) để tính tần số của mode dao
động riêng bậc nhất, tương ứng với L = 9.00 cm:
v 343 m/s
f1 = = = 953 Hz.
4L 4(0.090 m)

Do mode dao động riêng này cộng hưởng với sóng âm từ âm thoa
tạo nên cực đại đầu tiên, nên đây cũng chính là tần số của âm thoa.

(B) Hai cực đại tiếp theo xảy ra khi chiều dài L bằng bao nhiêu?

Giải:
Dùng công thức (16.2) tìm bước sóng:

λ = v/ f = (343 m/s)/(953 Hz) = 0.360 m.

Dễ thấy rằng chiều dài cột khí ở mode dao động bậc hai và bậc năm
lần lượt bằng 3/4 và 5/4 bước sóng:

L 2 = 3λ/4 = 0.270 m, L 3 = 5λ/4 = 0.450 m.


Sự chồng chập và sóng dừng 19

18.6 Sóng dừng trên thanh và màng


Sóng dừng có thể thiết lập trên thanh dài và
màng rung. Kẹp cố định một thanh tại vị trí trung
điểm của nó rồi gõ vào đầu thanh theo hướng song
song với thanh. Dao động của thanh được mô tả trên
hình 18.11. Những đường cong trên hình thể hiện
biên độ dao động của từng phần tử. Trung điểm của
thanh trở thành một nút sóng do bị vít cố định, trong
khi đó hai đầu lại là những bụng sóng, nơi dao động
diễn ra tự do hơn cả. Toàn cảnh dao động của thanh
trong trường hợp này có nét tương đồng với dao động
của cột khí trong ống hở hai đầu.
Đồ thị trên hình 18.11a miêu tả mode dao động
riêng bậc nhất với bước sóng bằng 2L và tần số f =
v/2L, trong đó v là tốc độ lan truyền sóng dọc trong
thanh rắn. Những mode dao động riêng khác có thể
thiết lập bằng cách kẹp thanh tại vị trí khác. Ví dụ,
khi kẹp thanh tại vị trí cách đầu thanh đoạn L/4 rồi
gõ vào đầu thanh, mode dao động riêng bậc hai sẽ
được tạo ra như hình 18.11b.
Bên cạnh sóng dọc, sóng ngang cũng có thể được
tạo ra trên thanh. Có những nhạc cụ hoạt động dựa
trên sự hình thành sóng dừng từ sóng ngang như
kẻng tam giác, marimba, mộc cầm...
Dao động hai chiều có thể tạo ra trên một màng
đàn hồi được kéo căng, bịt trên một vành tròn, kiểu
Hình 18.11: Sóng dừng trên như mặt trống. Khi gõ lên màng ở một điểm nào đó,
thanh rắn sóng sẽ lan truyền và phản xạ nhiều lần trên các rìa
cố định. Âm thanh hình thành không phải là một
âm điều hoà, tại vì những sóng dừng trên màng có
tần số không liên hệ bội nguyên của nhau, không thể hoạ âm cho nhau. Do đó âm
thanh từ màng rung nghe giống tiếng ồn hơn là âm nhạc.
Một vài mode dao động riêng khả dĩ cho màng tròn hai chiều được chỉ ra trên
hình 18.12. Khác với nút sóng trên sợi dây hay trong cột khí, nút sóng trong dao
động hai chiều là những đường cong, tập hợp các phần tử có biên độ cực tiểu. Mode
dao động riêng với tần số thấp nhất chỉ chứa đúng một đường nút, chạy quanh chu
vi của màng. Những mode dao động khác cho phép quan sát nhiều đường nút hơn
ở dạng các đường tròn đồng tâm hoặc những đường bán kính.

18.7 Hiện tượng phách


Hiện tượng giao thoa chúng ta đã nghiên cứu từ trước đến giờ chỉ đề cập đến sự
chồng chập của hai hay nhiều sóng có cùng tần số. Vì biên độ dao động của các
phần tử môi trường thay đổi theo vị trí trong không gian nên ta gọi bằng thuật ngữ
giao thoa theo không gian. Sóng dừng trên sợi dây và trong ống khí là những ví
20 Chương 18

Hình 18.12: Những mode dao động riêng hình thành trên màng rung

dụ điển hình cho giao thoa theo không gian.


Bây giờ ta cùng khảo sát một hình thức giao thoa khác, khi có sự chồng chập của
hai sóng với tần số chỉ hơi khác nhau một chút. Trong trường hợp này, khi hai sóng
được quan sát từ một điểm nào đó trong không gian, chúng tuần tự trở nên cùng
pha rồi đến khác pha một cách xen kẽ. Có hiện tượng như thế bởi do sự thay đổi
luân phiên giữa giao thoa cộng hợp và giao thoa triệt tiêu. Ta gọi đó là giao thoa
theo thời gian. Khi gõ rung hai chiếc âm thoa với hai tần số khá gần nhau, ta sẽ
nghe thấy một âm thanh có âm lượng biến đổi tuần hoàn. Ta gọi đó là hiện tượng
phách.
Phách là sự biến thiên tuần hoàn của biên độ tại một điểm cố định trong không
gian do sự chồng chập của hai sóng có tần số khá gần nhau.
Có thể chứng minh được rằng, số lần biên độ đạt cực đại diễn ra trong một giây,
hay còn gọi tần số phách, bằng đúng hiệu các tần số của hai nguồn. Tần số phách
cao nhất mà tai người có thể phát hiện ra nằm ở khoảng 20 phách/giây. Khi tần số
phách vượt quá con số này, tiếng phách bị lẫn với âm thanh tạo ra chúng.
Ta khảo sát hai sóng âm cùng biên độ và có tần số f 1 và f 2 khá gần nhau, cùng
lan truyền trong môi trường. Dùng các phương trình tương tự như (16.3) để mô tả
hàm sóng cho hai sóng này ở toạ độ x = 0:
³π ´
y1 = A sin − ω1 t = A cos 2π f 1 t,
2
³π ´
y2 = A sin − ω2 t = A cos 2π f 2 t.
2
Áp dụng nguyên lý chồng chất, ta tìm thấy hàm sóng tổng hợp:
y = y1 + y2 = A (cos 2π f 1 t + cos 2π f 2 t).
Việc áp dụng đẳng thức lượng giác:
a−b a+b
µ ¶ µ ¶
cos a + cos b = 2 cos cos ,
2 2
cho phép thu được:
f1 − f2 f1 + f2
· µ ¶ ¸ µ ¶
y = 2 A cos 2π t · cos 2π t. (18.10)
2 2
Sự chồng chập và sóng dừng 21

Hình 18.13: Sự thay đổi biên độ theo thời gian

Đồ thị của hai sóng thành phần và sóng tổng hợp được chỉ ra trên hình 18.13.
Các biểu thức trong công thức (18.10) cho thấy rằng, sóng tổng hợp có một tần số
hiệu dụng bằng trung bình cộng của hai tần số thành phần ( f 1 + f 2 )/2. Sóng này bị
phức tạp hoá do nhân thêm thành phần sóng phách, với biểu thức chứa trong ngoặc
vuông của (18.10):
f1 − f2
µ ¶
yenvelope = 2 A cos 2π t. (18.11)
2
Đường nét đứt trên hình 18.13b miêu tả sóng phách (18.11) qua một hàm sin có
tần số ( f 1 − f 2 )/2. Sóng phách chính là nguyên nhân khiến cho âm lượng thay đổi
theo thời gian với nhịp độ gấp 2 lần tần số trên. Vì vậy, tần số phách có biểu thức
đơn giản:
f beat = | f 1 − f 2 |. (18.12)
Có thể kết thúc chủ đề bằng thí nghiệm sau đây. Gõ rung hai âm thoa, một cho
âm thanh 438 Hz và một cho âm thanh 442 Hz. Sóng âm tổng hợp sẽ có tần số trung
bình bằng 440 Hz, tương ứng nốt La trong âm nhạc, kèm theo một tần số phách 4 Hz.
Điều đó có nghĩa rằng, ta sẽ nghe thấy một âm 440 Hz có cường độ tăng giảm 4 lần
trong một giây.

Bài tập mẫu 18.6: Dây piano lạc tone

Khi chơi một nốt nhạc trên piano, búa gõ sẽ đồng thời đập lên hai
hoặc ba dây giống nhau có cùng tần số để tạo ra nhạc âm, đặc biệt
ở những nốt cao. Có hai dây thuộc phím A4 giống hệt nhau có cùng
độ dài 0.750 m vốn đã được lên chính xác ở tần số 440 Hz. Nhưng vô
tình một trong hai dây được căng thêm 1% so với sức căng ban đầu.
Hãy tính tần số phách tạo ra.

Giải:
Khái niệm. Khi sức căng dây thay đổi, tần số dao động riêng của
nó cũng thay đổi. Khi phím đàn nhấn xuống, búa gõ đồng thời sẽ
22 Chương 18

kích cả hai dao động với tần số chênh lệch tạo ra tiếng phách.

Phân loại. Một mặt ta cần sử dụng những tính chất về "Sóng
ràng buộc bởi điều kiện biên", mặt khác áp dụng kiến thức về "hiện
tượng phách" vừa thảo luận.

Phân tích. Ta thiết lập tỉ số giữa hai tần số nhờ công thức (18.5):
f 2 (v2 /2L) v2
= = .
f 1 (v1 /2L) v1

Mặt khác từ công thức (16.18) ta cũng có:


s
T2 /µ
p
f2 T2
=p = .
f1 T1 /µ T1

Do sức căng của một dây tăng thêm 1% so với ban đầu: T2 = 1.010T1
nên: s
f2 1.010T1
= = 1.005.
f1 T1
Suy ra tần số của dây đó trở thành:

f 2 = 1.005 f 1 = 1.005(440 Hz) = 442 Hz.

Sự chênh lệch tần số giữa hai dây dẫn đến tiếng phách với tần số:

f beat = 442 Hz − 440 Hz = 2 Hz.

Nhận định. Như vậy một dây đàn lạc tone 1% sinh ra tiếng phách
với nhịp độ 2 Hz, dễ dàng nghe thấy bằng tai. Thợ lên dây đàn piano
cân chỉnh dây nhờ so sánh tần số của nó với tần số của một âm
chuẩn. Dù sai khác chỉ một vài Hz, người thợ cũng có thể phát hiện
ra nhờ hiện tượng phách. Tiếng phách còn rõ cũng có nghĩa khác
biệt đáng kể vẫn còn. Dây đàn được chỉnh sức căng đến khi nào
tiếng phách trở nên mờ nhạt không đáng kể.

18.8 Những loại sóng không điều hoà


Thật khá dễ dàng để phân biệt âm thanh phát ra từ một cây violon hay từ
saxophone, thậm chí ngay cả khi chúng cùng chơi một nốt. Nhưng việc phân biệt
cùng một nốt nhạc thổi ra từ clarinet và từ kèn ô-boa không hoàn toàn đơn giản,
nhất là với người không tinh hiểu nhạc lý. Ta có thể quan sát phổ đồ thị sóng âm từ
những nguồn âm khác nhau để giải thích hiện tượng này.
Khi những dao động có tần số là bội nguyên của tần số cơ bản kết hợp với nhau,
chúng tạo nên nhạc âm. Tai người có thể nhận ra được bội âm (hoạ âm) của một
tần số cơ bản cho trước. Đó là cơ sở sinh lý cho phép con người có khả năng xướng
âm một nốt có tần số là bội hoặc ước của một nốt đã nghe. Ngược lại, sự chồng chập
Sự chồng chập và sóng dừng 23

Hình 18.14: So sánh phổ dao động âm

Hình 18.15: So sánh phổ hoạ âm


24 Chương 18

của những dao động có tần số không có quan hệ bội ước với nhau sẽ tạo ra tiếng ồn.
Việc xướng lại một âm thanh như thế là rất khó.
Phổ dao động âm ghi lại từ một nhạc cụ là kết quả của sự chồng chập của nhiều
tần tần số là bội âm của tần số cơ bản. Sự chồng chập này tạo ra vô số sắc thái phong
phú. Cảm nhận của con người trước những cách pha trộn khác nhau từ các hoạ âm
được gọi là âm sắc. Âm sắc của trumpet nghe lanh lảnh, rất dễ phân biệt với âm
sắc "xào xạc" của saxophone. Ngược lại, clarinet và kèn o-boa có cấu tạo tương tự
nhau, đều chứa cột khí dao động cộng hưởng nhờ lưỡi gà, lại phát ra những âm sắc
tương đồng khó phân biệt.
Phổ dao động âm của hầu hết các loại nhạc cụ đều không có dạng hình sin. Phổ
đặc trưng của âm thoa, flute, clarinet khi chơi cùng một nốt nhạc được ghi lại trên
hình 18.14. Mỗi nhạc cụ có một dạng phổ riêng. Tuy nhiên, dù cho hình dáng khác
nhau, chúng đều thể hiện tính tuần hoàn. Đặc điểm này đóng vai trò quan trọng
trong việc phân tích và tổng hợp dao động và sóng.
Vấn đề phân tích sóng không điều hoà ban đầu trông có vẻ quá sức phức tạp.
Nhưng nếu phổ dao động có dạng tuần hoàn, nó có thể biểu diễn qua sự tổng hợp
của rất nhiều sóng hình sin, hay sóng điều hoà thuộc chuỗi hoạ âm. Thực vậy, chúng
ta luôn có thể biểu diễn một hàm tuần hoàn bất kì dưới dạng tổng các hàm sin hoặc
cos nhờ vào định lý Fourier trong toán học. Giả sử y( t) là một hàm số tuần hoàn
theo thời gian với chu kì T , có nghĩa y( t + T ) = y( t). Định lý Fourier khẳng định rằng
y( t) luôn có thể viết thành:
X
y( t ) = ( A n sin 2π f n t + B n cos 2π f n t), (18.13)
trong đó tần số có giá trị thấp nhất f 1 = 1/T . Những tần số bậc cao hơn đều là bội
số nguyên của tần số cơ bản: f n = n f 1 , còn các hệ số A n và B n tương ứng với biên độ
của mỗi hoạ âm điều hoà. Tổng nằm bên vế phải của (18.13) gọi là chuỗi Fourier.
Hình 18.15 đưa ra kết quả phân tích Fourier, hay phổ hoạ âm, cho các sóng trên
hình 18.14. Mỗi cột trên đồ thị đặc trưng cho cường độ của một hoạ âm trong chuỗi
(18.13). Để ý rằng phổ của âm thoa chỉ chứa duy nhất một tần số, trong khi đó phổ
flute và phổ clarinet mang đủ mọi tần số từ thấp đến cao.
Quan sát cho thấy có sự phân bố khác nhau về cường độ các hoạ âm trong phổ
flute và clarinet. Một cách tổng quát, mọi nhạc âm đều chứa một hoạ âm cơ bản với
tần số f cộng hợp với các hoạ âm bậc cao có tần số bội nguyên của f , với sự phân bố
cường độ không đồng đều, đặc trưng cho âm sắc của mỗi loại nhạc cụ.
Lý thuyết đầy đủ về phép phân tích Fourier với nhiệm vụ cốt lõi là tính toán các
hệ số trong chuỗi Fourier (18.13) tạm thời không nhắc đến trong giáo trình này.
Ngược lại với phân tích Fourier nói trên là phép tổng hợp Fourier. Trong quá
trình ngược này, khi đã biết được phổ hoạ âm, ta có thể cộng các hoạ âm lại với
nhau để khôi phục phổ dao động ban đầu. Hình 18.16 đưa ra ví dụ về phép tổng
hợp Fourier cho một sóng vuông. Phân tích Fourier trước đó cho thấy rằng, phổ hoạ
âm của sóng vuông chỉ bao gồm các hoạ âm có tần số bội nguyên lẻ của tần số cơ
bản: f , 3 f , 5 f . . . Trên hình 18.16a, đường đậm màu xanh thể hiện tổng hợp Fourier
từ hai hoạ âm bậc nhất và bậc 3. Trên hình 18.16b, ta có thêm sự tham gia của hoạ
âm bậc 5. Ta thấy rằng hình dạng tự nhiên của sóng vuông chỉ được khôi phục một
cách gần đúng, không đủ vuông vức như nó vốn có.
Hình 18.16c đưa ra kết quả tổng hợp đến hoạ âm bậc 9, sự khôi phục đã tốt hơn
khá nhiều so với hai hình trước đó. Để khôi phục gần như hoàn toàn sóng vuông
Sự chồng chập và sóng dừng 25

ban đầu, ta cần đến vô số các hoạ âm với tần số tiến đến vô cùng.
Ứng dụng công nghệ hiện đại, các nhạc cụ điện tử có khả năng tạo ra đủ loại
hình âm sắc nhờ phép tổng hợp Fourier từ các hoạ âm theo nguyên lý đã trình bày.

Hình 18.16: Phép tổng hợp Fourier cho một sóng vuông

Tóm tắt chương 18

Khái niệm và nguyên lý

Nguyên lý chồng chất phát biểu rằng, khi hai hay nhiều sóng cùng lan
truyền trong một môi trường, hàm sóng tổng hợp chính bằng tổng của các
hàm sóng thành phần.

Hiện tượng phách là sự biến thiên tuần hoàn của biên độ tại một điểm cố
định trong không gian do sự chồng chập của hai sóng có tần số khá gần nhau.
Tần số phách có giá trị bằng:

f beat = | f 1 − f 2 |, (18.12)

trong đó f 1 và f 2 là tần số của mỗi sóng thành phần.


26 Chương 18

Sóng dừng được hình thành do sự kết hợp của hai sóng sin có cùng tần số,
biên độ và bước sóng, nhưng lan truyền theo hướng ngược chiều nhau. Sóng
dừng được diễn tả qua phương trình:

y = [2 A sin kx] · cos ω t. (18.1)

Như vậy, biên độ của sóng dừng bằng 2 A , còn biên độ dao động của mỗi phần
tử môi trường lại phụ thuộc vào vị trí của nó theo hàm [2 A sin kx]. Những điểm
dao động với biên độ cực tiểu, tương ứng với các vị trí x = nλ/2 (n = 0, 1, 2, 3, . . .)
được gọi là nút sóng. Những điểm dao động với biên độ cực đại, tương ứng
với các vị trí x = nλ/4 (n = 1, 3, 5, . . .) được gọi là bụng sóng. Hai nút sóng liên
tiếp hoặc hai bụng sóng liên tiếp nằm cách nhau nửa bước sóng λ/2.

Mô hình phân tích

Sự giao thoa. Khi hai sóng chạy có cùng tần số chồng chập lên nhau, sóng
tổng hợp hình thành theo nguyên lý chồng chất và có biên độ phụ thuộc vào
độ lệch pha. Giao thoa tăng cường xảy ra khi hai sóng cùng pha, tương ứng
với ϕ = 0, 2π, 4π, . . . rad. Giao thoa triệt tiêu xảy ra khi hai sóng nghịch pha,
tương ứng với ϕ = π, 3π, 5π . . . rad.

Sóng ràng buộc bởi điều kiện biên. Khi một sóng bị ràng buộc bởi điều
kiện biên, chỉ có những tần số dao động riêng mới có thể xuất hiện, ta nói
rằng tần số bị lượng tử hoá.
Trong trường hợp dao động của sợi dây cố định hai đầu, các tần số dao động
riêng có giá trị bằng:
s
n T
fn = n = 1, 2, 3, . . . (18.6)
2L µ

trong đó T là sức căng dây, còn µ là khối lượng trên mỗi đơn vị độ dài. Khi
sóng âm lan truyền với tốc độ v trong ống khí dài L hở hai đầu, các tần số dao
động riêng sẽ hình thành:
v
fn = n n = 1, 2, 3, . . . (18.8)
2L

Khi ống khí chỉ hở một đầu còn đầu kia bịt kín, chỉ có những hoạ âm bậc lẻ
mới được phép xuất hiện:
v
fn = n n = 1, 3, 5, . . . (18.9)
4L
Sự chồng chập và sóng dừng 27

Câu hỏi lý thuyết chương 18


1. Một sợi dây có chiều dài L, khối lượng trên một đơn vị độ dài µ và sức căng T
đang dao động với tần số cơ bản.
(i) Nếu chiều dài L của sợi dây tăng gấp đôi còn những tham số khác giữ
nguyên, tần số dao độngpsẽ: p
(a) Tăng 2 lần (b) Tăng 2 lần (c) Không thay đổi (d) Giảm 2 lần (e) Giảm 2
lần.
(ii) Vẫn câu hỏi như phần (i) nếu khối lượng trên mỗi đơn vị độ dài µ tăng lên
gấp đôi còn những tham số kia không thay đổi.
(iii) Vẫn câu hỏi như phần (i) nếu sức căng T tăng gấp đôi còn những tham số
kia không thay đổi.
2. Một cây sáo dài 58.0 cm sẽ phát ra âm thanh có tần số cơ bản bằng bao nhiêu?
Biết rằng sáo là một ống hở một đầu còn đầu kia bịt kín. Tốc độ truyền âm
trong không khí bằng 343 m/s.
(a) 148 Hz (b) 296 Hz (c) 444 Hz (d) 591 Hz
(e) Không có câu nào nói trên chính xác.
3. Khi cho hai âm thoa cùng vang lên, ta nhận thấy hiện tượng phách có tần số
5 Hz. Biết một trong hai âm thoa có tần số bằng 245 Hz, âm thoa còn lại có tần
số bằng bao nhiêu?
(a) 240 Hz (b) 242.5 Hz (c) 247.5 Hz (d) 250 Hz
(e) Có nhiều hơn một câu trả lời đúng.
4. Một mũi tên bắn đi làm dây cung liên tục rung động. Dao động đó:
(a) Chỉ chứa mode dao động riêng bậc nhất
(b) Chỉ chứa mode dao động riêng bậc hai
(c) Là sự chồng chập của các mode dao động bậc lẻ
(d) Là sự chồng chập của các mode dao động bậc chẵn
(e) Là sự chồng chập của tất cả các mode dao động riêng.
5. Một sóng dừng hình thành trên sợi dây cố định hai đầu có ba nút sóng. Nếu
tần số tăng gấp đôi, sẽ có bao nhiêu bụng sóng xuất hiện?
(a) 2 (b) 3 (c) 4 (d) 5 (e) 6
6. Cả sáu dây đàn trên cây guitar cùng gảy lên mà không bấm giữ phím bằng
tay trái. Đại lượng nào sau đây là như nhau trên tất cả các dây?
(a) Tần số cơ bản
(b) Bước sóng của mode cơ bản
(c) Bước sóng của sóng âm phát ra
(d) Tốc độ của sóng lan truyền trên dây
7. Khi hai sóng giao thoa tăng cường hoặc giao thoa triệt tiêu, liệu năng lượng
có thêm vào hay mất đi trong hệ? Hãy giải thích.
8. Giải thích nguyên lý lên dây đàn bằng phương pháp vận dụng hiện tượng
phách.
9. Một chai nước ngọt cộng hưởng với không khí thổi ngang qua miệng nó. Tần
số cộng hưởng sẽ thay đổi như thế nào khi ta uống bớt nước trong chai?
28 Chương 18

Bài tập chương 18


1. Hai sóng lan truyền cùng một hướng trên sợi dây kéo căng và lệch pha nhau
1/4 chu kì. Mỗi sóng có biên độ 4.00 cm. Tính biên độ của sóng tổng hợp.

2. Hai sóng trên sợi dây biểu diễn bởi các hàm số:
y1 = 3.0 cos(4.0 x − 1.6 t) y2 = 4.0 cos(5.0 x − 2.0 t)
trong đó x và y có đơn vị cm, còn t có đơn vị giây. Tìm sự chồng chập y1 + y2 tạo
thành sóng tổng hợp tại điểm:
(a) x = 1.00, t = 1.00
(b) x = 1.00, t = 0.50
(c) x = 0.50, t = 0.

3. Hai xung có biên độ khác nhau di chuyển lại gần nhau với cùng tốc độ v =
1.00 m/s. Hình dưới mô tả vị trí mỗi xung vào thời điểm t = 0.
(a) Hãy vẽ hình dạng sóng tổng hợp tại các thời điểm t = 2.00 s, 4.00 s, 5.00 s và
6.00 s.
(b) Nếu xung bên phải có dạng lật ngược về bên trên so với xung ban đầu, hình
ảnh tổng hợp sóng sẽ thay đổi như thế nào?

4. Hai sóng chạy hình sin có dạng hàm như sau:


y1 = 5.00 sin[π(4.00 x − 1200 t)],
y2 = 5.00 sin[π(4.00 x − 1200 t − 0.250)],
trong đó x, y1 và y2 có đơn vị mét, còn t có đơn vị giây.
(a) Hàm sóng tổng hợp y1 + y2 có biên độ bằng bao nhiêu?
(b) Tìm tần số của hàm sóng tổng hợp.
5. Hai sóng hình sin lan truyền theo hướng ngược chiều nhau, giao thoa với nhau
tạo thành một sóng dừng có dạng hàm:
y = 1.50 sin(0.40 x) · cos(200 t),
trong đó x và y có đơn vị mét, còn t có đơn vị giây. Với những sóng thành phần,
hãy xác định:
(a) Bước sóng
(b) Tần số
(c) Tốc độ truyền sóng.
Sự chồng chập và sóng dừng 29

6. Hai sóng ngang lan truyền trong môi trường có dạng hàm:

y1 = 3.00 sin π( x + 0.60 t) y2 = 3.00 sin π( x − 0.60 t)

trong đó x, y1 và y2 có đơn vị cm, còn t có đơn vị giây. Hãy xác định ly độ cực
đại của phần tử môi trường tại:
(a) x = 0.25 cm (b) x = 0.50 cm (c) x = 1.50 cm
(d) Tìm ba giá trị nhỏ nhất của x tương ứng với những vị trí bụng sóng.

7. Một sóng dừng được miêu tả qua hàm số:


³π ´
y = 6 sin x cos(100π t),
2
trong đó x, y1 và y2 có đơn vị mét, còn t có đơn vị giây.
(a) Vẽ đồ thị của y như một hàm số phụ thuộc vào x tại năm thời điểm khác
nhau: t = 0, 5 ms, 10 ms, 15 ms, 20 ms.
(b) Hãy nhận diện bước sóng từ họ đồ thị đã dựng và giải thích.
(c) Phân tích giá trị tần số của sóng từ họ đồ thị đã dựng.
(d) Hãy xác định bước sóng bằng cách phân tích trực tiếp từ hàm sóng đã cho.
(e) Hãy xác định tần số bằng cách phân tích trực tiếp từ hàm sóng đã cho.

8. Sợi dây có khối lượng m = 8.00 g, chiều


dài L = 5.00 m, một đầu gắn vào tường,
còn đầu kia vắt qua một ròng rọc
cố định nằm cách tường một khoảng
d = 4.00 m rồi treo vào quả nặng M =
4.00 kg. Nếu đoạn chăng ngang của sợi
dây được gảy lên, hệ dao động sẽ có
tần số cơ bản bằng bao nhiêu?

9. Một dây đàn guitar dài 64 cm có tần móc dây sẽ hình thành một bụng sóng.
số 330 Hz khi chơi dây buông, tức dao Nốt nhạc vang lên có tần số bằng bao
động tự do ở độ dài tự nhiên của nó. nhiêu?
(a) Khi ta bấm dây xuống một phím
đàn, làm cho dây chỉ còn có thể dao
động giới hạn trong phạm vi bằng 2/3
chiều dài ban đầu. Lúc này dây đàn
được gảy sẽ phát ra tần số cơ bản bằng
bao nhiêu?
(b) Một nghệ sĩ guitar đã chơi một
thế của kĩ thuật "natural harmonic"
bằng cách chạm khẽ ngón tay trái lên
dây đàn ở vị trí trùng với phím đàn
nói trên, sau đó dùng tay phải móc
dây ở vị trí cách ngựa đàn 1/6 chiều
dài dây. Chỗ dây đàn được chạm khẽ
sẽ hình thành một nút sóng, còn chỗ
30 Chương 18

10. Một dây đàn violon dài 35 cm được lên


dây ở nốt Sol với tần số f G = 392 Hz.
Albert Einstein cần bấm dây tại vị trí
cách mấu đàn (đầu dây) bao xa để có
thể chơi được nốt La có tần số f A =
440 Hz? Einstein có thể bấm không
chính xác vì đầu ngón tay ông rộng
0.6 cm. Tính phạm vi tần số dây đàn
có thể phát ra khi ông chơi nốt La.

11. Đại phong cầm là nhạc cụ hoạt động


theo nguyên lý cộng hưởng sóng dừng
của cột khí. Đàn được cấu tạo từ rất
nhiều ống rỗng có độ dài khác nhau
để tạo ra cao độ khác nhau của nhạc
âm. Đàn chạy được nhờ năng lượng từ
nguồn thổi khí, theo truyền thống là
một máy ép khí cơ học. Người chơi sẽ
dùng phím đàn, có hình dáng tương tự
như phím piano, để điều khiển, dẫn
dắt luồng khí từ nguồn đi vào đúng
ống khí với nốt nhạc tương ứng.
Ống dài nhất của cây đại phong cầm
trên hình có chiều dài 4.88 m. Âm
thanh do ống đàn phát ra trong khán
phòng nhà hát ở 20◦ C có tần số cơ bản
bằng bao nhiêu khi:
(a) Ống bị đóng một đầu
(b) Ống để hở hai đầu.

12. Ống tai ngoài của tai người có thể xem


như ống khí bịt một đầu. Nếu tai có
khả năng cộng hưởng với những âm ở
tần số cơ bản bằng 3000 Hz thì chiều
dài của ống tai ngoài bằng bao nhiêu?
Dùng nhiệt độ 37◦ C của cơ thể người
để tính vận tốc truyền âm.

13. Sinh viên đo độ sâu của một giếng nước bằng cách dùng một bộ phát dao động
âm có khả năng điều chỉnh được tần số. Sinh viên đã nghe thấy có hai đỉnh
cộng hưởng ở tần số 51.87 Hz và 59.85 Hz. Hỏi:
(a) Giếng sâu bao nhiêu?
(b) Có bao nhiêu bụng sóng dừng ở tần số 51.87 Hz?
Sự chồng chập và sóng dừng 31

14. Một âm thoa dao động với tần số f = 512 Hz đặt gần
miệng ống như hình. Chiều dài ban đầu của cột khí
L = 20.0 cm. Mực nước từ từ được rút xuống để cho chiều
dài L dần tăng lên. Tìm hai giá trị gần nhất của L
tương ứng với những mode dao động cộng hưởng.

15. Một thanh nhôm dài 1.60 m được kẹp chặt tại trung điểm. Sau đó dùng vải trét
nhựa thông để cọ xát vào đầu thanh tạo nên sóng dọc lan truyền trong thanh.
Tốc độ truyền âm trong thanh nhôm bằng 5100 m/s.
(a) Những mode dao động nào được thiết lập trên thanh?
(b) Tần số của mode dao động cơ bản bằng bao nhiêu?
(c) Tần số trên sẽ thay đổi như thế nào nếu thanh làm bằng đồng? Biết tốc độ
truyền âm trong đồng bằng 3560 m/s.

16. Trong thiết kế đàn piano, mỗi phím đàn có thể tương
ứng với hai hoặc ba dây đàn. Chẳng hạn, nốt La thuộc
quãng tám lớn tương ứng với hai dây đặt song song
cùng lên một tần số cơ bản như nhau bằng 110 Hz.
Phím đàn bấm xuống sẽ kích hoạt búa gõ đập đồng
thời lên hai dây, khiến cả hai cùng dao động.
Giả sử rằng ban đầu cả hai dây đều được kéo căng lên
600 N, nhưng sau một thời gian một trong hai dây bị
chùng xuống chỉ còn 540 N và lạc tone. Tiếng phách
nghe được khi phím đàn nhấn xuống có nhịp độ bằng
bao nhiêu?

17. Hợp âm La trưởng là tổ hợp các nốt La, Đô thăng và Mi. Hợp âm này có thể
chơi trên piano bằng cách nhấn đồng thời ba phím đàn, tạo nên những âm có
tần số cơ bản bằng 440.00 Hz, 554.37 Hz và 659.26 Hz. Sự hoà hợp thú vị có được
là do một vài hoạ âm bậc cao của ba nốt này lại có tần số khá gần nhau. Hãy
tìm năm hoạ âm của mỗi nốt nhạc trên, rồi chỉ ra những hoạ âm nào có tần số
tương hợp.
32 Chương 18

18. Đồng hồ quartz, hay đồng hồ thạch anh, luôn chứa một
tinh thể thạch anh giúp tạo nên dao động cơ học có
nhịp độ chính xác cao. Mạch điện trong đồng hồ một
mặt có chức năng nuôi giữ dao động của thạch anh,
mặt khác đếm số xung nhịp và hiển thị thời gian lên
mặt đồng hồ. Tinh thể thạch anh có thể được cắt gọt
thành dạng như âm thoa, cũng có thể đơn giản là khối
hộp chữ nhật. Tần số dao động quy ước dùng trong
đồng hồ thạch anh bằng 215 = 32 768 Hz, rất thuận tiện
cho các bộ đếm nhị phân.
Giả sử ta cần một tinh thể thạch anh dạng hình hộp
chữ nhật, dao động ở mode đầu tiên trên hình, tức giãn
nén theo chiều dọc. Hai mặt đối diện của tinh thể là
các bụng sóng. Hãy tính chiều dài của tinh thể cần
cắt gọt. Biết tốc độ truyền âm trong thạch anh bằng
3.70 × 103 m/s.
Chương 19: Nhiệt độ

T
rong cơ học, chúng ta đã xác định khái niệm về khối lượng, lực và động năng để tạo
tiền đề cho phương pháp định lượng. Tương tự như vậy, một khái niệm định lượng về
các hiện tượng nhiệt đòi hỏi phải định nghĩa đầy đủ về nhiệt độ, nhiệt lượng và nội
năng. Chương này bắt đầu với bài viết về nhiệt độ. Tiếp theo, chúng ta xem xét tầm
quan trọng khi nghiên cứu các hiện tượng nhiệt của các chất đặc biệt. Ví dụ: các loại khí giãn
nở đáng kể khi nung nóng, trong khi chất lỏng và chất rắn giãn nở ít hơn. Chương này kết
thúc với một nghiên cứu về khí lý tưởng ở mức vĩ mô. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm đến các
mối quan hệ định lượng giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một chất khí.

Nhiệt độ và nguyên lý thứ không của nhiệt động lực học


Nhiệt độ
Chúng ta thường kết hợp các khái niệm về nhiệt độ với độ nóng hoặc lạnh một đối tượng
khi chúng ta chạm vào nó. Bằng cách này, các giác quan cho ta chỉ số định tính của nhiệt độ.
Tuy nhiên, giác quan của chúng ta không đáng tin cậy và thường đánh lừa chúng ta.
Ví dụ, nếu bạn đứng bằng đôi chân trần với một chân trên thảm và một chân trên sàn gạch
liền kề, ta cảm thấy gạch lạnh hơn so với thảm mặc dù cả hai đều ở cùng một nhiệt độ, lý do
là vì gạch trao đổi năng lượng dưới dạng nhiệt mạnh hơn so với thảm. Làn da của bạn “đo
đạc” mức độ trao đổi năng lượng bằng nhiệt chứ không phải là nhiệt độ thực tế.
Những gì chúng ta cần là một phương pháp đáng tin cậy và có thể lặp lại để đo độ nóng
hoặc lạnh của đối tượng chứ không phải là tỷ lệ chuyển đổi năng lượng. Các nhà khoa học đã
chế tạo và phát triển các nhiệt kế khác nhau để phục vụ các phép đo định lượng như vậy.

Hình 19.1: Nguyên lý thứ không của nhiệt động lực học,
A và B cân bằng nhiệt với nhau

1
Nguyên lý thứ không của nhiệt động lực học
Hai đối tượng có nhiệt độ ban đầu khác nhau cuối cùng đạt được nhiệt độ trung bình khi
được đặt tiếp xúc với nhau.
Ví dụ, khi nước nóng và nước lạnh được trộn lẫn trong một bồn tắm, năng lượng được
chuyển từ nước nóng đến nước lạnh và nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là giá trị nào đó giữa
nhiệt độ nóng và lạnh ban đầu.
Nguyên lý thứ không nhiệt động học (định luật trạng thái cân bằng) phát biểu như sau:
Nếu hai vật lần lượt cân bằng nhiệt với một vật thứ ba nào đó, thì chúng cũng cân
bằng nhiệt với nhau.
Cân bằng nhiệt có nghĩa là trạng thái trong đó hai vật tiếp xúc vật lí với nhau có nhiệt
độ bằng nhau.
Cái quan trọng nhất mà nguyên lý thứ không thiết lập là nhiệt độ là một tính chất căn bản
và có thể đo được của vật chất.
Câu hỏi 19.1: Hai đối tượng, với các kích thước, khối lượng và nhiệt độ khác nhau, được đặt
tiếp xúc nhiệt. Chiều chuyển đổi năng lượng như thế nào?
(a) Năng lượng đi từ đối tượng lớn đến đối tượng nhỏ hơn.
(b) Năng lượng đi từ vật có khối lượng lớn đến vật có khối lượng nhỏ hơn.
(c) Năng lượng đi từ đối tượng ở nhiệt độ cao hơn đến đối tượng ở nhiệt độ thấp hơn.

Nhiệt kế và thang đo độ C (Celcius)


Nhiệt kế
Nhiệt kế là thiết bị được sử dụng để đo
nhiệt độ của một hệ, dựa trên nguyên lý:
một số tính chất vật lý của một hệ thống
thay đổi khi nhiệt độ của hệ thay đổi.
Một số tính chất vật lý thay đổi theo
nhiệt độ là
 thể tích của chất lỏng,
 các kích thước của chất rắn,
 áp suất của chất khí ở thể tích không
đổi,
 thể tích của chất khí ở áp suất không
đổi,
 điện trở của dây dẫn
 màu sắc của vật.
Nhiệt kế thông dụng có chứa một lượng chất Hình 19.2: Nhiệt kế thủy ngân trước và sau khi
lỏng, thường là thủy ngân hoặc rượu, có thể tăng nhiệt độ của nó.
giãn nở trong một ống mao dẫn thủy tinh khi
2
bị nung nóng (Hình 19.2). Trong trường hợp này, đặc tính thay đổi là thể tích của chất lỏng.
Một sự thay đổi nhiệt độ bất kỳ trong nhiệt kế được định nghĩa là tỷ lệ thuận với sự thay đổi
độ cao của cột chất lỏng. Có thể hiệu chỉnh nhiệt kế bằng cách đặt nó tiếp xúc nhiệt với một
hệ tự nhiên được duy trì ở nhiệt độ không đổi.
Thang nhiệt độ Celsius (độ C)
Thang nhiệt độ Celsius xác định nhiệt độ của vật theo độ C (viết tắt 0C), do nhà thiên văn
học Anders Celsius đưa ra vào năm 1742.
Thang nhiệt độ Celsius lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng (00C) và nhiệt độ sôi của
nước (1000C) làm chuẩn, trong điều kiện áp suất tiêu chuẩn. Sau đó chia nhỏ thành 100 vạch
chia, mỗi vạch chia tương ứng với 1 độ.

Nhiệt kế khí đẳng tích và thang nhiệt độ tuyệt đối


Nhiệt kế khí đẳng tích
Tính chất vật lý được khai thác trong thiết bị này là sự thay
đổi của áp suất theo nhiệt độ ứng với thể tích không đổi.
Bình P được ngâm trong nước đá và cột B chứa thủy ngân.
Thể tích của khí trong bình cầu P được giữ không đổi, cột thủy
ngân B có thể nâng lên hay hạ xuống để mức thủy ngân trong
cột A ở điểm "0" trên thang đo. Độ chênh lệch cột thủy ngân
là h. Từ đó, ta tính được áp suất của khí ở 0 0C bằng phương
trình 𝑃 = 𝑃0 + 𝜌𝑔ℎ.
Kế tiếp cho bình P ngâm trong nước sôi. Cột thủy ngân B
cũng được điều chỉnh sao cho mức thủy ngân ở cột A ở điểm
"0" trên thang đo. Tiếp tục đo độ chênh lệch cột thủy ngân và
từ đó, ta tính được áp suất của khí ở 100 0C.
Nhiệt kế khí đẳng tích dễ
dàng cho ra kết quả áp suất trên
một dải nhiệt độ. Nó khá chính
xác - miễn là chúng ta tránh gần
với nhiệt độ ngưng tụ của khí. Hình 19.3: Nhiệt kế khí
Thật thú vị khi ngoại suy biểu đồ đẳng tích
này để xem ở nhiệt độ nào, áp
suất bằng 0.
Độ không tuyệt đối
Nếu ta sử dụng nhiệt kế khí đẳng tích với các loại khí khác
Hình 19.4: Đồ thị biểu diễn nhau, thực nghiệm cho thấy giá trị đọc được từ nhiệt kế không
mối quan hệ của áp suất phụ thuộc vào loại khí được sử dụng. Nếu kéo dài đồ thị cho
theo nhiệt độ của nhiệt kế các loại khí khác nhau, áp suất luôn bằng không khi nhiệt độ là
khí đẳng tích
3
–273,15oC. Nhiệt độ này được gọi là số không tuyệt đối – không độ tuyệt đối.
Không độ tuyệt đối được sử dụng như là cơ sở của các thang nhiệt độ tuyệt đối. Kích
thước thang chia độ của thang nhiệt độ tuyệt đối giống kích thước của thang chia độ trên
thang nhiệt giai Celsius.
T 0C = T – 273,15

Hình 19.5: Đồ thị từ thực nghiệm biểu diễn áp suất theo nhiệt độ
Thang nhiệt độ tuyệt đối (thang nhiệt độ Kelvin)
Thang nhiệt độ tuyệt đối được thông qua vào năm 1954 bởi Ủy ban quốc tế về Khối lượng
và Đo lường, nó dựa trên hai điểm cố định mới:
 Một điểm là điểm 0 tuyệt đối, là trạng thái nhiệt động học lý tưởng của vật chất, trong
đó mọi chuyển động nhiệt đều ngừng.
 Điểm thứ hai là điểm ba của nước. Điểm ba của nước nghĩa là ứng với cùng một giá
trị nhiệt độ và áp suất của nước, ba pha của nước (khí, lỏng, rắn) có thể cùng tồn tại
trong cân bằng nhiệt động lực học. Điểm ba của nước xảy ra ở 0,01oC và 4,58 mm
thủy ngân. Nhiệt độ này được đặt bằng giá trị 273,16 trên thang nhiệt độ tuyệt đối.
Cách làm này làm cho thang độ không tuyệt đối cũ phù hợp với các thang nhiệt độ mới.
Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đơn vị SI là Kelvin.
Thang nhiệt độ tuyệt đối cũng được gọi là thang nhiệt độ Kelvin.
Nhiệt độ điểm ba là 273,16 K. Khi dùng kelvin thì không sử dụng ký hiệu độ.
Kelvin được định nghĩa là 1/273,16 của độ chênh lệch giữa không độ tuyệt đối và nhiệt
độ của điểm ba của nước.

4
Vài ví dụ về nhiệt độ tuyệt đối
Các con số ở hình 19.6 cho biết giá trị nhiệt độ
tuyệt đối của các quá trình vật lý khác nhau. Thang
đo là thang logarit.
Thực tế, không thể đạt nhiệt độ không tuyệt đối.
Các thí nghiệm đã đến được gần nhiệt độ này.
Thang nhiệt độ Fahrenheit (độ F)
Đây là một thang đo thông dụng được sử dụng
thường ngày ở Mỹ, đặt tên theo Daniel Fahrenheit.
Nhiệt độ đóng băng của nước là 32oF, và nhiệt độ hóa
hơi của nước là 212oF. Có 180 khoảng chia (độ) giữa
hai điểm tham chiếu.
Mối quan hệ giữa các thang đo
Mối quan hệ giữa độ Celsius và Kelvin
𝑇𝐶 = 𝑇 − 273,15
Mối quan hệ giữa độ Celsius và độ F
9
𝑇𝐹 = 𝑇𝐶 + 32
5
Nhiệt độ đóng băng của nước
0oC = 273,15 K = 32o F
Nhiệt độ hóa hơi của nước Hình 19.6: Nhiệt độ tuyệt đối của các
o
100 C = 373,15 K = 212 F o quá trình vật lý khác nhau

Câu hỏi 19.2: Hãy xem xét các cặp vật liệu sau đây. Cặp nào có hai vật liệu, vật liệu này
nóng gấp đôi vật liệu kia? (a) nước sôi ở 100 0C, một ly nước ở 50 0C (b) nước sôi ở 100 0C,
mêtan đông lạnh tại – 50 0C (c) một khối băng ở -20 0C, ngọn lửa 233 0C (d) không có cặp
nào trong số đó

Bài tập mẫu19.1:


Nhiệt độ 50 0F đổi ra nhiệt độ Celcius và Kelvin bằng bao nhiêu?
(Đáp số 10 0C và 283 K)

Sự giãn nở nhiệt của chất rắn và chất lỏng


Giãn nở nhiệt
Giãn nở nhiệt là sự gia tăng kích thước của một vật khi nhiệt độ của nó tăng lên. Giãn nở
nhiệt là hệ quả của sự thay đổi khoảng cách tương đối giữa các nguyên tử trong một vật. Nếu
sự giãn nở tương đối nhỏ so với kích thước ban đầu của vật, sự thay đổi theo chiều bất kỳ,
5
Hình 19.7: Ví dụ về giãn nở nhiệt
lấy xấp xỉ, là tỷ lệ thuận với lũy thừa bậc nhất của sự thay đổi về nhiệt độ. Các ví dụ về giãn
nở nhiệt được minh họa trong hình 19.7.
Giãn nở dài
Khi vòng bị đốt nóng, kích
Giả sử một đối tượng có chiều dài ban đầu 𝐿𝑖 . Nhiệt độ thước theo các chiều đều
thay đổi một lượng ∆𝑇 = 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖 , chiều dài thay đổi một lượng tăng lên. Khoảng trống
∆𝐿 = 𝐿𝑓 − 𝐿𝑖 . Ta định nghĩa hệ số giãn nở dài là: trong vòng đệm và vòng
∆𝐿⁄ đệm giãn nở như nhau
𝐿𝑖
𝛼=
∆𝑇
Hay:
∆𝐿 = 𝛼𝐿𝑖 ∆𝑇
Hệ số giãn nở dài, α, có đơn vị là (oC)-1
Một số vật liệu giãn nở dọc theo một chiều, nhưng co lại
theo các chiều khác khi nhiệt độ tăng. Do các kích thước dài
thay đổi, diện tích bề mặt và thể tích cũng thay đổi theo sự thay
đổi về nhiệt độ. Một lỗ hở trong một mẩu vật liệu cũng giãn nở
giống như phần rỗng đã được lấp đầy bởi vật liệu ấy. Khái niệm
về sự nở vì nhiệt có thể được xem là tương tự với sự phóng ảnh.
Giãn nở khối
Sự giãn nở khối tỷ lệ thuận với khối lượng ban đầu và sự
thay đổi về nhiệt độ.
∆𝑉 = 𝛽𝑉𝑖 ∆𝑇 Hình 19.8: Sự giãn nở vì
nhiệt của một cái vòng.
6
 β là hệ số giãn nở khối.
 Đối với một vật rắn, β = 3α (Giả định vật liệu là đẳng hướng, giống nhau ở tất cả các
hướng).
 Đối với một chất lỏng hoặc khí, β được cho trong bảng.

Bảng 19.1: Hệ số giãn nở nhiệt của một số vật liệu

Giãn nở diện tích


Sự thay đổi diện tích tỷ lệ thuận với diện tích ban
đầu và sự thay đổi về nhiệt độ:
∆𝐴 = 2𝛼𝐴𝑖 ∆𝑇
Dải lưỡng kim (băng kép)
Một thiết bị cơ đơn giản được gọi là dải lưỡng kim,
được tìm thấy trong các thiết bị thực tế như máy điều
nhiệt cơ học, sử dụng sự khác biệt về hệ số giãn nở
khác nhau của các nguyên vật liệu. Nó bao gồm hai dải
kim loại mỏng làm bằng các vật liệu khác nhau, nối với
nhau. Khi nhiệt độ của dải tăng lên, hai kim loại mở
rộng bằng các lượng khác nhau và uốn cong như trong
hình 19.9.

Hình 19.9: a) Dải lưỡng kim uốn cong khi nhiệt độ thay đổi do hai
kim loại có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau và b) Một dải lưỡng kim
được sử dụng trong bộ điều nhiệt để ngắt hoặc làm tiếp xúc điện.
7
Sự giãn nở nhiệt của nước
 Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, nước co lại. Mật độ của nó tăng lên.
 Trên 4oC, nước giãn nở khi nhiệt độ tăng. Mật độ của nó giảm.
 Mật độ nước tối đa (1 000 g / cm3) xảy ra ở 4oC

Hình 19.10: Mật độ nước thay đổi theo nhiệt độ ở áp suất khí quyển.

Câu hỏi 19.3: Nếu bạn được yêu cầu làm một nhiệt kế thủy tinh rất nhạy,bạn sẽ chọn loại
chất lỏng nào sau đây? (a) thủy ngân (b) rượu (c) xăng (d) glycerin

Câu hỏi 19.4: Hai khối cầu được làm bằng cùng một kim loại và có cùng bán kính, nhưng
một cái rỗng và một cái đăc. Khi nhiệt độ tăng, quả cầu nào mở rộng hơn? (a) Quả cầu đặc
(b) Quả cầu rỗng (c) Hai quả cầu mở rộng như nhau (d) Không có đủ thông tin.

Bài tập mẫu 19.2:


Một đoạn đường ray làm bằng thép có chiều dài 30 m khi nhiệt độ là 0 0C. Độ dài của
nó bằng bao nhiêu khi nhiệt độ là 40 0C?
(Đáp số: 30,013m)

Mô tả vĩ mô về khí lý tưởng
Khí lý tưởng
Khí lý tưởng là một loại chất khí tưởng tượng chứa các hạt giống nhau có kích thước vô
cùng nhỏ so với thể tích của khối khí và không tương tác với nhau, chúng chỉ va chạm đàn
hồi với tường bao quanh khối khí.
Đối với chất khí, thể tích phụ thuộc vào kích thước của bình chứa.
Phương trình trạng thái của chất khí:

8
Rất hữu ích để biết mối liên hệ giữa khối lượng, áp suất và nhiệt độ của khí có khối lượng
m.
Phương trình mô tả sự liên hệ giữa các đại lượng này được gọi là phương trình trạng thái.
Một cách tổng quát, phương trình trạng thái là khá phức tạp. Tuy nhiên, nếu khí được
duy trì ở áp suất thấp, thì phương trình trạng thái trở nên đơn giản hơn nhiều. Các phương
trình trạng thái có thể được xác định từ kết quả thí nghiệm.
Khí có mật độ thấp thường được xem là khí lý tưởng. Và ta có thể dùng mô hình khí lý
tưởng để đưa ra các dự đoán phù hợp để mô tả hành vi của các khí thực ở áp suất thấp.
Mô hình khí lý tưởng
Các mô hình khí lý tưởng có thể được sử dụng để đưa ra dự đoán về các cách biến dổi
của chất khí.
Nếu chất khí ở áp suất thấp, mô hình này mô tả đầy đủ các biến đổi của các khí thực sự.
Mol
Lượng khí trong một thể tích nhất định được biểu diễn bởi số mol, n.
Một mol của một chất là lượng chất đó có chứa NA hạt cấu thành của chất đó. Với NA là
số Avogadro: NA = 6 022 x 1023. Các hạt cấu thành có thể là các nguyên tử hay phân tử.
Số mol có thể được xác định từ khối lượng của các chất:
𝑚
𝑛=
𝑀
M là khối lượng mol của chất, có thể thu được từ bảng tuần hoàn, là khối lượng nguyên tử
thể hiện trong gam/mol, m là khối lượng của mẫu, n là số mol.
Ví dụ: Một người có khối lượng 4,00 u nên M = 4,00 g / mol
Các định luật về khí
 Khi một chất khí được giữ ở nhiệt độ không đổi, tích giữa áp suất p và thể tích V của
nó là một hằng số hay áp suất tỷ lệ nghịch với thể tích của nó (Định luật Boyle).
 Khi một chất khí được giữ ở áp suất không đổi, tỉ số giữa thể tích V và nhiệt độ T
không đổi hay thể tích và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau (Định luật Charles và Gay-
Lussac).
 Khi khối lượng của khí được giữ không đổi, tỉ số giữa áp suất p và nhiệt độ T không
đổi hay áp suất tỷ lệ thuận với nhiệt độ (Định luật Guy-Lussac).
Phương trình trạng thái của chất khí lý tưởng:
Phương trình trạng thái khí lý tưởng:
𝑃𝑉 = 𝑛𝑅𝑇
R là hằng số, được gọi là hằng số khí lý tưởng.
R = 8,314 J / mol ∙ K = 0,08214 atm .l / mol ∙ K
9
Từ đây, bạn có thể xác định rằng 1 mol của bất kỳ chất khí ở áp suất khí quyển và ở 0 oC
là 22,4 l.
Định luật khí lý tưởng thường được viết theo tổng số của các phân tử, N, hiện diện trong
mẫu.
𝑃𝑉 = 𝑛𝑅𝑇 = (𝑁⁄𝑁 ) 𝑅𝑇 = 𝑁𝑘𝐵 𝑇
𝐴
kB là hằng số Boltzmann, kB = 1,38 x 10-23 J / K
Người ta thường gọi p, V, T và các biến nhiệt động của khí lý tưởng.
Nếu biết phương trình trạng thái , một trong các biến luôn có thể được diễn tả như một
hàm của hai biến kia.
Câu hỏi 19.5: Vào một ngày mùa đông, bạn bật lò sưởi và nhiệt độ không khí bên trong nhà
của bạn tăng lên. Giả sử nhà của bạn có lượng rò rỉ thông thường giữa không khí bên trong
và không khí bên ngoài. Số lượng mol không khí trong phòng của bạn bây giờ (a) lớn hơn
trước, (b) nhỏ hơn hơn trước, hoặc (c) giống như trước?

Bài tập ví dụ 19.3:


Một bình xịt chứa khí ở áp suất 202 kPa, có thể tích 125 cm3 và nhiệt độ 22 0C. Sau
đó nó được ném vào một ngọn lửa. (Cảnh báo: Không thực hiện thí nghiệm này; nó
rất nguy hiểm.). Khi nhiệt độ của khí trong bình đạt đến 195 0C, áp suất bên trong bình
bằng bao nhiêu? Giả sử thể tích của khí không đổi.
(Đáp số: 320 kPa)

Tóm tắt chương 19


Cân bằng nhiệt có nghĩa là trạng thái trong đó hai vật tiếp xúc vật lí với nhau có nhiệt độ
bằng nhau.

Nguyên lý thứ không nhiệt động học: Nếu hai vật lần lượt cân bằng nhiệt với một vật thứ ba
nào đó, thì chúng cũng cân bằng nhiệt với nhau.

Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đơn vị SI là Kelvin.

Giãn nở nhiệt là sự gia tăng kích thước của một vật khi nhiệt độ của nó tăng lên. Độ thay đổi
chiều dài của vật khi nhiệt độ thay đổi:
∆𝐿 = 𝛼𝐿𝑖 ∆𝑇

Phương trình trạng thái khí lý tưởng:


𝑃𝑉 = 𝑛𝑅𝑇
10
Câu hỏi lý thuyết chương 19
1. Cho một khí lý tưởng có áp suất 5 × 106 Pa ở 25 0C, giãn nở gấp 3 lần thể tích ban đầu,
áp suất cuối cùng của nó là 1,07 × 106 Pa. Nhiệt độ cuối cùng của nó bằng bao nhiêu?
a) 450 K, b) 233 K, c) 212 K, d) 191 K, e) 115 K
2. Nếu thể tích của một khí lý tưởng tăng gấp đôi trong khi nhiệt độ của nó tăng lên 4 lần,
thì áp suất của khí a) không đổi, b) giảm 2 lần, c) giảm 4 lần, d) tăng 2 lần, e) tăng 4 lần
3. Con lắc của một đồng hồ quả lắc được làm bằng đồng thau. Khi nhiệt độ tăng lên, chu
kỳ đồng hồ sẽ như thế nào? (a) tăng lên. (b) giảm. (c) vẫn giữ nguyên.
4. Nhiệt độ 1620F tương đương bao nhiêu độ trong thang Kelvins? (a) 373 K (b) 288 K (c)
345 K (d) 201 K (e) 308 K
5. Một quả bóng cao su chứa đầy 1 lít không khí tại 1 atm và 300 K. Sau đó được đưa vào
tủ lạnh để làm lạnh đến 100 K. Giả sử cao su vẫn linh hoạt khi nó lạnh đi. Thể tích của
1 1
quả bóng sẽ (a) giảm còn 𝐿 (b) giảm còn 𝐿 (c) giữ nguyên không đổi (d) tăng đến
3 √3
√3𝐿 . (e) tăng đến 3 L.
6. Giả sử bạn đổ một khay đá vào một cái bát chứa một phần nước và đậy nắp. Sau nửa giờ,
bên trong bát đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt, với nhiều nước hơn và ít đá hơn lúc đầu.
Điều nào sau đây là đúng? (a) nhiệt độ của nước cao hơn nhiệt độ của đá còn lại. (b)
Nhiệt độ của nước bằng với nhiệt độ đá. (c) Nhiệt độ của nước nhỏ hơn nhiệt độ của đá.
(d) Nhiệt độ của nước và đá phụ thuộc vào khối lượng hiện tại.
7. Khoan một lỗ trong một tấm kim loại. Khi tăng nhiệt độ tấm kim loại, đường kính lỗ
khoan sẽ (a) giảm. (b) tăng (c) không đổi. (d) câu trả lời phụ thuộc vào nhiệt độ ban đầu
của kim loại. (e) không có câu nào đúng.
8. Một mảnh đồng được thả vào một cốc nước. (a) Nếu nhiệt độ của nước lúc đó tăng lên,
nhiệt độ của đồng sẽ như thế nào? (b) Nước và đồng ở trạng thái cân bằng nhiệt khi nào?
9. Một số người đi chơi dã ngoại ghé cửa hàng để mua túi khoai tây chiên. Sau đó, họ lái
xe lên núi đến địa điểm dã ngoại. Khi họ dỡ đồ ăn, họ nhận thấy rằng túi khoai tây chiên
bị phồng lên như bong bóng. Tại sao xảy ra như vậy?
10. Nắp kim loại trên lọ thủy tinh thường có thể được nới lỏng bằng cách cho nước nóng lên
trên chúng. Tại sao?
11. Hai vật có thể cân bằng nhiệt nếu chúng không tiếp xúc với nhau không? Giải thích.

Bài tập chương 19


1. Trong một thí nghiệm của sinh viên, một nhiệt kế khí đẳng tích được hiệu chuẩn trong
đá khô (−78,50 𝐶; 0,900 atm ) và trong rượu cồn đang sôi (780 𝐶; 1,635 atm). Ngoài ra,
P = A + BT, trong đó A và B là các hằng số.
(a) Tính nhiệt độ tại đó áp suất bằng 0
(b) Tính áp suất tại điểm đóng băng
11
(c) Tính áp suất tại điểm sôi của nước?
2. Gọng kính được làm bằng nhựa epoxy. Ở nhiệt độ phòng (20°C), gọng có tròng kính hình
tròn, bán kính 2,20 cm. Tính nhiệt độ nung nóng để gọng giãn nở tới bán kính 2.21 cm?
Biết hệ số nở dài của epoxy là 1.3 × 10−4 (℃)−1
3. Hệ số giãn nở khối của chất 𝐶𝐶𝑙4 là 5.81 × 10−4 (℃)−1 . Hệ số nở dài của thép là 11 ×
10−6 (℃)−1 . Một bình bằng thép 50,0 gal (Gallon chất lỏng của Mỹ bằng
3,785411784 lít) chứa đầy khí 𝐶𝐶𝑙4 ở nhiệt độ 10°C. Vậy khi nhiệt độ tăng đến 30°C, có
bao nhiêu lượng khí bị trào ra?
2
4. Một thùng chứa khí có áp suất 11,0 atm và nhiệt độ 250 𝐶. Nếu số lượng khí bị mất đi
3
và nhiệt độ tă𝑛𝑔 𝑙ê𝑛 đến 750 𝐶, tính áp suất lượng khí còn lại trong thùng?
5. Lốp ô tô được thổi phồng với không khí ban đầu 100 𝐶 và áp suất bình thường trong khí
quyển. Trong quá trình này, không khí được nén đến 28% so thể tích ban đầu và nhiệt độ
tăng lên đến 400 𝐶. (A) Tính áp suất lốp? (B) Sau khi xe chạy với tốc độ cao, nhiệt độ
của lốp xe tăng lên đến 850 𝐶 và thể tích bên trong của lốp tăng 2%. Tính áp suất lốp
mới?

12
Chương 20: Nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học

N
hiệt động lực học và cơ học đã được xem là hai ngành riêng biệt của vật lý. Cho đến
khoảng năm 1850, các thí nghiệm của James Joule và những người khác đã cho thấy
sự liên kết giữa chúng. Mối liên kết đã được tìm thấy giữa việc trao đổi năng lượng
bởi nhiệt trong các quá trình nhiệt và sự trao đổi năng lượng bởi công trong các quá
trình cơ học.
Khái niệm về năng lượng đã được khái quát hóa để bao gồm cả nội năng.
Các nguyên lý bảo toàn năng lượng nổi lên như là một quy luật phổ quát của tự nhiên.

Nhiệt lượng và nội năng


Trong phần này sẽ thảo luận về nội năng, nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học, và
các ứng dụng của nguyên lý này.
Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học mô tả các hệ mà trong đó sự thay đổi năng
lượng duy nhất là nội năng. Sự trao đổi năng lượng thực hiện bởi nhiệt và công.
Ta sẽ xem xét công thực hiện bởi các hệ có thể biến dạng.
Nội năng Eint
Nội năng là tổng năng lượng của một hệ có được
từ các thành phần vi mô của nó.
 Các thành phần vi mô này là các nguyên tử và
phân tử.
 Hệ được quan sát từ một hệ quy chiếu đứng
yên đối gắn với khối tâm của hệ.
Nhiệt lượng Q
Nhiệt lượng được định nghĩa là năng lượng
chuyển đổi qua ranh giới của một hệ do sự khác biệt
nhiệt độ giữa hệ và môi trường xung quanh, được viết
tắt là nhiệt.
Đơn vị năng lượng
Trong lịch sử, calo (cal) là đơn vị được sử dụng
cho năng lượng.
Một calo là lượng năng lượng trao đổi cần thiết Hình 20.1: Thí nghiệm của Joule để
để làm tăng nhiệt độ của 1g nước từ 14.5oC đến xác định mối tương đương giữa cơ
15.5oC. và nhiệt.
1 kilocalo = 1000 calo.

1
Theo hệ thống đo lường của Mỹ, đơn vị là một BTU (British Thermal Unit).
Một BTU là lượng năng lượng trao đổi cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1 lb của nước từ
63oF đến 64oF.
Ngoài ra, đơn vị của năng lượng theo hệ SI là Joules (J)
1 cal = 4,186 J ( 20-1)

Nhiệt dung riêng và phép đo nhiệt lượng


Nhiệt dung C
Nhiệt dung, C, của một vật cụ thể được định nghĩa là lượng năng lượng cần thiết để làm
tăng nhiệt độ của vật thêm 1°C.
Nếu năng lượng Q tạo ra sự thay đổi nhiệt độ là ∆T, thì
Q  C ∆T ( 20-2)
Nhiệt dung riêng c
Nhiệt dung riêng, c, là nhiệt dung của mỗi khối lượng đơn vị.
Nếu trao đổi một lượng năng lượng Q để làm một vật có khối lượng m và thay đổi nhiệt
độ ∆T, thì nhiệt dung riêng là:
Q
c ( 20-3)
m T

Nhiệt dung riêng của chất càng lớn, năng lượng phải thêm vào một khối lượng đã cho để
tạo nên một sự thay đổi nhiệt độ cụ thể càng lớn.
Phương trình thường được viết theo thuật ngữ Q:
Q = m c ∆T ( 20-4)
Sự thay đổi của nhiệt dung riêng theo nhiệt độ
Về mặt kỹ thuật, nhiệt dung riêng thay đổi theo nhiệt độ. Phương trình vi phân là
Tf

Q = m ∫ cdT
Ti

Tuy nhiên, nếu các khoảng biến đổi nhiệt độ không quá lớn, sự thay đổi này có thể bỏ
qua và c có thể được coi như một hằng số.
Nhiệt dung riêng của nước
Nước có nhiệt dung riêng cao nhất so với vật liệu thông thường.
Phép đo nhiệt lượng

2
Muốn đo nhiệt dung riêng của một vật, ta nung nóng vật đó đến nhiệt độ Tx, sau đó nhúng
nó vào nước (khối lượng đã biết) có nhiệt độ 𝑇𝑤 < 𝑇𝑥 , rồi ghi lại nhiệt độ của nước sau khi
chúng cân bằng nhau. Phép đo này được gọi là phép đo nhiệt lượng. Thiết bị đo gọi là nhiệt
lượng kế.
Hình 20.2 mô tả vật nóng trong nước lạnh và nhiệt lượng truyền từ nhiệt độ cao đến nhiệt
độ thấp. Nếu hệ vật và nước bị cô lập, sự bảo toàn năng lượng đòi hỏi nhiệt lượng thoát ra
khỏi vật Qhot bằng với nhiệt lượng đi vào nước Qcold. Biểu thức bảo toàn năng lượng:
Qcold = Qhot ( 20-5)
Xét một mẫu vật ta đang muốn xác định nhiệt độ. Giả sử mx là khối lượng của nó, cx là
nhiệt dung riêng và Tx là nhiệt độ ban đầu.
Tương tự, ta có các đại lượng mw, cw và Tw đại diện cho các giá trị tương ứng cho nước.
Gọi Tf là nhiệt độ cuối cùng sau khi hệ (gồm nước và mẫu vật) đạt trạng thái cân bằng,
Phương trình 20-4 cho thấy rằng nhiệt lượng truyền cho nước là 𝑄𝑤 = 𝑚𝑤 𝑐𝑤 (𝑇𝑓 −
𝑇𝑤 )>0 vì 𝑇𝑓 > 𝑇𝑤
Nhiệt lượng truyền cho mẫu vật là 𝑄𝑥 = 𝑚𝑥 𝑐𝑥 (𝑇𝑓 − 𝑇𝑥 ) <0
Từ phương trình 20-5, ta có phương trình
mw cw (Tf − Tw ) = −mx cx (Tf − Tx ) = mx cx (Tx − Tf )
 Phương trình này giúp xác định nhiệt dung riêng chưa biết.
 Về mặt kỹ thuật, cần xác định khối lượng của bình chứa, nhưng nếu mw >> mbình chứa ,
nó có thể được bỏ qua.
Bảng 20.1: Một số giá trị nhiệt dung riêng

3
Câu hỏi 20.1: Hãy tưởng tượng bạn có 1 kg sắt, thủy tinh và nước, và tất cả đều ở nhiệt độ
10°C. (a) Sau khi thêm năng lượng 100J vào mỗi vật, sắp xếp các vật theo thứ tự nhiệt độ từ
cao đến thấp. (b) sắp xếp các vật theo thứ tự nhiệt lượng nhận được từ nhiều đến ít nếu nhiệt
độ các vật được tăng thêm 20°C.

Bài tập mẫu 20.1:


Một thỏi kim loại nặng 0,05kg được nung nóng
đến 200°C và sau đỏ thả vào trong một nhiệt
lượng kế chứa 0,4 kg nước ở 20,0°C. Nhiệt độ
cân bằng của hệ là 22,4°C. Tìm nhiệt dung riêng
của kim loại.
Giải:
Khái niệm hóa. Hình dung quá trình diễn ra
trong một hệ cách nhiệt (hình 20.2). Năng lượng
rời khỏi thỏi kim loại nóng và đi vào trong nước
lạnh. Thỏi kim loại bị lạnh đi và nước ấm lên. Hình 20.2: Trong thí nghiệm, một
Khi cả hai có cùng nhiệt độ thì sự trao đổi năng vật nóng có nhiệt dung riêng chưa
lượng dừng lại biết được đặt trong nước lạnh
Phân loại. Sử dụng phương trình đã được thiết trong thùng chứa cô lập với môi
lập ở trên. trường.

Kết quả là ta tìm được:


mw cw Tf  Tw 
cx 
mx Tx  Tf 
(0.400kg)(4186 J/kg  o C)(22.4 o C  20.0 C)

(0.0500kg)(200.0 C  22.4 C )
 453 J/kg  C

Nhiệt chuyển pha


Nhiệt chuyển pha
Nhiệt chuyển pha là nhiệt lượng toả ra hoặc hấp thụ bởi một đơn vị khối lượng một chất,
khi chuyển pha.
Hai sự chuyển pha phổ biến là
 Rắn sang chất lỏng (nóng chảy)
 Lỏng sang khí ( bay hơi)

4
Trong một quá trình thay đổi pha, không có sự thay đổi về nhiệt độ của các chất. Nhiệt
chuyển pha khi có sự thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng gọi là nhiệt nóng chảy. Nhiệt chuyển
pha khi có sự thay đổi trạng thái từ lỏng sang khí gọi là nhiệt hóa hơi.
Hệ số nhiệt chuyển pha
Các chất khác nhau phản ứng khác nhau đối với năng lượng truyền vào hoặc lấy đi trong
quá trình chuyển pha do chúng có các sắp xếp phân tử bên trong khác nhau.
Lượng năng lượng này cũng phụ thuộc vào khối lượng của vật. Vật chất ở pha cao hơn
thì ứng với nhiệt độ cao hơn. Ví dụ như nước là vật liệu ở pha cao hơn so với hỗn hợp nước
và nước đá.
Bổ sung khái niệm chất hay vật liệu ở pha cao hơn
Gọi khối lượng ban đầu của vật chất ở pha cao hơn được gọi là mi.
Khối lượng vật chất được tạo ra ở pha thấp hơn là mf.
(Để rõ hơn, giả sử có một khối nước với khối lượng ban đầu là mi, do tỏa nhiệt mà một
lượng nước mf được chuyển thành nước đá.)
Nếu một lượng năng lượng Q là cần để chuyển pha của một mẫu thì hệ số nhiệt chuyển
pha L
𝑄
𝐿≡ ( 20-6)
∆𝑚

 Δm = mf - mi là sự thay đổi khối lượng của vật chất ở pha cao


 L được gọi là hệ số nhiệt chuyển pha của vật liệu, giá trị của L phụ thuộc vào vật chất
cũng như sự chuyển pha thực tế.
Nếu toàn bộ lượng vật chất ở pha thấp trải qua một sự chuyển pha, thì sự thay đổi khối
lượng của vật chất ở pha cao bằng khối lượng ban đầu của vật liệu ở pha thấp. Ta cũng có thể
viết lại phương trình
Q = L∆m ( 20-7)
Nếu năng lượng đi vào hệ:
 Sẽ dẫn đến sự nóng chảy hoặc hóa hơi
 Lượng vật chất ở pha cao sẽ tăng
 Δm và Q mang dấu dương
Nếu năng lượng được rút ra khỏi hệ:
 Sẽ dẫn đến kết tinh hoặc hóa lỏng (ngưng tụ)
 Lượng vật chất ở pha cao sẽ giảm
 Δm và Q mang dấu âm

5
Bảng 20.2: Một số giá trị của của hệ số nhiệt chuyển pha

Bài tập mẫu 20.2:


Tính tổng năng lượng cần cung cấp cho 1 g nước đá để từ -300C được nấu sôi đến 120
0
C.
Giải:
Hình 20.3 mô tả quá trình chuyển hóa của nước từ dạng đặc sang dạng hơi.

Hình 20.3: Đồ thị từ nước đá sang hơi nước


Đồ thị có các phần sau
Phần A: Nước đá tăng nhiệt độ
Bắt đầu từ 1 gram nước đá ở -30 ºC, trong giai đoạn A, nhiệt độ của nước đá thay đổi
từ -30ºC đến 0ºC, dựa vào bảng 20.1, ta có phương trình Q = mi ci ∆T =
(1 × 10−3 )(2090)(30) = 62,7J
6
Trong trường hợp này, hệ thu năng lượng là 62,7 J.
Phần B: băng tan
Năng lượng chuyển hóa 1g nước đá sang dạng nước (chất lỏng), dựa vào bảng 20.2,
sử dụng phương trình Q = 𝐿𝑓 ∆𝑚𝑤 = 𝐿𝑓 𝑚𝑖 = (1 × 10−3 )(3,33 × 105 ) = 333 J
Năng lượng thu vào: 333 J
Phần C: nước tăng nhiệt độ
Giữa 0 ºC và 100 ºC, vật liệu là chất lỏng và không có sự thay đổi trạng thái. Nước
vẫn giữ nguyên pha. Hệ thu năng lượng làm tăng nhiệt độ.
Ta có Q = m𝑤 cw ∆T = (1 × 10−3 )(4,19 × 103 )(100) = 419 J
Năng lượng thu vào: 419 J
Phần D: nước sôi
Tại 100ºC, sự thay đổi trạng thái xảy ra (sôi). Nhiệt độ không thay đổi.
Sử dụng Q = 𝐿𝑣 ∆𝑚𝑠 = (1 × 10−3 )(2,26 × 106 ) = 2260J
Năng lượng cần: 2260 J
Phần E: bay hơi
Sau khi toàn bộ nước được chuyển thành hơi nước, hơi nước sẽ nóng lên. Không xảy
ra thay đổi trạng thái. Hệ thu năng lượng để tăng nhiệt độ.
Sử dụng Q = m𝑠 c𝑠 ∆T = (1 × 10−3 )(2,01 × 103 )(20 =)40,2J
Khi nhiệt độ tăng từ 100oC đến 120oC, năng lượng cần: 40,2 J
Vậy tổng năng lượng 1gram nước đá thay đổi từ -30ºC đến 1200C cần năng lượng tổng
là 3110 J.

Sự chậm đông
Nếu nước ở dạng lỏng được giữ đứng yên trong một bình rất sạch thì có thể giảm nhiệt
độ của nước xuống dưới 0oC mà không làm nó đóng băng. Hiện tượng này gọi là sự chậm
đông.
Sự đóng băng chỉ xảy ra khi nước cần một sự nhiễu loạn theo cách nào đó để các phân tử
tách nhau ra và tạo thành một cấu trúc băng rộng và mở để làm cho mật độ băng thấp hơn
mật độ của nước. Nếu nước chậm động bị nhiễu loạn, nó sẽ đóng băng ngay lập tức. Hệ rơi
về cấu hình năng lượng thấp của các phân tử liên kết của cấu trúc băng và năng lượng tỏa ra
nâng nhiệt độ trở về 0 oC.
Sự quá nhiệt
Nước sạch có thể tăng nhiệt độ đến trên 100o C mà không sôi. Hiện tượng này được gọi
là sự quá nhiệt.

7
Sự hình thành bong bóng hơi trong nước đòi hỏi tâm hóa hơi. Tâm hóa hơi này có thể là
một vết xước trên bình chứa hoặc một tạp chất trong nước. Khi bị nhiễu loạn, nước quá nhiệt
có thể phát nổ. Bong bóng nước hình thành ngay lập tức, nước nóng được đẩy lên trên và trào
ra ngoài bình chứa.
Câu hỏi 20.2: Giả sử có một quá trình tương tự nhằm thêm năng lượng vào cục đá như trên,
nhưng thay vào đó, ta sẽ vẽ đồ thị nội năng của hệ như là một hàm của năng lượng vào. Đồ
thị đó sẽ như thế nào?

Công và nhiệt trong các quá trình nhiệt động


Các biến trạng thái
Các biến trạng thái mô tả trạng thái của một hệ. Bao gồm: Áp suất, nhiệt độ, thể tích, nội
năng.
Trạng thái của một hệ cô lập chỉ được xác định khi hệ đang ở trạng thái cân bằng nhiệt.
Đối với chất khí trong bình chứa, mọi thành phần của chất khí phải ở cùng nhiệt độ và áp
suất.
Các biến quá trình
Các biến quá trình luôn là không trừ khi có một tiến trình diễn ra mà trong tiến trình này
có sự trao đổi năng lượng qua ranh giới của một hệ. Các biến quá trình không liên quan với
bất kỳ trạng thái nào của hệ mà chỉ liên quan đến sự thay đổi trạng thái của hệ. Nhiệt và công
là các biến quá trình. Biến quá trình có thể là dương hoặc âm tùy vào năng lượng đi vào hay
đi ra khỏi hệ.
Công trong nhiệt động lực học
Công được thực hiện trên một hệ có thể biến dạng,
ví dụ như chất khí.
Khảo sát một xylanh có piston. Tác dụng lực vuông
góc để nén khí từ từ. Quá trình nén đủ chậm để hệ duy
trì trạng thái cân bằng nhiệt.
Do piston được đẩy xuống bằng lực F và dịch
chuyển được một đoạn dr nên ta thực hiện một công là
dW  F  d r  Fˆj  dyˆj  Fdy  PA dy
Với A.dy = dV là sự thay đổi thể tích khối khí. A là
diện tích của piston. Bỏ qua khối lượng của piston trong
phép tính này.
Công thực hiện lên chất khí:
dW = -P dV Hình 20.4: Công được thực hiện
lên khí trong 1 xylanh có áp suất
Biện luận về dW P khi piston di chuyển đi xuống,
làm cho khí bị nén
8
 Nếu khí bị nén, dV mang dấu âm và công mang dấu dương.
 Nếu khí bị giãn nở, dV mang dấu dương và công mang dấu âm.
 Nếu thể tích không đổi, công bằng 0.
Tổng công thực hiện khi nén khí:
Vf
W    P dV
V i

Giản đồ PV

Hình 20.5: Khí được nén chậm từ trạng thái i đến trạng thái f. Hệ nhận công, do đó công
khí nhận được dương.
Trạng thái của chất khí tại mỗi bước có thể được vẽ trên giản đồ PV. Điều này cho phép
hình dung quá trình biến đổi của chất khí. Đường cong gọi là đường đi (từ trạng thái đầu đến
trạng thái cuối).
Công thực hiện bởi các đường đi khác nhau
Mỗi quá trình có cùng trạng thái đầu và cuối. Công thực hiện khác nhau trong mỗi quá
trình. Công phụ thuộc vào đường đi của quá trình.
Hình 20.6 a: Thể tích khí giảm từ Vi đến Vf trong khi áp suất Pi không đổi. Sau đó, áp
suất tăng từ Pi đến Pf bằng cách nung nóng khi thể tích Vf không đổi.
W = –Pi (Vf – Vi)
Hình 20.6 b: Áp suất của khí tăng từ Pi lên Pf với thể tích không đổi. Sau đó thể tích giảm
từ Vi về Vf .
W = –Pf (Vf – Vi)

9
Hình 20.6 c: Áp suất và thể tích của khí biến đổi liên tục. Công thực hiện là một giá trị
nào đó giữa –Pf (Vf – Vi) và –Pi (Vf – Vi).
Để đánh giá chính xác lượng công thực sự, cần phải biết hàm P (V) (để tính tích phân).

Hình 20.6: Công khí nhận khi khí thực hiện quá trình chuyển hóa từ i sang f
Sự trao đổi năng lượng
Nhiệt lượng, Q, thu vào hoặc mất đi của một hệ phụ thuộc vào quá trình biến đổi. Bể
chứa năng lượng là một nguồn năng lượng được xem là đủ lớn để một sự trao đổi năng lượng
có giới hạn không làm thay đổi nhiệt độ của nó.
Piston được giữ cố định ở vị trí ban đầu nhờ một tác nhân bên ngoài. Bỏ qua ngoại lực
tác dụng lên hệ. Piston di chuyển lên và khí sinh ra một công trên piston. Suốt quá trình giãn
nở, chỉ cần năng lượng vừa đủ để chuyển hóa năng lượng nhiệt từ bình chứa sang chất khí để
duy trì nhiệt độ không đổi.

Hình 20.7: Sự trao đổi năng lượng của khí trong xylanh
10
Sự chuyển hóa năng lượng, hệ cô lập
Xét chất khí trong một xy lanh có một màng như hình vẽ. Ban đầu, khí bị nhốt ở bên dưới
màng ngăn Hệ hoàn toàn cách nhiệt. Khi màng bị vỡ, chất khí nhanh chóng giãn nở lấp đầy
khoảng trống cho đến khi đạt được thể tích cuối cùng. Lúc này, chất khí không sinh công vì
nó không tác dụng lực. Không có năng lượng được trao đổi dưới dạng nhiệt thông qua lớp vỏ
cách nhiệt
Tóm lại:
 Năng lượng chuyển hóa bởi nhiệt, sinh công, phụ thuộc vào trạng thái đầu, cuối và
trung gian của hệ.
 Cả công và nhiệt đều phụ thuộc quá trình biến đổi.
 Không thể xác định một cách đơn lẻ từ các điểm kết thúc của quá trình nhiệt động lực
học.

Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học


Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học là trường hợp đặc
biệt của định luật bảo toàn năng lượng. Đó là trường hợp đặc biệt
khi chỉ có sự biến đổi nội năng và chỉ có sự trao đổi năng lượng
bởi nhiệt và công.
Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học
∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑄 + 𝑊
Tất cả các đại lượng phải có cùng đơn vị của năng lượng.
Một hệ quả của nguyên lý này là sự tồn tại đại lượng được biết
đến như là nội năng – được xác định bởi trạng thái của hệ. Nội
năng là một biến trạng thái.
Hệ cô lập là hệ không tương tác với môi trường xung quanh.
Không có sự trao đổi năng lượng bằng nhiệt. Công thực hiện trên
hệ bằng 0.
Hình 20.8: Nguyên lý 1
Q = W = 0, nên ∆Eint = 0 nhiệt động lực học
Nội năng của hệ cô lập không đổi.
Các chu trình
Chu trình là một tiến trình bắt đầu và kết thúc ở cùng một trạng thái.
Trên giản đồ PV, chu trình được biểu diễn như một đường cong khép kín.
Độ biến thiên nội năng bằng 0 vì nó là một biến trạng thái
Nếu ∆Eint = 0, Q = -W
Trong một chu trình, công thực hiện trên hệ trong mỗi chu trình bằng vùng giới hạn bởi
các đường cong biểu diễn chu trình trên giản đồ PV.

11
Một vài ứng dụng của nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học
20.6.1 Quá trình đoạn nhiệt
Quá trình đoạn nhiệt là quá trình trong đó không có năng lượng vào hoặc ra khỏi hệ dưới
dạng nhiệt.
Q=0
Điều này có được do: Các thành cách nhiệt của bình, Các quá trình được thực hiện nhanh
nên không có sự trao đổi nhiệt.
Vì Q = 0, ∆Eint = W
Nếu khí bị nén đoạn nhiệt, W mang dấu dương, ∆Eint mang dấu dương và nhiệt độ tăng.
Nếu khí giãn nở đoạn nhiệt, nhiệt độ khí giảm.
Một số ví dụ điển hình về quá trình đoạn nhiệt trong kỹ thuật:
 Sự giãn nở của khí nóng trong động cơ đốt trong.
 Khí ga hóa lỏng trong hệ thống làm mát.
 Nén đột ngột trong động cơ diesel.
20.6.2 Sự giãn nở tự do đoạn nhiệt
Đây là quá trình đoạn nhiệt vì nó diễn ra trong bình cách nhiệt. Vì chất khí giãn nở vào
khoảng trống, nó không tác dụng lực lên piston và W = 0.
Vì Q = 0 và W = 0, ∆Eint = 0 và trạng thái đầu và cuối như nhau.
Không có sự thay đổi về nhiệt độ.
20.6.3 Quá trình đẳng áp
Quá trình đẳng áp là quá trình xảy ra khi áp suất không đổi.
Có thể thực hiện bằng cách cho piston di chuyển tự do, vì vậy hệ luôn ở trạng thái cân
bằng giữa lực tổng hợp từ khí đẩy lên và trọng lượng của piston cộng với lực do áp suất của
không khí đẩy xuống.
Giá trị nhiệt và công nói chung đều khác 0.
Công là W = -P (Vf – Vi) với P là áp suất không đổi.
20.6.4 Quá trình đẳng tích
Quá trình đẳng tích là quá trình xảy ra khi thể tích không đổi.
Thực hiện bằng cách kẹp piston ở vị trí cố định.
Vì thể tích không đổi, W = 0.
Từ định luật 1, ∆Eint = Q
Nếu năng lượng được truyền bởi nhiệt vào một hệ có thể tích không đổi, toàn bộ năng
lượng sẽ truyền vào cho hệ và nội năng của hệ tăng lên.
12
20.6.5 Quá trình đẳng nhiệt
Quá trình đẳng nhiệt là quá trình trong đó nhiệt độ
không đổi.
Thực hiện bằng cách đặt các xylanh tiếp xúc với nguồn
nhiệt có nhiệt độ không đổi.
Vì nhiệt độ không đổi, ∆Eint = 0.
Nên, Q =  W
Năng lượng bất kỳ đi vào hệ dưới dạng nhiệt phải ra
khỏi hệ dưới dạng công.
Hình 20.9 mô tả giản đồ PV của quá trình giãn nở đẳng Hình 20.9: Quá trình đẳng nhiệt
nhiệt.
Đường cong có dạng hypebol. Đường cong gọi là
đường đẳng nhiệt
Phương trình:
pV = n R T = hằng số.

Câu hỏi 20.2: Trong hình 20.10, các đường T1, T2, T3, T4
là đường đẳng nhiệt. Vậy, trong 4 quá trình A, B, C, D, quá
trình nào là quá trình đẳng áp, quá trình đẳng tích, quá trình Hình 20.10: Đường đẳng nhiệt
đẳng nhiệt và quá trình đoạn nhiệt? càng xa gốc, nhiệt độ càng cao
20.6.6 Quá trình giãn nở đẳng nhiệt, chi tiết
Vf Vf nRT Vf dV
W    P dV    dV  nRT 
Vi Vi V Vi V

V 
W  nRT ln  i 
 Vf 
Công bằng nghịch đảo vùng bên dưới của giản đồ PV. Vì khí giãn nở, Vf > Vi và giá trị
của công thực hiện trên chất là khí là số âm. Nếu khí bị nén Vf < Vi và giá trị của công thực
hiện trên chất là khí là số dương.
Tóm tắt về các quá trình đặc biệt
Đoạn nhiệt
 Không có trao đổi nhiệt
 Q = 0 và ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑊
Đẳng áp
 Áp suất không đổi
13
 W = p (Vf – Vi) và ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑄 + 𝑊
Đẳng nhiệt
 Nhiệt độ không đổi
 ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 0 và Q = W

Cơ chế truyền năng lượng trong quá trình truyền nhiệt


Có nhiều cơ chế liên quan đến sự chuyển hóa:
 Dẫn nhiệt
 Đối lưu
 Bức xạ
20.7.1 Sự dẫn nhiệt
Việc truyền năng lượng có thể được xem xét trên
quy mô nguyên tử. Đây là một sự trao đổi động năng
giữa các hạt cực nhỏ khi chúng va chạm với nhau.
Các vi hạt có thể là các nguyên tử, phân tử hay
electron tự do. Hạt có năng lượng thấp nhận năng
lượng trong quá trình va chạm với các hạt có năng
lượng cao hơn.
Khả năng dẫn nhiệt phụ thuộc vào các đặc tính
của vật chất. Nhìn chung, kim loại là chất dẫn nhiệt
tốt. Kim loại chứa nhiều electron chuyển động tự do
bên trong chúng. Chúng có thể truyền năng lượng từ
electron này sang electron khác.
Chất có độ dẫn nhiệt kém bao gồm amiăng, giấy,
và chất khí.
Sự dẫn nhiệt chỉ xảy ra khi có sự khác biệt về
nhiệt độ giữa phần tiếp xúc của hai môi trường dẫn. Hình 20.11: Sự dẫn nhiệt
Tấm đồng chất ở hình bên dưới cho phép truyền
nhiệt lượng từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp hơn.
Tốc độ truyền nhiệt cho bởi:
Q dT
P   kA
t dx
A là diện tích mặt cắt ngang (tiết diện ngang). dT là sự khác biệt nhiệt độ. dx là độ dày
của tấm, hoặc chiều dài của một thanh.
P có đơn vị Watt khi Q có đơn vị Joule và t có đơn vị là giây. k là độ dẫn nhiệt của vật
liệu. Dây dẫn tốt có giá trị k cao và dây cách điện tốt có giá trị k thấp.

14
Một vài giá trị độ dẫn nhiệt được cho trong bảng 20.3
Bảng 20.3: Giá trị độ dẫn nhiệt

Gradient nhiệt độ
Tỉ số | dT / dx | được gọi là gradient nhiệt độ của vật liệu, cho biết hướng thay đổi nhiệt
độ từ nơi này đến nơi khác.
Đối với một thanh đồng chất, gradient nhiệt độ có thể được tính như sau:
dT Th  Tc

dx L

15
Sử dụng gradient nhiệt độ cho thanh, tốc độ truyền nhiệt trở thành:
 T  Tc 
P  kA  h 
 L 
Thanh ghép các chất
Đối với một thanh ghép các chất có chứa một số vật liệu
của độ dày khác nhau (L1, L2, ...) và độ dẫn nhiệt khác nhau
(k1, k2, ...) thì tốc độ truyền năng lượng phụ thuộc vào vật
liệu và nhiệt độ ở mặt ngoài:
A Th  Tc 
P
 L
i
i ki 

Chất cách điện


Chất cách điện được đánh giá bởi hệ số cách nhiệt R. Hình 20.12: Thanh ghép các chất
 R = L / k : hệ số cách nhiệt
A Th  Tc 
P
Ri
i

 Trường hợp có nhiều lớp, giá trị R tổng cộng là tổng các giá trị R của mỗi lớp.
Gió làm tăng sự mất năng lượng trong nhà.
Một vài giá trị của R
Bảng 20.4: Giá trị R

16
Câu hỏi 20.3: Bạn có hai thanh Rod 1 và Rod 2, có cùng chiều
dài và đường kính, nhưng chúng được làm từ các vật liệu khác
nhau. Các thanh được sử dụng để kết nối hai vật ở hai nhiệt độ
khác nhau để năng lượng truyền qua các thanh bằng nhiệt. Có
2 cách kết nối , như hình 20.13a và hình 20.13b. Trong trường
hợp nào là tốc độ truyền nhiệt lớn hơn?
(a) Hình 20.13 a.
(b) Hình 20.13 b.
(c) Như nhau.
20.7.2 Đối lưu nhiệt
Đối lưu nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra khi có sự
dịch chuyển của khối chất lỏng hoặc chất khí trong không gian
từ vùng có nhiệt độ này đến vùng có nhiệt độ khác
Hình 20.13
Quá trình đối lưu có thể diễn ra theo 2 cách:
 Đối lưu nhiệt tự nhiên: Xảy ra khi giữa các phần tử có nhiệt độ khác nhau và có khối
lượng riêng khác nhau.
 Đối lưu nhiệt cưỡng bức: Dùng công bên ngoài như bơm, quạt, khuấy trộn,… để tạo
đối lưu. Vận tốc của quá trình đối lưu cưỡng bức lớn hơn rất nhiều lần so với đối lưu
tự nhiên.
20.7.3 Sự bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt: là kiểu truyền nhiệt đặc biệt bằng tia, tia đó mang năng lượng và vật hấp
thu tia đó chuyển năng lượng thành dạng nhiệt.
VD: Nền xi măng ta đi thấy nóng vì nó nhận vô số tia bức xạ của mặt trời và hấp thu năng
lượng của tia đó chuyển thành nhiệt
Sự bức xạ nhiệt không cần tiếp xúc vật lý. Tất cả các đối tượng phát ra năng lượng liên
tục dưới dạng sóng điện từ do dao động nhiệt của các phân tử bên trong chúng. Công suất
bức xạ được cho bởi định luật Stefan:
P= σAeT4
 P: tổng công suất phát ra từ một vật, đơn vị là Watts.
 σ: hằng số Stefan-Boltzman, σ = 5.6696 x 10-8 W/m2 K4
 A là diện tích bề mặt của vật bức xạ.
 e là hằng số đặc trưng cho độ phát xạ. e thay đổi từ 0 đến 1
 T là nhiệt độ, đơn vị Kelvin.
Vật đen tuyệt đối (chất hấp thụ lý tưởng)
Vật đen tuyệt đối là vật hấp thụ tất cả năng lượng đi vào nó.
e=1
Một vật hấp thụ lý tưởng cũng là một vật bức xạ lý tưởng.
17
Tóm tắt chương 20
Nếu trao đổi một lượng năng lượng Q để làm một vật có khối lượng m và thay đổi nhiệt độ
∆T, thì nhiệt dung riêng là:
Q
c≡
m∆T

Nếu một lượng năng lượng Q là cần để chuyển pha của một mẫu thì hệ số nhiệt chuyển pha
L
Q
L≡
∆m

Công thực hiện trong một quá trình:


Vf
W    P dV
V i

Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học


∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑄 + 𝑊

Tốc độ truyền nhiệt:


Q dT
P   kA
t dx
A là diện tích mặt cắt ngang (tiết diện ngang). dT là sự khác biệt nhiệt độ. dx là độ dày của
tấm, hoặc chiều dài của một thanh

Định luật Stefan: Công suất bức xạ được cho bởi công thức
P= σAeT4

Câu hỏi lý thuyết chương 20


1. Một khí lý tưởng được nén đến một nửa thể tích ban đầu của nó bằng cách thực hiện một
số quá trình. Trong những quá trình sau, quá trình nào thực hiện công nhiều nhất? (a)
đẳng nhiệt (b) đoạn nhiệt (c) đẳng áp (d) Công thực hiện không phụ thuộc vào quá trình.
2. Một cây gậy cứng, không cháy được sử dụng để đẩy khúc củi đốt trong lò sưởi. Vì sự an
toàn và thoải mái cho người sử dụng, gậy phải làm từ vật liệu có
(a) nhiệt dung riêng lớn và độ dẫn nhiệt cao,
(b) nhiệt dung riêng nhỏ và độ dẫn nhiệt thấp,
(c) nhiệt dung riêng nhỏ và độ dẫn nhiệt cao
(d) nhiệt dung riêng lớn và độ dẫn nhiệt cao
18
3. Một mảnh đồng 100 g, ban đầu ở 95°C, bị rơi vào 200 g nước chứa trong một thau nhôm
280 g; ban đầu ở nhiệt độ 15°C. Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ? (Nhiệt dung riêng của
đồng và nhôm lần lượt là 0,092 và 0,215 cal /g.°C) (a) 16°C (b) 18°C (c) 24°C (d) 26°C
(e) không có đáp án đúng
4. Sao A có gấp đôi bán kính và gấp đôi bề mặt tuyệt đối nhiệt độ của sao B. Hằng số đặc
trưng cho độ phát xạ là 1. Tỷ lệ công suất phát xạ của ngôi sao A và sao B bằng bao
nhiêu? (a) 4 (b) 8 (c) 16 (d) 32 (e) 64
5. Nếu một khí được nén đẳng nhiệt, nhận xét nào đúng? (a) Khí nhận nhiệt lượng (b) Khí
không thực hiện công (c) Nhiệt độ của khí tăng lên. (d) Nội năng của khí không đổi. (e)
Không có nhận xét nào đúng.
6. Khí thực hiện quá trình giãn đoạn nhiệt, nhận xét nào sau đây là đúng? (a) Nhiệt độ khí
không thay đổi. (b) Khí không thực hiện công. (c) Khí không nhận nhiệt lượng. (d) Nội
năng của khí không thay đổi. (e) Áp suất tăng.
7. Nếu một khí thực hiện quá trình đẳng áp, nhận xét nào sau đây là đúng? (a) Nhiệt độ của
khí không thay đổi. (b) Khí không thực hiện công. (c) Khí không nhận nhiệt lượng (d)
Thể tích khí không đổi. (e) Áp suất khí giảm đồng đều.
8. Sau bao lâu, một máy nhiệt 1000 W làm tan chảy 1 kg băng ở nhiệt độ 220 ° C, giả sử
bang hấp thụ tất cả năng lượng từ máy nhiệt ? (a) 4,18 s (b) 41,8 giây (c) 5,55 phút (d)
6,25 phút (e) 38,4 phút

Bài tập chương 20


1. Một phụ nữ nặng 55,0 kg ăn một bánh rán có năng lượng 540 Calorie (540 kcal) cho bữa
sáng.
(a) Đổi năng lượng trên sang đơn vị Jun. Biết 1 kcal = 4186J?
(b) Người phụ nữ cần phải leo lên cầu thang rất cao bao nhiêu bước để thế năng hấp dẫn
của hệ người phụ nữ - Trái Đất bằng giá trị năng lượng trên? Giả sử chiều cao của
một cầu thang là 15,0 cm.
(c) Nếu cơ thể cô ấy chỉ hấp thụ 25.0% năng lượng trên, tính lại số bước cô ta cần leo.
2. Một mẫu đồng 50,0 g ở nhiệt độ ban đầu 25.0°C. Nếu cung cấp nhiệt lượng 1200 J vào
nó, tính nhiệt độ lúc sau của đồng?
3. Hai xilanh cách nhiệt được nối với nhau bởi một ống hẹp có lắp
một van mà ban đầu được đóng như hình bên. Xilanh 1: chứa
16,8 L Oxy ở nhiệt độ 300 K và áp suất 1,75 atm. Xilanh 2 chứa
22,4 L Oxy ở nhiệt độ 450 K và áp suất 2,25 atm. Khi mở van,
khí trong hai xilanh trộn nhau, nhiệt độ và áp suất của cả 2
xilanh bằng nhau.
(a) Tính nhiệt độ lúc sau
(b) Tính áp suất lúc sau?

19
4. Một khí lý tưởng được chứa trong một xi lanh có một piston có thể di chuyển. Piston có
khối lượng m , diện tích A và được tự do trượt lên xuống, sao cho luôn giữ áp suất không
đổi. Tính công tác động lên n mol khí để nhiệt độ của nó tăng
từ 𝑇1 lên 𝑇2 ?
5. Một khí lý tưởng thực hiện một quá trình có 𝑃 = 𝛼𝑉 2 , với 𝛼 =
5 𝑎𝑡𝑚⁄𝑚6 . Khí này được giãn nở gấp đôi so với thể tích ban
đầu là 1𝑚3 . Tính công được thực hiện trong quá trình này?

6. Khối khí thực hiện chu trình như hình.


(a) Tính công khí nhận được trong quá trình AB?
(b) Tính công khí sinh ra trong chu trình ABCA?
(c) Tính tổng nhiệt lượng khối khí thực hiện trong chu trình trên.

7. Khối khí lý tưởng thực hiện chu trình như hình bên. AB là
quá trình đoạn nhiệt; BC là quá trình đẳng áp với nhiệt
lượng nhận vào là 345 kJ; CD là quá trình đẳng nhiệt; DA
là quá trình đẳng áp với nhiệt lượng tỏa ra là 371 kJ. Tính
độ biến thiên nội năng 𝐸𝑖𝑛𝑡𝐵 − 𝐸𝑖𝑛𝑡𝐴
8. Cho 2 mol khí He xem như lý tưởng ban đầu ở nhiệt độ
300 K, áp suất 0.400 atm. Nén đẳng nhiệt nó đến áp suất
1,20 atm.
(a) Tính thể tích khối khí sau khi nén,
(b) Tính công thực hiện,
(c) Tính nhiệt lượng của quá trình.
9. Một khối khí có độ biến thiên nội năng bằng +800 J khi biến đổi
từ trạng thái A đến trạng thái C (hình). Công mà khối khí nhận
được khi biến đổi theo quá trình ABC là -500 J.
(a) Tính nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong quá trình
biến đổi ABC.
(b) Tính công khối khí nhận được trong quá trình CD. Biết
áp suất của khối khí tại trạng thái A gấp 5 lần áp suất tại
trạng thái C.
(c) Tính nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong quá trình
CDA.
(d) Tính nhiệt lượng khối khí nhận được trong quá trình CD nếu biết độ biến thiên nội
năng của khối khí trong quá trình từ D đến A là +500 J.

20
10. Cho 1 mol khí lý tưởng có trạng thái ban đầu (𝑃𝑖 , 𝑉𝑖 , 𝑇𝑖 ) thực hiện chu trình như hình
dưới.
(a) Tính công thực hiện trong cả chu trình biết nhiệt độ ban đầu của khí là 00 𝐶.
(b) Tính nhiệt lượng cần thêm vào sau mỗi chu trình?

11. Một tấm kính cửa sổ trong nhà dày 0,620 cm và có kích thước 1,00 m X 2,00 m. Vào
một ngày nào đó, Nhiệt độ của bề mặt bên trong của kính là 25,0 ° C và nhiệt độ bề mặt
bên ngoài là 0 ° C.
(a) Tính tốc độ truyền nhiệt của thủy tinh?
(b) Tính tổng năng lượng được truyền qua cửa sổ trong một ngày, giả sử nhiệt độ trên bề
mặt vẫn không đổi?
12.
(a) Tính giá trị R của cửa sổ nhiệt được làm bằng hai tấm kính đơn , mỗi tấm dày 0,125
mm và cách nhau bằng lớp không khí dày 0,250 inch.
(b) Yếu tố nào làm sự truyền nhiệt lượng qua cửa sổ giảm nếu sử dụng cửa sổ nhiệt thay
cho cửa sổ một cánh? Bao gồm sự đóng góp của các lớp không khí bên trong và bên
ngoài.

21
Chương 21: Thuyết động học chất khí

Mô hình phân tử của khí lý tưởng


Mô hình khí lý tưởng
Một số giả thiết đơn giản hóa tính chất của một hệ khí lý tưởng:
 Chất khí bao gồm một số rất lớn các phân tử. Mỗi phân tử có khối lượng và kích thước
có thể bỏ qua so với khoảng cách trung bình giữa các phân tử.
 Chuyển động của các phân tử cá thể được mô tả bằng cơ học Newton.
 Phân tử chuyển động tự do trừ khi nó va chạm với phân tử khác hay với thành bình
chứa nó. Tất cả va chạm xem là đàn hồi.
 Bỏ qua thế năng tương tác giữa các phân tử khí.
Liên hệ áp suất và động năng phân tử
Xét một hệ khí lý tưởng đơn nguyên tử (phân tử khí có một
nguyên tử). Để xây dựng mối liên hệ giữa áp suất khí và động
năng phân tử khí, ta dựa trên việc khảo sát chuyển động của
phân tử khí khi nó va chạm đàn hồi với thành bình (hình 21.1).
Giả sử các phân tử chuyển động trên mặt phẳng xy (hình 21.2).
Các biến đổi toán học dẫn ra được:
𝐹 1 𝑁
𝑃= = ( ) 𝑚0 ̅̅̅
𝑣2 (21.1)
𝐴 3 𝑉
Hay
2 1
𝑃𝑉 = 𝑁 ( 𝑚0 ̅̅̅
𝑣 2) (21.2)
3 2

Với P là áp suất khí, V là thể tích khí, N là số phân tử của Hình 21.1: Một hộp hình
1
hệ, 𝑚0 ̅̅̅
𝑣 2 là động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử lập phương cạnh d chứa 1
2
khí. phân tử khí lý tưởng
Phương trình (21.1) cho thấy áp suất tỉ lệ với:
 Số phân tử trong một đơn vị thể tích (N/V)
 Động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử.
Như vậy, có 2 cách làm tăng áp suất khí là tăng số phân tử trong một đơn vị thể tích và
tăng tốc độ (động năng) của các phân tử, chính là tăng nhiệt độ của khí.
Diễn giải nhiệt độ theo góc độ phân tử
Ta có thể so sánh áp suất tìm được từ động năng và áp suất trong phương trình trạng thái
của khí lý tưởng:

1
2 1
𝑃𝑉 = ̅̅̅2 ) = 𝑁𝑘𝐵 𝑇
𝑁 ( 𝑚𝑣
3 2
Suy ra:

2 1
𝑇= ( 𝑚0 ̅̅̅
𝑣 2) (21.3)
3𝑘𝐵 2
Phương trình 21.3 cho thấy nhiệt độ là một số đo trực tiếp
của động năng phân tử trung bình.
Từ phương trình (21.3) ta suy ra mối liên hệ:
1 3 Hình 21.2: Phân tử khí
𝑚0 ̅̅̅
𝑣 2 = 𝑘𝐵 𝑇 (21.4)
2 2 va chạm đàn hồi với
3 thành bình. Giả sử chúng
với động năng tịnh tiến trung bình trên một phân tử là 𝑘𝐵 𝑇.
2 chuyển động trên mặt
1
Khi xét trên một chiều không gian ta có ̅̅̅
𝑣𝑥2 = ̅̅̅
𝑣 2. Từ đó suy phẳng xy.
3
ra động năng tịnh tiến cho một chiều không gian là:
1 ̅̅̅2 1
𝑚𝑣𝑥 = 𝑘𝐵 𝑇 (21.5)
2 2
Vì vậy, mỗi bậc tự do tịnh tiến của phân tử khí sẽ đóng góp một lượng năng lượng bằng
½kBT cho năng lượng của hệ. Một cách tổng quát, lý thuyết về sự phân bố đều năng lượng
của hệ khí như sau:
Mỗi bậc tự do đóng góp ½kBT cho năng lượng của hệ, trong đó các bậc tự do có thể liên
quan đến chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay và dao động của phân tử.
Cuối cùng, ta tính được tổng động năng tịnh tiến của N phân tử:
1 3 3
𝐾𝑡𝑜𝑡 𝑡𝑟𝑎𝑛𝑠 = 𝑁 ( 𝑚0 ̅̅̅
𝑣 2 ) = 𝑁𝑘𝐵 𝑇 = 𝑛𝑅𝑇 (21.6)
2 2 2
𝑅 𝑁
Với 𝑘𝐵 = là hằng số Boltzmann và 𝑛 = là số mol khối khí.
𝑁𝐴 𝑁𝐴

Tốc độ căn quân phương (Root-Mean-Square speed - rms):

3𝑘𝐵 𝑇 3𝑅𝑇
𝑣𝑟𝑚𝑠 = √̅̅̅
𝑣2 = √ =√ (21.7)
𝑚0 𝑀

với 𝑀 = 𝑚0 𝑁𝐴 là khối lượng của chất khí và 𝑚0 là khối lượng của một mol chất khí.
Câu hỏi 21.1: Hai bình chứa cùng một loại khí lý tưởng ở cùng một nhiệt độ, áp suất, nhưng
thể tích bình B gấp đôi bình A. (i) Động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử khí ở bình
B so với bình A là (a) gấp đôi, (b) bằng, (c) bằng một nửa, (d) không xác định được. (ii) Cùng
các lựa chọn như (i), so sánh nội năng của hệ khí ở bình B so với bình A.

2
Bảng 21.1: Tốc độ căn quân phương của một số phân tử khí

Bài tập mẫu 21.1:


Một quả bong bóng chứa đầy một lượng 2 mol khí heli có thể tích 0,3 m3 ở nhiệt độ
20oC. Giả sử hệ khí được xem là khí lý tưởng.
(A) Tính tổng động năng tịnh tiến của hệ khí.
(B) Tính động năng trung bình trên một phân tử?
Giải:
(A) Bởi vì khí được xem là khí lý tưởng, các phân tử chuyển động không ngừng trong
bình chứa. Tốc độ chuyển động các phân tử càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. Áp
dụng phương trình (21.6) với số mol của hệ khí n = 2 mol, T = (273 + 20) = 293 K, ta
tính được tổng động năng tịnh tiến của hệ khí:
3 3
𝐾𝑡𝑜𝑡 𝑡𝑟𝑎𝑛𝑠 = 𝑛𝑅𝑇 = × 2 × 8,31 × 293 = 7,3 × 103 𝐽
2 2
(B) Áp dụng hệ thức (21.4) ta tính được động năng trung bình trên một phân tử:
1 3 3
𝑚0 ̅̅̅
𝑣 2 = 𝑘𝐵 𝑇 = × 1,38 × 10−23 × 293 = 6,07 × 10−21 𝐽
2 2 2

Sự phân bố đều năng lượng.

Hình 21.3: Số bậc tự do của khối khí lý tưởng đơn nguyên tử


(i = 3), hai nguyên tử (i = 5) và ba nguyên tử trở lên (i = 6)
Số bậc tự do của phân tử khí i
Từ lý thuyết về sự phân bố đều năng lượng của hệ khí như trình bày ở trên, ta phân tích
cụ thể số bậc tự do của một hệ khí bất kỳ:
3
 Khí đơn nguyên tử (phân tử khí có một nguyên tử): ví dụ các phân tử khí hiếm heli,
neon, argon… Các phân tử khí đơn nguyên tử chuyển động tịnh tiến theo ba trục tọa
độ xyz, mỗi chuyển động tịnh tiến sẽ có động năng tương ứng là ½kBT. Chuyển động
quay của phân tử khí đơn nguyên tử ứng với trục quay qua khối tâm của phân tử khí
có năng lượng không đáng kể. Tóm lại, phân tử khí đơn nguyên tử có số bậc tự do i =
3.
 Khí hai nguyên tử (hay lưỡng nguyên tử là phân tử khí có một nguyên tử): ví dụ khí
oxy, nito … Các phân tử khí lưỡng nguyên tử có ba chuyển động tịnh tiến và hai
chuyển động quay quanh hai trục không đi qua khối tâm của hệ (một trục quay qua
khối tâm của hệ có năng lượng không đáng kể), mỗi chuyển động này tương ứng động
năng là ½kBT. Tóm lại, phân tử khí lưỡng nguyên tử có số bậc tự do i = 5.
 Khí đa nguyên tử (phân tử khí có ba nguyên tử trở lên): Các phân tử khí đa nguyên tử
có 3 chuyển động tịnh tiến và 3 chuyển động quay quanh 3 trục không đi qua khối tâm
của hệ, mỗi chuyển động này tương ứng động năng là ½kBT. Tóm lại, phân tử khí đa
nguyên tử có số bậc tự do i = 6.
Tuy nhiên đối với phân tử đa nguyên tử, nhiều trường hợp i có giá trị lớn hơn do có thêm
năng lượng dao động giữa các nguyên tử, phân tử.
Nội năng của khí lý tưởng
Nội năng của một hệ khí là năng lượng bên trong hệ bao gồm
động năng phân tử (năng lượng do chuyển động tự do của các phân
tử), thế năng tương tác giữa các phân tử và năng lượng bên trong
mỗi phân tử, nguyên tử.
Đối với khí lý tưởng, ta có thể bỏ qua thế năng tương tác giữa
các phân tử và năng lượng bên trong mỗi phân tử do những năng
lượng này nhỏ hơn rất nhiều so với năng lượng do chuyển động của
chúng.
Hình 21.4: Một chất khí
Tóm lại, nội năng của khí lý tưởng chính là tổng động năng lý tưởng biến đổi từ trạng
phân tử của hệ khí. Từ phương trình (21.6) và khái niệm về số bậc thái có nhiệt độ Ti đến Tf
tự do của phân tử khí, ta có biểu thức tính nội năng của khí lý bằng 3 quá trình khác
tưởng là: nhau.
𝑖
𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑛 𝑅𝑇 (21.8)
2
Phương trình (21.8) cho thấy nội năng của khí lý tưởng phụ thuộc vào nhiệt độ của hệ
khí. Nhiệt độ là một biến trạng thái, chính vì vậy nội năng là một hàm trạng thái.
Độ biến thiên nội năng của một hệ khí lý tưởng khi hệ khí thay đổi một lượng nhiệt ∆𝑇
là:
𝑖
∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑛 𝑅. ∆𝑇 (21.9)
2

4
Ví dụ một vài quá trình làm thay đổi nhiệt độ của một khối khí lý tưởng như hình 21.4.
Cả ba quá trình đều làm thay đổi một lượng nhiệt ∆𝑇 = 𝑇𝑓 − 𝑇𝑖 . Do ∆𝑇 là như nhau ở 3 quá
trình trên nên Eint cũng như nhau. Tuy nhiên công thực hiện trên chất khí là khác nhau đối
với mỗi đường đi và nhiệt lượng tương ứng với mỗi đường biến đổi cũng không giống nhau.
Bởi vì công và nhiệt lượng là hàm quá trình, quá trình biến đổi khác nhau thì chúng khác
nhau.

Nhiệt dung riêng phân tử của khí lý tưởng


Giả sử một khối khí lý tưởng biến đổi từ trạng thái i có các thông số (Pi, Vi, Ti) sang trạng
𝑚
thái f (Pf, Vf, Tf) có khối lượng m, phân tử gam M suy ra số mol của khối khí 𝑛 = . Xét một
𝑀
số quá trình đặc biệt thường xảy ra như sau:
Quá trình đẳng tích: là quá trình thể tích của khí không
đổi Vi = Vf, đồ thị là đường thẳng đứng như trên hình 21.5.
 Nhiệt lượng trao đổi trong quá tình đẳng tích là:
𝑄 = 𝑛𝐶V ∆𝑇 (21.10)
với CV là nhiệt dung mol đẳng tích.
 Công thực hiện trong quá trình này

𝑊 = − ∫ 𝑃𝑑𝑉 = 0

do Vi = Vf thì dV = 0
 Áp dụng nguyên lý 1 nhiệt động lực học ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑊 +
𝑄 cho quá trình đẳng tích ta có:
𝑖
𝑛 𝑅. ∆𝑇 = 0 + 𝑛𝐶V ∆𝑇
2
Suy ra nhiệt dung mol đẳng tích: Hình 21.5: Năng lượng được
𝑖 truyền bởi nhiệt cho hệ khí
𝐶V = 𝑅 (21.11) theo 2 cách.
2
Quá trình đẳng áp: là quá trình áp suất của khí không đổi Pi = Pf, hình 21.5 là đường
thẳng nằm ngang.
 Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình này là
𝑄 = 𝑛𝐶P ∆𝑇 (21.12)
với CP là nhiệt dung mol đẳng áp.
 Công thực hiện trong quá trình này

𝑊 = − ∫ 𝑃𝑑𝑉 = −𝑃 ∫ 𝑑𝑉 = 𝑃(𝑉𝑖 − 𝑉𝑓 )

5
 Áp dụng nguyên lý 1 nhiệt động lực học ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑊 + 𝑄 cho quá trình đẳng tích:
𝑖
𝑛 𝑅. ∆𝑇 = 𝑃(𝑉𝑖 − 𝑉𝑓 ) + 𝑛𝐶P ∆𝑇
2
Cộng thêm từ phương trình trạng thái khí lý tưởng 𝑃𝑉 = 𝑛𝑅𝑇 thay vào phương trình trên,
ta được:
𝑖
𝑛 𝑅. ∆𝑇 = 𝑛𝑅(𝑇𝑖 − 𝑇𝑓 ) + 𝑛𝐶P ∆𝑇
2
Hay
𝑖
𝑛 𝑅. ∆𝑇 = −𝑛𝑅∆𝑇 + 𝑛𝐶P ∆𝑇
2
Suy ra nhiệt dung mol đẳng áp:
𝑖
𝐶P = 𝑅 + 𝑅 = 𝐶𝑉 + 𝑅 (21.13)
2
Quá trình đẳng nhiệt: là quá trình nhiệt độ khối khí không đổi Ti = Tf, đồ thị là đường
cong thừ f  f’ như trên hình 21.5.
 Độ biến thiên nội năng của quá trình đẳng nhiệt ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 0 do ∆𝑇 = 0
 Công thực hiện trong quá trình này là:
𝑛𝑅𝑇 𝑑𝑉
𝑊 = − ∫ 𝑃𝑑𝑉 = − ∫ 𝑑𝑉 = −𝑛𝑅𝑇 ∫
𝑉 𝑉
Suy ra:
𝑉𝑖
𝑊 = 𝑛𝑅𝑇𝑙𝑛 (21.14)
𝑉𝑓
 Áp dụng nguyên lý 1 nhiệt động lực học ∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑊 + 𝑄 để xác định nhiệt lượng trao
đổi trong quá trình đẳng nhiệt:
𝑉𝑖
0 = 𝑛𝑅𝑇𝑙𝑛 +𝑄
𝑉𝑓
Suy ra:
𝑉𝑓
𝑄 = 𝑛𝑅𝑇𝑙𝑛 (21.15)
𝑉𝑖
Tỉ số nhiệt dung phân tử
Ta định nghĩa tỉ số nhiệt dung phân tử:
𝐶𝑃 𝑖+2
𝛾= = (21.16)
𝐶𝑉 𝑖
với

6
𝑖 𝑖+2
𝐶𝑉 = 𝑅, 𝐶𝑃 = 𝐶𝑉 + 𝑅 = 𝑅
2 2
Bảng 21.2: Tỷ số nhiệt dung phân tử của một số chất khí

Câu hỏi 21.2: (i) Nội năng của khí lý tưởng thay đổi từ trạng thái i đến f như trên hình 21.5.
(a) nội năng tăng, (b) nội năng giảm, (c) nội năng không đổi và (d) không đủ thông tin để xác
định nội năng như thế nào. (ii) Cùng các lựa chọn như phần (i), nội năng thay đổi như thế nào
khi hệ khí biến đổi từ f  f’ như trên hình 21.5.
Bài tập mẫu 21.2:
Một xylanh chứa 3 mol khí lý tưởng heli ở 300 K.
(A) Khối khí được nung nóng đẳng tích, tính nhiệt lượng truyền cho khối khí để làm
nó tăng nhiệt độ lên 500K.
(B) Khối khí được nung nóng đẳng áp, tính nhiệt lượng truyền cho khối khí để làm nó
tăng nhiệt độ lên 500K.
Giải:
He là khí đơn nguyên tử nên ta có i = 3
(A) Nhiệt lượng truyền cho khối khí để làm nó tăng nhiệt độ lên 500K trong quá trình
đẳng tích là:
𝑖 3
𝑄1 = 𝑛𝐶V ∆𝑇 = 𝑛 𝑅(𝑇𝑓 − 𝑇𝑖 ) = 3 × × 8,31 × (500 − 300) = 7,5 × 103 𝐽
2 2
(B) Nhiệt lượng truyền cho khối khí để làm nó tăng nhiệt độ lên 500K trong quá trình
đẳng áp là:
𝑖+2 5
𝑄2 = 𝑛𝐶P ∆𝑇 = 𝑛 𝑅(𝑇𝑓 − 𝑇𝑖 ) = 3 × × 8,31 × (500 − 300) = 12,5 × 103 𝐽
2 2
7
Quá trình đoạn nhiệt cho khí lý tưởng
Nhiều quá trình quan trọng diễn ra nhanh đến nỗi phần nhiệt
được thêm vào cho hệ là không đáng kể, đó là quá trình đoạn
nhiệt. Nếu chất khí lý tưởng thực hiện một quá trình đoạn nhiệt
chuẩn tĩnh, khi đó chất khí đi qua một chuỗi các trạng thái cân
bằng được biểu diễn bằng đường cong trên giản đồ p-V. Ta xét
một bước vô cùng nhỏ trong quá trình đoạn nhiệt dQ = 0.
Áp dụng định luật thứ nhất cho quá trình đoạn nhiệt:
𝑑𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑛𝐶𝑉 𝑑𝑇 = −𝑃𝑑𝑉
Lấy vi phân phương trình trạng thái khí lý tưởng:
𝑃𝑉 = 𝑛𝑅𝑇
ta có
𝑃𝑑𝑉 + 𝑉𝑑𝑃 = 𝑛𝑅𝑑𝑇 Hình 21.6: Đường biểu diễn
quá trình đoạn nhiệt
Khử dT và n từ 2 biểu thức trên, chúng ta được:
𝑅
𝑃𝑑𝑉 + 𝑉𝑑𝑃 = − 𝑃𝑑𝑉
𝐶𝑉
Thay R = CP – CV và chia PV:
𝑑𝑉 𝑑𝑃 𝐶𝑃 − 𝐶𝑉
+ = −( ) 𝑑𝑉 = −(1 − 𝛾)𝑑𝑉
𝑉 𝑃 𝐶𝑉
Hay
𝑑𝑃 𝑑𝑉
+𝛾 =0
𝑃 𝑉
Đối với các biến đổi lớn của P và V, ta thực hiện lấy tích phân hai vế:
𝑙𝑛𝑃 + 𝛾𝑙𝑛𝑉 = constant
Tương dương với:
𝑃𝑉 𝛾 = constant (21.17)
Hay
𝑇𝑉 𝛾−1 = constant (21.18)
Phương trình (21.17) và (21.18) là các phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa các thông
số trạng thái của các quá trình đoạn nhiệt.
Tóm lại đối với quá trình đoạn nhiệt ta có:
𝑄 = 0,
𝑖
∆𝐸𝑖𝑛𝑡 = 𝑊 = 𝑛 𝑅. ∆𝑇
2

8
Bài tập mẫu 21.3:
Trong một xy lanh của động cơ diesel chứa một lượng không khí ở áp suất và thể tích
ban đầu 1 atm, 800 cm3 được nén đoạn nhiệt sao cho thể tích còn 60 cm3. Giả sử khí
được xem là khí lý tưởng, 𝛾 = 1,4. Tính áp suất trạng thái lúc sau của khối khí.
Giải
Khối khí thực hiện quá trình nén đoạn nhiệt từ trạng thái đầu Pi = 1 atm, Vi = 800 cm3
đến trạng thái sau có Vf = 60 cm3. Áp dụng phương trình (21.7) ta tính được áp suất
trạng thái lúc sau là:
𝛾 𝛾
𝑃𝑉 𝛾 = constant ↔ 𝑃𝑖 𝑉𝑖 = 𝑃𝑓 𝑉𝑓
Suy ra:
𝛾
𝑃𝑖 𝑉𝑖 1×8001,4
𝑃𝑓 = 𝛾 = = 37,6 𝑎𝑡𝑚
𝑉𝑓 601,4

Câu hỏi lý thuyết chương 21

1. Tại sao ở cùng một nhiệt độ, lượng năng lượng trên mỗi mol của khí lưỡng nguyên tử lại
lớn hơn của khí đơn nguyên tử?
2. Cái nào đậm đặc hơn: không khí khô, hay không khí bão hòa với hơi nước? Giải thích.
3. Một thùng chứa đầy khí heli và một bình khác chứa khí argon. Cả hai thùng chứa đều ở
cùng nhiệt độ. Những phân tử nào có tốc độ hiệu dụng vrms cao hơn? Giải thích.

Bài tập chương 21


1. Trong khoảng thời gian 30 s, 500 cục mưa đá tấn công tới bề mặt một cửa sổ làm bằng
kính có diện tích 0,6 m2 theo một góc 450. Mỗi cục mưa đá có khối lượng 5 g và tốc độ
8 m/s. Giả sử các va chạm là đàn hồi, tìm (a) lực trung bình và (b) áp suất trung bình lên
cửa sổ trong khoảng thời gian này.
ĐS: 0,94 N; 1,57 Pa
2. Một bình 5 lít chứa khí nitơ ở 27°C và 3 atm. Tìm (a) tổng động năng chuyển động tịnh
tiến của các phân tử khí và (b) động năng trung bình trên mỗi phân tử.
ĐS: 2,3 kJ; 6,2.10-21 J
3. Trong quá trình đẳng tích, 209 J nhiệt lượng được truyền tới 1 mol khí đơn nguyên tử ở
trạng thái lý tưởng, ban đầu ở 300 K. Tìm (a) công thực hiện của khí, (b) độ tăng nội
năng của khí, và (c) nhiệt độ cuối cùng của nó.
ĐS: 0; 209 J; 317 K

9
4. Cho 1mol khí hydro được nung nóng ở áp suất không đổi từ 300 K đến 420 K. Tính (a)
nhiệt lượng khí nhận được, (b) độ tăng nội năng của nó, và (c) công khí thực hiện .
ĐS: 3,46 kJ; 2,45 kJ; -1,01kJ
5. Một xylanh đứng với một piston nặng ở phía trên có chứa khối khí lưỡng nguyên tử ở
300 K. Áp suất khí ban đầu là 2.105 Pa, thể tích ban đầu 0,35 m3. Khối lượng mol của
không khí là 28,9 g/mol. (a) Tính nhiệt dung riêng đẳng tích của khối khí theo đơn vị
kJ/kg. oC. (b) Tính khối lượng của khối khí trong xylanh. (c) Giả sử piston được giữ cố
định, hỏi cần truyền cho khối khí một năng lượng bằng bao nhiêu để khí tăng nhiệt độ
lên 700 K. (d) Giả sử piston được tự do dịch chuyển, hỏi cần truyền cho khối khí một
năng lượng bằng bao nhiêu để khí tăng nhiệt độ lên 700 K.
ĐS: 0,719 kJ/kg. oC; 0,811 kg; 233 kJ; 327 kJ (giả sử đẳng áp)
6. Tính công cần thiết để nén 5 mol không khí ở 200C và 1atm đến một phần mười của thể
tích ban đầu. (a) trong quá trình đẳng nhiệt? (b) trong quá trình đoạn nhiệt? (c) Tính áp
suất cuối trong quá trình đẳng nhiệt? (d) Tính áp suất cuối trong quá trình đoạn nhiệt?
ĐS: 28 kJ; 46 kJ; 10 atm; 25,1 atm
7. Trong quá trình sinh công của động cơ ô tô bốn thì, Piston
chuyển động xuống dưới cylinder (xi-lanh) tạo ra một
khoảng không trong cylinder để chứa nhiên liệu phun
sương từ bộ chế hoà khí. Xem nhiên liệu gồm hỗn hợp của
các sản phẩm đốt và không khí. Chúng thực hiện quá trình
giãn đoạn nhiệt. Giả sử (1) động cơ đang chạy ở tốc độ 2500
vòng/phút; (2) áp suất đo ngay lập tức trước khi giãn nở là
20 atm; (3) thể tích của hỗn hợp ngay trước và sau khi giãn
nở là 50 cm3 và 400 cm3, tương ứng (Hình. P21.31); (4)
khoảng thời gian cho việc giãn nỡ là một phần tư trong tổng
chu kỳ; và (5) hỗn hợp hoạt động như một loại khí lý tưởng
với tỷ lệ nhiệt cụ thể 1,4. Tìm công suất trung bình được tạo ra trong quá trình sinh công
trên.
ĐS: 25 kW

10
Chương 22: Động cơ nhiệt, entropy, và nguyên lý
thứ hai của nhiệt động lực học

M
ột động cơ Stirling vào đầu thế kỷ XIX được miêu tả
như trên hình 22.1. Không khí được nung nóng trong
xi-lanh ở dưới nhờ một nguồn bên ngoài. Khi đó,
không khí sẽ giãn nở và đẩy pit-tông làm cho nó
chuyển động. Sau đó, không khí nguội đi và bắt đầu một chu
trình mới. Đây là một ví dụ về động cơ nhiệt mà chúng ta sẽ
nghiên cứu trong chương này.
Nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học mà ta đã nghiên
cứu trong chương 20 là một phát biểu về bảo toàn năng lượng
xét trong các quá trình nhiệt động. Tuy nguyên lý thứ nhất
nhiệt động lực học là rất quan trọng, nhưng nó cũng có một
số hạn chế:
 Không phân biệt được các quá trình diễn ra một cách
tự nhiên và các quá trình không diễn ra một cách tự
nhiên. Ví dụ quá trình truyền nhiệt trong tự nhiên là từ
vật nóng hơn sang vật lạnh hơn, chiều ngược lại không Hình 22.1: Động cơ Stirling
xảy ra. vào đầu thế kỷ XIX
 Không chỉ ra chiều chiều chuyển hóa năng lượng. Ví dụ một quả bóng cao su rơi
xuống đất sẽ bật lên một vài lần rồi cuối cùng sẽ đứng yên. Nhưng một quả bóng đang
nằm trên mặt đất không bao giờ thu được nội năng từ mặt đất và tự nảy lên được. Hay
một con lắc đang dao động sẽ dần dần trở về trạng thái nghỉ do có va chạm với các
phân tử không khí và ma sát ở điểm treo. Cơ năng của hệ được chuyển hóa thành nội
năng trong không khí, con lắc và điểm treo. Sự chuyển hóa năng lượng ngược lại
không bao giờ diễn ra.
 Không đề cập đến chất lượng nguồn nhiệt. Trong thực tế, một nguồn nhiệt độ cao sẽ
có chất lượng hơn nguồn nhiệt độ thấp.
Nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học, chủ đề chính của chương này sẽ chỉ rõ các chiều
diễn biến mà nguyên lý 1 chưa nêu được. Chương này sẽ giới thiệu các phát biểu nguyên lý
2 theo Kelvin-Planck và Clausius một cách định tính. Phát biểu nguyên lý 2 một cách định
lượng cũng được đề cập đến cùng khái niệm Entropy trong chương này.

1
Động cơ nhiệt và định luật thứ hai của nhiệt động lực học
Máy nhiệt là máy hoạt động theo một chu trình tuần hoàn,
liên tục chuyển hóa:
 Nhiệt thành công: đó là động cơ nhiệt ví dụ như động
cơ Stirling, động cơ hơi nước, động cơ đốt trong hay
động cơ diesel …
 Công thành nhiệt ví dụ máy lạnh, tủ lạnh, máy bơm
nhiệt...
Tác nhân là các chất vận chuyển trong máy nhiệt.
Nguồn nhiệt là các vật có nhiệt độ khác nhau, trao đổi
nhiệt với tác nhân. Nguồn nhiệt có nhiệt độ không đổi, sự trao
đổi nhiệt không ảnh hưởng tới nhiệt độ của nó. Nguồn nhiệt Hình 22.2: Nguyên tắc hoạt
có nhiệt độ cao hơn gọi là nguồn nóng Th, nguồn nhiệt có động của một động cơ nhiệt
nhiệt độ thấp hơn gọi là nguồn lạnh Tc.
Hoạt động của động cơ nhiệt (hình 22.2): Tác nhân nhận nhiệt từ nguồn nóng (Qh) để
sinh công (Weng) đồng thời mất nhiệt cho nguồn lạnh (Qc) do có sự chênh lệch nhiệt độ. Sau
một chu trình, hệ quay về trạng thái ban đầu nên ΔEint = 0, tương đương:
𝑊𝑛𝑒𝑡 + 𝑄𝑛𝑒𝑡 = 0 ↔ 𝑊𝑛𝑒𝑡 = −𝑄𝑛𝑒𝑡
Với 𝑊𝑛𝑒𝑡 = ∑ 𝑊𝑖 là tổng công thực hiện sau 1 chu trình, 𝑊𝑖 công thực hiện sau mỗi quá
trình. 𝑄𝑛𝑒𝑡 = ∑ 𝑄𝑖 là tổng nhiệt lượng trao đổi sau 1 chu trình, 𝑄𝑖 nhiệt lượng trao đổi sau
mỗi quá trình.
Gọi 𝑄ℎ = ∑ 𝑄+ là tổng lượng nhiệt hệ nhận vào sau 1 chu trình, 𝑄+ là nhiệt lượng nhận
vào của quá trình, nên 𝑄ℎ > 0; 𝑄𝑐 = ∑ 𝑄− tổng lượng nhiệt hệ tỏa ra sau 1 chu trình, 𝑄− là
nhiệt lượng tỏa ra của quá trình, nên 𝑄𝑐 < 0.
Như vậy ta có 𝑄𝑛𝑒𝑡 = 𝑄ℎ − |𝑄𝑐 |, với 𝑄ℎ = ∑ 𝑄+ và |𝑄𝑐 | = |∑ 𝑄− |
Từ đó ta có 𝑊𝑛𝑒𝑡 = −(𝑄ℎ + |𝑄𝑐 |) < 0, chứng tỏ tổng công thực hiện sau 1 chu trình nhỏ
hơn 0, tức hệ sinh công sau 1 chu trình.
Gọi 𝑊𝑒𝑛𝑔 = −𝑊𝑛𝑒𝑡 là lượng công hệ sinh ra sau 1 chu trình. Dựa vào biến đổi ở trên ta
có:
𝑊𝑒𝑛𝑔 = 𝑄ℎ − |𝑄𝑐 | (22.1)
Biểu thức (22.1) thực chất là bảo toàn năng lượng: tổng nhiệt lượng hệ nhận 𝑄ℎ vào 1
phần để sinh công 𝑊𝑒𝑛𝑔 và phần còn lại tỏa nhiệt |𝑄𝑐 | ra môi trường.
Hiệu suất hoạt động của động cơ nhiệt: là tỉ số giữa năng lượng có ích 𝑊𝑒𝑛𝑔 và năng
lượng toàn phần 𝑄ℎ .
𝑊𝑒𝑛𝑔 𝑄ℎ − |𝑄𝑐 | |𝑄𝑐 |
𝑒= = = 1− (22.2)
𝑄ℎ 𝑄ℎ 𝑄ℎ

2
Trong thực tế, mọi động cơ nhiệt chỉ sản sinh một phần năng
lượng nhận được dưới dạng công cơ học. Do đó, hiệu suất của
chúng luôn nhỏ hơn 100%. e < 1 nên |𝑄𝑐 | luôn khác 0, tức là một
lượng năng lượng |Qc| nào đó phải được thải ra môi trường.
Phát biểu nguyên lý hai theo Kelvin-Planck
Không thể chế tạo được động cơ nhiệt hoạt động tuần hoàn,
liên tục biến nhiệt thành công mà môi trường xung quanh không
chiụ sự biến đổi nào.
Động cơ nhiệt lý tưởng (động cơ vĩnh cữu) là động cơ nhiệt
hoạt động tuần hoàn sinh công bằng với lượng nhiệt nhận vào (hình
22.3). Tức là động cơ hoạt động mà không tỏa nhiệt cho nguồn
lạnh, đồng nghĩa hiệu suất 100%.Thực tế, không thể chế tạo một Hình 22.3: Mô hình
động cơ như vậy. động cơ vĩnh cữu
Câu hỏi 22.1: Một động cơ nhiệt nhận vào 1 năng lượng gấp 4 lần công mà nó thực hiện
được. (i) Hiệu suất của động cơ là (a) 4, (b) 1, (c) 0,25 và (d) không xác định được. (ii) Tỉ số
lượng nhiệt nhận vào trên lượng nhiệt tỏa ra là (a) 0,25, (b) 0,75, (c) 1 và (d) không xác định
được.
Bài tập mẫu 22.1:
Một động cơ nhiệt nhận một nhiệt lượng 2. 103 𝐽 từ nguồn nóng trong 1 chu trình và
tỏa ra cho nguồn lạnh lượng nhiệt 1,5. 103 𝐽. (a) Tính hiện suất của động cơ nhiệt. (b)
Công mà động cơ sinh ra sau 1 chu trình? (c) Tính công suất của động cơ, biết động
cơ quay được 2000 vòng/phút.
Giải:
(a) Áp dụng phương trình (22.2) tính được hiệu suất của động cơ nhiệt với 𝑄ℎ =
2. 103 𝐽 và |𝑄𝑐 | = 1,5. 103 𝐽
|𝑄𝑐 |
𝑒 =1− = 0,25 ℎ𝑎𝑦 25%
𝑄ℎ

(b) Áp dụng phương trình (22.1) tính được công mà động cơ sinh ra sau một chu trình
là:
𝑊𝑒𝑛𝑔 = 𝑄ℎ − |𝑄𝑐 | = 5 × 102 𝐽
(c) Công suất của động cơ là khả năng sinh công của động cơ trên một đơn vị thời
gian.
Đối với động cơ này, sau 1 chu kỳ T (thời gian thực hiện 1 vòng quay hay 1 chu trình)
động cơ sinh công 𝑊𝑒𝑛𝑔 , thì công suất của động cơ là:
𝑊𝑒𝑛𝑔
𝑃=
𝑇
Theo đề bài, ta có f = 2000 vòng/phút, suy ra:

3
1 1
𝑇= = 𝑣ò𝑛𝑔 1 𝑝ℎú𝑡 = 0,03 𝑔𝑖â𝑦
𝑓 2000 .
𝑝ℎú𝑡 60 𝑔𝑖â𝑦

5.102
Vậy 𝑃 = = 1,7. 104 𝑊
0,03

Máy bơm nhiệt và máy làm lạnh


Các máy nhiệt có thể hoạt động theo hướng ngược lại với
động cơ nhiệt. Đây không phải là hướng truyền năng lượng một
cách tự nhiên. Ta phải đưa vào thiết bị một năng lượng để làm
chuyện này. Các thiết bị làm được như vậy được gọi là máy
bơm nhiệt hay là máy lạnh. Ví dụ tủ lạnh, máy điều hòa không
khí là một dạng thường gặp của máy bơm nhiệt.
Một máy bơm nhiệt thực hiện chu trình biến đổi ngược với
động cơ nhiệt. Nếu dấu mũi tên biểu diễn một chu trình của
động cơ nhiệt là theo chiều kim đồng hồ thì đối với máy bơm
nhiệt, dấu mũi tên theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Trong một chu trình nghịch này, hệ sẽ nhận công 𝑊 sau
một chu trình, tức là bên ngoài phải thực hiện công lên hệ. Tác Hình 22.4: Nguyên tắc
nhân nhận năng lượng này để thực hiện truyền nhiệt từ nguồn hoạt động của máy bơm
lạnh sang nguồn nóng, tức là tác nhân sẽ lấy được nhiệt lượng nhiệt.
𝑄𝑐 và tỏa nhiệt |𝑄ℎ | ra nguồn nóng (hình 22.4).
Suy ra
𝑊 = |𝑄ℎ | − |𝑄𝑐 | (22.3)
Phát biểu nguyên lý hai theo Clausius
Không thể chế tạo được một máy hoạt động theo chu trình
mà tác động duy nhất của nó là truyền nhiệt một cách liên tục
từ một vật sang một vật khác có nhiệt độ cao hơn mà không
nhận năng lượng dưới dạng công.
Máy làm lạnh lý tưởng là máy bơm nhiệt nhận năng lượng
từ nguồn lạnh và truyền lượng năng lượng đó hoàn toàn cho
nguồn nóng không cần nhận công. Đây là một máy bơm nhiệt
không khả thi. Hình 22.5: Máy bơm
nhiệt lý tưởng
Hệ số thực hiện
Hiệu quả của một máy bơm nhiệt được mô tả bởi một số gọi là hệ số thực hiện
(coefficient of performance – COP). Tương tự như hiệu suất nhiệt của động cơ nhiệt, nó là tỉ
số giữa cái mà ta nhận được (năng lượng truyền cho hoặc nhận từ nguồn nhiệt) và cái mà ta
cho đi (công nhận vào).
 Ở chế độ làm lạnh, ta “nhận” năng lượng từ nguồn lạnh.

4
energy transferred at low temp Qc
COP   (22.4)
work done on the pump W
Một máy lạnh tốt cần phải có COP cao. Giá trị tiêu biểu thường là 5 hoặc 6.
 Ở chế độ làm nóng, COP là tỉ số giữa nhiệt lượng truyền vào với công cần thiết.
energy transferred at high temp Qh
COP =  (22.5)
work done by heat pump W
Nói chung, Qh lớn hơn W, giá trị của COP khoảng là 4 (Với nhiệt độ bên ngoài khoảng
25°F).
Bài tập mẫu 22.2:
Một tủ lạnh gia đình có COP = 5. Khi tủ lạnh đang chạy, công suất ngõ vào 500W.
Đặt một một mẫu nước nặng 500g, ở nhiệt độ 20oC vào trong ngăn đá. Hỏi rằng phải
mất bao lâu mẫu nước đông thành đá ở 0oC. Giả sử tất cả các bộ phận khác của tủ lạnh
ở cùng nhiệt độ và không có rò rỉ năng lượng ra bên ngoài.
Giải:
Ở đây ta thấy, năng lượng rời khỏi nước và nhiệt độ nước giảm xuống làm nước đóng
băng. Khoảng thời gian cần thiết cho toàn bộ quá trình này có liên quan đến tốc độ
năng lượng bị rút khỏi nước, từ đó, nó liên quan đến đầu vào nguồn của tủ lạnh, tức là
công suất ngõ vào.
𝑊 𝑊
Ta có công suất của ngõ vào = ∆𝑡 → ∆𝑡 = , với W là công thực hiện bởi bộ phận bơm
𝑃
nhiệt.
|𝑄𝑐 |
Mặc khác, phương trình (22.4) cho ta liên hệ giữa W và COP của tủ lạnh: 𝐶𝑂𝑃 = với |𝑄𝑐 |
𝑊
là lượng nhiệt lấy đi từ mẫu nước.
Ta tính được nhiệt lượng cần lấy đi để mẫu nước từ 20oC đông đá chính bằng nhiệt lượng lấy
đi để mẫu nước giảm nhiệt độ từ 20oC về 0oC cộng với nhiệt đông đặc nước đá ở 0oC:
|𝑄𝑐 | = |𝑚𝑐∆𝑇 + 𝐿𝑓 ∆𝑚|
Với m là khối lượng nước, ∆𝑚 = 0 − 𝑚 = −𝑚 (khối lượng nước lúc sau trừ khối lượng nước
ban đầu = khối lượng băng).
Tóm lại, ta tính được thời gian để làm đông nước:
|𝑄 |
𝑐 |𝑚(𝑐∆𝑇−𝐿𝑓 )|
∆𝑡 = 𝑃.(𝐶𝑂𝑃) = 𝑃.(𝐶𝑂𝑃)

Theo đề bài: m = 0,5 kg, P = 500 W, COP = 5. Tra bảng ở chương 20 các số liệu nhiệt dung
riêng và nhiệt chuyển pha: c = 4186 J/kg.oC và Lf = 3,33.105 J/kg. Thế số ta tính được ∆𝒕 =
𝟖𝟑, 𝟑 𝒔.

5
Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch
Quá trình thuận nghịch:
 Là quá trình diễn biến theo cả hai chiều trong đó nếu lúc đầu quá trình diễn ra theo
một chiều nào đó (chiều thuận) rồi sau lại diễn ra theo chiều ngược lại để trở về trạng
thái ban đầu thì hệ đi qua mọi trạng thái giống như lúc hệ diễn biến theo chiều thuận
và khi hệ đã trở về trạng thái ban đầu thì không gây ra một biến đổi gì cho môi trường
xung quanh.
 Đặc tính tổng quát của quá trình thuận nghịch là không xuất hiện một tác dụng hao phí
nào (các dòng xoáy của chất khí hoặc ma sát) để chuyển cơ năng thành nội năng.
Quá trình không thuận nghịch:
 Mọi quá trình thực do diễn biến nhanh hoặc vì bao giờ cũng có sự tỏa nhiệt do ma
sát nên chúng đều không phải là quá trình thuận nghịch. Trong trường hợp này khi hệ
trở lại trạng thái ban đầu thì quá trình đã gây ra một sự biến đổi cho môi trường. Những
quá trình này gọi là quá trình không thuận nghịch.
 Mọi quá trình trong tự nhiên được biết là không thuận nghịch. Các quá trình thuận
nghịch là một sự lý tưởng hóa, nhưng một số quá trình thực lại là sự gần đúng tốt. Nếu
chúng xảy ra càng chậm và càng ít ma sát thì chúng càng gần đúng với quá trình thuận
nghịch.

Động cơ Carnot
Đây là một động cơ lý thuyết được thiết kế bởi Sadi Carnot. Động cơ nhiệt hoạt động
theo một chu trình lý tưởng, thuận nghịch (chu trình Carnot) giữa hai nguồn nhiệt. Động cơ
này có hiệu suất cao nhất có thể đạt được. Động cơ này thiết lập giới hạn trên của các hiệu
suất của tất cả các động cơ khác.
Định lý Carnot
Không có động cơ nhiệt nào hoạt động giữa hai nguồn nhiệt có thể đạt hiệu suất cao hơn
động cơ Carnot hoạt động cũng giữa hai nguồn nhiệt đó.
Chu trình Carnot
Là chu trình gồm 2 quá trình đẳng nhiệt và 2 quá trình
đoạn nhiệt xen kẽ nhau (hình 22.6). Cụ thể: A→B là sự giãn
nở đẳng nhiệt, B→C là quá trình giãn nở đoạn nhiệt, C→D
là quá trình nén đẳng nhiệt và D→A là quá trình nén đoạn
nhiệt.
Công Weng thực hiện bởi động cơ được chỉ ra trong hình
là diện tích giới hạn bởi chu trình. 𝑊𝑒𝑛𝑔 = 𝑄ℎ − |𝑄𝑐 | =
𝑄𝐴𝐵 − |𝑄𝐶𝐷 |
Hiệu suất của động cơ Carnot
Hình 22.6: Chu trình Carnot
6
Carnot đã chỉ ra rằng hiệu suất của động cơ phụ thuộc vào nhiệt độ của các nguồn nhiệt.
𝑊𝑒𝑛𝑔 |𝑄𝑐 | 𝑇𝐶
𝑒= =1− =1 − (22.6)
𝑄ℎ 𝑄ℎ 𝑇ℎ
với các nhiệt độ phải tính theo Kelvin.
Lưu ý về hiệu suất Carnot
 Hiệu suất chỉ bằng 100% khi Tc = 0 K  Không thể có nguồn nhiệt như vậy, nên hiệu
suất luôn nhỏ hơn 100%.
 Nhìn vào biểu thức (22.6) ta thấy hiệu suất tăng khi giảm Tc và tăng Th. Trong hầu hết
các trường hợp thực tiễn, Tc gần với nhiệt độ phòng (300 K). Như vậy, một cách tổng
quát, để tăng hiệu suất động cơ nhiệt thì ta phải tăng nhiệt độ nguồn nóng Th.
Chu trình Carnot ngược
Theo lý thuyết, một động cơ làm việc theo chu trình Carnot có thể chạy theo chiều ngược
lại. Nó sẽ tạo ra một máy bơm nhiệt với hiệu suất cao nhất có thể.
Điều này sẽ xác định được giá trị lớn nhất có thể của COP đối với một tổ hợp cho trước
của cá nguồn nóng và nguồn lạnh.
COP của các máy bơm nhiệt Carnot
 Chế độ sưởi ấm:
Qh Th Opposite
COPC   (22.7)
W Th  Tc Hypotenuse

 Chế độ làm lạnh:


Qc Tc
COPC   (22.8)
W Th  Tc

Trên thực tế, giá trị của COP là nhỏ hơn 10.
Câu hỏi 22.2: Ba động cơ hoạt động với các nguồn nhiệt riêng biệt đều chênh lệch 300 K.
Cụ thể: động cơ A có Th = 1000 K, Tc = 700K; động cơ B Th = 800 K, Tc = 500K, động cơ C
Th = 600 K, Tc = 300K. Hãy sắp xếp hiệu suất của động cơ từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

Bài tập mẫu 22.3:


Hãy dẫn ra biểu thức tính hiệu suất của chu trình Carnot (phương trình 22.6).
Giải:
Để tính hiệu suất của động cơ nhiệt, bước đầu tiên chúng ta liệt kê biểu thức nhiệt
lượng của từ quá trình, sau đó xét dấu các nhiệt lượng đó để tính tổng nhiệt lượng hệ
nhận vào Q h và tổng nhiệt lượng hệ tỏa ra |Q c | sau một chu trình.
Liệt kê:

7
𝑉
𝑄𝐴𝐵 = 𝑛𝑅𝑇ℎ 𝑙𝑛 𝑉𝐵 > 0 (𝑑𝑜 𝑉𝐵 > 𝑉𝐴 )
𝐴

𝑄𝐵𝐶 = 𝑄𝐷𝐴 = 0 (𝑞𝑢á 𝑡𝑟ì𝑛ℎ đ𝑜ạ𝑛 𝑛ℎ𝑖ệ𝑡)


𝑉
𝑄𝐶𝐷 = 𝑛𝑅𝑇𝑐 𝑙𝑛 𝑉𝐷 < 0 (𝑑𝑜 𝑉𝐷 < 𝑉𝐶 )
𝐶

Sau khi xét dấu, ta tính được:


𝑉
Tổng nhiệt lượng hệ nhận vào Q h sau một chu trình: 𝑄ℎ = 𝑄𝐴𝐵 = 𝑛𝑅𝑇ℎ 𝑙𝑛 𝑉𝐵
𝐴
𝑉𝐶
Tổng nhiệt lượng hệ tỏa ra |Q c | sau một chu trình: |𝑄𝑐 | = |𝑄𝐶𝐷 | = 𝑛𝑅𝑇𝑐 𝑙𝑛 𝑉
𝐷

Cuối cùng thế vào biểu thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt:
𝑉
|𝑄𝑐 | 𝑛𝑅𝑇𝑐 𝑙𝑛 𝐶
𝑉𝐷
𝑒 =1− =1− 𝑉 (1)
𝑄ℎ 𝑛𝑅𝑇ℎ𝑙𝑛 𝐵
𝑉𝐴

Áp dụng phương trình (21.18) đối với 2 quá trình đoạn nhiệt:
𝛾−1 𝛾−1
𝑄𝑢á 𝑡𝑟ì𝑛ℎ 𝐵 → 𝐶: 𝑇ℎ 𝑉𝐵 = 𝑇𝑐 𝑉𝐶 (2)
𝛾−1 𝛾−1
𝑄𝑢á 𝑡𝑟ì𝑛ℎ 𝐷 → 𝐴: 𝑇𝑐 𝑉𝐷 = 𝑇ℎ 𝑉𝐴 (3)
𝑉 𝑉
Tỉ lệ phương trình (2) và (3) cho nhau ta thu được tỉ số: 𝑉 𝐶 = 𝑉𝐵 . Thế vào (1) ta được điều
𝐷 𝐴
phải chứng minh:
𝑇
𝑒 = 1 − 𝑇𝐶

Động cơ xăng và động cơ Diesel


Một động cơ xăng diễn ra 6 quá trình tương ứng 4 kỳ nạp, nén, nổ, xả trong một chu trình
như hình 22.7 bên dưới. Có thể xem các quá trình trong chu trình gần đúng với chu trình Otto
như hình 22.8.

Hình 22.7: Các quá trình trong một chu trình hoạt động của động 4 thì – còn gọi là động cơ xăng.
8
Cụ thể như sau:
 Thì nạp: Trong quá trình này, pit-tông chuyển động
xuống dưới, hỗn hợp xăng và không khí được hút vào
xi-lanh. Năng lượng đi vào hệ bởi sự truyền vật chất
dưới dạng thế năng của nhiên liệu. Thể tích tăng từ V2
đến V1. Quá trình nạp ứng với O → A trong đồ thị PV
của chu trình Otto.
 Thì nén: Pit-tông chuyển động lên trên, hỗn hợp không
khí và nhiên liệu bị nén đoạn nhiệt. Thể tích của hỗn hợp
biến thiên từ V1 đến V2. Nhiệt độ của hệ tăng lên. Công
thực hiện lên khí là dương và bằng về độ lớn nhưng trái
dấu với phần diện tích bên dưới đường cong. Kỳ này ứng
với đoạn A → B trong chu trình Otto. Hình 22.8: Giản đồ PV của
 Thì nổ: Sự đốt cháy xảy ra khi bu-gi đánh lửa. Sự đốt chu trình Otto - động cơ
xăng
cháy xảy ra rất nhanh khi pit-tông đang ở vị trí cao nhất của nó. Sự đốt cháy ứng với
sự trao đổi năng lượng từ thế năng sang nội năng. Nhiệt độ tăng từ TB đến TC nhưng
thể tích vẫn gần như cũ. Ứng với đoạn B → C trong chu trình Otto. Sau đó khí giãn nở
đoạn nhiệt. Thể tích biến đổi từ V2 về V1. Nhiệt độ giảm từ Tc đến TD. Khí sinh công. Công
này bằng diện tích bên dưới đường cong. Ứng với đoạn C → D trong chu trình Otto.
 Thì xả: Van xả mở ra khi pit-tông đến vị trí thấp nhất, áp suất giảm đột ngột, thể tích
gần như không đổi. Không có sự sinh công, năng lượng thoát ra từ bên trong xi-lanh.
Đây là quá trình D → A trong đồ thị PV của chu trình Otto.
Cuối cùng, pit-tông chuyển động lên trên trong khi van xả vẫn mở. Các khí còn dư được
thải ra khí quyển. Thể tích giảm từ V1 về V2. Ứng với đoạn A → O trên đồ thị PV của chu
trình Otto.
Bốn Thì Nạp, Nén, Nổ, Xả được hoàn tất và động cơ lại tiếp tục chu trình mới.
Hiệu suất của chu trình Otto
Nếu hỗn hợp không khí–nhiên liệu được xem là khí lý tưởng thì hiệu suất của chu trình
Otto là:
1
e  1 (22.9)
V1 V2 
 1

Trong đó  là tỉ số nhiệt dung phân tử, V1/V2 được gọi là tỉ số nén.


Thực tế, hiệu suất của động cơ Otto là từ 15% đến 20%. Chủ yếu là do ma sát, trao đổi
năng lượng do truyền nhiệt và đốt cháy không hoàn toàn hỗn hợp không khí – nhiên liệu.
Động cơ Diesel
Hoạt động với một chu trình tương tự như chu trình Otto nhưng không có bu-gi. Tỉ số
nén cao hơn nhiều nên nhiệt độ của xi-lanh vào cuối kỳ nén cũng cao hơn nhiều. Nhiên liệu
được phun vào và nhiệt độ đủ cao để hỗn hợp tự cháy mà không cần bu-gi.

9
Động cơ Diesel có hiệu suất cao hơn động cơ xăng.

Entropy
Entropy là một biến trạng thái liên quan đến nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học. Entropy
không phải năng lượng. Chúng là các khái niệm rất khác nhau. Tầm quan trọng của entropy
tăng theo sự phát triển của cơ học thống kê.
Một hệ cô lập có xu hướng ngày càng hỗn loạn và entropy là số đo tự nhiên của mức độ
hỗn loạn.
Trạng thái vi mô và trạng thái vĩ mô
 Trạng thái vi mô là một cấu hình cụ thể của các cấu thành riêng biệt của hệ.
 Trạng thái vĩ mô là sự mô tả về các điều kiện từ quan điểm vĩ mô. Các biến vĩ mô như
áp suất, mật độ và nhiệt độ của khí.
 Đối với một trạng thái vĩ mô đã cho, có thể có nhiều trạng thái vi mô. Tất cả các trạng
thái vĩ mô được giả định là đồng khả năng.
Khi tất cả các trạng thái vi mô khả dĩ được xem xét, người ta thấy rằng các trạng thái vĩ
mô tương ứng với sự hỗn loạn có nhiều trạng thái vi mô hơn so với trạng thái vĩ mô tương
ứng với sự trật tự.
Xác suất để một hệ biến đổi (theo thời gian) từ một trạng thái vĩ mô có trật tự sang một
trạng thái vĩ mô hỗn loạn là lớn hơn so với sự dịch chuyển ngược lại.
Trạng thái vĩ mô hỗn loạn có nhiều trạng thái vi mô hơn. Càng có nhiều trạng thái vi mô
trong một trạng thái vĩ mô cụ thể thì xác suất xuất hiện của trạng thái vĩ mô này càng cao.

Hình 22.9: Ví dụ về phân tử


Ví dụ về phân tử
 Một phân tử trong một bình chứa có hai phía có cơ hội 1 trong 2 để ở phía bên trái
(hình 22.9a).
 Hai phân tử có cơ hội 1 trong 4 để có mặt đồng thời ở phía bên trái (hình 22.9b).
 Ba phân tử có cơ hội 1 trong 8 để đồng thời ở phía bên trái (hình 22.9c).
 Xét 100 phân tử trong bình chứa. Xác suất để 50 phân tử chuyển động nhanh nằm về
một bên và 50 phân tử chuyển động chậm nằm về bên kia là (½)100.
10
 Nếu ta có một mol khí, thì điều này rất khó xảy ra.
Ví dụ với các viên bi
Giả sử ta có một cái túi có 50 viên bi đỏ (R) và 50 viên bi lục (G). Rút ra một viên bi và
ghi lại màu của nó, thả nó trở lại vào túi và rút một bi khác. Tiếp tục cho đến khi rút được 4
viên bi. Các trạng thái vĩ mô có thể là gì và xác suất của chúng bằng bao nhiêu?
Kết quả được xem xét trong bảng bên dưới. Kết luận:
 Trạng thái vĩ mô dễ xảy ra nhất và cũng là hỗn độn nhất là trạng thái ứng với nhiều
trạng thái vi mô nhất.
 Trạng thái vĩ mô khó xảy ra nhất và cũng là trật tự nhất là trạng thái ứng với ít trạng
thái vi mô nhất.
Bảng 22.1: Các kết quả khả dĩ việc rút bi khỏi túi

Sự biến thiên Entropy trong các hệ nhiệt động


Entropy là đại lượng liên quan đến sự truyền năng lượng bằng nhiệt trong một quá trình
thuận nghịch. Gọi dQr là năng lượng truyền do nhiệt khi một hệ biến đổi theo một đường
thuận nghịch. Độ biến thiên Entropy của một quá trình vi phân là:
𝑑𝑄𝑟
𝑑𝑆 = (22.10)
𝑇
Đặc điểm:
 Độ biến thiên của entropy chỉ phụ thuộc các điểm đầu và cuối của quá trình mà không
phụ thuộc vào dạng đường đi.
 Độ biến thiên entropy đối với một quá trình không thuận nghịch có thể được xác định
bằng cách tính độ biến thiên entropy của quá trình thuật nghịch có cùng điểm đầu và
điểm cuối.
Độ biến thiên entropy của một quá trình hữu hạn
Đối với một quá trình hữu hạn, T không phải là hằng số trong suốt quá trình. Nên độ biến
thiên entropy của hệ khi đi từ một trạng thái đến một trạng thái khác có cùng giá trị đối với
mọi đường nối hai trạng thái này:
𝑓 𝑓
𝑑𝑄𝑟
∆𝑆 = ∫ 𝑑𝑆 = ∫ (22.11)
𝑇
𝑖 𝑖

11
Độ biến thiên hữu hạn của entropy chỉ phụ thuộc vào các thuộc tính của các trạng thái
cân bằng đầu và cuối của hệ. Do đó, ta tùy ý chọn một đường thuận nghịch cụ thể để đánh
giá entropy thay vì phải chọn một đường thực tế, bởi vì các trạng thái đầu và cuối là như
nhau.
Độ biến thiên entropy được biểu diễn trong công thức Bolzman
𝑊𝑓
∆𝑆 = 𝑘𝐵 𝑙𝑛 ( ) (22.12)
𝑊𝑖
Hay Entropy trong thang chia vi mô
𝑆 = 𝑘𝐵 𝑙𝑛𝑊 (22.13)
Với 𝑊𝑖 , 𝑊𝑓 là số trạng thái vi mô đầu và cuối cho các cấu hình đầu và cuối tương ứng
của hệ. Nếu 𝑊𝑓 > 𝑊𝑖 thì trạng thái cuối của hệ khả dĩ dơn trạng thái đầu và entropy của hệ
tăng.
Càng có nhiều trạng thái vi mô ứng với một trạng thái vĩ mô cho trước thì entropy của
trạng thái vĩ mô này lớn hơn. Điều này cho thấy rằng entropy là một số đo mức hỗn loạn.
Câu hỏi 22.4: Một khí lý tưởng tăng nhiệt độ từ Ti đến Tf dọc theo 2 đường khác nhau. Đường
A là quá trình đẳng áp, đường B là quá trình đẳng tích. Liên hệ độ biến thiên entropy của 2
đường này: (a) ∆𝑆𝐴 > ∆𝑆𝐵, (b) ∆𝑆𝐴 = ∆𝑆𝐵 và (c) ∆𝑆𝐴 < ∆𝑆𝐵.

Câu hỏi 22.5: Độ biến thiên entropy của quá trình đoạn nhiệt bằng 0 do Q = 0 đúng hay sai?

Độ biến thiên entropy đối với một chu trình thuận nghịch
Entropy chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ, nên sau một chu trình,
hệ quay về trạng thái đầu tiên nên độ biến thiên entropy đối với một
chu trình bằng 0.
𝑑𝑄𝑟
∆𝑆 = ∮ =0 (22.14)
𝑇
Dấu tích phân chỉ ra rằng phép tích phân lấy trên một đường cong kín.
Độ biến thiên entropy đối với quá trình dãn nở tự do
Hãy xét sự giãn nở tự do, quá trình đoạn nhiệt (hình 22.10). Quá
trình này là không thuận nghịch vì khí không thể tự động co lại một
nửa thể tích sau khi đã chiếm toàn bộ thể tích. Chính vì vậy không thể
lấy Q = 0, chúng ta cần tìm Qr của quá trình nghịch với cùng điểm đầu Hình 22.10: Quá
và điểm cuối. trình giãn nở tự do
đoạn nhiệt của
Để đơn giản, ta chọn một sự giãn nở đẳng nhiệt, thuận nghịch trong chất khí.
đó khí chỉ ép vào pit-tông khi năng lượng đi vào hệ từ một nguồn có
nhiệt độ T không đổi, ta thu được biểu thức:

12
𝑓 𝑓
𝑑𝑄𝑟 1 𝑉𝑓
∆𝑆 = ∫ = ∫ 𝑑𝑄𝑟 = 𝑛𝑅𝑙𝑛 ( ) (22.15)
𝑇 𝑇 𝑉𝑖
𝑖 𝑖

Do Vf > Vi, nên S >0 có nghĩa là entropy tăng. Kết quả này cũng giống với giãn nở đoạn
nhiệt không thuận nghịch.
Độ biến thiên entropy đối với quá trình truyền nhiệt
Xét một hệ gồm một nguồn nóng có nhiệt độ Th và một nguồn lạnh có nhiệt độn Tc tiếp
xúc nhiệt với nhau và cách nhiệt so với bên ngoài. Một quá trình truyền nhiệt lượng Q từ
nguồn nóng sang nguồn lạnh. Đây là quá trình không thuận nghịch vì chiều truyền nhiệt
ngược lại không xảy ra. Tóm lại, quá trình bao gồm 2 quá trình: năng lượng rời khỏi nguồn
nóng và năng lượng đi vào nguồn lạnh. Chúng ta sẽ tính độ biến thiên entropy trong mỗi quá
trình sau đó cộng lại sẽ được độ biến thiên entropy tổng hợp.
Nguồn lạnh nhận một năng lượng Q và entropy của nó biến đổi một lượng Q/Tc. Đồng
thời, nguồn nóng mất một năng lượng Q và entropy biến đổi một lượng -Q/Th. Như vậy độ
biến thiên entropy của hệ là:
𝑄 𝑄
∆𝑆 = − (22.16)
𝑇𝑐 𝑇ℎ
Do Th > Tc, nên ta có ∆𝑆 > 0, tức là entropy của hệ tăng.

Entropy và nguyên lý thứ hai nhiệt động học


Xét một hệ và môi trường xung quanh nó, hay là toàn bộ vũ trụ. Vũ trụ thì luôn vận động
về phía trạng thái vi mô xác suất cao hơn, tương ứng với sự lan truyền năng lượng liên tục.
Một cách phát biểu khác của quá trình này là:
“Entropy của Vũ trụ tăng trong tất cả quá trình thực”
Phát biểu này tương đương với các phát biểu nguyên lý thứ hai của Kelvin-Planck và
Clausius.
𝑄 −𝑄
∆𝑆𝑈 = + >0
𝑇𝑐 𝑇ℎ
Độ tăng entropy được mô tả trong nguyên lý hai là độ tăng entropy của hệ và của môi
trường quanh nó. Khi một hệ và môi trường quanh nó tương tác trong một quá trình không
thuận nghịch độ tăng entropy của cái này là lớn hơn độ giảm entropy của cái kia. Độ biến
thiên entropy của Vũ trụ phải lớn hơn hoặc bằng 0 đối với quá trình không thuận nghịch và
bằng 0 với quá trình thuận nghịch.
Sự chết nhiệt của Vũ trụ
Entropy của Vũ trụ sẽ đạt đến giá trị cực đại. Ở giá trị này, Vũ trụ sẽ ở một trạng thái
đồng nhất về nhiệt và mật độ. Toàn bộ các quá trình vật lý, hóa học và sinh học sẽ ngừng lại.
Trạng thái của sự hỗn loạn hoàn hảo hàm ý rằng không có năng lượng nào có thể sinh công.
Trạng thái này được gọi là sự chết nhiệt của Vũ trụ.
13
Câu hỏi lý thuyết chương 22
1. Liệu nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học có mâu thuẫn hay dùng để sửa chữa nguyên lý
một không ? Lập luận cho câu trả lời của bạn.
2. “Nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học nói rằng không thể có động cơ vĩnh cửu, và
nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học nói rằng bạn thậm chí không thể chế tạo động cơ
vĩnh cửu.” Nêu một thiết bị hoặc quy trình cụ thể để giải thích tuyên bố trên.
3. Tua bin hơi nước là một thành phần chính của một nhà máy điện. Ta có nhiệt độ của hơi
nước càng cao càng tốt. Giải thích tại sao?
4. Giả sử cô bạn dọn dẹp căn phòng bừa bộn của bạn sau một bữa tiệc lớn. Bởi vì cô ấy sắp
xếp đồ đạc trật tự, gọn gang hơn, quá trình này có vi phạm nguyên lý thứ hai nhiệt động
lực học không?
5. Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ ô tô ?

Bài tập chương 22


1. Một động cơ nhiệt có công suất là 5 kW và hiệu suất động cơ là 25%. Động cơ
thải ra 8. 103 J nhiệt lượng trong mỗi chu trình. Tính (a) Nhiệt lượng nhận vào trong mỗi
chu trình và (b) thời gian thực hiện một chu trình.
ĐS: 10,7 kJ; 0,53 s
2. Một động cơ nhiệt nhận nhiệt lượng 360 J từ nguồn nóng và thực hiện 25 J công trong
mỗi chu trình. Tính (a) Hiệu suất động cơ ? (b) Nhiệt lượng tỏa ra cho nguồn lạnh trong
mỗi chu trình.
ĐS: 6,94 %; 355 J
3. Một động cơ xăng của máy bay, hoạt động ở tốc độ 2,5. 103 vòng/phút, nhận năng lượng
7,89. 103 J và thải ra 4,58. 103 J cho mỗi vòng quay của trục khuỷu . (a) Có bao nhiêu
lít nhiên liệu được tiêu thụ trong 1giờ hoạt động nếu nhiệt đốt cháy nhiên liệu là
4,03. 107 J/L? (b) Tính công suất ở ngõ ra của động cơ (theo đơn vị mã lực)? Bỏ qua ma
sát. (c) Mô men xoắn của trục khuỷu trên tải bằng bao nhiêu? (d) Công suất của hệ thống
làm mát của động cơ?
ĐS: 29,4 L/h; 185 hp; 527 N.m; 1,91.105 W
4. Giả sử một động cơ nhiệt có hai nguồn, một nguồn là một hồ chứa nhôm nóng chảy ở
nhiệt độ 660°C và một nguồn là một khối thủy ngân rắn có nhiệt độ 238,9°C. Động cơ
chạy bằng cách làm lạnh 1 g nhôm và làm nóng chảy 15 g thủy ngân trong mỗi chu trình.
Nhiệt nóng chảy của nhôm là 3,97. 105 J/kg; Nhiệt nóng chảy của thủy ngân là 1,18. 104
J/kg. Tính hiệu suất động cơ?
ĐS: 55,4 %

14
5. Máy bơm nhiệt ở chế độ làm nóng có hệ số thực hiện là 3,8 và hoạt động với công suất
tiêu thụ là 7,03. 103 W. (a) Tính nhiệt lượng mà máy thải ra nhà bạn trong thời gian hoạt
động 8h liên tục? (b) Tính nhiệt lượng mà máy thu được từ không khí bên ngoài?
ĐS: 7,69. 108 J; 5,67. 108 J
6. Tủ lạnh có hệ số thực hiện của chế độ làm lạnh là 3. Nhiệt độ trong ngăn đá là -20°C và
nhiệt độ phòng là 22°C. Tủ lạnh có thể chuyển 30 g nước ở nhiệt độ 22°C thành 30 g đá
ở nhiệt độ -20°C trong mỗi phút. Tính công suất của máy theo đơn vị W. Biết khối lượng
riêng của nước và nước đá lần lượt là 4186 J/kg.oC và 2090 J/kg. oC; nhiệt nóng chảy của
nước là LF = 3,33.105 J/kg.
ĐS: 77,8 W
7. Một động cơ hoạt động theo Carnot có công suất ra là 150 kW. Động cơ hoạt động giữa
hai nguồn 20°C và 500°C. (a) Tính nhiệt lượng động cơ nhận được trong mỗi giờ? (b)
Tính nhiệt lượng động cơ tỏa ra trong mỗi giờ?
ĐS: 8,7. 108 J; 3,3. 108 J
8. Tính hệ số làm lạnh của tủ lạnh hoạt động theo chu trình Carnot với nhiệt độ hai nguồn
là 23°C and 127°C.
ĐS: 9
9. Tính công của một tủ lạnh hoạt động theo Carnot lý tưởng nhận 1 J nhiệt lượng từ heli
hóa lỏng ở nhiệt độ 4 K và thải ra môi trường ngoài ở nhiệt độ phòng (293 K)?
ĐS: 72,2 J
10. Một khối khí lý tưởng thực hiện chu trình Carnot. Quá trình giãn đẳng nhiệt xảy ra ở
nhiệt độ 250°C, và quá trình nén đẳng nhiệt diễn ra ở nhiệt độ 50°C. Khí lấy 1,20× 103 J
năng lượng từ nguồn nóng trong quá trình giãn đẳng nhiệt. Tìm (a) Nhiệt lượng thải ra
nguồn lạnh trong mỗi chu kỳ và (b) Công thực hiện bởi khí trong mỗi chu kỳ.
ĐS: 741 J; 459 J
11. Một động cơ nhiệt hoạt động trong chu trình Carnot giữa hai nguồn nhiệt 80°C và 350°C.
Nó hấp thụ 21000 J nhiệt lượng từ nguồn nóng trong mỗi chu trình. Thời gian của mỗi
chu trình là 1s. (a) Tính công suất của động cơ? (b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trong mỗi chu
trình?
ĐS: 9,1 kW; 11,9 kJ
12. Một trạm phát điện được thiết kế để có công suất ngõ ra là 1,40 MW, sử dụng một tuabin
có hiệu suất bằng hai phần ba hiệu suất của động cơ Carnot. Nhiệt lượng khí thải được
truyền vào một tháp giải nhiệt có nhiệt độ 110oC. (a) Tính tỷ lệ giữa nhiệt lượng khí thải
vào tháp theo thời gian (tính theo biến nhiệt độ đốt nhiên liệu Th ). (b) Nếu buồng đốt tăng
nhiệt độ thì lượng khí thải ra thay đổi như thế nào? (c) Tính công suất của ống xả ứng
với Th = 8000 C. (d) Th bằng bao nhiêu để công suất ống xả bằng một nửa giá trị tính ở

15
phần (c). (e) Th bằng bao nhiêu để công suất ống xả bằng một phần tư giá trị tính ở phần
(c).
ĐS: 1,87 MW; 3,84.103 K
13. Khí gaz trong một xy lanh của động cơ ô tô có thể tích 50 cm3 và áp suất ban đầu là
3,00. 106 Pa. Khi đốt cháy nhiệt độ tăng làm cho khí đốt giãn nở tạo nên áp suất tác dụng
lên một piston (pít-tông) đẩy piston này di chuyển đi. Pít-tông giãn nở đến thể tích cuối
cùng là 300 cm3 và khí xem như giãn nở đoạn nhiệt. (a) Tính Áp suất cuối cùng của khí?
(b) Tính công việc được thực hiện trong quá trình này?
ĐS: 2,44.105 Pa; 192 J
14. Một động cơ diesel lý tưởng hoạt động theo chu trình cấp
nhiệt đẳng áp, thể hiện như hình bên. Đặc điểm của chu trình
này là trong quá trình nạp, xylanh chỉ nạp không khí, sau đó,
không khí được nén đoạn nhiệt theo quá trình A-B. Tại trạng
thái B, áp suất cao, nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tự bốc cháy
của nhiên liệu, khi đó, người ta phun nhiên liệu lỏng vào
xylanh có sẵn không khí nóng, và tự bốc cháy. B-C là quá
trình vừa cháy vừa dịch chuyển pittông, xem là quá trình
đẳng áp (cháy chậm). Sau đó, pittông di chuyển đi xuống,
hai van nạp và xả đóng, sản phẩm cháy giãn nở đoạn nhiệt,
sinh công có ích ( quá trình CD),. Khi pittông đến điểm D,
van xả mở, van nạp đóng, sản phẩm cháy được thải ra ngoài làm áp suất trong xylanh
giảm xuống đột ngột ( quá trình DA), pittông lại dịch chuyển lên, sản phẩm cháy còn lại
trong xylanh được quét thải ra ngoài, tiếp tục thực hiện lại quá trình nạp như ban đầu.
Chứng minh hiệu suất của động cơ hoạt động trong chu kỳ diesel này là e = 1 −
1 TD −TA
( )
γ TC −TB

15. Một thùng chứa 2L có hai ngăn bằng nhau như trong hình.
Ngăn bên trái chứa 0,044mol khí H2 và ngăn bên phải chứa
0,044mol khí O2. Cả hai loại khí đều ở nhiệt độ phòng và ở áp
suất khí quyển. Nếu bỏ vách ngăn hai bên khí được phép trộn
lẫn nhau. Entropy của hệ tăng lên bao nhiêu?
ĐS: 0,51 J/K
16. Entropy thay đổi như thế nào khi một khối băng nặng 27,9 g ở 212°C được chuyển thành
hơi ở nhiệt độ 115°C?
ĐS: 244 J/K

16
17. Cho 1mol khí đơn nguyên tử thực hiện chu trình như hình vẽ.
Quá trình AB là quá trình giãn đẳng nhiệt. Tính (a) Tổng công
khí thực hiện, (b) Nhiệt lượng khí nhận vào, (c) Nhiệt lượng khí
tỏa ra (d) Hiệu suất chu trình. (e) So sánh hiệu suất trên với hiệu
suất của động cơ hoạt động theo chu trình Carnot với nhiệt độ
nguồn nóng và nguồn lạnh lần lượt là nhiệt độ cực đại và cực
tiểu của chu trình trên.
18. Một khối khí lý tưởng lưỡng nguyên tử hoạt động theo chu trình
Otto như hình vẽ. Cho V1/V2 = 8, V1 = 500 cm3, PA = 100 kPa,
tA = 20oC, tC = 750oC.
(a) Điền những giá trị còn thiếu trong 2 bảng bên dưới:

(b) Tính nhiệt lượng hệ tỏa ra và nhận vào sau 1 chu trình.
(c) Tính hiệu suất của chu trình Otto.
19. Một kmol khí lý tưởng lưỡng nguyên tử thực hiện một chu
trình gồm hai quá trình đẳng áp và hai quá trình đẳng tích như
hình bên. Biết rằng V2 = 3V1, p2 = 2p1 và nhiệt độ thấp nhất
của chu trình là Tmin = 300oK. Tính:
(a) Nhiệt độ các trạng thái còn lại.
(b) Công hệ sinh ra sau 1 chu trình.
(c) Nhiệt lượng mà khối khí thu vào và tỏa ra sau 1 chu trình.
(d) Tính hiệu suất của động cơ hoạt động theo chu trình trên.
20. Hai mol khí lý tưởng O2 thực hiện chu trình như hình vẽ. Quá trình
12 và 34 là quá trình đẳng nhiệt. Nhiệt độ thấp nhất của chu trình
là 300 K. Cho các tỷ số V1/V2 = 6 và V3/V2 = 4. Hãy tính:
(a) Nhiệt độ của 4 trạng thái.
(b) Nhiệt lượng mà khối khí thu vào và tỏa ra sau 1 chu trình.
(c) Tính công hệ sinh ra sau 1 chu trình.
(d) Tính hiệu suất của động cơ hoạt động theo chu trình trên.

17

You might also like